47 minute read

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tiêu chí chọn khu đất Sơ đồ không gian chức năng Đặc điểm không gian chức năng Các giải pháp thiết kế

3.1. TIÊU CHÍ CHỌN KHU ĐẤT

Advertisement

YÊU CẦU CHỌN KHU ĐẤT

Để đảm bảo yêu cầu vê khoa học - kĩ thuật, đám ứng các xu hướng mới về thể loại công trình nghiên cứu quy mô lớn, khu đất xây xựng của viện nghiên cứu về biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL cần có những đặc điểm sau - Cần nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu để thuận lợi cho việc quan trắc đánh giá thu thập dữ liệu thời tiết và ứng dụng hiệu quả các thành tựu nghiên cứu vào thực trạng khí hậu nơi đó. - Cần đặt ở khu vực đô thị phát triển nhằm đảm bảo yếu tố cơ sở hạ tầng cho việc phát triển nghiên cứu kĩ thuật cao cũng như yếu tố giao thông tiếp cận đối với dân cư phục vụ cho việc triễ lãm giáo dục cộng đồng - Do yêu cầu nghiên cứu về thay đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước nền cần đặt gần sông là điều kiện cần thiết, đồng thời khu đất cần nằm ở khu vực tránh xa các yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu như: nhà máy, khu công nghiệp, ít ô nhiễm để thuận lợi cho việc đo đạt thí nghiệm. - Xây dựng sát nbờ sông để có thể xây dựng các bến tàu phục vụ nghiên cứu xa bờ, công tác nghiên cứu đặc biệt cần bơm nước vào để nghiên cứu. - Khu đất xây dựng cần đảm bảo yếu tố quy hoạch trong tương lai, tránh tình trạng sử dụng đất đai sai chức năng, đồng thời mang tính thực tiễn trong việc phục nghiên cứu lâu dài của công năng nghiên cứu.

3.1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ

Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông, Vùng đồng bằng Nam Bộ, Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây, có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2019, Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có tổng diện tích các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam (40.548,2 km2) và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người. Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 13% diện tích cả nước nhưng có gần 18% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%). Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng. Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước,... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước: thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm).

Sông Mekong và ĐBSCL hạ nguồn của sông Mekong (Nguồn: Wikipedia)

Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem như là một trong các điểm “điểm nóng” của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng như là một hệ quả của hiệu ứng nóng lên toàn cầu. Đặc điểm tự nhiên của vùng ĐBSCL là một vùng châu thổ có địa hình thấp và phẳng cao độ trung bình với mực nước biển chỉ vào khoảng 1,0 - 1,8 m, diện tích trải rộng khoảng 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 2,2 triệu ha. Vùng đất nằm ở vị trí tận cùng hạ lưu của một khu vực sông lớn là sông Mekong, với một hệ thống sông rạch và kênh mương chằng chịt, có đường ven biển dài trên 700 km tiếp giáp hai măt cả Biển Đông và Biển Tây. Báo cáo của Climate Central nêu rõ, mực nước biển dâng có thể ảnh hưởng đến số lượng 150 triệu người trên thế giới, nhiều hơn gấp 3 lần so với dự đoán trước đây. Hiện tượng này có thể xóa sổ nhiều thành phố lớn ven biển toàn cầu. Miền Nam Việt Nam, cụ thể là vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể biến mất trong vòng 30 năm tới. Bản đồ dự báo chỉ ra rằng, khi thủy triều lên cao, hầu hết khu vực miền Nam Việt Nam sẽ chìm dưới nước. Nguồn nước ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa . Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt . Lượng nước bình quân của sông Mê Công chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150 - 200 triệu tấn phù sa . Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên đồng bằng ngày nay . Sông Mê Kong đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ triều, giồng cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao phù sa ven sông và các bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa. Trong vùng đất ngập nước ĐBSCL, có thể xác định được 3 hệ sinh thái tự nhiên. - Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển ĐBSCL nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn.

Theo cơ quan khí tượng thủy văn, từ đầu tháng 6 đến nay, tổng lượng mưa trên lưu vực sông Mê Kông ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 3070% và thấp hơn cùng kỳ năm 2015 khoảng 33%. Tổng lượng dòng chảy các trạm trên dòng chính sông Mê Kông thiếu hụt từ 35-45% so với trung bình nhiều năm và tương đương cùng kỳ năm 2015. Điều đó tác động trực tiếp tới nguồn nước lưu vực ĐBSCL. Theo tính toán, thì có thể tới cuối tháng 9, đầu tháng 10/2019 mới có thể xuất hiện lũ ở khu vực này. Sau nhiều tháng khô hạn, được biết, tổng lượng mưa ở khu vực ĐBSCL trong tháng 8 dự báo xấp xỉ so với trung bình nhiều năm, tháng 9 có xu hướng cao hơn từ 5-20%. Tuy nhiên, tới tháng 10 mưa giảm nhanh, tổng lượng mưa có xu hướng thấp hơn so với trung bình nhiều năm. Từ tháng 11/2019 đến tháng 1/2020, tổng lượng mưa khu vực phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm từ 10-30%. Cũng chính vì thế, ĐBSCL có nguy cơ cao xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; nhất là ở vùng cửa sông. Đặc biệt tình trạng xâm nhập mặn có thể diễn ra rất sớm từ những tháng đầu năm 2020. Hạn hán kéo dài, làm cho các đợt thủy triều lên đều đặn hàng năm thay đổi. Theo các nhà khoa học “ Lũ đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc hình thành, tồn tại của miền Tây hay nói cách khác nó tham gia kiến tạo vùng đất này. Theo quy luật không có phù sa bù đắp nữa đa dạng sinh học sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, nguồn lợi tôm cá sẽ giảm sút, lún, sạt lỡ dẫn đến xoá sổ có thể trong vài năm ”. Hệ thống đô thị trong vùng khá phát triển, trong đó có thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương. Cơ sở hạ tầng đã từng bước hoàn thiện, đã, đang và sẽ tạo sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời thu hút lực lượng lao động từ vùng nông thôn tới làm việc, tạo cục diện mới cho tăng trưởng kinh tế và giao thương quốc tế.

Kịch bản sac lúng và nước biển dâng ở ĐBSCL của Đại học utrecht (Nguồn: VOA)

Vị trí thành phố Cần Thơ trên bản đồ nước Việt Nam

Bản đồ thành phố Cần Thơ

Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở ĐBSCL. Cần Thơ là Đô thị loại I, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục của vùng ĐBSCL. Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17-11-2017 của Chính phủ (Nghị quyết 120) về phát triển bền vững ÐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BÐKH) là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng ÐBSCL. Theo đó, từng địa phương định hướng đúng tiềm năng lợi thế của mình, thực hiện liên kết với các địa phương khác để phát huy sức mạnh tổng hợp của vùng. TP Cần Thơ đã xây dựng và ban hành Kế hoạch hành động số 84/KH-UBND ngày 9-5-2018 xác định rõ mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho công tác ứng phó BÐKH, quản lý tài nguyên nước, ngập lụt, xâm nhập mặn và sạt lở bờ sông, kênh, rạch… Kế hoạch ứng phó từng bước đạt kết quả khả quan. Trong Nghị quyết 120, TP Cần Thơ được xác định là thành phố trung tâm, động lực phát triển vùng ÐBSCL. Cần Thơ đang phải chịu ảnh hưởng của BĐKH ngày càng nghiêm trọng, khó dự báo và thể hiện rõ nét qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai bất thường; các hiện tượng triều cường, sạt lở bờ sông, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động sản xuất của người dân, môi trường và hệ sinh thái...

Các hiện tượng thiên tai thường gặp tại TP Cần Thơ là: Ngập lụt do triều cường, xâm nhập mặn, sụt lún và sạt lở bờ sông. Về lũ, ở ĐBSCL nói chung và TP Cần Thơ nói riêng là quy luật tự nhiên, ngoài những tác hại, lũ cũng mang lại lợi ích như tăng nguồn lợi thủy sản, bổ sung lượng nước, phù sa, tháo chua, rửa phèn, diệt trừ sâu bệnh cho đồng ruộng… Năm 2018, lũ xảy ra sớm hơn mọi năm, đỉnh lũ trạm Cần Thơ trên sông Hậu vượt mức lịch sử, nhưng hầu hết người dân thành phố được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, tại các thời điểm triều cường dâng cao, một số tuyến đường trong nội ô thành phố bị ngập theo triều đã gây ra không ít khó khăn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt và đặc biệt là giao thông đi lại của người dân. Nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng tình trạng ngập tại TP Cần Thơ do nhiều nguyên nhân, như: Sụt lún đô thị, BĐKH nhưng đây là những quá trình diễn ra từ từ, không phải đột biến tức thời. Bên cạnh đó còn do cơ chế quản lý các vùng, đặc biệt là khu vực thượng nguồn chưa đồng nhất, sự phát triển nông nghiệp chưa phù hợp... Và nguyên nhân căn cơ nhất dẫn đến việc ngập nghẹt xảy ra trên địa bàn thành phố là do sự phát triển hạ tầng đô thị thiếu bền vững, hệ thống thoát nước không đảm bảo tải lượng... PGS.TS Lê Anh Tuấn, Viện phó Viện Nghiên cứu BĐKH Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: “Xâm nhập mặn xuất hiện trên địa bàn TP Cần Thơ, gây ảnh hưởng đến sản xuất của người dân. Tại TP Cần Thơ, người dân sử dụng nước sông để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản... Chính vì vậy, khi xâm nhập mặn gay gắt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của người dân. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2016, diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL được đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua. Trong tương lai, cùng với sự ảnh hưởng của mực nước biển dâng và sự thay đổi các yếu tố khí tượng thủy văn sẽ làm cho độ mặn xâm nhập sâu hơn vào đất liền, làm tăng diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương ở ĐBSCL và cần có giải pháp thích ứng phù hợp”. Vấn đề sụt lún đất và sạt lở bờ sông tại TP Cần Thơ đã trở nên hết sức nghiêm trọng. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn thành phố xảy ra 14 vụ sạt lở bờ sông, với tổng chiều dài hơn 306m, làm ảnh hưởng đến 24 căn nhà, trong đó có 6 căn bị sạt hoàn toàn. Ước thiệt hại gần 1,4 tỉ đồng. Ban Chỉ huy Phòng chống Thiên tai - Tìm kiếm Cứu nạn TP Cần Thơ và các địa phương đã kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả thiên tai… TP Cần Thơ đã triển khai nhiều công trình, dự án ứng phó thiết thực, hiệu quả. Điển hình Dự án Nâng cao khả năng chống chịu của TP Cần Thơ để ứng phó với xâm nhập mặn do BĐKH gây ra. Dự án lắp đặt 8 trạm quan trắc độ mặn tự động trên địa thành phố và đây là một trong các bước của kế hoạch ứng phó với BĐKH của thành phố, giúp tăng cường khả năng chống chịu và giảm nhẹ thiệt hại do nước biển dâng gây ra; củng cố và phát triển hệ thống quan trắc nước mặt của thành phố, góp phần chuyển tải thông tin về độ mặn nguồn nước kịp thời đến người sử dụng. Điển hình là các công trình kè sông Cần Thơ, kè chống sạt lở sông Ô Môn, bờ kè Xóm Chài; kè chống sạt lở chợ Rạch Cam (quận Bình Thủy); kè chống sạt lở, chống xâm nhập mặn, ứng phó BĐKH khu vực rạch Cái Sơn (quận Bình Thủy, Ninh Kiều); kè sông Bò Ót, kè chống sạt lở bờ sông Thốt Nốt (quận Thốt Nốt)… Các công trình trên đã thể hiện rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước, nỗ lực của thành phố trong việc cải thiện, nâng cấp các công trình góp phần phòng, chống sạt lở bờ sông, đảm bảo an toàn, ổn định cuộc sống người dân. Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, nhấn mạnh: “Thời gian tới, thành phố tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng các công trình kè chống sạt lở kiên cố tại khu vực đông dân cư, khu vực thành thị, đồng thời kết hợp di dời dân cư sống ven sông vào vùng ổn định, tổ chức cắm biển cảnh báo sạt lở... Thành phố tiếp tục chỉ đạo quận, huyện tập trung thực hiện đầu tư xây dựng, gia cố các vị trí sạt lở bằng các giải pháp dân gian, truyền thống, như: Đóng cừ dừa, cừ bạch đàn, tràm kết hợp rọ đá và vải địa kỹ thuật tại các khu vực nông thôn, khu vực không tập trung đông dân cư nhằm hạn chế sạt lở. Chính quyền địa phương tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng trong phòng chống sạt lở bờ sông, thiên tai, khuyến khích nhân dân không chất tải, không xây cất nhà cửa lấn chiếm lòng sông, không khai thác đất, cát ven sông, rạch…”.

Khi chọn đất đai xây dựng đô thị phải hết sức tiết kiệm việc sử dụng đất nhất là đất canh tác nông nghiệp.

Các công trình phục vụ công cộng trong đô thị thuộc các ngành văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, thương nghiệp, phục vụ công cộng, ngân hàng, bưu điện,quản lý hành chính v.v… cần phải được tính toán và bố trí theo cơ cấu quy hoạch và tổ chức hành chính của đô thị để tạo thành một hệ thống phục vụ thống nhất cho cả nội và ngoại thành cũng như các điểm dân cư khác nằm trong phạm vi ảnh hưởng của đô thị đó. Các công trình công cộng phục vụ nhu cầu hàng ngày (công trình phục vụ cấp I) bố trí trong tiểu khu nhà ở có bán kính phục vụ không quá 500m. Các công trình công cộng, phục vụ nhu cầu định kì ngắn ngày (công trình phục vụ cấp II) bố trí trong khu nhà ở, có bán kính phục vụ không quá 500m. Các công trình công cộng phục vụ nhu cầu định kì dài ngày (công trình phục vụ cấp III) sử dụng chung cho toàn đô thị có bán kính phục vụ phụ thuộc vào quy mô, tính chất của đô thị và phạm vi ảnh hưởng của đô thị đó trong hệ thống điểm dân cư.

Các trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề nên bố trí trong khu dân dụng hoặc ở gần các xí nghiệp thuộc cùng một ngành nghề, nhưng phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh và thuận tiện về giao thông, cung cấp điện, nước. Nên tập trung các trường thành một trung tâm giáo dục để sử dụng chung các công trình phụ, công trình kỹ thuật hạ tầng, công trình phục vụ công cộng, thể dục thể thao và khu nhà ở cho giáo viên, học sinh. Khu nhà ở của giáo viên nên xây riêng ở ngoài khu đất của trường. Khu ở của học sinh có thể xây gần khu học tập, trong trường. Tiêu chuẩn đất xây dựng khu học tập cho 1 chỗ học trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề lấy theo bảng

Nhà làm việc của cơ quan nên xây dựng nhiều tầng và tập trung hợp khối thành liên cơ để tạo bộ mặt kiến trúc cho đô thị. Diện tích đất xây dựng nhà làm việc cho một cán bộ công nhân viên lấy theo bảng

3.2. SƠ ĐỒ KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG

3.3. ĐẶC ĐIỂM KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG 3.3.1. KHÔNG GIAN NGHIÊN CỨU

PHÒNG THÍ NGHIỆM ƯỚT

Các loại không gian trong phòng thí nghiệm ướt được định nghĩa là các phòng thí nghiệm nơi hóa chất, thuốc hoặc vật liệu hoặc vật chất sinh học khác được kiểm tra và phân tích cần nước, thông gió trực tiếp và các tiện ích đường ống chuyên dụng. Các loại phòng thí nghiệm này xử lý một loạt các mẫu vật sinh học, hóa chất, thuốc và các vật liệu khác để sử dụng trong các thí nghiệm. Để hỗ trợ nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả và an toàn, các phòng thí nghiệm ướt cần một loạt các công cụ, thiết bị và dịch vụ sẵn có, chẳng hạn như: - Mặt bàn thí nghiệm và chậu rửa phòng thí nghiệm mà dễ dàng vệ sinh và chống bám vi sinh và chống các loại hóa chất. - Đường ống cho nước nóng và lạnh, thường bao gồm là nước RO hoặc nước khử ion. - Tủ hút hóa chất và tủ an toàn sinh học (BSCs) - Các phương tiện xử lý mẫu thử sống (động vật được nuôi dưỡng sinh vật để nghiêm cứu) hoặc gần phòng khám đối với đối tượng nghiên cứu là con người. - Tủ lạnh và tủ đông chuyên dùng để bảo quản mô và các mẫu vật khác - Các khu vực môi trường được kiểm soát (phòng ấm hoặc lạnh) - Nồi hấp và thiết bị khử trùng khác - Khu vực rửa và sấy thủy tinh - Đường ống trong khí nén và chân không cũng như một loạt các khí khác như khí tự nhiên, oxy, vv - Khu vực làm việc phóng xạ cho các vật liệu phóng xạ, bao gồm các phương tiện lưu trữ an toàn - Vòi sen an toàn, trạm rửa mắt và trạm rửa tay - Kiểm soát khí hậu môi trường xung quanh và thông gió (HVAC) - Kiểm soát rung động cho các thí nghiệm nhạy cảm, chẳng hạn như trình tự DNA. - Dịch vụ thoát nước, chất thải và thông gió (DWV) Ví dụ về Lab ướt Phòng thí nghiệm y sinh Phòng thí nghiệm kỵ khí Thí nghiệm tế bào sinh học Thí nghiệm chất lên men Phòng thí nghiệm sinh học phân tử Phòng thí nghiệm bệnh học Phòng thí nghiệm nuôi cấy mô Phòng thí nghiệm hóa học Thí nghiệm hóa hữu cơ Thí nghiệm hóa lý

Một trong những phòng thí nghiệm ướt hiện đại tại Tòa nhà Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Y sinh Michigan

Phòng nghiên cứu thu thập thông tin khí hậu của Met Office

PHÒNGTHÍNGHIỆMKHÔ

Trong khi các phòng thí nghiệm ướt (làm việc với hóa chất và mẫu vật sống) khám phá trong ống nghiệm, các khám phá trong phòng thí nghiệm khô được tạo ra những hóa chất sử dụng phần mềm máy tính. Không gian phòng thí nghiệm khô sẽ có ít yêu cầu đối với dịch vụ đường ống hơn so với phòng thí nghiệm ướt. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có yêu cầu riêng của họ. Các phòng thí nghiệm khô ngày càng cần các loại dịch vụ sau: - Kiểm soát độ ẩm và làm mát mở rộng để hỗ trợ phòng thí nghiệm máy tính (HVAC) - Hệ thống năng lượng sạch cho máy tính nhạy cảm, dụng cụ nghiên cứu và truyền thông mạng - Thỉnh thoảng cần lắp đặt hệ thống phòng sạch cho các quy trình và thử nghiệm nào đó. - Điều khiển rung cho các dụng cụ nhạy cảm cần duy trì hiệu chuẩn - Hệ thống chữa cháy

TIÊU CHÍ Người tổ chức phòng thí nghiệm cần biết rằng cơ sở hạ tầng không được thiết kế cố định và riêng biệt cho bất kì loại hình thí nghiệm nào. Bởi vì nội dung nghiên cứu biến đổi lliên tục. Vì vậy cần nắm bắt bốn tiêu chí sau: - Linh hoạt bản chất nghiên cứu có thể thay đổi theo những hướng không ngờ tới, nên cần quan tâm tới những khả năng linh hoạt của thiết kế. - An toàn - Môi trường tốt: chất lượng ánh sáng, độ rõ màu và sự yên tĩnh. - Kinh tế hiệu quả

Ví dụ về Lab khô Phòng thí nghiệm với thiệt bị và chức năng đặc biệt Lab máy tính (Máy tính lớn, Cụm máy tính và máy tính cá nhân) Phòng thí nghiệm kính hiển vi tập trung Lab kính hiển vi điện tử Kính hiển vi điện tử (EM) Phòng thí nghiệm Điện sinh lý và lý sinh Thí nghiệm đo dòng chảy tế bào Thí nghiệm laser Thí nghiệm phương pháp khối phổ Phòng thí nghiệm thiết bị robot Thí nghiệm tinh thể tia X

XU HƯỚNG Các xu hướng thiết kế đương thời hướng tới nội dung siêu nhỏ như gen, tế bào, virus, ... yêu cầu cơ sở vật chất phải kịp thời đáp ứng. Một nhu cầu mới nữa là yêu cầu tự động hoá thiết bị, máy móc tới quản lí môi trường thí nghiệm. Khi kỹ thuật phát triển máy móc thiết bị được cải tiến, nâng cấp hoặc thay thế mõi ngày, vì vậy cũng cần không gian linh hoạt để dễ dàng thay đổi theo. Việc sử dụng các thiết bị linh động có thể biến đổi gần như là một nhu cầu thiết yếu. THÀNH PHẦN Một khu vực nghiên cứu đủ chức năng thường bao gồm 4 thành phần: - Khu vực thí nghiệm - Khu thiết bị chung: hay còn gọi là khu trung tâm, vì nhu cầu chia sẽ các thiết bị đắt tiền nhưng rất quan trọng cùng với các phòng thí nghiệm khác như phòng lạnh, phòng thiết bị chung, phòng kính,... - Khu vực hỗ trợ thường bố trí đối diện khu trung tâm, gồm các thiết bị đặt biệt mang tính hỗ trợ. - Khu lý thuyết có thể là văn phòng, phòng nghiên cứu lí thuyếtt hay khu vực ghi chú. Bố trí như một văn phòng gần khu thí nghiệm nhưng không chiếm không gian. TỔ CHỨC KHÔNG GIAN Có hai cách tổ chức không gian phòng thí nghiệm đó là: phòng thí nghiệm mở (opened lab) và phòng thí nghiệm đóng (closed lab). Phòng thí nghiệm mở hiệu quả về mặt kinh tế hơn, tuy nhiên phòng thí ngiệm đóng lại có tính an toàn và ngăn chặn rủi ro hơn. Các module bàn thí nghiệm (casework) có thể sắp xếp bằng nhiều cách sao cho phù hợp với nhu cầu của nhà nghiên cứu. Ví dụ như hững bàn thí nghiệm cố định có thể áp tường còn những bàn thí nghiệm di động (mobile casework, split benches) có thể đặt ở giữa. Theo tiêu chuẩn VA (Department of Veterans Affairs), khoảng cách lối đi giữa các bàn thí nghiệm hay trang thiết bị là 1500mm, cho phép thông thuỷ đủ cho hai người cùng làm việc quay lưng vào nhau và một người thứ ba có thể đi ngang qua. Các lối đi nên song song với hướng thoát hiểm. Hành lang chính giữa các phòng thí nghiệm yêu cầu rộng 1800mm để trang thiết bị có thể xoay được khi ra hoặc vào các phòng thí nghiệm. Các thành phần trong không gian thí nghiệm phải bố trí theo nguyên tắc đi cửa chính vào đến nới xa nhất với cửa chính là những thành phần có mức độ nguy hiểm thấp nhất đến nhưng thành phần có mức độ nguy hiểm cao. Thiết kế phòng thí nghiệm theo xu hướng môi trường thân thiện ta có thể bố trí không gian làm việc nhóm bên trong không gian thí nghiệm. Trong một không gian thí nghiệm, ta có thể thiết kế một phòng thí nghiệm mở hoàn toàn, hoặc 100% là các phòng thí nghiệm đóng, hoặc là một nữa là phòng thí nghiệm mở và một nữa là phòng thí nghiệm đóng.

MODULE PHÒNG THÍ NGHIỆM Để đạt được mục tiêu tính linh hoạt, thiết kế phòng thí nghiệm cần dựa trên một khái niệm căn bản là “module phòng thí nghiệm”. Module là để hình thành nên một hệ thống kích thước căn bản để khi xây dựng, hệ thống kỹ thuật, các vách ngăn và thiết bị kết hợp tốt với nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức module phòng thí nghiệm là - Số lượng người làm việc trong phòng thí nghiệm. - Yêu cầu về độ dài bề mặt làm việc trên một người nghiên cứu. - Bề rộng lối đi giữa các bàn thí ngiệm. Các phần phụ trợ cho phòng thí nghiệm, văn phòng và hành lang có thể được bố trí chặt chẽ theo module cơ bản, như vậy sẽ đạt được tính linh động về không gian vô cùng cao. Theo các nhà nghiên cứu của VA (Department of Veterans Affairs), ta có kích thước module của một phòng thí nghiệm là 3200mm rộng (tính từ tâm) - dựa trên nhu cầu của người sử dụng và các không gian chức năng - và 9300mm dài (tính từ tâm) - dựa trên các yêu cầu và tiêu chuẩn an toàn, thoát hiểm, kích thước trang thiết bị, và nhu cầu của người nghiên cứu. Để cải tiến không gian làm việc, module như vậy có thể mở rộng ra bằng cách ghép lại đối diện với nhau qua cạnh dài, bỏ vách ngăn và kệ làm việc song song với hành lang.

Các kiểu bố trí không gian một số không gian chức năng phòng trong trung tâm nghiên cứu

PHÒNG THÍ NGHIỆM VẬT LÍ

Nghiên cứu năng lượng sạch thay thế (renewabled energy) là một phần giải pháp cho công tác giảm nhẹ biến đổi khí hậu, trong những lĩnh vực này yếu tố chế tạo thử nghiệm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với việc nghiên cứu thí nghiệm. Ngoài các xưởng chế tạo nơi nghiên cứu phát triển các phương án thiết kế, thì sản phẩm phải được thực nghiệm trong môi trường mô phỏng để khảo sát. Vì vậy ngoài studio thiết kế và chế tạo với không gian vừa phải và linh hoạt, thì xưởng thực nghiệm là một phần không thể thiếu.

Các mô hình thử nghiệm chia làm hai loại: trong nhà và ngoài trời. Khu vực trong nhà thường là các xưởng chế tạo hoặc thử nghiệm vật lý thực nghiệm yêu cầu không gian lớn linh hoạt và hệ thống kỹ thuật hiện đại để mô phòng điều kiện biển, có liên kết và nghiên cứu lí thuyết. Khu vực ngoài trời thường dùng để thử ngiệm hiệu năng của các loại pin năng lượng, quạt tourbine gió, ... và các khu vực này trở thành những khu chức năng kỹ thuật với tên gọi và đặt điểm kĩ thuật riêng biệt.

Sơ đồ phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo đa vật lý (MPREL)

Brockman Hall for Physics

Phòng thí nghiệm năng lượng năng lượng mặt trời hãng Energis

Khu thực nghiệm ngoài trời

KHÍ ĐỘNG HỌC

Có tác dụng thử nghiệm đối với mô hình tỷ lệ nhỏ của tốc độ gió tương đối nhỏ. Nguyên lý hoạt động. Dùng hệ thống turebine mô phỏng gió và khói để quan sát theo dõi kết quả bằng hệ thống máy tính. Dùng bàn xoay vật thể để đổi hướng gió. Có 2 loại là một chiều và hồi quy. Yêu cầu không giang: Đường hầm gió thay đổi tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu từ loại nhỏ đặt trên bàn (thường phục vụ giảng dạy) đến lớn (chiếm trọn không gian cao 1-2 tầng) và rất lớn (xây dựng thành kết cấu riêng).

PHÒNG NGHIÊN CỨU KẾT HỢP GIẢNG DẠY

Dạng phòng thí nghiệm này có cách bố trí các bàn thí nghiệm linh hoạt hơn, không bị bó buộc vào một dây truyền nhất định, thường co cụm thành nhóm. Đây là dạng phòng vừa có thể phục vụ nghiên cứu vừa có thể tổ chức các hoạt động giảng dạy, thực hành.

Thí nghiệm và giảng dạy cùng lúc

Phân tách không gian giảng dạy và thí nghiệm

Phòng thí nghiệm STEM tại các trường trung học North Niles

BỂ SÓNG DÀI

Bể tạo sống nhân tạo có khả năng mô phỏng ảnh hưởng của sóng lên mộttiết diện cần khảo sát (2D), ứng dụng từ thiết bị nghiên cứu mô hình tàu thuỷ. Nguyên lý hoạt động máy tạo sóng đặt ở đầu bể tạo ra các con sóng theo yêu cầu. Thành bể có thể làm bằng bê tông, thép toàn khối hay lắp ghép nhưng hiệu quả nhất là làm bằng kính cường lực để nhà khoa học có thể theo dõi vận động của sóng. Phía trên bể có thể gắn cần trục (thấp) di chuyển chở thiết bị theo dỗi nghiên cứu (hồng ngoại, camera tốc độ cao). Yêu cầu không gian thay đổi tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu và mức đầu tư, không yêu cầu không gian vượt nhịp lớn nhưng cần chiều dài. Nếu bể quá lớn có thể bố trí ngoài trời (Delta Flume, Hà Lan).

MÔ HÌNH DÒNG CHẢY

Mô hình nghiên cứu thuỷ lực, lũ lụt trên sông thường xây dựng riêng (do yếu tố nước ít hơn đất liền), trong khi mô hình nghiên cứu sóng biển, đê biển được kết hợp ngay trong bể sóng lớn (do yếu tố nước nhiều hơn đất liền). Tỷ lệ mô hình trên mặt bằng không nhất thiết phaỉ giống trên mặt đứng.

Chi tiết bể sóng

KHÔNG GIAN BỂ THỰC NGHIỆM

Bể chứa

Tuỳ thuộc kích thước và số lượng cá thể mà lựa chọn kích thước bể cho phù hợp. Hiện nay các công ty phân phối đa dạng các hình dạng và kích thước bể để lựa chọn hơn

Hệ thống hoá sinh

Dùng hoá chất và vi sinh để mô phỏng và duy trì môi trường nước biển nếu có.

Hệ thống cấp thoát nước

Cung cấp và tái tạo nguồn nước phù hợp với điều kiện sống của từng loại sinh vật

Hệ thống sưởi

Đảm bảo nhiệt độ thích hợp với đặc điểm từng loại sinh vật.

Hệ thống lọc cát và vi khuẩn

Nhằm loại trừ nitrat ph phate trong chất thải cua sinh vật

Hệ thống chiếu sáng

Cung cấp đủ điều kiện ánh sáng cho môi trường sống của sinh vật và cho nghiên cứu. Có thể chiếu sáng trực tiếp hoặc gián tiếp.

Các bể thực nghiệm

CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ PHÒNG THÍ NGHIỆM Chiếu sáng

Phòng phải được chiếu sáng bằng nhân tạo hay tự nhiên nhưng đều ở mức tối ưu để có thể đảm bảo quá trình vận hành an toàn, nên làm sao để giảm thiểu phản chiếu chói mắt và lãng phí.

Nhiệt độ

Các thiết bị phát lạnh hay nóng quá mức sẽ phải được cách ly ra hẳn không gian làm việc chung. Nhân viên làm việc trong phòng thí nghiệm cần có găng tay bảo vệ nhiệt cũng như quần áo thích hợp để tạo sự an toàn và thoải mái. Nhiệt độ ở trong các phòng thí nghiệm cũng cần được kiểm soát ở mức độ tương thích tiện nghi với nhân viên ở phòng thí nghiệm.

Thông gió

Các thiết bị phát ra khói, hơi nước, mùi, phát quá nhiệt hay độc tố cần được cách ly ra bên ngoài khu vực làm việc chung đồng thời đặt dưới chụp hút một cách thích hợp. Cả thông gió tự nhiên hay cơ khí đều được khuyên dùng ở những nơi có mùi tanh hoặc mùi khó chịu bởi quy trình thủ công nào đó. Độ ẩm môi trường cũng như các thay đổi không khí trong phòng thí nghiệm cũng cần được thực hiện sao cho phù hợp và tiện lợi, an toàn cho nhân viên làm việc. Tốc độc của dòng khí cũng cần được giám sát một cách đều đặn để đảm bảo độ thông gió một cách thích hợp, tránh sự phát tán của khói độc cũng như các tác nhân lây nhiễm tiềm ẩn. Ống thông gió cần phải được cách ly ra khỏi không gian làm việc chung để tránh phát tán hay bay ra không khí những tác nhân lây nhiễm, mùi ở khu vực khác.

Độ ồn

Trong không gian của phòng thí nghiệm cần phải tránh mức ồn quá lớn, nên chọn các thiết bị cũng như vị trí của thiết bị cần được tính toán để làm giảm cộng hưởng độ ồn ở nơi làm việc.

Yếu tố khoa học lao động

Hoạt động ở trong thiết kế phòng sạch nói chung và phòng thí nghiệm nói riêng, nơi làm việc cũng như thiết bị, thiết bị phát siêu âm hay rung cần được thiết kế nhằm làm giảm đi các rủi ro về tai nạn hay suy giảm sức lao động.

Các kí hiệu tại cửa ra vào

Các phòng thí nghiệm cũng cần nhận biết được cửa vào với cửa ra, các lối thoát khẩn cấp cũng cần được đánh dấu để có thể phân biệt chúng với các lối ra thông thường khác. Những dấu hiệu ở các vị trí này cũng cần có chỉ thị nguy hiểm được quốc tế công nhận như nguy hiểm về cháy nổ, sinh học hay phóng xạ và các dấu hiệu khác được pháp luật quy định.

An toàn phòng thí nghiệm

Những lối vào của phòng thí nghiệm cần có cửa khóa được, các khóa cửa này thường sẽ không ngăn cản việc thoát ra ở những trường hợp thoát khẩn cấp. Đường dẫn vào phòng thí nghiệm cũng cần phải hạn chế với những nhân viên đã được cho phép. Bên trong cũng cần được có khóa nhằm hạn chế ra vào khi đang có thí nghiệm với các mẫu có độ nguy hiểm ở mức cao. Quá trình bảo quản các mẫu cũng như môi trường nuôi cấy, thuốc thử hóa học hay nguồn cung cấp với độ nguy hiểm cao thì cần được yêu cầu những biện pháp an toàn, bổ sung các cửa có thể khóa, những ngăn lạnh có khóa, giới hạn lối vào với các cá nhân cụ thể.Ngoài ra cũng cần đánh giá thông tin tin cậy về vấn đề đề phòng lấy cắp cũng như làm giả chất sinh học, thuốc, hóa chất hay các mẫu.

Bố trí làm việc với những mầm bệnh có thể phát tán

Các phòng thí nghiệm làm việc có tác nhân sinh học có thể phát tán sẽ được bố trí một cách đặc trưng và phù hợp để có thể ngăn ngừa vi sinh vật từ mức độ trung bình cho tới nguy hiểm cao, tác động ở mức vừa phải đến các cá nhân. Các phòng thí nghiệm cũng cần được bố trí để làm việc với những sinh vật thuộc nhóm rủi ro III hay cao hơn có được đặc trưng thiết kế ngăn chặn ở mức cao hơn.

TRẠM QUAN TRẮC

Trước khi đưa ra bất kỳ dự báo nào về thời tiết, chúng ta cần biết những gì đang diễn ra bây giờ. Thực hiện quan trắc để biết nơi nào có mưa, tuyết, sương mù hoặc sương giá và thời tiết khắc nghiệt như thế nào. Để đưa ra dự báo thời tiết, chúng ta cần thực hiện đo chính xác bao gồm áp suất, nhiệt độ và gió. Chúng cung cấp các điều kiện ban đầu cho các mô hình máy tính, chạy nhiều lần trong ngày trên các siêu máy tính. Điều đặc biệt quan trọng là những quan trắc trong suốt chiều sâu của bầu khí quyển xác định cấu trúc ba chiều của nó. Vì những lý do này, việc đầu tư rất nhiều tiền vào các hệ thống đo lường bầu khí quyển. Dữ liệu này cho chúng ta biết thời tiết ngày nay khác với trung bình dài hạn như thế nào và khí hậu của chúng ta đã thay đổi như thế nào trong thời gian hàng thập kỷ hoặc thế kỷ. Trong thời gian gần đây đã có sự quan tâm đáng kể về các mối đe dọa do biến đổi khí hậu. Các quan sát chính xác được yêu cầu là bằng chứng hỗ trợ cho các quyết định của chính phủ và ngành công nghiệp để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Trạm Khí Tượng

RA-DA

PHAO KHÍ TƯỢNG HỆ THỐNG NHẬN TÍN HIỆU VỆ TINH

QUAN TRẮC ĐƯỜNG THỦY TRẠM THỜI TIẾT TỰ ĐỘNG

HỆ THỐNG MÁY BAY QUAN TRẮC THỜI TIẾT QUAN TRẮC SÓNG VÔ TUYẾN

THU GIÓ

Bố trí tham quan dạng tỏa tròn

Bố trí tham quan dạng tuyến tính

Bố trí tham quan dạng bao quanh một không gian trung tâm Các dạng bố trí tham quan triển lãm

Dây truyền cơ bản khu tham quan triển lãm

TRIỄN LÃM TRONG NHÀ Giao thông

- Lối vào tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp: Sảnh công trình có quầy hướng dẫn, quầy vé tham quan. - Lối vào cho nhân viên/ phục vụ là một khu vực đảm bảo an toàn và an ninh, có thể kết hợp lối nhập hàng. - Lối nhập hàng là khu nhập - xuất vật phẩm. Nên kết hợp với nhập của

Hội thảo và Nghiên cứu. Nguyên lý thiết kế có thể vận dụng từ các công trình bảo tàng quy mô nhỏ. Không gian trưng bày trong công trình viện nghiên cứu có các chức năng như phục vụ trưng bày nội dung và thành quả nghiên cứu, giáo dục cộng đồng, lưu giữ các hiện vật quý giá, và một phần nhỏ nhưng không thiếu quan trọng là tạo nguồn thu nhập cho nghiên cứu

Nội dung trưng bày

Cần định hướng dây truyêng tham quan. Là dây truyền một chiều. theo chiều kim đồng hồ để khách tham quan thuận lợi theo dõi thông tin (theo chiều dọc) hoặc theo một kịch bản, câu truyện được thiết kế trước. Có các loại hình kịch bản trưng bày theo niên đại (quá trình phát triển), theo thể loại (tranh ảnh, tương tác, mô hình), theo chủ đề (phân theo các hiện tượng). Nhằm mục tiêu mang tính giáo dục và tác động mạnh vào ý thức cộng đồng, nội dung trưng bày đề tài BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU được kể theo trình tự thời gian, từ quá khứ đến hiện tại rồi đến tương lai, nhằm thể hiện rõ những thay đổi của môi trường biến đổi trước dưới tác động của Biến đổi khí hậu. Quy trình kể truyện như vậy sẽ tác động vào ý thức và nhấn mạnh tính thời sự của biến đổi khí hậu.

KỊCH BẢN TRƯNG BÀY DỰ KIẾN Mở đầu - quá khứ

- Khu rừng hệ sinh thái các thực vật tự bản địa - Tiêu bản các sinh vật địa phương - Phòng trình chiếu hệ sinh thái ĐBSCL

Quá trình - hiện tại

- Tranh ảnh, mô hình tình hình ô nhiễm nguồn nước, băng tan và sự ấm lên toàn cầu - Phòng mô hình khí hậu

Kết thúc - tương lai

- Nghệ thuật minh hoạ biến đổi khí hậu - Phòng trình chiếu kịch bản khí hậu trong tương lai

Transcending Boundaries, teamLab, London

Triễn lãm là nơi mà dường như mọi người có thể “giao tiếp” được với màu sắc - ánh sáng như trong thế giới thực. Nhóm sáng tạo không những kết hợp âm thanh cho sống động, mà còn cho thêm cả hương thơm khác nhau ở những thời điểm khác nhau tùy theo chủ đề art. Họ tận dụng triệt để công nghệ kỹ thuật số nhằm trình diễn nghệ thuật.

Plastic Ocean exhibition by Tan Zi Xi

‘Plastic Ocean’ là tác phẩm sắp đặt kỳ công và ý nghĩa của nữ nghệ sĩ gốc Singapore Tan Zi Xi vào năm 2017. Triển lãm được làm từ 4000 kg rác thải nhựa, mang đến cho người xem góc nhìn thực tế và rõ nét nhất về cuộc sống dưới đáy đại dương hiện nay.

Bảo Tàng Biến Đổi Khí Hậu - NYC

Triễn lãm Klima X

Thay vì chỉ thông báo cho mọi người về biến đổi khí hậu, những người thiết kế quyết định nói chuyện với các giác quan và để lại dấu ấn không thể xóa nhòa cho người tham quan. Họ muốn tạo ra một ấn tượng lâu dài được cảm nhận trong tìm thức của khách tham quan, thay vì chỉ là bộ não của họ và đảm bảo họ nhớ được thông điệp sau chuyến thăm của họ. Cốt lõi của dự án là nước ở dạng lỏng và rắn. 12 tấn băng đã được chuyển đến triển lãm và địa điểm chứa đầy nước. Du khách được yêu cầu mang đôi ủng màu vàng trước khi vào và được lội xuống biển. Trong khi họ lội ra vùng nước lạnh giữa các khối băng, các thông tin và hình ảnh đồ họa về BĐKH được chiếu lên các tấm vải lớn. Quạt điện lớn mô phỏng gió, làm những bức tranh lớn rung rinh, gây khó khăn cho việc đọc các văn bản. 118 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

TRIỄN LÃM NGOÀI TRỜI

Triễn lãm ngoài trời kết hợp với landscape kết nối với thiên nhiên nhằm mục tiêu mang tính giáo dục và tác động mạnh vào ý thức cộng đồng, vẻ đẹp của thiên nhiên để bảo vệ nó trước lúc biến mất.

China Fuzhou Jin Niu Shan Trans-Urban Connector LOOK Architects

Triển lãm Đồng hồ Băng của Olafur Eliasson

Dây truyền cơ bản khu hội nghị, hội thảo

KHÔNG GIAN HỘI NGHỊ. HỘI THẢO

Với mục đích chia sẽ thông tin và tư liệu nghiên cứu, kết nối cộng đồng các nhà khoa học có chung sự quan tâm với nhau, không gian hội nghị hội thảo đóng một vai trò không thể thiếu trong Viện nghiên cứu. Đặc biệt đối với các vấn đề mang tính thời sự và mang tính quốc tế như Biến đổi khí hậu, việc liên kết với mạng lưới các nhà khoa học quốc tế mang ý nghĩa cực kì to lớn. Ngoài ra không gian hội nghị còn là nới giới thiệu những kết quả, sản phẩm nghiên cứu của trung tâm đến đối tác, khách hàng và giới quan tâm.

HÔI TRƯỜNG

Hội trường bao gồm các không gian như sảnh đón tiếp, nới gửi áo mũ, quầy tiếp tân, sảnh giải lao, v.v... Khán phòng là không gian chính, nơi diễn ra các cuộc họp, hội thảo hay biểu diễn, chứa số lượng người lớn nên thường thiết kế sàn dốc, đảm bảo các tiêu chuẩn về nghe nhìn và an toàn. Khán phòng gồm các phòng khán giả và sân khấu. Các không gian phụ trợ như các phòng kỹ thuật, phòng điều khiển âm thanh, ánh sáng kho thiết bị kỹ thuật, phòng diễn giả, phòng in ấn, phòng truyền thông, nhà vệ sinh nam - nữ,...

*Lưu ý quan tâm tới thoát hiểm hội trường và thiết kế phục vụ cho người khuyết tật.

Một hàng ghế, khoảng cách tính từ người ngồi chính giữa đến đường đi thoát hiểm không được vượt quá 16 ghế ngồi. Nếu vượt quá phải mở thêm lối đi ở giữa và có thêm cửa thoát hiểm.

Yêu cầu về kĩ thuật phụ trợ cho phòng hội thảo của các trung tâm nghiên cứu mặc dù không quá phức tạp nhưng vẫn phải đảm bảo yêu cầu về vị trí ngồi, điểm nhìn.

Tiêu chuẩn khoản cách ghế ngồi

Thiết kế đảm bảo truyền âm cho khối khán phòng có 1 tầng hoặc 2 tầng khản giả

CÁC PHÒNG HỘI THẢO, PHÒNG HỌP, LỚP HỌC LÝ THUYẾT

Các phòng họp, hội thảo, lớp học lý thuyết (conference / classroom) được sử dụng cho các cuộc họp được tổ chức qua điện thoại (teleconference activities). Loại không gian này không yêu cầu trần cao trên 3600mm và diện tích tuỳ thuộc số lượng người sử dụng, với quy mô 30 - 50 người diện tích thuộc khoảng 20 - 50 m2. Không gian này bao gồm các thành phần chức năng sau: - Sảnh bao gồm quầy tiếp tân, gửi nón mũ, vệ sinh nam - nữ, không gian giải lao. - Các phòng họp / lớp học (general meeting) bao gồm phòng họp lớn (large lecture) và các phòng họp nhỏ đa năng (multiple purpose meeting), các kho.

TRUNG TÂM DỮ LIỆU VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU - SIÊU MÁY TÍNH

Không gian lưu trữ dữ liệu là mô hình ngiên cứu nhằm thực hiệ các chức năng theo dõi tình hình biến đổi khí hậu thông qua hệ thống máy tính nhằm kịp thời thông báo à đưa ra giải pháp ứng phó, không những vậy trung tâm này còn là trung tâm cứu cho các công trình nghiên cứu khác nhờ vào lượng thông tin khổng lồ về khí hậu, hỗ trợ và giúp kết nối các nhà nghiên cứu trong khu vực lại với nhau.

Trung tâm xử lí dữ liệu theo phương đứng (automated data processing: mainframe)

Trung tâm xử lý dữ liệu tự động “mainframe” là một cơ sở dành cho các thiết bị xử lí dữ liệu theo phương đứng không yêu cầu thời gian hoạt động quan trọng. Dùng để xử lí một lượng thông tin cực kì lớn. Bao gồm các thiết bị máy lớn (true mainframe) và hệ thống máy chủ dày đặc (dense server farms) bao gồm các máy chủ RISC và Pentium được đặt trên các kệ đứng (including RISC and Prentium-based service arranged on vertical racks of equipment). Trung tâm xử lý dữ liệu tự động bao gồm các không gian sau: - Phòng điều khiển gồm có các bảng điều khiển điện tử (5,57m2/1 bảng), một bảng điều khiển giám sát (5,57m2/1 bảng), các bàn tham khảo hướng dẫn - Phòng máy (mainframe room) bao gồm các tháp máy (12m2/1 tháp máy), 1 hệ thống bảng điều khiển quản lí (systerm administrator console) (5.57 m2/ 1 bảng), các đơn vị thông gió và điều hoà không khí (HVAC units) (1.85m2/1 đơn vị). - Phòng DASD (direct access storage device) bao gồm các đơn vị DASD (9.3m2/1 đơn vị) và các đơn vị HVAC. - Phòng băng đĩa (tape room) bao gồm các đầu đọc băng đĩa (tape drive) (7.4 m2/1 đầu đọc băng đĩa), kho chứa băng đĩa và các đơn vị HVAC. - Phòng máy in bao gồm bàn thao tác, kho giấy, bảng điều khiển và các thiết bị, các đơn vị HVAC.- Các hệ thống thông tin liên lạc bao gồm các bảng điều khiển, điều chỉnh (controller) (2.7m2/1 bảng), một bảng điều khiển điện thoại (telephone console) (5.57m2/1 bảng), 2 thiết bị đóng ngắt (switches) (5.57m2/1 thiết bị) - Không gian danh cho các nhân viên quản lí và phục vụ bao gồm 1 phòng quản lí hệ thống (14m2/1 phòng), 1 phòng quản lí dữ liệu (11m2/1 phòng), 1 phòng quản lí mạng (11m2/1 phòng), 1 phòng giám sát (11m2/1 phòng), các phòng kiểm tra (18.58m2/1 phòng), các phòng kĩ thuật điện (22m2/1 phòng), các phòng năng lượng dự phòng UPS (11m2/1 phòng).

Trung tâm xử lí dữ liệu theo phương ngang ( automated data processing: pc systerm)

Trung tâmt xử lý dữ liệu tự động “hệ thống PC” là một cơ sở dành cho các thiết bị xử lí dữ liệu theo phương ngang yêu cầu thờ gian hoạt động quan trọng bao gồm các mãy chủ RISC and Pentium (including RISC and Pentium-based servers contained in individual equipment towers). Hệ thống xử lý dữ liệu tự động theo phương ngang bao gồm các thành phần chức nằng sau: Phòng giám sát, hỗ trợ kỹ thuật, phòng kỹ thuật điện, tra cứu tham khảo, các thiết bị lưu trữ thông tin (magnetic media storage), các tháp máy chủ (Service Racks/Towers), các thiết bị điều khiển (Multiplexor/Controller Racks), máy in, đơn vị điều hoà không khí (HVAC unit), các bộ phận lưu trữ vật tư,..., thiết bị đóng ngắt hệ thống mạng LAN và điện thoại.

Chi tiết bên trong 1 đơn vị giá đỡ của hệ thống siêu máy tính

Mô hình tổng quan về kiến trúc hạ tầng hội tụ của HP tối ưu cho Cloud Computing

Kiến trúc hạ tầng hội tụ của HP bao phủ một phạm vi rộng lớn từ Server, Storage, Networking, Security cho đến Management Software giúp mang lại một cái nhìn tổng quan cho toàn bộ hệ thống với việc kết hợp rất nhiều các công nghệ ở các mảng khác nhau để hình thành nên một hệ thống đồng nhất

Kích thước giá đỡ tiêu chuẩn các siêu máy tính được xác định khoản: d = 0,6 m và w = 1,2 m. Chúng ta sẽ biểu thị khoảng trống phía trước (phía trước giá đỡ và phía sau nó) với cf , khoảng trống bên với cs và chiều rộng lối đi với ca . Mặt bằng bố trí điển hình của giá đỡ trên sàn sau đó sẽ trông như hình.

Kích thước và khoảng trống giá mặc định như sau. khoảng trống phía trước, khoảng trống bên và chiều rộng lối đi đều bằng 1 mét: cf = c s = c a = 1 m , và chiều dài tối đa của một khối giá đỡ liền kề là 6 mét.

Barcelona Supercomputing Center

Mặt bằng bố trí điển hình của phòng siêu máy tính

Cách bố trí các giá đỡ thông dụng

This article is from: