KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

Page 1


ĐỀ BÀI Phân tích và so sánh về giải pháp kiến trúc và các vấn đề kỹ thuật khác của một nhà thi đấu trong nhà ở Việt Nam với một nhà thi đấu trong nhà trên thế giới. KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

2


MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU

tr. 4

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH

tr. 14

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC

tr. 36

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU

tr. 58

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT KHÁC tr. 78 LỜI KẾT

3

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

tr. 86


LỜI MỞ ĐẦU NHU CẦU XÂY DỰNG NHÀ THI ĐẤU Ở VIỆT NAM

Năm 2003 đánh dấu sự chuyển mình của nền thể thao nói riêng và Việt Nam nói chung khi Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á SEA Game 22. Đây cũng là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của nền thể thao nước nhà cũng như sự quan tâm chú trọng của xã hội đối với thể thao, qua đó thúc đẩy đầu tư xây dựng môi trường thi đấu, luyện tập chuyên nghiệp cho các vận động viên và các đội tuyển từ phạm vi địa phương đến quốc gia. Trong đó đáng kể đến như các công trình: Nhà thi đấu Phú Thọ - TP HCM (2003), Nhà thi đấu Vĩnh Phúc (2003), Cung thể thao Tiên Sơn - Đà Nẵng (2010), Nhà thi đấu Nam Định (2013), Nhà thi đấu Hà Nam (2014), Nhà thi đấu Quảng Ninh (2018), Nhà thi đấu Kiên Giang (2019), Nhà thi đấu Bắc Giang (2019), …

Hình 1.1: Nhà thi đấu Phú Thọ (2003)

Hình 1.2: Nhà thi đấu Vĩnh Phúc (2003)

Hình 1.3: Cung thể thao Tiên Sơn - Đà Nẵng (2010)

Hình 1.4: Nhà thi đấu Nam Định (2013)

Hình 1.5: Nhà thi đấu Hà Nam (2014)

Hình 1.6: Nhà thi đấu Quảng Ninh (2018)

Hình 1.7: Nhà thi đấu Kiên Giang (2019)

Hình 1.8: Nhà thi đấu Bắc Giang(2019) KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

4


LỜI MỞ ĐẦU THỰC TRẠNG QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ THI ĐẤU Ở VIỆT NAM

Từ những ví dụ trên có thể thấy, quan điểm xây dựng nhà thi đấu ở Việt Nam còn khá khô kha, chủ yếu chỉ xoay quanh các vấn đề:: - Nhà thi đấu là một khối công trình có quy mô và kích thước hoành tráng, được thiết kế rập khuôn và nằm “tách biệt với thế giới” hay nói đúng hơn là không có mối liên kết với đô thị xung quanh. - Bố cục tổng thể luôn tuân theo quy tắc đăng đối dường như là bất di bất dịch VD: NTĐ Phú Thọ (2003) được thiết kế dạng vòm với MBTT hình chữ nhật đối xứng tuyệt đối. Cùng năm, NTĐ Vĩnh Phúc cũng thiết kế theo kiểu đối xứng, nhưng hình khối thậm chí còn to bự và nặng nề hơn. Nhiều năm sau đó, Cung thể thao Tiên Sơn 2010, NTĐ Nam Định 2013, NTĐ Quảng Ninh 2018 dù hình khối công trình có thay đổi nhưng vẫn chưa thay đổi được tính đăng đối trong bố cục.

Hình 1.9: MBTT nhà thi đấu Phú Thọ

Hình 1.10: MBTT nhà thi đấu Phú Thọ

Hình 1.12: MBTT nhà thi đấu Quảng Ninh 5 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

Hình 1.13: MBTT nhà thi đấu Hà Nam

Hình 1.11: MBTT cung thể thao Tiên Sơn Đà Nẵng


LỜI MỞ ĐẦU THỰC TRẠNG QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ THI ĐẤU Ở VIỆT NAM Trong khi đó ở bối cảnh hiện tại, kiến trúc đương đại đã không còn tôn thờ tính đăng đối tuyệt đối nữa mà thay vào là một nét gì đó ngẫu hứng sinh động, một sự ngẫu nhiên gần với thiên nhiên, đô thị và con người: - Trong thiết kế tạo hình không còn khuôn khổ đi theo trục đối xứng sẽ tạo điều kiện để cao độ không gian được sử dụng hiệu quả hơn - Trong bố trí cảnh quan, chính sự bất đối xứng và ngẫu hứng sẽ góp phần làm mềm công trình, giúp công trình dù có kích thước lớn vẫn có thể hài hòa với bối cảnh xung quanh Hình 1.14: MBTT Rudong Sport Center

Hình 1.15: MBTT Datong Sport Center

Hình 1.16: MBTT Olgiata Sporting Club KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

6


LỜI MỞ ĐẦU THỰC TRẠNG QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ THI ĐẤU Ở VIỆT NAM

Nhà thi đấu là một khối công trình được bao bọc bởi lớp vỏ kim loại hoặc bê tông cứng nhắc với kết cấu dàn không gian được xử lý kỹ thuật gần như giống nhau Kết cấu luôn rập khuôn trong phạm vi an toàn đã được kiểm chứng, không dám mạnh dạng đầu tư thay đổi và cải tiến kết cấu ƯU ĐIỂM: - Cấu trúc dàn không gian cho khả năng vượt khẩu độ lớn; độ cứng công trình đảm bảo, chống gió bão, động đất tốt. - Tính công nghiệp cao, lắp ráp bảo trì nhanh chóng, ít đòi hỏi nhân lực có chuyên môn cao KHUYẾT ĐIỂM: - Dàn không gian tiện lợi cho việc tạo hình kiến trúc nhưng với quan điểm thiết kế NTĐ ở Việt Nam vẫn chưa tận dụng được điều đó khiến cho các công trình chưa có nét độc đáo đột phá cũng như dễ trùng lặp và khó phân biệt lẫn nhau - Chưa khai thác được tính chất của vật liệu và tiến bộ của kỹ thuật xây dựng hiện đại

Hình 1.17: Hình ảnh không gian nội thất bên trong một số nhà thi đấu ở Việt Nam 7 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


LỜI MỞ ĐẦU THỰC TRẠNG QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ THI ĐẤU Ở VIỆT NAM

Tuy nhiên vẫn có vài trường hợp công trình nhà thi đấu được thiết kế và thi công với kỹ thuật xây dựng tạo được dấu ấn riêng biệt

Hình 1.18: Bên trong Cung thể thao Tiên Sơn với kết cấu khung thép chịu lực bố trí theo dạng hướng tâm

Hình 1.19: Tổ hợp sân tennis Bắc Ninh với kết cấu theo khung thép dây căng

Hình 1.20: Nhà thi đấu Bắc Giang với kết cấu mái xiên ra hai bên KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

8


LỜI MỞ ĐẦU THỰC TRẠNG QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ THI ĐẤU Ở VIỆT NAM

Trong khi đó cũng là cấu trúc dàn không gian, nhưng các công trình NTĐ ở nước ngoài lại được tiếp cận thêm ở góc độ thẩm mỹ và thích dụng: - Thẩm mỹ trong lối tạo hình kiến trúc với những đường nét linh hoạt và sinh động như National Stadium Aquatics Center, BIT Sports Center, Gymnasium of South University of Science and Technology,.... - Thích dụng trong cách xử lý không gian: ở các khoảng cần cao độ lớn vẫn đảm bảo, trong khi khoảng không cần cao độ lớn vẫn có thể tận dụng tốt không gây lãng phí không gian công năng.

Hình 1.21: Mặt cắt National Stadium Aquatics Center, BIT Sports Center

Hình 1.22: Mặt cắt Gymnasium of South University of Science and Technology

Hình 1.23: Mặt cắt National Stadium Aquatics Center, BIT Sports Center

Hình 1.24: Mặt cắt Gymnasium of South University of Science and Technology

9

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


LỜI MỞ ĐẦU THỰC TRẠNG QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ THI ĐẤU TRÊN THẾ GIỚI

- Khác với Việt Nam, quan điểm xây dựng nhà thi đấu ở các nước tiên tiến trên thế giới giống như một cuộc đua về kỹ thuật xây dựng, tạo hình kết cấu, khai thác tính chất vật liệu và tổ hợp không gian. - Điều đó giúp các công trình này trở nên khác biệt và là những biểu tượng không thể bị nhầm lẫn.

Hình 1.25: Một số hình ảnh của Municipal Gym of Salamanca, công trình với kết cấu mái bằng gỗ và hình khối trông như một bảo tàng văn hóa

Hình 1.26: Một số hình ảnh của Palace Of Water Sports In Kaza với hệ kết cấu kết hợp giữa gỗ, bê tông, théo và kính KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 10


LỜI MỞ ĐẦU THỰC TRẠNG QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ THI ĐẤU TRÊN THẾ GIỚI

- Nhà thi đấu (NTĐ) không nhất thiết phải được đóng khung bằng lớp vỏ kim loại hoặc bê tông không cứng - Xu hướng thiết kế NTĐ trên thế giới có vẻ là khiến cho công trình hòa hợp hơn với không gian đô thị, tận dụng tốt các loại vật liệu khác nhau hướng tới cảm giác sang trọng và thoải mái

Hình 1.27: Sports Hall St. Martin 11

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

Hình 1.28: Wanangkura Stadium

Hình 1.29: Arena do Morro


LỜI MỞ ĐẦU THỰC TRẠNG QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ THI ĐẤU TRÊN THẾ GIỚI

Những phương thức tạo hình đa dạng thúc đẩy giải pháp kỹ thuật sáng tạo luôn được đề ra.

ƯU ĐIỂM: - Công trình mang màu sắc riêng biệt, không gian sáng tạo có sức thu hút - Thiết kế đề cao tính thẩm mỹ, hình khối, giải quyết vấn đề công năng, giải pháp kết cấu mang tính thời đại và hơi thở của kiến trúc đương đại KHUYẾT ĐIỂM: - Đòi hỏi kỹ thuật xây dựng và thiết kế kiến trúc phải được xử lý tốt - Chi phí cao

Hình 1.30: Mô hình công trình Jacques ferrier’s origami-shaped Hình 1.31: Một góc bên trong Jacques ferrier’s origamiwater park shaped water park

Hình 1.32: London Aquatics Centre lúc 2012 Summer Olympics KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 12


LỜI MỞ ĐẦU CÂU HỎI ĐẶT RA: VÌ SAO LẠI CÓ SỰ KHÁC BIỆT ĐÓ? VẬT LIỆU XÂY DỰNG + Làm rõ tính chất của vật liệu + Khả năng biến dạng và truyền tải lực của vật liệu + Khả năng ứng dụng của vật liệu + Dẫn chứng KỸ THUẬT XÂY DỰNG + Nghiên cứu phương pháp hình thành hệ kết cấu + Hiểu được nguyên lý vận hành của hệ kết cấu + Dẫn chứng QUAN ĐIỂM THIẾT KẾ + Thay đổi quan điểm thiết kế rập khuôn và lo sợ việc tìm phương pháp giải quyết hướng đến tự do sáng tạo + Kỹ thuật xây dựng đi sau sáng tạo kiến trúc

13

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 14


CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP QUY HOẠCH

15 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Vị trí xây dựng

Hình 1.33: Mặt bằng tổng thể từ google map của công trình Olgiata Sport Club

VỊ TRÍ: Via Guido Cantini, 4, 00123 Roma RM, Ý QUY MÔ: 7.500 M² Trong nhà (Phòng tập thể dục + Hồ bơi) + 80000 M² Ngoài trời NHẬN XÉT: Công trình nằm trong phần đất thể thao của khu vực dân cư với tổng diện tích khoảng 24.3 ha. Trong bán kính 1km có 3 công trình phục vụ thể thao như vậy, chủ yếu giải quyết nhu cầu rèn luyện thể chất của người dân địa phương và tổ chức thi đấu trong khu vực. KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 16


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

- Vị trí xây dựng

Hình 1.34: Mặt bằng tổng thể từ google map của cụm nhà thi đấu Phú Thọ và trường đua Phú Thọ

VỊ TRÍ: 1 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, TP HCM QUY MÔ: 5.000 người cho các sự kiện thể thao và sức chứa toàn nhà khoảng 8.000 người (thường là nơi diễn ra sự kiện âm nhạc) NHẬN XÉT: Công trình nằm trong mảng quy hoạch đất thể dục thể thao của quận 11, tích hợp với tổ hợp các sân luyện tập ngoài trời và trường đua Phú thọ với tổng diện tích khoảng 31.6 ha, phục vụ nhu cầu luyện tập của các đoàn hội địa phương và tổ chức thi đấu trong phạm vi quận. 17

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

+ Hình khối thiết kế theo công năng, không gây lãng phí các khoảng không thông thủy + Bố cục gồm hai khối công năng chính chụm lại mở rộng về phía lối vào chính để chào đón + Vật liệu chủ yếu: gỗ glulam, kính, tấm lợp bằng hợp kim kẽm titan + Có chú trọng thiết kế cảnh quan với ý đồ tạo thành một công viên quanh công trình + Có không gian dịch vụ công cộng tích hợp

- Đặc điểm bố cục

Hình 1.35: Mặt bằng tổng thể ranh đất và công trình của Olgiata Sport Club

NHẬN XÉT: Trong khi đó các công trình NTĐ ở nước ngoài vẫn có thể “sống” dù là quy mô lớn hay nhỏ, lý do: - Nhu cầu sử dụng cao, tinh thần thể thao và thể thao gắng kết cộng đồng được thể hiện rõ ngay cả đối với các trường học - Khâu thiết kế và quy hoạch được tính toán kỹ lưỡng, bố cục công trình và thiết kế cảnh quan được đặt trong bối cảnh văn hóa cũng như dân số trong khu vực - Một số công trình như Olgiata Sporting Club ngoài trừ mảng thi đấu còn được thiết kế tích hợp không gian dịch vụ công cộng như gym, dance sport,.. điều đó giúp công trình có thể luôn vận động ngay cả khi không có sự kiện thi đấu vã vẫn đảm bảo công năng không xa rời chức năng phục vụ thể dục thể thao của công trình

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 18


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

+ Hình khối đơn giản với mặt bằng tổng thể dạng hình chữ nhật, cạnh dài xoay theo hướng đông - tây + Vật liệu chủ yếu: thép, kính, mái tôn + Có giải pháp xử lý nắng đông tây bằng cách vươn mái đón dài và tạo khoảng hở để thông gió + Chưa đề xuất xử lý cảnh quan + Không có không gian chức năng khác tích hợp

- Đặc điểm bố cục

Hình 1.36: Mặt bằng tổng thể ranh đất nhà thi đấu Phú Thọ so với trường đua Phú Thọ

NHẬN XÉT: Thực tế nhà thi đấu (NTĐ) ở Việt Nam chỉ được sử dụng vào những dịp đặc biệt (có sự kiện thi đấu), một phần vào việc luyện tập (do vị trí xây dựng thường ở trung tâm thành phố cách xa nơi huấn luyện của các Vận động viên), đa phần thời gian còn lại thường sẽ bỏ ngỏ hoặc chuyển đổi thành công năng khác như triễn lãm, hòa nhạc, hội chợ,... như công trình NTĐ Phú Thọ tuy rằng tạo được không gian phục vụ cộng đồng nhưng chức năng công trình đã không còn gắng với mục đích chính là thể dục thể thao. Lý do của việc đó có thể kể đến: - Việc thiết kế lẫn quy hoạch chưa có sự phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế - Công trình không có tính linh hoạt và chuyển đổi công năng qua lại để tạo động lực giúp công trình có thể “sống” và liên kết với bối cảnh xung quanh

19 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Đặc điểm bố cục

Hình 1.37: Trung tâm phức hợp thể thao Tô Châu (trái) và Trung tâm văn hóa thể thao Xu Shu Guan (phải)

SO SÁNH VỚI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRÊN THẾ GIỚI: - Trung tâm phức hợp thể thao Tô Châu _ Được thiết kế như một tài sản cộng đồng bao gồm trung tâm thương mại, công trình thủy sinh, nhà thi đấu, sân vận động thể thao chuyên nghiệp. - Trung tâm văn hóa thể thao Xu Shu Guan gồm phòng đọc sách, rạp chiếu phim, sân bóng rổ, sân cầu lông,.. với tổ hợp khối không khác gì một công trình văn hóa.

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 20


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

- Đặc điểm bố cục

Hình 1.38: Mặt bằng tổng thể Nhà thi đấu Quảng Ninh (trái), Cung văn hóa Tiên Sơn Đà Nẵng (giữa), Nhà thi đấu Hà Nam (phải)

SO SÁNH VỚI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC: Các công trình tồn tại bề thế và riêng lẻ, không có chức năng tích hợp linh động, không có sự đối thoại với xung quanh

21

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

ĐÁNH GIÁ SO VỚI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRÊN THẾ GIỚI: - Trong khi đó đối với các công trình nước ngoài, cách xử lý hình khối công trình và cảnh dường như đều được tính toán và thiết kế cùng lúc.

- Đặc điểm bố cục

- Đối với công trình ở Olgiata, ranh công trình không nhất thiết song song với ranh đất, lối vào chính của công trình không nhất thiết phải ở trục đường chính. Chỉ cần bố trí lối giao thông cơ giới hợp lý, việc phân luồng giao thông tốt cũng sẽ định tuyến được giao thông tiếp cận. - Việc thiết kế hình khối công trình tự do cũng dẫn đến ranh giao giữa công trình và khu đất trở nên độc đáo, cảnh quan xung quanh cũng không còn phải gò bó bám theo ranh có sẵn.

Hình 1.39: Mặt bằng Olgiata Sport Club (trên cùng), giải pháp thiết kế cảnh quan gần với sân bãi tập luyện thể hiện sự kết nối với bối cảnh xung quanh (giữa và dưới cùng) KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 22


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

ĐÁNH GIÁ SO VỚI MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TRONG NƯỚC: - Có một đặc điểm dễ thấy, đa số công trình NTĐ ở Việt Nam đều tư duy theo kiểu: Công trình chính luôn nằm ở vị trí trung tâm & Mặt tiền song song với trục đường chính.

- Đặc điểm bố cục

- Điều này khiến cho việc tạo hình hình khối công trình và mặt đứng bị gò bó và gần như giống nhau (đều đối xứng hướng tâm và hướng sự tập trung vào hướng nhìn của mặt tiền trục đường chính), từ đó lại dẫn đến khâu thiết kế cảnh quan cũng phải bám theo những khoảng trống mà ranh công trình và ranh đất tạo ra. - Thiết kế cảnh quan dù được đầu tư hay không thì sản phẩm cho ra cũng có cảm giác như đấy luôn là một cái gì đó phụ trợ và đi theo ranh của công trình chính với những đường nét không ăn nhập gì với bối cảnh xung quanh dù đa số các công trình NTĐ, xung quanh đều là đất cây xanh, công viên, sân luyện tập thi đấu ngoài trời tích hợp,.... Hình 1.40: Sơ đồ so sánh mặt chính công trình và mặt chính đường lớn ở nhà thi đấu Phú Thọ (trên), Cung văn hóa Tiên Sơn (trái dưới), NTĐ Hà Nam (phải dưới) 23 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Mục tiêu xây dựng

Hình 1.41: Một góc nội thất bên trong công trình Olgiata Sport Club

Chức năng thể thao kết hợp với công nghệ tiết kiệm năng lượng, thể hiện qua: + Vật liệu: tấm kẽm titan và gỗ glulam nhẹ và thân thiện với môi trường + Bố cục không gian chức năng: MĐXD 30% trên 11ha diện tích khu đất; các cửa sổ được bố trí ở các vị trí cụ thể phục vụ nhu cầu chiếu sáng bên trong; tận dụng cây cối cảnh quan để “che giấu” tầm nhìn và che chắn nắng + Giải pháp tiết kiệm năng lượng: sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời để vận hành điện - nhiệt cho công trình; hệ thống thông gió thông qua các lam tự động đặt trên mái đảm bảo làm mát tự nhiên trong suốt mùa xuân / hè. KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 24


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

- Mục tiêu xây dựng

Hình 1.42: Mặt tiền chính của công trình nhà thi đấu Phú Thọ

Phục vụ SEA Game, tổ chức thể thao, sự kiện giải trí, triển lãm, thể hiện qua: + Vật liệu: khung giàn thép, kính khung thép, mái tôn,.. cho phép vượt nhịp lớn + Bố cục không gian chức năng: MĐXD 76% trên 50ha diện tích khu đất; không gian thi đấu và khán đài bên trong được giải phóng tối đa, hệ khung giàn vượt nhịp 100m cao 31m; có quan tâm đến thông gió tự nhiên bằng cách mở cửa sổ bên dưới giàn mái đón vươn dài + Giải pháp tiết kiệm năng lượng sử dụng chưa hiệu quả; giải pháp về bố cục cảnh quan chưa được chú trọng 25 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Tính chất phục vụ

Hình 1.43: Một góc khu thể thao bên trong công trình Olgiata Sport Club

+ Không gian trong nhà dành cho hoạt động thể thao: bơi lội, bóng chuyền bãi biển, thể dục, sân bóng mini, hoạt động trị liệu-phục hồi, gym,... + Không gian ngoài nhà gồm các sân bóng đá, cầu lông, quần vợt. KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 26


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

- Tính chất phục vụ

Hình 1.44: Một góc khán đài của công trình nhà thi đấu Phú Thọ

+ Không gian trong nhà dành cho hoạt động thể thao, hội chợ, triển lãm, hòa nhạc,... là những khu chức năng đòi hỏi không gian sử dụng lớn không bị cấn cột, thông gió và chiếu sáng tự nhiên tốt để tiết kiệm năng lượng + Không gian ngoài nhà gồm các sân bóng đá, cầu lông, quần vợt. 27 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Giải pháp tiếp cận

Hình 1.45: Sơ đồ phân tích giải pháp tiếp cận bên ngoài của công trình Olgiata Sport Club

NHẬN XÉT GIẢI PHÁP TIẾP CẬN BÊN NGOÀI: + Công trình có 2 luồng tiếp cận (khách & nội bộ) khá chồng chéo + Luồng khách có điểm dừng tại CLB thể hình và đi bộ từ đó, xuyên qua tòa nhà dịch vụ trung tâm trước khi đến khán đài, hành trình dài, có cảnh quan thay đổi liên tục + Luồng nội bộ đi dọc CLB thể hình, điểm dừng là tầng hầm tòa nhà dịch vụ

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 28


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

- Giải pháp tiếp cận

Hình 1.46: Sơ đồ phân tích giải pháp tiếp cận bên ngoài của công trình nhà thi đấu Phú Thọ

NHẬN XÉT GIẢI PHÁP TIẾP CẬN BÊN NGOÀI: + Công trình có 2 hướng tiếp cận (khách & nội bộ) tách biệt rõ rệt, không chồng chéo + Sau khi gửi xe, luồng khách đi bộ và tiếp cận từ mặt đứng chính công trình, qua khu vực kiểm vé trước khi vào phần khán đài, hành trình đi bộ khá dài, không có cảnh quan nên rất nhàm chán + Luồng nội bộ tiếp cận từ mặt bên công trình

29 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Giải pháp tiếp cận

Hình 1.47: Giải pháp kết nối cảnh quan của Holmen Aquatics Center (phải ngoài cùng), Second Stage of Hangzhou Cloud Town Exhibition Center (phải giữa), Swimming Pool Allmendli (trái giữa), Municipal Indoor Pool in Constantina (trái ngoài cùng)

ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN BÊN NGOÀI CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN THẾ GIỚI: + Trong khi đó đa số các công trình NTĐ nước ngoài được thiết kế theo hướng tích hợp cả yếu tố cảnh quan cùng với khối công trình. Điều đó giúp cho bối cảnh và công trình kết nối được với nhau tốt hơn, đồng thời trong tổng thể khu đất cũng không khiến công trình quá bề thế, quá choáng ngợp và tách biệt. + Trong khi đó đa số các công trình NTĐ nước ngoài được thiết kế theo hướng “cộng sinh”, nghĩa là phải làm sao kết nối được bối cảnh (địa hình, thực vật, yếu tố văn hóa trong khu vực) vào công trình, khiến cho công trình mềm đi, dù quy mô công trình có lớn thì trông vẫn cảm thấy không quá bề thế + Cách xử lý dễ thấy nhất là việc thiết kế yếu tố cảnh quan bên ngoài người ta thường nâng đồi đắp đất, trồng nhiều cây xanh hoặc tăng cao độ cho các đường chạy,... việc này giúp xung quanh công trình không bị trống + Giải pháp giao thông tiếp cận của các công trình nước ngoài thường không quá gò bó như ở Việt Nam, các luồng di chuyển có thể giao nhau hoặc không tinh gọn nhưng thay vào đó, họ có bố trí cảnh quan khiến cho quá trình di chuyển không bị nhàm chán (như công trình ở Olgiata) KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 30


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

- Giải pháp tiếp cận

Hình 1.48: Mội góc bên ngoài công trình nhà thi đấu Phú Thọ (trái) và mặt bằng tổng thể giải pháp tiếp cận của Cung thể thao Tiên Sơn ở Đà Nẵng (phải)

ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN BÊN NGOÀI CỦA CÁC CÔNG TRÌNH Ở VIỆT NAM: + Trên thực tế, đa số các công trình NTĐ ở Việt Nam thường ít chú trọng đến thiết kế cảnh quan (một phần vì diện tích đất hạn hẹp, một phần vì không đủ vốn thiết kế) điều này làm cho loại công trình có quy mô và kích thước lớn như NTĐ trở nên vô cùng bề thế trong bối cảnh xung quanh trống trơn. + Đối với công trình NTĐ Phú Thọ nói riêng và các công trình NTĐ khác ở Việt Nam nói chung, đều được thiết kế trên địa hình đất bằng, giải pháp tiếp cận chỉ đơn giản là “mở cổng cho xe chạy thẳng vào”, các luồng giao thông được phân tách với nhau bằng cái gọi là “cảnh quan cây xanh”. + Dường như có một sự nhầm lẫn trong quan niệm thiết kế cảnh quan và các hành lang cây xanh ngăn cách giao thông trong các thiết kế công trình ở Việt Nam, điều đó làm cho việc thiết kế giải pháp tiếp cận lẫn cảnh quan luôn bằng phẳng, gò bó và cứng nhắc vì luôn phải đảm bảo sao cho luồng giao thông tiếp cận phải thẳng thớm và tinh gọn nhất.

31

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

NHẬN XÉT GIẢI PHÁP TIẾP CẬN BÊN TRONG

- Giải pháp tiếp cận

+Đối với công trình Olgiata Sporting Club, do công trình nằm trên khu vực địa hình đồi núi, đồng thời mục tiêu thiết kế hướng đến kiến trúc sinh thái, nên một phần không gian chức năng được bố trí dưới hầm, vị trí LVC vào ngay hàng ghế đầu trên cốt level 0, chênh cốt cao độ không lớn (1-5 bậc thang) + Điều này giúp tổng thể công trình không bị nâng lên quá cao, không quá đồ sộ mà nhìn từ tổng thể có thể thấy, công trình như một ngôi nhà, một trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Với lối tạo hình kiến trúc khá giống các mái nhà dốc bản địa, công trình như hòa vào xung quanh

Hình 1.49: Sơ đồ phân tích giải pháp tiếp cận bên trong của Olgiata Sport Club KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 32


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

NHẬN XÉT GIẢI PHÁP TIẾP CẬN BÊN TRONG

- Giải pháp tiếp cận

+ Đối với công trình NTĐ Phú Thọ nói riêng và các công trình NTĐ khác ở Việt Nam nói chung, đa số đều được thiết kế trên nền đất bằng phẳng, xung quanh trống trãi, thế nhưng không hiểu vì sao đa phần các công trình này đều thích nâng cao độ tiếp cận từ bên ngoài, không chỉ 1-2m mà nhiều nhất còn khoảng 5-6m. + Có thể concept thiết kế muốn LVC sẽ tiếp cận tại vị trí hàng ghế đầu của khán giả ở tầng 2, nhưng NTĐ Phú Thọ có hàng ghế đầu của khán giả ở tầng trệt. Việc nâng cao độ tiếp cận cao như vậy không chỉ khiến diện tích bị lãng phí, luồng giao thông khách và nội bộ bị chồng chéo mà còn khiến tổng thế công trình trở nên bề thế một cách cứng nhắc.

Hình 1.50: Sơ đồ phân tích giải pháp tiếp cận bên trong của nhà thi đấu Phú Thọ 33 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN BÊN TRONG SO VỚI CÔNG TRÌNH KHÁC

- Giải pháp tiếp cận

+Xu hướng thiết kế kiến trúc đương đại đã và đang đi theo hướng “cộng sinh” công trình tương tác với bối cảnh. + Cảm giác tâm lý của người nhìn vào công trình và ở trong công trình không bị gò bó và áp lực, mà là thoải mái, đề cao tính tương tác cộng đồng, ở bên trong NTĐ vẫn có cảm giác sang trọng như trong một trung tâm văn hóa nghệ thuật.

Hình 1.51: Một vài góc của công trình Shane Homes YMCA ở Rocky Ridge KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 34


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP TIẾP CẬN BÊN TRONG SO VỚI CÔNG TRÌNH KHÁC

- Giải pháp tiếp cận

+ Kiểu thiết kế này khá giống với việc thiết kế điện Thái Hòa của Tử Cấm Thành (Trung Quốc) nhưng hiệu quả không giống vì công trình ở Tử Cấm Thành muốn thể hiện uy nghiêm của hoàng quyền, tạo thêm áp lực tâm lý cho quần thần khi vào bái kiến vua. Còn công trình NTĐ phục vụ dân sinh thể hiện uy quyền để làm gì, hay là muốn tạo áp lực tâm lý cho thí sinh thi đấu?

Hình 1.52: Một góc phối cảnh của điện Thái Hòa, Tử Cấm Thành ở Trung Quốc 35 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


1

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

ƯU ĐIỂM + Bố cục và tạo hình đáp ứng đầy đủ công năng và thẩm mỹ + Giải pháp kết cấu linh hoạt ( cấu trúc dạng “boomerang” bằng gỗ nhiều lớp có thể đóng mở tùy chỉnh) + Quy mô công trình vừa phải đáp ứng đúng nhu cầu sử dụng thực tế của cư dân, đảm bảo hòa hợp với bối cảnh + Có không gian dịch vụ tích hợp hỗ trợ công trình tự vận hành

- Sơ đồ công năng

KHUYẾT ĐIỂM + Chi phí đầu tư cao, đòi hỏi kỹ thuật thi công tiên tiến và thời gian thi công lâu + Đòi hỏi nguồn nguyên vật liệu phù hợp được xử lý bài bản

Hình 1.53: Sơ đồ dây chuyền công năng của Olgiata Sport Club KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 36


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

1

ƯU ĐIỂM + Công trình có bố cục và tạo hình đơn giản đáp ứng được yêu cầu về tiến độ thi công và kinh phí + Quy mô công trình lớn đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu sử dụng vào dịp thi đấu quy mô lớn + Không gian bên trong rộng rãi được tận dụng làm địa điểm tổ chức các sự kiện cộng đồng

- Sơ đồ công năng

KHUYẾT ĐIỂM + Ngôn ngữ thiết kế đại trà, cứng nhắc, không tạo được điểm nhấn + Thiết kế cảnh quan không được chú trọng, công trình chưa tạo được mối liên kết với bối cảnh xung quanh + Công trình chưa thể tự “sống” đúng với chức năng thể dục thể thao do nhu cầu sử dụng thực tế không nhiều

Hình 1.54: Sơ đồ dây chuyền công năng của nhà thi đấu Phú Thọ 37 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN



CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC


2

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC OLGIATA SPORT CLUB

Hình 2.1: Sơ đồ phân khu chức năng tầng 1 của Olgiata Sport Club KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 40


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC OLGIATA SPORT CLUB

Hình 2.2: Sơ đồ phân khu chức năng tầng 2 của Olgiata Sport Club 41 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

2


2

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

Hình 2.3: Sơ đồ phân khu chức năng tầng 1 của Nhà Thi Đấu Phú Thọ KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 42


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

Hình 2.4: Sơ đồ phân khu chức năng tầng 2 của Nhà thi đấu Phú Thọ 43 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

2


2

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

Hình 2.5: Sơ đồ phân khu chức năng tầng 3 của Nhà Thi Đấu Phú Thọ KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 44


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

Hình 2.6: Sơ đồ phân khu chức năng tầng 4 của Nhà thi đấu Phú Thọ 45 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

2


2

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Bố trí phân khu

+ Công trình được chia thành ba khối chức năng. + Lối vào chính nằm ở tòa nhà trung tâm- Bố trí hành lang tạo kết nối với hai tòa nhà còn lại. Từ sảnh chính di chuyển tự do đến Khối Bể Bơi và phải nhận diện điện tử khi di chuyển đến Khối Tập Luyện. + Khối bể bơi không có khu vực vệ sinh dành riêng cho khách là một điều bất lợi

Hình 2.7: Sơ đồ phân khu chức năng tầng 1 của công trình Olgiata Sport Club

ĐÁNH GIÁ + Công trình được phân rõ khu vực thi đấu và khu vực dịch vụ công cộng, mỗi khu vực lại có không gian phục vụ tích hợp tiếp cận một bên. Cách xử lý này giúp các không gian chức năng đều có ít nhất một mặt tiếp xúc với tự nhiên - yêu cầu chiếu sáng và thông gió tự nhiên được đảm bảo + Ngoài ra, cách phân khu như vậy cũng dẫn đến luồng giao thông được tách biệt rõ ràng (khu thi đấu, khu dịch vụ), luồng người không phải di chuyển với khoảng cách quá dài + Đồng thời, giải pháp phân tán các khu chức năng chính thành 3 khối riêng biệt giúp bài toán về lưới trục và kết cấu được giải quyết dễ dàng hơn, cũng khiến công trình trở nên gọn gàng không quá đồ sộ. KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 46


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ - Bố trí phân khu

2

+ Dây chuyền công năng được bố trí đơn giản, dễ dàng tiếp cận. + Khu vệ sinh công cộng, huấn luyện viên, vận động viên được bố trí tách biệt. Bố trí ngay góc đảm bảo thông thoáng cho khu vực. + Thiếu vệ sinh cho người khuyết tật.

Hình 2.8: Sơ đồ phân khu chức năng tầng 1 của công trình Nhà Thi Đấu Phú Thọ

ĐÁNH GIÁ + Việc bố trí không gian thi đấu ở giữa dẫn đến các không gian chức năng bắt buộc phải bao quanh khu vực thi đấu, khu thi đấu không tận dụng được chiếu sáng và thông gió tự nhiên, luồng người muốn di chuyển sang các khu chức năng bắt buộc phải đi xuyên qua khu thi đấu hoặc đi vòng bằng hành lang bên ngoài - khá bất tiện. + Giải pháp bố trí phân khu sẽ dẫn đến bài toán về lưới trục. Đối với NTĐ Phú Thọ, cách bố trí này khiến công trình bắt buộc phải có khoảng vượt nhịp lớn dẫn đến kích thước hệ khung kết cấu lẫn kích thước của công trình bị phóng to ra đặt ra vấn đề về lãng phí không gian (không gian phía trên khu vực thi đấu bị bỏ trống), và lãng phí vào việc tăng tiết diện của cấu kiện chịu lực. 47 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


2

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Bố trí thoát người

+Bố trí nhiều cửa ra vào, thuận tiện cho việc thoát người khi có sự cố xảy ra. Hình 2.9: Sơ đồ các cửa thoát người tại tầng 1 của công trình Olgiata Sport Club KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 48


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

2

- Bố trí thoát người

+Các lỗi ra vào được bố trí nhiều nơi , thuận tiện cho việc thoát người khi có sự cố xảy ra. Hình 2.10: Sơ đồ các cửa thoát người tầng 1 của công trình Nhà Thi Đấu Phú Thọ 49 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


2

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

NHẬN XÉT GIAO THÔNG TẦNG 1

- Giải pháp giao thông

+ Công trình có ba khối nhà, khách sẽ đi qua khu dịch vụ phụ trợ ở giữa trước khi đến khu CLB thể hình; khu vực khán đài xem thi đấu bơi lội bố trí phòng đệm để soát vé khán giả + Luồng di chuyển của khách và nội bộ ở khu dịch vụ và khu CLB thể hình khá chồng chéo do khách và HVL phải tiếp xúc với nhau + Luồng di chuyển của khách và VĐV khu khán đài thi đấu tách biệt + Có bố trí thoát hiểm và ram dốc

Hình 2.11: Sơ đồ phân tích giao thông tầng 1 của công trình Olgiata Sport Club KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 50


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

2

NHẬN XÉT GIAO THÔNG TẦNG 1

- Giải pháp giao thông

+ Nhà thi đấu Phú Thọ có tổng cộng 12 cửa tiếp cận từ ngoài vào + Lối tiếp cận chính (của khán giả) nằm ở phía Bắc công trình, là cửa số 1. Bên cạnh đó có các lối phụ là cửa số 2,3,4 và 5. + Các cửa còn lại gồm cửa số 6,9 dành cho khách Vip. + Cửa 7 ,8, 10, 11, 12 dành cho vận động viên, báo chí, nhân viên. + Có bố trí lối thoát hiểm . Hình 2.12: Sơ đồ phân tích giao thông tầng 1 của công trình Nhà Thi Đấu Phú Thọ 51 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


2

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

NHẬN XÉT GIAO THÔNG TẦNG 2

- Giải pháp giao thông

+ Khu CLB thể hình: giao thông tầng 2 có sự tách biệt giữa khu nội bộ và công cộng. + Hành lang đa số là hành lang giữa, hẹp và không được thông thoáng. + Khu thi đấu bơi lội: lối đi khách và VĐV tách biệt nhau, khu vực khán đài có bố trí lối thoát hiểm hai bên + Có chú trọng bố trí lối đi cho người khuyết tật.

Hình 2.13: Sơ đồ phân tích giao thông tầng 2 của công trình Olgiata Sport Club KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 52


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHẬN XÉT THÔNG TẦNG 2

- Giải pháp giao thông

2 GIAO

+ Giao thông tách biệt rõ ràng giữa khu nội bộ và công cộng. Bề rộng hành lang đảm bảo lưu thông thoải mái, có bố trí nhiều sảnh giải lao. + Giao thông rõ ràng tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo tính chuyên nghiệp của một sân vận động tầm cỡ. Do giao thông của vận động viên, huấn luyện viên, nhân viên và báo chí giao nhau nên chưa thuận lợi cho vận động viên và huấn luyện viên. + Không bố trí lối đi cho người khuyết tật.

Hình 2.14: Sơ đồ phân tích giao thông tầng 2 của công trình Nhà Thi Đấu Phú Thọ 53 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


2

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

NHẬN XÉT GIẢI PHÁP BỐ TRÍ CÁC HẠNG MỤC

- Bố trí hạng mục thi đấu trong công trình

+ Bên trong công trình bố trí phục vụ bộ môn thi đấu Bơi lội. + Với mục đích phục vụ trong bán kính khu vực, sức chứa của Khu thi đấu bơi lội là 225 chỗ. + Nhà thi đấu Olgita được xây dựng với mục đích phục vụ cho người dân trong khu vực. Khu dịch vụ công cộng được bố trí dịch vụ tập Gyms, khu Spa, khu làm đẹp,... + Khu dịch vụ công cộng nằm trong chức năng ban đầu của công trình, hỗ trợ duy trì công trình tồn tại. -> Công năng đã được tính toán bố trí hợp lý Hình 2.15: Sơ đồ phân tích công trình công cộng và hồ bơi thi đấu của công trình Olgiata Sport Club

ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP BỐ TRÍ CÁC HẠNG MỤC + Đối với khu vực có khí hậu khá hài hòa như Rome, việc bố trí các hạng mục TDTT nửa trong nửa ngoài như Olgiata Sporting Club cho phép phục vụ thoải mái cho người sử dụng. + Khu vực hồ bơi trong nhà được bố trí với 3 mặt tiếp xúc tự nhiên, nhưng vẫn đảm bảo xử lý tốt mặt đứng sao cho vận động viên không bị nắng chói khi thi đấu. Giải pháp thông gió tự nhiên được thiết kế với hệ lam di chuyển tự động trên mái + Thiết kế tương tự cũng được áp dụng ở khối dịch vụ công cộng (gym, dance sport KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 54


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

2

NHẬN XÉT GIẢI PHÁP BỐ TRÍ CÁC HẠNG MỤC

- Bố trí hạng mục thi đấu trong công trình

+ Kích thước có thể điều chỉnh để phù hợp với nhiều bộ thi đấu khác nhau. + Với diện tích 130m x 105, khẩu độ 103 và chiều cao đỉnh vòm là 31m, Nhà thi đấu có thể phục vụ hơn 500 lượt khách sử dụng luyện tập mỗi ngày, Sức chứa của nhà thi đấu là 500 khán giả trong các sự kiện thể thao và có thể đạt tối đa là 8000 chỗ khi kín khán giả. + Nhà thi đấu Phú Thọ được xây dựng với mục đích phục vụ các giải đấu của quốc gia. Ngoài ra, với không gian lớn, nhà thi đấu còn phục vụ các hoạt động như triễn lãm, hội chợ và các hoạt động mang tính cộng đồng khác. + Để giúp công trình “” sống” các hoạt động như triễn lãm, hội chợ mới phát sinh, đi xa với mục đích ban đầu. -> Công năng chưa được tính toán. Hình 2.16: Một số hạng mục sân thể thao trong nhà của công trình Nhà Thi Đấu Phú Thọ

ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP BỐ TRÍ CÁC HẠNG MỤC + Việc bố trí toàn bộ các hạng mục thi đấu, sân thể thao đều ở bên trong công trình có thể là một phương án tốt đối với NTĐ Phú Thọ ( Vì: 1. khí hậu TP HCM khá nóng và nắng mưa thất thường; 2. Giáp ranh công trình - nằm trong khu đất quy hoạch phục vụ TDTT đã có bố trí các sân tập ngoài trời) + Tuy nhiên, như đã nói ở trên, không gian thi đấu trong nhà vẫn phải đáp ứng đủ yêu cầu thông gió và chiếu sáng tự nhiên để tạo sự thông thoáng và cảm giác thoải mái với người sử dụng. Vấn đề đó NTĐ Phú Thọ vẫn chưa giải quyết được. 55 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


2 - Tia nhìn

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

KIỂM TRA TIA NHÌN + Hàng ghế thứ nhất đến hàng ghế cuối có C=120 -> Thỏa mãn yêu cầu tia nhìn C của người ngồi hàng phía sau không bị chắn bởi người ngồi hàng phía trước. ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ TIA NHÌN: + Các dãy ghế với khẩu độ và độ dốc vừa phải giúp cho khán giả dễ dàng quan sát các vận động viên đang thi đấu + Khán đài một bên nên số lượng chỗ ngồi ít

Hình 2.17: Sơ đồ kiểm tra tia nhìn (trên) và lô khán đài một bên của công trình Olgiata Sport Club (dưới) KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 56


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

2

KIỂM TRA TIA NHÌN + Hàng ghế thứ nhất đến hàng ghế thứ 6 có C=100. + Hàng ghế thứ 7 đến hàng ghế thứ 10 có C= 230. + Hàng ghế thứ 10 đến hàng ghế thứ 11 có C= 300 + Hàng ghế thứ 11 đến hàng ghế cuối có C= 200 -> Thỏa mãn yêu cầu tia nhìn C của người ngồi hàng phía sau không bị chắn bởi người ngồi hàng phía trước. + Hàng ghế thứ 6 đến hàng ghế thứ 7 có C= 40 -> Không thỏa mãn yêu cầu tia nhìn C

- Tia nhìn

ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ TIA NHÌN: + Khán đài hình chữ U, các dãy ghế hình cánh cung với khẩu độ và độ dốc vừa phải giúp cho khán giả dễ dàng quan sát các vận động viên đang thi đấu. + Vị trí dãy đáy chữ chữ U gặp bất lợi hơn hai dãy còn lại

Hình 2.18: Sơ đồ kiểm tra tia nhìn khán đài (trên) và hàng ghế ngồi khán đài của công trình Nhà Thi Đấu Phú Thọ (dưới) 57 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


2

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

NHẬN XÉT:

- Mặt đứng

+ Mặt đứng chính hình boomerang bất đối xứng, lối vào lệch sang ⅓ tiết diện mặt đứng và được nhấn mạnh bằng vật liệu gỗ + Cấu trúc khung gỗ hình boomerang độc đáo với một đầu chạm đất, một đầu vươn lên cao + Vật liệu sử dụng: kim loại nhôm, gỗ và kính.

Hình 2.19: Mặt đứng (trên) và một góc mặt đứng công trình Olgiata Sport Club (dưới) KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 58


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

2

NHẬN XÉT:

- Mặt đứng

+ Mặt đứng chính đối xứng hình bán nguyệt, nhấn mạnh lối vào chính ở giữa + Mái 2 bên hông được nâng lên bằng các hệ cột to nhằm tạo điểm nhấn và lấy ánh sáng tự nhiên vào không gian bên trong. + Vật liệu sử dụng: Bê tông và Kính.

Hình 2.20: Mạt đứng (trên) và một góc phối cảnh của công trình nhà thi đấu Phú Thọ (dưới) 59 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


2

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG:

- Mặt đứng

+ Mặt đứng công trình thiết kế theo kiểu bất đối xứng, điểm giao giữa hai loại vật liệu Kính và Gỗ ở vị trí ⅓ (tỷ lệ gần đúng với tỷ lệ vàng), tạo nên tổng thể mặt đứng dễ tạo thiện cảm với người nhìn + Cách xử lý này cũng đã và đang lên ngôi trong xu hướng kiến trúc đương đại, không chỉ đối với các công trình công cộng mà với cả các công trình dân dụng, trong thiết kế nội thất, hội họa, nhiếp ảnh ,... + Trong khi đó, ở các công trình nước ngoài, ngoại trừ đa số các trường hợp đều thiết kế với dạng bất đối xứng, cách xử lí của họ sẽ hướng người nhìn vào điểm nhấn mang tính chủ đề - concept hoặc tính chất chính hoặc vẻ đẹp không gian cũng như vật liệu của công trình.

Hình 2.21: Một số tỉ lệ vàng được áp dụng trong kiến trúc và mỹ thuật qua các thời đại

Hình 2.22: Công trình Aquatic Centre “Aquamotion” Courchevel (trái) và Palace of Schoolchildren (phải) KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 60


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KIẾN TRÚC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

2

ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ MẶT ĐỨNG:

- Mặt đứng

+ Như đã nói ở trên, đa số các công trình công cộng ở Việt Nam đều đề cao tính đối xứng. NTĐ Phú Thọ cũng không ngoại lệ + Cách thiết kế đối xứng chủ yếu để tạo điểm nhấn cho khu vực trung tâm, tuy nhiên với NTĐ Phú Thọ, toàn bộ kính và hệ dàn không gian dường như làm nền cho khối bê tông sơn trắng bên dưới, không hiểu thế nào khi nhìn vào mặt đứng lại dễ liên tưởng đến các trụ sở hành chính (khá giống với lối tạo hình của Dinh Độc Lập)

Hình 2.23: Hình ảnh so sánh mặt đứng của nhà thi đấu Phú Thọ (trên) và mặt đứng của DInh độc lập (dưới) 61 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN



CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU


3

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

KHUNG PHẲNG

- Giải pháp kết cấu

+ Hệ khung phẳng kết hợp với khán đài bê tông cốt thép + Khung phẳng bằng gỗ Glulam với nhịp dài chạy dọc theo hồ bơi tạo được khoảng không gian rộng lớn bên dưới khán đài và hồ bơi mà không cần bất kỳ cột nào đỡ. + Một ưu điểm lớn của hệ khung phẳng là kết cấu bao che hoàn toàn phụ thuộc vào hệ khung và tách biệt với kết cấu khán đài. + Hệ khung gỗ phẳng tạo ra khoảng không gian vượt 35m mà không cần cột chống bên dưới.

Hình 3.1: Phân tích hệ kết cấu khung phẳng qua mặt cắt dọc và mặt cắt ngang của công trình Olgiata Sport Club KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 64


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

3

GIÀN KHÔNG GIAN

- Giải pháp kết cấu

+ Giàn không gian cấu trúc tinh thể với phần khung sàn là kết cấu bê tông cốt thép toàn khối. + Giàn không gian tạo ra khoảng không gian vượt nhịp khoảng 100m với cấu trúc vòm 2 lớp dày khoảng 1m5 . + Bên dưới mái vòm là hai khán đài bê tông cốt thép hoàn toàn có kết cấu tách biệt với kết cấu vòm nên giảm được tải trọng chịu tải lên khán đài.

Hình 3.2: Hình ảnh giàn không gian cấu trúc tinh thể minh họa (trên) và phân tích hệ kết cấu vòm 2 lớp trong mặt đứng Nhà thi đấu Phú Thọ (dưới) 65 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


3

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

KHUNG PHẲNG

- Giải pháp kết cấu

- Định nghĩa: (Truss Frame Structure) là hệ kết cấu giàn mà các phần tử kết cấu của nó chịu lực trong một mặt phẳng làm việc, thông thường hệ giàn phẳng còn được gọi là hệ giàn vì kèo. - Lịch sử phát triển: Hệ giàn vì kèo đã xuất hiện từ thời kỳ Hy Lạp - La Mã, khoảng 2500 năm trước công nguyên và được người dân Châu u sử dụng từ thời Trung Cổ đến tận thời hiện đại Ở thời đại đó Hệ giàn thep được làm bằng gỗ và sử dụng dưới dạng vì kèo của mái cho các không gian lớn. Thế ký 19 vật liệu sắt xuất hiện, thay vì sử dụng gỗ người ta đã dùng sắt để phục vụ những không gian rộng lớn hơn và chi phí hơn. Do đó hình thức các dạng khung phẳng cũng trở nên đa dạng hơn, có những dạng hệ thanh rỗng và có những giàn dạng khung đặc. - Ứng dụng trong kiến trúc: Hiện nay được sử dụng rất nhiều trong công trình công nghiệp cũng như thương mại và các công trình không gian nhịp lớn với nhiều hình thức đa dạng để phù hợp với các yêu cầu thẩm mỹ, kinh tế, kỹ thuật,...

Hình 3.3: Minh họa một số hình thức hệ khung phẳng (trên) và cách liên kết các hệ khung phẳng bằng các thanh đà ngang (dưới)

- Vật liệu thường sử dụng: thường sử dụng bằng thép, hoặc gỗ, các cấu kiện nhẹ dễ chịu uốn. KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 66


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

3

GIÀN KHÔNG GIAN

- Giải pháp kết cấu

- Định nghĩa: Giàn không gian (Space Frame Structure) là hệ kết cấu giàn mà các phần tử kết cấu của nó chịu lực theo nhiều chiều trong không gian. Giàn không gian được thiết kế mô phỏng theo mô hình kết cấu phân tử hóa học của Natri, Cacbon , kim cương… - Lịch sử phát triển: Alexander Graham Bell từ năm 1898 đến năm 1908 đã phát triển các khung không gian dựa trên hình học tứ diện. Bell quan tâm chủ yếu đến việc sử dụng chúng để làm khung cứng cho kỹ thuật hàng hải và hàng không, với giàn tứ diện là một trong những phát minh của ông. Tiến sĩ Ing. Max Mengeringhausen đã phát triển hệ thống lưới không gian gọi là MERO (từ viết tắt của ME ngeringhausen RO hrbauweise ) vào năm 1943 tại Đức, do đó bắt đầu sử dụng giàn không gian trong kiến ​​trúc. - Ứng dụng trong kiến trúc: Từ những năm 1950, dàn không gian đã được ứng dụng trong các công trình lớn tại các quốc gia phát triển như Đức, Pháp, Nga, Mỹ… Khoảng chục năm trở lại đây, kết cấu dàn không gian của Việt Nam cũng bắt đầu có những bước tiến vượt bậc. - Vật liệu thường sử dụng: thường sử dụng bằng thép, hoặc thậm chí bằng khung gỗ đều rất phổ biến. Hình 3.4: Minh họa một số hình thức giàn không gian (trên) và cách liên kết giàn không gian bằng các nút cầu (dưới) 67 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


3

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Không gian thi đấu nhịp lớn bằng gỗ với hệ kết cấu khung phẳng của công trình Richmond Olympic Oval là một trong những ví dụ điển hình cho giải pháp này.

- Giải pháp kết cấu

- Trần của công trình được nhấn mạnh bằng hệ kết cấu khung phẳng và hệ thống đèn được bố trí dọc theo hệ khung một cách dễ dàng và thuận tiện. - Hệ khung tạo ra được một không gian mái rộng 100m x 200m mà không cột đỡ ở giữa. ĐÁNH GIÁ KẾT CẤU KHUNG PHẲNG - Kết cấu khung phẳng mặc dù cấu kiện từng nhịp của kết cấu khá lớn có thể tạo cảm giác thô nặng nhưng nếu có giải pháp xử lý kết hợp sẽ tạo được thẩm mỹ tốt cho công trình như cách xử lý trần của công trình Richmond Olympic Oval: chia trần thành nhìn tấm V đặt trên hệ khung và xử lý những lỗ hở để cách âm tốt hơn cho không gian hoạt động thể thao ồn ào. - Đa phần những công trình sủ dụng khung phẳng bằng gỗ với các xử lý màu nhẹ nhàng nên mang đến cảm giác thân thiện và công trình gần gũi dễ tiếp cận hơn là các khung phẳng với hệ kết cấu làm bằng các vật liệu khác như thép. Hình 3.5: Minh họa không gian nội thất (trên) và hệ kêt cấu của công trình Richmond Olympic Oval (dưới) KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 68


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

3

- Ở cả công trình Arena Das Dunas và Heydar Aliyev Center đều có vỏ bao che dạng vỏ vòm nhưng các xử lý hình khối của vòm rất tinh tế so với kết cấu vòm của nhà thi đấu Phú Thọ.

- Giải pháp kết cấu

- Mặc dù là những không gian lớn và kết cấu dạng thanh tinh thể rất phức tạp nhưng các công trình trên thế giới đã xử lý các bề mắt của giàn không gian rất tinh tế bằng các ốp những vật liệu hoàn thiện chứ không phô diễn kết cấu ra bên ngoài. Vì vậy bề mặt bên ngoài của công trình mặc dù lớn so với tỉ lệ con người nhưng không gây cảm giác bề thế mà tạo cảm giác dễ chịu hài hòa. ĐÁNH GIÁ KẾT CẤU GIÀN KHÔNG GIAN

Hình 3.6: Hình ảnh Arena Das Dunas (trái trên), Heydar Aliyev Center (phải trên) và mặt cắt của hai công trình tương ứng (dưới) 69 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

- Kết cấu giàn không gian vỏ vòm ngày nay được sử dụng khá phổ biến cho không gian nhịp lớn và thường không còn phô diễn kết cấu mà có những giải pháp về bề mặt để tạo thẩm mỹ hơn. Đặc biệt là khi kết cấu giàn không gian thì dùng từ vật liệu thép tạo nên màu sắc nặng nề hơn cho công trình. - Kết cấu giàn không gian cũng gây trở ngại cho việc bố trí hệ thống chiếu sáng trên trần, điển hình là trần nhà thi đấu Phú Thọ khi chưa xử lí trần một cách phù hợp nên tạo cảm giác thô cứng và đèn chỉ có thể bố trí dọc theo 2 bên đường biên.


3

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

GỖ GLULAM

- Vật liệu xây dựng

+ Hệ khung chính được làm từ gỗ glulam bao gồm các khung chính và các thanh dầm vuông góc với hệ khung chính. + Hệ khung gỗ kết hợp với tấm lợp trắng trên trần làm cho không gian nhẹ nhàng và hòa hợp với không gian bên dưới. - Định nghĩa: Là sản phẩm được tạo ra bằng cách ghép các thanh gỗ nhỏ và hoặc ngắn lại với nhau nhờ chất kết dính trong điều kiện áp suất, nhiệt độ và thời gian nhất định. - Lịch sử phát triển: Công nghệ sản xuất gỗ ghép thanh được phát triển rất nhanh từ nửa sau của thế kỷ XX, sản phẩm chủ yếu được dùng trong đồ mộc gia dụng và mộc xây dựng. Ở Việt Nam, công nghiệp sản xuất gỗ ghép thanh được bắt đầu vào những năm 1980. Ván ghép thanh ở Việt Nam chủ yếu được sản xuất từ các loài cây rừng trồng, Hình 3.7: Minh họa quy trình sản xuất gỗ glulam (trên) và hình ảnh gỗ glulam được sử dụng trong công trình Olgiata Sport Club (dưới) KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 70


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

3

VẬT LIỆU THÉP

- Vật liệu xây dựng

+ Hệ khung phẳng với cấu kiện được làm hoàn toàn từ thép: dầm, đà, thanh liên kết, nút liên kết. - Định nghĩa: Thép là hợp kim với thành phần chính là sắt (Fe), với carbon (C), từ 0,02% đến 2,14% theo trọng lượng, và một số nguyên tố hóa học khác. Chúng làm tăng độ cứng, hạn chế sự di chuyển của nguyên tử sắt trong cấu trúc tinh thể dưới tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau.

Hình 3.8: Minh họa một số dạng giàn không gian tinh thể (trên) và hình ảnh giàn không gian tinh thể được để lộ ở bên ngoài mặt đứng công trình nhà thi đấu Phú Thọ (dưới) 71

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

- Lịch sử phát triển: Năm 1891, một trong những tòa nhà chọc trời đầu tiên của thế giới – công trình Wainwright ở St Louis Missouri được thiết kế theo phong cách Palazzo bởi Dankmar Adler, là một trong những công trình đầu tiên tại Mỹ sử dụng toàn bộ khung chịu lực bằng thép. Kết cấu thép đã và đang là một kết cấu có sức ảnh hưởng lớn đến kiến trúc hiện đại. Chỉ với 300 năm phát triển nhưng đã để lại những dấu ấn riêng trong kiến trúc.


3

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

SO SÁNH VỚI CÔNG TRÌNH KHÁC

- Vật liệu xây dựng

Hình 3.9: Mặt cắt khu phức hợp thể thao Shane Homes YMCA và dàn kết cấu (trên) và một số hình ảnh nội thất bên dưới kết cấu của khu phức hợp (dưới)

+ Khu phức hợp thể dục thể thao với diện tích 27500m2 và sử dụng kết cấu khung phẳng với vật liệu là kết cấu gỗ glulam cho hệ khung chính. Màu gỗ kết hợp với màu trắng với không gian không quá cao tạo cảm giác gần gũi dễ dàng tiếp cận. + Ngoài ra hình khối cong nhẹ để ôm theo địa hình khu đất tạo cảm giác không quá hoành tráng mà rất gần gùi hòa hợp với địa hình xung quanh. Ngoài ra vị trí xung quanh khu đất là cảnh quan tự nhiên nên việc dùng kết cấu gỗ cũng khiến công trình hòa hợp hơn không quá nổi bật so với xung quanh ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU GỖ GLULAM + Vật liệu gỗ Glulam dễ dang tạo được nhiều dạng kết cấu uốn cong do tính chất ghép từng thớ gỗ, vì vậy kết cấu khá là đa dạng không thua kém kết cấu thép. + Với những công trình công cộng thì việc sử dụng kết cấu gỗ cũng mang lại cảm giác thân thiện và gần gũi với không gian sử dụng hơn là một kết cấu kim loại đồ sộ lớn, mặc dù gỗ glulam vẫn có thể ứng dụng để làm giàn không gian KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 72


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ - Vật liệu xây dựng

Hình 3.10: Hệ khung thép của công trình sân vận động Dallas Cowboys (trên) và công trình cao tầng Burj Khalifa (dưới) 73 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

3

SO SÁNH VỚI CÔNG TRÌNH KHÁC + Trong kiến trúc hiện đại ngày nay, với những ưu điểm vượt trội về chịu lực, giá thành kinh tế của kết cấu thép ngàycàng được sử dụng nhiều trong các kết cấu nhà nhịp lớn hay kết cấu nhà cao tầng. + Sân vận động Dallas Cowboys ở Mỹ có hai mái vòm khổng lồ, cao 90m so với mặt đất và kéo dài 373m. Cả hai được kết nối với nhau bằng một mái nhà có thể thu vào một cái duy nhất và, có tổng diện tích là 295.421m2. + Các tòa nhà chọc trời hầu hết được xây dựng từ thép. Hệ thống kết cấu của chúng bao gồm dầm thép, khung và giàn, cũng như trục thang máy từ bê tông cốt thép. Tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay, Burj Khalifa được xây dựng từ bê tông cốt thép, và ngọn tháp cao 200 mét của nó được xây dựng từ kết cấu thép. Tổng chiều cao của nó lên tới 830m. ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU KẾT CẤU THÉP: + Do tính chất của kim loại là phản quang, cứng và thô ráp nên khi được sử dụng cho không gian lớn thì tạo cảm giác đồ sộ, bề thế và nếu xử lý bề mặt không đủ tốt có thể dẫn đến việc mất thẩm mỹ cho không gian sử dụng, mặc dù kết cấu thép có nhiều ưu điểm về mặt chịu lực.


3

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

TẤM TITANIUM ZINC

- Vật liệu xây dựng

+ Tấm titanium zinc nhẹ dùng cho phần vỏ bao che mái. - Định nghĩa: Titan là một kim loại nhẹ, cứng, bề mặt sáng bóng, chống ăn mòn tốt. Nó có thể chống ăn mòn kể cả với axít, khí clo và với các dung dịch muối thông thường. Tấm Titanium Zinc được tạo ra bằng cách thêm đồng vào kẽm tự nhiên. Kẽm titan là một kim loại màu và không có chứa sắt trong hợp kim nên vật liệu sẽ không bị gỉ theo tuổi tác. - Phạm vi áp dụng: Tấm titanium kẽm được sử dụng như vật liệu ốp lát do có các đặc điểm cơ học cao đáp ứng được điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở các quốc gia lạnh như Châu Âu.

Hình 3.11: Hình ảnh minh họa vỏ bao che bên ngoài của Olgiata Sport Club được ốp tấm Titanium Zinc màu trắng KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 74


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

3

TẤM TÔN

- Vật liệu xây dựng

+ Tấm tôn dùng cho lớp vỏ bao che bên ngoài của phần mái công trình - Định nghĩa: Tole hay Tôn cũng là một loại vật liệu xây dựng có tác dụng tương tự như ngói. Tôn là hợp kim của thép với 1 vài thành phần khác như Kẽm, Nhôm, Silic… -Phạm vi áp dụng: thường sử dụng cho những công trình nhỏ với chi phí xây dựng hạn chế - Lịch sử phát triển: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở Châu Âu trong khoảng những năm thế kỷ 17, đến nay tôn đã lan rộng khắp các quốc gia trên thế giới và đóng vai trò quan trọng trong từng lĩnh vực mà chúng góp mặt. - Khả năng ứng dụng: ngoài ốp lát trên mái còn được ứng dụng như một vật liệu hoàn thiện để ốp tường hay bề mặt nhà, rất phổ biến ở Việt Nam. Hình 3.12: Nhà thi đấu Phú Thọ với vòm 2 lớp được ốp tấm tôn phía trên và hệ khung được để lộ ở mặt tiền bên 75 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


3

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Vật liệu xây dựng

Hình 3.13: Hình ảnh tấm titanium zinc ốp trên công trình Bảo tàng Guggenheim (trên) và tấm titanium được sử dụng trong một số công trình dân dụng (dưới)

TẤM TITANIUM ZINC - Đặc điểm của tấm titanium zinc: + Titan có trong lượng khá nhẹ, khá dẻo, tuy nhiên lại kim loại cứng hầu như đứng đầu so với các kim loại khác. + Kim loại này tạo ra một lớp oxit bảo vệ bên ngoài giúp chống lại sự xỉn màu. + Nó cũng thuận từ (ít hấp dẫn bởi nam châm) và ít dẫn điện và dẫn nhiệt. + Ở trạng thái tinh khiết, đặc biệt khi có oxi, titan có thể được kéo sợi dễ dàng nên rất dễ gia công - Công trình đã áp dụng: + Tiêu biểu như Tượng đài cao 45m của Yuri Gagarin ở Moskva được làm từ vật liệu là titan. + Bảo tàng Guggenheim như đã giới thiệu ở đầu và thư viện Cerritos là những công trình đầu tiên ở châu Âu và Bắc Mỹ được bao bọc bởi các tấm titan. ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU TITANIUM ZINC + Tấm Titanium Zinc là môt trong những vật liệu ốp lát thẩm mỹ và bền vững nhưng còn chưa phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam do những yếu tố về công nghệ sản xuất, giá thành nhưng trong tương lai có thể sẽ được áp dụng rỗng rãi hơn. KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 76


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

3

TẤM TÔN - Đặc điểm của tấm tôn: + Kháng nhiệt, chống nóng cực kỳ hiệu quả: Tôn, đặc biệt là tôn lạnh có khả năng phản xạ ánh sáng rất tốt, hạn chế rất tốt việc hấp thụ nhiệt. + Khả năng chống ăn mòn cao + Độ bền cao: tuổi thọ của chúng có thể đạt từ 20-40 năm. + Đa dạng mẫu mã và màu sắc:

- Vật liệu xây dựng

Hình 3.14: Tấm tôn được dùng như một vật liệu ốp mặt ngoài của nhà Tole House/H2 vẫn hài hòa và hiệu quả thẩm mỹ cao. 77 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN

ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU TẤM TÔN + Vật liệu tấm tôn hiện nay được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam vì giá thành rẻ, thi công nhanh và rất đa dạng về loại hình. + Bên cạnh việc ốp ngói thì tấm tôn còn được áp dụng như một vật liệu hoàn thiện để ốp bên ngoài công trình, đặc biệt là các công trình nhà ở dân dụng, mang lại hiệu quả thẩm mỹ không kém gì các loại vật liệu khác. + Công trình nhà thi đấu Phú Thọ đã sử dụng tấm tôn chỉ để ốp phần mái chưa quan tâm nhiều đến cái mặt bên nhất là các chi tiết kết cấu tiếp giáp với mái tôn cũng chưa được xử lý khéo léo nên còn nhiều khuyết điểm về thẩm mỹ


3

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

- Vật liệu xây dựng

Hình 3.15: Hình ảnh bê tông chỗ gối tựa hệ khung (trái) và kết cấu bê tông của khán đài trong công trình Olgiata Sport Club (phải)

BÊ TÔNG CỐT THÉP + Bê tông cốt thép dùng cho phần cột đỡ, gối tựa và phần khán đài của công trình + Do yêu cầu không gian hồ bơi cần vượt nhịp lớn còn những không gian phụ trợ khác dưới khán đài thì được xây bằng bê tông cốt thép để thuận tiện thi công và kinh tế hơn. + Gối tựa của hệ khung gỗ được xây bằng bê tông cốt thép để dễ dàng liên kết với phần kết cấu móng và hầm. ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU BÊ TÔNG + Khán đài bê tông được sơn nước trắng hoàn thiện bên ngoài rất hòa hợp với màu vàng nâu của gỗ và cũng nhưng màu trắng của gối tựa không quá chỗi so với tấm ốp titanium zinc của lớp vỏ bao che công trình KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 78


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

3

BÊ TÔNG CỐT THÉP + Bê tông cốt thép dùng cho phần khán đài của công trình bao gồm sàn, tường, cột. + Kết cấu bên dưới mái vòm không gian sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, phù hợp với khí hậu ở Việt Nam, vừa có thể thi công nhanh chóng và song song với hệ giàn không gian

- Vật liệu xây dựng

ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU BÊ TÔNG + Công trình nhà thi đấu Phú Thọ với khán đài lớn bao quanh sân thi đấu với một phần hành lang kỹ thuật bằng bê tông phía trên nhô ra bên dưới hệ kết cấu vòm khá là phúc tạp làm cho không gian chưa có điểm nhấn và còn cảm giác nặng nề choáng ngộp do khối đặc bao quanh sân. + Màu sắc sử dụng gồm nhiều màu khác nhau cho các phần khác nhau của khán đài nên chưa tạo được cảm giác chính phụ hà hòa. + Cùng là khán đài bê tông nhưng bên nhà thi đấu Olgiata Sport Club chọn giải pháp lan can kính để đơn giản hóa không gian thì nhà thi đấu Phú Thọ chọn giải pháp khung lan can sắt làm không gian thêm phần dày đặc. Hình 3.16: Khán đài với kết cấu bê tông bên dười hệ mái vòm của công trình nhà thi đấu Phú Thọ 79 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


3

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

LIÊN KẾT BU LÔNG, BẢN LỀ + Hệ khung phẳng 3 khớp với 1 đầu khung tiếp xúc với mặt đất và một đầu còn lại được đỡ bằng cột bê tông cốt thép. Gồm các liên kết bulong và liên kết khớp.

- Liên kết trong kết cấu

Hình 3.17: Hình ảnh chi tiết liên kết ở các khớp (trên) và phân tích các khớp trên mặt cắt của Olgiata Sport Club (dưới)

ĐÁNH GIÁ LIÊN KẾT + Hệ khung phẳng bằng gỗ Glulam được liên kết với cột bằng bê tông thông qua các liên kết bu lông, bản lề. Đây là liên kết rất thích hợp cho kết cấu gỗ và đặc biệt là khi phải liên kết ở nơi truyền lực từ hệ mái xuống cột bê tông thì chi tiết liên kết này phải được xử lý và tính toán một cách chính xác. + Cách bố trí hệ khung tựa lên tiết diện cột lớn hơn độ dày của hệ khung và chi tiết liên kết được đẩy vào bên trong góc tạo được thẩm mỹ hơn khi người sử dụng công trình sẽ không thấy cái chi tiết bị nhô ra bên ngoài. + Mặc dù tiết diện của hệ khung khá lớn nhưng các chi tiết liên kết được xử lý hết sức tinh tế không quá lớn và hầu như bằng mặt với hệ khung nên tạo cảm giác liền mạch cho hệ khung. KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 80


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

3

LIÊN KẾT QUẢ CẦU + Giàn không gian tinh thể liên kết với nhau bằng các quả cầu bulong, liên kết gối tựa ở phần chân vòm.

- Liên kết trong kết cấu

ĐÁNH GIÁ LIÊN KẾT + Mặc dù liên kết quả cầu cho giàn không gian là một liên kết rất chắc chắn và có hiệu quả chịu lực cao nhưng các lắp ghép và thi công rất phức tạp và tốn nhiều chi phí. + Quá nhiều liên kết giàn không gian ở mặt đứng đã tạo nên cảm giác nặng nề cho lối vào chính mặc dù kết cấu vượt được nhịp xa nhưng không tạo được hiệu quả về mặt thẩm mỹ. + Thay vì một kết cấu giàn không gian phức tạp cho một sảnh đón chính thì một kết cấu khung phẳng đơn giản nhưng có điểm nhấn sẽ gây được ấn tượng mạnh hơn cho khách đến công trình.

Hình 3.18: Chi tiết quả cầu liên kết của giàn không gian tinh thể (trên) và hệ giàn không gian chỗ mái đón sảnh chính của nhà thi đấu Phú Thọ (dưới) 81 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


3

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

HỆ KHUNG PHẲNG 3 KHỚP + Do tính chất của hệ khung 3 khớp thì moment ở đỉnh khung là bé nhất nên liên kết ở đây có thể sử dụng liên kết khớp còn 2 liên kết ở hai đầu hệ khung nên sử dụng liên kết cứng để ổn định hệ khung.

- Sự làm việc của hệ kết cấu

ĐÁNH GIÁ HỆ KHUNG PHẲNG 3 KHỚP + Công trình đã có sự cách điệu một cách nhẹ nhàng trong việc nhấc bổng một bên khung 3 khớp lên khỏi mặt đất thay vào đó là tựa vào cột bê tông từ đó tận dụng được khoảng không gian bên dưới hệ khung mà không gây ra các không gian chết nếu tựa cả 2 đầu vào mặt đất như bên còn lại. + Việc cách điệu hệ khung phẳng không chỉ mang hiệu quả thẩm mỹ mà còn giúp công trình hòa hợp hơn với bối cảnh khu đất xung quanh.

Hình 3.19: Hình ảnh phân tích hệ khung phẳng 3 khớp của Olgiata Sport Club (trên) và minh họa mô phỏng lực căng trong kết cấu khung 3 khớp (dưới) KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 82


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KẾT CẤU NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ - Sự làm việc của hệ kết cấu

3

LIÊN KẾT QUẢ CẦU + Cột trong công trình sử dụng phương pháp nhánh cây để phân bố các phản lực tại nơi tiếp xúc với giàn không gian bằng cách chia ra nhiều thành phần hơn. ĐÁNH GIÁ GIÀN KHÔNG GIAN + Việc tạo ra một giàn không gian quá phức tạp nhưng kiến trúc của cửa đi, lối vào vẫn đơn điệu không được trao chuốc làm cho giàn không gian và phần còn lại dường như chỗi nhau, không hài hòa. + Kết cấu giàn mái dạng vòm cong nhưng mái đón lại là một mái thẳng trong khi giàn không gian có nhiều ưu điểm về tạo hình cũng làm cho hai thành phần không thực sự phù hợp.

Hình 3.20: Hình ảnh hệ kết cấu giàn không gian sảnh chính của công trình nhà thi đấu Phú Thọ (trên) và minh họa kết cấu thanh - liên kết của giàn không gian và vỏ vòm (dưới) 83 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN



CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT


4

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT KHÁC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

NHẬN XÉT: + Do khí hậu ở Rome thuộc khí hậu ôn đới nên không cần sử dụng máy lạnh mà chủ yếu la máy sưởi vào các tháng lạnh. + Công trình chủ yếu sẽ đóng kín và bọc kính để đảm bảo không mất nhiệt vào mùa đông lạnh.

- Điều hòa không khí

Hình 4.1: Hình ảnh không gian nội thất bên dưới trần gỗ với các mặt đều làm bằng kính để lấy ánh nắng mặt tròi vào công trình Olgiata KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 86


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT KHÁC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

4

NHẬN XÉT + Máy điều hòa gắn ở nhiều vị trí khác nhau trong không gian, bên ngoài theo đường biên sử dụng thông gió tự nhiên (màu vàng) + Các sàn thi đấu, phòng vận động viên, khu văn phòng đều được lắp các thiết bị điều hoà không khí có công suất lớn đảm bảo điều kiện tiện nghi của công trình

- Điều hòa không khí

Hình 4.2: Minh họa khu vực sử dụng điều hòa và khu vực sử dụng thông gió tự nhiên của nhà thi đấu Phú Thọ 87 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


4

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT KHÁC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

NHẬN XÉT: + Sử dụng cửa lật có thể đóng mở được ở trên mái gắn vào hệ khung phẳng + Hệ mái được thiết kế gồm nhiều lá xếp chồng nhau khi đóng lại tạo cảm giác đồng điệu với lớp vỏ bao che bằng titanium zinc màu trắng của công trình.

- Thông gió

Hình 4.3: Hình ảnh hệ thống thông gió có thể điều khiển đóng mở được trên mái của công trình Olgiata Sport Club KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 88


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT KHÁC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

4

NHẬN XÉT + Thông gió bằng cửa lật và cửa lùa trên mặt đứng kết hợp với sử dụng điều hòa cho không gian thi đấu bên trong. + Tuy nhiên hình thức cửa còn thô cứng chưa có giải pháp phù hợp để tạo tỉ lệ đẹp hơn trên mặt đứng

- Thông gió

Hình 4.4: Hệ thống cửa số và cửa đi trên mặt đứng (trên) và hình phối cảnh mặt đứng của công trình nhà thi đấu Phú Thọ (dưới) 89 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


4

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT KHÁC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

NHẬN XÉT: + Kết hợp với công nghệ tiết kiệm năng lượng. Chỉ sử dụng 30% công viên để làm thể thao. Và khối công trình nằm nép một bên để cảnh quan cây xanh có thể liên kết nhau + Các sân thể thao khác nhau được bố trí trên sân thượng để tránh đào đất quá sâu gây tốn chi phí. + Mặc dù vật do hình thức mái nghiêng theo cao độ nên cảm giác công trình gần gũi hòa hợp với không gian xung quanh.

- Giải pháp xây dựng

Hình 4.5: Hình ảnh mặt bằng tổng thể với các sân được đặt hoàn toàn bên trên để giảm chi phí xây dựng của công trình Olgiata Sport Club KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 90


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT KHÁC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

4

NHẬN XÉT + Phần khán đài xây dựng bằng cách thi công BTCT toàn khối và hệ khung vòm không gian riêng biệt nhau nên có thể thi công cùng lúc mà không ảnh hưởng nhau.

- Giải pháp xây dựng

Hình 4.6: Hình ảnh phần thân khán đài đang được thi công tách biệt với phần mái của công trình nhà thi đấu Phú Thọ 91 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


4

PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT KHÁC OLGIATA SPORT CLUB

OLGIATA SPORT CLUB

NHẬN XÉT + Sử dụng hệ thống cửa lật trệt mái có thể điều khiển đóng mở theo chiều trượt để đảm bảo thông gió vào mùa xuân và mùa hè nhưng vẫn có thể đóng kín vào mùa thu đông khi trời trở lạnh. + Các tấm cửa đóng mở được kết nối với nhau bằng 1 thanh rất thép rất mỏng, khi thanh di chuyển làm các tấm cửa đóng mở. Đây là một hệ thống vừa thông gió vừa chiếu sáng một cách rất có hiệu quả và tiết kiệm năng lượng.

- Ứng dụng công nghệ

Hình 4.7: Minh họa hệ mái lấy sáng thông gió có thể đóng mở tự động (trên) và hình ảnh thực tế của hệ thống được lắp với phần khung phẳng (dưới) KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 92


PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP VỀ KỸ THUẬT KHÁC NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ

4

NHẬN XÉT: Sử dụng dầm ứng lực trước cho sàn bê tông cốt thép: + Các bước thực hiện: + Lắp đặt hệ neo + Lắp đặt cốt thép cấu tạo và thép đai đầu neo + Đặt ống cáp + Luồn cáp + Đổ bê tông dầm + Kéo căng cáp + Bơm vữa

- Ứng dụng công nghệ

Kết cấu này khá phù hợp cho công trình với khán đài phải chịu sức nặng khá lớn khi công trình thi đấu và tập trung rất đông người.

Hình 4.8: Hình ảnh nhà thi đấu Phú Thọ lúc đang thi công (trên) và minh họa thi công sàn được ứng lực trước (dưới) 93 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


LỜI KẾT Bài nghiên cứu thông qua việc phân tích hai công trình nhịp lớn thuộc thể loại công trình phục vụ thể dục thể thao để làm rõ sự khác biệt cũng như “lỡ nhịp” trong quan điểm thiết kế không gian nhịp lớn giữa Việt Nam và các nước tiên tiến trên thế giới. Qua đó có thể thấy, đối với công trình nhịp lớn mà nói, vấn đề cần giải quyết không phải chỉ xoay quanh lưới trục bao nhiêu, loại kết cấu như thế nào mà còn là giá trị thẩm mỹ và hơi thở đương đại truyền tải qua công trình ra sao. Cùng một loại kết cấu, vật liệu nhưng với quan điểm thiết kế và phương pháp tiếp cận khác nhau cũng sẽ tạo nên những công trình với giá trị kiến trúc và thẩm mỹ khác nhau. Trong thời đại mà người ta đã và đang đề cao mối quan hệ giữa con người và môi trường sống, bất kỳ thể loại công trình kiến trúc nào cũng sẽ phản ánh cách ứng xử đó. Một công trình ”vị nhân sinh” đúng nghĩa sẽ phản ánh tốt về cuộc sống, văn hóa, con người, và bất kỳ công trình nào khi đã “vị nhân sinh”, bản thân nó sẽ luôn luôn có động lực để “sống”, để tồn tại trong xã hội. Bài nghiên cứu còn nhiều sơ sót, chân thành cảm ơn thầy đã hướng dẫn và xem xét!

KHÔNG GIAN NHỊP LỚN 94


TÀI LIỆU THAM KHẢO https://issuu.com/ngaha/docs/t_a-nh_-qu_c-h_i-__c-reichstag https://issuu.com/thanhthunletrn/docs/kgnl_y_n_ph__ng_thanh_thu_n_anh_th__h__ng_xu_n https://issuu.com/lequangloc/docs/tl_kcct_1_-_le_quang_loc https://issuu.com/huyquoc2198/docs/kgnl_ph_m_qu_c_huy__tr_n_ho_i_ch_u___nguy_n_th_nh_ https://issuu.com/thanhthunletrn/docs/kgnl_y_n_ph__ng_thanh_thu_n_anh_th__h__ng_xu_n https://issuu.com/nhatquang21/docs/khong_gian_nhip_lon_20.05 https://issuu.com/hunhngc/docs/ko_gian_nhip_lon_-_fixed https://nhadepktv.vn/tu-van-xay-dung/mai-ton-la-gi.html https://www.archdaily.com/948387/tole-house-h2 https://tschem.com.vn/titan/ https://www.metalcsystems.com.au/index.php/materials-2/titanium-zinc/ https://www.archdaily.com/928387/what-is-glued-laminated-wood-glulam/5dc97b7e3312fde1da00000b-what-is-glued-laminated-wood-glulam-photo

NHÀ THI ĐẤU PHÚ THỌ https://issuu.com/hunhngc/docs/ko_gian_nhip_lon_-_fixed https://issuu.com/thphngnguyn/docs/nh__thi___u_ph__th_.pptx https://issuu.com/nhatquang21/docs/khong_gian_nhip_lon_20.05

OLGIATA SPORTING CLUB https://www.arketipomagazine.it/olgiata-sporting-club-a-roma-francesco-napolitano/ https://www.archdaily.com/469427/olgiata-sporting-club-lad https://archidiap.com/opera/olgiata-20-12-sport-club/?fbclid=IwAR2pIxxk8f49cNwvCWEszxQZV7jrDtbg3C3uzPKbCeUynrH9SToAWTH1IcI https://architizer.com/projects/olgiata-sporting-club/ 95 KHÔNG GIAN NHỊP LỚN


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.