Xem nguồn tham khảo học tiếng hàn quốc tại : http://trungtamtienghan.edu.vn/
* Dưới đây là những cơ sở của Trung tâm tiếng hàn SOFL!!!
_ Các bạn học viên có thể lựa chọn địa điểm gần nhà mình để học cho tiện như sau :
+ Cơ sở 1: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm - Hai Bà Trưng - Hà Nội
+ Cơ sở 2: Số 44 Trần Vĩ ( Lê Đức Thọ Kéo Dài ) - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội
+ Cơ sở 3: Số 54 Ngụy Như Kon Tum - Thanh Xuân - Hà Nội Trung tâm tiếng hàn SOFL xin giới thiệu với các bạn cách học tiếng hàn quốc hiệu quả nhất thì ta nên học theo một số phương pháp sau: Trừ những người có năng khiếu khi học một hay nhiều ngôn ngữ nước ngoài, đa số người học ngoại ngữ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu. Thời gian “để làm quen” với một ngôn ngữ mới tùy thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ tương đồng tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ cần học, loại ngôn ngữ, độ phức tạp của ngôn ngữ mới (phát âm, ngữ pháp, văn phong giao tiếp v.v.). Khi học tiếng Hàn quốc ta cũng gặp những thuận lợi và khó khăn bước đầu như vậy.
1. Chữ viết: Điều này thật dễ thấy. Tiếng việt của ta dùng bảng chữ cái Latinh trong khi tiếng Hàn có bảng chữ cái của riêng mình. Nhiều người cho rằng viết chữ Hàn Quốc tương tự như cách viết tiếng Trung Quốc nhưng không phải như vậy. Chữ cái tiếng Hàn đơn giản hơn nhiều. Nhiều chữ cái tiếng Hàn có cách viết mô phỏng các hiện tượng tự nhiên như mô tả vị trí của mặt trời so với mặt đất.
2. Phát âm: Âm vựng một số từ trong tiếng Hàn là yếu tố rất quan trọng để phân biệt các từ (đặc biệt là những từ tương tự về âm và dễ nhầm lẫn). Nó cũng tương tự như khi ta phân biệt “x” với “s” hay “ch” với “tr”. Tuy ta có thể phân biệt tùy thuộc vào ngữ cảnh nhưng (theo người viết bài này), sự phân biệt các từ trong tiếng Hàn “có vẻ vất vả hơn” khi ta phân biệt trong tiếng Việt. Sự kết hợp môi-lưỡi là yếu tố quan trọng khi phát âm nhiều từ tiếng Hàn. 3. Từ loại: Tiếng Hàn có các từ xác định chủ ngữ (chủ ngữ là đại từ hay danh từ) và có hậu giới từ (đứng sau danh từ và đại từ làm tân ngữ). Loại từ này tiếng Việt của ta không có cho nên, nếu không để ý, lúc đầu ta hay quên đưa chúng vào trong câu nếu theo thói quen nghĩ tiếng Việt trước rồi mới nói tiếng Hàn.
4. Trật tự từ trong câu: Từ (hay cụm từ) bổ nghĩa trong tiếng Hàn đi trước từ được bổ nghĩa. Động từ luôn đứng cuối cùng trong câu.
5. Chia động từ: Đây được xem là một trong những khó khăn đáng kể khi học tiếng Hàn vì trong tiếng Việt ta chỉ cần thêm từ xác định thì của động từ như “đã” đứng trước động từ để chỉ quá khứ: “đang” để chỉ hành động ở thì hiện tại và “sẽ” cho hành động sẽ diễn ra trong tương lai. Trong tiếng Hàn, giống như nhiều ngôn ngữ khác, động từ phải biến đổi theo thì. Đặc biệt hơn, động từ còn được biến đổi theo cấp độ “kính trọng” của người nói đối với người đối thoại với mình. Tiếng Hàn có tới 7 cách biến đổi đuôi khác nhau cho một động từ. Tuy vậy, ban cũng đừng quá lo lắng vì mỗi cấp độ đều có quy tắc thay đổi “đuôi động từ”.
6. Từ không có dấu: Tiếng Việt của ta có các dấu nhưng tiếng Hàn không có các dấu này. Khi phát âm một số từ của tiếng Hàn, cách dùng dấu trong tiếng Việt lại làm cho bạn thuận lợi hơn!
Trung tâm tiếng hàn SOFL sẽ cùng các bạn học và chia sẻ : Một số chia sẻ kinh nghiệm học tiếng hàn
7. Từ lai và từ du nhập: Người Hàn Quốc dùng/mượn nhiều từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác. Ngoài tiếng Trung Quốc, người Hàn dùng nhiều từ “ngoại” hơn người Việt. Đặc biệt, trong các văn bản khoa học, người Hàn để nguyên thuật ngữ tiếng nước ngoài (Anh, Pháp, Đức …) và giải thích nó chứ không chuyển nó sang tiếng Hàn. Đây là điều thuận lợi để học sinh sinh viên Hàn Quốc làm quen với các thuật ngữ khoa học được dùng trên thế giới.
Một số điểm thuận lợi cho người hoc tiếng Hàn
1. Phát âm: Các từ biệt lập trong tiếng Hàn cũng là đơn âm tiết và hình thành theo cách ghép vần, ghép chữ như tiếng Việt nên khi học tiếng Hàn ta không phải mất nhiều thời gian để nhớ cách phát âm một từ.
2. Không dùng dấu: Trong khi tiếng Việt ta có các dấu thì tiếng Hàn không có hiện tượng ngôn ngữ này. Vì vậy, các âm khác nhau thường hinh thành từ các chữ cái được ghép để hình thành nó. Đến các từ có đuôi (dipthong) thì tiếng Việt cũng đã có âm tương đương (như -inh, -ang).
3. Từ gốc Hán: Lúc đầu, khi vốn từ vựng của bạn chưa nhiều, có thể bạn chưa nhận ra điều này nhưng khi đã có một lượng từ vựng khá khá bạn sẽ thấy ” có nhiều âm giống tiếng Việt đến thế!”. Đây là “ưu thế” lớn nhất của người Việt khi học tiếng Hàn. Như vậy, chỉ ần bạn có vồn từ Hán-Việt phong phú bạn đã “gặp may” khi học tiếng Hàn rồi! Nhiều khi “ưu thế” này lại trở thành “ưu thế vượt trội” khi bạn muốn tìm hiều sâu ý nghĩa của từ. Vài ví dụ đơn giản như sau (viết theo cách đọc trong tiếng Việt): Đại học: Dae-Hak Đường nối thông (thông lộ): Dong-lo Bất động sản: Pu-dong-san Quan hệ quốc tế: Kuk-che quan-ke Đây có thể là một cách nạp thêm từ mới tiếng Hàn nhất là khi bạn không có nhiều thời gian để học! Nếu bạn biết tiếng Trung Quốc thì thật tuyệt vời khi học tiếng Hàn.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm phương pháp học tiếng hàn quốc
các bạn hãy chú ý xem thêm thông tin về kinh nghiệm học tiếng hàn : kinh nghiệm học tiếng hàn hiệu quả
Mọi thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ SOFL
Địa chỉ: Số 365 - Phố vọng - Đồng tâm -Hai Bà Trưng - Hà Nội Email: nhatngusofl@gmail.com Điện thoại: (84-4) 62 921 082 Hoặc: (84-4) 0964 66 12 88