L'AFD et le Vietnam version Vietnamienne

Page 1

Đồng lúa - Hà Giang © D. Falchier

AFD VÀ VIỆT NAM

Một quan hệ đối tác đặc quyền


© Nguyễn Lan Anh Quá trình phát triển đô thị đặt ra yêu cầu đảm bảo cung cấp các dịch vụ cơ bản và giải quyết tốt các tác động đối với môi trường

VIỆT NAM TRƯỚC NHỮNG THÁCH THỨC CỦA MỘT QUÁ TRÌNH TĂNG TRƯỞNG NHANH Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng. Từ 20 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức trên dưới 7%. Việt Nam đã có rất nhiều thay đổi về xã hội, kinh tế và thể chế. Từ năm 1991 đến năm 2011, với mức thu nhập bình quân tính theo đầu người đã tăng gấp đôi Việt Nam đã đứng vào hàng các nước có thu nhập trung bình. Kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 3 lần. Việt Nam hiện nằm trong số các nước đứng đầu về xuất khẩu gạo, cà phê, cao su cũng như một số mặt hàng chế biến công nghiệp như may mặc hoặc điện thoại di động. Cùng với thành công này là sự hiện diện ngày càng tích cực của Việt Nam trong các tổ chức quốc tế như Liên hiệp quốc, ASEAN và APEC. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực gia tăng các hiệp định thương mại tự do với các nước của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCDE). Ngoài ổn định chính trị và công bằng xã hội, Việt Nam còn hội tụ đầy đủ các yếu tố để trở thành một nước rất hấp dẫn trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài. Sau khi đã đạt được những kết quả đầy hứa hẹn, hiện nay Việt Nam đang chuyển hướng tăng trưởng mới : những cuộc cải cách đang tiến hành hoặc phải tiến hành để theo đuổi hướng phát triển bền vững, công bằng và tạo ra nhiều của cải. Thực vậy, mặc dù quá trình tăng trưởng đã giúp giảm đáng kể tình trạng đói nghèo, nhưng đất nước vẫn phải đương đầu với những thay đổi mới. Gần 16% dân số Việt Nam sống dưới mức nghèo đói, ba phần tư người dân sống tại vùng nông thôn và hàng năm có khoảng 1 triệu thanh niên bước vào thị trường lao động. Ước tính đến năm 2025, Việt Nam sẽ có khoảng 125 triệu dân. Do vậy, Việt Nam phải vượt qua những thách thức vô cùng lớn như tạo công ăn việc làm, đào tạo nghề cho thanh niên, tình trạng gia tăng dân số tại các khu vực đô thị, nhu cầu sử dụng năng lượng tăng trong khi phải hướng tới phát triển nền công nghiệp năng lượng các bon thấp, đồng thời phải đảm bảo quản lý bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước, đất, năng lượng tái tạo). Việt Nam còn phải tiếp tục theo đuổi công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế để đảm bảo phát triển một cách bền vững. Hiện tại, Việt Nam đã cam kết thực hiện cải cách ngân hàng, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước và điều chỉnh đầu tư công. Cuối cùng, Việt Nam phải chuẩn bị để ứng phó với hệ quả của tình trạng biến đổi khí hậu. Hai vùng đồng bằng châu thổ lớn của Việt Nam bao gồm đồng

bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng châu thổ sông Mêkông là những vùng đặc biệt dễ bị tổn thương khi mực nước dâng cao.

VIỆN TRỢ CỦA AFD HỖ TRỢ CHO QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG CỦA VIỆT NAM Trong giai đoạn từ 2013 đến 2015, các hoạt động của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) được quy định trong Khung chiến lược Tài trợ Quốc gia. Các hoạt động tài trợ của AFD nhằm mục đích hỗ trợ Việt Nam triển khai mô hình tăng trưởng mới trong khuôn khổ Kế hoạch Phát triển Kinh tế xã hội 2011 – 2015 và chiến lược tăng trưởng xanh đã được Việt Nam đưa ra. Các hoạt động của Cơ quan Phát triển Pháp tại Việt Nam phù hợp với các mục tiêu của chính sách hỗ trợ phát triển của Pháp và được xem xét định kỳ cùng với Chính phủ Việt Nam.

Hỗ trợ phát triển đô thị. Hỗ trợ nâng cao chất lượng

dịch vụ công tại các vùng đô thị và tham gia vào các dự án mang tính quyết định trong lĩnh vực giao thông vận tải và năng lượng. Các hoạt động này được thực hiện thông qua các khoản vay dành cho Nhà nước và vay trực tiếp cho các quỹ đầu tư của địa phương, các doanh nghiệp nhà nước, hoặc thậm chí cả các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP) thông qua PROPARCO. Cụ thể là các khoản tài trợ này cho phép hỗ trợ những dự án lớn như dự án tàu điện ngầm tại Hà Nội, hoặc các dự án truyền tải điện, và cải thiện điều kiện sống của các tầng lớp dân cư đô thị và vùng ven đô. Các khoản tài trợ chủ yếu tập trung vào các dịch vụ cơ bản (nước, năng lượng, giao thông) với mục tiêu giảm thiểu các loại ô nhiễm.

Hỗ trợ quá trình hiện đại hóa khu vực sản xuất có tác động mạnh đến môi trường và xã hội. Hoạt động của Cơ quan Phát triển Pháp tập trung vào lĩnh vực đào tạo nghề (đào tạo theo chuẩn mực quốc tế), phát triển các định chế tài chính có tác động mạnh mẽ tới xã hội và môi trường, cụ thể là tiếp tục hỗ trợ cho Ngân hàng Hợp tác Việt Nam và cho các Quỹ Tín dụng Nhân dân (định chế tài chính tương hỗ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn và thành thị), thông qua cả hoạt động tài chính vi mô (cải thiện khung pháp lý), và nâng cao chất lượng và năng suất các ngành sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để bà con nông dân tham gia vào thị trường (cao su, chè, sữa, hoặc thủy sản).

© J. Tissier

Là đối tác không thể thiếu của Pháp tại châu Á, Việt Nam nằm trong số các nước được hưởng tài trợ lớn nhất của AFD với tổng số tiền đã được cam kết từ năm 1994 đến nay lên đến xấp xỉ 1,4 tỷ euro. Hỗ trợ các ngành sản xuất nông nghiệp nhằm giúp các hộ sản xuất quy mô nhỏ nắm bắt sự năng động của thị trường


H ỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Trước những thách thức về khí hậu và yêu cầu phải quản lý môi trường một cách bền vững, AFD hỗ trợ những chương trình lớn về quản lý nguồn nước và phòng chống lũ lụt (trong khuôn khổ các dự án hạ tầng cơ sở thủy nông, và quan trắc các vùng duyên hải tại các khu vực bị đe dọa nhiều nhất) và cả các chính sách công về giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thích ứng với bối cảnh mới. Ngoài hỗ trợ ngân sách cho chương trình chống biến đổi khí hậu, một số hình thức hỗ trợ khác cũng được triển khai, ví dụ như khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo hay tiết kiệm năng lượng.

© J.-C. Pires

AFD còn hỗ trợ dưới hình thức chia sẻ kinh nghiệm và có thể huy động năng lực chuyên môn của Pháp để tìm kiếm các giải pháp giúp đạt được mức tăng trưởng chắc chắn, hiệu quả xã hội ngày càng cao và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn.

© K. Bouhmad

Cầu Long Biên tại Hà Nội

Việt Nam sẽ phải trải qua quá trình phát triển đô thị mạnh mẽ trong 20 năm tới


© J.-C. Pires

© Roselyne de Mezerac

© J.-C. Pires

Các vùng đồng bằng châu thổ lớn ở Việt Nam dễ bị tổn thương khi mực nước dâng cao

Xây dựng nhà máy thủy điện Huội Quảng


© Lê Hương

MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÚNG

© Nguyễn Lan Anh

Đập thủy lợi Phước Hòa

Việt Nam có 1 triệu thanh niên bước vào thị trường lao động mỗi năm


© F. Perucca

AFD có mặt tại bốn lục địa với một mạng lưới 70 chi nhánh và văn phòng đại diện trên thế giới, trong đó có 9 tại khu vực hải ngoại và 1 tại Bruxelles. AFD tài trợ và hỗ trợ cho các dự án cải thiện điều kiện sống của người dân, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và bảo vệ hành tinh : giáo dục, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, hỗ trợ người nông dân và các doanh nghiệp nhỏ, cấp nước, bảo tồn rừng nhiệt đới, chống hiện tượng khí hậu nóng lên,… Năm 2011, AFD đã dành hơn 6,8 tỷ Euro để tài trợ cho các hành động tại các nước đang phát triển và hải ngoại. Các hành động này sẽ góp phần để 4 triệu trẻ em được giáo dục ở cấp tiểu học và 2 triệu trẻ em được giáo dục ở cấp trung học cơ sở, và cải thiện sự cung cấp nước sạch cho 1,53 triệu người. Các dự án sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cũng được triển khai trong năm 2011 sẽ cho phép tiết kiệm gần 3,8 triệu tấn tương đương cacbon/năm.

www.proparco.fr

Là công ty con của AFD, Proparco có nhiệm vụ tạo thuận lợi cho đầu tư tư nhân phục vụ tăng trưởng, phát triển bền vững và đạt được các mục tiêu Thiên niên kỷ ở các nước đang lên và đang phát triển. Proparco cung cấp những khoản tài trợ cho phép đáp ứng các nhu cầu chuyên biệt của các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất, các hệ thống tài chính, cơ sở hạ tầng và đầu tư vốn.

FFEM

www.ffem.fr

Quỹ Môi trường Thế giới Pháp là một quỹ công song phương do Chính phủ Pháp lập vào năm 1994, tiếp theo hội nghị Thượng đỉnh Rio. FFEM có mục tiêu hỗ trợ cho sự bảo vệ môi trường toàn cầu trong các dự án phát triển bền vững ở các nước đang phát triển. FFEM hoạt động hỗ trợ cho các dự án cụ thể tại các nước thụ hưởng, với phương thức học hỏi và với việc thử nghiệm những phương thức tiếp cận mang tính cách tân hoặc điển hình.

CƠ QUAN PHÁT TRIỂN PHÁP (AFD) 5, Roland Barthes 75598 Paris Cedex 12 – Pháp ĐT. : +33 1 53 44 31 31 Fax : +33 1 44 87 99 39 www.afd.fr AFD VIỆT NAM Chi nhánh Hà Nội 6-8 Tôn Thất Thiệp – BP 137 Quận Ba Đình, Hà Nội ĐT : (84 4) 3823 67 64/65 Fax : (84 4) 3823 63 96 afdhanoi@ afd.fr http://vietnam.afd.fr

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh 113, Hai Bà Trưng, Bến Nghé, Quận 1 ĐT : (84 8) 3824 7243 Fax : (84 8) 3824 3106 afdhochiminhville@afd.fr http://vietnam.afd.fr

Thực hiện: Planet 7 - Tháng 3 năm 2013

Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) là một tổ chức nhà nước được thành lập cách đây 70 năm và hoạt động nhằm xóa đói nghèo và tạo thuận lợi cho sự phát triển ở các nước phía Nam bán cầu và hải ngoại. AFD triển khai chính sách do Chính phủ Pháp xác định.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.