Nguyễn Hải Vân và Nguyễn Việt Dũng Trung tâm Con người và Thiên nhiên
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
Xây dựng Bộ chỉ số môi trường – xã hội về REDD+ ở địa phương Hà Nội. 2015
Tài liệu này là một kết quả của dự án “Nghiên cứu và nâng cao năng lực về REDD+, sinh kế và tính dễ bị tổn thương ở Việt Nam: Xây dựng các công cụ phân tích xã hội và quy hoạch phát triển” do Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National Science Foundation – NSF) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ. Dự án được thực hiện từ năm 2012 – 2015 bởi Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), tổ chức Tropenbos International tại Việt Nam, cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ PGS. TS. Pamela McElwee từ Đại học Rutgers (Hoa Kỳ). Các vấn đề trình bày trong báo cáo không nhất thiết phản ánh quan điểm của các nhà tài trợ. Cơ quan xuất bản: Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) Bản quyền thuộc Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Nội dung báo cáo này có thể được sử dụng cho các mục đích phi thương mại, không cần xin phép nhưng cần trích dẫn nguồn. Nhóm tác giả: Nguyễn Hải Vân và Nguyễn Việt Dũng
Thiết kế & sáng tạo: AdmixStudio.com (info@admixstudio.com)
Các hình ảnh minh họa trong ấn phẩm: Trung tâm Con người và Thiên nhiên
Mọi vấn đề liên quan đến ấn phẩm xin vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Địa chỉ: số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: (04) 3556-4001 – Fax: (04) 3665-8941 Email: contact@nature.org.vn Website: www.nature.org.vn Trang tin Con người và Thiên nhiên: www.thiennhien.net
2
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
Xây dựng Bộ chỉ số môi trường – xã hội về REDD+ ở địa phương
Hà Nội. 2015
Mục lục Danh mục từ viết tắt
4
GIỚI THIỆU
7
Danh mục hình và bảng biểu
4
TÓM TẮT
Tại sao cần một bộ chỉ số môi trường – xã hội cho thực hiện REDD+? KHUNG NỘI DUNG CỦA BỘ CHỈ SỐ RESI
Cơ sở và định hướng xây dựng bộ chỉ số RESI
Các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun (UNFCCC, 2010) Bộ tiêu chuẩn môi trường-xã hội REDD+ (SESs)
Bộ nguyên tắc và tiêu chí môi trường và xã hội của chương trình UN-REDD Các chính sách đảm bảo an toàn của Quỹ Đối tác Cacbon
Các hợp phần chính và khung nội dung cơ bản của bộ chỉ số RESI Nền tảng chính sách-pháp luật cho thực hiện REDD+
Hệ thống tổ chức-thể chế quản lý bảo vệ rừng cho thực hiện REDD+ Hiện trạng và điều kiện môi trường cho thực hiện REDD+ Hiện trạng và điều kiện xã hội cho thực hiện REDD+ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG Các bước xây dựng bộ chỉ số RESI
BVMT BVPTR COP DVMTR
11
Hộp 2 - Bộ tiêu chuẩn môi trường - xã hội REDD+ (SES, 2012) 4
ĐDSH
Hộp 1 - Các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun (UNFCCC, 2010)
12
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
14 15 16 18 19 20
25
Danh mục từ viết tắt BĐKH
21
13
25
Phụ lục 1: Các tiêu chí và chỉ số thành phần của RESI
Hình 1 - Các tỉnh thí điểm thực hiện đánh giá RESI
13
24
PHỤ LỤC
14
12
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bảng 2 - Bộ chỉ số RESI: các chỉ số, tiêu chí và câu hỏi
10
22
KẾT LUẬN
9
10
21
Phân tích kết quả và cho điểm
Bảng 1 - Các chỉ số lĩnh vực chính của bộ chỉ số RESI
10
20
Kiểm tra kết quả
Danh mục hình và bảng biểu
7
20
Thử nghiệm và thí điểm bộ công cụ đánh giá RESI
Phụ lục 2: Các cơ quan tham vấn chính
5
ĐTM KT-XH QH QLBVR
38
Biến đổi khí hậu
Bảo vệ môi trường
Bảo vệ và phát triển rừng
Hội nghị các quốc gia thành viên (của UNFCCC) Dịch vụ môi trường rừng Đa dạng sinh học
Đánh giá tác động môi trường Kinh tế-xã hội Quy hoạch
Quản lý và bảo vệ rừng
QLBVPTR Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng PCCCR PRAP
REDD+ RESI UNFCCC
Phòng cháy chữa cháy rừng
Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh
Sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng
Chỉ số môi trường - xã hội cho thực hiện REDD+ cấp tỉnh
Công ước Khung liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
Tóm tắt
G
iảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) là một sáng kiến quốc tế tập trung vào vai trò của rừng như một giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu. Khi mới ra đời, sáng kiến này hứa hẹn khả năng mang lại nhiều lợi ích về mặt môi trường và xã hội, như quản lý bảo vệ rừng bền vững, nâng cao trữ lượng cacbon rừng và cải thiện sinh kế cộng đồng. Tuy nhiên, là một sáng kiến mới và chưa có tiền lệ, nhiều nghiên cứu và thảo luận cũng đã chỉ ra rằng, REDD+ có thể tiềm ẩn rất nhiều rủi ro do những thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất, quyền tiếp cận tài nguyên; từ đó, ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng địa phương, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số sống dựa vào rừng. Trên các diễn đàn thảo luận quốc tế và tại Việt Nam, yêu cầu áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn xã hội và môi trường tại các quốc gia đang thực hiện REDD+, đặc biệt từ giai đoạn lập kế hoạch và bắt đầu triển khai, ngày càng tăng lên. Do đó, bên cạnh những dữ liệu nền về tình trạng mất rừng, suy thoái rừng hay phát thải cacbon thì bối cảnh môi trường, văn hóa, xã hội hay sinh kế người dân tại các địa phương thực hiện REDD+, cũng cần được chú ý, xem xét và đánh giá.
Với những lí do kể trên, trong thời gian 3 năm (2012 – 2015), bộ chỉ số môi trường – xã hội cho REDD+ cấp tỉnh (REDD+ Environmental and Social Index), gọi tắt là RESI, đã được Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), Tổ chức Tropenbos Việt Nam cùng sự hỗ trợ kỹ thuật từ TS. Pamela McElwee, ĐH Rutgers (Hoa Kỳ) nghiên cứu xây dựng và phát triển. Về bản chất, bộ chỉ số này sẽ giúp đánh giá hiện trạng và điều kiện môi trường – xã hội; theo đó, làm nổi bật các lợi thế sẵn có cũng như dự báo được các rủi ro tiềm ẩn khi quyết định triển khai, thực hiện REDD+ trong bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nói cách khác, RESI giúp đo lường và so sánh được mức độ sẵn sàng của các tỉnh từ trước khi bắt đầu triển khai thực hiện các dự án, hoạt động REDD+ trong thực tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi các nhà đầu tư (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hay công ty tư nhân) tiến hành khảo sát và tìm kiếm những địa điểm tối ưu để triển khai REDD+, cũng như thực hiện lồng ghép các biện pháp đảm bảo an toàn để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện.
Để đánh giá mức độ sẵn sàng và tính phù hợp của hiện trạng môi trường – xã hội địa phương đối với REDD+, bộ chỉ số RESI được phát triển dựa trên 04 hợp phần nội dung chính:
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
5
Nền tảng chính sách – pháp luật: Hợp phần này sẽ tập trung đánh giá mức độ sẵn có của hệ thống chính sách – quy định pháp luật hỗ trợ cho việc triển khai, thực hiện REDD+ tại địa phương
Hệ thống tổ chức và thể chế: Hợp phần này sẽ tập trung đánh giá khả năng đáp ứng và sẵn sàng của hệ thống tổ chức và thể chế QLBVR sẵn có tại địa phương khi tiến hành triển khai thực hiện REDD+. Hiện trạng môi trường địa phương cho REDD+: Hợp phần này sẽ đánh giá mức độ phù hợp của các yếu tố môi trường địa phương thỏa mãn điều kiện ưu tiên thực hiện dự án REDD+. Hiện trạng xã hội địa phương cho REDD+: Hợp phần này xã hội tập trung đánh giá mức độ rủi ro của các yếu tố xã hội địa phương có thể ảnh hưởng/bị ảnh hưởng đến/bởi kết quả thực hiện REDD+.
Các hợp phần nội dung chính sau đó được cụ thể hóa thành 21 chỉ số, 72 tiêu chí đánh giá cùng một bộ công cụ thu thập thông tin và đánh giá dưới dạng bảng hỏi với 149 câu hỏi lớn. Mỗi câu hỏi sẽ có các lựa chọn trả lời tương ứng với thang điểm từ 0 – 100. Tất cả các câu hỏi sẽ được tính vào kết quả đầu ra của chỉ số RESI. Điểm số cuối cùng là điểm trung bình của tất cả các câu hỏi. Căn cứ vào kết quả cuối cùng, mức độ sẵn sàng cho thực hiện REDD+ sẽ được chia ra thành 3 nhóm:
1 Đã sẵn sàng (điểm trung bình: 100 – 67): những tỉnh trong nhóm này có tương đối đầy đủ các điều kiện về chính sách, thể chế, tổ chức thực hiện cũng như các điều kiện môi trường, xã hội thích hợp để thực khi REDD+.
2
3
Sẵn sàng một phần (điểm trung bình: 66 - 34): những tỉnh thuộc nhóm này đã có những điều kiện nhất định, nhưng vẫn còn những hạn chế trong điều kiện của một hoặc nhiều hợp phần chính: chính sách, thể chế, môi trường và xã hội để có thể thực hiện REDD+.
Chưa sẵn sàng (điểm trung bình: 33 - 0): Những tỉnh thuộc nhóm này đang ở mức thấp nhất, chưa cóhoặc không có những điều kiện cơ bản cần thiết để có thể thực hiện triển khai REDD+.
Bộ chỉ số RESI và bộ công cụ đánh giá được thử nghiệm tính khả thi tại Lâm Đồng và đánh giá thí điểm đồng thời tại 04 điểm: Điện Biên, Kon Tum, Sơn La và Kiên Giang (Việt Nam) trong năm 2014. Kết quả đánh giá RESI đã chỉ ra rằng, dù chưa thực sự triển khai (Sơn La, Kiên Giang) hay đã có kinh nghiệm thực hiện REDD+ (Điện Biên, Kon Tum), các tỉnh này đều đang ở mức sẵn sàng một phầnhoặc gần như chưa sẵn sàng khi còn quá nhiều hạn chế để thực hiện REDD+ một cách hiệu quả, cũng như tiềm ẩn mang lại rất nhiều rủi ro. Những vấn đề lớn được khái quát hóa bao gồm: vai trò kinh tế lâm nghiệp chưa được coi trọng; hệ thống giám sát – đánh giá theo dõi diễn biến rừng chưa hoàn thiện; minh bạch hóa thông tin và trách nhiệm giải trình còn hạn chế; hệ thống quyền sở hữu, tiếp cận và hưởng lợi từ tài nguyên rừng không rõ ràng và phức tạp; sự tham gia một cách đầy đủ và có ý nghĩa của các bên liên quan vẫn còn bỏ ngỏ. Thông tin và kết quả đánh giá RESI xem chi tiết tại: www.nature.org.vn/resi/vi Tài liệu này sẽ giới thiệu về RESI cũng như bộ công cụ thực hiện đánh giá chỉ số này trong thực tế như một công cụ đảm bảo an toàn mới trong REDD+. 6
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Giới thiệu
Tại sao cần bộ chỉ số môi trường – xã hội về REDD+ tại địa phương? Biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể gây nên những hậu quả nghiêm trọng, đe dọa phúc lợi xã hội, an ninh và chất lượng cuộc sống của con người (IPCC, 2007). Các phương án khắc phục hậu quả do BĐKH, bao gồm cả việc cắt giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc thay đổi các phương thức sử dụng đất, vốn được coi là nguyên nhân gây phát thải khí nhà kính lớn thứ hai, sau việc sử dụng các nguồn nguyên liệu hóa thạch, đang được quan tâm trên khắp các diễn đàn cấp quốc gia và quốc tế. Đáng chú ý trong đó là Sáng kiến giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) đang được thực hiện tại các quốc gia đang phát triển. Về bản chất, REDD+ là một cơ chế tài chính, hoạt động theo nguyên tắc “thị trường” (market-based mechanism). Với REDD+, các hộ gia đình và chính phủ các quốc gia đang phát triển sẽ được chi trả một khoản tiền, ít nhất là bằng hoặc nhiều hơn thu nhập từ các hoạt động phá rừng và khai thác rừng không bền vững đang được tiến hành. Thông qua các kênh chi trả tài chính cùng các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cơ chế này được kỳ vọng sẽ giúp tăng diện tích, chất lượng và khả năng lưu trữ Cacbon của rừng; từ đó, giảm được lượng khí thải nhà kính và đóng góp vào tiến trình giảm thiểu ảnh hưởng của hiện tượng nóng lên toàn cầu (Corbera & Brown, 2010). Sáng kiến REDD+ bắt đầu được đưa ra bàn thảo tại Hội nghị các quốc gia thành viên lần thứ 13 (COP13) của Công ước Khung liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) và đã được đưa vào lộ trình Kế hoạch hành động Bali từ năm 2007. Đến nay, sau 8 năm, REDD+ đã được triển khai tại 11 quốc gia trên thế giới, dưới dạng các chương trình quốc gia hoặc quy mô dự án tại các địa phương cụ thể. Bên cạnh những khó khăn về mặt kỹ thuật (như xác định hiện trạng rừng, xu thế mất rừng và suy thoái rừng, xây dựng mức phát thải cơ sở để thực hiện chi trả), những tác động và rủi ro đối với môi trường và xã hội, đặc biệt là đối với nhóm dễ bị tổn thương như các cộng đồng nghèo, dân tộc bản địa hay những người sống dựa vào rừng, là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất. Được biết đến như một cơ chế nhắm tới mục tiêu đa lợi ích (môi trường – kinh tế và xã hội), REDD+ luôn được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường các quyền tiếp cận tài nguyên rừng, thông qua cơ chế có sự tham gia của người dân địa phương vào các hoạt động quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ REDD+. Nguồn chi trả từ cacbon REDD+ có
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
7
thể sẽ giúp người dân địa phương thoát khỏi những áp lực “buộc phải phá rừng” do đói nghèo; từ đó, tăng khả năng phục hồi và thích ứng với những tác động của BĐKH (dưới dạng những thay đổi cục bộ các loại hình thời tiết cực đoan: hạn hán kéo dài, lũ lụt, bão gió…).
Tuy nhiên, trên thực tế, các nghiên cứu trường hợp từ rất nhiều dự án,hoạt động REDD+ khắp thế giới đã chỉ ra rằng, hoạt động bảo vệ rừng trong khuôn khổ REDD+ cũng có thể gây ra những hậu quả không lường trước được đối với sinh kế của người dân địa phương bởi những thay đổi đáng kể trong quyền tiếp cận, sử dụng và hưởng lợi từ tài nguyên rừng và đất rừng (Ribot & Peluso, 2003). Tiến trình REDD+ còn có thể bị chậm lại do những điểm không tương thích giữa các cơ chế, thể chế quản lý, cũng như các mối quan hệ xã hội, quyền lực và chia sẻ lợi ích liên quan đến tài nguyên rừng và đất rừng sẵn có tại địa phương với những yêu cầu mới của REDD+ (Sikor & To, 2012; Mertz et al., 2012). Hậu quả là, mục tiêu đa lợi ích ban đầu của REDD+ khó có thể được đảm bảo do việc gia tăng thêm áp lực lên rừng, mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan, cũng như tăng khả năng bị tổn thương của các nhóm yếu thế. Trước hiện trạng này, với mục đích dự báo những tác động tiêu cực tiềm ẩn, chuẩn bị các phương án đối phó cũng như tối đa hóa các lợi ích của REDD+, nguyên tắc về việc xây dựng các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường – xã hội cho REDD+ đã được đưa ra thảo luận tại Hội nghị các quốc gia thành viên lần thứ 16 (COP16) tại Cancun (Mexico) và lần thứ 17 (COP17) tại Durban (Nam Phi) (Cancun Agreement, 2010). Bên cạnh đó, một số cơ quan, tổ chức, các nhà tài trợ hoặc đầu tư Cacbon rừng cũng tự phát triển và xây dựng những khung nội dung riêng và khuyến khích các quốc gia áp dụng hoặc điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện quốc gia mình. Ví dụ: chỉ số Cacbon rừng (Forest Cacbon Index) (Deveny et al., 2009), tiêu chuẩn môi trường và xã hội cho REDD+ (SES – Social and Environmental Standards, 2010), tiêu chuẩn xã hội – môi trường của chương trình UN-REDD (2012), hay các chính sách đảm bảo an toàn cho các dự án phát triển do Ngân hàng Thế giới phát triển cũng đã được Quỹ đối tác Cacbon (FCPF) sử dụng (2012). Tuy nhiên, những quy định kể trên chủ yếu mang tính chất nguyên tắc hoặc định hướng, được thiết kế tập trung ở quy mô lớn (cấp quốc gia) hoặc tầm vi mô (quy mô dự án), mà chưa có một bộ chỉ số, tiêu chí môi trường – xã hội tại cấp tỉnh, cấp cộng đồng thôn bản và hộ gia đình, nơi những hoạt động REDD+ đang thực sự diễn ra.
Tính cần thiết của việc xây dựng và thiết kế một bộ chỉ số môi trường – xã hội trong REDD+ ở cấp địa phương còn được chỉ ra trong rất nhiều nghiên cứu, rằng thành công của các hoạt động REDD+ phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm cụ thể của từng khu vực thực hiện. Những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn mà REDD+ có thể đem lại không giống nhau giữa các địa phương, mà phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; cũng như sự tương tác của các hệ thống sẵn có này với các can thiệp REDD+ trong thực tế (Nevin & Peluso, 2008; Mahanty, Milne, Dressler, & Filer, 2012; Mant et al., 2013). Hơn thế nữa, các nhà đầu tư khi tìm kiếm các cơ hội đầu tư thông qua cơ chế REDD+ cũng cần có một công cụ hỗ trợ, giúp xác định những tác động tiềm tàng của dự án REDD+ đối với người dân địa phương, cũng như những rủi ro tiềm ẩn mà dự án có thể sẽ phải đối mặt trong thực tiễn triển khai. Với những lý do kể trên, bộ công cụ xác định chỉ số môi trường – xã hội cho REDD+ cấp tỉnh cần được xây dựng và phát triển, nhằm: (i) đánh giá mức độ thỏa mãn các điều kiện để triển khai thực hiện REDD+ một cách hiệu quả; (ii) xác định được những thuận lợi và dự báo trước các rủi ro tiềm ẩn khi triển khai REDD+; và (iii) cung cấp thông tin đầu vào cho các quyết định triển khai REDD+, quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện REDD+ cấp tỉnh và hệ thống đảm bảo an toàn môi trường – xã hội tại các địa phương cụ thể từ trước khi chính thức triển khai, thực hiện các hoạt động REDD+.
8
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Bộ chỉ số môi trường – xã hội cho thực hiện REDD+ cấp tỉnh (REDD+ Social and Environmental Index, gọi tắt là RESI), do đó, được Trung tâm Con người và Thiên nhiên nghiên cứu xây dựng và phát triển. Đây là một trong hai kết quả chính của Dự án Nghiên cứu và tăng cường năng lực về REDD+, sinh kế và tính dễ tổn thương ở Việt Nam: Xây dựng các công cụ phân tích xã hội và quy hoạch phát triển (PEER), thực hiện từ năm 2012 – 2015, cùng Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội), tổ chức Tropenbos International (Hà Lan) với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Đại học Rutgers (Hoa Kỳ). Về bản chất, bộ chỉ số RESI giúp đánh giá hiện trạng và điều kiện môi trường – xã hội; theo đó, làm nổi bật các lợi thế sẵn có cũng như dự báo được các rủi ro tiềm ẩn khi quyết định triển khai, thực hiện REDD+ trong bối cảnh cụ thể của từng địa phương. Nói cách khác, RESI giúp đo lường và so sánh được mức độ sẵn sàng của các tỉnh từ trước khi bắt đầu triển khai thưc hiện các dự án, hoạt động REDD+ trong thực tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi các nhà đầu tư (chính phủ, các tổ chức phi chính phủ hay công ty tư nhân) tiến hành khảo sát và tìm kiếm những địa điểm tối ưu để triển khai REDD+, cũng như thực hiện lồng ghép các biện pháp đảm bảo an toàn để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện. Để đánh giá mức độ sẵn sàng và tính phù hợp của hiện trạng môi trường – xã hội địa phương đối với REDD+, bộ chỉ số RESI được phát triển dựa trên 04 hợp phần nội dung chính:
Bảng 1 - Các chỉ số lĩnh vực chính của bộ chỉ số RESI Nền tảng chính sách – pháp luật: Chỉ số lĩnh vực này sẽ tập trung đánh giá mức độ sẵn có của hệ thống chính sách – quy định pháp luật hỗ trợ cho việc triển khai, thực hiện REDD+ tại địa phương. Theo đó, nội dung này sẽ bao gồm các chỉ tiêu về: các chính sách về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh; lồng ghép các ưu tiên về QLBVPTR và BĐKH trong các quyết sách phát triển kinh tế, xã hội địa phương; các ưu tiên, đầu tư tài chính cho hoạt động QLBVR và phát triển lâm nghiệp; cũng như tầm quan trọng của rừng và BĐKH trong các quyết sách “đánh đổi” phát triển kinh tế xã hội địa phương. Hệ thống tổ chức và thể chế QLBVR: Chỉ số lĩnh vực này sẽ tập trung đánh giá khả năng đáp ứng và sẵn sàng của hệ thống tổ chức và thể chế QLBVR sẵn có tại địa phương khi tiến hành triển khai thực hiện REDD+. Theo đó, nội dung này bao gồm các chỉ tiêu về: Năng lực và kinh nghiệm quản trị lâm nghiệp địa phương đối với các cơ quan cấp tỉnh; Hệ thống quyền tiếp cận và sở hữu đối với rừng và đất rừng tại địa phương; các ưu tiên và kinh nghiệm thực hiện REDD+ tại địa phương; cơ chế hợp tác, phối hợp QLBVR cấp tỉnh; tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin lâm nghiệp; thực thi pháp luật QLBVR địa phương; hệ thống giám sát và thu thập thông tin lâm nghiệp; và giá trị kinh tế của các hoạt động lâm nghiệp tại địa phương; Điều kiện/hiện trạng môi trường địa phương cho REDD+: Chỉ số lĩnh vực này sẽ đánh giá mức độ phù hợp của các yếu tố môi trường địa phương thỏa mãn điều kiện ưu tiên thực hiện dự án REDD+. Đó là những địa phương có diện tích rừng tự nhiên lớn, rủi ro mất rừng cũng như mức độ dễ bị tổn thương của rừng trước tác động của con người và BĐKH cao, nhưng cơ hội tăng khả năng lưu trữ Cacbon lớn (thông qua các hoạt động hỗ trợ bảo vệ và trồng rừng). Các nội dung này cũng chính là các chỉ số thành phần trong chỉ số lĩnh vực liên quan đến điều kiện/hiện trạng môi trường. Điều kiện/hiện trạng xã hội địa phương cho REDD+: Chỉ số lĩnh vực xã hội tập trung đánh giá mức độ rủi ro của các yếu tố xã hội địa phương có thể ảnh hưởng/bị ảnh hưởng đến/bởi kết quả thực hiện REDD+ như: Tỷ lệ dân tộc thiểu số và tình trạng đói nghèo tại địa phương; Sinh kế và lao động phụ thuộc vào rừng; Quyền sử dụng đất và các vấn đề tranh chấp, giải quyêt tranh chấp tài nguyên rừng/đất rừng tại địa phương; Sự tham gia của người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương trong QLBVR; và Vai trò của giới và mức độ liên quan đến hoạt động lâm nghiệp.
Nội dung chi tiết về các tiêu chí, chỉ số thành phần được trình bày trong Phụ lục I – Danh sách các chỉ số thành phần và tiêu chí đánh giá RESI
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
9
Khung nội dung của bộ chỉ số RESI
Cơ sở và định hướng xây dựng bộ chỉ số RESI Giảm phát thải khí nhà kính từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD+) có khả năng mang lại đa lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Giám sát – đánh giá tác động của REDD+ có thể đảm bảo giảm thiểu được các rủi ro và tối đa hóa các lợi ích. Bên cạnh đó, kết quả của hoạt động giám sát – đánh giá trong REDD+ còn có thể giúp chứng minh được việc tuân thủ các thỏa thuận, nguyên tắc về đảm bảo an toàn môi trường – xã hội song phương và đa phương. Như đã trình bày ở phần trước, với mục đích xây đựng một công cụ có thể đo lường và phản ánh rõ những thuận lợi cũng như rủi ro tiềm ẩn về môi trường và xã hội của REDD+ từ bước đầu tiên lựa chọn địa điểm và lập kế hoạch thực hiện, bộ chỉ số RESI, do đó, được xây dựng và phát triển trên cơ sở và định hướng các nguyên tắc, nội dung và quy định bảo đảm an toàn môi trường – xã hội khi thực hiện REDD+.
Hiện tại, trong các thảo luận song phương và đa phương, nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn môi trường – xã hội trong REDD+ đã được phát triển thành một số hướng dẫn và bộ tiêu chuẩn, đang được áp dụng khá phổ biến, như: (i) Các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun (UNFCCC, 2010); (ii) Tiêu chuẩn Môi trường – Xã hội trong REDD+ (Social and Environmental Standards, SES, 2012); (iii) Bộ nguyên tắc và tiêu chí môi trường và xã hội của Chương trình UN-REDD (2012); (iv) Bộ chính sách đảm bảo an toàn cho các dự án đầu tư của Quỹ đối tác Cacbon, thuộc Ngân hàng Thế giới (2012). Các hợp phần chính và nội dung chi tiết của bộ chỉ số RESI cũng được tham khảo và phát triển từ các kinh nghiệm sẵn có này. Cụ thể:
Các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun (UNFCCC)
Hệ thống các biện pháp bảo vệ Cancun đưa ra 7 nguyên tắc cơ bản khi thực hiện các hoạt động REDD+ (xem Hộp 1) với mục tiêu giải quyết các tác động có thể trở thành tiêu cực về mặt môi trường – xã hội của cơ chế REDD+.
10
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Hộp 1 - Các nguyên tắc đảm bảo an toàn Cancun (UNFCCC, 2010) Khi thực hiện các hoạt động REDD+, các biện pháp bảo vệ sau cần được thúc đẩy và hỗ trợ:
Các hoạt động bổ sung hoặc các hoạt động nhất quán với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia cũng như các thỏa thuận và nghĩa vụ quốc tế liên quan;
Các cơ cấu quản lý lâm nghiệp nhà nước hiệu quả và minh bạch, có tính đến việc tuân thủ pháp luật và chủ quyền quốc gia;
Tôn trọng kiến thức và quyền của người bản địa cũng nhưcác thành viên của cộng đồng địa phương bằng cách đảm bảo tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế, luật pháp và bối cảnh quốc gia; lưu ý đến việc Đại hội Hội đồng Liên hiệp quốc đã phê chuẩn Quyền của người bản địa;
Sự tham gia đầy đủ và có hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người bản địa và các cộng đồng địa phương trong các hoạt động của REDD+;
Các hành động nhất quán với việc bảo tồn rừng tự nhiên và đa dạng sinh học, đảm bảo rằng các hoạt động REDD+ không sử dụng để biến đổi rừng tự nhiên mà thay vào đó là để khuyến khích bảo vệ và bảo tồn rừng tự nhiên cũng như các dịch vụ hệ sinh thái, đồng thời để nâng cao các lợi ích về môi trường và xã hội khác;
Các hành động giải quyết các rủi ro có thể xảy ra do những thay đổi, xáo trộn;
Các hành động giảm thiểu dịch chuyển phát thải.
Trong các nguyên tắc đảm bảo an toàn của Cancun, năm nguyên tắc cơ bản đầu tiên được xem xét và đưa vào bộ chỉ số RESI, bao gồm:
Nguyên tắc về hoạt động bổ sung hoặc hoạt động nhất quán với các mục tiêu của các chương trình lâm nghiệp quốc gia cũng như các thỏa thuận và nghĩa vụquốc tế liên quan được cụ thể hóa trong các chỉ tiêu và tiêu chí thành phần của chỉ số lĩnh vực số 1 – Nền tảng chính sách và pháp luật (xem phần Phụ lục I). Tôn trọng tri thức và quyền của các dân tộc bản địa cũng nhưthành viên của các cộng đồng địa phương: Các quyền này bao gồm quyền đối với rừng/đất rừng, vùng lãnh thổ và các nguồn tài nguyên, cũng như cả các quyền văn hóa (truyền thống canh tác và quản lý tài nguyên theo các luật tục địa phương). Chính phủ các quốc gia tham gia REDD+ phải chứng tỏ cam kết của mình và có những hành động cụ thể để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn này như một yếu tổ quan trọng trong sự thành công của REDD+. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong bộ chỉ số RESI thông qua các chỉ số thành phần về mức độ đảm bảo các quyền này trong thực tế địa phương, thuộc chỉ số lĩnh vực 2 – Hệ thống tổ chức và thể chế (xem phần Phụ lục I).
Nguyên tắc về sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan, đặc biệt là người dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương: Nguyên tắc này yêu cầu sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương trong REDD+ ở tất cả các giai đoạn và các bước thực hiện REDD+, các cơ chế và quy trình ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu. Nguyên tắc này cũng đòi hỏi phải cung cấp một môi trường thuận lợi, hỗ trợ kỹ thuật và trợ giúp cho cộng đồng địa phương, đặc biệt tại cấp cơ sở để có thể tiếp cận thông tin liên quan một cách dễ dàng và dễ hiểu. Nội dung nguyên tắc này được cụ thể hóa trong bộ chỉ số RESI qua các tiêu chí về sự tham gia, tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin của các đối tượng liên quan, thuộc chỉ số lĩnh vực số 2 – Hệ thống tổ chức và thể chế; và chỉ số lĩnh vực số 4 – Các điều kiện xã hội địa phương cho REDD+ (xem phần Phụ lục I). Nguyên tắc về bảo tồn rừng tự nhiên, đa dạng sinh học, tăng cường lợi ích xã hội và môi trường khác: Nguyên tắc này có nghĩa là REDD+ không nên dẫn đến việc phá hủy rừng tự nhiên và đa dạng sinh học. Việc khai thác rừng tự nhiên hoặc chuyển đổi để trồng rừng của Tài liệu hướng dẫn thực hiện
11
chính quyền địa phương, hoặc của người dân bản địa do đó bị ảnh hưởng khi tiến hành thực hiện REDD+. Một cơ chế chia sẻ lợi ích dựa trên nguyên tắc công bằng, hợp lý và thỏa thuận cần được thương lượng giữa các bên liên quan. Nguyên tắc này được cụ thể hóa trong bộ chỉ số RESI, thông qua một số chỉ số thành phần, như: vai trò của rừng/đa dạng sinh học trong các quyết sách phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân địa phương; cũng như các chỉ số của chỉ số lĩnh vực số 3 về hiện trạng môi trường (xem phần Phụ lục I). Nguyên tắc cơ cấu quản trị rừng quốc gia minh bạch và hiệu quả: Nguyên tắc này bao gồm sự tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền lãnh thổ của người dân bản địa và hệ thống quản lý rừng theo phong tục tập quán, cũng như các tổ chức tự quản, mô hình rừng cộng đồng hay cơ chế đồng quản lý rừng. Hơn nữa, các cơ quan và các cơ chế được thiết lập để thực hiện, giám sát và báo cáo của REDD+ cũng cần phải quan tâm tới nội dung liên quan đếntrách nhiệm giải trình ở tất cả các cấp và sự tham gia có hiệu quả của cộng đồng và các bên liên quan khác. Các nội dung của nguyên tắc này cũng lần lượt được cụ thể hóa trong các chỉ số thành phần và tiêu chí thuộc chỉ số lĩnh vực I, II và IV (xem phần Phụ lục I).
Bộ tiêu chuẩn môi trường-xã hội REDD+ (SES)
Bộ tiêu chuẩn môi trường – xã hội REDD+ (REDD+ Social and Environmental Standards, SES) do tổ chức CARE International và Liên minh Khí hậu, Cộng đồng và Đa dạng sinh học (Climate, Community and Biodiversity Alliance – CCBA) công bố vào tháng 09/2012, kèm theo hướng dẫn sử dụng ở cấp quốc gia vào tháng 11/2012. 08 nguyên tắc cơ bản của tiêu chuẩn SES hỗ trợ chính phủ các nước thiết kế thực hiện các chương trình REDD+ cũng như quá trình giám sát – đánh giá - báo cáo quá trình thực hiện, tập trung chủ yếu vào nội dung về tôn trọng quyền của các dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương; đồng thời nâng cao và chia sẻ lợi ích xã hội và môi trường một cách công bằng, bền vững (xem hộp 2).
Hộp 2 - Bộ tiêu chuẩn môi trường - xã hội REDD+ (SES, 2012) 1.
Các chương trình REDD+ cần tôn trọng và đảm bảo các quyền đối với đất, ranh giới và tài nguyên.
2.
Các lợi ích từ chương trình REDD+ cần được chia sẻ một cách công bằng giữa các bên liên quan.
3.
Chương trình REDD+ cần giúp cải thiện sinh kế và an sinh xã hội lâu dài bền vững cho người dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương, đặc biệt đối với các nhóm dễ bị tổn thương.
4.
Chương trình REDD+ cần đóng góp vào các mục tiêu phát triển bền vững, quyền con người và quản trị tốt.
5.
Chương trình REDD+ cần duy trì và phát triển đa dạng sinh học và các dịch vụ môi trường.
6.
Tất cả các bên liên quan cần được đảm bảo tham gia đầy đủ và có ý nghĩa trong quá trình thực hiện REDD+.
7.
Tất cả các bên liên quan được tạo điều kiện để tiếp cận kịp thời các thông tin phù hợp và chính xác cho phép họ ra quyết định và đảm bảo quản trị tốt trong chương trình REDD+.
8.
Chương trình REDD+ cần lồng ghép và phù hợp với các chương trình, quy định chính sách, pháp luật của địa phương, quốc gia và quốc tế.
Tương tự như đối với các nguyên tắc Cancun, chỉ số RESI cũng tham khảo nội dung các nguyên tắc, tiêu chí của tiêu chuẩn SES, trong đó tập trung vào các nội dung về quyền của người dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương; khả năng lồng ghép và tính phù hợp của chương trình, hoạt động REDD+ với các quy định, chính sách sẵn có; và các yêu cầu liên quan đến tham gia đầy đủ và có ý nghĩa (xem Phụ lục I). 12
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Bộ nguyên tắc và tiêu chí môi trường và xã hội của chương trình UN-REDD Cũng tương tự như bộ tiêu chuẩn môi trường và xã hội (SES), Bộ nguyên tắc và tiêu chí môi trường và xã hội (UNREDD Principles and Criteria, hay UNREDD P&C, 2012) được chương trình UNREDD đưa ra trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc đảm bảo an toàn của Cancun trong quá trình thực hiện các hoạt động REDD+. Bộ nguyên tắc và tiêu chuẩn UNREDD, do đó, cũng tập trung hỗ trợ các quốc gia trong quá trình vận hành hệ thống đảm bảo an toàn trong REDD+ và thực hiện đánh giá các chiến lược và chương trình REDD+ quốc gia, với sự hỗ trợ của các bên thứ ba độc lập. Dự thảo của UNREDD xây dựng xuất phát từ những hiểu biết về cơ hội và rủi ro tiềm ẩn của REDD+, cũng như các cam kết và tiêu chuẩn đa phương về môi trường – xã hội. Bộ nguyên tắc và tiêu chuẩn này bao gồm 06 nguyên tắc và 18 tiêu chí khác nhau, tập trung vào các vấn đề: quản trị dân chủ; hệ thống phân phối công bằng; bình đẳng giới; tôn trọng kiến thức bản địa; sinh kế, gắn kết với các mục tiêu chính sách phát triển và môi trường trong nước cũng như quốc tế; tránh chuyển đổi rừng tự nhiên và hạn chế suy thoái rừng; duy trì và tăng cường các dịch vụ đa dạng sinh học,hệ sinh thái; giảm thiểu các tác động bất lợi trực tiếp và gián tiếp tới đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.
Các chính sách đảm bảo an toàn của Quỹ Đối tác Cacbon
Khác với các bộ tiêu chí kể trên, bộ chính sách đảm bảo an toàn được Quỹ Đối tác Cacbon (FCPF) áp dụng cho quy mô dự án và được xây dựng dựa trên việc xem xét, tích hợp các nguyên tắc REDD+ Cancun vào các tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn sẵn có đối với các dự án phát triển của Ngân hàng Thế giới. Do đó, theo quy mô dự án, việc thực hiện các dự án REDD+ bắt buộc phải đảm bảo đầy đủ trước tiên các yêu cầu của chính sách đảm bảo an toàn cho các dự án phát triển của Ngân hàng thế giới. Tài liệu hướng dẫn thực hiện
13
Các nội dung chính của các chính sách đảm bảo an toàn trong REDD+ của FCPF tập trung vào các vấn đề như: Đánh giá tác động môi trường, tác động đối với rừng, hệ sinh thái tự nhiên; vấn đề di dân không tự nguyện, vấn đề về dân tộc bản địa. Đây cũng là những nội dung mà bộ chỉ số RESI quan tâm đến trong các hợp phần chính của mình.
Các hợp phần chính và khung nội dung cơ bản của bộ chỉ số RESI
Học hỏi từ các nguyên tắc và bộ chỉ số quốc tế kể trên, nội dung bộ chỉ số RESI còn được bổ sung, hoàn thiện thêm các khía cạnh về đánh giá liên quan đến đánh giá tác động môi trường của các dự án ảnh hưởng đến rừng và đa dạng sinh học nhằm đo đếm mức độ dễ bị tổn thương và rủi ro REDD+ trong các quyết sách “đánh đổi” phát triển tại địa phương. Ngoài ra, hay các nội dung về dân tộc bản địa và tác động ảnh hưởng với rừng và hệ sinh thái cũng được tích hợp để giúp bộ chỉ số RESI đầy đủ và hoàn thiện hơn. Kết quả cuối cùng, bộ chỉ số RESI được xây dựng và phát triển bao gồm 02 phần chính: a.
b.
Một khung đánh giá với 04 chỉ số lĩnh vực chính, 21 chỉ số thành phần và 72 tiêu chí đánh giá cụ thể
Một bộ công cụ gồm 16 bảng hỏi thành phần (tương ứng với 16 đối tượng cụ thể), với 149 câu hỏi nhằm thu thập thông tin và giúp đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí cụ thể, theo nguyên tắc không quá 3 câu hỏi đối với một chỉ tiêu thành phần.
Bảng 2 - Bộ chỉ số RESI: các chỉ số, tiêu chí và câu hỏi Nền tảng chính sách pháp luật
Hệ thống tổ chức – thể chế quản lý bảo vệ rừng
Điều kiện/hiện trạng môi trường
4 chỉ số được đánh giá thông qua 16 tiêu chí
8 chỉ số được đánh giá thông qua 34 tiêu chí
4 chỉ số được đánh giá thông qua 7 tiêu chí
5 chỉ số được đánh giá thông qua 15 tiêu chí
34 câu hỏi
54 câu hỏi
12 câu hỏi
49 câu hỏi
Tổng: 21 chỉ số, 72 tiêu chí và bộ công cụ tương đương 149 câu hỏi lớn
14
Điều kiện / hiện trạng xã hội
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Nội dung, ý nghĩa của từng chỉ số thành phần trong bộ chỉ số RESI được giải thích cụ thể dưới đây.
Nền tảng chính sách-pháp luật cho thực hiện REDD+
Lĩnh vực
Nền tảng chính sách-pháp luật hỗ trợ cho thực hiện các mục đích REDD+ tại địa phương
Chỉ số
Giải thích và mô tả
1a. Chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh
Sự sẵn sàng và phù hợp của các chính sách liên quan đến bảo vệ phát triển rừng của tỉnh sẽ là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) cũng như xây dựng và thực hiện các can thiệp REDD+ cấp độ dự án tại địa phương. Các chính sách nền tảng, trực tiếp chi phối việc đạt được mục tiêu chính của REDD+ tại cấp tỉnh đến năm 2020 gồm có: quy hoạch sử dụng đất; kế hoạch BVPTR; đề án hoặc chương trình giao đất-giao rừng cho hộ gia đình, cộng đồng; đề án tái cơ cấu công ty lâm nghiệp; và phương án đóng cửa rừng tự nhiên (ngừng khai thác gỗ rừng tự nhiên).
1b. Lồng ghép ưu tiên QLBVR và BĐKH trong phát triển KT-XH
Sự tương đồng và/hoặc nhất quán giữa mục tiêu REDD+ với các mục tiêu của các chính sách môi trường và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sẽ đảm bảo loại bỏ được những đánh đổi, hoặc rủi ro chuyển vùng phát thải từ rừng; từ đó, góp phần tạo ra sự gia tăng (additionality) cacbon rừng. Vì thế, một kế hoạch hoặc can thiệp REDD+ cấp tỉnh sẽ được hỗ trợ tích cực khi các mục tiêu QLBVR của địa phương được lồng ghép và hài hòa với kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh (đến 2020) cũng như các quy hoạch, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với BĐKH và các chương trình, kế hoạch phát triển ngành khác. Mức độ xem xét và giảm thiểu nguy cơ chuyển đổi rừng, đất rừng trong quá trình quyết định các dự án phát triển của địa phương cũng hỗ trợ rất nhiều cho quá trình thực hiện REDD+.
1c. Ưu thế chính sách tài chính đầu tư cho hoạt động QLBVR và phát triển lâm nghiệp
Các mục tiêu REDD+ có đạt được hay không phụ thuộc vào khả năng đầu tư, sự tham gia và thực hiện có hiệu quả từ hệ thống QLBVR của tỉnh bằng nhiều nguồn lực khác nhau. Nguồn thu từ REDD+ được đánh giá chỉ là sự bổ sung về tài chính (nếu có) cho huy động và gắn kết tham gia của hộ gia đình và cộng đồng địa phương trong QLBVR. Vì thế, mức độ đa dạng của các nguồn đầu tư lâm nghiệp từ ngân sách và xã hội hóa, cũng như vai trò đóng góp của chi trả DVMTR thông qua Quỹ BVPTR của tỉnh (hay cơ chế ủy thác khác, nếu có) là sự đảm bảo lâu dài cho tính khả thi của một sáng kiến REDD+ có triển vọng. Sự tồn tại của các chính sách và thể chế địa phương nhằm đảm bảo có được nguồn thu bền vững thực tế, hàng năm từ chi trả DVMTR, ngân sách nhà nước và từ xã hội hóa là những điều kiện hỗ trợ tốt cho việc triển khai các kế hoạch và sáng kiến REDD+ tại địa phương.
1d. Vai trò của rừng và ĐDSH trong thực hiện ĐTM tại địa phương
Sự tham gia tích cực của các tổ chức lâm nghiệp trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án phát triển tại địa phương có thể giúp ngăn ngừa, giảm thiểu sự đánh đổi từ rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác; từ đó, giảm nguy cơ mất rừng và cơ hội làm mất rừng, suy thoái rừng trong tương lai dựa trên các quyết định có xem xét các ưu tiên về bảo vệ rừng và bảo tồn ĐDSH của chính quyền địa phương. Vì vậy, mức độ được tham vấn, tham gia hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM cũng như tuân thủ quy định thực hiện ĐTM đối với các dự án có tác động đến tài nguyên rừng ở địa phương là một biện pháp đảm bảo an toàn hỗ trợ cho tiến trình lập kế hoạch và thực hiện REDD+, giảm rủi ro từ tăng phát thải từ mất rừng, cũng như tăng cường các kế hoạch QLBVR và BTTN trong giai đoạn tuân thủ thực hiện sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt.
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
15
Hệ thống tổ chức-thể chế quản lý bảo vệ rừng cho thực hiện REDD+
Lĩnh vực Hệ thống tổ chức-thể chế quản lý bảo vệ rừng tại địa phương cho thực hiện REDD+
16
Chỉ số
Giải thích và mô tả
2a. Năng lực và kinh nghiệm quản trị lâm nghiệp địa phương (chỉ đạo)
Ban chỉ đạo thực hiện Kế hoạch BVPTR đến năm 2020 là một thể chế lãnh đạo, chỉ đạo, có sự tham gia của nhiều bên liên quan, có giá trị đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ QLBVR cũng như REDD+ được thực hiện theo yêu cầu. Vì thế, sự hiện diện của Ban chỉ đạo, mức độ đa ngành, khả năng điều phối liên ngành và hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo có ý nghĩa thúc đẩy các sáng kiến lâm nghiệp tại địa phương như REDD+ có thể được thực hiện một cách nhất quán, phù hợp và được lồng ghép hài hòa với chính sách và mục tiêu phát triển khác.
2b. Hệ thống quyền và tiếp cận sở hữu đối với rừng/ đất rừng tại địa phương
Thực tế (hiện trạng) và cơ hội tiếp cận rừng, đất rừng của hộ gia đình và cộng đồng theo các quy định về quyền để họ có thể trở thành chủ rừng là yếu tố có tính quyết định cũng như yêu cầu của thực hiện REDD+, nhất là giai đoạn tham vấn và tìm kiếm sự tham gia đồng thuận (FPIC) cũng như tổ chức QLBVR và chia sẻ lợi ích. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của hộ gia đình và cộng đồng địa phương về phối hợp QLBVR hay quản lý rừng bền vững là những điều kiện ưu thế, hỗ trợ cho thực hiện REDD+. Vì thế, tình trạng phân bổ giao đất-giao rừng cho các bên liên quan, quyền tiếp cận (sở hữu, quản lý, hưởng dụng) từ rừng và đất rừng của hộ gia đình và cộng đồng địa phương, cũng nhưcác hạn chế về thực hành quyền, hay kinh nghiệm phối hợp QLBVR, quản lý rừng bền vững của hộ gia đình, cộng đồng là những chỉ số nền tảng cho thiết kế, thực hiện và đo đếm kết quả QLBVR trong thực hiện REDD+.
2c. Xác lập quá trình và ưu tiên cho thực hiện REDD+ địa phương
REDD+ là sáng kiến mới, đang ở giai đoạn phát triển, đồng thời phải tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn quốc tế, cũng như các quy định của Chính phủ Việt Nam liên quan đến thực thi REDD+ và cùng các quy định hiện hành về QLBVR. Vì thế, những tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh (PRAP) và/hoặc đã và đang thực hiện các sáng kiến, dự án REDD+ được xem là có ưu thế và thuận lợi hơn so với các địa phương chưa tham gia.
2d. Hợp tác và điều phối quản lý bảo vệ rừng
Việc thực hiện REDD+ ở Việt Nam đòi hỏi khả năng điều phối và hợp tác liên ngành hiệu quả trong tất cả các hợp phần liên quan, từ giao đất-giao rừng, tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn MT-XH, giám sát Cacbon, ĐDSH, chia sẻ lợi ích,... Hợp tác liên ngành là một nguyên tắc nền tảng đảm bảo cho quản trị rừng hiệu quả, và là một hợp phần quan trọng của thực hiện REDD+. Vì thế, trong bối cảnh quản trị lâm nghiệp cấp tỉnh ở Việt Nam, sự hiện diện của các cơ chế phối hợp liên ngành được thể chế hóa ở cấp tỉnh, huyện, và mức độ phối hợp thực tế giữa các ngành trong QLBVR ở cấp huyện được xem là những yếu tố quan trọng.
2e. Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin lâm nghiệp
Tính minh bạch và khả năng tiếp cận thông tin lâm nghiệp Công khai thông tin và đảm bảo các bên liên quan đều có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về chính sách, quy định lâm nghiệp, QLBVR tại địa phương là điều kiện cần để thúc đẩy các bên, nhất là hộ gia đình và cộng đồng, có đủ thông tin và hiểu biết tự quyết định có tham gia REDD+ hay không. Thông tin minh bạch, được thông báo, tiếp nhận và giải trình đầy đủ là một động lực để duy trì sự cam kết tham gia QLBVR của các bên trong suốt tiến trình thực hiện REDD+. Vì vậy, những tỉnh có hạ tầng thông tin lâm nghiệp đầy đủ, cập nhật, tiếp cận được; duy trì hoạt động truyền thông QLBVR tại cơ sở; tích cực phản hồi thông tin; và có cộng đồng nhận thức đầy đủ thì được xem là có ưu thế và sẵn sàng cao cho thực hiện REDD+.
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Lĩnh vực
Chỉ số
Giải thích và mô tả
2f. Thực thi pháp luật quản lý bảo vệ, phát triển rừng địa phương
Hiệu quả thực hiện REDD+ ở các tỉnh, xét cho cùng, phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng thực thi pháp luật QLBVR của các chủ rừng tại cơ sở, được thể hiện thông qua kết quả giám sát diễn biến rừng theo định kỳ (hàng tháng, năm) của cơ quan kiểm lâm địa phương. Vì vậy, có thể xem xét mức độ sẵn sàng thực thi lâm luật tại địa phương dựa trên nguồn nhân lực nhà nước hiện phân bổ cho QLBVR và hiệu quả thực hiện QLBVR của các loại chủ rừng hiện có tại địa phương.
2g. Hệ thống giám sát và thu thập thông tin lâm nghiệp địa phương
Thiết lập hệ thống quan trắc, báo cáo và thẩm tra (MRV) là hợp phần bắt buộc cho thực hiện REDD+ ở mọi cấp độ. Điều này đòi hỏi các địa phương thực hiện REDD+ phải có khả năng đáp ứng về một hệ thống quan trắc diễn biến rừng và giám sát kết quả QLBVR, và theo đó, cơ sở dữ liệu quan trắc, giám sát cần được quản lý để có thể truy xuất, phân tích và báo cáo theo hệ thống quốc gia, hỗ trợ và đóng góp vào thực hiện REDD+ ở cả cấp địa phương và quốc gia.
2h. Giá trị kinh tế của hoạt động lâm nghiệp địa phương
Chi phí cơ hội từ chuyển đổi rừng, đất rừng sang các hoạt động kinh tế khác trong bối cảnh các địa bàn miền núi hiện nay, như canh tác nương rẫy, trồng rừng thương mại, cây trồng hàng hóa, là một trong những thách thức cho thực hiện REDD+ vì có nguy cơ làm gia tăng phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng. Vì vậy, tính toán được giá trị thu nhập trung bình theo đơn vị diện tích từ các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp hiện có và có thể có tại địa phương sẽ giúp tỉnh lựa chọn được địa bàn và thiết kế hoạt động REDD+ phù hợp. Đồng thời, điều này cũng giúp tỉnh có chiến lược can thiệp cần thiết về quy hoạch sử dụng đất, đầu tư phát triển hoặc điều phối các nguồn lực cho QLBVR, nhằm nhằm đảm bảo lợi ích và cam kết tham gia QLBVR của hộ gia đình cũng như cộng đồng địa phương.
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
17
Hiện trạng và điều kiện môi trường cho thực hiện REDD+
Lĩnh vực
Hiện trạng hoặc điều kiện môi trường địa phương
18
Chỉ số
Giải thích và mô tả
3a. Diện tích và cơ cấu tài nguyên rừng địa phương
Mục tiêu thực hiện REDD+ cấp tỉnh dù ở quy mô nào cũng đều phụ thuộc vào nỗ lực bảo vệ, duy trì và phát triển diện tích rừng hiện có, thể hiện qua cam kết gia tăng độ che phủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh theo Kế hoạch BVPTR đến năm 2020. Trong đó, bảo vệ tính toàn vẹn và gia tăng chất lượng của diện tích rừng tự nhiên thông qua phục hồi sinh thái hoặc can thiệp lâm sinh, từ rừng nghèo đến trung bình, giàu, là những tiêu chí có thể so sánh dựa trên kết quả giám sát diễn biến rừng hàng năm của địa phương. Thông tin chi tiết về diện tích và cơ cấu rừng tự nhiên của từng xã, huyện cho phép tỉnh lựa chọn các địa bàn tiềm năng để thực hiện REDD+.
3b. Phạm vi và xu hướng mất rừng tại địa phương
So sánh kết quả giám sát diễn biến rừng hàng năm của tỉnh do cơ quan kiểm lâm cung cấp cho phép xác định được xu hướng mất rừng cũng như các nguyên nhân gây mất rừng khác nhau, nhất là mất rừng ở quy mô lớn do chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhận thức được bối cảnh môi trường này của địa phương sẽ dự báo được mức độ thuận lợi của thực hiện REDD+, hoặc giúp lựa chọn được địa bàn phù hợp và hành động can thiệp cần thiết để có thể đảm bảo giảm phát thải từ thực hiện REDD+ theo kỳ vọng.
3c. Hỗ trợ và thúc đẩy công tác trồng rừng tại địa phương
Nỗ lực đầu tư trồng mới rừng, phục hồi rừng tự nhiên là các can thiệp có tác dụng làm gia tăng tích lũy Cacbon nhất định trong chu kỳ ngắn hạn hoặc dài hạn. Tác động này có ý nghĩa quan trọng đối với thực hiện REDD+ vì giảm sức ép lên khai thác rừng tự nhiên (tăng phát thải) hoặc cải thiện sinh kế cộng đồng, nhất là ở trong hoặc liền kề các khu vực rừng thực hiện REDD+.
3d. Mức độ dễ bị tổn thương của rừng trước tác động của hoạt động của con người và BĐKH
Cháy rừng, hạn hán, sâu bệnh đều có thể là những nguyên nhân dẫn đến mất rừng, suy thoái rừng mà có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến BĐKH (như thay đổi nhiệt độ). Ghi nhận tần suất và mức độ trầm trọng của các tác động này xảy ra đối với tài nguyên rừng tại địa phương có thể giúp xác định thêm rủi ro mà việc thiết kế và giám sát thực hiện REDD+ cần phải xem xét.
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Hiện trạng và điều kiện xã hội cho thực hiện REDD+
Lĩnh vực
Hiện trạng hoặc điều kiện xã hội địa phương
Chỉ số
Giải thích và mô tả
4a. Cơ cấu dân tộc và tình trạng đói nghèo tại địa phương
Cộng đồng dân tộc thiểu số miền núi là nhóm dân số có mức độ phụ thuộc vào rừng cao nhất để sinh cư theo sinh kế truyền thống về canh tác nương rẫy, sử dụng đất và khai thác lâm sản. Đây cũng là nhóm có tỷ lệ đói nghèo cao nhất hiện nay. Vì vậy, lựa chọn chỉ số này nhằm phản ánh các tỉnh có tỷ lệ cơ cấu đồng bào dân tộc và đói nghèo càng cao thì nguy cơ mất rừng và suy thoái rừng cũng cao hơn các tỉnh khác, do vậy rủi ro cho thực hiện REDD+ cũng gia tăng. Từ đó tác động đến lựa chọn địa bàn và hành động REDD+ phù hợp của các nhà đầu tư.
4b. Sinh kế và lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp
Hoạt động lâm nghiệp truyền thống gắn liền với khai thác, sử dụng đất rừng và lâm sản để tạo thu nhập của người dân, là những can thiệp gia tăng mất rừng và suy thoái rừng, hơn là hoạt động QLBVR tự nguyện hoặc được trả tiền. Mức độ tham gia khai thác của cộng đồng càng cao thì nguy cơ gia tăng phát thải càng lớn và ngược lại. Vì vậy, các thông số về số lượng lao động trong hoạt động lâm nghiệp, diện tích và quy hoạch canh tác nương rẫy hiện có, và mức độ thu nhập trung bình từ sinh kế lâm nghiệp truyền thống cho phép dự báo các khó khăn hoặc thuận lợi của địa phương khi tham gia thực hiện REDD+.
4c. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp tài nguyên đất/ rừng
Mâu thuẫn, tranh chấp sử dụng đất, rừng theo luật tục hoặc luật hiện hành là khá phổ biến giữa các chủ rừng, làm suy yếu khả năng tham gia, hợp tác QLBVR cũng như chia sẻ lợi ích công bằng. Xung đột quyền và lợi ích từ tiếp cận đất rừng, rừng một cách hợp pháp giữa hộ gia đình, cộng đồng với các bên liên quan khác sẽ làm gia tăng rủi ro đối với mất rừng và suy thoái rừng, từ đó làm cho REDD+ càng trở nên không chắc chắn nếu quyết định thực hiện. Vì vậy, mức độ ghi nhận tình trạng tranh chấp và khả năng giải quyết tranh chấp đất rừng, rừng của chính cộng đồng và chính quyền địa phương là các thông số quan trọng, cho phép nhà đầu tư và các bên tham gia xác định được rủi ro khi xem xét thực hiện REDD+.
4d. Sự tham gia của người dân và chính quyền địa phương trong QLBVR
Tham gia các sáng kiến REDD+, người dân và chính quyền địa phương không đơn thuần chỉ được thông báo hoặc tham vấn, mà họ, nhất là các hộ gia đình, phải được tham gia chủ động trong suốt tiến trình với vai trò là chủ rừng, để tự ra quyết định dựa trên các hiểu biết về phương án REDD+ được thông tin đầy đủ, kịp thời. Vì vậy, kiểm chứng mức độ tham gia của người dân (thôn bản) và chính quyền địa phương (xã) trong các hoạt động lâm nghiệp như thông tin chính sách, giao đất giao rừng, phối hợp QLBVR, chi trả DVMTR, xử lý vi phạm… cho phép xác định được khả năng sẵn sàng của họ khi một sáng kiến REDD+ được triển khai.
4e. Vai trò của giới và mức độ liên quan đến hoạt động lâm nghiệp
Phụ nữ là nhóm dân cư có mức độ tương tác cao đối với đất rừng, rừng thông qua các hoạt động sinh kế truyền thống như canh tác nương rẫy, thu hái lâm sản. Họ có quyền tiếp cận sử dụng đất lâm nghiệp thông qua giao đất giao rừng một cách hợp pháp và công bằng như các đối tượng khác. Quá trình thông tin, tham vấn trước và tìm kiếm đồng thuận tham gia REDD+ không thể thiếu sự tham gia của phụ nữ ở cấp cơ sở. Vì thế, các tỉnh có cách chính sách cho phụ nữ tham gia hoạt động lâm nghiệp, tiếng nói của phụ nữ trong hệ thống quản lý nhà nước về QLBVR, kinh nghiệm, cơ hội và lợi ích tham gia của phụ nữ trong hoạt động lâm nghiệp là những điều kiện quan trọng để xây dựng và thúc đẩy thực hiện REDD+ ở cả cấp quản lý và địa bàn.
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
19
Phương pháp thực hiện và áp dụng
Các bước xây dựng bộ chỉ số RESI Các bước xây dựng khung nội dung và bộ công cụ đánh giá bộ chỉ số RESI được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổng quan tài liệu xác định các hợp phần/khía cạnh/lĩnh vực chính. Bước 2: Tổ chức tọa đàm, tham vấn ý kiến chuyên gia xác định các chỉ số thành phần trong các lĩnh vực chính. Bước 3: Cụ thể hóa các chỉ số thành phần dưới dạng các tiêu chí, thông tin cần thu thập (chỉ tiêu thành phần).
Sau khi khung nội dung được hoàn thiện, bộ công cụ để tiến hành áp dụng chỉ số RESI được thiết kế:
Bước 4: Cụ thể hóa các tiêu chí, thông tin cần thu thập dưới dạng các câu hỏi (trong các bộ công cụ).
Điểm mạnh và cũng là nguyên tắc nền tảng của bộ công cụ của RESI là quá trình tham vấn và thu thập bằng chứng, số liệu có sự tham gia của các bên liên quan chính trong các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và REDD+ từ cấp tỉnh đến cấp cộng đồng. Danh sách cơ quan tham vấn chi tiết trong Phụ lục II của tài liệu này. Các văn bản hướng dẫn cấp tỉnh, quy hoạch, kế hoạch, dự án và báo cáo hoạt động và các tài liệu thứ cấp khác thu thập trong quá trình tham vấn cũng được sử dụng như một nguồn dữ liệu đầu vào, nhằm diễn giải cho các lựa chọn trả lời trong các bảng hỏi của bộ công cụ đánh giá RESI.
Thử nghiệm và thí điểm bộ công cụ đánh giá RESI
Có 5 tỉnh được lựa chọn thí điểm áp dụng bộ chỉ số RESI theo đặc trưng của các vùng sinh thái khác nhau tại Việt Nam, là Điện Biên, Sơn La, Kiên Giang, Kon Tum và Lâm Đồng.
20
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Lâm Đồng được lựa chọn là tỉnh thí điểm đầu tiên nhằm kiểm tra tính khả thi nội dung bộ chỉ số và bộ công cụ đánh giá RESI. Sau đó, ba nhóm nghiên cứu của ba tổ chức: Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES) và Trung tâm Tropenbos thực hiện đánh giá thí điểm đồng thời tại 04 tỉnh còn lại trong tháng 7/2014. HÀ GIANG
CAO BẰNG
LÀO CAI
Điện Biên
LAI CHÂU BẮC KẠN TUYÊN QUANG YÊN BÁI
ĐIỆN BIÊN PHỦ SƠN LA
PHÚ THỌ
LẠNG SƠN THÁI NGUYÊN VĨNH PHÚC BẮC GIANG BẮC NINH
HÀ NỘI
HẢI DƯƠNG
HOÀ BÌNH
Sơn La
HÀ NAM NINH BÌNH
QUẢNG NINH
HẢI PHÒNG
HƯNG YÊN
THÁI BÌNH NAM ĐỊNH
THANH HÓA
NGHỆ AN
HÀ TĨNH
À
N
G
S
A
QUẢNGBÌNH
O
H
O
QUẢNGTRỊ
Đ
Ả
HUẾ ĐÀ NẴNG Q
U
Ầ
N
QUẢNG NAM
Kon Tum
QUẢNG NGÃI KON TUM
GIA LAI
BÌNH ĐỊNH
PHÚ YÊN ĐẮK LẮK
KHÁNH HOÀ
ĐẮK NÔNG
LÂM ĐỒNG
Lâm Đồng
BÌNH PHƯỚC NINH THUẬN
TÂY NINH BÌNH DƯƠNG
ĐỒNG NAI
BÌNH THUẬN
TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒNG THÁP
ĐẢO
Ú
QU
ỐC
KIÊN GIANG
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
TIỀN GIANG
AN GIANG
PH
Kiên Giang
LONG AN
VĨNH LONG CẦN THƠ
BẠC LIÊU
BẾN TRE
TRÀ VINH
SÓC TRĂNG
CÀ MAU
CÔN ĐẢO
Q U Ầ N
Đ Ả O
G Ờ N T R Ư
S A
Hình 1 - Các tỉnh thí điểm thực hiện đánh giá RESI
Kiểm tra kết quả Kết quả nghiên cứu, cụ thể là kết quả trả lời các bảng hỏi trong bộ công cụ đánh giá RESI và các tài liệu thứ cấp liên quan, được tập hợp lại. Cán bộ nghiên cứu sẽ bắt đầu rà soát tài liệu và xác minh thông tin các câu trả lời cung cấp trong mỗi bảng hỏi và tập hợp lại thành một bảng hỏi tổng thể hoàn chỉnh theo đúng thứ tự của các chỉ số, chỉ tiêu thành phần của RESI. Đối với mỗi tỉnh, các thông tin và câu trả lời được cung cấp sẽ được đánh giá, phản biện lại bởi một chuyên gia địa phương với nhiều kinh nghiệm liên quan đến ngành lâm nghiệp, quản lý bảo vệ rừng tương ứng của địa phương đó. Sau khi tổng hợp và thống nhất, kết quả cuối cùng đối với từng tỉnh được xác nhận.
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
21
Phân tích kết quả và cho điểm Mỗi chỉ số được cụ thể hóa dưới dạng các câu hỏi thu thập thông tin. Mỗi câu hỏi sẽ có 5 lựa chọn trả lời (a-e), và cho theo thang điểm 100, với 04 mức chính là (a- 100; b – 67, c – 33, d -0, e – không tính điểm), phản ánh mức độ sẵn sàng và thích hợp cho việc thực hiện REDD+. Tất cả các câu hỏi đều được tính điểm vào kết quả đầu ra của RESI cấp tỉnh. Trọng số của tất cả các chỉ số thành phần đều bằng nhau và bằng 1. Tất cả các câu hỏi đều có lựa chọn trả lời “không thích hợp” (e) và các câu hỏi có lựa chọn trả lời này sẽ không được tính điểm. Điểm số cuối cùng là điểm trung bình của tất cả các câu hỏi cụ thể.
Căn cứ vào kết quả cuối cùng của chỉ số RESI, 03 nhóm xếp hạng sẽ được xác định căn cứ trên cơ sở điểm số tương ứng của từng tỉnh:
XẾP HẠNG CÁC TỈNH
1 Đã sẵn sàng (điểm trung bình: 100 – 67): những tỉnh trong nhóm này có tương đối đầy đủ các điều kiện về chính sách, thể chế, tổ chức thực hiện cũng như các điều kiện môi trường, xã hội thích hợp để thực khi REDD+.
22
2
3
Sẵn sàng một phần (điểm trung bình: 66 - 34): những tỉnh thuộc nhóm này đã có những điều kiện nhất định, nhưng vẫn còn những hạn chế trong điều kiện của một hoặc nhiều hợp phần chính: chính sách, thể chế, môi trường và xã hội để có thể thực hiện REDD+.
Chưa sẵn sàng (điểm trung bình: 33 - 0): Những tỉnh thuộc nhóm này đang ở mức thấp nhất, chưa có/hoặc không có những điều kiện cơ bản cần thiết để có thể thực hiện triển khai REDD+.
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Kết luận
Quá trình xây dựng, thử nghiệm và thí điểm đánh giá bộ chỉ số RESI trong thực tế đã cho thấy những ý nghĩa mà kết quả của bộ chỉ số này có thể đem lại, cụ thể:
Các nhà hoạch định chính sách có thể sử dụng kết quả đánh giá RESI như một tài liệu tham khảo trong quá trình ra quyết định, dự báo, lập kế hoạch giám sát – đánh giá mức độ thành công hoặc rủi ro khi triển khai thực hiện REDD+ tại địa phương
Quá trình thực hiện đánh giá RESI sẽ giúp hệ thống hóa lại và cung cấp thông tin đầu vào hữu ích cho quá trình xây dựng kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh; cũng như xây dựng các hệ thống đảm bảo an toàn phù hợp với bối cảnh cụ thể của địa phương từ trước khi các dự án, hoạt động REDD+ được triển khai.
Căn cứ trên kết quả đánh giá RESI, các nhà đầu tư (nhà tài trợ quốc tế, chính phủ, tổ chức phi chính phủ, nhà đầu tư tư nhân) có thể so sánh ưu thế giữa các địa phương khi lựa chọn địa bàn thực hiện REDD+ nhằm đảm bảo các chi phí cơ hội và rủi ro được hạn chế đến mức thấp nhất.
Hơn thế nữa, bộ câu hỏi chi tiết để thu thập thông tin và đánh giá các chỉ số, tiêu chí cũng rất hữu ích trong việc chỉ rõ các ưu điểm, nhược điểm ở từng khía cạnh cụ thể khi triển khai và thực hiện REDD+ trong tương lai tại cấp tỉnh. Đây cũng sẽ là tiền đề giúp đưa ra được các khuyến nghị sửa đổi, nâng cao năng lực giúp các địa phương đạt mức sẵn sàng cao hơn khi thực hiện REDD+.
Trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, bộ chỉ số RESI hứa hẹn sẽ mang lại những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh, vốn được xác định là trọng tâm trong Kế hoạch hành động REDD+ quốc gia, giai đoạn 2016 – 2020; cũng như cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu về REDD+giúp nâng cao nhận thức và năng lực kỹ thuật về REDD+ cho cán bộ địa phương (2011 – 2015), xây dựng hệ thống giám sát – đánh giá và hệ thống thông tin đảm bảo an toàn môi trường – xã hội theo đúng nội dung của Chương trình hành động quốc gia về REDD+ của Việt Nam giai đoạn 2011-2020 (Quyết định 799/2011/ QĐ-TTg, ngày 27/06/2011). Bộ chỉ số RESI và bộ công cụ đánh giá được thử nghiệm tính khả thi tại Lâm Đồng và đánh giá thí điểm đồng thời tại 04 điểm: Điện Biên, Kon Tum, Sơn La và Kiên Giang (Việt Nam) trong năm 2014. Kết quả đánh giá RESI đã chỉ ra rằng, dù chưa thực sự triển khai (Sơn La, Kiên Giang) hay đã có kinh nghiệm thực hiện REDD+ (Điện Biên, Kon Tum), các tỉnh này đều đang ở mức sẵn sàng thấp hoặc chưa sẵn sàng khi còn quá nhiều hạn chế để thực hiện REDD+ một cách hiệu quả, cũng như tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Thông tin và kết quả đánh giá RESI xem chi tiết tại: www.nature.org.vn/resi/vi Tài liệu hướng dẫn thực hiện
23
Tài liệu tham khảo
Corbera, E., & Brown, K. (2010). Offsetting benefits? Analyzing access to forest Cacbon. Environment and Planning A, 42, 1739–1761. doi:10.1068/a42437 Deveny, A., Nackoney, J., Purvis, N., Kopp, R., Gusti, M., Kindermann, G., … Stevenson, A. (2009). Forest Cacbon Index: The geography of forests in climate solutions.
Ipcc. (2007). Climate Change 2007 - The Physical Science Basis: Working Group I Contribution to the Fourth Assessment Report of the IPCC (Climate Change 2007). Cambridge University Press Cambridge United Kingdom and New York NY USA.
Mahanty, S., Milne, S., Dressler, W., & Filer, C. (2012). The Social Life of Forest Cacbon: Property and Politics in the Production of a New Commodity. Human Ecology, 40(5), 661– 664. doi:10.1007/s10745-012-9524-1
Mertz, O., Müller, D., Sikor, T., Hett, C., Heinimann, A., Castella, J.-C., … Sun, and Z. (2012). The forgotten D: challenges of addressing forest degradation in complex mosaic landscapes under REDD+. Geografisk Tidsskrift-Danish Journal of Geography. doi:10.1080/0016722 3.2012.709678 Ribot, J., & Peluso, N. L. (2003). A Theory of Access. Rural Sociology, 68, 153–181. doi:10.1111/j.1549-0831.2003.tb00133.x Sikor, T., & To, P. X. (2012). Conflicts in Vietnam’s forest areas: Implications for FLEGT and REDD+. ETFRN News, 125–133.
Bộ tiêu chuẩn môi trường - xã hội REDD+ (SESs, 2012). Xem tại: http://www.careclimatechange.org/Cacbon-finance-initiatives/reddses
Bộ nguyên tắc và tiêu chí môi trường - xã hội của chương trình UN-REDD (UNREDD, 2012). Xem tại: http://www.un-redd.org/Multiple_Benefits_SEPC/tabid/54130/Default.aspx Các chính sách đảm bảo an toàn của Quỹ Đối tác Cacbon (FCPF, 2012). Xem tại: https://www. forestCacbonpartnership.org/common-approach-environmental-and-social-safeguards
24
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
25
1a
1a
1a
I
I
1a
1a
1a
1a
1a
1a
1a
1a
I
I
I
I
I
I
I
I
PHẦN I KHUNG CHÍNH SÁCH - PHÁP LUẬT HỖ TRỢ THỰC HIỆN REDD+ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1a
I
I
1a
Lĩnh vực đánh giá
I
PHẦN
Mức độ sẵn có và phù hợp của các chính sách quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh
Chỉ số
1a.05
1a.05
1a.04
1a.03
1a.03
1a.03
1a.02
1a.02
1a.02
1a.02
1a.02
1a.02
1a.01
Kế hoạch/phương án đóng cửa rừng tự nhiên của tỉnh
Đề án /kế hoạch thu hồi đất rừng các lâm trường quốc doanh và giao lại cho đối tượng khác
Kế hoạch chương trình tổng thể GĐ-GR toàn tỉnh
Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020 của tỉnh
Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Các tiêu chí đánh giá
1a.05.01
1a.05.00
1a.04.00
1a.03.02
1a.03.01
1a.03.00
1a.02.06
1a.02.05
1a.02.04
1a.02.03
Nếu có,phương án quản lý đối với rừng đóng cửa?
Có/không?
Có/không?
Nếu có, kế hoạch GĐ-GR đối với từng loại rừng?
Nếu có, hình thức, diện tích và đối tượng được giao khoán?
a-e
a-e
a-e
Giải thích
a-e
a-e
a-e
Mục đích, nhiệm vụ liên quan đến tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng theo luật pháp/chính sách hiện hành Có/không?
a-e
a-e
a-e
Mục đích, nhiệm vụ liên quan đến nâng cao thu nhập từ nghề rừng
Mục đích, nhiệm vụ liên quan đến góp phần xóa đói giảm nghèo
Mục đích, nhiệm vụ liên quan đến tạo thêm việc làm từ lâm nghiệp
Mục đích, nhiệm vụ liên quan đến phát triển rừng và nâng cao độ che phủ a-e rừng
a-e
Mục đích, nhiệm vụ liên quan đến quản lỷ, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, giảm căn bản tình trạng vi phạm pháp luật BVPTR, làm mất rừng và suy thoái rừng
1a.02.01 1a.02.02
a-e
Lựa chọn trả lời
Quy hoạch sử dụng đất và nội dung liên quan đến diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh
Câu hỏi 1a.01.00
Phụ lục 1: Các tiêu chí và chỉ số thành phần của RESI
Phụ lục
26
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
1b
1b
1b
1b
I
I
I
I
1b
1b
1b
1b
1b
1b
I
I
I
I
I
1b
1b
1b
1b
1b
1b
1b
I
I
I
I
I
I
I
I
1b
1b
I
I
1b
I
PHẦN I KHUNG CHÍNH SÁCH - PHÁP LUẬT HỖ TRỢ THỰC HIỆN REDD+ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1b
Lĩnh vực đánh giá
I
PHẦN
Mức độ lồng ghép và ưu tiên các nội dung liên quan đến QLBVR và BĐKH trong phát triển KT-XH
Chỉ số
1b.05
1b.05
1b.05
1b.05
1b.05
1b.05
1b.05
1b.05
1b.05
1b.04
1b.03
1b.03
1b.03
1b.03
1b.02
1b.02
1b.02
1b.02
1b.01
1b.01
1b.01
1b.05.09
1b.05.08
Hoạt động dự án khác
Mở rộng đầm hồ nuôi tôm cá
Bố trí tái định cư/khu dân cư mới
Cơ sở hạ tầng (đường giao thông)
Mở rộng diện tích trồng sắn, mía
Mở rộng diện tích trồng cà phê, chè
Mở rộng diện tích trồng cao su
Khai thác khoáng sản
Xây dựng thủy điện, đập thủy lợi
1b.05.01 1b.05.02
Nội dung QLBVR và BĐKH được lồng ghép?
Nâng cao khả năng thích ứng BĐKH qua hoạt động lâm nghiệp
Giảm phát thải khí nhà kính gây BĐKH từ hoạt động lâm nghiệp
Giảm tác động BĐKH đến tài nguyên rừng
Có/không?
Bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng?
Quản lý bền vững tài nguyên rừng?
Bản tồn và tăng cường trữ lượng Cacbon?
Ngăn chặn, giảm phá rừng, mất rừng và suy thoái rừng?
Khía cạnh kinh tế trong mục tiêu của hoạt động lâm nghiệp?
Khía cạnh kinh tế trong mục tiêu của hoạt động lâm nghiệp?
Khía cạnh môi trường trong mục tiêu của hoạt động lâm nghiệp?
Câu hỏi
1b.04.00
1b.03.03
1b.03.02
1b.03.01
1b.03.00
1b.02.04
1b.02.03
1b.02.02
1b.02.01
1b.01.03
1b.01.02
1b.01.01
1b.05.03 Rủi ro chuyển đổi mục đích sử 1b.05.04 dụng rừng, đất lâm nghiệp do 1b.05.05 các qy hoạch, kế hoạch phát 1b.05.06 triển của tỉnh 1b.05.07
Các chương trình, kế hoạch khác của tỉnh
Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của tỉnh
Kế hoạch hành động BVMT của tỉnh
Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020
Các tiêu chí đánh giá
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Giải thích
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
27
1d
1d
I
1d
1d
1d
1d
1d
1d
1d
1d
1d
I
I
I
I
I
I
I
I
I
PHẦN I KHUNG CHÍNH SÁCH - PHÁP LUẬT HỖ TRỢ THỰC HIỆN REDD+ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1d
I
I
1d
Lĩnh vực đánh giá
1c
1c
1c
1c
1c
1c
1c
1c
I
PHẦN
I
I
I
I
I
I
I
I
1c
I
PHẦN I KHUNG CHÍNH SÁCH - PHÁP LUẬT HỖ TRỢ THỰC HIỆN REDD+ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1c
Lĩnh vực đánh giá
I
PHẦN
Vai trò của rừng và đất rừng trong đánh giá tác động môi trường
Chỉ số
Mức độ sẵn có và hiệu quả của các chính sách tài chính cho hoạt động lâm nghiệp
Chỉ số
1d.02
1d.02
1d.02
1d.02
1d.02
1d.01
1d.01
1d.01
1d.01
1d.01
1d.01
1d.01
1d.01
1c.03
1c.02
1c.02
1c.02
1c.01
1c.01
1c.01
1c.01
1c.01
1c.01
Sự tham gia của các cơ quan lâm nghiêp trong hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án cụ thể
Sự tham gia của các cơ quan lâm nghiệp trong hội đồng thẩm định ĐTM
Các tiêu chí đánh giá
Chính sách thu hút đầu tư cho hoạt động lâm nghiệp
Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh và vai trò nguồn thu DVMTR đối với ngân sách chi BVPTR hàng năm
Kinh phí hàng năm cho hoạt động lâm nghiệp của tỉnh
Các tiêu chí đánh giá
1d.02.05
1d.02.04
1d.02.03
Trồng cà phê, chè
Trồng cao su
Khai thác khoáng sản
Nhiệt điện hoặc các dự án năng lượng khác
Xây dựng thủy điện, đập thủy lợi
1d.02.01 1d.02.02
Các cơ quan/cá nhân chuyên gia lâm nghiệp
Hội khoa học lâm nghiệp
Phòng NN-PTNT, Hạt kiểm lâm
Các công ty lâm nghiệp
Ban quản lý rừng
Chi cục lâm nghiệp
Chi cục kiểm lâm
Sở NN-PTNT
Câu hỏi
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
a-e
Giải thích
Đề nghị cho biết những thuận lợi, khó khăn chính trong huy động và chi trả kinh phí PFES Hiệu quả chính sách thu hút đầu tư cho hoạt động lâm nghiệp
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
Quy mô của Quỹ BVPTR
Có/không?
Nguồn khác
Đầu tư tư nhân
Vốn từ quỹ ủy thác (PFES)
Vốn ODA
Ngân sách địa phương
Ngân sách trung ương
1d.01.08
1d.01.07
1d.01.06
1d.01.05
1d.01.04
1d.01.03
1d.01.02
1d.01.01
1c.03.00
1c.02.02
1c.02.01
1c.02.00
1c.01.06
1c.01.05
1c.01.04
1c.01.03
1c.01.02
1c.01.01
Câu hỏi
28
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
1d
I
II
II
II
II
II
II
II
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
2a
2a
2a
2a
2a
2a
2a
1d
I
Lĩnh vực đánh giá
1d
I
PHẦN
1d
1d
1d
1d
1d
1d
1d
1d
1d
I
I
I
I
I
I
I
I
I
1d
1d
I
I
1d
I
PHẦN I KHUNG CHÍNH SÁCH - PHÁP LUẬT HỖ TRỢ THỰC HIỆN REDD+ TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1d
Lĩnh vực đánh giá
I
PHẦN
Năng lực và kinh nghiệm quản trị lâm nghiệp địa phương
Chỉ số
Vai trò của rừng và đất rừng trong đánh giá tác động môi trường
Chỉ số
2a.02
2a.02
2a.02
2a.02
2a.02
2a.02
2a.01
1d.03
1d.03
1d.03
1d.03
1d.03
1d.03
1d.03
1d.03
1d.02
1d.02
1d.02
1d.02
1d.02
1d.02
1d.02
1d.02
Thành phần BCĐ
BCĐ thực hiện kết hoạch BVPTR 2011-2020
Các tiêu chí đánh giá
2a.02.07
2a.02.06
2a.02.05
Đại diện khối doanh nghiệp
Đại diện các tổ chức xã hội
Đại diện lực lượng vũ trang và tư pháp
Đại diện UBND các huyện
Đại diện các sở/ngành chuyên môn khác
2a.02.03 2a.02.04
Đại diện các sở/ngành chuyên môn NNPTNT
Lãnh đạo UBND tỉnh
Có/không?
Câu hỏi
Các cơ quan/cá nhân chuyên gia lâm nghiệp
Hội khoa học lâm nghiệp
Phòng NN-PTNT, Hạt kiểm lâm
Các công ty lâm nghiệp
Ban quản lý rừng
Chi cục lâm nghiệp
2a.02.02
2a.02.01
2a.01.00
1d.03.08
1d.03.07
1d.03.03
Chi cục kiểm lâm
Sở NN-PTNT
1d.03.01
Mở rộng đầm nuôi trồng thủy sản ven biển
Xây đê chắn sóng ven biển
Xây khu tái định cư
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Các loại dự án khác
1d.03.02
Câu hỏi
Sản xuất công nghiệp cao (hoa, rau, củ)
Du lịch sinh thái
Trồng sắn, mía
1d.02.013
1d.02.012
1d.02.011
1d.02.010
1d.02.09
1d.02.08
1d.02.07
1d.02.06
Sự tham gia của các cơ quan lâm nghiệp trong quá trình 1d.03.04 lập báo cáo đánh giá tác động 1d.03.05 môi trường cho các dự án phát triển trên địa bàn tỉnh 1d.03.06
Sự tham gia của các cơ quan lâm nghiêp trong hội đồng thẩm định báo cáo ĐTM của các dự án cụ thể
Các tiêu chí đánh giá
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
29
PHẦN
2b
2b
2b
2b
2b
II
II
II
II
II
2b
2b
II
2b
2b
2b
2b
2b
II
II
II
II
II
II
2b
2b
II
II
2b
2a
2a
2a
II
II
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
Lĩnh vực đánh giá
II
II
Hệ thống quyền và tiếp cận sở hữu đối với rừng/ đất rừng tại địa phương
Chỉ số
Năng lực và kinh nghiệm quản trị lâm nghiệp địa phương
II
2a
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
II
2a
Chỉ số
Lĩnh vực đánh giá
PHẦN
2b.06
2b.05
2b.04
2b.04
2b.04
2b.03
2b.03
2b.03
2b.03
2b.03
2b.03
2b.02
2b.02
2b.01
2b.01
2a.04
2a.03
2a.03
2a.02
2a.02
2b.05.00
2b.06.01
Mức độ đáp ứng các các quyền tiếp cận và sở hữu đối với rừng/đất rừng cho hộ gia đình và cộng đồng
2b.04.02
2b.04.01
2b.04.00
2b.03.06
2b.03.05
2b.03.04
2b.03.03
2b.03.02
2b.03.01
2b.02.02
2b.02.00
2b.01.01
2b.01.00
2a.04.00
2a.03.01
2a.03.00
2a.02.09
2a.02.08
Thực hiện các nguyên tắc quản lý rừng bền vững và hướng tới chứng chỉ FSC/ PEFC
Các mô hình QLBVR do cộng đồng thực hiện
Các hình thức tổ chức phối hợp quản lý rừng ở địa phương
Tình trạng thực hiện giao đất - giao rừng hiện tại
Các chủ rừng tại địa phương
Các tiêu chí đánh giá
Hiệu quả hoạt động BCĐ
Văn phòng thường trực
Thành phần BCĐ
Các tiêu chí đánh giá
Có các quy định hay quyền truyền thống liên quan đến rừng/đất rừng hay không? Có được thừa nhận chính thức?
Kết quả thực hiện
Các quy chế hoặc hướng dẫn xây dựng mô hình quản lý rừng cộng đồng
Đánh giá hiệu quả của các mô hình (nếu có)
Sự tồn tại của các mô hình RCĐ
Đồng quản lý giữa chủ rừng và lực lượng khác
Đồng quản lý giữa chủ rừng với các tổ chức xã hội
Đồng quản lý giữa chủ rừng và cộng đồng thôn
Đồng quản lý giữa chủ rừng và hộ gia đình/nhóm hộ
Đồng quản lý giữa chủ rừng và doanh nghiệp
Đồng quản lý giữa chủ rừng và chính quyền địa phương
Mức độ công bố thông tin liên quan đến kết quả GĐ-GR
Kết quả thực hiện GĐ-GR
Mức độ công bố thông tin liên quan đến chủ rừng
Thống kê các chủ rừng tại địa phương
Câu hỏi
Đánh giá hiệu quả hoạt động và đề xuất điều chỉnh
Hình thức hoạt động của văn phòng
Có/không?
Các cơ quan/cá nhân chuyên gia lâm nghiệp
Đại diện các tổ chức cộng đồng địa phương
Câu hỏi
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
Giải thích
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
30
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
II
II
II
II
II
PHẦN
II
II
II
II
PHẦN
II
II
II
II
II
II
II
II
Xác lập quá trình và ưu tiên cho thực hiện REDD+ địa phương
Hợp tác và điều phối quản lý bảo vệ rừng
2d
2d
2d
2d
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
2d
Chỉ số
Lĩnh vực đánh giá
2c
2c
2c
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
2c
Chỉ số
Hệ thống quyền và tiếp cận sở hữu đối với rừng/ đất rừng tại địa phương
Chỉ số
Lĩnh vực đánh giá
2b
2b
2b
2b
2b
2b
2b
2b
2b
II
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
2b
Lĩnh vực đánh giá
II
PHẦN
2d.02
2d.01
2d.01
2d.01
2d.01
2c.02
2c.02
2c.01
2c.01
2b.08
2b.08
2b.08
2b.08
2b.08
2b.07
2b.07
2b.07
2b.07
2b.07
2c.02.01
2c.02.00
2c.01.01
2c.01.00
2b.08.05
2b.08.04
2b.08.03
2b.08.02
2b.08.01
2b.07.05
2b.07.04
2b.07.03
2b.07.02
2b.07.01
Thể chế hóa các hoạt động hợp tác, phối hợp trong quản lý, bảo vệ rừng cấp tỉnh
2d.02.00
2d.01.01 Phối hợp các cơ quan cấp tỉnh 2d.01.02 thực hiện các hoạt động lâm 2d.01.03 nghiệp 2d.01.04
Các tiêu chí đánh giá
Dự án/hoạt động REDD+ tại địa phương
Kế hoạch hành động REDD+ Cấp tỉnh
Các tiêu chí đánh giá
Quyền của hộ gia đình đối với rừng/đất rừng
Quyền của cộng đồng đối với rừng/đất rừng
Các tiêu chí đánh giá
Câu hỏi
Các văn kiện, chương trình hợp tác, phối hợp với các tổ chức xã hội để tăng cường hiệu quả của công tác QLBVR trên địa bàn tỉnh
Thực thi luật pháp về quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR
Nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật QLBVR
Lập kế hoạch giao đất, giao rừng
Lập quy hoạch, kế hoạch QLBVR
Câu hỏi
Cho biết thách thức, khó khăn khi triển khai
Có/không
Nêu có, nguồn kinh phí thực hiện
Có/không?
Có quyền chuyển nhượng
Có quyền định đoạt
Có quyền quản lý
Có quyền sử dụng
Có quyền tiếp cận
Có quyền chuyển nhượng
Có quyền định đoạt
Có quyền quản lý
Có quyền sử dụng
Có quyền tiếp cận
Câu hỏi
Giải thích
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
Giải thích
a-e
na
a-e
Lựa chọn trả lời
a-e
na
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
31
2e
2e
II
2e
II
II
2e
2e
2e
2e
2e
2e
II
II
II
II
II
II
2e
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
II
2d
2d
2e
Lĩnh vực đánh giá
2e.02
2e.01
2d.04
2d.03
2d.03
2d.03
2d.03
2e.05
2e.05
2e.05
2e.04
2e.03
2e.02 Tính minh 2e.02 bạch và khả năng tiếp 2e.03 cận thông tin 2e.03 lâm nghiệp
Chỉ số
Hợp tác và điều phối quản lý bảo vệ rừng
2d
2d
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
2d
Chỉ số
Lĩnh vực đánh giá
II
PHẦN
II
II
II
II
II
PHẦN
Mức độ nhận thức và tiếp cận thông tin lâm nghiệp của hộ gia đình tại các thôn/bản
Kênh phản hồi thông tin lâm nghiệp (đường dây nóng)
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho chính quyền, cộng đồng địa phương về QLBVR của HKL và chủ rừng tổ chức
Đánh giá khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến lâm nghiệp trên đài phát thanh truyền hình địa phương
Mức độ đầy đủ và cập nhật thông tin về chủ trương, chính sách và quy định về hoạt động lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh
Các tiêu chí đánh giá
Thể chế hóa các hoạt động hợp tác, phối hợp trong quản lý, bảo vệ rừng cấp huyện
Phối hợp các cơ quan cấp huyện thực hiện các hoạt động lâm nghiệp
Các tiêu chí đánh giá
2e.05.03
2e.05.02
2e.05.01
2e.04.00
2e.03.02
2e.03.01
2e.03.00
2e.01.02
2e.01.01
2e.01.00
2e.01.00
2d.04.00
2d.03.04
2d.03.03
2d.03.02
2d.03.01
Mức độ sẵn sàng khi tham gia bảo vệ rừng
Kênh tiếp cận thông tin lâm nghiệp
Lý do chính khiến người dân tham gia bảo vệ rừng
Có/không?
Mức độ thường xuyên của hoạt động
Hiình thức tuyên truyền
Có/không?
Mức độ hoạt động thường xuyên của đài phát thanh huyện
Mức độ hoạt động thường xuyên của đài phát thanh tỉnh
Chương trình phát thanh - truyền hình bằng tiếng địa phương?
Thông tin được cập nhật trên trang tin điện tử của UBND tỉnh, Sở NNPTNT hoặc website của các cơ quan liên quan khác
Câu hỏi
Các văn kiện, chương trình hợp tác, phối hợp với các tổ chức xã hội để tăng cường hiệu quả của công tác QLBVR trên địa bàn huyện
Thực thi luật pháp về quản lý, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và PCCCR
Nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật QLBVR
Lập kế hoạch giao đất, giao rừng
Lập quy hoạch, kế hoạch QLBVR
Câu hỏi
a-e
a-e
a-e
a-b
a-e
a-e
a-b
a-e
a-e
a-b
a-e
Lựa chọn trả lời
Giải thích
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
32
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
II
II
II
II
II
2g
2g
2g
2g
2g
2g
2g
II
II
2g
II
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
2g
Lĩnh vực đánh giá
2f
2f
2f
2f
2f
2f
II
PHẦN
II
II
II
II
II
II
2f
2f
II
II
2f
II
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
2f
Lĩnh vực đánh giá
II
PHẦN
2g.01
2g.01
2g.01
2f.03
2f.02
2f.01
2f.01
2f.01
2f.01
2f.01
2f.01
2f.01
2f.01
2g.04
2g.02 Hệ thống 2g.02 giám sát và 2g.02 thu thập thông tin lâm 2g.02 nghiệp địa phương 2g.03
Chỉ số
Thực thi lâm luật và quản lý bảo vệ phát triển rừng tại địa phương
Chỉ số
-
Nếu có, có thể tiếp cận ở đâu?
Thách thức, khó khăn của quá trình vận hành, xây dựng hệ thống quan trắc
2g.04.00
Câu hỏi
Câu hỏi
Nếu có, mức độ cập nhật và đầy đủ thông tin?
Nếu có, định kỳ báo cáo?
Có/không?
Nếu có, báo cáo kết quả
Nếu có, cơ quan thực hiện
Có/không?
2g.02.03
2g.02.02
2g.02.01
2g.02.00
2g.01.02
2g.01.01
Có/không?
-
Biên chế kiểm lâm
Công an, quân đội
UBND xã
Tổ chức kinh tế khác
Công ty lâm nghiệp
Ban quản lý RĐD
Ban quản lý RPH
Cộng đồng
Hộ gia đình
Sử dụng công nghệ, kỹ thuật vệ tinh hỗ trợ hoạt động quan 2g.03.00 trắc
Báo cáo thông tin và kết quả quan trắc có công bố công khai hay không
Hệ thống quan trắc/giám sát thay đổi hiện trạng rừng của địa phương
2g.01.00
2f.03.00
Kết quả thực thi lâm luật QLBVR trong 5 năm gần đây Các tiêu chí đánh giá
2f.02.00
2f.01.08
2f.01.07
2f.01.06
2f.01.05
2f.01.04
2f.01.03
2f.01.02
2f.01.01
Nguồn lực nhà nước đầu tư quản lý bảo vệ rừng
Hiệu quả quản lý bảo vệ rừng của từng nhóm chủ rừng tại địa phương
Các tiêu chí đánh giá
Giải thích
a-b
a-e
a-e
a-e
a-b
a-b
Giải thích
a-e
Lựa chọn trả lời
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
33
3b
3b
3b
3b
III
III
III
3b
3b
3b
3b
3b
3b
III
III
III
III
III
III
PHẦN III - HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG CHO REDD+
3a
III
III
3a
III
2h
2h
2h
2h
2h
2h
2h
2h
3a
Lĩnh vực đánh giá
PHẦN II - HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG
Lĩnh vực đánh giá
III
PHẦN
II
II
II
II
II
II
II
II
PHẦN
Phạm vi và xu hướng mất rừng tại địa phương
3b.03
3b.03
3b.03
3b.03
3b.03
3b.03
3b.03
3b.03
3b.02
3b.01 3b.02.00
Xu hướng tăng trưởng của rừng trong 5 năm
Rủi ro mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng phân theo các loại dự án
3b.01.00
Xu hướng mất rừng và suy thoái rừng trong 5 năm
3b.03.08
3b.03.07
3b.03.06
3b.03.05
3b.03.04
3b.03.03
3b.03.02
3b.03.01
3a.02.00
3a.01.02
3a.01.01
2h.04.00
2h.03.05
2h.03.04
2h.03.03
Câu hỏi
Câu hỏi
Tái định cư/xây dựng khu dân cư
Xây dựng cơ sở hạ tầng
Nuôi trồng thủy sản
Trồng mía, sắn và cây kinh tế khác
Trồng cà phê, chè
Trồng cao su
Khai thác khoáng sản
Xây thủy điện, hồ đập
Thay đổi tỷ lệ che phủ rừng
Diện tích rừng bị mất/suy thoái trong thời gian 5 năm
Tỷ lệ rừng giàu, rừng trung bình và nghèo
Tỷ lệ giữa các loại rừng
Tỷ lệ phân loại rừng theo tính chất (% RTN)
-
Trồng rừng sản xuất
Trồng lúa cạn
Trồng sắn
Trồng cà phê
Trồng cao su
2h.03.01 2h.03.02
-
-
2h.02.00
2h.01.00
Cơ cấu rừng tự nhiên phân theo chất lượng rừng
Thống kê diện tích rừng của tỉnh
Diện tích, 3a.01 phân loại và 3a.01 chất lượng tài nguyên rừng 3a.02 địa phương
Xu hướng thay đổi giá trị khai thác lâm sản của ngành lâm nghiệp
Giá trị thu nhập trung bình hàng năm tính theo đơn vị diện tích tại địa phương khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất tự nhiên
Giá trị thu nhập trung bình hàng năm từ hoạt động lâm nghiệp địa phương
Các tiêu chí đánh giá
2h.04
2h.03
2h.03
2h.03
2h.03
2h.03
2h.02
2h.01
Giá trị sản xuất và tỷ trọng đóng góp của ngành lâm nghiệp hàng năm cho nền kinh tế của tỉnh trong 5 năm gần đây
Các tiêu chí đánh giá
Chỉ số
Giá trị kinh tế của hoạt động lâm nghiệp địa phương
Chỉ số
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Giải thích
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Giải thích
a-e
Lựa chọn trả lời
34
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
IV
IV
IV
PHẦN
IV
IV
IV
PHẦN
III
III
III
III
III
III
PHẦN
4b
4b
Sinh kế và lao động trong lĩnh vực lâm nghiệp
PHẦN IV - HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CHO REDD+
4b
Chỉ số
Lĩnh vực đánh giá
4a
4a
Dân số, dân tộc thiểu số và tình trạng đói nghèo tại địa phương
Mức độ dễ bị tổn thương của rừng trước tác động của hoạt động của con người và BĐKH
PHẦN IV - HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CHO REDD+
4a
3c.01
4b.03
4b.02
4b.01
4a.02
4a.02
4a.01
3d.01
3d.01
3d.01
3d.01
3d.01
3d.01.05
3d.01.04
3d.01.03
3d.01.02
3d.01.01
3c.01.00
4b.02.00
4b.03.00
Mức thu nhập trung bình (mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân địa phương)
4b.01.00
4a.02.02
QH khu vực và diện tích đất canh tác nương rẫy cho các hộ gia đình và cộng đồng
Số lao động do hoạt động lâm nghiệp tạo ra hàng năm trên địa bàn tỉnh
Các tiêu chí đánh giá
Mức thu nhập bình quân hàng năm tính theo đầu người và tỷ lệ đói nghèo
4a.02.01
Cơ cấu dân số, dân cư của tỉnh 4a.01.01 nói chung và đồng bào DTTS
Các tiêu chí đánh giá
Mức độ dễ bị thương do các điều kiện thời tiết cực đoan
Tổng mức đầu tư và kết quả đạt được đối với diện tích trồng mới và phục hồi rừng hàng năm
Hỗ trợ và thúc đẩy công tác trồng rừng tại địa phương
Chỉ số
3d
3d
3d
3d
3d
3c
Các tiêu chí đánh giá
Chỉ số
Lĩnh vực đánh giá
PHẦN III - HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ĐỊA PHƯƠNG CHO REDD+
Lĩnh vực đánh giá
Câu hỏi
-
-
-
Tỷ lệ nghèo của tỉnh
Câu hỏi
Tỷ lệ thu nhập từ nông, lâm thủy sản so với tổng thu trung bình đầu người/tháng
Tỷ lệ DTTS/tổng số dân địa phương
Rủi ro do BĐKH
Rủi ro từ phát nương làm rẫy
Rủi ro từ sạt lở đất
Nguy cơ cháy rừng
Rủi ro từ các vụ cháy rừng
Hiệu quả của hoạt động trồng mới và phục hồi rừng
Câu hỏi
a-e
a-e
-
Lựa chọn trả lời
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
35
4d
4d
IV
4d
4d
4d
4d
4d
4d
IV
IV
IV
IV
IV
IV
IV
4d
4d
IV
IV
4d
IV
PHẦN IV - HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CHO REDD+
4d
IV
Lĩnh vực đánh giá
4c
IV
PHẦN
4c
4c
4c
4c
4c
4c
4c
IV
IV
IV
IV
IV
IV
PHẦN IV - HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CHO REDD+
4c
IV
IV
4c
Lĩnh vực đánh giá
IV
PHẦN
Sự tham gia của người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương trong QLBVR
Chỉ số
Quyền sử dụng đất, tranh chấp và giải quyết tranh chấp tài nguyên đất/rừng
Chỉ số
4d.02
4d.02
4d.02
4d.01
4d.01
4d.01
4d.01
4d.01
4d.01
4d.01
4d.01
4d.01
4c.02
4c.02
4c.02
4c.02
4c.02
4c.01
4c.01
4c.01
4c.01
4c.01
4d.01.03
4d.01.02
4d.01.01
4c.02.05
4c.02.04
4c.02.03
4c.02.02
4c.02.01
4c.01.05
4c.01.04
4c.01.03
4c.01.02
4c.01.01
4d.02.01 Mức độ tham gia của chính quyền địa phương trong công 4d.02.02 tác quản lý bảo vệ rừng 4d.02.03
4d.01.09
4d.01.08
4d.01.07
4d.01.04 Mức độ tham gia của người 4d.01.05 dân và cộng đồng địa phương 4d.01.06
Các tiêu chí đánh giá
Khả năng giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện
Mức độ phổ biến của các loại tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện
Các tiêu chí đánh giá
a-e
Tranh chấp quyền khai thác, sử dụng giữa các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng
Giao khoán quản lý, bảo vệ rừng
Giao đất - giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng
Lập kế hoạch QLBVR cấp xã
Các dự án/hoạt động khác
PCCCR
Giám sát thực thi pháp luật QLBVR
Tuần tra bảo vệ rừng tại địa bàn
Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Thu hồi đất, do doanh nghiệp thuê rừng
Giao khoán quản lý, bảo vệ rừng
Giao đất - giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng
Lập kế hoạch QLBVR cấp xã
Câu hỏi
Tố cáo nghi ngờ tham những
Khiếu nại giá đền bù, bồi thường khi thu hồi đất/rừng hoặc bị thiệt hại
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
a-e
a-e
a-e
a-e
Tranh chấp quyền khai thác, sử dụng với chủ rừng nhà nước và tổ chức kinh tế khác Tranh chấp quyền khai thác, sử dụng giữa các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng
a-e
a-e
Tranh chấp ranh giới
Tố cáo nghi ngờ tham những
a-e
a-e
Tranh chấp quyền khai thác, sử dụng với chủ rừng nhà nước và tổ chức kinh tế khác
Khiếu nại giá đền bù, bồi thường khi thu hồi đất/rừng hoặc bị thiệt hại
a-e
Lựa chọn trả lời
Tranh chấp ranh giới
Câu hỏi
36
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
4e
4e
IV
4e
4e
4e
4e
4e
4e
4e
IV
IV
IV
IV
IV
IV
IV
IV
4e
IV
PHẦN IV - HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CHO REDD+
4e
Lĩnh vực đánh giá
4d
4d
4d
4d
4d
Vai trò của giới và mức độ liên quan đến hoạt động lâm nghiệp
Chỉ số
Sự tham gia của người dân, cộng đồng và chính quyền địa phương trong QLBVR
PHẦN IV - HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CHO REDD+
4d
Chỉ số
Lĩnh vực đánh giá
IV
PHẦN
IV
IV
IV
IV
IV
IV
PHẦN
4e.03
4e.02
4e.02
4e.02
4e.02
4e.02
4e.02
4e.02
4e.02
4e.02
4e.01
4d.02
4d.02
4d.02
4d.02
4d.02
4d.02 4d.02.05
4d.02.04
4e.02.09
4e.02.08
4e.02.07
4e.02.06
4e.02.05
4e.02.04
4e.02.03
4e.02.02
4e.02.01
4e.01.00
Vai trò của phụ nữ trực tiếp tham gia hoạt động lâm 4e.03.00 nghiệp và QLBVR trong các cơ quan nhà nước địa phương
Vai trò và sự tham gia của Hội phụ nữ trong các hoạt động lâm nghiệp địa phương
Chính sách hoặc quy định riêng cho phụ nữ tham gia trong các chính sách, chương trình, dự án lâm nghiệp thực hiện tại địa phương
Các tiêu chí đánh giá
4d.02.09
4d.02.06 Mức độ tham gia của chính quyền địa phương trong công 4d.02.07 tác quản lý bảo vệ rừng 4d.02.08
Các tiêu chí đánh giá
-
Các dự án/hoạt động khác
PCCCR
Giám sát thực thi pháp luật QLBVR
Tuần tra bảo vệ rừng tại địa bàn
Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Thu hồi đất, do doanh nghiệp thuê rừng
Giao khoán quản lý, bảo vệ rừng
Giao đất - giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng
Lập kế hoạch QLBVR cấp xã
-
Câu hỏi
Các dự án/hoạt động khác
PCCCR
Giám sát thực thi pháp luật QLBVR
Tuần tra bảo vệ rừng tại địa bàn
Chi trả dịch vụ môi trường rừng
Thu hồi đất, do doanh nghiệp thuê rừng
Câu hỏi
-
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
Tài liệu hướng dẫn thực hiện
37
IV
IV
IV
IV
PHẦN
PHẦN IV - HIỆN TRẠNG KINH TẾ XÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG CHO REDD+
Lĩnh vực đánh giá
4e
4e
4e
4e
Vai trò của giới và mức độ liên quan đến hoạt động lâm nghiệp
Chỉ số
4e.06
4e.05
4e.04
4e.04
Câu hỏi
-
Cơ hội và thách thức nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ 4e.06.00 trong hoạt động lâm nghiệp
Cơ hội tiếp cận và sử dụng các sản phẩm từ rừng
Ai là người đứng tên trong sổ đỏ
-
4e.04.04
4e.04.02
4e.05.00
Mức độ tác động dự án và hoạt động lâm nghiệp đến sự phát triển phụ nữ nông thôn, miền núi
Vai trò của phụ nữ trong tiếp cận, sử dụng và tài nguyên rừng và đất rừng
Các tiêu chí đánh giá
Giải thích
Giải thích
a-e
a-e
Lựa chọn trả lời
Phụ lục 2: Các cơ quan tham vấn chính I.
38
Cơ quan tham vấn cấp tỉnh
1.1
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
1.2
Sở Tài nguyên và Môi trường
1.3
Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh
1.4
Chi cục Kiểm lâm tỉnh
1.5
Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh
1.6
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh
1.7
Liên Hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh
II.
Cơ quan cấp huyện
2.1
Hạt kiểm lâm huyện
2.2
Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện
III
Cấp cộng đồng
3.1
Đại diện UBND xã (Chủ tịch, cán bộ địa chính và cán bộ lâm nghiệp xã)
3.2
Các trưởng thôn/bản
3.3
Phỏng vấn nhóm: (i) Nhóm quản lý bảo vệ rừng; (ii) Nhóm hộ nghèo; (iii) Nhóm Sinh kế và Biến đổi khí hậu; (iv) Nhóm phụ nữ
3.5
Phỏng vấn hộ gia đình (100 mẫu/xã)
BỘ CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG – XÃ HỘI CHO THỰC HIỆN REDD+ CẤP TỈNH
Là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường. TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Địa chỉ: số 24 H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: (04) 3556-4001 – Fax: (04) 3665-8941 Email: contact@nature.org.vn Website: www.nature.org.vn Trang tin Con người và Thiên nhiên: www.thiennhien.net
Ấn phẩm này được xuất bản với sự hỗ trợ của