Đánh giá thực hiện chi trả DVMT với các cơ sở nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai

Page 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HAI NĂM (2016-2017) THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH Ở LÀO CAI

Hà Nội – 2018


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HAI NĂM (2016-2017)

CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH Ở LÀO CAI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM

Đề nghị trích dẫn: Nguyễn Chí Thành, 2018. Đánh giá kết quả hai năm (2016-2017) thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai. Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Hà Nội, Việt Nam. Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ chương trình Liên minh Sinh kế Xanh, với sự hỗ trợ tài chính từ Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Hà Lan (IUCN Hà Lan). Các vấn đề trình bày trong báo cáo là quan điểm của tác giả, không thể hiện quan điểm của tổ chức và nhà tài trợ. Bản quyền thuộc Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Nội dung trong báo cáo có thể được sử dụng lại mà không cần xin phép với điều kiện trích dẫn nguồn đầy đủ và được áp dụng cơ chế chia sẻ tương tự. Ảnh bìa: Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

Các vấn đề liên quan đến báo cáo, vui lòng liên hệ: Phòng Nghiên cứu Chính sách – Trung tâm Con người và Thiên nhiên Địa chỉ: số 24 - H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: (024) 3556-4001, máy lẻ 105 Fax: (024) 3556-8941 Email: policy@nature.org.vn Website: www.nature.org.vn

i


Ảnh: Phạm Kế Toại

TỪ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNT:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BV&PTR:

Bảo vệ và Phát triển rừng

DVMTR:

Dịch vụ môi trường rừng

HTX:

Hợp tác xã

NCNL:

Nuôi cá nước lạnh

Sở NN&PTNT:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở TN&MT:

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND:

Ủy ban Nhân dân

HĐND:

Hội đồng nhân dân

ii


LỜI CẢM ƠN Báo cáo này là kết quả nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh theo Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh Lào Cai trong hai năm 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Lào Cai, nhằm cung cấp luận cứ thực tiễn cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai trong triển khai quy định về thực hiện chi trả với dịch vụ “cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản” được quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ. Báo cáo “Đánh giá kết quả hai năm (2016-2017) thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh ở Lào Cai” do Tiến sĩ Nguyễn Chí Thành (tư vấn độc lập) thực hiện, với sự hợp tác của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai, sự tham gia của Phòng Tài nguyên nước (Sở TN&MT tỉnh Lào Cai) và Phòng Thủy sản (Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai), các cơ sở nuôi cá nước lạnh tại hai huyện Bát Xát và Sa Pa (Lào Cai). Báo cáo đã nhận được góp ý và phản hồi từ các chuyên gia tại Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam. Ngoài ra, tại Hội nghị “Sơ kết hai năm thực hiện thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh tỉnh Lào Cai” tổ chức ngày 01/3/2018, báo cáo cũng đã nhận được sự quan tâm góp ý của các Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành tỉnh Lào Cai, và đại diện các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh. Trung tâm Con người và Thiên nhiên chân thành cảm ơn các cá nhân và tổ chức nói trên đã góp phần quan trọng để chuẩn bị và hoàn thiện báo cáo này. Các vấn đề trình bày trong báo cáo thể hiện quan điểm độc lập của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, và nhà tài trợ.

iii Ảnh: Phạm Kế Toại


MỤC LỤC Lời cảm ơn ........................................................................................................................................................ iii 1. Giới thiệu chung ........................................................................................................................................... 1 1.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................................................................. 1 1.2. Nội dung và phạm vi ............................................................................................................................... 1 1.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................................... 2 1.3.1. Thu thập, phân tích tài liệu............................................................................................................... 2 1.3.2. Khảo sát thực địa và tham vấn ........................................................................................................ 2 2. Đánh giá kết quả thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL .......................................... 3 2.1. Khái quát tình hình chi trả DVMTR ở Lào Cai ............................................................................... 3 2.2. Đánh giá kết quả thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL ...................................... 4 2.2.1. Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý ............................................................................................ 4 2.2.2. Kết quả khảo sát các cơ sở NCNL ................................................................................................... 5 2.2.2.1. Đối tượng sử dụng DVMTR........................................................................................................... 5 2.2.2.2. Định mức chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL ............................................................... 5 2.2.2.3. Tình hình nộp tiền DVMTR của các cơ sở NCNL................................................................... 6 2.2.2.4. Tình hình quản lý, quy hoạch NCNL .......................................................................................... 9 2.2.2.5. Vấn đề quản lý, sử dụng tiền DVMTR từ các cơ sở NCNL .............................................. 10 2.2.2.6. Vấn đề xác định căn cứ thu tiền DVMTR từ các cơ sở NCNL......................................... 11 2.2.2.7. Vấn đề chấp hành quyết định của UBND tỉnh..................................................................... 11 2.2.2.8. Vấn đề hiểu biết, nhận thức về chính sách chi trả DVMTR ............................................ 12 2.2.2.9. Tham vấn ý kiến Chủ tịch Hội NCNL tỉnh Lào Cai ............................................................. 13 2.2.2.10. Tham vấn lãnh đạo Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai ................................................................ 14 2.2.2.11. Tham vấn Phòng Tài nguyên nước và Phòng Thủy sản ............................................... 16 2.2.2.12. Tiền chi trả DVMTR và doanh thu của các cơ sở NCNL ................................................ 17 2.2.2.13. Vai trò của Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai trong thực hiện thí điểm............................... 20 3. Đánh giá và đề xuất.................................................................................................................................. 21 3.1. Đánh giá .................................................................................................................................................... 21 3.1.1. Kết quả đạt được ............................................................................................................................... 21 3.1.2. Bài học kinh nghiệm......................................................................................................................... 21 3.2. Đề xuất ...................................................................................................................................................... 23 3.2.1. Đề xuất với UBND tỉnh Lào Cai .................................................................................................... 23 3.2.2. Đề xuất với Bộ NN&PTNT và Quỹ BV&PTR Việt Nam......................................................... 24

iv


GIỚI THIỆU CHUNG Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) quy định các loại DVMTR phải thực hiện chi trả, trong đó có dịch vụ về “cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản”. Tại Khoản 3 Điều 4 của Nghị định, Chính phủ giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về đối tượng, mức chi trả, phương thức chi trả đối với loại DVMTR để triển khai thực hiện phù hợp với quy định tại Nghị định 99. Năm 2015, thông qua Dự án “Tăng cường thực thi chính sách chi trả DVMTR ở Việt Nam Improving implementation of the policy on Payment for Forest Environmental Services in Vietnam (iPFES)” do Quỹ Giảm nghèo của Nhật Bản tài trợ, Bộ NN&PTNT và Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR) Việt Nam tiến hành hỗ trợ tỉnh Lào Cai thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh (cá hồi, cá tầm). Cùng trong năm 2015, một báo cáo của chuyên gia tư vấn về “Nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả DVMTR cho hoạt động nuôi cá nước lạnh (NCNL) tại tỉnh Lào Cai” đã được thực hiện và dựa trên kết quả nghiên cứu này, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 “Quy định thí điểm về mức thu, quản lý và sử dụng tiền DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, thời điểm thu tiền bắt đầu tính từ ngày 01/01/2016. Ngày 28/4/2017, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 1494/QĐ-UBND về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định thí điểm về mức thu, quản lý và sử dụng tiền DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai”, giao Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh tổ chức sơ kết hai năm thực hiện chính sách chi trả này. Từ yêu cầu nêu trên, Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai đề nghị Quỹ BV&PTR Việt Nam và Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) hỗ trợ thực hiện việc điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện thí điểm thực hiện chính sách chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh trong hai năm 2016 - 2017. Với sự hỗ trợ tài chính từ PanNature, Báo cáo đã được thực hiện trong tháng 11/2017 nhằm cung cấp các số liệu, ý kiến nhận xét, đánh giá của chuyên gia tư vấn cho Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai sử dụng trong việc tổ chức sơ kết hai năm thực hiện thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh.

1.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cung cấp các số liệu, nhận xét, đánh giá về thực trạng hai năm thực hiện thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai và đề xuất các giải pháp hiệu quả hơn trong thời gian tới, đồng thời đóng góp kinh nghiệm cho việc thực hiện chi trả đối với loại DVMTR về “cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản” trên phạm vi cả nước.

1.2. Nội dung và phạm vi 1.2.1. Nội dung nghiên cứu 

Rà soát, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật và các kết quả nghiên cứu về chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL 1


 

Khảo sát thực địa các cơ sở NCNL ở huyện Bát Xát và huyện Sa Pa – đây là nơi có diện tích NCNL chiếm tới 90% tổng diện tích NCNL của toàn tỉnh Lào Cai để thu thập thông tin, quan sát về vị trí, quy mô ao (bể) NCNL, nguồn nước và phương pháp dẫn nước từ nguồn vào ao nuôi. Tham vấn các cơ sở NCNL là tổ chức (công ty, hợp tác xã, trung tâm), hộ gia đình, cá nhân, trong đó bao gồm các đối tượng đã ký hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai và đã nộp tiền DVMTR, các đối tượng đã ký hợp đồng ủy thác nhưng chưa nộp tiền chi trả DVMTR, các đối tượng chưa ký hợp đồng ủy thác và chưa nộp tiền DVMTR. Tham vấn ý kiến của Phòng Tài nguyên nước (thuộc Sở TN&MT) và Phòng Thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT) về các vấn đề liên quan đến quản lý, quy hoạch tài nguyên nước nói chung và cho NCNL nói riêng, quản lý và quy hoạch nuôi trồng thủy sản nói chung và NCNL nói riêng cùng các số liệu kinh tế-kỹ thuật liên quan đến hiệu quả sử dụng nước và hiệu quả kinh tế cho đơn vị 1 m3 ao NCNL. Khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu về hoạt động tổ chức thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL do Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai chủ trì thực hiện. Xử lý, phân tích, tổng hợp các số liệu, thông tin và viết báo cáo.

1.2.2. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn nên nghiên cứu chỉ tập trung khảo sát ở huyện Bát Xát và huyện Sa Pa – hai địa phương có nhiều cơ sở NCNL nhất của tỉnh trong thời gian 06 ngày. Tổng số cơ sở NCNL tiến hành khảo sát gồm 15 cơ sở (03 cơ sở ở huyện Bát Xát, 12 cơ sở ở huyện Sa Pa) và 02 đơn vị (UBND xã Bản Khoang và Hội nuôi cá nước lạnh tỉnh Lào Cai). Trong đó này, có 05 cơ sở là doanh nghiệp, 04 cơ sở là HTX và 06 cơ sở là hộ gia đình và có 3/15 cơ sở đã ký hợp đồng và đã nộp tiền chi trả tiền DVMTR cho Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai; 01/15 cơ sở đã ký hợp đồng với Quỹ nhưng chưa nộp tiền DVMTR; 11/15 cơ sở chưa ký hợp đồng và chưa nộp tiền.

1.3. Phương pháp nghiên cứu 1.3.1. Thu thập, phân tích tài liệu   

  

Báo cáo kết quả nghiên cứu “Chi trả DVMTR trong nuôi trồng thủy sản đối với rừng trên đất liền” (Bùi Thế Đồi, Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam, 2012); Báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả DVMTR cho hoạt động NCNL tại tỉnh Lào Cai (Trần Thị Thu Hà và nhóm nghiên cứu Dự án iPFES, 2015); Các Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015, số 4373/QĐ-UBND ngày 02/12/2015, số 1494/QĐ-UBND ngày 28/4/2017, số 1644/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo và quyết định các nội dung liên quan đến chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai; Danh sách các cơ sở NCNL phải chi trả tiền DVMTR theo các Quyết định của UBND tỉnh Lào Cai; Dự thảo Đề án thí điểm chi trả DVMTR về cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên và sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản (Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Minh Niên, 2014); Báo cáo về quy hoạch và phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh Lào Cai và các tài liệu có liên quan khác do Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai và các cơ quan khác cung cấp.

1.3.2. Khảo sát thực địa và tham vấn

2


Tại Quyết định số 1644/QĐ-UBND ngày 16/5/2017, UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt danh sách các cơ sở NCNL phải nộp tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2017 bao gồm:

TT

Bảng 1: Danh sác cơ sở NCNL phải nộp tiền DVMTR năm 2017 Đối tượng Địa phương H.Sa Pa

H.Bát Xát

H.Văn Bàn

TP.Lào Cai

Tổng số

1

Hộ gia đình

63

14

0

0

77

2

Trung tâm

01

0

0

0

01

3

Hợp tác xã

05

01

0

01

07

4

Doanh nghiệp

02

04

02

0

08

71

19

02

01

93

Cộng

Theo số liệu do Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai cung cấp, UBND tỉnh Lào Cai đã quyết định việc nộp tiền chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL tính từ ngày 01/01/2016. Tuy nhiên, tính đến tháng 10/2017, có những cơ sở vẫn chưa ký hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với Quỹ, có những cơ sở đã ký hợp đồng nhưng chưa nộp tiền, có một số cơ sở đã ký hợp đồng và đã nộp tiền. Do đó, việc xác định các cơ sở NCNL đến khảo sát sẽ được phân theo 3 đối tượng này nhằm thu thập hiện trạng NCNL và ý kiến của họ về việc thực hiện Quyết định của UBND tỉnh Lào Cai quy định họ phải nộp tiền chi trả DVMTR, lý do họ đã thực hiện và chưa thực hiện. Ngoài việc thiết kế mẫu phiếu khảo sát tại các cơ sở NCNL, chuyên gia tư vấn cũng tham vấn bằng phiếu đối với Phòng Tài nguyên nước thuộc Sở TN&MT, Phòng Thủy sản thuộc Sở NN&PTNT, đồng thời đã tham vấn bằng phiếu đối với Giám đốc và Phó Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh.

2. Đánh giá kết quả thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL 2.1. Khái quát tình hình chi trả DVMTR ở Lào Cai Tính đến thời điểm hiện tại, Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai đang thực hiện chi trả đối với 3 loại DVMTR gồm: Chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh thủy điện; Chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh nước sạch; Chi trả DVMTR đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR. Ngoài ra, Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai cũng đang thí điểm thực hiện chi trả đối với hai loại DVMTR khác là: Chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước; Chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL. Như vậy, trong số 44 tỉnh đã thành lập Quỹ BV&PTR và những tỉnh đã thực hiện chi trả DVMTR thì Lào Cai là tỉnh thực hiện chi trả đối với nhiều loại DVMTR nhất. Trong số các loại DVMTR đã thực hiện chi trả ở tỉnh Lào Cai, nguồn thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện là lớn nhất trong khi nguồn thu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước và các cơ sở NCNL rất nhỏ. Theo số liệu trong Báo cáo “Tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch nhiệm vụ trọng tâm năm 2017” của Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai, tổng số tiền do Quỹ thu trực tiếp của các cơ sở sử dụng DVMTR trên địa bàn tỉnh trong năm 2016 (từ 01/01/2016 đến 31/12/2016) là 49.133 triệu đồng. Trong đó: 3


    

Thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện: 46.818 triệu đồng, chiếm 95,3% Thu từ các cơ sở sản xuất nước sạch: 641 triệu đồng, chiếm 1,3% Thu từ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch: 1.147 triệu đồng, chiếm 2,3% Thu từ các cơ sở NCNL thực hiện thí điểm: 36 triệu đồng, chiếm 0,07% Thu từ các cơ sở sản xuất công nghiệp thực hiện thí điểm: 38 triệu đồng, chiếm 0,07%

Tuy số tiền thu được của một số loại DVMTR còn rất nhỏ so với số tiền thu được từ các cơ sở sản xuất và kinh doanh thủy điện nhưng đã thể hiện sự nghiêm túc và tích cực thực hiện chính sách chi trả DVMTR của tỉnh Lào Cai, góp phần bảo vệ rừng vì rừng tự nhiên của tỉnh Lào Cai có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế của tỉnh, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của thủy điện, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao) và du lịch.

2.2. Đánh giá kết quả thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL 2.2.1.

Cơ sở khoa học, thực tiễn và pháp lý

Báo cáo kết quả nghiên cứu về chi trả DVMTR trong NCNL ở tỉnh Lào Cai của Bùi Thế Đồi và Trần Thị Thu Hà đã khẳng định vai trò rất quan trọng của rừng tự nhiên đầu nguồn đối với việc NCNL: “Rừng có vai trò làm tăng dòng chảy các suối vào thời kỳ khô hạn; tăng tổng lượng dòng chảy các suối; giữ gìn và tích luỹ ẩm độ ở dạng tăng trữ lượng nước trong đất và trong tầng nước ngầm; giảm lượng bốc hơi từ mặt đất và nuôi dưỡng nguồn nước ở các dòng sông suối; làm giảm dòng chảy bề mặt và chuyển nó vào lượng nước thấm xuống đất và vào tầng nước ngầm, đảm bảo cho việc cung cấp nước cho các hồ chứa, điều hòa được dòng chảy các con sông, suối, tăng số lượng và chất lượng nguồn nước; chống xói lở và giữ chặt đất nhờ hệ thống rễ bám sâu trong đất, chống lại tác động của quá trình xâm thực các dòng chảy (đặc biệt khi có lũ)… Chắc chắn rằng giữa rừng và nguồn nước trong rừng có một mối quan hệ chặt chẽ. Đây là những cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định chính sách đưa ra những quy định trong việc sử dụng nguồn nước gắn với việc bảo vệ rừng một cách hiệu quả, đặc biệt là việc sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản – một vấn đề mới được quan tâm gần đây”. Cũng theo tác giả Trần Thị Thu Hà, Lào cai là một tỉnh miền núi có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Ở vùng cao, nhiệt độ trung bình năm là 150C đến 200C, riêng Sa Pa là 140C đến 160C và không có tháng nào trên 200C, lượng mưa bình quân từ 1.800 mm đến 2.000 mm. Sở hữu tới 107 sông, suối có chiều dài khoảng 10 km, có nguồn nước chất lượng tốt từ những dãy núi cao với trữ lượng khoảng 4.450 triệu m3, rất thuận lợi cho việc nuôi cá nước lạnh, do đó, Lào Cai là tỉnh có diện tích nuôi và sản lượng cá nước lạnh thương phẩm đứng thứ 2 trên cả nước, chỉ sau Lâm Đồng. Trên thực tế, phong trào NCNL ở tỉnh Lào Cai bắt đầu xuất hiện vào năm 2005 với đề án nuôi thử nghiệm cá hồi và cá tầm của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 thực hiện tại khu vực Thác Bạc, huyện Sa Pa. Sau đó, phong trào NCNL phát triển nhanh chóng. Năm 2007, toàn tỉnh có 24 cơ sở nuôi với sản lượng khoảng 40 tấn (Trần Thị Thu Hà, 2015) thì đến tháng 6/2017, theo số liệu của Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai, đã có 93 cơ sở NCNL với 48.939 m3 bồn, bể, sản lượng ước đạt khoảng 500 tấn và giá trị sản xuất ước đạt trên 30 tỷ đồng. 4


Có thể thấy việc phát triển NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn rất rõ ràng, đặc biệt việc phát triển các mô hình này không thể tách rời rừng tự nhiên vì mất rừng thì mất nguồn nước tự nhiên từ rừng để NCNL. Về cơ sở pháp lý, thực hiện theo quy định tại Nghị định 99 về chi trả DVMTR và các văn bản hướng dẫn liên quan, ngày 06/02/2013, Bộ NN&PTNT gửi Công văn số 493/BNNTCLN đề nghị Văn phòng Chính phủ cho ý kiến về việc nghiên cứu và triển khai thí điểm chi trả cho dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản. Ngày 27/02/2013, Văn phòng Chính phủ thông báo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại Công văn số 1067/VPCP-KTN theo hướng đồng ý với đề xuất của Bộ, đồng thời giao Bộ NN&PTNT chỉ đạo các cơ quan trực thuộc phối hợp với UBND cấp tỉnh nghiên cứu, thực hiện thí điểm việc chi trả DVMTR trong nuôi trồng thủy sản tại 2-3 địa phương có nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, qua đó đánh giá, tổng kết, báo cáo kết quả Thủ tướng Chính phủ. Ngày 13/5/2015, Quỹ BV&PTR Việt Nam gửi Công văn số 105/VNFF-BĐH đề nghị Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định thực hiện thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL. Ngày 25/11/2015, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Quyết định số 4273/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định thí điểm về mức thu, quản lý và sử dụng tiền DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đáng chú ý kết quả thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL không chỉ có ý nghĩa với riêng Lào Cai mà còn là bài học kinh nghiệm để các địa phương khác áp dụng thí điểm chi trả các loại DVMTR khác liên quan đến nuôi trồng thủy sản như: Sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi thủy sản nước lạnh; Sử dụng nguồn nước từ rừng và môi trường rừng cho nuôi thủy sản ở rừng ngập mặn ven biển; Sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi thủy sản ở các hồ chứa.

2.2.2. Kết quả khảo sát các cơ sở NCNL 2.2.2.1. Đối tượng sử dụng DVMTR 100% các cơ sở NCNL được khảo sát khẳng định bể/ao NCNL của họ lấy nước từ các khe, suối bắt nguồn từ rừng và không có nguồn nước này thì không thể NCNL vì nước vừa sạch, vừa đảm bảo độ lạnh thích hợp để nuôi cá hồi, cá tầm. Các cơ sở dẫn nước từ đầu nguồn vào ao bằng hệ thống ống nước và xây mương dẫn. Tuy nhiên, một số ý cơ sở thắc mắc trong lưu vực suối đầu nguồn ngoài nuôi cá nước lạnh còn các đối tượng sản xuất khác cũng sử dụng nước trực tiếp từ rừng (như trồng lúa, trồng hoa, trồng rau) nhưng tại sao không thu của những đối tượng này. Đây là điều dễ hiểu vì UBND tỉnh đang thí điểm thực hiện Nghị định 99 quy định chi trả DVMTR trong nuôi trồng thủy sản, Chính phủ không quy định chi trả DVMTR đối với các loại sản xuất nông nghiệp khác. UBND tỉnh Lào Cai thực hiện thí điểm thu tiền chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL là đúng đối tượng sử dụng DVMTR theo quy định tại Nghị định 99. 2.2.2.2. Định mức chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL Ngày 25/11/2015, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 4273/QĐ-UBND quy định mức thu tiền DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh là 44.500 đồng/m3/năm.

5


Số tiền thu trong năm được xác định bằng mức thu nhân với thể tích ao/bể nuôi cá nước lạnh trong năm. Ngày 28/4/2017, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 1494/QĐ-UBND điều chỉnh mức thu tiền DVMTR đối với các cơ sở NCNL còn 20.000 đồng/m3/năm. Việc điều chỉnh này căn cứ vào Tờ trình số 08/TTr-QBVR ngày 25/4/2017 của Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai. UBND tỉnh Lào Cai quy định: “Trường hợp cơ sở NCNL đã thực hiện thanh toán tiền DVMTR theo Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh Lào Cai, Quỹ BV&PTR tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở khấu trừ vào số tiền DVMTR phải nộp năm tiếp theo”. Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai căn cứ vào chỉ đạo của UBND tỉnh Lào Cai tại văn bản 5764/UBND-NLN ngày 24/11/2016 giao cho Quỹ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan xây dựng nội dung dự thảo sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh, đảm bảo phù hợp với thực tế tại địa phương. Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai đã tham vấn ý kiến của các sở, ngành và các cơ sở NCNL, tất cả đều đồng thuận đề nghị giảm mức thu tiền DVMTR từ 44.500 đồng/m3/năm xuống 20.000 đồng/m3/năm cho phù hợp với năng suất và đơn giá cá thương phẩm trung bình trên địa bàn năm 2016. Tuy nhiên, qua khảo sát, báo cáo phát hiện một số vấn đề cần được xem xét như sau: 

Năm 2015, đơn giá cá thương phẩm đạt khoảng 300.000 đồng/kg nên người NCNL có lãi. Sang năm 2016, do nhiều yếu tố bất lợi nên năng suất và đơn giá cá thương phẩm giảm xuống. Mức thu tiền DVMTR đã được cơ quan chức năng kịp thời giảm xuống còn 20.000 đồng/m3/năm. Tuy nhiên, trong khi tình hình nuôi cá có nhiều yếu tố bất lợi, lợi nhuận giảm xuống thì số cơ sở NCNL lại tăng lên, nhất là các cơ sở nuôi tự phát làm cho việc sản xuất, kinh doanh cá nước lạnh càng gặp khó khăn. Nhiều cơ sở NCNL dựa vào lý do này để phản ứng với mức thu 20.000 đồng/m3/năm.

Nhiều cơ sở NCNL cho rằng việc áp dụng chỉ một mức thu 20.000 đồng/m3/năm là có tính “cào bằng” giữa các hộ “giàu” và hộ “nghèo” nuôi cá, giữa cơ sở nuôi nằm ở đầu nguồn nước với cơ sở nuôi nằm ở giữa và cuối nguồn nước, giữa cơ sở nuôi đã nhiều năm, ổn định với cơ sở nuôi tự phát mới đầu tư gặp nhiều khó khăn. Các hộ đề nghị cần có sự phân biệt về mức thu cho phù hợp. Khi làm việc với ông Đỗ Quốc Thắng, Chủ tịch Hội NCNL tỉnh Lào Cai, chúng tôi đề xuất có thể tăng mức thu đối với các cơ sở NCNL “lớn” và cơ sở có điều kiện thuận lợi về nguồn nước, đồng thời giảm mức thu cho những cơ sở NCNL “nhỏ”, gặp nhiều khó khăn về đầu tư và nằm ở cuối nguồn nước và ông Thắng cũng đồng tình với ý kiến này.

2.2.2.3. Tình hình nộp tiền DVMTR của các cơ sở NCNL Theo Quyết định số 4373/QĐ-UBND ngày 02/12/2015 của UBND tỉnh Lào Cai, có 45 cơ sở NCNL trên địa bàn phải nộp tiền DVMTR, trong đó huyện Sa Pa 38 cơ sở, huyện Bát Xát 04 cơ sở, huyện Văn Bàn 02 cơ sở và thành phố Lào Cai 01 cơ sở. Ngày 16/5/2017, danh sách này tăng lên thành 93 cơ sở (theo Quyết định số 1644/QĐ-UBND của UBND tỉnh), trong đó huyện Sa Pa có 71 cơ sở (tăng 33 cơ sở), huyện Bát Xát 19 cơ sở (tăng 15 cơ sở), huyện Văn Bàn có 02 cơ sở và thành phố Lào Cai có 01 cơ sở.

6


Theo số liệu do Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai cung cấp, tính đến tháng 10/2017 chỉ có 07 cơ sở NCNL ký hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR với Quỹ và đã nộp tiền, chiếm 7,5% trong tổng số 93 cơ sở, còn 86 cơ sở chưa nộp tiền, chiếm 92,5%. Bảng 2: Danh sách cơ sở NCNL ký hợp đồng và nộp tiền DVMTR tính đến tháng 10/2017 (Nguồn: Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai) TT

Tên cơ sở NCNL

Địa chỉ

Tiền đã nộp (đồng) 2016

Tổng

2017

1

HTX Thủy Lâm

Thôn Ngài Trổ, xã Dền Sáng, H.Bát Xát

14.000.000

14.000.000

2

Lưu Văn Quang

Thôn Ngài Trổ, xã Dền Sáng, H.Bát Xát

10.800.000

10.800.000

3

Cty cổ phần Yến Thôn Kin Chu Phìn Minh 1, xã Nậm Pung, H.Bát Xát

5.770.000

13.000.000

4

Đinh Kim Hòa

2.000.000

2.000.000

5

Nguyễn Sỹ Tùng Thôn Can Hồ Mông, xã Bản Khoang, H.Sa Pa

3.916.000

3.916.000

6

TTNC cá nước Thôn Sin Chải, xã lạnh San Sả Hồ, H.Sa Pa

20.025.000

20.025.000

7

Cty TNHH Hải Xã Nậm Xé, H.Văn Sơn Bàn

4.672.500

4.672.500

Tổng

7.230.000

Thôn Lao Chảo, xã Tả Giảng Phìn, H.Sa Pa

35.843.000 32.570.000 68.413.000

Ảnh: Phạm Kế 7 Toại


Bảng 3: Tình trạng nộp tiền DVMTR của các cơ sở NCNL tính đến 30/10/2017 (Nguồn: Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai) Địa phương

Số lượng cơ sở NCNL theo QĐ 1644/QĐUBND ngày 16/5/2017

Số cơ sở đã ký hợp đồng và đã nộp tiền DVMTR

Số cơ sở đã ký hợp đồng nhưng chưa nộp tiền DVMTR

Số cơ sở chưa ký hợp đồng và chưa nộp tiền DVMTR

Số cơ sở chưa hoạt động hoặc ngưng hoạt động

H.Sa Pa

71

03

14

44

10

H.Bát Xát

19

03

02

01

13

H.Văn Bàn

02

01

01

00

00

TP.Lào Cai

01

00

01

00

00

Tổng

93

07

18

45

23

Theo số liệu trên, Sa Pa là huyện có số lượng cơ sở NCNL chưa ký hợp đồng với Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai và chưa nộp tiền DVMTR nhiều nhất (44 cơ sở, chiếm 61,9% tổng số cơ sở NCNL phải tham gia thí điểm và nộp tiền DVMTR theo Quyết định số 1644/QĐ UBND) trong khi con số này ở huyện Bát Xát là 01 cơ sở (5,3%). Các lý do mà các cơ sở NCNL ở huyện Sa Pa đưa ra để giải thích cho việc chưa ký hợp đồng và chưa nộp tiền là:  Không đồng tình với mức thu có tính “cào bằng” giữa các cơ sở NCNL có quy mô lớn, nhỏ khác nhau và giữa các cơ sở NCNL ở đầu nguồn nước với cơ sở ở phía dưới (vốn phải sử dụng nước thải ra nên chất lượng nước xấu hơn và lượng nước ít hơn).  Nhiều cơ sở cho rằng nguồn nước ngày ngày giảm về cả số lượng và chất lượng (mà một trong những nguyên nhân chính là do rừng tự nhiên tiếp tục bị phá), do đó nếu họ nộp tiền DVMTR thì nhiều khả năng họ sẽ không nhận được hiệu quả về duy trì và điều tiết nguồn nước cho việc NCNL (vì các cơ quan chức năng không kiểm soát và ngăn chặn được nạn phá rừng tự nhiên, trong đó một số cơ sở sẵn sàng cung cấp các bằng chứng về việc phá rừng).  Chưa có niềm tin về việc quản lý, sử dụng tiền của Quỹ BV&PTR và muốn số tiền DVMTR mà các cơ sở NCNL nộp có thể chi trả trực Các ống dẫn nước từ suối trên rừng vè tiếp cho các hộ dân bảo vệ rừng đầu nguồn ao NCNL. (Ảnh: Nguyễn Chí Thành) nước của họ.

8


Các cơ sở đề nghị tỉnh cần có chính sách miễn, giảm số tiền DVMTR phải nộp cho những hộ mới bắt đầu NCNL, những hộ dân có diện tích thảo quả bị thiệt hại do thiên tai phải chuyển ruộng lúa sang ao NCNL và bán trâu, bò làm vốn đầu tư nuôi. Trong khi tại bản “Quy định thí điểm về mức thu, quản lý và sử dụng tiền chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai” ban hành kèm theo Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 chưa quy định cụ thể các trường hợp Bể nuôi cá hồi này nằm ở cuối nguồn một con suối. Nguồn nước từ suối được sử dụng cho miễn, giảm tiền chi trả DVMTR phù nhiều mục đích sản xuất khác nhau. Cách đây ít hợp với thực tế ở địa phương.

lâu, cá hồi trong bể này đã bị đầu độc chết hàng ngàn con. (Ảnh: Nguyễn Chí Thành)

Lạ là khi được tham vấn về vấn đề chi trả thì hầu hết các cơ sở đều nói nội dung giống nhau. Thậm chí, có chủ cơ sở NCNL là người dân tộc Dao hoặc một cán bộ lãnh đạo xã tuy đã ký hợp đồng chi trả DVMTR với Quỹ BV&PTR tỉnh nhưng vẫn chưa nộp vì không muốn phật ý các hộ khác. Điều đáng tiếc là vấn đề này đã xảy ra nhiều tháng nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp gì xử lý. Còn Quỹ BV&PTR là một tổ chức tài chính có nhiệm vụ chi trả ủy thác tiền DVMTR chỉ có thể vận động, đôn đốc, nhắc nhở. Cá hồi trong bể nằm ở cuối nguồn bị đầu độc chết hàng ngàn con (Ảnh do chủ cơ sở có cá bị đầu độc cung cấp)

2.2.2.4. Tình hình quản lý, quy hoạch NCNL

Việc tranh chấp nguồn nước nuôi cá nước lạnh đang trở thành vấn đề “nóng” giữa các cơ sở NCNL, đặc biệt là ở huyện Sa Pa. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do số cơ sở NCNL tăng lên nhanh chóng trong một thời gian ngắn nên nhu cầu sử dụng nguồn nước từ rừng đầu nguồn cho NCNL cũng gia tăng trong khi khả năng nguồn nước có hạn. Ngoài ra, vốn đầu tư ban đầu cho NCNL không nhỏ, đối với những hộ nghèo lại càng là thách thức nên nếu nguồn nước không đáp ứng sẽ thiệt hại to lớn cho họ. Nguồn nước đã trở thành sự “sống-còn” trong NCNL và mâu thuẫn giữa các cơ sở NCNL cùng sử dụng chung nguồn nước từ một con suối càng trở nên gay gắt. Có hộ NCNL nằm ở cuối nguồn đã bị đầu độc vào nguồn nước làm chết hàng ngàn con cá hồi. Có một số hộ NCNL cũng đang sợ bị đầu độc nếu có tranh chấp nguồn nước hoặc không theo “phong trào”. Các cơ quan chức năng cần nhanh chóng có biện pháp xử lý tình trạng này, nếu không sẽ ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến việc NCNL và an ninh trật tự ở địa phương. Về vấn đề quy hoạch NCNL, hiện xã Bản Khoang (huyện Sa Pa) có khoảng 13,5% số hộ dân NCNL. Số hộ dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp khác sang NCNL tăng rất nhanh nên đã phá vỡ quy hoạch NCNL, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng và quy hoạch sử dụng đất của xã. Vị lãnh đạo UBND xã khi được tham vấn đã cho rằng trong bối cảnh bùng phát

9


NCNL như hiện nay rất cần có một quy hoạch (như một công cụ pháp lý) để điều chỉnh việc phát triển NCNL của xã nói riêng và kinh tế-xã hội của xã nói chung nhưng UBND xã không thể tự làm quy hoạch vì cần có chủ trương và kinh phí. Trong hoàn cảnh và điều kiện xã Bản Khoang hiện nay, thiết nghĩ cần có một quy hoạch tổng hợp, gắn kết giữa các ngành nuôi trồng thủy sản, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước, quy hoạch sử dụng đất. Không nên làm quy hoạch riêng rẽ theo từng ngành, đặc biệt cần quy hoạch chi tiết cho từng lưu vực. Ngoài ra, các cơ quan có thẩm quyền (UBND cấp huyện hoặc Sở TN&MT) cần ban hành quy chế sử dụng tài nguyên nước cấp xã để làm căn cứ pháp lý cho UBND xã quản lý nguồn nước tự nhiên một cách hiệu quả. Hồ sơ quy hoạch và văn bản quy chế là những công cụ và biện pháp hiệu quả để xử lý tình trạng tranh chấp nguồn nước hiện đang xảy ra. 2.2.2.5. Vấn đề quản lý, sử dụng tiền DVMTR từ các cơ sở NCNL Theo danh sách 93 cơ sở NCNL phải nộp tiền DVMTR (ban hành kèm theo Quyết định số 1644/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Lào Cai), tổng cộng thể tích các bể nuôi cá nước lạnh của 93 cơ sở này là 79.964 m3. Nếu thu đủ số tiền DVMTR theo mức 20.000 đồng/m3/năm thì tổng số tiền DVMTR của 93 cơ sở NCNL là 1.599.280.000 đồng/năm, chỉ bằng 2,7% tổng số tiền DVMTR đã thu được trong năm 2016. Về quy định quản lý, sử dụng nguồn thu DVMTR từ các cơ sở NCNL, Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 UBND tỉnh Lào Cai nêu rõ Quỹ BV&PTR tỉnh sử dụng 10% chi cho các hoạt động quản lý của Ban điều hành Quỹ theo quy định tại Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ BV&PTR; 5% trích cho quỹ dự phòng theo quy định tại Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính. 85% còn lại được chi cho các chủ rừng có cung ứng DVMTR cho các cơ sở NCNL và chi cho các chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án do UBND tỉnh phê duyệt bao gồm: Tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện chính sách pháp luật về BV&PTR; các chương trình, dự án trồng rừng, trồng rừng cảnh quan; quảng bá xúc tiến thượng hiệu, một số hoạt động khác của Hội NCNL; đào tạo nguồn nhân lực cho công tác BV&PTR trên địa bàn các huyện, thành phố có cung ứng DVMTR cho NCNL. Nhận định về quy định nêu trên, chúng tôi cho rằng việc trích 10% cho hoạt động quản lý của Quỹ tỉnh, 5% cho chi phí dự phòng và chi cho các chủ rừng có cung ứng DVMTR cho các cơ sở NCNL là đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tiền chi trả DVMTR. Tuy nhiên, việc chi cho các chương trình, dự án hoặc hoạt động phi dự án trong bối cảnh nguồn thu từ loại DVMTR này rất ít là không hợp lý vì bản chất của tiền chi trả DVMTR là của bên sử dụng DVMTR chi trả cho bên cung ứng DVMTR, các khoản chi cho các chương trình, dự án và phi dự án đã nằm trong 10% quản lý chung của Ban điều hành Quỹ tỉnh (khoảng hơn 5 tỷ đồng). Đặc biệt, việc chi cho việc quảng bá xúc tiến thương hiệu và một số hoạt động của Hội NCNL là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật về chi trả DVMTR. Tuy nhiên, Quỹ tỉnh trên thực tế chưa chi cho các hạng mục này. Tổng cộng thể tích các bể nuôi cá nước lạnh của 93 cơ sở NCNL theo Quyết định số 1644/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Lào Cai là 79.964 m3. Nếu thu đủ số tiền DVMTR theo mức thu 20.000 đồng/m3/năm thì tổng số tiền DVMTR thu được của 93 cơ sở NCNL là 1.599.280.000 đồng/năm. Hiện tại chưa xác định được chính xác diện tích rừng đầu nguồn cung ứng DVMTR (nguồn nước) cho các cơ sở NCNL là bao nhiêu nên cũng chưa thể có số liệu chính xác về mức chi trả tiền DVMTR thu được từ các cơ sở NCNL. Tuy

10


nhiên, nguồn thu từ tiền DVMTR do các cơ sở NCNL nộp, nếu thu đủ, chỉ chiếm khoảng 23% của tổng số tiền DVMTR của cả tỉnh trong năm và mức chi trả (đồng/ha/năm) chắc chắn sẽ thấp hơn mức chi trả của các loại DVMTR khác. 2.2.2.6. Vấn đề xác định căn cứ thu tiền DVMTR từ các cơ sở NCNL 

Trong báo cáo kết quả nghiên cứu cơ chế chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL ở tỉnh Lào Cai, chuyên gia tư vấn Trần Thị Thu Hà đề ra 3 phương án tính mức chi trả tiền DVMTR: i) Căn cứ mức sẵn lòng chi trả của các cơ sở NCNL; ii) Căn cứ giá trị kinh tế của DVMTR; iii) Căn cứ lưu lượng nước sử dụng cho NCNL. Chuyên gia tư vấn kiến nghị tỉnh Lào Cai nên áp dụng căn cứ lưu lượng nước sử dụng cho NCNL để tính mức chi trả khi tiến hành thí điểm, cụ thể là 77.190 đồng/ m2 nước mặt/năm đối với nuôi cá hồi và 26.250 đồng/ m2/năm đối với nuôi cá tầm.

UBND tỉnh Lào Cai quyết định thí điểm thu tiền DVMTR theo thể tích (m3) ao nuôi cá nước lạnh là hoàn toàn phù hợp với bản chất của loại DVMTR “sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản”.

Các cơ sở NCNL khi hạch toán kinh doanh đã “quên” không hạch toán giá trị của nguồn nước vốn là yếu tố không thể thiếu và có tính quyết định đến sản xuất kinh doanh cá nước lạnh. Muốn có nguồn nước thì phải có rừng tự nhiên. Theo quy định tại Nghị định số 99, điều tiết và duy trì nguồn nước là giá trị sử dụng của môi trường rừng, do đó, giá trị công lao động bảo vệ rừng cần phải được hạch toán vào giá thành sản xuất kinh doanh cá nước lạnh.

Trong quá trình tham vấn, có một cơ sở NCNL lớn gợi ý có thể thu tiền DVMTR theo đầu kilogam cá nước lạnh bán ra thay cho việc thu theo m3 nước đang có nhiều bất cập hiện nay. Chủ cơ sở này cho rằng nếu cơ sở nào càng bán được nhiều cá nước lạnh chứng tỏ họ có quy mô đầu tư lớn, hiệu quả sử dụng nước cao thì sẽ nộp nhiều tiền DVMTR hơn. Còn cơ sở nào có số kilogam cá bán ra ít hơn sẽ nộp tiền DVMTR ít hơn. Như thế là công bằng. Khi được hỏi tổ chức hay cá nhân nào sẽ kiểm soát số kilogam cá bán ra của các cơ sở NCNL thì chủ cơ sở này đề nghị giao cho UBND xã. Tuy nhiên, khi trao đổi với nhiều cơ sở NCNL khác về đề xuất này thì hầu hết đều cho rằng không khả thi vì nhiều khả năng sẽ khó kiểm soát và không minh bạch. Lãnh đạo UBND xã Bản Khoang cũng cho rằng UBND xã không có chức năng, nhiệm vụ làm việc này và không thể làm. Số tiền DVMTR thu được từ NCNL đã ít lại chi cho một bộ máy của xã làm việc này thì bất hợp lý.

2.2.2.7. Vấn đề chấp hành quyết định của UBND tỉnh Điều 11 Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 UBND quy định trách nhiệm của các cơ quan trong việc triển khai thực hiện thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL, gồm: Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai, Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, UBND các huyện và thành phố, UBND cấp xã. Trong khi đó Điều 12 “Điều khoản thi hành” quy định Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh, Giám đốc các sở: NN&PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan và các cơ sở NCNL chịu trách nhiệm thi hành quy định này. Tại Điều 1 Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28/4/2017, UBND tỉnh Lào Cai giao trách nhiệm cho “UBND các huyện và thành phố: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc

11


chấp hành pháp luật của các cơ sở NCNL trên địa bàn. Xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với trường hợp các cơ sở NCNL tổ chức hoạt động không theo quy hoạch, chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất cho nuôi trồng thủy sản nước lạnh”. UBND tỉnh cũng giao trách nhiệm cho “Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác phối hợp tổ chức thực hiện theo nội dung quy định tại Quyết định số 2154/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế phối hợp thực thi chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh”. Như vậy, sự chỉ đạo của UBND tỉnh cho công tác thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL rất đầy đủ, chặt chẽ, đúng thẩm quyền. Các cơ quan được giao trách nhiệm cũng đã có sự phối hợp tốt khi bắt đầu triển khai công tác thí điểm và định kỳ họp, báo cáo tình hình. Tuy nhiên, sau 24 tháng thí điểm có tới 92,5% số cơ sở NCNL vẫn chưa chấp hành Quyết định số 4273/QĐ-UBND của UBND tỉnh, chưa nộp tiền DVMTR nhưng chưa thấy sự phối hợp kịp thời để xử lý. 2.2.2.8. Vấn đề hiểu biết, nhận thức về chính sách chi trả DVMTR Khảo sát 16 chủ cơ sở NCNL liên quan đến hiểu biết, nhận thức về chính sách chi trả DVMTR theo Nghị định 99, chúng tôi tạm phân ra 3 mức độ: (i) Hoàn toàn không biết về chính sách chi trả DVMTR; (ii) Biết “sơ qua” về chính sách chi trả DVMTR (theo hướng “có nghe người ta nói”, “có nhìn thấy văn bản”, “có đọc sơ qua văn bản”); (iii) Biết và tìm hiểu Nghị định 99. Kết quả cho thấy trong 16 người được tham vấn có 6 người hoàn toàn không biết về chính sách chi trả DVMTR và văn bản Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ, chiếm 37,5%; 9 người biết “sơ qua”, chiếm 56,3% và duy chỉ 01 người biết, tìm hiểu về Nghị định 99, chiếm 6,2%. Nhận xét: 

Khi bắt đầu triển khai thí điểm chính sách này, Quỹ BV&PTR tỉnh đã tổ chức hai hội nghị ở cấp tỉnh để phổ biến văn bản, quyết định đến các cơ sở NCNL và UBND các xã. Ngoài ra, Quỹ cũng tổ chức hai hội nghị tại xã Tả Giàng Phìn và xã Bản Khoang để tuyên truyền, phổ biến cho các chủ cơ sở NCNL trên địa bàn về chính sách chi trả DVMTR nói chung và chi trả DVMTR đối với NCNL. Trong quá trình triển khai thí điểm, Quỹ BV&PTR tỉnh đã cử 16 lượt cán bộ đến làm việc trực tiếp với các chủ cơ sở NCNL để đôn đốc ký hợp đồng và kê khai nộp tiền DVMTR kết hợp phổ biến, giải thích, phát tài liệu về chính sách chi trả DVMTR. Trung bình cán bộ của Quỹ tỉnh có 4-5 lần đến làm việc với từng cơ sở NCNL. Trong 16 người được phỏng vấn có đến 15 người (93,8%) hoặc không biết gì hoặc gần như không biết gì về chính sách chi trả DVMTR. Nguyên nhân không biết có thể do các cơ sở NCNL cố tình không muốn tìm hiểu về chính sách khi biết nếu thực hiện họ sẽ phải nộp tiền DVMTR hoặc họ coi đó là lý do để biện minh cho việc chưa ký hợp đồng và chưa nộp tiền, hoặc họ biết nguyên nhân do nhận thức thì chưa có biện pháp chế tài xử lý và dễ chây ỳ, hoặc nội dung và phương pháp tuyên truyền và phổ biến chính sách của cán bộ chưa phù hợp. Phổ biến, tuyên truyền là một chiều, nhưng lắng nghe phản ánh, thắc mắc của các cơ sở NCNL để giải thích cho họ là chiều ngược lại cũng rất quan trọng.

12


Tóm lại, muốn việc thực hiện chính sách thành công thì công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật là rất quan trọng, đặc biệt đối với những đối tượng trực tiếp thực thi chính sách, phải nộp tiền chi trả DVMTR. Các cơ quan có thẩm quyền và chức năng cần phổ biến cho họ và lắng nghe những phản hồi, góp ý của họ thì việc thực thi chính sách sẽ đạt hiệu quả. Đồng thời phải quy định và phổ biến các biện pháp chế tài đối với những đối tượng không chấp hành quyết định của UBND tỉnh. 2.2.2.9. Tham vấn ý kiến Chủ tịch Hội NCNL tỉnh Lào Cai

Chuyên gia làm việc với ông Đỗ Tiến Thắng, Chủ tịch Hội NCNL tỉnh Lào Cai. (Ảnh: Nguyễn Chí Thành)

Trao đổi với Chủ tịch Hội NCNL tỉnh Lào Cai, ông Đỗ Tiến Thắng, chúng tôi có một số nhận xét sau: 

Bản thân ông Thắng có tham gia NCNL và đã ký hợp đồng với Quỹ tỉnh nhưng cũng chưa nộp tiền DVMTR (tính đến tháng 10/2017).

Có thể tạm phân chia các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai thành 2 nhóm: i) Nhóm các cơ sở NCNL lớn, có thể tích bể nuôi từ 500 m3 trở lên, đã nuôi ổn định và hiệu quả trong nhiều năm, có quy mô đầu tư tương đối hiện đại; ii) Nhóm các cơ sở NCNL tự phát, có thể tích bể nuôi phổ biến dưới 300 m3, mới bắt đầu nuôi cuối năm 2016, 2017, quy mô đầu tư nhỏ, hộ nghèo.

Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai xem xét miễn nộp tiền DVMTR hoặc giảm mức nộp cho các hộ nghèo có sinh kế bị thiệt hại do thiên tai năm trước nay chuyển sang NCNL để kiếm sống trong khi họ không có đầy đủ kiến thức và vốn đầu tư về NCNL. Có thể nâng mức thu tiền DVMTR đối với các cơ sở NCNL quy mô.

Lẽ ra Hội NCNL phải vận động các hội viên và các cơ sở NCNL chấp hành Quyết định của UBND tỉnh về thí điểm chi trả DVMTR, sau đó tập hợp các ý kiến góp ý gửi UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý, tuy nhiên Hội đã không làm như vậy. Hội NCNL chưa thực sự làm tròn chức năng và chưa chấp hành nghiêm trách nhiệm mà UBND tỉnh giao.

Việc thu tiền DVMTR theo m3 nước sử dụng là hợp lý. Tuy nhiên, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền cần phân biệt mức chi trả giữa các cơ sở NCNL nằm ở đầu nguồn nước với các cơ sở nằm ở giữa nguồn và cuối nguồn, đồng thời cần có những biện pháp ngăn chặn nạn phá rừng tự nhiên để chuyển sang các mục đích sản xuất nông nghiệp khác, ảnh hưởng đến nguồn nước của các cơ sở NCNL. Việc tranh chấp nguồn nước NCNL đang xảy ra khá gay gắt, kiến nghị cần có sớm các biện pháp giải quyết.

Hội NCNL kiến nghị cần có biện pháp quản lý, sử dụng tiền DVMTR sao cho hiệu quả thiết thực đối với các cơ sở NCNL, đặc biệt là việc bảo vệ rừng tự nhiên đầu nguồn. Nếu cơ quan có thẩm quyền giao rừng tự nhiên cho Hội quản lý thì Hội sẽ

13


thảo luận biện pháp phối hợp với chính quyền địa phương và các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng để tiền DVMTR có thể tạo ra hiệu quả thiết thực cho thu nhập của các hộ dân nghèo và lợi ích kinh tế cho các cơ sở NCNL. 2.2.10. Tham vấn lãnh đạo Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai Dưới đây là nội dung chuyên gia tham vấn Giám đốc Quỹ (ông Nguyễn Văn Vui) và Phó Giám đốc Quỹ (ông Nguyễn Thanh Lĩnh) về những vấn đề liên quan đến công tác thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh. Bảng 4: Tham vấn ý kiến cá nhân lãnh đạo Quỹ BV&PTR TT

Nội dung tham vấn

Ông Nguyễn Văn Vui

Ông Nguyễn Thanh Lĩnh

1

Trong 2 năm (20162017) có bao nhiêu cơ sở NCNL tham gia thí điểm chi trả DVMTR (tính đến 30/10/2017)?

Có 23 cơ sở ký hợp đồng

Có 68 cơ sở

2

Trong số này có bao nhiêu cơ sở hoàn toàn đồng thuận, chưa đồng thuận, không đồng thuận thí điểm?

Hoàn toàn đồng thuận: 9 cơ sở; chưa hoàn toàn đồng thuận: 14 cơ sở; Hoàn toàn không đồng thuận: 45 cơ sở

Hoàn toàn đồng thuận: 9 cơ sở; Chưa hoàn toàn đồng thuận: 14 cơ sở; Hoàn toàn không đồng thuận: 45 cơ sở

3

Lý do các cơ sở NCNL Chưa có nơi nào thu; đầu chưa hoàn toàn đồng tư nhiều chưa thu được thuận? vốn; rủi ro cao; đơn giá cá không ổn định; chưa đảm bảo được nguồn nước

Thiếu nước cho NCNL; nhiều cơ sở NCNL tự phát dẫn đến tranh chấp nguồn nước; vốn đầu tư cao, trả lãi vay lớn; đơn giá cá không ổn định; so bì với các tỉnh khác cũng NCNL nhưng không phải nộp tiền DVMTR

4

Lý do các cơ sở NCNL Chưa đảm bảo nguồn hoàn toàn không đồng nước; chưa giải quyết thuận? tranh chấp nguồn nước; chưa thu được vốn đầu tư; việc NCNL đang được khuyến khích; rủi ro cao; chờ các cơ sở khác thực hiện

Chính sách mới, chưa có chế tài xử lý nên chây ỳ; thiếu nước vào mùa khô; chờ các cơ sở khác thực hiện để làm theo

5

Các cơ sở NCNL có đúng là Có đối tượng sử dụng DVMTR, phải chi trả tiền DVMTR không?

6

Tổng số tiền DVMTR thu 68.413.500 đồng, của 9 được của các cơ sở NCNL cơ sở. Riêng 2017 là 32.570.000 đồng

68.413.500 đồng, của 9 cơ sở. Năm 2016 là

14


trong 2 năm 2016-2017 là bao nhiêu?

35.843.500 đồng. Năm 2017 là 32.570.000 đồng

7

BĐH Quỹ đã sử dụng số 10% quản lý; 5% dự tiền này như thế nào? phòng; 85% chi cho các dự án trồng rừng phòng hộ cảnh quan ở Sa Pa (theo Quyết định 548 ngày 3/3/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)

10% quản lý; 5% dự phòng; 85% chi cho các dự án trồng rừng phòng hộ cảnh quan ở Sa Pa (theo Quyết định 548 ngày 3/3/2014 của UBND tỉnh Lào Cai)

8

Nên sử dụng nguồn tiền này như thế nào cho hiệu quả và đúng quy định của Nghị định 99?

Chi đúng là phải chi cho lưu vực của các cơ sở NCNL. Tuy nhiên, các cơ sở nhỏ lẻ, số tiền ít, diện tích rừng lớn, đơn giá quá thấp không đủ làm hồ sơ. Do vậy chi cho các dự án trồng rừng và bảo vệ rừng theo quyết định của UBND tỉnh là hợp lý

Nên sử dụng cho các dự án khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng bổ sung, làm giàu rừng tại các lưu vực cung ứng DVMTR cho các cơ sở NCNL

9

Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai Những điểm thành công: nhận xét thế nào về công Là tỉnh đầu tiên thí điểm tác thí điểm thu; sự quan tâm vào cuộc của chính quyền; bước đầu một số cơ sở đã đồng thuận

Những điểm thành công: Một số cơ sở nhiệt tình liên hệ ký hợp đồng với Quỹ, tự kê khai và nộp tiền DVMTR; sẽ tạo thêm nguồn thu cho công tác bảo vệ rừng

Những điểm chưa thành công: Chưa đạt sự đồng thuận của tất cả các cơ sở NCNL, nhất là các cơ sở nhỏ, lẻ, tự phát

Những điểm chưa thành công: Chưa tạo được sự đồng thuận của các cơ sở NCNL; ý thức chấp hành của một số cơ sở chưa cao; chưa xử lý kịp thời

Những bài học kinh nghiệm: Cần có sự tham vấn kỹ hơn từ phía người NCNL để có sự đồng thuận; cần có biện pháp chế tài đối với các hộ chống đối chưa thực hiện; Công tác quản lý tài nguyên nước của Nhà nước còn hạn chế

Những bài học kinh nghiệm: Có sự hỗ trợ của trung ương để xây dựng cơ chế chi trả DVMTR làm cơ sở cho UBND tỉnh quyết định; có sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh; tuyên truyền, đối thoại, phúc đáp kịp thời các vướng mắc của các cơ sở NCNL

10 Sau khi sơ kết thí điểm, có Chưa nên. Nên. Sau khi Bộ nên thực hiện chính thức Lý do: NCNL là lĩnh vực NN&PTNT đã chỉ đạo thí chi trả DVMTR đối với các nông nghiệp, chủ yếu là điểm ở các tỉnh có NCNL các hộ dân vùng sâu, thị

15


cơ sở NCNL trên địa bàn trường chưa ổn định, và Nhà nước đã ban hành tỉnh chưa? nguồn thu thấp, chưa có văn bản hướng dẫn chi trả chế tài xử lý cụ thể Lý do: Góp phần cho công tác BVR&PTR bền vững; Tạo thêm nguồn thu cho công tác BVR; Phù hợp với chính sách chi trả DVMTR; Tạo sự công bằng giữa các đơn vị sử dụng DVMTR 11 Các điều kiện cần thiết để thực hiện chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL là gì?

Các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước và nuôi trồng thủy sản phải quản lý tốt và quy hoạch tốt, có tính khả thi; Tăng cường tuyên truyền chính sách chi trả DVMTR; Có biện pháp chế tài

Quản lý tốt nguồn nước cho NCNL và quy hoạch vùng NCNL; Có biện pháp chế tài, xử lý cụ thể

12 Các kiến nghị của Quỹ tỉnh Tạm thời chưa thu tiền với Chính phủ, Bộ DVMTR đối với các cơ sở NN&PTNT, VNFF? NCNL vì toàn là các hộ vùng sâu, vùng xa, diện tích nuôi nhỏ lẻ, manh mún, nguồn thu thấp

Đề nghị Bộ NN&PTNT sớm trình Chính phủ quy định mức thu tiền DVMTR đối với cơ sở NCNL và áp dụng trên cả nước

Có thể thấy về cơ bản, nhận định và đánh giá về quá trình thí điểm của cá nhân ông Giám đốc và ông Phó Giám đốc Quỹ có nhiều điểm giống nhau. Tuy nhiên, ông Giám đốc đề nghị chưa triển khai chính thức việc chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL và kiến nghị trung ương tạm thời chưa thực hiện thu tiền DVMTR đối với các cơ sở NCNL vì chủ cơ sở là các hộ nghèo, nguồn thu thấp. Trong khi Phó Giám đốc Quỹ đề nghị nên triển khai chính thức khi đã có kết quả thí điểm chi trả loại DVMTR này ở các tỉnh và có văn bản hướng dẫn thực hiện của trung ương. 2.2.2.11. Tham vấn Phòng Tài nguyên nước và Phòng Thủy sản Bằng hình thức tham vấn qua phiếu đến Phòng Tài nguyên nước (Sở TN&MT Lào Cai) và Phòng Thủy sản (Sở NN&PTNT Lào Cai), chúng tôi thu được thông tin sau: Theo thông tin từ Phòng Tài nguyên nước, diễn biến lượng nước sử dụng trong NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2010 là 182.500 m3; năm 2012 là 5.047.585 m3; năm 2014 là 10.724.065 m3. Theo quy định tại Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tài nguyên nước, từ ngày 01/02/2014 các cơ sở NCNL thuộc diện không phải cấp phép khai thác nước mặt. Liên quan đến vấn đề xử lý vi phạm trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, theo quy định tại Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản thì các cơ sở sản xuất nhỏ sử dụng dưới 10.000 m3 nước/ngày đêm không thuộc đối tượng áp dụng Nghị

16


định này. Về thực hiện chính sách chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR là tiền đề đảm bảo nguồn sinh thủy cho các cơ sở NCNL. Về vấn đề NCNL, Phòng Thủy sản cho hay giá thành sản xuất trung bình của 100 m3 bể NCNL là 180-200 triệu đồng/tấn; sản lượng NCNL toàn tỉnh năm 2016 là 355.800 kg; dự ước năm 2018 là 530.000 kg, năm 2020 là 580.000 kg; hiệu quả kinh tế trung bình đối với 100 m3 bể NCNL/năm tại tỉnh Lào Cai là 250.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng/năm; tiềm năng thực hiện NCNL ở tỉnh Lào Cai: Tổng thể tích bể nuôi toàn tỉnh năm 2016 là 50.891 m3 nước, dự ước tổng thể tích bể nuôi toàn tỉnh năm 2020 theo quy hoạch là 54.500 m3 và năm 2025 theo quy hoạch là 60.000 m3. Có thể nhận thấy việc sử dụng tài nguyên nước từ rừng cho NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai có xu hướng gia tăng trong khi các cơ sở NCNL khẳng định nguồn tài nguyên nước từ rừng cho NCNL ngày càng hạn chế và giảm sút cả về số lượng và chất lượng nước. Về quy hoạch NCNL, xu hướng của Lào Cai là gia tăng thể tích bể nuôi, trong đó năm 2020 dự kiến tăng lên khoảng 4.000 m3 so với năm 2016 và đến năm 2025 dự kiến tăng lên khoảng 5.000 m3 so với năm 2020. Trong khi đó, các cơ sở NCNL nhận xét rằng việc tranh chấp nguồn nước nuôi cá ngày càng gay gắt, đơn giá cá thành phẩm không ổn định và rủi ro của việc NCNL là hiện hữu. 2.2.2.12. Tiền chi trả DVMTR và doanh thu của các cơ sở NCNL * Quy mô thể tích bể NCNL phân theo nhóm Theo bảng danh sách 93 cơ sở NCNL ban hành kèm theo Quyết định số 1644/QĐ-UBND ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Lào Cai, có thể thống kê quy mô thể tích bể nuôi theo các nhóm được trình bày như sau: Bảng 5: Quy mô thể tích bể NCNL phân theo nhóm Quy mô thể tích bể NCNL (m3)

Số cơ sở NCNL

Tỷ lệ (%)

< 100

23

24,9

< 200

17

18,2

< 300

10

10,7

< 400

04

4,3

< 500

06

6,4

19

20,4

> 1.000 – 2.000

08

8,6

> 2.000 – 3.000

03

3,2

> 3.000

02

2,2

> 8.000

01

1,1

Tổng

93

100

500

– 1.000

17


Từ số liệu trên, ta có thể chia các cơ sở NCNL thành 3 nhóm: Nhóm 1: Là nhóm có phần lớn các hộ/cơ sở NCNL “nhỏ”, gồm 50 hộ/cơ sở NCNL có thể tích bể nuôi < 300 m3, chiếm hơn một nửa số cơ sở NCNL trong 93 cơ sở (53,8%), trong đó có 23 hộ/cơ sở có thể tích bể nuôi < 100 m3. Nhóm này gồm những hộ dân gặp thiên tai, rủi ro trong sản xuất nông nghiệp nên chuyển sang nuôi cá nước lạnh để kiếm thêm thu nhập dù họ không có vốn đầu tư và không có kiến thức về NCNL, là các cơ sở nuôi tự phát, thường quy mô đầu tư nhỏ, lợi ích kinh tế thu được thấp. Nhóm 2: Là nhóm có các cơ sở NCNL ở mức “trung bình”, gồm 10 cơ sở (chiếm 10,7%), có thể tích bể nuôi từ < 400 m3 đến < 500 m3. Nhóm này gồm các hộ đầu tư NCNL đã được 23 năm hoặc mới nuôi nhưng có quy mô đầu tư vừa phải, lợi ích kinh tế thu được thấp hoặc chưa cao. Nhóm 3: Là nhóm có các cơ sở NCNL ở mức “lớn”, gồm các cơ sở NCNL có thể tích bể nuôi từ 500 m3 trở lên đến > 8.000 m3, có 33 cơ sở, chiếm 35,5% trong tổng số 93 cơ sở. Đối tượng này là những cơ sở nuôi có nhiều năm kinh nghiệm trong NCNL, vốn đầu tư nhiều, sản xuất khá ổn định, thường được gọi là “đại gia NCNL”. Trong đó có 02 cơ sở có thể tích bể NCNL trên 3.000 m3 và 01 cơ sở trên 8.000 m3. Biểu đồ 1: So sánh tỷ lệ số cơ sở NCNL giữa các nhóm 100%

53,8%

33,5% 10,7%

Tổng số 93 cơ sở NCNL

Nhóm 50 cơ sở NCNL “nhỏ”

Nhóm 10 cơ sở NCNL “trung bình”

Nhóm 33 cơ sở NCNL “lớn”

Như vậy, trong tổng số 93 cơ sở NCNL theo Danh sách ban hành kèm theo Quyết định số 1644/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai, có hơn một nửa thuộc nhóm các cơ sở NCNL ở mức “nhỏ” và hơn 1/3 thuộc nhóm các cơ sở NCNL ở mức “lớn” về thể tích bể nuôi, quy mô đầu tư và lợi ích kinh tế thu được. Theo kết quả nghiên cứu của chuyên gia tư vấn Trần Thị Thu Hà trong báo cáo “Nghiên cứu đề xuất cơ chế chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL tại tỉnh Lào Cai, 2015”, số liệu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận bình quân của các cơ sở NCNL được trình bày trong bảng sau:

18


Bảng 6: Số liệu doanh thu, chi phí và lợi nhuận bình quâncủa các cơ sở NCNL ở Lào Cai (Nguồn: Trần Thị Thu Hà) Chỉ số

Đơn vị tính

Diện tích ao nuôi

m2

Giá trị trung bình 1.431,88

Sản lượng

tấn/năm

Doanh thu

triệu đồng/năm

2.125,63

triệu đồng

2.699,28

Chi phí đầu tư ban đầu

Bình quân chi phí đầu tư ban đầu (giả sử thời triệu đồng/năm gian sử dụng 20 năm, chiết khấu r=10%)

7,38

380,47

Chi phí thường xuyên

triệu đồng/năm

1.366,80

Lợi nhuận danh nghĩa

triệu đồng/năm

758,83

Lợi nhuận thực tế

triệu đồng/năm

378,36

Tác giả Thu Hà cho rằng giữa doanh thu và quy mô NCNL có mối tương quan tỷ lệ thuận rất chặt chẽ khi trong cùng một điều kiện rủi ro, nếu cơ sở NCNL muốn tăng doanh thu thì cách tốt nhất là tăng quy mô NCNL. Khi các yếu tố khác trong NCNL không đổi, nếu diện tích ao NCNL tăng lên 1% thì doanh thu sẽ tăng lên 1,28%. Theo số liện bảng trên, tác giả tính ra với diện tích ao nuôi 1.431,88 m2 (tương đương với 1.002,3 m3 nếu nước trong ao nuôi cao 0,7 mét, tính tròn là 1.000 m3) sẽ cho lợi nhuận thực tế bình quân là 378.360.000 đồng. Tại Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2016, UBND tỉnh Lào Cai đã quy định đơn giá tiền DVMTR tính theo thể tích ao nuôi là 44.500 đồng/m3/năm. * Tỷ lệ tiền DVMTR phải nộp so với doanh thu từ NCNL Nếu tạm thời chưa thu tiền DVMTR của nhóm “nhỏ” và nhóm “trung bình”, chỉ thu của nhóm “lớn”, tỷ lệ tiền DVMTR phải nộp so với doanh thu NCNL có thể so sánh như sau: Theo số liệu khảo sát thực tế các cơ sở NCNL tính đến tháng 11/2017, sản lượng bình quân cá hồi của bể nuôi có thể tích 1.000 m3 đạt khoảng 10 tấn/năm. Nếu chỉ tính 70% vì mùa khô không có nước thì sản lượng sẽ là 7 tấn/năm. Đơn giá cá thành phẩm bình quân bán tại bể nuôi năm 2016 khoảng 180.000 đồng/kg, tính ra 180.000.000 đồng/tấn. Doanh thu bình quân từ nuôi cá hồi của bể nuôi 1.000 m3 năm 2016 khoảng: 180.000.000 đồng/tấn x 7 tấn = 12.600.000.000 đồng. Tiền DVMTR phải nộp là: 1.000 m3 x 20.000 đồng = 20.000.000 đồng. Tỷ lệ tiền DVMTR phải nộp so với doanh thu là 1,6%. Nếu mức thu tiền DVMTR là 44.500 đồng theo Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh Lào Cai thì tỷ lệ tiền DVMTR phải nộp so với doanh thu cũng chỉ là 3,5%. Theo số liệu của chuyên gia Trần Thị Thu Hà, lợi nhuận thực tế bình quân của 1.000 m3 bể nuôi là: 378.360.800 đồng. Tiền DVMTR phải nộp là: 1.000 m3 x 20.000 đồng = 20.000.000 đồng. Tỷ lệ tiền DVMTR phải nộp so với lợi nhuận là 5,28%. Nếu mức thu tiền DVMTR là 44.500 đồng theo Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của UBND tỉnh Lào Cai thì tỷ lệ tiền DVMTR phải nộp so với lợi nhuận là 11,76%. Với mức tiền DVMTR phải nộp như vậy có lẽ các cơ sở NCNL “lớn” sẽ cảm thấy không khó khăn mấy, đặc biệt, họ thể hiện được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường và đẳng cấp kinh doanh bền vững của mình.

19


2.2.2.13. Vai trò của Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai trong thực hiện thí điểm Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 nêu rõ “Quỹ BV&PTR tỉnh là cơ quan thường trực; phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã hướng dẫn các cơ sở và các đơn vị thực hiện thí điểm; tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt danh sách các cơ sở NCNL phải nộp tiền DVMTR; sau 2 năm thí điểm báo cáo kết quả Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh và Quỹ BV&PTR Việt Nam”. Theo Quyết định số 2154/QĐUBND ngày 6/7/2016, Quỹ BV&PTR tỉnh cũng có trách nhiệm “chủ trì, đôn đốc, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR; xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến chi trả tiền DVMTR trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp, tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản liên quan đến chi trả DVMTR; trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp xử lý các vi phạm về chi trả DVMTR; kiểm tra, giám sát việc quản lý sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng”. Quyết định số 1494/QĐ-UBND ngày 28/4/2017 thì “giao Giám đốc Quỹ BV&PTR tỉnh theo dõi, tổng hợp kết quả thí điểm, báo cáo UBND tỉnh tổ chức sơ kết 2 năm thí điểm; Tổng hợp các ý kiến phản ánh, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện thí điểm, báo cáo UBND tỉnh để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp”. Như vậy, Quỹ BV&PTR tỉnh được UBND tỉnh Lào Cai giao nhiệm vụ đầu mối, trung tâm thực hiện các công việc liên quan đến chi trả DVMTR nói chung, là cơ quan thường trực và tham mưu thực hiện thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL. Trong đó, các hoạt động chính Quỹ đã làm để thực hiện các nhiệm vụ được giao bao gồm: 

Để thực hiện trách nhiệm là cơ quan thường trực tổ chức thí điểm, Quỹ đã lập kế hoạch thí điểm; xây dựng dự thảo quy định thí điểm về mức chi trả và quản lý, sử dụng tiền DVMTR; chủ trì các cuộc họp tham vấn các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan về các nội dung liên quan đến cơ chế, chính sách chi trả trong thí điểm; soạn thảo và trình UBND tỉnh ban hành danh sách các cơ sở NCNL phải nộp tiền DVMTR; soạn thảo và trình UBND tỉnh phê duyệt mức chi trả (44.500 đồng/ha/năm) và điều chỉnh mức chi trả (20.000 đồng/ha/năm) tiền DVMTR…

Để thực hiện trách nhiệm là cơ quan tham mưu, phối hợp, Quỹ đã mời các sở, ngành, cơ quan, đơn vị đến họp tham vấn các vấn đề liên quan đến thí điểm hoặc thông qua các dự thảo văn bản trước khi trình UBND tỉnh ký duyệt và thường xuyên thông tin đến các bên liên quan về tình hình chi trả DVMTR; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các quy định, quy chế chi trả DVMTR trong trường hợp thí điểm đối với các cơ sở NCNL; phối hợp với UBND các xã triển khai thực hiện quyết định thí điểm của UBND tỉnh trên địa bàn…

Để thực hiện chức năng của Quỹ trong chi trả DVMTR, Quỹ đã tổ chức các hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, phổ biến về chính sách chi trả DVMTR và quyết định của UBND tỉnh thực hiện thí điểm đối với các cơ sở NCNL; xác định đối tượng sử dụng DVMTR, lập danh sách các đối tượng này để làm căn cứ thu tiền DVMTR; cử các cán bộ đến từng cơ sở NCNL trong nhiều lần để đôn đốc, nhắc nhở, vận động họ ký hợp đồng và nộp tiền DVMTR; thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện thí điểm để báo cáo UBND tỉnh và các sở, ngành, cơ quan, đơn vị; tổ chức sơ kết, đánh giá một năm thí điểm…

20


3. Đánh giá và đề xuất 3.1. Đánh giá 3.1.1. Kết quả đạt được 

UBND tỉnh Lào Cai đã triển khai thí điểm chi trả đối với loại DVMTR chưa được quy định hướng dẫn thi hành trên cả nước dựa trên sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính từ Dự án iPFES của Bộ NN&PTNT, đã cung cấp những bài học kinh nghiệm tốt cho Bộ NN&PTNT, Quỹ BV&PTR Việt Nam và cho các cơ quan liên quan của tỉnh khi Lào Cai là địa phương đầu tiên trên cả nước thí điểm chi trả DVMTR đối với cơ sở NCNL.

Rừng tự nhiên có vai trò, chức năng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội ở tỉnh Lào Cai. Thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL thể hiện quyết tâm chính trị của UBND tỉnh Lào Cai trong việc bảo vệ rừng và phát huy giá trị kinh tế của rừng, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế nói chung và nghề NCNL của địa phương nói riêng.

Sau 2 năm thí điểm có thể khẳng định trong loại DVMTR về “Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản” quy định tại Nghị định số 99, các cơ sở NCNL là đối tượng sử dụng DVMTR, phải chi trả tiền DVMTR. Phần lớn các cơ sở NCNL ở huyện Bát Xát và huyện Sa Pa được tham vấn đã hiểu họ là đối tượng sử dụng DVMTR, đồng tình với chính sách chi trả DVMTR của Nhà nước.

Tên của loại DVMTR quy định tại Nghị định số 99 về “Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản” thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường rừng và nuôi trồng thủy sản. Nhưng phạm vi nuôi trồng thủy sản trong trường hợp này vẫn là khái niệm chung chung, chưa cụ thể. Kết quả thí điểm ở tỉnh Lào Cai đã góp phần khẳng định NCNL (cá hồi, cá tầm) ở vùng núi sử dụng nguồn nước trực tiếp từ rừng là một dạng của loại dịch vụ môi trường rừng về “Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản”. Do đó, khi cơ quan có thẩm quyền ban hành tài liệu hướng dẫn thực hiện loại DVMTR này cần bao gồm nội dung chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL.

Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai đã làm việc với 93 cơ sở NCNL được UBND tỉnh Lào Cai quy định phải nộp tiền DVMTR. Hiện tượng mới chỉ có 7 cơ sở nộp tiền DVMTR chỉ là nhất thời. Nếu sau hội nghị sơ kết này, chính sách và biện pháp thí điểm được điều chỉnh phù hợp hơn và việc tổ chức thí điểm tiến hành đồng bộ hơn, quyết liệt hơn thì công tác thí điểm chắc chắn sẽ thành công hơn.

3.1.2. Bài học kinh nghiệm 

Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai đã chấp hành đúng sự phân công của UBND tỉnh giao làm cơ quan thường trực triển khai thí điểm (Điều 11 Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015). Tuy nhiên, nếu việc thí điểm một chính sách mới được giao cho Sở NN&PTNT là cơ quan chủ trì ở cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố là cơ quan chủ trì ở cấp huyện thì sẽ đúng thẩm quyền hơn, hiệu lực hơn. Vì Quỹ BV&PTR chỉ là một tổ chức tài chính làm nhiệm vụ chi trả ủy thác tiền DVMTR.

21


Nếu Bộ NN&PTNT và Quỹ BV&PTR Việt Nam có văn bản chỉ đạo thí điểm và tài liệu hướng dẫn thí điểm sẽ tạo cơ sở pháp lý và kỹ thuật vững chắc hơn cho địa phương tổ chức thí điểm. Trong khi việc thí điểm ở tỉnh Lào Cai mới chỉ dựa trên kết quả nghiên cứu của chuyên gia tư vấn, chưa có Đề án thí điểm vì phần lớn các hoạt động thí điểm dựa vào sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Dự án iPFES trong khi Dự án này không đủ thời gian và kinh phí cho việc lập Đề án thí điểm.

Số tiền DVMTR thu được từ các cơ sở NCNL (tính đến tháng 10/2017) rất ít, chỉ có 68.413.500 đồng. Nguyên nhân chủ yếu do: (i) Công tác thí điểm triển khai vào thời điểm việc NCNL đang gặp nhiều khó khăn về thị trường và điều kiện nuôi, bùng phát nhiều cơ sở nuôi tự phát; (ii) chưa có điều tra kỹ về thực trạng của các cơ sở NCNL để phân loại, xác định mức thu và chính sách miễn, giảm cho phù hợp. Tại báo cáo “Nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả DVMTR cho hoạt động NCNL tại tỉnh Lào Cai, 2015”, chuyên gia Trần Thị Thu Hà đề xuất 3 mức miễn giảm (70%, 50% và 30%) cho từng đối tượng có hoàn cảnh cụ thể. Tuy nhiên, ngày 15/11/2016, Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai đã tổ chức cuộc họp với sự tham dự của các sở, ngành liên quan, Hội NCNL tỉnh Lào Cai, các cơ sở NCNL, các thành viên cuộc họp đã thống nhất trong lần thí điểm này chỉ áp dụng một mức thu tiền DVMTR cho tất cả các cơ sở NCNL, không phân biệt quy mô sản xuất; (iii) Nhiều cơ sở NCNL “lớn” chưa chấp hành Quyết định của UBND tỉnh về nộp tiền DVMTR và viện dẫn nhiều lý do khác nhau trong khi mức thu hiện tại không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của họ; (iv) Quy định về quản lý, sử dụng tiền DVMTR chưa hợp lý khi số tiền thu được rất ít nhưng việc sử dụng chưa thể hiện sự ủy thác chi trả cho đối tượng cung ứng DVMTR để các cơ sở NCNL nộp tiền DVMTR thấy hiệu quả bảo vệ rừng như mục đích của chính sách chi trả DVMTR; (v) Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là chính quyền cấp huyện và xã chưa thể hiện vai trò chủ trì, lãnh đạo quyết liệt các hoạt động thí điểm và những vấn đề ảnh hưởng đến sinh kế, thu nhập và quan hệ cộng đồng xảy ra trên địa bàn. Tuy nhiên, việc chậm nộp tiền chỉ là tạm thời, tình hình sẽ được cải thiện hơn nếu cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh chính sách cho phù hợp, thực hiện quản lý sử dụng tiền đúng mục đích và đúng quy định của Nhà nước, xử lý kiên quyết những trường hợp cố tình không chấp hành.

Có 5 yếu tố chính để thực hiện chính sách chi trả DVMTR là: i) Xác định đối tượng sử dụng DVMTR, phải nộp tiền DVMTR – Đã hoàn thành; ii) Xác định khu rừng cung ứng DVMTR – Chưa hoàn thành do chưa có hướng dẫn; iii) Xác định mức chi trả tiền DVMTR – Đã xác định nhưng áp dụng chưa phù hợp với thực trạng hoàn cảnh của các cơ sở NCNL; iv) Xác định đối tượng cung ứng DVMTR, được nhận tiền DVMTR – Chưa hoàn thành; v) Phương thức quản lý sử dụng tiền DVMTR - Đã quy định nhưng chưa hợp lý do chưa thể hiện rõ hiệu quả về DVMTR từ nguồn tiền thu của các cơ sở NCNL. Nguyên nhân của việc chưa hoàn thiện các yếu tố trên do không có điều kiện về thời gian để xây dựng Đề án thí điểm trước khi triển khai chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL.

Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Lào Cai đến năm 2020 đã được phê duyệt, trong đó có quy hoạch NCNL. Tuy nhiên, tình hình NCNL vừa qua có nhiều biến động, nhất là ở huyện Sa Pa nhưng việc điều chỉnh quy hoạch, xử lý vi phạm quy hoạch triển khai chậm. Ngoài ra, đối với NCNL, các yếu tố về quy mô phát triển NCNL, nguồn nước, rừng và sử dụng đất phải được gắn kết với nhau thành một quy hoạch mang tính tổng hợp, liên ngành cho những xã trọng điểm về phát triển NCNL và phải được phổ biến, giải thích chu đáo cho nhân dân và các cơ sở NCNL biết để thực hiện.

22


Chủ trương thu tiền DVMTR là để bảo vệ rừng, nhất là đối với loại DVMTR sử dụng nguồn nước từ rừng cho NCNL. Các cơ sở NCNL phản ánh có tình trạng rừng đầu nguồn nước vẫn bị phá hoặc chuyển rừng sang sản xuất nông nghiệp (trồng rau, trồng hoa,…) gây bức xúc cho các đối tượng nộp tiền. Thông tin này cần được các cơ quan chức năng tiếp thu, xem xét, kiểm tra, xác minh để có biện pháp xử lý kịp thời.

3.2. Đề xuất 3.2.1. Đề xuất với UBND tỉnh Lào Cai Từ thực trạng NCNL sau 2 năm thí điểm, UBND tỉnh Lào Cai có thể quyết định tạm dừng việc thí điểm hoặc tiếp tục thực hiện thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh. Nếu tạm dừng thí điểm thì nên tạm dừng đến khi Bộ NN&PTNT có văn bản chỉ đạo công tác thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL ở tất cả các tỉnh hiện có cơ sở NCNL cho thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp thí điểm, tổng kết và đánh giá kết quả thí điểm. Thời gian tạm dừng tùy thuộc vào thời gian Bộ NN&PTNT ban hành văn bản chỉ đạo công tác thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL. Nếu tiếp tục thí điểm, cần lưu ý: 

Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng của tất cả các cơ sở NCNL để có chính sách thu, miễn, giảm tiền DVMTR cho phù hợp với từng đối tượng.

UBND tỉnh cần ban hành ngay chỉ thị cấm việc chặt phá rừng, chuyển đổi rừng đầu nguồn các lưu vực cung cấp nguồn nước cho NCNL sang các mục đích không phải lâm nghiệp và giao cho các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; giao UBND các xã phổ biến chỉ thị này đến các hộ dân và các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến nội dung chỉ thị.

Tiến hành xây dựng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của một số xã trọng điểm NCNL có tích hợp giữa bảo vệ rừng tự nhiên đầu nguồn, sử dụng bền vững và công bằng nguồn nước từ rừng cho nuôi thủy sản và sản xuất nông nghiệp. Gắn quy hoạch về lâm nghiệp với quy hoạch thủy sản và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn xã theo cách tiếp cận quy hoạch tổng hợp, liên ngành để làm công cụ pháp lý cho UBND xã quản lý tốt việc bảo vệ rừng và NCNL. Đề xuất điều chỉnh quy định về quản lý và sử dụng tiền DVMTR như sau: Trích 5% tổng số tiền DVMTR thực tế thu được từ các cơ sở NCNL nộp để sử dụng cho các công việc quản lý của Quỹ BV&PTR tỉnh phục vụ thí điểm; Không trích tiền cho quỹ dự phòng vì nguồn thu quá ít; Số tiền còn lại bằng 95% của tổng số tiền DVMTR thu được thực tế từ các cơ sở NCNL nộp có thể sử dụng cho các việc sau: (i) Chọn một khu rừng đầu nguồn cung cấp nguồn nước cho các cơ sở NCNL ở một xã trong điểm về NCNL trên địa bàn huyện Sa Pa; (ii) Chi 5% (trong 95%) cho Ban quản lý rừng của khu rừng này hoặc Hạt Kiểm lâm để thực hiện các công việc cho thí điểm. Ban quản lý rừng/Hạt Kiểm lâm chọn cộng đồng dân cư có phần lớn là hộ nghèo, đang nhận khoán bảo vệ khu rừng đó và được nhận tiền DVMTR nhưng mức chi trả thuộc loại thấp nhất trong tỉnh. Tiến hành các thủ tục giao, khoán cho cộng đồng bảo vệ khu rừng; (iii) Toàn bộ số tiền còn lại để chi trả cho cộng đồng; (iv) Ban quản lý rừng/Hạt Kiểm lâm xây dựng quy chế giám sát có sự tham gia của đại diện các cơ sở NCNL sử dụng nguồn nước từ khu rừng. Ngoài ra, khi chuẩn bị thí điểm, Quỹ

23


tỉnh sẽ lập kế hoạch thu-chi và quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL trình Hội đồng quản lý Quỹ thẩm định và UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt để thực hiện. 

Xây dựng dự thảo quy chế miễn, giảm tiền DVMTR với các đối tượng và mức độ miễn, giảm căn cứ vào kết quả nghiên cứu của chuyên gia Trần Thị Thu Hà và tình hình thực tế NCNL ở địa phương. Tổ chức tham vấn ý kiến của các cộng đồng dân cư, Hội nuôi cá nước lạnh tỉnh Lào Cai, chính quyền cấp huyện, cấp xã và các sở, ngành có liên quan về dự thảo quy chế miễn, giảm trước khi UBND tỉnh Lào Cai phê duyệt.

Sở NN&PTNT chủ trì xây dựng Đề án thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL. Trong đó trình bày cụ thể các biện pháp, cơ chế, chính sách, lộ trình, tiêu chí giám sát, đánh giá, các biện pháp xử lý. Đề án cần tham vấn ý kiến các bên liên quan: bên sử dụng DVMTR, bên cung ứng DVMTR, các cơ quan quản lý nhà nước liên quan trước khi trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.

Xây dựng Đề án quy hoạch NCNL gắn với bảo vệ rừng và nguồn nước trên địa bàn xã. Nền của quy hoạch là bản đồ địa hình và bản đồ quy hoạch bảo vệ rừng. Trên nền đó sẽ tích hợp quy hoạch NCNL cập nhật theo kết quả đánh giá tình hình mới và quy hoạch sử dụng đất của xã. Từ đó, sẽ có một quy hoạch mang tính tổng hợp, liên ngành, cập nhật. Đồng thời dựa trên kết quả quy hoạch sẽ xây dựng Quy chế quản lý, sử dụng nguồn nước từ rừng cho NCNL một cách công bằng, công khai, bền vững, kèm theo quy định về xử phạt các đối tượng vi phạm quy hoạch và quy chế.

Nghiên cứu thí điểm giao cho Hội NCNL quản lý một khu rừng đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước cho NCNL. Hội sẽ phối hợp với tổ chức chủ rừng và UBND xã để khoán rừng cho các hộ dân nghèo, sinh kế không ổn định, tiền DVMTR được nhận thấp bảo vệ. Hội chi trả tiền DVMTR trực tiếp cho các hộ dân. Hội thì cần nguồn nước cho kinh doanh cá nước lạnh, dân thì cần tiền để cải thiện thu nhập. Cả hai đều cần bảo vệ rừng. Do đó, sẽ xây dựng quy chế khoán rừng, chi trả tiền, bảo vệ rừng rõ ràng giữa 2 bên, do UBND tỉnh quy định. Bên nào vi phạm sẽ bị xử lý. Đặc biệt, cần xây dựng mối liên kết này thành một mô hình NCNL bền vững và một mô hình du lịch sinh thái, góp phần phát triển du lịch của Sa Pa theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai ngày 06/12/2017.

3.2.2. Đề xuất với Bộ NN&PTNT và Quỹ BV&PTR Việt Nam 

Căn cứ các kết quả nghiên cứu và hai năm thí điểm ở tỉnh Lào Cai, Bộ NN&PTNT cần khẳng định sản xuất kinh doanh cá nước lạnh là một dạng của loại DVMTR về “Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản” quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

Việc xây dựng Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Lâm nghiệp năm 2017 liên quan đến chi trả DVMTR đối với nuôi trồng thủy sản cần lưu ý: (i) Kết quả thí điểm của tỉnh Lào Cai chưa đủ cơ sở để cung cấp các dữ liệu có giá trị khoa học, thực tiễn, pháp lý xây dựng Nghị định. Cần tiến hành nghiên cứu và thí điểm ở các tỉnh khác đang có hoạt động NCNL. Thí dụ về mức thu (đơn giá chi trả), cần khảo sát thu thập số liệu của 10 tỉnh NCNL khác mới có thể xác định. UBND tỉnh Lào Cai điều chỉnh mức thu từ 44.500 đồng/m3/năm xuống còn 20.000 24


đồng/m3/năm do tại thời điểm thí điểm rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiều số bị thiên tai gây thiệt hại cây trồng nông nghiệp nên chuyển sang NCNL, mới đầu tư, nhiều khó khăn, chưa có hiệu quả kinh tế. Kinh nghiệm này của tỉnh Lào Cai không thể áp dụng cho các tỉnh khác; (ii) Quỹ BV&PTR Việt Nam cần có văn bản hướng dẫn các Quỹ tỉnh về mục đích, nội dung, nguyên tắc, phương pháp thí điểm để có thể có một bộ số liệu đồng bộ và tương thích giữa các tỉnh thí điểm. Về tác động khi thực hiện chi trả DVMTR đối với nuôi cá nước lạnh. Do số tiền thu được từ chi trả DVMTR đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản dự tính sẽ ít hơn nhiều so với nguồn thu từ các cơ sở sản xuất thủy điện và nước sạch nên nếu xét theo số lượng tiền thu được cho Quỹ BV&PTR thì có thể đề xuất không nên thực hiện, nhưng nếu xét theo bản chất của chính sách chi trả DVMTR thì nguồn thu tiền DVMTR từ các cơ sở sản xuất kinh doanh cá nước lạnh nói riêng, nuôi trồng thủy sản nói chung lại có ý nghĩa rất lớn đối với sinh kế và thu nhập của những hộ dân nghèo bảo vệ rừng vì họ là những người cung ứng DVMTR nhưng chưa bao giờ được hưởng lợi đúng với giá trị lao động bảo vệ rừng mà họ đã và đang thực hiện. Việc tạo nguồn thu tiền DVMTR không phải là bản chất và đạo lý của chính sách chi trả DVMTR, đó chỉ là giải pháp. Bản chất của chính sách chi trả DVMTR là thiết lập và vận hành một cơ chế tài chính theo phương thức chi trả dịch vụ giữa những đối tượng sử dụng DVMTR với những hộ dân trực tiếp bảo vệ rừng (hộ dân là chủ rừng và hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng). Nguồn thu tiền DVMTR có thể nhiều hay ít, nhưng kết quả quan trọng hơn là việc khẳng định chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL hoàn toàn đúng với quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ, các cơ sở NCNL là đối tượng sử dụng DVMTR, phải chi trả tiền DVMTR và cơ chế chi trả dịch vụ trong bảo vệ rừng giữa bên sử dụng và bên cung ứng DVMTR được xác lập và triển khai trong thực tế. 

Hiện nay, điều kiện và thực trạng NCNL của các tỉnh khác nhau. Thí dụ ở tỉnh Đắk Lắk, do điều kiện nguồn nước nên Trung tâm cá tầm Việt Nam chỉ nuôi được cá tầm trên hồ chứa thủy điện, không nuôi được cá hồi. Nguồn nước của họ cũng từ rừng, chảy qua sông rồi vào hồ chứa, chất lượng nước không ổn định, họ thường xuyên phải điều chỉnh thành phần các chất trong thức ăn cho phù hợp với môi trường nước. Trong khi ở tỉnh Lào Cai bể nuôi cá hồi và cá tầm rất gần rừng, yếu tố chất lượng nước tương đối ổn định hơn. Ở tỉnh Đắk Lắk có một số cơ sở lên tận núi cao nuôi cá hồi nhưng sau một thời gian cũng thất bại do điều kiện nuôi quá khó khăn và yếu tố cạnh tranh thị trường với cá nước lạnh tràn vào từ Trung Quốc. Trung tâm cá tầm Việt Nam ở tỉnh Đắk Lắk đã đồng tình với chính sách chi trả DVMTR và họ sẵn sàng chi trả tiền DVMTR khi Nhà nước thu. Hầu hết các tỉnh nuôi cá nước lạnh là tỉnh miền núi, thường có nguồn thu tiền DVMTR vào loại nhiều nhất trong số các tỉnh có chi trả DVMTR. Nên việc trích một phần kinh phí trong tiền quản lý của Ban điều hành Quỹ tỉnh cho công tác thí điểm cũng không trái với quy định về quản lý tài chính của Quỹ BV&PTR.

Tóm lại, mô hình thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL ở tỉnh Lào Cai đã cung cấp những bài học kinh nghiệm quý báu cho Bộ NN&PTNT, Quỹ BV&PTR Việt Nam trong việc định hướng và triển khai thực hiện chi trả đối với loại DVMTR này trên cả nước và đóng góp cho việc xây dựng tài liệu hướng dẫn thực thi Luật Lâm nghiệp.

25


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 85/2012/TT-BTC Hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. 2. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. 3. Bùi Thế Đồi (2012), Báo cáo kết quả nghiên cứu chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với rừng trên đất liền. 4. Trần Thị Thu Hà (2015), Báo cáo nghiên cứu xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng cho hoạt động nuôi cá nước lạnh ở tỉnh Lào Cai. 5. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai (2017), Tờ trình số 08/TTr-QBVR sửa đổi, bổ sung một số Điều của bản Quy định thí điểm về mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai ban hành kèm theo Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai. 6. Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Lào Cai (2017), Báo cáo việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lào Cai (2017), Báo cáo tình hình phát triển nuôi thủy sản nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai 6 tháng đầu năm 2017. 8. Nguyễn Chí Thành & Vương Văn Quỳnh (2016), Báo cáo đánh giá 8 năm tổ chức hoạt động Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (2008-2015) và 5 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (2011-2015) ở Việt Nam. 9. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2015), Quyết định số 4273/QĐ-UBND Ban hành quy định thí điểm về mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 10. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2015), Quyết định số 4373/QĐ-UBND Phê duyệt danh sách các cơ sở nuôi cá nước lạnh nộp tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016-2017. 11. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2017), Quyết định số 1494/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung một số Điều của bản Quy định thí điểm về mức thu, quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Lào Cai ban hành kèm theo Quyết định số 4273/QĐ-UBND ngày 25/11/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai. 12. Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai (2017), Quyết định số 1644/QĐ-UBND Phê duyệt danh sách các cơ sở nuôi cá nước lạnh nộp tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2017

26


13. PHỤ LỤC 1. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH Ở TỈNH LÀO CAI 1. Cơ quan cung cấp số liệu: SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH LÀO CAI 2. Đơn vị trực tiếp cung cấp số liệu:……………………………………………………………………………… 3. Họ, tên người cung cấp số liệu:…………………………… Chức vụ:……………………………………… Địa chỉ:………………………… Số ĐTDĐ:……………..Email:………………………………………………….. CÁC SỐ LIỆU ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP: 4. Hồ sơ của cơ sở nuôi cá nước lạnh (NCNL) xin cấp phép khai thác nước mặt gồm những tài liệu gì: …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………… 5. Định mức số lượng nước cấp phép cho cơ sở NCNL dựa trên những yếu tố gì: Yêu cầu của nơi xin 

Thể tích ao nuôi  Mật độ cá nuôi  Sản lượng cá 

Yếu tố khác: ………………………………………………………………………….………………………………… Ghi chi tiết định mức của ô đánh dấu: ………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. 6. Có sự chênh lệch giữa số lượng nước ghi trong Giấy phép và số lượng nước sử dụng thực tế không? Có  Không  Nếu CÓ, lý do: ………………………………………………………………………………………………………… Mức độ chênh lệch phổ biến: ………………………………………………………… ………………………. Biện pháp kiểm tra, xác minh: ………………………………………………………. ……………………….. …………………………………………………………………………………………………………………………….... 7. Sử dụng biện pháp, dụng cụ gì để xác định lượng nước khai thác đưa vào ao nuôi (ghi chi tiết tên, chủng loại, model của dụng cụ và biện pháp quản lý dụng cụ, ghi chép số liệu): ………………………………………………………………………………………………………… ………………………. …………………………………………………………………………………………….……………………………………. …………………………………………………………………………………………..……………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………….. 8. Nếu lượng nước khai thác, sử dụng của cơ sở NCNL chênh lệch với Giấy phép thì xử lý như thế nào (trường hợp khai thác, sử dụng nhiều hơn và ít hơn): ………………………………………………………………………………………. ………………………………………….. …………………………………………………………………………………………….……………………………………...

27


9. Có giám sát việc khai thác nước sau khi cấp phép không? Có  Không  Nếu CÓ, xin thông tin chi tiết về: Biện pháp giám sát: ………………………………………………………………………………………………… Định kỳ giám sát: ……………………………………………………………………………………………………. Biện pháp xử lý sau giám sát: ........................................................................................…………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………. 10. Về diễn biến số lượng nước sử dụng cho NCNL/năm từ năm 2010 đến 2015: Năm

Tổng lượng nước sử dụng cho nuôi cá hồi (m3)

Tổng lượng nước sử dụng cho nuôi cá tầm (m3)

Lượng nước sử dụng trung bình cho 100 m3 ao nuôi

2010 2015 2016 11. Quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nuôi cá nước lạnh (2010-2020): Giai đoạn 20102015 20162020

Địa điểm

QH TNN cho nuôi cá hồi (m3)

QH TNN cho nuôi cá tầm (m3)

Tổng số (m3)

Huyện Sa Pa Huyện Bát Xát TP.Lào Cai Huyện Sa Pa Huyện Bát Xát TP.Lào Cai CỘNG

12. Các quy định về quản lý tài nguyên nước cho NCNL và biện pháp xử lý vi phạm: Quy định quản lý TNN cho NCNL TT Số, ngày, tên VB

Nội dung quy định

Xử lý vi phạm về quản lý TNN trong NCNL Số, ngày, tên VB Vi phạm và xử lý

13. Về chất lượng nước để NCNL: Cơ sở có yêu cầu về chất lượng nước khi xin Giấy phép không: Có  Không  Nếu CÓ, gồm những chỉ tiêu gì: ………………………………………………………………………………… Cơ sở có xử lý nước trong ao cho quá trình NCNL không: Có  Không  Nếu CÓ, xử lý bằng biện pháp gì: Sinh học  Hóa học  Khác 

28


Biện pháp xử lý cụ thể: …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………..…………………………………….. Chi phí bình quân để xử lý chất lượng nước/năm: .………………………………….. ……………… Định mức chi phí xử lý chất lượng nước bình quân trên 100 m3 ao nuôi: ………………….. ………………………………………………………………………………………….…………………………………… 14. Nguồn nước (nói chung) của các cơ sở NCNL khai thác, sử dụng là từ đâu: Từ suối nước tự nhiên bắt nguồn từ rừng đầu nguồn:

Có  Không 

Từ sông bắt nguồn từ rừng đầu nguồn:

Có  Không 

Từ các thủy vực khác bắt nguồn từ rừng đầu nguồn:

Có  Không 

Các biện pháp cơ sở NCNL dẫn nước từ nguồn vào ao nuôi: ………………………………………... ………………………………………………………………………………………….…………………………………… ………………………………………………………………………………………….…………………………………… 15. Các biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn nước để phục vụ sự bền vững của nghề nuôi cá nước lạnh ở tỉnh Lào Cai là gì: ……………………………………………………………. ………………………. ……………………………………………………………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………………………………………………..…………………………………….. 16. Đề xuất các giải pháp thực hiện chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL có sử dụng nước từ nguồn nước: ……………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….……………………………………… …………………………………………………………………………………………….…………………………….……….. .…………………………………………………………………………………………………………………..………………. …………………………………………………………………………………………….……………………………………... ……………………………………………………………………………………………..…………………………………….. . Lào Cai, ngày……..tháng………năm 2017 THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CUNG CẤP SỐ LIỆU (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

29


PHỤ LỤC 2. PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH Ở TỈNH LÀO CAI 1. Cơ quan cung cấp số liệu: SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH LÀO CAI 2. Đơn vị trực tiếp cung cấp số liệu: ……………………………………………………..………………………… 3. Họ, tên người cung cấp số liệu: ………………………… Chức vụ: ………………………………………… Địa chỉ: …………………………… Số ĐTDĐ: …………….. Email: ………………………………………………. CÁC SỐ LIỆU ĐỀ NGHỊ CUNG CẤP: 4. Hồ sơ của cơ sở nuôi cá nước lạnh (NCNL) xin cấp phép nuôi và kinh doanh gồm những tài liệu gì: ……………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………….……………………………………... ……………………………………………………………………………………………..…………………………………….. 5. Các điều kiện chính cần cho nuôi cá nước lạnh gồm những yếu tố gì: Chi phí xây dựng bể nuôi 

Cá giống 

Chi phí thức ăn 

Chi phí phòng trừ bệnh cho cá  Chi phí xử lý ao nuôi  Chi phí nhân công  Chi phí quản lý  Chi phí điện năng phục vụ sản xuất  Chi phí khác: …………………………………………………………………………………………………………... 6. Định mức chi phí trung bình đối với 100 m3 bể nuôi cá nước lạnh tại Lào Cai? - Chi phí xây dựng bể nuôi: .......................................................................................................................... - Cá giống: Số lượng ......................... Đơn giá ............................. Thành tiền ........................................ - Chi phi thức ăn:…………..............................................................................................……………………… - Chi phí điện năng phục vụ sản xuất: ………….……….......................................................................... - Chi phí phòng bệnh: …………...................................................................................................................... - Chi phí xử lý bể nuôi: ................................................................................................................................... - Chi phí nhân công: …………......................................................................................................................... - Chi phí quản lý: …………............................................................................................................................... - Chi phí khác: ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................................. - Tổng giá thành sản xuất trung bình/100m3 bể nuôi: …......................................................... 6. Giá thành và doanh thu sản xuất cá hồi là bao nhiêu? (số liệu phổ biến/đại diện chung) - Sản lượng cá hồi trung bình/năm: …………………………………………………………………………. - Giá bán trung bình (đồng/kg) đối với cá hồi năm 2016: …………………………………………. - Tổng doanh thu cá hồi trên toàn tỉnh năm 2016: ……………………………………………………...

30


7. Giá thành và doanh thu sản xuất cá tầm là bao nhiêu? (số liệu phổ biến/đại diện chung) - Sản lượng cá tầm trung bình/năm: ………………………………………………………………………… - Giá bán trung bình (đồng/kg) đối với cá tầm năm 2016: ………………………………………… - Tổng doanh thu cá tầm trên toàn tỉnh năm 2016: …………………………………………………… 8. Tổng doanh thu cá nước lạnh trên toàn tỉnh năm 2016: - Tổng doanh thu tất cả cơ sở NCNL trên toàn tỉnh năm 2016: …………………………………… - Tổng doanh thu trung bình/100 m3 bể NCNL năm 2016: …………………………………………. - Doanh thu trung bình bể nuôi cá hồi: …………………………………………………………………….. - Doanh thu trung bình bể nuôi cá tầm: ……………………………………………………………………. 9. Hiệu quả kinh tế đối với bể nuôi 100 m3 cá nước lạnh ở tỉnh Lào Cai: - Đối với cá hồi: ……………………………………………………………………….. - Đối với cá tầm: ………………………………………………………………………. 10. Định hướng phát triển NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai: - Đối với cá hồi: Thể tích bể nuôi 2016: ……………….. Thể tích bể nuôi 2020: …………….. Thể tích bể nuôi 2025: ………………………………………………………………..... - Đối với cá tầm: Thể tích bể nuôi 2016: ……………….. Thể tích bể nuôi 2020: …………….. Thể tích bể nuôi 2025: ………………………………………………………………….. 11. Các biện pháp để việc nuôi và kinh doanh cá nước lạnh bền vững là gì? ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. 12. Ý kiến của quý cơ quan về việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn tỉnh Lào Cai: ………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. Lào Cai, ngày……..tháng………năm 2017 THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN CUNG CẤP SỐ LIỆU (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

31


PHỤ LỤC 3. PHIẾU THAM VẤN QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TỈNH LÀO CAI Về 2 năm thực hiện thí điểm chi trả DVMTR đối với các cơ sở nuôi cá nước lạnh

Họ, tên người tham vấn: NGUYỄN CHÍ THÀNH

Là: chuyên gia tư vấn

Họ, tên người cung cấp thông tin: ……………………………… Chức vụ: ………………………………… Địa chỉ: …………………………..... ĐTDĐ: …………………….. Email: …………………………………… PHẦN THAM VẤN: 1. Trong 2 năm (2016-2017) có tổng số bao nhiêu cơ sở nuôi cá nước lạnh (NCNL) đã tham gia thí điểm chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh (tính đến 30/10/2017): ……………………………. 2. Trong số này có bao nhiêu cơ sở: Hoàn toàn đồng thuận với công tác thí điểm: ……………… Chưa hoàn toàn đồng thuận: …………… Hoàn toàn KHÔNG đồng thuận: ……………………… 3. Lý do các cơ sở chưa hoàn toàn đồng thuận: ………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. 4. Lý do các cơ sở HOÀN TOÀN KHÔNG đồng thuận: ……………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. 5. Các cơ sở NCNL có đúng là đối tượng sử dụng DVMTR, phải chi trả tiền DVMTR không: Có 

Không 

Lý do KHÔNG (nếu có): ………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………. 6. Tổng số tiền DVMTR thu được của các cơ sở NCNL trong 2 năm 2016-2017 là bao nhiêu: ………… đồng. Của bao nhiêu cơ sở: ………….. Riêng năm 2017: ………………đồng 7. Ban điều hành Quỹ đã sử dụng số tiền này như thế nào: ……………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. 8. Nên sử dụng nguồn tiền này như thế nào cho hiệu quả và đúng quy định của Nghị định 99 và Nghị định 147: ……………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. 9. Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai nhận xét như thế nào về công tác thí điểm: Những điểm thành công:………………………………………………………………………………………….. 32


………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. Những điểm chưa thành công:…………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. Những bài học kinh nghiệm rút ra được:…………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. 10. Sau khi sơ kết thí điểm, có nên thực hiện chính thức chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL trên địa bàn toàn tỉnh chưa: Nên 

Lý do:……………………………………………………………………………………………………...

………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. Chưa nên  Lý do:…………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………. 11. Các điều kiện cần thiết để thực hiện chi trả DVMTR đối với các cơ sở NCNL là gì: ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. 12. Các kiến nghị của Quỹ tỉnh với Chính phủ, Bộ NN&PTNT và VNFF: ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. Lào Cai, ngày…….tháng…….năm 2017 KÝ TÊN

33


PHỤ LỤC 4. PHIẾU KHẢO SÁT CÁC CƠ SỞ NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH Ở TỈNH LÀO CAI 1. Họ, tên người khảo sát: ……………………………

2. Ngày khảo sát: ………………………………..

3. Tên chủ cơ sở NCNL: ……………………………….

4. Địa điểm: ……………………………………….

5. Họ, tên người cung cấp số liệu: ……………………………….. 6. Chức vụ: ……………………………... Trình độ học vấn: …………………. Số ĐTDĐ: ……………... Địa chỉ:…………………………………… I/- THÔNG TIN CHUNG 7. Tên đầy đủ của cơ sở NCNL: ……………………………………………. ĐT: ……………………………… 8. Năm thành lập: ………… Giấy phép HĐ: số………………………….. Ngày cấp:……………………... 9. Loài cá nuôi/nguồn gốc giống cá: ....…………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………. 10. Năm bắt đầu nuôi: …………. Số lượng ao: …………. Thể tích ao nuôi cá tầm (m3):…………… Thể tích ao nuôi cá hồi (m3): ……………… Tổng thể tích các ao (m3):……………………………. 11. Số vụ nuôi/năm: Cá tầm:…………………. Thời gian:…………………………………………………….. Cá hồi: …………………. Thời gian:…………………………………………………….. 12. Sản lượng thu hoạch BQ:

Cá tầm:………………..kg/vụ ………………kg/năm Cá hồi:…………………kg/vụ ………………kg/năm

13. Giá bán 2016:

Cá tầm:…………đồng/kg Tổng doanh thu:……………đồng/năm Cá hồi:…………đồng/kg Tổng doanh thu:…………….đồng/năm

14. Phương thức bán/nơi bán: ……………………………………………………………………………………… 15. Số nhân công của cơ sở/số nhân khẩu của hộ gia đình: ……………………………………………… 16. Thức ăn nuôi cá:

Loại thức ăn: Hữu cơ 

Công nghiệp 

Nơi mua thức ăn: ……………………………………………………………………………………………………. Lượng thức ăn sử dụng/ngày: ………………… Chi phí cho thức ăn/ngày: ………………………. 17. Các loại thuế đã nộp năm 2016: Thuế môn bài:…………………………đồng Thuế VAT:……………………….đồng

Thuế TNDN:……………………đồng

Thuế:……………………………..đồng

Thuế:……………………………đồng

18. Các loại phí đã nộp năm 2016: Phí:…………………………….đồng

Phí:………………………………………….đồng Phí:…………………………………..đồng

19. Hiệu quả kinh tế tính trên 100 m3 thể tích ao nuôi năm 2016:……………………………………... II/- THÔNG TIN VỀ NGUỒN NƯỚC NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH 20. Nguồn nước của ao nuôi (từ sông, suối, hồ, núi,…):……………......................................................... 21. Tại sao lại sử dụng nguồn nước này để nuôi CNL:………………………………………………………. 34


……………………………………………………………………………………………………………………………………. 22. Các biện pháp xử lý chất lượng nước đã áp dụng: Xử lý bằng biện pháp sinh học (loại chế phẩm sinh học và số lượng sử dụng/ngày): ……………………………………………………………………………………………………………………………………. Xử lý bằng hóa chất (loại hóa chất và số lượng sử dụng/ngày):..……………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. Chi phí xử lý chất lượng nước năm 2016: ………………………………………đồng 23. Các biện pháp kiểm soát chất lượng nước đã áp dụng (chỉ tiêu, dụng cụ, biện pháp): ……………………………………………………………………………………………………………………………………. Chi phí kiểm soát chất lượng nước:……………..đồng/ngày ……………đồng/tháng 24. Giấy phép khai thác/sử dụng nước: số…………ngày……………..nơi cấp:………………………… 25. Lượng nước ghi trong giấy phép:…………… Lượng nước sử dụng thực tế: …………………… 26. Lượng nước đã sử dụng cho ao nuôi cá hồi năm 2016 là:…………………………m3 Lượng nước đã sử dụng cho ao nuôi cá tầm năm 2016 là:…………………………m3 Biện pháp dẫn nước từ nguồn nước vào ao nuôi:……………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………. 27.Biện pháp quản lý và kiểm soát lượng nước sử dụng (đồng hồ, cột đo nước):……………….. 28.Cơ quan nào kiểm tra/giám sát lượng nước sử dụng:…………………………………………………. Định kỳ thực hiện:…………………………….. Lần KT, GS gần nhất:……………………………………... Biện pháp KT, GS (ghi số liệu đồng hồ, dụng cụ đo,…):……………………………………………….. Kết thúc KT, GS có lập biên bản không: Có  Không  Nếu phát hiện lượng nước sử dụng khác với GP, có xử lý không: Có  Không  Biện pháp xử lý:………………………………………………………………………………………………………. 29. Nếu mất rừng thì có ảnh hưởng đến nước để NCNL không: Có  Không  Ảnh hưởng như thế nào (số lượng, chất lượng nước trong mùa khô): ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. 30. Muốn duy trì lượng nước và chất lượng nước thì nên làm những việc gì, làm như thế nào: ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. III/- THÔNG TIN VỀ CHI TRẢ TIỀN DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG 31. Cơ sở/hay hộ có nhận khoán bảo vệ rừng không: Có 

Không 

Nếu có, vị trí khu rừng nhận khoán ở đâu: lô……… khoảnh……… tiểu khu…………………….

35


Tên chủ rừng:…………………………………….. Diện tích rừng được khoán:……ha 32. Cơ sở/hay hộ có được nhận tiền bảo vệ rừng không: Có 

Không 

Nếu có, mức tiền bao nhiêu:……………….......đồng/ha/năm Nhận từ năm:……………………... 33. Số tiền DVMTR phải chi trả theo Hợp đồng với Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai: Năm 2016:………………………đồng/năm. Năm 2017:…………………..đồng/năm Định mức tiền nộp:………đồng/m3 Số tiền đã nộp (đến tháng 10/2017):……………………... 34.Lý do đã ký Hợp đồng nhưng không (hay chưa) nộp tiền DVMTR:……………………………….. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. 35.Lý do đã có tên trong Danh sách phải nộp tiền DVMTR theo QĐ của UBND tỉnh nhưng không (hay chưa) ký Hợp đồng với Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai:…………………............................... ……………………………………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. 36. Lý do ký hợp đồng chi trả tiền DVMTR với Quỹ BV&PTR tỉnh Lào Cai: ………………………. …………………………………………………………………………………………… 37. Số tiền DVMTR phải nộp chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong doanh thu NCNL:…………% 38. Việc nộp tiền DVMTR có những ảnh hưởng gì đến kinh doanh NCNL: ………………………... ……………………………………………………………………………………………….................................................... ........................................................................................................................................................................................ 39. Cơ sở/hay hộ có biết Nghị định số 99/2010/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR không: Có 

Không 

Lý do biết: Xem TV  Qua báo chí  Do Quỹ BV&PTR phổ biến  Khác:………………….. Lý do không biết:…………………………………………………………………………………………………….. 40. Cơ sở/hay hộ có đồng tình nộp tiền DVMTR theo Nghị định 99 của Chính phủ không: Có  Không 

Lý do đồng tình:………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………. Lý do không đồng tình:…………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………………………. 41. Các kiến nghị:…………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………. NGƯỜI ĐƯỢC KHẢO SÁT (Ký tên, ghi rõ họ tên)

NGƯỜI KHẢO SÁT (Ký tên, ghi rõ họ tên)

36


Trung tâm Con người và Thiên nhiên là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện môi trường.

Địa chỉ: số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 024 35564 001 | Fax: 024 3556-8941 Email: contact@nature.org.vn Website: www.nature.org.vn Trang tin Con người và Thiên nhiên: www.thiennhien.net

Báo cáo được thực hiện với sự hỗ trợ của


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.