PHONG THỦY LÝ KHÍ LỜI MỞ ĐẦU Lý khí tức là những nguyên lý về sự lưu hành của Khí, là lý thuyết quan trọng của khoa địa lý phong thủy. Khí lưu hành ở trên trời gọi là Thiên khí, khí này tạo ra các hiện tượng như mưa, gió, sấm chớp, cầu vồng…. Khí lưu hành ở dưới đất gọi là Địa khí, khí này tạo ra các vật thể như sông, núi, gò, đống…. Môn học về địa lý phong thủy bao gồm có 2 phần: Phần khảo sát về hình thể đất đai, sông suối, núi non, gò đống, bãi ụ…được gọi là LOAN ĐẦU. Chữ Loan có nghĩa là cong ôm; chữ Đầu có nghĩa là cái đầu. Địa khí đi ở trong đất theo những đường đi nhất định gọi là Long mạch. Long mạch mà dừng lại thì có sự tạo huyệt (chỗ để mai táng hài cốt). Khi tạo huyệt thì địa khí tụ cả vào chỗ kết huyệt, còn dư khí thì tạo ra tay Long, tay Hổ, Minh đường, chẩm án và những chứng ứng khác ở xung quanh. Nói một cách khác là Địa khí đã tạo nên một cuộc đất với những nguyên lý rất rõ ràng. Hễ đã học về địa lý thì ai cũng có thể khám phá ra được một cách dễ dàng. Cuộc đất nào cũng phải có Long và Thủy. Long là âm và Thủy là dương. Âm Dương có hội họp giao cấu với nhau thì mới có huyệt và kết huyệt. Đứng ở chỗ huyệt mà nhìn ra xung quanh thấy SA (gọi chung là núi non, gò đống, doi đất…) và THỦY (các đường nước đến và đi). Đầu của chúng đều ôm cong lại huyệt giống như khách vái chào chủ (huyệt) vậy. Vì vậy mà có tên là LOAN ĐẦU. Phần khảo sát về lý thuyết, năm tháng ngày giờ tạo dựng nên một cuộc đất tức là phần LÝ KHÍ. Vì là lý thuyết nên nó mang tính chất trừu tượng khó hiểu. Nếu không có căn cơ thì khó mà hiểu được. Thêm nữa phần LÝ KHÍ này có liên quan đến năm tháng ngày giờ nên cũng cần phải thông hiểu thiên văn, lịch pháp, bói dịch, độn Giáp…LÝ KHÍ là phần khó nhất trong môn học địa lý phong thủy nên ít người thấu hiểu được.
CHƯƠNG 1: BÁT TRẠCH VÀ CỬU CUNG - Bát trạch là 8 loại nhà ở ứng hợp với 8 quẻ dịch trong bát quái là CÀN, KHẢM, CẤN, CHẤN, TỐN, LY, KHÔN, ĐOÀI. Trong 8 loại nhà này lại phân ra Đông tứ trạch (Khảm, Ly, Chấn, Tốn) và Tây tứ trạch (Càn, Khôn, Cấn, Đoài). Tại sao phải phân chia như vậy? Vì con người và nhà ở đều là vật thể. Mà vật thể thì có hình mà có hình thì có khí, và hễ có khí thì có lý. Lý khí của con người và các vật khác đều được cấu tạo bởi 2 khí Âm Dương và ngũ khí Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Nếu như lý khí của người và nhà ở hợp nhau thì tốt, ngược lại thì xấu. vì thế mà bát trạch phân ra thành đông và tây tứ trạch bởi sự khác nhau về phương diện lý khí. 1.1. PHỐI CUNG: Thế nào là phối cung? Phối ở đây có nghĩa là phối hợp. Ta đã biết rằng mỗi người đều có 1 phi cung còn gọi là mệnh quái. Nếu đem phi cung này biến cung 8 lần sẽ được 8 biến cung là Sinh khí, Diên niên, Thiên y, Phục vị, Tuyệt mạng, Ngũ quỷ, Lục sát, Họa hại. Nếu ta đem phi cung của 1 người phối hợp với những biến cung tốt hoặc xấu của chính người đó thì tác động này gọi là phối cung. MỤC ĐÍCH CỦA PHỐI CUNG -Xem đôi tuổi vợ chồng có hợp nhau không - Xem hướng nhà, hướng bếp, giường ngủ, bàn làm việc có hợp với tuổi mình không. Sau đây là bảng phối cung: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Tý Sửu Dần Mão Thìn 1 6 5 2 7 4 3 8 5 4 7 6 5 8 7 1 9 8 2 1 4 3 2 5 4
Nam Nữ KHẢM CẤN LY CÀN CẤN ĐOÀI ĐOÀI CẤN CÀN LY KHÔN KHẢM TỐN KHÔN CHÁN CHÁN KHÔN TỐN Thượng nguyên 1864 - 1923 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi 4 3 2 6 5 4 3 7 6 5 9 8 7 6 1 9 8 6 2 1 9 7 3 2 9 8 4 3 1 9 5 3 2 1 6
Nam Nữ TỐN KHÔN CHÁN CHÁN KHÔN TỐN KHẢM CẤN LY CÀN CẤN ĐOÀI ĐOÀI CẤN CÀN LY KHÔN KHẢM Trung nguyên 1924 - 1983 1 2 3 4 5 6 7 8 9
1 2 3 4 5 6 7 8 9
Nam ĐOÀI CÀN KHÔN TỐN CHẤN KHÔN KHẢM LY CẤN
Nữ CẤN LY KHẢM KHÔN CHẤN TỐN CẤN CÀN ĐOÀI Hạ nguyên 1984 - 2043
SINH KHÍ
NGŨ QUỶ
DIÊN NIÊN
LỤC SÁT
HỌA HẠI
THIÊN Y
TUYỆT MẠNG
PHỤC VỊ
CÀN
ĐOÀI
CHẤN
KHÔN
KHẢM
TỐN
CẤN
LY
CÀN
ĐOÀI
CÀN
LY
CẤN
TỐN
KHẢM
KHÔN
CHẤN
ĐOÀI
LY
CHẤN
ĐOÀI
KHẢM
KHÔN
CẤN
TỐN
CÀN
LY
CHẤN
LY
CÀN
TỐN
CẤN
KHÔN
KHẢM
ĐOÀI
CHẤN
TỐN
KHẢM
KHÔN
CHẤN
ĐOÀI
CÀN
LY
CẤN
TỐN
KHẢM
TỐN
CẤN
LY
CÀN
ĐOÀI
CHẤN
KHÔN
KHẢM
CẤN
KHÔN
KHẢM
ĐOÀI
CHẤN
LY
CÀN
TỐN
CẤN
KHÔN
CẤN
TỐN
CÀN
LY
CHẤN
ĐOÀI
KHẢM
KHÔN
Bài thơ về so đôi tuổi vợ chồng: Thiên y, Sinh khí 2 vì Được 2 cung ấy vậy thì sống lâu Tuyệt mạng thì phải lo âu Nhược bằng phối cưỡng lấy nhau không bền Du hồn(lục sát),tuyệt thể(họa hại) còn nên Bán hung bán kiết vầy duyên tầm thường Ngũ quỷ thì ta phải nhường Vợ chồng nghịch ý tư tương đêm ngày Phúc đức giàu sang ai bì Hợp cung Phục vị cũng đàng bậc trung. Trong việc tác hợp cho 2 vợ chồng cần phải tránh biến cung phạm tuyệt mạng vì tối hung. Bởi thế người ta làm 1 bài thơ để chỉ 8 cung phối hợp với nhau thì thành tuyệt mạng. Bài thơ BÁT SAN TUYỆT MẠNG ấy như sau: Bà CÀN đi chợ hồ LY Mua con cá CẤN làm chi TỐN tiền Ông KHẢM muốn học làm KHÔN Gánh nước non ĐOÀI té CHẤN gãy xương. Ghi chú: San là Ngọn dáo, Ngọn mác. Bát san tuyệt mạng có nghĩa là 8 Ngọn Mác đâm chết người. 1.2. CỬU TINH Cửu tinh là 9 sao có 5 hành : -
Tham lang thuộc dương Mộc cai quản biến cung Sinh Khí
-
Liêm trinh thuộc âm Hỏa cai quản biến cung Ngũ Quỷ
-
Vũ khúc thuộc dương Kim cai quản biến cung Diên Niên
-
Văn khúc thuộc dương Thủy cai quản biến cung Lục Sát
-
Lộc tồn thuộc âm Thổ cai quản biến cung Họa Hại
-
Cự môn thuộc dương Thổ cai quản biến cung Thiên Y
-
Phá quân thuộc âm Kim cai quản biến cung Tuyệt Mạng
-
Phụ, Bật thuộc âm Thủy cai quản biến cung Phục Vị
Trong 9 sao kể trên thì Tham lang, Cự môn, Vũ khúc,Văn khúc là Dương tinh; các sao Lộc tồn, Liêm trinh, Phá quân, Phụ, Bật là Âm tinh. Sự liên hệ giữa hướng và sao: Muốn hiểu rõ sự liên hệ này trước tiên ta phải biết âm dương ngũ hành của 8 quẻ dịch CÀN KHẢM CẤN CHẤN TỐN LY KHÔN ĐOÀI, đó cũng chính là âm dương ngũ hành của 8 hướng nhà: CÀN(dương kim)-KHẢM(dương thủy)- CẤN(dương thổ)CHẤN(dương mộc) là dương và TỐN(âm mộc)-LY(âm hỏa)- KHÔN(âm thổ)-ĐOÀI(âm kim) là âm. Bây giờ ta liên kết sao với hướng xem chúng sinh khắc như thế nào sẽ rút ra được 2 nguyên tắc quan trọng là nguyên tắc khắc và nguyên tắc sinh. 1.3.NGUYÊN TẮC KHẮC: a. Hướng khắc sao: hung vừa Sao khắc hướng: rất hung b. Sao dương khắc âm hướng: bất lợi cho người Nữ Sao âm khắc dương hướng: bất lợi cho người Nam Muốn biết rõ bất lợi như thế nào và bất lợi cho những đối tượng nào ta phải thuộc biểu tượng bát quái cho nhân sự như thế nào. Sau đây là bát quái tượng trưng cho nhân sự: CÀN là Cha, KHÔN là Mẹ, CHẤN là anh cả, TỐN là chị cả, KHẢM là con trai giữa, LY là con gái giữa, CẤN là con trai út, ĐOÀI là con gái út. Ví dụ: Một người có phi cung là Chấn cửa nhà hướng Càn phạm Ngũ quỷ. Ngũ quỷ do sao Liêm trinh là âm hỏa cai quản; như vậy là bị sao âm hỏa khắc hướng nhà là dương kim (cung Càn). Càn tượng trưng cho Cha, như vậy là bất lợi cho người cha trong gia đình, nếu như mình làm chủ nhà thì Càn tượng trưng cho chính mình. 1.4.NGUYÊN TẮC SINH: a. Hướng sinh sao: tốt vừa b. Sao sinh hướng: rất tốt c. Hướng và sao tỷ hòa: rất tốt Theo nguyên tắc này thì hướng là chủ, sao là khách. Chủ mà sinh Khách: ích lợi cho khách; Khách sinh Chủ: chủ được lợi; Chủ và Khách giống nhau: cả 2 đều lợi. 1.5. ỨNG KỲ CỦA CÁT HUNG 1. Sinh khí (Tham lang) thuộc Mộc sẽ lợi vào năm tháng Hợi Mẹo Mùi 2. Thiên y (Cự môn) thuộc Thổ sẽ lợi vào năm tháng Thìn Tuất Sửu Mùi
3. Diên niên(Vũ khúc) thuộc Kim sẽ lợi vào năm tháng Tỵ Dậu Sửu 4. Phục vị (Phụ, Bật) thuộc Thủy sẽ lợi vào năm tháng Thân Tý Thìn 5. Tuyệt mạng (Phá quân) thuộc Kim họa ứng vào năm tháng Tỵ Dậu Sửu 6. Ngũ quỷ (Liêm trinh) thuộc Hỏa họa ứng vào năm tháng Dần Ngọ Tuất 7. Lục sát(Văn khúc) thuộc Thủy họa ứng vào năm tháng Thân Tý Thìn 8. Họa hại(Lộc tồn) thuộc Thổ họa ứng vào năm tháng Thìn Tuất Sửu Mùi 1.6. HƯỚNG NHÀ PHẠM SAO HUNG PHẢI SỬA NHƯ THẾ NÀO Nếu hướng nhà phạm Tuyệt mạng thì xoay hướng bếp về hướng Thiên y Nếu hướng nhà phạm Ngũ quỷ thì xoay hướng bếp về hướng Sinh khí Nếu hướng nhà phạm Lục sát thì xoay hướng bếp về hướng Diên niên Nếu hướng nhà phạm Họa hại thì xoay hướng bếp về hướng Phục vị 1.7. PHÂN BIỆT PHƯƠNG HƯỚNG TỌA Muốn phân biệt phương, hướng, tọa ta phải nhờ đến 1 dụng cụ gọi là la bàn. La bàn dùng để coi hướng nhà, hướng bếp tương đối đơn giản, chỉ gồm bát quái, bát can và 12 địa chi, tổng cộng là 24 cung. Mỗi cung được gọi là 1 sơn (sơn ở đây không phải là núi). 24 sơn trên được sắp xếp thứ tự theo chiều thuận. Sau đây là thứ tự: (Nhâm Tý Quý), (Sửu Cấn Dần), (Giáp Mão Ất), (Thìn Tốn Tỵ), (Bính Ngọ Đinh), (Mùi Khôn Thân), (Canh Dậu Tân), (Tuất Càn Hợi). Ta nhận thấy cứ mỗi quẻ của Bát quái thì cai quản 3 sơn. Hình: Cách sử dụng la bàn: Muốn xác định phương, hướng, tọa sơn thì đặt la bàn ở chính giữa nhà. Phải đặt sao cho cây kim chỉ đúng hướng bắc nam, sau đó mới đến phần xác định phương, hướng và tọa. 1. Muốn xem chỗ tọa của căn nhà thì xem sau nhà rơi vào chữ nào trong la bàn. Ví dụ sau nhà rơi vào chữ Mão thì Mão là tọa sơn của căn nhà 2. Muốn xem hướng của căn nhà thì nhìn xem mặt tiền nhà rơi vào chữ gì. Ở ví dụ trên tọa sơn của căn nhà là Mão thì hướng của mặt tiền là Dậu. Tọa và hướng luôn đối xứng nhau qua tâm địa bàn. 3. Muốn xác định phương thì từ tâm của địa bàn chiếu ra khắp xung quanh địa bàn xem bếp rơi vào chữ gì, bồn rửa bát, nhà vệ sinh…rơi vào chữ gì. Những chữ mà bếp, bồn rửa chén, nhà vệ sinh…rơi vào chính là phương so với trung tâm của căn nhà. 1.8. CÁCH MỞ CỬA CỔNG VÀ CỬA PHỤ Cửa thì có cửa chính và cửa phụ. Cổng là cửa mở đi ra ngoài đường. Nhà ở nông thôn thường có cổng ở ngoài căn nhà,còn ở thành phố cửa chính nhiều khi cũng chính là cổng vì cửa chính mở ra là đến đường ngay. Phép mở cửa cổng và cửa phụ dưới đây là phép nói trong MÔN LẦU NGỌC BỐI KINH.
Phép này căn cứ vào tọa sơn của căn nhà có 24 phương có thể mở cửa cổng và cửa phụ, nhưng chỉ nên chọn phương tốt mà thôi. Sau đây là 24 phương vị và danh hiệu của chúng: 1.PHÚC ĐỨC 2.ÔN HOÀNG 3.TẤN TÀI 4.TRƯỜNG BỆNH 5.TỐ TỤNG 6.QUAN TƯỚC 7.QUAN QUÝ 8.TỰ ẢI 9.VƯỢNG TRÁNG 10.HƯNG PHÚC 11.PHÁP TRƯỜNG 12.ĐIÊN CUỒNG
13.KHẨU THIỆT 14.VƯỢNG TẦM 15.TẤN ĐIỀN 16.KHỐC KHẤP 17.CÔ QUẢ 18.VINH PHÚ 19.THIẾU VONG 20.SƯƠNG DÂM 21.THÂN HÔN 22.HOAN LẠC 23.BẠI TUYỆT 24.VƯỢNG TÀI.
Cách Tính: Nếu nhà có tọa sơn là Tuất Càn Hợi và Canh Dậu Tân thì khởi phúc đức từ sơn Tỵ. Tính thuận Tỵ là phúc đức, Bính là ôn hoàng….đến Tốn là vượng tài. Nếu nhà có tọa sơn là Nhâm Tý Quý và Thìn Tốn Tỵ thì từ sơn Thân khởi phúc đức, Canh là Ôn hoàng…đến Khôn là vượng tài. Nếu nhà có tọa sơn là Sửu Cấn Dần và Giáp Mão Ất thì từ sơn Hợi khởi phúc đức rồi cứ thuận đường mà lần đi. Nếu nhà có tọa sơn là Bính Ngọ Đinh thì từ sơn Dần khởi phúc đức rồi cứ thế…. Nếu nhà có tọa sơn là Mùi khôn Thân thì từ cung Giáp khởi phúc đức…. Hình minh họa: Hình 1
Hình 2
Nên in 2 vòng này ra, vòng dưới (hình 2) làm nhỏ hơn đặt sao cho khớp với hình 1. sau đó xoay vòng tròn hình 2 để khởi phúc đức. 1.9.ĐÀO GIẾNG, HỒ NƯỚC… Chỉ đào giếng, hồ nước ở nơi thuộc phương thiên can, không đào ở phương địa chi vì anh em sẽ bất hòa. Cũng không nên đào giếng, hồ nước ở những phương Càn Khôn Cấn Tốn dù 4 sơn này thuộc phương thiên can vì Càn là cha, Khôn là mẹ, Cấn là quỷ lộ, Tốn là địa hộ (ngõ đất). Cũng không nên đào giếng ở phương Đoài, phạm đào hoa sát. Bếp và giếng đối nhau cũng phạm cách này. 1.10.HẦM HỐ (Tuần không) ở trong nhà và ngoài nhà. Không nên đào hầm hố ở phương Khôn Ly: tổn hại nhân Đinh và vợ, phương Đoài thì nghèo. Phương Càn thì đau mắt, phương Cấn thì hay bệnh tật. Chỉ có Chấn Tốn là đào hầm được. Không được đào hầm hố ở những phương có long mạch đi tới (đây thuộc về môn học địa lý âm phần rất vi diệu) họa nhẹ thì quan phi, thoái tài. Nặng thì mạng vong. 1.11.NHÀ VỆ SINH Nên làm nhà vệ sinh và hầm phân tại những phương hung để trấn hung thần. Nên đào ở bát can (Giáp Ất Bính Đinh Canh Tân Nhâm Quý) vì trong la bàn không có can Mậu Kỷ và Thìn Tuất Sửu Mùi. Các phương còn lại đều kỵ. 1.12.PHÉP PHÓNG THỦY (đặt ống cống thoát nước thải). Phép này lấy hướng nhà làm chủ. Nếu hướng nhà thuộc dương thì phóng thủy theo những phương thuộc can dương; Nếu hướng nhà thuộc âm thì phóng thủy theo những phương thuộc can âm. Chú ý: Không được phóng thủy vào địa chi sẽ bị họa cốt nhục tương tàn.
Thế nào là âm hướng và dương hướng (đây thuộc về môn học địa lý âm phần rất vi diệu) ở đây chỉ trình bày sơ lược mà thôi. Dương hướng: CÀN, KHÔN, KHẢM, LY, NHÂM, QUÝ, GIÁP, ẤT, THÂN, THÌN, DẦN, TUẤT. Âm hướng: CẤN, CHẤN, TỐN, ĐOÀI, BÍNH, CANH, TÂN, ĐINH, HỢI, MÙI, TỴ, SỬU. Cách đặt la bàn để phóng thủy: Nhà có thiên tỉnh đặt la bàn tại chính giữa thiên tỉnh, nhà ở thôn quê có sân ở trước nhà thì đặt la bàn chỗ nước mưa từ mái nhỏ xuống. Lưu ý: âm long Quý hơn dương long. 1.13. PHÉP ỨNG DỤNG TRỰC TRONG KHOA BÁT TRẠCH 1. Ứng dụng ngày trực để chọn số đòn dông và đòn tay cho phù hợp với luật ngũ hành. Đòn dông thuộc trạch chủ,đòn tay thuộc vợ con của trạch chủ. 2. Ứng dụng ngày trực để xem bậc cầu thang trong nhà ở hiện đại sao cho phù hợp với luật ngũ hành (sàn bê tông là đòn dông, các bậc là đòn tay). 3. Ứng dụng để chọn xây bao nhiêu phòng thì hợp. NGŨ HÀNH CỦA TRỰC 1)TRỰC KIẾN(thổ);
7)TRỰC PHÁ(hỏa);
2)TRỰC TRỪ(thủy);
8)TRỰC NGUY(thủy);
3)TRỰC MÃN(thổ);
9)TRỰC THÀNH(KIM);
4)TRỰC BÌNH(thủy);
10)TRỰC THÂU(thủy);
5)TRỰC ĐỊNH(mộc);
11)TRỰC KHAI(kim);
6)TRỰC CHẤP(hỏa);
12)TRỰC BẾ(kim).
CÁCH KHỞI TRỰC:(tại vị trí mộ của vòng trường sinh mệnh) Người mạng KIM khởi trực kiến tại cung SỬU Người mạng HỎA khởi cung kiến tại cung TUẤT Người mạng MỘC khởi trực kiến tại cung MÙI Người mạng THỔ và THỦY khởi trực kiến tại cung Ứng dụng: Ví dụ 1: Chủ nhà tuổi Canh Ngọ thuộc Thổ mạng, người này cất nhà 5 đòn tay có hợp không? Giải: Thổ mạng thì trực Kiến khởi tại cung Thìn, trực Trừ tới Tỵ, trực Mãn tới Ngọ (tuổi của chủ nhà). Tại trực Mãn(Thổ) ta gọi là đòn dông của chủ nhà Tính thuận tiếp theo trực Bình là đòn tay thứ 1, trực Định là đòn tay thứ 2, Trực Chấp là đòn tay thứ 3, trực Phá là đòn tay thứ 4, trực Nguy là đòn tay thứ 5. Ta đã biết đòn dông của tuổi Canh Ngọ là trực Mãn thuộc thổ và đòn tay thứ 5 là trực Nguy thuộc thủy, mà Thổ thì khắc Thủy sẽ tổn hại cho vợ con và tài lộc.Ttrong trường hợp này nếu ta thêm 1 đòn tay nữa thì được trực Thành (kim) sẽ được tương sinh (Thổ đòn dông sinh Kim đòn tay rất tốt).
Ví dụ 2: Một người xây mái bằng, có thêm 1 tầng lầu đúc. Người này tuổi Nhâm Thân muốn xây cầu thang lên lầu. hỏi phải xây bao nhiêu bậc mới tốt. Giải: Tuổi Nhâm Thân thuộc mạng Kim. Vậy ta khởi trực Kiến tại cung Sửu. Tính từ cung Sửu đến cung Thân (Thân là tuổi chủ nhà) thì rơi vào trực Nguy thuộc Thủy. Từ vị trí tầng đúc trên lầu hay còn gọi là đòn dông kể là trực Nguy nếu thêm 1 bậc là trực thành, thêm bậc thứ 2 là trực Thu…tới bậc thứ 10 là trực Định(Mộc) hay bậc thứ 22 cũng rơi vào trực Định (Mộc). Như vậy ta được trực Nguy Thủy sinh cho trực Định Mộc rất tốt. Chú ý: xây cất lầu, phòng cũng theo cách này mà tính. Đòn dông nên sinh đòn tay, nếu cả 2 cùng hành thì cũng tốt.
Hình 1
Hình 2
Nên in 2 vòng này ra, vòng dưới(hình 2) làm nhỏ hơn đặt sao cho khớp với hình 1. sau đó xoay vòng tròn hình 2 để khởi trực Kiến. 1.14. COI TUỔI VÀ NGÀY LÀM NHÀ (theo cách dân gian) Tính Hoang ốc Bàn tay hoang ốc có 6 số từ 1 đến 6 3
4
2
5
1
6
Cách Tính: Mỗi cung 10 tuổi theo thứ tự từ 1 đến 6. Phần tuổi lẻ tính tiếp theo cứ mỗi cung 1 tuổi, rơi vào 1,2,4 là tốt có thể làm nhà được, rơi vào các cung 3,5,6 thì xấu. Ví dụ: 35 tuổi làm nhà thì tính 10 tuổi ở cung 1, 20 tuổi ở cung 2, 30 tuổi ở cung 3, 31 tuổi ở cung 4, 32 ở cung 5, 33 ở cung 6…35 ở cung 2 là tốt có thể làm nhà được. Tính kim lâu Tốn (kim lâu Ly lục súc) 90 tuổi 80 tuổi
Khôn (kim lâu Thân) 10 tuổi
Chấn
Trung cung
Đoài
70 tuổi
50 tuổi
20 tuổi
Cấn (kim lâu Khảm tử) 40 tuổi 60 tuổi
Càn (kim lâu thê) 30 tuổi
Mỗi cung 10 tuổi khơi từ cung Khôn đi thuận, tuổi lẻ mỗi cung mỗi tuổi giống như cách Tính hoang ốc. Ai trên 50 tuổi phải vào trung cung đã rồi mới tính tiếp. Rơi vào 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn là phạm kim lâu, xấu. Ví dụ 35 tuổi làm nhà thì 30 ở cung Càn, 31 cung Khảm, 32 cung Cấn…đến 35 vào cung Ly, làm nhà được. Đối với người sống: muốn làm bất cứ điều gì đều phải kỵ ngày bản mệnh thất sát (lấy can mệnh kể là 1 tính đến thiên can thứ 7, còn chi mệnh thì đối xung). Đối với người chết: giống như trên. Ngoài ra còn kỵ ngày nạp âm khắc vong mệnh. Ví dụ: tuổi Ất Mùi nạp âm Kim kỵ ngày Bính Dần nạp âm Hỏa. Các sao tốt:1.Thiên đức, 2.Nguyệt đức, 3.Lục hợp, 4.Ngũ hợp, 5.Đại hồng sa…. Các sao xấu:1.Nguyệt kỵ, 2.Thổ ôn, 3.Thiên hình, 4.Thiên họa, 5.Không vong… Tra Lịch vạn niên, hay Tam tông miếu. 1.15. KHÍ SẮC DƯƠNG TRẠCH Nhìn khí sắc của căn nhà ta có thể xét đoán được họa phúc của gia đình người ở trong căn nhà. Mặc dù căn nhà có cũ kỹ nhưng khí sắc sáng sủa, tươi tắn thì nhà ấy nhất định là hưng thịnh Căn nhà tuy mới nhưng khí sắc ảm đạm, u ám thì gia đình ấy sẽ suy bại không sai. Khi bước vào phòng khách cho dù không có ai trong đó nhưng có vẻ ấm cúng như là có người đang nói chuyện ồn ào náo nhiệt thì biết nhà ấy đang thịnh vượng; còn khi bước vào phòng khách tuy có người song có vẻ lạnh lẽo như không có người thì biết nhà ấy suy tàn. Bước vào cửa như thấy có ánh sáng chói lọi thì biết là nhà đó sắp phát tài hoặc thăng quan tiến chức, quý tử chào đời. Nếu thấy ánh sáng màu hồng nhưng lại đượm màu khói thì biết rằng nhà đó sắp bị hỏa tai. Nếu thấy không khí trong nhà có vẻ hắc ám, lờ mờ như sương khói thì nhà ấy sắp có tai họa. Không khí trong nhà như khói mỏng thì nhà đó có tang. Không khí vui mừng nhưng lại lẫn vẻ hôn ám thì đó là sự thịnh vượng sắp tàn, tai họa sắp tới.
Bầu không khí hắc ám nhưng lại thấy lẫn chút ít sáng sủa thì biết là tai họa sắp hết. Trông sắc trắng lờ mờ mà lại có điểm sáng là điềm sắp có sự vui mặc dù vẫn đang trong thời kỳ khó khăn Những đêm trời quang mây tĩnh nhìn lên nóc nhà có màu sáng rực đó là điềm sẽ sinh Quý tử và phát tài sắp đến Đêm khuya lúc trăng sáng, sao thưa mà thấy có khí ngũ sắc bay lên trời rồi rũ xuống như hình cái dù ở chỗ nào thì biết chỗ đó có ngôi dương trạch rất quý. Nếu khí sắc như vậy mà hình dạng dưới lớn trên nhỏ hoặc ở ngoài đi ngang qua hoặc phân tán thì không phải là ngôi dương trạch quý đâu,phải phân biệt cho rỏ tránh nhầm lẫn. 1.16. NẠP KHÍ DƯƠNG TRẠCH Nạp có nghĩa là thu. Thu khí cho dương trạch gọi là nạp khí. Vấn đề khí của dương trạch bao gồm: -
Khí ở dưới đất dẫn tới gọi là địa khí.
-
Khí đi qua cửa rồi vào nhà gọi là môn khí.
Xưa nay nhà ở chỉ thu được 1 khí tốt mà thôi. Nếu địa khí vượng thì môn khí suy và ngược lại, vì vậy mà phúc họa lúc thịnh lúc suy. Chỉ khi nào được cả 2 khí cùng vượng thì phúc lộc mới được hưng thịnh hoàn hảo. Người ta dùng cửu cung, bát quái, ngũ hành tương sinh tương khắc để luận về lý khí. -
Khí từ phương khắc tới nhà thì nhà bị khắc, người trong nhà bị khí xấu làm ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc làm ăn.
-
Khí từ phương sinh tới nhà thì nhà được sinh, người trong nhà tiếp nhận được khí tốt sẽ khỏe mạnh, công việc làm ăn thịnh vượng.
Đường sá ở trước cửa nhà liên quan mật thiết đến sự tốt xấu của căn nhà. -
Những đường đi thẳng vào nhà, cửa gọi là lại khí (khí dẫn lại). Ví dụ: 1 căn nhà mà ở phương Khôn có con đường chạy thẳng vào thì nhà ấy thụ khí của phương Khôn. Các phương khác cứ thế mà suy.
-
Những con đường chạy ngang trước cửa nhà là chỉ Khí (Khí dừng lại). Ví dụ: nhà ở phương Càn có con đường chạy ngang qua thì nhà ấy coi như thụ khí của phương Tốn.
-
Gò đống cao hay nhà cao tầng ở đằng trước, đằng sau hay ở 2 bên tả hữu nhà đều có thể giữ khí lại. ví dụ: phương Cấn có ngôi nhà cao thì khí bị chặn lại và phản hồi lại nhà mình. Các phương khác cũng vậy. Khí này thường từ cao xuống thấp và được gọi là hồi phong phản khí. Do đó người ta hay xây 1 bức tường cao lớn ở trước cửa để chắn gió nhất là những nơi chùa miếu. Tuy nhiên phản khí này cần phải theo phương sinh vượng lại và kỵ những phương hung sát lại.
Khí của 3 nguyên vận chuyển cũng đem lại sự thịnh suy cho 1 ngôi nhà. Đây là vấn đề thiên vận cho nên cũng cần phải học phép thẩm vận (xét đoán vận) nữa. Vận là luân thứ của cửu tinh quản trị ở bát sơn, phân làm tam nguyên. Mỗi nguyên quản 60 năm.
-
Thượng nguyên: nhất bạch thống trị nhị hắc và tam bích phụ trị.
-
Trung nguyên: tứ lục thống trị,ngũ hoàng và lục bạch phụ trị.
-
Hạ nguyên : thất xích thống trị bát bạch và cửu tử phụ trị.
Trong nguyên là chính vận, ngoài nguyên là dư khí. Vận tốt tức là ngôi nhà được sinh vượng khí chuyển vào nhà; vận xấu tức là ngôi nhà gặp khắc, sát khí dẫn vào nhà. Chính vì vận hội độ số do trời đất tuần hoàn ấy mà ngôi nhà có lúc hưng lúc phế, chỉ có người cất công tìm tòi, học hỏi mới ngộ ra được. 1.17. TAM NGUYÊN TỬ BẠCH Vận khí của thời gian 180 năm làm thời gian gốc để nghiên cứu sự cát hung của mọi môn khoa học huyền bí. Chia đều làm 3 thời kỳ, mỗi thời kỳ là 60 năm. 60 năm từ Giáp Tý đến Quý Hợi làm thượng nguyên; 60 năm tiếp theo lại bắt đầu từ Giáp Tý đến Quý Hợi làm trung nguyên; hết 60 năm trung nguyên lại bắt đầu Giáp Tý đến Quý Hợi làm hạ nguyên. Hết 60 năm hạ nguyên lại bắt đầu Giáp Tý thượng nguyên cho 180 năm kế tiếp. Lịch Lệ bàn rằng: Cứ hết thời gian 180 năm thì 9 hành tinh của thái dương hệ xếp thành 1 đường thẳng hàng trong không gian. Là lúc bắt đầu cho 3 nguyên mới gọi là tam nguyên. Tử bạch là tên gọi tắt của 9 sao quản nguyên (nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử). Nguồn gốc cửu diệu tinh từ cửu cung của Lạc thư và mỗi sao mang ngũ hành của cung ấy và chỉ thay đổi cái tên thôi. Hình minh họa: TỨ LỤC
CỬU TỬ
NHỊ HẮC
TỐN(4)
LY(9)
KHÔN(2)
TAM BÍCH
NGŨ HOÀNG
THẤT XÍCH
CHẤN(3)
TRUNG CUNG(5)
ĐOÀI(7)
BÁT BẠCH
NHẤT BẠCH (THỦY)
LỤC BẠCH
CẤN(8)
KHẢM(1)
CÀN(6)
Ba sao nhất bạch, nhị hắc, tam bích quản trị thượng nguyên, mỗi sao quản trị 20 năm. Sao nhất bạch quản trị 20 năm đầu, đồng thời quản trị cả 60 năm của thượng nguyên. Ba sao tứ lục, ngũ hoàng, lục bạch quản trị trung nguyên, mỗi sao quản trị 20 năm. Sao tứ lục quản trị 20 năm đầu của trung nguyên , đồng thời quản trị cả 60 năm của trung nguyên.
Ba sao thất xích, bát bạch, cửu tử quản trị hạ nguyên,mổi sao quản trị 20 năm. Sao thất xích quản trị 20 năm đầu của hạ nguyên, đồng thời quản trị cả 60 năm của hạ nguyên. Sách địa lý tuyển trạch bàn: tùy theo từng địa cục ở mỗi nguyên mà có cát có hung. Cung và sơn là chủ, sao là khách. Khách sinh chủ là tốt, khách khắc chủ thì xấu. Ví dụ như hạ nguyên bắt đếu từ năm Giáp Tý 1984. Lấy thất xích nhập trung cung thuận phi 9 cung thì bát bạch đến Càn, Càn kim được bát bạch thổ sinh gọi là thượng sinh hạ; cửu tử đến Đoài, cửu tử thuộc hỏa, Đoài thuộc kim vậy là thượng khắc hạ. Được tương sinh là vận tốt,bị tương khắc là vận xấu. -
Hạ khắc thượng là chủ khắc khách: họa nhẹ
-
Thượng khắc hạ là khách khắc chủ là sát khí vào nhà mọi sự đều không lợi.
-
Thượng sinh hạ là ngoài ích trong phì đại hưng phát.
-
Hạ sinh thượng là ngoài hao trong thì nhân Đinh lãnh thoái, tán tài.
-
Tỉ hòa cũng tốt
Lại lấy sao chủ vận để luận 8 phương sinh sát cát hung: Ví dụ như hạ nguyên thất xích nhập trung cung thì bát bạch gia Càn là sinh khí; cửu tử gia Đoài thì Đoài là sát khí; nhất bạch gia Cấn thì Cấn là thoái khí; nhị hắc gia Ly thì Ly là sinh khí; tam bích gia Khảm thì Khảm là phương tử khí; tứ lục gia Khôn thì Khôn là phương tử khí; ngũ hoàng gia Chấn thì Chấn là phương sinh khí; lục bạch gia Tốn thì Tốn là phương sinh khí. Ví dụ: LỤC BẠCH(KIM)
NHỊ HẮC(THỔ)
TỨ LỤC(MỘC)
phương vượng khí
phương sinh khí
phương tử khí
(4)
(9)
(2)
NGŨ HOÀNG(THỔ)
THẤT XÍCH(KIM)
CỬU TỬ(HỎA)
phương sinh khí
(5)
(7)
NHẤT BẠCH(THỦY)
TAM BÍCH(MỘC)
BÁT BẠCH(THỔ)
phương thoái khí
phương tử khí
(6)
(8)
(1)
phương sát khí
(3) phương sinh khí
Nhà ở, cửa ngõ, lối đi hoặc đường thủy chảy lại mà ở vào phương sinh, vượng khí của sao chủ vận thì vượng tài, thêm Đinh. Nếu ở vào phương sát khí của chủ vận và phương ấy lại có chỗ khuyết hảm, đổ nát thì quyết là biến ra tai họa từ ngoài đưa đến. Thoái phương thì hao tán tiền tài. Tử phương thì người bị thương tổn. Ở phương ngũ hoàng có đường ngõ xung, đóng thì hung. Ở vượng phương mà có lục sát lại gồm cả lưu niên cửu tử và ngũ hoàng phi đáo thì bị kiện tụng, hỏa tai, thoái bại. Đây là sinh sát xung quan chủ quản 20 năm, tức đại lưu niên pháp vậy. Niên vận của căn nhà, Tính theo từng năm. Cách Tính niên vận cũng giống như cách Tính nguyên vận và chủ vận. Tra lịch để biết tự niên tinh của mỗi năm. Đem sao đó nhập trung cung phi thuận 9 cung: Ví dụ: CHƯƠNG 2: PHÉP KẾT HỢP THỜI GIAN VỚI KHÔNG GIAN TRONG KHOA BÁT TRẠCH. Phép tướng chủ: tướng là ông tướng, chủ là chủ căn nhà. Làm cho người chủ căn nhà được trở nên mạnh khỏe như 1 ông tướng thì gọi là phép tướng chủ. Khi giúp cho một người nào đó sửa nhà, sửa bếp…nếu ta theo đúng phép dương trạch đã học ở chương 1 thì kết quả cũng đã khả quan lắm rồi. Tuy nhiên như thế vẫn chưa đủ vì ta chỉ mới hoàn thành được phần không gian của khoa bát trạch mà thôi, muốn đạt được kết quả một cách trọn vẹn ta cần phải hoàn thành phần thời gian của khoa bát trạch nữa. đó là phần chọn năm tháng ngày giờ để tiến hành việc xây dựng hay sửa chữa Một ngôi nhà, đa phần các thầy địa lý không biết phương pháp này, phần người dân vô tình không biết đến điều này nên thầy cũng lờ đi luôn. Thật ra phép tướng chủ này rất quan trọng. Ngôi nhà xây dựng hay sửa chữa nếu không được bồi bổ cho đúng cách thì nhiều khi không phát mà ngược lại còn gây họa nữa. Bởi vậy người học địa lý không được xem thường phương pháp tướng chủ này. 1.NGUYÊN TẮC CHUNG -
Lấy tứ trụ để tướng chủ
-
Làm nhà thì lấy tuổi chủ nhà, táng mộ thì lấy tuổi người chết. Mệnh người lập mộ chỉ kỵ bị xung thôi.
-
Mệnh thì nên chú trọng đặc biệt đến thiên can, nhưng không được bỏ qua địa chi.
-
Nếu kết hợp tứ trụ thành các cách như hợp quan, hợp tài, tỷ kiên, ấn thụ, tứ trường sinh hoặc lộc, mã, Quý nhân. Được một trong các cách ấy lại không xung khắc mệnh thì khóa ấy rất tốt.
Ví dụ 1: Dương công làm nhà ở cho Thi Ngự (tuổi Ất Hợi). ông dùng năm Canh Dần, tháng Canh Thìn, ngày Canh Dần, giờ Canh Thìn. Bấy giờ Thi Ngự đã 76 tuổi, sau khi làm nhà xong thì được vua mời vào cung ban cho tiền bạc để dưỡng lão vì ông quá già không còn làm quan được nữa nhưng con cháu đều được ở ngôi cao và Thi Ngự sống đến 90 tuổi mới chết. Lý giải: -
Ất đem hợp với Canh là cách hợp quan
-
Ất lộc tại Mão, Dần Thìn ở 2 bên ngó vào là củng lộc cách.
-
4 chữ Canh là thiên nguyên nhất khí tốt vô cùng.
Ví dụ 2: Dương công táng mộ cho người chết tuổi Nhâm Ngọ. ông dùng 4 Đinh Mùi Lý giải: -
Đinh đem hợp với Nhâm là cách hợp tài. Nhâm Ngọ với Đinh Mùi là thiên địa hợp
-
Đinh thì lộc tại Ngọ là cách mệnh tụ lộc, ở đây có 4 Đinh nên rất tốt.
Ví dụ 3: Người sinh năm Giáp Ngọ chọn năm Canh Tý làm nhà rất hung vì phạm cách thiên khắc địa xung (thiên can Canh Kim khắc Giáp Mộc; địa chi Tý xung địa chi Ngọ). Người sinh năm Mậu Ngọ chọn năm Giáp Tý làm nhà cũng hung vì Giáp phá Mậu. 2. SƠ LƯỢC VỀ TỨ TRỤ (rất quan trọng, cần tìm hiểu kỹ ) BẢNG 10 THẦN TRONG TỨ TRỤ 10 THẦN
TỶ KIÊN
KIẾP TÀI
THỰC THẦN
THƯƠNG QUAN
THIÊN TÀI
CHÍNH TÀI
THIÊN QUAN
CHÍNH QUAN
THIÊN ẤN
GIÁP+
GIÁP
ẤT
BÍNH
ĐINH
MẬU
KỶ
CANH
TÂN
NHÂM QUÝ
ẤT-
ẤT
GIÁP
ĐINH
BÍNH
KỶ
MẬU
TÂN
CANH
QUÝ
NHÂM
BÍNH+
BÍNH
ĐINH
MẬU
KỶ
CANH
TÂN
NHÂM QUÝ
GIÁP
ẤT
ĐINH-
ĐINH
BÍNH
KỶ
MẬU
TÂN
CANH
QUÝ
NHÂM ẤT
GIÁP
MẬU+
MẬU
KỶ
CANH
TÂN
NHÂM QUÝ
GIÁP
ẤT
BÍNH
ĐINH
KỶ-
KỶ
MẬU
TÂN
CANH
QUÝ
NHÂM ẤT
GIÁP
ĐINH
BÍNH
CANH+
CANH
TÂN
NHÂM QUÝ
GIÁP
ẤT
BÍNH
ĐINH
MẬU
KỶ
TÂN-
TÂN
CANH
QUÝ
NHÂM
ẤT
GIÁP
ĐINH
BÍNH
KỶ
MẬU
GIÁP
ẤT
BÍNH
ĐINH
MẬU
KỶ
CANH
TÂN
GIÁP
ĐINH
BÍNH
KỶ
MẬU
TÂN
CANH
NHÂM+ NHÂM QUÝ QUÝ-
QUÝ
NHÂM ẤT
CHÍNH ẤN
SINH TA LÀ PHỤ MẪU (gọi là ấn thụ bao gồm chính ấn và thiên ấn); TA SINH LÀ TỬ TÔN (gọi là thương thực bao gồm thương quan và thực thần); KHẮC TA LÀ QUAN QUỈ (bao gồm chính quan và thương quan); TA KHẮC LÀ THÊ TÀI (bao gồm chính tài và thê tài); NGANG HOÀ VỚI TA LÀ HUYNH ĐỆ (gọi là tỷ kiếp bao gồm kiếp tài và tỷ kiên). Năm là vua là Thái Tuế nên khi chọn khóa tứ trụ rất kỵ xung động Thái Tuế . Nói cách khác là long, sơn, mệnh không bị Thái Tuế xung. Ví dụ: Tý long, Tý tọa sơn, Tý mệnh rất kỵ năm có địa chi Ngọ, vì năm Ngọ thì Thái Tuế ở Ngọ. Ngọ xung Tý là Thái Tuế xung long, xung tọa sơn, xung mệnh: đại hung Tháng là tướng của vua, nếu muốn phù long tướng chủ thì phải chọn tháng vượng, tướng để mà chế sát. Muốn biết tháng có được vượng tướng hay không thì phải căn cứ vào hành của mùa. Hành của tháng mà cùng hành với mùa thì được vượng; hành của mùa mà sinh hành của tháng thì được tướng. tuy nhiên phải để ý là tháng cuối của mỗi mùa đều thuộc hành thổ(3,6,9,12) Chú ý đặc biệt: nếu sửa ở phương (tu phương) thì nên chọn tháng hưu tù nếu có sát ở phương. Trường hợp này gọi là tu hung, phúc mạnh hơn tu cát. Có 2 cách tu sửa là tu cát và tu hung. Tu cát thì chọn sao cát tập trung vào phương hung để giải trừ hung ; tu hung (dùng hay hơn) chọn tháng hưu tù để sửa ở phương hung. Ngày thì Can là vua, Chi là bề tôi ý muốn nói Can quan trọng hơn Chi. Nhật can phải vượng tướng rất kỵ hưu tù. Nhật chi thì lấy nguyệt kiến cùng sinh cùng hiệp không phạm hình xung thì tốt. Muốn biết rõ hưu tù vượng tướng tử nên nhớ câu : Tỷ hòa ngã vượng, Ngã sinh giả tướng, Sinh ngã giả hưu, Khắc ngã giả tù. Ngã khắc giả tử (mùa là ngã = ta) CAN NGÀY MÙA XUÂN (1,2)MỘC
HƯU
TỬ
TÙ
VƯỢNG
TƯỚNG
NHÂM,QUÝ
MẬU,KỶ
CANH,TÂN
GIÁP,ẤT
BÍNH, ĐINH
MÙA HẠ (4,5)HỎA
GIÁP,ẤT
CANH,TÂN
NHÂM,QUÝ
BÍNH.ĐINH
MẬU,KỶ
MÙA THU (7,8)KIM
MẬU,KỶ
GIÁP,ẤT
BÍNH,ĐINH
CANH,TÂN
NHÂM,QUÝ
MÙA ĐÔNG CANH,TÂN (10,11)THỦY
BÍNH,ĐINH
MẬU,KỶ
NHÂM,QUÝ
GIÁP,ẤT
TỨ QUÝ (3,6,9,12) THỔ
NHÂM,QUÝ
GIÁP,ẤT
MẬU,KỶ
CANH,TÂN
BÍNH,ĐINH
Giờ dùng để giúp đỡ ngày. Nên can chi của giờ tỷ hòa hoặc cùng với chi của ngày để hợp thành tam hợp, lục hợp, hoặc hàng can chi của ngày lộc, mã Quý nhân thì tốt.
Chi ngày xung chi giờ thì xấu ví dụ: ngày Tý giờ Ngọ; chi ngày hình chi giờ ví dụ: ngày Tý giờ Mão; can giờ khắc can ngày ví dụ: giờ Canh ngày Giáp. 4 giờ đại cát: 4 tháng Dần Thân Tỵ Hợi thì dùng giờ Giáp, Canh, Bính, Nhâm; 4 tháng Tý Ngọ Mão Dậu thì dùng giờ Dần Thân Tỵ Hợi nhưng chỉ được ghép với 2 can Mậu, Kỷ; 4 tháng Thìn Tuất Sửu Mùi thì dùng giờ Ất, Tân, Đinh, Quý mọi việc sẽ tốt lành. Chú ý: những giờ khác như không vong thì chỉ kỵ xuất hành chứ không kỵ mai táng. TÌM GIỜ QUÝ NHÂN ĐĂNG THIÊN MÔN Giờ Quý nhân lên cửa trời là giờ tốt nhất trong các giờ. Tra bảng sau: Bảng giờ Quý nhân đăng thiên môn Giêng Hợi Mão Giáp Dậu Dần Ất Tuất Sửu Bính Hợi Hợi Đinh Sửu Dậu Mậu Mão Tuất Kỷ Dần Dậu Canh Mão Thân Tân Thìn Mùi Nhâm Tỵ Tỵ Quý Mùi Can ngày
2 Tuất Dần Thân Sửu Dậu Tý Tuất Hợi Tý Thân Dần Dậu Sửu Thân Dần Mùi Mão Ngọ Thìn Thìn Ngọ
3 4 Dậu Thân Sửu Tý Mùi Ngọ Tý Hợi Thân Mùi Hợi Tuất Dậu Thân Dậu Thân Hợi Tuất Mùi Ngọ Sửu Tý Thân Mùi Tý Hợi Mùi Ngọ Sửu Tý Ngọ Tỵ Dần Sửu Tỵ Thìn Mão Dần Mão Dần Tỵ Thìn
5 Mùi Mùi Tỵ Tuất Ngọ Dậu Mùi Mùi Dậu Tỵ Hợi Ngọ Tuất Tỵ Hợi Thìn Tý Mão Sửu Sửu Mão
6 Ngọ Tuất Thìn Dậu Tỵ Thân Ngọ Ngọ Thân Thìn Tuất Tỵ Dậu Thìn Tuất Mão Hợi Dần Tý Tý Dần
7 Tỵ Dậu Mão Thân Thìn Mùi Tỵ Tỵ Mùi Mão Dậu Thìn Thân Mão Dậu Dần Tuất Sửu Hợi Hợi Sửu
8 Thìn Thân Dần Mùi Mão Ngọ Thìn Thìn Ngọ Dần Thân Mão Mùi Dần Thân Sửu Dậu Tý Tuất Tuất Tý
9 Mão Mùi Sửu Ngọ Dần Tỵ Mão Mão Tỵ Sửu Mùi Dần Ngọ Sửu Mùi Tý Thân Hợi Dậu Dậu Hợi
10 Dần Ngọ Tý Tỵ Sửu Thìn Dần Dần Thìn Tý Ngọ Sửu Tỵ Tý Ngọ Hợi Mùi Tuất Thân Thân Tuất
11 Sửu Tỵ Hợi Thìn Tý Mão Sửu Sửu Mão Hợi Tỵ Tý Thìn Hợi Tỵ Tuất Ngọ Dậu Mùi Mùi Dậu
12 Tý Thìn Tuất Mão Hợi Dần Tý Tý Dần Tuất Thìn Hợi Mão Tuất Thìn Dậu Tỵ Thân Ngọ Ngọ Thân
TIỂU BÁT TỰ Lấy tứ trụ can để sinh hoặc bổ trợ cho can ngày bị hưu tù thì gọi là tiểu bát tự Ví dụ: tháng Ngọ ngày Giáp là can ngày bị hưu tù. Nếu dùng năm tháng hay giờ có can Quý để sinh Giáp tức ấn thụ thì trong yếu biến thành khỏe. Nếu dùng 4 Giáp thì can ngày sẽ được bổ trợ đó là tỷ kiên ( bí mật bổ trợ cho để Thân khỏe mạnh lên). ĐỘN NGŨ HỔ VÀ NGŨ THỬ
1.Độn ngũ hổ để tìm can của tháng giêng rồi suy ra các can khác. Năm Giáp Kỷ khởi Bính Dần; Ất Canh khởi Mậu Dần; Bính Tân khởi Canh Dần; Đinh Nhâm khởi Nhâm Dần, Mậu Quý khởi Giáp Dần 2. Độn ngũ thử để tìm can giờ Tý. Ngày Giáp Kỷ khởi giờ Giáp Tý; ngày Ất Canh khởi giờ Bính Tý; ngày Bính Tân khởi giờ Mậu Tý; ngày Đinh Nhâm khởi giờ Canh Tý; ngày Mậu Quý khởi giờ Nhâm Tý. ẤN THỤ CÁCH Ấn là con dấu,thụ là dây đeo ấn. ấn thụ tượng trưng cho người có chức quyền,có con dấu riêng. ấn thụ cách được chia làm 2 cách Chính ấn : tốt.cứ 1 dương, 1 âm sinh nhau và ngược lại. Ví dụ: mệnh Giáp thuộc dương mộc được can Quý âm thủy của tứ trụ sinh.; mệnh Ất thuộc âm mộc được Canh Nhâm thuộc dương thủy của tứ trụ sinh… Thiên ấn: thiên = lệch thì xấu vì là ấn lệch . cả 2 đều dương hoặc đều âm Ví dụ: mệnh Giáp dương mộc được can Nhâm của tứ trụ sinh, mệnh Ất âm mộc được can Quý âm thủy của tứ trụ sinh. TỶ KIÊN CÁCH Tỷ có nghĩa là so sánh, kiên là đồng vai. Tỷ kiên có nghĩa là đồng vai cũng giống như tỷ hòa vậy. Ví dụ: người tuổi Kỷ Tỵ làm nhà ta chọn 4 Kỷ Tỵ vậy. TỨ TRƯỜNG SINH CÁCH Sao Trường sinh này được tính theo ngũ hành nạp âm của bản mệnh. Có 5 hành là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Thủy, Thổ mệnh thì trường sinh khởi ở Thân; mộc mệnh thì trường sinh khởi ở Hợi; hỏa mệnh thì trường sinh khởi ở Dần; kim mệnh thì trường sinh khởi ở Tỵ và luôn đi thuận. người ta đặt bài vè cho dễ nhớ như sau: Trường sinh thủy thổ tại Thân, mộc mệnh tại Hợi hỏa Dần, Tỵ kim. Khi ứng dụng để chọn khóa tứ trụ thì: đối với mạng thủy thổ ta dùng 4 chữ than (năm,tháng,ngày,giờ); đối với mạng hỏa ta dùng 4 chữ Dần; mạng mộc ta dùng 4 chữ Hợi; mạng kim ta dùng 4 chữ Tỵ. KIẾP TÀI CÁCH (cướp tài) Cùng hành nhưng khác âm dương. Ví dụ: người tuổi Kỷ trong tứ trụ không được dùng nhiều chữ Mậu; tuổi Giáp không được dùng nhiều chữ Ất… THẤT SÁT CÁCH: đại hung Ví dụ: tuổi Ất âm mộc lấy Tân âm kim là thất sát(Tính từ Ất đến Tân là 7). Các tuổi khác cứ thế mà suy ra. LỘC MÃ QUÝ NHÂN CÁCH (cách tìm Lộc mã Quý nhân giống như tử vi (dương Quý nhân tương ứng với sao Thiên việt, âm Quý nhân tương ứng với sao Thiên khôi)
Có 2 cách lấy lộc, mã Quý nhân là: 1. Lấy trực tiếp là chính lực mạnh hơn (lộc mã, Quý nhân của mệnh) 2. Lấy gián tiếp là phụ lực kém hơn (tức phép phi cung chân lộc mã Quý nhân) Mệnh lộc + Quý nhân là tốt nhất Mệnh mã + Quý nhân là rất tốt Mệnh mã + Lộc là rất tốt Cách lấy Quý nhân: CAN GIÁP ẤT BÍNH ĐINH MẬU KỶ CANH TÂN NGÀY + QN MÙI THÂN DẬU HỢI SỬU TÝ SỬU DẦN - QN SỬU TÝ HỢI DẬU MÙI THÂN MÙI NGỌ
NHÂM QUÝ MÃO TỴ
TỴ MÃO
Theo ý nghĩa dân gian Quý nhân là những bậc quân tử, người có đức độ, hay giúp đỡ người khác. Phép huyền bí của dịch nói: theo tượng gọi là Kiền, bắt chước gọi là khôn. Thiên Ất bắt chước kiền mà theo khôn. Kiền là trời, khôn nạp vào Ất cho nên lấy tên là Thiên Quý. Thiên Quý lấy được thổ làm tôn trọng. thổ là phương vị của khôn. Tiên thiên vị của khôn ở Tý (cung Khảm). hậu thiên thì ở Thân (cung Khôn). Hợp 2 cung tiên thiên và hậu thiên để bố trí đi thuận và đi nghịch, 2 độn chia riêng âm và dương Quý nhân. Dương Quý nhân theo vị Khôn trong tiên thiên, ở cung Tý khởi thuận độn; âm Quý nhân theo vị khôn trong hậu thiên ở cung Thân khởi nghịch độn. Lấy Mậu là dương thổ nóng, khô không sinh được phải dùng Kỷ là âm thổ nhưỡng nhuận là tượng của khôn(mẹ) cho nên phải theo Kỷ mà lấy. Vấn đề tiên thiên Quý nhân đi thuận và hậu thiên Quý nhân đi nghịch không thấy sách vở nào đề cập đến, nay mạn phép bàn ra đây để tham khảo, hy vọng gặp được các vị cao minh chỉ giáo thêm: tiên thiên dương Quý nhân tính từ cung Tý khởi Kỷ đi thuận cho nên Kỷ Quý nhân ở Tý, Canh Quý nhân ở Sửu, Tân Quý ở Dần, Nhâm Quý nhân ở Mão, Thìn là thiên la là chỗ Quý nhân không đến, cho nên Quý Quý nhân vượt Thìn mà đến Tỵ. Ngọ xung với Tý (khởi dương Quý nhân) Quý nhân cũng không đến cho nên Giáp Quý nhân qua Mùi, Ất Quý nhân đến Thân, Bính Quý nhân đến Dậu, Tuất là địa võng cho nên Quý nhân không đến cho nên Đinh Quý nhân ở Hợi. Tý không tính lại nữa cho nên Mậu Quý nhân qua Sửu. Đó là phép khởi dương Quý nhân. Hậu thiên âm Quý nhân từ cung Thân khởi Kỷ đi nghịch (12 chi) cho nên Kỷ Quý nhân ở Thân, Canh Quý nhân ở Mùi, Tân ở Ngọ, Nhâm ở Tỵ, Thìn là thiên la Quý nhân không đến, cho nên tuổi Quý Quý nhân đến Mão. Dần xung với Thân (khởi âm Quý nhân) Quý nhân cũng không đến cho nên Giáp Quý nhân đến Sửu, Ất Quý ở Tý, Bính Quý ở Hợi, Tuất là địa võng Quý nhân không đến cho nên Đinh Quý nhân đến Dậu, Thân không Tính lại nữa cho nên Mậu đến Mùi. Đó là phép khởi âm Quý nhân. Cách lấy mã:
-
Tam hợp hỏa cục (Dần Ngọ Tuất) lấy Thân làm mã; tam hợp mộc cục (Hợi Mão Mùi) lấy Tỵ làm mã; tam hợp thủy cục (Thân Tý Thìn) lấy Dần làm mã; tam hợp kim cục (Tỵ Dậu Sửu) lấy Hợi làm mã.
Thiên mã bản khí do hỏa được sinh tại Ngọ cho nên kinh dịch bàn rằng :lấy Càn làm mã. Sở dĩ phải dùng Kiền của tiên thiên vì Kiền của tiên thiên ở Ly (Ngọ), không ở Khảm(bắc), Ly ở Chấn(đông, Khảm ở Đoài(tây), Cấn ở Càn(tây bắc), Chấn ở Cấn(đông bắc), Đoài ở tốn(đông nam), Tốn ở khôn(tây nam) Mã lấy càn ở ly hỏa là khí của dương hỏa bốc lên nên cứng và khỏe ngày chạy ngàn dặm, có tượng là mau chóng, thôi thúc cho nên dùng mã lấy được tới sơn, hướng tác động thì phúc lành mau đến. Trong số 24 sơn phương chỉ có 4 sơn Dần Thân Tỵ Hợi là có mã. Còn những cung còn lại không thể lấy mã vì vậy phải dùng phép phi cung chân mã. Cách lấy Lộc: -
Tuổi Giáp lộc tại Dần. nếu trong tứ trụ dùng nhiều chữ Dần là hiện tài lộc tự trong nhà (lộc đến nhanh).
-
Người tuổi Dần mà trong tứ trụ dùng nhiều chữ Giáp là tài lộc từ ngoài đến (lộc đến chậm)
-
Tuổi Ất lộc tại Mão. nếu trong tứ trụ dùng nhiều chữ Mão là hiện tài lộc tự trong nhà (lộc đến nhanh).
-
Tuổi Mão mà trong tứ trụ dùng nhiều chữ Ất là tài lộc từ ngoài đến (lộc đến chậm)
-
Các tuổi khác cứ thế mà suy ra (tuổi Bính, Mậu lộc tại Tỵ; tuổi Đinh, Kỷ lộc tại Ngọ; tuổi Canh lộc tại Thân; tuổi Tân lộc tại Dậu, tuổi Nhâm lộc tại Hợi, tuổi Quý lộc tại Tý).
Mệnh dương nhận (kình dương): hung -
Mệnh Giáp trong tứ trụ kỵ dùng nhiều chữ Mão (tuổi Giáp kình dương ở Mão); tuổi Ất kỵ dùng chữ Thìn; Bính, Mậu kỵ chữ Ngọ; Đinh,Kỷ kỵ chữ Mùi; Canh kỵ chữ Dậu, Tân kỵ chữ Tuất; Nhâm kỵ chữ Tý; Quý kỵ chữ Sửu.
Cách lấy lộc mã quý nhân trực tiếp CÁCH TÌM LỘC, MÃ, QUÝ NHÂN (giống như tử vi) 1. Dùng tuổi (can,chi) của chủ nhà để tìm lộc mã Quý nhân 2. Đem can chi của năm dùng việc vào trung cung phi thuận 9 cung cho đến khi gặp được chân lộc, mã, Quý nhân của bản mệnh thì ngừng. 3. Sửa ở những phương có lộc, mã, Quý nhân thì đại lợi (phải lấy mệnh chủ chân lộc, mã, Quý nhân tới tọa sơn, hướng định sửa mới đắc cách) 4.Làm nhà thì lấy mệnh người gia trưởng, táng mộ thì lấy tuổi người chết. Nếu người gia trưởng không được tuổi có thể nhờ người Thân quen để lấy lộc mã Quý nhân. Ví dụ: tuổi Bính Tý thì lộc ở Tỵ, mã ở Dần, dương Quý nhân (thiên việt) ở Dậu, âm Quý nhân (thiên khôi) ở Hợi. Dùng Độn ngũ hổ thì Bính Tân khởi:
Tháng giêng là Canh Dần: chân mã Tháng 2 là Tân Mão Tháng 3 là Nhâm Thìn Tháng 4 là Quý Tỵ
: chân lộc
Tháng 5 là Giáp Ngọ Tháng 6 là Ất Mùi Tháng 7 là Bính Thân Tháng 8 là Đinh Dậu
: - Quý nhân
Tháng 9 là Mậu Tuất Tháng 10 là Kỷ Hợi:
: +Quý nhân
Tháng 11 là Canh Tý Tháng 12 là Tân Sửu Sau đó đem can chi của năm dùng việc vào trung cung phi thuận 9 cung. Ví dụ lấy năm Giáp Thân dùng việc:
TỐN(4)
LY(9)
KHÔN(2)
NHÂM THÌN
MẬU TÝ
CANH DẦN (CHÂN MÃ)
TÂN SỬU
ĐINH DẬU
KỶ HỢI
CANH TUẤT
(+ QUÝ NHÂN)
(- QUÝ NHÂN)
BÍNH NGỌ
MẬU THÂN
CHẤN(3)
NGŨ TRUNG(5)
ĐOÀI(7)
TÂN MÃO
GIÁP THÂN
BÍNH TUẤT
CANH TÝ
QUÝ TỴ(CHÂN LỘC)
ẤT MÙI
KỶ DẬU
NHÂM DẦN
GIÁP THÌN
CẤN(8)
KHẢM(1)
CÀN(6)
ĐINH HỢI
KỶ SỬU
ẤT DẬU
BÍNH THÂN
MẬU TUẤT
GIÁP NGỌ
ẤT TỴ
ĐINH MÙI
QUÝ MÃO
Ta thấy tại 3 cung khôn, ly và trung cung được bản mệnh chân lộc, mã, Quý nhân tới nên tu tạo, sửa sang ở 3 phương ấy là tốt. Ví dụ: tuổi Bính Dần thì lộc tại Tỵ, mã tại Thân, - Quý nhân tại Dậu, + Quý nhân tại Hợi. Tuổi Bính Dần thì: Tháng giêng là Canh Dần 2 là Tân Mão 3 là Nhâm Thìn
4 là Quý Tỵ( chân lộc) 5 là Giáp Ngọ 6 là Ất Mùi 7 là Bính Thân(chân mã) 8 là Đinh Dậu(- Quý nhân) 9 là Mậu Tuất 10 là Kỷ Hợi(+ Quý nhân) 11 là Canh Tý 12 là Tân Sửu Muốn dùng việc gì thì lấy can chi của năm dùng việc đem vào trung cung phi thuận 9 cung cho đến khi gặp được chân lộc,mã,Quý nhân.. Lộc mã Quý nhân rơi vào cung nào thì tu bổ, sửa sang, động khí phương ấy. Cách lấy lộc mã quý nhân gián tiếp THÁI TUẾ CHÂN LỘC,MÃ,QUÝ NHÂN Lưu ý: Thái Tuế chân lộc mã Quý nhân này chỉ xét tháng và năm dùng việc, còn mệnh chủ chân lộc mã, Quý nhân thì xét ở tọa sơn, hướng, bản mệnh . Trong số lộc, mã Quý nhân thì Quý nhân là tốt hơn hết, lộc mã chỉ là thứ. Nếu được bản mệnh và Thái Tuế giao hội thì rất là tốt đẹp. Quý nhân lộc mã kỵ rơi vào không vong. Nếu rơi vào không vong thì hỏng hết. Tuần Giáp Tý: không vong ở Tuất Hợi; tuần Giáp Dần :không vong ở Tý Sửu; tuần Giáp Thìn không vong ở Dần Mão; tuần Giáp Ngọ không vong ở Thìn Tỵ; tuần Giáp Thân không vong ở Ngọ Mùi; tuần Giáp Tuất không vong ở Thân Dậu. Ví dụ: năm dùng việc là ất sữu,tháng 6 Giãi: can Ất thì lộc tại Mão; dương quý nhân ở Thân, Âm quý nhân ở Tý; chi Sữu thuộc tam hợp Tỵ Dậu Sữu nên Mã ở Hợi. Dùng ngũ hổ độn để tìm chân lộc,mã,quý nhân Năm Ất thì Tháng giêng là Mậu dần Tháng 2
Kỷ mão(chân lộc)
Tháng 3
Canh Thìn
Tháng 4
Tân Tỵ
Tháng 5
Nhâm Ngọ
Tháng 6
Quý Mùi
Tháng 7
Giáp Thân(+ Quý nhân)
Tháng 8
Ất Dậu
Tháng 9
Bính Tuất
Tháng 10
Đinh Hợi(Chân Mã)
Tháng 11
Mậu Tý(- Quý nhân)
Tháng 12
Kỷ Sữu
giờ đem tháng dùng việc là tháng 6 vào trung cung phi thuận 9 cung thì được Giáp thân đến càn(+ quý nhân), Ất dậu đến đoài, bính tuất đến cấn,đinh hợi đến Ly(chân mã),mậu tý đến khảm(- quý nhân),kỷ sữu đến khôn,canh dần đến chấn,tân mão đến tốn…qua 5 vòng thì kỹ mão đến đoài(chân lộc). như vậy nếu ta tu tạo ở các sơn ly khảm càn đoài thì tốt vì được chân lộc mã quý nhân đến phương. QUÝ KHÔNG (có dương Quý không vong và âm Quý không vong) 1)Dương Quý không vong Giáp mệnh ngày Giáp Thân Ất mệnh ngày Ất Hợi Bính mệnh ngày Bính Tý Đinh mệnh ngày Đinh Mão Mậu mệnh ngày Mậu Ngọ Kỷ mệnh ngày Kỷ Mùi Canh mệnh ngày Canh Thân Tân mệnh ngày Tân Hợi Nhâm mệnh ngày Nhâm Tý Quý mệnh ngày Quý Mão ví dụ: tuổi Quý không nên làm gì ngày Quý Mão 2) Âm Quý không vong Giáp mệnh ngày Giáp Dần Ất mệnh ngày Ất Mão Bính mệnh ngày Bính Dần Đinh mệnh ngày Đinh Sửu Mậu mệnh ngày Mậu Tý Kỷ mệnh ngày Kỷ Mão Canh mệnh ngày Canh Dần Tân mệnh ngày Tân Mão Nhâm mệnh ngày Nhâm Dần Quý mệnh ngày Quý Sửu ví dụ: tuổi Quý không nên làm gì ngày Quý Sửu LỘC KHÔNG Giáp mệnh ngày Giáp Thìn
Ất mệnh ngày Ất Tỵ Bính mệnh ngày Bính Thân Đinh mệnh ngày Đinh Hợi Mậu mệnh ngày Mậu Tuất Kỷ mệnh ngày Kỷ Sửu Canh mệnh ngày Canh Thìn Tân mệnh ngày Tân Tỵ Nhâm mệnh ngày Nhâm Thân Quý mệnh ngày Quý Hợi MÃ KHÔNG Mệnh Thân Tý thì kỵ 3 ngày Giáp Thìn, Mậu Thân, Nhâm Tý Mệnh Tỵ Dậu Sửu kỵ 3 ngày Ất Sửu, Kỷ Tỵ, Quý Dậu Mệnh Dần Ngọ Tuất kỵ 3 ngày Giáp Tuất, Mậu Dần, Nhâm Ngọ Mệnh Hợi Mão Mùi kỵ 3 ngày Ất Mùi, Kỷ Hợi, Quý Mão Vì mả gặp không vong là triết túc mã,dùng sẽ bị họa. Ví dụ: tuổi Quý Hợi kỵ đi ngày Ất Mùi, Kỷ Hợi, Quý Mão. SƠN, MỆNH QUÝ KHÔNG Sơn, mệnh Tý kỵ ngày Ất Mão, Kỷ Mùi Sửu
Giáp Dần,Mậu Ngọ,Canh Thân
Dần
Tân Hợi
Mão
Nhâm Tý,Quý Sửu
Tỵ
Nhâm Dần, Quý Mão
Ngọ
Tân Mão
Mùi
Giáp Thân,Mậu Tý,Canh Dần
Thân
Ất Hợi,Kỷ Mão
Dậu
Bính Tý, Đinh Sửu
Hợi
Bính Dần, Đinh Mão
Quý nhân không ở 2 cung Thìn Tuất nên không Tính đến sơn, mệnh Thìn Tuất. SƠN, MỆNH LỘC KHÔNG Sơn, mệnh Tý kỵ ngày Qúy Hợi Dần
Giáp Thìn
Mão
Ất Tỵ
Tỵ
Bính Thân,Mậu Tuất
Ngọ
Đinh Hợi,Kỷ Sửu
Thân
Canh Thìn
Dậu
Tân Tỵ
Hợi
Nhâm Thân
Lộc không bao giờ ở tứ mộ nên không Tính đến những sơn, mệnh thuộc tứ mộ SƠN, MỆNH TÀI KHÔNG (tài tức mã) Sơn, mệnh Dần kỵ ngày Giáp Thìn, Mậu Thân, Nhâm Tý Thân
Giáp Tuất, Mậu Dần, Nhâm Ngọ
Tỵ
Ất Mùi, Kỷ Hợi, Quý Mão
Hợi
Ất Sửu, Kỷ Tỵ, Quý Dậu
CHÚ Ý: không vong có cát có hung. Kim hỏa sơn, mệnh mà dùng thì cát; thủy thổ sơn, mệnh mà dùng thì hung. Đó là vì kim không thì kêu, hỏa không thì phát. Nếu thái dương, thái âm mà gặp không là trời không mây che tha hồ tỏa sáng nên rất tốt. Sách thông thư nói rằng: ngựa đến đầu non (tọa sơn) người phú Quý. Lộc đến đầu non con cháu thịnh. Nếu cả lộc mã cùng đến thì tài phúc đến ào ào. MỆNH THỰC LỘC Rất Quý vì có thể thúc dục tài lộc đến Ví dụ: tuổi Bính dương hỏa sinh Mậu dương thổ, lấy Mậu làm thực thần. Mậu lộc tại Tỵ. trong khóa tứ trụ có chi Tỵ là thực lộc cách Tuổi Giáp dương mộc lấy Bính dương hỏa làm thực thần, Bính lộc tại Tỵ. trong khóa tứ trụ phải có Tỵ mới thành thực lộc cách. Thực thần là gì? CÁCH CỤC TRONG PHÉP TẠO MỆNH 1. TÀI THẦN CÁCH (gồm có chính tài và thiên tài) a) Chính tài (dùng tốt hơn thiên tài) Âm can mệnh khắc dương can tứ trụ; Dương can mệnh khắc âm can tứ trụ Ví dụ: mệnh Giáp dương mộc dùng 4 kỷ (âm thổ), 4 Sửu Mùi (âm thổ); Mệnh Ất âm mộc dùng 4 Mậu (dương thổ),4 Thìn Tuất (dương thổ) thì được chính tài. b)Thiên tài âm can mệnh khắc âm can tứ trụ; dương can mệnh khắc dương can tứ trụ ví dụ: mệnh Ất âm mộc dùng 4 Kỷ (âm thổ), 4 Sửu,Mùi(âm thổ); mệnh Giáp dương mộc dùng 4 Mậu (dương thổ), 4 Thìn Tuất(dương thổ) thì được thiên tài. ứng dụng: ví dụ 1:Tăng công làm nhà cho chủ nhà tuổi Nhâm Ngọ. nhà Tỵ sơn Hợi hướng,ông dùng 4 Đinh Mùi. Ông ghi lại rằng: thiên địa đồng lưu, can chi hợp mệnh tối vi kỳ, phú quý vĩnh vô sai. Lý giải: 4 can Đinh (âm hoả) hợp với Nhâm (dương thủy) để hóa mộc, đây là thiên nguyên nhất khí, 4 chi Mùi hợp với chi mệnh Ngọ là địa nguyên nhất khí. Như vậy can
và chi của tứ trụ đều hợp với can và chi của mệnh.; chủ mệnh Nhâm (dương thủy) khắc tứ trụ Đinh(âm hỏa) là chính tài cách. Ví dụ 2:Lại công làm mộ tổ(tuổi Bính Ngọ) cho cổ học sĩ. Tốn sơn Càn hướng. ông dùng năm Tân Mão, tháng Kỷ Hợi ngày Tân Mùi, giờ Tân Mão. chôn rồi 6 năm sau đất phát đậu trạng nguyên. Lý giải: Mệnh Bính(dương hỏa) khắc Tân(âm kim) tứ trụ là chính tài, tam hợp mộc cục (Hợi Mão Mùi) sinh mệnh Ngọ(hỏa). Tốn (tọa sơn) nạp Tân (tứ trụ) đồng khí (xem la bàn sẽ rõ) Kỷ thì lộc đến mệnh Ngọ Ví dụ 3: Quách công làm cho hạng thi táng người chết tuổi Mậu Thìn Dần sơn Thân hướng. ông chọn tứ trụ đều Nhâm Tý chỉ có giờ là Canh Tý Lý giải: mệnh Mậu dương thổ khắc tứ trụ Nhâm dương thủy = thiên tài. Canh lộc tại Thân; Thân là hướng nên lộc đến ngay hướng mộ HỘI CÁCH (ứng dụng cho long và mệnh) Hội có nghĩa là tụ lại. có tụ lộc, tụ quý, tụ bảo, tụ tài, tụ sát, tụ đạo(trộm) a)Tụ lộc: Nhâm (long,sơn,mệnh) dùng 4 Hợi; Hợi(long,sơn,mệnh) dùng 4 Nhâm. b)Tụ Quý (Quý nhân): Bính,Đinh (long,sơn,mệnh) dùng 4 Hợi, 4 Dậu vì Bính Đinh Khôi ở Hợi Việt ở Dậu; Hợi,Dậu (long,sơn,mệnh) dùng 4 Bính, 4 Đinh c)Tụ mã: Tỵ Dậu Sửu (long,sơn,mệnh) dùng 4 Hợi; Hợi(long,sơn,mệnh) dùng 4 Dậu (không dùng Tỵ vì xung với Hợi) d)Tụ bảo: Cấn,Khôn,Nhâm(long sơn,mệnh) dùng 4 chữ Thân vì thủy, thổ trường sinh ở Thân e)Tụ tài: Sửu,Mùi,Khôn,Cấn(long,sơn) dùng 4 Hợi, 4 Tý (long,sơn) thổ khắc địa chi thủy của tứ trụ) f)tụ sát: Ngọ(long,sơn) dùng 4 Quý(thiên can tứ trụ khắc địa chi long,sơn. g)tụ đạo(trộm): Canh(long,sơn,mệnh) dùng 4 Quý(long,sơn,mệnh sinh tứ trụ làm tiết khí tổn hại) CỦNG CÁCH (dùng cho long và mệnh) Củng là Giáp, 2 chi bên cạnh Giáp chi ở giữa. củng thì có củng lộc,củng Quý. Mã thì k nên củng vì mã củng thì mã không đi Ví dụ: chi Dần và chi Thìn ở 2 bên Giáp chi Mão ở giữa. Ví dụ: Giáp(long,mệnh) chọn năm Ất Sửu, tháng Kỷ Mão, ngày Kỷ Sửu, giờ Kỷ Mão Lý giải: Giáp thì lộc ở Dần. lấy Sửu Mão là cốt để cho 2 chi này Giáp chi Dần như vậy mới tạo thành cách cung lộc Ví dụ:Dương công làm cho Tần hiếu nhơn Thân sơn Dần hướng. tuổi người chết là Canh Tuất ông chọn năm Canh Thân ,tháng Nhâm Ngọ,ngày Canh Thân,giờ Nhâm Ngọ. ông ghi lại: Ngọ hợp Dần hướng,Thân bổ mạch.
Lý giải: tuổi Canh thì Quý nhân(thiên việt) ở Mùi. Lấy 2 Thân và 2 Ngọ để Giáp chi Mùi như vậy sẽ tạo thành cách củng Quý. Lấy địa chi Ngọ hợp với địa chi Dần của hướng tạo thành tam hợp hỏa cục Dần Ngọ Tuất, vừa bổ Tuất mệnh vừa bổ Dần hướng. Canh thì lộc tại Thân,tức tọa sơn Thân tụ 2 lộc. THIÊN ĐỊA ĐỒNG LƯU (dùng cho long và mệnh) Có nghĩa là can mệnh hợp can tứ trụ; chi mệnh hợp chi tứ trụ. Ví dụ: Mệnh Giáp Thân ta dùng Tứ trụ 4 Kỷ Tỵ ; mệnh Ất Dậu ta dùng tứ trụ 4 Canh Thìn; cứ thế mà suy ra những trường hợp khác. Bài tập: Nhà tọa Tỵ hướng Hợi, chủ nhà tuổi Nhâm Ngọ ta dùng tứ trụ như thế nào? Táng mộ Càn sơn Tốn hướng, người chết tuổi Đinh Hợi ta dùng tứ trụ như thế nào? THIÊN NGUYÊN NHẤT KHÍ VÀ ĐỊA NGUYÊN NHẤT KHÍ ứng dụng cho long và mệnh(mạnh lắm). 4 thiên can giống nhau, địa chi cùng hành. Ví dụ: tuổi Bính Ngọ làm nhà Dậu sơn Mão hướng. ta chọn năm Tân Tỵ, tháng Tân Hợi,ngày Tân Mùi, giờ Tân Mão. Lý giải: 4 chữ Tân là thiên nguyên nhất khí, Bính mệnh hợp 4 Tân là hợp tài, 4 Tân thì 4 lộc tụ tại Dậu sơn, 4 Tân thì Quý nhân đến mệnh Ngọ, Tỵ Ngọ 2 địa chi cùng hành, Ngọ Mùi 2 địa chi nhị hợp, năm Tỵ là lộc vị của Bính mệnh . dùng khóa tứ trụ này đến năm Hợi Mão Mùi sẽ sinh con và vượng tài, hưởng phúc cả đời. Ví dụ: Dương công táng đất kiểu bạch tượng quyền hồ (voi trắng hút nước trong hồ) Tý sơn Ngọ hướng người chết tuổi Đinh Tỵ ông chọn năm tháng ngày giờ đều Nhâm Thân. Đời sau con cháu đều làm quan. Lý giải: 4 Thân là địa nguyên nhất khí, Đinh hợp Nhâm là hợp quan, Tỵ là mệnh vị của người chết dùng 4 Nhâm. Nhâm thì lộc đến cung Hợi nên tụ 4 lộc tại Hợi. Tỵ Hợi xung nhau vì vậy đây là xung lộc cách. TỶ TRỢ CÁCH Tức là can sánh với can và đồng can;chi sánh với chi và đồng chi. Ví dụ: Giáp (long, sơn, mệnh) trong tứ trụ dùng 4 Giáp Ví dụ: Tý (long, sơn, mệnh) trong tứ trụ dùng 4 Tý. XUNG CÁCH (dùng cho mệnh) Xung = đối, tức xung lộc(tốt), xung Quý nhân(tốt), xung mã(xấu) vì mã không đi. Ví dụ: Tăng công chôn người chết tuổi Giáp Thìn. Thìn sơn Tuất hướng. Ông dùng 4 chữ Thân. Sáu năm sau con cháu phát quan. Lý giải: tuổi Giáp lộc tại Dần, lấy 4 Thân (địa nguyên nhất khí) để xung Dần lộc. được địa nguyên nhất khí xung lộc là đại cát.(Thúc dục lộc đến nhanh).
Ví dụ: Tăng công táng mộ tốn sơn càn hướng,người chết tuổi Bính Dần ông dùng năm Tân Mão, tháng Tân Mão, ngày Ất Mão, giờ Kỷ Mão sau phát đến 7 đời. Lý giải: Bính thì Quý nhân ở Dậu nên dùng 4 Mão (địa nguyên nhất khí) để xung Dậu. Mão thuần mộc để phù giúp cho Tốn (mộc) tại sơn. Ất Kỷ Quý nhân ở Tý và Thân mà Tỵ với Thân là lục hợp nên chỗ tọa sơn được cách hợp Quý (vì Thìn tốn Tỵ đồng cung). Ví dụ: nhà tọa Tý hướng Ngọ, chủ nhà tuổi Quý Sửu, chọn khóa để xung lộc. Tứ trụ năm Giáp Ngọ, tháng Canh Ngọ, ngày Giáp Ngọ, giờ Canh Ngọ. Quý thì lộc tại Tý ,dùng 4 Ngọ (địa nguyên nhất khí) để xung Tý lộc. năm Giáp thì lộc tại Dần. Dần Ngọ Tuất tam hợp nên Ngọ hướng được hợp lộc. Giáp Canh thì Quý nhân đến Sửu Mùi. Tý Sửu lục hợp,Ngọ Mùi lục hợp. vậy tọa và hướng đều được cách hợp Quý nhân. Giáp đến Thân là thất sát cho nên tiền hung hậu cát. Ví dụ: Táng mộ tọa Đinh hướng Quý,người chết tuổi Đinh Mão. chọn khóa sao cho được cách xung Quý. Ta dùng tứ trụ năm Ất Mão, tháng Kỷ Mão, ngày Đinh Mão, giờ Đinh Mão. Đinh Quý nhân ở Dậu. Mão xung Dậu. Đinh, Kỷ lộc tại Ngọ, Ngọ Mùi lục hợp mà Bính Ngọ Đinh là 1 cho nên tọa sơn tụ lộc. THỰC LỘC CÁCH (dùng cho mệnh) Thực lộc là lấy bản mệnh ăn lộc của thực thần. Ví dụ: Giáp mộc mệnh thì lấy Bính hỏa làm thực thần (mộc sinh hỏa). Bính thì lộc tại Tỵ, nếu dùng 3 Tỵ,4 Tỵ thì gọi là thực lộc cách. Ví dụ: Quý thủy mệnh thì lấy Ất mộc làm thực thần. Ất thì lộc ở Mão, nếu dùng 3 Mão, 4 Mão thì gọi là thực lộc cách. Ví dụ: quách công táng mộ Tuất sơn Thìn hướng. người chết tuổi Ất Hợi. ông dùng năm Canh Ngọ, tháng Bính Tuất, ngày Nhâm Ngọ, giờ Bính Ngọ. ông ghi lại rằng: Ất ăn lộc Đinh ở Ngọ. Ngọ là thực lộc ngồi ở trong tứ trụ (năm Canh Ngọ). sau được hưởng quân lương ứng với cách thực lộc. Lý giải: Ất mộc mệnh sinh Đinh hỏa vậy Đinh là thực thần. Đinh thì lộc tại Ngọ. khóa tứ trụ dùng 3 Ngọ nên là thực lộc cách. Ví dụ: Dương công làm nhà cho người Quý Sửu (người này đi thi nhiều lần nhưng không đậu). Ông xem số thấy sao tinh nhật mã ở mệnh chủ biết là mệnh Quý hiển. dương công bảo gia chủ nên làm nhà phương thực lộc. Chủ nhà nói: văn chương đậu đạt là do mệnh,há phải do làm nhà sao. Và nhất định không làm. Sau nhiều lần thi trượt mới đến nhờ dương công. Dương công chọn phương Tỵ làm cho ông ta 1 cái lều để học và đọc sách. ông chọn năm Tân Mão, tháng Tân Mão,ngày Đinh Mão, giờ Quý Mão để khởi công quả nhiên sau đó thi đậu. Lý giải: Quý mệnh lấy Ất làm thực thần . Ất lộc tại Mão, khéo dùng 4 Mão là thực lộc cách. Làm lều (phòng) ở phương Tỵ để có được Quý nhân (thiên việt) đến mệnh Quý. Tỵ còn là nơi mã đến (tứ trụ có 4 Mão, Hợi Mão Mùi thì mã tại Tỵ). như vậy là thực lộc cách cộng với Quý nhân và mã phụ giúp nên đậu cao.
Lưu ý thêm: lấy ví dụ tuổi Canh kim lấy Nhâm thủy làm thực thần. Nhâm thì lộc ở Hợi. trong khóa ít ra phải dùng 1 chi Hợi mới là thực lộc cách. Nếu không có chi Hợi trong tứ trụ thì mệnh phải là mệnh Hợi (nhưng làm gì có Canh Hợi) mới thành thực lộc cách. Phải nhớ rằng: can mệnh sinh can nào đó là thực thần Ví dụ: Người chết tuổi Ất Hợi, táng mộ Tuất sơn Thìn hướng. Khóa tứ trụ dùng năm Canh Ngọ, tháng Bính Tuất, ngày Nhâm Ngọ, giờ Bính Ngọ. Ất mộc mệnh sinh Đinh hỏa làm thực thần. Đinh lộc ẩn tại Ngọ (thực thần ẩn) nên cần chi Ngọ hiện. trong khóa có Ngọ nên đây là thực lộc cách. LA VĂN GIAO QUÝ CÁCH (dùng cho long và mệnh) La văn là hoa văn trên gấm, giao là bện, kết, dệt lại với nhau. Nguyên tắc là sử dụng Quý nhân, lộc,mã đan dệt với nhau giữa mệnh, long, sơn với tứ trụ giống như hoa văn trên gấm là cách la văn giao Quý cách vậy. Ví dụ: Táng mộ càn sơn tốn hướng, người chết tuổi Tân Hợi. dùng tứ trụ năm Giáp Dần, tháng Bính Dần, ngày Bính Ngọ, giờ Canh Dần sau phát Quý hiển. Lý giải: Mệnh Tân Quý nhân tại Dần và Ngọ (trong tứ trụ có 3 Dần,1 Ngọ). Tháng Bính ngày Bính Quý nhân ở Hợi (Hợi ở trong mệnh và tọa sơn vì càn Tuất Hợi đồng cung). Bính lộc tại Tỵ thành 2 lộc tụ tại hướng Tỵ vì Thìn Tốn Tỵ đồng cung. Mệnh, sơn, hướng, tứ trụ đều có lộc, Quý nhân đan dệt vào nhau như hoa văn trên gấm. Lưu ý: âm Quý nhân(thiên việt) không phát mà chỉ có dương Quý nhân(thiên khôi) mới phát. Can của ngày rất quan trọng. ở ví dụ này là can Bính không được hưu, tù vì hưu tù nếu không nghèo thì chết yểu. Cho nên phải lưu ý. Ví dụ: Làm nhà hướng Dần, tuổi Tân Mùi. Khóa tứ trụ năm Canh Ngọ, tháng Mậu Dần, ngày Canh Ngọ, giờ Mậu Dần. mệnh Tân Quý nhân ở Dần Ngọ. Trong tứ trụ có Ngọ Dần. 2 Mậu, 2 Canh Quý nhân đến Sửu, Mùi. Vậy mệnh Mùi được 2 Quý nhân đến. TAM ĐỨC HỘI TỤ CÁCH Tam đức (thiên đức, nguyệt đức và tuế đức). Ngày Giáp, Kỷ, tháng Mùi(6) : 3đức hợp ở Giáp Ngày Ất, Canh, tháng Sửu(12): 3 đức hợp ở Canh Ngày Bính, Tân, tháng Tuất(9): 3 đức hợp ở Bính Ngày Đinh, Nhâm, tháng Thìn(3): 3 đức hợp ở Nhâm Không dùng Mậu Quý. Chôn cất, sửa phương tại những sơn ấy là đại cát, tránh được mọi hung sát.được hưởng phúc lành. Ví dụ: sửa ở phương Dậu, dùng tứ trụ năm Canh Ngọ, tháng Kỷ Sửu, ngày Đinh Dậu, giờ Ất Tỵ. Là tam đức hội ở Canh. Sau khi sửa qua ứng liền (sinh Quý tử). TAM KỲ CÁCH (dùng cho sơn và mệnh) Ất Bính Đinh là 3 cách lạ ở trên trời
Giáp Mậu Canh là 3 cách lạ ở dưới đất Nhâm Quý Tân là 3 cách lạ ở người. Ất Bính Đinh kỳ thích hợp với tuổi Dậu, Hợi Giáp Mậu Canh thì thích hợp với tuổi Sửu, Mùi Nhâm Quý Tân kỳ thích hợp với tuổi Tỵ, Mão. (bất cứ tuổi nào cũng được nhưng những tuổi trên thí tốt hơn) Ví dụ: họ Vương táng mộ Cấn sơn khôn hướng. người chết tuổi Bính Dần. ông dùng tứ trụ năm Giáp Ngọ, tháng Mậu Thìn, ngày Canh Ngọ, giờ Canh Thìn. Sau này con cháu làm quan nhiều đời. Lý giải: Giáp, Mậu, Canh thì Quý nhân ở Sửu, Mùi (tức đến tọa và hướng). Giáp thì lộc tại Dần (mệnh). 2 Canh thì lộc đến Thân (tức hướng vì Mùi khôn Thân đồng cung). Dùng Thìn và Tý để đón Thân lộc (Thân ẩn trong can Canh). Đây là tam hợp yêu lộc. Ví dụ: Làm nhà tọa khôn hướng Cấn kiêm Sửu, Mùi. Dùng năm Canh Ngọ, tháng Kỷ Sửu, ngày Mậu Ngọ, giờ Giáp Dần. Được 3 kỳ cách, Quý nhân đến Sửu, Mùi. Ví dụ: làm nhà tọa càn hướng tốn, chủ nhà tuổi Giáp Tuất. Khóa chọn sao cho thành tam kỳ cách. Tứ trụ dùng năm Nhâm Thân, tháng Kỷ Dậu, ngày Tân Sửu, giờ Quý Tỵ. Giải: Nhâm lộc đến Hợi tức tọa sơn,tuổi Giáp hợp Kỷ (hợp tài). Bính là thực thần vì Giáp sinh Bính, mà Bính thì lộc tại Tỵ. Trong khóa có Tỵ nên là thực lộc cách.. KẾT LUẬN Trên đây là các khóa và cách của nghệ thuật chọn ngày theo tứ trụ. Việc chôn cất và xây dựng, sửa nhà mà theo đúng các cách cục này thì ích lợi thật không nhỏ. Trong việc chôn cất cần phải xem đất phát giàu hay sang, phát lớn hay nhỏ để lựa chọn khóa tứ trụ cho thích hợp. Đất sang thì dùng cách chính quan, chính ấn, tam kỳ cách hợp với lộc, mã, Quý nhân, văn tinh khoa Giáp đến tọa sơn, tới hướng mới hợp cách và phát quan lộc được. Đất giàu thì nên lựa tài thần có khí (vượng,tướng), lại lấy bản mệnh lộc mã mà kích phú thì sẽ giàu mau. Đất lớn thì dùng tứ trụ lớn, đất nhỏ thì dùng tứ trụ nhỏ; cụ đất nhỏ mà dùng khóa tứ trụ lớn thì trước hung sau mới cát. CHƯƠNG 4: CÁC HUNG THẦN ÁC SÁT CẦN PHẢI CHẾ PHỤC 1)THÁI TUẾ Thái Tuế là niên kiến phương của 12 địa chi. Năm Tý ở phương Tý, năm Sửu ở phương Sửu….năm Hợi ở phương Hợi. 12 năm thống lĩnh 24 sơn, làm chủ các ác sát tinh. Thái Tuế được tôn làm TINH TRUNG THIÊN TỬ (vua của các sao). Nên còn gọi là tuế quân thế lực rất lớn. BẢNG THÁI TUẾ VÀ TUẾ PHÁ
CHI TÝ SỬU DẦN MÃO THÌN TỴ NGỌ MÙI THÂN DẬU TUẤT HỢI NĂM THÁI TÝ SỬU DẦN MÃO THÌN TỴ NGỌ MÙI THÂN DẬU TUẤT HỢI TUẾ TUẾ PHÁ NGỌ MÙI THÂN DẬU TUẤT HỢI TÝ SỬU DÂN MÃO THÌN TỴ (ĐẠI HAO)
Tông kính nói: Thái Tuế nên tọa không nên hướng còn tam sát thì có thể hướng chứ không nên ở chỗ tọa. Tăng văn địch nói: cát thì không gì cát bằng Thái Tuế . Hung thì không gì hung bằng phạm Thái Tuế . Vì Thái Tuế nên được hợp, nên được bổ cho nên chỉ thích hợp cho tọa chứ không nên ở hướng. song ở chỗ Tọa cũng có lúc cát lúc hung cần phân biệt cho rõ. Nếu Thái Tuế mà hội hợp với nhiều sao cát, lại được tam kỳ, tử bạch, Quý nhân,lộc, mã, thái âm, thái dương cùng đến thì tạo phúc rất mau giống như vua hiền lại gặp bề tôi hiền nên tự nhiên thành vua thánh và sẽ ban bố ân đức cho dân vậy. Nếu Thái Tuế mà hội hợp với nhiều sao hung như niên khắc, âm phủ, đại sát, quan phù… thì họa đến rất mau. Giống như bề tôi gian ở bên cạnh vua sẽ làm cho vua thành mờ tối, đồng thời ỷ thế lộng quyền làm hại cho dân vậy. Dương Quân Tùng nói: Thái Tuế là tượng ông vua,là tinh khí của sao mộc. nếu Thái Tuế ở tọa sơn có sao mộc cùng đến thì gọi là thiên đế gia lâm,cũng gọi là văn xương đại hội chủ phát công danh rất nhanh. 2) TUẾ PHÁ
Còn có tên là Đại hao. Tuế phá không phải là 1 hung thần thật sự nó chỉ là phương đối xung của Thái Tuế mà thôi. Quảng Thánh Lịch nói: Tuế phá là chỗ xung của Thái Tuế, chỗ ấy không nên xây dựng, dọn nhà đến, lấy vợ, lấy chồng, đi xa…phạm vào chủ tổn thất tài vật và hại người, chỉ duy việc đánh dẹp giặc là tốt mà thôi. Tào Chấn Khê nói: Tuế phá đại hao ấy là thần phá tán của Thái Tuế kích xung. Vật kích thì phá, vật xung thì tán, phá tán thì hẳn là hao hụt lớn vậy. Do đó tuế phá còn có tên là Đại hao. Ví dụ 1: Lý Phụng Lai giúp nhà họ Hoàng ở Hành châu táng mộ Tỵ sơn Hợi hướng. chọn năm Tân Tỵ, tháng Tân Sửu, ngày Giáp Thân, giờ Kỷ Tỵ. Giải: đây là lấy Tỵ, Sửu để cùng với Thái Tuế tam hợp (Tỵ Dậu Sửu) mà Thái Tuế cũng như tọa sơn được bổ. Ngày Thân thì địa chi Thân cùng Thái Tuế Tỵ nhị hợp, cũng là cách bổ Thái Tuế cùng tọa sơn vậy. Ví dụ 2: Phạm công giúp họ Tào ở Tín châu táng mộ Tý sơn ngọ hướng. chọn năm Canh Tý, tháng Mậu Tý, ngày Nhâm Thân, giờ Canh Tý.
Giải: Đây là lấy Thân và Tý để phù cho tọa sơn Tý và cũng là bổ Thái Tuế. Thái Tuế được bổ sẽ chế được tam sát của hỏa hướng. dùng 3 Tý là để trùng điệp về Thái Tuế vậy. (Tam hợp Thân Tý Thìn mà Thìn ẩn nên đến năm Tuất sẽ kích Thìn ẩn phát). Ví dụ 3: Trịnh Tính người cùng làng. Năm Bính Dần táng mộ khôn sơn Cấn hướng kiêm Thân Dần. Giải: Đây là cái hung của tuế phá đại hao. Năm Dần thì Thái Tuế ở Dần, Cấn Dần đồng cung. Cái hung thứ nhất là hướng Thái Tuế. Cái hung thứ 2 là táng ở phương tuế phá là phương đại hao nên thất lợi. Tam hợp Dần Ngọ Tuất thì Ngọ là chính hợp, Ngọ cũng chính là ngựa. Ngựa xông vào nhà thì ắt là phải gặp cướp vậy. THÁI TUẾ LUÂN LƯU DI CHIẾM SƠN PHƯƠNG NGUYÊN TẮC: Lấy nguyệt kiến (can chi tháng) đem vào trung cung phi thuận 9 cung, đến cung có can chi của Thái Tuế thì ngừng. Coi xem ở trong con Giáp hay ngoài con Giáp. Coi nạp âm của Thái Tuế với sơn hoặc phương có Thái Tuế luân lưu đi là tương sinh hay tương khắc. Luận phúc hay họa; phúc họa đến nhanh hay chậm. Coi xem Thái Tuế có được lộc mã quý nhân phụ giúp hay không để quyết đoán thêm. Ví dụ 1: năm Mậu Ngọ, tháng 8 dùng việc. Cách tính: dùng ngũ hổ độn năm Mậu Ngọ ta suy ra được tháng 8 là Tân Dậu (nguyệt kiến). đem Tân Dậu vào trung cung phi thuận 9 cung thì Nhâm Tuất tới càn, Quý Hợi tới Đoài, Giáp Tý tới Cấn, Ất Sửu tới Ly, Bính Dần tới Khảm, Đinh Mão tới khôn, Mậu Thìn tới Chấn, kỷ Tỵ đến Tốn, Canh Ngọ tới trung cung. Tân Mùi đến Càn. Một hoa Giáp thì đến Mậu Ngọ (ngoài 5 Giáp) rơi đúng vào cung Cấn. đó là Thái Tuế luân lưu di chiếm phương Cấn. nếu làm những việc như thay đổi,tu tạo ở phương Cấn hay cung Cấn thì không kỵ; còn tu tạo ở 3 sơn Sửu Cấn Dần thì phải coi chừng. Nếu nạp âm của Thái Tuế (ở đây là Mậu Ngọ thuộc hỏa) tương sinh với hành của sơn phương là Cấn thì sẽ phát phúc. Đến năm Thái Tuế tới sơn phương đó thì mới phát. Nếu trong Giáp thì phúc đến nhanh còn ngoài Giáp thì phúc đến chậm (ở đây phải qua 5 Giáp nên chậm) Nếu nạp âm của Thái Tuế khắc sơn phương nó chiếm thì hung. Ví dụ 2: năm Giáp Tuất làm nhà bếp tại phương Khảm,tháng 4 khởi sự làm Cách tính: dùng ngũ hổ độn năm Giáp Tuất ta suy ra được tháng 4 là Kỷ Tỵ. đem Kỷ Tỵ vào trung cung phi thuận 9 cung thì Canh Ngọ tới càn,Tân Mùi đến Đoài, Nhâm Thân tới Cấn, Quý Dậu tới Ly, Giáp Tuất tới Khảm. như vậy Thái Tuế luân lưu di chiếm phương Khảm. Giáp Tuất nạp âm thuộc hỏa, phương Khảm là thủy, thủy hỏa tương khắc nên hung; vì Giáp Tuất ở trong Giáp nên hung họa tới ngay.
Ví dụ 3: năm Giáp Tuất sửa ở phương Cấn, tháng 6 khởi sự Cách tính:tháng 6 là Tân Mùi, đem Tân Mùi vào trung cung phi thuận thì Nhâm Thân tới càn, Quý Dậu đến Đoài, Giáp Tuất đến Cấn. trong trường hợp này ta có: Giáp Tuất nạp âm hỏa, cung Cấn thổ được tương sinh nên sửa ở phương Cấn rất tốt. Giáp thì lộc ở Dần (Cấn Dần đồng cung) Giáp thì Quý nhân ở Sửu (Sửu Cấn Dần đồng cung) như vậy là Thái Tuế được phù trợ bởi lộc quý nên càng tăng sự tốt, tuy nhiên vì Sửu hình Tuất nên trong cát có hung, tuy phát phú quý nhưng khó tránh bị tiểu nhân lường gạt. Nên dùng ngày Tý vì Tý và Sửu lục hợp mới không bị hại ngầm.
3)TUẾ HÌNH- LỤC HẠI NĂM TÝ SỬU DẦN MÃO TUẾ MÃO TUẤT TỴ TÝ HÌNH LỤC HẠI
MÙI
NGỌ
TỴ
THÌN TỴ
NGỌ MÙI THÂN DẬU
THÌN THÂN NGỌ SỬU DẦN
THÌN MÃO
DẦN
SỬU
TÝ
HỢI
DẬU
TUẤT HỢI MÙI
TUẤT DẬU
HỢI THÂN
Quảng Thánh lịch nói: chỗ của tuế hình đánh nhau, đánh thành phải nên kỵ chớ nên phạm tới. Động thổ, tu tạo phạm phải sẽ sinh nhiều sự tranh đoạt. Thông thư nói: tuế hình kỵ tu phương, lục hại kỵ khai sơn. Nguyệt hình, nguyệt hại chỉ kỵ tu phương. Phép chế thì dùng thái dương, tam kỳ, tử bạch, lộc, mã quý nhân. Giải thích về Tuế hình: có 2 cách giải thích 1. Của Trừ Vĩnh Nghi: Tam hình là số cực. Tý Mão là nhất hình; Dần Tỵ Thân là nhị hình; Sửu Tuất Mùi là tam hình. Từ Mão đến Tý tính thuận hay nghịch đều đúng số 10, số 10 là số cực. Từ Tỵ đến Dần tính thuận hay nghịch đều đúng số 10, số 10 là số cực. Từ Sửu đến Tuất tính thuận hay nghịch đều đúng số 10, số 10 là số cực. Hoàng thiên cực ở trung thiên và lấy số 10 làm số sát. Tích số đến 10 thì thành không số. Thiên đạo ghét đầy nên nghiêng cho đổ đi vậy. Phép tam hình bởi vậy mà có. 2. Của khải nguyên Lấy tam hợp Tỵ Dậu Sửu để hình Thân Dậu Tuất sẽ có: Tỵ hình Thân, Dậu hình Dậu, Sửu hình Tuất Lấy tam hợp Dần Ngọ Tuất để hình Tỵ Ngọ Mùi sẽ có: Tỵ hình Dần, Ngọ hình Ngọ, Mùi hình Tuất.
Lấy tam hợp Thân Tý Thìn để hình Dần MÃO Thìn sẽ có: Thân hình Dần, Tý hình Mão, Thìn hình Thìn. Lấy tam hợp Hợi Mão Mùi để hình Hợi Tý Sửu sẽ có: Hợi hình Hợi, Mão hình Tý, Mùi hình Sửu. Kim thì cứng mạnh, cứng mạnh tất tự hại mình vậy. Kim nhọn sắc ở Dậu, hỏa nóng dữ ở Ngọ. Hai thứ này không những hại cho bản phương mà còn hại cho chính bản thân chúng nữa cho nên chúng tự hình chúng là đúng lắm. Thủy và mộc thì yếu mềm tất sẽ bị hại về cái sinh ta ấy. Thủy sinh mộc nên thủy bị mộc hình. Mộc do thủy sinh nên mộc hình vào thủy. Cửa sinh ta, ngõ chết ta. Lấy Hợi Mão Mùi mà hình Hợi Tý Sửu mà Hợi chuyển thành tự hình, Hợi là gốc của mộc vậy nên bảo lá rụng về cội là thế đó. Lấy Thân Tý Thìn mà hình Dần Mão Thìn mà Thìn chuyển thành tự hình,Thìn là kho nước nên bảo nước chảy về nguồn là vậy đó. Chú ý: coi vào bản tuế hình lục hại trên ta thấy: -
Những năm Thìn Ngọ Dậu Hợi (tự hình) thì tuế hình lại chính là Thái Tuế. Bởi vậy mà tu phương cùng khai sơn lập hướng đều phải kỵ vì không thể chế Thái Tuế được. Những năm khác chỉ kỵ tu phương.
-
Những năm Mùi Thân thì tuế hình lại chính là tuế phá. Tuế phá này có thể dùng thái dương và lục đức để hóa. Còn phép chế thì không có,bởi thế các nhà địa lý đều khuyên tránh là hơn hết.
4)TAM SÁT – PHỤC BINH – ĐẠI HỌA NĂM
KIẾP SÁT
THÂN TÝ THÌN TỴ DẬU SỬU DẦN NGỌ TUẤT HỢI MÃO MÙI
TỴ DẦN HỢI THÂN
PHỤC BINH BÍNH GIÁP NHÂM CANH
TAI SÁT
ĐẠI HỌA
TUẾ SÁT
NGỌ MÃO TÝ DẬU
ĐINH ẤT QUÝ TÂN
MÙI THÌN SỮU TUẤT
Kiếp sát, Tai sát, Tuế sát là tam sát. Theo lệ thì tam sát được tính theo tam hợp chi của năm và là xung Thái Tuế tam hợp. Ví dụ: năm Thân Tý Thìn thì tam sát ở Tỵ Ngọ Mùi. Tỵ là kiếp sát Ngọ là tai sát và Mùi là tuế sát. Phục binh thì tính theo can và ở giữa Tỵ Ngọ; Đại họa cũng tính theo can và ở giữa Ngọ Mùi; Ở trong ví dụ trên thì Bính là phục binh và đinh là đại họa. các tam hợp chi năm khác cũng theo như cách trên mà tính.
Giải thích: có 2 cách Giải thích 1. Thần xu kinh nói: Kiếp sát là khí của Tuế âm, chủ có sát hại, phạm vào thường hay bị trộm cướp, giết hại; Tai sát là vị của ngũ hành âm khí, chủ bệnh tật, phạm vào sẽ có bệnh hoạn; Tuế sát là âm khí của tứ quý rất độc cho nên ở phương tam sát không nên xây dựng, tu tạo. 2. Tào Chấn khuê nói: Tam sát ấy là tam hợp ngũ hành thai thần vậy. Kiếp sát khởi ở tuyệt, tai sát khởi ở khắc(thai). 3. Ví dụ: năm Thân Tý Thìn là thủy cục thì trường sinh ở Thân, tuyệt ở Tỵ cho nên Kiếp sát ở Tỵ và Thai ở Ngọ cho nên Tai sát ở Ngọ. Các cục khác cứ thế mà suy. Phép chế tam sát: (chế đồng nghĩa với khắc, đem nhốt lại) Tam sát ở phương nam (Tỵ Ngọ Mùi) thuộc Hỏa thì dùng ngày tháng giờ (Thân Tý Thìn) cục thủy khắc. Tam sát ở phương đông (Dần Mão Thìn) thuộc Mộc thì dùng ngày tháng giờ (Tỵ Dậu Sửu) cục kim để khắc Tam sát ở phương tây (Thân Dậu Tuất) thuộc kim thì dùng ngày tháng giờ (Dần Ngọ Tuất) cục hỏa để khắc Tam sát ở phương bắc(Hợi Tý Sửu) thuộc thủy thì dùng ngày tháng giờ (thổ âm) mà khắc vì không có tam hợp thổ cục để mà khắc. Và kỵ dùng Thìn Tuất Sửu Mùi là những cung xung đối nhau. Phép chế trong trường hợp này là lấy nạp âm tháng ngày giờ chế nạp âm của phương tam sát. Ví dụ: năm Giáp Ngọ tam sát ở phương Hợi Tý Sửu. Dùng ngũ hổ độn được Bính Tý, Đinh Sửu nạp âm thủy nên dùng tháng ngày giờ nạp âm thổ mà khắc. Cần chế phục cho đúng nếu không thì nên tránh đi là tốt hơn cả. Trong phần nói về Thái Tuế có câu: Thái Tuế nên tọa không nên hướng còn tam sát nên hướng mà không nên tọa. Bởi vì hễ có tam sát ở hướng thì phải dùng khắc, nghĩa là có thể chế được do đó mới nói là nên hướng. Nếu tam sát ở tọa sơn thì không chế được vì sẽ khắc lầm tọa sơn, cho nên mới nói không nên tọa là vậy. Ứng dụng: Tăng Văn Địch sửa cho một người tuổi Nhâm Thân ở phương Ngọ Mùi là phương Tam sát. Ông chọn năm Giáp Thìn, tháng Mậu Thìn, ngày Nhâm Tý, giờ Canh Tý. Giải: 1. Tứ trụ địa chi cùng địa chi mệnh hợp thành tam hợp Thân Tý Thìn, thủy cục khắc hỏa sát. 2. Ba thiên can của tứ trụ Giáp Mậu Canh là tam kỳ cách.
3. Tháng Mậu Thìn còn ở trong tiết cốc vũ nên mặt trời (Thái dương) còn ở cung Tuất cùng với Ngọ phương là tam hợp. Giáp Mậu Canh thì quý nhân ở Mùi. 4. Năm Giáp độn được Canh Ngọ, Tân Mùi ở phương Ngọ Mùi. Canh Ngọ, Tân Mùi nạp âm đều thuộc thổ. Tháng Mậu Thìn ngày Nhâm Tý nạp âm đều thuộc mộc nên có thể khắc được tam sát ở Ngọ Mùi. 5. tuổi Thân thì mã ở Dần năm Giáp Thìn phi cung Thái Tuế chân lộc, mã là Bính Dần đều đến cung Ly Xem ví dụ trên thì biết người xưa sử dụng tứ trụ hay biết chừng nào. 5) MẬU KỶ ĐÔ THIÊN – GIÁP SÁT ĐÔ THIÊN Mậu Kỷ Đô thiên là thổ sát. Dùng Ngũ hổ độn Thái Tuế, độn đến can Mậu Kỷ thì ngừng. Ví dụ: Năm Giáp thì tháng giêng là Bính Dần, 2 là Đinh Mão, 3 là Mậu Thìn, 4 là Kỷ Tỵ. Vậy Mậu Thìn là Mậu Đô thiên và Kỷ Tỵ là Kỷ Đô thiên, Tốn ở giữa Thìn và Tỵ là Giáp Sát đô thiên. BẢNG MẬU KỶ ĐÔ THIÊN VÀ GIÁP SÁT ĐÔ THIÊN CAN
GIÁP ẤT
KỶ ĐÔ TỴ THIÊN GIÁP SÁT TỐN ĐÔ THIÊN MẬU ĐÔ THÌN THIÊN
SỬU MÃO
BÍNH
ĐINH
HỢI
DẬU
GIÁP CÀN TÝ
DẦN
MẬU MÙI
KỶ TỴ
CANH ĐINH TỐN
TUẤT THÂN NGỌ
THÌN
CANH SỬU MÃO GIÁP TÝ
DẦN
TÂN
NHÂM QUÝ
HỢI
DẬU
CÀN
CANH ĐINH
TUẤT THÂN
MÙI
NGỌ
Chú ý quan trọng:Tuy gọi Mậu Kỷ đô thiên là thổ sát (vì Mậu Kỷ thuộc thổ) nhưng theo Mạch Thu thiền sư thì: Kẻ tục thuật bảo Mậu Kỷ đô thiên là thổ sát và chuyên dùng mộc để chế đó là vì không biết Mậu Kỷ gia vào Dần Mão là mộc sát, gia vào Ngọ Mùi là hỏa sát, gia vào Thân Dậu là kim sát…bởi thế phép chế phải linh động và chính xác. Tính chất của Mậu Kỷ đô thiên: đây là một loại niên gia thần sát của năm khá hung. Ngày xưa chưa biết phép chế nên chỉ khuyên các nhà khắc trạch tránh đừng phạm tới. nhưng nay thì đã có phép chế. Đại để là hễ ở phương Mậu Kỷ thì kỵ tu phương, động thổ. Sửa ở trung cung thì không được dùng ngày Mậu Kỷ. Giáp sát đô thiên cũng rất hung không nên phạm. duy việc mai táng thì không kỵ
Phép chế hóa: 1.Phép chế: tùy theo Mậu Kỷ đô thiên là mộc sát, hỏa sát hay kim sát mà chế. Phép chế là lấy can mà khắc. Ví dụ: nếu là mộc sát thì dùng 2 can Canh, Tân mà khắc; thổ sát thì dùng Giáp Ất; hỏa sát thì dùng Nhâm, Quý, Kim sát thì dùng Bính Đinh. Nếu dùng nạp âm của năm để khắc là tốt nhất. Ví dụ: Năm Giáp Tý nạp âm kim có thể khắc Mậu Thìn, Kỷ Tỵ (nạp âm thuộc mộc) là Mậu Kỷ đô thiên. Năm Quý Hợi nạp âm thủy có thể khắc Mậu Kỷ đô thiên Mậu Ngọ, Kỷ Mùi nạp âm hỏa. 2.Phép hóa: Là dùng thái dương, tử bạch, tam kỳ, lục đức cùng đến sơn, phương thì việc khai sơn lập hướng, tạo táng đều tốt lành. Ví dụ : Mạch Thu thiền sư sửa văn tháp. Tháp ở phương Dậu, ông chọn năm Đinh Tỵ, tháng Ất Tỵ, ngày Bính Thân, giờ Bính Thân. Có người bảo năm Tỵ, Mậu Kỷ đô thiên ở Thân Dậu chớ nên phạm. ông chê là tục thuật nên cứ sửa. Lý Giải: Mậu Kỷ gia vào Thân Dậu là kim sát chứ không còn thổ sát. Lấy 1 Đinh và 2 Bính đều thuộc hỏa để khắc kim sát ở Thân Dậu. lại lấy Ất Bính Đinh là tam kỳ cách thêm quý nhân lâm Dậu (Bính Đinh trư kê vị). Như vậy là vừa chế vừa hóa kim sát ở 2 phương Thân Dậu. Ví dụ: Dương công táng chỗ Thìn sơn Tuất hướng. ông chọn năm Giáp Thân, tháng Nhâm Thân, ngày Canh Thân, giờ Mậu Thân. Sáu năm thì phát lớn. Lý Giải: Năm Giáp Thân thì Mậu Kỷ đô thiên tại Thìn Tỵ. táng Thìn sơn Tuất hướng là phạm Mậu Kỷ đô thiên. Dùng 4 chữ Thân là địa nguyên nhất khí. Thân và Thìn hợp thành thủy cục (Thân Tý Thìn để phù giúp tọa sơn Thìn), Giáp Mậu Canh là tam kỳ cách. Với những cách trên đủ để hóa giải Mậu Kỷ đô thiên,còn tạo phước lớn. 6)ÂM PHỦ CHÁNH VÀ BÀNG Định nghĩa: Âm phủ là hóa khí của thiên can (trong năm tháng ngày giờ) khắc tọa sơn nạp Giáp. Tọa quái là chánh âm phủ; nạp Giáp là bàng âm phủ Tính chất: làm nhà, táng mộ kỵ tọa sơn phạm âm phủ sát. Nếu chế được thì có thể dùng. Sửa phương và hướng thì không kỵ. Phép chế: lấy thất sát và kiêu thần trong tứ trụ để chế. BẢN ĐỒ ÂM PHỦ CHÁNH VÀ BÀNG NIÊN CAN
HÓA KHÍ
CHÁNH ÂM PHỦ Ở TỌA SƠN
BÀNG ÂM PHỦ Ở TỌA SƠN
HÓA KHÍ
GIÁP KỶ
THỔ
CẤN VÀ TỐN
BÍNH TÂN
THỦY
ẤT CANH
KIM
ĐOÀI VÀ CÀN
ĐINH NHÂM
MỘC
BÍNH TÂN
THỦY
KHẢM VÀ KHÔN
MẬU QUÝ
HỎA
ĐINH NHÂM
MỘC
CÀN VÀ LY
GIÁP KỶ
THỔ
MẬU QUÝ
HỎA
KHÔN VÀ CHẤN
ẤT CANH
KIM
Ví dụ: Năm tháng ngày giờ Giáp Kỷ hóa khí thuộc thổ khắc Bính Tân hóa khí thuộc thủy nhưng Cấn nạp Bính và tốn nạp Tân cho nên năm tháng ngày giờ lấy 2 sơn Cấn Tốn làm chánh âm phủ và 2 sơn Bính Tân làm bàng âm phủ. Các năm tháng ngày giờ khác cứ thế mà suy. Nhắc lại vài điểm quan trọng trước khi học phép chế. 1. Nạp Giáp càn nạp Giáp Nhâm (nhận Giáp cùng Nhâm khí) khôn nạp Ất Quý (nhận Ất cùng Quý khí) Cấn nạp Bính Tốn nạp Tân Đoài nạp Đinh Khảm nạp Mậu Ly nạp Kỷ Chấn nạp Canh 2. Thất sát và kiêu thần a)Thất sát: theo thứ tự của 10 thiên can, cứ cách nhau 7 vị thì gọi là Thất sát Ví dụ: Giáp đến Canh cách nhau 7 vị. Nếu cho Giáp hợp với Canh thì thành Thất sát rất hung. b)Kiêu thần: kiêu thần tức là kiêu ấn hay thiên ấn (ấn lệch) Ví dụ: tra bảng 10 thần PHÉP CHẾ ÂM PHỦ SÁT Ví dụ: Càn sơn thì lấy năm tháng ngày giờ ất Canh làm chánh âm phủ. Nếu chỉ phạm 1 chữ Ất thì lấy Tân làm thất sát mà chế, lấy Quý làm kiêu thần mà chế; nếu chỉ phạm 1 chữ Canh thì lấy Bính làm thất sát mà chế, lấy Mậu làm kiêu thần mà chế. Bởi vì Ất Canh hóa kim; Mậu Quý hóa hỏa, hỏa khắc được kim vậy. Ví dụ: Đinh và Nhâm sơn kỵ năm tháng ngày giờ Ất Canh là bàng âm phủ. Nếu chỉ phạm 1 chữ Đinh thì lấy Quý làm thất sát mà chế, lấy Ất làm kiêu thần mà chế; nếu chỉ phạm 1 chữ Nhâm thì lấy Mậu làm thất sát mà chế, lấy Canh làm kiêu thần mà chế. Bởi vì Đinh Nhâm hóa mộc,ất Canh hóa kim thì có thể khắc được mộc vậy.
Ví dụ: Dương công táng mộ Cấn sơn khôn hướng. ông dùng năm Giáp Tý, tháng Mậu Thìn, ngày Canh Ngọ, giờ Canh Thìn. Lý giải: năm Giáp mà táng ở Cấn sơn thì phạm chánh âm phủ. Ông dùng can ngày và can giờ là Canh tức kim thần thất sát để chế Giáp âm phủ sát (chánh âm phủ). Ví dụ: Phạm công táng mộ Cấn sơn Khôn hướng .ông dùng năm Quý Mùi, tháng Canh Thân, ngày Giáp Thân, giờ Giáp Tý. Lý Giải: Ngày và giờ đều phạm chánh âm phủ. Ông chỉ dùng can Canh của tháng để chế. Mới nhìn thì thấy Canh ít mà Giáp nhiều tức kim ít mộc nhiều mà đâu biết Canh thì lộc đến Thân, còn Giáp thì tuyệt ở Thân. Như vậy là chánh âm phủ bị hưu tù, còn chế thần thì được vượng tướng cho nên ít mà thắng nhiều vậy. Bởi thế phép chế âm phủ lại có thêm 1 kinh nghiệm nữa là: làm sao cho âm phủ bị hưu tù còn chế thần thì được vượng tướng, thì dù chế thần có ít cũng thành nhiều, có yếu cũng thành mạnh. 7)CHÁ THOÁI Chá thoái là khí không đủ của Thái Tuế. Đó là tam hợp phương tử của năm. BẢNG VỊ TRÍ CHÁ THOÁI
TAM HỢP NĂM
VỊ TRÍ CHÁ THOÁI
THÂN TÝ THÌN
MÃO
TỴ DẬU SỬU DẦN NGỌ TUẤT
TÝ DẬU
HỢI MÃO MÙI
NGỌ
Tính chất: chá thoái làm nhà hay táng mộ chỉ kỵ tọa sơn không kỵ hướng. Sửa phương cũng kỵ chá thoái. Chá thoái nên bổ không nên chế. Phép bổ chá thoái: Phàm các sát có mạnh có yếu. Sát mạnh thì phải khắc. Riêng chá thoái là hưu tù khí, là khí không đủ nên cần phải bổ. Khí của 24 phương vị đều theo Thái Tuế mà chuyển dời. Chá thoái là tam hợp tử địa của Thái Tuế, sơn phương. Vì khí không đủ, lãnh đạm, hưu tù cho nên phải chọn tháng vượng tướng hoặc tháng ngày nhất khí, hoặc tam hợp mà bổ thì sẽ không thoái mà thịnh vậy. Nếu dùng chế, khắc thì càng hưu tù, càng thoái bại vậy. Ví dụ: năm Thân Tý Thìn là thủy cục thì trường sinh tại Thân, tử tại Mão. Thủy chết ở Mão,vậy Mão là chá thoái.
Tăng công dùng năm Bính Thân, tháng Đinh Mão, ngày Ất Mão, giờ Kỷ Mão sửa ở phương Mão là tam kỳ nhất khí cục vậy. Hoặc có thể dùng Hợi Mão Mùi mộc cục để bổ cũng được. Trong phép bổ trên nếu có thêm tuế lộc, mệnh lộc cùng đến hoặc thiên can hội lộc thì càng hay. Nếu tu phương Mão thì dùng 3 Ất, vì Ất thì lộc tại Mão. Tuy nhiên vẫn phải coi nhất khí và tam hợp cục là chính. 8)THIÊN QUAN PHÙ Thiên Quan phù là hung thần của Thái Tuế,chủ quan tụng. Ở phương có Quan phù không nên sửa phương tạo táng. Kỵ đến tọa sơn không kỵ hướng nhưng kỵ đến trung cung. Kỵ đem lửa về. nếu chế hóa được thì không kỵ. BẢNG THIÊN QUAN PHÙ TAM HỢP NĂM
VỊ TRÍ THIÊN QUAN PHÙ
THÂN TÝ THÌN
HỢI
TỴ DẬU SỬU
THÂN
DẦN NGỌ TUẤT
TỴ
HỢI MÃO MÙI
DẦN
Tính chất: Thông thư nói: Thiên quan phù kỵ sửa phương. Năm Thân Tý Thìn thuộc thủy. Thủy thì lâm quan tại Hợi nên lấy Hợi làm thiên quan phù. Năm Tỵ Dậu Sửu thuộc kim .Kim thì lâm quan tại Thân nên lấy Thân làm thiên quan phù;… Tông kính nói: Thiên quan phù không phải là đại hung thần ,phạm vào chỉ chủ quan tụng chứ không phá bại. gặp thiên xá thì việc kiện tang, gặp Giải thần cũng vậy. Phép chế: thiên quan phù lấy năm làm trọng, tháng làm thứ. Nên phối hợp năm tháng nạp âm mà khắc. Ví dụ: năm Giáp Tý thiên quan phù ở Hợi. Dùng ngũ hổ độn được Ất Hợi nạp âm thuộc hỏa nên lấy thủy nạp âm mà chế.cũng có thể dùng nhất bạch, thủy đức mà chế thêm. Có thể dùng tam hợp thủy cục mà khắc thì càng hiệu nghiệm. Phép hóa: dùng tam kỳ, tử bạch, lộc, mã, quý nhân đáo sơn mà hóa, cũng có thể dùng thái dương,thái âm đáo sơn càng nghiệm. Tăng công nói: sao cát đều đến vị quan phù làm quan chức vị hiển. Lại nói muốn làm giàu thì nên tu ở phương có âm phủ và quan phù. Đây là nói nên tu sửa ở phương có âm phủ vì sửa được thì sẽ phát phúc lớn.
9) ĐỊA QUAN PHÙ Cũng giống như thiên quan phù,kỵ tu sửa ở phương. Địa quan phù cũng được tính theo tam hợp năm và ở trước Thái Tuế 5 vị. Bảng Địa quan phù TAM HỢP NĂM
VỊ TRÍ ĐỊA QUAN PHÙ
THÂN TÝ THÌN
TÝ THÌN THÂN
TỴ DẬU SỬU
DẬU SỬU TỴ
DẦN NGỌ TUẤT
NGỌ TUẤT DẦN
HỢI MÃO MÙI
MÃO MÙI HỢI
Địa quan phù chủ kiện tụng hình ngục rất kỵ tu phương. Phép chế hóa tương tự phép chế thiên quan phù. Kinh nghiệm về Hóa Thiên, Địa quan phù Ví dụ 1: Hồ công sửa Quan phù. Ông dùng năm Bính Tý, tháng Quý Tỵ, ngày Giáp Ngọ, giờ Giáp Tuất, sửa phương Càn Hợi. Năm ấy thiên quan phù ở Hợi. Lấy tháng Quý Tỵ tức tháng 4 phi Thiên xá và Nguyệt Giải thần đều tới Càn Hợi. Ngày Giáp Ngọ là ngày thiên xá. Thiên quan phù ở Hợi thuộc thủy, tháng Quý Tỵ thuộc thủy. Thủy thì trường sinh ở Thân, tuyệt ở Tỵ cho nên nhà đó sau khi sửa việc kiện tụng liền hết ngay. Ví dụ 2: Dương công sửa quan phù. Ông dùng năm Quý Hợi, tháng Mậu Ngọ, ngày Giáp Ngọ, giờ Bính Dần sửa ở phương Mão . Năm ấy Địa quan phù ở Mão. Tuổi chủ nhân là Ất Hợi. Ất Hợi chân lộc là Kỷ Mão, chân quý nhân là Mậu Tý. Đem Thái Tuế Quý Hợi vào trung cung phi thuận 9 cung thì Mậu Tý chân quý nhân đến Chấn, Kỷ Mão chân lộc cũng đến Chấn. thế là bản mệnh chân quý và lộc đếu đến Chấn (Mão). Giáp Ngọ là ngày thiên xá. Theo cách này sửa thì chủ nhà đang ở tù được thả ra. Lúc đi cầy lại nhặt được vàng. Thật là vi diệu. Chú ý: ở 2 ví dụ trên đều lấy quý nhân và lộc để hóa giải quan phù, tuyệt nhiên không dùng đến khắc chế. THIÊN XÁ NHẬT Mùa xuân ở ngày Mậu Dần; mùa hạ ngày Giáp Ngọ; mùa thu ngày Mậu Thân; mùa đông ngày Giáp Tý PHI CUNG THIÊN XÁ Dùng ngũ hổ độn xem tháng dùng việc có can chi gì. Đem can chi của tháng đó vào trung cung phi thuận 9 cung đến cung có can chi của sao thiên xá thì ngưng. Sửa ở cung đó thì cát.
Ví dụ:năm Giáp Tý, tháng 5 dùng việc. Sửa ở phương khôn. Giải: Dùng ngũ hổ độn năm Giáp thì tháng giêng là Bính Dần, tháng 2 là Đinh Mão… tháng 5 là Canh Ngọ. đem Canh Ngọ vào trung cung phi thuận 9 cung, qua 3 vòng thì Giáp Ngọ đến khôn như vậy là phương khôn có thiên xá. Sửa ở phương đó là cát. NGUYỆT GIẢI THẦN (theo tháng) Tháng
1
Nguyệt THÂN Giải thần
2
3
4
5
6
7
DẬU
TUẤT
HỢI
TÝ
SỬU
DẦN
8
9
10
MÃO THÌN TỴ
11
12
NGỌ
MÙI
PHI CUNG THIÊN XÁ NĂM GIÁP KỶ ẤT CANH BÍNH TÂN ĐINH NHÂM MẬU QUÝ
Giêng
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CẤN
ĐOÀI
CÀN
CHẤN
KHÔN
KHẢM
TRUNG
TỐN
CHẤN
LY
CHẤN
ĐOÀI
TRUNG
KHẢM
LY
LY
CẤN
ĐOÀI
KHÔN
KHẢM
LY
CÀN
TRUNG
TỐN
CẤN
ĐOÀI
CÀN
CÀN
TRUNG
KHẢM
CẤN
ĐOÀI
CÀN
CHẤN
KHÔN
KHẢM
TRUNG
TỐN
CHẤN
LY
CẤN
ĐOÀI
TRUNG
KHẢM
LY
LY
CẤN
ĐOÀI
KHÔN
KHẢM
LY
CÀN
TRUNG
TỐN
CẤN
ĐOÀI
CÀN
CÀN
TRUNG
KHẢM
10) THIÊN ĐỊA KIM THẦN (quan trọng) Thiên và Địa kim thần là tinh của sao Thái bạch, là thần của loài thú trắng chủ về binh lính, giáo mác, tang sự, loạn lạc, lụt lội, hạn hán, ôn dịch. Phương phạm kim thần kỵ đắp thành trì, dựng cung thất, làm lầu gác, mở vườn, hưng công, gác kèo, chinh phạt, dời chỗ ở, cưới hỏi, đi xa nhậm chức. Nếu phạm thì họa rất lớn. Cách tính Thiên và địa kim thần: theo niên can, độn ngũ hổ tới can Canh Tân thì ngừng. Đó là Thiên kim thần. Ví dụ: Năm Giáp Kỷ khởi Bính Dần đi thuận đến Canh Ngọ, Tân Mùi thì dừng. Vậy Canh Ngọ, Tân Mùi là thiên kim thần. Độn tiếp đến Nhâm Thân, Quý Dậu nạp âm đều là kim. Vậy Nhâm Thân Quý Dậu là địa kim thần. BẢNG THIÊN ĐỊA KIM THẦN (theo tháng)
CAN NĂM
THIÊN KIM THẦN
ĐỊA KIM THẦN
GIÁP KỶ ẤT CANH BÍNH TÂN ĐINH NHÂM MẬU QUÝ
CANH NGỌ TÂN MÙI CANH THÌN TÂN TỴ CANH DẦN TÂN MÃO CANH TUẤT TÂN HỢI CANH THÂN TÂN DẬU
NHÂM THÂN QUÝ DẬU CANH THÌN TÂN TỴ GIÁP NGỌ ẤT MÙI CANH TUẤT TÂN HỢI GIÁP TÝ ẤT SỬU
PHÉP CHẾ: vì Thiên địa kim thần đều thuộc kim nên phải lấy hỏa mà chế Canh, Tân là kim là Thiên kim thần lấy can Bính Đinh thuộc hỏa mà khắc Nạp âm kim là địa kim thần,lấy nạp âm hỏa mà khắc. Cũng còn phép chế khác là lấy tam kỳ bát tiết, cửu tử, hữu khí của năm mà chế. Tháng Tỵ Kim sinh, tháng Thân Dậu kim vượng không nên phạm. Chờ đến tháng hỏa vượng dùng tam hợp hỏa của Dần Ngọ Tuất mà chế. Chú ý: Tông kính nói: Kim thần kỵ tu phương động thổ, phạm vào chủ bị đau mắt, vì mắt thuộc gan, gan thuộc mộc. kim thì khắc mộc vậy. Tuy nhiên việc mai táng thì không kỵ. 11) TUẦN SƠN LA HẦU La hầu ở trước Thái Tuế 1 vị. Bởi vậy năm Tý ở Quý năm Sửu ở Cấn, năm Dần ở Giáp, năm Mão ở Ất, năm Thìn ở Tốn, năm Tỵ ở Bính, năm Ngọ ở Đinh, năm Mùi ở khôn, năm Thân ở Canh, năm Dậu ở Tân, năm Tuất ở Càn, năm Hợi ở Nhâm. La hầu là hung thần chỉ kỵ lập hướng. Tu phương và khai sơn không kỵ. Phép chế: Không có phép chế. Muốn sử dụng thì dùng phép hóa nghĩa là chọn tứ trụ thế nào để có được nhiều cát tinh đến sơn,đến hướng thì có thể dùng được việc. BẢNG VỊ TRÍ CỦA TUẦN SƠN LA HẦU NĂM TÝ LA HẦU
SỬU DẦN
QUÝ
MÃO THÌN TỴ
GIÁP CẤN
TỐN ẤT
NGỌ
MÙI
ĐINH BÍNH
THÂN DẬU TUẤT HỢI CANH
KHÔN
CÀN TÂN
NHÂM
12) ĐẠI SÁT Định nghĩa và tính chất: sách Lịch lệ nói Đại sát là quan thứ sử trong năm, chủ việc hình thương, đấu sát. Tại nơi có đại sát không nên xuất quân. Lập hướng, đại kỵ tu tạo mà phạm sẽ xảy ra việc hình sát. Tào Chấn Khuê nói: Đại sát là ngôi tam hợp ngũ hành kiện vượng của năm, là ngôi tướng tinh tên gọi THỨ SỬ. Sách khảo nguyên nói: Đại sát năm Tý nằm ở Tý, năm Sửu ở Dậu, năm Dần ở Ngọ, năm Mão ở Mão, năm Thìn lại ở Tý. Vì Thân Tý Thìn là tam hợp thủy cục, mà thủy thì vượng ở Tý. Tỵ Dậu Sửu là tam hợp kim cục, kim thì vượng ở Dậu. Dần Ngọ Tuất là tam hợp hỏa cục, hỏa cục thì vượng ở Ngọ. Hợi Mão Mùi là tam hợp mộc cục, mộc cục thì vượng ở Mão. Nghĩa Lệ nói: Tý là chính vị của thủy là nơi mà đất trời giao nhau và mặt trời, mặt trăng xung nhau bởi thế đại sát ở 4 phương chính thì đại sát là Thái Tuế (vì trùng với Thái Tuế). Tứ chính là chỗ vượng của 4 hành nên rất hung, ắt phải xãy ra tai nạn, hình sát. Tuy nhiên nếu chế đại sát ở tứ chính thì có khác gì khắc Thái Tuế (tức phạm tuế quân) cho nên không nên chế mà nên tránh đừng phạm. Phép chế đại sát: ngoại trừ đại sát ở tứ chính là không chế được, các năm khác đều có phép chế. Phép chế là dùng tam hợp cục mà chế. Nếu có được thái dương, tam kỳ, lục đức và các sao cát cùng bản mệnh, Thái Tuế chân lộc, quý nhân cùng đến thì có thể hóa được đại sát. BẢN ĐỒ ĐẠI SÁT NĂ M
T Ý
SỬ U
DẦ N
MÃ O
THÌ N
TỴ
NG Ọ
MÙI
THÂ N
DẬ U
TUẤ T
HỢI
ĐẠI SÁT
T Ý
DẬ U
NG Ọ
MÃ O
TÝ
DẬ U
NG Ọ
MÃ O
TÝ
DẬ U
NGỌ
MÃ O
PHI CUNG ĐẠI SÁT Phép phi: lấy nguyệt kiến (địa chi của tháng) đem vào trung cung thuận phi 9 cung đến cung có ngôi địa sát thì ngừng. Nhớ là mỗi cung quản 3 sơn. THÁNG 1 2 3 4
NĂM THÂN TÝ THÌN
NĂM DẦN NGỌ TUẤT
Đại sát ở Tý Tuất Càn Hợi Trung Thìn Tốn Tỵ Giáp Chấn Ất
Đại sát ở Ngọ Bính Ly Sửu Cấn Canh Đoài Tuất Càn
NĂM TỴDẬU SỬU
Đại sát ở Dậu Đinh Giáp Chấn Dần Mùi Khôn Tân Nhâm Khảm Hợi Bính Ly
NĂM HỢI MÃO MÙI
Đại sát ở Mão Ất Tuất Càn Hợi Thân Trung Quý Canh Đoài Tân Đinh Tuất Càn Hợi
5 6 7 8 9
Mùi Nhâm Bính Sửu Canh
Khôn Khảm Ly Cấn Đoài
10 11 12
Tuất
Càn Hợi Trung Đoài Tân
Canh
Thân Quý Canh Đinh Tuất Dần Tân Thìn
Trung Đoài Tân Càn Hợi Trung Tốn Tỵ
Sửu Canh Tuất Canh
Giáp Chấn Ất Tuất Mùi Khôn Thân Nhâm Khảm Quý Thìn
Cấn Đoài Càn Trung Đoài
Dần Tân Hợi Tân
Càn Hợi Trung Tốn Tỵ
Trung Thìn Tốn Giáp Chấn Mùi Khôn Nhâm Khảm
Tỵ Ất Thân Quý
Bính Sửu Canh
Đinh Dần Tân
Ly Cấn Đoài
CÁC LOẠI HUNG THẦN ÁC SÁT KHÁC 1) NIÊN ĐỘC HỎA NĂM
TÝ
SỬU
DẦN
MÃO
THÌN TỴ
NIÊN ĐỘC CẤN CHẤN CHẤN KHẢM TỐN HỎA
NGỌ
TỐN ĐOÀI
MÙI THÂN DẬU LY
LY
TUẤT HỢI
KHÔN CÀN
CÀN
Định nghĩa và tính chất: Thông thư nói: Độc hỏa còn có tên gọi khác là phi họa, là liêm trinh, ngũ quỷ trong phiên quái. Tu phương hay động thổ phải kỵ. mai táng thì không kỵ. Phép chế: Các thuyết đều dùng thủy đức tức Nhâm, Quý. Tính theo năm thì dùng ngũ hổ độn tính đến can Nhâm, Quý thì ngừng. Tính theo tháng thì đem nguyệt kiến vào trung cung phi thuận 9 cung đến Nhâm Quý thì ngừng. Các nhà khắc trạch còn dùng thủy tinh tức sao nhất bạch để chế. Cách tìm niên độc hỏa: Thoạt tiên dùng quái vi của hậu thiên bát quái để biết thế nào là đối cung. Ta có: Tý thuộc Khảm đối cung là Ly, Sửu, Dần thuộc Cấn đối cung là Khôn, Mão thuộc Chấn đối cung là Đoài, Ngọ thuộc Ly đối cung là Khảm, Mùi, Thân thuộc khôn đối cung là Cấn, Dậu thuộc Đoài đối cung là Chấn, Tuất Hợi thuộc càn đối cung là Tốn. THÌN – TỴ
NGỌ
(TỐN)
(LY)
MÙI – THÂN (KHÔN)
MÃO
DẬU
(CHẤN)
(ĐOÀI)
SỬU – DẦN (CẤN)
TÝ (KHẢM)
TUẤT – HỢI (CÀN)
Lấy quẻ đối cung làm bản cung quái. Biến sơ hào của bản cung quái thì sẽ được niên Độc hỏa. Ví dụ: năm Tý thuộc Khảm đối cung là Ly. Lấy Ly làm bản cung quái. Biến sơ hào của Ly thì được quẻ Cấn. Cấn chính là niên Độc hỏa của năm Tý. Tra bảng trên sẽ rõ. PHI CUNG NIÊN ĐỘC HỎA. Đem nguyệt kiến vào trung cung phi thuận 9 cung đến can Bính, Đinh thì ngừng. Đó là niên Độc hỏa của tháng dụng sự kỵ tu phương, động thổ. Phạm vào sẽ có huyết chứng, quan tai. 2)BÍNH, ĐINH ĐỘC HỎA Định nghĩa và tính chất: Bính Đinh độc hỏa là tóm yếu của các hỏa vì chúng lấy khí thiên can Bính, Đinh chiếu vào làm cho hỏa từ đó phát ra vậy. Bính, Đinh độc hỏa kỵ tu phương và động thổ. Phép chế: Không cần dùng tam hợp cục để khắc. Muốn chế Bính, Đinh độc hỏa chỉ cần lấy nhất bạch cùng thủy đức chế là có thể hàng phục được ngay. Cũng có thể dùng 2 can Nhâm Quý ngay trong tứ trụ mà chế nó cũng được. PHI CUNG BÍNH ĐINH ĐỘC HỎA. Lấy nguyệt kiến (can chi) vào trung cung phi thuận 9 cung đến cung có chữ Bính, Đinh thì ngừng. Những cung đó là bản nguyệt của Bính Đinh độc hỏa. Ví dụ: năm Giáp, Kỷ tháng giêng dụng sự. Cách tính: Dùng ngũ hổ độn được tháng giêng là Bính Dần. Đem Bính Dần vào trung cung phi thuận 9 cung thì Bính ở trung cung, Đinh ở Càn cung. Nếu tháng 2 dụng sự thì đem Đinh Mão vào trung cung thì Đinh ở trung cung và Bính cũng ở trung cung. Nếu tu phương và động thổ ở trung cung và Càn cung thì hung. Kinh nghiệm về Bính Đinh độc hỏa: Xưa có người trong năm Đinh Mùi, tháng 2 sửa nhà ở phương Ly. Tai họa đến liền tay. Lý giải: Lấy tháng 2 là Quý Mão vào trung cung phi thuận 9 cung thì được Đinh Mùi đến Ly. Ta biết được niên độc hỏa đến Ly và Đinh độc hỏa cũng đến Ly. 2 hỏa hội họp nên họa ứng ngay tức khắc. Nếu chỉ có 1 hỏa đến thì họa nhẹ và đến chậm.
BẢNG BÍNH ĐINH ĐỘC HỎA TÍNH THEO THÁNG Năm/tháng
1 Trung
Giáp,Kỷ Ất,Canh Bính,Tân Đinh,Nhâm Mậu,Quý
Càn Tốn Trung Khôn Chấn Đoài
2
3 Tốn
Trung
Trung Chấn Khôn Tốn Chấn Khảm Ly Khôn Khảm Càn
Trung
Cấn Đoài Ly Cấn Khảm Ly
Càn Đoài Cấn
4
5
6
7
8
9
Chấn
Khôn
Khảm Ly
Cấn
Tốn Khảm Khôn Cấn Ly
Chấn Ly Khảm Đoài Cấn
Khôn Cấn Ly Càn Đoài
Khảm Đoài Cấn Trung Cấn
Khôn Càn Đoài
Cấn Trung Càn Tốn Trung Trung
Đoài
Tốn
Chấn
Khôn
Khảm Ly
Cấn
Trung Càn Đoài
Đoài
10
Trung Tốn Chấn Khôn Trung Tốn Chấn Trung càn Trung Tốn
Càn
11 Trung
Càn Tốn Trung Trung Chấn Khôn Tốn Chấn Đoài
12 Trung Chấn Tốn Khảm Khôn Càn
Khảm Ly Cấn Đoài Khôn Khảm Ly Cấn Chấn Khôn Khảm Ly
NGÀY HỎA TINH Cách tìm ngày hỏa tinh: 4 tháng mạnh (Dần Thân Tỵ Hợi) khởi Giáp Tý tại càn; 4 tháng trọng (Tý Ngọ MÃO Dậu) khởi Giáp Tý tại Đoài; 4 tháng Quý (Thìn Tuất Sửu Mùi) khởi Giáp Tý tại Cấn. Tính thuận đến cung Đoài là hỏa tinh nhật. Hỏa tinh nhật là thất xích hỏa trong tử bạch. Lạc thư lấy cửu tử làm cát hỏa (hỏa lành), lấy thất xích làm hỏa thuận. Vào ngày hỏa tinh kỵ khởi tạo,lợp mái (nếu chế được thì không kỵ). Không kỵ an táng. Hỏa tinh nhật không phải là ngày hung. Chỉ khi nào phương ấy trùng điệp sao hỏa và lại gặp ngày hỏa tinh thì mới kỵ, còn không thì không đáng lo. PHÙ THIÊN KHÔNG VONG (sát nhỏ của năm) Phù thiên không vong là biến quái của niên can nạp Giáp,cùng với sao phá quân trong cửu diệu. Phù thiên không vong là tiểu sát. Kỵ tọa và hướng Phép chế hóa: dùng Thiên đức, nguyệt đức chiếu; dùng bản mệnh Quý nhân lộc mã mà chế; vì phù thiên không vong là sao phá quân trong cửu tinh nên thuộc kim. Bởi thế có thể dùng cửu tử (hỏa) để khắc. Can Phù thiên Không vong Phá quân
Bính Đinh Mậu
Kỷ
Can h
Tân
Nhâm Quý
Chấ n
Khô n
Càn
Đoài
Cấn
Càn
Can h
Ất
Giáp Đinh Bính Giáp
Giáp
Ất
Ly
Khảm Tốn
Nhâm Quý
Tân
Khôn Ất
Cách tìm Phù thiên không vong: Giáp nạp vào Càn. Lấy Càn làm bản quái của năm Giáp. Trung hào của quẻ Càn biến thành quẻ ly. Ly lại nạp Nhâm. Vậy năm Giáp lấy Ly ,Nhâm là phù thiên không vong. Ất nạp vào khôn. Lấy Khôn làm bản quái, biến trung hào của Khôn thành quẻ Khảm. Khảm nạp Quý vậy năm Ất lấy Khảm, Quý làm Phù thiên không vong. Các năm khác cứ thế mà suy. 3)PHÁ BẠI NGŨ QUỶ (tiểu sát) Can Phá bại Ngũ quỷ
Giáp
Ất
Bính
Đinh
Tốn
Cấn
Khôn Chấn
Mậu
Kỷ
Canh
Tân
Nhâm Quý
Ly
Khảm Đoài
Càn
Tốn
Cấn
Định nghĩa và tính chất: phá bại Ngũ quỷ là tinh khí của ngũ hành, chỉ việc hư hao. Phương Ngũ quỷ không nên xây cất, phạm vào của cải sẽ bị hao tán. Vị trí và phép tìm ngũ quỷ: xét phép Nạp Giáp. Càn nạp Giáp vào Nhâm, Càn xung Tốn cho nên năm Giáp, Nhâm phá bại ngũ quỷ ở Tốn vậy. Khôn nạp Ất và Quý. Khôn xung Cấn cho nên năm Ất và Quý lấy Cấn làm phá bại ngũ quỷ. Các năm khác cứ thế mà suy. Phép chế hóa: chỉ cần lấy Tuế đức, Nguyệt đức mà chế hóa là đủ. Nếu có thái dương, tam kỳ, tử bạch, hễ được 1 cát tinh đến phương thì vẫn có thể tu sửa mà không kỵ. 4) ĐẠI TƯỚNG QUÂN Năm Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Đại tướng Dậu Dậu Tý Tý Tý Mão Mão Mão Ngọ Ngọ Ngọ Dậu quân
Vị trí của Đại tướng quân: Kinh nói: Năm Hợi Tý Sửu nên phòng Dậu Dần Mão Thìn đừng chơi trên Tý Tỵ Ngọ Mùi chớ đến Mão Thân Dậu Tuất không ghé Ngọ Tính chất: Đại tướng quân là đại tướng của năm thống ngự uy võ, tổng lãnh việc đánh dẹp. Đánh trận nên dựa lưng vào, còn việc hưng tạo thì không nên phạm.
Năm tứ mạnh (Dần Thân Tỵ Hợi) tai sát, thái âm cùng đại tướng quân hội họp tại tứ trọng (Tý Ngọ Mão Dậu) gọi là quân xú (lũ xấu). Những năm Thìn Tuất Sửu Mùi thì đại sát và tướng quân cùng vị. Năm Mão thì tuế hình và đại tướng quân cùng vị. Tất cả những năm trên đều là quần xú tụ hợp cho nên vào những năm đó không nên khinh phạm, tránh tu tạo. phép chế: dùng Thái dương chiếu, Thái âm chưởng Quý nguyên, mã nguyên hoặc tam kỳ, tử bạch cùng đến phương thì có thể chế được. ĐẠI TƯỚNG QUÂN HOÀN CUNG Đại tướng quân ở Mão thì tháng 10 hoàn cung Chấn; ở Ngọ thì tháng 1 hoàn cung ly; ở Dậu thì tháng 4 hoàn cung Đoài; ở Tý thì tháng 7 hoàn cung Khảm. Chú ý: tu tạo vào các phương có đại tướng quân hoàn cung đều hung. 5) TANG MÔN, ĐIẾU KHÁCH, BẠCH HỔ, THÁI ÂM Năm
Tý
Sửu
Thái âm Tuất Hợi điếu khách Bạch Thân Dậu hổ Tang môn
Dần
Dần
Mão Thìn Tỵ
Tý
Sửu
Tuất Hợi
Mão Thìn Tỵ
Ngọ
Mùi
Thân Dậu Tuất
Ngọ
Dần
Mão Thìn
Tỵ
Tý
Sửu
Dần
Mão Thìn
Ngọ
Mùi
Thân Dậu
Tuất
Hợi
Mùi Thân Dậu
Tỵ
Ngọ
Mùi
Hợi
Tý
Sửu
Định nghĩa và tính chất: Thái âm là hoàng hậu của năm (Thái Tuế) thường ở sau Thái Tuế 2 ngôi. Ví dụ: năm Tý thì khởi Thái âm ở Tuất tính thuận 12 ngôi. Điếu khách cùng vị trí với thái âm. Điếu khách và thái âm đều là hung tinh. Nơi có 2 hung thần trên không nên hưng tạo, kỵ đi thăm bệnh, đi tìm thầy thuốc. Tang môn cũng là hung thần của năm, chủ việc tang chế, chết chóc, ở trước Thái Tuế 2 ngôi. Nơi có tang môn không nên hưng cử. Nếu phạm sẽ bị mất trộm, chết chóc. Bạch hổ đối xung với Tang môn. Chủ việc tang chế xung vào cho nên hung. Phép chế: Vì Tang môn, Điếu khách chính là tam hợp tuế phá của năm nên phép chế phải dùng tam hợp Nguyệt, Nhật của Thái Tuế để chế.
Ví dụ: năm Tý thì Tang môn ở Dần, Điếu khách ở Tuất và Tuế phá ở Ngọ. Như vậy là bộ 3 này hợp thành tam hợp Dần Ngọ Tuất. Nếu sửa ở phương Dần tức phạm Tang môn, muốn sửa được ta phải chọn tháng và ngày Thân Thìn để hợp với Thái Tuế Tý thành tam hợp Thân Tý Thìn mới chế được cái hung của tang môn ở Dần. Nếu chọn nhầm tháng ngày Dần Ngọ Tuất tức tam hợp tuế phá thì hỏng. 6)HOÀNG PHAN – HỔ VỸ NĂM
TÝ
SỬU DẦN
MÃO THÌN
HOÀNG THÌN SỬU TUẤT MÙI PHAN HỔ VỸ TUẤT MÙI THÌN SỬU
THÌN
TỴ
NGỌ
MÙI
SỬU TUẤT MÙI
TUẤT MÙI
THÌN
THÂN DẬU TUẤT HỢI THÌN
SỬU
TUẤT MÙI
SỬU TUẤT
MÙI
THÌN
SỬU
Định nghĩa và tính chất: Hoàng Phan là tam hợp mộ của ngũ hành. Nơi đó không nên mở cửa, mua bán và tạo tác. Phạm vào chủ hao tổn, thương vong. Hổ Vỹ ở vị trí đối xung với Hoàng Phan. Nơi có Hổ Vỹ không nên hưng tạo chủ phá tài tổn thương. Phép chế: lấy thiên đạo, thiên đức, nguyệt đức đến phương đều hóa giải được. Chú ý quan Năm Tý Ngọ Mão Dậu Hoàng phan tức là địa quan phù, hổ vỹ là điếu khách.
trọng:
Năm Dần Thân Tỵ Hợi Hoàng phan là bạch hổ, hổ vỹ là tang môn. Năm Thìn Tuất Sửu Mùi hoàng phan là Thái Tuế, hổ vỹ là tuế phá. Bởi thế phải tùy theo các thần sát mà chọn cách chế hóa. 7)BỆNH PHÙ,TỬ PHÙ,TIỂU HAO Định nghĩa và tính chất: Bệnh phù chủ tật bệnh,nằm ở sau Thái Tuế 1 ngôi. Tử phù, Tiểu hao cùng 1 vị trí là nằm trước Thái Tuế 5 vị chủ mất mát, hao của. tại những nơi có bệnh phù, tử phù và tiểu hao kỵ để mộ, đào khoét ,tạo tạc, kinh doanh, buôn bán. Phép chế: chỉ là những thần sát nhỏ cho nên chỉ cần dùng cát tinh chiếu là có thể hóa giải được. Năm Tý Bệnh Hợ
Sửu Tý
Dần Mão Sửu Dần
Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất
phù Tử phù Tiểu hao
i Tỵ
Ngọ Mùi Thân Dậu
Tuất Hợi
Tý
Sửu
Dần
Mão Thìn
8)PHI LIÊM Năm Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Phi Thân Dậu Tuất Tỵ Ngọ Mùi Dần Mão Thìn Hợi Tý Sửu liêm
Phi Liêm là tượng Liêm sát sứ quân là ác sát. Phương có Phi liêm không nên hưng công, động thổ, dọn nhà đến.phạm vào sẽ bị quan phi, bệnh tật. Phi liêm tính theo chi năm như bảng ở trên (khác tử vi) Phép chế: Chỉ cần lấy cát tinh chiếu là có thể Giải được sự hung của Phi liêm. 9)TIỂU NGUYỆT KIẾN Tiểu nguyệt kiến là tiểu nhi sát, kỵ tu phương, không kỵ an táng. Cách tính: 6 năm dương (Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất) khởi tháng giêng tại cung Ly. Tất cả đều phi thuận 9 cung, mỗi cung chiếm 3 sơn. Phép chế: có thể dùng Thái dương, Quý nhân, lộc mã, tử bạch đến phương mà chế. Tháng 6 năm dương 6 năm âm
1
2
3 Tuất Canh Trung Càn Đoài Hợi Tân Bính Nhâm Mùi Ly Khảm Khôn Đinh Quý Thân
4 Sửu Cấn Dần Giáp Chấn ất
5 Bính Ly Đinh Thìn Tốn Tỵ
6 7 Nhâm Mùi Khảm Khôn Quý Thân Tuất Trung Càn Hợi
8 Giáp Chấn ất Canh Đoài Tân
9 Thìn Tốn Tỵ Sửu Cấn Dần
10
11 Tuất trung Càn Hợi Bính Nhâm Ly Khảm Đinh Quý
12 Canh Đoài Tân Mùi Khôn Thân
10)ĐẠI NGUYỆT KIẾN Đại nguyệt kiến kỵ tu phương động thổ, không kỵ an táng. Tuy nhiên chiếm phương, chiếm hướng đều hung. Đại nguyệt kiến chủ sát người gia trưởng. Phép chế: giống Tiểu nguyệt kiến. Cách tính: Năm Tý Ngọ Mão Dậu khởi tháng giêng từ cung Cấn phi nghịch 9 cung đến tháng dụng sự Năm Thìn Tuất Sửu Mùi khởi tháng giêng tại trung cung phi nghịch 9 cung đến tháng dụng sự. Năm Dần Thân Tỵ Hợi khởi tháng giêng từ cung khôn phi nghịch 9 cung đến tháng dụng sự. Mỗi cung cũng chiếm 3 sơn. Thán g 6
1
2 Tuất
3
4
Canh Sửu
5 Bín
6 Nhâ
7 Mùi
8
9
Giáp Thì
10
11 Tuất
12 Canh
h năm dươn g
6 năm âm
Trun g
Bính Ly Đinh
Càn
Đoài
Cấn
Ly
Hợi
Tân
Dần
Đin h
Mùi
Giáp Thìn
Nhâ m Khả m Quý
Khô Chấ n n Thân ất
Tốn
m Khả m
Khô n
Quý
Thân Ất
Trun g
Tỵ
n Chấ n
Tốn
Trun g
Tỵ
Tuất
Can h
Càn
Đoài Cấn
Ly
Hợi
Tân
Đinh
Sửu
Dần
Bính
Càn
Đoài
Hợi
Tân
Nhâ m Khả m Quý
Mùi Khô n Thân
PHÂN LOẠI CÁC HUNG SÁT THẦN ĐẠI SÁT: gồm có Tuế phá, tam sát, âm phủ, Mậu Kỷ đô thiên. Nếu không biết phép chế hóa thì nên tránh. TRUNG SÁT: gồm có chá thoái, kim thần, hỏa tinh, thiên địa quan phù. Dùng ngũ hành để chế. TIỂU SÁT: chỉ cần dùng cát tinh chiếu vào.
CHƯƠNG CÁT THẦN VÀ CÁT TINH NIÊN GIA TAM NGUYÊN TỬ BẠCH
Sao quản nguyên: Thượng nguyên Giáp Tý sao nhất bạch quản. Trung nguyên Giáp Tý sao tứ lục quản. Hạ nguyên Giáp Tý sao thất xích quản.
Cách tìm sao Tử, Bạch của năm: Đầu tiên khởi Giáp Tý theo sao quản nguyên đi nghịch 9 cung đến Thái Tuế của năm dùng việc xem được sao gì. Đem sao đó vào trung cung phi thuận 9 cung. Xem các sao tử, bạch rơi vào những cung nào? Ví dụ: năm Đinh Mão thượng nguyên. Giải: Thượng nguyên Giáp Tý thì khởi nhất bạch đi nghịch 9 cung thì Ất Sửu là cửu tử, Bính Dần là bát bạch, Đinh Mão là thất xích. Vì năm Đinh Mão dùng việc nên lấy thất xích vào trung cung phi thuận 9 cung thì bát bạch đến Càn, cửu tử đến Đoài, nhất bạch đến Cấn, nhị hắc đến Ly, tam bích ở Khảm, tứ lục ở Khôn, ngũ hoàng đến Chấn, lục bạch đến Tốn. Kết luận: năm Đinh Mão thượng nguyên tu tạo ở những phương Càn, Đoài, Cấn, Tốn thì tốt vì có các sao tử bạch đến sơn, phương sẻ giải được sự hung của các thần sát. Xem hình bên: Cửu tử Ất sửu 4
9 Nhất bạch Giáp Tý
3
2 Thất xích Đinh Mão
5
Bát bạch Bính Dần
1 8
Lục bạch
7
6 Nhị hắc
Tứ lục
Ngũ Thất hoàng xích
Cửu tử
Nhất bạch
Bát bạch
Tam bích
NGUYỆT GIA TAM NGUYÊN TỬ BẠCH 12 năm được chia ra làm 3 nguyên 1. Thượng nguyên gồm các năm tý ngọ Mão dậu. tháng giêng khởi bát bạch đi nghịch 9 cung. Như vậy tháng 2 là thất xích, tháng 3 là lục bạch… 2. Trung nguyên gồm các năm Dần Thân Tỵ hợi. tháng giêng khởi nhị hắc đi nghịch 9 cung. Như vậy tháng 2 là nhất bạch,tháng 3 là cửu tử…
3. Hạ nguyên gồm các năm Thìn tuất Sửu mùi. Tháng giêng khởi ngũ hoàng đi nghịch 9 cung. Như vậy tháng 2 là tứ lục,tháng 3 là tam bích… Xem tháng dùng việc gặp sao nào đem sao đó vào trung cung phi thuận 9 cung. Coi các sao tử,bạch rơi vào các cung nào trong 9 cung Kết luận: cung có các sao tử,bạch rơi vào sẻ Giải được sự hung của các thần sát. Chú ý:phàm nguyệt gia cát tinh phi cung không phạm xung mà được phục là tốt. Ví dụ như nhất bạch tới Khảm,bát bạch đến Cấn là Tinh phục . cửu tử đến Khảm,bát bạch đến Khôn là tinh xung BÁT TIẾT TAM KỲ LẬP HẠ(TỐN)
HẠ CHÍ(LY)
LẬP THU(KHÔN)
Tiểu mãn
Tiểu thử
Xử thử
Mang chủng
Đại thử
Bạch lộ
XUÂN PHÂN(CHẤN)
THU PHÂN(ĐOÀI)
Thanh minh
Hàn lộ
Cốc vũ
Sương giáng
LẬP XUÂN(CẤN)
ĐÔNG CHÍ(KHẢM)
LẬP ĐÔNG(CÀN)
Vũ thủy
Tiểu hàn
Tiểu tuyết
Kinh chập
Đại hàn
Đại tuyết
Định nghĩa và tính chất: 1.Bát tiết: tức là 8 tiết: lập đông, đông chí, lập xuân, xuân phân, lập hạ, hạ chí, lập thu, thu phân. 2.Tam kỳ: là 3 thiên can Ất Bính Đinh. Tam kỳ là trên hết các giờ tốt. Ất Bính Đinh là chân tể tướng ở thượng giới, công to khôn lường có thể hàng phục các hung sát ở dưới đất. phàm chỗ nào có sự hiện diện của tam kỳ, lộc, mã, quý nhân tới thì không sợ Thái Tuế, đại tướng quân và các hung sát khác. Cách tìm Tam kỳ: muốn biết Tam kỳ thì phải biết thế nào là dương độn và âm độn.
a) Từ tiết đông chí tính là dương độn, phép độn tính thuận. Tiết đông chí khởi Giáp Tý từ cung Khảm đi thuận; tiết lập xuân khởi Giáp Tý từ cung Cấn; tiết xuân phân khởi tại cung Chấn; tiết lập hạ khởi từ cung tố.xin tham khảo hình trên. b) Từ tiết hạ chí tính là âm độn, phép độn tính nghịch. Tiết hạ chí khởi Giáp Tý từ cung Ly; tiết lập thu khởi ở cung Khôn; tiết thu phân khởi ở cung Đoài; tiết lập đông khơi ở cung Càn. Xin tham khảo hình trên. Phép tính là từ bản cung khởi Giáp Tý rồi tùy theo thuận độn hay nghịch độn mà tính đến bản niên Thái Tuế. Lại từ cung bản niên Thái Tuế đó khởi bản niên ngũ hổ độn. rồi vẫn tùy theo thuận độn hay nghịch độn mà tính đi khắp 9 cung. Xem 3 can Ất, Bính, Đinh rơi vào cung nào tức là tam kỳ vậy. Ví dụ: năm Nhâm Thân, tiết đại hàn dụng sự. Giải: tiết đại hàn thuộc tiết đông chí là thuận độn (vì là dương độn) ta khởi Giáp Tý từ cung Khảm thì Ất Sửu đến Khôn, Bính Dần đến Chấn, Đinh Mão đến Tốn, Mậu Thìn đến trung cung, Kỷ Tỵ đến Càn, Canh Ngọ đến Đoài, Tân Mùi đến Cấn, Nhâm Thân tức Thái Tuế đến Ly. Khởi ngũ hổ độn năm Nhâm Thân thì tháng giêng là Nhâm Dần. khởi Nhâm Dần ở Ly thuận phi 9 cung thì Quý Mão đến Khảm, giáp Thìn ở Khôn,Ất Tỵ ở Chấn, Bính Ngọ ở Tốn, Đinh Mùi đến trung cung. Thế là tam kỳ Ất, Bính, Đinh ở 3 cung Chấn, Tốn và trung cung. Các trường hợp khác về dương độn cũng thế. Ví dụ: năm Nhâm Thân tiết đại thử dụng sự. Giải: tiết đại thử thuộc về âm độn nên là nghịch độn. Tiết này thuộc về hạ chí nên ta khởi Giáp Tý từ cung Ly. Như vậy thì Ất Sửu đến cung Cấn, Bính Dần đến Đoài, Đinh Mão đến Càn, Mậu Thìn đến trung cung,Kỷ Tỵ đến Tốn, Canh Ngọ đến Chấn, Tân Mùi đến Khôn và Nhâm Thân tức Thái Tuế đến Khảm. Khởi ngũ hổ độn của năm Nhâm Thân thì tháng giêng là Nhâm Dần. Khởi Nhâm Dần ở Khảm và đi nghịch 9 cung thì Quý Mão đến Tý, Giáp thì đến Cấn, Ất Tỵ đến Đoài, Bính Ngọ đến Càn, Đinh Mùi đến trung cung. Ta được tam kỳ Ất, Bính, Đinh ở vào 3 cung Đoài, Càn và trung cung. TUẾ ĐỨC CAN
GIÁP ẤT
BÍNH ĐINH
MẬU KỶ
CANH TÂN
NHÂM QUÝ
TUẾ GIÁP CANH BÍNH NHÂM MẬU GIÁP CANH BÍNH NHÂM MẬU ĐỨC
Định nghĩa và tính chất: Nghĩa lệ nói: Giáp, Kỷ đức ở Giáp; Ất, Canh đức ở Canh; Bính, Tân ở Bính; Đinh, Nhâm ở Nhâm; Mậu, Quý ở Mậu. Tuế đức chỉ ở dương can.
Tăng môn kinh nói: Tuế đức ấy là đức thần trong năm. Trong thập can thì 5 dương và 5 âm. Dương là đạo vua, âm là đạo bề tôi. Đức thì tự nhà vua phải có, đức của bề tôi là theo vua. Bởi thế phương có tuế đức muôn phúc đều hội họp, mọi tai ương phải tự tránh đi vậy. TUẾ ĐỨC HỢP Can
Giáp
Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỷ
Canh
Tân
Nhâm Quý
Tuế đức hợp
Kỷ
Ất
Tân
Đinh
Quý
Kỷ
Ất
Tân
Đinh
Quý
Định nghĩa và tính chất: Nghĩa lệ nói Tuế đức cùng với tuế đức hợp đều là thượng cát cho nên không kỵ, nhưng ý nghĩa thì có cứng có mềm. Tuế đức là sao cứng còn tuế đức hợp là sao mềm. việc ngoài thì lấy cương, việc trong thì lấy nhu. Ý nghĩa của cổ nhân là vậy. Khảo nguyên nói:Tuế đức hợp ấy là ngũ hợp thiên can của tuế đức. Vậy năm Giáp ở kỷ, năm Ất ở Ất, năm Bính ở Tân, năm Đinh ở Đinh, năm Mậu ở Quý, năm Kỷ ở Kỷ, năm Canh ở Ất, năm Tân ở Tân, năm Nhâm ở Đinh, năm Quý ở Quý. Cho nên Tuế đức hợp thuộc âm còn tuế đức thuộc dương. THIÊN ĐỨC – THIÊN ĐẠO NĂM
DẦN
MÃO
THÌN
TỴ
NGỌ MÙI
THÁNG 1 2 3 4 5 THIÊN ĐINH KHÔN NHÂM TÂN CÀN ĐỨC THIÊN ĐẠO
NAM
TÂY NAM
BẮC
TÂY TÂY BẮC
THÂN DẬU
6 GIÁP
7
8
QUÝ
CẤN
ĐÔNG BẮC
ĐÔN G BẮC
TUẤT HỢI 9
10
TÝ
SỬU
11
BÍNH
ẤT
TỐN
NAM
ĐÔN ĐÔNG G NAM
12 CANH TÂY
Định nghĩa và tính chất: Nghĩa lệ nói: Thiên đức tháng giêng ở phương Đinh, tháng 2 ở Khôn, tháng 3 ở Nhâm, tháng 4 ở Tân, tháng 5 ở Càn, tháng 6 ở Giáp, tháng 7 ở Quý, tháng 8 ở Cấn, tháng 9 ở Bính, tháng 10 ở Ất, tháng 11 ở Tốn, tháng 12 ở Canh. Quảng thành lịch nói: thiên đạo tháng giêng, tháng 9 ở phương nam, tháng 2 ở tây nam, tháng 3 và 7 ở bắc, tháng 4 và 12 ở tây, tháng 5 ở tây bắc, tháng 6 và 10 ở đông, tháng 8 ở đông bắc, tháng 11 ở đông nam. Càn Khôn bảo điển nói: thiên đức là khí tam hợp.
Tháng giêng, 5, 9 kiến Dần Ngọ Tuất hợp hỏa cục cho nên lấy hỏa làm đức. Tháng giêng ở Đinh, 5 ở Càn, 9 ở Bính. Hỏa mộ ở Càn (Tuất) Tháng 2, 6, 10 kiến Mão Mùi Hợi hợp mộc cục cho nên lấy mộc làm đức. tháng 2 ở Khôn,tháng 6 Giáp,tháng 10 ở Ất. mộc mộ ở Khôn(Mùi) Tháng 3 ở Nhâm,7 ở Quý,11 ở Tốn. thủy mộ ở Tốn(Thìn) Tháng Dần Thân Tỵ Hợi là ngôi trường sinh của 5 hành cho nên phối âm can. Tháng Thìn Tuất Sửu Mùi là ngôi mộ khố của 5 hành cho nên phối dương can Tháng Tý Ngọ Mão dậu là ngôi vượng của 5 hành cho nên phối quẻ mộ. Hoàn toàn không dùng địa chi, mà chỉ dùng thiên can cho nên gọi là thiên đức. Nghĩa lệ nói: thiên đạo cũng chính là thiên đức. chuyên nói về phương thì là thiên đạo; gồm cả can và phương thì gọi là thiên đức. Thiên đức là phương của thiên đạo đi tới Ví dụ: tháng giêng thiên đạo đi phương nam thì thiên đức ở Đinh. Tháng 2 thiên đạo đi tây nam thì thiên đức ở Khôn. Tháng 3 thiên đạo đi phương bắc thì thiên đức ở Nhâm… Tuy nhiên đối với 4 tháng tứ quý 3,6,9,12 thì lại lấy sự hội họp của nhật nguyệt ở nơi chiếu đến làm thiên, nguyệt đức. Tháng 3 thiên đạo đi bắc, nhật nguyệt họp ở Dậu cùng nhập viên ở Nhâm, cho nên lấy Nhâm làm thiên nguyệt đức. Tháng 6 thiên đạo đi đông, nhật nguyệt họp ở Ngọ cùng nhập viên ở Giáp cho nên lấy Giáp làm thiên nguyệt đức. Tháng 9 thiên đạo đi nam nhật nguyệt họp ở Mão, cùng nhập viên ở Bính cho nên lấy Bính làm thiên nguyệt đức. Tháng 12 thiên đạo đi tây nhật nguyệt họp ớ Tý, cùng nhập viên ở Canh cho nên lấy Canh làm thiên nguyệt đức. đó là âm dương thịnh đức, là đầu của cát thần. Phương có đức ở có thể chế được sát ở phương của nó.
THIÊN ĐỨC HỢP THÁNG
1
THIÊN ĐỨC HỢP
NHÂM
2
3
4
ĐINH BÍNH
5
6
7
KỶ MẬU
8
9
10
TÂN CANH
1 1
12 ẤT
Lịch lệ nói: Thiên đức hợp tháng giêng ở Nhâm, 3 ở Đinh, 4 ở Bính, 6 ở Kỷ, 7 ở Mậu, 9 ở Tân, 10 ở Canh, 12 ở Ất
Thiên bảo lịch nói: thiên đức hợp ấy là thần hợp đức. Phương có thần đóng nên xây dựng cung thất, sửa đắp vách tường. Ngày mà gặp thì nên cầu phúc, làm phúc. NGUYỆT ĐỨC Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nguyệt Bính Giáp Nhâm Canh Bính Giáp Nhâm Canh Bính Giáp Nhâm Canh đức
Nguyệt đức tháng Dần Ngọ Tuất ở phương Bính; Hợi Mão Mùi ở Giáp; Thân Tý Thìn ở Nhâm; Tỵ Dậu Sửu ở Canh. Nguyệt đức là vượng can của tam hợp nguyệt kiến (vị trí vượng của cục). Bởi vì chỗ của nguyệt đức ở tứ vượng nên có thể chế được các hung sát. NGUYỆT ĐỨC HỢP Định nghĩa và tính chất: Các tháng 1, 5, 9 nguyệt đức hợp ở phương Tân 2, 6, 10………………………….Kỷ 3, 7, 11………………………….Đinh 4, 8, 12…………………………..Ất Nơi có sao nguyệt đức hợp mọi sao sát đều bị tiêu trừ. Gặp ngày nguyệt đức hợp trăm phúc đều tới, nên sai tướng ra quân, xây dựng cung thất. Khảo nguyên nói: nguyệt đức hợp là hàng can hợp của nguyệt đức. bởi thế Giáp, Bính, Canh, Nhâm là nguyệt đức thì Kỷ, Tân, Ất, Đinh sẽ là nguyệt đức hợp. LỤC ĐỨC Tịch Mậu nói: tam đức đều hiện diện ở thiên can, không hiện diện ở địa chi. Lợi dụng nói: 6 đức là thần rất lành có thể chế được chi sát (sát ở địa chi) Ví dụ: năm Ất Dậu tuế sát ở Thìn. Nếu tu tạo ở phương Thìn thì phạm tuế sát,tuy nhiên nếu dùng năm, tháng, ngày, giờ đều Canh Thìn sẽ được cách thiên nguyên nhất khí đều là kim, cùng với Ất tác hợp (Ất hợp Canh hóa kim) làm tuế đức nên có thể hóa giải được sát của phương Thìn. Do đó không bàn đến cái sát của phương Thìn. Bí khiếu nói: chế sát mà gặp năm, tháng, ngày, giờ lục đức thì có thể chế hết thảy mọi hung sát của địa chi. Phương vị có hung sát mà được 1 sao của lục đức tới phương thì các hung sát tự nhiên sợ, phục không dám làm hại. Thiên, nguyệt đức là sao thiện ở trên trời. Mệnh mà có được là chủ Quý. Việc tạo táng mà có các sao đức đến phương, hướng thì sẽ hóa hung thành cát
THIÊN ĐỨC HOÀN CUNG ĐỊNH CỤC Tháng 2 năm Đinh, Nhâm hoàn cung Khôn 4
Giáp, Kỷ
Tân
6
Đinh, Nhâm
Giáp
7
Đinh, Nhâm
Quý
8
Ất, Canh
Cấn
9
Mậu, Quý
Bính
NGUYỆT ĐỨC HOÀN CUNG ĐỊNH CỤC Tháng giêng năm Đinh ,Nhâm hoàn cung Bính 2
Giáp, Kỷ
Giáp
5
Ất, Canh
Bính
6
Đinh, Nhâm
Giáp
9
Mậu, Quý
Bính
10
Ất, Canh
Giáp
TAM ĐỨC TÙNG TẬP ĐỊNH CỤC Tam đức là tuế đức,thiên đức,nguyệt đức. tùng tập là tụ hội lại 1 chổ. Sơn,hướng,phương gặp được thì rẤt tốt cho việc tu tạo,an táng,động thổ. Tháng 6 năm Giáp ,Kỷ tam đức ở Giáp Tháng 12 năm ất,Canh tam đức ở Canh Tháng 9 năm Bính Tân tam đức ở Bính Tháng 3 năm Đinh,Nhâm tam đức ở Nhâm
NGUYỆT KHÔNG PHƯƠNG Tháng
1
2
3
4
Nguyệt Nhâm Canh Bính không
Giáp
5
6
7
8
Nhâm Canh Bính
Giáp
9
10
11
12
Nhâm Canh Bính
Giáp
Định nghĩa và tính chất: Nghĩa lệ nói: Nguyệt đức ở Bính thì nguyệt không ở Nhâm. Nhâm với Bính là cừu địch. Nhưng sao lại có tên là nguyệt không?. Mạnh tử nói: người nhân thì không ai địch được. Chỗ ở của nguyệt đức thì chẳng ai dám đối lại nên nguyệt đức không có đối thủ. Bởi thế
thần ở phương đối địch với phương nguyệt đức tức nguyệt không tuy vẫn có mà như không vậy. Phương nguyệt không lợi cho việc dâng biểu chương, bày kế sách. PHI CUNG THIÊN ĐỨC Công dụng: phạm tội hình mà gặp thiên đức sẽ được thả về. Phép phi: đem nguyệt kiến vào trung cung phi thuận 9 cung xem thiên đức rơi vào cung nào. Sửa ở phương đó sẽ được xá tội. Ví dụ: năm Mậu Tý, tháng 3 sửa ở phương Khôn. Giải: đem nguyệt kiến tháng 3 năm Mậu Tý là Bính Thìn vào trung cung phi thuận 9 cung thì Đinh Tỵ ở Càn, Mậu Ngọ ở Đoài, Kỷ Mùi ở Cấn, Canh Thân ở Ly, Tân Dậu ở Khảm, Nhâm Tuất ở Khôn. Nhâm là thủy nguyệt thiên đức, tức là xá nguyên tinh đáo Khôn. Sửa ở phương Khôn thì việc quan phi sẽ được hóa Giải. Ví dụ: năm Tân Mùi, tháng 10 làm bếp hướng Khôn cho 1 người đàn bà chồng ở tù. Chọ ngày Giáp Tý là ngày thiên xá. Giải: đem nguyệt kiến tháng 10 năm Tân Mùi là Kỷ Hợi vào trung cung phi thuận 9 cung thì Canh Tý đến Càn, Tân Sửu đến Đoài,…Ất Tỵ đến Khôn tức thiên đức đáo Khôn. Đến tháng 4 ngày 26 năm Nhâm Thân thì chồng được thả về. Ta xét tháng 4,ngày 26 năm Nhâm Thân phi cung thiên đức lại đến hướng Khôn của bếp. THIÊN XÁ NHẬT Mùa xuân ở ngày Mậu Dần; mùa hạ ở ngày Giáp Ngọ; mùa thu ở ngày Mậu Thân; mùa đông ở ngày Giáp Tý. Thiên bảo lịch nói: thiên xá ấy là thần tha tội. Trời vốn sinh nuôi Giáp và Mậu, đất thành lập Tý, Ngọ, Dần, Thân cho nên lấy Giáp, Mậu mà hợp thành thiên xá. Ngày đó nên thả tù, ra ân, tế thần, cầu nguyện, về nhà mới, trăm việc đều cát.. nếu được đức thần cùng hội họp thì đại cát. PHI CUNG THIÊN XÁ Dùng ngũ hổ độn xem tháng dụng sự là can, chi gì. Đem can chi của tháng dụng sự vào trung cung phi thuận 9 cung, đến cung có can chi của sao thiên xá (tùy theo mùa) thì ngừng, sửa ở cung đó thì đại cát. Ví dụ: năm Giáp Tý ,tháng 5 sửa ở phương Khôn. Giải: Dùng ngũ hổ độn thì tháng 5 của năm Giáp Tý là Canh Ngọ. Đem Canh Ngọ vào trung cung phi thuận 9 cung thì sau 3 vòng Giáp Ngọ đến cung Khôn (Giáp Ngọ là ngày thiên xá của của mùa hạ, tháng 5). Như vậy là phương Khôn có thiên xá, sửa ở phương Khôn là đại cát.
PHI CUNG THỦY ĐỨC Công dụng: Để chế các loại hỏa sát (ngoại trừ đại sát) Phép phi: Dùng ngũ hổ độn tính đến 2 can Nhâm, Quý. Đem nguyệt kiến (cả can chi) của tháng dụng sự vào trung cung phi thuận 9 cung xem 2 can Nhâm, Quý rơi vào cung nào trong 9 cung. Tu tạo tại cung đó thì không sợ các loại hỏa sát. Tuy nhiên với đại sát thì không chế được, vẫn phải dùng tam hợp cục mà chế thì mới có kết quả. VĂN XƯƠNG- VĂN KHÚC Can Văn xươn g Văn khúc
Giáp
Ất
Bính
Đinh
Mậu
Kỷ
Canh
Tân
Nhâm Quý
Tỵ
Ngọ
Thân
Dậu
Thân
Dậu
Hợi
Tý
Dần
Mão
Hợi
Tý
Dần
Mão
Dần
Mão
Tỵ
Ngọ
Thân
Dậu
Cách tính: Giáp lộc tại Dần. trước Dần 3 vị là văn xương, sau Dần 3 vị là văn khúc . như vậy là văn xương ở Tỵ và văn khúc ở Hợi. Ất lộc tại Mão. Trước Mão 3 vị là văn xương tức cung Ngọ, sau Mão 3 vị là văn khúc tức cung Tý. Các năm khác cứ thế mà suy. Tính chất:phàm văn xương, văn khúc đến sơn đến hướng chủ phát về khoa cử. Xem hôn nhân, cưới hỏi được ngày có văn xương, văn khúc thì rất tốt. Thường được gọi là tiểu đăng khoa. HỒNG LOAN- THIÊN HỶ Cách tính: Giống Tử vi. Khởi năm Tý ở Mão đi nghịch. Thiên hỷ đối cung với Hồng loan. Tính chất: hồng hỉ đến sơn, hướng, phương chủ phát Đinh. Sao THIÊN HỶ tính theo tháng: Tháng giêng tất cả những ngày Tuất đều là ngày thiên hỷ, tháng 2 tất cả những ngày Hợi đều là ngày thiên hỷ. Xem hình bên dưới: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thiên Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu hỷ
Phép tìm Hồng loan, thiên hỷ, văn xương,văn khúc tùy theo tháng dụng sự
Cách tính: lấy tháng dùng việc vào trung cung phi thuận 9 cung xem xương khúc hồng hỷ rơi vào cung nào. Lấy độn sơn, phương hướng. Ví dụ: năm Ất Sửu, tháng 4 dùng việc. Giải: năm Ất Sửu thì văn xương ở Ngọ, văn khúc ở Tý, hồng loan ở Dần, thiên hỷ ở Thân. Đem tháng 4 là Tân Tỵ vào trung cung phi thuận 9 cung thì Ngọ ở Càn tức văn xương đến Càn, Mùi ở Đoài, Thân ở Cấn tức thiên hỷ đến Cấn, Dậu ở Ly, Tuất ở Khảm, Hợi ở khôn, Tý ở Chấn tức văn khúc ở Chấn, Sửu ở Tốn, Dần ở trung cung tức hồng loan ở trung cung. Như vậy là xương, khúc, hồng, hỉ của tháng 4 năm Ất Sửu ở vào 4 cung Càn, Cấn, Chấn và trung cung. Tọa,hướng hay sửa ở những phương đó thì rất tốt. CHƯƠNG CÁT TINH Tinh và thần đều có sự phân biệt. ở trên trời thì gọi là tinh, ở dưới đất thì gọi là thần. trong phép tuyển trạch mọi người đều lấy thiên tinh làm trọng. Mặt trăng, mặt trời được tôn trọng hơn hết, thứ đến là ngũ tinh. Nếu trời không có nhật nguyệt thì muôn đời lúc nào cũng như đêm dài. Nếu trên đời mà không có ngũ hành thì nhân dân điên đảo hết. mọi sự biến đổi trên hoàn vũ không đi ra ngoài sự vận chuyển của nhật, nguyệt và ngũ tinh. Năm, tháng, ngày, giờ khi đã chọn thành bát tự để bổ long, phù sơn, tướng chủ và đã thành cách cục rồi, lại phải tra xem chân lộc, mã, Quý nhân của tuế, mệnh, cùng các sao cát của năm, tháng đến sơn, đến hướng, đến phương được sao nào cát (rất sợ gặp sao hung). Các sao cát mà đến sơn thì được gọi là THỦ ĐIỆN. Các sao cát mà đến hướng thì được gọi là TRIỀU NGUYÊN. Các sao cát mà đến phương thì được gọi là CỦNG VIÊN. 3 trường hợp trên đều là thượng cách về tạo mạng. SAO THÁI DƯƠNG Sao thái dương được coi như vua của các vì sao, soi sáng muôn phương,rất tôn Quý. Sao thiện gặp được thì thêm sáng, sao ác gặp phải thì nép phục. Thái dương mà đến sơn, đến hướng, đến phương thì tu sửa, làm nhà, an táng mồ mả đại cát. Tới hướng là tốt nhất, tới phương là thứ, tới sơn là thứ nữa. Vì tới hướng thì chiếu vào ta do đó ta được sáng sủa, vinh hoa. Tới phương là chầu vào ta, ở phương đó tu sửa là đại cát. Tới sơn thì chỉ riêng bậc đế vương sửa, dựng cung điện mới tốt. Kẻ sỹ và dân thường thì không tốt vì khó đương nổi sự tôn Quý (phúc đức không đủ) nhưng nếu khéo dùng thì vẫn cát (bằng cách đón khi nó sắp đến, không nên lấy trực tiếp trên tọa độ). Nếu thái dương đã qua phân độ rồi thì ở sơn hay hướng cũng đều vô ích. HÀNH ĐỘ CỦA THÁI DƯƠNG QUÁ CUNG
Trong la kinh thì vòng thứ 27 tức vòng ghi chú việc mặt trời di chuyển qua các cung, trải qua từng thời gian tính theo khí,tiết và tháng. Ta biết 1 năm có 12 tháng. Tháng giêng là tháng Dần, tháng 12 là tháng Sửu. Ta cũng biết 1 năm có 24 tiết, khí. Trong 24 tiết, khí đó thì có 12 trung khí và 12 tiết khí. Tháng Trung khí 1
Vũ thủy
2
Xuân phân
3
Cốc vũ
4
Tiểu mãn
5
Hạ chí
6
Đại chí
7
Xử thử
8
Thu phân
9
Sương giáng
10
Tiểu tuyết
11
Đông chí
12
Đại hàn
Ngày bắt đầu của 1 trung khí rất quan trọng vì nó đánh dấu đúng lúc mặt trời di chuyển vào độ thứ nhất của 1 cung hoàng đới (coi bảng ghi 24 tiết khí tương ứng với chổ nào trong 12 cung hoàng đới). Mỗi cung hoàng đới gồm 2 khí. Sở dĩ ta phải biết hành độ của thái dương quá cung để mà lựa chọn xem thái dương đến vị trí nào vào 1 thời tiết nào để mà phân kim, hạ tầng thì mọi sát tinh, sát thần đều bị khuất phục. Nói 1 cách khác là hóa giải mọi hung sát. Có 4 cách thái dương đáo sơn, đáo hướng, đáo phương và ta phải đón cách nào cho phù hợp. Nghinh kỳ tương lai:tức là chưa đến mà đã nghinh đón. ví dụ: thái dương chỉ mới tới Nhâm chưa tới Hợi (thái dương đi nghịch). Lập hướng Hợi song ghé sang Nhâm để đón thái dương sắp đến. Đối tọa: tức là đối chiếu. ví dụ:thái dương tới Hợi thì đối chiếu ở Tỵ. nếu tọa Tỵ hướng Hợi thì sẽ được thái dương chiếu hướng. Hợp chiếu: thái dương ở 3 phương tam hợp chiếu lại ví dụ: thái dương ở Mão thì lập hướng vào 2 phương Hợi và Mùi.
4.cách chiếu: thí dụ thái dương ở Hợi thì lập 2 hướng Nhâm và Càn sẽ được thái dương cách chiếu. Khi đã biết thái dương tới sơn nào tháng nào rồi thì phải xem tháng ấy thuộc về tứ mạnh, tứ trọng hay tứ quý để chọn lấy 4 giờ đại cát mà khởi sự. Nếu dùng được giờ quý nhân đăng thiên môn mà khởi sự thì đại cát không 1 hung sát tinh nào có thể làm hại được. SAO THÁI DƯƠNG THĂNG ĐIỆN, NHẬP VIÊN, CHƯỞNG LỘC, MÃ, QUÝ, DƯƠNG NHẬN Nếu dùng thái dương nên chọn lúc ban ngày, không nên chọn về đêm. Vì ngày sáng còn đêm thì không. Thái dương đến cung Ngọ là nhập viên; thái dương đi qua 4 độ sao TINH, PHÒNG, HƯ, MÃO là thăng điện. Năm Đinh, Kỷ chưởng lộc cát Năm Tân chưởng quý nhân cát Năm Bính, Mậu chưởng dương nhận hung. Xem bản đồ thái dương thăng điện, nhập viên bên dưới. SAO THÁI ÂM Mặt trăng là tượng hậu phi, đức mềm. giúp thái dương tuyên truyền việc hóa đức, kế tiếp ngày đêm mà soi sáng muôn loài. Đến sơn, đến hướng, đến phương có thể áp phục được hết các hung sát. Trăng đi vào cung Mùi là nhập viên, đi qua độ các sao TÂM, NGUY, TẤT, TRƯƠNG là thăng điện. Năm Giáp, Mậu, Canh chưởng quý nhân đại cát Năm Đinh, Kỷ chưởng dương nhận đại hung.
THÁI DƯƠNG, THÁI ÂM GIAO HỢP THUẬN NGHỊCH QUÁ CUNG Mặt trăng di chuyển thuận cung, nghịch độ ra lệnh cho 4 mùa. Mặt trời di chuyển nghịch cung thuận độ tuyên công của 8 tiết Trung khí đại hàn thì mặt trăng ở Sửu,mặt trời ở Tý. Tý và Sửu hợp muôn vật thành có trước có sau. Kinh dịch nói: thành lời ở Cấn. Trung khí vũ thủy thì mặt trăng ở Dần, mặt trời ở Hợi. Dần và Hợi hợp, Sửu Dần giúp Cấn làm ra quẻ đông bắc. Trung khí xuân phân mặt trăng ở Mão, mặt trời ở Tuất. Mão Tuất nhị hợp. Giáp Ất giúp Chấn chính lệnh mùa xuân, muôn vật phát sinh.kinh dịch nói: đế xuất ư Chấn Trung khí cốc vũ mặt trăng ở Thìn, mặt trời ở Dậu. Thìn và Dậu hợp, muôn vật đều sạch sẽ. Kinh dịch nói: tề hồ Tốn.
Trung khí tiểu mãn mặt trăng ở Tỵ, mặt trời ở Thân. Tỵ và Thân hợp. Thìn, Tỵ giúp Tốn làm ra quẻ đông nam. Trung khí hạ chí mặt trăng ở Ngọ, mặt trời ở Mùi. Ngọ và Mùi hợp. Bính, Đinh giúp Ly chính lệnh mùa hạ, muôn vật đều tươi tốt. Kinh dịch nói: cùng thấy ở Ly. Trung khí đại thử, mặt trăng ở Mùi, mặt trời ở Ngọ. Mùi,Ngọ hợp, muôn vật được nuôi. Kinh dịch nói: đến việc ở Khôn. Trung khí xử thử mặt trăng ở Thân, mặt trời ở Tỵ . Thân Tỵ hợp. Thân, Mùi giúp Khôn làm quẻ tây nam. Trung khí thu phân mặt trăng ở Dậu, mặt trời ở Thìn. Dậu, Thìn hợp. Canh, Tân giúp Đoài chính lệnh mùa thu, muôn vật đều vui vẽ vì đã thành. Kinh dịch nói:vui ở Đoài. Trung khí sương giáng, mặt trăng ở Tuất, mặt trời ở Mão. Tuất, Mão hợp. Âm dương cùng bức bách. Dịch nói:vchiến ở Càn Trung khí tiểu tuyết,vmặt trăng ở Hợi, mặt trời ở Dần. Hợi, Dần hợp. Tuất Hợi giúp Càn làm quẻ tây bắc. Trung khí đông chí, mặt trăng ở bắc cực ngôi Tý, mặt trời phụng mệnh báo công của Sửu. Nhâm Quý giúp Khảm chính lệnh mùa đông, muôn vật đều ẩn nấp. Dịch nói: khó nhọc ở Khảm.
MÙA
Tháng
Đại hàn
Chạp
Lập xuân
Chạp
315
16
Vũ thủy
Giêng
330
1
Giêng
345
16
2
0
1
2
15
16
Cốc vũ
3
30
1
Lập hạ
3
45
4
60
1
4
75
16
Hạ chí
5
90
1
Tiểu thử
5
105
16
Đại thử
6
120
1
Kinh XUÂN chập Xuân phân Thanh minh
HẠ
VỊ TRÍ MẶT TRỜI,MẶT TRĂNG Ở CUNG HOÀNG ĐỚI MẶT MẶT ĐỘ SỐ VÀO ĐỘ CUNG TRỜI TRĂNG BẢO 300 ĐỘ 1 ĐỘ TÝ SỬU BÌNH
Tiết khí và trung khí
Tiểu mãn Mang chủng
AL
16 độ
Nt-
NHÂM
CẤN
SONG NGƯ
HỢI
DẦN
Nt-
CÀN
GIÁP
BẠCH DƯƠNG
TUẤT
MÃO
Nt-
TÂN
ẤT
DẬU
THÌN
CANH
TỐN
THÂN
TỴ
Nt-
KHÔN
BÍNH
CỰ GIẢI
MÙI
NGỌ
Nt-
ĐINH
ĐINH
SƯ TỬ
NGỌ
MÙI
KIM NGƯU KIM NGƯU SONG TỬ
THU
Lập thu
6 135 độ
Xử thử
7
150
1
Bạch lộ
7
165
16
Thu phân
8
180
1
Hàn lộ
8
195
16
Sương giáng
9
210
9
Lập đông Tiểu tuyết Đại ĐÔNG tuyết Đông chí Tiểu hàn
16 độ
SƯ TỬ
BÍNH
KHÔN
THẤT NỮ
TỴ
THÂN
Nt-
TỐN
CANH
THIÊN BÌNH
THÌN
DẬU
Nt-
ẤT
TÂN
1
THẦN NÔNG
MÃO
TUẤT
225
16
THẦN NÔNG
GIÁP
CÀN
10
240
1
NHÂN MÃ
DẦN
HỢI
10
255
16
Nt-
CẤN
NHÂM
11
270
1
MA KẾT
SỬU
TÝ
11
285
16
nt
QUÝ
QUÝ