CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM- PHÙ CHÂU MIẾU

Page 1

PHÙ CHÂU MIẾU GVHD: NGUYỄN AN THỤY SHVTH: HUỲNH ANH TUẤN NGUYỄN VƯƠNG BÌNH NGUYỄN HUỲNH KIM NGÂN DƯƠNG NGỌC CHÍ TÂM NGUYỄN HOÀNG TÀI TRẦN KIỀU ANH VÕ THỊ THẢO UYÊN NGUYỄN HẢI ĐĂNG


MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Miếu là nơi quy tụ lòng dân tín ngưỡng để bảo vệ những di chỉ khảo cổ. Phù Châu Miếu là miếu nổi duy nhất. Phù Châu Miếu nét quyến rũ văn hóa Việt – Hoa, là ngôi miếu cổ gần 3 thế kỷ


MỞ ĐẦU 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Suốt mấy trăm năm qua, Miếu Nổi vừa là điểm du lịch, vừa là nơi hành hương của người Sài Gòn – Gia Định xưa và TP. Hồ Chí Minh nay trong những dịp lễ, tết. Với suy nghĩ để vận dụng những kiến thức đã học, từ đó đưa ra quan điểm riêng của bản thân về đề tài, cũng như cho bản thân sự trải nghiệm về việc tìm hiểu và nghiên cứu sâu vào một câu chuyện kiến trúc. Chúng tôi muốn truyền tải thông điệp về văn hóa Việt Nam, học hỏi và gìn giữ bản sắc dân tộc. Lấy xuất phát điểm từ tư tưởng con người về môi trường tự nhiên và xã hội, đi ngược lại dòng lịch sử tìm về cội nguồn, giúp mọi người hiểu được, những gì hiện đang hiện hữu là từ đâu mà có, hiểu rõ hơn về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc, trang trí của một công trình mang đậm dấu ấn tín ngưỡng.


MỞ ĐẦU 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU + Tìm tài liệu tham khảo + Phân tích và tổng hợp tài liệu Điền dã + Quan sát + Phỏng vấn 4. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC TRANG TRÍ PHÙ CHÂU MIẾU


MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ MIẾU

CHƯƠNG II: NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ


GIỚI THIỆU VỀ MIẾU 1. 2. 3. 4.

KHÁI NIỆM MIẾU TIỂU SỬ PHÙ CHÂU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VỊ TRÍ CẢNH QUAN


KHÁI NIỆM VỀ MIẾU MIẾU là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được xây dựng để thờ cúng một vị thánh thần nhất định. Miếu có quy mô nhỏ hơn đền, thường được toạ lạc ở nơi xa làng, yên tĩnh, thiêng liêng và chỉ là nơi yên nghỉ của các vị thánh thần. Khi miếu phối thờ Phật cùng thì được gọi là Am. Ở Nam Bộ miếu còn được phát âm là miễu. Các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đưa ra nhiều khái niệm về miếu. Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền là nơi qủy thần an ngự, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…


TIỂU SỬ PHÙ CHÂU Phù Châu Miếu nằm trên gò đất hình bàn chân giữa lòng sông Vàm Thuật, phường 5, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Với vị trí đặc biệt nên miếu còn có tên là Miếu Nổi. Phù Châu, tiếng Hán có nghĩa là viên ngọc nổi trên mặt nước. Nơi đây với 4 bề sông nước êm đềm, không gian thoáng đãng, là nơi được nhiều người dân thành phố cũng như khách thập phương từ khắp nơi chọn làm nơi tham quan ngắm cảnh, cũng như mong muốn tìm cho mình cảm giác thanh tịnh, yên bình, tránh xa với những ồn ào, xô bồ nơi phố thị. Vàm Thuật là con sông nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Sông Vàm Thuật có chiều dài khoảng 10km bắt nguồn từ các nhánh, rạch nhỏ chảy qua địa bàn hai quận Gò Vấp và Bình Thạnh rồi đổ về sông Sài Gòn ở khu vực gần cầu Bình Lợi.


LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Ban đầu miếu có quy mô nhỏ, làm bằng tre và lá dừa

Sau nhiều lần tu bổ, ngôi miếu trở nên khang trang, phong cách kiến trúc đặc sắc mang đậm nét văn hóa Việt – Hoa


TRUYỀN KHẨU • Về sự tích hình thành của Miếu Nổi, hiện trong dân gian còn lưu truyền nhiều truyền tích khác nhau. Một truyền thuyết cho rằng, vào khoảng thế kỷ 18, một hôm có người đàn ông đánh cá trên đoạn sông này đã vô tình vớt được thi thể của một người phụ nữ ở thượng nguồn trôi về bèn đắp mộ chu đáo trên ốc đảo này và lập một ngôi miếu nhỏ để thờ oan hồn người đã khuất. Nhờ đó mà cuộc sống sông nước của ông khấm khá hơn. Tiếng lành đồn xa, những ngư dân khác cũng theo nhau tới thắp hương, cầu phúc trước ngôi mộ mỗi đêm giăng lưới với hi vọng sẽ có nhiều tôm cá, thuyền ghe thuận lợi đi về.

• Một truyền thuyết khác lại kể rằng, cách đây gần hai trăm năm, một ngư phủ quăng lưới đánh cá trên dòng sông Bến Cát đã vớt được một pho tượng mà lúc ấy người ta cho rằng đó là tượng Bà Thủy Tề. Từ đó, ngôi miếu thờ Bà được dân chúng trong vùng lập nên trên cù lao bỏ hoang để cầu cho mưa thuận gió hòa, thuyền bè đi về bình an.

• Tuy nhiên, theo các bậc cao niên trong Ban quản lý miếu Nổi thì ở cù lao miếu Nổi này không chôn xác ai cả. Họ chỉ nghe những người già kể lại rằng, ngôi miếu được dựng từ thời vua Gia Long. Nghĩa là trong khoảng thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỷ 19. Trong thời kỳ này, giao thông đường thủy là loại giao thông rất phổ biến. Những nhà buôn người Hoa khi đi qua khúc sông Vàm Thuật, thường ghé nghỉ đêm trên cù lao bỏ hoang này. • Sau những đêm ngủ lại, họ thường thấy những hiện tượng lạ xuất hiện. Vì vậy, các nhà buôn đã cùng với các bô lão quanh vùng lập nên một cái miếu, để cầu mong thuận buồm xuôi gió, thượng lộ bình an.


VỊ TRÍ CẢNH QUAN Phù Châu miếu là một quần thể kiến trúc văn hóa tín ngưỡng linh thiêng và lãng mạn nằm giữa bốn bề sông nước mênh mang. Một bên là những công trình kiến trúc hiện đại, một bên là những vườn cây trái ngút ngàn của vùng đất An Phú Đông màu mỡ, một vùng hiếm hoi ở thành phố mà người dân vẫn sinh sống bằng nghề làm vườn, mới thấy vùng đất này có gì đó khác biệt. Cảnh quan nơi đây đã được các tao nhân mặc khách miêu tả: “Cảnh trí của cuộc đất nhỏ nhô lên giữa dòng sông rất thơ mộng. Chung quanh có cây cao bóng mát. Khách thừa lương mến cảnh tịnh liêu, trong những ngày rảnh rỗi thường đến đây du ngoạn. Vì chốn này vắng vẻ, xa thành thị, riêng biệt thự một khu vực trời nước bao la. Phải là nơi lý tưởng cho những ai có tâm hồn thầm lặng”. . Trong khuôn viên miếu có cây si cổ thụ tồn tại gần 100 năm. Tổng thể kiến trúc công trình được quay về hướng Nam theo quan niệm phương Đông xưa: “Thánh nhân Nam diện nhi thính thiên hạ” (Bậc Thánh Nhân ngoảnh mặt về phương Nam nghe thiên hạ tâu bày)


NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC 1. 2. 3. 4.

BÀI TRÍ THỜ CÚNG BỐ CỤC KIẾN TRÚC SÂN THIÊN TĨNH CỬU TINH


BÀI TRÍ THỜ CÚNG Khu trung tâm thờ tự của miếu chia làm ba phần: tiền điện, trung điện và chính điện. Tiền điện: chính giữa thờ Phật Di Lặc, hai bên thờ Phật Tổ Như Lai và Địa Mẫu. Phía trước là Quan âm Chuẩn Đề ngồi trên toà sen với 18 cánh tay đang cầm pháp khí. Dọc bên tường treo hai bức phù diêu Thập Bát La Hán. Trung điện: thờ Ngọc Hoàng và Tề Thiên Đại Thánh, được bố trí đối đầu nhau, dựa theo truyền thuyết” Tề Thiên Đại Thánh đại phá thiên cung” nên Ngọc Hoàng luôn phải theo dõi. Xung quanh là bao lam bằng gỗ chạm lộng theo mô típ: tiên nữ dâng đào với 4 chữ khắc: "Thánh Gia bảo điện". Nối liền trung và chính điện là một sân thiên tỉnh hẹp có đặt hai lư hương to cẩn sành nhiều màu. Chính điện: chính giữa thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu Trước điện kê bàn hương án, thờ Bà Chúa Xứ Châu Đốc và Cửu Huyền Thất tổ (vị thần dân gian Việt Nam). Bao xung quanh điện thờ là bao lam bằng gỗ chạm lộng với chủ đề: tứ linh, mai lan cúc trúc; phía trên có hàng chữ: "Hành Thánh Mẫu bảo điện ". Bên phải chính điện thờ Quan Công, bên trái thờ Bao Công. Đối diện điện thờ Ngũ Hành Thánh Mẫu là điện thờ bà Kim Mẫu, Địa Mẫu, L ong Thần, Hộ pháp. Trên tường trang trí những bức phù điêu màu sắc rực rỡ hình tùng hạc, Phật Di Lặc. Phía trước tiền điện có “ông thiện và ông ác” canh giữ ngôi miếu. TỤC THỜ HỔ Tục thờ hổ bắt nguồn từ cuộc sống nguyên thủy, khi con người còn sống trong điều kiện săn bắt, hái lượm hoặc giai đoạn đầu của cuộc sống nông nghiệp thì lúc này hổ chính là sức mạnh thiên nhiên vừa gần gũi và là tai họa đối với con người, chính vì vậy mà con người thờ hổ để cầu an. Ở đây, hổ được con người thờ phụng với vị thế là thần khai tổ, thần giám hộ, thần hộ mệnh, thần hộ môn, thần vệ đạo, với tâm thế này, nó được coi là phúc thần (thần may mắn). Nhưng mặt khác, từ nỗi khiếp sợ, nó cũng được tôn thờ như một ác thú bởi sự phá hoại. Hổ hiện thân và đồng nhất với các thế lực tự nhiên, nhất là chốn rừng thiên nước độc, lam sơn chướng khí, là trở ngại thử thách con người. *THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG Năm vị Mẫu thần đại diện cho 5 yếu tố cơ bản trong ngũ hành: Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cai quản càn khôn, ban phát tài lộc cho bá tánh, phạt kẻ ác tâm, độ người hiền đức. Đó là 5 vị: - Cửu Thiên Huyền Nữ: (Bà Thủy) - Linh Sơn Thánh Mẫu : (Bà Mộc) - Lê Sơn Thành Mẫu: (Bà Kim) - Thánh Anh La Sát : (Bà Thổ) - Chúa Tiên Chúa Ngọc: (Bà Hỏa) Dân gian thường cầu xin các vị Thánh Mẫu Nương nương ban cho sức khỏe, gia đạo bình an, con cái hiếu thảo,hòa thuận, xóm làng yên vui, mưa thuận gió hòa, nhân dân an lạc).

TIỀN ĐIỆN

TRUNG ĐIỆN

CHÍNH ĐIỆN


BỐ CỤC KIẾN TRÚC Qua Ngũ Hành Môn, dọc theo con đường lát gạch Miếu được cất theo kiểu chữ tam (三), gồm ba toà nhà nối liền nhau bởi hai sân thiên tỉnh hẹp. Phía ngoài có miếu nhỏ thờ ông Hổ

Bố cục “Nhất chính đạo” Các công trình chính đặt dọc theo một trục Thần đạo

Tiền điện Riền mái của kiến trúc cổ Việt Nam thẳng, không cong, nhưng hếch lên ở góc mái tạo sự thanh thoát, kết hợp ngói âm dương.Phần mái lớn và thường chiếm tới 2/3 chiều cao mặt đứng công trình, nhất là đối với mái đình. Góc mái tức "tàu đao" làm cong uốn ngược, còn được gọi là đao quật Thể hiện đậm nét kiến trúc Việt Nam gồm 4 hàng cột mỗi hàng bốn cột Cột được trạm trổ đôi rồng uốn lượn tinh xảo ôm lấy thân cột, được cần sứ tỉ mỉ Sử dụng hệ kết cấu chịu lực giống với kết cấu chịu lực của nhà rường cổ nhưng có sự thay đổi về vật liệu( gỗ-> bê tông cốt thép) do: + Địa hình đặc biệt trên cồn giữ sông thường xuyên ngập lụt quanh năm + Trang trí họa tiết rồng , hoa lá cột btct sẽ dễ tạo hình và phù hợp với loại hình trang trí này. + Do chiến tranh và thời gian tàn phá đa số hệ kết cấu cũ không còn giữ được , nhân dân trung tu xây dựng thành kiểu btct để tránh những bất lợi về thời tiết và giúp miếu bền vững với thời gian. + Do điều kiện thời tiết nước nhiều xuất hiện nhiều mối. Có chi tiết xà nách nối cột quân và cột cái, áp dụng kiến trúc cổ Việt Nam vào trong miếu. Phần trần có chạm khác hình ảnh” ngũ phụng tề phi”mang ý nghĩa về những điều tốt đẹp nhất với sự mạnh mẽ, quyền lực và đầy khí chất trong văn hóa Việt Nam triều Nguyễn. Phần mái có hình ảnh “lưỡng long tranh châu” Xuất hiện hình ảnh 5 con dơi” ngũ phúc” nhưng lại bị che đi khuất Có 4 cốn chạm thủng tứ linh chầu thọ Trung điện Cũng sử dụng chung hệ kết cấu giống với Tiền điện nhà rường cỗ nhưng thay đổi vật liệu là btct Cốn chạm thủng hình tượng cá chép chầu thọ tượng trưng cho sự đấu tranh tương ứng với Tề Thiên đại thánh đối đầu với Ngọc Hoàng Chính điện Dưới mái có cổ diêm chạm thủng kết hợp với chạm nổi nhiều tư thế rồng khác nhau, bước vào chánh điện ngước nhìn lên có cảm giác như đang ở chốn thiên đàng. Trên trần cẩn sứ cặp Long Phụng.


SÂN THIÊN TĨNH Ở trung tâm Phù Châu Miếu có hai khoảng sân nối tiếp Tiền điện với Trung điện và Trung điện với Chánh điện. Khoảng sân này gọi là sân “Thiên tĩnh”, có nghĩa là “giếng trời”. Hiện nay hai khoảng sân này đã được lợp mái, hai góc sân trổ cửa để thông ra bên ngoài.

MÁI ÂM DƯƠNG Ngói lợp nhà âm dương là sự kết hợp hoàn hảo của đất nung được tráng men, sở hữu vẻ đẹp tinh tế trong những nét chạm khắc. Khi kết hợp với kiến trúc ngôi nhà tạo ra những đường nét nhấp nhô uốn lượn uyển chuyển mềm mại khiến cho ngôi nhà mang một nét đẹp sang trọng, toát ra sự bề thế uy nghi. Trong kiến trúc về mặt hình thể thì phần lồi ra là dương, phần lõm là âm. Phần thu được ánh sáng là dương, phần khuất tối là âm. Những mảng đặc, những khối có đường nét cứng rắn là dương, những mảng rỗng, những khối có đường nét mềm mại uyển chuyển là âm. Vật liệu thô ráp, sần sùi là âm, vật liệu nhẵn bóng mịn màng là dương. Màu sắc nóng là dương, màu lạnh là âm. Do đó nên khi đã có các chi tiết màu nóng trang trí thì chi tiết mái là màu xanh để cân bằng âm dương


CỬU TINH GIẢI THÍCH THÊM LÝ DO MIẾU ĐƯỢC TRANG TRÍ NHIỀU RỒNG VÀ TẠI SAO NGŨ HÀNH MÔN CỔNG CHÍNH GIỮA LÀ HÀNH KIM: Trục công trình hướng Nam - Đông Nam Phối hợp Khảm với Tốn được Sinh khí thuộc sao Nhất bạch mộc tinh. Về phương hướng theo quan điểm Nho giáo “dĩ hỏa đức vượng”, các công trình kiến trúc đều nhìn về phương nam vì phương nam thuộc hành hỏa. Cổng trong ngũ hành môn tại miếu cổng chính thuộc hành kim, khi hỏa nung kim thành thủy sẽ làm cho nhất bạch mộc tinh vượng hơn. Sao Nhất bạch có ngũ hành thuộc thủy (cụ thể Hỏa nung Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc) Ở mộc tinh trong tây du ký nhân vật là bạch long mã là con của Tây hải Long vương và mộc tinh vật biểu là Thanh long.


NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ CÁC LINH VẬT


RỒNG Rồng theo tiếng Hán - Việt gọi là Long. Hình tượng rồng là sản phẩm từ trí tưởng tượng của con người thể hiện những khát vọng và lý tưởng. Trong nghệ thuật tạo hình ở Trung Quốc, rồng đã xuất hiện từ lâu đời. Riêng ở Việt Nam, khởi nguyên rồng đã phản ảnh niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc: theo truyền thuyết thì Lạc Long Quân người có thân hình rồng, vốn là tổ tiên của người Việt Nam. Từ xa xưa – thời Hùng Vương, cư dân Lạc Việt và sau đó là cư dân Đại Việt thời phong kiến chủ yếu sống về kinh tế nông nghiệp nên đã xem hình tượng rồng là hiện thân của Thần mây, mưa, sấm , chớp .

Cho đến thời Lý, hình ảnh con rồng vẫn còn gần gũi với dân gian Việt Nam, đầu rồng thời Lý có dạng thuận chiều và ngược chiều hình chữ S. Hình chữ S thấy nhiều trên các di vật thuộc nền văn hóa Đông Sơn (thời đại đồ đồng Việt Nam). Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu, đó là hình ảnh biểu thị sự chuyển động của thời gian, ý niệm về hiện tượng thiên nhiên: mây, mưa, sấm, chớp nói lên sự cầu mong mưa thuận gió hòa. Theo dòng phát triển của lịch sử Việt Nam, rồng trong ý niệm dân gian đã “hóa thân” từng chặng đường từ hình vóc đến ý nghĩa, biểu tượng để cuối cùng ngưng đọng trên đỉnh cao của khái niệm quyền uy. Hình ảnh rồng được giai cấp phong kiến thống trị độc chiếm làm biểu tượng của riêng họ, các tầng lớp nhân dân không được phép sử dụng hình tượng rồng để trang trí nhà cửa, trang phục . . . Ngay trong nội bộ giai cấp thống trị hình ảnh rộng cũng được phân chia theo đẳng cấp, tước vị: Rồng có 5 móng là biểu tượng dành cho vua; quan tước chỉ được thể hiện rồng 4 móng


RỒNG Đặc biệt, điều dễ dàng nhận thấy khi đến Miếu Nổi là hình ảnh những con rồng. Rồng hiện diện ở khắp nơi trong không gian của Miếu Nổi. Ngay cổng vào là đôi rồng làm bằng đá cẩm thạch uốn lượn theo thế song long đối đầu. Trên nóc mỗi tòa nhà đều trang trí rồng chầu hạt ngọc, rồng chầu tháp Cửu phẩm, rồng chầu cuốn

Một đêm mưa to gió lớn song long tranh đấu

thư. Trong miếu, tám cây cột cũng đều đắp nổi hình rồng uốn lượn bao quanh. Hình tượng những con rồng ở rất nhiều các tư thế, kiểu dáng khác nhau được cẩn sứ với những nét hoa văn cầu kỳ như minh chứng cho một quá khứ mà ở đó sự tưởng tượng của con người thăng hoa thể hiện qua cách trang trí tinh xảo, phản ánh rõ nét quan niệm nghệ thuật trong văn hoá tín ngưỡng của người Hoa. Giải thích về hình tượng con rồng xuất hiện nhiều ở Miếu Nổi, các bậc cao niên trong vùng cho rằng, ngoài quan niệm Rồng là một trong bốn con vật tứ linh theo tín ngưỡng của người Hoa, có lẽ còn do những người trùng tu ngôi miếu này đã dựa vào những giai thoại được ông bà xưa kể lại. Theo truyền thuyết còn lưu truyền, vào một đêm mưa to gió lớn, có hai con rồng xuất hiện, đánh nhau trên dòng sông Vàm Thuật. Sáng ra, nơi này nổi lên một gò đất cùng với năm bức tượng của năm mẹ ngũ hành. Từ đó, người dân lập nên ngôi miếu để thờ. Cho đến nay, vẫn chưa phát hiện có sử sách nào ghi chép lại ngôi miếu được tạo dựng từ năm nào. Những người cao tuổi sinh ra ở vùng này cũng không biết chính xác năm nó ra đời. Chính vì vậy, các truyền thuyết về sự hình thành ngôi miếu cổ cùng với những giai thoại ly kỳ về gò đất nổi lên giữa sông Vàm Thuật đã khiến cho nơi đây trở nên linh thiêng, tôn nghiêm và có phần huyền bí.

Sáng hôm sau, nơi này nổi lên một gò đất cùng năm bức tượng của năm mẹ ngũ hành


LÂN Cũng như rồng, kỳ lân là một con thú được sáng tạo theo trí tưởng tượng của con người. Nó giống sư tử, có một cái sừng ngay giữa trán, rất hiền lành không làm hại đến bất cứ sinh vật nào và không giẫm lên cỏ . . . Do đó, chỉ có những vị vương đức hạnh mới được trông thấy nó. Nhưng đôi lúc kỳ lân lại được miêu tả là một con vật có thân hươu, đuôi bò, đầu sói với cái sừng thịt và chân ngựa.

HÌNH TƯỢNG LÂN Ở MIẾU NỔI

Theo điển tích “Kỳ lân xuất thế thiên thái bình ” , trong giới hạn của cung đình , còn tượng trưng cho một triều đại đang lên hay sự xuất hiện của một minh chúa , như truyền thuyết về kỳ lân báo hiệu sự ra đời của Khổng Tử. Trong trang trí kiến trúc, kỳ lấn tượng trưng cho sự bền vững của công trình , nói lên sự tồn tại của cuộc sống , của khu vực mà nó có mặt. Như nhận định của một số tác giả , hình tượng kỳ lân trong nghệ thuật trang trí cũng không có vẻ thống nhất ở đường nét , khối hình và chi tiết . Đôi khi kỳ lân được thể hiện giống như là một con sư tử cái có bờm và đuôi. Người ta gọi con vật gần giống sư tử là “ con nghê ” hay “ toan nghê ” . Hoặc cũng có khi lân được thể hiện biến hóa chồm lên như ngựa với chân cao, đuôi dài, đầu và than có vảy như rồng, trên lưng mang một hộp vuông hay một khối có góc cạnh gọi là “cổ đồ” mà theo truyền thuyết Trung Quốc: vua Phục Hy đã từng trông thấy con vật này hiện ra trên song Hoàng Hà, trên lưng có mang một hình vẽ gợi cho nhà vua ý nghĩ về hai kí hiệu sơ đẳng mà khi lập lại hoặc chồng lên nhau sẽ tạo thành “bát quái”. Hình vẽ đó gọi là “Hà đồ” (Dấu hiệu của dòng song). Do đó, con vật nửa rồng nửa ngựa mang trên lưng một vật tượng trưng cho hình vẽ đó được gọi là “Long mã phụ hà đồ”


RÙA Rùa tiếng Hán - Việt gọi là qui. Ở Trung Quốc người ta tin rằng rùa luôn luôn là giống cái, nó sẽ kết đôi với rắn. Do đó, nó tượng trưng cho sự dâm ô. Nhưng ở Việt Nam, từ xa xưa hình ảnh rùa đã được thần thánh hóa với “thần Kim Qui ” giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa và chế tạo nỏ thần để bảo vệ đất nước. Qua bao đời, “ rùa vàng ” lại xuất hiện để giúp Lê Lợi “gươm vàng ” đánh đuổi giặc Minh, rồi lại hiện lên xin trả lại kiếm (truyền thuyết Hồ Hoàn Kiếm) . Do vậy, rùa ở Việt Nam tượng trưng cho điềm lành và sự bền vững (vuốt của thần Kim Qui đã giúp cho An Dương Vương xây dựng thành Cổ Loa không bị yêu quái phá sập và bảo vệ vững chắc thành trì trước giặc ngoại xâm). Việc đưa ảnh rùa xếp ngang hàng với rồng, phượng, lân là những loài vật quí ở Trung Quốc để tạo nên đồ án “Tứ linh” gợi cho chúng ta suy nghĩ thêm về ý tưởng mà nhân dân muốn thể hiện trong nghệ thuật trang trí cổ truyền Việt Nam.


PHƯỢNG Phượng là chúa tể của loài chim, có cánh rộng, đuôi dài như hình lửa, dáng trang nhã nhưng khỏe mạnh. Theo quan niệm chung, chim phượng là biểu tượng của cuộc sống thanh bình, hạnh phúc và lòng chung thủy. Nhưng trong cung đình, phượng là biểu tượng dành riêng cho các bà hoàng, công chúa... nói lên sự quí phái, sắc đẹp và bản tính nữ giới. Tuy là con vật thần thoại, nhưng khi đi vào nghệ thuật trang trí, phượng vẫn mang dáng dấp như những loài chim, gà bình dị, gần gũi với cuộc sống con người: chân cao, thường đứng trên một chân, một chân co lên, cánh vươn dài ra như đang múa, cổ cao như chim hạc, chim cò nghểnh lên kiêu hãnh, mỏ ngắn như mỏ gà, lông sao tựa lông công, đuôi dài uốn lượn được thể hiện như chiếc lá.


CÁ CHÉP Hình tượng cá chép sử dụng trong đồ án trang trí gọi là Ngư, phát âm theo giọng người Hoa nghe như âm “dư”, tức là thừa. Vì vậy, người ta thường thấy người Hoa bán những bức tranh vẽ cậu bé nhoẻn miệng cười và ôm trong lòng một con cá. Bức tranh ấy ngụ ý là “cậu bé con nhà giàu có cá, tức cậu bé con nhà giàu có của dư”. Do đó, cá là biểu tượng của sự phồn vinh và no ấm. Cũng giống như người Trung Quốc, dân tộc Việt Nam có huyền thoại “cá vượt vũ môn”: mỗi năm cứ đến ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch, cá chép rũ nhau về suối Vũ Môn (Vũ môn tuyền) ở ngọn thứ hai núi Khai Trương, thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Khi đó tự nhiên mây dày đặc, nếu con cá nào nhảy qua được “ba cấp long môn” ắt sẽ có một trận sấm sét đốt đuôi để hóa thành rồng. Chính vì vậy, hình ảnh cá hóa rồng là biểu tượng của tinh thần đấu tranh luôn tìm cách vượt qua mọi khó khăn để vươn tới một tương lai tốt đẹp.


DƠI Trong nghệ thuật chơi chữ dơi tượng trưng cho hạnh phúc, vì theo Hán tự thì chữ Bức nghĩa là dơi viết gần giống như chữ Phúc nghĩa là hạnh phúc. Trong nghệ thuật trang trí ở Việt Nam, dơi rất năng động trong việc thể hiện đường nét và ý nghĩa. Tiếp thu những đồ án trang trí cổ truyền có hình dơi, phổ biến là “ngũ phúc” - chủ đề gồm 5 con dơi biểu đạt lời chúc phúc thật hoàn hảo: thọ, phúc, khang, ninh (yên ổn và mạnh khỏe), du hảo đức (lòng yêu đức độ) và khảo chung mạng (một cái chết tự nhiên ở một độ tuổi khá cao); “phúc khánh” - một con dơi ngậm cái khánh hoặc “phúc thọ song toàn” - con dơi ngậm chữ thọ và phía dưới có hai đồng tiền... Các chủ đề trang trí mang ý nghĩa hạnh phúc qua hình ảnh dơi đã được các nghệ nhân kết hợp và sáng tạo rất đa dạng ở di tích. Hình tượng con dơi ngậm sợi Xa trục Thảo ngụ ý công nhận lòng dũng cảm và đầy nhiệt huyết dám đương đầu với mọi khó khăn, thử thách của Tôn Ngộ Không và cũng để trấn áp tà khí từ y nên mới có thêm trái đầo


NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ CÁC LOẠI HÌNH KHÁC


CÁC LOẠI HÌNH TRANG TRÍ SỬ DỤNG HÌNH ẢNH HOA LÁ, TRÁI CÂY, ĐỒ VẬT Ngoài những đồ án trang trí do các con vật huyền thoại được xem là linh thiêng trong “Tứ linh”: rồng, lân, rùa, phượng thì một số cây, lá, hoa, quả: mai, lan, cúc, trúc, sen, đào... hoặc các đồ vật: đồng tiền,.. đã được sử dụng và kết hợp với nhau để thể hiện nhiều đề tài trọn vẹn mang tính hiện thực, gần gũi với cuộc sống con Cột chạm nổi hoa sen người.

Phù điêu đào, vân, tiền

Cửa chạm thủng hoa sen

theo kiểu ba văn thức và cuốn lên dầm cách điệu

SỬ DỤNG CHỮ HÁN Thông thường, chữ Hán được dùng để viết bài vị, liễn đối và phổ biến nhất là sử dụng ở các đình, chùa, lăng tẩm với chức năng như một loại hình nghệ thuật trang trí. Tại Miếu Nổi, đồ án trang trí bằng chữ Hán chiếm một số lượng lớn và thể hiện phổ biến dưới dạng chữ triện.

Cách viết triện được dùng để trang trí cánh cửa, lan can, hoa gió với chủ đề chính là chữ Thọ. Các đồ án này được thể hiện bằng cách chạm thủng trên vật liệu bê tông sau đó được cẩn sứ tỉ mỉ hay tô sơn màu đỏ hoặc trắng.


CÁC LOẠI HÌNH TRANG TRÍ SỬ DỤNG HÌNH NGƯỜI Ở di tích Miếu Nổi, hình người cũng là chủ đề được thể hiện trong nghệ thuật trang trí. Các cụm tượng người ở Phù Châu Miếu rất ít và chỉ là hình ảnh tượng trưng về những huyền thoại quen thuộc như bức phù điêu “Thập bát La Hán”, bao lam bằng gỗ chạm lộng theo mô típ: tiên nữ dâng đào, “Thập bát la hán”, “Bát tiên quá hải”

ÔNG THIỆN

ÔNG ÁC


CÁC LOẠI HÌNH TRANG TRÍ SỬ DỤNG CHẤT LIỆU VÀ KỸ THUẬT - YẾU TỐ MANG LẠI HIỆU QUẢ LỚN CHO NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC VÀ TRANG TRÍ CỦA DI TÍCH Sứ và gạch là những chất liệu có tính độc lập, do đó kỹ thuật tạo hình cũng tương đối thoải mái hơn, không làm ảnh hưởng đến chức năng kiến trúc. Riêng nghệ thuật cẩn sứ ở di tích là một kỹ thuật tiếp thu từ những công trình kiến trúc cố đô Huế, đây là một nghề đã có từ lâu ở Huế. Các loại mảnh sành, sứ, thủy tinh vỡ vụn từ các vật dụng như ấm , chén, bình, dĩa, chai lọ,... tùy theo đồ vật mà mỗi loại mảnh vỡ có những màu sắc tự nhiên khác nhau. Khi sử dụng để khảm trên bề mặt kiến trúc, các nghệ nhân lựa chọn theo bảng màu mà họ đặt ra, chính bàn tay khéo léo của họ đã làm cho các mảnh vỡ ngẫu nhiên, lộn xộn trở thành những tác phẩm nghệ thuật sống động. Ngoài những đường nét và nội dung hàm chứa trong các tác phẩm, mỗi một mô típ trang trí còn là thành quả của tính cần cù, sáng tạo của các nghệ nhân. Cụ thể, để có những chiếc vảy rồng thỉ mảnh vỡ đó phải được tỉa, gọt tròn, đều rồi gắn sao chúng chống khít lên nhau, hoặc từng chiếc lông bờm nhọn, móng chân,... các nghệ nhân cũng phải mài dũa rất công phu.


KẾT LUẬN Phù Châu Miếu là một di tích kiến trúc nghệ thuật thể hiện một cách đậm nét sự giao thoa bản sắc văn hóa dân tộc Việt – Hoa. Phần lớn những kiểu kiên trúc và chủ đề trang trí đều thể hiện phong cách mỹ thuật thời Nguyễn. Trong tổng thể di tích, có thể nói khu trung tâm thờ tự của miếu có tuổi đời lâu năm và bố cục kiến trúc chịu ảnh hưởng của thuyết “phong thủy” Trung Hoa cổ đại cũng như ghi dấu những suy nghĩ, những quan niệm về nhân sinh và vũ trụ của cư dân Nam bộ. Tuy nhiên Phù Châu Miếu được các lớp cư dân Nam Bộ trùng tu và mở rộng nhiều lần với nhiều thời kì từ trước năm 1800 đến nay chính vì vậy đây là công trình mang đầy đủ phong cách nghệ thuật xen lẫn giữa các yếu tố cổ truyền và hiện đại nhưng việc trùng tu và bổ sung các chi tiết trang trí ở hiện đại đang không ăn khớp với toàn bộ nghệ thuật trang trí cổ truyền. Chúng tôi nghĩ rằng việc trùng tu và bổ sung các nghệ thuật trang trí nên kết hợp với những chuyên gia chuyên nghiên cứu về các mảng nghệ thuật văn hóa, lịch sử. Đặc biệt nghệ thuật khảm sành sứ để tạo các đồ án trang trí truyền thống từ lâu đời đã lưu truyền trong tâm huyết của các thế hệ nghệ nhân cùng với kiểu kiến trúc độc đáo của bộ mái là những yếu tố thể hiện phong cách kiến trúc – mỹ thuật Huế ở miếu cũng như lớp vỏ được cẩn sứ cho miếu giúp cho miếu không bị thấm mục do vị trí địa hình đặc thù của nó. Theo như tâm sự với ông Lục Câu thì tâm nguyện của ông muốn làm cho ngôi miếu trở nên khang trang, ông muốn tạo ra một cái gì đó linh thiêng. Điều đó đã được thể hiện qua suốt hơn 20 năm cẩm sứ cho toàn bộ ngôi miếu. Trong chuyến điền dã nhóm chúng tôi thấy sự trang nghiêm bị mất đi bởi cách bài trí những không gian phụ bên ngoài miếu như khu chợ, khu sinh hoạt của những người coi giữ miếu. Để sự trang nghiêm được bảo toàn nên chúng tôi mong muốn cư dân ở miếu phải tự ý thức được để có thể gìn giữ sự tôn nghiêm đối với những vị thánh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO I – SÁCH TIẾNG VIỆT 1. Phan An (chủ biên): Những vấn đề dân tộc – tôn giáo ở miền Nam – Trung tâm nghiên cứu dân tộc và tôn giáo NBX. Thành phố Hồ Chí Minh - 1994 2. Toan Ánh: Nếp cũ con người Việt Nam. NBX. Thành phố Hồ Chí Minh – 1992 3. Toan Ánh: Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam. Quyển thượng Nbx. Thành phố Hồ Chí Minh – 1992 4. Trần Lâm Biền: Quanh nghệ thuật tạo hình thời Nguyễn. Trong sách: “Những vấn đề văn hóa – xã hội thời Nguyễn” NBX. Khoa học xã hội - 1992 5. Cù Huy Cận: Đề cương văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc. Trong sách: “Văn hóa Việt Nam một chặng đường” NXB. Văn hóa Thông tin và tạp chí Văn hóa nghệ thuật -1994 6. Nguyễn Khoa Điềm: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong sách: “Văn hóa Việt Nam một chặng đường” NXB. Văn hóa Thông tin và tạp chí Văn hóa nghệ thuật – 1994 7. Hoàng Ngọc Hiến: Giao lưu văn hóa và sự phát triển văn hóa dân tộc. Trong sách “Văn hóa Việt Nam một chặng đường” NXB. Văn hóa Thông tin và tạp chí Văn hóa nghệ thuật – 1994 8. Huỳnh Minh: Gia Định xưa và nay Nhà in Hạnh Phúc – 1973 9. Lê Nam: Ghi chép ở Huế trong sách “Nghiên cứu mỹ thuật” Viện Mỹ Thuật – 1992 10. Nguyễn Khắc Tụng: Yếu tố Hoa trong kiến trúc cổ truyền của người Việt yếu tố Việt trong kiến trúc nhà cổ truyền của người Hoa Kiến trúc số 1 – 1994. Tr 27-30


TÀI LIỆU THAM KHẢO II – TÀI LIỆU ONLINE 1. Phan Kế Bính: Việt Nam phong tục Nhà xuất bản Văn học 1915 http://ndclnhmythousa.org/KhoSachCu/Viet%20Nam%20Phong%20Tuc%20(Phan%20Ke%20Binh).pdf 2. Cách điệu hoa lá - Ứng dụng trong đồ án trang trí (Phần 1 và Phần 2) (http://www.polygon.vn/VN/nghien-cuu/cach-dieu-hoa-la---ung-dung-trong-do-an-trang-tri--phan-1-/ContentDetail-Content-332-polygon.aspx) 3. Đình làng Đà Nẵng: Kiểu thức trang trí và những ý nghĩa biểu trưng (http://www.sugia.vn/portfolio/detail/818/dinh-lang-da-nang-kieu-thuc-trang-tri-va-nhung-y-nghia-bieu-trung.html) 4. Vai trò của những ngôi miếu nhỏ https://baotayninh.vn/vai-tro-cua-nhung-ngoi-mieu-nho-a98497.html 5. Hình tượng trang trí trong kiến trúc truyền thống https://dongtac.hncity.org/?Hinh-tuong-trang-tri-trong-kien-truc-truyen-thong 6. Nghệ thuật khảm gốm sứ tại các kiến trúc cung đình Huế https://www.lagunalangco.com/vi/diem-den/van-hoa-lich-su/nghe-thuat-kham-gom-su-tai-cac-kien-truc-cung-dinh-hue/ 7. Di tích miếu Bà Đất Cuốc: Nơi lưu giữ văn hóa truyền thống tại chiến khu D oai hùng! http://www.sugia.vn/portfolio/detail/829/di-tich-mieu-ba-dat-cuoc-noi-luu-giu-van-hoa-truyen-thong-tai-chien-khu-d-oai-hung.html 8. Truyền thuyết về một số vị thần được thờ tại Phước An Miếu, phường Chánh Nghĩa, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương http://www.sugia.vn/news/detail/750/truyen-thuyet-ve-mot-so-vi-than-duoc-tho-tai-phuoc-an-mieu-phuong-chanh-nghia-thi-xa-thu-dau-mottinh-binh-duong.html 9. Âm dương với hình thể và màu sắc kiến trúc Trần Mạnh Linh: Phong thủy ứng dụng trong kiến trúc hiện đại NXB Lao động 2007 http://dongafengshui.vn/chuyen-muc/phong-thuy-ly-so-thuong-thuc/am-duong-voi-hinh-the-va-mau-sac-kientruc/?fbclid=IwAR3let1fgygQYft21cZ8f_229b8G7n94OogvPTkGI99kL4ebaut7ouFR610


CẢM ƠN

Tập thể nhóm xin gửi lời cảm ơn cô An Thụy đã giới thiệu cho chúng em những nền tảng kiến thức đầu tiên về văn hóa Việt Nam trong những tiết học vừa qua. Trong lúc làm bài dù đã rất cố gắng nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tụi em hy vọng có thể lắng nghe những góp ý từ cô để có thể sữa đổi và hoàn thiện hơn. Cảm ơn cô.


Intuitively design beautiful presentations,

PowerPoint 2013

easily share and work together with others and give a professional performance with advanced presenting tools.

Find out more at the PowerPoint Getting Started Center


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.