Phong cách Cổ điển trong thiết kế nội thất – Nét đẹp sang trọng vượt thời gian
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển trở thành xu hướng rất thịnh hành ở các nước Châu Âu từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19. Đến nay, phong cách cổ điển vẫn gây ấn tượng mạnh mẽ bởi những chi tiết cầu kỳ, hoa mỹ khi được ứng dụng vào những công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất. Cùng Nội thất ABIG tìm hiểu kỹ hơn về lịch sử, các đặc điểm chính và một số mẫu không gian có thiết kế nội thất cổ điển ấn tượng nhé.
1. Lịch sử hình thành phong cách nội thất cổ điển Ra đời vào thế kỷ 17 tại Pháp dựa trên nền cảm hứng tinh tế của nền kiến trúc Hy Lạp cổ đại và La Mã, phong cách thiết kế nội thất cổ điển đã gây tiếng vang không chỉ tại Pháp mà còn nhiều nước Châu Âu chỉ trong thời gian ngắn. Phong cách này đã thống trị nền thiết kế trên thế giới trong hơn 2 thập kỷ.
Phong cách thiết kế nội thất cổ điển ra đời vào thế kỷ 17. Tùy theo từng quốc gia, phong cách nội thất cổ điển Châu Âu sẽ có những nét đặc trưng riêng để phù hợp với văn hóa ở đó. Ví như ở Pháp, các căn nhà được trang hoàng theo phong cách cổ điển sẽ mang trong mình sự lộng lẫy, sang trọng và xa hoa như một căn lâu đài thu nhỏ. Ngược lại ở Anh, nét cổ điển sẽ được thể hiện cách tinh tế hơn bằng sự gắn kết chặt chẽ và hợp lý của kiến trúc. Nhìn chung, mọi thứ đều phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt của phong cách. Do thiết kế cổ điển được ra đời nhờ sự kế thừa từ 2 nền văn hóa nên phong cách này cực kì chú trọng đến sự hoàn mỹ trong từng chi tiết từ nhỏ đến lớn. Các nguyên tắc về tỉ lệ vàng trong thiết kế được áp dụng cách tuyệt đối để tạo nên những tuyệt tác công trình khiến ai nhìn vào cũng phải trầm trồ thán phục. Cũng từ đó mà phong cách này qua thời gian không bị mai một đi, mà ngày còn phát triển mạnh và dẫn đầu xu hướng của thời đại. Với những ai yêu thích sự quyền quý, có địa vị cao trong xã hội thì đây là sự lựa chọn không thể nào phù hợp hơn. Xem thêm video về phong cách thiết kế nội thất cổ điển
2. Phong cách thiết kế nội thất cổ điển là gì? Phong cách thiết kế nội thất cổ điển là phong cách bài trí nội thất sang trọng và cầu kỳ theo hướng cổ điển và chau chuốt của các lâu đài Châu Âu. Phong cách này được xây dựng dựa trên các nguyên tắc, sự cân bằng và đối xứng theo quy định chặt chẽ. Ta có thể dễ dàng nhận ra phong cách thiết kế nội thất này đó là những đường vòng cung, đường phào chỉ và các hoa văn được chạm trổ cực kì công phu và đẹp mắt. Điểm nhấn bắt mắt trong phong cách này ngoài những điểm kể trên thì kỹ thuật dát vàng hoặc dát bạc cho các món nội thất, đồ trang trí cũng khá được ưa chuộng. Sự tinh tế và sang trọng cũng được thể hiện cách khéo léo qua các chi tiết này mà không bị quá phô trương hay gây khó chịu cho người chiêm ngưỡng. 3. Điểm đặc biệt phong cách thiết kế nội thất cổ điển 3.1. Nghệ thuật cổ điển đối xứng và cân bằng Đặc trưng đầu tiên của phong cách thiết kế nội thất cổ điển chính là sự đối xứng và cân bằng trong cách bài trí không gian lẫn nội thất liên quan. Hiểu đơn giản hơn đó là chia đôi không gian ra và lắp đặt nội thất, đồ trang trí ở 2 phân khu cách tương đồng để tạo nên một tổng thể hài hòa và thống nhất.
Sự sắp đặt này đòi hỏi người thiết kế nội thất cổ điển phải nắm rõ được quy tắc đối xứng. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là bạn phải chọn nội thất hay đồ trang trí thật giống nhau. Tùy theo không gian, KTS sẽ có sự linh hoạt nhất định để tạo dựng nên tổng thể đẹp và cầu kỳ mang đậm hướng cổ điển Châu Âu xưa cũ. Bên cạnh đó, việc phối hợp màu sắc của nội thất với màu tường và ánh sáng (tự nhiên lẫn nhân tạo) cũng là gợi ý để tạo nên sự hài hòa cho không gian.
Nghệ thuật đối xứng khi bài trí. 3.2. Màu sắc cổ điển trầm lắng Phong cách thiết kế nội thất cổ điển thường sẽ chuộng những tone màu có sự trầm lắng, sang trọng như màu vàng nhạt, màu be, màu nâu, màu trắng hoặc đen. Đây đều là các gam màu thể hiện cách tinh tế sự quý tộc và trang trọng trong phong cách cổ điển. Bên cạnh đó, một số gam màu khác cũng được các kiến trúc sư phối hợp thêm vào không gian như xám, vàng, xanh gừng già, xanh rêu hoặc xanh dương, đỏ rượu vang, các gam màu trung tính,… để tạo nên sự ấn tượng và mới lạ.
Màu sắc trang nhã, tinh tế và sang trọng. 3.3. Chọn chi tiết điểm nhấn cổ điển nổi bật Không thể nào thiếu đi các điểm nhấn trong phong cách nội thất cổ điển, ví như các chi tiết lớn trong không gian sẽ làm thu hút sự chú ý của người xem. Có thể là một bộ bàn ghế sofa lớn với chi tiết chạm trổ cầu kỳ đặt ở giữa phòng khách. Một chiếc cầu thang uốn lượn hoành tráng ở góc nhà hoặc một bức tường được trang trí đơn giản mà đẹp mắt,… những chi tiết nhỏ khác sẽ đóng vai trò bổ sung thêm và giúp tổng thể nhà phong cách cổ điển được hoàn mỹ và nổi bật hơn.
Bức tranh treo tường làm điểm nhấn cho không gian. 3.4. Chi tiết trang trí hoa mỹ cổ điển Nếu như các phong cách như hiện đại, phong cách tối giản sẽ chọn những chi tiết trang trí có phần tinh gọn và nhỏ nhắn. Thì phong cách cổ điển trong nội thất sẽ sử dụng các vật dụng có phần hoa mỹ và cầu kỳ, được chau chuốt tỉ mỉ cách mềm mại và nổi bật khi đặt vào không gian. Ngoài ra, không thể thiếu những đường phào chỉ, đường giật cấp trên trần, trên tường hoặc cột trụ, sàn nhà phổ biến. Họa tiết hoa văn lấy cảm hứng từ hoa cỏ, cây lá hoặc hình kỷ hà để tạo nên sự bắt mắt và thu hút.
Từng chi tiết trang trí dù nhỏ nhưng giúp tổng thể thêm hoàn mỹ hơn. 3.5. Đồ nội thất cổ kính Như đã nói, phong cách thiết kế nội thất cổ điển chủ yếu đề cao giá trị tinh thần, giúp tôn lên vẻ sang trọng và đẳng cấp “ngầm” của gia chủ khi đầu tư vào không gian sống hoặc công trình. Vì vậy, ta dễ dàng nhận thấy các món nội thất có hình dáng cổ kính hoặc đậm chất vương giả, quý tộc như đồ dùng của vua chúa thời cổ xưa. Đó có thể là một bộ ghế sofa quý phái với các đường nét uốn lượn mềm mại mà không có một góc nhọn nào. Hoặc là chiếc đèn để bàn được thiết kế lạ mắt, đèn chùm treo trần pha lê đẳng cấp.
Nội thất cao cấp và sang trọng. Bên cạnh đó, phong cách cổ điển thường sử dụng các món nội thất có kích thước khá lớn và đồ sộ. Chất liệu chế tác cũng được tuyển chọn kỹ lưỡng và có phần thượng hạng, cao cấp như đá hoa cương, gỗ tự nhiên, da thú, nỉ bông mềm,… để tôn lên vẻ sang trọng cho không gian cũng như thể hiện được vị thế quyền quý của chủ nhân căn nhà.
Thiết kế tinh tế với kích thước nội thất lớn. Hiện nay, các căn penthouse, biệt thự hoặc các công trình kiến trúc được thiết kế nội thất theo phong cách cổ điển này thường sẽ kết hợp thêm một vài món nội thất hiện đại, nhằm cân bằng lại hoặc giảm bớt các chi tiết có phần “sến” để tôn lên vẻ đẹp sang trọng, quý phái của tổng thể mà vẫn giữ được tiện ích chung. 3.6. Sử dụng vật liệu theo phong cách cổ điển Các vật liệu dùng trong phong cách thiết kế nội thất cổ điển xưa có thể kể đến như: thạch cao, gỗ tự nhiên, kim loại, gấm nhung, lụa, kính, thủy tinh, pha lê hoặc đá granite, đá marble,… thể hiện qua các vật nội thất và đồ trang trí. Những chất liệu cao cấp này không chỉ giúp vẻ đẹp chung được lộng lẫy, sa hoa hơn mà còn ngầm tôn lên sự quyền quý cho tổng thể.
Ứng dụng nhiều chất liệu cao cấp vào không gian bài trí. 3.7. Ánh sáng tự nhiên kết hợp với đèn Trong phong cách thiết kế cổ điển, để cho không gian bài trí đạt đến độ hoàn hảo thì không thể nào không nhắc đến sự hỗ trợ đắc lực từ ánh sáng. Dù là ánh sáng từ tự nhiên hay ánh sáng từ đèn trong nhà thì cũng đều rất quan trọng khi thiết kế và bài trí. Vì dù chỉ 1 sai sót nhỏ cũng làm cho không gian kém đi sự sang trọng và cổ kính cần có. Đèn chùm lớn làm từ thủy tinh hoặc pha lê với ánh sáng vàng ấm được gắn trong phòng khách, bếp hoặc phòng ngủ sẽ tạo nên vẻ đẹp quý phái trong không gian phong cách thiết kế cổ điển. Ngoài ra, cũng cần kết hợp thêm với các mẫu đèn âm trần, đèn gắn tường và các khung cửa sổ đón ánh sáng tự nhiên để đảm bảo độ sáng cho không gian.
Ánh sáng cần được bài trí cách hợp lí. 3.8. Rèm cửa sang trọng Những khung cửa sổ lớn trong nhà có phong cách cổ điển không thể nào thiếu đi rèm cửa đi kèm. Không chỉ giúp gia chủ có thể điều tiết ánh sáng chiếu vào nhà mà còn được xem như là vật trang trí đẹp mắt. Chất liệu làm rèm cửa thường khá cao cấp như vải lụa, tơ tằm, vải voan, nhung hoặc gấm,… Ưu điểm của những chất liệu kể trên là đem đến sự sang trọng cho không gian được bài trí, cách âm tốt cũng như cản sáng cũng tốt. Rèm cửa tương xứng với phong cách cổ điển thường được thiết kế theo kiểu xếp ly lớn với các nếp uốn lượn to nhưng tinh tế bởi các chi tiết hoa văn được điểm xuyết thêm. Màu sắc của rèm cũng đồng nhất với màu sơn tường, màu đồ nội thất như xám nhạt, trắng, nâu, nude, màu xám ghi hoặc hồng nhạt,… vì vẻ thanh lịch và trang nhã mà nó đem lại. Nếu đơn giản hơn, bạn có thể chọn rèm trơn không có hoa văn cũng là lựa chọn hợp lý.
Rèm cửa màu trung tính 2 lớp xếp ly luôn phù hợp cho nhà cổ điển. Nội Thất ABIG Địa chỉ: 76 Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM Hotline: 0937438652 Xem thêm bài viết về phong cách thiết kế nội thất cổ điển từ Nội Thất ABIG: https://abig.vn/phong-cach-thiet-ke/noi-that-co-dien Địa chỉ Nội thất ABIG: https://www.google.com/maps?cid=1365769016756009825 Thông tin Nội thất ABIG: https://www.google.com/search?q=nội+thất+abig&kponly=&kgmid=/g/11fl447nrv #noithatabig #phong_cách_thiết_kế_nội_thất_cổ_điển #phong_cach_thiet_ke_noi_that_co_dien Bài viết cùng chủ đề: myspace.com: https://mysp.ac/586mf blogspot.com https://noithatabigg.blogspot.com/2022/03/phong-cach-thiet-ke-noi-that-co-dien.html Tumblr:https://noithatabigg.tumblr.com/post/679596471131193344/phong-cach-thiet-ke-noi-that-co-d ien
Pinterest: https://www.pinterest.com/pin/849702654705271995/ Twitter: https://twitter.com/noithatabigg/status/1506917484800188421