Trong số này
1 3
12 Phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển
Cần tiếp tục rà soát các dự án thủy điện Thủy điện Don Sahong tác động nghiêm trọng đến ngành thủy sản khu vực 4 Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp 10 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Bản tin
23 Rà soát quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn Tây Nguyên
CHINH SACH Tài nguyên
Môi trường
Trung tâm CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN SỐ 11, QUÝ III/2013
Phát triển bền vững
ISSN 0866 – 7810
Cần tiếp tục rà soát
các dự án thủy điện
V
iệc Chính phủ loại bỏ 424 dự án thủy điện, chiếm 34,2%, trong tổng số 1239 dự án được quy hoạch sau quá trình rà soát quy hoạch phát triển thủy điện trên toàn quốc năm 2012 là quyết định cần thiết với những cân nhắc về lợi ích kinh tế và hệ lụy môi trường, xã hội. Quyết định này cũng cho thấy những bất cập và tồn tại của công tác quản lý nhà nước trong quy hoạch, giám sát vận hành thủy điện. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu đây đã phải con số cuối cùng nếu như 815 dự án còn lại trong quy hoạch tiếp tục được rà soát? Liệu đã đến lúc phải đặt ưu tiên cao nhất cho việc đảm bảo an ninh nguồn nước và bảo vệ rừng và coi đó là yêu cầu cấp thiết vì lợi ích lâu dài, tránh các tác động tiêu cực đối với đời sống cộng đồng và phát triển kinh tế-xã hội? Trước hết, phải khẳng định rằng từ năm 1990 đến nay, thủy điện là nguồn điện năng quan trọng cho đời sống, sản xuất và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Đến năm 2012, thủy điện vẫn đóng góp 48,26% công suất và 43,9% điện lượng cho hệ thống điện toàn quốc bên cạnh các nguồn khác. Tuy nhiên những tác động tiêu cực về môi trường, xã hội do thủy điện gây ra đã làm thay đổi nhận thức lâu nay vẫn cho rằng thủy điện là nguồn năng lượng sạch và rẻ. Theo báo cáo của Bộ Công thương, từ năm 2006 đến nay chúng ta đã phải đánh
Cơ cấu nguồn điện theo tổng công suất năm 2020 1.3% 3.1% 5.6% 16.5%
Thủy điện Thủy điện tích năng
23.1% 2.4%
Nhiệt điện than Nhiệt điện khí đốt Năng lượng tái tạo
48.0%
Điện hạt nhân Nhập khẩu
Cơ cấu nguồn điện theo tổng công suất năm 2030 4.9% 6.6% 11.8% 9.4%
3.9%
Thủy điện Thủy điện tích năng Nhiệt điện than Nhiệt điện khí đốt
11.8% 51.6%
Năng lượng tái tạo Điện hạt nhân Nhập khẩu
Nguồn số liệu: Quyết định số 1208/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030
1
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
đổi 50.000 ha đất rừng để làm thủy điện. Còn báo cáo của Bộ Nông nghiệp cho biết 20.000 ha rừng đã bị “xóa sổ” bởi các dự án thủy điện trong giai đoạn 2006-2012. Về tác động xã hội, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp, chỉ tính riêng trong 21 dự án thủy điện ở 12 tỉnh đã có khoảng 75.000 hộ phải di dời, gây xáo trộn cuộc sống, sinh kế và đời sống văn hóa của người dân. Thiệt hại do sự cố an toàn đập và xả lũ khi có rủi ro thiên tai xảy ra hàng năm ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, các tác động thực tế, lâu dài của các nhà máy thủy điện đã vận hành hoặc đang xây dựng vẫn chưa được nhận thức đầy đủ và chưa được đánh giá, dự báo một cách toàn diện. Khả năng đảm bảo an toàn đập và quản lý vận hành hồ chứa không gây hại cũng chưa đủ độ tin cậy. Chính vì vậy, việc tiếp tục đánh giá, xem xét toàn diện về lợi ích và thiệt hại đối với từng dự án cũng như cả hệ thống thủy điện quy hoạch trên từng lưu vực sông là vô cùng cần thiết, làm cơ sở để loại bỏ hoặc cấp phép xây dựng, đồng thời áp dụng biện pháp giảm thiểu, đảm bảo an ninh môi trường và xã hội. Mỗi một dòng sông là một hệ sinh thái thống nhất, hoàn chỉnh, không phụ thuộc vào việc phân định theo địa giới hành chính. Tuy nhiên, việc phân quyền quy hoạch cho các địa phương như hiện nay đã dẫn đến sự phát triển nóng, dày đặc thủy điện vừa và nhỏ, để lại hậu quả là sự tàn phá các lưu vực sông, ngăn chặn dòng chảy tự nhiên xuống hạ lưu. Yêu cầu quy hoạch vì vậy phải dựa trên kết quả đánh giá môi trường chiến lược cho từng lưu vực và áp dụng quy hoạch phát triển tổng hợp lưu vực sông để có các lựa chọn dự án và quy mô phù hợp. Bên cạnh đó, ngoài chức năng sản xuất điện, đối với mỗi dự án, các cơ quan có thẩm quyền cần khẳng định rõ ràng và chính xác khả năng và chức năng của công trình đối với việc cắt, giảm lũ, chống hạn và cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất và bảo vệ môi trường cho vùng hạ du. Xét tổng thể, theo quy hoạch trước khi rà soát, trong tổng số dung tích phòng lũ của hệ thống thủy điện Việt Nam đạt khoảng 10,5 tỷ m3 thì đã có 10 tỷ m3 thuộc về 130 dự án thủy điện vừa và lớn (>30MW), còn lại là hầu hết thủy điện nhỏ (<30MW) với hơn 1.100 dự án chỉ có dung tích hữu ích nhỏ khoảng 0,5 tỷ m3. Với số liệu này, việc gán cho hệ thống thủy điện nhỏ chức năng cắt, giảm lũ vùng hạ lưu là không đáng tin cậy. Trong nhiều trường hợp, các công trình thủy điện nhỏ còn làm cho tình trạng ngập lụt cục bộ trở nên trầm trọng hơn. Hậu quả xả lũ mà các thủy điện ở Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Gia Lai và Kon Tum gây ra trong thời gian vừa qua là một bằng chứng nhãn tiền. Vì vậy, Chính phủ cần tiếp tục xem
2
xét loại bỏ khỏi quy hoạch đối với các dự án có nguy cơ gây tổn thương cao do xả lũ, đặc biệt là các công trình ở những nơi có địa hình dốc và ngắn như khu vực miền Trung. Ngoài ra, việc bảo vệ tính toàn vẹn của hệ thống rừng tự nhiên, đặc biệt là rừng phòng hộ và đặc dụng trên các lưu vực sông là tối quan trọng. Đây cũng là lá chắn, đảm bảo nguồn nước và an toàn cho hoạt động của các nhà máy thủy điện. Tuy nhiên, trên thực tế thủy điện vẫn được nhìn nhận là “những dự án mang tên phá rừng” bởi vì nhiều công trình thủy điện phá rừng nhiều hơn diện tích được phép chặt hạ, không kể các diện tích lấn chiếm và phá rừng trái phép ở các khu tái định cư. Cũng chính vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng số liệu đất rừng và rừng bị mất do thủy điện được báo cáo tại Quốc hội gần đây là chưa chính xác, ít hơn nhiều so với thực tế nếu nhìn vào hiện trạng mất rừng do chuyển đổi mục đích sử dụng từ năm 2005 đến nay của các tỉnh như Quảng Nam, Lâm Đồng, Kon Tum… Thực tế này đòi hỏi các địa phương phải tiếp tục rà soát lại diện tích rừng đã mất trên mỗi dự án để yêu cầu doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trồng bù, đồng thời loại khỏi quy hoạch các dự án có nguy cơ gây mất rừng cao. Hơn nữa, thông qua thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng, cần ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các doanh nghiệp thủy điện đối với bảo vệ rừng thượng nguồn. Quyết định loại bỏ các dự án thủy điện Đồng Nai 6 và 6A ra khỏi quy hoạch thời gian vừa qua là một ví dụ cho thấy sự cần thiết phải công khai thông tin, tham vấn rộng rãi nhiều bên liên quan để có thể đánh giá đúng và toàn diện về tác động môi trường, xã hội của thủy điện. Qua đó cũng đồng thời tăng cường trách nhiệm giải trình và sự tuân thủ pháp luật của các bên liên quan. Trong thời gian tới, cách tiếp cận này cần được thể chế hóa cụ thể, đi đôi với việc tiếp tục công khai thông tin, rà soát và cân nhắc lại các quy hoạch thủy điện.
Theo phân tích của Tiến sĩ Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, thì việc “loạn thủy điện” dẫn đến hậu quả mất rừng là do sai lầm từ bài toán cơ cấu nguồn điện năng, dẫn đến phát triển quá mức nguồn lực thủy điện. Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) với tư cách là tham mưu cho Chính phủ trong việc xây dựng các tổng sơ đồ phát triển điện lực, đã quá ưu tiên cho việc phát triển thủy điện, đưa tỷ trọng thủy điện lên mức cao hơn mức hợp lý mà thế giới đã xác định. (Nguồn: bit.ly/thiennhien16)
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Thủy điện Don Sahong tác động nghiêm trọng đến ngành thủy sản khu vực NGÀY 30/09/2013, CHÍNH PHỦ LÀO ĐÃ GỬI THƯ THÔNG BÁO TỚI ỦY HỘI SÔNG MÊ KÔNG (MRC) VỀ KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CON ĐẬP THỨ HAI TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG MÊ KÔNG. VIỆC CHÍNH PHỦ LÀO CHỈ THÔNG BÁO MÀ KHÔNG THAM VẤN CÁC NƯỚC LÁNG GIỀNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG CON ĐẬP DON SAHONG TRÊN DÒNG CHÍNH SÔNG MÊ KÔNG ĐANG DẤY LÊN NHỮNG QUAN NGẠI SÂU SẮC, NHẤT LÀ KHI CON ĐẬP NÀY ĐƯỢC CHO LÀ SẼ CÓ TÁC ĐỘNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN NGÀNH THỦY SẢN TRONG KHU VỰC. Theo Chính phủ Lào, việc thi công dự án sẽ bắt đầu vào tháng 11 năm 2013 và hoàn thành vào tháng 2 năm 2018. Quá trình vận hành thương mại dự kiến bắt đầu vào tháng 5 năm 2018. Dự án do Công ty Mega First của Malaysia đầu tư xây dựng này có công suất thiết kế 256 MW, được xây dựng tại huyện Khong, tỉnh Champasak, phía Nam Lào cách biên giới Campuchia khoảng 2km. Theo một đánh giá về những tác động tiềm ẩn đối với nguồn cá Mê Kông do xây dựng các đập thủy điện dòng chính mà MRC công bố năm 1994 thì khu vực thác Khone nơi dự kiến xây đập được miêu tả là “một khu vực đặc biệt về sinh thái học” và “hiếm có trong tự nhiên đến nỗi cần phải dồn mọi nỗ lực để bảo vệ toàn vẹn khỏi bất cứ dự án phát triển nào”. Nghiên cứu của Trung tâm Thủy sản Thế giới (Word Fish Center-WFC) từ năm 2007 cũng nhận định, nhánh sông Hoo Sahong, nơi con đập chặn dòng, từ lâu đã được biết đến là một nhánh quan trọng nhất để cá di cư trong tất cả các mùa và là nhánh duy nhất mà cá có thể di cư vào mùa khô. Chính vì vậy việc cản trở luồng di cư của cá ở thác Khone chắc chắn sẽ tác động tiêu cực tới xã hội, sinh thái và kinh tế trên cả lưu vực. Ngoài ra, theo Nghiên cứu đánh giá khả thi Dự án năm 2009, con đập sẽ chuyển hướng dòng chảy trong mùa mưa vào nhánh Hou Sahong, gồm khoảng 60% tổng lưu lượng dòng chảy đến các nhánh của dòng Mê Kông và 9-10% tổng lưu lượng dòng chảy Mê Kông. Hậu quả là khoảng 10-12 triệu tấn phù sa mỗi năm sẽ được chuyển sang phía hồ chứa của đập. Báo cáo Môi trường chiến lược do MRC ủy thác thực hiện năm 2011 cũng đã khẳng định:“Điều lo ngại đối với Don Sahong là mặc dù đây là đập chắn
Nguồn: TERRA
một phần, nó vẫn đe dọa tính kết nối quanh năm của dòng chính để cá đi qua và sẽ đưa một phần lớn dòng chảy ra khỏi Thác Khone”. Đến nay, dù đã được MRC khẳng định trong Biên bản thẩm định Báo cáo Đánh giá tác động môi trường (EIA) của dự án Don Sahong năm 2007 rằng đây là dự án dòng chính và phải được tham vấn trước song đến nay Chính phủ Lào đã bỏ qua quy trình này và chỉ thông báo trước hơn một tháng so với thời điểm dự kiến xây đập.
“Một đặc điểm quan trọng của cá Mê Kông là rất nhiều loài dựa vào “tín hiệu dòng sông” tức là sự thay đổi mực nước hàng năm để di cư, sinh sản, tìm mồi. Đập thủy điện ngoài việc cản trở cá di chuyển còn làm cho nhiều loài cá bị “rối mù” do tín hiệu dòng sông bị đảo lộn. Đập Don Sahong sẽ ảnh hưởng đặc biệt với người dân Campuchia vì nhiều nhóm cá ở hồ Tonle Sap rất nhạy cảm với tín hiệu dòng sông. Tác động cụ thể của riêng đập Don Sahong đối với Việt Nam thì hiện nay chưa thể định lượng được nhưng nếu cá ở Tonle Sap bị ảnh hưởng thì chắc chắn là nguồn thủy sản ở ĐBSCL cũng sẽ bị ảnh hưởng dây chuyền.” (Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện – Trưởng nhóm tư vấn Quốc gia về Đánh giá môi trường chiến lược 12 đập thủy điện dòng chính Mê Kông) Thông tin tham khảo thêm tại: • thiennhien.net/tieu-diem/me-kong • nature.org.vn/vn/tag/mekong
3
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN RỪNG Ảnh: Nguyễn Xuân Lãm/PanNature
Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG; TỪNG BƯỚC ĐÁP ỨNG NHU CẦU GỖ, LÂM SẢN CHO TIÊU DÙNG TRONG NƯỚC VÀ XUẤT KHẨU; GÓP PHẦN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO, CẢI THIỆN SINH KẾ, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI, NGÀY 08/7/2013, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 1565/QĐ-BNNTCLN VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH LÂM NGHIỆP”. Đề án nêu định hướng cụ thể về cơ cấu các loại rừng; việc nâng cao giá trị gia tăng ngành lâm nghiệp; các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp; Ngày 01/8/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Chương trình hành động nhằm thực hiện Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 về việc phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”. Theo đó, Bộ chủ trương thành lập Ban chỉ đạo Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp do Thứ trưởng phụ trách Lâm nghiệp làm Trưởng ban, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trực thuộc. Một số nội dung chính trong Chương trình có thể kể tới, gồm: rà soát, điều chỉnh Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020; thử nghiệm mô hình đồng quản lý rừng để làm cơ sở nhân rộng; xây dựng và triển khai Đề án tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2013 - 2020…
4
việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính và phát triển theo vùng kinh tế - sinh thái lâm nghiệp. Đề án định hướng đến năm 2020 đưa diện tích đất lâm nghiệp tăng lên 16,2 – 16,5 triệu ha, trong đó rừng sản xuất 8,132 triệu ha, rừng phòng hộ 5,842 triệu ha, rừng đặc dụng 2,271 triệu ha. Bên cạnh đó, trữ lượng rừng tự nhiên là rừng sản xuất cũng sẽ được nâng lên 25% so với hiện nay; diện tích rừng trồng sản xuất đến năm 2020 đạt khoảng 3,84 triệu ha; cơ cấu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ được điều chỉnh theo hướng tăng tỷ trọng giá trị lâm sản sử dụng nguồn nguyên liệu được gây trồng trong nước, hạn chế tối đa xuất khẩu sản phẩm thô (bao gồm cả dăm gỗ). Về các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, Đề án điều chỉnh cơ cấu các loại hình tổ chức quản lý rừng theo hướng các tổ chức Nhà nước trực tiếp quản lý khoảng 50% tổng diện tích rừng toàn quốc, bao gồm toàn bộ diện tích rừng đặc dụng, 65% diện tích rừng phòng hộ và 30% diện tích rừng sản xuất. Với các công ty lâm nghiệp Nhà nước được hình thành từ lâm trường quốc doanh sẽ được chuyển đổi theo ba hình thức: cổ phần hóa và nhà nước giữ cổ phần chi phối; chuyển đổi sang Ban quản lý rừng; giải thể hoặc chuyển đổi hình thức khác. Với nhóm kinh tế tư nhân và nhóm kinh tế hợp tác sẽ xây dựng mô hình hợp tác trong lâm nghiệp, đưa số hợp tác xã trong lâm nghiệp ít nhất tăng 20% vào năm 2020 so với năm 2011. Chi tiết Quyết định xem tại: bit.ly/btcs0070
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Hướng dẫn thực hiện chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng NGÀY 26/7/2013, LIÊN BỘ TÀI CHÍNH - BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 100/2013/TTLTBTC-BNNPTNT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA QUYẾT ĐỊNH SỐ 24/2012/QĐ-TTG NGÀY 01/6/2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2020. Theo đó, kinh phí hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng đặc dụng và kinh phí quản lý bảo vệ rừng đặc dụng được thực hiện theo Điều 7 của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg, còn kinh phí hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng được thực hiện theo Điều 8 của Quyết định này. Trong đó, mức kinh phí đảm bảo cho các nội dung chi thuộc hoạt động quản lý bảo vệ rừng đặc dụng sẽ do Ngân sách Nhà nước cấp trung bình 100.000 đồng/ha/năm tính trên tổng diện tích khu rừng đặc dụng được giao cho Bộ, địa phương quản lý. Mức kinh phí hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng được phân bổ ở mức 40 triệu đồng/thôn, bản/năm.
Nguồn kinh phí dành cho hoạt động của bộ máy Ban quản lý rừng đặc dụng, kinh phí quản lý rừng đặc dụng và kinh phí hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm rừng đặc dụng do ngân sách Nhà nước bảo đảm sau khi cân đối với nguồn thu từ hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng. Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí cho các khu rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp quản lý; ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí cho các khu rừng đặc dụng do địa phương quản lý. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/9/2013 và áp dụng từ năm dự toán ngân sách 2013. Chi tiết Thông tư xem tại: http://bit.ly/btcs0071 Theo Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg về “Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 01/6/2012, tổng vốn đầu tư và vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước cho chính sách này khoảng 5.500 tỷ, trong đó vốn đầu tư là 50%. Một số điểm đáng chú ý trong mục tiêu của Chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng là việc tăng tính chủ động của các Ban quản lý, gắn trách nhiệm của người sử dụng lợi ích với việc đầu tư phát triển và bảo vệ rừng, giảm biên chế Nhà nước, huy động các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ phát triển rừng và khuyến khích vai trò của cộng đồng… (Nguồn: bit.ly/thiennhien14)
Ảnh: Nguyễn Xuân Lãm/PanNature
5
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Phê duyệt danh mục Chương trình UN-REDD giai đoạn II THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGÀY 23/7/2013 ĐÃ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 1214/QĐ-TTG VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ “GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THÔNG QUA NỖ LỰC HẠN CHẾ MẤT RỪNG VÀ SUY THOÁI RỪNG, QUẢN LÝ BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG, BẢO TỒN VÀ TĂNG CƯỜNG TRỮ LƯỢNG CÁC-BON RỪNG TẠI VIỆT NAM (UN-REDD) GIAI ĐOẠN II”. Mục tiêu của Chương trình nhằm hỗ trợ ngành lâm nghiệp góp phần đạt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính tới năm 2020 trong nông nghiệp và phát triển nông thôn; thực hiện thành công các chiến lược,
Ngay sau khi danh mục Chương trình UN-REDD giai đoạn II được phê duyệt, ngày 29/7/2013, Bộ Nông nghiệp đã ban hành Quyết định số 1724/QĐ-BNN-HTQT về việc phê duyệt Chương trình UN-REDD giai đoạn II và ngày 11/10/2013 tổ chức hội thảo quốc gia khởi động Chương trình này. Ngày 01/8/2013, Bộ tiếp tục phê duyệt “Đề cương thực hiện năm 2013, nhiệm vụ: Đánh giá trữ lượng các-bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam” với một số nội dung như: tính trữ lượng các-bon trung bình cho các trạng thái rừng, chuẩn hóa hệ thống bản đồ hiện trạng rừng, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ… Tổng kinh phí thực hiện nhiệm vụ là 1,5 tỷ đồng.
chính sách quốc gia về biến đổi khí hậu, lâm nghiệp, tăng trưởng xanh và hướng tới phát triển bền vững. Chương trình được thực hiện trong 3 năm với tổng kinh phí hơn 30 triệu USD từ nguồn ODA do Chính phủ Na Uy tài trợ. Phần vốn đối ứng trong nước là 15,5 tỷ đồng do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn và 6 tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau tự bố trí theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Chi tiết Quyết định xem tại: http://bit.ly/btcs0072 Nhằm đánh giá các điều kiện, hiện trạng về xã hội và môi trường cho việc thực thi REDD tại địa phương, Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES), tổ chức Tropenbos International và Trường Đại học Rutgers (Hoa Kỳ) đang tiến hành xây dựng Bộ chỉ số môi trường – xã hội cho thực hiện REDD+ cấp tỉnh (REDD+ Social and Environmental Index - RESI). RESI là bộ chỉ số giúp đánh giá mức độ phù hợp của địa phương, bao gồm cả các lợi thế và hạn chế, có thể dẫn đến thành công hoặc rủi ro cho thực hiện REDD+, giúp các bên liên quan có cơ sở tham khảo trong quá trình ra quyết định, lập kế hoạch, giám sát, đồng thời đánh giá mức độ thành công và tác động của thực thi REDD+. Công cụ này cũng cho phép so sánh ưu thế giữa các tỉnh trong lựa chọn địa bàn thực hiện REDD+.
Ảnh: Nguyễn Việt Dũng/PanNature
6
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Ảnh: Nguyễn Xuân Lãm/PanNature
Góp ý hoàn thiện hai Đề án về Quản lý rừng tự nhiên và Nâng cao hiệu lực kiểm lâm NGÀY 06/8/2013, VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ RA THÔNG BÁO SỐ 289/TB-VPCP VỀ KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP GÓP Ý, HOÀN THIỆN ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỪNG TỰ NHIÊN VÀ ĐỀ ÁN KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, NÂNG CAO HIỆU LỰC KIỂM LÂM. Dự thảo hai Đề án do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng, có xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học. Về Đề án “Tăng cường quản lý rừng tự nhiên”, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với các Bộ liên quan kiểm tra, cập nhật số liệu để làm rõ thực trạng quản lý và khai thác rừng tự nhiên. Nội dung Đề án cần căn cứ vào Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường để nghiên cứu để xây dựng hai phương án: (1) Dừng hoàn toàn khai thác rừng tự nhiên; phân tích hiệu quả các hệ lụy, ưu nhược điểm của phương án; (2) Dừng khai thác rừng tự nhiên, trừ một số khu vực có điều kiện như: có chứng chỉ quản lý rừng bền vững; nơi quản lý khai thác có truyền thống tốt; có giải pháp về giám sát khai thác, đặc biệt là giám sát độc lập… Với Đề án “Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động Kiểm lâm và thành lập Cảnh sát
Lâm nghiệp giai đoạn 2013 – 2020”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Công an để tiếp tục hoàn thiện theo hướng chuyển một bộ phận kiểm lâm thành cảnh sát lâm nghiệp, nhưng không thay thế kiểm lâm. Thêm vào đó, theo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng, nội dung của Đề án này sẽ chỉ xin ý kiến về chủ trương và tổ chức sắp xếp lại lực lượng kiểm lâm cho phù hợp với tình hình hiện nay và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng đã quy định. Bộ Nông nghiệp cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện các Đề án, trình Ban cán sự Đảng, Chính phủ trước ngày 20/8/2013 và dự kiến hoàn thành để trình Chính phủ ra Nghị quyết thực hiện trong Quý III năm 2013. Chi tiết Thông báo xem tại: bit.ly/btcs0073
Rừng đặc dụng ở Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng, không những xuống cấp mà đang dần bị thu hẹp. Đó là nhận định đã được đông đảo đại biểu thống nhất tại Hội thảo “Tương lai rừng đặc dụng Việt Nam: Một số vấn đề chính sách, nguồn lực và thực thi lâm luật” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Thực vật Hoang dã Quốc tế (FFI), Hiệp hội Vườn Quốc gia và Khu Bảo tồn Thiên nhiên Việt Nam (VNPPA) tổ chức ngày 15/6/2012 tại Hà Nội. Các vấn đề về thực trạng quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng liên quan đến công tác quy hoạch, hệ thống phân cấp quản lý và đầu tư nguồn lực; các rào cản, thách thức đối với lực lượng kiểm lâm cũng được thảo luận tại hội thảo cùng với các khuyến nghị chính sách liên quan.
7
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ảnh: Trần Đình Hà/PanNature
Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng 6 tháng đầu năm NGÀY 01/7/2013, VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ RA THÔNG BÁO SỐ 224/TB-VPCP VỀ KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP NGÀY 18/6/2013 VỀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ BÀN CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 6 THÁNG CUỐI NĂM 2013, CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2014 – 2015 VÀ KIỂM ĐIỂM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO. Phó Thủ tướng khẳng định: Từ đầu năm đến nay, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện phòng
Liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng, trong thời gian gần đây Chính phủ đã ban hành một số văn bản đáng chú ý sau: • Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 • Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng. • Quyết định số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ. • Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHDT ngày 01/02/2013 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
8
cháy, chữa cháy rừng; quản lý khai thác chế biến lâm sản; thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên, việc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020 còn chậm; việc cân đối, bố trí nguồn vốn để thực hiện các chính sách trong lĩnh vực này chưa đáp ứng yêu cầu; việc thẩm định nguồn vốn với các dự án bảo vệ và phát triển rừng nảy sinh nhiều bất cập… Để hoàn thành kế hoạch năm 2013 và chuẩn bị thực hiện kế hoạch những năm tiếp theo, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành chỉ đạo các địa phương làm tốt công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn hiệu quả hành vi chặt phá rừng trái phép, đặc biệt tại khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và một số tỉnh Trung du miền núi phía Bắc; tập trung nâng cao chất lượng ba loại rừng; tiếp tục triển khai trồng rừng tập trung; hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng. Đối với các địa phương, Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương kiện toàn việc thành lập Ban chỉ đạo về bảo vệ và phát triển rừng; đôn đốc việc sử dụng nguồn vốn để thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng; tăng cường kiểm tra và xử nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ, khai thác rừng; phối hợp tham gia ý kiến vào nội dung các đề án, cơ chế chính sách liên quan đến công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Chi tiết Thông báo xem tại: bit.ly/btcs0074
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Tổng kết, đánh giá công tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp NHẰM THỰC HIỆN CÁC CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP BẢO VỆ RỪNG, NGĂN CHẶN TÌNH TRẠNG PHÁ RỪNG VÀ CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ, NGÀY 15/8/2013, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH CÔNG VĂN SỐ 2734/BNNTCLN ĐỀ NGHỊ CÁC ĐỊA PHƯƠNG TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIAO, KHOÁN, CHO THUÊ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP. Nội dung tổng kết bao gồm: tổng hợp, đánh giá kết quả giao rừng, cho thuê rừng và giao đất, cho thuê đất, giao khoán đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp ở địa phương; đánh giá hiệu quả sau khi giao, cho thuê rừng và giao đất, cho thuê đất, giao khoán đất lâm nghiệp cho các chủ rừng; đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách và các giải pháp liên quan. Các địa phương sẽ tiến hành lập báo cáo theo đề cương hướng dẫn chi tiết của Bộ, đồng thời hoàn thiện các biểu tổng hợp về tình hình thực hiện giao
Tăng cường thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TỒN TẠI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG, ĐỒNG THỜI THÚC ĐẨY HIỆU QUẢ CÔNG TÁC NÀY TRONG THỜI GIAN TỚI, NGÀY 16/7/2013, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH CHỈ THỊ SỐ 2362/ CT-BNN-TCLN ĐỀ NGHỊ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN MỘT SỐ CÔNG VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG CƯỜNG THỰC THI CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG. Theo đó, các địa phương có nguồn thu dịch vụ môi trường rừng chưa thành lập Quỹ phải khẩn trương thực hiện trước ngày 01/9/2013, đồng thời lập và ký kết hợp đồng ủy thác dịch vụ môi trường rừng chậm nhất trước ngày 01/10/2013. Đối với những địa phương chưa đủ điều kiện thành lập Quỹ, Ủy ban Nhân dân tỉnh sớm giao nhiệm vụ cho cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ. Ngoài ra, các địa phương cũng cần đẩy mạnh
Theo Báo cáo “Mâu thuẫn đất đai giữa công ty lâm nghiệp và người dân địa phương” do Viện Tư vấn phát triển (CODE) và Tổ chức Forest Trends phối hợp thực hiện, nguyên nhân chính dẫn tới mâu thuẫn đất đai ngày càng gay gắt giữa lâm trường và người dân tại một số địa phương là do người dân thiếu đất canh tác trong khi nhiều lâm trường sử dụng nhiều đất nhưng không hiệu quả. Từ đó, Báo cáo kiến nghị cần tiến hành tổng điều tra, đánh giá, rà soát về tình hình sử dụng đất của lâm trường trên phạm vi cả nước, từ đó xác định rõ diện tích đất giữ lại cho các lâm trường và các công ty lâm nghiệp. Ngoài ra, cần rà soát tình trạng thiếu đất của các hộ dân và đánh giá nhu cầu đất canh tác tối thiểu của các hộ; bóc tách các phần diện tích đất đang tranh chấp, lấn chiếm trả lại cho chính quyền địa phương làm cơ sở giao cho các hộ dân nhằm bảo đảm đủ diện tích đất canh tác; tạo quỹ đất dự phòng cần thiết cho cộng đồng…
rừng, giao đất lâm nghiệp; cho thuê rừng, cho thuê đất lâm nghiệp, giao khoán đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp. Kết quả phải được báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trước ngày 30/9/2014 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chi tiết Công văn xem tại: bit.ly/btcs0075
công tác tuyên truyền chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; cân đối, bố trí các nguồn kinh phí để rà soát, xác định diện tích rừng đến từng chủ rừng phục vụ chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trước Quý IV/2013; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương. Tham khảo thêm tại: bit.ly/thiennhien15 Chi tiết Chỉ thị xem tại: bit.ly/btcs0076 Tại Hội thảo “Chi trả dịch vụ môi trường rừng – thực tiễn và giải pháp” do Tổng cục lâm nghiệp, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam phối hợp với Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) tổ chức ngày 20/8/2013, nhiều bất cập liên quan đến công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương đã được phản ánh. Cụ thể, một số văn bản hướng dẫn của Bộ, ngành ban hành chưa kịp thời, đồng bộ, làm chậm công tác giải ngân đến các chủ rừng; việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cũng chậm được thực hiện do nhiều diện tích rừng có cung ứng dịch vụ môi trường rừng chưa giao khoán bảo vệ rừng; kinh phí cho Đề án rà soát diện tích rừng chưa được bố trí; một số doanh nghiệp không thực hiện nghiêm việc nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng nhưng không có chế tài xử lý. Đặc biệt, công tác lập Đề án rà soát diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương vẫn bị ách tắc vì số liệu kiểm kê kế thừa hồ sơ cũ có rà soát qua hàng năm… Các đại biểu kiến nghị, ngoài việc chỉnh sửa những bất cập nêu trên, các Bộ, ngành cần có hướng dẫn cụ thể hơn về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh để tránh chồng chéo giữa các đơn vị quản lý tại địa phương khi thực hiện nhiệm vụ.
9
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
QUẢN LÝ VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Già đẫy Java (Leptotilos javanicus) ở VQG U Minh Thượng - Ảnh: Hoàng Xuân Thủy /PanNature
Phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 TRÊN QUAN ĐIỂM COI ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ NỀN TẢNG CỦA NỀN KINH TẾ XANH, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC LÀ MỘT TRONG CÁC GIẢI PHÁP THEN CHỐT NHẰM THÍCH ỨNG VÀ GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NGÀY 31/7/2013, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 1250/QĐ-TTG PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. Chiến lược đặt mục tiêu đến năm 2020 nâng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% diện tích lãnh thổ, diện tích các khu bảo tồn biển đạt
Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển bền vững đất nước, tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn đa dạng sinh học cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có việc các hệ sinh thái tự nhiên bị tác động tiêu cực và số lượng loài nguy cấp, quý, hiếm bị đe dọa ngày càng gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học được xác định bao gồm: khai thác trái phép và quá mức tài nguyên sinh vật (bao gồm: khai thác trái phép gỗ, săn bắn và buôn bán trái phép động vật hoang dã, đánh bắt thủy sản bằng phương pháp không bền vững, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, mặt nước thiếu cơ sở khoa học); sự di nhập các giống mới và các loài sinh vật ngoại lai; ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. (Trích Báo cáo Quốc gia về Đa dạng sinh học, 2011)
10
0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; rừng nguyên sinh được giữ ở mức 0,57 triệu ha và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả; diện tích rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô được duy trì ở mức hiện có; 15% diện tích hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái được phục hồi; 10 khu Ramsar, 10 khu dự trữ sinh quyển, 10 vườn di sản ASEAN được quốc tế công nhận; bảo đảm không gia tăng số lượng loài bị tuyệt chủng; bảo tồn các nguồn gen bản địa, nguy cấp, quý, hiếm. Tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược đặt mục tiêu phục hồi 25% diện tích hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia bị suy thoái; đa dạng sinh học được bảo tồn và sử dụng bền vững, mang lại lợi ích thiết yếu cho người dân và đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhằm thực hiện các mục tiêu đề ra, Chiến lược xây dựng năm nhiệm vụ chủ yếu, bao gồm: bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn các loài hoang dã và các giống vật nuôi, cây trồng nguy cấp, quý, hiếm; sử dụng bền vững và thực hiện cơ chế chia sẻ hợp lý lợi ích từ dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học; kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học; bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Chiến lược cũng phê duyệt về nguyên tắc đối với 7 chương trình, đề án ưu tiên cấp quốc gia để triển khai thực hiện trong các năm từ 2014 - 2016, gồm: Đề án kiện toàn hệ thống tổ chức về đa dạng sinh học; Đề án điều tra đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học; Đề án tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên; Đề án tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học; Đề án phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái; Chương trình kiểm soát
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
buôn bán, tiêu thụ các loài nguy cấp; Chương trình bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn gen. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện Chiến lược, đồng thời ban hành bộ chỉ thị đa dạng sinh học quốc gia để đánh giá hiệu quả của hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn thực hiện các hoạt động, đồng thời vận động các nguồn tài trợ quốc tế cho công tác bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong kế hoạch, chương trình, dự án về phát triển lâm, nông, thủy sản.
Sáng 24/9/2013, tại Hà Nội, Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức Hội thảo giới thiệu “Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030” và công bố Dự thảo “Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến 2030”. Dự thảo đặt mục tiêu đến năm 2020 phục hồi 15% diện tích hệ sinh thái tự nhiên quan trọng bị suy thoái, nâng độ che phủ rừng đạt 45%; đề xuất 41 khu vực tiềm năng để thành lập các khu bảo tồn mới với tổng diện tích khoảng 780.000 ha; phát triển 25 cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; thành lập 4 hành lang đa dạng sinh học. Ngoài ra, Quy hoạch cũng định hướng đến năm 2030 phục hồi 25% diện tích hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc tế, quốc gia và 40% các hệ sinh thái rạn san hô và thảm cỏ biển bị suy thoái; độ che phủ rừng của cả nước đạt 51%; các hệ thống khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn và hành lang đa dạng sinh học được phát triển bền vững và vận hành hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu mang lại lợi ích cho cộng đồng góp phần phát triển bền vững đất nước.
Chi tiết Quyết định xem tại: bit.ly/btcs0077
Kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về kiểm soát buôn bán động, thực vật hoang dã NGÀY 16/7/2013, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 1632/QĐ-BNN-TCCB VỀ KIỆN TOÀN BAN CHỈ ĐẠO LIÊN NGÀNH THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT BUÔN BÁN ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ. Theo nội dung Quyết định, Ban chỉ đạo bao gồm 13 thành viên do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn làm Trưởng ban và Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Bá Ngãi làm Phó Trưởng ban. Ban được giao 05 nhiệm vụ, trong đó có việc nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện việc kiểm soát buôn bán các loài động, thực vật hoang dã; chỉ đạo, phối hợp kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác này; điều phối các hoạt động quốc tế trong việc kiểm soát buôn bán các loài động, thực vật hoang dã qua biên giới. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 2200/QĐ-BNN-TCCB ngày 17/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Kiện toàn, sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ của Ban chỉ đạo liên ngành thực thi pháp luật về kiểm soát, buôn bán động vật, thực vật hoang dã. Chi tiết Quyết định xem tại: bit.ly/btcs0078
Nhằm phòng ngừa rủi ro trong hoạt động nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành một số văn bản, chỉ thị đề nghị sửa đổi các quy định pháp luật liên quan. Ngày 25/01/2013, Bộ ban hành Công văn số 318/BNN-TCLN, đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp phối hợp nghiên cứu, chỉnh sửa, bổ sung Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm theo hướng quản lý cả các loài thủy sinh nguy cấp, quý, hiếm và Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp theo hướng quy định cả về quản lý giống vật nuôi, thức ăn, thú y. Theo Kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ trong năm 2013, việc xây dựng Nghị định thay thế Nghị định 32/2006/NĐ-CP được giao cho Tổng cục Lâm nghiệp và dự kiến sẽ được hoàn thiện vào tháng 12/2013.
Liên quan đến công tác quản lý động, thực vật hoang dã, Chính phủ đã ban hành một số văn bản đáng chú ý sau: • Nghị định số 32/2006/NĐ-CP số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. • Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ về Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm. • Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường. • Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. • Chỉ thị số 3837/CT-BNN-TCLN ngày 07/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc tăng cường quản lý gây nuôi, mua bán, sử dụng động vật hoang dã.
11
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Ảnh: Nguyễn Việt Dũng/PanNature
Phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển NHẰM THÚC ĐẨY KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN BIỂN; GÌN GIỮ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN; DUY TRÌ CHỨC NĂNG SINH THÁI VÀ NĂNG SUẤT SINH HỌC CỦA CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN, NGÀY 06/9/2013, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 1570/ QĐ-TTG VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC, SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030. Chiến lược đề ra 05 nội dung, nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: (i) nghiên cứu, điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; (ii) phát triển năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu trên các vùng biển; (iii) khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững không gian, mặt nước, tài nguyên thiên nhiên, vị thế của biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển, trên các đảo, phát triển kinh tế biển bền vững; (iv) kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước biển, trên các đảo; (v) bảo
12
tồn cảnh quan và đa dạng sinh học biển, tăng cường khả năng chống chịu của các hệ sinh thái biển trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong số các nội dung, nhiệm vụ kể trên, có thể đề cập tới một vài hoạt động quan trọng như: lập quy hoạch tổng thể, tổ chức nghiên cứu làm rõ khả năng xảy ra các tai biến tự nhiên; thiết lập cơ chế đồng quản lý, quyền khai thác và hưởng lợi từ mặt nước biển ven bờ, ven các đảo; đánh giá mức độ đe dọa tuyệt chủng của các loài sinh vật biển có giá trị, kể cả các loài chim biển; lập quy hoạch bảo vệ các khu rừng ngập mặn. Đặc biệt, về tài nguyên khoáng sản, Chiến lược tập trung điều tra tiềm năng sa khoáng ilmenit -zircon-đất hiếm, các kim loại quý, nguồn tài nguyên dầu khí cùng một số loại tài nguyên như sa khoáng, khí hydrate... Chi tiết Quyết định xem tại: bit.ly/btcs0079
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Lập đoàn kiểm tra công tác bảo đảm an toàn các hồ chứa nước XÉT ĐỀ NGHỊ CỦA TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY LỢI, NGÀY 07/8/2013, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 1815/QĐ-BNNTCLN VỀ VIỆC THÀNH LẬP CÁC ĐOÀN KIỂM TRA CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN CÁC HỒ CHỨA NƯỚC. Ngoài việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý an toàn hồ chứa, các đoàn sẽ kiểm tra thực tế tại các công trình hồ chứa hư hỏng, có nguy cơ mất an toàn và các hồ chứa đang đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Trước đó, ngày 05/7/2013, Bộ cũng đã gửi Công văn số 2234/BNN-TCTL đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện kiểm định an toàn đập, rà soát việc quản lý vận hành các hồ chứa trên địa bàn, báo cáo kết quả về Bộ trước ngày 25/7/2013. Ngày 30/9/2013, Bộ tiếp tục phê duyệt Quyết định số 2212/QĐ-BNN-TCLN về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi, và coi đây là cơ sở để đánh giá công tác quản lý khai thác tại các hệ thống thủy lợi do các tổ chức là công ty, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức hợp tác dùng nước quản lý khai thác.
Trong cơn bão số 10 và 11 quét qua các tỉnh miền Trung vừa qua, sự cố vỡ, rò rỉ, tràn bờ của các hồ đập đã góp phần làm trầm trọng hóa các thiệt hại, tổn thất về người và của. Tại Thanh Hóa, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10 hai hồ đập lớn nhất huyện Tĩnh Gia là Đồng Đáng (xã Trường Lâm) và Khe Luồng (xã Tân Trường) có sức chứa hơn 600.000 m3 nước đã bị vỡ, kết hợp với nước ở hồ Kim Giao xả ra khiến hàng trăm hộ dân vùng hạ du bị nhấn chìm. Tại Nghệ An, do ảnh hưởng từ cơn bão số 11 tại địa bàn xã Thanh Xuân (huyện Thanh Chương), hồ Cồn Đẻn và đập Phốp (trữ 18.000m3 nước) đều bị vỡ. Cộng thêm 6 hồ đập lớn trên địa bàn huyện này bị tràn bờ đã gây ngập lụt cục bộ, gây lũ quét khiến hàng trăm hộ dân các xóm Xuân Trung và Xuân Ngọc bị ngập sâu, có nơi ngập hơn 2m. Hàng trăm gia súc, gia cầm cùng nhiều tài sản của dân bị lũ cuốn trôi. Theo TS Đào Trọng Tứ, Trung tâm Bảo tồn tài nguyên nước và Thích nghi với Biến đổi Khí hậu, tới 99% các đập nhỏ và vừa ở Việt Nam không có kịch bản vỡ đập. Hệ quả là khi sự cố xảy ra, không thể triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời và người dân chính là đối tượng phải chịu hậu quả nặng nề. (Tổng hợp thông tin từ báo chí)
Ngày 10/7/2013, Bộ Nông nghiệp phê duyệt Quyết định số 1591/QĐ-BNN-TCCB về việc thành lập Ban Quản lý dự án “Thí điểm hệ thống giám sát và kiểm tra hệ thống đê và đập ở Việt Nam” do Tập đoàn Delta Hà Lan tài trợ. Dự án được triển khai thí điểm tại Hà Nội, Quảng Nam và Đồng Tháp với tổng vốn đầu tư hơn 729.000 USD, thời gian thực hiện đến 31/12/2013.
Chi tiết các văn bản xem tại: bit.ly/btcs0080 • bit.ly/btcs0081 • bit.ly/btcs0082
Hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 - Ảnh: Hoàng Văn Chiên/PanNature
13
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ảnh: Trịnh Lê Nguyên/PanNature
Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp
Thương. Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động làm thay đổi những nội dung đã được phê duyệt tại Kế hoạch, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về Cục Hóa chất nghiên cứu trình lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định. Đối với các dự án hóa chất đã tiến hành đầu tư, xây dựng công trình và các cơ sở hóa chất đang hoạt động trước ngày Thông tư có hiệu lực (15/10/2013) thì phải xây dựng Kế hoạch gửi Bộ Công Thương thẩm định trước ngày 31/12/2014. Với các dự án hóa chất đã tiến hành đầu tư, xây dựng công trình và các cơ sở hóa chất đang hoạt động trước ngày Thông tư có hiệu lực thì phải xây dựng Biện pháp gửi Sở Công Thương xác nhận trước ngày 31/12/2014. Thông tư thay thế Chương V về Biện pháp và Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong ngành công nghiệp; quy định về báo cáo tình hình an toàn hóa chất, tình hình thực hiện Kế hoạch, Biện pháp tại Điều 48 Thông tư số 28/2010/TT-BCT. Chi tiết Thông tư xem tại: bit.ly/btcs0083
BỘ CÔNG THƯƠNG NGÀY 05/8/2013 ĐÃ BAN HÀNH THÔNG TƯ SỐ 20/2013/TT-BCT QUY ĐỊNH VỀ KẾ HOẠCH VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP. Dựa trên ngưỡng khối lượng hóa chất tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm trong cơ sở sản xuất, kinh doanh được quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP, Thông tư quy định 04 trường hợp phải xây dựng Kế hoạch và 03 trường hợp phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa. Theo Thông tư, hàng năm, các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến của đại diện Bộ Công Thương hoặc Sở Công
Ngày 18/9/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1621/QĐ-TTg về phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030” với tổng nhu cầu vốn dự kiến đến năm 2020 khoảng 15.118 triệu USD. Quy hoạch được phân chia thành 10 nhóm, gồm: Quy hoạch phát triển nhóm sản phẩm phân bón, nhóm hóa chất bảo vệ thực vật, nhóm sản phẩm hóa dầu, nhóm sản phẩm hóa dược, nhóm sản phẩm hóa chất cơ bản, nhóm sản phẩm nguồn điện hóa học, nhóm sản phẩm khí công nghiệp, nhóm sản phẩm cao su, nhóm sản phẩm chất tẩy rửa, nhóm sản phẩm sơn và mực in.
14
CHÔN HÀNG TRĂM TẤN THUỐC TRỪ SÂU ĐỘC HẠI DƯỚI LÒNG ĐẤT Từng bị phản ánh từ nhiều năm về trước, song phải đến sáng ngày 25/8/2013, hành vi chôn thuốc trừ sâu trái phép của Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái mới bị lật tẩy với sự phát giác của người dân. Dưới sức ép của dư luận, hành vi được coi là “tội ác” của công ty Nicotex Thanh Thái đã được các cơ quan chức năng điều tra, và tới ngày 19/9/2013, UBND tỉnh Thanh Hóa chính thức có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về những vi phạm của Công ty Nicotex. Theo báo cáo, công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái mắc 9 lỗi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường và một lỗi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong quá trình kiểm tra khu vực xung quanh Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái, đoàn công tác liên ngành cùng nhân dân đã phát hiện 10 hố chôn chất thải trong khuôn viên xưởng sản xuất của Công ty. Kết quả khai quật ban đầu cho thấy hố chôn nào cũng chứa thuốc trừ sâu cực độc. Đến nay khối lượng khai quật được đã lên tới khoảng 200 tấn chất thải nguy hại, vượt vài chục lần so với số lượng mà Công ty Nicotex khai báo. Song song với việc khai quật, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị một số bệnh viện và đơn vị y tế đến thăm khám sức khỏe cho người dân trong vùng. Ngoài nỗi lo về việc sức khỏe bị ảnh hưởng, hiện người dân Thanh Hóa và dư luận đang chờ đợi hướng xử lý tiếp theo đối với sai phạm của Công ty Nixcotex sau mức án phạt hành chính hơn 420 triệu đồng mà doanh nghiệp vừa nhận từ UBND tỉnh Thanh Hóa. (Tổng hợp thông tin từ báo chí)
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
QUẢN TRỊ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN Phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ NGÀY 13/8/2013 ĐÃ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 1388/QĐ-TTG VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐIỀU TRA CƠ BẢN ĐỊA CHẤT VỀ KHOÁNG SẢN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030, VỚI TỔNG KINH PHÍ DỰ KIẾN 10.600 TỶ ĐỒNG. Quy hoạch đặt ra những mục tiêu và nhiệm vụ tương ứng trong việc lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản, đánh giá khoáng sản, trong đó có một số nội dung đáng chú ý liên quan tới nhiệm vụ đánh giá khoáng sản. Cụ thể, đến năm 2015 hoàn thành điều tra đánh
giá tổng thể tiềm năng tài nguyên quặng bauxit, quặng sắt laterit miền Nam Việt Nam và tài nguyên urani Việt Nam, đồng thời cơ bản hoàn thành Đề án điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể sông Hồng và các đề án đánh giá tổng thể tiềm năng một số loại khoáng sản có nhu cầu sử dụng trong nước. Giai đoạn 2015 – 2020 tiến hành đánh giá tổng thể tiềm năng các loại khoáng sản vàng, chì - kẽm, thiếc, đồng và đánh giá tiềm năng khoáng sản ẩn sâu ở các khu vực có cấu trúc thuận lợi đối với quặng chì - kẽm, thiếc và vàng. Giai đoạn 2020 – 2030 đánh giá tiềm năng khoáng sản ẩn sâu ở các khu vực có triển vọng phát hiện mỏ mới, ưu tiên đối với quặng thiếc và vàng, đồng thời thực hiện đánh giá khoáng sản ở các khu vực có triển vọng trên các vùng biển Việt Nam. Chi tiết Quyết định xem tại: bit.ly/btcs0084
Ảnh: Dương Văn Thọ/PanNature
15
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Ảnh: Dương Văn Thọ/PanNature
Bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác và chế biến một số loại khoáng sản TRONG HAI THÁNG 7 VÀ 8, BỘ CÔNG THƯƠNG LẦN LƯỢT BAN HÀNH NĂM QUYẾT ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÂN VÙNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN, SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI KHOÁNG SẢN HOẶC ĐIỀU CHỈNH TIẾN ĐỘ KHAI THÁC MỎ THEO TỪNG GIAI ĐOẠN. Tại Quyết định số 4750/QĐ-BCT ngày 09/7/2013, Bộ Công Thương bổ sung khu vực quặng thiếc – kim loại hiếm Đồng Răm – La Vi thuộc xã Ba Khâm, Ba Trang (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) vào Danh mục các đề án thăm dò quặng thiếc giai đoạn 2007 – 2025. Khu vực này được thăm dò và tiến tới khai thác nhằm cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy chế biến quặng thiếc và kim loại hiếm của Công ty TNHH Hương Hải Group tại tỉnh Quảng Ngãi. Tại Quyết định số 4847/QĐ-BCT ngày 12/7/2013, Bộ Công Thương bổ sung điểm mỏ cao lanh thôn 2, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng vào Các đề án thăm dò quặng cao lanh giai đoạn 20082025. Thời gian thăm dò thực hiện trong giai đoạn đến năm 2015.
16
Tại Quyết định số 5579/QĐ-BCT ngày 08/8/2013, Bộ Công Thương điều chỉnh tiến độ khai thác mỏ felspat Làng Giàng, xã Làng Giàng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai từ giai đoạn 2016-2025 sang giai đoạn 2008-2015 với công suất khai thác, chế biến 315.000 tấn/năm. Tại Quyết định số 6000/QĐ-BCT ngày 23/8/2013, Bộ Công Thương điều chỉnh, nâng công suất Nhà máy luyện đồng Lào Cai theo hai giai đoạn: Giai đoạn 2008-2015, tổng công suất luyện đồng là 30.000 tấn/năm; Giai đoạn 2016-2025 nâng tổng công suất Nhà máy lên 50.000 tấn/năm. Tại Quyết định số 6110/QĐ-BCT ngày 27/8/2013, Bộ Công Thương bổ sung điểm mỏ quarzit Làng Lai, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên vào Dự án khai thác, chế biến, Danh mục dự án đầu tư mới đến năm 2020, với công suất khai thác, chế biến 250.000 m3/năm. Thời gian khai thác, chế biến thực hiện đến năm 2015. Chi tiết các quyết định lần lượt xem tại: bit.ly/btcs0085 • bit.ly/btcs0086 • bit.ly/btcs0087 • bit.ly/btcs0088 • bit.ly/btcs0089
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan NGÀY 03/9/2013, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 1546/QĐ-TTG VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN VÙNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG TITAN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT TỚI NĂM 2030 DỰA TRÊN QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP TITAN PHẢI ĐẢM BẢO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI – MÔI TRƯỜNG. Quy hoạch đặt ra các mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của ngành, trong đó, giai đoạn 1 (đến năm 2015) hoàn thành công tác thăm dò, đánh giá trữ lượng các mỏ titan; giai đoạn 2 (2006 – 2020) hình thành ngành công nghiệp khai thác, chế biến quặng titan với các nhóm sản phẩm cụ thể; giai đoạn 3 (2021 - 2030) phát triển ổn định và bền vững ngành công nghiệp titan. Về quy hoạch phát triển, Quy hoạch đề cập tới nguồn tài nguyên quặng titan (trữ lượng dự báo khoảng 650 triệu tấn khoáng vật nặng); việc phân vùng quy hoạch (04 vùng: Khu vực Thái Nguyên; Khu vực Hà Tĩnh - Thừa Thiên Huế; Khu vực Quảng Nam - Bình Định - Phú Yên; Khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận); quy hoạch thăm dò (phân chia theo từng giai đoạn); quy hoạch khai thác, chế biến (phân chia
theo giai đoạn/vùng, lưu ý đến yếu tố công nghệ). Tổng nhu cầu vốn ước tính cho giai đoạn Quy hoạch đến năm 2030 khoảng 43.956 tỷ đồng, trong đó vốn cho công tác thăm dò khoảng 1.373 tỷ đồng; khai thác, chế biến khoảng 40.634 tỷ đồng; cơ sở hạ tầng khoảng 1.948 tỷ đồng. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký (03/9/2013) và thay thế Quyết định số 104/2007/QĐ-TTg ngày 13/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 - 2015, định hướng đến năm 2025. Bên cạnh sự khác nhau về mặt thông tin, dữ liệu, Quyết định số 1546/QĐ-TTg ngày 03/9/2013 cũng bổ sung quy định về điều kiện đối với các dự án chế biến quặng titan (đầu tư mới) gồm quy định về tiêu chuẩn sản phẩm chế biến và quy định về công suất, công nghệ chế biến. Đặc biệt, tổng vốn đầu tư của Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, xét tới năm 2030 cao gấp hơn 10 lần so với Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn 2007 - 2015, định hướng đến năm 2025. Chi tiết Quyết định xem tại: bit.ly/btcs0090
Công trường khai thác titan ở Mỹ Thành, Phù Mỹ, Bình Định - Ảnh: Đặng Thị Thúy/Viện Tư vấn Phát triển (CODE)
17
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Quy định mới về xuất khẩu than NGÀY 15/7/2013, BỘ CÔNG THƯƠNG BAN HÀNH THÔNG TƯ SỐ 15/2013/TT-BCT QUY ĐỊNH VỀ DANH MỤC, TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN XUẤT KHẨU THAN, THAY THẾ THÔNG TƯ SỐ 05/2007/TT-BCT NGÀY 22/10/2007 CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG VỀ HƯỚNG DẪN XUẤT KHẨU THAN. So với Thông tư cũ, Thông tư mới có một số thay đổi cơ bản. Theo đó, việc xuất khẩu than theo phương thức tạm nhập tái xuất hoặc nhận gia công chế biến than cho doanh nghiệp nước ngoài để phục vụ xuất khẩu không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư. Ngoài ra, Thông tư mới quy định chỉ doanh nghiệp được phép xuất khẩu than thay vì đối tượng “thương nhân” như Thông tư cũ.
Cũng theo quy định tại Thông tư mới, khi làm thủ tục thông quan, nếu có cơ sở nghi vấn lô hàng than xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định tại Thông tư thì Hải quan cửa khẩu có quyền không cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy lại mẫu than để kiểm tra. Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS (tiêu chuẩn của Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm Việt Nam) thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn có cơ sở, doanh nghiệp xuất khẩu phải bị xử phạt hành chính và chịu các chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn, chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu. Ngoài một số điểm bổ sung nêu trên, Thông tư số 15/2013/TT-BCT ngày 15/7/2013 cũng bãi bỏ và/ hoặc thay đổi một số quy định liên quan đến chế độ báo cáo; phân công đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện Thông tư; xử phạt vi phạm. Chi tiết Thông tư xem tại: bit.ly/btcs0091
Mỏ than Thống Nhất, Cẩm Phả - Ảnh: Trịnh Lê Nguyên/PanNature
Liên quan đến hoạt động kinh doanh và xuất khẩu than, ngày 15/7/2013, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 14/2013/TT-BCT quy định về điều kiện kinh doanh than. Theo đó, chỉ doanh nghiệp mới được phép kinh doanh than, tuy nhiên phải đảm bảo đủ các điều kiện về giấy phép thành lập, vị trí, kho, nhân sự, nguồn gốc than. Liên quan đến xuất khẩu than, ngày 30/8/2013 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 124/2013/TT-BTC về sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng than thuộc nhóm 27.01 tại Biểu thuế xuất khẩu. Theo quy định, từ ngày 01/9/2013 mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng than thuộc nhóm 27.01 có mô tả hàng hóa là “Than đá; than bánh, than quả bàng và nhiên liệu rắn tương tự sản xuất từ than đá” được sửa đổi thành 10% so với mức 13% trước đó theo quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm Thông tư số 71/2013/TT-BTC ngày 23/5/2013 của Bộ Tài chính.
Chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, vốn, tài sản và lao động NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ TRONG QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN, VỐN, TÀI SẢN VÀ LAO ĐỘNG TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC, ĐẶC BIỆT LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI, KHOÁNG SẢN, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHỈ THỊ SỐ 16/CT-TTG NGÀY 29/7/2013 YÊU CẦU CÁC BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG, ĐỊA PHƯƠNG, CÁC TẬP ĐOÀN, ĐƠN VỊ KINH TẾ NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN RÀ SOÁT, SẮP XẾP, TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG TẠI ĐƠN VỊ MÌNH QUẢN LÝ.
Riêng trong hoạt động quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên, cần rà soát tình hình sử dụng tài nguyên đất, khoáng sản, rừng, nước để kịp thời xử lý những bộ phận, đơn vị đang sử dụng lãng phí; cương quyết xử lý, thu hồi các diện tích đất đai, mặt nước sử dụng không đúng quy định; đình chỉ hoạt động và thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên, khoáng sản của các doanh nghiệp gây lãng phí hoặc không bảo đảm đúng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Chi tiết Chỉ thị xem tại: bit.ly/btcs0092
18
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Khai thác khoáng sản sông Lô - Ảnh: Hoàng Văn Chiên/PanNature
Hà Nội ban hành quy định về quản lý hoạt động khoáng sản NGÀY 24/9/2013, UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 40/2013/QĐUBND QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN, THAY THẾ CHO QUYẾT ĐỊNH CÙNG TÊN MANG SỐ HIỆU 115/2009/QĐ-UBND NGÀY 16/11/2009 CỦA UBND THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Quyết định mới được ban hành nhằm đảm bảo tính phù hợp với nội dung Luật Khoáng sản (sửa đổi) – được Quốc hội thông qua chính thức tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII và có hiệu lực từ ngày 01/7/2011. So với Quyết định số 115/2009/QĐ-UBND, nội dung Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND hướng tới việc quy định thẩm quyền, trách nhiệm cũng như sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong quản lý hoạt động khoáng sản thay vì quy định điều kiện, trình tự thủ tục cấp phép trong khai thác khoáng sản. Đặc biệt, Quyết định mới xóa bỏ quy định “UBND Thành phố Hà Nội ủy quyền Sở Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động khoáng sản và phê duyệt trữ lượng khoáng sản” trong một số trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, so với Quyết định cũ, Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND bổ sung trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố; tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định giao đất cho thuê đất khai thác khoáng sản; ký hợp đồng thuê đất với tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác khoáng sản; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản. Ngoài ra, một số nội dung mới cũng được đề cập trong Quyết định này, trong đó có quy định Sở Tài nguyên và Môi trường cung cấp thông tin, số liệu về tiềm năng các loại khoáng sản chưa khai thác cho UBND cấp huyện để có phương án bảo vệ; UBND cấp huyện báo cáo định kỳ một năm một lần tình hình quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường chậm nhất sau 20 ngày kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Kỳ báo cáo được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 của năm báo cáo. Chi tiết Quyết định xem tại: bit.ly/btcs0093
19
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NĂNG LƯỢNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt - Ảnh: Hoàng Nam/baodautu.vn
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử NGÀY 20/9/2013, CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ, THAY THẾ CHO NGHỊ ĐỊNH CÙNG TÊN MANG SỐ HIỆU 111/2009/NĐ-CP NGÀY 11/12/2009. Nghị định số 107/2013/NĐ-CP vẫn giữ nguyên bốn chương nhưng tăng số điều lên 49 so với con số 36 ở Nghị định số 111/2009/NĐ-CP. Đồng thời, Nghị định mới cũng tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm. Trong khi mức phạt hành chính tối đa theo Nghị định cũ chỉ dừng ở 100 triệu đồng thì con số này đã tăng lên 1 tỷ đồng (đối với cá nhân) và 2 tỷ đồng (đối với tổ chức) ở Nghị định mới.
20
Ngoài việc bị xử phạt hành chính, các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định sẽ tùy mức độ vi phạm mà phải thực hiện bổ sung các hình thức phạt khác và/ hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Riêng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử xảy ra trước ngày 01/7/2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì sẽ áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm. Chi tiết Nghị định xem tại: bit.ly/btcs0094
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Phê duyệt nhiệm vụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu NGÀY 26/7/2013, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 1118/QĐ-BNN-KHCN VỀ PHÊ DUYỆT “ĐỀ CƯƠNG THỰC HIỆN NĂM 2013 NHIỆM VỤ: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LÊN HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN NHẰM XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP TỔNG HỢP VÀ MÔ HÌNH THỬ NGHIỆM PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VEN BIỂN ỨNG PHÓ VỚI GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU”. Viện Kinh tế và Quy hoạch Thủy sản là đơn vị được giao thực hiện Đề cương này với tổng kinh phí 500 triệu đồng. Bằng các phương pháp nghiên cứu và đánh giá, Viện sẽ tiến hành đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển tại hai tỉnh Thanh Hóa và Hà Tĩnh, đồng thời thử nghiệm áp dụng các giải pháp tổng hợp cho 04 mô hình nuôi tôm thâm canh và nuôi tôm quảng canh cải tiến ứng
phó với biến đổi khí hậu ở hai cấp độ trang trại và cộng đồng. Trước đó, vào tháng 6/2013, Bộ cũng ban hành bốn văn bản phê duyệt đề cương thực hiện bốn nhiệm vụ tương ứng về ứng phó biến đổi khí hậu trong năm 2013. Chi tiết Quyết định xem tại: bit.ly/btcs0095
Liên quan tới hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu, ngày 27/9/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Quyết định số 1788/QĐ-BTNMT về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2015. Theo đó, các Bộ và địa phương thực hiện Chương trình có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện theo hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thời gian gửi báo cáo định kỳ chậm nhất là ngày 15/12 hàng năm. Ngày 19/9/2013, Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 1628/QĐ-TTg về việc phê duyệt Khung ma trận chính sách năm 2013 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SP-RCC) với 8 mục tiêu tổng thể.
Ảnh: Nguyễn Thị Thúy Hằng/PanNature
21
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHÁC Ảnh: Nguyễn Việt Dũng/PanNature
Phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020 HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU XÂY DỰNG VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG TRỞ THÀNH KHU VỰC PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG; HẠN CHẾ TỐI ĐA ẢNH HƯỞNG CỦA THIÊN TAI BÃO, LŨ, HẠN HÁN, NGÀY 09/7/2013, THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 1114/QĐ-TTG PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐẾN NĂM 2020. Về Kinh tế, Quy hoạch đặt mục tiêu quy mô GDP của vùng năm 2020 đạt gấp khoảng 2,2 lần năm 2010 (tính theo giá so sánh); tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 9%/năm giai đoạn 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 53,0 triệu đồng, tương đương 2.500 USD bằng khoảng 76% mức bình quân đầu người của cả nước. Ngoài việc đề ra các mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh, quốc phòng,
22
Quyết định cũng lưu ý tới mục tiêu về bảo vệ môi trường. Cụ thể, hai vùng phấn đấu đến năm 2020 có trên 95% dân số nông thôn và 100% dân số thành thị được sử dụng nước hợp vệ sinh; các đô thị đạt loại 4 trở lên và tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung; độ che phủ rừng được nâng lên 58%; ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường; bảo vệ các hệ sinh thái hiện có.Riêng về định hướng phát triển ngành lâm nghiệp, Quy hoạch đặt mục tiêu thiết lập lâm phần ổn định, tập trung bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn; khoanh nuôi tái sinh, trồng mới rừng phòng hộ ở các khu vực đầu nguồn xung yếu của các sông lớn để ngăn giảm lũ và chống sa lắng lòng hồ ở các vùng có hồ chứa, hồ thủy điện và trồng rừng ven biển. Bên cạnh đó, sẽ cùng tăng cường công tác bảo vệ và phát triển các vườn quốc gia, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm. Chi tiết Quyết định xem tại: bit.ly/btcs0096
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Ảnh: Hoàng Văn Chiên/PanNature
Rà soát quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn Tây Nguyên THỰC HIỆN Ý KIẾN CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VÀ PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI VỀ VIỆC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN, NGÀY 24/7/2013, BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BAN HÀNH CÔNG VĂN SỐ 2469/ BNN-TT ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG RÀ SOÁT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN. Cụ thể, Bộ đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng chủ trì, phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam rà soát toàn bộ quy hoạch phát triển cao su và tình hình thực hiện các dự án trồng cao su theo Quyết định 750/QĐ-TTg ngày 03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đó đề xuất bố trí lại quy hoạch trồng cao su trên địa bàn từng tỉnh đảm bảo có hiệu quả và bền vững trong thời gian tới. Báo cáo gửi về Cục Trồng trọt trước ngày 05/9/2013 để Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ. Chi tiết Công văn xem tại: bit.ly/btcs0097
Theo Báo cáo “Phát triển cao su và bảo vệ rừng ở Việt Nam” do hai tác giả Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị thực hiện, tính đến nay, các thông số về diện tích, sản lượng và tổng kim ngạch cao su đều vượt xa so với mục tiêu trong Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng phá vỡ quy hoạch, trong đó đặc biệt phải kể tới lợi ích kinh tế kỳ vọng thu được thông qua xuất khẩu mủ cao su trong tương lai. Điều đáng chú ý là việc mở rộng cao su đã gây tác động rất lớn đến tài nguyên rừng. Tại Tây Nguyên, 79% diện tích trồng mới cao su được phát triển trên diện tích đất rừng tự nhiên, và không phải toàn bộ diện tích này đều là rừng nghèo kiệt… Báo cáo khuyến nghị Chính phủ nên cân nhắc và áp dụng FPIC (Free Prior Informed Consent/Cơ chế đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, báo trước và được cung cấp thông tin) đối với tất cả các dự án chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất trồng cao su, trong đó cộng đồng cần được tham vấn rộng rãi và đầy đủ trước khi công ty được phép thực hiện việc chuyển đổi đất rừng. Ngoài ra, quản trị rừng cũng cần được tăng cường thông qua sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa ngành lâm nghiệp và ngành cao su cũng như giữa các cấp trong cùng một ngành dọc với nhau.
Hậu quả cộng hưởng của hai cơn bão lớn số 10 và 11 xảy ra hồi cuối tháng 9, đầu tháng 10 năm 2013 đã khiến hàng chục nghìn ha cao su của các tỉnh miền Trung bị gãy đổ, tổng thiệt hại ước tính khoảng 5.000 tỷ đồng, trong đó ba địa phương chịu thiệt hại nặng nhất là Quảng Trị, Quảng Bình và Quảng Nam. Trong khi người dân trồng cao su chỉ biết xót xa kêu trời vì đã đầu tư toàn bộ nguồn lực cho loại cây trồng này thì phía các địa phương đều khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi cây cao su. Tuy nhiên, một số nhà khoa học và quản lý cho rằng không nên trồng lại cao su ở vùng “tâm bão, rốn lũ” bởi loại cây này chỉ có thể chịu được tác động của một số cấp bão nhất định. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đang tiến hành điều tra, đánh giá lại chính sách phát triển cây cao su tại khu vực miền Trung trước khi đưa ra quyết định có nên tiếp tục trồng lại loại cây này với những điều kiện quy hoạch, kỹ thuật phù hợp hơn. (Tổng hợp thông tin từ báo chí)
23
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản NGÀY 12/9/2013, CHÍNH PHỦ BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 103/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN, THAY THẾ CHO NGHỊ ĐỊNH CÙNG TÊN MANG SỐ HIỆU 31/2010/NĐ-CP NGÀY 29/3 2010. So với Nghị định số 31/2010/NĐ-CP, Nghị định số 103/2013/NĐ-CP tăng số điều lên 46 so với 41 điều, đồng thời tăng mức xử phạt hành chính tối đa lên 100 triệu đồng (đối với cá nhân) và 200 triệu đồng (đối với tổ chức) so với mức 40 triệu đồng. Ngoài việc bị xử phạt hành chính, các tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định và tại Luật xử lý vi phạm hành chính. Về thẩm quyền xử phạt, Nghị định số 103/2013/ NĐ-CP bổ sung thẩm quyền xử phạt hành chính về
thủy sản cho lực lượng Kiểm ngư, đồng thời bãi bỏ thẩm quyền xử phạt của Hải quan, cơ quan thuế so với Nghị định số 31/2010/NĐ-CP. Chi tiết Nghị định xem tại: bit.ly/btcs0099
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngày 16/8/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1445/ QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2020, tổng sản lượng thủy sản đạt khoảng 7 triệu tấn và tăng lên khoảng 9 triệu tấn vào năm 2030; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 11 tỷ USD và đến năm 2030 tăng lên 20 tỷ USD. Ngoài ra, Quy hoạch cũng xây dựng định hướng phát triển trong từng lĩnh vực: khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến và thương mại thủy sản, cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần thủy sản.
Ảnh: Nguyễn Việt Dũng/PanNature
24
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
HIỆN TRẠNG RỪNG TOÀN QUỐC NĂM 2012 DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG NĂM 2012 (Đơn vị: ha)
DIỆN TÍCH TÍNH ĐỘ CHE PHỦ CÁC LOẠI RỪNG NĂM 2012 (Đơn vị: ha)
25
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
TỔNG DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG THEO LOÀI CÂY NĂM 2012 (Đơn vị: %)
Nguồn số liệu: Quyết định 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2012
Ảnh: Hoàng Văn Chiên/PanNature
26
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
TỔNG HỢP DANH MỤC VĂN BẢN QPPL QUÝ III/2013 Số hiệu
Tên văn bản
I. Quản trị tài nguyên rừng 118/2013/TT-BTC
Thông tư số 118/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản cho Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng phòng hộ (Dự án JICA2). Hiệu lực thi hành: từ ngày 09/10/2013
2226/QĐ-BNN-TCCB
Quyết định số 2226/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam - giai đoạn II. Hiệu lực thi hành: từ ngày 30/9/2013
100/2013/TTLT-BTCBNNPTNT
Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc hướng dẫn một số điều của Quyết định 24/2013/QĐ-TTg ngày 01/06/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 – 2020. Hiệu lực thi hành: từ ngày 15/9/2013
1586/QĐ-TTg
Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2020. Hiệu lực thi hành: từ ngày 11/9/2013
2152/QĐ-BNN-TCCB
Quyết định 2152/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức thực hiện dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016”. Hiệu lực thi hành: từ ngày 23/9/2013
1757/QĐ-BNN-TCLN
Quyết định số 1757/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Quyết định 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp. Hiệu lực thi hành: từ ngày 01/8/2013
1565/QĐ-BNN-TCLN
Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”. Hiệu lực thi hành: từ ngày 08/7/2013
1724/QĐ-BNN-HTQT
Quyết định số 1724/QĐ-BNN-HTQT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt “Chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam - giai đoạn II”. Hiệu lực thi hành: từ ngày 29/7/2013
27
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Số hiệu
Tên văn bản
1214/QĐ-TTg
Quyết định số 1214/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và tăng cường trữ lượng các bon rừng tại Việt Nam (UN-REDD) - giai đoạn II”. Hiệu lực thi hành: từ ngày 23/7/2013
1145/QĐ-BNN-KHCN
Quyết định số 1145/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt đề cương thực hiện năm 2013. Nhiệm vụ: Đánh giá trữ lượng cac bon rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD+ ở Việt Nam.
16/CT-TTg
Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, vốn, tài sản và lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước.
289/TB-VPCP
Thông báo số 289/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về Đề án tăng cường quản lý rừng tự nhiên và Đề án kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực kiểm lâm.
224/TB-VPCP
Thông báo số 224/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 – 2020.
1739/QĐ-BNN-TCLN
Quyết định số 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc công bố diện tích rừng toàn quốc năm 2012.
2734/BNN-TCLN
Văn bản số 2734/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 15/8/2013 đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức tổng kết, đánh giá công tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.
2355/QĐ-UBND
Quyết định số 2355/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Định phê duyệt danh sách các tổ chức sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh.
2362/CT-BNN-TCLN
Chỉ thị số 2362/CT-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 16/7/2013 về tăng cường thực thi chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
2762/BNN-TCLN
Công văn số 2762/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc quy định mẫu biểu xử phạt hành chính về lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
II. Quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học 116/2013/TT-BTC
Thông tư số 116/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn miễn thuế xuất khẩu mặt hàng da trăn có nguồn gốc từ gây nuôi sinh sản. Hiệu lực thi hành: từ ngày 04/10/2013
1250/QĐ-TTg
Quyết định số 1250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiệu lực thi hành: từ ngày 31/7/2013
1632/QĐ-BNN-TCCB
Quyết định số 1632/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 16/7/2013 về kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành thực thi pháp luật về kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã
2112/QĐ-BNN-TCCB
Quyết định số 2112/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc công nhận Ban vận động thành lập Hiệp hội Trồng rừng và Bảo tồn sinh thái Việt Nam.
2394/BNN-TCLN
Quyết định số 2394/BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành ngày 18/7/2013 về hướng dẫn xây dựng Dự án bảo tồn voi.
28
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Số hiệu
Tên văn bản
III. Quản lý môi trường 16/2013/TT-BKHCN
Thông tư số 16/2013/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia”. Hiệu lực thi hành: từ ngày 26/01/2014
20/2013/TT-BCT
Thông tư số 20/2013/TT-BCT của Bộ Công thương ban hành ngày 05/8/2013 Quy định về kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp. Hiệu lực thi hành: từ ngày 15/10/2013
2212/QĐ-BNN-TCTL
Quyết định số 2212/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành Bộ chỉ số đánh giá quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi. Hiệu lực thi hành: từ ngày 30/9/2013
50/2013/QĐ-TTg
Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/8/2013 quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Hiệu lực thi hành: từ ngày 25/9/2013
1570/QĐ-TTg
Quyết định số 1570/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiệu lực ban hành: từ ngày 06/9/2013
19/2013/TT-BTNMT
Thông tư số 19/2013/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 18/07/2013 Quy định kỹ thuật quan trắc tài nguyên nước dưới đất Hiệu lực thi hành: từ ngày 03/9/2013
1287/QĐ-TTg
Quyết định số 1287/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hiệu lực thi hành: từ ngày 02/8/2013
325/TB-VPCP
Thông báo 325/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và dự thảo Kế hoạch mới cho giai đoạn đến năm 2020.
1591/QĐ-BNN-TCCB
Quyết định số 1591/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc thành lập Ban Quản lý dự án “Thí điểm hệ thống giám sát và kiểm tra hệ thống đê đập ở Việt Nam” do Tập đoàn Delta Hà Lan tài trợ. Hiệu lực thi hành: từ ngày 10/7/2013
2234/BNN-TCTL
Văn bản số 2234/BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị UBND các tỉnh chỉ đạo tổ chức kiểm tra an toàn đập các hồ chứa thủy lợi.
1815/QĐ-BNN-TCTL
Quyết định số 1815/QĐ-BNN-TCTL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành ngày 07/8/2013 về việc thành lập các đoàn kiểm tra công tác bảo đảm an toàn các hồ chứa nước.
IV. Quản trị tài nguyên khoáng sản 40/2013/QĐ-UBND
Quyết định số 40/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội : Ban hành Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn thành phố Hà Nội. Hiệu lực thi hành: từ ngày 05/10/2013
1546/QĐ-TTg
Quyết định số 1546/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng titan giai đoạn đến năm 2020, có xét tới năm 2030. Hiệu lực thi hành: từ ngày 03/9/2013
29
BẢN TIN CHÍNH SÁCH | TÀI NGUYÊN • MÔI TRƯỜNG • PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Số hiệu
Tên văn bản
4750/QĐ-BCT
Quyết định số 4750/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antinmon giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025. Hiệu lực thi hành: từ ngày 07/9/2013
1721/QĐ-UBND
Quyết định số 1721/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lâm Đồng về công bố thủ tục hành chính mới, bãi bỏ lĩnh vực khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi Trường tỉnh Lâm Đồng. Hiệu lực thi hành: từ ngày 05/9/2013
15/2013/TT-BCT
Thông tư số 15/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 15/07/2013 Quy định về xuất khẩu than. Hiệu lực thi hành: từ ngày 01/9/2013
124/2013/TT-BTC
Thông tư số 124/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng than thuộc nhóm 27.01 tại Biểu thuế xuất khẩu. Hiệu lực thi hành: từ ngày 01/9/2013
14/2013/TT-BCT
Thông tư số 14/2013/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 15/07/2013 Quy định về điều kiện kinh doanh than. Hiệu lực thi hành: từ ngày 01/9/2013
6110/QĐ-BCT
Quyết định số 6110/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc bổ sung Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến khoáng chất mica, pyrit, thạch anh, silimanit, sericit, vermiculit giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiệu lực thi hành: từ ngày 27/8/2013
6000/QĐ-BCT
Quyết định số 6000/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng vàng, đồng, niken, moliđen Việt Nam đến năm 2015 có xét đến năm 2025. Hiệu lực thi hành: từ ngày 23/8/2013
4750/QĐ-BCT
Quyết định số 4750/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antinmon giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025. Hiệu lực thi hành: từ ngày 09/7/2013
4847/QĐ-BCT
Quyết định số 4847/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trăng (đá hoa), felspat, cao lanh và magnezit đến năm 2015, có xét đến năm 2015. Hiệu lực thi hành: từ ngày 12/7/2013
5579/QĐ-BCT
Quyết định số 5579/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc bổ sung Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nhóm khoáng chất nguyên liệu đá vôi trắng (đá hoa), felspat, cao lanh và magnezit đến năm 2015, có xét đến năm 2025. Hiệu lực thi hành: từ ngày 08/8/2013
1388/QĐ-TTg
Quyết định số 1388/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hiệu lực thi hành: từ ngày 13/8/2013
16/CT-TTg
Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, vốn, tài sản và lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước.
V. NĂNG LƯỢNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 107/2013/NĐ-CP
30
Nghị định số 107/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử Hiệu lực thi hành: từ ngày 15/11/2013
TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN | SỐ 11, QUÝ III/2013
Số hiệu
Tên văn bản
15/2013/TT-BXD
Thông tư số 15/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng: Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả Hiệu lực thi hành: từ ngày 15/11/2013
1788/QĐ-BTNMT
Quyết định 1788/QĐ-BTNMT năm 2013 hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2015 Hiệu lực thi hành: từ ngày 27/9/2013
1118/QĐ-BNN-KHCN
Quyết định 1118/QĐ-BNN-KHCN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về phê duyệt Đề cương thực hiện năm 2013 nhiệm vụ: Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu lên hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản ven biển nhằm xây dựng các giải pháp tổng hợp và mô hình thử nghiệm phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển ứng phó với giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Hiệu lực thi hành: từ ngày 30/7/2013
1628/QĐ-TTg
Quyết định số 1628/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Khung ma trận chính sách năm 2013 thuộc Chương trình Hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SP-RCC).
VI. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHÁC 103/2013/NĐ-CP
Nghị định số 103/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản. Hiệu lực thi hành: từ ngày 01/11/2013
1445/QĐ-TTg
Quyết định 1445/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiệu lực thi hành: từ ngày 16/8/2013
1114/QĐ-TTg
Quyết định số 1114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung đến năm 2020. Hiệu lực thi hành: từ ngày 09/7/2013
2469/BNN-TT
Công văn 2469/BNN-TT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị một số địa phương rà soát quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn Tây Nguyên.
VIII. Các dự thảo chính sách đang xây dựng Dự thảo Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi Dự thảo Luật Thủy lợi Dự thảo Luật Đầu tư công Dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi Dự thảo Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 928/2010/UBTVQH12 ngày 19-4-2010 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu mức thuế suất thuế Tài nguyên Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn. Dự thảo Nghị định quy định việc giao các khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển. Dự thảo Quyết định về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án phát điện sinh khối tại Việt Nam
31
Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) là tổ chức phi lợi nhuận hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện với môi trường.
Nếu quý vị muốn đăng ký nhận bản tin này hoặc đóng góp ý kiến cho chúng tôi, xin vui lòng liên hệ với:
Phòng Nghiên cứu Chính sách TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Số 6, N8B Trung Hòa Nhân Chính, Nguyễn Thị Thập, Thanh Xuân, Hà Nội Hòm thư 612, Bưu điện Hà Nội ĐT: (04) 3556-4001 / Fax: (04) 3556-8941 Email: policy@nature.org.vn Website: www.nature.org.vn
Chịu trách nhiệm về nội dung và xuất bản: Trung tâm Con người và Thiên nhiên Giấy phép xuất bản số 19/GP-XBBT do Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 28/01/2013. ISSN 0866 – 7810. In xong và nộp lưu chiểu Quý IV/2013 Graphic Design: nghiemhoanganh267@yahoo.com