Nhung co ban ve quang cao truc tuyen o vietnam mini 1

Page 1

Học quảng cáo trực tuyến như thế nào?

6

Bạn nên đi học ở trường lớp cụ thể, tham gia các khoá học ngắn hạn, hay vừa học vừa làm qua công việc cho ngành này?


Bạn cần có các kiến thức marketing trước khi hiểu về các kênh QC trực tuyến Theo cảm nhận cá nhân của tôi, phần lớn mọi người tập trung quá nhiều vào các công cụ hay cách hoạt động của các kênh quảng cáo trực tuyến mà quên đi rằng đây là một hoạt động marketing. Vì nếu chiến lược marketing sai, hiểu không đúng đối tượng khách hàng mục tiêu thì không công cụ nào, hay kênh tiếp cận nào có thể giúp đỡ bạn được. Một chiến lược marketing tốt, dựa trên phân tích và hiểu sâu về đối tượng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh và ngành, sẽ giúp bạn có những lựa chọn tốt khi tới các kênh trực tuyến. Chính vì thế bạn hãy chú trọng tới marketing trước tiên, thay vì chạy theo các kênh trực tuyến mới nhất, “nóng” nhất. Hiện tại, quảng cáo trực tuyến được nhiều người làm marketing đặc biệt quan tâm là bởi lượng người dùng internet chiếm tỉ lệ cao, và thời gian họ dành cho internet ngày càng tăng. Chính vì vậy kênh trực tuyến có khả năng tiếp cận khách hàng mục tiêu và truyền tải thông điệp tốt hơn.

Hiểu đối tượng khách hàng là mấu chốt

Luôn bắt đầu với những hiểu biết về đối tượng khách hàng và ghi nhớ những điều này trong suốt quá trình chạy chiến dịch marketing, từ khâu chuẩn bị, nghiên cứu, phát triển ý tưởng, lập kế hoạch quảng cáo hiển thị vân vân. Đi nghiên cứu thị trường, nói chuyện với các khách hàng thực tế để hiểu hơn về họ. Nếu bạn cân nhắc việc có nên sử dụng kênh quảng cáo trực tuyến cho các bà mẹ có con 6 tháng tuổi không? Hãy đi nói chuyện với họ, để hiểu thêm về thói quen internet của họ.

Học ở đâu? Có một số lựa chọn cho bạn trong trường hợp này. Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể kiểm tra xem trường mình có dạy môn Quảng cáo trực tuyến hay không? Một số trường quốc tế ở Việt Nam (ví dụ như RMIT) có dạy về quảng cáo trực tuyến. Một vài trường đại học khác cũng có trao đổi về môn này trong quá trình giảng dạy. Tôi chưa học bất kì khoá học nào tại các trường này, vì thế tôi sẽ không thể đưa ra nhận xét đánh giá. Tuy nhiên, tôi nghĩ là sẽ khá khó khăn để tìm các thầy giáo giỏi với nhiều kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy môn này. Bởi đây là ngành quá mới so với các ngành khác. Nếu trường đại học của bạn không dạy những môn này, có khá nhiều các trung tâm khác mà bạn có thể tham khảo như: • BMG International Education • Vietnam Marcom 36


• EQVN • AIIM • INET • Etc... Mỗi trung tâm đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng, vì vậy tôi sẽ không thể đưa ra nhận định rõ ràng là bạn nên học ở trung tâm nào. Một điều bạn có thể làm là trước khi đăng ký học, bạn có thể đề nghị trung tâm cho bạn học thử 1-2 buổi để từ đó bạn có thêm cảm nhận về chất lượng giảng dạy. Khá nhiều trung tâm cho phép bạn làm việc này. Khi học thử, bạn nên trao đổi thêm với các học viên khác trong lớp để hiểu thêm về cảm nhận của họ về khoá học. Bạn cũng nên tham khảo kĩ danh sách những giảng viên sẽ giảng dạy cho khoá của bạn.

tâm không hề đơn giản. Bởi không phải ai giỏi chuyên môn cũng có thể dạy tốt. Chính vì vậy tại thời điểm này, tự học và vừa làm vừa học theo tôi là giải pháp tốt nhất. Bạn học rất nhanh qua thực tế làm việc và sẽ hiểu vấn đề rõ ràng vì bất kỳ lỗi nào gặp phải, cũng có thể sẽ ảnh hưởng tới chiến dịch và khách hàng. Cũng vì lý do này, tôi cố gắng đưa thật nhiều tài liệu tham khảo, các blog, trang web tốt vào cuốn sách với hi vọng các bạn có thể tự tìm hiểu sâu hơn. Phần lớn các tài liệu tham khảo tôi đưa vào đều bằng tiếng Anh do không có nhiều tài liệu tương tự bằng tiếng Việt.

Cuối cùng, việc bạn đi học ở bất kỳ trung tâm nào, phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có thực sự muốn học, và đầu tư thời gian, công sức vào việc học hay bạn chỉ cần một tấm bằng chứng chỉ.

Tự học và vừa làm vừa học Do ngành quảng cáo trực tuyến còn quá non trẻ ở Việt Nam, hiện nay tại các công ty, các agency, họ vẫn gặp khó khăn trong việc tìm được các chuyên gia giỏi. Chính vì vậy việc tìm được thầy cô giỏi dạy trong các trường đại học hay các trung 37


Section 1

Những trở ngại khi học về quảng cáo trực tuyến

Sẽ luôn có những công cụ mới được làm ra, những xu hướng mới được nói tới. Tuy nhiên lời khuyên của tôi là thay vì chạy theo những gì là “nóng” nhất ở thời điểm hiện tại, hãy dành một chút thời gian hàng ngày kiểm tra lại chiến lược lâu dài của bạn, để chắc chắn rằng nó đúng đắn và phù hợp.

Có quá nhiều hiểu lầm và đồn đại sai Theo quan điểm của tôi, hiểu sai một vấn đề còn nguy hiểm hơn là không hiểu. Bởi khi bạn hiểu sai nhưng bạn nghĩ là bạn hiểu, thì bạn sẽ lập kế hoạch không tốt, chạy chiến dịch không đạt kết quả như mong muốn nhưng bạn vẫn thực hiện. Vì quảng cáo trực tuyến còn quá mới ở Việt Nam, chính vì vậy hiện tại không có nhiều các tổ chức chuyên ngành, ai cũng nói mình là chuyên gia. Lời khuyên của tôi dành cho bạn là đừng quá tin vào bất kì điều gì bạn đọc được/ nghe được (ngay cả trong cuốn sách này) và hãy tự tìm hiểu thêm từ các nguồn khác, hay áp dụng vào thực tiễn để kiểm tra.

Mọi thứ thay đổi quá nhanh Đây thực sự là một trở ngại lớn cho những ai muốn theo đuổi ngành quảng cáo trực tuyến. Những thứ bạn học và làm theo có thể thay đổi rất nhanh do có công cụ khác tốt hơn hay có một platform mới được sinh ra. 38


Bức tranh tổng thể

7

Một trong những cách tiếp cận thế giới rộng lớn và phức tạp của quảng cáo trực tuyến là nhìn nó dưới các góc độ của Owned Media, Paid Media và Earned Media


Section 1

Owned, Paid and Earned Media

• Tài sản trên mạng xã hội (Social Media assets): ★ Facebook fanpage ★ Kênh YouTube ★ Trang blog của công ty

Owned Media: đây là những tài sản bạn sở hữu trên môi What Discussed In microsite, This Chapter trườngWill trực Be tuyến như website, blog công ty, ứng dụng trên di động. Một số tài sản bạn “thuê” nhưng cũng được tuỳ chỉnhcomplex chúng kháworld nhiều như Facebook fanpage, tài khoản 1. The of Digital Marketing Twitter hay kênh YouTube. Với những tài sản bạn sở hữu hay 2. is itcập about what it thuêOwned lại, bạn Media: có quyềnwhat thay đổi, nhật and chúng tuỳ lúc.

includes?

★ Tài khoản Twitter ★ Tài khoản Instagram ★ Tài khoản Google+ ★ Tài khoản trên Pinterest, Tumblr, Flickr • Tài sản liên quan tới chăm sóc khách hàng:

Các ví dụ về Owned Media:

3. Earned Media: what is it about and what it • Tài sản trên nền máy tính: includes?

★ Hệ thống quản trị và chăm sóc khách hàng ★ Hệ thống gửi email

★ Website

4. Paid Media: what is it about and what it includes? ★ Microsite chiến dịch ★ Hệ thống thương mại điện tử (E-commerce Platform) • Tài sản trên nền di động (mobile assets) ★ Website tối ưu cho di động ★ Ứng dụng trên di động

Paid Media: Nói tới Paid Media là nói tới các kênh quảng cáo trả tiền như quảng cáo hiển thị banner, quảng cáo tìm kiếm trả tiền, quảng cáo Facebook, làm PR trực tuyến vân vân. • Quảng cáo hiển thị • Quảng cáo mobile • Quảng cáo trên công cụ tìm kiếm 40


• Quảng cáo của Facebook, Twitter hay các mạng xã hội • PR trực tuyến

từng khác nhau trên môi trừơng trực tuyến như LumaScape về quảng cáo hiển thị.

• Quảng cáo video trên YouTube • Quảng cáo qua email • Forum seeding. Earned Media: Đây là việc thu hút moi người nói về mình một cách tự nhiên, họ có thể nói về thương hiệu, sản phẩm của bạn trên báo, trên blog, trên các diễn đàn hay mạng xã hội mà bạn không phải trả tiền cho họ. Nhờ việc này, bạn có thể thu hút thêm nhiều người vào website của mình. Chiến lược Earned Media có thể bao gồm các việc sau: • Xây dựng mối quan hệ với các nhân vật có tầm ảnh hưởng • Xây dựng kế hoạch marketing truyền miệng • Theo dõi các trao đổi về thương hiệu trên mạng xã hội • Xây dựng các kế hoạch nhằm tăng tính lan toản của thương hiệu. • Làm tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm (SEO) Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm về LumaScape, là các thống kê của Luma Partners về các chuỗi cung ứng cho

Từ trái qua phải, bạn đi từ những doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo tới người dùng. Các doanh nghiệp sẽ làm việc qua các agency khi họ có nhu cầu đặt quảng cáo hiển thị (trading desk). Các trading desk này có thể làm việc với các Demand Side Platform and Ad Exchange (Các thuật ngữ này sẽ được làm rõ hơn trong phần quảng cáo hiển thị ở chương 12).

41


Trang web công ty bạn

8

Chương này bao gồm thảo luận chi tiết về quá trình xây dựng một website, microsite và những vấn đề cơ bản để tối ưu hoá trải nghiệm người dùng


Section 1

Những điều cơ bản về website Khi nói tới quảng cáo trực tuyến, mọi người thường nói tới các kênh quảng cáo mới nhất, “hot” nhất, kênh nào hiệu quả nhất như quảng cáo tìm kiếm, quảng cáo trên mạng xã hội, Facebook vân vân mà quen rằng một trong những nền tảng quan trọng nhất vẫn là website/microsite/ hay ứng dụng trên di động cho thị trường Việt Nam. Đã có khá nhiều sách, bài viết nói về việc làm thế nào để có một website tốt, chính vì thế tôi sẽ không liệt kê quá nhiều ở đây mà chỉ đưa ra một số ý chính. Đây là những điều mà mọi người thường hay bỏ qua, hoặc không nghĩ tới. Phần lớn mọi người khi muốn làm website thường quan tâm tới thiết kế đẹp mắt, với nhiều hình động mà quên đi rằng, một website cần phải được thân thiện với người dùng. Một số điều cơ bản dưới đây cần được lưu ý tới như sau, tuỳ vào ngành nghề: • Đối tượng mục tiêu của website bạn là gì?

• Tại sao bạn cần có 1 trang web? Vai trò của trang web trong chiến lược marketing tổng thể, đóng vai trò như thế nào trong quá trình bán hàng, chăm sóc khách hàng? • Đâu là lợi thế cạnh tranh, điểm độc đáo của sản phẩm, dịch vụ của bạn và trang web đã thể hiện nó như thế nào? • Bạn mong muốn độc giả khi vào trang web sẽ làm gì? Đăng ký làm thành viên? Trở thành fan của bạn trên facebook? Mua hàng trực tuyến? • Làm thế nào để bạn đánh giá được hiệu quả hoạt động của website? Đánh giá được giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả mang lại? • Trang web của bạn có dễ sử dụng trên điện thoại di động hay máy tính bảng không? Phần dưới đây sẽ đi chuyên sâu vào từng câu hỏi bên trên.

Tại sao bạn tạo trang web? Câu hỏi tưởng trừng đơn giản này không dễ để trả lời một cách chiến lược và thấu đáo. Để trả lời nó chúng ta cần biết về đối tượng mục tiêu của website. Dưới đây là một số mục tiêu thông thường khi có một trang web: • Để giới thiệu về công ty và những dịch vụ/sản phẩm của công ty 43


• Để giới thiệu về khuyến mãi mới • Để thu hút sự quan tâm về một sự kiện như ra mắt sản phẩm (nếu công ty bạn trước đó chưa có website)

nhiều trường hợp tôi gặp phải việc mô tả này không được thực hiện tốt.

• Để bán hàng trực tuyến hoặc thu nhận phản hồi của khách hàng qua kênh trực tuyến. • Vân vân

Đâu là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bạn? Tại sao khách hàng dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn mà không phải của đối thủ cạnh tranh? Sản phẩm/dịch vụ của bạn có gì độc đáo, đặc biệt? Trang web của bạn đóng vai trò như thế nào trong việc truyền tải những lợi thế này? Điều gì sẽ khiến khách hàng phải vào lại trang web của bạn một lần nữa? Tôi biết những câu hỏi này có vẻ như quá cơ bản, tuy nhiên bạn có thể sẽ ngạc nhiên với kết quả chúng mang lại. Ví dụ như chúng ta đều biết, với một dự án bất động sản, vị trí là quan trọng nhất. Chính vì vậy trang web của bạn cần thể hiện được vị trí của dự án một cách tối ưu. Tuy nhiên đã rất

Như hình phía trên, bạn có thể thấy trang web yêu cầu người dùng đọc và tưởng tượng ra vị trí dự án thay vì nhìn vào bản đồ là một cách làm không tốt. Ngoài ra màu nền khiến phần chữ rất khó đọc.

Bạn mong muốn người dùng thực hiện hành động gì trên trang web của mình? Câu trả lời của bạn càng chi tiết, càng tốt. 44


Hành động mong muốn này cần được thể hiện trên trang chủ và các trang quan trọng khác, ở phía trên đầu trang, tránh tình trạng người dùng phải kéo chuột xuống mới thấy được nội dung. Ví dụ như nếu bạn muốn người dùng gọi điện thoại cho bạn, số điện thoại đường dây nóng cần được hiển thị rõ ràng, ở những vị trí dễ được lưu ý. Nếu bạn muốn người dùng đăng ký với những thông tin cá nhân của họ, đâu là lợi ích của việc đăng ký mang lại? Nếu bạn muốn người dùng tìm tới cửa hàng của mình, bạn cần có địa chỉ đi kèm với bản đồ. Google Map khá dễ dùng và thân thuộc với người Việt Nam, chính vì vậy tôi khuyên dùng Google Maps cho phần này.

Đánh gía hiệu quả của website? Đây là một phần rất quan trọng, bạn cần chứng minh được hiệu quả của việc đầu tư làm, và duy trì một website tốt tới hoạt động marketing và hoạt động kinh doanh của công ty. Tôi sẽ bàn rõ hơn về việc chuyển từ những mục tiêu kinh doanh/marketing sang các chỉ số đo lường website trong chương 11 khi nói về Analytics.

45


Section 2

Quy trình phát triển website

Thực sự đây không phải là một điều mới ở Việt Nam và đã có rất nhiều bài viết về chủ đề này. Bạn cũng có thể tìm được rất nhiều tài liệu trên mạng nói về các bước trong việc xây dựng một website. Tôi sẽ không lặp lại nhiều những gì bạn có thể tìm thấy dễ dàng trên mạng. Trong phần này, tôi sẽ đi sâu vào một số vấn đề cơ bản mà bạn có thể sẽ gặp phải trong quá trình làm việc. Phần này sẽ chủ yếu dành cho các bạn ít có kinh nghiệm xây dựng website hay microsite, nhất là khi các bạn đóng vai trò account manager và là người nói chuyện với khách hàng. Nếu các bạn không hiểu rõ về quy trình làm việc, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ra rất nhiều khó khăn cho các đồng nghiệp làm thiết kế và lập trình. Tất nhiên quy trình dưới đây không phải là bất biến và bạn nên tuỳ theo tình hình và có sự thay đổi phù hợp.

Buổi gặp giới thiệu chung (kick off meeting) Sau khi hợp đồng được ký kết và trước khi bắt đầu công việc xây dựng website, bạn cần có một buổi gặp giới thiệu tổng quan dự án cho các đồng nghiệp. Buổi gặp này nên có đủ đại diện của các bộ phận như bộ phận chăm sóc khách hàng (account manager), bộ phận bán hàng, bộ phận thiết kế (Digital Art Director, Designer), bộ phận phát triển nội dung (copywriter), bộ phận lập trình (production manager), bộ phận phụ trách chiến lược tổng thể của chiến dịch, bộ phận chạy quảng cáo (Paid media) và bộ phận sẽ thực hiện các công việc liên quan tới mạng xã hội. Mục đích của buổi gặp này là để các bộ phận liên quan cùng bàn bạc, trao đổi và có cùng một nhận định về những việc cần làm cho dự án cũng như yêu cầu của khách hàng. Giữa những gì được đề cập trong đề xuất hợp tác gửi cho khách hàng và những gì khách hàng yêu cầu thực hiện sau khi ký hợp đồng thường có một khoảng cách tương đối xa. Chính vì vậy cuộc gặp này rất cần sự tham gia của bộ phận bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng, để họ có thể trao đổi với các bộ phận khác yêu cầu của khách hàng. Nếu được, bộ phận bán hàng/chăm sóc khách hàng có thể chuẩn bị một creative brief để tổng hợp lại các thông tin cần có.

46


• Thông tin chung về thương hiệu: với những bộ phận tham gia pitching, trao đổi với khách hàng, họ có thể nắm được những điều này một cách dễ dàng. Tuy nhiên với những bộ phận như designer hay lập trình, họ sẽ cần bộ phận bán hàng cho biết các thông tin này. • Đối tượng khách hàng mục tiêu của chiến dịch: việc này có thể quyết định việc lựa chọn màu sắc, kiểu thiết kế, công nghệ lập trình sẽ sử dụng vân vân. • Mục tiêu của chiến dịch: Chiến dịch được thực hiện nhằm mục tiêu gì? Khách hàng muốn tăng độ nhận biết thương hiệu cho sản phẩm mới, khuyến khích người dùng mua sản phẩm và tham gia chương trình khuyến mãi hay bán hàng qua mạng.

• Thời gian biểu chung cho các hoạt động bao gồm thời gian thiết kế, lập trình, làm SEO, kiểm tra vân vân.

Các chỉ số dùng để đo lường hiệu quả Bạn sẽ cần cung cấp cho bộ phận lập trình và thiết kế các chỉ số dùng để đánh gía hiệu quả chiến dịch và các đo chúng. Điều này nhằm đảm bảo những gì cần được người dùng thực hiện và đo lường, cần được tính tới trong thiết kế và trong phần lập trình. Một số chỉ số thông dụng như: • Lượt truy cập vào website • Tỉ lệ thoát • Số lượng người đăng ký tham gia chơi game trên website

Ở giai đoạn này, bộ phận chăm sóc khách hàng cũng cần làm rõ với khách hàng về các yêu cầu của họ bởi giữa giai đoạn pitching và giai đoạn thực hiện, khách hàng dễ dàng có những thay đổi.

• Số lượng ảnh được đăng tải tham gia cuộc thi

• Tông màuvà cảm xúc cho website là gì? (Mood and tone)

• Lượng fan tăng thêm cho fanpage

• Thông điệp chủ đạo của chương trình.

• Số lượt xem, bình luận, lượt đăng bài trên diễn đàn

• Lợi ích đặc biệt của sản phẩm

• vân vân

• Doanh số bán hàng • Số lượt like/share/comment

• Lý do khách hàng tin tưởng? (reason to believe) • Hành động mong muốn. 47


Tên miền, server, hosting và các thông tin kĩ thuật khác Sẽ là rất quan trọng tại thời điểm này, trước khi quyết định sẽ lựa chọn nền công nghệ nào cho website, bạn cần có sự trao đổi chi tiết với khách hàng. Nếu khách hàng ở bộ phận marketing và họ không rành về những việc này, hãy nói chuyện với bộ phận kĩ thuật của công ty khách hàng. Bạn cần có lựa chọn phù hợp về công nghệ với những gì khách hàng đang có và muốn thực hiện. Việc này là rất quan trọng vì vậy tôi khuyên bạn nên có sự đồng ý của khách hàng qua email hay văn bản. Về việc lựa chọn tên miền. Việc này khá đơn giản và thường xảy ra một trong 3 trường hợp sau: • Chiến dịch sẽ được chạy với một subdomain của tên miền chính của công ty khách hàng. Ví dụ như khách hàng có trang web chính là abc.com.vn, chiến dịch có thể được chay dưới subdomain chiendichx.abc.com.vn • Chiến dịch được chạy dưới một thư mục phụ trên website của khách hàng. Ví dụ như abc.com.vn/chiendichx. • Chiến dịch có một tên miền riêng, độc lập, ví dụ như chiendichx.com.vn Việc lưạ chọn giải pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tốt, trong đó có yếu tố về thời gian, sự quản lý của bộ phận IT với tên

miền, việc bạn có cần thiết phải xây dựng và tổng hợp càng nhiều lượt truy cập càng tốt cho tên miền chính của công ty vân vân. Bạn nên lưu ý tránh việc sử dụng các tên miền độc lập quá dài, khoảng 20-25 ký tự vì sẽ không ai nhớ được các tên quá dài. Về mặt công nghệ, thường sẽ có các giải pháp chung cho phần server như server chạy trên nền Windows hay Linux, ngôn ngữ lập trình backend là PHP, .Net hay Java, cơ sở dữ liệu là MySQL hay Oracle, phần frontend là bằng HTML 5 hay flash vân vân. HTML 5 hiện nay đã trở nên rất phổ biến, chính vì vậy tôi sẽ không khuyên bạn xây dựng website bằng Flash 100%, bởi ngoài việc bạn sẽ khó làm SEO nếu website bằng flash 100%, website của bạn sẽ không xem được trên các thiết bị dùng hệ điều hành iOS như iphone, ipad, ipod touch vân vân. Độ phân giải màn hình chuẩn cũng cần được thống nhất trước khi lập trình. Ở Việt Nam, một trong những độ phân giải phổ biến nhất là 1280 x 1024. Tuy nhiên điều này có thể thay đổi tuỳ vào đối tượng khách hàng mục tiêu. Về cơ bản, độ phân giải màn hình sẽ ảnh hưởng tới việc người dùng sẽ nhìn được nhiều hay ít thông tin trên màn hình mà không cần di chuột sang trái/phải/lên/xuống.

48


Cách tổ chức nội dung và bản đồ website (information architecture and wire frame) Thông thường, bộ phận chiến lược và bộ phận thiết kế sẽ ngồi lại với nhau và cũng phát triển cách tổ chức nội dung sao cho hợp lý cũng như cách sắp xếp nội dung trên từng trang. Tuy nhiên nếu bạn có thêm bộ phận tối ưu hoá trải nghiệm người dùng (user experience), bộ phận tối ưu hoá website cho công cụ tìm kiếm (SEO), bộ phận phân tích website và bộ phận phân tích dữ liệu analytics cùng tham gia vào quá trình này, kết quả đạt được sẽ rất hoàn hảo. Người dùng sẽ có một trải nghiệm tốt về bố cục, cách sắp xếp nội dung phù hợp với chiến lược của thương hiệu. Cấu trúc của website sẽ thân thiện với công cụ tìm kiếm.

không tốt cho người dùng. Bố cục trang và cách tổ chức thông tin giống như phần “xương” còn thiết kế là phần “thịt” Trong phần này, bạn lưu ý trao đổi thật kĩ và có sự đồng ý bằng email của khách hàng về sơ đồ website, bố cục của từng trang trước khi tiến hành thiết kế. Bởi sau khi sơ đồ trang và bố cục đã được thống nhất và thiết kế bắt đầu làm việc, nếu khách hàng muốn có thay đổi, nó có thể phá vỡ bố cục chung hoặc làm hỏng cấu trúc nội dung. Dựa trên sơ đồ trang web được thống nhất, bộ phận SEO có thể bắt đầu làm phân tích từ khoá, nghiên cứu từ khoá phù hợp cho từng trang, vân vân. Dưới đây là một ví dụ về bố cục trang

Thông thường, các agency và khách hàng quan tâm nhiều hơn tới việc website có đẹp hay không, màu sắc như thế nào mà quên hẳn về việc tổ chức nội dung và sắp xếp chúng sao cho hợp lý trên từng trang (wire frame). Điều này có thể dẫn tới nhiều bất cập như hành động mong muốn không được hiển thị rõ ràng và người dùng cần thực hiện quá nhiều việc để có thể làm được nó. Nếu cách tổ chức thông tin và bố cục của trang không được rõ ràng thì thiết kế có đẹp tới mấy cũng mang lại trải nghiệm 49


Lưu ý nhỏ: tôi không có liên quan tới hitreach hay balsamiq. Một ví dụ khác về sơ đồ trang dưới đây.

Ví dụ này được lấy từ trang web sau http://www.hitreach.co.uk/perfect-web-page/ Có nhiều phần mềm khác nhau giúp bạn tạo các bố cục trang kiểu này như http://www.balsamiq.com/download

Nếu nhu cầu thiết kế trang theo kiểu responsive design được đặt ra, bộ phận thiết kế cần nắm rõ điều này để tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định của responsive design. Thông thường sẽ có hai kiểu, một kiểu là thiết kế từ màn hình máy tính, nhỏ dần xuống màn hình máy tính bảng và điện thoại 50


thông minh. Hai là thiết kế đi từ màn hình điện thoại thông minh, đi tới máy tính bảng và màn hình máy tính thông thường.

có thể giúp đỡ bộ phận chăm sóc khách hàng trao đổi và giải thích cho khách hàng hiểu.

Thiết kế thực tế cho website

Sau khi có thiết kế trang chủ, nếu trang web của bạn cần làm theo phương pháp responsive design, bạn nên kiểm tra lại thiết kế này theo các tiêu chuẩn của responsive design.

Thông thường khi thiết kế website, trang chủ sẽ được thiết kế trước, và gửi cho khách hàng để lấy ý kiến của khách hàng về phong cách thiết kế, tông màu vân vân. Sau khi khách hàng có sự phản hồi và bộ phận thiết kế sửa lại theo ý khách hàng và được duyệt, các trang trong mới được thiết kế tiếp. Với thiết kế cho trang chủ, đôi khi khách hàng sẽ yêu cầu thiết kế một vài phong cách, ý tưởng khác nhau cho họ lựa chọn. Một vấn đề hay gặp phải trong quá trình thiết kế web là do thời gian ngắn, bộ phận chăm sóc khách hàng có thể suy nghĩ là tại sao không cùng lúc thiết kế trang chủ và một vài trang con để khách hàng duyệt một lần cho nhanh, hoặc yêu cầu thiết kế các trang con trong khi trang chủ chưa được khách hàng duyệt lần cuối, hoặc thậm chí tiến hành thiết kế khi bố cục từng trang chưa duyệt. Tất cả những điều này sẽ chỉ gây thêm rắc rối và làm chậm quá trình và khiến mọi người phải làm lại nhiều việc. Do những thay đổi tưởng như nhỏ trong bố cục hay thiết kế có thể làm thay đổi phong cách toàn bộ trang chủ, và vì thế thiết kế của các trang con cũng sẽ phải thay đổi. Người nào sẽ là người cần được trao đổi trong những trường hợp này, đó là creative director. Những creative director có nhiều kinh nghiệm

Lập trình web Do ngay từ thời gian đầu tiên, việc lựa chon ngôn ngữ lập trình, môi trường máy chủ vân vân đã được đồng ý với khách hàng, bạn không nên có thêm bất kỳ sự thay đổi nào vào thời gian này. Tuy nhiên để website thân thiện với cỗ máy tìm kiếm, hệ thống quản trị nội dung (CMS) cần hỗ trợ tốt cho SEO. Tại Việt Nam, tôi sẽ không khuyên bạn tự làm hệ thống quản trị nội dung của mình mà thay vào đó, bạn nên sử dụng một trong các hệ thống quản trị nội dung làm theo mã nguồn mở, được cộng đồng cùng nhau xây dựng trong nhiều năm. Các hệ thống nổi tiếng thế giới này thường có rất nhiều tính năng có sẵn, bảo mật tốt, hỗ trợ cho SEO tốt và quan trọng hơn là chúng miễn phí, chúng có thể rút ngắn thời gian lập trình của bạn một cách đáng kể. Tuy nhiên một thực tế đáng buồn là có nhiều bộ phận lập trình ở Việt Nam luôn muốn tự thiết kế hệ thống CMS của riêng mình, sau đó sử dụng lại cho nhiều khách hàng khác nhau. Do thời gian đầu tư không nhiều, cũng không có nhiều 51


nguồn lực như sự tham gia của cả cộng đồng lập trình trên thế giới với các CMS tốt nên phần lớn các CMS tự làm ở Việt Nam đều không đạt được chất lượng tương đương.

Tốc độ tải của trang web là một phần rất quan trọng, ảnh hưởng lớn tới trải nghiệm người dùng, thành công của chiến dịch và cả hiệu quả làm SEO.

Một số hệ thống bạn có thể cân nhắc như: Wordpress, Drupal, Mambo, Magento vân vân.

Chính vì vậy bạn cần kiểm tra tốc độ tải của trang thật cẩn thận. Theo báo cáo của Google Analytics, các trang web của Việt Nam có tốc độ load trên máy tính khoảng 2.3 giây (bạn có thể xem báo cáo ở đây). Chính vì vậy bạn cần lập trình website của mình để có tốc độ tải dưới 2 giây, hoặc tốt nhất là dưới 1 giây. Google có khá nhiều tài liệu hướng dẫn làm website chạy nhanh hơn như PageSpeed insights. Dưới đây là hình chụp màn hình việc kiểm tra tốc độ của trang web sử dụng công cụ của Google.

Về mặt SEO, Rand Fishkin có một bài viết từ khá lâu, nhưng còn nguyên giá trị how to choose a suitable CMS for your site (from a SEO perspective). Tôi khuyên bạn nên đọc nó kĩ và trừ khi hệ thống CMS bạn tự xây dựng đáp ứng được các yêu cầu này về mặt SEO, tôi sẽ không khuyên khách hàng sử dụng nó. Lý do các hệ thống CMS dùng mã nguồn mở không bảo mật cao là một lý do không đúng. Về mặt quy trình làm việc, thông thường các agency sẽ chỉ bắt đầu lập trình sau khi thiết kế đã được hoàn tất và được duyệt bởi khách hàng. Tuy nhiên nếu bạn không có nhiều thời gian, bạn có thể yêu cầu bộ phận lập trình bắt đầu vào làm ngay các phần cơ sở dữ liệu CMS vân vân song song với quá trình thiết kế. Tuy nhiên người đóng vai trò quản lý dự án cần hiểu được rõ về các yếu tố kĩ thuật và có liên lạc tốt với bộ phận thiết kế và chăm sóc khách hàng để làm được điều này.

Kiểm tra tốc độ trang web

52


Tất nhiên, tốc độ tải trang sẽ khác nhau với người dùng ở các thành phố, quốc gia khác nhau. Tuy nhiên thông thường, do tốc độ đường truyền quốc tế của Việt Nam rất chậm nên bạn cần đặt server trong nước nếu muốn phục vụ khách hàng nội địa.

Tối ưu hoá SEO On page Theo tôi, ngay cả với các microsite chỉ tồn tại từ 2-3 tháng, bạn vẫn nên làm tối ưu hoá trên trang web của mình cho công cụ tìm kiếm. Các yếu tố ảnh cơ bản bạn có thể tối ưu hoá được mô tả rất chi tiết trong bài blog này bởi seoMOZ Nếu bạn không có thời gian để đọc chi tiết, dưới đây là một số nội dung chính: “An ideal web page should do all the following: • Be hyper-relevant to a specific topic (usually a product or single object) (nội dung của từng trang nội dung cần tập trung vào một chủ đề nhất định) • Include subject in title tag (trong thẻ meta title của trang cần có từ khoá chỉ chủ đề của bài) • Include subject in URL (chủ đề của trang cần có trong đường dẫn, nói một cách đơn giản,bạn nên đưa từ khoá mong muốn vào đường dẫn) • Include subject in image alt text (từ khoá nên có trong thẻ alt của hình ảnh khi phù hợp)

• Specify subject several times throughout text content (chủ đề/ từ khoá nên được lặp lại vài lần trong nội dung trang) • Provide unique content about a given subject ( nội dung trang không được sap chép từ nguồn khác, trang khác) • Link back to its category page (các trang con cần trỏ về trang chính) • Link back to its subcategory page (If applicable) • Link back to its homepage (This is normally accomplished with an image link showing the website logo on the top left of a page.)” (người dùng cần quay trở lại được trang chủ bằng cách click chuột vào logo). Việc phân tích từ khoá cần được làm với từng chủ đề để bạn xác định được đâu là từ khoá trọng tâm cho từng trang. Chi tiết sẽ được nói tới trong phần về làm SEO.

Cài đặt mã theo dõi Analytics Chi tiết về Analytics sẽ được nói tới trong chương 11. Do ở Việt Nam, các doanh nghiệp và agency sử dụng Google Analytics nhiều, chính vì vậy tôi lấy ví dụ Google Analytics là chính trong cuốn sách này. Việc cài đặt Google Analytics để đo lường hiệu quả chiến dịch nên được làm cẩn thận, tuỳ vào các tình huống khác nhau như bạn sử dụng tên miền phụ, hay chiến dịch chạy dưới một thư 53


mục của tên miền chính (subfolder) hay một tên miền riêng hoàn toàn. Điều quan trọng là với bất kì kiểu cài đặt nào, bạn cũng nên có một cách dễ dàng, xem được lượt truy cập, các chuyển đổi, tỉ lệ thoát của chương trình.

Chạy thử nội bộ để kiểm tra lỗi và sửa lỗi là một giai đoạn hết sức quan trọng trong quá trình xây dựng website hay microsite. Quá trình này cần được làm cẩn thận trước khi website được gửi cho khách hàng chạy thử.

Thông thường, các agency rất hay quên việc cần cài đặt mã Google Analytics để biết được xem có bao nhiêu người chơi thực hiện các hành động mong muốn như tạo tài khoản, tham gia chơi, tải ảnh, chơi game vân vân. Tất nhiên, bạn có thể tạo báo cáo từ cơ sở dữ liệu để có các thông tin này. Tuy nhiên nếu không cài đặt Google Analytics thì bạn sẽ không biết được các kênh trực tuyến mang lại lượt truy cập vào trang microsite, nguồn nào hiệu quả hơn trong việc mang lại các chuyển đổi, các hành động mong muốn để từ đó tối ưu hoá nhiều hơn cho các kênh đó.

Bộ phận kiểm tra chất lượng nên thử website trên các trình duyệt khác nhau, các màn hình với độ phân giải khác nhau, thậm chí trên cả điện thoại di động để kiểm tra xem website có hoạt động đúng như dự tính.

Google Webmaster sử dụng cho việc làm SEO cũng nên được cài đặt để kiểm tra xem microsite của bạn có gặp lỗi gì về SEO như chặn robot của Google hay không? Sau khi cài đặt các đoạn mã khác nhau, nhất là mã Google Analytics để theo dõi chuyển đổi, bạn cần kiểm tra cẩn thận, bằng cách vào microsite từ các nguồn khác nhau và thực hiện chuyển đổi, sau đó xem lại trên báo cáo Google Analytics.

Kiểm tra nội bộ và sửa lỗi

Nếu bạn muốn thuê các nhóm chuyên kiểm tra chất lượng website thì bạn có thể thuê, tuy nhiên nếu tiết kiệm chi phí, bạn nên thử các chức năng chính mà người dùng sẽ sử dụng khi vào website. Ví dụ như bạn muốn khách hàng đăng ký tài khoản trên website, sau đó chơi game, bạn hãy làm thử nó. Đồng thời bạn cũng nên click vào tất cả các đường dẫn trên website để kiểm cho xem nó có hoạt động không, tương tự như các video.

Khách hàng kiểm tra Đây là một khâu rất quan trọng và thường được nói tới với cụm từ viết tắt UAT (User Acceptance Test). Điều này chỉ đơn giản là bạn cần yêu cầu khách hàng kiểm tra các chức năng thật cẩn thận, có nghiệm thu qua văn bản hoặc tối thiểu qua email trước khi tung ra website.

54


Sẽ rất mạo hiểm nếu như khách hàng chưa thử website, thử game hay thử tham gia cuộc thi trên facebook, mà bạn đã tung ra cho người dùng, hoặc khách hàng không xác nhận qua email/văn bản mà chỉ xác nhận qua điện thoại. Điều này nguy hiểm bởi nếu người chơi bắt đầu chơi và website có lỗi gì đó, sẽ rất khó để sửa chữa nhanh chóng, và nó làm mất đi tính chuyên nghiệp của thương hiệu bạn và thiện cảm của người dùng với website, thương hiệu. Ngoài ra, khi chiến dịch được tung ra, sẽ có nhiều kênh truyền thông cùng bắt đầu, chính vì vậy nếu website gặp lỗi, sẽ có rất nhiều người dùng phàn nàn.

Bên cạnh đó, trong ngày đầu tiên bắt đầu chiến dịch, thông thường sẽ có rất nhiều kênh quảng cáo cùng chạy một lúc, chính vì vậy thông thường sẽ có một lượng lớn người dùng truy cập vào website/microsite. Bạn cần theo dõi trong những ngày đầu tiên thật cẩn thận và kiểm tra tình trạng server xem có quá tải không thường xuyên.

Có một số khác hàng sẽ cần bạn hướng dẫn trong phần kiểm tra này để chắc chắn họ đã kiểm tra hết các chức năng, các đường dẫn vân vân.

Ra mắt website/microsite Nếu website/microsite là một phần của một chiến dịch tổng thể lớn hơn, với nhiều kênh cùng chạy một lúc thì bạn sẽ khó thực hiện soft launch. Soft launch giống như việc chạy thử website với khách hàng thực tế, tung ra website/microsite tuy nhiên không công bố quá rộng rãi hay chạy quảng cáo quá nhiều, chỉ để người dùng vào một cách tự nhiên và sửa các lỗi nếu có trước khi triển khai mạnh hơn.

55


Section 3

Tối ưu hoá trải nghiệm người dùng

trong việc biết được bây giờ là mấy giờ bởi nó không rõ ràng hiển thị. Tất nhiên, tôi nghĩ vẫn sẽ có nhiều người mua đồng hồ hoàn toàn vì mục đích thời gian, và họ không quan tâm tới việc xem giờ trên đồng hồ. Mỗi người mỗi khác.

Tôi đã gặp nhiều website (trong đó có cả website của mình), nhiều cuộc thi, nhiều mẫu điền mà người dùng sẽ gặp rất nhiều khó khăn để thực hiện các hành động mong muốn cơ bản trên website. Chính vì những trải nghiệm này, tôi luôn muốn tìm hiểu thêm về những phương pháp, những chiến lược, những cách làm khác nhau để giúp website, ứng dụng trên di động trở nên thân thiện hơn với người dùng. Và một trong những cách tốt nhất để học về một chủ đề nào đó là chia sẻ với người khác những gì mình biết, chính vì vậy, mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này, tôi vẫn đưa phần nội dung này vào trong sách. Cách đây không lâu, tôi có nhìn thấy chiếc đồng hồ Casio G Shock này ở ngoài của hàng và tôi đã chuẩn bị mua nó. Trông nó nhìn khá đẹp, nhất là khi bạn đeo nó vào tay. Tuy nhiên sau khi cân nhắc, tôi đã quyết định không mua. Lý do chính là bởi chức năng quan trọng nhất của một chiếc đồng hồ với tôi là chỉ thời gian, tuy nhiên với chiếc đồng hồ này, tôi sẽ gặp khó khăn

Thiếu sự quan tâm từ các nhà quảng cáo Việt Nam Theo cảm nhận cá nhân của tôi, việc tối ưu hoá trải nghiệm người dùng trên website, trên các ứng dụng di động ít nhận được sự quan tâm của những người làm quảng cáo. Phần lớn mọi người chỉ quan tâm tới việc giao diện có đẹp, có bắt mắt hay không? 56


Ngoài ra việc không có nhiều agency ở Việt Nam chuyên về việc này, hoặc quan tâm tới việc này cũng là một trong những lý do chính. Một số lý do được đưa ra trong quá trình thiết kế, phát triển website là yếu tố ít thời gian, hoặc lý do đơn giản nhất là khách hàng không trả tiền cho phần việc này.

Tối ưu hoá trải nghiệm người dùng khó hay đơn giản? Nếu bạn tìm kiếm trên Amazon những cuốn sách nói về tối ưu hoá trải nghiệm người dùng (user experience), sẽ có rất nhiều kết quả trả ra cho bạn. Một trong những cuốn sách phù hợp với agency là cuốn của Jodie Moule “Killer UX Design”. Theo Jodie, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng với một sản phẩm như: • Usefulness: công dụng của sản phẩm • Usability: sự thân thiện, dễ dùng • Learnability: ít đòi hỏi người dùng phải học cách dùng lâu • Aesthetics: does it look nice?: đẹp mắt • Emotions: mang lại cảm giác tốt khi dùng Trong cuốn sách của Jodie, bà không chỉ nói tới trải nghiệm người dùng ở khía cạnh website không, mà có đề cập tới tất cả các kênh khác nhau mà người dùng có thể tiếp xúc với sản

phẩm, thương hiệu của bạn. Trải nghiệm của họ trên mỗi kênh này đều tạo một ấn tượng (tốt/xấu) của họ về thương hiệu của bạn. Các kênh thông thường như: website, facebook fanpage, kênh youtube, ứng dụng di động, cửa hàng, nhân viên bán hàng, vân vân Chính vì vậy để mang lại cho khách hàng một trải nghiệm tốt, bạn cần tối ưu hoá tất cả các kênh tương tác với khách hàng. Bạn hãy thử tưởng tượng, nếu Apple chỉ có các kênh trực tuyến mà thông qua các đơn vị bán lẻ khác để bán sản phẩm của họ, tức là họ không làm Apple Store, tôi không nghĩ trải nghiệm của bạn về Apple sẽ tuyệt vời như ngày nay bởi các trung tâm bán lẻ khác, không thể mang lại trải nghiệm mua hàng, giống như ở Apple Store. Một cuốn sách khác mà tôi rất khuyên bạn nên đọc đó là cuốn “Don’t make me think” của Steve Krug. Đây có lẽ là một trong những cuốn sách dễ đọc và hay nhất về chủ đề này mà tôi từng đọc. Cuốn sách sau 13 năm xuất bản, đã được viết lại và phát hành vào đầu năm 2014! Tựa đề cuốn sách cho chúng ta biết nguyên tắc chủ đạo trong việc tối ưu hoá trải nghiệm người dùng mà tác giả muốn nói tới. Đó là việc website, hay ứng dụng điện thoại hay bất kì thứ gì phải thật dễ dùng, thật tự nhiên và không yêu cầu người dùng phải suy nghĩ nhiều để sử dụng được nó. Nếu bạn muốn đi chuyên sâu hơn, bạn có thể đọc cuốn “Rocket Surgery Made Easy: The Do-It-Yourself Guide to Finding and Fixing Usability Problems” cũng của Steve để có thể tự 57


thực hiện các bài kiểm tra, tối ưu hoá trải nghiệm người dùng cho website/microsite của mình/của khách hàng vân vân. Nếu bạn không muốn đọc quá nhiều các cuốn sách thì dưới đây là một số điểm đáng lưu ý khi làm website mà bạn có thể tham khảo

Tốc Độ Website Đóng Vai Trò Quan Trọng Như tôi có trao đổi ở phần trên, tốc độ tải trang web trung bình ở Việt Nam là 2.3 giây. Chính vì vậy nếu website của bạn cần 10 giây để tải và hiện lên, tôi không nghĩ bạn cần quan tâm gì thêm về trải nghiệm người dùng hay website có đẹp hay không? Việc bạn cần trước tiên là làm cho website chạy nhanh hơn, vì phần lớn người dùng sẽ không chờ 10 giây để vào website của bạn.

Nếu bạn có cài đặt Google Analytics trên website của mình, bạn có thể vào mục “Behavior, Site Speed, Page Timings” để kiểm tra tốc độ tải của từng trang trên website của mình. Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang trên các trình duyệt khác nhau, tại các quốc gia khác nhau vân vân.

58


Ấn Tượng Đầu Tiên Rất Quan Trọng Ngay khi bạn vào website, thông qua trang chủ hay trang con, bạn có nhận biết được dễ dàng trang web này nói về điều gì? Nếu bạn cần nhiều thời gian (như 20 giây chẳng hạn) để định hình xem mình đang ở đâu, mình có thể làm gì trên website này, điều đó có nghĩa là cách tổ chức thông tin của website có nhiều vấn đề hoặc thiết kế của trang web quá phức tạp. Tất nhiên với một số website chuyên ngành, bạn có thể lập luận rằng website của bạn chuyên nói về một chuyên ngành hẹp, chính vì vậy những người vào website cần có những kiến thức nhất định và với những người này, họ có thể sử dụng website một cách dễ dàng. Một câu hỏi tôi sẽ đặt ra trong những trường hợp này là bạn có muốn có thêm khách hàng mới? Những người chưa biết tới bạn hoặc chưa biết quá nhiều về ngành của bạn tuy nhiên họ đã tìm tới website của bạn? Nguyên tắc chủ đạo vẫn là “Don’t make me think”.

Tôi Đang Ở Đâu? Tôi Có Thể Đi Tới Các Phần Khác Như Thế Nào? Để giúp người dùng khi vào các trang con hiểu được mình đang ở phần nào của website, bạn có thể sử dụng breadcrumb. Ví dụ về breadcumb có ở dưới đây:

59


Nếu bạn vào trang web của Amazon, bạn sẽ thấy họ có một thanh tìm kiếm rất to, ở vị trí rất dễ tìm ở hầu hết các trang trên website của họ.

Ngoài ra một điều quan trọng không kém là bạn cần có chức năng tìm kiếm nội bộ (internal search) trên website của bạn. Tìm kiếm nội bộ là một ô tìm kiếm cho phép người dùng tìm các nội dung trên website của bạn bằng cách đánh vào các từ khoá. Đây là một chức năng không thể không có trên các website hiện đại. Chúng ta có thể xem ví dụ đơn giản như sau: Khi tới một siêu thị hay một cửa hàng lớn, thông thường bạn sẽ có hai cách để tìm thứ bạn muốn trong cửa hàng/siêu thị đó: • Cách 1: bạn hỏi nhân viên của hàng chỉ cho bạn món đồ mà bạn quan tâm? (tương tự như việc sử dụng công cụ tìm kiếm nội bộ). Và nhân viên của hàng sẽ chỉ cho bạn nơi có trưng bày món hàng bạn cần.

Basic Accessibility Issues (Các Lỗi Tiếp Cận Cơ Bản)

• Cách 2: bạn đi quanh cửa hàng và dựa vào các bảng hiệu để hiểu xem mình đang ở phần nào của của hàng, có đúng phần mình đang cần tới không và đi sang phần trưng bày khác bằng cách nào. Cách này tương tự như việc bạn sử dụng menu của trang web và breadcrumb.

60


Màu chữ và màu nền quá giống nhau: Điều này tưởng chừng như đơn giản nhưng tôi đã gặp rất nhiều trường hợp như vậy. Dưới đây là một ví dụ, bạn có thể thấy màu chữ là màu xám nhạt, trên nền biển xanh ra rất khó đọc.

Điều này đơn giản có nghĩa là các nội dung càng quan trọng, càng cần được đặt lên gần phía đầu trang web, người dùng không cần rê chuột xuống cũng có thể thấy chúng. Ngoài ra các nội dung liên quan tới nhau về mặt logic cần được đặt ở gần nhau. Ví dụ như khi bạn sắp xếp một siêu thị, ít khi bạn thấy trong phần bán hải sản có bày bán đồ khô và ngược lại. Dưới đây là một ví dụ về phần đầu tiên của một website mà tôi

Một điều khác đó là cỡ chữ và khoảng cách giữa các chữ, cách cách dòng. Theo tôi, cỡ chữ nhỏ nhất có thể dùng được mà mọi người vẫn dễ đọc được dễ dàng đó là cỡ chữ 10. Có thể do tôi đã “già” nên các cỡ chữ nhỏ hơn với tôi là rất khó đọc. gặp.

Hệ Thống Phân Cấp Rõ Ràng (Clear Visual Hierarchy)

Như các bạn thấy, phần đầu của website không hề có bất kì một thông tin giá trị nào. Bạn nghĩ sao về điều này? 61


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.