I. Hoàn cảnh lịch sử 1. Quốc tế Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tình hình thế giới có nhiều biến đổi quan trọng. Thứ nhất, chủ nghĩa phátxit đã bị tiêu diệt và những cuộc cải cách dân chủ ở các nước phátxit trên quy mô rộng lớn. Việc chủ nghĩa phát xit bị tiêu diệt đã thúc đẩy phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước phụ thuộc và thuộc địa trên thế giới. Hệ quả của nó là đã có hàng loạt các nước thuộc địa trên thế giới giành được độc lập. Hệ quả quan trọng nhất đã hình thành nên một hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa được thành lập và đi theo chủ nghĩa xã hội. Như vậy, chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống trải dài từ Đông Âu sang khu vực Đông Á và tương lai nó sẽ lan rộng xuống bán đảo Đông Dương mà trước hết làViệt Nam. Trước sự phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa xã hội các nước tư bản mà dứng đầu là Mỹ lo sợ hệ thống này sẽ ngày càng lan rộng ra châu Á và cả thế giới. Việc chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống đã uy hiếp sự phát triển của chủ nghĩa tư bản bởi chủ nghĩa xã hội thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và ủng hộ phong trào công nhân ở các nước tư bản. Điều đó đã gây nên sự đối đầu giữa một bên là chủ nghĩa tư bản do mỹ đứng đầu với một bên là chủ nghĩa xã hội do Liên Xô đứng đầu, dẫn đến mâu thuận Xô – Mỹ ngày càng gay gắt. Trước tình hình đó, tháng 3/1947, tổng thống Mỹ, Tơruman đã đọc diễn văn trước Quốc hội Mỹ và chính thức phát động cuộc “ chiến tranh lạnh ” nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. “ chiến tranh lạnh ” là từ do Barút, tác giả của kế hoạch nguyên tử của Mỹ ở Liên Hợp Quốc đặt ra, xuất hiện lần đầu tiên trên báo Mỹ ngày 26/7/1947. Theo phía Mỹ, “ chiến tranh lạnh ” là “ chiến tranh không nổ súng, không đổ máu ” nhưng “ luôn luôn ở trong tình trạng chiến tranh nhằm ngăn chặn ”, “ tiêu diệt ” Liên Xô. Việc Mỹ chính thức tuyên bố chủ nghĩa xã hội mà đứng đầu là Liên xô là mối nguy hại to lớn với nước mỹ và cần tiêu diệt đã gây nên một thế đối đầu giữa hai nước trong một thời gian dài mà người ta thường gọi là thời kỳ “ chiến tranh lạnh ”. Trong thời kỳ “ chiến tranh lạnh ” giữa Mỹ và Liên Xô không hề có một sự đụng độ quân sự nào. Tuy nhiên những xung đột về quân sự ở từng khu vực đều có liên quan dến hai cường quốc và là tâm diểm của cuộc “ chiến tranh lạnh ” : bán đảo Triều Tiên, Đông Dương, Trung Đông ,... Cuộc chiến tranh ở Đông Dương, điển hình là chiến tranh ở Việt Nam 1
chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp cũng là tâm điểm của cuộc đối đầu Đông – Tây. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam là một cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp và mở rộng ảnh hưởng của Mỹ tới Đông Nam Á. Năm 1949, sau khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân trung hoa được thành lập, Trung Quốc đã cộng nhận nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa là một nước độc lập có chủ quyền và tiến hành viện trợ cho Việt Nam. Viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam không chỉ có vật lực mà cả nhân lực - đội ngũ cố vấn. Riêng về viện trợ vật chất, khối lượng hàng Trung Quốc viện trợ những năm 19511954 ước chừng 50.000 tấn. Tuy nhiên, đứng đằng sau Pháp là Mỹ, từ những năm 1951-1954, Mỹ đã viện trợ cho Pháp và như vậy đã gấp mấy lần số trợ Việt Nam. Việc Trung Quốc cho Việt Nam kháng chiến đã làm cho quan hệ Trung - Pháp trở nên đối địch. Việt Nam nhận được sự viện trợ của Trung Quốc, Pháp nhận được sự viện trợ của Mỹ. Một bên là đại diện cho xã hội chủ nghĩa – một bên là tư bản chủ nghĩa. Đông Dương trở thành một điểm nóng trong cuộc “chiến tranh lạnh”. 2. Trong nước 2.1. pháp Pháp đang ngày càng suy yếu trên chiến trường Việt Nam, tính đến năm 1953 Pháp đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề về cả người và của: với hàng vạn binh lính đã chết hoặc mất tích ở chiến trường Việt Nam. Chi phí cho cuộc chiến đã lên tới hàng tỉ phrăng cho cuộc chiến vô nghĩa này. Mặc dù bị suy kiệt về cả người và kinh tế nhưng Pháp vẫn. Không bỏ cuộc mà hơn thế nữa cố bám chặt vào cuộc chiến tranh mà không muốn bỏ cuộc bởi với danh dự là một nước đế quốc lớn không cho phép pháp thua cuộc ở chiến trường một nươc bé nhỏ như ở Việt Nam. Chỉ với 9 năm tham chiến ở Việt Nam, nước Pháp đã thay đổi 19 nội các, 7 cao ủy sang Đông Dương cho thấy trong nội bộ của Pháp không ổn định. “ mặt khác, theo Viện thăm dò dư luận nước Pháp năm 1953 đã cho thấy: - 35% mong muốn thương lượng với Việt Nam Dân chủ cộng hòa. - 15% muốn rời bỏ Đông Dương và đưa quân đội viễn chinh về nước. - 15% yêu cầu phải khôi phục lại “trật tự” bằng cách tăng cường các phương tiện quân sự. 2
- 6% khuyên nên có lời kêu gọi sự giúp đỡ của Liên Hợp Quốc hoặc của Mỹ. - 5% nên có một hành động cương quyết hoặc quyết định từ bỏ Đông Dương. - 22% không có câu trả lời.” Từ kết quả thăm dò trên ta có thể thấy rằng đến 78% người pháp muốn giải quyết chiến tranh bằng con đường thương lượng - chính trị. Vì người dân nhận ra rằng cuộc chiến tranh của chính phủ Pháp với nhân dân Việt Nam là cuộc chiến tranh phi nghĩa và chính họ là nạn nhân trực tiếp trong vòng xoáy của cuộc chiến này. Cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp bị người dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới lên án và phản đối chiến tranh. Những phong trào phản chiến diễn ra ngày càng gay gắt. Thêm vào đó, tình hình kinh tế của Pháp đang gặp nhiều khó khăn do Pháp phải chi quá nhiều cho cuộc chiến này và pháp bắt đầu nhận viện trợ quân sự từ phía Mỹ. Năm 1953, nhằm cứu nguy cho cuộc chiến, Pháp đã cử tướng Henri Navare sang làm Tổng chỉ huy quân đội và Cao ủy pháp ở Đông Dương. Tướng Navare đã đưa ra kế hoạch Navare nhằm cứu vãn tình hình ở Đông Dương lúc này. Người Pháp khẳng định kế hoạch Navare sẽ là " quả đấm thép ” đè bẹp quân chủ lực của ta và trong vòng 18 tháng sẽ hoàn thành chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Tuy nhiên, kế hoạch Navare đã bị thất bại ngay khi Đảng và Bộ chính trị đưa ra những kế sách nhằm phá vỡ kế hoạch Navare. Cuối cùng, để cứu nguy cho kế hoạch người Pháp tính đến phương án cuối cùng là xây dựng một tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nhằm bảo vệ Điện Biên Phủ và vùng Thượng Lào để duy trì sức ép với Việt Bắc. Như vậy, Điện Biên Phủ về phía Pháp là cơ hội cuối cùng để cứu vớt một cuộc chiến tranh phi nghĩa đang bị sa lầy và đó có lẽ là cuộc chiến cuối cùng của Pháp ở Việt Nam. Trước việc, Pháp đang gặp nhiều khó khăn, về phía ta cũng có những khó khăn và thuận lợi nhất định. 2.2. Việt Nam Sau khi kết thúc chiến dịch Việt Bắc và Thu Đông năm 1950, ta đã có những thuận lợi to lớn về quân sự, chính trị.
3
Trước hết, quân ta đã làm chủ được nhiều vùng trên cả nước từ đó nắm được về chính quyền và dân số. Từ đó, trực tiếp uy hiếp thực dân Pháp ở Hà Nội và vùng Tây Bắc và Lào đặc biệt từ sau khi ta phá vỡ kế hoạch Navare. Cuộc kháng chiến của ta đang trên đà đi đến thắng lợi, tinh thần của quân dân ta đang lên cao và quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược. Mặt khác, với việc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa được thành lập và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta, đã giúp ta có được nguồn viện trợ to lớn từ Trung Quốc. Đặc biệt, trong năm 1950, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước ta. Từ đó, cuộc chiến của ta có được sự hậu thuẫn từ phía Liên Xô và có được nguồn viện trợ từ họ và các nước Đông Âu. Trước việc, Pháp xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ nhằm cố thủ ở đó đã gây cho ta nhiều trở ngại và khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng và Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm phá tan tập đoàn cứ điểm này đi đến kết thúc chiến tranh. Chính vì vậy, Điện Biên Phủ trở thành nơi quyết chiến chiến lược của cả ta và Pháp. Về phía ta, Điện Biên Phủ là nơi kết thúc chiến tranh còn Pháp Điện Biên Phủ là trung tâm của kế hoạch Navare và cần phải giữ bằng được. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi ta còn gặp nhiều khó khăn về mặt hậu cần khi mà ta phải chuyển lương thực, vũ khí đạn dược lên trận địa. Đó là một bài toán mà chúng ta cần phải giải quyết, và bài toán đó đã được giải quyết hợp lý. Sau những chuẩn bị chu đáo cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 13/3/1954, quân ta nổ sung tấn công cụm cứ điểm Him Lam mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. 3. Chiến dịch Điện Biên Phủ Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954, được chia làm ba đợt tấn công. Đợt 1: từ 13-17/3/1954: ta tiêu diệt cum cứ điểmHim Lam và toàn bộ phân khu Bắc. Đợt 2: từ 30/3-26/4/1954: quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía đông phân khu Trung tâm như: E1, D1, C1, C2, A1… Đợt 3: từ 1/5-7/5/1954: quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam. Chiều ngày 7/5/1954 quân ta đánh vào sở chỉ huy địch. 4
Tướng Đờlat cùng toàn bộ tham mưu bị bắt và đầu hàng. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra rất ác liệt có nhiều lúc quân ta ở vào thế bị động. Nhưng do được chuẩn bị kĩ càng về mặt hậu cần cũng như tư tưởng nên quân ta đã vượt qua những khó khăn ban đầu để đi đến thắng lợi. Việc ta giành thắng lợi tại Điện Biên Phủ đã giúp ta tạo được bước đệm cho bàn đàm phán. “sự hi sinh đó không vô ích vì trong 5 tháng, 12 tiểu đoàn đã chặn đứng và chế ngự được 30 tiểu đoàn Việt - Minh cứu vãn được Thượng Lào khỏi nạn xâm lăng và gìn giữ trọn được vùng trung châu Bắc - Việt ". “ sở dĩ chiến lũy thất thủ là bởi vì đối phương nhờ được sự giúp đỡ của trung cộng, đã thình lình áp dụng một Bắt sống là 16.200 tên, gồm 17 tiểu đoàn bộ binh và lính dù, 3 tiểu đoàn pháo binh, súng cối, 10 đại đội ngụy và các đơn vị công binh, xe tăng, xe vận tải, không quân….tổng số sĩ quan, hạ quan bị diệt và bị bắt sống là 1.766 tên, trong đó có Thiếu tướng Đờlat Caxtơri, 10 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan( từ Thiếu úy đến trung tá), 57 máy bay bị bắn rơi và bị phá hủy) . Tại Điện Biên Phủ, tổng số quân địch bị tiêu diệt và bị thương trận. Quân ta thu toàn bộ vũ khí, kho tàng, cơ sở vật chất kĩ thuật của chúng ở điện biên phủ. Thiếu tướng đờ caxtơri, 10 đại tá và trung tá, 353 sĩ quan ( từ Thiếu úy đến trung tá), 57 máy bay bị bắn rơi và bị phá hủy Tại mặt Ở điện biên phủ)
II. Hội nghị Giơnevơ 1. Thưc dân Pháp được và mất sau chiến dich Điện Biên Phủ và hiệp định Giơnevơ 1. 1. Thực dân pháp sau chiến dịch điện biên phủ được và mất Ngày 8-5-195, sau khi thất thủ Điện Biên Phủ, tướng Na-va ra một bản Nhật lệnh số 9 cho quân đội Pháp ở Đông Dương, nội dung dưới đây: “sau 56 ngày ròng rã chiến đấu không ngừng và bị số lượng đông đảo hơn tràn ngập, một người phải chống chọi với năm, binh sĩ đóng ở Điện Biên Phủ do thiếu tướng Đờ cát-tơ-ri chỉ huy đã phải ngừng chiến đấu. Hình thức chiến tranh tối tân, hoàn toàn mới mẻ trên chiến trường Đông Dương. 5
Các chiến sĩ bảo vệ Điện Biên Phủ, các chiến sĩ hải và không quân đã ghi vào lịch sử một sự nghiệp vĩ đại thêm vào những trang sử vinh quang nhất của quân đội ta. Họ đã cho đội quân viễn chinh và quân đội Việt Nam một sự kiêu hãnh và một lý do mới để chiến đấu vì một dân tộc tự do chống lại chế đọ nô lệ chưa chấm dứt vào ngày hôm nay ". Với những lời lẽ trên cho thấy Na-va đang cố che dấu tính chất đặc biệt năng nề của cuộc chiến tranh. Có lẽ vị tướng này đã nhận ra nhận ra kết quả tất yếu của cuộc chiến đó là phần thắng nghiêng về ai nhưng còn chưa chấp nhận được sự thật hay cố gắng tránh đi những gì đang hiện ra trước thục tế. Nhưng Đờ-giăng Cao ủy ở Đông Dương đã buộc phải thốt ra những lời đau đớn. Trong thông điệp gửi người pháp ở Đông Dương ngày 8-5-1954, Đờ - giăng đã viết: “ Hỡi người Pháp! “ngày kỷ niệm chiến thắng hôm nay(ngày 8-5 là ngày phát xít Đức bị tiêu diệt, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng Béc - lanh) đối với ta là một ngày đau đớn. Bị đè bẹp về quân số về pháo binh, Điện Biên Phủ không còn nữa. Không việc gì làm ta phải dấu diếm cái đòn ta đã chịu. Dù rằng đối phương có số quân đông gấp bốn chúng ta, dù rằng cuộc kháng chiến ở điện biên phủ đã cứu được Luang - prabang và có lẽ cả Hà Nội thì sự thất bại ở Điện Biên Phủ cũng là một thất bại. Chúng ta có đủ sức mạnh để nhận điều ấy… nước Pháp, nước Việt Nam (chính phủ bù nhìn), thế giới tự do đã thua một trận nhưng chưa thua cả cuộc chiến tranh (1).” Như vậy xét về mặt mục tiêu của kế hoạch Điện Biên Phủ cho thấy Pháp đã bị thất bại hoàn toàn nhưng trên một số phương diện khác việc Pháp thất bại lại có thể xem như một thắng lợi. Trải qua 9 năm quay trở lại xâm lượcViệt Nam, đó là khoảng thời gian người dân Pháp phải chịu nhiều bóc lột để phục vụ cho cuộc chiến. Không những là vật chất mà họ còn những gia đình có con tham gia chiến đấu ở Việt Nam. Có những người phải bỏ mạng lại nơi chiến trường, có những người tuy may mắn về với đất nước nhưng chắc rằng họ sẽ mang trong minh một viết thương còn mãi – viết thương của một cuộc chiến tranh vô nghĩa. Hơn thế nữa bất kì một dân tộc nào ở trên thế giới này cung điều yêu hòa bình không muốn có chiến tranh. Chính vì vậy sự thất bại của Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ đồng nghĩa kết thúc chiến tranh là điều mong muốn
6
của bộ phận nhân dân Pháp. Nhờ kết thúc cuộc chiến tranh vô nghĩa này những người lính viễn chinh Pháp họ được trở về quê hương của họ. Sau thất bại của cuộc chiến tranh ở Việt Nam chính phủ Pháp cũng đã tìm rút ra cho đường lối đất nước Pháp một con đường mới để phát cho triển đất nước bước theo con đường hòa bình. ___________________ 1. Âm mưu của đế quốc Pháp-Mĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb Sử học, HN, 1963, tr. 109.
Theo Hăng-ri Nava: cuộc chiến tranh ở Đông Dương là một cuộc chiến tranh mà nước Pháp không hiểu là có lợi ích gì cho họ, mà là một cuộc chiến tranh đất nước đã mệt mỏi, chán ngán và người ta nghĩ rằng cuộc chiến tranh đó không có một ý nghĩ nào nữa. Sự thất thủ ở Điện Biên Phủ đã có thể nghiêm trọng hơn nhiều… Còn theo tướng Ca-tơ-ru: không phải bàn cãi nữa, trận Điện Biên Phủ là kết quả chua xót về sai lầm chiến dịch của tướng Na-va. Nhưng đó cũng là sự kết thúc. Đó là sự trừng phạt nghiêm khắc đối với những sai lầm của một đường lối quân sự đã áp dụng trước ngày thành lập chính phủ Lanien khá lâu… Như vậy ban đầu khi người Pháp còn chưa muốn nhìn thẳng vào kết cục mà họ phải gánh chịu thì nay họ đã nhận ra. Họ thất bại vì ngay sau khi cuộc xâm lược Đông Dương lần in trên vỏ bọc cuộc khai hóa văn minh lần đầu thất bại họ không còn lí do để quay trở lại Việt Nam. Trong cuộc chiến tranh xâm lược này không sớm thì muộn họ cũng sẽ thất bại vì họ đang gây nên một cuộc chiến tranh phi nghĩa. Như vậy sau chiên dịch Điện Biên Phủ pháp không chỉ nhận được thất bại về mạt quân sự mà hơn thế nữa Pháp còn nhận đươc nhiều bài học sau chiến tranh. Để kết thúc chiến trannh lập lại hòa bình là điều tất yếu sau cuộc chiến, nhờ có Điên Biện Phủ đã buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán với ta. Tuy nhiên, dù là thua trận với uy thế là cường quốc lớn thực dân Pháp vẫn mang nhiều âm mưu trong hội nghị Giơ-ne-vơ được tổ chức tại Thụy sĩ.
7
1.2. Thực dân Pháp trong hội nghị Giơ-ne-vơ những âm mưu và kết quả đạt được. Âm mưu của Pháp khi đến với hội nghị Giơ ne vơ Pháp là nước bại trận trong chiến dịch Điện Biên Phủ điều này không còn gì bàn cãi. Tuy nhiên họ vẫn chưa chấp nhận thua một nước họ coi là thuộc địa của họ như Việt Nam chính vì vậy đến với Hội nghị họ vẫn còn nhiều toan tính cho quyền lợi của họ. Âm mưu chia cắt nước ta ra làm hai miền cho thấy người Pháp vẫn chưa bỏ cuộc hoàn toàn trong âm mưu biến Việt Nam là của Pháp. Hơn nữa người Pháp muốn kéo dài thời gian tổng tuyển cử của nước ta.
Kết quả mà Pháp đạt được sau hiệp đinh Giơnevơ
Nhìn về khía cạnh quân sự ta có thể thấy người Pháp thật bại nhưng sau hiệp định Giơnevơ họ lại giành lại nhiều thắng lợi mà sau này họ mới nhìn ra. Sau chiến dịch Điện Biên Phủ họ đã thay đổi chiến lược trong việc cai trị các nước là thuộc địa của Pháp “phi thực dân hóa”. Pháp rút quân ra khỏi các thuộc địa của họ “phi thực dân hóa”, Pháp rút quân ra khỏi thuộc địa. Người Pháp đã bắt đầu quan tâm đến hòa bình, định hướng phát triển ổn định, tránh xa chiến tranh. Người Pháp rút ra khỏi chiến tranh đã giúp họ không còn bị giằng buộc vào người Mĩ. Trong thời gian Pháp xâm lược Việt Nam, Mĩ là nước tri viện đặc biệt là cuối cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mĩ đã viện trợ cho Pháp lên quá 50% chi phí cho chiến tranh. Chính vì vậy sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Pháp trở thành con nợ của Mĩ. Đây chính là bài học lớn cho Pháp rút ra khỏi chiên tranh họ có thời gian để xây dựng đất nước. Chỉ sau thời gian ngắn Pháp đã trả hết nợ hơn nữa là chủ nợ của thế giới tư bản, sự phát triển nhanh chóng của đất nước Pháp được chứng minh trong thời đại hiện nay. 2. Trung Quốc trong Hội nghị Giơnevơ Trong khi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đang trên đà thắng lợi nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa ra đời. Việt Nam và Trung Quốc vốn là hai nước láng giềng trực tiếp, nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc luôn luôn ủng hộ và cổ vũ lẫn nhau. Năm 1950, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Trong những năm cuối cùng 8
của cuộc kháng chiến, Trung Quốc là nước viện trợ vũ khí và quân sự nhiều nhất cho Việt Nam. Tháng 5 năm 1954 quân và dân Việt Nam đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy và đưa cuộc chiến tranh của ba nước Đông Dương đi đến kết thúc và buộc Pháp phải đi đến đàm phán hòa bình có lợi cho ba nước Đông Dương. Như vậy, Hội nghị Giơnevơ được triệu tập nhằm giải quyết vấn đề Dương. Lúc này nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa mới thành lập được vài năm và chưa có vị trị trên chính trường quốc tế. Trung Quốc muốn thông qua Hội nghị Giơnevo để khẳng định vị trí của mình là một nước lớn và hất cẳng chính quyền Tưởng Giới Thạch ra khỏi Liên Hợp Quốc để thế chân của mình vào. Mặt khác, từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất.
Kế hoạch này, đòi hỏi họ phải " dồn tâm, dồn lực vào giải quyết các vấn đề trong nước " 2, đồng thời phải tranh thủ nguồn lực từ các nước phương Tây, nơi có nền khoa học và công nghệ hiện đại mà tiêu biểu là Mỹ. Trung Quốc muốn thông qua Hội nghị này để lấy lòng Mỹ và làm đồng minh của Mỹ nhằm được Mỹ viện trợ kinh tế cho Trung Quốc. Tuy nhiên, mục tiêu này của Trung Quốc đã không thực hiện được bởi lẽ Mỹ không hề có ý định đặt quân hệ ngoại giao với Trung Quốc. Hội nghị Giơnevơ diễn ra nhằm giải quyết các vấn đề ở Đông Dương và như đã nói ở trên xu hướng giải quyết vẫn là giải pháp theo kiểu Triều Tiên, tức là đình chỉ chiến sự và không có giải pháp chính trị. Và Trung Quốc cũng theo xu hướng đó, đặc biệt là khi xu hướng này có lợi cho Trung Quốc. Trong một cuộc họp của Bộ Ngoại giao, tháng 6 năm 1953, Thủ tướng Trung Quốc phát biểu: Trung Quốc " cần phải làm cho thế giới tin rằng Trung Quốc là người ủng hộ thương lượng hòa bình còn đối phương là những kẻ thích dùng bạo lực rong việc giải quyết các cuộc xung đột quốc tế "3. Bởi vậy, nhà cầm quyền Trung Quốc cũng muốn cũng muốn giải quyết vấn đề Đông Dương theo cách giải quyết vấn đề Triều Tiên, Ngày 24 tháng 8 năm 1953, sau khi kí hiệp định Bàn Môn Điếm, Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố: " Có thể thảo luận " các vấn đề khác " sau khi giải quyết hòa bình vấn đề Triều Tiên "4. Với những mục tiêu như vậy, Trung Quốc hy vọng tạo được một khu đệm an toàn ở Đông Nam châu Á, ngăn chặn Mỹ 9
vào thay thế Pháp ở Đông Dương, tránh được sự đụng đầu trực tiếp với Mỹ, đảm bảo an ninh của Trung Quốc. Mặt khác trong tình hình thế giới hiện nay, cả Liên Xô và Trung Quốc đều muốn cải thiện mối quan hệ với phương Tây và Mỹ. Chính vì vậy, họ không ngần ngại đưa ra lời khuyên cho đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ cộng hòa nên nghe theo những đề xuất từ phía Liên Xô. ___________________ 2. Bộ Ngoại giao Mỹ, Quan hệ đối ngoại của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, 1952 - 1954, tập 16, Cơ quan in ấn Chính phủ Mỹ xuất bản, Washington, 1981, tr. 898. 3. Nguyễn Văn Trí, Quan hệ Trung - Pháp trong việc giải quyết vấn đề Đông Dương tại Hội nghị Geneva năm 1954, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử. 4. Phrăng - xoa Gioay - ô, Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1981, tr. 124.
Trước khi Hội nghị Giơnevơ diễn ra, Trung Quốc và Pháp có những mâu thuẫn với nhau. Trong khi Pháp nhận viện trợ từ Mỹ để tiếp tục theo đuổi cuộc chiến thì Trung Quốc cũng viện trợ cho Việt Nam. Vậy nên Pháp không công nhận Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và cùng với Mỹ thực hiện chính sách cấm vận kinh tế chống Trung Quốc. Tuy nhiên, do những lợi ích của mỗi bên Trung Quốc và Pháp lại đi đến con đường thương lượng để kết thúc cuộc chiến. Trung Quốc đến với Hội nghị Giơnevơ với lập trường quan điểm có những điểm khác so với quan điểm của Việt Nam. Trung Quốc không muốn Việt Nam đi đến thống nhất, và thực hiện cuộc tổng tuyển cử muộn. Những nhà cầm quyền của Trung Quốc muốn Việt Nam nghe theo sự sắp đặt của Trung Quốc sau khi đã thỏa thuận với người Pháp. Vương Bính Nam trong cuộc gặp bán chính thức đầu tiên giữa Trung Quốc và Pháp đã tuyên bố: "Chúng tôi đến đây không phải để ủng hộ quan điểm của Việt Nam mà để làm hết sức mình lập lại hòa bình". Trong giai đoạn chuẩn bị cho Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, tháng 4 năm 1954, đại biểu của Trung Quốc đã nói: " Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa không thể công khai giúp Việt Nam được trong trường hợp cuộc xung đột ở đây mở rộng "5 Mặt khác, Trung Quốc đã lợi 10
dụng là nước tham gia vào Hội nghị và là nước viện trợ quân sự nhiều nhất cho Việt Nam nên đoàn đại biểu của Trung Quốc đã tự ý thỏa thuận với Pháp về các vấn đề được đề cập đến trong Hội nghị. Trong quá trình diễn ra Hội nghị, Trung Quốc đã có những cuộc gặp riêng với các nước khác, đặc biệt là Pháp để bàn về các vấn đề về Đông Dương, những cuộc họp này có thể chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, từ ngày 8 tháng 5 năm 1954 đến ngày 23 tháng 6 năm 1954, đoàn đại biểu của Pháp không gặp đoàn đại biểu Việt Nam mà gặp gỡ và trao đổi với đoàn đâị biểu của Trung Quốc. Trong giai đoạn này hai bên đi đến những thỏa thuận cơ bản về một hiệp định ngừng bắn ở Đông Dương. Trước hết Pháp đã đưa ra những vấn đề cơ bản ở Dông Dương cũng như ở Việt Nam.
___________________ 5. Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, tr. 27. Người Pháp đưa ra những nhân nhượng chính trị có tính chất cơ bản, có hại cho nhân dân Việt Nam. Về vấn đề Đông Dương, ngày 5 tháng 3 năm 1954, tại Quốc hội Pháp, Thủ tướng Pháp Lanien xác ddingj mục tiêu: " Phải giành được một nền hòa bình mà ở đó tôn trọng thể diện quốc gia, tự do các nhân và đảm bảo an toàn cho Đạo quân viễn chinh "6. Mặt khác, sau khi Măng - đét Phrăng - xơ lên làm Thủ tướng Pháp cũng đã thể hiện những quân điểm của người Pháp về Đông Dương. Họ muốn mình giành được lợi thế trên bàn đàm phán và có những điểm có lợi cho họ. Trong giai đoạn này, chúng ta không thể không biết về cuộc hội đàm tại Bec - nơ, Trung Quốc đã đưa ra những nhượng bộ như chia cắt Việt Nam, hai miền cùng tồn tại hòa bình, giải quyết vấn đề quân sự trước, tách rời việc giải quyết ba nước Việt Nam, Campuchia, Lào. Trung Quốc sẵn sàng nhìn nhận ba nước này trong khối Liên hiệp Pháp và muốn Lào và Campuchia sẽ có bộ mặt mới ở Đông Nam châu Á như Ấn Độ. Ngược lại, Trung Quốc yêu cầu không có căn cứ quân sự của Mỹ ở Đông Dương bởi Trung Quốc không muốn Mỹ nhúng tay vào chính trường Đông Dương nhằm bảo vệ biên giới phía nam của mình. Như vậy, trong giai đoạn đầu của Hội nghị 11
Giơnevơ Trung Quốc và Pháp đã đi dến những thống nhất ban đầu cho các vấn đề ở Đông Dương. Giai đoạn tiếp theo của Hội nghị là những cuộc hội đàm giữa các nước nhất là giữa Pháp và Việt Nam. Trông giai đoạn này nổi nên những mâu thuẫn giữa quan điểm của Việt Nam và quan điểm của Pháp. Tuy nhiên những mâu thuẫn này đều được Trung Quốc làm người giải quyết. Thứ nhất, đó là vùng tập kết, theo quan điểm của Pháp và Trung Quốc ở Việt Nam sẽ có vùng tập kết là miền Bắc, ở Lào có hai vùng tập kết là Sầmnưa và Phongxalì; còn Campuchia không có vùng tập kết mà quân giải phóng giải tán tại chỗ. Trung Quốc đã đưa ra vùng tập kết cho Pa - thét Lào sao cho đó là vùng có vị trị để phục vụ cho lợi ích an ninh của Trung Quốc và hai tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc đã được chọn tạo thành một " khu đệm" cho Trung Quốc. " Khu đệm " đó sẽ là tấm chắn bảo vệ cho biên giới phía Tây của Trung Quốc. ___________________ 6. Nguyễn Văn Trí, Quan hệ Trung - Pháp trong việc giải quyết vấn đề Đông Dương tại Hội nghị Geneva năm 1954, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, năm 2009, tr. 50. " Khu đệm " đó sẽ là tấm chắn bảo vệ cho biên giới phía Tây của Trung Quốc khi bị nguy hiểm. Tuy nhiên, Việt Nam muốn toàn bộ nước Lào được độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đó là khẩu hiệu của Việt Nam. Khi mâu quân điểm giữa Việt Nam và Pháp, Trung Quốc đã đưa ra hướng giải quyết nhằm tháo gỡ bế tắc. Chu Ân Lai cho rằng: Về trường hợp Campuchia, " vì lực lượng kháng chiến nhỏ nên chỉ cần một thỏa thuận chính trị giữa Chính phủ Hoàng gia với lực lượng kháng chiến". Về trường hợp của Lào, " vì lực lượng kháng chiến lớn hơn nên cần tạo khu tập kết cho lực lượng đó dọc theo biên giới Việt Nam và Trung Quốc " 7 . Như vậy, Trung Quốc cũng góp phần nào cho Hội nghị được diến ra trôi chảy và không bị gián đoạn. Tuy nhiên, dựa vào đó thì Trung Quốc cũng đã xây dựng được cho mình một " khu đệm " an toàn. Thứ hai, Việt Nam đề ra một vĩ tuyến quân sự tạm thời là từ vĩ tuyến 13 trở ra Bắc, nhưng trước " chủ nghĩa thực tế " và " chủ nghĩa thực dụng " Phạm Văn Đồng đã buộc phải lùi đường ranh giới của mình về vĩ tuyến 14 rồi 15, tới vĩ tuyến 16 thì ông kiên quyết giũ vững lập trường của mình. Người 12
Pháp đòi một vĩ tuyến 17 và điều dặc biệt là Chu Ân Lai lại ủng hộ lập trường đó của Pháp. Tháng 5 năm 1954, Đoàn đại biểu Trung Quốc đưa ra vĩ tuyến 16 và còn muốn Việt Nam nhân nhượng thêm nữa, thậm chí cả thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và đường số 5 ( nối liền Hà Nội với Hải Phòng ). Chu Ân Lai từng nói với ta rằng: " Đánh giá ( phương án vĩ tuyến 16 ) khó có thể thỏa thuận, nếu không được thì sẽ lấy Hải Phòng làm cửa bể tự do, ở gần đấy cho Pháp đóng một số quân nhất định, nếu không được nữa thì đem đường số 5 và Hà Nội, Hải Phòng làm khu cộng quản và phi quân sự..."8. Việc chúng ta giữ vĩ tuyến 16 đồng nghĩa với việc chúng ta có dược quốc lộ số 9 nối liền Lào với bờ biển Việt Nam như vậy sẽ giúp ta kiểm soát được một vùng rộng lớn và cung cấp lương thực, thực phẩm vũ khí, đạn dược.... miền Nam. Tuy nhiên, Việt Nam kiên quyết giữ quan điểm của mình không ___________________ 7. Nguyễn Văn Trí, Quan hệ Trung - Pháp trong việc giải quyết vấn đề Đông Dương tại Hội nghị Geneva năm 1954, Sđd, tr 53. 8. Điện văn Chu Ân Lai, ngày 30 tháng 5 năm 1954 gửi Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, sao gửi Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam.
để cho phía thực dân Pháp lấn tới. Khi đó Trung Quốc còn lo sợ Mỹ can thiệp bằng vũ trang vào Đông Dương, uy hiếp an ninh của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng đã dùng những lời của Mỹ đe dọa mở rộng chính trị để ép Việt Nam. Thêm một lần nữa người Trung Quốc đã cõ những quan điểm. Thêm một lần nữa người Trung Quốc đã cõ những quan điểm khác với đồng minh của mình và phục vụ cho lợi ích của chính nước mình. Thứ ba, Trung Quốc cũng muốn Việt Nam không thống nhất đất nước bằng tổng tuyển cử trong thời gian sớm nhất. Phía Việt Nam muốn tổng tuyển cử sớm nhất trong thời gian hai năm. Trong cuộc chiêu đái các trưởng đoàn, Chu Ân Lai đã ngỏ ý cho chính quyền Ngô Đình Luyện: " Tại sao các ngài không đặt một công sứ quán ở Bắc Kinh? ". Trung Quốc quan tâm tới việc mở rộng ảnh hưởng của mình ở Sài Gòn hơn là giúp Việt MInh giành thắng lợi chính trị và tái thống nhất đất nước 9. Đó là lý do ví sao 13
Trung Quốc không muốn ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước. Chu Ân Lai đã tỏ rõ ý của Trung Quốc: " Trung Quốc không phản đối việc Việt Minh bị đàn áp ở Miền Nam... Như vậy là, một Đông Dương mà cuộc cách mạng, cũng như quá trình thực dân hóa của Pháp trước đây, đã làm thống nhất lại, sẽ nhường chỗ cho một Đông Dương đa dạng, mà tượng trưng là bữa tiệc cuối cùng của Chu Ân Lai.10 Tóm lại, tại Hội nghị Giơnevơ, Trung Quốc đã giành được những thắng lợi cơ bản mà họ đề ra. Chính phủ của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Trung Hoa đã hất cẳng Tưởng Giới Thạch để ngồi vào vị trị là một trong năm nước Ủy ban thường trực của Liên Hợp Quốc. Điều đó, chứng minh khả năng ngoại giao tuyệt vời của Trung Quốc đặc biệt là Chu Ân Lai. Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi mà họ đạt được thì mối quan hệ giữa họ với nước ta cũng đã bị rạn nứt, mà từ au Việt Nam luôn đề phòng phía Trung Quốc. Mặt khác, mối quan hệ giữa Trung Quốc với Mỹ cũng chưa được cải thiện.
___________________ 9. Ph. Gioay - ô, Trung Quốc và việc giải quyết chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, sđd, tr. 297. 10. Ph. Gioay - ô, Trung Quốc và việc giải quyết chiên tranh Đông Dương lần thứ nhất, sđd, tr. 357 - 358.
4. Việt Nam giành được thắng lợi từ sau Điện Biên Phủ. Kết thúc chiến dịch Điện Biên Phủ ta đã giáng cho Pháp một đòn nặng nề trên mặt trận quân sự và buộc Pháp phải đi đến hội nghị Giơnevơ kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Nhờ thắng lợi vẻ vang của sự kiện Điện Biên Phủ tại hội nghị Giơnevơta đã giành được những thắng lợi nhất định trên bàn đàm phán. Theo thống kê của Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, nhìn chung trên các chiến trường trong cuộc tiến công Đông – Xuân này, chúng ta đã tiêu diệt được 11 vạn 22 nghìn tên địch, tức là một phần tư toàn bộ lực lượng vũ trang của địch ở Đông Dương. Chúng ta đã bắn rơi ở Điện 14
Biên Phủ 62 máy bay các loại và tính cả các chiến trường là 177 chiếc, tức là một bộ phận rất quan trọng lực lượng không quân địch ở Đông Dương. ( 11 )
Sự thiệt hại lớn này đã khiến Pháp bị tổn hại nghiêm trọng không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần và giúp ta có lợi hơn trên bàn đàm phán. Và điều đó đã mang đến cho ta những thắng lợi nhất định sau: Tại Giơnevơ, đại biểu các nước tham dự hội nghị đã kết luận: “ … Hội nghị chứng nhận lời tuyên bố của chính phủ Pháp nói rằng, trong việc giải quyết tất cả những vấn đề có lien quan đến việc lập lại và củng cố hòa bình ở Cam-pu-chia, lào, Việt Nam, chính phủ Pháp sẽ căn cứ trên sự tôn trọng, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam ". Trong quan hệ với Cam-pu-chia, Lào và Việt Nam, mỗi nước tham gia hội nghị Giơnevơ cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của những nước trên và tuyệt đối không can thiệp nội trị của những nước đó.. Mỹ là kẻ trước sau vẫn ngoan cố phá bĩnh không chịu nghiêm chỉnh bàn bạc. Nhưng trước những kết luận rõ rang của các nước tham dự hội nghị ( kể cả Pháp và Anh), chính phủ Mỹ cũng bắt buộc phải ra một bản tuyên bố đơn phương. Đem hết cố gắng của mình để củng cố hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc và mục đích của Liên Hợp Quốc, ghi nhận các hiệp ước đã kí kết tại Giơnevơ ngày 20 và 21 – 07 – 1954.
Bộ chỉ huy Pháp – Lào và bộ chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam. Bộ chỉ huy quân đội vương quốc Khơ-me và bộ chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam. - Bộ chỉ huy Pháp – Việt và bộ chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam. Và ghi nhận các điểm từ 1 đến 12 ghi trong bản tuyên bố trình bày tại hội nghị Giơnevơ ngày 21-7-1954, tuyên bố về các hiệp nghị và các điểm đã nói ở trên rằng: -
1. Mỹ sẽ không dùng đe dọa hoặc dùng vũ lực để phá hoại những hiệp ước trên, phù hợp với khoản 2 của Hiến chương Liên hợp quốc liên quan đến nghĩa vụ của các nước hội viên là: không dùng đe dọa hoặc dùng vũ lực 15
trong các quan hệ quốc tế của họ. 2. Mỹ sẽ coi bất cứ việc diễn lại hành đọng xâm lược nào vi phạm các hiệp nghị đã nói ở trên, với sự lo ngại sâu sắc, xem như là đe dọa nghiêm trọng nền hòa bình và an ninh quốc tế. Đó là một thắng lợi to lớn của nhân dân Việt Nam, nhân dân Đông Dương và nhân dân thế giới đang đấu tranh cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. Thắng lợi từ chiến dịch Điện Biên Phủ đã giúp nước ta đánh thắng thực dân Pháp xâm lược. Miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa và là hậu phương lớn chi viện cho miền Nam tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Bên cạnh đó, nước Pháp, một nước thực dân đi xâm lược đã thua trước một dân tộc nhỏ bé mà can trường. Đó cũng là một thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ và thực dân hiếu chiến Pháp.( 12 )
Có thể nói chiến dịch Điện Biên Phủ đã giúp cho Việt Nam giành được nhiều thắng lợi trên bàn đàm phán quốc tế không chỉ cho đất nước mà còn có cả Cam-pu-chia và Lào. Việt Nam đã được biết đến trên toàn thế giới và được ca ngợi như một người anh hung vĩ đại giải phóng dân tộc, tấm gương sang cho những dân tộc bị áp bức khác trên toàn thế giới. 4.2. Việt Nam mất gì từ Điện Biên Phủ Liệu chúng ta chỉ giành được thắng lợi mà không có mất mát gì hay sao? Không có thắng lợi nào mà suốt chặng đường đi đều thuận lợi mà lại không có một chút khó khăn nào. Tuy sự thắng lợi ở chiến dịch Điện Biên Phủ giúp chúng ta rất nhiều song cũng cần phải có sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc. ___________________ 12. Đỗ Đình Thiện và Đinh Kim Khánh, Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, HN, 1984, tr. 318. “ Việt Nam khi đến với hội nghị Giơnevơ, Phạm Văn Đồng đã tuyên bố lập trường của chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương phải là một giải pháp toàn bộ về chính trị, quân sự cho cả Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên cơ sở tôn trọng, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của từng nước ở Đông Dương ” ( 14 ). Chúng ta tuy là một nước thắng trận song bên cạnh đó vẫn còn là sự tác động lớn từ phía Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ 16
nhận những ảnh hưởng của Trung Quốc và Liên Xô đã giúp ta rất nhiều trên bàn đàm phán. Làm nên những mối quan hệ phức tạp trên trường quốc tế. Trung Quốc đã giúp đỡ ta rất nhiều trong cuộc kháng chiến như viện trợ, cố vấn quân sự…Song ở hội nghị Giơnevơ ta đã thấy được những mau thuẫn trong quan điểm của họ không như nhũng gì chúng ta đã nghĩ. Trung Quốc đã bí mật đàm phán với Pháp và có ý giải quyết vấn đề Việt Nam giống như vấn đề ở Triều Tiên, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới chia cắt đất nước. Là một nước nhỏ chúng ta không có quyền lựa chọn và tiếng nói còn chưa cao phải dựa vào những nước lớn. Pháp rời khỏi Việt Nam song ngay sau đó Mỹ sẽ tiếp tục tham chiên ở Đông Dương thì lực lượng so sánh giưa ta và địch sẽ có thay đổi không có lợi cho ta. Còn Liên Xô và Trung Quốc lại muốn kết thúc chiến tranh, không ủng hộ Việt Nam tiếp tục kháng chiến lâu dài nữa. “ Trung Quốc đã lựa chọn cùng tồn tại hòa bình mà họ cho rằng chỉ như thế mới phù hợp với lợi ích của dân tộc mình ”. ( 15 ) Tại cuộc họp trù bị ở Matxcova của các nước Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam trước khi khai mạc hội nghị Gionevo, Chu Ân Lai đã tuyên bố : trong trường hợp cuộc xung đột ở Đông Dương mở rộng, chính phủ của ông ta “ không thể viện trợ them cho Việt Minh được nữa ”. Trong những điều kiện đó, Việt Nam đã chấp nhận giải pháp Gionevo để lập lại hòa bình ở Đông Dương,
___________________ 14. Đại cương lịch sử Việt Nam. Tập 3, Nxb Giáo dục Việt Nam, HN, 2010, tr. 125. 15. Phăng xoa Gioay - ô, Trung Quốc và việc giải quyết chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, sđd, tr. 110. không thể một mình tiếp tục cuộc chiến đấu, nhất là phải sớm đương đầu với đế quốc Mỹ. ( 16 ) Có thể thấy rằng, những thắng lợi mà chúng ta giành được tại hội nghị Giơnevơ không hề dễ dàng một chút nào.
17
Tóm lại, Việt Nam là nước đã giành chiến thắng trước một nước Pháp thực dân xâm lược. Đây là " Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đanh thắng một nước thực dân hùng mạnh. Đó là thắng lợi vẻ vang của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là một thắng lợi hòa bình, dân chủ, và xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới " ( 17 ).
___________________ 16. Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập 3, sđd, tr. 128. 17. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1996 tr.12.
Tài liệu tham khảo. 1. Phrăng - xoa Gioay - ô, Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội, 1981. 2. Đỗ Đình Thiện và Đinh Kim Khánh, Tiếng sấm Điện Biên Phủ, Nxb Quân đội nhân dân, HN, 1984. 18
3. Nguyễn Văn Trí, Quan hệ Trung - Pháp trong việc giải quyết vấn đề Đông Dương tại Hội nghị Geneva năm 1954, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6, năm 2009. 4. Âm mưu của đế quốc Pháp-Mĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Nxb Sử học, HN, 1963. 5. Bộ Ngoại giao Mỹ, Quan hệ đối ngoại của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, 1952 - 1954, tập 16, Cơ quan in ấn Chính phủ Mỹ xuất bản, Washington, 1981. 6. Đại cương lịch sử Việt Nam. Tập 3, Nxb Giáo dục Việt Nam, HN, 2010. 7. Điện văn Chu Ân Lai, ngày 30 tháng 5 năm 1954 gửi Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, sao gửi Ban chấp hành trung ương Đảng lao động Việt Nam. 8. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1996. 9. Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981
19