THUẦN NO.1 ISSUE: KHỞI
THUẦN CHAY NGẮN HẠN HAY CHỦ NGHĨA VỮNG VÀNG? XU HƯỚNG
No.1 Issue: Khởi
1
Thuần Magazine
TÒA SOẠN 10-12 Đ. Đinh Tiên Hoàng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh Tổng Biên Tập LÊ HUỲNH THỤC HIỀN Phó Biên Tập ĐOÀN LÊ MINH ĐOẠN NGUYỄN NGỌC KHÁNH HẰNG Nội Dung ĐINH NGỌC AN NGUYỄN TRẦN CHÂU ANH ĐOÀN LÊ MINH ĐOAN NGUYỄN NGỌC KHÁNH HẰNG LÊ HUỲNH THỤC HIỀN BÙI DIỆU NGUYỆT PHƯƠNG Thiết Kế ĐINH NGỌC AN NGUYỄN TRẦN CHÂU ANH BÙI DIỆU NGUYỆT PHƯƠNG Hình Ảnh ĐINH NGỌC AN
PLAYLIST “KHỞI”
No.1 Issue: Khởi
3
4
Thuần Magazine
THƯ TÒA SOẠN Thân chào những người bạn-sắp-quen, Tháng 11 vừa chạm ngõ trong bầu khí se lạnh và những cơn mưa ghé thăm bất chợt buổi hoàng hôn. Giữa khi ấp ủ trong cành cội là bao mầm non chờ xuân đến, Thuần ra đời. Với chúng tôi, Thuần đơn giản là một sự trở về: với thiên nhiên thuần khiết, mộc mạc, và với bản ngã cần thuần dưỡng hàng ngày. Thuần chay khởi chính từ hai điều ấy. Song, khái niệm “chay” của Thuần không giới hạn trong “ngừng tổn hại động vật” mà bao hàm mọi nghĩa tôn trọng môi trường nói chung, bởi vạn vật đều nảy nở và sinh sôi dưới bàn tay vun vén của tự nhiên, dẫu là cây cối, loài vật, hay con người. Trên con đường mà bạn đã, đang và sẽ hướng về chay, Thuần mong được sóng bước như một người đồng hành tận tâm, khi nghiêm khắc, khi hiền từ, cùng nhau nuôi dưỡng một cộng đồng chay bền vững cả về tâm, thân, trí. Tâm niệm đó được Thuần gửi gắm trong các chuyên mục: (1) Chay sự - tin tức về chay và môi trường; (2) Chay thức - tri thức căn bản và mở rộng về chay; (3) Bước chay - các biện pháp thay đổi lối sống và thực hành chay; (4) Đồng chay - phác họa chân dung và trò chuyện với những nhân vật nổi bật trong cộng đồng chay; (5) Thay - gợi ý thay thế các vật phẩm sử dụng hàng ngày theo hướng thân thiện với môi trường; (6) Thức chay mùa này - giới thiệu thực phẩm chay thịnh hành trong mùa và tốt cho sức khỏe người sử dụng; (7) Điểm chay - điểm danh các thương hiệu thuần chay. Mầm chay khỏe mạnh chỉ vươn chồi trên nền trí tuệ thông thái và đôi tay cần mẫn. Trong số Khởi đầu tiên này, Thuần sẽ giải đáp câu hỏi nền tảng nhất - “Bản chất của thuần chay là gì?”, từ đó xác định vị trí và tư cách của “thuần chay” trong thời điểm cụ thể và lịch sử xuyên suốt, trong xã hội chung và cái tôi riêng, đưa bạn đọc vào những suy ngẫm cá nhân về giá trị của thuần chay với đời sống rộng hẹp.
Bên cạnh đó, dịp ra đời của Thuần nhằm vào một thời điểm rất thú vị: Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26) diễn ra ngay trong tháng Thuần chay thế giới. Mối liên kết giữa chiếc burger bò và diễn biến trầm trọng của biến đổi khí hậu hiện diện rõ nét trong thực đơn COP26 và lá thư từ 50 tổ chức quốc tế về động vật và môi trường. Không chỉ các nhà lãnh đạo, mà mỗi công dân đều đứng trước lựa chọn sống còn: sở thích bản năng, hay tương lai bền vững? Bàn đến “ăn”, đây là “bước chuyển” chay đơn giản và phù hợp với đa số chúng ta. Thấu hiểu thực tế đó, trong số đầu tiên này, Thuần gửi đến bạn chuỗi ba bài viết về việc “ăn chay”. Qua đó, Thuần phân tích mặt lợi và các mâu thuẫn liên quan đến khái niệm “thịt chay”, gợi ý một số biện pháp duy trì ăn chay vững vàng về thể chất và tâm lý, đồng thời lý giải một số chế độ ăn chay khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn và nhu cầu cụ thể của mỗi cá nhân, qua đó trang bị kiến thức và tiếp thêm cho bạn những động lực cần thiết để ăn chay lâu dài. Đến với Đồng chay trong số Khởi này là hai gương mặt nữ nổi bật trong cộng đồng người trẻ sống chay: Miss Vegan 2018 Nguyễn Trần Thiên Hà và vlogger Dương Yến Nhi. Xuất phát điểm tuy không đồng nhất, song cả hai người “cùng chay” này đều đang nỗ lực hết mình với sứ mệnh truyền đi những thông điệp tích cực, cổ vũ người trẻ theo đuổi và bền lòng với việc ăn chay, rộng ra là lối sống thuần chay. Hành trình chay của Thuần và bạn sẽ khởi ngay khi lá thư này khép lại. Với toàn bộ niềm trân trọng và thương mến, Thuần mong rằng chúng ta sẽ có thêm thật nhiều mùa đông, xuân, hạ, thu bên nhau. Cùng bước đến đoạn kết của năm 2021 này với Khởi và một tách trà ấm, bạn nhé. Thân ái, Ban Biên tập.
No.1 Issue: Khởi
5
TRONG SỐ NÀY 6
Thuần Magazine
CHAY SỰ
08 _ 18
COP26: Thực Đơn “Từ Thực Vật” Và Lá Thư Từ 50 Tổ Chức Nói Gì Về Ngành Chăn Nuôi?
10 _ 13
Tin Vắn
14 _ 15
Thịt Chay: Giải Pháp Dinh Dưỡng Mới Cho Lối Sống Thuần Chay Hiện Đại
16 _ 18
CHAY THỨC Ăn Chay: Chỉ Có Một Loại Hình?
COVER STORY Thuần Chay: Xu Hướng Ngắn Hạn Hay Chủ Nghĩa Vững Vàng?
BƯỚC CHAY Chủ Đề: Ăn
ĐỒNG CHAY
20 _ 23 22 _ 23
26 _ 35 26 _ 35
36 _ 41 38 _ 41
42 _ 51
Vlogger Dương Yến Nhi: “Ăn thuần chay đơn giản là một lựa chọn, hạnh phúc cũng vậy”
44 _ 46
Miss Vegan Nguyễn Trần Thiên Hà: “Khởi” chay từ sự vỡ òa trong trái tim
48 _ 51
THAY Bạn Đang Sử Dụng Xà Phòng Hay Chất Tẩy Rửa Công Nghiệp?
THỨC CHAY MÙA NÀY Yến Mạch: Ngọn Lửa Ấm Áp Cho Mừa Đông Giá Lạnh
ĐIỂM CHAY 10 nhà hàng chay Sài Gòn “ngon nức tiếng”
54 _ 59 56 _ 59
62 _ 68 64 _ 68
70 _ 74 72 _ 74 No.1 Issue: Khởi
7
8
Thuần Magazine
CHAY SỰ
No.1 Issue: Khởi
9
CHAY SỰ
COP26
THỰC ĐƠN “TỪ THỰC VẬT” VÀ LÁ THƯ TỪ 50 TỔ CHỨC NÓI GÌ VỀ
NGÀNH CHĂN NUÔI?
Năm nay - 2021, Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (COP26) diễn ra ngay trong tháng 11 - tháng thuần chay quốc tế. Vấn đề biến đổi khí hậu liên quan đến ngành nông nghiệp chăn nuôi lại được bàn đến, xoay quanh thực đơn “từ thực vật” và lá thư của 50 tổ chức toàn cầu. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: ăn gì hôm nay?
U
nited Nations Climate Change Conference (viết tắt: COP) là Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc được tổ chức thường niên, thuộc khuôn khổ Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC). Hội nghị lần đầu được tổ chức vào tháng 4/1995 tại Đức. Năm 2021 đánh dấu Hội nghị lần thứ 26 (COP26), diễn ra tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh. Hội nghị năm nay kéo dài 13 ngày, từ 31/10 đến 12/11, dưới sự chủ trì của chủ tịch Rt. Hon. Alok Sharma MP. Tính đến thời điểm hiện tại, hai vấn đề nổi bật nhất từ COP26 là thực đơn “từ thực vật” và lá thư kêu gọi từ 50 tổ chức toàn cầu. Câu chuyện về các tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến biến đổi khí hậu buộc các lãnh đạo và mỗi cá nhân chúng ta phải nhanh chóng đưa ra lựa chọn.
Nhận thức được tác động tiêu cực của ngành chăn nuôi đến biến đổi khí hậu, ban tổ chức Hội nghị COP26 đã xây dựng bữa ăn cho khách mời theo phương pháp “từ thực vật” (plantforward/plant-based). Tháng 10/2021 vừa qua, ban tổ chức thông báo rằng 95% lượng thực phẩm tại Hội nghị kéo dài 13 ngày năm nay sẽ có nguồn gốc từ Vương Quốc Anh, với 80% trong số đó đến từ Scotland. Hiện tại, Vương quốc Anh là một vài trong số các quốc gia có ngành chăn nuôi ít phát thải nhất so với những nước phát triển khác. Mỗi món ăn trong thực đơn của COP26 đều được ghi kèm lượng dấu chân cacbon. Các Đại biểu tham dự Hội nghị có đa dạng sự lựa chọn, từ những món ít gây tổn hại đến môi trường nhất, ví dụ: Kẹo củ cải đường Scotland & salad súp-lơ xanh tương đương với 0,2 kg CO2, đến những món tác động mạnh mẽ đến môi trường, ví dụ: món burger bò Scotland thải ra 3,4 kg CO2, tương đương với 10 dặm lái xe ô tô. Bạn có thể xem qua Menu của COP26 tại website “A recipe for change”. Bên cạnh món burger bò trên, thực đơn của COP26 còn bao gồm một số món ăn gây hại đến môi trường khác như: pizza bò phô mai Scotland (tương đương 2,1 kg CO2), pizza gà xông khói (tương đương 1,7 kg CO2) và burger
10
Thuần Magazine
gà nướng bơ sữa (tương đương 1,1 kg CO2). Tổng cộng, thực đơn “từ thực vật” của COP26 năm nay chứa 58% món ăn có nguyên liệu từ động vật. Chính sự mâu thuẫn giữa phát ngôn và hành động này đã khiến ban tổ chức của COP26 nhận về nhiều lời chỉ trích. Một thực đơn “từ thực vật” phục vụ tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu lại chứa hơn phân nửa món ăn làm từ thịt, sữa và cá - những nguyên liệu có nguồn gốc động vật. Joel Scott-Halkes, người đồng sáng lập Tổ chức vì môi trường tại Anh Wild Card, cho rằng việc phục vụ món ăn chứa nguyên liệu động vật tại COP26 “không khác gì phục vụ thuốc lá tại một Hội nghị về Ung thư phổi”. Thế nhưng nếu chỉ đơn thuần là “dán sai nhãn”, liệu thực đơn của COP26 có đáng bị lên án nhiều đến vậy? Câu trả lời phức tạp hơn rất nhiều.
50 tổ chức chung tay yêu cầu COP26 xem xét tác động của ngành chăn nuôi Trước thềm Hội nghị COP26, một sự việc hoàn toàn trái ngược với “thực đơn từ thực vật” đã diễn ra. Hơn 50 tổ chức bảo vệ động vật, môi trường và thực phẩm từ khắp nơi trên thế giới đã viết thư gửi đến chủ tịch COP26 Alok Sharma, nhằm kêu gọi UNFCCC (Công ước Khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu) công bố thừa nhận các tác động nặng nề
của ngành nông nghiệp chăn nuôi đến trái đất tại hội nghị năm nay. Trong ngành chăn nuôi hiện tại, có đến hơn 88 tỷ động vật được nuôi dưỡng và bị giết lấy thịt làm thức ăn hàng năm, cao gấp 11 lần dân số thế giới. Ngành nông nghiệp này thải ra khoảng 14.5% - 18% lượng khí thải nhà kính nhân tạo trên toàn cầu, ngang bằng với mức phát thải của toàn ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên, mặc cho thực tế rằng ngành chăn nuôi hiện tại là một trong số các ngành dẫn đầu gây biến đổi khí hậu, phần lớn các quốc gia trên thế giới vẫn bỏ qua vấn đề này trong các chiến lược và cam kết bảo vệ môi trường.
ẢNH: CGIAR
Thực đơn của COP26: “Từ thực vật” chỉ là chiếc nhãn hình thức?
Thức ăn thuần thực vật chiếm chưa đầy một nửa menu COP26, và món burger bò Scotland thải ra
ẢNH: A RECIPE FOR CHANGE
đến 3,4 kg CO2
Bức thư gửi đến COP26 có chữ ký của các tổ chức: Hội Nhân đạo Quốc tế (Humane Society International); Hiệp hội Bảo vệ Động vật Thế giới (World Animal Protection); 50by40 (Liên minh tổ chức cắt giảm tiêu thụ sản phẩm động vật toàn cầu); Tổ chức Phúc lợi Động vật Quốc tế FOUR PAWS; Hiệp hội Hoàng gia Ngăn chặn Đối xử tàn ác với Động vật RSPCA và nhiều tổ chức quốc tế khác. Lá thư kêu gọi Hội nghị COP26 tháng 11/2021 chính thức công nhận các hệ quả tiêu cực của ngành chăn nuôi. Các tổ chức này mong rằng, sự công nhận hợp pháp tại COP26 này sẽ thôi thúc các nhà lãnh đạo cam kết thực hiện những chiến lược giảm tiêu thụ thịt và sữa để đáp ứng mục tiêu (hạn chế
sự nóng lên toàn cầu) dưới 2°C trong Thỏa thuận chung Paris 2015. Cụ thể, trong thư viết: “Việc xem xét các vấn đề khẩn cấp này trong Hội nghị UNFCCC COP26 sẽ giúp thôi thúc các chính phủ trên toàn thế giới tiến hành các biện pháp, đồng thời cung cấp cho các nhà lãnh đạo một lựa chọn hữu hiệu khác trong giải quyết biến đổi khí hậu. Làm việc với các nông dân để hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sản xuất và tiêu thụ thực phẩm sang hướng lấy thực vật làm trung tâm là một bước đi chủ động thiết yếu cho ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm trong tương lai. [...] Chúng tôi kêu gọi UNFCCC chính thức công nhận và
công bố ngành chăn nuôi là một trong số các yếu tố hàng đầu gây ra biến đổi khí hậu, từ đó mở ra nhiều không gian đối thoại rộng rãi hơn.” Julie Janovsky, phó chủ tịch ban Phúc lợi Động vật của Hội Nhân đạo Quốc tế chia sẻ: “Chúng ta không thể tiếp tục xem thường các tác động của ngành nông nghiệp chăn nuôi đến hiện trạng biến đổi khí hậu. Chính phủ ở nhiều quốc gia đã nhận thức và tiến hành các biện pháp giải quyết tác động của ngành công nghiệp năng lượng và giao thông vận tải, nhưng phần lớn các nhà lãnh đạo vẫn chưa đề ra chính sách giảm thiểu tác động của ngành nông nghiệp chăn nuôi quy mô lớn đến môi trường. Nếu chúng
ta đang nghiêm túc phòng chống các thảm họa khí hậu, các nhà lãnh đạo phải tiến hành nghiên cứu khoa học và ứng dụng các chiến lược thay đổi hệ thống lương thực toàn cầu theo hướng hạn chế chăn nuôi [...] Bỏ qua tác động to lớn của ngành công nghiệp chăn nuôi trang trại đến biến đổi khí hậu giờ đây không còn là một lựa chọn, và Hội nghị COP26 đặt ra cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới cơ hội sống còn để hành động.” Vậy đâu là sợi dây liên hệ giữa bàn ăn tại COP26, và lá thư chứa 50 chữ ký của các tổ chức trên? Đó là các tác động tiêu cực của ngành nông nghiệp chăn nuôi nói chung đến biến đổi khí hậu. No.1 Issue: Khởi
11
CHAY SỰ
“Chúng tôi không muốn bảo mọi người phải ăn gì, nhưng sẽ có lợi cho cả khí hậu và sức khỏe con người, nếu người dân ở các nước phát triển tiêu thụ ít thịt hơn, và nếu phía chính trị tạo ra các động lực cần thiết.” - Hans-Otto Portner
12
Hiểu một cách đơn giản, biến đổi khí hậu diễn ra như sau: các lớp khí trong khí quyển hoạt động giống như một “tấm chăn”, giữ cho trái đất luôn ấm áp và đảm bảo vạn vật sinh tồn. Một số hoạt động của con người đã phát thải các khí nhà kính có hại vào khí quyển, khiến trái đất nóng lên và khí hậu thay đổi đáng kể. Những hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ, hạn hán, cháy rừng) và các mốc nhiệt độ kỷ lục là các dấu hiệu điển hình của biến đổi khí hậu mà chúng ta dễ dàng nhận thấy.
sống. Tuy nhiên hiện nay, cứ mỗi ngày lại có khoảng 80,000 mẫu (1 mẫu ~ 4047m2) rừng nhiệt đới - cùng khoảng 135 loài thực vật, động vật và côn trùng, bị phá hủy. “Thủ phạm” lớn nhất trong cuộc tàn phá này không gì khác chính là ngành công nghiệp thịt và sữa. Ngành chăn nuôi là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng ở gần như mọi quốc gia vùng Amazon, với hơn 90% diện tích đất bị khai phá kể từ năm 1970 được sử dụng để chăn thả gia súc. Thực tế còn tệ hơn khi, lượng khí CO2 mà thực vật thu về trong quá trình quang hợp “bị giải phóng” trở lại bầu khí quyển vì cây cối bị đốt cháy để nhường đất cho ngành nông nghiệp nói chung.
Toàn bộ những vấn đề vĩ mô trên, có gì liên hệ đến đĩa bò xào hay món burger thơm ngon? Nhiều hơn bạn nghĩ. Trước hết, thực vật giúp chuyển khí CO2 và một số khí nhà kính độc hại khác thành O2 cần thiết cho sự
Quá trình chăn nuôi động vật còn thải ra một lượng lớn khí metan (CH4) - một loại khí nhà kính độc hại. Khí này có trong chất thải của các loài gia súc. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, quá trình tiêu hóa của bò, lợn, gà và các động
Thuần Magazine
vật làm thực phẩm khác tạo ra 1/3 tổng lượng khí metan. Bên cạnh đó, việc sản xuất thức ăn gia súc yêu cầu một lượng phân bón đáng kể. Hàng năm, để đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho bò, lợn, gà và các động vật khác trên toàn thế giới, nông dân dùng đến 7.7 triệu tấn phân bón ni-tơ. Loại phân bón này khi thẩm thấu vào đất tạo thành chất ni-tơ oxit (N2O) - một loại khí nhà kính có khả năng gây nóng lên toàn cầu cao gấp 300 lần CO2. Ngoài ra, phân bón và chất thải động vật chưa qua xử lý cũng gây ô nhiễm không khí và mạch nước ngầm. Song song với tình trạng phát thải khí nhà kính, ngành chăn nuôi trang trại cũng là một trong số các ngành chiếm dụng đất đai lớn nhất hiện nay. Cụ thể, hệ thống sản xuất thịt, trứng, sữa và nuôi trồng thủy sản sử dụng đến 83% diện tích đất canh tác trên thế giới, trong khi chỉ cung cấp khoảng
37% lượng protein và 18% lượng calo cần thiết cho nhân loại. Ngoài đất đai, ngành chăn nuôi còn yêu cầu một lượng nước khổng lồ để: trồng cây làm thức ăn cho động vật, làm sạch các trang trại và nhà máy, cho động vật uống nước. Một con bò nuôi lấy sữa có thể uống đến 190 lít nước mỗi ngày, thậm chí gấp đôi trong thời tiết nóng bức. Tốn khoảng 2400 lít nước mới tạo thành được 3.8 lít sữa. Trong khi các trang trại công nghiệp phá hủy đất đai và tiêu tốn nước ngọt, các phương pháp đánh bắt cá thương mại như lưới kéo đáy hay dây câu dài quét sạch mọi sự sống dưới đại dương và phá hủy các rạn san hô. Các trại cá ven biển thải phân, thuốc kháng sinh, ký sinh trùng và các loài cá khác (không thuộc trại) và những khu vực sinh thái biển nhạy cảm. Dường như ngành chăn nuôi đang “giẫm đạp” lên môi trường tự nhiên để
ẢNH: VIX
Ngành chăn nuôi một thủ phạm trong “vụ án” biến đổi khí hậu
Biểu đồ lượng khí phát thải với các chế độ ăn khác nhau của con người
phát triển. Từ lượng khổng lồ khí thải nhà kính, đến nạn phá rừng, suy thoái đất đai, cạn kiệt tài nguyên nước và ô nhiễm môi trường, đều một phần suy về nông nghiệp. Tất cả những sự tàn phá đó, chỉ để đặt lên đĩa ăn hàng ngày của nhân loại một miếng bít-tết hay một ly sữa bò tươi, liệu có đáng?
ẢNH: NATURE
Giữa biến đổi khí hậu và một bữa ăn Theo Báo cáo đặc biệt về Biến đổi khí hậu và đất đai của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), chế độ ăn từ thực vật là chìa khóa trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Báo cáo cũng bao gồm các khuyến nghị về chính sách giảm tiêu thụ các món ăn làm từ thịt và sữa. Báo cáo được chắp bút bởi 107 nhà khoa học, một nửa trong số đó đến từ các nước đang phát triển và thu về hơn 11.000 chữ ký từ 153 quốc gia.
Việc mỗi cá nhân thay đổi chế độ ăn hàng ngày, hạn chế sử dụng các nguyên liệu nhiều carbon như thịt bò, thịt cừu hay sữa, có thể làm giảm lượng khí thải nông nghiệp nói chung, đồng thời giải phóng đất đai cho những mục đích sử dụng khác ngoài nông nghiệp, chẳng hạn như trồng rừng. Về lâu dài, chế độ ăn không động vật có thể giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm môi trường và cạn kiệt tài nguyên. Nhà sinh thái học Hans-Otto Portner - đồng chủ trì nhóm nghiên cứu về tác động, khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương của IPCC đã phát biểu: “Chúng tôi không muốn bảo mọi người phải ăn gì, nhưng sẽ có lợi cho cả khí hậu và sức khỏe con người, nếu người dân ở các nước phát triển tiêu thụ ít thịt hơn, và nếu phía chính trị tạo ra các động lực cần thiết.” Nhiều thành phố và quốc gia trên thế giới đã bắt đầu thừa nhận và nỗ
lực hạn chế tiêu thụ thịt nhằm giảm biến đổi khí hậu. Đầu năm nay, Pháp đã công bố dự luật về khí hậu và khả năng phục hồi bao gồm việc khuyến khích chế độ ăn uống từ thực vật để giảm thiểu mức phát thải khí nhà kính ròng xuống 0. Đến năm 2023, toàn bộ căn-tin trường học tại Pháp bắt buộc phải áp dụng thực đơn ăn chay mỗi tuần một lần và cung cấp ít nhất một món chay hàng ngày. Ngay sau đó, Hội đồng thành phố Berkeley, Hoa Kỳ cũng đã thông qua Nghị quyết chuyển một nửa khoản chi tiêu của thành phố cho thực phẩm từ động vật sang thực phẩm từ thực vật vào năm 2024.
Sắc xanh trong bàn tay
chay. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: một người ăn thịt tạo ra lượng khí thải nhà kính từ chế độ ăn cao gấp 2.5 lần một người ăn chay. Bàn ăn của COP26, lá thư từ 50 tổ chức, và những tín hiệu tiêu cực từ môi trường, có lẽ đã giúp bạn phần nào hiểu được những hệ quả nghiêm trọng của ngành chăn nuôi đến khí hậu trái đất. Giờ đây, lựa chọn đặt lên đĩa ăn của mình loại thức ăn nào nằm trọn trong tay bạn. Xin hãy nhớ rằng, mọi sự thay đổi lớn lao đều “khởi” từ những hành động thường ngày nhỏ nhặt. Thục Hiền
Bất kỳ ai thực sự quan tâm đến sắc xanh của trái đất và sự tồn vong của những “cư dân” - con người, thực vật và động vật trong tương lai đều có thể giúp giảm thiểu biến đổi khí hậu bằng một biện pháp đơn giản: ăn No.1 Issue: Khởi
13
CHAY SỰ
D E T C OTE
PR
1. Một tòa án mỹ lần đầu tiên công nhận động vật là cá nhân hợp pháp Vụ kiện xảy ra tại Tòa án Quận phía Nam Hoa Kỳ của bang Ohio. Nhóm bảo vệ quyền lợi động vật (ALDF) đã đệ đơn xin phế truất hai bác sĩ Elizabeth Berkeley và Richard Berlinski về hành vi triệt sản 100 con hà mã mà không phẫu thuật. Trùng hợp thay, nhóm hà mã này cũng đang rơi vào một vụ kiện mà chính phủ Colombia công nhận chúng là bên hợp pháp liên
quan. Luật sư Luis Domingo Gómez Maldonado đã đệ đơn kiện chính phủ Colombia để ngăn họ giết mổ đàn hà mã 100 con sống rong này. Trong lúc vụ kiện chưa được giải quyết ổn thỏa thì chúng lại trôi đến địa phận nước Mỹ. Vì mang “nhân quyền” từ trước nên khi vô tình vướng vào một vụ kiện tụng ở Mỹ, đàn hà mã nghiễm nhiên được công nhân có nhân quyền.
3. USDA thực hiện thương vụ đầu tư đầu tiên vào thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm 2. Thương hiệu gà Popeyes ra mắt bánh mì kẹp thịt gà thuần chay đầu tiên
Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ USDA đã trao tặng 10 triệu đô la cho Đại học Tufts để thành lập Viện Quốc gia về Nông nghiệp Tế bào trong vòng 5 năm. Dự án nhằm mục đích cung cấp kiến thức và trang thiết bị cho các chuyên gia đang nghiên cứu mở rộng trong lĩnh vực nông nghiệp tế bào - sử dụng một lượng nhỏ tế bào động vật để tạo ra thịt thật và protein động vật khác, thay thế cho việc chăn nuôi và giết mổ động vật làm thực phẩm.
Vào ngày 20 tháng 11, chiếc bánh mì kẹp thuần chay đầu tiên của thương hiệu gà Popeyes sẽ ra mắt trong ngày khai trương tại cửa hàng đầu tiên của hãng ở Vương quốc Anh. Món ăn được hãng giới thiệu là có phần nhân “gà” chay làm từ đậu đỏ, được tẩm bột bắp và chiên giòn. Theo Vegan Society, việc ra mắt sản phẩm thức ăn chay đầu tiên của mình tại Anh Quốc, nơi hơn 40% người dân đang dần loại bỏ hoặc hạn chế thịt trong chế độ ăn của mình, là một động thái kinh doanh khá khôn ngoan của Popeyes.
4. 8000 thương hiệu thuần chay đã xuất hiện trên ứng dụng Tokki Tokki là một ứng dụng chuyên thu thập dữ liệu của các thương hiệu hóa mĩ phẩm thuần chay. Theo báo cáo mới nhất, hiện nay, trên hệ thống dữ liệu của ứng dụng Tokki đã có 8000 thương hiệu hóa mĩ phẩm nói không với việc “thử nghiệm trên động vật”. Bên cạnh đó ứng dụng cũng đã chính thức tích hợp nguồn dữ liệu của mình với hai tổ chức bảo vệ quyền động vật uy tín và lâu đời là Leaping Bunny và Choose Cruelty Free.
14
Thuần Magazine
5. Starbucks ra mắt thức uống theo mùa Iced Sugar Cookie Almondmilk cho tuần lễ thuần chay tháng 11 Vào ngày 4/11 vừa qua, thức uống theo mùa của Starbucks, Sugar Cookie Almondmilk Latte chính thức có mặt tại tất cả các cửa hàng tại Mỹ. Lấy cảm hứng từ bánh quy “spritzen”, thức uống theo mùa mới dành cho người ăn chay của Starbucks được làm bằng
xi-rô có vị bánh quy đường kết hợp với cà phê Blonde Espresso, sữa hạnh nhân và phần phủ với rắc cookie màu đỏ và xanh lá cây mang không khí của ngày hội Giáng sinh đang đến gần. Đây là đồ uống cà phê không pha sữa động vật đầu tiên của thương hiệu.
6. H&M ra mắt bộ sưu tập thuần chay “Co-Exist” Vào ngày 4 tháng 11, bộ sưu tập thứ 3 thuộc dự án Innovation Stories năm 2021 của H&M mang tên “Co-Exist” đã ra mắt công chúng thông qua website của hãng. Bộ sưu tập tập trung vào việc giới thiệu và sử dụng các lựa chọn thay thế cho chất liệu có nguồn
TIN VẮN
Sưu tầm Minh Đoan
ẢNH: INTERNET
7. Rapper Suboi hợp tác với hãng mỹ phẩm thuần chay Cocoon Vào ngày 19/10, Cocoon bất ngờ tung ra thị trường bộ sưu tập giới hạn “Queen” Chất kết hợp cùng nữ rapper Suboi. Với tinh thần “Đánh thức chất queen trong bạn”, “Queen” Chất là món quà đặc biệt cổ vũ các khách
gốc động vật. Nổi bật trong đó là áo khoác lông làm từ polyester tái chế và chiếc túi “da” bã trái nho. “Co-Exist” đã được tổ chức bảo vệ quyền động vật Hoa Kỳ PETA phê duyệt là đã góp phần tôn vinh thời trang không có động vật.
hàng nữ hãy luôn tự hào khi là chính bản thân mình. Bộ sưu tập bao gồm 2 sản phẩm tẩy da chết dành cho môi và cơ thể được làm từ hạt cà phê Đắk Lắk nguyên chất.
Suboix Cocoon No.1 Issue: Khởi
15
CHAY SỰ
THỊT CHAY
ẢNH: LIFESTYLE ASIA HONG KONG
GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG MỚI CHO LỐI SỐNG THUẦN CHAY HIỆN ĐẠI
Việc tiêu thụ thực phẩm chay “giả mặn” thường xuyên gây tranh cãi trong cộng đồng người ăn chay, nhất là người ăn chay vì mục đích tu tập hay đức tin tôn giáo. Tuy nhiên, khi ăn chay vì sức khỏe cũng như tiêu dùng không tổn hại động vật đang trở thành xu hướng, sự phát triển của thịt chay đã mở ra tầm nhìn mới toàn diện hơn về lối sống thuần chay hiện đại.
16
Thuần Magazine
Món ăn bắt mắt được chế biến từ thịt chay
Thịt chay là gì?
HIỂU VỀ THỊT CHAY
Thịt chay bao gồm các sản phẩm sử dụng phương pháp mô phỏng sinh học để tái tạo hương vị, kết cấu và vẻ ngoài của thịt động vật, và công bố bán trên thị trường là thực phẩm thay thế thịt động vật (Theo The Good Food Institute Asia Pacific). Văn hóa ẩm thực Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung thường ghi nhận thịt “giả chay” là thực phẩm làm từ đậu, ngũ cốc và phụ gia có hình dạng và được đặt tên gợi cảm giác gần giống thịt động vật như lợn, gà, tôm, cá… nhằm tạo tính đa dạng cho bữa chay. Cần nhấn mạnh rằng, khác với thịt “giả mặn”, thịt chay có thành phần hóa học hoàn toàn giống thịt, chỉ khác là các axit amin, những đơn vị cấu tạo của chất đạm, được chiết xuất và tái tổng hợp hoàn toàn từ thực vật hoặc vật chất không có nguồn gốc động vật. Định nghĩa thịt chay không bao gồm các sản phẩm từ đậu nành hoặc lúa mì, chẳng hạn như đậu phụ, seitan, và tempeh, vì những thực phẩm này không có chức năng thay thế thịt trong công thức nấu ăn và trải nghiệm người tiêu dùng.
Thịt chay và khoa học dinh dưỡng
ẢNH: CHOICE
Sở dĩ thịt chay trở thành nhu cầu của ngày càng đông người tiêu dùng và có khả năng định vị lại ngành công nghiệp thực phẩm tương lai, là nhờ vào việc ứng dụng liên kết khoa học kỹ thuật và khoa học dinh dưỡng vào nghiên cứu và sản xuất. Chất đạm là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của con người. Người châu Á trưởng thành cần cung cấp hàng ngày lượng đạm bằng 0.98g/1kg trọng lượng cơ thể. Thịt
động vật là nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu. Tỉ lệ protein trên tổng khối lượng của thực vật, nấm so với động vật rất thấp: 100g đậu hà lan chứa 8.6g protein, trong khi 100g thịt bò chứa 22g protein. Do đó, việc bổ sung đầy đủ lượng protein cho cơ thể đi đôi với từ chối tiêu thụ thịt động vật là vấn đề luôn đặt ra đối với người ăn chay. Đạm thay thế (alternative protein) là cách gọi chung cho tất cả các loại thực phẩm cung cấp chất đạm không có nguồn gốc từ động vật. Chúng bao gồm các sản phẩm thực phẩm được làm từ thực vật bao gồm ngũ cốc, các loại đậu và quả hạch, nấm, tảo và kể cả thịt chay. Trong số đó, thịt chay là nguồn đạm thay thế duy nhất có nguồn gốc nhân tạo. Nguồn nguyên liệu để sản xuất thịt chay vô cùng đa dạng, đa phần xuất phát từ tách chiết và tổng hợp axit amin thực vật (plantbased meat). Bên cạnh đó, solein - kết quả của quá trình tổng hợp protein từ không khí, nước, năng lượng mặt trời, vitamin xúc tác được xem là nguồn nguyên liệu triển vọng của ngành thịt chay. Chất béo bão hòa và cholesterol trong thịt động vật có thể gây nhiều bệnh lý liên quan đến tim mạch. Các nhà khoa học và chuyên gia y tế đã khẳng định rằng việc giảm tiêu thụ thịt đỏ nói chung sẽ có lợi cho sức khỏe. Thịt chay cung cấp gần bằng về hàm lượng và tương đương về chủng loại protein so với thịt động vật, giàu chất xơ, đồng thời không chứa cholesterol. Tuy nhiên, thịt chay cũng tồn tại một số khuyết điểm. Người bệnh có chỉ định dinh dưỡng từ bác sĩ nên cẩn trọng khi sử dụng thịt chay bởi loại thực phẩm này chứa hàm lượng natri (muối) và carbohydrate cao. Một rào cản lớn khác khiến thịt chay không được chấp nhận rộng rãi hơn chính là tâm lý e
ngại xem đây là loại thực phẩm “không thực” khi chúng trải qua quá trình tổng hợp trong phòng thí nghiệm thay vì được nuôi trồng “theo tiến trình sinh học tự nhiên”.
Sự phát triển của ngành công nghiệp thịt chay Theo thống kê từ Statista, năm 2019, giá trị thị trường của thịt chay trên toàn thế giới ước tính trị giá 11,1 tỷ đô la Mỹ. Con số này được dự báo sẽ tăng đều đặn trong 8 năm tới và đạt khoảng 35,5 tỷ vào năm 2027. Từ năm 2018 đến năm 2026, thị trường thịt làm từ thực vật của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ có tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) lớn nhất trong tất cả các khu vực trên thế giới, vào khoảng 15,9%. Sự phát triển nhanh chóng của thị trường thịt chay đã cho thấy nhu cầu khổng lồ và đang ngày càng tăng đối với loại thực phẩm này Thịt chay được giới khoa học xem như là thực phẩm của tương lai bởi cộng đồng ăn chay ngoài lý do tôn giáo đang ngày càng lớn mạnh trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi và sản xuất thịt động vật truyền thống đang bộc lộ hàng loạt bất cập về đạo đức trong cư xử với vật nuôi, trách nhiệm môi trường và hiệu quả sử dụng năng lượng âm (mất tới 9 calo năng lượng mới sản xuất ra được 1 calo thịt gà). Ý thức tiêu dùng thông minh trở thành động lực không nhỏ thúc đẩy ngành thịt chay tăng trưởng vượt trội. Ảnh hưởng của dịch COVID-19 đối với nhân công và chuỗi cung ứng của ngành chăn nuôi dẫn đến sự thiếu hụt thịt động vật, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi nhận thức về sử dụng sản phẩm thay thế thịt.
No.1 Issue: Khởi
17
CHAY SỰ
THỊT THUẦN CHAY? Do tính chất “mô phỏng” gần như chính xác thành phần cấu tạo, hàm lượng dinh dưỡng và hương vị thịt động vật, thịt chay đặt ra nhiều nghi kỵ và tranh cãi trong cộng đồng người ăn chay: Liệu đây có thực sự là thuần chay? Đi đến một quan điểm nhất quán trong việc chấp thuận thịt chay như một phần của chế độ ăn thuần chay là điều không dễ dàng. Nhưng xét một vài khía cạnh quan trọng trong lối sống thuần chay hiện đại dựa trên khoa học, thịt chay đã đem đến lợi ích đáng kể.
Lasagna Bolognese với thịt chay
Bước đầu ăn chay dễ dàng Bản chất sinh học quy định con người phù hợp với chế độ ăn tạp gồm thực vật, nấm và động vật. Đa số người ăn chay ban đầu đều ăn theo chế độ có thành phần nguồn gốc từ động vật do bản chất sinh học, sự nuôi dưỡng và ảnh hưởng văn hóa. Thực chất, sự kích thích vị giác từ “vị thịt” trong thịt chay hay thịt động vật đều sản sinh do tín hiệu não bộ của con người, chứ không phải do bản thân thực phẩm. Nói cách khác, “vị thịt” là thói quen của não bộ quy định cho thịt động vật bởi với đa số người, đó là loại thức ăn họ thưởng thức trong nhiều năm đầu đời trước khi sử dụng thịt chay. Lối sống thuần chay bền vững là kết quả của quá trình “thuần dưỡng” bản thân dài hạn. Việc ăn thịt là bản chất tự nhiên, căn bản và bình thường của loài, nên hành trình rèn giũa bản thân tuân thủ theo chế độ ăn thuần chay đến tiêu dùng thuần chay của con người luôn là hành trình của ý chí và lòng quyết tâm cao độ. Dù đến với lối sống thuần chay với bất cứ lý do gì, sự chuyển đổi của mỗi người đều có thể diễn ra từ từ theo phương pháp phù hợp với bản thân, trong đó sử dụng thịt chay được khuyến khích là một giải pháp khởi sự ăn chay nhẹ nhàng. Thịt chay đem lại cho người mới ăn chay cảm giác tự do khi chế biến món ăn, từ đó có thể thoải mái cảm nhận
về con đường thuần chay của mình và lựa chọn bước tiến tiếp theo, ví dụ như giảm dần thịt chay và chuyển sang chế độ ăn thực vật tự nhiên. Chế độ ăn thuần chay theo khoa học hiện đại chú trọng sự cân bằng các thành phần dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải người ăn chay nào cũng đủ khả năng và thời gian phối hợp thực phẩm để đảm bảo đủ chất, đặc biệt là protein từ thực vật tươi hay đậu hũ, tempeh… Khi đó, thịt chay là giải pháp tiện lợi bởi bản thân sản phẩm đã chứa đầy đủ dinh dưỡng và được công bố đảm bảo chất lượng. Việc duy trì một chế độ ăn chay bao gồm thịt chay lâu dài thay vì cắt giảm dần chuyển sang thực phẩm chay tự nhiên vẫn là một lựa chọn chính đáng.
Giải pháp hướng đến phổ biến lối sống không tổn hại động vật và phát triển bền vững Thịt chay không chỉ được sử dụng bởi người ăn chay. Sự tăng trưởng của ngành thịt chay còn có sự góp phần tiêu thụ bởi thành phần người mong muốn tìm nguồn protein thay thế thịt động vật với nhiều động cơ khác nhau (sức khỏe, sự khoái khẩu…). Dù vì bất cứ lý do gì, càng nhiều người chọn sử dụng thịt chay thay cho thịt động vật thì tỉ lệ động vật, đặc biệt là vật nuôi bị sẽ giết thịt càng giảm. Việc giảm thiểu số lượng động vật bị tổn hại không chỉ được chung tay bởi
cộng đồng người ăn chay, mà còn có sự chia sẻ “tình cờ” từ cộng đồng xung quanh họ. Thịt chay còn góp phần chiến lược vào mục tiêu phát triển bền vững, bởi nó hạn chế sự phụ thuộc của con người vào ngành công nghiệp chăn nuôi - ngành vốn là một trong số đứng đầu về tiêu thụ năng lượng, tài nguyên lẫn phát thải. Nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống từ nhà hàng cao cấp đến quán bình dân cũng đã đưa thịt chay vào trong thực đơn phục vụ. Nhìn chung, do sự khác biệt về tâm lý, tôn giáo, văn hóa, không thể áp đặt tư tưởng thịt chay là thuần chay hay không đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Tuy nhiên, cần thừa nhận rằng thịt chay đã và đang góp mặt ngày càng nhiều vào các vấn đề khoa học, xã hội xoay quanh chủ nghĩa thuần chay, cũng như mở ra tầm nhìn toàn diện cho lối sống thuần chay hiện đại của con người: thuần chay là khai mở, nhận thức và tự thuần hóa bản thân về một cách đối xử trân trọng với thiên nhiên, với cuộc sống. Khánh Hằng
Việt Nam có thị trường thực phẩm “giả chay” phong phú, đa dạng nhưng đang vắng bóng đơn vị sản xuất thịt chay nội địa. Hiện tại, người tiêu dùng tại Việt Nam có thể tìm mua thịt chay tại các sàn thương mại điện tử hoặc cửa hàng thực phẩm ngoại nhập với giá trung bình từ 400.000 -1.200.000đ/kg tùy xuất xứ Thái Lan, Đức, Singapore…
18
Thuần Magazine
ẢNH: FOOD & WINE MAGAZINE
CHAY:
No.1 Issue: Khởi
20
Thuần Magazine
CHAY THỨC
No.1 Issue: Khởi
21
CHAY THỨC
ĂN CHAY: CHỈ CÓ MỘT LOẠI HÌNH?
Ở Việt Nam, đa số mọi người khi nghe qua khái niệm “ăn chay” đều liên tưởng đến các cụm từ như “không ăn thịt”, “tôn giáo”, “rau củ”... Nhưng trên thực tế, việc ăn chay, rộng hơn là lối sống chay, rất vô vàn và thú vị. Xoay quanh chế độ ăn chay vẫn còn tồn tại nhiều hiểu lầm, cũng như kiến thức và thuật ngữ đang chờ ta bóc tách. Vì thế, vấn đề đầu tiên được đặt ra của chuyên mục Chay thức là: “Ăn chay có bao nhiêu loại hình?”
Đa dạng là vậy, nhưng mọi chế độ ăn chay thực chất đều nằm dưới “tán dù” của Vegetarianism (Chủ nghĩa ăn chay). Theo từ điển Oxford, từ “vegetarian” được dùng để chỉ người không tiêu thụ thịt động vật các loại. Cộng đồng vegetarian lựa chọn chế độ ăn chay vì nhiều lý do khác nhau như: sức khỏe, tôn giáo, bảo vệ động vật...
Vegan (Người sống thuần chay) Đầu tiên, vegan bao gồm những ai? Từ điển Oxford định nghĩa “vegan” là người không sử dụng bất kỳ thực phẩm nào có nguyên liệu động vật (thịt, trứng, sữa,...) và cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật (da, lông, sừng,...) nói chung. Trong tiếng Việt, cộng đồng này thường được gọi là những người sống thuần chay. Hiểu một cách đơn giản, người sống thuần chay sẽ “cắt đứt” hoàn toàn việc tiêu thụ các sản phẩm gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của động vật. Từ “vegan” được tạo thành từ phần đầu “ve” - (trong vegetables - rau củ, và phần cuối “-arian” (trong humanitarian - nhân đạo) của “vegetarian”. Về chế độ ăn, Vegan - Người sống thuần chay sẽ loại bỏ mọi loại thịt từ
22
Thuần Magazine
động vật ra khỏi thực đơn hàng ngày. Đồng thời, họ cũng nói không với trứng, sữa, mật ong, phô mai... - những thực phẩm có nguồn gốc động vật. Sở dĩ họ lựa chọn loại hình ăn chay trên là bởi lòng xót thương động vật. Không chỉ dừng lại ở thịt, quá trình thu sữa và trứng của ngành chăn nuôi cũng rất tàn nhẫn. Chẳng hạn như với loài bò sữa, bò mẹ bị lấy sữa đi thường không còn đủ nguồn sữa cung cấp cho các bê con, bê con đực không có ích cho việc sản xuất sữa thì bị giết lấy thịt từ nhỏ. Với trường hợp của trứng gà công nghiệp, tuy bản thân trứng không chứa phôi thai và không thể nở thành gà con, song các vegan vẫn không tiêu thụ các món chứa trứng bởi họ cảm thấy bất công cho những chú gà mái bị đối xử như “chiếc máy đẻ”, phải phục vụ con người đến khi kiệt sức. Đó là lý do vì sao vegan không chỉ loại bỏ thịt, mà còn ngừng sử dụng sữa và trứng. Trong vegan tồn tại một nhánh nhỏ khác gọi là “raw vegan”. Raw mang nghĩa thô, chưa được nấu chín. Người ăn raw vegan không sử dụng các món được nấu trên 46oC, bởi họ tin rằng nhiệt độ quá cao sẽ khiến thức ăn mất đi những giá trị dinh dưỡng vốn có, thậm chí làm xuất hiện các chất gây hại cho cơ thể. Ngoài điểm đặc biệt này ra, chế độ ăn của cộng đồng raw vegan về cơ bản giống với vegan. Không dừng lại trong phạm vi ăn uống, định nghĩa “thuần chay” của các vegan còn được áp dụng trong các lĩnh vực đời sống khác như thời trang (ví dụ: không mặc áo khoác lông thú, không tiêu thụ ví, thắt lưng, túi... làm từ da động vật), mỹ phẩm hay phương tiện giao thông. Về giải trí, người sống theo chủ nghĩa thuần chay xem xiếc thú là một “cực hình” đối với động vật và đặc biệt lên án hoạt động này. Mô hình sở thú “chim lồng cá chậu” cũng
ẢNH: FREEPIK
T
rên thế giới hiện nay có nhiều thuật ngữ khác nhau để nói về các lựa chọn ăn uống không sử dụng thịt động vật. Mỗi thuật ngữ chỉ một chế độ ăn tương ứng với cộng đồng lựa chọn thực hành ăn uống chuyên biệt. Trong đó, vegan và vegetarian là hai thuật ngữ phổ biến nhất dùng để miêu tả người ăn chay. Bên cạnh đó, vẫn còn đa dạng các thuật ngữ thú vị khác dùng để chỉ các cộng đồng không tiêu thụ thịt động vật như: Ovo-Vegetarian; Fruitarian; Pescetarian...
không được lòng cộng đồng thuần chay bởi họ cho rằng các cơ sở này giam cầm các loài vật để kiếm lợi nhuận từ chúng. Veganism (chủ nghĩa thuần chay) là phong cách sống chay tuyệt đối: chay không chỉ trong ăn uống mà trong toàn bộ hoạt động đời sống.
lệ là sữa. Họ không sử dụng bất kỳ thực phẩm có nguồn gốc động vật nào khác kể cả trứng.
Lacto-Ovo-Vegetarian Lacto-Ovo-Vegetarian là sự kết hợp của hai nhóm trên, chỉ những người ăn chay không ăn thịt động vật nhưng vẫn dùng sữa, trứng và các thực phẩm liên quan (kem, sữa chua, bánh ngọt, phô mai...)
Bên cạnh nhóm thuần chay, hiện nay trên thế giới còn đa dạng các cộng đồng ăn chay đặc biệt khác, tiêu biểu là một số cái tên dưới đây.
Flexitarian
Ovo-Vegetarian
Bên cạnh các nhóm ăn chay ràng buộc về loại thực phẩm nêu trên, vẫn còn một cộng đồng chay khác gọi là “flexitarian”. Từ “flexitarian” được kết hợp từ “flexible” (linh hoạt) và “vegetarian” (người ăn chay). Thuật ngữ này được dùng để chỉ những người có chế độ ăn chay linh hoạt, chủ yếu ràng buộc về lượng - lượng thời gian và lượng thực phẩm. Cụ thể hơn, các flexitarian thực hành cắt giảm thịt và các thực phẩm từ động vật khác chỉ một phần, không loại bỏ hoàn toàn các nguyên liệu này khỏi khẩu phần ăn thường ngày. Chẳng hạn như họ có thể ăn thịt cá và ăn hai ngày trong tuần.
Trong tiếng Latinh, ovo có nghĩa là trứng. Ovo-vegetarian là cộng đồng người theo chế độ ăn không chứa nguyên liệu động vật nhưng vẫn ăn trứng. Trứng là ngoại lệ duy nhất đối với họ.
Lacto-Vegetarian Lacto trong tiếng Latinh là sữa. Trên cơ sở đó, thuật ngữ lacto-vegetarian được dùng để chỉ những người ăn chay, nói không với các loại thịt động vật nhưng vẫn sử dụng sữa và và các sản phẩm từ sữa như phô mai, kem, sữa chua... Tuy nhiên, tương tự như ovo-vegetarian, những người theo lacto-vegetarian chỉ có duy nhất ngoại
BẢNG PHÂN BIỆT CÁC CHẾ ĐỘ ĂN CHAY Sản Gia súc Gia cầm Hải sản phẩm bơ sữa
Vegan
X
X
X
X
X
Ovo Vegetarian
X
X
X
X
O
Lacto Vegetarian
X
X
X
O
X
Ovo-lacto Vegetarian
X
X
X
O
O
Flexitarian
ẢNH: FREEPIK
Trứng
O
(Cân chỉnh về lượng)
Pescatarian
X
X
O
O
O
Pollotarian
X
O
O
O
O
Việc dừng ăn thịt đột ngột có thể dẫn đến cơ thể thiếu kẽm, từ đó người thực hành dễ bị chán ăn hoặc ăn không còn ngon miệng. Việc ăn không còn ngon miệng sẽ làm mất đi ý nghĩa thuần tuý của việc ăn chay. Vì thế, việc trở thành flexitarian rất phù hợp với những người mới “nhập môn” ăn chay bởi nó cho người thực hành thời gian để nuôi dưỡng một thói quen mới và cơ thể dần thích nghi với chế độ ăn không thịt động vật. Ngoài các thuật ngữ đã điểm qua, cộng đồng ăn chay hiện nay còn được định danh theo chế độ ăn bằng những thuật ngữ khác như: Pescatarian - chỉ loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ, thịt trắng và gia cầm, họ vẫn tiêu thụ cá, hải sản, trứng và sữa; Pollotarian - cắt hoàn toàn thịt đỏ, nhưng vẫn dùng gia cầm, trứng và sữa. Tuy chế độ ăn của các nhóm này có chứa thành phần thịt động vật, song họ vẫn được xem là một nhánh người ăn chay (vegetarian). Trên đây là một số cộng đồng ăn chay phổ biến hiện nay. Có thể thấy, khái niệm “ăn chay” thực chất rất đa dạng, không đơn thuần chỉ là không ăn thịt động vật. Mỗi loại hình ăn chay đều mang các ưu điểm và lý tưởng riêng biệt, không chế độ nào là đúng hay sai, cũng không cộng đồng ăn chay nào “cao cấp” hơn các nhóm còn lại. Tùy vào tình trạng sức khoẻ, nhu cầu và nguyện vọng trong từng giai đoạn cuộc đời, mỗi người có thể chủ động chọn cho mình chế độ ăn phù hợp. Ăn chay không chỉ đa dạng về mục đích (sức khoẻ, tín ngưỡng tôn giáo, bảo vệ môi trường, tình yêu cho động vật) mà còn rất phong phú về chế độ ăn. Song dù vì mục đích gì hay theo chế độ ăn nào, điều chúng ta cần lưu tâm nhất vẫn là đảm bảo cung cấp cho cơ thể đầy đủ lượng và chất. Mỗi người thực hành ăn chay nên duy trì tinh thần tự nguyện, từ đó sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc, hài lòng và đủ đầy trong mỗi bữa ăn. Sự kết hợp chan hoà giữa cơ thể và tâm hồn sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Đừng lo lắng rằng bạn vẫn chưa ăn chay hay sống chay đúng nghĩa, bởi không phải mọi người ăn chay đều có cùng một thực đơn. Chỉ cần trong mỗi bữa ăn hàng ngày, bạn dần dần cắt giảm, loại bỏ thịt động vật thì mọi chế độ ăn đều là đáp án đúng. Châu Anh No.1 Issue: Khởi
23
THỨC CHAY MÙA NÀY
24
Thuần Magazine
No.1 Issue: Khởi
25
THUẦN CHAY XU HƯỚNG NGẮN HẠN HAY CHỦ NGHĨA VỮNG VÀNG?
26
Thuần Magazine
“Thuần chay” đang ngày càng phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt ở nhóm người trẻ. Dường như thuần chay đã trở thành xu hướng hiện nay, nhưng liệu chỉ dừng lại ở đó? Thực chất của thuần chay là gì - một xu hướng, một chủ nghĩa, hay một phong cách sống? Đáp án của câu hỏi này nằm sâu xa trong lịch sử, trong động lực, và trong lựa chọn của mỗi người.
No.1 Issue: Khởi
27
“TRÀO LƯU” CHAY NỞ RỘ Số người đăng ký 600,000 582,538
500,000 400,000
THÁNG VEGANUARY
300,000
VẪN TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN!
200,000 100,000 0
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2021
Năm của chiến dịch Độ phổ biến của Veganuary trong từng năm, đặc biệt tăng mạnh trong giai đoạn 2019 - 2021 (Số liệu : VegFund)
28
Thuần Magazine
Cùng với những phong trào bảo vệ môi trường như giảm thiểu rác thải nhựa và tái chế đồ dùng hàng ngày, trong những năm gần đây, lối sống “thuần chay” trở nên phổ biến nhanh chóng trong cộng đồng người trẻ (từ 20 - 35 tuổi). Nhờ những bước phát triển điện tử, công chúng hiện nay có cơ hội tìm hiểu sâu rộng các vấn đề môi trường và xã hội, từ đó ý thức rõ trách nhiệm của bản thân đối với sự tồn vong của trái đất và nhân loại tương lai.
Xu hướng thuần chay trong những năm gần đây có hai điểm mới đáng chú ý: (1) Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và (2) Người trẻ ăn chay.
Nhiều thống kê cho thấy, thuần chay giờ đây đã trở thành một xu hướng chung đang trên đà lan rộng. Trên phạm vi toàn cầu, riêng trong năm 2021 đã có hơn 582,000 người đăng ký tham gia chiến dịch sống thuần chay tháng Giêng - Veganuary. Vào năm 2015, con số này là 12,800 người. Ở các quốc gia phát triển, số lượng người sống thuần chay tăng đáng kể, hiện đứng đầu là Anh với khoảng 1,5 triệu người sống thuần chay (tăng 40% trong năm 2020).
Hai, xu hướng thuần chay từ nửa cuối thập niên 2010 xuất hiện nhiều gương mặt trẻ tuổi. Nếu trong quá khứ, phần lớn người ăn chay, nếu không xét lý do tôn giáo, đều đang ở độ cao niên (từ 50 tuổi trở lên) thì hiện tại, người trẻ cũng bắt đầu áp dụng chế độ ăn chay vào cuộc sống thường nhật. Theo thống kê của Aramark năm 2018, có đến 79% những người thuộc thế hệ Y và Z (từ 10 - 40 tuổi) hướng đến ăn chay ít nhất một tuần 1-2 lần. 60% thế hệ Z hướng đến sử dụng nhiều hơn các món ăn có nguồn gốc thực vật.
ẢNH: UNSPLASH
Một, đại dịch COVID-19 là một trong những động lực hoàn cảnh thúc đẩy quyết định thay đổi lối sống của nhiều người. Từ khi đại dịch bắt đầu vào đầu năm 2020, 39% người tiêu dùng tại Mỹ đã cân nhắc chuyển sang ăn chay, thậm chí sống chay, chủ yếu vì lý do sức khỏe.
Trong phạm vi châu Á, tính đến năm 2020, có khoảng 13% tổng số người tiêu dùng trên toàn châu lục ăn chay trường. Riêng ở Việt Nam, kết quả cuộc khảo sát năm 2020 của công ty nghiên cứu thị trường cho thấy ở Việt Nam có 10% người thường xuyên ăn chay và hiện vẫn liên tục tăng, trong đó, nhóm người trẻ từ 18-25 tuổi chiếm đến 58,5%.
Ở Việt Nam, thương hiệu mỹ phẩm thuần chay Cocoon cũng đang rất thịnh hành trong cộng đồng người trẻ. Sở dĩ thuần chay trở thành một trào lưu rộng rãi trong những năm gần đây là bởi 4 nhóm lý do chính (không theo thứ tự): Sức khỏe, tôn giáo, đạo đức (động vật) và môi trường. Tuy nhiên, có sự khác biệt hiển hiện trong động lực sống chay của từng nhóm tuổi. Theo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm từ thực vật (Plant Based Foods Association), những người tiêu dùng lớn tuổi, thuộc thế hệ X (Baby Boomers, 57 - 75 tuổi) thường lựa chọn các sản phẩm chay vì sức khỏe. Trong khi đó, nhóm thế hệ Y và Z (10 - 40
tuổi) thiên về hướng bảo vệ động vật và môi trường. “Thuần chay” trở thành một trào lưu, thậm chí một “hiện tượng” trong giai đoạn nửa sau thập niên 2010 và hiện ngày càng phát triển mạnh mẽ là một xu hướng trong tầm dự đoán, bởi nhờ mạng Internet và công nghệ hiện đại, người trẻ có điều kiện tiếp cận và tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu, từ đó sớm nảy sinh mong muốn sống chay. Tuy nhiên, thực tế đó lại đặt ra một câu hỏi đáng suy ngẫm: Phải chăng thuần chay cũng chỉ là một trào lưu nhất thời, “nở rộ” rồi sẽ chóng tàn như bao xu hướng khác?
ẢNH: UNSPLASH
Xu hướng thuần chay không chỉ dừng lại ở phạm vi đời sống mà còn biểu hiện ngày càng rõ rệt trong lĩnh vực kinh tế. Năm 2019, thị trường thực phẩm thuần chay toàn cầu trị giá khoảng 15,6 tỷ đô-la Mỹ, dự kiến tăng trưởng với tốc độ trung bình 10,5% mỗi năm và đạt khoảng 31,4 tỷ đô-la
Mỹ năm 2026. Dấu hiệu điển hình nhất của xu hướng chay trong kinh tế là việc các chuỗi cửa hàng F&B “thi đua” ra mắt các dòng sản phẩm thuần chay, điển hình là: (1) Chuỗi cửa hàng cà phê Starbucks cung cấp lựa chọn sữa yến mạch ở mọi cửa tiệm; (2) Hơn 285 cửa hàng McDonald’s trên toàn thế giới hiện đã phục vụ món McPlant - burger không thịt; (3) Hãng thức ăn nhanh Popeyes bắt đầu bày bán món burger gà chay tại cửa hàng ở Anh. Không nằm ngoài dòng chảy đó, các thương hiệu mỹ phẩm lớn như Too Faced, Urban Decay và Lush đã và đang tiến hành xây dựng và phát triển danh sách sản phẩm thuần chay để đáp ứng nhu cầu người dùng mục tiêu.
No.1 Issue: Khởi
29
GỐC RỄ CỦA “CHỦ NGHĨA THUẦN CHAY” Chủ nghĩa thuần chay là một triết lý và lối sống tìm cách loại trừ - càng khả thi và càng nhiều càng tốt - mọi hình thức bóc lột và đối xử tàn ác với động vật để làm thực phẩm, quần áo hoặc vì bất kỳ mục đích nào khác. Hiệp hội thuần chay, 1979
Đúng vậy, thuần chay ở thời điểm hiện tại là một xu hướng. Tuy nhiên, khi mở rộng tầm nhìn ra toàn bộ lịch sử, “thuần chay” không dừng lại trong một thời đoạn cố định mà có nguồn cội sâu xa, triết lý vững vàng và bao gồm nhiều trường phái cụ thể. Về bản chất, “thuần chay” đã và đang phát triển với tư cách một “chủ nghĩa”.
Sự ra đời của từ “thuần chay” (vegan) ngày nay là kết quả của một quá trình phát triển. Vào khoảng năm 1839, từ “vegetarian” (ăn chay) ra đời với nghĩa “chế độ ăn từ thực vật”, ghép từ “vegetables” (rau củ) với hậu tố “-arian” mang nghĩa “nhân đạo” (humanitarian). Đến tháng 11/1944, Donald Watson - thư ký Hiệp hội ăn chay chi nhánh Leicester, đã viết một bản tin dành cho người ăn chay không dùng sữa mang tên “The Vegan News”. Từ “vegan” (thuần chay) được tạo thành bởi Watson và vợ là Dorothy Morgan. “Vegan” là từ ghép thành từ ba chữ cái đầu tiên và hai chữ cái cuối cùng trong “vegetarian”, bởi theo Watson, đó “là sự bắt đầu và kết thúc của việc ăn chay”. Vậy, “chay” khởi từ bao giờ? Từ khi nào mà con người nhận thức được mối liên hệ giữa thức ăn với các loài sinh vật khác và đời sống nói chung? Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, khái niệm “chay” đã manh nha xuất hiện từ hơn 2000 năm trước.
ẢNH: UNSPLASH
Theo định nghĩa của Hiệp hội thuần chay năm 1979, chủ nghĩa thuần chay là một triết lý và lối sống tìm cách loại trừ - càng khả thi và càng nhiều càng tốt - mọi hình thức bóc lột và đối xử tàn ác với động vật để làm thực phẩm, quần áo hoặc vì bất kỳ mục đích nào khác; rộng ra là thúc đẩy tiêu thụ và phát triển các sản phẩm thay thế không có nguồn gốc động vật vì lợi ích của chính động vật, con người và môi trường. Xét riêng chế độ ăn uống, chủ nghĩa thuần chay biểu hiện ở việc ngừng sử dụng các thực phẩm có nguyên liệu từ động vật. Trái với suy nghĩ của một bộ phận cộng đồng, khái niệm “thuần chay” không giới hạn trong chuyện ăn uống mà được áp dụng trong mọi lĩnh vực đời sống bao gồm: quần áo, trang sức, dược phẩm, giải trí, và nhiều hơn nữa. Người sống thuần chay tránh
làm tổn hại đến động vật dưới mọi hình thức, lấy lòng nhân ái làm động lực chủ đạo.
30
Thuần Magazine
No.1 Issue: Khởi
31
Về sau, nguyên tắc “giải phóng động vật” được mở rộng và đào sâu thành mục đích cốt lõi của chủ nghĩa thuần chay: “chấm dứt việc con người sử dụng động vật để làm thực phẩm, hàng hóa, săn bắn, thám thính và mọi mục đích khác.” Từ đó, “thuần chay” trở thành một chủ nghĩa rộng lớn, chi phối mọi hoạt động sống của một cá nhân chứ không còn đơn thuần giới hạn trong chế độ ăn uống.
Hiện nay, có hàng chục triệu người đang thực hành ăn chay trên toàn thế giới, với những tên tuổi nổi tiếng như diễn viên Benedict Cumberbatch, ca sĩ Beyonce, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton, nghệ sĩ Moby, diễn viên Woody Harrelson, ca sĩ Fiona Apple và ca sĩ Ariana Grande. Và như đã phân tích ở mục đầu tiên, chủ nghĩa thuần chay đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt với tư cách một biện pháp bảo vệ môi trường thiết thực và hữu hiệu.
Các triết lý xoay quanh chủ nghĩa thuần chay “Chay vì môi trường” là một trong số các trường phái chủ đạo trong chủ nghĩa thuần chay. Từ sự khác biệt trong động lực và mục đích, chủ nghĩa thuần chay phân chia thành những trường phái tiêu biểu với các triết lý sống khác nhau gồm: (1) Thuần chay đạo đức; (2) Thuần chay môi trường; (3) Thuần chay tôn giáo; (4) Thuần chay quyền nữ.
“Thuần chay đạo đức” (Ethical Veganism/ Moral Veganism) Được xây dựng trên cơ sở phản đối đẳng cấp loài - tức việc phân biệt đối xử, gán giá trị cho mỗi cá thể như “thành viên của một loài”, trường phái này có liên hệ mật thiết với thuyết quyền động vật (animal rights). Người thuần chay theo trường phái này cho rằng, con người không có quyền bóc lột các giống loài khác dựa trên ưu thế sinh học. Vì vậy, họ triệt để từ chối sử dụng mọi sản phẩm có nguồn gốc động vật trong tất cả lĩnh vực đời sống. Đây cũng là trường phái gắn bó chặt chẽ nhất với khái niệm “chủ nghĩa thuần chay”.
“Thuần chay môi trường” (Environmental Veganism) Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) định nghĩa đây là việc thực hành thuần chay với mong muốn hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường của ngành chăn nuôi và công nghiệp trang trại nói chung.
“Thuần chay quyền nữ” (Feminist Veganism) Trường phái này được đề ra bởi một số nhà đấu tranh nữ quyền như Carol J. Adams, Marjorie Spiegal và Carrie Hamilton - những người tin rằng có mối liên hệ giữa sự áp bức phụ nữ và sự đàn áp động vật. Bên cạnh 4 trường phái nêu trên, hiện vẫn còn nhiều trường phái thuần chay tiêu biểu khác có liên hệ đến những nhóm cộng đồng cụ thể (ví dụ: người da đen). Vượt ngoài phạm vi của một chế độ ăn, “chay” là một khía cạnh xã hội có liên hệ mật thiết đến những vấn đề khác, bao gồm môi trường, tôn giáo, sắc tộc và là một phần không thể tách rời khi xem xét bối cảnh chung của thời đại.
Trường phái này phổ biến ở những quốc gia có nhiều người theo tôn giáo như Ấn Độ. Một số tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo luôn khuyến khích tín đồ chỉ ăn thực vật và tránh sát hại các loài động vật.
32
Thuần Magazine
ẢNH: UNSPLASH
“Thuần chay tôn giáo” (Religious Veganism)
NHÁNH CÀNH “ĐỘNG LỰC” DẪN VỀ CHAY Tốt cho sức khỏe, tốt cho môi trường, tốt cho động vật - chúng ta đã nghe thật nhiều về những tác động tích cực mà chay mang lại. Nhưng hơn cả những lợi ích hình thức bề ngoài, chính các động lực sâu bên trong mới là điều khiến chủ nghĩa thuần chay trở nên bền vững. Đích đến cuối cùng cho nhiều nhiễu loạn trong đời sống nội tại và xã hội bên ngoài không gì khác ngoài “thuần chay”. *Nội dung thuần chay tôn giáo tạm không được bàn đến trong bài phân tích số này.
Vì động vật Năm 14 tuổi, cậu bé Donald Watson kinh hãi nhìn một chú heo bị giết mổ ngay trong trang trại nhà mình. Từ đó, cậu không ăn thịt nữa, và dần cũng từ bỏ món sữa ngon lành. Cậu bé này về sau đã trở thành một nhà bảo vệ quyền động vật, đồng sáng lập Hiệp hội thuần chay. Theo thống kê trong ngành chăn nuôi, hàng năm có khoảng 88 triệu động vật bị giết mổ để phục vụ cho nhu cầu ăn uống của con người. Bò, lợn và gà được nuôi dưỡng chỉ để bị giết lấy thịt. Nhằm đáp ứng nhu cầu của dân số ngày một tăng, chúng thường phải ăn các loại thực phẩm vỗ béo độc hại và trải qua những cuộc phẫu thuật “đảm bảo chất lượng”. Nhu cầu cao về trứng và sữa của loài người buộc bò và gà phải trải qua những thí nghiệm và biện pháp kích thích sinh
“
Vì môi trường học để tăng sản lượng đầu ra. Suốt cuộc đời ngắn ngủi của mình, những động vật ấy phải sống trong những chuồng trại chật chội, bẩn thỉu và bị đối xử tàn nhẫn. Đời sống của những loài động vật tự nhiên khác như chồn hương, hà mã, cá sấu, báo,... cũng bị đe dọa bởi nạn phá rừng chiếm đất và nhu cầu sở hữu những món hàng “độc đáo” của con người. Nhìn đĩa bít-tết thơm ngon, chúng ta có thể dễ dàng quên mất rằng những chú bò cũng biết đau. Chúng ta “không biết” bởi chúng ta hầu như không chứng kiến những gì ngành chăn nuôi và công nghiệp thực phẩm đang làm. Lòng trắc ẩn với động vật chính là một trong những động lực cốt lõi của chủ nghĩa thuần chay.
Bên cạnh lý do đạo đức vì động vật, nhiều người trẻ hiện nay lựa chọn lối sống thuần chay vì mong muốn bảo vệ môi trường. Ngành nông nghiệp chăn nuôi là một trong số những “thủ phạm” hàng đầu gây biến đổi khí hậu, chiếm đến 18% tổng lượng khí phát thải hàng năm. Đồng thời, công tác chăn nuôi cũng góp phần không nhỏ vào nạn phá rừng, đánh bắt quá mức, săn bắt động vật hoang dã, xâm chiếm đất và cạn kiệt nguồn nước ngọt. Bạn có thể đọc thêm về tác động của ngành nông
nghiệp đến môi trường trái đất trong chuyên mục Chay sự. Trước tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng trầm trọng, chỉ giảm thiểu rác thải nhựa và sử dụng phương tiện công cộng có lẽ là chưa đủ. Biện pháp khả thi nhất để hạn chế các tác động của ngành chăn nuôi, từ đó cải thiện chất lượng môi trường là lựa chọn chế độ ăn chay.
Cơ thể tôi sẽ không là mồ chôn những loài vật khác.
ẢNH: UNSPLASH
Leonardo Da Vinci
No.1 Issue: Khởi
33
Sống thuần chay là một phần quan trọng trong tiến trình sống bền vững của toàn nhân loại. Vấn đề an ninh lương thực (và đất đai) đang dần trở nên nghiêm trọng và cần được chú ý nhiều hơn. Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc FAO, ước tính cứ 9 người thì có 1 người bị suy dinh dưỡng. Thế nhưng, 1/3 tổng sản lượng cây trồng toàn cầu lại là thức ăn cho gia súc. Nếu chúng ta chuyển hóa lượng hoa màu này thành thực phẩm, chúng ta có thể nuôi sống thêm khoảng 3 tỷ người. Ngoài ra, lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, và thuốc kháng sinh dùng cho động vật thẩm thấu vào thực phẩm thường ngày, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Những vi-rút và vi khuẩn hoang dã đột biến cũng là một trong những hiểm họa tiềm tàng với người ăn thịt. Trước thực tế đó, việc thay đổi sang chế độ ăn thuần chay là cần thiết về lâu dài.
Vì kinh tế
Vì sức khỏe
Việc giảm ăn thịt còn được chứng minh là mang lại lợi ích kinh tế. Theo thống kê của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, nếu người dân tiếp tục tiêu thụ thịt ở mức độ hiện tại thì đến năm 2050, lượng tiền quốc gia này phải chi trả cho thịt có thể lên đến 1,6 nghìn tỷ đô-la Mỹ. Năm 2016, nhà nghiên cứu Marco Springmann và các đồng sự của mình tại Hoa Kỳ đã tiến hành so sánh chi phí chăm sóc sức khỏe và các khoản phí liên quan đến biến đổi khí hậu nếu: (1) chế độ ăn thịt hiện tại tiếp diễn; (2) chế độ ăn tiêu chuẩn trở nên phổ biến (hạn chế thịt, tập trung vào trái cây và rau xanh). Kết quả nghiên cứu cho thấy, Hoa Kỳ có thể tiết kiệm được khoảng 180 tỷ đô-la Mỹ nếu người dân ăn theo chế độ (2), và 250 tỷ đô-la nếu họ hoàn toàn không sử dụng thực phẩm từ động vật.
“
Chế độ ăn thuần chay tuân theo kế hoạch và nguyên tắc rõ ràng có thể đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Cả Hiệp hội Dinh dưỡng Anh và Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ đều công nhận rằng việc ăn chay phù hợp với mọi độ tuổi và mọi giai đoạn cuộc đời. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chế độ ăn chay giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh béo phì, tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư. Đồng thời, chế độ ăn chay cũng giúp cải thiện sức khỏe đường ruột nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung, loại bỏ được các vi khuẩn độc hại trong thịt sống. Nhiều cuộc điều tra cho thấy, người ăn chay có khả năng sống thọ hơn những người ăn thịt và uống sữa thường xuyên.
Những động lực sâu xa này biểu hiện cụ thể thành các lợi ích nổi bật của lối sống thuần chay. Những lợi ích về sức khỏe là ưu điểm nổi bật và là nguyên do lựa chọn ăn chay chủ đạo của nhóm người lớn tuổi (từ 50 trở lên). Tuy nhiên, nền tảng vững chắc hơn cả của chủ nghĩa thuần chay là những động lực đến từ hiện trạng đời sống chung của nhân loại. Không chỉ góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, sống thuần chay còn là giải pháp quan trọng trong kinh tế và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho đa số cộng đồng. Về mặt đạo đức, việc sống thuần chay, tránh giết hại động vật có thể giúp người thực hành cảm thấy tốt lành, bình yên hơn trong cuộc sống thường nhật. Bối cảnh xã hội ở thời điểm hiện tại, khi vấn đề môi trường, quyền động vật và phúc lợi đối với các nhóm yếu thế thu hút được sự quan tâm của cộng đồng, là cơ hội quan trọng để chủ nghĩa thuần chay phát triển và mở rộng hơn nữa.
Thuần chay cho tất cả chúng ta cơ hội để lên tiếng cho những gì chúng ta “đại diện” trong cuộc sống - lý tưởng sống lành mạnh và nhân văn, giúp thêm hàng chục năm vào cuộc sống của bạn, với phần thưởng kèm theo là một lương tâm trong sáng. Donald Watson
34
Thuần Magazine
ẢNH: UNSPLASH
Vì con nguời
MẦM CHAY NẢY TRONG TAY
Nếp sống, bởi thuần chay yêu cầu sự nề nếp và kỷ luật đến thành quen. Cốt lõi của thuần chay nằm ở quá trình tự răn dạy bản thân từ bên trong, thấu hiểu trách nhiệm và vị trí của mình giữa cộng đồng, giữa tự nhiên, từ đó liên tục thực hành đến nhuần nhuyễn. Thuần chay thực sự có ý nghĩa khi người thực hành nỗ lực rèn luyện, “thuần dưỡng” chính mình để chay từ trong suy nghĩ, thái độ đến thói quen, hành vi. Sau tất cả, mầm chay chỉ có thể nảy nở và vươn cao từ trong lòng bàn tay đầy trách nhiệm của riêng mỗi người.
Sẽ thật tốt lành nếu trong một tương lai không xa, chúng ta nhìn thấy một cộng đồng chay bền chặt, với những cá nhân vững vàng và kiên trì trong đời sống. Thuần mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu sâu sắc thêm về thuần chay, vượt trên giới hạn của cái ăn cái mặc hàng ngày, từ đó, lựa chọn một hành trình phù hợp. Chủ nghĩa thuần chay đã, đang và sẽ còn tiến thêm những bước tiến ấn tượng trong tương lai. Thục Hiền
ẢNH: FREEPIK
Xét đến cùng, thuần chay ở thời điểm hiện tại là một trào lưu, nhưng về bản chất lâu dài được xem như một chủ nghĩa rộng lớn. Song, thuần chay không dừng lại trong cái hạn hẹp và nhất thời của một trào lưu, cũng sẽ sáo rỗng nếu chỉ là những triết lý “phẳng”. Thuần tin rằng, đáp án phù hợp nhất để kết lại câu hỏi về định nghĩa thuần chay là “nếp sống”, là lựa chọn của mỗi người.
No.1 Issue: Khởi
35
36
Thuần Magazine
BƯỚC CHAY
No.1 Issue: Khởi
37
BƯỚC CHAY
ĂN CHỦ ĐỀ
“
Ăn chay là việc con người thực hành kiêng (không) ăn tất cả thực phẩm có liên quan đến thân thể động vật (thịt, nội tạng, da, lông…).
Ă
ẢNH: UNSPLASH
n uống là hoạt động căn bản nhất của một cá thể để duy trì sự sống. Một trong những cách căn bản và đơn giản nhất để khởi sự sống chay là ăn - ăn thuần chay. Đó là lí do vì sao chủ đề ăn được lựa chọn khai thác trong chuyên mục Bước chay của Thuần Magazine số Khởi xuất bản kì đầu tiên này.
38
Thuần Magazine
KHỞI NGUỒN
Ngày nay càng có nhiều người dù có hay không theo đuổi lối sống thuần chay, vẫn khởi sự ăn chay vì nhiều lý do. Một trong những lí do phổ biến dễ thấy nhất trong đời sống là ăn chay vì sức khỏe bản thân. Chế độ ăn chay chứa nhiều rau củ quả, giúp bổ sung liên tục vitamin, các khoáng chất và chất xơ tốt cho cơ thể. So với thịt, nguồn protein từ các loại hạt ngũ cốc và đậu lành mạnh hơn.
Chỉ việc kiên trì theo đuổi ăn chay trong thời gian ngắn đã mang lại những thay đổi tích cực rất dễ thấy cho chính cơ thể người thực hành. Ăn chay giúp chúng ta có được và duy trì một vóc dáng thon gọn nhưng vẫn dẻo dai và nhanh nhẹn. Giảm thịt, thêm rau còn là cách ăn uống giúp cơ thể phòng tránh nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, bệnh tăng huyết áp và bệnh mạch vành. Chất xơ trong trái cây góp phần làm tăng lợi khuẩn trong đường ruột, từ đó khiến da dẻ trở nên mịn màng hơn.
Những cá nhân dành sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề về môi trường hay quyền độc vật cũng thường là những cá nhân có thói quen ăn chay. Những người theo đuổi chế độ ăn thuần chay vì môi trường phản đối ngành nông nghiệp chăn nuôi động vật vì nó gây ra nhiều áp lực lên hệ sinh thái như biến đổi khí hậu, tiêu tốn tài nguyên đất và nước và suy giảm đa dạng sinh học. Còn những người ăn chay vì quyền động vật cho rằng ăn thịt các loài động vật trên cơ sở giết mổ chúng là vô đạo đức. Các hành động chăn nuôi, nuôi nhốt, giết mổ động vật đồng nghĩa với việc chúng ta đang tước đoạt tự do, gây ra đau đớn và khổ sở cho các giống loài khác.
No.1 Issue: Khởi
39
BƯỚC CHAY
CÙNG NHAU Với việc khởi sự ăn chay từ những thực hành nhỏ bé và đơn giản, chúng mình mong rằng ở bước đầu này bạn sẽ không quá khắt khe với bản thân mình.
“Hãy luôn tự nhận thức và tạo động lực cho bản thân trên hành trình ăn chay của mình.”
NAN GIẢI
Có rất nhiều khoảnh khắc bạn bỗng nhiên quên béng mất là mình đang cố tập ăn chay, chẳng hạn như việc đi ngang hàng quán quen và ngửi mùi thức ăn thơm nức mũi. Trước khi nghiêm túc khởi sự ăn chay, bạn hãy xác định rõ ràng bản thân ăn chay vì mục đích gì và liên tục tự nhắc nhở bản thân. Nếu như có khoảnh khắc bạn bị dao động, hãy nhớ về lí do mà bạn bắt đầu.
Khi bạn cảm thấy việc ăn chay dần trở nên vô nghĩa mặc dù mục đích ban đầu vẫn còn ở đó, bạn có thể tiếp lửa cho bản thân bằng cách mỗi tuần thu xếp thời gian coi các bộ phim tài liệu về sức khỏe, môi trường sinh thái hay quyền độc vật. Thuần gợi ý cho bạn: Chuỗi phim Planet, Chasing Ice, Chasing Coral, Flight of Butterflies, Encounters At The End Of The World... Chọn hình mẫu người nổi tiếng có thói quen ăn chay để yêu quý và học tập cũng là cách để bạn có thêm “bạn cùng chay”, thêm động lực trong hành trình chuyển hóa thói quen ăn uống của mình. Nhà bác học Albert Einstein nổi tiếng là một người ăn chay trường, yêu chuộng hòa bình và tôn trọng sự sống của muôn loài. Nam tài tử Brad Pitt cũng là người ăn chay vì khi nhìn thấy thịt thì ông cảm thấy khó chịu. Anne Hathaway là nữ diễn viên cổ vũ và thực hành thói quen ăn chay nổi tiếng của Hollywood. Nữ hoàng gợi cảm Hàn Quốc Lee Hyori cũng đã theo đuổi việc ăn hơn một thập kỉ qua. Nữ ca sĩ trẻ Billie Eilish là một gen Z ăn chay nổi tiếng.
Bên cạnh đó, trên hành trình ăn thuần chay của mình, bạn sẽ nhiều lần cảm thấy rất chật vật và cô đơn. Với bảng nguyên liệu bị thu hẹp rất nhiều so với lúc ăn mặn, bạn sẽ cảm thấy gò bó khi chế biến thức ăn và đôi khi phải ăn đi ăn lại những món ăn quen thuộc. Và nếu trong gia đình bạn là cá nhân duy nhất ăn chay, bạn sẽ phải luôn tự chế biến và dọn dẹp bữa ăn của bản thân đồng thời phải tập cách kìm nén trước những thức ăn có nguy cơ phá hỏng hành trình ăn thuần chay của bạn.
40
Thuần Magazine
ẢNH: FREEPIK
Việc cắt dần sự xuất hiện của “thịt” ra khỏi các bữa ăn ban đầu sẽ gây ra những thiếu hụt về năng lượng và chất trong cơ thể. Bụng bạn sẽ luôn đói cồn cào khi mới tập tành ăn chay. Chế độ ăn thuần chay còn có khả năng dẫn đến thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12, liên quan mật thiết đến sự hình thành máu và các chức năng của não bộ. Đặc biệt, loại vitamin này cơ thể không thể tự sản xuất ra và chỉ có trong các thức ăn có nguồn gốc động vật như thịt, cá và trứng. Việc kiêng trứng và sữa thậm chí còn khó khăn hơn kiêng thịt.
“Từ đó, việc ăn chay sẽ trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.” Lên thực đơn chính xác hôm nay ăn gì trong vòng 7 ngày tạo cho bạn sự chủ động trong việc ăn uống của mình. Từ đó ăn chay sẽ trở nên thoải mái và tiện ích hơn. Và sau mỗi tháng, bạn có thể làm mới thực đơn của mình một lần. Các bạn có thể tham khảo những gợi ý ở chuyên mục Thức chay mùa này của Thuần Magazine để có thể luôn “thay áo” các bữa ăn chay hằng ngày nhé. Những bạn mới bắt đầu ăn chay hay mắc phải sai lầm là có xu hướng ăn quá nhiều đường và tinh bột do sự thiếu hụt năng lượng từ thịt. Chủ động tập thói quen ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày hoặc chia nhỏ thành nhiều bữa ăn, vừa là một thói quen ăn uống lành mạnh, vừa đảm bảo cơ thể luôn có đủ năng lượng khi ăn chay. Bên cạnh đó, bạn hãy luôn nhớ mang theo bên mình những món đồ ăn vặt chay lành mạnh để cung cấp năng lượng liên tục cho cơ thể trong một ngày dài nhé. Các món đồ ăn vặt “dễ mua, dễ mang và dễ ăn” được gợi ý là các loại rong biển, các loại hạt (hạnh nhân, óc
chó, đậu phộng…), bánh mì ngũ cốc và trái cây sấy khô. So với động vật, các thực phẩm từ thực vật có thể không đảm bảo đủ lượng và chất của một số vi chất cần thiết cho cơ thể. Do đó, để duy trì thói quen ăn chay bền vững mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng, bạn có thể chủ động trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn của mình để nhận được tư vấn chuyên môn và có kế hoạch uống bổ sung những chất bị thiếu hụt. Ăn chay nói riêng và sống thuần chay nói chung là một hành trình thuần dưỡng thân tâm lâu dài. Mong rằng những gợi ý sơ khởi trên có thể phần nào giúp bạn khởi sự ăn chay một cách dễ dàng và có thêm định hướng. Minh Đoan
“Chuyển đổi chậm rãi là cách làm nhẹ nhàng và hiệu quả.”
ẢNH: FREEPIK
Hôm nay bạn chỉ cần tập ăn một bữa ăn chay. Ngày hôm sau, bạn sẽ thúc đẩy bản thân tiến lên hai bữa chay trong ngày. Vào ngày tới thì cố gắng nâng lên mức ba bữa chay một ngày. Đó là cách tính lộ trình nâng tần suất bữa ăn chay trong một ngày mang tính tương đối. Tùy vào điều kiện và thể trạng, bạn có thể nới lỏng thời gian sao cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất. Cốt lõi là việc luôn đi chậm nhưng chắc từ những con số nhỏ trước, tránh tình trạng bản thân bị ngợp bởi những sự thay đổi đột ngột. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể có các ngày “cheat day”, “cheat meal” như trong các chế độ ăn kiêng. Bạn có thể ăn các món có lượng thịt hay chế phẩm động vật ít nhưng vẫn nhiều niềm vui như bánh tráng trộn, mì gói hay bánh pizza. Khi bắt đầu ăn chay, bạn hãy tìm cho mình những món chay và quán chay mà mình thấy thích nhất nhé! Bằng cách trải nghiệm một đến hai món mới ở một đến hai quán mới mỗi tuần, chẳng bao lâu bạn sẽ có ngay một danh sách dài những niềm vui ẩm thực chay. Từ niềm vui thưởng thức những điều mình thích thì độ gắn kết với hành trình chuyển hóa thói quen ăn uống của bạn sẽ ngày càng tăng lên.
Một gợi ý hay ho để bạn có thể không những không bị phá vỡ thói quen ăn chay của mình mà còn lôi kéo thêm nhiều bạn bè trở thành “bạn đồng chay” là khi hẹn hò ăn uống, hãy gặp mặt mọi người tại các nhà hàng chay. Bên cạnh đó, trong một số tình huống nhất định khi bạn không chủ động được trong việc chọn địa điểm, gợi ý là bạn nên gọi các món trà thảo mộc, trà trái cây hoặc nước ép thay cho các món có sữa như sinh tố, trà sữa. Các cửa hàng cũng đang dần cho ra mắt các món pha chế từ sữa các loại hạt và đậu, bạn hãy chú ý nhé. Ngoài ra ăn chay nhưng bạn vẫn có thể có văn hóa “nhậu” đó nha! Một chút tàu hũ ky, ruốc chay hay khô gà chay “nhắm” cùng chút nước có ga hay đồ uống có cồn cũng là những lựa chọn dù “chay” nhưng vẫn vui cùng đám bạn. Việc tránh tiêu thụ dần các sản phẩm không tốt cho sức khỏe nói chung như thực phẩm đóng hộp, bia, rượu, thuốc lá, cà phê cũng là cách để bạn có được một thói quen ăn thuần chay lành mạnh hơn.
No.1 Issue: Khởi
41
42
Thuần Magazine
ĐỒNG CHAY
No.1 Issue: Khởi
43
ĐỒNG CHAY
VLOGGER
DƯƠNG YẾN NHI
“Ăn thuần chay đơn giản là một lựa chọn, hạnh phúc cũng vậy”
ẢNH: AFAMILY
Dương Yến Nhi (Ăn chay cùng Nhi) - vlogger 27 tuổi là nhân vật truyền cảm hứng về lối sống thuần chay nổi bật của Việt Nam năm 2021. Hãy cùng Tạp chí Thuần nhìn lại hành trình từ khi bén duyên chay đến lúc trở thành người truyền cảm hứng thuần chay cho giới trẻ của người bạn này.
44
Thuần Magazine
Những mâm cơm gợi ý bữa chay cho gia đình 2 người do chính tay chị Nhi thực hiện
Khởi sự ăn chay - “Gia đình đã từng không tin mình làm được”
S
ẢNH: HER
ở hữu gần 400.000 lượt theo dõi trên mạng xã hội, Dương Yến Nhi (Ăn chay cùng Nhi - Accnhi) đang ngày ngày hướng dẫn và truyền cảm hứng ăn chay đến người trẻ Việt. Hiện tại, chị đang điều hành nhà hàng chay Tàu Hủ Phố của riêng mình ở Bình Dương và trực tiếp giảng dạy lớp nấu món chay tại đây vào mỗi cuối tuần. Tháng 2/2021, Dương Yến Nhi xuất bản cuốn sách nấu ăn đầu tay có tên “Ăn chay - Sống lành” - cuốn sách nằm trong top 10 sách hay nhất về ẩm thực do Tiki bình chọn.
Dương Yến Nhi là người theo chế độ thuần chay, chỉ sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, không bao gồm trứng, sữa. Cô gái trẻ đã có 11 năm ăn chay trường chia sẻ, duyên chay đến với chị từ rất sớm. Khi học lớp 10, trong lúc tình cờ xem video cảnh lò giết mổ, chị không khỏi xót xa và quyết định chọn lối sống không tổn hại đến động vật, bắt đầu từ việc ăn uống. Chứng kiến cảnh con gái chuyển sang ăn chay trường chỉ trong một ngày, bố mẹ chị không khỏi bất ngờ. Quyết định của cô bé 16 tuổi từng nhiều lần bị gia đình nghi ngờ, bởi ăn chay trường là quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỉ luật cao đối với bản thân. Nhi chọn cách im lặng và kiên trì với quyết định của mình. Bấy giờ, hướng dẫn về ăn chay hầu như ít phổ biến. Mò mẫm một thời gian Nhi nhận ra, ăn chay thiếu kiến thức khoa học sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Chị bắt đầu nghiên cứu cách kết hợp thực vật từ sách báo dinh dưỡng Việt Nam lẫn nước ngoài, để thay thế đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng từ động vật, đồng thời tạo nên các món chay ngon mắt và lạ miệng.
Thuần dưỡng bản thân “Ngay khi bắt đầu, mình luôn có cảm giác thèm thịt” Hành trình thuần chay của Dương Yến Nhi là hành trình của sự đúc kết liên tục và dài hạn. Khởi sự ăn chay của Nhi không mấy suôn sẻ: chị luôn có cảm giác thèm thịt, đây là cảm giác đầu tiên gặp phải khi chuyển từ chế độ ăn động vật sang ăn thuần chay. Nhi chia sẻ kinh nghiệm để vượt qua chính là kiểm soát được ý nghĩ của mình, “thèm” là cảm giác, còn “ăn thuần chay” là thứ chúng ta muốn. Cảm giác sẽ biến mất, nhưng điều bản thân mong muốn vẫn ở lại, tạo động lực để chị vượt qua giai đoạn đầu và thích nghi dần với chế độ ăn chay. Bên cạnh đó, các buổi tiệc họ hàng và bạn bè cũng trở nên “kì lạ” hơn, nhưng dần dà, mọi người thân xung quanh đều thích nghi được với việc chị là người ăn chay trường. Với chị Dương Yến Nhi, điều quan trọng nhất cần chú ý khi gắn bó với ăn chay lâu dài đó chính là xác định rõ lý do, đặt mục tiêu và quyết tâm để việc ăn chay trở nên dễ dàng và thoải mái hơn.
Những công thức món chay mà Nhi thường chia sẻ trên kênh của mình, đa số là các món ăn gia đình dễ nấu nên chỉ mất tầm 15-30 phút, với nguyên liệu Việt Nam bình dân dễ tìm ngay trong bất kì khu chợ nào. Ngày trước, căn bếp đối với Dương Yến Nhi là nơi để nấu món chay cho bản thân. Nhưng bây giờ, đó chính là người bạn đồng hành để chị nấu cho mọi người, gửi đến mọi người niềm đam mê ẩm thực và tinh thần sống chay vì hạnh phúc. “Mẹ và bà ngoại cũng đã ăn chay kể từ khi thấy mình hạnh phúc với việc ăn chay. Vậy nên, mình lập Instagram và YouTube, mới đây là TikTok với mong muốn truyền cảm hứng ăn chay đến thật nhiều người, giúp mọi người có thể ăn chay vui hơn, dễ dàng và thoải mái hơn.” Ăn chay cùng Nhi được yêu thích rộng rãi bởi các bạn trẻ, bởi lối dẫn chuyện đằm thắm, trong sáng của cô chủ nhỏ cùng hàng trăm công thức món chay độc lạ từ chính những nguyên liệu quen thuộc. Căn bếp của Nhi không chỉ là của riêng chị, đó còn là nơi gặp gỡ giữa những tâm hồn đồng chay, hay đơn là những người “lỡ” yêu quý cô gái chân thành và nhiệt huyết này.
Hành trình chia sẻ tình yêu ẩm thực chay - “Với mình, căn bếp chính là một người bạn đồng hành”. No.1 Issue: Khởi
45
ĐỒNG CHAY
Triết lí thuần chay - “Ăn thuần chay đơn giản là một lựa chọn, hạnh phúc cũng vậy” Khi nói về xác định lý do của bản thân chị, Dương Yến Nhi chia sẻ: “Ăn thuần chay không nhất thiết phải liên quan đến tôn giáo. Có nhiều người chọn ăn thuần chay để cải thiện sức khỏe và mình là một trong số đó. Lựa chọn này mình được nhiều hơn mất, mình có những cải thiện trong cả sức khỏe và tâm hồn.”
Họ và tên: Dương Yến Nhi Sinh năm: 1994 Nghề nghiệp: Vlogger, Kinh doanh,
Mọi người xung quanh thường xem việc ăn chay trường của Dương Yến Nhi là phi thường, tuy nhiên, đối với chị, đó chỉ là một lựa chọn trong vô số lựa chọn trong đời. Gắn thuần chay với tận hưởng hạnh phúc, Dương Yến Nhi tâm niệm, khi người xem của mình ghi nhận từng sự thay đổi nhỏ trong bước đi chay, đã là điều khiến chị cảm thấy việc mình làm luôn đầy ý nghĩa.
Có một bình luận trên kênh Youtube Ăn chay cùng Nhi làm chị rưng rưng: “Chị Nhi ơi, em không phải là người ăn chay trường, nhưng chiều nay em vừa ăn một bữa chay, vì em nhìn thấy người ta chọc tiết một con gà. Bữa chay này của em, có khi sẽ bớt đi một con gà bị giết đúng không chị!”. Với Nhi, đấy mới là ý nghĩa của việc ăn thuần chay, tất cả đều từ tâm và bạn thật sự thấy hạnh phúc với quyết định đó. Hiện tại, vlogger 27 tuổi đang có một gia đình nhỏ tràn đầy tình yêu với Trực - người chồng mới cưới của mình. Anh cũng là một người ăn chay trường, cùng chia sẻ giá trị cuộc sống với Dương Yến Nhi. Chính lối sống thuần chay đã đưa hai người gặp gỡ và nên duyên vợ chồng. Nhi cùng Trực đã lựa chọn hạnh phúc, và vẫn đang hàng ngày cổ vũ người trẻ lựa chọn hạnh phúc từ tâm. Khánh Hằng
Người hướng dẫn nấu ăn Đang sinh sống và làm việc tại Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương Dương Yến Nhi là vlogger có uy tín trong giới trẻ về lối sống thuần chay thông qua nội dung chia sẻ công thức món chay mỗi ngày để tạo nguồn cảm hứng cho mọi người, lan tỏa những điều tử tế và niềm tin vào cuộc sống tươi đẹp hơn với những bữa ăn từ thực vật lành mạnh.
Những mâm cơm gợi ý bữa chay cho gia đình 2 người do chính tay chị Nhi thực hiện
ẢNH: HER
Kênh truyền thông:
46
Thuần Magazine
No.1 Issue: Khởi
47
ĐỒNG CHAY
Miss Vegan Nguyễn Trần Thiên Hà
“KHỞI” CHAY TỪ
SỰ VỠ ÒA TRONG TRÁI TIM
Họ & tên: Nguyễn Trần Thiên Hà Năm sinh: 1994 Danh hiệu: - HOA KHÔI TÀI NĂNG - Nét Đẹp Sinh Viên TP.HCM 2017. - MISS VEGAN 2018 - Người đẹp ăn chay 2018. Tốt nghiệp: Chuyên ngành Truyền Thông Trường đại học Rogers State University Đã sống thuần chay 7 năm
ẢNH: NGUYỄN TRẦN THIÊN HÀ
Câu nói yêu thích nhất: “Nếu cả thế giới ăn chay, vận mệnh của nhân loại sẽ thay đổi.” Albert Einstein
48
Thuần Magazine
Bằng phong thái an nhiên và những lời bộc bạch sẻ chia gần gũi, Miss Vegan Nguyễn Trần Thiên Hà đã đưa Thuần đến với những câu chuyện thú vị về hành trình thuần chay của bản thân. Từ một cô gái đôi mươi ngây ngô lần đầu biết về “thuần chay”, Thiên Hà nay đã trưởng thành và sẵn sàng “đảm đương” sứ mệnh lan tỏa lối sống chay với tư cách Người đẹp ăn chay.
Q: Xin chào chị Hà! Cảm ơn chị vì đã góp mặt trong buổi phỏng vấn ngày hôm nay với Tạp chí Thuần. Để mở đầu thì chúng ta hãy cùng đến với một câu hỏi nhỏ dành cho chị nhé! Đâu là 3 tính từ miêu tả gần nhất về bản thân chị? A: Lạc quan, bình an và yêu thương. Q: Động lực nào thôi thúc chị đến với lối sống thuần chay? A: Cách đây 8 năm, trong một lần đi dã ngoại, Hà tình cờ được ngồi kế bên một bạn ăn chay trường trong giờ ăn trưa. Vì tò mò nên Hà đã hỏi bạn lý do ăn chay. Bạn ấy chia sẻ rằng bản thân cảm thấy rất xót xa khi nhìn những con vật bị giết và lấy thịt một cách đau đớn, thế nên bạn quyết định chuyển sang ăn chay. Câu trả lời làm Hà rất xúc động, có một điều gì đó bỗng như vỡ òa trong trái tim Hà. Hà cảm thấy rất buồn khi nghĩ đến nhiều động vật đã bị giết thịt chỉ để phục vụ cho bữa ăn của mình bao lâu nay nhưng bản thân đã không để tâm đến việc ấy. Từ đó, Hà quyết định ăn chay trường. Trong công việc, Hà cũng chọn lọc cẩn thận các lời mời quảng cáo, chương trình truyền hình, vì Hà không ủng hộ việc tiêu dùng các sản phẩm có thử nghiệm trên động vật và các sản phẩm thời trang làm từ lông da thú.
Q: Thuần chay của năm 19 tuổi khác gì với thuần chay năm 27 tuổi? A: Đối với Hà, thuần chay của năm 19 tuổi đơn giản là một khởi đầu mới mẻ. Phạm vi thuần chay năm 27 tuổi thì rộng lớn hơn nhiều, không chỉ dừng lại ở chế độ ăn uống hay mối quan tâm về sức khỏe, mà còn là những trăn trở về môi trường, dịch bệnh, nguồn tài nguyên thiên nhiên, về tương lai ngôi nhà chung của chúng ta – Trái Đất. Q: Nhắc đến thuần chay mọi người hay liên tưởng tới các từ khóa như “thanh tịnh”, “an yên”. Những điều đó có thật sự đúng không? A: Từ cảm nhận của riêng Hà, sự “an yên”, “thanh tịnh” trong tâm hồn khi sống chay là có thật. Hà nghĩ, con người trân quý sự sống bản thân ra sao thì con vật cũng vậy. Làm sao một bữa ăn có thể trở nên “thanh tịnh”, “an yên” khi nó chứa đầy những oán thán, tức giận, sân hận, căm thù… của những con vật bị tước đoạt sinh mạng? Có quan niệm cho rằng: Ăn chay là phóng sinh trên từng bữa ăn của mình. Tự “Phóng sinh” cũng là một dạng cho đi. Khi bạn chia sẻ với ai một điều gì đó thì sẽ nhận về sự hoan hỉ, an yên. Hà luôn cảm nhận được sự “an yên” toát ra từ những người ăn chay trường. Ngay chính bản thân Hà cũng nhận thấy cuộc sống mình bình yên hơn từ khi bắt đầu ăn chay.
Q: Thuần chay là một hành trình thuần dưỡng bản thân. Hầu hết người thuần chay đều gặp phải một số khó khăn cả chủ quan lẫn khách quan nhất định. Chị có thể chia sẻ về khó khăn đáng nhớ nhất mà chị đã vượt qua để kiên định trên con đường thuần chay của mình?
kỳ sau, Hà bắt gặp thêm nhiều bạn sinh viên đăng ký ăn chay. Đối với Hà, đó là một thành tựu vô cùng ý nghĩa trên hành trình thuần chay. Hà tự hào vì mình đã góp phần giúp “nhận thức chay” tỏa rộ trong lòng một cộng đồng trước đây từng lạ lẫm với lối sống này.
A: Nhớ lại đầu năm 2018, khi du học ở Mỹ, việc duy trì chế độ ăn thuần chay thật sự là thử thách đối với Hà vì không một sinh viên nào ở ký túc xá trường ăn chay cả. Thậm chí, nhà ăn còn rất lạ lẫm với việc ăn chay của sinh viên. Nhưng Hà tự nhủ, khó khăn nào rồi cũng sẽ qua, chẳng có gì tồn tại mãi mãi. Lắm lúc Hà cảm thấy việc theo đuổi lối sống thuần chay giống như thể lội ngược dòng nước, rất mệt mỏi và cô độc, nhưng không vì vậy mà Hà bỏ cuộc. Với Hà, con đường có ý nghĩa là con đường gập ghềnh nhất, bởi sau cùng, thành công sẽ mỉm cười những ai kiên trì và nỗ lực.
Hà luôn mong mỏi sẽ có nhiều và nhiều hơn nữa những người ăn chay. Vì vậy, khi được hỏi về chế độ ăn chay, bất kể người hỏi là bạn cùng lớp, thầy cô hay nhân viên của trường, Hà luôn trả lời rất nhiệt tình. Chia sẻ kỷ niệm nho nhỏ nhưng khó quên của Hà, đến với cuộc thi PLC’s Fairest on the Hill (cuộc thi sắc đẹp thường niên của trường RSU), trong phần giới thiệu bản thân, Hà đã nói lên tiếng lòng của mình: “Tôi luôn tâm niệm trong cuộc sống của mình, “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/Cho ta thêm ngày nữa để yêu thương”. Do đó, tôi chọn trở thành người sống thuần chay để thể hiện lòng biết ơn đối với cuộc đời. Hãy sống thuần chay, sống xanh, bạn sẽ cảm thấy sự thuần khiết và an yên trong tâm hồn.” Đó cũng là suy niệm mỗi ngày của Hà, thể hiện con người Hà, và mình mong muốn truyền đi niềm cảm hứng đó bất cứ khi nào có thể - niềm cảm hứng sống thuần chay.
Q: Chị đã vượt qua thử thách đó như thế nào? A: Hà đã kiến nghị và thuyết phục trường tạo một quầy thức chay riêng trong nhà ăn. Đáng ngạc nhiên là khi quầy này đi vào hoạt động, có rất nhiều bạn sinh viên đã đến và lấy các món chay bày trong quầy. Những học
“
...Đối với Hà một bữa ăn nghe có vẻ nhỏ bé nhưng luôn có giá trị của riêng nó. Một bữa ăn chay chứa rất nhiều tình yêu thương vì nó tốt hơn cho môi trường, cho sức khỏe... Và quan trọng nhất là trong bữa ăn đó không có một con vật nào bị giết hại. Nghĩ đến mà Hà thấy rất nhẹ lòng...
No.1 Issue: Khởi
49
ẢNH: NGUYỄN TRẦN THIÊN HÀ
ĐỒNG CHAY
50
Thuần Magazine
Q: Dù khó khăn như vậy nhưng chị vẫn chọn đối mặt và thành công, bằng chứng là chị đã đoạt được danh hiệu Miss Vegan 2018 và hiện nay vẫn sống thuần chay vui khoẻ. Vậy chị nhận được gì từ lối sống này, điều gì giúp chị luôn vững tâm và kiên định? A: Từ ngày ăn chay, Hà thấy mình hiền hơn, vui hơn, khỏe hơn, đẹp hơn và “trẻ” hơn. Có nhiều người nói nhìn Hà giống như đang “lão hóa ngược” (cười). Bên cạnh lợi ích đối với cá nhân Hà, việc ăn chay còn là một nỗ lực hạn chế giết hại động vật và bảo vệ môi trường. Q: Với cương vị là Miss Vegan 2018, chị hiện có dự định nào để truyền cảm hứng sống chay đến nhiều người hơn không? A: Hà tâm niệm rằng, trước khi trở thành người truyền cảm hứng trong bất cứ lĩnh vực nào, bản thân phải là người có kiến thức đúng và đủ. Vì vậy hàng ngày, Hà nghiêm túc học hỏi, trau dồi kiến thức với mong muốn sẽ khuyến khích cộng đồng nhìn chay, hiểu chay dưới góc độ khoa học bên cạnh góc độ tinh thần vốn dĩ. Theo Hà, việc ứng dụng khoa học dinh dưỡng vào ăn chay ở Việt Nam đang còn sơ khai. Từ thực tế đó, Hà đã lên kế hoạch hợp tác với bác sĩ dinh dưỡng Mai Hằng, hiện đang là cố vấn dinh dưỡng cho thiền sư Thích Nhất Hạnh để tổ chức chương trình dạy dinh dưỡng về chế độ ăn chay đúng khoa học dành cho quý tăng
ni, Phật tử trong các chùa trong thời gian tới. Hà đang là cộng tác viên cho trang web songthuanchay.vn – một trang web rất bổ ích về những thông tin cho những người muốn tìm hiểu về chế độ ăn thuần chay khoa học và chương trình Thử Thách 7 Ngày Thuần Chay nhằm lan tỏa kiến thức bổ ích đến mọi người. Ngoài ra, Hà còn là thành viên tích cực của trang CLB Ăn Chay Trường sống giữa đời thường - ChayTruong. com và Hẹn Hò Thuần Chay… Và trong tương lai, nếu đủ duyên thì Hà sẽ cùng với các anh chị khác thực hiện những dự án liên quan đến lối sống thuần chay. Q: Thói quen bắt đầu từ bước nhỏ, nhiều người vì nhiều lý do khác nhau nên không thể bắt đầu ăn chay được dù đã khởi tâm hoặc có thể đã bắt đầu rồi nhưng không thể tiếp tục. Chị có nghĩ là do họ đã có những bước khởi đầu không đúng cách không? Chị có thể gợi ý những bước đi nhỏ cho người mới bắt đầu được không? A: Hà từng nghe qua câu: “Khi muốn làm sẽ tìm phương tiện, khi không muốn làm sẽ tìm lý do”. Hoặc có thể họ chưa mong muốn đủ nhiều để hành động. Hà nghĩ không có bước khởi đầu nào đúng hay sai, điều quan trọng nhất là quyết định có đi tiếp, dừng lại hay rẽ sang một con đường khác. Giống như cơ duyên gặp được chân ái cũng không có đúng sai mà quyết định bỏ cuộc hay theo đuổi mới là con đường đi đến hạnh phúc.
Q: Chị có thể đưa ra một lời khuyên cụ thể và thực tế cho người mới bắt đầu ăn chay không? A: Hà nghĩ người mới bắt đầu nên chú ý tăng dần tần suất bữa ăn chay của mình. Trong trường hợp chưa thích nghi ăn chay trường được thì bạn có thể lập kế hoạch để tăng số lượng bữa/ngày ăn chay lên, ví dụ như bắt đầu bằng 4 ngày chay/tháng, rồi tăng lên 8 ngày chay/tháng... Sau một thời gian thì mình có thể so sánh số lượng bữa/ngày mình ăn chay so với trước đó, nhìn thấy sự tiến bộ và lấy đó làm động lực. Người bắt đầu ăn chay thường cảm thấy đói, nên bổ sung các loại hạt, đậu…trong khẩu phần ăn. Cơ thể con người cần đạm chứ không cần thịt, và lượng đạm dồi dào trong hạt, đậu... thì dễ tiêu hóa, dễ hấp thu và tốt cho sức khỏe. Làm phong phú thực đơn cũng là một cách hay. Hà nghĩ sẽ rất dễ dàng để tìm được món chay tương tự hương vị, thậm chí ngon hơn cả món mặn. Những món chay yêu thích của Hà là gỏi cuốn chay, bún riêu chay, mì vịt tiềm chay, bánh hỏi heo quay chay, bánh xèo chay... Đối với Hà, một bữa ăn nghe có vẻ thật nhỏ bé nhưng luôn có giá trị của riêng nó. Một bữa ăn chay chứa rất nhiều tình yêu thương vì nó tốt hơn cho môi trường, cho sức khỏe... Và quan trọng nhất là trong bữa ăn đó không có một con vật nào bị giết hại. Nghĩ đến mà Hà thấy rất nhẹ lòng. Là một phụ nữ, Hà tin rằng chế độ ăn
chay còn giúp cho người ta trẻ lâu. Đối với Hà, chế độ ăn chay như một phép màu với làn da của mình. Da của Hà trở nên mịn màng hơn, sáng hơn và hết mụn kể từ ngày Hà chuyển sang chế độ ăn chay. Nếu như bạn muốn làm quen với lối sống chay nhưng không biết bắt đầu từ đâu, không có động lực… thì có thể bạn nên đăng ký tham gia chương trình Thử Thách 7 Ngày Thuần Chay của songthuanchay.vn do Hà đang đảm nhiệm để được tư vấn về chế độ ăn chay, được giao lưu với cộng đồng những người ăn chay. Hà rất hạnh phúc khi được là người đồng hành cùng bạn trên hành trình khởi sự ăn chay. Q: Vậy 1 câu hỏi nhỏ cuối cùng nếu là 1 loại rau củ chị sẽ là loại nào? A: Hà sẽ chọn củ cà rốt vì nó có hình dáng thon thả và màu sắc tươi tắn. Bật mí là Hà thích tự “trồng” rất nhiều loại cây trong tâm trí, và ngày Hà vui vẻ yêu đời nhất, là ngày cây cà rốt tâm trí xanh tốt, cho nhiều củ khỏe khoắn, xinh xắn nhất. Mình cũng rất thích ăn cà rốt và uống nước ép cà rốt mỗi ngày cũng rất tốt cho sức khỏe nữa. Châu Anh
No.1 Issue: Khởi
51
THỨC CHAY MÙA NÀY
52
Thuần Magazine
No.1 Issue: Khởi
53
54
Thuần Magazine
THAY
No.1 Issue: Khởi
55
THAY
BẠN ĐANG SỬ DỤNG
XÀ PHÒNG HAY CHỈ LÀ
CHẤT TẨY RỬA CÔNG NGHIỆP?
ẢNH: FREEPIK
Xà phòng - một sản phẩm chăm sóc cơ thể sử dụng hàng ngày, không nên gây hại đến làn da và môi trường. Để đáp ứng được tiêu chí đó, xà phòng nên được điều chế từ các thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, hầu hết xà phòng thông dụng trên thị trường hiện nay lại là những hỗn hợp độc hại gồm cồn làm khô da, chất tẩy rửa và các loại muối.
56
Thuần Magazine
X
à phòng công nghiệp dạng bánh mà chúng ta sử dụng để “làm sạch bụi bẩn cơ thể” thường chứa các loại hóa chất độc hại và nguy hiểm. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Sức khỏe và An toàn Lao động Hoa Kỳ, chỉ tính riêng trong các loại mỹ phẩm bao gồm xà phòng công nghiệp hay sữa tắm đã có gần 900 chất độc hại. Chúng chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây kích ứng làn da và thậm chí có thể dẫn đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA CHẤT ĐỘC HẠI Parabens
Sodium Lauryl Sulfate (SLS)
Theo một số nghiên cứu, parabens - hóa chất dùng trong bảo quản xà phòng, có thể thâm nhập vào cơ thể thông qua da. Parabens được cho là có khả năng gây ảnh hưởng đến hormone estrogen của nữ giới và là nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản. Về mặt môi trường, nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng parabens đã được tìm thấy trong cơ thể các loài động vật biển có vú. Có khả năng chất parabens này đến từ các sản phẩm chúng ta sử dụng, sau khi được rửa khỏi da một phần rồi trôi theo hệ thống nước thải và xả vào môi trường.
Với tính chất tẩy rửa cao và khả năng giúp loại bỏ các vết bẩn, SLS là thành phần chính được thêm vào xà phòng để tạo bọt. Tuy nhiên, SLS dễ dàng “ngấm” vào cơ thể thông qua da, di chuyển đến não và phổi thông qua dòng máu, từ đó gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe (ví dụ: kích ứng da và mắt). Bên cạnh đó, SLS cũng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, gây ngộ độc cho cá và các động vật thủy sinh khác. SLS cũng được phát hiện trong bộ lọc nước của nhiều thành phố, nơi dẫn nước sinh hoạt vào cho người dân. Lo ngại về mức độ độc hại của chất này, nhiều nước châu Âu và Canada đã cấm sử dụng SLS dưới mọi hình thức.
Hương liệu Thực tế, FDA (Cục quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) không bắt buộc các nhà sản xuất hóa mỹ phẩm phải liệt kê cụ thể các thành phần được sử dụng để tạo ra mùi hương cho sản phẩm. Cụm từ “hương liệu” trên nhãn thường là vỏ bọc cho một số hóa chất độc hại. Phthalate là một nhóm hóa chất được sử dụng làm dung môi và chất định hình trong hương liệu. Chúng được thêm vào hóa mỹ phẩm để kéo dài thời hạn sử dụng. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rằng phthalate có thể gây tổn thương đến gan, thận, phổi và cả hệ thống sinh sản của con người. Việc tẩy rửa và hiện tượng tự oxy hóa của sản phẩm trong quá trình sử dụng khiến nhóm hóa chất này phát tán trong không khí, nước uống, sông ngòi, và cả trong đất.
No.1 Issue: Khởi
57
THAY
GIẢI PHÁP AN LÀNH ĐẾN TỪ THIÊN NHIÊN Hiểu được tác động tiêu cực của xà phòng công nghiệp, Thuần mong muốn đem lại cho bạn giải pháp làm sạch cơ thể thuần chay an toàn. Làn da của chúng ta cần được chăm sóc nhiều hơn là chỉ “được làm sạch”. Cũng giống như các cơ quan khác của cơ thể, da cần được bổ sung dưỡng chất và nuôi dưỡng mỗi ngày . Khác với xà phòng công nghiệp với nhiều phụ gia hoá chất như chất bảo quản và hương liệu tổng hợp - xà
XÀ PHÒNG CÔNG NGHIỆP Sản xuất tại nhà máy với quy mô lớn, quy trình rẻ và nhanh nhất có thể Chứa đầy các chất hóa học độc hại Loại bỏ đi lớp dầu tự nhiên trên làn da và còn làm khô da Chứa đầy hương liệu và phẩm màu nhân tạo, ảnh hưởng đến các vấn đề về nội tiết tố cũng như có khả năng gây nên dị ứng Thải ra một lượng lớn chất thải dẫn đến sự suy thoái của môi trường Một số sản phẩm được làm từ mỡ động vật
Bên cạnh đó, nhờ vào việc được sản xuất hoàn toàn thủ công, xà phòng thuần chay thiên nhiên giữ được gần
như toàn bộ lượng glycerin thực vật hoàn toàn tự nhiên từ trong quá trình xà phòng hóa, mang lại cảm giác mềm mượt, dễ chịu và duy trì độ ẩm cao trên da của người sử dụng. Không những vậy, xà phòng thuần chay thiên nhiên còn được tạo hương từ thảo mộc và tinh dầu, hỗ trợ thư giãn tinh thần. Ngoài những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, đây còn là sản phẩm thân thiện với môi trường. Các bánh xà phòng thuần chay thiên nhiên được nhà sản
xuất chú trọng đóng gói, thường bằng giấy tái chế (Kraft paper), với khả năng tự phân rã và tan vào trong đất sau 28 ngày để làm dinh dưỡng nuôi cây. Ngoài ra, xà phòng thiên nhiên không chứa hạt vi nhựa mà thay vào đó là các loại bột thảo mộc (bột trà xanh, bột quế, bột cafe...) nên khi được thải ra môi trường chúng hoàn toàn được phân hủy và trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây trồng hoặc động vật. Đặc biệt, các loại xà phòng thiên nhiên đều không trải qua khâu thử nghiệm trên động vật.
XÀ PHÒNG THIÊN NHIÊN Được làm thủ công theo từng mẻ nhỏ bởi những người tâm huyết với sức khỏe và môi trường. Lành tính, không gây kích ứng Dưỡng ẩm cho da Các loại thảo mộc hữu cơ và các thành phần tự nhiên khác được thêm vào để tăng thêm lợi ích cho làn da cũng như tạo nên hương thơm tự nhiên cho sản phẩm Lượng chất thải tối thiểu An toàn với môi trường Là sản phẩm thuần chay khi sử dụng chất béo tự nhiên vốn có từ thực vật Cruelty Free - không qua khâu thử nghiệm trên động vật
ẢNH: INTERNET
Số lượng lớn không đáp ứng được vấn đề không thử nghiệm trên động vật
phòng thuần chay thiên nhiên có thành phần 100% tự nhiên từ các loại dầu thực vật cung cấp dưỡng chất cho da như dầu dừa, dầu hướng dương, dầu oliu, bơ hạt mỡ, bơ cacao... Về cơ bản, xà phòng thiên nhiên không hề chứa hoá chất độc hại, thậm chí còn có độ pH an toàn và phù hợp với cả làn da nhạy cảm.
58
Thuần Magazine
TÌM MUA XÀ PHÒNG THIÊN NHIÊN Ở ĐÂU Nhu cầu sử dụng những sản phẩm tẩy rửa thuần chay đến từ thiên nhiên có xu hướng tăng trong những năm gần đây. Nắm bắt tâm lí của khách hàng, các thương hiệu Việt Nam cho ra đời các sản phẩm thuần chay thiên nhiên từng bước loại bỏ các chất độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Hướng đến an toàn cho sức khỏe con người và sự bền vững của Trái đất, thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên Cỏ Mềm đã tâm huyết tạo ra bánh xà phòng được làm từ thảo mộc Việt, cam kết an toàn và lành tính tuyệt đối.
Là sự chắt lọc tinh túy từ bài thuốc dân gian truyền thống, xà phòng thiên nhiên Cỏ Mềm đã nâng tầm thảo mộc Việt với những thành phần như Hạt mùi, Quế chi, Tràm gió, Tinh than tre… tạo nên sự thư thái, sảng khoái cho tinh thần, giúp làn da trở nên mịn màng chẳng khô ráp hay nhờn dính bởi silicon của các loại sữa tắm thông thường. Ngoài ra bao bì đẹp tinh tế với những nét vẽ cỏ cây dược liệu và hương thơm thư thái khiến xà phòng Cỏ Mềm trở thành một món quà tinh tế mang đậm chất Việt Nam. Nguyệt Phương
Chi Tiết Sản Phẩm Thương hiệu
Cỏ mềm HomeLab
Hạn sử dụng
24 tháng
Hình dạng
Bánh xà phòng tắm
Xuất xứ Thành phần hoạt tính
ẢNH: CỎ MỀM HOMELAB
Tính năng
Giá tham khảo
Việt Nam Không hương liệu, Nguồn gốc thiên nhiên, Không chứa paraben, Không chứa silicone, Không chứa sulfate Chống lão hóa, Khử mùi, Giữ ẩm, Dưỡng trắng
130,000 đồng / 90g
No.1 Issue: Khởi
59
THỨC CHAY MÙA NÀY
60
Thuần Magazine
No.1 Issue: Khởi
61
62
Thuần Magazine
THỨC CHAY MÙA NÀY
No.1 Issue: Khởi
63
THỨC CHAY MÙA NÀY
YẾN MẠCH Yến mạch là loại loại lương thực quen thuộc đối với nhiều người vì tính chất dễ ăn, dễ bảo quản và có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Trong số đầu tiên của chuyên mục Thức chay mùa này, Thuần Magazine cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loại ngũ cốc bổ dưỡng nêu trên.
64
Thuần Magazine
ẢNH: FREEPIK
Ngọn lửa ấm áp cho mùa đông giá lạnh
HIỂU VỀ
YẾN MẠCH Yến mạch, tên khoa học Avena sativa, là một loại lương thực thuộc họ lúa, được trồng nhiều ở khu vực Bắc Mỹ và Châu Âu. Cây yến mạch cao từ 60 - 150cm, lá dài, gốc thẳng, hoa hình chóp tròn, có nhiều bông nhỏ, đầu bông nở hoa, khi hoa tàn ngọn kết thành hạt lúa. Loại cây này thường được chế biến thành dạng bột để làm nguyên liệu cho các món ăn. Yến mạch có nguồn gốc ở vùng Đông Âu, nơi khí hậu ẩm ướt và mát mẻ. Ban đầu, yến mạch chỉ được xếp ngang hàng với cỏ dại ngoài đồng. Đến thế kỉ XV, yến mạch mới bắt đầu được một bộ phận dân số thế giới xem là loại lương thực quan trọng. Người Scotland rất coi trọng giá trị dinh dưỡng của yến mạch. Năm 1755, khi tác giả người Anh Samuel Johnson định nghĩa yến mạch “là thứ mà ở Scotland thì được sử dụng như thức ăn nhưng ở Anh Quốc thì chỉ phù hợp với ngựa”, một lãnh chúa Scotland đã
vặn lại rằng: “Đó là lý do nước các anh có lắm ngựa tốt, còn nước chúng tôi có nhiều người mạnh”. Các trường Đại học ở Scotland còn từng có ngày nghỉ lễ mang tên “Oatmeal Monday” (Thứ Hai Yến Mạch) để các sinh viên có thể về nhà lấy thêm yến mạch dùng cho cả học kì. Đến thời điểm hiện tại, yến mạch đã trở thành một trong những loại lương thực hàng đầu được các chuyên gia dinh dưỡng trên khắp thế giới khuyên dùng vì khả năng tuyệt vời của nó trong việc phòng tránh, hỗ trợ điều trị các loại bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, béo phì… Tại Việt Nam, phần lớn yến mạch được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy không phải lương thực trọng yếu, yến mạch đang ngày một trở nên phổ biến. Nhiều người, đặc biệt là những ai theo đuổi lối sống thuần chay, đã bắt đầu hình thành thói quen sử dụng yến mạch trong các bữa ăn hàng ngày, từ món chính đến món tráng miệng.
Trên thị trường ngày nay, yến mạch được chia làm 5 loại: Yến mạch nguyên hạt: Yến mạch vừa được tuốt khỏi thân lá cây yến mạch, có thể được sử dụng ngay. Yến mạch cắt nhỏ (steel cut oats): Là yến mạch nguyên hạt sau khi được cho vào máy thép chia 2, 3 phần. Yến mạch cán (rolled oats): Là yến mạch cắt nhỏ được hấp chín và lăn dẹt. Đây là loại yến mạch hay được dùng nhất. Yến mạch loại xay mịn (bột yến mạch): Là yến mạch đã được xay mịn sẵn, dùng để chăm sóc da, làm đẹp. Yến mạch “ăn liền” (instant oatmeal): Là yến mạch được cắt và cán rất mỏng. Yến mạch “ăn liền” có thể sẽ ít dưỡng chất hơn vì thường được cho các phụ gia.
Vào mùa đông, con người thường có xu hướng ăn nhiều hơn để chuyển hóa năng lượng từ đồ ăn thành nhiệt lượng giữ ấm cơ thể, chống chọi với cái lạnh. Mùa đông của Việt Nam tuy không có tuyết rơi trên diện rộng, nhiệt độ trung bình cũng không thấp như một số nước láng giềng, nhưng lại có nhiều kiểu thời tiết khá độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khỏe như rét đậm, rét hại… Vì vậy, việc chú trọng trong ăn uống là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu không lựa chọn thực phẩm cẩn thận, cũng như kiểm soát lượng calories nạp vào, khả năng cơ thể gặp phải tình trạng thừa cân, béo phì là rất cao. Yến mạch - một loại lương thực giàu dinh dưỡng, ít béo, no lâu và giúp giữ ấm cho cơ thể, hoàn toàn là một lựa chọn phù hợp cho tất cả mọi người trong mùa đông lạnh, đặc biệt là những ai đang theo đuổi lối sống thuần chay.
No.1 Issue: Khởi
65
THỨC CHAY MÙA NÀY Yến mạch đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe
LỢI ÍCH SỨC KHỎE ĐẾN TỪ
YẾN MẠCH Yến mạch có hiệu quả với bệnh tim
“Ăn bột yến mạch là một cách tuyệt vời để hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh do hàm lượng chất xơ hòa tan trong nó. Chất xơ hòa tan có thể giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL”. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chứng minh, tiêu thụ thực phẩm chứa ít nhất 3 gam beta-glucan mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Yến mạch giúp điều hòa đường huyết và cải thiện bệnh tiểu đường loại 2 Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) loại 2 được đặc trưng bởi sự tăng cao đáng kể của lượng đường trong máu. Đây thường là hậu quả của tình trạng cơ thể giảm độ nhạy với hormone insulin. Yến mạch giúp làm giảm lượng đường trong máu, đặc biệt đối với những người mắc chứng béo phì hay bệnh nhân tiểu đường loại 2. Bên cạnh đó, yến mạch còn làm tăng độ nhạy của insulin. Sở dĩ yến mạch có các chức năng này là do thành phần chứa chất xơ hòa tan beta-glucan. Đây là chất hữu cơ có khả năng tạo thành một loại gel đặc giúp làm chậm quá trình đói của dạ dày và giảm lượng glucose hấp thụ vào máu.
Yến mạch giúp giảm cân Nghiên cứu của Đại học Y khoa Massachusetts cho thấy, bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn là một trong những cách giảm cân đơn giản nhất vì đây là chất có thể đáp ứng phần lớn yêu cầu của cơ thể khi trải qua quá trình tương đối khắc nghiệt này. Chất xơ hoà tan beta-glucan có trong yến mạch làm trì hoãn thời gian dạ dày hết thức ăn và tạo cho cơ thể có cảm giác no lâu. Beta-glucan thúc đẩy giải phóng ra peptide YY (PYY). Hormone bão hoà này được chứng minh làm giảm lượng calo và có thể làm giảm nguy cơ béo phì. Bên cạnh đó, yến mạch chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng khác như protein, vitamin C, vitamin B6, sắt, ma-giê, chất béo… giúp đảm bảo đủ yếu tố dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe tốt trong quá trình giảm cân. Ngọc An
66
Thuần Magazine
ẢNH: FREEPIK
Bệnh tim là một trong những căn bệnh gây tử vong hàng đầu thế giới. Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là hàm lượng cholesterol trong cơ thể cao, đặc biệt là cholesterol LDL. Người mắc bệnh tim thường được khuyên nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn để ngăn ngừa các biến chứng nặng nề. Amy Goodson (tác giả của The Sports Nutrition Playbook) cho biết:
Thuần gợi ý cho bạn hai công thức sử dụng yến mạch là nguyên liệu chính, bao gồm một món ngọt và một món mặn, để bạn có thể thử ngay trong mùa đông này.
BÁNH TART
YẾN MẠCH NHÂN HẠT Bánh tart yến mạch nhân hạt là sự kết hợp hài hòa về màu sắc cũng như hương vị giữa lớp bánh yến mạch thơm, xốp, mang sắc vàng nâu hấp dẫn và nhân hạt giòn rụm, nhiều màu sắc, mang vị ngọt nhẹ nhàng của mạch nha. Đây là món bánh có giá trị dinh dưỡng cao, dễ ăn, dễ thực hiện, hứa hẹn sẽ là một yếu tố không thể thiếu trong hành trình sống thuần chay của mỗi người.
NGUYÊN LIỆU Nguyên liệu cho 32 cái: - 300 gram yến mạch xay nhuyễn - 60 gram dầu oliu, 100 gram mạch nha - 1 quả chuối chín nghiền nát (làm chất kết dính) - 150 gram các loại hạt (hạnh nhân, hạt dẻ, óc chó, hạt bí…) - 30 gram nước - 5ml nước cốt chanh
CÁCH THỰC HIỆN Chuẩn bị Phần bánh 1. Cho 300 gram yến mạch, 60 gram dầu oliu và 70 gram mạch nha vào âu trộn đều, nhồi hỗn hợp cho đến khi thấy nhẹ tay. 2. Cán mỏng hỗn hợp, có thể tạo hình bánh tùy thích. 3. Bỏ số bánh đã tạo hình vào lò, nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong thời gian 12 phút.
Phần nhân 1. Bỏ 30 gram mạch nha và 30 gram nước vào chảo và đun sôi. 2. Khi hỗn hợp đã sôi, thả 150 gram hạt vào và trộn đều. 3. Xếp lượng hạt trên lên mặt bánh đã nướng.
Nướng bánh Sau khi đã hoàn tất các công đoạn trên, cho bánh vào lò, nướng ở nhiệt độ 140 độ C trong thời gian 12 phút.
ẢNH: NGỌC AN
Bánh tart yến mạch nhân hạt là sự kết hợp hài hòa về màu sắc cũng như hương vị
No.1 Issue: Khởi
67
THỨC CHAY MÙA NÀY
CHẢ GIÒ
YẾN MẠCH LÁ LỐT Sự kết hợp giữa yến mạch và lá lốt có thể tô điểm cho bữa ăn chay thường nhật bên cạnh những cái tên quen thuộc như đậu khuôn cuốn lá lốt, phù chúc cuốn lá lốt. Món ăn này là sự giao thoa của hai yếu tố: mùi thơm đặc trưng của lá lốt và độ béo nhẹ nhàng của yến mạch. Chả yến mạch lá lốt là món ăn của sự tiếp nối, giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, giữa món mặn và món chay.
NGUYÊN LIỆU Nguyên liệu cho khoảng 15-20 cuốn chả: - 150 gram yến mạch - 1/2 củ hành tây - 1/2 củ cà rốt - 15-20 lá lốt - Gia vị: tiêu xay, nước mắm chay, dầu thực vật, muối
CÁCH THỰC HIỆN Chuẩn bị 1. Cho yến mạch ra bát, đổ nước lạnh vừa đủ và ngâm trong khoảng 20 phút để hạt yến mạch nở đều, mềm và có độ dính nhất định. 2. Rửa sạch hành tây và cà rốt, gọt vỏ rồi thái thành các miếng vuông nhỏ đều nhau (kích cỡ khoảng 0.5cm). 3. Rửa sạch lá lốt, đem vẩy ráo.
Chiên chả 1. Cho 1 thìa dầu ăn vào chảo, chờ dầu nóng rồi đem xào qua hành tây, cà rốt. Lưu ý chỉ xào vừa chín tới để hành tây cũng như cà rốt không quá mềm và vẫn giữ được độ tươi giòn. 2. Trộn đều hành tây và cà rốt đã xào với yến mạch đã chuẩn bị trước đó cùng tiêu xay, muối, nước mắm chay để ngấm gia vị. 3. Cuốn từng chiếc lá lốt đã rửa sạch và phơi khô với phần nhân đã làm. 4. Làm nóng chảo trên bếp, cho thêm 2 muỗng dầu ăn để chuẩn bị chiên. Bỏ từng cuốn lá lốt vào chảo và chiên giòn.
TIPS BẢO QUẢN YẾN MẠCH
ẢNH: NGỌC AN
Chả yến mạch lá lốt là món ăn của sự tiếp nối và giao thoa giữa nhiều yếu tố
1. Yến mạch khi đã mở hộp nên cho ngay vào hũ kín và để nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp của mặt trời. 2. Không để bột yến mạch gần thực phẩm đông lạnh vì yến mạch sẽ hút ẩm và nhanh bị hỏng. 3. Tránh nhiệt độ quá nóng vì sẽ dễ gây tình trạng mọt. 4. Mỗi khi sử dụng cần cần thận, tránh để nước rơi vào yến mạch. 5. Tuyệt đối không để yến mạch chỗ tối, ẩm thấp vì độ ẩm và hơi nước cao sẽ làm bột yến mạch hỏng nhanh chóng.
68
Thuần Magazine
No.1 Issue: Khởi
69
70
Thuần Magazine
ĐIỂM CHAY
No.1 Issue: Khởi
71
ĐIỂM CHAY
10 NHÀ HÀNG CHAY SÀI THÀNH
NGON “NỨC TIẾNG” Ăn chay tại nhà hàng mang lại cho bạn những trải nghiệm ẩm thực thú vị, độc đáo cùng không gian yên tĩnh và sang trọng. Thuần Magazine xin gợi ý bạn 10 nhà hàng chay ở thành phố Hồ Chí Minh được nhiều thực khách yêu thích.
1. Chay Phương Mai Địa chỉ: 86F Võ Thị Sáu, P. Tân Định, Quận 1, TP.HCM Thời gian mở cửa: 09:00 – 21:00 Giá dao động: 50.000đ – 200.000đ Nhà hàng Chay Phương Mai nổi danh với thực đơn gồm hàng trăm những món chay đủ loại từ các món ăn khai vị nhẹ nhàng đến món chính công phu hơn như lẩu các loại. Mỗi món ăn mang một hương vị riêng rất đặc trưng, rất “Phương Mai, đậm vị nhưng nhẹ nhàng.
2. Chay Ba Lá Địa chỉ: Tầng 1, 32A Cao Bá Nhạ, P. Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.HCM Thời gian mở cửa: 10:00 – 22:00 Giá dao động: 40.000đ – 180.000đ Nhà Hàng Chay Ba Lá có các món ăn được chế biến giàu tính sáng tạo từ các nguyên liệu đơn giản. Nội thất ở nhà hàng phần lớn được làm bằng chất liệu tre nứa và chén dĩa là những đồ gốm thủ công đẹp mắt, mang lại cảm giác “chân quê”, gần gũi cho các thực khách.
Địa chỉ: 155 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. 7, Quận 3, TP.HCM Thời gian mở cửa: 10:00 – 22:00 Giá dao động: 70.000đ – 200.000đ Nhà Hàng BioGarten khác biệt với các món chay mang phong cách Á - Âu kết hợp đa dạng và độc đáo. Ngoài ra nhà hàng còn nổi tiếng bởi các thức uống sinh tố và nước ép với công thức và thành phần pha chế đặc biệt.
72
Thuần Magazine
ẢNH: ESTEEM, HẢI TRÀ TÂN CƯƠNG
3. Nhà Hàng BioGarten
4. Chay Bông Súng Địa chỉ: 155 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Quận 3, TP.HCM Thời gian mở cửa: 07:00 – 22:00 Giá dao động: 50.000đ – 270.000đ Chay Bông Súng là nhà hàng nổi tiếng “lâu đời” nằm ngay trung tâm thành phố. Không chỉ đồ ăn ngon, các thực khách còn được tận hưởng không gian nhẹ nhàng và sâu lắng nơi đây. Chay Bông Súng đã nhận được chứng nhận “Dịch vụ xuất sắc” từ trang web du lịch Hoa Kỳ Tripadvisor.
5. Chay Mandala Sài Gòn Địa chỉ: 110 Sương Nguyệt Ánh, P. Bến Thành, Quận 1, TP.HCM Thời gian mở cửa: 09:00 – 21:00 Giá dao động: 50.000đ – 121.000đ Nhà hàng Chay Mandala Sài Gòn mang phong cách ẩm thực Tây Tạng độc đáo với các món ăn được chế biến đặc sắc và kì công. Khách hàng một lần ghé đến đây không bao giờ quên được sự hòa quyện mới lạ của các loại gia vị cùng những thành phần độc đáo khác của món chay vùng núi Tây Tạng.
6. Nhà hàng chay Sen Địa chỉ: 171 Nguyễn Thái Học, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP.HCM Thời gian mở cửa: 10:00 – 14:00 | 16:00 – 22:00 Giá dao động: 30.000đ – 110.000đ
ẢNH: FOODY, VNTRAVELLIVE, NHÀ HÀNG CHAY SEN
Nhà hàng chay Sen phục vụ trên 100 món chay thuần Việt. Các món ăn đều được chế biến từ rau, củ, quả tươi ngon. Đặc biệt, những món canh, món lẩu có nước dùng vị ngọt tự nhiên, tinh tế và hoàn toàn không sử dụng bột ngọt, kể cả bột ngọt chay.
7. Chay Hoa Đăng Địa chỉ: 38 Huỳnh Khương Ninh, Quận 1, TP.HCM Thời gian mở cửa: 08:00 – 22:00 Giá dao động: 100.000đ – 300.000đ Chay Hoa Đăng là nhà hàng chay sang trọng với các món ăn không chỉ có chất lượng và hương vị luôn được chăm chút mà phần bày trí cũng vô cùng tinh tế và thu hút. Ngoài ra, nhà hàng còn rất nổi tiếng với những món kem thuần chay độc đáo.
No.1 Issue: Khởi
73
ĐIỂM CHAY
8. Dzị Vegetarian & Coffee Địa chỉ: 74 Út Tịch, Phường 4, Quận Tân Bình, TP.HCM Thời gian mở cửa: 8:00 – 14:30 và 16:00 – 21:00 Giá dao động: 39.000đ – 240.000đ Dzị Vegetarian & Coffee có thực đơn phong phú với 50 món được sắp xếp theo trình tự một buổi tiệc hoàn chỉnh, từ các món như súp, khai vị, đến cơm chiên, món chọn và lẩu. Nhà hàng còn thu hút thực khách với không gian đẹp mắt, thoáng mát, được xây dựng theo tinh thần mộc mạc, tạo cảm giác ấm áp, gần gũi với thiên nhiên cũng như phù hợp để “sống ảo”.
9. Nhà hàng món chay Here & Now Địa chỉ: 89E Nguyễn Công Hoan, P. 7, Q. Phú Nhuận, TP.HCM Thời gian mở cửa: 7:30 -14:00 | 17:00 - 21:00 Giá dao động: 40.000đ - 200.000đ Here & Now nổi danh với các món chay lạ và nhiều dinh dưỡng như ChawanmushiI, một loại soup kiểu Nhật hay món gỏi rau câu chân vịt thanh mát và giòn ngon. Khi ghé thăm nhà hàng, thực khách sẽ được dùng bữa trong không gian ấm cúng và yên tĩnh với phong cách thiết kế mang hơi hướng cổ điển.
10. Nhà hàng chay Bếp Xanh An Duyên Địa chỉ: 10 Nguyễn Tri Phương, P.6, Q.5, TP.HCM Thời gian mở cửa: 10:00 - 14:30 | 16:30 - 21:00 Giá dao động: 30.000đ - 250.000đ
Một buổi ăn ngoài tại nhà hàng sang trọng để tự thưởng cho bản thân và làm thú vị thêm hành trình ăn thuần chay của mình. Một buổi tụ họp gia đình ấm cúng hay gặp gỡ bạn bè cười vui râm ran. Tại sao không nhỉ? Thuần Magazine chúc bạn luôn có những trải nghiệm ăn chay thật vui bên mình, bên gia đình và những người thân yêu. Minh Đoan
74
Thuần Magazine
ẢNH: TOPNLIST, PASGO, DZỊ VEGETARIAN & COFFEE
Bếp Xanh An Duyên mang đậm màu sắc ẩm thực của miền đất Tây Nam Bộ, nổi bật với cá món cơm chiên trái thơm, đậu hũ rang muối ớt, nấm bào ngư kho nước dừa, lagim luộc (rau luộc thập cẩm)... Thực đơn nhà hàng còn gây ấn tượng bởi 7 món lẩu chay độc đáo: lẩu chao khoai môn, lẩu nấm, lẩu sen, lẩu thái, lẩu khổ qua rừng, lẩu kim chi, lẩu cháo rau đắng. Thực khách bảo đảm sẽ không thiếu những lựa chọn thú vị khi ghé đến nơi đây.
No.1 Issue: Khởi
75
BẠN ĐÃ BAO GIỜ...? Đã từng
Chưa từng
1. Bạn đã bao giờ uống sữa làm từ hạt chưa? 2. Bạn đã bao giờ thưởng thức một bữa ăn chay tại một nhà hàng chưa? 3. Bạn đã bao giờ tìm hiểu về nguồn gốc nguyên vật liệu của một sản phẩm da/lông chưa? 4. Bạn đã bao giờ gọi suất ăn chay trong một cửa hàng thức ăn nhanh chưa? 5. Bạn đã bao giờ đọc qua bảng thành phần nguyên liệu trên lọ nước hoa của mình chưa? 6. Bạn đã bao giờ ăn chay liên tục từ 2 ngày trở lên chưa? 7. Bạn đã bao giờ biết được thông tin rằng thuần chay không chỉ là không ăn thịt mà còn không tiêu thụ sữa bò, mật ong, kem, phô mai,... chưa? 8. Bạn đã bao giờ tự nấu một bữa ăn không có thịt động vật chưa? 9. Bạn đã bao giờ xem Cruelty-Free (hay No Animal Testing là cam kết không thử nghiệm trên động vật của các nhãn hiệu) là yếu tố đáng cân nhắc trước khi mua một món mỹ phẩm chưa? 10. Bạn đã bao giờ suy nghĩ về việc sẽ ăn chay trường chưa? Trong 10 điều trên nếu có điều nào bạn chưa từng làm thì từ bây giờ hãy nghĩ nhiều hơn về chúng hoặc bắt đầu thực hiện như một thử thách nhé! Nhờ những thử thách này chúng mình mong bạn có nhiều trải nghiệm thú vị cũng như góp phần giúp hành trình thuần chay của bạn bắt đầu một cách vui vẻ, dễ dàng hơn.
THỂ LỆ THAM GIA MINI GAME PHẦN QUÀ
Bước 1: Bạn đọc trả lời các câu hỏi trong bảng trên và chụp lại kết quả.
- Voucher 2.000.000 VND từ nhà hàng chay Be An Vegetarian Restaurant
Bước 2: Bạn đọc đăng tải hình kết quả đã chụp lên tính năng story trên Instagram hoặc bài viết trên Facebook kèm hashtag #tapchiThuan #minigametapchiThuan #minigameKhoi và gắn thẻ tài khoản tạp chí Thuần vào bài đăng. (Instagram: @thuanlatapchi ; Fanpage Facebook: Tạp chí Thuần)
- Phiếu giảm giá 15% hoá đơn từ Cocoon - Phiếu quà tặng 1 lốc sữa hạnh nhân chocolate Almond Breeze
Bước 3: Đợi công bố kết quả ở số sau của tạp chí
76
Thuần Magazine
GIÁ: 70.000 VNĐ