101 dieu toi hoc tu truong kien truc

Page 1


101 ĐIỀU TÔI HỌC ĐƯỢC TỪ TRƯỜNG KIẾN TRÚC Matthew Frederick

Gửi tới Sorche, vì cuốn sách này và nhiều hơn thế.

Dịch bởi Summer RAin

2


LỜI NGƯỜI DỊCH Có lẽ chúng ta – những kiến trúc sƣ tƣơng lai – đều biết lĩnh vực này khắc nghiệt, gian khổ, nghèo và cần đam mê nhiều đến thế nào. Trong khi đó, thật dễ dàng để thấy những gì chúng ta đang học qua : chƣơng trình giảng dạy khô khan, thiếu thực hành cho một nghành đặc thù nhƣ thế, giáo viên thiếu nhiệt huyết hoặc nếu có cũng không thể làm gì hơn là thầy đọc trò chép… Nó không hƣớng đến sự kích thích trí tƣởng tƣợng, cách làm chủ tƣ duy thiết kế và mang những ý tƣởng sáng tạo vào thực tế. Những điều này có thể gây tâm lí bất mãn hoặc chán nản,buông xuôi cho những “ học sinh cấp 4 ” trƣờng Kiến trúc. Nhƣng có một câu nói rất hay rằng :" Nếu bạn không thích con đƣờng mà bạn đang [phải] đi, hãy tạo ra một con đƣờng mới." Nếu bạn không đƣợc dạy dỗ theo cách mà bạn nghĩ bạn đáng đƣợc hƣởng (vì nó hợp lí) thì hãy tự tìm cách giáo dục mình vậy. Đây là một quyển sách bổ ích mà tôi muốn chia sẻ nó với các bạn. Mặc dù đƣợc xuất bản năm 2007, một số điều trong cuốn sách khiến tôi cảm thấy nhƣ nó ra đời từ những năm đầu của thế kỉ XX. Tuy vậy, những lời khuyên hữu ích thì không bao giờ là cũ cả. Mong các bạn có thể tìm thấy những điều thú vị qua những thông điệp của tác giả.

Dịch bởi Summer RAin

Vì văn phong của bản gốc súc tích, cô đọng trong một nỗ lực trình bày nhiều khái niệm mới và trừu tƣợng, đôi chỗ có thể gây khó hiểu, tối nghĩa, tôi mạn phép diễn giải theo cách hiểu của mình ,thêm những ví dụ minh họa khi cần thiết, mong muốn làm rõ thêm ý của tác giả. Do thời gian và trình độ có hạn, không thể tránh khỏi những sai sót, mong bạn đọc lƣợng thứ và đóng góp ý kiến để nội dung cuốn sách đƣợc hoàn thiện hơn .

Người dịch Summer Rain.

3


LỜI TÁC GIẢ Những điều chắc chắn cho sinh viên kiến trúc là rất ít ỏi. Giảng dạy kiến trúc là quá trình rắc rối và phức tạp, liên quan đến những giờ dạy lâu dài, văn bản dày đặc, và cả sự hƣớng dẫn trì trệ. Nếu bài học kiến trúc có hấp dẫn đi chăng nữa, chúng cũng ngập trong rất nhiều ngoại lệ và phản đối đến mức sinh viên kiến trúc tự hỏi liệu có điều gì là chắc chắn trong việc học kiến trúc hay không. Sự mập mờ trong những hƣớng dẫn kiến trúc là cần thiết. Kiến trúc, trên tất cả, là một lĩnh vực sáng tạo, vì thế những khó khăn có thể hiểu đƣợc cho ngƣời hƣớng dẫn thiết kế khi cụ thể hóa các bài giảng là tránh áp đặt những giới hạn không cần thiết cho quá trình sáng tạo. Kết quả sự cởi mở này cung cấp cho sinh viên thêm nhiều hấp dẫn trên con đƣờng sáng tạo mới, nhƣng thƣờng kèm theo cảm giác rằng kiến trúc đƣợc xây dựng trên nền cát yếu hơn là trên một nền đất chắc chắn. Quyển sách này hƣớng tới mục đích xác lập các nền tảng cho các xƣởng kiến trúc bằng cách cung cấp tập hợp các điều mà quá trình thiết kế có thể trải qua. Những bài học tiếp theo

về thiết kế, bản vẽ, quá trình sáng tạo, và thuyết trình ban đầu với tôi nhƣ những tia sáng mờ ảo xuyên qua màn sƣơng mù học vấn của tôi. Nhƣng qua năm tháng mà tôi trải qua là ngƣời thực hành và nhà giáo dục, chúng đã trở nên sáng sủa và rõ ràng, chắc chắn hơn.Và những câu hỏi mà chúng giải quyết vẫn là những câu hỏi trung tâm của nền giáo dục kiến trúc : học trò của tôi vẫn hết lần này đến lần khác đặt các câu hỏi và những nhầm lẫn của trƣờng kiến trúc là phổ biến. Tôi mong bạn đặt cuốn sách này trên mặt bàn khi bạn làm việc ở xƣởng thiết kế, bỏ túi để đọc khi di chuyển trên các phƣơng tiện giao thông công cộng, và kiểm tra ngẫu nhiên khi bắt tay vào giải quyết các vấn đề kiến trúc. Dù bạn làm gì với những bài học sau đây, hãy cảm kích vì tôi không thể ở bên bạn lại để chỉ ra vô số các ngoại lệ và cảnh báo cho mỗi bài học đó. Matthew Frederick, Architect 08.2007


1. CÁCH VẼ MỘT ĐƢỜNG THẲNG. 1. Kiến Trúc Sƣ sử dụng những nét vẽ khác nhau cho các mục đích khác nhau, nhƣng loại nét mang tính kiến trúc nhất là loại nét đƣợc nhấn mạnh ở đầu và cuối. Việc này gắn kết đƣờng thẳng vào mặt giấy và làm cho bản vẽ chắc chắn và mạnh mẽ. Nếu nét bút của bạn mờ dần về cuối nét, bản vẽ trông sẽ yếu đuối và mơ hồ. Để tập những nét bút cứng cáp, hãy thực hành vẽ nét đậm nhỏ ở đầu và cuối mỗi nét vẽ. 2. Hãy vẽ các đƣờng thẳng giao nhau một chút. Việc này giữ cho các góc khỏi bị bo tròn. 3. Khi vẽ phác, đừng vạch vạch từng nét nhỏ, đừng làm bản vẽ trông không rõ ràng bởi những nét ngắn, chồng chéo lên nhau. Thay vào đó, di chuyển bút chì từ đầu tới cuối một cách có kiểm soát. Bạn sẽ thấy hữu ích khi vẽ một nét dựng hình mờ trƣớc khi vẽ nét chính. Không cần xóa nét dựng hình sau khi bản vẽ hoàn thành, vì chúng sẽ tạo tính cách và cuộc sống cho bản vẽ.

Dịch bởi Summer RAin

5


2. Một hình là một thành tố hay một dạng đƣợc vẽ trên giấy, vài hay nền khác. Nền là không gian của tờ giấy.

Một hình – FIGURE cũng đƣợc gọi là : Object Form Element Positive shape Một nền – GROUND cũng đƣợc gọi là : Space Resident space White space Field

Dịch bởi Summer RAin

6


3. NGUYÊN LÍ HÌNH– NỀN phát biểu rằng : Một không gian đƣợc tạo nên từ việc sắp đặt các hình thể cần đƣợc cân nhắc một cách cẩn thận nhƣ chính bản thân các hình thể đó. Không gian đƣợc tạo ra bởi sắp đặt các hình thể nếu có hình dạng cụ thể thì gọi là POSITIVE SPACE – Không gian hiện. Nếu không có hình dạng cụ thể thì gọi là NEGATIVE SPACE – không gian ẩn.

Dịch bởi Summer RAin

7


4. Khi những yếu tố hoặc không gian không rõ ràng, nhƣng tuy vậy lại hiển nhiên ( là thấy đƣợc ) – nghĩa là chúng ta có thể nhìn thấy chúng cho dù chúng ta không nhìn thấy chúng thực sự – đƣợc gọi là IMPLIED – ngụ ý, hàm ý, ám chỉ.

Hiển nhiên là thấy được chứ?(minh họa ND)

Dịch bởi Summer RAin

8


5. NGUYÊN LÍ ĐẶC – RỖNG là sự phản ánh ba chiều của nguyên lí Hình – Nền. Một thể tích không gian định hình hoặc đƣợc tạo bởi sự sắp đặt các vật thể đặc, cũng quan trọng nhƣ, hay còn quan trọng hơn, chính bản thân các vật thể đó. Một không gian ba chiều đƣợc coi là Không gian hiện – Positive space nếu nó có cạnh xác định, sự cảm nhận về ranh giới hoặc một lối ra vào giữa trong và ngoài. Một không gian có thể đƣợc xác định bởi : Điểm, đƣờng, mặt phẳng, khối tích đặc, cây, cạnh công trình, cột, tƣờng, nền đất dốc.....

Dịch bởi Summer RAin

9


6. Chúng ta di chuyển qua không gian ẩn – Negative Space và cƣ trú trong không gian hiện – Positive Space. Hình dạng và chất lƣợng của không gian kiến trúc tác động mạnh mẽ lên trải nghiệm và cách cƣ xử của con ngƣời. Positive Space – không gian hiện hầu nhƣ đƣợc tất cả mọi ngƣời ƣa thích để nấn ná, để lƣu lại và để thực hiện các tƣơng tác xã hội. Negative Space – không gian ẩn lại có xu hƣớng khuyến khích con ngƣời chuyển động hơn là lƣu lại trong đó.

Một sân trong thường là không gian ưa thích trong kí túc cho giao tiếp xã hội và đi dạo.

Dịch bởi Summer RAin

10


7. Những tòa nhà ngoại ô là vật thể tự do trong không gian. Những tòa nhà đô thị thường hình dạng hóa không gian. Khi thiết kế những công trình hiện nay, chúng ta thƣờng nỗ lực tập trung vào hình dạng của chúng, còn những không gian ngoài trời thƣờng là những không gian ngẫu nhiên đƣợc để lại. Những không gian ngoài trời này, nhƣ thƣờng thấy ở vùng phụ cận, là không gian ẩn – Negative space bởi những tòa nhà không đƣợc sắp xếp để định dạng các không gian vào giữa chúng. Công trình đô thị Trung cổ, thƣờng đƣợc thiết kế theo hƣớng ngƣợc lại: hình dạng nhà đƣợc đặt thứ hai sau hình dạng của không gian công cộng, một vài tòa nhà còn gần nhƣ vô định hình, nhƣng quảng trƣờng, sân trong hay các không gian công cộng đƣợc kết nối sẽ tạo ra các không gian hiện– Positive space, khiến con ngƣời có cảm giác muốn lƣu lại và sử dụng các không gian chung này.

Dịch bởi Summer RAin

11


9.

8.

TINH THẦN CỦA NƠI CHỐN.

" KIẾN TRÖC LÀ QUÁ TRÌNH SÁNG

TẠO KHÔNG GIAN MỘT CÁCH CÓ SUY NGHĨ !"

"Genius loci" có nghĩa đen là thiên tài của nơi chốn, dùng để diễn tả một nơi chốn mà gây ấn tƣợng sâu sắc về chất lƣợng kiến trúc và trải nghiệm nó mang lại.

_ LOUIS KAHN_

Dịch bởi Summer RAin

12


10. TRẢI NGHIỆM VỀ KHÔNG GIAN KIẾN TRÖC CHỊU TÁC ĐÔNG MẠNH MẼ BỞI CÁCH CHÖNG TA DI CHUYỂN TRONG ĐÓ. 1. Một không gian cao, sáng sủa sẽ cao và sáng hơn nếu nó tƣơng phản với một không gian trần thấp và ánh sáng yếu cạnh nó. 2. Một không gian tôn giáo hay tƣởng niệm sẽ cảm thấy ấn tƣợng hơn khi đặt ở cuối một chuỗi không gian nhỏ hơn trƣớc đó. 3. Một căn phòng với cửa sổ hƣớng Nam sẽ cho trải nghiệm mạnh mẽ khi ta đi xuyên suốt qua một dãy không gian hƣớng Bắc trƣớc khi đến đó.

Dịch bởi Summer RAin

13


11. CHE GIẤU VÀ GỢI MỞ. Làm giàu có thêm những xúc cảm cho chuyến hành trình xuyên qua môi trƣờng xây dựng. Khi chúng ta di chuyển qua công trình, thị trấn, thành phố, chúng ta liên kết với những dấu hiệu thị giác xung quanh vì nhu cầu định hƣớng và cả sự mong đợi. Sự hấp dẫn và phong phú của trải nghiệm này là kết quả của những cách mà những " kết nối " này đƣợc tạo ra. " Che giấu và gợi mở " có thể là công thức cho sự làm giàu trải nghiệm này. Trong một hành trình đƣợc thiết kế, hãy "trình diễn" cho ngƣời dùng một tầm nhìn tới cái đích của họ – một cầu thang, một lối vào, một đài tƣởng niệm – một cách tức thời khi họ tiếp cận công trình. Mở ra hƣớng nhìn về mục tiêu đó từ một góc nhìn khác hoặc một chi tiết thú vị mới của nó. Dẫn ngƣời sử dụng vào những đƣờng dẫn không mong đợi để tạo thêm tình tiết hay cảm giác mất mát tạm thời, sau đó lại "tặng" cho họ một trải nghiệm thú vị hoặc góc nhìn khác.

Dịch bởi Summer RAin

14


12. THIẾT KẾ MỘT KHÔNG GIAN KIẾN TRÖC PHẢI TƢƠNG THÍCH VỚI MỘT CHƢƠNG TRÌNH, MỘT TRẢI NGHIỆM HOẶC MỘT Ý ĐỊNH CỤ THỂ. Đừng bao giờ vẽ một hình chữ nhật – hay bất kì một hình dạng tùy hứng nào trên mặt bằng, ghi tên cho nó, rồi gán cho nó phù hợp với một mục đích sử dụng nào đấy. Hơn thế, phải điều tra chi tiết yêu cầu của chƣơng trình để xác định những đặc điểm của các hoạt động diễn ra trong đó. Hãy hình dung những tình huống thực tế hoặc những trải nghiệm sẽ xảy ra trong những không gian đó, và thiết kế kiến trúc phải tƣơng thích và làm tăng giá trị của chúng.

Dịch bởi Summer RAin

15


13. PHÂN CHIA KHÔNG GIAN LÀ TỔ CHỨC VÀ SẮP XẾP KHÔNG GIAN CHO PHÙ HỢP VỚI NHU CẦU CÔNG NĂNG. Bố trí không gian là một kĩ năng cơ bản của một Kiến Trúc Sƣ, nhƣng sắp xếp không gian để đạt đƣơc yêu cầu công năng thì chỉ một số ít Kiến Trúc Sƣ làm đƣợc. Một ngƣời bố trí không gian – Space planner sẽ trình bày tất cả vấn đề công năng cho vừa với công trình trên mảnh đất của nó; một Kiến Trúc Sƣ còn quan tâm đến ý nghĩa của khu đất và công trình. Space planner tạo ra một không gian chức năng nhàm chán cho nhân viên văn phòng, Kiến Trúc Sƣ ghi nhận những tính tự nhiên thể hiện trong môi trƣờng văn phòng, ý nghĩa của nó tới ngƣời lao động, và giá trị với xã hội. Space planner cung cấp một không gian chơi bóng rổ. trình diễn, thí nghiệm sản xuất linh tinh.. hay quá trình dàn dựng sân khấu. Kiến Trúc Sƣ thấm nhuần những hoạt động này với sự xúc động mạnh mẽ, sự giàu có, niềm vui, vẻ đẹp và châm biếm.

Dịch bởi Summer RAin

16


14. KIẾN TRÖC BẮT ĐẦU VỚI MỘT Ý TUỎNG! Giải pháp thiết kế tốt không chỉ là sự hấp dẫn vật chất mà còn đƣợc dẫn dắt bởi một ý tƣởng nằm dƣới nó. Một ý tƣởng là một cấu trúc trí tuệ mà bởi nó, chúng ta tổ chức, hiểu và trao ý nghĩa cho những trải nghiệm bên ngoài và thông tin. Nếu không có ý tƣởng bên trong định hình công trình, Kiến Trúc Sƣ chỉ thuần túy là một Space planner– ngƣời sắp đặt không gian. Quá trình "bày biện" không gian áp dụng cách trang trí để 'giả trang" không phải là kiến trúc. Kiến trúc nằm trong ADN của công trình, trong một sự nhạy cảm đáng nhớ ngấm vào toàn bộ công trình.

Dịch bởi Summer RAin

17


15. MỘT PARTI LÀ Ý TƢỞNG CHỦ ĐẠO HAY LÀ KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TRÌNH. Một Parti thƣờng đƣợc coi là một kiểu trình bày bằng sơ đồ thể hiện cách tổ chức tổng mặt bằng của công trình, và ngụ ý sự nhạy cảm thẩm mỹ và đầy kinh nghiệm. Một sơ đồ Parti có thể diễn tả: - Khối – Massing - Lối vào – Entrance - Trật tự không gian – Spatial hierachy - Quan hệ khu đất – Site relationship - Vị trí lõi công trình – Core locaton - Giao thông nội bộ – Interior circulation - Khu vực công cộng/cá nhân – public/private zoning - Đặc/trong suốt – Solidity/transparency ... Và nhiều thứ liên quan khác. Tỷ lệ sự chú ý vào mỗi yếu tố thay đổi đa dạng tùy vào mỗi dự án. Quá trình thiết kế chính là quá trình đấu tranh để tạo ra một Parti thích hợp duy nhất cho dự án.

Dịch bởi Summer RAin

Một số tranh luận rằng: một Parti lý tƣởng bao hàm toàn bộ công trình – nó thông báo mỗi khía cạnh của công trình từ cấu hình tổng thể và hệ thống kết cấu của nó, cho tới hình dạng của tay nắm cửa. Một số khác tin rằng một Parti hoàn hảo là không thể nào đạt đƣợc hay mong chờ nó tồn tại.

18


16. PARTI ĐƢỢC BẮT NGUỒN TỪ NHỮNG HIỂU BIẾT PHI KIẾN TRÚC VÀ PHẢI ĐƢỢC NUÔI DƢỠNG TRƢỚC KHI HÌNH DẠNG KIẾN TRÚC HÌNH THÀNH. Trong tham vọng lớn nhất của mình, Parti đƣợc bắt nguồn từ những điều siêu nhiên hơn là chỉ kiến trúc. “Chữ L xung đột” có thể phù hợp cho toà nhà chính phủ mới cho hai phe đối lập nhau vừa tạo ra quốc gia mới. “Ngón tay vươn lên khỏi cánh rừng” có thể gợi lên một niềm tin sinh thái về mối quan hệ giữa ruộng và rừng. “Sơ đồ tia với một chỗ khuyết” gợi lên nguyên lí rằng sự mất mát mời đón những cơ hội. ( xem lại hình trang 18)

Dịch bởi Summer RAin

19


17. Ý TƢỞNG THIẾT KẾ CÀNG CỤ THỂ, SỨC LÔI CUỐN CỦA NÓ CÀNG LỚN. Ý đồ không cụ thể trong một nỗ lực thoả mãn tất cả mọi ngƣời thƣờng dẫn đến kết quả là không ai cả. Nhƣng dựa trên một sự quan sát đặc biệt, một phát biểu sâu sắc, một quan điểm châm biếm, một sự liên kết trí tuệ, sự phản ánh dí dỏm, tranh cãi chính trị, hay một niềm tin khác biệt trong công việc sáng tạo sẽ giúp bạn sáng tạo một môi trƣờng mà những ngƣời khác sẽ xác định chúng theo cách của họ.

Nhà thờ cho tất cả mọi người.

Nhà thờ cho cựu chiến binh mang quân hàm màu tím.

Thiết kế những bậc thang cho một ngày mà cô dâu hồi hộp bước trên chúng. Định hình một khung cửa sổ để nhìn ra một cái cây đẹp trong ngày thu thơ mộng. Một ban công cho nhà độc tài diễn thuyết. Tạo ra những chỗ ngồi cho những đứa trẻ cáu kỉnh phàn nàn về bố mẹ và giáo viên của chúng. Thiết kế theo một cách cụ thể không giới hạn cách mà mọi ngƣời sử dụng và hiểu công trình của bạn. Nó giúp mọi ngƣời đƣợc phép “dịch” công trình theo cách riêng của họ và “khác biệt hoá” công trình.

Dịch bởi Summer RAin

20


18. BẤT KÌ QUYẾT ĐỊNH THIẾT KẾ NÀO CẦN PHẢI ĐƢỢC ĐÁNH GIÁ THEO ÍT NHẤT HAI CÁCH. Mục đích cơ bản của cầu thang là cho phép di chuyển giữa các tầng, nhƣng nếu thiết kế tốt, nó có thể phục vụ nhƣ một không gian tập hợp, một tác phẩm điêu khắc, hay một nhân tố định hƣớng trong nội thất toà nhà. Một cửa sổ có thể định một khung nhìn, khiến một bức tƣờng tràn nắng, hƣớng ngƣời dùng tới quang cảnh bên ngoài, có thể diễn tả bề dày một bức tƣờng hoặc hệ thống kết cấu công trình và nhận biết mối quan hệ trục với yếu tố kiến trúc khác. Một hàng cột có thể cung cấp một sự hỗ trợ kết cấu, định ra một đƣờng dẫn và phục vụ nhƣ một nhịp điệu để ấn mạnh thành phần kiến trúc bất quy tắc. Những cơ hội cho cân nhắc thiết kế đa dạng có thể tìm thấy ở hầu hết các yếu tố kiến trúc. Càng nhiều đánh giá bạn tìm thấy hay tạo ra cho mỗi thành phần càng tốt.

Dịch bởi Summer RAin

21


19. VẼ MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG TRẬT TỰ. Khi vẽ trên bất cứ chất liệu nào, không bao giờ vẽ ở mức độ 100% chi tiết hết tờ này đến tờ khác. Thay vào đó, bắt đầu với những yếu tố chung nhất của bố cục và dần dần phát triển chi tiết thêm. Bắt đầu bằng bố cục trên toàn bộ tờ giấy. Dùng những đƣờng dẫn nhẹ, những liên kết hình học, và những kĩ thuật khác để kiểm tra chéo những tỉ lệ, mối quan hệ, vị trí các thành tố mà bạn đang vẽ ( hay dùng bất kì thứ gì ). Khi bạn thành công ở một mức độ sơ phác, tiếp tục ở mức độ chi tiết hơn. Nếu bạn cảm thấy bản thân tập trung quá mức vào chi tiết hay một khu vực cụ thể, hài lòng một chút thôi, rồi chuyển qua vùng khác của bản vẽ. Đánh giá thành quả liên tục, tự đánh giá từng “địa phƣơng” trong “ngữ cảnh” toàn bản vẽ.

Dịch bởi Summer RAin

22


20. KỸ SƢ XÂY DỰNG CÓ XU HƢỚNG CHỈ QUAN TÂM TỚI NHỮNG VẤN ĐỀ VẬT CHẤT MÀ THÔI. KIẾN TRÖC SƢ QUAN TÂM TRỰC TIẾP HƠN TỚI SỰ TƢƠNG TÁC GIỮA CON NGƢỜI VỚI VẬT CHẤT.

21. KIẾN TRÖC SƢ BIẾT MỖI THỨ MỘT ÍT. KỸ SƢ BIẾT MỌI ĐIỀU VỀ MỘT VẤN ĐỀ.

Kiến Trúc Sƣ là một ngƣời tổng hợp, không phải chuyên gia, là ngƣời nhạc trƣởng của dàn nhạc, không phải nhạc công chơi nhạc cụ một cách hoàn hảo, là một ngƣời thực hành, Kiến Trúc Sƣ liên kết một đội ngũ chuyên gia bao gồm Kĩ Sƣ Kết cấu và kĩ thuật, nhà thiết kế nội thất tƣ vấn công trình, Kiến Trúc Sƣ cảnh quan, ngƣời viết thuyết minh, nhà thầu và các chuyên gia trong lĩnh vực. Thƣờng thì mối quan tâm của ngƣời này sẽ cạnh tranh với mối quan tâm của ngƣời khác. Kiến Trúc Sƣ phải biết đủ mỗi chuyên nghành để điều hoà và tổng hợp các yêu cầu mâu thuẫn trong khi vẫn tôn trọng nhu cầu của khách hàng và tính nguyên vẹn của toàn bộ dự án.

Dịch bởi Summer RAin

23


22. CÁCH ĐỂ VIẾT CHỮ KIẾN TRÚC VIẾT TAY. Chữ viết kiến trúc tốt tuân theo một số nguyên tắc và kĩ thuật. 1. Tôn trọng sự rõ ràng và đều đặn trên tất cả. 2. Sử dụng đƣờng dẫn (thực hay tƣởng tƣợng) để đảm bảo sự thống nhất. 3. Nhấn mạnh điểm đầu điểm cuối mỗi nét cắt nhau nhẹ nhƣ nét vẽ. 4. Những nét ngang nghiêng lên một chút. Nếu nghiêng xuống trông chúng sẽ mệt mỏi. 5. Những nét cong tròn đầy nhƣ bóng bay. 6. Chú ý cẩn thận những khoảng trống giữa các chữ cái. Ví dụ, chữ E cần nhiều không gian hơn khi đặt sau chữ I, hơn là khi đặt sau chữ S T. 7. Vài font nét chuẩn trong máy tính tƣơng đƣơng chữ kiến trúc có thể hô trợ bạn: Stylus, City Blueprint, Bernhard fashion...

Dịch bởi Summer RAin

24


23.

24.

Thực tại có thể được nhìn nhận một cách chủ quan, khi một người nhìn thấy tính duy nhất trong vấn đề anh ta quan tâm, hoặc một cách khách quan bởi những vấn đề riêng biệt.

Thực tế khách quan Quan sát biệt lập

Thực tế chủ quan Hòa nhập trực tiếp

Khách quan là lĩnh vực của nhà khoa học, kĩ thuật viên, nhà logic học và nhà toán học. Chủ quan là môi trƣờng của nghệ sĩ, nhạc sĩ, thần bí và những tƣ tƣởng tự do. Công dân của nền văn hóa hiện đại có khuynh hƣớng coi trọng quan điểm khách quan, và do đó, nó cả hai hình thái nhận thức đều quan trọng cho việc hiểu và sáng tạo kiến trúc.

Dịch bởi Summer RAin

“Khoa học làm việc với những khối và những mẩu và các mảnh của sự việc với sự liên tục giả định, và [các nghệ sĩ ] chỉ hoạt động với tính liên tục của sự vật với các khối và các mẩu và miếng giả định.” — ROBERT PIRSIG, ZEN AND THE ART OF MOTORCYCLE MAINTENANCE.

25


25. SỬ DỤNG PARTI NHƢ LÀ CHỈ DẪN ĐỂ THIẾT KẾ NHIỀU HÌNH THÁI CÔNG TRÌNH. Khi thiết kế cầu thang, cửa sổ, cột, mái, hành lang, lõi thang hay bất cứ hình dạng nào khác của công trình phải luôn luôn chú ý rằng thiết kế chúng nhƣ thế nào để diễn tả và gia tăng ý tƣởng cơ bản của công trình. Ví dụ, parti có xu hƣớng diễn tả cách tổ chức thành lớp – layer, với mỗi lớp – layer có một chất lƣợng kiến trúc duy nhất. Khi đó, cầu thang trung tâm công trình có thể : 1. Cắt qua layer, ngƣời sử dụng công trình có thể đi ngang qua các layer khi đi lên thang. 2. Song song với các layer, và do đó, chính nó là một layer. 3. Nằm bên ngoài hệ thống để đảm bảo tính nguyên bản. 4. Bất kì phƣơng án nào khác mà nó có thể nói lên rằng, "công trình này là các layer"(và không nói điều ngƣợc lại).

Dịch bởi Summer RAin

Thang cắt qua Layers

Thang song song Layer

26


26. Khi quá trình thiết kế tiến triển, sự phức tạp chắc chắn sẽ gia tăng. Những vấn đề kết cấu, những yêu cầu thay đổi liên tục của khách hàng. Khó khăn trong giải quyết thoát nguời, những phần của chuơng trình bị bỏ quên hoặc mới khám phá ra, những cách hiểu mới về những thông tin cũ, và nhiều nhiều nữa… Parti của bạn – đã từng là một sự khởi đầu ấn tƣợng – đột nhiên đối mặt với thất bại. Một ngƣời thiết kế nghèo nàn sẽ cố gắng giữ lấy một Parti thất bại và cố gắng ráp nối những sửa chữa vào những khu vực rắc rối, và do đó dẫn đến việc đánh mất tính thống nhất của toàn thể đồ án. Một số khác có thể cảm thấy bất lực và từ bỏ việc theo đuổi một hình thể thống nhất. Nhƣng một nhà thiết kế tốt hiểu rằng sự bào mòn của Parti là chỉ dẫn hữu ích để biết đồ án sẽ đi đâu tiếp theo. Khi sự phức tạp của quá trình thiết kế phá hỏng kế hoạch của bạn, thay đổi – hoặc nếu cần thiết – hãy từ bỏ Parti đó. Nhƣng đừng từ bỏ việc có một Parti, và đừng chôn vùi ngoan cố một chƣơng trình mà không còn làm việc. Hãy sáng tạo một Parti khác mà liên kết toàn thể những gì bạn biết về công trình.

Dịch bởi Summer RAin

27


27. Ý “ MỀM ” , NÉT MỀM. Ý “ CỨNG ”, NÉT CỨNG. Bút Marker , chì than, chì màu, sáp màu, bút lông, chì mềm …. là những công cụ giá trị để khám phá những ý tuởng lúc khởi đầu của quá trình thiết kế, vì bản chất tự nhiên của chúng là cho phép những suy nghĩ thoáng và nhanh và tránh những quyết định quá “mịn màng”. Marker 5p và chì cứng hữu dụng hơn khi tiến gần hơn tới phƣơng án giải quyết. Bản vẽ giá trị có thể giúp thể hiện cả sắc thái và sự tinh tế của phƣơng án. Bản vẽ Hard-line – bản vẽ tỉ lệ với thƣớc thẳng hoặc vẽ bởi máy tính – tốt nhất cho việc chuyển tải thông tin mang tính quyết định cụ thể và định lƣợng, nhƣ là mặt bằng sàn cuối cùng hoặc mặt cắt tuờng chi tiết. Chúng cũng có thể hữu ích đôi khi, trong quá trình phác thảo, khi cần kiểm tra kích thuớc làm việc của ý tƣởng thiết kế. Tuy vậy, khi lạm dụng quá mức nhƣ một công cụ thiết kế, máy tính thƣờng khuyến khích đƣa ra một loạt các ý kiến hơn là nuôi dƣỡng sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề thiết kế mà bạn muốn giải quyết.

Dịch bởi Summer RAin

28


28. MỘT KIẾN TRÖC SƢ GIỎI KHÔNG LO NGẠI PHẢI VỨT ĐI MỘT Ý TUỞNG HAY. Chỉ là vì một ý tƣởng thú vị xuất hiện không có nghĩa là nó thuộc về công trình đang thiết kế. Đƣa ra mọi ý tƣởng, ý nghĩ bất chợt, sự trầm ngâm đột xuất, và những gợi ý hữu ích trong một sự ghi nhận cẩn thận và tới hạn. Thành quả sáng tạo của bạn nên đƣợc sáng tạo nhƣ một thể thống nhất, chứ không phải liên kết tất cả những ý tốt nhất vào công trình của bạn trong khi chúng chẳng liên quan tới nhau. Hãy nghĩ về một Parti nhƣ một tác giả tìm ra một luận điểm, hay nhƣ một nhà soạn nhạc tìm ra một chủ đề âm nhạc, không phải ý tƣởng nào xuất hiện cũng gắn nó vào công trình ngay đƣợc! Lƣu giữ những ý tƣởng hay nhƣng chƣa phù hợp cho một lần khác và một dự án khác – với một ý thức rằng, có thể nó cũng lại chẳng phù hợp.

Dịch bởi Summer RAin

29


29. ĐỊNH HƢỚNG VÀO QUÁ TRÌNH (THIẾT KẾ), CHỨ KHÔNG PHẢI SẢN PHẨM (THIẾT KẾ) LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG VÀ KĨ NĂNG KHÓ NHẤT ĐỂ NGƢỜI THIẾT KẾ PHÁT TRIỂN. Định hƣớng quá trình có nghĩa là : 1. Tìm kiếm sự thấu hiểu vấn đề thiết kế trƣớc khi theo đuổi các giải pháp. 2. Không ép buộc những giải pháp thích hợp với vấn đề cũ vào vấn đề mới. 3. Vứt bỏ bản thân bạn khỏi sự đầu tƣ đáng tự hào vào đồ án của bạn và dần dần yêu ý tuởng của bạn. 4. Điều tra và quyết định thiết kế đồng bộ (diễn tả tất cả các khía cạnh của vấn đề cùng lúc) hơn là một cách trình tự (tức là hoàn thành hết một khía cạnh của giải pháp rồi mới nghiên cứu tiếp khía cạnh khác). 5. Tạo ra những quyết định thiết kế có điều kiện – nghĩa là, nhận thức rằng chúng có thể hay không thể đạt đƣợc hiệu quả khi tiếp tục hƣớng tới giải pháp cuối cùng.

Dịch bởi Summer RAin

6. Biết là khi nào cần thay đổi và khi nào phải kết hợp với những quyết định trƣớc đó. 7. Chấp nhận một sự thật là sự lo lắng thƣờng đến từ những lúc không biết phải làm gì. 8. Làm việc linh động giữa tỉ lệ – khái niệm ( concept ) và tỉ lệ – chi tiết ( detail ) để xem chúng tác động tới nhau nhƣ thế nào. 9. Luôn luôn hỏi “Nếu nhƣ…??” về vần đề bạn cảm thấy hấp dẫn thế nào với giải pháp của mình.

30


30.

31. CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ, KHÔNG PHẢI MỘT CÔNG TRÌNH HOÀN HẢO, LÀ ĐIỀU GIÁ TRỊ NHẤT MÀ BẠN ĐẠT ĐƢỢC TRONG XƢỞNG THIẾT KẾ VÀ TIẾP TỤC ĐƢA BẠN TIẾN LÊN.

“ MỘT CÔNG TRÌNH THÍCH ĐÁNG PHÁT TRIỂN MỘT CÁCH TỰ NHIÊN, LOGIC VÀ NÊN THƠ NGOÀI TẤT CẢ CÁC ĐIỀU KIỆN CỦA NÓ. “

__ Louis Sullivan ___

Dịch bởi Summer RAin

Một giáo viên hƣớng dẫn, trên tất cả, muốn sinh viên của họ phát triển quá trình thiết kế. Nếu một điểm tốt đƣợc chấm cho một đồ án nghèo nàn, có thể là sinh viên đó đã thể hiện một quá trình tốt. Cũng vậy, một đồ án tốt có thể nhận điểm trung bình. WHY?? Bởi vì có thể quá trình tạo ra nó là không có hệ thống, cấu trúc phát triển nghèo nàn hoặc là kết quả của sự may mắn.

31


32.

33.

Người giải quyết vấn đề SÁNG TẠO , HIỆU QUẢ nhất luôn trăn trở vấn đề “ Meta – thinking ” – hay là “ nghĩ cách nghĩ ”. Meta – thinking nghĩa là bạn nhận thức đƣợc cách mà bạn suy nghĩ trong khi bạn đang nghĩ. Một nguời nghĩ nhƣ vậy sẽ tiến hành cuộc hội thoại liên tục bên trong với việc kiểm tra, mở rộng, phân tích và định hƣớng lại quá trình họ suy nghĩ.

Nếu bạn mong muốn “thấm đẫm” không gian kiến trúc hoặc yếu tố kiến trúc với một chất lƣợng đặc biệt, hãy đảm bảo là thực sự chất lƣợng ở đó. Nếu bạn muốn một bức tƣờng cảm thấy dày, hãy đảm bảo là nó DÀY . Nếu bạn muốn một không gian cảm thấy cao, hãy đảm bảo là nó

CAO.

Sự trình bày rõ ràng của nội dung thiết kế là điều thiết yếu cho một nhà thiết kế mới bắt đầu vào nghề. Những nhà thiết kế kinh nghiệm thƣờng biết làm thế nào để tạo ấn tƣợng đặc biệt với những sự khác biệt tinh tế.

Dịch bởi Summer RAin

32


34.

35.

DỰNG LÊN MỘT KHUNG NHÌN, ĐỪNG TRÌNH DIỄN NÓ.

Tôi thích một view nhìn nhƣng tôi thích ngồi quay lƣng lại với nó. (?!!)

36. Những bản vẽ với bóng đổ và bóng bản thân mang lại nhiều cảm xúc hơn bản vẽ nét.

Mặc dù một “bức tƣờng của những chiếc cửa sổ” thƣờng đƣợc coi là cách xử lí tốt nhất cho một khung nhìn kịch tính, thì những trải nghiệm phong phú hơn thƣờng đƣợc tìm thấy trong những view nhìn đƣợc đóng khung, lựa chọn che giấu hoặc từ chối một cách khôn ngoan có suy xét. Hãy làm việc cẩn thận với hình dạng, kích cỡ và đặt của sổ theo một cách đặc biệt với khung nhìn và trải nghiệm mà nó mang lại.

Dịch bởi Summer RAin

33


37. BẤT KÌ CHẤT LƢỢNG THẨM MỸ NÀO CŨNG THƢỜNG ĐƢỢC GIA TĂNG BỞI SỰ XUẤT HIỆN CỦA CÁI TƢƠNG PHẢN VỚI NÓ. Khi tìm kiếm để mang lại chất lƣợng thẩm mỹ đặc biệt ( sáng, tối, cao, trơn, thẳng, lƣợn sóng, kiêu hãnh, thích thú ) cho một không gian, một thành phần, hoặc một công trình, hãy cố gắng liên hệ với một chất lƣợng tƣơng phản hoặc đối ngƣợc để tạo tác dụng tối đa. Mỗi thành phần công trình đều yêu cầu sự tƣơng phản : bề mặt thô ráp với trơn nhẵn, khối thẳng đứng với khối ngang, cột lặp lại với tƣờng liên tục, sự sắp đặt tuyến tính với khối cong, cửa sổ lớn với nhỏ, không gian chiếu sáng từ trên cao và từ bên cạnh. Một không gian lƣu chảy với những căn phòng bị chia cắt. Nếu bạn muốn một căn phòng cảm thấy cao và sáng, thử tạo ra một lối tiếp cận chật hẹp và thấp. Nếu bạn muốn một sảnh gây cảm giác nhƣ hình học nguyên bản, trung tâm một công trình, hãy bao quanh nó bởi những không gian hữu cơ hoặc ngẫu nhiên. Nếu muốn nhấn mạnh sự phong phú về vật liệu, liên hệ nó với một yếu tố khiêm nhƣờng, giản dị, tinh tế. Và tƣơng tự nhƣ thế….

Dịch bởi Summer RAin

Bạn hãy hình dung về tương phản – counterpoint : một đường cong mềm mại tương phản, đối nghịch với 1 dãy hình vuông đều đặn.

34


38. BỐN HƢỚNG LA BÀN LIÊN HỆ VỚI NHỮNG Ý NGHĨA CÓ THỂ GIA TĂNG TRẢI NGHIỆM KIẾN TRÚC ĐÔNG NAM TÂY BẮC

: : : :

trẻ trung, vô tƣ, trong sáng, tƣơi mới. năng động, sáng sủa, đơn giản. tuổi già, nghi vấn, thông thái. trƣởng thành, chấp nhận, cái chết.

Những liên kết này không hoàn toàn, nhƣng có thể, giúp bạn quyết định định vị những không gian và hoạt động đa dạng phong phú trong khu đất hoặc trong công trình. Theo bạn, hƣớng nào là phù hợp cho vị trí đặt nhà tang lễ, một không gian thờ cúng, một sảnh thuyết giảng giáo dục cho ngƣời lớn, hay phòng chăm sóc trẻ nhỏ?

Dịch bởi Summer RAin

35


39.

40. BỐ CỤC TĨNH …. ….thƣờng hiện diện cho sự nghỉ ngơi.

BỐ CỤC ĐỘNG….. …. khuyến khích sự khám phá thị giác.

Bố cục tĩnh thƣờng là đối xứng. Nếu thiết kế xuất sắc, chúng gợi lên sức mạnh, sự chắc chắn, tính thuyết phục, và uy quyền, sự vĩnh cửu.

Bố cục động thƣờng bất đối xứng. Chúng gợi lên sự hoạt động, sự thú vị, hài hƣớc. chuyển động, sự lƣu chuyển, công kích và xung đột.

Những kết quả kém thành công thƣờng mang đến sự buồn tẻ, kém hấp dẫn và tẻ nhạt.

Những kết quả kém thành công có thể gây ra bực bội và mất định hƣớng.

Dịch bởi Summer RAin

36


41. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CÁC ĐỐI TRỌNG. Để thiết kế một bố cục động và cân bằng, dù là 2D hay 3D, hãy đƣa ra những quyết định khởi đầu mạnh mẽ, động và không cân bằng, sau đó tiếp tục với một biện pháp “đối trọng” với biện pháp đầu tiên. Hãy nghĩ về đối trọng nhƣ là một dạng của sự bác bỏ thẩm mỹ: nó tƣơng tự nhƣng không hoàn toàn giống cái tƣơng phản. Khi một số lƣợng xác định các đối trọng, theo lý thuyết, có thể đƣợc tạo ra từ biện pháp ban đầu đã cho. Ví dụ: Một vùng xoáy đơn lẻ, lớn có thể đối trọng với một vài hình vuông nhỏ. Những hình xoáy giống nhau có thể đối trọng với những hình zích zắc ngƣợc chiều, hay một hệ mạng nhấn mạnh sự đều đặn, hay một loạt những hình tròn trôi nổi, vv…bởi vì mỗi đối trọng trên có chất lƣợng mà có một số đặc tính trái ngƣợc với chất lƣợng của hình xoáy. Giải pháp và đối trọng – moves and counterpoints : giống như hai vế đối của môt câu đối, chúng tương xứng nhưng lại “ đối nghịch” nhau về nội dung hay chất lượng.

Dịch bởi Summer RAin

37


42. NHỮNG BÀI TẬP TẺ NHẠT, NHỎ NHẶT NĂM NHẤT THỰC SỰ CÓ Ý NGHĨA NÀO ĐÓ VỚI KIẾN TRÚC. Rất nhiều sinh viên năm nhất cảm thấy buồn tẻ và thiếu kiên nhẫn với những bài tập thiết kế 2D – 3D ở xƣởng thiết kế. Những sinh viên năm sau đó, rất thấy những bài tập rất hữu ích, lại thƣờng thất bại trong việc nhìn lại những bài thiết kế buổi đầu để thấy chúng cung cấp một nền tảng để giải quyết các vấn đề phức tạp của kiến trúc nhƣ thế nào. Nếu ngƣời hƣớng dẫn bạn không tạo ra sự liên hệ rõ ràng của hình mẫu 2D – 3D tới kiến trúc thực sự, hãy yêu cầu ví dụ. Hoặc hỏi ngƣời hƣớng dẫn “trình” cao hơn. Một nền tảng hoàn hảo các kiến thức cơ bản về 2D và 3D sẽ giúp bạn tiến xa nhất trên cuộc đua dài qua sự phức tạp của kiến trúc.

Dịch bởi Summer RAin

38


43. KHI GẶP KHÓ KHĂN TRONG GIẢI QUYẾT MẶT BẰNG SÀN, MẶT BẰNG NỀN, MẶT ĐỨNG, MẶT CẮT CÔNG TRÌNH HAY CÁC HÌNH THỂ, HÃY NHÌN NHẬN CHÖNG NHƢ MỘT BỐ CỤC 2D VÀ 3D. Điều này sẽ khuyến khích bạn giữ cân bằng giữa hình dạng và không gian, giúp bạn liên kết các phần riêng biệt của hệ thống Schema – phác họa, và ngăn sự tập trung quá mức vào những điểm nhấn ƣa thích của mình. Câu hỏi là:  Liệu bố cục này có một sự cân bằng tổng thể không?  Đã có sự trộn lẫn các yếu tố với kích cỡ và chất liệu khác nhau để hấp dẫn mắt nhìn từ những lối đi và những khoảng cách khác nhau hay chƣa?  Đã có một biện pháp chính và một hay nhiều đối trọng của nó chƣa?  Liệu có một khu vực nào của bố cục xuất hiện bị bỏ qua hay chƣa?

Dịch bởi Summer RAin

39


44. LÝ THUYẾT VỀ MÀU SẮC CUNG CẤP MỘT NỀN TẢNG CHO VIỆC HIỂU CÁCH ỨNG XỬ VỚI Ý NGHĨA CUẢ MÀU SẮC. Màu sắc có thể liên hệ với mùa. ĐÔNG THU HÈ XUÂN

: xám, trắng, xanh lạnh ... : vàng, nâu đất, xanh oliu,nâu tím, tông màu bùn.. : màu cơ bản và màu sáng. : tông chì màu.

Màu sắc có thể phân ra thành màu ấm và màu lạnh. Ấm : đỏ, nâu, vàng, xanh oliu Lạnh : xanh da trời, xám,... Vòng tròn mầu, trên đó các màu nằm đối diện nhau là các màu bổ trợ nhau, đƣợc sử dụng để tổ chức màu sắc. Sử dụng các màu bổ trợ – ví dụ, xanh dƣơng với da cam – sẽ giúp tạo ra sự cân bằng màu sắc.

Dịch bởi Summer RAin

40


45. BA CẤP ĐỘ NHẬN THỨC! Đơn giản – SIMPLICITY : là thế giới quan của trẻ em hoặc ngƣời lớn chƣa trƣởng thành, hoàn toàn nhận thức bằng trải nghiệm cá nhân và không nhận thức đƣợc những điều nằm bên dƣới bề mặt của thực tại trực tiếp. Phức tạp – COMPLEXITY : là sự ghi nhận thế giới quan của ngƣời lớn thông thƣờng. Nó đƣợc nhận diện bởi sự nhận thức đƣợc hệ thống phức tạp cả tự nhiên và xã hội nhƣng không có khả năng phân biệt làm cho dễ hểu các kiểu mẫu và các liên kết. Đơn giản định hình – INFORMED SIMPLICITY : là giác ngộ đƣợc thực tại. Dựa trên khả năng nhận thức rõ ràng và sáng tạo những kiểu mẫu dễ hiểu bên trong một hỗn hợp phức tạp. Nhận thức đƣợc các kiểu mẫu là kĩ năng cơ bản của Kiến Trúc Sƣ, ngƣời tạo ra những công trình có tính trật tự cao trong quá trình rất nhiều tranh đua và những cân nhắc thiết kế thƣờng hay mờ mịt.

Dịch bởi Summer RAin

41


46. Sáng tạo sự phong phú kiến trúc qua sự "Đơn giản định hình" hoặc sự " Tƣơng tác của những cái đơn giản " hơn là tập hợp cả những thứ không cần thiết. Cho dù thẩm mỹ kiến trúc hƣớng đến tối giản hay phức tạp, sự trải nghiệm huyền bí hay sáng sủa, không gian Spartan hay sự phong phú của các Layer, một công trình phải là thứ có trật tự cao. Sáng tạo những kiểu mẫu đơn giản trên mặt bằng là một cách cho mƣợn trật tự trong khi cho phép đọc và trải nghiệm nhiều lần. Một vài ví dụ cho sự phức tạp không cần thiết: + Tạo ra hàng tá giải pháp thiết kế riêng biệt mà thực ra chỉ cần ba giải pháp đƣợc cân nhắc tốt là đạt đƣợc. + Làm bận rộn đồ án với những thứ doodads – những thứ trang trí vớ vẩn – chỉ vì nó buồn chán nếu không có chúng. + Tụ tập thật nhiều yếu tố không cần thiết mà không quan tâm tới sự thống nhất của chúng mà chỉ bởi vì bản thân chúng hấp dẫn.

Dịch bởi Summer RAin

42


47.

48.

NHỮNG CĂN PHÕNG, CÔNG TRÌNH HÌNH VUÔNG RẤT KHÓ ĐỂ TỔ CHỨC CÔNG NĂNG.

Nếu bạn không thể trình bày ý tƣởng của bạn cho bà của bạn hiểu, thì bạn vẫn chƣa nắm rõ đề tài của mình.

Bởi vì một hìnhh vuông là một hình cố hữu bất động, nó tự nhiên không gợi lên chuyển động. Điều này gây khó khăn cho việc lập một lối, một đƣờng dẫn lƣu thông đáng giá trong mặt bằng vuông. Hơn thế nữa, phòng nội thất trong một tòa nhà hình vuông có thể bị rời xa ánh sáng và không khí tự nhiên. Một hình dạng không vuông, hình chữ nhật, hình trứng, hình trăng khuyết.. có thể dàn xếp một cách tự nhiên hơn những hình mẫu của chuyển động, sự tập hợp và cƣ trú.

Vài Kiến Trúc Sƣ, ngƣời hƣớng dẫn, và sinh viên sử dụng ngôn ngữ phức tạp ( và thƣờng vô nghĩa ) trong sự cố gắng để có đƣợc sự công nhận và tôn trọng. Bạn có thể để họ phiêu du với chúng, nhƣng đừng bắt chƣớc họ. Một ngƣời chuyên nghiệp biết lĩnh vực của họ đủ để giao tiếp với ngƣời khác bằng ngôn ngữ thƣờng ngày.

Dịch bởi Summer RAin

43


49. CAO ĐỘ, GÓC VÀ MÀU CỦA ÁNH SÁNG NGÀY THAY ĐỔI THEO HƢỚNG LA BÀN VÀ THỜI GIAN. Ở BẮC BÁN CẦU THÌ : 1. Ánh sáng hƣớng Bắc không có bóng đổ, chan hòa, có màu trung tính hoặc xám nhẹ hầu hết các ngày trong năm. 2. Ánh sáng hƣớng Đông mạnh nhất vào buổi sáng. Cao độ thấp, bóng đổ mềm, dài, màu vàng xám. 3. Ánh sáng hƣớng Nam lấn át từ cuối buổi sáng tới cuối buổi chiều. Nó có xu hƣớng phản chiếu màu sắc chính xác nhất và bóng đổ mạnh rõ ràng nhất. 4. Ánh sáng hƣớng Tây mạnh nhất cuối buổi chiều và sắc thái màu cam– vàng mạnh. Nó có thể xâm nhập vào công trình và đôi khi quá tải.

Dịch bởi Summer RAin

44


50.

51. CỬA SỔ MÀU TỐI VÀO BAN NGÀY.

Khi render một phối cảnh ngoại thất, tạo cửa sổ màu tối (trừ khi kính phản xạ hoặc có mành, rèm màu sáng sau cửa) sẽ tạo hiệu ứng sâu và thật.

Dịch bởi Summer RAin

CÁI ĐẸP LÀ SỰ HÀI HÕA GIỮA CÁC YẾU TỐ HƠN LÀ BẢN THÂN CÁC YẾU TỐ ĐÓ.

Đó chính là cuộc đối thoại giữa các thành phần – chứ không phải bản thân các thành phần đó – mới tạo ra hiệu quả thẩm mỹ.

45


52. 53. SỰ CẢM NHẬN THƢỞNG THỨC VỀ SỰ CÂN BẰNG BẤT ĐỐI XỨNG ĐƢỢC GHI NHẬN VÌ DIỄN TẢ MỘT KHẢ NĂNG CAO HƠN VỀ SUY NGHĨ.

MỘT CÔNG TRÌNH ĐẸP GỢI MỞ NHỮNG ĐIỂM NHẤN KHÁC NHAU VỀ BẢN THÂN NÓ KHI GÓC NHÌN THAY ĐỔI THEO KHOÀNG CÁCH.

Cho dù tạo ra một bố cục ổn định hay động, ngƣời nghệ sĩ luôn luôn tìm kiếm để đạt đƣợc sự cân bằng. Cân bằng là rõ ràng trong một bố cục đối xứng, nhƣng bố cục bất đối xứng có thể cân bằng hoặc không. Kết quả là, bất đối xứng thƣờng có xu hƣớng yêu cầu suy nghĩ phức tạp hơn và hiểu biết sâu sắc hơn về tổng thể.

Dịch bởi Summer RAin

46


54. HÌNH DẠNG HÌNH HỌC CÓ MỘT CHẤT LƢỢNG NĂNG ĐỘNG RÕ RÀNG SẼ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VÀ TRẢI NGHIỆM CỦA MÔI TRƢỜNG XÂY DỰNG. 1. Một hình vuông, rõ ràng là ổn định và không định hƣớng. Kết quả là một phòng hình vuông hay bố cục lập phƣơng tạo cảm giác tĩnh tại, cho dù nếu thiết kế không cẩn thận, nó có thể gây cảm giác u buồn và mờ mịt. 2. Một hình chữ nhật, bởi vì hai cạnh dài và hai cạnh ngắn hơn, rõ ràng là có hƣớng. Phòng chữ nhật càng dài càng khuyến khích sự di chuyển vật lí và thị giác song song với trục dài. 3. Một hình tròn vừa tự định hƣớng vừa vô hƣớng: một công trình tròn diễn tả mọi hƣớng bằng nhau và là một điểm nhấn hiệu quả trong cảnh quan.

Dịch bởi Summer RAin

47


55. VỊ TRÍ TỐT NHẤT ĐỂ ĐẶT LỐI GIAO THÔNG QUA MỘT PHÕNG NHỎ LÀ XUYÊN THẲNG, CÁCH VÀI FEET TỪ MỘT BÊN TƢỜNG. Điều này cho phép những ngƣời sử dụng phòng thƣờng xuyên không bị chen ngang bởi giao thông. Giao thông tệ nhất là đi chéo qua căn phòng hoặc song song với cạnh dài. Việc bố trí nội thất sẽ khó đạt đƣợc tiện nghi trong trƣờng hợp nhƣ thế những ngƣời ở trong phòng sẽ có xu hƣớng cảm thấy – nếu không nói thực tế là – sẽ ở trên lối đi của những ngƣời đi qua.

Dịch bởi Summer RAin

48


56. HẦU HẾT CÁC HÌNH DẠNG KIẾN TRÖC ĐỀU CÓ THỂ PHÂN LOẠI THÀNH :

ADDITIVE FORMS – Khối cộng Tập hợp các thành phần riêng lẻ. SUBTRACTIVE FORMS – Khối trừ Khối bị đục khoét hoặc cắt từ một khối lớn. SHAPED/MOLDED FORMS – Khối "dẻo" Đƣợc định hình từ một vật liệu dẻo nhờ những lực tác dụng trực tiếp. ABSTRACT FORMS – Khối trừu tƣợng Có nguồn gốc không rõ ràng.

Dịch bởi Summer RAin

49


57. MỘT BUỔI THUYẾT TRÌNH HIỆU QUẢ CHO MỘT ĐỒ ÁN STUDIO BẮT ĐẦU VỚI SỰ KHÁI QUÁT VÀ TIẾN TỚI SỰ CỤ THỂ. 1. Phát biểu vấn đề thiết kế đƣợc giao. 2. Thảo luận về giá trị, thái độ, và cách tiếp cận mà bạn mang vào vấn đề thiết kế. 3. Trình bày quá trình thiết kế và những ý tƣởng, những khám phá chủ yếu mà bạn trải qua phát hiện ra nó theo con đƣờng thiết kế . 4. Phát biểu Parti, hay một Concept thống nhất, nổi bật trong quá trình của bạn. Minh họa với một sơ đồ đơn giản. 5. Trình bày các bản vẽ ( mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng và họa tiết) và mô hình. Luôn luôn trình bày chúng trong mối liên hệ với Parti. 6. Trình bày một cách khiêm tốn, tự tin, tự phê bình.

Dịch bởi Summer RAin

50


58. TỶ LỆ CỦA CÔNG TRÌNH CHÍNH LÀ PHÁT BIỂU THẨM MỸ VỀ CÁCH MÀ NÓ ĐƢỢC XÂY DỰNG. Kiến trúc truyền thống ( đƣợc xây dựng trƣớc khi xuất hiện kĩ thuật xây dựng hiện đại vào cuối thế kỉ XIX) có xu thế nhịp kết cấu nhỏ và cửa sổ có tỷ lệ theo chiều đứng. Những công trình hiện đại thƣờng có nhịp kết cấu dài và cửa sổ nằm ngang. Tỷ lệ thẳng đứng của nhà truyền thống là do độ dài chịu lực của lintel – đọc là lanh– tô ( dầm đỡ qua phía trên của khoảng mở của tƣờng ) bằng gỗ hay đá bị giới hạn bởi nơi sản xuất, chế tạo và vận chuyển bằng tay. Cách duy nhất để mở rộng cửa sổ khi chiều rộng bị giới hạn là nâng chiều cao của nó lên. Kỹ thuật xây dựng hiện đại với thép và bê tông cho phép nhịp kết cấu dài hơn, do vậy cửa sổ trong công trình đƣơng đại có bất kì tỷ lệ nào. Tuy nhiên, thƣờng chúng hay có bố cục ngang bởi vì, ít nhiều thì phần nào đó là để chúng có thẩm mỹ phân biệt với kiến trúc truyền thống.

Dịch bởi Summer RAin

51


59. KIẾN TRÖC TRUYỀN THỐNG CÓ TƢỜNG DÀY. KIẾN TRÖC HIỆN ĐẠI CÓ TƢỜNG MỎNG. Kiến trúc truyền thống sự dụng tƣờng ngoại thất dày để chịu tải trọng của công trình. Những bức tƣờng này phải dày vì nó truyền tải trọng của sàn, mái, và tƣờng trên chúng xuống đất. Ví dụ tƣờng bao của toà nhà mƣời hai tầng Monadnock, ở khối đế dày tới 6ft = 2m. Công trình hiện đại sử dụng khung thép hay cột và dầm bê tông để chịu các tải trọng kết cấu và truyền xuống đất. Tƣờng ngoại thất đƣợc gắn vào và hỗ trợ bởi hệ khung này, nên chỉ có tác dụng nhƣ là "rào chắn" chống lại tác động của thời tiết. Do vậy, chúng có thể mỏng hơn những bức tƣờng truyền thống, và – hình thức ngƣợc lại – thƣờng không nằm trên mặt đất. Khi đá hay gạch đƣợc dùng để che phủ nhà cao ốc, gạch không đƣợc lát bốn mƣơi tầng liền, mà đƣợc treo bởi siêu cấu trúc mỗi một hay hai tầng.

Dịch bởi Summer RAin

52


60. KIẾN TRÖC TRUYỀN THỐNG SỬ DỤNG CÔNG THỨC BA PHẦN, ĐẾ – THÂN – MÁI.

Phần đế của kiến trúc truyền thống thƣờng thiết kế để diễn tả sự nâng đỡ kết cấu của khối đế cho các tầng trên và truyền tải trọng xuống dƣới. Một khối đế điển hình đƣợc làm " nhám " – đá và liên kết vữa đƣợc tạo hình theo cách gợi lên rằng khối đế là rất nặng và dày. Đỉnh của nhà cao tầng truyền thống là biểu tƣợng của vƣơng miện hay chiếc mũ nhằm thông báo mục đích hay tinh thần của toà nhà.

Dịch bởi Summer RAin

53


61.

62.

LESS IS MORE - ÍT LÀ NHIỀU..

LESS IS BORE - ÍT LÀ BUỒN..

Dịch bởi Summer RAin

54


63.

64.

Khi thay đổi cao độ sàn, tránh sử dụng bậc thang kiểu “ Dick Van Dyke.”

NẾU QUAY HOẶC LÀM XIÊN MẶT BẰNG, LƢỚI CỘT, HAY MỘT KHÍA CẠNH CÔNG TRÌNH, HÃY LÀM CHO MỘT Ý NGHĨA NÀO ĐÓ.

Khoảng cách một bậc giữa 2 cao độ sàn hiếm khi hiệu quả cho việc tạo ý nghĩa khác biệt trong không gian. Thƣờng thì, điều này gây bất tiện cho những ngƣời ít khi sử dụng công trình ( nhƣ khách đến chơi, làm việc ..). Ba bậc thƣờng là khoảng cách tối thiểu hợp lí.

Đặt lƣới cột không gian, tƣờng hay các thành phần khác ngoài hình học bởi vì bạn đã nhìn thấy chúng đƣợc làm ở tạp chí thời trang kiến trúc nào đó là một sự xác định thiết kế nghèo nàn. Làm điều đó vì muốn tạo ra một không gian tập trung hƣớng giao thông trực tiếp, nhận biết một đài tƣởng niệm, tập trung vào lối vào, mở ra một viễn cảnh phù hợp với hình dạng đƣờng, trình diễn ánh sáng mặt trời hay chỉ đơn giản là hƣớng về Mecca [ là thánh địa Hồi giáo – ở Arập xêut ] là một lí do hay hơn nhiều.

Ghi chú : Dick Van Dyke là diễn viên hài kịch nổi tiếng vì những sai lầm ngớ ngẩn gây xấu hổ.

Dịch bởi Summer RAin

55


65. LUÔN LUÔN THỂ HIỆN HỆ CỘT KẾT CẤU NGAY TRÊN MẶT BẰNG TẦNG – NGAY TỪ RẤT SỚM TRONG QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ. Thể hiện hệ kết cấu trên mặt bằng trong suốt quá trình thiết kế, dù không có gì hơn vài dấu chấm hay dấu x – sẽ giúp bạn tổ chức chƣơng trình, khuyến khích bạn suy nghĩ sự sáng tạo của mình nhƣ một công trình thực sự, và giúp bạn quản lí đƣợc các giải pháp kết cấu thực sự. Hơn nữa, một Kiến Trúc Sƣ không ghi nhận một cách thích đáng kết cấu có thể sẽ có những hệ kết cấu không mong muốn gắn thêm vào công trình bởi kĩ sƣ kết cấu. Vị trí khoảng cách giữa các cột cũng thƣờng đƣợc “thể thức hóa” vì sự thống nhất thị giác và hiệu quả trong xây dựng. - Nhà khung gỗ thông thƣờng điển hình– cột hay tƣờng chịu lực cách nhau 10– 18ft, hay 3– 5,5m. - Công trình thƣơng mại khung thép hoặc bê tông 20– 25ft, hay 6– 15m. - Hệ kết cấu cho sảnh triển lãm, đấu trƣờng hay không gian tƣơng tự là 90ft, hay > 27m. 1 Ft = 0,3048m.

Dịch bởi Summer RAin

56


66. CỘT KHÔNG CHỈ LÀ THÀNH PHẦN KẾT CẤU, NÓ CÕN LÀ CÔNG CỤ ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐỊNH HÌNH KHÔNG GIAN. Cho dù mục đích chính của cột là kết cấu, cột cũng là vô giá theo một số cách hiểu khác: - Một hàng cột xác định hai không gian khác nhau hai bên nó. - Phân biệt lối giao thông với không gian tập trung. - Đóng vai trò nhƣ một yếu tố tìm đƣờng trong nội thất công trình; và một yếu tố nhịp điệu ở ngoại thất. Dạng cột khác nhau cũng mang lại hiệu ứng không gian khác nhau: cột vuông – trung lập, ko định hƣớng ; cột chữ nhật – định hƣớng; cột tròn – đóng góp vào sự trôi chảy của không gian.

Dịch bởi Summer RAin

57


67.

68. THIẾT KẾ TRONG MẶT CẮT!!

MỘT BUỔI THUYẾT TRÌNH ĐỒ ÁN CẦN ĐẠT ĐIỀU KIỆN NHÌN THẤY ĐƢỢC TRONG KHOẢNG 10FT. Những yếu tố cơ bản của bản vẽ bạn trình bày trên bài thuyết trình thiết kế đồ họa, đặc biệt kí hiệu và tiêu đề, nên dễ đọc trong khoảng cách 10ft = 3.048m.

Ngƣời thiết kế tốt luôn chuyển qua lại giữa mặt bằng, mặt cắt, cho phép cái này định hình cái kia. Nhà thiết kế nghèo nàn cố định mặt bằng và vẽ mặt cắt sau đó nhƣ là sự ghi nhận các quyết định vừa đƣợc làm trên mặt bằng. Nhƣng mặt cắt, có thể nói rằng, thể hiện 50% sự trải nghiệm công trình. Thực tế một số khu đất (nhƣ sƣờn dốc) và thể loại công trình( kiểu nhƣ yêu cầu không gian nội thất cao, sự quản lí cẩn thận mối liên hệ giữa các tầng hoặc chú ý sự khác thƣờng về chiếu sáng tự nhiên) yêu cầu bạn thiết kế mặt cắt trƣớc khi bạn nghĩ về mặt bằng.

Dịch bởi Summer RAin

58


69.

70. THIẾT KẾ TRONG PHỐI CẢNH!!

NHỮNG GIẢ THUYẾT VÔ CĂN CỨ BẤT KÌ.

Một mặt bằng trình diễn sự logic trật tự của công trình; còn Mặt cắt gắn liền với những trải nghiệm cảm xúc!

Dịch bởi Summer RAin

Kiến Trúc Sƣ là chuyên gia trong đọc và dịch các bản vẽ hình chiếu (mặt bằng, mặt cắt và mặt đứng) nhƣng ngay cả ngƣời giỏi nhất cũng không thể hiểu công trình một cách toàn diện theo cách này. Phác họa chính xác bản vẽ phối cảnh một hoặc hai điểm tụ về công trình và nội thất trong suốt quá trình thiết kế sẽ cho phép bạn kiểm tra sự mong đợi về cách công trình đƣợc cảm nhận nhƣ thế nào, làm việc và cảm giác trải nghiệm thực sự và hình ảnh hóa những cơ hội thiết kế không gian hiển nhiên nhận thấy đƣợc trong bản vẽ 2D.

59


71. CÁCH VẼ PHỐI CẢNH NỘI THẤT MỘT ĐIỂM TỤ TRONG PHÕNG HÌNH CHỮ NHẬT. 1. Vẽ tƣờng kết thúc của phòng đúnd tỉ lệ. ví dụ, tƣờng rộng 8ft, cao 12ft, vậy chiều cao bằng 1,5 lần chiều rộng. 2. Dựng đƣờng chân trời – Horizontal Line ngang qua trang giấy. Đƣờng chân trời là chiều cao của mắt bạn so với sàn. 3. Đánh dấu điểm tụ. Điểm tụ sẽ thể hiện vị trí của bạn, nhƣ là ngƣời quan sát liên hệ với tƣờng bên. 4. Vẽ đƣờng dẫn nhẹ từ điểm tụ đến bốn góc của bức tƣờng, sau đó kéo dài ra đến cạnh giấy. 5. Đặt vị trí đầu ngƣời nhìn ngang với đƣờng chân trời, sau đó giảm kích thƣớc những ngƣời đứng xa hơn. Trên cùng một mặt phẳng, mọi ngƣời đều thấy đƣờng chân trời chạy qua ngang tầm mắt.

Dịch bởi Summer RAin

60


72. THIẾT KẾ VỚI MÔ HÌNH!!

Mô hình 3D cả vật liệu hay trên máy tính có thể giúp bạn hiểu đồ án của bạn theo cách mới. Mô hình hữu dụng nhất cho thiết kế là mô hình Massing – với vật liệu nhanh ( đất sét, bìa, xốp, nhựa, tấm kim loại…) vật liệu nghiên cứu nhanh mà nhờ đó bạn dễ dàng so sánh và kiểm tra các phƣơng án dƣới sự ghi nhận. Những mô hình hoàn thành chi tiết cao, đẽo gọt cẩn thận không hữu ích nhƣ là một công cụ thiết kế vì mục đích của chúng là cung cấp dữ liệu cho quyết định thiết kế ngay hơn là làm tăng giá trị của ý tƣởng đƣợc nghiên cứu.

Dịch bởi Summer RAin

61


73. HAI BIỆN PHÁP MẤU CHỐT ĐỂ TỔ CHỨC MẶT BẰNG HIỆU QUẢ LÀ QUẢN LÍ QUAN HỆ ĐẶC RỖNG VÀ GIẢI QUYẾT GIAO THÔNG.

Giao thông một công trình – nơi mọi ngƣời đi lại – nên liên kết chƣơng trình hoạt động bằng sảnh cầu thang và thang máy vừa logic vừa thú vị. Quy ước không gian hoạt động – lõi (ND) :

Trong mục đích thiết kế ý tƣởng, ghi nhận lõi công năng – WC, kho, khu kĩ thuật, trục thang máy, thang thoát hiểm .. một cách cố định. Không gian lõi thƣờng đƣợc nhóm lại hoặc đặt gần nhau. Không gian trống rộng hơn là những cơ bản của công trình – sảnh, hành lang, không gian thờ cúng, galelry triển lãm, phòng đọc thƣ viện, phòng tập thể dục, văn phòng….Giải quyết mặt bằng nghĩa là tạo mối quan hệ dễ chịu và thực dụng giữa lõi và không gian cơ bản.

Dịch bởi Summer RAin

62


74. 75. VẼ MỘT KHỐI BOX!

Rất nhiều loại công trình đƣợc quy định trong studio kiến trúc, nhƣ là bảo tàng, thƣ viện, và các công trình tập hợp, có thể tổ chức một cách hiệu quả theo lí thuyết của KAHN : Không gian phục vụ – Served và không gian phụ trợ – Servant. Không gian phục vụ – phụ trợ có mối quan hệ tƣơng tự nhƣ không gian hoạt động – lõi. KAHN nhóm các không gian phụ trợ theo một cách đạt đƣợc yêu cầu công năng trong khi cho phép chất thơ tĩnh lặng gieo trong nhịp điệu của tổng thể.

Dịch bởi Summer RAin

Công trình vì chúng có cạnh rõ nét và thƣờng tạo bởi các đƣờng thẳng nên rất dễ vẽ bằng các đƣờng đơn giản. Tuy vậy, rất nhiều thứ Kiến Trúc Sƣ vẽ – xe, đồ đạc, ngƣời…– là không có đƣờng thẳng. Khi một vật thể có vẻ phức tạp để vẽ, đầu tiên một khối hộp mà bạn tƣởng tƣợng đặt nó vào, sau đó vẽ vật thể bên trong cái hộp đơn giản đó.

63


76.

77. “THIẾT KẾ VƢỢT MỨC “ – OVERDESIGN!

Khi bắt đầu quá trình thiết kế, tạo không gian của bạn lớn hơn 10% cần thiết để đạt đƣợc chƣơng trình yêu cầu. trong quá trình thiết kế, các nhu cầu không gian thêm vào sẽ tăng lên – cho phòng kĩ thuật, cột kết cấu, nhà kho, không gian lƣu thông, độ dày tƣờng … và hàng trăm thứ linh tinh khác không tính trƣớc đƣợc khi công trình đƣợc sáng tạo. Điểm mấu chốt của “ thiết kế vƣợt mức ” – overdesign không phải tạo ra công trình lớn hơn cần thiết mà là hƣớng tới kích thƣớc tối ƣu cuối cùng.

Dịch bởi Summer RAin

KHÔNG MỘT HỆ THỐNG THIẾT KẾ NÀO LÀ – HAY NÊN LÀ – HOÀN HẢO. Một nhà thiết kế thƣờng bị cản trở bởi một niềm tin có ý tốt nhƣng sai lầm rằng : một giải pháp thiết kế tốt là một hệ thống hoàn hảo và bao gồm toàn bộ khía cạnh của vấn đề mà không có ngoại lệ. Nhƣng một điều phổ biến là những điều kì cục lại thƣờng có thể làm phong phú thêm tính nhân văn của đồ án. Nhất là, ngoại lệ của các quy tắc thƣờng thú vị hơn chính các quy tắc đó.

64


78.

79.

“Sự thành công của một kiệt tác không nằm quá nhiều vào những sai sót — Sự thực là chúng ta khoan dung với cả những lỗi lầm lớn nhất trong số đó — mà nằm ở sự thuyết phục lớn lao trong tâm trí rằng nó nắm vững hoàn toàn quan điểm của mình.”

Luôn nhớ đặt thang thoát hiểm ở hai phía đối diện của công trình, thậm chí ở ngay buớc đầu tiên của quá trình thiết kế. Rất dễ có ý nghĩ rằng Kiến Trúc Sƣ có nhiều mối quan tâm lớn hơn là thang thoát hiểm nhƣng chúng có mối liên quan mật thiết tới mọi hoạt động trong tòa nhà. Nếu bạn không đƣa những ghi nhận về sự an toàn của vào quá trình thiết kế, bạn đừng mong rằng có thể bảo vệ đựơc những điều “ kém hấp dẫn ” trƣớc hội đồng và giám khảo.

— VIRGINIA WOOLF, “THE DEATH OF THE MOTH”

Dịch bởi Summer RAin

65


80.

81.

CÁC TIÊU ĐỀ BẢN VẼ COOL CHO THIẾT KẾ SƠ PHÁC!!

CÁCH NẮM QUYỀN KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ ĐÖNG (CHUẨN) LÀ CÓ XU HƢỚNG NHƢ MẤT KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH NÀY.

Sử dụng bút Marker sáng màu với đầu bút to để viết chữ kiến trúc; sau đó viền bóng với bút đen nhỏ.

Dịch bởi Summer RAin

Quá trình thiết kế thƣờng đƣợc cấu trúc và phƣơng pháp hóa, nhƣng nó không phải là quá trình kĩ thuật. Quá trình kĩ thuật đã xác định truớc sản phẩm đầu ra, nhƣng quá trình sáng tạo là nỗ lực đạt đƣợc cái gì đó mà chƣa từng tồn tại truớc đây. Trở thành thiên tài sáng tạo nghĩa là bạn không biết mình đang đi đâu, cho dù bạn có trách nhiệm dẫn dắt quá trình này, điều này yêu cầu khác với quá trình kiểm soát quản trị thông thƣờng; một sợi dây ràng buộc nhịp nhàng cần hỗ trợ. Cam kết quá trình thiết kế với sự kiên nhẫn, đừng sao chép sự miêu tả của quá trình sáng tạo nhƣ sự phụ thuộc vào sự gấp gáp hỗn loạn, đơn lẻ của cảm hứng. Đừng cố gắng giải quyết tổ hợp công trình tại một chỗ hay trong một tuần. Chấp nhận sự không chắc chắn. Công nhận một điều bình thƣờng rằng cảm giác mất phƣơng hƣớng khi tham gia quá sâu vào quá trình thiết kế. Đừng tìm cách “ trấn an” sự lo lắng của bạn bằng cách “ kết hôn ” vội vã với một giải pháp thiết kế nào đó; đơn “ li dị ” cũng sẽ đƣợc viết ngay sau đó thôi. :)

66


82. PHONG CÁCH KIẾN TRÖC THỰC SỰ KHÔNG ĐẾN TỪ NỖ LỰC VÀO MỘT CÁI NHÌN CỤ THỂ. NÓ LÀ KẾT QUẢ GIÁN TIẾP – THẬM CHÍ TÌNH CỜ – BÊN NGOÀI QUÁ TRÌNH TỔNG THỂ.

Ngƣời thợ xây một công trình phong cách thuộc địa Mỹ năm 1740 không nghĩ – nhƣ chúng ta ngày nay – là: “ Tôi thực sự thích phong cách Thuộc địa, tôi sẽ xây một công trình nhƣ thế ”. Hơn thế, những ngôi nhà đƣợc xây dựng một cách hợp lí, với vật liệu và công nghệ thích hợp, với cái nhìn thích hợp với tỷ lệ, quy mô hài hòa. Cửa sổ thời thuộc địa nhỏ, nhiều tấm kính không phải bởi vì nó mong muốn mang phong cách thuộc địa, mà bởi vì công nghệ thời đó chỉ sản xuất và vận chuyển những tấm kính nhỏ với kích thuớc cố định.

Dịch bởi Summer RAin

83. TẤT CẢ THIẾT KẾ PHẢI PHẢN ÁNH TINH THẦN CỦA THỜI ĐẠI . ZEITGEST là một từ tiếng Đức, nghĩa là tinh thần của thời đại. ZEIGEST nghĩa là những quan niệm và sự nhạy cảm chủ đạo của thời đại, tâm trạng chung của con nguời, đặc điểm chung của những cuộc tranh luận công cộng, gia vị của cuộc sống thuờng ngày, các khuynh hƣớng trí tuệ và những thành kiến nằm duới nỗ lực của con nguời. Bởi vì “ tinh thần của thời đại ”, mà những xu hƣớng song song ( không hoàn toàn giống hệt ) cũng xảy ra trong văn học tôn giáo, khoa học, nghệ thuật và các hoạt động sáng tạo khác. Có thể liệt kê một vài xu hƣớng ở phƣơng Tây nhƣ sau: - CỔ ĐẠI : chấp nhận sự thật dựa trên huyền thoại - CỔ ĐIỂN HY LẠP : giá trị hóa trật tự, định hƣớng và dân chủ. - TRUNG ĐẠI : sự lấn át sự thật của tôn giáo có tổ chức. - PHỤC HƢNG : sự gắn kết hoàn toàn giữa khoa học và nghệ thuật

67


- HIỆN ĐẠI : sự hấp dẫn của sự thật đƣợc vén màn bởi các phƣơng pháp khoa học - HẬU HIỆN ĐẠI : khuynh hƣớng giữ sự thật một cách tƣơng đối và không thể nhận biết đuợc.

Tinh thần của thời đại hiện nay!(minh họa ND)

Dịch bởi Summer RAin

84. HAI QUAN ĐIỂM VỀ KIẾN TRÖC!

– Kiến trúc là một bài tập của sự trung thực. Một công trình “chuẩn ” có trách nhiệm với kiến thức tổng thể và hoàn toàn trung thực trong sự diễn tả công năng và vật liệu của nó. – Kiến trúc là bài tập của sự tƣờng thuật. Kiến trúc là một phƣơng tiện để kể một câu chuyện, là cái nền để đặt lên những huyền thoại xã hội, một sân khấu cho nhà hát của cuộc sống hàng ngày.

68


85.

86. QUẢN LÍ CÁI TÔI CỦA BẠN!

Nhẹ nhàng gợi lên chút chất luợng của vật liệu hơn là vẽ chúng một cách đầy đủ. Bản vẽ kiến trúc, dù là vẽ tay hay vẽ máy, sẽ giống nhƣ trong hoạt hình, nếu bạn vẽ chúng nhƣ thật. Lựa chọn những gợi ý làm gợi lên chất liệu của của vật liệu. Đừng vẽ cả bức tƣờng với từng viên gạch một, hay từng viên ngói trên mái nhà

Dịch bởi Summer RAin

Nếu bạn muốn đƣợc ghi nhận là đã thiết kế một công trình tốt, hay thậm chí “ vĩ đại ”, hãy quên bạn muốn công trình thế nào mà thay vào đó hãy hỏi “ công trình muốn trở thành cái gì??”. Một vấn đề thiết kế đƣợc thể hiện trong chính bản thân nó: nhu cầu của khách hàng, sự tự nhiên của khu đất, sự thực tế của chƣơng trình… Những nhân tố chỉ hƣớng tới một trật tự rõ ràng mà phải đƣợc nhận thức trƣớc khi “ tự diễn tả ” có thể đi vào quá trình thiết kế. Nỗ lực để thích nghi và thể hiện mối quan tâm tổng thể trong công việc. Những yêu cầu nhân văn cho ý nghĩa và nhu cầu..

69


87. CÁC KHU VỰC ĐƢỢC NEO GIỮ CẨN THẬN CÓ THỂ TẠO RA MỘT NỘI THẤT CÔNG TRÌNH TÍCH CỰC.

88. Một vật thể, mặt phẳng hoặc không gian sẽ cảm thấy cân bằng hơn hoặc mang tính tổng thể hơn khi có một trục thứ hai chạy đối lập với hình học cơ bản ban đầu. Ví dụ : Cắt hình chữ nhật thành những đoạn ngắn theo trục dài. Chia hình tròn theo trục hƣớng tâm chứ không đồng tâm.

“Những cái neo” là những yếu tố vốn là đã thu hút mọi ngƣời chú ý tới chúng. Ví dụ, bộ phận kho hàng về nhu cầu thiết yếu, đặt ở cuối góc khu thƣơng mại vì nó thu hút rất nhiều khách. Liệu có cơ hội nào để neo giữ trong đồ án của bạn? - Đặt lối vào và tủ đồ của phòng tập thể dục ở hai phía đối diện. - Đặt bàn đăng kí và thang máy trong khách sạn xa nhau hơn một chút so với hiệu quả của nó. - Đặt lối vào của gara đỗ xe và hành lang văn phòng ở một khoảng cách lớn hơn khoảng cách có thể đƣợc coi là lí tƣởng. Trong những không gian ở giữa đó, sáng tạo những trải nghiệm kiến trúc cho những khán giả bị “dẫn dắt” của bạn.

Dịch bởi Summer RAin

70


89. Những công trình khung cảnh, hay những công trình nền có một số lượng nhiều hơn của thành phố. Công trình biểu tượng hoặc phía trước có tầm quan trọng khác thường.

90. Cuộn tròn bản vẽ khi vận chuyển hoặc cất giữ với hình ảnh quay ra ngoài. Điều này giúp đặt bản vẽ lên bàn hoặc đính lên tƣờng đƣợc dễ dàng hơn.

Những công trình nền là những công trình đƣợc sử dụng cho mục đích ở hoặc thƣơng mại thông thƣờng. trong những thành phố thành công, những công trình định hình một bề mặt vật lí mạch lạc mà gợi ý một kết cấu xã hội nằm bên dƣới. Những công trình biểu tƣợng là nhà thờ, đền thờ, công trình hành chính, tƣợng đài công cộng…Chúng có xu hƣớng đứng nhẹ nhàng hoặc kịch tính tách ra khỏi ngữ cảnh của chúng.

Dịch bởi Summer RAin

71


91. XÂY DỰNG BỨC TƢỜNG THÀNH PHỐ.

92.

Khi thiết kế một công trình “ hoàn thiện đô thị ”, đặt mặt tiền của nó về phía ƣu tiên của đƣờng phố, trừ khi có lí do “ hấp dẫn” để làm khác. Nhất là, điều này có thể hấp dẫn nhƣ nhiều Kiến Trúc Sƣ hiện đại để khác biệt hóa công trình của mình bằng cách quay lƣng lại đƣờng phố, nhƣng cuộc sống đƣờng phố đƣợc mong chờ một cách gần gũi, đi bộ đƣợc và trực tiếp liên hệ. Thiết kế công trình quay lƣng lại đƣờng dạo khiến chúng khó tiếp cận bởi khách qua đƣờng, làm giảm giá trị kinh tế của kinh doanh tầng một, và làm yếu đi sự định nghĩ không gian của đƣờng phố.

“ Hãy luôn thiết kế một điều gì đó trong việc ghi nhận nó trong ngữ cảnh lớn hơn của nó – một chiếc ghế trong một căn phòng, một căn phòng trong một căn nhà, một căn nhà trong một ngữ cảnh, một ngữ cảnh trong tổng thể thành phố. “

Dịch bởi Summer RAin

_ ELIEL SAARINEN _

72


93.

94.

NHỮNG CƠ CHẾ CƠ BẢN ĐỂ CHÍNH QUYỀN QUY ĐỊNH THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH LÀ : LUẬT QUY HOẠCH, QUY CHUẨN XÂY DỰNG VÀ QUY CHUẨN TIẾP CẬN.

Một con vịt là một công trình thì nó đúng là thế theo nghĩa đen.

LUẬT QUY HOẠCH thông thƣờng đề cập đến cách công trình liên hệ với môi trƣờng xung quanh nó. Chúng thƣờng quy định chiều cao, mật độ, kích thƣớc lô đất, khoảng lùi từ chỉ giới đƣờng đỏ, và bãi đỗ xe.. của khu dân cƣ, thƣơng mại, công nghiệp.. QUY CHUẨN XÂY DỰNG cơ bản liên quan đến việc công trình hoạt động thế nào. Chúng quy định những điểm cơ bản nhƣ vật liệu xây dựng, diện tích sàn. (lớn hơn cho vật liệu khó cháy hơn), chiều cao (cao hơn cho vật liệu khó cháy hơn), sử dụng năng lƣợng, hệ thống phòng cháy, chiếu sáng tự nhiên, thông gió tự nhiên và những thứ liên quan nhƣ vậy. QUY CHUẨN TIẾP CẬN dùng cho những công trình thiết kế cho ngƣời tàn tật. Chúng quy định đƣờng dốc, thang, tay vịn, thiết bị toilet, kí hiệu, chiều cao của mặt bàn và công tắc, và các tính năng khác. Tiêu chuẩn quốc gia (Mỹ) là ADA. Hầu hết năm mƣơi bang ( Mỹ) đều có quy chuẩn tiếp cận riêng.

Dịch bởi Summer RAin

( ND : Nghĩa là đừng có vẽ 1 cái giỏ hàng không lồ và bảo đó là công trình thiết kế, nó chẳng có tí ý nghĩa kiến trúc nào cả.)

73


95.

Một nhà kho đƣợc trang trí là một dạng hình thức xây dựng thông thƣờng để truyền tải ý nghĩa thông qua kí hiệu hoặc trang trí kiến trúc.

96.

Khoảng cách giữa hai ngƣời vào mùa hè là 22 inches – 55.88 cm. Khoảng cách giữa hai ngƣời vào mùa đông là 24 inches – 60.96 cm.

1 inches = 2.54 cm.

Dịch bởi Summer RAin

74


97. NHỮNG GIỚI HẠN KHUYẾN KHÍCH SÁNG TẠO. Đừng bao giờ phàn nàn về những giới hạn của vấn đề thiết kế – một khu đất quá nhỏ, một địa hình không thuận lợi, một không gian quá dài, một bảng vật liệu không quen thuộc, các yêu câu trái ngƣợc từ khách hàng.. trong những giới hạn chính là giải pháp cho vấn đề!! Một khu đất dốc, giật bậc khiến khó khăn cho một công trình thông thường? Vậy hãy tạo một liên hệ không gian theo chiều đứng với một cầu thang, một đường dốc hay một sảnh thú vị. Một bức tường xấu xí cũ kĩ quay về công trình của bạn? Tìm cách tạo một khung nhìn của nó, biến nó thành thành thú vị và đáng nhớ. Bạn được yêu cầu thiết kế một công trình, một căn phòng trong một khu đất chật hẹp và quá dài?Hãy biến bố cục tỷ lệ này thành một hành trình thú vị với một sự nghỉ ngơi tuyệt vời ở điểm cuối.

Dịch bởi Summer RAin

75


98.

99. HÃY LÀM MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ!

Trong tiếng trung Quốc, từ “khủng hoảng ”tạo bởi hai từ “ nguy hiểm” và “cơ hội “. Một vấn đề thiết kế không phải là cái gì có thể vƣợt qua mà là một cơ hội để chấp nhận. Giải pháp thiết kế tốt nhất không khiến vấn đề biến đi, mà nó chấp nhận vấn đề rắc rối là tình trạng cần thiết của thế giới. Thông thƣờng chúng ít ỏi hơn so với một phát biểu hùng hồn của rắc rối.

Khi một vấn đề thiết kế quá nặng nề đến mức gần nhƣ tê liệt, đừng đợi mới thứ rõ ràng hơn mới bắt đầu vẽ. Vẽ không chỉ đơn giản là cách để miêu tả giải pháp thiết kế; bản thân nó là cách học hỏi về vấn đề bạn đang cố gắng giải quyết.

Dịch bởi Summer RAin

76


100. CHO NÓ MỘT CÁI TÊN!

Khi bạn khởi động với một concept, parti, hoặc một ý tƣởng bơ vơ nào đấy, hãy cho nó một cái tên: Hạt dẻ cắn nửa, lập phương xói mòn, hội nghị những người lạ,… hay những cái biệt danh khác tƣơng tự giúp bạn giải thích với bản thân cách bạn sáng tạo ra chúng. Khi quá trình thiết kế tiến triển và mạnh hơn bề mặt khái niệm, hãy cho phép một cái tên mới xuất hiện và cái tên cũ ra dìa.

Dịch bởi Summer RAin

77


101.

KIẾN TRÖC SƢ LÀ BÔNG HOA NỞ MUỘN! Hầu hết các Kiến Trúc Sƣ đạt bƣớc tiến bộ trong chuyên môn khi đạt độ tuổi khoảng năm mƣơi. Có thể không có một nghành nghề nào yêu cầu một ngƣời tích hợp một phạm vi kiến thức rộng lớn nhƣ thế vào một cái gì đó cụ thể và chính xác. Một Kiến Trúc Sƣ phải có kiến thức về lịch sử, nghệ thuật, xã hội học, vật lí, tâm lí học, vật liệu học, biểu tƣợng học, tiến trình chính trị, và nhiều lĩnh vực không đếm đƣợc, và sáng tạo công trình đáp ứng đƣợc các quy chuẩn xây dựng, tránh đƣợc thời tiết, chống lại động đất, có hệ thống thang máy và kĩ thuật phức tạp, và thỏa mãn công năng phức tạp và nhu cầu cảm xúc của ngƣời sử dụng. Học cách tích hợp tất cả các mối quan tâm này vào một sản phẩm gắn kết cần một thời gian lâu dài, với rất nhiều thử nghiệm và sai lầm trong đó. Nếu bạn định tiếp tục trên con đƣờng kiến trúc, thì đó là một hành trình dài. Nó xứng đáng nhƣ thế!

Dịch bởi Summer RAin

78


H

BVNBKNBV

9999tttttttttttTHHHTHWEAX 9999999 TTHE END.

Dịch bởi Summer RAin

79


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.