HANDBOOK-TÂN SINH VIÊN UEH

Page 1

`


`

Lời nói đầu Xin chào các UEHer! Lời đầu tiên, Nhóm Diễn đàn Sinh viên Kinh tế (FUEH) trực thuộc trường Đại học kinh tế TPHCM muốn gửi lời chào đến tân sinh viên UEH- K40. Nhằm giúp các sinh viên từ năm nhất đến năm cuối giải đáp các thắc mắc trong việc học tập cũng như những vấn đề trong đời sống như: chỗ ở, ăn uống, vui chơi giải trí; nhóm FUEH đã phát hành cuốn sách online mang tên “…For UEHer” . Những điều mà hầu như không được đề cập đến trong “Cẩm nang sinh viên”, những “bí kíp”, những kinh nghiệm thực tế mà Nhóm FUEH đã thu thập được từ nhiều thế hệ UEHer và trên các nguồn tin của trường. Hy vọng sẽ giúp các bạn tìm được những thông tin bổ ích từ cuốn sách này. Đặc biệt, FUEH muốn gửi cuốn sách này đến tân sinh viên K40 những sinh viên năm nhất còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường đại học. Đậu đại học, học đại học và tốt nghiệp đại học không chỉ là ước mơ của riêng ai, mà đằng sau ước mơ đó là niềm tự hào của ông bà, cha mẹ, thậm chí là cả dòng họ kỳ vọng vào con cháu mình. Đó chỉ là bước đầu trên con đường đi đến thành công của các bạn, nên đừng bao giờ nghĩ rằng mình sẽ dừng cố gắng tại đây nhé! Đại học không chỉ học từ thầy cô, bạn bè mà phải còn là quá trình tự học của bản thân. Môi trường này sẽ trau dồi, rèn luyện thêm cho bạn những kỹ năng “mềm” và “cứng”. Môi trường UEH lại càng là một môi trường năng động,


`

thích hợp cho các bạn trẻ rèn luyện để trở thành một người thành công trong tương lai. Cuốn sách này sẽ cung cấp thông tin cho các bạn 2 vấn đề chính trong sinh viên: 1. Đời sống: những vấn đề liên quan đến phòng trọ, ăn uống, giải trí, đi lại. 2. Học tập: liên quan đến chương trình học, đăng ký chuyên ngành, phương pháp học tập hiệu quả… Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sai sót, FUEH mong nhận được ý kiến đóng góp của tất cả các bạn đọc để hoàn thiện hơn cuốn sách này. Mọi ý kiên đóng góp xin gửi về địa chỉ: nhom.fueh@gmail.com.


`

Mục lục I.

ĐỜI SỐNG _____________________________________ 1. Vấn đề chỗ ở sinh viên ____________________________ 2. Vấn đề đi lại giữa các cơ sở của trường _______________ 3. Vấn đề ăn uống vui chơi giải trí cho SV _______________

1 1 4 8

II. HỌC TẬP _____________________________________ 11 1. Các chương trình học ____________________________ 11 2. Các vấn đề khi nhập học: Thi Anh văn xếp lớp – Sinh hoạt công dân _____________________________________________ 13 3. Chọn chuyên ngành______________________________ 18 4. Thời gian học – thi học kì – nghỉ ___________________ 23 5. Điểm số- Cách dạy của giảng viên __________________ 24 6. Phương pháp học tập_____________________________ 26 7. Đăng Kí Học Phần (Học kỳ chính, học kỳ phụ) ________ 30 8. Các Học Bổng __________________________________ 37 9. Điểm rèn luyện _________________________________ 39 10. Các Cuộc Thi Cộng Điểm Trung Bình _______________ 41 11. Chuyển điểm các học phần tiếng Anh đối với sinh viên đạt Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: ______________________________ 42 12. Cách học Tiếng anh _____________________________ 44 13. Việc học các môn thể dục, quốc phòng ______________ 54 15. Cuộc thi đề tài môn học xuất sắc UEH 500 và nghiên cứu khoa học: 68


`

16. Các cuộc thi học thuật khác: _______________________ 73 17. Nội dung bình chọn danh hiệu “ Sinh viên 5 tốt” (Mẫu khoa Ngân Hàng –FOB) ______________________________________ 79 18. Hướng dẫn về một vài giấy tờ- thủ tục hành chính thường gặp 84 19. Một vài lưu ý về việc tốt nghiệp ĐH và học văn bằng 2 _ 85 20. Một số yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với một số nghề nghiệp hiện nay _________________________________________ 86 III. Lời kết ________________________________________ 93


I. ĐỜI SỐNG 1. Vấn đề chỗ ở sinh viên Vấn đề tìm chỗ ở đối với các bạn sinh viên tỉnh ngoài mới bước chân vào thành phố trước giờ luôn là một vấn đề khó khăn, nhất là với những sinh viên năm nhất.Vì vậy, để giúp các bạn có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm một chỗ ở ưng ý, phù hợp với túi tiền cũng như các nhu cầu khác, chúng tôi đã liệt kê cụ thể những địa điểm mà bạn có thể tham khảo sau đây. a. Ở ký túc xá Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có hai Kí túc xá dành cho các bạn thuộc diện ưu tiên: - Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh - Ký túc xá 43 – 45 Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP. Hồ Chí Minh Nếu các bạn muốn đăng kí thì cần làm đơn nộp cho trường. Cụ thể việc này sẽ được thông báo cho các bạn trong giấy báo trúng tuyển đại học bao gồm cả thời gian nộp đơn và cách làm đơn. Việc ở trong KTX thì tất nhiên sẽ có nhiều lợi ích cho các bạn như về giá cả sẽ rẻ hơn, hiện giờ giá phòng ở ký túc xá là 185.000đ/1 người/1 Page | 1


tháng, điều kiện ở có thể tốt hơn, sinh hoạt vui, nhiều hoạt động, giúp các bạn có động lực học hơn (vì theo chúng tôi thấy thì các bạn ở trong KTX thì phần lớn là siêng học) và đặc biệt là các bạn có điều kiện học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các anh chị khóa trước; thông tin nắm bắt nhiều, nhanh hơn. Nhưng bên cạnh đó, cũng có nhiều điều bất tiện cho các bạn như không được nấu ăn, nhiều qui định ràng buộc (nhưng những điều này chắc cũng chỉ là muốn tốt cho các bạn thôi). b. Ở nhà trọ bên ngoài Các bạn cũng có thể thuê nhà trọ ở bên ngoài thì có thể sẽ thoải mái hơn về nhiều thứ. Theo kinh nghiệm của các anh chị đi trước, nếu muốn thuê phòng trọ trước hết các bạn nên tìm 3-4 bạn (đây là số người phù hợp để ở, không nên nhiều hơn bởi sẽ phát sinh nhiều vấn đề) học cùng trường ta thì tốt hơn để tìm một phòng trọ (nhà trọ). Thường thì nhà trọ giá có khoảng 700.000800.000 đồng/người kể cả điện nước là phù hợp với túi tiền và hoàn cảnh sinh viên nhất. Nếu bạn nào có điều kiện thì thuê chỗ ở tốt hơn đều có cả. Nên xác định tìm nhà trọ ở trung tâm các cơ sở thường đi lại (ví dụ: ở khu vực quận10, quận 3, quận Tân Bình, quận Phú Nhuận). Nhà ở tương đối an ninh, sạch sẽ một chút thì càng tốt. Cũng đừng quá ham rẻ mà thuê đại một chỗ không an toàn. Ở xung quanh các cơ sở (đặc biệt cơ sở B) có rất nhiều nhà trọ mà anh chị sinh viên Kinh Tế ở như ở trên đường 3/2, đường Page | 2


Hòa Hảo, đường Thành Thái, đường Nguyễn Chí Thanh, đường Vĩnh Viễn, đường Điện Biên Phủ, đường Huỳnh Văn Bánh, khu vực đường ray xe lửa quận Phú Nhuận (gần ga Hòa Hưng) , khu vực cổng trường Dân Chủ, dọc kênh Nhiêu Lộc, … Các bạn cần đến những khu vực này để tìm và xem trực tiếp nhà luôn. Hoặc các bạn tìm hiểu từ các anh chị khóa trước để rõ địa điểm cụ thể. Còn nếu khó khăn các bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của Hệ thống hỗ trợ nhà trọ của trường. Các bạn có thể vào link http://youth.ueh.edu.vn/nhatro.htm để tìm hiểu kĩ hơn. Hoặc vào link này http://forum.ueh.vn/ để tìm kiếm, trang sẽ cập nhập thông tin thường xuyên và giúp trả lời câu hỏi của bạn. Các bạn cũng có thể dùng facebook vào group của các anh chị khóa trước (K37, K38, K39) để hỏi trực tiếp hoặc xem thông tin nhà trọ cần tìm người ở. Vì các anh chị cũng thường xuyên post lên. Cùng là sinh viên một trường nên thường những thông tin này đáng tin cậy và rất phù hợp về giá cả, đi lại và điều kiện sinh hoạt cho sinh viên. Ở trọ bên ngoài thì bạn sẽ phải tự lo nhiều thứ hơn, ăn ở, đi lại, chi tiêu.v.v.. nhưng đồng thời các bạn cũng sẽ được tự do hơn về giờ giấc, không bị gò bó bởi nội quy, khuôn khổ, và việc va chạm với cuộc sống bên ngoài sẽ tạo cho bạn sự thích nghi cao hơn sau này. Nhưng lưu ý các bạn cần phải biết giữ mức độ hành vi bản thân để tránh việc bỏ bê học hành, bị sa ngã vào việc ăn chơi sa đọa, hay bị lôi kéo vào những điều xấu khác.

Page | 3


Chúng tôi mong những điều trên ít nhiều giúp đỡ được các bạn khi mới bước chân vào thành phố học tập. Sau một năm chắc các bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệm trong việc này hơn. 2. Vấn đề đi lại giữa các cơ sở của trường Nếu các bạn là SV từ các tỉnh, thành phố khác tới thì năm đầu tiên nên có bản đồ để tiện cho việc đi lại, hoặc có thể vào địa chỉ sau để tìm đường đi: http://maps.vietbando.com/maps/ Dựa vào các địa chỉ sau đây các bạn có thể dùng web trên để tìm đường đi cho mình nhưng yên tâm sau 1 năm các bạn sẽ rành đường cả thôi  Trường hiện có 7 cơ sở:  Cơ sở A: 59C Nguyễn Ðình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh  Cơ sở B: 279 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, TP. Hồ Chí Minh  Cơ sở C: 91 đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh  Cơ sở D: 196 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP. Hồ Chí Minh  Cơ sở E: 54 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh  Cơ sở H: 1A Hoàng Diệu, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh  Cơ sở 232/6 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh Page | 4


 Cơ sở 144 đường 42 Trương Đình Hội, phường 16, quận 8, TP. Hồ Chí Minh Trụ sở chính của trường đặt tại cơ sở A, các phòng ban, viện nghiên cứu của trường đều nằm ở đây. Cơ sở B là trụ sở chính của các khoa đào tạo gồm: Khoa Ngân hàng, Khoa Tài Chính doanh nghiệp, Khoa tài chính Nhà nước, Khoa Kế toán Kiểm toán, Khoa Luật Kinh tế, Khoa Lý luận Chính trị, Khoa Tin học Quản lý. Ngoài ra, các cơ sở C, D, E, H lần lượt là trụ sở chính của các khoa: Toán thống kê, Quản trị kinh doanh, Thương mại - Du lịch Marketing, Kinh tế phát triển. Thường thì việc đi lại giữa các cơ sở này đối với đi xe máy, xe đạp mất tầm khoảng từ 15–30 phút. Vì các cở sở trường nằm trên đường có nhiều xe (đặc biệt có nhiều tuyến xe bus đi qua) hoặc nằm trên đường nhỏ nên dễ bị tắt đường, lưu thông chậm chạp nên các bạn cần chủ động trừ hao những khoảng thời gian này. Mặt khác vì các cơ sở của trường chỗ để xe không lớn đủ để chứa hết xe cho lượng sinh viên trong trường nên rất nhiều sinh viên trường mình chọn phương tiện đi xe bus. Đối với các bạn là sinh viên năm nhất nên có thể chưa hiểu rõ, biết rõ các tuyến xe bus hoạt động trong thành phố vì vậy, trước hết các bạn cần tìm hiểu kĩ trước khi cần đi đến một nơi nào đó. Các bạn cần biết là mình nên chọn đi xe nào? Cần chuẩn bị những gì? Cần biết thời gian hoạt động của xe bus mình chọn? Các bạn có thể tham khảo trên trang web sau Page | 5


http://www.buyttphcm.com.vn/ để biết thông tin chung, xem lộ trình và hướng dẫn đi xe.  Sau đây là những tuyến xe bus có thể đi đến các cơ sở của trường mình: - Đến cơ sở A: có thể đi tuyến xe bus số 4, 10, 30, 31, 36, 93, 150, 152 - Đến cơ sở B: có thể đi tuyến xe bus số 7, 10, 45, 59, 96, 150 - Đến cơ sở C: có thể đi tuyến xe bus số 2, 7, 10, 54, 91 - Đến cơ sở D: có thể đi tuyến xe bus số 3, 31, 36 - Đến cơ sở E: có thể đi tuyến xe bus số 18 - Đến cơ sở H: có thể đi tuyến xe bus số 4, 7, 152 - Đến cơ sở Học thể dục: có thể đi tuyến 101, 39 ( Hướng dẫn cụ thể ở phần II, mục 13) Ở trên có một số tuyến xe bus không đi qua trước trường nhưng có trạm dừng gần trường và phải đi bộ một đoạn ngắn mới tới trường. Nhưng có thể dùng tham khảo để đi trong một số trường hợp cấp bách. Các bạn có thể hỏi thêm mấy anh chị khóa trên hoặc vào trang http://forum.ueh.edu.vn/ hỏi ý kiến sẽ nhận được sự trả lời nhiệt tình  Khi đi xe bus thì các bạn cần nắm một số lưu ý sau: - Tham khảo trên mạng (buyttphcm.com.vn) để biết thông tin chung, xem lộ trình và hướng dẫn đi xe. Nên có một tấm Bản đồ văn hoá – du lịch và các tuyến xe buýt để tham khảo Page | 6


- Chuẩn bị tiền lẻ và thẻ sinh viên trước khi đi xe bus. Hiện nay, đối với sinh viên, học sinh đi xe bus tốn 2000 đồng cho một lượt đi (kể cả tuyến đường dài hay ngắn). Lưu ý là cần phải chuẩn bị thẻ sinh viên trước, nếu không có thẻ sẽ phải trả tiền 5000 đồng cho tuyến đi ngắn và 6000 cho tuyến đi dài. - Dự kiến các phương án đón xe đi về: lựa chọn tuyến đường, số hiệu xe buýt, các điểm lên, xuống, chuyển xe (có nhiều trường hợp xe bus đi và về không trùng tuyến đường vì phải tránh đường một chiều nên dự kiến các phương án đón xe đi và về khác nhau) - Cất cẩn thận: ví tiền (nên đem ít tiền khi đi xe bus), giấy tờ, điện thoại di động, đồng hồ, trang sức (không mang theo nếu thực sự không cần thiết). - Hết sức nhanh nhẹn khi lên xuống xe, nếu chậm chân rất dễ bị kẹt cửa, nên vịn tay vào tay nắm cửa khi lên xuống. - Tuân thủ đúng các quy định khi đi xe buýt. - Vào buổi sáng, cố gắng thu xếp thời gian đi sớm (tránh vào giờ cao điểm 7h-8h) sẽ đỡ bị ùn tắc giao thông và trên xe cũng bớt đông hơn. Còn vào buổi chiều, rất khó lựa chọn, vì từ 16h30 đến 18h30 trên xe rất đông và thường xuyên tắc đường. - Nếu các bạn chưa thông thuộc đường cần mạnh dạn hỏi lái, phụ xe để được hướng dẫn và sẽ nhắc bạn khi tới trạm. Tránh trường hợp ngủ gật có thể bị kẻ gian lấy cắp đồ hoặc để lỡ trạm. Trên đây là những kinh nghiệm khi đi xe buýt, xin chia sẻ cùng các bạn, và quá trình đi xe buýt thường xuyên bạn sẽ còn có nhiều kinh nghiệm và cả những “tiểu xảo” khác cho bản thân. Page | 7


3. Vấn đề ăn uống vui chơi giải trí cho SV Sinh viên năm nhất vào TPHCM học đa phần ở các tỉnh khác đến, mỗi người mỗi vùng miền một khẩu vị khác nhau, nên có lẽ mới đầu bạn sẽ cảm thấy việc ăn uống ở đây không ngon miệng, không hợp khẩu vị lắm, nếu ngon thì giá cả sẽ có phần đắt đỏ hơn so với ở quê bạn, nhất là với túi tiền sinh viên thì càng khó sống. Đây cũng là lý do vì sao nhiều người thích thuê nhà trọ riêng để có thể tự đi chợ nấu ăn, vừa hợp khẩu vị của mình lại vừa tiết kiệm được chi tiêu nếu biết cách mua sắm hợp lý. Tuy nhiên, sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tìm được những quán cơm rẻ tiền và chất lượng, hay những quán nước, quán ăn vặt, nơi vui chơi giải trí để lâu lâu có thể tụ tập bạn bè tán dóc, xả stress. Cũng từng trải qua nên các “tiền bối” đi trước đã giúp các bạn bằng cách tổng hợp lại một vài địa điểm ăn uống và vui chơi chất lượng với giá phải chăng cho các bạn tham khảo thêm. a. Ăn no: - Cơm gà nướng Ngân Hà đối diện cơ sở B (218 Nguyễn Tri Phương) - Bún cá, bún riêu, bánh canh 15k cực ngon trên đường Thành Thái (chưa đến ngã tư giao Tô Hiến Thành nhé), quán vỉa hè nên chịu khó nhìn mới thấy. - Bún thịt nướng Hoàng Văn, đường Chấn Hưng ( Gần công viên Lê Thị Riêng): 23 nghìn/tô ăn vừa ngon vừa no. - Lẩu sinh viên: đường Tô Hiến Thành, đối diện cổng sau đại học Bách Khoa, 80k là đã có một cái lẩu ngon lành rồi nhé. Page | 8


- Lẩu 168 đường Bắc Hải: quán ruột của SV trường mình nè. - Các quán ăn trước cổng Lý Thường Kiệt trường Bách khoa: hủ tiếu, cháo lòng, bún riêu,… chỉ với 10k thôi nhé. Có các quán cơm sinh viên 16k cũng gần đó luôn. b. Ăn vặt, uống nước: ( Hơi nhiều nên chỉ liệt kê vài nơi thôi nhé!) - Cút chiên bơ trên đường Đồng Nai, gần ngã ba Đồng Nai giao Tô Hiến Thành - Các quán ốc, hải sản dưới chân cầu Nguyễn Tri Phương phía bên kia, 20k/dĩa đủ loại và ngon lắm nhé. - Chè Thái trên đường Nguyễn Tri Phương. Chè sinh viên và nhiều món ăn vặt khác trên đường Hòa Hảo. - Chè mâm Sư Vạn Hạnh: 032 Lô H chung cư Ngô Gia Tự, đường Sư Vạn Hạnh - Các món ăn vặt như bánh tráng trộn, bánh tráng trứng nướng, hột gà nướng…v.v ở công viên Lê Thị Riêng. - Hồ Con Rùa gần cơ sở A: đủ món ăn vặt cực ngon và rẻ, là địa điểm tụ tập của sinh viên trường mình. - Trà chanh chém gió ngã tư Tô Hiến Thành giao Thành Thái - Cà phê bệt ở công viên 30/4, bên cạnh nhà thờ Đức Bà - Các quán trà sữa gần cơ sở B: Hoa hướng dương, meito, Hoa tuyết… Đối diện cơ sở A: trà sữa tea one. Quán sinh tố trong hẻm đường Đào Duy Từ, cạnh cơ sở B bên cạnh meito cũng rẻ và ngon lắm nhé. Page | 9


c. Địa điểm vui chơi giải trí: - Karaoke: Mi mi (Nguyễn Tri Phương), Thy ca (Trần Thiện Chánh), Lam Trường (Sư Vạn Hạnh), trên đường Sư Vạn Hạnh có rất nhiều quán khác nữa. Ngoài ra có Sài Gòn Idol trên đường Tô Hiến Thành, Mi Mi Sài Gòn trên đường Thành Thái. Các quán này thường có giá sinh viên, chất lượng âm thanh tương đối. Nếu muốn tổ chức sinh nhật, ăn uống thì các bạn nhớ giấu kỹ đồ ăn nhé nếu không có thể sẽ không được mang vô. Hơn nữa, đây cũng được coi là chỗ ngủ hợp lý, giá cả phải chăng đối với tăng 2 đã say xỉn.… ^^ - Công viên Lê Thị Riêng, CV Thỏ trắng, CV Tao Đàn, CV 23/9, CV 30/4, Nhà thờ Đức Bà, Hồ Con Rùa, Bến Bạch Đằng, nắp hầm Thủ Thiêm…v.v. Đây là những địa điểm có thể tổ chức picnic, tụ tập bạn bè ăn uống vui chơi cực kỳ lý tưởng cho các bạn tham khảo. Nếu các bạn muốn có một bữa tiệc nướng BBQ, các bạn có thể tổ chức ở Khu Du lịch Văn Thánh trên đường Điện Biên Phủ quận Bình Thạnh, trên nóc hầm Thủ Thiêm (dọc 2 bên đường), công viên bên bờ sông gần Cầu Ánh Sao, Quận 7 (Không nhớ tên công viên). Không chỉ thế, nếu có một số bạn trong nhóm của các bạn biết một chút guitar, hát hò có thể cùng nhau tụ tập ca hát ở Hồ Con Rùa (hay gọi tắt là Hồ Rùa), công viên… Nếu có điều kiện hơn nữa có thể đến hát Aucostic tại một số quán trà chanh như: Phổ Cổ Hà Nội nằm trên đường Trần Văn Đang gần công viên Lê Thị Riêng (Thỏ Trắng)... Đây sẽ là một nới lý tưởng để hát chúc mừng sinh nhật nhau và lắng nghe những ca sĩ nghiệp dư hát nhé. Ngoài ra, Page | 10


Sài Gòn còn rất nhiều các địa điểm vui chơi thú vị khác đang chờ chính các bạn khám phá nữa đấy! Các bạn cũng có thể đóng góp cho FUEH những địa điểm thú vị khác nhé! Trên đây là tổng hợp một vài địa điểm mà sinh viên trường mình thường lui tới cho các bạn tham khảo, nếu muốn tìm hiểu thêm bạn có thể truy cập vào http://forum.ueh.edu.vn/ mục trò chuyện linh tinh để xem nhé. Hoặc có thể vào website: http://diadiemanuong.com/ để tham khảo những món ăn và điểm đến thú vị khác của Sài Gòn. Chúc các bạn có những giây phút thư giãn thật thoải mái và hãy chia sẻ nó cho bạn bè của bạn nữa nhé. II. HỌC TẬP 1. Các chương trình học Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM của chúng ta đào tạo 3 hệ ĐH: Chính quy, Vừa học vừa làm và sau ĐH. Riêng hệ ĐHCQ phân làm 4 chương trình: - ĐHCQ: học theo tín chỉ - ĐHCQ-Chất lượng cao - ĐHCQ-ISB: giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng anh theo chương trình phân môn của trường và vẫn phải học quân sự, xét điểm rèn luyện như bên hệ ĐHCQ-ĐHCQCLC. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại: http://isb.edu.vn/

Page | 11


- ISB-bus: dạy hoàn toàn bằng tiếng anh theo chương trình liên kết của Úc với thời gian đào tạo 3,5 năm và được chuyển tiếp sang Úc và một số nước vào năm thứ 2.  Giới thiệu về lớp chất lượng cao: - Năm 2013 chương trình chất lượng cao mở 6 chuyên ngành:  Quản trị kinh doanh tổng hợp  Kế toán  Tài chính doanh nghiệp  Ngân hàng  Kinh doanh quốc tế  Kiểm toán - Đến với lớp CLC các bạn sẽ được :  Học trong phòng máy lạnh.  Số lượng sinh viên ít khoảng 50SV/lớp.  Môi trường học thân thiện, lấy người học làm trọng tâm, còn khi học ở hệ ĐHCQ 1 lớp có tới 150 SV.  Học với đội ngũ giảng viên hàng đầu của ĐH Kinh tế TP.HCM.  Được phân sẵn môn học cùng với thời khóa biểu, tuy không linh động như bên ĐHCQ nhưng các bạn sẽ đỡ tốn thời gian đăng kí môn học hơn.  Các bạn chỉ được học cải thiện hay tăng cường khi có tối thiểu 20 sinh viên, tối đa 50 SV đăng kí cho một môn học. Các này hơi bất tiện bởi vì lớp CLC ít SV hơn, mà đa phần các bạn học cải thiện lại các môn gần như khác nhau nên khó có cơ hội mở lớp. Riêng lớp anh văn thì có thể, vì đa phần SV bị rớt môn này Page | 12


khá nhiều. Hầu như các bạn khó có cơ hội ra trường sớm hơn so với lớp ĐHCQ.  Các bạn sẽ được học thể dục vào học kì 3, và giáo dục quốc phòng vào học kì 4, khác so với bên hệ ĐHCQ.  Và điều cuối cùng, thì tiền nào của đó, các bạn sẽ phải đóng học phí 25 triệu/năm cao hơn so với hệ ĐHCQ. Có thể đóng làm 2 học kì hoặc đóng theo từng tháng. 2. Các vấn đề khi nhập học: Thi Anh văn xếp lớp – Sinh hoạt công dân a. Thi tiếng anh xếp lớp: Sau khi nhập học bạn sẽ có lịch thi xếp lớp. Theo kinh nghiệm, việc đạt điểm cao trong kỳ thi kiểm tra Anh đầu vào có những ảnh hưởng nhất định: Những ai làm đúng 30/50 câu trở lên có khả năng sẽ rơi vào các lớp từ khoảng 1-50. Các bạn dưới thì học từ 50-10x! Học ở các lớp đầu thì sẽ học quân sự đợt 1 có lợi thế hơn trong việc ôn thi cuối kỳ 2. Trong khi các lớp sau phải học quân sự đợt 2, học quân sự xong sẽ chỉ có 3-5 ngày ôn thi cuối học kỳ 2. Mà học quân sự thì hầu như chả ôn bài cuối kỳ được gì nhiều vì ham vui. Hơn thế học quân sự đợt 1 sẽ ít bị quản lý chặt chẽ, vì nếu như đợt 1 tốt đợt 2 sẽ nhẹ nhõm hơn, nhẹ nhàng hơn. Nhưng đối với những đợt 1 quậy phá, bị kỉ luật nhiều thì đợt 2 sẽ phải chịu khổ: quản thúc nhiều hơn, dễ bị đuổi khỏi khu quốc phòng không cho ở trọ…

Page | 13


Học ở các lớp có trình độ Anh văn tốt thì môi trường sẽ tốt hơn với những lớp kém hơn (vì thường thì nếu học với những bạn yếu tiếng anh như nhau sẽ khiến mình ít động lực phấn đấu hơn). Dựa vào bảng điểm của phòng QLDT thì môn Anh là môn có số lượng sinh viên rớt rất lớn. Đặc biệt các lớp càng về sau, có khi rớt gần như cả lớp. Ngay từ giờ khi đã có tính toán đến việc trúng tuyển vào trường thì các bạn nên xem qua lại các điểm ngữ pháp cơ bản đề dùng cho kỳ thi. Nói chung đề thi xếp lớp cũng chỉ là 1 bài test cơ bản thôi. Không quá khó nên các bạn đừng quá lo lắng. Mục đích cuối cùng của bài kiểm tra chính là phân loại trình độ anh văn của thí sinh để nhà trường có cách dạy cho phù hợp với từng trình độ, vì vậy trình độ bạn như thế nào hãy làm như thế đó, không nên hỏi bài bạn bè, việc học đúng lớp sẽ giúp cho bạn tư tin cải thiện trình độ anh văn của mình. Việc ôn lại kiến thức anh văn để chuẩn bị cho bài kiểm tra là hoàn toàn đúng nhưng không nên nhồi nhét đống ngữ pháp anh văn đắng ngắt vào thời gian này, chúng ta vừa trải qua 2 kì thi đầy áp lực, hãy để cho đâu óc được thư giản nhé các tân sinh viên! b. Tuần sinh hoạt công dân Sau khi nhập học, bạn sẽ được thông báo về thời gian đi sinh hoạt công dân. Bạn sẽ đi học tầm 1 tuần tại hội trường A116 và chú ý mỗi buổi học SHCD đều có phát phiếu báo danh, ai thiếu phiếu nào có thể sẽ không được thi để lấy điểm SHCD. Lúc đó bạn Page | 14


sẽ phải liên hệ phòng Quản lí đào tạo của trường để xin đăng ký buổi học khác (có rất nhiều ca), phải làm đơn nộp cho phòng QLDT rồi khi nào họ ký nhận cho buổi học khác mới đi học chứ đừng làm ngược quy trình, đi học xong rồi mới làm đơn lên ký, chú ý mấy thầy cô ở phòng QLĐT khá khó tính nên nhớ nhỏ nhẹ, lễ phép. Đừng coi thường các buổi SHCD vì nó sẽ tính vào phiếu đánh giá rèn luyện sinh viên của bạnvào cuối kỳ của mỗi học kỳ. Trong tuần học sinh hoạt công dân, các bạn k40 sẽ nhận được Password cá nhân của trang http://online.ueh.edu.vn/ nên vì thế càng không nên trốn học nhé. Lưu ý về khi làm bài kiểm tra sinh hoạt công dân: - Đề thường có từ 2-3 câu:  1 -2 câu chép lại trong sách.  1 câu suy luận sáng tạo. - Đề sinh hoạt công dân không có gì khó cả và được sử dụng tài liệu là cuốn cẩm nang sinh viên trường phát, được thảo luận nhưng phải trật tự. Nên đi đúng giờ, vì nếu đến muộn sẽ không chép kịp. Nên hỏi bạn bè cho chắc chắn, hỏi số trang để chép cho đúng. Nên canh giờ cẩn thận không kịp giờ. Nên cố gắng đậu vì rớt sẽ bị trừ 5đ rèn luyện. Mà 5đ này rất quan trọng đấy nhé!  Nếu thi sinh hoạt công dân rớt thì sao? Khi thi môn này mà rớt thì bạn sẽ được thì vào đợt khác, có thể là trong học kì sau (sẽ có 2 kì thi thường là học kì đầu và học

Page | 15


kì cuối năm học). Thời gian sẽ được công bố trên http://ctct.ueh.edu.vn/ nên những bạn nào rớt thì chú ý cập nhật. c. Lời khuyên cho K40 trong học kỳ đầu tiên Sau khi xếp lớp xong K40 sẽ nhập học chính thức. Nói chung là khoảng thời gian này cũng khá là dài, nên lúc đó hãy tranh thủ coi qua các môn đại cương học kỳ 1. Nếu như không có gì thay đổi thì các môn học kỳ 1 sẽ là: Đại số tuyến tính (DSTT) - 2 tín chỉ, Giải tích (GT) - 2 tín chỉ, Triết HP1 (THP1) - 2 tín chỉ, Pháp luật đại cương (PLDC) - 2 tín chỉ, Tin học đại cương (THDC) - 3 tín chỉ. Tất cả các môn đều học theo học chế Tín chỉ, tức là điểm tổng kết cuối kỳ môn đó nhỏ hơn 5 thì các bạn sẽ rớt và phải đi học lại môn đó chứ không được thi lại, lịch học lại sẽ được nhà trường tổ chức và công bố trên trang http://online.ueh.edu.vn. Tổng cộng học kỳ 1 có 11 tín chỉ. Về các môn học kỳ 1 các bạn cũng đừng quá lo lắng vì 3 môn THDC, DSTT, GT nói chung không quá khó. Duy chỉ có Triết thì “hên xui” tùy thầy, nếu thầy dễ thì điểm cao gặp thầy khó thì điểm thấp. Pháp luật đại cương cũng vậy. Các bạn nên mua các đề của các khóa trước để làm và tham khảo vì tiền lệ của trường mình đề các khóa sau thực chất chỉ là xào nấu lại đề các khóa trước (nhưng cũng tùy môn). Và dĩ nhiên, thầy cô trường chúng ta cũng đủ biết sinh viên trường mình sẽ nhận thấy qui luật này nên sẽ không cho đề khóa ngay trước đó bị lộ ra. Chính vì thế cũng không nên quá tin tưởng vào những đề thi ngoài tiệm photo và đừng quá bất ngờ khi đề năm nay không giống đề năm trước. Tuy nhiên, cũng nên Page | 16


làm đề để nhận dạng những bài tập sẽ có trong đề và nên học các bài tập dạng khác trong sách bài tập các môn. Các đề thi đó bạn có thể mua ở các tiệm photocopy trước các cơ sở A,B,C,D... cả các học kỳ sau cũng vậy, nếu muốn điểm cao ngoài việc tự học ra thì hãy liên tục update đề thi từ các tiệm photocopy và cố gắng làm lại hết. Đặc biệt là phải siêng năng, vì vào đại học giờ lên lớp ít lại, chủ yếu là tự học nên sẽ dễ sinh ra bệnh “lười”. Do đó càng phải thường xuyên tự thúc đấy bản thân, đây là học kỳ đầu tiên làm đòn bẩy cho các học kỳ sau và chuẩn bị cho việc xét chuyên ngành nên các bạn phải hết sức tập trung. Đừng để bản thân “nghỉ ngơi” quá nhiều sau kỳ thi đại học, vì sự học là mãi mãi và đã vào UEH rồi nhiều người sẽ chia sẻ với các bạn như là: trường mình học ít lắm, nghỉ nhiều lắm, chơi thoải mái. Điều đó không sai, thực tế nhìn vào đúng là trường mình học rất ít tiết trên lớp, và cũng có nhiều ngày nghỉ. Nhưng học ít không có nghĩa là kiến thức ít mà chúng ta phải tự học, và chính vì thế thời gian trường cho chúng ta tự học cũng nhiều hơn. Thông thường, chúng ta sẽ học một môn 1 buổi có thể là sáng hoặc chiều, mỗi buổi từ 4-5 tiết, và thời lượng 1 tiết là 50 phút. Buổi sáng bắt đầu lúc 7h10, ra chơi giữa buổi lúc 8h30-9h và khoảng 20 – 30p. Buổi chiều bắt đầu lúc 13h, ra chơi giữa buổi khoảng 14h30 – 15h00. Môi trường này sẽ hoàn toàn khác với môi trường phổ thông, chính vì thế có một số bạn năm nhất sẽ lơ là và mất cân bằng trong học kỳ đầu tiên, kéo theo điểm số thấp ảnh hưởng đến kết quả xét chuyên ngành. Đó là 1 Page | 17


số kinh nghiệm của khóa trước sau khi đã kết thúc năm 1, không có gì khó nếu các bạn biết cách quản lý bản thân và có mục tiêu về tương lai của mình. 3. Chọn chuyên ngành Các bạn k40 thân mến! Vẫn còn một cửa ải quan trọng kế tiếp khi bước chân vào cánh cổng UEH đó là sau 1.5 năm (3 học kì) học kiến thức đại cương, các bạn sẽ được xét vô chuyên ngành dựa vào điểm trung bình 3 học kỳ đầu. Công thức tính điểm trung bình tích lũy xét vào ngành, chuyên ngành: là điểm trung bình có hệ số (số tín chỉ của học phần) của tất cả điểm toàn bộ học phần mà sinh viên đã học theo chương trình đại cương của khóa xét vào ngành, chuyên ngành. ĐTBTL_XCN = ∑ Đi x ai / ∑ ai

Trong đó: Đi : điểm toàn bộ học phần của học phần thứ i (tính điểm lần đăng ký sau cùng). ai : số tín chỉ của học phần thứ i i = 1,2….n n :số học phần sinh viên đăng ký học theo chương trình đại cương khóa xét vào ngành, chuyên ngành. Vậy để chọn được chuyên ngành phù hợp các bạn phải có mục tiêu cụ thể, và vạch ra kế hoạch học tập để đạt được kết quả tối đa. Để làm được điều đó bạn sẽ phải cân bằng việc học các môn, Page | 18


thời gian phân bố hợp lý để học có hiệu quả. Có như vậy bạn sẽ không phải hối hận khi trải qua 3 học kỳ đầu, và sẽ dễ dàng lựa chọn hơn với điểm tích lũy cao.  Cần xác định rõ chuyên ngành bạn muốn học là gì? Quan trọng bạn phải xác định ngành nào phù hợp với khả năng của mình, cho mình cuộc sống ổn định và càng tốt hơn nếu bạn thích và đam mê nó, thiếu điều này khó mà làm nên được thành công. Đặc biệt không nên chạy theo ngành “hot”, ngành được nhiều người ưa chuộng trong khi bạn không biết gì về nó.  Chương trình giáo dục đại học hệ chính quy năm 2014 trở đi gồm 24 chuyên ngành thuộc 9 ngành như sau: 1. Ngành Kinh tế, gồm 6 chuyên ngành:  Kinh tế học  Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn  Kinh tế kế hoạch và đầu tư  Quản lý nguồn nhân lực  Thẩm định giá  Kinh tế Bất động sản 2. Ngành Quản trị kinh doanh, gồm 3 chuyên ngành:  Quản trị  Quản trị chất lượng  Du lịch 3. Ngành Kinh doanh quốc tế, gồm 2 chuyên ngành:  Ngoại thương Page | 19


Thương mại 4. Ngành Marketing 5. Ngành Tài chính - Ngân hàng, gồm 5 chuyên ngành:  Tài chính công  Tài chính  Bảo hiểm  Ngân hàng  Chứng khoán 6. Ngành Kế toán, gồm 3 chuyên ngành:  Kế toán doanh nghiệp  Kế toán công  Kiểm toán 7. Ngành Hệ thống thông tin quản lý, gồm 3 chuyên ngành:  Toán tài chính  Thống kê kinh doanh  Tin học quản lý 8. Ngành Kinh tế chính trị, gồm 1 chuyên ngành Kinh tế chính trị 9. Ngành Luật, gồm 1 chuyên ngành Luật kinh doanh. 

 Chỉ tiêu xét chuyên ngành k38

ST Tên ngành, T ngành 1

Kinh tế Chính trị

Page | 20

chuyên Chỉ tiêu 0

ST Tên ngành, chuyên Chỉ T ngành tiêu 14 Marketing

150


2

Kinh tế học

3

Kinh tế Kế hoạch và đầu 100 tư

16

Tài chính doanh 300 nghiệp

4

Kinh tế Lao động và Quản 50 lý nguồn nhân lực

17

Kinh doanh bảo 50 hiểm

5

Kinh tế nông nghiệp & 0 Phát triển nông thôn

28 Ngân hàng

300

6

Kinh tế thẩm định giá

100

19 Chứng khoán

80

7

Kinh tế bất động sản

50

20 Kế toán

550

8

Quản trị kinh doanh tổng 300 hợp

21 Kiểm toán

80

9

Quản trị chất lượng

80

22 Toán tài chính

50

160

23

10 Thương mại

50

Kinh doanh quốc tế (ĐTB 11 80 NN từ 6,00) 12

Ngoại thương (ĐTB NN từ 150 6,50)

13 Du lịch

15 Tài chính nhà nước 160

Thống doanh

50

24 Tin học quản lý

50

25 Luật kinh doanh

50

80

 Tổng hợp tình hình xét chuyên ngành K38 Page | 21

kinh


NGÀNH, STT NGÀNH

CHUYÊN

ĐIỀU KIỆN XÉT DTB_XCN DTB_XCN (NV1) (NV2) Xét hết Xét hết

1

Kinh tế học

2 3

Kinh tế kế hoạch và Xét hết đầu tư Kinh tế LĐ và QLNNL Xét hết

4 5

Kinh tế NN & PTNT Không mở Kinh tế thẩm định giá Xét hết

6 7 8

Kinh tế bất động sản Xét hết Quản trị Kinh doanh Dtb_xcn tổng hợp 6.51 Quản trị chất lượng Xét hết

9

Thương mại

10 11

Dtb_xcn 7.29 Kinh doanh quốc tế Xét hết (DTB-NN6.00) Ngoại thương (DTB- Dtb_xcn NN6.50) 7.59

Page | 22

Xét hết

DTB_XCN (NV3) Xét hết Dtb_xcn 6.25

Dtb_xcn 6.66 Dtb_xcn7.2 8 Xét hết Xét hết

Dtb_xcn6.3 8

Xét hết

Ghi chú Còn 36


12

Du Lịch

13

Marketing

Xét hết

Dtb_xcn 6.47

16

Dtb_xcn 7.13 Tài chính Nhà nước Xét hết Tài chính Doanh Xét hết nghiệp Kinh doanh bảo hiểm Xét hết

17 18 19

Ngân hang Chứng khoán Kế toán

20

Kiểm toán

21

Toán tài chính

22

Thống kê kinh doanh Xét hết

Xét hết

23

Tin học quản lý

Xét hết

Dtb_xcn 6.59

24 25

Kinh tế chính trị Luật kinh doanh

Không mở Xét hết

14 15

Xét hết Xét hết Dtb_xcn 6.05 Dtb_xcn 7.00 Xét hết

4. Thời gian học – thi học kì – nghỉ Page | 23

Xét hết

Xét hết

Xét hết

Xét hết

Xét hết Xét hết

Xét hết Xét hết

Xét hết

Xét hết Xét hết

Dtb_xcn 6.95

Còn 35

Còn 30 Còn 43


Tháť?i gian bắt Tháť?i gian thi Tháť?i gian nghᝉ Ä‘ầu háť?c Háť?c kĂŹ Ä‘ầu Ä?ầu thĂĄng 1 Giᝯa thĂĄng 5 – Cuáť‘i thĂĄng 5 – cuáť‘i thĂĄng 5 giᝯa thĂĄng 6 Háť?c kĂŹ giᝯa ThĂĄng 6 Giᝯa thĂĄng 7 Giᝯa thĂĄng 7 – (náşżu cĂł) cuáť‘i thĂĄng 7 Háť?c kĂŹ cuáť‘i - Năm 1: cuáť‘i - Năm 1,3,4: - Năm 1,3,4: thĂĄng 9 giᝯa cuáť‘i thĂĄng Nghᝉ táşżt (tĂšy - Năm 2,3,4: 12 năm) 31/7 - Năm 2: giᝯa - Năm 2: thĂĄng 10 – giᝯa + Giᝯa thĂĄng thĂĄng 11 (Háť?c 11 – Ä‘ầu xong mĂ´n nĂ o thĂĄng 1 thi mĂ´n nẼy) + Nghᝉ táşżt (tĂšy năm) 5. Ä?iáťƒm sáť‘- CĂĄch dấy cᝧa giảng viĂŞn a. CĂĄch tĂ­nh Ä‘iáťƒm: - CĂĄch tĂ­nh Ä‘iáťƒm trung bĂŹnh máť—i háť?c kĂŹ: Ä?TB 1 háť?c kĂŹ ∑Ä?đ?‘–áťƒđ?‘š đ?‘ĄáťŤđ?‘›đ?‘” đ?‘šĂ´đ?‘› â„Žáť?đ?‘? đ?‘Ľ đ?‘†áť‘ đ?‘ĄĂ­đ?‘› đ?‘?ℎᝉ đ?‘?ᝧđ?‘Ž đ?‘šĂ´đ?‘› â„Žáť?đ?‘? Ä‘Ăł = đ?‘‡áť•đ?‘›đ?‘” đ?‘ áť‘ đ?‘ĄĂ­đ?‘› đ?‘?ℎᝉ â„Žáť?đ?‘? đ?‘˜ĂŹ Ä‘Ăł

Page | 24


- Tỉ lệ điểm giữa kì và điểm cuối kì: + Thông thường điểm giữa kì chiếm 30% và điểm cuối kì chiếm 70% tổng điểm.Đối với các môn 3 tín chỉ. Và 50:50 đối với những môn 2 chỉ, và các môn như Triết 1, Triết 2, Đường lối… Ví dụ: Giữa kì 7 điểm, cuối kì 9 điểm => Điểm phẩy môn đó = 7x30% + 9x70% = 8,4 + Một số giảng viên bộ môn khác có thể tính điểm theo tỉ lệ: Giữa kì:Cuối kì = 40:60 hoặc 50:50 - Điểm cộng: Bên cạnh việc kiểm tra, bạn còn có thể kiếm thêm điểm cộng giữa kì hoặc cuối kì dưới nhiều hình thức như: Phát biểu xây dựng bài, làm bài tập nhanh trên lớp, tham gia các cuộc thi học thuật do trường hoặc các clb/đội/nhóm trong trường tổ chức, điểm danh đột xuất… - Các môn học không tính vào kết quả tích lũy của khóa học: + Thể dục + Giáo dục quốc phòng  Nguồn xem điểm - www. qldt.ueh.edu.vn/diemthi - www. online.ueh.edu.vn - Các trang web riêng của giảng viên, của khoa hoặc mail giảng đường. Page | 25


 Phúc khảo điểm - Thời gian nộp giấy đề nghị phúc khảo: trong vòng 15 ngày kể từ ngày trường công bố kết quả học tập, sv mang theo thẻ sv hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh đến để làm thủ tục phúc khảo - Thời gian công bố kết quả phúc khảo: trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận giấy đề nghị của sv - Địa điểm nộp giấy đề nghị:B107 b. Cách giảng dạy của giảng viên: Cách giảng dạy của giảng viên đại học không giống như các thầy cô dạy phổ thông.Thông thường, đối với các môn lý thuyết, giảng viên chỉ dạy những ý chính, các bạn tự tìm hiểu và làm việc nhóm là chủ yếu.Còn với những môn có bài tập tính toán, thầy cô có thể cho thêm các bài tập để bạn rèn luyện nhiều hơn.Việc làm bài tập thường là tự nguyện, thầy cô không kiểm tra. Giảng viên không cho ghi chép nhiều, sinh viên nghe giảng là chính. Thường thì giảng viên gửi slide bài giảng để sinh viên tiện theo dõi, hoặc sinh viên có thể download một số slide bài giảng trên www.forum.ueh.edu.vn . 6. Phương pháp học tập Học đại học cũng tương đối thoải mái, không quá áp lực như hồi phổ thông. Việc kiểm tra miệng, kiểm tra bài tập về nhà… hầu như không có, đa số sinh viên tự học là chính.Trước khi lên lớp, bạn nên đọc sơ qua về bài sắp học để nắm được nội dung Page | 26


chính.Ngoài ra, bạn có thể mua thêm tài liệu, các đề tham khảo ở ngoài về làm hoặc tìm kiếm tài liệu trên www.forum.ueh.edu.vn. Mách nhỏ: Đối với môn Toán cao cấp (gồm Giải tích và Đại sô tuyến tính), ngoài việc học trên lớp, bạn có thể học thêm ở trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn, đường Lê Văn Sỹ quận 3. Các thầy cô ở đây đều là giảng viên UEH, dạy cực kì tận tình, dễ hiểu. Thời gian học khoảng từ 14h30 đến 16h30 chủ nhật hằng tuần. Đặc biệt khóa học này hoàn toàn miễn phí. Thích nhé! Vào đầu năm học sẽ có người đến giới thiệu chi tiết hơn về khóa học này tại giảng đường của bạn. Đặc biệt, ở giảng đường đại học giảng viên sẽ thường yêu cầu bạn làm thuyết trình nhóm hoặc cá nhân, mindmap, tiểu luận,…  Thuyết trình: Là sinh viên, bạn cần rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, vì việc thuyết trình theo nhóm có thể xem là “chuyện cơm bữa”.Thuyết trình có thể thực hiện dưới nhiều hình thức: Powerpoint, làm clip, đóng kịch,…Để việc thuyết trình nhóm được tốt, cần chuẩn bị các công việc sau đây: - Chuẩn bị đầy đủ, kĩ lưỡng phần nội dung - Chuẩn bị powerpoint: Slide cần ngắn gọn, dễ hiểu, trình bày sinh động hấp dẫn, đặc biệt phải thu hút người nghe. - Phân công người thuyết trình, phản biện, kĩ thuật, MC…: Người thuyết trình cần nói lưu loát, không nên phụ thuộc quá

Page | 27


nhiều vào slide, tốt nhất là không cầm tài liệu, phối hợp ăn ý với người phụ trách kĩ thuật. - Có thể kết hợp kịch, nhạc, clip, trò chơi, quà tặng ...  Mindmap: Một số giáo viên sẽ có thêm yêu cầu làm việc nhóm thiết kế mindmap. Dưới đây là một bài dự thi mindmap

hoàn chỉnh.

 Tiểu luận: Các bạn hãy tìm hiểu những phương pháp làm tiểu luận trên diễn đàn http://forum.ueh.edu.vn hoặc các trang wed khác. Lưu ý một số điểm thường mắc phải và bị trừ điểm nặng như sau: Khi trình bày phải nêu rõ các đề mục, xu hướng chung – tiêu đề, phương pháp sử dụng, mục tiêu, thiếu sót, Page | 28


mục lục, trích dẫn tài liệu sử dụng, nếu có sử dụng tài liệu trên mạng thì phải ghi rõ nguồn,…

 Cách ôn thi: Đối với những môn đề mở: Trắc nghiệm: Chắc chắn sẽ không mở kịp thậm chí đề 60 câu thì chỉ xem được 10 câu là nhanh lắm rồi, nên phần trắc nghiệm phải học bài trước và khi thi đừng nên phụ thuộc tài liệu. Đề có nội dung đa dạng, phải hiểu được vấn đề mới có thể làm được và thường rất dài. Do đó, ngoài việc đọc sách kĩ, bạn cần biết cách đánh dấu trong sách phù hợp để có thể làm kịp bài thi. Tự luận: Nếu muốn điểm cao thì đòi hỏi bạn phải hiểu sâu vấn đề và quan trọng là… phụ thuộc vào khả năng xử lí vấn đề của bạn nữa nhé, thường thì nếu không đọc bài trước, các bạn sẽ không thể điểm cao được chỉ điểm sàn, thậm chí có thể sẽ thi dưới TB. Đối với học môn này, thầy cô sẽ giảng sâu về một vấn đề, hoặc là hỏi một câu hỏi nào đó, bạn nên note lại và ghi những ý thầy cô trình bày, sẽ có ích trong bài thi của bạn khi gặp phải những câu hỏi cần kiểm tra độ sâu của kiến thức. Đối với những môn đề đóng: Trắc nghiệm: Các môn thi trắc nghiệm đề đóng các năm thường tương tự nhau. Ngoài ra, Guidebook cũng chia sẻ một bí quyết của đa số các anh chị đạt điểm cao (lớn hơn 8.) thường do đọc sách (giáo trình, Bài tập) nhiều. Vì vậy, bạn nên kết hợp giữa việc ôn tập trong sách vở và làm các đề thi tham khảo (các đề này thường Page | 29


được bán ở ngoài hoặc được download miễn phí tại http://forum.ueh.edu.vn)  Tự luận: Dạng đề này thường gặp ở những môn tính toán nên bên cạnh việc hiểu nội dung bài học, bạn cần phải nắm vững cách trình bày bài rõ ràng, đầy đủ. Do đó, cần chú ý theo dõi cách trình bày của thầy cô trên lớp và luyện tập nhiều hơn ở nhà. 7. Đăng Kí Học Phần (Học kỳ chính, học kỳ phụ) Đăng ký học phần là điều bắt buộc khi học đại học theo học chế tín chỉ. Chương trình đào tạo ở Đại học Kinh tế TP.HCM trong 1 năm học được chia làm 3 học kỳ:Học kì đầu, học kì giữa, học kì cuối. Trong đó học kỳ đầu và học kỳ cuối là các học kỳ chính (có thể học cải thiện hoặc học lại), học kỳ giữa là học kỳ bạn dùng để đăng ký học cải thiện điểm ( nếu cảm thấy không hài lòng với điểm môn học mình đã học qua) , học lại (nếu bị rớt môn học đó, điểm trung bình môn đó dưới 5,0) và học vượt ( học trước môn mà sẽ học được trong các học kỳ tới). Tuy nhiên, muốn có lớp học để học, bạn nên làm khảo sát nhu cầu học trước đó để nhà trường xếp lớp đủ với số lượng muốn học tránh tình trạng thiếu lớp.Và những thông tin về việc làm khảo sát này được đăng tải trên www.online.ueh.vn Trước mỗi học kỳ, nhà trường sẽ mở một đợt đăng ký học phần trực tuyến trên trang www.online.ueh.vn để các bạn có thể Page | 30


chọn môn học, giờ học, giảng đường trong học kỳ tới cho phù hợp với quỹ thời gian của mình.Đây cũng là một điều thuận lợi khi học đại học so với các bậc học khác khi chính bạn có thể tự sắp xếp thời khóa biểu cho chính mình. Thường thì nhà trường sẽ xếp thời khóa biểu sẳn cho mỗi sinh viên (trừ học kỳ giữa – học kỳ mà bạn phải đăng ký mới có lớp để học cải thiện, học lại hoặc học vượt) khi đến thời hạn đăng ký học phần bạn có thể vào tài khoản cá nhân trên trang www.online.ueh.vn để thay đổi lịch theo bạn muốn, nếu không sẽ học theo lịch do nhà trường xếp sẳn.  Quy trình đăng ký học phần: Có 2 cách đăng kí học phần. - Trong quá trình học ở Đại học Kinh tế TP.HCM, nhà trường sẽ có thông báo thời gian đăng ký học phần cho học kỳ tiếp theo trên trang www.online.ueh.vn, do đó bạn nên thường xuyên truy cập và theo dõi các thông báo trên trang www.online.ueh.vn. - Trước hết các bạn nên biết theo chương trình đào tạo học kỳ tới các bạn cần phải học những môn gì, cần tích lũy bao nhiêu tín chỉ, để biết được những thông tin này, các bạn truy cập www.online.ueh.vn(không đăng nhập) chọn thẻ Ngành, chọn Khóa học và Ngành học (nếu bạn chưa vào chuyên ngành chỉ cần chọn Khóa học). Biết được những thông tin nằm giúp các bạn tránh trường hợp khi các bạn đăng ký hay đổi lịch học mà xảy ra

Page | 31


trường hợp thiếu môn, không đăng ký đủ số tín chỉ theo yêu cầu của trường cho học kỳ tới). - Khi đến đúng thời hạn đăng ký học phần theo lịch của trường, các bạn truy cập www.online.ueh.vn: Cách 1: đăng nhập bằng tài khoản của mình:

-

Chọn đăng ký học phần:

Cách 2: chọn mục đăng kí học phần ở góc phải. Đăng nhập và đăng kí học phần, cách này sẽ nhanh và hiệu quả hơn.

Page | 32


- Bạn sẽ thấy nhà trường đã xếp sẳn thời khóa biểu học kỳ tới cho mình,đăng ký, đổi thời gian, giảng đường theo các lớp nhà trường sẽ mở cho phù hợp với mình hoặc giữ nguyên học theo thời khóa biểu nhà trường đã xếp sẳn. - Cuối cùng bạn kiểm tra xem có đủ các môn cần học theo chương trình đào tạo không, có đủ số tín chỉ không và in phiếu đóng học phí, sau đó lên bất kỳ ngân hàng Phương Đông nào để đóng tiền. Chú ý:  Nếu đóng học phí quá hạn quy định: Làm đơn trình bày lý do rồi nhờ cố vấn học tập xác nhận (với nhớ cam kết không tái phạm ). Rồi lên quản lý đào tạo xin gặp cô Trinh hoặc đợi gặp thầy Can - trưởng phòng - cũng được rồi xin.  Rút bớt học phần đã đăng ký: Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 6 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần. Sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.  Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký: a. Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng đào tạo của trường. b. Được cố vấn học tập chấp thuận hoặc theo quy định của Hiệu trưởng. c. Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút

Page | 33


bớt, sau khi giảng viên phụ trách nhận giấy báo của phòng đào tạo. a. Học Cải Thiện Nếu bạn đã đậu qua một môn học (điểm trung bình môn đó >= 5,0) nhưng không hài lòng với số điểm mình đạt được thì bạn có thể đăng ký học lại môn đó để cải thiện điểm số. Chỉ đăng ký được trong học kỳ giữa hoặc học kỳ chính mà môn đó nhà trường mở lớp. Để biết được môn mình cần cải thiện có mở lớp trong học kỳ sắp tới hay không, các bạn truy cập http://qlgd.ueh.edu.vn/vào mục “Thời Khóa Biểu” xem thời khóa biểu dự kiến cho các khóa học kỳ tiếp theo. Các thức đăng ký giống nhưng đăng ký học phần nhưng vào mục “ Đăng Ký Học Cải Thiện” Chú ý: - Khi bạn đăng ký học cải thiện một môn, điểm số hiện tại của môn đó sẽ bị xóa và nhà trường sẽ lấy điểm môn học đó theo lần cải thiện gần nhất. - Cần chú lý đăng ký môn cải thiện không được trùng giờ với các môn học khác trong học kỳ mình đăng ký học. b. Học Lại Khi bạn không đạt một môn ( điểm trung bình môn học đó < 5,0) thì bạn bắt buộc đăng ký học lại để đảm bảo số tín chỉ cần tích lũy. Page | 34


Chú ý: Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu có số tín chỉ của các học phần phải học lại vượt quá 5% tổng số tín chỉ toàn khóa. c. Học Vượt - Học vượt là gì? Đơn giản là học trước những môn học có trong chương trình đào tạo mà trường cho phép đăng ký mà không có trong thời khóa biểu có sẵn do trường bắt buộc học trong học kỳ bạn học. - Học vượt được lợi gì? Sớm hoàn thành chương trình học, nhất là trong giai đoạn chuẩn bị xét chuyên ngành, học vượt trong học kỳ hè giúp rút ngắn thời gian học để vào học kỳ chính học nhẹ nhàng, có nhiều thời gian đầu tư cho các môn khác hơn. - Học vượt có hại gì?  Nếu học vượt trong học kỳ hè, thời gian để nắm bắt một môn học mới chỉ trong khoảng 1 tháng ngắn ngủicó thể khiến bạn theo không kịp dòng kiến thức dẫn đến điểm môn học đạt được không như mong đợi, và khi học vượt thì khả năng nhớ kiến thức môn đó của bạn sẽ rất ngắn.  Học phí cao : trong học kỳ hè học phí là 240.000 đồng/tín chỉ trong khi đó học kỳ thường là 160.000 đồng /tín chỉ (mức học phí này cho cả học cải thiện, học lại, học vượt và có thể thay đổi từng năm theo lộ trình tăng học phí của trường).

Page | 35


 Nếu học vượt một môn bạn sẽ không được xét nhận Học bổng khuyến khích học tập của trường xét theo học kỳ có môn đó. - Đăng ký học vượt thế nào? Đăng ký như đăng ký học phần nhưng điều kiện để được học vượt môn mình muốn thì phải đảm bảo tích lũy một lượng kiến thức về môn đó trước. Ví dụ: Để học vượt được môn Kinh tế Vĩ Mô thì bạn phải học Kinh Tế Vi Mô trước; để học vượt Anh Văn Học Phần 2 thì bạn phải học Anh Văn Học Phần 1 trước đã,… Những môn này gọi là “Môn học trước” bạn có thể truy cập www.online.ueh.vn (không đăng nhập) chọn thẻ Ngành, chọn Khóa học và Ngành học xem Chương trình đào tạo để biết được để được học một môn thì bạn phải học môn nào trước. Chú ý: - Để đảm bảo có đủ thời gian hoàn tất khối lượng học tập, một sinh viên không được đăng ký học quá 22 tín chỉ trong một học kỳ chính hoặc đăng ký tối thiểu 10 tín chỉ cho một học kỳ chính (không kể các chứng chỉ qui đổi hay các tín chỉ thuộc các học phần được tổ chức đặc biệt ví dụ: học phần giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất,…). - Trong học kỳ phụ, sinh viên đăng ký học phần theo khả năng của mình và điều kiện mở lớp của nhà trường nhưng tối đa không quá 10 tín chỉ. Riêng ở học kỳ chính được xếp cho làm luận văn tốt nghiệp sinh viên chỉ được đăng ký học thêm tối đa là 12 tín chỉ các môn khá.

Page | 36


8. Các Học Bổng Trong quá trình học tập ở trường Đại học Kinh tế TP.HCM các bạn sẽ có cơ hội nhận được rất nhiều học bổng từ trường, khoa, các nhà tài trợ. Học bổng gồm các loại: - Học bổng khuyến khích học tập . - Học bổng chính sách. - Học bổng tài trợ do các tổ chức và cá nhân trao theo những điều kiện và quy trình riêng.  Học bổng khuyến khích học tập của trường Sau mỗi học kỳ (trừ học kỳ hè), nhà trường sẽ căn cứ vào điểm trung bình môn học của mỗi khóa để đưa ra mức điểm chuẩn nhận học bổng của mỗi khóa.Học bổng khuyến khích học tập chỉ được cấp trong thời gian kế hoạch của khóa đào tạo – trong 08 học kỳ chính; Thời gian tạm dừng, kéo dài và thời gian học lấy bằng thứ hai không được xét cấp học bổng. Điều kiện cần để xét Học bổng khuyến khích học tập: sinh viên đăng ký theo học, dự thi và tích lũy được số tín chỉ lớn hơn hoặc bằng 15 tín chỉ trong một học kỳ theo kế hoạch trong chương trình đào tạo của khóa-ngành. Giá trị của học bổng khuyến khích học tập: Học bổng

Page | 37

Điều kiện

(%) giá trị học phí đã nộp trong học kỳ được học bổng.


ĐTB >=7. ĐRL 100% >=70 ĐTB >=8. ĐRL 120% Học bổng loại giỏi >=80 ĐTB >=9. ĐRL 150% Học bổng loại xuất sắc >=90 (học phí ở đây không tính học phí môn giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng). Học bổng loại khá

Ghi chú: Loại học bổng được căn cứ vào 2 yếu tố là điểm trung bình và điểm rèn luyện. Trường sẽ ưu tiên cấp học bổng cho loại xuất sắc và giỏi trước rồi mới đến khá. Lấy theo chỉ tiêu nhất định từ trên xuống. Các học bổng chính sách, học bổng của nhà tài trợ sẽ được nhà trường thông báo và phát đồng thường xuyên trên trang http://youth.ueh.edu.vn & http://forum.ueh.edu.vn. Do vậy các bạn cần chú ý thường xuyên truy cập và theo dõi như: Học bổng Vallet Quỹ học bổng phát triển Tiếng Anh tài năng Việt Học bổng LienVietPostBank Chương trình “Học bổng Dongbu Cultural Foundation Học bổng ACCA Các học bổng du học trên http://forum.ueh.edu.vn

Page | 38


9. Điểm rèn luyện Ở đại học, điểm Rèn luyện sinh viên giống như hạnh kiểm của bạn và do phòng công tác chính trị phụ trách, điểm rèn luyện trường mình không được tính trực tiếp bởi ban cán sự hay GV phụ trách như các trường khác mà được cập nhật online trên web của trường qua các hoạt động mà bạn tham gia để đảm bảo tính công bằng. Điểm rèn luyện sinh viên khác với điểm rèn luyện đoàn viên dùng để đánh giá xếp loại đoàn viên và do đoàn trường phụ trách. Khi bạn tham gia một sự kiện hay cuộc thi nào đó do các câu lạc bộ/đội/nhóm hoặc khoa /trường tổ chức sẽ được cập nhật điểm cho 2 loại này. Lưu ý: - Nếu bạn muốn được điểm rèn luyện cao, nhất là với những bạn muốn được học bổng loại khá trở lên (Điểm rèn luyện >=70đ) thì bạn nên tham gia vào ban cán sự lớp, bạn sẽ được cộng điểm 5đ mỗi học kỳ; đặc biệt bạn nên tích cực tham gia các cuộc thi, chương trình, hội thảo,… mà các CLB/Đội/Nhóm tổ chức, các chương trình này sẽ được thông báo thường xuyên tại sảnh gần căn tin ở cơ sở B hoặc bạn có thể cập nhật trên các website của trường hay trên các group CLB/Đội/Nhóm. Tuy nhiên sẽ có những cuộc thi bạn phải mua vé, và giá vé thường từ 5.000đ-15.000đ tùy chương trình. - Cuối kỳ bạn phải thực hiện “đánh giá rèn luyện sinh viên”. Các bước “đánh giá rèn luyện sinh viên” như sau: Page | 39


B1. Các bạn tự đánh giá rèn luyện trên trang http://ctct.ueh.edu.vn/ khi nhận được thông báo đánh giá rèn luyện, tránh để tình trạng đánh giá quá hạn. Nếu như nội dung nào tham gia nhưng chưa được cập nhật thì cứ ghi vào tờ giấy riêng và nộp khi đi sinh hoạt lớp, chỉ cần trình bày là được. B2. Giáo viên chủ nhiệm/ cố vấn học tập và ban cán sự lớp tổ chức phổ biến công tác đánh giá kết quả rèn luyện đến từng sinh viên trong lớp và cho sinh viên ký xác nhận đã nhận đầy đủ thông tin vào buổi sinh hoạt lớp cuối kỳ. - Sinh viên có kết quả rèn luyện cả năm (trung bình cộng của hai học kỳ chính) xếp loại Kém (<30 điểm) bị ngừng học 01 năm học; có kết quả rèn luyện Kém trong 02 năm học bị buộc thôi học. - Sinh viên vi phạm quy định đánh giá, đánh giá không nghiêm túc và không trung thực, không tham gia họp lớp hoặc vi phạm các quy định khác của trường sẽ bị trừ điểm rèn luyện và bị xử lý kỷ luật. - Khi quên không đánh giá điểm rèn luyện này thì sẽ được đánh giá bổ sung trong đợt sau. Nhưng vào thời gian nào thì tùy theo từng năm mà sẽ được công bố cụ thể. Nếu bạn muốn chắc chắn thì bạn lên phòng A014, phòng Quản Lý Đào Tạo và xin gặp thầy Tấn hỏi xem em cần đánh giá thế nào cho đúng, sau đó lên phòng B215 phòng Công Tác Chính Trị rồi hỏi thêm các thầy trong phòng đó về cách đánh giá luôn, các thầy sẽ chỉ bạn rất rõ, đừng lo (đừng gặp các cô nhé, các cô khó tính lắm).

Page | 40


10.

Các Cuộc Thi Cộng Điểm Trung Bình

Ở trường Đại học Kinh tế TP.HCM khi tham gia một cuộc thi, ngoài việc được hiểu biết thêm kiến thức, trao dồi kỹ năng của mình, được cộng điểm rèn luyện bạn còn được cộng điểm giữa kỳ, điểm cuối kỳ môn học liên quan hay điểm trung bình toàn khóa nếu được giải. Các cuộc thi dưới đây là tiêu biểu của trường, được tổ chức thường niên và thương hút lượng đông đảo sinh viên tham gia và bạn sẽ được cộng điểm nếu được giải: Cuộc thi "Nấc thang tin học – Khoa Tin học quản lý Cuộc thi "Hành trình theo chân Bác – Khoa Lý luận chính trị Đề tài Nghiên cứu khoa học Nhà Kinh Tế Trẻ UEH Đề tài môn học xuất sắc UEH500 Hội thi Olympic các môn khoa học Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh Các cuộc thi sẽ được nhà trường thông báo và phát đồng thường xuyên trên trang http://youth.ueh.edu.vn & http://forum.ueh.edu.vn

Page | 41


11. Chuyển điểm các học phần tiếng Anh đối với sinh viên đạt Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế: Học TOEIC phầ n

TOEF TOEF TOEF IELT Miễ L L CBT L iBT S n paper

HP1 27 5 30 0 32 5 35 0 37 5 HP2 32 5 35 0 37 5

299

392

80

25

2.5

324

400

90

29

2.75

349

407

100

33

3.0

374

420

110

36

3.25

399

433

120

40

3.5

349

407

100

33

3.0

374

420

110

36

3.25

399

433

120

40

3.5

Page | 42

Điể m quy đổi HP 1 5 6 HP 1 7 &2 8 9 HP 1&2

5 6

HP 1, 7 2&3


40 0 42 5 HP3 37 5 40 0 42 5 45 0 47 5 HP4 42 5 45 0 47 5 50 0 52 5 Page | 43

424

440

130

44

3.75

8

449

443

140

48

4.0

9

399

433

120

40

3.5

424

440

130

44

3.75

HP 1, 5 2&3 6

449

443

140

48

4.0

474

450

150

52

4.25

499

472

160

56

4.5

9

449

443

140

48

4.0

474

450

150

52

4.25

HP 1, 5 2, 3&4 6

499

472

160

56

4.5

7

524

484

170

60

4.75

8

>=5.0

9

>=55 >=496 >=180 >=64 0

HP 1, 7 2, 3&4 8


Nếu hình thức đào tạo ở phổ thông là hình thức đào tạo niên chế, thì khi đã bước vào cánh cổng đại học, cao đẳng các bạn sẽ được tiếp xúc với một hình thức đào tạo mới, đó là hình thức đào tạo tín chỉ.  Tại sao khi đăng kí học phần muốn bỏ môn anh văn nhưng không có nút "XÓA" ( đã đổi điểm)? - Cách 1: Trường hợp này bạn hãy lên phòng quản lý đào tạo, liên hệ giảng viên trực sẽ xóa giúp bạn. - Cách 2: Khi đến ngân hàng nộp tiền bạn hãy mang theo giấy chứng nhận đổi điểm, nhân viên ngân hàng sẽ hướng dẫn bạn bỏ phần anh Văn. 12.

Cách học Tiếng anh

Khi đã là một sinh viên nói chung và một UEHer nói riêng, tiếng Anh trở thành một yêu cầu bắt buộc cho việc ra trường và xin việc làm sau này. Nhưng làm thế nào để học tiếng Anh hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra là một câu hỏi mà nhiều bạn băn khoăn. Sau đây bọn mình xin đưa ra một số gợi ý giúp các bạn trả lời câu hỏi này. a. Các địa điểm học tiếng Anh: Đối với các bạn chưa tìm ra được phương pháp học tiếng Anh của riêng mình hay đơn giản là không thể tự học được thì việc chọn một trung tâm tiếng Anh để theo học là một giải pháp tốt. Thế nhưng để chọn được một trung tâm phù hợp với bạn là một Page | 44


điều không dễ, nhất là trong vô vàn các trung tâm Anh ngữ ở TP.HCM. Sau đây là một số gợi ý của bọn mình:

Đặc điểm

Đội ngũ Trung tâm giáo viên Bản ILAwww.il Cao avietnam.c 1 khóa IELTS, ngữ: TOEFL(60h): UK, om. 10.020.000VND Austra lia, …

British council www.britis hcouncil.or g.vn

Page | 45

Học phí

Khá cao Bản 1 khóa IELTS (8 ngữ weeks-32h): 8.800.000VND

Cơ sở Nhận xét vật chất Tốt, hiện đại.

Là trung tâm uy tín, được đánh giá cao, nhưng chỉ phù hợp với những bạn có khả năng tài chính, thích hợp cho luyện IELTS và TOEFL Tốt, là Một trong những địa trung tâm tốt nhất, điểm cho bạn nào muốn tổ thi IELTS chức thi IELT S


Khá cao Apollo 1 www.apoll TOEIC500+: khóa o.edu.vn (8weeks):6.831.00 0VND IELTS : 1khóa (10weeks): 8.910.000VND Khá cao, nhưng VUS www.vus.e cũng chấp nhận được du.vn TOEIC 500:4.500.000/khó a/60h TOEFL iBT 50: 9.500.000/khóa/12 0h IELTS 5.0: 9.500.000/khóa/12 0h Vừa phải AMA www.ama. Luyện thi TOEIC đảm bảo 550+: edu.vn cấp (Thường có 3.800.000/1 độ/4tháng, thời khuyến mãi 47% gian học linh động vào tháng 7 Page | 46

Bản ngữ

Tốt, hiện đại

Uy tín, được đánh giá cao.

Giáo viên Việt Nam và giáo viên bản ngữ

Tốt, hiện đại, nhiều trụ sở.

Tốt, là sự lựa chọn của nhiều sinh viên, nhưng để theo lâu dài thì cần có khả năng tài chính.

Việt và Tốt Bản ngữ

Được đánh giá cao các khoá học đảm bảo hơn Đòi hỏi nhu cầu tự học cao, vì người hướng dẫn không giảng bài mà chỉ


cho tất cả Luyện thi IELTS, các khoá TOFLE đảm bảo: học phí cao nhất là học) khoảng 33,5tr/300400h, thời gian linh hoạt.

giao tài liệu và bài tập, học viên tự học (nghe, nói, viết). Hiệu quả tăng nhanh cho những ai có quyết tâm. Ngoài ra lớp Toeic còn có phần speaking, phù hợp cho người mới học. Việt và Bình Nhiều sinh viên bản thườn theo học. ngữ g

Vừa phải TOEIC: 3.850.000/60 tiết IELTS: 5.800.000/90 tiết TOFLE: 5.400.000/90 tiết Việt Đại học sư Vừa phải TOEIC 450: phạm www.dhspt 3.040.000/144 tiết 5.0: tnn1.edu.v IELTS 3.420.000/144 tiết n TOEFL iBT 60: 3.420.000/144 tiết SEMEO SEAMEO www.vnsea meo.org

Page | 47

Bình Học phí vừa phải, thườn phù hợp SV, tuy g nhiên cách giảng dạy vẫn không mới, phù hợp luyện TOEIC, kĩ năng viết tiếng anh


Việt Ngoại ngữ Thấp Thanh niên TOEIC 500: 460610.000/ tháng www.ngoaingutha nhnien.edu.vn Và còn nhiều những trung tâm nữa: RES, Việt Úc, Equest, ĐHKTTP HCM…

Bình Học phí phù hợp thườn với các bạn không g có khả năng tài chính, cho các bạn muốn bắt đầu học.

Ngoài việc chọn các trung tâm lớn để theo học, bạn có thể chọn các lớp học do chính các giáo viên từng giảng dạy tại các trung tâm lớn mở, các lớp học này chất lượng không kém gì, học phí thấp, có thể gần gũi, giao lưu với giáo viên nhiều hơn. Bọn mình cũng giới thiệu một số lớp học như vậy: 1. Toeic cô Trinh: cô chỉ dạy toeic, 1 khóa khoảng 4 tháng rưỡi, học phí 400.000/tháng, 3 buổi/tuần. Theo học rất đông sinh viên của trường mình. Nếu chăm chỉ học theo hướng dẫn của cô thì bạn sẽ nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt. Địa chỉ: 156/7B Tô Hiến Thành, Phường 15 , Quận 10, Tp.HCM. Facebook: Toeic Cô Trinh. Page | 48


2. REAL ENGLISH của cô Khả Tú, được nhiều bạn trong trường theo học. Có sự phối hợp giảng dạy của giáo viên bản ngữ, thời gian học linh hoạt. Địa chỉ: 386/69a lê văn sỹ, p14,q3  Anh văn giao tiếp: 1.500.000/3tháng(5 buổi/ tuần)  TOEIC: 3.000.000/3 tháng(5 buổi/tuần)  IELTS: 2.000.000/1 tháng(5 buổi/tuần) 3. Lớp học thầy Đỗ Anh Tùng, luyện thi IELTS, học phí 800.000/tháng. Địa chỉ: 6/27C đường 52 cư xá Lữ Gia quận 11. Thầy dạy cách thuyết trình, phát âm chuẩn.  Lời khuyên về lựa chọn chỗ học: Các bạn đã nỗ lực 12 năm vất vả để phấn đấu vào trường đại học kinh tế thì mình tin các bạn luôn có thể vượt qua Tiếng Anh. Vấn đề là các bạn sẵn sàng hay chưa. - Về thời gian: Nếu các bạn đã có quyết tâm thì các bạn sẽ luôn có đủ thời gian và biết cách sắp xếp hợp lý. - Về học phí: Các bạn hãy tính chính xác mục tiêu, thời gian mình cần kết thúc và rồi hãy đăng kí học khoá nào tính trên mục tiêu đó nhé. Mọi người thường nói “tiền nào của đó”, nhưng cũng chưa hẳn đúng hoàn toàn... Đó chỉ là các bạn tiếp cận phiến diện vào những gì các trung tâm cung cấp mà quên đi phía nhu cầu từ chính mình. Còn nhiều trung tâm anh văn nhỏ, học phí khá rẻ, khuyến mãi ngập tràn,giới thiệu có giáo viên nước ngoài nhưng thực ra là Tây balô,… bạn cũng nên cẩn thận tìm hiểu, qua những người đã Page | 49


từng học nhé. Bọn mình không thể đánh giá hết tất cả các trung tâm ở thành phố được cho các bạn . Cuối cùng, học tại một trung tâm không có nghĩa là bạn sẽ giỏi tiếng Anh ngay lập tức, nó chỉ giúp bạn có một định hướng, một phương pháp để học thôi.Tất cả đều phụ thuộc vào việc tự học, tự trau dồi kiến thức của bạn. Xin nhắc lại là Tự học là chính nhé!!! b. Những địa điểm thi các văn bằng: Địa điểm thi TOEIC (cỡ 35 USD): - IIG: số 538, Cách Mạng Tháng 8, phường 11, quận 3 - Trung tâm ngoại ngữ ĐH Bách khoa: Tòa nhà C6, trung tâm Ngoại ngữ ĐH Bách khoa: 268 Lý Thường Kiệt, Q.10 - Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ (VUS): 72, Võ Thị Sáu, Q.3 - Trung tâm Đào tạo Việt Mỹ (VATC): 21 Lê Quí Đôn, Q.3 - Trung tâm Ngoại ngữ ĐH Sư phạm: 280 An Dương vương, Q.5 - Trung tâm Anh ngữ giao tiếp quốc tế Leecam: 104 Cao Thắng, phưỡng, Q.3 - Trường ĐH Ngân Hàng: 36 Tôn Thất Đạm, Q.1 - Trung tâm ngoại ngữ Kinh tế-Thương mại thuộc trường ĐH Kinh tế : 59C Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 - Địa điểm thi IELTS: - IDP: 33 Mạc Đĩnh Chi, Q.1 hoặc 223 Hùng Vương, Q.5 - British council: 25 Lê Duẩn, Q.1

Page | 50


c. Kinh nghiệm học tiếng anh: Mỗi người có một phương pháp học tiếng Anh riêng của mình, và chỉ có chính bạn mới biết được phương pháp nào phù hợp và có hiệu quả nhất đối với mình. Bọn mình cũng xin đưa ra một số cách để học tốt tiếng Anh để các bạn tham khảo: - Sách: Chọn một cuốn sách phù hợp với trình độ của bạn, đừng cố gắng mua những quyển sách ở trình độ cao vì sẽ dễ gây ngợp, nản lòng. Và chỉ nên theo 1 quyển sách đó cho đến cùng tránh tình trạng mua nhiều sách rồi chỉ học mỗi thứ 1 ít. Bạn nên mua sách của những nhà xuất bản uy tính như Barrons, Longman,… Xem việc học tiếng Anh như một thói quen hằng ngày bằng những việc làm đơn giản mà vô cùng hiệu quả như:  Nghe nhạc US-UK, học thuộc lời bài hát (lyrics) cũng là một cách hay khiến bạn biết được nhiều từ mới và nhớ lâu.  Xem phim không có phụ đề hoặc phụ đề tiếng Anh: đây là một cách một cách không bao giờ nhàm chán, thoạt đầu có vẻ khó khăn do tốc độ nói và quá nhiều từ mới, nhưng bạn sẽ học được rất nhiều và đặc biệt là rèn cho bạn một độ nhạy nhất định đối với tiếng Anh khi thi.  Xem các kênh truyền hình nước ngoài, đặc biệt là CNN, BBC, Discovery, National Geography, Animal planet,… Là những bài kiểm tra vốn tiếng Anh của bạn, bạn sẽ gặp lại những gì mình đã học, nhớ chúng lâu hơn, có thêm nhiều kiến thức hơn, giúp ích rất nhiều cho các bài thi. Page | 51


 Đọc báo bằng tiếng Anh: có thể đọc báo giấy hoặc báo điện tử - Viết: đây là một phần khó nhằn trong các kì thi tiếng Anh, đơn giản là vì bạn không có thói quen viết tiếng Anh. Hãy tập cho mình một thói quen, 1 sở thích viết tiếng Anh, bạn luôn có những công cụ hỗ trợ nên đừng ngại việc này nhé. Như google translate chẳng hạn. Viết nhật kí hàng ngày bằng tiếng Anh là một ý tưởng không tồi phải không? Vâng, vì bạn sẽ không lo người khác chê cười, hãy viết những gì bạn nghĩ, có lẽ sẽ sai ít nhiều nhưng nó giúp bạn tự tin hơn, từ đó sẽ nâng dần khả năng viết lách của bạn. Nhắn tin bằng tiếng Anh: rủ một vài người bạn cùng gia nhập hội những người thích nhắn tin bằng tiếng anh ngay thôi nào. Cách này không nhàm chán như tự viết tự đọc nhỉ? Bạn sẽ có mục tiêu để viết và sẽ thích học tiếng Anh hơn. - Đọc: Việc đọc tiếng Anh hằng ngày sẽ giúp bạn làm quen với cách viết của người bản xứ, cách diễn đạt suy nghĩ của họ.  Đọc truyện, truyện tranh, tiểu thuyết tiếng Anh hoặc song ngữ: có vẻ khó nhằn lúc đầu, nhưng khi đã quen với lối văn thì sẽ thấy dễ dàng.  Đọc giáo trình các môn học của các giáo sư đại học nước ngoài, các paper nghiên cứu khoa học,… giúp ích rất nhiều cho việc học trong trường đó.  Dùng từ điển Anh-Anh thay vì Anh-Việt như Oxford, nhiều bạn tưởng việc này là không thể nhưng hiệu quả không ngờ đó Page | 52


nhé. Ở từ điển Anh-Anh, cách giải thích giúp bạn có liên tưởng thực tế hơn, biết được những từ đồng nghĩa – điều rất cần thiết trong các bài thi nghe, đọc. - Nói: Vâng, đây là phần mà đa số các bạn sợ. Các bạn không nói được vì không nhớ được từ muốn nói hoặc sợ sai. Muốn cải thiện được điều này là hãy học từ thường xuyên hơn và sử dụng nó nhiều hơn để nhanh nhạy, nói càng nhiều càng tốt. Học thuộc các đoạn văn sẵn và nói hằng ngày cũng giúp các bạn phản ứng tốt hơn và dễ dàng cho người mới bắt đầu. Nếu bạn theo học tại một trung tâm tiếng Anh thì hãy tận dụng tối đa cơ hội để nói chuyện với giáo viên. Bắt đầu có thể chỉ là chào hỏi, sau đó nâng dần lên bằng cách bàn về các tin tức, hiện tượng trong cuộc sống. Cố gắng phát biểu càng nhiều càng tốt, đừng ngại sai nhé. Tìm một số mối quan hệ với người nước ngoài hay chỉ đơn giản là làm quen với người nước ngoài khi bạn có cơ hội. Việc này tưởng chừng như khó nhưng thật ra là do bạn chưa dám làm, vì TP.HCM là nơi tuyệt vời để bạn thực hành tiếng Anh, người nước ngoài nhất là khách du lịch, họ rất thích trò chuyện, làm quen với bạn mới. Hãy thử đi nhé! Tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh trong trường như Bell club, Apple club,..rất nhiều hoạt động giúp bạn làm quen, dạn hơn, rèn luyện khả năng nói của mình. - Nghe: Nhiều bạn có khúc mắc là mình không thể nghe tiếng Anh nhanh như vậy,… Thực ra có thể giải thích dễ dàng bằng câu hỏi là Page | 53


bạn đã nghe tiếng Anh bao nhiêu. Nếu bạn không thể thích tiếng Anh, thì cũng đừng ghét nó, hãy cho tiếng Anh trở thành một một thói quen, nghe tiếng Anh mọi lúc mọi nơi mà đôi khi không cần phải hiểu nghĩa nó, thì dần dần trình độ của bạn sẽ được nâng lên, nghe được từ một vài từ thành cả đoạn hội thoại đó, bạn sẽ cảm thấy tốc độ của chúng chậm dần so với lần đầu nghe. Hằng ngày 20-30 phút là được rồi nhé. Một lần nữa, hãy nghe nhạc, xem phim, xem TV, tất cả bằng tiếng Anh, chuyển dần từ xem sub Vietnamese sang sub English hoặc no sub nhé! Rèn luyện nghe đĩa, làm các bài test TOEIC hàng tuần để kiểm tra sự tiến bộ của mình. 13.

Việc học các môn thể dục, quốc phòng a. Việc học môn giáo dục thể chất

Trong giai đoạn đại cương (học kì 1, 2, 3) các bạn cũng phải tích lũy 6 tín chỉ cho môn này.Mỗi học kì học hai tin chỉ. Ở kì đầu các bạn đều học chung một nội dung là điền kinh. Bắt đầu học kì thứ hai thì các bạn sẽ được tự chọn một trong ba nội dung: võ, bóng chuyền, bóng bàn. Các môn này nếu yêu thích học sẽ không khó. Ở môn bóng chuyền thì lúc đầu học sẽ không tốn gì, bởi đồ dùng dụng cụ đã có đầy đủ. Môn võ sẽ phải mua bộ đồ võ, môn bóng bàn thì phải mua vợt và bóng.Học các môn này thầy cô rất tâm lí nên các bạn sẽ thoải mái, nhẹ nhàng. Môn này rất dễ qua nếu các bạn đi học thường xuyên và nghiêm túc thôi.Còn các bạn Page | 54


muốn tham gia các câu lạc bộ thể thao thì lúc này các bạn hỏi giáo viên bộ môn là cụ thể và chính xác nhất. Lưu ý là điểm thể dục không được tính vào điểm trung bình của học kỳ. Địa điểm học: Cơ sở 144 đường 42 Trương Đình Hội, phường 16, quận 8, TP. Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở mới nhất của trường mình, tương đối xa các cơ sở khác. Việc đi lại cũng sẽ có đôi chút khó khăn cho những bạn không có xe máy và lần đầu lên thành phố, sau đây là gợi ý những tuyến xe buýt có thể đi đến đó: - Cách 1: Từ cơ sở B thì bạn có thể đi tuyến số 7( Bến xe Chợ Lớn – Gò Vấp) hoặc tuyến số 150 (bến xe Tân Vạn-Bến xe Chợ Lớn) đến Bến xe Chợ Lớn. Sau khi tới Chợ Lớn đi tiếp tuyến 101: Bến xe Chợ Lớn - Bến Phú Định. Đến Ngã ba đường An Dương Vương và đường 41 thì xuống xe . Đi bộ vào đường 41 một đoạn, bạn sẽ thấy bảng chỉ dẫn của trường mình. - Cách 2: Mã số tuyến 39 (KTX 135 Trần Hưng Đạo) Tên tuyến : Bến Thành - Võ Văn Kiệt - Bến xe Miền Tây (Đến Ngã tư Đường An Dương Vương và đại lộ Đông Tây thì xuống xe). * Nếu đi xe máy: Từ cơ sở B ra Đại lộ Đông Tây rẽ phải (đi hướng từ Quận 1 về Bình Chánh), rẽ trái ở đường An Dương Vương, rẽ trái là Đường 41, chạy thẳng vào bạn sẽ thấy bảng hướng dẫn của trường mình. b. Về nội dung học môn giáo dục quốc phòng Ở trường ta, học quân sự sẽ được chia làm hai đợt (mỗi đợt một tháng) vào tháng 3 và tháng 4. Page | 55


- Địa điểm học: Trung tâm Giáo dục Quốc phòng ĐHQG TP.HCM toạ lạc tại Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. HCM. Điện thoại 8 973 356 - 8 978 217. - Thời gian học: từ sáng thứ 2 tới chiều thứ 6. Sáng: 7h - 10h45. Chiều: 1h - 4h. Giờ tập trung đi học là 6h45.Bạn sẽ tới giảng đường lúc 7h và 7h25 bắt đầu học. 25 phút đầu giờ sẽ dành cho việc sinh hoạt giảng đường, thông báo các tin tức.... Nhưng sẽ có 2-3 tuần thì vào ngày thứ 7 sẽ dành cho thi kết thúc học phần - Thời gian ngủ nghỉ: sáng 5h30 bạn phải thức dậy. Tầm 10 phút sau đó bạn sẽ ra tập thể dục buổi sáng. Sau đó sẽ vào chuẩn bị đi học, có thể mua đồ ăn sáng ở căn teen. Tối 9h30 bạn phải ngừng mọi hoạt động vui chơi và 10h phải tắt đèn đi ngủ. - Chuẩn bị: dầu gió, soffel chống muỗi, bàn chải, kem đánh răng, li nước, giày bata, xà bông giặt đồ, xà bông tắm. Ngoài ra có thể mang các nhạc cụ như guitar, acmonica để giải trí.Về thể thao, có thể mang bóng chuyền, bóng đá, cầu lông. Khu quân sự sẽ có sân cho các bạn thư giãn vào buổi chiều, tối. Điện, nước sẽ không thiếu, nhà vệ sinh tương đối sạch, thoáng. Các nhóm ở chung một phòng nên mua thêm móc, thau giặt đồ, ca múc nước. Ngoài những nội dung trên nếu các bạn muốn tham khảo hay còn gì thắc mắc thì các bạn có thể vào diễn đàn sinh viên kinh tế của trường http://www.forum.ueh.edu.vn sẽ được tư vấn nhiệt tình thêm nhiều vấn đề tế nhị sinh viên về ăn ở, sinh hoạt, vui chơi. 14. Hoạt động Lớp- Giảng đường, Đoàn-Hội-Khoa và các CLB/Đội/Nhóm: Page | 56


a. Lớp-Giảng đường: - Lớp: bao gồm lớp trưởng, lớp phó, ban chấp hành chi đoàn (bí thư, phó bí thư và ủy viên). Việc chọn lớp trưởng và lớp phó theo thông lệ là do trường chọn, dựa vào điểm đầu vào của SV (thông thường là những bạn điểm cao), ưu tiên những SV có hộ khẩu tại TPHCM. Nhiệm vụ của lớp trưởng và lớp phó là truyền đạt thông tin từ trường đến tất cả các SV trong lớp ví dụ: các môn học, lịch thi, ngày hội truyền thống, học bổng…Lớp trưởng và lớp phó có 1 ưu đãi nhỏ là được hưởng trợ cấp của trường, nhưng trợ cấp này thì cực kỳ bèo bọt (tầm 200 – 300 nghìn/học kỳ), vậy nên chủ yếu là nhận cho vui thôi. Nói thêm ở đây, sở dĩ trường có mục ưu tiên 2 chức vụ này cho các bạn SV tại TPHCM là để đảm bảo cho các thông báo từ trường có thể đến với SV kịp thời nhất, đề phòng trường hợp các ngày lễ tết SV ở tỉnh phải về quê mà trường lại có thông báo bất ngờ. Thông thường, lớp trưởng và lớp phó do trường chọn sẽ không thay đổi trong suốt giai đoạn đại cương, trừ những trường hợp hy hữu như đi du học, hoặc bản thân các bạn này từ chức, lúc đó lớp sẽ có một cuộc họp để bầu lại những vị trí đó (lúc này thì không còn có chuyện ưu tiên SV tại TPHCM nữa, chủ yếu là niềm tin các bạn trong lớp với nhau thôi). Ngoài ra, trong lớp thường tự bầu thêm 1 thủ quỹ, nhiệm vụ bạn này là thu quỹ hàng tuần/tháng, và chi ra trong những trường hợp cần thiết như photo tài liệu, các hoạt động ăn chơi của lớp…

Page | 57


Ban chấp hành chi đoàn (bí thư, phó bí thư và hội viên): Số lượng thành viên BCH thì do đoàn trường quy định theo từng năm nhưng luôn lớn hơn 3. Nhiêm vụ của BCH chi đoàn của từng lớp là vô cùng quan trọng. Vì kết hợp cùng với 2 cán sự lớp trưởng, lớp phó đây sẽ là nhưng người thổi sức sống vào lớp. Lớp có đoàn kết vui vẻ hay không đều là do các bạn này có chịu khó sáng tạo các trò chơi, tạo các cơ hội thân thiết cho các bạn. Khi mới nhập học thì thường chỉ có tự ứng cử/ chỉ định dựa vào điểm đầu vào của SV cho duy nhất 1 vị trí bí thư, gọi là bí thư tạm thời. Sau thời gian 1- 3 tháng, khi đoàn trường thông báo các lớp tổ chức đại hội chi đoàn thì lúc này mới bầu ra một BCH hoàn chỉnh. Chú ý là, bí thư tạm thời không hẳn phải là bí thư, vì trong quá trình làm việc 1 – 3 tháng đầu có thể lớp thấy không hợp và bầu cho một bạn khác hợp hơn. Kinh nghiệm: lớp trưởng thì chắc không tự ứng cử được rồi. Nhưng nếu bạn đủ tự tin hãy tự ứng cử mình làm bí thư tạm thời hoặc lớp phó. Chú ý, để tránh gây phản cảm thì nên giữ thái độ hòa nhã và thể hiện năng lực hết mình trong giai đoạn “thử việc” đầu tiên để lại tiếp tục được bầu trong đại hội chính thức. Còn nếu mới vào bỡ ngỡ, còn nhát, không dám tự ứng cử thì có thể cứu vớt bằng cách thật nhiệt tình, sôi nổi để được các bạn trong lớp tin tưởng và có thể trở thành 1 thành viên của ban chấp hành chi đoàn. Tuy nhiên, không cần phải nói chắc chúng ta đều biết, bí thư tạm thời thì ít nhiều gì cũng có chút ưu thế riêng. Nếu có năng lực thực sự thì gần như 99% bạn này sẽ là bí thư chính thức của lớp. Page | 58


- Giảng đường: Nếu trong lớp có BCH chi đoàn, thì để nối 3 lớp với nhau (thành giảng đường) chúng ta sẽ có các thành viên trong BCH chi hội. BCH chi hội thường ít nhất là 9 người, bao gồm hội trưởng, 2 hội phó và các hội viên. Nhiệm vụ của các bạn này gần giống như BCH chi đoàn chỉ có điều mở rộng ra toàn giảng đường như tổ chức đi chơi toàn giảng đường, các hội thao giảng đường tham dự… Theo kinh nghiệm, vào được BCH chi hội hầu hết đều là các thành viên sáng giá (về độ nhiệt tình, ăn chơi, học tập…) của giảng đường, mà ít nhất 2/3 cũng là nằm trong 2 cán sự và BCH chi đoàn. Do vậy nếu vào được BCH chi đoàn sẽ là 1 bước tiến để bạn có thể vào được BCH chi hội. Và sẽ còn có cơ hội tiến xa hơn vào BCH hội sinh viên, BCH đoàn trường… b. Đoàn- Hội- Khoa: i. Đoàn trường Đại học Kinh Tế TP.HCM: Cơ cấu tổ chức của Đoàn trường Đại học Kinh Tế TP.HCM bao gồm ban chấp hành Đoàn trường, 11 Đoàn khoa cơ sở, 02 chi Đoàn trực thuộc, 03 CLB/Đội/Nhóm trực thuộc, diễn đàn UEH và văn phòng Đoàn trường.   

Đoàn khoa và chi đoàn trực thuộc: Đoàn khoa Lý luận chính trị Đoàn khoa Kinh tế phát triển Đoàn khoa Kế toán - Kiểm toán Page | 59


          -

Đoàn khoa Luật Kinh tế Đoàn khoa Ngân hàng Đoàn khoa Quản trị kinh doanh Đoàn khoa Tài chính doanh nghiệp Đoàn khoa Tài chính Nhà nước Đoàn khoa Thương mại - Du lịch - Marketing Đoàn khoa Tin học quản lý Đoàn khoa Toán - Thống kê Liên chi đoàn Giảng viên, Cán bộ - Công chức Câu lạc bộ Lý luận trẻ Nhóm SIFE Nhóm Diễn đàn UEH (FUEH)

ii. Hội Sinh viên trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM: Cơ cấu tổ chức Hội Sinh viên trường Đại học Kinh tế Tp.HCM gồm 1 BCH Hội Sinh viên trường, 13 LCH Sinh viên Khoa/KTX, 9 CLB/Đội/Nhóm Sở thích cấp trường, và các CLB/Đội/Nhóm học thuật trực thuộc LCH Sinh viên các Khoa chuyên ngành: BCH Hội Sinh viên trường có 27 đồng chí, trong đó có 1 chủ tịch, 3 phó chủ tịch, 5 Uỷ viên Ban Thư ký, và 18 Uỷ viên Ban Chấp hành được phân làm 3 mảng hoạt động: - Mảng tổ chức Hội Sinh viên. - Mảng hỗ trợ học tập sinh viên. - Mảng Hoạt động phong trào. Page | 60


Các Liên Chi Hội Sinh Viên: -

Liên Chi Hội Sinh viên khoa Lý luận chính trị Liên Chi Hội Sinh viên khoa Kinh tế phát triển Liên Chi Hội Sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán Liên Chi Hội Sinh viên khoa Luật Kinh tế Liên Chi Hội Sinh viên khoa Ngân hàng Liên Chi Hội Sinh viên khoa Quản trị kinh doanh Liên Chi Hội Sinh viên khoa Tài chính doanh nghiệp Liên Chi Hội Sinh viên khoa Tài chính Nhà nước Liên Chi Hội Sinh viên khoa Thương mại - Du lịch - Marketing Liên Chi Hội Sinh viên khoa Tin học quản lý Liên Chi Hội Sinh viên khoa Toán - Thống kê Liên Chi Hội Sinh viên Ký túc xá 135A Trần Hưng Đạo Liên Chi Hội Sinh viên Ký túc xá 43 - 45 Nguyễn Chí Thanh  Lời khuyên: Thông thường sau 1 – 3 tháng đầu sau khi nhập học, lớp và giảng đường đã hình thành được BCH chi đoàn và chi hội. Đây là giai đoạn đi đến 1 bước tiến xa hơn: Đoàn khoa và Hội Sinh viên trường. Các bạn chú ý là trường kinh tế có 2 giai đoạn đại cương và chuyên ngành nên trong giai đoạn đại cương chúng ta chưa phân khoa, và trường sẽ dựa vào lớp của bạn mà phân công bạn thuộc sự quản lý của khoa nào. Đã có rất nhiều trường hợp các bạn vốn có chút “thành tích” tại đoàn khoa quản lý lớp đại cương, cuối Page | 61


cùng chuyển sang chuyên ngành thuộc khoa khác gần như phải “cày” lại từ đầu. Cũng như có bạn vì lưu luyến khoa quản lý đại cương của mình mà cuối cùng theo học khoa đó luôn. Các bạn đừng hy vọng là giữa các đoàn khoa có chút liên quan gì, vì trường có quá nhiều cơ sở, có khi khoa này chạm mặt khoa kia chỉ trong đại hội đoàn trường, hoặc có biết thì chỉ biết chút đỉnh thui. Nên khi đã tham gia thì nên giữ vững lập trường, và nếu sau này có quyết định học khoa khác thì cũng đừng hối tiếc gì cả. Sau khi BCH mỗi chi đoàn đã định hình thì lúc này các thành viên BCH sẽ đi dự Đại hội đoàn khoa. Vì là sinh viên khóa mới nên chủ yếu là đi cho vui, lấy kinh nghiệm, biết mặt các anh chị, chứ không nên hy vọng là có mặt trong danh sách BCH đoàn khoa trong năm đầu tiên này. Tuy nhiên, chỉ cần một chút khéo léo thì việc có tên trong danh sách năm sau là điều hoàn toàn có thể. Bên BCH hội sinh viên cũng tương tự. Kinh nghiệm: Khéo léo nói ở đây chính là thái độ của các bạn. Các bạn chỉ cần thể hiện lòng nhiệt tình và tích cực thông qua các hoạt động do đoàn khoa hay hội phát động, làm sao để các anh chị thuộc BCH khóa trước nhớ đến mình là một thành viên năng nổ, có tinh thần là được. Ở đây, không đề cập đến việc ăn nói khéo léo nhé. Đây là 1 phần nhỏ thôi, có rất nhiều bạn không thể hiện bằng lời nói, mà bằng hành động. Có những việc rất nhỏ thôi, nhưng nếu đã được giao hoặc các bạn xung phong nhận thì hãy làm cho nó hoàn hảo nhất có thể, cái gì không biết thì cứ hỏi, Page | 62


nhưng đừng hỏi lắc nhắc. Cách tốt nhất là với 1 việc, bạn vạch ra mình phải làm gì: A, B, C… xong mang đi tham khảo ý kiến anh chị chịu trách nhiệm kiểm tra công việc của bạn xem ổn chưa, có cần bổ sung hay sửa gì không. Có những thứ vô cùng nhỏ nhặt như: photo ở đâu là rẻ, in ở đâu là đẹp, mua bìa cứng bong bóng ở đâu là rẻ… nếu chưa biết bạn cứ hỏi. Đối với các mối quan hệ, hãy cố gắng thể hiện sự chân tình của mình, bạn có thể không giỏi ăn nói, nhưng nếu bạn chân thành và làm việc hết sức, chu đáo thì còn có ý nghĩa hơn. c. CLB/Đội/Nhóm i. Các CLB/Đội/Nhóm sở thích cấp trường được chia làm 2 mảng: Phong trào và học thuật: 1. CLB Nhân Sự 2. ĐỘI SISE UEH 3. [CLB Anh Văn] BELL 4. CLB Kế toán - Kiểm toán (A2C) 5. Nhóm hỗ trợ sinh viên SSG 6. CLB Chứng khoán SCUE 7. [CLB Anh văn] APPLE 8. CLB Tiếng Pháp 9. CLB Võ thuật 10. CLB Dân Ca 11. CLB HuReA 12. CLB Chuyện To Nhỏ Page | 63


13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30.

Đội văn nghệ xung kích Nhóm Margroup CYM Group Travel Group CLB Giai Điệu Trẻ Nhóm Scommunications CLB Thương mại I.C Nhóm sinh viên nghiên cứu tài chính SFR Đội CTV Đội Công Tác Xã Hội CLB Nghiên Cứu Kinh Tế Trẻ YoRe CLB Kinh Doanh Quốc Tế IBC CLB Bạn Gái CLB Lý luận trẻ CLB Bất Động Sản UEH Style Crew Clb Guitar CLB TaxGroup

CLB chia làm 2 loại: CLB của từng khoa (như Scue của Ngân hàng, Margroup của Marketing,…) và CLB khác (như SISE, Scoms, võ thuật, bạn gái…). Mỗi CLB có một cái hay của nó. Bạn có quyền tham gia vào bất cứ CLB nào mà bạn thấy yêu thích. Tuy nhiên, tham gia vào CLB của khoa gần như là một trong những điều mà SV chuyên ngành nào cũng muốn nhưng lại bắt đầu khá muộn, khi Page | 64


đã vào chuyên ngành. Nếu bạn là một người có tầm nhìn xa và rộng, bạn nên tham gia từ bây giờ. Ví dụ: bạn muốn vào ngành Ngân hàng, thay vì sau 1,5 năm bạn mới thi tuyển vào làm cộng tác viên của Scue, thì ngay bây giờ bạn hãy thi tuyển (hàng năm các CLB đều tuyển), nếu đậu hãy cố gắng bám trụ, năng nổ, nhiệt tình (như mình đã nói ở phần đoàn hội), sau 1,5 năm khi các bạn khác mới bắt đầu, bạn đã có 1 vị trí khá vững chắc ở CLB của khoa mình. Vậy tại sao lại nói các SV chuyên ngành đều muốn tham gia vào CLB của khoa? Vì nó có những lợi ích vô hình: học được kinh nghiệm học tập (đề thi, tính cách thầy cô…) của các anh chị khóa trước cùng khoa, may mắn hơn thì được tiếp xúc với thầy cô thuận lợi cho việc làm luận văn, nghiên cứu sau này, cá biệt 1 số khoa có chế độ ưu đãi cho SV thuộc ban điều hành CLB của khoa ví dụ như Scue (nếu bạn là 1 thành viên của BĐH Scue, trong khi các bạn bình thường khác điểm tích lũy chuyên ngành trên 8 phẩy vẫn chưa chắc được bảo vệ còn bạn chỉ cần trên 7 phẩy thì khả năng được bảo vệ là 99%)… Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp học khoa này nhưng là thành viên BĐH của CLB khoa khác. Vậy nên, cái chính vẫn là tôn trọng ý thích của mình. Bạn thích CLB nào thì cứ việc tham gia CLB đó, những ý mình nêu chỉ để cho cách bạn tham khảo và có cái nhìn toàn cục hơn.

Page | 65


ii. Cách thức tham gia CLB/Đội/Nhóm Về phần tuyển Cộng tác viên (CTV) của CLB: thông thường, các CLB đều có quá trình thi tuyển CTV và thời gian sẽ được thông báo đến các bạn, chủ yếu là ở cơ sở chính A,B. Tùy từng CLB mà hình thức thi tuyển sẽ khác nhau. Phổ biến nhất là viết CV, nếu CV của bạn được chọn thì sẽ được BĐH phỏng vấn. Hãy thể hiện sự yêu thích và tâm huyết của bạn nếu được chọn vào CLB, nếu có những thành tích gì ở THPT thì nêu ra càng tốt. Cũng tùy vào thái độ, cách ứng xử của bạn và phụ thuộc vào tiêu chí của CLB đó mà BĐH sẽ quyết định chọn bạn hay không, vậy nên bạn có rớt hay có đậu thì cũng đừng ngạc nhiên vì vẫn còn nhiều cơ hội khác. Ngoài ra, những CLB học thuật còn tổ chức tuyển CTV bằng hình thức làm bài trắc nghiệm,… Bên cạnh đó có các CLB sở thích như: Anh văn, tiếng Pháp, võ thuật, dân ca, công tác xã hội, văn nghệ xung kích…, nếu muốn tham gia bạn chỉ cần xem lịch sinh hoạt định kì của CLB đó tại trang Youth (Nhịp sống UEH  CLB/Đội/Nhóm) hoặc liên hệ với ban điều hành của CLB/Đội/Nhóm bạn quan tâm tại danh bạ Đoàn, Hội trên web Youth (Liên lạc  Danh dạ Đoàn-Hội). Đặc biết nếu bạn muốn tham gia các hoạt động cấp trường, tổ chức, thực hiện các hoạt động cấp trường, rèn luyện kỹ năng tổ chức hoạt động, hãy tham gia vào đội cộng tác viên của trường. Hãy liên hệ văn phòng Đoàn A311 để gặp trực tiếp các thành viên đội cộng tác viên. Đặc biệt, hàng năm một số CLB (nhất là CLB của khoa) tổ chức tuyển ban điều hành tập sự. Bạn nên tham gia cho biết. Vì khả Page | 66


năng bạn được chọn vô cùng thấp, gọi là tuyển nhưng hết ½ là đã nhắm trước một số CTV năng nổ của CLB (đó là lí do tại sao bạn thi CTV), còn lại thì tìm kiếm nhân tố mới, nhưng nếu tìm không ra thì cũng sẽ quay lại các CTV mà thôi. Cái này các bạn nên thông cảm, vì BĐH một CLB phải là ng từng làm việc, có kinh nghiệm hoạt động và là người hiểu CLB đó. Không thể khơi khơi vào mà làm tốt được, nên CLB có thiên vị CTV cũng là điều dễ hiểu. Mình là SV năm 1 thì mình thi thử để tích lũy kinh nghiệm cho lần thi sau, khi mình lên năm 2, năm 3. Phần thi tuyển BĐH tập sự sẽ khó hơn, có nhiều phần hơn, thường là 3 vòng: bài viết (như tuyển CTV, muôn hình vạn trạng), vòng thử thách và phỏng vấn. Vòng thử thách sẽ cho 1 khoảng thời gian nhất định (1 – 3 tháng) để các bạn đậu vòng 1 làm việc với nhau qua các hoạt động được BĐH hiện thời giao cho từ đó bộc lộ khả năng của mỗi người. Sàng lọc cuối cùng được một số người thì sẽ phỏng vấn để chốt danh sách BĐH chính thức của nhiệm kỳ tiếp theo. Vòng thử thách và phỏng vấn có thể thay thế thứ tự, hoặc bỏ luôn vòng phỏng vấn tùy CLB. Kinh nghiệm: Về thái độ và cách làm việc, cũng tương tự như Đoàn hội. Gần như việc tham gia những hoạt động này chủ yếu là tinh thần hăng hái, nhiệt tình của bạn. Hơn người khác hay không là ở khả năng làm việc của bạn như thế nào thôi. Người ta có câu “Mỗi nhà mỗi cảnh”, CLB nào thì cũng có vấn đề riêng của CLB đó. Tuyệt đối bạn không nên quá kỳ vọng. Vì nếu không, khi trở thành thành viên bạn sẽ thất vọng về nó, thấy nó không như bạn tưởng và đi tìm kiếm CLB khác phù hợp hơn. Bạn không có quá nhiều Page | 67


thời gian đâu bạn ạ, nó chưa tốt thì bạn hãy cố sức để thay đổi cho nó tốt hơn, dù chỉ một chút. Và bạn hãy luôn nhớ rằng, hãy nên chọn CLB mình yêu thích, vì chính lúc này đây, sự yêu thích có thể sẽ giúp bạn duy trì niềm tin và tinh thần để xây dựng CLB của mình . Tóm lại: Đại học hoàn toàn khác học sinh cấp 3, thời cấp 3 các hoạt động trường lớp chủ yếu là tham gia cho vui, rèn luyện sức khỏe, tinh thần. Nhưng khi chúng ta là SV thì tham gia các hoạt động của giảng đường, đoàn hội, CLB là một cách vô cùng hữu hiệu để nâng cao các kỹ năng cho mình (đặc biệt là kỹ năng mềm) ngoài phương pháp đi làm thêm mà không phải ai cũng thực hiện được. Ngoài ra, khi tham gia CLB, đoàn hội bạn còn sẽ nhận được những thứ vô cùng quý giá như: kinh nghiệm, mối quan hệ với các anh chị khóa trước, điểm rèn luyện sinh viên (RLSV) tốt – mà điểm RLSV đôi khi là 1 tiêu chí để xét các học bổng của trường. Tuy nhiên, có mặt tốt thì cũng có mặt xấu, bạn nên biết cách điều phối thời gian giữa việc học và việc sinh hoạt CLB để không bị ảnh hưởng đến kết quả học tập. Kỹ năng mềm cũng là điều cần thiết, nhưng trước hết phải nắm chắc kiến thức ở trường thì sau này ra trường bạn mới có thể có một công việc tốt. 15. Cuộc thi đề tài môn học xuất sắc UEH 500 và nghiên cứu khoa học: Đây là hai cuộc thi thường niên của trường ta được nhiều bạn sinh viên hưởng ứng vì sẽ có rất nhiều lợi ích cho các bạn.Đây là Page | 68


hai cuộc thi hay, là sân chơi học thuật cho sinh viên thể hiện năng lực học tập của mình bằng đề tài môn học tại chuyên ngành.Thúc đẩy sự tranh đua trong học tập, nghiên cứu các đề tài môn học trong các nhóm sinh viên. Tăng khả năng tự học thông qua tự nghiên cứu của sinh viên. Rèn luyện các kỹ năng về nghiên cứu, trình bày, làm việc nhóm, học tập hiệu quả a. Về giải thưởng UEH500: - Số lượng giải thưởng : Mỗi một năm đánh giá sẽ không có quá 500 sinh viên được đoạt giải, và cũng sẽ có tối thiểu 1 sinh viên đoạt giải. - Danh hiệu công nhận: Sinh viên chỉ được công nhận 1 lần duy nhất tại trường gồm : + Huy hiệu UEH 500 + Giấy khen Đoàn TNCS trường Đại học Kinh tế TP.HCM. + Thưởng hiện kim + Cộng điểm vào môn học gần ngành (nếu có) - Loại đề tài môn học dự thi, yêu cầu của đề tài môn học dự thi, các tiêu chuẩn đánh giá công nhận kết quả, công tác chấm giải: các bạn có thể tham khảo thêm trên trang web http://www.youth.ueh.edu.vn - Đối tượng tham gia: + Giải thưởng sẽ chấm theo nhóm, nhóm dự thi có số thành viên không quá 5 người, hiện là sinh viên các khóa thuộc các hệ đào tạo chính quy của trường. Không chấp nhận bất cứ thành viên của nhóm là sinh viên không thuộc Đại học Kinh tế Tp.HCM Page | 69


+ Nếu nhóm đề tài có nhiều hơn số thành viên tham dự, nhóm phải chọn lọc lại 5 thành viên chính để dự thi. Nhưng ban tổ chức chỉ chấp nhận đúng số thành viên được đăng ký gửi về dự thi. + Các bạn có thể tham dự ở nhiều nhóm đề tài ở nhiều Khoa khác nhau. Tuy nhiên, nếu đạt giải chỉ được nhận 1 giải ở một nhóm duy nhất. - Quy trình đánh giá và công nhận kết quả: + Vòng sơ khảo: Ban tổ chức cấp khoa sẽ tổ chức nhận bài và ban giám khảo cấp khoa sẽ chấm sơ khảo các bài tham gia để chọn các đề tài tham dự vòng phản biện. + Vòng trình bày phản biện: Nhóm đề tài nào được qua vòng sơ khảo sẽ được mời trình bày phản biện tại một hội đồng giám khảo chính thức gồm hội đồng giám khảo chuyên môn, chuyên gia, lãnh đạo Trường và phần giám khảo sinh viên. + Vòng xem xét kết quả và công nhận giải thưởng:Sau khi có kết quả từ cấp Khoa, Hội Đồng Cấp Trường sẽ đánh giá dựa trên kết quả nộp về, thẩm định đề tài. Sau khi có kết quả thẩm định, Hội Đồng Cấp Trường sẽ đề nghị Ban Giám Hiệu ra quyết định công nhận kết quả giải thưởng. + Vòng Gala: Mỗi đơn vị ban tổ chức cấp khoa đề cử 1 đề tài có giá trị thực tiễn cao nhất để tham gia vòng Gala “UEH500” b. Về vấn đề “Nghiên cứu khoa học trong sinh viên”

Page | 70


- Đối tượng áp dụng: là những cá nhân và tập thể sinh viên thuộc hệ chính qui tập trung dài hạn. - Nội dung công tác nghiên cứu khoa học: + Nghiên cứu các chuyên đề lý luận nhằm hiểu sâu sắc hơn các vấn đề khoa học và đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước. + Ứng dụng những kiến thức, phương pháp khoa học đã học được vào nghiên cứu phục vụ quản lý sản xuất và đổi mới kinh tế. + Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài Trường thực hiện các hợp đồng nghiên cứu với các doanh nghiệp. + Nghiên cứu các chuyên đề kinh tế ngành. + Tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, hội thi học thuật, câu lạc bộ khoa học sinh viên. - Các cấp độ của đề tài NCKH trong sinh viên + Cấp bộ: Tập thể sinh viên, có giáo viên làm chủ nhiệm đề tài, có thể đăng ký các đề tài cấp Bộ hoặc tương đương cấp bộ để nghiên cứu. + Cấp thành phố: Tập thể sinh viên, có giáo viên làm chủ nhiệm đề tài, có thể đăng ký các đề tài cấp thành hoặc tương đương cấp thành để nghiên cứu. + Cấp cơ sở: (cấp trường, cấp khoa và tương đương): các đề tài có phạm vi nghiên cứu phù hợp với sinh viên trong thời gian học tập. Loại đề tài này chỉ thực hiện trong thời gian từ 3 đến 6 tháng: Các loại đề tài nhỏ có tầm mức 1 chuyên đề nâng cao, với thời Page | 71


gian thực hiện dưới 3 tháng; Các đề tài hợp đồng nghiên cứu: loại đề tài này sinh viên hưởng thù lao trực tiếp từ hợp đồng. Trường chỉ xét hỗ trợ và khen thưởng nếu hội đủ những tiêu chuẩn cần thiết; Những vấn đề nảy sinh trong các môn học. - Khen thưởng: Quyền lợi lớn nhất đối với các bạn tham gia nghiên cứu khoa học là làm sâu sắc hơn và có cơ hội ứng dụng những kiến thức vừa học được. Ngoài việc hưởng các quyền lợi vật chất theo hợp đồng nghiên cứu, các bạn có thành tích nghiên cứu khoa học sẽ được khen thưởng theo các mức độ như sau: + Khen thưởng cấp Bộ: Các đề tài đoạt giải cấp Bộ được khen thưởng bằng hình thức cộng thêm điểm vào điểm trung bình chung học tập của năm đang học: Tổng số điểm cho 1 công trình: - Giải nhất: 0.4 điểm - Giải nhì: 0.3 điểm - Giải ba: 0.2 điểm - Giải Khuyên khích: 0.1 điểm - Khen thưởng đối với đề tài cấp Thành: Các đề tài đoạt giải cấp Thành được khen thưởng bằng hình thức cộng thêm điểm vào điểm trung bình chung học tập của năm đang học: Tổng số điểm cho 1 công trình: - Giải nhất: 0.3 điểm - Giải nhì: 0.2 điểm Page | 72


- Giải ba: 0.1 điểm - Giải Khuyên khích: 0.05 điểm Điểm Trung bình chung học tập là căn cứ để xét cấp học bổng, xét chuyển tiếp vao bậc Cao học và các quyền lợi khác. - Khen thưởng đối với đề tài cấp cơ sở: Các đề tài cá nhân đoạt giải cấp cơ sở được khen thưởng bằng hình thức cộng thêm điểm vào điểm của môn học liên quan nhiều nhất đến đề tài: Tổng số điểm cho 1 công trình: - Giải nhất: 4 điểm - Giải nhì: 3 điểm - Giải ba: 2 điểm - Giải Khuyên khích: 1 điểm Các đề tài tập thể đoạt giải cấp cơ sở được khen thưởng bằng hình thức cộng thêm điểm vào điểm của môn học liên quan nhiều nhất đến đề tài cho mỗi thành viên: Tổng số điểm cho 1 công trình: - Giải nhất: 3 điểm - Giải nhì: 2 điểm - Giải ba: 1 điểm - Giải Khuyên khích: 0.5 điểm 16.

Các cuộc thi học thuật khác:

Ngoài những cuộc thi học thuật trong trường, thì các bạn yêu thích, có khả năng có thể thử sức tham gia các cuộc thi học thuật Page | 73


có quy mô lớn được tổ chức liên kết với nhiều trường đại học khác trong thành phố hoặc trên phạm vi cả nước liên quan đến các ngành đang học, giúp các bạn sớm tiếp cận được với các doanh nghiệp trong nước, như: giải thưởng Tài năng Lương Văn Can, cuộc thi “Dynamic – sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai”, cuộc thi “Phố Wall – thế giới tài chính”,... a. Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can: Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can là một sân chơi trí tuệ cho tất cả sinh viên trong và ngoài nước, không phân biệt ngành nghề, do Báo Doanh nhân Sài Gòn phối hợp với Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn tổ chức từ năm 2011.Vừa qua, lễ phát động Giải thưởng tài năng Lương Văn Can 2013 đã được tổ chức tại nhà hát Hòa Bình, TP.HCM. Một số nội dung cần biết cần biết về cuộc thi như sau: - Đơn vị tổ chức: Báo Doanh nhân Sài Gòn - CLB Doanh nhân Sài Gòn. - Đối tượng tham gia: Sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên cả nước. - Quy trình thi: 3 vòng (hình thức thi của năm 2013) Vòng 1:Kiến thức về tư tưởng, đạo làm giàu của Lương Văn Can và khả năng Anh ngữ

Page | 74


+ Các bạn đăng ký tại website: www.doanhnhansaigon.vn; hoặc luongvancan.doanhnhansaigon.vn +Sau khi hoàn tất các thông tin cần thiết, các bạn bắt đầu thi Phần I - kiểm tra kiến thức về tư tưởng, đạo làm giàu của Lương Văn Can. + Đạt yêu cầu Phần I, các bạn tiếp tục thi Phần II - kiểm tra khả năng Anh ngữ. + Đạt yêu cầu Phần II, hệ thống sẽ tự động cập nhật và thông báo mã số dự thi chính thức cho các bạn, đồng thời gửi (qua email) cho các bạn mẫu đăng ký dự thi chính thức vòng 2 của chương trình. Vòng 2: Phát triển ý tưởng + Các bạn vượt qua vòng 1 sẽ hoàn tất mẫu đăng ký và viết hai bài luận: 1/ Về đạo làm giàu của Lương Văn Can (tối đa 1 trang A4) 2/ Tóm tắt ý tưởng kinh doanh (tiểu luận - tối đa 4 trang A4). Vòng chung khảo: Bảo vệ đề án trước Ban giám khảo Trong vòng này các bạn nộp đề án, Ban giám khảo góp ý các đề án cho các bạn. Rồi sau đó sẽ có một thời gian phỏng vấn trực tiếp Vòng đặc biệt (dành cho 10 đề án có tính khả thi cao) Bảo vệ đề án lần thứ 2 trước Hội đồng Giám khảo. - Cơ cấu giải thưởng:Mỗi bạn đạt giải sẽ được nhận: + Cúp Giải thưởng Tài năng Lương Văn Can Page | 75


+ Giấy chứng nhận đoạt giải + Một suất học bổng trị giá 10.000.000 đồng. Ngoài ra, 4 trong số 10 đề án có tính khả thi cao bảo vệ thành công lần thứ 2 trước Hội đồng Giám khảo được trao thưởng: + 01 Giải Đặc biệt: 50.000.000 đồng. + 01 Giải Nhất: 30.000.000 đồng. + 01 Giải Nhì: 25.000.000 đồng. + 01 Giải Ba: 20.000.000 đồng. b. Dynamic – sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai Đây là cuộc thi lớn do trường ta tổ chức với phạm vi rộng lớn trên tất cả các trường đại học trong cả nước dành cho các sinh viên (SV) năm 3,4. Đến nay, cuộc thi đã có 11 năm tổ chức. Cuộc thi Dynamic không chỉ là một sân chơi học thuật có ý nghĩa thiết thực, hiệu quả và bổ ích dành cho sinh viên các trường ĐH trong cả nước; mà còn là chiếc cầu nối lý tưởng giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa SV với SV, giữa SV với giảng viên và đặc biệt là giữa SV các trường ĐH với doanh nghiệp. Với sự đột phá sau mỗi năm tổ chức, cuộc thi Dynamic đã thật sự sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với mỗi SV. Tạo cơ hội cho SV học tập, rèn luyện, tham gia các khóa huấn luyện kỹ năng, tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường vì cộng đồng và được gặp gỡ giao lưu với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và Hoa Kỳ bởi tính chất cuộc thi và với những giải thưởng lớn, cơ hội hiếm có cho các bạn sinh viên. Page | 76


Cụ thể về cuộc thi “Dynamic – Sinh viên nhà doanh nghiệp tương lai” lần thứ 11 - năm 2013: cuộc thi sẽ được tổ chức thành 5 vòng thi từ tháng 5 - 8/2013. Trong đó, 3 vòng thi loại được tổ chức tại các khu vực và 2 vòng thi chung kết tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, từ ngày 22 - 24/8. Cuộc thi năm nay, có tổng giá trị giải thưởng lớn nhất từ trước đến nay, lên đến 1 tỷ đồng, với 4 cơ cấu giải thưởng. Cụ thể: 4 thí sinh vào vòng chung kết xếp hạng sẽ nhận được giải thưởng Dynamic là 1 suất học bổng Thạc sỹ chính quy của Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh (trị giá mỗi suất học bổng tương đương 105 triệu đồng); Giải thưởng “Tài năng bền vững Suntory PepsiCo Việt Nam”: 4 thí sinh vào vòng chung kết xếp hạng mỗi thí sinh nhận được giải thưởng một chuyến tham quan giao lưu với các trường ĐH Harvard, Georgetown và các công ty tại Hoa Kỳ (trị giá mỗi giải thưởng tương đương 100 triệu đồng); Giải thưởng Chung kết: 1 giải Nhất 40 triệu đồng và cúp, 1 giải Nhì 30 triệu đồng, 2 giải Ba 15 triệu đồng; và giải thưởng cho 12 thí sinh vào vòng chung kết. Để hiểu rõ hơn về cuộc thi này các bạn có thể truy cập vào trang web http://www.dynamic.ueh.edu.vn

Page | 77


c. Cuộc thi “Phố Wall – thị trường tài chính” Phố Wall - Thế giới Tài chính là một cuộc thi học thuật, là một sân chơi lành mạnh, lí thú và bổ ích mang tính thường niên do Đoàn - Hội khoa Ngân hàng tổ chức dành cho tất cả sinh viên UEH và đặc biệt là cho sinh viên các ngành tài chính.Đây là nơi để các bạn thỏa sức thể hiện kiến thức của mình về các lĩnh vực Tài chính, Chứng khoán, Ngân hàng, IQ, ... Mỗi năm cuộc thi có một chủ đề mới đầy hứa hẹn, hấp dẫn nhiều bạn sinh viên tham gia Ở cuộc thi này, ngoài việc các bạn có thể trải qua những thử thách qua các vòng thi của chương trình và so tài cùng các thí sinh, các đội chơi khác! thì các bạn còn có cơ hội nhận được những giải thưởng vô cùng hấp dẫn với tổng trị giá giải thưởng hơn 12 triệu đồng! Vòng sơ loại cuộc thi gồm 60 câu trắc nghiệm và một câu tự luận (dùng để phân loại các bạn khi các bạn có cùng điểm số trắc nghiệm) về kiến thức Kinh tế - xã hội, kiến thức chuyên ngành tài chính xoay quanh chủ đề “Khủng hoảng kinh tế” và hiểu biết về phố Wall. Sau đó các bạn sẽ được phân nhóm và chung sức làm bài trắc nghiệm ở vòng 1 để chọn ra 15 đội thi. Trong vòng 2 tiếp tục các bạn cùng nhau tranh tài với những chặng thi cam go, quyết luyệt và chọn ra 4 đội thi xuất sắc nhất để vào vòng chung kết.

Page | 78


Bạn là một sinh viên năng động, muốn nắm bắt những kiến thức đầy mê hoặc từ thị trường kinh doanh và muốn tận mắt xem những trận tranh tài tri thức hấp dẫn thì chắc chắn không thể bỏ qua cuộc thi này. 17. Nội dung bình chọn danh hiệu “ Sinh viên 5 tốt” (Mẫu khoa Ngân Hàng –FOB) a. Đoi tương: Là sinh viên thuộc các năm 2, 3, 4 hệ đại học chính quy tập trung (Khóa 36, 37, 38) đang học tập tại khoa Ngân hàng - trường ĐH Kinh tế TP.HCM. b. Tiêu chuan bình chon danh hiêu “Sinh viên 5 tot”: i. Đạo đức tốt: Đạt các tiêu chuẩn sau: - Có lòng yêu nước, trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng. - Không vi phạm pháp luật và các quy chế, nội quy của trường, lớp, quy định của địa phương cư trú và những nơi công cộng. - Điểm rèn luyện sinh viên đạt từ 80 điểm trở lên trong mỗi học kỳ. ii. Học tập tốt:  Tiêu chuẩn bắt buộc Page | 79


- Có động cơ, thái độ học tập đúng đắn; không quay cóp, gian lận trong thi cử, không nợ môn, học phần hoặc tín chỉ trong năm học. - Điểm trung bình chung học tập cả năm đạt từ 7,4/10 trở lên, điểm trung bình tích lũy từ 7,0/10 trở lên. Riêng với chuyên ngành Chứng khoán: Điểm trung bình chung học tập cả năm đạt từ 7,2/10 trở lên, điểm trung bình tích lũy từ 6,8/10 trở lên.  Tiêu chuẩn khác: Đạt ít nhất 1 trong những tiêu chuẩn sau: - Có công trình hoàn thành và tham gia giải thưởng nghiên cứu khoa học các cấp (giải Nhà kinh tế trẻ UEH, giải Euréka, giải thưởng cấp Bộ). - Có bài viết nghiên cứu khoa học trên đăng trên báo, tạp chí chuyên ngành hoặc các bài tham luận tại hội thảo khoa học cấp Khoa trở lên phù hợp với ngành mà sinh viên theo học. - Vào vòng chung kết/đạt giải thưởngtrong các cuộc thi học thuật do nhà trường, Đoàn TN – Hội Sinh viên cấp trường/khoa, các CLB/Đội/Nhóm và các đơn vị bên ngoài tổ chức. - Có chứng chỉ (Giấy chứng nhận) hoàn thành các khóa học chuyên môn nghiệp vụ kinh tế: Nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ tài chính, thẩm định giá,… - Có công trình hoàn thành và tham gia đề tài môn học xuất sắc UEH500 - Là thành viên đội tuyển cấp trường tham gia các cuộc thi học thuật cấp quốc gia, quốc tế.

Page | 80


iii. Thể lực tốt:

Tiêu chuẩn bắt buộc: - Đã hoàn thành chương trình Rèn luyện giáo dục thể chất của trường và chương trình GDQP tính đến thời điểm xét. (đối với sinh viên năm II thì chỉ xét hoàn thành tốt chương trình giáo dục thể chất ở năm I)  Tiêu chuẩn khác: Đạt ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau, tham gia ít nhất 2 hoạt động/năm: - Là thành viên đội tuyển cấp chi hội tham gia các giải thể thao cấp khoa . - Là thành viên đội tuyển cấp khoa tham gia thi đấu các giải thể thao cấp trường. - Là thành viên đội tuyển cấp trường, tỉnh thành, quốc gia các môn thể dục, thể thao. Khuyến khích bình chọn những vận động viên đạt huy chương trong các giải thi đấu từ cấp trường, địa phương (xã, phường), cấp thành, cấp quốc gia, khu vực, quốc tế, … - Tham gia tổ chức các giải thể thao từ cấp khoa trở lên. - Tham gia rèn luyện thể thao định kỳ tại 01 câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm thể thao (có xác nhận). - Là lãnh đội (hoặc phụ trách) các đội tuyển Thể dục thể thaotừ cấp khoa trở lên. * Đối với những sinh viên khuyết tật, tiêu chuẩn về thể lực bao gồm: tập thể dục hàng ngày và rèn luyện ít nhất 1 môn thể thao dành cho người khuyết tật. Page | 81


iv. Kỹ năng tốt:

Tiêu chuẩn bắt buộc: Đạt các tiêu chuẩn sau: - Tham gia và hoàn thành ít nhất 01 khóa huấn luyện kỹ năng trong năm học: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng phản biện,... (có giấy chứng nhận của đơn vị tổ chức). - Tham gia vào ít nhất 01 hoạt động tình nguyện trong năm học. - Tích cực tham gia vào các hoạt động của Đoàn, Hội Sinh viên và nhà trường, phân tích chất lượng Đoàn viên – Hội viên cuối năm đạt Khá trở lên  Tiêu chuẩn khác: Đạt ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau: - Tham gia hoạt động tích cực trong ít nhất 01 CLB/Đội/Nhóm(có xác nhận) - Đạt giải trong các cuộc thi về kỹ năng từ cấp Khoa/KTX, CLB/Đ/N trở lên hoặc là Báo cáo viên các lớp huấn luyện kỹ năng từ cấp Khoa/KTX, CLB/Đ/N trở lên v. Hội nhập tốt: Sinh viên phải đảm bảo trình độ ngoại ngữ và tin học sau:

Về tiêu chí ngoại ngữ: * Tiêu chuẩn bắt buộc: phải đạt một trong các tiêu chuẩn sau: - Tiếng Anh : + TOEIC: 500 + TOEFL: 45 + IELTS: 5.0 Page | 82


+ Trình độ B quốc gia + Điểm trung bình môn Anh văn năm học 2012-2013 từ 8,0/10 trở lên - Tiếng Pháp: + DELF (nouveau): B1 + Điểm trung bình môn Pháp văn năm học 20122013 từ 8,0/10 trở lên *Tiêu chuẩn khác: đạt ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau: + Tham gia các cuộc thi ngoại ngữ từ cấp khoa trở lên + Khuyến khích chứng chỉ ngoại ngữ khác: Nhật, Hoa, Hàn... + Là thành viên chính thức tham gia các chương trình giao lưu, hợp tác với thanh niên, sinh viên quốc tế trong và ngoài nước (có xác nhận).  Về tiêu chí tin học: Trình độ A trở lên và các bằng cấp khác tương đương. Ngoài các tiêu chuẩn trên, ưu tiên xét chọn những sinh viên có các tiêu chuẩn sau: - Tham gia tích cực các hoạt động Đoàn – Hội, có giấy chứng nhận hoặc giấy khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác - Tham gia hiến máu tình nguyện ít nhất 2 lần trong năm - Có hành động dũng cảm cứu người bị nạn, bắt cướp, giúp người neo đơn, người nghèo, người gặp khó khăn, hoạn nạn trong tình trạng nguy hiểm và cấp thiết được khen thưởng, biểu dương từ cấp xã, phường trở lên hoặc được nêu gương trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Page | 83


- Là thanh niên tiêu biểu được biểu dương, khen thưởng trên các lĩnh vực tại địa phương, đơn vị hoặc được nêu gương trên các phương tiện truyền thông đại chúng. - Tham gia và đạt từ giải khuyến khích trở lên giải trong các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, xã hội trong nước và thế giới từ cấp trường trở lên. 18. Hướng dẫn về một vài giấy tờ- thủ tục hành chính thường gặp a. Về quy trình xin giấy xác nhận sinh viên: - Đầu năm trường sẽ có thông báo cho lớp trưởng về việc làm giấy xác nhận sinh viên, giấy này có thể dùng cho nhiều việc như đi xe buýt khi chưa có thẻ sinh viên (Vì trường mình cấp thẻ SV khá trễ), tốt nhất là bạn nên đăng ký làm với lớp trưởng. - Nếu bạn muốn làm lại thì liên hệ trực tiếp phòng quản lý đào tạo sinh viên (phòng A.104) và xin cấp giấy xác nhận sinh viên. Bạn nên nói chuyện lễ phép dễ thương tí thì sẽ có giấy ngay, còn không thì sẽ đợi qua ngày sau. b. Xin giấy xác nhận vay vốn cho sinh viên đại học chính quy - Bước 1: Sinh viên đăng ký online tại trang Portal cá nhân; - Bước 2: Lớp trưởng nhận giấy xác nhận tại Văn phòng khoa (quản lý lớp); - Bước 3: Sinh viên nhận từ lớp trưởng tại buổi sinh hoạt lớp.

Page | 84


c. Muốn in bảng điểm: Bạn hãy liên hệ phòng quản lý đào tạo A.104 và xin in bảng điểm. Lệ phí 10 nghìn. Trên Trang online cũng có mục in điểm các học phần đã học đó bạn, chỉ có điều không có công chứng. d. Làm lại thẻ sinh viên khi bị mất: - Bạn phải đem biên lai đóng học phí ở học kỳ gần nhất lên phòng quản lý đào tạo (A.104) và trình bày việc mất thẻ, họ sẽ cấp giấy xác nhận sinh viên. Sau đó bạn lên ngân hàng Đông Á (số 9 Đinh Tiên Hoàng) để làm lại thẻ sinh viên theo hướng dẫn. Sau 1 tháng mới có thẻ mới. - Nếu mất thẻ trong thời gian thi cử, bạn có thể mang theo giấy CMND hoặc bằng lái xe khi đi thi. 19.

Một vài lưu ý về việc tốt nghiệp ĐH và học văn bằng 2

Quy định về học vụ đối với sinh viên đào tạo theo hệ thống tín chỉ, những điểm quan trọng trong quy chế này: a. Vấn đề thi tốt nghiệp: Đối với sinh viên k35 trở đi sẽ không thi tốt nghiệp, mà tất cả sẽ viết khóa luận tốt nghiệp. Khóa luận tốt nghiệp được xếp từ 7 đến 10 chỉ. Mà thường sẽ là 10 chỉ. b. Điểm trung bình tốt nghiệp sẽ được tính giống như cách tính điểm trong từng học kì, chỉ có khác là số môn được tính là số môn mà bạn tích lũy được trong suốt khóa học. c. Điểm trung bình tốt nghiệp có tính luôn đại cương. Bây giờ bạn vô online vô phần coi điểm nhìn lên trên bạn sẽ thấy hồi trước là Đại cương còn bây giờ là chuyên ngành của bạn. Page | 85


d. Điểm trung bình tốt nghiệp không tính điểm giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng. Những môn này được xếp 0 tín chỉ. Việc trường xếp tín chỉ là thuận tiện cho việc tính học phí. Đây là những môn điều kiện tiên quyết do Bộ quy định khi ra trường. e. Điểm chuẩn anh văn: thì đối với các ngành là Toeic 450 riêng với ngoại thương, KDQT,... làToeic 550. ( xem thêm trong cẩm nang sinh viên) f. Việc học văn bằng hai thì sẽ tổ chức đăng kí vào đầu học kì 5, tức sau khi chúng ta nghỉ hè bắt đầu học kì cuối năm 2011. * Đối với việc học văn bằng hai này thì bạn lưu ý: Khi đăng kí chuyên ngành cho văn bằng hai, bạn không được đăng kí trùng chuyên ngành mà bạn đang học. Ví dụ: Bạn đang học TCDN thì khi đăng kí văn bằng hai bạn không được đăng kí ngành ngân hàng! vì ngân hàng và TCDN cùng thuộc chuyên ngành Tài chính - ngân hàng,... Bạn tham khảo trong trang web www.ueh.edu.vn vào trong cái mục chương trình đào tạo để xem rõ hơn chuyên ngành mà mình đang học! 20. Một số yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với một số nghề nghiệp hiện nay Hiện nay, hẳn có rất nhiều bạn sinh viên sẽ chưa hiểu rõ tình hình, yêu cầu của các nhà tuyển dụng hiện nay.Mà điều này là Page | 86


rất cần thiết và quan trọng, bởi các bạn cần phải nắm rõ tính chất công việc, yêu cầu tuyển dụng thì mới làm được đúng công việc mình yêu thích, đúng chuyên môn của mình.Chính vì vậy, chúng mình xin nêu ra một số yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với một số nghề nghiệp hiện nay. a. Công việc “Chuyên viên về tuyển dụng và đào tạo” - Thường tuyển dụng các bạn tốt nghiệp Đại học chuyên ngành: Quản lý nguồn nhân lực và đào tạo, Quản trị kinh doanh, Quản trị nhân lực, Quản trị nhân sự, Khoa học xã hội và nhân văn, Kinh tế lao động, Ngoại ngữ… - Trình độ ngoại ngữ: Viết, đọc và giao tiếp tốt bằng tiếng anh, đọc hiểu Tiếng Anh chuyên ngành. - Trình độ tin học: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng. - Có kiến thức về các chức năng quản trị nhân sự: tuyển dụng, đào tạo, chính sách và chương trình thù lao – phúc lợi lao động, đánh giá nhân viên. - Có kiến thức về các quy định pháp luật về luật doanh nghiệp, quản lý lao động và các chế độ chính sách có liên quan. - Có ít nhất từ 1 - 3 năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý nhân sự, chuyên viên tuyển dụng, có kinh nghiệm về tổ chức và quản lí đào tạo. - Kỹ năng: giao tiếp và thuyết trình, đàm phán, lãnh đạo, phân tích và giải quyết vấn đề, thiết lập các mối quan hệ. - Kỹ năng làm việc nhóm. - Có khả năng ra quyết định, định hướng tốt. Page | 87


- Có tinh thần cầu tiến, học hỏi, siêng năng và trung thực. - Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. b. Chuyên viên, nhân viên pháp lý, pháp chế Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Luật. Giao tiếp Tiếng anh cơ bản, Tiếng anh chuyên ngành tốt. Có kinh nghiệm tối thiểu từ 3 – 4 năm trên từng lĩnh vực cụ thể. Nắm vững, am hiểu kiến thức chuyên ngành. Có kỹ năng đàm phán và giao tiếp tốt. Nhanh nhẹn, trung thực, chịu được áp lực, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. - Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc. - Sử dụng thành thạo phần mềm vi tính văn phòng của Microsoft. -

c. Nhân viên, chuyên viên xuất nhập khẩu (hải quan, kho vận,….) - Tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kinh tế, Xuất Nhập Khẩu, Ngoại thương, Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế, Ngoại ngữ. - Có chứng chỉ nghiệp vụ khai báo hải quan, thông thạo nghiệp vụ Xuất nhập khẩu. - Trình độ ngoại ngữ: thông thạo Tiếng anh giao tiếp (tối thiểu bằng B), thường ưu tiên cho những ứng viên thông thạo ngoại ngữ 3. - Trình độ tin học: thông thạo tin học văn phòng (tối thiểu bằng B) - Ưu tiên có kinh nghiệm, có kĩ năng chuyên môn. - Năng nổ, nhiệt tình, trung thực, khả năng giao tiếp tốt, thuyết phục tốt, có tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng đi công tác xa. Page | 88


- Có khả năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm. d. Nhân viên, chuyên viên kinh doanh bảo hiểm (tái bảo hiểm) - Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Bảo hiểm, Ngoại thương, Tài chính, Ngân hàng, Kỹ thuật, hệ chính quy, loại khá trở lên. - Tối thiểu: TOEIC đạt 650, hoặc TOEFL paper 525, hoặc TOEFL CBT 210, hoặc TOEFL IBT 75, hoặc IELTS 5.5 trở lên.Tiếng Anh trình độ B trở lên. - Thông thạo tin học văn phòng. - Kỹ năng giao tiếp, ngoại giao tốt, làm việc nhóm hoặc độc lập hiệu quả. - Kiên nhẫn, cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực, chịu khó, chịu được áp lực về thời gian và công việc. e. Kế toán (kế toán kho, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp,…) - Tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế, Tài chính, Kế toán, Kiểm toán. - Nẵm vững các quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn ISO và các quy định của Công ty về xuất nhập và quản lý kho. - Nắm vững và am hiểu quy định pháp luật về Thuế, nguyên tắc chuẩn mực tài chính kế toán. - Nắm vững nghiệp vụ hạch toán kế toán. - Hiểu biết về nghiệp vụ xuất nhập, quản lý kho. - Thành thạo tin học văn phòng Word, Excel và phần mềm kế toán nhanh, sử dụng thành thạo các máy móc, thiết bị văn phòng như máy photo, fax, điện thoại... Page | 89


-

Có kinh nghiệm ít nhất 1 năm. Có chứng chỉ nghề (kế toán trưởng). Kỹ năng lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch. Kỹ năng tổng hợp, lập báo cáo phân tích. Kỹ năng nhận biết và phân biệt vật tư, hàng hóa của Công ty. Khả năng làm việc độc lập, chịu áp lực cao trong công việc. Khả năng trình bày và thuyết phục người khác. Khả năng phân tích tài chính. Khả năng quản lý, giám sát và điều phối nhóm làm việc. Khả năng bố trí, sắp xếp khoa học, hợp lý. f. Kiểm toán (Kiểm toán viên, Chủ nhiệm Kiểm toán viên, Trợ lí Kiểm toán viên…)

- Tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường Đại học thuộc các chuyên ngành Tài chính, Kế toán, Kiểm toán - Thường ưu tiên cho các ứng viên có chứng chỉ kiểm toán viên của Bộ Tài chính cấp hoặc đã là trưởng nhóm kiểm toán; Kế toán trưởng, kế toán tổng hợp các doanh nghiệp lớn hoặc có trình độ trên đại học (MBA, thạc sỹ kế toán, thạc sỹ kiểm toán...) hoặc có các chứng chỉ nghề nghiệp khác như ACCA, CPA Australia, CPA của nước khác, những người tốt nghiệp Đại học ở nước ngoài. - Thành thạo Tiếng anh giao tiếp; đọc hiểu các tài liệu Tiếng anh chuyên ngành. - Thông thạo và hiểu rõ Luật kế toán, Luật chứng khoán, các quy định và chuẩn mực kế toán, kiểm toán hiện hành. - Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm kế toán (tối thiểu bằng B). Page | 90


- Có kinh nghiệm làm việc kiểm toán ít nhất 2 năm. - Có kỹ năng giao tiếp tốt phục vụ cho công việc thu thập thông tin và giao tiếp; kỹ năng phân tích, trình bày, viết báo cáo tốt. - Có khà năng làm việc trong môi trường áp lực cao; làm việc theo nhóm hoặc độc lập. - Có sức khỏe tốt, có khả năng đi công tác xa. g. Chứng khoán (nhân viên môi giới phát triển khách hàng, nhân viên nghiệp vụ Chứng khoán,…) - Tốt nghiệp chuyên ngành liên quan (Chứng khoán, Tài Chính, Kinh tế,..) - Có kiến thức căn bản về pháp luật nói chung và Luật chứng khoán, các văn bản có liên quan đến tổ chức hoạt động của công ty chứng khoán. - Am hiểu về thị trường chứng khoán và các lĩnh vực liên quan: ngân hàng, bất động sản… - Có khả năng phân tích và tổng hợp thông tin, kỹ năng phân tích trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán. - Tối thiểu 1 - 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chứng khoán hoặc tài chính. - Ưu tiên ứng viên có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán do UBCKNN cấp. - Sử dụng thành thạo các phần mềm vi tính như Word, Excel. - Kỹ năng giao tiếp (ưu tiên giao tiếp tốt Tiếng anh). - Có mạng lưới khách hàng. - Kỹ năng làm việc nhóm, tinh thần tập thể cao. - Có khả năng chịu áp lực và làm việc cường độ cao. Page | 91


h. Nhân viên phòng Marketing. - Trình độ đại học, tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Marketing, Quản trị kinh doanh, Kinh tế, Thương mại,... - Tiếng Anh trình độ B trở lên hoặc tương đương (có thể giao tiếp, đàm phán, thuyết trình bằng Tiếng anh. - Sử dụng thành thạo Tin học văn phòng (Excel, Word, powerpoint). - Có kinh nghiệm làm Marketing online hoặc Marketing B2B là một lợi thế. - Có kinh nghiệm xây dựng và thực hiện các chương trình Marketing được giao từ 1 năm trở lên. - Có quan hệ rộng và kỹ năng làm việc chuyên nghiệp với báo chí. - Kinh nghiệm tổ chức event, hội thảo. - Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và quản lý sự thay đổi. - Sẵn sàng đi công tác khi cần. Trên đây chỉ là yêu cầu của một số nghề nghiệp hiện nay, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hãy truy cập vào các trang web tìm việc hoặc có thể vào diễn đàn Sinh viên Kinh tế Tp HCM http://www.forum.ueh.edu.vn để hỏi thêm kinh nghiệm của các anh chị sinh viên/ cựu sinh viên trong trường.

Page | 92


III. LỜI KẾT Sau khi đọc xong những trang cuối cùng bạn cảm thấy như thế nào? Có lẽ các sinh viên UEH cũng đã tìm được lời giải cho một vài thắc mắc nào đó của các bạn rồi phải không? Rất mong những trang viết trên sẽ không làm các bạn thất vọng và phần nào mở mang thêm hiểu biết về ngôi trường mà các bạn đã đang và sẽ gắn bó trong 4 năm đại học. Tuy không thể nói là đầy đủ tất cả mọi thứ nhưng có một điều chắc chắn rằng nhóm Diễn đàn sinh viên kinh tế TP.HCM của chúng tôi đã cố gắng hết sức để đem đến cho các bạn một sản phẩm tâm huyết nhất và chứa đựng nhiều tình cảm nhất, đó không chỉ là những thông tin khô cứng mà còn là những lời khuyên, những kinh nghiệm, bài học của những thế hệ đi trước, những người đã trải qua và muốn nhắn gửi đến các bạn với hy vọng có thể giúp bạn dễ dàng hơn trong quá trình học tập, lựa chọn ngành nghề, định hướng trong tương lai cho đến những vấn đề thường gặp trong đời sống sinh viên như ăn uống, đi lại, chỗ ở, vui chơi…. Đặc biệt, nhóm muốn phát hành sách vào ngay thời điểm chuẩn bị nhập học của các bạn K40 nhằm giúp các tân sinh viên giải đáp thắc mắc và có cái nhìn tổng thể hơn về môi trường mới- cuộc sống mới mà các bạn sắp sửa trải qua trong 4 năm tới.

Page | 93


Và lời nhắn nhủ cuối cùng mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn là sinh viên năm nhất cũng như những ai đang còn là sinh viên: Bốn năm đại học có lẽ là quá dài đối với những người vừa đặt chân vào trường, nhưng sẽ chỉ là một tích tắc với những ai đã trải qua và sắp rời khỏi giảng đường đại học. Vì vậy, ngay từ những giây phút đầu tiên bạn đừng nên lãng phí dù chỉ là một phút, vào đại học chỉ là bước ngoặc đầu tiên của cuộc đời, đừng để mình ngủ quên trong chiến thắng, hãy tập thích nghi dần với môi trường mới, hãy xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng và một mục tiêu để hướng đến. Trở thành một UEHer, nỗ lực học tập là điều quan trọng nhất, song đừng vì thế mà sống khép mình, hãy tham gia vào các hoạt động trong cũng như ngoài nhà trường, cháy hết mình bằng ngọn lửa nhiệt huyết của tuổi trẻ, không những giúp bạn trau dồi thêm các kỹ năng mềm mà để lại cho bạn những kỷ niệm tuyệt vời của quãng đời sinh viên. Hãy sống và học tập cho chính tương lai của mình, đừng để sau này phải hổi tiếc về bất kỳ điều gì. FUEH chúc bạn thành công!

Page | 94


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.