Sáng kiến Tư pháp của các Tổ chức NGOs Việt Nam (2010-2015)

Page 1

HONG DUC PUBLISHING HOUSE

CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI TÁC TƯ PHÁP (JPP)

QUỸ HỖ TRỢ CÁC SÁNG KIẾN TƯ PHÁP (JIFF)

GOVERNMENT

JUSTICE INITIATIVES

SÁNG KIẾN TƯ PHÁP

SÁNG KIẾN TƯ PHÁP

Do các tổ chức Hội/ Phi chính phủ Việt Nam thực hiện 2010 – 2015

TỔ CHỨC NHÂN DÂN

CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT

NHÀ TÀI TRỢ

CHÍNH PHỦ

POLICY, LAW

DONORS

PEOPLE

NGOs

By Vietnamese Non-governmental Organizations 2010 – 2015

JUSTICE INITIATIVES JUSTICE INITIATIVES FACILITATION FUND (JIFF) JUSTICE PARTNERSHIP PROGRAMME (JPP)

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

NGƯỜI DÂN


EDITORIAL BOARD v Chief editor Nguyen Thi Bich Diep v Justice Initiatives Facilitation Fund (JIFF) Hoang Thi Binh Nguyen Ta Thi Thanh Thuy v NHQuang & Associates Nguyen Hung Quang Phung Quang Cuong Nguyen Thuy Duong Nguyen Ngoc Khanh Linh Nguyen Ngoc Ha TRANSLATING TEAM Nham Thanh Huyen Pham Thanh Luyen Nguyen Thu Trang Pham Hoang Bao Tran Thi Thanh Tam Nguyen Thanh Tuan Nguyen Thi Dieu Van

VIETNAM LAWYER ASSOCIATION HONG DUC PUBLISHING HOUSE Address: 65 Trang Thi Street, Hoan Kiem District, Hanoi Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com Tel : 04.3 9260024 Fax :04.3 9260031 Responsible Publisher Director BUI VIET BAC Responsible for content Chief editor LY BA TOAN Editor: Nguyen Phuong Mai Design: Luck House Graphics Tel: (84-4) 62661523 * Email: contact@luckhouse-graphics.com Print 1,000 copies in A4 size at LUCK HOUSE LTD. Publishing registration No.: 198-2015/CXBIPH/49-05/HĐ Publishing permit No.: 29/QĐ-NXBHĐ issued by HONG DUC Publishing House (ISBN): 978-604-86-2102-5

In 1000 cuốn, khổ A4, in tại Công ty TNHH L.U.C.K H.O.U.S.E Số ĐKKHXB: 198-2015/CXBIPH/49-05/HĐ Số QĐXB: 29/QĐ-NXBHĐ của NXB Hồng Đức Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế (ISBN): 978-604-86-2102-5 Biên tập: Nguyễn Phương Mai Thiết kế: Luck House Graphics Tel: (84-4) 62661523 * Email: contact@luckhouse-graphics.com LÝ BÁ TOÀN Chịu trách nhiệm nội dung Tổng biên tập BÙI VIỆT BẮC Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Địa chỉ: 65 Tràng Thi - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Email: nhaxuatbanhongduc@yahoo.com Điện thoại: 04.3 9260024 Fax: 04.3 9260031 Nhâm Thanh Huyền Phạm Thanh Luyến Nguyễn Trang Thu Phạm Hoàng Bảo Trần Thị Thanh Tâm Nguyễn Thanh Tuấn Nguyễn Thị Diệu Vân NHÓM BIÊN DỊCH v Văn phòng Luật NHQuang & Cộng sự Nguyễn Hưng Quang Phùng Quang Cường Nguyễn Thùy Dương Nguyễn Ngọc Khánh Linh Nguyễn Ngọc Hà v Quỹ Hỗ trợ các Sáng kiến Tư pháp Hoàng Thị Bình Nguyên Tạ Thị Thanh Thủy v Chủ biên Nguyễn Thị Bích Điệp NHÓM BIÊN SOẠN


CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI TÁC TƯ PHÁP (JPP)

QUỸ HỖ TRỢ CÁC SÁNG KIẾN TƯ PHÁP (JIFF)

SÁNG KIẾN TƯ PHÁP

Do các tổ chức Hội/ Phi chính phủ Việt Nam thực hiện 2010 – 2015



MỤC LỤC PHẦN 1. QUỸ HỖ TRỢ CÁC SÁNG KIẾN TƯ PHÁP (JIFF) VÀ 5 NĂM TRIỂN KHAI .............. 06

PHẦN 2. ĐỐI TÁC NHẬN TÀI TRỢ JIFF VÀ CÁC DỰ ÁN SÁNG KIẾN TƯ PHÁP.................... 17

PHẦN 3. TÓM LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT DO ĐỐI TÁC NHẬN TÀI TRỢ JIFF THỰC HIỆN .............................................................................................................................................. 113

PHẦN 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TƯ PHÁP ................................. 253

5


XIN GỬI LỜI CẢM ƠN CHÂN THÀNH VÀ SÂU SẮC NHẤT TỚI • CHÍNH PHỦ VIỆT NAM • CHÍNH PHỦ ĐAN MẠCH • CHÍNH PHỦ THỤY ĐIỂN • ỦY BAN CHÂU ÂU • BỘ TƯ PHÁP VIỆT NAM • ĐẠI SỨ QUÁN ĐAN MẠCH TẠI VIỆT NAM • BAN XÉT TÀI TRỢ JIFF • 53 ĐỐI TÁC NHẬN TÀI TRỢ • NGƯỜI DÂN, CƠ QUAN BAN NGÀNH THAM GIA DỰ ÁN TẠI 47 TỈNH, THÀNH PHỐ • HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM • NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC • VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHQUANG & CỘNG SỰ • COFFEY INTERNATIONAL – ĐƠN VỊ QUẢN LÝ JIFF • BAN THƯ KÝ JIFF • VÀ NHỮNG TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÃ ĐÓNG GÓP TO LỚN CHO SỰ THÀNH CÔNG CỦA JIFF 2010 - 2015 VÀ GIÚP ĐỠ CHÚNG TÔI HOÀN THÀNH CUỐN SÁCH NÀY

6

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁP


PHẦN 1 QUỸ HỖ TRỢ CÁC SÁNG KIẾN TƯ PHÁP (JIFF) VÀ 5 NĂM TRIỂN KHAI

7


8

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁP


CHƯƠNG TRÌNH ĐỐI TÁC TƯ PHÁP - JPP Chương trình Đối tác Tư pháp là kết quả của quyết định hợp tác giữa Ủy ban Châu Âu, Chính phủ Thụy Điển và Chính phủ Đan Mạch với chính phủ Việt Nam nhằm hài hòa các nỗ lực hỗ trợ cho quá trình cải cách tư pháp tại Việt Nam. Mục tiêu phát triển của Chương trình Đối tác Tư pháp dựa trên Chiến lược Cải cách Tư pháp (Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về Chiến lược Cải cách Tư pháp đến năm 2020): Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ và bảo vệ công lý Mục tiêu chung được hỗ trợ bởi ba mục tiêu cụ thể: 1. “Tăng cường năng lực các cơ quan tư pháp trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp” 2. “Hỗ trợ nâng cao vai trò tự quản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam và luật sư” 3. “Tăng cường năng lực của các tổ chức phi chính phủ nhằm góp phần nâng cao nhận thức về các quyền cơ bản, tiếp cận công lý và cải cách tư pháp” Chương trình Đối tác Tư pháp giúp giải quyết những thách thức trong quá trình hoàn thiện luật và chính sách thông qua việc hỗ trợ thực hiện Chiến lược Cải cách Tư pháp (JRS). Chương trình bao gồm trên diện rộng các chủ thể trong ngành tư pháp, từ các cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ tư pháp cho đến các cá nhân và tổ chức hưởng lợi từ các quyền, công lý, bình đẳng và chất lượng của dịch vụ tư pháp đó. Chương trình Đối tác Tư pháp bao gồm ba hợp phần: 1. Hỗ trợ các cơ quan nhà nước thực hiện Chiến lược Cải cách Tư pháp (thực hiện bởi Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và Bộ Tư pháp). 2. Hỗ trợ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (thực hiện bởi Liên đoàn Luật sư Việt Nam với quỹ ngân sách sẽ do một thiết chế quản lí cho đến khi Liên đoàn Luật sư Việt Nam hoàn toàn đi vào hoạt động). 3. Hỗ trợ các tổ chức và sáng kiến không thuộc nhà nước (thực hiện thông qua Quỹ JIFF).

9


HỢP PHẦN III – QUỸ HỖ TRỢ CÁC SÁNG KIẾN TƯ PHÁP (JIFF) Mục tiêu “Tăng cường năng lực của các tổ chức phi chính phủ nhằm góp phần nâng cao nhận thức về các quyền cơ bản, tiếp cận công lý và cải cách tư pháp” Chương trình hỗ trợ trên cơ sở nhận-và-phê duyệt hồ sơ dự án của các tổ chức phi chính phủ nhằm thực hiện một số hoạt động liên quan đến pháp luật và tư pháp. Các hoạt động này có thể liên quan đến nâng cao nhận thức chung về các quyền và cơ hội do pháp luật và hệ thống tư pháp mang lại; nâng cao nhận thức về cải cách tư pháp thông qua nghiên cứu; tăng cường đối thoại và trao đổi thông tin về những vấn đề liên quan đến cải cách tư pháp; nâng cao khả năng tiếp cận với tư vấn và trợ giúp pháp lý độc lập. Chương trình đặc biệt chú trọng đến các nhóm yếu thế trong xã hội và phụ nữ. Thuật ngữ “Tổ chức phi Chính phủ Việt Nam” được sử dụng trong tài liệu này bao gồm các tổ chức có tư cách pháp nhân và định hướng khác nhau, trong đó cả các tổ chức quần chúng như Hội Luật gia Việt Nam, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Công đoàn, và Hội Nông dân Việt Nam, các tổ chức nghề nghiệp xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức học thuật, nghiên cứu cũng như các chủ thể khác được pháp luật Việt Nam công nhận. Về mặt nội dung, Quỹ Hỗ trợ các Sáng kiến Tư pháp hỗ trợ các hoạt động giáo dục và thông tin tuyền truyền về chính sách, pháp luật do các tổ chức phi chính phủ thực hiện, tập trung vào đối tượng dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, dân tộc thiểu số, .v.v.) hoặc mọi đối tượng cần được bảo vệ quyền lợi và giúp họ tiếp cận hệ thống tư pháp. Quỹ Hỗ trợ các Sáng kiến Tư pháp hỗ trợ việc triển khai các nghiên cứu về nhiều chủ đề liên quan tới hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp. Quỹ cũng hỗ trợ các hoạt động đem lại kết quả và đối thoại về hiệu quả hoạt động của hệ thống tư pháp và các hoạt động cải cách tư pháp. Cuối cùng, Quỹ Hỗ trợ các Sáng kiến Tư pháp hỗ trợ các tổ chức có chức năng nhiệm vụ chính nhằm giải quyết các vấn đề liên quan tới hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp. Quỹ Hỗ trợ các Sáng kiến Tư pháp hỗ trợ các đối tác thông qua các hình thức sau: •

Hỗ trợ ngân sách theo đề án: Tài trợ cơ bản (lâu dài và theo một kế hoạch chiến lược); Tài trợ dự án vừa hoặc nhỏ; Tài trợ nghiên cứu; Tài trợ phát triển năng lực và trợ giúp kỹ thuật.

Hỗ trợ theo nhu cầu: Hỗ trợ kỹ thuật phát triển năng lực cho các tổ chức nhận quỹ trong các lĩnh vực quản trị tổ chức, quản lý dự án, quản lý tài chính và hành chính, kế toán, mua sắm, báo cáo và khi có các yêu cầu khác.

Kết quả chính và đầu vào Các kết quả chính của hợp phần này được xác định thông qua quá trình tham vấn với các đại diện khu vực không thuộc nhà nước và đối tác chính của chương trình. Nguyên tắc bao trùm là các hoạt động hỗ trợ sẽ hướng tới các đối tượng dễ bị tổn thương và nhằm cung cấp kiến thức và bài học liên quan tới cải cách tư pháp. Các kết quả chính được phân thành bốn nhóm, theo đó việc xin tài trợ từ Quỹ Hỗ trợ các Sáng kiến Tư pháp phải phù hợp. Ngân sách tài trợ sẽ được cấp theo nhu cầu theo các hình thức gồm: tài trợ cho các dự án cụ thể, tài trợ để duy trì hoạt động của một tổ chức và/hoặc tài trợ cho các hoạt động phát triển năng lực . 10

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Các tiêu chí thực hiện Quỹ Hỗ trợ các Sáng kiến Tư pháp, bao gồm cả các hình thức tài trợ và lộ trình thực hiện được trình bày trong Phụ lục E. Mục đích: Tăng cường năng lực của các tổ chức phi Chính phủ nhằm góp phần nâng cao nhận thức về các quyền cơ bản, tiếp cận công lý và cải cách tư pháp Nhận thức chung về quyền và cơ hội do pháp luật và Đầu vào: hệ thống tư pháp mang lại được nâng cao 1. Các khoản tài trợ thông qua quỹ chung Khả năng tiếp cận tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý độc lập được cải thiện

Hiểu biết về cải cách tư pháp thông qua hoạt động nghiên cứu được tăng cường

2. Quản lý và phát triển năng lực thông qua đơn vị quản lý quỹ

Trao đổi và chia sẻ thông tin về các vấn đề liên quan tới các cải cách tư pháp được tăng cường

11


BÁO CÁO VẮN TẮT MỘT SỐ KẾT QUẢ SAU 5 NĂM TRIỂN KHAI QUỸ HỖ TRỢ CÁC SÁNG KIẾN TƯ PHÁP (JIFF) Ngày bắt đầu chương trình JIFF

10/04/2010

Ngày kết thúc chương trình JIFF

31/05/2015

Ngày bắt đầu thực hiện dự án sáng kiến tư pháp đầu tiên

03/01/2011

Ngày kết thúc dự án sáng kiến tư pháp cuối cùng

31/01/2015

CÁC DỰ ÁN SÁNG KIẾN TƯ PHÁP JIFF Tổng số dự án được duyệt

85

Dự án được hoãn, hủy

07 78

Dự án được triển khai trên thực tế Lần mời nộp dự án thứ nhất (09/2010): 14 dự án Lần mời nộp dự án thứ hai (04/2011):

9 dự án

Lần mời nộp dự án thứ ba (09/2011):

11 dự án

Lần mời nộp dự án thứ tư (04/2012):

8 dự án 8 dự án

Lần mời nộp dự án thứ bảy (09/2013): 12 dự án Chương trình miền Nam:

12

Tổng số đối tác nhận tài trợ JIFF

53

Đối tác nhận dự án năm thứ 2

12

Đối tác nhận dự án năm thứ 3

4

Các đối tác có trụ sở tại Hà Nội/ Ngoài Hà Nội

Lần mời nộp dự án thứ năm (09/2012): 10 dự án Lần mời nộp dự án thứ sáu (04/2013):

CÁC ĐỐI TÁC NHẬN TÀI TRỢ JIFF

6 dự án

Lần mời nộp dự án thứ nhất (09/2010):

10/ 2

Lần mời nộp dự án thứ hai (04/2011):

4/ 5

Lần mời nộp dự án thứ ba (09/2011):

3/ 5

Lần mời nộp dự án thứ tư (04/2012):

3/ 3

Lần mời nộp dự án thứ năm (09/2012):

1/ 3

Lần mời nộp dự án thứ sáu (04/2013):

3/ 0

Lần mời nộp dự án thứ bảy (09/2013):

3/ 2

Chương trình Miền Nam:

0/ 6

27/26

Dự án loại nhỏ

36

Dự án loại vừa

33

Dự án tài trợ cơ bản

2

Đối tác nhận tài trợ là NGOs (không thành viên)

25

Dự án tăng cường năng lực

7

Đối tác nhận tài trợ là Hội (có thành viên)

21

Số lượng tỉnh có dự án được triển khai

47

Các dự án có mức độ bao phủ toàn quốc

10

Loại hình tổ chức khác (Truyền thông (3), Cơ quan nghiên cứu/ trường đại học (3), Trung học (1))

7

Các dự án có mức độ bao phủ cấp tỉnh, huyện

68

Các dự án đã kết thúc thành công

78

Đối tác nhận tài trợ có chuyên ngành luật

19

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC SO VỚI KẾT QUẢ MONG ĐỢI TRONG VĂN KIỆN JIFF KRA 1

KRA 2

Nâng cao nhận thức chung về quyền tăng 30% tới năm 2013 (40% đối với các nhóm dân tộc thiểu số, trẻ em và người nhiễm HIV/AIDS)

Số lượng các tổ chức phi chính phủ tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý tăng 25% tới năm 2014

Mức độ bao phủ của các dịch vụ hỗ trợ pháp lý do các tổ chức phi chính phủ cung cấp tại các khu vực khó khăn tăng 20% tới năm 2014

Trợ giúp pháp lý dành cho phụ nữ, người dân tộc thiểu số và những cộng đồng khó khăn

KRA 3

KRA 4

25 bài viết được xuất bản liên quan tới các vấn đề tư pháp vào năm 2014 (trong đó có ít nhất 8 bài viết mang yếu tố giới trong lĩnh vực tư pháp)

40 cuộc họp, hội thảo được tổ chức ở cấp trung ương và địa phương để chia sẻ thông tin và đối thoại về các vấn đề tư pháp cho tới năm 2014

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC GIAI ĐOẠN 01/2011 – 12/2015 83,799 người tham gia các sự kiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

28 tổ chức cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý mới được JIFF hỗ trợ

710 loại ấn phẩm truyền thông được xây dựng

Trong đó có 8 tổ chức thành lập mới dịch vụ trợ giúp pháp lý

Dịch vụ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí được triển khai trên 47 địa bàn khác nhau cấp tỉnh, thành phố

15,944 người/ trường hợp nhận được dịch vụ tư vấn pháp luật/ trợ giúp pháp lý từ các tổ chức do JIFF hỗ trợ

559 bài viết đăng trên truyền thông đại chúng trong đó có 15 bài liên mang yếu tố giới

227 hội thảo, cuộc họp, đối thoại chính sách được tổ chức tại cấp trung ương, cấp tỉnh, huyện, cộng đồng

13


TÓM LƯỢC CÁC ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC JIFF TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN THAM DỰ

STT

HOẠT ĐỘNG

MÔ TẢ

ĐỊA BÀN

1

11 Hội thảo/ tập huấn giới thiệu JIFF và hỗ trợ kỹ thuật

Hội thảo mở rộng kết hợp trao đổi, hỗ trợ kỹ thuật từng tổ chức

Tổ chức tại 11 tỉnh: Tuyên Quang, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Cần Thơ)

Hỗ trợ kỹ thuật cho bản thảo hồ sơ dự án

Hỗ trợ thông qua gặp mặt Bất kỳ trực tiếp, điện thoại, email

2

05 Tập huấn/ tọa đàm giới thiệu chương trình JIFF cho tổ chức nhận tài trợ

Giới thiệu hệ thống quản lý JIFF; Chia sẻ kinh nghiệm triển khai dự án; cập nhật kiến thức về cải cách tư pháp; cập nhật kiến thức lồng ghép giới

Hà Nội

170 lượt người tham gia đại diện cho 85 dự án được phê duyệt

3

05 Tập huấn/ Tọa đàm/ Hội thảo chuyên sâu

Hội thảo/ tập huấn xây dựng chiến lược tổ chức

Khánh Hòa

07 tổ chức (14 đại diện)

Tập huấn/ tọa đàm về lồng ghép giới

Hà Nội * 2 lần

36 tổ chức (~60 đại diện)

Hội thảo/ tập huấn về phương pháp và kỹ năng triển khai nghiên cứu

Quảng Nam

08 tổ chức (16 đại diện)

Hội thảo/ tập huấn về theo dõi, giám sát dự án

Hà Nội

32 tổ chức (47 đại diện)

Khoảng 350 đại điện các tổ chức phi chính phủ, cơ quan nhà nước tham dự ~180 bản thảo hồ sơ được hỗ trợ

4

Nâng cấp phần mềm quản lý tài chính kế toán

Phần mềm kế toán Smartbook

National

8 tổ chức

5

09 chuyến tham quan chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giữa các chương trình, dự án

Chia sẻ kinh nghiệm, kết nối mạng lưới

Hà Giang, Điện Biên, Bình Dương, HÒa BÌnh, Bình Phước, Bắc Ninh, Cần Thơ

10 đại diện các tổ chức nhận tại trợ

14

S Á NG K I Ế N T Ư PHÁ P


TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN THAM DỰ

STT

HOẠT ĐỘNG

MÔ TẢ

ĐỊA BÀN

6

Hội nghị giữa kỳ JIFF – Triễn lãm kết quả hoạt động

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động; kết nối mạng lưới, triển lãm – giới thiệu kết quả dự án và tổ chức nhận tài trợ

Hà Nội

40 tổ chức – 110 đại biểu tham dự

7

Chương trình Miền Nam (05 Hội luật gia cấp tỉnh và 01 tổ chức NGO) tới từ 6 tỉnh Bạc Liêu, Vĩnh Long, Bình Phước, Hậu Giang, Kiên Giang, Cần Thơ

Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng dự án

Thành phố Hồ Chí Minh

06 tổ chức (17 đại diện)

Tập huấn quản lý dự án

Cần Thơ

06 tổ chức (17 đại diện)

Hỗ trợ đăng ký thư viện 06 tỉnh dự án online và thư viện sách (đăng ký cơ sở dữ liệu luật, máy tính bàn, và tủ sách)

05 Hội luật gia cấp tỉnh

Hội thảo tập huấn về triển Thành phố Hồ Chí khai và quản lý dự án tại Minh Miền Nam

09 tổ chức tại Miền Nam và khách mời (24 đại biểu)

Chuyến tham quan chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm tại Phi-lip-pin (15 buổi họp/ tọa đàm)

Học hỏi cách làm mới; chia sẻ kinh nghiệm; kết nối mạng lưới giữa thành viên đoàn, với đại diện Bộ Tư pháp và 15 đối tác Nghị Viện, Chính Phủ, Tòa Án, Đoàn luật sư và tổ chức phi chính phủ tại Phi-lip-pin

10 đại diện từ Bộ tư pháp và 07 tổ chức hội/ phi chính phủ

Hội thảo/ Toạ đàm tăng cường năng lực tổ chức

Tổng kết kết quả của Quy Nhơn chương trình tăng cường năng lực; chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng năng lực tổ chức – chuyên môn – mạng lưới; đánh giá nhu cầu năng lực trong giai đoạn tiếp theo

Manila

21 tổ chức (22 đại diện)

15


BAN CHỈ ĐẠO JIFF •

BỘ TƯ PHÁP VIỆT NAM

ĐẠI SỨ QUÁN ĐAN MẠCH TẠI VIỆT NAM

ĐẠI SỨ QUÁN THỤY ĐIỂN TẠI VIỆT NAM(Quan sát viên)

ỦY BAN CHÂU ÂU (Quan sát viên)

BAN XÉT TÀI TRỢ JIFF •

TS. Dương Thị Hiền - Chuyên viên cao cấp, Phó Trưởng Ban Hành chính Tổng hợp, Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung Ương (09/2010 – 05/2013)

TS. Dương Thị Thanh Mai – Chuyên gia cao cấp Bộ Tư pháp (11/2013)

Nhà báo Đặng Ngọc Luyến – Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật Việt Nam

ThS. Hoàng Phương Thảo – Trưởng Đại điện ActionAid Quốc Tế tại Việt Nam

ThS. Lê Thị Kim Thanh – Phó Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam

PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung – Chủ nhiệm Bộ môn Hành chính - Hiến pháp, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhà báo Mai Phan Lợi – Trưởng Đại diện Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tại Hà Nội

GS.TS. Thái Vĩnh Thắng – Trưởng Khoa Hành chính Nhà nước, Đại học Luật Hà Nội

ĐƠN VỊ QUẢN LÝ JIFF: •

COFFEY INTERNATIONAL LIMITED

• BAN QUẢN LÝ / THƯ KÝ JIFF •

ThS. Alan Mccagh – Trưởng đoàn (06/2014 – 05/2015)

Luật sư Rajan Shah – Trưởng đoàn (04/2010 – 05/2014)

ThS. LS. Nguyễn Thị Bích Điệp – Cố vấn Sáng kiến Tư pháp

ThS. Tạ Thị Thanh Thủy – Chuyên gia Tài chính Kế toán

ThS. Hoàng Thị Bình Nguyên – Chuyên gia Giám sát Dự án và Tăng cường Năng lực

CN. Nguyễn Hồng Giang – Thư ký kiêm Phiên dịch

CN. Vũ Mạnh Dương – Trợ lý kiêm Lái xe

16

S Á NG K I Ế N T Ư PHÁ P


PHẦN 2 ĐỐI TÁC NHẬN TÀI TRỢ JIFF VÀ CÁC DỰ ÁN SÁNG KIẾN TƯ PHÁP

17


18

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁP


ĐỐI TÁC NHẬN TÀI TRỢ JIFF VÀ CÁC DỰ ÁN SÁNG KIẾN TƯ PHÁP

STT ĐỐI TÁC NHẬN TÀI TRỢ

MÃ DỰ ÁN TRANG

1

Báo Lao Động

289/04/12 422/11/10

22

2

Ban Hành động vì sự Phát triển Hòa nhập (IDEA)

028/11/10

25

3

Cơ quan Thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam - Khu vực Tây Nguyên

019/11/10

27

4

Hội Bảo trợ Tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP)

279/04/12

28

5

Hội Bảo vệ Quyền Trẻ em Việt Nam (VAPCR)

125/04/11

29

6

Hội Khoa học Đất Việt Nam (VSSS)

054/11/10 262/04/12

30

7

Hội Khoa học và Kỹ thuật Huyện Cam Lộ - Tỉnh Quảng Trị

306/04/12

32

8

Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Điện Biên

231/10/11

33

9

Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Hà Giang

074/04/11 250/04/12 397/11/13

34

10

Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh Lâm Đồng

143/04/11

38

11

Hội Luật gia Tỉnh Bạc Liêu

447/03/14

39

12

Hội Luật gia Tỉnh Bình Phước

448/03/14

40

13

Hội Luật gia Tỉnh Hà Tĩnh

398/11/13

41

14

Hội Luật gia Tỉnh Hậu Giang

450/03/14

42

15

Hội Luật gia Tỉnh Kiên Giang

451/03/14

43

16

Hội Luật gia Tỉnh Ninh Bình

133/04/11

44

17

Hội Luật gia Tỉnh Quảng Trị

241/10/11 444/11/13

45

18

Hội Luật gia Việt Nam

034A/11/10 034B/11/10

47

19

Hội Luật gia Tỉnh Vĩnh Long

449/03/14

49

19


STT ĐỐI TÁC NHẬN TÀI TRỢ 20

Hội Nhà báo Tỉnh Hòa Bình

212/10/11

50

21

Khoa Kinh tế - Trường đại học Tây Nguyên

340/11/12

51

22

Khoa Xã hội học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội

209/10/11

52

23

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Tỉnh Hoà Bình

194/10/11 395/11/13

53

24

Tạp chí Pháp luật và Phát triền

384/05/13

55

25

Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên nước – WARECOD

119/04/11

57

26

Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature)

425/11/13

58

27

Trung tâm Giáo dục Môi trường và các vấn đề xã hội (CESED)

009/11/10

59

28

Trung tâm Giáo dục Sức khỏe và Phát triển Cộng đồng Tương Lai (FUTURE)

244/04/12 366/05/13

60

29

Trung tâm Hành động vì sự Phát triển Cộng đồng (ACDC)

344A/11/12 344B/11/12 370/05/13

62

30

Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng (COMAC)

367/05/13

67

31

Trung tâm Hỗ trợ Giáo dục và Nâng cao Năng lực cho Phụ nữ (CEPEW)

037/11/10 346/11/12

68

32

Trung tâm Hỗ trợ Nông dân Vạn Niên Tùng

452/03/14

71

33

Trung tâm Hỗ trợ Phát triền Cộng đồng LIN

030/11/10

72

34

Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Hợp tác xã, Doanh nghiệp vừa và nhỏ Miền Nam (SOCENCOOP)

290/04/12 443/11/13

73

35

Trung tâm Hợp tác Phát triển Nguồn nhân lực (C&D)

039A/11/10 039B/11/10

75

36

Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD)

061/11/10 428/11/13

77

37

Trung tâm Nghiên cứu Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (RIC)

105/04/11 371/05/13

79

38

Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED Communication)

126/04/11

81

Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ pháp lý (LERES)

044/11/10 180/10/11 332A/11/12 332B/11/12

82

39

20

MÃ DỰ ÁN TRANG

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


STT ĐỐI TÁC NHẬN TÀI TRỢ

MÃ DỰ ÁN TRANG

40

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cộng đồng (CCRD)

142/04/11

86

41

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA)

378/05/13

88

42

Trung tâm Phát triển Truyền thông và Sức khỏe (HCDC)

415/11/13

90

43

Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI)

285/04/12

91

44

Trung tâm Tư vấn Pháp luật Tái hòa nhập Cộng đồng (CRES)

436/11/13

92

45

Trung tâm Tư vấn Pháp luật thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Giang

224/10/11

93

46

Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS

214/10/11 342A/11/12 342B/11/12 383/05/13

94

47

Trung tâm Tư vấn Pháp luật - Hội Luật gia Tỉnh Yên Bái

328/11/12

100

48

Trung tâm Tư vấn Phát triển Lâm nghiệp Nghệ An

308/11/12 400/11/13

101

49

Trung ương Hội Người Cao tuổi

097/04/11 392/05/13

103

50

Trường THPT Dân lập Đinh Tiên Hoàng

023/11/10

105

51

Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD)

217A/10/11 217B/10/11

106

52

Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (DISED) 421/11/13

108

53

Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế - Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA)

110

003/11/10 193/10/11

21


BÁO LAO ĐỘNG Lãnh đạo

Nhà báo Trần Duy Phương - Tổng Biên tập

Địa chỉ

Trung tâm kỹ thuật nghiệp vụ - Báo Lao Động, 167/7 Tây sơn, Hà Nội

Điện thoại

(84-4) 35330305

Fax

(84-4) 39233594

E-mail

toasoan@laodong.com.vn

Trang web

www.laodong.com.vn

Dự án 289/4/2012 Quản lý dự án: Ông Đỗ Văn Khanh – Giám đốc Trung tâm Tư vấn Pháp luật

Báo Lao Động tham gia thúc đẩy các cơ hội tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền của người lao động Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

11/2012 – 9/2013

Luật Lao động

Người Lao động, công nhân, người dân có các vấn đề liên quan đến chính sách, Luật Lao động

Toàn quốc

Mục đích Tăng cường cơ hội và các kênh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và truyền thông, góp phần đẩy mạnh việc thực hiện hiệu quả các quy định của Luật Lao động Hoạt động • Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý trực tiếp và gián tiếp cho Người lao động-bạn đọc • Thực hiện loạt 10 bài viết – điều tra về quy định, chính sách lao động và việc thực thi • Hội thảo về công tác tư vấn pháp luật. • Xây dựng phẩm truyền thông – Sổ tay giải quyết các vụ việc về lao động • Tập huấn nâng cao kiến thức luật lao động và nghiệp vụ, kỹ năng điều tra trong lĩnh vực luật lao động cho các phóng viên

22

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Kết quả • Xấp xỉ 500 bạn đọc được tư vấn pháp luật miễn phí hàng tuần trong 88 buổi tư vấn pháp luật • 2.515 đơn thư đề nghị hỗ trợ, trong đó 446 đơn đề nghị tư vấn, hỗ trợ pháp luật được chuyển cho luật sư • 350 cuộc gọi đến đường dây nóng yêu cầu tư vấn pháp luật và được hỗ trợ • 152 bài viết, phân tích về các vụ việc điển hình trên báo giấy. • 152 bài viết, phân tích được đưa lên báo điện tử • 10 bài viết phân tích – bình luận chuyên sâu về chính sách pháp luật lao động và việc thực thi (tầm vĩ mô). 01 bài/ tháng trên báo giấy và được cập nhật trên báo điện tử. • 01 hội thảo về công tác tư vấn pháp luật gồm 60 đại biểu đại diện các cơ quan, tổ chức và đơn vị truyền thông trong hệ thống Công đoàn, bảo vệ người lao động (gồm 40 nam và 20 nữ). Sau buổi hội thảo các kiến nghị đã được gửi lên Tổng Liên đoàn tập hợp và gửi Ủy ban pháp luật của Quốc hội xem xét. • Cẩm nang luật lao động được xuất bản với * 2000 bản • 80 CBPV các ban chuyên môn, các đơn vị của Báo và phóng viên các văn phòng đại diện (gồm 50 nam và 30 nữ) được tập huấn, đào tạo chuyên sâu về pháp luật lao động, quyền của người lao động và quy trình xử lý vụ việc...... Ngân sách: 679.550.000 VND

23


Dự án 422/11/13 Quản lý dự án: Bà Phan Thu Thủy – Phó Tổng Biên tập Báo Lao Động tham gia thúc đẩy các cơ hội trợ giúp pháp lý và bảo vệ quyền của nữ CNVC-LĐ và lao động ở nhóm yếu thế Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

1/2014 – 12/2014

Luật Lao động

Người Lao động, công nhân, người dân có các vấn đề liên quan đến chính sách, Luật Lao động

Toàn quốc Mục đích

Tăng cường cơ hội và các kênh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động là nữ, người lao động ở nhóm yếu thế thông qua các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý và truyền thông, góp phần nâng cao hiểu biết và khả năng tự bảo vệ theo quy định của Luật Lao động về lao động nữ, lao động trẻ em, lao động là người cao tuổi... Hoạt động • Tổ chức tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý trực tiếp và gián tiếp cho Người lao động • Thực hiện loạt 10 bài viết về thực trạng lao động nữ, lao động ở nhóm yếu thế (lao động vị thành niên, người cao tuổi, người tàn tật...) • Tổ chức trợ giúp pháp lý toàn vụ việc cho 01 hoặc 02 trường hợp • Tổ chức 02 chương trình phổ biến pháp luật tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, các doanh nghiệp có đông lao động nữ Kết quả • 261 người được tư vấn trực tiếp tại văn phòng Báo Lao động tại Hà Nội, 323 người được tư vấn qua thư và email trong 119 buổi tư vấn pháp luật. • 70 bài viết trên Báo Lao Động in, trong đó có 35 bài trên Báo Lao Động hàng ngày (số lượng phát hành 42.000 bản/kỳ) và 35 bài trên Báo Lao Động và Đời sống (số lượng phát hành 20.000 bản/kỳ) • 90 bài trên Lao Động Điện tử (Lao Động Điện tử có trung bình 1,2 triệu lượt xem (pageview) /ngày; 200.000 người đọc (unique visitor) / ngày • 10 bài điều tra hoặc phản ánh về thực trạng giải quyết chính sách cho lao động nữ và các vấn đề liên quan đến chính sách, quan hệ lao động, các vấn đề pháp lý đối với lao động nữ, lao động nghèo. • 02 vụ việc hỗ trợ pháp lý toàn vụ việc cho 01 nam công nhân tại Hà Nội (bảo hiểm) và 01 nữ công nhân (chấm dứt hợp đồng lao động) • 1500 công nhân (nữ giới chiếm đa số) được phổ biến pháp luật về lao động, bảo hiểm, sức khỏe y tế và tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm trong phòng tránh bạo lực gia đình. Ngân sách: 693.380.000 VND

24

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


BAN HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN HÒA NHẬP (IDEA) Lãnh đạo

Bà Nguyễn Hồng Oanh, Trưởng ban

Địa chỉ

P205, B14 Kim Liên, Đường Phạm Ngọc Thạch, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại

(84-4) 222 04 113

Fax

(84-4) 222 04 114

Trang web

http://ideavietnam.org

Dự án 028/09/10 Quản lý dự án: Bà Nguyễn Hồng Oanh, Trưởng ban

Tăng cường hiểu biết pháp luật và vận dụng hiệu quả các vấn đề pháp lý liên quan đến người khuyết tật

Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

02/2011 – 12/2011

Chính sách, pháp luật liên quan đến Người khuyết tật

Người khuyết tật

Tại Sơn Tây, Ba Vì, Thái Nguyên

Mục đích Tăng cường sự hiểu biết và vận dụng hiệu quả về các vấn đề pháp lý dành cho người khuyết tật, thúc đẩy quá trình xóa bỏ rào cản với Người khuyết tật và giúp người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng. Hoạt động • Duy trì đường dây tư vấn online • Tập huấn nâng cao nhận thức của người khuyết tật về các chính sách/pháp luật liên quan và cách thức vận dụng vào thực tế; • Hội thảo chia sẻ thông tin liên quan đến các văn bản pháp luật dành cho người khuyết tật • Tuyên truyền pháp luật dành cho người khuyết tật và cách thức tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng

25


Kết quả • 300 người khuyết tật tại Thái Nguyên, Ba Vì, Gia Lâm, Sơn Tây và Đan Phượng được tư vấn pháp luật • 85% người khuyết tật tại các địa bàn dự án đã triển khai làm thẻ bảo hiểm y tế; 05 trường hợp đã đòi lại được quyền lợi hợp pháp của mình sau khi bị tai nạn lao động • 58 người khuyết tật đến từ Thái Nguyên, Ba Vì, Sơn Tây, Đan Phượng và một số quận huyện ngoại thành Hà Nội được tập huấn và nâng cao nhận thức về chính sách pháp luật liên quan tới người khuyết tật • 78 đại biểu trong đó có 62 đại biểu là người khuyết tật đến từ các đơn vị tổ chức khác nhau có cơ hội trao đổi và đối thoại với các nhà hoạch định chính sách • Xấp xỉ 700 yêu cầu tư vấn pháp luật được nhóm luật sư trả lời qua đường dây tư vấn online, tư vấn qua điện thoại, thư tay • 500 tờ rơi giới thiệu về dự án cũng như địa chỉ trung tâm tư vấn pháp lý dành cho người khuyết tật được gửi tới các hội nhóm người khuyết tật tại các quận huyện nội và ngoại thành Hà Nội • Xấp xỉ 1000 người đã được tiếp cận với các văn bản pháp luật và các tình huống có thật liên quan tới người khuyết tật thông qua tài liệu “Cẩm nang tư vấn pháp luật dành cho Người khuyết tật” Ngân sách: 567.790.000 VND

26

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


CƠ QUAN THƯỜNG TRÚ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM KHU VỰC TÂY NGUYÊN Lãnh đạo

Nhà báo Trần Văn Thao, Giám đốc

Địa chỉ

19A, Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc

Điện thoại

(84-500) 3 853 053

Fax

(84-500) 3 815722

E-mail

taynguyenvov4@vov.org.vn

Dự án 019/11/10 Quản lý dự án: Bà Phạm Thị Thúy Ngọc – Phó Trưởng phòng Phát thanh Dân tộc Chương trình ”Tây Nguyên - Từ luật tục đến luật pháp” Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

2/2011 – 2/2012

Nhiều lĩnh vực pháp luật

Đồng bào dân tộc JARAI, ÊĐÊ, BANA, SÊDĂNG, K’HO, M’NONG

Khu vực Tây Nguyên Mục đích

Giúp bà con dân tộc thiểu số Tây Nguyên nâng cao nhận thức về các quyền cơ bản cũng như các cơ hội mà hệ thống tư pháp và luật pháp mang lại. Hiểu rõ các tác hại của hủ tục lạc hậu đối với quyền cơ bản của con người, từ đó xóa bỏ dần các hủ tục lạc hậu ra khỏi cuộc sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, cải thiện môi trường pháp luật ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống Hoạt động • Chương trình phát thanh “Tây Nguyên - Từ luật tục đến luật pháp” phát sóng bằng 6 ngôn ngữ ( JARAI, ÊĐÊ, BANA, SÊDĂNG, K’HO, M’NÔNG). • Tư vấn trực tiếp và tập huấn kiến thức pháp luật ở cơ sở buôn làng tại các tỉnh Tây Nguyên. Kết quả • Sản xuất , phát sóng 312 chương trình tuyên truyền pháp luật bằng 6 thứ tiếng gồm Ê đê, Ja rai, Bana, Xơ Đăng, K’Ho, M’Nông (936 lượt phát sóng). Các văn bản chương trình được chia sẻ các cơ quan truyền thanh cấp huyện để tiếp tục phát sóng. 70,6% - trên 1000 phiếu khảo sát người dân khẳng định có nghe chương trình phát thanh tiếng Ê đê của Đài, tiếng Ja Rai là 75%/ 500 phiếu khảo sát. • 100 già làng, thôn trưởng của 12 xã khó khăn được tập huấn kiến thức pháp luật; 200 hộ thuộc các vùng dự án được tư vấn pháp luật miễn phí trong 4 chuyến công tác tới huyện Lắc - tỉnh Đắc Lắc; huyện Măng Yang - tỉnh Gia Lai; huyện Đắc Min - tỉnh Đắc Nông, và huyện Lạc Dương - tỉnh Lâm Đồng. • 100 bộ sách ( gồm 13 đầu sách pháp luật) được phát tới các già làng, trưởng buôn để bà con trong buôn có thể tra cứu, tìm hiểu thêm về quy định pháp luật. Ngân sách: 502.700.000 VND 27


HỘI BẢO TRỢ TƯ PHÁP CHO NGƯỜI NGHÈO (VIJUSAP) Lãnh đạo

TS. Tạ Thị Minh Lý – Chủ tịch Hội

Địa chỉ

97 Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại

(84-4)37412586

E-mail

baotrotuphapvn@yahoo.com

Website

http://www.hoibaotrotuphap.com

Dự án 279/04/12 Quản lý dự án: TS. Tạ Thị Minh Lý – Chủ tịch Hội Tăng cường năng lực tổ chức của Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam nhằm phát triển mạng lưới trợ giúp pháp lý cho người nghèo Giai đoạn và Địa bàn:

Dự án tăng cường năng lực

05/2014 – 09/2014 tại Hà Nội

Đối tượng hưởng lợi: VIJUSAP và các thành viên

Mục đích Góp phần cải thiện cơ hội tiếp cận và nang cao chất lượng của các dịch vụ trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách và nhóm yếu thế. Hoạt động • Xây dựng Chiến lược phát triển của VIJUSAP đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. • Xây dựng, hoàn thiện nội dung các dự thảo để ban hành các Quy chế của Hội. • Tổ chức tập huấn về xây dựng, hoàn thiện và phát triển hệ thống tài chính và nguồn nhân lực cho hoạt động này của các NGOs để vận dụng, mở rộng mạng lưới hệ thống tổ chức cho VIJUSAP và các thành viên. • Tổ chức hội thảo về phương pháp, kinh nghiệm để tìm kiếm, khai thác và huy động các nguồn lực và tăng cường quan hệ đối tác, kết nối mạng lưới trong trợ giúp pháp lý cho VIJUSAP và các thành viên. Kết quả • 01 bản kế hoạch chiến lược phát triển của tổ chức đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 • 05 bộ quy chế hoạt động của Hội được hoàn thiện • 40 cán bộ của hội và các trung tâm thành viên tham gia các buổi tập huấn về bộ quy chế • 70 cán bộ của Hội và các trung tâm tham gia hội thảo xây dựng phát triển mạng lưới, chia sẻ phương pháp huy động, khai thác nguồn lực để thực hiện chương trình trợ giúp pháp lý Ngân sách: 445.100.000 VND 28

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM (VAPCR) Lãnh đạo

TS. Trần Thị Thanh Thanh – Chủ tịch

Địa chỉ

Tầng 5 Cung Trí thức, đường Trần Thái Tông, Q. Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại

(84-4) 3782.3933

Fax

(84-4) 3782.3933

E-mail

thachtttl1350@yahoo.com

Website

www.baovequyentreem.vn

Dự án 125/04/11 Quản lý dự án: Ông Trần Ngọc Thach, Phó Ban Vận động chính sách và Nghiên cứu Nghiên cứu việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi ở cộng đồng và ở cơ sở trợ giúp trẻ em ngoài công lập tại một số địa phương có Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

7/2011 – 6/2012 tại 9 tỉnh, thành phố

Chính sách pháp luật về trẻ em

Trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi ở cộng đồng, trẻ em ngoài công lập

Mục đích Dự án nghiên cứu đánh giá thực trạng, những kết quả đạt được và những hạn chế, cản trở và những nguyên nhân; đề xuất những biện pháp khắc phục đồng thời khuyến nghị những điều cần bổ sung, sửa đổi đối với đối tượng này nhằm làm cho các trẻ em được hưởng các quyền một cách chính đáng. Hoạt động • Các hoạt động nghiên cứu khảo sát • Hội thảo tham vấn lấy ý kiến về báo cáo nghiên cứu • Hội thảo đối thoại, công bố kết quả nghiên cứu Kết quả • Báo cáo nghiên cứu về tình hình thực thi luật và chính sách cho trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi ở cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội • Báo cáo kết quả nghiên cứu đánh giá tình hình thực hiện chính sách, pháp luật đồng thời phát hiện một số bất cập trong các quy định về: chế độ nhận con nuôi; tuổi được hỏi ý kiến về nhận con nuôi; mức trợ cấp xã hội giữa trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi được nuôi dưỡng ở cộng đồng với trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi được nuôi dưỡng ở các cơ sở BTXH của Nhà nước • Báo cáo kết quả nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị cho các cơ quan quản lý Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ hơn nữa cho các cơ sở BTXH ngoài công lập trong một số hoạt động Ngân sách: 279.993.000 VND

29


HỘI KHOA HỌC ĐẤT VIỆT NAM(VSSS) Lãnh đạo

TS. Vũ Năng Dũng, Chủ tịch

Địa chỉ

61 Hàng Chuối, Hà Nội

Điện thoại

(84-4) 3821-374

E-mail

vsss1991@yahoo.com.vn

Dự án 054/11/10 Quản lý dự án: ThS Luyện Hữu Cử Tăng cường năng lực hoà giải cơ sở về giải quyết tranh chấp đất đai cho tổ viên tổ hoà giải cấp xã, phường – nghiên cứu tại thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang Giai đoạn và Địa bàn: 2/2011 – 12/2011 tại Bắc Giang

Lĩnh vực pháp: Tranh chấp đất đai

Đối tượng hưởng lợi: Các tổ hoà giải cơ sở

Mục đích Nâng cao năng lực hoà giải cơ sở cho các tổ viên tổ hoà giải trong việc hoà giải các tranh chấp đất đai, góp phần đảm bảo ổn định an ninh, trật tự xã hội và phát triển kinh tế ở cấp sơ sở. Hoạt động • Điều tra hiện trạng về thực tế công tác hoà giải cơ sở trong tranh chấp đất đai tại địa phương • Tổ chức tập huấn về pháp luật liên quan đến hoà giải cơ sở và kỹ năng hoà giải, chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp tình huống • Phân tích, tổng kết, xây dựng thành mô hình hoà giải cơ sở trong tranh chấp đất đai qua việc xuất bản Cẩm nang hoà giải cơ sở. Kết quả • 40 tổ viên tổ hòa giải được tập huấn về pháp luật về công tác hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai và các kỹ năng hòa giải, kinh nghiệm hòa giải và tình huống • 1 báo cáo nghiên cứu về tình huống hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai • 1 cuốn cẩm nang về Hoài giải tranh chấp đất đai Ngân sách: 229.800.000 VND

30

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Dự án 262/04/12 Quản lý dự án: ThS Luyện Hữu Cử Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật và luật tục trong hòa giải tranh chấp đất đai. Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Bắc Giang Giai đoạn và Địa bàn: 9/2012-31/5/2013 tại Bắc Giang

Lĩnh vực pháp luật: Hòa giải cơ sở đối với tranh chấp đất đai

Đối tượng hưởng lợi: Các tổ hòa giải

Mục đích Nâng cao hiệu quả, khả năng áp dụng pháp luật và luật tục trong hòa giải tranh chấp đất đai, góp phần đảm bảo ổn định an ninh, trật tự xã hội và phát triển kinh tế tại địa phương. Hoạt động • Các hoạt động thu thập, phân tích, đánh giá thông tin/dữ liệu về những tranh chấp đất đai phổ biến. Xây dựng mô hình lý thuyết hòa giải cơ sở với việc xác định đầy đủ nội dung luật pháp, các tập quán, các lý lẽ cần sử dụng trong hòa giải gắn với bốn dạng tranh chấp đất đai phổ biến đã được xác định. • Thử nghiệm và hoàn thiện 04 mô hình hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai tại thành phố Bắc Giang, biên soạn cẩm nang mô hình hòa giải để gửi cho các bên liên quan. • Tổ chức hội thảo công bố 4 mô hình hòa giải cơ sở. Kết quả • 01 báo cáo về các những loại tranh chấp đất đai phổ biến ở địa phương • 4 quy trình hòa giải được xây dựng cho 4 loại tranh chấp đất đai • 42 tổ viên tổ hòa giải được tập huấn về 4 quy trình và cách áp dụng • Mô hình hoài giải (4 quy trình) được công bố cho các bên liên quan trong hội thảo, và được biên soạn thành cẩm nang mô hình hoài giải cơ sở (500 cuốn)

Ngân sách: 279.990.000 VND

31


HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT HUYỆN CAM LỘ Lãnh đạo

Ông Đào Mạnh Hùng, Chủ tịch

Địa chỉ

Trụ sở UBND huyện, khu phố 2, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Điện thoại

(84-53) 3871 065

Fax

(84-53) 3871 535

E-mail

daohung.quangtri@gmail.com; kieuly2512@gmail.com

Website

www.camlo.quangtri.gov.vn

Dự án 306/04/2012 Quản lý dự án: Ông Phạm Văn Mạnh Hướng tới đẩy lùi tục “nối dây” của người Vân Kiều tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị Giai đoạn và địa bàn: 11/2012 – 10/2013 Tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị

Lĩnh vực pháp luật: Hôn nhân gia đình; Hòa giải cơ sở

Đối tượng hưởng lợi: Phụ nữ Vân Kiều, tổ hòa giải cơ sở

Mục đích Nâng cao nhận thức pháp luật về hôn nhân gia đình và kỹ năng tiếp cận, hòa giải cộng đồng cho cán bộ cơ sở ở các xã miền núi; Tư vấn pháp lý về hôn nhân và gia đình, góp phần đẩy lùi tục “nối dây” của người Vân kiều ở thôn Bản chùa, huyện Cam Lộ Hoạt động • Khảo sát thực trạng và nhu cầu cần hỗ trợ của người dân, đặc biệt chú trọng đến các đối tượng là người dân tộc Vân kiều. • Xây dựng kênh tư vấn pháp luật về hôn nhân và gia đình trên Website của huyện • Phát hành tài liệu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình • Tổ chức tập huấn tăng cường năng lự c cho cán bộ hòa giải ở cơ sở • Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho người dân tại xã Cam Tuyền và xã Cam Nghĩa. • Tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Đẩy lùi tục lệ nối dây của người Vân kiều – Thực trạng và giải pháp” Kết quả • Báo cáo khảo sát nhanh 70 hộ gia đình về tình hình kết hôn theo phong tục nối dây và hôn nhân cận huyết • Thực hiện 12 chuyên mục pháp luật trên Đài truyền thanh huyện. • Biên soạn, in ấn và phát hành cho người dân 500 loại tờ gấp, 200 loại poster lớn có kẹp thiếc treo tường thôn, các trung tâm văn hóa, học tập cộng đồng thôn, phát hành 400 quyển sổ tay pháp luật cung cấp kỹ năng hòa giải cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở và ban hòa giải thôn, bản • 200 cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở được tập huấn kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng, kinh nghiệm, nghiệp vụ trong ngành pháp luật • 245 người được tư vấn pháp luật và hỗ trợ pháp lý thông qua 4 chuyến tư vấn lưu động về địa bàn xã/ thôn Ngân sách: 277.180.000 VND 32

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH ĐIỆN BIÊN Lãnh đạo

Bà Lò Thị Minh Phượng, Chủ tịch

Địa chỉ

Số 839 Tổ 17, phường Mường Thanh, Tp. Điên Biên Phủ

Điện thoại

(+84) 230.3828.481

Fax:

(+84) 230.3825.483

E-mail

minhphuongpndb@gmail.com

Dự án 231/10/11 Quản lý dự án: Bà Lò Thị Minh Phượng, Chủ tịch Mô hình “Nâng cao hiểu biết và năng lực thực thi pháp luật nhằm đẩy lùi tục nạn ‘tự vẫn bằng lá ngón’ trong dân tộc H’mông huyện Điện Biên Đông – tỉnh Điện Biên Giai đoạn và Địa bàn: 11/2012 – 10/2013 Tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

Lĩnh vực pháp luật: Pháp luật về hôn nhân và gia đình

Đối tượng hưởng lợi: Người dân tộc thiểu số H’mông

Mục đích Đẩy lùi tiến tới khắc phục cơ bản tục nạn “tự vẫn bằng lá ngón” trong thế hệ trẻ, nhất là giới nữ dân tộc H’mông huyện Điện Biên Đông – tỉnh Điện Biên Hoạt động • Thành lập và đào tạo mạng lưới cán bộ tình nguyện tư vấn, hòa giải cơ sở • Tuyên truyền về hôn nhân và gia đình với tiêu điểm “Nói KHÔNG với lá ngón” : • Hội thi “Hôn nhân & Gia đình” cho cộng đồng dân tộc trong huyện. • Quay video và in 500 đĩa VCD về “Hội thi Hôn nhân & Gia đình”, làm 200 cuốn Cẩm nang “Hôn nhân & Gia đình”, 4500 tờ rơi và 135 Poster chuyển cho 130 xã toàn tỉnh. • Xây dựng bản Hương ước Hôn nhân và Gia đình, tổ chức hội thảo tham vấn lấy ý kiến về bản “Hương ước Hôn nhân & Gia đình” cấp huyện để áp dụng. Kết quả • 224 cán bộ hòa giải tình nguyện được tập huấn về hòa giải cơ sở, xây dựng hương ước, phòng chống nạn tự tử bằng lá ngón • 500 người dân được tuyên truyền về phòng chống nạn tự tử bằng lá ngón trong hội thi “Nói không với lá ngón”, 200 cuốn cẩm nang, 4500 tờ rơi và 135 posters và 200 CD về hội thi được xuất bản và phân phát; chương trình truyền thanh tại các xã trong huyện được phát phục vụ mục đích tuyên truyền • 1 bản hương ước được thí diểm tại 30 thôn bản với 2000 hộ gia đình ký cam kết; 50 đại diện chính quyền của các xã trong huyện tham dự hội thảo tham vấn Ngân sách: 544.775.000 VND 33


HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH HÀ GIANG Lãnh đạo

Bà Lê Thị Bích Hằng, Chủ tịch hội

Địa chỉ

Số 03, đường 20/8, phường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang

Điện thoại

(84-219) 3867 651

Fax

(84-219) 3868 470

E-mail

nguyenkieuyen_hg@yahoo.com.vn

Dự án 074/04/11 Quản lý dự án: Bà Nguyễn Thị Kiều Yên, Phó Chủ tịch Nâng cao nhận thức pháp luật - phòng chống buôn bán người cho phụ nữ huyện Quản Ba, tỉnh Hà Giang Giai đoạn và địa bàn: 07/2011 – 06/2012 Tại huyện Quản Ba, tỉnh Hà Giang

Lĩnh vực pháp luật: Phòng chống buôn bán người

Đối tượng hưởng lợi: Phụ nữ, trẻ em

Mục đích Nâng cao nhận thức pháp luật, phòng chống buôn bán người cho phụ nữ huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang Hoạt động • Tập huấn về các quyền cơ bản của phụ nữ được pháp luật bảo vệ và phòng chống buôn bán người. • Thiết lập và duy trì đường dây nóng tại Hội LHPN huyện Quản Bạ về phòng chống buôn bán người, cử cán bộ huyện tập huấn, học tập kinh nghiệm về kỹ năng xử lý thông tin đường dây nóng. • Biên soạn và in ấn tờ rơi và poster với nội dung về phòng chống buôn bán người. • Tổ chức chiến dịch truyền thông về phòng chống buôn bán người tại phiên chợ huyện và trường phổ thông dân tộc nội trú • Tổ chức chiến dịch truyền thông về phòng chống buôn bán người tại: 04 xã biên giới. Kết quả • 32 cán bộ địa phương tham gia tập huấn nâng cao hiểu biết về các quyền cơ bản của phụ nữ và phòng chống buôn bán người • 2 cán bộ được tập huấn về kỹ năng xử lý thông tin đường dây nóng 0949 784 056; 0164 2308 882 • 2300 tờ rơi thông tin và 200 pano truyền thông về phòng chống buôn bán người (song ngữ Việt – H’ Mông) được biên soạn và phát hành • Khoảng 4300 người dân được truyền thông phòng chống buôn bán người tại các chợ phiên của huyện Quản Bạ và xã Đông Hà • 700 học sinh được truyền thông phòng chống buôn bán người tổ chức tại trường Phổ thông dân tộc Nội trú Ngân sách: 279.870.000 VND 34

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Dự án 250/04/12 Quản lý dự án: Bà Nguyễn Thị Kiều Yên, Phó Chủ tịch Nâng cao nhận thức pháp luật, phòng chống buôn bán người cho phụ nữ huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và huyện Quản Bạ (tỉnh Hà Giang) Giai đoạn và địa bàn: 10/2012 – 10/2013 Tại Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang

Lĩnh vực pháp luật: Phòng chống buôn bán người

Đối tượng hưởng lợi: Phụ nữ, trẻ em

Mục đích Nâng cao nhận thức pháp luật, phòng chống buôn bán người cho phụ nữ huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc và huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang Hoạt động • Tập huấn nâng cao nhận thức pháp luật về quyền của phụ nữ, kiến thức và kỹ năng phòng chống buôn bán người • Tổ chức diễn tập xử lý tình huống phòng chống buôn bán người • Tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi cấp tỉnh về pháp luật liên quan đến phụ nữ và phòng chống buôn bán người • In tờ rơi và Poster về phòng chống buôn bán người • Biên soạn và in cuốn sổ tay về phòng chống buôn bán người dành cho cán bộ Hội phụ nữ, tuyên truyền viên • Tổ chức truyền thông về phòng chống buôn bán người tại chợ phiên • Phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh tổ chức diễn đàn với chủ đề “Vì ngày mai tươi sáng“ Kết quả

• 9000 tờ rơi thông tin và 770 pano truyền thông về phòng chống buôn bán người (song ngữ Việt – H’ Mông) được biên soạn và phát hành • 950 cuốn sổ tay về phòng chống buôn bán người dành cho cán bộ Hội phụ nữ, tuyên truyền viên được biên soạn và phát hành • 136 cán bộ của 3 huyện Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc tham gia tập huấn nâng cao hiểu biết về các quyền cơ bản của phụ nữ và phòng chống buôn bán người • Diễn đàn với chủ đề “Vì ngày mai tươi sáng“ được tổ chức và phát trên truyền hình tỉnh và các huyện/thành phố • 01 cuộc tổng diễn tập phòng chống buôn bán người được tổ chức với sự tham gia của 441 đại biểu đại diện các cơ quan ban ngành và 1200 người dân • 30 người dân làm nghề vận chuyển cá nhân (xe ôm) được tập huấn kiến thức và phương pháp phát hiện, phòng chống buôn bán người • Khoảng 1400 người dân được truyền thông phòng chống buôn bán người tại các chợ phiên Ngân sách: 436.411.000 VND 35


Dự án 397/11/13 Quản lý dự án: Bà Nguyễn Thị Kiều Yên, Phó Chủ tịch Nâng cao nhận thức pháp luật, phòng, chống mua bán người cho phụ nữ huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên và các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang)” Giai đoạn và địa bàn: 01/2014 – 12/2014 Tại 7 huyện biên giới của tỉnh Hà Giang

Lĩnh vực pháp luật: Phòng chống buôn bán người

Đối tượng hưởng lợi: Phụ nữ, trẻ em

Mục đích Nâng cao nhận thức pháp luật, phòng chống mua bán người cho phụ nữ huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên và các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang) Hoạt động • Tập huấn nâng cao nhận thức pháp luật về quyền của phụ nữ, kiến thức và kỹ năng phòng chống buôn bán người (cán bộ hội phụ nữ, đội ngũ xe ôm, thành viên câu lạc bộ phụ nữ) • Tổ chức diễn tập xử lý tình huống phòng chống buôn bán người • Phát hành bổ sung tờ rơi, Poster và cuốn sổ tay về phòng chống buôn bán người • Biên soạn và in về phòng chống buôn bán người dành cho cán bộ Hội phụ nữ, tuyên truyền viên • Tổ chức truyền thông về phòng chống buôn bán người tại chợ phiên • Thành lập câu lạc bộ “Phụ nữ tìm hiểu pháp luật” • Xây dựng tủ sách pháp luật • Phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh tổ chức 02 phiên tòa xét xử lưu động về tội phạm mua bán người

36

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Kết quả • 156 cán bộ (109 phụ nữ, 47 nam giới) từ nhiều cơ quan ban ngành tham gia tập huấn nâng cao hiểu biết về các quyền cơ bản của phụ nữ và phòng chống buôn bán người • 180 người dân làm nghề vận chuyển cá nhân (xe ôm) tại 29 xã biên giới được tập huấn kiến thức và phương pháp phát hiện, phòng chống buôn bán người • 02 cuộc tổng diễn tập phòng chống buôn bán người được tổ chức với sự tham gia của 191 đại biểu đại diện các cơ quan ban ngành và 900 người dân • 21 người (19 phụ nữ, 02 nam giới) là đại diện 07 câu lạc bộ “Phụ nữ tìm hiểu pháp luật” được tập huấn nâng cao hiểu biết về các quyền cơ bản của phụ nữ và phòng chống buôn bán người • 07 câu lạc bộ được hỗ trợ 7 tủ sách và tổ chức 42 buổi sinh hoạt với 1400 lượt thành viên câu lạc bộ • 9000 tờ rơi thông tin và 800 pano truyền thông về phòng chống buôn bán người (song ngữ Việt – H’ Mông) được biên soạn và phát hành • 800 cuốn sổ tay về phòng chống buôn bán người dành cho cán bộ Hội phụ nữ, tuyên truyền viên được biên soạn và phát hành • 260 cuốn cẩm nang chuyên đề phòng chống buôn bán người dành cho cán bộ Hội phụ nữ, tuyên truyền viên được biên soạn và phát hành • Trên 3000 người dân được truyền thông phòng chống buôn bán người tại các chợ phiên • Phối hợp tòa án tổ chức xét xử lưu động 01 vụ việc phòng chống buôn bán người. Vụ xét xử có hơn 700 người dân chứng kiến. Ngân sách: 687.384.000 VND

37


HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH LÂM ĐỒNG Lãnh đạo

Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch

Địa chỉ

31B Đường Quang Trung, Phường 9, Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam

Điện thoại

(84-633) 822380/919

E-mail

bbthlhpn@lamdong.gov.vn

Website

hlhpn.lamdong.gov.vn

Dự án 143/04/11 Quản lý dự án: Bà Nguyễn Thị Lệ, Chủ tịch Nâng cao năng lực cho Ban chủ nhiệm (BCN) các Câu lạc bộ (CLB) “Phụ nữ với pháp luật” trong công tác trợ giúp pháp lý cho phụ nữ tại huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng Giai đoạn và Địa bàn: 6/2011- 8/2012 tại Đạ Huoai, Lâm Đồng

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

Tư pháp và pháp luật

Câu lạc bộ phụ nữ và người dân

Mục đích Nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cho các BCN các CLB “Phụ nữ với pháp luật” trên địa bàn huyện Đạ Huoai nhằm phát huy tối đa vai trò của CLB trong việc nâng cao khả năng tiếp cận công lý cho phụ nữ tại cộng đồng, giúp chị em tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần thực hiện bình đẳng giới và công bằng xã hội. Hoạt động • Tổ chức 01 lớp tập huấn kỹ năng quản lý điều hành , kỹ năng tuyên truyền miệng, bồi dưỡng kiến thức về luật phòng chống bạo lực gia đình, luật bình đẳng giới và quyền của phụ nữ trong pháp luật; kỹ năng trợ giúp pháp lý cho 65 thành viên trong Ban chủ nhiệm CLB. • Tổ chức tọa đàm, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền PL và trợ giúp pháp lý giữa BCN các CLB. • Tổ chức Hội thi về kỹ năng vận động phụ nữ trong cộng đồng chấp hành PL thông qua các loại hình văn hoá văn nghệ. Kết quả • 65 cán bộ hội phụ nữ và các chủ nhiệm câu lạc bộ được tập huấn kỹ năng quản lý điều hành câu lạc bộ, kỹ năng tuyên truyền và tư vấn pháp luật, luật phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới • 697 thành viên được tuyên truyền phổ biến pháp luật trong 13 buổi thực hành tư vấn do các câu lạc bộ tổ chức, 133 câu hỏi được giải đáp • 100 thành viên từ 13 câu lạc bộ tham gia hội thi tuyên truyền, tư vấn pháp luật để chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền và tư vấn pháp luật Ngân sách: 266.087.000 VND 38

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


HỘI LUẬT GIA TỈNH BẠC LIÊU Lãnh đạo

Luật gia Huỳnh Chiêu, Chủ tịch

Địa chỉ

37 B, đường Bà Triệu, phường 3, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam

Điện thoại

(84) 913892081

E-mail

hlgtbl@gmail.com

Dự án SP447/03/14 Quản lý dự án: Luật gia Huỳnh Chiêu, Chủ tịch Tập huấn kỹ năng cho hòa giải viên và phổ biến chính sách pháp luật cho người Khmer Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

04/2014 – 12/2014

Hoà giải cơ sở

Các tổ hoà giải và người dân tộc thiểu số

Tại 2 huyện thuộc tỉnh Bạc Liêu Mục đích

Nâng cao kỷ năng hòa giải cho các Tổ trưởng Tổ hòa giải ở cơ sở, đồng thời góp phần làm cho đồng bào dân tộc Khmer ở 02 xã Hưng Hội huyện Vĩnh Lợi và và xã Hiệp Thành thành phố Bạc Liêu nhận thức sâu hơn về Luật Đất đai và Luật Khiếu nại – Tố cáo, đồng thời thông qua công tác tư vấn pháp luật sẽ giải tỏa những bức xúc của bà con nhân dân. Hoạt động • Tập huấn kỹ năng hòa giải cho 200 tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở. • Tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật đồng bào dân tộc Khmer và hộ nghèo về đất đai và khiếu nại tố cáo. Kết quả • 352 cán bộ hoà giải được tập huấn về kiến thức và kỹ năng hoà giải • 367 người dân được tuyên truyền phổ biến về pháp luật trong 2 chuyến đi tuyên truyền và tư vấn pháp luật tại địa bản • 17 trường hợp được tư vấn pháp luật trực tiếp Ngân sách: 149.560.000 VND

39


HỘI LUẬT GIA TỈNH BÌNH PHƯỚC Lãnh đạo

Luật gia Bùi Quang Phụng, Chủ tịch

Địa chỉ

Số 50, Đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Tân Phú, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Việt Nam

Điện thoại/Fax

(84-651) 3887237

E-mail

hoiluatgiabp@gmail.com

Dự án SP 448/03/14 Quản lý dự án: Luật gia Nguyễn Tấn Ngà, Phó Chủ tịch Tuyên truyền, tư vấn pháp luật đất đai cho người dân tỉnh Bình Phước Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

03/2014 -12/2014

Luật đất đai

Các tổ hoà giải cơ sở, người dân nghèo

Tại 4 huyện thuộc tỉnh Bình Phước Mục đích

Nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai; ổn định an ninh trật tự, hạn chế các tranh chấp tại địa phương; người sử dụng đất thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình hơn theo qui định của Luật đất đai. Hoạt động • Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp đất đai cho cán bộ hoà giải cơ sở. • Tổ chức các chuyến đi tuyền truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật cho cộng đồng, người sử dụng đất tại 4 huyện dự án. Kết quả • 194 cán bộ hoà giải cơ sở được tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hoà giải trong 2 khoá tập huấn tại 2 huyên • 737 người dân được phổ biến pháp luật trong 08 chuyến đi tuyên truyền, tư vấn pháp luật tại 8 xã thuộc 4 huyện dự án. • 247 câu hỏi được đặt ra, trong đó có 78 câu hỏi được giải đáp tại chỗ Ngân sách: 159.770.000 VND

40

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT HỘI LUẬT GIA TỈNH HÀ TĨNH Lãnh đạo

Luật gia Lê Hoàn - Giám đốc

Địa chỉ

số 71, Đại lộ Phan Đình Phùng, Thành phố Hà Tĩnh

Điện thoại

(84-39) 3858430

E-mail

hoanlehlg@gmail.com

Dự án 398/11/13 Quản lý dự án: Luật gia Luật gia Lê Hoàn - Giám đốc Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Giai đoạn và địa bàn: 01/2014 – 12/2014 Tại huyện Hương Sơn, huyện Lộc Hà và thành phố Hà Tĩnh

Lĩnh vực pháp luật: Hòa giải ở cơ sở

Đối tượng hưởng lợi: Hòa giải viên ở cơ sở và người dân trên địa bàn dự án

Mục đích Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở; đưa Luật hoà giải đến tận người dân, nhất là lực lượng đông đảo hoà giải viên, cán bộ thôn/ xóm và các đoàn thể quần chúng ở cơ cở. Hoạt động • Xây dựng bộ tài liệu giới thiệu Luật hòa giải cơ sở, các lĩnh vực pháp luật liên quan, và hệ thống lý luận kỹ năng hoà giải cơ sở • Tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải ở cơ sở • Triển khai điểm mô hình hòa giải cơ sở và tổng kết, xây dựng sổ tay mô hình • Hội nghị tổng kết và vận động chính sách Kết quả • 877 hòa giải viên tại cơ sở (gồm 162 phụ nữ và 715 nam giới) được đào tạo thức pháp luật và kỹ năng hòa giải ở cơ sở • 156 vụ việc được hòa giải trong đó có 144 vụ việc hòa giải thành công, 8 vụ việc không hòa giải thành công • 12 trong số 156 vụ việc đã được xây dựng thành mô hình điểm và tài liệu hóa thành sổ tay mô hình hòa giải ở cơ sở • 80 hòa giải viên, đại diện chính quyền cơ sở và người dân tham gia đối thoại về các vấn đề trong lĩnh vực hòa giải cơ sở Ngân sách: 279.920.000 VND 41


HỘI LUẬT GIA TỈNH HẬU GIANG Lãnh đạo

Luật gia Nguyễn Văn Bé – Chủ tịch

Địa chỉ

Khu 406, KV 4, P.5, Tp. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang

Điện thoại

(84-711) 3500901

E-mail

hlghaugiang@gmail.com

Dự án 450/03/14 Quản lý dự án: Luật gia Nguyễn Văn Bé – Chủ tịch Tuyên truyền pháp luật, hỗ trợ cho các CLB pháp luật, tập huấn công tác hòa giải cho cán bộ cơ sở cho 04 xã khó khăn của tỉnh Hậu Giang Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

03/2014 - 12/2014

Hoà giải cơ sở liên quan đến tranh chấp đất đai

Người nghèo, người dân tộc thiểu số

Tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Mục đích

Nâng cao năng lực cho cán bộ hoà giải cơ sở và nhận thức pháp luật của người dân về luật đất đai, góp phần hạn chế phát sinh tranh chấp, khiếu kiện đất đai ở địa phương. Hoạt động • Biên soạn tài liệu tuyên truyền cho người dân ở 4 xã dự án. • Tuyên truyền pháp luật trên đài phát thanh xã. • Hỗ trợ câu lạc bộ nông dân, câu lạc bộ phụ nữ sinh hoạt pháp luật hàng tháng về chủ đề đất đai. • Tổ chức tập huấn về công tác hoà giải cho cán bộ hoà giải cơ sở. • Tổ chức các đợt tuyên truyền pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân tại 4 xã. Kết quả • 319 cán bộ hoà giải cơ sở được tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hoà giải trong 4 khoá tập huấn tại 4 xã dự án • 2000 tờ rơi về đất đai được xuất bản và phân phát • 480 lượt phát thanh tuyên truyền phổ biến pháp luật trên loa phát thanh xã • 168 người dân được phổ biến pháp luật trong 4 chuyến phổ biến, tư vấn pháp luật tại 4 xã dự án Ngân sách: 149.800.000 VND

42

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


HỘI LUẬT GIA TỈNH KIÊN GIANG Lãnh đạo

Luật gia Trần Dũng Anh, Chủ tịch

Địa chỉ

số 38, Hùng Vương, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Gía, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam

Fax

(+84) 77 3 962 162

E-mail

hoiluatgia_kg@yahoo.com; hoiluatgiakg@gmail.com

Dự án SP451/03/14 Quản lý dự án: Luật gia Hồ Việt Dũng – Phó Chủ tịch Tuyên truyền, tư vấn pháp luật đất đai cho cán bộ đoàn thể ở cơ sở và người dân tại huyện đảo Phú Quốc Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

03/2014 – 12/2014

Luật đất đai (bồi thường, giải toả, thu hồi đất, khiếu nại)

Nông dân, phụ nữ

Tại huyện Phú Quốc, Kiên Giang Mục đích

Nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ bộ đoàn thể của cơ sở; tuyên truyền pháp luật về bồi thường giải tỏa, thu hồi đất, hòa giải, khiếu nại và tư vấn trực tiếp cho những người dân bị thu hồi đất nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi cho người dân có đất bị thu hồi. Hoạt động • Tổ chức 2 lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho cán bộ các chi hội luật gia, hội nông dân, hội phụ nữ cơ sở tổ hòa giải ở cơ sở. • Tổ chức 4 đợt tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho cộng đồng tại 4 xã dự án về bồi thường, giải tỏa, thu hồi đất; hòa giải các tranh chấp về đất đai và khiếu nại các quyết định hành chính liên quan đến việc quản lý đất đai; tư vấn trực tiếp cho người dân có nhu cầu. Kết quả • 110 cán bộ các chi hội luật gia, hội nông dân, hội phụ nữ, tổ hoà giải được tập huấn kỹ năng hoà giải và kiến thức về luật đất đai trong 2 tập huấn tại 2 xã • 219 người dân được phổ biến pháp luật trong 4 chuyến tuyên truyền pháp luật tại 4 xã • 85 người dân được tư vấn pháp luật Ngân sách: 155.750.000 VND

43


HỘI LUẬT GIA TỈNH NINH BÌNH Lãnh đạo

Luật gia Lê Văn Chắt, Chủ tịch

Địa chỉ

phố Đinh Điền, phường Đông Thành, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình

Điện thoại

(84-30) 3 873605

Email

hoiluatgianinhbinh@gmail.com

Dự án 133/04/11 Quản lý dự án: Luật gia Lê Văn Chắt, Chủ tịch Hỗ trợ pháp lý và tăng cường cơ hội tiếp cận cho người khuyết tật (NKT) thuộc thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

06/2011- 06/2012

Luật và chính sách liên quan đến người khuyết tật

Tại thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình

Đối tượng hưởng lợi: Người khuyết tật

Mục đích Người khuyết tật thuộc thị xã Tam Điệp - tỉnh Ninh Bình được nâng cao hiểu biết pháp luật; tiếp cận việc làm, học nghề, vay vốn đảm bảo cuộc sống hoà nhập cộng đồng. Hoạt động • Tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, tư vấn; cách thức tiếp cận với NKT • Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho NKT về đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chính sách của địa phương về các quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của NKT. Lồng ghép với việc khảo sát, đánh giá thực trạng nhu cầu pháp lý, nhu cầu việc làm, học nghề, vay vốn của NKT trên địa bàn thị xã Tam Điệp • Tổ chức tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý giúp NKT giải quyết các vướng mắc trên các lĩnh vực đời sống xã hội theo đúng chế độ, chính sách xã hội đãi ngộ với NKT. • Tư vấn tại văn phòng Hội, qua email, điện thoại Kết quả • 40 luật sư được tập huấn về kỹ năng tuyền truyền, phổ biến, tư vấn pháp luật, và kỹ năng tư vấn cho người khuyết tật • 160 người khuyết tật được tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách liên quan đến người khuyết tật, trong đó có 100 người được tư vấn tại chỗ • 118 người được tư vấn pháp luật qua điện thoại của Hội luật gia Ngân sách: 276.992.000 VND 44

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


HỘI LUẬT GIA TỈNH QUẢNG TRỊ Lãnh đạo

Luật gia Nguyễn Cường, Chủ tịch

Địa chỉ

Số 40 Trần Hưng Đạo, thành phố Đông Hà, Tỉnh Quảng Trị

Điện thoại/ Fax

(84-53) 3704127

E-mail

conghoan52@gmail.com; nguyenluongchinh_qt@yahoo.com.vn

Dự án 241/10/11 Quản lý dự án: Luật gia Võ Công Hoan, Phó Chủ tịch thường trực Hỗ trợ pháp lý và thúc đẩy thực thi pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài đối với người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị Giai đoạn và địa bàn: 04/2012 – 01/2013 Tại huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Lĩnh vực pháp luật: Hôn nhân gia đình

Đối tượng hưởng lợi: Người dân tộc thiểu số tại 18 xã biên giới giáp Lào

Mục đích Nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân tộc thiểu số ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị về Luật Hôn nhân và gia đình góp phần giảm thiểu tình trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài không có đăng ký và các hệ lụy pháp lý Hoạt động • Khảo sát nhanh tình hình kết hôn không có đăng ký tại 9/18 xã dự án • Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở 18 xã khu vực biên giới • In ấn và phát hành tờ gấp pháp luật. • Hỗ trợ pháp lý cho người dân và những trường hợp chung sống như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Kết quả • Báo cáo khảo sát tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng và các nguyên nhân của tình trạng chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới được thực hiện và công bố • 1000 tờ gấp có nội dung pháp luật, quy trình thủ tục kết hôn được cấp phát cho người dân và cán bộ xã • 88 cán bộ được tập huấn nâng cao năng lực công tác đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới của 18 xã thuộc huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa. • 574 người dân và 110 cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cơ sở được nâng cao nhận thức về pháp luật về hôn nhân, đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài thông qua các cuộc tư vấn trực tiếp về địa bàn • 226 cặp vợ chồng trong tổng 287 trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng có yếu tố nước ngoài được cấp giấy chứng nhận kết hôn, tỷ lệ 78,7%. Ngân sách: 287.620.000 VND 45


Dự án 444/11/13 Quản lý dự án: Luật gia Võ Công Hoan, Phó Chủ tịch thường trực Tư vấn và hỗ trợ pháp lý thực thi quyền khai sinh cho trẻ em người dân tộc thiểu số tại 18 xã, thị trấn khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

01/2014 – 12/2014

Quyền trẻ em, giấy khai sinh và giấy tờ tùy thân cho trẻ em

Trẻ em người dân tộc thiểu số tại 18 xã biên giới giáp Lào

Tại huyện Đakrông và huyện Hướng Hóa, Quảng Trị Mục đích

Nâng cao nhận thức, năng lực và sự quan tâm của cộng đồng và các cấp ngành địa phương nhằm thúc đẩy việc triển khai thực hiện quyền có giấy khai sinh của trẻ em người dân tộc thiểu số Hoạt động • Tổ chức hội nghị phổ biến các quyền cơ bản của trẻ em, nhấn mạnh quyền có quốc tịch và được đăng ký khai sinh • Biên soạn và phát hành tờ gấp về quyền khai sinh và thủ tục đăng ký khai sinh trẻ em. • Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho lãnh đạo chính quyền, cán bộ tư pháp làm công tác đăng ký hộ tịch cấp xã: • Tổ chức các đợt tư vấn và hổ trợ làm thủ tục pháp lý đăng ký khai sinh tại cơ sở cho trẻ em chưa được đăng ký khai sinh Kết quả

• 2000 tờ gấp có các quy định của pháp luật về đăng ký khai sinh cho Trẻ em ở khu vực biên giới được cấp phát cho người dân và cán bộ xã • 106 cán bộ cấp xã, đại diện các ban ngành đoàn thể, già làng, lãnh đạo trường học (81 nam giới và 25 phụ nữ) được tập huấn các quy định của pháp luật về quyền khai sinh, các trình tự thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em • 645 người dân và 106 cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cơ sở được nâng cao nhận thức pháp luật và thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ em thông qua các cuộc tư vấn pháp luật về địa bàn • 305 trường hợp được tư vấn, hướng dẫn về thủ tục đăng ký khai sinh và 218 trường hợp trẻ em được đăng ký khai sinh Ngân sách: 272.440.000 VND

46

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM Lãnh đạo

TS. Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch

Địa chỉ

Tầng 3, Tòa tháp Ngôi Sao (Star Tower), đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại

(84-4) 62634940

Fax

(84-4) 62634953

E-mail

hoiluatgiavn@gmail.com

Website

www.hoiluatgiavn.org.vn

Dự án 034A/11/10 Quản lý dự án: ThS Lê Thị Kim Thanh – Phó Chủ tịch

Hỗ trợ cho Hội luật gia Việt Nam trong việc cải thiện hoạt động trợ giúp pháp lý và trao đổi thông tin cải cách tư pháp Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

03/2011 – 12/2011

Tư pháp

Các trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội luật gia Việt Nam

Toàn quốc Mục đích

Góp phần thúc đẩy quyền tiếp cận pháp luật, công lý của người dân và thúc đẩy cơ hội tham gia vào hoạt động cải cách tư pháp của hội viên Hội luật gia Việt Nam Hoạt động • Khảo sát thực trạng của các trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội luật gia Việt Nam và vai trò, năng lực của Trung ương Hội trong việc hỗ trợ các trung tâm tư vấn pháp luật • Tổ chức hội thảo về chủ đề “xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý và vai trò của tổ chức đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động trợ giúp pháp lý”.

47


Kết quả • Một báo cáo toàn diện, khách quan về thực trạng tổ chức, hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia Việt Nam đã được xây dựng, trong đó xác định nhu cầu tăng cường năng lực của các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc và khả năng của Trung ương Hội trong việc hỗ trợ các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc. Báo cáo đưa ra những kiến nghị về cách thức tốt nhất, các giải pháp cụ thể để Trung ương Hội Luật gia có thể hỗ trợ cho các Trung tâm tư vấn pháp luật tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý trong những năm tới. • 03 Hội thảo về “Vai trò của các tổ chức, đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng trong hoạt động trợ giúp pháp lý” đã được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của 120 đại biểu là các hội viên đến từ các cơ quan, tổ chức có liên quan, đặc biệt là các đại biểu đại diện cho các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia Việt Nam. Hội thảo cũng chia sẻ các nội dung chính của báo cáo “Kết quả khảo sát về thực trạng các Trung tâm tư vấn pháp luật của Hội Luật gia và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội trong thời gian tới”. Ngân sách: 574.604.000 VND

Dự án 034B/11/10 Quản lý dự án: ThS Lê Thị Kim Thanh – Phó Chủ tịch Tăng cường năng lực cho Hội luật gia Việt Nam trong việc quản lý tổ chức và thực hiện trợ giúp pháp lý Giai đoạn và địa bàn: 03/2013 – 02/2014 Toàn quốc

Dự án tăng cường năng lực tổ chức

Đối tượng hưởng lợi: Trung ương Hội luật gia Việt Nam

Mục đích Tăng cường năng lực quản lý cho đội ngũ lãnh đạo tỉnh/thành Hội trong việc lập kế hoạch, điều hành và quản lý công việc và tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý cho đội ngũ tư vấn viên của các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tỉnh/thành Hội. Hoạt động • Đào tạo kỹ năng quản lý hành chính cho Chánh văn phòng các tỉnh/thành Hội. • Tập huấn nâng cao kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các tư vấn viên viên của các Trung tâm tư vấn pháp luật • Tổ chức hội nghị tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm hoạt động của các Trung tâm tư vấn pháp luật Kết quả • 35 cán bộ, lãnh đạo văn phòng các tỉnh/thành Hội phía được trang bị kiến thức và nâng cao năng lực quản lý • 30 tư vấn viên của các Trung tâm tư vấn pháp luật ở 30 tỉnh được trang bị kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật, tham gia giải quyết các vụ việc hành chính; dân sự, hình sự • Đại diện 45 trung tâm tư vấn pháp luật trên toàn quốc tham gia Hội nghị trao đổi, chia sẻ các bài học kinh nghiệm hữu ích trong quá trình thực hiện công việc tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý hàng ngày. Ngân sách: 474.348.000 VND VND 48

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


HỘI LUẬT GIA TỈNH VĨNH LONG Lãnh đạo

Luật gia Nguyễn Hùng Dũng, Chủ tịch

Địa chỉ

số 19, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam

Điện thoại

(84-70) 3830132

E-mail

hlgvinhlong@yahoo.com.vn

Dự án SP449/03/14 Quản lý dự án: Luật gia Nguyễn Hùng Dũng, Chủ tịch Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật cho đồng bào dân tộc Khmer, nâng cao năng lực pháp luật cho Tổ trưởng, Tổ phó và cán bộ hòa giải ở cơ sở Giai đoạn và Địa bàn: 03/2014 – 12/2014 Tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long

Lĩnh vực pháp luật: Luật hôn nhân gia đình, luật bảo vệ quyền lợi trẻ em

Đối tượng hưởng lợi: Người dân tộc Khmer

Mục đích Dự án nâng cao nhận thức của người dân về Luật hôn nhân gia đình và Luật bảo vệ quyền lợi trẻ em, thúc đẩy việc tuân thủ pháp luật của người dân tộc Khmer, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân và trẻ em. Hoạt động • Tổ chức tập huấn kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật, hoà giải cơ sở cho tổ trưởng, tổ phó, cán bộ, hội viên cơ sở. • Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tư vấn pháp luật (Luật hôn nhân gia đình, Luật bảo vệ quyền lợi cho trẻ em) cho người dân tộc Khmer tại xã Loan Mỹ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Kết quả • 297 hoà giải viên được tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hoà giải trong 2 khoá tập huấn tại địa bàn • 146 người dân tộc Khmer và Hoa được phổ biến và tư vấn pháp luật • 15 ca về hôn nhân, 20 ca về giấy khai sinh được hỗ trợ tư vấn • 1000 tờ rơi về luật hôn nhân gia đình và luật cư trú được xuất bản và phân phát Ngân sách: 153.435.000 VND 49


HỘI NHÀ BÁO TỈNH HOÀ BÌNH Lãnh đạo

Nhà báo Đinh Văn Ổn, Chủ tịch

Địa chỉ

Số 6 Nguyễn Huệ, Phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam

Điện thoại

(84-218) 3 852 525

E-mail

baohoabinh@gmail.com

Dự án 212/10/11 Quản lý dự án: Nhà báo Hà Đức Nam, Phó Chủ tịch Tăng cường năng lực Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình trong hoạt động tuyên truyền luật và cung cấp kỹ năng phòng chống Bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình Giai đoạn và Địa bàn: 07/2012 – 06/2013 Tại tỉnh Hoà Bình

Lĩnh vực pháp luật: Phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới

Đối tượng hưởng lợi: Nhà báo, phóng viên Người dân tộc thiểu số

Mục đích Nâng cao nhận thức cho các chi hội trực thuộc Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình trong hoạt động tuyên truyền chống bạo lực gia đình, bất bình đẳng giới, góp phần thực thi luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007. Hoạt động • Khảo sát thực trạng báo chí địa phương với công cuộc phòng chống bạo lực gia đình, tuyên truyền bình đẳng giới. • Tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng, phương pháp truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho các chi hội và hội viên. Đưa nội dung tập huấn Tạp chí Lý luận nghiệp vụ Người làm báo tỉnh Hòa Bình • Phát động rộng rãi và tổ chức cuộc thi viết bài về phòng chống bạo lực gia đình trong hệ thống các đơn vị báo chí trực thuộc Hội nhà báo tỉnh Hòa Bình. • Xuất bản sổ tay hướng dẫn phương pháp truyền thông về giới/bạo lực gia đình. Kết quả • 01 Báo cáo khảo sát thực trạng Báo chí Hòa Bình với truyền thông Bình đẳng giới và Phòng chống Bạo lực gia đình • 01 bộ tài liệu tổng hợp kiến thức luật PCBLGĐ và phương pháp truyền thông báo chí,105 nhà báo được tập huấn kiến thức chung về luật phòng chống bạo lực gia đình, 30 nhà báo được tập huấn chuyên sâu về năng lực viết báo trong PCBLGĐ; 3 chuyên đề tập huấn cho nhà báo trên chuyên san Lý luận nghiệp vụ người làm báo tỉnh Hòa Bình • 101 bài thi gửi tới cuộc thi Giải báo chí Hòa Bình với công tác phòng chống bạo lực gia đình • 700 cuốn sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ báo chí trong phòng chống bạo lực gia đình Ngân sách: 244.545.000 VND 50

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


KHOA KINH TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN Lãnh đạo

TS. Lê Đức Niêm, Trưởng khoa

Địa chỉ

Khoa Kinh tế, Trường Đại học Tây Nguyên, 567 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk

Điện thoại

(84)905200804

Fax

(84-500)3825185

E-mail

leniem@gmail.com

Website

www.taynguyenuni.edu.vn

Dự án 340/11/12 Quản lý dự án: TS. Lê Đức Niêm, Trưởng khoa Nâng cao nhận thức về pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk nhằm giảm thiểu các nguy cơ phát sinh trong các quan hệ tín dụng chính thức Giai đoạn và địa bàn: 07/2013 – 04/2014

Lĩnh vực pháp luật: Chính sách, pháp luật về tín dụng

Đối tượng hưởng lợi: Người dân tộc thiểu số (Ê đê)

Mục đích Đánh giá thực trạng tín dụng nông thôn nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của phụ nữ đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số như là một biện pháp bền vững bảo vệ người dân dễ bị tổn thương trong các quan hệ tín dụng phát sinh. Hoạt động • Nghiên cứu tại bàn và khảo sát thực địa • Tuyên truyền qua sóng Radio và tài liệu cổ động, tờ rơi • Tập huấn nhóm cán bộ nòng cốt • Đối thoại chính sách Kết quả • Báo cáo khảo sát được thực hiện và công bố • 04 bài viết về tín dụng được phát trên đài phát thanh huyện và xã bằng tiếng Kinh và tiếng Ê Đê (8 lượt truyền thông) • 50 tranh cổ động và 1000 tờ rơi tuyên truyền được in ấn và công bố • 03 cuộc tập huấn được tiến hành với 120 đại biểu tham dự • 6 cuộc đối thoại chính sách được tổ chức liên quan tới tín dụng nông thôn (1 cuộc cấp huyện và 5 cuộc tại cấp xã với 300 người tham dự) Ngân sách: 265.340.000 VND

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI,

51


KHOA XÃ HỘI HỌC Lãnh đạo

PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Chủ nhiệm Khoa

Địa chỉ

336 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại

(84) 913507729

Fax

(84-4) 35581827

E-mail

kimhoaxhh@yahoo.com

Dự án 209/10/11 Quản lý dự án: PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Hoa – Chủ nhiệm Khoa Nghiên cứu thực trạng hiểu biết và những nguồn tiếp cận chủ yếu về Luật Bình đẳng giới của Phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

08/2012 - 03/2013

Luật bình đẳng giới

Phụ nữ dân tộc thiểu số

Tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Mục đích Dự án tìm ra những phương thức phổ biến pháp luật đến với phụ nữ dân tộc hiệu quả nhất. Hoạt động • Các hoạt động khảo sát, nghiên cứu • Hội thảo tham vấn các chuyên gia và một số tổ chức phi chính phủ • Hội thảo công bố kết quả nghiên cứu Kết quả • 60 chuyên gia và đại diện các tổ chức phi chính phủ tham gia tham vấn và góp ý cho nghiên cứu • 70 đại diện các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương, chuyên gia tham dự hội thảo đối thoại và công bố nghiên cứu • Báo cáo nghiên cứu thực trạng hiểu biết của phụ nữ dân tộc thiểu số về luật bình đẳng giới và khuyến nghị phương thức tuyên truyền phổ biến luật hiệu quả nhất Ngân sách: 213.034.000 VND

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT 52

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TỈNH HÒA BÌNH

Lãnh đạo

TS. Nguyễn Ngọc Hồng, Chủ tịch

Địa chỉ

107 Trần Hưng Đạo, thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam

Điện thoại

(84-218) 3895902

E-mail

lhhhoabinh@yahoo.com

Dự án 194/10/11 Quản lý dự án: Luật sư Đan Tiếp Phúc, Phó Chủ tịch Đánh giá chât lượng và hiệu quả dịch vụ tư vấn pháp lý trong việc phục vụ các nhóm yếu thế để cải thiện tiến trình lập kế hoạch phát triển dịch vụ tư vấn pháp luật ở tỉnh Hòa Bình Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

04/2012 – 01/2013

Tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho cộng đồng

Người dân tộc thiểu số

Tại Hòa Bình Mục đích

Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống trợ giúp pháp lý tỉnh Hòa Bình thông qua việc thực hiện tiếp cận ra quyết định dựa vào bằng chứng từ kết quả nghiên cứu và tiếp cận có sự tham gia của các bên liên quan trong tiến trình lập kế hoạch tổ chức cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý ở tỉnh Hòa Bình Hoạt động • Triển khai các hoạt động nghiên cứu, viết báo cáo • Tổ chức hội thảo góp ý kiến cho báo cáo nghiên cứu Kết quả • Báo cáo nghiên cứu đánh giá hiệu quả và chất lượng hoạt dộng tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý, đánh giá nhu cầu đặc biệt của nhóm yếu thế đối với trợ giúp pháp lý, vận động sự tham gia của cộng đồng và khuyến nghị hoàn thiện chính sách Ngân sách: 274.805.000 VND

53


Dự án 395/11/13 Quản lý dự án: Luật sư Đan Tiếp Phúc, Phó Chủ tịch Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể trogn việc tư vấn pháp luật cho người nghèo và phụ ữn dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

03/2014 – 12/2014

Luật đất đai, luât phòng chống bạo lực gia đình, luật khiếu nại

Các tổ chức xã hội, người dân tộc thiểu số

Tại Hòa Bình Mục đích

Nâng cao hiệu quả của dịch vụ tư vấn pháp luật cho người dân nghèo, phụ nữ, người dân tộc thiểu số ở Hòa Bình về các quyền và cách thực hiện quyền của mình trong lĩnh vực đất đai, giải quyết vấn đề bạo lực gia đình và khiếu nại Hoạt động • Tổ chức tập huấn về pháp luật và kỹ năng tư vấn pháp luật cho cán bộ thuộc các tổ chức Hội, đoàn thể, trưởng thôn bản, thành lập mạng lưới tư vấn viên • Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật và kỹ năng tư vấn, các đội chiến thắng đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm tại Hà Nội • Tổ chức họp dân để tuyên truyền tư vấn pháp luật • Xuất bản và phân phát sổ tay hướng dẫn tư vấn pháp luật • Tổ chức hai hội thảo đối thoại cấp huyện tại Đài Bắc và Cao Phong • Tổ chức hội thảo đối thoại chính sách Kết quả • 596 cán bộ cơ sở từ các tổ chức hội và đoàn thể được tập huấn về luật và kỹ năng tư vấn pháp luật, 1 mạng lưới tư vấn viên tại 10 xã được thành lập gồm 93 người • 70 thành viên của các nhóm tư vấn tham gia hoạt động, 700 người dân chứng kiến cuộc thi, 18 người trong các dội thắng cuộc đi thăm quan chia sẻ kinh nghiệmHà Nội • 640 người dân tham dự họp dân • 1000 sổ tay được xuất bản và sử dụng, 426 người tiếp cận dịch vụ tư vấn pháp luật • 109 người tham gia hội thảo chính sách Ngân sách: 649.960.000 VND

54

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN Lãnh đạo

GS. TS. Lê Hồng Hạnh, Tổng biên tập

Địa chỉ

Tầng 3, tòa tháp Ngôi Sao, đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại

(84-4) 62634949

Fax:

(84-4) 62634960

E-mail

tapchiphapluat@gmail.com

Dự án 384/05/2013 Quản lý dự án: GS. TS. Lê Hồng Hạnh, Tổng biên tập

Nghiên cứu xây dựng hệ tiêu chí và bộ chỉ số đánh giá độc lập tư pháp ở Việt Nam Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

3/2014 – 1/2015

Tư pháp, tòa án

Tòa án, người dân

Toàn quốc Mục đích Nghiên cứu độc lập tư pháp trong bối cảnh của hệ thống chính trị Việt Nam, xây dựng và triển khai thí điểm hệ tiêu chí và bộ chỉ số đánh giá mức độ độc lập tư pháp từ đó tạo ra những căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ độc lập tư pháp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tư pháp, tạo cơ hội của người dân được tiếp cận công lý và được công lý bảo vệ một cách hiệu quả Hoạt động • Nghiên cứu lý luận để xác định các vấn đề được nêu trong Mục tiêu của nghiên cứu liên quan đến độc lập tư pháp, bao gồm cả việc nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế • Nghiên cứu pháp luật hiện hành của Việt Nam về các điều kiện và yếu tố đảm bảo độc lập tư pháp, làm rõ những hạn chế và bất cập hiện đang cản trở việc nâng cao tính độc lập tư pháp; • Tiến hành khảo sát sâu nhằm cung cấp luận cứ thực tiễn cho những nghiên cứu về độc lập tư pháp theo pháp luật hiện hành; • Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá độc lập tư pháp; • Xây dựng Bộ chỉ số dựa theo các tiêu chí xác định để đánh giá mức độ độc lập tư pháp; • Tổ chức các cuộc tham vấn xuyên suốt quá trình nghiên cứu • Triển khai thử nghiệm đánh giá mức độ độc lập tư pháp dựa trên hệ tiêu chí và bộ chỉ số tiến tới hoàn thiện hệ tiêu chí và bộ chỉ số • Xuất bản bộ chỉ số

55


Kết quả 1) Phần nghiên cứu cơ sở lý luận bao gồm 16 chuyên đề trong nước và 8 chuyên đề quốc tế đã được thực hiện và tổng kết thành các báo cáo: • Báo cáo về độc lập của tòa án và những yêu cầu của nó trong điều kiện Nhà nước pháp quyền. • Báo cáo đánh giá về ảnh hưởng của việc công chúng đánh giá mức độ độc lập tư pháp. • Báo cáo về sự cần thiết của việc công đánh giá độc lập tư pháp • Báo cáo về kinh nghiệm của các quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc đảm bảo độc lập tư pháp và đánh giá độc lập tư pháp • Báo cáo khảo sát thực tiễn về mức độ độc lập tư pháp ở một số địa phương được lựa chọn gồm các nội dung sau: 2) Phần khảo sát, đánh giá thực tiễn được thể hiện trong Báo cáo khảo sát thực tiễn về mức độ độc lập tư pháp ở một số địa phương 3) Các kết quả của đề án nghiên cứu gồm • Các công trình đăng trên các tạp chí, báo • Các chuyên đề nghiên cứu khoa học • Hệ tiêu chí đánh giá mức độ độc lập tư pháp • Bộ chỉ số phù hợp với các tiêu chí đánh giá • Bộ phiếu hỏi để thu thập thông tin xác định các chỉ số • Bản thảo sách chuyên khảo “Độc lập tư pháp ở Việt Nam – Từ lý luận đến thực tiễn”. • Báo cáo tổng hợp và phân tích kết quả thử nghiệm việc sử dụng hệ tiêu chí và bộ chỉ số đánh giá mức độ độc lập tư pháp. • Xuất bản Bộ tiêu chí với số lượng in 400 cuốn, khổ 13x19 Ngân sách: 699.000.000 VND

56

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN NƯỚC (WARECOD) Lãnh đạo Địa chỉ Điện thoại Fax E-mail Trang web

Ts. Đào Thị Việt Nga, Giám Đốc Phòng 801, Toà nhà HACISCO, Số 15, ngõ 107, Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội (84-4) 37738775 (84-4) 37739491 info@warecod.org.vn www.warecod.org.vn

Dự án 119/04/11 Quản lý dự án: Ts. Đào Thị Việt Nga, Giám Đốc Nâng cao nhận thức và thúc đẩy thực thi pháp luật bảo vệ môi trường vì lợi ích và đảm bảo phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương tại xã Hợp Thành huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang Giai đoạn và địa bàn: 8/2011 – 2/2013 Tại Tuyên Quang

Lĩnh vực pháp luật: Luật Môi trường Environmental Law

Đối tượng hưởng lợi: Người dân địa phương chịu ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường

Mục đích Nâng cao năng lực tiếp cận pháp lý và quyền tham gia cho các cộng đồng dân tộc thiểu số bị tổn thương bởi các hoạt động phát triển kinh tế liên quan tới tài nguyên nước để bảo vệ lợi ích chính đáng của cộng đồng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững Hoạt động • Khảo sát đánh giá • Thành lập và tập huấn kỹ năng cho nhóm tư vấn di động • Tư vấn pháp luật di động tại cộng đồng • Xây dựng kiến nghị chính sách • Xây dựng sổ tay hướng dẫn sử dụng các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng bị ảnh hưởng từ hoạt động khai thác khoáng sản Kết quả • Báo cáo đánh giá hiểu biết, nhận thức, thái độ và thực hành của cộng đồng về quyền và các quy định của pháp luật có liên quan tới việc thực hiện bảo vệ môi trường tại địa phương được thực hiện và công bố • Nhóm tư vấn cộng đồng gồm 5 cử nhân/ sinh viên luật và 9 cán bộ địa phương được tập huấn về pháp luật và kỹ năng truyền thông, tư vấn liên quan đến pháp luật môi trường • Gần 500 người dân tại 10 thôn và 60 học sinh, 15 giáo viên PTCS được tuyên truyền về pháp luật bảo vệ môi trường • Bản kiến nghị nhằm cải thiện công tác bảo vệ môi trường tại xã Sơn Dương được tham vấn ý kiến của nhiều người dân và gửi tới các cơ quan nhà nước liên quan • Sổ tay tóm tắt nội dung các văn bản pháp lý đề cập trong dự án và hướng dẫn qui trình đưa tiếng nói của cộng đồng lên các cấp có thẩm quyền được hoàn thiện Ngân sách: 583.970.000 VND

57


TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN (PanNature) Lãnh đạo Địa chỉ

Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Số 6, N8B, đường Nguyễn Thị Thập, Trung Hòa – Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội (84-4) 3556 4001 (84-4) 3556 8941 nguyen@nature.org.vn www.nature.org.vn và www.thiennhien.net

Điện thoại Fax E-mail Trang web

Dự án 425/11/13 Quản lý dự án: Ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc

Công lý cho các “làng ung thư ở Việt Nam”: Nghiên cứu thực tiễn, các lỗ hổng pháp lý và đề xuất giải pháp chính sách Giai đoạn và địa bàn: 1/2014 – 12/2014 Tại Hà Nội, Phú Thọ, Bắc Ninh, Thanh Hóa Quảng Nam,

Lĩnh vực pháp luật: Tư pháp môi trường

Đối tượng hưởng lợi: Cộng đồng bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm môi trường, người dân ở các “Làng ung thư”

Mục đích Góp phần thúc đẩy cải cách tư pháp trong lĩnh vực môi trường nhằm bảo vệ quyền lợi của các nhóm dễ bị tổn thương và môi trường sống của cộng đồng Hoạt động • Triển khai thực hiện nghiên cứu Công lý cho các “Làng ung thư” ở Việt Nam với các hoạt động nghiên cứu hoạt động thứ cấp, điều tra đánh giá thực địa • Công bố kết quả nghiên cứu và đóng góp chính sách Kết quả • Báo cáo nghiên cứu phân tích về tiến trình tiếp cận pháp lý ở một số làng ung thư ở Việt Nam, xác định được các rào cản chính và xây dựng được các giải pháp giảm thiếu rào cản trong công tác tư pháp môi trường ở Việt Nam được công bố • 01 Báo cáo chính sách được thực hiện và công bố • 20 bài phóng sự điều tra và tin bài liên quan đến tư pháp môi trường được xuất bản trên www. thiennhien.net và các báo • 32 Chương trình truyền thanh về tư pháp và các vấn đề liên quan đến môi trường được thực hiện • 01 hội thảo và đối thoại chính sách cấp toàn quốc được tổ chức tại Hà Nội • 01 cuộc họp báo công bố kết quả nghiên cứu được tổ chức tại Hà Nội Ngân sách: 568.600.000 VND 58

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI (CESED) Lãnh đạo

Bà Phan Thị Lạc, Giám đốc

Địa chỉ

A33 TT Trung ương Đoàn, đường Đông Quan, P. Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại

(+84) 915078931

E-mail

phanthulac@yahoo.com

Dự án 009/11/10 Quản lý dự án: Bà Phan Thị Lạc, Giám đốc Nâng cao hiểu biết và năng lực thực hiện Công ước của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cho phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Giai đoạn và Địa bàn: 01/2011 – 12/2011 Tại huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai

Lĩnh vực pháp luật: Công ước quốc tế về trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em

Đối tượng hưởng lợi: Trẻ em và phụ nữ

Mục đích Nâng cao nhận thức, ý thức và năng lực thực hiện quyền trẻ em cho phụ nữ dân tộc thiểu số, góp phần đưa luật pháp vào cuộc sống. Hoạt động • Đánh giá hiện trạng nhận thức và thực hiện QTE của phụ nữ huyện Bắc Hà, xác đinh nhu cầu, lựa chọn nội dung, phương pháp biên soạn tài liệu và tập huấn phù hợp đối tượng. • Biên soạn tài liệu tập huấn về Công ước của LHQ về QTE và Luật BVCSGDTE. Tập huấn – tuyên truyền cho phụ nữ cốt cán của của huyện và 3 xã: Nùng Phình, Bản Phố và Lầu Thí Ngài. Kết quả • 1 báo cáo khảo sát nhận thức và thực hiện quyền trẻ em của phụ nữ huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. • 50 cán bộ hội phụ nữ và cán bộ chính quyền cơ sở được tập huấn kiến thức về Công ước của Liên Hợp Quốc về QTE và BVCSGDTE, và kỹ năng tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật cho cộng đồng Ngân sách: 228.790.000 VND 59


TRUNG TÂM GIÁO DỤC SỨC KHOẺ VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG TƯƠNG LAI Lãnh đạo

Ông Trần Minh Hải, Giám đốc

Địa chỉ

184/1A Lê Văn Sỹ, p 10, q. Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại

(84-8) 39919367

E-mail

tuonglaicentre@gmail.com

Website

www.tuonglaicentre.org

Dự án 244/04/12 Quản lý dự án: Ông Trần Minh Hải, Giám đốc Thúc đẩy thực thi quyền của trẻ em và thanh thiếu niên tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre Giai đoạn và Địa bàn: 10/2012 – 10/2013 Tại TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre

Lĩnh vực pháp luật: Quyền trẻ em

Đối tượng hưởng lợi: Trẻ em và thanh thiếu niên

Mục đích Góp phần bảo vệ và thúc đẩy quyền của trẻ em và thanh thiếu niên nam nữ có nguy cơ thông qua một mạng lưới các nhân tố khác nhau có năng lực tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Hoạt động • Tổ chức các khóa đào tạo về quyền trẻ em cho cán bộ các tổ chức xã hội cam kết tham gia trong dự án. • Tổ chức hội thảo đối thoại về quyền trẻ em; hội trại trẻ em; biên tập và phân phối tờ rơi về quyền trẻ em; xây dựng website truyền thông về quyền trẻ em. • Tổ chức tập huấn quyền trẻ em cho trẻ em; biên tập và phân phát cẩm nang nhằm cung cấp thông tin về các dịch vụ xã hội và dịch vụ pháp lý liên quan đến trẻ em. Kết quả • 70 cán bộ của các tổ chức xã hội được tập huấn vè quyền và luật liên quan đến trẻ em • 160 em dự tập huấn và 80 trẻ em dự hội trại để hiểu biết về quyền của mình • 65 đại diện các tổ chức xã hội và chính quyền tham gia đối thoại các vấn đề về trẻ em • 1200 cuốn cẩm nang và 10000 tờ rơi truyền thông được xuất bản và phân phát Ngân sách: 672.100.000 VND 60

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Dự án 366/05/13 Quản lý dự án: Ông Trần Minh Hải, Giám đốc Thúc đẩy thực thi quyền của trẻ em và thanh thiếu niên cho các tổ chức xã hội tại các tỉnh thành miền Nam, Việt Nam Giai đoạn và Địa bàn: 10/2013 – 12/2014 Tại Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, thành phố Hồ Chí Minh

Lĩnh vực pháp luật: Quyền trẻ em

Đối tượng hưởng lợi: Trẻ em và thanh thiếu niên

Mục đích Góp phần bảo vệ và thúc đẩy thực thi quyền của trẻ em và thanh thiếu niên có hòan cảnh khó khăn thông qua một mạng lưới các nhân tố khác nhau có năng lực tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Hoạt động • Củng cố, xây dựng mạng lưới các TCXHDS nhằm bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên; xây dựng cụm mạng lưới bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên. • Xây dựng, tập huấn và áp dụng qui trình can thiệp và kết nối các dịch vụ trợ giúp pháp lý/trợ giúp xã hội. • Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực tư vấn và xác định nhu cầu của trẻ em/thanh thiếu niên. • Xây dựng thư viện luật và chính sách trên website. • Tổ chức 6 lớp tập huấn quyền trẻ em cho trẻ em và thanh thiếu niên; cuộc thi vẽ tranh • Biên tập và phân phát tài liệu truyền thông. • Thực hiện các chuyến truyền thông và tư vấn pháp luật tại địa phương • Tổ chức hội thảo đối thoại chính sách về quyền trẻ em Kết quả • 1 mạng lưới gồm 20 tổ chức xã hội dân sự cam kết tham gia bảo vệ trẻ em • 1 quy trình can thiệp và kết nối các dịch vụ trợ giúp pháp lý bảo vệ trẻ • 25 cán bộ của các TCXHDS được tập huấn về kỹ năng tư vấn và xác định nhu cầu của trẻ • 180 trẻ được tập huấn về quyền trẻ em, 60 bài thi gửi về cuộc thi vẽ tranh • 1 thư viện pháp luật online về luật và chính sách liên quan đến trẻ em, 20 bài báo về quyền trẻ em đăng tải trên website của trung tâm • 1 cuốn cẩm nang, tờ rơi tuyên truyền về quyền trẻ em • 80 đại diện các TCXH và các cơ quan liên quan tham gia đối thoại chính sách về quyền trẻ em • 300 người được tuyên truyền phổ biến về quyền trẻ em ở các tỉnh thành thuộc dự án Ngân sách: 831.693.000 VND 61


TRUNG TÂM HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (ACDC) Lãnh đạo

ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc

Địa chỉ:

P12A08, tòa nhà VNT, số 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại:

(84-4) 6291 0814

E-mail:

admin@acdc.org.vn

Website:

www.acdc.org.vn

Dự án 344A Quản lý dự án: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc

Tư vấn pháp luật miễn phí dành cho người Khuyết tật Việt Nam Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

02/2013 – 01/2014

Bảo trợ xã hội

Trực tiếp: người khuyết tật

Địa bàn:

Giáo dục, dạy nghề

Tư vấn lưu động: Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng

Lao động – việc làm

Gián tiếp: gia đình người khuyết tật, các tổ chức làm việc liên quan đến người khuyết tật...

Tư vấn qua điện thoại, email…: cả nước

Đất đai, nhà ở Thừa kế Hôn nhân - Gia đình... Các lĩnh vực khác… Vận động chính sách tại cấp quốc gia.

Mục đích Dự án tăng cường cơ hội hòa nhập, tiếp cận các chính sách của nhà nước đối với NKT và hoàn thiện mô hình tư vấn pháp luật cho NKT Việt Nam của Trung tâm ACDC.

62

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Hoạt động • Tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật qua các kênh: đường dây nóng 04.6281.1234; email; tư vấn tại văn phòng, tư vấn lưu động tại địa phương… • Xây dựng bản tin hàng tháng, trong đó có chuyên mục về tư vấn pháp luật. • Tuyên truyền tư vấn pháp luật trên đài truyền hình thông qua các chương trình tư vấn trên truyền hình, tọa đàm trên truyền hình • Tập huấn về “Kỹ năng tìm hiểu văn bản pháp luật và kỹ năng tư vấn đồng cảnh” cho lãnh đạo Hội NKT địa phương • Lựa chọn các cán bộ nòng cốt của Hội NKT để thực hành hoạt động hỗ trợ pháp lý cho NKT tại địa phương • Tọa đàm với các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan về các vấn đề liên quan đến NKT • Xây dựng tài liệu hướng dẫn tư vấn pháp luật cho NKT • Tiến hành nghiên cứu trường hợp về tình hình tiếp cận Trợ giúp pháp lý của NKT Việt Nam

Kết quả • Tư vấn pháp luật miễn phí cho khoảng 1000 lượt NKT thông qua điện thoại, email, trực tiếp tại văn phòng… • Tổ chức 09 chuyến tư vấn pháp luật lưu động miễn phí cho NKT tại các địa phương: Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Nam, Ninh Bình và hơn 500 NKT được tư vấn và chia sẻ thông tin pháp luật • Xây dựng được 06 số tư vấn pháp luật trên các đài phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương và 01 tọa đàm trên đài truyền hình Hà Nội • 01 bản tin đăng tải các thông tin về pháp luật được xây dựng hàng tháng và gửi tới các Hội NKT địa phương • Biên soạn các tài liệu: “Hỗ trợ tư vấn pháp luật – Nơi không có luật sư” “Hỏi đáp về các chính sách cho người khuyết tật” và “Hiểu về Luật người khuyết tật” • Tổ chức 02 khóa tập huấn về “Kỹ năng tìm hiểu văn bản pháp luật và kỹ năng tư vấn đồng cảnh” cho 60 lượt cán bộ Hội NKT của Hà Nội, Thái Nguyên, Cao Bằng. 13 cán bộ nòng cốt của hội NKT được lựa chọn và để thực hành hoạt động hỗ trợ pháp lý cho NKT tại địa phương • Tổ chức tọa đàm “Chính sách đối với NKT - Thực trạng và giải pháp” với khoảng 70 đại biểu tham gia • Tiến hành thành công 01 Nghiên cứu trường hợp về tiếp cận trợ giúp pháp lý của NKT tại 08 tỉnh thành Việt Nam Ngân sách: .695.582.000 VND

63


Dự án 344B Quản lý dự án: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc

Tăng cường năng lực cho phòng tư vấn pháp luật của Trung tâm ACDC theo hình thức phòng luật tiêu chuẩn Giai đoạn và địa bàn: 9/2014 – 12/2014 Tại Hà Nội.

Dự án tăng cường năng lực

Đối tượng hưởng lợi: Phòng tư vấn pháp luật miễn phí cho người khuyết tật

Mục đích Trung tâm ACDC được tăng cường năng lực quản lý và thực hiện dịch vụ tư vấn pháp luật cho NKT Việt Nam theo tiêu chuẩn một phòng luật chuyên nghiệp và trung tâm phi chính phủ chuyên nghiệp Hoạt động • Xây dựng Phòng tư vấn pháp luật của Trung tâm ACDC theo tiêu chí phòng luật tiêu chuẩn • Phát triển hệ thống quản lý, lưu trữ, chia sẻ thông tin và dữ liệu giúp việc thực hiện các hoạt động tại Trung tâm có hiệu quả, nâng cao khả năng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm hoạt động cho các tổ chức cùng lĩnh vực hoạt động. • Tăng cường năng lực nhân sự cho trung tâm ACDC về quản lý dự án, quản lý tài chính, tư vấn pháp luật… Kết quả • Xây dựng và áp dụng “Bộ quy chuẩn Phòng tư vấn pháp luật của Trung tâm ACDC” (theo chuẩn của một công ty tư vấn luật thành công). Bộ quy chuẩn đã bước đầu nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động tư vấn pháp luật. • Hoàn thành việc xây dựng ngân hàng hỏi đáp pháp luật gồm 500 câu hỏi đáp về luật pháp thông thường cho NKT • Một cuốn sách 40 tình huống pháp lý dựa trên các vụ việc Phòng tư vấn pháp luật miễn phí cho NKT của ACDC đã tư vấn được biên soạn, in ấn và chia sẻ • Toàn bộ cơ sở dữ liệu của trung tâm ACDC và của Phòng tư vấn pháp luật miễn phí cho NKT được cập nhật và lưu trữ thông qua việc sử dụng serve • Đăng ký sử dụng gói dữ liệu luật online của trang web: thuvienphapluat.vn • Tiếp nhận và sử dụng phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng do Hội Luật gia Việt Nam xây dựng • 02 cán bộ tư vấn pháp luật của văn phòng luật được trao học bổng và đã nộp hồ sơ tới Học viện tư pháp để đăng ký tham gia khóa học lấy Chứng chỉ hành nghề luật sư – trong đó có 1 cán bộ là người khiếm thị. • 17 cán bộ lãnh đạo và chuyên trách của ACDC được tập huấn nâng cao về kiến thức và kỹ năng quản lý dự án • 01 cán bộ cao cấp (Giám đốc) của ACDC được đào tạo khóa “Giám đốc chuyên nghiệp” của học viện PTI • 01 cán bộ chuyên trách quản lý nhân sự được đào tạo “Quản lý nhân sự chuyên nghiệp” (Human Resource Manager) của học viện PTI • 01 cán bộ chuyên trách quản lý tài chính được đào tạo “Quản lý tài chính chuyên nghiệp” (Financial Manager) của học viện PTI Ngân sách: 432.178.000 VND 64

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Dự án 370/05/2013 Quản lý dự án: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc

Phát triển Trung tâm tư vấn pháp luật miễn phí dành cho người khuyết tật Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

02/2014 - 12/2014

Bảo trợ xã hội

Trực tiếp: người khuyết tật (NKT)

Tư vấn lưu động: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu

Giáo dục, dạy nghề

Gián tiếp: gia đình NKT, các tổ chức làm việc liên quan đến NKT…

Tư vấn qua điện thoại, email…: cả nước

Hôn nhân - Gia đình

Lao động – việc làm Đất đai, nhà ở Thừa kế Các lĩnh vực khác…

Mục đích Đến năm 2015, Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng sẽ hoàn thiện cơ bản mảng hoạt động tư pháp hướng tới bảo vệ quyền của người khuyết tật tại Việt Nam. Hoạt động • Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí dành cho NKT thông qua các kênh sau: điện thoại, email, mạng xã hội, gặp trực tiếp tại văn phòng, truyền thông đại chúng, bản tin chuyên đề... • Tư vấn pháp luật lưu động tại các địa phương ở 3 miền: Bắc, Trung, Nam • Tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ Hội người khuyết tật trong công tác hỗ trợ pháp lý” • Xây dựng và in ấn bộ tài liệu tuyên truyền tư vấn pháp luật của Trung tâm nhằm đồng bộ hóa cho hoạt động tư vấn cũng như quảng bá về dịch vụ miễn phí dành cho NKT • Xây dựng một kế hoạch chiến lược phát triển phòng tư vấn pháp luật của Trung tâm ACDC • Tổ chức hội nghị đối tác (vì mục đích gây quỹ) có sự tham gia của các đối tác trong nước và quốc tế. • Tổ chức Hội nghị trợ giúp pháp lý cho NKT • Tọa đàm đối thoại chính sách thường niên • Xây dựng mạng lưới hỗ trợ pháp lý cho NKT Việt Nam

65


Kết quả • Tư vấn pháp luật miễn phí cho hơn 2400 lượt NKT từ các tỉnh thành khắp cả nước. • Tổ chức 08 chuyến tư vấn pháp luật lưu động tại 08 địa phương, tư vấn cho hơn 400 NKT với trên 500 câu hỏi tư vấn • Tổ chức 03 lớp tập huấn “Nâng cao năng lực cho cán bộ Hội người khuyết tật trong công tác hỗ trợ pháp lý” cho 90 lãnh đạo Hội NKT từ hơn 15 tỉnh thành ở 3 miền Bắc – Trung - Nam • Biện soạn, in ấn và phân phối 1000 bộ sách “Cẩm nang pháp lý cho người khuyết tật” với 08 đầu sách về 08 chủ đề pháp luật mà NKT thường gặp. • 01 bản tin chuyên đề về pháp luật hàng tháng • Thiết kế, in ấn và phân phối bộ ấn phẩm truyền thông về kênh tư vấn pháp luật miễn phí cho NKT của ACDC (bút, cốc, card thông tin…) • Kết hợp với các đơn vị khác tổ chức 02 sự kiện truyền thông nhằm quảng bá cho kênh tư vấn pháp luật miễn phí cho NKT của ACDC • Tiến hành 01 khảo sát nhanh về nhu cầu trợ giúp pháp lý của NKT và đánh giá hoạt động tư vấn pháp luật miễn phí cho NKT của ACDC • 01 hội thảo tham vấn được tổ chức nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia về hoạt động của Phòng tư vấn pháp luật của ACDC • 01 hội nghị đối tác được tổ chức trong khuôn khổ chương trình Diễn đàn NKT châu Á – Thái Bình Dương với sự tham gia của các đại biểu đến từ hơn 20 nước. • 01 hội nghị Trợ giúp pháp lý cho NKT được tổ chức với hơn 70 đại biểu tham gia, chia sẻ các kinh nghiệm trong hoạt động TGPL cho NKT • 01 tọa đàm về “Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật & Chính sách pháp luật Việt Nam” được tổ chức nhằm tăng cường tiếng nói của NKT trong các vấn đề liên quan đến NKT • Xây dựng 01 mạng lưới hỗ trợ pháp lý cho NKT gồm hơn 25 thành viên là cá nhân, tổ chức đến từ các Trung tâm trợ giúp pháp lý, văn phòng luật sư, trung tâm tư vấn pháp luật… Ngân sách: 1.522.701.800 VND

66

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG (COMAC) Lãnh đạo Địa chỉ Điện thoại E-mail Trang web

ThS. LS. Hoàng Nguyên Bình, Giám đốc Nhà số 45, ngõ 5, Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội (84-4) 22460803 comacvn@gmail.com www.comac.org.vn

Dự án 367/05/2013 Quản lý dự án: ThS. Phạm Hoàng Long, Phó Giám đốc Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin pháp luật về đăng kí tạm trú và cải thiện chất lượng tư vấn, hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người lao động di cư tự do tại quận Ba Đình, Thanh Xuân và Hoàng Mai, thành phố Hà Nội Giai đoạn và địa bàn: 09/2013 – 8/2014 Tại Hà Nội

Lĩnh vực pháp luật: Luật Lao động, Luật cư trú

Đối tượng hưởng lợi: Lao động nhập cư

Mục đích Nâng cao nhận thức chung về quyền của người lao động di cư tự do như các quyền cư trú, học tập, chăm sóc y tế, việc làm và khai sinh cho trẻ em, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận được với dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người lao động di cư tự do trên địa bàn thành phố Hà Nội Hoạt động • Tổ chức hội thảo tập huấn về kiến thức và kỹ năng phổ biến pháp luật • Xây dựng thí điểm 01 thư viện thông tin pháp luật • Biên soạn tài liệu tuyên truyền • Tuyên truyền, phổ biến pháp luật do luật sư hoặc đồng đẳng viên thực hiện • Tư vấn pháp luật tại bàn Kết quả • 45 đồng đẳng viên được tập huấn trở thành nòng cốt trong việc tư vấn và phổ biến pháp luật, 30 sinh viên luật tham gia trợ giảng, và 150 sinh viên luật năm cuối được nâng cao kỹ năng tuyên truyền kiến thức pháp luật đã được học tập tại trường. • 5000 tờ rơi pháp luật với 5 chủ đề pháp luật khác nhau được phát hành và chia sẻ • 300 cuốn sổ tay về kiến thức pháp luật và kĩ năng phổ biến tư vấn pháp luật cho người lao động di cư được biên soạn và phát hành • 15 luật sư trẻ và luật sư tập, sinh viên luật năm cuối sự được tập huấn • 30 buổi phổ biến pháp luật về Quyền cho người lao động di cư được tổ chức cho 902 lao động di cư (trong đó có 645 phụ nữ và 257 nam giới) • 15 cuộc tư vấn pháp luật được tổ chức tại 3 quận với 373 người lao động di cư tham dự • 177 người lao động di cư được tư vấn pháp luật trực tiếp • 01 thư viện pháp luật được thành lập và đưa vào vận hành Ngân sách: 698.740.000 VND

67


TRUNG TÂM HỖ TRỢ GIÁO DỤC VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO PHỤ NỮ (CEPEW) Lãnh đạo

TS. Vương Thị Hanh, Giám đốc

Địa chỉ

113 D1, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại

(84-4) 3 5726789

Fax

(84-4) 35745999

E-mail

Cepewvn@gmail.com

Website

www.gencomnet.org

Dự án 037/09/11 Quản lý dự án: TS. Vương Thị Hanh, Giám đốc

Nâng cao hiểu biết về quyền và cơ hội tiếp cận pháp luật cho phụ nữ nghèo và nhóm dễ bị tổn thương ở cộng đồng Giai đoạn và địa bàn: 02/2011 – 12/2011 Tại Bắc Giang

Lĩnh vực pháp luật: Bình đẳng giới, bạo lực gia đình

Đối tượng hưởng lợi: Phụ nữ

Mục đích Nhóm xã hội dễ bị tổn thương tại cộng đồng được nâng cao hiểu biết về quyền cơ bản, có năng lực pháp luật để hành động theo pháp luật, bảo vệ mình trước pháp luật và đóng góp tích cực vào kế hoạch phát triển của địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Hoạt động • Hội thảo xây dựng mạng lưới hỗ trợ pháp luật tại xã, thôn và thảo luận vai trò, nhiệm vụ của mạng lưới • Tập huấn nâng cao kiến thức về luật pháp và kỹ năng tư vấn cho thành viên mạng lưới • Hội thảo giữa kỳ chia sẻ kinh nghiệm giữa các mạng lưới tại huyện • Tập huấn kỹ năng truyền thông nâng cao năng lực cho cán bộ CEPEW và cán bộ địa phương • Tập huấn bồi dưỡng kỹ năng cho ứng cử viên HĐND (chuẩn bị cho bầu cử HĐND) • Biên soạn và in ấn tài liệu cho cộng đồng • Tập huấn nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, quyền cơ bản, quyền phụ nữ cho phụ nữ nghèo và nhóm dễ bị tổn thương • Sinh hoạt nhóm thảo luận chuyên đề cho các nhóm đối tượng • Tổ chức các cuộc họp giữa chính quyền và người dân nhằm giải đáp thắc mắc, các tình huống pháp luật tại địa phương • Tổ chức hội thi về tìm hiểu pháp luật, giải đáp tình pháp luật tại thôn xã 68

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Kết quả • Xây dựng được mạng lưới cốt lõi gồm 35 thành viên và 14 nhóm cộng đồng với 239 thành viên (trong đó: 182 nữ; 57 nam) • 35/35 thành viên mạng lưới từ huyện đến cơ sở được tập huấn nâng cao kiến thức về luật pháp và kỹ năng tư vấn • 04 hội thảo - đối thoại chính sách được giữa nhân dân với chính quyền cơ sở nhằm khuyến khích sự đóng góp của các nhóm đối tượng về cải thiện việc thực hiện pháp luật tại cộng đồng • 56 cuộc sinh hoạt nhóm ở 2 xã được tổ chức với sự tham gia của 210/239 (88%) thành viên nhóm cộng đồng • 24 tin, bài được viết và phát 52 lượt trên hệ thống loa truyền thanh của huyện và cơ sở • 2 hội thi một ngày tìm hiểu về pháp luật, giải quyết pháp luật tại ở 2 xã với tổng số 14 đội tham gia, 57 thí sinh là những thành viên mạng lưới, lãnh đạo địa phương, chị em phụ nữ, người dân cộng đồng • Đại diện Hội phụ nữ huyện và ban điều hành 2 xã đã tham dự 1 khóa tập huấn 3 ngày về kỹ năng truyền thông trong hoạt động nâng cao năng lực cho cán bộ CEPEW và địa phương tại Hà Nội • 45 nữ ứng cử viên HĐND cấp huyện và xã được tập huấn bồi dưỡng kkiến thức và kỹ năng trong đó có kỹ năng viết và trình bày bản chương trình hành động trước cử tri. Ngân sách: 557.739.000 VND

Dự án 346/11/12 Quản lý dự án: TS. Vương Thị Hanh, Giám đốc Tăng cường cơ hội tiếp cận pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu số Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

4/2013 – 3/2014

Bình đẳng giới và quyền phụ nữ

Phụ nữ dân tộc thiểu số

Tại Đắc Lắc Mục đích Phụ nữ dân tộc thiểu số và người dân được nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới và quyền phụ nữ để thúc đẩy và bảo vệ quyền trước pháp luật.

69


Hoạt động • Hội thảo thành lập mạng lưới tuyên truyền và tư vấn pháp luật về bình đẳng giới và quyền phụ nữ • Xây dựng tài liệu truyền thông về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình • Tập huấn xây dựng kiến thức và kỹ năng tuyên truyền và tư vấn pháp luật về bình đẳng giới • Thảo luận nhóm và giải đáp pháp luật liên quan đến bình đẳng giới • Truyền thanh về bình đẳng giới và quyền phụ nữ trong pháp luật được thực hiện tại 2 xã dự án • Thành lập và hướng dẫn kỹ năng điều hành câu lạc bộ “Phụ nữ và pháp luật” • Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm hay trong tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho phụ nữ dân tộc thiểu Kết quả • 70 thành viên Mạng lưới của 2 xã được tập huấn kiến thức và kỹ năng tuyên truyền và tư vấn pháp luật về Giới, bình đẳng giới trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và đào tạo, chính trị, gia đình, và quyền phụ nữ (4 khóa) • Trên 6300 lượt người tham dự 192 buổi tuyên truyền và thảo luận về 4 chủ đề : bình đẳng giới trong kinh tế và việc làm, trong giáo dục, trong tham gia chính trị và trong hôn nhân –gia đình • Các thành viên mạng ở cộng đồng đồng đã góp phần cùng tổ hòa giải giải quyết thành công 26 vụ việc, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ. • 4 câu lạc bộ “ Phụ nữ với pháp luật” với 120 thành viên tham gia được thành lập và hỗ trợ hoạt động • 36 buổi truyền thanh trên hệ thống loa đài cơ sở về chủ đề bình đẳng giới trong các lĩnh vực và phòng chống bạo lực gia đình. • 01 hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm về tuyên truyền, tư vấn pháp luật, kinh nghiệm phổ biến pháp luật Ngân sách: 644.860.000 VND

70

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM HỖ TRỢ NÔNG DÂN VẠN NIÊN TÙNG Lãnh đạo

Bà Trịnh Kim Liên, Giám đốc

Địa chỉ

96/14 Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ, Việt Nam

Điện thoại

(84) 918 574072

E-mail

vannientung9@yahoo.com

Dự án SP452/03/14 Quản lý dự án: Bà Trịnh Kim Liên, Giám đốc Nâng cao hiểu biết thông qua Tư vấn pháp lý về lĩnh vực tiếp cận thủ tục sang nhượng, cho tặng, chuyển đổi mục đích sử dụng sang nhượng, cho tặng đất đai cho Nông dân phụ nữ và những người yếu thế ở nông thôn Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

03/2014 – 12/2014

Luật đất đai

Nông dân

Tại huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang

Phụ nữ

Mục đích Tăng cường nhận thức thông qua tư vấn trang bị kiến thức về tiếp cận thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng, sang nhượng, cho tặng đất đai cho nông dân phụ nữ và những người yếu thế ở nông thôn theo hướng bền vững. Hoạt động • Tổ chức các buổi tập huấn về thủ tục chuyển nhượng đất đai cho cán bộ hội nông dân và hội phụ nữ. • Hướng dẫn cho các hộ nông dân làm thủ tục đất đai. • Biên soạn sổ tay hướng dẫn thủ tục đất đai. Kết quả • 269 tổ trưởng tổ phó, 529 hội viên hội nông dân và hội phụ nữ được tập huấn kiến thức về luật đất đai và thủ tục sang nhượng đất đai • 10 hộ nông dân được hỗ trợ hướng dẫn thủ tục đất đai • 400 cuốn sách về thủ tục sang nhượng đất đai được xuất bản và sử dụng • 51 cán bộ đại diện chính quyền và các ban ngành, và hội nông dân, hội phụ nữ tham gia đối thoại trong hội nghị tổng kết dự án Ngân sách: 284.462.000 VND 71


TRUNG TÂM HỖ TRỢ CỘNG ĐỒNG LIN Lãnh đạo Địa chỉ Điện thoại/ Fax E-mail Trang web

Bà Ngô Quỳnh Như, Giám đốc 180/47 Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh (84-8) 38246091 npo@LINvn.org www.LINvn.org

Dự án 030/11/10 Quản lý dự án: Ông Phạm Trường Sơn, Phó Giám đốc Xây dựng năng lực các tổ chức xã hội dân sự nhằm điều phối việc tiếp cận tư pháp cho nhóm cộng đồng dân cư dễ bị tổn thương tại thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn và địa bàn: 03/2011 – 12/2011 Tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lĩnh vực pháp luật: Tiếp cận tư pháp

Đối tượng hưởng lợi: Tổ chức phi chính phủ và tổ chức cộng đồng

Mục đích

Nâng cao năng lực của CSO tại thành phố Hồ Chí Minh để đóng góp vào việc nhận thức về quyền, tiếp cận tư pháp và cải cách hệ thống tư pháp ở các khu vực dễ bị tổn thương của xã hội. Hoạt động • Nghiên cứu, khảo sát tình hình năng lực hiện tại và nhu cầu tăng cường năng lực của các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng bao gồm cả hội thảo tham vấn ý kiến và hội thảo công bố kết quả nghiên cứu • Tập huấn tăng cường năng lực dựa trên kết quả khảo sát Kết quả • Báo cáo khảo sát trên 60 tổ chức CSOs được chọn ngẫu nhiên làm đối tượng nghiên cứu theo danh sách 300 tổ chức mà LIN và SISD tổng hợp. Báo cáo được công bố gồm các phát hiện liên quan tới tình hình, vai trò của các tổ chức CSOs trong việc tiếp cận các vấn đề liên quan đến tư pháp, các phương pháp đang được sử dụng để giải quyết các vấn đề cũng như việc xâm phạm quyền lợi của tầng lớp dân cư dễ bị thương tổn mà họ hỗ trợ, những khó khăn và thử thách mà CSO đối mặt, và nhu cầu của CSO cho việc xây dựng năng lực • 02 hội thảo đóng góp ý kiến và công bố kết quả sơ bộ của nghiên cứu khảo sát thu hút được sự tham gia và quan tâm của nhiều cơ quan chính phủ và các tổ chức CSOs • Chương trình tập huấn 2 ngày cho 25 đại diện CSOs nhằm nâng cao nhận thức về tiếp cận tư pháp, hệ thống pháp luật và tư pháp, đồng thời đi sâu vào hướng dẫn kỹ năng nhận định vấn đề pháp luật, tư vấn pháp luật cũng như quy trình tiếp cận cơ quan tư pháp thích hợp... Ngân sách: 224.532.315 VND 72

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỢP TÁC XÃ, DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ MIỀN NAM (SOCENCOOP) Lãnh đạo Địa chỉ Điện thoại Fax E-mail Website

Ông Lê Binh Hùng, Giám đốc 25 Hàn Thuyên, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (84-8) 38227756/ 38227757 (84-8) 38256259 binh-hung@hcm.vnn.vn www.socencoop.org.vn

Dự án 290/04/12 Quản lý dự án: Bà Đỗ Thị Kim Sinh, Phó Giám đốc Tăng cường khả năng tiếp cận kiến thức pháp luật và tư vấn hỗ trợ pháp lý trong việc thành lập hợp tác xã cho cộng đồng dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa tỉnh Bình Phước Giai đoạn và Địa bàn: 07/2012 – 06/2013 Tại Bù Đăng, Bình Phước

Lĩnh vực pháp luật: Luật Hợp tác xã, Nghị định về Tổ hợp tác

Đối tượng hưởng lợi: Người dân tộc thiểu số

Mục đích Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và tư vấn hỗ trợ pháp lý trong việc thành lập hợp tác xã (HTX) cho đồng bào miền núi, dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa thuộc huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước Hoạt động • Tổ chức tập huấn về kiến thức pháp luật về tổ hợp tác và kỹ năng tuyên truyền, tư vấn cho cán bộ chính quyền, đoàn thể xã, thôn; các cuộc thảo luận, trao đổi kinh nghiệm trong thực tiễn, thành lập đội ngũ tư vấn viên nòng cốt. • Tổ chức các cuộc họp với tổ hợp tác và bà con có nhu cầu để tư vấn kiến thức pháp lý và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành, các chính sách hỗ trợ thành lập và phát triển HTX, tuyên truyền qua hệ thống phát thanh xã, thôn. • Tổ chức các cuộc tư vấn thành lập tổ hợp tác tại địa bàn các xã do các chuyên gia luật và đội ngũ tư vấn viên đảm nhiệm. • Biên soạn, in ấn, cung cấp tờ rơi, sổ tay pháp luật cho học viên và cộng đồng. Kết quả • 80 tư vấn viên được tập huấn về kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền, tư vấn • 2560 người dân được tuyên truyền kiến thức về tổ hợp tác và lợi ích khi tham gia tổ hợp tác • 100 cuốn cẩm nang về tư vấn thành lập tổ hợp tác và 3000 tờ rơi về tổ hợp tác được xuất bản và phân phát • 8 tổ hợp tác mới được thành lập và hoạt động Ngân sách: 279.995.360 VND 73


Dự án 443/11/13 Quản lý dự án: Bà Đỗ Thị Kim Sinh, Phó Giám đốc Xây dựng mạng lưới tư vấn và hỗ trợ pháp lý miễn phí trong việc thành lập, phát triển tổ hợp tác cho cộng đồng dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới huyện Bù Gia Mập, Bù Đốp, Bù Đăng, tỉnh Bình Phước Giai đoạn và Địa bàn: 01/2014 - 12/2014

Lĩnh vực pháp luật: quy định liên quan đến tổ hợp tác

Đối tượng hưởng lợi: người dân tộc thiểu số

vùng biên giới huyện Bù Gia Mập, Bù Đốp, Bù Đăng, tỉnh Bình Phước Mục đích Tăng cường năng lực để nâng cao nhận thức về quyền và cơ hội mà các quy định pháp luật về tổ hợp tác mang lại cho cộng đồng dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa; góp phần cải thiện cơ hội tiếp cận tư vấn và hỗ trợ pháp lý trong việc thành lập tổ hợp tác; giúp họ hiểu và tự nguyện chuyển từ hoạt động tự phát sang hoạt động có đăng ký dưới các hình thức tổ hợp tác để tăng cường khả năng tự bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, tận dụng các cơ hội pháp lý trong làm ăn để vươn lên thoát nghèo Hoạt động • Hội thảo khởi động và lựa chọn tổ chức/cá nhân tham gia tập huấn tư vấn viên để trực tiếp tư vấn cho người dân tại địa phương; xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa Ban quản lý dự án với địa phương. • Tập huấn kiến thức pháp luật về tổ hợp tác và kỹ năng tư vấn từ cơ bản đến nâng cao cho cán bộ chủ chốt đoàn thanh niên các xã, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhóm tư vấn. • Tổ chức các cuộc tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật về tổ hợp tác, thông qua các cuộc họp dân và hệ thống truyền thanh của xã bằng tiếng dân tộc; hỗ trợ thông tin và tuyên truyền các văn bản pháp luật trên websie www.socencoop.org.vn • Các cuộc tham quan thực tế mô hình tổ hợp tác làm ăn hiệu quả cho tư vấn viên và người dân muốn thành lập tổ hợp tác. • Hội thảo tổng kết dự án và đối thoại chính sách • Biên tập, in ấn sổ tay pháp luật làm cẩm nang tư vấn, tuyên truyền, có bản dịch sang tiếng dân tộc cho người dân tộc sử dụng. Kết quả • 160 tư vấn viên được lựa chọn tập huấn kiến thức về tổ hợp tác và kỹ năng tư vấn • 4575 người dân ở 25 xã dự án được tuyên truyền, phổ biến kiến thức trong 224 cuộc họp tuyên truyền, tư vấn • 308 lượt phát thanh trên loa phát thanh 11 xã về tổ hợp tác, 600 lượt câu hỏi được giải đáp trên chuyên mục tư vấn online • 100 tư vấn viên và người dân được tham quan 2 mô hình hợp tác sản xuất thành công • 53 đại diện chính quyền địa phương, tư vấn viên tham dự hội nghị chia sẻ kinh nghiệm và đối thoại chính sách, với 6 bài tham luận • 6000 tờ rơi và 1000 cuốn sổ tay được xuất bản và sử dụng Ngân sách: 654.202.500 VND 74

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P TRUNG TÂM HỢP TÁC PHÁT TRIỂN


NGUỒN NHÂN LỰC (C&D) Lãnh đạo

Bà Phạm Thuý Anh, Giám đốc

Địa chỉ

Nhà số 3, Ngõ 10, Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại

(+84) 4.35558461

Fax

(+84) 4.35558461

E-mail

thuyanh@cndvietnam.org.vn

Trang web

cndvietnam.org.vn

Dự án 039A/11/10 Quản lý dự án: Bà Phạm Thuý Anh, Giám đốc Mô hình thí điểm “Nâng cao nhận thức và năng lực” của cộng đồng nghèo nhằm đảm bảo quyền lợi của họ trong lĩnh vực tư pháp, từ góc độ của các tổ chức ngoài nhà nước Giai đoạn và Địa bàn: 01/2011-12/2011 Tại Hoà Bình

Lĩnh vực pháp luật: Quyền tư pháp

Đối tượng hưởng lợi: Người dân nghèo, người dân tộc thiểu số

Mục đích Trang bị cho người nghèo những kiến thức cơ bản về Quyền của công dân trong lĩnh vực Tư pháp, các cơ hội Tư pháp theo quy định của Pháp luật, cũng như những kỹ năng cần thiết để ứng dụng các quyền và cơ hội đó trong đời sống. Hoạt động: • Triển khai các hoạt động tuyên truyền về các quyền cơ bản của người dân trong lĩnh vực tư pháp, thi tìm hiểu pháp luật, sinh hoạt định kỳ, các buổi phát thanh tuyên truyền trên đài. • Tổ chức đào tạo, tập huấn những kiến thức và kỹ năng cho nhóm cộng đồng và người dân về quyền công dân và ứng dụng quyền công dân trong thực tiễn. • Biên soạn ấn phẩm tuyên truyền • Xây dựng trung tâm thông tin, nhóm luật sư cộng đồng Kết quả • 12 thành viên của 3 nhóm cộng đồng ở 3 xã được tập huấn về luật và kỹ năng tuyên truyền cho người dân • 1336 người dân ở 3 xã dự án được tuyên truyền, phổ biến về quyền cơ bản của công dân • 3000 ấn phẩm (cẩm nang và tờ rơi) được xuất bản và phân phát để tuyên truyền cho người dân • 03 trung tâm thông tin được thành lập ở 3 xã để người dân đến tham khảo. Ngân sách: 579.650.000 VND 75


Dự án 039B/11/10 Quản lý dự án: Bà Phạm Thuý Anh, Giám đốc Tăng cường năng lực cho Trung tâm Hợp tác Phát triển Nguồn nhân lực (C&D) Giai đoạn và Địa bàn: 06/2011 – 12/2011 Tại Hà Nội

Dự án tăng cường năng lực

Đối tượng hưởng lợi: Trung tâm Hợp tác Phát triển Nguồn nhân lực

Mục đích Tăng cường năng lực chuyên môn và năng lực triển khai các chương trình hỗ trợ cộng đồng nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu chiến lược của tổ chức trong lĩnh vực hoạt động về luật pháp, tư pháp. Hoạt động: • Cài đặt phần mềm kế toán, đào tạo sử dụng phần mềm cho cán bộ kế toán • Tổ chức hội thảo chia sẻ với các NGOs về định hướng và chương trình hỗ trợ của các nhà tài trợ trong lĩnh vực tư pháp • Tổ chức tập huấn cho cán bộ trung tâm về luật pháp và tư pháp, quyền tư pháp và quy định về thủ tục tố tụng, M&E và quản lý dự án, kỹ năng nghiên cứu, vận động chính sách, giao tiếp và làm việc với báo giới • Tọa đàm về năng lực giao tiếp và làm việc với báo giới • Tọa đàm về phương pháp điều phối các mạng lưới trong lĩnh vực phát triển, trong đó có mạng lưới vận động chính sách Kết quả • Báo cáo toàn cảnh về nguồn viện trợ và định hướng của các nhà tài trợ trong lĩnh vực tư pháp • 21 cán bộ trung tâm được tập huấn kiến thức về luật, quyền tư pháp và thủ tục tố tụng, M&E, quản lý dự án, vận động chính sách, giao tiếp và truyền thông • 50 tổ chức PCP, nhà tài trợ, tổ chức hội, chia sẻ kinh nghiệm làm việc với báo giới, các phiên thảo luận để định hướng hợp tác với truyền thông và báo giới hiệu quả hơn • 50 tổ chức PCP, điều phối mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức, hoạt động mạng lưới; một số tổ chức đăng ký tham gia vào liên mạng vận động chính sách sau tọa đàm Ngân sách: 458.880.000 VND

76

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (MSD) Lãnh đạo

ThS. Nguyễn Phương Linh, Giám đốc

Địa chỉ

101 A2, ngõ 72 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại

(84-4) 37756805

E-mail

contact@msdvietnam.org

Website

www.msdvietnam.org

Dự án 061/11/10 Quản lý dự án: ThS. Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Nghiên cứu mô hình và xây dựng cẩm nang tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách của các tổ chức xã hội Việt Nam Giai đoạn và Địa bàn: 01/2011 – 12/2011 Toàn quốc

Lĩnh vực pháp luật: Pháp luật và mô hình tư vấn, phản biện, giám định, xã hội

Đối tượng hưởng lợi: Các tổ chức xã hội Việt Nam

Mục đích Tăng cường và phát huy vai trò tư vấn, phản biện, giám định xã hội của các tổ chức xã hội Việt Nam, góp phần cải cách tư pháp và hoàn chỉnh chính sách và pháp luật nhà nước theo hướng minh bạch và hiệu quả, phát huy vai trò bảo vệ quyền lợi chính đáng và đáp ứng nhu cầu của người dân. Hoạt động • Nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu thực địa về khung pháp lý và các mô hình tư vấn chính sách hiệu quả. • Tổ chức hội thảo tham vấn. • Hoàn thiện báo cáo và xuất bản cẩm nang gửi các bên liên quan. Kết quả • 01 báo cáo nghiên cứu về mô hình tư vấn, phản biển và đóng góp chính sách của các tổ chức xã hội Việt Nam • 01 cuốn cẩm nang tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các tổ chức xã hội được biên soạn và in ấn gửi tới các cơ quan liên quan (300 cuốn cẩm nang, 300 DVD, 1000 tờ rơi) Ngân sách: 579.360.000 VND

77


Dự án 428/11/13 Quản lý dự án: ThS. Nguyễn Phương Linh, Giám đốc Thúc đẩy thực hiện quyền có giấy tờ tuỳ thân cho trẻ em/thanh thiếu niên đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

01/2014 – 12/2014

Giấy tờ tuỳ thân, luật căn cước công dân

Trẻ em, thanh thiếu niên đường phố

Tại Thành phố Hồ Chí Minh Mục đích

Dự án nhằm góp phần tăng cường việc thực hiện quyền có giấy tờ tuỳ thân cho trẻ em & thanh thiếu niên đường phố tại thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động • Xây dựng 01 bộ tài liệu tham khảo về biện hộ, hỗ trợ pháp lý làm giấy tờ tùy thân. • Tổ chức khóa tập huấn 3 ngày cho CSOs về kiến thức về quyền, cách thức phương pháp tiếp cận và hỗ trợ trẻ có giấy tờ tuỳ thân, kỹ năng biện hộ, và vận động chính sách. Hỗ trợ tư vấn và hỗ trợ ca cho các tổ chức. • Xây dựng cơ sở dữ liệu các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước và các bên liên quan. • Tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và xây dựng mạng lưới chuyển gửi và hợp tác giữa CSOs và các bên liên quan. • Lựa chọn và hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí cho 10 trường hợp điển hình làm giấy tờ tùy thân từ đó làm bằng chứng cho công tác vận động chính sách.Tổng hợp và in ấn tài liệu về 10 trường hợp điển hình trong hỗ trợ làm giấy tờ tuỳ thân cho trẻ em đường phố. • Tổ chức buổi đối thoại chính sách với sự tham gia của đại diện trẻ em/thanh thiếu niên đường phố, CSOs, cơ quan nhà nước. Xây dựng bản kiến nghị gửi tới Ban soạn thảo Luật căn cước công dân, Ban giám sát Luật cư trú và các bên liên quan. Kết quả • 01 bộ tài liệu tham khảo về biện hộ, hỗ trợ pháp lý làm giấy tờ tùy thân, 39 cán bộ các tổ chức xã hội được tập huấn kiến thức về quyền và phương pháp tiếp cận và hỗ trợ các ca làm giấy tờ tùy thân • 10 trường hợp điển hình được hỗ trợ làm giấy tờ tùy thân cho trẻ em/ thanh thiếu niên đường phố • 01 cuốn sách về trường hợp điển hình giúp các tổ chức xã hội và các cơ quan liên quan tham khảo các quy trình và cách thức hỗ trợ các ca khác nhau khi làm giấy tờ tuỳ thân cho các trường hợp đặc biệt • 01 bản kiến nghị gửi tới Ban soạn thảo Luật căn cước công dân, Ban giám sát Luật cư trú và các bên liên quan trong việc hỗ trợ trẻ em/ thanh thiếu niên đường phố được hưởng quyền có giấy tờ tuỳ thân Ngân sách: 279.310.000 VND

78

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (RIC) Lãnh đạo

Ông Lê Văn Hải – Giám đốc

Địa chỉ

Khu 4, Thị trấn Kỳ Sơn, Huyện Kỳ Sơn, Tỉnh Hòa Bình, Việt Nam

Điện thoại

(+84) 218 3843431

Fax

(+84) 218 3843431

E-mail

info@ric.org.vn

Website

www.ric.org.vn

Dự án 105/04/11 Quản lý dự án: Ông Lê Văn Hải – Giám đốc Nâng cao năng lực, vai trò của cộng đồng trong thực thi Luật đất đai đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp cho người dân tộc ít người tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình

Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

07/2011 – 06/2012

Luật đất đai

Người dân tộc thiểu số

Tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Binh Mục đích Góp phần nâng cao năng lực, vai trò của cộng đồng cơ sở trong việc thực thi Luật đất đai bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người dân tộc ít người. Hoạt động • Thành lập 10 nhóm cộng đồng nòng cốt tại 10 xóm dự án, tổ cức 6 khóa tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng về Luật đất đai, kỹ năng truyền thông, tư vấn, kỹ năng thúc đẩy và lập kế hoạch • Tổng hợp bộ tài liệu về luật đất đai, khảo sát nhu cầu, lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động truyền thông, tư vấn trực tiếp cho các hộ gia đình trong thôn/xóm • Các NCĐ phối hợp tổ chức đối thoại giữa Chính quyền và Người dân nhằm chất vấn về các vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương, Luật đất đai. Chính quyền xã báo cáo thực trạng công tác quản lý, sử dụng đất của xã. • Tổ chức hội thảo, các chuyến làm việc của chuyên gia, luật sư ở các đơn vị trong và ngoài Nhà nước để khuyến khích sự tham gia các đơn vị này trong việc hỗ trợ cộng đồng.

79


Kết quả • 61 người dân được bầu chọn vào 10 nhóm cộng đồng, được tập huấn về luật đất đai, kỹ năng truyền thông và tư vấn, kỹ năng và phương pháp thúc đẩy và lập kế hoạch • 20 cuộc truyền thông tại 10 xóm, 1600 người dân tham dự truyền thông, 630 ca được hỗ trợ tư vấn • 06 cuộc đối thoại được tổ chức, 279 người dân được đối thoại trực tiếp với chính quyền xã, 55 vấn đề được đưa ra đối thoại • Kết nối được 06 đơn vị tư vấn luật cam kết tham gia vào các hoạt động của nhóm cộng đồng tại các xã Ngân sách: 279.975.000 VND

Dự án 371/05/13 Quản lý dự án: Ông Lê Văn Hải – Giám đốc Thúc đẩy thực thi pháp luật dựa vào cộng đồng đảm bảo quyền lợi hợp pháp về đất đai cho người dân tộc ít người tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình Giai đoạn: 9/2013 – 12/2014 Tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Binh

Lĩnh vực pháp luật: Luật đất đai

Đối tượng hưởng lợi: Người dân tộc thiểu số

Mục đích Tăng cường hiểu biết về luật đất đai và trợ giúp pháp lý vê đất đai dựa vào cộng đồng cho người dân tộc Mường tại huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình Hoạt động • Thành lập nhóm cộng đồng mới tại 12 xóm, tập huấn nâng cao năng lực cho các nhóm về truyền thông và tư vấn về luật đất đai, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức đối thoại • Tổ chức truyền thông và tư vấn về luật đất đai do 12 nhóm cộng đồng chủ trì tại các xóm dự án • Tổ chức hội thảo tư vấn pháp luật cho dân do chuyên gia đảm nhiệm • Tổ chức đối thoại tại các xã dự án về các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng đất • Tổ chức họp tổng kết cho 12 nhóm cộng đồng, xây dựng kế hoạch năm 2015 • Biên soạn cẩm nang về mô hình nhóm cộng đồng tư vấn luật đất đai Kết quả • 12 nhóm cộng đồng mới được thành lập, 88 người được lựa chọn được tập huấn nâng cao năng lực về truyền thông và tư vấn về luật đất đai, kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức đối thoại • 12 cuộc truyền thông và tư vấn pháp luật được nhóm cộng đồng thực hiện, 311 hộ dân được tư vấn, trong đó 24 trường hợp đã thành công • 08 hội thảo được thực hiện, 85 vấn đề được giải đáp, 316 hộ dân được tư vấn • 06 cuộc đối thoại được thực hiện, 401 người dân được đối thoại trực tiếp với Phòng Tài nguyên – Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Phòng tư pháp.. • 12 bản kế hoạch tư vấn được lập cho năm 2015 • 1000 cuốn cẩm nang được xuất bản và sử dụng Ngân sách: 998.225.000 VND 80

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TRUYỀN THÔNG PHÁT TRIỂN (RED COMMUNICATION) Lãnh đạo Địa chỉ Điện thoại Fax E-mail Website

Ông Trần Nhật Minh, Giám đốc 48B Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam (+84) 4.62631763 (+84) 4.62631763 center@red.org.vn www.red.org.vn

Dự án 126/04/11 Quản lý dự án: Ông Trần Nhật Minh, Giám đốc Đưa cải cách tư pháp đến với cộng đồng Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

07/2011 – 05/2012

Truyền thông về tư pháp

Các tổ chức phi chính phủ

Toàn quốc Mục đích Dự án truyền thông kết nối và tăng cường cơ hội cho các tổ chức PCP Việt Nam tham gia vào các hoạt động tư pháp, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các nhóm yếu thế và góp phần hiện thực hóa Chiến lược cải cách tư pháp cũng như Luật trợ giúp pháp lý Hoạt động • Thực hiện các bài viết, phân tích, phóng sự truyền thông về các nội dung của Chiến lược cải cách tư pháp và quyền được trợ giúp pháp lý của các cộng đồng yếu thế • Thực hiện một phim tài liệu ngắn giới thiệu Chiến lược cải cách tư pháp và Luật trợ giúp pháp lý, trường hợp và kinh nghiệm thành công. • Tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến trên truyền hình chương trình “Sự kiện và bình luận” của VTV1 • Soạn và in một Sổ tay hướng dẫn truyền thông cho các tổ chức phi chính phủ. • Tổ chức Hội thảo thúc đẩy cơ hội và năng lực của các tổ chức phi chính phủ trong công tác tư pháp (phối hợp giới thiệu và tập huấn về sử dụng cuốn sổ tay) Kết quả • 12 bài viết, phóng sự, phân tích được đăng tải trên các báo trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp • Một phim tài liệu được gửi tới 70 tổ chức phi chính phủ trên toàn quốc, đoạn phim ngắn trích từ phim này được phát trên VTC1 trong chương trình bản tin giáo dục pháp luật • 01 cuốn sổ tay hướng dẫn truyền thông cho các tổ chức phi chính phủ được xuất bản và sử dụng • 01 tọa đàm trực tuyến 30 phút trên VTC1 giới thiệu nội dung Chiến lược cải cách tư pháp, phân tích định hướng và cơ hội cho các tổ chức PCP trong lĩnh vực tư pháp • Báo cáo kết quả hội thảo với các khuyến nghị về định hướng hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tư pháp Ngân sách: 279.200.00 VND

81


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ HỖ TRỢ PHÁP LÝ (LERES) Lãnh đạo

TS. Nguyễn Ngọc Chí, Giám đốc

Địa chỉ

Nhà G3 – Đại học quốc gia Hà Nội Số 144 Xuân Thủy – Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại/ Fax

(84-4) 37546199

E-mail

nchtpl@yahoo.com

Trang web

www.leres.org.vn

Dự án 044/11/10 Quản lý dự án: Bà Cao Thị Đức Vinh Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và tư vấn pháp lý cho người cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV, gái mãi dâm trong các Trung tâm giáo dục lao động xã hội tại Hà Nội Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

02/2011 – 12/2011

Nhiều lĩnh vực

Người cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV, gái mại dâm

Tại Hà Nội Mục đích

Thông qua các hoạt động của dự án, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin pháp lý cho các đối tượng là người cai nghiện ma túy, nhiễm HIV, phục hồi nhân phẩm, đồng thời thông qua hoạt động tư vấn pháp lý tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ pháp lý do tổ chức phi chính phủ mang lại, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích của họ Hoạt động • Tập huấn, hội thảo cung cấp kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật • Biên soạn và phát hành tờ thông tin pháp luật • Tư vấn, hỗ trợ pháp lý tại văn phòng của Trung tâm LERES

82

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Kết quả • Bộ đề cương giáo dục pháp luật gồm 6 chủ đề Pháp luật được biên soạn chi tiết phục vụ cho việc giảng dạy, tuyên truyền • 1250 học viên (gồm 250 học viên nữ và 1000 học viên nam) tại 05 Trung tâm được trang bị kiến thức pháp luật thông qua tập huấn • 216 sinh viên luật được thực hành để nâng cao kiến thức và kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật, 93 sinh viên luật được thực hành để nâng cao kiến thứcpháp luật và kỹ năng tư vấn hỗ trợ pháp lý. • 4.000 tờ thông tin với 8 chủ đề pháp luật được phát hành và chia sẻ • 500 học viên được tư vấn, giải đáp pháp luật . • 500 cuốn “Cẩm nang pháp luật và Kỹ năng hoạt động dành cho công chức, viên chức Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội” được phát hành nhằm trang bị kiến thức và phục vụ cho quá trình công tác của cán bộ Trung tâm. • 100 cán bộ của Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội TP Hà Nội được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật Ngân sách: 575.600.000 VND

Dự án 180/10/11 Quản lý dự án: Bà Cao Thị Đức Vinh Tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và tư vấn pháp lý cho người cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV, gái mãi dâm trong các Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội TP Hà Nội Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

02/2012 – 12/2012

Nhiều lĩnh vực

Người cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV, gái mại dâm

Tại Hà Nội Mục đích

Thông qua các hoạt động của dự án, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin pháp lý cho các đối tượng là người cai nghiện ma túy, nhiễm HIV, phục hồi nhân phẩm, đồng thời thông qua hoạt động tư vấn pháp lý tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ pháp lý do tổ chức phi chính phủ mang lại, góp phần bảo vệ các quyền và lợi ích của họ

83


Hoạt động • • • •

Tập huấn, hội thảo nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật Biên soạn và phát hành tờ thông tin pháp luật Tư vấn và hỗ trợ pháp lý tại văn phòng của Trung tâm LERES Khảo sát, lấy ý về thực trạng hiểu biết pháp luật và nhu cầu của cán bộ và học viên các trung tâm Kết quả • Bộ tài liệu giáo dục pháp luật gồm 5 chủ đề pháp luật được cập nhật và sử dụng trong quá trình tập huấn tuyên truyền • 20 cuộc phổ biến pháp luật cho 1000 học viên trung tâm GDLĐXH, 5 cuộc phổ biến pháp luật cho 175 người sau cai nghiện tại câu lạc bộ sau cai, 10 cuộc phổ biến pháp luật cho 500 học sinh trung tâm Giáo dục thường xuyên được tổ chức góp phần được nâng cao kiến thức pháp luật và chính sách liên quan

• 4.000 tờ thông tin pháp luật với 8 chủ đề được phát hành và chia sẻ • 200 cuốn tài liệu tập huấn cho cán bộ của Trung tâm giáo dục lao động xã hội được chỉnh sửa và phát hành • 500 cuốn “Cẩm nang pháp luật và Kỹ năng hoạt động dành cho công chức, viên chức Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội” được phát hành. • 200 cán bộ của Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội TP Hà nội được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật. • 42 người/ vụ việc pháp lý được tư vấn miễn phí • 1600 cuốn Cẩm nang phổ biến pháp luật gồm 4 chủ đề được phát hành và gửi tới 10 trung tâm • Báo cáo khảo sát về thực trạng hiểu biết pháp luật và nhu cầu của cán bộ và học viên các trung tâm được thực hiện và công bố Ngân sách: 747.400.000 VND

Dự án 332A/11/12 Quản lý dự án: Bà Cao Thị Đức Vinh Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và tư vấn pháp lý cho học viên tại các Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội; Người sau cai nghiện tại nơi cư trú; Học sinh đặc biệt tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thành phố Hà Nội Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

03/2013 – 02/2014

Nhiều lĩnh vực

Người đang cai nghiện, người sau cai nghiện và học sinh thuộc đối tượng đặc biệt tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội

Tại Hà Nội

84

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Mục đích Thông qua các hoạt động của dự án, tiếp tục tăng cường khả năng tiếp cận thông tin pháp lý cho người đang cai nghiện, người sau cai nghiện và học sinh thuộc đối tượng đặc biệt tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội, góp phần giúp những người yếu thế tái hòa nhập cộng đồng và cùng với nhà trường, xã hội hạn chế các nguy cơ làm ảnh hưởng tới sự phát triển lệch lạc về nhận thức cũng như giảm thiểu các hành vi trái pháp luật ở độ tuổi học sinh. Hoạt động • Tập huấn, hội thảo nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật • Biên soạn và phát hành tờ thông tin pháp luật • Biên soạn và phát hành cẩm nang pháp luật • Tư vấn và hỗ trợ pháp lý tại văn phòng của Trung tâm LERES. Kết quả • Hiệu đính và phát hành bộ tài liệu giáo dục pháp luật với 11 chủ đề • 1000 học viên được nâng cao kiến thức pháp luật liên quan và có kiến thức pháp lý cần thiết khi họ tái hòa nhập cộng đồng. • 177 người sau cai nghiện trong các câu lạc bộ sau cai nghiện thuộc địa bàn thành phố Hà Nội được nâng cao kiến thức pháp luật • 507 học sinh trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề được phổ biến các nội dung pháp luật liên quan. • 237 sinh viên luật được tham gia phổ biến pháp luật tại cộng đồng, 90 sinh viên luật được tham gia hỗ trợ tập huấn viên từ đó nâng cao kỹ năng thực hành nghề luật và đạo đức nghề nghiệp. • 100 cán bộ của các Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội và 40 giáo viên, cán bộ của các Trung tâm giáo dục thường xuyên được nâng cao kiến thức và kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật. • 40 cán bộ của câu lạc bộ sau cai được nâng cao kiến thức và kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật, trở thành đội ngũ nòng cốt trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại địa phương hỗ trợ người sau cai nghiện tại địa phương hòa nhập cộng đồng. • 4000 tờ thông tin pháp luật được in ấn và phát hành miễn phí cho người đang cai nghiện, người sau cai nghiện và học viên Trung tâm giáo dục thường xuyên. • 200 cuốn cẩm nang pháp luật và kỹ năng hoạt động dành cho cán bộ, giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên được biên soạn và phát hành. • 200 cuốn cẩm nang pháp luật và kỹ năng hoạt động cho cán bộ câu lạc bộ sau cai nghiện được biên soạn và phát hành. • 53 người/ vụ việc pháp lý được tư vấn miễn phí tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như đất đai, hôn nhân gia đình, các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy. • 01 báo cáo đánh giá hiệu quả, tác động của dự án JIFF do trung tâm LERES thực hiện (trong 3 năm 2011-2012-2013) được thực hiện và công bố. Ngân sách: 699.600.000 VND

85


Dự án 332B/11/12

Quản lý dự án: Bà Tiêu Phương Thúy Nâng cao năng lực, phát triển bền vững LERES trong hoạt động phổ biến, giáo dục và tư vấn pháp luật Giai đoạn và địa bàn:

Dự án tăng cường năng lực

07/2014 – 12/2014

Đối tượng hưởng lợi: LERES

Tại Hà Nội Mục đích Dự án hỗ trợ phát triển năng lực bền vững LERES trong họat động phổ biến, giáo dục và tư vấn pháp luật cộng đồng, góp phần hoàn thành sứ mệnh đáp ứng nhu cầu tiếp cận công lý cho người yếu thế tại Việt Nam Hoạt động

• Xây dựng định hướng phát triển hoạt động phổ biến, giáo dục và tư vấn pháp luật cộng đồng • Nâng cao kỹ năng xây dựng và quản lý dự án, kỹ năng thực hành nghề luật cho cán bộ • Xây dựng website và hệ thống cơ sở dữ liệu • Xây dựng bộ tài liệu truyền thông về tổ chức • Tọa đàm củng cố, phát triển quan hệ hợp tác với đối tác Kết quả • Chiến lược phát triển LERES trong hoạt động giáo dục phổ biến và tư vấn pháp luật cộng đồng được hoàn thiện. • Kỷ yếu tổng hợp về cách thức và kinh nghiệm, hợp tác trong hoạt động hỗ trợ pháp lý từ phía cộng đồng, đối tác và các nhà tài trợ được hoàn thiện và chia sẻ tới các tổ chức xã hội dân sự. • 17 cán bộ LERES và đối tác được nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý dự án và phương thức phù hợp đảm bảo dự án được chạy xuyên suốt, hiệu quả. • 02 cán bộ LERES đã hoàn thành khóa đào tạo, được nhận chứng chỉ luật sư do Học viện Tư pháp cấp. • Website leres.vn được thiết kế phục vụ họat động hỗ trợ pháp lý cộng đồng của LERES, một số ứng dụng và kết quả của leres.vn bao gồm: • 1192 lượt khách truy cập website leres.vn trong 5 tháng • 26 vụ việc của khách hàng được tiếp nhận thông qua website. • 365 câu hỏi đáp về pháp luật thuộc 13 lĩnh vực • 200 tình huống pháp lý được sàng lọc, biên soạn lại dưa trên các vụ việc LERES đã tư vấn và hỗ trợ cho các nhóm yếu thế. • 100 văn bản pháp luật được sàng lọc và cập nhật • 500 bộ sản phẩm giới thiệu LERES được xây dựng và sử dụng • 05 bản thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa LERES và 05 Văn phòng luật sư, Công ty Luật gồm (1) Công ty TNHH Trung Nguyễn, Văn phòng luật sư Bình An, Văn phòng luật sư Lạc Việt, Công ty luật TNHH Minh Tâm Việt, Công ty luật hợp danh Bross và cộng sự. Ngân sách: 393.239.000 VND 86

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (CCRD) Lãnh đạo Địa chỉ Điện thoại/ Fax Email

TS. Trương Văn Tuyển, Giám đốc 148 Bùi Thị Xuân, Thành phố Huế (84-54) 3 523540 tvtuyen@huaf.edu.vn

Dự án 142/04/11 Quản lý dự án: TS. Trương Văn Tuyển, Giám đốc

Tăng cường năng lực giáo dục và tư vấn pháp lý tại cộng đồng hỗ trợ thanh thiếu niên cộng đồng ngư vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận thông tin và bảo vệ quyền lợi bản thân khi tham gia lao động Giai đoạn và địa bàn: 10/2011 – 10/2011 Tại huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Lĩnh vực pháp luật: Pháp luật Lao động

Đối tượng hưởng lợi: Thanh thiếu niên cấp 2 và cấp 3

Mục đích Tăng cường năng lực giáo dục và tư vấn pháp lý tại cộng đồng hỗ trợ thanh thiếu niên các cộng đồng ngư vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp cận thông tin và bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân khi tham gia lao động Hoạt động • Khảo sát thực trạng và tổ chức hội thảo để xây dựng giải pháp tăng cường giáo dục luật lao động và cung cấp cơ hội tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý về lao động và việc làm cho thanh thiếu niên ở các cộng đồng ngư ven biển Thừa Thiên Huế • Xây dựng giáo trình và tổ chức giảng dạy về luật lao động cho học sinh tại các trường tham gia dự án • Tổ chức nói chuyện theo chuyên đề về luật lao động giữa chuyên gia luật và các em học sinh toàn trường tại các trường thực hiện dự án Kết quả • Hội thảo hợp tác được tổ chức với sự tham gia của cán bộ phụ trách ở Sở Giáo dục và đào tạo, Sở lao động thương binh xã hội, Phòng lao động thương binh xã hội huyện Phú Vang, Lãnh đạo các trường THPT... Các bên liên quan đã thống nhất với sự đồng ý của Sở Giáo dục và đào tạo đưa nội dung giảng dạy Luật lao động vào trường học theo hình thức giảng dạy chuyên đề với thời lượng 4 tiết/ tuần • Khảo sát được thực hiện tại 5 trường với 1225 trẻ em về hiểu biết đối với Luật lao động và các phương thức/cách thức giảng dạy phù hợp nhất cho các em • Giáo trình giảng dạy đã được biên soạn và lấy ý kiến các bên liên quan • 4/5 trường học đã tiến lành lồng ghép giảng dạy về Luật lao động với thời lượng 4 tiết/ tuần Ngân sách: 248.400.000đ VND 87


TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG KHOA HỌC VỀ GIỚI – GIA ĐÌNH – PHỤ NỮ VÀ VỊ THÀNH NIÊN (CSAGA) Lãnh đạo

Bà Nguyễn Vân Anh, Giám đốc

Địa chỉ

Nhà A9, đường Cốm Vòng, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại

(84-4) 37540421

Fax

(84-4) 37930297

E-mail

csaga@csaga.org.vn

Website

www.csaga.org.vn

Dự án 378/05/13 Quản lý dự án: Bà Nguyễn Thu Thúy, Phó Giám đốc Cải thiện chất lượng hòa giải cơ sở giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình – tiếp cận dưới góc nhìn nhạy cảm giới và quyền phụ nữ Giai đoạn và Địa bàn: 11/2013 – 10/2014 Tại huyện Quế Võ, Bắc Ninh

Lĩnh vực pháp luật: luật phòng chống bạo lực gia đình, hoà giải cơ sở trong các vụ bạo lực gia đình

Đối tượng hưởng lợi: phụ nữ

Mục đích Giảm thiểu bạo lực gia đình bằng cách cải thiện chất lượng hoạt động của các tổ hòa giải cơ sở tại thôn, xã khi giải quyết các vụ việc bạo lực gia đình Hoạt động • Các nhóm hoạt động phát triển mô hình hòa giải cơ sở: phát triển các công cụ hỗ trợ, xây dựng cẩm nang và tài liệu hướng dẫn bằng hình ảnh về hòa giải cơ sở tiếp cận dựa trên quyền phụ nữ và nhạy cảm giới, hội thảo tập huấn nâng cao năng lực cho mạng lưới hòa giải tại 2 xã Ngọc Xá và Đào Viên, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh về kỹ năng hòa giải các vụ việc bạo lực gia đình. • Các hoạt động nhân rộng mô hình hòa giải tại tỉnh Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hòa Bình và các chia sẻ kinh nghiệm hòa giải trên mạng xã hội và hội thảo quốc gia về bạo lực gia đình. • Xuất bản cẩm nang hoà giải cơ sở và phân phát/hướng dẫn các đối tác sử dụng

88

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Kết quả • 1 mô hình hoà giải cơ sở được xây dựng và đưa vào thử nghiệm tại 2 xã dự án, 62 cán bộ hòa giải tại địa phương đã được tập huấn về mô hình thử nghiệm • 76 cán bộ hoà giải tại địa phương và chuyên gia dự án đã được chia sẻ kinh nghiệm hoà giải và hướng dẫn sử dụng cẩm nang • 2130 cuốn cẩm nang về hoà giải cơ sở được xuất bản và sử dụng, cẩm nang được cập nhật trên website với 42 lượt tải về, 36 bình luận về các tình huống và đưa ra giải pháp trên facebook • 136 cán bộ hoà giải tại 5 xã/thị trấn của 4 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh và Hòa Bình được tập huấn áp dụng mô hình hoà giải, để nhân rộng mô hình • 160 đối tác của CSAGA bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ… đã được giới thiệu về mô hình trong Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và truyền thông về mô hình Ngân sách: 574.620.000 VND

89


TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG VÀ SỨC KHỎE (HCDC) Lãnh đạo

Bà Phạm Thị Tuyết, Giám đốc

Địa chỉ

Số 21 phố Đặng Thùy Trâm, quận Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại

(84-4) 3756 8182

Fax

(84-4) 3756 5149

E-mail

phamthituyet.hcdc@gmaiil.com

Website

www.hcdc.org.vn

Dự án 415/11/13 Quản lý dự án: Bà Phạm Thị Tuyết, Giám đốc Phim tài liệu nhiều tập: Trên con đường tiếp cận công lý Giai đoạn và địa bàn: 1/2014 – 1/2015 Tại Hà Giang và Lai Châu

Lĩnh vực pháp luật: Y tế, hôn nhân gia đình, trẻ em

Đối tượng hưởng lợi: Phụ nữ, trẻ em

Mục đích Nâng cao hiểu biết về các tác hại của tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và giới thiệu các giải pháp hướng tới đẩy lui vấn nạn, góp phần bảo vệ sức khỏe cơ bản cho người dân Hoạt động • Khảo sát địa bàn dự án, xây dựng kịch bản • Sản xuất phim • Công bố phim Kết quả • 02 tập phim mỗi tập 52 phút với 3 thứ tiếng: Tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Mông về tình trạng, nguyên nhân và tác hại của vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyêt trong đồng bào dân tộc thiểu số, với các câu chuyện cụ thể, sinh động. 2 tập phim cũng giới thiệu một số mô hình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật , một số giải pháp, biện pháp khoa học và hành chính giảm thiểu vấn nạn này • Hai tập của bộ phim sẽ được công chiếu rộng rãi trên các Đài Truyền hình Trung ương, địa phương và được phát nhắc lại nhiều lần. In sao làm tư liệu minh họa cho các lớp tập huấn, hội thảo sau này. Bộ phim cũng sẽ được sử dụng để gửi tham dự các Liên hoan phim trong nước và quốc tế. Ngân sách: 255.300.000 VND

90

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP (CDI)

Lãnh đạo Địa chỉ Điện thoại Fax E-mail Website

ThS. Dương Thị Việt Anh, Giám đốc Số 10/1194 Đường Láng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam (84-4) 37606004 (84-4) 35377479 info@cdivietnam.org www.cdivietnam.org

Dự án 285/04/12 Quản lý dự án: TS. Nguyễn Thị Tòng Trợ giúp pháp lý cho đối tượng nguy cơ và nạn nhân bị buôn bán người tại huyện biên giới Phục Hòa, Tỉnh Cao Bằng Giai đoạn và Địa bàn: 11/2012 – 11/2013 Tại huyện biên giới Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng

Lĩnh vực pháp luật: Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em

Đối tượng hưởng lợi: Phụ nữ, trẻ em người dân tộc thiểu số

Mục đích Nâng cao nhận thức và khả năng tiếp cận thông tin cho các đối tượng có nguy cơ bị buôn bán người (phụ nữ, trẻ em, đồng bào dân tộc thiểu số) tại các xã thuộc huyện Phục Hòa của Tỉnh Cao; nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương nhằm nâng cao kỹ năng tuyên truyền, ngăn chặn và bảo vệ nhóm có nguy cơ và nạn nhân bị buôn bán. Hoạt động • Tổ chức các buổi truyên truyền phổ biến cách thức về phòng chống nạn buôn bán người qua biên giới cho nhóm nòng cốt • Thử nghiệm mô hình Kios Thông tin tại 1 cửa khẩu do Bộ đội và Biên phòng quản lý cho lao động di cư hay lao động vùng biên, những người tham gia hoạt động biên mậu, dịch vụ, du lịch. • In ấn các tài liệu tuyên truyền để phổ biến pháp luật, chính sách và thông tin • Tập huấn nâng cao năng lực về pháp luật và các biện pháp, chính sách và kỹ năng tuyên truyền, phòng ngừa, ngăn chặn và bảo vệ nhóm nguy cơ và các nạn nhân cho các nhóm cán bộ nòng cốt. • Tổ chức hội thảo kết thúc dự án án chia sẻ kinh nghiệm và đối thoại giữa cơ quan đoàn thể, các cơ quan đơn vị tham gia thực hiện dự án. Kết quả • 420 thành viên của 15 câu lạc bộ được tuyên truyền về tình hình buôn bán phụ nữ trẻ em • 500 người dân được tuyên truyền tại 6 cuộc tuyên truyền của các câu lạc bộ, 6 buổi tuyên truyền khác theo hình thức sân khấu hóa lồng ghép tư vấn luật được thực hiện • 01 ki-ốt thông tin được thành lập tại cửa khẩu, cung cấp sổ tay và tờ rơi thông tin, đường dây nóng hỗ trợ và giải cứu, 740 người được tư vấn pháp luật • 2000 sổ tay hỏi-đáp, 2000 tờ rơi và 500 posters được xuất bản và phát cho người dân • 81 cán bộ từ các cơ quan chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể tham gia đối thoại chính sách, chia sẻ kinh nghiệm phòng chống buôn bán người Ngân sách: 693.194.000 VND 91


TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG (CRES) Lãnh đạo

ThS. Lê Thị Kim Thanh, Giám đốc

Địa chỉ

Tầng 3, Tòa nhà Star Tower, Đường Dương Đình Nghệ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại

04.62634941

E-mail

thanhmoj@yahoo.co.uk

Trang web

www.hoanhapcongdong.vn

Dự án 436/11/13 Quản lý dự án: ThS. Phạm Xuân Anh

Hỗ trợ cho người mới chấp hành xong án phạt tù và những người sắp chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

01/2015 – 12/2015

Luật, chính sách liên quan đến tái hòa nhập

người mới chấp hành xong án phạt tù, những người sắp chấp hành xong án phạt tù

Tại các tỉnh Ninh Bình, Hải Dương, Bắc Giang và Thái Bình Mục đích

Nâng cao kiến thức pháp luật và hỗ trợ cho người mới chấp hành xong án phạt tù và những người sắp chấp hành xong án phạt tù, giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng Hoạt động • Tuyên truyền, phổ biến các kiến thức pháp luật liên quan • Tư vấn pháp luật tại địa phương • Tư vấn pháp luật trực tiếp tại trụ sở Trung tâm, qua điện thoại, thư điện từ hoặc trang web của Trung tâm. Kết quả • In ấn và phát 2.500 tờ gấp giới thiệu về Trung tâm và loại hình dịch vụ • Tổ chức được 13 đợt đi tuyên truyền về chính sách pháp luật tại các trại giam cho 1279 người (trong đó có 102 phụ nữ và 1177 nam giới) • Tổ chức 06 chuyến tư vấn pháp luật tại cộng đồng cho 273 người (nam giới) • Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí tại văn phòng Trung tâm cho 96 người (trong đó có 7 phụ nữ và 89 nam giới) Ngân sách: 664.610.000 VND

92

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ TỈNH BẮC GIANG Lãnh đạo Địa chỉ Điện thoại Fax E-mail

Bà Ngụy Thị Tuyến - Giám đốc 72 Hùng Vương - thành phố Bắc Giang 0988.949.556 (84-240) 3854702 tuyenptp@gmail.com

Dự án 224/10/11 Quản lý dự án: Bà Ngụy Thị Tuyến - Giám đốc

Nâng cao năng lực phòng chống bạo lực gia đình cho hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện Tân Yên - tỉnh Bắc Giang Giai đoạn và địa bàn: 2/2012 – 12/2012 Tại huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang

Lĩnh vực pháp luật: Phòng chống bạo lực gia đình

Đối tượng hưởng lợi: Phụ nữ

Mục đích Nâng cao nhận thức pháp luật và kỹ năng thực hành pháp luật trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn huyện Hoạt động • Hội thảo về cơ chế hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình • Biên soạn và in ấn sổ tay tuyên truyền về phòng chống bạo lực gia đình theo hướng mô hình hoá từ các vụ việc cụ thể • Tổ chức tập huấn về kiến thức pháp luật phòng chống bạo lực gia đình, kỹ năng tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình • Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động lồng ghép tuyên truyền pháp • Tổ chức diễn đàn về phòng, chống bạo lực gia đình Kết quả • Các cơ quan đại diện chính quyền và hội phụ nữ tham gia hội thảo (70 người) thống nhất ký kết Bản ghi nhớ về cơ chế hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Tân Yên. • 1.000 sổ tay Phòng, chống bạo lực gia đình được in, phát đến người dân tại cộng đồng • 240 cán bộ ban, ngành, đoàn thể tại các xã và các thôn trong xã (trong đó có 85 nam giới và 135 phụ nữ) được tập huấn kiến thức pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và kỹ năng tư vấn, giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình • 397 người dân với đa phần là phụ nữ được tuyên truyền trực tiếp các kiến thức pháp luật có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình, 63 trường hợp được tư vấn pháp luật trực tiếp • 341 đại diện chính quyền, đoàn thể cơ sở và các hộ gia đình trên địa bàn dự án được trao đổi thông tin phòng chống bạo lực gia đình, chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ hạnh phúc gia đình. Ngân sách: 295.720.000 VND

93


TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH VỀ Y TẾ, HIV/AIDS (CCLPHH) Lãnh đạo

BS. LG. Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc

Địa chỉ

Số 1, ngõ 135, Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại

(84-4) 37366524

Fax

(84-4) 37366524

E-mail

tvphapluathiv@gmail.com

Website

www.trogiupphaply.com.vn

Dự án 214/11/2011 Quản lý dự án: BS. LG. Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc

Nâng cao cơ hội tiếp cận tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV tại Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Kạn thông qua việc tăng cường vai trò và năng lực của Hội Luật gia tỉnh trong cải cách tư pháp Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

01/2012 – 12/2012

Chính sách, pháp luật liên quan đến người nhiễm HIV/ AIDS

Người nhiễm và người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS

Tại Hà Nội, Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Kạn Mục đích

Tăng cường cơ hội tiếp cận tư vấn và trợ giúp pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV, trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV (người nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm, MSM) tại Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Kạn). Hoạt động • Tư vấn miễn phí về các vấn đề HIV/ AIDS qua đường dây nóng 18001521 và tại văn phòng CCLPHH • Tập huấn kiến thức cơ bản về HIV/AIDS, pháp luật phòng, chống HIV/AIDS và các vấn đề có liên quan • Tập huấn nâng cao về kỹ năng truyền thông về HIV/AIDS, kỹ năng vận động chính sách, quản lý điều hành nhóm • Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn và trợ giúp pháp lý cho luật gia, luật sư của Hội Luật gia tỉnh • Thực hành trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV • Truyền thông pháp luật phòng, chống HIV/AIDS và trợ giúp pháp lý lưu động 94

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Kết quả • Đường dây nóng 18001521 đã tư vấn cho 2.569 lượt khách hàng (1.348 nam, 1.221 nữ). Tư vấn trực tiếp tại văn phòng cho 437 khách hàng (183 nam, 254 nữ) • Tập huấn kiến thức cơ bản về HIV/AIDS pháp luật phòng, chống HIV/AIDS cho 153 người nhiễm HIV và 146 luật gia, luật sư • 45 người nhiễm HIV được tập huấn nâng cao về kỹ năng truyền thông về HIV/AIDS, kỹ năng vận động chính sách, quản lý điều hành nhóm trở thành nòng cốt trong việc kết nối người nhiễm HIV địa phương với Hội luật gia tỉnh • 45 luật gia, luật sư được tập huấn nâng cao về kỹ năng tư vấn, trợ giúp pháp lý để tham gia hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV tại địa phương. • Hội luật gia 03 tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Kạn đã tổ chức 36 đợt trợ giúp pháp lý lưu động cho 1.111 người nhiễm HIV (408 nam, 703 nữ) và trợ giúp pháp lý tại văn phòng cho 87 người nhiễm HIV (44 nam, 43 nữ). Qua đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV tại địa phương. • In và phát hành 1500 cuốn sách Hỏi đáp pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS Ngân sách: 749.750.000 VND

Dự án 342A/11/2012 Quản lý dự án: BS. LG. Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc

Nâng cao chất lượng, hiệu quả tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại Hà Nội, Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Kạn thông qua hoạt động đối thoại về vai trò của liên ngành trong chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV. Hướng tới triển khai bền vững hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV tại các tỉnh Dự án Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

01/2013 – 01/2014

Chính sách, pháp luật liên quan đến người nhiễm HIV/ AIDS

Người nhiễm và người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS

Tại Hà Nội, Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Kạn Mục đích

Tăng cường sự phối hợp liên ngành trong chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/ AIDS, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS và phụ nữ bán dâm (người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV) tại Hà Nội, Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Kạn

95


Hoạt động • Tư vấn miễn phí về các vấn đề HIV/ AIDS qua đường dây nóng 18001521 và tại văn phòng CCLPHH • Đối thoại chính sách về pháp luật phòng, chống HIV/AIDS về công tác trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV giữa các ban ngành có liên quan trong công tác phòng, chống HIV/AIDS • Hội luật gia tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Kạn dùy trì hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV tại địa phương có sự tham gia của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước của tỉnh. • Hội Luật gia tỉnh là đơn vị chủ trì tổ chức cuộc họp giao ban với các ban ngành địa phương về công tác tư vấn trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV đã triển khai trong kỳ. Kết quả • Đường dây nóng 18001521 đã tư vấn cho 3.091 lượt khách hàng (1.867 nam, 1.224 nữ). Tư vấn trực tiếp tại văn phòng cho 434 khách hàng (129 nam, 314 nữ). • 03 cuộc Đối thoại chính sách tại 03 tỉnh dự án, với sự tham dự của 120 cán bộ là đại diện các ban ngành tại địa phương: Sở Y tế, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Cơ quan công an tỉnh. Thông qua các buổi đối thoại đã nâng cao nhận thức của các ban ngành có liên quan về kiến thức HIV/AIDS, thực trạng tình hình HIV/AIDS của Việt Nam nói chung và của địa phương nói riêng. Đặc biệt nhấn mạnh đến trách nhiệm của các ban, ngành trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV và người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV tại địa phương. Các ban ngành tại địa phương đã đồng tình tham gia vào hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV tại địa phương. Qua đó xác định được các cán bộ đầu mối của các ban ngành cùng tham gia hỗ trợ công tác tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV tại địa phương • Hội luật gia 03 tỉnh Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Kạn đã tổ chức 19 đợt trợ giúp pháp lý lưu động cho 899 người nhiễm HIV (380 nam, 519 nữ) và trợ giúp pháp lý tại văn phòng cho 127 người nhiễm HIV (74 nam, 53 nữ). Sự tham gia của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước đã bước đầu đảm bảo tính bền vững của hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV tại địa phương. Do người nhiễm HIV cũng là đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, tuy nhiên, trong thực tế các Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước chưa tiếp cận được đối tượng này để trợ giúp. Thông qua, hoạt động này đã kết nối được các nhóm tự lực của người nhiễm HIV với Trung tâm trợ giúp pháp lý của nhà nước để họ biết nơi có thể tìm kiếm sự trợ giúp khí gặp vướng mắc về pháp luật. • Có sự tham gia và phối hợp của các ban ngành địa phương trong công tác tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV tại địa phương. Ngân sách: 699.660.000 VND

96

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Dự án 342B/11/2012 Quản lý dự án: BS. LG. Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc

Tăng cường năng lực cho Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/ AIDS trực thuộc Hội Luật gia Việt nam nhằm phát huy vai trò tiên phong trong công tác trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Giai đoạn và địa bàn:

Dự án tăng cường năng lực

4/2013 – 12/2013 Hà Nội

Đối tượng hưởng lợi: Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS

Mục đích Tăng cường năng lực cho CCLPHH để phát huy vai trò tiên phong và huy động các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV Hoạt động • Xây dựng chiến lược phát triển của CCLPHH trong giai đoạn 2013 – 2018 • Xây dựng 01 phần mềm quản lý tài chính. • Thiết kế và duy trì website của CCLPHH • Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho luật sư, luật gia, tư vấn viên đồng đẳng và nhân viên của CCLPHH Kết quả • Bản kế hoạch, chiến lược của CCLPHH giai đoạn 2013 – 2018 xác định rõ mục tiêu, tầm nhìn chiến lược của CCLPHH trong công tác tư vấn và trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS từ đó chỉ ra vị trí, vai trò của CCLPHH đối với công tác này và đóng góp của CCLPHH cho hệ thống tư pháp • 01 phần mềm quản lý tài chính đã được xây dựng cho CCLPHH bởi công ty TNHH phần mềm kế toán thông minh. Với việc đưa phần mềm quản lý tài chính và sử dụng đã tăng cường năng lực cho Trung tâm về quản lý tài chính và quản lý nguồn vốn. • www.trogiuphaply.com.vn chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2013 đến nay đã có hơn 10.000 lượt truy cập vào các thông tin đăng tải trên website. Các thông tin về HIV/AIDS đăng tải rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực và được cập nhật liện tục trên website của Trung tâm. Bằng công cụ tra cứu Google nếu tra từ khóa “Trợ giúp pháp lý HIV”, website của trung tâm sẽ hiện ở kết quả đầu tiên trong 463.000 kết quả (trong 0,37 giây). Nếu tra từ khóa “pháp luật hiv” website của Trung tâm sẽ hiện ở kết quả đầu tiên trong 649.000 kết quả (trong 0,32 giây). • 03 ngày tập huấn đã củng cố và năng cao toàn diện trong các lĩnh vực cho cán bộ, luật sư và đồng đẳng viên của CCLPHH về kiến thức khoa học mới liên quan đến HIV/AIDS, chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV, cập nhật chính sách, pháp luật mới về phòng, chống HIV/ AIDS, kỹ năng tham gia tố tụng đối với vụ việc phải giải quyết tại Tòa án. Ngân sách: 289.235.000 VND

97


Dự án 383/03/2013 Quản lý dự án: BS. LG. Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Dự án xây dựng mạng lưới tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tại cộng đồng Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

02/2014 - 01/2015

Chính sách, pháp luật liên quan đến người nhiễm HIV/ AIDS

Người nhiễm và người có nguy cơ nhiễm HIV/AIDS

Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Sơn La, Nam Định, Bình Thuận, Long An Mục đích

Người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thông qua hoạt động tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí tại cộng đồng Hoạt động • Tiếp tục duy trì hoạt động tư vấn miễn phí qua điện thoại 18001512, tư vấn trực tiếp tại văn phòng CCLPHH, và trợ giúp pháp lý lưu động trên địa bàn Hà Nội • Trợ giúp pháp lý đối với trường hợp phải đưa vụ việc ra trước Tòa án để giải quyết • Xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu • Tập huấn nâng cao kỹ năng tư vấn và trợ giúp pháp lý cho luật gia, luật sư của Hội Luật gia tỉnh • Đối thoại chính sách về pháp luật phòng, chống HIV/AIDS về công tác trợ giúp pháp lý cho người nhiễm HIV giữa các ban ngành có liên quan trong công tác phòng, chống HIV/AIDS • Triển khai tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV ngay tại cộng đồng nơi họ sinh sống. • Hỗ trợ kỹ thuật cho các địa phương triển khai tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV. • Phân tích và tổng hợp các dữ liệu về tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS theo chương trình Quản lý Dữ liệu • Tổ chức hội thảo vận động chính sách kết hợp đối thoại về duy trì bền vững hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV • Nghiên cứu đánh giá kết quả 8 năm thực hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS về chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV

98

SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Kết quả • 3.127 khách hàng gọi điện đến đường dây trong đó có 1.972 nữ 1.155 nam; 2292; 913 trường hợp khách hàng đến trực tiếp Văn phòng trong đó có 577 nam và 336 nữ; 04 đợt trợ giúp pháp lý lưu động cho 140 người nhiễm HIV trong đó có 75 nam; 65 nữ là thành viên nhóm tự lực • Luật sư đã bảo vệ thành công quyền và lợi ích hợp pháp là người nhiễm HIV trước Tòa án nhân dân thành phố Bắc Giang trong vụ án hành chính. Luật sư của Trung tâm đã bảo vệ quyền được đi học của cháu bé tại Hưng Yên – 8 tuổi mới lần đầu tiên được đi học do sự kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS.\ • 01 phần mềm quản lý dữ liệu đảm bảo dễ sử dụng, thuận tiện cho việc nhập liệu, việc nhập dữ liệu tiết kiệm nhiều thời gian hơn so với sử dụng exel như trước kia. Khả năng chiết xuất báo cáo linh hoạt từ báo cáo tuần, báo cáo tháng, báo cáo quý, báo cáo năm và tổng hợp dữ liệu báo cáo theo thời gian lựa chọn. Tính năng thống kế được xây dựng theo rất nhiều yếu tổ: tuổi, giới tính, loại hình vụ việc… • 06 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 180 người là người nhiễm HIV và luật gia, luật sư tại địa phương. • 06 buổi đối thoại đã có 231 đai biểu là luật gia, luật sư và đại diện các ban ngành địa phương tham gia các buổi đối thoại chính sách về pháp luật phòng, chống HIV/AIDS. • 24 đợt trợ giúp pháp lý lưu động cho 756 người nhiễm HIV sinh hoạt tại các nhóm tự lực tại cộng đồng; Trợ giúp pháp lý tại văn phòng cho 587 người nhiễm HIV đến xin tư vấn, trợ giúp pháp lý • In 3000 tờ rơi về quy trình tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV. • Duy trì và củng cố website www.trogiupphaply.com.vn với hơn 10.000 lượt truy cập, là địa chỉ được công cụ tìm kiếm Google đưa lên hàng đầu khi tra cứu cụm từ “tư vấn pháp luật HIV” hay “trợ giúp pháp lý HIV” • 01 báo cáo phân tích tổng hợp dữ liệu tư vấn, trợ giúp pháp lý của Trung tâm từ 2009 – 2014 đã nêu lên được những bất cập, vướng mắc mà người nhiễm HIV thường gặp phải và chỉ ra những đề xuất, kiến nghị đối với chính sách pháp luật để giải quyết những tồn tại, vướng mắc này. • 01 báo cáo nghiên cứu “Báo cáo đánh giá kết quả 8 năm thi hành Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) về chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Ngân sách: 1.748.464.000VND

99


TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT HỘI LUẬT GIA TỈNH YÊN BÁI Lãnh đạo

Luật gia Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc

Địa chỉ

Tổ 26, phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái

Điện thoại

01679518075

E-mail

hoiluatgiayenbai@gmail.com

Dự án 328/11/12 Quản lý dự án: Luật gia Nguyễn Mạnh Thắng, Giám đốc Tư vấn, nâng cao kiến thức pháp luật cho Phụ nữ dân tộc HMông huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phòng ngừa tội phạm mua bán người. Giai đoạn và địa bàn: 08/2013 – 05/2014 Tại Mù Cang Chải, Yên Bái

Lĩnh vực pháp luật: Phòng chống Buôn bán người

Đối tượng hưởng lợi: Phụ nữ và trẻ em

Mục đích

Giúp phụ nữ và trẻ em người dân tộc Mông Mù Cang Chải nói riêng có hiểu biết cơ bản về các quy định của pháp luật và kỹ năng trong lĩnh vực phòng ngừa tội phạm mua bán người Hoạt động • Tổ chức các đợt tuyên truyền pháp luật liên quan đến phòng chống buôn bán người • Biên soạn, phát hành tài liệu truyền thông pháp luật song ngữ (Tiếng phổ thông và tiếng Mông) • Tư vấn và trợ giúp pháp lý trực tiếp cho người dân • Tổ chức hội thảo chính sách thúc đẩy các giải pháp kinh tế, xã hội để hỗ trợ cho người dân thuộc đối tượng của dự án. Kết quả • Phát thanh tuyên truyền pháp luật về phòng chống buôn bán người tại 5 xã • 50 cán bộ nòng cốt địa phương (trong đó có 20 phụ nữ và 30 nam giới) được tập huấn về phòng chống buôn bán người • 5 đợt tuyên truyền và tư vấn cho 1.013 người tới từ 5 xã của Huyện Mù Căng Chải • In ấn và công bố 100 tranh cổ động về phòng chống buôn bán người và 3000 tờ rơi tuyên truyền Ngân sách: 245.251.200 VND 100 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP NGHỆ AN Lãnh đạo

Ông Nguyễn Thành Nhâm, Giám đốc

Địa chỉ

152, đường Hà Huy Tập, Phường Hà Huy Tập, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An

Điện thoại

(84) 904657347

Email

thanhnhamnnna@gmail.com

Dự án 308/11/12 Quản lý dự án: Ông Nguyễn Thành Nhâm, Giám đốc

Nâng cao nhận thức, năng lực thực hiện luật đất đai khi nhà nước thu hồi đất tái định cư tại Huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An Giai đoạn và địa bàn: 04/2013 – 03/2014 Tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Lĩnh vực pháp luật: Luật Đất đai

Đối tượng hưởng lợi: Nông dân, phụ nữ dân tộc miền núi

Mục đích Nông dân, phụ nữ dân tộc miền núi được nâng cao nhận thức về quyền, nghĩa vụ; có năng lực pháp luật để hành động theo luật đất đai; bảo vệ mình trước pháp luật và đóng góp tích cực vào kế hoạch phát triển của địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hoạt động • Tập huấn cho cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân của huyện Tương Dương về Luật đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất lâm nghiệp • Biên soạn, phát hành Sổ tay và tờ rơi về luật đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư • Tổ chức tuyên truyền và tư vấn pháp luật cho người dân • Tổ chức hội thảo chính sách cấp huyện về thực thi luật đất đai Kết quả • 89 cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân của huyện Tương Dương và 18 xã, thị trấn trong huyện được tập huấn về Luật đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất lâm nghiệp (55 phụ nữ và 34 nam giới) • 500 cuốn Sổ tay hỏi đáp về luật đất đai, chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư khi nhà nước thu hồi đất được xuất bản • 2904 người dân tại 20 thôn bản trọng điểm được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Luật đất đai và năng lực thực hiện chính sách bồi thường tái định cư khi thu hồi đất • 01 hội thảo chính sách cấp huyện được tổ chức thành công với chủ đề Thực thi luật đất đai và thu hồi đất đai với 84 đại biểu tham dự Ngân sách: 271.970.000 VND 101


Dự án 400/11/13 Quản lý dự án: Ông Nguyễn Thành Nhâm, Giám đốc

Nâng cao kiến thức, năng lực về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường GPMB, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất cho phụ nữ, nông dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật đất đai tại tỉnh Nghệ An Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

04/2013 – 03/2014

Luật Đất đai

Nông dân, phụ nữ dân tộc miền núi

Tại huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An Mục đích

Nông dân, phụ nữ tỉnh Nghệ An được nâng cao kiến thức, năng lực về Luật đất đai mới (2013), giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bồi thường GPMB, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đai; thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật đất đai tại tỉnh; bảo vệ mình trước pháp luật và đóng góp tích cực vào kế hoạch phát triển của địa phương nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Hoạt động • Tập huấn về Luật đất đai trọng tâm là giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất • Biên soạn và In ấn Tờ rơi về quyền, nghĩa vụ thực hiện giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất • Tổ chức tuyên truyền, tư vấn về luật đất đai mới, về giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Kết quả • 93 người (51 phụ nữ và 42 nam giới) là Cán bộ Hội Phụ nữ, Hội Nông dân của 18 xã, thị trấn của huyện Tương Dương và cán bộ của các cơ quan như Phòng Tài nguyên & Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Đài phát thanh và truyền hình huyện được tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực thực hiện luật đất đai mới (2013) • 4500 cuốn Sổ tay hỏi đáp về luật đất đai được xuất bản và chuyển giao tới cán bộ và người dân địa phương • 4177 người dân tại 20 thôn bản trọng điểm của huyện được tuyên truyền, nâng cao nhận thức về Luật đất đai cũng như các quy định, thủ tục liên quan đến quyền sử dụng đất – chiếm 78% số hộ dân trong địa bàn (2548 phụ nữ và 1629 nam giới) • 294 người dân được tư vấn pháp luật trực tiếp trong các đợt tuyên truyền tư vấn lưu động về địa phương (196 phụ nữ và 98 nam giới) Ngân sách: 279.880.000 VND

102 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


HỘI NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM (VAE) Lãnh đạo Địa chỉ Điện thoại Fax E-mail Website

Anh hùng LĐ Cù Thị Hậu, Chủ tịch Số 12, Lê Hồng Phong, quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam (84-4) 37341854 (84-4) 37342801 phamtuyetnhung211@yahoo.com www.hoinguoicaotuoi.vn

Dự án 097/04/11 Quản lý dự án: Bà Phạm Tuyết Nhung, Phó Ban Đối ngoại

Thúc đẩy sự tham gia và giám sát của Hội Người cao tuổi Việt Nam trong việc thực hiện Luật và các chính sách đối với Người cao tuổi Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

06/2011- 07/2012

Luật và chính sách liên quan đến người cao tuổi

Người cao tuổi

Tại Phú Thọ, Quảng Trị, Bình Thuận, Cà Mau và toàn quốc

Mục đích: Góp phần thúc đẩy sự tham gia và giám sát của Hội NCT và cộng đồng trong việc thực hiện Luật NCT và các chính sách của nhà nước về NCT để bảo vệ lợi ích NCT. Hoạt động • Điều tra tình hình thực hiện Luật NCT và các chính sách trợ cấp xã hội cho NCT ở địa phương và đề xuất phương hướng giải quyết. • Thành lập 08 tổ giám sát gồm các thành viên là cán bộ và hội viên Hội NCT. • Biên soạn các tài liệu tập huấn về Luật NCT, các chính sách đối với NCT và về phương pháp giám sát, tham gia góp ý cải cách tư pháp; tổ chức 4 lớp tập huấn cho các Tổ giám sát, các cán bộ Hội NCT cơ sở. • Tổ chức Hội thảo quốc gia về tình hình thực hiện Luật NCT, các chính sách đối với NCT, về kết quả thành lập tổ giám sát của Hội NCT ở địa phương. Kết quả • 01 điều tra khảo sát về thực trạng thực thi luật, chính sách cho người cao tuổi tại 4 tỉnh dự án • 01 bộ tài liệu về luật và chính sách cho NCT và hướng dẫn giám sát việc thực thi luật và chính sách cho NCT được biên soạn và áp dụng (500 cuốn) • 08 tổ giám sát của NCT tại cơ sở được thành lập, 200 NCT được tập huấn về luật và chính sách cho NCT • 100 người tham gia đối thoại tại hội thảo quốc gia, 01 báo cáo về tình hình thực hiện Luật NCT, các chính sách đối với NCT Ngân sách: 643.420.000 VND

103


Dự án 392/05/13 Quản lý dự án: Bà Phạm Tuyết Nhung, Phó Ban Đối ngoại Nâng cao năng lực giám sát thực hiện luật, chính sách và hỗ trợ pháp lý cho người cao tuổi Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

9/2013 – 12/2014

Luật và các chính sách cho người cao tuổi

Người cao tuổi

Tại Lào Cai, Điện Biên, Hòa Bình và toàn quốc Mục đích

Góp phần thúc đẩy sự tham gia và giám sát của Hội NCT và cộng đồng trong việc thực hiện Luật NCT và các chính sách của nhà nước về NCT để bảo vệ lợi ích NCT. Hoạt động • Đánh giá tổng thể về thực hiện chính sách Bảo trợ xã hội, quyền lợi, bảo hiểm y tế.... cho NCT tại các địa phương là địa bàn dự án (3 tỉnh, 6 huyện, 12 xã) • Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn công tác Kiểm tra- giám sát của Hội NCT (phối hợp với nội dung tài liệu đã xây dựng ở giai đoạn trước để cung cấp cho các địa phương của dự án và hệ thống Hội NCT ở 63 tỉnh/thành phố. • Xây dựng chuyên mục Tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho NCT trên Báo Người cao tuổi, website TW Hội NCT và của Báo NCT giải đáp về các vấn đề liên quan NCT. • Tổ chức 3 lớp tập huấn Luật và các chính sách, quyền lợi cho NCT; về phương pháp thành lập tổ kiểm tra - giám sát, nội dung và các hoạt động kiểm tra giám sát v.v. • Thành lập tổ KTGS, hỗ trợ kỹ thuật và đánh giá hoạt động của Tổ Kiểm tra- giám sát. • Tổ chức tập huấn về Kiểm tra – Giám sát cho các cán bộ lãnh đạo Hội NCT tất cả các tỉnh thành sử dụng bộ tài liệu hướng dẫn và tổng kết dự án, chia sẻ kết quả dự án, lồng ghép trong Hội nghị tổng kết Ban chấp hành Hội NCT năm 2014. Kết quả • 01 báo cáo khảo sát về thực trạng thực thi luật, chính sách cho người cao tuổi tại 3 tỉnh dự án • 1 bộ tài liệu hướng dẫn Kiểm tra – Giám sát thực thi luật và chính sách • 01 chuyên mục tư vấn pháp luật và chính sách trên báo giấy, báo điện tử và trang web (68 lượt bài) • 12 tổ giám sát thực thi luật, chính sách cho NCT tại địa phương được thành lập, 135 người được tập huấn về luật và chính sách, quyền lợi cho NCT và kiểm tra, giám sát việc thực thi luật • 131 cán bộ lãnh đạo hội người cao tuổi ở 63 tỉnh, thành phố được phổ biến về mô hình giám sát trong Hội nghị tổng kết • 1 cuốn hỏi đáp về luật và chính sách cho NCT cập nhật được xuất bản và phân phát cho các cơ quan liên quan (4200 cuốn) Ngân sách: 970.950.000 VND

104 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC ĐINH TIÊN HOÀNG Lãnh đạo Địa chỉ Điện thoại Fax E-mail Website

TS. Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng 67 Phó Đức Chính, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam (84-4) 3715 2521 (84-4) 3715 2521 C3dinhtienhoang@hanoiedu.vn www.dinhtienhoang.org

Dự án 023/11/10 Quản lý dự án: TS. Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng Giáo dục và trợ giúp tư pháp cho trẻ vị thành niên, học sinh gặp khó khăn Trường THPT Đinh Tiên Hoàng Giai đoạn và địa bàn: 01/2011 – 12/2011 Tại Hà Nội

Lĩnh vực pháp luật: Luật Hình sự, Luật Hôn nhân Gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc, Giáo dục Trẻ em, Luật giao thông

Đối tượng hưởng lợi: Học sinh

Mục đích Trang bị kiến thức pháp luật và nâng cao năng lực tư vấn, đào tạo cho giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý, cán bộ văn phòng tư vấn của trường; và trang bị kiến thức pháp luật cho 1100 học sinh của trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình, Hà Nội Hoạt động • Đào tạo kiến thức pháp luật theo 4 chuyên đề pháp luật của dự án cho giáo viên chủ nhiệm, dạy kiến thức pháp luật định kỳ và kiểm tra kiến thức pháp luật toàn trường. • Thành lập tủ sách pháp luật để học sinh tới cho tham khảo và tra cứu. • Tổ chức các chuyến đưa học sinh đi thăm một số văn phòng luật. • Tổ chức bữa tối hoặc tiệc trà tổ chức giao lưu giữa học sinh của trường, sinh viên luật năm cuối và một số luật sư có kinh nghiệm • Thành lập câu lạc bộ pháp luật làm nơi giao lưu ngoại khóa cho các em. Kết quả • 34 giáo viên và cán bộ được tập huấn về luật và kỹ năng tư vấn pháp luật cho học sinh, 1 bộ tài liệu giảng dạy về luật được biên soạn để giảng dạy trong chương trình • 273 lượt học sinh truy cập thư viện pháp luật • 160 học sinh đến thăm văn phòng luật • 280 học sinh giao lưu với các luật sư và sinh viên luật, 1000 học sinh tham dự các hoạt động giao lưu ngoại khóa của câu lạc bộ pháp luật • 192 tiết học về pháp luật được giảng dạy trong năm học Ngân sách: 230.000.000 VND 105


VIỆN NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ PHÁT TRIỂN (PLD) Lãnh đạo

TS.LS. Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng

Địa chỉ

Tầng 8, nhà B, Đại học Công Đoàn, 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại/ Fax

(84-4) 43 533 4330

E-mail

pldvietnam@gmail.com

Trang web

www.pldvietnam.org

Dự án 217A/10/11 Quản lý dự án: PGS. TS. Lê Thị Hoài Thu

Đánh giá nhu cầu của và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4 nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương: người lao động di cư; người chung sống với HIV; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

04/2012 – 2/2013

Tư pháp

Người lao động di cư; người chung sống với HIV; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số

Toàn quốc Mục đích

Nghiên cứu đánh giá tổng quan về hoạt động phổ biến pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4 nhóm mục tiêu người lao động di cư; người chung sống với HIV; người khuyết tật; người dân tộc thiểu số nhằm đưa ra các kiến nghị về chính sách và pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý đối với mỗi trong 4 nhóm mục tiêu này Hoạt động • Triển khai nghiên cứu tài liệu thứ cấp và khảo sát thực địa tại 4 tỉnh • Tổ chức chuỗi hội thảo chuyên đề đánh giá nhu cầu và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4 nhóm mục tiêu • Tổ chức hội thảo đánh giá/phản hồi những phát hiện/kết luận của Báo cáo nghiên cứu .

106 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Kết quả • 01 Báo cáo đánh giá tình hình nghiên cứu về tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4 nhóm mục tiêu (người lao động di cư; người chung sống với HIV; người khuyết tật; dân tộc ít người). • 01 báo cáo khảo sát về hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4 nhóm mục tiêu • 01 cuộc Hội thảo chuyên đề : “Nhu cầu và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người lao động di cư.”. Sản phẩm: Báo cáo Hội thảo, bao gồm cả kỷ yếu hội thảo • 01 cuộc Hội thảo chuyên đề : “Nhu cầu và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người người nhiễm HIV.”. Sản phẩm: Báo cáo Hội thảo, bao gồm cả kỷ yếu hội thảo. • 01 cuộc Hội thảo chuyên đề : “Nhu cầu và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.”. Sản phẩm: Báo cáo Hội thảo, bao gồm cả kỷ yếu hội thảo. • 01 cuộc Hội thảo chuyên đề : “Nhu cầu và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người dân tộc và dân tộc thiểu số.” Sản phẩm: Báo cáo Hội thảo, bao gồm cả kỷ yếu hội thảo. • 01 Hội thảo đánh giá/phản hồi những phát hiện/kết luận của Báo cáo nghiên cứu. Sản phẩm: Báo cáo Hội thảo, bao gồm cả kỷ yếu hội thảo. • 01 Báo cáo Nghiên cứu : “Đánh giá nhu cầu của và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4 nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương: người lao động di cư; người chung sống với HIV; người khuyết tật; dân tộc ít người” Ngân sách: 741.848.000.00 VND

Dự án 217B/10/11 Quản lý dự án: PGS. TS. Lê Thị Hoài Thu Tăng cường năng lực cho Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển (PLD) Giai đoạn và địa bàn: 2013 - 2014 Tại Hà Nội

Dự án tăng cường năng lực

Đối tượng hưởng lợi: Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển

Mục đích Tăng cường năng lực nghiên cứu và quản lý cho Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật (PLD) – hướng tới phát triển và xây dựng PLD trở thành Think Tank Việt nam Hoạt động • Tổ chức nghiên cứu, tọa đàm xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh phát triển Viện PLD và tăng cường năng lực của Hội đồng Khoa học (HĐKH) Viện PLD • Tổ chức các tọa đàm, tập huấn nâng cao năng lực nghiên cứu • Xây dựng các văn bản quy trình quản lý, tổ chức tập huấn, đào tạo tăng cường năng lực quản lý nhân sự và quản lý tài chính của nhóm cán bộ cốt lõi 107


Kết quả • 06 cuộc tọa đàm bàn tròn chuyên đề với sự tham dự của thành viên HĐKH và các chuyên gia cộng tác viên • 01 Quy chế hoạt động của HĐKH Viện PLD được xây dựng • 01 bản Chiến lược về Tầm nhìn và sứ mệnh phát triển Viện PLD trong thời gian 5 năm (2013 – 2017) được xây dựng • 01 Hội thảo: “Vai trò của Think tank trong hoạch định, phản biện chính sách” được tổ chức • 01 Tập huấn về phương pháp nghiên cứu định lượng • 01 Tập huấn về phương pháp khảo sát điều tra thực địa • 01 Tọa đàm về nghiên cứu vận động chính sách và pháp luật • 01 Tọa đàm về Truyền thông/Báo chí với hoạt động vận động chính sách, xây dựng pháp luật Ngân sách: 428.500.000 VND

108 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐÀ NẴNG (DISED) Lãnh Đạo Địa chỉ Điện thoại Fax E-mail Website

TS. Nguyễn Phú Thái, Viện trưởng 118 Lê Lợi, Đà Nẵng (84-511) 3.840 332 (84-511) 3.840 975 dised@danang.gov.vn www.dised.danang.gov.vn

Dự án 321/11/2013 Quản lý dự án: TS. Hoàng Văn Long

Nghiên cứu Thực trạng và giải pháp trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện bị thu hồi đất tại thành phố Đà Nẵng Giai đoạn và địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

01/2014 – 12/2014

Trợ giúp pháp lý trong thu hồi, giải tỏa Đất đai

Hộ nghèo và người dân tộc thiểu số

Tại Đà Nẵng

Mục đích Dự án nghiên cứu góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường tiếp cận trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012-2016 nói riêng và cả nước nói chung Hoạt động • Triển khai thực hiện nghiên cứu, khảo sát và các hoạt động tham vấn ý kiến • Xây dựng Văn bản kiến nghị hoàn thiện Luật trợ giúp pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan Kết quả • 03 báo cáo chuyên đề về tổng quan chính sách và các vấn đề liên quan đến Trợ giúp pháp lý • 1 báo cáo nghiên cứu tổng hợp và 1 báo cáo tóm tắt về đánh giá và phân tích thực trạng hiểu biết, thực trạng tiếp cận trợ giúp pháp lý của các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các khuyến nghị • 01 hội thảo góp ý và công bố kết quả nghiên cứu với sự tham gia của 60 người (đại diện hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, các tổ chức trợ giúp pháp lý, chính quyền địa phương, chuyên gia, nhà khoa học) • 100 bản in báo cáo kết quả nghiên cứu cuối cùng • 1000 tờ rơi tuyên truyền về các kênh trợ giúp pháp lý được chia sẻ với người dân vùng dự án Ngân sách: 259.920.000 VND

109


VIỆN TƯ VẤN PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI (CISDOMA) Lãnh đạo

Bà Trần Thị Minh Châu, Giám đốc

Địa chỉ

58 Nguyễn Khang, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại

(+84) 4 37843 681

Fax

(+84) 4.37843 678

E-mail

cisdoma@gmail.com

Website

www.cisdoma.org.vn

Dự án 003/11/10 Quản lý dự án: Bà Trần Thị Minh Châu, Giám đốc Tăng cường năng lực cho Hội phụ nữ huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang trong việc truyền thông và hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ các dân tộc thiểu số Giai đoạn và Địa bàn:

Lĩnh vực pháp luật:

Đối tượng hưởng lợi:

01/2011 – 12/2011

Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực Gia đình

Phụ nữ người dân tộc thiểu số

Tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang Mục đích

Góp phần nâng cao năng lực cho Hội phụ nữ Quang Bình trong việc truyền thông và tư vấn pháp luật cho phụ nữ các dân tộc thiểu số ở địa phương. Hoạt động • Tăng cường năng lực cho hội phụ nữ địa phương và cán bộ tư pháp thông qua tập huấn về luật, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật • Thành lập câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật và đời sống tạo môi trường để hội phụ nữ thực hành tuyên truyền, tư vấn pháp luật, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ sinh hoạt câu lạc bộ, xây dựng quy chế hoạt động của câu lạc bộ • Biên soạn, in ấn và phát hành tài liệu “30 câu hỏi và trả lời về Luật Bình đẳng giới và Luật phòng chống bạo lực gia đình”

110 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Kết quả • 35 cán bộ của hội phụ nữ và cán bộ tư pháp, đoàn thành niên, hội nông dân, Mặt trận Tổ quốc, được tập huấn về luật và kỹ năng tuyên truyền, tư vấn luật • 15 hội viên câu lạc bộ được tập huấn kỹ năng nghiệp vụ sinh hoạt câu lạc bộ. 1 câu lạc bộ mới được thành lập với 83 phụ nữ dân tộc, 6 buổi sinh hoạt với 423 lượt người tham dự - giải đáp các thắc mắc về luật • 05 ca hòa giải về bạo lực gia đình thành công • 3000 cuốn hỏi-đáp về luật bình đẳng giới, luật phòng chống bạo lực gia đình được xuất bản và sử dụng Ngân sách: 230.000.000 VND

Dự án 193/10/11 Quản lý dự án: Bà Trần Thị Minh Châu, Giám đốc Tiếp tục tăng cường năng lực cho Hội phụ nữ huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang trong việc truyền thông và hỗ trợ pháp lý cho phụ nữ các dân tộc thiểu số Giai đoạn: 08/2012 – 08/2013 Tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Lĩnh vực pháp luật: Quyền khai sinh của trẻ em

Đối tượng hưởng lợi: Trẻ em người dân tộc thiểu số

Mục đích Góp phần tăng cường năng lực cho Hội phụ nữ Quang Bình trong việc truyền thông và tư vấn pháp luật cho phụ nữ các dân tộc thiểu số ở địa phương. Hoạt động • Tổ chức 03 khóa tập huấn cho cán bộ câu lạc bộ phụ nữ với pháp luật về kỹ năng truyền thông, kiến thức luật • Củng cố hoạt động 5 CLB cũ, và thành lập mới 10 CLB, tập huấn kỹ năng điều hành sinh hoạt CLB • Tổ chức thi “cán bộ truyền thông hỗ trợ pháp lý giỏi” • Các CLB tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại cộng đồng • Biên soạn và in ấn, phân phát tài liệu tuyên truyền về quyền khai sinh cho trẻ em

111


Kết quả • 33 cán bộ phụ nữ của 15 CLB được tập huấn về kỹ năng truyền thông và kiến thức luật • 05 câu lạc bộ cũ được củng cố hoạt động, 10 câu lạc bộ mới được thành lập, tổng có 895 thành viên sinh hoạt, mỗi câu lạc bộ tổ chức 6 buổi sinh hoạt với chủ đề pháp luật • 2710 người dân tại 15 xã được tuyên truyền, phổ biến về quyền khai sinh • 498 người lớn được khai sinh lại miễn phí do không có khai sinh gốc, 114 trẻ em được đăng ký khai sinh mới • 3000 cuốn hỏi-đáp về quyền khai sinh cho trẻ em được xuất bản và sử dụng Ngân sách: 505.467.000 VND

112 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


PHẦN 3 TÓM LƯỢC CÁC NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT DO ĐỐI TÁC NHẬN TÀI TRỢ JIFF THỰC HIỆN

113


114 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁP


STT TÊN NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT

TRANG

1

Nghiên cứu xây dựng hệ tiêu chí và bộ chỉ số đánh giá độc lập tư pháp ở Việt Nam

117

2

Công lý cho các “làng ung thư ở Việt Nam”: nghiên cứu thực tiễn, các lỗ hổng pháp lý và đề xuất giải pháp chính sách

126

3

Đánh giá Thực trạng và giải pháp trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện bị thu hồi đất tại thành phố Đà Nẵng.

139

4

Đánh giá 05 năm thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS

146

5

Nghiên cứu trường hợp về tình hình áp dụng pháp luật, chính sách và tiếp cận tư pháp cho người khuyết tật tại Việt Nam

154

6

Khảo sát và đánh giá về thực trạng, những tồn tại, rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong việc thực hiện chính sách tín dụng hiện hành của địa phương và những bất cập, rủi ro trong mối quan hệ tín dụng giữa người dân và các tổ chức tín dụng;

162

7

Khảo sát thực trạng hôn nhân và gia đình, nhu cầu hỗ trợ của người dân tại 04 xã miền núi

168

8

“Đánh giá nhu cầu của và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4 nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương: người lao động di cư; người chung sống với HIV; người khuyết tật; dân tộc ít người”

172

9

Đánh giá hiệu quả của công tác trợ giúp pháp lý tỉnh Hòa Bình

181

10

Nghiên cứu việc thực hiện các chính sách của Nhà nước đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi ở cộng đồng và ở cơ sở Bảo trợ xã hội (BTXH) ngoài công lập tại một số địa phương có Chi hội Bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam.

187

11

Nghiên cứu Xây dựng mô hình hòa giải ở cơ sở trong tranh chấp đất đai tại thành phố Bắc Giang

193

12

Khảo sát nhanh về thực trạng và nguyên nhân chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn ở khu vực biên giới giữa công dân Việt Nam và công dân nước CHDCND Lào

200

13

Khảo sát đánh giá hiểu biết, nhận thức, thái độ và thực hành của cộng đồng về quyền và các quy định của pháp luật có liên quan tới việc thực hiện bảo vệ môi trường tại địa phương

206

14

Khảo sát lấy ý kiến về chính sách pháp luật có liên quan và nhu cầu phổ biến giáo dục pháp luật tại trung tâm giáo dục lao động xã hội TP Hà Nội

211

115


STT TÊN NGHIÊN CỨU, KHẢO SÁT

TRANG

15

Điều tra, khảo sát về việc nhận trợ cấp xã hội và thực hiện Luật Người cao tuổi

218

16

Nghiên cứu mô hình và xây dựng cẩm nang tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các tổ chức xã hội Việt Nam

223

17

Khảo sát thực trạng tổ chức, hoạt động của các trung tâm tư vấn pháp luật thuộc hội luật gia Việt Nam - Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia Việt Nam trong thời gian tới

231

18

Khảo sát Các Nhóm xã hội dễ bị tổn thương với hệ thống tư pháp - Vai trò của tổ chức xã hội (CSOs)

239

19

Điều tra hiểu biết pháp luật và nhu cầu tư vấn luật của học sinh

244

20

Khảo sát đánh giá hiện trạng nhận thức và thực hiện QTE của phụ nữ huyện Bắc Hà

248

116 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ TIÊU CHÍ VÀ BỘ CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP TƯ PHÁP Ở VIỆT NAM (2015)

1. Bối cảnh thực hiện dự án Hiện nay, tòa án Việt Nam đang có nhiều bất cập xét ở khía cạnh độc lập tư pháp. Một trong những đặc trưng của quyền tư pháp ở Việt Nam là mức độ độc lập tư pháp rất thấp. Tình trạng này được lý giải bởi nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có đặc thù của hệ thống chính trị và phương thức tổ chức bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, có một nguyên nhân khắc cần kể đến là tòa án và thẩm phán ở Việt Nam chưa có được sự giám sát và đánh giá từ phía phía công chúng. Sự khép kín của việc đánh giá chất lượng của thẩm phán, của tòa án trong phạm vi chế độ khen thưởng, thi đua áp dụng chung đối với công chức nhà nước không cho phép công chúng có được sự đánh giá đối với thẩm phán, tòa án. Độc lập tư pháp sẽ được cải thiện nếu việc đánh giá từ phía công chúng được thực hiện ngay cả trong điều kiện của hệ thống chính trị hiện tại.

Đơn vị thực hiện: Tạp chí Pháp luật và Phát triển - Hội luật gia Việt Nam. Địa bàn thực hiện: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh. Quy mô khảo sát: Tiến hành phỏng vấn sâu các thẩm phán của tòa án cấp tỉnh, tòa án cấp huyện, kiểm sát viên, nhà báo và luật sư tại các địa bàn thực hiện. Thời gian thực hiện: 03/2014 - 01/2015 Mục tiêu của dự án: Mục tiêu của dự án là nghiên xây dựng, hệ tiêu chí và bộ chỉ số đánh giá mức độ độc lập tư pháp và triển khai đánh giá thử nghiệm và sau đó công bố rộng rãi kết quả nghiên cứu này.

Việc thu hút công chúng tham gia đánh giá độc lập tư pháp, cụ thể là của tòa án, thẩm phán sẽ cho thấy nguyên nhân của mức độ độc lập tư pháp ở nơi này hay nơi khác trên lãnh thổ đất nước. Dĩ nhiên, để đánh giá được, công chúng cần có được những tiêu chí, những chỉ số và công cụ thu thập thông tin cho các chỉ số được xác định. Những chỉ số phản ánh độc lập tư pháp như mức độ độc lập trong tố tụng, giữa tòa án các cấp, giữa thẩm phán với lãnh đạo tòa án, giữa kiểm sát viên với thẩm phán, giữa luật sư với thẩm phán, mức độ độc lập với cấp ủy đảng trong xét xử là những tiêu chí có thể giúp xác định mức độ độc lập tư pháp của mỗi tòa án và có thể so sánh giữa các tòa án. Đây là một dự án khó thực hiện song rất có ý nghĩa đối với thực tiễn cải cách tư pháp. Dự án đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp khác nhau, thực hiện nhiều giải pháp cụ thể khác nhau để đạt mực tiêu đặt ra. Với cố gắng lớn, Dự án đã vượt qua nhiều thách thức, khó khăn và đạt được mục tiêu đề ra.

117


2. Quá trình thực hiện Dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

Tháng 3/2014

Cuộc họp khởi động dự án với sự có mặt của chủ nhiệm đề tài, nhóm các chuyên gia và cộng tác viên. Cuộc họp đã giới thiệu về nội dung, mục đích cũng như ý nghĩa của dự án, chính thức lên kế hoạch thực hiện đề tài, đồng thời hoàn tất việc ký kết hợp đồng với các chuyên gia và cộng tác viên. Trong giai đoạn này, nhóm các chuyên gia và cộng tác viên đã hoàn thành và nghiệm thu hơn 60% tổng số các chuyên đề của đề tài. Song song với việc hoàn thiện các chuyên đề nghiên cứu, nhóm chuyên gia thực hiện dự án cũng tiến hành xây dựng bộ phiếu gồm 5 mẫu phiếu khảo sát dành cho các nhóm đối tượng: Thẩm phán tòa án huyện; Thẩm phán tòa án tỉnh; Luật gia, luật sư; Phóng viên; Kiểm sát viên và 2 bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp để tương tác với các đối tượng tại nơi khảo sát nhằm đa dạng lượng thông tin thu thập được.

Tháng 5/2014

Ban chủ nhiệm đề tài tiến hành tổ chức buổi Tọa đàm xây dựng, hoàn thiện bộ phiếu khảo sát, ghi nhận ý kiến đóng góp của các chuyên gia và khách mời để hoàn thiện bảng hỏi trong bộ phiếu.

Tháng 6/2014 tháng 9/2014

Trong tháng 6, khảo sát thực tiễn tại các địa phương như sau: • Khảo sát tại Tòa án nhân dân quận Hồng Bàng, Đoàn Luật sư Tp. Hải Phòng, Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng; • Khảo sát tại Tòa án nhân dân Tp. Đà Nẵng, Đoàn Luật sư thành phố Đà Nẵng; • Khảo sát tại Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh, Đoàn Luật sư thành phố Hồ Chí Minh. • Khảo sát tại Tòa án nhân dân Tp. Hà Nội, Tòa án nhân dân quận Long Biên, Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội. Số liệu khảo sát mức độ độc lập tư pháp tại các địa phương này được tổng hợp và phân tích trong báo cáo kết quả đánh giá khảo sát.

Tháng 10/2014 12/2014

• Các chuyên đề nghiên cứu hoàn thành làm cơ sở để xây dựng khung logic, chỉ số và tiêu chí. • Xây dựng Khung logic và yêu cầu đối với chỉ số và tiêu chí với sự tham gia của các chuyên gia và tổ chức các tọa đàm thảo luận. Hệ tiêu chí gồm 13 tiêu chí và 55 chỉ số đã được xây dựng. Hoàn thiện các bảng hỏi dành cho các 3 nhóm đối tượng: (i) người thuộc ngành tòa án (cán bộ tòa án không phải thẩm phán; thẩm phán, hội thẩm nhân dân); (ii) luật sư và luật gia (có kinh nghiệm đối với hoạt động của tòa án): (iii) phóng viên.

Tháng 12/2014 01/2015

• Tổ chức đánh giá thử nghiệm Bộ chỉ số tại Bắc Ninh và Hà Nội. • Tổ chức Hội thảo công bố Bộ chỉ số. • Xuất bản Bộ tiêu chí gồm 400 cuốn.

118 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Để thực hiện được Dự án, Chủ nhiệm đề tài đã phải phân Dự án thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Các hoạt động nghiên cứu, khảo sát sơ bộ của giai đoạn 1 đã làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về độc lập tư pháp và sự cần thiết phải đánh giá mức độ độc lập tư pháp trong bối cảnh Việt Nam. Hoạt động nghiên cứu được thực hiện thông qua các chuyên đề nghiên cứu lý luận do nhiều chuyên gia có kinh nghiệm, có trình độ thực hiện. Trong số những người tham gia nghiên cứu lý luận có cả những chuyên gia từ Nhật Bản, Australia. Việc nghiên cứu các căn cứ thực tiễn được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát, phỏng vấn và tọa đàm trực tiếp tại Tòa án nhân dân, Đoàn luật sư tại các thành phố Hải phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, qua phiếu hỏi đối với luật sư, luật gia, phóng viên chuyên mục pháp luật. Các cuộc khảo sát hướng tới việc đánh giá của thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên về mức độ độc lập của họ trong xét xử với tư cách là những người trực tiếp thực thi công lý, đánh giá của luật sư, luật gia, phóng viên về tính thân thiện, mức độ khách quan của các phiên tòa, năng lực, trình độ và ứng xử của thẩm phán.

Giai đoạn 2: Dự án đã thực tiếp tục thực hiện các khảo sát tại Tòa án Nhân dân quận Đống Đa, Long Biên, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, điều tra bằng phiếu hỏi đối với luật sư, luật gia, phóng viên chuyên mục pháp luật về mức độ độc lập của tòa án và thẩm phán song song với việc xây dựng các tiêu chí và chỉ số. Căn cứ vào các kết quả khảo sát, Nhóm chuyên gia Dự án đã tiến hành xây dựng, đề xuất hệ tiêu chí. Qua nhiều lần thảo luận, Nhóm chuyên gia của dự án đã đề xuất 150 yếu tố có thể ảnh hưởng đến độc lập tư pháp và từ đó phân loại, xác định các các nhóm để hình thành các tiêu chí. Kết quả, Nhóm chuyên gia đã đề xuất 13 tiêu chí và trên cơ sở 13 tiêu chí này xây dựng 50 chỉ số đánh giá.

Giai đoạn 3: Giai đoạn 3 của Dự án thực hiện Xây dựng Bộ chỉ số theo các phương pháp định lượng hóa tới mức cao nhất tiêu chí đã được xác định, sử dụng kỹ thuật khảo sát, liên kết các thông tin cơ bản mà tiêu chí hướng đến, cân nhắc đặc thù của các dịch vụ tư pháp liên quan đến hoạt động của tòa án, tham chiếu các kết quả đánh giá thực tiễn về mức độ độc lập tư pháp ở Việt Nam, tham chiếu các chỉ số đánh giá độc lập tư pháp ở các quốc gia được chọn nghiên cứu, tham chiếu kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng chỉ số đánh giá hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hệ tiêu chí và bộ chỉ số đã được hoàn thiện bao gồm 8 tiêu chí (trục chỉ số) và 50 chỉ số, sau đó tập huấn cho đội ngũ chuyên gia để phục vụ đánh giá thử nghiệm tại Bắc Ninh và Hà Nội. Nghiên cứu đưa ra công thức để lượng hóa, tính toán các chỉ số.

3. Các thách thức, khó khăn dự án gặp phải trong quá trình thực hiện Trong quá trình triển khai dự án, nhóm các chuyên gia đã gặp phải không ít khó khăn khi thực hiện các hoạt động, đặc biệt là hoạt động khảo sát thực tế tại các địa phương. Độc lập tư pháp là vấn đề động chạm đến khá nhiều khía cạnh nhạy cảm, dù với mục đích là để đảm bảo quyền độc lập xét xử cho thẩm phán, tuy nhiên, tâm lý e ngại chia sẻ ở các thẩm phán vẫn còn. Tại các tòa án nhân dân được khảo sát, ban đầu, đa số các thẩm phán được hỏi đều lảng tránh trả lời tình trạng thiếu độc lập trong xét xử tại tòa mình, do còn e ngại đến vấn đề danh hiệu thi đua, khen thưởng. Các thẩm phán mạnh dạn chia sẻ những thực tế còn hạn chế trong vấn đề độc lập xét xử của mình chỉ sau khi được đoàn khảo sát dẫn dắt, gợi mở và bày tỏ sự đồng cảm. 119


Thời gian khảo sát diễn ra thường trùng với khoảng thời gian các cơ quan làm công tác báo cáo cuối năm (giai đoạn tháng 9 hàng năm) nên khó thu xếp thực hiện khảo sát. Thậm chí nếu các thẩm phán có đồng ý trả lời thì thời gian dành cho gặp gỡ, khảo sát cũng không được nhiều. Đây là vấn đề đáng lưu ý để rút kinh nghiệm cho các khảo sát tiếp theo. Mặc dù vậy, Ban chủ nhiệm đề tài cùng nhóm các chuyên gia, cộng tác viên cũng đã cố gắng khắc phục, vượt qua những khó khăn nêu trên để hoàn thành tốt các cuộc khảo sát với chất lượng cao.

4. Kết quả thực hiện Dự án Trên cơ sở các nghiên cứu lý thuyết, phỏng vấn sâu và tọa đàm với các chuyên gia và đối tượng khảo sát tại các địa phương, Nhóm nghiên cứu đã khái quát được phương pháp tính toán chỉ số như sau: TT Các trục chỉ số Tiêu chí 1

2

Quan hệ trong nội bộ tòa án

Quan hệ với chính quyền địa phương

120 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P

Quan hệ với tòa án cấp trên

Chỉ số thành phần 1. Nội dung báo cáo 2. Vai trò trong bổ nhiệm, tái bổ nhiệm

3. Mức độ chỉ đạo chuyên môn 4. Số lượng án bị sửa, bị hủy do không phù hợp với chỉ đạo 5. Mức độ phụ thuộc về mặt ngân sách Quan hệ với lãnh 1. Nội dung báo cáo đạo tòa án 2. Vai trò trong bổ nhiệm, tái bổ nhiệm 3. Mức độ chỉ đạo chuyên môn 4. Mức độ can thiệp vào phán quyết của thẩm phán 5. Số lượng án bị sửa, bị hủy do không phù hợp với chỉ đạo 6. Vai trò trong đánh giá khen thưởng, thi đua Quan hệ với cấp 1. Nội dung báo cáo ủy địa phương 2. Vai trò trong bổ nhiệm, tái bổ nhiệm 3. Mức độ chỉ đạo chuyên môn 4. Cơ chế lựa chọn thẩm phán 5. Vai trò lãnh đạo 6. Mức độ hỗ trợ khen thưởng vật chất 7. Số lượng án bị sửa, bị hủy do không phù hợp với chỉ đạo 8. Mức độ can thiệp vào phán quyết của thẩm phán Quan hệ với 1. Mức độ hỗ trợ tài chính UBND và 2. Nội dung báo cáo HĐND 3. Qui hoạch cán bộ 4. Cơ chế lựa chọn thẩm phán 5. Mức độ ảnh hưởng đến việc bổ nhiệm, tái bổ nhiệm 6. Mức độ can thiệp vào phán quyết của thẩm phán


TT Các trục chỉ số Tiêu chí 3

Chế độ đãi ngộ Chế độ đãi ngộ và thăng tiến của Thẩm phán

Chỉ số thành phần 1. Lương, phụ cấp 2. Mức độ bảo hiểm y tế, 3. Mức độ bảo hiểm an toàn thân thể và phẩm giá 4. Điều kiện làm việc 5. Chế độ khen thưởng

Cơ chế bổ nhiệm, tái bổ nhiệm

1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm 2. Danh hiệu thi đua 3. Nguồn bổ nhiệm 4. Căn cứ bổ nhiệm, tái bổ nhiệm 5. Số lượng bị điều đi làm cv khác 6. Lý do được bổ nhiệm

4

Quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng khác

Quan hệ với Kiểm sát viên + Quan hệ với cơ quan điều tra

Hình thức Kiểm sát viên kiểm sát bản án, quyết định của toà án Sự tham gia của Kiểm sát viên trong phiên toà dân sự Vai trò của Kiểm sát viên trong việc giúp HĐXX mang lại công lý

5

Quyền bào chữa

Quan hệ với luật Ảnh hưởng của luật sư đối với kết quả vụ án sư + trợ giúp Đảm bảo quyền được luật sư bảo vệ của bị cáo pháp lý

121


TT Các trục chỉ số Tiêu chí 6

Quan hệ tố tụng Cơ chế phân công án Quan hệ tố tụng

7

Mối quan hệ Vai trò của Hội trong Hội đồng thẩm nhân dân xét xử

8

Tiếp cận công lý Mức độ tiếp cận bản án

Mức độ tin tin tưởng của công chúng đối với tòa án

122 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P

Chỉ số thành phần Phương thức phân công án tại toà án Hình thức phân công án đảm bảo tính độc lập của thẩm phán Ảnh hưởng của cáo trạng đối với quyết định của tòa án Mức độ độc lập của thẩm phán trong điều hành phiên tòa Vị thế của kiểm sát viên trong tố tụng Nguyên nhân bản án hình sự, dân sự bị huỷ, sửa theo trình tự phúc thẩm Lý do luân chuyển thẩm phán Lý do bản án hình sự, dân sự bị huỷ, sửa Các vụ án hình sự, dân sự được bàn tại phiên họp liên ngành Quyết định của HĐXX khi bị cáo, luật sư có nghi ngờ về vật chứng Số vụ án hình sự HĐXX trả hồ sơ điều tra bổ sung tại phiên toà Số vụ án hình sự HĐXX trả tự do cho bị cáo tại phiên toà Cân bằng vị thế của Luật sư và Kiểm sát viên Thái độ đối xử của HĐXX với người tham gia tố tụng Lý do không đảm bảo được cân bằng vai trò của Luật sư và Kiểm sát viên Thái độ của HĐXX đối với phần tranh tụng của các bên Bị cáo được tạo điều kiện để có được sự giúp đỡ của luật sư Mức độ độc lập của HĐXX trong phiên toà Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xử Lý do Hội thẩm nhân dân chưa thể hiện được vai trò của mình Thuận lợi của người dân khi tham gia các phiên toà xét xử công khai Người dân được toà án hướng dẫn về trình tự, thủ tục, nội dung trong tố tụng dân sự Điều kiện để tiếp cận, nghiên cứu, sao chép bản án đã có hiệu lực Dư luận địa phương đối với hoạt động của toà án Lý do thiếu tin tưởng toà án Đánh giá của công luận đối với bản án của toà án Phán ứng của bị đơn, nguyên đơn với quá trình tố tụng


Sau khi xử lý thông tin, số liệu thu thập được từ các cuộc khảo sát, Dự án đã hình thành được khung lý thuyết và phương án xây dựng xây dựng thành Hệ tiêu chí và Bộ chỉ số đánh giá độc lập tư pháp ở Việt Nam theo mô hình như sau: Kết quả nghiên cứu và được mô hình hóa nêu trên sẽ giúp cho các cơ quan có trách nhiệm đối với hoạt động tư pháp và công cuộc cải cách tư pháp ở Việt Nam có được thông tin mang tính so sánh, dễ hình dung về thực trạng mức độ độc lập tư pháp tại các địa phương và ở quy mô toàn quốc. Nghiên cứu cũng sẽ góp phần nâng cao được nhận thức xã hội về độc lập tư pháp, đặc biệt đối với thẩm phán, hội thẩm nhân dân. Hoạt động nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đã cho thấy cần thiết phải có hoạt sự giám sát, đánh giá độc lập từ phía người dân. Việc đánh giá này sẽ cải thiện nền tư pháp của đất nước phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền theo Hiến pháp 2013 cũng như các văn kiện chính sách của Đảng và Nhà nước. Từ những hoạt động của Dự án này, một số công trình cứu phụ trợ đã được đăng tải trên các báo và tạp chí luật chuyên ngành, sách chuyên khảo, các chuyên đề nghiên cứu lý luận…

123


5. Khuyến nghị Độc lập của thẩm phán và tòa án không phải là vấn đề mới ở Việt Nam. Trong các bản Hiến pháp của Việt Nam từ 1946 đến nay, nguyên tắc tòa án độc lập trong xét xử được xác định như là nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử. Kết quả của nghiên cứu của Dự án cho thấy thẩm phán, tòa án ở Việt Nam chưa thực sự độc lập với nhiều nguyên nhân, có những nguyên nhân chưa thể khắc phục được song cũng có những nguyên nhân có thể khắc phục được ngay trong thể chế hiện hành. Dựa trên kết quả nghiên cứu và các qui định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức tòa án vừa mới được thông qua vào năm 2014, Dự án có những kiến nghị sau đây:

Thứ nhất, Đảng và Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách tư pháp hướng tới độc lập tư pháp đầy đủ và đúng nghĩa hơn. Trong bối cảnh Luật Tổ chức tòa án chưa tạo ra được những điểm nhấn cụ thể cho độc lập tư pháp thì cần tập trung hoàn thiện các hoạt động tố tụng, đảm bảo cho luật sư, kiểm sát viên thực sự trở thành những bên tranh tụng đúng nghĩa. Thứ hai, cần giảm tối đa sự can thiệp của tổ chức Đảng các cấp vào hoạt động xét xử. Tòa án, thẩm phán xét xử đúng pháp luật tức là thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng được thể chế hóa. Trách nhiệm của tổ chức Đảng các cấp là buộc các thẩm phán phải độc lập xét xử, xét xử theo đúng pháp luật.

124 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Thứ ba, cần loại bỏ các cuộc họp liên ngành trong lĩnh vực tư pháp. Những cuộc họp liên ngành và kết quả của chúng có thể có những điểm tích cực song về cơ bản chúng hủy hoại ý nghĩa của tố tụng tư pháp, làm cho việc tranh tụng sơ thẩm, phúc thẩm hay thủ tục tái thẩm, giám đốc thẩm mất đi ý nghĩa của quá trình xác định công lý cho người dân. Mỗi cấp xét xử có thể sai và sai sót đó được khắc phục bởi cấp phúc thẩm hay qua thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Điều tra có thể sai sót và sai sót đó được tòa án chỉ ra thông qua việc tuyên vô tội và trả lại tự do cho bị can, bị cáo hoặc các chế tài tư pháp. Việc các cơ quan tố tụng họp bàn với nhau về tội danh hay hình phạt đối với một tội phạm cụ thể nào đó đương nhiên sẽ dẫn tới những phiên tòa với bản án “bỏ túi”. Thứ tư, cần hoàn thiện một số qui định liên quan tới tố tụng hành chính để tạo cho thẩm phán không phải chịu áp lực khi xử các vụ án hành chính. Cụ thể, cần qui định buộc công chức có vi phạm phải trực tiếp ra trước tòa chứ không được ủy quyền. Tình trạng chính quyền địa phương coi thường tố tụng hành chính thể hiện qua việc các công chức nhà nước, đặc biệt là công chức lãnh đạo cần được loại bỏ sớm nhất. Tiếp đó, không nên để các cơ quan hành chính địa phương tham gia việc lựa chọn, giới thiệu thẩm phán để bổ nhiệm. Hãy để cho các tổ chức nghề nghiệp luật tham gia quá trình này. Thứ năm, cần thúc đẩy các phương thức đánh giá chất lượng hoạt động và vai trò của tòa án thông qua những kênh xã hội độc lập với những tiêu chí đánh giá phù hợp và khả thi. Khác với các phương tiện truyền thông thường đưa tin các vụ án đang được xét xử, tạo nên áp lực xã hội nhất định đối với thẩm phán, việc đánh giá chất lượng hoạt động của thẩm phán, tòa án thực hiện đối với những công việc đã thực hiện, đối với năng lực, bản lĩnh của thẩm phán, đối với kết quả hoạt động xét xử không ảnh hưởng đến độc lập tư pháp, không tạo áp lực đối với thẩm phán trong các vụ án cụ thể. Đánh giá độc lập tư pháp từ các kênh xã hội giúp thẩm phán, tòa án và các cơ quan xây dựng, hoạch định chính sách nhìn ra những điểm yếu để khắc phục, đảm bảo thực thi công lý một cách tốt hơn. Đánh giá độc lập tư pháp từ các kênh xã hội thông qua các tiêu chí, chỉ số có định hướng, có tính xây dựng giúp tạo được niềm tin của công chúng vào nền tư pháp, góp phần thực hiện chủ trưởng dân chủ hóa đời sống xã hội và đời sống nhà nước mà Đảng đang chủ triển khai thực hiện. Thứ sáu, Bộ chỉ số đánh giá độc lập tư pháp ở Việt Nam được Dự án xây dựng đáp ứng được yêu cầu phát triển các kênh đánh giá chất lượng của hoạt động tư pháp từ phía các tổ chức xã hội. Nhóm nghiên cứu đề nghị JIFF và Dự án JPP kiến nghị Ban chỉ đạo cải cách tư pháp giao cho một số tổ chức xã hội nghề nghiệp như Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, các tổ chức xã hội khác triển khai việc đánh giá theo hệ tiêu chí và bộ chỉ số này nhằm xác định những tồn tại, yếu kém cần chỉ đạo tòa án các địa phương khắc phục hoặc những điểm tích cực cần thúc đẩy thực hiện nhằm đảm bảo độc lập tư pháp tại Việt Nam./.

125


BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU DỰ ÁN “CÔNG LÝ CHO NHỮNG “LÀNG UNG THƯ” Ở VIỆT NAM: NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN, CÁC LỖ HỔNG PHÁP LÝ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHÍNH SÁCH (2014)

1. Bối cảnh thực hiện dự án Từ sau khi thực hiện các chính sách đổi mới năm 1986, Việt Nam đã đạt được những kết quả tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận. Cùng với tốc độ tăng trưởng nóng của nền kinh tế, vấn đề suy thoái môi trường đang diễn ra ngày càng trầm trọng và gây nhiều tác động tiêu cực đối với cộng đồng dân cư. Nhằm hạn chế các tác động không mong muốn trên, từ những năm sau thập kỷ 1990, Việt Nam đã bắt đầu xây dựng hệ thống chính sách pháp luật để phục vụ công tác bảo vệ môi trường (BVMT). Đặc biệt vào năm 2006, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm môi trường đã được thành lập, đánh dấu những thay đổi về quan niệm đối với hành vi vi phạm môi trường. Trên thực tế, các hành vi vi phạm môi trường vẫn không ngừng gia tăng. Để tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách xả chất thải không xử lý vào môi trường tự nhiên. Các vụ việc như Vedan, Miwon, Sonadezi, Italiasa, Nicotex Thanh Thái ... đã rất thu hút sự chú ý của công luận trong thời gian qua. Những vụ việc này chỉ là ví dụ điển hình cho hàng loạt các hành vi xâm hại môi trường đang diễn ra hàng ngày. Trong khi doanh nghiệp hưởng lợi từ việc cắt giảm chi phí xử lý môi trường, cộng đồng dân cư lại chịu ảnh hưởng nặng nề về sinh kế, nguồn thu nhập và đặc biệt là sức khỏe. Bên cạnh những con số tăng trưởng và thu hút vốn đầu tư ấn tượng là tình trạng đáng báo động về ung thư và các bệnh hiểm nghèo cũng như tỷ lệ tử vong cao đặc biệt của cộng đồng người dân sống trong và quanh khu vực môi trường ô nhiễm. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện có 37 “làng ung thư” trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Diễn biến và nguyên nhân của các “làng ung thư” rất phức tạp. Kết quả điều tra cho thấy đều có sự ô nhiễm nguồn nước tại các “làng ung thư”. Khảo sát của Bệnh viện K, trong 5 năm gần đây, trung bình nước ta có khoảng 150.000 bệnh nhân ung thư mới phát hiện, khoảng 70.000 người bị chết vì căn bệnh này, tăng hơn nhiều so với trước đây. Hiện trạng trên cũng thể hiện sự bất công trong chia sẻ lợi ích từ môi trường và tài nguyên. Do đó, vấn đề tranh chấp và xung đột trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ở Việt Nam đang nổi lên như một hiện tượng bức bách của đời sống xã hội, và ngày càng trở nên gay gắt hơn bởi nó vượt xa những tranh chấp đơn thuần, mà là sự đấu tranh về quyền sống, một quyền cơ bản nhất của con người. Hoạt động tư pháp môi trường chưa thực sự hiệu quả là một trong những nguyên nhân chính khiến số lượng các vụ việc vi phạm môi trường không hề có xu hướng suy giảm. Theo Báo cáo chỉ số Công lý do UNDP thực hiện năm 2012, trong số các vụ khiếu nại hoặc khiếu kiện về vấn đề ô nhiễm môi trường, chỉ có 30% vụ việc được giải quyết, 48% chưa giải quyết xong và 22% không được giải quyết. Đây cũng là lý do mà các tranh chấp về môi trường thường kéo theo những bất ổn về an ninh trật tự khi người dân mất lòng tin và có những hành vi bạo loạn như đã từng xảy 126 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Đơn vị thực hiện: Trung tâm Con người và Thiên nhiên (Pan Nature) Địa bàn thực hiện: Thực hiện 5 địa phương thuộc 4 tỉnh Hải Dương, Phú Thọ, Thanh Hóa, Bắc Ninh Quy mô khảo sát: tiến hành nghiên cứu, khảo sát và phỏng vấn tại những địa điểm: (i) Khu dân cư Ngọc Sơn, phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; (ii) Thôn Vĩnh Phú, xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; (iii) Xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ; (iv) Xã Yên Lâm, huyện Yên Định và xã Cẩm Tâm, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa; và (v) Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Tổng số 119 người dân đã được phỏng vấn và tham gia trong thảo luận nhóm, hơn 80 cán bộ thuộc nhóm cơ quan quản lý địa phương (từ cấp xã đến cấp tỉnh) và trung ương, đại diện doanh nghiệp có liên quan được khảo sát nghiên cứu. Thời gian thực hiện: Từ tháng 3-12/2014 Mục tiêu của dự án: •

Nhằm mục đích chỉ ra những lỗ hổng pháp lý để người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình;

Đóng góp một phần quan trọng trong quá trình sửa đổi chính sách và pháp luật có liên quan như Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) và các văn bản, chính sách có liên quan khác.

Tăng cường sự kết nối các chuyên gia trong lĩnh vực tư pháp và môi trường với cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan tư pháp và cơ quan truyền thông; tạo cơ hội để người dân - những nạn nhân của ô nhiễm môi trường có thể trực tiếp tham gia đối thoại chính sách bằng cách đóng góp chính những câu chuyện thực tế của mình.

ra ở Chí Linh - Hải Dương, Uông Bí – Quảng Ninh hay gần đây nhất là Cẩm Thủy – Thanh Hóa. Tình trạng này một phần là do có quá nhiều rào cản trong khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại (BTTH) do vi phạm pháp luật môi trường. Phần khác là do người dân thiếu thông tin và hỗ trợ cần thiết để có thể tiếp cận với các cơ quan tư pháp và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Theo nghiên cứu do Trung tâm Pan Nature kết hợp cùng trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện năm 2009 về “Quyền khởi kiện BTTH do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam”, những nguyên nhân dẫn đến tư pháp môi trường chưa đủ mạnh là do: (i) Thiếu các cơ sở pháp lý rõ ràng cho công tác tư pháp trong lĩnh vực môi trường. Luật BVMT chưa có những quy định rõ ràng về chế tài xử lý khi có vi phạm. Trong khi đó, các luật khác như Luật xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật dân sự, Bộ luật Hình sự cũng chưa có những điều khoản cụ thể và phù hợp đối với loại hình tội phạm môi trường, (ii) Cơ quan tư pháp chưa có bộ phận được chuyên môn hóa để thụ lý các vụ việc vi phạm môi trường như một số quốc gia khác, (iii) Đội ngũ luật sư có hiểu biết sâu về lĩnh vực bảo vệ môi trường còn quá ít ỏi, dẫn đến dịch vụ trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực môi trường còn hạn chế, và (iv) Nhận thức của cộng đồng về quyền cơ bản của mình trong các tranh chấp môi trường còn hạn chế. Bên cạnh những kết quả nghiên cứu từ năm 2009 và cập nhật bổ sung năm 2011, ý tưởng nghiên cứu được khởi xướng từ chuyến khảo sát thực tế vào tháng 9/2013 tại Thanh Hóa sau khi vụ việc Cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn hàng chục tấn thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật xuống 127


lòng đất gây ô nhiễm nghiêm trọng bị phát hiện và từ câu hỏi của người dân về “công lý ở đâu” khi hàng trăm người dân sống tại khu vực vừa phải chịu đựng ô nhiễm vừa phải vật lộn với bệnh tật trong vòng nhiều năm qua nhưng chưa được hưởng bất kỳ chính sách hỗ trợ hay bồi thường nào. Nhằm đi tìm câu trả lời và chỉ ra những lỗ hổng pháp lý để người bị thiệt hại do ô nhiễm môi trường có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, dự án “Công lý cho các “làng ung thư ở Việt Nam”: Nghiên cứu thực tiễn, các lỗ hổng pháp lý và đề xuất giải pháp chính sách” được xây dựng. Với mục tiêu góp phần hỗ trợ cải cách tư pháp môi trường thông qua việc thực hiện nghiên cứu tư pháp và góp ý sửa đổi chính sách, dự án sẽ cung cấp các nghiên cứu độc lập để phục vụ quá trình sửa đổi chính sách pháp luật liên quan của Nhà nước theo hướng tạo các cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho công tác tư pháp môi trường ở Việt Nam. Đặc biệt, dự án cũng tạo cơ hội để người dân – những nạn nhân của ô nhiễm môi trường có thể trực tiếp tham gia đối thoại chính sách bằng cách đóng góp chính những câu chuyện thực tế của mình. Kết quả của dự án sẽ đóng góp một phần quan trọng trong quá trình sửa đổi chính sách và pháp luật có liên quan như Luật Bảo vệ Môi trường 2005, Bộ luật Dân sự 2005, Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) và các văn bản, chính sách có liên quan khác. Dự án bao gồm hai hợp phần chính là nghiên cứu tư pháp và tăng cường chia sẻ thông tin. Nghiên cứu tư pháp sẽ được thực hiện thông qua các tài liệu thứ cấp và nghiên cứu các trường hợp điển hình, với mục tiêu xác định các rào cản của quy định pháp luật cũng như thực thi trong tiến trình khiếu kiện môi trường, đồng thời xây dựng các đề xuất sửa đổi chính sách. Các nguồn dữ liệu thứ cấp được nghiên cứu bao gồm: i) Các văn bản pháp luật có liên quan; (ii) Báo cáo tổng kết của các cơ quan quản lý như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Môi trường Quốc gia các năm, Báo cáo của các cơ quan quản lý chính quyền địa phương thu thập tại các điểm khảo sát; (iii) Số liệu thống kê kinh tế - xã hội – môi trường từ Tổng cục Thống kê và các cơ quan quản lý khác; (iv) Các bài báo khoa học được công bố, các bình luận, trao đổi nghiên cứu trong các lĩnh vực môi trường, y học, luật học của Việt Nam và quốc tế; (v) Nguồn thông tin báo chí về các vụ việc cụ thể. Quá trình rà soát và phân tích các quy định pháp lý hiện hành là nền tảng để thiết kế các bộ công cụ (bảng hỏi và thảo luận nhóm) cho quá trình khảo sát thực địa để tìm kiếm thêm thông tin và kiểm chứng các giả thuyết nghiên cứu. Các phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cũng được sử dụng trong nghiên cứu. Có 119 người dân tại các điểm nghiên cứu đã tham gia vào 05 cuộc thảo luận nhóm và hơn 30 cá nhân điển hình/nổi bật tiếp tục được lựa chọn để phỏng vấn sâu về một số vấn đề cụ thể; hơn 70 cán bộ quản lý chuyên môn các cấp ở địa phương được nghiên cứu và hơn 10 cán bộ quản lý thuộc cơ quan cấp trung ương là đối tượng nghiên cứu của phương pháp phỏng vấn sâu. Phỏng vấn chuyên gia áp dụng đối với các kiến thức và nhận định mang tính kỹ thuật và chuyên môn như y học, kỹ thuật môi trường. Thảo luận nhóm có sự tham gia của người dân tại các điểm nghiên cứu để thu thập thông tin về quan điểm, nhận thức các vấn đề sức khỏe, môi trường tại địa phương và phản ứng của cộng đồng đối với các vấn đề nghiên cứu. Đây vừa là nguồn cung cấp thông tin, vừa kiểm chứng cho những phát hiện từ nghiên cứu tài liệu thứ cấp ban đầu. Việc lựa chọn địa điểm khảo sát nghiên cứu được thực hiện dựa trên các tiêu chí (i) tỷ lệ bệnh tật cao; (ii) đặc điểm ô nhiễm môi trường (ONMT); (iii) đối tượng gây ONMT; (iv) phản ứng của cộng đồng dân cư và chính quyền địa phương. Các điểm nghiên cứu được lựa chọn đại diện cho sự đa dạng về các nguồn và chủ thể gây ONMT như (i) một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gây ONMT cho khu vực; (ii) nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nằm trong khu dân cư gây ONMT; (iii) ONMT trong khu sản xuất tập trung (KCN) gồm nhiều doanh nghiệp cho dân cư xung quanh; (iv) hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân gây ONMT của chính cộng 128 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


đồng mình (làng nghề). Ngoài ra, việc lựa chọn điểm nghiên cứu cũng dựa trên phản ứng của cộng đồng đối với tình trạng ô nhiễm và bệnh tật tại địa phương nhằm nghiên cứu xu hướng và nguyên nhân của hiện tượng này. Những điểm nghiên cứu được lựa chọn bao gồm: (i) Khu dân cư Ngọc Sơn, phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương: khu vực bị ảnh hưởng bởi nhiều cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng nằm trong khu dân cư, đặc biệt là hoạt động sản xuất tấm lợp A-C từ amiang trắng; (ii) Thôn Vĩnh Phú, xã Thụy Vân, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ: khu vực bị ảnh hưởng bởi Khu công nghiệp Thụy Vân do Công ty phát triển hạ tầng KCN trực thuộc Ban quản lý các Khu công nghiệp của tỉnh Phú Thọ làm chủ đầu tư; (iii) Xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ: khu vực bị ảnh hưởng bởi Nhà máy Supe, Hóa chất và Phốt Phát Lâm Thao, một doanh nghiệp Nhà nước do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam làm đại diện vốn chủ sở hữu Nhà nước; (iv) Xã Yên Lâm, huyện Yên Định và xã Cẩm Tâm, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa: khu vực bị ảnh hưởng bởi thuốc bảo vệ thực vật được chôn trong lòng đất của Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái, một doanh nghiệp tiền thân thuộc Bộ Quốc Phòng chuyển đổi; và (v) Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh: là làng nghề tái chế nhôm, người dân vừa là người gây ONMT vừa là người gánh chịu hậu quả của ONMT.

2. Các kết quả chính của dự án 2.1. Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian Nội dung hoạt động Nghiên cứu tài liệu thứ cấp (desk study) và tham vấn chuyên gia 04/2014

Một phần kết quả nghiên cứu ban đầu được sử dụng trong bài viết cho Đặc san “Xây trụ cột cho tương lai xanh” do Báo Đầu tư và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp thực hiện nhằm hỗ trợ quá trình soạn thảo Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi.

23/05/2014

Tiệc tối giao lưu giữa các chuyên gia pháp lý, chuyên gia môi trường với các Đại biểu Quốc Hội về nội dụng Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi.

24/6/2014

Họp nhóm chuyên gia về luật pháp, môi trường để thảo luận về (i) xây dựng phương pháp nghiên cứu; (ii) đề xuất tiêu chí lựa chọn điểm nghiên cứu và đề xuất điểm nghiên cứu; (iii) định hướng/ gợi ý một số giải pháp chính sách và (iv) xác định phương pháp tiếp cận và nhóm thông tin cần thu thập.

Nghiên cứu khảo sát thực địa 8-14/07/2014

Khảo sát Khu dân cư Chợ Sáng, làng Lục Đầu Giang, phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

15-25/08/2014

Khảo sát tại thôn Vĩnh Phú, xã Thụy Vân, TP Việt Trì và Xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ;

14-20/09/2014

Khảo sát tại xã Yên Lâm, huyện Yên Định và xã Cẩm Tâm, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

21-25/10/2014 Khảo sát tại làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

129


Mốc thời gian Nội dung hoạt động Tham vấn các phòng, ban, cục, vụ liên quan của Tổng cục môi trường, Bộ Tài 13-20/10/2014 nguyên và Môi trường; Bộ Y tế; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Hợp phần chia sẻ thông tin 27/11/2014

Hội thảo quốc gia về “Bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng nhìn từ khía cạnh cải cách Tư pháp1 được tổ chức ngày 27/11/2014

31/12/2014

Tọa đàm báo chí “Chế tài xử lý vi phạm môi trường ở Việt Nam: Nhận diện bất cập và đề xuất giải pháp2

2.2. Những kết quả chính của dự án 2.2.1. Bất cập về mặt chính sách: Dựa trên phát hiện từ nghiên cứu tài liệu thứ cấp ban đầu, những bất cập chính sách về quyền khởi kiện do ô nhiễm môi trường và những quy định mới trong Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Những bất cập này tập trung vào (i) việc xác định người có quyền khởi kiện, nhất là trường hợp khởi kiện vì lợi ích cộng đồng, lợi ích của nhà nước; ii) đối tượng bị khởi kiện, trong đó vấn đề trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm liên đới của cơ quan quản lý nhà nước với bên gây thiệt hại trong trường hợp gây ô nhiễm cũng được phân tích; (iii) khó khăn trong chứng minh các điều kiện khởi kiện, đặc biệt là chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật của người bị kiện; (iv) vấn đề thời hiệu khởi kiện. 2.2.2. Bất cập trong quy trình khiếu kiện Theo quy định của pháp luật, người dân bị ảnh hưởng do ONMT có thể lựa chọn các hình thức (i) kiến nghị; (ii) khiếu nại; (iii) tố cáo hoặc (iv) khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Kết quả khảo sát các điểm nghiên cứu cho thấy hầu hết người dân đều chọn phương thức kiến nghị, mặc dù hiệu quả giải quyết vụ việc rất thấp. Nguyên nhân nằm ở rào cản pháp lý của những quy định hiện hành về điều kiện áp dụng các hình thức này. Thứ nhất, về hình thức khiếu nại: Theo Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 01/7/2012, thủ tục khiếu nại chỉ áp dụng đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức (Điều 2 khoản 1). Với quy định này, các quyết định hành chính, hành vi hành chính không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra ONMT, người dân không thể khiếu nại các cơ quan này được về các vấn đề vi phạm môi trường. Thứ hai, người dân chịu đựng nhiều yếu tố rủi ro trong việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Điều kiện đầu tiên của tố cáo là phải có hành vi vi phạm pháp luật, nhưng việc chứng minh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường là rất khó khăn. Người dân chủ yếu đánh giá việc ONMT thông qua những cảm nhận trực giác, cảm quan và kinh nghiệm của cá nhân. Trong khi về pháp lý, việc xác định vi phạm phải dựa trên kết quả đo đạc, tính toán bằng những con số chính xác. Mặt khác, việc đo đạc các thông số về ONMT được thực hiện vào thời điểm khác nhau, địa điểm khác nhau, thậm chí phương pháp khác nhau có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo đạc. Đây là một khó khăn do đặc trưng riêng của ngành khoa học môi trường với khả 130 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


năng phát tán của các chất gây ONMT nhanh và khả năng tự làm sạch vốn có của môi trường. Hơn nữa, hành vi vi phạm và thời điểm kiểm tra, xác minh của cơ quan quản lý thường có độ trễ nhất định, dẫn đến sự sai lệch trong việc đánh giá có hay không có hành vi vi phạm pháp luật. Trong khi, Luật Tố cáo cũng quy định rõ người tố cáo có nghĩa vụ “BTTH do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra”. Luật Tố cáo đã dành Chương V với 7 điều về bảo vệ người tố cáo. Trên thực tế, người tố cáo chịu rất nhiều áp lực do việc tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng khác. Trường hợp ông Lê Đình Sơn (xã Cẩm Tâm, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa), người được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Thanh Hóa tặng bằng khen vì đã dũng cảm tố cáo vụ việc Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái gây ONMT. Hiện nay, ông vẫn phải chịu sức ép rất lớn từ việc tố cáo của mình. Qua phỏng vấn, ông Sơn cho biết ông vẫn nhận được những cuộc gọi “xin tay, xin chân” từ người lạ. Ông đã trình báo với UBND xã. Tuy nhiên, sự việc không được giải quyết, ông Sơn và gia đình không được áp dụng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. Hơn nữa, trong quá trình xử lý đơn, cơ quan quản lý cần phải căn cứ vào bản chất nội dung đơn để áp dụng cơ chế giải quyết phù hợp. Trong báo cáo số 7479/UBND-NN của UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 19/9/2013 gửi Thủ tướng Chính phủ về báo cáo việc vi phạm pháp luật BVMT của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái, Đơn của ông Lê Đình Sơn là Đơn Kiến nghị, không phải Đơn tố cáo. Việc nhìn nhận sự việc căn cứ vào tên gọi của đơn thay vì bản chất nội dung đơn dẫn đến việc áp dụng các cơ chế khác nhau. Trong trường hợp là đơn kiến nghị sẽ không có quy định pháp luật nhằm bảo vệ người kiến nghị như trong trường hợp tố cáo. Lý do ông Lê Đình Sơn gửi Đơn kiến nghị mà không gửi Đơn tố cáo là vì ông Sơn đã tố cáo Công ty CP Nicotex Thanh Thái gây ô nhiễm môi trường nhưng ông và gia đình đã bị một số người đe dọa một thời gian rất dài nhưng không nhận được sự bảo vệ của bất kỳ cơ quan thực thi pháp luật nào. Cách đánh giá và phân định loại đơn của cơ quan quản lý dẫn đến việc áp dụng các cơ chế pháp lý khác nhau đối với cùng một vấn đề. Nếu việc đánh giá dựa vào tên gọi mà không căn cứ vào bản chất sự việc sẽ dẫn đến những nhận định và áp dụng thiếu chính xác các cơ chế pháp lý liên quan. Qua đó, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người làm đơn. Thứ ba, về hình thức khởi kiện: mặc dù, bất cập về thời hiệu khởi kiện đã được Luật BVMT sửa đổi tháo gỡ, những gánh nặng về nghĩa vụ chứng minh của người khởi kiện vẫn là những rào cản lớn dẫn đến việc chưa có trường hợp nào khởi kiện tại các điểm nghiên cứu. Thứ tư, hình thức kiến nghị đối với vụ việc ONMT thiếu cơ chế pháp lý ràng buộc về thẩm quyền và thời gian giải quyết. Do đó, nhiều trường hợp không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng. 2.2.3. Cơ chế yêu cầu BTTH ngoài tố tụng chưa hoàn thiện Do việc chứng minh các thiệt hại xảy ra theo yêu cầu của Tòa án về BTTH rất khó khăn, việc giải quyết BTTH giữa các bên tranh chấp thường áp dụng theo phương thức thỏa thuận. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ chế ngoài tố tụng chưa có quy định cụ thể dẫn tới rủi ro cho người yêu cầu BTTH. Thứ nhất, đối với BTTH về tài sản: Việc người gây thiệt hại hỗ trợ, BTTH về tài sản do ONMT thường mang tính tự phát, thay vì tự nguyện như bản chất thỏa thuận của cơ chế ngoài tố tụng. Tuy nhiên, do cơ chế BTTH ngoài tố tụng chưa có quy định cụ thể, việc BTTH chưa có sự thống nhất về cách thức, căn cứ và cơ chế đảm bảo sự thực hiện để đảm bảo quyền lợi của bên được BTTH.

131


Đối với trường hợp Vedan, việc xác định giá trị thiệt hại được thực hiện theo kê khai của người dân có xác nhận của cơ quan quản lý địa phương. Việc tính toán mức thiệt hại được thực hiện theo kết quả giám định vùng ONMT của Viện Môi trường và Tài nguyên thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Căn cứ vào tỷ lệ ONMT của Vedan đóng góp so với toàn bộ ONMT để xác định tổng số tiền mà Vedan phải bồi thường do hành vi gây ONMT. Trường hợp công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao bồi thường căn cứ vào sự thỏa thuận với người bị thiệt hại. Trường hợp KCN Thụy Vân, người dân được bồi thường theo Quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ căn cứ theo kết quả của tổ công tác do Ban quản lý KCN thành lập để xác định diện tích, mức độ thiệt hại và đơn giá bồi thường theo định mức của tỉnh ban hành. Có thể thấy việc BTTH không qua tố tụng không có “công thức chung” về cách thức và căn cứ áp dụng BTTH. Việc đạt được thỏa thuận BTTH nhiều trường hợp là do sức ép bên ngoài thay vì chính sự tự nguyện và nhận thức của bên phải BTTH. Qua trường hợp Vedan và KCN Thụy Vân cho thấy người dân bị thiệt hại luôn ở “thế yếu” trong việc đàm phán, thỏa thuận BTTH do ONMT gây ra. Ngoài ra, việc giải quyết BTTH ngoài tố tụng thiếu cơ chế đảm bảo sự thực thi của những thỏa thuận đã đạt được. Do đó, đối với cơ chế giải quyết BTTH ngoài tố tụng cần xây dựng cơ chế trung gian, hòa giải để hỗ trợ người dân bị thiệt hại trong đàm phán, thỏa thuận và phát triển cơ chế ghi nhận kết quả thỏa thuận đạt được từ việc sử dụng cơ chế giải quyết BTTH ngoài tố tụng để đảm bảo tính cưỡng chế trong thực hiện. Thứ hai, đối với BTTH về tính mạng và sức khỏe: Điều kiện chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa ONMT và bệnh tật là rào cản lớn nhất cho người bị thiệt hại đòi BTTH từ ONMT. Mặc dù, pháp luật có ghi nhận yêu cầu đòi BTTH về sức khỏe liên quan đến ONMT thông qua cơ chế kiến nghị (ngoài tố tụng), chúng tôi chưa phát hiện bất kỳ trường hợp nào được BTTH về sức khỏe trên thực tế. Qua kết quả khảo sát tại năm điểm nghiên cứu cho thấy yêu cầu BTTH về sức khỏe thường được thể hiện chung chung, chủ yếu thông qua yêu cầu cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho những người sống tại khu vực bị ảnh hưởng bởi ONMT. Tuy nhiên, yêu cầu này không được chấp nhận. Do người dân không thể chứng minh được mối quan hệ giữa các nguồn gây ONMT với tình trạng bệnh tật ở khu vực mình. Trong khi đó, cơ quan quản lý về y tế và môi trường không đưa ra bất kỳ kết luận nào để xác định nguyên nhân tình trạng bệnh tật có liên quan đến ONMT hay không và do nguồn ONMT nào gây ra. Thực tế cho thấy việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây ONMT với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe là điều rất khó khăn. Đặc biệt, khi trách nhiệm chứng minh lại thuộc người bị thiệt hại – người có yêu cầu BTTH. Vì vậy, từ yêu cầu đòi BTTH hợp pháp, chính đáng của người bị thiệt hại, người bị ảnh hưởng sức khỏe do ONMT chỉ có thể thực hiện yêu cầu này như một “mong muốn”, “đề xuất”, “nguyện vọng”, còn việc đáp ứng yêu cầu đó là sự “thiện chí” hay “tùy tâm” của người gây thiệt hại hay Nhà nước. 2.2.4. Chế tài xử lý vi phạm về môi trường (hành chính và hình sự) chưa đủ sức răn đe, thiếu cơ chế hỗ trợ quá trình xử lý Thứ nhất, việc xử lý vi phạm hành chính “nửa vời” Từ năm 1996 – 2013, mức tiền xử phạt vi phạm hành chính tăng gấp 10 lần (từ mức tối đa 50 triệu đồng lên 500 triệu đồng) qua các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường nhưng số lượng các vi phạm vẫn có xu hướng tăng. Năm 2013, riêng lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường cả nước đã phát hiện 13.386 vụ vi phạm, tăng 34% so với năm 2012. Lý do chủ yếu là việc xử lý vi phạm chưa đánh trúng vào nguyên nhân chính dẫn đến hành vi vi phạm là lợi nhuận thu được từ chính hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về BVMT. 132 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Nghiên cứu trường hợp Vedan cho thấy, Vedan bị xử phạt vi phạm hành chính hơn 267 triệu đồng. Số tiền mà Vedan bị truy thu phí BVMT đối với lượng nước thải đã xả trộm ra môi trường là 127 tỉ đồng (gấp gần 476 lần tiền xử phạt vi phạm hành chính). Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả để đảm bảo nước thải đạt quy chuẩn môi trường đã buộc Vedan phải cải tạo, nâng cấp công nghệ lên tới hơn 33 triệu đô la Mỹ (gấp hơn 2.400 lần số tiền xử phạt vi phạm hành chính). Tổng số tiền Vedan phải chi trả cho các biện pháp khắc phục hậu quả lớn hơn gần 3.000 lần so với số tiền xử phạt vi phạm hành chính của Vedan. Con số này chưa kể đến gần 220 tỷ đồng (gấp hơn 800 lần tiền xử phạt vi phạm hành chính) tiền BTTH hoa màu cho 4.700 hộ nông dân ở 3 tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể thấy rằng tính răn đe ở đây không phải là hình thức xử phạt đối với hành vi xả thải trái phép mà nằm ở biện pháp khắc phục, buộc doanh nghiệp phải chi trả khoản tiền mà doanh nghiệp làm lợi từ hành vi vi phạm. Trên thực tế, các cơ quan xử phạt hiếm khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Sau vụ Vedan, ngoài một số trường hợp vi phạm do Thanh tra Bộ Tài nguyên - Môi trường, Tổng cục Môi trường phát hiện, xử phạt và truy thu phí BVMT, có rất ít các quyết định xử phạt của cơ quan quản lý môi trường địa phương, cảnh sát môi trường buộc doanh nghiệp truy nộp khoản tiền này. Thứ hai, việc xử lý hình sự đối với tội phạm môi trường chưa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa chung Trong khi số lượng vi phạm trong lĩnh vực môi trường được phát hiện và xử lý ngày càng tăng, số lượng vụ việc xử lý hình sự trong lĩnh vực này chiếm tỷ lệ quá nhỏ. Theo thống kê của Cục Cảnh sát Môi trường (C49), số vụ Cục Cảnh sát Môi trường đã chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự cũng chỉ chiếm gần 02% tổng số vụ vi phạm pháp luật về tài nguyên, môi trường và an toàn thực phẩm đã được phát hiện và xử lý trong 7 năm hoạt động.

Biểu đồ 1: Cơ cấu số lượng vụ xét xử tội phạm trong lĩnh vực môi trường của Tòa án nhân dân các cấp từ 2001 - 31/07/2010 (Nguồn: Nguyễn Trí Chinh, 2010)

Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao, kể từ năm 2001 đến 31/7/2010, ngành Toà án nhân dân đã xét xử 1.098 vụ án các loại về tư pháp môi trường với 1.913 bị cáo1, chủ yếu tập trung là tội hủy hoại rừng và tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Tội phạm gây ONMT nguồn nước có 17 vụ và gây ONMT đất chỉ có 1 vụ và không có vụ nào gây ONMT không khí được xét xử trong vòng gần 10 năm (2001-2010). Con số các tội phạm gây ONMT bị xét xử chỉ chiếm khoảng gần 2% tổng số tư pháp môi trường được xét xử. 1 Nguyễn Trí Trinh, Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam, Hà Nội, 2010. 133


Các quy định về tội phạm về môi trường đã được quy định tại Luật sửa đổi một số điều của Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi năm 2009), việc điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm môi trường vẫn còn hạn chế. Từ 01/01/2012 đến 30/5/2014, Tòa án nhân dân chưa xét xử vụ việc nào về tội gây ONMT. Nhìn lại những vụ việc ô nhiễm môi trường lớn và đặc biệt nghiêm trọng đã được phát hiện như Vedan (2008), Nicotex Thanh Thái (2013) hay Hào Dương (2013) đều cho thấy một điểm chung là các vụ việc không đủ căn cứ để khởi tố hình sự. Những bất cập chính sách trong việc xử lý hình sự đối với các tư pháp môi trường được chỉ ra là (i) Chưa có quy định trách nhiệm nhiệm hình sự của pháp nhân; (ii) Quy định về tư pháp môi trường thiên về định tính với dấu hiện định tội, định khung như “làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng”, “gây hậu quả nghiêm trọng”, “số lượng lớn” thay cho định lượng. Điều này dẫn đến khó phân định ranh giới giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự, là nguyên nhân số lượng vi phạm hành chính tăng nhưng xử lý hình sự chiếm tỷ lệ quá nhỏ; (iii) các quy định về căn cứ và phân loại mức độ ONMT trong các văn bản quy phạm cũng khác nhau dẫn đến tình trạng lúng túng trong việc áp dụng; (iv) thiếu cơ quan giám định tư pháp (GĐTP) đối với các mẫu vật trong lĩnh vực môi trường. Trong khi đó, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực môi trường chỉ chiếm 4% tổng số giám định viên và chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Hiện cả nước chưa có tổ chức GĐTP công lập nào về lĩnh vực tài nguyên môi trường. Bảng 1: Số lượng các cá nhân và tổ chức Giám định Tư pháp (GĐTP)

STT Phân loại 1

Giám định viên tư pháp

Cả nước

Lĩnh vực TNMT

Tỷ lệ %

3.000

121

4%

(Bộ TN&MT: 55) 2

Người GĐTP theo vụ việc

797

58

7%

Bộ TN&MT (0) 3

Văn phòng GĐTP

1

0

0%

4

Tổ chức GĐTP theo vụ việc

134

10

7%

5

Tổ chức GĐTP công lập

156

0

0%

Nguồn: Trang thông tin Bổ trợ Tư pháp, Bộ Tư pháp

2.2.5. Nghiên cứu không chỉ là minh chứng củng cố mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với sức khỏe cộng đồng mà còn chỉ ra nghèo hóa và bất ổn về an ninh trật tự xã hội là những nguy cơ tiềm ẩn nếu vấn đề môi trường không được giải quyết thỏa đáng. Cả 5 điểm khảo sát nghiên cứu đều là những điểm ô nhiễm môi trường với mức độ ô nhiễm vượt quy chuẩn cho phép từ vài lần đến hàng nghìn lần. Tại các điểm môi trường bị ô nhiễm, tỷ lệ người dân mắc các bệnh hiểm nghèo, đặc biệt là bệnh ung thư cũng cao hơn mức bình quân. Do đó, những điểm khảo sát được báo chí và người dân mệnh danh là “làng ung thư” hay “phố ung thư”. Tình trạng bệnh tật cao tại những khu vực bị ô nhiễm tiềm ẩn nguy cơ gây nghèo hóa. Báo cáo tổng quan ngành y tế năm 2013 đã khẳng định gánh nặng bệnh tật là một trong những nguy cơ dẫn đến nghèo hóa. So với một số quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, tỷ trọng chi phí

134 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


từ tiền túi của hộ gia đình trong tổng chi cho y tế ở Việt Nam tương đối cao2 và cao hơn nhiều so với mức 30-40% được WHO khuyến cáo3. ONMT là nguyên nhân tiềm ẩn gây bất ổn an ninh trật tự tại khu vực bị ô nhiễm. Trong số 4 điểm khảo sát người dân có kiến nghị về vấn đề ONMT, có tới 3 điểm người dân có hành động phản kháng nhằm ngăn chặn hoạt động gây ONMT. Đáng chú ý, tất cả những hành động phản kháng này đều được được thực hiện với nhiều người tham gia. Hai điểm là Hải Dương và Thanh Hóa, người dân đã hơn một lần tụ tập gây sức ép với doanh nghiệp nhằm giải quyết tình trạng gây ONMT. So với lần tụ tập trước đó, lần tụ tập sau thu hút sự tham gia của nhiều người dân hơn, mức độ quyết liệt cũng tăng cao hơn. Cần phải lưu ý về điểm nghiên cứu tại xã Thạch Sơn, dù người dân không có kiến hay hành động tụ tập gây sức ép đối với doanh nghiệp và chính quyền, vấn đề môi trường và sức khỏe ở khu vực này được quan tâm và cải thiện nhiều. Thạch Sơn có thể được coi là “làng ung thư” đầu tiên trên cả nước, là tâm điểm của truyền thông trong năm 2005, là nội dung chất vấn Bộ trưởng Bộ TNMT trong kỳ họp thứ 8 Quốc Hội khóa XI năm 2005 (Bộ TNMT, 2005)4. Chính sự quan tâm của công luận và các cơ quan quản lý ở cấp Trung ương đã tạo sức ép dẫn đến những thay đổi về mặt công nghệ của doanh nghiệp để giảm ONMT. Trong giai đoạn 2007-2010, Công ty Cổ phần Supe Phốt Phát và Hóa chất Lâm Thao đã đầu tư khoảng 475 tỷ đồng để xây dựng mới hoặc cải tạo hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất nhằm hạn chế đến mức thấp nhất phát thải chất thải gây ONMT (Bộ TNMT, 2011)5. Có thể thấy phần lớn các vụ ô nhiễm, thiệt hại là do người dân và báo chí phát hiện. Các vụ việc chỉ được xem xét giải quyết khi người dân gây sức ép buộc chính quyền vào cuộc. Trong khi các yêu cầu để đưa vụ việc đến tòa án theo thủ tục tố tụng không đáp ứng được nghĩa vụ chứng minh, các tranh chấp vẫn chủ yếu được giải quyết dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người dân và doanh nghiệp gây ô nhiễm. Cơ chế thỏa thuận BTTH ngoài tố tụng này chưa hoàn thiện, quá trình xử lý thường bị kéo dài, việc giải quyết không dứt điểm, chưa minh bạch. Bức xúc bị dồn nén chưa được chính quyền giải quyết triệt để đã vô hình chung đẩy người dân vào tình thế buộc phải gây áp lực nhằm đòi hỏi quyền lợi chính đáng của mình. Sự yếu kém trong xử lý các tranh chấp liên quan đến ô nhiễm môi trường đã làm giảm lòng tin của người dân vào pháp luật, vào chính quyền và là nguyên nhân bùng phát những hành vi “tự xử” gây bất ổn an ninh trật tự tại nhiều địa phương trong thời gian qua. Bảng 2: Tình hình kiến nghị, xung đột và kết quả giải quyết tại các điểm khảo sát

Địa điểm khảo sát

Kiến nghị Xung đột Kết quả

Phường Phả Lại, thị xã Chí Linh, Hải Dương

X

X

DN tạm ngừng hoạt động

Xã Thụy Vân, Tp. Việt Trì, Phú Thọ X

X

ONMT không được xử lý nhưng người dân được BTTH hoa màu

2 Tangcharoensathien, V., et al., Health-financing reforms in southeast Asia: challenges in achieving universal coverage. Lancet, 2011. 377(9768): p. 863-73. 3 World Health Organization, Health financing strategy in Asia – Pacific region (2010-2015), 2009, WHO: Geneva. 4 Báo cáo số 96/BC-BTNMT ngày 21/11/2005 của Bộ trưởng Bộ TNMT trả lời chất vấn của Đại biểu Lê Quang Bình, đại biểu Vũ Minh Mão và đại biểu Trần Kim Mai chất vấn về tình hình ô nhiễm môi trường ở xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ có liên quan đến căn bệnh ung thư tại đây và giải pháp khắc phục. 5 Báo cáo số 1267/BTNMT-TCMT gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 19/4/2011 về việc xử lý thông tin nêu trên báo Người Lao động. 135


Địa điểm khảo sát

Kiến nghị Xung đột Kết quả

Xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, Phú Thọ

O

O

Doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ

Xã Yên Lâm huyện Yên Định và xã Cẩm Tâm, xã Cẩm Vân, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa

X

X

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, môi trường đang được khắc phục

Thôn Mẫn Xá, Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh

X

O

Không được giải quyết, môi trường tiếp tục bị ô nhiễm

3. Các khuyến nghị dự án đưa ra Sau gần ba thập kỷ qua, Việt Nam bắt đầu phải “trả giá” cho việc phát triển kinh tế mà thiếu coi trọng vấn đề môi trường bằng chính môi trường sống đang bị ONMT. ONMT còn đe dọa những quyền con người cơ bản nhất của con người như quyền sống, quyền sở hữu tài sản, quyền về sức khỏe, quyền được bảo vệ bởi cơ quan tư pháp,… Nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước trong hoạt động bảo vệ môi trường và thu hẹp khoảng cách tiếp cận hệ thống tư pháp của những người bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường, nghiên cứu đưa ra 10 kiến nghị cụ thể, bao gồm:

3.1 Tăng cường vai trò của các công cụ dự báo và phòng ngừa trong quá trình ra quyết định đối với dự án phát triển: Cơ chế đánh giá tác động xã hội và đánh giá tác động sức khỏe chưa được thể chế hóa một cách chính thức. Tuy nhiên, Luật BVMT (2014) bước đầu đã ghi nhận đây là một trong những nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó, việc tiếp tục cụ thể hóa và lồng ghép những tiêu chí nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bên cạnh nâng cao chất lượng của báo cáo đánh giá tác động môi trường là điều kiện tiên quyết để tránh thiệt hại và khó khăn trong việc xử lý sau này. Những quy định như khoảng cách an toàn về BVMT hay các điều kiện cấm cũng cần được làm rõ trong các văn bản hướng dẫn thi hành và hướng dẫn kỹ thuật đánh giá tác động môi trường của các dự án.

3.2 Huy động và tạo cơ chế cho người dân, các tổ chức xã hội tham gia tích cực và chủ động vào công tác BVMT: Trong bối cảnh số cán bộ quản lý môi trường ở Việt Nam còn hạn chế (29 người trên 1 triệu dân), việc huy động sự tham gia của người dân và các tổ chức xã hội là điều cấp thiết. Để huy động hiệu quả nguồn lực giám sát từ cộng đồng, Nhà nước cần xây dựng cơ chế và hướng dẫn cụ thể cho việc cung cấp thông tin, tiếp nhận và phản hồi giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân trong bảo vệ môi trường.

3.3 Phát huy các cơ chế độc lập hỗ trợ quá trình xử lý các vi phạm: Chế định thừa phát lại là một cơ chế mới nhằm xã hội hóa một số hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước như ghi nhận các sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Dịch vụ lập vi bằng của thừa phát lại có thể là một giải pháp hỗ trợ cho quá trình thu thập bằng chứng của người dân. Ngoài ra, việc phát triển các tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ xử lý những tranh chấp và khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực môi trường.

136 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


3.4 Xem xét cơ chế lượng hóa thiệt hại ONMT bằng giá trị kinh tế làm cơ sở xử lý các vi phạm môi trường: Để thống nhất áp dụng các chế tài hành chính, hình sự, dân sự, cần xem xét cơ chế tính toán giá trị thiệt hại do ONMT bằng tiền làm căn cứ để xác định (i) mức độ ONMT; (ii) khung xử phạt vi phạm hành chính; (iii) khung xử lý hình sự; (iv) căn cứ cho đòi BTTH về môi trường sau này.

3.5 Xây dựng chính sách BTTH đặc thù cho người dân bị ảnh hưởng bởi ONMT: Đối với BTTH về tài sản, cần hoàn thiện cơ chế trung gian để hỗ trợ người bị thiệt hại trong đàm phán và thoả thuận đền bù. Ngoài ra, cần phát triển cơ chế ghi nhận kết quả thỏa thuận đạt được để làm căn cứ cho việc thực hiện và cưỡng chế khi cần thiết. Đối với BTTH về sức khỏe, Nhật Bản đã sử dụng phương pháp dịch tễ học để chứng minh cho nguyên nhân thiệt hại. Việt Nam cũng nên nghiên cứu áp dụng các phương pháp tương tự thay cho việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa ô nhiễm môi trường và thiệt hại sức khỏe. Ngoài ra, Nhà nước nên nghiên cứu áp dụng cơ chế bảo hiểm về môi trường để đảm bảo tài chính cho việc bồi thường. Để cơ chế BTTH về sức khỏe liên quan đến ONMT có thể thực hiện được ở Việt Nam còn cần nghiên cứu để giải quyết các vấn đề chính sau (i) vai trò của hệ thống tư pháp và hành chính trong việc giải quyết các tranh chấp BTTH do ONMT (kiến nghị/ khiếu nại là thủ tục tiền tố tụng) (ii) các điều kiện để yêu cầu BTTH, (iii) mức và phương thức bồi thường, (iv) xác định các bên chịu trách nhiệm bồi thường và sự phân bổ chi phí BTTH cho các bên liên quan (trong đó có cả trách nhiệm của Nhà nước). 3.6 Áp dụng cơ chế khởi kiện đông người/ tập thể: Ô nhiễm môi trường thường gây tác động trên một diện rộng và ảnh hưởng đến nhiều bên. Do đó, cơ chế khởi kiện tập thể góp phần chia sẻ gánh nặng tài chính giữa các đối tượng thiệt hại trong việc giám định và giảm tải cho các cơ quan tiếp nhận.

3.7 Điều chỉnh chủ thể có trách nhiệm xác định thiệt hại: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, người yêu cầu BTTH có trách nhiệm cung cấp các căn cứ và chứng minh tính hợp pháp. Với đặc thù của lĩnh vực môi trường, việc xác định thiệt hại thường rất phức tạp và yêu cầu chi phí lớn, vượt quá khả năng tài chính của người bị thiệt hại. Cơ quan quản lý Nhà nước nên đóng vai trò là chủ thể có trách nhiệm xác định thiệt hại chung về môi trường để làm cơ sở cho các cá nhân và tổ chức khác xác định thiệt hại của mình. Đặc biệt trong BTTH sức khỏe liên quan đến ONMT, kể cả trường hợp áp dụng phương pháp dịch tễ học để chứng minh nguyên nhân thiệt hại, việc thực hiện nghiên cứu dịch tễ học cũng vượt quá khả năng của người bị thiệt hại.

3.8 Thành lập Tòa môi trường: Như đã phân tích ở trên, các cơ chế tố tụng cũng như cơ chế ngoài tố tụng theo quy định pháp lý hiện hành không thể giải quyết bản chất của những vi phạm pháp luật về môi trường. Bởi bản chất vi phạm pháp luật về môi trường là vi phạm pháp luật nếu bên vi phạm và bên bị vi phạm (bên bị hành vi vi phạm pháp luật về môi trường gây thiệt hại) không tự giải quyết được với nhau sẽ trở thành tranh chấp pháp luật. Do vậy, toà án với tư cách là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp không chỉ giải quyết được bản chất vấn đề tranh chấp môi trường mà còn có các thiết chế khác hỗ trợ đảm bảo thi hành các phán quyết của Tòa án. Do tính chất đặc thù của khoa học môi trường, việc thành lập Tòa môi trường là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của các cơ chế hiện nay.

137


Tòa môi trường là thiết chế cần thiết để giải quyết bản chất vấn đề tranh chấp môi trường và xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Việc thành lập Tòa môi trường thuộc cơ cấu tổ chức Tòa án nhân dân sẽ khắc phục được những hạn chế của cơ chế xử lý vi phạm hành chính cũng như bất cập về thủ tục giải quyết vụ án dân sự đòi BTTH trong lĩnh vực môi trường.

3.9 Đào tạo và tập huấn về môi trường cho các cơ quan tư pháp: Việc giải quyết tốt các tranh chấp môi trường, các cơ quan tư pháp cần cung cấp các kiến thức chuyên môn về môi trường. Việc đánh giá các thông tin môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến việc xử lý, truy tố hay xét xử. Do đó, việc đào tạo, tập huấn về môi trường cho các cơ quan tư pháp là rất cần thiết để hệ thống tư pháp về môi trường có thể hoạt động hiệu quả.

3.10 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng Thực tiễn giải quyết các tranh chấp môi trường hiện nay cho thấy hình thức BTTH về tài sản theo cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng bước đầu đã có những hiệu quả nhất định trong việc giải quyết một phần hoặc toàn bộ tranh chấp thông qua thương lượng và thỏa thuận. Với những lợi thế về quy trình thủ tục, hiệu quả kinh tế và thời gian, việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng cần được xây dựng và hoàn thiện song song và bổ trợ cho cơ chế tố tụng truyền thống./.

138 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO HỘ NGHÈO VÀ ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ THUỘC DIỆN BỊ THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (2014)

1. Bối cảnh thực hiện dự án Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra nhanh và mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, dẫn đến diện tích đất đai chuyển đổi và giải toả để hình thành các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng, khu đô thị lớn ngày một gia tăng, từ đó gây ra một số tác động nhất định đối với đời sống và sản xuất của các hộ gia đình, đặc biệt là những hộ gia đình nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện bị thu hồi đất. Thành phần này được xem là nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội, với khả năng nhận thức pháp luật còn hạn chế, việc gặp phải các vấn đề liên quan đến đền bù, giải toả, tái định cư gây ra cho họ không ít khó khăn. Vì vậy, việc hỗ trợ họ tiếp cận trợ giúp pháp lý nhằm bảo vệ các quyền lợi hợp pháp là một trong các ưu tiên hàng đầu và cấp bách trong chính sách của nhà nước và của Tp. Đà Nẵng trong những năm qua.

Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng (DISED). Địa bàn thực hiện: 5 quận/huyện thuộc Tp. Đà Nẵng, bao gồm: Sơn Trà, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và Hoà Vang. Quy mô khảo sát: 227 hộ tham gia khảo sát (trong đó, 15 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số); 24 hộ tham gia phỏng vấn sâu cùng 12 tổ chức trợ giúp pháp lý, 8 cán bộ quận/ huyện, 12 cán bộ xã phường và 24 cán bộ thôn tổ. Thời gian thực hiện: từ tháng 05/2014 đến tháng 02/2015 Mục tiêu của dự án: •

Đánh giá và phân tích thực trạng hiểu biết của hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện bị thu hồi đất trên địa bàn Tp. Đà Nẵng về khung chính sách và các kênh trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực thu hồi đất;

Đánh giá và phân tích thực trạng tiếp cận trợ giúp pháp lý của các hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện bị thu hồi đất trên địa bàn Tp. Đà Nẵng; và

Đưa ra khuyến nghị cho người dân và chính quyền Tp. Đà Nẵng nhằm hoàn thiện công tác trợ giúp pháp lý và các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố.

139


Dự án nghiên cứu này nhằm mục đích đóng góp trực tiếp vào việc thực hiện “Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” nói chung và thực hiện kế hoạch hành động cho Chiến lược này trên địa bàn Tp. Đà Nẵng nói riêng. Bên cạnh đó, dự án góp phần vào việc góp ý hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trợ giúp pháp lý, với 02 mục đích chính: i) Góp phần nâng cao nhận thức và tăng cường tiếp cận trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số nhằm thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý trên địa bàn Tp. Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2016 nói riêng và cả nước nói chung; ii) Góp ý hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trợ giúp pháp lý cho các hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số. Nghiên cứu này được triển khai trên địa bàn 5 quận/huyện thuộc Tp. Đà Nẵng bao gồm: Sơn Trà, Cẩm Lệ, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn và Hoà Vang. Các quận huyện này có những đặc điểm khác nhau trong quá trình thu hồi giải tỏa đất đai cũng như các đặc điểm về kinh tế, xã hội và quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố. Các đối tượng được khảo sát trong nghiên cứu này gồm có: Các hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất (trong đó lưu ý đặc biệt đến các hộ gia đình nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo chính sách, các đối tượng có bức xúc trong quá trình giải toả đền bù đất đai: những người này có thể là những hộ có khiếu kiện và không có khiếu kiện trong quá trình giải toả, đền bù đất đai). Dự án sử dụng một số phương pháp khảo sát, điều tra số liệu sơ cấp, cụ thể như sau: •

Phương pháp định lượng thông qua thực hiện phỏng vấn trực tiếp hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số về thực trạng nhận thức và tiếp cận trợ giúp pháp lý của hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện thu hồi đất trên địa bàn Tp. Đà Nẵng;

Phương pháp định tính thông qua thực hiện các cuộc họp trao đổi với chính quyền địa phương, tiến hành phỏng vấn sâu cán bộ địa phương tại địa bàn khảo sát nhằm tìm hiểu thực trạng thực thi các chính sách liên quan đến trợ giúp pháp lý những năm qua trên địa bàn Tp. Đà Nẵng, cũng như đề xuất giải pháp tăng cường nhận thức và tiếp cận trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số;

Tổ chức hội thảo xin ý kiến góp ý chuyên gia và các nhà khoa học nhằm hoàn thiện khuyến nghị chính sách trợ giúp pháp lý cho hộ nghèo và dân tộc thiểu số thuộc diện bị thu hồi đất; và

Thu thập thông tin số liệu thứ cấp từ báo cáo, bài báo khoa học, nghiên cứu chuyên sâu từ các các nhân là nhà nghiên cứu chuyên sâu, các học giả, và các tổ chức, đơn vị chức năng bao gồm: chính quyền địa phương (tổ, phường/xã); các tổ chức liên quan cung cấp trợ giúp lý (Sở Tư pháp, Trung tâm trợ giúp pháp lý, Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý...)

2. Quá trình thực hiện và các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian 05/2014 06/2014 - 07/2014 08/2014 09/2014 140 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P

Nội dung hoạt động Bắt đầu triển khai dự án Thiết kế công cụ khảo sát Bắt đầu khảo sát Kết thúc khảo sát


Mốc thời gian 10/2014 – 11/2014 12/2014 12/2014 01/2015 02/2015

Nội dung hoạt động Phân tích và viết báo cáo Tổ chức hội thảo tham vấn kết quả Tổ chức hội thảo công bố kết quả Triển khai các hoạt động truyền thông Kết thúc dự án

2.2 Các kết quả chính của dự án Thứ nhất, Nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng khẳng định nhận thức của người dân về trợ giúp pháp lý còn rất thấp, và chưa hiểu biết nhiều về quyền được trợ giúp pháp lý của mình cũng như thiếu các thông tin về hoạt động này. Qua khảo sát cho thấy chỉ có 11,6% đối tượng khảo sát biết mình thuộc diện được trợ giúp pháp lý còn 88,4% người dân không biết bản thân thuộc diện được trợ giúp pháp lý. Đa số người dân tham gia trong cuộc khảo sát chưa nghe về Luật Trợ giúp pháp lý (xem thêm Bảng 1). Bảng 1: Tỷ lệ hộ nghèo nghe về Luật trợ giúp pháp lý

Dân tộc Kinh Đã nghe về Luật trợ giúp pháp lý Chưa nghe về Luật Trợ giúp pháp lý Tổng

Cơtu

Tổng

33

0

33

15,6%

0,0%

14,5%

179

15

194

84,4%

100,0%

85,5%

212

15

227

100,0%

100,0%

100,0%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của DISED năm 2014)

Hộp 1: Khó khăn của người dân khi tiếp cận các kênh TGPL

Những khó khăn chủ yếu khi người dân tiếp cận các kênh trợ giúp pháp lý là họ không nắm được theo chủ trương mình là đối tượng được trợ giúp pháp lý; hình thức trợ giúp pháp lý chưa cụ thể, rõ ràng dễ nhầm lẫn qua hình thức hướng dẫn quy trình pháp luật của các cơ quan chức năng; việc tổ chức thực hiện công tác trợ giúp pháp lý chưa thật sự được quan tâm, chú trọng. Nguyên nhân khách quan là Luật Trợ giúp pháp lý chưa thật sự đi vào đời sống nhân dân; tính áp dụng của văn bản Luật còn mang tính chung chung, không gắn trách nhiệm bắt buộc cụ thể đối tượng thực thi và đối tượng hưởng lợi. Còn nguyên nhân chủ quan là chưa tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để họ được hiểu và biết về quyền lợi này của mình. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước, cơ quan tố tụng chưa thật sự nhiệt tâm, nhiệt tình vào cuộc. (Ông Nam, Chủ tịch UBND phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ)

141


Thứ hai, Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số chưa có thói quen sử dụng các dịch vụ trợ giúp pháp lý khi gặp phải những vấn đề liên quan đến pháp luật trong cuộc sống, chỉ có 21,9% người dân trong cuộc khảo sát đã tiếp cận các dịch vụ này. Khảo sát thực tế cho thấy có những trường hợp người dân đã sử dụng các kênh trợ giúp pháp lý nhưng bản thân họ không nhận thức được rằng đó là các hình thức trợ giúp pháp lý mà các đối tượng người nghèo hay chính sách được hưởng. Người dân có xu hướng tiếp cận các kênh trợ giúp pháp lý sẵn có tại địa phương (bộ phận tư pháp phường - tỷ lệ này chiếm cao nhất với 73,3%, tiếp đến là từ Tổ trưởng tổ dân phố thông báo - với 53,3%). Trong khi nhiều hộ gia đình ở xa, gặp khó khăn trong việc tìm đến trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước của thành phố hoặc các tổ chức, văn phòng luật sư (đặc biệt là các hộ cư trú ở khu vực xa trung tâm, miền núi), thực tế cho thấy hình thức trợ giúp pháp lý lưu động vẫn chưa thể đáp ứng hết nhu cầu của người dân. Người dân vẫn còn thói quen tiếp cận với chính quyền cơ sở để giải quyết những vấn đề liên quan đến pháp luật. Trong quá trình thu hồi đất người dân có xu hướng tiếp cận các Ban giải tỏa/ công ty thực hiện giải tỏa, thu hồi đất để giải quyết những vấn đề có liên quan của mình, tiếp đến là các cơ quan chính quyền cơ sở như UBND xã/phường và UBND quận/huyện (xem thêm Bảng 2). Bảng 2: Tổ chức/cá nhân người dân tiếp cận để tìm kiếm thông tin giải quyết vấn đề bức xúc trong quá trình thu hồi đất

Tổ chức/cá nhân

Lượt trả lời

Tỷ lệ (%)

UBND thành phố

15

17,2

UBND quận/huyện

32

36,8

Các tổ chức/cá nhân về pháp luật

19

21,8

Các Ban giải tỏa/công ty thực hiện giải tỏa, thu hồi đất

58

66,7

UBND xã/phường

56

64,4

Khác

10

11,5

(Nguồn: Kết quả khảo sát của DISED năm 2014)

Thứ ba, Nghiên cứu cũng phát hiện các hình thức trợ giúp pháp lý hiện nay chưa thật sự hiệu quả, chưa tạo điểm nhấn và chưa có sức lan tỏa, ảnh hưởng trong cộng đồng người dân. Nguyên nhân chưa tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý chủ yếu là chưa thật sự có nhu cầu hoặc chưa thấy cần thiết; hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ nhưng không biết ở đâu và liên hệ với ai, hoặc người dân chưa nghe nói đến dịch vụ pháp lý và chưa thấy người ở địa phương sử dụng dịch vụ này (xem thêm Bảng 3). Bảng 3: Nguyên nhân chưa sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý

Nguyên nhân chưa sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý

Lượt trả lời

Tỷ lệ %

Không cần thiết/không có nhu cầu

99

50,8

Không biết dịch vụ ở đâu/không biết liên hệ với ai

107

54,9

Ngại tiếp xúc với chính quyền

1

0,5

Đường đi xa

1

0,5

Sợ mất thời gian

2

1,0

Sợ tốn kém tiền

14

7,2

Không chắc có được trợ giúp không?

17

8,7

142 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Nguyên nhân chưa sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý

Lượt trả lời

Tỷ lệ %

Tự giải quyết được

20

10,3

Chưa bao giờ nghe nói đến dịch vụ pháp lý

76

39,0

Chưa thấy người ở địa phương thực hiện

59

30,3

Khác

5

2,6

(Nguồn: Kết quả khảo sát của DISED năm 2014)

Thứ tư, Nghiên cứu chỉ ra rằng còn nhiều rào cản ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý đối với người dân, đặc biệt là người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số, như thói quen, trình độ học vấn (xem Hình 1) thu nhập thấp và không ổn định (tỷ lệ người dân không có việc làm chiếm tỷ lệ cao với 25,2%, buôn bán nhỏ 21,5%, lao động tự do 17,9% và làm thuê 15,7%), khoảng cách địa lý, tâm lý tự ti mặc cảm… Hình 1: Trình độ học vấn

Nguồn: Kết quả khảo sát của DISED năm 2014

2.3 Các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án •

Kinh nghiệm khảo sát (phỏng vấn người dân, cán bộ địa phương): Kinh nghiệm khảo sáo cho thấy người phỏng vấn cần có kiến thức và kỹ năng ứng xử tốt trong các tình huống gặp phải nhằm đạt được mục tiêu tìm hiểu và khai thác thông tin cho việc phân tích cũng như viết các “Nghiên cứu trường hợp”.

Triển khai hoạt động truyền thông: Tổ chức hội thảo, in ấn và phát hành các sản phẩm truyền thông. Các hoạt động này cần phải được chuẩn bị và điều hành tốt để mang lại kết quả tốt cho dự án. Hoạt động truyền thông có tác động tốt đối với kết quả của dự án cũng như của tổ chức. Vì thế việc chuẩn bị và điều hành phải được chu đáo. Người quản lý cần có một “check list” trong việc triển khai các hoạt động này nhằm đảm bảo không bỏ sót công việc cũng như quản lý được kết quả.

Điều phối dự án: Quản lý thời gian, tài chính của dự án, kết nối với các tổ chức, chuyên gia. Điều phối dự án là hoạt động phức tạp, kinh nghiệm trong dự án này cho thấy việc điều phối

143


cần mềm dẻo và chặt chẽ. Các hoạt động quản lý nhân sự cũng như tài chính phải tỉ mỉ và tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc của Ban quản lý dự án JIFF. Bên cạnh đó, cần giữ liên hệ thường xuyên với Ban quản lý dự án nhằm báo cáo tiến độ thường xuyên cũng như nhận được hỗ trợ về kỹ thuật khi cần thiết.

3. Các khuyến nghị Các khuyến nghị cho việc tăng cường tiếp cận trợ giúp pháp lý và cải thiện các kênh trợ giúp pháp lý trên địa bàn Tp. Đà Nẵng gồm có: a. Cần tiếp tục nghiên cứu để củng cố và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trợ giúp pháp lý, cả về thể chế; cơ chế phối hợp; chế độ đãi ngộ, thu hút đối với tổ chức và cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý… Trong đó, đặc biệt quan tâm đến đối tượng người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số. b. Qua khảo sát thực tiễn tình hình tại địa phương cho thấy cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, bảo đảm trang thiết bị, phương tiện làm việc thiết yếu để các tổ chức trợ giúp pháp lý có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu trợ giúp pháp lý da dạng và ngày một tăng của nhân dân. c. Nâng cao năng lực về trợ giúp pháp lý: tăng cường hơn nữa công tác tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý; bồi dưỡng kiến thức pháp luật và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ Cộng tác viên, Trợ giúp viên pháp lý nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và cộng tác viên trợ giúp pháp lý đủ về số lượng và nâng cao về chất lượng. Cần quan tâm bảo đảm cho các tổ chức trợ giúp pháp lý có đủ đội ngũ cán bộ thực hiện trợ giúp pháp lý ở mức tối thiểu, ít nhất mỗi lĩnh vực pháp luật phải có một chuyên viên chuyên sâu về lĩnh vực đó đảm nhiệm. d. Bổ sung biên chế: Để khắc phục hạn chế về biên chế, cần mở rộng và tăng cường đội ngũ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, có chính sách và cơ chế phù hợp để thu hút các chuyên gia pháp luật, luật sư, người có đủ điều kiện và tiêu chuẩn làm cộng tác viên tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý. Biên chế tổ chức trợ giúp pháp lý cần được tính toán trên cơ sở địa bàn phụ trách hoặc dân số để việc phân bổ biên chế hợp lý và phục vụ hiệu quả hơn. e. Phát triển mạng lưới trợ giúp pháp lý: Tiếp tục phát triển và kiện toàn mạng lưới các Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước theo Quyết định số 792/QĐ-TTg để bảo đảm người dân có thể tiếp cận tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý ngày càng dễ dàng hơn. Có giải pháp phát triển thêm Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước ở các xã của huyện Hòa Vang. f.

Tăng cường các kênh phổ biến chính sách trợ giúp pháp lý: Có thể nói không phải tất cả những đối tượng được trợ giúp pháp lý đều tìm đến Trung tâm trợ giúp pháp lý để yêu cầu khi có vấn đề pháp luật phát sinh. Nguyên nhân chính là do nhiều người vẫn chưa biết được những chính sách về trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Vì vậy, để thực hiện trợ giúp pháp lý thì trước hết phải làm cho người được trợ giúp pháp lý biết về chính sách trợ giúp pháp lý, về quyền và nghĩa vụ của họ, về người và tổ chức trợ giúp pháp lý, các địa chỉ mà họ có thể tìm đến…Việc tuyên truyền này cũng không thể giao hết cho Trung tâm trợ giúp pháp lý hay cơ quan tư pháp mà phải là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là chính quyền cơ sở, nơi gần gũi với nhân dân, sẽ hướng dẫn cho các đối tượng tìm đến Trung tâm khi có vướng mắc pháp luật.

144 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


g. Đa dạng hoá hình thức trợ giúp pháp lý: i) Đối với tổ chức và hoạt động của mô hình Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý: cần củng cố, hỗ trợ các Câu lạc bộ hoạt động kém hiệu quả, và tạm ngừng thành lập các Câu lạc bộ mới để tập trung nâng cao chất lượng Câu lạc bộ; ii) Trung tâm trợ giúp pháp lý và Phòng Tư pháp cần phối hợp với UBND cấp xã khảo sát các vấn đề, những loại vụ việc người dân thường có vướng mắc pháp luật để biên tập thành những tình huống thường gặp trong đời sống pháp lý ở cộng đồng. Điều chỉnh một số vấn đề về: lồng ghép, kết hợp nội dung sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý với các câu lạc bộ khác; thời điểm, thời gian sinh hoạt; địa điểm sinh hoạt tại các khu dân cư… để bảo đảm tính hợp lý và điều kiện thuận lợi cho nhiều người được sinh hoạt câu lạc bộ. h. Cơ chế giám sát đánh giá: Xây dựng cơ chế giám sát việc thực hiện các vụ việc trợ giúp pháp lý. Cần thực lượng hoá kết quả từ những người sử dụng dịch như người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số dân sau khi được trợ giúp pháp lý. i.

Xã hội hóa mô hình trợ giúp pháp lý: Có thể thực hiện dịch vụ trợ giúp pháp lý theo hướng dịch vụ vừa là dịch vụ công vừa là dịch vụ phải chi trả chi phí theo tình hình cụ thể từng địa phương.

j.

Mở rộng đối tượng được trợ giúp pháp lý: Cụ thể đối với người nghèo cần có quy định mở hơn thay vì dựa trên chuẩn nghèo chung của cả nước (thường là rất thấp). Cần bổ sung hộ cận nghèo, tiến tới hộ gia đình khó khăn cũng được hưởng chính sách trợ giúp pháp lý của Nhà nước. Đối với diện đồng bào dân tộc thiểu số, việc quy định điều kiện: “là người thường xuyên sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn” theo Luật Trợ giúp pháp lý 2006 là chưa phù hợp.

k. Đổi mới mô hình tổ chức trợ giúp pháp lý: Mô hình các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nhà nước cần được sắp xếp, đổi mới theo hướng bảo đảm hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu trợ giúp pháp lý, nguồn nhân lực cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý của từng địa phương. Mô hình trợ giúp pháp lý mới theo hướng cán bộ trợ giúp pháp lý làm việc dưới hình thức “Luật sư công” có thể tăng cường hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý và khuyến khích được các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác tác trợ giúp pháp lý. l.

Gia tăng số lượng tổ chức bao gồm tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật thuộc tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là tổ chức tư vấn pháp luật), cá nhân bao gồm luật sư, luật gia… đăng ký tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý theo hợp đồng đặt hàng của Nhà nước để thực hiện dịch vụ công; huy động nhiều nguồn lực xã hội, các tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác trợ giúp pháp lý. Tiến tới việc người thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu là luật sư nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu trợ giúp pháp lý của nhân dân với chất lượng cao./.

145


BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 8 NĂM THI HÀNH LUẬT PHÒNG, CHỐNG NHIỄM VI RÚT GÂY RA HỘI CHỨNG SUY GIẢM MIỄN DỊCH MẮC PHẢI Ở NGƯỜI (HIV/AIDS) VỀ CHỐNG KỲ THỊ VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV(2014)

1. Bối cảnh thực hiện dự án HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối nguy hiểm họa đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người và của cả cộng đồng, gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/ AIDS) đã được Quốc hội thông qua vào ngày 29/6/2006 (sau đây gọi tắt là Luật Phòng, chống HIV/ AIDS). Đây là văn bản có ý nghĩa đột phá đối với chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam, đồng thời là văn bản có hướng tiếp cận mới phù hợp với xu thế chung trên toàn cầu… Luật có 6 chương với 50 điều quy định toàn diện và đồng bộ các giải pháp về phòng chống HIV/AIDS. Đơn vị thực hiện: Trung tâm Tư vấn pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS. Địa bàn thực hiện: Tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa, Long An và TP Hà Nội. Quy mô khảo sát: 160 người dân và 320 người nhiễm HIV; thực hiện phỏng vấn sâu 03 cuộc và tổ chức thảo luận 12 nhóm. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 – 12/2014 Mục tiêu của dự án: •

Đánh giá thực trạng nhận thức của các nhóm đối tượng (người dân, người nhiễm HIV và cán bộ các ban ngành, đoàn thể …) về Luật Phòng, chống HIV/AIDS và dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

Phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.

Khuyến nghị một số giải pháp nhằm giảm thiểu kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trong thời gian tới.

146 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Sau hơn 8 năm triển khai thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS, các Chương trình phòng chống HIV/AIDS trong cả nước đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các quyền cơ bản của người nhiễm HIV được đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn bao gồm quyền được chăm sóc sức khỏe và quyền được hòa nhập, không bị kỳ thị, phân biệt đối xử…Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến gần đến đích kiểm soát được tình hình lây nhiễm HIV/AIDS, Trung tâm Tư vấn pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS (CCLPHH) nhận thấy cần thiết phải nhìn nhận lại những kết quả đã đạt được trong việc triển khai thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt về vấn đề chống kì thị, phân biệt đối xử cùng những khó khăn, thách thức trong 8 năm thực thi Luật Phòng, chống HIV/AIDS nhằm đề xuất các giải pháp khắc phục trong thời gian tới. Với mong muốn đó, CCLPHH đã thực hiện cuộc khảo sát trong địa bàn 04 tỉnh (Tỉnh Yên Bái, Thanh Hóa, Long An và TP Hà Nội) để tìm hiểu về mức độ hiểu biết của các nhóm đối tượng về Luật Phòng, chống HIV/AIDS; đánh giá những định kiến, thái độ và hành vi ứng xử của các nhóm xã hội trong cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS; cảm nhận của người nhiễm HIV/ AIDS về tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng đối với họ; tác động của tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử đối với việc thực thi các quyền cơ bản của người nhiễm HIV/AIDS; đồng thời, đưa ra các giải pháp để giảm thiểu tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS trong thời gian sắp tới. Các tỉnh lựa chọn triển khai nghiên cứu mang tính đại diện cho mỗi vùng miền và mang những đặc trưng khác nhau liên quan đến việc phân bổ nguồn lực trong công tác phòng, chống HIV/AIDS. Hà Nội là nơi nhận được nhiều nguồn hỗ trợ của dự án nâng cao nhận thức về HIV/AIDS và pháp luật phòng, chống HIV/AIDS là khu vực đô thị phát triển, đời sống và trình độ văn hóa của người dân tương đối cao. Yên Bái là tỉnh đại diện miền núi phía bắc, nơi tập trung chủ yếu của các đồng bào dân tộc thiểu số, chưa được tiếp cận nhiều với các tập huấn về HIV/AIDS hay pháp luật phòng, chống HIV/AIDS. Thanh Hóa là tỉnh đại diện của miền trung với đồi sống kinh tế tương đối khó khăn là tỉnh có số lượng nhiễm HIV cao trong khu vực miền trung. Long An là một tình miền Nam với điều kiện kinh tế nông nghiệp, đặc biệt là miền sông nước với đời sống văn hóa và xã hội có khá nhiều nét khác biệt. Việc lựa chọn 04 tỉnh để triển khai nghiên cứu với những vùng miền, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và nhận thức khác nhau sẽ giúp việc đối chiếu, so sánh các số liệu có thể đưa ra bức tranh mang tính đại diện cao cho các vùng miền. CCLPHH sử dụng bộ câu hỏi bán cấu trúc theo phương pháp định lượng để thực hiện phỏng vấn đối với 160 người dân và 320 người nhiễm HIV được lựa chọn ngẫu nhiên. Bộ câu hỏi được thiết kế riêng cho từng đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu nhận thức của người nhiễm HIV, cán bộ địa phương và người dân về Luật Phòng/chống HIV/ AIDS; thực hiện phỏng vấn sâu 03 cuộc và tổ chức thảo luận 12 nhóm nhằm tìm hiểu sâu hơn về trải nghiệm, thái độ, quan điểm về việc thực hiện Luật Phòng, chống HIV/AIDS của người nhiễm HIV, và về việc đảm bảo quyền của người nhiễm HIV và các dịch vụ cung cấp cho người nhiễm HIV từ phía đại diện các ngành y tế, giáo dục, tư pháp, thương binh xã hội tại địa phương và đại diện các Bộ Y tế, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội; cán bộ bệnh viện. Đối tượng

Yên Bái

Hà Nội

Thanh Hóa

Long An

Cán bộ các ban ngành địa phương triển khai thực hiện Luật

7

8

5

7

Người dân

40

40

40

40

Người nhiễm HIV

76

155

81

66

147


2. Các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động • Xây dựng bộ câu hỏi và khung hướng dẫn thảo luận nhóm/ phỏng vấn sâu

8/2014 – 9/2014

10/2014 – 11/2014

• Thử nghiệm và chỉnh sửa, hoàn thiện bộ câu hỏi và khung hướng dẫn thảo luận nhóm • Tiến hành thu tập số liệu tại 04 tỉnh dự án Hà Nội, Yên Bái, Thanh Hóa, Long An • Nhập và phân tích dữ liệu

11/2014 – 12/2014 • Viết báo cáo nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu theo các ý kiến góp ý của chuyên gia

2.2 Những phát hiện chính của dự án Thứ nhất, việc ban hành Luật Phòng, chống HIV/AIDS đã tạo ra bước đột phá cho Chương trình phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam theo cách tiếp cận mới về quyền con người. Vị thế của người nhiễm HIV/AIDS đã được thay đổi từ chỗ được coi là gắn liền với tệ nạn xã hội đã trở thành bệnh nhân có quyền được tiếp cận với các dịch vụ điều trị, can thiệp giảm tác hại. Quyền được sống hòa nhập với gia đình, cộng đồng và quyền được bảo mật thông tin về tình trạng nhiễm HIV/ AIDS là 2 quyền cơ bản có tỷ lệ người nhiễm biết đến cao nhất (chiếm 88,3% và 84,6% trên tổng số người nhiễm HIV đã tham gia trả lời câu hỏi này).

Biểu đồ 1: Tỷ lệ biết về các quyền của người nhiễm HIV

Thứ hai, sau khi Luật Phòng, chống HIV/AIDS được ban hành, Chính phủ cùng một số bộ, ngành chức năng đã ban hành các văn bản pháp lý nhằm hiện thức hóa các quy định của Luật như: Nghị định số 108/2007/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống HIV/ AIDS; Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Các Quyết 148 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


định khác của Thủ tướng và các Thông tư có liên quan khác của các Bộ, liên Bộ…. Bộ Y tế với tư cách là cơ quan thường trực đã tích cực phối hợp với các bộ, ngành, tổ chức, Hội phòng, chống HIV/AIDS triển khai các hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật đến với các nhóm dân cư, đặc biệt là nhóm người nhiễm HIV/AIDS. Thứ ba, đa số người nhiễm HIV/AIDS đã có những hiểu biết nhất định về những quy định của Luật Phòng, chống HIV, cùng các kiến thức về dự phòng lây nhiễm HIV với mức độ cao hơn so với nhóm dân cư trong cộng đồng. Cụ thể, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS nghe/biết về Luật phòng chống HIV/AIDS là 58,8% trên tổng số người nhiễm tham gia khảo sát, trong khi đó tỷ lệ người dân chỉ chiếm khoảng 23,8% trên tổng số người dân tham gia khảo sát. Đồng thời, tỷ lệ người nhiễm biết về quyền được có việc làm và quyền được chăm sóc sức khỏe là 84% trên tổng số người nhiễm tham gia khảo sát.

Biểu đồ 2: Tỷ lệ đã nghe/biết về Luật phòng chống HIV/AIDS và biết về các quyền của người nhiễm HIV/AIDS

Thứ tư, mức độ thành kiến của cộng đồng đối với người nhiễm HIV đã có chiều hướng giảm, song vẫn còn khá nặng nề. Một bộ phận không nhỏ người dân vẫn đang có thái độ kỳ thị và sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Hành vi phổ biến nhất của việc kỳ thị và phân biệt đối xử là xa lánh và đàm tiếu. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng này là do nhận thức không đúng, không đầy đủ của người dân về các đường lây nhiễm HIV và các quy định pháp luật về phòng chống HIV/AIDS. Hơn nữa, do giai đoạn đầu của dịch HIV/AIDS thường lây truyền trong các 149


nhóm có nguy cơ cao – tiêm chích ma túy, mại dâm vốn là những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục không được cộng đồng chấp nhận. Định kiến nặng nề từ phía cộng đồng đối với các nhóm có nguy cơ cao và HIV/AIDS (88% người trả lời phỏng vấn lên án gái mại dâm, 83,8% lên án người tiêm chích ma túy; 71,3% coi HIV/AIDS là tệ nạn xã hội) là nguồn gốc tạo nên sự mặc cảm và bất hợp tác của người nhiễm đối với các biện pháp dự phòng.

Biểu đồ 3: Định kiến của người dân về người nhiễm HIV và các nhóm có hành vi nguy cơ cao

Một người tham gia phỏng vấn chia sẻ: “… Những người xung quanh nhìn nhận về HIV/AIDS còn nặng nề và khắt khe lắm, mỗi lần em nghe thấy họ nói “cái đồ bị SIDA” là tim em lại đau nhói lên. Hồi mới biết mình bị nhiễm, em không dám ra đường sợ mọi người nhìn ngó, dèm pha em chỉ muốn chết cho xong luôn …”

Biểu đồ 4: Những trải nghiệm của người nhiễm HIV về việc bị cộng đồng phân biệt đối xử

Thứ năm, theo khảo sát cho thấy, hơn một nửa số người nhiễm HIV/AIDS vẫn chưa dám công khai tình trạng bệnh tật. Phần lớn số này vẫn tiếp tục giấu kín tình trạng bệnh trong thời gian 150 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


sắp tới. Cụ thể, có khoảng 65% người nhiễm HIV/AIDS tham gia phỏng vấn khẳng định vẫn tiếp tục giữ bảo mật về thông tin nhiễm; 29,4% dự định sẽ tự bộc bạch. Nguyên nhân muốn giữ bảo mật chủ yếu là do sợ bị mọi người đối xử khác với mình (68,8%) và sợ bị cô lập (67,3%). Điều này cho thấy áp lực của cộng đồng đối với người nhiễm vẫn còn rất nặng nề. Đây là một rào cản vô hình khiến người nhiễm từ chối tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc điều trị và dự phòng HIV. Hiệu quả của các chương trình cũng vì vậy mà bị ảnh hưởng rất lớn. “Em không bao giờ dám bộc lộ tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình vì nếu mọi người biết thì gia đình em chỉ còn một cách duy nhất là trốn đi sống ở nơi khác thôi chứ ở lại đây sao được, các con em cũng sẽ bị xa lánh, bố mẹ và những người thân của em chắc cũng sẽ không chịu nổi sự đàm tiếu của những người xung quanh …” (Chia sẻ trong cuộc thảo luận nhóm của người nhiễm HIV ở Thanh Hóa).

Biểu đồ 5: Tỷ lệ người nhiễm muốn giữ bí mật về tình trạng nhiễm bệnh và lí do muốn giữ bí mật của người nhiễm HIV/AIDS

Thứ sáu, việc triển khai thực hiện các quy định về chống kỳ thị phân biệt đối xử và đảm bảo các quyền cơ bản cho người nhiễm theo Luật Phòng, chống HIV đã gặp phải nhiều khó khăn và thách thức, bởi tính thiếu khả thi, chưa đồng bộ, chưa đầy đủ trong các quy định pháp luật cũng như những hạn chế trong tổ chức thực thi. •

Bất cập về hành lang pháp lý: Một số quy định trong Luật có tính khả thi chưa cao, chưa tương thích, chưa đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật khác.

“… Ngành Công an chúng tôi hiện đang quản lý những người nhiễm HIV trong các trại tạm giam. Luật Phòng, chống HIV/AIDS xác định đây là bệnh hiểm nghèo song lại chưa được đưa vào danh mục của các bệnh được xem xét giảm nhẹ. Chúng tôi thường xuyên bị khiếu nại về vấn đề này…” (Ý kiến trong Thảo luận nhóm - Ban chỉ đạo Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Long An)

Bất cập trong triển khai thực hiện: Truyền thông về Luật phòng chống HIV/AIDS và Dự phòng lây nhiễm HIV còn nhiều bất cập. Những hạn chế điển hình là các chương trình chưa bao phủ hết các nhóm đối tượng đích, chưa theo kịp diễn biến của tình hình dịch; Chưa huy động được các kênh truyền thông cùng tham gia trong chuyển tải thông tin về Luật phòng, chống HIV; Nội dung thông tin còn chưa cụ thể, chưa được chuyển tải sinh động, hấp dẫn đối với các nhóm đối tượng đích. Điều này dẫn tới mức độ hiểu biết của người dân và người nhiễm về Luật phòng chống HIV/AIDS còn hạn hẹp. Theo khảo sát, đa số người nhiễm HIV vẫn có nhu cầu cần được tiếp tục cung cấp thông tin trong thời gian tới (75,6% người nhiễm và 43,8% người dân). 151


2.3. Những thách thức, khó khăn và bài học kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện dự án •

Với yêu cầu tiếp cận với số lượng lớn người nhiễm HIV tại mỗi địa phương đặt ra thách thức lớn đối với Nhóm nghiên cứu. Do đặc thù của nhóm đối tượng người nhiễm HIV là mặc cảm với căn bệnh mà mình đang mặc phải và không công khai danh tính nhiễm HIV của mình với người khác. Do vậy, với các cách tiếp cận thông thường thì không thế biết ai là người nhiễm HIV trong cộng đồng để đặt vấn đề khảo sát. Tuy nhiên, với hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS nói chung và tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nhiễm HIV nói riêng, Trung tâm Tư vấn Pháp luật và Chính sách về Y tế, HIV/AIDS là tổ chức có uy tín và có mỗi liên hệ tốt với các Nhóm tự lực của người nhiễm HIV và cộng đồng người nhiễm HIV/AIDS. Đồng thời, Trung tâm có mối quan hệ tốt với các Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương. Thông qua hai kênh liên lạc là Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS tỉnh và các nhóm tự lực của người nhiễm HIV, Trung tâm đã hỗ trở để nhóm nghiên cứu tiếp cận được đầy đủ và đúng đối tượng nghiên cứu.

Khi đã tiếp cận được đúng đối tượng người nhiễm HIV thì kỹ năng làm việc với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương cũng là một thách thức đối với Nhóm nghiên cứu. Cũng do sự mặc cảm về căn bệnh HIV, người nhiễm HIV ngại tiếp xúc với người khác, không muốn nhắc đến những việc mình đã trải qua do sự kỳ thị và phân biệt đối xử rất nặng nề. Do đó, việc lựa chọn các chuyên gia thực hiện việc thu thập thông tin không chỉ đòi hỏi thành thạo những kỹ năng thu thập thông tin mà cần phải có kỹ năng và kinh nghiệm làm việc với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương. Như vậy, họ mới có thể tin tưởng và chia sẽ những vấn đề mà hõ đã hoặc đang trải nghiệm về sự kỳ thị, phân biết đối xử tại cộng đồng.

3. Các khuyến nghị Sau 8 năm triển khai Luật Phòng, chống HIV/AIDS, việc đảm bảo quyền con người của người nhiễm HIV đã có nhiều chuyển biến tích cực nhất là về chăm sóc sức khỏe, quyền được tự do hội họp, quyền được bảo mật thông tin về tình trạng nhiễm, quyền được học tập…. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, mức độ được đảm bảo các quyền cơ bản của người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn hạn chế, đặc biệt trong vấn đề kỳ thị và phân biệt đối xử. Nhằm giảm thiểu những những khó khăn trong quá trình đảm bảo quyền của người nhiễm HIV, CCLPHH đưa ra đề xuất giải pháp như sau: •

Tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về Phòng, chống HIV/AIDS và chống phân biệt, kỳ thị với người nhiễm HIV thông qua việc ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo sự tương thích và đồng bộ, góp phần nâng cao tính thực thi Luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người nhiễm.

Tăng cường hoạt động giám sát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện Luật tại các bộ, ngành, các địa phương để đảm bảo sự nghiêm minh trong tuân thủ pháp luật và kịp thời ban hành các giải pháp điều chỉnh, tăng cường áp dụng các chế tài xử lý.

Chú trọng phát huy vai trò của Hội phòng chống HIV/AIDS và các nhóm tự lực của người nhiễm HIV trong tham gia giám sát, phản biện đối với quá trình triển khai thực hiện cũnh như sửa đổi, bổ sung Luật trong thời gian tới.

Tăng cường hơn nữa các hoạt động tư vấn trợ giúp pháp lý với sự tham gia của cơ quan chuyên môn, hội nghề nghiệp cùng các tổ chức phi chinh phủ… nhằm giúp người nhiễm HIV dễ dàng tiếp cận dịch vụ nhằm tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hòa nhập với cộng đồng.

152 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Tăng cường hoạt động truyền thông phổ biến các quy định pháp luật về phòng chống HIV/ AIDS để nâng cao nhận thức của người dân và người nhiễm, nhằm từng bước thay đổi định kiến của cộng đồng và nâng cao hiểu biết, thái độ của người nhiễm đối với những quyền và nghĩa vụ cơ bản của bản thân nhằm tạo đà cho việc giảm thiểu bền vững tình trạng kì thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV.

Đẩy mạnh hoạt động thông tin truyền thông về phòng chống HIV/AIDS đến với các nhóm dân cư trong cộng đồng, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi.

Hỗ trợ các giải pháp đồng bộ khác (giáo dục đào tạo, tạo cơ hội tìm việc làm, cho vay vốn, cấp thẻ BHYT theo đúng chính sách hiện hành…) nhằm đáp ứng đầy đủ các quyền cơ bản của người nhiễm HIV/AIDS và giúp người nhiễm HIV/AIDS tự xây dựng hình ảnh của mình trong cộng đồng nhằm xóa bỏ dần các định kiến xấu tiến tới xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử…

153


NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TIẾP CẬN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI KHUYẾT TẬT (Nghiên cứu trường hợp 8 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam từ góc nhìn của người khuyết tật) (2014)

1. Bối cảnh thực hiện nghiên cứu: Người khuyết tật (NKT) là một trong những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương lớn nhất trong xã hội. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà Việt Nam có tỉ lệ NKT khá lớn. Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, tỉ lệ khuyết tật ở độ tuổi từ năm tuổi trở lên chiếm 7,8% dân số, trong đó có khoảng 5,8% là nữ giới. Được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội quan tâm, chăm sóc, hỗ trợ, nhìn chung đời sống mọi mặt của NKT trên cả nước trong những năm qua đã có sự cải thiện đáng kể. Tuy vậy, đến nay phần lớn NKT Việt Nam, nhất là những NKT ở nông thôn, miền núi, NKT là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận giáo dục, việc làm, giao thông công cộng, y tế, đặc biệt trong đó có tiếp cận trợ giúp pháp lý (TGPL).

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC). Địa bàn thực hiện: 08 tỉnh thành phố, bao gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định. Quy mô khảo sát: NKT ở các dạng khuyết tật hoặc người chăm sóc NKT (đối với trường hợp NKT không có khả năng trả lời). NKT được chọn bao gồm NKT đã sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý và nguời khuyết tật chưa từng sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý, bao gồm: 08 cuộc thảo luận nhóm với 120 người; 42 cuộc phỏng vấn sâu đối với 42 người. Thời gian thực hiện: từ tháng 08/2013 đến tháng 10/2013 Mục tiêu của dự án: •

Tìm hiểu thực trạng áp dụng pháp luật, các chính sách và vấn đề tiếp cận tư pháp của NKT tại Việt Nam;

Phân tích các nguyên nhân của thực trạng

Đưa ra một số các khuyến nghị, giải pháp cải thiện tình hình, giúp NKT tiếp cận được với các dịch vụ tư vấn pháp luật hiệu quả hơn.

154 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Việt Nam đã ban hành Luật Trợ giúp pháp lí từ năm 2006.Đây là một trong những chính sách lớn của Việt Nam, thể hiện tính nhân văn sâu sắc.Theo đó Nhà nước và xã hội có trách nhiệm dành cho một số đối tượng chính sách xã hội theo quy định (trong đó NKT) được hưởng dịch vụ pháp lí miễn phí khi có nhu cầu. Đến nay trên cả nước, ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mỗi nơi đều có một Trung tâm trợ giúp pháp lí (và các chi nhánh) với chức năng chính là TGPL cho các đối tượng theo quy định, trong đó có NKT. Việt Nam đã kí tham gia Công ước về quyền của NKT từ năm 2007. Luật Người khuyết tật được ban hành năm 2010 và có hiệu lực từ năm 2011. Theo đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội là phải tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của NKT với tư cách là những thành viên bình đẳng như những người khác trong xã hội.Các quy định pháp luật tạo cơ hội và điều kiện phù hợp để họ vươn lên khắc phục những rào cản, hoà nhập vào đời sống xã hội. Mặc dù có những nghiên cứu, khảo sát về tình hình khuyết tật và đời sống của NKT tại Việt Nam và nghiên cứu về chính sách, pháp luật đối với NKT,nhưng vẫn còn thiếu nghiên cứu, phân tíchmột cách có hệ thống toàn diện về thực trạng tiếp cận TGPL của NKT ở Việt Nam. Để góp phần cung cấp những dẫn chứng thực tiễn cho các nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp hoàn thiện mô hình tiếp cận TGPL của NKT ở Việt Nam, Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) – một tổ chức xã hội hành động vì NKT đã tiến hành nghiên cứu: “Tình hình tiếp cận TGPL của người khuyết tật (Nghiên cứu trường hợp 8 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam từ góc nhìn của người khuyết tật)”. •

Trong dự án này, ACDC đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Nghiên cứu tài liệu: Trên cơ sở rà soát, phân tích các tài liệu, báo cáo liên quan đến TGPL cho NKT đưa ra các nhận định chung về tình hình tiếp cận pháp lý của NKT và xác định những vấn đề nổi cộm, vướng mắc về tiếp cận TGPL của NKT. Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này cho phép tìm hiểu chi tiết nội dung nghiên cứu và trao đổi về các giải pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm nhằm lấy ý kiến chung của các đối tượng tham gia về nội dung nghiên cứu, giải đáp cho những vấn đề chưa rõ ràng trong các giả định nghiên cứu. Điều tra bằng bảng hỏi: Giúp điều tra về mức độ tiếp cận của người khuyết tật với các dịch vụ trợ giúp pháp lý trên diện rộng, được tiến hành dựa trên việc gửi bảng câu hỏi tự điền cho người khuyết tật trong cộng đồng. •

Địa bàn thực hiện và đối tượng nghiên cứu:

Địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 8 tỉnh thành phố, bao gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định. Việc lựa chọn địa bàn căn cứ trên các cơ sở: (i) các địa bàn này nằm ở 3 miền Bắc – Trung – Nam; (ii) đây là những địa phương có số NKT khá nhiều; (iii) tổ chức hoạt động vì NKT tại các địa phương này cũng khá vững mạnh, điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai hoạt động nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: NKT ở các dạng khuyết tật hoặc người chăm sóc NKT (đối với trường hợp NKT không có khả năng trả lời). NKT được chọn bao gồm NKT đã sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý và nguời khuyết tật chưa từng sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý.

155


Số lượng mẫu: Tên tỉnh/TP

Thảo luận nhóm

Phỏng vấn sấu

Số cuộc

Số người

Số cuộc

Số người

Hà Nội

1

15

6

5

Đà Nẵng

1

15

5

5

TP. Hồ Chí Minh

1

15

6

5

Cao Bằng

1

15

5

5

Thái Nguyên

1

15

5

5

Thái Bình

1

15

5

5

Hà Nam

1

15

5

5

Nam Định

1

15

5

5

Tổng cộng

8

120

42

42

2. Quá trình thực hiện và các kết quả chính của dự án: 2.1 Quá trình thực hiện dự án: STT Nội dung công việc

Địa điểm

Thời gian thực hiện

1

Xây dựng đề cương và kế hoạch triển khai nghiên cứu

Hà Nội

Tuần 3 và 4 tháng 8/2013

2

Thiết kế bộ công cụ (bảng hỏi, đề cương phỏng vấn sâu, đề cương thảo luận nhóm)

Hà Nội

Tuần 4 tháng 8/2013

3

Phỏng vấn thử

Hà Nội

Tuần 1 tháng 9/2013

4

Hoàn thiện bộ câu hỏi khảo sát và đề cương phỏng vấn sâu

Hà Nội

Tuần 1 tháng 9/2013

5

Phỏng vấn tại địa bàn đợt 1

4 tỉnh, thành phố Hà Nội, Cao Bằng, Thái Nguyên, Hà Nam

Tuần 1 và 2 tháng 9/2013

6

Phỏng vấn tại địa bàn đợt 2

Thái Bình, Nam Định, Tuần 3 và 4 tháng 9/2013 Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh

7

Xử lí kết quả

Hà Nội

156 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P

Tuần 4 tháng 9 và tuần 1 tháng 10/2013


STT Nội dung công việc

Địa điểm

Thời gian thực hiện

8

Viết và hoàn thiện báo cáo

Hà Nội

Tuần 1 và 2 tháng 10/2013

9

Báo cáo tại Hội thảo quốc gia

Hà Nội

25/10/2013

2.2. Các kết quả chính của dự án: Qua quá trình thực hiện khảo sát và nghiên cứu, ACDC có những phát hiện chính như sau: 2.2.1 Hiểu biết của NKT về pháp luật, chính sách chung của nhà nước đối với NKT và chính sách trợ giúp pháp lý •

Đa số NKT không biết về chính sách TGPL của nhà nước, ước tính dưới 20% NKT nắm bắt được thông tin về chính sách và khoảng dưới 5% nắm được các nội dung cơ bản của chính sách TGPL.

Mức độ nắm bắt thông tin chính sách hiểu biết về chính sách có sự chênh lệch đáng kể giữa những NKT sinh sống ở các vùng địa lý khác nhau và chênh lệch giữa NKT tham gia hoạt động với các tổ chức của NKT với NKT không tham gia hoạt động nào.Những NKT sống ở khu vực đô thị, thành phố lớn cũng như những NKT có tham gia vào các tổ chức của NKT hay tổ chức xã hội khác thì nắm bắt thông tin về chính sách, pháp luật tốt hơn những NKT khác.

Tỷ lệ NKT biết về chính sách TGPL tăng lên đáng kể từ thời điểm sau khi Luật NKT được ban hành và có hiệu lực do ảnh hưởng của công tác tuyền truyền phổ biến Luật NKT trong thời gian qua.

4/5 NKT được hỏi chỉ biết đến hình thức TGPL là tư vấn pháp luật, các hình thức còn lại như tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và hình thức TGPL khác chỉ có 1/5 NKT biết đến.

Có nhiều nguyên nhân dẫn sự hiểu biết của NKT về chính sách chung của nhà nước đối với NKT và chính sách TGPL chưa cao, trong đó nổi lên một số nguyên nhân chính như: (i)Thứ nhất, NKT thiếu thông tin, chưa tiếp cận được thông tin một cách đầy đủ về chính sách của nhà nước do những hạn chế về tham gia hòa nhập xã hội, giao tiếp cộng đồng, bên cạnh đó là những khó khăn trong sinh cuộc sống mưu sinh hàng ngày,… nên không có cơ hội tiếp cận đầy đủ thông tin về chính sách hỗ trợ của nhà nước nói chung và chính sách TGPL nói riêng; (ii)Thứ hai, nhận thức của NKT về TGPL còn chưa đầy đủ. Đa số NKT tham gia trong nghiên cứu này đều cho rằng TGPL là vấn đề rất nghiêm trọng, chỉ khi nào xảy ra chuyện lớn liên quan đến tranh chấp hay kiện tụng thì mới cần đến TGPL và không mong muốn chuyện này xảy ra với bản thân, chính vì vậy dẫn đến tâm lý e ngại, lảng tránh và như vậy tất yếu sẽ không quan tâm đến chính sách TGPL; (iii) Thứ ba, công tác tuyên truyền, phổ biến, vận động chính đến cộng đồng NKT chưa được quan tâm thực hiện một cách tương xứng. Hình thức tuyên truyền, phổ biến chủ yếu là qua phương tiện thông tin đại chúng như đài báo, hoặc phát tờ rơi, tờ gấp.Có rất ít hoạt động truyền thông trực tiếp đối với NKT do vậy chưa đến được với nhiều NKT.

2.2.2 Tiếp cận TGPL của NKT Chỉ có chưa đến 10% NKT tham gia nghiên cứu biết đến sự tồn tại của Trung tâm TGPL của nhà nước (trực thuộc Sở Tư pháp địa phương).Trên 90% NKT cho rằng nơi thực hiện TGPL là các văn phòng luật sư hoặc UBND xã hoặc các tổ chức của NKT hoặc tổ chức xã hội. Tương tự 100% NKT trong nghiên cứu này không biết đến hình thức TGPL lưu động. 157


Tỷ lệ NKT được khảo sát đã tiếp cận được với TGPL là rất thấp, dưới 1%.Những người đã tiếp cận với TGPL chủ yếu tìm hiểu về pháp luật đối với người có công, chính sách ưu đãi xã hội, đất đai và nhà ở. Nguyên nhân tình hình tiếp cận TGPL của NKT chưa cao: •

Tâm lý cam chịu, ngại va chạm: hầu hết NKT khi được hỏi tại sao có khúc mắc mà lại không tìm đến TGPL, nhiều người trả lời là không có nhu cầu, tuy nhiên khi tìm hiểu sâu hơn có thể thấy một thực tế không phải như vậy mà là vấn đề nhận thức của NKT về TGPL. Tâm lý chung của NKT là e ngại liên đới đến pháp luật và xác định chỉ tham gia TGPL khi nào xảy ra những sự việc lớn như tranh chấp tài sản, nhà cửa, đất đai, còn lại những vấn đề khác thì hoặc tự giải quyết hoặc cam chịu chấp nhận gần như mặc định số phận.

NKT chưa thực sự tin tưởng vào chính sách TGPL sẽ được các cơ quan, tổ chức thực hiện đúng như quy định của pháp luật, nhiều NKT mặc dù chưa tham gia TGPL miễn phí nhưng trong cuộc sống đã có những trường hợp NKT phải nhờ cậy đến pháp luật.Nhiều người đã từng tiếp cận TGPL hay tiếp xúc với cơ quan nhà nước cảm thấy thất vọng, tự ti, không hài lòng với cách làm việc,kết quả làm việc với các cơ quan nhà nước hay các tổ chức hành nghề luật, TGPL;

Thiếu thông tin về chính sách TGPL như đối tượng được trợ giúp, địa điểm TGPL, nội dung, vấn đề được trợ giúp…Cảm giác tự ti của người yếu thế trong xã hội cũng đã hạn chế NKT tìm đến tổ chứcTGPL khi có nhu cầu.Họ chỉ tiếp cận tổ chức TGPL khi không còn lựa chọn nào khác.

Một nguyên nhân nữa hạn chế NKT tiếp cận với TGPL những hướng dẫn, yêu cầu, đòi hỏi của người thực hiện TGPL đối với NKT mà vượt quá khả năng của NKT dẫn đến NKT nản chí, bỏ cuộc và ảnh hưởng lan tỏa đến những NKT khác có ý định tiếp cận TGPL.

2.2.3 Nhu cầu TGPL của NKT Theo nghiên cứu thì nhu cầu TGPL của NKT là rất lớn, khoảng một nửa NKT trong nghiên cứu này có nhu cầu về TGPL. Đa số NKT được hỏi đều cho rằng mỗi người sẽ không tránh khỏi những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và vấn đề tuân thủ pháp luật của công dân và như vậy cuộc sống sẽ luôn gắn liền với đời sống pháp luật, hay nói cách khác đời sống pháp luật tồn tại song hành với cuộc đời mỗi con người do vậy mỗi người đều có nhu cầu TGPL, có điều nó xảy ra vào các thời điểm khác nhau trong quá trình sống, đôi khi ngoài mong muốn hay dự tính của con người. Đối với NKT, nhu cầu TGPL còn có thể nhiều hơn so với các nhóm dân cư khác vì 158 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


NKT là một trong những nhóm đối tượng chính sách xã hội, là nhóm yếu thế, năng lực cá nhân bị hạn chế cần được trợ giúp, hỗ trợ từ xã hội, cộng đồng.

…Trong cuộc sống ai chả có những lúc cần đến pháp luật, đơn giản nhất là lên xã xin xác nhận một vấn đề gì đó thôi hoặc là đi khai sinh cho con cái, hoặc mình đi hỏi chế độ của nhà nước,… cũng là liên qua đến luật pháp rồi, đơn giản như vậy thôi nhiều người KT cũng chẳng biết là phải làm như thế nào chỉ biết là lên xã chứ còn cụ thể gặp ai, có phải có đơn từ gì không cũng không biết chứ chưa nói lầ những vấn đề lớn hơn thì làm sao mà biết được, rồi ai người ta chèn ép, ức hiếp hay lừa gạt mình thì phải làm thế nào, nên vì vậy NKT chắc chắ là rất cần được có người TGPL cho. Ý kiến tại thảo luận nhóm NKT Cao Bằng …Nhu cầu TGPL thì tất nhiên người nào chả có, NKT chúng tôi lại càng có nhu cầu nhiều vì kém hiểu biết pháp luật, không có điều kiện giao tiếp học hỏi nhiều mà cuộc sống hàng ngày thì có nhiều vấn đề liên quan pháp luật mong muốn được gải đáp, cũng chỉ vì kém hiểu biết pháp luật nên nhiều cái chúng tôi phải chịu thiệt thòi, uất ức mà chẳng biết nhờ ai giúp cho, cứ nói có gì đến luật sư, nhưng đến đấy đâu phải là chuyện đi chơi, ai cũng đến được đâu, do vậy có TGPL miễn phí này thì tốt cho NKT, nếu họ giúp nhiệt tình thì giải quyết được nhiều vấn đề tốt cho NKT Thảo Luận nhóm NKT Đà Nẵng …Nếu mà cứ hỏi NKT là có nhu cầu TGPL hay không thì chắc chăn 10 người thì có 9 người trả lời là không, vì họ cứ nghĩ đến pháp luật là cái gì lớn chuyện lắm rồi, rắc rối và phiền phức nên e sợ ngay, chứ còn theo trao đổi từ đầu buổi đế giờ thì TGPL đâu phải là như thế, thực ra TGPL là nhà nước người ta muốn giúp NKT giải quyết những thắc mắc, khiếu kiện liên quan đến mọi thứ nhằm bảo vệ lợi ích của NKT thôi, như vậy thì ai mà chả muốn được TGPL. Thảo luận nhóm NKT tp HCM

2.3 Các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án: 2.3.1 Các giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận TGPL của NKT Theo ý kiến của đa số NKT, trong thời gian tới để tăng cường TGPL đối với NKT cần quan tâm một số nội dung chính dưới đây: •

Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách TGPL đến cộng đồng NKT để NKT biết về chính sách TGPL.

Cần có những hướng dẫn NKT về thủ tục TGPL một cách cụ thể, chi tiết về thủ tục TGPL để NKT biết là phải làm như thế nào, đi đến đâu, hỏi ai,...

Giới thiệu danh sách các địa chỉ của những nơi thực hiện TGPL cho NKT để giúp NKT thuận tiện trong việc tiếp cận TGPL. Ngoài ra cũng nên cung cấp về thông tin, địa chỉ của các đơn vị hành nghề pháp lý (kể cả nơi miễn phí và nơi có thu phí) để NKT biết nơi tìm đến và có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện bản thân.

159


Đa dạng hóa nhiều hình thức TGPL cho NKT: NKT mong muốn việc thực hiện TGPL được tổ chức theo nhiều hình thức để có thể lựa chọn tốt nhất cho họ, theo đó hình thức TGPL lưu động được nhiều người KT đề xuất.

2.3.2. Các thách thức, khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu và biện pháp khắc phục: •

Những từ “trợ giúp pháp lý”, “công lý”, “công bằng”… đôi khi vẫn được xem là vấn đề “nhạy cảm” e ngại. Vì vậy một số NKT sợ động chạm và dè dặt trong việc chia sẻ các ý kiến của mình. Đội ngũ nghiên cứu viên đã kiên trì giải thích, giảng giải để người tham gia hiểu đúng vấn đề và thoải mái, cởi mở chia sẻ các ý kiến của mình.

Trình độ học vấn của NKT nói chung chưa cao, trong khi đó các nội dung liên quan đến TGPL là những vấn đề chuyên ngành nên nhiều khi NKT không hiểu được các khái niệm, vấn đề của TGPL. Các cán bộ nghiên cứu đã cố gắng để đơn giản hóa vấn đề, kiên trì giải thích, hướng dẫn để NKT hiểu.

Với các dạng khuyết tật đặc thù như: khuyết tật nghe, nói; thần kinh - tâm thần, khuyết tật trí tuệ… thì phương pháp thu thập thông tin thường khó khăn hơn. Vì vậy, đối với những dạng khuyết tật nghe, nói ACDC đã mời những người phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu có hiểu biết sâu trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý để hỗ trợ cho các cán bộ nghiên cứu trong quá trình thu thập thông tin. Đồng thời, một số khái niệm mang tính trừu tượng cũng thường gây khó hiểu cho người khuyết tật nghe, nói, do đó cần giải thích rất cặn kẽ và rõ ràng. Đối với những dạng khuyết tật khó khăn trong việc cung cấp thông tin (thần kinh, tâm thần, khuyết tật trí tuệ…), ACDC thường thu thập thông tin thông qua gia đình, người thân của NKT đó.

3. Các khuyến nghị: 3.1 Về chính sách •

NKT gồm nhiều dạng tật và mức độ khuyết tật khác nhau, điều kiện sống, nhận thức xã hội của họ cũng khác nhau nên chính sách, pháp luật TGPL cho NKT cũng cần được tiếp tục bổ sung theo hướng cụ thể hơn, phù hợp hơn với nhu cầu được TGPL của NKT.

Các quy định của pháp luật về TGPL nói chung và TGPL cho NKT nói riêng cần được cụ thể hoá hơn nữa về các hình thức TGPL như đại diện ngoài tố tụng; TGPL trong thủ tục hành chính, khiếu nại; trong hoà giải.

Cần nghiên cứu xây dựng cơ chế TGPL cho NKT nói riêng và các đối tượng khác được TGPL nói chung để trợ giúp cho họ trong khiếu kiện các quyết định chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ (nhóm xã hội, trong đó có cá nhân họ) chứ không chỉ dừng lại ở việc khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến cá nhân người khiếu kiện như quy định hiện hành.

Có giải pháp đảm bảo chất lượng TGPL nói chung và TGPL cho NKT nói riêng sao cho chất lượng vụ việc TGPL tương đương với chất lượng vụ việc dịch vụ pháp lí có thu phí;

Để tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho hoạt động TGPL cho NKT đảm bảo quyền TCCL, quyền được TGPL cho NKT cần sớm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách, pháp luật theo hướng đồng bộ hoá các quy định từ Hiến pháp, luật đến các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật ở các lĩnh vực như pháp luật NKT, pháp luật tố tụng, pháp luật TGPL, pháp luật luật sư, pháp luật tư vấn pháp luật, pháp luật hoà giải, pháp luật về thủ tục hành chính, khiếu nại v.v..

160 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


3.2 Về tổ chức thực hiện •

Trong thời gian tới cần chú trọng hơn đến công tác tuyên truyền phổ biến chính sách TGPL cho NKT, việc phổ biến chính sách phải đi sâu vào nội dung chính sách và hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách (hướng dẫn NKT làm thế nào để tiếp cận và thụ hưởng chính sách); Cung cấp danh sách địa chỉ những nơi thực hiện TGPL miễn phí cho NKT. Việc phổ biến chính sách sẽ đạt hiệu quả hơn nếu giao cho các tổ chức của NKT thực hiện.

Xây dựng kế hoạch TGPL cho NKT trên cơ sở xác định nhu cầu và phân loại nhu cầu TGPL của NKT.

Tăng cường hình thức TGPL lưu động, tổ TGPL lưu động theo thời gian định kỳ phải đến xã phường thực hiện TGPL cho NKT./.

161


NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ PHÁP LUẬT CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƯ M’GAR, TỈNH ĐẮK LẮK NHẰM GIẢM THIỂU CÁC NGUY CƠ PHÁT SINH TRONG CÁC QUAN HỆ TÍN DỤNG CHÍNH THỨC (2014)

1. Bối cảnh thực hiện dự án Ý tưởng của dự án xuất phát từ một câu chuyện thương tâm được báo Tuổi Trẻ đăng bài liên tiếp với tiêu đề “Dân nghèo sập bẫy ‘cò’ ngân hàng” nói về cái chết của một người mẹ, người vợ trẻ tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk do bị người môi giới vay tiền ngân hàng lừa chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Quá túng quẫn do không có khả năng trả nợ, cô đã lựa chọn cái chết để giải thoát, để lại hai đứa con thơ. Từ cái chết của cô và qua phản ánh của hàng loạt bài báo khác đã cho thấy tại tỉnh Đắk Lắk đang có nhiều người nghèo, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ, các hộ gia đình người dân tộc thiểu số không có kiến thức về pháp luật khi tiếp cận tín dụng. Trong khi đó, các tổ chức tín dụng có nhu cầu cho vay vốn lại thiếu thông tin về các hộ gia đình này. Mặt khác, các tổ chức tín dụng thường không quản lý chặt hoạt động của các cán bộ tín dụng dẫn đến một số cán bộ tín dụng có ý đồ trục lợi cá nhân, cấu kết với các trung gian tín dụng để chiếm dụng hay chiếm đoạt tiền vay của người dân. Hiện tượng các hộ dân bị trung gian vay vốn chiếm dụng hay chiếm đoạt các khoản tiền vay từ các tổ chức tín dụng là đáng báo động. Xuất phát từ thực trạng này, Nhóm Nghiên cứu thuộc Trường Đại học Tây Nguyên (sau đây gọi tắt là “Nhóm Nghiên cứu”) nhận thấy cần thiết phải thực hiện khảo sát và đánh giá thực trạng, những tồn tại và rủi ro trong việc thực hiện các chính sách tín dụng mà cụ thể là những bất cập và rủi ro trong quan hệ tín dụng giữa người dân và các tổ chức tín dụng tại 5 xã tại huyện Cư M’gar, Đắk Lắk. Đồng thời, trên cơ sở kết quả khảo sát, Nhóm Nghiên cứu xây dựng kế hoạch tuyên truyền, đối thoại và tập huấn nâng cao hiểu biết về pháp luật của phụ nữ nông thôn, đối tượng dễ bị tổn thương trong các quan hệ tín dụng tại một số xã thuộc huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk như là một biện pháp giúp các cặp vợ chồng trẻ, các gia đình là người dân tộc ít người tự bảo vệ mình trong các quan hệ tín dụng phát sinh hàng ngày. Phương pháp triển khai: Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Nhóm Nghiên cứu đã nghiên cứu dựa trên kết quả tổng quan tài liệu về chính sách tín dụng và tiến hành khảo sát thực trạng quan hệ tín dụng tại địa bàn nhằm xây dựng nội dung tập huấn. Đối với khảo sát, Nhóm nghiên cứu đã thực hiện: a) phỏng vấn bằng bảng hỏi được thực hiện trên 242 hộ tham gia khảo sát; b) phỏng vấn sâu thông qua tọa đàm nhóm được thực hiện tại 5 cuộc họp dân ở các xã thuộc địa bàn nghiên cứu. Các thông tin thu được từ cuộc khảo sát và phỏng vấn sâu được phân tích dựa trên phương pháp thống kê mô tả, so sánh và phân tích định tính. Các chuyên gia pháp lý của Nhóm Nghiên cứu tiến hành các trao đổi, tọa đàm với người dân để có thể nắm rõ các thông tin liên quan đến mục tiêu khảo sát.

162 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Đơn vị thực hiện: Đại học Tây Nguyên Địa bàn thực hiện: tỉnh Đắk Lắk Quy mô khảo sát: •

Địa bàn khảo sát: 5 xã tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk: xã Ea Mdroh; xã Ea Tul; xã Quảng Hiệp; xã Cư Dliê Mnông và xã Ea Kueh. Việc lựa chọn 5 xã được thực hiện căn cứ theo tính đại diện về loại hình sản xuất nông nghiệp, tính đại diện về vị trí địa lý và tính đại diện về mặt dân tộc tại địa phương

Nhóm đối tượng khảo sát: các hộ gia đình tại địa phương

Số mẫu phiếu Phỏng vấn bằng bảng hỏi: 242 mẫu (hộ gia đình)

Số cuộc gặp để phỏng vấn sâu: 05 cuộc họp dân tại địa phương

Chuyên gia tham gia khảo sát: 4 chuyên gia

Thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2013 – 12/2014

Mục tiêu của dự án: •

Khảo sát và đánh giá về thực trạng, những tồn tại, rủi ro và nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong việc thực hiện chính sách tín dụng hiện hành của địa phương và những bất cập, rủi ro trong mối quan hệ tín dụng giữa người dân và các tổ chức tín dụng.

Minh bạch hóa các mối quan hệ tín dụng thông qua đối thoại giữa người dân, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số, và các tổ chức tín dụng.

Nâng cao nhận thức về chính sách tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong quan hệ tín dụng đối với phụ nữ nông thôn, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn.

2. Các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

7/2013 – 9/2013 Khảo sát thứ cấp Khảo sát về tình hình thực hiện chính sách tín dụng nông thôn hiện hành và một số khó khăn, bất cập liên quan tới hoạt động tín dụng thông qua một số tổ chức tín dụng trên địa bàn, Ủy ban Nhân dân huyện Cư M’gar và một số Ủy ban Nhân dân các xã. Kết quả khảo sát được tổng hợp tại Báo cáo khảo sát thứ cấp.

163


Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

9/2013 11/2014

Khảo sát sơ cấp

11/2014 – 12/2014

Khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện các hoạt động tiếp cận tín dụng chính thức trong cộng đồng, từ đó tổng hợp, phân tích những vấn đề khó khăn, cản trở, rủi ro và nguy cơ rủi ro. Kết quả: (i) Thu về số phiếu điều tra: 242 phiếu; (ii) Tổ chức 5 cuộc họp dân kết hợp phỏng phấn sâu (15 người/ cuộc); (iii) Phỏng vấn sâu đối với 10 hộ. Kết quả được tổng hợp tại Báo cáo khảo sát sơ cấp. Tuyên truyền • Mục tiêu: Phổ biến kiến thức về pháp luật, quyền của các bên liên quan khi tham gia các hoạt động tín dụng theo quy định của pháp luật. • Phương thức thực hiện: (i) nội dung tuyên truyền được biên soạn dựa trên các thông tin khảo sát đối với người dân về hoạt động tín dụng; (ii) thông qua đài phát thanh của huyện Cư M’gar, (iii) tuyên truyền trên các đài phát thanh cấp huyện đến cấp xã và thôn buôn theo hợp đồng, (iv) in ấn, cung cấp tài liệu tuyên truyền cho người dân và treo tài liệu tuyên truyền tại các điểm công cộng.

11 - 14/11/2014 Tổ chức tập huấn Địa điểm tập huấn: xã Eatul, xã Quảng Hiệp và xã Cư Dlie Mnong Nội dung tập huấn tập trung vào một số vấn đề sau: • Tập huấn về hỗ trợ tư pháp trong hoạt động tín dụng, • Tập huấn về hoạt động tín dụng, • Tập huấn về giới trong hoạt động tín dụng và • Tập huấn về sử dụng vốn tín dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thành phần tham dự tập huấn: Các thôn buôn trưởng, đại diện hội phụ nữ, đoàn thanh niên, người dân tộc thiểu số tiêu biểu, có trình độ nhất định để tiếp thu kiến thức và phổ biến lại cho cộng đồng (số lượng: 40 người). Chương trình, nội dung tập huấn được đánh giá bổ ích, thiết thực đối với người dân trong tham gia hoạt động tín dụng. Các đại biểu tham gia tập huấn thảo luận sôi nổi và có những chất vấn và đặt câu hỏi về những vấn đề phát sinh trong quá trình tập huấn và được giải đáp một cách thỏa đáng.

164 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

11 - 12/2014

Đối thoại Các cuộc đối thoại: 1 cuộc đối thoại cấp huyện và 5 cuộc họp dân tại 5 xã trọng điểm: xã Cư Dliê M’nông, xã Ea Tul, xã Quảng Hiệp, xã Ea Mdroh và xã Ea Kuêh. Các cuộc đối thoại đã minh bạch hóa được các quan hệ tín dụng giữa người dân và các tổ chức tín dụng. Hoạt động đối thoại này có mục tiêu lấy được ý kiến của người dân liên quan tới hoạt động tín dụng thông qua các nội dung đối thoại giữa người dân với các chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng (1 người), chuyên gia tín dụng (1 người), chuyên gia về kinh tế (1 người), đại diện lãnh đạo chính quyền địa phương (1 người) và chuyên gia về pháp lý (1 người). Chương trình, nội dung đối thoại được đánh giá bổ ích, thiết thực đối với người dân trong tham gia hoạt động tín dụng. Những đại biểu tham gia đối thoại đã chia sẻ những thông tin hữu ích, những khó khăn, trở ngại phát sinh trong các hoạt động tín dụng. Các đại biểu tham gia đối thoại đã thảo luận sôi nổi và có những chất vấn, đặt câu hỏi về những vấn đề phát sinh trong quá trình hội thảo và được giải đáp một cách thỏa đáng.

2.2 Các kết quả chính của dự án •

Tại huyện Cư M’gar có một số hộ gia đình dễ bị tổn thương trong các quan hệ tín dụng chính thức và cả các mối quan hệ tín dụng phi chính thức. Họ là những người ít hiểu biết về luật pháp và chính sách của Nhà nước, ngại tiếp xúc trực tiếp trong các giao dịch vay vốn nên luôn cần đến các đối tượng trung gian trong các hoạt động này. Họ rất dễ bị tổn thương và thường phải chịu chi phí trung gian, hoa hồng hay bị vay ké, lừa đảo, chiếm dụng vốn khi tiếp cận tín dụng thông qua những người môi giới. Kết quả khảo sát cho thấy tất cả các xã khảo sát (5/5 xã) đều cho thấy có sự tồn tại của hoạt động trung gian tín dụng, điều này ảnh hưởng tới lợi ích của người dân khi vay vốn;

Hầu hết các hộ dân đều có nhu cầu vay vốn từ các tổ chức tín dụng chính thức, tuy nhiên chỉ khoảng 45% người dân tham gia khảo sát đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức này. Thực trạng trên được xác định phần nhiều do thủ tục vay vốn rườm rà. Mặt khác, nhu cầu tín dụng hiện tại của người dân là rất lớn (55% số hộ có nhu cầu nhưng nguồn cung tín dụng chính thức chưa đáp ứng được) nên tiềm năng thực sự là lớn cho thị trường tín dụng nơi đây;

Vấn đề khó khăn nhất đối với người dân, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số là thủ tục vay vốn và tài sản bảo đảm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có khoảng 35% số người trả lời (chủ yếu là phụ nữ dân tộc thiểu số) khẳng định thủ tục vay vốn của các ngân hàng thương mại rườn rà và phức tạp;

Có khoảng 38% số người trả lời khẳng định vấn đề trung gian tín dụng, vay ké, vay ghép và hoa hồng môi giới là khá phổ biến đặc biệt khi vay vốn từ các ngân hàng thương mại. Người dân thật sự là bên thiếu thông tin trong quan hệ tín dụng nên họ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong các quan hệ tín dụng có môi giới tham gia.

165


2.3 Thách thức, khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án •

Khó khăn trong hoạt động thu thập thông tin sơ cấp: Các thành viên trong Nhóm Nghiên cứu chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn pháp luật, đặc biệt là tư vấn cho đối tượng là phụ nữ dân tộc thiểu số. Một sự kết hợp giữa điều tra viên với một số sinh viên ngành luật là người dân tộc thiểu số trong thu thập thông tin sơ cấp đã hạn chế được khó khăn này;

Khó khăn trong giao tiếp và chia sẻ thông tin: Do rào cản về ngôn ngữ và văn hóa của người dân tộc thiểu số cũng nảy sinh một số khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án.

Khó khăn trong quá trình tiếp cận người dân: Người dân tại địa phương cho rằng hoạt động tín dụng là khá nhạy cảm. Do đó, một số người dân ngại không muốn trình bày hoặc chia sẻ những chính kiến của mình vì sợ bị liên lụy.

2.4 Bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện Dự án Với vai trò là đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Dự án, Nhóm Nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: •

Các thành viên của Nhóm Nghiên cứu tiến hành khảo sát địa bàn một cách kỹ lưỡng, lập kế hoạch chi tiết sát với thực tế trước khi thực hiện các hoạt động của Dự án đã giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động;

Hoạt động tiếp xúc với cộng đồng được tiến hành trên diện rộng, liên quan đến nhiều cá nhân, tổ chức, cơ quan ban ngành, do vậy việc các thành viên trong Nhóm Nghiên cứu phát huy vốn xã hội của mình, chủ động liên hệ và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân liên quan đã giúp cho việc triển khai Dự án được thuận lợi;

Sự giám sát và tư vấn từ các chuyên gia Quỹ JIFF là đặc biệt cần thiết. Trong quá trình thực hiện, Nhóm Nghiên đã cùng với các chuyên gia của JIFF để thảo luận tìm cách gỡ bỏ những vướng mắc giúp cho các hoạt động được thông suốt và kịp thời xử lý những vấn đề mới phát sinh khi thực hiện Dự án;

Việc lựa chọn chuyên gia cho các hoạt động của Dự án, nhất là đối với những Dự án liên quan đến cộng đồng là rất quan trọng. Các chuyên gia được lựa chọn để tham gia thực hiện Dự án là những chuyên gia không chỉ nắm chắc lĩnh vực tư vấn mà còn có quan hệ nhất định với cộng đồng và tổ chức liên quan, hiểu biết phong tục tập quán và văn hóa của đối tượng cần tư vấn, trao đổi thông tin. Theo đó, hiệu quả của hoạt động tư vấn được tăng lên, từ đó đạt được mục tiêu của Dự án.

2. Các khuyến nghị dự án đưa ra 1. Các ngân hàng thương mại cần đơn giản hóa thủ tục vay vốn, giảm nhẹ các khâu trong hồ sơ vay vốn. Việc đăng ký thế chấp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường (trước đây không bắt buộc phải đăng ký) có thể lược bỏ vì thủ tục này làm mất nhiều thời gian và chi phí của người dân khi đi lại, đặc biệt là người dân ở vùng sâu vùng xa. Khuyến nghị: Ngân hàng có thể yêu cầu xác nhận của UBND xã thông qua bộ phận địa chính xã hoặc thông qua các tổ, hội vay vốn ở địa phương (Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…) thay vì là đăng ký thế chấp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường;

166 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


2. Thông qua các cấp chính quyền, các phương tiện truyền thông đại chúng và các tổ, hội ở địa phương (Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ…) để phổ biến sâu rộng đến người dân về các chương trình cho vay vốn với qui mô nhỏ hay thủ tục hành chính đơn giản phục vụ cho việc sản xuất, tiêu dùng của người dân ( vay từ NHCSXH hay vay lưu vụ, gói vay dưới 100 triệụ từ các ngân hàng thương mại; 3. Thông qua các cấp chính quyền, các tổ, hội ở địa phương để xây dựng những nhóm tư vấn vay vốn gồm những người có kiến thức và kinh nghiệm giúp người dân trong việc hoàn thiện hồ sơ và tư vấn tiếp cận vay vốn. Các nhóm trưởng thường gắn liền với chức danh chính quyền cấp thôn, buôn. Nhóm tư vấn có thể giúp người dân phát triển sản xuất nông nghiệp trong đó vấn đề vay vốn được xem là một nội dung quan trọng và thường xuyên. Tín dụng dựa trên nhóm, tổ không qua trung gian mang lại lợi ích cho cả người dân và ngân hàng. Theo đó, những người dân thiếu thông tin, hiểu biết về pháp luật, chính sách tín dụng có thể được giúp đỡ, giải quyết kịp thời. Đồng thời, thông qua nhóm tư vấn vay vốn người dân có thể hiểu, chia sẻ trong cộng đồng về kinh nghiệm trong việc giảm thiểu nguy cơ và rủi ro tín dụng; 4. Vay vốn từ các nguồn vốn tín dụng phi chính thức thường chịu lãi suất cao và chứa đựng nhiều rủi ro (55% số hộ khảo sát có nhu cầu vay vốn nhưng vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức). Do vậy cần tăng cường nguồn vốn tín dụng chính thức phục vụ hoạt động sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn của hoạt động tín dụng nông thôn; 5. Thông tin và tính minh bạch là rất cần thiết để hạn chế rủi ro tín dụng. Do đó cần phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách tín dụng, qui trình tín dụng đến với các hộ dân dân tại địa phương, đặc biệt là các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, không chỉ nhóm dân tộc Êđê bản địa mà cả các nhóm dân tộc thiểu số khác; 6. Tổ chức các buổi tập huấn, đối thoại giữa các bên liên quan như người dân với chính quyền, các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Chính sách Xã hội để giảm thiểu trung gian trong hoạt động tín dụng chính thức qua đó hạn chế rủi ro, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân khi tham gia vay vốn./.

167


TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC CHO BAN CHẤP HÀNH TỔ HÒA GIẢI Ở CÁC XÃ MIỀN NÚI VỀ PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH; HỖ TRỢ PHÁP LÝ VỀ KẾT HÔN CHO NGƯỜI DÂN NHẰM ĐẨY LÙI TỤC “NỐI DÂY” CỦA NGƯỜI VÂN KIỀU TẠI HUYỆN CAM LỘ, TỈNH QUẢNG TRỊ (2013)

1. Bối cảnh thực hiện dự án Huyện Cam Lộ thuộc tỉnh Quảng Trị là nơi có địa hình tự nhiên hiểm trở, khó khăn về kinh tế, có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống đan xen với người Kinh và cũng là nơi còn tồn tại nhiều phong tục lạc hậu ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, trật tự, an toàn xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển chung của toàn xã hội. Đặc biệt, đối tượng chịu thiệt thòi nhất chính là phụ nữ và trẻ em người dân tộc thiểu số. Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc tăng cường năng lực cho các tổ hòa giải cộng đồng và nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân vùng miền núi khó khăn, tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo là nhu cầu bức thiết của địa phương góp phần thực thi luật pháp và ổn định xã hội. Đơn vị thực hiện: Hội Khoa học và Kỹ thuật huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Địa bàn thực hiện: 04 xã miền núi huyện Cam Lộ, bao gồm các xã Cam Tuyền, Cam Nghĩa, Cam Thành, Cam Chính. Quy mô dự án: 70 hộ gia đình tham gia khảo sát; 12 chuyên mục pháp luật trên Đài truyền thanh huyện được biên soạn và phát; 700 tờ gấp được in ấn và phát hành; 400 sổ tay pháp luật được cung cấp; 200 người được tập huấn, trên 200 lượt người được tư vấn, giúp đỡ. Thời gian thực hiện: từ tháng 11/2012 đến tháng 12/2013 Mục tiêu của dự án: •

Nâng cao nhận thức pháp luật về hôn nhân và gia đình cho cán bộ làm công tác hòa giải xã và Ban chấp hành tổ hòa giải trong cộng đồng dân cư tại 04 xã miền núi huyện Cam Lộ;

Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ pháp lý cho người dân tại 02 xã vùng xa, nơi có nhiều dân tộc thiểu số đang sinh sống; và

Huy động sự hỗ trợ, quan tâm, hợp tác của các cấp, các ngành trong việc nâng cao năng lực pháp luật cho người dân, nhất là cộng đồng người dân tộc thiểu số trong việc đăng ký kết hôn, đăng ký và quản lý hộ tịch, góp phần đảm bảo trật tự xã hội ở địa phương.

168 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Được sự hỗ trợ kinh phí của Quỹ Hỗ trợ Các sáng kiến tư pháp (JIFF), Hội khoa học và kỹ thuật huyện Cam Lộ đã khảo sát nhu cầu thực hiện triển khai dự án “Tăng cường năng lực cho Ban Chấp hành Tổ hòa giải ở các xã miền núi về pháp luật hôn nhân và gia đình; Hỗ trợ pháp lý về kết hôn cho người dân nhằm đẩy lùi tục “nối dây” của người Vân Kiều tại huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”. Huyện Cam Lộ gồm 08 xã và 01 thị trấn. Tuy nhiên việc lựa chọn triển khai dự án chỉ tập trung vào 04 xã miền núi là các xã vùng sâu, vùng xa, có trình độ dân trí thấp và có nhiều người dân tộc thiểu số đang sinh sống nhằm tăng khả năng tiếp cận pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở các vùng này, đồng thời nhằm nâng cao nhận thức pháp luật ở các xã miền núi tiến kịp miền xuôi, góp phần vào sự phát triển chung của huyện. Dự án hướng tới các mục tiêu sau: •

Nâng cao nhận thức pháp luật về hôn nhân và gia đình cho cán bộ làm công tác hòa giải xã và Ban chấp hành tổ hòa giải trong cộng đồng dân cư tại 04 xã miền núi huyện Cam Lộ. Trong đó, tập trung vào các vấn đề liên quan đến kết hôn, ly hôn, quyền nhân thân và quyền về tài sản, các quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình và kỹ năng hòa giải các vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình trong cộng đồng dân cư nhằm đảm bảo việc kết hôn được đăng ký theo đúng quy định, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em và góp phần thúc đẩy việc thực thi Luật Hôn nhân và Gia đình.

Tuyên truyền, vận động, hỗ trợ pháp lý cho người dân tại 02 xã vùng xa, có nhiều dân tộc thiểu số đang sinh sống là xã Cam Tuyền và Cam Nghĩa về kết hôn, thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình và các quy định hiện hành của Nhà nước trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Vân Kiều sinh sống trên địa bàn nhằm từng bước đẩy lùi tục lệ “nối dây” đang tồn tại trong cộng đồng, đảm bảo tái tạo, phát triển và duy trì nòi giống cho cộng đồng người dân tộc thiểu số.

Huy động sự hỗ trợ, quan tâm, hợp tác của các cấp, các ngành trong việc nâng cao năng lực pháp luật cho người dân, nhất là cộng đồng người dân tộc thiểu số trong việc đăng ký kết hôn, đăng ký và quản lý hộ tịch, góp phần đảm bảo trật tự xã hội ở địa phương.

Dự án được triển khai thực hiện theo các hoạt động sau: •

01 cuộc khảo sát tại 04 xã thuộc địa bàn dự án. Đối tượng tham gia khảo sát là 70 hộ gia đình, tập trung vào các hộ gia đình là dân tộc Vân Kiều, các gia đình có tục nối dây, hôn nhân huyết thống, con cậu cô ruột lấy nhau làm vợ chồng.

04 cuộc tập huấn và 04 cuộc tư vấn trợ giúp pháp lý cho các cán bộ cốt cán làm công tác hòa giải ở cơ sở, nhân dân cộng đồng thôn bản để nâng cao kỹ năng trong công tác tuyên truyền, nhận thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, cấp phát tài liệu, sổ tay, tờ gấp tuyên truyền pháp luật đến tận người dân.

01 cuộc Hội thảo, với số lượng tham gia là 70 đại biểu đại diện các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện, xã, thôn và đại diện các gia đình có phong tục nối dây.

169


2. Quá trình thực hiện và các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

11/2012

Tiến hành khảo sát tại 04 xã thuộc địa bàn dự án

12/2012

Xây dựng kế hoạch triển khai dự án

12/2012

Xây dựng kênh tư vấn

01/2013 - 04/2013

Soạn thảo, biên tập và in ấn tài liệu tuyên truyền

06/2013 - 07/2013

Báo cáo dự án

08/2013 - 09/2013

Xây dựng đề cương tập huấn

10/2013

Tập huấn tại 04 xã thuộc địa bàn dự án

10/2013 - 11/2013

Hỗ trợ pháp lý tại 02 xã Cam Tuyền và Cam Nghĩa

12/2013

Tổ chức 01 cuộc Hội thảo tại huyện Cam Lộ

2.2 Các kết quả chính của dự án a. Kết quả khảo sát của Dự án cho thấy sự hạn chế trong nhận thức về pháp luật hôn nhân gia đình của người dân tại các xã thuộc địa bàn khảo sát, cụ thể là hạn chế nhận thức liên quan tới độ tuổi kết hôn, sự tự nguyện kết hôn, các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật và cơ quan có thẩm quyền kết hôn. Hiện tượng “nối dây” vẫn đang diễn ra trong cộng đồng đồng bào dân tộc Vân Kiều dẫn đến nhiều hệ lụy, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội song vẫn chưa có giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Việc chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn đã nảy sinh một số vấn đề pháp lý trong quá trình sống chung nhưng sự can thiệp của các tổ hòa giải cơ sở không có hiệu quả. Trong 70 người được hỏi thì có 42 người (60%) trả lời ở địa phương khi chung sống như vợ chồng thì phải có đăng ký kết hôn, 28 người (40%) trả lời khi chung sống với nhau như vợ chồng không cần đăng ký kết hôn. Hôn nhân do ép buộc theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” vẫn tồn tại, các bậc cha, mẹ và người kết hôn chưa hiểu rõ mục đích của hôn nhân. Tình trạng chung sống như vợ chồng của trẻ tuổi vị thành niên vẫn tiếp tục xảy ra. Tệ nạn tảo hôn các xã miền núi đặc biệt là trong cộng đồng người dân tộc Vân Kiều vẫn còn tiếp diễn khá phổ biến. Việc chia tài sản khi không còn chung sống được thực hiện không đúng theo quy định pháp luật mà còn theo phong tục tập quán, như trọng nam khinh nữ. b. Dự án đã thiết lập được mô đun tuyên truyền pháp luật, mở chuyên mục truyền thanh. Cụ thể, Dự án đã biên soạn và phát sóng được 12 chuyên mục pháp luật trên Đài truyền thanh huyện phát đồng thời từ huyện đến các xã; in ấn và phát hành được 500 loại tờ gấp nhỏ hai mặt cấp phát cho người dân, 200 loại lớn có kẹp thiếc treo tường cho các thôn, các trung tâm văn hóa, học tập cộng đồng thôn và phát hành 400 quyển sổ tay pháp luật cung cấp kỹ năng hòa giải cho cán bộ làm công tác hòa giải cơ sở và ban hòa giải thôn, bản. c. Dự án đã tổ chức được 04 lớp tập huấn tại 04 xã miền núi (Cam Tuyền, Cam Chính, Cam Nghĩa và Cam Thành), với 50 học viên/lớp, 01 ngày/lớp, tổng số học viên tham gia 200 đại biểu là các đồng chí nguyên là cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở xã và thôn thuộc 04 xã miền núi. 170 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Nội dung của lớp tập huấn gồm 02 phần: •

Phần 1: Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở với nội dung về các quy định liên quan tới kết hôn, quyền nhân thân và quyền về tài sản, một số tình huống cụ thể cùng cách giải quyết và giới thiệu các văn bản liên quan áp dụng để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.

Phần 2: Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ làm công tác hòa giải ở cơ sở có nội dung về hòa giải và công tác hòa giải, kỹ năng hòa giải và cách vận dụng pháp luật vào đời sống.

Các nội dung bài giảng được soạn theo chương trình PowerPoint sinh động, dể hiểu, thiết thực với người dân. d. Tổ chức được 04 cuộc tư vấn trợ giúp pháp lý tại 02 xã vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều dân tộc thiểu số đang sinh sống, mỗi cuộc thu hút từ 50 đến 70 người dân tham gia, người dân được tư vấn chung một lần và tư vấn từng cá nhân cụ thể, đạt từ 40 đến 50 nhu cầu được tư vấn tại chỗ. e. Tổ chức 01 cuộc Hội thảo với nội dung “Đẩy lùi tục lệ nối dây của người Vân Kiều – thực trạng và giải pháp”. 70 đại biểu đại diện cho các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, huyện, xã, thôn và các gia đình có phong tục nối dây tham gia hội thảo. Các tham luận và ý kiến đều được ghi nhận và tổng hợp thành bản đề xuất kiến nghị sửa đổi và được giao cho các cơ quan chức năng tham mưu xây dựng.

2.3 Các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án Dự án đã triển khai và hoàn thành các hoạt động dự kiến theo đúng với đề xuất Dự án, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ và nhân dân, giải quyết vấn đề bức thiết của người dân khi địa phương chưa đủ điều kiện và kinh phí để triển khai. Hoạt động này đã đem lại cho Hội Khoa học và Kỹ thuật huyện Cam Lộ, trực tiếp là Ban điều hành dự án, những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện tuyên truyền, những giải pháp góp phần thành công trong quá trình thực hiện dự án như: công tác tuyên truyền pháp luật mang tính chuyên nghiệp, cùng nhân dân bàn luận về vấn đề cần quan tâm và cần thay đổi tại địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Hội cũng gặp những khó khăn, vướng mắc về tài chính theo quy định của Quỹ JIFF, chế độ báo cáo của Hội Khoa học và Kỹ thuật huyện Cam Lộ có chậm so với tiến độ hoàn thành công việc do nhiều nguyên nhân, như điều kiện khí hậu, thời tiết bão lụt cũng hạn chế đến việc triển khai các hoạt động của dự án.

3. Các khuyến nghị Khi Dự án đã được người dân quan tâm, cộng đồng biết đến và cùng đồng lòng đẩy lùi phong tục lạc hậu của tục lệ “nối dây” thì cũng là giai đoạn kết thúc dự án. Nếu có thể, công tác của Dự án cần được tiếp tục hỗ trợ về chính sách, nguồn lực để phát triển kinh tế cho người dân (như việc giải quyết việc làm cho các đối tượng phụ thuộc khi họ quyết tâm tự lực, không tiếp tục ràng buộc với tục lệ “nối dây”) hay hỗ trợ về việc đăng ký hộ tịch… Nếu có sự hỗ trợ về kinh phí, Hội Khoa học và Kỹ thuật huyện Cam Lộ sẽ tiếp tục thống kê các hộ gia đình có phong tục lạc hậu về hôn nhân, nhằm giúp đỡ, hỗ trợ, hướng dẫn ổn định kinh tế, tiếp tục nâng cao nhận thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, hỗ trợ nhằm giúp họ ổn định cuộc sống, nâng cao trình độ dân trí của đối tượng yếu thế là trẻ em. 171


BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ NĂNG LỰC TƯ VẤN, TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO 4 NHÓM CỘNG ĐỒNG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG: NGƯỜI LAO ĐỘNG DI CƯ; NGƯỜI CHUNG SỐNG VỚI HIV; NGƯỜI KHUYẾT TẬT; DÂN TỘC ÍT NGƯỜI (2013)

1. Bối cảnh thực hiện dự án Một trong những nội dung quan trọng trong cải cách tư pháp là tiếp cận công lý. Các hoạt động phổ biến pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý tạo cơ hội cho người dân tiếp cận gần hơn với pháp luật và công lý, đặc biệt là đối với các nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương trong xã hội (người lao động di cư; người bị nhiễm HIV; người khuyết tật; dân tộc thiểu số) (sau đây gọi tắt là “Nhóm mục tiêu”). Đơn vị thực hiện: Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) Địa bàn thực hiện: Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hòa Bình, Hà Giang, Quảng Ngãi, Kon Tum, Sóc Trăng Quy mô khảo sát: 382 người tham gia khảo sát. Bao gồm: •

Nhóm mục tiêu: Người khuyết tật, Người sống chung với HIV, Người lao động di cư

Nhóm các TCXH phục vụ cho nhóm mục tiêu: Tổ chức XH, Trung tâm tư vấn pháp luật, Văn phòng luật sư

Thời gian thực hiện: 1/2012 – 9/2013 Mục tiêu của dự án: •

Đánh giá thực trạng thực thi và nhu cầu cụ thể về các quyền nội dung đặc thù của Nhóm mục tiêu

Xác định thực trạng và cơ hội sử dụng pháp luật của Nhóm mục tiêu

Xác định cách thức và khả năng của các tổ chức xã hội – đối tác trong việc tư vấn và trợ giúp pháp lý cho Nhóm mục tiêu

Đưa ra sách lược can thiệp, các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho nhóm mục tiêu, hoặc hỗ trợ thông qua các tổ chức xã hội – đối tác nhằm bảo vệ quyền cho Nhóm mục tiêu

172 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Trung tâm Trợ giúp pháp lý của Nhà nước, các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức xã hội (như Hội Luật gia Việt Nam; Tổng liên đoàn lao động Việt Nam) (“tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý”) là những tổ chức có nhiều cơ hội tiếp cận những nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương trong xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý của các tổ chức này chưa thực sự chuyên nghiệp. Hầu như chưa có một tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý nào có được một chương trình trọn vẹn và những kỹ năng thích hợp hướng hoạt động của mình theo hướng chuyên môn hóa, phục vụ một cộng đồng yếu thế cụ thể. Việc nâng cao năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý của các tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý sẽ đảm bảo tốt hơn quyền lợi của cộng đồng dễ bị tổn thương. Nhằm đảm bảo cho quyền tiếp cận công lý đối với nhóm cộng đồng yếu thế, Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (“PLD”) đã thực hiện cuộc khảo sát đánh giá đối với Nhóm mục tiêu được thực hiện trên địa bàn Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hòa Bình, Hà Giang, Quảng Ngãi, Kon Tum, Sóc Trăng với mục tiêu như sau: •

Xác định thực trạng thực thi và nhu cầu cụ thể về các quyền nội dung đặc thù của nhóm người lao động di cư, người chung sống với HIV, người khuyết tật, dân tộc ít người.

Xác định thực trạng và cơ hội cụ thể của Nhóm mục tiêu trên để sử dụng các quyền/thiết chế tố tụng như những công cụ pháp lý thực thi và bảo vệ quyền.

Xác định cách thức và khả năng của các tổ chức xã hội – đối tác trong việc tư vấn và trợ giúp pháp lý cho Nhóm mục tiêu nêu trên.

Trên cơ sở đánh giá thực trạng về nhu cầu và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý, PLD sẽ xác định rõ sách lược can thiệp, các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho Nhóm mục tiêu, hoặc hỗ trợ thông qua các tổ chức xã hội – đối tác nhằm giúp người dân thuộc Nhóm mục tiêu tăng cường năng lực và cơ hội sử dụng pháp luật để thực thi và bảo vệ quyền đặc thù của Nhóm mục tiêu.

Địa bàn khảo sát: •

Dự án đã lựa chọn một cách ngẫu nhiên 8 tỉnh đại diện cho các vùng miền khác nhau đại diện cho 3 miền Bắc – Trung – Nam với các tiêu chí cơ bản về kinh tế - xã hội như sau:

Mỗi miền sẽ có đại diện cho các thành phố lớn, kinh tế phát triển; các tỉnh vùng sâu, vùng xa, tỉnh khó khăn;

Mỗi miền sẽ có đại diện các tỉnh nhiều đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa; tỉnh có nhiều người lao động ngoại tỉnh đến làm việc; có tỉnh hiện đang là điểm nóng về HIV; tỉnh có những tổ chức, hội người khuyết tật hoạt động tốt.

Dựa trên những tiêu chí cơ bản nói trên, dự án đã lựa chọn các tỉnh như sau: •

Tại miền Bắc, Nhóm Nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (sau đây gọi tắt là “Nhóm Nghiên cứu”) đã lựa chọn: (i) Hà Nội đáp ứng cho các tiêu chí: kinh tế phát triển, người ngoại tỉnh di cư vào làm việc rất nhiều; hiện cũng đang là điểm nóng về HIV so với cả nước; tổ chức cho người khuyết tật hoạt động hiệu quả; nhiều tổ chức xã hội đang hoạt động trong lĩnh vực phát triển trong đó có hoạt động trợ giúp pháp lý. (ii) Hòa Bình là địa bàn tiếp giáp với Hà Nội, ở đó vừa có người lao động ở những tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Ninh Bình đến làm việc ở các khu công nghiệp đồng thời có cả đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Họ đa phần là dân tộc Mường, một dân tộc có trình độ nhận thức khá và dân số cũng đông so với các dân tộc ít người khác. (iii) Hà Giang là một tỉnh vùng sâu, vùng xa của miền Bắc, kinh tế đặc biệt khó khăn. Tại Hà Giang, nhóm khảo sát tập trung đánh giá về công tác trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nhóm đánh giá đã lựa chọn 173


huyện Hoàng Su Phì để thực hiện việc khảo sát công tác trợ giúp pháp lý cũng như mong đợi của người dân tộc thiểu số trong vấn đề trợ giúp pháp lý. Huyện Hoàng Su Phì bao gồm 12 dân tộc anh em trong đó chủ yếu là dân tộc Nùng, Dao, Mông, Tày, La Chí chiếm đa số khoảng 61,34%. •

Tại khu vực miền Trung, Nhóm Nghiên cứu đã lựa chọn 2 tỉnh đại diện đó là: (i) Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương với tốc độ phát triển kinh tế trong những năm gần đây khá cao, mức độ đô thị hóa thuộc loại cao nhất so với cả nước. Chính vì vậy vấn đề về người lao động nhập cư vào thành phố cũng như vấn đề về HIV luôn là điểm nóng. Nhóm Nghiên cứu đã lựa chọn Đà Nẵng để đánh giá khảo sát hai nhóm đối tượng chính đó là người lao động làm việc tại các khu chợ và nhóm người sống chung với HIV. (ii) Quảng Ngãi là một tỉnh nghèo của miền Trung, cách Đà Nẵng không xa nhưng do ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên tốc độ phát triển kinh tế chậm, tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao so với cả nước. Tại Quảng Ngãi, Nhóm Nghiên cứu mong muốn tiếp cận được với nhóm người dân tộc hoặc nhóm người sống chung với HIV. Do điều kiện khách quan nên việc gặp gỡ những đối tượng này không thể thực hiện được.

Khu vực miền Trung – Tây Nguyên: dự án đã lựa chọn tỉnh Kon Tum bởi lẽ Kon Tum là tỉnh nghèo nhất trong khu vực, kinh tế phát triển thấp, đi lại khó khăn hơn vì vậy điều kiện tiếp cận với dịch vụ công của người dân là rất khó.

Khu vực miền Nam: dự án lựa chọn (i) thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất cả nước và là đầu tàu phát triển kinh tế và xã hội. Đi kèm với nó đó là gánh nặng về người nhập cư, tệ nạn xã hội đi kèm với vấn đề HIV. Đồng thời thành phố Hồ Chí Minh cũng giống như Hà Nội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các tổ chức xã hội hoạt động khá mạnh và hiệu quả trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có lĩnh vực trợ giúp pháp lý. (ii) tỉnh Sóc Trăng là một tỉnh nghèo, chủ yếu là phát triển nông nghiệp. Người dân ở Sóc Trăng lại là đối tượng di cư lên thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp nhưng ở Sóc Trăng tỉ lệ đồng bào là dân tộc Khmer là khá đông khoảng 350.000 người, đông nhất trong số các địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khmer của cả nước. Vì vậy ở Sóc Trăng, Nhóm Nghiên cứu tập trung đánh giá về việc trợ giúp pháp lý cho đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.

Đối tượng khảo sát: •

Dự án tập trung khảo sát 384 đối tượng trong Nhóm mục tiêu và các tổ chức xã hội phục vụ cho Nhóm mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng về nhu cầu sử dụng pháp lý của nhóm đối tượng cũng như khả năng tư vấn, trợ giúp pháp lý của các tổ chức xã hội bao gồm:

Người dân thuộc Nhóm mục tiêu: Người lao động di cư, người chung sống với HIV, người khuyết tật, dân tộc ít người.

Những tổ chức xã hội - đối tác hoạt động phục vụ Nhóm mục tiêu: Các Trung tâm Tư vấn Pháp luật (LCCs) thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) bảo vệ lợi ích của một đối tượng trong Nhóm mục tiêu; một số luật sư, văn phòng luật hỗ trợ một đối tượng trong Nhóm mục tiêu.

Để thực hiện dự án có hiệu quả, PLD đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: •

Nghiên cứu tài liệu (Desk study).

Khảo sát, điều tra xã hội học

Hội thảo, tọa đàm tham vấn ý kiến.

174 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


2. Quá trình thực hiện và các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

01/2012 - 03/2012

Thực hiện Báo cáo nghiên cứu “Tổng quan về hoạt động trợ giúp pháp lý Nhà nước và trợ giúp pháp lý xã hội – Trợ giúp pháp lý cho một số nhóm yếu thế

04/ 2012 - 12/2012

Khảo sát tình hình trợ giúp pháp lý của các tổ chức xã hội cho Nhóm mục tiêu của dự án

01/2013 - 04/2013

Thực hiện 04 Hội thảo đánh giá nhu cầu và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Nhóm mục tiêu tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đắc Lắc

06/2013 - 07/2013

Thực hiện báo cáo nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 04 nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương: người lao động di cư, người chung sống với HIV, người khuyết tật, dân tộc ít người Thực hiện 2 buổi thảo luận đóng góp ý kiến về báo cáo nghiên cứu với 2 nội dung:

08/2013

• “Đánh giá nhu cầu và thực trạng tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4 nhóm mục tiêu” – 03/08/2013 • “Giải pháp tăng cường hiệu quả trợ giúp pháp lý cho 4 nhóm mục tiêu và kiến nghị về chính sách, pháp luật” – 24/08/2013

07/09/2013

Hội thảo công bố và vận động chính sách thông qua Báo cáo nghiên cứu

2.2 Các kết quả chính của dự án 2.2.1 Thực hiện Báo cáo nghiên cứu “Tổng quan về hoạt động trợ giúp pháp lý Nhà nước và trợ giúp pháp lý xã hội – Trợ giúp pháp lý cho một số nhóm yếu thế” PLD đã đưa ra được bức tranh tổng quan về mặt pháp luật về trợ giúp pháp lý tại Việt Nam. Trong báo cáo nghiên cứu đã tập trung làm rõ những vấn đề sau đây: •

Tổng quan về Chính sách và Pháp luật về trợ giúp pháp lý;

Tổng quan các nhận xét, phát hiện về thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý Nhà nước và các tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý ngoài Nhà nước;

Tổng quan các nghiên cứu, khảo sát về thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho Nhóm mục tiêu.

2.2.2 Thực hiện khảo sát tình hình trợ giúp pháp lý của các tổ chức xã hội cho Nhóm mục tiêu của dự án Thông qua khảo sát, PLD đã đánh giá được tình hình trợ giúp pháp lý của các tổ chức xã hội cho Nhóm mục tiêu của dự án. Đồng thời, PLD cũng đánh giá được nhu cầu trợ giúp pháp lý của các Nhóm mục tiêu này. 175


Nhu cầu trợ giúp pháp lý của cả Nhóm mục tiêu là rất lớn. Mặc dù, các tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý đã có những hoạt động nhất định nhưng vẫn chưa đáp ứng được nguyện vọng và mong đợi của Nhóm mục tiêu này. Theo kết quả khảo sát, các buổi tuyên truyền pháp luật của địa phương được Nhóm mục tiêu đánh giá cao. Trong đó, có 22,9% người có HIV, 28,6% người khuyết tật, 44,1% lao động di cư; 33,1% người dân tộc thiểu số nhận được sự trợ giúp pháp lý từ các buổi tuyên truyền tại địa phương. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã trợ giúp pháp lý cho 14,6% người có HIV, 17,4% người dân tộc thiểu số tham gia khảo sát, người khuyết tật tham gia khảo sát không nhận được sự trợ giúp của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước (theo Bảng 1). Bảng 01: Tỉ lệ nhận sự TGPL từ các tổ chức/cá nhân của 4 nhóm đối tượng

Tổ chức

Người có HIV

Người KT Di cư Dân tộc

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước

14.6

0

8.8

17.4

Chi nhánh Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước

10.4

0

2.9

18.2

Văn phòng luật sư

8.3

4.8

0

7.4

Các buổi tuyên truyền về luật pháp của địa phương

29.2

28.6

44.1

33.1

Cá nhân luật sư

22.9

4.8

0

6.6

Trung tâm/Văn phòng tư vấn pháp luật của Liên đoàn lao động tỉnh

4.2

9.5

14.7

14.9

Trung tâm tư vấn pháp luật của Hội luật gia

Không 4.8 đánh giá

0

7.4

Nguyên nhân các Nhóm mục tiêu chưa nhận được sự trợ giúp pháp lý cua các tổ chức cung cấp dịch vụ xuất phát từ những khó khăn, hạn chế về trang thiết bị, nguồn vốn… của tổ chức cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý; một phần xuất phát từ nguyên nhân chủ quan của Nhóm mục tiêu. Kết quả khảo sát cho thấy có đến 54,5% người có HIV ngại tiếp xúc với các tổ chức cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý, 50% người khuyết tật và 80% người dân tộc thiểu số cho rằng không biết các dịch vụ trợ giúp pháp lý ở đâu, 41,7% người lao động di cư cho rằng những việc liên quan đến quyền lợi của họ đều có thể tự giải quyết được. Bảng 2: Các nguyên nhân của việc chưa nhận được sự TGPL của 4 nhóm đối tượng

Tiêu chí

Người có HIV Người KT Di cư

Dân tộc

Không biết dịch vụ TGPL ở đâu

36.4

50

75

80.8

Thấy không cần thiết

36.4

0

8.3

11.5

Ngại tiếp xúc

54.5

16.7

16.7

24.4

Sợ tốn tiền

18.2

0

33.3

19.2

Không chắc có giúp được không

9.1

0

25.5

21.8

Vì đường xá xa xôi

18.2

0

0

41

Sợ mất thời gian

36.4

0

8.3

15.4

Tự giải quyết được

9.1

33.3

41.7

12.8

Trình độ của tư vấn viên hạn chế

9.1

0

0

3.8

176 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Thực tế cho thấy, nhóm người dân tộc thiểu số, người sống chung với HIV được Nhà nước và nhiều tổ chức quan tâm. Nhưng nhóm người khuyết tật nhận được ít sự quan tâm xứng đáng. Mặc dù chính sách dành cho người khuyết tật có nhiều ưu đãi nhưng việc thực thi lại khó khăn, chậm chạp, đặc biệt trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý. Trên thực tế, người khuyết tật bị phân biệt đối xử trong quan hệ thừa kế, trong quan hệ gia đình khi ly hôn, khi xin học cho con cái hoặc cho bản thân.

Nhóm người lao động di cư làm việc tại các thành phố lớn cũng là một trong những đối tượng dễ bị chèn ép về quyền dẫn đến dễ bị tổn thương trong xã hội. Đến thời điểm hiện nay, công tác trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng này vẫn chưa có một tổ chức nào đứng lên thực hiện. Các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý của công đoàn hoạt động còn hình thức, chưa mang lại niềm tin cho cộng đồng người lao động. Người lao động khó tiếp cận với các dịch vụ trợ giúp pháp lý. Về cơ bản, họ không có tổ chức nào đứng ra bảo vệ khi quyền bị xâm phạm.

Hình thức trợ giúp pháp lý khá đơn điệu, chủ yếu làm công tác tuyên truyền, phổ biến và giải đáp pháp luật. Chất lượng trợ giúp pháp lý chưa cao, không quan tâm thỏa đáng hoặc đi sâu vào trợ giúp giải quyết dứt điểm vụ việc.

Kỹ năng và năng lực trợ giúp pháp lý của các tổ chức chưa đáp ứng được nhu cầu. Có những trung tâm tư vấn pháp luật của công đoàn chỉ có 1 đến 2 cán bộ. Hầu hết là cán bộ trẻ, làm kiêm nhiệm. Có cán bộ trung tâm tư vấn pháp luật không phải là cử nhân luật. Họ chưa có phương pháp làm việc với nhóm đối tượng yếu thế.

Việc huy động luật sư tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý còn hạn chế. Mặc dù, nhiều luật sư mong muốn tham gia nhưng nhiều luật sư chưa có cơ hội tham gia chương trình trợ giúp pháp lý, do cơ chế, mối quan hệ và thông tin còn ít.

Hoạt động trợ giúp pháp lý còn mang tính đơn lẻ, tự phát. Các tổ chức chưa có sự kết hợp với nhau tạo thành mạng lưới trợ giúp pháp lý.

Sự tiếp cận của 4 đối tượng này đến dịch vụ trợ giúp pháp lý còn nhiều khó khăn. Bởi hầu hết các tổ chức nằm ở đô thị hoặc vùng thành phố. Trong khi đó, các nhóm đối tượng này chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa hoặc đi lại khó khăn. Chính vì vậy, để tiếp cận được các dịch vụ của các tổ chức này là một vấn đề nan giải.

Cơ chế chính sách hiện tại chưa phù hợp. Nhà nước chỉ chú trọng đầu tư cho các Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc hệ thống, mà quên đi các tổ chức khác ngoài xã hội đã và đang làm những công việc trợ giúp pháp lý.

2.2.3 Thực hiện các hội thảo đánh giá nhu cầu và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho Nhóm mục tiêu Với mục đích tạo diễn đàn cho các chuyên gia, đại diện đến từ các trung tâm tư vấn, trợ giúp pháp lý, cùng đại diện nhóm đồng đẳng viên có cơ hội chia sẻ thông tin, bày tỏ mong muốn trong việc trợ giúp pháp lý cho Nhóm mục tiêu nêu trên, hoạt động hội thảo được diễn ra trên 4 địa bàn: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đắc Lắc đã thu được nhiều ý kiến đóng góp: •

Nhu cầu và mong muốn của người lao động di cư đối với dịch vụ trợ giúp pháp lý là rất cao. Các tổ chức cần nâng cao năng lực và hiệu quả trợ giúp pháp lý, tiêu biểu là hình thành mạng lưới trợ giúp pháp lý, trong đó vận động sự tham gia của chủ nhà trọ, lồng ghép hoạt động sinh kế của người lao động di cư với việc trợ giúp pháp lý.

Người có HIV thường gặp phải những vấn đề xuất phát từ sự kỳ thị của xã hội. Nhóm đối tượng này đã có nhận thức về quyền được trợ giúp pháp lý của bản thân. Nguyện vọng của người có H là có thể tổ chức được một trung tâm kết hợp trợ giúp y tế và pháp luật cho người 177


có H. Hiện nay, sự liên kết giữa các tổ chức xã hội với các trung tâm trợ giúp pháp lý và các văn phòng luật sư đã được hình thành. Tuy nhiên, sự liên kết chưa có tính hệ thống và trình độ của các cán bộ tư vấn còn yếu. •

Người khuyết tật gặp rất nhiều rào cản trong cuộc sống. Khả năng và cơ hội hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật còn hạn chế. Các quy định nhà nước hiện nay đối với công tác giáo dục đào tạo, dạy nghề cho người khuyết tật không phù hợp với tình hình thực tiễn dẫn đến chất lượng đào tạo đạt hiệu quả chưa cao. Phía trung tâm tư vấn, các tổ chức xã hội gặp phải trở ngại về nguồn nhân lực cũng như các kỹ năng, kiến thức trong việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.

Đặc thù trợ giúp pháp lý cho người dân tộc là cán bộ trợ giúp pháp lý phải hiểu biết về luật pháp và luật tục. Nếu biết kết hợp luật tục và pháp luật để giải quyết thì vụ việc sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Phía tổ chức trợ tư vấn, trợ giúp pháp lý gặp trở ngại về nguồn nhân lực, kinh nghiệm cũng như kỹ năng khi trợ giúp pháp lý cho người dân tộc thiểu số như rào cản về ngôn ngữ và văn hóa.

2.2.4 Công bố và vận động chính sách thông qua Báo cáo nghiên cứu •

Báo cáo làm rõ hoạt động trợ giúp pháp lý là trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của xã hội, và xuất phát từ nhu cầu của người dân. Từ đó, thấy được hiệu quả của hoạt động trợ giúp pháp lý và khắc phục các hạn chế, bất cập nhằm giúp người dân, đặc biệt là nhóm yếu thế có cơ hội nắm bắt, hiểu biết pháp luật để sống và làm việc theo pháp luật, đồng thời giải quyết các vấn đề trong cuộc sống trên cơ sở pháp luật.

Báo cáo có giá trị thực tiễn về hoạt động pháp lý cho nhóm cộng đồng yếu thế. Báo cáo đã đánh giá đúng nhu cầu được tư vấn và trợ giúp pháp lý, những rào cản, bất cập trong chính sách bảo vệ quyền của nhóm cộng đồng yếu thế và khả năng đáp ứng nhu cầu của các tổ chức và cá nhân tham gia trợ giúp pháp lý cho Nhóm mục tiêu.

2.2.5 Thực hiện báo cáo nghiên cứu “Đánh giá nhu cầu và năng lực tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nhóm cộng đồng dễ bị tổn thương: người lao động di cư, người chung sống với HIV, người khuyết tật, dân tộc ít người” Báo cáo nghiên cứu là một sản phẩm nghiên cứu ứng dụng với nội dung như sau: •

Đánh giá tổng quan các nghiên cứu trước đây về hoạt động phổ biến pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4 Nhóm mục tiêu;

Phân tích, đánh giá các phát hiện qua khảo sát thực địa về nhu cầu và cơ hội được tư vấn, trợ giúp pháp lý của mỗi trong 4 Nhóm mục tiêu; và khả năng, kỹ năng, mức độ cam kết của các tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý trong hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý cho cộng đồng thuộc 4 Nhóm mục tiêu;

Xác định những giải pháp can thiệp thích hợp nhằm hoạch định kế hoạch lâu dài trong việc nâng cao năng lực tiếp cận công lý và tạo cơ hội tiếp cận công lý cho các cộng đồng thuộc 4 Nhóm mục tiêu;

Đề xuất những kiến nghị về chính sách và pháp luật trong hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý cho 4 Nhóm mục tiêu, trình tới các cơ quan có thẩm quyền liên quan: Tổng liên đoàn LĐ Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, Bộ Tư pháp....

178 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


2.3 Khó khăn và thách thức •

Mặc dù, PLD nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình từ cán bộ Quỹ JIFF, đồng thời nhận được sự quan tâm của các ban ngành và các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan. Nhưng trong quá trình thực hiện dự án, PLD vẫn gặp có nhiều khó khăn, thử thách nhất định như:

Dự án triển khai hoạt động nghiên cứu kéo dài do phải tìm nhiều nguồn tư liệu khác nhau để làm căn cứ sơ bộ vững chắc cho bản nghiên cứu tổng quan tình hình trợ giúp pháp lý hiện tại đang diễn ra ở Việt Nam.

Quá trình khảo sát cũng chậm hơn so với tiến độ do việc liên lạc tới các đối tượng phỏng vấn ở địa phương mất nhiều thời gian. Hơn nữa, quá trình phỏng vấn khảo sát ở các địa phương diễn ra theo từng đợt, số lượng người, trình độ dân trí đối với mỗi khu vực khảo sát là khác nhau và hạn chế về mặt ngôn ngữ đối với nhóm đối tượng là dân tộc thiểu số gây khó khăn và trở ngại cho nhóm khảo sát.

Do hạn hẹp về mặt thời gian và nguồn lực, mỗi khu vực khác nhau chỉ có thể chọn một số tỉnh thành, tính đại diện của các vùng miền chưa cao. Số lượng phiếu thu được hơi thấp để có sự tin cậy về thống kê để đảm bảo việc đánh giá mức độ hài lòng hoặc sự hiểu biết của họ đối với hoạt động trợ giúp pháp lý.

Khó khăn trong quá trình chọn địa điểm, liên hệ với các đại biểu tham dự hội thảo tại Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đắc Lắc.

3. Các khuyến nghị dự án đưa ra 3.1 Khuyến nghị để hoàn thiện chính sách của nhà nước và/hoặc luật pháp Đối với Bộ Tư pháp •

Ban hành chính sách và cơ chế nhằm thu hút, phát triển nguồn lực trợ giúp pháp lý trong xã hội.

Nghiên cứu sửa đổi những bất cập trong Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 và các văn bản pháp lý liên quan đối với Nhóm mục tiêu;

Nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào Luật Luật sư quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí (pro bono) bắt buộc đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo một thời lượng nhất định trong năm.

Đề xuất với Bộ Tài chính dự thảo bổ sung luật thuế về các khoản kinh phí mà các doanh nghiệp tài trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý vào điều khoản tính vào chi phí doanh nghiệp, trình Quốc hội.

Thực thi chính sách chia sẻ Quỹ trợ giúp pháp lý nhằm phục vụ cho các hoạt động trợ giúp pháp lý xã hội.

Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội •

Ban hành chính sách khuyến khích hoạt động trợ giúp pháp lý xã hội cho các đối tượng xã hội yếu thế;

Ban hành cơ chế và chính sách khuyến khích hoạt động trợ giúp pháp lý cho người lao động di cư tự do.

179


Đối với Uỷ Ban Dân tộc •

Nghiên cứu cơ chế, chính sách về trợ giúp pháp lý phù hợp cho người dân tộc thiểu số;

Đưa hoạt động trợ giúp pháp lý vào nội dung của các chương trình, dự án (Chương trình 135(3) hoặc 135(4)), như một hoạt động chính thức của Chương trình. Đồng thời, tăng cường vận động các tổ chức quốc tế để hỗ trợ về mặt kỹ thuật hay tài trợ cho hoạt động này.

Đối với Liên đoàn Luật sư Việt Nam •

Nghiên cứu, đề xuất bổ sung vào Luật Luật sư quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí (pro bono) bắt buộc đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo một thời lượng nhất định trong năm.

Phát triển hợp tác với Hội Luật gia Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhằm khuyến khích mối quan hệ chuyên môn trong hoạt động trợ giúp pháp lý giữa các tổ chức hành nghề luật sư với các trung tâm trợ giúp pháp lý.

Đối với Hội Luật gia Việt Nam: •

Ban hành chính sách khuyến khích hợp tác giữa các trung tâm trợ giúp pháp lý với các tổ chức xã hội chuyên ngành trong các lĩnh vực bảo vệ người lao động di cư, người nhiễm HIV, người khuyết tật, v.v.

Đối với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam •

Ban hành cơ chế và chính sách khuyến khích các trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc hệ thống mở rộng hoạt động trợ giúp pháp lý cho nhóm lao động di cư.

3.2 Khuyến nghị trong hoạt động trợ giúp pháp lý đối với các Nhóm mục tiêu Từ thực trạng hoạt động trợ giúp pháp lý cho 4 nhóm cộng đồng yếu thế như đã phân tích trên đây, PLD nhận thấy cần có những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý đối với mỗi nhóm cộng đồng yếu thế. Dưới đây là một số khuyến nghị chính: •

Xây dựng và kết nối mạng lưới giữa các tổ chức trợ giúp pháp lý xã hội (trung tâm trợ giúp pháp lý, tổ chức hành nghề luật, luật sư), hình thành Nhóm đặc nhiệm phối hợp cùng chia sẻ thông tin, xây dựng chương trình trợ giúp pháp lý, tổ chức triển khai hoạt động tại một số địa bàn trọng điểm. Mạng lưới này được xây dựng trên cơ sở tự nguyện của các cá nhân và tổ chức xã hội, bằng sự đóng góp nhân lực và thời gian;

Xây dựng cơ sở dữ liệu chuẩn phù hợp với nhu cầu quan tâm của từng nhóm đối tượng;

Nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cho các tổ chức xã hội;

Thu hút sự tham gia và nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý của sinh viên luật vào hoạt động phổ biến pháp luật cho các nhóm đối tượng;

Thu hút sự tham gia và nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý của các chuyên gia pháp luật hưu trí vào hoạt động trợ giúp pháp lý tại địa bàn xã, phường nơi cư trú;

Xây dựng câu lạc bộ, diễn đàn pháp lý phù hợp với mỗi nhóm đối tượng. Chú trọng nâng cao năng lực trợ giúp pháp lý cơ bản cho các nhóm đồng đẳng viên, nhóm tự giúp;

Hỗ trợ đối thoại với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chính quyền địa phương./.

180 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TỈNH HOÀ BÌNH (2013)

Đơn vị thực hiện: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hoà Bình Địa bàn thực hiện: tỉnh Hoà Bình Quy mô khảo sát: •

Địa bàn khảo sát: 9 xã thuộc ba huyện Cao Phong, Mai Châu và Đà Bắc của tỉnh Hòa Bình. Việc lựa chọn địa bàn được thực hiện căn cứ theo vị trí địa lý (vùng cao), đặc trưng về tỷ lệ người dân tộc thiểu số được phân bố trên địa bàn.

Nhóm đối tượng khảo sát: »

Nhóm khách hàng: gồm những người thuộc diện được TGPL (hộ nghèo, người già không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số, hộ gia đình có công, gia đình chính sách), và những người ngoài diện TGPL.

»

Nhóm cung cấp dịch vụ TGPL: các cán bộ ngành TGPL và các tổ chức, cá nhân tham gia TGPL

Số phiếu Điều tra định lượng: 216

Số biên bản phỏng vấn sâu: 25 bản

Thảo luận nhóm: 3 cuộc

Thời gian thực hiện: 2012 -2013

Mục tiêu của dự án: •

Đánh giá nhu cầu đặc biệt về trợ giúp pháp lý của người nghèo và phụ nữ dân tộc thiểu số ở tỉnh Hoà Bình

Phát hiện những thách thức và những cơ hội để cải thiện chất lượng của hệ thống tư vấn pháp lý

Thu thập số liệu cung cấp cho ngành trợ giúp pháp lý để lập kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn theo nguyên lý của tiêu chuẩn ISO 9000:2000 (theo nguyên lý này ngành trợ giúp pháp lý ra quyết định dựa vào bằng chứng, tiếp cận với ý kiến của khách hàng về nhu cầu và những ý kiến của họ để cải thiện hiệu quả và chất lượng dịch vụ).

1. Bối cảnh thực hiện dự án Trong bối cảnh hiện nay, chất lượng của công tác trợ giúp pháp lý (“TGPL”) đang ngày càng được các cơ quan nhà nước quan tâm và đặt ra các cơ chế giám sát nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ 181


cung cấp đến người dân; điều này được thể hiện tại các văn bản pháp luật được ban hành6. Với ý nghĩa của việc giám sát chất lượng dịch vụ là (1) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; giúp họ nâng cao nhận thức pháp luật, (2) kịp thời phát hiện và khắc phục những sai sót, không để xảy ra vi phạm pháp luật hoặc khiếu kiện đòi bồi thường thiệt hại khi hoạt động TGPL gây thiệt hại cho người được TGPL, và (3) kịp thời khắc phục những hạn chế, yếu kém về chuyên môn, nghiệp vụ TGPL của một số các cán bộ, tư vấn viên, cộng tác viên TGPL để từ đó có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ cho đội ngũ này, Nhóm Nghiên cứu thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hoà Bình (“Nhóm nghiên cứu”) nhận thấy cần thiết phải thực hiện hoạt động khảo sát, đánh giá độc lập có tính chất tư vấn, phản biện và giám định xã hội liên quan đến chất lượng của công tác TGPL. Do Dự án được thực hiện tập trung chủ yếu vào ý nghĩa thứ (3) nêu trên, kết quả nghiên cứu được sử dụng để đóng góp cơ sở luận cứ khoa học độc lập, khách quan trong việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý. Các phương pháp được áp dụng để triển khai Dự án gồm: •

Phương pháp đối chứng giữa các đánh giá của nhóm khách hàng (người sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý) và nhóm cung cấp dịch vụ. Phương pháp được lựa chọn xuất phát từ định nghĩa của hoạt động Trợ giúp pháp lý7. Phương pháp đối chứng được áp dụng để so sánh quan niệm của nhóm khách hàng và nhóm cung cấp dịch vụ về khái niệm dịch vụ tư vấn pháp lý, chất lượng của dịch vụ, những mong đợi khi sử dụng/cung cấp dịch vụ, những yếu tố cản trở nhóm khách hàng tiếp cận dịch vụ, đồng thời so sánh chất lượng dịch vụ được cung cấp với chuẩn mực về chất lượng dịch vụ pháp lý của ngành tư pháp, …

Phương pháp phân tích văn bản, cụ thể là phân tích các biên bản của các cuộc tư vấn được thực hiện giữa các nhân viên trợ giúp pháp lý, các văn bản pháp luật và quy phạm liên quan, các báo cáo của ngành trợ giúp pháp lý, ngành tư pháp.

Phương pháp định tính, gồm: thảo luận nhóm tập trung và phỏng vấn sâu. Trong phương pháp này, Nhóm Nghiên cứu sử dụng các công cụ tham vấn cộng đồng theo phương pháp đánh giá nhanh cộng đồng nông thôn (PRA), ví dụ như biểu đồ mùa vụ, phân tích những thuận lợi khó khăn (SWOT), phân tích cây vấn đề (biểu đồ xương cá), xếp hạng ưu tiên. Mẫu phỏng vấn được chọn theo chủ định từ các cán bộ chính quyền xã, cán bộ tư pháp xã, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, cán bộ các đoàn thể Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ cả cấp xã và thôn, tổ hòa giải, Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý. Mẫu cũng được chọn từ cán bộ quản lý ở cộng đồng như trưởng thôn, công an xã, công an thôn, đại diện các gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo, và hộ gia đình chính sách.

Phương pháp định lượng: Sử dụng Phiếu Điều tra. Số lượng mẫu được chọn căn cứ vào tính đại diện, cấu trúc của các nhóm cộng đồng dân cư với số lượng đảm bảo ý nghĩa thống kê.

6 Luật Trợ giúp pháp lý 2006 do Quốc hội ban hành, Quyết định số 11/2008/QĐ-BTP ban hành Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, và quy định hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá và xếp loại chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trong Quyết định số 32/QĐ-TGPL do Cục Trưởng Cục Nhà nước ban hành. 7 Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, giúp người được trợ giúp pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; góp phần vào việc phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi phạm pháp luật (Luật trợ giúp pháp lý 2006, Điều 3)

182 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


2. Các kết quả chính của Dự án Thứ nhất, về nhu cầu và những khó khăn khi tiếp cận dịch vụ TGPL của cộng đồng Việc thực hiện dân chủ cơ sở và công bằng xã hội có tác dụng giảm khiếu kiện và có khả năng làm giảm nhu cầu trợ giúp pháp lý. Dân chủ và công bằng xã hội được người dân tại địa phương đánh giá khá tốt, trong đó, mức độ tin tưởng ở tính công bằng và sự tin tưởng vào lãnh đạo chính quyền thôn xã ở Cao Phong là cao nhất với 82% ý kiến đồng ý, và thấp nhất là ở huyện Mai Châu với 47% ý kiến đồng ý. “Dân trí” ở các vùng cũng khác nhau thể hiện ở khả năng sẵn sàng khiếu nại khi có quyền lợi bị va chạm. Về những khó khăn khi tiếp cận TGPL: Người dân chỉ ra 3 vấn đề khiến họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ TGPL là: nhu cầu đi làm kiếm ăn hàng ngày (45% trong tổng 175 ý kiến), sự e ngại đối với việc tiến hành các thủ tục giấy tờ (39%), và nhu cầu phải trông nom con cái gia đình (39%). Đối với người nghèo, đặc biệt là phụ nữ tại địa phương, đó là sức ép về thời gian lao động tạo thu nhập đáp ứng nhu cầu lương thực, học vấn, đọc viết tiếng phổ thông, và phương tiện đi lại. Tỷ lệ khó khăn vì thiếu lương thực tập trung ở người nghèo. Tỷ lệ người dân gặp khó khăn trong đọc và viết tiếng phổ thông là rất đáng kể, đặc biệt tỷ lệ người nghèo không biết đọc và viết lên tới 30%. Chỉ có 20% người nghèo đạt học vấn phổ thông trung học, còn lại ở mức thấp hơn. Về phương tiện đi lại, chỉ hơn một nửa số người nghèo có bằng lái xe máy, và đây cũng là yếu tố cản trở họ dùng xe máy đi tới các điểm trợ giúp pháp lý ở xã ở huyện nếu họ ở các thôn bản xa trung tâm. Thứ hai, kết quả cho thấy người dân đã tiếp cận và sử dụng tất cả các nguồn dịch vụ TGPL chính thức8 với tỷ lệ người dân đã nghe nói về nguồn, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ là hơn 50% và tỷ lệ tìm đến các nguồn, tổ chức, cá nhân này ít nhất một lần là trên 30% (Xem Bảng 2). Tuy nhiên, cuộc điều tra cũng chỉ ra rằng tỷ lệ nhóm hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ TGPL ít hơn các nhóm dân cư khá giả và người nghèo chủ yếu tìm đến cán bộ tư pháp xã để được hỗ trợ tư pháp (xem Bảng 3). Bảng 2: Tỷ lệ người dân biết và tìm đến các cơ chế trợ giúp

8 Nguồn cung cấp dịch vụ TGPL chính thức bao gồm cán bộ tư pháp xã, phòng tư pháp huyện, tư vấn qua các buổi trợ giúp pháp lý lưu động, cộng tác viên trợ giúp pháp lý và các văn phòng luật sư

183


Bảng 3: Tỷ lệ người nghèo đã tìm đến dịch vụ TGPL và nhu cầu trong 6 tháng tới

Thứ ba, hệ thống TGPL không chính thức9 với sự tham gia của nhiều thành phần (các đoàn thể, công an thôn/xã, các Câu lạc bộ) đã tỏ ra là một công cụ TGPL được phổ biến rộng. Liên quan 9 Nguồn trợ giúp pháp lý không chính thức được nghiên cứu chỉ ra bao gồm: cán bộ các tổ chức đoàn thể ở xã, cán bộ chính quyền xã, ban lãnh đạo thôn, các CLB trợ giúp pháp lý, bạn bè, gia đình 184 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


đến mức độ hài lòng với hướng giải quyết của TGPL không chính thức: Chỉ có 47% hộ nghèo đánh giá là “sau tư vấn đã được chỉ dẫn rõ các điều khoản của văn bản pháp luật để có hướng giải quyết vấn đề” và 50% đánh giá là “Sau tư vấn, tôi thấy tự tin và có cơ sở để có hành động tiếp theo phù hợp về pháp lý” trong khi tỷ lệ này ở các hộ khá là 73% và 85%, hộ cận nghèo là 74% và 79%. Từ đó cho thấy nhóm hộ nghèo có mức độ không hài lòng với các kết quả TGPL phi chính thức cao hơn so với các nhóm có mức sống khác. Thứ tư, với chỉ tiêu về khả năng tìm ra hướng giải quyết sau khi được tư vấn, hướng dẫn thực hiện theo quy định pháp luật và khả năng tự tin giải quyết tiếp vấn đề, kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng với kết quả TGPL chính thức cũng không đồng đều ở các huyện tại tỉnh Hoà Bình (tỷ lệ hoàn toàn và cơ bản đồng ý với nhận định tích cực về hiệu quả tư vấn cao nhất là huyện Cao Phong với tỷ lệ 84%, tiếp đến là Đà Bắc với tỷ lệ 75%, còn ở Mai Châu tỷ lệ này chỉ ở mức 33%). Mức độ không hài lòng là khá cao, nhất là từ đánh giá của người nghèo tại đây. Điều này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm nguyên nhân xuất phát từ trình độ học vấn và khả năng dùng tiếng phổ thông hạn chế của của cộng đồng. Thứ năm, Qua thống kê, các chủ đề được người dân đề xuất trợ giúp pháp lý tập trung vào lĩnh vực đất đai, các thủ tục thừa kế tài sản trong gia đình, hôn nhân và gia đình và bạo lực gia đình, tranh chấp đất đai. Cuộc điều tra cũng chỉ ra ba vấn đề xã hội lớn mà người dân quan tâm là xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe, lao động và việc làm. Những gợi ý này có thể là cơ sở để bổ túc nâng cao năng lực chuyên môn cho các tư vấn viên trong ngành TGPL. Thứ sáu, về những ý kiến góp ý của người dân cho ngành tư pháp: Trên 50% người dân đề nghị ngành tư pháp phải nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, cải thiện tinh thần phục vụ và bố trí nơi tư vấn thích hợp để giải quyết những khó khăn về đi lại của người dân. Thứ bảy, về năng lực cung cấp dịch vụ TGPL tại địa bàn khảo sát, tiếp cận từ góc độ học vấn, điều kiện hạ tầng kỹ thuật và kiến thức kỹ năng chuyên môn và nghiệp vụ của tư vấn viên TGPL, kết quả nghiên cứu cho thấy: •

Hơn 50% tư vấn viên TGPL chính thức có trình độ cao đẳng trở lên, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm TGPL phi chính thức là 14%. Ngoài ra tỷ lệ đã tốt nghiệp phổ thông ở nhóm TGPL phi chính thức cũng chỉ ở mức 39%. Qua đó, đòi hỏi nhóm TGPL viên phi chính thức phải có nỗ lực lớn hơn để nâng cao trình độ.

Qua các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu nhóm cán bộ, tư vấn viên trả lời, mức độ nắm vững những quy định pháp luật về TGPL là không đồng đều trong nhóm cán bộ, tư vấn viên TGPL, đặc biệt là trong nhóm TGPL không chính thức

67% tư vấn viên TGPL chính thức có kiến thức chuyên môn về luật pháp, trong khi tỷ lệ này ở nhóm tư vấn viên TGPL phi chính thức là 14%.

Nhu cầu đào tạo bổ túc chuyên môn mà các tư vấn viên đề xuất là rõ ràng.

3. Các khuyến nghị Với vai trò là đơn vị thực hiện Dự án, Nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị sau: •

Việc đánh giá chất lượng hoạt động dịch vụ trợ giúp pháp lý cần có phần thu thập thông tin đánh giá từ phía người dân là người sử dụng dịch vụ, đặc biệt là người nghèo, gia đình chính sách, và phụ nữ dân tộc thiểu số. 185


Cần thực hiện những nghiên cứu về tác động của chính sách trợ giúp pháp lý tới việc giải quyết những vấn đề xã hội như giảm nghèo, công bằng, bất bình đẳng giữa các nhóm dân tộc, giữa các vùng miền.

Các cơ quan trợ giúp pháp lý phải duy trì sổ sách ghi chép và báo cáo thống kê về kết quả dịch vụ trợ giúp pháp lý của các địa phương. Việc cung cấp báo cáo có thể được thực hiện hàng quý, gửi thư điện tử và cập nhật vào một cơ sở dữ liệu tập trung để theo dõi kết quả và chất lượng của dịch vụ được thực hiện.

Cần duy trì và đảm bảo hoạt động của hệ thống tư pháp xã, cộng tác viên, Câu lạc bộ TGPL, và các đơn vị cung cấp dịch vụ TGPL đã gần gũi và thường xuyên cung cấp dịch vụ cho người dân, nhất là người nghèo, và phụ nữ là người dân tộc thiểu số. Việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động của những thể chế này có ý nghĩa quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu trợ giúp pháp lý cho cộng đồng.

Việc duy trì và cập nhật tủ sách pháp luật, đặc biệt là ở cấp xã có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp người dân tiếp cận với thông tin pháp luật, khi có tới hơn 70% gia đình không có người biết sử dụng internet. Tuy nhiên, Nhóm nghiên cứu cũng khuyến nghị cần tổ chức các điểm truy cập internet công cộng ở bưu điện xã (với các hướng dẫn tìm kiếm và tra cứu thông tin pháp luật) để phục vụ nhu cầu tra cứu của 30% các gia đình biết sử dụng internet và coi đó là một công cụ thúc đẩy hoạt động tiếp cận thông tin của cộng đồng.

Với nhóm tư vấn viên TGPL phi chính thức có số lượng đông đảo ở cộng đồng: căn cứ các đề xuất của các cán bộ trợ giúp pháp lý tham gia đề tài, Nhóm nghiên cứu khuyến nghị: »

Nên phân chia nhóm chuyên môn đào tạo thành các nhóm trợ giúp chuyên ngành (ví dụ: nhóm đào tạo TGPL về lĩnh vực đất đai, hôn nhân gia đình, bình đẳng giới,…) và tổ chức đào tạo nâng cao năng lực theo hướng chuyên môn.

»

Các kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng tìm kiếm và tra cứu, trích dẫn nội dung các văn bản pháp luật, kỹ năng làm các báo cáo, ghi chép tư liệu thống kê cùng với các “kỹ năng mềm” của người tư vấn như lắng nghe, phản hồi, phân tích tình huống và hướng dẫn lập kế hoạch giải quyết vấn đề theo các căn cứ pháp luật cũng cần đưa vào chương trình đào tạo.

Cần thiết kế và thực hiện các khóa học từ xa trên internet cho các cán bộ, tư vấn viên TGPL. Những khóa học này sẽ giúp các cán bộ, tư vấn viên tiết kiệm được chi phí đi lại, tăng số lượng cán bộ, tư vấn viên học tập, cho phép kết nối những người làm công tác TGPL để họ hỗ trợ lẫn nhau. Khoá học này cũng cần có các nội dung về chuyên môn và các hướng dẫn để các cán bộ, tư vấn viên TGPL tìm kiếm, tra cứu thông tin TGPL từ nguồn internet, ví dụ qua các trang mạng của quốc hội, của bộ tư pháp hoặc của UBND tỉnh.

Trung tâm trợ giúp pháp lý cần xem xét việc đào tạo, hành nghề gắn liền với việc đăng ký hành nghề và trợ cấp cho các ca tư vấn thành công, điều này sẽ góp phần tạo nên một đội ngũ tư vấn viên được chuẩn hóa và có trình độ cao

Các khoá đào tạo cần tập trung vào các chủ đề đang được người dân quan tâm bao gồm: quyền sử dụng đất, hôn nhân và gia đình (đặc biệt là về tài sản và sở hữu tài sản trong hôn nhân) và bạo lực gia đình. Với các mối quan tâm rất cao khác của cộng đồng về chính sách giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế, lao động và việc làm, ngành trợ giúp pháp lý nên có sự phối hợp với ngành lao động thương binh xã hội, bảo hiểm và y tế để có những hoạt động truyền thông phù hợp theo tinh thần của Pháp lệnh dân chủ cơ sở, qua đó có thể giảm được số vụ khiếu nại liên quan tới những chính sách này của Nhà nước./.

186 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


NGHIÊN CỨU VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TRẺ EM MỒ CÔI KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI Ở CỘNG ĐỒNG VÀ Ở CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI (BTXH) NGOÀI CÔNG LẬP TẠI MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG CÓ CHI HỘI BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VIỆT NAM (2013)

Đơn vị thực hiện: Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACRP). Địa bàn thực hiện: 9 tỉnh/thành phố, gồm: Hà Nội. Tp. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Kontum và Bình Phước. Quy mô khảo sát: Nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện tại các địa bàn dự án, đặc biệt lựa chọn 01 cơ sở BTXH ngoài công lập tại mỗi tỉnh/thành phố thuộc địa bàn dự án. 204 bảng hỏi đã được trả lời bởi các cán bộ cấp tỉnh, cấp xã, cán bộ chính sách BTXH, các hộ gia đình và cả trẻ mồ côi. Thời gian thực hiện: 09/2011 - 09/2012 Mục tiêu của dự án: Xác định những khó khăn, cản trở hạn chế việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước cho trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi sống ở cộng đồng từ đó đề xuất các khuyến nghị, chế độ nhằm đưa việc thực thi các chính sách bảo vệ trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi ở địa phương tốt hơn và hiệu quả hơn.

1. Bối cảnh thực hiện dự án Bên cạnh những tác động tích cực về mặt kinh tế, nền kinh tế thị trường đã và đang tác động mạnh tới đời sống tinh thần của cả xã hội, đặc biệt là lối sống và giá trị đạo đức. Những chênh lệch về điều kiện sống trong thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, những rạn vỡ trong gia đình, và sự xói mòn những giá trị truyền thống đã dẫn tới con số trẻ em bị bỏ rơi, bị sao nhãng, lạm dụng và bóc lột ngày càng gia tăng. Đó là lý do cảnh báo nhiều bậc cha mẹ nói riêng và xã hội nói chung về sự gia tăng số lượng trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ bị sao nhãng… Ngăn chặn, hạn chế, bảo vệ và chăm sóc trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi do các nguyên nhân xã hội, giúp trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi khắc phục những mặc cảm về khiếm khuyết hay hoàn cảnh của mình, giúp các em có những cơ hội bình đẳng để hoà nhập, phát triển như mọi trẻ em khác là một trách nhiệm to lớn và nặng nề của toàn xã hội. Việc tìm hiểu những thành công và hạn chế trong chính sách, chế độ của Nhà nước và trong các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi để từ đó đề xuất một cách khoa học 187


những sửa đổi, bổ sung là cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả bảo vệ, chăm sóc trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ bị bỏ rơi trong những năm tới. Từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2012, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam (VACRP) đã tiến hành nghiên cứu tìm hiểu việc thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước cho trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi sống tại cộng đồng và ở các cơ sở Bảo trợ xã hội (BTXH) ngoài công lập của 9 tỉnh/thành phố, gồm: Hà Nội. Tp. Hồ Chí Minh, Lào Cai, Bắc Giang, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Kontum và Bình Phước. Đây là 9 tỉnh có Hội Bảo vệ quyền trẻ em hoặc đang trong quá trình thành lập Hội, chi hội, đại diện cho 3 miền: Bắc, Trung, Nam, có miền núi, đồng bằng, thành thị và nông thôn. Các xã/phường/thị trấn và cơ sở BTXH ngoài công lập được lựa chọn để phục vụ cho mục đích nghiên cứu tại 9 tỉnh. Cụ thể, các xã do sở LĐTBXH các tỉnh lựa chọn trên tiêu chí là có trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi đang được nuôi dưỡng tại cộng đồng, đồng thời có khả năng xem xét kết quả theo khu vực thành thị/nông thôn hay dân tộc. Thêm vào đó, những địa điểm này đều là những xã có kinh tế trung bình và khó khăn, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước, vì vậy có thể tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn mang tính phổ biến của nhiều địa phương khi thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước đối với nhóm trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Các cơ sở BTXH ngoài công lập được lựa chọn nghiên cứu là các cơ sở BTXH đang hoạt động với các loại hình khác nhau (tổ chức xã hội, tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ, tư nhân). (Xem thêm Bảng 1) Bảng 1: Tổng hợp địa bàn khảo sát thực địa

Tỉnh/thành phố

Quận/Huyện

Xã/Phường

Cơ sở BTXH ngoài công lập

1 Tp. Hà Nội

Q. Long Biên

P. Bồ Đề

Chùa Bồ Đề

2 Lào Cai

Huyện Bảo Thắng Xã Gia Phú

3 Bắc Giang

Tp. Bắc Giang

P. Hoàng Văn Thụ Trung tâm nhân đạo Thiên Phúc

4 Thanh Hóa

Huyện Tĩnh Gia

TT. Tĩnh Gia Trung tâm Hy vọng - Tổ chức Geda Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi

5 Thừa Thiên Huế

Tp. Huế

6 Khánh Hòa

Huyện Ninh Hòa Xã Ninh Lộc Mái ấm Anh Đào

7 Kontum

Huyện Dăkto

8 Tp. Hồ Chí Minh Quận 8 9 Bình Phước 9

P. Vỹ Dạ

Nhà nuôi trẻ mồ côi Cốc Mỳ, Bát Xát

Xã Dăktrăm Cơ sở BTXH Vĩnh Sơn II P. 7

Cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi Diệu Giác

TX. Đồng Xoài

P. Tân Bình

Chùa Phát Lạc - Vòng tay dưỡng tử Phi nhung

9

9

9

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính tại các địa bàn khảo sát, cụ thể: •

Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Các báo cáo về phát triển kinh tế - xã hội; bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2010, 2011 của tỉnh, huyện và xã/phường; các báo cáo tổng hợp về tình hình nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi ở địa phương và các cơ sở BTXH ngoài công lập.

Điều tra bằng bảng hỏi với nhóm đối tượng: Cán bộ Phòng BTXH sở LĐTBXH, lãnh đạo UBND xã/phường/thị trấn, các cán bộ trực tiếp giải quyết chế độ, chính sách; hộ gia đình nhận nuôi trẻ mồ côi và trẻ bị bỏ rơi; cán bộ của các cơ sở BTXH ngoài công lập có nuôi

188 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi và trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi đang sống ở cộng đồng hoặc sống trong cơ sở BTXH ngoài công lập. •

Thảo luận nhóm: tiến hành 02 thảo luận, bao gồm nhóm 05 cán bộ xã, 05 người dân nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi và nhóm 05 trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi.

Phỏng vấn sâu: Ở mỗi điểm khảo sát sẽ thực hiện 06 phỏng vấn sâu, bao gồm: 01 Phó Chủ tịch phụ trách văn hóa xã, 01 cán bộ Lao động – Thương binh – Xã hội; 01 người nuôi dưỡng trẻ em mồ côi hoặc trẻ bị bỏ rơi; 01 cán bộ chi hội BVQTE; 01 cán bộ làm việc ở cơ sở BTXH ngoài công lập và 01 trẻ mồ côi hoặc trẻ bị bỏ rơi.

2. Quá trình thực hiện và các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

09/2011 – 10/2011

Rà soát các chính sách, chế độ

07/11/2011

Họp góp ý văn bản rà soát

11/2011 – 12/2011

Thiết kế bộ công cụ nghiên cứu và thí điểm bộ công cụ

07/12/2011

Họp góp ý bộ công cụ

23/12/2011

Thí điểm bộ công cụ tại Bắc Giang

12/2011

Thiết kế phần mềm nhập tin

01/2012 – 02/2012

Chuẩn bị khảo sát: Công văn, tài liệu, liên hệ địa phương

03/2012 – 04/2012

Khảo sát tại 9 tỉnh

05/2012

Xử lý số liệu

05/2012 – 07/2012

Viết Báo cáo phân tích

07/2012 – 09/2012

Tổ chức các cuộc họp tham vấn và họp báo cáo kết quả nghiên cứu

2.2 Các kết quả chính của dự án a. Kết quả khảo sát cho thấy có sự khác biệt về mức độ hiểu biết chính sách, chế độ của các địa phương. Ở những thành phố lớn như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Khánh Hoà thì tỷ lệ cán bộ xã/phường/thị trấn biết các chính sách chế độ đạt trên 90%, còn ở một số địa phương như xã Gia Phú, tỉnh Lào Cai tỷ lệ này chỉ đạt trên 50%10. Tất cả các UBND xã/phường/thị trấn đều niêm yết công khai chế độ trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trong đó có trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Các cán bộ lao động - thương binh và xã hội đã lập danh sách và phân loại trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi để tiến hành thủ tục cấp TCXH thường xuyên cho đúng đối tượng. Tuy 10 Gia Phú là xã vùng 02 của huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai có tổng diện tích 7.867 ha, với 3.717 hộ và 15.750 nhân khẩu gồm 12 dân tộc chung sống trên 39 thôn bản, trong đó có 11 thôn bản vùng 3. Gia Phú có đường quốc lộ, đường sắt đi qua. 189


nhiên, danh sách đôi khi vẫn bị thiếu hoặc bỏ sót vì vậy vẫn có trường hợp trẻ mồ côi cha, mẹ bỏ đi biệt tích đang sống với ông bà trên 60 tuổi nhưng không được nhận trợ cấp xã hội. Mức độ hiểu biết chính sách đối với trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi của người dân ở các xã phường khác nhau và phụ thuộc vào sự quan tâm của họ đối với các chính sách đó. Người dân ở các đô thị, thành phố lớn được truyền thông về các chính sách, chế độ kịp thời hơn so với người dân ở các vùng sâu vùng xa, vùng miền núi. Kết quả của các cuộc phỏng vấn sâu cho thấy hạn chế của người dân như sau: »

Ít quan tâm tìm hiểu các chế độ chính sách của Nhà nước, nhất là người dân sống ở vùng sâu vùng xa, vùng miền núi;

»

Do phải lo kiếm sống nên thường không tham gia vào các cuộc họp phổ biến chính sách chế độ của Nhà nước do UBND tổ chức.

b. Hiện nay chưa có một tiêu chuẩn hoặc thủ tục rõ ràng nào cho việc tuyển chọn, sàng lọc, đánh giá, tập huấn, theo dõi và giám sát người nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi. Thay vào đó, việc nhận nuôi trẻ thường được thực hiện trong mối quan hệ họ hàng và không chính thức, chính quyền địa phương thường chỉ tham gia trong việc tiến hành các thủ tục cho phép nhận nuôi, nhận con nuôi và cấp kinh phí trợ giúp theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP11. c. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hiện TCXH hàng tháng cho trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi sống tại cộng đồng được 9/9 tỉnh, thành phố triển khai thực hiện đúng theo Nghị định 13/2010/NĐCP. Trong đó, có 6 tỉnh quy định giữ đúng mức TCXH theo quy định, còn 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Khánh Hòa và Tp. Hồ Chí Minh quy định mức TCXH cao hơn. Nhiều ý kiến cho rằng mức TCXH cho trẻ mồ côi hiện nay (180.000 VND/tháng/trẻ) vẫn thấp, mới chỉ bằng 54% mức chuẩn nghèo nông thôn và bằng 36% chuẩn nghèo thành thị, chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cuộc sống của trẻ, đặc biệt là đối với trẻ mồ côi tự nuôi nhau. Tương tự, đối với việc thực hiện chế độ TCXH cho cá nhân, gia đình nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 6/9 tỉnh quy định mức TCXH cho các cá nhân, gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi bằng mức quy định của Nghị định 13/2010/NĐ-CP và 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Khánh Hòa, Tp. Hồ Chí Minh quy định mức TCXH cao hơn so với Nghị định này. Ở các địa phương như Hà Nội, Thừa Thiên Huế... một số gia đình, cá nhân nhận nuôi trẻ mồ côi nhưng không đủ điều kiện được nhận TCXH theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP nên đã được nhận TCXH cho trẻ mồ côi (hệ số 1). d. Theo Nghị định số 13/2010/NĐ-CP, mức trợ cấp tối thiểu hàng tháng đối với trẻ mồ côi sống ở cộng đồng là từ 180.000 tới 360.000 VND/tháng/trẻ, tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe của trẻ. Hiện nay mức TCXH áp dụng cho trẻ sống trong nhà xã hội tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý và cơ sở BTXH do Nhà nước quản lý từ 360.000 đến 450.000 VND/tháng/trẻ, cao hơn gấp 2 lần đối với trẻ sống trong các môi trường chăm sóc tại gia đình và cộng đồng. Về sự chênh lệch về mức TCXH này, có ý kiến cho là chưa hợp lý vì từ hạ tầng cơ sở, trang thiết bị đồ dùng sinh hoạt học tập… cho đến đội ngũ cán bộ của các nhà xã hội, cơ sở BTXH công lập đều được Nhà nước bao cấp. Ngược lại trẻ mồ côi và người nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi phải tự mình trang trải toàn bộ các chi phí đó. e. Khảo sát cho thấy tính đa dạng của CSBTXH ngoài công lập và vấn đề đặt ra là các cơ quan quản lý nhà nước về chế độ, chính sách hỗ trợ và giám sát việc nuôi dưỡng, giáo dục cho trẻ mồ côi ở cơ sở BTXH như thế nào để phát huy được sức mạnh này. Kết quả khảo sát ở 9 cơ sở BTXH ngoài công lập cho thấy: 7/9 cơ sở đã được cấp giấy phép hoạt động (chiếm tỷ lệ 78%). 11 Nghị định số 13/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội 190 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Riêng chùa Bồ Đề tại Hà Nội là nơi nuôi nhiều trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi (84 cháu) và thường xuyên có sự liên hệ với UBND phường sở tại nhưng chưa có giấy phép hoạt động. f.

Mặc dù Nghị định số 67/2007/NĐ-CP12 đã quy định cụ thể một số chính sách trợ giúp cho trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi về chăm sóc sức khỏe, giáo dục…, tuy nhiên thực tế cho thấy việc thực hiện các chính sách này ở địa phương còn bất cập, đặc biệt là việc miễn giảm các khoản đóng góp cho nhà trường. Nhiều ý kiến cho rằng việc có nhiều khoản đóng góp “tự nguyện” cho nhà trường đã phần nào gây khó khăn về tài chính cho các cơ sở BTXH ngoài công lập, vì số lượng trẻ đi học ở các cơ sở này khá đông. “Nhà nước hỗ trợ bằng cách không thu tiền học phí, tiền xây dựng, tiền hội phụ huynh. Còn tiền quét dọn, sinh hoạt đoàn thì các em phải nộp...” Một nữ tu của cơ sở BTXH ngoài công lập Vĩnh Sơn II, Kontum “Học phí thì không phải đóng nhưng các khoản đóng góp khác thì phải đóng”. Một nhà sư của cơ sở Vòng tay Dưỡng tử - Phi Nhung, Bình Phước

g. Theo Quyết định 38/2004/QĐ-TTg, “Việc nhận nuôi dưỡng trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của trẻ em đó”. Thực tế cho thấy trẻ 9 tuổi có thể chưa nhận thức được đầy đủ về các quyền và nghĩa vụ của mình, và có thể chưa đủ khả năng tự đưa ra các quyết định quan trọng đối với cuộc đời mình. h. Theo số liệu thu thập được, nhân viên của các cơ sở BTXH ngoài công lập chưa được đào tạo về kỹ năng chăm sóc và làm việc với trẻ, đặc biệt là kỹ năng làm việc với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Việc tuyển người làm việc cho các cơ sở BTXH ngoài công lập không có quy trình chuẩn (ngoại trừ Trung tâm Hy vọng huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa do tổ chức nước ngoài tài trợ) và thường không ký hợp đồng lao động. Đa số những người làm ở cơ sở BTXH ngoài công lập là những người tình nguyện hoặc là những người có hoàn cảnh éo le trong cuộc sống, có sự nhiệt tình, cảm thông với những trẻ gặp bất hạnh. Họ thường không có lương hoặc nếu có thì cũng ở mức khiêm tốn, chủ yếu là được ăn ở tại cơ sở. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu đào tạo, tập huấn về kỹ năng chăm sóc trẻ, tâm lý của trẻ, chính sách và chế độ của Nhà nước đối với trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi... cho cán bộ, nhân viên các cơ sở BTXH ngoài công lập là rất lớn và cần thiết. i.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc thực hiện cấp thẻ BHYT và thẻ KCB miễn phí (cho trẻ dưới 6 tuổi) cho trẻ mồ côi sống trong cơ sở BTXH ngoài công lập của địa phương còn chưa đúng với quy định của Điều 18 Nghị định số 36/2005/NĐ-CP.

j.

Kết quả các cuộc trao đổi, phỏng vấn sâu lãnh đạo UBND và cán bộ LĐTBXH của 9 xã, phường, thị trấn cho thấy số liệu về trẻ em được giám hộ, đỡ đầu là không nhiều, đặc biệt là hầu hết không được đăng ký chính thức và vì vậy mà cũng không được nhận TCXH, mặc dù các Luật Hôn nhân và Gia đình (Điều 92), Luật BVCSGDTE năm 2004, Bộ luật Dân sự (Điều 67) đã quy định rõ ràng về việc giám hộ và trách nhiệm giám sát thông tin về các gia đình nhận giám hộ của chính quyền địa phương.

12 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội. Một số quy định của Nghị định này đã được Nghị định số 13/2010/NĐ-CP thay thế. Xem chú thích 1. 191


“Về việc giám hộ hay đỡ đầu cho trẻ mồ côi, hầu như không có quy định về việc giám sát xem người đỡ đầu, giám hộ có thực hiện công việc, trách nhiệm không. Chủ yếu là những người họ hàng gần với đứa trẻ thỉnh thoảng đến thăm nom, hỏi han, khuyên bảo. Những người giám hộ này cũng không đăng ký với chính quyền…” Cán bộ Phòng LĐTBXH Huyện Ninh Hòa, Khánh Hòa k. Việc tuyên truyền phổ biến chế độ chính sách cho trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi đến người dân chưa được thực hiện thường xuyên, vì vậy nhiều cá nhân, gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ mồ côi chưa nắm được chính sách, chế độ đặc biệt là không nắm được Luật BVCSGDTE, Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

2.3 Các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án •

Cần xây dựng đề cương chi tiết, cụ thể các hoạt động của nghiên cứu và có sự tham gia trao đổi với bên hỗ trợ kỹ thuật để các hoạt động đúng hướng, không phải sửa đi sửa lại nhiều lần;

Cần nắm vững các quy trình và yêu cầu thanh quyết toán tài chính của nhà tài trợ;

Việc tham dự đầy đủ, nghiêm túc các tập huấn do nhóm chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật tiến hành là rất cần thiết và bổ ích cho quá trình điều hành hoạt động của dự án.

3. Các khuyến nghị a. Đưa nguyên tắc “Những lợi ích tốt nhất của trẻ” trong Công ước quốc tế quyền trẻ em (Convention on the Right of the Child) vào các văn bản pháp quy liên quan đến gia đình và trẻ em; giới thiệu nguyên tắc này cho cán bộ chính quyền địa phương và cán bộ của các cơ sở BTXH ngoài công lập. b. Áp dụng Quyết định 38/2004/QĐ-TTg như là một chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho cá nhân, gia đình nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi chứ không phải là một đối tượng trong nhóm cần bảo trợ xã hội như trong Nghị định số 67/2007/NĐ-CP. c. Mức TCXH theo quy định của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP nên được áp dụng giống nhau đối với các nhóm đối tượng, không phân biệt là trẻ đang được nhận nuôi, được họ hàng chăm sóc, sống trong nhà xã hội hay trong các cơ sở BTXH. Cần nghiên cứu nâng mức TCXH cho trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi sống ở cộng đồng lên bằng mức chuẩn nghèo của khu vực thành thị và nông thôn. d. Độ tuổi tối thiểu để trẻ có thể đưa ra sự đồng ý chính thức về việc được nhận nuôi cần tăng từ 9 tuổi lên 11 tuổi (hiện nay quy định là từ 9 tuổi). e. Cơ quan quản lý Nhà nước cần phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội để tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách về chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vui chơi giải trí và bảo vệ cho trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi đặc biệt là trẻ sống ở các cơ sở BTXH ngoài công lập. Mặt khác Nhà nước cần nghiên cứu để có chính sách miễn giảm các khoản đóng góp cho nhà trường đối với trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi dù trẻ đang sống ở cộng đồng hay là các cơ sở BTXH ngoài công lập./.

192 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HÒA GIẢI CƠ SỞ VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI CHO TỔ VIÊN TỔ HÒA GIẢI CẤP XÃ, PHƯỜNG NGHIÊN CỨU TẠI THÀNH PHỐ BẮC GIANG, TỈNH BẮC GIANG; VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC TRONG HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI - NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TẠI TỈNH BẮC GIANG (2012)

Đơn vị thực hiện: Hội Khoa học Đất Việt Nam (VSSS). Email: hoikhoahocdatvn@yahoo.com Chủ nhiệm dự án: ThS Luyện Hữu Cử Địa bàn thực hiện: Tỉnh Bắc Giang Quy mô khảo sát: 100 phiếu điều tra thực địa và 48 tình huống tranh chấp thực tế. Thời gian thực hiện: từ tháng 03/2011 đến tháng 06/2013 Mục tiêu của dự án: •

Nâng cao hiệu quả, khả năng áp dụng pháp luật và luật tục; và

Nâng cao năng lực hoà giải cơ sở cho các tổ viên tổ hòa giải trong việc hoà giải các tranh chấp đất đai, góp phần đảm bảo ổn định an ninh, trật tự xã hội và phát triển kinh tế tại địa phương.

1. Bối cảnh thực hiện dự án Tại Tp. Bắc Giang, tình trạng tranh chấp về đất đai bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: (1) Do việc thu hồi đất phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chưa có cơ chế chính sách giải quyết thỏa đáng khi quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng đất tăng lên; (2) Do nhận thức của người dân về sở hữu đất đai không đồng nhất với quy định của pháp luật; vẫn còn các tập tục, hương ước, luật tục với những nội dung lạc hậu về sở hữu đất đai chưa được loại bỏ đã “ăn sâu, bám rễ” trong tiềm thức của một bộ phận dân chúng vốn ít có điều kiện tiếp xúc với pháp luật; (3) Do việc thừa kế, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp đất đai trong nội bộ nhân dân không làm thủ tục pháp lý, không có hoặc không lưu giữ được các tài liệu, hồ sơ nên không có cơ sở để xác định khi diễn ra tranh chấp; (4) Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu kiện đất 193


đai còn dựa vào cảm tính chủ quan, theo truyền thống, tập quán, chưa đúng pháp luật và thiếu công bằng do nhận thức pháp luật chưa đúng; hòa giải viên/ một số cán bộ tư pháp giải quyết chưa chính xác vì sai sót trong quá trình hiểu luật và giải thích… dẫn đến giải quyết tranh chấp trái luật; căn cứ giải quyết tranh chấp cũng chưa áp dụng triệt để pháp luật hiện hành để giải quyết. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà các đương sự gặp phải trong quá trình giải quyết tranh chấp chính là vấn đề hạn chế về nhận thức pháp luật cũng như nhận thức về trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tại UBND cấp xã. Hiện nay, các cán bộ, công chức có trách nhiệm ở UBND cấp xã chưa nhận thức đầy đủ các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai. Nhiều nơi, UBND xã từ chối thực hiện việc hòa giải. Ở một số địa phương lại thực hiện hòa giải chưa hiệu quả, không đúng thủ tục nên phải thực hiện thủ tục nhiều lần, gây tốn kém cho công dân. Theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 thì Toà án chỉ thụ lý giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi việc tranh chấp đó đã được hoà giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất đang tranh chấp, đây là thủ tục bắt buộc trước khi Toà án thụ lý vụ án. Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm 1998 và Nghị định 160/1999/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở, không có một trình tự, thủ tục bắt buộc hoặc một khuôn mẫu thống nhất cho các cuộc hòa giải cơ sở. Thay vào đó, tùy tính chất vụ việc, điều kiện thực tiễn, quan hệ gia đình, xã hội… của các bên mâu thuẫn, tranh chấp mà các tổ viên tổ hòa giải có thể lựa chọn, sử dụng các hình thức, biện pháp hòa giải theo trình tự thích hợp. Kết quả hòa giải vụ việc được giải quyết có thể được thể hiện bằng hình thức thỏa thuận miệng hoặc ghi thành biên bản nếu các bên có yêu cầu. Quy định trên đã phát sinh nhiều vướng mắc trong việc đi đến kết quả của một cuộc hòa giải ở cơ sở. Bên cạnh đó, thực tế tranh chấp đất đai là vấn đề phức tạp, khó giải quyết và rất nhạy cảm, trong khi Tổ hòa giải cơ sở là một tổ chức quần chúng của nhân dân, thành viên được nhân dân tự bầu, thường có thành phần của Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, vì vậy việc nâng cao năng lực cho thành viên tổ hòa giải cơ sở là nhu cầu cần thiết và có ý nghĩa thực tế. Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, vai trò của pháp luật càng lớn, thúc đẩy quá trình chuyển sang sự thực hiện mang tính tự quản, luật tục, ở một phạm vi nhất định cũng có vai trò, giá trị xã hội quan trọng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, duy trì và đảm bảo trật tự cộng đồng. Vì vậy, việc kết hợp song song giữa nâng cao hiệu quả của hòa giải cơ sở và tăng cường áp dụng pháp luật và tập tục vào giải quyết tranh chấp đất đai ở tỉnh Bắc Giang là cần thiết, góp phần phát huy, kế thừa các giá trị của luật tục mà vẫn đảm bảo không mâu thuẫn với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật. Từ những kinh nghiệm thực tiễn có được qua quá trình khảo sát việc hòa giải tranh chấp đất đai ở cấp cơ sở, ban quản lí dự án nhận thấy để thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải, cần kết hợp hài hòa giữa yếu tố pháp luật với luật tục/ phong tục tập quán và đạo đức của người Việt Nam. Với những lý do trên, Hội Khoa học Đất Việt Nam kết hợp với Chi hội Khoa học Đất Bộ Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Khoa Tài nguyên và Môi trường, Bộ môn Pháp luật - Khoa Lý luận Chính trị và Xã hội) đi sâu và mở rộng nghiên cứu các dự án “Tăng cường năng lực hòa giải cơ sở về giải quyết tranh chấp đất đai cho tổ viên tổ hòa giải cấp xã, phường” và “Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật và luật tục trong hòa giải tranh chấp đất đai” tại tỉnh Bắc Giang. •

Dự án được thực hiện theo các phương pháp:

Phương pháp quan sát khoa học: quan sát đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin đối tượng.

194 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Phương pháp điều tra: khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật phân bố và các đặc điểm của đối tượng, áp dụng phương pháp định lượng (sử dụng bảng hỏi để điều tra) và phương pháp định tính (phỏng vấn trực tiếp, tọa đàm nhóm…). Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học. Phương pháp chuyên gia: sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Phương pháp mô hình hóa: nghiên cứu các trường hợp tranh chấp, khái quát hóa đối tượng, tái hiện lại đối tượng theo các cơ cấu, chức năng của đối tượng.

2. Quá trình thực hiện và các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

29/03/2011 – 04/04/2011

Điều tra hiện trạng về thực tế công tác hoà giải cơ sở trong tranh chấp đất đai tại địa phương

23/07/2011 – 24/07/2011

Tổ chức tập huấn cơ bản về pháp luật liên quan đến hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai và các kỹ năng hòa giải

29/07/2011 – 30/07/2011

Tổ chức tập huấn nâng cao về pháp luật đất đai và kỹ năng hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai

06/08/2011 – 07/08/2011

Tổ chức tập huấn kinh nghiệm hòa giải trong tranh chấp đất đai cấp cơ sở

08/2011 – 12/2011

Xây dựng cẩm nang hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai tại thành phố Bắc giang, tổng kết mô hình hòa giải cơ sở có hiệu quả trong giải quyết tranh chấp đất đai

06/11/2012

Khởi động dự án: “Nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật và luật tục trong hòa giải tranh chấp đất đai tại tỉnh Bắc Giang”

08/11/2012 – 20/12/2012

Điều tra thu thập thông tin về áp dụng pháp luật và luật tục trong hòa giải tranh chấp đất đai tại tỉnh Bắc Giang

06/03/2013

Thảo luận về xây dựng các mô hình hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở

12/03/2013

Hội thảo tham vấn tại Bắc Giang

15/03/2013 – 23/03/2013 Thử nghiệm 07 mô hình hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở 03/2013

Xây dựng và in sách “Mô hình hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở”

21/06/2013

Hội thảo Tổng kết dự án, giới thiệu sách “Mô hình hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở” 195


2.2 Các kết quả chính của dự án Hoạt động 1: Điều tra hiện trạng về thực tế công tác hoà giải cơ sở trong tranh chấp đất đai tại địa phương Cuộc điều tra đã cho biết các dạng tranh chấp đất đai chính diễn ra trên địa bàn Tp. Bắc Giang là: Tranh chấp ranh giới thửa đất, ranh giới sử dụng đất; tranh chấp hàng rào, tường rào; tranh chấp lối đi và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Đây là cơ sở để Hội xây dựng nội dung bài giảng, các ví dụ minh họa cho 3 lớp tập huấn trong Hoạt động 2 phù hợp và đúng với các tình huống ở địa phương, giúp cho các hòa giải viên hiểu rõ hơn tình hình thực tế của địa phương và được hướng dẫn, giải đáp làm tiền đề cho việc vận dụng các kỹ năng/giải pháp trong công tác hòa giải ở địa phương. Hoạt động 2: Tổ chức 3 lớp tập huấn với tổng số 120 học viên là các thành viên của các tổ hòa giải cơ sở •

01 lớp cơ bản về pháp luật liên quan đến hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai và kỹ năng hòa giải.

01 lớp nâng cao về pháp luật đất đai và kỹ năng hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai.

01 lớp tập huấn về kinh nghiệm hòa giải trong tranh chấp đất đai cấp cơ sở.

Học viên tại các lớp tập huấn cũng được phát cuốn “Cẩm nang hòa giải ở cơ sở trong tranh chấp đất đai tại thành phố Bắc Giang” để sử dụng trong tương lai. Đây là cuốn cẩm nang được biên soạn từ hoạt động 3 (dưới đây). Hoạt động 3: Xây dựng cẩm nang hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai tại Tp. Bắc giang, tổng kết mô hình hòa giải cơ sở có hiệu quả trong giải quyết tranh chấp đất đai Soạn thảo cuốn “Cẩm nang hòa giải ở cơ sở trong tranh chấp đất đai tại thành phố Bắc Giang”. Nội dung đề cập đến một số quy định pháp luật có liên quan: Pháp lệnh Hoà giải cơ sở, Luật Đất đai 2003, trình tự, cách ghi biên bản, kỹ năng hòa giải ở cấp cơ sở, một số kinh nghiệm hoà giải ở cấp cơ sở, các tình huống thực tế… để cho các hòa giải viên có thể dễ đọc, dễ hiểu, áp dụng được vào các tình huống thực tế. Cuốn cẩm nang được TS Trần Mạnh Đạt và PGS.TS Nguyễn Tất Viễn (nhà xuất bản Tư Pháp) biên tập nội dung kỹ lưỡng. Mã số của sách TPC/K-11-85, kế hoạch xuất bản số 133-2011/CXB/01-594/TP. Hoạt động 4: Điều tra hiện trạng về thực tế công tác hoà giải cơ sở trong tranh chấp đất đai tại địa phương để thu thập thông tin/bổ sung thông tin phục vụ xây dựng mô hình hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai tại Tp. Bắc Giang (Điều tra lần 2) Kết quả của lần thu thập thông tin này là khẳng định lại tính chính xác của kết quả Hoạt động 1 về số lượng loại và tên gọi loại tranh chấp đất đai tại địa phương. Theo đó, xác định được 04 dạng tranh chấp đất đai chính với tên gọi cụ thể là (1)Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; (2) Tranh chấp ranh giới thửa đất, quyền sử dụng đất; (3) Tranh chấp đất đai về hàng rào, tường rào; và (4) Tranh chấp đất đai về lối đi. Kết quả phỏng vấn thu thập thông tin tại Hội trường còn cho thấy, gần 10% số người được hỏi cho rằng tại địa phương còn có tranh chấp khác đối với đất đai như tranh chấp liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất… Tuy nhiên, nhóm chuyên gia thu thập thông tin xác định rằng đó không phải là tranh chấp dân sự về đất đai giữa các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình với nhau mà chủ yếu là tranh chấp giữa một bên là Nhà nước (người thu hồi đất) với một bên là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (người bị thu hồi đất). Tranh chấp này không thuộc phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai của hòa giải cơ sở, do đó, không được đưa vào nội dung hoạt động của dự án. 196 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Hoạt động 5: Phân tích, đánh giá thông tin, xây dựng mô hình lý thuyết hòa giải cơ sở •

Xây dựng các mô hình lý thuyết:

Sản phẩm gồm 01 mô hình tổng quát về quy trình hòa giải; 04 mô hình cho 04 dạng tranh chấp đất đai là: Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất; tranh chấp ranh giới thửa đất, quyền sử dụng đất; tranh chấp hàng rào, tường rào; tranh chấp lối đi. Riêng trường hợp tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất lại phân thành 04 mô hình: (1) quan hệ vợ chồng; (2) quan hệ cha, mẹ và các con; (3) về thời gian; và (4) về người quyết định. Các mô hình được xây dựng đảm bảo các yếu tố (i) quy trình hòa giải; (ii) kỹ năng hòa giải; (iii) nội dung pháp luật, nội dung tập quán, thói quen; và (iv) lập luận của hòa giải viên trong giải quyết tranh chấp đất đai. Mô hình được nhóm chuyên gia chỉnh sửa liên tục theo các hoạt động chạy thử các tình huống, giải đáp, tư vấn cho hòa giải viên hòa giải các tranh chấp tại địa phương, sao cho mô hình đơn giản, dễ hiểu và gần gũi với thực trạng tranh chấp đất đai tại Tp. Bắc Giang. •

Thảo luận mô hình với các chuyên gia và hòa giải viên cơ sở.

Xây dựng mô hình lý thuyết cho 04 dạng tranh chấp đất đai phổ biến tại đia phương, chi tiết và cụ thể hóa bằng 09 hình vẽ (1 mô hình chung, 08 hình vẽ chi tiết). Đây được coi là một điểm mới trong công tác hòa giải tranh chấp đất đai, đơn giản hóa, mô hình hóa công tác hòa giải.

Hội thảo tham vấn: Thu thập các ý kiến thực tiễn ở cơ sở thông qua đóng góp của hòa giải viên để xây dựng được 07 mô hình lý thuyết về hòa giải ở cơ sở trong tranh chấp đất đai tại Tp. Bắc Giang.

Hoạt động 6: Thử nghiệm và hoàn thiện các mô hình hòa giải ở cơ sở trong tranh chấp đất đai tại Tp. Bắc Giang •

Thử nghiệm 07 mô hình lý thuyết về hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở

Hoàn thiện 07 mô hình lý thuyết và thực tế hóa các mô hình lý thuyết về hòa giải ở cơ sở trong tranh chấp đất đai tại Tp. Bắc Giang, gồm: 1. Hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong quan hệ vợ - chồng; 2. Hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất trong quan hệ cha, mẹ - con; 3. Hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất về thời hiệu (thời gian); 4. Hòa giải tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất về quyền quyết định; 5. Hòa giải tranh chấp ranh giới thửa đất, quyền sử dụng đất; 6. Hòa giải tranh chấp đất đai về hàng rào, tường rào; 7. Hòa giải tranh chấp đất đai về lối đi.

Qua việc thực hiện hòa giải các tình huống có thật, hòa giải viên được nâng cao kiến thức kỹ năng hòa giải, đã đào tạo được 30 chuyên gia, những người hoạt động cộng đồng có năng lực, phẩm chất: thành thạo kỹ năng hòa giải; nhuần nhuyễn áp dụng kiến thức pháp luật, tập quán, thói quen và các lập luận, lỹ lẽ hòa giải.

197


Chuyên gia hỗ trợ giải quyết vụ việc thực tế trên cơ sở áp dụng mô hình.

Chuyên gia quản lý đất đai của VSSS đã hỗ trợ giải quyết các vụ việc thực tế trên cơ sở áp dụng mô hình trong suốt thời gian thực hiện dự án. Hình thức hỗ trợ là hỗ trợ trực tiếp tại địa phương và hỗ trợ qua điện thoại. Khi có tình huống tranh chấp xảy ra, hòa giải viên cơ sở nếu thấy mình khó thuyết phục, vướng mắc thì nhờ chuyên gia tư vấn. Một số hòa giải viên còn nhờ chuyên tư vấn giải đáp thắc mắc về vấn đề thời hiệu, về thừa kế của con dâu, con gái trong gia đình.

2.3 Các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án •

Sự phối hợp với chính quyền địa phương, cụ thể là UBND Tp. Bắc Giang trong quá trình thực hiện dự án là cần thiết. Theo đó, VSSS cung cấp kế hoạch các hoạt động, chịu trách nhiệm thuê chuyên gia thực hiện nội dung các hoạt động và cung cấp tài chính dự án; UBND Tp. Bắc Giang tổ chức mời hòa giải viên, chuẩn bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trao đổi với chính quyền cấp xã… để triển khai hoạt động thực tiễn, tạo môi trường làm việc cho chuyên gia và hòa giải viên theo kế hoạch của dự án.

Cần thiết phải huy động trí tuệ tập thể của chuyên gia VSSS trong lĩnh vực chính sách đất đai và các hòa giải viên cơ sở đã được đúc kết góp phần bổ sung lý thuyết về hòa giải và chính sách đất đai.

Việc chạy thử mô hình với các tình huống tranh chấp tại cơ sở là cần thiết. Qua việc hòa giải viên diễn các tình huống, chuyên gia VSSS đã nhận ra điểm mạnh của các hòa giải viên là rất khéo léo trong ứng xử, kỹ năng hòa giải tốt. Điểm cần bổ sung là kiến thức pháp luật liên quan như luật dân sự, đất đai… Bên cạnh đó, trong quá trình chạy thử mô hình, cần coi học viên là trung tâm, điều chỉnh tình huống linh hoạt; cung cấp đủ tài liệu, hướng dẫn phương pháp tư duy (phù hợp với tâm lý và quy định của pháp luật), phương pháp tra cứu văn bản pháp luật, các văn bản thường có liên quan... lồng ghép quy trình thực hiện hòa giải; nghiên cứu và áp dụng các góp ý của hòa giải viên vào mô hình.

Việc kế thừa đầy đủ và hiệu quả kết quả giai đoạn trước là tiền đề cho các hoạt động của giai đoạn 2, đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách của dự án.

Kinh nghiệm từ nhóm chuyên gia cho thấy, mô hình phải phù hợp với đối tượng thụ hưởng là hòa giải viên cơ sở, không “hàn lâm”, phức tạp nhưng cũng không quá sơ sài; cần đơn giản, cô đọng, sinh động, nhấn mạnh vào nội dung quan trọng; từ ngữ đơn giản, dân dã.

Việc hỗ trợ từ xa cũng giúp cho các hòa giải viên xử lý được tình huống nhưng còn có nhược điểm là có trường hợp khi tranh chấp xảy ra, chuyên gia bận việc (giảng dạy, họp…) phải tập trung lắng nghe tình huống và đưa ra giải đáp kịp thời khi hòa giải viên cơ sở gọi đến, việc này cũng gây khó cho chuyên gia. Việc mô tả tình huống qua hòa giải viên nhiều khi không chính xác được vấn đề tranh chấp, mất nhiều thời gian tìm hiểu ra được bản chất của vấn đề. Nhiều tình huống cần phải xem giấy tờ hồ sơ địa chính mới thì chuyên gia mới có thể trả lời chính xác được.

Khi xuất bản các tài liệu liên quan đến pháp luật nên chọn Nhà xuất bản Tư pháp để được kiểm duyệt kỹ càng về nội dung bởi những người đúng chuyên môn.

198 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


3. Các khuyến nghị a. Liên quan đến các hoạt động của dự án •

Để thực hiện dự án nhạy cảm liên quan đến tranh chấp đất đai, tìm hiểu về vận dụng luật tục, áp dụng luật pháp…, cần sự đồng thuận của chính quyền và nhân dân địa phương. Khi điều tra phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân - “người trong cuộc”. Đặc biệt người dân thường có các giải pháp và lý giải nguyên nhân rất sát thực. Tuy nhiên, cần có các gợi mở phù hợp để thu thập thông tin.

Nên tăng số lượng đối tượng thụ hưởng của dự án. Việc tập huấn cho 40 hòa giải viên trên tổng số hơn 1000 hòa giải viên chưa đủ tạo ra sự thay đổi rõ nét.

b. Khuyến nghị để hoàn thiện chính sách của nhà nước và/hoặc luật pháp •

Để việc thực thi pháp luật hiệu quả hơn, cần cung cấp kiến thức pháp luật hòa giải, pháp luật đất đai và kỹ năng hòa giải, song song với khai thác những ưu thế của luật tục, giải quyết xung đột giữa pháp luật nhà nước với tập quán xã hội, từng bước đưa pháp luật vào cuộc sống, để mỗi công dân “sống và làm việc theo pháp luật”. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý lựa chọn các hình thức phù hợp để đưa pháp luật vào đời sống, ví dụ có thể lồng ghép các tiết mục văn nghệ trong các dịp hội làng về chủ đề đất đai, chia thừa kế…

Các tổ hòa giải cần được tăng cường đội ngũ hòa giải viên trẻ và bồi dưỡng kiến thức pháp luật. Từ đó tăng cường hiệu quả của công tác hòa giải tại cơ sở, giảm khiếu kiện vượt cấp, góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền tăng cường công tác quản lý xã hội ở cơ sở, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Cần có chế độ bồi dưỡng cụ thể, cơ chế gọn nhẹ cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở. Hiện nay hòa giải viên cơ sở vẫn hoạt động trên cơ sở tình nguyện, không có kinh phí. Mỗi vụ hòa giải thành công, nếu hoàn thiện hồ sơ thì hòa giải viên cơ sở có thể được thanh toán một số tiền rất ít, nhưng thực tế thủ tục thanh toán rất phức tạp dẫn đến hòa giải viên hầu như chưa bao giờ nhận được kinh phí này./.

199


BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG CHUNG SỐNG VỚI NHAU NHƯ VỢ CHỒNG NHƯNG KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Ở KHU VỰC BIÊN GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ (2012)

1. Bối cảnh thực hiện dự án: Tỉnh Quảng Trị là một tỉnh năm ở khu vực miền Trung có 10 huyện thị, 141 xã, phường, thị trấn trong đó có 02 huyện và 18 xã nằm ở khu vực biên giới chạy dọc theo dãy Trường Sơn, tiếp giáp với 02 huyện Salavan và Savannakhet của nước CHDCND Lào. Người dân sống ở khu vực biên giới chiếm trên 95% dân số là Người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô. Hiện nay, vấn đề kết hôn ở khu vực biên giới đang là vấn đề nhức nhối cần giải quyết. Do trình độ học vấn thấp việc nhận thức pháp luật hạn chế nên đa số những trường hợp kết hôn ở khu vực biên giới không tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định. Trẻ em sinh ra không được khai sinh hoặc khai sinh nhưng không đảm bảo các thủ tục pháp lý. Nhiều quyền và nghĩa vụ của người dân đặc biệt là phụ nữ và trẻ em chưa đảm bảo. Vấn đề này đã tác động tiêu cực đến sự ổn định về tình hình an ninh trật tự cũng như mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh. Đơn vị thực hiện: Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị Địa bàn thực hiện: 9 xã biên giới thuộc 02 huyện của tỉnh Quảng Trị gồm: •

07 xã thuộc huyện Hướng Hóa: Ba Tầng; A Dơi; Xy; A Xing; A Túc; Hướng Việt; Hướng Lập.

02 xã thuộc huyện Đakrông: A Bung; Ba Nang.

Quy mô khảo sát: a) đánh giá 80 Phiếu khảo sát của nhóm đối tượng chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn; b) 10 Phiếu khảo sát cán bộ Tư pháp tại 09 xã về kết hôn ở khu vực biên giới; c) thu thập, phân tích các báo cáo của 07 xã về tình trạng chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kêt hôn ở khu vực biên giới. Thời gian thực hiện: tháng 5 - 6 năm 2012 Mục tiêu dự án: •

Đánh giá nhận thức của đối tượng khảo sát về quy định pháp luật về hôn nhân - gia đình; tìm hiểu nguyên nhân của việc chưa đăng ký kết hôn; tình trạng quan hệ hôn nhân (con cái; quyền lợi trong lĩnh vực giáo dục đối với con trong thời kỳ hôn nhân).

Đề xuất một số giải pháp để tiến hành đăng ký kết hôn; giải pháp nhằm nâng cao sự hiểu biết về Luật Hôn nhân và gia đình cho người dân nói chung và người dân tại khu vực đã khảo sát nói riêng và nâng cao trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức ở các xã vùng dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền vận động về quyền và trách nhiệm đăng ký kết hôn cho người dân.

200 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn đa số các cặp vợ chồng không nắm bắt được các trình tự thủ tục, cũng như không xuất trình được các giấy tờ hồ sơ cần thiết. Đa số những đối tượng có vướng mắc về vấn đề kết hôn khu vực biên giới là người dân tộc thiểu số và những người có cuộc sống khó khăn. Họ là những người sống ở khu vực luôn xảy ra thiên tai, đi lại gặp nhiều khó khăn nên điều kiện tiếp cận với các dịch vụ pháp lý là rất hạn chế. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ làm cán bộ Tư pháp hộ tịch cấp xã còn yếu năng lực cũng như trình độ chuyên môn nên nhiều trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn theo quy định. Để đánh giá thực trạng chung sống nhưng không đăng ký kết hôn, Hội Luật gia tỉnh đã tiến hành khảo sát để nắm bắt thực trạng những trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Theo đó, đối tượng, phạm vi và phương pháp khảo sát được thực hiện như sau:

1.1. Đối tượng khảo sát: •

Các cặp chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới tỉnh Quảng Trị.

Cán bộ tư pháp - hộ tịch 09 xã tại khu vực biên giới.

1.2. Phương pháp khảo sát: •

Phỏng vấn trực tiếp các cặp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn ở khu vực biên giới 80 phiếu và cán bộ tư pháp tại 09 xã về kết hôn ở khu vực biên giới 10 phiếu.

Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thu thập, phân tích các tài liệu có sẵn (báo cáo của 07 xã về tình trạng chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kêt hôn ở khu vực biên giới) để làm rõ hơn thực trạng, nắm bắt số liệu các trường hợp nam nữ ở khu vực biên giới chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

2. Các kết quả chính của dự án: 2.1. Qua quá trình khảo sát, đánh giá xác định: 2.1.1. Đánh giá khảo sát của nhóm đối tượng chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn: •

Những thông tin cơ bản: »

Quốc tịch: 15 đối tượng khảo sát là người có quốc tịch Lào chiếm 18,75 % đối tượng khảo sát; 65 đối tượng là người có quốc tịch Việt Nam chiếm 81,25 % đối tượng khảo sát.

»

Dân tộc: 100% các đối tượng khảo sát là người dân tộc thiểu số trong đó 70 đối tượng là người dân tộc Vân Kiều; 10 đối tượng là người dân tộc Pa Cô.

»

Trình độ học vấn: Có 60% đối tượng khảo sát không biết chữ quốc ngữ. Những người dân tộc biết nói tiếng kinh khoảng 80%.

Kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ không biết chữ chiếm cao như vậy chứng tỏ trình độ văn hoá thấp là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc tuân thủ các quy định của pháp luật. Việc không biết chữ và 201


không thông thạo tiếng Việt đã ảnh hưởng đến việc nắm bắt các thủ tục về đăng ký kết hôn. Do không biết chữ nên không thể tự mình kê khai các biểu mẫu để đăng ký kết hôn hoặc không đọc, hiểu và thực hiện các thủ tục đã được hướng dẫn. Vì vậy, việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính về đăng ký kết hôn tại UBND xã rất ít tác động tới đối tượng này. •

Về tình trạng hôn nhân: »

100% các cặp đôi được khảo sát hiện nay đang chung sống như vợ chồng nhưng chưa làm thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định. Tất cả các xã đều có đối tượng chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký, có 3/9 xã có số lượng trên 20 cặp sống chung.

»

90% người phỏng vấn cho biết việc chưa đăng ký kết hôn theo khảo sát là do không nắm bắt được thủ tục chiếm 90%; số còn lại biết thủ tục nhưng không làm được giấy xác nhận tình trạng hôn nhân vì một trong hai người là công dân nước CHDCND Lào.

»

100% các trường hợp khảo sát được hỏi muốn tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định.

Số liệu phản ánh các đối tượng chung sống như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài này có mong muốn được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phần đa số (90%) do không nắm bắt được thủ tục hoặc biết thủ tục nhưng không làm được (10%) nên không thể đăng ký kết hôn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra, việc hạn chế số người đăng ký kết hôn còn là do thủ tục kết hôn giữa những người có quốc tịch khác nhau còn phức tạp.

»

Về tình trạng con cái: 97,5% các trường hợp chung sống như vợ chồng hiện nay đã có con chung và hiện nay đang đi học và đã đăng ký khai sinh cho con. Trong các giấy tờ khai sinh đều có tên bố, mẹ. Theo quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 17/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, quy định việc bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, không làm thủ tục nhận cha, mẹ con thì phần khai về người cha hoặc người mẹ trong giấy khai sinh phải để trống. Như vậy, giấy khai sinh của trẻ em trong những trường hợp này đã được đăng ký đều có cả tên bố và mẹ là sai quy định. Thực trạng đó, cho thấy trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác tư pháp - hộ tịch rất hạn chế và tình trạng sai phạm, tuỳ tiện, quá dễ dãi trong việc cấp giấy tờ hộ tịch xảy ra khá phổ biến, nhất là tại các xã miền núi. Điều này đã tạo nên tâm lý không chú trọng việc đăng ký kết hôn khi chung sống với nhau giữa nam và nữ.

»

Đối với quyền lợi của con: 100% các trường hợp đã có con trong độ tuổi đi học được đi học và hưởng các chính sách ưu đãi trong giáo dục. Kết quả này là nhờ trong những năm qua địa phương đã triển khai thực hiện tốt chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở nên đại đa số các trẻ em ở địa phương trong độ tuổi đi học đều được đến trường. Thực tế hiện nay phần nhiều trẻ em ở miền núi do được hưởng nhiều các chính sách ưu đãi nên khi đi học thường được nhà trường chủ động đăng ký khai sinh. Tuy nhiên do trình độ hạn chế và sự tuỳ tiện của cán bộ chính quyền cơ sở nên nhiều trường hợp các giấy tờ hộ tịch được cấp không chính xác, không đúng trình tự thủ tục và không thống nhất nhau về các thông tin.

Hiểu biết pháp luật về hôn nhân gia đình: »

Có 95% các các trường hợp được khảo sát biết được thẩm quyền đăng ký kết hôn là do UBND xã đăng ký; 05% cho rằng thẩm quyền thuộc về Bộ đội biên phòng.

202 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


»

7,5% cho rằng việc đăng ký kết hôn được tiến hành tại nhà Già làng, Trưởng bản; 5% cho rằng việc kết hôn tại trụ sở Bộ đội biên phòng; 87.5% cho rằng việc kết hôn tại trụ sở UBND cấp xã.

Đối với địa bàn các xã biên giới lực lượng Bộ đôi biên phòng tại các Đồn biên phòng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh biên giới và đời sống xã hội của nhân dân tại địa phương vì vậy một số trường hợp cho rằng thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc về Bộ đội biên phòng. •

Nhận thức chung về quy định pháp luật về hôn nhân gia đình: »

Khi được hỏi về quy định của pháp luật công nhận chế độ hôn nhân của vợ chồng bắt đầu từ thời điểm nào: 18,75 % cho rằng từ thời điểm tổ chức lễ cưới; 12,5% cho rằng khi về chung sống với nhau và 68,75 % cho rằng sau khi đăng ký kết hôn. 25 trường hợp khảo sát chiểm 31,25% còn cho rằng khi tổ chức lễ cưới hoặc khi về chung sống với nhau là pháp luật đã công nhận họ là vợ chồng. Chứng tỏ còn một số đối tượng không nắm bắt được quy định pháp luật về hôn nhân gia đình, chỉ chú trọng đến phong tục như tổ chức lễ cưới hoặc về chung sống với nhau thì họ là vợ chồng.

»

100% các trường hợp được khảo sát có nhu cầu được hướng dẫn thủ tục và muốn được đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

»

Được hỏi về việc Tảo hôn: 75% hiểu biết rằng Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. 11,25% cho rằng lấy vợ lấy chồng nhưng không được hai bên gia đình đồng ý; 13,75% cho rằng là việc lấy vợ lấy chồng nhưng không đăng ký kết hôn.

»

Về độ tuổi kết hôn qua nghiên cứu thấy rằng hiểu biết pháp luật về hôn nhân gia đình còn có sự lẫn lộn chưa nắm rõ giữa tuổi kết hôn giữa Nam và Nữ. Về quan hệ hôn nhân của những đối tượng này 67,5% cho biết đây là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài vì lấy chồng hoặc vợ là người nước Lào. 32,5% cho rằng không.

2.1.2. Khảo sát bằng cách phỏng vấn trực tiếp với 9 cán bộ Tư pháp cấp xã: •

Về trình độ, thời gian công tác pháp luật: »

Thời gian công tác pháp luật: Có 04 cán bộ Tư pháp có thời gian công tác pháp luật dưới 05 năm chiếm tỷ lệ 40,0% trong đó có 02 cán bộ Tư pháp có thời gian công tác pháp luật 01 năm (cán bố Tư pháp xã A Ngo và xã BaNang). 06 cán bộ Tư pháp có thời gian công tác pháp luật trên 05 năm chiếm tỷ lệ 60%, người có thời gian công tác pháp luật lâu nhất là 14 năm (cán bộ Tư pháp xã A Bung)

»

Về Trình độ học vấn:

Trong 09 đối tượng cán bộ Tư pháp khảo sát có 01 cán bộ Tư pháp có trình độ đại học chuyên ngành Luật. Số người còn lại (9 người) có trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ 90%. Trong đó có một số không có chuyên ngành Luật mà các chuyên ngành khác như: Nông nghiệp; Trung cấp Công an; Trung cấp chính trị •

Có 05 cán bộ Tư pháp biết và sử dụng thông thạo tiếng dân tộc Vân kiều, và 3 người trong số họ biết tiếng dân tộc Pa Cô; 04 cán bộ Tư pháp không biết tiếng dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 50%.

6/9 cán bộ Tư pháp trả lời chưa được tập huấn về các quy định pháp luật mới liên quan đến hôn nhân gia đình, kết hôn ở khu vực biên giới. 3 người còn lại đã được tập huấn.

203


Được hỏi về việc đã tư vấn hướng dẫn cho các cặp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn trên địa bàn thì có 05 cán bộ đã từng tư vấn và 05 cán bộ chưa từng tư vấn.

Những vấn đề trên cho thấy các cán bộ xã còn yếu về năng lực và ít được tiếp cận các nguồn tập huấn nâng cao năng lực, đặc biệt đối với công tác tư vấn hôn nhân gia đình.

2.2. Kết quả thực hiện dự án: Để có thể khắc phục những điểm yếu trong công tác tư vấn pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới, Hội Luật gia tỉnh Quảng trị đã thực hiện: •

Biên soạn và phát hành tờ gấp pháp luật: biên soạn, in phát hành cho người đân và cán bộ 18 xã khu vực biên giới 1000 tờ gấp pháp luật.

Tổ chức 2 lớp tập huấn với 88 người tham dự nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác đăng ký kết hôn và cán bộ cơ sở ở các xã khu vực biên giới.

Hoạt động hỗ trợ pháp lý: Tổ chức các đoàn trực tiếp về tại 14 điểm của 18 xã để hổ trợ pháp lý cho người dân và chính quyền cơ sở trong việc tuyên truyền phổ biến một số quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục, hồ sơ đăng ký kết hôn các công việc được thực hiện. Có 684 lượt người được tuyên truyền và tư vấn các quy định pháp luật. Thực hiện hỗ trợ pháp lý cho 226 trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng có yếu tố nước ngoài.

Tổ chức Hội thảo nhằm tổng kết đánh giá các hoạt động của dự án, tạo sự thống nhất giữa các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và thực thi pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới tại địa phương. Hội thảo đã thu hút được 51 đại biểu tham dự với 08 tham luận.

3. Kết luận và kiến nghị: 3.1. Đánh giá chung: Thứ nhất, Trình độ văn hóa của người dân ở khu vực miền núi, biên giới rất thấp đại đa số trường hợp không biết chữ. Đời sống và thu nhập của người dân tại khu vực miền núi còn hết sức khó khăn, kinh tế thấp kém, lạc hậu. Phần nhiều người dân có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước. Công tác đăng ký quản lý hộ tịch nói chung, đăng ký kết hôn nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có bước tiến bộ nhiều so với trước, song đối với các xã vùng dân tộc miền núi vẫn còn tình trạng các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn. Thực trạng đó gây khó khăn trong quản lý các yếu tố về hộ tịch, ảnh hưởng đến sự quản lý về chính trị, kinh tế, văn hoá an ninh quốc phòng và dân số. Đặc biệt, đối với các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới giữa công dân Việt Nam và công dân nước CHDCDN Lào đều chưa đăng ký kết hôn, mặc dù hiện nay giữa họ đã có con chung và đang sinh sống ổn định tại Việt Nam. Thứ hai, Đa số các trường hợp đều không nắm bắt được thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Thứ ba, Trong những năm qua các cấp, các ngành ở tỉnh Quảng Trị đã chú trọng công tác tuyên truyền pháp luật cho người dân song do những nguyên nhân khách quan và chủ quan nhất định, nhận thức về pháp luật hôn nhân - gia đình của người dân ở những địa bàn này nhìn chung còn

204 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


hạn chế. Tuy nhiên khi được hỏi và giải thích về quyền đăng ký kết hôn thì họ đều có mong muốn được hướng dẫn thủ tục để tiến hành việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thứ tư, Việc thực hiện pháp luật về hôn nhân gia đình và đăng ký hộ tịch chưa được áp dụng chặt chẽ và đúng quy định tại hầu hết các xã miền núi. Quá trình thực hiện đăng ký kết hôn còn có những thủ tục hành chính nảy sinh những bất cập, vướng mắc khó khăn cho việc thực hiện song đối tượng thực hiện thủ tục hành chính này chưa thực sự quan tâm giúp đỡ và tìm giải pháp để tháo gỡ thực trạng này tại cơ sở.

3.2. Khuyến nghị: •

Cần tăng cường công tác truyền thông một cách sâu rộng để nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân đặc biệt là pháp luật về hôn nhân gia đình và hộ tịch.

Tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong việc thực hiện pháp luật về hôn nhân gia đình và đăng ký hộ tịch, đảm bảo việc thực hiện các thủ tục hành chính về hộ tịch không vi phạm pháp luật. Nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện thủ tục hành chính cùng với chú trọng công tác phối hợp với các hội đoàn thể và lực lượng bộ đội biên phòng tại các xã biên giới để tuyên truyền vận động cũng như tháo gỡ các khó khăn trong thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới. Đối với các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài cần được hướng dẫn một cách cụ thể đi kèm với việc hướng dẫn là cung cấp các biểu mẫu giấy tờ thủ tục để giúp các đối tượng này điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.

Kiến nghị tiếp tục sửa đổi, bổ sung pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các trường hợp này đăng ký kết hôn như việc thống nhất mẫu xác nhận về tình trạng hôn nhân ở khu vực biên giới của hai nước Việt Nam và Lào.

3.3. Giải pháp: •

Để khắc phục tình trạng các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn, trước hết cần dành một khoản kinh phí nhất định cho việc mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tại UBND cấp xã như cán bộ tư pháp - hộ tịch, lãnh đạo UBND xã phụ trách công tác tư pháp, các ban ngành, đoàn thể chính trị ở cơ sở và lực lượng bộ đội biên phòng ở các xã khu vực biên giới, miền núi để tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác đăng ký hộ tịch, đăng ký kết hôn; đồng thời tập huấn cho các đối tượng này nắm bắt đầy đủ các quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, đăng ký kết hôn để thực hiện đúng và kịp thời nhằm khắc phục được tình trạng các trường hợp chung sống với nhau nhưng không có đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực này.

Phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức các đợt hỗ trợ pháp lý về các địa bàn xã biên giới để hướng dẫn thủ tục hành chính cho các trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn từ đó để các trường hợp đang chung sống với nhau và các đối tượng chuẩn bị kết hôn nắm bắt được thủ tục kết hôn để đảm bảo được quyền lợi của mình.

Cần coi công tác tuyên truyền pháp luật là nhiệm vụ không thể thiếu của chính quyền các cấp; nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân đặc biệt là bà con thuộc khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa là đòi hỏi cấp bách là nhiệm vụ thường xuyên. Để thu hút sự tham gia của bà con cần có tài liệu chuẩn bị phục vụ công tác tuyên truyền, đồng thời cũng cần bảo đảm những khoản kinh phí cần thiết phục vụ cho công tác tuyên truyền thì mới có hiệu quả. Công tác tuyên truyền cần có sự hỗ trợ đóng góp của các tổ chức, cá nhân hảo tâm tài trợ thêm về kinh phí vì các địa phương miền núi đều rất khó khăn về khả năng tài chính./. 205


NÂNG CAO NHẬN THỨC VÀ THÚC ĐẨY THỰC THI PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÌ LỢI ÍCH VÀ ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG TẠI XÃ HỢP THÀNH HUYỆN SƠN DƯƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG (2012)

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD) Địa bàn thực hiện: tỉnh Tuyên Quang Quy mô khảo sát: •

Địa bàn khảo sát: xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Nhóm đối tượng khảo sát: các hộ gia đình tại địa bàn

Số mẫu phiếu Phỏng vấn bằng bảng hỏi: 335

Số buổi thảo luận nhóm: 5 buổi

Đối tượng hưởng lợi từ dự án: •

Khoảng 1000 người dân ven suối Tam Đảo, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang.

Các tổ chức đoàn thể địa phương và cán bộ tư pháp của xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang.

Nhóm sinh viên tình nguyện: 07 sinh viên.

Thời gian thực hiện: 9/2011 - 07/2014 Mục tiêu của dự án: •

Nâng cao nhận thức về Luật bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản, Luật tài nguyên nước cho ít nhất 30% người dân thuộc cộng đồng sống ven suối Tam Đảo thuộc xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Người dân địa phương được tăng cường năng lực để bảo vệ môi trường, tài nguyên và đời sống, sinh kế của chính cộng đồng mình.

Lập Sổ tay hướng dẫn về Luật bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản, Luật Tài nguyên nước nhằm bảo vệ môi trường, đời sống, sinh kế bền vững của các cộng đồng.

206 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


1. Bối cảnh thực hiện dự án Xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương là một xã nghèo ở miền núi với khoảng hơn 5.000 dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Tại đây, suối Tam Đảo chảy từ chân dãy núi Tam Đảo đi qua phần lớn các thôn của xã và đổ vào sông Phó Đáy. Đây là nguồn cung cấp nước chính cho cộng đồng ở đây. Thượng nguồn của con suối là nơi có quặng thiếc. Khi mỏ thiếc bắt đầu được khai thác từ đầu những năm 1960, nước từ con suối chảy theo hai hướng, một hướng (chính) dẫn nước vào mỏ thiếc, một hướng (phụ) vẫn lưu thông theo dòng cũ. Hiện nay, hoạt động khai thác thiếc do các đơn vị tư nhân quản lý, khai thác, ngoài ra, cũng có thêm hơn 30 cá nhân tham gia khai thác nhỏ lẻ, tự phát. Nước thải từ hoạt động khai thác thiếc của các tổ chức được dẫn qua hệ thống xử lý rồi thải ra dòng suối; còn nước thải từ các hộ khai thác tự phát thì chảy trực tiếp vào dòng suối Hợp Thành và sau đó đổ ra sông Phó Đáy. Nước thải đã làm con suối bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến quyền sống trong môi trường trong sạch và gây nhiều bức xúc trong cộng đồng dân cư tại xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Nhằm nâng cao nhận thức về môi trường, Luật Bảo vệ môi trường và quyền tham gia các hoạt động phát triển kinh tế liên quan tới tài nguyên nước hướng tới bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vì sự phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương xã Hợp Thành, WARECOD đã xây dựng đề xuất và thực hiện dự án: “Nâng cao nhận thức và thúc đẩy thực thi pháp luật bảo vệ môi trường vì lợi ích và đảm bảo phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương tại xã Hợp Thành,huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”. Về phương pháp triển khai Dự án: WARECOD sử dụng hai nhóm phương pháp: •

Phương pháp định tính: (i) Phỏng vấn điều tra bằng bảng hỏi, (ii) Thảo luận nhóm, (iii) Thu thập tài liệu thứ cấp, (iv) Truyền thông nâng cao nhận thức, (v) Tư vấn giải đáp trực tiếp, (vi) Tập huấn nâng cao năng lực, (vii) Tư vấn hỗ trợ hoạt động tư pháp; và

Phương pháp định lượng: Thu thập mẫu nước để đánh giá chất lượng nước.

2. Các kết quả chính của Dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian Nội dung hoạt động 9 - 11/2011

Thực hiện thủ tục triển khai dự án WARECOD tiến hành gửi 02 công văn đề nghị tiếp nhận dự án tới Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Tuyên Quang và đến cuối tháng 11/2011 WARECOD nhận được Công văn 2562/UBND-TNMT ngày 26/11/2011 về việc đồng ý tiếp nhận dự án và phân công Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Tuyên Quang phối hợp với WARECOD triển khai thực hiện dự án.

207


Mốc thời gian Nội dung hoạt động 20/12/2011

Tổ chức Hội thảo khởi động tại UBND xã Hợp Thành với mục tiêu: • Giới thiệu thông tin, chương trình hoạt động của dự án tới cộng đồng địa phương và ban ngành liên quan • Thành lập nhóm công tác địa phương • Thảo luận về các hoạt động của dự án.

18-19/3/2012

Tổ chức tập huấn cho nhóm công tác ở địa phương, tại Văn phòng UBND xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

4/2012

Điều tra khảo sát, đánh giá hiểu biết, nhận thức của cộng đồng về quyền và các văn bản pháp lý liên quan Địa bàn thực hiện khảo sát: 5 thôn: Đồng Búc, Đồng Đài, Khuôn Rèm, Tứ Thông, và Đồng Diễn. Phỏng vấn 335 đại diện hộ gia đình và tổ chức 5 buổi phỏng vấn nhóm với sự tham gia của đại diện 97 hộ gia đình của 5 thôn.

9-10/2012

Tư vấn lưu động và tổ chức sự kiện truyền thông, tại Nhà Văn hóa tại các thôn Đồng Búc, thôn Khuôn Rèm, thôn Tứ Thông, thôn Đồng Diễn, thôn Đồng Đài, và Trường THCS xã Hợp Thành.

18-20/10/2012 Tổ chức biên soạn Bản kiến nghị tại Hội trường UBND xã Hợp Thành và Nhà văn hóa thôn Đồng Búc, xã Hợp Thành, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Kết quả: Một bản kiến nghị gửi lên UBND xã về cải tiến các hình thức quản lý công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, cách thức phối hợp giữa các ban ngành trong địa phương nhằm quản lý tốt môi trường của xã Hợp Thành, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước và môi trường đã xảy ra và các nguy cơ trong tương lai. 1-4/11/2012

Tổ chức Tham vấn cộng đồng về nội dung Bản kiến nghị, hoàn thiện Bản kiến nghị, tại Nhà văn hóa của 5 thôn: thôn Đồng Búc, thôn Khuôn Rèm, thôn Tứ Thông, thôn Đồng Diễn, và thôn Đồng Đài

7/2014

Xuất bản Sổ tay hướng dẫn về Luật bảo vệ môi trường, Luật khoáng sản, Luật Tài nguyên nước và tổ chức Hội thảo cuối kỳ

2.2 Các kết quả chính của dự án Kết quả khảo sát cho thấy: •

Qua việc phỏng vấn trên địa bàn 5 thôn: Đồng Búc, Khuôn Rèm, Tứ Thông, Đồng Đài, Đồng Diễn với 335 đại diện hộ gia đình và 5 buổi phỏng vấn nhóm với sự tham gia của đại diện 97 hộ gia đình trong năm thôn, kết quả của khảo sát cho thấy mặt bằng trình độ văn hóa và hiểu biết cũng như nhận thức và hành vi của người dân về pháp luật còn thấp, đặc biệt, nhận thức về pháp luật bảo vệ môi trường còn rất nhiều lỗ hổng. Việc tổ chức truyền thông, tư vấn di động giúp đỡ bà con nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật bảo vệ môi trường là rất cần thiết cho sự tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sống của từng hộ gia đình trong xã và cộng đồng.

208 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Quá trình triển khai dự án từ tháng 12/2011 (Hội thảo đầu kỳ) đến khi kết thúc tham vấn cộng đồng về Bản kiến nghị gửi đến UBND xã, thông qua phương pháp triển khai dự án và quy mô khảo sát đã nêu ở trên, nhận thức của người dân đã chuyển biến rõ rệt. Họ đã hiểu một cách đơn giản về quyền của mình trong các vấn đề bảo vệ môi trường, từ những việc nhỏ nhặt như việc nước bẩn từ nhà khác chảy sang nhà mình gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới sức khỏe cho đến việc các trại chăn nuôi quy mô lớn xả chất thải xuống mạch nước ngầm hoặc con suối đầu nguồn đều được pháp luật quy định. Ngoài ra, người dân cũng đã nhận thức được về cách thức thực hiện khiếu nại tới chính quyền, thủ tục thực hiện khiếu nại, thời gian thực hiện khiếu nại, ….Qua đó, đã giúp một bộ phận người dân tự tin và hiểu biết tốt hơn về quyền của mình.

2.3 Thách thức, khó khăn và biện pháp khắc phục đã được áp dụng trong quá trình thực hiện Dự án •

Quá trình UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành quyết định cho phép thực hiện Dự án quá chậm (đến cuối tháng 11/2011 WARECOD mới nhận được công văn đồng ý tiếp nhận dự án do UBND tỉnh Tuyên Quang gửi đến) mặc dù thủ tục của Dự án không yêu cầu như vậy.

Khắc phục: (i) Phối hợp chặt chẽ hơn với Văn phòng JIFF để tận dụng sự hiểu biết pháp luật của cán bộ Văn phòng; (ii) Tìm hiểu kỹ hơn các thủ tục, trình tự triển khai Dự án •

Do nội dung tuyên truyền động chạm tới quyền lợi của một số cá nhân trên địa bàn thực hiện Dự án, cán bộ dự án WARECOD và các sinh viên tình nguyện thường xuyên bị đe dọa khi thực hiện Dự án tại địa phương.

Khắc phục: Tìm hiểu thêm thông tin về vùng thực hiện Dự án để thiết kế Kế hoạch triển khai Dự án phù hợp hơn về nguồn lực, tiến hành chia sẻ công tác và trách nhiệm thực hiện với các đối tác ở địa phương. •

Trình độ học vấn, nhận thức và hiểu biết của đa số người dân trong cộng đồng về pháp luật còn hạn chế.

Khắc phục: Tìm hiểu thêm thông tin về vùng dự án để thiết kế Kế hoạch thực hiện, nội dung và mức độ của hoạt động phù hợp với thực tế.

2.4 Bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện Dự án Với vai trò là đơn vị tổ chức triển khai thực hiện Dự án, đội ngũ WARECOD đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: •

Liên quan đến các hoạt động của dự án: Khi trao đổi các vấn đề liên quan đến luật pháp với người dân, Đội ngũ WARECOD phải cẩn trọng trong giao tiếp và linh hoạt trong những tình huống khác nhau, tránh việc bị người dân hiểu nhầm hoặc thậm chí cố tình hiểu nhầm.

Liên quan đến tập huấn: Khi đối tượng tiếp cận là người dân có trình độ học vấn còn hạn chế thì cần truyền tải các ngôn từ chuyên môn về luật pháp đến họ bằng các ví dụ thật đơn giản nhưng cũng phải chính xác để tránh bị hiểu nhầm.

Liên quan đến nội dung của các tài liệu là sản phẩm của dự án: Các tài liệu này cần được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu với trình độ và cách dùng từ của người dân tại địa phương kết hợp với nhiều ví dụ dẫn chứng sát với cuộc sống sinh hoạt của họ, bổ sung thêm nhiều hình ảnh minh họa.

Việc thiết kế các buổi truyền thông có kết hợp với việc tổ chức các trò chơi, diễn các tiểu phẩm giúp hoạt động truyền thông đạt được hiệu quả khá cao. 209


Hoạt động tuyên truyền phải linh hoạt, sử dụng nhiều hình ảnh và tiến hành liên tục trong một thời gian dài, đủ lâu thì người dân mới nhận thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc ngăn chặn các hành vi gây hại đến môi trường và thay đổi hành vi trong sinh hoạt sản xuất, bảo vệ môi trường.

3. Các khuyến nghị Tính bền vững của dự án rất khó đạt được nếu thời gian triển khai dự án chỉ trong 12 tháng vì đối tượng của dự án bao gồm: người dân, cán bộ cấp xã và thôn còn có nhiều hạn chế về học vấn cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc nhận thức. Với thời gian 12 tháng thực hiện Dự án, đội ngũ WARECOD đã tiếp xúc, hướng dẫn và giúp đỡ người dân tại địa phương nhận thức được về một số quy định pháp luật về bảo vệ môi trường cũng như sự cần thiết của các hoạt động bảo vệ môi trường trong một giới hạn nhất định với các thông tin ngắn gọn và dễ hiểu nhất có thể. Đội ngũ WARECOD nhận thấy với trình độ học vấn còn hạn chế của người dân tại địa phương, các thông tin và hoạt động truyền tải thông tin trong thời gian thực hiện Dự án vừa qua chưa đủ để giúp họ vận dụng có hiệu quả trong thực tế cuộc sống hàng ngày. Đề xuất: Một chương trình truyền thông kết hợp tập huấn dài hơn (kéo dài từ 2-3 năm) cần được triển khai với nhiều ví dụ cụ thể sinh động được lặp đi lặp lại nhiều lần, kết hợp với việc tổ chức các hoạt động thực tế nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cộng đồng địa phương về bảo vệ môi trường, môi sinh. Chương trình này nhằm hướng tới mục tiêu cộng đồng có thể dần dần tự ứng dụng được các biện pháp bảo vệ môi trường trong thực tế cuộc sống để bảo đảm tốt hơn cuộc sống của bản thân./.

210 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


BÁO CÁO TÓM TẮT NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT LẤY Ý KIẾN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN VÀ NHU CẦU PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI (2012)

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ pháp lý – Đại học Quốc gia Hà Nội (LERES) Địa bàn thực hiện: Tp. Hà Nội Quy mô khảo sát: Đối tượng: Cán bộ và học viên tại các Trung tâm Phiếu khảo sát: 225 cán bộ và 296 học viên Bảng hỏi, phỏng vấn sâu: 136 cán bộ và 60 học viên Thời gian thực hiện: 1/2012 – 12/2012 Mục tiêu của dự án: Lấy ý kiến phản hồi về chính sách, pháp luật có liên quan đến hoạt động của các Trung tâm và hiệu quả các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật để từ đó có những điều chỉnh hợp lý giúp cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật thiết thực và hiệu quả hơn

1. Bối cảnh thực hiện dự án Trong khuôn khổ Dự án: “Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và tư vấn pháp lý cho người cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV, gái mãi dâm trong các Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội TP Hà Nội”, hoạt động khảo sát, lấy ý kiến về chính sách pháp luật có liên quan và đánh giá hiệu quả các chương trình phổ biến giáo dục pháp luật tại các Trung tâm giáo dục Lao động Xã hội thành phố Hà Nội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) được thiết kế và phê duyệt với tư cách là một hợp phần. Hoạt động khảo sát, đánh giá hướng tới mục tiêu lấy ý kiến phản hồi về chính sách, pháp luật có liên quan đến hoạt động của các Trung tâm và hiệu quả các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật để từ đó có những điều chỉnh hợp lý giúp cho việc phổ biến, giáo dục pháp luật thiết thực và hiệu quả hơn. Hoạt động khảo sát, đánh giá được tiến hành trong bối cảnh Trung tâm LERES đã thực hiện dự án “Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và tư vấn pháp lý cho người cai ghiện ma túy, người nhiễm HIV, gái mãi dâm trong các Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội TP Hà Nội” ở 5 Trung 211


tâm Giáo dục Lao động Xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội với các họat động: Cung cấp kiến thức pháp luật cho người cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV, gái mãi dâm; Tư vấn, giải đáp pháp luật cho những đối tượng này; Tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kiến thức pháp luật và kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công tác tại các Trung tâm Giáo dục, Lao động xã hội trên. Dự án đã đạt được những kết quả rõ rệt và có ý nghĩa trong việc góp phần nâng cao kiến thức, ý thức pháp luật của các đối tượng được hưởng lợi từ dự án. Sự đồng tình, phản hồi tích cực từ phía các học viên, các cán bộ Trung tâm cũng như sự ủng hộ của Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Hà Nội, Sở Lao động Thương binh và xã hội TP Hà Nội là nhân tố thúc đẩy Trung tâm LERES tiếp tục triển khai dự án và được sự đồng ý tài trợ của Quỹ hỗ trợ các sáng kiến tư pháp (JIFF) để thực hiện tiếp trong năm 2012. Dự án đã sử dụng phương pháp khảo sát dựa trên Phiếu khảo sát và Bảng hỏi được phỏng vấn sâu dành cho cán bộ và học viên của các Trung tâm tại Hà Nội với mục tiêu lấy ý kiến phản hồi về chính sách, pháp luật có liên quan đến hoạt động của các Trung tâm và hiệu quả các chương trình phổ biến giáo dục pháp luật. Để từ đó, có những điều chỉnh hợp lý giúp cho việc phổ biến giáo dục pháp luật thiết thực và hiệu quả hơn. Dự án được thực hiện các Trung tâm tại Hà Nội bởi đây là một trong ba địa phương trên toàn quốc có số người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS có hồ sơ quản lý cao nhất cả nước. Hơn nữa, Hà Nội cũng là địa phương có nhiều đối tượng nghiện hút ma túy, nhiễm HIV, gái mãi dâm trong các Trung tâm được chữa bệnh, lao động, học tập để cai nghiện, học nghề và trang bị những kiến thức cần thiết cho việc tái hòa nhập cộng đồng, nhu cầu về phổ biến, tư vấn pháp luật là rất lớn. Việc khảo sát, đánh giá nhu cầu pháp lý của các đối tượng trong dự án không chỉ nhằm đáp ứng đúng, đầy đủ nhu cầu của các đối tượng mà còn giúp các hoạt động của dự án được diễn ra thống nhất, hiệu quả.

2. Các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

01/2012

• Gửi công văn xin phép Sở Lao động Thương binh xã hội, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Thành phố Hà Nội;

(Giai đoạn lập kế hoạch)

• Lập kế hoạch thực hiện từ bước xây dựng mẫu Phiếu khảo sát, Bảng hỏi đến thu thập thông tin, tổng hợp thông tin và phân tích số liệu, viết báo cáo và công bố ứng dụng kết quả; • Mời chuyên gia xây dựng các mẫu bảng hỏi, công cụ để khảo sát điều tra cán bộ và học viên; • Liên hệ với các Trung tâm Giáo dục Lao động xã hôi để triển khai điều tra.

4/2012-8/2012

• Thực hiện khảo sát thực tế theo đúng đối tượng và địa bàn;

(Giai đoạn khảo sát, thu thập thông tin)

• Thực hiện phỏng vấn cán bộ và học viên các Trung tâm theo mẫu Bảng hỏi, ngoài ra các chuyên gia còn gợi mở để cán bộ, học viên trao đổi thêm các nội dung khác có liên quan.

212 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

8/2012 -10/2012

• Thống kê số Phiếu khảo sát và Bảng hỏi đã phỏng vấn,

• Tổng hợp số liệu: việc nhập số liệu và kiểm soát chất lượng dựa trên từng mẫu khảo sát và bảng hỏi riêng cho từng loại đối tượng là cán bộ, học viên (Giai đoạn tổng hợp số liệu và • Phân tích số liệu: dựa trên kết quả số liệu đã được tổng hợp và phân tích viết báo cáo) diễn giải theo tiêu chí cần đánh giá như tỷ lệ %, lĩnh vực pháp luật, lĩnh vực hoạt động… 12/2012

• Công bố kết quả bằng Báo cáo nghiên cứu với Sở lao động Thương binh xã hội Hà Nội, Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội Thành phố Hà Nội; Trung (Giai đoạn công tâm Giáo dục Lao động xã hội Hà Nội. bố kết quả)

2.2 Những kết quả chính của dự án 2.2.1 Đánh giá tính phù hợp, sự cần thiết và đề xuất kiến nghị về các chính sách, pháp luật hiện hành liên quan đến hoạt động của Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội Hiện tại, có 16 văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của các Trung tâm được đưa ra để các cán bộ và học viên đánh giá. Về phía cán bộ Trung tâm, có 4,1% ý kiến cho rằng rất cần thiết và 89,4% ý kiến cho rằng phải cần thiết sửa đổi chính sách, pháp luật có liên quan đến hoạt động của Trung tâm. Các ý kiến phản hồi tập trung chủ yếu vào các vấn đề sau: •

Chế độ đãi ngộ cho các cán bộ: Công việc của cán bộ Trung tâm tương đối đặc thù, có tính chất phức tạp và nguy hiểm, do đối tượng học viên là những người có nhân thân đặc biệt như nghiện ma túy, mại dâm, có HIV…. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng chính sách, chế độ chưa hoặc ít phù hợp bởi tiền lương so với khối lượng công việc chưa đồng đều. Mức lương trung bình của cán bộ khoảng 4 đến 5 triệu đồng/tháng được cho rằng là chưa tương xứng với tính chất công việc.

Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Trung tâm: Theo nhiều cán bộ, cần quan tâm hơn nữa đến đời sống sinh hoạt của cán bộ Trung tâm, xây dựng nhà tập thể cho các cán bộ ở xa và trang bị đầy đủ hơn thiết bị văn phòng giúp lưu giữ, in ấn tài liệu và liên lạc dễ dàng hơn.

Trong cuộc khảo sát, các học viên nhận thấy các chính sách dành cho họ đã bám sát mục tiêu nhân đạo, nhân văn tạo môi trường lành mạnh giúp học viên chữa bệnh, học tập, rèn luyện, tránh xa các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên, có đến 58,7% ý kiến cho rằng chính sách, pháp luật hiện tại có một số vấn đề phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn như thời gian cai nghiện và sau cai nghiện chưa thực sự linh hoạt; các chế độ đối với học viên nữ chưa được đáp ứng đầy đủ; các chương trình học tập dành cho các học viên chưa phù hợp. Hầu như toàn bộ học viên tham gia khảo sát đều nói rằng cần phải có chính sách tốt hơn, rõ ràng hơn nhằm hỗ trợ họ khi trở về tái hòa nhập với cộng đồng. 2.2.2 Đánh giá về các lĩnh vực pháp luật có liên quan đến hoạt động của Trung tâm trong lĩnh vực giáo dục, tuyên truyền Trong 11 lĩnh vực pháp luật được đưa ra đánh giá, về cơ bản, ý kiến của nhóm cán bộ và học viên tương đối đồng nhất về việc lựa chọn thứ tự ưu tiên lĩnh vực pháp luật cần được tập huấn hoặc tuyên truyền là lĩnh vực phòng chống ma túy, phòng chống HIV, phòng chống mại dâm. Do xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ chính của Trung tâm là giáo dục, chữa bệnh cho đối tượng 213


học viên là những người nghiện ma túy, hành nghề mại dâm, nhiều người trong số đó có tiền án, tiền sự, thành phần gia đình phức tạp, mắc các căn bệnh lây nhiễm như HIV/AIDS, Lao, Giang mai, Lậu…cán bộ và học viên tại các Trung tâm đánh giá lĩnh vực về phòng chống Ma túy, phòng chống HIV và phòng chống Mại dâm có liên quan mật thiết tới hoạt động của Trung tâm, tỷ lệ về mức độ đặc biệt liên quan lần lượt là 56,5%; 46,7%; 36,2% đối với cán bộ tham gia khảo sát và 44,2%; 27,3 %, 22,7% đối với học viên tham gia khảo sát. 2.2.3 Đánh giá về hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiện nay của Trung tâm thực hiện Một trong những hoạt động quan trọng của Trung tâm là hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các học viên. Hoạt động này hiện đang được hầu hết các Trung tâm thực hiện thường xuyên. Trên thực tế hoạt động này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Qua phỏng vấn sâu, LERES đã nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu của các hoạt động như sau: •

Điểm mạnh: Đa dạng về lĩnh vực tuyên truyền, cán bộ có chuyên môn, hình thức hoạt động phong phú, giáo viên nhiệt tình và có kỹ năng sư phạm.

Điểm yếu: Tài liệu và trang thiết bị chưa thực sự đầy đủ, trình độ của học viên không đồng đều, nội dung chương trình còn nặng về lý thuyết, phương pháp giảng dạy mang tính một chiều.

2.2.4 Đánh giá về các hoạt động dành cho cán bộ và học viên tại Trung tâm do LERES thực hiện Trong năm 2011 - 2012, LERES đã thực hiện các hoạt động dành cho các cán bộ và học viên tại các Trung tâm với nhiều kết quả đạt được: •

300 cán bộ được tập huấn nâng cao kiến thức và kỹ năng phổ biến pháp luật. Theo đó, có 85,4% cán bộ đánh giá hoạt động này có hiệu quả đối với công việc; 100% ý kiến đánh giá phương pháp tập huấn là phù hợp; 94,8% ý kiến đánh giá nội dung phù hợp với trình độ và công việc của cán bộ.

2250 học viên được phổ biến giáo dục pháp luật. Trong đó, có 99% học viên đánh giá các chủ đề phù hợp với thực tiễn; 57,3% ý kiến đánh giá hoạt động mang lại sự hữu ích; 91,7% học viên đánh giá phương pháp giảng dạy là thu hút; 75,3% học viên đã từng sử dụng kiến thức được học vào thực tế.

500 học viên được tư vấn pháp luật trực tiếp.Trong đó, 83,1% cán bộ đánh giá hoạt động này hiệu quả; 98,7% học viên đánh giá hài lòng với việc tư vấn pháp lý.

8000 tờ thông tin pháp luật với 16 chủ đề, 1000 cuốn cẩm nang dành cho cán bộ, 1600 cuốn cẩm nang với 4 chủ đề dành cho học viên, 300 cuốn tài liệu tập huấn dành cho cán bộ được biên soạn, in ấn và phát hành. Có 91,7% học viên đánh giá các ấn phẩm trên có ích cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

98,7% cán bộ hài lòng với các hoạt động do LERES thực hiện và đánh giá rằng các hoạt động do LERES thực hiện đã trợ giúp cán bộ các Trung tâm tiếp cận dễ dàng hơn với nhiều hoạt động pháp lý.

98,3% học viên khẳng định việc tham gia các hoạt động của LERES giúp họ hiểu biết hơn về pháp luật, quyền và nghĩa vụ của bản thân. 51,43% học viên tự tin hơn rất nhiều trong việc vận dụng các kiến thức được học vào giải quyết các mối quan hệ trong xã hội khi tái hòa nhập cộng đồng.

214 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


2.2.5 Đánh giá nhu cầu liên quan đến công tác quản lý, giáo dục và các họat động của LERES tại Trung tâm trong thời gian tiếp theo •

Về phía cán bộ: 99,1% ý kiến cần thiết phải tiếp tục các họat động do LERES thực hiện.

Về phía học viên: 91,8% ý kiến cần thiết pháo tiếp tục các họat động do LERES thực hiện.

2.3 Khó khăn, thách thức Với vai trò điều phối dự án, LERES đã gặp phải nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình triển khai và thực hiện khảo sát: •

Đối tượng hưởng lợi của dự án là những đối tượng đặc thù, tâm sinh lý có nhiều bất ổn, thường có nhiều mặc cảm với xã hội. Do vậy, việc tiếp cận để trao đổi kiến thức pháp luật có nhiều rào cản.

Trình độ hiểu biết pháp luật không đồng đều giữa các học viên, phương pháp khảo sát lấy ý kiến phải linh hoạt.

Số lượng người cai nghiện ma túy tại các Trung tâm và học sinh đặc biệt trên địa bàn Hà Nội rất lớn. Dự án chưa thực sự tiếp cận, hỗ trợ trực tiếp tới tất cả số người này.

Tình trạng phân biệt đối xử kì thị với những người nghiện ma túy, người nhiễm HIV, gái mại dâm, học sinh đặc biệt vẫn còn diễn ra. Việc kết hợp với các tổ chức tại địa phương nhằm giúp họ tái hòa nhập cộng còn có nhiều thách thức.

2.4 Biện pháp khắc phục Từ những khó khăn, thách thức nêu trên, LERES đã đưa ra các biện pháp khắc phục như sau: •

LERES đã áp dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau như tiếp cận dựa trên quyền của các đối tượng yếu thế; chia sẻ, đồng cảm để giúp các học viên để không có cảm giác phân biệt, kỳ thị và tránh các vấn đề nhạy cảm trong quá trình thực hiện.

Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật cần đa dạng, lấy người học làm trung tâm, giúp họ chủ động tiếp thu những kiến thức pháp luật cơ bản. Đồng thời, LERES cũng đổi mới nhiều hình thức phổ biến khác nhau như tổ chức cuộc thi, lồng ghép trong các hoạt động văn nghệ, thể thao, các hoạt động ngoại khóa của đơn vị để người học có hứng thú.

Tài liệu tập huấn, Cẩm nang pháp luật và tờ thông tin pháp luật được liên tục cập nhật những thay đổi của pháp luật, đồng thời sử dụng nhiều tranh ảnh và tình huống minh họa để người xem dễ tiếp cận vấn đề.

Tăng cường công tác hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng cho các học viên sau khi cai nghiện thành công.

Tăng cường vai trò của luật sư, chuyên gia pháp lý trong các buổi tuyên truyền kết hợp với việc hướng dẫn sinh viên luật thực hành kiến thức và kĩ năng pháp luật. Trong buổi làm việc, luật sư và chuyên gia nên tạo điều kiện cho sinh viên tham gia giải đáp tình huống đơn giản nhưng vẫn bảo đảm được nội dung và chất lượng tư vấn.

Kết hợp công tác phổ biến, giáo dục và tư vấn pháp luật giữa LERES và các cán bộ quản lý trung tâm, trường học nhằm tăng cường lực lượng “khung” của các cơ sở này, đảm bảo việc quản lý và truyền đạt pháp luật đúng đắn hơn, hiệu quả hơn.

215


3. Các khuyến nghị dự án đưa ra 3.1 Về mặt chính sách Đối với chính sách dành cho cán bộ: •

Chính sách, chế độ đối với cán bộ: Tăng lương và phụ cấp xã hội để phù hợp với khối lượng công việc và tình trạng lạm phát hiện nay (ví dụ trợ cấp đi lại cho cán bộ thực hiện công tác dẫn giải học viên bỏ trốn trở lại Trung tâm…). Chế độ người làm việc với người có HIV/ AIDS cần được quan tâm hơn.

Cơ sở vật chất tại nơi làm việc: Xây dựng nhà tập thể cho cán bộ ở xã, trang bị đầy đủ thiết bị văn phòng giúp lưu trữ, in ấn tài liệu và liên lạc dễ hơn.

Công tác quản lý chung: Thống nhất các văn bản điều chỉnh hoạt động đặc thù như tiếp nhận học viên cai nghiện, trị liệu cai nghiện, lập hồ sơ sau cai, di lý học viên trốn trại về trung tâm, giáo dục pháp luật và kỹ năng sống.

Đối với chính sách dành cho học viên: •

Thời gian cai nghiện và sau cai nghiện: Cần phân biệt từng loại đối tượng khác nhau về nhân thân, thái độ học tập để có thời gian khác nhau sau khi cai nghiện, không nhất thiết đánh đồng thời gian cai nghiện là 2 năm và thời gian sau cai nghiện là 2 năm tiếp theo. Thời gian sau cai đối với nữ giới cần cân nhắc giảm xuống để đảm bảo về tuổi tác làm việc và khả năng sinh con.

Chính sách, chế độ với học viên nữ: Ưu tiên phụ nữ về chỗ ăn ở, sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là nước sinh hoạt, vệ sinh, đồ dùng sinh hoạt cá nhân.

Chính sách, chế độ học tập cho học viên: Tăng cường hoạt động giáo dục nhân cách, kỹ năng sống, tuyên truyền sâu rộng các biện pháp phòng chống ma túy, HIV/AIDS và phòng chống tái nghiện.Cập nhật các phương pháp trị liệu mới, hiệu quả, nâng cao chất lượng môi trường chữa bệnh, học tập, rèn luyện. Hỗ trợ học nghề theo nhu cầu cá nhân.

Chính sách đối với học viên trở về cộng đồng: Hỗ trợ việc làm, y tế, giáo dục, cho vay vốn đối với những người tái hòa nhập cộng đồng.

3.2 Về hoạt động trợ giúp pháp lý •

Đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật: Cần xây dựng nội dung ngắn gọn, gắn với thực tiễn, có minh họa bằng các tình huống thực tế. Lồng ghép các phương pháp và hoạt động có sự tham gia của học viên. Cuối buổi phổ biến pháp luật cần có phần kiểm tra đánh giá và tổng kết rút kinh nghiệm.

Đối với hoạt động giảng dạy về kỹ năng Thực hành luật cho sinh viên: Tuyển chọn các sinh viên luật có kỹ năng để tham gia vào hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Điều này vừa giúp sinh viên nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành luật mà còn trau dồi đạo đức nghề luật, để khi ra trường làm việc có hiệu quả và trở thành nhân tố tích cực hỗ trợ pháp lý cho những người yếu thế.

216 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


3.3 Về công tác quản lý đối với Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố Hà Nội, Chi cục Phòng chống tệ nạn và các Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội thành phố Hà Nội •

Đối với công tác quản lý: (i) Thực hiện một khảo sát chuyên sâu về tính hợp lý giữa chính sách hiện hành với điều kiện của Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội và nhu cầu thực tiễn của cán bộ và học viên từ đó xây dựng các giải pháp hợp lý nhằm tháo gỡ các khó khăn cũng như khắc phục những tồn tại, bất cập; (ii) Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động của Trung tâm Giáo dục Lao động xã hội. Về mặt pháp lý, thẩm quyền này thuộc Quốc hội song cần được tiến hành trên cơ sở đóng góp, kiến nghị của các cơ quan thi hành và áp dụng pháp luật; (iii) Mở hoặc liên kết các khóa đào tạo về văn hóa, chuyên môn cho cán bộ, trong đó khuyến khích cán bộ trẻ, có năng lực tham gia.

Đối với giáo dục, phổ biến pháp luật cho học viên: (i) Cơ sở vật chất gồm tài liệu giảng dạy, học tập, tham khảo như luật, cẩm nang, tờ rơi, sách tham khảo, thiết bị văn phòng…cần được trang bị đầy đủ để cán bộ thuận tiện trong việc xây dựng bài giảng, tạo điều kiện cho học viên dễ dàng tiếp cận kiến thức hơn; (ii) Quan tâm hơn nữa đến đời sống của cán bộ giảng dạy, khuyến khích và tạo điều kiện cho họ tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng pháp lý; (iii) Hoạt động cần được tổ chức thường xuyên, dưới nhiều hình thức phong phú với nội dung gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của học viên./.

217


BÁO CÁO TÓM TẮT DỰ ÁN THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA VÀ GIÁM SÁT CỦA HỘI NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM TRONG VIỆC THỰC HIỆN LUẬT VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI (2012)

Đơn vị thực hiện: Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam (VAE). Địa bàn thực hiện: 08 xã của 04 tỉnh Phú Thọ, Quảng Trị, Bình Thuận và Cà Mau Quy mô khảo sát: 324 người cao tuổi tham gia khảo sát, 104 cán bộ cấp xã tham gia thảo luận nhóm. Thời gian thực hiện: từ tháng 9/2011 đến tháng 9/2012 Mục tiêu của dự án: •

Phát hiện ra những điểm bất cập chưa tính đến các đặc thù của NCT trong Luật và các chính sách của nhà nước đối với NCT và những thiếu sót trong thực hiện ở địa phương;

Tìm ra nguyên nhân gây ra các thiếu sót trên, từ đó đề xuất các kiến nghị đối với nhà nước, nêu lên các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc thực hiện Luật NCT và các chính sách; và

Tăng cường sự giám sát và tham gia của Hội NCT đối với việc thực hiện Luật NCT và các chính sách đối với NCT ở địa phương.

1. Bối cảnh thực hiện dự án Việt Nam hiện đang phải đối mặt với quá trình già hóa dân số. Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng của số người cao tuổi (NCT), chất lượng cuộc sống của NCT Việt Nam nói chung và phụ nữ cao tuổi còn thấp. Theo thống kê của Hội NCT, tỷ lệ nghèo của NCT (theo chuẩn nghèo cũ - 200.000 đ/tháng) là trên 14% và tỷ lệ cận nghèo trên 20%. Hơn 73% NCT sống ở nông thôn, đồng nghĩa với việc không có lương hưu hoặc các nguồn bảo trợ xã hội khác. Nhiều NCT không có bảo hiểm y tế, không có nguồn tiền dự trữ cho tuổi già. Số NCT cô đơn, bị tàn tật, ốm đau gặp khó khăn trong cuộc sống rất nhiều. Đa số NCT có sức khỏe kém, bị bệnh mãn tính nhưng chưa được tiếp cận các dịch vụ y tế đầy đủ. Ngoài ra, nhiều NCT (đặc biệt là phụ nữ cao tuổi) lại phải chịu trách nhiệm nuôi con, cháu bị tàn tật, HIV, nghiện ma túy, bị chất độc da cam v.v. trong khi bản thân ốm đau và nghèo khổ. Tình trạng này đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của xã hội và an sinh xã hội.

218 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều cố gắng hoàn thiện các cơ chế chính sách để giải quyết vấn đề già hóa dân số và chăm sóc phát huy vai trò của NCT như: ban hành Luật NCT năm 2009; xây dựng Chương trình hành động quốc gia về NCT giai đoạn 2005-2010; ban hành Nghị định 67/2007/NĐ-CP về trợ giúp đối tượng BTXH, ký Công ước quốc tế Madrid về NCT, các chương trình hỗ trợ NCT nghèo khó khăn… Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các chính sách ở các địa phương vẫn còn bất cập. Bản thân các chính sách, các văn bản dưới luật vẫn còn nhiều điểm chưa sát thực tế khiến cho một số NCT bị thiệt thòi. Ngoài ra, nhiều NCT, phụ nữ cao tuổi phải nuôi con là người sử dụng ma túy, cháu là trẻ mồ côi, bị tâm thần... cũng chưa được trợ cấp. Cho đến nay, nhiều địa phương còn chưa thực hiện chính sách trợ cấp xã hội (TCXH) và những ưu đãi khác theo Luật NCT. Những bất cập này là do rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có nguyên nhân là việc thực hiện các chính sách còn thiếu minh bạch, người dân thiếu hiểu biết về quyền lợi của mình, chưa phát huy được cơ chế dân chủ ở cơ sở và vai trò của cộng đồng. Để bảo đảm quyền lợi của NCT, cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng thực hiện Luật NCT và các chính sách của nhà nước, đặc biệt là chính sách TCXH. Từ đó, Trung ương Hội NCT có ý tưởng phát huy sự tham gia, đóng góp của Hội NCT và cộng đồng vào việc thực hiện và giám sát các chính sách của nhà nước. Dựa trên những thành công mà dự án «Góp phần nâng cao hiệu quả và tính minh bạch trong việc thực hiện Nghị định 67/2007/NĐ-CP để đảm bảo quyền lợi của người cao tuổi ở địa phương» thực hiện trong giai đoạn 2009-2011 với nội dung Điều tra tình hình về thực hiện TCXH, Trung ương Hội NCT đề xuất hoạt động điều tra, khảo sát thực tế ở các địa phương với mục đích cung cấp các số liệu để nắm được tình hình thực hiện, tìm ra nguyên nhân một cách khoa học không chỉ để góp ý với các cấp quản lý hoàn thiện hơn nữa các chính sách mà còn để Hội NCT, các đoàn thể, chính quyền địa phương nắm rõ được thực trạng của địa phương mình và hoàn cảnh NCT. Được sự hỗ trợ từ Quỹ hỗ trợ các sáng kiến tư pháp, Trung ương Hội triển khai dự án số 097/04/2011: “Thúc đẩy sự tham gia và giám sát của Hội Người cao tuổi Việt Nam trong việc thực hiện Luật và các chính sách đối với Người cao tuổi” với mục tiêu chung là góp phần thúc đẩy sự tham gia và giám sát của Hội NCT và cộng đồng trong việc thực hiện Luật NCT và các chính sách của nhà nước về NCT để bảo vệ lợi ích NCT. Dự án thực hiện phỏng vấn sâu với 324 đối tượng NCT và tổ chức thảo luận nhóm với 104 cán bộ xã tại 4 tỉnh thuộc 3 miền Bắc, Trung, Nam: Phú Thọ (đại diện cho trung du, đồng bằng Bắc Bộ), Quảng Trị (đại diện cho Bắc Trung Bộ), Bình Thuận (đại diện cho Nam Trung Bộ) và Cà Mau (đại diện cho Nam Bộ). Mỗi tỉnh chọn 2 xã là những nơi có tỷ lệ NCT nghèo và nhận TCXH cao, đồng thời tổ chức Hội NCT tại những địa phương này hoạt động mạnh và nhiệt tình. Để dự án đạt được những kết quả đáng tin cậy, Nhóm nghiên cứu đã thực hiện dự án theo hai phương pháp sau: •

Nghiên cứu định tính: Nhóm chuyên gia nghiên cứu về chính sách đối với NCT biên soạn 02 bộ câu hỏi định hướng, sử dụng trong điều tra thông qua các cuộc Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trọng tâm. Thông qua phương pháp nghiên cứu định tính để thu thập và đánh giá kiến thức, nhận thức của người dân cũng như cán bộ về Luật, chính sách và việc thực thi các chính sách liên quan tới NCT tại địa phương, qua đó nắm được những khó khăn, bất cập và khuyến nghị hướng giải quyết từ đến từ cộng đồng.

Nghiên cứu định lượng: Thông qua thu thập số liệu định lượng (các báo cáo, sổ sách thống kê...) cho cái nhìn tổng quát về số NCT được thụ hưởng chính sách so với điều tra định tính trên.

219


2. Các kết quả chính của dự án 2.1 Các kết quả chính của dự án a. Về công tác truyền thông về luật, chính sách NCT tại địa phương, hầu hết người được phỏng vấn đều trả lời rằng họ được tập huấn/phổ biến kiến thức (chiếm 64%) hoặc nắm được thông tin qua các kênh khác như đài báo, người khác, chỉ có 16% trả lời rằng họ không biết gì về Luật NCT (Theo Hình 1).

b. Về mức độ hiểu biết, nắm bẳt các nội dung của luật và chính sách của nhà nước đối với NCT, đại đa số chỉ nắm được một số nội dung quan trọng trong Luật NCT (57,7%), 25,5% số người tham gia phỏng vấn nhận định nắm rõ được các nội dung về Luật này, còn lại 16,8% người trả lời không nắm được nội dung về Luật NCT (Theo Hình 2). Hình 2: Mức độ hiểu về luật/chính sách cho NCT

STT Mức độ hiểu luật

Số lượng

%

1

Nắm rõ

79

25.5

2

Chỉ biết một số

179

57.7

3

Không biết

52

16.8

Tổng

310

c. Đánh giá về công tác thực hiện luật và chính sách đối với NCT, đặc biệt là trợ cấp xã hội cho NCT cho thấy công tác thực hiện tại các địa phương được triển khai khá tốt. Cụ thể: •

Trong 225/324 người trả lời (có thông tin) thì 95 người được hưởng chế độ chính sách của NN, 85 người được hưởng theo Nghị định 67 (nay là nghị định 06/NĐ-CP) còn lại 45 người không được hưởng. Trong số đó, đa phần là người cao tuổi trên 80 tuổi được hưởng chế độ trợ cấp xã hội của NN (143 người).

Về thực hiện chi trả TCXH theo Nghị định 13 (mức này được áp dụng từ tháng 1/2010), chỉ có 12/168 người cho rằng họ được hưởng muộn và không được truy lĩnh; 146/168 hưởng đúng quy định.

Việc làm hồ sơ, xét duyệt, bình xét NCT đủ điều kiện để được hưởng TCXH đã được cải thiện và đơn giản hóa. Đa số địa phương chi trả TCXH hàng tháng (152/180 người trả lời họ được

220 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


chi trả hàng tháng), 24 người nhận được hàng quý. Điều này là do tình hình thực tế của địa phương, cán bộ chính sách xã ít, kiêm nhiệm nhiều công việc, địa bàn địa phương lại rộng dẫn tới khó khăn trong việc thông báo, trả trợ cấp hàng tháng. d. Đa phần NCT (231 người) đề xuất nâng cao mức trợ cấp BTXH và giảm độ tuổi được nhận trợ cấp. e. Ngân sách hàng năm của các địa phương phân bổ cho NCT còn ít và thiếu. Do vậy, việc thực hiện phổ biến luật pháp, chính sách về NCT tới cộng đồng còn nhiều khó khăn. f.

Các cơ quan, ban ngành chưa nghiêm túc thực hiện Luật NCT như: không khám sức khỏe định kỳ cho NCT, chưa giảm giá vé ưu tiên cho NCT khi tham gia giao thông, khi tham quan các di tích thắng cảnh.

g. Thủ tục xét trợ cấp còn khó khăn vì vướng mắc về giấy tờ: CMTND và sổ hộ khẩu của NCT không khớp…Người cao tuổi yếu, sống neo đơn không tự đi làm các thủ tục được.

2.2 Các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án Có nhiều yếu tố giúp dự án đạt được thành công, trong đó phải kể tới vai trò của Hội NCT. Hội NCT được tổ chức từ cấp trung ương tới từng chi hội ở cấp cơ sở, Hội NCT trong quá trình thực hiện dự án nhận được sự ủng hộ của Hội NCT cấp tỉnh, huyện và xã. Thêm vào đó, dự án còn thành công nhờ sự tham gia nhiệt tình của đối tượng phỏng vấn là NCT, cán bộ chuyên trách phụ trách LĐTBXH tại các địa bàn thực hiện dự án. Bên cạnh những thuận lợi, dự án còn gặp phải những khó khăn nhất định, theo đó, đối tượng phỏng vấn là NCT và các đối tượng bị thiệt thòi nên sức khỏe kém, việc trả lời phỏng vấn có khó khăn nên mất nhiều thời gian và cần có cách thức phù hợp với NCT. Ngoài ra, do kinh phí hạn chế nên số lượng mẫu đối tượng phỏng vấn được chọn còn ít, không đại diện được cho đại đa số vấn đề của NCT Việt Nam.

3. Các khuyến nghị a. Theo pháp luật lao động, độ tuổi nghỉ hưu của nam giới là 60, nữ giới là 55; đề xuất cần có chính sách công bằng hơn để trợ cấp từ 80 tuổi đối với nam giới, hạ thấp tuổi đối với nữ giới là 75 tuổi. Riêng đối với vùng núi/khó khăn, giảm độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội xuống 70 tuổi. b. Cần nâng mức TCXH cho NCT do mức trợ cấp hiện nay quá thấp (180.000 VND/tháng), đồng thời tăng mức trợ cấp cho NCT nghèo. c. Trợ cấp cho người 80 tuổi không phân biệt người có lương hưu hay trợ cấp khác. d. Đề nghị TCXH cho người được hưởng chế độ tuất. e. Cần quan tâm hơn nữa về kinh phí khám chữa bệnh cho NCT. f.

Ở các địa phương rất nhiều NCT cô đơn, nghèo (Quảng Trị có trên 1600 NCT cô đơn, không nơi nương tựa) nhưng có rất ít cơ sở bảo trợ, chăm sóc NCT. Cần xây dựng thêm các cơ sở này tại địa bàn tỉnh Quảng Trị.

g. Đề nghị có chính sách nâng lương cho cán bộ LĐTBXH của xã để họ có thể yên tâm với công việc. 221


h. Hỗ trợ thêm kinh phí, cung cấp các tài liệu về Hội và NCT cho Hội NCT cơ sở. i.

Tăng cường giám sát các đơn vị, tổ chức, ban ngành trong việc thực hiện Luật, Nghị định, Thông tư đối với NCT. Cần xử lý nghiêm những cá nhân, tổ chức không triển khai thực hiện theo các quy định của Luật NCT đã ban hành như không ưu tiên cho NCT trong khám chữa bệnh, không giảm giá vé cho NCT, chậm xét duyệt hồ sơ/giấy tờ để NCT được hưởng TCXH.

j.

Trung ương Hội NCT cần phối hợp với các tổ chức khác (Bộ Y tế, Tổng cục thống kê…) tiến hành một cuộc điều tra trên diện rộng, cỡ mẫu lớn về thực trạng thực hiện Luật, chính sách đối với NCT./.

222 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH VÀ XÂY DỰNG CẨM NANG TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI VIỆT NAM (2012)

1. Bối cảnh thực hiện dự án Hiện nay, các tổ chức xã hội của Việt Nam (TCXHVN) đang phát triển nhanh về số lượng, loại hình, hoạt động ngày càng có hiệu quả, góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Tư vấn, phản biện và xây dựng chính sách là một trong những nhiệm vụ mà các TCXHVN đang triển khai và đạt được nhiều kết quả, góp phần đưa chính sách đi vào cuộc sống, phù hợp với thực tiễn phát triển. Là các tổ chức của dân, đại diện cho các nhóm lợi ích khác nhau, các ngành nghề khác nhau trong xã hội, ý kiến tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các TCXHVN sẽ là một kênh thông tin hữu ích cho việc hoàn thiện các chính sách, pháp luật, chương trình, dự án. Chính vì vậy, nhà nước đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) tạo cơ sở pháp lý cho các TCXHVN tham gia vào công tác tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD). Địa bàn thực hiện: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và Tp. Hồ Chí Minh, Quy mô khảo sát: Thăm thực địa và tiến hành phỏng vấn sâu đại diện 16 tổ chức xã hội Việt Nam. Thời gian thực hiện: 02/2011 - 02/2012 Mục tiêu của dự án: Nghiên cứu nhằm mục đích làm cơ sở tăng cường và phát huy vai trò tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách của các TCXHVN góp phần cải cách tư pháp và hoàn chỉnh chính sách và pháp luật nhà nước theo hướng minh bạch và hiệu quả, phát huy vai trò bảo vệ quyền lợi chính đáng và đáp ứng nhu cầu của người dân.

Song, trên thực tế, nhiều tổ chức chưa hiểu hết quyền và trách nhiệm của tổ chức trong tư vấn, phản biện và xây dựng chính sách đã được pháp luật quy định cũng như việc áp dụng các văn bản pháp luật vào thực tế hoạt động còn nhiều bất cập. Mặt khác, hệ thống VBQPPL về tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các TCXHVN cũng chưa hoàn thiện và đồng bộ, chưa phản ánh được những vấn đề thực tiễn đang diễn ra. Thêm vào đó, hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các tổ chức còn hạn chế về năng lực chuyên môn, tài chính, nhân sự và đặc biệt là mô hình tổ chức hoạt động. Những tồn tại đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các TCXHVN. Trên cơ sở nhu cầu cấp thiết đó, được sự tài trợ của Quỹ hỗ trợ sáng kiến tư pháp (JIFF) thuộc khuôn khổ Chương trình Cải cách tư pháp (JPP) giữa Chính Phủ Đan Mạch, Chính phủ Thụy Điển, Liên minh Châu Âu và Bộ Tư pháp Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức thực hiện dự án “Nghiên cứu mô hình và xây dựng cẩm nang tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các tổ chức xã hội Việt Nam”.

223


Nghiên cứu nhằm mục đích làm cơ sở tăng cường và phát huy vai trò tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách của các TCXHVN góp phần cải cách tư pháp và hoàn chỉnh chính sách và pháp luật nhà nước theo hướng minh bạch và hiệu quả, phát huy vai trò bảo vệ quyền lợi chính đáng và đáp ứng nhu cầu của người dân. Cụ thể, nghiên cứu đã:

Tổng hợp các mô hình tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách của các TCXHVN;

Đề xuất các phương pháp áp dụng phù hợp với khung pháp lý hiện tại để tăng hiệu quả tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách cho các TCXHVN;

Kiến nghị bổ sung khung pháp lý và cải cách tư pháp tạo môi trường thuận lợi cho các TCXHVN thực hiện vai trò tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách hiệu quả;

Xây dựng cẩm nang tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách, đóng góp xây dựng chính sách pháp luật cho các TCXHVN.

Nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau đây: •

Nghiên cứu tài liệu: Rà soát các VBQPPL chính liên quan đến hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách của các TCXHVN; Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, lý thuyết các mô hình, công cụ tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách, nghiên cứu thông tin sơ cấp (báo cáo, ấn phẩm, thông cáo, bài báo…) về hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách của các TCXHVN.

Nghiên cứu thực địa: Thăm thực địa và tiến hành phỏng vấn sâu đại diện 16 TCXHVN bao gồm một số tổ chức liên hiệp hội, hiệp hội, hội một số mạng lưới điển hình đã và đang tham gia tư vấn, phản biện và đóng góp chính sách trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo tính đại diện và tham gia ở các lĩnh vực khác nhau.

2. Các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

Tháng 2 – 4.2011

Nghiên cứu tại bàn: • Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật • Nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế Thiết kế câu hỏi khảo sát và nghiên cứu lựa chọn tổ chức khảo sát

Tháng 5 – 9.2011

• Khảo sát thực địa về thực trạng tư vấn phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các tổ chức xã hội Việt Nam • Phân tích thông tin - xây dựng các mô hình

Tháng 10 – 11.2011 • Dự thảo báo cáo nghiên cứu và cẩm nang Tư vấn phản biện cho các tổ chức xã hội Việt Nam • Lấy ý kiến tham vấn và họp tham vấn ý kiến chuyên gia về dự thảo báo cáo nghiên cứu và cẩm nang

224 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

Tháng 12.2011 – 1.2012

• Hoàn thiện báo cáo, xuất bản ấn phẩm cẩm nang • Họp tổng kết dự án, chia sẻ kết quả nghiên cứu • Gửi báo cáo nghiên cứu và cẩm nang tới các bên liên quan

2.2 Các kết quả chính của dự án Trên cơ sở các thông tin thu thập được qua nghiên cứu tại bàn, khảo sát trực tiếp và tham vấn các chuyên gia liên quan, một số phát hiện chính được tóm tắt như sau: a. Về kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế: Tổng hợp kinh nghiệm các nước quốc tế, có thể thấy các nước đều rất cần sự hợp tác của TCXHVN trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong việc tham gia đóng góp xây dựng chính sách và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc mạnh dạn trao quyền và thường xuyên đối thoại về các vấn đề quan trọng của đất nước là rất quan trọng. Việc luật hoá sự tham gia của người dân và các TCXHVN trong việc ban hành các chính sách, công cụ cụ thể rất được chú trọng. Về cơ bản, có 5 công cụ tư vấn phản biện xã hội chính sau đây được các nước sử dụng rộng rãi và hiệu quả, bao gồm (i) Tham vấn phi chính thức; (ii) Đưa bản thảo đề xuất chính sách để phản biện công khai trước công chúng ; (iii) Phương pháp phản biện có trong tâm; (iv) Lắng nghe công chúng (Public hearings); (v) sử dụng các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp. b. Về kết quả rà soát các VBQPPL: Với việc rà soát các VBQPPL13, nghiên cứu đã tổng hợp quyền và trách nhiệm của các TCXHVN trong việc tư vấn, phản biện chính sách. Việc tổng hợp này xác nhận, theo các văn bản pháp lý hiện tại, đặc biệt là Hiến pháp 199214, Luật Ban hành VBQPPL 2008, Nghị định 45/2010/NĐCP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội v.v. đã xác nhận các TCXHVN hoàn toàn có quyền và trách nhiệm để tham gia tư vấn, phản biện chính sách. Trên cơ sở đó, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tương ứng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các TCXHVN thực hiện quyền tư vấn phản biện chính sách. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc để các TCXHVN thực hiện quyền tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của mình. Tuy nhiên, một số phát hiện có thể thấy rõ: •

Quyền sáng kiến pháp luật đã được qui định tại Điều 87 Hiến pháp 1992, tuy nhiên quy định này mới chỉ dừng lại ở các tổ chức là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Do đó cần mở rộng hơn cho các TCXHVN khác cũng được tham gia, vì thực tế hiện nay đã bước đầu xuất hiện nhiều TCXHVN khác có khả năng tham gia vào quá trình này;

Nhìn chung hệ thống các VBQPPL hiện nay đã điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của TCXH, đã được xây dựng, bổ sung và cụ thể hóa công tác tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách, song chưa thống nhất. Ví dụ: Luật Ban hành VBQPPL nêu việc đóng góp tham gia xây dựng VBQPPL là quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, nhưng, tại khoản

13 Nghiên cứu đã rà soát 46 VBQPPL các loại liên quan đến hoạt động tư vấn, phản biện và tham gia đóng góp xây dựng chính sách của các tổ chức xã hội Việt Nam, bao gồm: Hiến pháp, 20 văn bản Luật, 04 Pháp lệnh, 06 Nghị định của Chính phủ, 02 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 11 Thông tư, Hướng dẫn, Chỉ thị của Bộ trưởng và 02 Quyết định của UBND cấp tỉnh 14 Ghi chú: Tại thời điểm nghiên cứu, năm 2011, nghiên cứu rà soát Hiến pháp 1992, đến nay, Hiến pháp 2013 sửa đổi đã được ban hành và bổ sung vai trò của các tổ chức xã hội trong tham gia tư vấn, phản biện, đóng góp xây dựng chính sách 225


9 Điều 23 Nghị định 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức hoạt động của hội, lại quy định, hội có quyền “Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển hội và lĩnh vực hội hoạt động” hoặc tương tự tại khoản 7 của Điều này quy định: “Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước”. Như vậy thực chất quyền chủ động của hội trong các vấn đề tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách chỉ bó hẹp trong lĩnh vực hội hoạt động và theo đơn đặt hàng của Nhà nước; •

Trách nhiệm của cơ quan nhà nước tuy được xác định trong các VBQPPL là phải tạo điều kiện thuận lợi cho các TCXHVN tư vấn, phản biện, đóng góp xây dựng chính sách. Song do chưa có chế tài cụ thể để các cơ quan phải thực hiện các quy định này, khiến cho việc thực hiện tùy thuộc vào nhận thức về vai trò tư vấn phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của TCXHVN của cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL và các chương trình dự án.

c. Về thực trạng tổ chức xã hội tham gia tư vấn và phản biện chính sách: Về ưu điểm và hạn chế của các TCXHVN tham gia tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách: •

Ưu điểm: »

Tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách bước đầu đã được các TCXHVN chú trọng triển khai với mục đích làm cho dự án, chương trình, cơ chế, chính sách phù hợp với thực tiễn, mở đường cho sự phát triển. Đây là biểu hiện tích tích cực của người dân và TCXHVN quan tâm đến sự phát triển;

»

Một số TCXHVN, đặc biệt là một số tổ chức lớn như: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam… đã chủ động triển khai nhiều công tác tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách thiết thực cho việc hoàn thiện các dự án, chương trình, các VBQPPL;

»

Nhiều loại hình tổ chức mới triển khai công tác tư vấn phản biện và đóng góp xây dựng chính sách đã được hình thành và phát triển, bước đầu đã triển khai có hiệu quả như: các trung tâm nghiên cứu, các mạng lưới … Bước đầu đã hình thành một số tổ chức chuyên nghiệp không chỉ làm tham mưu cho lãnh đạo TCXHVN mà còn đảm nhận cả chức năng hỗ trợ tăng cường năng lực cho các thành viên về các kỹ năng, phương pháp tư vấn phản biện và đóng góp xây dựng chính sách;

»

Nhiều TCXHVN chủ động phối hợp với cơ quan chức năng của Nhà nước ký kết văn bản thỏa thuận trong công tác tư vấn, phản biện và xây dựng chính sách, làm cho công việc trở nên gần gũi và thiết thực;

»

Các TCXHVN tập hợp được đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm, nhiệt tình và tự nguyện với công việc. Có những TCXHVN lớn như Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã xây dựng được cơ sở dữ liệu chuyên gia để phục vụ cho hoạt động tư vấn, phản biện của Liên hiệp hội cũng như các hội thành viên;

»

Một số TCXHVN được nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động tư vấn, phản biện. Nhiều tổ chức đã tranh thủ được nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các hội viên và từ doanh nghiệp.

226 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Hạn chế:

Qua khảo sát thực tế cho thấy, nhiều tổ chức có ý kiến của cho rằng, các cơ quan nhà nước chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các TCXHVN tham gia vào công tác tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách, biểu hiện: •

Việc gửi văn bản để để lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức có liên quan còn ít, hoặc có gửi thì thường là hình thức, thời gian dành cho các tổ chức đóng góp ý kiến rất ngắn chỉ từ một đến hai ngày (không theo đúng qui định) nên TCXHVN không kịp tham vấn ý kiến của các chuyên gia và các thành viên;

Việc tiếp thu ý kiến góp ý của các tổ chức còn hạn chế, những ý kiến không tiếp thu cũng không có ý kiến phản hồi theo đúng qui định: nêu rõ lý do vì sao không tiếp thu, cũng như giải trình;

Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản pháp luật ít khi mời hội, hiệp hội, các chuyên gia chịu sự tác động của văn bản tham gia ban soạn thảo VBQPPL (mặc dù trong qui định của Luật Ban hành VBQPPL có qui định). Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo khi đăng VBQPPL trên website của mình, nhưng không đăng báo cáo đánh giá tác động của văn bản làm cho TCXHVN thiếu cơ sở để đóng góp ý kiến…;

Cơ quan chủ trì xây dựng dự án ít khi chủ động đặt hàng cho các TCXH, chỉ đến khi có dư luận xã hội thì mới chuyển cho TCXHVN tư vấn, phản biện. Có những dự án đặt hàng cho TCXHVN làm tư vấn, phản biện nhưng cơ quan chủ trì lại không chuyển giao tài liệu, dữ liệu cơ bản làm cho TCXHVN khó khăn trong việc tư vấn, phản biện;

Kinh phí hỗ trợ cho công tác tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách quá eo hẹp, nhà nước mới chỉ hỗ trợ cho các tổ chức chính trị - xã hội và các hội có tính chất đặc thù, còn các tổ chức khác phải tự tìm kiếm khiến nhiều tổ chức không chủ động tiến hành công việc này được thường xuyên;

Việc công khai xây dựng các VBQPPL, đặc biệt là các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành còn hạn chế khiến nhiều tổ chức không biết để tham gia tư vấn, phản biện.

Bên cạnh những hạn chế khách quan, Nghiên cứu còn cho thấy những hạn chế chủ quan nhất định, cụ thể: •

Tính chủ động của các TCXHVN còn hạn chế, một số TCXHVN ngại va chạm, chưa chủ động tham gia vào hoạt động này, cho đây là công việc của nhà nước nên không dành nhiều sự quan tâm. Với một số tổ chức khác, các hoạt động tư vấn, phản biện còn mang tính thụ động, theo đó các tổ chức TCXHVN cần phải có đơn đặt hàng của nhà nước để được tham gia tư vấn, phản biện và giám định xã hội, chứ chưa chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch của mình;

Tính chuyên nghiệp trong các hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các TCXHVN hạn chế, nhiều tổ chức chưa biết phương pháp tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách, chưa có đủ cơ sở dữ liệu hay thông tin có cơ sở khoa học để bảo vệ ý kiến đóng góp. Nguồn lực dành cho công tác này rất ít. Do đó các nghiên cứu đủ sức thuyết phục để có thể có tác động tích cực đối với quá trình ban hành và thực thi chính sách.

d. Về mô hình tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các tổ chức xã hội: Khảo sát, phân tích, đánh giá, tổng hợp hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của đại diện các loại hình TCXHVN trong nước cho thấy mô hình hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của các TCXHVN ở nước ta hiện nay rất đa dạng, tùy 227


thuộc vào chức năng, nhiệm vụ và nguồn kinh phí (được nhà nước cấp hay do hội viên đóng góp). Xét về góc độ tổ chức hoạt động, nghiên cứu đã tổng hợp lại thành một số mô hình hoạt động bao gồm: •

Thành lập Ban chuyên trách tư vấn, phản biện và giám định xã hội;

Giao cho một ban đảm nhận;

Thành lập tổ chức KHCN chuyên trách tư vấn, phản biện;

Xây dựng mạng lưới;

Xây dựng quy chế phối hợp giữa TCXHVN với cơ quan quản lý nhà nước trong việc tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách.

Các mô hình này đã được nghiên cứu, mô tả và ví dụ để các TCXHVN có thể học tập và chia sẻ kinh nghiệm.

3. Các khuyến nghị 3.1. Đối với Nhà nước: a. Xây dựng và ban hành một số VBQPPL mới: •

Nghiên cứu, ban hành Luật Hội, trong đó quy định rõ nhiệm vụ của các TCXHVN trong tư vấn, phản biện, giám định xã hội và tham gia xây dựng chính sách, đồng thời đảm bảo cho hội có quyền sáng kiến pháp luật và là tổ chức thật sự đại diện cho nhóm ngành nghề của xã hội;

Xây dựng và ban hành Luật Trưng cầu ý dân, trong đó cần có những quy định cụ thể về nội dung trưng cầu ý dân (xác định những vấn đề quan trọng nào bắt buộc phải được đem ra trưng cầu ý dân), quyền quyết định trưng cầu ý dân, trách nhiệm của tổ chức trưng cầu ý dân, phạm vi trưng cầu ý dân (phạm vi cả nước, phạm vi từng khu vực, từng địa phương), quyền sáng kiến trưng cầu ý dân (hoặc gọi là quyền kiến nghị Quốc hội tổ chức trưng cầu ý dân). Cần nghiên cứu để đưa ra các quy định cụ thể về trách nhiệm, thủ tục xem xét ý kiến, kiến nghị của nhân dân, cũng như việc đánh giá, sử dụng kết quả trưng cầu ý dân (tỷ lệ được tính trên tổng số cử tri hay trên tổng số người tham gia trưng cầu). Khi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được ban hành, cần tránh tình trạng áp dụng trực tiếp, vận dụng máy móc, mà nên dành một khoảng thời gian nhất định cho hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để nhân dân biết và hiểu tinh thần, nội dung chính của chúng, từ đó tự giác tuân thủ và tham gia giám sát hoạt động của Đảng viên, cán bộ, công chức và các tổ chức, cơ quan Đảng, nhà nước;

Ban hành Luật Tiếp cận thông tin về việc xử lý, giải quyết tiếp thu ý kiến phản biện, giám định xã hội và xây dựng chính sách của nhà nước của các Hội và tổ chức dân sự;

Ban hành Luật Giám định tư pháp, trong đó cần dành một chương quy định về vấn đề xã hội hoá công tác giám định tư pháp, cho phép các tổ chức dân sự, cá nhân... có đủ điều kiện được thực hiện công tác giám định tư pháp. Hoạt động giám định của các TCXHVN phải được bình đẳng với các cơ quan, tổ chức giám định của nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập;

228 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Ban hành VBQPPL riêng, qui định về việc tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách chung cho các TCXH.

b. Bổ sung, sửa đổi một số văn bản đã ban hành: •

Sửa đổi, bổ sung, nâng Pháp lệnh Dân chủ ở xã phường, thị trấn thành Luật Dân chủ cơ sở. Đây là một việc cần sớm được tiến hành để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hành dân chủ trực tiếp ở cơ sở;

Hợp nhất 2 luật: Luật Ban hành VBQPPL và Luật Ban hành VBQPPL của HĐND và UBND thành một Bộ luật Ban hành VBQPPL.

c. Không ngừng nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò quan trọng của họ trong hoạt động tư vấn và phản biện xã hội: Để làm được việc này, nhà nước cần nâng cao ý thức chính trị và ý thức pháp luật của nhân dân thông qua việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về quyền giám sát và phản biện xã hội của họ. Bên cạnh đó, cần nâng cao dân trí và có biện pháp cụ thể để khuyến khích, động viên các tầng lớp nhân dân tham gia đối thoại với đảng viên, cán bộ, công chức và các tổ chức, cơ quan đảng, nhà nước. Trang bị cho nhân dân các thông tin và kiến thức cần thiết để họ có thể tự tin trực tiếp thực hiện quyền tư vấn và phản biện xã hội. Thêm vào đó, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sớm thể chế hóa việc Phản biện xã hội và tham vấn nhân dân để nâng cao hoạt động phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc đã được Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đề cập. d. Đẩy nhanh tiến trình xã hội hoá một số công việc, hoạt động của cơ quan nhà nước, công chức nhà nước để chuyển giao cho các TCXHVN thực hiện theo mô hình “dịch vụ công”, nhất là những công việc liên quan đến nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp luật, tư vấn, phản biện và giám định, tạo “sân chơi” thoáng rộng cho các TCXHVN phát huy vai trò, tiềm năng của mình. Khẩn trương bổ sung, hoàn thiện và ban hành đồng bộ, đồng thời tổ chức thi hành nghiêm túc các quy định về cơ chế tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến tham gia, ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia, các nhà khoa học, các tổ chức, nhất là của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. e. Nâng cao nhận thức đối với cán bộ - công chức cơ quan Nhà nước khi được phân công chủ trì soạn thảo các VBQPPL hoặc các chương trình, dự án về vai trò, vị trí của các TCXHVN trong tư vấn, phản biện và xây dựng chính sách. Cần tạo điều kiện nhiều hơn cho các TCXHVN tham gia vào công việc này, thực hiện đúng các qui định của pháp luật như: hỏi ý kiến các đối tượng khi sửa đổi pháp luật, tiếp thu ý kiến đóng góp, trả lời việc tiếp thu hoặc không tiếp thu… f.

Công khai, minh bạch trong việc xây dựng các chương trình, dự án cũng như xây dựng các VBQPPL, tạo điều kiện cho các tổ chức tham gia, tiến tới xã hội hóa việc đấu thầu xây dựng VBQPPL, các chương trình, dự án.

g. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các tổ chức ngoài Nhà nước, thành lập với mục tiêu tư vấn, phản biện và tham gia xây dựng chính sách cũng như đánh giá, giam sát việc thực hiện chính sách. h. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của các TCXHVN trong hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách. Tăng cường đặt hàng cho các TCXH, công khai minh bạch trong xây dựng chương trình, dự án.

229


i.

Có chế tài để các cơ quan khi xây dựng cơ chế, chính sách, các chương trình dự án phải lấy ý kiến của các TCXH. Nhà nước sớm nghiên cứu tiêu chí đánh giá sự tham gia của người dân trong việc tham gia xây dựng chính sách pháp luật, coi đây là tiêu chí quan trọng trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định ban hành cơ chế, chính sách.

j.

Tăng cường kinh phí cho hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách. Có chính sách thỏa đáng đói với công sức của các nhà khoa học thực hiện tư vấn, phản biện.

3.2. Đối với các tổ chức xã hội: a. Để công tác tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách đạt được chất lượng và hiệu quả, các TCXHVN nên: b. Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của các TCXHVN trong công tác tư vấn, phản biện và xây dựng chính sách. •

Chuyên nghiệp hoá hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách để những ý kiến tư vấn, phản biện, đóng góp xây dựng chính sách của tổ chức được các cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, biện pháp cụ thể:

Lựa chọn mô hình tổ chức hoạt động tư vấn, phản biện, đóng góp xây dựng chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của tổ chức; cần có cán bộ chuyên môn, chuyên trách về công tác này;

Đối với các TCXHVN là đối tượng quy định thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện của Quyết định số 22/2003/QĐ-TTg ngày 30/01/2002, về cơ cấu tổ chức, nên có một ban chuyên môn, chuyên trách thực hiện công tác tư vấn, phản biện và xây dựng chính sách;

Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực, có kiến thức về luật pháp, trình độ chuyên môn và lòng nhiệt tình; Tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp và kỹ năng tư vấn, phản biện;

c. Tập hợp đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài tổ chức có trình độ chuyên môn cao để đưa ra những ý kiến tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách có tính khoa học, độc lập và có chất lượng; d. Xây dựng kế hoạch, chiến lược hoạt động tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của tổ chức, đồng thời chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong hoạt động tư vấn, phản biện và xây dựng chính sách. Phát hiện và đề xuất kịp thời những vấn đề cần tư vấn, phản biện và xây dựng chính sách cho cơ quan có thẩm quyền nhà nước. e. Thực hiện/phát huy mối liên kết giữa các TCXHVN hoạt động trong cùng lĩnh vực/ngành/ nghề trong mạng lưới để thực hiện tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách. Phối hợp với các TCXHVN khác để tư vấn, phản biện đối với những vấn đề liên ngành. f.

Thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa TCXHVN với cơ quan quản lý nhà nước về ngành/lĩnh vực hoạt động của tổ chức; Tăng cường mối quan hệ với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, của Quốc hội và các cơ quan báo chí. Tham gia vào các ủy ban, hội đồng chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách, chương trình, dự án.

g. Tích cực, chủ động tìm nguồn kinh phí đảm bảo cho hoạt động. h. Tăng cường thông tin tuyên truyền về kết quả tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách của tổ chức trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh thông tin riêng của tổ chức như website, báo, tạp chí./. 230 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


BÁO CÁO TÓM TẮT KHẢO SÁT THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LÝ THUỘC HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CỦA HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI (2011)

Đơn vị thực hiện: Hội Luật gia Việt Nam (HLGVN) Địa bàn thực hiện: Tất cả các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia tỉnh/thành và các Trung tâm thuộc Trung ương Hội. Quy mô khảo sát: 52 Trung tâm (48 ở tỉnh/thành Hội và 04 ở Trung ương Hội). Tuy nhiên chỉ có 30 Trung tâm TVPL gửi kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu tại 03 Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia các tỉnh Bắc Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thừa Thiên – Huế; nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh các thông tin đánh giá về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các báo cáo khảo sát, đánh giá năng lực của Hội Luật gia nói chung và một số Trung tâm tư vấn pháp luật. Thời gian thực hiện: Từ 09 – 12/2011 Mục tiêu của dự án: •

Đánh giá thực trạng hoạt động của các TTTVPL của Hội (về cơ cấu tổ chức, nhân sự, tài chính cũng như hoạt động của các Trung tâm) và xác định khả năng hỗ trợ của Trung ương Hội cho các Trung tâm trong những năm tới;

Xây dựng một kế hoạch để hỗ trợ các TTTVPL theo khả năng của Trung ương Hội.

1. Bối cảnh thực hiện nghiên cứu

Thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác trợ giúp pháp lý, trong những năm qua, Trung ương Hội luật gia Việt Nam (HLGVN) đã hướng dẫn về tổ chức và hoạt động cho các trung tâm tư vấn pháp luật (TTTVPL) thuộc tỉnh/thành Hội . Đến nay, toàn quốc đã có 48 TTTVPL thuộc tỉnh/ thành Hội và 6 TTTVPL thuộc Trung ương Hội cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý. Với sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức nước ngoài, HLGVN đã triển khai một số dự án hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân và các đối tượng yếu thế trong xã hội.

231


Mặc dù, số lượng TTTVPL trên phạm vi toàn quốc đã tăng, nhưng không phải tất cả các Trung tâm đều có đủ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ. Một số Trung tâm chưa đủ nhân lực hoặc cơ sở vật chất riêng. Tất cả các Trung tâm đều phải tự huy động nguồn kinh phí cho các hoạt động. Chiến lược 5 năm (2010 - 2015) của HLGVN đã chỉ rõ việc nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp pháp lý của các TTTVPL trực thuộc các cấp hội được xác định là một trong những mục tiêu chiến lược được ưu tiên hàng đầu. Để có thể đưa ra các kế hoạch và nội dung hỗ trợ các TTTVPL trực thuộc Hội, trước hết cần có một cuộc khảo sát tổng thể để xác định rõ thực trạng về tổ chức và hoạt động của các TTTVPL, trên cơ sở đó đề xuất những hoạt động mà Trung ương Hội cần làm để hỗ trợ cho các Trung tâm. Trong khuôn khổ dự án do Quỹ JIFF hỗ trợ, HLGVN đã tiến hành khảo sát, phỏng vấn sâu một số TTTVPL trên toàn quốc. Cụ thể, theo yêu cầu của chuyên gia nghiên cứu, đã có 30/48 TTTVPL thuộc các tỉnh/thành Hội gửi kết quả khảo sát và chuyên gia trực tiếp đi phỏng vấn lãnh đạo, cán bộ 03 TTTVPL thuộc Hội Luật gia các tỉnh Bắc Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu và Thừa Thiên – Huế. Đồng thời, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh các thông tin đánh giá về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của các báo cáo khảo sát, đánh giá năng lực của Hội Luật gia nói chung và một số TTTVPL trước đây, bao gồm: •

Báo cáo đánh giá nhu cầu trợ giúp pháp lý tại 6 tỉnh của Việt Nam (2009);

Báo cáo đánh giá các bài học rút ra từ hoạt động trợ giúp pháp lý của các TTTVPL thuộc HLGVN (2007);

Báo cáo đánh giá kết thúc dự án 2009, Báo cáo đánh giá năng lực của HLGVN 2007;

Báo cáo về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý của 21 TTTVPL từ năm 2009 đến hết tháng 6 năm 2011.

Từ đó, đánh giá thực trạng hoạt động của các TTTVPL của Hội (về cơ cấu tổ chức, nhân sự, tài chính cũng như hoạt động của các Trung tâm) và xác định khả năng hỗ trợ của Trung ương Hội cho các Trung tâm trong những năm tới. Trên cơ sở đánh giá những kết quả đã đạt được, HLGVN đã chỉ ra những bất cập, hạn chế, khó khăn, thách thức của các Trung tâm và nhu cầu tăng cường năng lực của các Trung tâm, để xây dựng một kế hoạch để hỗ trợ các TTTVPL theo khả năng của Trung ương Hội. Từ đó, dự án này sẽ hướng tới kết quả chính mà JIFF hướng tới, đó là: “Cải thiện cơ hội tiếp cận tư vấn và hỗ trợ pháp lý độc lập”.

2. Các kết quả chính của nghiên cứu Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian Nội dung hoạt động 05 -12/10/2011

Đánh giá toàn bộ các báo cáo đã có liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý của Hội.

Gặp lãnh đạo Trung ương Hội, người trực tiếp quản lý hoạt động trợ giúp pháp lý của Hội, để phỏng vấn và xác định cụ thể những ưu tiên hỗ trợ cho 13-16/10/2011 các Trung tâm. Trong rất nhiều khó khăn và thách thức của các Trung tâm được chuyên gia chỉ ra trong báo cáo, các chuyên gia có trách nhiệm đề xuất với Trung ương Hội nên tập trung ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước.

232 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Mốc thời gian Nội dung hoạt động Sau khi nghiên cứu các báo cáo và gặp lãnh đạo Hội, nếu chuyên gia thấy rằng 17-31/10/2011 vẫn chưa đủ thông tin, các chuyên gia có thể đề xuất tổ chức các cuộc phỏng vấn sâu tại 1-2 Trung tâm để thu thập thông tin. 01-07/11/2011

Trình bày những phát hiện qua khảo sát của chuyên gia với lãnh đạo Trung ương Hội và nhận các góp ý.

Tập hợp kết quả khảo sát của các Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc các tỉnh/ 08-28/11/2011 thành Hội và thuộc Trung ương Hội. Trên cơ sở đó, xây dựng Dự thảo báo cáo nghiên cứu. 01- 05/12/2011

Gửi dự thảo báo cáo cho Hội Luật gia Việt Nam và trình bày các nội dung của báo cáo tại Hội thảo để thu thập các ý kiến đóng góp.

06-20/12/2011 Chỉnh lý và hoàn thiện báo cáo trên cơ sở các ý kiến đóng góp tại Hội thảo.

2.2 Những kết quả chính của dự án 2.2.1 Thực trạng tổ chức, nhân sự của các TTTVPL. Cơ cấu tổ chức của các TTTVPL thuộc Hội Luật gia các cấp đều có Giám đốc, các tư vấn viên pháp luật, kế toán và thủ quỹ làm việc chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên tư vấn pháp luật làm việc theo vụ việc hoặc bán chuyên trách. Giám đốc Trung tâm thường là Phó Chủ tịch Hội Luật gia. Một số Trung tâm có Phó giám đốc. Nhân sự của các TTTVPL của các địa phương không đồng đều nhau. Nhân sự của Trung tâm phần lớn là cán bộ của Hội Luật gia kiêm nhiệm hoặc là nhân viên hợp đồng. Trung bình mỗi Trung tâm có khoảng 5 - 6 người, trong đó có từ 3 đến 4 tư vấn viên pháp luật làm việc chuyên trách. Cá biệt, có TTTVPL chỉ có 1 người như An Giang, Tuyên Quang. Một số TTTVPL có số lượng tư vấn viên tương đối đông như Hà Nội: 52 người; Bà Rịa Vũng Tàu: 10 người; Bến Tre: 11 người.... Ngoài các tư vấn viên pháp luật, kế toán làm việc chuyên trách, các Trung tâm đều có đội ngũ cộng tác viên đông đảo từ 10 đến 50 người, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. 2.2.2 Thực trạng về hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý của các TTTVPL Mặc dù còn hạn chế về nguồn nhân lực, kinh phí, nhưng từ năm 2009 đến tháng 6/2011, tổng hợp vụ việc của 21 TTTVPL được khảo sát là 25.566 vụ việc. Trung bình mỗi Trung tâm thực hiện 487 vụ việc/năm. Các hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý của các TTTVPL được phân chia cụ thể như sau:

Biểu đồ 1: Tổng số vụ việc của 21 Trung tâm: 25.566 233


Về lĩnh vực tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý: Lĩnh vực trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, bao gồm: hình sự, dân sự, hành chính, đất đai, lao động, chế độ chính sách…Theo Biểu đồ 1 trên đây, trong tổng số 25.566 vụ việc tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý có 11.757 vụ đất đai, 7.045 việc dân sự, 1.241 vụ việc liên quan đến chế độ, chính sách, 1.154 vụ hình sự, 696 vụ hành chính, 642 vụ lao động, 218 vụ việc hôn nhân, gia đình và 2.913 vụ việc liên quan đến các lĩnh vực khác.

Biểu đồ 2: Tỉ lệ số lượt người được trợ giúp pháp lý

Về đối tượng được trợ giúp pháp lý: Các TTTVPL thuộc Hội cung cấp dịch vụ pháp lý cho nhóm đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí và các nhóm đối tượng không thuộc diện được trợ giúp pháp lý miễn phí. Trong tổng số 15.811 người được tư vấn và trợ giúp pháp lý,tỉ lệ người nghèo chiếm 42,03%, người có công với cách mạng chiếm 17,38%, 4.390 đối tượng khác chiếm 27,77% (bao gồm người nhiễm HIV…..) (Theo Biểu đồ 2). Về hình thức được trợ giúp pháp lý: Trong tổng số 25.566 vụ việc tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý của 21 TTTVPL được khảo sát, có 20.724 vụ tư vấn pháp luật (chiếm 81,06%), 1.120 vụ tham gia tố tụng (chiếm 4,38%), 402 vụ việc kiến nghị (chiếm 1,57%), 204 vụ đại diện ngoài tố tụng (0,8%) và 3.116 vụ việc thực hiện bằng các hình thức khác (chiếm 12,18%) (Theo Biểu đồ 3).

Biểu đồ 3: Số vụ việc TGPL chia theo hình thức TGPL

Được sự hỗ trợ của UNDP, 13 Trung tâm tư vấn pháp luật (Hà Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng) đã phối hợp với các trại giam, trại tạm giam 234 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


tổ chức tư vấn pháp luật cho đối tượng là bị can, bị cáo hoặc là phạm nhân. Kết quả trong năm 2011, TTTVPL đã thực hiện tư vấn pháp luật cho 671 trường hợp và tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 3.514 người là bị can, bị cáo ở trại tạm giam hoặc là phạm nhân ở trại giam15. Một số Trung tâm (Đà Nẵng, Đắc Lắc, Bắc Giang, Hà Nội,…) đã cử luật sư bào chữa, đại diện cho người được trợ giúp pháp lý trước cơ quan tiến hành tố tụng. Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, tập huấn, phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức pháp luật cho cộng đồng: Cùng với việc cung cấp dịch vụ pháp lý trực tiếp, một số TTTVPL được dự án hỗ trợ như: TTTVPL và phát triển cộng đồng thuộc Trung ương HLGVN, các TTTVPL tại tỉnh Quảng Ngãi, Thái Bình, Hải Dương, Quảng Bình,… đã tổ chức nhiều đợt trợ giúp pháp lý lưu động tới các xã vùng sâu, vùng xa trong địa bàn tỉnh. Theo đó, TTTVPL và phát triển cộng đồng thuộc Trung ương HLGVN đã thực hiện 721 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động, phổ biến pháp luật cho cộng đồng ở các xã thôn bản thuộc 3 tỉnh Lào Cai, Lai Châu và Điện biên cho hơn 31.000 người dân. Công tác thống kê, lưu trữ hồ sơ vụ việc tư vấn pháp luật: Công tác thống kê, lưu trữ hồ sơ vụ việc tư vấn pháp luật được phần lớn các Trung tâm thực hiện trên máy tính (sử dụng phần mềm quản lý vụ việc trợ giúp pháp lý) hoặc lưu trữ trong sổ theo dõi, tổng hợp vụ việc trợ giúp pháp lý (theo mẫu do HLGVN cung cấp). Tuy nhiên, nhiều Trung tâm chưa thực hiện tốt việc lưu trữ hồ sơ theo quy định do thiếu nhân lực hoặc chưa ý thức được hết tầm quan trọng của việc lưu trữ hồ sơ. Chính sự hạn chế trong công tác lưu trữ hồ sơ và thống kê vụ việc tư vấn, trợ giúp pháp lý mà trong quá trình thu thập thông tin để xây dựng báo cáo, chúng tôi không có được số liệu chính xác về các vụ việc tư vấn pháp luật nói chung và trợ giúp pháp lý nói riêng mà các TTTVPL trực thuộc Hội Luật gia đã thực hiện kể từ khi các Trung tâm được thành lập đến nay. 2.2.3 Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc và kinh phí hoạt động của các TTTVPL Về cơ sở vật chất và trang thiết bị làm việc: Hầu hết các TTTVPL đều chưa có trụ sở riêng, mà sử dụng chung trụ sở với văn phòng Hội Luật gia cấp tỉnh. Ở một số địa phương (Hà Giang, Thái Bình,…), trụ sở của Trung tâm do Sở Tư pháp hoặc Tòa án nhân dân tỉnh tạo điều kiện bố trí. Cá biệt, có TTTVPL (Ninh Thuận) phải thuê nhà dân để làm trụ sở nên khi không còn kinh phí thuê trụ sở, Trung tâm phải tạm ngừng hoạt động. Vị trí trụ sở của các TTTVPL tương đối thuận tiện cho người dân tiếp cận. Các TTTVPL đều được trang bị các trang thiết bị làm việc cần thiết như: điện thoại, máy vi tính (có nối mạng internet), bàn ghế làm việc và tiếp khách, tủ đựng tài liệu,… Một vài Trung tâm được trang bị các trang thiết bị văn phòng hiện đại như máy in, máy fax và phương tiện đi lại. Qua khảo sát nhận thấy, phần lớn TTTVPL của Hội Luật gia cấp tỉnh chưa có đủ trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động của mình Về kinh phí hoạt động của các TTTVPL. Hầu hết các TTTVPL chưa được nhận đươc sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước. Kinh phí hoạt động của các TTTVPL không đồng đều giữa các địa phương. Một số TTTVPL hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí được tài trợ từ các dự án hợp tác với nước ngoài. TTTVPL và các chi nhánh của Trung tâm thuộc Hội Luật gia Hà Nội có nguồn thu từ dịch vụ pháp lý có thu phí, bảo đảm 100% kinh phí bù chi cho hoạt động của Hội và của Trung tâm. 15 Tài liệu: “Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về trợ giúp pháp lý của HLGVN và UNDP”, Hà Nội,12/2011. 235


2.2.4 Vai trò của HLGVN trong hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý. Vai trò của HLGVN trong hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý thể hiện ở những mặt mạnh như sau: Một là, HLGVN có đội ngũ hội viên đông đảo được đào tạo chuyên sâu về pháp luật, nhiều người đang làm việc trong các cơ quan tư pháp từ trung ương tới địa phương. Do đó, các hội viên có đủ kiến thức pháp luật và điều kiện thực hiện tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý. Hai là, HLGVN có nhiều thế mạnh hơn so với các tổ chức xã hội khác trong việc thực hiện dịch vụ pháp lý, vì nó có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện các dịch vụ pháp lý cho tổ chức và cá nhân không phải là hội viên. Ba là, với tư cách một tổ chức có các hội viên chuyên nghề luật, khi thực hiện trợ giúp pháp lý, các TTTVPL thuộc Hội sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tập trung cung cấp dịch vụ pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật và tổ chức phổ biến pháp luật. Bốn là, HLGVN có thể giúp thiết kế các đề án trợ giúp cho những người có nhu cầu thực sự nhưng không thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật ví dụ, như những đối tượng di cư không có kỹ năng lao động, những người thường phải sống và làm việc trong những điều kiện tồi tệ nhất trong nước và bị lạm dụng lao động và các quyền khác nhiều nhất, nạn nhân bị bạo lực v.v. Năm là, theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý, các TTTVPL thuộc Hội Luật gia các cấp có đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, ngoài việc cung cấp dịch vụ pháp lý còn có quyền kiến nghị về những vấn đề liên quan đến thi hành pháp luật. Thực tế, trong quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý, TTTVPL có thể đóng góp trực tiếp cho các mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp.

3. Các khuyến nghị dự án đưa ra 3.1 Hoàn thiện thể chế •

Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu và sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2010/TTBTP của Bộ Tư pháp ngày 09/02/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP của Chính phủ về tư vấn pháp luật, hướng dẫn cụ thể cơ chế bảo đảm tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý của các TTTVPL.

Cần xây dựng văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể việc thực hiện chính sách xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý. Theo đó, xác định rõ cơ chế Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tham gia thực hiện trợ giúp pháp lý.

Trung ương HLGVN cần sớm hoàn thiện Đề án xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, trong đó xác định rõ nguồn lực bảo đảm tham gia trợ giúp pháp lý của các TTTVPL.

Để tăng cường chất lượng và sự thống nhất trong các cơ chế quản lý, HLGVN cần xây dựng bản hướng dẫn các cấp hội về các vấn đề như: xây dựng, kiện toàn tổ chức, phát triển hội viên; phương thức hoạt động; cơ chế phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong quá trình triển khai hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của Hội.

236 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


3.2 Củng cố, kiện toàn các TTTVPL Củng cố, kiện toàn các TTTVPL hiện có theo hướng xây dựng nguồn nhân lực tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng. Mỗi Trung tâm có ít nhất 5 tư vấn viên pháp luật chuyên trách, trong đó có ít nhất một luật sư để cung cấp đầy đủ dịch vụ pháp lý bằng các hình thức khác nhau. Có cơ chế thu hút, động viên hội viên là luật sư, chuyên gia pháp lý làm cộng tác viên tư vấn pháp luật với tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.

3.3 Tăng cường năng lực cho tư vấn viên pháp luật và cộng tác viên Để thực hiện trợ giúp pháp lý có chất lượng, đúng pháp luật, Hội Luật gia các cấp cần mở các lớp tập huấn bồi dưỡng cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho tư vấn viên và cộng tác viên.

3.4 Đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý có thu phí để bảo đảm tính bền vững Để khắc phục khó khăn về kinh phí hoạt động của Hội luật gia nói chung và các TTTVPL nói riêng, các Trung tâm cần tăng cường năng lực và đẩy mạnh hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý có thu. Đây là nguồn thu chủ yếu để cho các TTTVPL tồn tại mang tính bền vững và có nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí.

3.5 Hỗ trợ cơ sở vật chất và tài chính cho các TTTVPL thuộc Hội luật gia các cấp để thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý 3.5.1 Hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc thiết yếu Trung ương HLGVN cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho TTTVPL về cơ sở vật chất bảo đảm ổn định và thuận lợi cho người dân dễ tiếp cận. Mỗi Trung tâm đều được hỗ trợ kinh phí ban đầu khoảng 100 triệu đồng để mua sắm một số trang thiết bị làm việc thiết yếu bảo đảm cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời cho người dân có nhu cầu. 3.5.2 Hỗ trợ kinh phí hoạt động trợ giúp pháp lý cho các TTTVPL Để bảo đảm cho các Trung tâm thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý có hiệu quả, Trung ương HLGVN cần có chính sách huy động các nguồn tài chính hỗ trợ cho mỗi TTTVPL khoảng 150 đến 200 triệu đồng/ một năm để chi cho các hoạt động trợ giúp pháp lý. Để có nguồn kinh phí hỗ trợ cho các TTTVPL mang tính bền vững, HLGVN cần xây dựng kế hoạch huy động các nguồn tài chính, trong đó xác định một chiến lược để thu hút các nguồn tài chính đáp ứng yêu cầu hoạt động của Hội ở tất cả các cấp. Trong tương lai, HLGVN phấn đấu trở thành một hội tự chủ về tổ chức và tài chính để bảo đảm tính bền vững. Để các TTTVPL tồn tại và phát triển một cách bền vững, trong những năm tới, Trung ương HLGVN cần nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách và các giải pháp thu hút các nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý của các TTTVPL thuộc Hội Luật gia các cấp bằng các kênh sau đây: •

Nguồn ngân sách nhà nước: hỗ trợ theo cơ chế quy định trong luật ngân sách nhà nước, bảo đảm chi thường xuyên cho hoạt động của các cấp hội.

Ngày 20/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 71/2011/QĐ-TTg về hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các hội có tính chất đặc thù và có hiệu lực từ 05/2/2012. Trung ương HLGVN cần có kế hoạch xây dựng đề án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền 237


phê duyệt kinh phí hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý mang tính đặc thù để hỗ trợ cho các TTTVPL. Để được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các cấp hội phải khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong đời sống xã hội, hoạt động có hiệu quả, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội và cung cấp các dịch vụ mang lại lợi ích công cộng. •

HLGVN đề nghị Bộ Tư pháp nghiên cứu hỗ trợ kinh phí cho các TTTVPL tham gia trợ giúp lý từ nguồn của Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam.

Hội phí: Nguồn thu từ hội phí của Hội viên cần được duy trì thống nhất cho tất cả Hội viên.

Dự án tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu, xây dựng pháp luật và trợ giúp pháp lý: là nguồn tài chính hỗ trợ có tính khả thi nhất của HLGVN. Bởi HLGVN là đối tác được các Chính phủ và tổ chức quốc tế quan tâm, có nhiều cơ hội tiếp cận với nguồn tài trợ của các tổ chức này.

Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo và hội nghị: HLGVN cần xây dựng các chương trình, tổ chức các khóa đào tạo, hội nghị tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhu cầu của các hội viên và người không phải hội viên có thu học phí.

Nguồn thu từ các ấn phẩm xuất bản: Việc xuất bản các tạp chí, báo và bản tin và cung cấp dịch vụ cho hội viên cũng mang lại một khoản thu cho Hội. Khoản thu từ các ấn phẩm xuất bản chủ yếu là từ quảng cáo hơn là tiền bán các ấn bản phẩm.

Nguồn thu từ dịch vụ pháp lý của các TTTVPL: Về dài hạn đây là nguồn thu chủ yếu để cho các TTTVPL tồn tại mang tính bền vững và có nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí.

Thành lập quỹ HLGVN: HLGVN có thể nghiên cứu thành lập một quỹ để huy động sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tạo nguồn kinh phí hỗ trợ cho một số hoạt động của Hội, đặc biệt là hỗ trợ cho hoạt động trợ giúp pháp lý của các TTTVPL trong phạm vi toàn quốc.

Cho thuê phần trụ sở của hội trong tương lai: Rất nhiều tổ chức có nguồn tài chính bổ sung nhờ cho thuê tài sản. Đây là một nguồn thu bổ sung cho HLGVN. Trong tương lai, khi hoàn thành dự án xây dựng trụ sở của Trung ương HLGVN có thể cho thuê một phần diện tích để bổ sung nguồn tài chính cho các hoạt động của Hội./.

238 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


KHẢO SÁT CÁC NHÓM XÃ HỘI DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỚI HỆ THỐNG TƯ PHÁP - VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC XÃ HỘI (CSOs) (2011)

1. Bối cảnh thực hiện dự án Những nghiên cứu gần đây thực hiện bởi UNDP Việt Nam và Chương trình Đối tác Tư pháp (JPP) đã chỉ ra những vấn đề không công bằng trong việc tiếp cận hệ thống tư pháp tại Việt Nam. Các nghiên cứu về tiếp cận hệ thống tư pháp tại các nước đang phát triển cho thấy nghèo đói, định kiến xã hội và phân biệt giới tính đã làm gia tăng thêm bản chất dễ tổn thương và các vấn đề mà nhóm người này phải đối mặt khi tiếp cận. Những phân biệt này sẽ dẫn đến việc xử lý không công bằng, cách hành xử không phù hợp và các dịch vụ không đầy đủ cho các nhóm dân cư chịu nhiều thua thiệt. Ngoài ra việc tiếp cận tư pháp còn có một trở ngại lớn đó là sự thiếu hiểu biết về quyền và các cách thức tự bảo vệ bản thân khi quyền lợi bị xâm phạm. Hầu hết các thông tin về hệ thống tư pháp mà người dân Việt Nam có được là từ các nguồn không chính thức.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng (LIN). Địa bàn thực hiện: Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực lân cận. Quy mô khảo sát: nghiên cứu trên 60 CSOs được chọn ngẫu nhiên theo danh sách 300 tổ chức thông qua bảng câu hỏi đã được thiết kế. Thời gian thực hiện: 2011 - 2012 Mục tiêu của dự án: •

Nâng cao nhận thức, đối thoại và chia sẻ thông tin trong xã hội dân sự về các vấn đề liên quan đến quyền và tiếp cận tư pháp cho các nhóm dễ bị tổn thương; và

Hỗ trợ CSOs trong việc nâng cao năng lực để tạo điều kiện tiếp cận tư pháp cho các nhóm mà họ đại diện.

Các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) được xem là trợ thủ đắc lực trong việc thúc đẩy tiếp cận hệ thống tư pháp cho các nhóm dân cư dễ tổn thương. Tuy nhiên, CSOs tại Việt Nam vẫn còn đang ở những giai đoạn đầu phát triển và chưa đủ nội lực để hoàn thành sứ mạng của mình. Các hạn chế mà CSOs đang gặp phải bao gồm sự thiếu hụt về tài nguyên, kiến thức và các kỹ năng chuyên môn. Bằng cách tăng cường năng lực cho nhân viên của CSOs – trong việc nâng cao nhận thức về quyền cho người dân, đẩy mạnh khả năng tiếp cận hệ thống tư pháp và quy trình sửa đổi điều luật của các đối tượng thụ hưởng - CSOs mới có thể hỗ trợ tốt hơn việc bảo vệ quyền lợi cho các đối tượng thụ hưởng, và như vậy sẽ giảm thiểu được những bất công trong tiếp cận tư pháp. Để có cơ sở phát triển một chương trình tập huấn cho nhân viên của CSOs hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận, LIN đã hợp tác với Viện Phát triển Bền vững Vùng Nam Bộ (SISD) để thực hiện một cuộc khảo sát trên một nhóm mẫu ngẫu nhiên gồm Ban lãnh đạo và nhân viên nòng cốt của các CSOs đang hỗ trợ những nhóm dễ bị tổn thương trong và gần khu vực TPHCM. Đây là cũng địa bàn mà LIN đang thực hiện các hoạt động hỗ trợ. Phiếu hỏi khảo sát được thiết kế nhằm chỉ ra được những nhu cầu xây dựng năng lực của CSOs nhằm tạo điều kiện cho những người thụ hưởng công tác của họ (đối tượng được hỗ trợ) tiếp cận hệ thống tư pháp; đồng thời nâng cao nhận thức của nhân viên CSOs về việc tiếp cận các vấn đề tư pháp, nhằm cấu thành bước đầu tiên của việc xây dựng cơ sở hạ tầng và thiết lập một diễn đàn đối thoại và chia sẻ thông tin hiệu quả để cải thiện việc tiếp cận hệ thống tư pháp. 239


2. Quá trình thực hiện và các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

04/2011 – 06/2011

Sau khi bản thỏa thuận (MoU) giữa LIN và SISD ký kết, hai tổ chức đã ngay lập tức tiến hành việc họp bàn để thiết kế tiến trình xây dựng nghiên cứu từ tổ chức thảo luận nhóm đúc kết ý kiến chung, thiết kế bảng câu hỏi và tập huấn phỏng vấn viên.

07/2011 – 08/2011

SISD đã sử dụng bảng câu hỏi đã được thiết kế để tiến hành việc nghiên cứu trên 60 CSOs được chọn ngẫu nhiên theo danh sách 300 tổ chức mà LIN và SISD tổng hợp theo đối tượng mà tổ chức phục vụ.

09/2011

SISD đã tiến hành phân tích và viết báo cáo nghiên cứu. Trong thời gian chờ đợi kết quả, LIN tiến hành việc lập kế hoạch, thời gian cho khóa tập huấn (2 ngày) theo khuôn khổ của dự án (hợp phần 2).

10/2011 – 11/2011

Vào ngày 12/10/2011, sau khi hoàn tất nghiên cứu và có kết quả ban đầu, SISD đã tổ chức hội thảo “Báo cáo kết quả sơ bộ nghiên cứu tổ chức xã hội phục vụ các nhóm dễ bị tổn thương tiếp cận tư pháp” với sự tham gia đại diện các tổ chức làm việc với các nhóm người dễ bị tổn thương như HIV/AIDS, công nhân lao động, trẻ em, người nhập cư, khuyết tật cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực này. Kết quả nghiên cứu đã được cân nhắc cẩn trọng giữa LIN và SIS bao gồm cả việc tiến hành phân tích lại dữ liệu, trao đổi bàn bạc. Kết quả nghiên cứu cuối cùng đã được công bố vào ngày 24/11/2011.

2.2 Các kết quả chính của dự án Thứ nhất, Nghiên cứu đã cung cấp thêm bằng chứng là CSOs có rất ít “tiếng nói” trong việc tiếp cận tư pháp và vì thế họ rất ngại tiếp xúc với các cơ quan nhà nước khi tiến hành bảo vệ quyền lợi cho người thụ hưởng của mình. Trong khi CSOs nhìn nhận là Chính phủ có chỉ định những cơ quan hỗ trợ họ trong việc tiếp cận luật pháp và hệ thống tư pháp nhưng hầu hết CSOs cho rằng các cơ quan, tổ chức này không làm việc đúng chức năng của họ. Nghiên cứu cũng xác định được nguyên nhân chủ yếu là do phẩm chất của con người như: cán bộ của các cơ quan hỗ trợ còn thiếu năng lực giải quyết vấn đề; thiếu kiến thức về quyền của những người bị tổn thương được luật pháp quy định; hoặc có thể còn chưa sẵn lòng và nhiệt tình hỗ trợ CSOs và người dễ bị tổn thương. Thứ hai, Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng có một nhu cầu rõ ràng trong việc cập nhật pháp luật liên quan đến các nhóm người dễ bị tổn thương cho CSOs để họ có thể hỗ trợ tốt hơn cho các nhóm này. Việc cập nhật này bao gồm giải thích cũng như giúp họ hiểu cách áp dụng và ảnh hưởng như thế nào đến người thụ hưởng. Nghiên cứu cũng chỉ ra cho dù quy trình áp dụng có hiện hữu nhưng một số quy trình, quy định pháp luật vẫn không đáp ứng với nhu cầu và nguyện vọng người dân. Hoặc người dân vẫn chưa thực sự tin tưởng vào các chế định pháp luật (xem biểu đồ biểu đồ: Các rào cản tiếp cận hệ thống tư pháp).

240 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Đơn cử như trong quy trình chứng nhận hồi gia người có HIV chuyển sang AIDS, luật quy định cần có một giấy chứng nhận từ trung tâm giam giữ họ. Tuy nhiên người có HIV không bao giờ dám lên đó xin giấy chứng nhận này. Thêm vào đó, nghiên cứu cũng chỉ ra hệ thống tư vấn pháp luật miễn phí hay hỗ trợ tư vấn pháp luật hiện tại vẫn còn xa vời với cộng đồng CSOs tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thứ ba, Nghiên cứu cũng phát hiện nhiều người dân thuộc nhóm dễ bị tổn thương không thể thỏa mãn các điều kiện muốn được Nhà nước hỗ trợ, ví dụ như điều kiện về giấy tờ tùy thân, chứng minh hộ nghèo quá phức tạp và mất quá nhiều thời gian…. Vì thế, họ chẳng thể nào tiếp cận được các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước này. Mặc dù luật pháp không phân biệt đối xử đối với nhóm dễ bị tổn thương, nhưng vẫn còn có những trường hợp các cơ quan hữu quan ra các quyết định không phù hợp hoặc không phục vụ lợi ích chính đáng của các nhóm này, như “người bị dương tính với HIV không được nhận trợ cấp nuôi con (vài trăm nghìn đồng / tháng); người nhận nuôi trẻ mồ côi không được nhận trợ cấp đối với trường hợp này; người khuyết tật đi học đại học tại chức nhưng không được miễn giảm học phí… Thứ tư, Nghiên cứu nhận thấy nhiều tổ chức CSOs không có giấy phép có thể hỗ trợ thân chủ của họ tiếp cận hệ thống tư pháp, và hầu hết họ đều ngại hay sợ khi tiếp xúc với cơ quan công quyền do tâm lý không muốn “chuốc phiền phức hay gây khó dễ”. Đây là tâm lý chung được tạo lập do một hệ thống công quyền từ xưa đem lại, có thể nhận định này có thay đổi trong hiện tại nhưng tâm lý đó vẫn còn tồn tại và chưa thể xóa bỏ hoàn toàn.

2.3 Các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án Với vai trò điều phối dự án này, đội ngũ LIN cũng rút ra một số bài học kinh nghiệm sau: •

Đây là một quá trình học hỏi và hiểu biết của chúng tôi đối với khái niệm “tiếp cận tư pháp”, dự án đã giúp chúng tôi hiểu thêm về cách vận hành thực tế của hệ thống tư pháp tại Việt Nam và những khó khăn mà đối tác CSOs gặp phải.

Việc tìm kiếm chuyên gia luật pháp kinh nghiệm, sẳn lòng hỗ trợ CSOs về vấn đề này thật sự là một thách thức đối với đội ngũ LIN. Và nếu không có dự án này, chúng tôi cũng không thể xây dựng được các mối quan hệ, mạng lưới với các chuyên gia này.

241


Một điều thấy được là các nhân viên Việt Nam hỗ trợ cộng đồng làm việc ở các tổ chức phi chính phủ quốc tế có vai trò hỗ trợ về luật pháp nhiều hơn CSOs địa phương, vì họ có nhiều phương tiện hơn, tiền lương được bảo đảm để theo đuổi các trường hợp cần hỗ trợ hơn, được tham gia nhiều khóa tập huấn cũng như tiếp xúc với các cơ quan công quyền nhiều hơn. Chúng tôi nhận thấy rằng việc tham gia của đối tượng này trong các khóa tập huấn đóng vai trò thiết yếu trong việc chia sẻ kinh nghiệm thực tế và những cách thức giải quyết phù hợp. Kinh nghiệm này rất quan trọng cho các nhân viên CSOs.

Chúng tôi thật sự bỏ rất nhiều thời gian cho dự án hơn dự tính kinh phí ban đầu. Có thể do đây là dự án hoàn toàn mới với đội ngũ LIN, những người ít kinh nghiệm trong tư pháp Việt Nam. Đây cũng có thể do chúng tôi chưa có một hệ thống mạnh các chuyên gia luật pháp hỗ trợ các vấn đề liên quan đến tiếp cận tư pháp.

Dự án này thật sự giúp chúng tôi hiểu các thử thách của đối tác CSOs của mình, nó cũng giúp xác định một số nguyên nhân “gốc rễ” mà cộng đồng dể bị tổn thương tại Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận gặp phải khi giải quyết vấn đề hội nhập cuộc sống của họ, ví dụ như việc thiếu giấy tờ tùy thân nên không thể tiếp cận được với các hỗ trợ cần thiết cũng như nhận được hỗ trợ từ các chương trình của chính phủ…

3. Các khuyến nghị CSOs là lực lượng hỗ trợ chính cho các nhóm dễ bị tổn thương và đóng một vai trò quan trọng, như một cầu nối cho các nhóm này để cải thiện khả năng tiếp cận hệ thống tư pháp. CSOs phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc thực hiện vai trò này, như khó khăn trong nội bộ (ví dụ như ngân sách, nguồn nhân lực, năng lực kỹ thuật) và những khó khăn do những yếu tố bên ngoài (ví dụ như sự không rõ ràng của pháp luật, thực thi pháp luật không nhất quán, phân biệt đối xử và phân biệt về mặt hệ thống, thiếu thông tin liên lạc và phối hợp hiệu quả). Nghiên cứu nhận thấy cần thiết phải tiến hành đối thoại giữa CSOs với nhà nước, các cơ quan liên quan nhằm tìm hiểu các nhu cầu, khó khăn của các bên trong công tác nâng cao tiếp cận tư pháp cho người dễ bị tổn thương. Mục tiêu chính của việc đối thoại này phải được đặt trên tinh thần hai bên cùng hiểu và thông tin lẫn nhau. Bên cạnh đó, việc có được một cơ quan nhà nước hay tổ chức chính trị xã hội bảo vệ quyền lợi của nhóm người dễ bị tổn thương trong dự án (những người được xem khó tiếp cận với các chính sách của nhà nước) rất cần thiết và tất cả CSOs đều bày tỏ nguyện vọng này. Ngoài ra, CSOs còn thể hiện các mong muốn: •

Tham gia các hội thảo tập huấn cho các nhân viên CSO để cải thiện các kỹ năng mềm và kiến thức chuyên môn, đồng thời nâng cao kiến thức pháp luật và thủ tục pháp lý, kỹ năng giao tiếp, lắng nghe và các kỹ năng đàm phán;

Đẩy mạnh thông tin liên lạc, phối hợp và chia sẻ giữa CSOs tại Thành phố Hồ Chí Minh và trên khắp Việt Nam;

Đẩy mạnh thông tin liên lạc và phối hợp giữa CSOs và các quan chức nhà nước cũng như CSOs và các luật sư, tổ chức trợ giúp pháp lý, cơ quan nghiên cứu, các phương tiện truyền thông địa phương và các nhóm khác để thúc đẩy khả năng tiếp cận tư pháp; và

Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ pháp luật có mục tiêu cho CSOs phục vụ các nhóm dễ bị tổn thương, chẳng hạn như hỗ trợ tư vấn pháp lý qua điện thoại di động và/ hoặc một phần mở rộng thêm các văn phòng tư vấn miễn phí (hoặc có trợ cấp?).

242 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Về phía dự án, với các bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình điều phối thực hiện, để dự án có thể đạt được kết quả tốt hơn và mang tính bền vững, Trung tâm LIN nhận định một số quan điểm sau: •

Rất cần thiết có một mạng lưới chia sẻ kinh nghiệm giữa các CSO trong việc hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục liên quan đến tư pháp; và

Cần thu thập các trường hợp cụ thể hay các trường hợp điển hình để tiếp tục việc tập huấn và thông tin với nhà nước nhằm đem lại quyền lợi chính đáng cho nhóm người dễ bị tổn thương.

243


GIÁO DỤC VÀ TRỢ GIÚP TƯ PHÁP CHO TRẺ VỊ THÀNH NIÊN, HỌC SINH GẶP KHÓ KHĂN TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG (2011)

Đơn vị thực hiện: Trường THPT Đinh Tiên Hoàng Địa bàn thực hiện: trường THPT Đinh Tiên Hoàng, quận Ba Đình, Hà Nội Quy mô khảo sát: •

Nhóm đối tượng khảo sát: học sinh của trường THPT Đinh Tiên Hoàng (1022 học sinh của 24 lớp)

Số mẫu phiếu Phỏng vấn bằng bảng hỏi: 920

Thời gian thực hiện: 12 tháng Mục tiêu của dự án: •

Trang bị kiến thức pháp luật và nâng cao năng lực tư vấn, đào tạo cho giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý, cán bộ văn phòng tư vấn của trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình, Hà Nội về: (i) Luật An toàn giao thông và những vi phạm Luật Giao thông của thanh thiếu niên; (ii) Luật hình sự và những sai phạm của vị thành niên; (iii) Luật hôn nhân - gia đình những vấn đề cần bảo vệ quyền lợi cho vị thành niên; và (iv) Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em;

Trang bị kiến thức pháp luật cho 1100 học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng về các quy định pháp luật nêu trên đồng thời thông qua các hoạt động giáo dục pháp luật trường Đinh Tiên Hoàng nâng cao hiệu quả việc giáo dục ý thức công dân học tập làm theo pháp luật cho mỗi học sinh.

1.Bối cảnh thực hiện Dự án Trường Đinh Tiên Hoàng có 20 năm kinh nghiệm xây dựng thành công mô hình giáo dục đặc biệt giúp đỡ những học sinh THPT gặp khó khăn của Hà Nội. Thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em (1991), thực hiện tư tưởng nhân văn vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” Trường Đinh Tiên Hoàng đã kiên trì giáo dục, giúp đỡ các học sinh trong trường bằng những phương pháp giáo dục khoa học, phù hợp với đặc điểm đối tượng của học sinh. Trường đã chú ý đến các nhu cầu, hứng thú của học sinh để đưa ra các phương pháp giáo dục phù hợp như: Dạy Giá trị sống, Kỹ năng sống, rèn phương pháp tự học, tự rèn, giáo dục hướng nghiệp… Tất cả những phương pháp đó đã giúp học sinh trưởng thành và thành đạt trong cuộc sống. 244 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Song trong giai đoạn hiện nay, với nền kinh tế thị trường có nhiều biến động, trước những cám dỗ của các tệ nạn xã hội, học sinh dễ bị dẫn vào các con đường vi phạm pháp luật, như: bạo lực trong học đường, vi phạm Luật An toàn giao thông,… Ngoài ra, học sinh cũng cần nhiều sự giúp đỡ trước những tình huống gặp phải trong gia đình và xã hội để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trước các hiện tượng trên, nhóm nghiên cứu thuộc trường THPT Đinh Tiên Hoàng (“Nhóm Nghiên cứu”) đã đề xuất và được quỹ hỗ trợ sáng kiến tư pháp JIFF tài trợ thực hiện Dự án nhằm xây dựng và áp dụng thử nghiệm một phương pháp giáo dục mới tại trường, hướng đến giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, giúp các học sinh có thể vượt qua các khó khăn một cách chủ động, tích cực, đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Về các phương pháp triển khai Dự án: Để thực hiện các mục tiêu trên, Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp: •

Khảo sát nhận thức và nhu cầu của học sinh Đinh Tiên Hoàng về pháp luật và đời sống bằng Bảng hỏi;

Nghiên cứu biên tập tài liệu dạy về (i) Luật An toàn giao thông và những vi phạm Luật Giao thông của thanh thiếu niên; (ii) Luật hình sự và những sai phạm của vị thành niên; (iii) Luật hôn nhân - gia đình những vấn đề cần bảo vệ quyền lợi cho vị thành niên; và (iv) Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (“các quy định pháp luật thuộc phạm vi phổ biến của Dự án”). Phương pháp biên tập được thực hiện trên cơ sở: Nghiên cứu tài liệu; Chuyên gia; Thảo luận nhóm. Mỗi bộ luật đều có phần thông tin chung giới thiệu ý nghĩa, nội dung cơ bản còn tập trung giới thiệu những điều luật cần thiết, gần gũi với học sinh, những việc dễ vi phạm và các khung hình phạt tương ứng để học sinh nắm được và phòng tránh. Các điều luật lại được giới thiệu thông qua những tình huống ngoài cuộc sống, những câu chuyện thật để học sinh làm gương và thảo luận tìm ra cách ứng xử phù hợp với pháp luật.

(1) Cung cấp tài liệu cho giáo viên cán bộ quản lý của nhà trường nghiên cứu trước; (2) Sau đó nhà trường tổ chức lớp đào tạo, kiến thức pháp luật cho giáo viên và cán bộ của nhà trường: Luật sư thực hiện. Trang bị kiến thức pháp luật và nâng cao năng lực tư vấn, đào tạo của giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý, cán bộ văn phòng tư vấn của trường về các quy định pháp luật thuộc phạm vi phổ biến của Dự án.

Sau khi giáo được đào tạo kiến thức pháp luật, nắm được đầy đủ nội dung của 04 bộ luật, nhà trường xếp giờ dạy trên lớp để giáo viên trang bị kiến thức pháp luật cho 1100 học sinh của trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Ba Đình, Hà Nội (2 tiết học trên 1 tháng, liên tục trong 04 tháng trên 24 lớp của nhà trường).

Tạo môi trường để học sinh thực hành kiến thức về các quy định pháp luật đã được đào tạo tại trường và tìm hiểu thêm về hoạt động trợ giúp pháp luật tại các cơ quan liên quan thông qua việc: »

Xây dựng thư viện pháp luật

»

Tổ chức tham quan văn phòng luật sư

»

Dự phiên tòa xét xử tội phạm hình sự (hoặc xem băng)

»

Tổ chức giao lưu với luật sư trẻ

»

+ Xây dựng Câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật thu hút học sinh có nguy cơ vi phạm pháp luật

»

Có những hình thức tìm hiểu pháp luật thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật

»

Xây dựng trang Web để học sinh giao lưu tìm hiểu pháp luật.

245


Kiểm tra đánh giá kết quả nắm kiến thức pháp luật và ý thức thực hiện pháp luật của học sinh, theo tiêu chuẩn quốc gia: chia phòng, đánh số báo danh, phân công giám thị, ra đề và chấm bài (Nhà trường tổ chức ra đề thi chẵn, lẻ, chia thành 24 phòng thi, mỗi phòng có 02 giáo viên coi).

2. Các kết quả chính của Dự án 2.1 Quá trình thực hiện Dự án: Mốc thời gian Tháng 2/2011

Nội dung hoạt động Điều tra khảo sát kiến thức pháp luật

Tháng 3/2011

Tổ chức đào tạo kiến thức pháp luật cho Cán bộ quản lý, cán bộ tư vấn và giáo viên chủ nhiệm Trang bị tủ sách pháp luật tại 02 cơ sở của nhà trường với 33 đầu sách cho 02 cơ sở đào tạo của nhà trường.

Tháng 2, 3,4/2011

Tháng 2/2011

Kết quả: Có 273 lượt học sinh và giáo viên mượn sách tham khảo. Nghiên cứu chuyên đề pháp luật làm tài liệu cho giáo viên chủ nhiệm giảng dạy, tư vấn cho học sinh

Phối hợp với Hội Luật Gia Hà Nội nghiên cứu 04 chuyên đề về: Bộ Luật hình sự; Một số nội dung cơ bản của công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004; Luật Giao thông đường bộ; Luật hôn nhân và gia đình”. Biên tập thành bộ tài liệu cho giáo viên giảng dạy cho 3 khối lớp 10,11,12. Tháng 5/2011 Tỗ chức cho 160 học sinh đến thăm các văn phòng Luật sư và Trung tâm nghiên cứu và trợ giúp pháp lý thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Tháng 3,5,7,9/2011 “Bữa tối với Luật Sư”

Tháng 3,5/2011

Tổ chức 04 bữa giao lưu giữa học sinh và Luật sư gồm 280 học sinh và 08 lượt Luật sư cùng 30 sinh viên Khoa Luật trường Đại học Quốc gia Hà Nội Câu lạc bộ pháp luật (sinh hoạt: 2 tháng/lần/2 cơ sở trong 06 tháng)

Tháng 3,4,5,7/2011 Tăng cường kiến thức pháp luật cho học sinh: tập trung dạy kiến thức pháp luật cho học sinh Giảng dạy 192 tiết học về các quy định pháp luật thuộc phạm vi phổ biến của Dự án cho 24 lớp ở cả khối lớp 10, khối lớp 11 và khối lớp 12 của trường Tháng 3,4,5,7/2011 Biên soạn giáo án về các quy định pháp luật thuộc phạm vi phổ biến của Dự án làm tài liệu giảng dạy cho học sinh nhà trường. Tháng 11/2011 Tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật của các học sinh (sau khi giảng dạy kiến thức pháp luật) Kết quả: 100% học sinh có hiểu biết về các quy định pháp luật nêu trên.

246 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


2.2 Kết quả chính của Dự án Thứ nhất, về kiến thức pháp luật và khả năng tiếp cận nguồn thông tin về pháp luật của học sinh: •

Kết quả khảo sát cho thấy có 88,9% các em nhận thức được rằng trong cuộc sống hành vi của mỗi người bị chi phối bởi đạo đức xã hội và pháp luật.

Khảo sát cho thấy 12,1% học sinh cho rằng không nhất thiết phải thực hiện “Sống và làm việc theo pháp luật”. •

Trên thực tế không có học sinh nào tự tìm hiểu các bộ luật. Khả năng nhận thức đúng về pháp luật của các học sinh ở khối lớp 12 chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả 3 khối lớp tại các câu hỏi về nhận thức pháp luật được khảo sát ở Bảng hỏi.

Qua khảo sát, Nhóm Nghiên cứu phát hiện thấy việc tiếp cận nguồn thông tin pháp luật của học sinh còn hạn chế, đa số học sinh cho rằng cần thiết phải có hiểu biết về pháp luật và hầu hết các em đều có nhu cầu tìm hiểu luật. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều em có nhận thức chưa đúng về pháp luật, Thứ hai, qua các hoạt động của Dự án nêu tại Mục 2.1, sau khi được giảng dạy về pháp luật, 100% học sinh được đánh giá là đã có các hiểu biết về các quy định pháp luật thuộc phạm vi phổ biến của Dự án. Thứ ba, trên cơ sở kết quả khảo sát, Nhóm Nghiên cứu đã biên soạn tài liệu, bố trí chương trình giảng dạy pháp luật trong nhà trường THPT thông qua cải tiến chương trình dạy pháp luật của bộ môn giáo dục công dân mà Bộ Giáo dục đào tạo đã ban hành nhằm nâng cao nhận thức của cả thầy và trò về pháp luật và việc tuân thủ pháp luật trong đời sống.

3. Các khuyến nghị Dự án đưa ra Với vai trò là Đơn vị thực hiện Dự án, Nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị như sau: •

Cần đưa các chương trình giáo dục pháp luật vào các trường trung học phổ thông một cách sâu sắc hơn. Cụ thể: Tăng thời lượng giờ học về pháp luật trên lớp; và mở rộng việc truyền tải các vấn đề giáo dục pháp luật sao cho thiết thực với đời sống học sinh hơn. Đặc biệt, đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật cũng phải được huấn luyện, có tài liệu tốt để sử dụng.

Tạo điều kiện để các nhà trường tổ chức thêm nhiều hoạt động ngoại khóa về tìm hiểu những quy định pháp luật điều chỉnh các vấn đề trong đời sống của các học sinh, như việc tuyên truyền về các quy định pháp luật thuộc phạm vi phổ biến của Dự án mà trường THPT Đinh Tiên Hoàng đã thực hiện.

Bộ Giáo dục đào tạo cần phối hợp với Bộ Tư pháp để giải quyết vấn đề giáo dục pháp luật trong các trường trung học phổ thông.

Cần xuất bản những bộ tranh khổ lớn nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật phù hợp với lứa tuổi của học sinh ở từng cấp học trong các nhà trường

Nên có một bộ giáo trình giáo dục pháp luật do các luật sư và các nhà sư phạm cùng biên tập để giáo viên chủ nhiệm phổ biến và giáo dục pháp luật cho học sinh các cấp một cách thường xuyên./.

247


NÂNG CAO HIỂU BIẾT VÀ NĂNG LỰC THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM CHO PHỤ NỮ DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN BẮC HÀ, TỈNH LÀO CAI (2011)

1. Bối cảnh thực hiện dự án Huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai là một trong 61 huyện vùng cao khó khăn nhất của Việt Nam, toàn huyện có 53.342 người trong đó hơn 75% là người dân tộc thiểu số (DTTS); dân tộc chiếm tỉ lệ cư dân cao nhất là người Mông (chiếm 46%), thứ đến là người Dao, Phù Lá, La Chí, Mường, Cao Lan... Huyện Bắc Hà có địa hình phức tạp, giao lưu khó khăn nên người dân ít được tiếp cận với thông tin, tri thức xã hội trong đó có các vấn đề luật pháp. Hiện nay, bên cạnh những yếu tố văn hóa cổ truyền chứa đựng nét đẹp truyền thống, khu vực này còn lưu giữ nhiều tập tục lạc hậu như tảo hôn, bạo hành trẻ em, sử dụng lao động của trẻ em, không tạo điều kiện để trẻ em gái được đi học... Những quan niệm, tập tục đó đã vi phạm quyền được giáo dục, chăm sóc, phát triển... của trẻ; ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể lực và tinh thần của các em, đặc biệt là trẻ em gái. Đây đang là vấn đề bức xúc ở Bắc Hà, đòi hỏi cần phải tập trung nghiên cứu, tìm các giải pháp để tác động, cải thiện tình hình.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội (CESED) Địa bàn thực hiện: Huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Quy mô dự án: 43 người tham gia phỏng vấn trực tiếp; 120 người trả lời phiếu khảo sát; 124 người tham gia tập huấn. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01/2011 đến tháng 10/2011 Mục tiêu của dự án: •

Nâng cao hiểu biết và kĩ năng thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em và Luật BVCSGDTE cho phụ nữ các dân tộc thiểu số huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai;

Tạo cơ hội để trẻ được hưởng quyền chăm sóc, bảo vệ và phát triển; và

Góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống tại các vùng sâu, vùng xa.

Nhiều văn bản có tính pháp lí liên quan đến việc bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em đã được ban hành. Song trên thực tế, người dân ở các vùng xa xôi hẻo lánh ít có điều kiện tiếp cận với những thông tin pháp luật, đặc biệt là phụ nữ. Do đó, công tác giáo dục tuyên truyền là cần thiết để trang bị cho phụ nữ những hiểu biết về nhu cầu, nguyện vọng của trẻ, sự cần thiết phải bảo vệ chăm sóc trẻ em; đồng thời trang bị cho họ kiến thức và kĩ năng thực hiện công ước Liên hợp quốc (LHQ), Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (BVCSGDTE). Do vậy, Trung tâm Giáo dục môi trường và các vấn đề xã hội (CESED) lựa chọn thực hiện dự án “Nâng cao hiểu biết và năng lực thực 248 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


hiện Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Luật BVCSGDTE cho phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai”. Dự án nhằm nâng cao nhận thức pháp lí, nhận thức xã hội cho phụ nữ, góp phần thực hiện quyền của trẻ em, đảm bảo lợi ích cho trẻ em vùng DTTS, đặc biệt là trẻ em gái. Đồng thời trên cơ sở bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc lựa chọn nội dung, cách thức đưa pháp luật vào lòng người dân, dự án có tính chất gợi mở một mô hình, một hướng đi cho việc nâng cao hiểu biết và năng lực thực thi pháp luật cho đối tượng phụ nữ DTTS nói riêng và cư dân vùng sâu, vùng xa nói chung. Dự án cũng góp phần thực hiện mục đích của hợp phần nâng cao nhận thức về quyền cơ bản, tiếp cận công lí và cách thức tuyên truyền vận động người dân thực hiện pháp luật, thực thi quyền con người. Dự án được triển khai theo các hoạt động sau: •

Khảo sát đánh giá hiện trạng nhận thức và thực hiện quyền trẻ em (QTE) của phụ nữ huyện Bắc Hà, xác định nhu cầu, lựa chọn nội dung, phương pháp biên soạn tài liệu và tập huấn phù hợp đối tượng.

Biên soạn tài liệu tập huấn về Công ước của LHQ về QTE và Luật BVCSGDTE.

Tập huấn cho phụ nữ cốt cán của của huyện và 3 xã: Lùng Phìn, Bản Phố và Lầu Thí Ngài.

Tập huấn – tuyên truyền cho phụ nữ các thôn bản thuộc 3 xã: Lùng Phìn, Bản Phố và Lầu Thí Ngài.

Đánh giá kết quả, rút bài học kinh nghiệm cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Công ước của LHQ về QTE và Luật BVCSGDTE cho phụ nữ các DTTS.

2. Quá trình thực hiện và các kết quả chính của dự án 2.1 Quá trình thực hiện dự án Mốc thời gian

Nội dung hoạt động

01/2011 - 03/2011

Khảo sát đánh giá hiện trạng nhận thức và thực hiện QTE của phụ nữ huyện Bắc Hà, xác định nhu cầu, lựa chọn nội dung, phương pháp biên soạn tài liệu và tập huấn phù hợp đối tượng.

04/2011 - 05/2011

Biên soạn tài liệu tập huấn về Công ước của LHQ về QTE và Luật BVCSGDTE.

06/2011

Tập huấn cho phụ nữ cốt cán của huyện và 3 xã: Lùng Phìn, Bản Phố và Lầu Thí Ngài.

07/2011 - 08/2011

Tập huấn – tuyên truyền cho phụ nữ các thôn bản thuộc 3 xã: Lùng Phìn, Bản Phố và Lầu Thí Ngài.

09/2011 - 10/2011

Đánh giá kết quả, rút bài học kinh nghiệm cho việc tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Công ước của LHQ về QTE và Luật BVCSGDTE cho phụ nữ các DTTS.

249


2.2 Các kết quả chính của dự án •

Thứ nhất, kết quả khảo sát cho thấy, phụ nữ thôn bản chưa được tiếp cận nhiều với thông tin về pháp luật liên quan đến QTE. Cụ thể, kết quả khảo sát thể hiện rõ một số thông tin đáng chú ý về tình hình nhận thức chung của phụ nữ huyện Bắc Hà như sau:

100% phụ nữ thôn bản được phỏng vấn không hiểu biết đầy đủ về QTE, đại đa số còn chưa nghe nói đến QTE hoặc Luật BVCSGDTE.

Việc chăm sóc bảo vệ con cái chưa được các phụ huynh quan tâm đúng mức, tình trạng trẻ em phải lao động sớm còn phổ biến. Theo thống kê, trên phạm vi toàn huyện có gần 1,5% học sinh THCS bỏ học giữa cấp để lao động giúp đỡ gia đình; vào thời điểm mùa vụ, có trường THCS chỉ đạt 60-70% học sinh đến lớp.

Nạn tảo hôn vẫn còn, năm 2010 có 16 trường hợp kết hôn ở độ tuổi dưới 16 tuổi, đa số các trường hợp khác là kết hôn ở độ tuổi 17-18 tuổi.

Hội phụ nữ huyện, chính quyền các xã và các trường tiểu học, THCS trong địa bàn không có kế hoạch và dự định triển khai hoạt động tuyên truyền về QTE cho cộng đồng và đặc biệt là cho phụ nữ các thôn bản vì thiếu nguồn lực tổ chức cũng như thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác tuyên truyền.

Thống kê liên quan đến hiểu biết về QTE: »

Độ tuổi được quy định là trẻ em theo Công ước quốc tế: 72,60% người trả lời “Công ước quốc tế quy định trẻ em là người dưới 14 tuổi”; 13,69% “không biết Công ước quy định tuổi như thế nào”; chỉ có 9,60% trả lời đúng “Công ước quốc tế quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi”;

»

Độ tuổi được quy định là trẻ em theo pháp luật Việt Nam: 72,60% trả lời pháp luật Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 14 tuổi; 13,69% không biết và 8,22% trả lời đúng Luật BVCSGDTE của Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi;

»

Về các nhóm quyền của trẻ: 87,67% không biết về các nhóm quyền của trẻ em; 5,47% trả lời sai; chỉ có 6,84% trả lời có 4 nhóm quyền, nhưng không xác định được tên các nhóm quyền.

Thứ hai, CESED đã biên soạn tài liệu tập huấn (dày 67 trang đảm bảo đầy đủ nội dung cơ bản và theo quan điểm lấy học viên làm trung tâm) cho phụ nữ cốt cán về Công ước của LHQ về QTE và Luật BVCSGDTE. Tài liệu được biên soạn thành từng bài, mỗi bài có mục tiêu để định hướng cho người thực hiện, phần thông tin cung cấp các kiến thức cơ bản, hướng dẫn cách tổ chức các hoạt động để triển khai nội dung. Tài liệu không chỉ được sử dụng trong đào tạo cốt cán mà các hướng dẫn viên cũng đã sử dụng để chọn lọc nội dung, chọn phương pháp để sử dụng trong các lớp tập huấn, tuyên truyền mở rộng tại xã. Thứ ba, CESED đã tổ chức các cuộc tập huấn, bao gồm: •

Tập huấn nâng cao nhận thức và kĩ năng thực hiện Công ước của LHQ về QTE và Luật BVCSGDTE cho phụ nữ cốt cán của huyện và cốt cán của 3 xã Lùng Phìn, Bản Phố, Lầu Thí Ngài:

Khóa Tập huấn được tiến hành từ ngày 27/6 đến ngày 29/6/2011. Thành phần tham gia tập huấn: 50 người (gồm các cán bộ phụ nữ và đại diện phụ nữ thuộc các thôn bản của 3 xã Lùng Phìn, Bản Phố và Lầu Thí Ngài; cán bộ UBND xã: chủ tịch, phó chủ tịch phụ trách văn hóa xã; 3 giáo viên thuộc mỗi trường tiểu học và THCS). Sau khi tập huấn, các học viên đã xác định được độ tuổi quy định trẻ em theo Công ước và theo pháp luật Việt Nam, nhận biết được các nội dung cơ bản của Công ước và Luật BVCSGDTE, các chính sách của Nhà nước trong việc bảo vệ trẻ em và 250 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


những tiêu chí cơ bản cho sự phát triển của trẻ em. Đồng thời qua tập huấn, cán bộ cốt cán đã biết cách tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức phụ nữ trong thôn bản về QTE và cách thực hiện QTE tại địa phương. Các học viên cũng đã thể hiện thái độ tích cực, sự quyết tâm đối với công tác tuyên truyền Công ước của LHQ về QTE và Luật BVCSGDTE, ủng hộ các chủ trương bảo vệ QTE của LHQ và Việt Nam, đồng thời có thái độ phê phán những hành vi vi phạm. •

Tập huấn mở rộng cho phụ nữ thôn bản 3 xã Lùng Phìn, Bản Phố, Lầu Thí Ngài về Công ước LHQ về QTE và Luật BVCSGDTE:

Dự án đã tập huấn cho 74 người thuộc cán bộ phụ xã, chi hội phụ nữ thôn, trưởng thôn, đại diện bà con thôn bản (trong đó: xã Bản Phố có 27 người, xã Lùng Phìn có 21 người và xã Lầu Thí Ngài có 26 người). Trong quá trình tập huấn, các vấn đề thực tế địa phương được trao đổi bàn luận tìm hướng giải quyết đảm bảo đúng luật pháp và phù hợp với tình hình, phong tục, tâm lí xã hội của địa phương. Những người được tập huấn đã có kiến thức về QTE, có kĩ năng tuyên truyền vận động bà con thôn bản thực hiện QTE và thể hiện tinh thần sẵn sàng chia sẻ những hiểu biết của mình cho mọi người dân trong cộng đồng.

2.3 Các bài học kinh nghiệm từ việc thực hiện dự án Xuyên suốt các hoạt động thực hiện dự án, CESED cũng xác định được những thách thức, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án và biện pháp khắc phục như sau: •

Địa điểm thực hiện dự án xa xôi: Bắc Hà cách Hà Nội 360 km, là vùng rừng núi cao, đi lại khó khăn, phụ nữ đa số là người DTTS. Dự án đã khắc phục bằng cách hợp tác chặt chẽ với UBND, Hội Phụ nữ, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Hà và UBND 3 xã Lùng Phìn, Bản Phố, Lầu Thí Ngài để xây dựng kế hoạch triển khai chặt chẽ, đảm bảo các hoạt động đúng tiến độ.

Phụ nữ DTTS ít biết và ngại nói tiếng phổ thông. Ban quản lí dự án lựa chọn các phụ nữ biết tiếng dân tộc, đã học qua tiểu học làm phiên dịch viên và trao đổi với bà con bằng tiếng dân tộc, sử dụng phiếu thu thập thông tin làm công cụ tiến hành khảo sát, “dịch ngang” khi phỏng vấn, tọa đàm.

Ban tổ chức đã có kế hoạch tạo điều kiện ưu tiên cho các học viên có thể vừa tham gia dự án vừa có thời gian chăm sóc con cái để khuyến khích mọi người tích cực hơn trong hoạt động tập huấn.

Khi tham gia tập huấn, phụ nữ DTTS vẫn gặp rào cản tâm lí, chưa làm quen với các phương pháp học tập tích cực, ảnh hưởng đến kết quả tập huấn. Tuy nhiên, báo cáo viên đã có thái độ chân tình, khích lệ động viên chị em, tổ chức các hoạt động cho học viên cùng nhau thân ái đoàn kết tham gia xây dựng bài học .

Với vai trò là đơn vị thực hiện, CESED rút ra một số bài học trong quá trình triển khai dự án như sau: •

Sự hợp tác tốt với chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội khác, thu hút các trường học - giáo viên, học sinh trên địa bàn tham gia vào các hoạt động là chìa khóa cho vận động tuyên truyền được đẩy mạnh. Trong đó, giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong công tác phổ biến kiến thức vì họ có uy tín đối với người dân địa phương và con em của họ.

Tập huấn, tuyên truyền phải được tiến hành từng bước từ đào tạo cán bộ cốt cán cấp cơ sở. Cán bộ cốt cán sẽ trực tiếp tuyên truyền tập huấn mở rộng cho cán bộ thôn bản, từ đó, triển khai tuyên tuyền cho người dân tại các làng bản. Tập huấn cốt cán, tập huấn mở rộng dựa vào chính lực lượng phụ nữ tham gia, bao gồm cả những phụ nữ DTTS sẽ hình thành mạng lưới tuyên truyền pháp luật từ huyện đến xã, đến thôn bản và đến từng hộ dân cư để đưa luật pháp đi vào cuộc sống. 251


Cán bộ tuyên truyền cần am hiểu tâm lí – xã hội, phong tục tập quán của các dân tộc, gần gũi, chia sẻ, tin tưởng học viên, nhất là những học viên DTTS nhằm tăng tính hiệu quả cho công tác tuyên truyền.

Nội dung tập huấn cốt cán cũng như nội dung tập huấn mở rộng luôn luôn được đặt trong mối liên hệ thực tiễn địa phương, do chính các học viên đưa ra các tình huống, phân tích trong từng nhóm và rút ra kết luận hợp lý nhất; luôn gắn thực tế sinh động của thôn bản với các nội dung cần thiết của tập huấn.

Sử dụng phương pháp cùng tham gia, chia sẻ giữa người hướng dẫn và học viên. Cần linh hoạt phương pháp và hình thức tuyên truyền như thảo luận nhóm nhỏ, trò chơi, kể chuyện, tổ chức thi… khơi dậy sự tự tin cũng như sự chủ động của tiếp nhận thông tin của các học viên.

3. Các khuyến nghị Về phía dự án, với các bài học kinh nghiệm rút ra từ quá trình điều phối thực hiện, để dự án có thể đạt được kết quả tốt hơn và mang tính bền vững, CESED nhận định một số quan điểm sau: •

Phạm vi tác động của dự án còn nhỏ so với nhu cầu. Tập huấn cho đội ngũ cốt cán 3 xã so với số lượng 21 xã, với 124 người trên tổng số hơn 11.000 phụ nữ trong toàn huyện được tập huấn là một con số khiêm tốn. Cần triển khai mở rộng hoạt động tuyên truyền và tập huấn tới các xã còn lại.

Dự án mới bước đầu trực tiếp tập huấn tuyên truyền tới cán bộ cốt cán của thôn bản. Do đó, để kiến thức pháp luật đi sâu vào đời sống người dân thì cần tổ chức các cuộc trao đổi, tuyên truyền trực tiếp các nội dung về QTE xuống tận từng hộ gia đình, đến với từng người dân trong bản làng, kết hợp với triển khai tuyên truyền qua phương tiện truyền thông, qua tờ rơi, tranh ảnh áp phích.

Để bảo đảm tính bền vững của dự án và nhân rộng hiệu quả của mô hình đã triển khai, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động: 1) Biên soạn tài liệu mỏng (tờ rơi) phát cho chính quyền xã, các tổ chức xã hội ở địa phương và bà con thôn bản; 2) Tập huấn đội ngũ cốt cán cho các xã còn lại trong huyện; 3) Tập huấn mở rộng cho cán bộ xã và các thôn bản của 8 xã còn lại; 4) Tổ chức hoạt động tọa đàm, trao đổi, tuyên truyền xuống các thôn bản của 3 xã Lùng Phìn, Bản Phố, Lầu Thí Ngài. 5) Viết bài và phát các chương trình trên đài phát thanh của huyện./.

252 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


PHẦN 4 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG SÁNG KIẾN TƯ PHÁP

253


Sơ đồ thực tập phòng chống mua bán người - Hội LH Phụ nữ Hà Giang

Tập huấn về Quyền trẻ em - FUTURE

Đại diện người dân ở ‘làng ung thư’ đọc kiến nghị - PanNature 254 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Trao Giấy khai sinh cho người đại diện trẻ em đường phố

Tập huấn kỹ năng giảng dạy pháp luật cho cán bộ Trung tâm lao động bắt buộc - LERES

255


Tư vấn luật đất đai tại tỉnh Hòa Bình Người cao tuổi tham dự buổi truyền thông về quyền của người cao tuổi - VAE

Tọa đàm nâng cao năng lực tổ hòa giải trong tranh chấp đất đai - VSSS

256 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Truyền thông pháp luật cho người Khme - Bạc Liêu

Tư vấn pháp lý cho người dân tộc thiểu số - Hội LH Phụ nữ Điện Biên

Truyền thông về phòng chống bạo lực gia đình - Hội LHPN tỉnh Điện Biên 257


Tư vấn viên pháp luật khiếm thị tham gia tư vấn pháp luật tại cộng đồng

Tư vấn pháp luật cho người yếu thế - LERES

258 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P

Tư vấn pháp luật - đồng bào Vân Kiều, Cam Lộ, Quảng Trị


Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển năng lực tổ chức - JIFF

Lễ ra mắt Mạng lưới hỗ trợ pháp lý cho Người khuyết tật - ACDC 259


Hội thảo công bố nghiên cứu DISED

Trợ giúp pháp lý cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh đặc biệt - FUTURE 260 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Hội thảo chính sách về Tư pháp môi trường

Tập huấn về kiểm tra giám sát thực hiện luật về Người cao tuổi - VAE 261


Tập huấn lồng ghép giới cho các đối tác nhận tài trợ - JIFF

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm phát triển năng lực tổ chức - JIFF

262 SÁ NG K I ẾN T Ư PHÁ P


Hội nghị giữa kỳ JIFF - Triển lãm các dự án sáng kiến tư pháp

Hội nghị giữa kỳ JIFF

263


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.