HỌC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH
1
HỌC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH Copyright © 2013 Nguyễn Ngọc Nam Không phần nào trong cuốn sách này được sao chép hoặc chuyển sang bất cứ dạng thức hoặc phương tiện nào, dù đó là điện tử, in ấn, ghi âm hay bất cứ hệ thống phục hồi, lưu trữ thông tin nào khác nếu không có sự cho phép bằng văn bản của tác giả.
2
NGUYỄN NGỌC NAM
HỌC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH HỌC NÓI TIẾNG ANH NHƯ ĐÁNH VẦN TIẾNG VIỆT VỚI CÁC QUY TẮC ĐỘC ĐÁO, KHÁC BIỆT
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
3
4
Bạn sẽ học được gì từ cuốn sách này?
Biết được cách đọc của hàng nghìn từ tiếng Anh.
Tự tin đọc bất kỳ từ tiếng Anh nào.
Hiểu và giải thích được tại sao từ tiếng Anh lại được đọc như vậy.
Viết được phiên âm của từ vựng, không cần dùng đến từ điển.
Biết người khác đang nói tiếng Anh đúng hay sai.
Hướng dẫn, dạy người khác các quy tắc nhận dạng đánh vần tiếng Anh.
Sửa được các lỗi đã mắc phải trong việc đọc và nói tiếng Anh.
Nói trôi chảy và có ngữ điệu chuẩn tất cả các câu tiếng Anh.
Nghe tiếng Anh tốt hơn, dễ dàng hơn.
Học từ vựng nhanh hơn, nhớ lâu hơn.
Biết cách thuyết trình bằng tiếng Anh hiệu quả.
5
Đã bao giờ bạn tự hỏi những câu như thế này chưa? “Tôi học ngữ pháp rất tốt, tôi cũng biết nhiều từ vựng, tôi có thể viết email trao đổi công việc bằng tiếng Anh, tại sao tôi không nói được tiếng Anh?” “Tôi có thể nói tiếng Anh với bạn bè khá ổn, tại sao khi tôi nói tiếng Anh với người nước ngoài, họ lại không hiểu tôi đang nói gì?” “Tôi có thể viết được nhiều câu tiếng Anh, thậm chí tôi dịch được các câu tiếng Việt sang tiếng Anh. Nhưng tại sao tôi không thể đọc được chính những câu tôi vừa dịch?” “Con tôi học đánh vần tiếng Việt trong 6 tháng là có thể đọc được tất cả các từ. Vậy tại sao, tôi học tiếng Anh 20 năm rồi mà gần như không thể đọc đúng ngay cả với các từ đơn giản nhất?” “Với tiếng Việt, đến lớp 1 bạn có thể đọc được cả những từ không biết nghĩa. Vậy tại sao với tiếng Anh dù bạn biết nghĩa nhưng lại không biết đọc?”
6
Một số lưu ý khi học các quy tắc đánh vần tiếng Anh Những quy tắc để nhận dạng đánh vần tiếng Anh trong cuốn sách này được phân tích, nghiên cứu một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và đã áp dụng hiệu quả vào việc đọc và nói tiếng Anh. Tuy nhiên, có một số quy tắc không áp dụng được hết 100% số từ của tiếng Anh, vẫn còn có một số ít từ ngoại lệ. Những ngoại lệ này ngay cả người bản ngữ cũng phải chấp nhận. Và chúng ta không còn cách nào khác ngoài việc áp dụng chúng vào từng ngữ cảnh cụ thể để có được cách đọc chính xác. Giống như tiếng Việt, rất khó để có được quy tắc phân biệt khi nào dùng “ch”, khi nào dùng “tr”. Hoặc khi nào dùng “x”, khi nào dùng “s”. Đôi khi bạn cũng băn khoăn và lúng túng khi gặp các từ “xung khắc”, “sung túc”, “xổ số”, “châu chấu”, “con trâu”… Nhưng nó cũng là một điểm hay và khác biệt về sự đa dạng của mỗi ngôn ngữ. Tuy nhiên học theo quy tắc vẫn tốt hơn là học theo phán đoán. Phán đoán giống như việc bạn chơi xổ số, xác suất sai rất là nhiều. Còn học theo quy tắc, bạn chỉ cần thực hiện hai bước: Bước 1: Học quy tắc chung để đọc đúng phần lớn số từ, số câu tiếng Anh. Bước 2: Liệt kê số ít các từ không theo quy tắc.
7
8
Mục lục Bạn sẽ học được gì từ cuốn sách này?............................................ 5 Đã bao giờ bạn tự hỏi những câu như thế này chưa?.................. 6 Một số lưu ý khi học các quy tắc đánh vần tiếng Anh. ............... 7 Lời cảm ơn!........................................................................................13 Ai nên đọc cuốn sách này?..............................................................14 Ai không nên đọc cuốn sách này? .................................................18 Làm quen với các thuật ngữ khi học đánh vần tiếng Anh.........19 Cảm nhận của người học về phương pháp Đánh vần tiếng Anh. .............................................................................................................20 Lời chia sẻ của tác giả. .....................................................................22 Giới thiệu về nội dung sách............................................................26 Phương pháp học Đánh vần tiếng như thế nào?.........................29 Một số nguyên tắc khi học. .............................................................34 Bảng chữ cái trong tiếng Anh.........................................................36 Bảng phiên âm quốc tế - IPA..........................................................36 Phân biệt sự khác nhau giữa các âm. ............................................37 PHẦN I: QUY TẮC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH BÀI SỐ 1: QUY TRÌNH NHẬN DẠNG PHIÊN ÂM ...............39 1. Giới thiệu về nguyên âm...........................................................40 2. Trọng âm chính và trọng âm phụ............................................42 3. Các bước viết phiên âm, đánh vần từ vựng tiếng Anh ........47 4. Quy trình sửa lỗi nói khi nói sai tiếng Anh............................50 BÀI SỐ 2: QUY TẮC CHUNG VỀ ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH .............................................................................................................54 1. Cách phát âm tổng quát của 5 nguyên âm. ............................56 2. Cách phát âm tổng quát của phụ âm. .....................................60 3. Quy tắc nhận dạng một số phụ âm. ........................................62
9
BÀI SỐ 3: NHẬN DẠNG ÂM KHÔNG ĐƯỢC NHẤN TRỌNG ÂM .....................................................................................69 1. Quy tắc nhận dạng một số phụ âm (tiếp theo). .....................70 2. Nhận dạng âm /ə/.......................................................................74 BÀI SỐ 4: NHẬN DẠNG HẬU TỐ “ATE”.................................. 1. Cách đọc từ có hậu tố “ate”. .....................................................82 2. Nhận dạng âm /æ/......................................................................84 3. Bài tập đọc và viết phiên âm ....................................................87 BÀI SỐ 5: NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM ..................................89 1. Nguyên âm /e/ và /i/. .................................................................90 2. Nguyên âm /ər/...........................................................................91 3. Quy tắc nhận dạng chung (tiếp theo) .......................................96 4. Bài tập đọc và viết phiên âm. ...................................................99 BÀI SỐ 6: TRỌNG ÂM CỦA CÁC HẬU TỐ ..........................100 1. Nguyên âm đôi /ei/. .................................................................101 2. Phụ âm /ʃ/. .................................................................................105 3. Nhấn trọng âm của hậu tố. .....................................................108 4. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................114 BÀI SỐ 7: TRỌNG ÂM CỦA CÁC HẬU TỐ (TIẾP THEO) 116 1. Trọng âm của hậu tố (tiếp theo)...............................................117 2. Trọng âm của từ có hai âm tiết...............................................119 3. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................124 BÀI SỐ 8: NHẬN DẠNG PHỤ ÂM S/Z ...................................126 1. Nguyên âm /ɒ/. .........................................................................127 2. Phụ âm s/z. ................................................................................130 3. Quy tắc nhận dạng /s/ và /es/ .................................................131 4. Quy tắc liên quan đến /s/ và /z/ .............................................133 5. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................135 BÀI SỐ 9: NHẬN DẠNG PHỤ ÂM X.......................................137 1. Phụ âm /x/. ................................................................................138 2. Phụ âm /j/. .................................................................................140 3. Phụ âm /ʒ/. ................................................................................141 4. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................144
10
BÀI SỐ 10: NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM ...............................146 1. Nguyên âm /i:/. .........................................................................147 2. Hậu tố /ed/. ...............................................................................149 3. Một số quy tắc chung nhận dạng phụ âm (tiếp theo). .........152 4. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................155 BÀI SỐ 11: NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM + R .......................157 1. Nguyên âm đôi /ai/. .................................................................158 2. Nguyên âm đôi /iə/. .................................................................160 3. Nguyên âm đôi /aiə/ ................................................................163 4. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................165 BÀI SỐ 12: NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM + R (tiếp theo).....167 1. Nguyên âm đôi /eə/. ................................................................168 2. Nguyên âm đôi /juə/. ...............................................................169 3. Nguyên âm dài /ɔ:/. ...................................................................171 4. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................173 BÀI SỐ 13: NHẬN DẠNG NGUYÊN ÂM ĐÔI......................175 1. Nguyên âm đôi /ou/.................................................................176 2. Nguyên âm đôi /au/. ................................................................178 3. Phụ âm /dʒ/...............................................................................179 4. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................181 BÀI SỐ 14: NHẬN DẠNG PHỤ ÂM .......................................182 1. Phụ âm /th/................................................................................183 2. Nguyên âm /ʌ/. ..........................................................................185 3. Phụ âm /tʃ/. .................................................................................188 4. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................189 BÀI SỐ 15: TRỌNG ÂM TỪ CÓ 3 ÂM TIẾT ..........................191 1. Trọng âm của từ 3 âm tiết. ......................................................192 2. Trọng âm của từ 4 âm tiết. ......................................................193 3. Nhận dạng âm câm (silent sound).........................................193 4. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................194 PHẦN II: QUY TẮC NÓI TIẾNG ANH BÀI SỐ 16: CHIA NHÓM TƯ DUY THOUGHT GROUPS....198 1. Chia nhóm tư duy khi nói tiếng Anh....................................200 11
2. Cách phát âm /t/ trong tiếng Anh – Mỹ................................207 3. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................210 BÀI SỐ 17: TRỌNG ÂM CỦA CÂU..........................................211 1. Nhấn trọng âm của câu. ..........................................................212 2. Cách đọc các từ chức năng trong câu....................................215 3. Nhạc điệu của câu....................................................................220 4. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................222 BÀI SỐ 18: KỸ THUẬT NỐI ÂM KHI NÓI TIẾNG ANH ...224 1. Nối âm khi nói tiếng Anh (linking sound). ..........................225 2. Những từ nói rút gọn (contractions). ....................................228 3. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................233 BÀI SỐ 19: MỘT SỐ QUY TẮC NHẬN DẠNG KHÁC …..235 1. Tiếp vị ngữ không ảnh hưởng đến trọng âm.......................236 2. Trọng âm của từ ghép. ............................................................236 3. Âm /o/ đứng cuối từ. ...............................................................237 4. Ngoại lệ của trọng âm phụ .....................................................238 5. Bài tập đọc và viết phiên âm tiếng Anh................................240 BÀI SỐ 20: NỘI DUNG BỔ SUNG ...........................................242 1. Từ có đuôi là /itive/. .................................................................243 2. Từ có âm thứ hai là /al/............................................................244 3. Từ có âm thứ hai là /us/ hoặc /is/...........................................246 4. Từ có âm /ure/ đứng cuối........................................................246 5. Từ có âm cuối cùng là /ive/.....................................................247 6. Từ có âm tiết thứ hai là /y/......................................................248 PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NÓI & HỌC TỪ VỰNG BÀI SỐ 21: PHƯƠNG PHÁP NÓI TIẾNG ANH....................254 BÀI SỐ 22: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH VẦN VÀ ĐỌC............260 CẢM NHẬN CỦA HỌC VIÊN VỀ KHÓA HỌC “ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH”. ................................................................................286 THÔNG TIN VỀ CÁC KHÓA HỌC .........................................290 ĐÁP ÁN BÀI TẬP...................................................................291 12
Lời cảm ơn!
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các học viên của khóa học “Đánh vần tiếng Anh”. Sẽ rất khó để tôi hoàn thành cuốn sách này nếu trong quá trình giảng dạy, tôi không nhận được những câu hỏi, những phản biện và sự góp ý bổ ích từ các bạn. Chính sự ham học hỏi của các bạn đã thúc đẩy tôi viết cuốn sách này. Một số kiến thức tôi chưa kịp giảng dạy đã được đưa vào đây, hi vọng chúng sẽ hữu ích với các bạn. Tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các anh, chị và các bạn giảng dạy tiếng Ạnh ở trong và ngoài nước đã nhận xét, chỉnh sửa và đóng góp ý kiến về những quy tắc còn rất mới mẻ và khác biệt của phương pháp học Đánh vần tiếng Anh. Tác giả rất mong nhận được các ý kiến đóng góp để lần tái bản sau cuốn sách được hoàn thiện hơn. Tác giả
13
Ai nên đọc cuốn sách này? Giáo viên dạy tiếng Anh Có phải bạn nghĩ, người đã học chuyên tiếng Anh, đã và đang dạy người khác, bây giờ lại phải đi đọc cuốn sách Đánh vần tiếng Anh sơ đẳng này sao? Khi tôi nghiên cứu các nội dung trong cuốn sách này, tôi đã gặp gỡ và nói chuyện với nhiều giáo viên đang dạy tiếng Anh, nhiều Việt kiều đã sống ở nước ngoài nhiều năm. Khi đó tôi hỏi họ hai câu sau: Câu thứ nhất: “Tại sao từ global lại đọc là /’gloubəl/ mà không đọc là /’glôbəl/ hay /’globəl/?”. Câu thứ hai: “Để nói được chính xác từ global như bây giờ, anh/chị đã học bằng cách nào?” Với câu hỏi thứ nhất, chưa có ai giải thích được. Vì ban đầu họ cũng học giống như đa số mọi người. Với mỗi từ, họ cũng đoán, cũng đọc theo thói quen. Sang câu hỏi thứ hai, họ được học ít nhất 4 năm chuyên ngữ, có môi trường tiếng Anh, mỗi lần nói sai họ sẽ sửa bằng cách nói lại nhiều lần đến khi đúng thì thôi. Và bây giờ, bạn thấy những người đó nói tiếng Anh rất hay và chuẩn. Nhưng như thế có nghĩa là khi dạy người khác, họ cũng sẽ nói với bạn hãy học giống cách họ đã học ngày xưa, về xem phiên âm từ điển và lặp lại cho đến khi đúng. Chẳng lẽ bạn cứ phải đoán hoặc đi tra từ điển mỗi khi bạn gặp các từ như thế này: local /’loukəl/, clonal /’klounəl/, copal /’koupəl/, focal /’foukəl/, modal /’moudəl/, oval /’ouvəl/, total /’toutəl/ … 14
Trong khi đó, nếu giáo viên dạy tiếng Anh biết được quy tắc sau: “Từ hai âm tiết có cấu tạo {O + 1 PHỤ ÂM + AL}, nguyên âm O sẽ đọc thành /OU/”. Họ sẽ giúp người học đọc tiếng Anh dễ hơn, nhanh hơn và nhớ lâu hơn, tự tin đọc các từ ở trên không cần tra từ điển. Tôi đã nhiều lần nhận được phản hồi của các bạn sinh viên, khi họ đến trường hỏi giáo viên tại sao từ “language” lại đọc thành /’læɳgwidʒ/, nhưng giáo viên không giải thích được cho các bạn những quy tắc liên quan, thường họ chỉ nói nên nghe nhiều hoặc về tra từ điển. Cuốn sách này sẽ giúp anh, chị đang dạy tiếng Anh có thêm một cẩm nang thật sự hữu ích, những quy tắc mà anh, chị chưa bao giờ nghe tới trong việc nhận dạng đánh vần, đọc và nói tiếng Anh.
Sinh viên Mong ước lớn nhất của hầu hết các bạn sinh viên là nói và nghe được tiếng Anh để có thể vượt qua các vòng phỏng vấn xin việc và phục vụ cho công việc sau này. Vậy tại sao bạn phải tham gia đủ loại khóa học từ ngữ pháp, giao tiếp kéo dài nhiều tháng trời? Bạn chỉ cần tập hợp các câu tiếng Anh nói về trường, ngành bạn học, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng cá nhân (giao tiếp, tin học văn phòng, dịch vụ khách hàng…), mục tiêu sự nghiệp, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân…. Những mẫu câu tiếng Anh như thế bạn lấy ở đâu cũng có. Việc duy nhất bạn cần làm là thay đổi một số thông tin cá nhân của bạn. Tất cả những câu bạn cần nói cho tất cả các cuộc phỏng vấn xin việc chỉ khoảng 3 trang giấy. Sau khi bạn đọc xong cuốn sách này, bạn sẽ tự tin nói chuẩn (ngữ điệu, trọng âm của câu, trọng âm của từ…) 3 trang giấy đó trong vòng 7 ngày. Bạn còn mong đợi gì hơn nữa không? 15
Người đi làm Những ngày đầu tôi đi làm và giao tiếp bằng tiếng Anh, tôi rất lúng túng. Tôi không biết bắt đầu từ đâu, sắp xếp câu như thế nào, sử dụng ngữ pháp và từ vựng ra sao... Sau vài ngày quen với công việc, tôi đã biết phải nói những câu tiếng Anh gì, dùng những từng vựng nào. Tôi lên mạng tìm kiếm các mẫu câu có sẵn, thay đổi một số từ vựng liên quan đến công việc của công ty. Tôi in ra 5 trang giấy, khi đó tôi phải mất hơn một tháng mới có thể nói được 5 trang đó, nhưng khi đó tôi cảm thấy không tự tin vì khi nói không có ngữ điệu, không có nhấn trọng âm, không biết khi nào nên dừng, khi nào không được dừng trong mỗi đoạn… Bây giờ nghĩ lại nếu 10 năm về trước tôi có được những quy tắc này, chắc chắn tôi có thể nói tiếng Anh chuẩn và có ngữ điệu chỉ trong khoảng 10 ngày. Còn bạn, công việc của bạn có đòi hỏi giao tiếp bằng tiếng Anh ở nhiều lĩnh vực, nhiều chủ đề không? Tôi đã hỏi rất nhiều người đi làm, với các câu có sẵn trong 5 trang giấy là họ có thể thoải mái nói chuyện, giao tiếp với khách hàng, giao tiếp với người quản lý bằng tiếng Anh. Cũng giống như các bạn sinh viên, bạn hãy làm theo các bước hướng dẫn luyện nói ở trong cuốn sách này, bạn sẽ ngạc nhiên về khả năng nói tiếng Anh của bạn.
Các bậc cha mẹ Bậc cha mẹ nào cũng lo lắng cho con cái, đặc biệt là việc học hành. Ngoại ngữ là một môn học ngày càng được các phụ huynh và học sinh coi trọng. Có rất nhiều phụ huynh tiếng Anh rất tốt, ở cơ quan họ giao tiếp bằng tiếng Anh với khách hàng, với các chuyên gia nước ngoài nhưng câu hỏi tôi thường nhận được từ họ là bây giờ họ nên dạy con họ học tiếng Anh theo cách nào? 16
Với độ tuổi mẫu giáo và tiểu học: Nếu đưa đến các trung tâm học, họ sẽ mất nhiều thời gian đưa đón, thời gian ở lớp chơi nhiều hơn cả học. Có rất nhiều bạn đi học 5 năm liền vẫn đọc và nói sai tiếng Anh. Với độ tuổi cấp II: Bạn bắt đầu nản và cảm thấy mệt mỏi vì hàng năm bạn vẫn đưa đón con đi học thêm, tìm những giáo viên giỏi nhất cho con học. Vậy mà kết quả là con mình vẫn không dám đọc tiếng Anh, vốn từ vựng rất ít dù điểm ở lớp luôn ở mức 8 – 9 phẩy. Cuốn sách này giúp bạn giải quyết cả hai vấn đề trên. Nếu con bạn đang ở tuổi mẫu giáo và tiểu học, bạn sẽ dạy chúng bằng những kiến thức ở trong cuốn sách này. Tôi đảm bảo những quy tắc này còn đơn giản hơn rất nhiều những kiến thức ngữ pháp mà một trẻ em lớp 2, lớp 3 đang học ở trường. Nếu con bạn đang học cấp II, cấp III thì cuốn sách này là một chiếc chìa khóa để giúp chúng yêu thích tiếng Anh, tự học được tiếng Anh và tự tin hơn khi đọc, nói tiếng Anh.
Tham gia các kỳ thi IELTS, TOEIC, TOEFL Khi bạn đang gấp rút chuẩn bị cho kỹ năng nói của các kỳ thi như IELTS chẳng hạn, bạn thường nhận được lời khuyên nên nghe và tập nói nhiều. Nhưng tập bằng cách nào? Chẳng lẽ cứ nói tiếng Anh nhanh như gió theo cách cũ để rồi chẳng ai hiểu bạn đang nói cái gì? Những quy tắc trong cuốn sách này giúp bạn tự tin nói bất kỳ câu tiếng Anh nào bạn muốn. Những người phỏng vấn chắc chắn sẽ rất ngạc nhiên về kỹ năng nói tiếng Anh của bạn, ngữ điệu, cảm xúc của bạn.
17
Ai không nên đọc cuốn sách này? Không có cuốn sách nào có thể đáp ứng hết nhu cầu của người học, đặc biệt là với tiếng Anh bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau. Do đó, bạn nên xem phần này trước khi quyết định có nên tiếp tục đọc cuốn sách này hay không. Bạn KHÔNG NÊN đọc cuốn sách này nếu: Mục đích của bạn chỉ là học ngữ pháp cơ bản, ngữ pháp nâng cao. Bạn chỉ muốn nâng cao kỹ năng đọc hiểu. Bạn muốn học dịch ngược, dịch xuôi. Bạn chỉ muốn có điểm cao ở lớp, bạn không cần phải đọc và nói tiếng Anh.
18
Làm quen với các thuật ngữ khi học đánh vần tiếng Anh
preparation ,pre-pə-‘rei-ʃən 1 2 3 4
trọng âm phụ (1)
trọng âm chính (3)
âm không nhấn trọng âm (2 và 4)
19
Cảm nhận của người học về phương pháp Đánh vần tiếng Anh Bạn sẽ sớm nhận thấy việc nghe nói tiếng Anh thực sự không khó như những gì bạn tưởng tượng nếu như bạn có trong tay những quy luật đơn giản và hiệu quả mà tôi đã có được từ phương pháp học Đánh vần tiếng Anh này. Nguyễn Thu Hằng (thuhang297@gmail.com) Mình thích học tiếng Anh từ năm cấp II, mình đã đọc rất nhiều sách, nhiều tài liệu về tiếng Anh. Nhưng càng học lại càng chán, vì không thấy tiến bộ chút nào cả. Từ khi biết đến phương pháp học đánh vần tiếng Anh, mình học như chưa bao giờ được học. Mình thật sự vui sướng vì mỗi quy tắc mình lại biết đọc thêm nhiều từ khác nữa. Ngày trước mình còn sợ nói tiếng Anh, nhưng bây giờ thì ở đâu cũng nói. Mình cảm tưởng như là đang hát chứ không phải nói. Giá mà mình có được phương pháp học này từ sớm thì vui biết mấy. Lương Trung Nghĩa (nghiapdp@gmail.com) Nội dung của phương pháp học “Đánh vần tiếng Anh” giúp cho tất cả mọi người, kể cả những người không biết nhiều về tiếng Anh, đọc trôi chảy tất cả các từ với cách học như trẻ con học đánh vần. Nhưng bên cạnh đó bạn cũng cần phải chăm chỉ luyện tập để áp dụng các quy tắc vào đọc và nói tiếng Anh. Lê Thị Thu Hằng (lehang.mda54@gmail.com)
20
Nội dung của phương pháp học này giúp mình tự viết được phiên âm của từ tiếng Anh, mặc dù mình chưa biết nghĩa. Chúng cũng giúp mình đọc và nói chính xác. Ngày xưa mình nói tiếng Anh, người nước ngoài nghe cứ ngơ ngác. Thế mà bây giờ họ còn khen mình nói chuẩn đấy. Nguyễn Minh Phương (phuong.nm@vss.net.vn) Bạn hãy học bài học đầu tiên để biết mình đang thiếu gì, bài học thứ hai để biết mình thật sự cần gì. Và toàn bộ nội dung học sẽ trang bị cho bạn những kiến thức, quy tắc độc đáo, khác biệt từ nhận dạng, phát âm, nói có ngữ điệu và tự tin thuyết trình tiếng Anh. Mình tự tin khẳng định như vậy, vì mình đã trải nghiệm, đã học và có được những gì mình mong muốn từ phương pháp học hoàn toàn mới này. Phạm Thị Hương (huong.fish@gmail.com)
21
Lời chia sẻ của tác giả Khi con trai của tôi được gần 3 tuổi, tôi bắt đầu nghĩ đến việc dạy tiếng Anh cho bé. Cũng giống như nhiều bậc cha mẹ khác, tôi đã rất hào hứng. Nhưng sau vài ngày suy nghĩ, tìm tòi cách dạy tôi mới nhận ra là tôi chẳng có kiến thức gì để dạy con học tiếng Anh. Bạn có thấy kỳ lạ không? Khi dạy trẻ con, chắc chắn bạn không thể dạy ngữ pháp, từ loại (danh từ, tính từ, động từ…). Ở độ tuổi đó cách dạy hiệu quả duy nhất là hướng dẫn chúng đọc các từ vựng, các câu chính xác. Trong khi đó, tôi và vô số người học tiếng Anh khác chỉ được dạy và học về ngữ pháp, nghĩa của từ vựng mà chưa có bất kỳ giáo viên nào dạy cách đọc. Kể từ thời điểm đó tôi đã suy nghĩ rất nhiều về phương pháp học tiếng Anh, cũng như về trách nhiệm của một người cha. Dù tôi không học chuyên ngữ nhưng tôi cũng đã từng làm việc ở công ty nước ngoài, giao tiếp hàng ngày bằng tiếng Anh, biết rất nhiều từ vựng, hiểu khá nhiều ngữ pháp, chẳng lẽ tôi lại không dạy nổi con mình đọc đúng tiếng Anh? Việc đầu tiên là tôi dành nhiều thời gian để nghiên cứu về cách đọc của tiếng Việt. Tôi xin vào ngồi ở lớp học đánh vần tiếng Việt ở trường mẫu giáo để xem cách học tiếng Việt. Tôi cũng đến trường tiểu học nói chuyện với giáo viên lớp 1 để hiểu thêm cách các cô dạy học sinh lớp 1 đọc chữ như thế nào. Sau đó đưa các em bé 5 tuổi một danh sách các từ tiếng Việt (bao gồm cả từ dễ và khó) để các bé đọc.
22
Danh sách gồm có 9 từ tiếng Việt: 1. trường học
2. con đường
3. thương trường
4. lương thiện
5. xương
6. vô thường
7. âm dương
8. tha hương
9. bất thường
Các bé đều đọc lưu loát 9 từ ở trên nhưng khi tôi hỏi nghĩa thì các bé chỉ có thể hiểu được 3 từ là “trường học”, “con đường” và “xương”. Các từ còn lại đều không hiểu. Một thời gian sau, tôi lập một bảng tiếng Anh gồm 8 từ và đưa cho các bạn sinh viên thử đọc. Danh sách đó gồm các từ: 1. person
2. nervous
3. service
4. certain
5. commercial
6. Germany
7. Berlin
8. derby
Bạn tự tin đọc đúng được bao nhiêu từ ở trên? Tôi đã làm một cuộc khảo sát với hàng trăm bạn sinh viên, chưa có bất kỳ ai đọc chính xác được 4/8 từ trên, mặc dù rất nhiều bạn biết hết nghĩa của 8 từ đó.
Đến lúc này bạn đã thấy được sự khác biệt giữa hai cách học tiếng Việt và cách học tiếng Anh. Với tiếng Việt, bạn chỉ cần học đánh vần trong vài tháng là có thể đọc bất kỳ từ nào (dù là từ không biết nghĩa, từ chưa gặp bao giờ). Còn với tiếng Anh, với 8 từ ở trên bạn đều biết nghĩa nhưng lại không thể đọc và thậm chí là không dám đọc. Và bạn cũng đã hiểu tại sao vài năm về trước tôi không dám dạy tiếng Anh cho con trai, vì tại thời điểm đó tôi cũng giống như bạn bây giờ, tôi không thể đọc nổi 8 từ tiếng Anh ở trên. Và tôi không biết đọc, không hiểu tại sao lại đọc như vậy thì làm sao tôi có thể dạy người cho khác được. 23
Tôi đã luôn tự hỏi tại sao với tiếng Việt chỉ học có 6 tháng là đọc hết mọi từ? Trong khi học tiếng Anh 6 năm, 16 năm mà không đọc nổi những từ đơn giản nhất? Chẳng lẽ mỗi lần muốn đọc từ tiếng Anh nào lại phải lật từ điển ra xem? Và kể từ thời điểm đó tôi bắt đầu nghiên cứu các quy tắc để đọc tiếng Anh. Để viết ra một cuốn sách hoàn chỉnh như bạn đang cầm trên tay thật sự là một hành trình dài. Tôi đã tham khảo rất nhiều giáo viên người nước ngoài đang dạy tiếng Anh ở Việt Nam, tôi đã đọc hàng nghìn cuốn sách khác nhau liên quan đến phát âm và đánh vần, tôi cũng đã nghiên cứu hàng nghìn video clip để tìm ra được những quy tắc hợp lý nhất. Nhưng nếu chỉ có thế thì tôi đã không in cuốn sách này. Tôi quyết định in cuốn sách này, vì: Có rất nhiều quy tắc bạn đọc trong cuốn sách này là thành quả mà tôi đã phải nghĩ về nó, trăn trở và tìm kiếm nó kéo dài hàng năm trời. Có rất nhiều quy tắc chưa có bất kỳ cuốn sách nào (kể cả sách nước ngoài), chưa có giáo viên, trường lớp nào viết về nó. Tôi không viết về ngữ pháp, không viết về phân tích các bài đọc hiểu, phân tích các cấu trúc, các thành ngữ, tôi chỉ viết theo cách nhìn của tôi, một người cũng đã từng học tiếng Anh giống như các bạn. Tôi đã từng rất ham thích học tiếng Anh, thấy sách, tài liệu nào hay là tôi mua về đọc (có thời điểm chỉ tính riêng các tài liệu, sách tiếng Anh trong máy tính của tôi đã lên đến hơn 100 GB). Và hết năm này sang năm khác tôi cứ loay hoay với rất nhiều loại tài liệu mà không biết nên học tiếng Anh theo cách nào có được hiệu quả. Tôi cũng đã từng tham gia một số khóa học như giao tiếp, ngữ pháp, khóa học tổng quát nhưng không có bất kỳ sự cải thiện nào đáng kể. 24
Chỉ sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi các quy tắc để đánh vần và đọc tiếng Anh lưu loát tôi mới thấy mình đang đi đúng hướng và thấy mình thực sự thích nói tiếng Anh. Nhờ các quy tắc đó, tôi đã đào tạo được hàng ngàn sinh viên, người đi làm và hàng trăm bạn học sinh cấp II. Nếu chỉ mình tôi giảng dạy, sẽ cần rất nhiều thời gian nữa mới thay đổi được tư duy của người học. Nhưng nếu tôi tổng hợp các quy tắc vào một cuốn sách thì sẽ giúp được nhiều người hơn nữa. Không phải ai cũng biết đến khóa học của tôi, không phải ai cũng có thể đến học trực tiếp, đó chính là lý do cuốn sách này đến với bạn. Tôi đã cố gắng viết với nội dung đơn giản, súc tích nhất để bất kỳ ai cũng có thể tự học được. Và tôi tin chắc chắn bạn cũng sẽ đọc và nói tiếng Anh tốt sau khi tham khảo hết cuốn sách này. Cảm ơn bạn rất nhiều vì bạn đã tin tưởng vào nội dung của cuốn sách. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng, muốn góp ý về bất kỳ nội dung gì trong cuốn sách này, bạn vui lòng gửi email tới địa chỉ: nam.enpro@gmail.com . Tôi sẽ đọc cẩn thận tất cả email của bạn và sẽ cố gắng trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.
Nguyễn Ngọc Nam
25
Giới thiệu về nội dung sách Tôi tự tin nói với bạn rằng cuốn sách này hoàn toàn khác biệt với tất cả sách tiếng Anh khác mà bạn đã đọc. Bạn sẽ không thấy các cấu trúc ngữ pháp, bạn không thấy các bài đọc hiểu. Nội dung xuyên suốt của cuốn sách này là các quy tắc để ghép vần, đánh vần, viết phiên âm, tập đọc và tập nói. Có thể ban đầu bạn sẽ có phần bỡ ngỡ với nội dung, với cách học được hướng dẫn trong sách này, có lẽ bởi vì từ trước tới nay chưa có ai hướng dẫn bạn những kiến thức như vậy. Bạn cứ tưởng tượng cách học này giống bạn đang chơi trò xếp hình. Để xếp hình bạn cần có 10 miếng ghép khác nhau và nhiệm vụ của bạn là đặt từng miếng ghép vào đúng chỗ của nó. Có thể lúc đầu bạn chưa quen, có một hai miếng ghép bị sai, nhưng không sao, bạn chỉnh sửa lại một chút và sau một đến hai lần (có thể là 4-5 lần), bạn đã ghép được chính xác. Miếng ghép SỐ 2 Miếng ghép SỐ 1
MIẾNG GHÉP SỐ 5
26
Miếng ghép SỐ 3 Miếng ghép SỐ 4
MIẾNG GHÉP SỐ 6
Cách học đánh vần tiếng Anh cũng vậy. Các quy tắc đã có sẵn ở trong sách này, các bước hướng dẫn cũng đã có, việc của bạn là tìm đúng quy tắc để đặt vào đúng vị trí của nó. Ví dụ bạn sẽ cần đọc các từ như:
media, immediate, intermediate, medium, region, genius… Với các từ trên sẽ có từ bạn đọc đúng và có nhiều từ bạn đọc không chuẩn, đó là do: Một là bạn đọc theo mặt chữ; Hai là đọc theo thói quen; Ba là đoán; Và cuối cùng là bạn thường nghe thấy như vậy. Kết quả là khi bạn đọc lên, bạn không thật sự tự tin về cách đọc của mình. Bạn không chắc là bạn đang đọc hay sai. Nhưng nếu bạn chỉ cần biết quy tắc: e + phụ âm + {ia, io, iu, ie} thì âm e sẽ đọc là /i:/ Bạn thử áp dụng quy tắc này vào các từ ở trên xem thế nào? Khi bạn đã biết quy tắc này rồi, bạn sẽ không cần tra từ điển, bạn vẫn biết tất cả các âm /e/ được gạch chân đều đọc là /i:/. Trong khi nếu đọc theo phán đoán thì có từ bạn sẽ đọc là /e/, có từ bạn đọc là /i/, có từ đọc là /ê/.
Nội dung của sách có ba phần chính: Phần I. QUY TẮC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH Phần II. QUY TẮC NÓI TIẾNG ANH Phần III. PHƯƠNG PHÁP HỌC NÓI VÀ TỪ VỰNG Tôi viết cuốn sách này không chỉ với mục đích cung cấp tới bạn quy tắc đánh vần và nói tiếng Anh. Tôi không chỉ mong muốn bạn tự học giỏi tiếng Anh, nói tiếng Anh thành thạo mà tôi còn mong rằng, với sự thấu hiểu về các quy tắc, bạn sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn bè của bạn, người thân, con của bạn, đồng nghiệp của bạn. 27
Nhờ những quy tắc này tôi đã hướng dẫn, đào tạo được nhiều lớp học với nhiều rất nhiều học viên. Tôi hoàn toàn tin tưởng bạn cũng sẽ làm được như tôi, chắc chắc là như vậy.
28
Phương pháp học Đánh vần tiếng như thế nào? Có rất nhiều học viên nói với tôi rằng các bạn học ngày, học đêm nhưng vẫn không giỏi. Có người nói họ rất thích học tiếng Anh nhưng không biết nên học ngữ pháp hay giao tiếp. Nhưng phổ biến nhất là những bạn học đã học từ 10-15 năm mà vẫn còn băn khoăn không biết nên học tiếng Anh bắt đầu
từ đâu?
Bạn đam mê, bạn rất muốn học nhưng nếu không đúng phương pháp thì trước sau gì bạn cũng sẽ nản và bỏ cuộc. Chính vì thế trước khi vào nội dung chính, tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thức học để có thể áp dụng hiệu quả các quy tắc của cuốn sách. Bạn hãy dành chút thời gian quay về tuổi thơ để xem cách bạn học đánh vần tiếng Việt như thế nào.
Hình ảnh 1 – Bài học đánh vần của lớp Mẫu giáo 5 tuổi Hình ảnh 1 ở trên là nội dung tôi có được từ lớp học chữ ở trường mẫu giáo dạy cho các bé 5 tuổi (chuẩn bị vào lớp 1). 29
Phương pháp học Đánh vần tiếng Anh như thế nào?
Hình ảnh số 2 là nội dung tôi chụp từ sách Tiếng Việt lớp 1.
Hình ảnh 2 – Bài học trong sách Tiếng Việt lớp 1 Tôi không chắc bạn còn nhớ cách học đánh vần tiếng Việt ngày xưa của bạn hay không, còn bản thân tôi thì thực sự là không nhớ mình học như thế nào nên tôi đã đến tham gia vào lớp học tiếng Việt ở trường mẫu giáo. Tôi nghĩ chỉ hai hình ảnh này cũng đủ giúp bạn hình dung được cách bạn sẽ học tiếng Anh. Hình ảnh số 1 là bạn tập đánh vần và đọc các từ vựng riêng lẻ. Có một dòng chữ in nghiêng ở hình ảnh số 1 không biết bạn có để ý không? Đó là câu “Mỗi bài đọc 10 lần”. Học tiếng Anh lâu rồi, có bao giờ bạn đọc đi đọc lại 1 từ vựng đến 10 lần chưa? Tôi đã hỏi tất cả học viên câu hỏi này và câu trả lời tôi nhận được đều giống nhau, đó là “chưa bao giờ”. Vậy mà với tiếng Việt bạn đã học như vậy, và bạn thực sự đã đọc được tiếng Việt chỉ trong thời gian rất ngắn.
30
Phương pháp học Đánh vần tiếng Anh như thế nào?
Vậy bước 1 của phương pháp học “Đánh vần tiếng Anh” là:
Lặp lại nhiều lần một từ, một câu (5-10 lần) cho đến khi thuần thục. Còn với hình ảnh số 2, nó minh họa cho cả cách học từ vựng và cách học nói tiếng Việt. Đầu tiên bạn học từng âm (có thể là nguyên âm, có thể phụ âm), bước tiếp theo là áp dụng các nguyên âm (phụ âm) đó vào các từ khác nhau. Ví dụ bạn thấy trong bài học đó đang học chữ “ph”, từ mẫu là “phố”, sau khi bạn đọc được từ “phố” rồi, bạn sẽ tập đọc các từ khác có chữ “ph” như “phố xá”, “phở bò”, “phố phường”… Tiếp theo bạn nhìn sang bên cạnh là các mẫu câu có chứa các từ vựng bạn vừa tập đọc, như câu “nhà dì na ở phố, nhà dì na có phở bò”… Vậy bước 2 của phương pháp “Đánh vần tiếng Anh” là:
Áp dụng 1 quy tắc để đọc hàng trăm từ khác nhau, với mỗi từ bạn phải đọc lặp lại nhiều lần. Sau đó áp dụng các từ đó vào mẫu câu có sẵn. Và cũng lặp lại nhiều lần các câu này giống như đọc từ vựng riêng lẻ. Việc nói các mẫu câu này chính là bước bạn đang học nói tiếng Anh mà không cần phải biết đến ngữ pháp.
31
Phương pháp học Đánh vần tiếng Anh như thế nào?
Bạn chỉ cần làm theo 2 bước đơn giản dưới đây:
Giả sử bạn cần nói câu:
I have a secret.
(Tôi có một bí mật).
Với câu đơn giản ở trên, nếu bạn không tập nói chuẩn từ “secret”, đến khi nói cả câu có từ “secret” chắc chắn là bạn sẽ gặp lúng túng (lúc đó giống như bạn đang phải đánh vần, ghép vần từ “secret”). Nhưng trước khi nói câu ở trên, bạn tập đọc thật nhiều lần từ “secret” thì sau đó dù cho hàng trăm câu khác nhau có từ “bí mật” (secret) đó bạn đều có thể nói trôi chảy. Khi đọc cuốn sách này, đôi lúc bạn thấy nhàm chán và khô khan vì cách học không khác gì ngày xưa bạn học đánh vần, ghép âm tiếng Việt ở lớp học mẫu giáo. Có thể đôi khi bạn thấy khó chịu vì bạn đã học tiếng Anh hàng chục năm, mà bây giờ phải lặp đi lặp lại chỉ 1- 2 câu đến hàng trăm lần. Bạn không được nói thoải mái như khi bạn học các khóa học giao tiếp. Và bạn có thể sẽ thấy hơi nản vì bình thường bạn nói tiếng Anh “nhanh như gió”, nhưng học theo phương pháp này bạn phải nói từng câu, từng từ rất chậm như đứa trẻ bắt đầu học đánh vần. 32
Phương pháp học Đánh vần tiếng Anh như thế nào?
Những điều bạn cảm thấy không thoải mái là hết sức tự nhiên. Vì hơn 10 năm qua bạn học tiếng Anh không có nguyên tắc, không có phương pháp, thích cái gì thì học, học không tiến bộ lại bỏ… rồi thấy cần lại học…một vòng quay lặp đi lặp lại hết năm này qua năm khác làm bạn lãng phí thời gian mà không có kết quả xứng đáng với công sức của bạn. Bạn chỉ cần học có kỷ luật và chăm chỉ trong thời gian ngắn (bạn yên tâm là phương pháp học ở cuốn sách này không đòi hỏi bạn cần phải thức khuya, dậy sớm), chỉ cần bạn kiên trì thực hiện theo các bước đã có trong sách và thực hiện tốt các bài tập trong mỗi bài học, chắc chắn chỉ sau 1 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả thần kỳ mà bạn cố gắng hơn 10 năm qua không có được. Bạn hãy học chậm và chậm nhưng chắc chắn, vì đánh vần, ghép vần luôn là cái gốc cơ bản của một ngôn ngữ, nên khi bạn đã xây dựng được nền móng vững chắc rồi thì việc nói và nghe đối với bạn sẽ dễ dàng hơn. Không có gì là quá muộn, cuốn sách này sẽ là người đồng hành tuyệt vời giúp bạn sửa chữa cách học sai lầm trong thời gian dài vừa qua.
33
Một số nguyên tắc khi học Bạn đã mất quá nhiều thời gian để học tiếng Anh trong một thời gian dài, thời gian đó bạn có thể làm được rất nhiều việc hữu ích khác; Bạn cũng đã lãng phí rất nhiều tiền bạc, công sức để học ngữ pháp, từ vựng…rất nhiều cơ hội khác đã bị bạn bỏ qua; Chắc hẳn bạn cũng phải đắn đo trước khi dành ra một số tiền để mua cuốn sách này, bạn cần phải học được kiến thức gì đó cho xứng đứng với số tiền của bạn. Do đó, để đảm bảo cuốn sách này thực sự hữu ích, cung cấp những kiến thức có giá trị tới bạn, xứng đáng với công sức và thời gian quý giá của bạn, bạn nên thực hiện theo các hướng dẫn dưới đây. 1. Không nên dùng phán đoán khi đánh vần, đọc và nói tiếng Anh. Nếu không chắc chắn, cần xem lại các quy tắc đã học hoặc dùng từ điển để kiểm tra lại. 2. Nên có một cuốn từ điển uy tín của nước ngoài (Oxford, Cambridge). Bạn có thể tham khảo từ điển Oxford Essential Dictionary (for elementary and pre-intermediate learners of English – sách này với những từ phổ biến dành cho người học ở mức độ cơ bản) hoặc Oxford Advanced Learner’s Dictionary (mức độ cao cấp). Hạn chế sử dụng từ điển Anh – Việt. 3. Nên có một phần mềm phát âm chuẩn (Oxford, Cambridge) của nước ngoài. Không nên sử dụng nhiều loại từ điển, làm như thế bạn dễ bị nhầm lẫn vì nhiều từ điển có nhiều cách viết phiên âm khác nhau. 4. Khi nói nên chắc chắn hình dung được hình ảnh phiên âm và có thể viết được phiên âm của từ cần nói. 5. Khi học đánh vần, thời gian đầu cần luyện tập viết phiên âm thường xuyên. 34
6. Luyện đọc, nói thường xuyên và liên tục. 7. Khi đánh vần, ghép vần, đọc và nói, luôn nói thật to và rõ ràng. 8. Không nên học từ vựng đơn lẻ. Nên học từ vựng bằng cách học các cụm từ (phrases) trong nhiều ngữ cảnh khác nhau. 9. Khi nghe tiếng Anh, chỉ nên nghe một bài trong nhiều ngày khác nhau. Đến khi nghe thành thục rồi chuyển sang bài nghe tiếp theo. 10. Khi nói tiếng Anh, chỉ nên nói một bài trong nhiều ngày, không nên nói nhiều bài một lúc, trong một ngày. 11. Hãy đảm bảo là học hàng ngày, dù chỉ có 5 hoặc 10 phút/ngày cũng được. Miễn là bạn học đều đặn và liên tục. 12. Không nên tập trung quá nhiều thời gian học ngữ pháp (trừ khi bạn cần tham gia các kỳ thi như TOEIC, TOEFL hoặc IELTS).
35
Bảng chữ cái trong tiếng Anh A
B
C
D
E
F
G
H
I
ei
bi
si
di
i:
ef
ʤi
eitʃ
ai
J
K
L
M
N
O
P
Q
R
ʤei
kei
el
em
en
ou
pi
kju
ar
S
T
U
V
X
Y
Z
W
es
ti
ju
vi
eks
wai
zi
dʌ bəl ju
PHỤ ÂM Consonants
NGUYÊN ÂM Vowels
Bảng phiên âm quốc tế - IPA Nguyên âm đơn monophthongs i: meet e bed æ cat b bed m man z zoo
i ship ə better ʌ fun d dog n no ʃ sheep
ʊ book ər bird ɒ car f fan p panda tʃ cheap
Nguyên âm đôi diphthongs u: shoot ɔ: door
g get r red ʒ vision
iə clear juə cure ou note h hat s see dʒ July
aiə hire ʊə tour au about j yellow t talent ɳ bank
ei gate eə repair ai lion k cat v vital θ think
oi boy l lemon w wet ð this
36
Phân biệt sự khác nhau giữa các âm Một số từ điển phiên âm theo cách đọc Anh – Anh (BrE – British English), một số từ điển phiên âm theo cách đọc Anh Mỹ (AmEAmerican English). Bảng dưới đây là danh sách các âm có cách đọc giống nhau nhưng cách viết phiên âm khác nhau. Do đó khi tập luyện viết phiên âm, người học nên chọn một trong hai âm để viết cho tất cả các từ khác nhau, không nên sử dụng mỗi từ một kiểu viết, như thế bạn dễ bị nhầm lẫn trong quá trình nhận dạng âm dù thực tế bạn viết thế không sai chút nào cả. park
dance
hot
nose
learn
a: /pa:k/
a: /da:ns/
ɔ /hɔt/
əu /nəuz/
ə: /lə:n/
ar /park/
æ /dæns/
ɒ /hɒt/
ou /nouz/
ər /lərn/
Ví dụ: Với âm /ər/, nó có cách viết khác là /ə:/ hoặc /ɜ:/. Khi bạn đã học quy tắc nhận dạng của âm /ər/ thì chỉ nên chọn 1 trong 3 cách viết trên, không nên mỗi từ viết một kiểu. NÊN
NÊN
KHÔNG NÊN
learn
learn
learn
/lə:n/
/lərn/
/lərn/
nervous
nervous
nervous
/’nə:vəs/
/’nərvəs/
/’nə:vəs/ hoặc /’nɜ:vəs/
37
PHẦN I QUY TẮC ĐÁNH VẦN TIẾNG ANH
38
BÀI SỐ 1 QUY TRÌNH NHẬN DẠNG PHIÊN ÂM NỘI DUNG CHÍNH 1. Giới thiệu về nguyên âm 2. Trọng âm chính và trọng âm phụ 3. Các bước viết phiên âm, đánh vần từ vựng tiếng Anh 4. Quy trình sửa lỗi nói khi nói sai tiếng Anh
0
I. Giới thiệu về nguyên âm Bảng chữ cái trong tiếng Anh được chia ra làm hai loại: Nguyên âm (vowels) và phụ âm (consonants). Nguyên âm: A, E, I, O, U Các âm còn lại là phụ âm
Ví dụ: b, d, c, m, v, k, r, s, t, g, h….
5 nguyên âm chính là: a, e, i, o và u. Khi viết theo mặt chữ sẽ chỉ có 5 nguyên âm đó, nhưng khi đọc sẽ có rất nhiều loại nguyên âm khác nhau. Ví dụ: table
want
anything
ward
vitamin
/’teibəl/
/wɒnt/
/’eniθiɳ/
/wɔ:d/ /’vitəmən/
/’hæpi/
2 âm
1 âm
3 âm
1 âm
2 âm
3 âm
happy
Ở bảng trên, cả 6 từ đều có chứa âm “a” nhưng khi viết phiên âm, đọc hoặc nói, âm “a” được đọc thành 6 loại âm khác nhau, như /ei, ɒ, e, ɔ:, ə và æ/. Do đó, điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là:
Không đọc tiếng Anh theo mặt chữ, luôn phải đọc và nói tiếng Anh theo hình ảnh phiên âm của từ đó. Thực trạng phổ biến đối với người học tiếng Anh hiện nay đó là chỉ đọc theo mặt chữ của tiếng Anh. Những từ nào đã nghe 1
nhiều thì phát âm đúng, nghe ít hoặc chưa nghe thì thường phát âm sai mà họ không hề biết là họ đang nói sai. Việc ghi nhớ 5 nguyên âm (a, e, i, o và u) rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn biết được từ vựng trong tiếng Anh có bao nhiêu âm tiết bằng cách đếm số nguyên âm của từ đó.
want 1
wanna 1
2
vitamin 1 2 3
curriculum 1
2 3 4
Từ want là từ có 1 âm tiết vì chỉ có một nguyên âm; Từ wanna là từ có 2 âm tiết vì có hai nguyên âm; Từ vitamin là từ có 3 âm tiết vì có ba nguyên âm; Từ curriculum là từ có 4 âm tiết vì có bốn nguyên âm. Có 3 điểm cần lưu ý khi nhận biết số âm của một từ: Nếu từ có âm /e/ đứng cuối cùng thì sẽ không tính âm /e/ đứng cuối vào số âm tiết của từ đó. Ví dụ: Từ “gate” là từ có một âm tiết, từ “estimate” là từ có 3 âm tiết. Nhưng những từ có đuôi với cấu tạo là /phụ âm + le/, như noodle, apple, table, article, little, angle thì âm /le/ vẫn tính là một âm tiết của từ. Và trong trường hợp này /le/ luôn được đọc là “əl”. Ví dụ từ “able” /’eibəl/, “cable”/’keibəl/ là từ có hai âm tiết. Nếu từ có chứa âm /y/ đứng giữa hoặc ở cuối từ, âm /y/ sẽ được coi là một nguyên âm và được tính là một âm tiết của từ. Ví dụ: gym /dʒim/, bicycle /’baisikəl/,ability /ə’biləti/. Còn trong trường hợp âm /y/ đứng đầu từ sẽ luôn được viết phiên âm thành âm /j/, như yes /jes/, yellow /’jelou/, year /jiə/.
2
II. Trọng âm chính và trọng âm phụ Trong phần này tôi chỉ giới thiệu kiến thức chung về trọng âm, nên một số ví dụ về phiên âm và trọng âm là để minh họa về dấu trọng âm, còn cách viết phiên âm hoặc quy tắc nhấn trọng âm bạn tạm thời chưa cần quan tâm, chúng ta sẽ học các quy tắc đó ở các bài học sau. Trong tiếng Anh có hai loại trọng âm: Trọng âm chính và trọng âm phụ.
Điểm chung: Cả hai loại đều nói về âm được nhấn trọng âm.
Điểm riêng: Ngữ điệu (độ cao thấp của giọng) của mỗi loại trọng âm là khác nhau.
Do đó ở trong cuốn sách này, nếu bạn đọc được câu “âm được nhấn trọng âm” (không nói đến chính hay phụ) thì bạn nên hiểu nó có thể là trọng âm chính hoặc có thể là trọng âm phụ, hoặc là cả hai.
1. Trọng âm chính của từ (primary stress) Trọng âm là điểm quan trọng nhất khi đọc và nói tiếng Anh. Dấu trọng âm chính được ký hiệu bởi dấu (‘). Khi viết phiên âm hoặc nhìn vào phiên âm của một từ, dấu trọng âm (‘) giúp việc đọc tiếng Anh chính xác, đúng ngữ điệu của từ. Do đó, việc đầu tiên và quan trọng nhất để nói được tiếng Anh là phải biết vị trí nhấn trọng âm của từ đó. Khi đã xác định được trọng âm rơi vào nguyên âm nào thì sẽ đặt dấu (‘) vào âm đó, nếu âm đó có phụ âm đứng trước thì đặt dấu trọng âm (‘) trước phụ âm, còn không thì đặt dấu trọng âm ngay trước nguyên âm. Ví dụ với từ hesitate, dấu trọng âm sẽ đặt trước âm “h”, viết phiên âm là /‘hezəteit/.
3
Còn với từ estimate, không có phụ âm trước âm “e” nên sẽ đặt dấu trọng âm ngay trước nó, viết phiên âm là /’estimeit/.
Nếu không thực sự biết rõ trọng âm của từ, thì việc nói tiếng Anh chỉ là phán đoán, mang tính hên xui và thường không chính xác.
2. Quy tắc trọng âm phụ của từ (secondary stress) Khi đã xác định được trọng âm chính của từ, bạn dễ dàng xác định được trọng âm phụ. Có 4 điểm cần ghi nhớ về trọng âm phụ: Thường sẽ đứng trước trọng âm chính và cách trọng âm chính một âm tiết. 4
Trọng âm phụ sẽ được thể hiện bằng dấu (,) (khác với dấu (‘) của trọng âm chính). Có một số từ có trọng âm phụ không theo quy tắc đang được trình bày ở bài học này, cụ thể sẽ có chi tiết ở các phần sau. Một từ chỉ có một trọng âm chính nhưng có thể có nhiều trọng âm phụ. Nếu từ có hai trọng âm phụ thì trọng âm phụ thứ hai sẽ đứng trước trọng âm phụ thứ nhất và cách trọng âm phụ thứ nhất một âm tiết.
Ví dụ: từ reconciliation /,re - kən - ,si - lə - ’ei - ʃən/.
Trọng âm chính sẽ được đọc với giọng cao nhất (ký hiệu bằng dấu phẩy (‘) ở bên trên, trọng âm phụ đọc với giọng cao thứ hai, ký hiệu bởi dấu phẩy (,) bên dưới, các âm còn lại không được nhấn trọng âm sẽ đọc với giọng thấp, nhẹ và lướt nhanh. Bạn nhìn lên bảng trên để thấy được độ cao thấp của các trọng âm. Ví dụ: với từ represent hoặc từ evaluation.
5
Từ represent, trọng âm chính rơi vào âm tiết thứ 3. Theo quy tắc trọng âm phụ ở trên thì trọng âm phụ sẽ rơi vào âm tiết thứ nhất và viết phiên âm là /,reprə’zent/. Hoặc là từ evaluation, trọng âm chính là âm đứng trước “tion”, từ đó sẽ biết được trọng âm phụ là âm “va”, phiên âm của từ này là /ə,vælə’ei ʃn/. Đến lúc này mặc dù chưa học đến các quy tắc nhận dạng nhưng khi nhìn vào từ điển bạn sẽ tự đọc được tất cả các từ trong đó. Chỉ cần nhìn vào dấu trọng âm và đọc theo đúng độ cao của giọng, bạn sẽ tạo ra được âm chính xác khi nói. Ví dụ: bạn nhìn thấy hai từ dislike và disconnect. Hai từ gốc là like và connect đều được thêm tiền tố /dis/ vào trước nó. Theo cách đọc theo mặt chữ hiện nay, đa số mọi người đều đọc âm /dis/ đi lên kiểu như hình vẽ dưới đây:
6
Nếu đọc như thế, có nghĩa cả hai âm dis và like bạn đều đang đọc với giọng đi lên, không tạo được ngữ điệu chính xác của từ và người nghe sẽ không hiểu vì bạn nói trọng âm không chính xác. Với quy tắc trọng âm phụ ở trên, bạn cũng sẽ phân tích và hiểu được tại sao cả hai từ đều có âm /dis/, nhưng mỗi từ lại có cách đọc khác nhau. Chúng khác nhau vì hai từ có vị trí trọng âm khác nhau. Từ dislike, trọng âm rơi vào từ “like” nên /dis/ không nhấn trọng âm, phải đọc với giọng đi xuống. Còn từ disconnect, bạn nhìn vào bảng dưới: Âm /dis/ của từ này là trọng âm phụ, nên cũng sẽ đọc cao hơn âm không được nhấn trọng âm.
7