Dòng tài chính REDD+ tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014

Page 1

BÁO CÁO O DÒNG G TÀI CHÍNH RED DD+ VIỆT V N NAM AI ĐOẠ ẠN 20009-20114 GIA

L Văn Cườ Lê ờng - Tư vấnn REDDX Đ Đặng Việt Quang Q - Foresst Trends Trương Tất Đơ - DooSTIC

Hàà nội, 2015


Lời Cảm Ơn Nghiên cứu dòng tài chính REDD+ Việt Nam giai đoạn 2009‐2014 được thực hiện thông qua sự hỗ trợ của Văn phòng REDD+ Việt Nam và Tổ chức Forest Trends. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tổ chức Forest Trends đã hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật để thu thập và phân tích thông tin tài chính của các dự án REDD+ tại Việt Nam, đặc biệt là sự hướng dẫn của các chuyên gia Brian Schapp, Jessica Breitfeller, Kerstin Canby, Tô Xuân Phúc và Michael Jenkins. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Phú Hùng – Vụ trưởng vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế, và Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Chánh Văn phòng REDD+ Việt Nam trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo và hỗ trợ nhóm thực hiện nghiên cứu này, cảm ơn Ông Phạm Quốc Hùng, cán bộ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Bà Vũ Thị Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ở khu vực Vùng cao (CERDA) đã đọc và đóng góp ý kiến để hoàn thiện báo cáo. Sau cùng, chúng tôi chân thành cảm ơn các cán bộ chương trình/dự án REDD+, những người đã đóng góp thời gian để cung cấp các thông tin và dữ liệu được trình bày trong báo cáo này. Báo cáo được tổng hợp và hoàn thiện dựa trên các thông tin và dữ liệu thu thập được từ các tổ chức dưới đây. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST), Cục Kiểm lâm Việt Nam, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), Tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), Trung Tâm Nông Lâm Thế Giới (ICRAF), Tổ chức Winrock quốc tế (WI), Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV), Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ở khu vực Vùng cao (CERDA), Trung tâm Con người và Rừng (RECOFTC), Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD), Trung tâm Phát triển Bền vững ở Miền núi (CSDM), Tổ chức Bảo tồn Động thực vật Quốc tế (FFI), Cơ quan Phát triển Quốc tế Nhật Bản (JICA), Trung tâm Tài nguyên và Môi trường (CRES), Tổ chức Tropenbos Quốc tế (TBI), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), Trung tâm Sinh thái Nông nghiệp (CARES), Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), Viện nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RIFEE), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS), Trung tâm Nghiên cứu Rừng và đất ngập nước (FORWET), Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI), Ban Quản Lý dự án Hỗ trợ Sẵn sàng Thực hiện REDD+, Chương trình Rừng và Đồng Bằng (VFD), chương trình SilvaCarbon và chương trình UN‐REDD Việt Nam. Báo cáo này được hoàn thành với sự hỗ trợ tài chính của Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Cộng hòa Liên bang Đức (BMUB) và tổ chức Skoll. Tuy nhiên, quan điểm thể hiện trong báo cáo là của nhóm tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của các nhà tài trợ và các tổ chức mà tác giả đang làm việc.


Mục Lục Tóm Tắt Báo Cáo ............................................................................................................................................ i Từ Viết Tắt ..................................................................................................................................................... v Các Thuật Ngữ ............................................................................................................................................. vii Các thuật ngữ chung về tài chính REDD+ ................................................................................................ vii Các tổ chức .............................................................................................................................................. vii Các hoạt động trong các dự án REDD+ ................................................................................................... viii 1. Giới Thiệu .................................................................................................................................................. 1 2. Phương Pháp Nghiên Cứu ......................................................................................................................... 2 2.1. Thu thập số liệu .................................................................................................................................. 2 2.2. Phân tích số liệu ................................................................................................................................. 2 2.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................... 3 3. Bối Cảnh Quốc Gia ..................................................................................................................................... 3 3.1. Quản lý rừng và sử dụng đất .............................................................................................................. 3 3.2. Những thách thức trong việc giảm suy thoái rừng và mất rừng tại Việt Nam ................................... 5 3.3. Chiến lược và tổ chức quản lý việc thực hiện REDD+ tại Việt Nam.................................................... 5 4. Kết Quả Nghiên Cứu .................................................................................................................................. 8 4.1.Tổng quan về cam kết và giải ngân cho các dự án REDD+ tại Việt Nam, giai đoạn 2009‐2014 ......... 8 4.2. Nhà tài trợ trong giai đoạn 2009‐2014 ............................................................................................. 11 4.3. Các cơ quan, tổ chức nhận tài trợ .................................................................................................... 13 4.4. Phân bổ ngân sách và các họat động của dự án REDD+ tại Việt Nam .............................................. 19 5. Ý Nghĩa Đối Với Chiến Lược REDD+ Quốc Gia ......................................................................................... 24 6. Kết Luận và Kiến Nghị .............................................................................................................................. 25 7. Đề Xuất Các Bước Tiếp Theo ................................................................................................................... 26 Tài Liệu Tham Khảo ..................................................................................................................................... 27 Phụ lục ......................................................................................................................................................... 28 Danh sách các dự án REDD+ đã được cập nhật và điều tra .................................................................... 28 Bảng câu hỏi thu thập số liệu .................................................................................................................. 32 Các tỉnh được lựa chọn là địa điểm thực hiện dự án REDD+ .................................................................. 36


Tóm Tắt Báo Cáo Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy rõ việc ứng phó với biến đổi khí hậu là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng, trong đó REDD+1 là một sáng kiến nhằm thực hiện nhiệm vụ này. Từ năm 2009, Việt Nam trở thành một trong 9 quốc gia được thực hiện thí điểm Chương trình UN‐REDD và cũng là một trong những nước đầu tiên xây dựng kế hoạch sẵn 2 sàng thực hiện REDD+ . Từ đó đến nay, nhiều dự án đã được tài trợ để triển khai sáng kiến REDD+ tại Việt Nam. Tuy nhiên, các thông tin tài chính liên quan đến các dự án này chưa được thống kê đầy đủ. Do vậy, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý và các tổ chức, cá nhân liên quan đến REDD+ không có thông tin đầy đủ và tổng quan về tiến trình thực hiện REDD+ để đưa ra các giải pháp định hướng phù hợp cho việc thực hiện REDD+ tại Việt Nam. Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu dòng tài chính REDD+ là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà tài trợ và các cơ quan tiếp nhận tài trợ để thực hiện sáng kiến REDD+. Trên thực tế, Văn Phòng REDD+ Việt Nam (VRO), cơ quan đầu mối REDD+ trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp Việt Nam (VNFOREST) có vai trò thu thập và tổng hợp thông tin từ các dự án REDD+. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính, VRO đã phối hợp với Forest Trends thực hiện nghiên cứu dòng tài chính REDD+ tại Việt Nam nhằm trả lời các câu hỏi sau: • • • • •

Tổng nguồn vốn đã được cam kết và giải ngân cho các dự án REDD+ tại Việt Nam đến thời điểm hiện tại là bao nhiêu?; Những tổ chức nào đã tài trợ cho các dự án REDD+ tại Việt Nam?; Những cơ quan và tổ chức nào đã tiếp nhận và quản lý nguồn vốn để thực hiện REDD+ tại Việt Nam?; Những hoạt động nào đã được các dự án REDD+ triển khai, thực hiện?; Các dự án REDD+ có được thực hiện theo các nội dung và các mục tiêu đề ra trong Chương trình Hành động Quốc gia về REDD+ (NRAP) của Việt Nam hay không?

Tóm tắt một số kết quả nghiên cứu Vốn cam kết Trong giai đoạn từ 2009 đến 2014, đã có 44 dự án liên quan đến REDD+ được thực hiện tại Việt Nam với tổng lượng vốn cam kết là 84,31 triệu USD. Trong đó 24 dự án đã kết thúc với tổng số vốn cam kết thực hiện là 18,65 triệu USD; 20 dự án đang hoạt động với tổng số vốn là 65,66 triệu USD. Ngoài ra, một số dự án đang được đề xuất như Chương trình giảm phát thải của Quỹ Các Bon (ERPD) với tổng lượng tín chỉ phát thải bán ra có thể lên đến 10,3 triệu tấn CO2e3 và FCPF cam kết sẽ bổ sung thêm 5 triệu USD cho Việt Nam để tiếp tục thực hiện dự án “hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+” giai đoạn 2016‐20184. Giải ngân Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014, tổng lượng vốn giải ngân của các dự án REDD+ tại Việt Nam là 37,78 triệu USD, chiếm 44,8% tổng số vốn đã được cam kết trong cùng giai đoạn, lượng vốn giải ngân tăng đều qua các năm, từ 2,5 triệu USD năm 2009 đến 12,1 triệu USD vào năm 2014. Với tốc độ giải ngân như hiện nay, Việt Nam sẽ cần thêm 4 năm nữa để giải ngân hết số vốn còn lại (46,5 triệu USD) trong khi thời hạn kết thúc của hầu hết các dự án diễn ra trong vòng 2‐3 năm tới. Lý do chính dẫn đến tình trạng chậm giải ngân là một số dự án REDD+ có lượng vốn lớn được cam kết từ cuối năm 2012 và bắt đầu triển khai từ năm 2013. Trong giai đoạn đầu triển khai, thời gian phê duyệt dự án và phê duyệt kế hoạch đã bị kéo dài do các quy định về thủ tục phê duyệt và quản lý tài chính, đặc biệt đối với các 1 REDD+ (Reducing Emissions from Deforestation and forest Degradation): giảm thiểu phát thải khí nhà kính gây ra do mất rừng và suy thoái rừng 2 Dự án này đã được Quỹ đối tác các-bon Lâm nghiệp của Ngân hàng Thế giới (FCPF) phê duyệt tài trợ và đang thực hiện 3 đã có văn bản ký kết giữa Nhà tài trợ WB và Bộ Nông nghiệp và PTNT 4 Quyết định được thông qua tại cuộc họp Ủy ban thành viên lần thứ 19 ngày 17-19/5/2015 tại Washington DC, các nước đã thông qua Nghị quyết PC/19/2015/4 bổ sung 5 triệu USD cho Việt Nam

i


dự án có nguồn vốn ODA. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu triển khai, những khó khăn về nhân sự và các vấn đề về kỹ thuật cũng là nguyên nhân hạn chế ến độ giải ngân của các dự án. Hơn nữa, REDD+ là một sang kiến mới đối với chủ rừng và các ban ngành liên quan tại địa phương, vì vậy khi triển khai cần có thời gian để nâng cao năng lực và nâng cao nhận thức đội ngũ cán bộ tại các địa phương thực hiện REDD+.

Các nhà tài trợ Tài trợ cho các dự án REDD+ tại Việt Nam chủ yếu từ nguồn tài chính song phương của chính phủ một số nước và các các tổ chức tài chính đa phương. Trong số 20 nhà tài trợ của 44 dự án REDD+ tại Việt Nam có 10 nhà tài trợ đại diện cho chính phủ các nước và 4 nhà tài trợ là các tổ chức tài chính đa phương. •

Các nhà tài trợ đại diện cho chính phủ các nước cam kết 38,07 triệu USD, chiếm 45,1% tổng cam kết còn các tổ chức tài chính đa phương cam kết 39,25 triệu USD, chiếm 46,5%. Các nhà tài trợ chính phủ chủ yếu từ CHLB Đức (BMUB, BMZ), Nhật (JICA), Mỹ (USAID) và Nauy (NORAD). Tổng lượng vốn cam kết của 4 quốc gia này đạt 36,47 triệu USD, chiếm 96% tổng lượng vốn cam kết của các nhà tài trợ chính phủ. Trong 4 nhà tài trợ là các tổ chức tài chính đa phương, Quỹ ủy thác MPTF (chương trình UN‐REDD) và Quỹ Đối tác Các bon trong Lâm nghiệp của Ngân Hàng Thế Giới (WB‐FCPF) là 2 nhà tài trợ chính, chiếm 98,66% tổng cam kết của các nhà tài trợ đa phương (tương đương 38,73 triệu USD). Các Quỹ GEF và IFAD tài trợ 0,53 triệu USD, chiếm 1,34%. Ngoài ra, các hoạt động REDD+ tại Việt Nam còn nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Liên Minh Châu Âu, một số Quỹ Tư Nhân (Manios Unidas và Christensen) và một số công ty của Nhật. Tổng lượng vốn cam kết của các tổ chức này là 0,46 triệu USD, chiếm 0,54% tổng lượng vốn cam kết cho các hoạt động REDD+ tại Việt Nam. Phần vốn cam kết còn lại do chính phủ Việt Nam và một số tổ chức quốc tế đóng góp làm vốn đối ứng và đồng tài trợ. Tổng lượng vốn đối ứng và đồng tài trợ cho các hoạt động REDD+ tại Việt Nam trong giai đoạn 2009‐2014 là 5,6 triệu USD, chiếm 6,6% tổng vốn cam kết (84,31 triệu USD).

Các cơ quan, tổ chức tiếp nhận tài trợ Bao gồm các cơ quan, tổ chức trực tiếp và gián tiếp nhận tài trợ. Các cơ quan, tổ chức trực tiếp nhận tài trợ chủ yếu là các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức đa phương, tiếp nhận 76,06 triệu USD chiếm 90% tổng số vốn cam kết. Các cơ quan gián tiếp nhận tài trợ, ngoài các tổ chức nêu trên còn có cộng đồng địa phương được tài trợ một phần nhỏ kinh phí để thực hiện thí điểm mô hình chi trả tại địa phương. •

Trực tiếp nhận tài trợ có 2 cơ quan chính phủ Việt Nam nhận 13,97 triệu USD là Tổng Cục Lâm Nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND tỉnh Điện Biên. 4 cơ quan chính phủ nước ngoài tiếp nhận 7,23 triệu USD trong đó phần lớn là GIZ và KFW. Các tổ chức Phi Chính Phủ trực tiếp nhận 20 triệu USD chủ yếu là các tổ chức Phi Chính Phủ nước ngoài, trong đó WI và SNV tiếp nhận phần lớn nguồn vốn này (15,91 triệu USD, chiếm 82%). Các cơ quan UN có UNDP, UNEP và FAO, trực tiếp nhận 34,86 triệu USD (chiếm 41,3% tổng vốn cam kết) của Chương trình UN‐REDD. Trên thực tế, đây là nguồn vốn theo hiệp định song phương giữa chính phủ Nauy và chính phủ Việt Nam. Ba tổ chức UNDP, FAO và UNEP tiếp nhận để giúp chính phủ Việt Nam và chính phủ Nauy quản lý tài chính cho Chương trình UN‐REDD Việt Nam. Các cơ quan, tổ chức gián tiếp nhận tài trợ bao gồm các cơ quan nhà nước Việt Nam, và các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Trong đó, các cơ quan nhà nước Việt Nam chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và cấp Trung ương, tiếp nhận 19,2 triệu USD (chiếm 22,8% tổng vốn cam kết). Ở cấp 2, các tổ chức phi chính phủ tiếp nhận 18,4 triệu USD, chiếm 21,8% tổng vốn cam kết. Các cơ quan nghiên cứu, tư vấn và cộng đồng địa phương được gián tiếp tài trợ 4,58 triệu USD, chiếm 5,4% tổng vốn cam kết. Các tổ chức Phi Chính Phủ nước ngoài gián tiếp nhận 16,76 triệu USD, trong đó WI, SNV, WWF tiếp nhận phần lớn (16,69 triệu USD). Các tổ chức Phi Chính Phủ trong nước thông thường chỉ gián tiếp nhận tài trợ thông qua các tổ chức khác, lượng vốn mà các tổ chức phi chính phủ trong nước tiếp nhận là 1,76 triệu USD, chiếm 2,1% tổng lượng vốn cam kết.

ii


Ngoài ra còn có các cơ quan nghiên cứu, cộng đồng địa phương, tư vấn trong và ngoài nước tham gia thực hiện các dự án REDD+ tại Việt Nam. Các cơ quan nghiên cứu tiếp nhận 4,54 triệu USD, chiếm 5,4% tổng vốn cam kết (trong đó trực tiếp nhận 2,23 triệu USD và gián tiếp nhận 2,31 triệu USD). Các cơ quan nghiên cứu nước ngoài có CIFOR, IFRO, ICRAF; các cơ quan nghiên cứu trong nước bao gồm VNUA, RIFEE, CARES, CRES, ICS, FIPI, NIAPP, VAFS và IFSARD. Tư vấn trong và ngoài nước tiếp nhận 5,08 triệu USD, chiếm khoảng 6% tổng vốn cam kết trong đó tư vấn trong nước tiếp nhận nhiều hơn tư vấn nước ngoài với tỷ lệ tương ứng 70% và 30%. Cộng đồng địa phương tiếp nhận 0,4 triệu USD để thí điểm việc chi trả thực tế dựa trên kết quả thực hiện REDD+.

Các hoạt động thực hiện REDD+ tại Việt Nam • Trong giai đoạn 2009‐2014, kết quả về số lượng dự án cho thấy các nhà tài trợ và các dự án REDD+ chủ yếu tập trung vào một số hoạt động sau: (i) kết nối sự tham gia của các bên liên quan, (ii) tăng cường thể chế, (iii) nghiên cứu‐phân tích luật và chính sách. Các hoạt động cải thiện việc quản lý sử dụng đất, sử dụng rừng, đảm bảo môi trường tự nhiên và xã hội, MRV, RELs/FRLs, quyền và sở hữu được quan tâm ở mức độ vừa phải. Các hoạt động thiết kế dự án các‐bon Lâm Nghiêp và chi trả dựa trên kết quả ít được quan tâm hơn. • Xét trên khía cạnh tài chính thì các hoạt động liên quan đến tăng cường thể chế, cải thiện việc quản lý sử dụng đất, sử dụng rừng là 2 nhóm hoạt động được ưu tiên phân bổ nhiều vốn cam kết nhất (chiếm khoảng 56% tổng vốn cam kết). Các hoạt động kết nối các bên liên quan, MRV‐RELs, nghiên cứu xây dựng luật và phân tích chính sách được đầu tư từ 7‐13% vốn cam kết cho mỗi hoạt động. 3,5% ngân sách còn lại sử dụng cho các hoạt động khác như chi trả thực tế để quản lý và bảo vệ rừng, thiết kế dự án các bon trong lâm nghiệp, quyền và sở hữu đất. Kết quả là phần lớn lượng vốn cam kết cho việc thực hiện REDD+ tại Việt Nam trong giai đoạn này tập trung vào những hoạt động hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+.

Ý nghĩa đối với Chương trình Hành động Quốc gia về REDD+ •

Nhìn chung, các hoạt động mà các dự án REDD+ và các nhà tài trợ đang thực hiện tại Việt Nam phù hợp với 5 Chương trình Hành động Quốc Gia về REDD+ (NRAP) của Việt Nam. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện chưa đạt được như những mục tiêu đề ra trong NRAP. Hiện tại, đường phát thải cơ sở RELs/FRLs, MRV, Quỹ REDD+, cơ chế chia sẻ lợi ích (BDS), biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội (safeguards) vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa hoàn thiện. Để thực hiện thành công NRAP, trong những năm tới, các dự án REDD+ tại Việt Nam và các nhà tài trợ cần phải tập trung hơn nữa vào những hoạt động này song song với việc thí điểm các mô hình và hoạt động trực tiếp giảm khí phát thải như phục hồi, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng để bảo tồn và gia tăng trữ lượng các‐bon trong rừng tại Việt Nam. Trong các dự án REDD+ tại Việt Nam, chi phí gián tiếp sử dụng cho việc quản lý và điều hành chiếm khoảng 16% tổng vốn cam kết. Trong 44 dự án điều tra, chi phí gián tiếp của toàn bộ các dự án ước tính khoảng 13,5 triệu USD (16% trong tổng số 84,31 triệu USD). Chi phí này có thể giảm xuống dưới 10% nếu các cơ quan tiếp nhận tài trợ không nằm ở nhiều cấp khác nhau. Giải pháp để giảm chi phí quản lý và điều hành là thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam, một trong những nội dung nằm trong Chương trình Hành động Quốc gia về REDD+ (NRAP). Tuy nhiên, Quỹ REDD+ Việt Nam hiện tại chưa được thành lập, mặc dù đã có nhiều hoạt động được thực hiện để thành lập Quỹ. Hiện tại, cơ chế tài chính để hình thành Quỹ REDD+ mới được đề xuất và đang xin ý kiến đóng góp của các nhà tài trợ. Do vậy, việc vận hành thí điểm Quỹ REDD+ chưa được thực hiện. Như vậy, việc thành lập Quỹ REDD+ đã diễn ra chậm hơn so với kế hoạch đề ra trong Quyết định 799/QD‐TTg. Các quy định về cách thức tổ chức quản lý và các quy định về giải ngân có ảnh hưởng trực tiếp đến ến độ giải ngân của các dự án. Những dự án có nguồn vốn ODA đều gặp khó khăn trong công tác giải ngân ở giai đoạn đầu do thủ tục phê duyệt dự án và phê duyệt kế hoạch bị kéo dài. Do vậy, giảm thủ tục và rút gắn thời gian phê duyệt kế hoạch của các dự án REDD+, đặc biệt là những năm đầu triển khai, sẽ góp phần đáng kể cải thiện ến độ giải ngân và giảm thiểu khoảng thời gian trì hoãn.

5 Quyết định 799/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 6 năm 2012 phê duyệt chương trình hành động quốc gia về “REDD+” giai đoạn 20112020

iii


Nhiều dự án cùng lựa chọn một tỉnh làm địa bàn thực hiện và các dự án đều tập trung vào việc hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+ nên khả năng các hoạt động bị trùng lặp giữa các dự án là rất lớn. Để tránh trùng lặp, việc điều phối của Ban Chỉ Đạo REDD+ quốc gia thông qua Văn phòng REDD+ Việt Nam (VRO) là rất cần thiết.

iv


Từ Viết Tắt BDS

Hệ thống chia sẻ lợi ích

BMUB

Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây dựng và An toàn Hạt nhân – Cộng hòa Liên bang Đức

BĐKH

Biến đổi Khí hậu

BQLDA

Ban quản lý dự án

CARES

Trung Tâm Sinh Thái Nông Nghiệp

CERDA

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Vùng cao

CIFOR

Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế

CRES

Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường

CSDM

Trung tâm Vì sự Phát triển Bền vững Miền núi

DEFRA

Bộ Môi trường,Thực phẩm và Nông nghiệp – Vương Quốc Anh

EU

Liên minh Châu Âu

FAO

Tổ chức Lương Thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc

FCPF

Quỹ Đối tác Các‐bon trong Lâm nghiệp

FIPI

Viện Điều tra Quy hoạch Rừng

FFI

Tổ chức Động Thực vật Quốc tế

FLEGT

Tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và và thương mại lâm sản

FORMIN

Bộ Ngoại giao Phần Lan

FORWET

Trung tâm Nghiên cứu Rừng và Đất Ngập nước

GEF

Quỹ Môi trường Toàn cầu

GoV

Chính phủ Việt Nam

VNUA

Học Viện Nông nghiệp Việt Nam

ICRAF

Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm Thế giới

ICS

Viện Nghiên Cứu Văn Hóa

ICTHER

Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Rừng Nhiệt Đới

IDLO

Tổ chức Luật Phát triển Thế giới

IGES

Viện Chiến lược Toàn cầu

IFAD

Quỹ Thế giới cho Phát triển Nông nghiệp

IFRO

Khoa Kinh Tế Tài Nguyên và Thực Phẩm (Trường đại học Copenhagen)

IFSARD

Viện Chính Sách Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp Nông Thôn

Int. cons.

Tư Vấn Quốc tế

JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

MPTF

Quỹ Đối tác đa phương

MRV

Đo đạc, báo cáo và kiểm chứng

NGO

Tổ chức phi chính phủ

NIAPP

Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp

Nat. cons. Tư vấn quốc gia MARD

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) v


NORAD

Cơ quan Hợp tác Phát triển Na Uy

NORDECO Cơ quan Phát triển và Sinh thái Bắc Âu PanNature Trung tâm Con người và Thiên nhiên PCP

Phi chính phủ

PCM

Giám sát các bon có sự tham gia

PNKBNP

Vườn Quốc Gia (VQG) Phong Nha Kẻ Bảng – Quảng Bình

PCPNN

Phi chính phủ Nước ngoài

PMU

Ban quản lý Dự án (BQLDA)

PPMU

Ban quản lý Dự án tỉnh

PFES

Chi trả Dịch vụ Môi trường Rừng

PTG

Tổ công tác kỹ thuật tỉnh

QBPRC

Trung Tâm Giảm Nghèo Quảng Bình

RIFEE

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng

RECOFTC

Trung tâm Rừng và Con người

REDD+

Giảm Phát thải khí nhà kính gây ra do Mất rừng và Suy thoái Rừng

R‐PIN

Ý tưởng dự án sẵn sàng thực hiện REDD+

RELs/FRLs Đường phát thải tham chiếu SFMI

Viện Quản Lý Rừng Bền Vững

SNV

Cơ quan Phát triển Hà Lan

SRD

Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững

STWG

Tiểu Nhóm kỹ thuật

TBI

Tổ chức Tropenbos Quốc tế

TI

Tổ chức Minh Bạch Quốc tế

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNDP

Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc

UNEP

Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc

UN‐REDD Chương trình Hợp tác của Liên Hợp Quốc về REDD+ UNFCCC

Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ

VAFS

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

VNFOREST Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) VFU

Trường Đại học Lâm nghiệp

VNFF

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng

VRO

Văn Phòng REDD+ Việt Nam

WB

Ngân Hàng Thế Giới

WWF

Quỹ Thiên Nhiên quốc tế

WI

Tổ chức Winrock quốc tế

vi


Các Thuật Ngữ Các thuật ngữ chung về tài chính REDD+ REDD+: Theo Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), REDD+ được hiểu là "giảm phát thải khí nhà kính gây ra do mất rừng và suy thoái rừng thông qua quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các‐bon của rừng ở các nước đang phát triển". Tài chính REDD+ (REDD+ finance): Trong bối cảnh quốc tế, khái niệm "tài chính REDD+" vẫn đang còn rất nhiều tranh cãi. Để nhất quán với các sáng kiến theo dõi tài chính REDD+ và tương đồng với các phương pháp tiếp cận hiện đang được cộng đồng quốc tế quan tâm, khái niệm tài chính REDD+ sẽ bao gồm: •

Tài chính REDD+ quốc tế (International REDD+ finance): Là bất kỳ khoản tài trợ quốc tế nào dành riêng để hỗ trợ các cơ chế hoặc sáng kiến REDD+, được phát triển với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong ngành lâm nghiệp và phù hợp với định nghĩa REDD+ trong Công ước khung của Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Tài chính REDD+ quốc gia (National REDD+ finance): Là các khoản kinh phí thực hiện hoạt động REDD+ của các nước đã được phê duyệt Đề án Chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ hoặc đã có chiến lược hay kế hoạch hành động REDD+ cấp quốc gia.

Cam kết chưa chính thức (Pledge): Là các khoản tài chính REDD+ được chính phủ các nước hoặc tổ chức quốc tế tuyên bố hỗ trợ mà chưa có thỏa thuận chính thức để các khoản kinh phí này được chuyển khoản hoặc giải ngân, chưa có quy định cụ thể để xác định khoản ền này sẽ được chi êu như thế nào hoặc liệu có được chi êu toàn bộ cho các hoạt động REDD+ hay không. Một số nhà tài trợ hứa hẹn sẽ tài trợ một khoản tiền nhưng sau này chỉ tài trợ một lượng kinh phí ít hơn hoặc không tài trợ. Nghiên cứu không tập trung vào các khoản cam kết chưa chính thức, nhưng sẽ ghi nhận để so sánh với các khoản tài trợ đã được chính thức cam kết. Cam kết (Commitment): là các khoản tiền chính thức từ một nhà tài trợ cho các hoạt động REDD+ ở một quốc gia. Các khoản "cam kết" này được ghi nhận tại các thỏa thuận pháp lý quy định cụ thể tổng số tiền tài trợ cho một tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân trong một khoảng thời gian nhất định, đã và đang thực hiện các hoạt động cùng với kế hoạch tài chính cho các năm tiếp theo. Giải ngân (Disbursement): là khoản kinh phí được chuyển từ một nhà tài trợ đến một tổ chức, cơ quan, cá nhân tiếp nhận tài trợ hoặc được chuyển từ một tổ chức, cơ quan đã tiếp nhận tài trợ đến một tổ chức, cơ quan, cá nhân khác trong chuỗi các cơ quan, tổ chức nhận tài trợ.

Các tổ chức Nhà tài trợ chính phủ (Donor government agency): Là các cơ quan đại diện cho một chính phủ hoặc liên bang ví dụ: GIZ (CHLB Đức), KfW (CHLB Đức), JICA (Nhật Bản), DEFRA (Vương Quốc Anh), và FORMIN (Phần Lan). Tổ chức tài chính đa phương (Multilateral financing institution): Những tổ chức quốc tế được hình thành từ nhiều thành viên của các nước khác nhau: Ví dụ như Ngân hàng Thế giới, Quỹ ủy thác MPTF và IFAD. Chương trình UN‐REDD được xây dựng dựa trên nền tảng hỗ trợ kỹ thuật và vai trò quản lý của 3 tổ chức thành viên bao gồm: Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO), Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) Quỹ tư nhân (Private foundation): Là quỹ có nguồn kinh phí chủ yếu thông qua sự đóng góp của các cá nhân và doanh nghiệp, không thuộc chính phủ. Ví dụ như Quỹ biến đổi khí hậu, quỹ Ford, Quỹ Rockefeller, Quỹ Moore, và Quỹ Packard. Tổ chức phi chính phủ/viện nghiên cứu quốc tế (International NGO/Academic institution): bao gồm các tổ chức phi chính phủ quốc tế như các tổ chức môi trường và các viện nghiên cứu độc lập có trụ sở chính nằm ngoài lãnh thổ Việt vii


Nam. Nhiều tổ chức quốc tế tiếp nhận các nguồn tài trợ phục vụ các hoạt động REDD+ ở cấp quốc gia, quốc tế, và khu vực. Các khoản chi tiêu của các tổ chức này thường nằm trong các trường hợp sau: •

Tại trụ sở chính, chi phí quản lý, điều hành, lương nhân viên và các hoạt động hỗ trợ mục tiêu của nhà tài trợ và của quốc gia tiếp nhận tài trợ; • Tại văn phòng khu vực cấp vùng hoặc cấp quốc gia, chi phí quản lý, điều hành, lương nhân viên và các hoạt động hỗ trợ mục tiêu của nhà tài trợ và của quốc gia tiếp nhận tài trợ; • Tài trợ cho các tổ chức quốc tế khác dưới hình thức tư vấn, hỗ trợ tài chính, các khoản trợ cấp để thực hiện các hoạt động (và những cơ quan/tổ chức nhận tài trợ có thể, chuyển một phần hay toàn bộ phần kinh phí cho các tổ chức khác); • Tại một quốc gia, tài trợ cho các tổ chức khác dưới hình thức tư vấn, hỗ trợ tài chính, các khoản trợ cấp để thực hiện các hoạt động (và những cơ quan/tổ chức nhận tài trợ có thể, chuyển một phần hay toàn bộ phần kinh phí cho các tổ chức khác); • Tài trợ trực ếp cho cộng đồng địa phương, hộ gia đình thông qua việc chi trả dịch vụ môi trường sinh thái. Tổ chức phi chính phủ/Viện nghiên cứu trong nước (Local NGO/Academic institution): Các tổ chức dân sự xã hội và các cơ quan nghiên cứu (Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu và trường đại học) có trụ sở chính tại Việt Nam

Các hoạt động trong các dự án REDD+ Hoạt động REDD+ là các hoạt động được thực hiện nhằm hướng đến mục êu giảm phát thải hoặc tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính. Các hoạt động đó được chia thành các nhóm sau: Kết nối các bên liên quan (Stakeholder engagement): Hoạt động nhằm cải thiện sự tham gia của các tổ chức, cá nhân ngoài chính phủ vào việc thiết kế, thực hiện, giám sát REDD+, và các hoạt động nhằm củng cố tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm về các nghiên cứu, kết quả dự án và hoạt động nâng cao nhận thức trong các dự án. Quyền và sở hữu (Right and tenure): Hoạt động trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền và sở hữu đất đai, tài sản và các‐bon. MRV và RELs/RLs (MRV and reference levels): Hoạt động nhằm cải thiện việc báo cáo, giám sát và xác minh trong quá trình thực hiện REDD+ và các hoạt động xây dựng hoặc áp dụng các mức tham chiếu để đo đếm phát thải khí nhà kính, tạo lợi ích trên nhiều phương diện (như đa dạng sinh học, quản lý rừng bền vững…). Đảm bảo an toàn môi trường và xã hội (Safeguards): Hoạt động nhằm tìm hiểu những khó khăn cản trở việc bảo vệ rừng, thông qua đó đảm bảo các lợi ích về môi trường và xã hội. Phân tích luật, chính sách (Policy and Law development): Hoạt động nghiên cứu, phân tích, xây dựng luật và chính sách để đảm bảo quá trình thực hiện REDD+ được ổn định lâu dài. Củng cố thể chế (Institutional strengthening): Hoạt động xây dựng bộ máy cơ quan, tổ chức, củng cố nguồn lực và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cho REDD+. Thiết kế dự án các‐bon trong lâm nghiệp (Forest Carbon Project Design): Hoạt động nhằm xây dựng văn kiện thiết kế dự án (PDD) và các hoạt động đánh giá, bao gồm các dự án tạo nguồn cung cho thị trường các bon và cho những cơ quan, tổ chức và cá nhân sẵn sàng tiếp nhận nguồn chi trả từ REDD+. Cải thiện quản lý sử dụng đất và quản lý rừng để giảm thiểu suy thoái và chặt phá rừng (Improved forest and land management): Hoạt động hỗ trợ quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng, quản lý rừng bền vững, và hoạt động quản lý phục hồi rừng – bao gồm cả hoạt động củng cố việc thực thi và tuân thủ luật lâm nghiệp.

viii


Chi trả thực tế và bồi hoàn các‐bon để cải thiện quản lý rừng và đất lâm nghiệp (Carbon offsets or performance based payment): Hoạt động nhằm bồi hoàn các‐bon, chi trả trực tiếp, chia sẻ lợi ích thực tế, chi trả thực tế, khuyến khích hoặc chi trả dựa trên kết quả. Các hoạt động khác (Others): Các hoạt động liên quan đến REDD+ không nằm trong các hoạt động trên. Ví dụ: hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, hợp tác quốc tế, chống buôn bán gỗ bất hợp pháp v.v. Cơ quan, tổ chức và cá nhân tiếp nhận tài trợ (Recipients): là những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tiếp nhận ền cam kết từ các nhà tài trợ. Các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhận tài trợ nằm trên dòng tài chính của các dự án, được phân loại thành các nhóm dưới đây: •

Nhận tài trợ cấp 1 (1st tier recipient): Những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân trực ếp nhận nguồn tài trợ từ các nhà tài trợ để thực hiện các hoạt động REDD+ • Nhận tài trợ cấp 2 (2nd tier recipient): Những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân tiếp nhận tài trợ từ các cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân nhận tài trợ cấp 1 để thực hiện các hoạt động REDD+; • Nhận tài trợ cấp 3 (3rd tier recipient): Những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ếp nhận tài trợ từ các cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân nhận tài trợ cấp 2 để thực hiện các hoạt động REDD+; • Nhận trài trợ cấp 4 (4th tier recipient): Những cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ếp nhận tài trợ từ các cơ quan, tổ chức, hoặc cá nhân nhận tài trợ cấp 3 để thực hiện các hoạt động REDD+ Trực tiếp nhận tài trợ (Direct recipient): là những cơ quan, tổ chức và cá nhận trực tiếp nhận tài trợ từ nhà tài trợ. Những cơ quan, tổ chức này nằm trong nhóm nhận tài trợ cấp 1. Gián tiếp nhận tài trợ (In‐direct recipient): là những cơ quan, tổ chức và cá nhân không trực tiếp nhận vốn tài trợ từ nhà tài trợ mà thông qua một tổ chức khác. Những cơ quan, tổ chức này nằm trong nhóm nhận tài trợ cấp 2, 3 và 4.

ix


1. Giới Thiệu Tính đến cuối năm 2015, thế giới đã có hơn 7,3 tỷ USD được cam kết để hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+ (Forest Trends, 2013). Tuy nhiên, các thông tin cụ thể về việc hỗ trợ tài chính ở cấp quốc gia, các tổ chức tiếp nhận và các 6 hoạt động thực hiện REDD+ ở cấp địa phương vẫn còn rất hạn chế (Forest Trends, 2013) . Để giải quyết những vấn đề về thông n tài chính REDD+, năm 2011 tổ chức Forest Trends đã phát triển sáng kiến REDDX, nhằm theo dõi dòng tài chính REDD+ từ các nhà tài trợ tới các cơ quan, tổ chức và cá nhân tiếp nhận tài trợ và những tổ chức thực hiện dự án REDD+ ở cấp cộng đồng. Các thông tin được thu thập bao gồm: • Lượng vốn cam kết và giải ngân thực tế của các dự án REDD+; • Quá trình giải ngân kế từ khi dự án bắt đầu được cam kết thực hiện • Các tổ chức tiếp nhận tài trợ và các cơ quan thực hiện các hoạt động REDD+; • Các hoạt động REDD+ được thực hiện thông qua nguồn vốn cam kết từ năm 2009 cho đến nay. REDDX có mục tiêu làm minh bạch các dòng tài chính được sử dụng cho các dự án và hoạt động REDD+, từ đó cung cấp thông n giúp chính phủ và các bên liên quan đánh giá tốt hơn những vấn đề và những công việc cần thiết có liên quan đến REDD+. Với mục tiêu này, sáng kiến REDDX trực tiếp góp phần thực hiện thành công chiến lược REDD+ quốc gia. 7

Việt Nam là một trong 14 quốc gia có rừng nhiệt đới tham gia sáng kiến REDDX . Kết quả nghiên cứu tại 14 nước cho thấy lượng vốn cam kết thực hiện REDD+ đang tăng dần qua các năm. Hầu hết vốn cam kết được tài trợ cho nhiều năm với kế hoạch giải ngân dài hạn. Đến cuối năm 2012, 32% tổng lượng vốn cam kết thực hiện REDD+ đã được 8 chuyển tới các cơ quan, tổ chức tiếp nhận trực tiếp hoặc những tổ chức thực hiện hoạt động REDD+ . Phần lớn nguồn vốn để thực hiện REDD+ được chính phủ các nước và các tổ chức tài chính đa phương cam kết tài trợ. Các quỹ tư nhân cũng đóng một vai trò không nhỏ đặc biệt là trong những năm đầu thực hiện REDD+. Kết quả nghiên cứu tài chính REDD+ được công bố trên trang web REDDX của Forest Trends tại http://reddx.forest‐trends.org/. Báo cáo này tập trung trình bày kết quả nghiên cứu dòng tài chính REDD+ tại Việt Nam Ở Việt Nam, các dự án REDD+ được cam kết tài trợ và thực hiện từ năm 2009. Cho đến nay nhiều dự án REDD+ vẫn đang được triển khai. Các thông tin tài chính như vốn cam kết, giải ngân, nhà tài trợ, cơ quan tiếp nhận tài trợ và các hoạt động được tài trợ vẫn chưa được thống kê và tổng hợp đầy đủ vì những thông tin này nằm rải rác trong các báo cáo tài chính, văn kiện dự án, tại các cơ quan và tổ chức tiếp nhận tài trợ. Việc tổng hợp các thông tin tài chính REDD+ sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và các nhà tài trợ có định hướng rõ ràng cho chiến lược thực hiện các hoạt động REDD+ tại Việt Nam. Đây là một yêu cầu cấp thiết. Văn phòng REDD+ Việt Nam (VRO) là cơ quan đầu mối giúp việc cho Ban chỉ đạo REDD+ Việt Nam, có nhiệm vụ theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện các hoạt động có liên quan đến REDD+, thông qua đó đề xuất các giải pháp về cơ 9 chế, chính sách, nguồn vốn và kinh phí hàng năm để thực hiện REDD+ tại Việt Nam . Việc tổng hợp thông tin tài chính thực hiện REDD+ là nhiệm vụ thường niên của Văn phòng REDD+ Việt Nam. Tuy nhiên, do hạn hẹp về nguồn kinh phí và nhân lực nên Văn phòng REDD+ Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này.

6 Tham khảo báo cáo tại http://reddx.forest-trends.org/page/resources 7 Các nước khác đang thực hiện sáng kiến REDDX bao gồm Brazil, Colombia, Guyana, Mexico, Ecuador, Peru, Cộng hòa Dân chủ Congo, Ethiopia, Ghana, Liberia, Tanzania, Indonesia và Papua New Guinea. 8 Dựa trên kết quả REDDX của 7 nước (Brazil, Colombia, Ecuador, Ghana, Liberia, Tanzania và Vietnam) 9 Theo Quyết Định 18/QĐ-TCLN-VP về việc thành lập Văn phòng REDD+ Việt Nam

1


Để giải quyết những tồn tại nêu trên, Tổ chức Forest Trends đã phối hợp với Văn phòng REDD+ Việt Nam để thực hiện nghiên cứu về dòng tài chính REDD+ tại Việt Nam với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn REDDX. Nghiên cứu tập trung tìm hiểu các thông n tài chính REDD+ ở cấp quốc gia để trả lời các câu hỏi sau: • • •

Tổng lượng vốn cam kết và giải ngân của các dự án REDD+ tại Việt Nam là bao nhiêu? Tổ chức nào đã tài trợ cho các dự án REDD+ tại Việt Nam? Những cơ quan và tổ chức nào đã tiếp nhận và quản lý nguồn vốn tài trợ thực hiện các hoạt động REDD+ tại Việt Nam? • Những hoạt động nào đã được các dự án REDD+ thực hiện? • Các dự án REDD+ có được thực hiện theo các nội dung và mục tiêu đề ra trong Chương trình Hành động Quốc gia về REDD+ của Việt Nam hay không? Báo cáo bao gồm 7 phần. Sau phần giới thiệu là phần phương pháp nghiên cứu. Phần 3 trình bày bối cảnh quốc gia, chiến lược REDD+ và các vấn đề có liên quan. Phần 4 mô tả kết quả nghiên cứu theo các nhà tài trợ, các cơ quan và tổ chức tiếp nhận tài trợ. Phần 5 là ý nghĩa của nghiên cứu đối với chiến lược REDD+ tại Việt Nam. Phần 6 kết luận và kiến nghị. Phần 7 đề xuất một số hoạt động tiếp theo.

2. Phương Pháp Nghiên Cứu 2.1. Thu thập số liệu Báo cáo được tổng hợp từ 2 nguồn số liệu: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Các thông tin và số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu sẵn có như văn kiện dự án, các báo cáo dự án, thông tin từ các trang web của các tổ chức và nhà tài trợ. Thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi theo thiết kế của sáng kiến REDDX và đã được hiệu chỉnh một số nội dung để phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Bảng hỏi được gửi qua email đến các cơ quan, tổ chức và cá nhân đang thực hiện dự án REDD+. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi, nhóm nghiên cứu đến phỏng vấn trực tiếp các cán bộ có liên quan của dự án để hoàn thiện bảng hỏi, kiểm chứng và bổ sung các thông tin cho báo cáo. Mỗi dự án nhóm nghiên cứu phỏng vấn từ một đến hai cán bộ. Nội dung phỏng vấn bao gồm: nhà tài trợ, số vốn cam kết và số kinh phí đã giải ngân hàng năm, các hoạt động chính của dự án, việc phân bổ ngân sách cho từng hoạt động, các cơ quan, tổ chức đối tác và tư vấn tiếp nhận tài trợ theo từng dòng ngân sách của dự án. Các thông tin và số liệu sau khi thu thập được nhập vào cơ sở dữ liệu trên nền excel theo mẫu của sáng kiến REDDX được áp dụng tại 14 quốc gia. Quá trình thu thập số liệu được thực hiện hàng năm, từ 2012 cho đến nay. Năm 2014 và 2015, trong tổng số 44 dự án REDD+ đã và đang thực hiện tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đã gửi 40 bảng hỏi tới cán bộ quản lý của 40 dự án tương ứng10. Trong đó, 15 bảng hỏi nhóm nghiên cứu nhận lại được điền đầy đủ các thông tin, 7 cán bộ dự án vừa trả lời bảng hỏi vừa được phỏng vấn trực ếp, 27 cán bộ dự án được phỏng vấn trực tiếp để thu thập thông tin mà không thông qua bảng hỏi.

2.2. Phân tích số liệu Báo cáo áp dụng cả 2 phương pháp phân tích định tính và định lượng. Phân tích số liệu định lượng được sử dụng để thể hiện sự biến động về vốn cam kết và giải ngân của các dự án REDD+ qua các năm. Phân tích định tính chủ yếu để tìm hiểu các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các dự án REDD+ tại Việt Nam. Số liệu định lượng được tổng hợp và phân tích theo 2 nhóm: nhà tài trợ và các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ. Trong đó, nhà tài trợ được phân chia thành 4 nhóm nhỏ: Nhà tài trợ chính phủ, nhà tài trợ đa phương (như World Bank, IFAD), quỹ tư nhân và cơ quan đại diện cho liên minh của nhiều nước như Liên Minh Châu Âu. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ được phân nhóm thành các tổ chức quốc tế đại diện chính phủ nước ngoài, 10 4 dự án còn lại đã kết thúc và có thông tin tài chính trong cơ sở dữ liệu từ những đợt khảo sát trước đây

2


các cơ ơ quan nhà nư ước trực thuộcc chính phủ Việệt Nam, các tổ ổ chức phi chín nh phủ trong vàà ngoài nước, viện nghiên cứu/ttrường đại họcc, tư vấn trong vvà ngoài nước.. Ngoài ra, nhóm ngh hiên cứu còn tổ ổng hợp các dự ự án theo các hoạt động RED DD+ đã được ssang kiến REDD DX tổng hợp dựa ttrên ý kiến đón ng góp của các chuyên gia quốc tế. Việc xácc định các hoạt động REDD+ đ được liên hệ vớ ới việc phân bổ nggân sách và Ch hương trình Hành động Quố ốc gia về REDD D+ của Việt Naam, thông quaa đó đúc kết bài b học kinh nghiệệm đối với định h hướng chiến lược của REDD D+ Việt Nam tro ong những năm m tiếp theo.

2.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu u Đối tư ượng chủ yếu của nghiên cứ ứu là các dự án n REDD+, hỗ trrợ sẵn sàng thự ực hiện REDD++, và một số dự ự án có liên quan đến REDD+ trê ên phạm vi toààn quốc. phòng tại Hà Nội nên quá trìn nh thu thập thô ông tin diễn ra ttrên địa bàn Do hầầu hết các dự áán và nhà tài trrợ đều có văn p Hà Nộ ội. Đối với mộtt số dự án không có văn phòn ng tại Hà Nội, q quá trình thu thập thông tin đ được thực hiện n thông qua emaill và điện thoại. Nghiêên cứu chủ yếu u tập trung vào o những thông tin chính như ssố lượng dự án n, các hoạt độn ng dự án, vốn ccam kết, giải ngân,, nhà tài trợ, cơ ơ quan và tổ cchức tiếp nhận tài trợ. Các thông tin về đối tượng hưởng lợi cuối cùng là các hộ gia đình vvà cộng đồng đ địa phương chư ưa được thu th hập đầy đủ tron ng nghiên cứu n này Đối vvới các dự án đ đã kết thúc, nh hóm nghiên cứ ứu không áp dụ ụng phương ph háp phỏng vấn n trực tiếp11 màà thông qua văn kkiện dự án, báo o cáo đánh giá vvà kế hoạch tài chính trên tran ng web của cácc tổ chức và củaa các nhà tài trợ ợ.

3. Bối B Cảnh Quốc Gia 3.1. Quản Q lý rừn ng và sử dụ ụng đất Hình 1. Cơ cấu cáác loại rừng của c Việt Nam m, năm 2013 c rừng ngoài Đất có quyy hoạch ĐLN 1,5% Rừng đặc dụng 15%

ừng phòng hộ Rừ 33,5%

Rừng Sản S xuất 50%

Nguồn: Bộ N NN&PTNT, 2014

11 Đối với v dự án đã kết thúc, ban quản lý dự án không còn và việ ệc kết nối với cán bộ b điều phối hoặc kế k toán gặp nhiều khhó khăn do hệ thống số liệu không

còn thuuộc quyền quản lý của c những cán bộ này

3


Với tổ ổng diện tích ttự nhiên 33,1 ttriệu ha, đất đaai tại Việt Nam m được phân lo oại thành đất n nông nghiệp, đ đất phi nông 12 nghiệệp và đất chưa sử dụng (Luậtt Đất Đai, 2013) . Trong đó, đất nông nghiệệp bao gồm đấất rừng, đất canh tác nông nghiệệp, đất nuôi trồ ồng thủy sản vàà các loại đất n nông nghiệp kh hác. Trong các loại đất này, đ đất rừng chiếm m 16,24 triệu ha vàà là nơi cư trú của 25 triệu ngư ười sinh sống (H Hương và Quang, 2013). Năm 1943, Việt Nam m có 14,3 triệu u ha rừng tự nhiên với diện ttích che phủ là 43% tổng diện n tích toàn lãnh h thổ. Trong giai đ đoạn từ 1943 đ đến năm 1983,, rừng Việt Nam liên tục bị ssuy thoái nên d diện tích che p phủ đến năm 1 1990 chỉ còn 27%. Sau năm 1990 0, diện tích rừn ng bắt đầu tăn ng do trồng rừng và phục hồ ồi rừng, diện tícch che phủ đạtt 39,5% vào năm 2010 (IGES, 20 012). Đến hết năm 2013, diện tích rừng Việt Nam được côn ng bố là 13,95 ttriệu ha, được phân thành rừng đặc dụng chiếm m 15% (2,08 triệu ha), rừng sảản xuất 50% (7 7 triệu ha), rừngg phòng hộ 33,,5% (4,67 triệu ha) (Hình 1) Rừngg Việt Nam, do Bộ Nông Nghiệệp và Phát Triểển Nông Thôn q quản lý, đến naay đã được giao o cho các chủ rrừng quản lý và bảảo vệ. Cho đến hết năm 2013 3, rừng đã đượ ợc giao cho 7 nhóm chủ rừng trong đó 5 nh hóm, do nhà nư ước quản lý, đượcc giao 70% diện n tích bao gồm m: các ban quản n lý rừng phòn ng hộ, đặc dụng (34%, tương đương 4,74 trriệu ha), các doanh nghiệp nhà nước (14%), U UBND xã (16%), cộng đồng địa phương (4% %) và các đơn vvị vũ trang (2% %). Diện tích rừng còn lại giao cho o các hộ gia đìn nh (24%) và cácc thành phần kkinh tế tư nhân khác (6%) (Hìn nh 2)

Hình 2. Tỷ lệ đất lâm m nghiệp đượ ợc giao cho các c chủ rừng g

UBND 16%

Cộng Đồng 4%

B Ban Quản lý rừ ừng 34%

Hộ ộ Gia Đình 24%

Đ vị Vũ Trang Đơn 2%

Các tổ chhức khác 6% %

Doaanh nghiệp nhà nước 14%

Nguồn: Bộ N NN&PTNT, 2014

Mặc dù diện ch vàà độ che phủ ccủa rừng đã giaa tăng nhờ cácc chương trình phục hồi và phát triển rừng nhưng chất lượngg rừng và nh đ đa dạng sinh học vẫn tiếp tụcc bị suy thoái do o tình trạng ph há rừng vẫn diễễn ra tại nhiều đ địa phương. Xuất phát từ lý do n này, Chính phủ ủ Việt Nam đã không ngừng ttăng cường cácc biện pháp bảảo vệ và phục h hồi rừng. Cụ thể, n năm 2007 Thủ Tướng Chính Phủ đã phê d duyệt chiến lượ ợc phát triển n ngành Lâm ngghiệp giai đoạn n 2006‐2020

12 Luậtt Đất Đai đã được Quốc Q hội nước Cộ ộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thôông qua ngày 29 thááng 11 năm 2013 vàà có hiệu lực thi hànnh từ ngày 1

tháng 7 năm 2014.

4


13

trong đó có mục tiêu tăng độ che phủ rừng lên 47% vào năm 2020 . Để nâng cao chất lượng rừng, năm 2014 Chính Phủ đã quyết định dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên thông qua việc phê duyệt “Đề án tăng cường công tác quản lý 14 khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014‐2020 ” (Chính Phủ, 2014). Để khuyến khích công tác bảo vệ rừng, Chính Phủ đã ban hành Nghị Định 99/2010/NĐ‐CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 quy định chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Thông qua đó các tổ chức và cá nhân được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng sẽ phải chi trả cho các chủ rừng của các khu rừng tạo ra dịch vụ đã cung ứng.

3.2. Những thách thức trong việc giảm suy thoái rừng và mất rừng tại Việt Nam Mặc dù Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã thực hiện nhiều chương trình bảo vệ rừng và phục hồi những 15 diện ch rừng đã bị suy thoái , nhưng sau năm 1990, chất lượng rừng tự nhiên của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện (FCPF, 2008). Trong giai đoạn 1999‐2005, diện tích rừng giàu vẫn tiếp tục suy giảm 10,2%, phần diện tích rừng nguyên sinh còn lại tiếp tục bị mất 51%. Trong khi đó diện tích rừng trồng tăng 50,8% (FCPF, 2008). Như vậy diện tích 16 che phủ rừng của Việt Nam gia tăng nhờ diện tích rừng trồng thông qua các chương trình trồng rừng . Theo báo cáo của IGES năm 2008, nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng tại Việt Nam chủ yếu do việc mở rộng diện tích nông nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác gỗ trái phép, nhu cầu của thị trường về các loại gỗ quý và một phần do cộng đồng dân cư sống gần rừng khai thác (IGES, 2008). Sở dĩ có thực trạng này là do những lỗ hổng trong chính sách lâm nghiệp và việc thực thi các chính sách lâm nghiệp còn yếu kém, không hiệu quả. Những chính sách không rõ ràng đã không ngăn chặn được việc chuyển đổi rừng sang trồng các cây công nghiệp dài ngày như hạt điều, cao su, cà phê. Những lỗ hổng trong chính sách phát triển thủy điện và chuyển đổi đất trồng cao su đã vô tình phá hủy một diện tích rừng tự nhiên tương đối lớn. Nhận ra những vấn đề này, Bộ NN&PTNT và Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam đã sửa đổi và bổ sung Luật Đất Đai, Luật Bảo vệ và Phát Triển Rừng, để củng cố việc thực thi lâm luật và cải thiện chất lượng rừng tại Việt Nam.

3.3. Chiến lược và tổ chức quản lý việc thực hiện REDD+ tại Việt Nam 3.3.1. Chiến lược REDD+ Nhận thức rõ Việt Nam là 1 trong những nước chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khi hậu, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chiến lược, chính sách và chương trình hành động nhằm ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia và địa phương bao gồm: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Quyết Định 2139/2011/QĐ‐TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011, Kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH tại Quyết Định 1474/QĐ‐TTg ngày 05 tháng 10 năm 2012, Đề án quản lý phát thải khí nhà kính tại quyết định 1775/QĐ‐TTg ngày 21 tháng 11 năm 2012 và Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp tại Quyết định 543/2011/QĐ‐BNN‐KHCN ngày 23 tháng 3 năm 2011. Trong đó, mục êu của Chính phủ Việt Nam là nâng độ che phủ rừng lên 47% vào năm 2020 và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính 20% so với năm 2005 thông qua các biên pháp trồng, bảo vệ, phục hồi rừng và REDD+ được coi là một giải pháp để đạt được những chỉ tiêu này. Do vậy, Chính Phủ đã phê duyệt Chương trình Hành động Quốc gia về REDD+ giai đoạn 2011‐2020 tại Quyết Định 799/QĐ‐TTg ngày 27 tháng 06 năm 2012. Theo đó, việc thực hiện REDD+ tại Việt Nam được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 2011 ‐2015: •

Nâng cao năng lực và phát triển thể chế quản lý các hoạt động REDD+;

13 Quyết định 18/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05/2/2007 về phê duyệt chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020. 14 Quyết Định 2242/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 11 tháng 12 năm 2014 phê duyệt đề án tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014-2020. 15 Chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc - chương trình 327 giai đoạn 1993-1997, tiếp theo đó là chương trình trồng mới năm triệu ha rừng- Chương trình 661 giai đoạn 1998-2010. 16 Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010, chương trình quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2011-2020

5


Điều tra, thu thập số liệu và thiết lập mức phát thải khí nhà kính cho từng giai đoạn và dự báo mức phát thải khí nhà kính trong những năm tiếp theo; • Thiết lập và vận hành Hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV); • Xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho Chương trình REDD+; • Tổ chức thực hiện các dự án thí điểm REDD+; • Thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện REDD+; nâng cao năng lực thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT); • Tổng kết đúc rút kinh nghiệm kết quả thực hiện REDD+ tại các tỉnh thí điểm và những quy định mới của quốc tế làm cơ sở bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện Chương trình REDD+ để triển khai thực hiện trên phạm vi toàn quốc ở giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 2016 – 2020: • • • • •

• • •

Hoàn thiện cơ chế điều phối, quản lý và vận hành REDD+ trên phạm vi toàn quốc; Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý phục vụ việc thực hiện REDD+ theo quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định quốc tế. Nâng cao nhận thức và năng lực thực hiện REDD+ cho cán bộ, người dân địa phương và các tổ chức có liên quan. Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đường phát thải tham chiếu (RELs/FRLs) ở cấp quốc gia và cấp tỉnh theo quy định của Công ước Quốc tế về Biến đổi khí hậu (UNFCCC). Hoàn thiện hệ thống thông tin về REDD+ bao gồm hệ thống đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV), hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội (safeguards), hệ thống thông tin về chính sách và các giải pháp kỹ thuật ở cấp Trung ương và địa phương. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và chính sách chi trả trên cơ sở kết quả thực hiện REDD+ ở các cấp. Hoàn thiện cơ chế giám sát và giải quyết khiếu nại, phản hồi ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện chương trình REDD+. Đẩy mạnh hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm về việc thực hiện REDD+ và nâng cao năng lực thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT).

3.3.2. Tổ chức quản lý Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thành lập mạng lưới REDD+ quốc gia với chức năng điều phối chung thông qua sự hỗ trợ của 6 ểu nhóm kỹ thuật (STWGs) . Mỗi ểu nhóm tập trung vào một vấn đề kỹ thuật của REDD+ bao gồm: i) Quản trị REDD+; ii) Đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV), iii) hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS) iv) Biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội (Safeguards); v) thực hiện REDD+ ở cấp độ địa phương; vi) Liên kết sự tham gia của khối tư nhân. Năm 2011, Ban Chỉ Đạo REDD+ Việt Nam được thành lập để chỉ đạo việc triển khai chương trình REDD+ tại Việt Nam, xây dựng chiến lược và kế hoạch thực hiện REDD+. Trong đó, Văn phòng REDD+ Việt Nam là cơ quan giúp việc cho Ban chỉ đạo REDD+ quốc gia và làm nhiệm vụ tổng hợp tình hình thực hiện các hoạt động liên quan đến REDD+ thông qua mạng lưới REDD+, phối hợp và hướng dẫn các cơ quan địa phương tham gia thực hiện chương trình REDD+, quản lý dữ liệu về REDD+ và xây dựng kế hoạch cho Ban Chỉ Đạo REDD+ Việt Nam (Hình 3)

6


Hình 3. Sơ đồ tổ chức hỗ trợ các hoạt động REDD+ tại Việt Nam

Ban chỉ đạo REDD+ Việt Nam

Cấp ban hành chính sách

Văn phòng REDD+

Cấp độ quản lý và điều phối

Mạng lưới REDD+ quốc gia

Các bên hỗ trợ kỹ thuật

Tiểu nhóm kỹ thuật REDD+(TWG)

MRV sub‐TWG

Quản trị sub‐TWG

Thực hiện ở địa phương sub‐TWG

Hệ thống chía sẻ lợi ích sub‐TWG

Khối tư nhân sub‐ TWG

An toàn Sub‐TWG

Tổ công tác cấp tỉnh REDD+

Implementation

Tổ công tác cấp huyện

Nhà quản lý rừng và các bên liên quan

Nguồn: FCPF, 2012; Nguyễn Vinh Quang và Nguyễn Việt Dũng, 2014

3.3.3. Quá trình tham gia thực hiện REDD+ của Việt Nam Năm 2007, hội thảo về biến đổi khí hậu của UNFCCC tại Bali đã đánh giá Việt Nam là một trong những nước gánh chịu hậu quả nặng nề gây ra do biến đổi khí hậu. Bảo vệ và phát triển rừng sẽ là một trong những giải pháp để giảm nhẹ thiên tai gây ra do biến đổi khí hậu. Trong đó, sáng kiến REDD+ là một biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này. Do vậy, năm 2008, Việt Nam đã thể hiện sự quan tâm đến việc thực hiện REDD+ thông qua văn bản gửi tới tới Ban thư ký của UNFCCC. Từ đó, Việt Nam đã trở thành một trong 9 quốc gia đầu tiên được chọn để thực hiện thí 17 điểm Chương trình UN‐REDD và tham gia chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ thông qua Quỹ đối tác các‐bon trong lâm nghiệp (FCPF) của Ngân Hàng Thế Giới. Cả hai Chương trình này đều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD) thực hiện. Chương trình UN‐REDD giai đoạn 1 được thực hiện từ năm 2009 đến tháng 6 năm 2012, hiện nay đang thực hiện giai đoạn 2 với thời gian dự kiến từ 2013 đến 2015, và đã có kế hoạch gia hạn đến năm 2018. Dự án hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+ tại Việt Nam cũng dự kiến sẽ được bổ sung thêm 5 triệu USD và được thực hiện đến 17 Chương trình hợp tác của Liên hợp Quốc về Giảm phát thải gây ra do mất rừng và suy thoái rừng tại các quốc gia đang phát triển

7


hết năm 2018. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đang xây dựng Chương trình giảm phát thải (ER‐PD) thông qua Quỹ FCPF. Chương trình Giảm phát thải dự kiến sẽ được thực hiện trong giai đoạn từ 2016 – 2020 tại 6 tỉnh thuộc khu vực duyên hải Bắc trung bộ, nơi tập trung nhiều rừng tự nhiên và có các đường giao thông xuyên biên giới với các nước Lào và Campuchia. Song song với quá trình tham gia thực hiện REDD+ của Chính phủ Việt Nam, chính phủ các nước như Anh, Mỹ, Nhật Bản, CHLB Đức và Nauy cũng tích cực hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các mô hình thí điểm, nghiên cứu hỗ trợ xây dựng cơ chế, chính sách để Việt Nam có đủ điều kiện sẵn sàng thực hiện REDD+ trong những năm tiếp theo. Do vậy, nguồn tài chính để thực hiện REDD+ tại Việt Nam không chỉ đến từ các tổ chức quốc tế mà còn được cam kết từ phía chính phủ các nước. Việc thực hiện REDD+ không chỉ có các cơ quan chính phủ mà còn có các tổ chức khác như tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các viện nghiên cứu và các trường đại học cũng tham gia.

4. Kết Quả Nghiên Cứu 4.1.Tổng quan về cam kết và giải ngân cho các dự án REDD+ tại Việt Nam, giai đoạn 2009-2014 4.1.1. Số lượng dự án REDD+ Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014, đã có 44 dự án REDD+ được tài trợ từ các tổ chức quốc tế. Hiện tại, các dự án REDD+ ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào các hoạt động hỗ trợ sẵn sàng chuẩn bị thực hiện REDD+. Trong 44 dự án, có 42 dự án (Chiếm 99,8% tổng số vốn cam kết) tập trung vào các hoạt động chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ và 2 dự án liên quan đến REDD+ (Bảng 1). Đối với các dự án hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+, 86% tổng số kinh phí được cam kết cho REDD+. Trong các dự án liên quan đến REDD+, hoạt động REDD+ chỉ chiếm 1% kinh phí (Bảng 1).

Bảng 1: Cam kết và giải ngân theo các loại dự án REDD+, giai đoạn 2009-2014 Loại dự án

Hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+ Dự án liên quan tới REDD+ Tổng số

Số lượng dự án

Tổng kinh phí của dự án (Triệu USD)

Cam kết cho REDD+ (Triệu USD)

Tỷ lệ kinh phí cho REDD+ /tổng kinh phí dự án (%)

Lượng vốn đã giải ngân (Triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân (%)

42

98,29

84,11

86

37,67

44,8

2

24,85

0,21

1

0,11

51,2

44

123,14

84,31

68

37,78

44,8

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Bảng 2: Số lượng dự án, tổng số vốn cam kết và giải ngân, giai đoạn 2009-2014 Tình trạng dự án

Số lượng dự án

Tổng vốn cam kết (Triệu USD)

Tổng vốn giải ngân (Triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân (%)

Tổng số dự án

44

84,31

37,78

44,8

Dự án đã kết thúc

24

18,65

18,19

97,5

Dự án đang hoạt động

20

65,66

19,58

29,8

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Bảng 2 cho thấy, đến hết năm 2014 tổng số vốn cam kết cho các dự án REDD+ tại Việt Nam là 84,31 triệu USD và đã giải ngân được 37,78 triệu USD, chiếm 44,8% tổng vốn cam kết. Đối với các dự án đã kết thúc, tỷ lệ giải ngân đạt 97,5%, các dự án đang hoạt đột đạt mức 29,8%. 8


Trong tổng số 44 dự án, 6 dự án có ngân sách chiếm tỷ trọng lớn, bao gồm Chương trình UN‐REDD, dự án Carbi, Chương trình Rừng và Đồng Bằng, và một số dự án do Jica tài trợ (Bảng 3). Tổng số vốn cam kết cho các dự án này chiếm 70,42% (59,37 triệu USD) tổng cam kết trong giai đoạn 2009‐2014, trong đó 4 dự án đang hoạt động có tổng số vốn cam kết chiếm 57,62% (48,58 triệu USD).

Bảng 3: Dự án REDD+ có vốn cam kết chiếm tỷ trọng lớn, giai đoạn 2009-2014 Tên dự án

Nhà tài trợ

Vốn cam kết (Triệu USD)

UN-REDD Việt Nam pha 2

UN-REDD

30,23

Chương trình Rừng và Đồng bằng (VFD)

USAID

Dự án Carbi (WWF)

BMUB

Tình trạng

9,42 5,14

Tỷ lệ ngân sách/tổng số vốn cam kết cho REDD+ (%)

35,85

11,17

6,09

Dự án "Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+"

WB-FCPF

3,8

4,51

UN-REDD Việt Nam pha 1

UN-REDD

4,38

KT

5,20

JICA

6,4

KT

7,59

Xác định khu vực tiềm năng cho REDD+ Tổng số

6

59,37

70,42

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015 (không tính vốn đối ứng và đồng tài trợ) Ghi chú: + HĐ: Dự án đang hoạt động + KT: Dự án đã kết thúc

4.1.2. Vốn cam kết và giải ngân Hình 4. Cam kết và giải ngân hàng năm, giai đoạn 2009-2014 60 48.4

Triệu USD

50 40 30

23.3

20

16.1 12.5

10

12.1 6.3 2.5

4.4 2.0 3.0

5.1 6.2

4.0 5.3

9.0 4.6

7.4 0.8

0 2009

2010

2011

2012

2013

2014

Năm Cam kết hàng năm

Giải ngân từ nhà tài trợ

Giải ngân thực tế

Vốn cam kết hàng năm cho các dự án REDD+ tại Việt Nam không đồng đều qua các năm. Cao nhất là năm 2012 (48,4 triệu USD) thấp nhất là năm 2014 (0,8 triệu USD), 4 năm còn lại trung bình được cam kết khoảng 8,8 triệu usd/năm (Hình 4). Vốn cam kết trong năm 2012 cao hơn hẳn những năm khác vì năm 2012 có 3 dự án lớn được cam kết, bao gồm Chương trình UNREDD pha 2 (30,2 triệu USD), Chương trình Rừng và Đồng bằng (9,4 triệu USD) và Dự án hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (3,8 triệu USD). Do vậy, tổng lượng vốn cam kết cộng dồn từ năm 2009 đến năm 9


2012 đạt 78,9 triệu USD trong khi lượng vốn cam kết tính đến năm 2011 chỉ có 30,6 triệu USD (Hình 5). Những dự án này được phê duyệt và khởi động trong năm 2013, nên tỷ lệ giải ngân năm 2012 thấp hơn so với những năm trước. Lượng vốn giải ngân thực tế được cải thiện qua các năm, thấp nhất là năm 2009 (2,5 triệu usd), đến năm 2014 đã đạt 12,1 triệu usd/năm. Giai đoạn từ 2011 đến 2014, lượng vốn giải ngân đạt mức trung bình 7,65 triệu usd/năm. (Hình 4). Do vậy, tổng lượng vốn giải ngân thực tế tăng đều qua các năm và tính đến hết năm 2014 đạt mức 37,8 triệu USD (Hình 5). Với tốc độ giải ngân hiện nay (12,1 triệu USD trong năm 2014), Việt Nam sẽ cần thêm 4 năm để giải ngân lượng vốn còn lại (46,7 triệu USD).

Hình 5. Tổng lượng vốn cam kết và giải ngân cộng dồn, giai đoạn 2009-2014 90 80

84.3

83.5

78.9

Triệu USD

70 60

50.7

50 37.8

40

30.6

27.5 25.7

30 20 10

18.4 18.3

14.5

12.5 6.3

9.3 2.5

13.3 12.1 6.8

0 2009

2010

2011

2012

2013

2014

Năm Cam kết cộng dồn

Giải ngân từ nhà tài trợ

Giải ngân thực tế

4.1.3. Dòng tài chính các dự án REDD+ tại Việt Nam Bảng 4: Dòng tài chính trong các dự án REDD+, giai đoạn 2009 - 2014 Vốn cam kết (Triệu USD)

Giải ngân từ phía nhà tài trợ (Triệu USD)

Giải ngân thực tế (Triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân (%)

Tỷ lệ giải ngân thực tế (%)

Nhà tài trợ đến cơ quan trực tiếp nhận tài trợ (cấp 1)

78,71

49,00

36,06

62,26

45,82

Cơ quan trực tiếp nhận tài trợ đến cơ quan gián tiếp nhận tài trợ cấp 2

42,17

-

21,20

-

50,26

Cơ quan gián tiếp nhận tài trợ cấp 2 đến cấp 3

8,33

-

2,58

-

30,95

Vốn đối ứng và đồng tài trợ

5,60

1,71

1,71

-

30,53

84,31

50,71

37,78

60,15

44,80

Dòng tài chính

Tổng số Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Dòng tài chính trong các dự án REDD+ tại Việt Nam được xác định từ nhà tài trợ đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tài trợ và các tổ chức, các nhân thực hiện dự án ở cấp địa phương, trong đó bao gồm các cơ quan, tổ chức trực tiếp nhận vốn tài trợ từ các nhà tài trợ (Cấp 1) và các cơ quan, tổ chức và cá nhân gián tiếp nhận tiền tài trợ cấp 2 và cấp 3 (Bảng 4). Thông thường, các dự án REDD+ tại Việt Nam chỉ có 2 cấp tiếp nhận vốn tài trợ là cấp 1 và cấp 2. Một số dự án có đến cấp 3 và rất ít dự án có cơ quan tiếp nhận tài trợ cấp 4.

10


Bảng 4 cho thấy toàn bộ lượng vốn cam kết cho các dự án REDD+ tại Việt Nam trong giai đoạn 2009‐2014 (84,31 triệu USD) đã và đang được chuyển cho các cơ quan và tổ chức trực tiếp nhận tiền tài trợ. Trong đó, 49 triệu USD đã được chuyển cho các cơ quan trực tiếp nhận tài trợ, và gián tiếp nhận tài trợ cấp 2 là 21,2 triệu USD, chuyển cho cơ quan tiếp nhận cấp 3 là 2,58 triệu USD. Tổng số vốn giải ngân thực tế đến cuối năm 2014 là 37,78 triệu USD, chiếm 44,8% tổng vốn cam kết (Hình 5, Bảng 4), phần còn lại sẽ được giải ngân trong những năm tiếp theo.

4.2. Nhà tài trợ trong giai đoạn 2009-2014 4.2.1. Nhà tài trợ chính phủ Bảng 5: Vốn cam kết và giải ngân từ các nhà tài trợ chính phủ, giai đoạn 2009-2014 Tên viết tắt của các nhà tài trợ

Quốc gia

Tổng vốn cam kết (Triệu USD)

Tỷ lệ so với tổng số (%)

Giải ngân (Triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân (%)

Số lượng dự án

AUSAID

Úc

0,08

0,20

0,08

100

1

BMUB

Đức

9,02

23,68

5,30

59

4

BMZ

Đức

1,48

3,88

1,48

100

1

Danida

Đan Mạch

0,35

0,91

0,04

11

1

DEFRA

Anh

0,36

0,95

0,31

85

2

FORMIN

Phần Lan

0,67

1,76

0,67

100

3

JICA

Nhật

10,52

27,62

9,40

89

2

NORAD

Na Uy

3,49

9,16

2,72

78

12

SDC

Thụy Điển

0,15

0,39

0,15

100

1

USAID

Mỹ

11,97

31,44

4,91

41

4

38,07

100

25,04

66

31

Tổng số

10

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Trong tổng số 20 nhà tài trợ, 10 nhà tài trợ là các tổ chức đại diện cho Chính Phủ các nước. Tổng số tiền tài trợ cho REDD+ của các nhà tài trợ đại diện cho chính phủ các nước trong giai đoạn 2009‐2014 lên đến 38,07 triệu USD, trong đó chủ yếu do Mỹ, Đức, Nhật và Nauy tài trợ. Tổng số vốn cam kết của 4 quốc gia này chiếm 96% tổng số tiền tài trợ của các tổ chức chính phủ, 6 nhà tài trợ còn lại cam kết 4% tổng số vốn, tương đương 1,6 triệu USD (Bảng 5) Bảng 5 cho thấy tỷ lệ giải ngân của các nhà tài trợ tùy thuộc vào số lượng và nh trạng dự án mà nhà tài trợ đó cam kết. Những nhà tài trợ có tỷ lệ giải ngân cao (100%) chủ yếu là các tổ chức tài trợ cho một dự án và dự án đó đã kết thúc. Các nhà tài trợ còn lại có tỷ lệ giải ngân dao động từ 60‐90% đều đang cam kết cho các dự án đang hoạt động. Những tổ chức tài trợ cho các dự án đang triển khai có tỷ lệ giải ngân thấp hơn (Ví dụ, USAID có mức giải ngân 41% là do các dự án đang trong giai đoạn triển khai, Danida đã cam kết vốn năm 2013 nhưng dự án được triển khai muộn).

4.2.2. Tổ chức tài chính đa phương Các tổ chức tài chính đa phương cam kết tài trợ 39,25 triệu USD. Trong đó, Quỹ MPTF của Liên Hợp Quốc và Quỹ Đối tác Các bon trong Lâm nghiệp của Ngân Hàng Thế Giới (WB‐FCPF) là 2 nhà tài trợ chính, chiếm 98,66% (tương đương 38,73 triệu USD). Quỹ Môi Trường Toàn Cầu (GEF) và Quỹ Phát Triển Nông Nghiệp Quốc Tế (IFAD) cam kết tài trợ 0,53 triệu USD, chiếm 1,34% tổng số vốn cam kết của các tổ chức tài chính đa phương (Bảng 6). Bảng 6 cho thấy tỷ lệ giải ngân và lượng kinh phí mà các tổ chức tài chính đa phương cam kết là rất khác nhau. Tỷ lệ giải ngân vốn cam kết do IFAD tài trợ cao nhất (100%) vì IFAD tài trợ một dự án REDD+ và dự án này đã kết thúc. Đối với Chương trình UN‐REDD và WB‐FCPF, tỷ lệ vốn cam kết được giải ngân lần lượt là 61% và 30% vì Chương trình UN‐ 11


REDD pha 2 và dự án chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (REDD+ Readiness) do FCPF tài trợ đang trong giai đoạn triển khai các hoạt động dự án.

Bảng 6: Vốn cam kết và giải ngân từ các tổ chức tài chính đa phương, giai đoạn 2009-2014 Tên viết tắt của các nhà tài trợ

Cam kết (Triệu USD)

Tỷ lệ so với tổng số vốn (%)

Giải ngân (Triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân (%)

Số lượng dự án

GEF

0,39

0,98

0,21

53

1

IFAD

0,14

0,36

0,14

100

1

34,86

88,81

21,40

61

3

WB-FCPF

3,87

9,85

1,17

30

2

Tổng số

39,25

100

22,92

58

7

MPTF (UN-REDD)

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

4.2.3. Liên Minh Châu Âu (EU): Liên Minh Châu Âu cam kết tài trợ cho 3 dự án REDD+ với tổng số vốn là 0,918 triệu USD. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ giải ngân của những dự án này đạt 84% (tương đương 0,772 triệu USD). So với tổng số vốn cam kết cho các dự án REDD+ từ 2009 đến 2014 (84,31 triệu USD), thì vốn do Liên Minh Châu Âu tài trợ chiếm tỷ lệ 1%. 4.2.4. Quỹ tư nhân và các công ty nước ngoài Bảng 7: Vốn cam kết và giải ngân từ các Quỹ tư nhân và công ty nước ngoài, 2009-2014 Cam kết (Triệu USD)

Tỷ lệ so với tổng số vốn (%)

Giải ngân (Triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân (%)

Số lượng dự án

Christensen

0,05

11

0,05

100

1

Manos Unidas

0,13

28

0,03

22

1

Công ty ASKUL, SFC và YESSA của Nhật

0,29

62

0,19

67

1

Tổng số

0,46

100

0,27

58

3

Nhà tài trợ

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Trong 20 nhà tài trợ, có 2 quỹ là tổ chức Nhà Thờ của Tây Ban Nha, có tên Manios Unidas, và Quỹ từ thiện Christensen, trong nghiên cứu này được xác định là Quỹ tư nhân, vì phần lớn nguồn thu của những quỹ này được đóng góp từ khối tư nhân, do các cá nhân và tổ chức nhà thờ quyên góp. Tổ chức Manios Unidas đã cam kết 128.000 USD cho các hoạt động REDD+ trong dự án của Trung tâm Phát triển Nông thông Bền vững (SRD). Dự án mới được triển khai vào cuối năm 2013 và tỷ lệ giải ngân đến cuối năm 2014 đạt 22%. Quỹ Christensen hỗ trợ 50.000 USD cho tổ chức CERDA thực hiện mô hình thí điểm REDD+ tại Thái Nguyên trong vòng 1 năm và tỷ lệ giải ngân đạt 100%. Ngoài ra, 3 công ty ASKUL, SFC, YESSA của Nhật đã cam kết hỗ trợ 3 thôn bản tại Điện Biên thực hiện thí điểm mô hình REDD+ theo dự án SUSFORM‐NOW và đã giải ngân được 67% (Bảng 7).

4.2.5. Vốn đối ứng và đồng tài trợ Ngoài nguồn vốn của chính phủ các nước, các quỹ và các tổ chức đa phương, Việt Nam và một số tổ chức quốc tế cũng đóng góp một phần kinh phí làm vốn đối ứng và đồng tài trợ cho các dự án. Tổng số vốn đối ứng và đồng tài trợ cho các dự án REDD+ tại Việt Nam trong giai đoạn 2009‐2014 lên đến 5,6 triệu USD, trong đó Chính phủ Việt Nam đóng góp 1,25 triệu USD, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước đóng góp 4,34 triệu USD còn lại một phần nhỏ do 12


các cơ quan tổ chức của Việt Nam đóng góp. Đến hết 2014, lượng vốn này đã giải ngân được 1,71 triệu USD, với tỷ lệ giải ngân đạt 30,5% (Bảng 8).

Bảng 8: Vốn đối ứng và đồng tài trợ trong các dự án REDD+, giai đoạn 2009-2014 Cam kết (Triệu USD)

Tỷ lệ so với tổng số vốn (%)

Giải ngân (Triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân (%)

Chính phủ Việt Nam

1,25

22,28

0,66

52,5

Các tổ chức quốc tế

4,34

77,41

1,05

24,2

Các cơ quan trong nước

0,02

0,31

0,01

28,7

Tổng số

5,60

100

1,71

30,5

Nhà tài trợ

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

4.3. Các cơ quan, tổ chức nhận tài trợ Các cơ quan, tổ chức và cá nhân ếp nhận tài trợ được chia theo các cấp khác nhau: Cấp 1 tiếp nhận vốn cam kết trực tiếp từ nhà tài trợ; Cấp 2, cấp 3, và cấp 4 gián tiếp nhận vốn cam kết để thực hiện các hoạt động REDD+ (Bảng 9). Các tổ chức nhận tài trợ ở các cấp được phân loại thành 6 nhóm bao gồm tổ chức đại diện cho chính phủ, tổ chức đa phương (các cơ quan của LHQ), tổ chức phi chính phủ, các trường đại học và viện nghiên cứu, tư vấn cá nhân và cộng đồng địa phương. Trong đó, các cơ quan nhà nước, tổ chức đa phương và tổ chức phi chính phủ là 3 nhóm có tỷ lệ vốn được cam kết cao nhưng lượng vốn cam kết cho các tổ chức này biến động theo từng cấp nhận tài trợ. Trong nhóm các tổ chức trực tiếp (cấp 1) nhận vốn cam kết từ nhà tài trợ thì chủ yếu là các tổ chức đại diện chính phủ, tổ chức đa phương và tổ chức phi chính phủ. Ba nhóm này lần lượt tiếp nhận 21,2 triệu USD, 34,86 triệu USD và 20 triệu USD (chiếm hơn 90% tổng vốn cam kết) (Bảng 9). Các tổ chức khác gồm viện nghiên cứu, trường đại học tư vấn trong và ngoài nước nhận một phần vốn cam kết rất nhỏ từ các nhà tài trợ, thấp hơn 2% tổng vốn cam kết. Tổng lượng vốn giải ngân của cơ quan tiếp nhận cấp 1 trong giai đoạn 2009‐2014 đạt 36,06 triệu USD, chiếm 45,8% tổng lượng vốn cam kết. Các tổ chức gián tiếp nhận vốn cam kết không có tổ chức đa phương nhưng có thêm cộng đồng địa phương. Vốn cam kết vẫn chủ yếu tài trợ cho các tổ chức phi chính phủ, và các cơ quan, tổ chức đại diện chính phủ. Trong nhóm các cơ quan tiếp nhận tài trợ cấp 2, với tổng số tiền cam kết là 42,17 triệu USD, các cơ quan/tổ chức chính phủ tiếp nhận 19,19 triệu USD (36,5%) và các tổ chức phi chính phủ tiếp nhận 18,40 triệu USD, hai nhóm này tiếp nhận 88% tổng số vốn cam kết của các tổ chức tiếp nhận tài trợ cấp 2 (Bảng 9). Trong nhóm các tổ chức nhận tài trợ cấp 2, tỷ lệ giải ngân ở các cơ quan nhà nước đạt mức 52,4% và tỷ lệ giải ngân của các tổ chức phi chính phủ là 46,5%. Tỷ lệ giải ngân trung bình của cả nhóm các tổ chức nhận tài trợ cấp 2 là 50,3% với tổng số ền đã được giải ngân là 21,20 triệu USD (Bảng 9). Trong nhóm này, các cơ quan nghiên cứu tiếp nhận 1,85 triệu USD và tư vấn cá nhân và cộng đồng địa phương nhận 2,73 triệu USD. Trong nhóm các cơ quan tiếp nhận tài trợ cấp 3, các cơ quan nhà nước Việt Nam và tư vấn cá nhân được cam kết tiếp nhận 7,74 triệu USD chiếm 93% tổng vốn cam kết của các tổ chức tiếp nhận tài trợ cấp 3, và đã giải ngân được 33%. Còn lại các cơ quan nghiên cứu và cộng đồng địa phương tiếp nhận 0,59 triệu USD, chiếm 7% tổng lượng vốn cam kết cho nhóm này (7% của 8,33 triệu USD) (Bảng 9).

13


Bảng 9: Vốn cam kết nước ngoài theo các cơ quan, tổ chức nhận tài trợ thực hiện REDD+, giai đoạn 2009-2014 Trực tiếp STT

Gián tiếp nhận vốn cam kết

Cấp I

Phân loại các tổ chức

Cấp II

Cam kết (Triệu USD)

Giải ngân (Triệu USD

Tỷ lệ giải ngân (%)

Cam kết (Triệu USD)

Giải ngân (Triệu USD

Tỷ lệ giải ngân (%)

Cam kết (Triệu USD)

Giải ngân (Triệu USD

Tỷ lệ giải ngân (%)

Tổng vốn cam kết

78,71

36,06

45,8

42,17

21,20

50,3

8,33

2,58

31,0

1

Tổ chức/cơ quan chính phủ

21,20

14,29

67,4

19,19

10,05

52,4

5,12

1,31

25,5

2

Tổ chức đa phương

34,86

8,47

24,3

-

-

-

-

-

-

3

Tổ chức phi chính phủ

20,00

11,43

57,2

18,40

8,55

46,5

-

-

-

4

Cơ quan nghiên cứu

2,23

1,56

69,7

1,85

0,89

48,0

0,56

-

-

5

Tư vấn

0,41

0,31

75,9

2,35

1,40

59,7

2,62

1,24

47,4

6

Cộng đồng địa phương

-

-

-

0,38

0,30

78,9

0,03

0,03

100,0

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

14

Cấp III


4.3.1. Các cơ quan, tổ chức đại diện các chính phủ Các cơ quan, tổ chức đại diện cho các chính phủ rất đa dạng, được chia thành hai nhóm nhỏ: các cơ quan, tổ chức nằm trong bộ máy nhà nước Việt Nam và các cơ quan, tổ chức đại diện cho các chính phủ nước ngoài (Bảng 10)

STT

I 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 II 1 2 3 4

Bảng 10: Lượng vốn cam kết và giải ngân cho các tổ chức chính phủ, giai đoạn 2009-2014 Trực Gián tiếp nhận tài Cam kết Giải ngân Tỷ lệ giải tiếp trợ Phân loại tổ chức ngân (%) (Triệu USD) (Triệu USD) Cấp I Cấp II Cấp III Tổng số 21,20 19,19 5,12 Cơ quan nhà nước Việt Nam 13,97 19,19 5,12 0,05 Chi Cục Lâm Nghiệp Bắc Kạn 0,05 0,04 73,9 0,06 Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau 0,06 0,04 65,7 0,04 BQL rừng phòng hộ Đất Mũi 0,04 0,04 100,0 3,77 UBND tỉnh Điện Biên 3,77 2,75 73,0 0,02 Tổng Cục Quản Lý Đất Đai 0,02 0,02 100,0 0,08 Tổ công tác tỉnh Hà Tĩnh 0,08 0,03 39,9 0,05 Chi Cục Lâm Nghiệp tỉnh Hà Tĩnh 0,05 0,02 47,5 0,02 BQL Khu BTTN Kẻ Gỗ 0,02 0,02 100,0 0,08 UBND tỉnh Kiên Giang 0,08 0,08 100,0 0,01 Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng 0,01 0,01 100,0 0,05 Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Lâm Đồng 0,05 0,04 72,3 0,05 BQL rừng phòng hộ tỉnh Lâm Đồng 0,05 0,03 49,5 10,20 Tổng cục Lâm nghiệp 10,20 7,50 73,6 15,97 Tổng cục Lâm nghiệp (UN-REDD) 15,97 7,61 47,6 0,03 BQL rừng phòng hộ Nhưng Miên 0,03 0,03 100,0 1,48 VQG Phong Nha Kẻ Bàng 1,48 1,48 100,0 BQLDA tỉnh Nghệ An (VFD) 0,05 0,05 0,56 BQLDA tỉnh (WB-FCPF) 0,56 0,18 31,5 BQLDA tỉnh Thanh Hoá (VFD) 0,04 0,04 0,08 Tổ công tác tỉnh Quảng Trị 0,08 0,03 39,2 0,03 VQG U-Minh Hạ 0,03 0,03 100,0 0,53 4,87 BQLDA tỉnh (UN-REDD pha 2) 5,40 1,49 27,7 0,07 VP REDD+ Việt Nam 0,07 0,07 100,0 0,08 0,08 91,4 0,08 Các cơ quan khác 7,23 4,04 55,9 7,23 Cơ quan chính phủ nước ngoài 1,55 1,55 100,0 1,55 GIZ 5,14 2,19 42,7 5,14 KFW 0,33 0,15 45,6 0,33 NSF- PEER 0,21 0,21 0,14 68,9 SilvaCarbon

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Kết quả cho thấy có 24 dòng tài chính đến các cơ quan, tổ chức trực thuộc bộ máy nhà nước Việt Nam, tại các cấp khác nhau, trực tiếp và gián tiếp nhận vốn cam kết thực hiện REDD+. Trong nhóm các cơ quan nhà nước trực tiếp nhận tài trợ cấp 1, có 2 cơ quan nhà nước Việt Nam trực tiếp nhận vốn tài trợ lên đến 13,97 triệu USD là Tổng cục Lâm nghiệp (TCLN) trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông (Bộ NN&PTNT), và UBND tỉnh Điện Biên (chiếm 16,6% tổng lượng vốn cam kết cho REDD+ tại Việt Nam), trong đó TCLN tiếp nhận 10,3 triệu USD và hiện tại đã giải 15


ngân được 73,6%. Có 4 cơ quan đại diện cho chính phủ nước ngoài trực tiếp nhận và quản lý 7,23 triệu USD từ các nhà tài trợ và hiện tại giải ngân được 55,9%. Trong đó, KFW được cam kết 5,14 triệu USD, chiếm hơn 71% tổng số vốn cam kết cho các cơ quan đại diện cho chính phủ nước ngoài. Các cơ quan còn lại gồm có GIZ, NSF‐PEER và SilvaCarbon nhận 2,09 triệu USD chiếm khoảng 29% tổng cam kết của nhóm này (Bảng 10). Gián tiếp nhận vốn tài trợ cấp 2 có 18 cơ quan nhà nước Việt Nam, với tổng số vốn được cam kết là 19,19 triệu USD. Các cơ quan nhà nước Việt Nam ếp nhận tài trợ cấp 2 có BQL dự án UN‐REDD trực thuộc Tổng Cục Lâm Nghiệp – Bộ NN&PTNT đã được cam kết 15,97 triệu USD, chiếm 83% lượng vốn cam kết của nhóm này, Ban quản lý Phong Nha Kẻ Bàng trực thuộc UBND tỉnh Quảng Bình nhận lượng vốn cam kết lên đến 1,48 triệu USD, chiếm 7,7% vốn cam kết của nhóm (Bảng 10). Trong nhóm này, có nhiều cơ quan đã ến hành giải ngân hoàn toàn và các dự án đang hoạt động có tổng vốn cam kết nhỏ nên tỷ lệ giải ngân tương đối cao. Trong số các cơ quan nhà nước Việt Nam nhận tài trợ cấp 3, Ban quản lý dự án cấp tỉnh (BQLDA) của dự án UN‐REDD đã được cam kết tài trợ 4,87 triệu USD, chiếm 95%. Tỷ lệ giải ngân của BQLDA cấp tỉnh của Chương trình UN‐REDD giai đoạn 2 đạt 27,7%18. Ban Quản Lý dự án tại Thanh Hóa và Nghệ An của Chương trình Rừng và Đồng Bằng (Quỹ VFD) hình thành năm 2014 và mới bắt đầu được cam kết nhận tài trợ để thực hiện một số hoạt động REDD+ tại địa phương nên chưa tham gia giải ngân trong năm 2014.

4.3.2. Cơ quan Liên Hợp Quốc (tô chức đa phương) Các cơ quan Liên Hợp Quốc nhận tài trợ để thực hiện các hoạt động REDD+ tại Việt Nam gồm UNDP, FAO và UNEP. Những tổ chức này chủ yếu trực tiếp nhận tài trợ với tổng số vốn cam kết là 34,86 triệu USD (Chiếm 41,3% tổng lượng vốn cam kết cho REDD+ tại Việt Nam), lượng vốn cam kết chủ yếu từ Chương trình UN‐REDD thông qua hiệp định song phương giữa 2 chính phủ Nauy và Việt Nam, trong đó Tổng Cục Lâm Nghiệp trực thuộc Bộ Nông Nghiệp và PTNT trực tiếp tham gia thực hiện chương trình. Ba cơ quan UN (UNDP, UNEP và FAO) trực tiếp nhận nguồn vốn tài trợ để giúp Bộ Nông Nghiệp và PTNT quản lý tài chính, hỗ trợ kỹ thuật và điều phối các hoạt động dự án. Ba cơ quan này hiện đã giải ngân được khoảng 8,47 triệu USD, chiếm 24,3% tổng số vốn cam kết (Bảng 11). Bảng 11: Vốn cam kết và giải ngân của các cơ quan Liên Hợp Quốc, giai đoạn 2009-2014 STT

Tên cơ quan

Cam kết Giải ngân Tỷ lệ giải (Triệu USD) (Triệu USD) ngân (%)

Trực tiếp Cấp 1

Tổng số

34,86

8,47

24,3

34,86

1

UNDP

14,48

2,87

19,8

14,48

2

FAO

15,92

5,15

32,4

15,92

3

UNEP

4,46

0,45

10,0

4,46

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Ngoài ra, UNDP còn được nhận nguồn kinh phí tài trợ để thực hiện dự án đánh giá quản trị REDD+ có sự tham gia (PGA) từ năm 2012. Tính đến hết tháng 12 năm 2014, hoạt động này có tổng cam kết là 0,246 triệu USD và đã giải gân được 0,24 triệu USD, đạt 97,5%. Từ năm 2015 trở đi, hoạt động này được đưa vào Chương trình UN‐REDD pha 2, do vậy nguồn vốn độc lập cho hoạt động này sẽ không còn nữa.

4.3.3. Các tổ chức phi chính phủ Các tổ chức phi chính phủ được chia thành hai nhóm: trong nước và ngoài nước (Bảng 12). Bảng 12 cho thấy tổng lượng vốn được cam kết cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cao hơn nhiều so với các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam. Cụ thể, trong tổng số 12 tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiếp nhận vốn cam kết thực hiện các dự án REDD+ tại Việt Nam, có 10 tổ chức nhận trực tiếp từ nhà tài trợ, với tổng số vốn lên đến 19,88 triệu USD, chiếm 99,4% 18 Ban Quản Lý Chương trình UN-REDD pha 2 được hình thành và hoàn thiện năm 2013, mới bắt đầu hoạt động từ năm 2014

16


tổng cam kết của nhóm tổ chức PCP nhận tài trợ cấp 1. Có 4 tổ chức gián tiếp nhận vốn cam kết để thực hiện REDD+ với tổng kinh phí là 16,76 triệu USD. Trong 12 tổ chức phi chính phủ nước ngoài nhận tài trợ, có 3 tổ chức gồm WI, SNV và WWF tiếp nhận phần lớn vốn cam kết, 28,23 triệu USD chiếm 87,5% tổng số vốn cam kết của nhóm này (Bảng 12). Các tổ chức PCPNN có tỷ lệ giải ngân khoảng 50% tổng vốn cam kết.

Bảng 12: Vốn cam kết và giải ngân của các tổ chức phi chính phủ, giai đoạn 2009-2014 STT I

Phân loại các tổ chức nhận tài trợ

Cam Kết (Triệu USD)

Giải ngân (Triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân (%)

Trực tiếp

Gián tiếp

Cấp 1

Cấp 2

19,88

16,76

Tổ chức PCP nước ngoài Tổng số

-

-

-

1

AIPP

0,58

0,58

100,0

0,58

-

2

FFI

0,67

0,55

83,0

0,67

-

3

FSC

0,39

0,21

53,2

0,39

-

4

KEPA

0,03

0,03

100,0

0,03

-

5

NORDECO

0,33

0,33

100,0

0,33

-

6

RECOFTC

0,84

0,61

72,4

0,84

-

7

SNV

11,65

7,14

61,3

4,47

8

TBI

0,07

0,03

40,4

9

TEBTEBBA

0,60

0,50

83,3

0,60

-

10

TI

0,53

0,34

63,1

0,53

-

11

WI

11,44

6,16

38,9

11,44

12

WWF

5,14

2,19

42,7

II

Tổ chức PCP Việt Nam Tổng số

1,76

1,32

75,1

1

CERDA

0,60

0,47

77,8

-

0,60

2

CSDM

0,62

0,62

100,0

-

0,62

3

FORWET

0,01

0,01

100,0

-

0,01

4

PanNature

0,08

0,06

71,0

-

0,08

5

QBPRC

0,06

0,02

36,3

-

0,06

6

SRD

0,39

0,14

36,5

Tổng số

-

-

-

7,17

-

0,07

-

4,39 5,14

0,13

1,63

0,13

0,26

20.01

18,40

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Các tổ chức phi chính phủ trong nước tiếp nhận một phần nhỏ nguồn vốn cam kết, 6 tổ chức tiếp nhận 1,76 triệu USD, chiếm 2,1% tổng số tiền cam kết cho các dự án REDD+ tại Việt Nam (Bảng 12). Các tổ chức phi chính phủ trong nước chủ yếu gián tiếp nhận vốn cam kết thông qua các tổ chức khác, không nhận trực tiếp từ nhà tài trợ, chỉ riêng SRD có 01 dự án nhỏ có nguồn vốn trực tiếp từ Manios Unidas. Tỷ lệ giải ngân trung bình của các tổ chức PCP trong nước đạt 75,1%.

4.3.4. Trường đại học, viện nghiên cứu, tư vấn và cộng đồng địa phương Thông tin lượng vốn cam kết, giải ngân của các tổ chức nhận tài trợ là các cơ quan nghiên cứu (trường đại học, viện và trung tâm nghiên cứu), tư vấn cá nhân và cộng đồng địa phương được thể hiện trong Bảng 13. 17


Bảng 13: Vốn cam kết và giải ngân của các cơ quan nghiên cứu, tư vấn và cộng đồng địa phương Trực tiếp

Cam kết (Triệu USD)

Giải ngân (Triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân (%)

Tổng số

1,60

1,13

70,6

1,60

-

-

1

IFRO

0,35

0,04

11,0

0,35

-

-

2

ICRAF

0,99

0,83

83,9

0,99

-

-

3

CIFOR

0,26

0,26

100,0

0,26

-

-

II

Cơ quan nghiên cứu Việt Nam Tổng số

3,05

1,32

43,2

0,64

1

CARES

0,23

0,11

43,8

2

RIFEE

0,23

0,13

56,4

0,23

-

-

3

VFU

0,29

0,19

66,7

0,29

-

-

4

CRES

0,19

0,08

40,4

-

0,19

5

FIPI

1,10

0,54

49,1

-

0,85

6

ICS

0,11

0,01

9,9

-

0,11

-

7

ICTHER

0,10

0,07

68,9

-

0,10

-

8

NIAPP

0,03

0,03

100,0

-

0,03

-

9

SFMI

0,22

0,02

9,9

-

0,22

-

10

VAFS (FSIV)

0,06

0,02

24,6

-

0,02

11

VNUA

0,36

0,13

35,9

12

IFSARD

0,14

-

-

-

III

Cộng đồng địa phương 0,40

0,32

80,3

-

Tổng số

5,08

2,75

54,2

1

Tư vấn quốc tế

1,53

0,87

57,1

2

Tư vấn trong nước

3,55

1,88

52,9

STT I

Phân loại tổ chức

Cấp II

Cấp III, IV

Cơ quan nghiên cứu quốc tế

Tổng số IV

Cấp I

Gián tiếp nhận tài trợ

-

0,12

1,85

0,56

0,11

0,13

0,24 -

0,25

0,05 0,14

0,38

0,03

2,35

2,65

1,14

0,38

1,21

2,27

Tư vấn cá nhân 0,07 0,07

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Các cơ quan nghiên cứu bao gồm các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế chuyên nghiên cứu về, chính sách, kinh tế xã hội, và các mô hình thí điểm (ví dụ như CIFOR, ICRAF) cũng được chia thành 2 nhóm: trong nước và tổ chức quốc tế. Trong số 15 cơ quan nghiên cứu, có 3 tổ chức là các cơ quan nghiên cứu quốc tế trực tiếp nhận vốn cam kết từ nhà tài trợ, bao gồm IFRO, CIFOR, và ICRAF. Các tổ chức quốc tế tiếp nhận 1,6 triệu USD, trực tiếp từ nhà tài trợ và hiện nay đã giải ngân được 70,6%. Các cơ quan nghiên cứu trong nước, đa phần gián tiếp nhận vốn tài trợ thông qua tổ chức khác, chỉ có 3 cơ quan trực tiếp nhận vốn cam kết là Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA), 18


Viện nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE) và Trường Đại học Lâm nghiệp (VFU); các cơ quan nghiên cứu còn lại gián tiếp nhận vốn tài trợ thông qua các tổ chức khác. Tổng số kinh phí mà các cơ quan nghiên cứu trong nước được cam kết là 3,05 triệu USD, hiện đã giải ngân được 43,2% (Bảng 13). Tư vấn cá nhân trong và ngoài nước xuất hiện trong tất cả các cấp nhận tài trợ. Tổng lượng vốn cam kết được nhóm này tiếp nhận là 5,08 triệu USD. Trong đó, tư vấn trong nước được cam kết lượng kinh phí nhiều hơn các tư vấn quốc tế với tỷ lệ tương ứng là 70% và 30%. Các nhóm tư vấn đa phần gián tiếp nhận tài trợ thông qua các tổ chức, duy nhất chỉ có một nhóm tư vấn cá nhân được trực ếp nhận nguồn tài trợ từ Ngân Hàng Thế Giới (WB) để xây dựng dự án Chuẩn Bị Sẵn Sàng Thực Hiện REDD+ tại Việt Nam (R‐PP). Nhóm tư vấn này nhận 65.000 USD và đã giải ngân 100% vì hoạt động được thực hiện trong năm 2010. Lượng vốn cam kết cho các nhóm tư vấn gián ếp nhận tài trợ cấp 2 là 2,35 triệu USD, và đã giải ngân được 60%. Trong đó cam kết cho tư vấn quốc tế chiếm 48,5% và tư vấn trong nước là 51.5%. Lượng vốn cam kết cho các nhóm tư vấn gián ếp nhận tài trợ cấp 3 và 4 là 2,65 triệu USD, trong đó tư vấn quốc tế được cam kết tài trợ 0,38 triệu USD, chiếm 14,3%; và tư vấn trong nước 2,27 triệu USD, chiếm 85,7%. Tỷ lệ giải ngân của các nhóm tư vấn cấp 3 và 4 đạt ở mức 48%. Sau cùng, một số cộng đồng địa phương được cam kết tài trợ 0,4 triệu USD để thực hiện thí điểm chi trả dựa theo kết quả tại cộng đồng, hiện tại lượng vốn này đã giải ngân được 80,3%.

4.4. Phân bổ ngân sách và các hoạt động của dự án REDD+ tại Việt Nam 4.4.1. Cơ cấu phân bổ kinh phí của các dự án Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu đã thu thập thông n về cơ cấu phân bổ ngân sách của các dự án theo các văn kiện dự án, các báo cáo tài chính, tham vấn kế toán, cán bộ quản lý và điều phối viên dự án. Kết quả thu thập được từ 8 dự án với tổng số kinh phí chiếm 56% tổng lượng vốn cam kết trong giai đoạn 2009‐2014 (Bảng 14). Bảng 14: Phân bổ ngân sách của 08 dự án REDD+, giai đoạn 2009-2014 Các khoản chi phí

Cam kết (Triệu USD) Tỷ lệ trong tổng số (%)

Chi phí trực tiếp cho hoạt động REDD+ Chi phí quản lý điều hành Tổng chi phí

39,95

84

7,56

16

47,51

100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Bảng 14 cho thấy trong tổng số vốn cam kết của 8 dự án (47,51 triệu USD), khoảng 16% (7,56 triệu USD) là chi phí quản lý điều hành bao gồm: lương, chi phí văn phòng, mua sắm thiết bị và văn phòng phẩm, còn lại 39,95 triệu USD, chiếm 84% là các chi phí trực tiếp cho các hoạt động của dự án. Nếu tỷ lệ này được áp dụng cho toàn bộ 44 dự án được khảo sát thì tổng lượng vốn phân bổ vào quản lý phí sẽ tương đương 13,5 triệu USD và khoảng 70,81 triệu USD sẽ được sử dụng trực tiếp cho các hoạt động REDD+. Đối với các dự án qua nhiều cấp tiếp nhận thì chi phí gián tiếp có xu hướng cao hơn đối với các dự án được tài trợ trực tiếp. Có thể nói, chi phí gián tiếp là một trong những nguyên nhân dẫn đến vốn cam kết giảm dần qua các cấp nhận tài trợ (cấp 1, 2, 3, 4). Đây là một trong những điểm hạn chế khi thực hiện REDD+ theo hình thức dự án vì làm tăng chi phí giao dịch và giảm tỷ lệ vốn trực tiếp cho các hoạt động REDD+. Theo Kế hoạch hành động REDD+ Quốc gia tại Quyết định số 799/QĐ‐TTg, Việt Nam sẽ vận dụng cơ chế quản lý tài chính REDD+ dưới hình thức quỹ REDD+, nằm trong Quỹ Bảo Vệ và Phát Triển Rừng do Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý. Tuy nhiên, đến nay việc xây dựng và vận hành quỹ REDD+ ở Việt Nam chưa hoàn thành. Do đó, hiệu quả của cơ chế tài chính REDD+ thông qua Quỹ REDD+ so với phương thức tài chính REDD+ theo dự án chưa được đánh giá trong nghiên cứu này.

19


4.4.2. Tình hình thực hiện các hoạt động REDD+ của các dự án Các hoạt động REDD+ của 44 dự án tại Việt Nam được chia thành 10 nhóm, phân theo các nhà tài trợ và tình trạng của dự án (Bảng 15). Bảng 15: Số lượng dự án trong các họat động REDD+ tại Việt Nam, 2009-2014 Hạng mục/Hoạt động*

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Tổng số theo nhà tài trợ

44

38

16

20

18

24

34

4

21

6

7

Nhà tài trợ chính phủ

31

25

12

14

12

15

23

2

14

5

4

Nhà tài trợ đa phương

10

11

3

6

5

8

10

1

4

1

3

Quỹ tư nhân, công ty

3

2

1

0

1

1

1

1

3

0

0

Tổng số theo tình trạng hoạt động của dự án

44

38

16

20

18

24

34

4

21

6

7

Dự án đã kết thúc

24

20

7

8

9

11

17

2

8

2

1

Dự án đang hoạt động

20

18

9

12

9

13

17

2

13

4

6

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015 Ghi chú: “*” các hoạt động REDD+ (tham khảo thông tin chi tiết trong mục thuật ngữ, trang vii‐ix) 1: Kết nối các bên liên quan 2: Quyền và sở hữu 3: Đảm bảo an toàn môi trường và xã hội 4: MRV và đường phát thải tham chiếu (RELs) 5: Nghiên cứu, phân ch luật và chính sách 6: Tăng cường thể chế 7: Thiết kế dự án các bon Lâm nghiệp 8: Cải thiện quản lý sử dụng đất và rừng 9: Chi trả dựa trên kết quả/bồi hoàn các bon 10: Các hoạt động khác (vd: hợp tác quốc tế, phòng chống buôn lậu gỗ v.v.v)

Trong giai đoạn 2009‐2014, nh theo số lượng dự án, hoạt động được các dự án thiết kế và triển khai nhiều nhất bao gồm: kết nối sự tham gia của các bên liên quan, tăng cường thể chế, nghiên cứu và phân ch chính sách. Số lượng dự án thực hiện các hoạt động này lần lượt là 38, 34 và 24 (Bảng 15). Cả các dự án đang triển khai và kết thúc đều thể hiện rõ xu hướng này. Các hoạt động như: đảm bảo an toàn môi trường‐xã hội, cải thiện các quyền và sở hữu đất, cải thiện việc quản lý bảo vệ rừng, nghiên cứu‐phân ch luật và chính sách đã ngày càng được các dự án quan tâm nhiều hơn. Các hoạt động này được coi là các hoạt động hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+. Như vậy có thể nói, cá dự án REDD+ hầu hết đang quan tâm hỗ trợ việc sẵn sàng thực hiện REDD+ tại Việt Nam. Nhà tài trợ chính phủ và đa phương tập trung chủ yếu vào các hoạt động gồm: kết nối sự tham gia của các bên liên quan, tăng cường thể chế, nghiên cứu‐phân ch luật và chính sách. Trong khi đó, hoạt động thiết kế dự án các bon trong lâm nghiệp và chi trả thực tế ít được các dự án triển khai, lần lượt chỉ chiếm 9% (4/44 dự án) và 13,6% (6/44 dự án). Nhìn chung, trong giai đoạn này chưa có sự khác biệt lớn về các hoạt động ưu ên giữa các nhà tài trợ (Bảng 15).

4.4.3. Phân bổ ngân sách cho các hoạt động REDD+ Phân bổ ngân sách cho các hoạt động REDD+ được xác định dựa trên số liệu thu thập được từ 44 dự án theo các nhà tài trợ được thể hiện trong Bảng 16 và Hình 6. Bảng 16 cho thấy tổng lượng vốn cam kết từ phía các nhà tài trợ quốc tế trong 44 dự án là 78,71 triệu USD, trong đó nhà tài trợ đa phương đóng góp nhiều hơn các nhà tài trợ chính phủ (39,25 triệu USD so với 38,07 triệu USD). Do vậy, số lượng các hoạt động REDD+ được tài trợ bởi nhà tài trợ đa phương cũng đa dạng hơn so với các nhà tài trợ chính phủ.

20


Hình 6 cho thấy các hoạt động tăng cường thể chế; và cải thiện việc quản lý sử dụng rừng và đất rừng là hai hoạt động được phân bổ nhiều vốn cam kết nhất, lần lượt chiếm 35,6% và 20,5% tổng vốn cam kết của các dự án (44,62 triệu USD). Tiếp theo là các hoạt động MRV&RELs và kết nối các bên liên quan, nghiên cứu‐phân tích luật và chính sách, đảm bảo an toàn môi trường và xã hội, mỗi hoạt động chiếm từ 7 đến 13% tổng vốn cam kết cho REDD+. Các hoạt động khác như chi trả thực tế để quản lý bảo vệ rừng, thiết kế dự án các bon trong lâm nghiệp, quyền và sở hữu đất ít được quan tâm tài trợ hơn. Cả ba hoạt động này chỉ chiếm 3,5% tổng vốn cam kết cho REDD+

Bảng 16: Ngân sách cho các hoạt động REDD+ trong các dự án, giai đoạn 2009-2014 Nhà tài trợ STT

Các hoạt động

Chính phủ (Triệu USD)

Đa phương (Triệu USD)

Khác (Triệu USD)

Tổng số (triệu USD)

1

Kết nối các bên liên quan

0,94

8,75

0,08

9,77

2

Quyền và sở hữu

0,43

0,03

0,67

1,13

3

Đảm bảo an toàn môi trường và xã hội

2,44

3,35

4

MRV&RELs

5,20

4,55

0,19

9,94

5

Nghiên cứu-phân tích luật và chính sách

3,74

1,69

0,09

5,52

6

Củng cố thể chế

8,22

19,86

0,07

28,15

7

Thiết kế dự án các-bon trong lâm nghiệp

8

Cải thiện quản lý sử dụng đất &rừng

9

Chi trả thực tế, bồi hoàn các-bon

10

Các hoạt động khác

-

0,04

5,79

-

0,04

15,93

0,27

0,26

16,47

1,17

0,38

0,01

1,56

-

Tổng số

-

0,34 38,07

-

39,25

0,34 1,38

78,71

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Hình 6. Tỷ lệ phân bổ ngân sách cho các hoạt động REDD+ (%) Các hoạt động khác Chi trả thực tế, bồi hoàn các-bon

0.4 1.5 0.5

Cải thiện quản lý sử dụng đất & rừng

20.2

Thiết kế dự án các-bon lâm nghiệp

0.3

0.1

Củng cố thể chế

10.4

Nghiên cứu‐phân tích luật và chính sách

4.7

MRV&RELs

2.2

6.6

Đảm bảo an toàn MT&XH

3.1

25.2

5.8 4.3

Quyền và sở hữu Kết nối các bên liên quan 1.2 0

11.1 5

10

15

20

25

30

35

40

Tỷ lệ % Chính phủ

Đa phương

Nhà tài trợ khác

21


4.4.4. Phân bố không gian của các hoạt động REDD+ tại Việt Nam Trong giai đoạn 2009‐2014, có tổng số 22 tỉnh đã được chọn là địa điểm thực hiện các dự án REDD+. Các tỉnh có nhiều 19 dự án REDD+ là Lâm Đồng, Nghệ An, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Cà Mau, Đăk Nông. Đặc biệt Lâm Đồng đã được 14 dự án lựa chọn làm địa điểm thực hiện toàn bộ hoặc ít nhất 1 hợp phần của dự án. Bắc Kạn được 8 dự án, Nghệ An có 5 dự án và Hà Tĩnh có 6 dự án lựa chọn để triển khai. Các tỉnh có 3 dự án REDD+ là Kontum, Quảng Bình và Thái Nguyên. Tuy nhiên, phân bố không gian của các dự án REDD+ chỉ tập trung ở một số tỉnh, các tỉnh còn lại được chọn làm địa bàn thí điểm một số hoạt động của 1 hoặc 2 dự án. Năm 2009, 3 tỉnh được chọn để thực hiện dự án REDD+ là Bắc Kạn, Lâm Đồng và Đăk Nông. Đến năm 2010, Lâm Đồng ếp tục được lựa chọn làm địa bàn của 5 dự án REDD+. Trong năm 2011, Cà Mau, Nghệ An và Lâm Đồng cũng là ba tỉnh có nhiều dự án, mỗi tỉnh có thêm từ 2‐3 dự án. Cà Mau, Đăk Nông, Nghệ An và Lâm Đồng là các tỉnh có 2‐3 dự án REDD+ được triển khai trong năm 2012. Năm 2013, có 4 dự án được cam kết và được phân bố trên địa bàn của 7 tỉnh. Phân bố của các dự án REDD+ tại các tỉnh được thể hiện ở bản đồ trong Hình 7.

Hình 7. Các tỉnh có hoạt động REDD+, giai đoạn 2009-2014

Hình 7 cho thấy Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam là các vùng được nhiều dự án REDD+ chọn làm địa bàn thực hiện dự án. 19 Số lượng dự án được tính theo các pha, vi dụ pha 1 và pha 2 sẽ được tính thành 2 dự án.

22


4.4.5. Quản lý vốn cam kết theo quy định của Chính Phủ Việt Nam Việc quản lý và sử dụng vốn cam kết trong các dự án dự án REDD+ nói riêng, và các dự án sử dụng vốn tài trợ, vốn ODA và vốn vay ưu đãi nói chung tại Việt Nam được quản lý theo hai hình thức, cụ thể được quy định tại 2 Nghị định sau: •

Nghị định 38/2013/NĐ‐CP ban hành ngày 23 tháng 4 năm 2013 quy định việc quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ. Theo đó, các chương trình và dự án REDD+ sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ cho Chính phủ Việt Nam sẽ được quản lý theo các quy định trong Nghị định này. • Nghị định 93/2009/NĐ‐CP ban hành ngày 22 tháng 10 năm 2009 quy định việc quản lý và sử dụng vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài. Các dự án REDD+ sử dụng nguồn vốn không phải là ODA và vốn vay ưu đãi hiện đang được các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận và các tổ chức dân sự xã hội tiếp nhận, điều phối và thực hiện được quản lý theo các quy chế trong Nghị định này. Trong 44 dự án thì 14 dự án được xác định là nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, quản lý theo Nghị định 38/2013/NĐ‐ CP. 30 dự án còn lại sử dụng nguồn vốn việc trợ cho các tổ chức phi chính phủ được quản lý theo Nghị định 93/2009/NĐ‐CP (Bảng 17).

Bảng 17: Vốn cam kết và giải ngân theo quy định quản lý vốn, giai đoạn 2009-2014 Hình thức quản lý

Số dự án

Vốn cam kết (Triệu USD)

Vốn giải ngân (Triệu USD)

Tỷ lệ giải ngân (%)

Nghị định 93/2009/NĐ-CP

30

21,08

12,52

59,4

Dự án đã kết thúc

19

6,55

6,16

94,0

Dự án đang hoạt động

11

14,52

6,36

43,8

Nghị định 38/2013/NĐ-CP

14

63,23

25,25

39,9

Dựa án đã kết thúc

5

12,09

12,03

99,5

Dự án đang hoạt động

9

51,14

13,22

25,9

44

84,31

37,78

44,8

Tổng số Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012‐2015

Nhìn chung, các dự án được phê duyệt và giải ngân theo các quy chế quản lý theo Nghị định 93/2009/NĐ‐CP có tỷ lệ giải ngân 59,4% cao hơn so vơi các dự án quản lý theo Nghị định 38/2013/NĐ‐CP (14 dự án và giải ngân được 39,9%) (Bảng 17). Kết quả điều tra cũng cho thấy, hầu hết dự án được các tổ chức NGO và CSO quản lý theo Nghị định 93/2009/NĐ‐CP có thủ tục giải ngân linh hoạt do vậy tiến độ thực hiện nhanh hơn các dự án quản lý theo Nghị định 38/2013/NĐ‐CP. Tuy nhiên, Bảng 17 cũng cho thấy không có sự khác biệt lớn về tỷ lệ giải ngân của các dự án đã kết thúc giữa 2 Nghị định. Nhưng tỷ lệ giải ngân của các dự án đang hoạt động được quản lý theo Nghị định 93/2009/NĐ‐CP cao hơn hẳn so với các dự án quản lý theo Nghị định 38/2013/NĐ‐CP (43% so với 25,9%). Hầu hết các dự án của chính phủ có nguồn việc trợ ODA, được quản lý theo Nghị định 38/2013/NĐ‐CP. Hoạt động giải ngân của các dự án từ nguồn viện trợ ODA thường chịu ảnh hưởng bởi các quy định quản lý tài chính, rào cản kỹ thuật, nhân sự, quá trình điều chỉnh và phê duyệt kế hoạch thực hiện dự án. Tiến độ giải ngân của 6 dự án đang hoạt động theo Nghị định 38/2013/NĐ‐CP bị chậm do một trong những nguyên nhân trên. Chương trình UN‐ REDD pha 2, mặc dù được cam kết vào năm 2012, được phê duyệt vào giữa năm 2013 nhưng tới cuối năm 2013 vẫn còn trong giai đoạn khởi động và hình thành các Ban quản lý. Ngoài ra, Chương trình UN‐REDD pha 2 còn phụ thuộc vào nhiều quy định quản lý tài chính khác nhau của FAO, UNEP và UNDP. Do vậy, thời gian xây dựng và thẩm định kế

23


hoạch bị kéo dài. Kết quả là giải ngân của dự án UN‐REDD pha 2 tới thời điểm 31/12/2014 (sau gần 2 năm thực hiện) mới chỉ đạt được 3,87 triệu USD (chiếm 13% tổng ngân sách của dự án). Đối với các dự án như Carbi, dự án phát triển quỹ các‐bon cộng đồng của FFI, dự án FCPF và Chương trình Rừng và Đồng Bằng, quá trình giải ngân bị chậm hoặc gián đoạn cũng do quá trình phê duyệt kế hoạch bị kéo dài. Trong khi đó, những dự án FORCES của SNV, PGA và UN‐REDD lại gặp khó khăn về kỹ thuật vì các hoạt động đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, các dự án chưa tìm được chuyên gia phù hợp. Do đó, kinh phí thực hiện các hoạt động dự án không được giải ngân theo kế hoạch đề ra.

5. Ý Nghĩa Đối Với Chiến Lược REDD+ Quốc Gia Chi phí gián tiếp sử dụng cho việc quản lý và điều hành hoạt động của các dự án có thể giảm nếu vốn cam kết không qua nhiều cấp quản lý. Hiện tại chi phí này chiếm khoảng 16% tổng vốn cam kết. Chi phí gián tiếp của 44 dự án ước tính khoảng 13,5 triệu USD (16% trong tổng số 84,31 triệu USD). Chi phí này có thể giảm xuống dưới 10% khi các cơ quan tiếp nhận tài trợ không nằm ở nhiều cấp khác nhau. Giải pháp để giảm chi phí quản lý và điều hành là thành lập Quỹ REDD+ Việt Nam, một trong những nội dung nằm trong Chương trình hành động REDD+ quốc gia tại Quyết định 799/QĐ‐TTg. Tuy nhiên, Quỹ REDD+ Việt Nam chưa hình thành để vận hành thí điểm. Hiện tại, cơ chế tài chính để hình thành Quỹ REDD+ mới được đề xuất và đang xin ý kiến của các nhà tài trợ tiềm năng. Do vậy, việc thành lập và vận hành thí điểm Quỹ REDD+ chưa được thực hiện. Như vậy, việc thành lập Quỹ REDD+ đang diễn ra chậm hơn so với kế hoạch đề ra trong Quyết định 799/QĐ‐TTg. Hình thành cơ chế trao đổi thông tin giữa văn phòng VRO và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận tài trợ để phối hợp thực hiện và trao đổi các thông n tài chính cũng như hoạt động REDD+ của các dự án là rất cần thiết. Hiện nay, VRO chưa có cơ chế để giám sát và cập nhật những thông n về số lượng dự án, về lượng vốn cam kết và giải ngân của từng dự án REDD+. VRO và Ban Chỉ đạo REDD+ Quốc gia chưa nắm được sự phân bổ vốn cam kết cho các hoạt động dự án ở cấp tỉnh và trên phạm vi toàn quốc. Do vậy, công tác quản lý và định hướng REDD+ theo Quyết Định 799/QĐ‐TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 6 năm 2012 chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Các quy định về cách thức tổ chức quản lý và các quy định về giải ngân có ảnh hưởng trực tiếp đến ến độ giải ngân của một số dự án. Những dự án có nguồn vốn ODA đều gặp khó khăn trong công tác giải ngân ở giai đoạn đầu do thủ tục phê duyệt dự án và phê duyệt kế hoạch thực hiện bị kéo dài. Do vậy, giảm thủ tục và rút gắn thời gian phê duyệt kế hoạch của các dự án REDD+, đặc biệt là những năm đầu triển khai, sẽ góp phần đáng kể cải thiện ến độ giải ngân và giảm thiểu khoảng thời gian trì hoãn. Nhiều dự án cùng lựa chọn một tỉnh làm địa bàn thực hiện và các dự án đều tập trung vào hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+ nên khả năng các hoạt động bị trùng lặp giữa các dự án là rất cao. Các dự án REDD+ giai đoạn 2009‐2014 tập trung chủ yếu vào các tỉnh như Lâm Đồng, Bắc Kạn, Cà Mau, Nghệ An và Hà Tĩnh. Để tránh trùng lặp, việc tham gia điều phối của văn phòng VRO và Ban Chỉ Đạo REDD+ quốc gia là rất cần thiết. Theo kết quả nghiên cứu, phần lớn lượng vốn cam kết cho REDD+ tại Việt Nam trong giai đoạn 2009‐2014 tập trung vào các hoạt động củng cố thể chế, nâng cao năng lực, nhận thức, cải thiện quản lý sử dụng đất và sử dụng rừng, nghiên cứu xây dựng luật và chính sách, xây dựng biện pháp đảm bảo an toàn môi trường‐xã hội, xây dựng hệ thống MRV và đường phát thải tham chiếu. Những hoạt động này cơ bản phù hợp với Chương trình hành động REDD+ quốc gia được phê duyệt tại Quyết định 799/QĐ‐TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 6 năm 2012. Tuy nhiên, cho đến nay, mức phát thải tham chiếu (RELs)/mức tham chiếu (FRLs) cấp quốc gia và hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV) đang được xây dựng, do vậy, chưa thể thực hiện thí điểm. Quỹ REDD+ chưa được thành lập. Hệ thống chia sẻ lợi ích (BDS), cơ chế chi trả dựa trên kết quả thực hiện REDD+, hệ thống các biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội (safeguards) vẫn đang trong quá trình xây dựng. Theo Chương trình hành động quốc gia về REDD+ tại Quyết Định 799/QĐ‐TTg, những hoạt động này cần phải thực hiện trong giai đoạn từ 2011‐2015. Đây cũng là những hoạt động để đảm bảo Việt Nam có thể sẵn sàng thực hiện REDD+. Do vậy, trong những năm tới các dự án REDD+ tại Việt Nam cần tập trung hơn nữa để xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát bao gồm MRV, RELs/FRLs, cơ chế chia 24


sẻ lợi ích (BDS), các biện pháp đảm bảo ản toàn môi trường‐xã hội, và chi trả dựa vào kết quả để Việt Nam có đủ điều kiện sẵn sàng thực hiện REDD+. Ngoài ra, các dự án tại Việt Nam cần thí điểm nhiều mô hình phục hồi, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng để bảo tồn và gia tăng trữ lượng các‐bon rừng. Thông qua đó, nhận rộng những mô hình điển hình để Việt Nam có thể thực hiện REDD+ đạt hiệu quả cao trong tương lai.

6. Kết Luận và Kiến Nghị Tổng lượng vốn cam kết để thực hiện REDD+ tại Việt Nam, tính từ 2009 đến 2014, đã đạt 84,31 triệu USD với 44 dự án REDD+ đã được thực hiện, trong đó 24 dự án đã kết thúc với tổng số vốn 18,65 triệu USD; 20 dự án đang hoạt động với tổng số vốn là 65,66 triệu USD. Ngoài ra, một số dự án đang được đề xuất như Chương trình giảm phát thải (ERPD) do Quỹ Các Bon của FCPF tài trợ với tổng lượng tín chỉ phát thải bán ra có thể lên đến 10,3 triệu tấn CO2e và FCPF cam kết bổ sung 5 triệu USD đối với dự án “hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+” tại Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2014, tổng lượng vốn giải ngân của 44 dự án đạt 37,78 triệu USD, chiếm 44,8% tổng số vốn cam kết trong cùng giai đoạn, tốc độ giải ngân tăng dần qua các năm, từ 2,5 triệu USD năm 2009 lên 12,1 triệu USD trong năm 2014. Với tốc độ giải ngân như hiện nay, Việt Nam cần thêm 4 năm để giải ngân số vốn còn lại (46,53 triệu USD). Lý do chính dẫn đến tình trạng chậm giải ngân là một số dự án REDD+ có nguồn ngân sách lớn, được cam kết năm 2012 nhưng mới bắt đầu triển khai từ cuối năm 2013. Trong giai đoạn đầu triển khai, thời gian phê duyệt dự án và phê duyệt kế hoạch đã bị kéo dài do các quy định về thủ tục phê duyệt và quản lý tài chính, đặc biệt đối với các dự án có nguồn vốn ODA. Ngoài ra, trong giai đoạn đầu triển khai, những khó khăn về nhân sự và các vấn đề về kỹ thuật cũng là nguyên nhân làm hạn chế ến độ giải ngân của các dự án này. Nhà tài trợ cho các dự án REDD+ tại Việt Nam chủ yếu là chính phủ các nước và các tổ chức tài chính đa phương. Trong số 20 nhà tài trợ của 44 dự án REDD+ tại Việt Nam có 10 nhà tài trợ chính phủ và 4 nhà tài trợ là các tổ chức tài chính đa phương. Nhà tài trợ chính phủ cam kết 38,07 triệu USD, chiếm 45,1% tổng lượng vốn cam kết và các tổ chức tài chính đa phương cam kết 39,25 triệu USD, chiếm 46,5%. Trong số các nhà tài trợ chính phủ, nguồn vốn chủ yếu do chính phủ Đức (BMUB, BMZ), Nhật (JICA), Mỹ (USAID) và Nauy (NORAD) tài trợ. Tổng lượng vốn cam kết của 4 quốc gia này đạt 36,47 triệu USD, chiếm 96% tổng lượng vốn cam kết của các nhà tài trợ chính phủ. Trong 4 nhà tài trợ là các tổ chức tài chính đa phương, Quỹ MPTF (của Chương trình UN‐REDD) và Quỹ Đối tác Các bon trong Lâm nghiệp của Ngân Hàng Thế Giới (WB‐FCPF) là 2 nhà tài trợ chính, chiếm 98,66% tổng cam kết của các nhà tài trợ đa phương (tương đương 38,73 triệu USD). Ngoài ra, các Quỹ GEF và IFAD tài trợ 0,53 triệu USD, chiếm 1,34%. Các cơ quan, tổ chức trực tiếp nhận tài trợ chủ yếu là các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức đa phương. Trong đó, 3 cơ quan Liên Hợp Quốc (UNDP, UNEP và FAO) trực tiếp nhận 34,86 triệu USD của chương trình UN‐REDD. Các cơ quan chính phủ Việt Nam bao gồm Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Lâm nghiệp và UBND tỉnh Điện Biên trực tiếp nhận 13,97 triệu USD, và một số cơ quan đại diện cho chính phủ nước ngoài tiếp nhận 7,23 triệu USD. Các tổ chức Phi Chính Phủ trực tiếp nhận 20 triệu USD chủ yếu là các tổ chức Phi Chính Phủ nước ngoài, trong đó WI và SNV tiếp nhận phần lớn vốn cam kết này (15,91 triệu USD, chiếm 79,5%). Các cơ quan, tổ chức gián tiếp nhận tài trợ bao gồm các cơ quan nhà nước Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước. Trong đó, các cơ quan nhà nước Việt Nam chủ yếu là cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh và cấp Trung Ương, tiếp nhận 19,19 triệu USD (chiếm 22,76% tổng vốn cam kết). Các tổ chức Phi Chính Phủ nước ngoài gián tiếp nhận 16,76 triệu USD, trong đó WI, SNV, WWF tiếp nhận phần lớn (16,69 triệu USD, chiếm 99%). Các tổ chức Phi Chính Phủ trong nước thông thường chỉ gián tiếp nhận tài trợ thông qua các tổ chức khác, lượng vốn mà các tổ chức phi chính phủ trong nước tiếp nhận là 1,76 triệu USD, chiếm 2,1% tổng lượng vốn cam kết của các dự án REDD+ tại Việt Nam. Ngoài ra, còn có các cơ quan nghiên cứu, cộng đồng địa phương, tư vấn trong và ngoài nước tham gia vào các dự án REDD+ tại Việt Nam. Các cơ quan nghiên cứu trực tiếp nhận 2,2 triệu USD và gián tiếp nhận 2,31 triệu USD. Các cơ quan nghiên cứu nước ngoài có CIFOR, IFRO, ICRAF các cơ quan nghiên cứu trong nước bao gồm VNUA, RIFEE, CARES, CRES, ICS, FIPI, ICTHER, NIAPP, SFMI, VAFS, và IFSARD. Tư vấn trong và ngoài nước tiếp nhận 5,08 triệu USD, chiếm khoảng 6% tổng vốn cam kết, trong đó tư vấn trong nước tiếp nhận nhiều hơn tư vấn quốc tế (tư vấn trong nước tiếp 25


nhận 3,55 triệu USD, chiếm 70%, tư vấn quốc tế tiếp nhận 1,53 triệu USD, chiếm 30%). Cộng đồng địa phương tiếp nhận một phần rất nhỏ (0,4 triệu USD) để thí điểm việc chi trả thực tế dựa vào kết quả thực hiện REDD+. Trong giai đoạn 2009‐2014, kết quả về số lượng dự án cho thấy các nhà tài trợ và các dự án REDD+ chủ yếu tập trung vào các hoạt động nhằm kết nối sự tham gia của các bên liên quan, tăng cường thể chế, nghiên cứu‐phân tích luật và chính sách. Các hoạt động cải thiện việc quản lý sử dụng đất, sử dụng rừng, đảm bảo môi trường tự nhiên và xã hội, MRV‐RELs/FRLs, quyền và sở hữu được quan tâm ở mức độ vừa phải. Các hoạt động thiết kế dự án các‐bon trong lâm nghiêp và chi trả dựa trên kết quả ít được quan tâm hơn. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh tài chính thì các hoạt động liên quan đến tăng cường thể chế, cải thiện việc quản lý sử dụng đất, sử dụng rừng là 2 nhóm hoạt động được ưu tiên phân bổ nhiều vốn ngân sách nhất (chiếm khoảng 56% tổng vốn cam kết). Các hoạt động kết nối các bên liên quan, MRV‐REL, phân tích chính sách và kết nối các bên liên quan, được đầu tư từ 8‐13% vốn cam kết cho mỗi hoạt động. Có 3,5% ngân sách còn lại sử dụng cho các hoạt động khác như chi trả thực tế, thiết kế dự án các‐bon trong lâm nghiệp, quyền và sở hữu đất. Kết quả là phần lớn vốn cam kết cho REDD+ tại Việt Nam trong giai đoạn 2009‐2014 đang tập trung cho các hoạt động hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+. Mặc dù các hoạt động REDD+ tại Việt Nam phù hợp với Chương trình Hành động Quốc Gia về REDD+ (NRAP) được phê duyệt tại Quyết định 799/QĐ‐TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 6 năm 2012, tiến độ thực hiện các hoạt động này chưa đạt được như những mục tiêu đề ra trong NRAP. Hiện tại, RELs/FRLs, MRV, Quỹ REDD+, BDS, cơ chế chi trả, biện pháp đảm bảo an toàn môi trường và xã hội (safeguards) vẫn đang trong quá trình xây dựng, chưa được hoàn thiện. Trong những năm tới, các dự án REDD+ tại Việt Nam và các nhà tài trợ cần tập trung hơn nữa vào những hoạt động này song song với việc thí điểm các mô hình và các hoạt động trực tiếp giảm khí phát thải như phục hồi, bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng để bảo tồn và gia tăng trữ lượng cac‐bon trong rừng Việt Nam.

7. Đề Xuất Các Bước Tiếp Theo Forest Trends và Văn Phòng REDD+ Việt Nam nên tiếp tục phối hợp để nghiên cứu và phân tích dòng tài chính REDD+ Việt Nam giai đoạn 2016‐2020. Việc cập nhật thông n tài chính các dự án REDD+ sẽ được cải thiện khi VRO và Forest Trends hoàn thiện biểu mẫu thu thập thông n về vốn cam kết, giải ngân, phân bổ ngân sách, các đối tượng thực hiện và hưởng lợi của dự án. Theo đó, các tổ chức ếp nhận tài trợ và thực hiện dự án hàng năm sẽ cung cấp thông n tài chính theo biểu mẫu này. Qua đó, VRO hàng năm sẽ cập nhật số lượng dự án, tổng vốn cam kết, giải ngân và lượng vốn phân bổ cho các hoạt động REDD+ tại Việt Nam. Cơ chế cung cấp thông n cần được thể chế hóa bằng văn bản quy định đối với các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong nước và quốc tế thực hiện các chương trình, dự án về REDD+ tại Việt Nam. Cần nghiên cứu những yếu tố cản trở ến độ giải ngân của các dự án đang triển khai. Để đạt hiệu quả cao, hoạt động này cần được sự hỗ trợ của Tổng cục Lâm nghiệp và VRO trong quá trình thực hiện. Nghiên cứu này sẽ góp phần đưa ra những giải pháp để cải thiện thực trạng giải ngân của các dự án đang hoạt động. Thực hiện nghiên cứu hiệu quả dòng tài chính trong từng hoạt động REDD+ như hiệu quả của việc xây dựng PRAP, hiệu quả của MRV và REL, BDS và đảm bảo môi trường xã hội nhằm cung cấp cho các nhà quản lý, nhà tài trợ thông n về hiệu quả thực hiện REDD+ tại Việt Nam. Ngoài ra, Forest Trends nên có thêm một số nghiên cứu tập trung vào thị trường các bon và thể chế của Quỹ Khi hậu Xanh nhằm cung cấp thông tin để giúp Việt Nam có thể đáp ứng được yêu cầu, các quy định tài chính của UNFCCC đối với REDD+ trên toàn cầu và giúp Việt Nam tham gia vào thị trường các‐bon trên thế giới.

26


Tài Liệu Tham Khảo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD). 2013. Thông tư số 23/2013/TT‐BNNPTNT quy định về cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng sản xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD). 2014. Quyết định số 3322 /QĐ‐BNN‐TCLN ngày 28/ 7 /2014 về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013. FCPF (The Forest Carbon Partnership Facility). 2008. Readiness Plan idea Note (R‐PIN) – Socialist Republic of Vietnam. Available at https://www.forestcarbonpartnership.org/vietnam FCPF (The Forest Carbon Partnership Facility) 2012. Vietnam: FCPF REDD+ Readiness Grant. Project Information Document. Available at https://www.forestcarbonpartnership.org Forest Trends. 2013. REDDX tracking forest finance. Standard REDDX Brochure IDLO (International Development Law Organization). 2011. Legal framework preparation for REDD+ in Vietnam: National Study. Viale Vaticano, 106 00165 Rome, Italy IGES (Institute for Global Environmental Strategies). 2012. Vietnam National REDD+ Readiness and Activities. Forest Conservation Project . 2108‐11 Kamiyamaguchi, Hayama, Kanagawa 240‐0115 Japan Lê Văn Cường, Đăng Việt Quang, Trương Tất Đơ, 2014. Dòng tài chính REDD+ tại Việt Nam giai đoạn 2009‐2013, Báo Cáo Nghiên Cứu, Forest Trends, Hà Nội. Nguyễn Thị Xuân Hương và Đăng Việt Quang, 2013. Xác định dòng tài chính REDD+ tại Việt Nam giai đoạn 2009‐2013, Hà Nội. Thủ thướng chính phủ. 2007. Quyết định số 18/2007/QĐ‐TTg, ngày 05/2/2007 về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2006‐2020. Thủ tướng chính phủ. 2008. Nghị định số 05/2008/ND ‐ TTG, ngày 14/1/2008 về quỹ bảo vệ và phát triển rừng. Thủ tướng chính phủ, 2009. Nghị định 93/2009/NĐ‐CP, ngày 22 tháng 10 năm 2009 về Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài, Hà Nội. Thủ tướng chính phủ, 2013. Nghị định 38/2013/NĐ‐CP, ngày 23 tháng 04 năm 2013 về Về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, Hà Nội Thủ tướng chính phủ. 2010. Nghị định 99/ 2010/NĐ‐ TTg, ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Ha Nội. Thủ tướng chính phủ. 2012. Quyết định số 799/QĐ‐TTg, ngày 27/06/2012 về phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về “giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các‐bon rừng” giai đoạn 2011 ‐ 2020

27


Phụ lục Danh sách các dự án REDD+ đã được cập nhật và điều tra TT

Chương trình/Dự án

Địa điểm thực hiện

Thời gian

1

Dự trữ các‐bon và bảo tồn đa dạng sinh học Quảng Nam và Huế (Carbi)

2011‐ 2014

2

Đánh giá quản trị rừng có sự tham gia (PGA)

Lâm Đồng

3

Chương trình UN‐REDD pha 1

Lâm Đồng

4 5

6

7

8 9 10

Lào Cai, Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng và Cà Mau REDD thông qua các loại hình sử dụng đất thay Bắc Cạn; Đắc Lăk và Đắc thế trong rừng mưa nhiệt đới Nông Phát triển quỹ carbon cộng đồng nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, đồng thời tăng KonTum trữ lượng carbon rừng ở huyện KonPlông, tỉnh KonTum Thực hiện chiên lược REDD dựa trên quyền, công Yên Bái, Hòa Bình, bằng và vì người nghèo ở khu vực nam và đông Thanh Hóa, Sơn La, nam á Điện Biên, Nghệ An Thực hiện chiên lược REDD dựa trên quyền, công Yên Bái, Hòa Bình, bằng và vì người nghèo ở khu vực Nam và Đông Thanh Hóa, Sơn La, Nam Á Điện Biên, Nghệ An Nghiên cứu so sánh toàn cầu về REDD+ (GCS‐ Lâm Đồng REDD) Mô hình thí điểm xây dựng năng lực cho cộng đồng người dân tộc thiểu số sẵn sàng cho chương Thái Nguyên trình REDD ở Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Chương trình UN‐REDD pha 2

28

Đơn vị thực hiện

Các nhà tài trợ

2012‐ 2015 2009‐ 2012

Bộ tài nguyên môi trường, bảo tồn Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt (WWF) nhân Đức (BMUB) Chương trình phát triển Liên Hợp Chương trình REDD toàn cầu, quỹ đối Quốc (UNDP) tác đa phương (MPTF) Bộ Nông nghiệp phát triển Nông Quỹ đối tác đa phương (MPTF); thôn (MARD) UNREDD Việt Nam

2012‐ 2015

Bộ Nông nghiệp phát triển Nông Quỹ đối tác đa phương REDD (MPTF‐ thôn (MARD) UNREDD)

2009‐ 2012

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi Liên Minh Châu Âu trường rừng (RIFEE)

2011‐ 2014

Tổ chức Bảo tồn động thực vật Liên Minh Châu Âu quốc tế (FFI)

2009‐ 2010

Trung Tâm phát triển bền vững Hiệp hội những người bản địa Châu Á vùng cao (CSDM) (AIPP)

2010‐ 2013

Trung Tâm phát triển bền vững Hiệp hội những người bản địa Châu Á vùng cao (CSDM) (AIPP)

2010 ‐ 2014

Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy thế Giới (CIFOR) (NORAD)

2010‐ 2013

Trung Tâm Nghiên Cứu và phát Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy triền Vùng Cao (CERDA) (NORAD)


TT 11

12

13

14 15 16 17 18 19 120 21 22

23

Chương trình/Dự án Mô hình thí điểm xây dựng năng lực cho cộng đồng người dân tộc thiểu số sẵn sàng cho chương trình REDD ở Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Mô hình thí điểm xây dựng năng lực cho cộng đồng người dân tộc thiểu số sẵn sàng cho chương trình REDD ở Huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên Tăng cường năng lực của xã hội dân sự cho các biện pháp chống tham nhũng trong cơ chế REDD (PAC REDD) Tăng cường năng lực của xã hội dân sự cho các biện pháp chống tham nhũng trong cơ chế REDD (PAC REDD) Xây dựng dự án hỗ trợ sẵn sàng thực hiện REDD+ tại Việt Nam (xây dựng R‐PP) Dự án Tăng cường năng lực về REDD+ cho các cấp cơ sở ở Việt Nam, pha I Dự án Tăng cường năng lực về REDD+ cho các cấp cơ sở ở Việt Nam, pha II Thí điểm mô hình thực hiện REDD nhằm đảm bảo tổ hơn quyền cộng đồng Tăng cường hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ của Việt Nam và Mạng lưới biến đổi khí hậu Dự án quản lý sử dụng đất có sự tham gia

Địa điểm thực hiện

Thời gian

Đơn vị thực hiện

Thái Nguyên

2013‐ 2015

Trung Tâm Nghiên Cứu và phát Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy triền Vùng Cao (CERDA) (NORAD)

Thái Nguyên

2014

Trung Tâm Nghiên Cứu và phát The Christensen Funds triền Vùng Cao (CERDA)

Lâm Đồng

2010‐ 2013

Tổ chức Minh Bạch quốc tế (TI)

Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy (NORAD)

Quảng Bình

2012‐ 2015

Tổ chức Minh Bạch quốc tế (TI)

Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy (NORAD)

Cấp quốc gia

2010

Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Cà Mau Bắc Kạn, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Cà Mau

2010‐ 2013 2013‐ 2015 2011‐ 2012 2010‐ 2011 2013‐ 2016 2009‐ 2010

Quảng Nam Lang Son, Lao Cai, Thanh Hoa, Hoa Binh Thái Nguyên, Phú Thọ

Hỗ trợ kỹ thuật phát triển chiến lược REDD quốc Cấp quốc gia gia Nâng cao hiểu biết về Tăng cường trữ lượng carbon rừng theo cơ chế giảm phát thải từ mất Hà Tĩnh, Cà Mau rừng và suy thoái rừng (ENRICH) Tác động của nghèo đói và phát triển bền vững tới kiến trúc REDD: Những lựa chọn cho công Lâm Đồng bằng, tăng trưởng và môi trường

2012‐ 2014 2010‐ 2013

29

Các nhà tài trợ

Quyỹ đối tác Các‐bon Lâm nghiệp ‐ Ngân hàng thế giới Trung tâm vì con người và rừng Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy (RECOFTC) (NORAD) Trung tâm vì con người và rừng Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy (RECOFTC) (NORAD) Trung tâm nghiên cứu rừng và đất KEPA quốc tế (KEPA) ngập nước Trung tâm Phát triển nông thôn Bộ ngoại giao Phần Lan (FORMIN) bền vững (SRD) Trung tâm Phát triển nông thôn Tổ chức Manos Unidas bền vững (SRD) Cơ quan phát triển và sinh thái Bắc Bộ ngoại giao Phần Lan (FORMIN) Âu Bộ tài nguyên môi trường, bảo tồn SNV thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Đức (BMUB) Tư vấn các nhân

SNV

Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy (NORAD)


Thời gian

TT

Chương trình/Dự án

24

REDD hướng tới giảm nghèo khu vực cảnh quan Lâm Đồng Vườn Quốc gia Cát Tiên

2010‐ 2012

25

Xác định cơ chế bảo tồn đa dạng sinh học thông Lâm Đồng và Cà Mau qua REDD+

2011‐ 2013

26

Cung cấp đa lợi ích từ REDD+ ở khu vực Đông Lâm Đồng và Cà Mau Nam Á: Thí điểm tại Việt Nam (MB‐REDD)

2011 ‐ 2016

27

Giảm phát thải từ rừng ở khu vực Châu Á (LEAF)

2011‐ 2016

28 29

30

31

32 33 34

Địa điểm thực hiện

Lâm Đồng và Nghệ AN

Khai thác tài chính các‐bon để hạn chế mất rừng Lâm Đồng và suy thoái rừng nhằm bảo tồn đa dạng sinh học Chi trả cho các mô hình sử dụng đất dốc nghèo Bắc Cạn; Hà Tĩnh vùng cao bền vững về môi trường (RUPES II)

2009‐ 2012 2008‐ 2012

Giảm phát thải từ các loại hình sử dụng đất, Giai Đắc Nông đoạn I, (REALU)

2009‐ 2013

Cảnh quan bền vững: duy trì hệ sinh thái và lợi ích các‐bon thông qua cơ chế giải phóng sự đảo chiều các nguyên nhân gây phát thải trong cảnh quản Tác động của việc giảm phát khí thải nhà kính gây ra do mất rừng, suy thoái rừng và tăng nguồn dự trữ Các‐bon (Impact REDD+) REDD+: mối quan tâm đối với rừng xuyên xuốt thời gian xác định khu vực ềm năng thực hiện A/R CDM,

Bắc Cạn

2013‐ 2015

Nghệ An

2011‐ 2014

Lâm Đồng và Bắc Cạn Bình Phước, Đăk Nông; 30

2012‐ 2017 2009‐

Đơn vị thực hiện

Các nhà tài trợ

Sở Môi trường, Lương thực và Nông thôn Anh quốc( DEFRA) và (Darwin Initiative) Bộ tài nguyên môi trường, bảo tồn SNV thiên nhiên, Xây dựng và An toàn hạt nhân Đức (BMUB) Tổ chức Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (ICI) thuộc Bộ Môi trường, Bảo tồn SNV thiên nhiên và An toàn hạt nhân (BMU) Cộng hòa Liên bang Đức Phái đoàn Phát triển Vùng Châu Á của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa SNV Kỳ (USAID) thông qua tổ chức Winrock International, Tổ chức Hà lan (SNV) và Tổ chức Climate Focus Sở Môi trường, Lương thực và Nông SNV thôn Anh quốc( DEFRA) Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm thế Qũy quốc tế phát triển nông nghiệp giới (ICRAF) (IFAD) Cơ quan Hợp tác Phát triển Na‐uy Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm thế (NORAD) thông qua Đối tác về các giải pháp Chống phá nương làm rẫy ở giới (ICRAF) vùng cận rừng nhiệt đới SNV

Tổ chức Nghiên cứu Nông lâm thế Cơ quan Hợp tác và Phát triển Na Uy giới (ICRAF) (NORAD) Trung tâm Sinh thái Môi trường (CARES), Học Viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) Học Viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) Tổng cục Lâm nghiệp (VNFOREST),

Ủy ban Châu Âu Cơ quan hợp tác phát triển Đan Mạch, DANIDA Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật


TT

Chương trình/Dự án

Địa điểm thực hiện

REDD

Nghệ An; Kon Tum

Thời gian 2012

35

Thí điểm REDD+ ở tỉnh Điện Biên” (pha kế hoạch) Điện Biên

2012‐ 2013

36

Triển khai thí điểm REDD+ tại tỉnh Điện Biên (Pha Điện Biên triển khai) – SUSFORM‐NOW

2010‐ 2017

37

Hỗ trợ thực hiện REDD+ ở ba thôn bản tại tỉnh Điện Biên Điện Biên

2013‐ 2015

38

Mở rộng chứng nhận chứng chỉ quản lý rừng bền vững ở cấp độ cảnh quan" + "FORINFO: Thông tin sản phẩm lâm nghiêp và quyền sở hữu của người Hà Tĩnh, Quảng Trị dân địa phương trong các sản phẩm và dịch vụ thị trường (FOCES)

2011‐ 2015

39

Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ Hà Nội, Quảng Bình, ở Việt Nam Quảng Trị và Đắc Nông

2012‐ 2016

40

Rừng và Đồng bằng

2012‐ 2017

41

Nghiên cứu tăng cường năng lực về REDD+, sinh kế và nh dễ bị tổn thương ở Việt Nam: xây dựng Cấp quốc gia các công cụ cho phân ch xã hội và quy hoạch phát triển

2012‐ 2015

42

Dự án hỗ trợ tỉnh Quảng Bình trong chuẩn bị và Quảng Bình thực hiện thí điểm các hoạt động REDD+

2012‐ 2015

43

Các‐bon Silva

2013‐ 2014

44

Bảo tồn và Phát triển khu dự trữ sinh quyển tại Kiên Giang Kiên Giang

Thanh Hóa, Nghệ An

Ninh Bình

2008‐ 2016 31

Đơn vị thực hiện

Các nhà tài trợ

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (MARD) Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật thôn tỉnh Điện Biên Chính phủ Nhật Bản thông qua Cơ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản thôn tỉnh Điện Biên (JICA) Sumitomo Forestry Co., Ltd.; ASKUL Trường Đại Học Lâm Nghiệp Corporation; Yanmar Environmental Sustainability Support Association

Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV)

Quỹ Môi trường toàn cầu và Đại sứ quán Phần Lan

Quỹ đối tác các‐bon trong Lâm Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông nghiệp (FCPF); Ngân hàng Thế giới thôn (MARD) (WB) Cơ quan phát triển toàn cầu Mỹ Tổ chức WINROCk quốc tế (USAID) Trung tâm Sinh thái, Tài nguyên và Cơ quan phát triển toàn cầu Mỹ Môi trường (CRES)‐ Đại học quốc (USAID) gia Hà Nội Vườn Quốc gia Phong Nha kẻ Bảng và Ủy Ban nhân dân tỉnh Quảng Chương trình quản trị rừng, GIZ Bình Viện Điều tra quy hoạch rừng (FIPI)‐ Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông Chính phủ Mỹ thôn (MARD) Sở Khoa họcvà Công nghệ ‐ UBND AusAID/GTZ tỉnh Kiên Giang


Bảng câu hỏi thu thập số liệu Bảng hỏi thu thập thông tin từ các dự án liên quan đến REDD+ Dự án: …………………………………………………………………. I.

Thông tin chung của tổ chức 1. Tên cơ quan/tổ chức nhận tài trợ: Tên viết tắt của quan/tổ chức nhận tài trợ: 2. Các dự án về REDD+ cơ quan triển khai từ năm 2009 tới nay, nếu có xin ông bà liệt kê các dự án? a) Dự án đã và đang thực hiện ……………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………… ………………Dự án chuẩn bị thực hiện hoặc mới được cam kết …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………Thông tin chung của chương trình/dự án a. Thông tin cơ quan/tổ chức tài trợ Tên nhà tài trợ: Tên viết tắt của nhà tài trợ: Quy mô nhà tài trợ:

Nhà tài trợ cấp quốc tế

Nhà tài trợ cấp quốc gia

Nhà tài trợ khu vực

Trang web của nhà tài trợ: Loại hình cơ quan/tổ chức tài trợ: Cơ quan nhà nước Tổ chức tài chính đa phương Quỹ chuyên dụng Quỹ tư nhân

Tổ chức phi chính phủ Cơ quan/công ty/tổ chức thuộc khu vự tư nhân Tư vấn

Quốc gia của cơ quan tài trợ: b. Thông tin của cơ quan/tổ chức nhận tài trợ Loại hình cơ quan/tổ chức nhận tài trợ: Cơ quan nhà nước Tổ chức tài chính đa phương Quỹ chuyên dụng Quỹ tư nhân

Tổ chức phi chính phủ Cơ quan/công ty/tổ chức thuộc khu vự tư nhân Tư vấn KhácNêu rõ 32


Website giới thiệu về tổ chức: Quốc gia của cơ quan/tổ chức nhận tài trợ: Quy mô của cơ quan/tổ chức nhận tài trợ: Cấp quốc tế II.

Cấp quốc gia

Cấp khu vực

Thông tin về tài chính dự của dự án Loại tài trợ Tài trợ không hoàn lại

Đầu tư

Vốn vay

Hỗ trợ kỹ thuật

Chi trả Carbon

Thời hạn cam kết dự kiến của dự án tính theo Tổng kinh phí của dự Ngày bắt đầu và kết thúc của án tính bằng USD tháng năm tài chính Điền thông tin vào bảng dưới đây ngân sách cam kết và giải ngân trong năm 2009, 2010, 2011, 2012 và 2013, 2014 tính bằng USD 2009 Cam kết toàn dự án Kế hoạch giải ngân hàng năm Giải ngân III.

2010

2011

2012

2013

2014

Thông tin chi tiết về các hoạt động của dự án

a) Các thông tin chung của dự án Mô tả ngắn gọn về dự án: ........................................................................................................................................ ..................................................................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................... Tình trạng hoạt động của dự án: Đang hoạt động

Bỏ dở/gián đoạn

Đã kết thúc

Chuẩn bị thực hiện

Quy mô hoạt động của dự án: Tiểu vùng

Cấp vùng

Cấp quốc gia

Quy mô quốc tế/toàn cầu

Quốc gia đang thực hiện dự án: Địa điểm thực hiện dự án tại Việt Nam: 33


Thời hạn thực hiện dự án Ngày bắt đầu dự án tính theo (tháng)

Ngày kết thúc dự án

Dự án hiện đang ở pha mấy

b. Các hoạt động của dự án (Hãy trả lời có nếu dự án thực hiện các hoạt động sau Các hoạt động

Ko

Số ền (1000 Phần trăm so với USD) tổng cam kết (%)

Kết nối các bên liên quan

Quyền và sở hữu (đất, rừng và các bon)

MRV và hoạt động tương tự MRV

Đảm bảo an toàn môi trường và xã hội (safeguards)

Nghiên cứu chính sách; xây dựng và phát triển chiến lược REDD+

Củng cố thể chế

Thiết kế dự án các‐bon lâm nghiệp

Cải thiện quản lý sử dụng đất và quản lý rừng để giảm thiểu suy thoái và chặt phá rừng

Chi trả thực tế và bồi hoàn các‐bon để cải thiện quản lý rừng và đất lâm nghiệp

Xây dựng và thí điểm cở chế quản lý tài chính chương trình REDD+

Nâng cao nhận thức và năng lực

Thúc đẩy hợp tác và chia sẻ kinh nghiệp về REDD+

Hoạt động khác …………………………………………………

Những thuận lợi và khó khăn về tài chính trong thiết kế và thực hiện các hoạt động của dự án ………………………………………………………………………………………… Các hoạt động của dự án được thực hiện ở nước ngoài: ví dụ khóa đào tạo ngắn hạn; hội thảo quốc tế và khu vực về dự án. Tổng chi phí cho các hoạt động này là bao nhiêu hoặc chiếm bao nhiêu % ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Các đối tác phối hợp hỗ trợ các hoạt động của dự án Chú thích: Ngoài cam kết của nhà tài trợ chính, trong quá trình thực hiện dự án có tổ chức muốn tham gia hỗ trợ cho một hoạt động nhất định đã được thiết kế trong dự án. Ví dụ, hoạt động thiết lập và duy trì hệ thống báo cáo, giám sát và thẩm định các‐bon. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

34


Các đối tác tham gia thực hiện dự án Phân loại đối tác Tổ chức khá như NGOs, GSOs và các viện nghiên cứu Tư vấn nước ngoài Tư vấn trong nước Tổ chức cá nhân khác ……………………………………………………...

Số lượng

Số tháng

Kinh phí (1000 USD)

Số tháng

Kinh phí (1000 USD)

C. Các đối tượng hưởng lợi từ dự án Phân loại đối tượng hưởng lợi Số lượng Tổ chức khá như NGOs, GSOs và các viện nghiên cứu, hiệp hội Tư vấn nước ngoài Tư vấn trong nước Số tỉnh Huyện Xã Cộng đồng Hộ gia đình Tổ chức, cá nhân khác: ………..................................................................

Những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………… IV.

Số liệu về các‐bon trong rừng Dự án có tạo ra tín chỉ giảm thiểu khí phát thải không?

35

Không


Các tỉnh được lựa chọn là địa điểm thực hiện dự án REDD+

STT

Tên tỉnh

Số lượng dự án tại mỗi tỉnh

1

Bắc Cạn

8

2

Bình Phước

2

3

Bình Thuận

1

4

Cà Mau

6

5

Đắk Lắk

1

6

Đắk Nông

5

7

Hà Nội

1

8

Hà Tĩnh

6

9

Huế

1

10

Kiên Giang

1

11

Kon Tum

3

12

Lâm Đồng

14

13

Lào Cai

2

14

Nghệ An

5

15

Ninh Bình

1

16

Quảng Bình

3

17

Quảng Nam

1

18

Quảng Trị

2

19

Thái Nguyên

4

20

Thanh Hóa

2

21

Điện Biên

3

22

Sơn La

1

36


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.