3 minute read

SỨC MẠNH CỦA HỘ CHIẾU VÀNG

THE POWER OF GOLDEN PASSPORT

Không gì tiết lộ sức mạnh thực sự của hộ chiếu bằng việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia. Giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người nhận thấy kế hoạch của họ trong năm 2020 bị hoãn lại theo những cách chưa từng xảy ra trước đây. Điều này đã dẫn đến những thay đổi về suy nghĩ, quyết định và lựa chọn nhập cư vào một quốc gia khác bằng những chương trình đầu tư hay kinh doanh đầy hấp dẫn, mang đến cho họ sự tự do đi lại mà tại quốc gia sở tại không thể mang đến được.

Advertisement

Vào đầu năm 2020, người mang hộ chiếu Hoa Kỳ có thể yêu cầu miễn thị thực hoặc thị thực nhập cảnh sân bay ở 171 quốc gia. Mười hai tháng sau, con số đó chỉ còn 103 do lệnh đóng cửa quốc gia và các hạn chế đi lại liên quan. Hộ chiếu UAE đã từng là hộ chiếu quyền lực nhất thế giới vào đầu năm nay, hiện tại đã trượt xuống vị trí thứ mười bốn.

Nếu công dân của hai quốc gia này thường trú hoặc nhập quốc tịch của một quốc gia khác, họ sẽ có nhiều quyền tự do đáng kể. Theo báo cáo của Bloomberg, giới UHNWI, hay còn gọi là những người có giá trị tài sản lớn đang tìm kiếm các lựa chọn cư trú mới và quốc tịch thay thế dù trước đây chưa bao giờ cân nhắc đến.

Theo khảo sát Attitude cho thấy trên toàn cầu, gần một phần tư UHNWI đang có kế hoạch xin cấp hộ chiếu hoặc quốc tịch thứ hai. Katie Good của Fragomen, một luật sư nhập cư xác nhận: “Chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng đáng kể các yêu cầu trong giai đoạn cuối của năm 2020 và hiện đã đạt đến mức trước thời Covid-19”. Vào tháng 11, công ty tư vấn tài chính quốc tế deVere Group báo cáo rằng các yêu cầu về hộ chiếu thứ hai, quốc tịch và cư trú nước ngoài đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, sự lựa chọn địa điểm để đi có thể bị thu hẹp. Một cuộc điều tra của hãng tin tức Al Jazeera đã nêu bật tình trạng tham nhũng của các quan chức chính phủ cấp cao trong Chương trình Đầu tư Síp, chương trình này đã bị đình chỉ và được giám sát chuyên sâu bởi Ủy ban châu Âu.

Malta, một chương trình phổ biến khác của châu Âu đạt đỉnh điểm vào mùa hè năm ngoái và ngừng nhận đơn đăng ký mặc dù kể từ đó đã khởi chạy lại với các yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Khi các chương trình này phát triển, xu hướng di cư sẽ tập trung nhiều vào việc làm hoặc các yêu cầu cư trú.

Đối với các nền kinh tế có mức nợ kỷ lục do chống chọi với đại dịch, động cơ xuất hiện các chương trình như vậy rất rõ ràng. Thật vậy, nhiều quốc gia đang tích cực thu hút những người du mục kỹ thuật số giàu có. Trên 5 quốc gia Caribe là Antigua và Barbuda, Dominica, Grenada, Saint Lucia, Liên bang Saint Kitts và Nevis, những lợi ích từ giới du mục chuyên về lĩnh vực kỹ thuật số được cho là có trị giá 25 tỷ đô la Mỹ hàng năm.

Nhu cầu sẽ còn tăng trưởng hơn nữa với sự ra đời của các mô hình làm việc linh hoạt và di động phát sinh từ đại dịch Covid-19. Và trong một thế giới chịu nhiều tác động của đại dịch, nơi mà tính di động, dù có hay không đều trở thành tâm điểm, thật khó để đứng ngoài trào lưu di cư đang thịnh hành.

ĐIỀU GÌ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ DI CƯ?

Giáo sư Kristin Surak từ Trường Kinh tế London, người đã tập trung nghiên cứu về vấn đề này cho biết, tính di động ở bối cảnh hiện tại và tương lai là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các chương trình đầu tư theo quốc tịch, theo sau là lợi thế kinh doanh.

Ông chia sẻ: “Mọi người thường tìm kiếm các đặc quyền ở các nước thứ ba, không phải nơi cấp quyền công dân. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, họ đang suy nghĩ lại về nơi họ muốn lưu trú trong một khoảng thời gian thích hợp và nơi nào có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn”.

This article is from: