Litterature (VIE)

Page 1

Littérature


Greetings from the

Editor!

Trong chương trình học lớp 7 các bạn sẽ được học một thể loại văn hoàn toàn mới, đó là văn biểu cảm. Thực sự thể loại văn này khá là khó, cả lớp mình được cô dạy nhiều và khá kĩ rồi nhưng đến khi làm bài thi, lúc mà cần lôi tất cả kiến thức học được trong thời gian qua ra để làm một bài văn cùng lắm là bốn trang giấy thì vẫn có một số bạn làm không đúng ý, thiếu ý hay lạc đề. Vì vậy Nhóm 1 và Nhóm 5 (7A18) đã làm cuốn tạp chí Littérature này. Mong muốn là những độc giả của chúng mình sau khi đọc xong sẽ hiểu thêm phần nào đó về thể loại văn này, và sau đó sẽ làm một bài văn biểu cảm đối với các bạn sẽ dễ hơn cả trở lòng bàn tay.

Tổng Biên Tập

Nguyễn Thanh Nga

I 文 Littérature

Bùi Hà Chi

Phạm Chí Thành


Mục Lục Content

1 3 5 7 10

Thế nào là văn biểu cảm? Hướng dẫn làm bài văn biểu cảm Cách lập ý của văn biểu cảm Hướng dẫn làm bài văn biểu cảm về sự vật, cây cối, mùa,… Hướng dẫn làm văn biểu cảm về tác phầm văn học

2 4 6 8 13

Hướng dẫn phân tích đề văn biểu cảm Yếu tố miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm Hướng dẫn làm bài văn biểu cảm về người Hướng dẫn làm bài văn biểu cảm về đồ vật Bốn bài văn biểu cảm theo hướng dẫn

文 Littérature II


THẾ NÀO LÀ VĂN BIỂU CẢM Biên tập: Phạm Chí Thành Nguồn: giaoducthoidai.vn

Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Thường thì những bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

Thường thì những bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu. Tình cảm ấy được bộc lộ trực tiếp thông qua những suy nghĩ, những nỗi niềm, những cảm xúc trong lòng người. Về thái độ, tình cảm, phải đảm bảo tính chân thực, trong sáng, rõ ràng, có nghĩa là không được giả dối, sáo rỗng. Có như vậy, văn biểu cảm mới đi vào lòng người. 1 文 Littérature


PHÂN TÍCH ĐỀ VĂN BIỂU CẢM Biên tập: Nguyễn Thanh Nga Nguồn: SGK Ngữ Văn 7

Đề văn biểu cảm luôn nêu lên hai nội dung: - Đối tượng biểu cảm – là nhân vật chính mà mình sẽ nêu biểu cảm về : người, đồ vật, con vật, mùa, cây cối, … •

Định hướng tình cảm – cảm xúc , suy nghĩ đối với đối tượng biểu cảm : yêu, ghét, thích,… Lưu ý thể hiện được đối tượng biểu cảm và tình cảm đã định hướng tỏng phần mở bài

Hãy biểu cảm về loài cây em yêu Đối tượng biểu cảm

Vui buồn tuổi thơ Tình cảm

Đối tượng biểu cảm

Tình cảm

Cảm nghĩ về bàn tay mẹ Tình cảm

Đối tượng biểu cảm

文 Littérature 2


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM Biên tập: Nguyễn Viết Nguyên Bình Nguồn: hoctotnguvan.net I. Tìm hiểu đề và tìm ý -Phân tích đề văn , hình dung cụ thể đối tượng biểu cảm trong mọi trường hợp và cảm xúc, tình cảm của mình trong các trường hợp đó + Đề yêu cầu viết cho ai? + Viết về cái gì? + Viết đề làm gì? + Viết như thế nào? II. Lập dàn ý -Sắp xếp các ý mình đã tìm được theo bố cục ba phần Mở bài, Thân bài, Kết bài

III. Viết thành bài văn -Viết bài văn hoàn chỉnh đầy đủ bố cục từ dàn ý. Chú ý bày tỏ hết cảm xúc , suy nghĩ xen lẫn với kể và tả., tìm lời văn thích hợp IV. Đọc và sửa chữa •

Đọc lại bài, rà soát các lỗi chính tả, các ý chưa đúng

3 文 Littérature


YẾU TỐ MIÊU TẢ VÀ TỰ SỰ TRONG VĂN BIỂU CẢM Biên tập: Bùi Hà Chi Nguồn: SGK Ngữ Văn 7

Muốn phát biểu suy nghĩ, cảm xúc đối với đời sống xung quanh, hãy dùng phương thức tự sự và miêu tả để gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc. Tự sự và miêu tả ở đây nhầm khêu gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhầm mục đích kể chuyện, miêu tả đầy đủ sự việc, phong cảnh. Đây được gọi là phương pháp bộc lộ tình cảm gián tiếp.

文 Littérature 4


CÁCH LẬP Ý CỦA VĂN BIÊU CẢM Biên tập: Bùi Hà Chi Nguồn: SGK Ngữ Văn 7

Những cách lập ý thường gặp: 1. 2. 3. 4.

5 文 Littérature

Liên hệ hiện tại với tương lai. Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước Quan sát, suy ngẫm.


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ NGƯỜI Biên tập: Nguyễn Viết Nguyên Bình Nguồn: vietjack.com

Đề bài: Biểu cảm của em về người bạn thân Bước 1: Phân tích đề: Đối tượng miêu tả: Bạn thân/ Tình cảm: Sự quý mến, thân thương đối với người bạn Bước 2: Lập dàn bài Mở bài: Giới thiệu về người định tả Thân bài: Miêu tả khái quát về người bạn của mình + Miêu tả chung về người bạn đó + Tính tình, biểu cảm của bạn ấy khi tiếp xúc với em + Một việc tốt mà bạn đã làm với em, với mọi người * Kể một kỉ niệm giữa em và bạn khi còn nhỏ, đã làm em nhớ mãi đến hôm nay. + Bộc lộ cảm xúc trực tiếp của em về bạn Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạn Bước 3: Viết bài dựa theo dàn bài. Bước 4: Sửa lại các lỗi sai. 文 Littérature 6


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ SỰ VẬT/CÂY/MÙA Biên tập: Nguyễn Viết Nguyên Bình Nguồn: SGK Ngữ Văn 7 Đề bài: Biểu cảm về cây hoa học trò

Bước 1: Phân tích đề: Đối tượng biểu cảm: Cây hoa học trò (hoa phượng)/ Tình cảm cần thể hiện: Sự yêu quý đối với cây Bước 2: Lập dàn ý 1. Mở bài: - Giới thiệu về cây phượng 2. Thân bài: - Biểu cảm về những đặc điểm tiêu biểu của cây phượng (thân cây, hoa, lá, cành) - Vai trò của phượng đối với đời sống con người - Sự gần gũi giữa em với phượng - Những kỉ niệm, trò chơi của học sinh với hoa phượng - Biểu cảm trực tiếp. 3. Kết bài: Biểu cảm trực tiếp với cây phượng Bước 3: Viết bài dựa trên dàn ý đã lập. Bước 4: Sửa lỗi (lỗi chính tả, lỗi diễn đạt,...) 7 文 Littérature


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ ĐỒ VẬT Biên tập: Nguyễn Thanh Nga Nguồn: vietjack.com

Đề bài: Biểu cảm về món quà em được tặng ngày bé Bước 1: Phân tích đề: Đối tượng biểu cảm: Món quà được tặng ngày bé/ Tình cảm biểu hiện: Tình cảm quý trọng, yêu thích. Bước 2: Lập dàn ý Mở bài:Giới thiệu về món quà tuổi ấu thơ mà mình yêu thích nhất và tình cảm chung: yêu thích, gắn bó… Thân bài: 1. Biểu cảm về món quà từ vẻ đẹp của nó. Chọn những chi tiết tiêu biểu, nổi bật của món quà đó để bộc lộ tình cảm.

文 Littérature 8


2. Biểu cảm từ những kỉ niệm gắn bó với món quà -

Khi nhận được món quà

-

Kỉ niệm vui chơi với món quà: có môt mình ở nhà hoặc khi vui chơi cùng các bạn…

3. Biểu cảm về công dụng của món quà. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của mình đối với món quà ấy. Bước 3: Viết bài dựa trên dàn ý Bước 4: Chỉnh sửa lỗi

9 文 Littérature


HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MỘT TÁC PHẨM Biên tập: Nguyễn Thanh Nga Bùi Hà Chi

Nguồn: Những bài làm văn mẫu 7

Đề bài: Biểu cảm về tác phẩm “Rằm tháng giêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh Bước 1: Phân tích đề: Đối tượng biểu cảm: “Tác phẩm Rằm tháng giêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh Tình cảm: Cảm nghĩ của em. Bước 2: Lập dàn ý: Mở bài : - Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ (là một vị lãnh tụ, nhà thơ, nhà thi sĩ,....) - Giới thiệu bài thơ " Rằm tháng giêng " và cảm nghĩ của em về bài thơ Thân bài : - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác Rằm xuân lồng lộng trang soi - Thời gian và không gian trong 2 câu thơ đầu tràn ngập vẻ đẹp và sức xuân.

文 Littérature 10


- Rằm xuân -> mặt trăng tròn đầy , ánh trăng bao trùm vạn vật trong đêm nguyên tiêu -> có cảm giác ánh trăng chưa bao giờ đẹp và tròn như thế - Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân - Dưới ánh trăng , điệp từ "xuân" gợi hình ảnh thiên nhiên tràn đầy sức sống của mùa xuân : cây cối , sông nước , bầu trời , mây gió ,... trong đêm rằm đầu năm . - Cảnh vừa có chiều cao của ánh trăng vừa có chiều rộng của sông nước " tiếp" giáp với bầu trời -> tạo ra không gian bao la vô tận - 2 câu thơ không tả mà giàu sức gợi hình ảnh , gợi màu sắc dù nó là bức tranh về cảnh khuya có 2 gam màu trắng và đen , sáng tối -> người đọc thích thú khi hình dung cảnh đêm xuân đẹp bao nhiêu thì càng cảm phục cái tài thơ của Bác bấy nhiêu ... Giữa dòng bàn bạc việc quân - Trong khung cảnh nên thơ ấy , giữa nơi mịt mù khói sóng Bác Hồ đang làm gì ? Ánh trăng tuyệt đẹp kia không thể làm Bác xao lãng việc nước , việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền - Khuya rồi vậy mà trăng vẫn " mãn thuyền" vẫn ngân nga đầy thuyền , trăng tràn ngập khắp nơi , tràn cả không gian rộng lớn , vẫn chờ , vẫn đợi cho dù Bác có bận đến đâu - Thuyền lờ lững xuôi dòng trong đêm co trăng đồng hành như một người bạn - Trăng gắn bó với người nghệ sĩ biết thưởng lãm , biết trân trọng vẻ đẹp của trăng - Trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn gian khổ , ta vẫn cảm nhận sự hòa hợp kì diệu giữa cảnh và người -> thể hiện phong thái ung dung , tinh thần lạc quan của Bác về tương lai đât nước tươi sáng -> kính yêu Bác hơn

11 文 Littérature


- Kết bài : Bài thơ "Rằm tháng giêng" giúp em hình dung một cách cụ thể bức tranh đêm trăng trên sông nước thật đẹp , hiểu thêm tấm lòng yêu dân , yêu nước , yêu thiên nhiên sâu sắc của vị lãnh tụ vĩ đại , vị cha già kính yêu của dân tộc Bước 3: Viết bài dựa trên dàn ý.

Bước 4: Chỉnh sửa lỗi

文 Littérature 12


VĂN BIỂU CẢM VỀ NGƯỜI Bài làm: Nguyễn Viết Nguyên Bình

Chỉnh sửa: Phạm Chí Thành

Đề bài: Hãy biểu cảm về một người mà em yêu quý trong gia đình Bài làm Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không được chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ. Mẹ năm nay đã ngoài 30 tuổi,khuôn mặt của mẹ xuất hiện những nếp nhăn,mái tóc bạc dần nhưng đối với tôi mẹ vẫn còn giữ được tuổi thanh xuân như ngày nào. Vóc dáng mẹ cao,thân hình cân đối nhờ đó mẹ có thể làm việc rất nhanh. Đôi bàn tay của mẹ chai sạn dần,vì mẹ đã không quản ngại khó khăn làm việc để kiếm được đồng lương cho tôi ăn học. Tôi yêu mẹ biết bao! Mặc dù mệt nhọc nhưng mẹ lúc nào cũng tươi cười.Nụ cười của mẹ, ngay từ ngày tôi nhận thức được thì nó đã là nụ cười đẹp nhất thế giới, đẹp hơn tất cả các loài hoa. Nụ cười của mẹ như ánh nắng xua tan đi cái lạnh 13 文 Littérature


của mùa đông. Mẹ thường dạy tôi học, mẹ dạy đến đâu tôi hiểu đến đấy, khi dạy xong một phần mẹ thường hỏi tôi đã nắm chắc kiến thức chưa, vì mẹ luôn muốn chắc chắn rằng tôi đã hiểu được kiến thức của môn học. Có những ngày mẹ vắng nhà vì công tác xa, tôi nhớ mẹ da diết, mặc dù tôi đã không còn ngủ với mẹ từ rất lâu rồi, nhưng không thấy bóng dáng của mẹ lòng tôi thấy trống vắng vô cùng, như thiếu đi một cái gì đó to lớn lắm, không thể nào diễn tả được bằng lời.Người ta vẫn thường nói:”Ngày buồn nhất trong đời là ngày mà con mất mẹ”. Mẹ rất quan trọng đối với tôi,mẹ là nguồn động lực giúp tôi cố gắng đạt được đến ước mơ mà mình mong muốn. Từ đó tôi càng thấy yêu mẹ hơn! Một lần tôi vô lễ với mẹ,tôi nghĩ sẽ bị mẹ mắng nhưng không mẹ chỉ quay đi, khuôn mặt mẹ buồn. Tôi dằn vặt mình tại sao tôi lại vô lễ với mẹ như vậy.Sau khi thấy mình sai,tôi đã cầu xin mẹ tha thứ cho tôi vì tôi đã ăn năn,hối lỗi rồi. Mẹ chỉ nhắc nhở tôi vài câu,tôi coi nó như là bài học quý giá nhất trên đời. Tôi rất yêu mẹ, tình yêu ấy không có ai có thể thay đổi được nó, đúng hơn là tình yêu dành cho gia đình tôi mà mẹ đã chiếm một vị trí vô cùng to lớn và quan trọng.Tôi sẽ học hành thật tốt để không phụ công lao mẹ đã nuôi dạy tôi nên người.

文 Littérature 14


VĂN BIỂU CẢM VỀ CÂY CỐI Bài làm: Phạm Chí Thành

Chỉnh sửa: Bùi Hà Chi

Đề bài: Biểu cảm về một loài cây em yêu Bài làm Nhắc đến hoa phượng, ta không thể quên được một màu đỏ rực rỡ của nó-một màu đỏ nhờ sự tinh khiết của gió, nắng, nóng của thiên nhiên vào mùa hạ.Đài hoa ôm lấy bông như một người mẹ che chở cho con thân yêu của mình. Bên trong lớp đài hoa là cánh, cánh hoa phượng đỏ, mỏng manh nhưng chính nó đã tạo nên vẻ đẹp tươi xinh cho mỗi bông hoa phượng. Trong lòng hoa là nhuỵ đỏ, chứa mật và phấn, mật hoa cho những chú ông bé nhỏ, chăm chỉ tới hút. Vào khoảng giữa tháng năm, tiếng ve sầu kêu râm ran, liên miên trên những tán lá phượng vĩ, báo hiệu mùa hè tới, thôi thúc học trò chúng tôi phải chuyên tâm học hành đạt được những kết quả cao trong học tập. Những buổi trưa hè nắng nóng, những giờ ra chơi oi bức vì nô đùa, phượng như một cái ô che mát cho chúng tôi. Đứng dưới cây phượng, nhìn lên bầu trời dường như ta không thể nhìn thấy những gợn mây trong xanh mà chỉ thấy trong những tán lá phượng xum xuê một màu xanh và lốm đốm nhiều một màu đỏ của hoa phượng. Tia nắng vàng xuyên qua tán lá và để lại bóng hình của hoa phượng dưới mặt đất. Vào đầu tháng sáu, lũ học trò chúng tôi vui vẻ, sửa soạn về nhà, sung sướng đón chào một mùa hè thú 15 文 Littérature


vị. Nhưng không ít tiếng khóc sụt sùi phải xa mái trường,xa thầy cô,xa ban bè và xa những kỉ niệm dưới ngôi trường thân yêu ,dưới gốc phượng bơ vơ giữa sân trường,bơ vơ giữa biển nắng vàng. Hoa phượng buồn khi phải xa học trò, thỉnh thoảng có những con gió nhẹ thổi qua, lại một cơn hoa rụng… Ba tháng hè trôi qua đằng đẵng, không một tiếng cười nói, không tiếng trống, phượng trống vắng. Phượng vẫn thả những cánh son đỏ xuống sân trường, phượng vẫn đếm từng giây từng phút khi xa học sinh. Ba tháng hè trôi qua, ngày mai đã là ngày khai giảng, phượng mong nhớ, chờ đợi để đc gặp lại các bạn học sinh. Những học sinh cũ đến thăm trường, họ rỏ những giọt lệ bé nhỏ. Những giọt lệ ấy chứa đầy sự nhớ thương mái trường, thầy cô, nhớ bạn bè, nhớ những kỷ niệm thân thương dưới gốc phượng và nhớ phượng…Trong tâm hồn họ chứa đầy kỷ niệm, chứa một màu đỏ thân thương của hoa phượng. Hoa phượng đón chào các bạn cũ và vui vẻ chờ đợi gương mặt mới của trường. Đâu đâu cũng có tiếng cười nói vui vẻ, hoa phượng mừng rỡ, hoa phượng khóc nhưng là tiếng khóc chứa đầy niềm vui, nỗi buồn của phượng đã được chia sẻ phần nào. Giữa mùa thu, hoa phượng đã tàn, những chiếc lá vàng úa rụng đầy dưới sân trường. Học sinh buồn, không được nghe thấy, nhìn thấy và ngắm hoa phượng nhiều. Hoa phượng chỉ nở vào mùa hè thì biết cho ai ngắm? Hoa phượng như một người bạn vô hình, để lại những kỷ niệm thời áo trắng. Tôi yêu hoa phượng.Loai hoa học trò thân thương.

文 Littérature 16


VĂN BIỂU CẢM VỀ ĐỒ VẬT Bài làm: Nguyễn Thanh Nga

Chỉnh sửa: Phạm Chí Thành

Đề bài: Biểu cảm về một món đồ mà em yêu quý Bài làm Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta. Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. 17 文 Littérature


Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia. Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ. Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em thầm cảm ơn những con người vĩ đại đó, họ thực sự đã làm nên những trang sách – những trái tim tri thức cho chúng em học tập ngày hôm nay.

文 Littérature 18


VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC Bài làm: Bùi Hà Chi

Chỉnh sửa: Nguyễn Thanh Nga

Đề bài: Biểu cảm về tác phẩm “Rằm tháng Giêng” (Nguyên Tiêu) của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài làm Rằm tháng Giêng năm 1948, trên chiếc thuyền neo đậu giữa một dòng sông ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chủ tịch cùng Trung ương Đảng và Chính phủ mở một cuộc họp tổng kết về tình hình quân sự của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp (1947 – 1948). Cuộc họp tan thì đêm đã khuya. Trăng rằm tỏa sáng khắp mặt đất bao la. Cảnh sông núi trong đêm trăng càng trở nên đẹp đẽ và thơ mộng. Cảm hứng dâng cao, Bác đã ứng khẩu làm bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán, tựa đề là Nguyên tiêu: Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên, Xuân giang xuân Thủy tiếp xuân thiên. Yên ba thâm xứ đàm quân sự, Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền. Sau đó, nhà thơ Xuân Thủy dịch bài thơ ra tiếng Việt dưới thể lục bát, với tên là Rằm tháng Giêng. Bản dịch giữ được gần hết ý thơ trong nguyên tác với nội dung thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước thiết tha của Bác Hồ. 19 文 Littérature


Nếu trong bài Cảnh khuya, Bác tả cảnh trăng đẹp chốn rừng sâu thì ở bài này, Bác tả cảnh trăng trên sông nước: Rằm xuân lồng lộng trăng soi, Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng bát ngát khắp bầu trời, mặt đất trong đêm Nguyên tiêu. Khung cảnh mênh mông, tưởng như sông nước tiếp liền với bầu trời: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. Vạn vật ăm ắp sức xuân: sông xuân, nước xuân và trời xuân nối tiếp, giao hòa, tạo nên một vũ trụ căng đầy sức sống, làm náo nức lòng người. Điệp từ xuân được lặp lại nhiều lần với ý tạo vật cùng lòng người đều phơi phới khí thế tươi vui. Giữa dòng bàn bạc việc quân, Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. Trên một chiếc thuyền nhỏ giữa chốn mịt mù khói sóng (yên ba thâm xứ). Bác cùng Chính phủ và Trung ương Đảng luận bàn việc quân, việc nước. Công việc trọng đại đến chừng nào, nhất là trong hoàn cảnh buổi đầu kháng chiến đầy thiếu thôn, gian khổ. Tuy vậy, gian khổ không làm vơi đi cảm xúc, thi hứng trong lòng Bác. Buổi họp kết thúc vào lúc nửa đêm. Trăng rằm tròn vành vạnh treo giữa trời (nguyệt chính viên) đang toả sáng. Cảnh sông nước trong đêm lại càng thêm thơ mộng. Dòng sông trở thành dòng sông trăng và con thuyền cũng dường như chở đầy ắp ánh trăng (trăng ngân đầy thuyền). Trước đêm trăng đẹp, tâm hồn Bác lâng lâng. Bác thả hồn hòa nhập với thiên nhiên – mà Bác vốn coi là một người bạn tri âm, tri kỉ. Trong lòng Bác dâng trào một niềm vui, niềm tin vào thắng lợi của Cách mạng, của kháng chiến. Hình ảnh con thuyền chở đầy trăng lướt nhẹ trên dòng sông trăng là một hình ảnh lãng mạn có ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Phải có một phong thái ung dung tự tại và niềm lạc quan mãnh liệt vào tương lai thì nhà thơ mới sáng tạo

文 Littérature 20


ra được hình tượng nghệ thuật độc đáo trọng một hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Bài thơ Rằm tháng Giêng với âm hưởng khỏe khoắn, tươi vui đã đem lại cho người đọc cảm xúc thanh cao, trong sáng. Bài thơ là dẫn chứng tiêu biểu chứng minh Bác Hồ vừa là một lãnh tụ cách mạng tài ba, vừa là một nghệ sĩ có trái tim vô cùng nhạy cảm.

文 Littérature 21


文 Littérature 22


lpha

Original Edition Littérature Limited Magazine Product of Alpha Art Design


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.