VIỆT NAM DỊCH LÝ HỘI XUÂN PHONG HỒNG TỬ UYÊN
DỊCH LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
1964 - 1968
SƠ ĐỒ TIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ
1 2 3 4 5 6 7
Lò Tạo Hóa theo triết lý Kinh Dịch với cảm tưởng Xuân Phong - Hồng Tử Uyên 7 6 5 4 3 2 1
1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.
Thái Cực Lưỡng Nghi Tứ Tượng Bát Quái Thập Lục Quái Tam Thập Nhị Quái Lục Thập Tứ Quái
LỜI TỰA Tập Dịch Lý Học này được soạn như là một tài liệu giáo khoa nhằm mục đích hướng dẫn các bạn học viên muốn nghiên cứu về hệ thống tiến hóa của Vũ Trụ và Vạn Vật, đỡ phần cam go, khó nhọc nên đã theo phương thức thông thường của con người là suy luận và diễn tả, để giải thích, với hoài vọng là sẽ giúp cho tất cả mọi người có 1 ý niệm đại lược về sự
tương quan mật thiết giữa Vũ Trụ, con người và các sinh vật khác. Tập Dịch Lý Học này, cũng còn là một nhịp cầu, nối liền giữa sự huyền vi và hiển hiện. Nền móng của nhịp cầu đã được dựng lên bằng các khí cụ, sẵn có trong mỗi con người như tai, mắt và thần trí. Mặc dầu, vẫn biết là các thứ ấy có tánh cách sai lầm, nhưng chúng ta ai cũng đều phải dùng nó làm chìa khóa để lần lượt mở tất cả các ổ khóa bí hiểm trong nhu cầu đời sống của con người. Vậy, khi các bạn gặp được tập sách này chúng tôi tin chắc rằng: các bạn sẽ nhờ đó mà tự mở được cánh cổng đầu tiên và đặt chân lên chiếc cầu nối liền giữa sự hiển hiện và huyền vi, không khó khăn. Những danh từ, ký hiệu tượng trưng tiến trình của Vũ Trụ trong tập tài liệu này đều do trí óc của con người đặt ra như Vô Toàn Vô, Cực Vô, Thái Cực, Lưỡng Nghi (Âm Dương), Tứ Tượng vận hành, Bát Quái và Lục Thập Tứ Quái, chỉ là những danh từ để thuyết minh sự nhất lý giữa Vũ Trụ và chúng ta, cũng như trong chúng ta sâu kín và lặng lẽ. Thế nên, các danh từ ấy chỉ là từ chương của sách vở, mà sách thì viết không hết được lời. Lời thì diễn không hết được ý. Dầu vậy, chúng ta vẫn phải nhờ sách nhờ lời viết ra mới có thể khám phá được Lý. Khi đã thấu triệt được lời thì các bạn sẽ đến được Lý mà hợp cùng Trời Đất, tiến hóa ở bất cứ thế hệ nào trong mọi tầng lớp và cũng có thể đem phổ biến, truyền bá cái Lý đó trong thiên hạ, để tự mọi người, ai cũng có thể xác định cho mình một nhân sinh quan thích hợp với mọi thời đại.
Sàigòn, ngày mùng 9 tháng 10 năm Ất Tỵ Tác giả XUÂN PHONG và HỒNG TỬ UYÊN
LỜI NÓI ĐẦU Dịch nghĩa là biến đổi, biến hóa. Khi chúng ta nói đến biến hóa thuộc phạm vi Tiên Thiên, tức là nói về sự tạo lập Vũ Trụ. Còn khi nói về Hậu Thiên, tức là nói về sự đã Thành. Nay, khoa Dịch Lý đã được hữu hình hóa là do Đức Thần Minh Vô Tư của con người. Cho
nên, ở phạm vi con người chúng ta có ý thức được hay hiểu biết được phần nào thì tùy thời mà phổ cập Dịch Lý vào trong nhân loại. Nhưng nhu cầu nhân loại thì mỗi ngươn hội có mỗi sắc thái, xem như có hơi khác nhau, thật ra đó chỉ là công việc làm kế tiếp từ đời này sang đời khác. Trong thế hệ tiếp nối cho thế hệ tương lai, ngày càng sáng tỏ Đạo Trời, do nhu cầu nhân loại, thời đại mà sinh ra, chớ không có chi là lạ. Nhận xét theo tinh thần Khoa Học thì Dịch Lý đã được đời bổ cứu từ khi họ chưa có chữ. Chỉ có hai hình bóng vuông tròn, hoặc loài người đã quá Văn Minh về chữ đến độ siêu việt trên phương diện nào đó, và trên phương diện đó chỉ dùng xài có hai chữ hoặc hai hình bóng gọi tên là Âm Dương mà thôi. Từ hai chữ Âm Dương ấy lại đi, cứ đi và đi mãi đến nay rườm rà trên đó đủ thứ văn võ, hình nét… Khi đi giáp hết một vòng thì trở lại cái siêu việt hai chữ, hoặc hai hình bóng trước kia, với Bộ Mặt mới của nó. Thành thử, dẫu có tinh thần muốn hiểu biết sâu rộng, khắp cùng một cách chính chắn hoặc muốn phát minh, người đời cũng không thể nào có đủ phương tiện để đi vào tất cả mọi ngành. Cớ sự này, trong tương lai nhân loại không tránh khỏi một sự đòi hỏi chính đáng, do quý vị trong các ngành Đại học sẽ đòi hỏi một Lý Học Tổng Tập, đệm vào trong mỗi ngành chuyên môn, tức là Âm Dương Lý Học Tổng Quát là Dịch Lý (hiện nay, chỉ có ở trên mỗi ngành một cách riêng biệt như là Âm điện – Dương điện, trùng đực, trùng cái, khinh trọng, lạnh nóng, động tĩnh, ngày đêm, nam nữ, huyền vi - hiển hiện…) Ngươn hội hay vận hội nào cũng có người nhìn biết và nói lên giá trị của Âm Dương Dịch Lý, qua trên một khía cạnh hay trên một phạm vi nào đó, và mọi nơi trong mỗi phương trời, tùy theo nhu cầu thời đại mà đặt lấy một danh ngôn, danh tự cho mỗi ngành đâm ra người đời nhầm tưởng là sâu sa khác nhau. Thật ra, sự khác nhau đó là điều dĩ nhiên, trật tự của Dịch Lý, xét ra cũng là điều rất cần phải có trong nhân loại, cho kịp đến khi ngươn hội của quẻ Cấu thì khắp hoàn cầu nhiều lớp ngươn hội lại mà vấn đề Âm Dương Dịch Lý mới có muôn màu, Đạo Trời mới có cơ ngày càng sáng tỏ hơn. Dịch Lý là một lý học vạn vật qui Nhất Lý tức như Khoa học Tổng tập sẽ phải trình diện tại các Đại học đường để thỏa mãn sự đòi hỏi của quí vị học viên. Khoa học Tổng tập rất đặc biệt phù hợp cho người nào không đủ phương tiện theo dõi cho đến cùng một ngành chuyên môn nào đó. Nếu có Khoa học Tổng tập trong tay họ, thời trên đời sống của họ vẫn có thể sáng tỏ hoặc phát minh cho một ngành nào mà họ ưa thích. Còn một sự lợi ích to tát hơn là trong cuộc thế, nhân quần xã hội, mặc dù xa nhau, khác nhau về tinh thần, lý tưởng, nghề nghiệp, cấp bậc, lý học vạn vật qui Nhất Lý đã có đủ sức cho họ tự thấy là liên hệ, liên quan mật thiết với nhau… Điều thiết yếu và khó khăn lớn nhất là ở buổi đầu, Lý học vạn vật qui Nhất Lý hay Khoa học Tổng tập phải hết sức cẩn trọng và khéo léo khi làm bạn với các học viên, điều này rất khó, sức một người không làm được mà luôn luôn là nhờ thiện chí trong thiên hạ. Dẫu đã
biết là khó nhưng phải cố gắng riêng sức mọn của mình trước đã. Thế nên, Khoa học Tổng tập đã được soạn với một sắc thái bất đắc dĩ, nghĩa là phải vừa làm luận án vừa có tánh giáo khoa, xuyên đường Tiên Thiên triết lý và Lý số học. Tuy có tính cách hơi vội vã mà vẫn đầy đủ các điều tối cần cho mục phiêu Tiên Thiên triết lý và Lý số học. Tại sao tôi đưa Khoa học Tổng tập ra chào đời xuyên đường Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học? Trả lời: một là vì tôi không có khả năng trên phương diện khác, hoặc có đi nữa cũng vô bổ, hai là vì tôi quan niệm rằng: “Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học đang lu mờ trong khung cảnh nhân loại khắp hoàn cầu, cũng như hoàn cảnh dân tộc Việt Nam hiện đang thiếu ánh sáng đó”. Bởi không đủ sức ánh sáng trong thiên hạ mà dân ta hay nhân loại phải chịu đi trong mờ tối. Các sự phỉnh gạt, lừa bịp, thủ đoạn, giả dối trùng điệp chồng chất không giây phút ngừng nghỉ từ trong muôn đời và diễn tiến đến đây, dồn tụ càng ngày càng quá đổi; trong khi đó, hôm nay các bạn và tôi, người đời cứ phải đi và lặn hụp trong đó. Có phải đâu dễ chịu nhìn
xem sự gia tăng nẩy nở một cơ nghiệp nhân loại ganh ghét đố kỵ, hoài nghi thù hận đến độ tuyệt vời, hóa thành mê hồn trận trong nhân loại. Dám xin hỏi nhỏ các bạn, bất cứ ai khi đem khai mở một triết thuyết giữa lúc cuộc diện nhân loại như hiện nay lại há dám quên là đi vào mê hồn trận sao? Trong mê hồn trận nhân loại ấy có thể sẽ biến triết thuyết của bạn trở thành một khí cụ ghê gớm, khủng khiếp, tiếp tay phò trợ cho lừa bịp, điêu ngoa, xảo quyệt, hung bạo, tham tàn gấp ngàn lần trước kia. Thế nên, Khoa học Tổng tập phải chào đời xuyên đường Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học. Vậy, hiện nay chúng tôi hết sức ra sức thận trọng sao cho Tiên Thiên Triết Lý và Lý số học vào trọn trong tay các bạn, không còn phải là của riêng tôi hay riêng ai nữa, thành ra một lực lượng bảng kính vô giá khắp nơi hang cùng, ngõ hẻm, lúc nào cần các bạn cứ mở kiếng ra soi chiếu vào làm đối phương xuất hiện nguyên hình, đứng trước mặt bạn mà nó vẫn không hay biết. Tóm lại, nếu bạn có một ánh sáng, một bảng kính bất cứ loại ánh sáng nào cũng có công dụng làm cho đối phương hiện hình trước mắt bạn cũng chỉ được ứng dụng vào chỗ tối tăm hoặc lúc cần của lĩnh vực hay là thời tối tăm mà thôi. Bạn hãy nên cẩn trọng khi sử dụng bảng kính vô giá, cũng như lúc truyền thụ. Tiên Thiên Lý số học đang phổ biến với tính cách kết bạn và gần như biếu không. Nếu các bạn có đến để làm bạn thì các bạn cũng chỉ được cái biết, chớ không có danh lợi gì cả, không có miếng mồi dụ dỗ, bày trò hốt chụp tinh thần, mê hoặc nhân tâm, mà chỉ có một niềm hy vọng là khi bạn học Tiên Thiên Lý số được chút nào thì bạn nên mở lòng rộng rãi gấp rút truyền bá cho người trong gia đình bạn, một người cũng được, nhiều càng tốt, bất phân nam nữ. Việc làm truyền bá học thuật Tiên Thiên của bạn sẽ chứng tỏ được lòng dạ không ích kỷ, gặp được của báu hưởng thụ riêng mình… Được vậy thì xem như bạn đã góp công đắc lực thi hành tôn chỉ, mục đích của người sáng tạo cũng như của Việt Nam Dịch Lý Hội vậy. Dịch Lý Sĩ XUÂN PHONG
CÁCH ĐỌC SÁCH THEO PHƯƠNG PHÁP CỦA KHOA DỊCH LÝ Ước mong phương pháp này sẽ thích hợp cho các bạn ưa thắc mắc và phát minh. (1) Đọc đại cương Mục đích dễ hiểu: •
Đọc dàn bài
•
Đọc toàn quyển sách
(2) Đọc chi tiết Mục đích để nhập tâm: •
Đọc kỹ từng chữ, đoạn
•
Đọc lại nhiều lần một chữ, đoạn
•
Đọc bằng cách “nhơi” để tiêu hóa, có thêm phát kiến mới
(3) Trình bày các điều đã thu thập được Mục đích để chứng tỏ trình độ tiến hóa của tư tưởng
ĐẠI CƯƠNG 1. Định nghĩa: Dịch Lý Học là gì? Dịch:
thay đổi, luân chuyển, biến hóa
Lý: lý lẽ, cái lẽ sẵn có, cái lẽ đương nhiên Học:
bắt chước, nghiên cứu
Dịch Lý Học là một khoa học, nghiên cứu và giải thích về nguồn gốc cái lý khởi đầu, có sự biến động của Vũ Trụ, căn cứ trên tiềm lực của Yếu Lý Đồng Nhi Dị. Dịch Lý Học lại còn là một khoa học của mọi người. Vì Dịch Lý Học người nghiên cứu và giải thích dựa trên tiêu chuẩn suy luận.
đã được con
Suy luận là để tìm trong sự kiện chưa biết, những điểm tương tựa mà hơi khác biệt với sự kiện đã được chấp nhận, để có một ý niệm khái quát về sự kiện đó, hoặc để xác nhận sự Đồng Nhi Dị (giống mà hơi khác nhau) giữa sự kiện đã được chấp nhận và sự kiện mới, hầu có thể do sự hữu lý mà nhìn biết được dễ dàng sự khác mà hơi giống nhau giữa các sự kiện. Do đó, nghiên cứu và giải thích về nguồn gốc cái lý khởi đầu, có sự động biến của Vũ Trụ, chúng ta bất đắc dĩ phải căn cứ trên tiềm lực của Yếu Lý Đồng Nhi Dị, đã thể hiện qua các hình ảnh của vạn vật, mà con người có thể quan niệm được, như sự sinh hóa, tuần hoàn, động tĩnh, đổi thay không giây phút ngừng nghỉ được, để chứng minh, suy luận về Lý Dịch. Ví dụ: sức nóng của mặt trời là một năng lực, có thể thu hút làm cho nước ở sông, hồ, ao, bể, ruộng, đầm bốc hơi lên. Hơi nước tụ lại thành mây, và khi có luồng gió nóng hoặc lạnh thổi đến, đám mây rơi xuống thành mưa. Nước mưa ấy lại trở về sông, hồ, ao, bể, ruộng, đầm… rồi lại bốc hơi lên, thành mây, thành mưa… Cứ như thế mà nước luân chuyển thay đổi mãi từ đời này sang đời khác, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là hình ảnh của Dịch Lý vậy. NƯỚC
NƯỚC MƯA ĐỒNG NHI DỊ
2. Nguồn gốc của Dịch Lý học LÝ DỊCH BÀN TỪ CÕI VÔ ĐẾN HỮU Vạn vật lúc nào cũng thay đổi, biến hóa và bất cứ thay đổi nào cũng có một nguyên nhân. Nếu nguyên nhân ấy còn do một nguyên nhân khác sinh ra, thì phải ngược dòng nguyên nhân đi lên mãi… Nhưng tất nhiên là không thể ngược dòng mãi mãi được vì ngược dòng mãi sẽ đến li ti, và rốt cùng sẽ đến vô hình, vô thanh, vô sắc, vô khứu, tức là không còn luận bàn được nữa. Thế nên, chúng ta phải dừng lại ở một nguyên nhân nào đó với tầm hiểu biết của con người, tự hữu, tự tại làm nguyên nhân chính cho mọi nguyên nhân, tùy và không chịu ảnh hưởng một nguyên nhân nào cả. Nguyên nhân đó là lực lượng không chuyển động (tĩnh), vì hễ chuyển động là lại giả sử phải có một nguyên nhân khác phát sinh. Cho nên đặc tính của nguyên nhân đầu tiên là bất dịch, vĩnh viễn, tự nó không biết có từ bao giờ, và bao giờ cũng vẫn có không ở trong thời gian. Tuy nhiên, để nhận thức được “tại sao lực không chuyển động ấy lại là nguyên lực đầu tiên, phát sinh ra mọi chuyển biến sau này”, chúng ta, trong phần nhập môn, chỉ nghiên cứu Vũ Trụ từ điểm khởi đầu đã có sự biến động, nên phải tạm dựa vào những sự kiện mà mắt có thể thấy, tai có thể nghe và trí có thể nghĩ suy được, để diễn tả lại nguồn gốc của Lý Dịch như là các yếu tố về thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ theo quan niệm hiện đại để giải thích về tiềm lực của Yếu Lý Đồng Nhi Dị, đã tạo thành mọi chuyển biến sau này. Khởi đầu 1
có sự động biến Vậy, những ví dụ và các hình vẽ mà tôi sẽ tạm dẫn chứng dưới đây, chỉ có mục đích giúp cho các bạn một phương tiện hầu có thể đạt đến Chân Lý một cách dễ dàng thôi. Ví dụ: đổ đầy nước vào 2 chậu A và B. Cho 2 luồng nhiệt độ và hàn độ: một lạnh và một nóng, xuyên qua đáy 2 chậu đó trong một thời gian là 60 phút chẳng hạn. Ta thấy: - nước đông đặc lại ở chậu A - nước sôi lên ở chậu B
1
Dùng theo nghĩa hiện đại trong phạm vi nóng lạnh, gọi nhiệt độ là độ nóng và hàn độ là độ lạnh
A
B
Hàn độ
Nhiệt độ
Giữa 2 chậu A và B mặt nước giống nhau, lúc chưa cho 2 luồng nhiệt độ vào. Sau thời gian 60 phút, cũng vẫn là 2 chậu nước đó, nhưng sức nóng hoặc lạnh đã làm thay đổi bộ mặt của chúng, nghĩa là mặt nước của 2 chậu A và B lúc đầu so với bây giờ đã có sự
khác nhau. Vậy, ta có thể kết luận, thời gian khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ là các yếu tố có đặc tính làm chuyển biến và gây thành sự khác biệt (Đồng Nhi Dị) cho tất cả vạn vật, dù là sắt đá, cỏ cây hay bất cứ cái gì hiện hữu, trong vũ trụ này, cũng đều bị thời gian, khoảng
cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị cả. Cho nên, nghiên cứu về nguồn gốc của Lý Dịch từ điểm khởi đầu có sự động biến theo quan niệm hiện đại. Tất nhiên chúng ta bất đắc dĩ phải chấp nhận thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ là các yếu tố có thể đã kích thích nguyên lực đầu tiên không chuyển động, từ trạng thái thật hoàn toàn tĩnh (Vô
Toàn Vô), bước qua giai đoạn bắt đầu manh nha có sự động biến (sơ hữu). Bởi lẽ, thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ lúc nào cũng tiếp xúc, ảnh hưởng không ngừng, bất cứ cái gì theo liền với nó, hoặc nằm trong môi trường chi phối của nó, dù ta cho là bất động, vô tri hay vô giác, tất cả đều bị nó làm đổi khác. Do đó, tôi biểu diễn “khoảng trống hoàn toàn không”, một uyên nguyên đầu tiên, không chuyển động của Vũ
Trụ, sau khi đã bị thời gian và nhiệt độ ngự trị như sau: A A' Sở hữu (khoảng cách trong phạm vi)
Vô Toàn Vô Nhận xét hình vẽ trên ta thấy có hai khoảng trống: (1) Khoảng trống chưa có thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ chi phối (A). (2) Khoảng trống đã bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị (A').
Giữa hai khoảng trống, tượng trưng hình ảnh của Vũ Trụ, lúc đầu có sự giống mà hơi khác nhau ấy, ta có thể lấy chu trình này: chuyển động hấp dẫn Không đồng
Phối hợp
chuyển động sinh hóa
Không đồng
để giải thích ý niệm trong không hàm chứa có và do có ban cho nghĩa không một sự lý chí lý. Nếu lấy khoảng trống chưa bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ chi phối, so sánh cùng với đối tượng của nó là khoảng trống đã bị thời gian, khoảng cách (trong phạm vi) và nhiệt độ ngự trị. Chúng ta thấy giữa hai khoảng trống đó đã khác biệt nhau. Sự khác biệt này, giả sử ta không biết là nó thuộc về phương diện nào: năng lực, tính chất, hình thể, trọng lượng, vô hay hữu hình… Nhưng ta có thể nhận biết được trong các sinh hoạt của người hoặc mỗi vật đều có sự không đồng (khác mà hơi giống nhau), do các yếu tố
có tính cách “nhu cầu” mà sự hấp dẫn bắt đầu manh nha tiến dần đến trạng thái manh động, rung động, liên động rồi chuyển động. Trạng thái chuyển động ấy, xâm chiếm một cả thể của khoảng hư vô và kết hợp, những yếu tố nhu cầu với nhau, gây thành sự quân bình (thăng bằng) tối thiểu, mà lẽ quân bình ấy sẽ là nguồn cội của mọi phát triển sau này. Tôi biểu diễn hình ảnh khoảng trống, có chứa sự khác biệt sau khi đã trải qua một chu trình sau: Vô1 Vô2 Vô1 Vô2
Vô0
Vô0 Vô1
Vô2
Vô1
Vô2
Từ khoảng trống Vô Toàn Vô (Vô ) đến khoảng trống phối hợp (Vô +Vô +Vô +Vô +Vô ) là một chu trình. 0
1
Khoảng trống phối hợp đó, lại là khoảng trống khởi trình khác.
2
0
1
2
đầu cho một giai đoạn mới của chu
Cứ như thế mà lập đi lập lại mãi những “bước đi” nhất định của chu trình, từ vô đến hữu hình, từ nội đến ngoại giới, từ tiểu Vũ Trụ đến đại Vũ Trụ, từ con người hoặc các sinh vật khác, bất cứ vạn vật ở dưới hình thức nào tất cả cũng đều diễn tiến theo đúng chu trình đó. Ví dụ: dựa vào Dịch Lý để truy nguyên và phân tích về mưa, tóm lược trong 4 giai đoạn như sau: NGUYÊN khởi đầu của mưa, gọi là nguyên mưa, là hơi nước khởi đầu còn trong (mưa) nước, chưa bốc lên được, là còn trong cõi âm, ở nước. HANH
hơi nước đã có sức bốc lên được gọi là Hanh mưa.
(mưa)
LỢI (mưa)
hơi nước bốc lên mãi, đến một tầng hơi khí nào cùng hòa đồng với nó, tức như có sự ghé lại ở trạm đó một số hơi khí để kết thành mây, đó là hơi chi toại, là Lợi mưa (nên nhớ mây có thấp có cao).
TRINH là hơi nước đã thành mưa, tuy nhiên đám mây bi giằng co giữa lực hấp dẫn của sức nóng bên trên và trọng lượng của hơi nước trong mây rơi (mưa) xuống do sức thu hút không kịp, hoặc không đủ sức cùng là do sức nóng bên dưới đi lên, không đủ lực thu hút hết hoặc tan biến nó, nên không tránh khỏi mưa… sự hòa đồng của hơi nước kết thành mây (LỢI)
Hơi nước bốc lên được (HANH) MƯA
Hơi nước chưa bốc lên nỗi (NGUYÊN)
Nước mưa rơi là (TRINH)
Vì muốn cho mọi người đều hội lý được, nên giới hạn một sự việc luôn luôn là ở tầm mắt thấy, tai nghe và trí nghĩ suy được. Vậy các sự việc dĩ nhiên đều có lý NGUYÊN, HANH, LỢI, TRINH. Trước cái NGUYÊN, HANH, LỢI, TRINH là NHU, THUẬN, LỢI, TRINH. NGUYÊN rồi đến HANH, HANH này lại là NGUYÊN của LỢI, LỢI này lại là NGUYÊN của TRINH,
TRINH này lại là NGUYÊN của muôn sinh hoạt khác…
Cứ như thế, vạn vật tiến triển từ giản dị đến phồn tạp, từ cực nhỏ đến cực lớn, theo một tiến trình từ một khoảng Không Hoàn Toàn Không đến khoảng không cùng cực trong khoảng không ấy rồi bắt đầu thay đổi tức khoảng không đó có sự khác biệt nhưng là một khác biệt cộng hưởng bởi nó chỉ là một, cho nên sự cộng hưởng không có gì là lạ vì một sự cộng hưởng như vậy mà lẽ quân bình phát hiện và cũng chính vì sự quân bình đó mà lẽ sinh tồn hay sinh hóa mới có, cơ nghiệp Tạo Hóa mới rõ theo một hệ thống nhất luật từ bấy đến nay. Vô1
Vô2 Vô1
Vô1 Vô2Vô0
Vô
Vô2
Vô2
Vô0
Vô2
Vô1 1
Vô2 Vô1
sự quân bình tối thiểu là một mà hai, nếu đem cái tối thiểu một mà có hai đó hợp lại theo chiều dọc thì ta có được số quân bình một mà có ba hay một mà có bốn hoặc một mà có năm.
1
3
2
4
Hai hình trên hết có thể gây nên ấn tượng cho các bạn về Âm Dương, Tứ tượng, Ngũ hành manh nha. Hình (3) và (4) thì phân tách mổ xẻ rõ ràng hơn, các bạn có thể vẽ hình (5) và (6) thì mới thật là đầy đủ cho phần Tri và Kiến thức. Nơi đây, tôi đem hình (3), (4), (5), (6), (7) và (8) ghép lại thành bốn hình đầy đủ cho Lý Ngũ trung của Hà Đồ hoặc Lạc Thư mà cũng là để cho rõ Lý Ngũ hành manh nha trên phương diện hình bóng.
Hai hình này là diễn ý lại hình (1) và hình (2) mà cũng là vận
hội đã qua
Tam Âm thì có tam Dương nếu hợp tức là Động Tĩnh hiệp lại trên mỗi hình
Tĩnh
Động Tĩnh
Tĩnh
Động
Động
Động
Tĩnh
Hai hình này có chữ Động Tĩnh là vận hội đang đi, các bạn có thể vẽ thành tám hình mới thật là đầy đủ, tức là 4 hình nữa.
3. Tiến trình của Vũ Trụ Theo đà phát triển của Lý Dịch Vũ Trụ từ lúc không thấy hình đến khi thấy có hình hiện nay, đã trải qua các giai đoạn từ: Giai Tiến trình của Vũ Trụ đoạn 1 Khoảng không Hoàn toàn không Cùng cực trong khoảng không 2 “ khởi đầu biến đổi “ 3 Có sự khác biệt “ 4 Khác biệt cộng hưởng “ 5 6 “ Khác biệt cộng hưởng và quân bình “ Quân bình sinh hóa 7 “ Hệ thống hóa sinh 8
Tên của các giai đoạn diễn tiến Vô Toàn Vô Cực Vô Thái Cực Lưỡng Nghi Tứ Tượng Vận Hành Bát Quái Lục thập tứ quái
Tám giai đoạn tiến hóa này nằm trong phạm vi từ không đến có, trong cái không thể thấy bằng những giác quan của con người như tai, mắt và thần trí… Vì vậy, để cụ thể hóa tiến trình của 8 giai đoạn thành hình Vũ Trụ, chúng ta tạm mượn hình 131 vòng tròn
để diễn tả ý niệm Cực Tĩnh sinh Động, Cực Động sinh Tĩnh hầu có thể giúp thêm phương tiện cho mọi người theo dõi học tập dễ tiêm nhiễm vào tiềm thức của mình, cái lý manh nha biến động từ ở Cực Tĩnh (Vô Toàn Vô) sinh động, hoặc Cực Động thì trở lại Tĩnh… Trong phần diễn đạt, chúng ta sẽ mượn hình bóng năm yếu tố đầu tiên của lẽ quân bình tối thiểu, thay vì đặt cho các tên là Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái hoặc gán cho số 1, 2, 3, 4, 5 hoặc Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ hay Ta, sinh ra Ta, hại Ta, Ta hại, Ta sinh… hoặc có thể gán vào với muôn triệu hình thức khác nhau để suy tư, đo lường mọi sự biến động, để thấy được từng giai đoạn của mỗi sự diễn tiến trong cơ vi nhiệm nhặt qua Luật Âm Dương Vận Hành là Lý Tính siêu nhiên của thiên địa tuần hoàn như sau:
vô
(1) Vô Toàn Vô
- Cực Vô - Thái Cực
V
2
3
4
5
6
V
Th
Th
Ng
Ng
Vô
Th
V
Cực Vô sinh Thái 7
Tg
Sinh Tượng
Th Ng
Ng
Ng
Q Q
Tg Tg Tg
Tg
Ng
Tg
Cực Nghi 11
Q Q
Q
Q
V Q
Q
Q
Cực Tượng sinh Quái
Ng Ng Ng
Cực Thái sinh Nghi 9 10
Tg Tg
Th Th Th
8
Tg Ng
Th
Th
Th
V
Tg
Vô
V
Q
V
V
Cực Quái Hữu Vô Trung
Vô, lấy hình bóng của Ngũ nguyên qua đến chữ Vô thứ 6 thì biến, sinh Thái, sinh Nghi, sinh Tượng, sinh Quái, đều là như thế đến rốt cùng thì Quái Trung Hữu Vô, bốn Vô này cùng với 6 chữ Vô trước hợp lại là 10 cũng đồng như Thái, Nghi, Tượng, Quái vậy. A- Lưỡng Nghi KHỞI THUẬN HÀNH 12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
Kể từ hình (12) ta vẫn giữ theo phương thức Cực thì biến, luôn luôn ở đạo thứ 5 nghĩa là từ hình số (12) thì chữ Vô chiếm trung, đến hình số (16) thì chữ Thái chiếm trung, đổi ngôi Vô, rồi đến hình (20) thì Nghi chiếm trung, đổi ngôi Thái… ý niệm rằng: Vô ở giữa là trong tình thế Tĩnh chỉ rõ sự Tĩnh ở trong tình thế manh nha Động là trái lại Thái,
Nghi, Tượng, Quái, Động ở trong nguyên toàn Tĩnh của Vô. Cứ như vậy, đều chưa có huyền diệu, nhiệm mầu, cho nên đến Thái cũng Tĩnh rồi Nghi cũng Tĩnh mà manh nha Động, vẫn giữ Lý Cực Tĩnh sinh Động và Cực Động sinh Tĩnh ấy. KHỞI NGHỊCH HÀNH 32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
Trên đồ hình cho ta thấy Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái chỉ lưu hành theo phía Hữu của ta, đến hình số (31) là nghĩa Cực hữu hành rồi mới biến. Từ hình (32) thì Vô lại khởi đầu chiếm trung như trước và Tả hành tức là Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái đi về phía Tả của ta. Dù vậy, nó cũng vẫn còn động ở trong tình thế Tĩnh và Tĩnh trong tình thế Động; như thế, nghĩa là chưa có gì hết. Ta thấy rõ như là 5 Đạo Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái ấy chưa liên kết, chưa thành diệu lực nhưng bắt đầu thấy được sự mầu nhiệm:
B- Tứ Tượng (3)
Ngũ hành Bát Quái 64 Quái
KHỞI HỮU HÀNH 52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
(3): Nhìn vào các hình vẽ, chúng ta thấy 5 chữ Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái luân chuyển theo các chiều thuận và nghịch. Do đó mà ý niệm được là có Lưỡng Nghi, Tứ Tượng, Ngũ Hành, còn Bát Quái và 64 Quái thì luân lưu ẩn lý ở trong vậy. Từ hình thứ 52 thì sự mầu nhiệm đã thấy rõ hơn, cơ Tạo Hóa mới nứt ra, ta mới dám tin tưởng bao nhiêu hỗn độn từ cõi âm u tịch mịch như đã đến lúc sẽ an bài. Kể từ hình số 2 (nội) đến hình số 51 thì ví như chưa thành sự ngưng tụ hay tích lũy hoặc là nói chưa thành tự hữu (hay sơ hữu). Kể từ hình 52 là nguyên tự hữu bất biến, hằng có đời đời, vô thủy, vô chung là ở đó, vô thanh vô sắc tức là từ vô đến sơ hữu, là cái có của không chớ không phải cái có riêng biệt mà chính là cái có khắp mọi nơi. Người đời luận về cái có ấy qua hai chiều hướng: 1- Luận về biệt dạng (Cực Vô) tức là luận trở về cõi không nguyên, thích nghĩa là Trời, Tạo Hóa… là ý muốn nói đến cái sơ hữu Vô Toàn Vô, tức là cái có của không không. Cho nên, là khắp mọi nơi vô thanh, vô sắc, vì nó như vậy nên là mầu nhiệm và huyền diệu và là hằng có đời đời, kiếp kiếp, không tưởng, không hủy hoại. 2- Luận về hữu dạng thì hoàn toàn do tai, mắt và thần trí kèm theo sự chiêm nghiệm của chính con người, mượn lời để diễn lý, tức là có âm thanh, có lý trí mà thích nghĩa là khí: nguyên khí, khinh khí… là ý muốn nói đến cái tinh vi của hữu cơ thấy, nghe, làm được, hiểu được một phần nào trong đó có hủy hoại. Kể từ hình thứ 52 thì có thể ví như uyên nguyên qua tư hữu. Từ hình thứ 52 có thể ví như là Thái Cực (Vô Cực hữu Thái Cực). Thái Cực có sinh trưởng cho đến hình thứ 91. Nếu đem ví nó theo phạm vi của khí thì đó là âm khí. Ấy vậy, từ Âm có sinh trưởng được ví là Dương (Lưỡng Nghi: Âm Dương). So với Vô Toàn Vô cũng như từ hình 52 đến hình 91 so với 50 hình trước thì 50 hình trước năm chữ Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái còn ở trạng thái chưa liên kết, luật động biến hãy còn ngờ vực, chỉ thấy được sự
động manh nha, tức là động còn ở trong tình thế tĩnh, chưa có sự liên động. Nhưng từ hình 52, 53, 54 trở đi thì không còn ngờ vực nữa. Ta xét theo trên hình đồ thì như là huyền cơ Tạo Hóa đã khởi cửa Trời khai mở rõ (đây nói rõ là cái rõ của cõi Âm), là cõi Âm khởi có sinh trưởng tại thượng: Thượng khởi Âm. Hình thứ 52, 53, 54 cho ta thấy rõ sự liên kết của Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái nghĩa là Vô, Thái, Nghi, Tượng, Quái di động đều theo liền với nhau. Khởi đầu hình 52 là Vô chiếm trung, qua hình 53 thì Quái chiếm trung, hình 54 thì Tượng chiếm trung, rồi hình 55 thì Nghi chiếm trung… Tóm lại, chỉ còn cái động theo Vô, như nói lên cái sơ hữu đứng ở trong Vô, chứ không có chỗ khác để đứng. Tất cả đều theo Vô mà động, tức là Vô chi phối tất cả: Vô thoát ra thì Quái theo vào, Quái thoát ra thì Tượng theo vào, Tượng thoát ra thì Nghi theo vào trung cung ấy. Từ đây, ban cho chúng ta được một ý niệm vững chắc là Vô và sơ hữu tự làm căn bản cho nhau đến vô tận. 92
93
94
95
96
97
98
99
100
101
102
103
104
105
106
107
108
109
110
111
KHỞI TẢ HÀNH 112
113
114
115
116
117
118
119
120
121
122
123
124
125
126
127
128
129
130
131
Từ hình thứ 52 là lúc Âm mới có liên kết. Sự liên kết này trên hình đồ cho ta thấy được đầu trót theo Vô mà động Vô thoát ra cửa nào thì rắc kéo theo đó là Thái, Nghi, Tượng, Quái hoặc trái lại là Quái, Tượng, Nghi, Thái. Sự luân lưu như thế cho ta ý niệm là sự huyền diệu, siêu nhiên sẽ
rộng mở: Vô thoát ra ở cửa Hữu Thì Quái ở cửa Tả theo vào Vô thoát ra ở cửa Tả Thì Quái ở cửa Hữu theo vào chiếm trung, rồi kế đó Thái thoát ra thì Nghi theo hoặc Tượng theo vào trung cung (một vào, một ra) do lý lẽ đó, ta thấy năm Đạo vận hành có cái cơ ấy, là muốn cho người sau ghi nhớ cái lý manh nha đó, nên được gọi là Ngũ Hành. Như vậy thì lý Ngũ Hành đã rõ từ đây. Ngũ Hành khởi từ lúc mới có sự sinh trưởng của Âm, tức là từ hình đồ 52, 53. Nếu suy cho tận cùng kỳ lý thì Ngũ Hành đã có trong trạng thái lờ mờ, từ khi khởi lẽ quân bình
tối thiểu là một mà hai, một mà ba, rồi một mà có năm. Như thế, cơ vi quân bình tối thiểu là nguồn cội, là gốc phát sinh vạn hữu vậy.
Sở dĩ người đời trước không truyền cho hậu thế muốn triệu hành mà chỉ nói có Ngũ Hành là ý nói cho rõ gốc sinh ra vạn hữu. Đó là truyền Lý từ ở gốc ra, mà không truyền từ ở ngọn vào. Học từ ở gốc thì học một biết muôn trùng. Còn học từ ở ngọn thì học muôn trùng mà có biết được cái gốc của muôn trùng hay không? Nhất định ắt là rờ ngọn mà tưởng là gốc. Lại nói về hình thứ 52, ta soát lại thấy Vô chiếm trung mà Thái Cực ở tại Thượng, khởi đi về phía Hữu của ta. Cứ luân lưu cho đến hình thứ 92 ta mới thấy được cái lý Thượng khởi Âm, Hạ khởi Dương, chỉ có ý nghĩa là trên đi thì xuống, dưới đi thì lên. Từ hình 52, nhìn vào cửa mở thì thấy có 10 hình, tức là đến hình thứ 62 thì cửa liền trở qua phương NAM, được 20 hình, đến hình thứ 82 thì cửa mở ở phương TÂY cho đến hình thứ 101, qua đến hình 102 thì cửa mở ở phương BẮC cho đến hình thứ 121; từ hình 122 cửa trở về phương ĐÔNG, hợp với 10 hình trước thì cũng đủ 20 hình. Đến đây cơ Tạo Hóa đã thật sự hằng có đời đời là thật sự hằng biến động, không giây phút ngừng nghỉ, gọi là DỊCH mà cũng gọi là Trời vì lẽ đã mở đủ bốn phương. 4. Ký hiệu Âm Dương Âm Dương là gì? Âm Dương là hai danh từ tượng trưng để phân biệt chỗ Đồng Nhi Dị của vạn hữu. Âm Dương cũng còn là hai tiếng nêu lên của khoa Động Tĩnh học để cho mọi người có thể lấy đó làm đường lối mà nhận định các vật, việc mọi nơi; đều có tánh cách tuy là tương cầu mà như có ngược lại với nhau chẳng hạn như ngày thì đối với đêm, nóng đối lạnh, tối đối sáng, trống đối mái, cao đối thấp, mau đối chậm, nặng đối nhẹ, già đối trẻ, nam đối nữ… Những yếu tố có tánh cách nhu cầu mà tương quan như các dẫn chứng trên, đã diễn ra dưới muôn vàn hình thức khác nhau, song tất cả đều nằm trong một hệ thống nhất luật. Vì vậy, người xưa đã nghĩ cách đặt ra các ký hiệu giản dị, dễ biết, tượng trưng cho các yếu tố có tánh cách hơi khác biệt với ước vọng là sẽ kiểm soát được mọi tiến hóa, mọi động tĩnh đổi thay của chúng để phác họa cho mình một đời sống thích hợp với luật động biến. Tôi đã dùng hình 131 vòng tròn là để chỉ cho rõ lý Ngũ Hành. Trong 130 hình tròn đó đã đủ gây cho các bạn một ấn tượng về Ngũ Hành, nhưng về Lý Âm Dương luân chuyển Tứ Tượng, Bát Quái do phối hợp mà sinh thành thì rất mờ, vậy chúng ta có thể lấy hình 2 vòng tròn A, A' thu nhỏ lại thành: -
Hai dấu chấm làm ký hiệu của Âm, tượng trưng cho Tĩnh, khó thấy biết ngoài thần trí con người.
-
Một dấu chấm làm ký hiệu của Dương, tượng trưng cho Động, dễ thấy biết, có thần trí con người ở trong.
Hoặc đổi hai dấu chấm thành điểm tròn đen (•) và một chấm thành điểm tròn trắng (ο) mà Hà Đồ và Lạc Thư của dân tộc Trung Hoa đã mượn các điểm tròn đen, trắng ấy để diễn tả ý niệm Âm Dương, Ngũ Hành sinh hóa… Nếu, biểu diễn cả hệ thống Âm Dương, Ngũ Hành bằng các điểm tròn đen, trắng, chúng ta khó phân biệt được các giai đoạn sinh trưởng của Âm Dương, Ngũ Hành. Vì vậy, để khỏi nhầm lẫn và cho được rõ ràng hơn, ta kéo dài hai chấm thành vạch đứt ( ) để tượng hình Âm và một chấm thành vạch liền ( ) để tượng hình Dương hoặc hiểu cách khác là Vô hay Hữu, Động hay Tĩnh, huyền vi hay hiển hiện thì cũng vậy. Khi đã có được hình bóng gồm nghĩa Động, Tĩnh tức Âm Dương rồi thì từ đó 2 vạch này sẽ là nguyên ủy để tác thành Hữu Hình Học cho khoa Động Tĩnh Học vậy. Dù là chấm hay vạch, chúng ta cũng đều thấy rõ lý quân bình ở trong. Ví dụ: trên một tờ giấy trắng, tượng trưng khoảng Không Hoàn Toàn Không, ta ghi một chấm hay vạch lên mặt tờ giấy: A B
Ta thấy, nếu lấy phía trên hay phía dưới, bên tả hay bên hữu của chấm hay vạch, so với nhau để tượng trưng ý niệm có sự thăng bằng hấp dẫn bên trong: Thì dù quan niệm bằng hình, vạch hay chấm, tất cả cũng đều cho ta cái lý một mà hai, một mà ba, một mà có năm là nguyên lý duy nhất, biểu hiện sự sinh hóa muôn đời vậy. Chúng ta có thể giả sử là bây giờ cứ đem cái vạch Âm hoặc Dương chồng chất lên nhau, với tư cách là hoàn toàn không biết gì về hệ thống luân chuyển, cùng cách thức phối hợp của Âm Dương ra sao nghĩa là chúng ta chỉ hiểu là Âm Dương quây quần hoặc trên , hoặc dưới , hoặc là Âm trên Âm , hay Dương trên Dương thì thấy rằng: Sau khi phối hợp lộn xộn như thế ta có được bốn hình bóng (Tứ Tượng) đại diện cho muôn vàn cái Động, Tĩnh từ trong vô giây đến giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm… Bốn hình bóng này là bốn hiện trạng có tính lực khác biệt nhưng tương quan với nhau nên ta có thể dựa vào tính lực của nó mà gán cho mỗi hình bóng một danh từ để neo ý
tưởng và cho dễ nhận biết như là: -
Dương nhiều thì gọi là Thái Dương
-
Âm nhiều thì gọi là Thái Âm
-
Một Dương trên một Âm thì gọi là Thiếu Dương
-
Một Âm trên một Dương thì gọi là Thiếu Âm
Tóm lại, chúng ta có thể bảo rằng tất cả chỉ có cái lý lẽ Tĩnh tương Tĩnh, Động tương Động hoặc Động tương Tĩnh, Tĩnh tương Động. Vậy, nếu Động, Tĩnh hay Âm Dương ấy cứ chuyển biến không đình nghỉ thì bốn hình bóng của Thái Âm, Thái Dương, Thiếu
Âm, Thiếu Dương sẽ tạo cho cái nguyên ủy đầu tiên thành cái gì? Nên ta đem Âm Dương giao qua, trên hoặc dưới của bốn hình bóng đã có, để xem cái Âm hoặc cái Dương đó, thành ra những hình tượng thế nào? Chúng ta thấy có được tất cả 16 hình bóng hoặc: -
Thượng khuyết (trên đứt) Trung hư (giữa rỗng) Hạ đoạn (dưới đứt) Trung mãn (giữa đầy)
Và bỏ bớt những tượng hoặc hình trùng nhau thì còn lại được 8 hình bóng có tên là Bát Quái như sau:
Tám hình bóng này là tám hiện tượng hay tám định lý căn bản, diễn tả lại 8 trạng thái hay 8 giai đoạn thành hình từ uyên nguyên qua tự hữu đến nguyên khí, nguyên tính, nguyên thần, nguyên sắc, nguyên chất, nguyên thể của mọi sự việc, cho nên dù là muôn sự hóa sinh hỗn độn bất cứ cách nào cũng không ra ngoài được 8 định lý ấy. Vậy, theo lý tính liên quan mật thiết của Âm Dương ta có thể gán cho mỗi hình bóng một tên tùy theo hình thể của chúng, như thấy: -
Ba vạch liền nhau (tam liên) thì gọi là
KIỀN
-
Ba vạch liền ấy đứt thành 6 khúc (lục đoạn) thì gọi là
KHÔN
-
Trên dưới đều liền, vạch giữa đứt (trung hư) thì gọi là
LY
-
Trên dưới đều đứt, vạch giữa liền (trung mãn) thì gọi là
KHẢM
-
Trên giữa đều liên, vạch dưới đứt (hạ đoạn) thì gọi là
TỐN
-
Trung hạ đều liền, vạch trên đứt (thượng khuyết) thì gọi là
ĐOÀI
-
Trên giữa đều đứt, vạch dưới liền (ngưỡng bồn) thì gọi là
CHẤN
-
Hạ trung đề đứt, vạch giữa liền (phúc uyển) thì gọi là
CẤN
Thế là với tánh cách hoàn toàn vô tư, chúng ta đã có thể tự tạo thành được 8 hình bóng với 8 sơ danh là Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Kiền. Tám sơ danh này thời xưa đã đặt ra để neo ý tưởng, để truyền lại cho hậu thế suy ngẫm, học tập dựa theo đó mà phát kiến thêm những điều mới lạ (ôn cố tri tân). Cho nên, riêng theo quan niệm của tôi thì đó là một sự bất đắc dĩ trong khi làm sách vì gượng ép mà giả lập để cho sau này học giả dễ nhận biết. Vì vậy, tôi mong rằng khi nghiên cứu và thực nghiệm những điều viết ra trong tập sách này, các bạn nên xem như là một phương tiện mà chúng có thể giúp cho các bạn thâu ngắn được nấc thang Chân Lý, chớ các bạn đừng học chết nghĩa của 8 sơ danh ấy mà sẽ không đạt được Lý. Để sáng tỏ phần nào về 8 sơ danh Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Kiền, tiền nhân đã thử tìm hộ cho chúng ta trong cơ nghiệp Tạo Hóa, sự vật nào có thể có được Đức Tính tương tự như 8 sơ danh của 8 hình bóng trên như sau: nếu suy theo Lý Âm Dương, thượng hạ, thì: -
KIỀN có nhiều vạch Dương, chỗ ở là trên, tính Động ở ngôi tôn kính, cương kiện, rộng lớn nên có thể lấy Trời (thiên) để tượng trưng cho nghĩa KIỀN.
-
KHÔN có nhiều vạch Âm, chỗ ở là dưới, Tĩnh, nặng, nhu thuận, hẹp, nhỏ nên có thể lấy Đất (địa) để tượng trưng cho nghĩa KHÔN.
-
Trời Đất có biến lực và tụ lực. Biến lực thuộc Dương, tính nóng sáng nên có thể lấy Lửa (hỏa) để tượng trưng cho nghĩa LY và tụ lực thuộc Âm, tính lạnh, tối, nên có thể lấy Nước (thủy) để tượng trưng cho nghĩa KHẢM.
-
Nước, Lửa bất thường gặp nhau, tạo nên sự sôi động, gầm thét, dấy lên, nên có thể lấy Sấm (lôi) để tượng trưng cho nghĩa CHẤN và tiếng gầm thét, sôi động ấy tan biến, chạy đi kinh động khắp trong muôn vật nên có thể lấy Gió (phong) để tượng trưng cho nghĩa TỐN.
-
Còn những sự vật, ta thườngg có thể lui tới, thấy biết, gần gũi được thì hoặc là lồi hoặc lõm nên có thể lấy Núi (sơn), Đầm (trạch) để tượng trưng cho nghĩa CẤN và
ĐOÀI. Tóm lại, trong khi đặt tên cho 8 sơ danh: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Kiền, tiền nhân đã ngữa trông và tôn kính, cúi xét mà phân định sự vật theo đặc tính của Âm Dương, nên đã cho nghĩa Âm Dương là Trời Đất đáng liền với Kiền, Khôn, và tiếp tục tìm trong khoảng Trời Đất ấy, cứ một thượng rồi lại một hạ, tức như thượng Hỏa, hạ Thủy thì đáng với Ly, Khảm, thượng Động hạ Tĩnh thì đáng với Chấn, Cấn, còn chạy đi, hoặc ở thì đáng với Tốn, Đoài. Như vậy, 8 hình bóng này chỉ cho ta một ý niệm đại cương về sự vật trong bao la, cũng chỉ có Âm Dương mà thôi. Nếu muốn thấu đáo từng trạng thái của muôn vàn cái động, tĩnh trong trời đất thì chúng ta phải rõ được hệ thống động tĩnh tức là các sự biến động theo trong khuôn khổ nào.
Chúng ta đem Định Lý 8 ấy cùng với Định Lý, tức là 8 làm Âm và tám làm Dương thành ra là hệ thống của Động Tĩnh để diễn đạt thêm nghĩa cấu tạo Âm Dương của vạn loại mà được 64 cái Lý Tính Âm Dương khác (chúng ta có thể tưởng tượng hệ thống Động Tĩnh như là một cái lò đúc lớn của Tạo Hóa trong đó chỉ có 64 mẫu khuôn, hình dáng khác nhau và chính lò này đã đúc ra bộ mặt của Vũ Trụ cùng với vạn loài dưới nhiều hình thức, rồi quá trình tiến hóa của Vũ Trụ, đến nay có nào là: người, vật, cỏ, cây, sắt, đá, … Có đầy đủ ý nghĩa của Luật Động Biến hơn mà bất cứ sự vật nào cũng phải trải qua 64 trạng thái, hệ thống Động Tĩnh ấy, mới có thể tự nó vượt lên và sát nhập vào vòng sinh hóa, luân chuyển được. Khi ghép 2 đơn Quái chồng lên nhau để thành một Quái kép, trong 64 Quái thì tên của mỗi đơn Quái sẽ đọc là: Kiền Đoài Ly Chấn Tốn Khảm Cấn Khôn
đọc là ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………
Thiên Trạch Hỏa Lôi Phong Thủy Sơn Địa
Ví dụ: Ghép Quái Kiền với Quái Khôn ta được một Quái kép có tên là Bĩ Kiền = Thiên Khôn = Địa Thiên Địa Bĩ Ghép Quái Ly với Quái Tốn ta được một Quái kép có tên là Đỉnh Ly = Hỏa Hỏa Phong Đỉnh Tốn = Phong 5. Âm Dương với các thể hiện Sau các phần suy lý và diễn tả về sự tạo lập Vũ Trụ, lượt qua trên 8 Định Lý, Đinh Luật có 64 hệ thống Âm Dương, với nhiều lần “dừng chân” ở các trạm Nguyên, Hanh, Lợi,
Trinh khoảng Không Hoàn Toàn Không biến thể (cùng Cực tắc biến), rồi lại bắt đầu tiếp tục trở lại một tiến trình khác, y như các giai đoạn trước nhưng với bộ mặc khác lạ mà
những đặc tính Đồng Nhi Dị vẫn có trong hữu thể mới một cách rõ ràng hơn. Hiện nay, chúng ta có thể nhận thức được như sau: Ví dụ chúng ta thử ghi nhận về nhiệt độ biến chuyển của mặt trời trong một ngày, theo quan niệm và cảm giác hiện đại, để xét trên một khía cạnh về nhiệt độ, sự giống mà hơi khác ra sao?
Chúng ta thấy: -
Buổi sáng hơi nóng Buổi trưa thật nóng Buổi chiều hơi mát Nửa đêm thật mát trưa sáng
thời gian chiều
chiều nửa đêm
Đó là dựa trên sự bẩm thụ của chúng ta để phân biệt mà nhiệt độ có từng trạng thái khác nhau. Thật vậy, nếu phân tích kỹ bốn loại nhiệt lực trên thì hơi nóng và hơi mát chỉ là sự thụ cảm của ta với vòng thời gian hoặc do biến cảnh, biến cách của Vũ Trụ mà thôi (đại hay tiểu Vũ Trụ cũng đều như vậy). Thế nên, chúng ta có thể định cho hơi nóng và thật nóng là Đồng mà Dị hoặc hơi mát và thật mát là Đồng mà Dị. NÓNG Hơi nóng
MÁT Thật nóng
Hơi mát
Thật mát
Như vậy, thì trong một khía cạnh, vạn vật đều có Yếu Lý Đồng Nhi Dị tức Âm Dương nghĩa là một thể hiện dù dưới bất cứ hình thức nào, tất cả đều được cấu tạo theo một nguyên lý nhất định là Âm Dương luân chuyển phối hợp mà sinh thành. Ví dụ: nguyên lý Âm Dương thể hiện trong phạm vi con người. Chúng ta thấy có hai hình thức là đàn ông (Dương) và đàn bà (Âm). Nếu nghĩ xa hơn nữa thì trong mỗi cơ thể của mỗi loại lại có hai phần: -
Phần thấy được gọi là thể xác (Dương)
-
Phần rỗng trong thể xác (Âm) ví như các khoảng trống của thể xác, chẳng hạn như các lỗ trống trong xương, trong thịt, trong tóc…
Hai phần này nếu không hòa hợp, cân xứng, nương tựa, nuôi nhau thì cơ thể không kết thành mà sống động, tiến hóa được. Cho nên ta có thể nghĩ là trong Âm phải có Dương và trong Dương phải có Âm, nghĩa là Âm Dương có tương giao, tương cảm, tương xứng, hòa hợp ở trong thì mới phát triển sinh tồn mãi được.
Nói cách khác, nếu đem hai cục cây hoặc hai viên đạn chai kề sát nhau mà không nhờ một sự phối hợp cân xứng khác gọi là Âm như cây đinh hoặc một chất keo thì cây, đạn vẫn chẳng ở với nhau được. Tương giao Âm Dương
Tương động
Tương cảm
Tương giao Tương sinh
Âm Dương
Nếu suy luận theo triết lý Kinh Dịch thì con người được xem như là một thể Tú khí của vạn ức Tú khí kết thành sống động, là một kết tinh phối hợp của Ngũ Hành. Khí Ngũ Hành trở nên ấy, nay gọi là Tú khí. Tú khí ấy thành là do bởi 64 trạng thái. 64 trạng thái ấy có là do bởi 8 Dịch Lý (Bát Quái). 8 Định Lý ấy có là do bởi luân chuyển
(Tứ Tượng). Luân chuyển ấy có là do bởi không đồng (Lưỡng Nghi). Không đồng ấy có là do ở đồng (Thái Cực). Ý nói gồm đồng đều, đủ cả. Đồng ấy có là bởi trong Cực Vô
(Vô Cực). Cực Vô ấy có là do bởi Vô Toàn Vô. Thế là theo sự truy nguyên như trên ta đã thấy, ta được vì như Tú khí của Ngũ Hành; vậy Tú khí ấy vẫn luân lưu trong 64 khung cảnh. Hoặc có nghĩa là một sự sống động lớn, thời đi đi, lại lại trong một cái nhà rộng lớn vô tận, có 64 trật tự lớn an bài và một Tú khí nhỏ bé vô cùng thì cũng đi đi, lại lại trong một cái nhà nhỏ bé, có 64 trật tự nhỏ vô cùng
vậy. Dịch nói: ở chỗ lớn thì có hạp tịch tiêu trưởng lớn, ở chỗ nhỏ thì có hạp tịch tiêu trưởng nhỏ. Bởi cớ ấy nên người đời có lý do theo dõi và nghiên cứu Dịch Lý, vì Dịch Lý có thể đem lại một ánh sáng trong sự tối tăm tức là khi có một điều gì quá sâu kín mà tai, mắt, trí của con người chưa hiểu biết hoặc nghe thấy được thì Dịch Lý như bó đuốc vô
tư tuyệt đối không thiên vị bất cứ vô hay hữu hình. Dịch nói: Dịch vô vi dã, vô tư dã; vô tư ấy sẽ thỏa mãn đầu óc tò mò của ta một cách hết sức chân thật, giúp ta tiến bước trong mọi phạm vi mà không còn bị lầm lạc. Nhân Lý Tính vô tư, vô cùng tận của Dịch Lý mà người đời đã lợi dụng nó, để tri lai, tri
vãng, tức là để thấu suốt về quá khứ vị lai chắc không có gì là lạ. Theo đường lịch sử mà nói thì người đời đã lợi dụng Dịch Lý một cách thiết thực, qua với nhiều cách có lúc chói lòa còn ghi trên sử sách chẳng hạn như Phục Hi, Thần Nông
đã dựa vào hình bóng Dịch Lý mà chế ra cày, bừa, ghe, thuyền; Nghiêu, Thuấn, Huỳnh Đế chế xiêm y là theo nghĩa lý của Dịch tượng Cách; Văn Vương thì dùng Dịch Lý vào
trận mạc, Khổng Tử lại theo Dịch Lý để lập một học thuyết với kiến thức của mình. Điều này về sau Khổng Tử tự nhận rằng: “gia ngã sổ niên, tốt dĩ học Dịch, khả dĩ vô đại
quá hỉ” nghĩa là “cho ta sống thêm ít năm nữa, để trót công nghiên cứu Kinh Dịch, ắt không phạm điều lỗi lớn…” Thế nên, ý thức về đời sống con người, xuyên trong Lý Tính Âm Dương, Ngũ Hành tức là ví cái Ta như một hữu cơ sống đông. Ta là ứng dụng của Tạo Hóa, đứng trong luật Tạo Hóa như 1 diễn viên góp phần diễn xuất trong sân khấu Tạo Hóa. Ta là một Tú khí của vạn ức Tú khí, trải qua và kết thành. Có sau đối với ngàn xưa, mà là có trước đối với ngàn sau. Thiết tưởng không có gì bằng lấy cái Ta làm căn bản học và luôn luôn học trong ta ngỏ hầu ta có nhiều dịp có thể dám thành thật với ta: một là kiểm soát được sự nhận xét của tiền nhân, hai là chúng ta sẽ tự kiểm soát mọi sống động của ta một cách đầy đủ, dễ dàng, mà tránh được sự phỉnh gạt của các học thuyết sai lầm. Ta tự do theo kiến thức, trình độ của riêng ta mà tiệm tiến. Thật là chí thiện nếu dám tự xét mình và thành thật học với chính mình, để rồi ta sẽ có một đức tin mãnh liệt với chính ta, cũng như ta sẽ không còn mượn lý tưởng, tinh thần của kẻ khác làm thần tượng của mình nữa. Trong kiếp sống, ta cùng với muôn loài vạn vật, tất cả có cái sống động của ta, đi đi, lại lại cùng với muôn triệu ức sống động khác quanh ta, có thể qui tụ vào trong lặng lẽ và thầm kín nhất của ta hai nỗi niềm nghĩa là tâm hồn ta thơ thới hay u hoài (vui, buồn). Thuận ý ta thì vui (Dương). Nghịch ý ta thì buồn (Âm). Sự việc thuận nghịch với lòng mong muốn của ta mà sinh ra vui buồn. Do đó, tiền nhân đã xác định và neo ý tưởng bằng hai danh từ: -
Được sinh Bị khắc
Nếu lấy cái Ta mà luận theo nghĩa Tĩnh như là một mà ba, thời ta có thể tạm phác họa ra hình ảnh như sau: Ta sinh
khắc
Giúp Ta
Hại Ta
Theo hình vẽ thì luôn luôn có hai vòng tròn. Đó là một ấn tượng ở trong mỗi cái đã thành hình bóng hoặc thành một hạt nhỏ bé vô cùng cũng đều có Âm Dương. Có nghĩa như là Ta khắc được cái khác, mà cái khác cũng khắc được Ta, cũng như Ta đi sinh
được cho cái khác mà cũng có cái khác sinh được cho Ta.
-
Giúp ta theo nghĩa Tĩnh là Ta được sinh. Hại Ta theo nghĩa Tĩnh là Ta bị khắc.
Còn theo nghĩa Động là Ta đi sinh hay là Ta đi khắc kẻ khác. Ta theo nghĩa Tĩnh đã phác họa, nối tiếp hình vẽ dưới đây là Ta theo nghĩa Động để thấy rõ cái Ta đứng ở trong cơ vi quân bình tối thiểu (Ngũ Hành) có thể biểu thị như sau: (được Ta sinh cho) Ta giúp gọi là Ta sinh
Ta
Giúp Ta gọi là sinh cho Ta
(Bị Ta khắc hại) Ta hại gọi là khắc Ta khắc
Hại Ta gọi là khắc Ta
Theo đồ hình trên, ta đã rõ lý một là ba và một mà năm, qua nhân cơ Ngũ Hành miêu tả. Biết được trong thầm kín và lặng lẽ nhất của cái Ta cũng như biết được sự lặng lẽ và sâu kín nhất bao quanh, vây kín cái Ta tức là biết được cái lý không Ta là cái lý manh nha sinh khắc Ta, cũng là cái lý Đồng hay Khác Ta, là cớ manh nha vui buồn, bao phủ
quanh Ta và trong Ta. Vui buồn là cái gì ẩn trong cái Ta thể xác, chợt ẩn chợt hiện mà Ta không rờ mó được nó, không khóa được nó lại một cách dễ dàng, nhưng nhận được là có nó. Vì vậy tiền
nhân đã đặt tên cho cái gì huyền diệu, khó thấy như vui, buồn một danh từ để cho mọi người đều dễ hiểu dễ nhớ là Thần. Thần là cái gì mà thường nhân coi là trừu tượng, khó thấu đáo. Thần là cái gì hiện ở khắp mọi nơi, mọi trường hợp mà không hình thể. Thần không làm gì cả thế mà Thần
làm hết cả mọi việc. Thần không ở phương nào cả thế mà Thần ở khắp mọi nơi. Dịch luận: Thần vô phương nhi Dịch vô thể. Ấy vậy, Thần chi phối ta, chi phối tất cả, là linh động mọi trường hợp, mọi nơi. Như vậy là Thần ở trong Ta mà cái Ta sống động cũng là Thần nốt. Vậy Ta là sự hiển vinh của Tạo Hóa, là một vi ti trong cơ nghiệp của Tạo Hóa hiện hành. Bây giờ khởi đầu suy luận cái Ta là Thần, theo triết lý Âm Dương, Ngũ Hành như sau: Khi chưa có gì thì miễn luận bàn. Nhưng khi đã có thì có Thượng, Hạ, Tả, Hữu nên:
Ta Giúp Ta Hại Ta Ta giúp Ta hại
gọi là Dụng Thần gọi là Nguyên Thần gọi là Kỵ Thần gọi là Tiết Thần gọi là Cừu Thần
Nên nhớ rằng ẩn trong cái Ta siêu việt, sâu kín là cái lý manh nha sinh khắc, vui buồn, nay được gọi là Thần. Phân tích và
đặt tên cho một cái
Ta, bất cứ là đồng hay khác Ta, nhỏ bé hay to lớn,
chung cho mọi cái Ta ở khắp mọi nơi, một danh từ là Dụng Thần. Nghĩa Dụng là dùng tức là sẽ trở nên hết sức linh động, hữu dụng và biến đổi, hay biến hóa vô lường. Biến hóa có nghĩa là cái Ta có khi chính là Nguyên Thần, mà lại là Cừu Thần, Tiết Thần, Kỵ Thần chớ không nhất thiết là Dụng Thần và chính vì như vậy nên gọi là Dịch Lý. Dịch Lý là cái lý quá nhiệm nhặt nhưng không phải là khó. Đây, tôi xin ví dụ cho dễ hiểu về cái Ta không nhất thiết là Dụng Thần. Cái Ta hữu dụng ở giây phút nào đó là CHA của một đứa trẻ, thì lại là CON của một người cha, là ân nhân ban phúc cho kẻ khác thì lại là cừu nhân tước phúc của kẻ kia… Nếu các bạn không chấp nhận được lý lẽ trên thì nên theo ý nghĩa và hình vẽ dưới đây. Có lẽ tiền nhân sợ người đời thiếu vô tư và sẽ không hiểu hết ý nên đem nghĩa lý vào danh từ KIM, MỘC, THỦY, HỎA THỔ gán vào 5 Thần. Thần thì biến hóa vô lường, còn KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ là từ chương, làm cho người học có ý thức hẹp lại nhưng dễ nhìn biết và dễ hiểu hơn.
Thủy
Kim
Kim MThổ
ộc
Hỏa
Thủy
5
5
Thổ
Hỏa Mộc
Thủy
Thổ
Mộc
Kim
4
Hỏa Hỏa
Thủy
Thổ
Thủy
3
Mộc Kim
Hỏa
Hỏa
Kim
2
Thủy Mộc
Kim
Mộc
Thổ
1
Thủy
Thổ
2
Thổ Hỏa
Kim
3
Mộc Thủy
Thủy
4
Kim Thổ
Mộc
1
Kim
Hỏa
Trước đã nói sinh khắc và Dụng Thần, Dụng Thần thì biến hóa vô lường như thu hẹp vào nghĩa KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ e rằng khó thấy được cơ vi nhiệm nhặt nên miễn cưỡng phác họa những hình ảnh trên đây làm phương tiện suy xét. Nhìn vào hình số 1, lấy chữ MỘC ở trung ương làm nghĩa Dụng Thần thì ta sẽ tìm thấy Nguyên, Cừu, Kỵ và Tiết Thần. Theo lý sinh như trên hình đã ghi thì MỘC có THỦY là Nguyên, KIM là Kỵ, THỔ là Cừu, HỎA là Tiết. Bây giờ, ta suy xét kế tiếp thì lại thấy MỘC là Nguyên Thần của HỎA, đồng thời MỘC lại là Kỵ Thần của THỔ, là Tiết Thần của THỦY… Sau khi đi qua các hình vẽ theo đường mũi tên chỉ thì hoàn toàn là sinh, nhưng ta nhìn lại từ phần thượng hay phần hạ hình thứ 5 rồi, 4, 3, 2, 1 sẽ thấy là khắc, đến lượt 5 hình dưới cũng vậy. Theo mũi tên chỉ nghĩa là khắc nhưng thuận chiều từ hình 1 rồi 2, 3, 4, 5 thì lại thấy là sinh, ở phần thượng hay phần hạ (trên hình vẽ). Các hình phác họa trên đây là cốt ý để chỉ rõ Lý Dịch, bất cứ Thần nào cũng đều có thể là Dụng Thần, là một cái Ta cả. Lấy Ta ở giữa là Dụng Thần để suy luận ra các cái khác là Nguyên, Cừu, Kỵ, Tiết Thần. Nhưng xét theo các hình thì hình thứ nhất MỘC là một cái Ta ở giữa làm Dụng Thần, rồi lần lượt đến KIM, đến HỎA, đến THỦY, đến THỔ cũng là Dụng Thần, tùy lúc động dụng. Cho nên một cái Ta nhỏ bé là một nhân nguyên cơ ngẫu cho các cái Ta khác. Một cái Ta con người, có sinh, có khắc đó là muốn nói lên nghĩa Âm Dương và rồi sinh là được sinh hay đi sinh cho kẻ khác cũng là nghĩa Âm Dương; đến nghĩa khắc thì đi khắc kẻ khác hay bị khắc cũng là nghĩa Âm Dương chớ không có gì lạ. Lý Tính Âm Dương, Ngũ Hành diễn tả theo tính tình của con người, có lẽ đã làm cho một số ít người khó hội ý vì chưa rõ được lúc nào Ta là Nguyên, Dụng, Cừu, Kỵ hay Tiết Thần, cũng như chưa rõ được là sinh khắc, tức như chưa biết Ta là KIM, MỘC, THỦY, HỎA hay THỔ trong giây phút nào có được sinh hay bị khắc hoặc đi khắc hay đi sinh cho thiên hạ. Vậy, trước khi đi sâu vào Lý sinh khắc, ta nên làu thông về Lý sinh khắc theo nghĩa KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ dưới đây: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
khắc Mộc ………… Thổ ………… Hỏa ………… Kim …………
và
Thủy
Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
sinh Thủy ………… Hỏa ………… Mộc ………… Thổ ………… Kim
Thế là mỗi Hành đều có sinh và có khắc cho ta một cảm nghĩ khái quát về Âm Dương. Như vậy, thì cái Ta trong luật Ngũ Hành biến hóa là một cái Ta muôn mặt, nào là Ta Nguyên, Cừu, Kỵ, Tiết hay Dụng Thần và hơn nữa là Tình. Ta chân thật, ta giả dối, ta ưa, ta ghét, ta phản bội, ta trung thành, ta chung cùng, ta riêng tư…
Trong cái Ta muôn mặt ấy sẽ lần lượt trình bày không sót một mảy may. Đó là lấy Lý mà bày tỏ. Học giả không nên chất phác định lệ, không nên hiểu hẹp hòi, sơ mọn về con người, với tình người mà sẽ không thấy được sự quan trong thực tế cái Ta đứng trong trời đất cùng với muôn loài vạn vật vì nếu như thế thì có khác nào ta tự muốn diệt hại cái sâu kín trong Ta, chối bỏ Thiên Lý trong Ta. Nếu không dồi mài rộng mở Thiên Lý vốn đã cùng ta thì chỉ còn hiểu sai biệt con người một cách tư lự, riêng rẽ, hẹp hòi. Như thế lại có thể gọi là Chân Lý được sao? Thiết tưởng có thể nói mỗi người có một Ông Trời của mình theo trí thức của mỗi chúng ta chớ không nên gọi là Chân Lý. Vì khi nói đến Chân Lý thì lý đó phải có trong tất cả trời đất, quỉ thần, côn trùng, sâu bọ, cỏ cây, sắt đá, gió mây, nước lửa vô hình, hữu hình đều có lý đó, ở trong lý đó, như thế thì mới xứng danh là Chân Lý (Nhất Lý).
Hỏa
Thủy
Mộc
Thổ
Kim
Theo hình đồ trên mà suy luận thì cái Ta Ngũ Hành ở trong vòng tròn giữa, Âm Dương hỗ tương biến hóa thì rìa ngoài là Bát Quái, như thế cho ta thấy được cái Ta trung tâm.
Xét nội vòng tròn ở giữa thì MỘC là Dụng Thần, THỔ là Cừu Thần, THỦY là Nguyên Thần, HỎA là Tiết Thần, KIM là Kỵ Thần. Xét 4 vòng tròn bên ngoài thì thấy được KIM hoặc THỦY, hoặc HỎA, hoặc THỔ đều có thể là Dụng Thần cả, không nhất định cho một Hành nào là Dụng Thần. Bởi một cái Ta sống động, cái Ta con người đều có thể là Nguyên, Cừu, Kỵ hoặc Tiết Thần, tùy theo sự động của Ta ở giây phút nào, đứng trong luật Âm Dương, Ngũ Hành biến hóa mà suy luận. Nhưng muốn suy luận cho đúng thì phải nhận xét thậ đúng cương vị hành động trong một hoàn cảnh, một khung cảnh của một sự việc vì cái Ta sống động là trong hệ ở luật Âm Dương, Ngũ Hành biến hóa và luật đó cũng là cái Ta sống động vậy. Biết được một cái Ta con người là biết được tất cả các cái Ta sống động khác, không phải con người cũng đều như vậy. Tuy nhiên, làm sao biết được cái Ta con người một cách chính xác ở giây phút nào là Thần gì, ta chỉ còn có một cách là phải chọn và đặt ra tình người theo 5 tình nào gần gũi nhất, rồi đem 5 tình người đại khái ấy vào Đạo Ngũ Hành để làm giềng mối suy luận. Kể từ Âm Dương, Ngũ Hành diễn ý vô tận qua các Thần, rồi lại thâu hẹp vào nghĩa KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ. Đến đây lại thâu hẹp chỉ nói vào tình người gần gũi là cốt ý để cho đại chúng hiểu dễ dàng và có thể tự kiểm soát, tự học ở chính mình, hầu có thể tránh được sự chạy đôn, chạy đáo, mượn áo của kẻ khác để khoác vào vì bị mê hoặc hay mê muội mà tin theo, hơn nữa khi mượn áo khoác vào, lớp áo ấy tả tơi lại phải đôn đáo đi mượn áo khác nữa sao? Vậy, riêng mỗi chúng ta, tại sao lại chẳng tự có một áo nào vừa vặn cho tâm hồn ta, do chính công phu ta dệt và mặc lấy hỡi các bạn? Theo cảm nghĩ của nhà Dịch Lý Học thời sức thông minh của thiên hạ không đồng bằng với nhau, nhưng cũng là một cái Ta sống động. Thiết tưởng ta hãy dùng, các bạn hãy dùng khí cụ duy nhất của mình là tai, mắt và thần trí mà suy nghiệm trong mọi lĩnh vực và nên dùng khí cụ ấy một cách siêng năng, cần mẫn và cẩn trọng (quân bình đừng quá độ) thời sẽ đến được huyền diệu, linh ứng và linh nghiệm chẳng sai vậy. Tình người hạn hẹp trong 5 tình gần gũi nhất để ghép vào luật Ngũ Hành được đặt ra như sau: 1/- Ta: các cái gì ngang hàng như ta, đối với ta, ở giây phút nào đó, trong một sự việc gọi là tình Huynh Đệ. 2/- Giúp Ta: các cái gì bao bọc, che chở, cao thượng đối với ta, ở giây phút nào đó, trong một sự việc gọi là tình Phụ Mẫu. 3/- Hại Ta: các cái gì gây hại, ác ý, phiền muộn cho ta, ở giây phút nào đó, trong một sự việc gọi là tình Quan Quỷ.
4/- Ta giúp: các cái gì được ta dưỡng nuôi, che chở, bảo bọc, ở giây phút nào đó,
trong một sự việc gọi là tình Tử Tôn. 5/- Ta hại: các cái gì ta khu xử được, thâu hoạch, thỏa lợi, phá hại được, ở giây phút nào đó, trong một sự việc gọi là tình Thê Tài. Vậy, 5 tình được đặt ra là Phụ Mẫu, Tử tôn, Huynh Đệ, Thê Tài, Quan Quỷ. Muốn hiểu rõ được 5 tình của cái Ta con người đứng trong trời đất ấy một cách rộng rãi thì chúng ta hãy trả nó về nghĩa KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ tức là đem vào luật sinh khắc của Ngũ Hành thời ta sẽ thấy được tình người theo lý dĩ nhiên trong đó, với câu ca này: 1/- Sinh ra Ta ấy là cha mẹ của Ta. 2/- Ta sinh ra nó ấy là con cháu. 3/- Khắc hại Ta ấy là quan quỷ. 4/- Ta khắc hại nó ấy là vợ hay là tài lợi. 5/- Cùng hòa với Ta ấy là anh em. Tiền nhân đã dựa vào Ngũ Hành là từ chương điển hình làm một nền tảng và luận lý lên trên đó hết sức sâu rộng, mà cũng hết sức nhiệm nhặt, cốt ý để cho học giả lấy đó làm nấc thang học tập, mà tiến đến hội lý, quán thông luật Tạo Hóa, luật Thiên Địa tuần hoàn. Ta không nên hiểu chết nghĩa KIM, MỘC, THỦY, HỎA, THỔ mà nên hiểu đó là Thần sinh khắc, biến hóa vô lường. Tự ý thức được như vậy thì trong các bạn, trong mỗi cái Ta con người sâu kín, về sau sẽ sở đắc là Thần Hoạt Biến, tức là sẽ hiểu khắp muôn loài, chớ không phải chỉ có con người riêng rẽ, hẹp hòi như các học thuyết khác. Nhưng muốn có được Thần Hoạt Biến trong cái Ta sâu kín, muốn hiểu khắp muôn loài thì phải tập nhìn biết, học biết và tập cách ý thức vạn loại vào Bát Quái. Ý thức vạn loại vào Bát Quái thường phải căn cứ theo nghĩa của Bát Quái rồi phối hợp với Ngũ Hành của mỗi quẻ mà tuyệt vời nhất là Lý Tính. Ví dụ lấy nghĩa Khôn làm Âm. -
Nếu suy xét đến độ cao thì nghĩa là vật chưa thành, khí chưa thành, Vũ Trụ chưa có.
-
Nếu bây giờ chúng ta đem nghĩa Âm đó tan vào vật đã thành: suy xét ở độ thấp trên phương diện khí thì sẽ có nghĩa là khí lạnh, khí mờ, trời tối âm u, các vật ở đất…
Khi các bạn tập ý thức vạn loại vào Bát Quái thì phải nhớ định Âm Dương trên vật loại trước đã rồi mới đem vật loại ấy so sánh trên Lý Tính của mỗi đơn Quái, tất nhiên sẽ biết biết được loại ấy thuộc về Quái nào (trong Bát Quái). Nhiều ngày như vậy kiến thức của ta, của các bạn sẽ mở rộng trên đường học về Bát Quái, là một điều tối cần trên đường tu học, dồi mài Dịch Lý và cũng nhờ đó mà Thần Hoạt Biến sẽ có trong Ta. Trong khi học phải có tinh thần cầu tiến, phải thắc mắc, phải hỏi cho rõ điều gì mình còn mờ tối, không nên dễ dàng chấp nhận, mà phải luôn luôn sẵn sàng lớn tiếng chấp
nhận ở hữu lý bằng không có thiện chí như vậy thì lần sau khi mình hỏi nữa ắt sẽ không được sự trả lời. Những câu nhắn nhủ này cốt ý giúp cho các bạn bớt phần thất bại, bất cứ trên đường học vấn nào, vì đa số người đời sẽ không thỏa mãn cho sự tò mò của các bạn đâu, có khi người ta đành bỏ rơi các bạn, mặc dù người ta không muốn như thế. Vậy bạn nào đã sẵn có tinh thần cầu tiến thì tôi tin chắc rằng bạn đó sẽ đạt được Dịch Lý. Trên bước đường nghiên cứu mà tôi được biết cần phải tập ý thức vạn loại bằng Bát Quái, thiết tưởng không gì bằng tập Mai Hoa Dịch Số của ông Thiệu Khang Tiết. Chúng tôi sẽ tạm mượn tập sách ấy làm nền tảng để các bạn nghiên cứu. Nhưng đạt được diệu lý hay không cũng còn tùy người học, có được tinh thần vô tư hay không, có suy lý được hay không mà thôi. Bây giờ, trước khi nhìn biết các vật bằng Bát Quái, các bạn thử tập ý thức, hội ý cho được nghĩa lý sơ mọn của mỗi đơn Quái trước đã. Khi đã hiểu được ý rồi, các bạn tha hồ muốn tan biến vào muôn sự việc nào cũng được. Điều này, nếu các bạn thuộc nằm lòng
càng tốt, bằng không thuộc được thì khó ý thức rõ ràng vạn loại trong trời đất vậy. Đây là ý nghĩa sơ mọn của 8 đơn Quái: KHÔN Thuận dã là mềm mỏng, thuận tòng, mềm dẻo, hòa theo lẽ, chịu lấy, tuân theo mà được lợi. CẤN
Chỉ dã là ngăn giữ, ngừng lại, thôi, ở, đậy lại, để dành, ngăn cấm, vừa đúng chỗ.
KHẢM Hãm dã là hãm vào ở trong, hiểm nguy, hố sâu, bắt buộc, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, kiềm hãm hiểm. TỐN
Thuận dã là thuận theo ý trên, đồng ý, theo lên, theo xuống, theo tới, theo lui, có sự giấu diếm ở trong.
CHẤN Động dã là rung động, khởi lên, sợ hãi, phấn phát, nổ vang, chấn động. LY
Lệ dã là sáng sủa, tỏa ra, bám vào, phụ vào, trưng bày, phô trương ra ngoài.
ĐOÀI Duyệt dã là hiện đẹp, vui lòng, đẹp đẽ, ưa thích, khuyết mẻ, nói năng. KIỀN
Kiền dã là mạnh mẽ, mạnh tiến, cứng mạnh, khỏe mạnh, khô, lớn.
Ngoài ra, các bạn cũng cần phải biết thêm 5 hình dạng của Ngũ Hành, để rộng đường xét định các sự, các vật trên từng phương diện một (5 hình này có thể rất phù hợp với địa lý)
Kim hình Thổ hình
Hỏa hình
Thủy hình Mộc hình Mộc hình
LÝ SỐ LÀ GÌ Lý Số nghĩa là không có số mấy, mà nó là tất cả các số trên mỗi vật, mỗi sự khác. Nếu người đời có luận là số mấy trên các sự thể, thì đó là lý do cập luận lên trên sự thể ấy. Nếu đúng lý thì thành ra chính xác số. Vậy mỗi sự thể đâu phải có số năm, tháng, hay thước tấc
giống nhau, mà sự thật có loại phải kể là số giây, có thứ phải luận là giờ, ngày, thế vận, hội, ngươn, đều là phải xét theo tình lý, khía cạnh của sự việc, sự vật mà luận số của loài người bày đặt ra đó, cho sự việc đó mà thôi. Không có gì hối tiếc cho bằng người học Dịch Lý có thể dám mở miệng nói định kỳ trong khi chưa rõ sự thể hay là xã hội của vật thể, tình lý, trạng thái, lý tính của sự việc. Tuy là nói cho vui miệng, trường hợp này lâu lâu táp dính được một con ruồi, rồi người đời không biết gì cả lại cổ võ tôn sùng, vì thiên hạ có biết đâu không cần học gì hết chúng ta cũng nói trúng được năm sáu mươi phâầ trăm vậy. Sự ngợi khen về sự phán quyết có khi là vô tình đem nguy lại cho người học Dịch Lý. Có thể người này sẽ mất cơ hội đạt được Dịch Lý, bởi tưởng mình đã nắm được, thấu triệt được huyền cơ Tạo Hóa, đạt được sự thật rồi. Nhưng trong tương lai đem Chân Lý lầm tưởng của mình ra vào trong thiên hạ, cớ sự Dịch Lý, trời đất quỉ thần trở nên không đúng theo suy tư của người đó. Lúc bấy giờ người đó có thể mang một tâm trạng phản lại học thuyết của mình nhưng vẫn không nở. Giai đoạn này người đó có thể quàng xuyên trên các thuyết và điểm tô cho các thuyết không còn địa vị chủ xướng hay sáng lập học thuyết nữa, không còn trở lại nỗi với Tiên Thiên triết lý, không còn muốn chấp nhận Tiên Thiên, chối bỏ Tiên Thiên hoặc không thấy hay là không muốn nói sự thật Vũ Trụ trời đất quỉ thần cũng chỉ còn
là con cháu, chắt chít của Dịch. Khổ nạn hơn nữa, là người này vốn có căn bản Dịch Lý lầm tưởng nên có thể đề ra một học thuyết Dịch Lý lai căn đủ sức thu hút một tầng lớp thiên hạ vào chốn sai lầm giống như người đó. Việc này cứ vô tư mà luận theo triết lý Kinh Dịch qua trên phạm vi loài người thì đó chỉ là học thuyết giai tầng, còn đứng trên phương diện vô tư Dịch Lý Tiên Thiên hay Vũ Trụ Dịch thì đó là giai đoạn học thuyết đã qua mà loài người tự lầm tự khổ. Vậy, Tiên Thiên học thuyết có cần được người đời nghiên cứu, tham khảo để cho kịp đà tiến hóa của nhân loại hay không? Tôi thiết tưởng như vậy mà Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học cũng như Việt Nam Dịch Lý Hội mới góp mặt với thời đại. Dân tộc Việt Nam phải đi trước và hiểu biết chín chắn về Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học, để xứng danh hãnh diện cùng với tất cả mọi nền văn minh về Âm Dương trong nhân loại hiện nay, chen chân góp sức với hoàn vũ trong kiếp sống của chúng ta vậy.
HẬU THIÊN LUẬN TIÊN THIÊN Nay chúng ta là con người thuộc về phạm vi Hậu Thiên, cõi hữu ; bất cứ hữu khí, hữu tính, hữu thần, hữu sắc, hữu chất, hữu thể đều là Hậu Thiên, dầu linh động đến đâu cũng là Hậu Thiên, là cõi hữu như điện, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, gió, mây, nước, lửa, quả đất, loài người, chim muông, cầm thú, côn trùng, cỏ cây đều là Hậu Thiên ôm ấp Tiên Thiên ví như là bông trái của Tiên Thiên vậy. Bởi Hậu Thiên muốn hiểu biết về Tiên Thiên nên những danh từ Vô Toàn Vô, Cực Vô được nêu lên để làm thứ tự trên suy luận hoặc truyền bá. Người xưa đã thắc mắc, tìm cách đo lường bằng lý về toàn năng Tạo Hóa, thấy được cái lý Cực tắc biến ở phạm vi Hậu Thiên. Cái lý Cực tắc biến đó đã có thể trả lời dứt khoát cho mọi người muốn hội lý về Tiên Thiên. Nếu chúng ta thấy hay hiểu biết được sự đi, sự tiến hóa hay vần xoay biến đổi và biến cách ở giai đoạn cùng cực của mỗi sự vật trong phạm vi Hậu Thiên thì bấy giờ chúng ta mới có thể trọn tin ở phạm vi Tiên Thiên có lý do đó, và có lý do đó ở cõi Vô Toàn Vô qua Vô Cực. Chúng ta có thể quan niệm như thế này, Tiên Thiên là sự manh nha, còn Hậu Thiên là sự thành của manh nha đó, hoặc Tiên Thiên là manh nha động, còn Hậu Thiên là động cho ta thấy biết rõ. Nói gần hơn nữa Tiên Thiên là luật động vô hình (Dịch Lý), còn Hậu Thiên là luật động thành hình bóng (Dịch Tượng). Nay theo triết lý Âm Dương thì có thể luận rằng: từ Vô Toàn Vô đến Vô Cực, tức là Không Hoàn Toàn Không, đến bao nhiêu muôn tỉ năm cũng được, rồi Không Hoàn Toàn Không ấy cùng cực. Cái cùng cực khoảng không ấy so với khoảng Không Hoàn Toàn Không khi trước tức là một mà hai. Vô Cực thì có thể ví là khởi quyền Tạo Hóa cho đến 64 Quái là Tạo Hóa toàn năng. Bây giờ chúng ta đổi hai danh từ Vô và Vô Cực thành hai chữ Động Tĩnh để cho đại chúng dễ hội lý hơn trên các sự việc. Thế là nghĩa Tĩnh toàn Tĩnh sánh với Vô Toàn Vô còn nghĩa manh nha Động được sánh với Vô Cực. Bao nhiêu muôn tỉ năm có nghĩa là quá chậm chạp tức là siêu nhiên đến dĩ nhiên không phải đột khởi, đột biến hay đột phát. Biến cách ở cùng cực rất là tuần tự, chậm chạp, trật tự. Vậy, trước khi động là manh nha Động ở trong trạng thái Tĩnh vì Tĩnh toàn Tĩnh đang ở trong trạng thái manh nha Tạo Hóa, cho đến 64 Quái thì ví như là Tạo Hóa đã toàn năng hay muốn nói đó là lò Tạo Hóa, hệ thống của Động Tĩnh, của muôn loài, đều có trật tự, sau này đều phải như vậy. Người đời thường nhận xét và tưởng là không có trật tự. Bạn nào đang nghĩ như vậy, mời bạn chịu khó suy lý một chút, hoặc dùng mắt nhìn ở phạm vi Hậu Thiên, bằng cách ngữa xem trên trời buổi sáng và buổi chiều, bạn sẽ thấy được mặt con cháu chắt chít của luật Động biến tuần tự, nó đang mọc lên và lặn xuống rất là trật tự. Nếu chúng nó làm việc theo bổn phận của chúng nó như vậy thì chúng ta hay muôn loài cũng đang làm việc bổn phận bé nhỏ trật tự mà các bạn không hay biết chăng? Các bạn khó
biết đã đành, nhưng tôi không thể tin rằng các bạn đã hoàn toàn trọn tin vào ngụy thuyết Hậu Thiên nào gọi là đột biến, bộc phát, đun đẩy. Tuy nhiên, nếu cứ theo tầm mắt thấy tai nghe, trí hiểu, của số đông thường tình thì như là các vật rối loạn vô trật trật tự, trái lại ở Dịch Lý chỉ là sự hội theo luật động tuần tự và trật tự siêu nhiên và dĩ nhiên của nó. Nó cứ tuần tự thong thả đến rồi thong thả đi chớ chẳng có rối loạn gì cả. Bởi luật động tuần tự quá lớn lao với một sự thể lớn lao vô tận, nó đang phải tuần tự ở trong vòng trật tự mà không đến được lúc bạn cầu xin, hay kêu gọi mà nó cũng quá nhỏ bé, mau chóng và nhiệm nhặt với một sự thể nhỏ bé vô cùng nên nó biến đi dù bạn cố lưu lại, kéo níu nó cũng chẳng ở (Họa Phúc) làm cho các bạn khó xét biết nó chăng? Tôi nghi ngờ như vậy nên tôi mới có ý định trao chiếc đồng hồ Dịch Lý sơ cấp vào tay các bạn nào ưa thích loại đồng hồ ấy. Trước khi trao chiếc đồng hồ Dịch Lý, dĩ nhiên là phải treo hao tổn bao nhiêu tâm lực, dám quên cả sự nóng lạnh ngoài đời, tự diệt cuộc đời riêng của mình cùng với thời gian, lo chế biến canh cải trên chiếc đồng hồ đó, thay đổi từng bộ phận có vẻ tân kỳ, ngỏ hầu bộ mặt của chiếc đồng hồ ấy trở nên tân kỳ, xứng đáng làm quà biếu các bạn giữa thời đại nguyên tử khinh khí hiện nay. Bạn sẽ nhận được ở nơi chiếc đồng hồ đó một sự trung thành tuyệt đối của nó suốt đời bạn. Trong đời bạn, khi mời nó phải đến, khi đuổi nó phải đi, không bao giờ nó có một lời. Đặc tính của nó là vô tư, không vị nể bất cứ vô hay hữu hình. Nhưng nếu lúc nào bạn đa đoan bối rối thì Đức Thần Minh trong người bạn có thể làm thành ra câu chuyện đồng hồ chỉ 9 giờ mà bạn sẽ nhìn thấy là chưa 9 giờ hoặc là 9 giờ. Đó là thần minh tư lự mà thiên lệch. Thế nên cần phải có thêm bộ mặt thừa trừ. Tôi đã cẩn thận gắn thêm bộ phận thừa trừ vào để cho mỗi chiếc đồng hồ tăng phần quí giá của nó. Nhờ vậy nó mới có thể là một khí giới tối tân bất diệt đắc dụng trong thiên hạ thời đại nguyên tử khinh khí hiện nay. Chủ trương của tôi là không bao giờ trao cho bất cứ bạn nào cái thứ đồng hồ lớn lao nặng nề mang vào rồi bị bạc tóc xệ vai mà có thể vô dụng đối với bạn đó. Cũng nhất định không trao cho ai cái thứ đồng hồ nhỏ bé đến vô bổ sanh ra bất mãn với chiếc đồng hồ của mình. Tuy nhiên, loại đồng hồ của tôi đưa ra cũng có thể trở nên vô bổ, vô dụng là do sự bất chính. Trường hợp này, bạn hãy kiên nhẫn đến một ngày nào đó bạn vẫn có thể tự mãn ra được cách lên giây, cách nhìn, cách nghe tiếng gõ của đồng hồ. Bạn nên nhớ người sản xuất đồng hồ Dịch Lý luôn luôn sẵn sàng chỉ cách lên giây, cách nhìn, cách nghe để bạn sử dụng thỏa mãn với chiếc đồng hồ ấy. Trong tương lai, ai ai cũng đều có thể có một chiếc đồng hồ Dịch Lý. Nếu loại đồng hồ Dịch Lý mà bạn đang có trong tay đó, do sự lượm được hay đã do sự chủ tâm phá hoại, kiêu căng, thương mãi, trộm đạo đánh cắp mà trao hay bán lại cho bạn đi nữa thì bạn cứ yên chí, hãy chịu khó tìm gặp người sản xuất đầu tiên, bạn sẽ được chỉ dẫn sử dụng chiếc đồng hồ Dịch Lý ấy, đến mức độ tuyệt vời thỏa đáng.
TIÊN THIÊN TRIẾT LÝ và LÝ SỐ HỌC Sau khi các bạn đã hội lý được Bát Quái qua trên vạn loại, bây giờ các bạn đã hiểu rõ Kiền chẳng phải là Thiên, Khôn chẳng phải là Địa. Các chữ Thiên, Địa, Thủy, Hỏa, Sơn, Trạch, Lôi, Phong chỉ còn là những danh từ trống, rộng rãi mà bao hàm tất cả. Nó không cứ là hình thể, bóng sắc nào nhất định mà nó chỉ là cái lý lẽ trong khắp mọi nơi, trên các sự vật, việc
với các thể hiện hay không thể hiện là cái lý lẽ Tiên Thiên mà nhân loại là Hậu Thiên soát lại trong khung cảnh Hậu Thiên cũng đều có lý như vậy. Nhưng nếu học lý mãi ắt khó tránh khỏi sự buồn chán. Điều này rất là dĩ nhiên, tiền nhân cũng đã đi trong dĩ nhiên, đi trước chúng ta, không khác gì tâm hồn cách bạn. Thế nên, từ triết thuyết Tiên Thiên siêu việt đến phần cụ thể triết thuyết tức là để sáng tỏ hay là biện minh chứng nghiệm trên phạm vi Hậu Thiên đó là cả một vấn đề cơ hồ như không thể thành tựu, nhưng tiền nhân đã kiên tâm, sáng suốt và cẩn thận sáng chế cách thức để áp dụng triết thuyết qua trên phần siêu việt thuộc về tiên tri, tiên giác. Nay, tôi xin tạm gọi cách thức áp dụng triết thuyết ấy là Động Tĩnh Công Thức Toán Pháp. Nếu các bạn học cao hơn nữa thì có thể hiểu là vô hữu công thức toán pháp cũng đồng nghĩa như vậy mà thôi. Khi các bạn đã có rõ biết được công thức Động Tĩnh thì bất cứ một cái gì có lý Động Tĩnh, bạn đều có thể làm bài toán trên khoa Động Tĩnh Học tức là Dịch Lý Học mà bạn đã theo dõi học tập bấy lâu. Tiền nhân khi đưa ra công thức Động Tĩnh áp dụng thời đa số chẳng hiểu ra sao cả. Kẻ thì gọi là ngẫu nhiên, bất thình lình, kẻ bảo là mê tín, dị đoan, khó tin, xét ra cũng phải. Vì có lẽ các bạn đó khi bước chân vào học Dịch Lý ắt là chưa biết mình đi học về khoa Động Tĩnh học, là Vô Hữu học, là huyền vi và hiển hiện học. Điều này, tôi cho là không phải tại sư huynh hay sư phụ của bạn mà chính là tại căn bản của bạn mà thành ra trì chậm. Tiền nhân, khi trình bày ra các công thức Động Tĩnh Toán Pháp tức như đã trao thân cho nhân loại một thứ khí giới tối tân, bất diệt để đo lường mọi động tĩnh. Nếu bạn có theo dõi học tập về khoa Động Tĩnh thì nhất động nhất tĩnh của bất cứ xa gần, dẫu đến mắt không thấy, tai không nghe, chỉ cần một sự manh nha động quá nhỏ ở cõi lòng bạn, cũng đã trở nên quá rõ ràng trên khoa Dịch Lý. Khí giới tối tân bất diệt của nhân loại đã hoàn thành từ muôn thuở nào. Nhưng sử dụng khí giới ấy đến mức linh động là tại ở người có khổ công biến nỗi con người mình đến độ linh động hay không mà thôi. Xem chừng nó đòi hỏi người nào hội đủ điều kiện dám gạt bỏ một vài điều thông thường trói buộc lôi cuốn. Dòng đời nó lôi cuốn chúng ta mãi, phải không các bạn? Dù vậy, tôi vẫn hy vọng trong các bạn sẽ tự tạo hoàn cảnh hội đủ điều kiện cho mình và rồi sẽ tự hãm mình làm việc, ưa thích làm việc như các nhà bác học mê say với Dịch Lý, quên cả mọi sự nóng lạnh ở ngoài đời. Trước kia ông Thiệu Khang Tiết cũng đã phải làm việc nhiều như vậy, mà về sau mới tạo được huyền cơ, chứng nghiệm trong thiên hạ.
Đến nay, với một sự phát minh trong Dịch Lý từ xưa đến nay chưa nghe cũng như chưa đọc thấy, tôi nguyện đưa các bạn xuyên đường Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học với một ngõ tắt, khi bạn muốn đi. Tôi tin chắc trong vòng 2 năm bạn đi trên ngõ tắt đó rồi thì khó có người theo kịp. Còn nếu bạn nào chưa có thể quên mình để dồi mài Dịch Lý hoặc tự ý đi theo trên các loại sách đã có từ mấy ngàn năm, e rằng phải mất 30 hay 40 năm cũng sẽ chẳng được gì
cả, rốt cùng sẽ bất mãn, bực tức về Dịch Lý. Tôi âu lo như vậy nên mới có lời bày tỏ thành thật này để các bạn có một ý thức rõ rệt trước khi dẫm chân trên đường Tiên Thiên Dịch Lý và Lý Số Học. Lòng tôi chỉ ao ước được tâm truyền cho các bạn nên rất ái ngại về việc viết sách, bởi vì Lý thì không cùng tận mà ngôn ngữ lại có giới hạn. Cớ ấy nên tôi vẫn có cảm tưởng các tài liệu mà tôi đã tự tay viết ra, nó cũng chỉ là các hàng chữ sẽ bị đọc và hiểu một cách mau chóng dễ dàng để giải buồn cho bạn trong lúc thừa nhàn. Nếu quả thật chỉ có như thế bất quá như tôi đã dẫm nhầm dấu chân của tiền nhân, thiên hạ sẽ tự hiểu sai lầm do tài liệu tôi viết. Hiểu sai lầm rồi truyền bá sai lầm, thành nhiều mối sai lầm, tức là làm rối loạn thiên hạ, lỗi ấy do tôi không đủ ngôn ngữ, phương tiện để trình bày cho thật sáng tỏ vấn đề mình muốn nói. Tiền nhân riêng đối với tôi, tôi cho là quá cẩn thận đầy đủ, tiền nhân không thiếu sót. Nhưng các bạn hãy nhìn lại, những điều mà thiên hạ gọi là lợi ích cùng với muôn sự ngỗn ngang trong thiên hạ đều do sách và lời của tiền nhân đó chứ. Biết thế tại sao tôi đã thấy mình không đủ ngôn ngữ mà vẫn viết ra lời? Bởi vì tôi cho rằng lời có siêu tuyệt bao nhiêu thì càng làm cho thiên hạ lầm lạc bấy nhiêu. Lý thì vô lường, ngôn ngữ có giới hạn, vậy mà tôi đã dám viết, dám làm điều lỗi là cớ sao, hỡi các bạn? Có lẽ các bạn hiện nay cũng như tôi khi viết ra lời ắt đã đắn đo tự xét thấy mình còn có quyền hy vọng ở cái sở học của các bậc hiền nhân quân tử bất chấp các hạng học vì tư danh, tư lợi. Không biết quyền hy vọng của các bạn và tôi có trùng ý với tiền nhân hay không, hoặc tiền nhân còn có điều gì cao sâu hơn. Tôi và các bạn chỉ là hạng người không đáng kể, nên còn dám âm thầm nghĩ đến và hành động tùy khả năng của mình mà mưu lợi cho thiên hạ, còn những bậc cao thâm thường thường, dù mất một sợi lông (mà thiên hạ được lợi) các vị ấy cũng không chịu làm. Việc làm của tôi ngày nay khác ý với các bậc cao thâm đó, có thể nói là suốt 15 năm, tôi không có làm việc gì, chỉ làm cái việc học Dịch hoặc hưởng của thiên hạ ban cho. Tôi lấy đó làm một điều tủi nhục. Nhận xét thấy trong nước Việt Nam, người ta bỏ sót việc Dịch Lý, tôi mới nảy ý làm cái việc không ai thèm nhớ tới, cái việc mà thiên hạ lơ là bỏ quên đó như vô tình tránh cho chúng tôi sự đua chen giành giựt thông thường, và vì như vậy nên hiện nay chỉ tồn tại sự bố trí chực chờ vây phủ để bôi lọ và hoen ố Dịch Lý mà thôi. Thật là tức cười, người ta cố tình tôn sùng Dịch Lý mà thành ra hoen ố Dịch Lý xét ra chính thật là do lòng tốt của con người đối với Dịch Lý. Nhưng sức thông minh về Dịch Lý của mỗi người mỗi khác nên khi người đề cao Dịch Lý trên một khía cạnh nào đó, nếu chỉ thiếu ý thức một chút xíu thôi đã có thể thành ra bôi lọ Dịch Lý mà người ấy vẫn không hay biết. Tôi viết lên điều này là đã có bằng cớ rõ ràng, tôi biết trong tương lai còn rất nhiều điều tương tự như vậy. Khuyên các bạn hãy nên cẩn thận trên đường tìm hiểu hay tu học về Dịch Lý.
Dịch Lý đã được hữu hình hóa do Đức Thần Minh vô tư của con người trong xã hội, loài người nối tiếp đời này sang đời khác. Những nhà thông thái học vẫn nhìn biết được giá trị vô tư tuyệt đối của Dịch Lý nên đã dùng 64 Dịch Tượng này qua trên tất cả mọi mặt. Nếu kể về sự tiến hóa của loài người đến đây thì đại khái 64 Dịch Tượng đã bị văn học và số học của loài người gán lên trên và phong phú lên trên đó không thể kể xiết, nói ngàn năm cũng không rồi. 64 Dịch Tượng đã bị xem mặt đặt tên và gán số thứ tự lên trên đó. Cứ mỗi ngành thì chọn một danh ngôn, danh từ khác, đó là tại nhu cầu nhân dụng địa phương của mỗi ngành chớ không phải tại Dịch Tượng. Nhưng sáng chói và khó nhất là Tiên Thiên Lý Số Học bởi căn bản của nó là Lý chứ không phải hình tượng (vật chất). Trong tập tài liệu này, cùng với khả năng của tôi, tôi hy vọng có thể giúp các bạn trên đường Dịch Lý khi bạn muốn đi vào thuật tiên tri, tiên giác, tức là học thuật của các bậc tiên hiền, tiên thánh và phụ thêm vào đó có phần phát minh mới. Căn cứ theo Dịch Kinh Đại Toàn thì trước thời Phục Hy đã có Bát Quái không biết đã được người đời lợi dụng ra sao? Nhưng thiết tưởng các vị tu luyện non cao, ẩn cảnh đều có thể có
biết và có dùng, nếu bây giờ bạn tu học thì bạn cũng có thể dùng như sau: Ví dụ bỗng nhiên có một sự động trong bao la mà tâm hồn rộn rã hoặc vui, hoặc buồn, một máy mắt, một luồng gió thoảng, một chiếc lá rụng, một tiếng chim kêu. Người tu học nếu muốn biết có việc gì xảy ra thì chỉ cần ngữa lòng bàn tay, bấm đốt tay tính toán thì liền rõ biết được đại ý của sự việc. Người đời thường hay gọi là bấm độn. Nếu hiểu nỗi được đại ý của sự việc theo lối đó thì có khác nào là thiên lý nhãn, nhĩ. Người mà tu học đến độ ấy là đã gần đến độ hội lý quán thông thiên địa. Học Dịch Lý Tiên Thiên Lý Số Học mà đến độ ấy là lẽ thường, không có gì lạ. Hình bóng của 64 quẻ Dịch được xem như là Dịch Tượng vô tư. Vì lẽ đó nên khi người đời triệu thỉnh lý vô tư xuất hiện bất cứ với một dáng điệu nào trong 64 dáng điệu. Người đời thường trọn tin theo và xem đó là mệnh lệnh Tạo Hóa, đặt hết tôn thờ vào đây, bằng lòng nghe theo lệnh Tạo Hóa chẳng dám trái nghịch. Dịch Tượng vô tư có 64 bộ mặt, bị người đời mời xuất hiện bằng nhiều cách trên thuật tiên tri, tiên giác tức là có nhiều cách để an thành một quẻ Dịch. Kìa như bậc vua chúa thì bày ra theo nghi lễ quá trịnh trọng, ăn chay nằm đất mấy ngày giữ mình trong sạch, khăn mão chỉnh tề, trùng điệp tôn nghiêm, dung hình ngay thẳng, chuẩn bị lắng nghe mệnh lệnh Tạo Hóa. Còn như thường dân bất chợt mời đến vẫn phải xuất hiện, vốn thật vô tư cho nên xuất hiện mọi nơi chẳng đòi lễ nghi, việc này xét ra thì như tại tiền nhân bắt Dịch Tượng vô tư bàn việc này xét ra thì như tại tiền nhân bắt Dịch Tượng vô tư bàn việc cho tất cả mọi người. Làm người có lúc tâm hồn chẳng an, bất cứ do thiện hay ác đều muốn nghe thấy Đức Thần Minh vô tư trong người bạn xuất hiện chỉ bảo trong những điều quá ư cấp bách mà lại tiến thoái lưỡng nan, khi đã tìm đủ mọi cách để giải quyết bằng phương pháp khoa học trí óc mà vẫn không ra manh mối rốt cuộc đành phó mặc cho luật Thiên Địa tuần hoàn (Dịch).
Việt Nam Dịch Lý Hội ra đời là để tìm bạn, kết tình bằng hữu nắm tay nhau đi du ngoạn trên đường Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học, để rồi các bạn nào đó sẽ có đủ tư cách làm bạn với Đức Thần Minh vô tư thường ẩn trong mỗi bạn. Khi đã trải qua giai đoạn kết thân với Đức Thần Minh vô tư rồi thì việc mời Đức vô tư quảng thống xuất hiện chỉ còn là việc bạn muốn thấy hay muốn nghe mệnh lệnh Tạo Hóa. Sự hiện diện đó là 1 trong 64 Dịch Tượng (người đời thường gọi là Quẻ). Một Dịch Tượng xuất hiện là một dáng điệu, tuy vô tư câm nín nhưng có thừa uy lực làm cho bạn vững tin để mà tùy nghi tiến thoái. Tôi thiết tưởng là một điều không thể vắng bóng ở mỗi chúng ta đối với thời đại hiện nay, phải không các bạn? Về việc mời Đức vô tư xuất hiện, có nhiều cách thức khác nhau, để tránh sự nhầm lẫn thuộc về Tiên Thiên Lý Số (tức là khởi Quái có khác với Hậu Thiên). Tôi xin ghi ra đây vài công thức phù hợp với Đức vô tư Dịch Lý để bạn có đủ phép tắc mời thỉnh vô tư xuất hiện soi sáng hoặc hướng dẫn các bạn trên mọi sự hoạt động (theo bí thuật Tiên Thiên). Phép tắc để mời một Dịch Tượng vô tư mà nay tôi tạm gọi là Động Tĩnh Công Thức Toán Pháp. Bởi vì mỗi Động Tĩnh rồi công thức mới có mỗi lúc mỗi khác nhau. Cho nên nếu để là Công Thức Động Tĩnh Toán Pháp thì e rằng chưa đúng bằng Động Tĩnh Công Thức Toán Pháp, nhưng trong lời viết, khi bạn thấy có lộn ngược, lộn xuôi thì đó là tôi có ý giản dị, hầu tránh sự thắc mắc, các bạn chẳng cần chấp nệ điều đó.
ĐẠI KHÁI VỀ ĐỘNG TĨNH CÔNG THỨC Tất cả mọi công thức đều qui về Tạo Hóa, tức là khi thiên cơ máy động, thiên lý máy động là thuộc về siêu tần số lý máy động. Vậy làm sao các bạn có thể nhận biết được thế nào là thiên cơ máy động vì nó là hữu thường mà lại cũng là vô thường? Thiên cơ là sự kín nhiệm, nhưng có rất nhiều người muốn biết sự kín nhiệm (sẽ nói tỉ mỉ ở độ cao) khi thuận tiện. Còn ở tập này thì tôi có cách này xin giúp quí bạn để dễ nhìn biết hoặc áp dụng thiên cơ, thời cơ, nhân cơ. Thường ngày, người tỏ vẻ cao học hay đàm luận, lòe nhau vấn đề thiên cơ, thời cơ và nhân cơ. Ở đây tôi chỉ xin nhắc lại bạn: -
Thiên cơ: là tất cả các cái gì có lý Động Tĩnh từ gần gũi đến xa xôi, từ mỗi thân tâm đến cõi vô biên.
-
Nhân cơ: là tất cả các sự Động Tĩnh đó có khi làm cho bạn cảm xúc. Đó là nhân cơ.
-
Thời cơ: trong thời đại, thế hệ, vận hội, ngươn, năm tháng, ngày giờ, phút, giây, lúc nào ấy là thời cơ.
Tôi nói gọn như vậy, bất cứ việc gì bạn muốn thi hành đắc cách đều phải có đủ tam yếu tố.
NHÂN CƠ Đây là bất đắc dĩ tôi xin nói sơ qua về nhân cơ để các bạn có một ý thức rõ rệt trên phương diện Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học, xin các bạn thông cảm cho vậy. Nhân cơ, khi các bạn có cảm xúc tức là siêu tần số lý trong bạn rất hợp với thiên cơ, thiên diện nào đó. Nên nhớ trong 384 thiên lý chỉ có 64 thiên diện (cảnh trời) mà nay chúng ta đã gọi là 64 Dịch Tượng cho phạm vi Lý Số Học thuộc Tiên Thiên học thuật. Các bạn đã biết Vũ Trụ chúng ta hay bất cứ muôn loài vạn vật nào từ vô đến hữu, lúc Âm hay Dương, chúng ta lúc thức hay ngủ, lúc nào cũng đang ở trong 64 cảnh trời. Bạn hãy tưởng tượng trong 64 cảnh trời muôn đời chiêng trống dập dồn, chuông mỏ rền vang là một điệp khúc triền miên, ca ngâm hỗn độn, nhưng đến một nhịp điệu nào đó, có đập mạnh vao tai bạn vì tiếng lảnh lót của ca ngâm điệp khúc đó hợp điệu với tai nghe của bạn. Nếu bạn hiểu được như vậy thì trên phương diện Đức Thần Minh trong người bạn tiếp xúc với Đức vô tư quảng thống cũng vậy. Tâm hồn bạn có trống trải thì mới dễ tiếp xúc, tâm hồn thơ thới thì năng tiếp vật, lúc tâm hồn bạn cảm xúc là tiếp xúc mạnh, rồi trí óc đòi hỏi muốn hiểu biết, hiểu biết làm hiện thức toại mãn là ghi vào tiềm thức, biểu hiện bằng văn hay lời nói là hướng ngoại. Vậy thiên cơ trong nhân cơ máy động và làm việc đủ thứ trong đó mà tôi tóm lược như vậy, thiết tưởng điều này khoa học điện ngày nay có thể chứng minh và giảng giải gần đồng
quan điểm trên phương diện thâu và phát thanh, hoặc trên một máy ghi âm và phát âm. Nhưng một máy động nhỏ, sâu kín ở cõi lòng bạn chỉ có Dịch Lý mới ghi và phơi bày được. Thời cơ tức là lúc thiên cơ trong nhân cơ máy động mạnh hay nhẹ. Bạn nhân cái cớ đó mở khoa Động Tĩnh Học ra xem là để biết được thuộc về thiên diện nào báo hiệu một trong 64 thiên diện mà nay chúng ta gọi là Dịch Tượng, còn gồm cả 64 Dịch Tượng thì chúng ta gọi là hệ thống Động Tĩnh. Bạn nào có tánh hay tò mò hay muốn biết tất cả mọi việc, khắp mọi nơi thì học khoa Tiên Thiên Lý Số rất có lợi cho bạn đó, chẳng những có lợi cho sự mau tấn tới, cho sự dồi mài 384 thiên lý của mình mà còn có lợi về sự thưởng ngoạn 64 cảnh trời (thiên diện) ra vào thường xuyên trong đó, thì một cái biết khắp muôn trùng rất hứa hẹn cho bạn đó. Cái biết khắp muôn trùng đang chờ đợi bạn, chờ sự siêng năng ưa thích Dịch Lý của bạn ở cuối đường. Lúc bấy giờ các thiên diện thường báo hiệu mà Đức Thần Minh trong bạn năng tiếp xúc cho nên bạn có thể hay biết lạ lùng.
ÁP DỤNG ĐỘNG TĨNH CÔNG THỨC BẤT THƯỜNG (Tức là vô thường nhân mắt thấy) Bất thường: bỗng nhiên bữa nọ bạn nhìn một sự, một vật, một việc, bất cứ cái gì mà lòng bạn cảm xúc chú ý. Có khi vật đó đã thường ngày thấy hay không thấy cũng vậy. Nhưng chỉ có bữa đó, giờ phút đó bạn có lòng muốn biết, nó có sự gì trong nó, liên hệ cho nó, liên quan cho nó hay là nó sẽ có sự gì cho bạn, liên quan hay liên hệ đối với bạn thì đó là thiên cơ máy động, trời cho bạn hay biết đó. Nếu bạn có theo khoa Động Tĩnh Học thuộc Tiên Thiên Lý Số, bạn cứ mở ra xem thì liền biết thuộc thiên diện nào báo hiệu. Muốn biết thiên diện đó đang náo động ra sao, thì tức là bạn phải tìm hào động… Ví dụ: giờ nọ bỗng nhiên bạn thấy một con trâu từ phương Tây Bắc chạy đến, lòng bạn muốn biết có việc gì xảy ra, thì bạn hãy lấy ngay con trâu ấy làm Thượng Quái và phương Tây Bắc làm Hạ Quái. Theo Bát Quái vạn loại thì Dịch Tượng này là Khôn thượng, Kiền hạ, rồi bạn hợp số của Khôn và Kiền, cộng thêm số giờ lúc bạn thấy và lòng muốn biết đó mà tìm hào động. Theo Chu Dịch Quái số thứ tự thì Dịch Tượng này Khôn 8, Kiền 1 cộng lại là 9, đem số 9 hợp cộng số giờ nào tùy rồi trừ mãi cho 6 hào, còn thừa 6 là hào 6 động, thừa 5 là hào 5 động,…
ĐỘNG TĨNH CÔNG THỨC BẤT THƯỜNG (Tức là vô thường nhân tai nghe) Trong bất cứ xa gần, bỗng nhiên bạn nghe thấy tiếng gió, tiếng động, hoặc tiếng chim kêu mà mắt không trông thấy, nhưng nó có làm bạn cảm xúc muốn biết đó là việc gì. Bạn cứ mở khoa Động Tĩnh ra xem thì liền biết thiên diện nào báo hiệu. Ví dụ: bạn nghe tiếng trống đằng xa vọng lại hai tiếng rồi lại ba tiếng. Bạn lấy hai tiếng làm Thượng Quái, còn ba tiếng sau làm Hạ Quái. Hợp số của Thượng-Hạ Quái với số giờ lúc ấy
mà tìm hào động.
ĐỘNG TĨNH CÔNG THỨC BẤT THƯỜNG (Tức là vô thường nhân châu thân động) Bỗng nhiên trong châu thân bạn động như là máy mắt, thịt giựt thì hãy theo Bát Quái vạn
loại mà an Dịch Tượng. Lấy trước mặt làm Ly, sau lưng là Khảm, phía tả là Chấn, phía hữu là Đoài, Cấn là lưng, Kiền là đầu, Ly là tim, Tốn là đùi… Hợp số Thượng-Hạ Quái lại mà tìm hào động. Ví dụ: Lưng là Cấn, đơ lưng là Kiền thì bạn được Dịch Tượng là Sơn Thiên… Đầu là Kiền, Nóng là Ly. Lấy nóng trước, đầu sau là Hỏa Thiên, ngược lại là Thiên Hỏa. Rồi cứ hợp số của Thượng-Hạ Quái lại mà tìm hào động (không cần giờ). Sau khi đưa ra các Động Tĩnh Công Thức bất thường ắt có một vài bạn tự hỏi: nếu thiên cơ trong nhân cơ chẳng máy động thì cớ sự Dịch Lý ra sao? hoặc là người không muốn hiểu
biết, cũng chẳng bao giờ thành tâm hoặc tin tưởng bất cứ một thứ gì. Trường hợp đó thì Dịch Lý hóa ra vô dụng sao? Đáp: thành tâm hay không thành tâm, tin tưởng hay không tin tưởng vẫn phải đứng trong
luật Tạo Hóa, loài người vẫn có cảm xúc trên phương diện mắt thấy, tai nghe, trí hiểu thâm sâu hay nông cạn và rốt cùng là tâm tư lự hoặc vô tư chớ chẳng có gì khác nhau. Vô tư tức như tư lự mà bất thiên, bất nhiễm, Dịch là tư lự nhưng nó Dịch không ngừng thì lại là vô tư (không tên mà mọi tên vậy). Những người có lòng hoài nghi chẳng dám tin một điều gì thì rất có căn bản trên đường Dịch Lý. Căn bệnh hoài nghi rất là Dịch Lý, nhờ có bệnh hoài nghi mà con người đó đã có một cương vị của một nhà nghiên cứu, địa vị của nhà Bác học. Khi đi vào Dịch Lý, Lý Số tức như có dịp thưởng ngoạn, ngắm xem luật Tạo Hóa với cương vị Hậu Thiên của mình,
với tài hèn sức mọn của mình để cho quí vị đó cũng như tất cả ai ai cũng đều có thể tham khảo luật Tạo Hóa, tôi xin ghi ra Động Tĩnh Công Thức Hữu Thường để làm nhịp cầu nối liền giữa sự huyền vi và hiển hiện trong hội ngộ này, cũng là để bạn có thể dồi mài Đức Thần Minh vô tư của mình, mỗi bạn đều có thể sẽ có một bảo vật vô giá đúng ngươn hội thời đại hiện nay, xứng đáng hãnh diện với tất cả mọi nền văn minh nhân loại. Nếu bạn nào tự dồi mài thì báu vật sẽ sở đắc cho mình chẳng ai đánh cắp được, nếu không siêng năng dồi mài thì bảo vật vô giá ẩn trốn trong bạn và chờ đợi bạn vậy. Sự dồi mài có thể có 3 thời kỳ: -
Thời kỳ thứ nhất: khi có việc can hệ đến với chính mình thời các thiên diện báo hiệu Đức Thần Minh vô tư trong bạn liền tiếp xúc.
-
Thời kỳ thứ hai: các việc không hệ trọng mấy cũng có báo hiệu và tiếp xúc.
-
Thời kỳ thứ ba: năng tiếp xúc với các thiên diện, hoặc thần minh phát xuất bất cứ lúc nào.
Tư lự mà bất thiên bất nhiễm, đó là thời kỳ khi một lời bạn nói ra với tính cách phán quyết rồi thì trời đất quỉ thần cũng không sái quá được. Tôi không sở đắc ở các thời kỳ, nhưng tôi có trải qua và đến nay tôi đang bận tâm trên phương diện khác. Bởi có biết nên xin mách quí bạn nào ưa thích trên phương diện tiên tri, tiên giác. Nói về các thời kỳ, thì thời kỳ thứ ba vẫn ở lẫn lộn trong thời kỳ thứ nhất mà thời kỳ thứ nhất cũng có ở trong thời kỳ thứ ba, lúc phán quyết trên một sự việc khi tâm hồn bạn vô tư là sự huyền diệu liền xuất hiện ở lời nói, ở ý niệm, ở trí thức và kiến thức thành ra chính lý. Động Tĩnh Công Thức Hữu Thường chẳng cần đòi hỏi sự thành tâm trong sạch hay tin tưởng của bất cứ ai, trái lại nó sẽ biểu dương được cớ sự huyền diệu của Dịch Lý đã an bài, nếu bạn có chịu khó theo dõi mỗi ngày mỗi giờ và ôn lại sự hành động của mình rồi so với Dịch Tượng, bấy giờ mới hay rằng chúng ta là Dịch Lý là diễn viên nhỏ nhoi góp phần diễn xuất trong sân khấu Dịch. Người theo dõi Dịch Lý, Lý Số với Động Tĩnh Công Thức Hữu Thường như là làm cái việc nhỏ nhặt, mỗi ngày lật một trang sách đọc lại cớ sự an bài của Dịch Lý tức như muốn nghe thấy sự an bài của Tạo Hóa qua trên Dịch Tượng. Nếu đã hội lý được, bấy giờ mới hay rằng Dịch Lý là mầu nhiệm và huyền diệu cùng với Dịch Lý đã có tác dụng hình bóng lý tính để khuyên răn trong xã hội loài người. Nếu chúng ta sửa đổi được luật động tuần tự và trật tự trong Vũ Trụ thì chúng ta đi học Dịch Lý có ích gì? Nếu sửa đổi thì các bậc tiên hiền, tiên thánh thuở trước cùng trời đất đã hợp lực chẳng để người đời kêu trời trách đất và rên xiết thương đau thế mới biết Dịch Lý
là mầu nhiệm vô cùng và huyền diệu vậy.
Khi chưa học Dịch thì tưởng mình là ông trời của ông trời, đến khi học Dịch Lý mới hay là mình không bằng một hột cát trong bãi sa mạc. Ai nói là sửa được luật Tạo Hóa thì ắt là chưa hiểu Dịch là gì. Người là Hậu Thiên cùng với Nhật, Nguyệt, Tinh-Thần tức là mặt trời, mặt trăng, chúng là con cháu chắt chít của luật động (Dịch). Chúng ta có thể lấy đó làm Dộng Tĩnh Công Thức Hữu Thường, tôi cho là rất phù hợp với Dịch so với quả địa cầu chúng ta đang ở, rất hợp với luật vần xoay biến đổi, với luật Thiên Đại tuần hoàn. Tóm lại, tất cả các công thức tôi ghi trong tập tài liệu này, dù bất thường hay hữu thường đều có thể co giãn, co giãn tức là có thể lớn ra hay nhỏ lại tùy nhu cầu nhân dụng, ví dụ nhỏ lại là ngày giờ, phút, giây, lớn ra là hội, vận, thế, niên hoặc là ngươn, hội, vận, thế. Nhỏ là một thân mình, lớn là thiên hạ, nhỏ là một khu đất, lớn là quả địa cầu hơn nữa là tất cả mọi hành tinh học giả thiện chí suy ra khắc biết công thức hoàn cầu, kiểm soát không gian, thời gian,… Trong chỗ lớn có hạp tịch tiêu trưởng lớn, trong chỗ nhỏ có hạp tịch tiêu trưởng nhỏ, vì Dịch Lý vẫn ở trong: -
Một thế là 30 năm Một vận là 360 năm, tức là 12 thế Một hội là 10.800 năm, tức là 30 vận Một ngươn là 129.600 năm, tức là 12 hội.
Ngoài các công thức trong tập tài liệu này, còn có công thức chuẩn bị như là cỏ thi, gieo tiền điếu, hốt nắm que, bẻ nhành lá, viết số hay nói một câu thì phép khởi Quái không đồng với Tiên Thiên, tức là đặt Hạ Quái trước mà Thượng Quái sau, nhưng khi gọi tên Dịch Tượng thì vẫn gọi từ trên xuống. Tôi chủ trương Tiên Thiên, Hậu Địa nên đặt Thượng Quái trước và Hạ Quái sau, và khi gọi tên Dịch Tượng thì cũng gọi từ trên xuống dưới.
ĐỘNG TĨNH CÔNG THỨC HỮU THƯỜNG Tức là gồm cả tai nghe, mắt thấy, trí hiểu và tâm tư. Ví dụ: -
Tai nghe người ta nói năm gì, tháng gì, ngày mùng mấy Mắt thấy là sáng tối, ngày đêm, lồi lõm, lớn bé Trí hiểu vì có học hiểu và tin tưởng hay công nhận, chấp nhận Tâm tư là tâm hồn mình có cảm xúc, muôn vật cảm xúc, nhân đó mà an Dịch Tượng
Thứ tự nhập môn 1. Quyết lệ của Kinh Dịch là lấy hệ số chẵn lẻ làm Âm Dương 2. Lấy hệ số chẵn lẻ nên dùng Tứ Tượng 3. Tứ Tượng hiện nay trong vòng nhỏ nhất là năm, tháng, ngày, giờ (nếu cần sau khi uyên thâm có thể đổi lại là ngày, giờ, phút, giây). 4. Năm, tháng, ngày, giờ làm thành số 5. Số của năm, tháng, ngày, giờ đều tính theo Âm lịch 6. Khi đã lấy được một thành số rồi, phải trừ cho số 8 (Bát Quái) 7. Trừ mãi cho đến khi nào còn 8 hoặc dưới số 8 mới thôi 8. Số của năm, tháng, ngày làm quẻ trên (Thượng Quái) 9. Số của năm, tháng, ngày và giờ làm quẻ dưới (Hạ Quái) 10. Khi trang xong một quẻ có vạch rồi phải lập Hộ Quái 11. Lập Hộ Quái phải do nơi quẻ chánh mà làm ra 12. Phải tìm hào động 13. Phải lập quẻ biến 14. Phải học cho biết Quái danh (tên quẻ) 15. Phải hiểu cho tường tận Quái nghĩa 16. Khi trang xong 3 quẻ: Chánh, Hộ, Biến rồi ta tự phác ra một ý tứ cho có ý nghĩa của một cục diện. Quẻ Chánh ví như là bị động, Quẻ Hộ ví như là chủ động, Quẻ Biến ví như là thụ động Nếu chưa hiểu nghĩa gì được, đó là tại ta chưa hiểu Quái nghĩa và cũng chính vì tự chỗ đó mà người đời không học được Dịch. Khi chưa phát ra được một ý tưởng liên quan mật thiết của 3 quẻ Chánh, Hộ, Biến là bị, tự thọ đó là tại lòng ta chưa đến được vô tư. Sở dĩ có vô tư thời mới thông suốt muôn trùng, tư lự thì chỉ thấy thiên lệch, một khía cạnh như một khoa học thường thức mà thôi. Để nhắc lại sự quan trọng về cách ý thức ngầm hiểu là có tự động, bị động và thọ động. Bảng ý thức chính xác cương vị của mình trong mỗi sự việc do: -
Quái danh và Quái nghĩa để biết chính xác Theo quan niệm Tứ Tượng (sinh khắc)
Khôn: Thuận dã là mềm lỏng o Ta bị nhu nhược, ta được sự nhu thuận o Ta mềm mỏng với kẻ khác, ta nhu nhược hóa kẻ khác Phục: Phản dã là trở lại o Ta bị phản hồi, ta được sự trở về o Ta phục hưng cho kẻ khác, ta phản bội kẻ khác Lâm: Đại dã là lớn, ở trên soi xuống o Ta bị giáo hóa, ta được giáo dục o Ta giáo tư, dong chở cho kẻ khác, ta tự đại với kẻ khác Thái: Thông dã là hanh thông o Ta bị thông tri, ta được thông hiểu o Ta khai thông cho kẻ khác, ta thông thạo hơn người Tráng: Chí dã là chí khí, lớn mạnh o Ta bị lập nên, ta có được chí khí o Ta chí chính cho kẻ khác, ta hùng tráng với kẻ khác Quải: Quyết dã là quyết đoán, dứt khoát o Ta bị dứt quyết, ta được sự quyết định o Ta dứt khoát, phán quyết cho kẻ khác, ta cương quyết cắt đứt kẻ khác Nhu: Thuận dã là chờ đợi, là nhu cầu, nghiên cứu o Ta bị nghiệm xét, ta được cứu xét o Ta nghiên cứu cho kẻ khác, ta nghiệm xét kẻ khác Tỉ:
Thân dã, tư dã là hân hoan, thân liền o Ta bị tư thân, ta được tư thân o Ta cầu thân với kẻ khác, ta cởi bỏ mọi người chỉ tư thân
Cấn: Chỉ dã là ngăn giữ o Ta bị ngăn chận, ta được ngăn chận o Ta ngăn ngừa cho kẻ khác, ta ngăn giữ kẻ khác Bí:
Sức dã là trang sức, thông suốt o Ta bị thấu suốt, ta được sáng suốt o Ta sáng tỏ cho kẻ khác, ta đả thông kẻ khác
Đại Súc: Tụ dã là chứa lớn o Ta bị tích tụ, ta được tích tụ o Ta nuôi chứa kẻ khác, ta dồn tụ kẻ khác
Tổn: Thất dã là hao tốn, thất bát o Ta bị hao tốn, ta được ban bố o Ta ban bố cho kẻ khác, ta tổn hại kẻ khác Khuể: Quai dã là trái lìa, nhờ vả lẫn nhau o Ta hỗ trợ, ta được hỗ trợ o Ta hỗ trợ cho kẻ khác, ta được thế lực hùm hổ với kẻ khác Lý:
Lễ dã là lễ phép, hệ thống, qui tắc o Ta bị theo phép, ta được lễ kính o Ta lễ kính kẻ khác, ta bắt lỗi kẻ khác
Trung Phu: Tín dã là tín cẩn, tín ngưỡng o Ta bị ủy nhiệm, ta được tín nhiệm o Ta tin tưởng kẻ khác, ta ủy nhiệm kẻ khác Tiệm: Tiến dã là tiến tới lần lần o Ta bị tuần tự, ta được tiệm tiến o Ta thứ tự cho kẻ khác, ta chậm chạp và trật tự kẻ khác Khảm:Hãm dã là hiểm nguy, bắt buộc o Ta bị hãm hiểm, ta được kềm hãm o Ta chịu sự kềm hãm cho kẻ khác, ta đóng khung kẻ khác Tiết: Chỉ dã là chừng mực, hạn chế o Ta bị hạn chế, ta được hạn chế o Ta tiết kiệm cho kẻ khác, ta tiết chế kẻ khác Truân: Nạn dã là khó khăn, trở ngại, gian lao o Ta bị gian nan, ta được cứu khổ o Ta truân chuyên vì kẻ khác, ta gây gian truân cho kẻ khác Ký Tế: Hợp dã là hợp pháp, hợp lý o Ta bị hợp cùng, ta được hiệp hợp o Ta hợp lý cho kẻ khác, ta cẩu hợp kẻ khác Cách: Cải dã là thay đổi, cải biến o Ta bị cải biến, ta được hoán cải o Ta hoàn thiện cho kẻ khác, ta biến chế kẻ khác Phong: Thịnh dã là thịnh đại, lớn, hòa đồng o Ta bị đồng hóa, ta được hòa đồng o Ta hòa đồng với kẻ khác, ta đồng hóa kẻ khác Minh Di: Thương dã là bị thương, hại đau o Ta bị thương, ta được thương hại o Ta đau thương vì kẻ khác, ta gây tang thương cho kẻ khác
Sư:
Chúng dã là ủng hộ nhau, nhiều người o Ta bị áp chúng, ta được chúng ủng hộ o Ta ủng hộ kẻ khác, ta chúng áp kẻ khác
Tốn: Nhập dã là thuận vào ở trong o Ta bị sáp nhập, ta được gia nhập o Ta thuận nhập, vào ra với kẻ khác, ta du nhập, đột nhập kẻ khác Tiểu Súc: Tắc dã là chứa góp ít, dị đồng o Ta bị cô đơn, ta được riêng ý o Ta độc đáo vì kẻ khác, ta cô lập hay là bất điệu với kẻ khác Gia Nhân: Đồng dã là cùng nhau, người nhà o Ta bị thêm người, ta được sinh sôi nảy nở o Ta sinh sôi cho kẻ khác, ta đồng hóa kẻ khác làm gia đinh Ích:
Ích dã là tăng thêm, ích lợi o Ta bị lợi dụng, ta được ích lợi o Ta ban lộc cho người, ta lợi dụng kẻ khác
Vô Vọng: Thiên tai dã là tai nạn tự nhiên, càn đại o Ta bị xâm lấn, ta được xâm phạm o Ta chịu sự xâm nhập, ta xâm phạm kẻ khác Phệ Hạp: Khiết dã là cắn hợp, hỏi han o Ta bị đay nghiến, ta được cắn hợp o Ta chịu sự dày xéo, ta đay nghiến kẻ khác Di:
Dưỡng dã là chăm lo, nuôi nấng o Ta bị an nghỉ, ta được bồi dưỡng o Ta bổ dưỡng cho kẻ khác, ta an nghỉ kẻ khác
Cổ:
Sự dã là cớ sự, việc, sự biến, sửa sai o Ta bị cớ sự, ta được cớ sự o Ta chịu cớ sự cho kẻ khác, ta gây cớ sự với kẻ khác
Chấn: Động dã là chấn động, dấy khởi o Ta bị kinh động, ta được dấy động o Ta hoạt động cho kẻ khác, ta kinh động kẻ khác Dự: Duyệt dã là phòng bị, vui vẻ o Ta bị múa rối, ta được vui động o Ta động vui cho kẻ khác, ta múa rối rộn tan kẻ khác Giải: Tán dã là phân tán, cổi mở, giải đãi o Ta bị phân tán, ta được phóng thích o Ta phóng thích cho kẻ khác, ta phân tán kẻ khác
Tụng: Luận dã là luận bàn, kiện cáo o Ta bị tranh tụng, ta được sự biện minh o Ta biện luận cho kẻ khác, ta gây gổ kiện tụng kẻ khác Đồng Nhân: Thân dã là gần gũi, cùng chung với người khác o Ta bị yêu chuộng, ta được sự đồng ý o Ta biểu đồng tình với kẻ khác, ta ngang hàng thất kính với kẻ khác Đoài: Duyệt dã là vui lòng, hiện đẹp o Ta bị đùa cợt, ta được vui đẹp o Ta vui đẹp cho kẻ khác, ta cười chê đùa cợt kẻ khác Khốn: Nguy dã là lo âu, nguy hiểm o Ta bị nguy khốn, ta được lo lắng o Ta lo lắng cho kẻ khác, ta làm nguy khốn kẻ khác Tụy: Tụ dã là tụ họp lại mà không đi, trưng tập o Ta bị trưng tập, ta được tụ tập o Ta cổ động cho kẻ khác, ta trưng tập kẻ khác Hàm: Cảm dã là cảm xúc, tiếp thu o Ta bị cảm động, ta được cảm tương o Ta tương cảm đến kẻ khác, ta làm xúc động kẻ khác Kiển: Nạn dã là hoạn nạn, khó khăn, trở ngại o Ta bị trở ngại, ta được sự ngăn trở o Ta ngăn ngừa cho kẻ khác, ta chướng ngại kẻ khác Khiêm: Thoái dã là lui lại, nhún nhường o Ta bị miệt thị, ta được nhún nhường o Ta khiêm tốn với kẻ khác, ta miệt thị kẻ khác Tiểu Quá: Quá dã là nhỏ quá, thiểu lý, bất túc o Ta bị hèn hạ, ta được phận mọn o Ta đoái hoài đến kẻ khác, ta phiền nhiễu kẻ khác Qui Muội: Tai dã là tai nạn, rối ren o Ta bị dẹp động, ta được dẹp động o Ta chịu sự rối ren cho kẻ khác, ta khuấy rối kẻ khác Kiền: Kiện dã là mạnh mẽ, chính yếu o Ta bị sức mạnh, ta được lớn mạnh o Ta hùng mạnh cho kẻ khác, ta cường bạo với kẻ khác
Cấu: Ngộ dã là gặp gỡ o Ta bị bắt gặp, ta được cấu kết o Ta mai mối cho kẻ khác, ta bắt gặp kẻ khác Độn: Thoái dã là lui ẩn, trốn đi, ẩn náu o Ta bị ẩn trốn, ta được ẩn trốn o Ta che dấu cho kẻ khác, ta ẩn trốn kẻ khác Bĩ:
Tắc dã là bế tắc, gián cách o Ta bị bế tắc, ta được sự bế tắc o Ta bế tắc cho kẻ khác, ta tắc nghẽn kẻ khác
Quan: Quan dã là xem xét, quan sát, trông thấy o Ta bị quan sát, ta được xem xét o Ta trông nom cho kẻ khác, ta quan sát kẻ khác Bác: Lạc dã là bóc ra, lột mất, tiêu điều o Ta bị lột xác, ta được xóa mờ o Ta xóa nhòa cho kẻ khác, ta lột xác kẻ khác Tấn: Tiến dã là đến hay đi, tiến tới o Ta bị đi, ta được đến o Ta hiện diện cho kẻ khác, ta suồng sả đến Đại Hữu: Khoan dã là cả có o Ta bị trùng điệp, ta có được nhiều o Ta phong phú cho kẻ khác, ta đa sự với kẻ khác
PHÉP LẬP QUÁI Phàm muốn lập Quái thì không cứ số nhiều ít, cứ lấy số 8 làm gốc (Bát Quái). Nếu trừ mãi cho số 8 mà còn thừa, lấy số đó làm Quái. Còn như số thừa là Zero (số 0) thì phải kể là còn thừa số 8 vậy. Ví dụ 1: Ta được con số 80, cứ trừ mãi ta còn lại con số 0, thì phải kể là con số 8, rồi tra mục Dịch Tượng Số Lý thứ tự thì số8 là Quái Khôn. Ta vẽ hình Quái Khôn ra. Ví dụ 2 : Ta được con số 90, trừ mãi cho 8 thì ta còn lại số 2. Tra mục Dịch Tượng Số Lý thứ tự thì
số 2 là Quái Đoài. Nếu ta được con số dưới số 8 hay là số 8 thời ta khỏi phải trừ gì hết, cứ lấy số đó mà an Quái vậy. DỊCH TƯỢNG LÝ SỐ THỨ TỰ Kiền là số Đoài Ly Chấn -
1 2 3 4
Tốn là số 5 Khảm 6 Cấn 7 Khôn 8
THẬP NHỊ CHI SỐ LÝ THỨ TỰ là số 1 Tí 3 Dần 5 Thìn 7 Ngọ 9 Thân 11 Tuất -
Sửu là số 2 4 Mão 6 Tỵ 8 Mùi 10 Dậu 12 Hợi -
NGUYỆT KIẾN SỐ LÝ THỨ TỰ Tháng Giêng là số 1 Tháng Ba 3
Tháng Hai là số 2 Tháng Chạp 12
NHẬT THẦN SỐ LÝ THỨ TỰ Ngày mùng một Ngày mùng ba
là số 1 3
Ngày mùng hai Ngày ba mươi
là số 2 30
THỜI GIAN (lúc) SỐ LÝ THỨ TỰ Giờ Tí Giờ Dần
là số 1 3
Giờ Sửu Giờ Hợi
là số 2 12
Lưu ý: Giờ tính theo Âm Lịch, cứ mỗi giờ là 120 phút. Theo như lúc này (1965 Dương Lịch) thì 24 giờ là đầu giờ Tí. Hai (2) giờ sáng là đầu giờ Sửu. PHÉP AN DỊCH TƯỢNG (Theo năm, tháng, ngày, giờ) Lấy số thành của:
năm, tháng, ngày làm Quái trên (Thượng Quái)
Lấy số thành của:
năm, tháng, ngày, giờ làm Quái dưới (Hạ Quái)
Ví dụ: một bữa nọ tôi muốn trang Quái mà nhằm: Năm Tí Tháng mười một Ngày rằm Giờ Tỵ
1 11 15 27 + 6 33
Thế là ta được số 27, rồi ta trừ mãi đi cho số 8. Ta còn lại 3. Xem mục Dịch Tượng Lý Số thứ tự là Quái Ly. Kế đó ta lấy số 27 của Quái trên, cộng thêm giờ Tị là số 6 tức là 33 (27+6=33). Ta lấy số 33, trừ mãi cho 8, còn lại 1. Tra mục Dịch Tượng Lý Số thứ tự là Quái Kiền. Hợp lại tất cả ta được Thượng Quái là Ly (Hỏa). Hạ Quái là Kiền (Thiên) tức Hỏa Thiên: Đại Hữu. Hỏa ĐẠI HỮU Thiên Chú ý: Khi nào hai Quái trên dưới giống nhau, như Quái trên là Kiền, Quái dưới cũng là Kiền thì phải đọc là Thuần. Ví dụ: Thuần Kiền, Thuần Đoài, Thuần Ly PHÉP LẬP HỘ QUÁI Khi ta trang xong một Quái 6 vạch (còn gọi là 6 hào), quái ấy gọi là Chánh Quái, ta phải lập Hộ Quái nghĩa là Quái do nơi Quái chính mà lập ra. Muốn lập Hộ Quái thì trong 6 vạch, phải bỏ vạch dưới cùng tức là hào 1 và bỏ vạch trên cùng tức là hào 6.
Ta chỉ lấy hào 5, hào 4, hào 3 của Quái chính mà lập thành Quái trên (Thượng Quái) và lấy hào 4, hào 3, hào 2 của Quái chính mà lập thành Quái dưới (Hạ Quái). Ví dụ: chính Quái là HỎA THIÊN ĐẠI HỮU Lục Ngũ Tứ Tam Nhị Sơ
6 5 4 3 2 1
Ta được Hộ Quái là Trạch Thiên Quải. Hiểu ý rằng Chính Quái là đầu cuộc, Hộ Quái là trung cuộc
Khi đã trang xong Quái Chính, Quái Hộ rồi phải trang Quái Biến là phần kết cuộc. Cũng giống như một sự việc đã động, đã khởi thì phải có đầu cuộc, trung cuộc với kết cuộc. PHÉP LẬP BIẾN QUÁI Muốn lập Quái Biến thì phải do Quái Chính mà lập ra, chớ không phải do Quái Hộ. Do nơi Quái Chính tìm coi hào nào động. Hào nào động thì hào ấy biến, còn các hào khác
không động thì cứ để y nguyên mà đem ra ngoài sau, thành ra Quái Biến. LỆ TÌM HÀO ĐỘNG Khi ta trang xong một Quái là 6 vạch rồi thì ta mới được phép tìm hào động để lập thành Quái Biến. Muốn tìm hào động phải trừ đi cho 6 (hào) mãi, tức là trừ cho số 6. Ví dụ: - Ta được con số 33 thì cứ trừ mãi cho số 6 thì còn lại 3 tức là hào thứ 3 động. - Nếu ta được con số 30, ta trừ mãi cho số 6 thì còn lại 6, tức là hào thứ 6 động. Phàm hào nào đã động thì hào ấy phải biến. Như Dương thì biến thành Âm, còn Âm thì hóa
ra Dương, tức là vạch liền biến thành vạch đứt, và vạch đứt thì hóa thành vạch liền. Ví dụ: Dịch Tượng Hỏa Thiên Đại Hữu, động ở hào tam thì Biến Quái thành ra là Hỏa Trạch. CHÁNH QUÁI
BIẾN QUÁI
6 5 4 3 2 1
ο hào tam động
Tóm lại, như ta trang được Quái Hỏa Thiên là Quái Chánh thì Quái Hộ là Quái Trạch Thiên, động ở hào tam thì Quái biến là Hỏa Trạch như dưới đây:
CHÁNH
HỘ
BIẾN
Đầu cuộc
Trung cuộc
Kết cuộc
Ngụ ý rằng:
TỐI CẦN VỀ PHÉP NÓI DỊCH Muốn nói Dịch, trước phải thuộc Quái Nghĩa, do Quái Nghĩa của Dịch Tượng ấy mà suy lý; kế đó mới xem xét hào động là hào thứ mấy, rồi coi hào Dương động hóa ra Âm hay hào Âm động biến thành Dương. Thứ phải xét vị trí của hào là Âm cư Dương hay Dương cư Âm hoặc Âm cư Âm hay Dương cư Dương (hào
đang động), rồi xét Hưu, Tù, Vượng,
Tướng đều là phụ. 123456-
Quái Nghĩa là nhịp cầu của Hậu Thiên để hội lý với Tiên Thiên. Tiên Thiên là lý ẩn trong Quái Nghĩa Hậu Thiên. Động hào thứ mấy là cớ sự chính xảy ra đương thời, nhỏ to, xa gần, thứ bậc. Dương động hóa ra Âm là việc ngày càng giảm sức theo Quái Nghĩa. Âm động biến thành Dương là việc ngày càng tăng sức theo Quái Nghĩa. Dương cư Âm hoặc Âm cư Dương mà động là vấn đề có lỗi, không lỗi, có hối, không hối. 7- Hưu, Tù, Vượng, Tướng là để biết lực lượng đã qua, hiện tại, chưa đến, mạnh yếu, ít nhiều. Người muốn nói Dịch mà quên các điều tối cần này thì suốt đời chẳng nói được Dịch. Nói về quẻ có vượng khí Chấn, Tốn Ly Kiền, Đoài Khảm Khôn, Cấn
thuộc Mộc Hỏa Kim Thủy Thổ -
vượng mùa Xuân Hạ Thu Đông Tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi QUÁI LÝ
Muốn đến được Quái Lý đều nhờ ở Quái Nghĩa. Quái Nghĩa biết thích nghi qua trên mọi hoàn cảnh, mọi vật, mọi việc thời Quái Nghĩa chỉ còn là Lý. Không có bóng dáng nhất định,
không tên tuổi mà mọi tên vậy. Muốn nói được Quái Lý liên quan tam Quái, trước phải tập nói Chính Quái, khi nói được Chính Quái tinh vi rồi hãy tập nói Chính và Biến Quái. Sau khi đã nhuần nhã về Chính và Biến Quái rồi thì tam Quái liên quan chẳng khó gì.
LỤC HÀO LÝ SỰ Tiền nhân sợ đời sau khó lĩnh hội về ý nghĩa của Ông Châu Công Đán luận bàn trên mỗi hào của mỗi Quái nên có nói thêm các điều dưới đây, tuy là không hoàn hảo nhưng cũng sáng tỏ được vấn đề cho mỗi phạm vi khác nhau trong 6 hào: Hào sơ Hào lục Hào nhị Hào tứ Hào tam Hào ngũ
: kỳ sơ nan tri : kỳ thượng dị tri : nhị đa dự : tứ đa cụ : tam đa hung : ngũ đa công
(khó biết) (dễ biết) (nhiều khen) (nhiều lo) (nhiều hung) (nhiều công)
Ví dụ: Nếu nói việc cho một Quốc gia, xét từ trên trời xuống đến dưới đất, người xưa đã bàn như sau: Hào sơ Hào nhị Hào tam Hào tứ Hào ngũ Hào lục
: là vạn vật, sông ngòi, ruộng lúa, cỏ cây, hoa màu, trẻ con, ếch nhái. : là nhân dân, nhà cửa, trên đất : là trưởng giả : là Tể tướng, công khanh : là Vua Chúa : là trời, mây, gió, hiện tượng
Ví dụ: Nếu xét việc nhỏ trong gia đình, một gia thế, thì có ý nghĩa như sau: Hào sơ Hào nhị Hào tam Hào tứ Hào ngũ Hào lục
: là trạch, mộ tỉnh, tiểu nhị, kê (gà) : là trạch nhân, trù táo, thê thiếp, khuyển (chó) : là trung môn, sàn tịch, huynh đệ, trư (heo) : là đại môn, môn hộ, mẫu đường, dương (dê) : là đạo lộ, thủy mãn, phụ đường, ngưu (bò) : là tường bích, đống lương, tổ tông, mã (ngựa)
Người ta nói mồ mả ông bà động, hoặc tất cả các việc nói cho bạn rầu lo hay vui mừng thường là căn cứ vào những hào động. Nay tôi ghi trên đó để các bạn khỏi bị người lòe và
bịp mị… Vậy muốn nói về hào động từ hào lục đến hào sơ cho đúng tất cả đều phải theo Quái Nghĩa rồi lấy Lý mà nói thì mới chính xác, bằng chẳng theo Quái Lý thì sẽ xảy ra câu chuyện
trống đánh xuôi kèn thổi ngược mà thôi.
PHÉP NÓI DỊCH CO GIÃN NẶNG NHẸ Học Dịch tức là học về Âm Dương, mà Âm Dương tức như là Động Tĩnh. Khi luận một việc hay muốn hiểu biết một quẻ phải suy phần Động luận phần Tĩnh, suy phần Tĩnh, luận phần Động cũng như một sự vật thì phải có cái vỏ và cái ruột. Thường khi người học chỉ thấy phần vỏ mà không thấy phần ruột, cũng như thấy sự Động mà không thấy được sự
Tĩnh vì sự Động mới làm cho ta chú ý mà có thể thấy hoặc thâu thập hay lĩnh hội được. Còn sự Tĩnh thì ta không thấy, vì lẽ không Động. Nhưng mà nhất nhất mỗi sự vật đều có
phần Tĩnh và phần Động vì trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Trong ý nghĩa của mỗi một quẻ, ta cũng nên suy đến lẽ Động Tĩnh thì mới hiểu được Lý
của Dịch. Ví dụ: vào một giờ nào đó có tên là Thiên Sơn Độn mà Độn có nghĩa là thoái (lui trốn) mà giờ đó chẳng phải ai cũng đều thoái bởi vì có kẻ ngồi nhà, người đi, thì người đi gọi là thoái,
là lui mà người ngồi ta gọi là ẩn, là trốn. Muốn khỏi thắc mắc tại sao nói là thoái (Độn) mà người ấy ngồi đó (chưa Độn), ta phải học cho thấu triệt cái tính cách quan trọng của 6 hào và gắn luôn chữ Độn theo thứ bậc của 6 hào: Lục Ngũ Tứ Tam Nhị Sơ
Độn Độn Độn Độn Độn Độn
Ví dụ: thêm cái ví dụ nữa cho dễ hiểu, ta cho Độn ở hào sơ. Ta thấy rõ “Độn sơ” nghĩa là Độn còn nhỏ lắm, ít lắm, khó thấy được, nghĩa là cái Độn mới nảy ra trong lòng hay đương Độn trong lòng. Nếu Độn nhị thì ông ấy đã tuyên bố cho mọi người biết ý định Thoái (Độn) của ông. Nếu Độn tam nghĩa là ông ấy đã xách va ly đứng dậy đi. Mà nếu Độn tứ là ra khỏi cửa, Độn ngũ ở ngoài đường. Lục Độn thì ông ta đã đi mất rồi. Đó là lấy Lý mà nói chớ không phải nhất định như vậy. Tất cả các Quái Nghĩa đều phỏng theo như vậy, Bốc Phệ đã phỏng theo các ý thức vừa qua rồi đem vào tình người trong xã hội gia đình mà đặt ra là Phụ, Huynh, Tử, Tài, Quan, là hạn hẹp lại để nói Lý cho dễ hiểu.
Lại cũng nên biết thêm cái luật định Âm Dương của 6 hào là: - Âm lục - Dương tam
- Dương ngũ - Âm nhị
- Âm tứ - Dương sơ
Cho nên khi ta gặp một Quái mà 6 hào không theo thứ tự Âm Dương, ta phải biết chế hóa nghĩa là Dương cư Âm mà Âm cư Dương động dụng thì dĩ nhiên hoặc là vô cửu, hữu hối,
vô hối…
NÓI DỊCH DO ĐƠN QUÁI Ví dụ 1: Bữa nọ đang lúc đi bộ ngừng tại cổng xe lửa (tàu hỏa), vì có một đoàn tàu sắp chạy ngang qua đó. Bỗng nhiên lòng bạn muốn biết hay có người quen hỏi rằng: tiên sinh hãy nói xem chiếc xe loại nào sắp chạy ngang qua đây. Biết rằng trên đường này có hai loại (tình lý thời đại): một chiếc thuộc về sạch sẽ và một chiếc không được sạch lắm. Thế rồi bạn tính ra dịch tượng là Thuần Đoài: Năm Tuất Tháng giêng Ngày mùng Giờ Mùi
11 1
6 18 + 8 26
8x2 8x3
Xét ý nghĩa của Dịch Tượng Thuần Đoài là Duyệt dã: đẹp đẽ, nên đoán rằng chuyến xe sắp chạy qua thuộc loại đẹp, mà hễ đẹp là ẩn cái nghĩa sạch sẽ mới có ý nghĩa đẹp. Ví dụ 2: Bữa nọ bạn cũng bị ngừng tại chắn tàu này, bạn tính ra dịch tượng là Hoả Phong Đỉnh, người ta cho biết hay là bạn cũng tự biết trên đường rầy này có hai loại xe: một loại thuộc về chụm lửa (chaudière), một loại thuộc về điện lực. Dĩ nhiên bạn biết xe sắp chạy qua là loại chụm lửa… Ví dụ 3: Bữa nọ bạn cũng bị ngừng tại cổng xe lửa, khi bạn tính ra dịch tượng Trạch Hoả Cách thì bạn biết là nó đã đổi đầu máy hoặc đem đầu máy này về để đầu máy khác thay thế. Ví dụ 4: Bữa nọ bạn cũng bị ngừngtại cổng xe lửa, khi tính ra dịch tượng là Hoả Sơn Lữ thì bạn liền biết là xe chở hành khách…
NÓI DỊCH DO CHÍNH QUÁI VÀ BIẾN QUÁI Ví dụ 1: Bữa nọ đang lúc đi bộ ngừng tại cổng xe lửa (tàu hỏa), vì có một đoàn tàu sắp chạy ngang qua đó. Bỗng nhiên lòng bạn muốn biết hay có người quen hỏi rằng: tiên sinh hãy nói xem chiếc xe loại nào sắp chạy ngang qua đây. Biết rằng trên đường này có hai loại (tình lý thời đại): một chiếc thuộc về sạch sẽ và một chiếc không được sạch lắm. Thế rồi bạn tính ra dịch tượng là Thuần Đoài động hào nhị, biến Quái là Trạch Lôi Tùy. Năm Tuất Tháng Giêng Ngày mùng
11 1 6
18 Giờ Mùi
8x2 nhị động
8
26
6x4
Ví dụ 2: cũng ngừng tại cổng xe lửa, bạn tính ra Dịch Tượng là Hỏa Phong Đỉnh động hào ngũ biến ra là Thiên Phong Cấu. Hào Ngũ động
Bạn nói ngay là đầu máy chụm lửa có móc nối (các toa xe). Ví dụ 3: cũng bị ngừng tại cổng xe lửa, bạn tính ra Dịch Tượng là Hỏa Sơn Lữ, động hào sơ biến ra Thuần Ly.
Hào Sơ động Bạn nói ngay là hôm nay nó chở khách nhà binh vì Ly là quân nhân còn có nghĩa là môn hộ
bất ninh. Nói được như vậy là tại người học Dịch biết thích nghi với hoàn cảnh xã hội, thời đại, tùy
thời mà biến Dịch, sanh ra có Đạo Biến Thông Thiên Địa, hợp cùng trời đất, quỉ thần mà không sai trật. Ví dụ như cũng quẻ Lữ biến ra Thuần Ly đó, nhằm sự thích nghi của nó thì bạn lại nói rằng: hôm nay nó chở khách văn nhân. Ấy vậy, Dịch là huyền diệu, học giả phải biết biến thông là đạo tự mình chớ điều đó không thể truyền thụ được…
QUÁI LÝ LIÊN QUAN SƠ GIẢI (1) Quái Lý liên quan là ở tam Quái Chính, Hộ, Biến có liên quan mật thiết với nhau mà thành một cục diện diễn biến, cũng như một sự việc của chúng ta ở ngoài đời khi đã có khởi đầu cuộc thời ắt phải có trung cuộc và kết cuộc. Lý đương nhiên của mọi vật mọi việc đều như vậy, cho nên người học Dịch không được phép bỏ qua cái ý tượng của tam Quái. Cái ý tượng của tam Quái là một điều tối cần và đặc sắc nhất như là một cái bờ, một cái bến trong biển cả Vũ Trụ, cần phải đọc cho được cái ý tượng của tam Quái hầu có thể nói lên cái chính lý cái nhịp điệu trong mọi sự việc tùy theo thời đại và cá tính của sự động, từ trong bao la Vũ Trụ mà người học Dịch thu tàng về nhỏ nhất (phân tích, truy nguyên) nhỏ thật nhỏ, nhỏ nữa cho đến cõi vô tư mà thành ra thấu triệt cái lý nhiệm mầu. Ví dụ: chúng ta đang ở trong nhà nghe nói rằng có xe cảnh sát đến, ta mở Dịch ra xem được Dịch Tượng
Lôi Thủy Giải
Thủy Hỏa Ký Tế
Địa Thủy Sư
Dịch hiện ra thành Quái Tượng rồi ta đem hết tinh thần học biết của ta nhìn vào Quái Tượng như nhìn vào người câm không nói, nhưng khi ta đã học hiểu tường tận Quái Nghĩa rồi, thời ví như người câm có ra điệu bộ ta cố bình tĩnh vô tư đừng hấp tấp cứ đọc đi đọc lại ý nghĩa của Quái Tượng cũng như ta đang lúc hết sức chú trọng xem người câm ra bộ ra tịch, nên quên hẳn đi cái việc xe cảnh sát đến, ắt ta sẽ đọc lên được nghĩa Quái trên thế này:
nơi nơi, hợp cùng, ủng hộ nhau. Bấy giờ ta mới tan cái ý nghĩa: nơi nơi, hợp cùng ủng hộ nhau ấy vào việc chiếc xe cảnh sát đến, như vậy ta được cái ý nghĩa với tình tiết của chiếc xe cảnh sát này theo thời đại hiện hữu là xe của Police Secours vì chỉ có nhóm này mới rong qua đường này sang đường nọ (là nơi nơi). Khi có sự động biến thì được chỉ định đến đó (là hợp cùng) mà ứng phó giúp
đỡ (là ủng hộ nhau). Thế là cả một Quái Lý liên quan mà đưa chúng ta đến cách hiểu biết chính xác của sự động bên ngoài hoặc chung quanh ta, hoặc chính bản thân ta, nghiệm rằng: muôn việc động bên ngoài mà trong Dịch đã động như đã an bài. Tại sao có thể như thế được? Đáp: vì các việc mắt thấy, tai nghe, tâm nghĩ đến đều là do hệ thống Âm Dương biến chuyển mà sanh ra, luật Âm Dương chi phối khắp mọi nơi là cái luật vần xoay biến đổi mà khoa Dịch Lý Học là khoa Âm Dương Động Tĩnh biến hóa cho nên sự động của chúng ta và muôn loài có diễn xuất khác nhau, xét về sự diễn xuất theo Âm Dương luật chỉ có 64 trạng thái biến động trong 384 tình tiết, đó là luận theo siêu việt nguyên thủy học, rồi cái cớ động biến ở cõi hữu hình hay vô hình đều không ngoài lý siêu việt nguyên thủy đó, cho nên người học Dịch thường ưa thích về tri lai, tri vãng là thường muốn học về cái biết đã qua,
sắp đến. Nhưng biết cái đã qua, sắp đến là một cái biết khó nhất, Kinh Dịch đòi hỏi các bậc học giả nhiều điều như là kiên nhẫn, tự tín, chú tâm và vô tư, cẩn trọng mà tác hợp. Cẩn trọng mà tác hợp là khi đã đọc lên được cái lý vô tư, rồi đem lý ấy ẩn gả vào cho một sự việc hoặc theo tính, theo tình, theo sắc, theo chất, theo thể, bởi vì người đời có khi muốn hiểu về tính, có khi về tình, có khi về chất, có khi về sắc, có khi về thần, có khi về hình thể muôn trùng không kể xiết. Ví dụ 2: cũng theo ý nghĩa của Dịch Tượng trên là: Nơi nơi, Hợp cùng, Ủng hộ nhau. Bỗng nhiên một bữa nọ ta đang ở nhà có nhận được một điện tín báo rằng: chồng em chết đem xuống 2.000 đồng. Nếu chúng ta không học Dịch thời điện tín ấy đã xông cho chúng ta một không khí buồn lo trong gia đình. Ngược lại, khi đã học được Dịch rồi, thời chúng ta chỉ nhìn vào Quái Tượng ta đã trang được là cái lý vô tư nói lên rằng: Nơi nơi, Hợp cùng, Ủng hộ nhau ta dụng cái lý ấy mà tan vào bức điện tín kia thời chồng của em mình đâu có chết, nó chỉ là loan tin, để cho mình đến mà giúp đỡ nó. Ấy vậy, khi chúng ta đã lĩnh hội được lý của Dịch, rồi dùng xài với tấm lòng vô tư thời có lúc thoát khỏi được, khi có việc bí ẩn muốn đánh lạc hướng của chúng ta (Nơi nơi của giấy tờ là loan truyền, Nơi nơi của nước là lưu thông…). Ví dụ 3: chúng ta đang ở trong một cảnh chùa bỗng nhiên có một người nữ già đến xin tá túc, chúng ta không biết rằng người ấy đến với tư cách nào, là người do thám hay ăn trộm đồ trong chùa, hoặc làm hoen ố cho cảnh tu hành. Nhưng nếu chúng ta có học Dịch khi mở Dịch Tượng ra xem, thấy Quái lý liên quan là Nơi nơi, Hợp Cùng, Ủng hộ nhau, thời chúng ta có thể hiểu tư cách của người đàn bà này là chí muốn đi nơi này cảnh nọ rồi cùng với người cảnh ấy mà làm công quả giúp bá tánh. Nếu người ấy xin ở luôn trong chùa này để tu hành thì không chính lý vì Quái Nghĩa là Nơi nơi, không có nghĩa là ở luôn một chỗ…
QUÁI LÝ LIÊN QUAN (2) Ví dụ 1: Trang được Dịch Tượng Thủy Sơn Kiển, Hỏa Thủy Vị Tế, Thủy Hỏa Ký Tế, nay đọc lên cái lý vô tư là: Trở Ngăn, Thất Bát, Hợp Cùng. Nếu giờ này ta có nghe người báo rằng: anh vào đi tôi tim thuốc cho thời khỏi bệnh. Nhưng Dịch Lý đã hiện ý là trở ngăn, thất bát, hợp cùng, người học Dịch nhìn hiểu Quái Tượng như vậy thời có thể hội ý rằng: kim rút thuốc bị nghẹt (trở ngăn), phải xoi kim cho mất đi cái bụi đất (thất bát) hoặc là bỏ cây kim ấy cũng là thất bát phải dùng kim khác mới rút thuốc vào được (hợp cùng) hoặc mới có thể bơm thuốc vào người được cũng là nghĩa hợp cùng. Hoặc ngầm hiểu rằng: thuốc này tim vào chưa thấy hiệu nghiệm được, nhưng bẳng đi ít ngày thuốc thấm mới trả lại cho ta thấy kết quả quân bình sức lực.
Ví dụ 2: bỗng nhiên có người đến khóc lóc mà nói lên rằng: con tôi nó đã bị bắt. Người học Dịch không được phép hoang mang theo lời nói hoặc sự khóc lóc của họ, mà phải cầm lòng, cầm trí vào ý nghĩa của tam Quái liên quan là Trở Ngăn, Thất Bát, Hợp Cùng. Kế đó đem tan cái ý nghĩa của tam Quái ấy vào việc người bị bắt, là bị chận không cho gặp nhau, hợp nhau. Gặp người thông minh sẽ công nhận rằng: phải rồi nó chận bắt con tôi trước cửa (trở ngăn) lúc chưa kịp (thất bát) bước vào nhà (hợp cùng). Thể theo lý thì phần kết cuộc là hợp cùng cho nên dầu vậy người ấy cũng vẫn xin phép vào nhà được và báo tin mình bị chận bắt trước cửa đây. Cũng thể theo lý ấy, chúng ta có thể dụng lòng nhân mà vơi bớt đi sự đau buồn cho người mẹ của đứa con lâm nạn ấy bằng một tinh thần vô tư rằng: bà hãy nén lòng chờ đợi, sẽ có sự cản ngăn (trở ngăn). Nhưng con bà phải vắng mặt trong ít hôm (thất bát) rồi sẽ được thả ra mà trở về (hợp cùng). Vì cái lý Kiển không có nghĩa là giam cầm, cái nghĩa giam cầm ít nhất phải là Địa Sơn Khiêm hay Thuần Khảm (tùy theo động hào mà suy luận). Ví dụ 3: Nếu giờ này bỗng nhiên nghe nói rằng: muốn phát huy về kinh tế tự túc để đem lại cảnh sống quân bình trong thiên hạ với Quái Nghĩa kể trên là: Trở Ngăn, Thất Bát, Hợp Cùng. Thời chúng ta có thể hiểu như thế này… Muốn phát huy song bị trở ngại, trở ngăn vì chưa có được, thất bát hợp lý hóa hoặc hợp thức, hợp cùng. Hoặc giả ý tứ phát huy ấy có sự trở ngại, vì không nêu rõ cảnh đói khó, thất nghiệp không công ăn việc làm, nhưng rồi một thời gian sau nhà cầm quyền cũng lo cho xong cho thành tựu. Ví dụ 4: chúng ta đang ngồi trên một chiếc xe hành khách, xe này muốn ghé tạm, thời chúng ta có thể hiểu ý rằng có sự cản trở trước đầu xe, hoặc vì người què, hoặc có đứa nhỏ nhắc cò cò. Đó là nói theo hình dáng của quẻ Kiển, phải chờ khi nó đi rồi ta mới ghé vào được, cũng là ý nghĩa Trở Ngăn, Thất Bát, Hợp Cùng. Lại nói một chiếc xe hành khách muốn khởi hành, thời chúng ta lại hiểu rằng: chưa đi ngay được vì còn thiếu mặt người nào đó, hoặc vì yếu tố khác, phải cùng có cùng đi trên chiếc xe này, đại để của nó là: Trở ngăn, Thất bát, Hợp cùng… Nếu có ai nói chuyến xe này bị ngăn giữ hẳn không chạy thì không chính lý vì nghĩa Kiển là ngăn trở làm cho chậm chạp mất thời giờ chứ không có nghĩa là bị chận hẳn như là Thuần Cấn, Thuần Khảm,… Thuần Cấn vật trên 1 chiếc xe là đôi dè xe (garde boue). Thuần Khảm vật trong một chiếc là cái bộ thắng (phanh Frein).
QUÁI LÝ LIÊN QUAN (3) Ví dụ 1: Trang Dịch Tượng Địa Hỏa Minh Sản, Lôi Thủy Giải, Địa Lôi Phục. Lý vô tư là Hại đau, Nơi nơi, Trở lại. Nếu giờ này ta có nghe một tướng lãnh nói rằng: bộ tham mưu đề cử tôi xuất binh ra trận chuyến này. Dịch Lý hiểu ý là: Hại đau, Nơi nơi, Trở lại. Người học Dịch nhìn hiểu Quái
Tượng như vậy thời có thể hội ý rằng chuyến đi thì không sao, nhưng ắt có lẽ bị thương tích (hại đau) trong con mưa rơi rớt (nơi nơi) trên bước đường trở về (trở lại). Hoặc nói cách khác: ắt phải bị thương vì cánh quân rời rạc trong khi trở về. Hoặc nói coi chừng sẽ bị bích kích pháo (hại đau), chỗ giáp mối nước của các kinh rạch lưu thông (nơi nơi) trên bước đường trở về (trở lại). Ví dụ 2: Ta thường đến nhà một người bà con, bữa nọ ta cũng đến, bỗng nhiên nghe nói rằng: tôi trông chờ chú đến để hỏi chú một việc mà bây giờ gặp chú thì lại quên, không nhớ là việc gì. Người học Dịch mở quẻ ra xem hiểu cái ý tượng liên quan của tam Quái là: hại đau, nơi nơi, trở lại, rồi tùy theo tình trạng cá nhân, đây là một tình trạng có thể nói: phải chăng cháu muốn hỏi chú về bệnh hoạn của cháu (hại đau) món thuốc để trị về huyết quản lưu thông (nơi nơi) để bồi bổ lại sức khỏe (trở lại). Ví dụ 3: có người bạn kia là nhà thương mại Đô Thành đến nhà mình cùng nhau đàm đạo, sau khi câu chuyện đã gần tàn bỗng nhiên hỏi rằng: Người học Dịch như anh có thể biết được hiện giờ nhà tôi có việc gì xảy ra không? Nhân Quái Lý liên quan là: Hại Dau, Nơi Nơi, Trở Lại, ta liền tan cái Quái Lý ấy vào tình trạng cá nhân Đô Thành thương mại ban đêm (Dịch Tượng Địa Hỏa Minh Sản thuộc giờ Dần hoặc Tuất) theo thời đại hiện hữu, có thể bảo với người bạn ta rằng: Đèn điện nhà bác không cháy (hại đau: ánh sáng bị thương) do nơi phân phối điện lực (nơi nơi) bị sức phản lực của điện (trở lại). Hoặc nói vắn tắt rằng: có bóng đèn không cháy (hại đau) nơi bảng quảng cáo của anh (nơi nơi) mới vẽ lại đó (trở lại) (ý nói bảng vẽ bị phai màu vì phong vũ, do nước sơn không tốt nên phải phục sắc.
QUÁI LÝ LIÊN QUAN (4) Đại để trong nhân quần xã hội chỉ có sự bằng lòng hay không bằng lòng mà thôi. Bằng lòng ta, hợp ý ta thì ta cho là kiết, không bằng lòng ta, nghịch ý ta thì ta cho là hung. Hoặc cho là buồn vui, là họa là phúc, là chính là tà, là xấu là tốt. Nhưng nếu chúng ta có ý thức được như các bậc tiền nhân Á Đông rằng: các sự việc đều không dừng lại một chỗ, nó chỉ là một cục diện diễn biến mà trên cục diện ấy có ta góp phần diễn xuất. Rồi muôn cái đều phải trôi qua, trôi qua mãi, giây phút này bị chồng lên giây phút khác, ngày này bị chồng chất lên ngày khác, khí tiết này lại đổi thay khí tiết khác, cái hiểu biết khác, không bao giờ biết đình nghỉ. Đấy gọi là Dịch. Trong Dịch Lý chỉ nói Âm Dương mà không nói kiết hung, vui buồn, họa phúc như định kiến của ta thật là hết sức vô tư.
Khi luận cho người học thì tự nhiên phải mượn nghĩa kiết hung, chính tà là để làm tieu chuẩn cho rõ lý Âm Dương. Bởi cớ ấy nên trong hệ từ, hào từ, thoán từ của Dịch Kinh cũng không thoát khỏi cớ kiết hung, chính tà. Trong Quái Lý liên quan đã nêu lên cái ý thức vô tư ấy là rất mong ở sự học Dich của bậc hiền nhân quân tử, mặc dù có nói lên tình tiết những câu chuyện dữ lành trong nhân thế, nhưng chỉ có ý làm nấc thang học tập. Quí vị học giả không nên lấy làm điểm yếu mà sinh ra mất sự huyền diệu của Dịch Lý. Người mà học rõ được cái lẽ kiết hung, tức như đã thấu triệt cái lý tương đối Âm Dương Lý vậy, có đi qua đoạn đường tương đối học ắt sẽ tiến vào tuyệt đối mà không còn ngã khác để tiến nữa, ai tiến vào đấy được ắt có một sức hiểu biết phi thường là có một Đạo Biến Thông Thiên Địa, cảm thông cùng tất cả muôn loài vạn vật, không còn ngờ vực vậy.
QUÁI LÝ LIÊN QUAN (5) Ví dụ 1: Trang được Dịch Tượng Trạch Sơn Hàm, Thiên Phong Cấu, Trạch Hỏa Cách, nay đọc lên cái lý vô tư là: Thụ cảm, Cấu kết, Đổi thay. Nhà học Dịch có thể hội ý quẻ này, rồi hòa nhã mà nói với bạn rằng: tôi cho là tin ấy không chắc, rồi đây có sự thay đổi, thiên hạ sẽ tiếp được tin (thụ cảm) về công cuộc gặp gỡ của hai hội bóng tròn (cấu kết) xin dời lại qua ngày khác (đổi thay). Ví dụ 2: Có người nọ nói với ta rằng: tôi được lịnh phải đi yết kiến thượng cấp mà không biết việc lành dữ ra sao? Theo lý của quẻ trên là: Thụ cảm, Cấu kết, Đổi thay. Dịch học có thể ngầm hiểu rằng: người đi yết kiến sẽ nghe thấy cái ý tứ (thụ cảm) về sự liên hợp buổi ấy (cấu kết) trong công cuộc cải tổ (đổi thay). Hoặc nói rộng ra: cái ý tứ làm cho thiên hạ bẩm thụ (thụ cảm) về sự can hệ là sự liên kết (cấu kết) để làm cho cái đạo cải cách trong thiên hạ (đổi thay). Ví dụ 3: Bữa nọ có một người bạn nói rằng: tôi được giấy mời của Sở Vệ Sinh Đô Thành, thì Dịch học ngầm hiểu rằng Sở dĩ mà tiếp nhận được giấy mời (thụ cảm) là do người ở liền vách với anh (cấu kết) nói về anh sửa đổi cái gì đó ở nhà anh đó (đổi thay). Hoặc nói cách khác anh tiếp nhận được giấy mời (thụ cảm) là anh phải gặp gỡ tại văn phòng (cấu kết) để trả lời về sự đổi bỏ cái gì đó (đổi thay).
QUÁI LÝ LIÊN QUAN (6) Thường người học Dịch hay ngờ vực trên bước đường sơ học vì nhiều lý do, nhưng tôi xét rằng có một lý do này trở ngại nhất nên xin ghi ra đây để làm tài liệu học tập. Ví dụ: có một văn phòng thương mại của một tư nhân đã cất trên một khoảng đất dính liền
với nhiều căn khác. Bữa nọ người chủ văn phòng thương mại ấy nói chuyện với nhà Dịch học, người học Dịch mở quẻ ra xem được quẻ nào đó… Đến vài hôm sau lại hỏi chuyện về văn phòng thương mại ấy nữa, người học Dịch mở quẻ ra xem, lại được quẻ khác, như thế thì sự việc có khác, ắt có thay đổi hay sao? Để trả lời Quái Lý ấy, nay xin đem Quái Lý liên quan kèm theo câu chuyện ngộ nghĩnh là số phận của một văn phòng thương mại của một ông chủ nọ vẫn ở một chỗ, ở vị trí cũ, thế mà ở trong Dịch lại đổi chỗ của nó thật là vui lạ, chắc quí vị rất tức cười trước khi đọc, có lẽ cho là vô lý mà thực ra là chính lý, chúng ta và muôn loài cũng bị đổi chỗ như thế mà không hay biết. Chúng ta ai ai cũng đều có thể cả tiếng lên rằng: tôi là người, là thông thái, là bác học, là chúa tể muôn loài. Tôi có quyền thế, tôi có đất, tôi cất nhà trên đất tôi, vị trí tôi đã đặt, ai đổi chỗ được, nếu tôi thấy phá hủy, tôi không đổi nó, vậy thì ai đổi nó, sức huyền diệu nào dẫn dắt ta? Hành động nào chỉ huy ta và cả trong Vũ Trụ? Đáp rằng: chúng ta và muôn loại vạn vật có biết đâu trong cái tôi nhỏ nhít ấy hằng giây, phút, hằng vô giây còn có cái Lý Động Tĩnh, đổi ta, đổi cả nhà ta và thân xác ta ra thể khác, chi phối trong khắp nơi nơi cùng tất cả muôn loài vạn vật đều có Lý Động Tĩnh chỉ huy, Lý là cái lu mờ, Động Tĩnh ví là cơ ngẫu, lại nói là Âm Dương có thể thấy được. Muôn cái Động Tĩnh mà qui kết thành một lối Động Tĩnh, thành một qui tắc, thành một Đạo Lý, hoặc thành một Đảng phái, suy từ đại thể mênh mông, mà về một khóm nhỏ xíu đều là như vậy. Dưới đây là hình thể của Quái Lý liên quan, kèm theo câu chuyện văn phòng thương mãi bị Dịch đổi chỗ của nó, mà nó vẫn trơ trơ chỗ cũ. Cái khó của chúng ta, nên chú ý học ý nghĩa quẻ này là từ ở lý mà diễn về hình thể học. Trang quẻ lần 1 được Thiên Sơn Độn, Thiên Phong Cấu, Hỏa Sơn Lữ. Lý vô tư này đọc là: Lui ẩn, Cấu kết, Đỗ nhờ. Nhà Dịch học sẽ nói rằng: Văn phòng thương mãi ấy lui thụt (lui ẩn) mà dính liền vách (cấu kết) với khách sạn (đỗ nhờ). Trang quẻ lần 2 cách vài hôm sau được Hỏa Sơn Lữ, Trạch Phong Đại Quá, Thiên Sơn Độn. Lý vô tư này đọc lên là: Đỗ nhờ, Cả quá, Lui ẩn.
Nhà Dịch học sẽ nói rằng: khách sạn (đỗ nhờ) xây cất to quá (cả quá) mà thành ra khuất ẩn văn phòng thương mãi (lui ẩn). Trên là phần lý thuyết, còn dưới đây là hình thể học, xin diễn ra để có thể quan sát hoặc ý thức rõ rệt dễ hơn lý.
Văn phòng Thương mại Khách sạn
Độn - Cấu - Lữ
Lữ - Đại Quá - Độn
A
B
Đây là con đường thiên hạ hai đầu đi lại. Nếu ta trang quẻ lần thứ nhất thì có nghĩa là ta đi từ A đến O thì ta thấy văn phòng thương mãi ẩn lùi và liền vách với quán trọ. Nếu ta trang quẻ lần thứ hai thì có nghĩa là ta đi từ B đến O thì ta thấy quá trọ to quá là
khuất ẩn văn phòng thương mãi. Suy ra trong ấy các việc động của chúng ta đi lại chiều này hoặc chiều khác mà sinh ra vị trí
văn phòng thương mãi bị đổi chỗ, các việc Động Tĩnh trong chúng ta cùng với thời đại hoặc là các cái vần vũ chung quanh ta cũng đều bị biến đổi thành ra xa đường hơn hoặc gần hơn,
theo Quái Nghĩa trên thì mỗi chiều có một Lý riêng, nhưng tựu trung hai cái mới sinh ra Lý, Lý là khởi từ ở hai cái, văn phòng và quán trọ vậy.
QUÁI NGHĨA Ví dụ: Bữa nọ lòng bạn muốn tìm một đề mục trong tuyển tập có 74 trang, tức mình tìm hoài không biết nó ở khoảng nào, vào trang thứ mấy. (Tuy các vấn đề này đều là vô ích song trên sự học vấn các bạn cũng nên biết qua về sự huyền diệu Dịch lý động hào) Năm Tuất Tháng Giêng Ngày mùng Giờ Tỵ 6x6
11 1 21 33 + 6 39
8x4 8x4
Dịch tượng là Thiên Sơn Độn động hào tam. Xét thấy hào tam là Hạ Quái, mà Quái thì có 6 hào. Tập sách có 74 trang. Trước hết bạn lấy số 74 trang chia cho 6 hào thì bạn được 74 : 6 = 12 còn dư 2. Nếu cẩn thận hơn thì nên chia con số 74 trang này làm hai phần: một phần thuộc về Thượng Quái, còn một phần thuộc về Hạ Quái, thì bạn được Thượng Quái 37 trang, Hạ Quái 37
trang. Thứ đến bạn lấy số 37 ấy chia làm 3, tức là chia cho tam hào thì bạn sẽ được con số 12 còn dư 1, số 1 này là của chung ba hào bạn để riêng ra. Giả sử tiếp đó bạn lại đem con số 12 đó chia cho 3 hào nữa thì bạn sẽ được con số 4. Khi còn suýt soát với ba hào thì đừng chia nữa. Khi nãy bạn chia số 37 cho 3 hào thì bạn được con số 12 còn dư 1. Bây giờ bạn muốn cho chín chắn thì hãy nhập số 1 còn dư khi nãy với con số 4. Vậy, bạn sẽ được tất cả là 5 trang trong tập sách. Nhưng thật ra không phải trọn 5 trang, vì nếu đúng lẽ thì con số dư 1 đã bị chia thành ra là 0,3333…. Trở lại vấn đề bạn có 5 trang nhưng thật ra không trọn đủ 5 trang. Bây giờ ta tạm nói là 5 trang, như vậy từ trang 37 đến trang 41 có cái đề mục của mình muốn tìm. Chớ nên thoả mãn, bạn hãy trở về Quái Lý là Thiên Sơn Độn, bạn hiểu nghĩa là ẩn trốn. Vậy thì nó là 38, 39, 40. Lại trở về Quái Lý nhỏ hơn nữa, với cái lý Độn thì bạn biết nó là trang 39, xong rồi lại trở về cái lý Độn thì bạn sẽ biết thêm cái đề mục ấy nó không ở đầu trang hay cuối trang mà nó phải ở khoảng giữa trang. Lại trở về với cái lý Độn nữa thì bạn sẽ biết là cái đề mục ấy thụt vào một chút vì chấm xuống hàng.
Còn khi bạn muốn hiểu tinh vi hơn, tinh diệu hơn thì phải học Quái Lý liên quan để đọc nội tâm của tất cả cái gì mà người đời thường gọi là vô tri, vô giác. Nhưng đối với Dịch Lý thì chúng đều có tri giác của chúng với xã hội của chúng, xã hội của vật thể. Nếu nó chẳng có xã hội của nó thì sao nó thành hình bóng và chúng ta làm sao có mà sử dụng.
BIẾN THÔNG THIÊN ĐỊA TẤT YẾU Phàm người học Dịch đều nên biết (tất yếu): mỗi vật đều có một thân hình, mỗi thân hình đều có Âm Dương, thượng hạ, tả hữu. Khi một Dịch Tượng đã tính xong là sáu vạch, thành 6 vạch là thành một Quái Lý, Quái Tượng. Quái Lý đó đối với người nói Dịch, học Dịch, giảng Dịch thường phải ví như là một trạng thái, một cảnh huống, một sự kiện, một khí vật, một vận thế… Dịch học sĩ phải nhân Quái Lý ấy mà điều lý trên bất cứ vấn đề nào, có biến thông được như vậy thì mới rõ được cơ vi động tĩnh khắp muôn phương. Chỉ có một Quái Lý rồi người học Dịch đem Quái Lý đó soi vào trên mọi sự, vật, việc mà hội lý quán thông, biến thông thấy biết được là do ở lòng vô tư, vô tư có được là do ở tu tâm dưỡng tánh, càng trau giồi thì Đức Thần Minh càng tỏ rạng, có thể thấu suốt muôn trùng. Muốn thấu suốt muôn trùng thì trước phải học biết cho rõ nghĩa lý của mỗi Quái Tượng (Dịch Tượng) mỗi ngày phải theo dõi Quái Nghĩa để nhìn biết hiện tượng ý tượng của Quái Lý mỗi giờ mỗi khác, nhiều ngày như vậy thì mở rộng được kiến thức. Người đời khó đạt được Dịch là tại chẳng học Dịch Lý, là lại chỉ học từ chương chết nghĩa, và cũng bởi chưa hiểu rõ rằng nghĩa lý của từng Quái một mà đã vội vã đi sâu vào Dịch rốt cuộc sẽ mất lý, mất đường lối, rồi mất lòng tự tin mà đâm ra chán nản cũng nên. Dưới đây là ví dụ nêu ra để làm đường lối học Dịch và cũng là phép biến thông tất yếu cho người học Dịch và muốn nói Dịch. Trong cõi trời đất mênh mông bát ngát mà lòng người hay ta có lúc muốn biết cớ sự động tĩnh ra sao, năm nay, ngày nay hoặc giờ nào tùy lúc muốn thì Dịch sẽ trả lời ngay trong khi bạn tính xong một Dịch Tượng. Biết rằng mỗi người là một trường hợp, đứng trong một cục diện hay cục bộ khác nhau mà nguyên lý thì chỉ có một. Cái chỉ có một ấy nay xin dẫn chứng cớ mọn dưới đây. Ví dụ: Ta tính được Dịch Tượng là Hỏa Sơn Lữ, Quái Nghĩa là Khách giả, cứ theo khoa Động Tĩnh Học thì bạn biết là khách động, hoặc suy xét về trong nhà thì người ở đậu có chuyện, suy về nhà quán thì là quán trọ, quán nước, tiệm hớt tóc có chuyện, suy về tĩnh vật trên một chiếc xe là cái yên phụ để chở thêm, suy về xuất dương cư ngụ là ngoại trú, suy về sự thể là tạm ghé, đại khái cái nguyên lý của nó là khách giả là đổ nhờ tá túc, biết thích nghi với hoàn cảnh xã hội, thời đại, thì biết được chính xác là vì mỗi khi đã tính xong một Dịch Tượng, trước tiên nên xét thế vị thân mình, nếu không có lý đó với Dịch Tượng đó, thì phải xét đến bàn cận vãng lai, thứ mới đến bản xóm, rộng ra nữa là làng tỉnh của mình đang ở, hơn nữa là một quốc gia hay quốc tế. Cứ từ từ mà xét ắt sẽ thấy được Quái Lý đó thuộc về cho mình hay bàn cận thân thích, bổn xóm hay quốc gia thế sự, đạo lý,… Khi chưa tính xong Dịch Tượng mà lòng người hay ta muốn biết trong ngày nào, giờ nào thì Dịch Tượng có nghĩa cho ngày đó, giờ đó…
THIÊN QUAN THẾ GIỚI HỆ Thiên Quan Thế Giới hệ tức là khắp hoàn cầu đều sống trong vòng nhật nguyệt tinh thần hoặc muốn lấy ngày làm đêm hay lấy đêm làm ngày cũng đều là ảnh hưởng không khác được, vẫn phải đứng trong Vũ Trụ Dịch, trong luật Tạo và Hóa. Quí vị có thể áp dụng Động Tĩnh Công Thức Hữu Thường nhưng phải biết nhìn, sau thời kỳ nhuần nhã thì chỉ ở trong lòng bàn tay chớ chẳng có gì là khó khăn cả Thiên Quan Thế Giới hệ đồ
CAMBRIDGE BALTIMORE CAROLINA CASABLANCA Thiên Sơn Thiên Địa Thuần Kiền Thiên Trạch
TỴ
NGỌ THÂN MÙI Địa Địa Thuần Địa I.WRANGELL I.WRANGELL Thủy Sơn Khôn Thiên Thiên Thủy Thiên Thủy Địa Địa THÌN THÌN Phong Trạch Địa Địa I.WRANGELL I.WRANGELL Lôi Hỏa Thiên Thủy Thiên Thủy Địa Địa Địa Địa THÌN THÌN Hỏa Trạch Thiên Lôi BOMBAY AUSTRALIA TOKYO VIỆT NAM Thiên Phong Thiên Lôi Thiên Hỏa Thiên Trạch TÍ HỢI DẦN SỬU CÁCH NHÌN BẢN ĐỒ Ví dụ: hôm nay ở Việt Nam giờ Tí, Dịch Tượng là Địa Thiên Thái, vòng vuông ở trong, nhưng trên một xứ khác đã đến giờ Ngọ thì Việt Nam có Dịch Tượng là Thiên Trạch Lý ở vòng tròn ngoài (giờ Tí). Còn ở sau Việt Nam là Địa Trạch, Địa Lôi giờ Dậu, Hợi. Trên bản đồ tôi đã ghi các xứ để làm ví dụ nếu Việt Nam có Dịch Tượng Địa Thiên thì lúc bấy giờ Tokyo là Địa Trạch, Honolulu Địa Lôi, Cambridge là Địa Thủy… Cứ thế mà xem muôn việc đều đi đứng nằm ngồi như vậy. Tóm lại muôn vật đều qui về Âm Dương Nhất Lý nhưng vì người đời chân thật, chất phác quá nhiều không suy lý được, cớ sự thiên hạ như vậy nên đã thúc đẩy cho tài liệu Tiên Thiên triết lý và Lý Số Học này góp mặt với thời đại.
Đã đành là Lý Học chớ không phải Số Học nhưng có Số Lý mới tạo được hoàn cảnh đưa người về đến Lý Học. Lý thì vô hình mà lại là tất cả mọi bóng dáng. Lý là không tên mà lại là ở trong tất cả mọi tên. Lý là không có số mấy mà lại là mọi số. Chớ nếu Lý mà chẳng có số Lý, bóng dáng, tên tự thì hóa ra Đạo của biển cả, Vũ Trụ không có cửa để mà vào sao? (không có pháp
sao?) Đạo người ở trong đó sao lại không có pháp. Nên biết trong tập tài liệu này chỉ đưa ra có 4 công thức Động Tĩnh như là mở ra 4 cửa cho tứ phương thiên hạ duy có Động Tĩnh Công Thức Hữu Thường là cánh cửa xem chừng như sẽ được đa số bước vào, đó là tại vận hội Dịch Lý thời nhân chớ chẳng có gì lạ, khi quá thời sẽ biến cách. Vả lại, giây, phút, giờ, ngạy, tháng, năm, thế, vận, hội, ngươn cũng chỉ ở như cái vòng tròn nhỏ của một ngày có 12 giờ (Tí, Sửu,…) là vấn đề không gian, thời gian lẫn lộn ở trong. Ví dụ: ta liệt ngươn, hội, vận đã qua vào không gian thì ở một thế thuộc thời gian hoặc lúc chưa có lịch số thuộc không gian thì lịch số thuộc thời gian, hoặc nhỏ lại giờ, phút, giây là
không gian thì vô giây là thời gian. Đó là vấn đề gần tới chỗ siêu nhiên, nó cũng gần giống như vấn đề siêu thanh và ánh sáng. Vậy đâu có phải số mấy nhất định, ai gán số lên trên bóng dáng Quái Tượng, Dịch Tượng ấy chỉ là ý muốn nói có Lý đó, hình bóng đó, nhưng một hình bóng Dịch Tượng là tất cả mọi hình bóng, vậy thì mỗi một hình bóng là có số Lý riêng của nó vậy. Thiện học giả nên hiểu rõ điều đó kẻo nhầm lẫn như số Số Học hoặc Tượng Số Học. Ở khoa Lý Số chỉ mượn Dịch Tượng để nói Lý, mượn số Lý để tường trình về thứ tự. Vậy Dịch Lý là từ manh nha động trong hoàn toàn Tĩnh từ lúc chưa Tạo Lập Vũ Trụ, chưa có trời đất và đến nay vẫn y có một luật tuần tự và trật tự, người đời có thể tham khảo ở phạm vi loài người thuộc Hậu Thiên, hãy cứ theo Quái Nghĩa mà suy lý thì đạt được Lý chẳng sai. Tập 1 đã suy diễn cho phần Dịch Lý nhập môn thuộc về Tiên Thiên triết lý đến đây là dứt, vì sự vội vã cũng như về phương tiện ắt không làm sao tránh khỏi được sự vụng về thiếu sót. Phần đầy đủ nối tiếp về Triết thuyết này cũng như các bí quyết về Tiên Tri, Tiên Giác sẽ được suy diễn nếu một khi đã được đa số dân tộc Việt Nam công nhận và chấp nhận cũng như đã hội lý ở trong tập 1 này, vấn đề này đòi hỏi về thời gian kế tiếp vậy. Viết xong ngày mồng 9 Kỷ Mùi giờ Dậu tháng 10 năm Ất Tỵ (1965) XUÂN PHONG và HỒNG TỬ UYÊN
MỤC LỤC Nội dung Trang - Sơ đồ tiến hóa của Vũ Trụ ……………………………………………… - Lời tựa …………………………………………………………………... - Lời nói đầu ……………………………………………………………… - Cách đọc sách theo phương pháp của khoa Dịch Lý …………………… - Đại cương ………………………………………………………………..
1. Định nghĩa ………………………………………………………... 2. Nguồn gốc ………………………………………………………... 3. Tiến trình của Vũ Trụ …………………………………………….. A- Lưỡng Nghi ……………………………………………..
- Khởi thuận hành ……………………………………… - Khởi nghịch hành …………………………………….. B- Tứ Tượng ………………………………………………. - Khởi hữu hành ………………………………………... - Khởi tả hành ………………………………………….. 4. Ký hiệu của Âm Dương ………………………………………….. 5. Âm Dương với các thể hiện ……………………………………… - Lý số là gì? ……………………………………………………………… - Hậu Thiên luận Tiên Thiên ……………………………………………... 38 - Tiên Thiên Triết Lý và Lý Số Học ……………………………………… - Đại khái về Động Tĩnh công thức ………………………………………. a/- Động Tĩnh Công Thức Bất Thường ……………………………... b/- Động Tĩnh Công Thức Hữu Thường ……………………………. - Phép lập Quái …………………………………………….. - Phép an Dịch Tượng ……………………………………... - Phép lập Hộ Quái ………………………………………… - Phép lập Biến Quái ………………………………………. - Phép tìm hào động ……………………………………….. - Tối cần về phép nói Dịch ……………………………………………….. - Quái Lý ……………………………………………………………. - Lục hào lý sự ………………………………………………………. - Phép nói Dịch co giãn nặng nhẹ ………………………………………… - Nói Dịch do Đơn Quái …………………………………………….. - Nói Dịch do Chính và Biến Quái ………………………………….. - Quái Lý liên Quan sơ giải …………………………………………. - Quái Nghĩa quan trọng về hào động ………………………………. - Biến thông Thiên Địa tất yếu …………………………………………… - Thiên quan Thế giới đồ ………………………………………………….
1 2 3 5 6 6 7 13 14 14 15 16 16 19 20 24 37 40 44 45 49 55 56 56 57 57 59 59 60 61 63 64 65 72 74 75