Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
VINH DANH VĂN HIẾN VIỆT __________________
NHẬT TÂM - KINH DỊCH TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Tác giả: NGUYỄN QUỐC THỊNH
Huntington, WV, United States – 7/2010 1
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
MỤC LỤC Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4
...
4
1. Sự
cần
thiết
nghiên
cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
4 4
2. Mục đích nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ...
4 4
3. Đối
tượng
và
phạm
vi
nghiên
cứu
........................... 4. Phương pháp nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ... 5. Dự
kiến
đóng
góp
của
đề
tài
................................ CHƯƠNG I: MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ NỀN VĂN HIẾN
5
VĂN LANG, HỆ NHẬT TÂM VÀ KINH DỊCH
1.1. Một số di sản của nền văn hiến Văn Lang
5
1.2. Các khái niệm liên quan đến hệ Nhật Tâm và Kinh Dịch . . . . .
5
....
5
1.3. Các quan niệm về vũ trụ
5
1.4. Một số thành tựu của khoa học phương tây về hệ mặt trời
6
1.5. Một số vấn đề về KD
8
1.6. Tổng hợp một số quan điểm đáng chú ý liên quan đến lịch sử, văn hóa nhà nước Văn Lang CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, SUY LUẬN, TÍNH TOÁN VÀ CHỨNG
9
MINH MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỆ GIỮA THUYẾT NT VÀ KD
2.1. Phân tích, suy luận mối liên hệ giữa thuyết nhật tâm và kinh dịch 2.2. Tính toán lý giải Kinh Dịch theo thiên văn học hiện đại
9 9 16
2.3. Kết luận sơ bộ về mối liên hệ giữa KD và quan niệm hệ NT CHƯƠNG III: VĂN HIẾN VĂN LANG VÀ NHẬT TÂM, KINH DỊCH
17
3.1. Văn hiến Văn Lang với quan niệm NT và KD
17 2
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
3.2. Bằng chứng vật thể
20
3.3. Bằng chứng phi vật thể
23
KẾT LUẬN
27
Tài liệu tham khảo
28
3
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Lời nói đầu: Trong phạm vi bài viết, người viết chỉ mong muốn thể hiện quan điểm cá nhân về lịch sử văn hóa các triều đại Hùng Vương và mối liên hệ của nền văn hiến này với các quan niệm về vũ trụ và Kinh Dịch. Đây là cái nhìn hoàn toàn chủ quan của người viết với nỗ lực góp tiếng nói làm sáng tỏ nguồn gốc Kinh Dịch cũng như Lịch sử hình thành của dân tộc Việt Nam. Do người viết tuổi đời còn trẻ, hiểu biết về lĩnh vực văn hóa, lịch sử còn rất hạn. Mặt khác chủ yếu theo tây học từ nhỏ, ít có điều kiện tiếp xúc và tìm hiểu về văn hóa cổ phương Đông nên bài viết này chắc chắc sẽ còn rất nhiều thiếu sót. Kính mong các bậc cao nhân, tuổi cao đức trọng, hiểu biết thâm sâu không phật ý mà trách tội. Cũng do nguyên nhân hiểu biết không sâu nên người viết không phân tích dài dòng. Chỉ cốt đưa ra luận điểm và chứng minh giải thích ngắn gọn, rõ ràng nhất có thể theo khả năng của mình.
4
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu - Văn hóa cổ phương đông trải qua nhiều thăng trầm lịch sử nên đã bị mất mát nhiều. Người viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ những góc khuất đã và đang bị vùi lấp bởi thời gian. 2. Mục đích nghiên cứu - Góp tiếng nói làm sáng tỏ nguồn gốc Kinh Dịch. - Làm rõ quan điểm vũ trụ quan thời Hùng Vương. - Tìm hiểu về lịch sử dân tộc Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Những quan niệm vũ trụ quan thời Hùng Vương và cả những di sản vật thể, phi vật thể thuộc dân tộc Việt Nam. - Kinh Dịch và âm dương, ngũ hành. - Quan niệm về vũ trụ lên quan đến âm dương, ngũ hành. 4. Phương pháp nghiên cứu - Dựa vào những thành quả của khoa học hiện đại để lý giải vũ trụ quan, nhân sinh quan trong Kinh Dịch. - So sanh, đối chứng, phân tích những điểm bất hợp lý và so sánh với những di vật, di sản văn hóa để làm sáng tỏ nguồn gốc vấn đề. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài - Tìm nguồn gốc của kinh dịch. - Xác định quan điểm vũ trụ quan của thời đại Hùng Vương. - Xác định niên đại lịch sử dân tộc Việt Nam.
5
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
CHƯƠNG I MỘT SỐ NHẬN THỨC CHUNG VỀ NỀN VĂN HIẾN VĂN LANG, HỆ NHẬT TÂM VÀ KINH DỊCH
1.1.
Một số di sản của nền văn hiến Văn Lang Theo thống nhất chung hiện này của giới sử học, Triều đại Hùng Vương
kết thúc nào năm 258 trước công nguyên. Tuy nhiên nước ta hiện vẫn giữ được một số di sản từ triều đại này truyền lại. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ xin nêu ra một vài di sản mà người viết biết có liên quan đến bài viết này. Di sản vật thể: Trống Đồng Đông sơn. Di sản phi vật thể: phong tục làm bánh trưng bánh dày vào dịp lễ tết. Bên cạnh đó còn có những dòng tranh dân gian như tranh Đông Hồ, Tranh Hàng Trống {11} với những bức Tranh đầy ý nghĩa như tranh lợn âm dương, tranh Ngủ hổ Hàng Trống. Mặc dù rất khó để khẳng định thời gian xuất xứ của nó nhưng nó có giá trị rất lớn khẳng định văn hóa truyền thống Việt Nam. 1.2.
Các khái niệm các quan niệm về vũ trụ Theo hiểu biết còn hạn chế của người viết thì mãi đến giữ thiên niên kỷ
thứ 2 người đầu tiên công khai quan điểm trái đất và các hành quay quanh mặt trời. Đó là nhà Thiên văn phương tây lỗi lạc Copernic (1473 – 1543). Trước ông người viết chưa thấy có ai hay nền văn hóa nào đương đại có quan điểm vụ trụ quan Trái Đất và các thiên thể quay xung quanh mặt trời. Tri thức chung thời bây giờ vào thời điểm khi Copernic mất là Trái Đất là trung tâm của mũ trụ, các vì sao và thiên thể xoay quanh nó. (Theo vốn hiểu biết còn hạn chế của người viết). 1.3.
Một số thành tựu của khoa học phương tây về hệ mặt trời
a. Công thức tính lực hấp dẫn của Newton:
Với: G là hằng số hấp dẫn. G = 6.67 x 10-5 N.km²/kg² M, m là 2 vật đang xét. r là khoảng cách giữa hai vật. 6
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Trọng lực tiêu chuẩn: Trọng lực tiêu chuẩn ký hiệu g0 or gn là gia tốc danh định gây ra bởi trọng lực Trái đất ở độ cao tương đương mặt biển. Theo định nghĩa, nó tương đương 9.80665 m/s2. b. Dựa vào những thành tựu của khoa học hiện đại ta có thông số các hành tinh trong hệ mặt trời như sau Bảng 1. Thông số về các hành tinh (nguồn Nasa {9}) TT (1) 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0
Tên Thiên thể (2) Pluto – Diêm vương tinh Neptune – Hải vương tinh Uranus – Thiên vương tinh Sartun – Thổ tinh Jupiter – Mộc tinh Mars – Hỏa tinh Earth – Trái đất Venus – Kim tinh Mecury – Thủy tinh Sun – Mặt trời
Khối lượng (Kg)
Khoảng cách tâm thiên thể đến tâm mặt trời (Km)
(3) 1.3000E+22 1.0244E+26 8.6849E+25 5.6851E+26 1.8987E+27 6.4185E+23 5.9737E+24 4.8685E+24 3.3022E+23 1.989E+30
(4) 5,906,380,000 4,498,252,900 2,870,972,200 1,426,725,400 778,412,020 227,936,640 149,597,890 108,208,930 57,909,175 0
Ký hiệu : 1.3E+22 = 1.3 *10^22 (bảng tính Excel hiểu dấu chấm là dấu phẩy) c. Mô hình hệ mặt trời theo vũ trụ hiện đại Mặt trời ở trung tâm. Các hành tình quay quanh mặt trời với số thứ tự như trong bảng 1 Thông số về các hành tinh. Hiện nay Diêm vương tinh không được coi là hành tinh nữa nhưng người viết vẫn để Diêm vương tinh trong danh sách tính toán nhằm đảm bảo tính khách quan. 1.4.
Một số vấn đề về Kinh Dịch Thực tế người viết còn quá trẻ (tuổi đời chưa tới 30). Mặc dù đôi lần cầm
đọc Kinh Dịch nhưng phần vì hiểu biết chưa đủ, thiếu kinh nghiệm sống thực tế. Mặt khác Dịch lý có những khúc mắc lớn thất truyền từ xưa nên người viết không cách gì hiểu nổi. Nếu là đọc dịch thì cũng chưa trọn chứ chưa nói đến việc nghiên cứu dịch lý. Tuy nhiên người viết mạnh dạn viết bài này với hy vọng 7
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
“lấy vô chiêu thắng hữu chiêu”. Lấy cái không hiểu để mà tìm giải với phương trêm đơn giản hóa hết mức có thể. Trong quá trình đọc Dich người viết cũng cảm thấy thắc mắc lớn như nhiều tác giả nghiên cứu dich đã nêu ra: - Nguồn gốc Hà Đồ, Lạc Thư? - Tại sao Hà Đồ, Lạc Thư có cả âm dương ngũ hành nhưng trong quẻ dịch thì yếu tố âm dương và ngũ hành không hề ăn nhập? - Tại sao lại chỉ chồng 3 hào để tạo ra bát quái. Tại sao không chồng thêm 1 hào nữa để ra có thể là ra bộ Kinh mới có nhiều quẻ hơn và mỗi quẻ có 8 vạch? Như vậy cũng không hề mâu thuẫn và hoàn toàn có thể làm được nếu chỉ biện luận. -
Hà Đồ lập ra dựa trên nguyên lý nào mà các quẻ Kinh lại có thể phản ánh
được thực tế khác quan khi dùng dự đoán? Hay việc dự đoán dịch chỉ mang tính hên xui dựa vào mấy đồng xu và mấy ý nghĩa sẵn có mà người viết không hiểu là dựa vào điều gì mà tiền nhân lại có thể gán nghĩa cho từng quẻ, từng hào? - Nói tóm lại là vô cùng khó hiểu. Người viết đã đọc một số sách, bài viết, tranh luận. Thực sự là nhiều lúc chẳng biết ai nói đúng ai nói sai. Bởi vì tất cả đều là học thuật. Nói A thì là A mà nói B thì là B rút cuộc người viết cũng không biết ai đúng ai sai. Bởi vì theo người viết nghĩ nó là học thuật. Mà học thuật thì có rất nhiều trường phái nên người viết chịu thua không thể phân biệt. Tuy nhiên, dù ai đúng ai sai thì họ đều có cái cơ sở và cái lý của mình. Trong bối cảnh nguyên lý gốc của dịch học thất truyền thì không làm sáng tỏ được cũng là điều dễ hiểu. Có điều đọc những luồng tư tưởng đó kiến người viết sáng đầu óc ra nhiều về lý luận Dịch lý. Sau đây là một số quan điểm Dịch học rất đáng tham khảo: - Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam? {10} (Tài liệu tham khảo 10) - Hà đồ trong văn minh Lạc Việt {11} - Giải mã: hậu thiên bát quái Văn Vương {5} - Bàn lại lịch sử hình thành kinh dịch {4} - Cội nguồn kinh dịch và thuyết âm dương ngũ hành {3}
8
Nguyễn Quốc Thinh
1.5.
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Tổng hợp một số quan điểm đáng chú ý liên quan đến lịch sử, văn hóa nhà nước Văn Lang
- Vải sợi thời văn hóa Đông Sơn. {1} - Văn minh Lạc Việt - cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh dịch. {2} - Đối thoại với thiền sư Lê Mạnh Thát {6} - Bãi đá cổ Sapa từ góc độ một bài viết {7}
9
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH, SUY LUẬN, TÍNH TOÁN VÀ CHỨNG MINH MỐI LIÊN HỆ GIỮA HỆ GIỮA THUYẾT NHẬT TÂM VÀ KINH DỊCH
2.1.
Phân tích, suy luận mối liên hệ giữa thuyết nhật tâm và kinh dịch Thực ra do hiểu biết quá hạn chế về lịch sử, văn hóa phương đông (có thể
coi là ngoại đạo trong lĩnh vực này) nên người viết gặp những khó khăn nhất định khi đọc dịch. Tuy nhiên người viết lại có một lợi thế cơ bản mà chắc nhiều nhà nghiên cứu lâu năm chẳng bao giờ “mắc phải”. Đó là hồn nhiên sử dụng vũ trụ quan Nhật tâm vào hiểu Kinh dịch. Sự tình cờ may mắn này rất có ý nghĩa trọng trong phát hiện của người viết. Một số căn cứ để người viết suy đoán sự lên hệ giữa Kinh Dich và Thiên Văn: - Hà Đồ, Lạc Thư không rõ nguồn gốc nhưng có khả năng dựa vào thiên văn. - 5 Hành tinh trong thái dương hệ được biết từ rất sớm mang đủ tên ngũ hành. Cùng với mặt Trăng và Mặt trời (tượng trưng cho âm dương). Người viết nghĩ có thể mỗi hào trong dịch liên quan gì đó với 1 hành tinh chăng? - Khoa học phương tây đã ghi nhận có những thời điểm trong hệ mặt trời xếp thẳng hàng Thủy, Kim, Trái đất, Hỏa, Mộc và Thổ tinh xếp gần như thẳng hàng trong mặt phẳng quỹ đạo. 2.2.
Tính toán lý giải Kinh Dịch theo thiên văn học hiện đại Hiện tượng dự báo dùng Kinh Dịch là một thực tế khách quan. Kinh dịch
được nhiều học giả khẳng là một phương pháp dự báo khoa học của phương đông cổ đại. Thâm chí không ít người còn khẳng định quy luật của Dịch còn bao trùm cả vũ trụ, vạn vật. Như vậy Kinh dịch nhất định phải phù hợp với những Thiên Văn học hiện đại và quan niệm Nhật tâm. Vậy ta thử dùng tính toán dựa trên kết quả của thiên văn học hiên đại (theo lý thuyết hiên đại) để lý giả Hà Đồ: Bảng 2.
10
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Mục đích của bảng này, người viết tính toán lực hấp dẫn của các hành tinh với trái đất (số thứ tự 3a- Bảng 2). Do các hành tinh có quỹ đạo quanh Mặt trời là hình elip có độ lệch tâm nhỏ (không đáng kể so với khoảng cách bán trục lớn của nó). Vì vậy có thể coi quỹ đạo các hành tinh là những đường tròn đồng tâm. Lấy số tính toán là đường kính bán trục lớn của quỹ đạo tương ứng với mỗi hành tinh để tính toán (số liệu nguồn từ website của Nasa – trung tâm hãng không vũ trụ Hoa Kỳ). Lực hấp dẫn được tính cho mỗi hành tinh khi nó ở gần Trái đất nhất (các vị trí a) và cho vị trí xa trái đất nhất (vị trí b). Mô hình có thể hình dung như sau cho dễ tính toán (mô hình này không đồng nghĩa với việc buộc các hành tinh phải thẳng hàng mà chỉ để dễ tính toán khoảng cách giữa các hành tinh khi chúng ở gần và khi ở xa trái đất nhất mà thôi).
TĐ
MT
TĐ
9a – 8a – 7a – 6a -5a – 4a – 3a – 2a - 1a – 0 – 1b - 2b - 3b - 4b - 5b - 6b - 7b - 8b - 9b
Mặt trời và vị Trí 2b chỉ dùng để làm cơ sở tính toán. Như vậy sau khi công trừ số học ta được kết quả ở cột (5) - Khoảng cách các thiên thể đến Trái Đất (3a). Áp dụng công thức tính lực hấp dẫn của Newton
Với: G là hằng số hấp dẫn. G = 6.67 x 10-5 N.km²/kg² M là khối lượng Trái đất. m là khối lượng hành tinh đang xét. r là khoảng cách giữa hai vật. - Ta được kết quả ở cột (6) - Cột (7) chính là hiệu số lực hấp dẫn giữa các hành tinh với trái đất của điểm gần nhất và điểm xa nhất.
11
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
- Cột (8) Ta chia các số của cột (7) cho biến thiên lực hấp dẫn của sao thủy. Ý tưởng của việc chia cho lực hấp dẫn của sao thủy là vì độ số của nó là 1 trong Hà đồ và Lạc Thư (khi tính toán thì ng viết cũng thấy nó bé nhất trong 4 hành tinh còn lại được biết đến từ xưa Thổ, Mộc, Hỏa và Kim tinh). (Chú ý: Dựa vào công thức của Newton, sau việc thực hiện phép chia này ta thu được kết quả mà việc tính toán kết quả cột (7) này thực chất không cần đến thông số hằng số hấp dẫn và khối lượng trái đất). Có thể người xưa đã sử dụng một cách nào đó để định lượng được sự biến thiên ảnh hưởng của các thiên thể lên trái đất một cách khá chính xác. Nhìn vào số liệu cột (8) dễ thấy Diêm vương tinh có biến thiên lực hấp dẫn quá bé so với Sao thủy nên sau phép chia bị làm tròn còn 0. Thiên Vương Tinh và Hải vương tinh cũng có biến thiên lực hấp dẫn rất bé so với Thủy tinh. Cột (9) là gán độ số cho 5 hành tinh. Ta có giống như Hà Đồ. Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3, Kim 4 và Thổ 5. Tại sao gán như vậy? Sao thủy và sao Hải Vương (xanh nước biển) cung hành thủy nên độ biến thiên cộng lại với nhau. Sao Thiên vương và sao Kim cùng hành Kin nên cộng lại với nhau. Trái đất và sao thổ cùng là thổ nên cộng lại với nhau. Vấn đề là trái đất không thể có 2 vị trí xa nhất và gần nhất với chính nó được. Vậy đặt Sao thổ ở vị trí trung tâm Hà đồ với độ số 5 Kể như là hợp lý. Thực ra nếu tính tổng biến thiên lực hấp dẫn thì cặp Trái Đất – Thổ tinh còn thua xa Thổ tinh và Kim tinh. Vậy sao không gán cho nó số 3 thay vì số 5. Tuy nhiên ý nghĩa số 5 trong Dịch lý có ý nghĩa lớn. Người viết không đủ trình độ để giải thích căn kẽ sự quan trọng này. Nếu tính sự ảnh hưởng của trái đất lên 1 điểm ngay sát tâm của nó thì giá trị của nó là vô cùng. Khi đó tổng hợp của yếu tố Thổ sẽ là vô hạn. Lấy số 5 cũng là hơp lý. Có một điều trùng hợp là gia tốc trọng trường của trái đất là 9.8 trên bề mặt trái đất! Sai khác với 10 không là bao, thật là trùng hợp. Tuy nhiên điều này không có ý nghĩa nhiều lắm vì số 9.8 tùy thuộc vào đơn vị đo còn 10 kia chỉ là số mang tính chất tượng trưng. 12
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Hà Đồ
6
1 Thủy
8
4 Kim
5
3 Mộc
9
10 2 Hỏa
7
Việc tính tiếp các độ số còn lại và tại sao độ số lại ở các ngôi như trên hình thì người viết cũng không có kiến giải gì mới. Do hiểu biết về dịch lý còn hạn chế nên xin phép không bàn sâu thêm.
13
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Bảng 2. Bảng tính toán lực hấp dẫn:
TT
Tên Thiên thể
(1) 9a 8a 7a 6a 5a 4a 3a 2a 1a 0 1b 2b 3b 4b 5b 6b 7b 8b 9b
(2) Pluto Neptune - thủy Uranus - kim Sartun - Thổ Jupiter - Mộc Mars - Hỏa Earth - thổ Venus - Kim Mecury - Thủy Sun Mecury - Thủy Venus - Kim Earth Mars - Hỏa Jupiter - Mộc Sartun - Thổ Uranus - kim Neptune - thủy Pluto
Khối lượng (Kg)
Khoảng cách tâm thiên thể đến tâm mặt trời (Km)
Khoảng cách các thiên thể đến Trái Đất (3a) (Km)
Lực hấp dẫn giữa các hành tinh
(3) 1.3000E+22 1.0244E+26 8.6849E+25 5.6851E+26 1.8987E+27 6.4185E+23 5.9737E+24 4.8685E+24 3.3022E+23 1.9890E+30 3.3022E+23 4.8685E+24 5.9737E+24 6.4185E+23 1.8987E+27 5.6851E+26 8.6849E+25 1.0244E+26 1.3000E+22
(4) 5,906,380,000 4,498,252,900 2,870,972,200 1,426,725,400 778,412,020 227,936,640 149,597,890 108,208,930 57,909,175 57,909,175 108,208,930 149,597,890 227,936,640 778,412,020 1,426,725,400 2,870,972,200 4,498,252,900 5,906,380,000
(5) 5,756,782,110 4,348,655,010 2,721,374,310 1,277,127,510 628,814,130 78,338,750 0 41,388,960 91,688,715 149,597,890 207,507,065 257,806,820 299,195,780 377,534,530 928,009,910 1,576,323,290 3,020,570,090 4,647,850,790 6,055,977,890
(6) 2.34E+27 3.24E+31 7.01E+31 2.08E+33 2.87E+34 6.25E+32 1.70E+34 2.35E+32 5.31E+38 4.58E+31 4.38E+32 3.99E+32 2.69E+31 1.32E+34 1.37E+33 5.69E+31 2.83E+31 2.12E+27
Chia cho lực hấp Hiệu số (*) dẫn của sao thủy (7) (8) 2.26E+26 0.00 4.03E+30 0.02 1.32E+31 0.07 7.15E+32 3.79 1.55E+34 82.16 5.98E+32 3.17 1.65E+34 1.89E+32
87.59 1.00
Độ số (9)
5 3 2 5 4 1
14
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Chỉ lưu ý là phép tính toán vừa thực hiện trong Bảng 2 không chỉ có ý nghĩa cho việc giải thích độ số. nó cho thấy 1 cặp bài trùng mạnh Kim (87.59)& Mộc (82.16) và một cặp bài trùng yếu Thủy (1+ 0.02) & Hỏa (3.17). Điều này giải thích tại sao lại có 2 cặp tương khắc như vậy. Đặc biệt Trong Bát quái cáp Thủy Hỏa luôn luôn đối đầu nhau. Vậy có lẽ Hà Đồ chọn phương Đông tây cho cặp Kim Mộc cũng có một phần nguyên nhân bởi 2 hành tinh này có biến thiên hấp dẫn lớn. Có thể vì như vậy bố trí cùng phương mọc và lặn của mặt trời. Liên hệ với các Hào trong 1 quẻ dịch. Có thể liên tưởng đến việc gán 3 căp hành tinh này mỗi hành tinh cho 1 hào. Tất nhiên là việc Gán phải theo thứ tự và quy tắc. Như vậy sẽ có 2 trường hợp đánh từ tâm mặt trời ra hoặc từ ngoài vào (tuy ở trên tính toán cả 9 hành tinh. Tuy nhiên Thiên Vương, Hải vương và Diên vương tinh ít ảnh hưởng nên không tác động nhiều. Mặt khác việc gán như dưới đây không có liên quan đến trị số mà chỉ liên quan đến ngũ hành nên vẫn hoàn toàn hợp lý và mang tính đại diện cao): Từ tâm ra
Từ ngoài vào
Hào 6
Thổ
Thủy
Hào cửu
Mộc
Kim
Hào 4
Hỏa
TĐ – thổ
Hào 3
TĐ – thổ
Hỏa
Hào 2
Kim
Mộc
Hào Sơ
Thủy
Thổ
Có thể thấy 2 cách gán mỗi hành tinh cho 1 hào như trên đều hợp lý. Tuy nhiên cách gán từ tâm ra có vẻ hợp lý hơn và đúng phù hợp hơn với Kinh dịch hiện tại: - Phép gán từ trong ra thể hiện tư tưởng nhất quán hệ Nhật tâm. - Trong giải thích từng hào, Kinh dịch rất chú trọng 2 cặp tương hỗ hài sơ và hào 4 (đứng đầu tiên trong nội quái và ngoại quá) và đặ biệt là Hào 2 và Hào 5 chủ của nội và ngoại quái. Trong khi 2 cặp hào 3 và hào 6 ít được chú ý hơn. 15
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Theo cách gán từ trong ra ta thấy rõ đó là vì 2 cặp Thủy Hỏa và và Kim –Mộc. Vậy kể như là hợp lý và sáng tỏ rất nhiều. Ngũ hành trong Kinh Dịch có lẽ cũng như vậy (vì hiện tại chưa có ai có kiến giải gì về việc việc gán ngũ hành cho 6 hào. Người viết đang nhận định dưới ánh sáng của tây học và thuyết nhật tâm.) - Việc gán từ tâm (hệ mặt trời) ra cho còn cho thấy điểm tương đồng là Sao Kin có lực tương tác lớn tại sao nó hay bị coi là sao xấu Thái bạch (kim tinh). Liệu có phải nó mạnh nhưng đứng vào vị trí âm- không trung nếu không đắc chính thì nguy to. Còn Sao Mộc được coi là tốt vì có phải nó ở ngôi cửu đắc trung. Nếu đăc chính nữa thì thật đạt thịnh như ở ngôi cửu ngũ chí tôn vậy. Kể ra cũng rất hợp lý với cách giải nghĩa của kinh dịch. - Với cách gán này cũng không còn phải thắc mắc tại sao quẻ dich lại chỉ có 6 hào mà không là 5 hào, 7 hào hay 8 hào. Ngũ Hành nhưng lại làm ra 6 hào cho 3 cặp tương ứng. Thật là hợp lý. (Do trình độ có hạn nên người viết chỉ viết ra những suy nghĩ cá nhân. Nếu không đúng cũng xin các cao nhân bỏ quá cho). Một chú ý nữa là người viết không chưa đề cập đến mặt trời và mặt trăng. Theo khoa học phương tây thì sở dĩ có hiện tượng nhật thực toàn phần mặt trăng gần như trùng khít lên mặt trời là vì khoảng cách của mat trời đến trái đất gấp 30 lần từ mặt trăng đến trái đất nhưng đường kính mặt trời cũng gấp 30 làn mặt trăng nên có hiện tượng như vậy. Mặc trời và mặt trăng tượng trưng cho âm và dương trong Kinh dịch vậy. Thực ra sự biến thiên của các lực hấp dẫn của các hành tinh khác nhau nhưng với quan niệm âm dương, ngũ hành không hề quan tâm đến trị số, không hề có phương, hoàn toàn vô hướng, cũng không có tham số thời gian. Quan niệm này là một công thức siêu vũ trụ. Áp dụng cho mọi nơi, Mọi địa điểm trong vũ trụ. Một quan niệm nữa trong Dịch lý cần chú ý có thể hiểu mọi vật có liên quan đến nhau; vũ trụ ảnh hưởng đến con người; không đặt vấn đề tâm của vũ trụ. Người viết đã từng đọc tác phẩm của ông hoàng vật lý Stephen Hawking Lược sử thời gian - trong đó có phần gỉa thuyết về nguồn gốc của vũ trụ. Có một 16
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
điều làm người viết chú ý là do quan niệm vũ trụ hình thành từ vụ nổ big Bang nên người ta cho là vũ trụ hình cầu và tiến hành tính toán & đo đạc nhằm tìm tâm của vũ trụ. Kết quả thật bất ngờ, vũ trụ đẳng phương và mọi điểm trong vũ trụ đều là tâm!!! Điều này chỉ đúng nếu à một điểm duy nhất (trong không gian 3 chiều). Nghĩ cũng thật khó hiểu. Nhưng điều đó lại một lần nữa cho thấy sự phù hợp của Kinh Dịch với khoa thực nghiệm hiện đại. Cho thấy Kinh Dịch và văn hóa phương đông còn vượt trước nhiều lý thuyết khoa học hiện đại. 2.3.
Kết luận sơ bộ về mối liên hệ giữa Kinh Dịch và quan niệm hệ Nhật Tâm Như vậy vào thiên văn học hiện đại và quan điểm Nhật Tâm vẫn thấy rõ
sự liên hệ của Kinh Dịch với thiên văn và hoàn toàn phù hợp ăn, khớp với quan niện Nhật tâm. Việc giải thích này đồng thời cũng thông tỏ rất nhiều điều về Kinh Dịch. Cần chú ý là với nhân thức về 5 hành tính Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ từ thời xa xưa (nếu theo thuyết địa tâm) con đã có thể tạo nên một môt hình thu nhỏ các hành tinh quay quanh trái đất. 3 hành tinh chưa biết đến không ảnh hưởng nhiều vì thực tế tính theo ngũ hành, âm dương vẫn mang tính đại diện cao.
17
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
CHƯƠNG III VĂN HIẾN VĂN LANG VÀ NHẬT TÂM, KINH DỊCH
3.1.
Giả thuyết về mối liên hệ giữa nền văn hiến Văn Lang với quan niệm Nhật Tâm và Kinh Dịch. Theo kết luận ở phần chương 2, Kinh Dịch có liên hệ mật thiết với thiên
văn và hoàn toàn phù hợp ăn khớp với quan niện Nhật tâm. Điều đó chứng tỏ lời của các học giả nghiên cứu Kinh dịch rất đúng. Kinh dịch là môn khoa học và quy luật bao trùm vũ trụ. Đến đây cần phải đặt vấn đề ngược lại là với quan niệm Địa tâm thì giải thích Kinh dịch như thế nào? Liệu có thể lập nên Kinh dịch với những triết lý phù hợp như hiện tại hay không? Bởi lẽ quan điểm vũ trụ quan theo kiểu địa tâm không phản ánh thực tại khách quan. Kinh Dịch liệu có phải thực sự dựa trên một nền móng không phù hợp với thực tế khách quan? Từ việc giải thích phù hợp độ số Hà Đồ, kinh dịch bằng thiên văn phương tây nêu trên cho Hà đồ và Kinh dịch phải dựa trên kiến thức thiên văn. Nếu quan niệm như hầu hết các quốc gia thời tối cổ và trung cổ (trước Copernic) là địa tâm. Mâu thuẫn ngay lập tức nảy sinh khi giải thích Kinh dịch thuyết địa tâm. - Quan điểm đó không phù hợp khách quan. Một lý thuyết dựa trên nền tảng không chuẩn sao có thể phù hợp cao với thực tế và khoa học thực nghiệm hiện đại được!!!??? - Với quan niệm địa tâm thì các thiên thể quay quanh trái đất với dạng hình tròn thì mức độ biến thiên lực hấp dẫn không đáng kể (Không thể có khả dĩ đo đếm được). -
Nếu thời đó đã quan niệm các thiên thể quay quanh mặt đất theo hình elip
thì không hợp lý. Chưa có ghi nhận nào về sự hiểu biết về hình elip trước công nguyên. -
Cho dù đã có hiểu biết về hình elip (tức là tạo mọi điều kiện cho khả
năng để dựa vào thuyết địa tâm để hình thành Kinh Dịch) thì bắt buộc phải quan niệm trái đất hình cầu thì khi các thiên thể quay xung quanh thì mới hợp lý. Như vậy mới có lúc xuất hiện lúc lặn đi; khi đó Dịch học mới đẳng phương đẳng 18
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
hướng được. Trong khi đó đất nước Trung Hoa sang đến thiên niên kỷ thứ 2 sau công Nguyên rồi mà vẫn một mực trời tròn đất vuông và ta đây là trung tâm của vũ trụ!!!. Như vậy sao có thể sáng tạo ra Kinh Dịch được? - Giả sử quan niệm về hình elip đã được biết đến thì làm sao có thể lập được độ số chuẩn xác như Hà Đồ hiện nay được? bởi lẽ khi tất cả các hành tinh quay quanh mặt trời (là điều thực tế) thì khi chuyển trục tọa độ về trái đất (coi trái đất không di chuyển). Các hành quay quanh trái đất với một quỹ đạo cực kỳ phức tạp, không có chu kỳ và quy lật (hoàn toàn không mang dáng dấp của hình tròn hay elip). Ngay với kiến thức khoa học phương tây ngày nay nếu không dùng máy vi tính thì e rằng cũng bó tay khi tính điểm gần nhất và xa nhất. - Trường hợp may mắn tìm ra được Hà Đồ (hoặc bằng cách nào đó vẫn tính được mức độ biến thiên ảnh hưởng của các 5 hành tinh với trái đất) thì khi xây dựng kinh dịch theo nguyên lý nào để biết: + Cách đặt nghĩa các quẻ, các hào từ. + Luận Ngũ hành cho các hào. + Tại sao lại coi trọng các cặp ứng đối hào 1- hào 4 và hào 2 với hào 5 và ít voi trọng cặp còn lại 3-6 + Tại sao Sao Mộc lại là Mộc Đức - tốt, còn Sao Thái Bạch thì thường là xấu; Chú ý là chỉ với quan niệm nhật tâm ta mới thấy được thứ tự các hành tinh theo đúng quỹ đạo thực tế khách quan (đã trình bày trong chương II - hệ giữa hệ giữa thuyết nhật tâm và kinh dịch.) + Tại sao đặt quẻ dịch tại sao có 6 hào mà không phải 5, 7 hay 8. Việc giải thích của các học giả hơn 2000 năm qua còn vòng to tam quốc, biết ảo khôn lường mà chẳng có một cơ sở thống nhất nào tất cả là vì nguyên nhân dựa trên quan niệm địa tâm mà xét Kinh Dịch. Khi Trái đất làm tâm thì mặt trời mặt trăng có thể coi là tượng trưng cho âm dương. Còn lại 5 hành tinh quay quanh trái đất vậy lập kinh dịch với 5 Hào có phải là đẹp không. Vừa thuận âm dương vừa đẹp ngũ hành. Sao cứ phải lập 6 hào??? Một số học giả đưa ra lý giải cho độ số Hà Đồ là dựa theo hướng xuất hiện của các hành tinh trên bầu trời và giờ xuất hiện của nó. Người viết xin 19
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
khẳng định là không phải. Nguyên nhân là nếu làm việc đó thì Kinh dịch chỉ đúng cho trên mặt đất (do có tham số hướng) và cho khu vực khảo sát đó thôi. Bất hợp lý thứ hai là người viết đang ở Mỹ, khá gần bắc cực nên vào mùa hè mặt trời lặn muộn 10h tối mới thấy sao Kim, 2-3 giờ sáng vẫn còn thấy sao kim. Vậy gán cho sao Kim độ số 4 và 9 như ở Việt Nam thì chắc chắn không ổn. Ngay cả hướng của sao Kim cũng chẳng phải là hướng tây mà ở hắn hướng bắc. Việc đánh số Hà Đồ dựa theo hướng và thời gian sẽ đưa tham số hướng và thời gian vào công thức âm dương ngũ hành. Hậu quả là nó sẽ mất đi quy luật bao quát trong vũ trụ (do thêm tham số hướng); mất khả năng tiên tri (do có tham số thời gian). Kết luận là lập độ số hà đồ theo hướng là thời gian là không đúng ngay từ phương pháp. - Điều quan trọng nhất là Kinh dịch đến nay vẫn chứng tỏ giá trị của nó bằng sự phù hợp với khoa học thực nhiệm hiên đại và các quy luật khách quan. Điều đó chứng tỏ nó không thể được xây dựng từ một nền tảng nhận thức không đúng (địa tâm) với thực tế khác quan (Nhật tâm). Một lý thuyết xây dựng từ một nhật thức không đúng thì tất sẽ chỉ có thể giải thích một số hiện tượng, sự việc nào đó trong một phạm vi nhất định chứ không thể đúng cho toàn bộ cho cả tầm vi mô và vĩ mô được. Nó tất sẽ gặp khó khăn lớn trong việc lý giải các hiện tượng hiện hữu chứ chưa kể đến việc có khả năng tiên tri (dự báo). Với những điểm bất hợp lý như trên người viết dám khẳng định chắc chắn rằng: - Hán tộc ở Trung Hoa không phải là chủ thể sáng tạo ra Kinh Dịch. - Thuyết địa tâm không phải là nền móng cho Kinh Dịch mà là thuyết Nhật tâm. Sự thật thì người Trung Hoa “nhập khẩu” Kinh Dich về nhưng họ không hiểu về văn hóa hoặc không thể vì một sách mà thay đổi quan niệm “ta đây là trung tâm vũ trụ” để theo thuyết nhật tâm. Hậu quả là qua hơn hai nghìn năm. Qua chưa có ai lý giải nổi một cách rõ ràng và có cơ sở khoa học, cơ sở thực tế những khúc mắc về cơ sở luận, phương pháp luận của Kinh dịch (vd: Hà đồ từ 20
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
đâu ra, nó có liên quan gì đến vũ trụ; tại sao lại giải nghĩa quẻ như tiền nhân, tại sao Hà đồ thì có ngũ hành mà trong quả số chỉ độc mỗi âm dương?.v.v.) Tất cả chỉ là những lý giải học thuật mang tính chất suy luận cá nhân. Vậy thì phải có một nền văn minh khác rực rỡ hơn nền văn minh Trung Hoa tại thời điểm trước công nguyên. Nền văn minh này phải thỏa mãn các điều kiện sau: - Đã biến mất (nếu không biến mất thì chắc chắn con cháu họ sẽ còn lưu truyền quan niệm Nhật Tâm và sẽ được lịch sử ghi nhận). - Nền văn minh đó phải ở đủ gần Trung Hoa, vì Trung Hoa đã lấy về dạy cho con cháu hoặc Kinh dịch lưu truyền qua Trung Hoa và có tương tác nhất định. - Nền văn minh đó phải là văn minh lúa nước bởi lẽ nội dung các quẻ trong Kinh Dịch tỏ rõ sự liên hệ với văn minh nông nghiệp lúc nước. - Điều kiện lớn nhất là nền văn minh này phải có quan niệm Nhật Tâm để hội đủ yếu tố tạo nên Kinh Dịch. Qua cách những phân tích nói trên có thể thu hẹp lại là chỉ có tộc người Bách Việt sống ở bờ Nam sông Dương Tử phù hợp với 3 Tiêu trí trên.Các dân tộc bách việc có thể đứng ra chứng minh để nhận tác quyền hoặc có khả năng tác quyền là của chung dân tộc Bách Việt. Tuy nhiên chúng ta, con cháu của 18 đời vua Hùng hiện đang có 2 bằng chứng lich sử không thể tranh cãi cãi bởi nó đã được thừ nhận có từ đời các vua Hùng một là vật thể còn một là phi vật thể đó là Trống đồng Đông Sơn và truyền thuyết bánh trưng, bánh dày. 3.2.
Bằng chứng vật thể Trống đồng Đông Sơn đã có từ lâu. Đó là báu vật của văn hiến Văn Lang
còn truyền lại được đến ngày nay. Theo lẽ thường tình thì trên đó phải được trân trọng khắc ghi ở dạng đơn giản tiến bộ vĩ đại nhất của nền văn minh đó. Đó chính là tiến bộ trong quan niệm Nhật tâm của dân tộc ta. Trống đồng có đặc điểm dù to hay nhỏ, thấp hay cao hoa văn cầu kỳ hay tinh xảo… tất cả đều có 21
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
khác một hình mặt trời ở giữa!!! Đây chính là vật chứng hoàn hảo cho điều kiện cuối cùng là phải có quan niệm Nhật Tâm để hội đủ yếu tố tạo nên Kinh Dịch.
Văn minh thời các vua Hùng là văn minh lúc nước, đương nhiên là có coi trọng mặt trời. Trong nông nghiệp thì trời và đất đều quan trọng. Nhưng tại sao lại quá coi trọng yếu tố trời vậy? Nhất là nếu có quan niệm địa tâm thì tại sao lại chỉ có mặt trời được khắc ghi trên trống đồng vậy? “Chúng tôi rất kính phục và cảm ơn các nhà khảo cổ Tây phương (cần đặc biệt chú ý chi tiết này-người viết)nhất là ở trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, để rất nhiều năm tháng và tâm tư cùng đem những sử học, mày mò, khảo sát, suy luận và giả thiết. Các vị ấy đã viết nên cả những bộ sách lớn khiến trống đồng trở thành một vật nổi tiếng trên Thế Giới. Nhờ các vị mà rất đông những 22
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
nhà học giả của nước chúng tôi khi đề cập đến di sản văn hoá này cũng đã khiến được cho quần chúng bình dân biết đại khái rằng ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên mình thờ vật tổ là con chim tên là Lạc, thờ thần mặt trời ( vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời loé ra nhiều tia sáng),lại có những hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông cánh chim, rồi có cả mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền, …” {13} Như vậy các học giả phương tây đã khẳng định đó hình ở giữa là mặt trời. Vậy hãy chú ý 6 vòng hoa văn có hình tương tự sau đây.
Có tất cả 6 vòng trong như vậy. Tượng trưng cho quỹ đạo 6 hành tinh quay quanh mặt trời (Thủy, Kim, Trái Đất, Hỏa, Mộc, Kim – Thời đó có thể chỉ biết được 6 bởi vì 5 hành tinh- không kể trái đất có - thể dễ dàng quan sát bằng mắt thường) Vòng thứ 3 từ trong ra chính là tượng trưng cho quỹ đạo của trái đất. Tất cả mọi hoạt động sản xuất cui chơi của con người, muông thú đều xoay quanh mặt trời. Như vậy quan niệm Nhật Tâm chẳng phải quá rõ ràng rồi sao. Đây chính là tiến bộ vượt thời đại và vĩ đại của thời đại Hùng Vương. Một lần nữa cần phải khẳng định rằng Kinh dịch là sản phẩm khởi nguồn từ nền văn hiến Văn Lang và hình thành trên cơ sở thuyết Nhật Tâm.
23
Nguyễn Quốc Thinh
3.3.
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Bằng chứng phi vật thể Truyền thuyết bánh Trưng bánh dày nói rõ là từ đời vua Hùng vương thứ
6, và do hoàng tử Lang Liêu tạo nên. Cách giải nghĩa bánh trưng bánh dày là trời tròn đất vuông là không đúng, đó là do ảnh hưởng của Trung Quốc (theo một số tác giả như Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã nêu ra). Thực chất khi có quan niệm Nhật tâm, và có Kinh Dịch thì không thể còn nghĩ đất vuông được. Bánh Trưng đúng là tượng trưng cho đất so với trời là bánh dày. Hình vuông là thể hiện cho Hà đồ, trong đó chứa đựng ngũ hành. Vuông tròn thể hiện âm dương . cặp bánh như muốn nhắn nhủ con cháu về thành tựu vĩ đại của nên văn hiến Văn Lang vậy: Muốn hiểu rõ được trời đất thì sửa dụng Hà Đồ (tượng giống bánh trưng) và phải nắm rõ âm dương ngũ hành. Hiểu như vậy mới đúng.
Sự tích Lang Liêu dâng bánh trưng bánh dày nhân dịp mừng thọ vua cha Hùng vương thứ 6. Như vậy Kinh Dịch và quan niệm nhật tâm đã tồn tại ở nước ta từ rất sớm. Có lẽ phải trước Copernic (1473 – 1543) tối thiểu 3000 năm !!! Vậy ta thử xem có cách gì lý giải hoa văn trên đây không và liệu có hợp lý để xem cho ông nhắn nhủ gì trên trống đồng. Đương nhiên là lý giải phải hợp lý và ra thông điệp thì mới thuyết phục và logic: - Vòng ngoài: 18 con chim Lạc tượng trưng 18 đời vua Hùng. 24
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
- Vòng 2: 6 con chim lạc, 10 con nai, 8 con chim lạc, 10 con nai. - Vòng 3: Có 12 người mặc quan phục. Hãy bắt đầu từ 6 người đội mũ phía trên của ảnh hình trống đồng (người đi đầu cầm chiếc giáo dài)
Người đi sau cùng không có que, bị mờ đi tạo cảm giác bị mất đi. 5 người cầm que người cuối cùng không có tạo thành quẻ Thiên trạch quải 5 hào dương 1 hào âm: nghĩa là nứt vỡ (Tăng lên đến cùng cực thì tới lúc tràn đầy, nứt vỡ nên sau quẻ Ích tới quẻ Quải. Quải có nghĩa là nứt vỡ, lại có nghĩa là quyết liệt) {12} Xét hình 6 người khác trên mặt trống đồng.
Người đi sau cùng lại có cầm que là được khắc nét. 6 người vẫn cầm que cầm gậy, người cuối cùng hiện trở lại sẽ tạo thành quẻ Càn (6 hào dương): “được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng.” {12} Vậy có thể hiểu thông điệp là là văn minh của triều đại 18 vua Hùng sau khai lập và phát triển rực rỡ bị “đổ vỡ” nhưng vẫn giữ vững được cho tới cuối cùng. Hiểu như vậy liệu có bị coi là quá áp đặt và vô căn cứ? Chú ý là người đi đầu không còn câm cây giáo dài và người ở sau có dáng dấp khác hẳn 5 người trước. Dáng to cao hơn (giống người tây), mũi to (mũi tây) bước chân lạc điệu 25
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
(không hơp phong tục nên sai nhạc). Như vậy là nền văn minh được phục hồi bởi hậu thế là người nước ngoài (Người Pháp đã nghiên cứu và viết sách về trống đồng Đông sơn làm cho nó nổi tiếng cả thế giới). Phân Loại Trống Đồng Bên Tây Âu có dấu vết đã biết về trống đồng từ năm 1682 (xem Asie du Sud Asiatique, Tome II Le Vietnam, L. Bezacier, Paris, Picard 1972). Nhưng mãi tới cuối thếkỷ 19 mới có học giả bàn về trống đồng như Hirth (1890) mà ông cho là bởi Tầu. Rồi De Grooth (1901) cho là của Việt Tộc. Ông Franz Heger, một học giả người Đức làm cố vấn trong hội nghị nghiên cứu về Viễn Đông ở Hà Nội năm 1902 đã cho xuất bản tại Leipzig 2 quyển về trống đồng cổ ở Đông Nam Á. Sách in khổ lớn, có 45 hình và một bản mục lục về tất cả các diễn đề. Ông Heger chống lại ý kiến của Hirth cho trống đồng là sản phẩm của Tầu, ủng hộ ý kiến của Grooth cho là của Việt Tộc, quả quyết trung tâm các cuộc tìm kiếm sau này về trống đồng phải là ở Bắc Việt, và xin người Pháp chú ý đến di vật đầy tính chất văn hóa này. Ông Heger phân chia 165 chiếc trống được biết đến lúc ấy thành 4 loại. {14} Vậy tiền nhân dự đoán thời gian từ khi dựng nước đến lúc được người tây “phục hồi” lại là bao lâu: từ các con số của vòng tròn thứ 2: 6*10*8*10 = 4800 năm. Một con số thật nhiều ý nghĩa trùng với nhiều ý kiến vẫn cho rằng nước ta có gần 5000 năm lịch sử. (Học giả Thiên Sứ aka Nguyễn Vũ Tuấn Anh cho là thời vua Hùng bắt đầu từ khoảng 2879 trước công nguyên). Trống đồng được cho là của dân tộc Việt và được người tây nghiên cứu xuất bản thành sách 1902 như vậy là 4800 năm trước là năm 2898 trước công nguyên. Lệch chỉ có 19 năm so với mốc 2879!!! Như vậy là các vị vua Hùng nhờ Dịch học đã tiên đoán trước sự đổ vỡ của triều đại nên đã chuẩn bị sẵn phương án đối phó và lưu giữu trên trống đồng. Các vị đã biết trước trước được người phương tây sẽ bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu vẩ nó đồng thời dự đoán cả mốc thời gian.
26
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Hai bằng chứng trên đây về trống đồng và bánh trưng bánh dày cùng với rất nhiều nhiều phát kiến của các học giả (xem mục1.5) đã cho thấy một nền văn minh vĩ đại đang dần được nhận diện và phục dựng.
27
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
KẾT LUẬN Tóm lại theo quan điểm của người viết: - Việt Nam có khoảng 4900 năm lịch sử. - Quan niệm vũ trụ quan thời Hùng Vương là quan niệm Nhật tâm. - Kinh dịch là sản phẩm sáng tạo của dân tộc Việt Nam. - Âm dương ngũ hành cũng là sản phẩm sáng tạo của dân tộc Việt Nam. Với một trình độ phát triển cao như vậy, người viết tin chắc nền văn minh thời các vua Hùng Phải có đầy đủ các đặc điểm sau (có dựa theo các tài liệu tham khảo): - Là một nhà nước độc lập. - Có nền văn hóa đặc sắc. - Có văn tự, chữ viết. - Có luật lệ rõ ràng. - Có một nền giáo dục mạnh. Mặc dù người viết tự thấy những phân tích, chứng minh của mình chưa phải tất cả đã chặt chẽ do trình độ hiểu biết còn hạn chế. Tuy nhiên người viết tự tin là mình đã đi đúng hướng trong việc tiếp cận các vấn đề đưa ra và trong các kết luận của mình. Người viết nghĩ rằng đã đến lúc dân tộc ta có quyền tự hào nói rằng dân tộc mình đã có một thời kỳ phát triển huy hoành và tiến bộ nhất trong lịch sử nhân loại. Nền văn minh của chúng ta này đã đạt tới đỉnh cao với quan niệm Nhật Tâm (trước phương tây 3000 năm) và hiện còn để lại tác phẩm Kinh Dịch là đỉnh cao của khoa học dự báo và là công thức khoa học siêu vũ trụ có thể lý giải quán thông các hiện tượng từ vĩ mô đến vi mô. Nền văn minh vĩ đại như vậy khiến nó không thể bị vùi lấp bởi lịch sử hay “ngủ quên” lâu hơn được nữa. Dân tộc ta cần phải hợp sức để đưa nền văn minh sông Hồng của chúng ta về vị trí vốn có trong sự phát triển chung của nhân loại. Nguyễn Quốc Thịnh
28
Nguyễn Quốc Thinh
TINH HOA VĂN MINH CÁC TRIỀU ĐẠI HÙNG VƯƠNG
Tài liệu tham khảo {1}. Vải sợi thời văn hóa Đông Sơn trích (18/7/2010): http://www.lyhocdongphuong.org.vn/news/03/vai-soi-thoi-van-hoa-dong-son/73/2412/
{2}. Văn minh Lạc Việt - cội nguồn lịch sử của thuyết âm dương ngũ hành và kinh dịch (18/7/2010): http://www.lyhocdongphuong.org.vn/news/03/van-minh-lac-vietcoi-nguon-lich-su-cua-thuyet-am-duong-ngu-hanh-va-kinh-dich/13/2328/
{3}. Cội nguồn kinh dịch và thuyết âm dương ngũ hành (18/7/2010): http://www.lyhocdongphuong.org.vn/news/03/coi-nguon-kinh-dich-va-thuyet-am-duongngu-hanh/13/2314/
{4}. Bàn lại lịch sử hình thành kinh dịch (18/7/2010): http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php? s=cb7f5b6f7499481a1d82bdb3378d676f&t=12090
{5}. Giải mã: hậu thiên bát quái Văn Vương (18/7/2010): http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=11255
{6}. Đối thoại với thiền sư Lê Mạnh Thát (18/7/2010): http://vn.360plus.yahoo.com/dienbatn/article?mid=243
{7}. Bãi đá cổ Sapa từ góc độ một bài viết (18/7/2010): http://vn.360plus.yahoo.com/dienbatn/article?mid=180
{8}. Thiên văn học (18/7/2010): http://www.vanhoaphuongdong.com/forum/showthread.php?t=429
{9}. Hệ mặt trời (18/7/2010): http://solarsystem.nasa.gov/planets/index.cfm {10}. Kinh Dịch - di sản sáng tạo của Việt Nam? (18/7/2010): http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Kinh-Dich-di-san-sang-tao-cua-Viet-Nam/45126008/188/
{11}. Hà đồ trong văn minh Lạc Việt (18/7/2010): http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=1327
{12}. Kinh Dịch – Nguyễn Hiến Lê {13}. Ý Nghĩa Những hình vẽ trên bề mặt trống đồng Ngọc Lũ (18/7/2010): http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Ý_nghĩa_những_hình_vẽ_trên_bề_mặt_trống_đồng_ Ngọc_Lũ
{14}. Trống đồng Việt Nam (18/7/2010): http://vietsciences.free.fr/vietnam/phongtuctapquan/trongdongvietnam.htm
29