CHAÂN DUNG
ĐỒ GỐM VIỆT NAM
Boä söu taäp goám tuyeät vôøi töø loøng caùt Kerry Nguyễn Long*
C
ách đây 8 năm, Huỳnh Văn Chuân đã mua từ một người buôn cát một chiếc bình vôi bằng gốm trang trí hoa văn khắc vạch tô men nâu xám. Vào lúc sưu tầm được món cổ vật đầu tiên này anh không hề có kế hoạch chắc chắn về việc sưu tầm đồ gốm, tuy nhiên món cổ vật này đã đánh dấu một cơ hội bất ngờ và sự khởi đầu cho một bộ sưu tập non trẻ. Những món đồ gốm trong bộ sưu tập này có cùng một nguồn gốc đó là khu vực từng là thương cảng Thanh Hà một thời sầm uất, nằm bên bờ sông Hương, cách biển khoảng 5 km. Hơn 8 năm qua Chuân đã thu thập thêm nhiều bát và chén trà bằng gốm niên đại thời Lý (1009 - 1225), thời Trần (1225 1400) và thời Lê Sơ (1426 - 1527). Tất cả những món này đều có niên đại trước lúc Nguyễn Hoàng từ Đại Việt (Việt Nam)(1) đến vùng đất này lập nghiệp. Chuân sống ở làng Kim Long, một ngôi làng có lịch sử lâu đời nằm gần kề với Kinh thành Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam), một trong những nơi mà các chúa Nguyễn đã định cư trước khi đi đến quyết định cuối cùng chọn Huế làm kinh đô. Ngôi nhà của anh tọa lạc trong một khung cảnh thôn quê bình dị ở hai bên bờ của một phụ lưu sông Hương - con sông chảy ngang kinh thành Huế đổ ra biển, ngang qua chợ Đông Ba, chợ Dinh, Bãi Dâu, Bao Vinh, Triều Sơn, Thủy Tú và Thanh Hà, trước khi đổ ra biển Biển Đông tại cửa Thuận An. Vào đầu thế kỷ 15, Việt Nam dưới triều đại Hồ Quí Ly (1400 - 1407) đã tiến hành phong trào Nam tiến vào lãnh thổ của vương *
Huỳnh Văn Chuân cầm mảnh vỡ của chiếc chậu gốm lớn vớt từ sông Hương. Đây là gốm Chu Đậu thời Lê Sơ. quốc Champa đa dân tộc.(2) Công cuộc Nam tiến này được mở rộng sau năm 1546. Khi Trịnh Kiểm tiếm quyền nhà Lê và hai dòng họ Trịnh Nguyễn, đã từng đồng minh của nhau, trở thành kẻ thù không đội trời chung và Trịnh Kiểm là người anh rể đa mưu túc trí, Nguyễn Hoàng do nhìn thấy trước được hiểm họa sẽ đến với mình nếu còn ở lại Thăng Long nên đã thỉnh cầu xin làm trấn thủ xứ Thuận Hóa. Lời thỉnh cầu của ông được Trịnh Kiểm chấp thuận, ông đến Thuận Hóa năm 1558 mang theo cả gia quyến và thuộc hạ. Năm 1600, Nguyễn Hoàng không còn phục tùng triều đình xứ Đàng Ngoài nữa. Huế đã trở thành một trung tâm quyền lực ở Đàng Trong và là địch thủ của Thăng Long (Hà Nội) cùng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.(3)
Chuyên gia nghiên cứu mỹ thuật cổ Việt Nam, Australia.
Năm 1636 chúa Nguyễn Phước Lan (1635 - 1648) đã chọn Thanh Hà làm trung tâm giao lưu buôn bán để phục vụ cho kinh đô Huế, nhưng trước đó Thanh Hà đã là một cộng đồng thương mại nhỏ. Trong vai trò mới của mình nó đã phát triển thịnh vượng, đặc biệt sau khi các chúa Nguyễn cho phép người Minh Hương mua đất lập nghiệp. Chất liệu gốm Nhật Bản và Trung Quốc thế kỷ 17 - 18 được khai quật tại khu vực thương cảng cổ này phù hợp với tiến trình lịch sử trên.(4) Tuy nhiên đa số đồ gốm trong bộ sưu tập của Chuân đều có niên đại trước thời kỳ này và hẳn là chúng được gắn liền với hoạt động của cộng đồng thương mại nhỏ ở Thanh Hà trước năm 1636. Bởi vì những món đồ gốm trong bộ sưu tập này có một nguồn gốc chung cho thấy chúng là đồ gốm THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 3 . 2009 27
Theá giôùi coå vaät
Chén trà gốm men nâu sẫm trang trí các đường chỉ nổi. Cao 6.3 cm, đường kính 8.2 cm. Thời Trần. trong thời kỳ đầu của các lò gốm vùng đồng bằng Bắc Bộ đã tham gia vào hệ thống thương mại ở đây. Một số đồ gốm ghi niên đại Lý - Trần trong khi các đồ gốm khác cùng một dòng sản phẩm với những đồ gốm xuất khẩu trong thời kỳ đầu đến đảo Đông Nam Á.(5) Bộ sưu tập của Chuân cũng có vài món đồ gốm của các lò gốm địa phương, cụ thể là vùng mà ngày nay là miền Trung Việt Nam. Chuân sinh ra và lớn lên ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong một gia đình khá giả. Suốt cả cuộc đời của mình bố của anh đã tích lũy được một bộ sưu tập nhỏ đồ gốm Trung Quốc, nhưng thú chơi cổ ngoạn này bị gián đoạn trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Chiến sự diễn ra dữ dội quanh làng Chuân và cuối cùng ngôi làng đã bị lính chiếm đóng. Trong những năm khó khăn sau 1975, Chuân vào thành phố Hồ Chí Minh kiếm việc làm và ở lại đó cho đến khi chính sách đổi mới của chính phủ bắt đầu có hiệu lực. Suốt thời gian ở thành phố Hồ Chí Minh, Chuân được thuê làm nhân viên bán hàng trong một cửa hàng ở phố Đồng Khởi và ở trọ tại đó. Cho đến đầu những năm 1990 phố Đồng Khởi vẫn là trung tâm đồ cổ của thành phố Hồ Chí Minh, và trong khi Chuân làm thuê ở đó thì đồ gốm cổ là một trong số những mặt hàng kinh doanh. Chính ở đây anh đã học được cách nhận biết và thưởng thức đồ gốm cổ Việt Nam. Tuy nhiên mối quan tâm trước mắt của anh lúc đó là thoát khỏi trình trạng lệ thuộc này. Trong một lần quay trở lại Huế vào đầu năm 1990 Chuân rất ngạc nhiên khi nhìn thấy ở đây có rất nhiều khách du lịch nước ngoài. Anh quyết định có lẽ đã đến lúc anh nên quay trở lại Huế và tạo lập công việc kinh 28 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 3 . 2009
Chén trà gốm hoa lam thời Lê Sơ. Cao 5.7 cm, đường kính 8.5 cm.
Chén trà gốm men trắng chạm nổi băng cánh sen đứng, chân đế quét men nâu khô. Cao 5.5 cm, đường kính 9.5 cm. Thời Lê Sơ.
doanh của riêng mình. Một ngày nọ Chuân tình cờ đi Với số tiền tiết kiệm ít ỏi và một ngang qua nơi những người buôn khoản vay, Chuân mở một cửa cát đổ cát xuống và khi liếc mắt hàng nhỏ “... giống như một hạt cát nhìn anh để ý đến những mảnh nhỏ trong vô số các cửa hàng khác gốm vỡ nằm rải rác trên mặt các trên phố Lê Lợi” bán những chiếc đống cát. Nhìn kỹ hơn anh thấy nón bài thơ nổi tiếng của Huế cho chúng hoàn toàn cổ. Những người khách du lịch. Chuân mua sỉ nón buôn cát đang nhặt chúng ra khỏi ở chợ Đông Ba và tự mình đánh đống cát. Tiếp tục xem xét thêm dầu bóng, công việc này làm cho anh phát hiện ra trong rổ cũng có tay anh căng lên rất khó chịu. Mặc những món đồ gốm nguyên vẹn dù vất vả nhưng anh cũng bán nhưng những người buôn cát nghĩ được mỗi ngày 50 chiếc nón. Anh là chúng không có giá trị nên họ bảo vợ mình lúc đó đang sống ở vứt chúng nằm la liệt xung quanh. thành phố Hồ Chí Minh ghi chép lại Từ lúc đó trở đi Chuân thường những thứ mà khách nước ngoài xuyên đến chỗ những người buôn thường mua. Vợ anh thông báo cát. Như anh nói anh là người may cho anh biết rằng bưu ảnh bán rất mắn bởi vì anh có thể nhận ra chạy ở phố Đồng Khởi vì vậy anh những món đồ này đẹp và có giá đưa thêm mặt hàng này vào. Vào trị trong khi những người khác thì thời điểm đó Chuân có thể bán từ không. Anh cũng rất may khi lần đầu 200 - 300 bưu ảnh mỗi ngày. Trong gặp những người buôn cát dùng vòng 3 năm anh đã trả hết nợ và những lúc đó anh biết rằng mình sẽ ở lại Huế. Khi vợ anh quay trở lại Huế, anh bảo vợ đi học tiếng Anh để phục vụ cho công việc kinh doanh mà hiện nay bao gồm cả những mặt hàng thủ công mỹ nghệ mới và cũ. Với sự mở rộng này, công việc kinh doanh phát đạt hơn và Chuân bắt đầu xây dựng sửa chữa cửa hàng, do đó phải mua vật liệu xây dựng trong đó có cả cát mà cát thì rất sẵn có ở lòng sông Hương. Cư dân vạn đò trên sông Hương ở Huế từ lâu đời làm nghề chài lưới nhưng bấy giờ một số người đã bắt đầu dùng thuyền để khai thác cát trên sông Hương. Lúc Chén gốm men nâu đơn sắc chạm nổi hồi văn hoa lá cúc đầu họ dùng rổ để xúc quanh khoanh ve lòng và một bông hoa nhỏ ở trong khoanh cát dưới sông lên thuyền. ve lòng. Cao 6cm; đường kính 16,5cm. Thời Lê sơ.
CHAÂN DUNG
Chân đèn dầu hình con rùa gốm men nâu. Cao 8,5cm; đường kính 12cm. Gốm Chăm ở Bình Định.
Chén gốm men ngọc chạm nổi hoa lá, chim. Mặt ngoài trang trí các đường chỉ song song và trên đường vòng quanh thân lớn nhất có gắn một hàng núm hoa nổi. Cao 8,5cm; đường kính 17cm. Thời Lý - Trần.
Chén gốm kiểu “Xu Phủ” chạm nổi hoa lá. Lòng chén có 4 dấu con kê. Cao 7,4cm; đường kính 16,3cm. Thời Trần.
cái rổ mây để xúc cát. Cách làm này đủ nhẹ đảm bảo đồ gốm vớt lên không bị hư hại không giống như khi dùng những cái xúc và những cái tời bằng kim loại được làm thô kệch như hiện nay. Mặc dầu để xúc cát thì những dụng cụ này có năng suất hơn, nhưng những món đồ gốm sẽ bị hư hại nhiều hơn. Nhờ vào sự quan tâm của Chuân mà những người buôn cát chú ý hơn đến những món đồ gốm cổ nằm lẫn trong cát và không còn ném chúng sang một bên nữa. Báo Vietnam News ra ngày 4.12.2004 có đăng tin rằng có tối đa là 500 người kiếm sống bằng cách lặn xuống sông Sài Gòn để mò tìm kim loại phế liệu và những đồ vật mà đôi khi may mắn bán được nhiều tiền. Đa số những người này là cực kỳ nghèo và họ nhặt nhạnh chỉ vừa đủ sống. Một số người đã theo nghề này được 30 hoặc 40 năm. Bài phóng sự cũng ghi rằng có 30 người thợ lặn được xác nhận là chết trong 10 năm qua do vật liệu nổ và những tai nạn khác. Trong lúc đó những chén trà được phát hiện tại các bãi cát của sông Hương bao gồm một cái chén gốm men nâu hấp dẫn có những đường chỉ nổi quanh thân, một kiểu chén mà đôi khi người ta gọi là cái cốc cao. Nó là cái chén trà cổ nhất và hiếm nhất trong bộ sưu tập và có niên đại thời Trần (1225 1400). Men trên vành miệng và dọc theo đường chỉ nổi quanh thân đã bị mòn nhưng ngược lại cái chén vẫn ở trong tình trạng tốt. Loại chén trà có chân rộng vững chắc phổ biến thời Lê Sơ (1427 - 1527) thì không có kiểu dáng này. Cái chén trà gốm hoa lam có chân cao là một kiểu chén khác thường thú vị xuất hiện vào thế kỷ 15 - 16. Những cái chén có đặc điểm này đã được tìm thấy trong những cuộc khai quật tại di chỉ sản xuất Chu Đậu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Lối trang trí vẽ các băng hoa văn thường được thấy trên đồ gốm Chu Đậu và gốm Thuần Lương (Ngói). Hoa sen, nguồn cảm hứng bất tận của những người thợ gốm Việt Nam, lại trở thành đề tài trang trí như băng cánh sen đứng trên cái chén trà gốm men trắng, mặc dầu ở đây chúng vẫn còn mang tính ước lệ đến mức trở thành đặc điểm chung. Cái chén này có thành cong, giáp chân đế có rãnh sâu. Các tiêu bản men màu xanh lục của loại này đã được tìm thấy tại các địa điểm tiêu thụ ở Indonesia. Hai chén gốm thời Lê Sơ đều được quét men nâu khô (một loại men không bóng có khả năng chống dính); trôn của chén gốm hoa lam và chân của chén trà men trắng cũng vậy. Như đã được xác minh thì đây là một đặc điểm chung của đồ gốm Việt Nam thế kỷ 14 và tiếp nối cho đến thời kỳ xuất khẩu. Lòng chén trà gốm Việt Nam được tráng nhiều màu men khác nhau: xanh lục, nâu, xanh lam và trắng. Chén trà có mặt trong men màu trắng, như cái chén trà hai màu với mặt ngoài màu nâu, để lộ màu nước trà đẹp hơn cả. Trôn của chén trà này cũng được quét men nâu khô. Những chén gốm tiếp theo trong bộ sưu tập của Chuân thể hiện tất cả các kỹ thuật khác nhau được dùng để trang trí lòng chén. Cái mà Chuân ưa thích nhất là cái chén gốm men ngọc rộng lòng, miệng eo và có đường vòng quanh thân lớn nhất. Mặt trong chạm nổi họa tiết trừu tượng giống hình một con chim bay xen kẽ hoa lá. Mặt ngoài trang trí một loạt đường chỉ song song và trên đường vòng quanh thân lớn nhất có gắn một hàng núm hoa nổi. Phần dưới thân có những đường chỉ viền quanh một băng cánh sen chạm nổi. Lòng chén có 4 dấu con kê thể hiện số mấu của con kê được đặt trong chén để đỡ chén khác trong khi nung cho khỏi dính nhau. Cái chén này trước đây có thể có nắp. Nó vẫn còn trong tình trạng tốt. Theo tôi biết thì chưa có bất kỳ tiêu bản nào khác thuộc loại này đã được công bố. Chén gốm men ngọc thứ hai có vành miệng hình cánh THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 3 . 2009 29
CHAÂN DUNG
Tràng vẫn sử dụng khoanh ve lòng. Người ta dùng một thanh giang mũi thẳng gọi là lưỡi ve để cạo men dưới đáy thành vòng tròn. Hầu như chắc chắn là cái dụng cụ đơn giản nhưng hiệu quả đó đã được sử dụng trong thời kỳ đầu này. Cái chén gốm thứ 3 có thành cong thoai thoải, men màu xanh lục nhạt, trang trí hồi văn răng lược đơn giản và lòng có 5 dấu con kê. Còn kiểu chén có đáy và thân tạo Ấm nước gốm men xanh lục và vàng, thành đường gấp khúc như dáng khắc chìm hoa lá. Cao 14cm. Thời chén gốm “Xu Phủ” của cái chén Minh. Gốm Phúc Kiến (Trung Quốc). này thể hiện ảnh hưởng không thể nhầm lẫn được của phong cách Trung Quốc. Lòng chén chạm nổi hoa, khắc chìm những đường gân hoa lá và có 4 dấu con kê nằm lá sen mềm mại. Bảo tàng Lịch trong họa tiết. Kiểu dáng của cái sử Việt Nam ở thành phố Hồ Chí chén này gợi cho ta nhớ rằng gốm Minh cũng có kiểu chén này. Cái thời Trần rõ ràng có tiếp nhận một chén có cùng kiểu dáng và cùng số ảnh hưởng của gốm sứ Trung vành miệng hình cánh hoa nhưng Quốc. có màu men được mô tả là “men Chén gốm nông lòng, men màu màu đồng đỏ lục táo” đã được xanh lục và có vành miệng hình trưng bày trong cuộc triển lãm khai cánh hoa là cái nhỏ nhất trong bộ trương của Hội gốm phương Đông sưu tập. Không có dấu xếp chồng. ở Singapore.(6) Sau khi tráng men Cỡ lớn hơn chiếm đa số nhưng và trước khi nung người ta cạo cả hai cỡ đều cùng chạm nổi họa men trong lòng những cái chén tiết 8 ô trên thành chén. Những này tạo thành vòng tròn không cái chén có dấu con kê thì được có men (khoanh ve lòng) để xếp phủ men toàn bộ, lòng chén trang chồng cái chén khác. Mục đích là trí một đài hạt sen. Màu men gồm để đảm bảo cho các chiếc chén một loạt màu đơn sắc: trắng, xanh cùng một chồng khỏi dính vào lục và nâu. Cái chén gốm ở Bảo nhau trong quá trình nung, mà vấn tàng Mỹ thuật Hà Nội có men màu đề này lại thường xảy ra khi những nâu. Hoa sen cách điệu trên cái con kê được đặt trực tiếp lên bề chén nhỏ này giống hệt hoa sen mặt có tráng men. Trước đây được vẽ trên đồ gốm hoa lam thế người ta nghĩ rằng hai kỹ thuật xếp kỷ 15, mà chứng thực là các băng chồng khác nhau này được thực cánh sen trang trí trên các chén và hiện trong những thời kỳ liên tiếp, chóe gốm hoa lam nhỏ. Bông hoa nhưng bây giờ thì người ta biết nhỏ này chứng minh sự tồn tại tiếp rằng có những thời kỳ chúng được nối của một đồ án trang trí cho dù sử dụng đồng thời với nhau. Điều kỹ thuật trang trí đã thay đổi. đáng chú ý là vào thập niên 1990 Ba cái chén gốm khác trong bộ kỹ thuật xếp dóng ở làng gốm Bát sưu tập đều trang trí hoa văn chạm nổi. Họa tiết hoa lá trên cái chén men nâu đơn sắc được thể hiện trong 4 ô. Đường nét của các ô khác nhau trong họa tiết cực kỳ tinh xảo nhưng Chén gốm men ngà nhuốm xanh nhạt. Lòng có 5 dấu con phần nhiều bị che lấp dưới lớp men. kê. Cao 6,3cm; đường kính 18,5cm. Thời Lý - Trần. 30 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 3 . 2009
Họa tiết gồm có một băng hoa cúc bao quanh khoanh ve lòng và trong khoanh ve lòng có một bông hoa. Những cái chén gốm men nâu có cùng đặc điểm này đã được tìm thấy khi khai quật một di tích thế kỷ 15 ở thôn Ngói.(7) Hình trang trí chạm nổi trên cái chén gốm thứ hai men trắng trong nhuốm xanh nhạt, xương gốm màu trắng xám cũng bao quanh khoanh ve lòng. Đó là hình 6 cái lá lớn trang trí quanh thành chén và một bông hoa ở trong khoanh ve lòng. Cái chén gốm hai màu men, ngoài nâu, trong trắng, chạm nổi hoa lá mẫu đơn trong một băng không trang trí hoa văn. Sự hiện diện của hoa mẫu đơn là một sự gợi nhớ khác về ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc trong thời kỳ này. Cái chén này có 5 dấu con kê hình tam giác. Trong khi những dấu con kê như thế này thường làm mất đi phần nào vẻ thẩm mỹ của cái chén thì chúng ta nên xem xét chúng trong xu hướng của công nghệ chế tác gốm thời đó. Hai hình trang trí mà có khoanh ve lòng trở thành một bộ phận của hình trang trí tổng thể như được mô tả ở trên đã thể hiện một nỗ lực nhằm khắc phục vấn đề này. Cái chén men nâu xỉn thuộc về thời kỳ đầu và được xác định niên đại thời Lý hoặc cuối Lý - đầu Trần. Nó có dáng thanh nhã đơn giản, không trang trí, và trên lớp men trơn nhẵn chỉ có vết con kê. Vẻ đẹp của cái chén không thể tả được này chính là sự đơn giản của nó. Người ta có thể nhận ra nó nhờ vào đặc điểm này và nhờ vào cảm giác đặc biệt khi sờ vào. Trong khi khả năng nhận biết một món đồ gốm cổ bằng cách sờ vào nó là một kỹ năng quan trọng trong việc đánh giá đồ gốm cổ thì chính đặc tính mát tay khi sờ vào chúng cũng góp phần tạo ra sự thích thú. Loại men này không phổ biến lắm. Cái chén gốm nông lòng, miệng rộng, thành mỏng cũng cùng niên đại và cũng đẹp bởi vẻ đơn giản của nó. Sờ vào lớp men màu ngà nhuốm xanh nhạt của nó ta có cảm giác bóng mượt. Đây cũng là một loại chén khác có cảm giác đặc biệt khi sờ vào. Hai cái chén này trông đẹp mắt khi để cạnh bên nhau. Cái chén sâu lòng, chân cao và mặt ngoài phủ men nâu đen
CHAÂN DUNG
Lư hương gốm men ngọc. Cao 6,2cm; đường kính 13 cm. Thời Trần.
mượt có niên đại thế kỷ 15. Những kiểu chén giống vậy đã được tìm thấy ở Cù Lao Chàm. Đây là một kiểu chén gốm men nâu khác của Việt Nam có men mặt trong màu trắng bóng và vành miệng loe được tô men xanh nhạt, lòng chén có khoanh ve lòng và bên trong khoanh ve lòng có một Hán tự bằng màu xanh lam. Cái lư hương trong bộ sưu tập của Chuân có chân đế uốn tròn chứ không gắn những cái chân cao như thông thường. Vì là lư hương nên ở mặt trong người ta chỉ tráng men thành trên. Nó có vành miệng dẹt, cổ eo và thân phình nhô cao mà ở đó men đọng lại một cách tình cờ làm tăng thêm độ dày của thành lư. Cách thức trang trí rất đơn giản, người ta gắn ba cái núm cách đều nhau lên trên những đường dọc và ngang khắc chìm. Một món đồ gốm đặc sắc khác trong bộ sưu tập này là cái đèn dầu hình con rùa có bốn chân. Lỗ rót dầu nằm trên lưng rùa và bấc đèn nằm ở miệng rùa do đó ngọn lửa sẽ bốc ra từ miệng rùa. Chất liệu đất sét và nước men của cái đèn này thích ứng với sản phẩm của các lò gốm của người Chăm dọc theo sông Côn ở tỉnh Bình Định. Lớp men mỏng đã hơi mòn và Chuân quyết định không cạo bỏ lớp vỏ sò bám dính trên đèn vì nó làm cho anh nhớ đến khoảng thời gian dài cái đèn này nằm dưới lòng sông. Có thể nó có niên đại thế kỷ 14. Theo như tôi biết thì một
thích giữ lại vòng vôi này và đây là cái đèn dầu như thế này, điều nên làm bởi vì vòng vôi này ở địa điểm này, bằng thể hiện một phần tiểu sử văn hóa chất liệu này chưa của chiếc bình. Cả hai bình vôi này hề được công bố đều là sản phẩm của các lò gốm trước đây. phía Bắc. Thời xưa ở Việt Ở cái bình vôi đặc biệt nhất và Nam bình vôi có là cái đầu tiên mà Chuân thu thập mặt khắp nơi. Vì được, ta thấy rõ men nâu xám nó có ý nghĩa văn được dùng tô lên các hoa văn khắc hóa và xã hội như vạch trên các tua đắp nổi, trên thế nên không một cái núm ở bên dưới quai bình và bộ sưu tập đồ gốm quanh chân đế. Phần hình cầu một Việt Nam nào có thể mặt khắc chìm hình một con chim hoàn chỉnh mà không bay, có lẽ là con cò, trong khi mặt có một vài cái bình vôi. Bình bên kia là hình một con vật lai kỳ lạ vôi có niên đại sớm nhất trong giống con long mã hoặc là mã hóa bộ sưu tập này là cái bình phủ long. Hai cái bình vôi khác trong bộ men đục nhuốm xanh lục, xương sưu tập có đặc điểm là đảo ngược gốm màu trắng xám. Đặc điểm của màu men. Cả hai bình đều có nó cho thấy nó có niên đại thế kỷ xương gốm màu xám nhưng lớp 14 - 15. Phần trang trí đắp nổi như men phủ trắng trong dễ làm cho hình con sâu tượng trưng cho các người ta nhầm lẫn là men xám. Ba tua của quả cau trong khi phần cái bình vôi này có chung những hình cầu tượng trưng cho quả cau. đặc điểm thích hợp cho thấy rằng Chúng ta có thể nhìn thấy rõ hơn chúng là những sản phẩm của ở bình vôi có quai bình và phần cùng một lò gốm và cùng thời với trang trí đắp nổi gồm một vài quả nhau. Chúng là những sản phẩm cau treo giữa những sợi tua hình của thời kỳ sau này, thế kỷ 18 - 19 chỉ được thể hiện không nổi bật hoặc có thể là đầu thế kỷ 20. Trên lắm được tô men xanh lục. Những thực tế niên đại của những món đồ bình vôi có phần trang trí đắp nổi từng là những vật dụng thiết yếu được tô men xanh lục đã phổ biến cho cuộc sống hàng ngày này cho từ thế kỷ 15 và dường như chúng đến nay vẫn chưa được xác định. vẫn rất thịnh hành trong nhiều thế Chiếc bình vôi để mộc, khắc chìm kỷ. Khá nhiều bình vôi vẫn còn sót hoa văn sóng nước tại chân phễu lại mặc dầu trong phạm vi loại hiện vật này có rất nhiều khác biệt về kiểu dáng và kích cỡ. Thị trường bình vôi gần đây đã trở nên rất phức tạp bởi có nhiều bình vôi đẹp do người Trung Quốc làm và mang sang Việt Nam bán. Những bình vôi trong bộ sưu tập của Chuân là đồ Việt Nam và đã từng là những đồ dùng thiết yếu trong gia đình. Có những dấu hiệu cho thấy chúng đã được sử dụng nhiều. Căn cứ vào quá trình sử dụng thì chúng là đồ sinh hoạt, hiện được bảo quản rất tốt. Một số bình vôi vẫn còn dấu vòng vôi trên miệng bình. Vòng vôi này hình thành khi người ta dùng cái chìa vôi nhỏ để trộn vôi và lấy vôi ra dùng. Quá trình này cuối cùng làm cho một số miệng Bình vôi gốm men trắng trong, xương gốm bình vôi bị lấp kín và do đó màu xám, trang trí hoa văn khắc chìm và phần chấm dứt quá trình sử dụng hoa văn khắc vạch được tô men nâu xám. của chúng. Các nhà sưu tập Cao 18,5cm. THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 3 . 2009 31
CHAÂN DUNG
các loại đất sét, kiểu dáng món đồ, là bình vôi của người Chăm. Loại đặc điểm cấu tạo, kỹ thuật và họa bình vôi này là sản phẩm của một tiết trang trí, các loại men. Dĩ nhiên lò gốm chưa xác định được ở miền điều này không giúp đỡ cho việc Trung. xác định niên đại. Cuối cùng, sự Chiếc hũ gốm phủ men nâu hướng dẫn đáng tin cậy duy nhất nhưng lớp men này không kết chính là đôi mắt tinh tường của dính tốt và đang bong tróc dần. anh. Điều này có thể là do tác động của Giá trị của bộ sưu tập non trẻ một số nhân tố. Nó có thành dày này không chỉ đơn giản nằm ở vẻ và nặng. Kiểu dáng đặc biệt và đáy đẹp của mỗi món đồ mà còn ở sự rộng cho thấy rằng nó được chế thật là chúng có cùng một nguồn tác vì một mục đích cụ thể nào đó, gốc. Rõ ràng là các thương gia khó mà tìm được thông tin về nó. buôn bán đồ gốm Việt Nam đã đến Khi người ta vớt được cái ấm vùng đất này trong khoảng thời nước tô men vàng và xanh lục, gian lâu hơn sử liệu đã đề cập. Đồ khắc chìm hoa lá thì nó đã bị sứt gốm địa phương cũng được sản vòi. Sau đó họ tìm được cái nắp xuất để phục vụ cho nhu cầu của còn nguyên vừa khớp với ấm. nhân dân trong vùng. Các thương Mặc dầu đây là món đồ gốm Trung thuyền mang theo đồ gốm Trung Quốc duy nhất trong bộ sưu tập Quốc cũng đã đến đây và bán rong của Chuân, nhưng nhiều mảnh mặt hàng này khi họ trên đường gốm vỡ của Trung Quốc cũng vào Nam. Bộ sưu tập này thể hiện được tìm thấy trong cát. Một cái tiểu sử của những món đồ gốm đã ấm nước trông giống y hệt ấm xuất hiện và này đã được khai quật tại di chỉ được trao Hamanoyakata ở Kyushu, Nhật đ ổ i Bản, cùng với những đồ gốm men trong khác.(8) Meitoku mô tả mạng lưới phân bố của chúng khác một với mạng lưới phân bố của đồ gốm thương mại cùng thời khác. Đồ gốm men được tìm thấy ở Okinawa, Kyushu và ở Đông Nam Á. Số liệu từ các khu khai quật cho thấy chúng tương đồng với đồ gốm có niên đại thế kỷ 15 - 16 giữa thời nhà Minh. Kamei lưu ý rằng mặc dầu cho đến lúc đó chưa có đồ gốm men nào được phát hiện tại các di chỉ lò gốm nhưng anh ta cho rằng nguồn gốc của chúng là gần Quảng Châu ở Phúc Kiến.(9) Chuân đã đến thăm Bảo tàng Thương mại ở Hội An và Bảo tàng Lịch Bình vôi tô men xanh lục nhạt và xanh lam, xương sử Việt Nam ở thành phố gốm màu xám. Dưới quai bình đắp nổi hoa lá. Hồ Chí Minh. Tài liệu duy Cao 14,5cm. nhất mà anh có là bản photocopy cuốn Thú chơi cổ ngoạn mà bây giờ rất cũ của cộng đồng thương mại bên sông nhà sưu tập quá cố Vương Hồng trong nhiều thế kỷ, cả trước lẫn Sển, nhưng anh có một bộ sưu tập trong một số trường hợp sau khi lớn các mảnh gốm vỡ được dùng chúa Nguyễn đến. Nhờ vào sự để nghiên cứu. Từ những mảnh nhạy bén của Chuân những món vỡ đó anh thu được thông tin về đồ gốm này đã thoát khỏi một kết 32 THÔNG TIN DI SẢN - SỐ 3 . 2009
cục buồn thảm. Một nhà sưu tầm giàu có có quyền chọn mua món cổ vật đẹp nhất, đi đây đi đó sưu tầm, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và lấy tư liệu trong các thư viện. Trong khi một nhà sưu tầm kinh tế eo hẹp thì không biết nhờ vào ai ngoài bản thân anh ta, đôi mắt tinh tường và sự phán đoán của cá nhân anh ta, và trong trường hợp của Chuân thì cộng thêm một chút may mắn nữa. Thanh Duy dịch từ tiếng Anh
Chú thích Vào thời điểm đó núi Hoành Sơn ở tỉnh Quảng Bình hiện nay là biên giới giữa Việt Nam (Đại Việt) với vương quốc Champa. (2) Trước đó giữa Việt Nam và Champa thường xuyên diễn ra các cuộc xâm chiếm lãnh thổ của nhau, và về nhiều mặt nó nằm trong xu hướng rộng lớn của cuộc chiến tranh khu vực Đông Nam Á. Xem Li Tana, Nguyen Cochinchina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries, Cornell Southeast Asian Program, New York, 1998, pp. 19-20. (3) Li Tana, Nguyen Cochinchina: Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries, Cornell Southeast Asian Program, New York, 1998, pp. 11-12, 22-24. (4) Đỗ Bang, Phố cảng vùng Thuận Quảng: thế kỷ XVII - XVIII, Nxb Thuận Hóa, 1996, tr. 94-165. (5) Các tiêu bản gốm được minh họa trong cuốn Ceramic Art of Southeast Asia, Southeast Asian Ceramic Society, Singapore, 1971 của William Willetts và cuốn Southeast Asian Ceramics from the Collection of Mr & Mrs Andrew M. Drzik, Tokyo 1983 của Gakuji Hasebe & Kazuo Omari. Tôi đề cập đến những tài liệu này bởi vì nguồn gốc không phức tạp do không nói đến đồ gốm được mua từ những nguồn khác chẳng hạn như đồ gốm Việt Nam sau thời kỳ đầu xuất khẩu. (6) William Willetts, Ceramic Art of Southeast Asia, Southeast Asian Ceramic Society, Singapore, 1971, p. 133. (7) Bùi Minh Trí và Kerry Nguyễn Long, Gốm hoa lam Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001, tr. 218. (8) Ho Chuimei, ed., Ancient Ceramic Kiln Technology in Asia, Centre of Asian Studies, University of Hong Kong, 1990, p. 117. (9) Meitoku Kamei, “Problems on the Lead-Glazed Wares of the Ming Dynasty”, in Ancient Ceramic Kiln Technology in Asia, Ho Chuimei, ed. Centre of Asian Studies, University of Hong Kong, 1990, p. 118. (1)