iMomy – Một thế giới ngập tràn âm nhạc dành cho bà bầu, nhạc cho thai nhi, âm nhạc thai giáo... giúp hành trình mang thai và sinh con luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Nhạc quá to có thể khiến con mất thính lực [Cảnh báo] N
Nghe nhạc quá nhiều và nghe với âm lượng thật lớn là những sai lầm mà nhiều mẹ bầu mắc phải khi mang thai. Hãy cùng iMomy tìm hiểu những cách nghe nhạc nào là an toàn nhé. Dù là mẹ bầu lựa chọn loại nhạc nào để nghe trong suốt thai kỳ thì điều quan trọng là phải nghe theo cách an toàn cho em bé.
KHÔNG NÊN NGHE NHẠC VỚI ÂM LƯỢNG QUÁ TO NHẠC CHO BÀ BẦU IMOMY
HTTPS://NHACBAU.COM
iMomy – Một thế giới ngập tràn âm nhạc dành cho bà bầu, nhạc cho thai nhi, âm nhạc thai giáo... giúp hành trình mang thai và sinh con luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
Nếu thai nhi tiếp xúc với âm nhạc được bật quá to trong một thời gian dài thì sẽ có những tác động không mấy tốt đẹp tới khả năng nghe và khiến bé bị giật mình và trở nên căng thẳng. Nhiều mẹ cho rằng phải mở nhạc thật to thì bé nằm trong bụng mới nghe được mà không biết rằng nước ối của mẹ là một chất dẫn âm rất tốt, chỉ cần mở nhạc với âm lượng vừa phải là bé đã có thể cùng mẹ tận hưởng những phút nghe nhạc thư thái rồi. nhạc quá to ảnh hưởng tới thính lực của thai nhi Theo một Baomoi.com, thai nhi tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong khoảng thời gian dài nhiều khả năng sẽ có cân nặng nhẹ, sinh non hoặc có nguy cơ mất thính lực khi chào đời. Hầu hết những kết quả tiêu cực này đều là của những thai nhi có mẹ làm việc ở khu vực có tiếng ồn lớn như nhà xưởng, quán bar…
KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI ĐẶT TAI NGHE LÊN BỤNG Bà bầu cũng không nhất thiết phải đặt tai nghe trực tiếp lên bụng mỗi nghe bật nhạc. Nhiều mẹ bầu cho rằng như vậy sẽ khiến bé có thể nghe rõ hơn nhưng thật sự là không nên, kiểu tiếp xúc gần gũi này có thể gây kích thích quá mức tới bé.
TIẾNG NHẠC THẾ NÀO LÀ QUÁ LỚN? Bất cứ âm thanh nào trên 80 decibel được cho là quá lớn, chẳng hạn như tiếng nhạc chuông điện thoại hoặc tiếng xả nước nhà vệ sinh. Một số mức âm thanh phổ biến trong một gia đình hiện đại để mẹ bầu tham khảo: Máy giặt: 50 – 70 dB Máy rửa chén: 55 – 70 dB Máy hút bụi: 60 – 85 dB Máy sấy tóc: 60 – 95 dB Đồng hồ báo thức: 65 – 80 dB Tiếng dội nước trong WC: 75 – 85 dB Chuông điện thoại: 80 dB Em bé chưa sinh có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn, và mẹ bầu có thể cảm nhận được điều này mỗi khi bé đạp trong bụng. Thỉnh thoảng mẹ nghe nhạc hơi to một chút sẽ không gây hại cho em bé của bạn. Nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc lớn hơn 70
2
iMomy – Một thế giới ngập tràn âm nhạc dành cho bà bầu, nhạc cho thai nhi, âm nhạc thai giáo... giúp hành trình mang thai và sinh con luôn tràn ngập niềm vui và hạnh phúc.
decibel có thể có tác động xấu đến cả 2 mẹ con. Nó có thể khiến mẹ bị tăng huyết áp và làm chậm kỹ năng vận động và kỹ năng học tập của bé. Đối với những mẹ bầu thích nghe nhạc và nghe thường xuyên thì hãy luôn luôn điều chỉnh âm lượng không bao giờ vượt quá 65 decibel (dB). Đó là ngưỡng để 2 mẹ con có thể tận hưởng những giai điệu âm nhạc êm dịu một cách an toàn. Còn nếu bà bầu thường nghe nhạc trong một khoảng thời gian dài, chẳng hạn nghe liên tục hơn một giờ đồng hồ, thì tốt nhất là giảm mức âm lượng xuống dưới 50 decibel. iMomy khuyên rằng các bà bầu không nên nghe nhạc liên tục quá 1 tiếng đồng hồ, hãy nghe khoảng 30-60 phút rồi nghỉ ngơi một chút nhé. Chúc các mẹ một thai kỳ khoẻ mạnh!
** Từ Nhạc Cho Bà Bầu iMomy: Feed https://nhacbau.com/ ** Dẫn nguồn từ Nhạc Cho Bà Bầu iMomy: Feed https://nhacbau.com/nhac-cho-ba-bau/
3