GIÁO TRINH PROJECT moi[bookbooming.com]

Page 1

GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

MICROSOFT PROJECT 2003 ---*---

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

1


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Bài 1: GIỚI THIỆU MICROSOFT PROJECT 2003

I – CÁC THÀNH PHẦN GIAO DIỆN CHÍNH • Thanh Menu (Menu Bar): là nơi tìm thấy tất cả các lệnh. Hầu như các thành phần trên thanh Menu đều giống nhau ở tất cả các phần mềm ứng dụng của M. Office. Nếu đã từng sử dụng các ứng dụng Word, Excel thì khai thác và sử dụng Menu của Project không khó khăn. • Thanh công cụ (Toolbar): cắt, dán, lưu, font chữ, loại chữ, in, cân chỉnh…): chứa các biểu tượng

tắt mà bạn hay sử dụng nhất. Nên để các biểu tượng tắt trên thanh công cụ Toolbar là ít nhất để có vùng quan sát và làm việc rộng hơn. Vùng bảng (Table hoặc Sheet): Vùng giao diện với người sử dụng này chỉ cho bạn tất cả các thông tin về công việc và nguồn tài nguyên. Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu vùng này trong các phần tiếp sau.

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

2


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

• •

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Vùng biểu đồ (Chart Area): vùng đồ hoạ chính của Project. Với một dự án mới mở, mặc định là biểu đồ Gantt sẽ xuất hiện, và các dữ liệu về các giai đoạn thời gian sẽ được chỉ ra chi tiết ở biểu đồ Usage View Thanh View Bar: nhìn các dạng bảng tiến độ (Sơ đô Gantt, sơ đồ lịch Calendar, sơ đồ mạng Network) Vùng lịch (Timescale): Đây là nơi bạn nhìn thấy và kiểm soát cách mà Project biểu diễn thông tin cơ bản của thời gian.Có thể phóng to hay thu nhỏ vùng thời gian mà bạn cần đổi Thanh Status (Status bar): Thanh Status được sử dụng để biểu diễn các thông tin mà Project đang làm. VD: Khi đóng hay ghi lại Project (dự án), Project 2003 sẽ chỉ ra trạng thái lưu lại thông tin trên thanh Status.

I.1: Thanh Menu: • File: chứa các lệnh như tạo lập, mở, lưu, in và xuất dự án • Edit: là nơi bạn có thể tìm thấy các lện cắt,, copy, dán, tìm dữ liệu. Nơi có các lệnh về liên kết, xoá hoặc chia công tác • View: là nơi cho phép xem báo cáo, xoá, thêm các bảng, các tiêu đề (header, footer) xuất hiện hay • •

đóng thanh View Bar (thanh xem nhanh) Insert: là nơi để đưa các đối tượng dự án: công tác, tài nguyên, dự án khác, bản vẽ, hoặc siêu liên kết (hyperlink) Format: chứa các lệnh để thay đổi về cách bố trí của đường lưới (gridline), dạng thanh trên biểu đồ Gantt, thay đổi thang thời gian (timescale), và font chữ

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

3


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Tools : chứa các lệnh về thay đổi lịch làm việc (working-time calendar), nhóm tài nguyên (resource pool), điều chỉnh các đường gốc (baseline). Mục Options: điều chỉnh các thông tin về dự án, cũng như quá trình sử lý dữ liệu…

Project : lệnh sắp xếp (sort), lọc dữ liệu (filter). Có thể cài đặt và làm việc với nhóm (group), điều chỉnh trường WBS (Work Break Structure). Có thể xâm nhập vào mục Project Information. Window cho phép làm việc với nhiều cửa sổ. Help : chứa các liên kết để tìm đến phần giúp đỡ khi không kết nối mạng hoặc cũng có thể giúp

• •

bạn tìm trên trang web của Microsoft I.2: Thanh Toolbar: • Thanh công cụ chuẩn (Toolbar Standard): giúp nhanh việc tạo lập, sao lưu, mở dự án. Các đặc tính copy, cắt, dán dữ liệu, liên kết công tác, chỉnh chú thích, gán tài nguyên, điều chỉnh thang thời gian trên sơ đồ Gantt. Thanh công cụ này là mặc định, và nó hầu hết là các công cụ thường sử dụng, nó cũng chứa hầu hết các lệnh bạn cần thao tác khi lập tiến độ một dự án. • Thanh công cụ định dạng (Toolbar Formatting): chỉnh sửa text, và các cấp độ lề và bộ lọc. Thanh công cụ này cũng được hiện ra mặc định, nhưng vẫn thường ẩn khi chỉnh sửa text. Thanh công cụ quản lý tài nguyên (Resource Management): Thanh công cụ này bạn chỉ muốn nó xuất hiện khi bạn làm việc với các nguồn tài nguyên và bạn cố gắng để giải quyết bài toán vượt quá nguồn tài nguyên. Nó cung cấp các thiết lập nhanh chóng các cách nhìn hữu ích cho việc sử lý việc phân bổ lại nguồn tài nguyên

Thanh công cụ ghi tiến trình (Tracking) : Sử dụng thanh này khi cập nhật tình hình hiện tại các công tác của bạn. Nó cung cấp cách thâm nhập nhanh chóng các lệnh để bạn cập nhật các công tác, cũng như các lệnh giúp bạn xem lại tình hình dự án của bạn.

Thanh công cụ phân tích (Analysis): giúp cho việc phân tích. Có thể xuất các dữ liệu trên thang thời gian ra Excel để dựng biểu đồ và các phân tích sâu hơn. Nó cũng có thể được copy dạng ảnh ra Word nhờ Office Wizard, cũng giống như là Visio WBS Chart Wizard và XML Reporting Wizard. Thanh SĐM Network Diagram: Thanh công cụ này, như bạn gọi tên, được sử dụng trong khi bạn quan sát tại cửa sổ Network Diagram. Nó cho phép người sử dụng thâm nhập nhanh vào các lệnh để định dạng và thao tác trên các thành phần cấu tạo nên network diagram

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

4


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

I.3: Thanh View Bar / Menu View • Calendar: cửa sổ làm việc dự án dưới dạng lịch • Gantt Chart: cửa sổ làm việc dạng sơ đồ ngang (mặc định và được sử dụng nhiều nhất) • Network Diagram: Cửa sổ làm việc dạng sơ đồ mạng • Task Usage: cửa sổ quản lý việc thực hiện các công tác • Tracking Gantt: cửa sổ quan sát tiến độ thực tế của dự án (có cập nhật khối lượng công tác hoàn thành thực tế, nhìn ở dạng % hoàn thành công việc  Học viên hay nhầm với cửa sổ Gantt Chart) • Resource Graph: cửa sổ quản lý biểu đồ tài nguyên (biểu đồ nhân lực, vật liệu, máy móc) • •

Resoure sheet: cửa sổ quản lý nguồn tài nguyên (tất cả các loại tài nguyên trong dự án đều xuất hiện và được quản lý tại đây) Resource Usage: cửa sổ quản lý việc phân bổ tài nguyên (VN tính chi phí theo ngày công và theo khối lượng công việc, ko tính theo giờ công nên hầu như không sử dụng cửa sổ này)

More View: các cửa sổ quan sát khác

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

5


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Bài 2

TẠO DỰ ÁN •

Tạo dự án mới: nếu mở Project thì mặc định một file mới sẽ xuất hiện. Nếu muốn mở thêm 1 file mới khác: • Cách 1: Ấn vào biểu tượng New trên thanh Toolbar • Cách 2: Vào menu File / New

Nếu ấn vào File / New, sẽ xuất hiện cửa sổ New Project như hình bên • Tạo file mới thì vào Blank Project Mở từ các file cũ thì vào From existing project…

II.1: Tạo dự án từ Templates • Vào File / New/ On my Computer • Có 3 dự án mẫu có thể tham khảo đối với ngành Xây dựng • Commercial Construction • Home Move • Infrastructure Deployment Residential Construction

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

6


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

II.2: Mở dự án cũ • Tất cả các file dự án có phần mở rộng là *.mpp Muốn mở file thì chỉ cần ấn chuộc vào Biểu tượng đến vị trí bạn lưu file Project và biểu tượng của các file:

hoặc vào menu File / Open / Chọn đường dẫn

II.3: Lưu dự án • Tất cả các file dự án khi lưu có đuôi là *.mpp •

Muốn lưu file thì chỉ cần ấn chuộc vào Biểu tượng hoặc vào menu File / Save / Chọn đường dẫn đến vị trí bạn lưu file Project. • Khi lưu dự án, nên chú ý đến tên dự án sao cho dễ nhớ, nhưng không quá dài. Nên để vào ổ không cài đặt Win để tránh trường hợp mất dữ liệu không cứu được. • Phải theo quy định của công ty tại vùng sao lưu Nếu chỉ có mình lập và sử dụng dự án, không muốn cho người khác có thể vào chỉnh sửa tiến độ thì nên có password III.4: Thiết lập bảo mật • Vào File / Save / Tools / General Có 2 mức độ bảo mật: bảo mật cấp 1 - vẫn có thể chỉnh sửa được dự án, cấp 2: chỉ xem, đọc dự án mà không chỉnh sửa được Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

7


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

III.5: Chèn một dự án cũ vào dự án Menu Insert/ Project /  chọn đường dẫn đến dự án muốn chèn vào

Thông báo trên có nghĩa là hai file dự án có 2 đơn vị tiền tệ khác nhau Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

8


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

II.6: Thông tin dự án • Khi phải lập tiến độ có nghĩa là dự án có thể chưa diễn ra. Nhưng mặc định của chương trình là lấy ngay ngày hiện tại làm ngày bắt đầu dự án. • Cách chỉnh sửa thông tin ban đầu Vào menu Project / Project Information

Start Date: ngày bắt đầu dự án

• • •

Finish Date: ngày kết thúc dự án Current Date: ngày hiện thời (theo đồng hồ của máy tính) Status Date: ngày đang thực hiện (có thể trùng với ngày hiện thời nếu dự án đang tiến hành). Mặc định là NA (Not Available)

Schedule from: Chương trình tự động tính toán theo ngày bắt đầu hoặc ngày kết thúc. Nếu người lập tính theo ngày kết thúc, có nghĩa là họ có 1 ràng buộc kết thúc vào ngày nào. Ví dụ: chào mừng ngày 2/9…Thường thì tính theo ngày bắt đầu dự án. • Calendar: lịch sử dụng trong dự án: • Standard - Lịch chuẩn (12 tiếng), làm việc 8h/ngày, 5 ngày/tuần = 40h/tuần • Night Shift - Lịch đêm • 24 hours: Lịch 24 giờ Priority: mức độ ưu tiên (0 – 1000). Mặc định là 500 II.7: Đặc điểm dự án • Để phục vụ công tác tìm kiếm được nhanh chóng trong máy tính, trên mạng, khi lập bất kỳ một dự •

án dù to hay nhỏ, bạn nên khai báo thông tin về các tính chất, đặc điểm của dự án. Vào menu File/ Properties

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

9


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

II.8: Xuất hiện cửa sổ quan sát nhanh • Cửa sổ quan sát nhanh (View Bar) có chứa các cửa sổ thường xuyên được sử dụng: Gantt Chart, Resource Sheet, Resource Graph Để xuất hiện cửa sổ View Bar: Vào menu View/ View Bar Nếu trên menu View không nhìn thấy chữ View Bar ngay thì bạn phải bấm vào mũi tên nhỏ ở cuối thanh menu để mở rộng thanh menu.

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

10


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Bài 3

NHẬP CÔNG TÁC TRÊN BIỂU ĐỒ NGANG GANTT CHART •

• •

Trên cột Name Task (tên công việc), nhập tên công việc bạn muốn nhập. Khi nhập xong • Ấn Enter để xác nhận • Hoặc kích chuột chọn dòng tiếp Nên quan tâm đến cột thứ tự bên ngoài cùng, cột này có liên quan đến việc lập mối quan hệ giữa các công tác sau này. Mỗi một công tác tương ứng có thời gian thực hiện công việc, nếu sau khi nhập công tác xong có thể ấn phím Tab để sang khai báo ở các cột tiếp theo.

III.1: Nhập công tác trên biểu đồ ngang • Chú ý: Thời gian nhập vào trong dự án mặc định là ngày. Muốn là tuần, tháng hoặc năm, Tools/Options/ Schedule/Duration is entered is week (month)…

III.2: Chỉnh sửa dữ liệu công việc • Chọn công tác cần chỉnh sửa, chọn cột cần chỉnh sửa • Cách 1: Lên thanh Entry Bar để chỉnh lại nội dung cần sửa • Cách 2: Kích đúp chuột vào công việc cần điều chỉnh và sửa chữa trên hộp thoại mới xuất hiện • Cách 3: Ấn phím F2 vào vùng cần chỉnh sửa và điều chỉnh

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

11


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

III.3: Tạo công việc trên sơ đồ mạng Network •  Mở thanh View và chọn Network Diagram, hoặc chọn biểu tượng Network Diagram trên thanh View Bar • • •

 Giữ chuột trái và kéo để tạo hình chữ nhật,  Khi bạn thả chuột và bạn có một công tác mới trên màn hình.  Bạn có thể gõ ngay lập tức tên cho công tác

III.4: Nhập công việc qua Task Information Kích đúp chuột vào 1 công việc, hộp thoại Task Information (thông tin công việc) xuất hiện: cửa sổ này có nhiều thẻ và cung cấp đầy đủ các thông tin về dự án: tên, thời gian, ngày bắt đầu, ngày kết thúc, mối quan hệ, tài nguyên, các ràng buộc khác…

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

12


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

III.5: Nhập công tác bằng Split • Menu Window/Split • Hoặc sang cửa sổ phần đồ hoạ Graph Area  chuột phải  Split  Xuất hiện cửa sổ Split. • Nhập thông tin vào phần Split dưới một cách dễ dàng

III.6: Cách nhập mối quan hệ • Cách 1: Nếu khối lượng đầu công việc nhỏ, ta nhập theo cách trực tiếp. Ví dụ bạn có 2 công việc thép cột và ván khuôn cột. Công tác ván khuôn cột làm sau thép cột 1 ngày. Mối quan hệ là SS+1 • Đến cột Predecessor (yêu cầu chú ý đến cột ID các công tác)

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

13


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Cách 2: Nếu khối lượng đầu công việc nhiều hơn, có thể nhập mối quan hệ bằng Task Information. • Kích đúp chuột vào 1 công tác  Hộp thoại Task Information • Vào Project/Task Information/ Predecessor • •

Tìm công việc liên quan đến công việc đang chọn ở cột Task Name Chọn mối quan hệ giữa 2 công việc ở cột Type

Chọn số ngày trể hoặc sớm hơn ở cột Lag (nếu là trễ hơn thì cột này có giá trị dương, nếu sớm hơn thì có giá trị âm)

Cách 3: Nếu khối lượng đầu công việc lớn, nhập bằng Split

Nếu một công việc có quan hệ với nhiều công việc khác”

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

14


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

M ỗ i k

hi nhập xong thì bấm vào OK. • Nếu muốn tiếp tục khai báo quan hệ các công việc tiếp theo thì ấn Next • Nếu muốn sửa chữa thì sửa chữa trực tiếp trên các cột • Muốn xoá bỏ ấn vào nút Delete III.7: Đóng cửa sổ Split • Cách 1: Menu Window/ Remove Split •

Cách 2: Sang Chart Area/ Chuột phải/ Remove Split

III.8: Cách nhập tài nguyên • Tươnng tự như nhập tên công tác, nhập thời gian, mối quan hệ…nhập tài nguyên cũng có 3 cách: • Nhập trực tiếp • Ví dụ có 2 nguồn tài nguyên là 9 công nhân (CN) cho công tác bê tông móng, 2

• •

máy đầm (MDBT): CN[9], MDBT[2] (Nếu không gõ được dấu phẩy, hãy thử dùng dấu chấm phẩy) Nhập theo Task Information Nhập theo Split

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

15


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

III.9: Các chú ý khi nhập tài nguyên • Để dễ quản lý các nguồn tài nguyên, nên nhập sẵn tên tài nguyên, loại, khối lượng lớn nhất trong cửa sổ Resource Sheet. • •

Tên tài nguyên phải thống nhất từ công việc đầu đến cuôi (ví dụ CN và Cn là 2 loại tài nguyên hoàn toàn khác nhau), tên ngắn gọn nhưng phải dễ phân biệt với nhau. Nếu máy đang sử dụng một số phần mềm Việt Nam như dự toán, kế toán…có sự sai khác về dấu phân cách giữa 2 quan hệ hoặc 2 tài nguyên (Thử dấu , và dấu ;)

Để vào cửa sổ Resource Sheet, có 2 cách: • Cách 1: View/ Resource Sheet • Cách 2: Thanh View Bar/ Resource Sheet III.10: Cửa sổ Resource Sheet • Resource Name: tên nguồn tài nguyên • • • • •

Type: Dạng tài nguyên (Work – Tài nguyên tính theo công, Material – Tài nguyên vật liệu) Material label: thứ nguyên của tài nguyên dạng vật liệu Initials: Chữ cái đầu tiên trong tên tài nguyên Group: nhóm Max Units: Khối lượng tài nguyên lớn nhất (VD:…)

• • • •

Std: Giá chuẩn Ovt.Rate: Giá ngoài giờ Cost/use: phí sử dụng tài nguyên Accrue At: phương pháp tính giá theo yêu cầu thực tế (3 pp: tính giá theo thời điểm đầu, theo thời

• • • •

điểm kết thúc, hay tính giá theo khối lượng công việc thực tế đã thực hiện) Base calendar: Lịch được sử dụng dành cho tài nguyên Code: mã công việc hoặc mã tài nguyên (theo WBS) Cách nhập trong bảng Resource Sheet Nếu tài nguyên dạng Material, thì không có khối lượng lớn nhất và cũng không có chi phí ngoài giờ

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

16


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

III.11: Một số lỗi có thể phát sinh • Bạn nhập số CN cho 1 công việc là 20 người và 5 ngày. Sau đó, bạn nhận ra là bạn gõ nhầm, bạn sửa thành 10 CN. Tự nhiên bạn thấy số ngày ở cột Duration thay đổi thành 10 ngày. • •

Lý do: • Bạn để dạng công tác là Fixed Work hoặc Fixed Units ở dạng công tác Giải quyết: • Sửa Fixed Unit hoặc Fixed Work thành Fixed Duration: •

Tools / Options /Schedule / Chuyển Fixed Unit hoặc Fixed Work thành Fixed Duration /Set as Default

Khi nhập ta nhập 2 nguồn tài nguyên, nhưng khi xuất hiện trên máy chỉ còn 1 nguồn tài nguyên. Nếu bạn dùng Task Information thì nó sẽ có thông báo:

Lý do: •

Bạn để dạng công tác là Fixed Duration, công tác lại được chọn là Effort Driven nên chương trình không cho nhập tài nguyên thứ 2 Giải quyết: • Cách 1: Sửa Fixed Duration thành Fixed Unit hoặc Fixed Work (Cách này không hay vì Việt Nam lập tiến độ và tính chi phí theo ngày) •

Cách 2: Không chọn Effort Driven cho các công việc nữa (Cách này hay nhưng nếu không khéo, mỗi công tác lại phải tích chọn 1 lần  Chậm. • Để chọn đồng loạt Tools/Options/Schedule/ Bỏ ko chọn New tasks are effort driven /Set as Default

III.12: Tắt cửa sổ Task khi khởi động • Khi khởi động một file mới, chương trình xuất hiện cửa sổ Tasks, cửa sổ này làm tốn diện tích màn hình mà người sử dụng lại mất công tắt đi. • Để tắt được: Tools/Options/Interface/Bỏ chọn tại mũi tên có chuột

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

17


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

III.13: Resource Graph • Biểu đồ tài nguyên (Resource Graph) gồm 2 cửa sổ phân biệt: • Cửa sổ bên trái: Tên nguồn tài nguyên • Nếu có từ 2 nguồn tài nguyên trở lên, bấm chuột vào thanh trượt dưới cửa sổ

bên trái này. Biểu đồ tài nguyên sẽ lần lượt tương ứng hiện ra. • Overallocated: vượt quá sự phân bổ cho phép • Allocated: sự phân bổ đều Cửa sổ bên phải: Biểu đồ • Chuột phải trong vùng cửa sổ bên phải để có thể nhìn biểu đồ tiến độ theo

nhiều cách khác nhau (Peak Units, Work…) III.13.1: Thể hiện biểu đồ tài nguyên • Sang biểu đồ nhân lực (resource graph), chuột phải, xuất hiện cửa sổ: • Chọn Bar Styles…Các cách thể hiện biểu đồ tài nguyên: dạng bar, dạng Area,…

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

18


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

III.13.2 Tìm đường găng • Cách 1: Sang cửa sổ Đồ hoạ (Chart Area)  Chuột phải  Gantt Chart Wizard

Xuất hiện cửa sổ

Next  Xuất hiện cửa sổ

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

19


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

III.14: Sử dụng Groups • Nếu bạn muốn tìm ra các groups công việc găng và công việc không găng. • •

Vào biểu tượng No Group trên thanh công cụ Chọn vào Critical  Xuất hiện trên sơ đồ ngang 2 phần phân biệt như sau:

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

20


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Muốn quay trở lại, vào biểu tượng vừa thực hiện trên thanh công cụ, chọn No Group

III.15: Sử dụng bộ lọc Filter • Nhìn theo cách Groups thì đôi khi sinh viên vẫn nhầm lẫn giữa công việc găng và không găng, giờ ta chỉ muốn xuất hiện công việc găng, ta vào biểu tượng All tasks trên thanh công cụ

Vào bộ lọc, tìm ra các công việc găng: Critical, trên màn hình xuất hiện:

Nếu muốn quay trở lại thì lại vào biểu tượng như trên và chọn All tasks

III.16: Lịch cho Dự án • Lịch dành cho dự án mặc định trong máy có 3 loại: Standard (loại chuẩn 8h/ngày), Night Shift (Làm đêm), 24-hours (làm 24h/ngày).

Ta có thể tạo ra loại lịch của Việt Nam, ta cũng làm 8h/ngày nhưng thứ 7 và Chủ nhật làm việc bình thường.

III.16.1: Lịch làm việc 7 ngày • Menu Tools/Change Working time/Hộp thoại xuất hiện: • Chọn ngày thứ 7: Dùng chuột ấn vào chữ S • •

Nếu muốn chọn cả ngày Chủ nhật, giữ phím Ctrl và ấn chuột vào chữ S còn lại Chọn xong, ấn chọn vào: Nondefault working time

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

21


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

III.16.2: Lịch nghỉ vào ngày lễ • Menu Tools/Change Working time/Hộp thoại xuất hiện: • Chọn ngày lễ cần cho nghỉ: ví dụ 30/4 và 1/5 hoặc 2/9 • Nếu muốn chọn nhiều ngày cũng phải giữ phím Crtl •

Ấn chọn vào: Non working time

III.16.3: Chỉnh sửa giờ làm việc • Mặc định của máy: • Sáng: 8h – 12h • Chiều: 1h – 5h • • •

Thay đổi: Phải thật sự chú ý kí hiệu AM và PM, nếu 12h trưa thì phải là 12PM Nếu muốn chỉnh sửa một cách tuyệt đối giờ làm việc:

Tools/Options/Calendar

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

22


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

III.17: Nhập công tác có chu kỳ • Đầu tuần, có họp giao ban, cuối 1 ngày có nghiệm thu khối lượng… Đây là các công tác có chu kỳ • Insert/ Recurring task/ Hộp thoại xuất hiện • Tên công tác và thời gian • Tính chu kỳ của công tác, VD: nếu là chu kỳ tuần thì chọn ngày trong tuần… • •

Thời điểm bắt đầu, kết thúc công tác có chu kỳ (chú ý nếu là chu kỳ tuần thì chọn ngày kết thúc cho hợp lý) Lịch sử dụng cho công tác có chu kỳ

III.18: Cách tạo công tác tổng • Ví dụ: Công tác đất và nền móng có 16 công tác: • Tạo một công tác có nội dung là công tác tổng: Ví dụ gõ Phần móng • Bôi đen chọn các công tác nằm trong phần móng • Chọn lên biểu tượng Indent trên thanh công cụ

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

23


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Outdent cho các công tác: • Nếu ta chưa nhập các công tác phần thân mà đã làm indent cho các công tác phần móng thì các công tác tiếp theo thuộc phần thân cũng được máy tự động cho vào phần móng. Sửa chữa: • • •

Chọn và bôi đen những công tác cần cho Outdent Lên thanh công cụ, ấn vào biểu tượng Outdent Các công tác được chọn sẽ không còn thuộc vào phần móng nữa

III.19: Lệnh tìm và thay thế • Nếu cả mỗi công việc thuộc tầng 2 đều có chữ tầng 2. Muốn copy lên tầng 3 và sửa tầng 2 thành tầng 3 một cách nhanh chóng. •

Chọn các công việc cần chỉnh sửa

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

24


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Ấn phím Ctrl + H • Tại dòng Find what: VD ta gõ tầng 2 • Tại dòng Replace with: VD ta gõ tầng 3 •

Replace All

III.20: Báo cáo (Reports) • Vào View/ Reports… để xem báo cáo cuối cùng: • Overview • Current Activities • Costs…. •

Nếu có theo dõi dự án sau này thì cần sử dụng đến báo cáo này.

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

25


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Bài 4

TÌM HIỂU VỀ MENU FORMAT IV.1: Định dạng font tiếng Việt • Cách 1: • Bôi đen toàn bộ vùng dữ liệu • Vào menu Format / Font / hộp thoại Font /chọn Font tiếng Việt thích hợp / OK

Cách 2 • Vào menu Format / Text Style / Hộp thoại Text Style / Chọn kiểu Font tiếng Việt / OK

IV.2: Trường số liệu (Column) • Ẩn một trường dữ liệu • Ví dụ: Cột chữ I màu xanh (Indicator), ta không cần sử dụng nhiều, tốt nhất là nên ẩn đi để tăng thêm vùng quan sát •

Để chuột lên cột cần ẩn  con chuột chuyển sang dạng màu đen  ấn chuột phải  Hide Column

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

26


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Thêm 1 trường số liệu • Cách 1: Vào Insert / Column • Cách 2: Chuột phải vào cột bên phải cột cần thêm  Insert Column • Ví dụ: • Muốn thêm cột Indicator thì trong dòng Field Name, chọn Indicator • Muốn thêm cột tên công việc, dòng Field Name chọn Task Name • Muốn thêm cột thời gian, thì chọn vào dòng Duration…

• •

Field Name: Các trường Title: Nếu ko thích tên tiếng Anh thì gõ tiếng Việt vào vùng này Align Title: Cân chỉnh cho tiêu đề cột

• •

(trường) - Mặc định là ở giữa Align Data: cân chỉnh cho số liệu tại từng hàng, mặc định là cân phải, nên để cân bên trái

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

27


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

IV.3: Công việc mới • Muốn chèn thêm 1 công việc vào dự án: • • •

Cách 1: Chọn 1 dòng dưới công việc cần chèn thêm  Chuột phải/ New Task Cách 2: Chọn 1 dòng dưới công việc cần chèn thêm  Ấn phím Insert Cách 3: Chọn 1 dòng dưới công việc cần chèn thêm  Menu Insert / New Task

IV.3.1: Soạn thảo công việc • Xoá một hay nhiều công việc: • Chọn 1 hay nhiều công việc cần xoá • Cách 1: Chuột phải / Delete Task • Cách 2: menu Edit / Delete Task •

• Cách 3: Phím Delete trên bàn phím Copy, Cut (Cắt), Paste (Dán) một hay nhiều công việc • Chọn một hay nhiều công việc cần copy: • Nếu các công việc gần nhau  bôi đen liên tục •

• • •

Nếu các công việc cách nhau thì giữ phím Ctrl và dùng chuột chỉ vào các dòng cần chọn Cách 1: Chuột phải / Copy Task (Cut or Paste) Cách 2: Ctrl + C (Ctrl X  Cut; Ctrl V  Paste) Cách 3: Menu Edit/ Copy Task (Cut or Paste)

IV.4: Kích thước dòng và cột • Muốn tăng bề rộng cột: • C1: Bôi đen cột  Chuột để ở vạch phân cách 2 cột  Kéo theo bề rộng •

C2: Nếu thích bề rộng cột được khít với chữ trong cột  kích đúp chuột vào vạch ngăn cách 2 cột  Best Fit

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

28


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Muốn tăng chiều rộng dòng • Menu Format / Bar Style / Row / Chọn kích thước từ 1 - 4

IV.5: Gridline cho dòng và cột • Khi người sử dụng quen lập tiến độ trên Excel, các cột và dòng phân cách bằng cách vạch đậm  Muốn thay đổi như vậy trong Project: • Menu Format / Gridlines / Gantt Chart / Các đường do người dùng chọn • Format / Gridlines / Sheet Columns hoặc Sheet Rows/ Chuyển Silver  Automatic

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

29


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Bài 5

HỘP THOẠI TASK INFORMATION V.1: Thẻ thông tin tổng quát (General)  Sửa hoặc nhập tên công tác nếu cần thiết.  Sửa hoặc nhập thời gian thực hiện công việc  Nếu bạn muốn cập nhật thực trạng của công tác, hãy điều chỉnh ở vùng Percent Complete.  Điều chỉnh mức độ ưu tiên trong vùng Priority.  Cập nhật ngày bắt đầu và/hoặc ngày kết thúc nếu cần.  Nếu muốn ẩn công tác thì hãy tích chọn ở Hide Task Bar.  Nếu muốn dòng công tác này cuộn và nằm trong công tác tổng thì chọn Roll Up Gantt Bar To Summary.  Nhấn chuột vào OK để ghi lại sự thay đổi V.2: Thẻ công việc trước (Predecessor)  Bạn có thể chỉnh sửa tên và ngày thực hiện của công tác  Các dòng phía dưới này là danh sách của tất cả các công việc trước của công tác có tên trong phần Tên (Name) ở trên.  Quan hệ giữa các công việc ở cột Type. Mặc định của dạng quan hệ là Finish-To-Start (FS)  Trong cột thời gian trễ (Lag), bạn cho vào khoảng thời gian giữa công việc trước và công việc sau của quan hệ. (Ví dụ: Tháo ván khuôn bắt đấu khi đổ bê tông hoàn thành được 10 -15 ngày) V.3: Thẻ tài nguyên (Resources)  Vùng bảng chỉ toàn bộ tài nguyên được sử dụng cho công việc ở vùng Name  Có thể chọn bất cứ một tài nguyên nào trong dự án từ danh sách cuộn ở cột Tên Tài nguyên (Resource Name).

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

30


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

 Cột Đơn vị, số lượng. Mặc định là tính bằng %. Đảm bảo chỉnh sửa xong ở mục này mới chuyển sang gán cho loại tài nguyên khác.  Bạn muốn gán một tài nguyên mới thì chọn một dòng trắng trong bảng và kéo phần cuộn tên các nguồn tài nguyên xuống để chọn chính xác nguồn tài nguyên cần gán cho công tác

Để chỉnh sửa dạng tài nguyên không phải ở dạng %, vào Tools/Options/Schedule/Show Assignement Units As a Decimal / Percentage

V.4: Thẻ nâng cao (Advanced)

Thẻ này bao gồm các thiết lập rất quan trọng để Project lập tiến độ cho các công việc: các thiết lập ràng buộc, các dạng công việc, và lịch công tác (Constraints, Task Type, Task Calendar)

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

31


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

 Thời hạn cuối cùng (Deadline date) là đích mà bạn cần phải thiết lập cho một công tác. Thời hạn cuối cùng cũng được biểu diễn trên biểu đổ Gantt theo mặc định là một đường mầu xanh có mũi tên có hướng đi xuống.  Thiết lập ràng buộc cho các công tác ở đây. Mặc định của chương trình là sớm nhất có thể (As Soon As Possible)  Dạng công tác (Task Type): điều khiển việc tính toán Công, Thời gian, Định mức tương ứng cho từng công tác.  Nỗ lực-định hướng (Effort-driven): bạn nhập thêm một nguồn tài nguyên vào một công tác đã được gán nguồn tài nguyên khác thì tổng Công cho công tác đó sẽ không tăng  công sẽ bị chia nhỏ thành các phần tỉ lệ với Định mức.  Lịch (Calendar) hữu ích khi công tác đó được thực hiện trong một ngày đặc biệt.  Phương pháp Giá trị thực hiện (Earned Value Method) cho một công tác xác định hoặc theo % thực hiện công việc hoặc theo khối lượng thực tế thực hiện được. Nói chung, bạn nên bỏ qua mục này không tích chọn.

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

32


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Bài 6

TÙY CHỌN (OPTIONS) VI.1: View Option • Vào menu Tools/ Options /View • •

Default View: mặc định ở Gantt Chart Date Format: định dạng ngày tháng, để dạng ngày tháng càng ngắn càng tốt

• • •

Scroll bar: để thanh trượt, nên chọn Entry bar: thanh nhập số liệu (giống trong Excel) Currency Options: • Symbol: chuyển về VNĐ • •

Placement: vị trí của con số với VNĐ Decimal digits: 2  Chuyển về 0 vì tiền VNĐ tính từ đồng trở lên

Nếu muốn thay đổi cách xuất hiện ngày tháng theo kiểu VN (ngày/tháng/năm) thì: Start/ Setting / Control Panel / Regional and Language Options / Customize /Date / Chọn cách viết dd/mm/yyyy (nếu không có thì tự lập) VI.2: General Option •

Vào menu Tools/ Options /General •

Nếu quản lý chi phí bằng Project thì nhập các giá trị giá chuẩn, và giá ngoài giờ vào 2 ô cuối. Số lượng file sử dụng gần đây được chọn ở mục “Recently used file list”

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

33


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

VI.3: Schedule Option •

Show assignement units as a : • Percentage: tài nguyên sẽ hiển thị dạng % • Decimal: tài nguyên hiển thị dạng thập phân (chọn) New tasks “Start On Project Start Date”: mặc định này có nghĩa nếu 1 công tác chưa khai báo liên hệ với các công việc khác thì sẽ lấy ngày đầu tiên thực hiện công tác là ngày bắt đầu của dự án

Default Task type: Fixed Units  Nên chuyển về Fixed Duration (giải thích ở phần sau)

VI.4: Default Task Type

Đối với dạng công việc

Chỉnh lại định mức

Chỉnh lại thời gian

Chỉnh lại công

Định mức cố định

Thời gian thay đổi

Công thay đổi

Thời gian thay đổi

Công cố định

Thời gian thay đổi

Định mức thay đổi

Thời gian thay đổi

Thời gian cố định

Công thay đổi

Công thay đổi

Định mức thay đổi

Fixed Unit: Công cố định

Ví dụ: Nếu để Fixed Unit, nhập 10 ngày x 10

Fixed Duration: Thời gian cố định Fixed Work: Công cố định

công nhân. Nếu chẳng may bạn sửa là 20 công nhân thì máy tự động tính lại là 5 ngày.

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

34


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

VI.5: Calculation Option • Dòng dưới cùng của Option này định nghĩa về cách tính toán đường găng,

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

VI.6: Đường găng (Critical Path)

nếu công việc nào có các dự trữ <=0 thì công việc đó là công việc găng Default fixed costs actual: chi phí cố định hiện thời tính theo thời điểm bắt đầu, kết thúc hay theo khối lượng công việc hiện tại

VI.6: Đường găng (Critical Path) • Đường găng của dự án là công tác hoặc một chuỗi các công tác xác định nên ngày cuối cùng thực hiện dự án. • Theo định nghĩa, bất cứ một công tác trên đường găng không thể không thay đổi ngày kết thúc •

của nó mà không thay đổi ngày kết thúc của dự án. Đường găng là một điểm cực kỳ quan trọng đối với những nhà quản lý bởi vì một công tác trên đường găng chậm một ngày thì toàn bộ dự án cũng bị chậm theo một ngày. Các công tác không nằm trên đường găng thì có dự trữ. Dự trữ tổng của một công tác chỉ ra cho chúng ta thấy một công tác có thể chậm bao nhiêu ngày nữa nếu không nó sẽ trở thành công việc găng.

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

35


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Bài 7

TRACKING •

Theo dõi quá trình thực hiện thực của dự án cũng là một yếu tố để dành được thành công. Nếu bạn có nhiều công trình khá giống nhau về thiết kế, đặc điểm địa hình thi công, bạn có thể sử dụng tiến độ thực của công trình trước làm tiến độ dự thầu của công trình sau. Như vậy, khả năng thắng lợi trong các dự án sẽ lớn.

Sau khi thiết lập xong dự án, bạn phải ghi lại dự án bạn lập, bắt đầu từ thời điểm lưu lại xong, dự án vừa lập coi là 1 đường gốc (baseline). Các cập nhật thực tế sau này được nhập vào theo hàng tuần, hàng tháng hoặc ít nhất là phải có chu kỳ xác định. Sau mỗi lần cập nhật, ta lại ghi lại trạng thái, mức độ hoàn thành của dự

án…thành các đường gốc (baseline) kế tiếp. VII.1: Ghi lại các đường gốc • Tools/ Tracking / Save Baseline/ Xuất hiện hộp thoại  OK

* Sau lần cập nhật thứ nhất: • Lưu lại cập nhật cũng vào tương tự: Tools/Tracking/ Save Baseline • Nên chọn đường baseline theo thứ tự để dễ kiểm soát Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

36


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

* Xem tracking • Muốn xem và cập nhật tracking: • Cách 1: Bạn để ở cửa sổ Gantt Chart/ chọn công tác cần khai báo/ kích đúp chuột để ra hộp thoại Task Information/ nhập vào thẻ General/ Percent Completed • Cách 2: Vào cửa sổ Tracking Gantt để quan sát (trên thanh công cụ View Bar)

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

37


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

* Phân bổ tài nguyên (Leveling) • Muốn phân bổ tài nguyên thì vào Tools/ Level Resource /

Cách tính toán phân bổ (Leveling Calculation) • Automatic: tự động • Manual: Tính bằng tay •

VD cho phân bổ tài nguyên (điều chỉnh) tự động. Quá trình tính toán phân bổ tự động sẽ có những thông báo: có những công tác số nhân lực của bạn yêu cầu quá cao mà khả năng cung cấp có hạn… Máy sẽ để lại các công tác này để báo cho bạn biết.

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

38


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Nếu bạn không muốn kéo dài thời gian thực hiện dự án, chương trình sẽ phân bổ tài nguyên và điều chỉnh những công việc không găng  Chọn vào mục Level only within available slack

Tuy nhiên, phân bổ tài nguyên thực sự phụ thuộc rất nhiều vào số lượng tài nguyên max trong Resource Sheet đã nói trong buổi trước.

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

39


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Bài 8

TÓM TẮT THÔNG TIN CỦA DỰ ÁN * Các bước thực hiện • Khởi động chương trình M. Project 2003 • Trên màn hình xuất hiện giao diện • Vào Tools/ Options/Schedule/ sửa chữa 3 vị trí: • Show unit assignment as: Decimal (Thay cho Percentage)

• •

• Default Task Type: Fixed Duration • Bỏ chọn New task are effort-driven Vào Tools/ Options/Interface/ Bỏ chọn Guide Project Vào Tools/Options/General/Bỏ chọn Show Startup Task Pane

• • • • • • • • • •

Vào Tools/Change Worrking Time/ Làm việc thứ 7 và chủ nhật Vào Project/Project Information/ Sửa chữa ngày bắt đầu dự án, mức độ ưu tiên của dự án Vào File/Properties/…gõ các thông tin, chú ý là keyword Chuyển font chữ áp dụng trong dự án, nên để font .VnArial (cỡ 9 đến 11) Nhập các công tác Nhập thời gian thực hiện công tác Nhập các mối quan hệ Nhập các loại tài nguyên tồn tại trong dự án vào Resource Sheet, đặc biệt là khối lượng max Nhập tài nguyên cho từng công tác Chỉnh sửa định dạng font, kích thước cột, kích thước dòng

• • • •

Chỉnh sửa tên các cột cho dễ hiểu Ẩn hiện các cột cần thiết và không cần thiết Tìm đường găng cho dự án Tạo các công việc tổng theo từng cấp: Công trình  Hạng mục  Phần  Tầng  Phân đoạn (nếu có)

• •

Chú ý copy công việc tại các tầng theo cách nhanh nhất và sửa chữa dễ nhất Xuất bản vẽ ra cad và đi in

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

40


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Bài 9

XUẤT BẢN VẼ ĐI IN • •

Trường hợp 1: Nếu bạn in bản vẽ khổ giấy lớn mà không có máy in tương ứng. Hàng in không cài máy in. Trường hợp 2: Có máy in khổ giấy lớn

IX.1: Trường hợp 1: Xuất bản vẽ sang Acad • Mở hết các công việc tổng thành • •

• •

Bôi đen các công việc từ dưới lên trên, nên kèm thêm 2 – 3 dòng phía dưới để trắng cần chỉnh bản vẽ sau này cho đẹp. Nên ẩn các cột không cần thiết. Chỉ xuất hiện các cột: Tên công tác, thời gian, Quan hệ và tài nguyên. Trước khi ẩn hai cột start và Finish, nhớ ghi lại ngày bắt đầu và ngày kết thúc dự án để còn thực hiện phần sau. Kéo phần Biểu đồ sang 1 bên sao cho 4 vừa kể tên ở trên hở và đầy đủ. Vào Menu Edit/Copy Picture / Hộp thoại xuất hiện • Chọn vào GIF image file • Chọn Browser để chon đường dẫn để lưu file • Chọn vào Selected Rows • Timescale: From…To… (nên cộng thêm 3 ngày trước khi khi bắt đầu và thêm 3 ngày sau khi kết thúc)

* Copy sang Picture • Chuyển sang cửa sổ tài nguyên: Resource Graph, thực hiện các bước như trên: • Edit/ Copy Picture / • Gif image file  Browser •

• Timescale: Chọn From…To… (chọn ngày bắt đầu và kết thúc giống lúc trước) Chú ý: Phải chuyển tên của file khi copy ảnh phần tài nguyên

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

41


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

* Chuyển ảnh sang định dạng Bitmap • Một số máy tính kém hoặc AutoCAD ở phiên bản thấp, file GIF nặng, phải chuyển sang các định dạng khác • Một trong các định dạng ảnh mà AutoCAD nhận được là BMP (bitmap). Có thể sử dụng chương trình Paint của Windows để chuyển định dạng • •

Start/Program/Accessories/Paint/ Chọn lần lượt 2 file vừa ghi Menu File/ Save As/ Chọn dạng File type 24-bit(*.bmp)

* Chuyển vào AutoCAD • Mở AutoCAD (các Version từ ACAD 2002 trở lên)

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

42


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

• • • •

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

Specify Intersection point: Chọn 1 điểm trên màn hình Specify scale factor or Unit <1>: Enter Làm tương tự với ảnh phần Tài nguyên Kết quả

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

43


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

IX.2:Trường hợp 2 •

Vào menu File/ Page Setup/ • Chỉnh sửa trang in Orientation: • Portrait: In dọc •

• •

Lanscape: In ngang • Paper Size: Kích cỡ giấy in Vào thẻ Margin để điều chỉnh lề cho trang in Vào thẻ Legend để làm tiêu đề cho toàn bộ dự án

* Lệnh in • Timescale: Nên chọn • Dates From: To: • Nên Preview trước khi in tránh lãng phí không cần thiết

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

44


GIÁO TRÌNH GIẢNG DẠY PROJECT 2003-

*

- BIÊN SOẠN BỞI KS: NGUYỄN HỮU THÀNH

* Mẹo nhỏ • Nếu biểu đồ nhân lực, biểu đồ tài nguyên quá nhấp nhô, điều chỉnh Timescale để tăng tỉ lệ thời gian thành một vài tuần. (Count: 2 or 3 weeks)

Tài liệu mang tính chất tham khảo nhằm giúp các bạn có thêm những kiến thức về phần mềm Project 2003

45


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.