BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
GIÁO TRÌNH PHẦN CỨNG MÁY TÍNH LỜI NÓI ĐẦU { Sẽ cập nhật khi in ấn}
MỤC LỤC MỤC LỤC.............................................................................................................1 BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH...................................................................6 1.1. Giới thiệu......................................................................................6 1.1.1. Máy tính là gì ?...........................................................................6 1.1.2. Máy tính cá nhân gì ?.................................................................6 1.1.3. Các loại máy tính khác...............................................................8 1.2. Các khối phần cứng máy tính.....................................................11 1.3. Phần mềm máy tính....................................................................13 1.3.1 Hệ điều hành:...........................................................................13 1.3.2 Trình điều khiển thiết bị ( Driver) ...........................................14 1.3.3 Phần mềm ứng dụng ( Application Software) .........................15 1.3.4 Phần mềm lập trình ( Programing Software) ..........................15 1.4. Nguyên lý hoạt động của máy tính.............................................16 1.4.1 Sơ đồ khối máy tính:................................................................16 1.4.2 Đơn vị cơ bản của máy tính.....................................................16 1.4.3. Nguyên lý hoạt động...............................................................17 1.4.4. Xử lý dữ liệu...........................................................................18 1.4.5. Quá trình khởi động của máy tính...........................................18 BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH............................22 2.1. Bo mạch chủ...............................................................................22 2.1.1. Giới thiệu.................................................................................22 2.1.2. Các thành phần của bo mạch chủ...........................................23 Các Chips trên bo mạch chủ..............................................................23 Cổng kết nối......................................................................................24
1
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Khe cắm trên bo mạch chủ...............................................................24 Bảng kết nối......................................................................................25 System Bus and Bandwidth...............................................................27 2.1.3. ROM BIOS...............................................................................27 2.1.4. Chipsets....................................................................................28 2.1.5. Các đặc trưng của nhà sản xuất bo mạch chủ.......................33 2.1.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bo mạch chủ.........................35 2.2.1. Giới thiệu.................................................................................36 2.2.2. Đặc tính của bộ vi xử lý..........................................................36 2.2.3. Sức mạnh của bộ vi xử lý.......................................................38 Các bộ vi xử lý của Intel, AMD........................................................38 2.2.5. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ vi xử lý............................41 2.3. Bộ nhớ chính - RAM..................................................................41 2.3.1. Giới thiệu.................................................................................41 2.3.2. Đặc tính của bộ nhớ RAM......................................................42 2.3.3. Phân loại bộ nhớ RAM............................................................42 2.3.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ nhớ RAM........................44 2.4. Bộ nhớ phụ.................................................................................45 2.4.1. Giới thiệu.................................................................................45 2.4.2. Ổ đĩa cứng................................................................................45 2.4.3. Đĩa quang và ổ đĩa quang.........................................................51 2.5. Bộ nguồn và thùng máy..............................................................55 2.5.1. Giới thiệu.................................................................................55 2.5.2. Bộ nguồn.................................................................................56 2.5.4. Thùng máy................................................................................58 2.6. Màn hình máy tính.......................................................................58 2.6.1. Giới thiệu.................................................................................59 2.6.2. Màn hình CRT..........................................................................59 2.6.3. Màn hình LCD..........................................................................61 2.6.4. Sử dụng các nút chức năng của màn hình...............................65 2.7. Bàn phím.....................................................................................65 2.8. Chuột...........................................................................................69 2.9. Card màn hình.............................................................................71 2.9.1. Giới thiệu.................................................................................71 2.9.2. Thành phần và thông số Card màn hình..................................71 2.9.3. Chẩn đoán và khắc phục sự cố Card màn hình.......................77 2.10. Card âm thanh...........................................................................78 2.11. Loa máy tính..............................................................................79
BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH.............................84 3.1. Lựa chọn cấu hình......................................................................84
2
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
3.2. Lắp ráp máy tính.........................................................................87 3.2.1. Chuẩn bị lắp ráp......................................................................87 3.2.2. Qui trình lắp ráp.......................................................................88 3.2.3. CMOS Setup Utility.................................................................97 3.2.4. Một số lưu ý trong quá trình lắp ráp máy tính.......................103
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH............................................106 4.1. DOS...........................................................................................106 4.1.1. DOS........................................................................................106 4.1.2. Các công cụ tiện ích trong đĩa cứu hộ Hirent’s Boot............107 4.2. Phân vùng ổ cứng.....................................................................110 4.2.1. Giới thiệu:..............................................................................110 4.2.2. Các công cụ phân vùng ổ cứng..............................................110 4.2.3. Chẩn đoán và khắc phục sự cố phân vùng ổ cứng...............115 4.3. Cài đặt hệ điều hành................................................................115 4.3.1. Lựa chọn và các bước chuẩn bị............................................115 4.3.2. Quá trình cài đặt.....................................................................116 4.3.3. Chuẩn đoán và khắc phục sự cố cài đặt...............................126 4.4. Chương trình GHOST...............................................................127 4.4.1. Giới thiệu:..............................................................................127 4.4.2. Cài đặt hệ thống máy tính với GHOST.................................127 4.4.3. Sao lưu và phục hồi...............................................................129 4.5. Cài đặt trình điều khiển thiết bị...............................................134 4.5.1. Xác định thông số thiết bị và trình điều khiển......................135 4.5.2. Cài đặt và nâng cấp trình điều khiển thiết bị.......................135 4.5.3. Sao lưu và phục hồi Driver....................................................139 4.5.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố trình điều khiển thiết bị.....143 4.6. Cài đặt nhiều hệ điều hành......................................................143 4.6.1. Mục đích và giải pháp...........................................................144 4.6.2. Phân vùng ổ đĩa cho việc cài đặt nhiều HĐH.......................144 4.6.3. Cài đặt HĐH có hỗ trợ Multi-Boot........................................146 4.6.4. Cài đặt hệ điều hành có hỗ trợ của chương trình BootMagic148 4.6.5. Các vấn đề cần lưu ý khi cài đặt nhiều hệ điều hành..........149 4.6.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố.............................................149 BÀI 5: THIẾT BỊ NGOẠI VI THÔNG DỤNG..................................................153 5.1. Thiết bị kỹ thuật số..................................................................153 5.1.1. Thiết bị ghi hình.....................................................................153 5.1.2. Thiết bị nghe nhạc – ghi âm..................................................157 5.2. Thiết bị văn phòng....................................................................159 3
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
5.2.1. Máy quét.................................................................................159 5.2.2. Máy Fax..................................................................................160 5.2.3. Máy chiếu..............................................................................161 5.3. Thiết bị khác.............................................................................163 5.3.1. Flash Disk – USB Disk...........................................................163 5.3.2. Modem...................................................................................164 5.3.3. Card mạng – Switch...............................................................165 5.3.4. Card Tivi.................................................................................165 BÀI 6: MÁY IN.................................................................................................168 6.1. Giới thiệu..................................................................................168 6.2. Phân loại máy in.......................................................................168 6.2.1. Máy in kim.............................................................................168 6.2.2. Máy in phun............................................................................170 6.2.3. Máy in Laser...........................................................................170 6.2.4. Máy in đa chức năng..............................................................172 6.3. Các vấn đề về máy in...............................................................172 6.3.1. Lựa chọn máy in....................................................................172 6.3.2. Cài đặt và gỡ bỏ máy in.........................................................173 6.3.3. Nạp mực máy in....................................................................179 6.3.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy in.................................182 BÀI 7: BẢO TRÌ VÀ NÂNG CẤP MÁY TÍNH................................................185 7.1. Bảo trì máy tính........................................................................185 7.1.1. Nguyên nhân và mục đích......................................................185 7.1.2. Dụng cụ bảo trì.....................................................................185 7.1.3. Thực hiện bảo trì...................................................................186 7.1.4. Các lưu ý về bảo trì máy tính................................................192 7.2. Nâng cấp máy tính....................................................................194 7.2.1. Nhận biết dấu hiệu nâng cấp...............................................194 7.2.2. Nâng cấp thiết bị...................................................................194 7.2.3. Các lưu ý về nâng cấp máy tính............................................201 BÀI 8: MÁY TÍNH XÁCH TAY.......................................................................203 8.1 Giới thiệu...................................................................................203 8.2. Phân loại máy tính xách tay......................................................203 8.2.1. Máy Laptop............................................................................203 8.2.2. Máy Desknote.........................................................................204 8.2.3. Máy Palm/Pocket PC..............................................................205 4
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
8.3. Đặc trưng của máy Laptop.......................................................205 8.3.1. Các đặc trưng về cấu hình phần cứng..................................205 8.3.2. Chọn mua và sử dụng đúng cách...........................................206 8.3.3. Công nghệ Centrino ..............................................................217 8.4. Bảo dưỡng máy Laptop............................................................219 8.4.1. Vệ sinh máy Laptop...............................................................219 8.4.2. Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy Laptop.........................220
BÀI 9: CỨU DỮ LIỆU......................................................................................224 9.1. Vấn đề về dữ liệu và lưu trữ dữ liệu......................................224 9.1.1. Dữ liệu và lưu trữ dữ liệu.....................................................224 9.1.2. Nguyên nhân mất dữ liệu......................................................225 9.2. Cứu dữ liệu...............................................................................226 9.2.1. Cơ chế khôi phục dữ liệu.....................................................226 9.2.2. Chương trình cứu dữ liệu......................................................227 9.2.3. Sửa lỗi dữ liệu sau khi khôi phục.........................................237 9.3. Các lưu ý về lưu trữ dữ liệu và cứu dữ liệu...........................237 9.3.1 Lưu trữ dữ liệu an toàn..........................................................237 9.3.2. Các nguyên nhân không cứu được dữ liệu............................240 9.3.3. Các lưu ý trong quá trình cứu dữ liệu....................................241 PHỤ LỤC...........................................................................................................243 MỤC LỤC HÌNH MINH HỌA.........................................................................244
5
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được:
Kiến thức tổng quát về máy tính Hiểu về phần cứng và phần mềm máy tính Nắm được các khối cơ bản của hệ thống máy tính Nguyên lý hoạt động của máy tính Xử lý dữ liệu của máy tính Quá trình khởi động máy tính
1.1. Giới thiệu 1.1.1. Máy tính là gì ? Máy tính là một thiết bị tiếp nhận dữ liệu mà con người đưa vào, thực thi các phép tính toán hoặc luận lý để có thể thay đổi dữ liệu và cho ra một kết quả mới từ dữ liệu trước đó đã đưa vào.
Hình B 1.1: Máy tính và máy tính cá nhân
1.1.2. Máy tính cá nhân gì ? Là một máy tính được thiết kế đơn giản cho một cá nhân riêng lẻ với kích thước phần cứng nhỏ gọn và phần mềm cần thiết cho nhu cầu một người làm việc và hơn nữa là người có thu nhập bình thường cũng có khả năng sở hữu nó. Một máy tính cá nhân hoàn chỉnh được gọi là một hệ thống máy tính bao gồm: 6
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Phần cứng là những linh kiện thiết bị để lắp ráp hoàn chỉnh thành một máy tính hoặc các thiết bị kết nối với máy tính; chúng đều có điểm chung là có thể nhìn thấy, cầm hoặc đụng chạm đến.
Phần mềm là một chương trình được viết ra bởi con người bằng các ngôn ngữ lập trình nhằm điều khiển máy tính phục vụ các công việc của người sử dụng mà người lập trình muốn nhắm đến. Hiện thị trường có rất nhiều loại máy tính cá nhân, dưới đây là một số loại máy tính cá nhân tiêu biểu: Máy tính Desktop thường được gọi là máy tính để bàn có nguồn gốc từ máy tính IBM PC (Personal Computer), chiếm hơn 90% tổng số máy tính trên thế giới. Đây là loại máy tính thông dụng nhất hiện nay, với kích thước có thể để lên bàn làm việc và cấu hình đủ mạnh có thể thực hiện gần như mọi yêu cầu của người dùng bình thường.
Hình B 1.2: Máy tính để bàn
Máy tính Machintosh là loại máy tính cá nhân được phát triển bởi hãng Apple bao gồm cả phần cứng, hệ điều hành và một số phần mềm của chính hãng, thường được sử dụng trong các lĩnh vực giáo dục và thiết kế. Thời gian gần đây người dùng đã bắt đầu quan tâm hơn đến loại máy tính này vì thẩm mỹ và cả năng lực tính toán, hơn nữa ngày càng có nhiều nhà viết phần mềm hổ trợ cho loại máy tính này. Máy Laptop hay Notebook cũng thuộc thể loại máy tính cá nhân và thường được gọi là máy tính xách tay vì nó rất gọn nhẹ trong việc di chuyển. Với xu hướng thị trường hiện nay thì có thể nói máy tính xách tay sẽ thay thể vị trí đầu bản của máy tính để bàn trong nay mai.
7
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 1.3: MTXT và Macintosh
Máy tính PDA ( Personal Data Assistant) là loại máy tính cá nhân, thường được gọi là máy trợ giúp cá nhân, rất nhỏ gọn có thể cầm trong tay, trước đây thường dùng để lưu trữ những cuộc hẹn, địa chỉ. Nhưng hiện nay thì loại máy này cũng tiến gần tới việc có thể thay thế phần nào máy tính xách tay với hệ điều hành và phần mềm đi kèm nhằm phục vụ mọi nhu cầu của người dùng, đặc biệt là các doanh nhân trong công việc hàng ngày và hơn nữa là một số loại máy được tích hợp luôn chức năng điện thoại.
Hình B 1.4: PDA
1.1.3. Các loại máy tính khác
8
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Workstation là máy tính có kích thước và cầu hình phần cứng lớn và mạnh hơn máy tính cá nhân, thường được dùng làm máy trạm t rong mang ̣ cuc̣ bộ với hệ điều hành riêng biệt nhằm phục vụ cùng lúc nhiều người truy cập và sử dụng. Đôi lúc cũng được dùng trong lãnh vực thíêt kế và đồ họa.
Hình B 1.5: Workstation
Mini-Computer là maý tinh ́ manh ̣ hơn maý Workstation nhưng không manh ̣ băng ̀ maý tinh ́ Mainframe, được thiết kế để phục vụ cùng lúc cho nhiều người sử dụng theo nhu cầu riêng biệt của một công ty nhỏ có khoảng 4 đến 100 người.
9
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 1.6: Mini - Computer
Mainframe là máy tính lớn rất mạnh có thể phục vụ lên đến hàng nghìn người sử dụng cùng lúc, được dùng trong cơ quan, tổ chức hoặc các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên kích thước của loại máy tính này rất lớn và giá thành cũng rất đắt.
Hình B 1.7: Mainframe
Ngoài ra cũng còn một số loại máy tính khác như: Máy tính xử lý xong xong (Parallel Processing Computer), Siêu máy tính (Super Computer) là những loại máy tính rất đặc biệt với kích thước rất lớn và sức mạnh tính toán cực mạnh 10
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
được sử dụng trong một số lĩnh vực rất hạn chế như nghiên cứu khoa học, quân sự, … 1.2. Các khối phần cứng máy tính Khối thiết bị nhập ( Input Unit): bao gồm các thiết bị dùng để đưa các thông tin vào trong máy tính như: bàn phím, chuột, máy quét, micro, webcam,
Hình B 1.9: Khối thiết bị nhập
Khối xử lý ( Processing Unit): là đầu não trung tâm của máy tính có chức năng tính toán, xử lý dữ liệu, quản lý hoặc điều khiển các hoạt động của máy tính như: CPU (Central Processing Unit).
Hình B 1.10: Khối xử lý
Khối thiết bị xuất ( Output Unit): bao gồm các thiết bị dùng để xuất thông tin hay kết quả của dữ liệu được xử lý từ khối nhập như: máy in, máy fax, màn hình, projector, …
11
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 1.11: Khối thiết bị xuất
Khối bộ nhớ và thiết bị lưu trữ ( Memory – Storage Unit): là các thiết bị lưu trữ tạm thời hay cố định những thông tin, dữ liệu trong máy tính như: Ram, Rom, ổ cứng, đĩa mềm, đĩa CD/DVD, flash disk, …
Hình B 1.12: Khối thiết bị lưu trữ
12
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Khối thiết bị nhập và xuất có thể gọi chung là các thiết bị ngoại vi
Hình B 1.13: Các thiết bị ngoại vi
(Perihperals), ngoài ra để kết nối các khối thiết bị lại hay mở rộng thêm các chức năng thì còn có các thiết bị khác dùng để kết nối, quản lý, điều khiển các hoạt động riêng biệt của phần cứng máy tính như: bo mạch chủ, card màn hình, card âm thanh, card mạng, card tivi … 1.3. Phần mềm máy tính 1.3.1 Hệ điều hành: (Operating System, còn được gọi là Hidden Software) là một phần mềm đặc biệt được thiết kế nhằm mục đích quản lý nền tảng phần cứng máy tính hoạt động để phục vụ cho yêu cầu của người dùng bằng việc cung cấp một cách thức tương tác giữa người dùng với phần cứng qua chính nó hoặc các phần mềm ứng dụng được cài đặt thêm vào hệ điều hành. Các hệ điều hành thông dụng hiện này là WindowXP, Window Vista (Microsoft); Ubuntu Linux, RedHat Linux (Cộng đồng mã nguồn mở).
13
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 1.14: Hệ điều hành
1.3.2 Trình điều khiển thiết bị ( Driver) Driver là một phần mềm đặc biệt thường được viết ra bởi chính nhà sản xuất thiết bị phần cứng nhằm để hổ trợ hệ điều hành kiểm tra, quản lý hay điều khiển các thiết bị phần cứng trong máy tính. Ví dụ như trình điều khiển Chipset của bo mạch chủ, card màn hình, card âm thanh, máy in, máy quét, …
Hình B 1.15: Trình điều khiển thiết bị
14
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
1.3.3 Phần mềm ứng dụng ( Application Software)
Là loại phần mềm dùng để phục vụ cho con người với các nhu cầu công việc khác nhau trong rất nhiều các lãnh vực như: chương trình xử lý ảnh, xử lý văn bản, quản lý dữ liệu, xem phim nghe nhạc, thiết kế đồ họa, truy cập internet, chat,
Hình B 1.16: Phần mềm dàn trang và office 2003
+ Phần mềm lập trình ( Programing Software) là loại phần mềm dùng để viết ra các hệ điều hành, trình điều khiển, phần mềm ứng dụng hay tạo ra một phần mềm lập trình khác. Ví dụ: Turbo Pascal, Visual Basic, Borland C++, Delphi, Visual Studio.NET, ... 1.3.4 Phần mềm lập trình ( Programing Software) Là loại phần mềm dùng để viết ra các hệ điều hành, trình điều khiển, phần mềm ứng dụng hay tạo ra một phần mềm lập trình khác. Ví dụ: Turbo Pascal, Visual Basic, Borland C++, Delphi, Visual Studio.NET, …
15
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 1.17: Phần mềm lập trình
1.4. Nguyên lý hoạt động của máy tính 1.4.1 Sơ đồ khối máy tính:
Hình B 1.18: Sơ đồ khối máy tính
1.4.2 Đơn vị cơ bản của máy tính Các máy tính hiện nay là các máy tính điện tử vì vậy nó chỉ có thể hiểu được 2 trạng thái sau: có điện – không có điện -> đúng – sai.
16
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Để biểu diễn 2 trạng thái đó ở số học thì người ta dùng hệ nhị phân với 2 phần tử là 0 và 1. Mỗi phần tử 0 hoặc 1 này được qui ước trong ngành máy tính là một bit. Khởi nguồn từ đây, người ta định nghĩa các đơn vị đo lường khác như: 1 Byte 1 KiloByte 1 MegaByte 1 GigaByte 1 TByte
= 8 bit (tương ứng 1 ký tự trong mã ASCII) = 210 Byte = 1024 Byte = 210 Kbyte = 1024 KByte = 210 Mbyte = 1024 MByte = 210 Gbyte = 1024 Gbyte
Và một số thông số đo lường như: ổ cứng 120GB, ATA 100MB/s; Card mạng 1Gb/s, …với qui ước b = bit, B = Byte. 1.4.3. Nguyên lý hoạt động Bước 1: đầu tiên dữ liệu sẽ được nhập vào qua thiết bị nhập ở dạng số hay chữ, được mã hóa thành dạng thông tin mà máy tính hiểu được (bao gồm thông tin và lệnh điều khiển) và được chuyển vào vùng nhớ tạm (bộ nhớ) để được xử lý.
Hình B 1.19: Nguyên lý hoạt động
Bước 2: khối xử lý sẽ giải mã và thực hiện các phép tính số học, logic để xử lý thông tin nhận và lưu trữ kết quả ở vùng nhớ tạm hay thực thi các lệnh điều khiển được yêu cầu.
17
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 3: những thiết bị xuất có nhiệm vụ giải mã thông tin xuất ra phù hợp với thiết bị xuất mà người dùng có thể hiểu được như chữ, hình ảnh, âm thanh, …
Hình B 1.20: Nguyên lý hoạt động 2
Bước 4: cuối cùng thông tin kết quả có thể được chuyển vào khối thiết bị lưu trữ để có thể tiếp tục sử dụng. 1.4.4. Xử lý dữ liệu Máy tính có 2 kiểu xử lý dữ liệu: một bằng phép tính toán học và hai là bằng phép tính luận lý. Các phép tính số học được thực hiện bằng các phép tính + và -, còn phép tính * và / là việc thực hiện nhiều lần của 2 phép tính + và -. Ví dụ: máy tính sẽ thực hiện 2+3=5, trong đó 2 và 3 được nhập vào từ thiết bị nhập Các phép tính luận lý trong máy tính được thực hiện bằng các toán tử >, <, =, or, and, true, false. Ví dụ: nếu 6>5 thì cho kết quả true (đúng), 8<7 thì cho kết quả false (sai). 1.4.5. Quá trình khởi động của máy tính Đối với bộ nguồn ATX thì lúc chưa nhấn nút Power khởi động máy, bộ nguồn máy tính vẫn cung cấp do bo mạch chủ một nguồn điện chờ +5 Stanby đề chờ tín hiệu bật nguồn.
18
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Sau khi nhấn nút Power thì bo mạch chủ sẽ tín hiệu cho nguồn để kích nguồn hoạt động, lúc này nguồn mới cung cấp điện cho đầy đủ cho bo mạch chủ và các thiết bị khác trong máy tính và lúc này máy tính bắt đầu khởi động.
Đầu tiên ROM BIOS sẽ hoạt động, kiểm tra lại việc cấp điện của bộ nguồn (các nguồn điện còn lại bao gồm +3.3V, +5V, -5V, +12V, -12V), quá trình kiểm tra này chỉ diễn ra trong vài giây. Sau khi công việc kiểm tra cấp nguồn hoàn tất thì Card màn hình sẽ được cấp điện và hiển thị thông tin đầu tiên. Sau đó bộ vi xử lý sẽ điều khiển ROM BIOS để thực thi chương trinh POST (Power On Self Test). Chương trình POST sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các thiết bị kết nối trong máy tính, đầu tiên kiểm tra các thông số CPU, RAM, HDD và các thiết bị kết nối khác và hiển thị lên màn hình máy tính. Khi kiểm tra song, quá trình POST sẽ chuyển cho thông tin cho BIOS và lưu trữ trong CMOS và chuyển quyền điều khiển qua thiết bị khởi động đã được qui định trong CMOS. Nếu thiết bị được chọn để khởi động là ổ cứng thì CPU truy cập vào vùng MBR (Master Boot Record) để tìm kiếm thông tin về phân vùng khởi động. Tại phân vùng khởi động (Boot Record) CPU sẽ tìm thấy thông tin các tập tin mồi (trong hệ điều hành DOS, các tập tin này là io.sys, msdos.sys và command.com) của hệ điều hành và nạp các tập tin này vào vùng nhớ tạm thời (RAM). Sau đó lại đến phiên các tập tin mồi này lại làm nhiệm vụ của nó là nạp tiếp các tập tin hoạt động của hệ điều hành, trình điều khiển, hàm thư viện, … và tiến hành khởi động hệ điều hành cho tới khi hoàn tất (vào tới màn hình Desktop trong trường hợp sử dụng Windows).
19
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI TẬP LỚN 1. Máy tính cá nhân khác với những loại máy tính khác như thế nào? Nêu ra những đặc điểm của chúng? 2. Hãy vẽ sơ đồ các khối cơ bản của máy tính và liệt kê chi tiết mỗi khối ít nhất 3 thiết bị. 3. Phần mềm máy tính gồm có mấy loại. Hãy nêu những đặc điểm của chúng. 4. Hãy nêu cụ thể quá trình xử lý dữ liệu và nguyên lý hoạt đông của máy tính. 5. Vẽ sơ đồ quá trình khởi động máy tính và nêu chi tiết của quá trình khởi động máy. BÀI TẬP ÔN 1. Máy tính Machintosh thuộc loại máy tính 2. Máy Laptop hay Notebook thuộc loại máy tính 3. Máy tính PDA ( Personal Data Assistant) thuộc loại máy tính 4. Máy tính Workstation là máy tính cá nhân: đúng hay sai 5. Máy tính Mini-Computer là máy tính được thiết kế để phục vụ cùng lúc cho nhiều người: đúng hai sai. 6. Bàn phím thuộc thiết bị nhập: đúng hay sai 7. CPU thuộc thiết bị nhập: đúng hay sai 8. Máy in thuộc thiết bị nào 9. ổ cứng thuộc thiết bị xử lý: đúng hay sai 10. Bo mạch chủ thuộc khối thiết bị khác: đúng hay sai 11. Windows là hệ điều hành máy tính: đúng hay sai 12. Bộ Office thuộc loại phần mềm nào? 13. Visual C, C++ thuộc loại phần mềm gì? 14. Sơ đồ hệ thống máy tính gồm mấy khối? 15. 8 bit bằng mấy byte? 16. 1 byte bằng bao nhiêu KiloByte 17. 1 MegaByte bằng: 1024 Kbyte hay 1024 Mbyte 18. 1024 Mbyte bằng bao nhiêu GigaByte 19. Dữ liệu nhập vào được giải mã và đưa vào bộ nhớ tạm: đúng hay sai 20
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
20. Khi máy tính bắt đầu khởi động thì nó đọc chường trình nào đầu tiên
21
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 2: LINH KIỆN CẤU THÀNH HỆ THỐNG MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được: Hiểu được các thành phần linh kiện lắp ráp thành một bộ máy tính:
Bo mạch chủ Bộ vi xử lý Bộ nhớ chính Bộ nhớ phụ Bộ nguồn và thùng máy Màn hình máy tính Bàn phím và chuột Card màn hình Card âm thanh Loa máy tính
Kiến thức chẩn đoán và điều trị các sự cố của các thành phần linh kiện này. 2.1. Bo mạch chủ 2.1.1. Giới thiệu Bo mạch chủ là bo mạch chính (trung tâm) được tạo thành từ các thành phần linh kiện điện tử và đường kết nối làm nhiệm vụ cung cấp các kết nối vật lý và luận lý giữa các thiết bị khác nhau trong một hệ thống máy tính. Trên bo mạch chủ thường bao gồm: Socket để gắn CPU Slot dùng để gắn RAM hệ thống Chipsets cung cấp đường truyền chính giữa CPU, RAM và các đường truyền kết nối tới các thành phần còn lại. Chip ROM (thường gọi là ROM BIOS) là nơi lưu trữ phần dẽo (Firmware) của hệ thống máy tính. Xung nhịp đồng hồ (Clock) cung cấp tín hiệu đồng bộ cho việc hoạt động và giao tiếp giữa các thiết bị.
22
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Khe cắm mở rộng dùng để kết nối các thiết bị ngoại vi khác vào đường truyền chung của Chipsets. Kết nối nguồn (Power Connector) nhận điện từ bộ nguồn để cung cấp cho các thiết bị trên bo mạch chủ hoạt động.
Hình B 2.1: Các thành phần trên mainboard
2.1.2. Các thành phần của bo mạch chủ Các Chips trên bo mạch chủ Chip là một vi mạch điện tử được tích hợp lên các bo mạch dùng để thực hiện một nhiệm vụ hay một chức năng nào đó. Các chip thường thấy trên một bo mạch chủ: Bộ chip chính của bo mạch chủ (chipsets) Chip card màn hình, âm thanh, mạng ONBOARD Và một số chip khác (controller) với chức năng hổ trợ CPU và các chip chính trong việc quản lý và trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị.
23
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.2: Các chips trên mainboard
Cổng kết nối Cổng kết nối là thiết bị kết nối giữa bo mạch chủ tới các thiết bị ngoại vi. Thiết bị ngoại vi được kết nối với cổng bởi những dây cáp theo từng thiết bị. Một số thuật ngữ khác cho cổng kết nối là giao điện kết nối dùng để trao đổi dữ liệu qua lại giữa các thiết bị bên ngoài với máy tính.
Hình B 2.3: Các cổng kết nối trên mainboard
Khe cắm trên bo mạch chủ
24
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Khe cắm là một dãy được gắn dính vào phía dưới bên trái của bo mạch chủ được gọi là khe cắm mở rộng, các card mở rộng được gắn vào chúng. Card mở rộng là một dạng bo mạch in, nó thực hiện một số chức năng mở rộng cho máy tính như: card màn hình, card mạng, card modem, card usb, …
Hình B 2.4: Khe cắm trên mainboard
Bảng kết nối Là nơi để kết nối với các dây tín hiệu và điều khiển của thùng máy với bo mạch chủ bao gồm: Front Panel: kết nối các công tắc mở/tắt máy (Power Switch), khởi động lại máy (Reset), đèn tín hiệu nguồn (Power Led) - ổ cứng (HDD Led), loa báo tín hiệu (Speaker).
Hình B 2.5: Front Panel
25
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Front USB Panel: kết nối với dây nối cổng USB trước thùng máy.
Hình B 2.6: Front USB Panel
26
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Front Audio Panel: kết nối với dây nối cổng loa và micro của thùng máy
Hình B 2.6: Front Audio Panel
System Bus and Bandwidth Bus trong hệ thống máy tính là kênh truyền kết nối giữa các thiết bị với nhau bao để truyền dữ liệu hay tín hiệu điều khiển. System Bus (còn gọi lại Bus hệ thống) hay Front Side Bus (FSB: là kênh truyền - bus bắt tay giữa 2 thiết bị, khác với bus nội bộ của mỗi thiết bị) là đường truyền tín hiệu (dữ liệu hay điều khiển) giữa CPU và các thiết bị khác trong hệ thống máy tính như bộ nhớ hệ thống, ổ cứng, card màn hình, BIOS, card mở rộng, … Bandwidth được gọi là băng thông là số lượng thông tin lưu chuyển giữa 2 thiết bị trong một đơn vị thời gian. Theo lý thuyết thì băng thông được tính như sau: Băng thông = độ rộng của dữ liệu x dữ liệu truyền trong một xung nhịp x FSB Ví dụ: một thiết bị có độ rộng đường truyền dữ liệu là 32bit, có thể truyền được 4 bit dữ liệu trong một xung nhịp và có FSB là 100Mhz thì băng thông là: 32bit x 4 x 100Mhz = 1600MB/s 2.1.3. ROM BIOS Là tên gọi thông thường của người dùng khi muốn nói đến con chip nhớ (ROM) nằm trên bo mạch chủ dùng để lưu trữ chương trình BIOS (Basic Input Output System: hệ thống xuất nhập cơ bản của máy tính), giao diện điều khiển của chương trình CMOS Setup Utility, chương trình tự khởi động và kiểm tra máy tính lúc khởi động máy (POST – Power On Self Test). 27
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Với hệ thống máy tính trước đây thì phần thông tin trong ROM BIOS là cố định không thể xóa được. Các hệ thống mới sử dụng loại ROM đặc biệt (thường là EEPROM) là loại ROM có thể ghi xóa được vì thế có thể được dùng trong trường hợp cần nâng cấp BIOS.
Hình B 2.7: ROM BIOS
2.1.4. Chipsets Chipsets là bộ chip chính của bo mạch chủ, làm cầu nối chính cho tất cả các thành phần còn lại trên bo mạch, thường được bán nguyên bộ cho các nhà sản xuất Mainboard. Bộ chipsets thường bao gồm 2 chip chính là chip cầu bắc và chip cầu nam, đôi lúc 2 chip này có thể tích hợp lại thành một chip đơn nhất.
Hình B 2.8: Chipset Intel
Chip cầu bắc: có nhiệm vụ là kênh truyền kết nối tới CPU và giúp CPU kết nối tới bộ nhớ chính (RAM), card màn hình onboard hoặc khe cắm rời, kênh truyền tới chip cầu nam.
28
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Chip cầu nam: làm nhiệm vụ dẫn truyền tính hiệu từ các thiết bị như ổ cứng, ổ CD/DVD, ổ mềm, cổng USB, nối tiếp, xong xong, khe cắm PCI, chip Lan, chip âm thanh, BIOS, … đến chip cầu bắc và ngược lại. Tên các bộ chipsets thường được đặt tên theo chip cầu bắc. Các nhà sản xuất chipset và sơ đồ kỹ thuật của bộ chipset thông dụng:
Hình B 2.9: Chipset Intel 975X
29
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.10: Chipset Intel 915G
30
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.11: Chipset VIA CX700
31
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.12: Chipset SIS 761X
32
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.13: Chipset NVIDIA
2.1.5. Các đặc trưng của nhà sản xuất bo mạch chủ Nhà sản xuất bo mạch chủ là nơi đóng gói thành phẩm bo mạch chủ. Để có một bo mạch chủ hoàn chỉnh thì nhà sản xuất sẽ chọn và mua bộ chipset chính từ nhà sản xuất chipset, sau đó sẽ tự sản xuất hoặc mua các chip điều khiển còn lại như chip âm thanh, chip lan, chip điều khiển ổ cứng, bios, … từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Nhà sản xuất chip âm thanh: Cmedia, Realtek, Intel, Creative, … Nhà sản xuất chip Lan: Realtek, Intel, Broadcom, … Nhà sản xuất chip card màn hình: Intel, Via, Sis (được tích hợp trong chip cầu bắc), nVidia, S3, … BIOS: Phonix, Award, Ami, …
33
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Sau khi tích hợp các thành phần chính lên bo mạch chủ, nhà sản xuất có thể thêm các thành phần đặt trưng của chính mình để bổ xung thêm các chức năng cả về phần cứng và phần mềm đặc trưng. Nhà sản xuất Gigabyte: ngoài một số chức năng chung như các bo mạch chủ khác thì hãng Gigabyte thêm vào một số đặt tính riêng của mình như sử dụng tất cả tụ rắn nhằm nâng cao tính ổn định của thíêt bị, DualBIOS nhằm bảo vệ sự cố nếu bị hỏng chip ROMBIOS, C.O.M giúp người dùng có thể kiểm tra và tải về các bản cập nhật BIOS, Driver trực tiếp từ máy chủ của nhà sản xuất, M.I.T giúp máy tính tối ưu để đạt được hiệu suất hoạt động cao nhất, SilentPipe giúp hệ thống giải nhiệt hiệu quả mà không gây tiếng ồn, … Nhà sản xuất Intel: là nhà sản xuất bo mạch chủ có đủ thành phần chip tích hợp trên bo mạch chủ đầy đủ nhất bao gồm bộ chipset, chip màn hình, âm thanh, lan, … Đây là đặt tính mạnh nhất của Intel đem lại cho bo mạch chủ của Intel tính ổ định và tương thích tốt nhất và rất hiệu quả khi hoạt động với CPU của chính Intel sản xuất. Tuy nhiên cũng là hãng sản xuất bo mạch chủ ít tích hợp thêm các chức năng phụ trợ thêm cho người dùng. Nhà sản xuất Asus: cũng giống như nhà sản xuất Gigabyte, hãng Asus cũng thêm nhiều tính năng cho bo mạch chủ của mình như Quit Thermal nhằm giúp hệ thống tản nhiệt tốt và êm hơn qua thiết kế cung cấp nguồn 8 pha, theo dõi và quản lý tốc độ quạt thông minh, các phiến tản nhiệt kết nối bằng các ống giải nhiệt. Ngoài ra còn cung cấp cơ chế tối ưu hóa phần cứng nhằm tăng hiệu suất hoạt động của tòan hệ thống với AI NOS, AI Gear, …
34
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.1.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bo mạch chủ
35
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.2. Bộ vi xử lý 2.2.1. Giới thiệu
Bộ vi xử lý là thành phần quan trong nhất trong máy tính có chức năng điều khiển mọi hoạt động của máy tính, tính toán và xử lý dữ liệu.
Hình B 2.14: Bộ vi xử lý AMD và Intel
2.2.2. Đặc tính của bộ vi xử lý Tốc độ xung nhịp: Bộ vi xử lý chạy nhanh hay chậm là do tốc độ xung nhịp quyết định. Tốc độ xung nhịp được tính bằng Hz (là số lần thay đổi trạng thái trong một đơn vị thời gian), các CPU hiện nay có tốc độ lên tới hàng Ghz. Bus hoạt động: BUS của CPU được chia làm 2 loại đó là FSB (Front Side Bus), BSB ( Back Side Bus).
Hình B 2.15: Front Side Bus và Back Side Bus
36
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
FSB: (Front Side Bus) của CPU là BUS tuyến trước của CPU khi kết nối với bộ Chipset trên bo mạch chủ. BSB: (Back Side Bus) của CPU là BUS tuyến sau là kênh truyền từ cache L2, L3 đến CPU. Cache: Cache gồm có 2 loại cache đó là cache L1 và cache L2 mỗi cache điều có cách hoạt động khác nhau. Bộ nhớ cache L1 được tích hợp trong chính bản thân CPU được gọi là cache nội hay gọi là cache chính. Tốc độ truy nhập cache xấp xỉ bằng tốc độ làm việc của CPU, nhưng dung lượng khá nhỏ. Cache L1 được phân thành 2 bộ nhớ với hai chức năng khác nhau đó là Data cache và Code cache. Data cache: để lưu trữ dữ liệu Code cache: để lưu trữ mã lệnh Cache L2 được nằm bên ngoài CPU goi là external cache hay gọi là cache phụ. Cache L2 thường có kích thước 256 KB đến 4MB. Thời điểm hiện nay cache L2 được đưa vào trong cùng một vỏ bọc của CPU. Chức năng của cache L2 hoạt động là dự đoán trước các lệnh của CPU sắp thực thi, cache L2 sẽ lấy thông tin lên trước để khi cần CPU sẽ lấy từ cache L2 nhanh hơn phải lấy từ RAM.
Hình B 2.16: Cache L1 và L2
37
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Tập lệnh
Là bộ lệnh được định nghĩa sẵn và lưu trữ ngày trong CPU nhằm thực hiện những tác vụ đã được thiết kế theo yêu cầu như tập lệnh FPU dùng để tính toán số thực dấu chấm động, tập lệnh MMX dùng để hổ trợ xử lý dữ liệu MultiMedia, tập lệnh SSE, SSE2, SSE3 dùng để hổ trợ truy cập Internet và xử lý dữ liệu MultiMedia (hình ảnh, âm thanh) chuyên biệt. Công nghệ chế tạo Khi nói đến công nghệ chế tạo của CPU là nói đến toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầu thiết kế cho tới khi có sản phẩm thành phẩm. Trong quá trình này sẽ có nhiều yếu tố để tạo nên sự khác biệt giữa các loại CPU, dòng sản phẩm, tính năng, sức mạnh tính toán, … Một số đặc điểm có thể lưu ý như:
CPU chế tạo bằng công nghệ 130, 90 hay 65nm ? Loại CPU máy chủ, để bàn hay laptop ? CPU sử dụng kiến trúc nào: NetBurst hay Core ? Dòng CPU một lõi hay đa lõi ? CPU 32bit hay 64 bit ?
2.2.3. Sức mạnh của bộ vi xử lý Với các đặt tính trên của CPU thì sức mạnh của một bộ vi xử lý không phụ thuộc hoàn toàn vào một đặc tính nào như tốc độ hoạt động, Front Side Bus,… mà phải được xem xét tới toàn bộ các đặc tính trên. So sánh giữa 2 CPU Intel Core 2 Duo E6700 và Pentium D 960 cả hai đều là CPU 2 nhân chế tạo trên công nghệ 65nm, hổ trợ tính tóan 64bit, cùng 4MB cache L2, chỉ khác là E6700 có tốc độ xung nhịp 2.66Ghz với FSB là 1066Mhz, còn D960 có tốc độ xung nhịp là 3.6Ghz với FSB là 800Mhz. Nếu không xét đến các yếu tố khác thì có thể nói CPU D960 sẽ mạnh hơn CPU E6700. Tuy nhiên nếu xét đến yếu tố về kiến trúc sử dụng thì E6700 sử dụng kiến trúc Core với nhiều tính năng ưu việt hơn kiếnt trúc Netburst cũ sử dụng cho D960 thì rỏ ràng lúc này CPU E6700 mạnh hơn. 2.2.4. Các bộ vi xử lý của Intel, AMD Các dòng CPU Intel: Tên Pentium
Dòng 8xx
Tốc độ 2.66–3.73
Socket 775 38
FSB 533
L2 Cache 2 × 1024 KB
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
D/EE Pentium 4
9xx 5xx 6xx
GHz 478 775 423
1.3–3.8 GHz
800 1066 MT/s 400 533 800/1066 MT/s
Intel Celeron
2xx 2.x
266 Mhz-3.3 Ghz
370 478 775
66-533 MT/ s
Pentium M
7xx
0.8–2.26 GHz
479
400 533 MT/s
Txxxx 1.06–2.33 Intel Core Lxxxx GHz Uxxxx Exxxx 3xxx Txxxx Intel Core 2 1.6–3.0 GHz Xxxxx Qxxxx QXxxxx
M
775 M
2 × 2048 KB 256–2048 KB 0-1024 KB
1024–2048 KB 2048 KB
533 667 MT/s
667 1066 MT/s
2048-8192 KB
Các dòng CPU AMD: CPU AMD cũng có rất nhiều dòng sản phẩm như: Duron, Sempron, Athlon, Athlon XP, Athlon 64, Athlon FX, Turion, … nhưng hiện nay thì phổ biết nhất chỉ có các dòng Athlon 64 và Sempron: Tên
Tốc độ
Cache
HT
Sempron 3000+ 1600 MHz 256 KB 800 MHz Sempron 3200+ 1800 MHz 128 KB 800 MHz Sempron 3400+ 1800 MHz 256 KB 800 MHz Sempron 3500+ 2000 MHz 128 KB 800 MHz
39
Voltage 1.20/1.25 V 1.20/1.25 V 1.20/1.25 V 1.20/1.25 V
TDP
Socket
35 W Socket AM2 35 W Socket AM2 35 W Socket AM2 35 W Socket AM2
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Tên Athlon 64 3000+ Athlon 64 3200+ Athlon 64 3500+ Athlon 64 3500+ (F3) Athlon 64 3800+ Athlon 64 3800+ (F3) Athlon 64 4000+ (F3)
Tốc độ MHz
L2Cache KB
HT MHz
1800 MHz
512
1000
2000 MHz
512
1000
2200 MHz
512
1000 MHz
2200 MHz
512
1000 MHz
2400 MHz
512
1000 MHz
2400 MHz
512
1000 MHz
2600 MHz
512
1000 MHz
40
Voltage TDP V W 1.351.40 V 1.351.40 V 1.251.40 V 1.251.40 V 1.251.40 V 1.251.40 V
Socket
62 W Socket AM2 62 W Socket AM2 62 W Socket AM2 62 W Socket AM2 62 W Socket AM2 62 W Socket AM2
1.2562 W Socket AM2 1.40 V
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.2.5. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ vi xử lý
2.3. Bộ nhớ chính - RAM 2.3.1. Giới thiệu Ram (Random Access Memory) là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên cung cấp nơi lưu trữ tạm thời các thông tin trong quá trình xử lý. Thông tin sẽ bị mất khi không còn nguồn điện cung cấp. RAM còn được gọi là bộ nhớ chính của máy tính, bộ nhớ càng lớn thì máy tính hoạt động càng hiệu quả là một trong những thành phần không thể thiếu của máy tính.
Hình B 2.17: Bộ nhớ RAM
41
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.3.2. Đặc tính của bộ nhớ RAM Bus và băng thông
Bus RAM là tốc độ đường truyền dữ liệu từ RAM tới chip cầu bắc của bo mạch chủ. Bus càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh. Nói chung Bus của RAM gần giống như Bus CPU. Băng thông của RAM thường được ghi lên nhãn của thanh RAM. Ví dụ: PC3200 có nghĩa là băng thông từ RAM tới chip cầu bắc là 3200MB/s, đối với DDRAM điều này cũng có nghĩa là Bus tối đa của thanh RAM là 400Mhz. Cách tính băng thông RAM như sau: Băng thông RAM = Bus RAM x độ rộng đường truyền (bit) Trong đó bit được đổi thành byte. Ví dụ: số bus là 400Mhz, độ rộng đường truyền là 64 bit như vậy băng thông là: 400 x 64/8 = 3200MB/s 2.3.3. Phân loại bộ nhớ RAM SRAM và DRAM SRAM là loại RAM lưu giữ dữ liệu mà không cần cập nhật thường xuyên (Static). Chế tạo SRAM tốn kém hơn hơn DRAM và SRAM thường có kích cỡ lớn hơn DRAM, nhưng tốc độ nhanh hơn DRAM vì không phải tốn thời gian refresh nhiều lần. DRAM là loại RAM cần cập nhật dữ liệu thường xuyên (high refresh rate). Thông thường dữ liệu trong DRAM sẽ được refresh (làm tươi) nhiều lần trong một giây để lưu giữ lại những thông tin đang lưu trữ, nếu không refresh lại DRAM thì dù nguồn điện không ngắt, thông tin trong DRAM cũng sẽ bị mất. Sự ra đời của DRAM chỉ là một lối đi vòng để hạ giá sản xuất của SRAM. Các chủng loại DRAM thông dụng SDR SDRAM (Single Data Rate Synchronous Dynamic RAM) có Bus từ 66/100/133MHz, tổng số chân của 2 mặt là 168 chân Pin, số bit truyền dữ liệu là 64 bit, điện áp hoạt động là 3.3V.
42
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.18: SDR SDRAM
DDR SDRAM (Double Data Rate Synchronous Dynamic RAM) người ta còn gọi là DDRam một có Bus từ 200/266/333/400MHz, số bit dữ liệu là 64 bit, tổng số chân Pin của 2 mặt là 184 Pin, điện áp hoạt động là 2.5V.
Hình B 2.19: DDR SDRAM
DDRAM II (Double Data Rate II Synchronous Dynamic RAM) mới phát triển sau này có Bus khá lớn 533/667/800/1066MHz, số bit dữ liệu là 64 bit, tổng số chân Pin của 2 mặt là 240, điện áp cung cấp là 1.8V.
Hình B 2.20: DDR II SDRAM
43
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.3.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ nhớ RAM Bộ nhớ chính -
Oxy hóa. Cháy do gắn sai.
nhớ.
Lỗi chip
Một số Ram bị oxy hóa do lâu ngày, chúng ta vệ sinh cho thiết bị. Xác định lỗi về Ram qua tiếng bip: thường phát ra 3 tiếng bip dài liên tục. Nếu Ram lỗi, vẫn chạy được chúng ta phải sử dụng chương trình Test mới biết được: Gold Memory, Memtest86, …
-
44
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.4. Bộ nhớ phụ 2.4.1. Giới thiệu
Bộ nhớ phụ là bộ nhớ lưu trữ dữ liệu dài lâu. Đặc điểm có dung lượng lưu trữ lớn, kích thước lớn hơn bộ nhớ chính, không mất thông tin khi không có điện. Ví dụ: ổ đĩa cứng, đĩa quang, … 2.4.2. Ổ đĩa cứng Là thiết bị lưu trữ hệ điều hành, các ứng dụng, tập tin, cung cấp bộ nhớ ảo cho hệ thống. Khả năng vận hành của ổ đĩa cứng có ảnh hưởng đến tốc độ chung của cả hệ thống. Các sự cố liên quan về ổ đĩa cứng dễ dàng làm toàn bộ hệ thống không hoạt động. Cấu trúc ổ cứng
Hình 2.21: Cấu tạo ổ đĩa cứng
Một ổ đĩa cứng bao gồm một hoặc nhiều đĩa phẳng đặt trên cùng một trục quay. Việc truy xuất dữ liệu tới các vùng trên đĩa được thực hiện bởi những đầu đọc ghi trên mỗi mặt đĩa thông qua sự điều khiển của mạch điều khiển. Khung sườn: đảm bảo quá trình hoạt động của ổ đĩa, tính nguyên vẹn về cấu trúc, nhiệt và điện cho ổ đĩa. Là nền tảng ổn định để lắp đặt các thành phần khác trong ổ đĩa. Các ổ đĩa lớn được chế tạo từ khung nhôm đúc. Lá đĩa: chế tạo bằng nhôm, thuỷ tinh hoặc hợp chất gốm sứ, trên lá đĩa được phủ một lớp từ tính và lớp bảo vệ. Đầu đọc sẽ đọc và ghi dữ liệu từ ổ cứng.
45
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bộ phận điều khiển đầu từ, mô tơ trục quay. Trên nguyên tắc đĩa cứng cũng tương tự như đĩa mềm là thiết bị lưu trữ từ tính.
Ban đầu lá đĩa được chế tạo từ nhôm vì nhôm là một chất liệu nhẹ, dễ gia công, chịu được lực ly tâm cao. Ngày nay, lá đĩa được làm bằng chất liệu giống như thuỷ tinh hoặc hợp chất gốm sứ vì chất liệu mạnh nhẹ có sự toả nhiệt rất thấp (dẫn đến ít sự cố), chịu được lực ly tâm cao hơn nhôm. Tốc độ quay vòng từ khoảng 7,200 đến 15,000 vòng trên giây, trong khi những ổ đĩa cũ trong khoảng 3200 đến 5400. Một ổ đĩa có thể có: một hai hay nhiều lá đĩa. Trên mặt của lá đĩa sẽ được phân chia thành nhiều vòng tròn gọi là track. Tập hợp những vòng tròn đồng tâm gọi là Cylinder. Trên vòng tròn được chia ra làm nhiều đoạn nhỏ gọi là sector.
Hình 2.22: Track, sector, cluster
Bo mạch điều khiển Bo mạch điều khiển được lắp đặt bên dưới khung sườn, chứa toàn bộ mạch cần thiết để truyền tín hiệu điều khiển và dữ liệu với tới các thiết bên trong và bên ngoài. Cung cấp nguồn cho ổ đĩa hoạt động, ngoài ra còn có Jump (mạch cầu nhảy) để xác lập thông tin cho hệ thống về ổ đĩa đó. Tổ chức luận lý của ổ cứng Sector là gì: Sector là đơn vị lưu trữ nhỏ nhất trên ổ đĩa cứng. Track được chia thành những vùng nhỏ hơn gọi là Sector, một sector có dung lượng là 512 byte dữ liệu. 46
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình 2.23: Cylinder, trục quay
Phân vùng: Để có thể sử ổ đĩa cứng hay cài hệ điều hành thì phải phân vùng ổ đĩa. Có thể hình dung ổ đĩa cứng như một tủ hồ sơ lớn, đầu tiên tủ hồ sơ này trống không có gì, không có vách ngăn, cặp hồ sơ nhằm tổ chức quản lí thông tin. Để thuận lợi cho việc sử dụng phải định dạng và phân vùng ổ đĩa, bao gồm định dạng cấp thấp, phân vùng và định dạng cấp cao. Ổ đĩa phải được phân hoạch để có thể ghi hệ tập tin hệ điều hành. Ngoài ra, còn cho phép chia nhỏ ổ đĩa vật lý lớn thành nhiều ổ logic nhỏ hơn. Để phân vùng ổ đĩa phải dùng chương trình phần mềm như: fdisk, partition magic, ontrack disk, … Các 3 loại phân vùng: phần vùng sơ cấp (Primary Partition) , phân vùng mở rộng (Extended Partition) và phân vùng logic (Logical Partition). Một ổ đĩa cứng có thể chứa đến 4 phân vùng sơ cấp hoặc 3 phân vùng sơ cấp và 1 phân vùng mở rộng. Có thể chia phân vùng mở rộng thành nhiều phần chia logic.
47
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bản ghi khởi động (Boot Record)
Hình 2.24: Bảng ghi khởi động chính trên ổ đĩa cứng
Phân vùng mới sẽ được gán làm phân vùng mồi và Master Boot Record được ghi lên Sector đầu tiên của phân vùng sơ cấp đầu tiên. Để khởi động hệ điều hành: hệ thống sẽ đọc bản ghi khởi động chính (master boot record) từ sector đầu tiên của ổ đĩa cứng vật lý thứ nhất, chứa chương trình mồi để khởi động. Chương trình này sẽ tìm Boot Record trên sector đầu tiên từ phân vùng đã được active để khởi động. Bảng định vị tập tin: Bảng định vị là phương pháp mà hệ điều hành sử dụng để tổ chức các tập tin trên đĩa. Những hệ tập tin phổ biến là FAT32 và NTFS. Một hệ tập tin thường gồm 3 chức năng chính: Theo dõi không gian đĩa đã cấp phát và chưa sử dụng, Duy trì các thư mục và tên tập tin, Theo dõi vị trí tập tin được lưu trữ vật lý trên đĩa. FAT 32: hỗ trợ kích thước đĩa hoặc phân vùng lên đến 2 terabyte, có thể sử dụng được cho hệ điều hành windows 95, 98, 2000, XP. NTFS: có tính bảo mật cao, chỉ sử dụng cho hệ điều hành windows NT, 2000, XP, 2003, Vista.
48
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Thư mục gốc và định dạng đĩa Ngay sau khi phân vùng, hệ điều hành không thể lưu trữ các tập tin lên ổ đĩa nếu như phân vùng đó chưa được định dạng cấp cao. Cấu trúc dữ liệu được ghi lên mỗi phân vùng logic của ổ đĩa bao gồm: một volume boot sector, hai bảng FAT và một thư mục gốc. Định dạng cấp cao cho phép kiểm tra và xoá bỏ các sector hỏng và tạo ra thư mục gốc (ví dụ thư mục gốc C:\) để chứa các thư mục con. Định dạng cấp thấp cho phép chia ổ cứng thành các phần tử vật lý: track, sector, cylinder và đã được thực hiện bởi nhà sản xuất, người sử dụng không phải thực hiện. Chuẩn giao tiếp và thông số đặt trưng Chuẩn giao tiếp IDE/ATA: về cơ bản IDE và ATA là một, đây là sơ đồ thiết kế để tích hợp bộ điều khiển lên chính ổ đĩa thay vì dựa vào một bộ điều khiển độc lập. IDE đã để lại tiếng vang trong ngành công nghiệp chế tạo ổ đĩa lúc bấy giờ vì giá thành thấp dễ cấu hình. Tuy nhiên cần phân biệt ATA là chuẩn chính thức định nghĩa ổ đĩa và cách hoạt động của nó. Còn IDE là tên thương mại chỉ kiến trúc bộ điều khiển ổ đĩa và mạch giao tiếp 40 kim được thiết kế để thực thi chuẩn ATA. ULTRA – ATA 66: là chuẩn được nâng cấp từ chuẩn ATA để hỗ trợ tốc độ chuyển giao dữ liệu DMA vận hành lên đến 66 MB/giây. Dùng cáp 40 kim, 80 dây dẫn. ULTA ATA 100, ULTRA ATA 133: là chuẩn cải tiến nhằm tăng truyền dữ liệu của ổ đĩa cứng 100-133 MB/giây, đây là chuẩn rất phổ biến hiện nay. SATA (Serial ATA): là chuẩn giao tiếp phát triển vài năm trở lại đây, chuẩn này sử dụng cấp nguồn và cáp dữ liệu không giống như chuẩn ATA. SATA1 (có tốc độ truyền dữ liệu là 150 MB/giây) và SATA2 (có tốc độ truyền dữ liệu là 300 MB/giây). SCSI (scơ-ri): đây là chuẩn cao cấp chuyên dùng cho server có tốc độ rất cao từ 10,000 vòng trên phút trở lên.
49
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Thông số đặc trưng Dung lượng: hiện nay từ 40 GB trở lên.
Tốc độ vòng quay: từ 5400 đến 7200 vòng trên phút. Công nghệ hỗ trợ: BARACUDA (Seagate), RAID, Plus… Nhà sản xuất: Maxtor, Seagate, Samsung, Hitachi, Western, … Chẩn đoán và khắc phục sự cố ổ đĩa cứng
50
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.4.3. Đĩa quang và ổ đĩa quang
Đĩa quang và ổ đĩa quang là thiết bị lưu trữ không thể thiếu trong máy tính và người sử dụng. Phục vụ cho nhu cầu nghe nhạc xem phim lưu trữ các dữ liệu có dung lượng lớn. Các chương trình tiện ích phần mềm đều được lưu trữ trên đĩa quang. Ví dụ: chương trình cài đặt hệ điều hành, driver, office… Ngoài ra đĩa quang dễ sử dụng, bảo quản được lâu, thuận tiện trong việc di chuyển. Lưu trữ dữ liệu trên đĩa quang Đĩa quang: Dữ liệu trên đĩa quang được lưu theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. Đĩa quang không được phân chia thành các track đồng tâm và các sector như đĩa từ. Thay vào đó đĩa quang được ghi thành một đường rãnh xoắn ốc liên tục, duy nhất, chạy từ tâm quay ra vùng ngoài rìa. Thông tin này được ghi sẵn bằng công nghệ đốt cháy (burn – in) tại nhà sản xuất.
Hình B 2.25: Cấu tạo của đĩa quang
Đĩa quang được sản xuất hàng loạt bằng cách dập mẫu lên một đĩa chế tạo bằng chất dẻo poly-carbonate đúc và sau đó thực hiện vài công đoạn gia công để hoàn chỉnh. Đĩa quang cấu tạo gồm 4 lớp: nền nhựa, lớp tráng phản chiếu, lớp bảo vệ, nhãn (phủ bạc).
51
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Cấu trúc ổ đĩa quang Các ổ đĩa quang là những thiết bị kỹ thuật hiện đại dùng để đọc và ghi nội dung trên đĩa quang. Ổ đĩa quang cấu tạo gồm 2 phần: phần cơ và phần điện tử. Ổ đĩa quang thường có 2 loại ổ đĩa chỉ đọc và ổ đĩa vừa có thể đọc ghi. Các nhà sản xuất: Samsung, LG, Compact, Virbird, Combo, ASUS, …
Hình B 2.26: Ổ đĩa quang và mắt đọc laser
Phân loại đĩa quang Đĩa quang có 2 loại phổ biến hiện nay là CD và DVD. CD-ROM (compact disk): CD R (đĩa chỉ ghi một lần và đọc nhiều lần). CD RW (đĩa có thể đọc và ghi nhiều lần). Có tốc độ truyền dữ liệu từ 32 đến 52X, dung lượng trung bình là 650 đến 700MB. DVD-ROM (digital video disc): DVD R và DVD RW. Có tốc độ truyền dữ liệu gấp 9 lần CD ROM, có thể lưu trữ dữ liệu dung lượng lớn lên đến hàng gigabyte. DVD xuất hiện vào năm 2002, có tên ban đầu là Digital Video Disc (đĩa phim kỹ thuật số) rồi sau này chuyển thành Digital Versatile Disc (đĩa đa năng kỹ thuật số) là đĩa quang để lưu dữ liệu bao gồm phim ảnh có chất lượng hình ảnh và âm thanh cao.
52
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Chuẩn giao tiếp và thông số đặc trưng Chuẩn giao tiếp: Các đĩa quang được kết nối theo chuẩn ATAPI (ATA Packet Interface). Một chuẩn đa năng trên mạch giao tiếp ATA (IDE), được thiết kế để cho phép các thiết bị không phải ổ đĩa cứng có thể cắm vào một cổng ATA (IDE). Thông số đặc trưng: Tốc độ của đĩa quang được tính bằng X, 1X CD tương đương với 150KB/giây, 1X DVD tương đương 1.2MB/s. Chẩn đoán và khắc phục sự cố ổ đĩa quang Không nhận ổ đĩa quang: kiểm tra cáp dữ liệu và cáp nguồn, kiểm tra trong CMOS Setup Utilities. Có thể các linh kiện trên bo mạch điều khiển bị hỏng. Sửa chữa tại các dịch vụ điện tử tin học, bệnh viện máy tính quốc tế. Cơ không hoạt động: ấn nút nhưng nắp ổ đĩa không hoạt động, có thể thay thế hoặc sửa cơ. Không đọc được dữ liệu: do hỏng đầu đọc laser hoặc đĩa hỏng. Có thể thay thế nhưng nên mua mới vì chi phí thay thế đầu đọc gần như mua mới.
53
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
54
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.5. Bộ nguồn và thùng máy
Hình B 2.27: Bộ nguồn ATX
2.5.1. Giới thiệu Bộ nguồn (Power Supply) là một phần rất quan trọng trong máy tính có chức năng cấp nguồn điện cho máy tính. Nếu nguồn điện không ổn định có thể gây ra nhiều sự cố cho các thiết bị bên trong máy tính. Thùng máy (CASE) dùng để chứa các thiết bị gắn bên trong một máy tính như bo mạch chủ, ổ cứng, card mở rộng, … nếu không có thùng máy sẽ rất nguy hiểm cho các thiết bị này trong quá trình họat động vì không được bảo vệ cách ly vì vậy nó còn được gọi là thùng bảo vệ máy tính.
55
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.5.2. Bộ nguồn Thành phần và thông số bộ nguồn
Các thành phần cơ bản của bộ nguồn như sau: Thông số
Hình B 2.28: Thành phần cơ bản của bộ nguồn
Nguồn ATX lấy điện thế từ nguồn vào (220/110V) sau đó biến đổi và cung cấp điện áp một chiều ± 12v, ± 5v, +3.3v cho các thíêt bị máy tính. Công suất làm việc của nguồn có nhiều loại như 250W, 300W, 350W hoặc 400W và cao hơn. Nguồn ATX có cấp nguồn chính cho bo mạch chủ là 20 chân (hiện nay có loại 24 chân, với các nguồn +3.3V, +5V, +12v, -5V, -12V) và nguồn phụ là 4 chân, còn các thiết bị khác là loại cấp nguồn 4 chân (+5V và +12V).
56
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Chẩn đoán và khắc phục sự cố bộ nguồn
57
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.5.4. Thùng máy Thùng máy được chia làm rất nhiều loại như ATX Full size, Mini ATX, Micro ATX. Mỗi thùng đều có kiểu dáng riêng của nó nhưng thường sử dụng 2 loại thùng đó là thùng đứng (Micro ATX) và thùng nằm (Mini ATX). Thùng máy thường có 2 mặt: mặt trước và mặt sau Mặt trước có các chức năng như nút công tắt nguồn, nút khởi động nóng và các đèn tín hiệu nguồn, tín hiệu ổ cứng.
Hình B 2.29: Thùng máy
Mặt sau của thùng máy gồm các loại jack cắm (thường gọi là cổng). Các thiết bị vào/ra và các thiết bị ngoại vi thông qua dây nối vào các cổng để giao tiếp với các thành phần bên trong của khối hệ thống. 2.6. Màn hình máy tính
58
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.6.1. Giới thiệu
Màn hình là thiết bị ngoại vi dùng hiển thị thông tin từ PC đến người sử dụng. Hiện nay màn hình phổ biến là các loại dùng công nghệ CRT (Cathode Ray Tube), LED (Light-Emitting Diode), LCD (Liquid Crystal Display), PLASMA, … Một số hãng sản xuất màn hình như: SAMSUNG, IBM, DELL, … Lịch sử hình thành phát triển Năm 1981, IBM giới thiệu chuẩn CGA (Color Graphics Adapter) có khả năng phối hợp 4 màu với độ phân giải tối đa là 320x200 pixels. Năm 1984 giới thiệu chuẩn EGA (Enhanced Graphics Adapter) có khả năng hiển thị đến 16 màu và tăng độ phân giải lên tới 640x350 pixels hoàn thiện hơn khả năng hiện thị hình ảnh, văn bản. Năm 1987, IBM giới thiệu chuẩn VGA (Video Graphics Adapter) với hệ thống màu chuẩn hơn có khả năng hiện thị nhiều màu và độ phân giải cao hơn. Năm 1990, IBM giới thiệu chuẩn XGA (Extended Graphics Array) với độ phân giải lên tới 800x600 pixels hiển thị ở chế độ màu thực (16.8 triệu màu) và 1024x768 pixels ở chế độ 65.536 màu. Hiện nay, chuẩn UXGA (Ultra Extended Graphics Array) có thể hỗ trợ bảng màu lên tới 16.8 triệu màu ở độ phân giải rất cao 1600x1200 pixels, phụ thuộc vào bộ nhớ của card màn hình. 2.6.2. Màn hình CRT Thành phần và thông số màn hình CRT
Hình B 2.30: Màn hình CRT
Đặc tính kỹ thuật của các kiểu đầu nối:
59
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Màn hình CRT: chuẩn kết nối VGA (D-Sub). Màn hình LCD: chuẩn kết nối DVI (Digital Visual Interface), DFP (Digital Flat Panel). Màn hình CRT
Kích thước màn hình: Thông thường kích thước màn hình 15,17, 19 hoặc 21 inch. Hầu hết các lọai màn hình sử dụng thông dụng nhất là 17inch. Dot pitch: Môṭ đaị lượng đo theo chiêù ngang cho biêt́ số ký tự trong môĩ inch tinh ́ theo loaị phông chữ gian ́ cach ́ đơn, như đã được dung ̀ trong may ́ đanh ́ chữ, maý in kim, và may ́ in banh ́ xe. Dot pitch là khỏang cách giữa hai điểm pixel trên màn hình, tính bằng millimet Pixel: Phâǹ tử nhỏ nhât́ (phâǹ tử anh) ̉ mà môṭ thiêt́ bị có thể hiêṇ thị trên maǹ hinh, ̀ và hinh ̀ anh ̉ trên man ̀ hinh ̀ được xây dựng nên từ cać phâǹ tử đo.́ Chuẩn kết nối VGA:Các chân này dùng để truyền nhận các tín hiệu tương tự Red, Green, Blue, … từ VGA card lên màn hình. Đầu nối VGA thường được dùng trên các CRT thông dụng. Cách hiển thị trên màn hình CRT Màn hình CRT (Cathode Ray Tube) là một ống thuỷ tinh hình phểu, được hút chân không. Đặt ở đuôi phểu là 3 ống phóng tia điện tử đại diện cho 3 tia màu RGB. Màn hình gồm các chấm phát quang RGB xếp xen kẽ. Cứ 3 điểm RGB xếp thành một hình tam giác đều được gọi là một điểm ảnh (pixel). ba tia điện tử từ các ống phóng tia mang tin tức của màu sẽ được cao áp của đèn hình hút tới trước. Các tia này đập đúng vào các điểm phát quang tương ứng RGB trong một điểm ảnh. Để đảm bảo các tia không đập chệch ra ngoài, một lưới mỏng (shadow mask) được đặt trước lớp phosphor. Và cứ ngay tâm một điểm ảnh, người ta lại khoét một lổ có đường kính bằng với đường kính một điểm phosphor, giúp 3 tia điện tử đi qua được lưới và hội tụ đúng vào điểm ảnh. Tại vị trí cổ đèn hình, gần vị trí ống phóng có các lá nam châm dùng để hiệu chỉnh các tia này. Để di chuyển tia điện tử, tại cổ đèn hình có hai cuộn dây tạo ra từ trường lái tia điện tử đi theo hai chiều ngang và dọc trên mặt đèn hình. Do điểm ảnh có kích thước rất nhỏ cho nên mắt người nhìn 3 điểm RGB trong điểm ảnh bị nhập vào với nhau như một và tạo cảm giác thấy được một màu duy nhất. Khi cường độ của 3 điểm RGB thay đổi, ta thấy màu tại điểm ảnh thay đổi.
60
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Chẩn đoán và khắc phục sự cố màn hình CRT Các sự cố
Cách khắc phục
Màn hình không lên
Kiểm tra nguồn cung cấp màn hình.
Màn bị thu hẹp khoảng cách trên khung hình
Điều chỉnh dựa vào bảng điều khiển trên màn hình
Màn hình có màu sắc không trung thực
Kiểm tra driver và độ phân giải của card màn hình
Màn hình xuất hiện màu tím ở các góc và ánh sang mờ
Kiểm tra bóng đèn và Playback.
Màn hình rung
Kiểm tra tần số quét (refresh) của card màn hình.
2.6.3. Màn hình LCD
Hình B 2.31: Màn hình LCD
61
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
LCD là gì ? LCD là công nghệ hiển thị dựa trên đặc tính cản sáng của tinh thể lỏng khi bị phân cực điện áp. Tinh thể lỏng là một dạng đặc biệt của vật chất được cấu tạo từ các phân tử hình que. Ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh sáng, chân thật và tiết kiệm năng lượng. LCD xuất hiện đầu tiên trong các máy tính cầm tay, trò chơi điện tử cầm tay, đồng hồ điện tử, … LCD ngày nay được thiết kế nhỏ gọn, nhẹ, chiếm ít không gian, chất lượng hình ảnh tốt, tiêu thụ ít năng lượng và đang thay thế dần màn hình CRT truyền thống. Thành phần và thông số màn hình LCD Màn hình tinh thể lỏng là loại thiết bị hiển thị cấu tạo bởi các tế bào điểm ảnh chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng. Do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Bao gồm một lớp chất lỏng nằm giữa 2 lớp kiếng phân cực ánh sáng. Màn hình tinh thể lỏng dùng nguồn sáng tự cấp (thường dành cho màn hình màu của máy tính hay TV).
Hình B 2.32: Cấu tạo của màn hình LCD
Cấu tạo: 1. Kính lọc phân cực thẳng đứng để lọc ánh sáng tự nhiên đi vào. 2. Lớp kính có các điện cực ITO. Hình dáng của điện cực là hình cần hiển thị. 3. Lớp tinh thể lỏng. 4. Lớp kính có điện cực ITO chung. 5. Kính lọc phân cực nằm ngang. 6. Gương phản xạ lại ánh sáng cho người quan sát. Màu sắc được tạo ra bởi sự phối màu phát xạ từ ba loại điểm ảnh đỏ, lục và lam. Thông số màn hình 62
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Tại sao độ phân giải, tần số quét là thông số quan trọng khi chọn mua màn hình? Hai thông số này ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và sức khỏe của người dùng nên khi mua cần chọn màn hình hỗ trợ độ phân giải, tần số quét cao. Các đặc trưng của màn hình LCD Độ phân giải: 1024x768, 1280x1024, ... Một số nhà sản xuất: VIBIRD, IBM, ACER, VIEWSONIC, SAMSUNG, LG, ... Kích thước: 15 inch, 17 inch, 19 inch, 20 inch, ... Giá thành: 4 triệu, 10 triệu, 24 triệu, ...Lưu ý: Tương lai màn hình LCD sẽ thay thế cho CRT vì những lý do sau: có trọng lượng và kích thước nhỏ, tiêu thụ ít điện năng, có độ sáng cao, không gây hại mắt vì không có sự bức xạ điện từ, sử dụng giao tiếp số DVI cho chất lượng hình ảnh và độ nét cao… Nhưng vào thời điểm hiện nay, CRT vẫn chiếm ưu thế hơn vì LCD còn tồn tại một số nhược điểm: giá thành cao, độ phân giải và tần số làm tươi chỉ tối ưu ở một tần số nhất định, tần số đáp ứng chậm (loại có tần số đáp ứng nhanh dưới 16 ms thường giá khá cao), góc nhìn hẹp, các đường chéo thường bị răng cưa do LCD có điểm ảnh là hình vuông, màu sắc thể hiện chưa phong phú bằng CRT. Chẩn đoán và khắc phục sự cố màn hình LCD Một số điểm trên màn hình không có tín hiệu: Chết điểm ảnh. Màu sắc hình ảnh có hiện tượng đổ màu với những vệt màu chết loang lổ do: Các ngón tay chạm tay vào bề mặt của màn hình trong khi mở hoặc vệ sinh máy. Ăn màu - cháy hình Nghĩa là vị trí nào khung hình đó được hiển thị lâu nhất thì màu đó có khả năng làm chết các màu khác. Do vậy, không nên để màn hình trong trạng thái hiển thị hình tĩnh liên tục mà cần phải có sự thay đổi. Ví như, cài đặt màn hình ở chế độ bảo vệ màn hình. Gập máy xuống và tắt luôn máy khi không sử dụng trong thời gian dài. Vừa tiết kiệm thời gian sử dụng vừa đảm bảo màn hình không bị cháy hình. Hiện tượng bóng ma Hiện tượng này xuất hiện khá nhiều trên màn hình laptop và LCD, trong lúc xem những hình ảnh động do sự chuyển đổi liên tục: xem phim hành động, chơi game… Nguyên nhân là do chu kỳ hiển thị màu trên màn hình không theo kịp chuyển đổi giữa các điểm màu với nhau. 63
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Điểm chết
Điểm chết được hiểu là những điểm chỉ có một màu nhất định (hoặc đen hoặc trắng) và không có khả năng hiển thị các màu sắc khác. Nếu số điểm chết vượt ngưỡng 4 thì tốt nhất nên chọn máy khác. Cách thử khá đơn giản: cho máy khởi động, vào desktop chọn hình nền màu đen để xem điểm chết sáng và ngược lại chọn hình nền trắng để tìm điểm chết đen. Màn hình gặp sự cố Riêng với laptop thì không nên tự sửa chữa. Cách làm hiệu quả nhất là nhanh chóng đến các trung tâm bảo hành của nhà sản xuất nhờ can thiệp. Khi màn hình của máy nhiễu nhằng nhằng hoặc mờ hẳn không nhìn rõ, là lúc phải kiểm tra về phần hiển thị của máy. Điều chỉnh độ phân giải lớn, tần số quét (Refresh rate) quá lớn thường làm hỏng màn hình tinh thể lỏng hoặc làm "chết " cuộn cao áp.
64
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.6.4. Sử dụng các nút chức năng của màn hình Kí hiệu
Mô tả
Duy chuyển hình ảnh qua trái,qua phải
Duy chuyển hình ảnh lên, xuống
Căng hình ảnh ra trái, phải
Căng hình ảnh lên,xuống
Căng đều các góc hình ảnh trên màn hình
Tinh chỉnh hình ảnh trên màn hình
Chỉnh sáng, tối của đèn hình.
Chỉnh sự tương phản sáng tối.
Hình B 2.33: Các nút chức năng của màn hình
2.7. Bàn phím 65
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bàn phím là thiết bị nhập, dùng để nhập dữ liệu vào máy tính. Ngoài ra còn có thể thay thế chuột điều khiển máy tính thông qua các tổ hợp phím chức năng.
Hình B 2.34: Bàn phím
Thành phần của bàn phím Bàn phím gồm có cổng kết nối, dây tín hiệu, các nút bấm chức năng mở rộng, mạch điều khiển. Bàn phím được kết nối với máy tính thông qua cổng I/O trên bo mạch chủ như PS/2, USB. Cách bố trí các phím trên bàn phím:
Hình B 2.35: Cách bố trí bàn phím
Bàn phím được chia là 4 khu vực chính đó là các phím chức năng, các phím kí tự, các phím số, các phím điều khiển. Nhóm phím chữ: gồm các phím chữ, phím số và phím các ký tự đặc biệt (~, !, @, #, $, %, ^,&, ?, ...).
66
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Nhóm phím chức năng (function key): gồm các phím từ F1 đến F12 và các phím khác như (phím di chuyển từng điểm), phím PgUp (lên trang màn hình), PgDn (xuống trang màn hình), Insert (chèn), Delete (xóa), Home (về đầu), End (về cuối), ... Nhóm phím số: nằm bên phải của bàn phím từ 0 9 và các phím +,- ,* ,/ Ngoài 3 vùng phím trên còn một nhóm phím nữa là các phím điều khiển bao gồm: Phím Shift: kèm với các phím chữ sẽ tạo ra chữ in hoa hoặc thường. Phím
BackSpace: lùi điểm nháy đồng thời xóa ký tự đứng trước nó.
Phím Enter: nút thi hành lệnh Phím Space: thanh dài nhất, tạo ký tự rỗng. Phím PrintScreen: nút in nội dung màn hình ra giấy. Phím Pause: tạm dừng thi hành chương trình. Phím Ctrl (Control) và Alt (Alternate): là phím dùng để phối hợp các phím khác tùy chương trình sử dụng.
67
Chẩn đoán và khắc phục sự cố bàn phím
68
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.8. Chuột
Chuột là thiết bị nhập, dùng để điều khiển các đối tượng trên màn hình. Được kết nối vào bo mạch chủ thông qua cổng I/O. Trong nhiều năm phát triển, chuột máy tính cũng có nhiều cải tiến và biến đổi đáng kể không chỉ về kiểu dáng mà còn cả về công nghệ. Chuột ngày nay có độ nhạy và nhiều tính năng tốt hơn rất nhiều so với một vài năm trước đây.
Hình B 2.36: Chuột cơ
Thành phần của chuột Cổng kết nối: Chuột được kết nối với máy tính thông qua cổng I/O trên bo mạch chủ. Có hai loại kết nối chính là có dây (PS/2 và USB) và không dây (Wireles). Cổng PS/2: Được sử dụng trong thời gian khá dài và bây giờ vẫn còn, mỗi bo mạch chủ vẫn có hai cổng PS/2 dành cho bàn phím và chuột. Tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng của chuẩn USB mà PS/2 dần bị thay thế Cổng USB: là chuẩn giao tiếp thông dụng nhất hiện nay. Ưu điểm của USB chính là băng thông rộng hơn nhiều lần so với cổng PS/2, vì thế các loại chuột PS/2 dần dần bị thay thế và tính chính xác cũng như độ nhạy sẽ tăng đáng kể. Thông dụng nhất hiện nay chuột bi và chuột quang: + Chuột bi được kết nối thông qua cổng PS/2 hoặc USB nhưng nó có vi bi bên trong dùng để điều khiển các hoạt động.
69
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.37: Cấu tạo của chuột cơ
+ Chuột quang được thiết kế đặt biệt hơn chuột cơ, các cổng kết nối của nó cũng thông qua PS/2 và USB nhưng thành phần điều khiển chuột được sử dụng bằng kỹ thuật phản xạ ánh sáng.
Hình B 2.38: Chuột quang
70
Chẩn đoán và khắc phục sự cố chuột
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.9. Card màn hình 2.9.1. Giới thiệu Hình ảnh bạn nhìn thấy trên mànhình hiển thị được làm thành bởi nhiều điểm nhỏ gọi là Pixel . Hầu hết màn hình hiện nay được thiết lập có độ phan giải hàng triệu Pixel và máy tính phải quyết định làm gì để tạo nên được hình ảnh . để làm được điều đó nó cần bộ phận chuyển đổi - dữ liệu ở dạng nhị phân từ CPU và biến đổi thành hình ảnh bạn có thể nhìn được, bộ phận chuyển đổi gọi là Card màn hình. Card màn hình có công việc hết sức phức tạp , nhưng nguyên lí và những thành phần cấu thành nó rất dễ dàng để hiểu . Trong phần này chúng ta chỉ nói tới những phần cơ bản và những nhân tố tác động tới tốc độ và hiệu quả của Card màn hình . 2.9.2. Thành phần và thông số Card màn hình Thành phần của Card màn hình
71
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.39: Cấu tạo của card màn hình
Trong Card màn hình có 4 phần chính Kết nối với Mainboard Kết nối với màn hình hiển thị để xem kết quả cuối cùng Bộ vi xử lí (GPU) để quyết định làm như thế nào đối với mỗi Pixel trên màn hình Bộ nhớ, để giữ thông tin về mỗi một Pixel và lưu trữ hình ảnh tạm thời những bức hình hoàn chỉnh.
Hình B 2.40: Chip GPU
Tương tự như Mainboard, Card màn hình là bảng mạch in mà chứa bộ vi xử lí (Graphics Processing Unit – GPU ) và bộ nhớ RAM. Nó cũng có Chip BIOS (input/output system) mà lưu trữ những thiết lập của Card và thực hiện chuẩn đoán bộ nhớ Card màn hình cùng với Input và Output bắt đầu. GPU được thiết kế đặc biệt để thực hiện những tính toán toán học phức tạp và tính toán hình học mà cần thiết cho trình diễn đồ hoạ . Quá trình làm việc GPU
72
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
cũng rất nóng nên thông thường có bộ phận tản nhiệt hoặc quạt bên trên để làm mát.
Hình B 2.41: Quá trình xuất hình ảnh
RAMDAC gửi hình ảnh cuối cùng tới màn hình thông qua Cable. Kết nối với Maiboard thông thường một trong 03 giao diện sau: Peripheral component interconnect (PCI) Advanced graphics port (AGP) PCI Express (PCIe) Giao diện PCI Express là loại mới nhất, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu nhanh nhất giữa Card màn hình và Mainboard. PCIe cũng hỗ trợ để dùng 02 Card màn hình nối cùng với một Mainboard. Thông số Nhà sản xuất chip: ATI, Matrox, Nvidia, S3, Intel Điện áp: 1.5 v Tốc độ tính theo đơn vị X, 1X tương với khoảng 266MB/giây đối với loại card màn hình khe cắm AGP. Khe cắm PCI Express là 250, 500 MB/giây.
73
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.42: Cổng kết nối VGA
Khe cắm và cổng kết nối Khe cắm AGP: AGP (Accelerated Graphics Port) Là một khe cắm dành riêng cho card màn hình được thiết kế trên MainBoard, có các loại 2x, 4x, 8x. Khe cắm PCI Express 16X
Hình B 2.43: Khe cắm card màn hình
Cổng kết nối: VGA, DVI (Digital Visual Interface) Đặc tính kỹ thuật của các kiểu đầu nối: VGA: là chuẩn hiển thị màn hình Analog được tạo bởi IBM-1987. GPU: (Graphics Processing Unit): Là nơi điều khiển tất cả các hoạt động của Card màn hình. Một số nhà SX GPU: ATI, nViDIA, SIS. Video Adapter, Video Card, Video Controller… đều được hiểu là Card màn hình. Các nhà sản xuất chip đồ hoạ:
74
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Nói chung, hiện nay bạn chỉ có thể chọn một trong hay nhà sản xuất chip xử lý đồ họa là NVIDIA và ATI. Chip Xabre của SiS thì quá mới. Cả hai đại gia NVIDIA và ATI đều có các chip phủ trọn từ thấp lên cao, phục vụ từ giới bình dân tới giới thượng lưu. NVIDIA có card TNT, TNT-2, GeForce 256, GeForce2, GeForce3, GeForce4, và mới nhất là GeForceFX. Với ATI thì hiện ở VN bét nhất chỉ còn card ATI (8 MB, AGP 2X). Còn lại đều là dòng ATI RADEON, từ gia đình RADEON 7000, 7500 tới RADEON 9700 Pro cao cấp và mới nhất, mạnh nhất là RADEON 9800 Pro. Từ thế hệ GeForce (NVIDIA) và RADEON (ATI), bộ xử lý đồ họa được cải tiến một bước nhảy vọt với kiến trúc một bộ vi xử lý đồ họa (GPU) riêng (không ăn theo CPU nữa). Chip NVIDIA vốn có độ tương thích cao, hình ảnh mịn màng, rõ nét, nhưng tông màu hơi tối. Còn các chip của ATI có đặc trưng là hình ảnh sáng sủa, màu sắc rực rỡ, trong trẻo. Trong khi dân đồ họa “kết” NVIDIA, giới chơi game “chip” ATI. Một số nhà SX Card Màn hình như: Gigabyte, ASUS, ECS, … Mainboard có thể có card màn hình tích hợp sẵn gọi là Onboard. Các chân này dùng để truyền nhận các tín hiệu tương tự Red, Green, Blue, … từ VGA card lên màn hình. Màn hình chuẩn VGA không hỗ trợ nhận tín hiệu số từ card màn hình. Vì vậy một chuẩn mới DVI xuất hiện dùng truyền tín hiệu số giữa VGA card và màn hình kỹ thuật số. Đầu nối VGA thường được dùng trên các CRT thông dụng. Đầu nối chuẩn DVI: DVI-connector: 24 chân, hỗ trợ chuyển tín hiệu số và tương tự. DVI là một chuẩn độc lập có nghĩa là nó hoạt động tối ưu với màn hình và card màn hình hỗ trợ DVI. Các màn hình LCD cao cấp thường hỗ trợ chuẩn DVI, DFP, ... Đa số những Card màn hình có kết nối cho 02 màn hình hiển thị. Thông thường 01 kết nối DVI để nối hỗ trợ những màn hình LCD và một kết nối VGA khác để nối với màn hình ống phóng điện tử . Có một số Card màn hình có 02 kết nối DVI. DVI không thể nối trực tiếp với màn hình ống phóng điện tử mà thông qua một Adaptor để chuyển đổi tín hiệu . Hầu hết mọi người chỉ dùng 01 hoặc 02 kết nối màn hình hiển thị . Những người cần dùng 02 màn hình hiển thị có thể mua Card màn hình mà có 02 đầu ra mà chia mànhình giữa hai cửa sổ khác . Một máy tính có thể có 02 đầu ra màn hình , đối với những Card PCIe theo lí thuyết có thể hỗ trợ 04 màn hình hiển thị.
75
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.44: Các cổng kết nối trên card màn hình
Cũng có thể trên Card màn hình cũng có thêm kết nối như: Hiển thị TV: TV-out hoặc S-video Camera tương tự: ViVo hoặc Video In/Video Out Camera số: FireWire hoặc USB Ngoài ra một số Card màn hình tích hợp TV Tuner để nối TV và Video Như thế nào thì gọi là Card màn hình tốt ? Những Card màn hình tốt nhất dễ dàng được tìm thấy trên thị trường. Nó có nhiều bộ nhớ đồ hoạ và GPU có tốc độ cao. Nhìn bên ngoài những Card này trông sắc nét hơn những Card khác bên trong máy vi tính. Nhiều Card màn hình công suất cao thường có những bộ phận làm mát, bộ phận tải nhiệt lớn. Sử dụng máy tính cho mục đích email, xử lí Word hoặc lướt Web, ... chỉ cần dùng Card đồ hoạ tích hợp sẵn trên Mainboard. Vấn đề lưu ý khi sử dụng card màn hình: Mua card AGP tại các đại lý chính thức hay các cửa hàng tin cậy. Chọn loại card có thời gian bảo hành lâu như ASUS, MSI, Gigabyte, ... bảo hành tới 3 năm. Nếu có nhu cầu sử dụng màn hình tinh thẻ lỏng LCD công nghệ digital nên mua card AGP có sẵn cổng DVI connector. Gắn vào máy chạy thử trước khi mua xem card AGP có tương thích với hệ thống hay không. Với card mượn để chạy thử, bạn không nên vặn ốc đầu cắm vào màn hình, vì sẽ dễ để lại dấu hằn trên cổng card. Gắn card vào slot AGP thật chính xác và thật chặt. Việc gắn card hở hay lỏng có thể gây cháy card.
76
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Không nên tháo ra gắn vào card AGP nhiều lần vì có thể làm tổn hại các mối tiếp xúc ở chân card và khe AGP. 2.9.3. Chẩn đoán và khắc phục sự cố Card màn hình
77
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.10. Card âm thanh Card âm thanh có nhiệm vụ xử lý tín hiệu âm thanh nhận từ CPU và chuyển ra ngoài loa hoặc nhận tín hiệu âm thanh từ micro và chuyển vào cho CPU xử lý. Card âm thanh có hai loại là card âm thanh onboard và card âm thanh rời. Card âm thanh onboard là chip âm thanh được nhà sản xuất tích hợp trên bo mạch chủ, thường card âm thanh do chipset cầu nam quản lý còn chip âm thanh chịu trách nhiệm giải mã hay mã hóa âm thanh vào hay ra. Card âm thanh rời là một bản mạch điện tử được tích hợp chip xử lý âm thanh, nhiệm vụ chính là xử lý và chuyển tín hiệu âm thanh đã được xử lý vào ra của máy tính. Card âm thanh rời được gắn trên bo mạch chủ thông qua khe cắm mở rộng như ISA, PCI, CNR. Hiện nay thông dụng nhất là card âm thanh onbard được cắm trên khe PCI. Chẩn đoán và khắc phục sự cố Card âm thanh
78
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
2.11. Loa máy tính Là thiết bị ngọai vi, dùng để xuất âm thanh nhận từ máy tính qua card âm thanh. Loa gồm loa trong và loa ngòai. Loa trong được gắn trực tiếp trên bo mạch chủ hoặc trên thùng máy thông qua bảng điều khiển trên bo mạch chủ. Loa ngoài được gắn vào máy tính thông qua card âm thanh , dùng để khuếch đại âm thanh.
Hình B 2.45: Loa máy tính
Loa trong được phát ra từ trong thùng máy dùng vào việc chuẩn đoán kết quả kiểm tra phần cứng khi khởi động. Thông số của loa máy tính Các thông số về loa thường quan tâm những đặt điểm như sau:
Phiên bản của loa gồm 2.1. 4.1, 5.1, 7.1. Công suất của loa thường biểu điễn bằng W. Các loại cổng kết nối Đầu kết nối
79
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.46: Các Jack cắm sound
80
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
A. BÀI TẬP LỚN 1. Bo mạch chủ là gì?. Hãy tìm hiều về các dòng bo mạch chủ từ đời chipset 845 đến 945 có những đặc điểm gì?. 2. Hãy tìm hiểu về các loại khe cắm có trên bo mạch chủ từ dòng Pentium IV và nêu ra các thông số kỹ thuật của các loại khe cắm đó. 3. ROM BIOS là gì ? và sự phát triển của ROM BIOS. Các công nghệ của ROM BIOS. 4. Chipset là gì ?. Chip câu bắc có nhiệm vụ gì. Vẽ sơ đồ quản lý của chúng. Chip câu nam có nhiệm vụ gì. Vẽ sơ đồ quản lý của chúng. 5. CPU là gì ?. hãy nêu đặc tính cơ bản của dòng cpu Core 2 Duo, quá trình sử lý dữ liệu của chúng. 6. Nêu điểm khác nhau và giống nhau của 2 nhà sản xuất Intel và AMD. Và một số công nghệ đặc trưng của 2 nhà sản xuất này. 7. RAM là gì?. Hãy nêu ra các đặc tính của Ram gồm BUS và băng thông. Quá trình hoạt động của chúng trong máy tính. 8. Phân loại bộ nhớ Ram và các chủng loại của SDRam, DDRam, DDRam II. Nêu ra các loại BUS, hiệu điện thế, và số chân của 3 loại ram trên. 9. ổ cứng là gì?. ổ đĩa quang là gì?. Hãy nêu ra sự khác nhau và giông nhau của 2 loại ổ đĩa đó. 10. Hãy nêu ra các cấu trúc của đĩa cứng và đĩa quang sự giống nhau và khác nhau của chúng. Các chuẩn giao tiếp và thông số đặc trưng của ổ cứng và ổ quang. 11. Bộ nguồn là gì?. Có mấy loại bộ nguồn ATX. Nêu các thành phần và thông số của chúng. 12. Màn hình là gì ?. hãy so sánh 2 loại màn hình CRT, LCD và nêu ra thông số đặc trưng của hai loại màn hình này. Công nghệ chế tạo của chúng. 13. Bàn phím là gì ?. cách cấu tạo của bàn phím ngày nay và thời xưa khác nhau như thế nào. Bàn phím có mấy loại cổng kết nối nêu ra những ưu điểm của chúng. 14. chuột 15. Card màn hình là gì ?. Hãy tìm hiểu về 2 loại card màn hình có GPU và VPU. Nêu một số loại card màn hình có chức năng xử lý đồ họa cao có trên thị trường. 16. Những khe cắm của card màn hình là những loại nào. Nêu ra một thông số kỹ thuật của những loại card màn hình đó và công nghệ Dual VGA. 17. Card sound là gì ?. Nêu ra một số công nghệ về card sound và một số đặc điểm của chúng. 18. Loa là gì ?. Hãy nêu ra một số công nghệ của loa và hiệu ứng âm thanh của loa.
81
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
B. 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30. 31. 32. 33. 34. 35. 36. 37.
BÀI TẬP ÔN Bo mạch chủ có phải là thiết bị chính trong máy tính đúng hay sai Socket là đế cắm Ram đúng hay sai PCI là đế cắm CPU đúng hay sai Bảng kết nối có phải đùng để điều khiển quá trình xử lý dữ liệu đúng hay sai Chipset dùng để quản lý các thiết bị đúng hay sai Chip cầu nam dùng để quản lý quá trình I/O đúng hay sai Chip cầu bắc quản lý CPU, RAM, AGP,... đúng hay sai ROM BIOS được gắm trên bo mạch chủ đúng hay sai. Thông tin trên Rom xóa được đúng hay sai. Bộ vi xử lý dùng để ……………………….. Bus là kênh chuyền ………………… Cache là bộ nhớ chính đúng hay sai Các tập lệnh SSE, SSE2, SSE3, MMX của Ram đúng hay sai Dòng Athlon FX là của ……………………. Ram là bộ nhớ ……………………. Khi đang sài máy thì bị cúp điện dữ liệu trên Ram sẽ mất đi đúng hay sai DDRAM có số chân ……………………... SDRAM có 184 chân đúng hay sai DDRAM II có số Bus là………………………….. SDRAM có số Bus là………………………….. DDRAM có 240 chân đúng hay sai Hiệu điện thế của DDRAM II là 2.5V đúng hay sai Hiệu điện thế của DDRAM là 1.8V đúng hay sai Tốc độ quây của ổ cứng là 7200 trên một giây đúng hay sai Số chân truyền dữ liệu của ổ cứng là 34 chân đúng hay sai Số chân cổng IDE là …………… Số chân cổng SATA là …………… Dung lượng hiện thời của ổ cứng được tính bằng Gigabyte đúng hay sai Tốc độ quây của ổ SATA 150 Mb/giây đúng hay sai Tốc độ quây của ổ PATA 300 Mb/giây đúng hay sai Dùng chương trình HDAT2 để kiểm tra sector hỏng đúng hay sai Cấu tạo của đĩa quang được chia làm 4 lớp đúng hay sai ổ đĩa CD-Rom là ……………………………….. ổ đĩa CD-R vừa có thể đọc ghi đúng hay sai Bộ nguồn dùng để cấp điện năng cho các thiết bị trong máy tính đúng hay sai Bộ nguồn thường có 20 chân và 24 chân đúng hay sai Thùng case đùng để chứa các thiết bị máy tính đúng hay sai
82
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
38. 39. 40. 41. 42. 43. 44. 45. 46. 47. 48. 49. 50. 51. 52. 53.
Màn hình LCD sử dụng bóng đèn hình đúng hay sai Màn hình CRT không sử dụng bóng đèn hình đúng hay sai Chuẩn kết nối của CRT là ……………………… Chuẩn kết nối của LCD là ……………………… Bàn phím là thiết bị nhập đúng hay sai Bàn phím được kết nối từ cổng ……………………………. Chuột là thiết bị nhập đúng hay sai Chuột được kết nối từ cổng ……………………………. Card màn hình dùng để xuất ra âm thanh đúng hay sai Bộ xử lý GPU là của ………………………………… Card màn hình có 2 loại AGP và PCI Express đúng hay sai Chuẩn DVI có bao nhiêu chân ………………………. Chuẩn VGA có bao nhiêu chân ………………………… Card âm thanh dùng để xuất ra ………………………….. Card âm thanh được gắn lên cổng …………………………. Loa là thiết bị dùng để phát âm thanh đúng hay sai
83
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 3: LỰA CHỌN CẤU HÌNH VÀ LẮP RÁP MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được:
Biết cách lựa chọn cấu hình máy tính theo nhu cầu Tự lắp ráp hoàn chỉnh một hệ thống máy tính Hiểu được sự đồng bộ tương thích thiết bị Sử dụng chương trình CMOS Setup Utility
3.1. Lựa chọn cấu hình 1. Cấu hình phù hợp: Khi lựa chọn mua máy tính nên lựa chọn loại máy có cấu hình phù hợp với yêu cầu sử. Nếu quá coi trọng vấn đề giá cả thì có thể nhiều khi sẽ chỉ mua được những chiếc máy không có khả năng giải quyết đầy đủ yêu cầu áp lực công việc. Tương tự, cũng không nên quá phung phí tiền vào các tính năng mà có lẽ sẽ không bao giờ đụng đến. 2. Có thể nâng cấp: Khi mua máy tính nên chọn các loại máy có đủ không gian phục vụ cho việc nâng cấp sau này. Có thể bây giờ không cần thêm bộ nhớ hay ổ ghi đĩa nhưng có thể sau này cần đến. Vì thế hãy để chừa không gian dành cho công việc này. 3. Ổ cứng lớn: Các loại ổ cứng có dung lượng càng lớn thì càng tốt. Trên thị trường hiện giờ giá thành các loại ổ cứng không chênh lệch nhau nhiều lắm vì thế nên lựa chọn ổ cứng có dung lượng lớn. Có thể phải trả thêm tiền ngay bây giờ nhưng về sau khi nhu cầu lưu trữ tăng lên sẽ thấy lợi ích của việc này. Còn nếu tiết kiệm được đôi chút thì sau này sẽ có thể phải trả khoản đầu tư lớn hơn. 4. Phần mềm miễn phí: Khi lựa chọn mua máy tính được đề nghị sử dụng phần mềm miễn phí thì đừng quá coi trọng nó. Đó có thể chỉ lần phiên bản dùng thử của phần mềm và chỉ có 60 ngày sử dụng mà thôi. 5. Màn hình: Khi mua, lựa chọn mua một hệ thống máy tính nên kiểm tra xem có bao gồm màn hình không. Nếu không thì sẽ phải tốn ít nhất là 100USD đầu tư cho màn hình. 6. Thương hiệu: Tốt nhất nên mua máy tính từ các công ty có tiếng, có thương hiệu. Có thể phải trả thêm chút chi phí cho việc này nhưng bù lại nếu gặp trục trặc gì đó với sản phẩm của họ thì không cần phải lo lắng nhiều. 84
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
7. Bảo hành: Nên xem xét đến khả năng đầu tư cho việc bảo hành tại chỗ nhất là đối với các doanh nghiệp. Nếu các nguồn lực hỗ trợ về kĩ thuật chỉ dừng lại ở mức hạn chế hay không có thì có thể phải trả giá bằng năng suất công việc và thời gian tiến độ công việc. 8. Mua theo gói: Nếu khoản tài chính đầu tư bị hạn chế bạn nên mua máy tính theo gói sản phẩm. Hầu hết các nhà kinh doanh máy tính đều có những hợp đồng mua bán cung cấp sản phẩm theo gói nguyên chiếc hay nhiều chiếc dành cho các khách hàng có nguồn đầu tư hạn chế. 9. Không gian: Bạn nên xem xét lại không gian nơi đặt máy tính. Nếu là doanh nghiệp hay một văn phòng thì vấn đề này càng quan trọng hơn vì đôi khi các loại máy tính có những hình dáng khác nhau không phù hợp với không gian hiện có. 10. Dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp: Hầu hết các nhà kinh doanh máy tính đều có cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ công nghệ thông tin vì thế cũng có thể nhờ tới dịch vụ này để có được sự lựa chọn hoàn hảo cho mình. Máy bộ hàng hiệu: Người dùng nào cũng ước ao trang bị cho mình một giàn máy vi tính mang nhãn hiệu của các hãng sản xuất tên tuổi. Đành rằng chất lượng của các loại máy này thuộc hàng "top", nhưng chi phí phải trả quá mắc. Ta có thể hình dung công thức tính tiền của các máy hàng hiệu này như sau: "giá thành phẩm + thương hiệu + dịch vụ thêm". Cho nên, một bộ máy này giá thường khoảng 11-15 triệu đồng, khá chênh lệch với giá thành phẩm thực sự chỉ dao động từ 6-9 triệu đồng.
Hình B 3.1: Máy bộ Acer
85
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Máy tính lắp ráp trong nước: Đây là một thị trường rất rộng với sự tham gia của các đại gia hàng đầu Việt Nam như FPT, CMS, Mekong, Vibird…, các cửa hàng chuyên bán thiết bị máy tính như Nguyễn Hoàng, Phong Vũ, Titan… lẫn những cửa hàng chỉ hoạt động với tính chất dịch vụ. Nhưng thị trường này chỉ dành cho những người tiêu dùng có thu nhập tương đối.
Hình B 3.2: Máy bộ Vibird
Về chất lượng, có thể nói thị trường này có sự tồn tại của mệnh đề “tiền nào của nấy”. Ví dụ một chiếc máy sử dụng Pentium 4 có giá rất chênh lệch, nếu sử dụng các thiết bị thuộc loại tốt thì tốn hàng 7-8 triệu đồng là chuyện bình thường, nhưng nếu chọn các sản phẩm cùng loại khác, có thể chỉ với 5-6 triệu đồng là cũng có thể mua được một chiếc với cấu hình tương đương. Máy đã qua sử dụng: Nếu hiểu biết một chút, hay nhờ người giúp đỡ, cũng có thể chọn được cho mình một chiếc máy tính phù hợp nhu cầu sử dụng với giá rất rẻ. Cái khó khi chọn mua ở thị trường này chính là chất lượng. Có quá đông các cửa hàng trên thị trường này nhưng rất ít cửa hàng thật sự phục vụ với phương châm “khách hàng là thượng đế”.
Hình B 3.3: Máy second hand
86
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Nếu như đã chọn thị trường này, tốt nhất là nên tìm hiểu giá cả ở nhiều nơi khác nhau, tham khảo ý kiến những người đi trước, thậm chí việc truy lục thông tin về sản phẩm mình muốn mua cũng là việc không thừa. Với một chút may mắn cộng với sự khéo léo khi lựa chọn, có khả năng mua chiếc máy có chất lượng khá tốt và hợp xu thế thời đại nữa. Lượng sản phẩm góp mặt trên thị trường này khá lớn, đa chủng loại, đủ thế hệ. Thị trường máy tính đã qua sử dụng nhận được sự tán thành của rất nhiều người tiêu dùng bởi giá cạnh tranh và phù hợp với thu nhập của họ. Tuy nhiên, thị trường này cũng mang đến không ít rắc rối. Cho nên, hãy cẩn thận với thị trường này. 3.2. Lắp ráp máy tính 3.2.1. Chuẩn bị lắp ráp Dụng cụ: trước khi tiến hành lắp ráp máy tính, cần chuẩn bị một số thiết bị như sau: kềm mỏ nhọn; tuốt-nơ-vít bake dài, dẹp nhỏ; dây đeo chống tĩnh điện.
Hình B 3.4: Dụng lắp ráp máy tính
Sách hướng dẫn kèm theo thiết bị: đọc kỹ các hướng dẫn và lưu ý của thiết bị, đối với bo mạch chủ thì xem hướng dẫn về hiệu điện thế, khe cắm,… của
87
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
CPU, RAM, Card màn hình, …; các cổng kết nối trên bo mạch ( Front Panel: nơi kết nối các dây tín hiệu đèn nguồn, ổ cứng và nút điều khiển khởi động máy với thùng máy - CASE, Front USB, Front Audio) trước khi lắp ráp.
Hình B 3.5: Kiểm tra thiết bị trước khi lắp ráp
Nhận diện chính xác các linh kiện thiết bị trước khi lắp ráp. Kiểm tra sự tương thích và đồng bộ của các thiết bị. Lưu ý an toàn về điện. 3.2.2. Qui trình lắp ráp Bước 1: chuẩn bị Mainboard và lắp CPU vào mainboard. Lắp CPU và hệ thống tản nhiệt CPU vào Socket . Đối với Socket 478: Xác định vị trí góc cắt trên socket và tam giác vàng ở mặt trên của CPU. Bật chốt Socket một góc 900, đặt CPU vào đúng vị trí góc cắt trên Socket. Khi CPU đã lắp vào chính xác trên Socket, bạn dùng ngón tay giữ CPU và khóa chốt CPU.
88
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 3.6: Socket 478
Đối với Socket 775: Bật chốt Socket và sau đó mở nắp thiết bị tản nhiệt trên Socket, xác định 2 vị trí khuyết trên CPU và khấc trên Socket. Đặt CPU vào sao cho vị trí khuyết trùng với khấc trên Socket. Tiếp theo đậy nắp tản nhiệt và khóa chốt Socket.
Hình B 3.7: Socket 775
89
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Lắp keo tản nhiệt: Keo tản nhiệt được lắp trên bề mặt CPU, lắp quạt CPU và gắn nguồn cho quạt tản nhiệt. Hiện nay keo tản nhiệt đã được nhà sản xuất dán sẵn lên bề mặt bộ tản nhiệt, bạn chỉ cần gỡ lớp dán trước khi sử dụng.
Hình B 3.8: Keo tản nhiệt CPU
90
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 3.9: Lắp đặt CPU và FAN
Bước 2: Lắp bộ nhớ vào mainboard. Bật chốt ở hai đầu của khe cắm bộ nhớ. Đặt bộ nhớ vào đúng vị trí và dùng tay ấn nhẹ bộ nhớ vào khe cắm. Nếu bạn lắp đúng vị trí thì khi đó hai chốt của khe cắm sẽ tự động bật vào và giữ bộ nhớ lại.
91
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 3.10: Lắp đặt bộ nhớ RAM
Bước 3: Chuẩn bị thùng máy, lắp bộ nguồn vào thùng máy và gắn ốc đế. Lắp bộ nguồn vào thùng máy, lưu ý bộ nguồn được đặt vào đúng vị trí vặn ốc trên thùng máy, sau đó gắn ốc cho bộ nguồn.
Hình B 3.11: Lắp đặt bộ nguồn
92
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 3.12: Lắp đặt ốc đế mainboard
Bước 4: Lắp HDD và CD,DVD. Lắp ổ đĩa CD và DVD: Tháo mặt nạ trước thùng máy , đặt thiết bị vào đúng vị trí và bắt ốc cho các ổ đĩa. Lắp đặt ổ đĩa cứng IDE hoặc SATA vào đúng vị trí tại khay ổ cứng trong thùng máy, bắt ốc cho ổ đĩa cứng.
Hình B 3.13: Lắp đặt ổ đĩa cứng
Bước 5: Lắp đặt Mainboard vào thùng máy. 93
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Tháo mặt nạ hệ thống I/O.
Đặt mainboard vào đúng vị trí và vặn ốc cho mainboard.
Hình B 3.14: Lắp mainboard vào case
Lưu ý: sử dụng đúng loại ốc dành cho thiết bị đó. Bước 6: Lắp đặt bảng điều khiển, cáp tín hiệu và cáp nguồn cho các thiết bị trong thùng máy. Kết nối cáp tín hiệu và cáp nguồn cho ổ đĩa cứng và ổ đĩa CD, DVD. Kết nối cáp vào bảng điều khiển.
Hình B 3.15: Lắp kết nối nguồn
Lưu ý: Bảng điều khiển - Front Panel.
94
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Power Button – nút Power (PWR) Reset Button – nút Reset (RST) Power Led – đèn nguồn (PWR LED) HDD Led – đèn đĩa cứng (HDD/ HDD LED) Speaker – Loa trên Mainboard/ Case
Hình B 3.16: Lắp bảng điều khiển Front Panel
Bước 7: Lắp đặt bo mạch mở rộng. Tháo mặt nạ phía sau thùng máy. Lắp card mở rộng chính xác vào khe cắm mở rộng trên Mainboard và bắt ốc vào. Lưu ý: các chốt cố định của khe AGP và PCI Express.
95
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 3.17: Lắp đặt card mở rộng
Bước 8: kết nối thiết bị ngoại vi và nguồn vào máy tính. Lắp dây cung cấp nguồn cho bộ nguồn. Lắp bàn phím, chuột và các thiết bị ngoại vi vào máy tính. Lưu ý: vị trí góc cắt và chân cắm.
Hình B 3.18: Kết nối thiết bị ngoại vi
Bước 9: Kiểm tra máy. Kiểm tra trước khi cung cấp nguồn cho máy tính: bảo đảm không có bất kỳ vật gì còn xót lại trên Mainboard, thùng máy. Các loại dây cáp tránh va chạm vào hệ thống tản nhiệt, quạt của máy tính. Kiểm tra các thiết bị, bảo đảm các thiết bị tương thích và hoạt động tốt trước khi cài đặt phần mềm. Dựa vào chương trình POST và CMOS kiểm tra thiết bị phần cứng được nhận hay chưa? Chú ý: các bước lắp ráp có thể thay đổi theo cấu trúc của thùng máy.
96
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Lắp ráp -
Dùng không đúng đinh ốc Đánh rơi các thiết bị lên main Gắn các thiết bị không đúng Kết nối không đúng: USB, audio, cáp nguồn, dữ liệu.
Dùng đinh ốc không đúng có thể dẫn đến hư các thiết bị chúng ta nên xem kỹ các ốc khi gắn. Trong quá trình lắp ráp bạn nên chú ý đừng để đánh rơi các thiết bị hoặc gắn không đúng có thể dẫn đến cháy, hư các thiết bị. Kết nối USB, audio, cáp nguồn, dữ liệu không đúng có thể dẫn đến cháy các thiết bị.
3.2.3. CMOS Setup Utility Khi lắp ráp hoàn chỉnh máy tính, vào chương trình CMOS Setup Utility để xác lập cấu hình hệ thống. Hiện nay có nhiều nhà sản xuất BIOS như Award, Phonix, AMI,.., mỗi nhà sản xuất có một bố cục và cách xác lập cấu hình khác nhau. Vì thế, các thao tác để cấu hình trong CMOS Setup cũng khác nhau. Khi máy tính khởi động dựa vào câu thông báo sau để vào chương trình CMOS: Press DEL to enter SETUP hoặc một số trường hợp khác dựa vào bảng minh họa sau. Vào chương trình CMOS bằng các phím sau: BIOS
KEYS
PHOENIX BIOS
F1 hoặc F2
AWARD BIOS
Del hoặc Ctrl +Alt + Del
IBM APTIVA BIOS
F1
AMI BIOS
Del
COMPAQ
F10
97
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hướng dẫn cấu hình CMOS trong Phoenix-Award Bios.
Hình B 3.19: CMOS Phoenix và Award
Standard CMOS features.
Xác lập ngày giờ hệ thống. Khai báo ổ đĩa mềm. Dò tìm các thiết bị IDE. Xác định dung lượng bộ nhớ chính. Lưu ý: thay đổi giá trị thông số chọn +/-/PU/PD.
98
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 3.20: Cấu hình Standard CMOS Features
Advanced Bios features Chọn thiết bị Boot ( first boot, second boot, third boot). Đặt mật khẩu cho hệ thống (Security option). Thiết lập tốc độ POST.
Hình B 3.21: Cấu hình Advanced CMOS Features
99
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Advance chipset feature. Thiết lập dung lượng bộ nhớ chia sẽ cho card màn hình. Thiết lập cấu hình cho chipset.
Hình B 3.22: Thiết lập Chipset
Integrated Peripherals. Cấu hình I/O. Khai báo cấu hình cho thiết bị onboard.
100
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 3.23: Cấu hình thiết bị ngoại vi
Power management setup. Quản lý nguồn năng lượng máy tính, hỗ trợ tắt nguồn tự động khi tắt máy. Điều khiển tắt mở nguồn bằng bàn phím hoặc chuột máy tính.
Hình B 3.24: Quản lý nguồn điện 101
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
PnP/PCI configurations. Thiết lập cấu hình cổng IRQ cho các thiết bị ngoại vi.
Hình B 3.25: Cấu hình khe cắm mở rộng
PC health status Theo dõi trạng thái hoạt động của hệ thống như: nhiệt độ của CPU và hệ thống, số vòng quay của quạt và điện thế của bộ nhớ.
102
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 3.26: Theo dõi nhiệt độ và điện áp máy tính
Frequence/ Voltage control Điều chỉnh xung nhịp CPU và tần số bộ nhớ ( Mhz).
Hình B 3.27: Thiết lập xung nhịp cho CPU và bộ nhớ
Load fail- safe default và Load optimize default Trở về cấu hình mặc định của nhà sản xuất Set supervisor/user password Chế đặt mật khẩu cho chương trình CMOS. Save and exit. Lưu và thoát khỏi chương trình CMOS. Exit without save Thoát khỏi chương trình CMOS nhưng không lưu cấu hình đã thay đổi. 3.2.4. Một số lưu ý trong quá trình lắp ráp máy tính Các thiết bị bị hư hoặc gãy chân do lắp vào không đúng vị trí. Thiết bị phần cứng có thể bị cháy do gắn không đúng chiều hoặc không tương thích với vị trí trên mainboard. Thiết bị chết, không hoạt động do tay bạn dụng cụ tiếp xúc trực tiếp vào chip trên thiết bị. 103
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Thiết bị có thể bị hư do bạn làm rớt hoặc va chạm mạnh trong quá trình lắp ráp. Cháy thiết bị do nguồn điện cung cấp không chính xác. Tránh tiếp xúc bằng tay, vít trên các thiết bị có gắp chíp. Chọn vị trí và nơi làm việc thích hợp cho việc lắp ráp máy tính. Kiểm tra công tắc bộ nguồn, bảo đảm bộ nguồn tương thích với nguồn điện bên ngoài.
104
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI TẬP LỚN 1. Là người kỹ thuật để mua một bộ máy bạn cần quan tâm nhất là cái gì ?. Nêu ra sự khác nhau giữa máy bộ và máy tự lắp ráp trên thị trường. 2. Bạn hay vẽ sơ đồ quá trình ắp ráp và giải thích rõ quá trình lắp ráp đó. 3. Quá trình CMOS Setup Utility là gì?. Nêu chi tiết quá trình setup utility dụng trong CMOS và đặc điểm công dụng. BÀI TẬP ÔN 1. Để gắn một CPU socket 478 vào bo mạch chủ ta cân chú trọng điểm nào 2. Để gắn một CPU socket 775 vào bo mạch chủ ta cân chú trọng điểm nào 3. Trước tiên gắn Ram vào bo mạch chủ ta phải làm gì ? 4. Nút Power có chức năng gì ? 5. Nút Reset có chức năng gì ? 6. Câu thông báo Press DEL to enter SETUP dùng để làm gì ? 7. Standard CMOS features có chức năng gì ? 8. Advance Bios features có chức năng gì ? 9. Advance chipset feature có chức năng gì ? 10. Integrated Peripherals có chức năng gì ? 11. Power management setup có chức năng gì ? 12. PnP/PCI configurations có chức năng gì ? 13. PC health status có chức năng gì ? 14. Frequence/ Voltage control có chức năng gì ? 15. Load fail- safe default và Load optimize default có chức năng gì ? 16. Save and exit có chức năng gì ? 17. Exit without save có chức năng gì ?
105
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được:
Sử dụng các chương trình trong DOS Hiểu và sử dụng một số chương trình tiện ích cần thiết trong đĩa cứu hộ Hiren’s Boot Phân vùng ổ cứng Cài đặt hệ điều hành Sử dụng chương trình Ghost để sao lưu và phục hồi hệ thống máy tính Cài đặt trình điều khiển thiết bị máy tính 4.1. DOS 4.1.1. DOS Hệ điều hành MS-DOS (MicroSoft - Disk Operating System) là hệ điều hành dòng lệnh nổi tiếng của hãng Microsoft được cài đặt hầu hết trên các máy tính cũ trước đây. Phiên bản cuối cùng của DOS hiện nay là version 7.0. Tuy nhiên, hệ điều hành MS-DOS version 6.0 - 6.22 vẫn còn được nhiều người tiếp tục sử dụng. Sau khi thực thi các lệnh khởi động, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện dấu đợi lệnh (prompt) có dạng: C:\>_
hoặc
A:\>_
C hoặc A là tên của ổ đĩa làm việc: C khi khởi động từ đĩa cứng và A là từ đĩa mềm. Bộ ký tự:\> là qui ước dấu đợi lệnh của DOS, qui ước này có thể thay đổi. Ðiểm nháy sáng _ gọi là con trỏ (cursor) cho ta biết điểm làm việc hiện tại trên màn hình. Các ký tự gõ trên bàn phím sẽ hiện ra tại vị trí con trỏ. Một số qui ước gọi lệnh trong DOS drive: ổ đĩa path: đường dẫn bao gồm thư mục cha, các thư mục con kế tiếp filename: tên tập tin bao gồm phần tên và phần mở rộng directory: thư mục sub-dir: thư mục con (sub directory) <tên>: nội dung câu lệnh bắt buộc cần có
106
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
[<tên>]: nội dung câu lệnh trong dấu [ ] có thể có hoặc không : Dấu Enter, ra lệnh thực hiện lệnh của DOS
Ghi chú: Có thể đánh tên lệnh và dấu /? để nhận được hướng dẫn (HELP) các chi tiết sau lệnh. Ví dụ C:\>DIR /? , DOS sẽ chỉ dẫn về lệnh DIR trên màn hình. 4.1.2. Các công cụ tiện ích trong đĩa cứu hộ Hirent’s Boot Đây là một đĩa CD uy tín của người chuyên nghiệp sửa chữa máy tính. Nó giúp người dùng khởi động DOS từ đĩa CD và kèm theo 1 bộ công cụ đầy đủ để xử lý một máy tính bị hỏng cấu hình, hệ điều hành và đĩa cứng cũng như những công cụ kiểm tra cấu hình máy tính. Sau khi khởi động, một menu dạng text sẽ được trình bày và người dùng chọn mục cần thiết. Có rất nhiều công cụ hỗ trợ NTFS phù hợp với tình hình sử dụng WinXP hiện tại.
Hình B 4.1: Danh mục các tuỳ chọn của Hiren’s Boot
Danh mục các tiện ích của Hiren's BootCD •
Partition Tools – Công cụ quản lý phân vùng ổ cứng Partition Magic Pro 8.05 Là công cụ với giao diện dễ sử dụng cho người mới làm quen với máy tính, bao gồm chia đĩa, định dạng, thay đổi kích thước, Một số chương trình khác cùng chức năng: Acronis Disk Director Suite 9.0.554 Paragon Partition Manager 7.0.1274 •
Disk Clone Tools – Công cụ sao lưu và phục hồi phân vùng, ổ cứng 107
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Norton Ghost 8.3 Là tiện ích thông dụng nhất trong việc sao lưu phục hồi phân vùng, ổ cứng hổ trợ thiết bị giao tiếp USB và SCSI Một số chương trình khác cùng chức năng: ImageCenter 5.6 (Drive Image 2002) •
Antivirus Tools – Công cụ tìm và diệt virus F-Prot Antivirus 3.16f (0811) McAfee Antivirus 4.40 (0811) Một phiên bản tìm diệt virus của hãng McAfee danh tiếng chạy trên nền DOS, hữu ích khi toàn bộ máy tính bị nghi là nhiễm virus •
Recovery Tools – Công cụ phục hồi và cứu dữ liệu Active Partition Recovery 3.0 Ontrack Easy Recovery Pro 6.10 Là công cụ mạnh và dễ sử dụng trong việc tìm và phục hồi dữ liệu bị mất. Lost & Found 1.06 Prosoft Media Tools 5.0 v1.1.2.64 Một công cụ rất mạnh trong việc cứu dữ liệu khi đã sử dụng các chương trình khác không thành công PhotoRec 6.6b Công cụ tìm và cứu các tập tin hình ảnh • Testing Tools – Công cụ kiểm tra hệ thống System Speed Test 4.78 PC-Check 6.0 PC Doctor 3.0 Test Cpu/Video/Disk 5.6 Test Hard Disk Drive 1.0 •
RAM (Memory) Testing Tools – Công cụ kiểm tra RAM hệ thống DocMemory 3.1b GoldMemory 5.07 Memtest86+ 1.65
•
Hard Disk Tools – Công cụ kiểm tra ổ cứng Hard Disk Diagnostic Utilities Seagate Seatools Desktop Edition 3.02 Western Digital Diagnostics (DLGDIAG) 5.04f HDD Regenerator 1.51 Công cụ kiểm tra và phục hồi Bad Sector 108
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Ontrack Disk Manager 9.57 Công cụ chia đĩa nhanh và hiệu quả cho máy tính mới. HDAT2 4.5.2 •
System Information Tools – Công cụ xem thông tin hệ thống Aida16 2.14 Là chương trình xem thông tin hệ thống khá ưu việt nên kết hợp với HwInfo và các tiện ích MBR, CMOS, ổ cứng. Các công cụ khác HwInfo 5.0.3 CPU Identification utility 1.12 MBR (Master Boot Record) Tools • MultiMedia Tools – Công cụ xem phim nghe nhạc trên DOS Picture Viewer 1.94 QuickView Pro 2.57 MpxPlay 1.54 • Password Tools – Công cụ bẻ khóa mật khẩu Active Password Changer 3.0 Offline NT/2K/XP Password Changer • NTFS (FileSystems) Tools – Công cụ sử dụng với phần vùng NTFS NTFS Dos Pro 5.0 Paragon Mount Everything 3.0 Volkov Commander 4.99 • Mini Windows 98 Có thể chạy trực tiếp trên RAM với một số công cụ tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows 98 • Other Tools – Các công cụ khác Drive Temperature 1.0 Unknown Devices 1.2 (0811) Công cụ xem thông tin phần cứng không hiểu được bởi hệ điều hành, rất hữu ích trong việc kiểm tra và cài đặt Driver CCleaner 1.34.407 Công cụ dọn dẹp rác hệ thống và tối ưu hệ thống 109
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Ad-Aware SE Personal 1.06 (0811) Công cụ tìm và diệt Spyware chạy trên nền DOS 4.2. Phân vùng ổ cứng 4.2.1. Giới thiệu: Hiện nay dung lượng ổ cứng rất lớn, dữ liệu lưu trữ cũng đa dạng nên nhu cầu quản lý hiệu quả khối lượng lớn dữ liệu này là rất cần thiết. Thường thì các dữ liệu của hệ điều hành, phần mềm được sắp xếp riêng một nơi, các dữ liệu còn lại tùy thuộc đặc tính cũng được bố trí những nơi hợp lý. Vì vậy cần phải phân vùng ổ đĩa cứng theo những vùng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu trên. 4.2.2. Các công cụ phân vùng ổ cứng Chương trình phân vùng ổ đĩa cứng có thể chạy trong hệ điều hành DOS (giao diện dòng lệnh), hệ điều hành Windows (giao diện đồ họa) hoặc cả hai. Các chương trình chạy trong hệ điều hành DOS: Fdisk, Partition Magic, Ontrack Disk Manager, Paragon Partition, … Các chương trình trong Windows: Disk Management, Partition Magic, … Ngoài ra bản thân chương trình cài đặt hệ điều hành cũng có chương trình phân vùng ổ đĩa của chính nó. Chương trình Partition Magic: Bước 1: vào chương trình CMOS, chọn thiết bị Boot đầu tiên là CDROM (thực hiện trong DOS), bỏ đĩa cứu hộ Hirent’s Boot vào khay đĩa, sau đó khởi động lại máy tính.
Hình B 4.2: Khởi động vào Hiren's Boot
Bước 2: chọn Disk Partition Tool-> Partion Magic -> vào chương trình Partition Magic.
110
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.3: Tiện ích phân vùng ổ đĩa cứng
Bước 3: tạo phân vùng mới.
Chọn Operations-> Create. Create as: chọn kiểu phân vùng chính hoặc phụ. Partion type: chọn kiểu file hệ thống FAT32 hoặc NTFS. Label: đặt tên phân vùng. Size: chọn kích thước phân vùng. Cluste size: chọn kích thước cluster. Chọn Apply -> Yes.
111
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.4: Tạo phân vùng primary mới cho ổ đĩa cứng
112
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 4: bạn thực hiện các bước tương tự như trên cho các phân vùng còn lại của ổ đĩa cứng. Lưu ý: phân vùng chính (Primary dùng để cài đặt hệ điều hành, logical dùng cho ổ đĩa lưu dữ liệu)
Hình B 4.5: Tạo phân vùng logical mới cho ổ đĩa cứng
Bước 5: Format và kiểm tra lại toàn bộ các phân vùng. Định dạng phân vùng: chọn phân vùng cần định dạng và chọn Format -> Ok. Lưu ý: trong quá trình tạo mới phân vùng, phân vùng được tạo thường sẽ được định dạng sẵn. Kiểm tra phân vùng: chọn phân vùng cần kiểm tra và chọn Check for errors, chọn Yes.
113
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 6: Active phân vùng chính. Chọn phân vùng chính (dùng để cài đặt hệ điều hành) và chọn Advanced-> Set Active-> Apply-> Restart lại máy.
Hình B 4.6: Set Active cho phân vùng khởi động
Kết thúc việc phân chia đĩa, ngoài ra chương trình Partition Magic còn có các chức năng nâng cao khác như chuyển đổi định dạng phân vùng (Convert), thay đổi kích thước phần vùng (Resize), di chuyển hoặc ghép nối phân vùng (Merge /Move) mà không làm mất dữ liệu sẵn có trên các phân vùng này.
114
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
4.2.3. Chẩn đoán và khắc phục sự cố phân vùng ổ cứng Các sự cố Cách khắc phục Không nhận ổ cứng
Vào Cmos kiểm tra ổ đĩa cứng
ổ cứng bị bad sector
Dùng chương trình sửa Bad sector như HDD regenerator
ổ cứng lúc nhận lúc không
Kiểm tra cáp nguồn và cáp dữ liệu
Trong quá trình Boot từ đĩa CDROM máy báo lỗi không tìm thấy đĩa khởi động
Vào Cmos kiểm tra thiết bị boot.hoặc kiểm tra lại ổ điã CDROM.
Máy tính khởi động lại khi chia đĩa.
Kiểm tra bộ nguồn và thiết bị tản nhiệt của CPU.
4.3. Cài đặt hệ điều hành 4.3.1. Lựa chọn và các bước chuẩn bị Xem xét cấu hình phần cứng có đúng với yêu cầu của hệ điều hành? Ví dụ: Cấu hình tối thiểu của Windows XP (theo Microsoft) như sau: CPU : 233 Mhz. RAM : 64 MB. Card màn hình (video card) : Super-VGA với độ phân giải tối thiểu 800 x 600. Ổ đĩa cứng (Hard drive): 1,5 GB trống trở lên (chưa sử dụng). Ổ đĩa quang. Chuột và bàn phím. Màn hình. + Chuẩn bị Product Key (bộ mã cài đặt) nằm trên đĩa CD cài đặt hoặc trên giấy cấp phép bản quyền của nhà sản xuất để dùng trong quá trình cài đặt. + Có thể thực hiện việc chia đĩa trong quá trình cài đặt, hoặc dùng các chương trình chia đĩa như Partition Magic, Fdisk, … Lưu ý: Backup dữu liệu trên ổ cứng trước khi cài đặt hệ điều hành.
115
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
4.3.2. Quá trình cài đặt Cài đặt mới hệ điều hành XP bằng đĩa CD – ROM.
Trước khi tiến hành cài đặt bạn cần thực hiện các thủ tục sau: Vào CMOS chọn cấu hình máy tính khởi động (BOOT) từ đĩa ổ đĩa CD . Khởi động máy tính bằng đĩa CD có chứa hệ điều hành, hoặc đĩa CD có chức năng BOOT. Tiến hành cài đặt windows XP từ đĩa CDROM theo các bước sau: Bước 1: Khởi động máy tính, vào CMOS Setup Utility của máy tính bằng việc nhấn DEL , F1 hoặc F2 ( tuỳ theo phiên bản của từng loại máy).
Hình B 4.7: Vào tiện ích CMOS
116
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 2: Chọn chế độ First Boot Device [ CDROM ] ưu tiên khởi động trước.
Hình B 4.8: Lựa chọn thiết bị khởi động
Bước 3: Nhấn F10, sau đó chọn YES để lưu lại xác lập cấu hình CMOS, sau đó máy sẽ tự khởi động lại. Bước 4: Chúng ta cho đĩa cài đặt Windows XP vào ổ CD. Khi khởi động, màn hình có dòng chữ: Boot From CD… Press Any Key to Continous . . . Bấm bất kỳ phím nào trên bàn phím để khởi động đĩa CD cài đặt Bước 5: Sau khi máy tính nạp các tập tin cần thiết để cài đặt hệ điều hành thì màn hình lựa chọn đầu tiên sẽ xuất hiện: Enter : để tiếp tục việc cài đặt R : sửa lỗi hệ điều hành. F3 : để thoát ra. 117
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Chọn Enter.
Hình B 4.9: Nhấn Enter để tiếp tục cài đặt
Bước 6: Thỏa thuận về bản quyền (đây là văn bản thỏa thuận về quyền và trách nhiệm sử dụng sản phẩm giữa nhà sản xuất và người dùng) Chọn F8 : đồng ý với quy định sử dụng phần mềm hợp pháp. ESC : thoát khỏi chương trình cài đặt. Bạn chọn F8 và qua bước tiếp theo.
118
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.10: Nhấn F8 để tiếp tục cài đặt
Bước 7: Chọn phân vùng cần cài đặt hệ điều hành, có các sự chọn lựa như sau: ENTER : cài đặt vào phân vùng bạn chọn. Create : tạo mới phân vùng. Del : xoá phân vùng . Bạn chọn ENTER để tiếp tục cài đặt. Lưu ý: Nếu cài máy mới hoàn toàn, bạn có thể tạo mới phân vùng và chọn dung lượng phù hợp cho phân vùng đã chọn và sau đó chọn ENTER để tiếp tục cài đặt. Nếu máy tính cài lại hệ điều hành thì bạn cần quan tâm đến việc backup dữ liệu ra bên ngoài trước khi tiến hành cài đặt.
119
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.11: Lựa chọn phân vùng cài đặt hệ điều hành
Bước 8: Bạn cần phải định dạng (format) ổ cứng: Chọn bảng FAT32 hoặc NTFS.( nên chọn định dạng NTFS) với việc định dạng nhanh (Quick) hoặc bình thường (thời gian định dạng sẽ lâu hơn, nhưng nên chọn cách thức này) Tiếp theo chọn ENTER để tiếp tục.
120
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.12: Định dạng phân vùng cài đặt hệ điều hành
Bước 9: Các tập tin của hệ điều hành được chép vào ổ đĩa cứng, máy sẽ tự khởi động lại để máy tiếp tục cài đặt.
Hình B 4.13: Quá trình sao chép tập tin hệ thống
Bước 10: Lựa chọn ngôn ngữ và khu vực địa lý.
121
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Vào "CUSTOMIZE" chọn ngôn ngữ và các kiểu ngày giờ hệ thống, đơn vị tiền tệ, kiểu bàn phím…..sau đó chọn Next để tiếp tục.
Bước 11: Điền thông tin người sử dụng, tổ chức hoặc đơn vị đăng ký bản quyền của hệ điều hành. Sau đó chọn Next.
Hình B 4.14: Điền tên và tổ chức người sử dụng
Bước 12: Điền đầy đủ thông tin Product Key đăng ký bản quyền do Microsoft cung cấp theo mỗi sản phẩm. sau đó chọn Next .
122
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.15: Nhập Key sản phẩm kèm theo đĩa cài đặt
Bước 13: Đặt tên máy tính và mật khẩu cho tài khoản quản trị máy tính. Sau đó chọn Next
123
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 14: Cài đặt ngày giờ hệ thống và múi giờ quốc tế, sau đó chọn Next.
Hình B 4.17: Xác lập ngày tháng và múi giờ hiện tại
Bước 15: Cài đặt các dịch vụ mạng.có hai sự lựa chọn: Typical setting : cài mặc định một số dịch vụ mạng cần thiết ( TCP/IP,network adapter…) Custom settings: cho phép bạn bỏ một số thành phần dịch vụ mạng . Sau đó chọn Next.
124
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.18: Tuỳ chọn về mạng nhấn Enter để tiếp tục
Bước 16: Chọn lựa gia nhập vào Domain hoặc Workgroup? Bạn chọn Workgroup và chọn Next . Bước 17: Windows sẽ tiến hành cài đặt, sau khi cài đặt xong máy tính sẽ khởi động lại và hoàn tất quá trình cài đặt.
Hình B 4.19: Windows tự điều chỉnh độ phân giải của màn hình ấn ok
125
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.20: Quá trình cài đặt HĐH hoàn tất
4.3.3. Chuẩn đoán và khắc phục sự cố cài đặt Các sự cố có thể xảy ra Máy tính không BOOT được từ điã CDROM
Cách khắc phục Vào CMOS kiểm tra ổ đĩa CDROM. Kiểm tra chuẩn kết nối và cáp nguồn cung cấp cho CDROM Kiểm tra ổ đĩa CDROM.
Trong quá trình cài đặt máy báo không đọc được file trên đĩa CDROM
Lỗi đĩa CDROM, bạn cần thay đĩa khác tốt hơn.
Trong quá trình cài đặt máy
Cần phải nâng cấp bộ nhớ RAM.
Hoặc ổ đĩa CDROM bị hư trong quá trình sử dụng.
126
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
báo không đủ bộ nhớ. Trong quá trình cài đặt máy báo không tìm thấy ổ đĩa cứng
Bạn cần kiểm tra cáp nguồn và cáp dữ liệu của ổ cứng.
khi đang cài đặt máy tự động tắt
Có thể do quạt CPU không đủ tản nhiệt nên máy tự tắt. bạn cần kiểm tra bộ phận tản nhiệt của CPU.
Vào CMOS kiểm tra HDD có nhận chưa?
Kiểm tra lại nguồn cung cấp cho máy tính. 4.4. Chương trình GHOST 4.4.1. Giới thiệu: Chức năng chương trình Norton Ghost là sao lưu và phục hồi dữ liệu toàn bộ hệ thống hay từng phân vùng riêng biệt trên các ổ cứng khác nhau hay trên cùng một ổ cứng. Ngòai ra Norton Ghost còn được dùng như là một cách thức có thể khôi phục nhanh tòan bộ hệ thống máy tính bao gồm hệ điều hành, trình điều khiển, phần mềm máy tính có sẵn từ tập tin ảnh mà không cần phải cài đặt lại từng phần. Norton Ghost có các phiên bản khác nhau có thể chạy trên nền hệ điều hành Windows hoặc DOS. 4.4.2. Cài đặt hệ thống máy tính với GHOST Cài đặt bằng chương trình Ghost: Để tiết kiệm thời gian trong quá trình cài đặt hệ điều hành, bạn có thể chọn giải pháp dùng bản Ghost từ đĩa CDROM hoặc từ tập tin ảnh có sẵn trên đĩa cứng. Các bước thực hiện phục hồi toàn bộ hệ thống từ đĩa CDROM có sẵn tập tin ảnh: Cách 1: Các bộ đĩa Ghost hệ điều hành được làm ra bao gồm luôn phần tự động khởi động vào DOS với phần chọn lựa phục hồi toàn bộ phân vùng đầu tiên với tập tin ảnh có sẵn trên bộ đĩa CDs. Bước 1: Vào trong CMOS Setup Utility chọn thiết bị khởi động đầu tiên là CDROM
127
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.21: Chọn khởi động từ ổ đĩa CD-ROM
Bước 2: Chọn số 1 nhấn Enter để phục hồi toàn bộ tập tin ảnh lên phần vùng ổ C đầu tiên, hoặc chọn số 2 để phục hồi cho toàn ổ cứng.
Hình B 4.22: Lựa chọn phương thức Ghost
128
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Cách này chỉ sử dụng cho các máy tính mới lần đầu tiên cài đặt. Với máy tính cài đặt lại thì nên sử dụng cách 2.
Cách 2: Tham khảo các bước phục hồi lại phân vùng từ tập tin ảnh ở phần – Phục hồi phân vùng từ tập tin ảnh, chỉ thay thể phân vùng cần phục hồi là phân vùng Primary Active và chỉ đường dẫn đến tập tin ảnh nằm trên đĩa CD Ghost. Lưu ý: Bạn chọn đúng phân vùng cần bung tập tin ảnh, nếu máy tính mới hoàn toàn thì bạn chỉ cần tạo phân vùng mới và bung tập tin ảnh ra. Ngược lại nếu máy tính có chứa dữ liệu, cần sao lưu dữ liệu ra bên ngoài và chọn đúng phân vùng cần bung tập tin ảnh vì khi bung tập tin ảnh ra ở phân vùng nào thì dữ liệu trên phân vùng đó sẽ bị xóa. 4.4.3. Sao lưu và phục hồi + Cách tạo tập tin ảnh cho phân vùng Bước 1: Boot từ điã CDROM (Hiren’s Boot), chọn Disk Clone Tools, chọn Norton Ghost 11.0, chọn chế độ bình thường (Normal) Bước 2: chọn Local-> Partition-> To Image.
Hình B 4.23: Các tuỳ chọn của Ghost
Bước 3: chọn ổ đĩa nguồn có chứa phân vùng cần tạo ảnh và chọn phân vùng cần tạo tập tin ảnh ( ví dụ: ổ C ).
129
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 4: chọn vị trí lưu tập tin ảnh
Look in: chọn ổ đĩa để lưu tập tin ảnh . File name: đặt tên cho tập tin ảnh. Cuối cùng chọn Save.
Hình B 4.24: Lựa chọn nơi lưu trữ tập tin ảnh Ghost
Bước 5: chọn cấp độ nén cho ảnh ghost NO: không nén Fast: nén trung bình Hight: nén tối đa. Chọn Fast.
130
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.25: Lựa chọn ổ đĩa nguồn cần sao lưu
Bước 6: quá trình ghost sẽ bắt đầu thực hiện tạo tập tin ảnh. No: không đồng ý thực hiện Yes: đồng ý thực hiện. Sau đó khởi động lại máy tính.
131
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.26: Quá trình sao lưu hoàn tất, khởi động lại máy
+ Cách phục hồi phân vùng từ tập tin ảnh Bước 1: Boot từ đĩa CDROM ( Hiren’s boot), vào Dos và gõ vào X:\ghost.exe và bấm Enter. Bước 2: chọn Local->Partition -> From Image.
132
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.27: Chọn From Image để phục hồi hệ điều hành
Bước 3: chọn tập tin ảnh cần phục hồi và chọn open.
Hình B 4.28: Chọn tập tin ảnh ghost cần phục hồi
Bước 4: chọn ổ cứng và phân vùng sẽ phục hồi file ảnh của hệ điều hành (ví dụ chọn Primary) và chọn ok.
133
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.29: Chọn phân vùng đích để phục hồi
Bước 6: chương trình Ghost thông báo sẽ phục hồi file ảnh, chọn YES. Sau đó khởi động lại máy tính.
Hình B 4.30: Chọn Yes để thực hiện quá trình khôi phục
4.5. Cài đặt trình điều khiển thiết bị 134
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hiện nay, một số hệ điều hành có tích hợp sẵn một số các trình điều khiển thông dụng của các thiết bị máy tính và trong quá trình cài đặt các trình điều khiển này đã được cài đặt sẵn. Tuy nhiên một số thiết bị không có sẵn Dirver tích hợp trong hệ điều hành thì bắt buộc phải tìm kiếm Driver cho thiết bị từ đĩa CD Driver kèm theo thiết bị hoặc tải từ trang web của nhà sản xuất thiết bị về máy để cài vào hệ thống cho phù hợp. Thiết bị sẽ không hoạt động hoặc hoạt động không đúng nếu thiếu Driver hoặc cài Driver sai. 4.5.1. Xác định thông số thiết bị và trình điều khiển Thông thường khi mới cài đặt xong hệ điều hành hoặc gắn thêm vào máy tính bất kỳ thiết bị nào thì hệ điều hành sẽ tự động cập nhật và tìm kiếm Driver cho thiết bị, nếu hệ điều hành không có thì sẽ thông báo yêu cầu chỉ đường dẫn đến vị trí có chứa Driver. Một cách khác là vào mục Device Manager để kiểm tra thiết bị, các thiết bị chưa có Driver sẽ được liệt kê trong phần other device hoặc thông tin chung của thiết bị với màu vàng cảnh báo. Các thiết bị cần cài đặt Driver phổ biến trong máy tính:
Chipsets của bo mạch chủ. Các card màn hình, âm thanh, mạng rời hoặc ONBOARD. Các card mở rộng khác: card tivi, modem, card kỹ xảo, … Các thiết bị ngoại vi như: máy in, máy scanner, webcam, …
4.5.2. Cài đặt và nâng cấp trình điều khiển thiết bị Thông thường khi cài Driver cho thiết bị thì chỉ cần mở tập tin Setup.exe trên đĩa CD Driver hoặc trên trang Web của nhà sản xuất, chương trình sẽ cài đặt tự động Dirver thiết bị vào máy tính. Ví dụ: Cài Driver Chipsets, thường là cài đặt từ đĩa CDROM do nhà cung cấp sản phẩm kèm theo. Hoặc bạn có thể tiến hành theo các bước sau. Bước 1: Vào Device Manager. Trên màn hình Desktop, click phải biểu tượng My Computer, chọn Manage Trong hộp thoại Computer Management , chọn Device Manager. Bên phải là danh sách các thiết bị có trong máy tính. Bước 2: Tìm và chọn thiết bị cần cài đặt Driver (lưu ý: các thiết bị chưa được cài drivers có hình dấu chấm hỏi màu vàng), chọn Install Driver hoặc Update Driver. Bước 3: chọn phương thức cài đặt. 135
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Install the software automatically: để Windows tự dò tìm và cài đặt Driver cho thiết bị. Cho đĩa CD Driver của thiết bị vào ổ đĩa CD, chọn cài tự động và chọn Next.
Hình B 4.31: Chọn Next để cài đặt driver
136
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.32: Chọn phương thức cài đặt
Hình B 4.33: Quá trình cài đặt tự động
137
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Install from a list or specific location: cài đặt Driver cho thiết bị từ vị trí nào do bạn chỉ định. Chỉ dẫn nơi lưu trữ các tập tin Driver trên đĩa CD Driver hoặc thư mục lưu trữ trên ổ cứng và chọn Next.
Hình B 4.34: Cài đặt bằng tay
138
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.35: Xác định vị trí driver cần cài đặt
Bước 4: Kết thúc Click Finish để kết thúc việc cài đặt Driver. 4.5.3. Sao lưu và phục hồi Driver Sao lưu Driver cho máy tính Bước 1: Chọn thiết bị cần sao lưu.
139
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.37: Chọn thiết bị cần sao lưu driver
Bước 2: chọn vị trí lưu tập tin Driver cần sao lưu, mặc định là thư mục DriverBackup lưu trong ổ đĩa D. Có thể đặt tên và lưu vào vị trí khác. Bước 3: chọn Start để tiến hành sao lưu
140
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.38: Quá trình sao lưu bắt đầu
Bước 4: Sao lưu hoàn thành. Chọn Ok + Phục hồi Driver cho máy tính. Bước 1: chọn Restore và bảng thông báo xuất hiện, yêu cầu bạn chỉ đường dẫn đến vị trí lưu tập tin Driver sao lưu và chọn Ok.
141
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.39: Chọn tập tin chứa driver cần phục hồi driver
Bước 2: chọn Driver cần phục hồi và chọn Start Restore.
142
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.40: Chọn thiết bị cần phục hồi driver
Bước 3: kết thúc phục hồi Driver, khởi động lại máy tính. 4.5.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố trình điều khiển thiết bị Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình cài đặt driver
Cách khắc phục
Sau khi cài driver, máy bị “Dump”
Do dirver không phù hợp với thiết bị, bạn cần uninstall driver và cài driver khác phù hợp với thiết bị.
Máy báo lỗi sau khi cài driver
Kiểm tra ổ đĩa CDROM hoặc DVD.
Lỗi không tìm thấy driver trong suốt quá trình cài đặt.
Bạn chỉ đúng đường dẫn đến vị trí lưu driver của thiết bị.
4.6. Cài đặt nhiều hệ điều hành 143
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
4.6.1. Mục đích và giải pháp Cài nhiều hệ điều hành nhằm mục đích gì? Học tập, nghiên cứu: nhu cầu sử dụng nhiều hệ điều hành trên một máy cho mục đích học tập, thực hành cài đặt, nghiên cứu cách thức cài đặt nhiều hệ điều hành, phương pháp tạo đĩa A khởi động trong windows 98, ... Giải trí: một số chương trình game chỉ chạy được trên những hệ điều hành có hỗ trợ Dos thực như windows 98. Bảo mật dự phòng: khi một trong các hệ điều hành có sự cố thì vẫn có thể khởi động vào các hệ điều hành khác. Giảm chi phí: thay vì phải mua hai máy tính để cài 2 hệ điều hành (ví dụ: windows 2000 và windows XP). Việc này khá tốn kém và không thiết thực vì có thể thực hiện chỉ trên một máy tính. Giải pháp thực hiện là gì? Tiến hành cài đặt hai hay nhiều hệ điều hành khác nhau trên cùng một máy có menu lựa chọn khi khởi động. Khi khởi động vào hệ điều hành này vẫn có thể nhìn thấy tập tin của phân vùng chứa hệ điều hành còn lại (Multi-Boot). Không thể nhìn thấy các phân vùng chứa những hệ điều hành còn lại (BootMagic). 4.6.2. Phân vùng ổ đĩa cho việc cài đặt nhiều HĐH Làm gì để cài đặt nhiều hệ điều hành? Để có thể cài nhiều hệ điều hành trên một máy tính thì phải phân chia phân vùng cho ổ đĩa cứng. Phân vùng để cài hai hệ điều hành có hỗ trợ Multi-Boot: Tạo ổ C loại phân vùng là primary (15GB), phân vùng extended có dung lượng còn lại, trong phân vùng extended tiến hành phân chia làm hai phân vùng logical (D 15GB, E có dung lượng còn lại). Định dạng (format) phân vùng theo hệ tập tin FAT32 hay NTFS, nếu muốn cài hệ điều hành windows 98 thì phân vùng đó phải định dạng FAT32.
144
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.41: Chia phân vùng để cài hai HĐH dạng MultiBoot
145
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Phân vùng để cài hai hệ điều hành có hỗ trợ Boot-Magic: Phân chia ổ cứng thành hai phân vùng chính (primary) bao gồm ổ C 15GB để cài đặt windows 2000, ổ D 20GB để cài đặt windows XP. Phân vùng mở rộng có dung lượng còn lại, trong phân vùng này có thể phân chia nhiều đĩa logical tuỳ dung lượng và mục đích của người sử dụng. Định dạng (format) ổ C và D theo hệ tập tin FAT32 vì BootMagic không hỗ trợ ẩn phân vùng NTFS.
Hình B 4.42: Chia phân vùng để cài hai HĐH dạng BootMagic
4.6.3. Cài đặt HĐH có hỗ trợ Multi-Boot Nguyên tắc cài đặt: Hệ điều hành có phiên bản trước thì phải được cài đặt trước, ví dụ: 1. Windows 2000, 2. Windows XP, ... Hệ điều hành thứ nhất cài đặt lên phân vùng primary đã được kích hoạt (Active) để khởi động (ở đây là ổ C). Hệ điều hành thứ hai cài lên phân vùng logical kế tiếp (ở đây là ổ D), hệ điều hành này phải hỗ trợ Multi-Boot (từ windows 2000 Professional trở về sau).
146
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Nhược điểm: Do hai hệ điều hành này sử dụng chung một boot sector trên phân vùng chính để khởi động nên khi ổ C bị định dạng hay lỗi phân vùng này thì hệ điều hành còn lại sẽ không thể khởi động được. Ở hệ điều hành này vẫn có thể nhìn thấy phân vùng chứa hệ điều hành còn lại, do đó có thể xoá nhầm tập tin hệ thống của hệ điều hành còn lại (ở đây là ổ D). Cài đặt như thế nào? Các bước cài đặt tương tự như cài đặt một hệ điều hành, tuy nhiên phải chọn phân vùng cài đặt là ổ D cho hệ điều hành thứ hai.
Hình B 4.43: Menu lựa chọn hệ điều hành dạng MultiBoot
Nếu cài đặt thành công khi khởi động máy tính sẽ hiện menu 2 hệ điều hành cho phép người sử dụng lựa chọn.
147
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
4.6.4. Cài đặt hệ điều hành có hỗ trợ của chương trình BootMagic
Sau khi cài hệ điều hành thứ nhất lên phân vùng ổ đĩa C. Tiến hành ẩn (hidden) phân vùng ổ C bằng chương trình Partition Magic, lúc này ổ D sẽ được hiển thị (Unhidden), phải kích hoạt (Active) ổ D để có thể khởi động khi cài hệ điều hành thứ hai trên ổ này. Máy tính sẽ tự khởi động vào hệ điều hành thứ hai sau khi quá trình cài đặt hệ điều hành thứ hai trên ổ D hoàn tất. Lúc này không có menu để lựa chọn hệ điều hành nên phải cài đặt chương trình hỗ trợ Boot-Magic.
Hình B 4.44: Cấu hình Menu lựa chọn hệ điều hành dạng BootMagic
Tiến hành cài đặt: chạy tập tin Setup để cài đặt, sau khi hoàn tất có thể vào chương trình này để xác lập menu khởi động, lưu và khởi động lại máy. Ưu điểm: có thể cài nhiều hệ điều hành khác nhau, độc lập hoàn toàn với nhau do đó khi phân vùng đầu tiên bị định dạng lại thì không ảnh hưởng gì đến các hệ điều hành khác.
148
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
4.6.5. Các vấn đề cần lưu ý khi cài đặt nhiều hệ điều hành
Chỉ nên cài hệ điều hành từ đĩa CD – ROM không sử dụng chương trình Ghost. Không xoá hoặc sửa một số thông tin trong Boot.ini nếu không menu MultiBoot sẽ không hiển thị khi khởi động. Phải định dạng các phân vùng chứa hệ điều hành là FAT32 để được hỗ trợ Boot-Magic. Do Boot-Magic được ghi vào Master Boot Record nên trong một số trường hợp phải sửa Master Boot Record. Ví dụ: phân chia cài lại hệ điều hành mới. 4.6.6. Chẩn đoán và khắc phục sự cố Phân vùng ổ cứng Lỗi phân vùng Không phân vùng được
-
Thử dùng một chương trình phần vùng khác
Cài hệ điều hành Mất tập tin cài đặt Treo máy
-
Đổi đĩa cài đặt, kiểm tra mắt đọc ổ quang Kiểm tra RAM, ổ cứng, nguồn
cứng
Ghost Lỗi tập tin ghost Chương trình và tập tin không tương thích Không thể ghost được Không thể khởi động vào hệ điều hành Ghost vào bị dump Cài đặt trình điều khiển Cài đặt không đúng Driver Không thể cài đặt driver bằng phương pháp thông thường Cài đặt nhiều HĐH Cài đặt không đúng
Dùng chương trình sửa lỗi ổ
-
Đỗi đĩa Ghost, kiểm tra mắt đọc ổ quang Kiểm tra RAM, ổ cứng, Repair lại HĐH bằng đĩa cài đặt
Kiểm tra đĩa Driver Vào Device Manager cài
Install
Kiểm tra lại các phân vùng
149
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
-
nguyên tắc Cài đặt lên phân vùng chưa
Sửa lỗi phân vùng
150
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI TẬP LỚN 1. Sử dụng Dos để làm gì ?. Nêu chi tiết các công cụ trong đĩa Hiren's BootCD và những công cụ đó có chức năng gì trong quá trình làm kỹ thuật. 2. Những công cụ nào dùng để phân vùng ổ cứng và khi phân vùng ổ cúng bạn cần quan tâm nhất là những điểm nào. Trên một ổ đĩa bạn có thể phân được bao nhiêu vùng chính trên ổ đĩa đó. 3. Để cài đặc được một Windows bạn cần quan tâm nhất là những điểm nào. Trình bày ngắn gọn quá trình cài đặc Windows. 4. Bạn hãy nghiên cứu kỹ quá trình tự tạo đĩa Ghost trên nhiều cấu hình trên máy tính. Trình bày ngắn gọn quá trình bun Ghost và Ghost. 5. Để cài đặc Driver cho máy tính bạn cần quan tâm nhất là đều gì?. Trình bài ngắn gọn quá trình cài đặc Driver và Backup Driver. 6. Tại sau phải cài đặc nhiều HĐH ?. Nêu ngắn gọn quá trình cài đặc nhiều HĐH và sử dụng chương trình nào có thể quản lý 2 HĐH đó. BÀI TẬP ÔN 1. Disk Clone Tools dùng để làm gì ? ................................................................................................................................. 2. Norton Ghost 8.3 dùng để làm gì ? ................................................................................................................................. 3. Chương trình Partition Magic dùng để chia đĩa đúng hay sai 4. Format dùng để: .................................................................................................. 5. Set Active dùng để: ............................................................................................ 6. Create as dùng để: ............................................................................................. 7. Để cài đặt Windows từ Boot CD trước tiên làm gì ? ................................................................................................................................. 8. Chọn Local-> Partition-> To Image làm gì ? ................................................................................................................................. 9. Chọn Local->Partition -> From Image làm gì ? ................................................................................................................................. 10. Vào Device Manager để cài đặt và kiểm tra Driver đúng hay sai 11. Sau lưu và phục hồi Driver bằng chương trình 151
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
................................................................................................................................. 12. Cài đặt nhiều hệ điều hành dùng để làm gì ? ................................................................................................................................. 13. Cài đặt nhiều hệ điều hành có mấy cách ................................................................................................................................. 14. Cài 2 hệ điều hành cần mấy vùng Partition Primary ................................................................................................................................. 15. Cài đặt với HĐH có hỗ trợ Multi-Boot có nhược điểm gì ? ................................................................................................................................. 16. Cài đặt với sự hỗ trợ của chương trình BootMagic có ưu điểm gì ? .................................................................................................................................
152
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 5: THIẾT BỊ NGOẠI VI THÔNG DỤNG Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được: Kiến thức tổng quát về các thiết bị kỹ thuật số: Thiết bị ghi hình Thiết bị nghe nhạc – ghi âm Kiến thức tổng quát về các thiết bị văn phòng: Máy quét Máy Fax Máy chiếu Các thiết bị ngoại vi khác như: Flash Disk Modem Card mạng /Card Tivi 5.1. Thiết bị kỹ thuật số 5.1.1. Thiết bị ghi hình Máy quay phim Máy quay phim hiện nay rất thông dụng và được ứng dụng rộng rãi vào mọi lĩnh vực trong đời sống. Một số hãng sản xuất máy quay phim trên thị trường như SONY, JVC, … Máy quay phim giúp ghi lại những hình ảnh hoặc những cảnh quý giá cần lưu giữ trong đời sống hằng ngày hoặc những tư liệu,hỗ trợ thẻ nhớ ngoài. Màn hình LCD độ phân giải cao.
153
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 5.1: Máy quay phim của hãng Sony
Các đặc tính của máy quay phim Sony DCR-DVD705E DVD Handycam CCD 1/5.5 1.0 Mega Pixels
Tổng 1,07 MP, ảnh tĩnh 1.0Mp CZ Vario Tessar Ðường kính 25 Zoom quang 12X/ KTS 800X Kính ngắm màu LCD WIDE hybrid 2.7 inch Màn hình cảm ứng/ ACTIVE Menu Pin Stamina series P DVD+RW/-RW/-R Start/Stop trên LCD / Easy Handycam Super NightShot Plus / Super SteadyShot
Máy chụp ảnh Xu hướng phát triển sản phẩm là thiết kế thời trang, vỏ bằng kim loại và hướng đến người dùng phổ thông với các chế độ chụp tối ưu , hoàn toàn tự động. Độ phân giải cao. Sản phẩm dành cho người dùng phổ thông thường có ống kính zoom quang 3x (tương đương khoảng 38-114mm). Đa số máy ảnh đều dùng pin sạc riêng (lithium ion) thường dùng pin sạc AA với khả năng chụp trung bình khoảng 100-200 ảnh/lần sạc. có ống ngắm quang ngoài LCD, có khả năng tinh chỉnh. Khả năng quay phim chụp hình và quay phim cũng được nâng cao về chất lượng với độ phân giải VGA (640x480), có âm thanh và độ dài tùy thuộc bộ
154
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
nhớ. Ngòai ra một số hãng sản xuất như Nikon tích hợp kết nối không dây.
Chức năng chính là chụp hình và quay phim. Nhằm phục vụ vào các nhu cầu và mục đích khác nhau của người tiêu dùng. Công nghệ hỗ trợ: màn hình LCD, hỗ trợ thẻ nhớ, đèn flash và zoom tự động Các tính năng của máy chụp ảnh Sony CyberShot DSC-H2
Hình B 5.2: Máy chụp ảnh của hãng Sony
6.0 MegaPixels Ống kính Carl-Zeiss Vario-Tessar Zoom quang học 12x Ðộ nhạy sáng cao ISO 1000 Màn hình LCD 2.0” 32Mb bộ nhớ trong Quay phim chuẩn Movie VX Chống rung hình ảnh bằng Super Steady Shot 7 chế độ chụp chọn cảnh Hiệu ứng ảnh phong phú (Trắng & Ðen, Nâu đỏ, Sống động, Thiên nhiên) Sử dụng thẻ Memory Stick Duo/Memory Stick Duo Pro Sử dụng pin NiMH AA Kích thước: 113.2 x 83.0 x 94.0mm Trọng lượng: 389gr
Webcam
155
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
WEBCAM là thiết bị ngoại vi, dùng để đưa hình ảnh vào máy tính. Webcam được nối vào máy tính thông qua cổng USB có trên mainboard. Webcam họat động được thì máy tính cần phải được cài đặt đúng driver.Webcam được cung cấp nguồn trực tiếp từ cổng USB. Ngày nay có một số webcam có thêm chức năng quay phim và chụp lại hình ảnh theo yêu cầu của người sử dụng.hiện nay Webcam với độ phân giải 100K pixels, kiểu dáng nhỏ gọn và hợp thời trang, tốc độ truyền ảnh 30 hình/giây, góc nhìn của thấu kính là 52°, có khả năng convert file video từ AVI sang MPEG1.
Hình B 5.3: Webcam
156
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
5.1.2. Thiết bị nghe nhạc – ghi âm Pocket MP3
Hình B 5.4: Thiết bị nghe nhạc MP3
Thiết bị cằm tay, dùng nghe nhạc MP3, kích thước nhỏ gọn thuận tiện khi duy chuyển. Kết nối với máy tính thông qua cổng USB hoặc IEEE 1394.có khả năng lưu trữ dữ liệu. hỗ trợ màn hình LCD và được cung cấp nguồn bởi pin hoặc trực tiếp từ cổng USB. Các đặc tính của máy MP3 CREATIVE:
Dung lượng: 1GB Nghe nhạc MP3, WMA Ghi âm Lưu trữ dữ liệu (flash drive) Màn hình LCD with blue backlight, reversible for left/right handed operation and Lyrics Display Support Lưu trữ: 500 bài hát Kích thước: 74.5 x 36.5 x 15mm Nguồn: pin AAA Thời gian dùng pin: lên tới 18 giờ Giao tiếp máy tính: USB
157
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Pocket MP4
Hình B 5.5: Thiết bị nghe nhạc MP4
Khác với pocket MP3, pocket MP4 có hỗ trợ chức năng xem phim và radio, ngoài ra có chức năng ghi âm và lưu trữ dữ liệu. Màn hình LCD có độ phân giải cao, thời gian sử dụng pin lâu hơn máy MP3 và có bộ nhớ cao hơn. Các đặc tính của MP4 Creative MuVo VIDZ 1GB
Dung lượng: 1GB Nghe nhạc MP3, WMA Xem phim MP4 Nghe và thu FM Ghi âm Lưu trữ dữ liệu (flash drive) Màn hình LCD 1.18 inche OLED widescreen, 65.536 màu Lưu trữ: 8 giờ Video/500 bài hát/hàng trăm bức ảnh Kích thước: 32 x 66 x 15.7mm Nguồn: Li-ion Polymer Thời gian dùng pin: lên tới 10 giờ Giao tiếp máy tính: USB 2.0
Máy ghi âm Thiết bị dùng để lưu âm thanh, ghi lại giọng nói hoặc bài hát, … Kết nối với máy tính thông qua cổng USB hoặc IEEE 1394. thiết bị được cung cấp nguồn bởi cổng USB trên mainboard hoặc trực tiếp từ pin gắn kèm trong thiết bị.Hỗ trợ tay nghe ngoài và màn hình LCD , kích thước nhỏ gọn thuận tiện duy chuyển và giao diện dễ sử dụng.
158
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Các đặc điểm của máy ghi âm Sony ICD-P320 Digital Voice Recorder w/ PC conectivity
Hình B 5.6: Máy ghi âm của hãng Sony
Thời gian ghi âm hơn 32 giờ (chế độ LP) Kết nối USB với tốc độ truyền dữ liệu cao Phần mềm "Digital Voice Editor 2" - xử lý tập tin trên PC Tự động ghi âm theo giọng nói – VOR Cho phép ghi chồng lên các tập tin Chức năng ngắt đoạn, chèn tập tin, phát liên tục, cài đặt giờ phát,... Bộ nhớ trong 64MB Tuổi thọ pin: 22 giờ ghi hoặc 20 giờ phát (LP mode).
5.2. Thiết bị văn phòng 5.2.1. Máy quét Máy quét là thiết bị phân tích hình ảnh, đoạn văn bản hoặc hình ảnh và chuyển đổi sang ảnh kỹ thuật số. Khi quyết định trang bị may quét cần dựa vào các tiêu chí sau: Độ phân giải: quét văn bản cần chọn độ phân giải 300 dpi, quét hình ảnh chọn chế độ 1200 dpi sẽ thuận tiện cho việc tinh chỉnh hình ảnh sau này. Lưu ý khi chọn độ phân giải càng cao thi thời gian quét sẽ lâu và dung lượng hình sẽ lớn và chiếm nhiều dung lượng trên ỗ đĩa cứng. Giao tiếp: các máy quét sau này thường dùng cổng USB 2.0. Ngoài ra máy quét có sử dụng cổng giao tiếp FireWire có tốc độ nhanh hơn không nhiều so với cổng USB. 159
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Độ sâu màu: Là số dữ kiện màu (và sắc xám) mà máy quét có thể ghi nhận và lưu lại trên máy, độ sâu màu được đo bằng số bit trên mỗi điểm ảnh. Thông thường card đồ họa chỉ cần 24-bit màu thực là đủ đáp ứng nhu cầu công việc. Công nghệ cảm biến: hiện nay máy quét thường sử dụng một trong hai công nghệ cảm biến: charge-couple device (CCD) và contact image sensor (CIS). Công nghệ CCD có trước, giúp phát hiện các mức độ chuyển màu tốt hơn và làm tăng độ nét của ảnh quét. Công nghệ cảm biến CIS được cải tiến trong máy quét giúp làm tăng tốc độ quét, tuy nhiên công nghệ CIS lại làm giảm độ nét so với CCD. Phần mềm điều khiển và driver: Tất cả máy quét được bán đi kèm với phần mềm để điều khiển quét hình và chuyển dữ liệu vào máy tính.phần mềm dùng để thay đổi màu sắc hoặc dung lượng hình ảnh theo yêu cầu của khách hàng.
Hình B 5.7: Máy quét (scanner)
Ngoài ra máy quét còn hỗ trợ các tính năng như: FAX, photocopy, Email, in, … 5.2.2. Máy Fax Máy fax , thiết bị xuất dùng để chuyển hình ảnh hoặc văn bản qua đường line điện thoại chuyển cho người nhận, gọi điện thoại, photocopy, … Máy fax được kết nối với đường dây điện thoại.
160
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 5.8: Máy Fax
Các tính năng của máy fax Panasonic KX-FM 386 Plain Paper Fax Machine
Máy fax giấy thường, in phim Bộ nhớ lưu 110 số, lưu được 28 trang tài liệu khi hết giấy/film mực Ghi âm hai chiều bằng IC, thời gian ghi âm tối đa 16 phút Phóng to 200%, thu nhỏ 72% Copy 50 bản 1 lần Hiển thị số gọi đi, đến (hệ FSK và DTMF) Lưu được 30 số gọi đến Có thể gởi cùng một nội dung đến 20 địa chỉ khác nhau Sử dụng film mực KX-FA57E (dài 70m), in được 245-260 trang tài liệu
5.2.3. Máy chiếu Máy chiếu có thể phân loại theo hai công nghệ, DLP (Digital Light Processing) hay LCD (Liquid Crystal Display). Công nghệ này liên quan đến cơ chế hoạt động bên trong mà máy chiếu sử dụng để hiển thị hình ảnh. Máy chiếu dùng để trình diễn hình ảnh, tài liệu film ảnh lên màn ảnh tại các buổi hội thảo, … Các đặc điểm cơ bản của máy chiếu Sony VPL-CX63 Compact LCD Projector. Ðộ phân giải: XGA chuẩn (1024 x 768), tối đa SXGA (1280 x 1024). Ðộ sáng cao 3000 ANSI Lumens và chất lượng hình ảnh tuyệt vời với mạch xử lý số và mạch sửa Gamma 10-bi Quạt giải nhiệt hoạt động êm: 28 dB Khối lượng: 3.7 kg Linh hoạt trong cài đặt: chiếu sàn, trần, sau
161
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Ống kính chiếu tiêu cự ngắn (80 inch @2.4m), điều chỉnh zoom, focus bằng remote Bật tắt nguồn trực tiếp (On/Off) Giao diện kết nối đa năng: 2 RGB input, 1 RGB output, Audio out (có thể điều khiển bằng remote), RS-232C Dễ dàng thiết lập: tự động chỉnh vuông hình theo chiều đứng, Smart APA, tự động dò tìm đầu vào. Chức năng “Tắt và mang đi” (Off & Go): không cần quạt làm mát, dừng sử dụng thời gian một cách hiệu quả
Hình B 5.9: Máy chiếu
Chức năng an ninh: Bảo vệ hệ thống bằng mật mã, khoá bàn phím điều khiển, cáp an ninh Kensington Công cụ trình bày hiệu quả: Zoom số 4 lần, chức năng dừng hình, tắt hình và âm thanh từ điều khiển từ xa. Kết nối vào cổng VGA của máy tính hoặc kết nối không dây.
162
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Sơ đồ kết nối:
Hình B 5.10: Sơ đồ kết nối VGA và thiết bị ngoại vi
5.3. Thiết bị khác 5.3.1. Flash Disk – USB Disk Memory Stick: Là một loại thẻ nhớ do SONY thiết kế cho các thiết bị dụng cụ kỹ thuật số cầm tay như máy chụp hình hoặc máy quay phim, … Thẻ nhớ dùng lưu trữ dữ liệu và để truyền dữ liệu vào máy tính, người ta sử dụng một bộ chuyển dạng PC Card, ổ đọc thẻ nhớ. Đơn vị là Megabytes hoặc Gigabytes. Giao diện USB, ưu điểm dung lượng lớn hơn đĩa mềm, dễ dàng duy chuyển và cắm nóng. Thẻ nhớ được cung cấp nguồn trực tiếp từ cổng USB trên máy tính.
163
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 5.11: Thiết bị nhớ và USB
Đặc điểm của USB Data Traveler USB 2.0 Flash Drive
Dung lượng: 2GB Giao tiếp: USB 2.0 Tốc độ: Ðọc 6 MB/giây, Ghi 1.5 MB/giây (tối đa) Nguồn: lấy nguồn trực tiếp từ cổng USB, không cần nguồn ngoài
5.3.2. Modem Modem là thiêt́ bị biên ́ đôỉ cać tin ́ hiêu ̣ số thanh ̀ cać tin ́ hiêu ̣ dang ̣ tương tự được điêù biên, ́ câǹ thiêt́ để truyêǹ qua đường điêṇ thoai, ̣ và ngược laị nó cung ̃ biêń những tin ́ hiêu ̣ tương tự nhân ̣ được thanh ̀ ra cać tiń hiêụ số tương đương. Mục đích sử dụng: truyền tải dữ liệu qua lại giữ các máy tính với nhau thông qua đường line điện thoại, truy cập internet, … Modem là danh từ rut́ goṇ cuả modulator/demodulator (điêu ̀ biên/giai ́ ̉ điêu ̀ biên). ́ Viêc̣ điêu ̀ biên ́ nay ̀ là cân ̀ thiêt́ vì cać đường dây điên ̣ thoaị được thiêt́ kêt́ để xử lý tiêng ́ noí con người, có tâǹ số thay đôỉ trong khoang ̉ từ 300 Hz đêń 3000 Hz trong những cuôc̣ noí chuyêṇ điêṇ thoaị binh ̀ thường. Tôć độ truyêǹ dữ liêụ cuả môṭ modem được tinh ́ băng ̀ đơn vị bit môĩ giây hay là bps. Chon ̣ dung ̀ modem tương đôí đơn gian: ̉ choṇ loaị tôć độ châm ̣ ( 300 hoăc̣ 1200 bps) hoăc̣ loaị tôć độ nhanh 2400 bps và 5600 bps. Có hai loại: modem gắn trong (internal) và modem gắn ngoài (external) Các modem gắn trong được gắn vào khe cắm mở rộng, chủ yếu và thông dụng nhất là khe PCI.
164
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Các modem gắn ngoài được gắn vào cổng COM.
Ngoài ra còn có cung ̃ có dang ̣ card PC danh ̀ cho cać maý tinh ́ xach ́ tay, hoặc được tích hợp trên board mạch chủ của máy tính.
Hình B 5.12: Modem gắn trong và gắn ngoài
5.3.3. Card mạng – Switch Switch - Bộ chuyển mạch: Là một thiết bị được dùng để chuyển dòng các tín hiệu từ một điểm này qua điểm kia. Bộ chuyển mạch dùng kết nối các máy tính và thiết bị ngoại vi tạo thành mạng cục bộ nhằm chia sẽ dữ liệu và tài nguyên phần cứng, internet. Cổng giao tiếp RJ45.Tốc độ truyền tính bằng Mbps.
Hình B 5.13: Switch
5.3.4. Card Tivi Tivi hay Tivi Box thiết bị dùng để thu sóng truyền hình, kết nối với máy tính thông qua khe cắm mở rộng trên mainboard hay cổng USB. Card tivi là sản phẩm giải trí gia đình. Card tivi hỗ trợ công nghệ De-Interlace cho phép chấp nhận bất cứ nguồn tín hiệu video vào nào,tivi Box cho hình ảnh chất lượng cao và sắc nét. Tivi Box tương thích với nhiều loại màn hình khác nhau. Ngoài ra, cổng tín hiệu DVD Y, PB, PR cho phép kết nối với đầu đọc DVD để xem phim DVD trên màn hình máy tính. Công nghệ 3D Stereo Surround Sound cho bạn cảm giác 165
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
như trong rạp hát. Thu truyền hình cáp tương thích với máy chiếu, hỗ trợ nhiều ngõ âm thanh ra vào. Các đặc tính của tivi box AVerMedia AverTV Box 7 TV tuner Box Hệ: PAL-N, PAL-M, NTSC Xem TV hay Truyền hình cáp, Video trên màn hình vi tính Hỗ trợ hình trong hình (Picture-in-Picture PiP) Tương thích với LCD/CRT/Plasma/Projection Displays với ngõ vào VGA Ðộ phân giải tối đa: 1280x1024 Remote điều khiển, ngõ Vào: S-Video, VGA, PC Audio, Audio (L/R), 75 Ohm Coaxial TV RF Ngõ ra: Audio Headphone, Audio Speaker, VGA
166
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI TẬP LỚN 1. Những điểm nào bạn cần quan tâm nhất khi mua máy quay phim, chụp hình, Webcam. 2. Hãy nêu các chức năng và đặc điểm của Pocket MP3, MP4, máy ghi âm. 3. Hãy nêu các điểm và ưu điểm của các loại máy Scanner, Fax, máy chiếu. Nêu cách ứng dụng của chúng trong môi trường làm việc. 4. Hãy nghiên cứu một số thiết bị Modem, Flash USB, USB Disk, Card mạng, Switch và các chức năng của chúng, các ứng dụng của nó trong môi trường. BÀI TẬP ÔN 1. Tốc độ truyền hình ảnh của Webcam là:............................................................ 2. Pocket MP4 dùng để:........................................................................................... 3. Máy quét dùng để quét hình ảnh và văn bản đúng hay sai 4. Modem dùng để kết nối Internet đúng hay sai 5. Máy in dùng để xuất văn bản đúng hay sai
167
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 6: MÁY IN Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được: Kiến thức tổng quát về:
Máy in kim Máy in phun Máy in Laser Máy in đa chức năng
Cài đặt máy in, Nạp mực máy in, Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy in. 6.1. Giới thiệu Máy in là thiết bị xuất, cho phép in văn bản, hình ảnh ra giấy thông qua máy tính. Máy in được chia ra làm nhiều loại nhưng thường sử dụng nhất là máy in kim, máy in phun và máy in laser. 6.2. Phân loại máy in 6.2.1. Máy in kim
Hình B 6.1: Máy in kim
Maý in kim tao ̣ hinh ̀ ký tự băng ̀ cach ́ gõ cać đâu ̀ kim vao ̀ băng mực để hinh ̀ thanh ̀ dâú mực trên giây. ́ Tốc độ trên 100 ký tự môĩ giây nhưng châm ̣ khi choṇ chế độ phân giaỉ cao.
168
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Maý in kim có tôć độ tương đôí nhanh nhưng hinh ̀ in ra chât́ lượng kem ́ vì hinh ̀ dang ̣ ký tự không liêǹ net. ́ Maý in kim sử dung ̣ thường là 9 và 24 kim. Maý in kim không có khả năng in được nhiêù phông chữ. Môṭ số maý in kim đã được caì săñ phông chữ nhưng tât́ cả đêù không in được cać hinh ̀ ve.̃ Cać maý in loaị này thường gây tiêng ́ ôǹ lớn.
169
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
6.2.2. Máy in phun
Hình B 6.2: Máy in phun
Maý in phun taọ hinh ̀ anh ̉ băng ̀ cach ́ phun mực trực tiêṕ lên giâý nên hinh ̀ ảnh đẹp và mịn. May ́ in phun thường in được 4 đên ́ 6 trang môĩ phut, ́ châm ̣ hơn may ́ in laser. Chất lượng văn ban ̉ và hinh ̀ vẽ có thể tương đương với may ́ in laser nhưng giá rẻ it́ gây ôn ̀ hơn. Hâu ̀ hêt́ may ́ in phun đêu ̀ được caì săn ̃ nhiêu ̀ phông chữ. Là loại máy in phổ biến nhất và rẻ nhất. Nếu dùng ở nhà thì nên mua loại này. Máy in InkJet tạo ra hình ảnh bằng cách phun mực lên giấy. Máy in loại này rẻ nhưng hộp mực của nó khá đắt. Phần lớn máy in InkJet là màu và tốc độ thay đổi từ 2 đến 16 trang mỗi phút (ppm). 6.2.3. Máy in Laser
Hình B 6.3: Máy in Laser
Maý in laser gồm máy in trắng đen và in màu. Máy in Laser màu làm việc giống như máy in laser thường, chỉ khác là nó có thể in màu. Máy in Laser màu rất đắt và hộp mực của nó cũng khá đắt. Tạo bản in chât́ lượng cao với tôć độ tương đôí nhanh, có thể dung ̀ giây ́ loaị tờ rời hoăc̣ giâý có tiêu đề săn, ̃ không gây ôn. ̀ Hâù hêt́ cać maý laser đêù có cać phông chữ caì săn, ̃ đông ̀ thời có thể sử dung ̣ cartridge phông và phông taỉ xuông. ́ 170
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Đây là môṭ loaị maý in có độ phân giaỉ cao. Măc̣ dù là loaị maý in phức tap, ̣ nhưng cach ́ thức hoaṭ đông ̣ khá đơn giản. Máy in Laser có tốc độ từ 4 đến 20 ppm, độ phân giải lớn từ 300 đến 1.200 dpi, và hiện nay thì giá cả tương đối rẻ. Máy in laser rất cần thiết cho thương mại và những người cần in số lượng lớn. Máy in laser dùng kỹ thuật tương tự như máy Photocopy để tạo ra hình ảnh trắng đen trên giấy. Máy in Laser dùng mực đen gọi là Toner giống như máy Photocopy. Khi hộp mực hết bạn phải thay thế bằng hộp mực mới. Hộp toner đắt hơn hộp mực máy InkJet nhưng cũng lâu hết hơn.
Hình B 6.4: Cấu tạo và cách thức hoạt động của máy in Laser
Cách thức hoạt động của máy in laser: mach ̣ điêù khiên̉ cuả maý in nhâṇ cać lênh ̣ in từ maý tinh ́ và lập ban̉ đồ bit ứng với từng trang. Mach ̣ điêù khiên̉ naỳ baỏ đam ̉ tia laser chuyên̉ ban̉ sao chinh ́ xać cuả ban̉ đồ bit cho bộ phâṇ trông ́ (Drum) hoăc̣ đai deṭ nhâỵ cam ̉ quang tinh ̃ điên. ̣ Băng ̀ cach ́ biêń đôỉ tăt-m ́ ở rât́ nhanh chum ̀ tia quet́ qua trông, ́ khi chum ̀ tia đi khoi, ̉ măṭ trông ́ sẽ tich ́ điêṇ ở những nơi được chum ̀ tia chiêú đên. ́ Vung ̀ tich ́ điêṇ naỳ sẽ hâṕ thụ hạt mực (toner) được tich ́ điêṇ khi măṭ trông ́ quay lướt qua hôp̣ đựng mực.
171
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
6.2.4. Máy in đa chức năng
Hình B 6.5: Máy in đa năng
Là máy in được tích hợp đầy đủ các chức năng như: Fax, Scan, Photocopy, ... Maý in LED và LCD rât́ giông ́ maý in laser, nhưng không dùng tia laser để taọ hinh ̀ anh. ̉ Maý in nhiêṭ hoaṭ đông ̣ không gây ôn ̀ , được dung ̀ môṭ it́ trong cać may ́ calculator, cać maý fax và cać hệ maý tinh ́ xach ́ tay. Máy vẽ (plotter): Môṭ may ́ in tao ̣ ra cać hinh ̀ chât́ lượng cao băng ̀ cach ́ di chuyên ̉ cać but́ mực trên măṭ giây. ́ May ́ in di chuyên ̉ but́ theo sự điêu ̀ khiên ̉ cuả may ́ tinh ́ nên viêc̣ in thực hiêṇ tự đông. ̣ Cać may ́ vẽ được dung ̀ rông ̣ raĩ trong công tać thiêt́ kế băng ̀ maý tinh ́ và đồ hoạ biêủ diên. ̃ 6.3. Các vấn đề về máy in Tốc độ in mà máy in có thể in trên một trang giấy. Tốc độ in thường thể hiện theo hai dạng là số ký tự trên mỗi inch và số trang in trên một phút. Mực in laser thường được dùng mực in dạng bột (toner), trong khi đó máy in màu mực in là dạng nuớc. Máy in có bộ nhớ tương tự bộ nhớ máy tính (RAM). Bộ nhớ dùng để lưu trữ tạm thời các trang in trước khi in ra trang giấy. Bộ nhớ thường được các nhà sản xuất tích hợp trên main máy in, dung lượng khỏang 2MB đến 8MB. Ngoài ra có một số máy in có thể gắn RAM rời như máy tính. Bộ đêm, ̣ bộ nhớ trung gian: Môṭ đơn vị cuả bộ nhớ được giao nhiêm ̣ vụ tam ̣ thời lưu giữ cać thông tin, đăc̣ biêṭ là trong trường hợp phaỉ đợi cho cać bộ phâṇ có tôć độ châm ̣ đuôỉ theo kip ̣ . Spooler: môṭ chương trinh ̀ thường năm ̀ trong số những trinh ̀ tiên ̣ ich ́ cuả hệ điêu ̀ hanh, ̀ dung ̀ để hướng cać lênh ̣ in cât́ tam ̣ vaò môṭ têp̣ trên điã hoăc̣ trong RAM thay vì vaò maý in, và sau đó sẽ phat́ cać lênh ̣ in naỳ ra khoỉ bộ xử lý trung tâm CPU. 6.3.1. Lựa chọn máy in
172
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Mục đích sử dụng
Sử dụng in ấn văn phòng hay kinh doanh, đồ hoạ hình ảnh chuyên nghiệp mà lựa chọn loại máy in cho phù hợp. Máy in màu phục vụ cho công việc kinh doanh in ấn hình ảnh và các biểu đồ. Máy in trắng đen còn gọi là máy in đơn sắc dùng cho việc in văn bảng và các bảng tính. Máy in trắng đen thường được sử dụng nhiều hơn máy in màu. Để xác định chất lượng máy in người ta dựa vào độ phân giải. Độ phân giải cao thì chất lượng hình ảnh cao. Độ phân giải (dots per inch) , thông thường in văn bảng thì độ phân giải là 600 dpi và in hình ảnh thì độ phân giải thường là 1200 dpi hoặc tốt hơn. Nhà sản xuất: Espon, HP, Canon Thông số kỹ thuật: Máy in sử dụng các cổng (port) sau: Parallel (cổng song song), USB (Universal serial Bus). Khi mua máy in cần quan tâm các vấn đề: Công nghệ in: In phun màu/trắng đen, In kim, In Laser Tốc độ trang in, Số trang in Bộ nhớ trong của máy in 6.3.2. Cài đặt và gỡ bỏ máy in Có 2 cách thức để cài đặt máy in: Cách 1: cài đặt bằng chương trình cài đặt của nhà sản xuất máy in Bước 1: đầu tiên bỏ đĩa CD Driver máy in vào khay đĩa, sau đó thực thi tập tin cài đặt Setup.exe. (cũng có thể thực thi tập tin này từ thư mục nơi lưu trữ tải về từ Internet). Bước 2: chọn cài đặt (Install) từ cửa sở chọn lựa của chương trình
173
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 6.6: Cài đặt driver cho máy in cách 1
Bước 3: chương trình sẽ tự động kiểm tra cổng kết nối và yêu cầu xác nhận để tiếp tục cài đặt.
Bước 4: quá trình cài đặt sẽ bắt đầu cài đặt Driver cho máy in vào máy tính
174
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 5: hoàn tất quá trình cài đặt và in thử
Cách 2: cài đặt bằng chương trình sẵn có trong Windows 175
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 1: đầu tiên bỏ đĩa CD Driver máy in vào khay đĩa, sau đó vào Start -> Printer and Fax hoặc vào Control Panel -> Printer and Fax.
Hình B 6.7: Cài đặt driver cho máy in cách 2
176
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 2: tiếp theo là chọn Add Printer và ở cửa sổ hiện ra, bỏ dấu kiểm tra tại dòng Automatically … và chọn Next
Bước 3: chọn cổng máy in kết nối để tiếp tục cài đặt.
177
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 4: chọn máy in muốn thêm vào máy tính hay chọn Have Disk để chỉ đường dẫn nơi chứa Driver máy in (trên CD hoặc ổ cứng)
Bước 5: chọn Next tiếp tục để chọn lựa máy in mặc định và in thử, chọn Finish để hoàn thành việc cài đặt. Gỡ bỏ máy in: vào trong phần Printer and Fax, chọn máy in nào cần gỡ bỏ, click chuột phải và chọn Delete. Ngoài ra có thể dùng chương trình gỡ bỏ máy in của nhà sản xuất như hình minh họa:
Hình B 6.8: Gỡ bỏ driver máy in
178
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
6.3.3. Nạp mực máy in Qui trình của việc nạp mực gồm các thao tác sau:
Hình B 6.9: Nạp mực cho máy in
179
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
1. Tháo rã các bộ phận của hộp mực
2. Làm vệ sinh ố mực, hút sạch bụi, dò các hư hỏng hao mòn của các bộ phận.
3. Hút sạch mực thừa
180
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
4. Lắp ráp các chi tiết đã làm sạch
5. Nạp mực mới
6. In trang đầu tiên để kiểm tra thử
181
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
6.3.4. Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy in Sự cố
Hiện tượng -
Cách khắc phục
Trên trang in xuất hiện các đường sọc.
-
-
Khi ra lệnh in, máy in dừng đột ngột. -
-
Phần cứng
-
-
Driver và phần mềm.
kiểm tra “Drum và từ”. có thể thay “Drum” kiểm tra hộp mực.
kiểm tra bao lụa của máy in và bảo trì bao lụa, giàn sấy. kiểm tra cáp nguồn và nguồn điện ngoài, cầu chì cuả máy in.
Máy in kẹt giấy khi giấy đến giàn sấy.
-
Máy in không hoạt động khi bật nguồn máy in.
-
kiểm tra “từ” và vệ sinh hộp mực.
Trên trang in có xuất hiện các “đốm” trắng, đen.
-
kiểm tra hộp mực.
Máy in chỉ in một bên của trang giấy.
-
kiểm tra mực in trong hộp mực hoặc trên ruy băng. Kiểm tra hộp mực màu và giấy in.
-
Các ký tự xuất hiện trên trang in bị mờ.
-
Trang in màu không đạt chất lượng.
-
Máy in không in được sau khi cài đặt driver.
-
-
Máy báo “Paper out”.
-
-
Máy in không in.
-
Máy in test bình thường nhưng khi ra
-
-
182
-
Kiểm tra driver, yêu cầu dirver phù hợp với máy in và phù hợp với hệ điều hành đang sử dụng. Kiểm tra giấy in và yêu cầu đưa đúng khổ giấy vào khai giấy. Có thể do “offline” Kiểm tra cáp kết nối.( USB hoặc Parallel).
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Kết nối giữa máy in với máy tính.
-
-
lệnh in từ máy tính thì không nhận được tín hiệu. Máy in không “load” giấy. Máy in bị lỗi khi chỉ định sai cổng kết nối.
183
-
Kiểm tra khây giấy và bộ phận “load” giấy.
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI TẬP LỚN 1. Nêu công nghệ chế tạo và nguyên tắc hoạt động của máy in kim. Chúng sử dụng loại mực nào và cách nạp mực. 2. Nêu công nghệ chế tạo và nguyên tắc hoạt động của máy in phun. Chúng sử dụng loại mực nào và cách nạp mực. 3. Nêu công nghệ chế tạo và nguyên tắc hoạt động của máy in laser. Chúng sử dụng loại mực nào và cách nạp mực.
184
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 7: BẢO TRÌ VÀ NÂNG CẤP MÁY TÍNH Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được: Các vấn đề về bảo trì máy tính Thực hành bảo trì máy tính Nâng cấp hệ thống máy tính 7.1. Bảo trì máy tính 7.1.1. Nguyên nhân và mục đích Tại sao cần phải bảo trì máy tính? Sau một thời gian sử dụng, máy tính bị bám nhiều bụi, điểm tiếp xúc giữa các thiết bị không tốt do bị oxy hoá nên cần tiến hành vệ sinh máy. Một số thiết bị hoạt động không tốt như trước ví dụ như nguồn yếu tải không ổn định, hệ thống phát ra nhiều tiếng ồn khi hoạt động. Kịp thời phát hiện lỗi các thiết bị phần cứng. Mục đích của bảo trì: Khi sử dụng máy tính một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu chính là tuổi thọ của máy tính. Làm thế nào để các thiết bị máy tính sử dụng được lâu dài như mong muốn và hoạt động hiệu quả. Về phía người sử dụng thì công tác bảo trì thường vì mục đích thẩm mĩ: làm cho máy tính trở nên mới, sáng và đẹp hơn. Về mặt kỹ thuật thì phương pháp bảo trì cơ bản là để kéo dài tuổi thọ của máy tính và bảo đảm cho máy hoạt động tốt, ổn định hơn. Đồng thời khắc phục các nguyên nhân nói trên nhằm cải thiện tốc độ và hiệu quả làm việc của máy. 7.1.2. Dụng cụ bảo trì Khi bảo trì cần những dụng gì ? Cọ lông mềm được sử dụng để quét sạch bụi bẩn bám trên các thiết bị máy tính.
185
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hinh B 7.1: Dụng cụ bảo trì máy tính
Bộ dụng cụ tháo lắp máy tính, bình bóp khí nén, nước tẩy (sumo), khăn lau Bàn chảy đánh răng, xăng thơm, bình xịt khử oxy hoá RP7, gôm tẩy Bộ đĩa CD – ROM có chứa chương trình và tiện ích hỗ trợ khác. Chất tẩy và đĩa CD – ROM làm sạch cho ổ đĩa CD – ROM.
7.1.3. Thực hiện bảo trì + Cách khắc phục vấn đề bụi bẩn cho máy Bụi bẩn thường là nguyên nhân gây tác hại đối với các thiết bị điện tử của hệ thống máy tính. Có thể áp dụng một số thao tác cơ bản dưới đây để khắc phục vấn đề này: Bộ nguồn
186
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.2: Vệ sinh bộ nguồn
Quạt của bộ nguồn hoạt động thường xuyên và hút nhiều bụi bẩn. Trong một số trường hợp việc tích luỹ bụi bẩn làm cho quạt quay không được êm gây ra tiếng ồn. Để khắc phục vấn đề này phải thường xuyên quét bụi bám ở sau bộ nguồn bằng cọ quét có lông mềm hoặc dùng vải thấm ẩm lau bên ngoài. Có thể tháo bộ nguồn ra để quét sạch bụi bẩn bám bên trong, tuy nhiên phải cẩn thận và chắc rằng bộ nguồn này đã hết bảo hành. Bo mạch chủ và bo mạch mở rộng Sau một thời gian sử dụng, tháo thùng máy sẽ thấy bụi tích tụ trên bo hệ thống và bo mở rộng. Trong trường hợp này, có thể tháo ra ngoài làm vệ sinh. Chú ý, không làm trầy và ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử khác, tránh không dùng vải ướt để lau. Quạt CPU Giống như quạt của bộ nguồn, quạt CPU thường không hoạt động tốt khi bụi bẩn tích tụ. Hơn nữa làm cho quạt quay chậm và giải nhiệt kém hiệu quả, do đó làm cho CPU quá nóng. Làm vệ sinh quạt CPU như cách của bộ nguồn, ngoài ra có thể tra dầu bôi trơn cho quạt; đối với những nơi khó tiếp cận có thể sử dụng bình thổi tạo khí nén.
187
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.3: Vệ sinh và tra dầu cho quạt
Ổ đĩa quang Thiết bị ổ đĩa CD – DVD ROM là những thiết bị lưu trữ tinh vi. Dù có niêm kín bên trong, nhưng cũng cần được làm sạch thường xuyên. Không thể sử dụng cọ quét để tiếp cận bên trong những bộ phận này. Để duy trì cho các bộ phận này ở tình trạng tốt, có thể sử dụng chất làm sạch đĩa chuyên dùng cho đầu từ và đầu quang học. Chất làm sạch đĩa có bán ở hầu hết các cửa hàng máy tính. Đĩa làm sạch CD – ROM có gắn một số miếng nhỏ có lông mềm làm sạch đầu quang học của CD – DVD ROM khi nó quay qua đầu quang học.
Hình B 7.4: Dụng cụ vệ sinh mắt đọc ổ đĩa quang
Bàn phím và chuột Bàn phím và chuột là thiết bị thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người sử dụng nên nhiều bụi bẩn và vi khuẩn. Dùng cọ quét sạch các khe bàn phím và dùng vải thấm cồn hay nước sạch để lau. Không ngâm cả bàn phím vào nước hoặc tháo rời để làm sạch, điều này dễ làm hỏng bàn phím. 188
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Tháo vòng nắp ở dưới chuột, lấy bi trong chuột ra để làm sạch. Thường thì bụi bám vào chung quanh bánh xe cảm ứng, có thể làm sạch bánh xe cảm ứng bằng một que tâm.
Hình B 7.5: Vệ sinh bàn phím
Màn hình – Monitor Sử dụng vải mềm để lau màn hình: hầu hết màn hình được phủ một lớp chống phản quang và bức xạ. Do đó vệ sinh không thích hợp có thể làm mất lớp bảo vệ này và gây ảnh hưởng thị giác của người sử dụng, làm màn hình hiển thị bị mờ. Sử dụng vải mềm và các vật liệu thích hợp để lau màn. Tránh các chất liệu làm trầy xước, không dùng cồn để lau màn hình.
189
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.6: Vệ sinh màn hình
+ Cách khắc phục vấn đề oxy hoá Máy tính gồm nhiều bộ phận khác nhau được kết nối bằng các chân cắm. Bề mặt tiếp xúc giữa các thiết bị bằng kim loại thường bị oxy hoá do thường xuyên truyền dòng điện. Khi độ tiếp xúc của những thiết bị này kém, khó sử dụng được các thiết bị này và đôi khi dẫn đến hư thiết bị, đây là vấn đề thường gặp trong việc bảo trì. Các thiết bị mở rộng như card màn hình, card âm thanh, RAM có thể vệ sinh bằng cục gôm tẩy chuyên dùng cho bút chì. Các khe cắm trên bo mạch chủ thì dùng bàn chải đánh răng thấm một ít cồn, xăng thơm chất làm sạch oxy hoá – RP7. + Làm thế nào để kéo dài tuổi thọ máy tính Điện áp Điện áp không ổn định thường là nguyên nhân chính làm hư hỏng máy tính. Dùng đồng hồ đo vôn /ampe, tiện ích trong CMOS (Hardware Monitor) để kiểm tra. Tốt nhất là sử dụng một bộ tích điện UPS để cấp nguồn ổn định cho máy tính và tránh bị sự cố cúp điện.
190
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.7: UPS
Tĩnh điện Nếu tĩnh điện không được quan tâm đúng mức, hệ thống máy tính có thể bị hỏng do sự gia tăng dòng điện đột xuất.Cần phải sử dụng dây dẫn nối đất cho máy tính. Nhiệt độ Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến tuổi thọ và công suất làm việc của các thiết bị điện tử, cần phải quan tâm và theo dõi thường xuyên để tránh các sự cố đáng tiếc như: cháy nổ ‘chay’ CPU, dễ dẫn đến hư hỏng, có thể gắn thêm quạt tản nhiệt cho hệ thống. Bảo quản Monitor Thường màn hình bị xuống màu sau một thời gian sử dụng. Điều này xảy ra vì các điểm photpho ở màn hình huỳnh quang có tuổi thọ ước định. Thời gian sử dụng hoặc hiển thị liên tục một trang màn hình có thể làm hư màn hình. Để bảo vệ màn hình, tốt nhất luôn tắt màn hình khi không sử dụng. Bộ lưu màn hình làm giảm hoạt động hiển thị của màn hình cho phép tạm nghỉ khi máy tính không hoạt động trong một khoảng thời gian qui định. Bộ lưu màn hình là cách đơn giản nhất để bảo vệ màn hình khi nó hoàn toàn không hoạt động. Cách thực hiện: Bước 1: Click phải chuột vào màn hình “Desktop” chọn “Properties”
191
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 2: Click vào thẻ “Screen Saver”
Bước 3: Lựa chọn giao diện tại tuỳ chọn “Screen Saver”, chọn thời gian tại mục “Wait” Bước 4: Chọn “Apply” và “OK”. 7.1.4. Các lưu ý về bảo trì máy tính + Làm thế nào để không xảy sự các sự cố kỹ thuật trong quá trình bảo trì? Trong quá trình bảo trì cần lưu ý dòng tĩnh điện trong cơ thể, đây là nguyên nhân có khả năng làm hỏng thiết bị linh kiện điện tử. Do đó cần phải khử tĩnh điện trong cơ thể trước khi thao tác bên trong máy.
Hình B 7.8: Vòng đeo khử tĩnh điện
Thực hiện: chỉ cần chạm hai tay vào thùng máy là được, đeo vòng dây khử tĩnh điện hoặc nối đất cơ thể. Cần lưu ý không làm ảnh đến các thiết bị khác, các thao tác phải thật cẩn trọng, dùng lực vừa phải và cần quan sát các chốt định vị.
192
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.9: Chốt cố định card màn hình
Không đánh rơi, phải sắp xếp các thiết bị theo thứ tự nhất định: Nếu không sẽ dễ dẫn đến bị thất lạc đỗ vỡ do chúng ta sơ ý hay những người xung quanh chạm phải. Kiểm tra tổng thể trước khi cấp nguồn khởi động máy nhằm tránh các sự cố đáng tiếc như: cháy, nổ, đỗ, vỡ do không cẩn trọng trong thao tác kỹ thuật. + Nên làm gì trước khi giao máy cho khách hàng? Sau khi vệ sinh máy tính xong, kiểm tra trước khi đóng nắp thùng máy
Hình B 7.10: Vệ sinh thùng máy
Dùng nước tẩy sumo vệ sinh bên ngoài các thiết bị lần cuối nhằm đem lại cảm giác như được sử dụng máy mới cho khách hàng. Kiểm tra lần cuối nhằm đảm bảo máy hoạt động tốt và ổn định, mời khách hàng nhận diện cấu hình, dữ liệu, mai trước khi bàn giao máy cho khách hàng.
193
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hướng dẫn chu đáo nếu khách hàng có yêu cầu, ân cần lịch sự nhằm tạo ấn tượng tốt cho khách hàng về sau. 7.2. Nâng cấp máy tính Khi nào thì nâng cấp máy tính, nâng cấp máy tính nhằm mục đích gì ? Để sử dụng được một số phần mềm chuyên ngành mới hiện nay như: chơi game, đồ hoạ, … Nâng cấp phần cứng để máy hoạt động nhanh và hiệu quả hơn. 7.2.1. Nhận biết dấu hiệu nâng cấp Máy hoạt động chậm, không sử dụng được một số chương trình đòi hỏi cấu hình cao. Thông qua dung lượng ổ đĩa cứng, card màn hình; công suất làm việc của RAM, CPU; bộ nguồn chập chờn có dấu hiệu yếu tải. 7.2.2. Nâng cấp thiết bị + Các thiết bị nào có thể nâng cấp cho máy tính? Bộ nhớ RAM Nâng cấp RAM là phương pháp đơn giản dễ thực hiện. Khi công suất làm việc của RAM trên 80% thì phải nâng cấp hoặc thay thế. Theo dõi công suất làm việc của bộ nhớ RAM nhấn tổ hợp phím “Ctr+Alt+Del”, chọn thẻ Performance (hình minh hoạ).
194
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.11: Theo dõi công suất làm việc của bộ nhớ RAM
Nâng cấp RAM có 2 dạng: Bổ sung thêm: nhận diện RAM hiện có về tên, bus, loại ram, dung lượng, nên mua RAM cùng loại, bus, (nếu được thì cùng tên chip và nhà sản xuất). Thay thế: nguyên nhân thường phải thay thế RAM mới là RAM hiện có bị lỗi hoặc không có dòng sản phẩm RAM trên thị trường tương tự để gắn thêm. Nhận biết RAM hiện có, mua RAM mới phải cùng loại với RAM cũ. Việc này phụ thuộc vào mainboard hỗ trợ tối đa bao nhiêu thanh RAM, các thông số kỹ thuật như thế nào, tham khảo mainboard để có các thông số kỹ thuật chính xác. Ổ đĩa cứng Là thiết bị lưu trữ thông tin chính trên máy tính, chính vì vậy dung lượng ổ đĩa cứng càng lớn thì lưu trữ càng nhiều. Khi dung lượng ổ đĩa cứng không còn không gian lưu trữ thêm sẽ làm cho máy tính chạy chậm và chúng ta không thể sao lưu dữ liệu được. Để biết ổ đĩa cứng sử dụng bao nhiêu và có cần nâng cấp hay không ta mở Local Disk Properties để xem. Trong windows explorer, click phải chuột vào ổ đĩa cần xem, chọn properties.
195
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.12: Theo dõi dung lượng của ổ đĩa cứng
Cần quan sát xem còn vị trí để gắn thêm HDD mới không, mainboard hỗ trợ chuẩn kết nối nào cho ổ đĩa cứng (ATA hay SATA). Trong quá trình lắp đặt phải đảm bảo an toàn về điện và tính chính xác tuyệt đối. Card màn hình Làm việc có liên quan đến hình ảnh như: game, corel draw, photoshop, autocad, ... Ta cảm thấy hình ảnh hiển thị không được rõ hay mờ, đôi khi bị giật hoặc tự thoát ra không chạy được. Khi đó cần nâng cấp card màn hình để khắc phục tình trạng trên. Cần lưu một số điểm sau: card màn hình hiện tại thuộc loại nào: onboard, PCI, AGP, … Nếu là card màn hình onboard: chúng ta xem trên mainboard còn trống khe cắm: PCI, hay AGP nào không. Nếu trống cả hai thì tốt nhất chúng ta nên mua card màn hình loại khe cắm AGP loại này hỗ trợ hình tốt hơn. Xem khe cắm trên mainboard hỗ trợ card màn hình bao nhiêu X. Lắp card màn hình mới và tiến hành chạy thử, lưu ý các chốt khoá mở của khe cắm card màn hình. Thực hiện: Bước 1: Click chuột vào Start, Run, đánh lệnh: dxdiag và nhấn Enter. Bước 2: Chọn thẻ Display, quan sát hình vẽ.
196
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.13: Theo dõi dung lượng của card màn hình
Bộ nguồn Bộ nguồn là thành phần quan trọng bậc nhất đối với toàn bộ hệ thống máy tính, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc và tuổi thọ của cả hệ thống. Tuy nhiên đây là thiết bị mà ít người sử dụng quan tâm đến vì thường bộ nguồn được bán kèm theo case. Trong khi đó người sử dụng chỉ quan tâm đến kiểu dáng bên ngoài và giá thành của thùng máy mà thôi. Sau một thời gian sử dụng bộ nguồn không còn đảm bảo được mức điện áp như trước; bổ sung thêm nhiều thiết bị khác làm cho bộ nguồn hiện tại trở nên quá tải, máy tính hay bị chập chờn và làm việc kém hiệu quả, lúc này cần phải thay thế bộ nguồn mới có công suất lớn hơn. Lưu ý: Mainboard hỗ trợ nguồn nào. Bộ vi xử lý – CPU CPU là bộ não của máy tính, xử lý tất cả các quá trình diễn ra trong lúc máy tính hoạt động. quyết định tốc độ nhanh hay chậm của máy tính, vì thế cần nâng cấp CPU khi nhận thấy CPU hoạt động vượt quá công suất. Hình minh hoạ: theo dõi công suất làm việc của CPU
197
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.14: Theo dõi công suất làm việc của CPU
Lưu ý: Việc nâng cấp CPU chủ yếu là thay thế bộ vi xử lý hiện tại bởi bộ vi xử lý mới có tốc độ làm việc cao hơn. Tuy nhiên việc nâng cấp này chi phí khá cao, phụ thuộc hoàn toàn vào mainboard đang sử dụng, cách làm này thường ít được thực hiện. Nhận diện CPU hiện có về: tên, tốc độ, socket, bus. Mua CPU mới cùng loại nhưng có tốc độ cao hơn, có bus bằng với bus tối đa mà mainboard hỗ trợ. Trong quá trình lắp đặt phải cẩn thận và đảm bảo an toàn về điện. Bo mạch chủ – Mainboard Không thực hiện nâng cấp với bo mạch chủ, vì khi mua bo mạch chủ mới thì phải thay thế các thiết bị khác như CPU, RAM, ... Nếu muốn sử dụng một số công nghệ mới mà mainboard của chúng ta không hỗ trợ thì tốt nhất là mua máy mới. Ví dụ: dual channel, dual VGA, dual core, … , ngoài ra trong một số trường hợp có thể mua các thiết bị chuyển đổi nhằm hạn chế chi phí nâng cấp và cũng không phải mua máy mới.
198
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.15: Bo mạch chủ và card mở rộng
Nâng cấp BIOS Đôi khi cần phải nâng cấp BIOS để hỗ trợ những thiết bị hệ điều hành mới. Lý do phổ biến nhất để nâng cấp BIOS là hỗ trợ các ổ đĩa cứng lớn hơn phạm vi phục vụ của phiên bản BIOS hiện tại. Có hai cách để nâng cấp BIOS: Thay thế chip BIOS mới, là cách đơn giản nhất, nhưng phải cẩn thận nếu không sẽ làm cong hoặc gãy các kết nối trên chip BIOS. Dùng phần mềm: Phương pháp này nguy hiểm hơn vì nếu không chính xác trong quá trình cài đặt hoặc bị mất điện thì máy tính không thể khởi động được.
Hình B 7.16: BIOS
199
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Các bước thực hiện:
Bước 1: Xác định phiên bản hiện hành của BIOS Bước 2: Tải phiên bản mới nhất từ nhà sản xuất bo mạch chính, ví dụ: www.BIOSCentral.com, www.Phoenix.com, www.Ami.com Bước 3: Sử dụng tiện ích cập nhật BIOS như aflash.exe, có thể tìm thấy trên đĩa CD – ROM kèm theo trong mainboard khi mua. Bước 4: Tạo đĩa mềm khởi động, giải nén thư mục BIOS cập nhật và tiện ích cập nhật vào đĩa mềm này. Bước 5: Khởi động từ đĩa mềm vào trong giao diện của DOS, màn hình hiển thị dấu nhắc A:>_ đánh tên tiện ích (ví dụ: aflash.exe) và nhấn enter để bắt đầu. Tiện ích sẽ yêu cầu chúng ta lưu lại phiên bản hiện tại ta nên lưu lại, trong trường hợp BIOS mới không tương thích với phần cứng mới, có thể phục hồi lại phiên bản cũ. Quá trình cập nhật BIOS diễn ra trong vài phút, đừng tắt máy trong suốt quá trình này. Nếu có sai sót trong quá trình này sẽ làm máy không thể khởi động lại được. Chỉ có cách là gửi mainboard đến nhà sản xuất để thay thế chip BIOS khác. Hình minh hoạ cập nhật mainboard ASUS:
Hình B 7.17: Tiện ích nâng cấp BIOS trong DOS
200
7.2.3. Các lưu ý về nâng cấp máy tính
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
+ Đồng bộ, tương thích và hiệu quả kinh tế: Khi nâng cấp các thiết bị máy tính cần quan tâm đến tính tương thích, tính đồng bộ và hiệu quả kinh tế cho người sử dụng. Tính tương thích nghĩa là thay thế và kết nối có phù hợp có được hay không. Tính đồng bộ nghĩa là khi thay thế thiết bị mới thì có đồng bộ với các thiết bị đã có nhằm phát huy hiệu suất làm việc tối ưu nhất cho cả hệ thống. Nếu đảm bảo tính tương thích và đồng bộ thì việc nâng cấp vừa làm cải thiện tốc độ của máy tính, đồng thời tiết kiệm kinh tế cho người sử dụng. Nếu việc nâng cấp phần cứng không cải thiện được tốc độ của máy tính như mong đợi thì tốt nhất nên nghĩ đến phương án mua máy mới, khi đó sẽ đảm bảo hiệu quả kinh tế lâu dài về sau. Nếu như máy tính hiện quá cũ hoặc không có thiết bị thay thế thì phải mua máy mới.
201
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI TẬP LỚN 1. Mục đích bảo trì và nâng cấp máy tính là gì ? Những nguyên nhân nào phải nâng cấp bảo trì máy tính. Nêu các bước bảo trì máy tính. 2. Khi nào cần nâng cấp máy tính. Các vấn đề cần chú ý khi nâng cấp bảo trì máy. BÀI TẬP ÔN 1. Mục đích bảo trì máy tính dùng để làm gì ................................................................................................................................. 2. Người bảo trì thường phải làm gì khi đi bảo máy tính ................................................................................................................................. 3. Để nâng cấp Card màn hình ta cần quan tâm điểm nào ................................................................................................................................. 4. Để nâng cấp CPU ta cần quan tâm điểm nào ................................................................................................................................. 5. Để nâng cấp Ram ta cần quan tâm điểm nào ................................................................................................................................. 6. Để nâng cấp BIOS ta cần quan tâm điểm nào .................................................................................................................................
202
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 8: MÁY TÍNH XÁCH TAY Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được:
Các kiến thức tổng quát về máy tính xách tay Chọn mua và sử dụng máy tính xách tay Công nghệ Centrino dành cho máy tính xách tay Bảo dưỡng, chẩn đoán và khắc phục sự cố máy tính xách tay
8.1 Giới thiệu Máy tính xách tay (tiếng Anh: laptop computer hay notebook computer) là một máy tính cá nhân nhỏ gọn có thể mang xách được. Nó thường chỉ nặng từ 1-6 kg, tùy thuộc vào kích cỡ, vật liệu và các nhân tố khác. Chiếc máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới là một chiếc Osborne 1 ra đời năm 1981.
Hình B 8.1: Máy tính xách tay
8.2. Phân loại máy tính xách tay 8.2.1. Máy Laptop Cũng giống máy tính để bàn (Desktop) về chức năng, thành phần cấu tạo nhưng nếu cùng một mức giá thì sức mạnh tính toán của nó có phần kém hơn và các thành phần linh kiện được thu nhỏ lại và được tối ưu cho công việc di động và tiết kiệm điện năng.
203
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Máy Laptop cũng được phân chia thành 4 chủng loại khác nhau:
Hình B 8.2: Thin anh Light, Ultraportables
+ Ultraportables: màn hình nhở hơn 12” và trọng lượng dưới 1.7kg, bàn phím thường chỉ có các phím cơ bản (chữ, số và một số phím chức năng cơ bản). Thích hợp cho những doanh nhân phải công tác thường xuyên cần một máy tính nhỏ và nhẹ. Giá thành thường rất mắc, có thời gian sử dụng Pin rất lâu (từ 8h trở lên), sử dụng loại CPU cực kỳ tiết kiệm điện năng (ULV CPU: Ultra Lower Voltage CPU), tích hợp card màn hình onboard và đôi lúc sử dụng loại màn hình cảm ứng. + Thin and Light: màn hình từ 12-14”, trọng lượng từ 1.8-2.8k, có thể thỏa mãn phần nào nhu cầu tính toán của người sử dụng bình thường và thời gian dùng Pin cũng tương đối chấp nhận được (2-6h). Thường kích cỡ của máy phụ thuộc vào kích cỡ của màn hình. + Medium Size Laptops: màn hình từ 14-15.4”, có trọng lượng từ 3-3.5kg, sức mạnh tính toán và thời gian dùng Pin của máy này hơn loại máy Thin and Light. +Desktop Replacemetn Computer: là loại máy có sức mạnh như một máy tính để bàn, tuy nhiên với trọng lượng và kích thước lớn nên việc di chuyển cũng không được thuận tiện lắm. Kích cỡ màn hình có thể từ 17-20”, sử dụng các thành phần linh kiện khá mạnh để có hiệu suất cao trong hoạt động vì vậy thời gian dùng Pin cũng bị hạn chế (thường không quá 3h). 8.2.2. Máy Desknote Là loại máy tính được thiết kế với đầy đủ tính năng như một máy để bàn nhưng có kích thước và trọng lượng gần như máy tính Laptop. Được thíêt kế để tiết kiệm không gian sử dụng nhưng vẫn có kích thước lớn hơn máy Laptop cả về màn hình và bàn phím sử dụng cho nên không phục vụ cho mục đích tính tóan di động, nó cũng không có Pin nuôi như máy Laptop.
204
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
8.2.3. Máy Palm/Pocket PC Là loại máy được thíêt kế rất nhỏ gọn (có thể nắm gọn trong lòng bàn tay) nhưng vẫn có một số khả năng của một máy tính. Có hệ điều hành riêng biệt cho thiết bị như Window CE, Windows Mobile, Symbian, Linux, … Các phần mềm chạy trên thiết bị cũng đã được thiết kế lại cho phù hợp với phần cứng thiết bị như Word, Excel, Internet Explorer, Windows Media Player, … Máy sử dụng loại CPU dành cho thiết bị di động nhỏ, có ROM và RAM để lưu trữ phần mềm của máy, thẻ nhớ mở rộng để lưu trữ dữ liệu người dùng, màn hình cảm ứng, thiết bị trỏ, và các phím điều khiển chức năng phần cứng. Đặc tính quan trọng là các máy Pocket PC hiện nay còn tích hợp thêm chức năng điện thoại. Điều này dẫn đến việc thuận tiện cho người dùng di động vì có một thiết bị đầy đủ chức năng cho công việc hàng ngày.
Hình B 8.3: Máy Palm/Pocket PC, desknote
8.3. Đặc trưng của máy Laptop 8.3.1. Các đặc trưng về cấu hình phần cứng Hầu hết các máy tính xách tay sử dụng màn hình LCD kích thước từ 12” với độ phân giải 1024x768 trở lên. Với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì màn hình LCD của máy tính xách tay đã tốt hơn trong việc trình bày hình ảnh, độ sáng cao hơn và góc nhìn cũng rộng hơn. Tất cả máy tính xách tay đều dùng loại ổ cứng 2.5” nhỏ hơn so với loại ổ cứng dành cho máy tính để bàn 3.5” vì vậy thường có hiệu suất hoạt động thấp hơn nhưng lại tiêu thụ ít điện năng hơn. Đa số các dòng máy tính xách tay tích hợp card màn hình và âm thanh theo máy vì vậy hạn chế của máy tính xách tay là kém trong việc xử lý đồ họa và chơi game. Tuy nhiên hiện nay ngày càng có nhiều máy tính xách tay sử dụng card màn hình rời để đáp ứng nhu cầu giải trí trên.
205
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Máy tính xách tay hầu như có đầy đủ các cổng kết nối như một máy tính để bàn, ngoài ra còn có thêm cổng PCMCI hay Express Card cần thiết cho việc mở rộng thêm chức năng cho máy. CPU dành cho máy tính xách tay cũng rất đa dạng; của hãng Intel có Pentium M, Core Duo, Core2 Duo; của hãng AMD có Athlon Mobile, Turion 64, Sempron Mobile; và một số hãng khác như VIA, Apple, IBM, Motorola, … Hầu hết hiện nay máy tính xách tay sử dụng loại Pin Lithium Ion và mới hơn là Lithium Polymer thay thế cho loại Pin Nickel Metal Hydrid với thời gian sử dụng lâu hơn, sạc nhanh hơn và bền hơn. Hầu hết máy tính xách tay có thêm một Adapter ngoài dùng để sạc Pin, thíêt bị ToudPad hoặc Pointer Stick thay thế vị trí của chuột trên máy tính để bàn. Một số máy có thêm Docking Station (đế mở rộng) để có thể bổ sung những thành phần mà máy tính xách tay thiếu so với máy tính để bàn. Tuy nhiên yếu điểm hiện nay là máy tính xách tay chưa có chuẩn chung hay tính tương thích các thiết bị giữa các nhà sản xuất gây khó khăn cho người sử dụng khi thay thế, nâng cấp, sửa chữa. Chuẩn máy tính xách tay Centrino của Intel đã phần nào giải quyết bài toán này. 8.3.2. Chọn mua và sử dụng đúng cách Mua máy tính xách tay loại nào cho tốt ? Mục đích sử dụng chính Mục đích sử dụng chính sẽ ảnh hưởng đến tất cả quyết định của việc lựa chọn cấu hình chiếc MTXT tương lai cũng như khoản ngân sách sẽ đầu tư. Nếu chỉ đơn thuần lướt web, đọc, soạn thảo văn bản thì không cần cấu hình cao nhưng nếu muốn sử dụng tốt các ứng dụng nặng như: đồ họa, chơi game, nghe nhạc, xem phim, ... Thì khoản tiền phải bỏ ra là khá lớn. Do đó hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định mua để không phải hối tiếc sau này. Tính “xách tay” Mang tiếng là MTXT nhưng không phải máy tính nào cũng dễ dàng “xách tay” như tên gọi của nó (có lẽ MTXT chỉ là để phân biệt với máy tính để bàn). Tính “xách tay” phụ thuộc vào hai yếu tố: kích thước và trọng lượng của máy. Nếu là người năng động hay công việc yêu cầu phải luôn di chuyển thì trọng lượng chiếc MTXT mang theo là điều cần được lưu ý. Còn nếu luôn phải dành phần lớn thời gian của mình để làm việc với máy tính thì một chiếc MTXT với màn hình lớn hẳn sẽ tốt hơn.
206
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Tốt nhất nên chọn loại có trọng lượng càng nhẹ càng tốt, màn hình vừa phải (khoảng 12-15 inch) để đảm bảo tính gọn nhẹ, di động của MTXT. Khả năng kết nối Các tính năng ưu việt của MTXT không chỉ nằm trong bản thân nó mà còn ở những thiết bị mà nó có thể kết nối. Do đó, cần xem xét các khả năng kết nối mạng không dây, số lượng cổng USB, cổng Bluetooth, đầu đọc thẻ nhớ... Máy tính càng hiện đại thì khả năng giao tiếp, kết nối của nó càng tốt và tất nhiên giá thành cũng cao. Khả năng kết nối mạng không dây được cho là không thể thiếu đối với các MTXT hiện đại. Bên cạnh đó, số lượng các thiết bị ngoại vi kết nối với máy tính thông qua cổng USB ngày càng nhiều như: camera kỹ thuật số, máy nghe nhạc MP3, máy xem phim MP4, các loại đĩa lưu trữ, chuột quang... dẫn đến đòi hỏi phải có nhiều cổng USB trên MTXT để đáp ứng. Có thể dùng thiết bị chuyển đổi (từ một thành nhiều cổng USB) để gia tăng số lượng cổng USB. Tuy nhiên cũng không nên chọn loại MTXT có ít hơn hai cổng USB. Mua loại tốt nhất Khi quyết định mua MTXT, nếu có thể được, hãy mua loại tốt nhất có thể so với khả năng tài chính của mình và cũng không nên nghĩ đến chuyện sẽ nâng cấp từ từ. Một nhược điểm lớn của MTXT so với máy tính để bàn là khả năng nâng cấp. Nếu như ở máy tính để bàn, có thể dễ dàng nâng cấp từng bộ phận thì điều đó lại rất khó đối với MTXT bởi những thiết kế cơ bản của nó. Đó là chưa kể đến chi phí nâng cấp là khá lớn, thậm chí nếu mua một cái máy tính mới có khi lại tốt hơn. Do đó, cần phải cân nhắc kỹ trước các lựa chọn về bo mạch chủ, dung lượng ổ cứng, tốc độ bộ vi xử lý, hệ thống video, bộ nhớ... Sau đây là một số thương hiệu MTXT co thể tham khảo: Máy tính xách tay Acer: có nhiều chủng loại, kiểu dáng tương đối phù hợp cho nhiều loại người sử dụng (doanh nhân, sinh viên, người dùng gia đình, nam, nữ). Có bề dày kinh nghiệm trong việc sản xuất máy tính xách tay và nhiều tiện ích công nghệ bổ sung, giá thành tương đối dễ dàng chấp nhận hẵn đây là thương hiệu dễ dàng lựa chọn nhất. Đánh giá chung là các máy tính xách tay của Acer có số điểm trung bình về kiểu dáng, mức độ giải trí là trung bình vì thiếu việc kết hợp các thiết bị cao cấp, hiệu suất vừa phải, tuy nhiên rất đa
207
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
dạng sản phẩm và rất nhanh chóng trong việc thay đổi công nghệ mới và giá cả cho các sản phẩm của mình. Máy tính xách tay HP: đây là nhà sản xuất lớn và đã có chổ đứng nhất định, có nhiều lựa chọn trong việc hổ trợ nâng cấp thiết bị, đâu là dòng máy tính bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thiết bị để nâng cấp cũng như sửa chữa trên thị trường hiện nay. Máy tính xách tay của HP có kiểu dáng cũng rất dễ thu hút khách hang, thích hợp cho việc giải trí, hiệu suất làm việc khá, giá thành tương đối nhỉnh hơn so với các dòng máy Acer. Phù hợp cho sinh viên, học sinh, người dùng gia đình và văn phòng. Máy tính xách tay Toshiba: là dòng máy mang tính giải trí cao, giá thành cũng tương đối dễ chấp nhận, kiểu dáng có thể gọi là có chút phá cách nên phù hợp với các người dùng thế hệ trẻ 8X. Máy tính xách tay IBM: là dòng máy mang đậm phong cách cổ điển, kiểu dáng góc cạnh dứt khoát, có tính độ ổn định cao nhưng rất khó cho việc nâng cấp. Đây là loại máy thích hợp cho người dùng có tính cách cứng rắn, phù hợp cho những người như lập trình viên, luật sư,… Giá thành cao hơn các dòng máy phổ thông khác. Máy tính xách tay SONY: đây là dòng máy mang đậm sự nữ tính, rất phù hợp với nữ doanh nhân, kết hợp giữa sự hài hòa tinh tế của kiểu dáng và sức mạnh của hệ thống nên giá thành của dòng máy này thường là cao hơn tất cả sản phẩm cùng cấu hình so với các nhà sản xuất khác. Máy tính xách tay DELL: thường có kích cỡ lớn, tích hợp nhiều sức mạnh trong nó. Phù hợp với người dùng đồ họa hay chơi game giải trí. Các dòng máy nội địa và khác: đưa cho người dùng giải pháp dễ dàng chọn lựa cho mình một cầu hình phù hợp với một giá hợp lý, tuy nhiên chưa có nhiều tiện ích và sự hổ trợ cho người sử dụng. Thông tin chi tiết về phần cứng trong chọn mua MTXT: Bộ xử lý (CPU) Bộ xử lý (BXL) Pentium M vẫn là sự lựa chọn tốt. Pentium M đem lại khả năng hoạt động nhanh và thời gian dùng pin lâu. Một số laptop dùng BXL Althon XP-M hoặc các BXL khác của Intel sử dụng điện thế thấp (ultra-low voltage) cũng đem lại hiệu năng cao và cải thiện thời gian dùng pin. Một số model cho laptop tăng thêm khả năng xử lý mạnh mẽ hơn nhờ sử dụng các BXL Intel P4 và AMD Althon 64 cho máy tính để bàn. Tuy nhiên, giải pháp này đem lại hiệu suất cao nhưng nhiệt lượng sẽ tỏa ra nhiều hơn và thời gian dùng pin thấp hơn. Bộ nhớ hệ thống (RAM) 208
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hiện nay, hầu hết laptop đều sử dụng dung lượng bộ nhớ khá lớn, tối thiểu là 256 MB RAM cho tới 512 MB. Trên một số model đắt tiền thì 1 GB RAM hoặc cao hơn. Để sử dụng các chương trình đơn giản như:Word, Excel, hay Email thì dung lượng 256 MB RAM là đáp ứng tốt. Nhưng khi cài đặt và nạp nhiều ứng dụng hơn thì sẽ cần nhiều bộ nhớ hơn, tối thiểu nên trang bị 512 MB RAM. Nếu không quan tâm đến chi phí và có dự định cài đặt một số ứng dụng mạnh, hay chơi games... hãy cố gắng mua 1 GB RAM hoặc hơn.
Hình B 8.4: RAM Laptop
Khả năng xử lý đồ hoạ Để chạy tốt các phần mềm trình diễn trên màn hình và những tác vụ đòi hỏi khả năng xử lý đồ hoạ, thì lượng bộ nhớ đồ hoạ cần tối thiểu từ 32 MB đến 64 MB RAM. Hãy đảm bảo rằng lượng bộ nhớ này chỉ sử dụng cho đồ hoạ chứ không phải lấy từ bộ nhớ hệ thống. Các laptop sử dụng bộ nhớ hệ thống làm bộ nhớ đồ hoạ giúp tiết kiệm chi phí, nhưng khả năng xử lý đồ hoạ chậm chạp. Nếu hay chơi games hay sử dụng với mục đích giải trí, nên trang bị lượng bộ nhớ từ 64 MB cho đến 128 MB. Tuy nhiên, khả năng xử lý đồ hoạ không những phụ thuộc vào lượng bộ nhớ mà còn phụ thuộc rất lớn vào bộ xử lý đồ hoạ. Những laptop sử dụng bộ xử lý đồ hoạ của ATI và Nvidia như: Mobility Radeon và GeForce2Go... luôn là lựa chọn tốt nhất. Màn hình Màn hình cho laptop ngày càng lớn hơn, đẹp hơn, có góc nhìn rộng và thời gian đáp ứng tốt hơn. Hiện nay, kích thước màn hình cho laptop có thể lên tới 14.1 "hoặc 15". Một số hãng còn tung ra những sản phẩm lên tới 16" hoặc 17", nhưng giá cả có phần hơi đắt Khi lựa chọn cũng cần lưu ý, nhược điểm của màn hình to và lớn hơn là: trọng lượng của laptop cũng sẽ nặng hơn và tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Chính vì lẽ đó, một số người sử dụng ưa thích lựa chọn loại màn hình 12.1" hoặc 13.3". Trọng lượng của máy
209
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Trọng lượng là yếu tố rất quan trọng và cũng là lý do để các hãng sản xuất tăng giá thành sản phẩm. Những chiếc laptop nào có trọng lượng càng nhẹ, và càng mỏng thì giá càng cao. Những sản phẩm thông thường có đầy đủ các tính năng thường có trọng lượng khoảng từ 3kg đến 4kg. Những sản phẩm được xếp vào loại mỏng và nhẹ thường trong khoảng từ 1,5kg tới 2,5kg. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc giữa trọng lượng và tính năng. Thường để giảm bớt trọng lượng có thể những tính năng nào đó sẽ bị cắt giảm như: màn hình nhỏ hơn, không có ổ đĩa quang... Cũng nên cân nhắc kĩ về trọng lượng của laptop, bởi bộ đổi nguồn AC, chuột quang, các thiết bị ngoại vi khác và cáp... sẽ làm cho trọng lượng tăng lên rất nhiều. Thời gian dùng pin Thời gian dùng pin cho laptop là một yếu tố vô cùng quan trọng. Từ khi Intel giới thiệu BXL Pentium M và công nghệ Centrino thì khả năng sử dụng pin của laptop đã tăng gấp đôi. Trước đây, thời gian dùng pin chỉ có 3,5 giờ cho những tác vụ thông thường thì nay thời gian đã tăng gấp đôi với 7 giờ. Cũng nên mua loại pin lithium thay vì nickel. Bởi pin lithium có thể sạc lại nhanh và cho thời gian sử dụng lâu hơn. Đĩa cứng Đĩa cứng cho laptop khác biệt rất nhiều so với đĩa cứng trên máy tính để bàn. Những ổ đĩa cứng này đòi hỏi phải mỏng, gọn nhẹ, hoạt động êm, và đặc biệt là khả năng chống sốc... Vì vậy, đĩa cứng cho laptop thường có giá cao hơn rất nhiều so với đĩa cứng cho máy tính để bàn cùng dung lượng và tốc độ. Dung lượng đĩa cứng cho laptop phổ biến ở dung lượng là 40 GB hoặc 60 GB, một số sản phẩm cao cấp cũng có dung lượng đạt tới 120GB hoặc lớn hơn. Đĩa cứng có dung lượng cao hơn nhưng giá cũng không đắt hơn bao nhiêu, chỉ khoảng từ 15USD cho tới 20USD. Cần nhiều không gian lưu trữ hơn, hãy trang bị một ổ đĩa cứng lớn ngay từ đầu. Đó là sự đầu tư hợp lý.
Hình B 8.5: Ổ đĩa cứng Laptop
210
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bàn phím và thiết bị trỏ
Mặc dù đã quen thuộc với bàn phím của bất kỳ loại laptop nào, người mua hàng cũng nên thao tác, thử gõ phím trước khi mua. Những loại laptop mỏng và nhẹ thường có kích thước các phím nhỏ và khoảng cách giữa các phím bị rút ngắn, và cách thiết kế cũng khác với bàn phím thông thường. Do đó, lựa chọn loại bàn phím phù hợp là điều rất quan trọng. Cũng cần lưu ý tới sự tích hợp một số thiết bị trỏ tích hợp trên laptop, một số sản phẩm cấp thấp có thể có không hỗ trợ. Mặc dù, những thiết bị trỏ này có thể không quen khi sử dụng, hoặc trang bị thêm chuột quang qua cổng USB không phải là quá khó khăn nhưng tích hợp sẵn thiết bị trỏ cũng rất hữu ích trong một số trường hợp. Ổ đĩa quang Ổ đĩa mềm cho laptop hầu như đã biến mất. Chúng vừa nặng nề, chậm chạp mà dung lượng lưu trữ lại thấp. Hầu hết những sản phẩm cho laptop thường trang bị ổ CD-RW hoặc DVD có thể ghi lại được. Những máy cấu hình trung bình thường sử dụng CD-RW. Những sản phẩm cao cấp thường cung cấp ổ ghi DVD hoặc sự kết hợp hoàn hảo giữa khả năng ghi DVD-ROM và CD-RW. Hỗ trợ mạng và cổng kết nối thiết bị ngoại vi Tính năng hỗ trợ mạng Ethernet đã trở thành chuẩn cho laptop, những sản phẩm cao cấp còn hỗ trợ Gigabits Ethernet. Với những laptop sử dụng BXL Centrino của Intel đã hỗ trợ sẵn mạng không dây theo chuẩn 802.11/b/g. Những laptop sử dụng BXL Pentium M hoặc AMD cũng đều có khả năng hỗ trợ 802.11b/g. Kết nối không dây Bluetooth cũng được sử dụng nhưng vẫn chưa phổ biến. Những cổng giao tiếp truyền thống như: Cổng nối tiếp (Serial port) và cổng PS/2 (sử dụng cho chuột và bàn phím) hầu như ít xuất hiện với các dòng MTXT hiện nay. Giao tiếp USB 2.0 và FireWire là những giao tiếp thay thế hoàn hảo và được sử dụng phổ biến. Ngoài ra, một số giao tiếp khác như cổng song song (Parallel port) và khe PC card vẫn được sử dụng trên một số dòng. Các cổng FireWire (IEEE 1394) cho các ổ gắn ngoài, thiết bị chơi nhạc MP3 và máy quay video số. Không những thế, các laptop hiện đại thường trang bị các ổ đọc thẻ nhớ, hỗ trợ các loại thẻ nhớ thông dụng như: CompactFlash, Secure Digital, MultiMediaCard, Memory Stick, hoặc Smart Media. Những loại thẻ nhớ này ngày càng thông dụng bởi các thiết bị như PDA, máy ảnh số, điện thoại di động... đều hỗ trợ và sử dụng các thẻ nhớ. Nên tích hợp ổ đọc thẻ nhớ trên laptop là tính năng rất hấp dẫn, khả năng trao đổi dữ liệu giữa laptop và các thiết bị kĩ thuật số này sẽ nhanh chóng và đơn giản. Trước khi mua hãy cân nhắc bạn sử dụng laptop như thế nào. Nếu mục đích chỉ là soạn thảo văn bản, bảng tính Excel và đọc email thì những máy tính cấp 211
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
thấp như Pentium M tốc độ thấp với màn hình 12.1", đĩa cứng 20GB với giá dưới 1000USD là rất thích hợp. Dưới đây là bảng phân loại laptop để tham khảo:
Tính năng
Cấp thấp (1000 USD trở xuống)
Khuyên dùng (từ 1000 USD tới 1500 USD)
Cao cấp (1500 USD hoặc cao hơn)
128MB
256MB to 512MB
512MB to 1GB
Bộ nhớ Cân nhắc kĩ: Càng nhiều bộ nhớ, thì càng chạy được nhiều ứng cài đặt dụng đồng thời và đem lại hiệu năng tốt hơn cho laptop. Nâng cấp bộ nhớ cho laptop cũng không đơn giản như trên PC, vì vậy hãy cố gắng mua sản phẩm có dung lượng cao nhất có thể.
Bộ xử lý
1.3- to 1.7-GHz 1.6- to 1.7-GHz Pentium M, Pentium-M, 2.0-GHz 1.4-GHz 3.0-GHz Mobile Pentium 4, Mobile Pentium 4, Pentium-M hoặc 2.0-GHz AMD Mobile hoặc 1.6-GHz Athlon 64 Athlon XP-M Cân nhắc kĩ: CPU là yếu tố quan trọng tốc độ của laptop khi chạy và thực thi các ứng dụng. Nếu khả năng cho phép, hãy lựa chọn CPU có tốc độ cao để đáp ứng tốt những ứng dụng sau này. 12.1"
14.1"
15" đến 17"
Kích thước Cân nhắc kĩ: Màn hình LCD to hơn thì sẽ có khung nhìn rộng màn hình hơn và thường hỗ trợ độ phân giải cao hơn, nhưng trọng lượng của laptop cũng tăng theo và thời gian dùng pin cũng giảm. 20GB đến 40 GB
40GB đến 60GB
60GB to 120GB
Dung lượng Cân nhắc kĩ: Đĩa cứng càng lớn thì bạn càng lưu được nhiều dữ đĩa cứng liệu. Ổ đĩa 40 GB là đủ dùng cho hầu hết nhu cầu cơ bản của người sử dụng. Ổ đĩa quang
CD-ROM
8X DVD-ROM hoặc 24X/10X/24X CDRW
8X DVD-ROM hoặc 24X/10X/24X CD-RW kết hợp cả đọc ghi DVD
Cân nhắc kĩ: CD-RW có giá rẻ, là thiết bị lưu trữ quang mềm 212
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
dẻo và linh hoạt. DVD đã phổ biến trên thị trường, do đó trang bị ổ đọc ghi DVD cho laptop cũng là lựa chọn thông minh. Dưới đây là những lời khuyên dành cho người sử dụng lựa chọn laptop phù hợp với kinh phí có phần eo hẹp: Bộ xử lý Pentium M 1,7 GHz: Bộ xử lý này có tốc độ và giá cả là tối ưu nhất. Vừa đạt được hiệu quả trong công việc mà chi phí đầu tư không quá lớn. Bộ nhớ 512 MB hoặc nhiều hơn càng tốt: Càng nhiều RAM máy tính hoạt động càng hiệu quả mà chi phí đầu tư không quá lớn. Pin Lithium: Những pin lithium có thời gian sử dụng lâu hơn và sạc pin nhanh hơn loại nickel. Nếu thường xuyên phải đi ra ngoài thì hãy trang bị pin phụ dự phòng. Pin phụ cũng có giá từ 99USD tới 200USD. Màn hình LCD 14.1": Màn hình lớn có nghĩa là sẽ rộng hơn, sẽ có một không gian làm việc rộng rãi hơn và hỗ trợ độ phân giải cao hơn. Ổ cứng 40 GB: Trừ khi sưu tập các bài hát, hoặc các cơ sở dữ liệu lớn, cài đặt nhiều phần mềm... nếu không 40GB cũng đã là đủ. Hỗ trợ nhiều cổng USB: Rất nhiều laptop hỗ trợ 2 cổng USB hoặc nhiều hơn, chúng rất hữu ích và tiện dụng cho những kết nối thiết bị ngoại vi.
213
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Sử dụng đúng cách:
Bất kỳ sản phẩm nào cũng có những nguyên tắc rất riêng của nó và các máy tính xách tay cũng vậy. Sử dụng sai quy trình có thể khiến máy gặp một số lỗi gây tốn kém trong khâu sửa chữa, chưa kể đến sức khoẻ con người cũng chịu ảnh hưởng. Không để máy lên người: một số người dùng có thói quen để máy lên đùi làm việc trong các chuyến công tác hoặc ở ngoài trời hay trên giường. Do tất cả các bộ phận điều khiển, pin… đều nằm ở mặt dưới nên trong quá trình hoạt động máy sẽ toả ra một lượng nhiệt rất lớn xuống phía dưới vì vậy khi người dùng thường xuyên đặt máy trên đùi thì lượng nhiệt này sẽ tác động xấu vào cơ thể. Đặt máy trong túi đựng đúng quy cách: Tiện ích của laptop là khả năng di động. Nếu để ý sẽ thấy những chiếc túi đựng laptop luôn được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn: phải có khả năng giữ máy ở một vị trí rất chặt, không có bất kỳ sự xê dịch nào trong quá trình di chuyển. Khi bị chèn ép, màn hình tinh thể lỏng (LCD) của laptop rất nhạy cảm nên sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên. Có rất nhiều trường hợp máy bị hỏng (xuất hiện những đốm màu, còn gọi là nổ màn hình) hoặc vỡ cả màn hình do nguyên nhân này.
Hình B 8.6: Túi đựng Laptop
Mở đóng laptop nhẹ nhàng: Với kiến trúc vỏ sò, laptop có những đòi hỏi riêng khi đóng mở máy. Đầu tiên là cáp nối bộ phận máy chủ với màn hình. Trong nhiều trường hợp đưa máy đến sửa ở các trung tâm kỹ thuật, số máy bị rạn cáp nối do đóng mở liên tục và lực đóng mở quá mạnh chiếm một lượng đáng kể. Ngoài ra, bản lề để điều chỉnh màn hình ngửa ra theo từng góc độ phù hợp cũng cần được quan tâm kỹ. Chỉ nên mở màn hình ở góc độ từ 90-1200. Vượt quá góc độ này sẽ dẫn đến tình trạng gãy màn hình. Đáng nói là cả hai sự cố này lại rất khó khắc phục do linh kiện cáp nối và bản lề laptop rất đắt và cực kỳ hiếm.
214
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bảo đảm tuổi thọ máy: Nếu muốn chiếc máy tính xách tay của mình nhiều năm vẫn chạy tốt thì không nên cho máy đọc những chiếc đĩa CD đã cũ và trầy xước nhiều. Khi cho những chiếc đĩa này vào, mỗi khi bị vấp đĩa, máy sẽ phải tăng công suất và các mắt đọc cũng phải vận hành tối đa, rất dễ bị ngắt giữa chừng trong khi truy xuất vùng dữ liệu. Đó chính là lý do khiến tuổi thọ của nó chóng thu ngắn lại. Sau cùng, cũng lưu ý hơn cho bộ phận bàn phím. Được cấu tạo bởi ma trận hàng và cột, nên chỉ cần một nút bàn phím hỏng thì dễ kéo theo một tổ hợp phím cũng “đi đời”. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, trong điều kiện làm việc tại chỗ, nên sử dụng thêm bàn phím và chuột ngoài. Mỗi đời máy đều có một bộ bàn phím và chuột riêng nên không dễ dàng thay thế mỗi khi có sự cố. Pin: Nếu không sử dụng đúng cách, tuổi thọ pin dành cho máy tính xách tay sẽ giảm và máy chỉ có thể chạy trong thời gian ngắn hơn so với năng lực thật của nó. Khi mua, toàn bộ laptop được bảo hành 3 năm nhưng pin chỉ có thời hạn một năm. Một bộ pin máy tính xách tay hiện nay trên thị trường Việt Nam giá khoảng 150 USD. Khi còn nguyên đai nguyên kiện, pin mới chưa được nạp điện. Tài liệu hướng dẫn của các hãng đều khuyên người dùng cấp nguồn điện để sạc pin liên tục cho đến khi đầy (có thể cần đến 12 giờ, nhận biết nhờ đèn báo hiệu) sau đó rút điện và sử dụng cho đến khi pin xả hết hoàn toàn. Việc đó cần lặp lại 3 lần liên tiếp. Nếu sau vài tháng không sử dụng pin, động tác trên cũng cần được thực hiện lại. Lưu ý là chỉ sạc lại pin khi đã sử dụng hết và đã sạc pin thì nên nạp liên tục cho đến khi pin đầy, tránh sử dụng máy khi pin chưa đầy. Đối với pin loại Ni-MH (Niken-Metal Hydride), để tối ưu hiệu suất thì cứ vài tháng một lần, cần thực hiện việc xả hoàn toàn bằng cách sử dụng cho đến mức cạn kiệt (0%, thông thường máy sẽ tự động chuyển sang chế độ ngủ đông), rồi cấp nguồn điện để sạc đầy (100%). Tuy nhiên, với pin loại Li-ion (Lithium Ion) thì không nên xả hoàn toàn vì pin có thể bị ngắn mạch, làm giảm tuổi thọ của nó và thậm chí gây nguy hiểm cho người sử dụng. Một số loại máy tính xách tay có sẵn tiện ích refresh pin chạy ngay trong môi trường Windows rất thuận tiện. Tiện ích này sẽ nạp đầy rồi xả... mà không cần phải rút cáp nguồn. Nếu máy tính xách tay không có sẵn tiện ích này thì buộc người sử dụng phải rút cáp nguồn thủ công để máy tính xả hết, rồi cắm lại cáp nguồn laptop. Nhìn chung, sạc pin là việc nạp lại năng lượng cho đồ điện tử thông qua phản ứng hóa học. Vì vậy, các yếu tố như sự thay đổi nhiệt độ, việc không sử dụng pin trong một thời gian dài, điều khiển tải và số lần sạc lại đều ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin. Hầu hết các hiệu máy đều có phần mềm để kiểm tra tình trạng pin. Chẳng hạn tiện ích Battery MaxiMiser and Power Management Features được cài mặc định trên máy tính xách tay của hãng IBM. Để sử dụng chương trình này, cần thực hiện theo các bước sau:
215
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Bước 1: Sau khi cài đặt, chọn biểu tượng Battery MixiMiser Gauge trên taskbar. Chọn Battery Information để hiển thị cửa sổ Battery Information. Bước 2: Chọn Battery Health để xem các thông tin về tình trạng của pin. Mục Battery Health màu xanh là tình trạng pin tốt. Nếu đỏ là cần thay pin mới. Việc tính toán thời gian sử dụng còn lại dựa vào công suất sử dụng hiện tại. Điều này có nghĩa là thời gian dùng pin còn lại có thể thay đổi. Ví dụ, nếu hệ thống hoạt động tối đa, năng lượng tiêu thụ sẽ nhiều thì thời gian sử dụng pin còn lại sẽ ngắn hơn. Màn hình: Cần chăm chút nhiều đến màn hình tinh thể lỏng (LCD) vì màn hình này rất đắt giá, khó sửa chữa và tìm mua. Một đặc điểm của màn hình loại này là dễ hút bụi và độ bám bụi rất chặt. Nếu chỉ lau bằng giấy mềm thì khi lau xong, vết bẩn vẫn không đi hết. Để làm sạch, nhiều người dùng những dung dịch như nước lau kính để lau màn hình. Đừng bao giờ bạn làm điều ấy vì đồng nghĩa với việc bạn tự tay giết chết màn hình của mình. Cách tốt nhất là dùng vải mềm thấm một ít nước sạch và lau theo chiều từ trên hướng xuống dưới, không lau theo đường vòng tròn hay từ trái sang phải hay ngược lại. Hết sức cẩn thận, cần tránh không cho nước chảy vào các vành của màn hình, sau đó dùng khăn khô mềm để làm sạch lần cuối. Tất nhiên, trước khi lau nên tắt máy.
Giảm độ sáng màn hình Một máy tính xách tay có màn hình LCD lớn sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng. Giảm độ sáng của màn hình sẽ tiết kiệm được nhiều năng lượng pin. Ví dụ: bằng cách giảm bớt độ sáng màn hình trên máy tính xách tay Sony VAIO sẽ kéo dài thời gian sử dụng pin thêm được 45 phút. Hầu hết các máy tính xách tay đều có nút điều khiển, các phím chức năng hoặc các tiện ích phần mềm giúp giảm bớt độ sáng. Nếu màn hình tối hơn sẽ tiết kiệm năng lượng thì tắt màn hình khi không sử dụng tới luôn là phương pháp tiết kiệm nhất.
Tắt các thiết bị không cần thiết Hãy loại bỏ các PC card và các kết nối USB hoặc FireWire thực sự chưa cần thiết. Máy tính xách tay thường tích hợp sẵn card mạng không dây, những thiết bị này tiêu tốn năng lượng để dò tìm các điểm truy cập (access point), do đó để tiết kiệm năng lượng khi không cần dùng đến hãy tắt thiết bị này.
Tối ưu hiệu năng hệ thống Tối ưu hiệu năng hệ thống sẽ giảm đáng kể sự tiêu hao năng lượng. Để giữ cho máy tính xách tay sử dụng tài nguyên CPU và bộ nhớ tốt nhất cho các ứng dụng khác, hãy tắt bất cứ các phần cứng và phần mềm nào không cần thiết. Kiểm tra các biểu tượng trong khay hệ thống (system tray). Bạn có thể sử
216
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
dụng tiện ích có sẵn trong Windows là msconfig để lựa chọn các chương trình muốn tự động nạp trong khi khởi động. Để kiểm tra lượng tài nguyên, trong hệ điều hành Windows 2000 và Windows XP hãy mở Ctrl-Alt-Del và mở Task Manager, chọn Performance để xem lượng tài nguyên đã sử dụng. Trong Windows 98 và Windows Me hãy mở tiện ích System Monitor bằng cách Start, Programs, Accessories, System Tools, System Monitor
Vô hiệu hoá các thiết bị, phần mềm không sử dụng Tạm thời vô hiệu hoá (disable) các thiết bị không sử dụng sẽ tiết kiệm được khá nhiều năng lượng mặc dù các thiết bị này thực tế vẫn tiêu thụ một ít năng lượng. Những thiết bị này có thể là modem, card mạng, cổng song song (parallel), cổng nối tiếp (serial), ổ đĩa CD-ROM, DVD... Trong Windows 98/Me, nhấn phím phải vào My Computer và chọn Properties > Device Manager. Trong Windows 2000/XP nhấn phím phải vào My Computer và chọn Properties->Hardware -> Device Manager. Tiếp đó, hãy nhấn phím phải vào thiết bị muốn vô hiệu hoá chọn Disable.
Lau sạch điểm tiếp xúc Điểm tiếp xúc giữa pin và máy có thể làm giảm hiệu suất sử dụng của pin. Hãy lau sạch điểm tiếp xúc bằng kim loại giữa pin và máy hàng tháng bằng vải mềm có tẩm cồn. Điều này sẽ giảm thiểu thất thoát năng lượng do tiếp xúc kém.
Hãy mua thêm pin phụ nếu có thể Đang sử dụng máy tính để soạn thảo một văn bản quan trọng thì hết pin. Thật bực mình! Do đó, luôn mang theo pin phụ sẽ rất hữu ích cho bạn. Nếu khả năng tài chính cho phép, hãy mua thêm pin phụ. Tuỳ thuộc vào chất lượng của pin giá cả có thể từ 85 USD cho tới 235 USD.
Hãy thường xuyên sạc pin Hãy mang theo bộ sạc/chuyển đổi AC khi phải đi ra ngoài, và hãy sử dụng bộ sạc này bất cứ lúc nào có thể. Nếu bộ sạc đi kèm theo máy không tốt và có vẻ nặng nề và phiền phức, hãy sử dụng bộ sạc pin hợp thời trang của Belkin và Targus. Những bộ sạc này nhẹ và mỏng. Không những thế, một số model của Targus còn có thể sạc pin cho điện thoại di động nữa. 8.3.3. Công nghệ Centrino Là công nghệ của Intel thíêt kế dành cho máy tính xách tay với sự kết hợp của bộ ba: CPU Mobiel, Chipset Mobile, và card không dây của Intel. Với công nghệ
217
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
này máy tính sẽ hoạt động với hiệu suất cao hơn, sử dụng điện năng hiệu quả hơn và kết nối di động thuận tiện hơn. Các máy có cấu hình đạt được các yêu cầu của chuẩn Centrino thì sẽ được Intel cấp chứng nhận đạt chuẩn và trên thân máy sẽ dán logo Centrino của Intel.
Hình B 8.7: Công nghệ Centrino
Các dòng đời Centrino của Intel: Carmel: Pentium M: mã Banias hoặc Dothan, có FSB là 400MT/s Chipsets 855PM/GM/GMS: tích hợp đồ họa Intel Extreme Graphic 2, hỗ trợ loại bộ nhớ DDRAM, ổ cứng chuẩn kết nối IDE. Intel PRO/Wirelss 2100/2200: chuẩn kết nối không dây 802.11b với tốc độ lên đến 11Mb/s Sonoma: Pentium M: mã Dothan, có FSB là 533MT/s Chipsets 915PM/GM/GMS: tích hợp đồ họa Graphic Media Accelerator (GMA) 900, hổ trợ loại bộ nhớ DDRAM2, ổ cứng SATA, âm thanh chất lượng cao và card mở rộng PCI-Express. Intel PRO/Wirelss 2200/2915: chuẩn kết nối không dây 802.11abg với tốc độ lên đến 54Mb/s 218
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Napa: Core Duo /Core 2 Duo: mã Yonah hoặc Merom, có FSB là 667MT/s Chipsets 945PM/GM/GMS: tích hợp đồ họa Graphic Media Accelerator (GMA) 950, hổ trợ loại bộ nhớ DDRAM2, ổ cứng SATA, âm thanh chất lượng cao và card mở rộng PCI-Express. Intel PRO/Wirelss 3945: chuẩn kết nối không dây 802.11abg với tốc độ 54Mb/s Santa (Centrino Pro): Core 2 Duo: mã Merom-2, có FSB là 800MT/s Chipsets 965PM/GM/GMS: tích hợp đồ họa Graphic Media Accelerator (GMA) X3100, hổ trợ loại bộ nhớ DDRAM2, ổ cứng SATA, âm thanh chất lượng cao và card mở rộng PCI-Express. Intel PRO/Wirelss 4965: chuẩn kết nối không dây 802.11abgn với tốc độ 108Mb/s 8.4. Bảo dưỡng máy Laptop 8.4.1. Vệ sinh máy Laptop Việc vệ sinh máy tính xách tay có phần khác biệt so với máy tính để bàn, với người sử dụng thông thường thì chỉ cần lưu ý đến vệ sinh vỏ máy, màn hình, bàn phím với vải mềm và nước vệ sinh máy tính xách tay. Với bàn phím thì có thể dùng bình xịt để thổi bụi trong các khe của bàn phím. Việc vệ sinh trong thân máy thì phải cần đến sự khéo léo và cẩn thận, nhớ là trước khi tháo vỏ máy ra phải đảm bảo là máy đã hết hạn bảo hành. Trong thân máy, bộ phận cần vệ sinh thường là phần tản nhiệt cho CPU.
219
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
8.4.2. Chẩn đoán và khắc phục sự cố máy Laptop Sự cố cuả máy tính xách tay COMPAQ Sự cố xảy ra.
1 dài, 1 ngắn
Nguyên nhân xác định lỗi Lỗi kiểm tra toàn bộ BIOS ROM
7 tiếng bao gồm: 1 dài, 1 ngắn, 1 dài , ngừng, 1 dài, 1 ngắn, 1 Lỗi video AGP ngắn. 1 tiếng dài.
1 dài, 2 ngắn
Cách khắc phục. Kiểm tra ROM, có thể update lại BIOS. Card video AGP bị lỗi. Hãy kiểm tra lại card hoặc thay thế.
Lỗi bộ nhớ RAM
Hãy kiểm tra RAM hoặc thay thế.
Lỗi video
Kiểm tra bộ điều hợp video .Có thể thay thế adapter.
Sự cố cuả máy tính xách tay IBM. Sự cố máy phát tiếng kêu cuả máy IBM
Nguyên nhân
Khắc phục.
Kêu liên tục
Hỏng mainboard.
Thay mainboard.
1 tiếng bíp, màn hình LCD trắng Hỏng kết nối với màn Kiểm tra nguồn xóa, nhấp nháy hoặc không đọc hình, lỗi bộ điều hợp điện và cáp kết nối được video. với màn hình. 1 tiếng bíp kèm theo thông báo "Unable to access boot source"
Vào CMOS kiểm tra Hỏng hoặc sai thiết bị cấu hình thiết bị boot boot và kiểm tra HDD trong CMOS.
1 dài, 2 ngắn
Hỏng mainboard; trục trặc với bộ điều hợp video; lỗi đồng bộ LCD.
Xóa CMOS, có thể thay mainboard.
1 dài, 4 ngắn
Pin yếu.
Nạp nguồn cho pin.
220
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Mỗi giây một tiếng
Pin yếu.
2 tiếng ngắn
Mainboard trục trặc.
221
Nạp nguồn cho Pin, hoặc kiểm tra dây nguồn cung cấp.
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI TẬP LỚN 1. Hãy nêu ra các tính năng ưu việt của dòng CPU dành cho máy Laptop so với máy Desktop? 2. Nêu rõ các ưu điểm của các dòng máy có chứng nhận Centrino? 3. Thời gian sử dụng máy Laptop phụ thuộc vào những yếu tố nào về phần cứng? 4. Nâng cấp máy Laptop có những khó khăn nào? 5. Nếu là nhà thiết kế máy Laptop thì bạn sẽ thêm các đặc tính nào so với hiện nay? BÀI TẬP ÔN 1. Máy Laptop cũng được phân chia thành mấy chủng loại 2. Các dòng đời Centrino của Intel có mấy dòng 3. Công nghệ Intel PRO/Wirelss 2100/2200 là công nghệ 4. Công nghệ Pentium M là công nghệ Laptop đúng hay sai 5. Giải thích tại sao máy Laptop thuộc thể loại máy tính cá nhân? 6. Có thể phân chia máy Laptop thành bao nhiêu chủng loại dựa trên các tiêu chí kích thước, trọng lượng, hiệu năng của máy? 7. Máy Desknote có những khác biệt cơ bản nào so với máy Laptop? 8. Chức năng nào mà máy Pocket PC thường có mà các máy Desknote và Laptop không có? 9. Các đặc trưng cơ bản của máy Laptop? 10. Thiết bị phần cứng của máy Laptop có thể sử dụng cho máy Desktop được không? Tại sao? 11. Các lưu ý cần quan tâm khi chọn mua một máy Laptop là gì? 12. Máy tính Centrino là gì? Các yếu tố cần có để một máy tính có thể nhận chứng nhận hợp chuẩn Centrino? 13. Những điều nào cần phải quan tâm nếu muốn sử dụng máy Laptop đúng cách và hiệu quả?
222
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
223
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI 9: CỨU DỮ LIỆU Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học, học viên sẽ đạt được:
Các vấn đề về dữ liệu và lưu trữ dữ liệu Cách thức khôi phục dữ liệu Sử dụng các chương trình cứu dữ liệu Lưu trữ dữ liệu an toàn
9.1. Vấn đề về dữ liệu và lưu trữ dữ liệu 9.1.1. Dữ liệu và lưu trữ dữ liệu Dữ liệu: bao gồm các tập tin, thư mục hình ảnh, văn bản, cơ sở dữ liệu, là nguồn tài liệu quan trọng của người sử dụng. Thông thường dữ liệu được lưu trữ trên ổ đĩa cứng và đĩa quang. Dữ liệu lưu trữ trên ổ đĩa cứng như thế nào? Với phân vùng được định dạng theo hệ thống tập tin FAT Dữ liệu trên đĩa cứng được lưu trữ tại 3 nơi, bao gồm: Directory Entry: chứa thông tin về tập tin gồm tên, dung lượng, thời gian tạo và số hiệu cluster đầu tiên chứa dữ liệu của tập tin FAT: chứa số hiệu các cluster được sử dụng cho tập tin Các cluster: chứa dữ liệu của tập tin (vùng Allocation). Phân vùng FAT Allocation Directory Entry FAT ok
ok
ok
ok
ok
-
ok ok -
-
ok ok ok -
ok ok -
Tập tin được lưu trữ toàn vẹn Tập tin có nội dung không đầy đủ hoặc không thể đọc được Tập tin không đầy đủ thông tin Không xác định nội dung nhưng có thể nhìn thấy tên tập tin Không còn dấu hiệu của tập tin
Với phân vùng được định dạng theo hệ thống tập tin NTFS
224
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Dữ liệu trên đĩa cứng được lưu trữ tại 2 nơi gồm:
Dữ liệu được lưu trữ trong MFT Entry (Master File Table Entry) Vùng Allocation. Phân vùng NTFS Allocation
MFT
ok ok
ok -
-
ok
-
-
Tập tin được lưu trữ toàn vẹn Tập tin có thể không đầy đủ thông tin Nội dung không xác định mặc dù vẫn có thể nhìn thấy tên tập tin Không tìm thấy dấu vết của tập tin
9.1.2. Nguyên nhân mất dữ liệu Các nguyên nhân mất dữ liệu thường gặp là gì? Lỗi phần cứng Lỗi phần cứng thường là nguyên nhân dẫn đến việc hư hỏng và mất mác dữ liệu. Lỗi kỹ thuật từ phía nhà sản xuất Đầu đọc ghi của ổ đĩa không hoạt động Hỏng các linh kiện điện tử trên bo mạch quản lí. Lỗi phần mềm Trong nhiều trường hợp, lỗi phần mềm thường xuất hiện dưới dạng những thông báo lỗi cho biết dữ liệu không thể truy xuất được hoặc bị hư, không nhìn thấy dữ liệu. Phần mềm cho dùng thử hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Lỗi do virus máy tính Tỉ lệ này càng gia tăng khi nhu cầu tải dữ liệu về từ internet đang trở nên phổ biến. Cách tốt nhất để phòng tránh virus máy tính là sử dụng các trình diệt virus, chú ý đến các tập tin đính kèm trên thư điện tử. Không nên định dạng lại đĩa mềm hoặc đĩa cứng như là một phương thức để loại bỏ virus. Lỗi do người sử dụng Nguyên nhân làm hỏng máy tính, gây mất dữ liệu do nhân tố con người chiếm khoảng 30%, thường là do người sử dụng:
225
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Xoá nhầm tập tin hoặc thư mục Định dạng – Format sai ổ đĩa hoặc phân vùng Phân chia phân vùng ổ đĩa cứng không đúng Sử dụng chương trình Ghost sai ổ đĩa hoặc phân vùng: thường xảy ra do người sử dụng thiếu kinh nghiệm trong quá trình sử dụng hay lần đầu dùng chương trình này. Sử dụng các thiết bị lưu trữ không đúng cách Không sao lưu thường xuyên trong quá trình thao tác trên tập tin: khi soạn thảo văn bản mà người dùng không có thói quen sao lưu thường xuyên thì nguy cơ mất dữ liệu rất cao, trường hợp thường gặp phải là bị mất điện. Do bất cẩn trong quá trình di chuyển và sử dụng các thiết bị lưu trữ: do di chuyển không đúng cách, tháo nóng, đỗ ngã va đập mạnh, để quên, bị thấm nước, …
9.2. Cứu dữ liệu 9.2.1. Cơ chế khôi phục dữ liệu Tại sao vẫn có thể khôi phục dữ liệu bị mất? Khi xoá một tập tin hay thư mục nào đó thì thực chất lệnh này chỉ đánh dấu "đã xóa" trong Directory Entry và những thông tin có liên quan trong FAT hoặc MFT Entry. Các vùng chứa dữ liệu của tập tin này trong Allocation xem như trống và được xem là chưa dùng đến mặc dù dữ liệu vẫn tồn tại. Dữ liệu mới được ghi vào thì nó được ghi đè lên dữ liệu cũ bị đánh dấu “đã xóa” trước đó, lúc này dữ liệu cũ mới thực sự bị xóa đi. Các chương trình cứu dữ liệu vẫn nhìn thấy được những dữ liệu bị đánh dấu xóa khi quét qua bề mặt đĩa, mặc dù hệ điều hành và chúng ta đều không thể nhìn thấy chúng. Bất kỳ chương trình cứu dữ liệu nào cũng cố gắng tìm lại những thông tin từ 3 nơi: Allocation, Directory Entry, FAT (hay MFT Entry) bằng cách đọc nội dung từng sector trên đĩa để có thể khôi phục đầy đủ nội dung của một tập tin, nếu thiếu (hoặc mất) một trong những thông tin này, dữ liệu không toàn vẹn hoặc không thể khôi phục. Như vậy, xem xét các trường hợp trên thì khả năng khôi phục dữ liệu thường khá thấp. Trường hợp các cluster của Allocation bị hỏng hoặc bị chép đè, hầu như không thể khôi phục được vì dữ liệu đã bị xóa và chép đè bởi dữ liệu mới.
226
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Các chương trình cứu dữ liệu đều có những điểm mạnh riêng, nhưng nhìn chung, khả năng phục hồi dữ liệu phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc dữ liệu trên ổ đĩa cứng và những thao tác có ảnh hưởng đến các vùng dữ liệu. 9.2.2. Chương trình cứu dữ liệu Có 2 cách thức để cứu dữ liệu: cứu dữ liệu trong windows và trong MSDOS Cứu dữ liệu trong Windows Việc sử dụng các chương trình cứu dữ liệu trong hệ điều hành windows thường được nhiều người sử dụng vì dễ thực hiện và có thể thấy ngay những tập tin thư mục cần tìm nên thuận lợi cho việc sao lưu. Có rất nhiều chương trình cứu dữ liệu chạy trên hệ điều hành windows, tuỳ theo tính năng và ưu điểm của từng chương trình mà có thể lựa chọn hay thử nghiệm một số chương trình nào đó. Hầu hết các chương trình này nếu muốn sử dụng thì phải trả phí để mua bản quyền. Đối với thiết bị lưu trữ là ổ đĩa cứng có thể sử dụng một số chương trình sau: GetDataBack FAT – NTFS, Ontrack Easy Recovery, ... Ontrack Easy Recovery: là chương trình khôi phục dữ liệu rất mạnh, có nhiều chế độ cứu dữ liệu khác nhau. Đặc biệt chương trình kèm theo tiện ích sửa lỗi tập tin, email
Hình B 9.1: Chương trình Ontrack Easy Recovery
227
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.2: Lựa chọn phân vùng cần khôi phục
228
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.3: Lựa chọn thư mục cần khôi phục
Hình B 9.4: Lựa chọn nơi lưu trữ dữ liệu khôi phục
229
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.5: Quá trình khôi phục hoàn tất
Nếu dữ liệu trên ổ đĩa quang bị lỗi thì có cách nào khôi phục Đối với thiết bị lưu trữ là ổ đĩa quang CD – DVD có thể sử dụng một số chương trình sau: AnyReader, Copy It Any, CD – DVD Data Recover, ... CD – DVD Data Recover
230
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.6: Thiết lập tuỳ chọn
Hình B 9.7: Quá trình khôi phục bắt đầu
231
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Có cách nào khôi phục dữ liệu trên USB? Đối với thiết bị lưu trữ là USB có thể sử dụng một số chương trình sau: GetDataBack FAT – NTFS, Data Doctor Recovery – Pen, ... Data Doctor Recovery – Pen: là chương trình chuyên dùng cho thiết bị nhớ USB
Hình B 9.8: Lựa chọn phân vùng khôi phục
232
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.9: Quá trình khôi phục bắt đầu
Hình B 9.10: Lựa chọn tập tin cần khôi phục
233
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.11: Lựa chọn nơi để lưu tập tin được khôi phục
CỨU DỮ LIỆU TRONG MS-DOS Tại sao phải cứu dữ liệu trong MS-DOS? Các chương trình cứu dữ liệu trong MS – DOS thường được tích hợp trong đĩa CD Hiren’s boot hay LHT, chúng ta có thể mua tại các tiệm vi tính hay tải xuống từ internet. Để sử dụng chúng ta vào trong CMOS Setup Utility và chọn boot từ CD – ROM và làm theo hướng dẫn. Việc cứu dữ liệu trong MS – DOS thường phức tạp hơn vì tốn nhiều thời gian và cách sử dụng sử làm cho chúng ta có thể chưa quen, nhưng trong một số trường hợp phải sử dụng cách cứu dữ liệu trong MS – DOS mới cho hiệu quả như mong muốn. Ví dụ: Lost and Found, ProsoftMedia, Test Disk, DiyDataRecoveryDiskpath, ActiveUneraser, ... Làm thế nào sử dụng các chương trình này? Khởi động máy vào CMOS và thiết lập boot từ CD – ROM. Chọn số 2 để vào menu của Hiren’s boot. Chương trình cứu dữ liệu Prosoft Media trong MS – DOS: là một chương trình mạnh được nhiều người sử dụng, cứu được dữ liệ.u khi bị ghost hệ điều hành sai phân vùng.
234
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.12: Chương trình Prosoft Media
235
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.13: Lựa chọn nơi lưu dữ liệu sau khi khôi phục
Ổ đĩa cứng bị cháy, nổ thiết bị điện tử trên bo mạch điều khiển làm sao cứu được dữ liệu ? Việc cháy nổ thường ít gặp phải, có nhiều nguyên nhân gây cháy nổ ổ đĩa như: do bất cẩn của người sử dụng gây chạm hay lỗi kỹ thuật của nhà sản xuất mà người sử dụng không biết cũng gây ra cháy nổ; đó là hiện tượng máy hoạt bình thường khi chưa cấp nguồn cho ổ đĩa cứng nhưng khi cấp nguồn cho ổ đĩa cứng thì máy khởi động rồi tự ngắt nguồn.
236
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Trường hợp này thường không được bảo hành, chúng ta có thể cứu dữ liệu bằng cách thay thế bo mạch điều khiển khác tương tự, ngoài ra có thể thay thế một số linh kiện bị cháy nổ trên bo mạch đó. 9.2.3. Sửa lỗi dữ liệu sau khi khôi phục Tại sao phải sửa lỗi dữ liệu sau khi khôi phục? Nhiều trường hợp sau khi dữ liệu được phục hồi nhưng nội dung bên trong đã bị mã hoá và không thể đọc được. Do đó, chúng ta cần sử dụng phần mềm khác để sửa tập tin bị lỗi. Tuy nhiên việc sửa chửa những tập tin này gặp nhiều khó khăn và hầu như là không thể. 9.3. Các lưu ý về lưu trữ dữ liệu và cứu dữ liệu 9.3.1 Lưu trữ dữ liệu an toàn Có cách nào hạn chế nguy cơ mất dữ liệu? Nguy cơ mất dữ liệu có thể đến bất ngờ không báo trước tuy nhiên cũng có một số trường hợp có thể dự đoán trước nguy cơ mất dữ liệu và có thể dễ dàng sao chép dữ liệu kịp thời khi có những dấu hiệu nghi ngờ sau: Nghe âm thanh lạ phát ra từ ổ đĩa cứng mỗi lần khởi động, chập chờn lúc nhận lúc không. Có thể là ổ đĩa cứng của chúng ta có vấn đề về các thiết bị cơ học bên trong hay thiết bị điện tử trên bo mạch quản lí không hoạt động. Việc truy xuất dữ liệu trở nên chậm hơn bình thường, đôi khi bị treo, thường hay báo lỗi hay không thể sao chép được dữ liệu. Lắp đặt thiết bị lưu trữ không đúng cách hay do bất cẩn trong quá trình di chuyển mà đánh rơi ổ đĩa cứng thì nguy cơ mất dữ liệu là không thể tránh khỏi, khả năng phục hồi dữ liệu là rất khó và không thể. Trường hợp này thường gặp phải đối với ổ đĩa cứng hoặc sử dụng các bộ nhớ động USB không đúng cách. Tắt máy không đúng cách hoặc thường xuyên mất điện đột ngột, điện áp không ổn định rất dễ làm hỏng phần cơ bên trong và từ tính trên bề mặt lá đĩa. Nếu đặt ổ đĩa cứng gần các thiết bị sinh từ tính mạnh sẽ làm thay đổi hoặc mất dữ liệu toàn bộ dữ liệu của chúng ta do làm thay đổi lớp từ tính trên ổ đĩa. Lưu trữ dữ liệu an toàn Không lưu dữ liệu quan trọng trên ổ đĩa C hay ổ đĩa chứa hệ điều hành, thư mục “Mydocument” hay “Desktop” vì thường những dữ liệu này sẽ bị mất khi cài lại hệ điều hành mới.
237
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.14: Không lưu trữ dữ liệu trên ổ C
Sao lưu dự phòng theo định kỳ, bằng cách sao lưu trên phân vùng khác hay chép ra CD – ROM, USB thậm chí phải lưu trên một máy tính khác phòng trường hợp cháy nổ. Hầu hết các ổ đĩa cứng hiện nay có tuổi thọ trung bình từ 150,000 – 300,000 giờ. Như vậy ổ đĩa cứng không sớm thì muộn cũng sẽ bị hư. Không tin tưởng tuyệt đối vào ổ đĩa cứng hay bất kỳ thiết bị lưu trữ nào.
238
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.15: Tiện ích sửa lỗi hệ thống
Các vấn đề khác Nên kiểm tra và sửa lỗi định kỳ cho ổ đĩa cứng và USB bằng công cụ của Windows và một số phần mềm chuyên dụng. việc làm này sẽ giúp chúng ta khắc phục và hạn chế các lỗi có thể xảy ra nhằm hạn chế nguy cơ mất dữ liệu. Cập nhật và quét virus định kỳ: tất các chương trình diệt virus đều phải được cập nhật thường xuyên thì mới có thể phát hiện và diệt được những loại virus mới; thường phải kết hợp với một số chương trình chống virus khác vì có phần mềm có thể phát hiện virus này nhưng không thể nhận diện được loại virus khác. Trong chương trình CMOS có chức năng tự kiểm tra và phát hiện ổ đĩa cứng bị lỗi, bằng cách bật chức năng này thì nếu phát hiện lỗi thì BIOS sẽ hiển thị thông báo trong quá trình POST của máy tính. Chức năng này thường tìm thấy tại mục ‘Advanced Feature CMOS’, tại dòng ‘S.M.A.R.T for Hard Disk’, ta chọn trạng thái là ‘Enable’. Bảo quản thiết bị lưu trữ đúng cách góp phần rất quan trọng trong việc hạn chế mất và hư hỏng dữ liệu, đồng thời kéo dài tuổi thọ sử dụng của thiết bị lưu trữ đó.
239
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 9.16: Chương trình diệt virus
9.3.2. Các nguyên nhân không cứu được dữ liệu Do thiết bị phần cứng bị lỗi quá nặng và hay hư hỏng về mặt vật lí quá nhiều, thường là rớt cơ do thời gian sử dụng đã quá lâu. Do chương trình cứu dữ liệu phần lớn đang dùng là các phần mềm miễn phí nên bị hạn chế một số chức năng nhất định hoặc đã tìm thấy tập tin cần xoá nhưng khi sao lưu thì lại yêu cầu nhập số CD Key, …
240
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Do người sử dụng chưa có kinh nghiệm trong việc sử dụng các chương trình cứu dữ liệu, hoặc dữ liệu đã bị ghi đè quá nhiều, nguyên nhân nữa là do tập tin thư mục đã xoá có kích thước quá lớn. 9.3.3. Các lưu ý trong quá trình cứu dữ liệu Trong quá trình cứu dữ liệu phải đảm bảo nguồn điện liên tục, nếu như quá trình cứu dữ liệu mà đột nhiên mất điện thì phải thực hiện lại từ đầu. Việc này thật là phiền và mất nhiều thời gian do đó phải có bộ nguồn điện không ngắt UPS – Uninterruptible Power Supply. Có thiết bị sao lưu dự phòng, điều này phụ thuộc vào dung lượng của ổ đĩa, tập tin hay thư mục sẽ cứu dữ liệu. Có thể là bộ nhớ động USB hay ổ đĩa cứng khác có dung lượng lớn để có thể sao chép ngay sau khi quá trình cứu dữ liệu hoàn tất. Không chạy các chương trình khác trong quá trình cứu dữ liệu. Điều này sẽ giúp cho việc cứu dữ liệu đạt được hiệu quả hơn, việc chạy các chương trình khác sẽ làm cho thời gian cứu dữ liệu lâu hơn đôi khi còn ảnh hương đến quá trình cứu dữ liệu.
241
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
BÀI TẬP LỚN 1. Phân vùng (Partition) nào có thể lưu trữ dữ liệu tốt nhất. 2. Nguyên nhân có thể mất dữ liệu trong máy tính. 3. Hãy nêu 1 chương trình có thể cứu dữ liệu trong Dos, Windows và trình bày ngắn gọn quá trình phục hồi dữ liệu trong Window, Dos. BÀI TẬP ÔN 1. Dữ liệu trên ổ cứng với phân vùng FAT được lưu trữ 3 nơi đúng hay sai? ................................................................................................................................. 2. Dữ liệu trên ổ cứng với phân vùng NTFS được lưu trữ 2 nơi đúng hay sai? ................................................................................................................................. 3. Lỗi về phần mềm có thể mất dữ liệu đúng hay sai? ................................................................................................................................. 4. Lỗi do người sử dụng có thể mất dữ liệu đúng hay sai? ................................................................................................................................. 5. Có thể cứu dữ liệu được trong Windows bằng chương trình nào ? ................................................................................................................................. 6. Chương trình Ontrack Easy Recovery có thể cứu dữ liệu trong Windows đúng hay sai? 7. Dùng chường trình nào có thể cứu dữ liệu trên đĩa CD và DVD? ................................................................................................................................. 8. Chương trình Data Doctor Recovery – Pen có thể cứu dữ liệu trên đĩa USB đúng hay sai? ................................................................................................................................. 9. Có thể cứu dữ liệu trong MS - DOS đúng hay sai? 10. Chương trình nào có thể cứu dữ liệu ngoài Dos? ................................................................................................................................. 11. Nếu bị cháy bo mạch trên đĩa cứng có thể cứu dữ liệu được đúng hay sai? 12. Chương trình nào dùng để sữa lỗi dữ liệu? .................................................................................................................................
242
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
PHỤ LỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ CHÚ THÍCH NGHĨA { Sẽ cập nhật khi in ấn}
243
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
MỤC LỤC HÌNH MINH HỌA Hình B 1.1: Máy tính và máy tính cá nhân.............................................................6 Hình B 1.2: Máy tính để bàn.................................................................................7 Hình B 1.3: MTXT và Macintosh..........................................................................8 Hình B 1.4: PDA....................................................................................................8 Hình B 1.5: Workstation........................................................................................9 Hình B 1.6: Mini - Computer...............................................................................10 Hình B 1.7: Mainframe........................................................................................10 Hình B 1.9: Khối thiết bị nhập............................................................................11 Hình B 1.10: Khối xử lý......................................................................................11 Hình B 1.11: Khối thiết bị xuất ..........................................................................12 Hình B 1.12: Khối thiết bị lưu trữ ......................................................................12 Hình B 1.13: Các thiết bị ngoại vi.......................................................................13 Hình B 1.14: Hệ điều hành..................................................................................14 Hình B 1.15: Trình điều khiển thiết bị................................................................14 Hình B 1.16: Phần mềm dàn trang và office 2003..............................................15 Hình B 1.17: Phần mềm lập trình ......................................................................16 Hình B 1.18: Sơ đồ khối máy tính ......................................................................16 Hình B 1.19: Nguyên lý hoạt động .....................................................................17 Hình B 1.20: Nguyên lý hoạt động 2...................................................................18
244
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.1: Các thành phần trên mainboard........................................................23 Hình B 2.2: Các chips trên mainboard..................................................................24 Hình B 2.3: Các cổng kết nối trên mainboard.....................................................24 Hình B 2.4: Khe cắm trên mainboard..................................................................25 Hình B 2.5: Front Panel........................................................................................25 Hình B 2.6: Front USB Panel...............................................................................26 Hình B 2.6: Front Audio Panel.............................................................................27 Hình B 2.7: ROM BIOS.......................................................................................28 Hình B 2.8: Chipset Intel......................................................................................28 Hình B 2.9: Chipset Intel 975X............................................................................29 Hình B 2.10: Chipset Intel 915G..........................................................................30 Hình B 2.11: Chipset VIA CX700........................................................................31 Hình B 2.12: Chipset SIS 761X............................................................................32 Hình B 2.13: Chipset NVIDIA.............................................................................33 Hình B 2.14: Bộ vi xử lý AMD và Intel..............................................................36 Hình B 2.15: Front Side Bus và Back Side Bus....................................................36 Hình B 2.16: Cache L1 và L2...............................................................................37 Hình B 2.17: Bộ nhớ RAM..................................................................................41 Hình B 2.18: SDR SDRAM.................................................................................43 Hình B 2.19: DDR SDRAM.................................................................................43
245
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.20: DDR II SDRAM.............................................................................43 Hình 2.21: Cấu tạo ổ đĩa cứng ...........................................................................45 Hình 2.22: Track, sector, cluster...........................................................................46 Hình 2.23: Cylinder, trục quay.............................................................................47 Hình 2.24: Bảng ghi khởi động chính trên ổ đĩa cứng........................................48 Hình B 2.25: Cấu tạo của đĩa quang...................................................................51 Hình B 2.26: Ổ đĩa quang và mắt đọc laser.........................................................52 Hình B 2.27: Bộ nguồn ATX...............................................................................55 Hình B 2.28: Thành phần cơ bản của bộ nguồn.................................................56 Hình B 2.29: Thùng máy......................................................................................58 Hình B 2.30: Màn hình CRT................................................................................59 Hình B 2.31: Màn hình LCD................................................................................61 Hình B 2.32: Cấu tạo của màn hình LCD...........................................................62 Hình B 2.34: Bàn phím........................................................................................66 Hình B 2.35: Cách bố trí bàn phím......................................................................66 Hình B 2.36: Chuột cơ.........................................................................................69 Hình B 2.37: Cấu tạo của chuột cơ....................................................................70 Hình B 2.38: Chuột quang...................................................................................70 Hình B 2.39: Cấu tạo của card màn hình............................................................72 Hình B 2.40: Chip GPU.......................................................................................72
246
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 2.41: Quá trình xuất hình ảnh.................................................................73 Hình B 2.42: Cổng kết nối VGA.........................................................................74 Hình B 2.43: Khe cắm card màn hình..................................................................74 Hình B 2.44: Các cổng kết nối trên card màn hình.............................................76 Hình B 2.45: Loa máy tính...................................................................................79 Hình B 2.46: Các Jack cắm sound.......................................................................80 Hình B 3.1: Máy bộ Acer.....................................................................................85 Hình B 3.2: Máy bộ Vibird..................................................................................86 Hình B 3.3: Máy second hand..............................................................................86 Hình B 3.4: Dụng lắp ráp máy tính.....................................................................87 Hình B 3.5: Kiểm tra thiết bị trước khi lắp ráp..................................................88 Hình B 3.6: Socket 478........................................................................................89 Hình B 3.7: Socket 775........................................................................................89 Hình B 3.8: Keo tản nhiệt CPU...........................................................................90 Hình B 3.9: Lắp đặt CPU và FAN......................................................................91 Hình B 3.10: Lắp đặt bộ nhớ RAM....................................................................92 Hình B 3.11: Lắp đặt bộ nguồn..........................................................................92 Hình B 3.12: Lắp đặt ốc đế mainboard..............................................................93 Hình B 3.13: Lắp đặt ổ đĩa cứng........................................................................93 Hình B 3.14: Lắp mainboard vào case.................................................................94
247
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 3.15: Lắp kết nối nguồn.........................................................................94 Hình B 3.16: Lắp bảng điều khiển Front Panel..................................................95 Hình B 3.17: Lắp đặt card mở rộng....................................................................96 Hình B 3.18: Kết nối thiết bị ngoại vi................................................................96 Hình B 3.19: CMOS Phoenix và Award...............................................................98 Hình B 3.20: Cấu hình Standard CMOS Features................................................99 Hình B 3.21: Cấu hình Advanced CMOS Features..............................................99 Hình B 3.22: Thiết lập Chipset..........................................................................100 Hình B 3.23: Cấu hình thiết bị ngoại vi............................................................101 Hình B 3.24: Quản lý nguồn điện.....................................................................101 Hình B 3.25: Cấu hình khe cắm mở rộng.........................................................102 Hình B 3.26: Theo dõi nhiệt độ và điện áp máy tính........................................103 Hình B 3.27: Thiết lập xung nhịp cho CPU và bộ nhớ.....................................103 Hình B 4.1: Danh mục các tuỳ chọn của Hiren’s Boot.....................................107 Hình B 4.2: Khởi động vào Hiren's Boot...........................................................110 Hình B 4.3: Tiện ích phân vùng ổ đĩa cứng......................................................111 Hình B 4.4: Tạo phân vùng primary mới cho ổ đĩa cứng..................................112 Hình B 4.5: Tạo phân vùng logical mới cho ổ đĩa cứng...................................113 Hình B 4.6: Set Active cho phân vùng khởi động..............................................114 Hình B 4.7: Vào tiện ích CMOS........................................................................116
248
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.8: Lựa chọn thiết bị khởi động..........................................................117 Hình B 4.9: Nhấn Enter để tiếp tục cài đặt......................................................118 Hình B 4.10: Nhấn F8 để tiếp tục cài đặt........................................................119 Hình B 4.11: Lựa chọn phân vùng cài đặt hệ điều hành..................................120 Hình B 4.12: Định dạng phân vùng cài đặt hệ điều hành.................................121 Hình B 4.13: Quá trình sao chép tập tin hệ thống.............................................121 Hình B 4.14: Điền tên và tổ chức người sử dụng............................................122 Hình B 4.15: Nhập Key sản phẩm kèm theo đĩa cài đặt...................................123 Hình B 4.17: Xác lập ngày tháng và múi giờ hiện tại.......................................124 Hình B 4.18: Tuỳ chọn về mạng nhấn Enter để tiếp tục.................................125 Hình B 4.19: Windows tự điều chỉnh độ phân giải của màn hình ấn ok..........125 Hình B 4.20: Quá trình cài đặt HĐH hoàn tất...................................................126 Hình B 4.21: Chọn khởi động từ ổ đĩa CD-ROM.............................................128 Hình B 4.22: Lựa chọn phương thức Ghost......................................................128 Hình B 4.23: Các tuỳ chọn của Ghost...............................................................129 Hình B 4.24: Lựa chọn nơi lưu trữ tập tin ảnh Ghost......................................130 Hình B 4.25: Lựa chọn ổ đĩa nguồn cần sao lưu..............................................131 Hình B 4.26: Quá trình sao lưu hoàn tất, khởi động lại máy............................132 Hình B 4.27: Chọn From Image để phục hồi hệ điều hành.............................133 Hình B 4.28: Chọn tập tin ảnh ghost cần phục hồi..........................................133
249
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 4.29: Chọn phân vùng đích để phục hồi...............................................134 Hình B 4.30: Chọn Yes để thực hiện quá trình khôi phục................................134 Hình B 4.31: Chọn Next để cài đặt driver.........................................................136 Hình B 4.32: Chọn phương thức cài đặt...........................................................137 Hình B 4.33: Quá trình cài đặt tự động.............................................................137 Hình B 4.34: Cài đặt bằng tay...........................................................................138 Hình B 4.35: Xác định vị trí driver cần cài đặt..................................................139 Hình B 4.37: Chọn thiết bị cần sao lưu driver..................................................140 Hình B 4.38: Quá trình sao lưu bắt đầu............................................................141 Hình B 4.39: Chọn tập tin chứa driver cần phục hồi driver.............................142 Hình B 4.40: Chọn thiết bị cần phục hồi driver...............................................143 Hình B 4.41: Chia phân vùng để cài hai HĐH dạng MultiBoot........................145 Hình B 4.42: Chia phân vùng để cài hai HĐH dạng BootMagic.......................146 Hình B 4.43: Menu lựa chọn hệ điều hành dạng MultiBoot............................147 Hình B 4.44: Cấu hình Menu lựa chọn hệ điều hành dạng BootMagic...........148 Hình B 5.1: Máy quay phim của hãng Sony......................................................154 Hình B 5.2: Máy chụp ảnh của hãng Sony........................................................155 Hình B 5.3: Webcam..........................................................................................156 Hình B 5.4: Thiết bị nghe nhạc MP3.................................................................157 Hình B 5.5: Thiết bị nghe nhạc MP4.................................................................158
250
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 5.6: Máy ghi âm của hãng Sony............................................................159 Hình B 5.7: Máy quét (scanner).........................................................................160 Hình B 5.8: Máy Fax..........................................................................................161 Hình B 5.9: Máy chiếu.......................................................................................162 Hình B 5.10: Sơ đồ kết nối VGA và thiết bị ngoại vi......................................163 Hình B 5.11: Thiết bị nhớ và USB....................................................................164 Hình B 5.12: Modem gắn trong và gắn ngoài...................................................165 Hình B 5.13: Switch...........................................................................................165 Hình B 6.1: Máy in kim......................................................................................168 Hình B 6.2: Máy in phun....................................................................................170 Hình B 6.3: Máy in Laser...................................................................................170 Hình B 6.4: Cấu tạo và cách thức hoạt động của máy in Laser.......................171 Hình B 6.5: Máy in đa năng...............................................................................172 Hình B 6.6: Cài đặt driver cho máy in cách 1....................................................174 Hình B 6.7: Cài đặt driver cho máy in cách 2....................................................176 Hình B 6.8: Gỡ bỏ driver máy in.......................................................................178 Hình B 6.9: Nạp mực cho máy in......................................................................179 Hinh B 7.1: Dụng cụ bảo trì máy tính ..............................................................186 Hình B 7.2: Vệ sinh bộ nguồn...........................................................................187 Hình B 7.3: Vệ sinh và tra dầu cho quạt...........................................................188
251
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 7.4: Dụng cụ vệ sinh mắt đọc ổ đĩa quang..........................................188 Hình B 7.5: Vệ sinh bàn phím...........................................................................189 Hình B 7.6: Vệ sinh màn hình...........................................................................190 Hình B 7.7: UPS.................................................................................................191 Hình B 7.8: Vòng đeo khử tĩnh điện..................................................................192 Hình B 7.9: Chốt cố định card màn hình...........................................................193 Hình B 7.10: Vệ sinh thùng máy.......................................................................193 Hình B 7.11: Theo dõi công suất làm việc của bộ nhớ RAM...........................195 Hình B 7.12: Theo dõi dung lượng của ổ đĩa cứng...........................................196 Hình B 7.13: Theo dõi dung lượng của card màn hình......................................197 Hình B 7.14: Theo dõi công suất làm việc của CPU.........................................198 Hình B 7.15: Bo mạch chủ và card mở rộng....................................................199 Hình B 7.16: BIOS.............................................................................................199 Hình B 7.17: Tiện ích nâng cấp BIOS trong DOS.............................................200 Hình B 8.1: Máy tính xách tay...........................................................................203 Hình B 8.2: Thin anh Light, Ultraportables........................................................204 Hình B 8.3: Máy Palm/Pocket PC, desknote......................................................205 Hình B 8.4: RAM Laptop...................................................................................209 Hình B 8.5: Ổ đĩa cứng Laptop..........................................................................210 Hình B 8.6: Túi đựng Laptop.............................................................................214
252
BÀI 4: CÀI ĐẶT MỘT HỆ THỐNG MÁY TÍNH
Hình B 8.7: Công nghệ Centrino.......................................................................218 Hình B 9.1: Chương trình Ontrack Easy Recovery............................................227 Hình B 9.2: Lựa chọn phân vùng cần khôi phục...............................................228 Hình B 9.3: Lựa chọn thư mục cần khôi phục.................................................229 Hình B 9.4: Lựa chọn nơi lưu trữ dữ liệu khôi phục.......................................229 Hình B 9.5: Quá trình khôi phục hoàn tất..........................................................230 Hình B 9.6: Thiết lập tuỳ chọn.........................................................................231 Hình B 9.7: Quá trình khôi phục bắt đầu..........................................................231 Hình B 9.8: Lựa chọn phân vùng khôi phục......................................................232 Hình B 9.9: Quá trình khôi phục bắt đầu..........................................................233 Hình B 9.10: Lựa chọn tập tin cần khôi phục..................................................233 Hình B 9.11: Lựa chọn nơi để lưu tập tin được khôi phục..............................234 Hình B 9.12: Chương trình Prosoft Media.........................................................235 Hình B 9.13: Lựa chọn nơi lưu dữ liệu sau khi khôi phục...............................236 Hình B 9.14: Không lưu trữ dữ liệu trên ổ C....................................................238 Hình B 9.15: Tiện ích sửa lỗi hệ thống............................................................239 Hình B 9.16: Chương trình diệt virus................................................................240
{ Sẽ cập nhật khi in ấn} TÀI LIỆU THAM KHẢO { Sẽ cập nhật khi in ấn}
253