Fengshuiexpress.net
Phong thủy bảo điển LÝ LUẬN KHÁI QUÁT VỀ PHONG THỦY PT là một phần cấu thành của văn hóa Trung Hoa, có sự nguồn gốc sâu xa với học thuyết Đạo gia Âm Dương ngũ hành. Tính khoa học (có ví dụ ở phần sau) và tác dụng thực tế của PT, cộng thêm nhu cầu đón lành tránh dữ của mọi người đã làm cho PT được lưu truyền qua hàng trăm, hàng ngàn năm. PT đề cập đến muôn mặt của cuộc sống. Những vùng đất tựa sơn dựa nước, phía trước thông thoáng có thể lấy nước để dùng. Hãy xem: đây là những lý luận đã được mọi người tổng kết ra: Tả thanh long, hữu bạch hổ. tiền chu tước, hậu huyền vũ. Điều tốt hơn cả là có đường nước, có thể thông thương, có thể di chuyển xa. Vậy đó có phải là bóng dáng của công viên không? Chả phải là PT tốt hay sao? PT từ “Tử kinh” cho đến việc dùng la bàn để điều chỉnh trong phòng đều phải dùng đến Bát quái – là sơ đồ phân bố 24 ngọn núi, quá trình biến hóa này đều có nguyên lý khoa học rất nguyên thủy, nó là mục đích cho hướng phát triển sinh tồn của con người. Làm thế nào để lựa chọn ưu thế để tận dụng, làm thế nào phát hiện được thế yếu để loại bỏ, đó chính là việc đón lành tránh dữ thường được nhắc đến trong PT học. Ví dụ, khi mua nhà mới, chỗ nào cũng bắt mắt, trên cao đất thông thoáng, thuận thế có đất liền kề, đất bằng có chướng vật, nước chảy nhanh có vịnh, nước chảy chậm gần ao hồ, phía trước không bị tấn công, phía sau không bị xung, bình yên khắp nơi, đó chính là nơi có PT tốt nhất. PT học từ “Tử kinh” nguyên thủy đã bắt đầu rất coi trọng độ quan trọng của môi trường bên ngoài. Nó nhấn mạnh sự cơ bản của “Tụ khí”, nhấn mạnh sự lợi hại của việc tránh xung đột. “Khí” phân tán theo gió và ngừng lại khi gặp nước. Tụ làm cho không tán, hành làm cho không ngừng, cái đó gọi là PT. Phương pháp của PT là nước là hàng đầu, tiếp theo là gió, rồi đến độ nông sâu, những thứ đó tự nhiên hình thành nên PT. Những khái quát đơn giản đó tóm tắt là: Luồng khí tốt có thể tụ lại và lưu giữ, và có sự tán khí chậm, là “Phong thủy” có bề ngoài tốt, mượn PT để biểu hiện sự tồn tại của “Khí”, học thuyết trừu tượng này xem ra rất mơ hồ, nhưng thực ra nếu bạn trải nghiệm bằng những kinh nghiệm thì sẽ ý thức được, ví dụ: mượn PT để hình dung “Khí” sẽ rất hình tượng. Nhận thức của con người về gió cũng là mượn sự trải nghiệm của vật có cảm nhận. “Gió thổi rèm rung” trong thơ cổ chính là nhờ có sự rung động của rèm mới biết đến gió. Nhờ gió thổi có thể truy tìm đến được sự giải thích của người xưa. Theo quan điểm hiện đại thì lại có sự khác biệt, khí có thể được sinh ra từ rất nhiều các nguyên tố [1]
Fengshuiexpress.net
khác nhau, do đó khi giải thích về khí kiến thức càng sâu sắc hơn, phạm vi thảo luận càng mở rộng hơn. Hàm ý trong câu “Có sự nông sâu, PT tự nhiên hình thành” rất quan trọng. Sự nông sâu phải dựa vào kiến thức PT phong phú và kinh nghiệm phân tích, phán đoán. Quá sâu sẽ có hại; quá nông lại không đủ khí. Nếu kết hợp được và bổ sung được âm dương thì sẽ rất tốt. Trong Dịch học có nói rằng: Chỉ có Âm sẽ không sinh, chỉ có Dương sẽ không trưởng thành. Đó cũng là lý luận học thuyết chính của Khí. Thuật PT lấy Âm Dương để giải quyết về Trời Đất, Thích Vi Biện có viết trong “Quản thị địa lý chỉ mông” rằng: “Phía Đông Nam là Dương, tinh của Dương giáng xuống. Phía Tây Bắc là Âm, tinh của Âm thăng lên”. Sách còn nói rằng Khí của Âm Dương không thể chịu sự tổn thương của khí, của hình, của thế của địa lý, nếu không sẽ gặp bệnh tật, phải thay đổi theo mùa, kê đơn thuốc chữa trị. Phương thuốc đó chính là sự sắp xếp trong ngoài căn buồng và bố cục của thầy PT. Các vị trí có hại như hướng cửa, nhà vệ sinh, bếp gọi là Dương trạch tam yếu (Ba yếu tố quan trọng về phần Dương trong nhà). Nhưng nếu bị tổn thương quá nặng thì nhất định phải vứt bỏ, việc thay đổi theo mùa phải xem có chữa được hay không? Khí của Âm Dương là do Trời tạo ra, con người không làm được. Khi tăng thêm sự tổn hại không những không có lợi, mà còn làm tổn thương thêm, dự báo họa cắt da thịt, nhẹ thì bị thương tai, mũi, nặng thì tổn thương Đan Điền. Lúc này thầy PT nhất định phải duy trì đạo đức nghề nghiệp, cho khách hàng biết trước tiên nên chọn phương án vứt bỏ, không nên lưu luyến gây hao phí tinh thần, vật chất và tiền bạc. PT coi Âm Dương tương sinh là tốt nhất và thường gọi là cát. Tạ Hòa Khanh đã viết trong “Thần bảo kinh”: “ Dương phải mượn Âm khí để hấp thu, Âm phải mượn Dương khí để xả, tức là có Âm thì Dương mới phát huy được tác dụng, có Dương thì Âm mới được nói đến. Nếu mạch cao chảy vào huyệt có hang sẽ được phúc, còn nếu mạch khá bằng phẳng chảy vào huyệt có chỗ nhô cao thì lại gặp họa. Mạch Âm theo chiều nghịch, mạch Dương theo chiều thuận” . Tóm lại, khí của Âm Dương là phải dựa vào kinh nghiệm, hiểu địa lý, địa hình và biết phân tích. Hiểu về “Dương”, về “Âm” như thế nào, đó là điều rất khoa học, không hề mơ hồ và không hề trừu tượng. Ánh nắng mặt trời đương nhiên là Dương. Mây mù che phủ đương nhiên là Âm. Nhưng trong lý luận và ví dụ của hoàn cảnh cụ thể, mọi người phải mất nhiều công giám sát. Dương mang tính mạnh mẽ và cũng thể hiện sự hưng thịnh của dòng khí hoặc mang tính xung đột. Dương lại thiên về tính hài hòa và trọn vẹn. Khẩu [2]
Fengshuiexpress.net
quyết cho PT tốt là “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài” (Núi quản về con người, nước quản về tiền bạc), ở đây bao hàm cả nguyên lý đó. Núi là hình khối, vững vàng, cao lớn, góc cạnh, làm con người phải hướng tới, là thứ tĩnh lặng, trùng điệp, phải ngước nhìn, đó là tính mạnh mẽ, dương tính. Còn nước thì ngược lại, chảy khúc khuỷu, cũng có thể chảy tới cả ngàn dặm, trông thì dữ dội nhưng cuối cùng lại chậm rãi, cảm giác giống như thưởng thức những vần thơ đẹp. Do đó trong PT học rất nhấn mạnh sự vây quanh của núi và bao bọc của nước, rất giống với môi trường học hiện đại. Điều được coi trọng nhất trong PT học bao gồm 3 yếu tố quan trọng là hình, thế và khí, trong đó yếu tố thứ hai là phải được nhìn tận nơi. Có hình không có thế là cô độc, ngang dọc giao nhau liên miên là khí thế, các vòng cung quấn lấy nhau chặt chẽ được gọi là tàng thế. Đối với hình thì hơi phức tạp hơn, từ kinh nghiệm, linh cảm cho đến trực giác đều có thể phán đoán về “Hình”. Để lý giải sự tốt, xấu đối với “Hình” nhất định phải coi trọng tính bắt buộc, tính dung hòa và tính hỗ trợ lẫn nhau của nó. Khi nói đến PT của môi trường bên ngoài, người ta thường nói con đường chữ Đinh (ngã ba đường) rất đáng sợ, con đường chữ Đinh giống như một khẩu súng, làm cho vong gia bại sản. Thực ra không nghiêm trọng như vậy và cũng không thể suy luận giống nhau. Chúng ta không thể dùng khẩu quyết quá đơn giản để phổ biến, bởi vì với đường chữ Đinh khí đến có nặng không, có dài không, là lao xuống, là cân bằng hay chéo đều có sự khác biệt. Chủ nhân của căn nhà đó làm nghề gì, kinh doanh thứ gì, có kinh doanh hay không, làm chính trị, làm trong ngành giáo dục, y tế, quân cảnh…đều có hiệu quả khác nhau nên làm sao có thể lý luận như nhau được? Nhưng luồng khí đến của đường chữ Đinh mạnh hơn so với các thế khác và có độ xung. Nhưng trong PT học rất chú ý đến “tính thống nhất”, tính tương hỗ Âm Dương. Ví dụ trong thuật ngữ PT, thanh long, bạch hổ, huyền vũ, chu tước, minh đường chính là yêu cầu của tính thống nhất. Trong PT nếu có sự sai lệch về vị trí , có thể lấy vật dẫn hình, đó chính là tính hỗ trợ Âm Dương, đó cũng là sự cân bằng và điều chỉnh mạnh trong PT học, nhưng những thuật ngữ đó sẽ làm cho người ta rối loạn. Thực ra cũng rất dễ để phân biệt để phân tích ba phương diện khí đến, tụ khí và khí đi một cách khách quan nhất. Khi phân tích, không nên thiên vị, yêu cầu phải hiểu được tính dung hòa của môi trường xung quanh, đó chính là “hóa sát” trong PT học. Nếu môi trường xung quanh có khả năng hóa giải tự nhiên thì độ tổn hại sẽ thấp, cộng thêm nhu cầu xác định của thầy PT đối với ngũ hành sẽ mang lại hiệu quả hóa giải thần kỳ. Nếu không có luồng khí thì sẽ ra sao? Trong khẩu quyết của PT nói rằng: Làm thế nào để biết gia chủ không vượng tài, do thiếu một nguồn nước đến. Do đó, xét từ quan điểm “Tài”, người làm ăn sẽ kỵ nhất vô xung, chỉ cần không tổn hại thì lo gì xung khắc. Nếu khí không đến nơi, thì nói theo kiểu hình tượng một chút là nước trong ao tù, tức là không có sinh khí. Trong Bát quái của PT học phát triển sau này rất nhấn mạnh sự phối hợp giữa các phương vị với năm sinh của thân chủ. Lý do này tuy chưa rất đầy đủ, nhưng trong quá trình phát triển của PT học sẽ không thẻ thiếu, vì nó không quá phức tạp, giống như trong tử vi chỉ [3]
Fengshuiexpress.net
dùng Thái tuế để phán đoán, nó cũng không quá chính xác, nhưng chính vì sự đơn giản của nó nên nó được lưu hành rộng rãi. Phỏng vấn một số thầy PT chưa chắc đã có kiến thức uyên thâm về PT nhưng trong phân tích mệnh lý cũng có thể xác định chính xác “Dụng thần”, để đơn giản mà không ảnh hưởng đến tình hình nên PT đã ra đời. Nói một cách nghiêm túc là nhất định phải dùng “Dụng thần” trong mệnh lý để phối hợp PT trong phòng thì hiệu quả mới rõ rệt. Vì ngày tháng năm sinh trong tử vi và hiệu ứng từ trường sinh ra từ kinh độ, vĩ độ khi trái đất tự xoay có ảnh hưởng đến con người và tái hiện sự dung hòa thống nhất trong môi trường sống, nên đạt được hiệu quả lý tưởng không phải là việc khó, đó chính là sự hợp nhất giữa trời và con người như người xưa nói. Do đó lấy hướng PT sau khi phán đoán phân tích bổ sung theo 3 phương pháp như yêu cầu mới gần chính xác nhất, vậy đó là 3 phương pháp gì? 1- Phối hợp giữa môi trường và nhà ở 2- Phối hợp giữa môi trường và “dụng thần” 3- Phối hợp giữa số mệnh và “dụng thần” tử vi. Nếu không làm được như yêu cầu của 3 phương pháp nói trên, thì mọi cố gắng hoàn thiện như yêu cầu của PT không cần bàn đến nữa. Ngược lại, còn có thể phán đoán nhầm và gây hiểu nhầm. Sai một ly đi một dặm, những ảnh hưởng tốt xấu tột cùng chắc chắn sẽ xảy ra. PT bắt buộc phải phối hợp giữa dụng thần và tử vi của con người mới có được sự bố trí PT lý tưởng. PT rất coi trọng phương vị và khí vận. Không chống lại thiên mệnh mà thuận theo thiên mệnh chính là tác dụng của PT. Loài người tồn tại trên trái đất, hệ mặt trời mà trái đất nằm trong đó chi phối loài người, nên con người không thể không chú ý đến tầm quan trọng của môi trường địa lý đó. Hiện tượng này thực ra cũng chính là PT. Con người đi lại trên trái đất là việc bình thường, nhưng khi thoát khỏi lực hấp dẫn của trái đất thì con người sẽ bị trôi dạt. Trong PT học rất coi trọng việc lưng hướng Bắc mặt hướng Nam, và còn nhấn mạnh việc xây dựng thành phố hay làng xóm có núi phía sau lưng là tốt nhất, đó là vì hướng Bắc là hướng mà la bàn luôn luôn chỉ, là nơi có lực hút của từ trường. PT có rất nhiều kiểu, nhưng hãy tạm gác sang một bên và tìm hiểu một cách đơn giản. Một thầy PT tập hợp đủ kiến thức, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp phải có được khả năng trực giác, khả năng phán đoán và khả năng phân tích, nếu không sẽ rất dễ làm hỏng tiền đồ và hạnh phúc của người khác. Nếu chỉ đơn thuần xuất phát từ việc kiếm tiền mà không vận dụng chính xác chức năng điều chỉnh, khuếch đại cái xấu, chuyên làm những việc hao tài, lao tâm thì đó là hành vi không có trách nhiệm với khách hàng. Thời Minh Thanh, lý luận PT lại diễn biến kế thừa hình pháp Giang Tây và lý pháp của học phái Phúc Kiến. Hình pháp còn gọi là Luân đầu (dãy núi quanh co nối liền nhau). Lý luận đó cho rằng: “Khí là sự siêu nhỏ của hình; hình là sự thể hiện của khí. Khí ẩn sẽ khó phát hiện, hình nổi nên dễ thấy. Kinh viết: Địa có cát khí thì đất sẽ nổi lên, sự thay đổi [4]
Fengshuiexpress.net
của hình nằm ở chỗ đó. Địa hình có Khí cát phải đẹp, cơ đạt, ngay ngắn; khí hung thì địa hình khô cứng, dốc, và vụn”. Do đó, nhà PT hình pháp phát hiện sự thuận nghịch cát hung của khí, từ đó đưa ra phán đoán. Từ đó cũng xây dựng nên nhịp cầu nối liền giữa cái “Khí” trừu tượng với hình thái cụ thể của môi trường tự nhiên. Lý pháp còn gọi là lý khí và được cho rằng: “Đất đi qua những dãy núi, dấu vết địa hình nguyên thủy khả phong, thiên kỷ là khí hậu, chưa có cái nhìn thoáng qua dấu vết địa hình, thời cổ phải đo bằng com-pa để xác định vị trí và phát hiện khí…đọc Cang Luân mà thẩm long định khí, cần có đủ kinh nghiệm,quan sát cát hung của cát và nước”, do đó thực tiễn PT lý pháp chủ yếu là dựa vào công cụ chuyên môn là com-pa. Từ hình pháp và lý pháp cho thấy, lý luận PT thời Minh Thanh không có lý luận mới, mà chỉ là phát huy và ứng dụng các lý luận thời Đường Tống. HÌNH SÁT KHÔNG NGOẠI TRỪ XẢY RA THIÊN TAI – CẢNH GIÁC Vật thể thế nào gọi là Hình sát? Nó gây nên những nguy hại gì? Để giải thích về hình sát không khó nhưng phải giải thích rất dài. Nói tóm lại những vật thể hữu hình có thể gây hậu quả không tốt đều gọi là Hình sát. Ở các vùng nông thôn: một cái cây lớn, một đống đất, một dãy nóc nhà; còn ở thành phố thì một con đường, một cây cột, một chiếc cầu thang…đều có thể là một loại Hình sát. PT học chụp cho mấy chục loại Hình sát một cái tên đáng sợ, làm cho mọi người sởn tóc gáy, nhưng cũng chỉ là để nhắc nhở sự cảnh giác mà thôi. Các bạn đọc sau khi đọc xong các phần nói trên có thể nói rằng phía ngoài cửa có một cầu thang giốc, người trên gác khi đi xuống sẽ mang theo thể khí vô hình hướng vào cửa. Cửa lớn được coi như miệng hoặc trái tim của con người, lực xung thẳng xuống tim, lâu ngày, những người sống trong căn nhà đó (không phải tất cả mọi người) sẽ không chịu được lực xung đó, thể lực suy giảm dần và sẽ bị ốm. PT học có một loại Hình sát gọi là “Xung tâm thủy”, bất kỳ cầu thang nào hướng xung thẳng vào cửa lớn đều có thể quy về loại Hình sát này. Các căn nhà phạm phải “xung tâm thủy” ở thành phố rất thường gặp. Mấy năm trước, một người bạn của tác giả là cô giáo Chu rất vất vả với bệnh tật của chồng mình là ông Quách, lần thì chồng phải nằm viện vì viêm túi mật, lần thì phải mổ vì sỏi mật, lại còn một lần suýt nguy kịch vì viêm tiền liệt tuyến cấp ở Thâm Quyến. Cô giáo Chu có kể với tác giả nỗi khổ tâm này. Tác giả nghĩ: Ông Quách dáng người cao lớn, đang ở giai đoạn sung sức, tại sao lại bệnh tật liên miên như vậy? có phải là do PT hay không? Thế nên tôi đã hẹn và đến thăm nhà họ. Nhà cô giáo Chu ở tầng 3 của một tòa chung cư trên đường Việt Hoa ở Quảng Châu, nhà quay về hướng Bắc. Khi lên đến tầng 3 và đứng trước cửa, tôi đã hiểu ra vấn đề. Cách cục trong nhà rất tốt, tác giả có nói rằng: “Chồng bạn liên tục phải mổ là do chiếc cầu thang trước cửa gây nên, cầu thang hướng đâm thẳng vào cửa đã phạm phải “xung tâm sát”, do đó thường bị ốm phải nằm viện”. Cô giáo Chu có hỏi lại rằng: “Vậy tại sao tôi và con gái lại không sao?”; “Đây chính là vấn đề Dịch quái. Cửa nhà quay về hướng Bắc, Bắc thuộc quẻ Khảm, Khảm lại đại diện cho nam trung niên, ông Quách là người đàn ông duy nhất trong nhà bạn, nên hình thương sẽ ứng vào ông ấy”. Mấy hôm sau, tác giả đã mua một gương bát quái lõm treo lên cửa căn nhà đó, từ đó về sau, ông Quách không còn phải nằm viện nữa. [5]
Fengshuiexpress.net
PHONG THỦY TẨU MÃ ÂM DƯƠNG – CÓ THỂ ĐOÁN CÁT HUNG Có bạn từng hỏi: PT có phải là “Ngụy khoa học”? Tôi đã trả lời một cách thẳng thắn rằng: Không phải. Lại một câu hỏi khác là: PT có phải là khoa học hay không? Tôi đã trả lời rằng: Phán đoán PT có phải là khoa học hay không vẫn còn quá sớm, bởi vì PT học có mặt kỳ bí riêng, hơn nữa không thể dùng khoa học hiện đại để chứng thực. Tác giả đã đưa PT và Dịch học quy về loại “Huyền học”. Gọi là Huyền học bởi vì nó luôn có sự huyền bí trong huyền bí. Vậy Huyền học và Khoa học có thể đặt ngang nhau hay không? Câu hỏi này hiện vẫn còn là vấn đề chưa đủ khả năng và thời gian để trả lời. Trong dân gian có một tuyệt chiêu là PT tẩu mã âm dương, thầy PT đi qua đường trước nhà có thể nói được cát hung họa phúc của những người trong nhà, sát là Thần kỳ. Năm ngoái, một học viên họ Tô có hỏi tác giả: “ Tôi là một người khỏe mạnh, không rượu chè trai gái cờ bạc, nhưng tại sao tôi lại suy vong thế này?” Tác giả liền tới xem phần âm trạch của anh ta. Anh ta sống ở thôn Tô trong khu núi Lương Điền ở Quảng Châu. Mộ phần của ông bố được đặt ở khu đất hoang vu lưng chừng núi, lâu rồi không có người cúng tế, là một nơi bị lãng quên lạnh lẽo. Tác giả xem la bàn tìm hướng Bắc thì thấy một cây to đường kính tới 50cm, cây um tùm bao trùm về phía Nam, cây to cách mộ phần khoảng 9m. Trong sách có viết: “Cung Ly có cây to, tam nguyên đều chịu nghèo khó”. Cung Ly là quẻ vị chỉ về phương Nam. Tam nguyên là chỉ nguyên vận trogn lý luận PT huyền không. Nhất nguyên là 1 hoa giáp 60 năm, tam nguyên là 180 năm. Hay nói cách khác, nếu phía Nam của phần mộ có cây to che chắn thì rất khó thay đổi đượ cục diện nghèo khó về kinh tế. Âm trạch là thế, Dương trạch cũng phán đoán như vậy. Tháng 3 năm nay, tác giả lại đến thăm thôn Kim Phượng trấn Lương Điền, và đi ngang qua từ đường nhà họ Phùng. Từ đường nhìn về hướng Nam, trước cửa có một khoảnh đất bằng phẳng, phía xa nữa là hồ nước, PT quá đẹp. Nhưng bên cạnh hồ là một nhà VS công cộng trông rất chướng mắt. Khi ăn trưa, tác giả có nói với đội trưởng Phùng: “Nếu nhà VS trước mặt từ đường sửa thành đình hóng mát thì rất tốt”, đội trưởng Phùng hỏi vặn lại: “Nhà VS không tốt hay sao?” - Nhà VS đã phá hỏng PT, tôi dám chắc rằng trong thôn hiếm mà có được một sinh viên đại học, đúng không? - Trước năm 90 không hề có, mấy năm gần đây mới có được vài người nhưng không nhiều, đều chỉ là học đóng tiền chứ không có ai thi đỗ cả. Chuyện này không có gì là khó hiểu cả, PT từ đường ảnh hưởng trực tiếp đến sự hưng suy của toàn bộ gia tộc và hậu thế. Phía Đông Nam của từ đường là vị trí Văn Xương của cả thôn nhưng đã bị nhà VS chèn ép, sẽ ảnh hưởng trước tiên đến việc học hành của hậu thế. 8 ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI BỐ TRÍ TRONG PHÒNG (phần 1) Phần trung tâm của căn phòng được gọi là “Trung cung”
[6]
Fengshuiexpress.net
Cửa chính và ban công xếp thành một đường thẳng gọi là “Xuyên đường sát” Gọi là “Xuyên đường sát” là chỉ cửa trước hoặc cửa sau xếp với ban-công sau thành một đường thẳng mà không có gì ngăn ở giữa, không khí, gió và ánh sáng xuyên thẳng đến phòng khách, điều cơ bản trong PT yêu cầu là “Tàng phong tụ khí”, xuyên đường sát sẽ làm cho không khí trong phòng luôn bị nhiễu, làm cho chủ nhà khó tụ được tài, dễ gặp phải tai họa đổ máu, còn gọi là “Dương trạch đệ nhất sát”. Cấm kỵ thứ 2: Cách cục “xuyên tâm sát”
[7]
Fengshuiexpress.net
Phía trên cửa chính có thanh dầm gọi là “xuyên tâm sát” “Xuyên tâm sát” là chỉ bên trên cửa chính có thanh dầm, mà thanh dầm này từ bên ngoài xuyên thẳng vào cửa chính và vuông góc với cửa chính, thậm chí xuyên qua cả phía trên buồng ngủ và bếp. Cửa chính chủ về sự nghiệp, xuyên tâm sát rất dễ gây nên những nỗi khổ không thể nói ra, phải ngậm đắng nuốt cay, cố gắng mấy cũng không có kết quả hoặc xảy ra những chuyện lực bất tòng tâm cho gia chủ. Cấm kỵ thứ 3: Cách cục nhà vệ sinh, bếp và cầu thang ở vị trí trung cung của căn buồng
[8]
Fengshuiexpress.net
Điểm trung tâm của căn nhà gọi là “Trung cung” Trung cung của căn nhà cũng giống như trái tim của con người, là vị trí quan trọng nhất của căn phòng, đó cũng là nơi chủ yếu ảnh hưởng đến tài vận trong gia đình, còn nhà vệ sinh là nơi loại bỏ chất thải, tuyệt đối không được để nhà vệ sinh làm ô nhiễm trọng tâm chủ yếu nhất của căn nhà, nhà vệ sinh nếu ở vị trí trung cung sẽ dễ mắc các bệnh tim mạch. Bếp thuộc hỏa, nếu bếp ga đặt ở vị trí trung cung của căn nhà sẽ hình thành nên cách cục “Hỏa thiêu trung cung”, dễ làm cho người trong căn nhà đó dễ mắc các bệnh về hệ thống tiêu hóa và đường ruột, chủ nhà cần đặc biệt chú ý. Có một số kiến trúc lầu trong lầu hoặc nhà cao, lộ thiên…đều sẽ có thiết kế cầu thang. Lúc này điều cấm kỵ nhất là thiết kế cầu thang ở điểm trung tâm của căn nhà, hoặc chiếu nghỉ của cầu thang rơi vào đúng điểm trung tâm của căn nhà, về mặt PT, đây là cách cục đại hung. Cầu thang là nơi trèo lên trèo xuống, sẽ làm người mỏi mệt do gân cốt phải hoạt động mạnh, cầu thang ở trung cung đại diện cho sự bận rộn của chủ nhà, đồng thời cũng sẽ gây các bệnh về gân, khớp, thậm chí phát sinh bệnh cao huyết áp. Cấm kỵ thứ 4: Cách cục phòng khách ở phía cuối căn nhà. [9]
Fengshuiexpress.net
Phòng khách cách xa cửa chính, ở phía sau của căn nhà, thậm chí xếp sau cả buồng ngủ, bếp hoặc nhà vệ sinh, không phù hợp với thói quen sử dụng thông thường, đối với bên ngoài là Dương, đối với bên trong là Âm, nội ngoại tương phản, âm dương sai vị trí, đại diện cho nội ưu ngoại hoạn không dứt. 8 ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI BỐ TRÍ TRONG PHÒNG (phần 2) Cấm kỵ 5: Dầm ngang so le hoặc trần nhà quá thấp
Trần nhà quá thấp gọi là “Cách cục Thiên la” Trần nhà thông thường đều có dầm ngang và phần lớn nằm ở bốn góc, nhưng nếu dầm ngang trong nhà so le sẽ rất ảnh hưởng, dầm ngang mà nhiều thì trong PT gọi là “Cách cục Thiên la”, sẽ làm cho con người luôn cảm thấy áp lực rất lớn. Ngoài ra, còn có một cách cục Thiên la khác là trần nhà quá thấp, như vậy sẽ làm cho người trong nhà gặp trở ngại trong sự phát triển, khó có thể phát huy. Cấm kỵ thứ 6: Cách cục “Buồng trong buồng”
[10]
Fengshuiexpress.net
Buồng trong buồng Trong buồng ngủ có một buồng khác, phải đi qua A mới vào đến B, đó là cách cục buồng trong buồng, đại diện cho trạng thái “sai trật tự”, dễ gây phiền não và đưa ra những quyết định sai lầm. Cấm kỵ thứ 7: Cầu thang trong nhà hướng thẳng ra cửa chính
[11]
Fengshuiexpress.net
Cầu thang trong nhà hướng thẳng ra cửa chính, tiền tài dễ chảy hết ra ngoài “Tĩnh là núi, động là nước” cầu thang để con người chuyển động lên xuống, tượng trưng cho “nước” trong nhà, cầu thang của căn nhà có cách cục lầu trong lầu hoặc lộ thiên nếu hướng thẳng ra cửa chính thì đại diện cho nước chảy thẳng ra cửa, nước là tài (tiền), độ dốc của cầu thang càng lớn thì thất thoát tiền tài càng nhanh. Cấm kỵ thứ 8: Căn nhà có cửa sau (không nên sửa ban-công thành nhà không có cửa sau) Căn nhà nên có ban-công sau thì về mặt sự nghiệp mới có không gian tiến lui Cửa sau của căn nhà không được lớn hơn cửa chính, đồng thời cũng không được đóng cửa trước và đi vào từ cửa sau, như vậy sẽ chủ về cô quả. Ngoài ra, căn nhà rất kỵ không có cửa sau (hiện nay ở các tòa nhà lớn hoặc chung cư, bếp thông với cửa ra ban-công sau cũng được coi là cửa sau) vì chủ về sự nghiệp chỉ biết tiến không biết lùi, hành động đơn độc, không có đất để lùi, về mặt sức khỏe thì dễ mắc các bệnh về tim mạch tuần hoàn máu. 4 ĐIỀU CẤM KỴ ĐỐI VỚI KẾT CẤU CĂN NHÀ Về cách cục của căn nhà, có một số cách cục có thể thông qua trang trí để thay đổi, nhưng cũng có một số lại rất khó sửa đổi do vấn đề kết cấu của chính căn nhà, do đó khi [12]
Fengshuiexpress.net
chọn nhà cần phải xem xét kỹ mới không phải hao tổn tâm trí sau này. PT không tốt trong kết cấu căn nhà có mấy điểm cần chú ý dưới đây:
Những tạo hình quá đặc biệt dễ gặp phải các vấn đề về PT Sự tiến bộ của kiến trúc hiện đại làm đa dạng các hình dáng của căn nhà, không những chỉ hạn chế ở những kiểu dáng vuông vức, mà có nhiều kiểu dáng hoặc những kiểu được cho là đẹp về thẩm mỹ, nhưng xét từ PT truyền thống thì có một số kiểu dáng lại cấm kỵ, cố gắng tránh được thì nên tránh. 1- Kiến trúc kiểu tháp:
[13]
Fengshuiexpress.net
Kiến trúc kiểu tháp thích hợp với mục đích thương mại, không thích hợp với nhà ở. Kiến trúc hình tháp (ví dụ như tháp Đông phương minh châu Thượng Hải), vừa cao vừa nhọn, dễ làm cho mọi người có cảm giác không ổn định, về lâu dài sẽ gây suy nhược thần kinh, chỉ thích hợp với những nơi nhiều người qua lại như trung tâm thương mại, nhà hàng, câu lạc bộ, không thích hợp với mục đích nhà ở. 2- Kiến trúc có ngoại hình trên rộng dưới hẹp Kiến trúc có ngoại hình trên rộng dưới hẹp (như tòa nhà 101 Đài Bắc), đầu nhẹ chân nặng nên những vị trí gần cạnh mép sẽ vì mối quan hệ của sức hút trái đất mà sinh ra hiện tượng bất ổn định và hình thành “từ trường sát” 3- Kiến trúc có ngoại hình giống nhà tù
[14]
Fengshuiexpress.net
Kiến trúc có ngoại hình giống nhà tù, thế vận của người ở đó sẽ khó phát triển Căn nhà có ngoại hình giống nhà tù, nhìn vào sẽ không biết được đâu là đường chính để ra ngoài, hướng chính của căn nhà không rõ ràng, khí không thể căng ra, tượng trưng cho con người không thể phát huy, ngoại quan kiến trúc tốt nhất là khí thế, cửa đủ lớn, để trông thật khí thế và rộng mở, để mọi người có cảm giác được vươn xa. 4- Kiến trúc có ngoại hình lõm trong
[15]
Fengshuiexpress.net
Kiến trúc có ngoại hình lõm trong thì người ở không có sức khiêu chiến với bên ngoài Kiến trúc có ngoại hình thuộc kiểu căn nhà lõm phía trong, trông giống như chiếc bụng lép do chưa ăn no, kiểu căn nhà này không có sức chống cự vào khiêu chiến với bên ngoài, tốt nhất nên chọn kiến trúc có ngoại hình phình ra hoặc ban-công phình ra ngoài, vì căn nhà phình ra ngoài cũng giống như một người vừa ăn no, có đủ sức khiêu chiến đối kháng. 5- Kiến trúc nhìn từ trên cao giống hình chữ thập kép Căn nhà có hình dáng chữ thập kép trông giống như một chiếc xe đẩy, đó gọi là “xe đẩy sát”, người sống trong căn nhà đó làm việc rất vất vả, mất nhiều công sức. 6- Nóc nhà tạo thành hình tam giác Có rất nhiều biệt thự hoặc nhà kính tạo hình cho nóc nhà thành hình tam giác, trong PT gọi là “hàn khiên sát”, tượng trưng cho tài khí không tụ, hình tam giác càng nhọn thì ảnh hưởng xấu càng lớn. 7- Căn nhà có hình ㄇ
[16]
Fengshuiexpress.net
Căn nhà có ngoại hình ㄇ, người ở sẽ bị bó buộc chân tay, khó phát triển Căn nhà có ngoại hình ㄇ cũng giống như hai tay người bị trói ra phía sau, tượng trưng cho cách cục suy giảm uy tín, cô đơn, cho dù làm nhà ở hay văn phòng đều không hợp, nhất là các nhân viên hành chính cao cấp tối kỵ lựa chọn kiểu nhà này. 8- Nhà trống Có một số tòa nhà mang kiểu thức tập hợp do để có bề ngoài đẹp nên sẽ có một số hình nhà đơn giống như thiết kế trống rỗng, phái dưới có thể là đường đi, sảnh, mái vòm. Về mặt lựa chọn tốt nhất tránh đơn vị trống rỗng, người sống trong căn nhà này sẽ dễ có hiện tượng bất an, tâm thần bất định, cũng vì thế mà dễ đưa ra những quyết định sai lầm. Một số căn nhà ở vào những vị trí do mối quan hệ của điều kiện đất đai nên gây nên hình dạng cách cục của tổng thể căn nhà không được vuông vức, có thể là thót hậu, thậm chí gây những ảnh hưởng khuyết góc. Những điều đó về mặt PT đều sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đối với các thành viên trong gia đình sống ở đó, vì thế khi chọn nhà cần cố gắng tránh. Đối với “khuyết góc”, trước tiên phải bổ sung cho góc khuyết của căn nhà, rồi tìm điểm trung tâm thì sẽ thấy được phương vị khuyết góc. Khuyết góc ở phía Đông:
[17]
Fengshuiexpress.net
Căn nhà khuyết góc phía Đông, con trưởng trong nhà dễ có vấn đề. Căn nhà khuyết góc phía Đông, đại diện cho thành viên trong gia đình dễ có bệnh tật ở phần chân, sẽ tổn thương đến con trưởng hoặc vấn đề không có con trai. Khuyết góc phía Tây:
[18]
Fengshuiexpress.net
Khuyết góc phía Tây, con gái trong nhà dễ có vấn đề Căn nhà khuyết góc phía Tây, thành viên trong gia đình dễ mắc bệnh về phổi và hệ thống hô hấp, hoặc ảnh hưởng đến thiếu nữ trong nhà, nữ giới dễ gặp vấn đề. Khuyết góc phía Nam
[19]
Fengshuiexpress.net
Căn nhà khuyết góc phía Nam, thứ nữ trong nhà dễ có vấn đề Căn nhà khuyết góc phía Nam, các thành viên trong nhà dễ gặp các bệnh như tuần hoàn máu, hoặc bệnh tim, bệnh mạch máu, thứ nữ trong nhà dễ xảy ra chuyện. Khuyết góc phía Bắc
[20]
Fengshuiexpress.net
Căn nhà khuyết góc phía Bắc, thứ nam trong nhà dễ có vấn đề Căn nhà khuyết góc phía Bắc, thành viên trong nhà dễ gặp các bệnh thuộc hệ thống tiết niệu như thận, bàng quang, thứ nam trong nhà dễ bị ảnh hưởng. Khuyết góc phía Đông Nam:
[21]
Fengshuiexpress.net
Căn nhà khuyết góc phía Đông Nam, con gái út trong nhà dễ có vấn đề Căn nhà khuyết góc Đông Nam, thành viên trong nhà dễ gặp phải các bệnh về gan mật và thần kinh tọa, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến trưởng nữ. Khuyết góc phía Tây Bắc
[22]
Fengshuiexpress.net
Căn nhà khuyết góc phía Tây Bắc, nam trưởng bối trong nhà dễ có vấn đề Căn nhà khuyết góc Tây Bắc, thành viên trong nhà dễ gặp phải các bệnh ở phần đầu, đồng thời ảnh hưởng càng lớn hơn đối với nam giới cao tuổi nhất trong nhà như bố, ông nội. Khuyết góc phía Đông Bắc
[23]
Fengshuiexpress.net
Căn nhà khuyết góc phía Đông Bắc, con trai út trong nhà dễ có vấn đề Căn nhà khuyết góc phía Đông Bắc, thành viên trong nhà dễ mắc các bệnh vặt như tay, cổ, lưng, đồng thời ảnh hưởng lớn đối với nam giới tốt nhất trong nhà như con út. Khuyết góc phía Tây Nam
[24]
Fengshuiexpress.net
Căn nhà khuyết góc phía Tây Nam, trưởng bối nữ trong nhà dễ gặp vấn đề Căn nhà khuyết góc phía Tây Nam, thành viên trong nhà dễ mắc các bệnh đường ruột, vùng bụng, đồng thời ảnh hưởng đến nữ giới cao tuổi nhất trong nhà như mẹ. Nếu hình dáng căn nhà trước rộng sau hẹp (hình thang ngược), sẽ hình thành cái gọi là “nhà hình xẻng”, dòng khí khó tập trung, dễ hao tài. Ngoài ra, về mặt PT đều cho rằng căn nhà có nhiều góc cạnh sẽ dễ gặp những vấn đề xung sát, giống như một số căn nhà có hình dạng bất quy tắc thì tốt nhất nên tránh. Cách cục bên trong không vuông vức, tượng trưng cho nội bộ bất hòa, người sống trong căn nhà này dễ gặp tranh chấp và không vui, cố gắng nên tránh. Giữa cửa chính với nội, ngoại minh đường chủ yếu liên quan đến sự nghiệp, tài vận và các mối quan hệ bên ngoài. Do đó vị trí, kích thước và bài trí trong và ngoài minh đường đều phải chú ý. 1- Ngoại minh đường [25]
Fengshuiexpress.net
“Ngoại minh đường” là không gian bên ngoài cửa chính, còn gọi là “tiến khí trường”, ngoại minh đường nên thoáng rộng, sáng sủa, thông gió, không đối diện với vật xung sát, do đó tốt nhất không nên chất xếp rác. Ngoài ra, nếu có thể, tốt nhất không nên dùng chung với nhau, nhưng ở các tòa nhà hoặc chung cư hiện đại, thông thường đều phải dùng chung, lúc này cần phải chú ý, ngoại minh đường dùng chung thông thường cũng sẽ dễ gặp trường hợp cửa đối cửa. Nếu kích thước hai cánh cửa bằng nhau, thì hai cánh cửa sẽ cùng có chung ngoại minh đường, còn nếu kích thước cánh cửa một bên lớn, một bên nhỏ thì sẽ hình thành tình trạng cửa lớn nuốt cửa nhỏ, sống ở nhà có cửa nhỏ thì khí vận sẽ dần dần suy giảm, về công việc dễ bị chèn ép, gặp tiểu nhân, tài vận đương nhiên cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhưng nếu khoảng cách giữa hai cửa là 5m thì sẽ không gặp trở ngại lớn. Ngoại minh đường cạnh cầu thang đại diện cho việc phải mất nhiều công sức và thời gian trong công việc hay sự nghiệp, tốt nhất cũng nên tránh, nếu không phải tìm cách hóa giải. Ngoài ra, ngoại minh đường tối kỵ nhất là có vật xung sát, ví dụ như đường, góc nhọn nhô ra của tường nhà, cột điện, góc nhà, cột điện cao thế, chúng đều bất lợi đối với sự phát triển sự nghiệp, do đó nên cố gắng tránh. 2- Nội minh đường “Nội minh đường” là không gian phía sau cửa, cũng gọi là “nạp khí trường”, hoặc chính là vị trí Huyền quan. Nạp khí trường là dòng khí thu nạp tiến khí trường, lượng khí vào quyết định vận khí có hưng vượng hay không, còn kích thước của nạp khí trường lại quyết định lượng nạp khí của một căn nhà, đó cũng là mấu chốt quyết định vận thế thịnh vượng. Do đó sự nhiều ít của tài vận rất quan trọng với kích thước tốt xấu của nội, ngoại minh đường, kích thước của cả hai loại trường nói trên cũng phải phối hợp với nhau mới có thể phát huy được sức mạnh lớn nhất. Nội minh đường cũng chính là vị trí Huyền quan, cũng nên thoáng rộng và sáng sủa, đồng thời đường chuyển động cũng phải thông thoáng, tối kỵ tích trữ rác, các gia đình bình thường nếu thiết kế huyền quan thường để thùng rác hoặc tủ giày, thậm chí giày dép bày ra khắp mặt đất, như vậy không tốt về PT. Ngoài ra, nội minh đường tối kỵ có xà ngang bên trên, nó đại diện cho sự ngăn trở tài vận, nội minh đường tốt nhất cũng không nên gần cầu thang, nếu không cũng sẽ chịu áp lực lớn trong việc kiếm tiền; nếu đặt cạnh nhà vệ sinh cũng dễ bị phá tài; phía trên cũng đã đề cập, nội minh đường nếu là Tuế khí trọng sẽ làm cho tài vận không thông, đó cũng là lý do các sách PT đều nhấn mạnh, không nên đặt tủ giày ở chỗ Huyền quan, nếu tủ giày đặt ở đó thì đó cũng là lý do nên lau chùi sạch sẽ và khử mùi tủ giày thường xuyên. 1. Đường xe ngầm xuyên bên dưới căn nhà
[26]
Fengshuiexpress.net
Các tòa nhà hiện đại đều có bãi để xe ngầm, nhưng nếu phía trước minh đường có cửa vào của đường xe ngầm, khí vào từ cửa khuyết, trong PT gọi là “Hõm sát”, dễ gây nên các bệnh ở đầu và phá tài, tốt nhất nên tránh. 2. Tầng ngầm thiết kế bể bơi hoặc bể nước
[27]
Fengshuiexpress.net
Trong quy hoạch kiến trúc hiện đại rất chú trong đến chức năng sinh hoạt, hoặc là chức năng và quản lý kiểu khách sạn, do đó thường quy hoạch bể bơi ở tầng ngầm. Nhưng thiết kế bể nước ở tầng ngầm dễ phạm phải Chiêu âm sát, hơn nữa ở tầng ngầm thiếu ánh sáng, âm khí nặng, dễ thu hút các linh thể, làm cho người ở trong nhà không được bình an, do đó cũng nên cố gắng tránh. NGOẠI HÌNH CÁT HUNG CỦA CĂN NHÀ THEO PT DƯƠNG TRẠCH Nơi để ở của con người nên chủ yếu ở vùng núi sông thoáng rộng, thế mạch khí đến lớn nhất của sông núi có quan hệ mật thiết và quan trọng nhất đối với phúc họa của con người. Nếu hình thế tổng thể của nơi ở không tốt sẽ làm cho độ phù hợp về cách cục nội bộ của căn nhà không thể hoàn toàn tốt đẹp. Long mạch của dương trạch vốn không có gì khác nhau, nhưng kiến tạo của căn nhà phải lựa chọn nơi có mặt bằng rộng và phẳng. Khu vực minh đường đó (PT) phải rộng để có thể dễ dàng xoay ngựa, vị trí cửa vòm của sảnh đường phải xác định trước tiên, sau đó mới xác định các vị trí như phòng khách, bếp, sân, lầu gác, vườn quả…ở hai cạnh Đông, Tây. Cho dù là sống trong núi hay ở đồng bằng đều coi nơi có hào nước vây quanh mới tốt. Hai bên phải trái có đường đi qua cũng tốt như vậy, nhưng nếu gặp phải hình thế ngược lại thì cấm kỵ. Dãy núi có bốn hình dáng là hình cong, hình thẳng, đỉnh tròn hay đỉnh vuông, làm nhà dương trạch ở đây (PT) là cát lợi, chỉ có đỉnh núi nhọn là không [28]
Fengshuiexpress.net
thích hợp để xây nhà dương trạch, không nên làm nhà mà chỉ thích hợp làm mộ phần (PT âm trạch). Nếu chỗ nhìn hướng núi nhọn có hình bút lông, hình cờ tam giác thì không bị cấm. Chỗ thoát nước cũng phải vòng lại thành cụm, nhưng không được dồn quá. Sao gần núi mà minh đường rộng rãi, núi gần minh đường cũng không phải là hình thế chật hẹp, điều muốn nói ở đây là cục diện đại thể của địa hình nơi ở, ngoài ra còn có các kiểu hình dạng đặc biệt để có thể phân biệt tốt xấu. Đã là nhà ở, bên trái có nước chảy gọi là Thanh long, bên phải có con đường dài gọi là Bạch hổ, phía trước có sông hồ gọi là Chu tước, phía sau có đồi núi gọi là Huyền vũ. Khi có đủ được 4 điều kiện này thì là nơi tốt nhất để làm nhà. Nhà ở nơi có địa hình Đông thấp Tây cao thì chủ nhân sẽ được phú quý và xuất anh hùng hào kiệt; phía trước cao phía sau thấp thì chủ nhân sẽ tuyệt tử tuyệt tôn; phía sau cao phía trước thấp thì chủ nhân sẽ có cuộc sống sung túc. Nhà ở không nên xây dựng ở nơi đối diện với đường lớn, không nên xây ở nơi có chùa miếu, không nên gần từ đường, nơi tế thần, hầm bếp, luyện kim và nha môn quan phủ, không nên xây ở nơi cây cỏ không phát triển, không nên xây ở nơi đã từng là bãi chiến trường hoặc doanh trại, không nên xây ở thẳng nơi nước đang chảy, không nên xây ở nơi dọc thẳng với sống núi, không nên xây ở cửa thành lớn, không nên xây ở đối diện với cửa ngục tù, không nên xây ở nơi hội hợp của nhiều dòng chảy. Nhà ở có sân vườn, phía Đông có dòng chảy thẳng ra cửa biển thuộc về cát lợi, phía Đông có con đường lớn ngang qua thì chủ nhân sẽ càng nghèo khó; phía Bắc có đường lớn là hung; trước mặt có đường lớn sẽ phú quý. Đối với nhà ở, cành lá của cây cối xung quang đều mọc hướng về phía nhà là cát lợi, nếu cành lá đều hướng về phía sau nhà và hướng ra ngoài là hung. Đối với nhà ở các địa hình khác nếu phía Mão, Dậu không được hoàn chỉnh thì ở đó mọi việc đều bình thường; nếu phía Tý, Ngọ không được hoàn chỉnh thì ở đó sẽ gặp Đại hung; nếu phía Tý Sửu không hoàn chỉnh ở đó sẽ hay xảy ra cãi vã tranh chấp. Hướng đi Nam Bắc dài còn hướng đi Đông Tây ngắn là cát lợi. Nếu hướng đi Đông Tây dài còn hướng đi Nam Bắc ngắn hẹp thì ban đầu hung nhưng rồi sẽ hóa cát. Nhà ở nơi có đủ nước, có ánh nắng, có ánh trăng, không khí thoáng mát là cát, còn ở nơi khô khan là hung. Địa thế nhà ở nếu phía trước thấp sau cao, chủ nhân sẽ truyền đời anh hùng hào kiệt. Nếu là trước cao sau thấp thì từ người lớn đến trẻ nhỏ trong nhà sẽ mê muội hồ đồ; nếu bên trái thấp bên phải cao, con trai trưởng trong nhà sẽ phồn vinh hưng thịnh, nhưng địa hình này chỉ tốt khi xây dựng Dương trạch, còn làm Âm trạch lại không tốt (theo PT); nếu địa hình bên phải thấp bên trái cao mà xây dựng âm trạch thì chủ nhân sẽ sung túc dồi dào (PT), nhưng nếu xây dựng Dương trạch thì chủ nhân nhất định sẽ phải bôn ba chạy trốn. Nếu nhà cũ kẹp giữa hai nhà mới xây sẽ gây chết người, cho dù thế nào cũng không thể ở; nếu nhà mới kẹp giữa hai nhà cũ thì có thể làm cho người thân trong gia tộc được vinh quang hiển hách; nhà mới và nhà cũ đối diện nhau sẽ có lương thực ăn không hết, tiền [29]
Fengshuiexpress.net
tiêu không hết. Nếu nhà bị nhịp cầu giao nhau xung chiếu sẽ làm cho con cháu suy yếu, không cát lợi. Trước cửa nhà không được đào ao hồ mới, vì sẽ làm tuyệt tử tuyệt tôn, đó gọi là chậu máu soi gương, nhưng có thể đào hồ bán nguyệt ở cách xa cửa một chút. Trước cửa nhà không được thấy khối đá đỏ có các vạch trắng đỏ xen lẫn nhau vì đó là tướng hung. Nếu sau nhà gặp chân núi gấp thì sẽ có dâm phụ thông gian với hào thượng, đạo sĩ. Nếu trước cửa nhà có núi thò đầu (hình dung như mỏm núi cao hơn nhô ra sau một ngọn núi khác) thì phải luôn đề phòng trộm cắp, núi thò đầu nếu vào trong nhà sẽ có người đầu hàng hoặc bỏ trốn trong quân đội. Địa hình phía sau nhà không được vót nhọn co cụm, vì sẽ tuyệt hậu, địa hình trước và sau nhà nên là hình vuông hoặc hình tròn thì mới đại cát. Trước cửa nhà không nên hướng ra thác nước, vì được ví với sự trở lại, chủ về người phụ nữ dâm loạn. Nếu trước cửa nhà có dòng nước phát ra những âm thanh buồn thì chủ về sự thoái tài. Phía trước nhà kỵ có hai chiếc hồ, đó gọi là hồ khóc (khốc trì), đầu phía Tây có hồ gọi là hổ trắng há miệng, đó cũng là điều cấm kỵ. Nếu trước và sau nhà gặp nước chảy như nước mắt thì sẽ mắc bệnh đau mắt. Phía trước nhà nếu hướng về đỉnh núi có dáng bằng hoặc tròn thì sẽ cát lợi. Nước ở mương nước phía trước và sau nhà không được chảy chia dòng thành hình chữ bát, cũng không được có nước chảy ra từ phía trước và phía sau, như vậy sẽ làm tuyệt tự, bại tán gia tài. Giếng nước không được đối diện với cửa chính, vì sẽ gặp họa kiện tụng. Với nhà xây cấm kỵ xây tường vây và cửa ngoài trước, nếu không sẽ khó thành công. Cánh cửa chính và tường hai bên phải bằng nhau, nếu bên trái lớn hơn sẽ báo hiệu sự đổi vợ; nếu bên phải lớn hơn thì con gái út sẽ trở thành quả phụ. Mười cột cửa lớn và sáu cột cửa nhỏ đều phải chạm đất, đó mới là cát lợi. Nếu cánh cửa cao hơn tường báo hiệu sự khóc lóc nhiều. Nếu trong cửa có hố nước sẽ giúp cho gia đình phá vỡ được sự đơn truyền. Nếu có cây to đối diện cửa sẽ chịu cảnh dịch bệnh. Nếu bị đầu tường nhà khác chiếu vào cửa sẽ hay bị đàm luận. Bị đường giao nhau kẹp cửa sẽ làm cho người trong nhà đều bị chết. Nếu bị một con đường đối thẳng vào cửa thì không có người nào trong gia đình được trường thọ. Nếu ngoài cửa bị đường nước đối diện sẽ làm cho gia đình ly tán và có người bị câm. Nếu bị đền thờ đối diện với cửa nhà, sẽ thường bị bệnh dịch, đạo ôn. Bên dưới cửa nếu có nước chảy ra, tài vật sẽ không tụ được. Bên ngoài cửa tiếp xúc với giếng nước, trong nhà sẽ bị dụ gọi tà quỷ. Nhà vệ sinh mà đối diện với cửa chính sẽ làm cho người trong nhà bị mụn nhọt. Nếu đường nước xung chiếu với cửa chính, trong nhà sẽ có nhiều nghịch tử. Cửa nhà kho đối diện với cửa chính. gia vận suy bại và gặp bệnh dịch. Trước cửa có bảng đá, trong nhà sẽ có người theo nghiệp sai dịch sách sử. Trước cửa nhà đối diện với mái thẳng, trong nhà sẽ hết lương thực. Trước cửa nhà có cây thùy dương, không phải là tướng cát tường. Cửa chính đặt ở hướng Đông Nam và mở cửa sổ ở chỗ khe huyệt đều sẽ gặp nhiều tai họa. Nếu mở cửa ở hướng Đông Bắc thì sẽ gặp nhiều chuyện quái dị, nếu xây một ngôi nhà lớn thì 3 cửa không được đối diện nhau, vì nhất định sẽ làm cho gia đạo suy kiệt. [30]
Fengshuiexpress.net
PT PHÒNG KHÁCH Phòng khách trong tiếng Pháp là Salon, là không gian chung tách rời với phòng riêng, nó chỉ sự tụ tập trong vấn đề xã giao được bàn luận trong văn học, nghệ thuật và chính trị trong xã hội quý tộc Tây âu và giai cấp tư sản bắt đầu từ thế kỷ 17 ở phương Tây. ở TQ, do sự khác biệt về văn hóa và địa lý ở hai miền Nam Bắc, nên kích thước yêu cầu đối với phòng khách rất khác nhau, nhưng cho dù phòng khách lớn phòng ngủ nhỏ hoặc ngược lại, thì phòng khách vẫn là nơi tiếp đón khách trong gia đình, và là trung tâm hoạt động bình thường của một gia đình. Phòng khách thuộc trọng điểm chiến lược trong bố cục trong nhà, từ cách cục của phòng khách có thể thấy sự thẩm mỹ của chủ nhân, vì thế có câu “Phòng đẹp không cần lớn, hoa thơm không cần nhiều”, nhưng do phòng khách là chỗ rộng, có liên quan đến các không gian chức năng khác trong nhà, có nhiều đồ dùng có thể trưng bày, thế nên không thể bỏ qua sự ảnh hưởng của nó đối với vận của căn nhà, cho dù để làm đẹp cho căn phòng hoặc để đón lành tránh dữ, vị trí phòng khách đều rất quan trọng, sự sắp xếp đồ trang trí đều phải tính toán kỹ mới có thể đủ tự tin và tụ khí sinh tài. Vị trí cách cục trong phòng khách Chức năng của phòng khách là điểm hội tụ của mọi khu vực chức năng, do đó đường vận động nên thông thoáng, tốt nhất nên đặt tại vị trí trung tâm của căn nhà. Phòng khách nên đặt ở phía trước, không nên đặt ở phía sau. So với căn nhà, phòng khách nên sáng sủa và đủ sáng. Nếu vì phòng khách rộng mà cách đó một quãng ngăn làm buồng ngủ thì không lý tưởng. Cửa vào của phòng khách không nên nhìn vào bếp, vào cửa buồng và cửa sau, đường đi cũng nên tránh xuyên thẳng hoặc ngang qua toàn bộ căn nhà. Màu sắc cảu phòng khách Màu sắc của phòng khách không những ảnh hưởng đến cảm quan mà còn có thể ảnh hưởng đến cả tâm tư tình cảm. Màu sắc của phòng khách hài hòa, tuy không nhất định phải phù hợp theo ngũ hành của chủ nhà, nhưng phải xét đến hướng của phòng khách, mà hướng của phòng khách chủ yếu là xác định theo hướng của cửa sổ phòng khách. Nếu cửa sổ ở hướng Nam, thì phòng khách thuộc hướng Nam; cửa sổ ở hướng Bắc thì phòng khách thuộc hướng Bắc. Các hướng chính Đông, chính Nam, chính Tây, chính Bắc trong học thuật gọi là “Tứ chính”, còn các hướng Đông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc được gọi là “Tứ ngung”, dùng để xác định phương hướng, và có thể chọn màu sắc thích hợp cho phòng khách. 1- Thiết kế màu sắc cho phòng khách thuộc bốn hướng chính Phòng khách hướng Đông nên lấy màu vàng làm chủ đạo Trong ngũ hành hướng Đông thuộc Mộc, là đất vượng mộc khí, theo lý luận sinh khắc của ngũ hành, Mộc khắc Thổ là tài, tài do Thổ sinh Mộc, nên vàng là màu đại diện cho [31]
Fengshuiexpress.net
Thổ; Nếu phòng khách này thuộc hướng Đông, khi chọn sơn, giấy dán tường, salon cho phòng khách, nên chọn màu thuộc hệ màu vàng, vàng đậm hay nhạt đều được, chỉ cần sử dụng màu sắc này sẽ mang lại hiệu quả vượng tài. Phòng khách hướng Nam nên lấy màu trắng làm chủ đạo Trong ngũ hành hướng Nam thuộc Hỏa, là đất vượng Hỏa khí, theo lý luận sinh khắc của ngũ hành, Hỏa khắc Kim là tài, do đó nếu muốn sinh vượng tài khí của phòng khách hướng Nam, trước tiên nên chọn sơn, giấy dán tường, salon cho phòng khách có màu trắng, vì màu trắng đại diện cho Kim. Cửa sổ phía Nam tuy có gió Nam mát mẻ, nhưng do phía Nam là nơi Hỏa vượng, nếu sử dụng gam màu lạnh như màu trắng thì sẽ làm giảm Hỏa khí nóng bức. Phòng khách hướng Tây nên lấy màu xanh lá cây làm chủ đạo Trong ngũ hàng hướng Tây thuộc Kim, là đất vượng Kim khí, Kim khắc Mộc là tài, mà màu xanh lá cây đại diện cho Mộc; do đó phòng khách hướng Tây nên bố trí phòng khách có màu xanh lá cây sẽ có hiệu quả thu vượng. Phòng khách hướng Tây bị nắng chiều rọi chiếu mạnh, không những nóng bức mà còn chói mắt, do đó nếu dùng màu xanh lá cây nhạt là thích hợp vì có thể bảo vệ mắt. Phòng khách hướng Bắc nên lấy màu Đỏ làm chủ đạo Trong ngũ hành hướng Bắc thuộc Thủy, là đất vượng Thủy khí, mà Thủy khắc Hỏa là tài; nếu muốn vượng tài khí phòng khách hướng Bắc thì nên chọn màu đỏ, màu tím và màu phấn hồng; cho dù chọn sơn, giấy dán tường hay sa-pha đều nên chọn ba màu nói trên trước tiên. Xét từ góc độ sinh lý, gió mùa Đông Bắc trong mùa Đông sẽ làm phòng khách hướng Bắc bị lạnh, không nên dùng các gam màu lạnh như màu xanh lơ, màu ghi hay trắng. Nếu dùng các màu giống lửa như tím hồng có thể làm tăng thêm cảm giác ấm áp. 2. Phối hợp màu sắc của phòng khách thuộc hướng Tứ Ngung: Phòng khách hướng Đông Nam chủ về màu vàng Phòng khách hướng Tây Nam chủ về màu xanh lơ Phòng khách hướng Tây Bắc chủ về màu xanh lá cây Phòng khách hướng Đông Bắc chủ về màu xanh lơ Bố cục tài vị Hướng quan trọng nhất trong PT của phòng khách gọi là tài vị, nó liên quan đến sự hưng suy về tài vận, sự nghiệp, danh tiếng của cả gia đình, do đó bố cục và bài trí của tài vị không được bỏ qua. Vị trí đẹp nhất của tài vị là góc chéo của cửa vào phòng khách, điều này bao hàm 3 tình huống dưới đây: Khi cửa nhà mở sang phía trái, tài vị sẽ ở đầu trên góc chéo bên phải; khi cửa nhà mở ở giữa, thì tài vị sẽ ở khoảng phía trên góc chéo. [32]
Fengshuiexpress.net
10 chú ý về sự bố trí của tài vị 1, Tài vị kỵ không có điểm tựa: Phía sau tài vị tốt nhất nên là hai mặt tường kiên cố, vì tượng trưng cho được dựa vào núi, bảo đảm không có gì phải lo lắng, như vậy mới có thể tàng phong tụ khí. Ngược lại, nếu sau lưng tài vị là cửa sổ kính trong suốt thì không những khó có thể tích tụ tài phú, mà còn dễ bị thất thoát, thậm chí phá sản. 2, Tài vị phải bằng phẳng: chỗ tài vị không nên là đường đi hoặc mở cửa, bên trên tài vị không nên có cửa sổ có thể mở được, mở cửa sẽ dẫn đến tài khí trong phòng tán ra ngoài. Nếu có cửa sổ có thể che bằng rèm hoặc bịt cửa sổ thì tài vị mới không lọt ra ngoài. Tài vị phải cố gắng tráng ở chỗ cột hoặc lõm vào, nếu chỗ đó trùng với đường đi thì có thể đặt thêm tấm bình phong, như vậy vừa có thể tránh sự xuyên thấu, vừa hình thành được một tài vị tốt. 3, Tài vị kỵ bị lộn xộn và chấn động: Nếu tài vị thường xuyên bị lộn xộn và chấn động sẽ rất khó giữ vững chính tài. Do đó các vật phẩm bày đặt bên trên tài vị nên gọn gàng, và cũng không nên đặt những đồ dùng thường rung động như đài, TV. 4, Tài vị kỵ bị ô nhiễm và xung chiếu: Tài vị phải bảo đảm sạch sẽ, nếu nhà tắm hoặc tạp chất ở vị trí tài vị, như vậy đã là làm ô nhiễm tài vị, làm cho giá trị của tài vị bị giảm, không những làm cho tài vị không thể chiêu tài tiến bảo, mà còn làm cho gia tài tiêu hao, tài vị cũng không nên bị góc nhọn xung chiếu để tránh ảnh hưởng đến tài vận. 5, Tài vị không được bị chèn ép: Tài vị bị chèn ép sẽ dẫn đến gia tài không thể tăng trưởng, nếu đặt những vật nặng như tủ quần áo, tủ sách hoặc các loại tủ khác ở chỗ tài vị, sẽ làm cho tài vị phải chịu sức ép, sẽ bất lợi cho tài vận của gia đình. 6, Tài vị nên sáng sủa: Tài vị sáng thì gia trạch sinh khí ngùn ngụt, do đó tài vị nếu có ánh mặt trời hoặc ánh đèn chiếu sáng sẽ trợ giúp rất nhiều cho sự sinh vượng tài khí; nếu tài vị u tối thì sẽ làm trì trệ tài vận, nên lắp thêm đèn ở đó để hóa giải. 7, Tài vị nên ngồi nên nằm: Tài vị là phương vị tài khí tụ lại của một gia đình, do đó nên cố gắng tận dụng ngoài việc bài trí cây cối xanh tươi ra, còn có thể đặt giường hoặc ghế salon, đặt đồ nằm hoặc ngồi ở chỗ phương vị sẽ tích lũy lâu dài, thì tài vận sẽ tự vượng lên. Ngoài ra, nếu đặt bàn ăn ở chỗ tài vị cũng rất thích hợp, vì bàn ăn là nơi ăn uống, đồng thời với việc hấp thu năng lượng của thức ăn sẽ hấp thu cả tài khí. 8, Chỗ tài vị nên đặt vật cát tường: Tài vị là chỗ vượng khí ngưng tụ, nếu đặt ở đó một món đồ chiêu tài cát tường như tượng phúc, lộc, thọ, tam tinh hoặc văn võ thần tài sẽ tốt càng thêm tốt, có tác dụng trên gấm thêm hoa.
[33]
Fengshuiexpress.net
9, Tài vị kỵ nước: Tài vị rất kỵ nước, do đó không nên đặt thủy sinh ở đó, cũng không được đặt bể cá ở chỗ tài vị, để tránh gặp tài hóa thủy. 10, Thực vật tài vị: Tài vị nên đặt cây cối tốt tươi, không ngừng sinh trưởng, có thể làm cho tài khí trong gia đình tiếp tục thịnh vượng và vận thế tốt hơn. Do đó chỗ tài vị nên đặt cây thường xuyên xanh tốt, nhất là cây lá to hoặc các loại cây GE vàng, cây cao-su (NDphải cân nhắc vì cây cao-su không tốt cho sức khỏe), cây kim tiền và cây thiết mộc lan là thích hợp nhất, nhưng cần lưu ý, những loại cây này phải trồng bằng bùn đất, không được trồng bằng nước. Chỗ tài vị không nên trồng các loại cây có gai như xương rồng, vì loại cây này dùng để hóa sát, không rõ thì không nên trồng vì sẽ gây hại. Các loại cây thuộc họ song mây do hình dạng gấp khúc, tốt nhất cũng không nên đặt ở chỗ tài vị. Vấn đề lắp cửa của phòng khách Giữa một số phòng khách và buồng ngủ có lối đi, xét từ góc độ PT, nếu gặp phải hai trường hợp dưới đây cần phải lắp cửa ở lối đi: 1. Cuối lối đi là nhà vệ sinh: Phía cuối lối đi của phòng là nhà vệ sinh không những khó coi, mà còn không phải là dấu hiệu tốt theo PT. Sau khi lắp cửa ở lối đi, ngồi ở phòng khách sẽ không nhìn thấy người ra vào nhà vệ sinh, mà còn tránh được mùi hôi từ nhà vệ sinh bay vào phòng khách. 2. Cửa chính xung thẳng vào cửa buồng: Một số thiết kế kiểu căn hộ không thích hợp sẽ xuất hiện tình trạng cửa chính và cửa buồng xếp thành một đường thẳng, có khi thẳng với cả cửa sổ trong buồng, đó là cách cục rò tài khí giống như tính chất “Tiền đồng hậu thông, nhân tài lưỡng không” như đã phân tích ở trên, cách chữa chính là lắp thêm cửa, để vượng khí và tài khí không chảy thẳng đi mất. Những điểm tốt của lối đi có cửa: Bảo đảm sự riêng tư: Có sự phân biệt riêng tư và chung giữa phòng khách và buồng ngủ, có cửa ngăn cách sẽ làm cho phòng khách không ảnh hưởng đến lĩnh vực sinh hoạt riêng của buồng ngủ. Giữ yên tĩnh: Sau khi lắp cửa ở lối đi, tiếng nói chuyện và tiếng ồn của mọi người ở trong buồng không bị làm phiền. Tiết kiệm năng lượng: Lắp cửa ở lối đi, khi mọi người hoạt động ở phòng khách, chỉ cần đóng cửa thì luồng hơi lạnh sẽ không vào buồng ngủ, như vậy có thể giảm bớt sự tiêu hao năng lượng không cần thiết. Làm đẹp đồ dùng: Phần lớn phòng khách của mọi nhà đều bày biện gọn gàng và đẹp mắt, nhưng lối đi và buồng ngủ lại dễ bị lộn xộn, nếu lối đi có cửa chắn thì sẽ không bị lộ ra những thứ lộn xộn đó. Tiết kiệm không gian: Mỗi tấc đất ở các đô thị hiện đại đều rất đắt đỏ, nếu lắp thêm các tủ để đồ ở lối đi sẽ có thể tiết kiệm được rất nhiều không gian, còn lối đi cũng được trang trí bằng các tủ để đồ. Cửa lắp ở lối đi nên dùng loại nửa dưới là gỗ, nửa trên là kính là lý tưởng nhất, vì nó có [34]
Fengshuiexpress.net
phần chắc chắn, vừa được thông thoáng. Nếu cả phần cửa làm bằng gỗ, kín mít không thông gió sẽ làm cho phòng khách bị giảm bớt cảm giác thông thoáng và trông cứng nhắc. Nếu làm bằng kính hoàn toàn thì lại làm phòng khách bị thoáng quá và mất đi tính riêng tư nên không còn lý tưởng, khung cửa của lối đi không được tạo hình bầu dục trông như tấm bia mộ, vì sẽ không tốt cho gia đình. Nếu gặp phải hai tình huống dưới đây thì không nên lắp cửa: 1. Phòng nhỏ không nên lắp cửa: Phòng khách diện tích nhỏ, nếu không lắp cửa ở lối đi thì có thể nhìn thấy cả chiều sâu của lối đi, do đó trông phòng khách sẽ sâu hơn một chút. Nếu lắp thêm cửa sẽ mang lại cảm giác chật chội gò bó. 2. Phòng khách ít cửa sổ không nên lắp thêm cửa: Lắp cửa ở lối đi sẽ làm cho không khí của phòng khách bị trì trệ, do đó nếu cửa sổ phòng khách không có nhiều, không khí bên ngoài sẽ khó mà tràn vào phòng; nếu lắp thêm cửa ở lối đi sẽ làm cho không khí ở phòng khách không thể lưu thông vào buồng ngủ. Ngoài ra, những năm gần đây do thịnh hành phong cách châu âu, một số gia đình dựng thêm cột mang phong cách châu Âu để trang trí căn phòng, thích dựng hai cây cột gỗ đẹp ở hai cạnh của lối vào, tuy việc này không có gì là quá nhưng nếu gặp phải hai tình huống dưới đây thì cũng cần phải thận trọng: 1. Cửa phòng khách quá nhỏ không được dùng cột gỗ: Nếu diện tích phòng khách nhỏ, cửa lối đi lại hẹp mà dựng thêm cột gỗ sẽ làm cho phòng khách trông càng nhỏ hơn, cửa lối vào trông sẽ càng hẹp hơn. 2. Tuyệt đối không dùng cột gỗ có hình cây nến: Một số người thích dùng cột gỗ nhẵn bóng có hình dáng cây nến, nếu dùng màu sắc khác thì được, nhưng dùng màu trắng sẽ phạm phải đại kỵ, vì sẽ giống như hai cây nến trắng cắm ở lối vào buồng ngủ, theo tập quán truyền thống của TQ, nến trắng chỉ dùng trong việc tang, do đó nếu ở phòng khách xuất hiện cột gỗ có hình dáng đôi nến trắng thì chắc chắn sẽ gặp phải điều dữ, nên cố gắng tránh. Trần phòng khách: Trần phòng khách trong PT được ví tượng trưng cho “bầu trời” nên rất được coi trọng. Việc bố trí và trang trí trần cần chú ý mấy điểm dưới đây: Trần nhà phải có Thiên trì (hồ Trời): chiều cao mỗi tầng ở các căn nhà hiện đại thường cao khoảng 2,8m, tương đương với chiều cao tăng dần của con người, nếu trần phòng khách lại trang trí bằng trần giả, sẽ làm tăng thêm cảm giác nặng nề, có cảm giác bị đè nén và tăng áp lực cho người ở. Trần giả dùng để che đậy xà ngang nhưng quá thấp, cho dù về PT hay về thiết kế đều không nên. Gặp tình huống này có thể bố trí trần giả thấp ở bốn xung quanh và cao ở giữa, như vậy không những sẽ dễ chịu hơn về mặt thị giác, mà vị trí lõm ở giữa trần nhà sẽ hình thành nên “Thiên trì” tụ nước, sẽ có lợi lớn đối với PT nhà ở. [35]
Fengshuiexpress.net
Nếu ở giữa “Thiên trì” tụ nước có treo thêm một chiếc đèn thủy tinh lóng lánh thì sẽ giống như vẽ rồng thêm mắt, nhưng tuyệt đối không được lắp gương trên trần vì gặp đại kỵ trong PT. Màu sắc trần nhà nên nhẹ nhàng: Trời đất thuở sơ khai chỉ là một mớ hỗn độn, sau đó mới phân chia thành nhị khí, khí nhẹ bay lên cao là trời, khí nặng lắng xuống là đất, thế nên mới có sự phân chia trời và đất. Trần nhà phòng khách tượng trưng cho “Trời”, màu sắc đương nhiên nên lấy màu nhạt, ví dụ như màu xanh lơ nhạt tượng trưng cho bầu trời xanh, còn màu trắng tượng trưng cho những đám mây bồng bềnh. Màu của trần nhà nên nhạt, màu của nền đất nên đậm để phù hợp với ý nghĩa trời nhẹ đất. Phòng khách tối tăm nên lắp đèn chìm trên trần: những phòng khách thiếu ánh mặt trời chiếu sáng, ngày đêm tối tăm, trầm lắng, nếu ở lâu sẽ dễ bị suy giảm tinh thần, nếu gặp tình huống này thì tốt nhất nên bù đắp bằng cách lắp thêm đèn vàng chìm trong máng gỗ ở bốn xung quanh trần. Ánh sáng hắt từ trên trần xuống không gây chói mắt, mà ánh đèn vàng gần giống với ánh mặt trời, rất thích hợp với phòng khách thiếu ánh sáng tự nhiên, nếu lắp đèn vàng và đèn chùm cũng vẫn hòa hợp, ban ngày dùng đèn vàng, buổi tối dùng đèn chùm. Hóa giải góc nhọn của phòng khách Do thiết kế xây dựng, rất nhiều phòng khách của nhà ở hiện đại có rất nhiều xà cột và góc nhọn, không những không đẹp mà còn gây áp lực đối với người ở và ảnh hưởng rất lớn đến PT của nhà ở. Hơn nữa nhìn từ góc độ thẩm mỹ của căn nhà cũng cần phải suy nghĩ, nếu không sẽ làm cho phòng khách mất đi sự thống nhất hài hòa, vì vậy phải có cách hóa giải. Có mấy cách hóa giải góc nhọn như sau: 1. Che góc nhọn bằng tủ gỗ, tủ cao hay tủ ngang đều được. 2. Đặt ở chỗ góc nhọn chậu cây xanh lớn và um tùm, chậu cây cũng có thể trợ giúp giảm bớt ảnh hưởng của PT đối với phòng khách. 3. Ở góc nhọn trong phòng khách bày bể cá là cách hóa sát tốt nhất, vì nước trong bể cá có thể tiêu trừ sức ép của góc nhọn, để khí của vị trí góc này có chỗ xoáy tròn, không những phù hợp với PT, mà còn có thể làm đẹp cho căn nhà. 4. Phương pháp sử dụng tấm gỗ để lấp góc nhọn, ví dụ như làm bức tường gỗ che đi hoàn toàn góc nhọn, sau đó bên trên bức tường gỗ mới này treo bức tranh sơn thủy, tốt nhất là tranh mặt trời mọc sau núi, lấy núi cao để đè nèn góc nhọn. Như vậy vừa đẹp vừa có hiệu quả hóa sát. 5. Tạo khoảng trống giữa góc nhọn, làm một bệ hoa bằng gỗ nhiều tầng có hình cong, bên trên đặt các chậu cây xanh tốt và có đèn chiếu, như vậy vừa tránh được góc nhọn, vừa làm cho căn phòng trông vui mắt, việc hóa sát trở thành điểm nhấn trong cảnh quan của căn nhà. Hóa giải xà cột của phòng khách [36]
Fengshuiexpress.net
Nếu trong phòng khách có xà cột, cho dù về thiết kế căn nhà hay PT đều là vấn đề khó cần phải hóa giải. Xà hay cột đều dùng để đỡ trọng lượng của căn nhà nên không thể thiếu, điều khác biệt chỉ là chúng có xuất hiện ở những vị trí thấy rõ hay không mà thôi. Nếu xà cột xuất hiện ở chỗ thấy rõ sẽ gây trở ngại cho PT phòng khách và cần phải hóa giải. Cột trong phòng khách chủ yếu chia thành 2 loại, loại thứ nhất là cột liền với tường được gọi là cột tường, và loại thứ hai là cột đứng riêng được gọi là cột độc lập, chúng đều có liên quan đến thiết kế xây dựng. Trong thiết kế xây dựng hiện nay, lưới cột đã trở thành một vấn đề rất được chú ý, do đó đã ít dần loại cột độc lập, vì cột tường dễ xử lý hơn, cột độc lập chỉ cần xử lý sai sẽ làm cho phòng khách trở nên tối tăn hơn. Thông thường, cột càng lớn càng khó xử lý, do đó khi chọn nhà ở, cần phải xem xét kỹ cột độc lập trong phòng có lớn và nhiều hay không, nếu xuất hiện tình trạng này thì nên bỏ qua và chọn nơi khác tốt hơn. Phần lớn bên trên cột đều có xà ngang, vì thế nếu ngồi gần cột sẽ luôn chịu sức ép của xà ngang trên đầu, cần cố gắng tránh ngồi gần cột, một số người thích bày bộ ghế salon ở giữa hai cột và cho rằng làm thế để tận dụng không gian, thực ra đó là một quan niệm sai, sức ép của xà cột trên thực tế cũng giống như phải chịu sự xúc phạm, về sự phát triển và sức lực đều bị hạn chế, đây cũng là điều đại kỵ trong PT. Còn nếu kê tủ ở giữa hai cây cột thì tuy có phải chịu sức ép của xà cột, nhưng là chiếc tủ phải chịu chứ không phải con người nên không bị trở ngại gì. Đối với cột liền tường thì thường dùng tủ sách, tủ rượu, tủ trưng bày để che bớt và tạo thành một khối đối với các phần khác trong căn nhà. So với cột liền tường, cột độc lập đương nhiên khó xử lý hơn rất nhiều, vì có sự tồn tại của cột độc lập sẽ làm cản trở tầm nhìn, không gian hoạt động cũng bị cản trở, cần phải có bố cục khéo léo mới có thể hóa xấu thành tốt. Nếu khoảng cách giữa cọt độc lập và cột liền tường không xa, có thể dùng tấm gỗ hoặc tủ thấp để kết nối. Tấm cột tường có thể trang trí bằng cách treo tranh hoặc bày chậu cây cảnh, còn tủ thấp có thể làm cho tầm nhìn được thông thoáng, tăng thêm chiều sâu và không bị cảm giác chắn tầm nhìn. Nếu không dùng tủ thấp có thể dùng tủ cao, nhưng tầm nhìn đương nhiên sẽ bị giảm; ngoài ra nếu dùng tấm gỗ cao để ngăn thì trên tường phải lắp đèn chiếu để tránh bị đơn điệu. Nếu cột độc lập cách xa tường, không thể kết nối với tường bằng tủ hoặc tấm gỗ thì phải lấy đó làm trung tâm để bố trí lại, có hai phương án giải quyết vừa đẹp vừa phù hợp với PT như sau: 1. Coi cột độc lập làm ranh giới: Có thể coi cột độc lập trong phòng khách làm đường ranh giới, một bên trải thảm, một bên bày đồ đá. Ngoài ra có thể dùng để chia bậc, một bên cao một bên thấp. Như vậy trông vào cột độc lập sẽ giống như đường ranh giới cao thấp do thiết kế từ đầu, cảm giác sẽ rất tự nhiên. [37]
Fengshuiexpress.net
2. Làm cột có máng hoa: Trong phòng khách rộng có thể treo các máng gỗ mỏng xung quanh cột độc lập, trong máng có thể trồng các loại cây trong nhà dễ sống. Để tiết kiệm không gian, nửa dưới của cột độc lập không nên đặt máng hoa, máng hoa nên bắt đầu từ phần giữa cột, vừa đẹp vừa không bị nặng nề, mà lại đạt được hiệu quả tạo khối xanh trong phòng khách. Do vị trí cột làm chắn một phần ánh sáng nên trên cột nên lắp thêm đèn để có ánh sáng phụ, giải quyết vấn đề ánh sáng không đều và tăng thêm mỹ quan trong phòng khách. PHONG THỦY CẦU THANG Trong tạo hình kiến trúc truyền thống ví dụ như kiến trúc Lana (kiến trúc Thái Lan) hoặc nhà sàn, cầu thang là một phần cấu thành khá quan trọng, có tác dụng đỡ trọng lực. Các căn nhà hiện đại phần lớn mang kết cấu mặt bằng, nên cầu thang thường chỉ là một bộ phận dùng chung, do đó nhiều người thường bỏ qua tác dụng của nó. Theo đà thịnh hành của các kiểu kết cấu nhà như nhà kép, biệt thự, TownHouse, sự phân chia không gian tầng lớp của phần lớn nhà ở thường là cầu thang. Lúc này cầu thang được quy về không gian bên trong của nhà ở, phương vị, hình dáng của nó có ảnh hưởng mạnh đến bố cục bên trong của căn nhà. Vị trí của cầu thang Có người cho rằng cầu thang và căn buồng khác nhau và chỉ có chức năng làm lối đi. Thực ra, cầu thang vừa là nơi nhận và thoát khí trong nhà, và cũng là nơi dễ phát sinh các sự cố, nếu đặt sai vị trí sẽ mang lại tổn hại cho gia đình. Vị trí lý tưởng đặt cầu thang là cạnh tường. Khi cầu thang cùng hướng với cửa chính, để tránh nhân khí và tài khí trên gác bị thoát ra ngoài khi mở cửa, có thể đặt ở chỗ đối diện với bậc thang và cửa chính một chiếc gương lồi, để khí có thể quay trở lại trong phòng. Khi bố trí cầu thang, chủ thể phải tuyệt đối tránh là trung tâm căn phòng, cầu thang chuyên qua trung tâm căn phòng coi như căn nhà bị chia đôi, sẽ làm cho gia đình hay cãi nhau, vợ chồng bất hòa thậm chí chia tách, trong PT đó là điều bất lợi. Cầu thang trong nhà thường có ba kiểu, thứ nhất là kiểu xoắn ốc, thứ hai là kiểu dốc và thứ ba là kiểu cầu thang xoáy một nửa có phần chiếu nghỉ phẳng. Đối với kiểu cầu thang có chiếu nghỉ phẳng và cầu thang chéo, vị trí bậc thứ nhất của cầu thang ở giữa phòng thì không có trở ngại, nếu chiếu nghỉ ở đầu cuối của cầu thang ở trung tâm phòng thì lại là cách cục đại hung. Dưới gầm cầu thang có thể bầy cây cảnh hoặc tủ cất đồ, nhưng không nên làm nhà ăn, bếp hoặc buồng ngủ. [38]
Fengshuiexpress.net
Hình dáng của cầu thang Cầu thang là đường ống dịch chuyển khí rất nhanh, để khí có thể dịch chuyển từ tầng này đến tầng khác trong căn nhà, khi mọi người lên xuống cầu thang sẽ làm khuấy động khí, thúc đẩy khí dịch chuyển nhanh theo cầu thang. Để đạt được mục đích tàng phong tụ khí trong nhà, luồng khí phải xoáy và kỵ xung thẳng, do đó cầu thang càng dốc thì hiệu quả ngược về PT càng mạnh, do đó độ dốc của cầu thang nên thoai thoải mới tốt, về hình dáng, tốt nhất là cầu thang xoắn ốc và kiểu xoáy một nửa có chiếu nghỉ, ngoài ra điều cần chú ý là bậc thang bằng gỗ để nhận và lưu chuyển khí chậm, nên ít sử dụng bậc thang bằng đá và kim loại. Bố trí đồ dùng trong phòng khách Salon Salon là đồ thường dùng để nghỉ ngơi, ngồi chơi và tiếp khách trong phòng khách, do đó về mặt PT nhà ở, nó chiếm một vị trí rất quan trọng. Vị trí đặt salon có mấy yêu cầu dưới đây: Số lượng ghế: Hình dáng của ghế được chia thành ghế đơn, ghế đôi, ghế dài và ghế góc, ghế tròn, về mặt vật liệu lại được chia thành ghế da, ghế vải, ghế mây và ghế gỗ truyền thống; về màu sắc và tạo hình cũng rất đa dạng. Bộ salon trong phòng khách tối kỵ nửa bộ hoặc ghép kiểu vuông tròn. Salon nên đặt ở chỗ tốt trong phòng: Do ghế salon là nơi nằm, ngồi hàng ngày trong một gia đình, có thể gọi là tiêu điểm của một gia đình, nếu đặt ở phương vị cát lợi thì mọi người trong nhà đều được nhận vượng khí, khỏe mạnh an khang. Nhưng nếu đặt sai ở vị trí không tốt thì hiệu quả sẽ ngược lại. Đối với Đông Tứ trạch, salon nên đặt ở bốn phương vị cát lợi là chính Đông, Đông Nam, chính Nam và chính Bắc trong phòng khách. Đối với Tây Tứ trạch, salon nên đặt ở các phương vị Tây Nam, chính Tây, Tây Bắc và Đông Bắc của phòng khách. Nếu phân định kỹ hơn, tuy cùng là Đông tứ trạch, nhưng do có phân chia ngồi phía Đông, ngồi Đông Nam, ngồi phía Nam và ngồi phía Bắc, còn cùng là Tây tứ trạch nhưng phân chia thành ngồi ở Tây Nam, ngồi phia Tây, ngồi Tây Bắc và ngồi Đông Bắc. Dựa vào suy đoán quái tượng bát quái Hậu thiên của Kinh dịch, việc lựa chọn vị trí đặt salon cũng khác nhau. Chấn trạch ngồi chính Đông: lựa chọn thứ nhất là chính Nam, [39]
Fengshuiexpress.net
thứ hai là chính Bắc Tốn trạch ngồi Đông Nam: lựa chọn thứ nhất là chính Bắc, thứ hai là chính Nam Ly trạch ngồi chính Nam: lựa chọn thứ nhất là chính Đông, thứ hai là chính Bắc Khảm trạch ngồi chính Bắc: lựa chọn thứ nhất là chính Nam, thứ hai là chính Đông Khôn trạch ngồi Tây Nam: lựa chọn thứ nhất là Đông Bắc, thứ hai là chính Tây Đoài trạch ngồi chính Tây: lựa chọn thứ nhất là Tây Bắc, thứ hai là chính Tây Nam Càn trạch ngồi Tây Bắc: lựa chọn thứ nhất là chính Tây, thứ hai là Đông Bắc Cấn trạch ngồi Đông Bắc: lựa chọn thứ nhất là Tây Nam, thứ hai là Tây Bắc. Salon phải có tựa: Có tựa lưng như được tựa núi, là chỉ sau lưng salon có chỗ dựa vững chắc, không phải lo lắng, như vậy mới phù hợp với PT. Ghế trong cung đình của các triều đại phong kiến đều chọn đá hoa cương làm tựa lưng, các hoa văn trên đá trông giống như cảnh núi là tốt nhất, điều đó cũng xuất phát từ đạo lý này. Nếu phía sau salon là cửa sổ, cửa hoặc lối đi tức là không có chỗ dựa vững chắc, cũng tức là sau lưng không có núi, khoảng trống là cách cục tán lộ, khó có thể vượng đinh vượng tài. Xét từ mặt tâm lý, sau lưng ghế salon là khoảng trống sẽ tạo cảm giác thiếu an toàn, người xưa đã nói “Mắt nhìn 6 đường, tai nghe 8 phương”, đó là vì hai con đường sau không quan sát được, nếu phía sau salon là cửa chính hoặc lối đi thì sẽ càng lo bị tấn công từ phía sau, nên sẽ không yên tâm bằng cảm giác ngồi salon tựa lưng vào tường. Trong trường hợp phía sau salon thật sự không có tường thì có thể sư dụng một cách khá thuận tiện, đó là kê tủ thấp hoặc đặt bức bình phong phía sau salon, đây gọi là “Tựa núi nhân tạo” và cũng có tác dụng bổ sung cấp cứu. Nhưng có một điểm phải chú y là phía sau salon không được có nước, do đó trong PT đại kỵ đặt bể cá phía sau salon. Cũng như vậy, bên trên tủ thấp phía sau salon cũng không được bày các đồ trang trí có nước như bể cá, bánh xe PT. Đương nhiên, phái sau các bộ salon không có điểm tựa, nếu đặt vào không gian đó các chậu cây xanh cũng không có gì [40]
Fengshuiexpress.net
nguy hại. Bên trên salon kỵ có xà ngang đè nén: Giường ngủ có xà ngang đè nén thì người bị hại chỉ là hai người trên chiếc giường đó, nhưng nếu bên trên salon có xà ngang thì cả gia đình bị chịu ảnh hưởng, ảnh hưởng sẽ càng lớn, nên cố gắng tránh. Nếu không thể tránh được thì có thể đặt hai chậu cây phát lộc ở hai đầu bàn nước, để cây phát lộc không ngừng phát triển cao lên chống đỡ với xà ngang. Salon không đối xung với cửa chính: Nếu bộ salon tạo thành một đường thẳng với cửa chính thì về mặt PT gọi là “đối xung”, và gây nguy hại lớn, dẫn đến sự mất mát về người và tài sản. Khi gặp phải tình huống này, tốt nhất nên dịch chuyển salon để tránh tương xung với cửa chính, nếu không có chỗ dịch chuyển thì chỉ còn cách đặt bình phong vào giữa, như vậy khí từ cửa chính vào trong nhà sẽ không xung thẳng vào salon, mọi người sẽ không bị xung tán mà được tụ tại một nhà, có thể bảo vệ tài khí không bị rò rỉ. Còn bộ salon nếu ở bên cạnh cửa thì không bị trở ngại, không cần tránh và không cần kê bình phong để hóa giải. Bày đặt bộ salon nên cong, không nên thẳng: Vị trí quan trọng của salon trong phòng khách cũng giống như bến cảng quan trọng của đất nước, cần phải có nhiều nước thì mới hưng vượng lên được. Một bến cảng tốt phải có hai cánh gấp hai bên giống như hình chữ U, cánh tay vươn ra giống như được ôm từ hai phía, còn chỗ hõm ở giữa chính là vị trí nạp khí theo PT, có thể tàng phong tụ khí để đạt được đinh tài đều vượng. Việc bày đặt salon nên giống như một cảng vịnh tiên tiến, hai bên có cánh tay vươn ra. Nếu salon xếp thành hàng thẳng thì giống như tráng sĩ bị đứt tay. Một số bến cảng tuy bị khuyết một cánh tay, không thể bảo vệ ở cả hai bên, nhưng chỉ cần ở chỗ nước có góc cong để giữ nước thì trong PT được gọi là “Hạ quan sa”, tức là sẽ thêm đinh phát tài. Nếu do hoàn cảnh có hạn, salon không thể có hai cánh hai bên, thì có thể hạ thấp yêu cầu là ở chỗ giữ nước có thể kê thêm chiếc salon khác, tự làm ra Hạ quan sa để đón nước từ cửa chính vào, hình thành nên cách cục tụ nước, điều đó cũng phù hợp với PT. Một số cửa chính của căn nhà và ban-công hình thành nên góc chéo, ngoài đặt Huyền quan ra, cần phải đặt Hạ quan sa ở chỗ giữ nước để đón nước, tránh nước từ cửa chính vào bị rò. Bên trên salon không nên có đèn chiếu: Có những lúc phạm vi ánh sáng quanh salon yếu ớt, không ít người sẽ lắp thêm đèn bên trên salon và ánh sáng chiếu thẳng từ phía trên salon, như vậy sẽ luôn gây cảm giác căng thẳng, đau đầu chóng mặt, đứng ngồi không [41]
Fengshuiexpress.net
yên. Nếu ánh đèn chuyển sang hướng tường thì có thể hoãn giải một chút. Phía sau salon không nên có gương chiếu sau gáy: Có người cho rằng để phòng khách trông rộng hơn thì treo gương lên tường. Thực ra trong PT, do gương có phản tác dụng nên không được treo tùy tiện. Phía sau salon không nên có gương lớn, người ngồi trên salon, người bên cạnh có thể nhìn thấy rõ gáy của người đang ngồi qua gương, đó là điều rất không tốt, sẽ dẫn đến hồn siêu phách lạc, tinh thần không yên. Còn nếu gương đặt ở bên cạnh, sau gáy không bị phản chiếu thì không sao. BÀN TRÀ Phía trước hoặc bên cạnh salon trong phòng khách chắc chắn sẽ có bày bàn trà. Bàn trà là đồ dùng để bày cốc nước và ấm trà và để khách đến uống trà uống rượu, nếu không có bàn trà thì sẽ rất bất tiện, do đó bày bàn trà gần salon là việc không thể thiếu. Salon là chủ, bàn trà là khách; salon cao là núi, còn bàn trà thấp hơn là cát nước, cả hai phải phối hợp với nhau, sơn thủy hữu tình mới phù hợp với đạo PT. Salon là chủ nên cao lớn, bàn trà là khách nên thấp nhỏ, nếu diện tích bàn trà quá lớn thì lấn át cả chủ nên không phải là dấu hiệu tốt, do đó bàn trà phía trước salon không nên lớn quá. Phương pháp hóa giải đơn giản nhất là thay một chiếc bàn trà nhỏ hơn, chủ khách phối hợp hữu tình, vừa không chướng mắt, đồng thời cũng phù hợp với PT. Lựa chọn bàn trà nên theo nguyên tắc mặt phẳng. Nếu người ngồi trên salon mà bàn trà cao không quá đầu gối là hợp lý. Ngoài ra, bàn trà bày phía trước salon thì phải có đủ không gian, nếu bàn và salon cách quá xa thì sẽ rất bất tiện. Bàn trà có hình chữ nhật và hình bầu dục là lý tưởng nhất, hình tròn cũng được, nhưng bàn có hình thang nhiều góc cạnh thì tuyệt đối không nên lựa chọn. Nếu không gian phía trước salon không đủ thì có thể đặt bàn ở bên cạnh salon. Trong phòng khách hình chữ nhật nên bày bàn trà ở hai bên cạnh salon, bàn trà ở hai bên cạnh sẽ được coi như Thanh Long, Bạch Hổ hỗ trợ hai bên, để người ngồi có tay vịn hai bên, không những tận dụng được không gian mà còn phù hợp với PT. Trên bàn trà ngoài bày các dồ trang trí và chậu hoa làm đẹp ra, còn có thể bày điện thoại, đèn bàn, vừa tiện vừa thực dụng, do đó hiện nay bàn trà đã trở thành thứ đồ không thể thiếu trong phòng khách. CÁC LOẠI TỦ
[42]
Fengshuiexpress.net
Các loại tủ cũng là một trong những đồ gia dụng không thể thiếu trong phòng khách, việc bố trí phòng khách thông thường chủ yếu là coi salon là chỗ nghỉ ngơi, coi các loại tủ để bày thiết bị nghe nhìn và các đồ trang trí. Xét từ góc độ PT, độ quan trọng của các loại tủ không giống như salon, nhưng vẫn có những chú ý cần thiết mà PT cấm kỵ, để tránh làm hỏng PT phòng khách. Các loại tủ có cái cao cái thấp, cái dài cái ngắn, rất khó đánh giá như nhau, thông thường, phòng lớn nên dùng tủ cao và dài, còn phòng nhỏ nếu dùng tủ lớn thì nên dùng loại ngắn và thấp, vì nếu phòng lớn mà dùng tủ nhỏ sẽ có cảm giác bị trống trải, còn phòng nhỏ mà dùng tủ to sẽ gây cảm giác bị chèn ép, chỉ tính riêng về thị giác cũng sẽ cảm thấy khó chịu. Các loại tủ cao thường đều để bày một số đồ trang trí bên trên thiết bị nghe nhìn; còn tủ thấp thì phần lớn sẽ treo một số tranh chữ trên tường để trang trí. Các đồ trang trí và tranh chữ này, khi lựa chọn nên cẩn thận, lấy vạn ý cát tường làm đầu. Trong PT coi cao là núi, thấp là nước, trong phòng khách có cao có thấp, có núi có nước mới sinh ra hiệu ứng PT. Đối với phòng khách, salon thấp là nước, còn tủ cao là núi, đây là sự phối hợp lý tưởng. Nhưng nếu sử dụng tủ thấp thì salon và tủ đều thấp, như vậy sẽ hình thành cách cục có nước không có núi và phải có cách sửa chữa. Phương pháp hóa giải là trên tủ thấp bày một bức tranh ngang, để tủ thấp trở nên cao hơn, cao hơn so với salon một chút, như vậy vừa đơn giản mà vừa hiệu quả, treo tranh trên tủ thấp nên treo tranh sơn thủy là chính. Trên nguyên tắc, bố trí theo kiểu TQ có thể chọn quốc họa, nội dung quốc họa nên lựa chọn đề tài núi cao nước chảy ý cảnh sâu xa; còn bố trí theo kiểu phương Tây thì chọn tranh sơn dầu, tranh bột màu, nội dung nên chọn đề tài rừng cây hồ nước cảnh sắc thanh bình. Nếu không muốn treo tranh chữ bên trên tủ thấp, cũng có thể đóng một số giá treo trên tường khi trang trí, sau đó bày đồ trang trí lên trên đó, như vậy cũng phù hợp với nguyên tắc PT tủ cao salon thấp. Các giá đỡ bày đồ trang trí có thể bày biện tùy ý, cho dù là giá bằng gỗ, giá bằng đá hay giá bằng kính đều được, nhưng hình dạng phải là hình tròn, không được nhọn. Lựa chọn hàng đầu là giá đỡ hình bầu dục hoặc hình bán nguyệt, lựa chọn tiếp theo là giá đỡ hình chữ nhật, còn các giá đỡ có góc nhọn tuyệt đối không được lựa chọn. Một số người thích bày bể cá trên trên tủ thấp, nếu vậy nên đặt bể cá ở phía đầu tủ gần cửa sổ. Ví dụ, nếu cửa sổ ở bên trái của tủ thì nên đặt bể cá ở góc trái của đầu tủ tương ứng, nhưng nếu cửa sổ ở bên phải của tủ, thì nên đặt bể cá ở góc phải đầu tủ tương ứng. Với bể cá đặt trên tủ thấp không nên có diện tích lớn, mà nên dùng bể hình chữ nhật. Nếu phòng rộng mà tủ ngắn, hình thành nhiều khoảng trống ở hai bên cạnh tủ thì vượng khí [43]
Fengshuiexpress.net
chảy vào đó rồi sẽ lại tan, khó tụ và đó là dấu hiệu không tốt. Nếu gặp phải tình huống này, có thể đặt ở khoảng trống đó các loại cây xanh lá to và cao như thiết mộc lan, cây phát lộc. Các cây lá to bày ở hai đầu tủ ngắn coi như kéo dài thêm hai cánh tay ngắn, còn về mặt PT, chúng tạo thành Thanh long Bạch hổ của tủ ngắn, có tác dụng giúp đỡ cho việc nạp tài nạp khí. Tủ cao và salon trong phòng khách, một thứ cao một thứ thấp, một thứ thực một thứ hư là sự phối hợp PT lý tưởng, trong phòng khách của nhiều gia đình có bày tủ cao. Với tủ cao ngoài việc có thể bày thiết bị nghe nhìn ra, còn có thể bày các loại đồ trang trí bên trên, vừa gọn đẹp vừa thực dụng. Nếu diện tích phòng khách nhỏ mà bày một tủ cao sẽ có cảm giác bị chèn ép. Nếu muốn cải thiện tình hình có thể sửa thành tủ cao vừa, để giữa nóc tủ và trần nhà giữ được khoảng cách khoảng 60cm, các cục của phòng khách sẽ được sửa đổi. Khoảng cách 60cm này rất quan trọng trong PT, có được khoảng cách không gian này làm hoãn xung, “Khí” của phòng khách có đủ chỗ để xoáy mà không bị cản trở. Về mặt thiết kế, có khoảng cách này giống như “Lộ bạch” trong quốc họa, toàn bộ kết cấu sẽ linh hoạt lên. Nếu trong phòng khách phải bày tủ cao đến trần, thì phương pháp linh hoạt có thể sửa thành tủ thân cao vừa. Đặc điểm của loại tủ này là dưới nặng trên nhẹ mà trống. Cái gọi là “trên nặng” là chỉ tổ hợp tủ có phần dưới khá lớn, còn “trên nhẹ” là chỉ nửa trên của tủ nhỏ, còn “trống” là chỉ khoảng không của tủ. Hay nói cách khác, là đưa “Lộ bạch” từ nóc tủ dịch xuống phía dưới, dịch đến phần giữa của tủ. Tủ cao trống tuy cao đến trần nhà, nhưng do có một khoảng không khá lớn ở giữa, nên không cảm giác bị bí và giảm bớt cảm giác bị chèn ép. Nửa dưới của tủ có thể bày sách và đồ bày, nên có cửa gỗ che; không gian nửa trên có thể bày đồ cổ hoặc các đồ sưu tập. Đối với bộ phận không gian có thể bày thiết bị nghe nhìn ĐỒ TRANG TRÍ PHÒNG KHÁCH TRANH CHỮ Tranh chữ cát lợi của phòng khách có tác dụng rất quan trọng trong việc thúc đẩy khí sắc trong gia đình, tạo phú quý. Treo tranh chữ ở trung đường của phòng khách trong gia đình để cầu trên gấm thêm hoa, đã vượng càng thêm vượng, là một trong những phương pháp bố cục tốt cho gia đình. Tranh chữ cát lợi trong gia đình là chỉ những bức thư pháp mang ý nghĩa cát tường và những lời chúc nguyện tốt đẹp cũng như các bức tranh hoa mẫu đơn tượng trưng cho vinh hoa phú quý, tranh hoa sen cá chép có tượng trưng cho quanh năm dư dả, tranh tùng hạc diên niên tượng trưng cho mạnh khỏe trường thọ, tranh mây và dơi tượng trưng cho sự vĩnh tồn của phúc phận. Treo tranh trong nhà nên có các nội dung quang minh chính đại, tránh treo những đồ vật cô độc. Nếu troe tranh sơn thủy ở phòng khách cần phải quan sát để thế nước hướng chảy vào phòng, không được chảy ra ngoài, vì núi là chủ nhân, quản về tài, nước chảy vào mới tiến tài, nước chảy ra là tổn thất về tài; tranh thuyền nên để mũi thuyền quay vào trong, kiêng quay mũi thuyền ra ngoài, vì mũi thuyền quay ra ngoài sẽ tổn hại tài đinh (người), quay vào trong mới chiêu tài. [44]
Fengshuiexpress.net
Gặp năm ngựa, nhiều người thích treo tranh ngựa, nhưng cũng cần chú ý đầu ngựa phải hưởng vào trong. Ngoài ra trong căn hộ một thang bốn phòng hoặc trong kết cấu nhà nói trên sẽ rất dễ bị tường tối, chính vì nó nằm ở chỗ tối, có một số phòng khách thiếu ánh mặt trời, cả ngày lẫn đêm đều tối tăm, lâu dần sẽ dễ làm suy giảm tinh thần, phải nghĩ cách sửa chữa. Trên phía tường tối treo tranh hoa hướng dương, để lấy ý nghĩa hoa hướng dương mộc dịch là xuân, có thể bù đắp khiếm khuyết về ánh sáng, đó cũng thuộc phạm trù của PT học. Tranh chữ treo phía trên salon nên theo chiều ngang, nếu salon và tranh chữ xếp thành hàng song song thì có thể mang lại hiệu quả có thể bổ sung cho nhau. Một số người do rất nhiều nguyên nhân nên đã treo trong phòng khách những bức tranh mang tâm trạng nặng nề, xét từ góc độ PT là không thích hợp. Những bức tranh mang ý nghĩa nặng nề phần lớn bao gồm các đề tài phong ba bão táp, lá rơi buồn bã, ánh chiều tà, con người cô đơn trên đường, màu đông lạnh lẽo, ác thú đuổi bắt nhau, cây cối gài cỗi cô độc, người TQ rất coi trọng ý nghĩa, nếu treo ở phòng khách những bức tranh có đề tài nói trên sẽ đều là những cảnh tượng không tốt, không khí nặng nề, cô độc, nếu coi đó là trung tâm của phòng khách thì hiệu quả nghệ thuật có thể sẽ rất tuyệt, nhưng toàn bộ căn phòng lại nặng nề, sống trong đó tự nhiên tinh thần cũng sẽ bị ảnh hưởng, do đó trong phòng khách vẫn nên treo những bức tranh mang ý nghĩa tốt đẹp. THẢM Rất nhiều người thích trải một tấm thảm lớn trong khu vực đặt salon vừa đẹp, vừa có thể làm nổi bật vị trí chủ đạo của salon trong phòng khách. Xét từ mặt PT, tấm thảm phía trước ghế salon có tầm quan trọng như thảm cỏ xanh trước căn nhà, như minh đường dùng để nạp khí trước căn nhà nên không thể thiếu được. Màu sắc của thảm không nên quá đơn điệu: vì thẩm mỹ của mỗi người khác nhau, nên có những người thích thảm có màu sắc sặc sỡ, nhưng lại có người thích những màu thanh nhã. Nếu xét từ góc độ PT thì vẫn nên chọn thảm có màu sặc sỡ. Vì thảm có màu quá đơn điệu không những làm cho phòng khách bị tối và khó phát huy được hiệu ứng sinh vượng. Do đo, thảm trước salon trong phòng khách chủ yếu nên chọn màu đỏ hoặc vàng là chủ yếu. Hình trang trí trên thảm nên mang ý nghĩa cát tường: hình trên thảm thiên biến vạn hóa, đề tài đa dạng, có khi lấy chủ đề là động vật, là người hoặc phong cảnh thiên nhiên, cũng có khi chỉ thuần túy là các hình vẽ, chỉ cần mang ý nghĩa cát tường, hình trang trí hài hòa, màu sắc tươi sáng là được. BỂ CÁ Trong “Kinh dịch” đã viết: “Vạn vật tươi nhuận không thể thiếu nước”, bể cá trong phòng khách cũng không thể tách rời với nước, do đó bể cá trong PT cũng đồng nghĩa với “nước”, ngoài giá trị thưởng thức ra, bể cá còn có chức năng nhận khí hóa sát, cá sống với nước làm cho căn nhà có thêm cơ hội sinh phúc, và có tác dụng tích cực trong PT đối [45]
Fengshuiexpress.net
với căn nhà, vì vậy, kiêng kỵ của bể cá chính là kiêng kỵ của nước. Những người sinh vào giờ thiếu nước đặt bể cá ở phòng khách sẽ trợ giúp được cho vận trình. Nhưng những người kỵ nước thì lại không thích hợp đặt bể cá trong phòng khách. Nếu không biết giờ sinh của mình có bày bể cá được hay không thì phương pháp đơn giản nhất là khảo nghiệm bằng quá khứ của chính mình. Nếu trước đây gia đình chơi bể cá mà gia vận tốt lên thì nên tiếp tục nuôi cá, cho dù có chuyển đến nhà mới thì cũng không được bỏ. Nhưng nếu nuôi cá mà trong nhà bất an thì hãy nhanh chóng chấm dứt việc nuôi cá, thậm chí các đồ vật liên quan đến nước như bánh xe PT cũng không nên bày trong phòng khách. Bể cá không được quá to: Bể cá quá to sẽ phải trữ nhiều nước, nước nhiều sẽ gây nguy hiểm. Trong PT, nước rất quan trọng, nhưng nước nhiều và sâu thì không nên, bể cá cao hơn tầm mắt người lớn khi đứng được coi là quá cao, do đó bể cá trong phòng khách không được quá cao, nhất là đối với những phòng khách có diện tích quá nhỏ. Bể cá không nên đặt ở chỗ cát lợi: Bất kỳ căn nhà nào cũng không thể nói là hoàn hảo, sẽ tồn tại những thứ gọi là ngoại sát, dùng bể cá để hóa giải ngoại sát là một trong những phương pháp hay. Trong PT có cách nói là “hắt nước vào linh đường”, “linh đường” ở đây là chỉ soái vị (chỗ không tốt) của thất vận, ý đó là chỉ dẫn nước vào phương vị thất vận, có thể chuyển họa thành phúc, gặp hung hóa cát. Do đó bể cá nên đặt ở chỗ hung chứ không nên đặt ở chỗ cát. Chỗ hung mà chỗ cát chúng ta thường nói đến là do căn cứ vào hướng ngồi của căn nhà để quyết định, nhà Đông tứ trạch và Tây tứ trạch có các phương vị hung cát khác nhau. Cụ thể là Đông tứ trạch ngồi ở Đông, Nam, Bắc và Đông Nam thì bể cá không nên đặt ở bốn chỗ cát trong phòng khách là Đông, Đông Nam, Bắc và Nam. Còn Tây tứ trạch ngồi Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc thì bể cá không nên bày ở 4 chỗ cát là Tây, Tây Nam, Tây Bắc và Đông Bắc. Nếu nhà ở là Đông tứ trạch, bể cá nên bày ở bốn chỗ hung là Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây; còn nếu là Tây tứ trạch, bể cá nên đặt ở bốn chỗ hung là Đông, Đông Nam, Nam và Bắc, đặt bể cá ở chỗ hung có hiệu quả hóa sát, vừa có thể tăng linh khí cho gia đình. Bể cá không được đặt phía sau salon: Xét từ mặt PT, coi nước là núi để dựa phía sau là không thỏa đáng, vì nước luôn động, coi nước làm núi sẽ khó có thể ổn định. Vì vậy nếu đặt bể cá ở phía sau salon, cả gia đình hàng ngày ngồi ở đó sẽ không có núi để dựa, sẽ ảnh hưởng đến sự an định của cả gia đình. Còn nếu đặt bể cá ở bên cạnh salon thì không ảnh hưởng gì đến PT. Bể cá không nên đối diện với bếp điện: Bể cá nhiều nước, còn bếp điện thuộc hỏa, “nước” và “lửa” xung khắc, nên bể cá trong phòng khách nếu xếp thẳng hàng với bếp điện thì sẽ phạm phải kỵ xung thủy hỏa. Bể cá và bếp điện đối xung sẽ làm tổn hại đến sức khỏe của người trong gia đình; nguyên nhân là thủy khắc hỏa, đối tượng bị hại là bếp thuộc hỏa, còn người trong gia đình phải dùng chiếc bếp để nấu nướng nên cũng bị ảnh hưởng theo. Ngoài ra, bàn thờ là thứ đồ thuộc hỏa trong gia đình, vì thế khi đặt bể cá nên [46]
Fengshuiexpress.net
cố gắng tránh thẳng hàng với bàn thờ. Bể cá không bày dưới bàn thờ: Có câu “Tài quy tài vị”, do đó những thần tài như tam tinh Phúc, Lộc, Thọ nên bày ở tài vị đang vượng thì mới là trên gấm thêm hoa. Nếu bày thần tài bên trên bể cá sẽ mắc phải sai lầm lớn. Vì bể cá vốn nên đặt ở nơi hung trong nhà, nếu bày thần tài gần bể cá thì sẽ mâu thuẫn với nguyên tắc “Tài quy tài vị”, còn bày thần tài bên trên bể cá thì sẽ phạm phải kỵ “Nước dưới chính thần” trong PT, sẽ dẫn đến phá sản. Số lượng cá nuôi phải phối hợp với mệnh quẻ ngũ hành của chủ nhà để quyết định. Khẩu quyết thành số thiên sinh của “Hà đồ Lạc thư” viết rằng: “Thiên nhất sinh Thủy, địa lục thành chi; Địa nhị sinh Hỏa, thiên thất thành chi; thiên tam sinh Mộc, địa bát thành chi; Địa tứ sinh Kim, thiên cửu thành chi; thiên ngũ sinh Thổ, địa thập thành chi”. Căn cứ những điều viết bên trên để định, chỉ cần tìm ra mệnh quái nhũ hành của chủ nhà thì sẽ tra được số lượng cá nuôi phù hợp. Ví dụ: Nếu ngũ hành của chủ nhà thuộc Thủy, thì nên nuôi 1 con cá màu nhạt và 6 con màu thẫm, những hành khác cũng làm như vậy. Còn những loài cá phụ như cá dọn bể thì không tính. Sơ đồ toán học nuôi cá trong gia đình: Ngũ hành, cầm tinh, màu sắc và số lượng 1. Ngũ hành thuộc Thủy, cầm tinh Tý, Hợi, 1 cá màu nhạt (trắng) 6 cá màu thẫm (đỏ hoặc đen). 2. Ngũ hành thuộc Hỏa, cầm tinh Tỵ, Ngọ, 7 cá màu nhạt (trắng) 2 cá màu thẫm (đỏ hoặc đen). 3. Ngũ hành thuộc Mộc, cầm tinh Dần, Mão, 3 cá màu nhạt (trắng) 8 cá màu thẫm (đỏ hoặc đen). 4. Ngũ hành thuộc Kim, cầm tinh Thân, Dậu, 9 cá màu nhạt (trắng) 4 cá màu thẫm (đỏ hoặc đen). 5. Ngũ hành thuộc Thổ, cầm tinh Sửu, Thìn, Mùi, Tuất, 5 cá màu nhạt (trắng) 10 cá màu thẫm (đỏ hoặc đen). THỰC VẬT Phòng khách là không gian thường đặt nhiều cây cối nhất trong nhà, các loại cây có hiệu quả với thị giác nhất, và quý nhất đều nên bày ở phòng khách, các loại cây trong phòng khách chủ yếu dùng làm công cụ trang trí, sử dụng trạng thái tự nhiên cao thấp của cây cối để điều chỉnh trạng thái đường thẳng đơn điệu đối với đồ dùng trong nhà, trong việc bài trí cây cối, trước tiên nên chú ý đến cái đẹp, số lượng không nên nhiều, nếu nhiều cây quá không những trông rối mắt mà còn làm cho cây sinh trưởng không được tốt. Việc lựa chọn cây cần phải chú ý chọn loại cây vừa và nhỏ. Ngoài ra còn phải bày ở nơi không cản trở việc đi lại trong nhà. Cách bài trí cây cối trong phòng khách cũng có thể thể hiện đặc trưng tính cách của chủ nhân: Kiểu lá hình lông vũ của loài dương xỉ mang lại cảm giác thân thiết; loại có lông tơ [47]
Fengshuiexpress.net
mang lại cảm giác dịu dàng; cây bát tiên thể hiện các đốt cây gai góc làm cho mọi người phải “kính nhi viễn chi”; những cây trúc tạo nên tính cách kiên cường; hoa lan lại mang tính cách hương thơm nhẹ nhàng thoát tục, khí chất của cây nên hài hòa với không khí trong phòng và tính cách của chủ nhân. Khi bố cục phòng khách nên tránh bày trên bậu cửa sổ, tường bếp và trên TV trong phòng khách nhiều loại cây xanh khác nhau hoặc các loai hoa phổ thông rải rác. Thận trọng lựa chọn loại cây có thể cải thiện cảnh quan phòng khách; nếu tận dụng các loại cây treo hoặc rủ, có thể làm căn phòng quá cao trông sẽ bớt cao hơn; đối với các căn phòng khá thấp thì tận dụng các loại cây ngay ngắn và thẳng để căn phòng trông cao hơn; cây có cành lá nhỏ có thể làm căn phòng chật hẹp trông rộng rãi hơn. Sự cân bằng của cây cối hết sức quan trọng và không nên bỏ qua ứng dụng so sánh, đối với phòng khách trang trí rất đẹp có thể tăng cường bằng cây đơn giản nhưng lá to, còn các loại cây chơi lá có hình dáng phức tạp, màu sắc đa dạng có thể làm cho căn phòng đơn điệu trở nên phong phú hơn, làm cho phòng khách có cảm giác rộng rãi và dễ chịu hơn. Không ít gia đình có thiết kế lò sưởi trong phòng khách, ngọn lửa bập bùng trong lò sưởi mang lại cảm giác ấm áp trong mùa đông, nhưng vào những mùa khác nếu tận dụng lò sưởi để bày cây cảnh vào khoảng không bên trong lò cũng là một cách trang trí đẹp, nhưng ánh sáng trong lò sưởi thường thiếu, vì vậy nên lựa chọn các loại cây chơi lá chịu được bóng râm hoặc các loại hoa theo mùa. ĐƯỜNG XUNG CỬA HÀNG, MỞ CỬA GẶP PHÚ QUÝ Đất ở vị trí đường xung không phải chỉ gặp toàn sát khí, mà xét theo các nhân tố phong tục lịch sử, khoa học, tâm lý, vị trí này thậm chí còn mang lại phú quý và tài vận! Theo chuyên gia Phật giáo bí truyền Tây Tạng Ngô Tuấn Nghị, đường xung trong PT có khởi nguồn từ các tục ước định trong lịch sử, cổ nhân định nghĩa đường xung là con đường thẳng trước căn nhà, đường xuyên thẳng vào cửa chính hoặc phía trước căn nhà, xung quanh căn nhà gặp xung cũng coi là gặp họa, nặng nhất là xuyên thẳng vào cửa, tiếp đó là xuyên vào cửa sổ; sẽ dễ gặp phải “Trong nhà không có chủ”, trong nhà gặp bệnh tật, khẩu thiệt, thị phi. Còn các loại đường xung gồm có “Xung chữ Đinh”, thường gặp ở cửa vào những nơi công cộng như đường chữ T, chính xung, xung chữ L, công viên… Ý nghĩa của xung có sát khí là cũng có sự hội tụ, không phải cứ mảnh đất nằm ở chỗ đường xung là không tốt, cần phải xem công trình kiến trúc xây ở đó dùng vào mục đích gì và xung ở mức độ nào. Ví dụ nhà ở bình thường mà đối diện với đồn công an hoặc tòa án thì dễ bị kiện tụng, nhà ở đối diện với nơi giết mổ gia súc thì dễ gặp nạn đổ máu. Nhưng đó cũng chỉ là tương đối, công trình kiến trúc xây ở đường xung là chỗ cực dương [48]
Fengshuiexpress.net
thì không sợ đường xung, ví dụ như trường học, doanh trại quân đội, đồn công an, hoặc chùa chiền, nhà thờ, bản thân các công trình đó đã hội tụ đủ chính khí và có thể trấn sát. Một ví dụ khác là Công ty thương mại nằm ở chỗ đường xung, do trên đường có nhiều người, xe cộ qua lại, có thể mang lại tài khí, nên đây là đường xung tốt; nhưng nhà ở bình thường mà gặp đường xung thì người trong nhà dễ bị lưu lạc, gặp nhiều tai họa hoặc phá sản. Ông Ngô Tuấn Nghị có nói về vấn đề “xung” và “sát” rằng: từ xưa đến nay có rất nhiều cách giải quyết, theo cách của dân gian trong lịch sử, khắc sát bằng cách dùng những đồ vật có chính khí như đặt hoặc treo ở mặt nhìn ra chỗ xung sơn hải trấn (hình thái cực đồ trong bát quái), gương bát quái, kỳ lân, tì hưu hoặc khối đá… Ngoài ra còn có thể đặt thêm bình phong, bên ngoài đặt gương bát quái, trong phòng treo rèm cửa, sẽ mang lại tác dụng “Cản trở”, “Chặn”, “Phản xạ” theo góc độ khoa học. Nếu trong lòng vẫn cảm thấy chưa yên tâm thì có thể viết câu đối với ý nghĩa cát tường như chữ “Phúc” hoặc “Ngũ phúc Tứ hải” dán quay ra chỗ đường xung. Chuyên gia PT Thái Thượng Cơ cũng đề nghị có thể đặt ở điểm đối với đường xung động thủy tinh hoặc cột thủy tinh, sẽ có lợi cho việc hóa giải sát khí, ngoài ra cũng có thể bày hình đao kiếm bằng đồng, nhưng nếu điểm đối với đường xung trùng vào phòng ngủ thì phải dán hình dao kiếm lên tường.
PT CÓ THỂ THAY ĐỔI VẬN MỆNH HAY KHÔNG? Có nhiều người nói rằng, khi người thân hoặc bạn bè gặp nhiều trở ngại trong tử vi thì hay khuyên họ là xem PT để thay đổi tử vi. Vậy PT có thể thật sự sửa đổi được vận mệnh hay không? Đúng vậy, xem PT có thể làm người nghèo trở nên giàu có, có thể làm người ốm yếu trở nên khỏe mạnh, có thể làm cho một nhân viên đang gặp nhiều rắc rối được tăng lương hoặc thăng chức, có thể làm cho một công ty nhiều năm lỗ vốn trở nên hưng thịnh, thậm chí có thể giúp cho các cặp vợ chồng gặp trục trặc hồi tâm chuyển ý… Nhìn vào PT nói chung thì có thể thay đổi được số mệnh, nhưng phần lớn mọi người đều bỏ qua một câu mang tính triết lý sâu sắc trong đó rằng: “Người có phúc ở chỗ đất phúc”. Ý nghĩ của câu nói này là: Bất kỳ nơi “Phúc địa” có PT tốt nào trong thiên hạ đều là người có “Phúc” mới có thể được ở đó. “Phúc địa” chính là nhà ở có PT tốt.
[49]
Fengshuiexpress.net
Hay nói cách khác, người không có “Phúc” sẽ tuyệt đối không thể được ở nơi “Phúc địa” có PT tốt. “Phúc khí”này có được như thế nào? Đoạn viết phía trên cũng đã nói đến: thứ nhất là do tiền kiếp mang lại. Thứ hai là đức tích được trong kiếp này. Tiền kiếp là vận số tiên thiên, còn kiếp này là sự khắc phục hậu thiên. Thực ra, việc PT thay đổi số mệnh chỉ là hiện tượng bề nổi, vì nó cũng có căn nguyên nhất định. Hai căn nguyên lớn nhất của việc PT thay đổi được vận số là: thứ nhất, phải lấy vận số tiên thiên để thay đổi số mệnh; thứ hai, phải lấy sự báo ứng tích đức (thiện nhân) của hậu thiên để thay đổi số mệnh (đức thiện quả). Tóm lại, để có thể thực sự thay đổi số mệnh không phải là PT, mà là hai chữ “nhân quả”. Bởi vì, cho dù là vận số tiên thiên hay là tu thiện tích đức hậu thiên đều có được “thiện quả” do “thiện nhân” trồng được. Từ khi tôi nghiên cứu PT theo tổ truyền đến nay đã 20 năm, từ lâu nay đã chú ý đến vấn đề này, Có lúc tôi rất muốn cố gắng giúp đỡ những người nghèo khổ, coi nghĩa vụ là khảo sát PT nhà ở cho họ, dặn dò họ khắc phục như thế nào, chắn sát như thế nào, tìm những cách đơn giản ít tiền nhất để khắc phục, nhưng chủ ý của chủ nhà không chắc chắn, có người thì không tập trung, có người thì vẫn còn e dè, luôn không làm đúng theo hướng dẫn, kết quả là phí hoài công sức của tôi, đó là do họ trồng được quá ít “thiện nhân”. Khoảng 5 năm trước, tôi có kết thân với một ông chủ kinh doanh hàng nước ngoài, công ty đó làm ăn cùng đều đều, không có gì xuất sắc. Tôi khuyên anh ta dỡ bỏ căn phòng bên trong phòng làm việc, thu gọn 60cm cửa của công ty. Anh ta do thói quen thực dụng đã không làm theo, việc kinh doanh kéo dài thêm được 3 năm nhưng không tốt đẹp hơn lên. Sau đó, có thêm mấy người bạn nữa khuyên nhủ và giúp phá tường, anh ta mới đồng ý. Từ đó việc kinh doanh đã có thay đổi, 3 tháng sau, anh ta đã tự mình sửa lại cửa công ty, từ đó mọi chuyện đã khác hẳn, mở rộng thêm thị trường sang châu Phi và sau đó đã phát tài. Nhưng điều đáng tiếc là, sau khi phát tài, những người bạn cũ đã qua lại ít dần. Tại sao lúc đó anh ta kéo dài tận 3 năm mà không chịu dỡ tường? Đó là vì vận số của anh ta chưa tới. Khi những người bạn phá giúp bức tường thì « Phúc báo » mới tới được. Điều kỳ diệu hơn là PT nhà ở của một số người chịu ảnh hưởng sát khí từ con đường bên ngoài hoặc công trình kiến trúc khác, tử vi nhiều năm không thuận. Nhưng khi thời vận của anh ta đến lúc chuyển (sẽ được phúc báo), thì con đường bên ngoài căn nhà cũng sẽ được các bộ phận chức năng dịch chuyển sang một bên, hoặc xây phía trước một tòa nhà để chặn sát khí, do đó tự nhiên sẽ làm PT căn nhà tốt hơn lên.
[50]
Fengshuiexpress.net
Đương nhiên, cũng có rất nhiều chỗ PT đang tốt nhưng lại bị xấu đi do sự xuất hiện của một tòa nhà, một cây cầu hoặc một con đường. Sự tốt xấu của mọi thứ, sự chuyển đổi của cát hung đều không nằm ngoài nguyên tắc « nhân quả báo ứng ». Do đó, « PT » chỉ là cành lá bên ngoài, « Nhân quả » mới là căn nguyên bên trong. PT BUỒNG NGỦ Buồng ngủ là nơi gắn liền với chúng ta suốt 1/3 cuộc đời, nhiếp khí dưỡng thần đều ở đây. Ngoài việc buồng ngủ không được lớn hơn phòng khách ra thì kích thước buồng ngủ không có quy định gì, nhưng cách cục của buồng ngủ thì nhất định phải chú ý, môi trường yên tĩnh, ấm áp là sự lý tưởng cho người ở. Đối với con người hiện đại luân chú trọng đến phẩm chất sinh hoạt trong gia đình, bố cục buồng ngủ phải đặc biệt chú ý sự an định và tính ổn định, do đó với buồng ngủ phải xem xét kỹ vị trí, thông gió, ánh sáng và vị trí giường. Buồng ngủ có ảnh hưởng lâu dài đối với người lớn, vì cuộc sống tính dục và những mối quan hệ thân thiết thường diễn ra ở đây. Nếu sống trong một gia đình lớn, thì buồng ngủ cũng là nơi duy nhất độc hưởng, vì vậy cần phải xét đến tính riêng tư của buồng ngủ, tốt nhất không nên dùng buồng ngủ vào công việc khác. VỊ TRÍ VÀ CÁCH CỤC Thông thường, vị trí buồng ngủ có lợi nhất cho người lớn là ở phía Tây Nam và Tây Bắc của căn nhà, hai vị trí này có thể nâng cao độ chín chắn và tinh thần trách nhiệm của con người, dễ được người khác tôn trọng trong công việc và cuộc sống. Còn vị trí buồng ngủ ở phía Bắc của căn nhà khá yên tĩnh, có tác dụng đặc biệt đối với người mất ngủ; buồng ngủ ở vị trí phía Tây đăck biệt có lợi đối với sự hưởng thụ của vợ chồng, có thể nâng cao chất lượng cuộc sống vợ chồng ; còn buồng ngủ ở phía Đông hoặc Đông Nam rất có ích cho người trẻ tuổi mới bước vào xã hội. Đương nhiên, nếu căn cứ vào chi tiết Đông Tây tứ trạch, vị trí buồng ngủ và năm sinh của chủ nhà có quan hệ đối ứng nhất định, cụ thể có thể tham khảo mục thứ ba « Hướng tốt của buồng ngủ » của chương này. Trong kết cấu tầng trên dưới phức hợp hoặc biệt thự nên chú ý đến việc buồng ngủ không được đặt bên dưới nhà vệ sinh và bên trên gara, không được cải tạo ban-công thành buồng ngủ. Hình dáng buồng ngủ tốt nhất là hình vuông, không nên dài mà hẹp, như vậy mới có lợi trong việc thông gió, cửa buồng ngủ không nên đối diện với cửa bếp, để ngăn ngừa hơi nóng ẩm thổi sang buồng ngủ ; cửa buồng không nên đối diện với cửa nhà vệ sinh, vì mùi hôi của nhà vệ sinh, hơi nước rất dễ lan sang buồng ngủ, còn buồng ngủ lại nhiều đồ dùng bằng bông hút ẩm, nên sẽ làm môi trường ẩm ướt ; cửa buồng ngủ cũng không nên đối diện nhau vì dễ dẫn đến cãi cọ trong gia đình. Tủ âm tường hoặc tủ to nên [51]
Fengshuiexpress.net
chứa được toàn bộ quần áo, sẽ giúp cho căn buồng được gọn gàng, phù hợp với nguyên lý bí mật. Trong buồng ngủ không nên có nhà vệ sinh, vì ngoài hơi nước và mùi hôi dễ lan vào buồng ra, việc sử dụng nhà vệ sinh cũng ảnh hưởng đến người đang nghỉ ngơi, sống lâu dài sẽ cảm thấy bất tiện. Nếu gặp phải tình huống này phải luôn đóng cửa thông với buồng tắm, treo rèm để ngăn cách. VỊ TRÍ GIƯỜNG Giường là thứ đồ quan trọng nhất trong buồng ngủ, là nơi ngủ và nghỉ ngơi, và có liên quan đến sự nối dõi. Lý Lạp Ông đã từng viết rất rõ trong cuốn « Nhàn tình ngẫu ký » : « Đời người chia thành hai nửa, một nửa ban ngày và một nửa ban đêm ». Thời gian ban ngày hoặc ở nhà này hoặc ở nhà khác, hoặc trên thuyền trên xe, tóm lại là không nhất định ở nơi nào, còn ban đêm thì chỉ có chiếc giường. Chiếc giường là thứ đồ chung sống với ta suốt nửa cuộc đời khó mà tách rời, là thứ đồ con người đối đãi nồng hậu nhất ». Giường kiểu hiện đại có rất nhiều kiểu, có giường kiểu salon, giường lò so, giường đệm, giường tre, giường gỗ, những năm gần đây còn xuất hiện các kiểu giường nước, giường giảm thanh, giường đệm hơi, giường nhạc, giường massage, giường điều hòa môi trường. Chiếc giường là công cụ nghỉ ngơi truyền thống đơn nhất, giờ đã phát triển theo xu hướng là công cụ nghie ngơi đa chức năng như nghỉ ngơi tập trung, hưởng thụ và điều dưỡng sức khỏe. Do chiếc giường có vị trí quan trọng trong đời sống con người, do đó vị trí đặt giường cũng rất quan trọng, cụ thể có 10 điều về việc đặt giường như sau : 1. Về bản thân chiếc giường cần xem xét đến chiều dài, chiều rộng xem có phẳng và đủ không, có khả năng chống đỡ và dễ chịu hay không. Về độ cao thấp của chiếc giường, thông thường hơi cao hơn đầu gối người sử dụng giường là vừa. Giường quá cao sẽ mất sức, mà quá thấp lại phải gập người rất bất tiện. Nên nhớ rằng giường không được đặt sát đất, gầm giường phải có khoảng trống, không xếp đồ tạp bên dưới, nếu không sẽ không thông gió, ẩm ướt, dẫn đến đau mỏi lưng. 2. Cho dù đặt giường ở vị trí nào, then chốt ở chỗ nên để người nằm trên giường có thể nhìn thấy cửa buồng và cửa sổ, khi bình minh, ánh nắng chiếu được đến giường, giúp hấp thu được năng lượng của tự nhiên. 3. Đầu giường không được dựa vào cửa, nếu do không gian căn buồng chật hẹp mà phải đặt đầu giường bên cạnh cửa chính là phạm phải đại kỵ của buồng ngủ. [52]
Fengshuiexpress.net
4. Vị trí giường tốt nhất nên chọn hướng Nam Bắc, thuận theo hướng từ trường. Đầu hướng về phía Nam hay phía Bắc có lợi cho sức khỏe, vì trong hệ thống tuần hoàn máu của con người, động mạch chủ và đại tĩnh mạch là quan trọng nhất, hướng đó thống nhất với hướng chân của cơ thể. Khi nằm ngủ theo hướng Nam Bắc, hướng của động mạch chủ và đại tĩnh mạch, hướng nằm ngủ và hướng từ trường trái đất trùng nhau, như vậy sẽ dễ ngủ hơn, chất lượng giấc ngủ cũng cao nhất, vì thế nằm theo hướng Nam Bắc có chức năng bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa bệnh tật. Đầu giường không nên quay hướng Tây, vì trái đất quay từ Đông sang Tây, nếu đầu quay hướng Tây, máu sẽ chảy dồn lên đầu gây khó ngủ ; nếu nằm quay đầu hướng Đông sẽ có cảm giác yên lành hơn. 5. Đầu giường nên tựa vào tường, không nên tựa vào cửa sổ, nếu giường không tựa vào tường thì phải có thành giường, để phần đầu không bị cảm giác trống trải, phía sau đầu giường không được có nhà vệ sinh hay bếp. 6. Đầu giường không được hướng ra cửa để tránh bị người ngoài ngó nghiêng, gây thiếu cảm giác riêng tư và an toàn, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi. Nếu giường xung với cửa chính thì có thể dùng bức bình phong để che, vừa cách ly được đối xung, vừa bảo vệ được sự riêng tư. 7. Không được có xà ngang vắt qua giường, để tránh gây cảm giác bị chèn ép, ảnh hưởng đến tâm lý. Tình huống này bao gồm cả không được có xà ngang vắt qua cửa buồng ngủ, cục trong nhà của điều hòa hai cục không được treo trên vị trí đặt gối, thẳng trên giường ngủ không được treo đèn, những điều này thuộc phạm trù xà ngang vắt qua giường. 8. Giường không được thẳng với gương, vì khi ngủ nửa tỉnh nửa mơ, nửa đêm tỉnh giấc dễ bị chính bóng mình trong gương làm cho giật mình, gây cảm giác bất an dẫn đến đau đầu chóng mặt ; thứ hai là khi ngủ, khí năng của cơ thể yếu nhất, mà gương lại là vật phản chiếu mạnh, dễ làm năng lượng cơ thể phản xạ ra, nhất là đối với vợ chồng trẻ, nếu có gương đối diện với giường ngủ lâu dài sẽ dễ mắc chứng vô sinh, khi ngủ nên che gương lại hoặc quay sang hướng khác, nhưng biện pháp tốt nhất vẫn là gắn chiếc gương vào bên trong cánh tủ, khi cần dùng mới mở ra soi. 9. Tủ đầu giường nên cao hơn giường, sẽ có lợi cho việc nâng cao trí tuệ của người ngủ và nâng cao chất lượng giấc ngủ. 10. [53]
Fengshuiexpress.net
Hai cạnh của gối không được bị góc tủ hoặc góc bàn, hoặc bàn hóa trang chiếu vào vì dễ gây bệnh đau đầu. Cây có lá dài nhọn, đồ dùng hình vuông, hình chữ nhật không được để quá gần với giường ngủ. CHỌN MÀU SẮC BUỒNG NGỦ Mặt tường của buồng ngủ cố gắng không dùng các vật liệu như kính, kim loại hoặc đá hoa cương, mà nên dùng sơn để tránh khí của buồng ngủ bị phản xạ, có lợi cho sự hấp thu thân tường và màu sắc phải dịu dàng, mang lại cảm giác bình tĩnh, giúp cho việc nghỉ ngơi. Dựa vào nguyên lý ngũ hành, phương vị buồng ngủ và màu sắc có những đối ứng dưới đây : Hướng Đông và Đông Nam : màu xanh lá cây, xanh lam Hướng Nam : màu hồng nhạt, vàng, đen Hướng Tây : màu phấn hồng, trắng, trắng ngà, ghi Hướng Bắc : màu ghi trắng, trắng ngà, phấn hồng và đỏ Hướng Tây Bắc : màu ghi trắng, phấn hồng, vàng, nâu, đen Hướng Đông Bắc : màu vàng nhạt, màu gỉ sắt Hướng Tây Nam : màu vàng, màu nâu ĐỒ DÙNG TRONG BUỒNG NGỦ Loại đồ dùng trong buồng ngủ : Từ việc phân loại cho thấy, đồ dùng có loại đơn chiếc, có loại gấp xếp, có loại ghép, có loại đa chức năng. Đồ dùng đơn chiếc tuy có độ linh hoạt cao, nhưng không thuận lợi cho việc tận dụng không gian trong buồng, khi đặt cạnh những đồ khác rất khó sắp xếp, do đó những năm gần đây càng có xu hướng sử dụng đồ dùng kiểu gấp xếp, kiểu tổ hợp và kiểu đa năng. MÀU SẮC CỦA ĐỒ DÙNG Màu sắc của đồ dùng chiếm mọt vị trí quan trọng trong việc phối hợp màu sắc của toàn bộ căn nhà, nó có tác dụng mang tính quyết định về hiệu quả trang trí trong buồng ngủ, do đó không thể bỏ qua. Màu sắc của đồ dùng thông thường phải phù hợp với sở thích cá nhân, ngoài ra còn phải chú ý đến kích thước căn buồng, sự kết hợp ánh sáng và phải hài hòa với màu sắc của tường và sàn nhà, nhưng màu không được quá tương đồng, nếu không sẽ mất đi tính tương hỗ, không thể tạo ra những hiệu quả tốt. Đối với căn nhà nhỏ, ánh sáng kém, không nên chọn màu lạnh; với nhà rộng, ánh sáng tốt thì có nhiều lựa chọn hơn. Ngoài ra, nên xem xét đến việc chức năng và diện tích phòng khác nhau thì màu sắc cũng khác nhau, từ đó cũng sẽ tạo ra những hiệu quả khác nhau. Nếu đồ dùng màu nhạt (bao gồm màu ghi nhạt, màu vàng gạo nhạt, màu nâu nhạt), có thể tạo không khí yên bình, nhã nhặn, tĩnh lặng, có thể tạo cảm giác nới rộng không gian, làm cho cho căn buồng sáng sủa hơn; còn đồ dùng có màu trung tính (bao gồm màu vàng, [54]
Fengshuiexpress.net
màu cam) lại khá rực rỡ, có thể làm cho căn buồng tràn đầy sức sống. ÁNH SÁNG VÀ TRANG TRÍ CHO BUỒNG NGỦ Tráng trí trong buồng ngủ nên tránh treo những đồ có khả năng phản xạ, những đồ trang trí treo trong buồng như thảm, kính mờ hoặc tranh kính không phản quang đều được, buồng ngủ không nên bày những loại hung khí như dao kiếm, tượng thần, thần vị. Ánh sáng buồng ngủ không được quá mạnh, vì giường là chỗ cần được yên tĩnh, ánh sáng mạnh sẽ làm cho người ngủ không được yên, nên trong buồng tốt nhất sử dụng ánh sáng dịu, cố gắng ít dùng đèn neon. Cây trong buồng ngủ Buồng ngủ là nơi cần không khí nhã nhặn, yên tĩnh dễ chịu, bày cây trong buồng có thể giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ. Trong buồng ngủ, ngoài chiếc giường ra, phần diện tích còn lại thường có hạn, do đó nên chọn chậu cây vừa, nhỏ hoặc cây treo. Trong buồng ngủ rộng rãi thì có thể chọn các chậu cây đứng lớn, buồng nhỏ hơn một chút thì có thể chọn chậu kiểu treo; hoặc bày các chậu cây cảnh lên bậu cửa sổ hoặc bàn trang điểm. Các loài cây có hượng ngọt ngào như hoa nhài, dạ hương lan có thể giúp con người đi vào giấc ngủ trong hương thơm tự nhiên. Bày các cây lan quân tử, vạn niên thanh, măng tây có cảm giác mềm mại, có thể làm thư giãn thần kinh. Các loại cây trồng trong buồng ngủ có thể trồng bằng thủy canh thay cho đất để bảo đảm sự trong sạch trong buồng. PT ĐỘNG PHÒNG Động phòng Kết hôn là một việc lớn trong đời người, phòng mới tất nhiên phải thể hiện được không khí mừng vui, truyền thống dân gian TQ rất chú trọng đến việc bài trí động phòng. So với trươc đây, cuộc sống hiện đại tuy đã thay đổi rất nhiều, nhưng sự chú trọng đối với hỷ sự vẫn không tách rời với truyền thống. Việc bố trí động phòng, ngoài những việc liên quan đến buồng ngủ cần chú ý ra, còn phải đặc biệt chú ý đến những điểm dưới đây: Trước tiên khi lựa chọn đồ dùng, nên chọn màu trung tính hoặc màu nhạt, tránh bày đồ dùng màu thẫm vào phòng mới, như vậy có thể tăng độ sáng trong buồng, mang lại cảm giác sáng sủa, vui vẻ và ấm áp. Cắt một chữ “Hỷ” lớn màu đỏ dán lên cửa sổ hoặc lên tường, thể hiện sự chúc mừng, tượng trưng cho hạnh phúc mỹ mãn. Cách trang trí lâu đời này không tổn hại đến sự thanh nhã của căn buồng, mà ngược lại sẽ mang đến hiệu quả đột phá với ấn tượng mạnh. Phòng mới được trang trí bằng các dây hoa cắt giấy sặc sỡ, nếu có điều kiện còn có thể tận dụng hiệu quả trang trí bằng đèn, có thể treo đèn màu để làm ấm và tăng không khí cho căn buồng. Đồ dùng trên giường và đồ trang trí trong buồng đặc biệt nên chọn gam màu ấm, rực rỡ, ví dụ như có thể bày những bông hoa hồng, 2 cây nến đỏ lớn để thắp đêm.
[55]
Fengshuiexpress.net
Vị trí và bố cục của động phòng Vị trí của động phòng tốt nhất là ở nơi có đủ ánh mặt trời, không khí lưu thông. Tường, đồ dùng và rèm cửa động phòng cố gắng không dùng màu hồng, vì dễ làm con người bị suy nhược thần kinh, tinh thần bất ổn và hay xảy ra cãi cọ. Màu sắc động phòng nếu quá tối tăm như màu xanh lam thẫm, xanh lá cây thẫm, đỏ thẫm, ghi thẫm sẽ dễ làm cho vợ chồng bất hòa. Màu sàn nhà động phòng cũng không nên tối tăm, hoặc đỏ quá, đặc biệt là màu đỏ, màu hồng sẽ dễ sinh cáu bẳn, nhiều lời. Bố trí giường cưới Bên trái của giường cưới là Thanh long nếu dựa sát tường hoặc gần tường sẽ dễ sinh con trai. Bên phải giường là Bạch hổ không được quá chật hẹp vì dễ làm vợ chồng bất hòa, bên phải của giường cũng không được bày đồ có âm thanh, để tránh xảy ra cãi vã. Phía trước giường động phòng không được bày TV, để tránh bị suy nhược thần kinh. Bên trên đầu giường động phòng tốt nhất không nên treo ảnh cưới lớn để tránh có cảm giác nặng nề. Vị trí giường động phòng, phía cạnh chân giường không được đối diện với nhà vệ sinh. Đêm tân hôn, đôi tân nương tân lang nên cố gắng tận hưởng niềm vui như cá gặp nước, về hướng giường có thể tham khảo ý kiến trong “Động huyền tử”: hướng gặp gỡ, ngày giờ tốt, những điều đại cát: Mùa xuân đầu quay về hướng Đông, mùa hè đầu quay về hướng Nam, mùa thu đầu quay về hướng Tây, mùa đông đầu quay về hướng Bắc. ĐỒ DÙNG TRÊN GIƯỜNG Mà, ga nên kết hợp với kiểu giường. Giường Simmons có thể chọn ga giường kiểu tây âu với kích thước lớn; nếu hai cạnh có thành giường thì nên chọn kiểu ga giường TQ. Ga giường bằng cotton là tốt nhất vì mềm mại, dễ chịu và hút ẩm tốt. Không nên dùng loại vải quá thô và dày, vì khi ngủ sẽ có cảm giác ngứa ngáy, vải có nilon cũng khó chịu; loại vải thưa quá vì bụi sẽ tích lại trên đệm qua các mắt vải thưa. Hiện nay có rất nhiều kiểu và loại màn, hoa văn cũng ngày càng đẹp, nên khi mua màn cũng nên chú ý đến hiệu quả trang trí, hài hòa với màu sắc và bố trí tổng thể của căn nhà, cố gắng hài hòa về phong cách và màu với đồ dùng, rèm cửa, khăn bàn, thể hiện cái đẹp riêng trong cái chung. Nhưng cần phải chú ý, thảm, ga giường, rèm cửa động phòng nếu đều là màu đỏ thì cơ hội sinh con gái sẽ nhiều hơn. Chăn, trong dân gian thường gọi là “chăn hỷ”, thông thường tự mua mặt chăn, vỏ chăn và ruột chăn về tự may lấy, nhưng bây giờ nhiều người thích mua chăn lông vũ và chăn hoa may sẵn. Chăn tân hôn nên là loại chăn lụa, thể hiện sự phú quý hoa lệ và chức mừng. Có rất nhiều loại chăn lụa, chủ yếu là chăn in hoa, thêu hoa với nhiều kiểu hoa văn, nội dung hoa văn nên mang ý nghĩa rồng phượng quấn quýt. Ruột chăn nên chọn loại bông hút ẩm là tốt nhất. Trước đây ruột gối thường là các loại ngũ cốc, vỏ yến mạch, bông lau, còn ngày nay thì [56]
Fengshuiexpress.net
dùng các loại bông nhân tạo, bông gạo, lông vũ. Vỏ gối hiện cũng được làm bằng nhiều loại chất liệu, có thể chia thành vỏ gối sợi Dacron, vải ni-lon, vải lụa, bải cốt-tông với nhiều kiểu dáng và màu sắc khác nhau, có thể lựa chọn theo sở thích của từng người. Nhưng vỏ gối và ruột gối đều bằng bông là tốt nhất, gối phải có một đôi, cũng gọi là gối liền, vợ chồng mới cưới chọn kiểu gối liền là tốt nhất, để được mãi mãi tâm đầu ý hợp. ĐỒ TRANG TRÍ TRÊN GIƯỜNG Con người hiện đại rất chú trọng đến đồ trang trí trên giường, ví dụ như tủ đầu giường bày hộp nhạc hoặc con giống thủy tinh tuổi của hai vợ chồng, sẽ trợ giúp cho sự hòa hợp tình cảm vợ chồng, nhưng gần ghi nhớ tuổi không được tương khắc. Trong động phòng bày tranh, nến và đèn ngủ thành đôi, tượng trưng cho sự thân mật; trong màn treo hồ lô và các hình tết hình trái tim, tượng trưng cho sự đồng tâm của vợ chồng, sớm sinh quý tử. Trên giường cưới nếu có thể bày các đồ trang trí nhỏ thích hợp, làm tăng sự dễ chịu, ví dụ như trên giường cưới có thể bày hai chiếc gối dựa lưng có hương thơm dễ chịu, hoặc một món đồ chơi bằng bông, những thứ đó đều làm cho cuộc sống phòng the được sinh động hơn, tạo ra không khí cuộc sống hôn nhân mới nồng nàn. CHỖ TỐT TRONG BUỒNG NGỦ Dựa vào nguyên lý Cửu cung phi tinh và Tử vi đẩu số, kết hợp ngũ hành âm dương với bát trạch lưu niên, đối chiếu mối quan hệ giữa 8 hướng chính của buồng ngủ với năm sinh âm lịch của chủ nhân, cũng như sự ảnh hưởng họa phúc cát hung như bảng dưới đây, người đọc có thể đối chiếu với bảng dưới đây để sắp đặt hướng buồng ngủ cho tốt, để có được buồng ngủ theo hướng tốt, phát tài, khỏe mạnh.
[57]