10+ Mẫu thiết kế nội thất nhà vừa ở vừa kết hợp kinh doanh đẹp nhất 2022
Nhà ở kết hợp kinh doanh hay nhà phố thương mại là loại hình thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh, buôn bán tận dụng lợi thế mặt bằng mặt tiền nhà phố. Đây được xem là sự lựa chọn hàng đầu để các hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập nhờ vào việc kinh doanh quán ăn, cửa hàng tạp hoá cho đến quầy thuốc, phòng khám…Tuy nhiên loại hình thiết kế nội thất nhà ở này đòi hỏi không gian nội thất ngôi nhà được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo về sự tiện dụng cũng như mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ đúng ý chủ nhà. Cùng theo dõi ngay nhé!
1. Nhà ở kết hợp kinh doanh là gì?
Mặt bằng nhà ở kết hợp kinh doanh là loại hình nhà ở thương mại, buôn bán nằm ở trục đường trung tâm, mặt tiền đường vừa đáp ứng nhu cầu của 1 ngôi ngà ở bình thường, vừa đủ điều kiện để tổ chức kinh doanh. Trong khi tầng trệt và tầng dưới được dùng cho việc kinh doanh, các tầng trên là không gian sinh hoạt chung của gia đình. Chính vì vậy, để cuộc sống của các thành viên trong gia đình được thuận lợi và đem lại công việc ổn định, hiệu quả và thu nhập cao, thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh phải có sự bố trí công năng khoa học.
2. 6 điểm cần lưu ý khi thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh 2.1. Đặc điểm tính chất loại hình kinh doanh
Có vô vàn sự lựa chọn cho chủ đầu tư thử sức với loại hình nhà phố thương mại tùy vào kích thước của không gian kinh doanh. Với diện tích lớn thì việc mở nhà hàng hay phòng khám là hoàn toàn lý tưởng. Thậm chí, những căn nhà phố với mặt tiền nhỏ vẫn có thể mở ra tiệm tạp hoá nhỏ xinh bằng cách phân chia không gian buôn bán và sinh hoạt gia đình một cách hợp lý.
Ngoài ra, một điều vô cùng quan trọng mà gia chủ cần lưu ý chính là phải xin giấy phép kinh doanh dựa trên ngành nghề mà mình lựa chọn. Ví dụ, nếu bạn là bác sĩ hay dược sĩ tư muốn mở phòng khám, nhà thuốc thì đương nhiên, bạn cần có giấy phép hành nghề cùng giấy phép kinh doanh. Hãy cẩn thận với những vấn đề liên quan đến pháp luật để tránh những rắc rối không đáng có nhé!
Thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh cần có giấy phép đầy đủ.
2.2. Vật liệu cấu tạo phù hợp
Về tường rào hay hệ thống cửa của nhà phố kinh doanh, gia chủ nên hạn chế lựa chọn bê tông xây dựng, thay vào đó, nên sử dụng vật liệu kính để không làm cản trở tầm nhìn từ ngoài vào. Với độ bền cao cùng tầm nhìn xuyên thấu, kính cường lực ngày càng được ưa chuộng bởi nó tạo cảm giác rộng rãi, sang trọng, đồng thời tăng kết nối giữa các không gian trong ngôi nhà.
Ngoài ra, xu hướng chọn gạch ốp với họa tiết và hoa văn trang trí nhà ở kết hợp kinh doanh cũng được nhiều gia đình lựa chọn hiện nay. Chúng góp phần tạo nên vẻ đẹp ấn tượng, hút mắt cho công trình. Đặc biệt, vật liệu này còn có khả năng chống chịu tốt với các tác động của điều kiện thời tiết bên ngoài, bảo vệ mặt tiền nhà khỏi nấm mốc hay ẩm ướt.
Tuy nhiên, khi chọn gạch ốp, gia chủ nên tránh các loại phun gai, sần sùi dễ bám bụi và rêu mốc, gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ chung của ngôi nhà. Tóm lại, nếu biết cách kết hợp linh hoạt và hài hòa giữa các loại vật liệu hoàn thiện như kính, kim loại, đá, gạch hay gỗ thì mặt tiền của công trình sẽ trở nên cực hút mắt, phần nào giúp thu hút khách hàng tìm đến sản phẩm và mua hàng.
Chất liệu kính được KST sử dụng một cách khéo léo, tạo ra một không gian ngoại thất đầy cuốn hút.
2.3. Đảm bảo yếu tố an ninh
Có thể bạn sẽ cảm thấy nhàm chán khi yếu tố an ninh được nhắc đến quá nhiều, nhưng quả thật, không gì quan trọng hơn sự an toàn của tất cả thành viên trong gia đình. Đặc biệt, nếu ngôi nhà được tích hợp loại hình buôn bán thì vô hình chung, nó lại càng thu hút sự chú ý của kẻ gian xung quanh. Chính vì vậy, hãy đặc biệt chú ý đến cửa chính cũng như tường rào khi xây nhà.
Tốt nhất, nên thiết kế nội thất nhà ở để kinh doanh với hai lớp cửa gồm cửa sắt và cửa kính. Đồng thời, lắp thêm hệ thống camera để quan sát. Đối với hộ gia đình kinh doanh những mặt hàng có giá trị cao như vàng bạc, đá quý thì cần đặc biệt cẩn thận, không chỉ chú ý cửa khu vực buôn bán mà còn cả trong không gian sinh hoạt của gia đình. Hoặc nếu mặt hàng kinh doanh dễ gây cháy nổ thì cần trang bị những biện pháp phòng cháy chữa cháy thích hợp.
Thiết kế hệ thống bảo vệ để đảm bảo an ninh cho gia đình khi kinh doanh.
2.4. Yếu tố riêng tư trong sinh hoạt gia đình
Đây chắc chắn là một trong những vấn đề nên được xem xét cẩn thận trước khi bắt tay vào thi công bởi không một ai mong muốn việc kinh doanh gây ảnh hưởng đến đời sống riêng tư của gia đình mình. Do vậy, cần tách biệt không gian sinh hoạt với khu vực kinh doanh bằng cách chia tầng rõ ràng hoặc sử dụng các vật chắn như cửa kính, tường ngăn. Thêm vào đó, nên bố trí bảng hướng dẫn để nhắc nhở khách hàng biết về giới hạn riêng trong toàn bộ ngôi nhà.
Khu vực sinh hoạt của gia đình và kinh doanh nên được tách riêng.
2.5. Tính thẩm mỹ
Yếu tố cuối cùng mà chúng tôi muốn nhắc đến chính là diện mạo căn nhà ở kết hợp kinh doanh. Hiển nhiên là gia chủ không nhất thiết phải trang hoàng quá lộng lẫy cho khu vực kinh doanh của mình. Quan trọng là phải có một diện mạo tươm tất, sạch sẽ, tạo ra cảm giác đáng tin cậy. Để làm được điều này, cần đầu tư cho hệ thống chiếu sáng và thông gió để khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất.
Một ngôi nhà ở kết hợp kinh doanh sở hữu diện mạo đẹp mắt sẽ thu hút khách hàng.
2.6. Bày trí nội thất phù hợp với mục đích kinh doanh
Khi thiết kế nội thất nhà vừa ở vừa buôn bán phần trưng bày sản phẩm và các mặt hàng ở những nơi khó nhìn thấy là điều cần tránh. Tùy theo loại hình và mục đích kinh doanh, bạn nên lưu ý thiết kế nội thất các khu vực bày trí sản phẩm và đón tiếp khách hàng hợp lý.
Lưu ý nhỏ rằng bạn có thể trưng bày sản phẩm tại vị trí khách hàng thường xuyên đi qua. Không được trưng bày sản phẩm quá cao, không đặt ở nơi tối, không đặt sản phẩm sâu trong nhà.
3. 11 mẫu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh đẹp nhất 2022
Mẫu 1: Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh trang sức
● Chủ đầu tư: Anh Phong ● Số tầng: 3 ● Phong cách thiết kế: Tối giản
Mẫu nhà đầu tiên mà ABIG giới thiệu dưới đây sở hữu mặt tiền ấn tượng nhờ vào việc sử dụng các loại vật liệu hiện đại một cách khoa học. Với cách thiết kế nhà lệch tầng độc đáo, không gian ngôi nhà không những thêm phần thông thoáng mà còn tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người nhìn. Đặc biệt khi kinh doanh mảng trang sức cao cấp thì thiết kế như này góp phần thu hút khách hàng hơn.
Không gian ngôi nhà đầy tinh tế với màu sơn trung tính.
Mẫu 2: Thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh cho thuê văn phòng
● Chủ đầu tư: Chị Quyên ● Số tầng: 4 ● Phong cách thiết kế: Hiện đại
Phối cảnh ngoại thất của căn nhà đặc biệt gây chú ý với kiểu thiết kế hệ thống khung cửa và ban công mang đậm chất hình học, tạo cảm giác gọn gàng và năng động nhưng không hề cầu kỳ hay phức tạp. Tất cả toát lên được sự ấm áp, thông thoáng và hiện đại của một tòa nhà văn phòng.
Bố cục kiến trúc nhà ở kết hợp kinh doanh đầy mới mẻ.
Mẫu 3: Mẫu nhà 3 tầng kết hợp kinh doanh bánh ngọt
● Chủ đầu tư: Chị Hợp ● Số tầng: 3 ● Phong cách thiết kế: Hiện đại
Với cách sử dụng màu sắc và vật liệu nội thất thông minh, KST đã sáng tạo nên một mẫu nhà ở kết hợp cửa hàng bánh ngọt mang vẻ đẹp nhẹ nhàng đầy tinh tế. Tầng 3 được thiết kế sân thượng 2 đầu cùng với tiểu cảnh cây xanh, giúp cho không gian ngôi nhà thêm phần sức sống, tạo sự dễ chịu và thư thái đến với các thành viên trong gia đình.
Nét đẹp hiện đại pha lẫn chút ngọt ngào cổ điển từ mẫu nhà ở kết hợp kinh doanh.
Mẫu 4: Mặt bằng nhà phố kết hợp kinh doanh tại tầng trệt
● Chủ đầu tư: anh Tuấn ● Số tầng: 7 ● Phong cách thiết kế: Hiện đại
Có thể nói phong cách hiện đại chính là phong cách thiết kế phù hợp và dễ dàng ứng dụng nhất đối với loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh. Bởi nó không những mang lại vẻ đẹp hợp thời với nhiều công năng sử dụng mà còn giúp tiết kiệm nhiều chi phí của chủ đầu tư.
Sử dụng những vật liệu nội thất hiện đại có giá thành phải chăng cho mặt bằng nhà phố kết hợp kinh doanh.
Mẫu 5: Nội thất nhà ở kết hợp công ty
● Chủ đầu tư: chị Thảo ● Số tầng: 3 ● Phong cách thiết kế: Tân cổ điển
Đối với những loại nhà kết hợp kinh doanh đòi hỏi không gian làm việc tinh tế thì mẫu thiết kế mang hơi thở tân cổ điển dưới đây là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo. Khác với những phong cách khác, màu sơn được sử dụng trong mẫu thiết kế này là trung tính ấm với cách bày trí đơn giản, mang tới nguồn cảm hứng làm việc sáng tạo cho toàn bộ nhân viên.
Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh tân cổ điển.
Mẫu 6: Thiết kế nhà ở kết hợp công ty luật
● Chủ đầu tư: anh Trình ● Số tầng: 4 ● Phong cách thiết kế: Hiện đại
Mẫu nhà kinh doanh mặt phố là sự kết hợp thú vị giữa màu sơn xanh dương và trắng đã mang tới sự năng động và trẻ trung cho căn nhà. Ngoài ra, với kiểu thiết kế hình khối được bố trí ngẫu hứng cũng đã tạo nên vẻ đẹp sáng tạo và độc đáo nhất định, phù hợp với tính chất nhà ở kết hợp công ty tư vấn luật.
Nét đẹp trẻ trung nhưng không kém phần sang trọng và tinh tế.
Mẫu 7: Thiết kế nội thất nhà ở kết hợp với nhà hàng
● Chủ đầu tư: Anh Nguyên ● Số tầng: 4 ● Phong cách thiết kế: Tối giản
Với những gia chủ sở hữu mảnh đất có chiều dài lý tưởng, lại ở khu vực đông dân thì việc tận dụng chúng để tạo ra mặt tiền kinh doanh nhà hàng là một ý tưởng thông minh. Tuy bị hạn chế về chiều rộng nhưng nhờ thiết kế các hình khối đan xen cùng với tầng thượng thoáng mát, toàn bộ ngôi nhà như được “mở rộng” hơn, tạo hiệu ứng chiều sâu cực kỳ bắt mắt.
Càng những tầng trên cao thì chiều dài càng thu lại, tạo nên một tổng thể lạ mắt.
Mẫu 8: Thiết kế nhà ở kết hợp nhà thuốc tây
● Chủ đầu tư: Anh Phước ● Số tầng: 7 ● Phong cách thiết kế: Hiện đại
Mẫu thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh nhà thuốc dưới đây đáp ứng nhu cầu của các gia chủ yêu thích sự gần gũi với thiên nhiên bằng việc bố trí cây xanh ở tất các tầng. Giải pháp thiết kế này cũng có khả năng cân bằng lại hiệu ứng nhà kính mà toàn bộ căn nhà này tạo ra, giúp không khí trong lành hơn, giảm tải hiệu năng điện sử dụng hàng ngày.
Mặt tiền thông thoáng giúp cho khách hàng nhận biết dễ dàng hơn.
Mẫu 9: Thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh bất động sản
● Chủ đầu tư: Chị Trinh ● Số tầng: 4 ● Phong cách thiết kế: Hiện đại
Để cân bằng lại những đường thẳng dứt khoát và mạnh mẽ trong thiết kế ngoại thất, các hoa văn trang trí với kiểu dáng độc đáo được sử dụng trên các mảng tường xi măng, tạo ra sự cân bằng nhất định, tránh cảm giác thô cứng và nhàm chán. Tạo ra mẫu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh sang trọng và đẳng cấp.
Tầng 1 được chừa một khoảng không gian rộng rãi để đỗ xe.
Mẫu 10: Thiết kế nội thất nhà vừa ở vừa buôn bán trà sữa
● Chủ đầu tư: Chị Vân
● Số tầng: 3 ● Phong cách thiết kế: Hiện đại
Cửa kịch trần với chất liệu kính trong suốt trong mẫu nhà dưới đây thích hợp dành cho loại hình kinh doanh quán trà sữa. Việc thiết kế mặt tiền đầy ấn tượng chắc chắn sẽ tạo ra sự tò mò đối với mọi khách hàng khi đi qua. Không gian nội thất nhà ở thì ở thì thuộc các tầng trên với lối đi riêng cũng tạo được sự riêng tư cần có.
Mẫu nhà ở mặt tiền kết hợp kinh doanh trà sữa.
Mẫu 11: Nội thất nhà ở có tầng trệt làm shop quần áo
● Chủ đầu tư: Anh Phương ● Số tầng: 3 ● Phong cách thiết kế: Hiện đại
Nội Thất ABIG
Địa chỉ: 76 Lê Văn Việt, P. Hiệp Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM
Hotline: 0937438652
Xem thêm bài viết về thiết kế nội thất nhà ở kết hợp kinh doanh từ Nội Thất ABIG: https://abig.vn/tin-tuc/thiet-ke-noi-that-nha-o-ket-hop-kinh-doanh
Địa chỉ Nội thất ABIG: https://www.google.com/maps?cid=1365769016756009825
Thông tin Nội thất ABIG: https://www.google.com/search?q=nội+thất+abig&kponly=&kgmid=/g/11fl447nrv
#noithatabig
#thiết_kế_nội_thất_nhà_nhỏ
#mẫu_thiết_kế_nội_thất_nhà_nhỏ
#thiet_ke_noi_that_nha_nho
Xem thêm Twitter https://twitter.com/noithatabigg/status/1518597871242649600 Pinterest https://www.pinterest.com/pin/849702654706015530 behance https://www.behance.net/gallery/142279115/thiet-ke-noi-that-nha-o-ket-hop-kinh-doanh Tumblr Blogspot https://noithatabigg.blogspot.com/2022/04/thiet-ke-noi-that-nha-o-ket-hop-kinh-doanh.html Myspace https://mysp.ac/59IUo Artmight https://artmight.com/Users-albums/noithatabig/thiet-ke-noi-that-nha-o-ket-hop-kinh-doanh-278 23a.html Flickr https://www.flickr.com/photos/noithatabigvn/albums/72177720298322952