Trung chau huyen khong

Page 1

Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

Trung Châu Huyền không Lời ngỏ của Nam Phong: 6 năm tu tập phong thủy biết về Tam Hợp, Bát Trạch, Huyền Không cứ nghĩ rằng đã đủ nói chuyện cát hung. Trải qua 2 tháng ngắn ngủi này mới biết cái đã học thực chỉ là vài bước chân trên con đường vạn dặm; Hà-Lạc rõ lý Tiên-Hậu thiên; Ai tinh Quy tàng rõ lý âm dương; Tam quyết Trung Châu định hồn luận phách; Bản sơn khởi quái thiên bách cục; Hạ quái ai tinh người người hiểu, Thượng quái ai tinh mấy ai tường; 64 quái 384 hào luân chuyển càn khôn... Cái cao sâu phải cầu Tâm Đạo. Cái sâu sắc phải đợi Ngộ Duyên. Thấy nhiều bạn dọ dẫm tìm học mà không được mấy kết quả, từng trải qua cảm giác đó nên không ngại tài hèn Nam Phong trình bày ra đây một phần cái ngộ của cơ duyên mình. Đầu tiên là Huyền không của Trung Châu phái.

Lời dẫn: Huyền không phái Trung Châu mỗi đời chỉ truyền một đệ tử, từ Vương Đình Chi tiên sinh công khai thu nhận 40 đệ tử mà thuật phong thủy của phái mới được biết đến rộng rãi. Huyền không Trung Châu phối hợp cả loan đầu và lý khí, trong lý luận không xem nhẹ bên nào, chỉ loan đầu thôi tức có thể xác mà không có hồn, chỉ lý khí tức có hồn mà không thể xác. Trong cả hai trường hợp đều không dùng được, chỉ là nói suông mà thôi. Huyền là thời gian, không là không gian. Huyền không tức mối liên quan giữa thời gian và không gian vậy. Dưới đây là phần căn bản của Trung Châu huyền không lý khí, trong quá trình viết có thể những mục bên dưới sẽ được bổ sung thêm các phần liên quan cho hoàn chỉnh thêm, mỗi lần có bổ sung Nam Phong sẽ thêm bên dưới các đề mục này. Phần 1 Huyền không lý khí nhập môn hậu thiên cấp số hợp tiên thiên, bát quái cửu tinh nhất khí liên, tứ tượng trung ương quy bản vị, ngũ hành nội ngoại các hoàn nguyên, 1. cửu vận suy vượng luận sinh tử: 2. hạ quái và kiêm quái tinh bàn cách cục Điên điên đảo đảo địa phiên thiên, khí vận tuần hoàn lục thập niên, châu bảo hoả khanh phân đối diện, hoả khanh châu bảo cận thân biên, thế tinh chỉ dụng thập tam tinh , khước dụng tham lang phôi giáp thân . 1


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

dụng thế cự môn nhâm mão ất , sửu cấn bính sơn thế phá quân . tốn quái tam sơn giai vũ khúc , canh dần hữu bật lưỡng tinh lâm dương thuận âm nghịch cách nhất vị , thị vi không vị kị lưu thần 3. hình lý phối hợp Kiền khôn biến hoá dịch môn khai, thiên địa nhân thông nhiệm vãng lai, cửu trực cửu hoành phân cửu diệu , tam kinh tam vĩ hợp tam tài, 4. thất tinh đả kiếp phân chân giả Thất tinh đả kiếp thiểu nhân tri, diệu nghĩa chung quy lưỡng ngộ thời, hoạ phúc quân phân bằng thiện ác, cát hung phán đoán hữu công tư, Ly cung tương hợp thuyết quân tri, lưỡng cá kim tinh tính thể thời, tế biện âm dương phân thuận nghịch, tường suy thiên địa hợp can chi, 5. thức đắc phụ mẫu tam ban quái ,dĩ thị chân thần lộ 6. liên châu cục 7. luận phục ngâm 8. luận phản ngâm 9. lưu thần ---dương thuận âm nghịch cách nhất vị 10. linh thần、chính thần tương đắc Âm dương nhị tự lưỡng tinh thần, long thuỷ tương giao lý khí chân, khảm vị sinh lai vi chính hướng, ly cung khắc nhập thị linh thần, 11. âm dương tương đối ,toạ hướng hợp thập 2


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

12. thành môn nhất quyết tối vi lương 13. lệnh tinh nhập tù 14. ngũ vận trung bát thuần quái Phần 2 Trung Châu tam quyết 1. An tinh quyết 2. Bài long quyết 3. Thu sơn xuất sát quyết

1. cửu vận suy vượng luận sinh tử: Cửu tinh sinh vượng suy tử: Lập tinh bàn điều quan trọng trước hết là phải nhận biết sinh vượng suy tử của cửu tinh. Huyền không dùng 20 năm làm một vận, 3 vận tức 60 năm làm một nguyên, 9 vận cộng thành 3 nguyên. Hiện nay là vận 8 từ năm 2004 đến năm 2024, vận 8 thì Bát bạch Tả phụ là vượng tinh, cửu tử là sinh khí tinh. Vượng tinh của 9 vận liệt kê như bên dưới: nhất vận

nhất bạch tham lang là vượng tinh

nhị vận

nhị hắc cự môn là vượng tinh

tam vận

tam bích lộc tồn là vượng tinh

tứ vận

tứ lục văn khúc là vượng tinh

ngũ vận

ngũ hoàng liêm trinh là vượng tinh

lục vận

lục bạch võ khúc là vượng tinh

thất vận

thất xích phá quân là vượng tinh

bát vận

bát bạch tả phụ là vượng tinh

cửu vận

cửu tử hữu bẫn là vượng tinh

Sao đương vận là vượng tinh, 2 sao kế tiếp là sinh khí tinh, như vận 8 dùng cửu tử và nhất bạch; vận 9 dùng nhất bạch và nhị hắc. Tuy nhiên phải chú ý sự sinh khắc của vận tinh và sinh khí tinh. Như vận 8 dùng cửu tử thì tương sinh, dùng nhất bạch thì tương khắc. Như vận 9 dùng nhất bạch là tương khắc, các vận khác cũng suy như vậy. Luận sinh khí tinh như vận 8 dùng cửu tử thì tốt vì được sinh nhập, dùng nhất bạch lại không bằng do vừa là sao sinh khí xa vừa khắc xuất với sao đương vận. Có sinh vượng tất có suy tử, tại vận 8 thất xích là sao thoái khí, vô cát vô hung, các sao xa khác như lục bạch, ngũ hoàng, tứ lục, tam bích, nhị hắc là sao suy tử. Chú ý rằng sao thoái khí tuy tạm thời vô cát vô hung nhưng nếu hình thế tại nơi nó đóng xấu thì sẽ khởi phát hung tính và sao chuyển thành hung. Huyền không luận cát hung chủ yếu ở cửu tinh sinh vượng suy tử, âm đương hai trạch như nhau, cần tìm nơi sinh vượng khí để dùng, tránh nơi suy tử, là nguyên tắc

3


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

chính. Cụ thể vận dụng thì âm dương hai trạch có những điểm không giống nhau. Khẩu quyết về định sinh vượng suy tử của cửu tinh: “đang vận giả vượng, tướng lai giả sinh. kỉ quá giả suy, cửu quá giả tử .”

Tiên thiên hậu thiên hỗ dụng Phần trên trình bày thì cửu tinh mỗi vận chỉ dùng được nhiều lắm là tam tinh, riêng thoái khí tinh nếu ở tình thế chẳng thể khác cũng có thể miễn cưỡng mà dùng. Trung Châu Huyền không dụng tinh không chỉ bấy nhiêu đó mà xem cụ thể vấn đề tiên thiên hậu thiên hỗ trợ với nhau mà dụng tinh “tiên thiên, hậu thiên bát quái phương vị tác vi biến thông chi đạo lai thủ dụng” như sau: Như hiện nay vận 8 vượng tinh là Bát bạch tại hậu thiên Cấn cung, Cấn cung hậu thiên tại tiên thiên là Chấn nên Tam bích cùng Bát bạch là thông khí tinh, Cấn cung tiên thiên tại hậu thiên là Càn nên Lục bạch cùng Bát bạch là thông khí tinh. Nên vận 8 ngoài các sao Bát bạch, Cửu tử, Nhất bạch, Thất xích thì khi phối hợp dùng tinh thông khí thì Tam bích và Lục bạch đều nên dùng. Nên nhớ khi dùng các tinh thông khí thì phải kết hợp với sao nguyên vận, không dùng các sao thông khí một cách riêng lẻ được. Các vận khác cũng theo như thế. Để các bạn đỡ mất thời gian tôi đã tính sẵn các Nguyên vận Tiên thiên Hậu thiên đối ứng thông khí như sau: nhất vận: 1 thông cùng 2,7 nhị vận: 2 thông cùng 1,4 tam vận: 3 thông cùng 8,9 tứ vận: 4 thông cùng 2,7 ngũ vận: 5 thông cùng 2,8(vì Ngũ hoàng ký thác nơi Khôn Cấn) lục vận: 6 thông cùng 8,9 thất vận: 7 thông cùng 1,4 bát vận: 8 thông cùng 3,6 cửu vận: 9 thông cùng 3,6 Để cửu tinh sinh vượng phát huy được mức tối đa thì nên chú ý vấn đề sinh khắc. Như phòng ốc thì chọn nơi sơn tinh sinh vượng nhưng phải chú ý không nên để hướng tinh khắc sát sơn tinh, nếu khắc sát thì vượng tinh sơn khó phát huy được tác dụng cao. Làm cửa đường đi thì chọn nơi sinh vượng của hướng tinh nhưng phải chú ý không nên để sơn tinh khắc sát hướng tinh, nếu khắc sát thì vượng tinh hướng khó phát huy tác dụng cao. Nếu có tình huống khắc sát xảy ra phải hóa giải, lấy câu “chế không bằng hóa” mà dùng.

4


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

2. hạ quái và kiêm quái tinh bàn cách cục Điên điên đảo đảo địa phiên thiên, khí vận tuần hoàn lục thập niên, châu bảo hoả khanh phân đối diện, hoả khanh châu bảo cận thân biên, La bàn 360 độ chia ra 8 cung 24 sơn, mỗi sơn 15 độ. Tính từ trung tâm mỗi sơn qua hai bên 4,5 độ, tức 9 độ giữa mỗi sơn thì dùng Hạ quái. 6 độ còn lại của mỗi sơn(3 độ mỗi bên biên của sơn) thì dùng Thế quái(còn gọi kiêm hướng). Cụ thể nhị thập tứ sơn mỗi sơn hạ quái thế quái độ số như sau: Cung Khảm: Nhâm sơn 337.5 độ đến 352.5độ. 340.5 đến 349.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Tý sơn 352.5 độ đến 007.5độ. 355.5 đến 004.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Quý sơn 007.5 độ đến 022.5 độ. 007.5 đến 019.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Cung Cấn: Sửu sơn 022.5 độ đến 037.5 độ. 025.5 đến 034.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Cấn sơn 037.5 độ đến 052.5 độ. 040.5 đến 049.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Dần sơn 052.5 độ đến 067.5 độ. 055.5 đến 064.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Cung Chấn: Giáp sơn 067.5 độ đến 082.5 độ. 070.5 đến 079.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Mão sơn 082.5 độ đến 097.5 độ. 085.5 đến 094.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Ất sơn 097.5 độ đến 112.5 độ. 100.5 đến 109.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Cung Tốn: Thìn sơn 112.5 độ đến 127.5 độ. 115.5 đến 124.5 ñoä duøng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Tốn sơn 127.5 độ đến 142.5 độ. 130.5 đến 139.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Tị sơn 142.5 độ đến 157.5 độ. 145.5 đến 154.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Cung Ly: Bính sơn 157.5 độ đến 172.5 độ. 160.5 đến 169.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh .

5


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

Ngọ sơn 172.5 độ đến 187.5 độ. 175.5 đến 184.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Đinh sơn 187.5 độ đến 202.5 độ. 190.5 đến 119.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Cung Khôn: Mùi sơn 202.5 độ đến 217.5 độ. 205.5 đến 214.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Khôn sơn 217.5 độ đến 232.5 độ. 220.5 đến 229.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Thân sơn 232.5 độ đến 247.5 độ. 235.5 đến 244.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Cung Đoài: Canh sơn 247.5 độ đến 262.5 độ. 250.5 đến 259.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Dậu sơn 262.5 độ đến 277.5 độ. 265.5 đến 274.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Tân sơn 277.5 độ đến 292.5 độ. 280.5 đến 289.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Cung Càn: Tuất sơn 292.5 độ đến 307.5 độ. 295.5 đến 304.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Càn sơn 307.5 độ đến 322.5 độ. 310.5 đến 319.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh . Hợi sơn 322.5 độ đến 337.5 độ. 325.5 đến 334.5 độ dùng hạ quái ai tinh. Hai biên 3 độ khởi thế quái ai tinh .

Hạ quái tinh bàn an tinh pháp: Huyền không phong thuỷ tinh bàn bao gồm vận tinh bàn, sơn tinh bàn, hướng tinh bàn phối hợp phán đoán cát hung

Vận tinh bàn: Huyền không chia 180 năm thành 3 nguyên 9 vận, mỗi vận 20 năm do một sao quản vận nhập trung cung thuận phi theo lường thiên xích gọi là vận tinh bàn. Như hiện nay thuộc về Hạ nguyên vận 8(từ 2004 đến 2024). 9 Vận tinh bàn: nhất bạch tham lang quản nhất vận, giáp tý giáp tuất 20 năm 9---5---7 8---1---3 4---6---2

6


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

nhị hắc cự môn quản nhị vận, giáp thân giáp ngọ 20 năm 1---6---8 9---2---4 5---7---3 tam bích lộc tồn quản tam vận, giáp thìn giáp dần 20 năm 2---7---9 1---3---5 6---8---4 tứ lục văn xương quản tứ vận, giáp tý giáp tuất 20 năm 3---8---1 2---4---6 7---9---5 ngũ hoàng liêm trinh quản ngũ vận, giáp thân giáp ngọ 20 năm 4---9---2 3---5---7 8---1---6 lục bạch vũ khúc quản lục vận, giáp thìn giáp dần 20 năm 5---1---3 4---6---8 9---2---7 thất xích phá quân quản thất vận, giáp tý giáp tuất 20 năm 6---2---4 5---7---9 1---3---8 bát bạch tả phụ quản bát vận, giáp thìn giáp dần 20 năm 7---3---5 6---8---1 2---4---9 cửu tử hữu bật quản cửu vận, giáp thân giáp ngọ 20 năm 8---4---6 7---9---2 3---5---1

Sơn-Hướng tinh bàn: Căn cứ vào thời gian hiện tại thuộc vận nào và sơn(phía hậu của trạch mộ), hướng do sao nào đóng mà đem hai sao ấy nhập trung cung cùng sao vận. Trung Châu Huyền không quy ước sao bên trái là sao sơn, sao bên phải là sao hướng, phân mỗi cung 3 sơn thành Địa nguyên-Thiên nguyên và Nhân nguyên đếm theo thứ tự từ bên trái qua, như cung Khảm thì sơn Nhâm là Địa, Tý là Thiên, Quý là Nhân; cung Cấn thì Sửu là 7


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

Địa, Cấn là Thiên, Dần là Nhân… Dựa vào sơn hướng thuộc Địa, Thiên hay Nhân nguyên mà xem Địa, Thiên hay Nhân nguyên tương ứng của sao sơn hướng để nhận âm dương, nếu là âm thì sao sơn hoặc hướng ấy sẽ phi ngịch 9 cung(theo chiều giảm dần), nếu là dương thì sao sơn hoặc hướng ấy sẽ phi thuận 9 cung(theo chiều tăng dần như vận bàn). Thứ tự phi tinh là đầu tiên ở Trung cung->Tây Bắc->Tây->Đông Bắc>Nam->Bắc->Tây Nam->Đông->Đông Nam. Âm dương các sao: Sao 1, 3, 7, 9: Địa-Dương; Thiên,Nhân-Âm Sao 2, 4, 6, 8: Địa-Âm; Thiên, Nhân: Dương Sao 5: xem trung cung sao vận là sao nào thì lầy âm dương theo sao đó. Ví dụ vận 8 đo hướng được 176 độ, tọa sơn thuộc sơn Tý, cung Khảm; hướng thuộc sơn Ngọ, cung Ly. Vận bàn: 7---3---5 6---8---1 2---4---9 Sơn bàn: Lấy 4 là sao tọa sơn nhập trung cung, vì sơn Tý thuộc Thiên nguyên nên sao 4 lấy âm dương theo Thiên nguyên của 4 tức là dương, phi thuận: 3---8---1 2---4---6 7---9---5 Hướng bàn: Lấy 3 là sao đầu hướng nhập trung cung, vì sơn Ngọ thuộc Thiên nguyên nên sao 3 lấy âm dương theo Thiên nguyên của 3 tức là âm, phi nghịch: 4---8---6 5---3---1 9---7---2 Tổng hợp tinh bàn như sau: 174---838---156 265---483---611 729---947---592

Thế quái tinh bàn an tinh pháp: Khi sơn hướng lệch khỏi trung tâm sơn 4,5 độ thì không dùng cách khởi tinh bàn Hạ quái như bên trên mà phải dùng Thế quái: Trung Châu phái sở truyền dùng thế quái phép tắc như sau: - Trong một cung, âm kiêm âm, dương kiêm dương không dùng thế tinh, âm dương tương kiêm mới dùng thế tinh: Như cung Khảm Tý sơn với Quý sơn đồng thuộc âm, Nhâm sơn là dương. Nếu kim la bàn ở Tý nhưng lệch hơn 4,5 độ tính từ trung tâm của sơn, lệch về bên Quý sơn thì không dùng thế tinh do Tý và Quý đều là âm, vẫn dùng Hạ 8


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

quái khởi tinh như bên trên. Nếu lệch về bên Nhâm sơn thì dùng thế quái do Nhâm Tý là âm dương tương kiêm. - Xuất quái phải thế, không cần xét âm dương: Như Quý sơn khi kim la bàn lệch hơn 4,5 độ tính từ trung tâm của sơn về phía bên Sửu thì dù Quý và Sửu đều là âm vẫn dùng thế tinh do Quý thuộc về Khảm, Sửu lại thuộc về Cấn. Trung Châu phái mật truyền khẩu quyết thế quái như sau: “Thế tinh chỉ dụng thập tam tinh , khước dụng tham lang phôi giáp thân . dụng thế cự môn nhâm mão ất , sửu cấn bính sơn thế phá quân . tốn quái tam sơn giai vũ khúc , canh dần hữu bật lưỡng tinh lâm dương thuận âm nghịch cách nhất vị , thị vi không vị kị lưu thần “ Dịch nghĩa: Thế tinh chỉ dùng 13 sơn, các sơn còn lại không dùng thế mà dùng Hạ quái. Giáp Thân sơn dùng Tham lang thế, tức dùng 1 nhập trung phi động. Nhâm Mão Ất sơn dùng Cự Môn thế, tức dùng 2 nhập trung phi động. Sửu Cấn Bính sơn dùng Phá quân thế, tức dùng 7 nhập trung phi động. Thìn Tốn Tị sơn dùng Vũ khúc thế, tức dùng 6 nhập trung phi động. Canh Dân sơn dùng Hữu bật thế, tức dùng 9 nhập trung phi động. (Riêng 2 câu cuối đến phần Lưu thần sẽ giải thích rõ) Như vận 8 Giáp sơn Canh hướng kiêm Dần Thân: Vận tinh bàn: 7---3---5 6---8---1 2---4---9 Sơn tinh bàn: Giáp kiêm Dần do kiêm xuất quái nên phải dùng thế tinh, sơn tinh 6 tại Địa nguyên long là sơn Tuất, Tuất trong khẩu quyết không có thế tinh nên vẫn dùng 6 nhập trung, Tuất là âm nên phi ngịch 7---2---9 8---6---4 3---1---5 Hướng tinh bàn: Canh kiêm Thân do kiêm xuất quái nên phải dùng thế tinh, hướng tinh 1 tại Địa nguyên long là sơn Nhâm, Nhâm dùng Cự môn thế(2), vì Nhâm dương nên 2 nhập trung thuận phi: 1---6---8 9---2---4 9


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

5---7---3 Tổng hợp tinh bàn 771---236---958 869---682---414 325---147---593

Huyền không hạ quái tinh bàn tứ cục: Hạ quái ai tinh 9 vận 24 sơn hướng tổng cộng có hơn 200 cục, tủy nhiên có thể chia thành 4 loại cục thế như sau: đáo sơn đáo thủy(còn gọi vượng sơn vượng hướng); thượng sơn hạ thủy; song tinh hội tọa; song tinh hội hướng. (1) đáo sơn đáo thuỷ: là tinh bàn đương vận sơn tinh phi đáo toạ sơn cung vị, đương vận hứong tinh phi đáo hướng thủ cung vị . như vận 7 mão sơn dậu hướng ----661---125---843 sơn 752---579---397 hướng ----216---934---488 Đương vận thất xích sơn tinh đáo toạ sơn cung vị, đương vận thất xích thuỷ tinh đáo hướng thủ cung vị. (2) thượng sơn hạ thuỷ: là tinh bàn đương vận sơn tinh phi đáo hướng thủ cung vị, đương vận hướng tinh phi lâm toạ sơn cung vị . như vận 7 tị sơn hợi hướng sơn 567---123---345 ----456---678---891 ----912---234---789 hướng Đương vận thất xích sơn tinh phi đáo hướng thủ cung vị, đương vận thất xích thuỷ tinh phi đáo toạ sơn cung vị (3) song tinh hội toạ: là tinh bàn đương vận sơn tinh và hướng tinh đều phi đáo tọa sơn như vận 7 tý sơn ngọ hướng ------hướng 461---826---648 559---372---194 915---737---283 ------sơn Đương vận vượng tinh thất xích sơn tinh, thuỷ tinh phi đáo toạ sơn cung vị (4)song tinh hội hướng: là tinh bàn đương vận sơn tinh và hướng tinh đều phi đáo hướng thủ như vận 7 ngọ sơn tý hướng 10


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

------sơn 164---628---846 955---273---491 519---737---382 ------hướng Đương vận vượng tinh thất xích sơn tinh, thuỷ tinh phi đáo hướng thủ cung vị

Độ số la bàn tọa hướng không thể dùng: Khi sử dụng la bàn để định tọa độ cho mộ trạch, có 3 loại tọa hướng cần chú ý mà tránh:

Thứ nhất: âm dương tương kiêm trong 1 quái: Khi tinh bàn kiêm hướng tức là đã vượt khỏi 4,5 độ trung tâm của sơn thì mỗi bên sẽ còn 3 độ, nếu kiêm hướng trong phạm vi 1,5 độ(tức từ 4,5 đến 6 độ so với trung tâm của sơn) thì bình thường. Nếu kiêm vượt khỏi 1,5 độ(tức từ 6 đến 7,5 độ so với trung tâm của sơn) thì lúc này khí bác tạp nhiều nên không tốt, sẽ dẫn đến chuyện kiện tụng, bệnh tật, bất hòa gia đình hoặc các việc dẫn đến phá tài… tùy tinh bàn mà phát sinh. Nếu kiêm hướng trong một quái, hai sơn tương kiêm đều là dương hoặc đều là âm, khi kiêm hướng vượt ra ngoài phạm vi 1,5 độ như nói trên, nếu tinh bàn và loan đầu phối hợp tốt thì không hung mà cát, tuy nhiên khi vận qua rồi thì sẽ có hung sự, cần tinh tế cân nhắc thận trọng khi dùng. Nếu hai sơn tương kiêm là âm dương thì tuyệt đối không được sử dụng tương kiêm ngoài 1,5 độ như trên. Tinh bàn có đẹp, loan đầu có tốt cũng có hung sự, thậm chí đại hung. Đây là tọa hướng tuyến không nên dùng.

Thứ hai: xuất quái toạ hướng tuyến: Theo Trung Châu thế quái pháp thì khi kiêm hướng xuất quái như Nhâm sơn kiêm Hợi sơn, nếu tương kiêm ngoài 1,5 độ(tức từ 6 đến 7,5 độ so với trung tâm của sơn) là tối hung, đại phá tài, sinh bệnh tật triền miên. Đây là tọa hướng tuyến không nên dùng.

Thứ ba: tuyến không châm Nói tuyến không châm tức là nói tọa hướng rơi vào đường phân giới của 24 sơn, chia làm hai loại: đường phân giới của 2 sơn trong một quái và đường phân giới của 2 sơn trong 2 quái, phàm rơi vào tuyến không châm thì không cách chi cứu vãn, chỉ phải bỏ không dùng vì dùng thì phát sinh đại hung. 3 loại tọa hướng bên trên không thể dùng các phương pháp để điều chỉnh được(mặc dù ở tình huống thứ nhất có một loại tọa hướng tạm dùng nhưng cũng sẽ phát sinh hung sự khi vận hiện tại qua đi). Một lần nữa cần nhấn mạnh: Tọa hướng hung là nên tránh.

11


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

3. hình lý phối hợp Kiền khôn biến hoá dịch môn khai, thiên địa nhân thông nhiệm vãng lai, cửu trực cửu hoành phân cửu diệu, tam kinh tam vĩ hợp tam tài, Phi tinh phối hợp phân làm 4 loại: đáo sơn đáo hướng(phát tài đinh), thượng sơn hạ thủy(tổn tài đinh), song tinh hội hướng(phát tài tổn đinh), song tinh hội tọa(phát đinh tổn tài); 4 tên gọi này để nói cục thế, kỳ thực không phải nói suy vượng. Trung Châu xem việc kết hợp mệnh tử vi, bài long, tinh bàn và hình thể xung quanh mới đủ yếu tố đo lường suy vượng sinh tử. Phần này chỉ nói về việc kết hợp hình thế chung quanh và tinh bàn mà không nói đến 2 yếu tố còn lại. Mỗi một cục thế đều có 4 cục ở trong đó. - Nói đáo sơn đáo hướng tức vượng tinh của hướng phi đến đầu hướng, vượng tinh của sơn phi đến tọa sơn. Nếu phía trước có thủy, hình thế khoan khoát rộng rài(thế không), phía sau có nhà cao tầng hay hình thế cao(thế mãn) mới là đắc cách đáo sơn đáo hướng; Nếu hình thế đảo ngược thì dù tên gọi đáo sơn đáo hướng thực lại là phản cục thượng sơn hạ thủy cách; nếu trước mặt khuyết thủy hay có nhà cao, gò cao thì là thượng sơn cách; nếu trước mặt khuyết sơn hay kiến thủy thì lại là hạ thủy cách. - Nói thượng sơn hạ thủy tức vượng tinh của hướng phi đến tọa sơn, vượng tinh của sơn phi đến đầu hướng. Nếu phía trước có thủy, hình thế khoan khoát rộng rài(thế không), phía sau có nhà cao tầng hay hình thế cao(thế mãn) là chính cách thượng sơn hạ thủy; Nếu hình thế đảo ngược thì dù tên gọi thượng sơn hạ thủy thực lại là đảo kị long cách đáo sơn đáo hướng; nếu trước mặt khuyết thủy hay có nhà cao, gò cao thì là đáo sơn cách; nếu trước mặt khuyết sơn hay kiến thủy thì lại là đáo thủy cách. - Nói song tinh hội hướng tức vượng tinh của hướng, tọa phi đến đầu hướng. Nếu phía trước có sơn, có thủy là đắc cách song tinh hội hướng; tiên kiến thủy, hậu kiến sơn là thượng cách; tiên kiến sơn hậu kiến thủy là thứ cách; Nếu trước mặt chỉ có thủy không có sơn là đáo thủy cách; nếu trước mặt chỉ có sơn không có thủy là đáo sơn cách; Nếu vô sơn vô thủy là phản cục thượng sơn hạ thủy cách. - Nói song tinh hội tọa tức vượng tinh của hướng, tọa phi đến tọa sơn. Nếu phía sau có sơn, có thủy là đắc cách song tinh hội tọa; tiên kiến sơn, hậu kiến thủy là thượng cách; tiên kiến thủy hậu kiến sơn là thứ cách; Nếu chỉ có thủy không có sơn là đáo thủy cách; nếu trước mặt chỉ có sơn không có thủy là đáo sơn cách; Nếu vô sơn vô thủy là phản cục thượng sơn hạ thủy cách. Một cục mà hàm chứa 4 cục mới là ý nghĩa thực của đáo sơn đáo hướng, thượng sơn hạ thủy, song tinh đáo hướng, song tinh đáo tọa. 24 sơn 9 vận không kể thế tinh, có 216 tinh bàn, hợp cùng bài long, tử vi sinh vượng hưu tù của mỗi đời người thành vô số cách. Bài long nói thất hung ngũ cát kỳ thực không cố định như vậy, có lúc hung tinh lại là cát tinh, có lúc cát tinh lại là hung tinh nếu khắc sát mộ trạch. Long có sinh vượng hưu tù, Thời có sinh vượng hưu tù, mệnh cũng có sinh vượng hưu tù. Địa-Thiên-Nhân 3 vượng là bất bại, 1 suy 2 vượng là cát, 1 vượng 2 suy thì bình, 3 suy là bại. Trong cái vượng cũng có thấp cao, trong cái bại cũng có thấp cao, lời nói tương đối là vậy, nên có hai nhà cạnh nhau mà bên thành bên bại. Các bạn hữu duyên sẽ tường được ý này.

12


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

4. thất tinh đả kiếp phân chân giả Thất tinh đả kiếp thiểu nhân tri, diệu nghĩa chung quy lưỡng ngộ thời, hoạ phúc quân phân bằng thiện ác, cát hung phán đoán hữu công tư, Ly cung tương hợp thuyết quân tri, lưỡng cá kim tinh tính thể thời, tế biện âm dương phân thuận nghịch, tường suy thiên địa hợp can chi,

Thất tinh hàm ý: Huyền không học có một cách cục gọi là Thất tinh đã kiếp, gọi là Thất tinh đã kiếp do từ cửu tinh nghịch số 7 vị mà ra, như tam bích đếm nghịch số 7 vị là lục bạch, tiếp lục bạch đếm nghịch sổ 7 vị là cửu tử… cứ nghịch số 7 vị trí bài tinh thì sẽ xuất hiện 3 tổ hợp số như sau: nhất

tứ

thất

nhị

ngũ

bát

tam

lục

cửu

Thất tinh đả kiếp tác dụng để đoạt vượng khí của tam nguyên, như bát vận hạ nguyên vượng khí, dụng thất tinh đả kiếp có thể thu thượng nguyên nhị hắc, trung nguyên ngũ hòang vượng khí. Sở dĩ như vậy vì nhị ngũ bát là một tổ hợp của thất tinh, tổ hợp náy chủ yếu vượng về tài phú và quan vị, tổ hợp nhất tứ thất chủ yếu vượng về văn chương nghệ thuật, tổ hợp tam lục cửu chủ yếu vượng về quý hiển.

Chân giả đả kiếp: Cửu tinh phân 3 tổ hợp, tinh diệu phân bố tại lạc thư cửu cung cũng chính là vị trí dụng của Thất tinh đã kiếp. đệ nhất tổ hợp: nhất tứ thất - khảm cung tốn cung đoái cung đệ nhị tổ hợp: nhị ngũ bát - khôn cung trung cung cân cung đệ tam tổ hợp: tam lục cửu - chấn cung càn cung li cung Thất tinh đả kiếp cách cục tinh bàn chỉ tồn tại khi song tinh hội toạ hoặc song tinh hội hướng. Ngoại trừ hai điều này thì không thành cục thế. Trung châu phái sở truyền huyền không học Thất tinh đã kiếp cách cục phải có 5 điều kiện: nhất: Song tinh đáo hướng

13


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

nhị: 3 tổ hợp số bên trên phải phân bố ở 3 cung: Li, Càn, Chấn. Thư vân: “thức đắc phụ mẫu tam ban quái, kỉ thị chân thần lộ; bắc đẩu thất tinh khứ đả kiếp, Li cung yếu tương hợp ” Hai câu nói rõ Li cung mới là chân đả kiếp, Trung châu phái không dùng khảm cung giả đả kiếp chi pháp. Tam: toạ hướng mộ trạch phải là Li hoặc Càn hoặc Chấn. Ngoại trừ 3 tọa hướng này, 5 tọa hướng còn lại(không kể trung cung) không bào giờ hình thành cục Thất tinh đã kiếp cả. như vận 7 nhâm sơn bính hướng 263---727---945 154---372---599 618---836---481 tứ: đả kiếp ở tam cung hỗ tương thông khí. Phải dùng khai môn là thượng cách, hoặc làm đường đi, hoặc dùng làm phòng, nếu là phòng thì mở cửa phòng cũng ngay ở 3 cung đó. Như vận 7 nhâm sơn bính hướng bên trên thì tại li, càn, chấn 3 cung bố trí. Ngũ: Đả kiếp cách cục nếu gặp phản phục lệnh thì phải bỏ không dùng được. Khi sơn tinh hoặc hướng tinh là sao 5 nhập trung cung, nếu thuận phi là phục lệnh, nghịch phi là phản lệnh. Như vận 9 nhâm sơn bính hướng 485---949---267 376---594---722 831---158---613 Li cung song tinh đáo hướng, tuy nhiên vì sao sơn là 5 nhập trung thuận phi là phục lệnh nên cục này không nên dùng mặc dù là đả kiếp vì dùng thì đại hung cho nhân khẩu trong trạch đó. Lời bàn thêm của Nam Phong: Thất tinh đã kiếp của Trung Châu phái đinh ninh ngay lời đầu tiên là chỉ dùng khi tọa hướng nằm trong 3 cung: Li, Càn, Chấn và khi song tinh hội tọa hoặc song tinh hội hướng nhưng ở thượng quyển này của Trung Châu huyền không chỉ minh pháp song tinh hội hướng mà thôi, khi song tinh hội tọa cần thêm một vài điều kiện nửa mới dùng được. Các bạn hết sức lưu ý điều này.

5. Thức đắc phụ mẫu tam ban quái, dĩ thị chân thần lộ: Huyền không học có 2 loại tam ban quái là phụ mẫu tam ban quái và liên châu tam ban quái. “Thiên ngọc kinh” câu mở đầu: “giang đông nhất quái tòng lai cát, bát thần tứ cá nhất; giang tây nhất quái bài long vị, bát thần tứ cá nhị; nam bắc bát thần cộng nhất quái, đoan đắc ứng vô sai”. 3 câu khẩu quyết thiên cổ chi mê. Chiếu quan điểm trung châu phái thì hai câu đầu giảng về thế quái, câu cuối giảng phụ mẫu tam ban quái. Trung châu phái khởi thế quái ai tinh khẩu quyết, trong một quái hai sơn đồng âm hoặc đồng dương không dùng thế tinh, âm dương tương kiêm mới phải dùng thế tinh. Suy ngẫm kỹ thì 2 câu cổ quyết đầu giảng thế tinh khởi pháp phân đồng âm hoặc đồng dương. “Nam bắc bát thần cộng nhất quái, đoan đích ứng vô sai” giảng phụ mẫu tam ban quái. “bát thần” chỉ bát quái, “nam” tức li quái, “bắc ” tức khảm quái. Thư vân: “kinh tứ vị khởi phụ mẫu” tức ngụ ý này, theo phương vị lạc thư nghịch kinh tứ vị như sau: Li quái(9) nghịch tứ vị là Càn quái(6), càn quái nghịch tứ vị là chấn quái(3) 14


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

Khảm quái(1) nghịch tứ vị là tốn quái(4), tốn quái nghịch tứ vị là đoài quái(7) Cân quái(8) nghịch tứ vị là trung quái(5), trung quái nghịch tứ vị là khôn quái(2) Đây chính là tổ hợp phụ mẫu tam ban quái, mặc dù với tổ hợp Thất tinh đã kiếp có giống nhau về các bộ số nhưng bản chất hai cái lại hoàn toàn khác nhau, các bạn cần lưu ý điều này. Nếu trong tinh bàn sơn, hướng, vận tinh hợp lại thành các tổ hợp số của phụ mẫu tam ban quái như trên thì tinh bàn này là tinh bàn Phụ mẫu tam ban quái. Xem xét cửu vận thì tinh bàn phụ mẫu tam ban quái chỉ xuất hiện ở vận 2, vận 5 và vận 8, còn lại 6 vận khác thì không có cách cục này. Ví dụ như vận 2 Cấn sơn Khôn hướng: 417---963---285 396---528---741 852---174---639 bát vận dần sơn thân hướng 174---639---852 963---285---417 528---741---396 ngũ vận khôn sơn cân hướng 147---693---825 936---258---471 582---714---369 Nếu để ý nhận xét thì các bạn sẽ thấy toàn bộ tinh bàn Phụ mẫu tam ban quái đều là thượng sơn hạ thủy cục, do đó Trung Châu phái lưu ý: 1. Phụ mẫu tam ban quái chỉ vượng tài, xuất cự phú nhưng không hiển quý, không xuất vừa phú đại vừa quý hiển. 2. Tinh bàn Phụ mẫu tam ban quái là thượng sơn hạ thủy cục nên hình thế bên ngoài phải hợp cách đảo kị long(tọa không triều mãn) tức phía hướng cần cao(kiến sơn, kiến trạch, địa thế cao…) phía tọa cần thấp(trống thóang, kiến thủy, kiến đạo lộ…) mới là hợp cách, bằng ngược lại chẳng những không vượng tài còn gặp hung họa. Sở dĩ lí khí và loan đầu hỗ tương kiến cát là vậy. 3. Phụ mẫu tam ban quái chỉ dùng được trong vận, đại phát trong vận, vận qua rồi nếu không thay đổi, chủ tài bại tuyệt, hung bất khả ngôn. Điểm này các bạn phải đặc biệt lưu ý.

6. liên châu cục(liên như cục): Phần trước đã nói về Phụ mẫu tam ban quái, phần này tiếp Liên châu tam ban quái (cũng gọi là Liên như cục). Để nhận diện được Liên châu tam ban quái thì nhìn trên tinh bàn cả 9 cung, mỗi cung Vận-Sơn-Hướng tinh đều hợp thành các nhóm số liên tiếp 123, 234, 345, 456, 567, 678, 789, 891, 912 thì đấy chính là Liên châu tam ban quái. Ví dụ vận 7 Càn sơn Tốn hướng: 765---321---543 15


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

654---876---198 219---432---987 Trung Châu phái xem Liên châu tam ban quái là hung cục. Bài long dù hợp cách nhưng gặp phải tinh bàn Liên châu tam ban quái thì trước phát nhưng về sau đại bại. Nếu bài long gặp hung long thì họa đến ngay tức thì. Nếu là tân trạch (nhà mới chuyển đến, mới xây) bài được cát long thì 3 năm đầu vô sự, sau 3 năm thì bắt đầu chuyển hung. Trong trường hợp 3 năm đầu phát mạnh thì cái hung về sau không cứu vãn nổi, “vô pháp hóa giải chi hung”. Trung Châu phái chia Tam ban quái ra làm 3 loại: Thất tinh đã kiếp, Phụ mẫu tam ban, Liên châu tam ban để người học không lầm lẫn, hai loại đầu tùy hình cục mà có cát có hung, riêng loại sau cùng phải tránh không thể dùng.

7. luận phục ngâm Huyền không có 2 loại tinh bàn gọi là phục ngâm và phản ngâm(phục lệnh và phản lệnh), cả hai loại tinh bàn này đều là hung bàn, hung họa đến từ tinh bàn này rất mạnh. Phục ngâm xuất hiện trong 2 tình huống: tinh bàn toàn cục phục ngâm và tinh bàn có một số cung vị phạm phục ngâm.

Toàn cục phục ngâm: xuất hiện khi sơn hướng tinh là ngũ hòang nhập trung cung thuận phi, 9 cung toàn bàn bất động(như Lạc thư nguyên đán bàn). Như vận 1 Nhâm sơn Bính hướng ------bính hướng 794---259---972 993---615---437 348---161---526 ------nhâm sơn hướng thượng đắc ngũ hoàng nhập trung thuận phi, hướng tinh bàn với nguyên đán bàn chữ chữ tương đồng, tức là phục lệnh. Như vận 7 giáp sơn canh hướng 468---924---246 357---579---792 813---135---661 sơn thượng đắc ngũ hoàng nhập trung thuận phi, sơn tinh bàn với nguyên đán bàn chữ chữ tương đồng, tức là phục lệnh . Khi ngũ hoàng nhập trung thuận phi tức là phục lệnh chi cục, ngũ hoàng nhập trung thuận phi cũng có nghĩa là không phải đáo sơn đáo hướng mà là thượng sơn hoặc hạ thủy cục hoặc vừa thượng sơn vừa hạ thủy. Hướng tinh ngũ hoàng nhập trung thuận phi

16


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

thì bại tài, tọa tinh ngũ hoàng nhập trung thuận phi thì tổn đinh, toàn bàn phục lệnh xét về lí khí là tối hung, không cách hóa giải. Nếu tinh bàn dụng được thành môn cách, khai môn đón cát khí (thành môn hướng) nếu là hướng tinh phục ngâm hoặc tác sơn tụ khí (thành môn sơn) nếu là sơn tinh phục ngâm thì trong vận dù là phục lệnh vẫn là cát, nhưng chỉ dùng được trong vận mà thôi, khi vận qua rồi thì hung họa sẽ đến (lưu ý thành môn chỉ thông khí tạm thời cho phục lệnh trong vận, không phải là cách để hóa giải phục lệnh).

Các cung phục ngâm: Các cung phục ngâm có 2 loại: thứ nhất là khi sơn tinh hoặc hướng tinh của cung đó trùng với số Lạc thư nguyên đán bàn(như trường hợp trên nhưng là từng cung, không phải toàn bàn) thì sơn tinh hoặc hướng tinh tại cung đó phạm phục lệnh. Thứ hai là khi sơn tinh hoặc hướng tinh giống với số vận tinh của cung đó thì sơn tinh hoặc hướng tinh tại cung đó phạm phục lệnh. Như vận 7 mão sơn dậu hướng 661---125---843 752---579---397 216---934---488 Đoài cung hướng tinh thất xích với nguyên đán bàn tương đồng, nên hướng tinh 7 tại Đoài phạm phục lệnh. Tốn cung sơn tinh 6 với vận tinh 6 giống nhau, nên sơn tinh 6 tại Tốn phạm phục lệnh. Càn cung hướng tinh 8 với vận tinh 8 giống nhau, nên hướng tinh 8 tại Càn phạm phục lệnh. Tại vận 7 thất xích đương quyền, 8 bạch là sinh khí tinh, tuy nhiên hướng tinh tại Đoài, Càn đều phạm phục lệnh nên dụng sự tại Đoài Càn phải nên thận trọng, trong vận 7 Đoài, Càn cung kiến thủy, lộ thì lợi tài vận, qua vận 8 thì cát hung mỗi thứ một nữa, đến vận 9 thì đại bại tiền tài. Riêng Tốn cung vì sơn tinh 6 vốn là thoái khí, vô cát vô hung nhưng vì phạm phục lệnh nên hung tinh đắc thế, tại cung này không nên kiến sơn(nhất là không nên đặt phòng tại đây) mà nên kiến thủy sẽ giảm được phần nào hung họa của phục lệnh cung.

8. luận phản ngâm Phản ngâm với phục ngâm khác biệt nhau ở chổ: phản ngâm thì sơn, hướng tinh là ngũ hoàng nhập trung cung nghịch phi chứ không phải thuận phi. Phản ngâm thì lại là đáo sơn hoặc đáo hướng hoặc vừa đáo sơn vừa đáo hướng cách cục. Nếu hình thể phối hợp tương đắc thì chủ phát phúc trong vận, khi vận qua rồi thì bại tài đinh. Cũng như phục ngâm, phản ngâm cũng có 2 loại đó là toàn cục phản ngâm và các cung vị phản ngâm.

Toàn cục phản ngâm: Toàn cục phản ngâm là khi sơn hoặc hướng tinh là ngũ hoàng nhập trung nghịch phi, 17


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

như vận 7 ất sơn tân hướng: 661---125---843 752---579---397 216---934---488 sơn tinh ngũ hoàng nhập trung nghịch phi, với nguyên đán bàn là các tinh phi đến đối cung như nhất đến li, tứ đến càn, lục đến tốn… gọi là phản lệnh. như vận 8 sửu sơn mùi hướng: 376---731---558 467---285---913 822---649---194 hướng tinh ngũ hoàng nhập trung nghịch phi, với nguyên đán bàn là các tinh phi đến đối cung như nhất đến li, tứ đến càn, lục đến tốn… gọi là phản lệnh. Lời bàn thêm của Nam Phong: sửu sơn mùi hướng ngoài đáo sơn đáo hướng ra, một số phái phi tinh xem là phụ mẫu tam ban, cho rằng đây là cục tốt trong vận 8 này. Tuy nhiên quan điểm của Trung Châu phái không xem cục này là phụ mẫu tam ban (xin xem lại trong phần Phụ mẫu tam ban quái). Vả lại phụ mẫu tam ban cục là thông khí cục nên có thể hóa giải thượng sơn hạ thủy cách, đối với phản phục lệnh hoàn toàn không tác dụng, do đó dùng cục này nên cẩn thận: phần cát vẫn là cát, phần hung vẫn là hung, không hóa giải được nhau.

Các cung vị phản ngâm: Các cung phản ngâm chỉ có 1 trường hợp: khi sơn tinh hoặc hướng tinh của cung đó đối xung với số Lạc thư nguyên đán bàn(như trường hợp trên nhưng là từng cung, không phải toàn bàn) thì sơn tinh hoặc hướng tinh tại cung đó phạm phản lệnh. như vận 8 mão sơn dậu hướng 572---136---354 463---661---818 927---245---799 Tinh bàn không có ngũ hoàng nhập trung nghịch phi, tuy nhiên tại li cung, sơn tinh nhất bạch, nhất bạch với lạc thư nguyên đán bàn li cung là cửu đối xung, nên li cung sơn tinh phạm phản ngâm, dùng thì không tốt vì lục nhất tổ hợp là thiên thuỷ tụng quái, nếu cách cục không hợp cách sẽ có việc kiện tụng. Tinh bàn cách cục nếu sơn tinh phản lệnh sẽ bất lợi nhân khẩu; nếu hướng tinh phản lệnh thì bại tiền tài. Do là cục vượng sơn hoặc vượng hướng, nên có thể nói tóm lại: đương vận thì cát, hết vận sẽ có hung tai.

9. lưu thần ---dương thuận âm nghịch cách nhất vị Trung Châu phái sở truyền lưu thần quyết, tác dụng cao nhất của lưu thần quyết hoàn toàn ở tại thủy, vị trí lưu thần kị thấy thủy, khẩu quyết khởi lưu thần của Trung Châu phái: “dương thuận âm nghịch cách nhất vị 18


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

thị vi không vị kị lưu thần” lưu thần cụ thể khởi pháp thì trước tiên xem hướng lập là âm hay dương, sau đó cứ căn cứ dương thuận âm nghịch lấy cách một vị trên 24 sơn làm lưu thần. Ví dụ: tý sơn ngọ hướng kiêm nhâm bính, ngọ là âm nghịch số cách nhất vị lấy tị sơn làm lưu thần, như nhâm sơn bính hướng kiêm tý ngọ, bính là dương thuận hành cách nhất vị lấy đinh sơn làm lưu thần. Tưởng Đại Hồng viết: “phiên hướng phi lâm bính, thuỷ khẩu bất nghi đinh”, nhiều phái lý giải câu này mà không biết rằng Tưởng thị nói về lưu thần. Tức tại vị trí lưu thần là đinh kị thấy thuỷ. Vận vượng thì không sao, vận thoái tất đại bại tài. Lưu thần quyết chỉ dùng trong trường hợp kiêm hướng, nếu là hạ quái thì không khởi lưu thần quyết.

10. linh thần 、chính thần tương đắc Âm dương nhị tự lưỡng tinh thần, long thuỷ tương giao lý khí chân, khảm vị sinh lai vi chính hướng, ly cung khắc nhập thị linh thần, Huyền không học lấy tinh hợp thập với tinh đương vận gọi là linh thần, tinh đương vận là chính thần. Nhất Cửu tương đối: nhất vận khảm cung là chính thần vị, li cung là linh thần vị; cửu vận li cung là chính thần vị, khảm cung là linh thần vị. Nhị Bát tương đối: nhị vận khôn cung là chính thần vị, cấn cung là linh thần vị; bát vận cấn cung là chính thần vị, khôn cung là linh thần vị . Tam Thất tương đối: tam vận chấn cung là chính thần vị, đoái cung là linh thần vị; thất vận đoài cung là chính thần vị, chấn cung là linh thần vị. Tứ Lục tương đối: tứ vận tốn cung là chính thần vị, càn cung là linh thần vị; lục vận càn cung là chính thần vị, tốn cung là linh thần vị. Ngũ vận 10 năm đầu khôn cung chính thần vị, cân cung là linh thần vị; ngũ vận 10 năm sau cấn cung chính thần vị, khôn cung là linh thần vị(hợp thập, hợp thập ngũ) Dụng pháp linh thần các phái bất đồng, nhưng đều thống nhất linh thần cần thủy do đó tại vị trí linh thần bố trí thủy động thì vượng tài thôi cát. Kỳ thực nếu chỉ vậy thì có khi chiêu hung tai. Trung Châu phái sở truyền linh thần dụng pháp: linh thần là ở vị trí ngũ hoàng của vận bàn, vận bàn ngũ hoàng đến đâu linh thần tại đó. Như vận 7 thì ngũ hoàng đến chấn, vậy chấn cung là linh thần, tam bích là linh thần tinh. Như vận 3 thì ngũ hoàng đến đoài, vậy đoài cung là linh thần, thất xích là linh thần tinh. Linh thần dụng pháp Tưởng Đại Hồng tôn sư hiểu thấu triệt nhưng nói bằng ẩn ngữ(minh tri bất minh ngôn), viết: “linh chính bất minh, sinh vượng tất hữu bệnh hĩ. Nhược tri kì cố, nhi dĩ chính thần trang tại hướng thượng vi sinh nhập, nhi dĩ linh thần trang tại thủy thượng vi khắc nhập, tắc linh đường chính hướng khởi bất kiêm thâu kì diệu hồ”. Lấy ví dụ thuyết minh câu nói của Tưởng thị: 19


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

Vận 7 tý sơn ngọ hướng 461---826---648 559---372---194 915---737---283 Vận bàn ngũ hoàng đến chấn, tức tam bích là linh thần. Tưởng Đại Hồng tôn sư nói “linh thần trang tại thủy thượng vi khắc nhập” thực chất “thủy thượng” tức là “hướng tinh”, tịnh phi là “trang tại hướng thượng”, nói “hướng” tức là nói “thủy” vậy. Hướng tinh tam bích phi nhập càn cung, nên tại càn cung cần phải khai môn khai lộ chính là “bát thủy nhập linh đường”. Tại khảm cung và trung cung cũng có tam bích nhưng là sao vận, sơn chứ không phải sao hướng nên tam bích tại khảm cung và trung cung không phải là linh thần (phải đặc biệt lưu ý điều này). Hướng thủ bát bạch sinh lục bạch là sinh nhập. Càn cung tam bích linh thần khắc nhị hắc là khắc nhập. Chính hợp câu nói của Tưởng Đại Hồng tôn sư: “chính thần trang tại hướng thượng vi sinh nhập, nhi dĩ linh thần trang tại thuỷ thượng vi khắc nhập”. Tổng hợp linh thần dụng pháp: nhất

linh thần tức là vị trí ngũ hoàng trên vận bàn.

nhị

linh thần chỉ tồn tại ở hướng tinh.

Tam tại hướng sơn tinh phải sinh hướng tinh(sinh nhập) tại linh thần cung vị hướng tinh linh thần phải khắc sơn tinh(khắc nhập) tứ linh thần cung vị khai môn khai lộ, mới thông khí được cho hướng thì mới đắc linh thần dụng pháp, mới phát tài lộc. Nam Phong: linh thần pháp cũng là một trong những bí mật của Trung Châu phái, ngẫm kỹ về quái khí Hậu thiên thì thấy đây là chính pháp. Linh thần pháp ở một mức độ nào đó có thể sánh cùng Trung Châu Tam Quyết. Quyết chỉ có bấy nhiêu nhưng người học không nên gò bó trong đó mà cần nhìn xa hơn để thấu lẽ tự nhiên, như trường hợp bên trên nếu đắc linh thần thì không có nghĩa là tất cả mọi người trong trạch đó đều phát tài như nhau. Thấy rằng càn cung trợ cho li cung nên là Càn phụ phù Li nữ. Con gái giữa phát trước, sau đó do càn 6 ở hướng được sinh nhập nên con gái phát mà không quên cha, cha cùng được hưởng.... Cổ nhân truyền quyết mà không chỉ hết cách dùng, người học cần tinh tế mà thẩm xét. Ví dụ 1: (chị macchulan hỏi) Nhà xây và nhập trạch năm 2004 (tức vận 8 ) nhà 167 độ thì tinh bàn sẽ là ; 572 937 759 661 483 215 126 848 394 Vận tinh Ngũ hoàng đến Khôn nên 2(khôn) là Linh thần. 1. Linh thần 2 của hướng ở tại Tốn. Tỷ hòa cùng sao sơn 5. 2. Tại hướng sao hướng là 7, không phải sao vượng(8), lại bị 9 tử hỏa khắc. Cả 2 điều không hợp. Chỉ cần 1 trong 2 điều không phù hợp như trên đã không thể thực hiện Linh thần pháp rồi. Linh thần pháp mỗi vận có rất ít, không nhiều đâu(đồ quý thì đương nhiên là phải ít). So với Ngũ quỷ vận tài pháp của Tam hợp thì Linh thần pháp của Trung Châu cũng tương đương đó nhưng có lợi thế là không cần dùng bùa chú.

20


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

Ví dụ 2: (anh Cưu An hỏi) Sửu sơn Mùi hướng vượng sơn vượng hướng: 376---731---558 467---285---913 822---649---149 Linh thần tại cung Cấn, hai cung Cấn Khôn toàn Thổ cả, linh thần không được sinh nhập, khắc nhập nên không dùng được Linh thần pháp. Tuy nhiên có Thôi quan thủy dùng được, tại Canh đặt thủy sẽ vượng tài.

11. âm dương tương đối ,toạ hướng hợp thập Khi sơn tinh với vận tinh hợp thành 10 hoặc hướng tinh với vận tinh hợp thành 10 thì gọi là hợp thập cục. Hợp thập thì âm dương thông khí, do đó hợp thập là cát cục.

Sơn bàn hợp thập: Sơn tinh với vận tinh tại 9 cung vị toàn bộ hợp thập là vượng đinh cục, tức vượng nhân khẩu, thích hợp xây dựng nhà cửa. Như vận 7 Tý sơn Ngọ hướng: 461---826---648 559---372---194 915---737---283 Sơn tinh hợp thập cục với dương trạch thì khi bố trí phòng nên chọn nơi sơn tinh sinh vượng là đắc cách. Như tinh bàn bên trên thì bố phòng nên chọn Khảm cung, Ly cung hoặc Khôn cung. Kị bố phòng tại Chấn, chủ nữ đương quyền nhưng sinh bệnh tật triền miên vì sơn tinh tại Chấn phạm phục lệnh. Tại Tốn cung sơn tinh cũng phạm phục lệnh, nhưng vì là Nhất Tứ đồng cung nên rất có lợi khi dùng làm phòng cho trẻ con, sẽ thông minh học giỏi, tuy nhiên cần lưu ý: nếu hình thế bên ngoài nhà tại tốn cung không hợp(dơ bẩn, cây cối um tùm, hình thế đổ nát..) thì phải tránh vì sẽ sinh người ngu dốt hoặc đam mê tửu sắc mà thôi. Hướng tinh thuận phi, thủy thần phạm thượng sơn không tốt, nếu tại cung Khảm hình thế vừa có sơn, vừa có thủy, hoặc có nhà cửa cao hay không gian thóang đãng, không áp bức, có lộ lớn hay ngã ba, ngã tư thì chủ tài đinh lưỡng vượng. Khôn cung hướng tinh bát bạch phản lệnh, tuy nhiên trong vận 7 bát bạch là sinh khí tinh nên vượng mà không hung, tại Khôn cung nên khai môn hoặc bố trí đồ vật động, không nên tĩnh. Qua hết vận 8, bát bạch thành thoái khí, phản lệnh thành hung, cung này nên để tĩnh, không nên động, nếu động thì phản lệnh thành hung sát.

Hướng bàn hợp thập: Hướng tinh với vận tinh tại 9 cung vị toàn bộ hợp thập là vượng tài cục, thích hợp làm nơi kinh doanh hoặc làm nhà ở. Như vận 7 Ngọ sơn Tý hướng: 164---628---846 955---273---491 21


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

519---737---382 Hướng tinh với vận tinh toàn bàn hợp thập, đây là vượng tài cục. Tại Khảm cung có thủy hoặc lộ chủ phát tài. Sơn tinh thuận phi là hạ thủy không tốt, tuy nhiên nếu tại Khảm cung trước có thủy lộ, sau lại là nhà cửa cao hoặc hình thế cao thì đinh tài lưỡng vượng. Bố trí thì tại Khảm cung nên thông thóang để vượng khí nhập trạch, tuy nhiên không nên để thông khí đến Chấn cung(không làm đường đi đến Chấn cung) vì Chấn cung hướng tinh và vận tinh phạm phản lệnh, khí thông đến Chấn cung thì bại tài, thương đinh. Chấn cung nên đặt đồ nặng, lớn, nên tĩnh không nên động. Hợp thập cục là cục thế không được đáo sơn đáo hướng, tuy vậy nếu kết hợp tốt với loan đầu thì không thua gì cục đáo sơn đáo hướng. Tại thành thị đa số nhà trước kiến thủy lộ, sau kiến sơn(nhà cửa) nên nếu đắc cục hợp thập song tinh đáo hướng, bố trí thông khí hợp cách thì đôi khi lại còn hơn cục đáo sơn đáo hướng. Nếu đắc cục song tinh đáo tọa thì nếu sau lưng có nhà cao, sau đó nửa có lộ thông thì cũng luận hơn đáo sơn đáo hướng cục. Hợp thập cục bố trí thông khí là quan trọng, dẫn vượng khí qua các cung cần tránh phản phục lệnh(nếu phản phục lệnh nhưng là vượng sinh tinh thì dùng được), phải đặc biệt lưu ý tránh sát tinh(như vận 8 này phải tránh sao 2 và 5).

12. thành môn nhất quyết tối vi lương Khi chính môn không thể đắc khí sinh vượng thì vẫn còn một chọn lựa đó là dùng thành môn để thu sinh vượng khí cho mộ trạch. Thành môn nhất quyết mà nhị pháp.

Loan đầu thành môn: Dương trạch hay âm trạch, nếu chung quanh là sơn hoặc nhà cao hay vật kiến trúc cao bao quanh, chỉ có một con lộ hay ngõ ra vào duy nhất, thì nơi đây chính là loan đầu thành môn; ngoài ra nếu trong trường hợp xung quanh không có nhà cao hay vật kiến trúc bao quanh nhưng hình thế cho thấy khí đổ về một lối duy nhất thì nơi đó cũng xem như loan đầu thành môn(dĩ nhiên cách này cần có kinh nghiệm quán sơn thủy mới được). Thành môn quyết khởi pháp, lấy vận tinh tại vị trí thành môn, xem nguyên long Lạc thư bàn của vận tinh là thiên-địa-nhân mà thuận phi hay nghịch phi, nếu được vượng tinh đương vận phi lâm thì dùng làm thành môn, nếu không được vượng tinh phi lâm thì không làm thành môn được(đương vận tinh phi lâm tức thủy khẩu thực có sinh vượng khí, đương vận tinh bất phi lâm tức thủy khẩu duy bại khí) Nếu dương trạch có lộ hoặc chính môn khai tại vị trí loan đầu thành môn là thượng cách, nếu chính môn không mở được ở vị trí loan đầu thành môn thì mở cửa phụ để nạp khí là thứ cách. Như vận 1 Tốn sơn Càn hướng, chu vi bốn bề được sơn bao bọc, chỉ khảm cung có lộ thông ra vào, có thể dùng thành môn quyết. Tuy có thể dụng thành môn quyết, cần kiểm tra xem khí thành môn cát hay hung: 9---5---7 8---1---3 4---6---2 22


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

Khảm cung vận bàn lục bạch, Tốn sơn Càn hướng thuộc thiên nguyên long, lục bạch thiên nguyên long tại Càn, là dương. Nhập trung thuận phi, tinh đến Khảm cung là nhị hắc. Nhị hắc không phải đương lệnh chi tinh nên cục bất khả dụng thành môn quyết, dụng tất bại. 5---1---3 4---6---8 9---2---7 Để đương vận tinh phi lâm thành môn thì phải là âm tinh nghịch phi. Như bên trên nếu qua vận 2 thì thất xích sẽ đến Khảm, thất xích thiên nguyên nhập trung là âm tinh nghịch phi nên nhị hắc đến Khảm, tức thành môn khả dụng. Loan đầu thành môn dụng chân âm chân dương của hình thể nên phải lưu ý: nếu xung quanh có đến 2, 3 lối khí nhập xuất thì Tuyệt đối không dùng được, Loan đầu thành môn chỉ dùng khi có duy nhất một lối khí ra vào, trong trường hợp hình thế trống thoáng nhưng khí thực chỉ ra vào một hướng thì cũng dùng được(nhưng nên cẩn thận). Ứng dụng: Âm trạch phía trước có thủy lai khứ, khúc chiết hoàn nhiễu, xung quanh có thuỷ lộ, đại thuỷ thâu tiểu thuỷ, hình thành tam xoa thuỷ khẩu thì dụng nơi đó làm thành môn. Phàm lập huyệt định hướng, thành môn rất quan trọng, vì thành môn để thu khí, khí vượng tất vượng, khí suy tất bại. Tại đô thị thì thực thủy rất ít, đạo lộ là hư thủy thay cho thực thủy, nơi giao nhau giữa các con lộ chính là tam xoa thủy khẩu, là thành môn, hướng đến của khí thì xem trong các con lộ giao nhau con lộ nào lớn nhất chính là nó(đại thủy thu tiểu thủy), hướng của dòng xe cộ chính là hướng khí lưu chuyển(cần lưu ý xem xét xung quanh coi có bị thoát khí không).

Lý khí thành môn: Nơi chính môn hai cung hai bên cùng nguyên long là thành môn, bên nào có hợp số giữa vận tinh chính môn với cung thành môn thành tổ hợp số hà đồ 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 là thành môn chính, bên nào không hợp tổ hợp số hà đồ trên là thành môn phụ(bàng thành môn). Như vận 7 Ngọ son Tý hướng 6---2---4 5---7---9 1---3---8 Tý hướng thiên nguyên long, cung bên trái cùng thiên nguyên là Càn, là chính thành môn do hợp số hà đồ với Tý 3-8, cung bên phải cùng thiên nguyên là Cấn, là thành môn phụ do không hợp số hà đồ với Tý. Xét cát hung thành môn: 8 thiên nguyên là dương nhập trung thuận phi, 9 đến Càn nên không dụng được thành môn. 1 thiên nguyên là âm nhập trung nghịch phi, 7 đến Cấn nên dùng được thành môn. Vậy cho dù Càn là chính thành môn nhưng không đắc vượng khí nên không dùng được, Cấn là thành môn phụ nhưng đắc vượng khí nên dùng. Có thể thông lộ hay mở cửa tại Cấn để thu khí thành môn. 23


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

“Thiên ngọc kinh” viết: “nhược hoàn tá khố phú hoàn bần, tự khố lạc trường xuân” chính là nói thành môn không được lâu dài, chính môn mới được lâu dài, thành môn chỉ dùng được trong 1 vận mà thôi, khi nguyên vận qua rồi thì phải bỏ, nếu tiếp tục dùng sẽ chiêu hung tai.

13. lệnh tinh nhập tù: Lệnh tinh nhập trung cung là nhập tù. Mỗi tinh bàn tùy sơn hướng mà có thời hạn nhất định, sau đó sẽ nhập tù, nhập tù thì suy bại. Tuy nhiên nếu loan đầu phối hợp đắc cách, thì dù lệnh tinh nhập tù nhưng thực không bị tù. Chính hướng với kiêm hướng tinh bàn nhập tù phép tắc khác nhau.

Chính hướng nhập tù: Lấy vận bàn tại hướng của tinh bàn để xét. Nếu đến vận của vận bàn tại hướng tức nhập tù. Như vận 7 tốn sơn càn hướng: 567---123---345 456---678---891 912---234---789 Tại hướng vận tinh bát bạch, như vậy nếu đến vận 8 tức là nhập tù. Như vậy tinh bàn này địa vận lý khí tối đa là 20 năm(1 vận là nhập tù). Đến vận 8 nếu không tu sửa thì tài đinh lưỡng bại, nhập tù hung không kém thượng sơn hạ thủy.

Kiêm hướng nhập tù: Kiêm hướng tinh bàn nhập tù có 2 loại: Nhất: cũng như chính hướng, nếu đến vận của vận bàn tại hướng thì nhập tù. Nhị: Đương lệnh chi tinh nhập trung cung tức là nhập tù, chia làm sơn tinh nhập tù và hướng tinh nhập tù; Minh họa cho trường hợp 2 như vận 9 Tỵ sơn Hợi hướng kiêm Bính Nhâm 882---446---664 773---991---228 337---555---119 cửu tử sơn tinh nhập trung, với vận tinh tương đồng, tức sơn tinh nhập tù, chủ bại đinh. Hướng bàn với vận bàn toàn cục hợp thập, chủ vượng tài. Nhập tù với hợp thập cát hung đồng xuất hiện thì cát vẫn là cát, hung vẫn là hung. Nam Phong bàn thêm: Tinh bàn bên trên sơn tinh ngoài nhập tù thì cửu cung bất động với vận tinh(phục lệnh), chủ đinh toàn gia hung hiểm, 3 ngũ hòang trấn tại Khảm cung, trước hại con thứ sau đến lão mẫu. Đắc tài lộc mà bại vong toàn gia, cục tối hung. Như vận 7 tốn sơn càn hướng kiêm thìn tuất 566---122---344 24


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

455---677---899 911---233---788 Hướng tinh thất xích nhập trung, với vận tinh tương đồng nên là hướng tinh nhập tù, chủ bại tài, bất lợi tài vận. Sơn tinh thất xích tại hướng phạm hạ thuỷ chi hung. Tinh bàn chủ tài đinh lưỡng bại. Nam Phong bàn thêm: Tinh bàn kiêm hướng phải đặc biệt lưu ý đến địa vận, vận gần hết thì phải mau chuyển đổi. Tinh bàn kiêm hướng phát sinh một số hung cục vô pháp hóa giải. Cục thế tốt đẹp hợp lý khí, hợp loan đầu hình thành nên Tam nguyên bất bại cục, thì cũng vậy cục thế rất xấu về lý khí, lại bị loan đầu khắc sát ác liệt thì hung không thể tả. Nhiều địa sư vì không lập được chính hướng phải dùng kiêm hướng nhưng không nói rõ địa vận và hung sát cho gia chủ mà về sau con cháu phải bại toàn gia, ấy không phải là tạo phúc mà thực là gây nghiệp quả. Người học cần đặc biệt lưu ý.

Nhập tù mà không tù: tại nơi hướng tinh ngũ hoàng đóng nếu khai môn lộ hoặc kiến thủy quang phản chiếu(lưu ý rằng phải thấy thực thủy, thủy xa nhìn không thấy không có tác dụng) thì dù vận tinh nhập tù nhưng thực ra không bị tù, vẫn có thể dùng tiếp trong vận đó và các vận sau. Như vận 7 thìn sơn tuất hướng 769---224---942 851---678---496 315---133---587 Tinh bàn đáo sơn đáo thuỷ, vận 7 loan đầu phối hợp đắc cách, chủ tài đinh lưỡng vượng, đến vận 8 thì nhập tù, đinh tài đại bại. Nếu tại cấn cung khai môn khai lộ hoặc kiến thủy quang thì nhập tù mà không tù. Cần lưu ý: trong vận 7 thì Cấn cung không được khai môn lộ vì hướng tinh ngũ hoàng tại đây là tử khí, nếu khai môn thì rất hung, bại tài lộc. Qua đến vận 8 thì lại phải khai môn tại đây để vận tinh không nhập tù, kéo dài địa vận.

14. ngũ vận trung bát thuần quái Bát thuần quái là trong 9 cung sơn tinh với hướng tinh toàn bộ giống nhau, chỉ xuất hiện tại vận 5, phạm bát thuần quái là đại hung chi cục, không cách chi hóa giải, tinh bàn bát thuần quái đứng đầu trong các hung cục của phi tinh. Như vận 5 tốn sơn càn hướng kiêm thìn tuất 545---191---323 434---656---878 989---212---767 Gặp tinh bàn này thì phải bỏ cuộc đất, bằng khiên cưỡng dùng các phương pháp hóa sát rồi sử dụng tất toàn gia bại vong. 25


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

Phần 2 Trung Châu tam quyết Trung Châu phái có 3 cổ quyết tức an tinh quyết, bài long quyết, thâu sơn xuất sát quyết. Tam quyết do Vương Đình Chi tiên sinh công bố đầu tiên, trước đó trong các thư tịch phong thủy không đề cập đến. Tam quyết ứng dụng giản đơn, nhưng hiệu quả phi thường. Đắc tam quyết tức hữu duyên cùng Trung Châu phái, kỳ vọng người học tạo phúc thế nhân, không dùng phong thuỷ chi thuật mưu cầu tài lợi.

1. An tinh quyết Trung Châu phái an tinh quyết phân làm hạ quái an tinh và thế quái an tinh. Hạ quái an tinh pháp với Thẩm thị huyền không học giống nhau. Về thế quái thì Trung châu phái sở truyền khẩu quyết hoàn chỉnh như bên dưới: thế tinh chỉ dụng thập tam tinh , khước dụng tham lang phôi giáp thân . dụng thế cự môn nhâm mão ất , sửu cân bính sơn thế phá quân . tốn quái tam sơn giai võ khúc , canh dần hữu bẫn lưỡng tinh lâm dương thuận âm nghịch cách nhất vị , thị vi không vị kị lưu thần An tinh quyết đã có đề cập bên trên nên đây chỉ nói lại cho đủ Tam quyết, cách dùng thì các bạn xem các bài trên.

2. Bài long quyết Bài long sơn, hướng Trung Châu phái rất xem trọng Bài long quyết. Bài long quyết thuộc tiên thiên, lập hướng thuộc hậu thiên. Tiên thiên là dương, hậu thiên là âm. Huyền không phong thuỷ rất trọng âm dương tương ứng. Thanh nang kinh viết “âm dương tương ứng, phúc lộc vĩnh trinh; âm dương tương thừa, hoạ cữu chủng môn” chính là ý này. Huyền không phong thuỷ tinh bàn hướng tinh quản tài lộc, sơn tinh quản nhân đinh. Thực ra không phải hoàn toàn như vậy. Trung Châu phái sở truyền sơn tinh không thực quản nhân đinh, thực quản nhân đinh chính là bài long quyết. Tinh bàn hướng tinh quản tài lộc. tuy nhiên nếu bài nhằm hung long, cho dù lập hướng đắc vượng sơn vượng hướng, hình thế loan đầu phối hợp tốt. Một khi vận hiện tại qua đi thì không tránh khỏi hung bại. Trong vận dù phát tài lộc nhưng nhân đinh cũng khó yên ổn. Nếu nói sơn tinh tại tinh bàn không quản nhân đinh, vậy để làm gì? Lấy một ví dụ để hình dung: Sơn tinh thì tĩnh, ví dụ trong con người đó là nội tạng, thuỷ tinh(hướng tinh) thì động, ví dụ trong con người là máu huyết. Nếu thuỷ tinh sinh vượng, như máu huyết 26


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

được lưu thông tốt nên giúp chuyển hóa năng lượng và chất dinh dưỡng cho toàn thân được tốt, nếu sơn tinh suy bại, như nội tạng bị tổn thương, cho dù có dinh dưỡng tốt làm sao hấp thu?. Sở dĩ sơn tinh tác dụng chủ yếu là thâu khí, tàng khí. Nói ngắn gọn là tàng phong tụ khí. Sơn tinh sinh vượng thì tàng khí tốt, nếu suy nhược thì không thu khí tàng khí được. Đây là ý nghĩa sơn tinh trong tinh bàn. Phân phòng thì dùng nơi sơn tinh sinh vượng, mở cửa, đường đi thì dùng nơi thủy tinh sinh vượng cũng là từ ý nghĩa đó. Bài long quyết lại là bản chất, ví dụ như một khối ngọc tiên thiên(bài long) được đánh giá là loại tốt, thông qua hậu thiên(lập hướng) điêu khắc mà thành viên ngọc đẹp. Nếu ngọc tiên thiên bản chất là loại bình thường, thì cho dù hậu thiên điêu khắc giỏi thế nào cũng không thể thành vật giá trị được. Lấy ví dụ để thuyết minh quan hệ giữa bài long và lập hướng để các bạn hình dung được sự quan trọng của bài long.

Bài long suy bài pháp Cung vị trong bài long: Bài long 24 sơn dùng thành 12 cung vị, 2 sơn thành một cung như dưới đây: Tý cung: Tý sơn, Quý sơn Sửu cung: Sửu sơn, Cân sơn Dần cung: Dần sơn, Giáp sơn Mão cung: Mão sơn, Ất sơn Thìn cung: Thìn sơn, Tốn sơn Tị cung: Tị sơn, Bính sơn Ngọ cung: Ngọ sơn, Đinh sơn Mùi cung: Mùi sơn, Khôn sơn Thân cung: Thân sơn, Canh sơn Dậu cung: Dậu sơn, Tân sơn Tuất cung: Tuất sơn, Càn sơn Hợi cung: Hợi sơn, Nhâm sơn

Bài long nhị thập tứ sơn âm dương: Bài long thuộc tiên thiên, nhị thập tứ sơn âm dương với hậu thiên phi tinh không giống nhau. Tiên thiên nhị thập tứ sơn âm dương là một trong những bí mật của Trung Châu phái, âm thuận dương nghịch khác với hậu thiên(hậu thiên dương thuận âm nghịch). Trong Thanh Nang kinh có một đoạn nói đến nhưng lại là ẩn ngữ. Tiên thiên bài long thập nhị địa chi là âm. Bát can tứ duy là dương: tý sơn, sửu sơn, dần sơn, mão sơn, thìn sơn, tị sơn, ngọ sơn, mùi sơn, thân sơn, dậu sơn, tuất sơn, hợi sơn: 12 sơn hướng này là âm, thuận hành . giáp sơn, ất sơn, bính sơn, đinh sơn, canh sơn, tân sơn, nhâm sơn, quý sơn, càn sơn, khôn sơn, cân sơn, tốn sơn: 12 sơn hướng này là dương, nghịch hành

27


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

Bài long thuỷ khẩu Bài long lấy thủy khẩu làm hướng để khởi, đối diện là lai long. Thủy khẩu nếu ở tại nơi sông nước thì dể xác định. Nếu ở nơi thành thị thì thủy khẩu chính là: nơi ngã ba, ngã tư đường gần nhất; là nơi tiếp giáp giữa đường lớn và đường nhỏ(nếu ở trong đường nhỏ)… Như vậy hướng nhà và thủy khẩu có thể là một hoặc khác nhau. Các bạn phải thật cẩn thận vấn đề này.

Bài long quyết khẩu quyết “Long đối sơn sơn khởi phá quân, phá quân thuận nghịch lưỡng đầu phân. hữu liêm phá vũ tham lang vị, điệp điệp ai gia phá tả văn. phá cự lộc tồn tinh thập nhị, thất hung ngũ cát định càn khôn. chi kiêm can xuất chân long quý, tu tòng nhập thủ nhận kì chân.” Dưới đây sẽ giải thích từng câu: “long đối sơn sơn khởi phá quân, phá quân thuận nghịch lưỡng đầu phân” đây là bài long quyết khởi pháp, lấy phương đối diện với lai long mà khởi Phá quân(ví dụ nhà tọa Càn hướng Tốn, gần nhà ở phương Mão có ngã tư đường thì lai long là Dậu, khởi Phá quân tại Mão-Ất). Từ lai long định âm dương như phần bài long suy bài pháp, phân dương nghịch âm thuận qua 12 cung vị. Như ví dụ trên thì khởi Phá quân tại Mão Ất. “hữu liêm phá vũ tham lang vị , điệp điệp ai gia phá tả văn;phá cự lộc tồn tinh thập nhị ,thất hung ngũ cát định càn khôn.” Là thứ tự bài long, như ví dụ trên do Long đến từ Dậu nên là dương long thì Phá quân tại Mão Ất, Hữu bật tại Thìn tốn, Liêm trinh tại Tị Bính… Thuận phi hay nghịch phi thì 9 tinh cũng được xếp theo thứ tự sau: 1 phá quân, 2hữu bật, 3liêm trinh, 4phá quân, 5vũ khúc, 6tham lang 7phá quân, 8tả phụ, 9văn khúc, 10phá quân, 11cự môn, 12lộc tồn Thất hung ngũ cát chính là nói: hữu bật, tả phụ, vũ khúc, tham lang, cự môn là ngũ cát. Bài long đắc ngũ long này là cát long, chủ phát phúc. Nếu gặp phá quân, liêm trinh, văn khúc, lộc tồn là hung long, phá quân tại 12 cung xuất hiện 4 lần, cộng liêm, văn, lộc là thất hung . Nếu bài đắc cát long phối tinh bàn vượng sơn vượng hướng, đắc loan đầu thì chủ phát phúc lâu dài. Nếu đắc cát long mà tinh bàn phạm thượng sơn hạ thuỷ, loan đầu không hợp cách sẽ không thể phát phúc tuy nhiên nhân đinh cũng không đến nổi suy bại, chỉ không thể sinh được người tài, tài lộc thì thoái bại. Như vận 7 quý sơn lai long, quý sơn thuộc Tý cung tương đối là Ngọ cung khởi phá quân long, quý sơn tại tiên thiên thuộc dương, dương nghịch phi. Tại ngọ cung là phá quân long, tại tị cung là hữu bật long, hữu bật là cát long, nên dùng. Tại thìn cung là liêm trinh long. Giả sử nhà chỉ có thể lập hướng Tốn hoặc Ly. Xem xét từng cung thì Thìn Tốn là Liêm trinh hung long, Tị Bính là Hữu bật cát long, Ngọ Đinh là phá quân hung long nhưng do đang trong vận 7 nên là cát long, vậy có thể lập các hướng Tị, Bính, Ngọ, Đinh. Lâu dài thì nên dùng Tị, Bính vì qua vận 7 thì Ngọ Đinh thành hung long. Lập tinh bàn hợi sơn tị hướng 28


Trung Châu Huyền Không

Nam Phong

765---321---543 654---876---198 219---432---987 Tinh bàn thượng sơn hạ thủy, liên như quái, chủ đại bại. Không thể dùng. Tinh bàn nhâm sơn bính hướng 263---727---945 154---372---599 618---836---481 Tinh bàn song tinh hội hướng, thất tinh đã kiếp cục, loan đầu hợp cục thì lập hướng này phát tài đinh. Chương Trọng Sơn viết “khí hữu nhất định chi khí, nhi vô nhất định chi dụng ” và “địa sư chỉ thức địa nhi bất thức thiên” hai câu này nói rõ sự quan trọng của bài long. Bài long quyết là linh hồn của Trung Châu huyền không. Cuối cùng 2 câu “chi kiêm can xuất chân long quý, tu tòng nhập thủ nhận kì chân” là nói vấn đề xuất quái hay không xuất quái. Như ngọ đinh 2 sơn, đều là âm nếu kiêm lẫn nhau thì không ngại, ngọ bính âm dương bất đồng, tương kiêm có thể rơi vào âm sai dương thác sẽ gặp hung. Nghiêm trọng hơn như bính tị tương kiêm quá nhiều, long thần phạm xuất quái đại không vong, cho dù gặp vượng sơn vượng hướng cũng là đại hung. bài long là thể, hậu thiên lập hướng là dụng, thể bất cát, dụng tất hung. là thiên cổ bất biến chi lí. Tiên thiên bài long sinh vượng hưu tù phải hết sức lưu ý: mặc dù nói thất hung ngũ cát nhưng nếu bài nhằm hung long mà lại đương vận của long đó thì cũng là cát(như vận 5 bài long Liêm trinh) tuy nhiên chỉ dùng được 1 vận mà thôi, khi vận qua rồi sẽ thành hung. Bài long với hình thế của nhà (trạch) về ngũ hành có liên quan với nhau: nếu trạch sinh long là thượng cát, long sinh trạch, long hòa trạch là thứ cát. Rất kỵ long khắc trạch chủ bại tài, trạch khắc long chủ tổn đinh. Như bài được tham lang long mà trạch lập thủy hình, mộc hình, hỏa hình là tốt, còn lại là hung.

Ngũ hành của long: tham lang thuộc mộc, cự môn thuộc thổ, lộc tồn thuộc thổ, văn khúc thuộc thuỷ, liêm trinh thuộc hoả, vũ khúc thuộc kim, phá quân thuộc kim, tả phụ thuộc thổ, hữu bật thuộc thổ. Ngũ hành của trạch: theo hình dạng của nhà, nếu hình chóp nhọn là hỏa, hình cao là mộc hoặc kim, bình ngang là thổ, các hình khác thì thuộc thủy. Ngũ hành của mộ: quyển Thượng này không có đề cập nhưng bạn nên xem màu đất để định ngũ hành.

3. Thâu sơn xuất sát quyết Khẩu quyết: “tứ mộ ất tân đinh quý sơn, 29


Nam Phong

Trung Châu Huyền Không

Cấn khôn dần thân tý ngọ gian . xuất sát sơn đầu nhất thập tứ, tổng nghi khuynh tả bất nghi lan . dư ngoại thập sơn vi thâu liệm, tu tướng sinh khí mật lao quan.” Trung Châu phái nhị thập tứ sơn khai môn(nhất là đại môn) chỉ dùng 14 sơn: sửu, mùi, thìn, tuất, ất, tân, đinh, quý, cấn, khôn, dần, thân, tý, ngọ. Còn lại 10 sơn càn, tốn, giáp, bính, canh, nhâm, mão, dậu, tị, hợi không thể khai môn, trong trường hợp bất đắc dĩ phải khai môn ở những sơn này thì không được lớn quá, hoặc có thể trang trí dùng bình phong hay các vật che chắn bớt lại, hầu tàng khí, giữ cho khí không bị trôi tuột đi. Lời cuối của Nam Phong (mong quý vị lưu tâm đọc kỹ): An tinh quyết định suy vượng. Bài long quyết định cát hung. Thu sơn xuất sát quyết đón cát khí, tránh hung khí. Phân tam quyết nhưng thực chỉ là một, dùng không tách rời. An tinh chiếu Bắc đẩu, Bắc đẩu xoay vần nên suy vượng cũng đổi thay theo cán đẩu, nhìn thiên tượng rõ cát hung là thế. Nên vượng không vượng mãi, suy không suy mãi. Nói Tam nguyên bất bại là giới hạn và hình tượng, trong cái bất bại đó cũng có lúc thịnh lúc suy. Như Thủy Hoàng cầu được bất tử, kẻ ăn mày cầu được bữa cơm no, cái nhà ở. Cái Tam nguyên bất bại giữa Thủy Hoàng và kẻ ăn mày xa lắm thay, vậy Tam nguyên bất bại là sao? Biết đủ mà dừng chính là nó vậy. Tử vi đẩu số dùng 12 cung định cát hung đời người, gọi nam gọi nữ thực ra chỉ âm dương. Đâu biết rằng nhân có nhân mệnh, mộ trạch có mộ trạch mệnh nên Bài long quyết dụng 12 cung mà định cát hung cho mộ trạch, mộ trạch vốn không có âm dương vì vậy thái cực động mà phân lưỡng cực, cửu tinh theo đó chia âm chia dương 2 đường rõ cát hung. Môn khai thu khí, nhiều người biết cục sinh vượng, trạch sinh vượng đâu biết môn hướng có sinh sát khí. 24 sơn chia sinh sát 2 đường. Sinh là sinh khi đắc khí; sinh vô nghĩa khi bất đắc khí. Sát là sinh khi uốn lượn mà vào; sát là sát khi trực ngạnh mà đến. Căn bản của Trung Châu Huyền không đến đây là hết. Tĩnh tâm để biện rõ cát hung của toàn tinh bàn, sau đó mới xem đến cát hung sơnhướng, sau nửa mới xem cụ thể từng cung vị. Hung cát tùy thời mà chuyển, hung không hung mãi nhưng phải tránh đại hung, cát không cát mãi nên phải biết đó mà giữ gìn. Chúc các bạn sớm đạt được mong ước của mình. "Hữu duyên cầu tất ứng". Tư liệu sưu tầm từ loạt bài viết của anh Nam Phong, đăng tại website: www.huyenkhonglyso.com

30


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.