Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách:
Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Viện Giám sát Nguồn thu Tháng 3/2014
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI © RWI/NRGI, 03/2014 Thiết kế: admixstudio.com (bản tiếng Việt) Bản dịch tiếng Việt do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) thực hiện. Các lỗi, sai sót về mặt ngôn ngữ và nội dung tiếng Việt, nếu có, thuộc trách nhiệm của PanNature. Trung tâm Con người và Thiên nhiên xin chân thành cảm ơn Viện Giám sát Nguồn thu (RWI)* đã cho phép chúng tôi dịch tài liệu này sang tiếng Việt. Bản in tài liệu này có tại văn phòng Trung tâm Con người và Thiên nhiên. Quý vị có thể tải bản điện tử của ấn phẩm này qua: • www.nature.org.vn/vn (Tiếng Việt) • www.revenuewatch.org/eitiguide (Tiếng Anh)
* Từ ngày 05/06/2014, Viện Giám sát Nguồn thu (Revenue Watch Institute – RWI) đổi tên thành Viện Quản trị Tài nguyên Thiên nhiên (Natural Resource Governance Institute – NRGI). Website: www.resourcegovernance.org
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách:
Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Viện Giám sát Nguồn thu Tháng 3/2014
Mục lục QUY TRÌNH Tham gia của xã hội dân sự Tạo môi trường thuận lợi §1.3 Quản trị MSG Hình thành và các trách nhiệm của MSG §1.3(f) & (g)
8 8 11 11
CHÍNH SÁCH Cấp quyền Đăng ký giấy phép §3.9
14
Cấp giấy phép §3.10
16
Sở hữu lợi ích §3.11 & §3.6(c)
17
Công khai hợp đồng §3.12
19
Dữ liệu sản xuất
23
Hoạt động thăm dò §3.3
23
Tổng sản lượng §3.5 (a)
24
Tổng xuất khẩu §3.5 (b)
26
Thu ngân sách
27
Khung pháp lý và chế độ tài chính §3.2
27
Đóng góp kinh tế §3.4 (a) - (c)
29
Thuế và nguồn thu chính §4.1(a)/(b)
30
Nguồn thu hiện vật §4.1 (c)
32
Bố trí cơ sở hạ tầng / Trao đổi hàng hóa §4.1 (d)
33
Nguồn thu vận tải §4.1(f)
35
Phân tách dữ liệu §5.2(e)
36
Doanh nghiệp nhà nước
38
Mức độ sở hữu lợi ích của DNNN §3.6(c)
38
Thanh toán và chuyển khoản của DNNN §3.6(a) & §4.2(c)
40
Chi tiêu của DNNN §3.6(b)
42
Nguồn thu địa phương
43
Thu/ chi trực tiếp §4.2(d)
43
Chuyển khoản §4.2(e)
45
Tác động xã hội
49
Việc làm §3.4(d)
49
Chi phí xã hội §4.1(e)
50
Quản lý nguồn thu Phân bổ nguồn thu §3.7 & §3.8
4
14
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
54 54
Tổng quan Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai thác (EITI) cung cấp cho các bên liên quan ở các quốc gia thực thi cơ hội thu thập và phân tích thông tin, qua đó có thể thúc đẩy việc xây dựng chính sách theo hướng tốt hơn nhằm giải quyết những thách thức liên quan đến quản trị tài nguyên thiên nhiên. Theo một đánh giá được thực hiện gần đây sau 10 năm thực thi EITI, sáng kiến này chưa đạt được mục tiêu đề ra là thúc đẩy “sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả ... cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, góp phần phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo”1. Dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn từ các quốc gia đã triển khai sáng kiến cùng với hai năm tham vấn rộng rãi, Hội đồng EITI Quốc tế đã thông qua Bộ Tiêu chuẩn EITI mới vào tháng 5 năm 2013. Bộ Tiêu chuẩn EITI2 thay thế các Quy tắc EITI, vốn chỉ tập trung chủ yếu ở khía cạnh minh bạch nguồn thu. Bộ Tiêu chuẩn hướng tới mục tiêu biến EITI thành công cụ thúc đẩy cải thiện ngành công nghiệp khai thác thông qua yêu cầu Hội đồng các bên liên quan ở cấp quốc gia (MSG) kết nối việc thực hiện EITI với các ưu tiên cần giải quyết trong lĩnh vực khai khoáng. Ngoài ra, trong kế hoạch thực hiện EITI cũng cần xác định rõ quy trình báo cáo và các hoạt động khác cần thiết để đảm bảo đạt được những mục tiêu chính sách cụ thể3. Hàng năm, MSG sẽ xem xét lại các tác động của việc triển khai EITI đối với công tác quản trị tài nguyên thiên nhiên của quốc gia và các mục tiêu đã xác định trong kế hoạch4. Nếu thực hiện tốt, những bước tiến này sẽ giúp EITI được lồng ghép tốt hơn và trở thành một phần trong quá trình hoạch định chính sách quốc gia.
1. Nguyên tắc EITI #1 2. Các quốc gia đang triển khai sáng kiến được khuyến khích chuyển đổi sang Bộ Tiêu chuẩn EITI mới càng sớm càng tốt, và được kỳ vọng sẽ xây dựng các kế hoạch làm việc theo Bộ Tiêu chuẩn vào cuối tháng 12 năm 2013. Hầu hết các quốc gia đang triển khai được yêu cầu xuất bản các Báo cáo EITI theo Bộ Tiêu chuẩn không muộn hơn tháng 12 năm 2014. 3. Yêu cầu EITI 1.4 (a) 4. Yêu cầu EITI 7.2 (a)
Bộ Tiêu chuẩn EITI hiện tại bao hàm những vấn đề ngoài nội dung minh bạch nguồn thu. Các thông tin về hiện trạng cơ bản như chính sách, pháp luật, chế độ tài chính, khoản thu không được báo cáo trong ngân sách, tổng khối lượng sản xuất và giá trị tương ứng cũng sẽ phải được đưa vào báo cáo EITI. Một số thông tin khác như đăng ký cấp phép cũng cần được cân nhắc công khai dưới hình thức trực tuyến thay vì chỉ đưa vào bản in báo cáo EITI như trước đây. Đối với các thông tin liên quan đến nguồn thu, Bộ Tiêu chuẩn EITI cũng đã tăng cường tính tổng thể với những yêu cầu công khai các khoản đóng góp hiện vật, thỏa thuận đổi hàng hay cơ sở hạ tầng, chi phí xã hội, nguồn thu từ vận chuyển và tất các các loại nguồn thu khác của chính phủ. Nhìn chung, Bộ Tiêu chuẩn EITI yêu cầu công khai thông tin với mức độ chi tiết cao hơn, bao gồm cả sự chênh lệch số liệu giữa doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và dòng thu; báo cáo ở cấp độ dự án và chuẩn hóa mẫu báo cáo đối với dữ liệu tài chính. Tiêu chuẩn cũng yêu cầu một cách tổng thể hơn về các thông tin liên quan đến doanh nghiệp nhà nước và những vấn đề ở cấp địa phương. Tiêu chuẩn cũng khuyến khích công khai thông tin về chủ sở hữu lợi ích (sẽ bắt buộc vào năm 2016), hợp đồng, và thông tin liên quan đến quản lý và sử dụng nguồn thu.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
5
Mục tiêu của tài liệu Hướng dẫn Trong khi EITI đang bước vào giai đoạn quan trọng, bao hàm rộng hơn về mức độ liên kết chính sách và hàng loạt vấn đề khác, tài liệu hướng dẫn này được xây dựng nhằm giúp các bên liên quan: • Xác định xem Bộ Tiêu chuẩn EITI liên kết như thế nào đến các mục tiêu chính sách phù hợp nhất đối với lĩnh vực khai khoáng của các quốc gia. • Xây dựng các phương pháp công khai thông tin nhằm phản ánh thực trạng tốt nhất và hiệu quả nhất để phục vụ quá trình cải cách và giám sát. Các thành viên MSG và các bên tham gia vào quá trình tham vấn nên sử dụng tài liệu hướng dẫn để: • Xây dựng các mục tiêu và ưu tiên quốc gia để đưa vào kế hoạch EITI. • Cân nhắc về những thông tin cần thu thập, nguồn thu thập và định dạng. • Chuẩn bị các điều kiện đối chiếu, tham chiếu và các mẫu báo cáo. • Dự thảo báo cáo hoạt động thường niên. • Đưa ra khuyến nghị về cải cách chính sách dựa trên kết quả phân tích dữ liệu EITI. Hướng dẫn này bổ sung các ghi chú hướng dẫn chính thức được Ban thư ký EITI Quốc tế ban hành về các chủ đề liên quan đến Bộ Tiêu chuẩn EITI. Do kinh nghiệm triển khai Bộ Tiêu chuẩn EITI ngày càng được bổ sung, Hướng dẫn này cũng sẽ được cập nhật để phản ánh những các kiến thức và thực tiễn mới nhất. Độc giả có thể đăng ký các bản cập nhật hướng dẫn trực tuyến tại www.revenuewatch.org/eitiguide (tiếng Anh).
6
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Định dạng Hướng dẫn Hướng dẫn này nên được sử dụng đồng thời cùng Bộ Tiêu chuẩn EITI. Bộ Tiêu chuẩn EITI bao gồm các yêu cầu sau: Yêu cầu 1
Có sự giám sát hiệu quả của Hội đồng các bên liên quan
Yêu cầu 2
Công bố các báo cáo EITI đúng thời hạn.
Yêu cầu 3
Các báo cáo EITI bao gồm thông tin về thực trạng ngành công nghiệp khai thác
Yêu cầu 4
Xây dựng các báo cáo EITI toàn diện bao gồm công bố đầy đủ của chính phủ về các khoản thu từ ngành công nghiệp khai thác và công bố tất cả các khoản thanh thoán hữu hình cho chính phủ của các công ty dầu khí và khai thác mỏ.
Yêu cầu 5
Có quy trình đảm bảo đáng tin cậy áp dụng các chuẩn mực quốc tế.
Yêu cầu 6
Báo cáo EITI phải toàn diện, được quảng bá một cách tích cực, cung cấp rộng rãi, và đóng góp vào các thảo luận công khai.
Yêu cầu 7
Hội đồng các bên liên quan tiến hành các bước hành động dựa trên các bài học kinh nghiệm, xem xét các kết quả và tác động của việc thực hiện EITI.
Các yêu cầu 3 và 4 đề cập đến phần lớn các thành phần báo cáo liên quan đến chính sách của Bộ Tiêu chuẩn. Hầu hết các yếu tố liên quan đến quy trình của Bộ Tiêu chuẩn được bao hàm trong Yêu cầu 1 và 2 cũng như Yêu cầu 5, 6 và 7. Để giúp liên hệ Bộ Tiêu chuẩn EITI với cải cách chính sách, Hướng dẫn này sắp xếp các thành phần của Yêu cầu 3 và 4 trên 7 lĩnh vực chính sách ngành khai khoáng. Các lĩnh vực chính sách này được phân chia dựa trên chuỗi giá trị của ngành công nghiệp khai khoáng và phản ánh một số thách thức quản lý được nêu ra nhiều nhất bởi các bên liên quan. Hướng dẫn này cũng bao gồm hai lĩnh vực quy trình liên quan đến Yêu cầu 1. Đối với mỗi lĩnh vực chính sách và lĩnh vực quy trình, Hướng dẫn cung cấp: Tổng quan về các thách thức quản trị liên quan đến lĩnh vực chính sách tương ứng. Tóm tắt những yêu cầu công khai mang tính bắt buộc và khuyến khích. Khuyến nghị của RWI về phương thức bảo đảm việc công khai thông tin phản ánh thực tiễn tốt nhất, dễ hiểu và phù hợp với chính sách. Ví dụ từ các quốc gia khác để minh họa về việc thông tin được công khai như thế nào và nêu bật những trường hợp thành công nhất. Các thông tin bổ sung liên quan đến các lĩnh vực chính sách và/hoặc các vấn đề công khai thông tin. Phiên bản trực tuyến của Hướng dẫn này có thể tìm thấy tại www.revenuewatch.org/eitiguide.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
7
Tham gia của xã hội dân sự
TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI §1.3
Tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ sự tham gia tự do, đầy đủ và độc lập của xã hội dân sự là nguyên lý cốt lõi của EITI. Đó cũng là trọng tâm trong lý thuyết thay đổi như đã được nêu trong Nguyên tắc số 4 của EITI, rằng minh bạch trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên sẽ mang đến sự hiểu biết tốt hơn từ công chúng và “hiểu biết của công chúng về vấn đề thu - chi của chính phủ qua thời gian có thể đưa đến các tranh luận công khai và mang đến các lựa chọn thực tế và hợp lý cho mục tiêu phát triển bền vững.” Ở những quốc gia thiếu môi trường thuận lợi cơ bản cho sự tham gia của xã hội dân sự và không thể hiện cam kết cải tổ sẽ khó có thể triển khai quy trình có sự tham gia của các bên liên quan một cách có ý nghĩa và không gượng ép. Nhìn chung, những quốc gia này sẽ không thể biến việc công khai trong EITI thành trách nhiệm giải trình cụ thể và qua đó có thể cải thiện công tác quản lý và quản trị tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích người dân.
TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI §1.3 YÊU CẦU BẮT BUỘC §1.3 Một số yêu cầu của EITI về xã hội dân sự liên quan cụ thể đến quá trình EITI : Xã hội dân sự phải tham gia đầy đủ, năng động và hiệu quả vào quá trình EITI. (§1.3(a)) Đảm bảo không có sự cản trở đối với việc tham gia của xã hội dân sự vào quá trình EITI. (§ 1.3 (c)) Chính phủ phải kiềm chế các hành động dẫn tới việc thu hẹp hoặc hạn chế tranh luận công khai liên quan đến việc triển khai EITI. (§1.3(d)) Các bên liên quan phải được tham gia đáng kể vào công việc thiết kế, triển khai, giám sát và đánh giá quá trình EITI, và đảm bảo rằng quá trình EITI đóng góp thêm vào việc tranh luận công khai. (§1.3(e)(ii)) Các bên liên quan phải có khả năng hoạt động độc lập và bày tỏ quan điểm mà không gặp phải bất cứ sự hạn chế, ép buộc hay đe dọa nào. (§1.3(e)(iv)) Quá trình đề cử MSG phải độc lập và không bị ép buộc. Các nhóm xã hội dân sự tham gia vào EITI với tư cách là thành viên của MSG phải độc lập với chính phủ và doanh nghiệp. (§1.3(f)(ii)) Các yêu cầu khác của EITI đối với xã hội dân sự liên quan đến một phạm vi rộng lớn hơn, trong đó: Phải có một môi trường thuận lợi cho sự tham gia của xã hội dân sự, tuân thủ theo luật pháp, các nguyên tắc quản lý và cả thực tiễn triển khai EITI. (§1.3(b)) Phải tôn trọng các quyền cơ bản của xã hội dân sự và đại diện các công ty tham gia vào EITI, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn thành viên trong hội đồng các bên liên quan. (§1.3(b)) Các bên liên quan phải được tự do phát biểu về chủ đề minh bạch và các vấn đề tồn tại trong quản trị tài nguyên thiên nhiên. (§1.3(e)(i)) 8
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Xã hội dân sự cần phải đặt ra các mục tiêu rõ ràng và xác định các cải cách cụ thể đối với ngành khai khoáng. Sau đó, họ phải giám sát tất cả các khía cạnh trong thực thi EITI (ví dụ như kế hoạch công tác, biên bản ghi nhớ, điều khoản cân đối và báo cáo cân đối) để đảm bảo rằng EITI hướng đến các ưu tiên chính sách (xem phần “Chính sách” trong Hướng dẫn này để biết thêm thông tin). Xã hội dân sự cần phải tự lựa chọn các đại diện tham gia MSG. Để đảm bảo tính hợp pháp, xã hội dân sự nên thiết lập các tiêu chí và quy trình minh bạch để lựa chọn các đại diện (ví dụ như năng lực, khả năng thu xếp thời gian, sự đa dạng của thành phần đã bỏ phiếu chọn). Lý tưởng nhất, các đại diện tham gia nên đa dạng về vùng miền, chuyên môn, giới tính, v.v... Sự tham gia của xã hội dân sự vào quá trình EITI cần phải có sự phối hợp, tham vấn và đòi hỏi một kế hoạch truyền thông thiết thực. Các đại diện xã hội dân sự trong MSG cần thu thập ý kiến từ nhiều bên liên quan và đảm bảo rằng các quan điểm đó được xem xét trong quá trình EITI. Các đại diện cần phải báo cáo lại cho các bên liên quan về kế hoạch và tiến trình EITI. Các kinh nghiệm tốt nhất để cải thiện việc phối hợp và truyền thông bao gồm: Trước các cuộc họp, các đại diện xã hội dân sự tham MSG cần phải gặp gỡ các thành viên xã hội dân sự khác để thảo luận về chương trình của MSG và thu thập các ý kiến đóng góp. Các đại diện xã hội dân sự có thể xây dựng danh sách thư điện tử hoặc thư tín để đảm bảo các bên liên quan được thông báo thường xuyên về EITI và các vấn đề liên quan. Các bên liên quan cần phải thông báo về kết quả các cuộc họp bằng thư điện tử hoặc SMS và đảm bảo rằng các biên bản họp nhóm MSG được đăng tải công khai lên các website. Các đại diện xã hội dân sự tham gia MSG cần phải gặp gỡ các thành viên xã hội dân sự khác để báo cáo vắn tắt nội dụng và kết quả sau mỗi cuộc họp. Xã hội dân sự cần phải tham gia tích cực vào việc phổ biến báo cáo EITI để đảm bảo cung cấp thông tin cho các tranh luận công khai về quản trị công nghiệp khai thác. Việc thành lập liên minh EITI có thể rất hữu ích. Bằng cách làm việc cùng nhau, các tổ chức xã hội dân sự sẽ tăng cường tầm ảnh hưởng, ngăn ngừa khả năng các bên khác sử dụng nhóm xã hội dân sự này chống lại nhóm kia và mở rộng phạm vi ảnh hưởng về mặt địa lý. Việc thành lập liên minh cũng sẽ giúp việc trao đổi thông tin giữa các nhóm xã hội dân sự trở nên tốt hơn. Các tổ chức xã hội dân sự cũng nên cân nhắc việc thành lập liên minh “Công khai các khoản chi trả” (Publish What You Pay) ở cấp quốc gia, và qua đó sẽ có điều kiện thuận lợi hơn để kết nối việc vận động giữa cấp quốc gia và cấp khu vực. Xã hội dân sự cần phải yêu cầu Hội đồng EITI Quốc tế trợ giúp nếu bị đe dọa. Thủ tục về sự tham gia của xã hội dân sự cũng đã quy định những nội dung liên quan đến cản trở chính sách đối với sự tham gia của xã hội dân sự một cách tự do và tích cực vào quá trình thực thi EITI, và các đại diện xã hội dân sự tham gia vào quá trình EITI có được hưởng những quyền cơ bản đã được công nhận trong Tuyên ngôn Thế giới về Quyền con người hay không. Môi trường thuận lợi đối với xã hội dân sự cần phải được đánh giá cẩn thận trên cơ sở liên tục, bao gồm (1) khi một quốc gia đang nộp đơn để trở thành ứng viên EITI, (2) khi có một sự cố cụ thể chống lại một thành viên xã hội dân sự xảy ra tại quốc gia đang triển khai sáng kiến, và (3) khi một quốc gia đang trong quá trình xác minh để được công nhận là Tuân thủ. Xã hội dân sự cần phải sắp xếp và thông báo về tất cả các mối quan tâm tại các thời điểm trên. Ngoài sự phối hợp trong liên minh, xã hội dân sự nên mở rộng kết nối với các liên minh phía chính phủ và doanh nghiệp. Xã hội dân sự cần phải đánh giá xem các mối quan tâm của mình có phù hợp với các bên liên quan khác hay không và theo đuổi
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
9
việc thành lập liên minh với các thành phần khác nếu có thể. Cần phải xây dựng các chương trình tăng cường năng lực cho xã hội dân sự và cần phân bổ nguồn lực cho nội dung này như một phần của kế hoạch thực hiện tổng thể của quốc gia. VÍ DỤ Bantay Kita, liên minh các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ và các cơ quan khoa học tại Philippines, đã tổ chức một hội thảo tập huấn và 5 hội thảo tham vấn ở cấp vùng để thông báo cho khối xã hội dân sự có quan tâm đến công nghiệp khai thác về EITI, đồng thời xây dựng các tiêu chí và quy trình lựa chọn đại diện chính thức của xã hội dân sự tham gia Hội đồng các bên liên quan về EITI ở Phillipines. Khóa tập huấn và các hội thảo tham vấn hướng đến 4 mục tiêu: 1. Thông báo cho các tổ chức khác nhau (các cơ quan khoa học, tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân dân và các tổ chức cộng đồng khác) có quan tâm đối với lĩnh vực khai khoáng về các vấn đề liên quan đến EITI. 2. Xây dựng chương trình nghị sự của xã hội dân sự về EITI thông qua hội thảo, sau khi xem xét kinh nghiệm của các quốc gia khác về EITI. 3. Xác định các tiêu chí và quy trình để lựa chọn các đại diện xã hội dân sự chính thức tham gia MSG EITI của Philippines, thông qua một hội thảo phân các yêu cầu và nhu cầu của EITI cùng với tiêu chí cần thiết của ứng viên để đáp ứng được yêu cầu đó; và 4. Thiết lập một mạng lưới gắn kết chặt chẽ những đại diện xã hội dân sự sẽ hỗ trợ EITI bằng cách mở rộng số lượng thành viên và mạng lưới Bantay Kita. Dưới sự dẫn dắt bởi liên minh PWYP, một nhóm các tổ chức xã hội dân sự Nigeria đã xây dựng dựng được một liên minh với quy mô lớn hơn và sau đó liên minh này đã ký Biên bản Ghi nhớ với EITI Nigeria nhằm hỗ trợ tăng cường năng lực cho xã hội dân sự. Grupo Propuesta Ciudadana là liên hiệp một số tổ chức xã hội dân sự Peru. Liên hiệp này có vai trò giám sát tích cực trong lĩnh vực khai khoáng ở Peru. Ngoài ra, liên hiệp này cũng hoạt động nhằm vận động và giám sát tính minh bạch trong các vấn đề liên quan đến cấp phép, hợp đồng, quản lý nguồn thu, phân bổ ngân sách và quản trị cấp địa phương. THÔNG TIN BỔ SUNG Liên minh Công khai Các khoản Chi Trả (PWYP) cấp quốc gia đã hoạt động như cơ quan giám sát độc lập để đảm thực thi EITI một cách hiệu quả. Thông tin cụ thể hơn về việc tham gia PWYP có thể được truy cập theo liên kết sau: http://www. publishwhatyoupay.org/en/about/join-coalition Thủ tục EITI về tham gia của xã hội dân sự bao gồm các kiến nghị về sự tham gia của xã hội dân sự trong EITI được xây dựng dựa trên các bài học từ việc triển khai ở cấp quốc gia. Thủ tục này có trong phần 4 của Bộ Tiêu chuẩn EITI.
10
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Quản trị Hội đồng các bên liên quan
HÌNH THÀNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MSG §1.3(f) & (g)
Hội đồng các bên liên quan (MSG) đóng một vai trò quan trọng trong việc liên kết quá trình EITI với các vấn đề chính sách rộng hơn. Để hoạt động hiệu quả, MSG phải được tổ chức một cách hợp lý, đảm bảo tính cam kết và tham vấn các bên liên quan. Các thành viên MSG có vai trò mấu chốt trong việc đặt ra các mục tiêu EITI, xây dựng kế hoạch hành động, xác định phạm vi báo cáo, phê duyệt báo cáo và thực hiện đánh giá hàng năm.
HÌNH THÀNH VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MSG §1.3 (f) & (g) YÊU CẦU BẮT BUỘC §1.3(f) & (g) “Trong việc thành lập Hội đồng các bên liên quan, chính phủ phải: i. Đảm bảo rằng các lời mời tham gia hội đồng không hạn chế đối tượng và công khai minh bạch; ii. Đảm bảo rằng các bên liên quan cần có đại diện đầy đủ. Điều này không có nghĩa là họ cần phải được đại diện ngang nhau về số lượng. Hội đồng các bên liên quan phải bao gồm các bên thích hợp, bao gồm nhưng không hạn chế: khu vực tư nhân, xã hội dân sự, các nhóm xã hội dân sự độc lập và xã hội dân sự khác như các cơ quan truyền thông, các đoàn thể và cơ quan chính phủ có liên quan, và cũng có thể bao gồm các đại biểu quốc hội. Mỗi nhóm phải có quyền cử đại diện của mình, với lưu ý hướng đến đảm bảo có sự tham gia đa dạng và đa phương. Quá trình đề cử phải được diễn ra độc lập và tự do, không bị bất cứ đề nghị cưỡng ép nào. Các nhóm xã hội dân sự tham gia vào EITI như là các thành viên của hội đồng các bên liên quan phải được hoạt động, và theo nghĩa về mặt chính sách, độc lập với chính phủ và/hoặc các công ty; iii. Đảm bảo rằng các quan chức chính phủ cấp cao có đại diện trong hội đồng các bên liên quan, và iv. Xem xét thiết lập địa vị pháp lý của hội đồng.” a) “Hội đồng các bên liên quan phải thông qua Điều khoản tham chiếu công khai rõ ràng (ToRs) cho công việc của mình. Các điều khoản tham chiếu tối thiểu bao gồm các quy định về: Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của hội đồng các bên liên quan: i. Thành viên của hội đồng các bên liên quan cần phải có năng lực thực hiện nhiệm vụ của mình. ii. Hội đồng các bên liên quan nên thực hiện các hoạt động thông tin hiệu quả với các nhóm xã hội dân sự và các công ty. Hội đồng cũng cần phổ biến rộng rãi các thông tin công cộng từ kết quả của quá trình thực hiện EITI, ví dụ như báo cáo EITI.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
11
iii. Thành viên của hội đồng các bên liên quan cần phối hợp chặt chẽ với các nhóm đối tượng mà mình đại diện. Phê duyệt kế hoạch hoạt động, báo cáo EITI và báo cáo hoạt động thường niên: iv. Hội đồng các bên liên quan cần phải phê duyệt kế hoạch hoạt động hàng năm, quyết định bổ nhiệm người điều hành độc lập, các điều khoản tham chiếu cho người điều hành độc lập, báo cáo EITI và báo cáo hoạt động thường niên. v. Hội đồng các bên liên quan phải giám sát quá trình báo cáo EITI và tham gia vào quá trình thẩm định theo như mô tả ở chương 3. Quy tắc quản trị nội bộ và thủ tục: vi. EITI đòi hỏi có quá trình ra quyết định có sự tham gia của nhiều bên trong suốt quá trình thực hiện, với mỗi bên được coi là một đối tác. Hội đồng các bên liên quan cần thống nhất các thủ tục đề cử và thay đổi đại diện, ra quyết định, thời gian thực hiện nhiệm vụ và tần suất của các cuộc họp. vii. Cần có thông báo đầy đủ trước về các cuộc họp và gửi kịp thời các văn bản trước khi các cuộc tranh luận và phê chuẩn diễn ra. viii. Hội đồng các bên liên quan phải có ghi chép bằng văn bản các cuộc thảo luận và quyết định của mình.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Các tổ chức xã hội dân sự cần lựa chọn người đại diện tham gia Hội đồng các bên liên quan thông qua các cơ chế minh bạch. Hội đồng các bên liên quan cần thiết lập các điều khoản tham chiếu trong đó quy định vai trò và trách nhiệm của các thành viên, bao gồm các yêu cầu tham dự, các quy trình ra quyết định, yêu cầu tham vấn các tổ chức mình đại diện và giới hạn các nhiệm kỳ. Các thành viên của Hội đồng các bên liên quan nên tuân thủ theo các quy tắc đạo đức của EITI bao gồm các vấn đề liên quan đến công tác phí. Các thành viên của Hội đồng các bên liên quan nên tham gia tích cực vào tất cả các phần của quá trình EITI, bao gồm xây dựng kế hoạch hành động quốc gia, xác định phạm vi của quá trình EITI, xây dựng điều khoản tham chiếu để lựa chọn cơ quan đối chiếu, giám sát việc chuẩn bị báo cáo EITI, giám sát quá trình xây dựng báo cáo EITI, phân tích báo cáo EITI, đưa ra khuyến nghị, phổ biến kết quả và thúc đẩy tranh luận. Các tài liệu cần thiết để Hội đồng các bên liên quan thực hiện vai trò của mình, như dự thảo điều khoản tham chiếu hoặc dự thảo báo cáo nên được cung cấp đầy đủ và đúng thời gian đến tất cả các thành viên hội đồng để họ có thể tham vấn ý kiến các tổ chức mình đại diện trước khi ra quyết định. Sự bất đối xứng về quyền lực thường đặt các thành viên của xã hội dân sự vào vị trí bất lợi. Vì vậy, khả năng mất cân bằng giữa các bên liên quan trong Hội đồng cần phải được xem xét xử lý. Sự cân bằng về mặt số lượng giữa ba thành phần đại diện trong Hội đồng tạo nền tảng cho sự bình đẳng, hợp tác và có thể là yếu tố rất quan trọng trong việc xây dựng lòng tin giữa các bên liên quan. Một quy trình ra quyết định có sự đồng thuận và việc bỏ phiếu chỉ được tiến hành khi không đạt được đồng thuận cũng sẽ góp phần tăng cường sự hợp tác. Và nếu việc bỏ phiếu được tiến hành, cần phải đảm bảo quá trình này không bị kiểm soát bởi bên nào. Số phiếu được quyền bầu cần phân chia đều giữa ba thành phần đại diện, dù họ không cân bằng về mặt số lượng. Các tiểu ban có thể giúp phân chia khối lượng công việc và đảm bảo một mức độ chuyên môn hóa nhất định giữa các thành viên hội đồng. Đồng thời, việc lựa chọn các thành viên tiểu ban đôi khi được dùng để loại bỏ các ý kiến chỉ trích về các chủ đề nhạy cảm. Ở mức tối thiểu, mỗi bên cần phải có đại diện tham gia các tiểu ban.
12
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
VÍ DỤ Ghana đã xây dựng cấu trúc quản trị Hội đồng các bên liên quan, bao gồm các tiểu ban phụ trách từng lĩnh vực cụ thể như dưới đây:
Thứ trưởng Bộ Tài chính Thứ trưởng Bộ Khai khoáng
Ban chỉ đạo quốc gia
Ban thư ký EITI
Tiểu ban kỹ thuật
Tiểu ban các vấn đề nhạy cảm
• • • • • • • • • •
Các thành viên của Ban chỉ đạo quốc gia Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Tài chính và Kinh tế Thứ trưởng Bộ Khai khoáng Bộ Kế hoạch Tài chính và Kinh tế (4 người) Bộ Khai khoáng, Rừng và Đất (2 người) Ủy ban Khai khoáng (2 người) Viện khai khoáng Ghana (1 người) Văn phòng đất đai của bộ tộc (1 người) Cơ quan thuế - IRS (1 người) Hội đồng huyện tây Wassa (1 người) Các tổ chức xã hội dân sự - ISODEC (3 người)
THÔNG TIN BỔ SUNG PWYP đang trong quá trình xây dựng hướng dẫn quản trị MSG.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
13
Cấp quyền
ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP §3.9 CẤP GIẤY PHÉP §3.10 SỞ HỮU LỢI ÍCH §3.11 & §3.6(c) CÔNG KHAI HỢP ĐỒNG §3.12
Các quyết định chính sách liên quan đến trao quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa có thể đặt cơ sở cho việc quản lý tốt lĩnh vực khai thác vừa có thể đưa đất nước vào tình trạng lạm dụng tài nguyên. Các thách thức quản trị liên quan đến việc phân bổ quyền bao gồm việc hối lộ quan chức đề dành quyền khai thác; giấy phép hoặc/và hợp đồng được cấp cho những cá nhân liên quan đến chính trị; bị mất các lợi ích kinh tế và xã hội do đàm phán kém về các điều khoản liên quan đến chế độ tài chính kinh tế và xã hội; và thiếu giám sát trong việc xây dựng các điều khoản hợp đồng. Giấy phép và hợp đồng sẽ cụ thể hóa các cam kết giữa chính phủ và các doanh nghiệp trong đó có xác định những lợi ích mà xã hội có được từ khai thác tài nguyên. Và người dân cần phải được tiếp cận với những thỏa thuận đó để hiểu về các điều khoản và giám sát xem các điều khoản đó đã được thực hiện hay chưa. Công bố thông tin về các bên được cấp phép, bao gồm các chủ sở hữu lợi ích của công ty khai khoáng, sẽ góp phần phòng ngừa các tiêu cực trong quá trình cấp phép. Việc công khai thông tin về nội dung này thông qua báo cáo EITI sẽ đóng góp cho tiến trình cải tổ bao gồm việc xây dựng các vòng đấu thấu một cách công khai và cạnh tranh để trao quyền khai thác; quy định cụ thể các nghĩa vụ đối với địa phương trong các hợp đồng; và tăng cường sự giám sát của quốc hội trước và sau khi ký hợp đồng.
ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP §3.9 EITI yêu cầu các quốc gia công bố thông tin cơ bản về từng giấy phép thăm dò và khai thác. Qua đó, công chúng có thể biết được số lượng giấy phép, vị trí các mỏ và thông tin về các công ty đang sở hữu giấy phép. Các thông tin trên cũng cần được cập nhật và duy trì như một yêu cầu cơ bản đối với công tác quản trị ngành công nghiệp khai thác. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.9(a)/(b)/(c) a) “Các quốc gia thực hiện EITI phải duy trì hệ thống đăng ký hoặc địa bạ công khai cùng các thông tin cập nhật và toàn diện liên quan đến mỗi giấy phép thuộc về các công ty trong báo cáo EITI: i. Bên được cấp giấy phép. ii. Tọa độ của khu vực được cấp phép. iii. Ngày nộp đơn, ngày được cấp phép và thời hạn của giấy phép. iv. Trong trường hợp giấy phép sản xuất, cần có thông tin về loại hàng hóa được sản xuất.” Trong ngữ cảnh này, khái niệm giấy phép “đề cập đến bất kỳ giấy phép, văn bản cho thuê, chứng thư, văn bản chấp thuận, hoặc nhượng quyền mà chính phủ cấp cho các công ty hoặc cá nhân quyền được thăm dò hoặc khai thác dầu mỏ, khí đốt và/hoặc tài nguyên khoáng sản”. 14
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
“Hệ thống quản lý cấp phép hoặc địa bạ phải cần bao gồm thông tin về giấy phép được cấp cho tất cả các loại hình pháp nhân, bao gồm công ty, cá nhân hoặc các nhóm không được đưa vào trong báo cáo EITI. Nghĩa là các khoản chi trả của các đối tượng này nằm dưới ngưỡng đã được thống nhất phải báo cáo.” “Khi thông tin được nêu trong 3.9 (b) trên đây đã được công bố công khai, báo cáo EITI có thể đề cập đến nguồn tham khảo này. Trong trường hợp chưa có hệ thống quản lý cấp phép hoặc địa bạ hoặc chưa hoàn chỉnh, báo cáo EITI nên công khai những khoảng trống trong các thông tin công bố và ghi nhận những nỗ lực để củng cố các hệ thống này. Trong thời gian này, bản thân báo cáo EITI nên bao gồm các thông tin nêu trong 3.9 (b) trên đây”. KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Khi giấy phép được giao cho một tập đoàn, cần phải công khai thông tin về mức độ sở hữu của từng đối tác và thành viên đang giữ vai trò điều hành. Công khai các thông tin liên quan khác về mỗi giấy phép như chủ sở hữu lợi ích của công ty được cấp phép, các hợp đồng liên quan đến giấy phép, mức độ khai thác và các khoản nộp ở cấp dự án. Cơ sở dữ liệu nên được xây dựng với một giao diện hệ thống thông tin địa lý cho phép vẽ các tọa độ trên một bản đồ địa lý hoặc địa hình. VÍ DỤ Cơ quan Quản lý Dầu khí Na Uy đang công khai thông tin cập nhật về từng giấy phép dưới một giao diện thân thiện với người dùng và có thể truy cập trực tuyến. Theo đó, cơ sở dữ liệu bao gồm thông tin vắn tắt về hiện trạng và triển vọng liên quan đến giấy phép; thông tin về tất cả các công ty đối tác; mức độ khai thác qua từng thời kỳ và vị trí khu vực cấp phép trên bản đồ tương tác. Cộng hòa Congo có một hệ thống thông tin địa chính khoáng sản trực tuyến và được cập nhật hàng tháng. Hệ thống này bao gồm các bản đồ và thông tin chi tiết khác như loại giấy phép, ngày cấp, ngày hết hạn, tên các bên liên quan, khu vực cấp phép và các loại khoáng sản. Chính phủ Peru thực hiện công khai các hồ sơ đề nghị cấp phép trước khi ra quyết định. Khi được cấp phép, các giấy phép phải được đăng trên một công báo chính thức trước khi có hiệu lực. Bộ Tài nguyên khoáng sản Mozambique có một cổng thông tin địa chính khai khoáng cho phép người dùng nhấp chuột lên một điểm hoặc hợp đồng hiển thị bản đồ để xem thông tin chi tiết hoặc có thể tìm kiếm theo mã điểm, tên doanh nghiệp hoặc tên hợp đồng. Tuy nhiên, các hợp đồng không được công bố. THÔNG TIN BỔ SUNG
5. Bản dịch tiếng Việt bản HIến chương Tài nguyên Thiên nhiên có tại www.nature. org.vn/vn hoặc www.issuu. com/PanNature (ghi chú của PanNature).
Nguyên tắc 4 trong Hiến chương Tài nguyên Thiên nhiên5 nêu ra các nguyên tắc quan trọng của cơ chế cấp phép.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
15
CẤP PHÉP §3.10 Tiêu chuẩn EITI yêu cầu công khai các thông tin cơ bản về cách thức cấp quyền khai thác. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.10(a)-(c) §3.10(a) “Các quốc gia thực hiện EITI cần phải công khai thông tin liên quan đến việc cấp hoặc chuyển nhượng giấy phép liên quan đến các công ty có trong báo cáo của EITI, bao gồm: thuyết minh quá trình chuyển hoặc trao giấy phép, tiêu chuẩn kỹ thuật và tài chính được sử dụng, thông tin về bên được cấp hoặc nhượng giấy phép, bao gồm cả các thành viên tập đoàn (nếu có), và bất kỳ sai lệch đáng kể nào so với các khung pháp lý và quy định áp dụng trong quản lý chuyển giao và cấp giấy phép.” §3.10(b) “Trường hợp giấy phép được cấp thông qua quy trình đấu thầu trong kỳ kế toán của báo cáo EITI, chính phủ cần phải công khai danh sách các bên tham gia đấu thầu và các tiêu chí dự thầu.” §3.10(c) “Trong trường hợp các thông tin cần thiết nêu ra trong mục 3.10 (a) và 3.10 (b) trên đây đã được công bố công khai, báo cáo EITI có thể dẫn dưới dạng tài liệu tham khảo hoặc liên kết trong nội dung.” YÊU CẦU KHUYẾN KHÍCH §3.10(d) “Hội đồng các bên liên quan có thể bổ sung thêm thông tin về việc phân bổ giấy phép trong báo cáo EITI, bao gồm bình luận về hiệu lực và hiệu quả của các hệ thống này.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Các quốc gia đang triển khai sáng kiến nên công khai tất cả các thông tin được khuyến khích tại điều §3.10(d). Các quốc gia đang triển khai sáng kiến nên công khai lý do từ chối đối với từng hồ sơ đăng ký giấy phép. Các quốc gia đang triển khai sáng kiến nên công khai các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình đấu thầu. Các quốc gia đang triển khai sáng kiến nên công khai các điều khoản chính của hợp đồng trúng thầu. Các Báo cáo EITI nên công khai cả các điều kiện đặc biệt liên quan đến việc cấp giấy phép, ví dụ như yêu cầu công ty nhận giấy phép phải chọn một đối tác địa phương, phân bổ vốn cho các công ty nhà nước, hoặc đầu tư vào các dự án hạ tầng. VÍ DỤ Bộ Đất đai, Mỏ và Năng lượng Liberia công bố thông tin về số lượng hồ sơ thầu đã nhận, các yêu cầu đấu thầu và trúng thầu. Tuy nhiên, việc công khai chỉ được thực hiện sau khi giấy phép đã được cấp. EITI Liberia cũng thực hiện kiểm toán hậu cấp phép nhằm đánh giá việc chuyển nhượng, hợp đồng, cấp giấy phép và các quyền tương tự có tuân thủ luật pháp Liberia hay không.
16
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Chính phủ Trinidad và Tobago công bố thông tin về quá trình cấp giấy phép, giấy phép và vị trí khai thác sau khi quá trình thầu kết thúc. Đối với trường hợp Brazil, Cơ quan Dầu khí và Nhiên liệu sinh học Quốc gia (ANP) công bố các thông tin rộng rãi về kết quả của quá trình cấp phép, bao gồm tổng số lượng hồ sơ dự thầu, các hồ sơ trúng thầu, các hợp đồng và vị trí, thời hạn, thuế tài nguyên và các nghĩa vụ thuế khác. ANP công bố các thông tin này trên trang web của mình, trên các báo chính thống và các phương tiện truyền thông. THÔNG TIN BỔ SUNG Nguyên tắc 4 trong Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên nhấn mạnh tầm quan trọng của tính cạnh tranh trong việc cấp phép như là một cơ chế hiệu quả nhằm đảm bảo tính công minh.
SỞ HỮU LỢI ÍCH §3.11 & §3.6(c) EITI khuyến nghị công khai tên các cá nhân là chủ sở hữu thực sự của các công ty hơn là chỉ nêu tên của công ty. Việc công khai các thông tin này có thể giúp hạn chế nguy cơ mẫu thuẫn quyền lợi (ví dụ về một công ty dầu khí thuộc sở hữu của một chính trị gia đã được cấp quyền khai thác đối với một mỏ dầu rất có giá trị) và trốn thuế (ví dụ về việc sử dụng công ty vỏ bọc có trụ sở ở khu vực miễn thuế). YÊU CẦU KHUYẾN KHÍCH § 3.11 (a) và § 3.11 (b) §3.11(a) “Các quốc gia thực hiện EITI nên duy trì hệ thống danh bạ công khai các chủ sở hữu lợi ích của các doanh nghiệp tham gia đấu thầu triển khai hoặc đầu tư vào các hoạt động của ngành công nghiệp khai thác, bao gồm thông tin về chủ sở hữu lợi ích và mức độ sở hữu. Trong trường hợp những thông tin này đã được công khai, ví dụ như thông qua hồ sơ của các cơ quan quản lý doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý thị trường chứng khoán, báo cáo EITI nên có hướng dẫn cụ thể về cách truy cập những thông tin này.”
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
17
§3.11(b) “Đối với trường hợp chưa có hệ thống danh bạ hoặc chưa hoàn thiện, quốc gia thực hiện EITI nên yêu cầu các doanh nghiệp tham gia vào quá trình EITI cung cấp những thông tin này để bổ sung vào báo cáo EITI.”6 Sở hữu lợi ích được định nghĩa như sau: “Một chủ sở hữu lợi ích đối với một doanh nghiệp là người trực tiếp hay gián tiếp sở hữu hoặc kiểm soát hoạt động doanh nghiệp. Khi xác định chủ sở hữu lợi ích, Hội đồng các bên liên quan cần thống nhất định nghĩa về chủ sở hữu lợi ích. Định nghĩa phải phù hợp với điều 3.11(d)(i) ở trên và có xem xét đến các tiêu chuẩn quốc tế cũng như quy định pháp luật liên quan của quốc gia. Các doanh nghiệp đã niêm yết, bao gồm cả các công ty con thuộc toàn quyền sở hữu, không nhất thiết phải công khai thông tin về chủ sở hữu. Đối với công ty liên doanh, mỗi đơn vị cá thể nên công khai chủ sở hữu lợi ích, trừ trường hợp công ty đó đã được niêm yết công khai hoặc là công ty con thuộc sở hữu toàn phần của công ty đã niêm yết như đã nêu trong mục 3.11(d)(iii). Các đơn vị cá thể này phải chịu trách nhiệm về độ chính xác của thông tin được cung cấp.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI
6. Kỳ họp HĐQT EITI lần thứ 22 đã thống nhất rằng trong tương lai, EITI sẽ yêu cầu công bố thông tin về chủ sở hữu lợi ích. Trên cơ sở thí điểm thành công, HĐQT EITI sẽ xây dựng các điều khoản chi tiết để thực hiện quan điểm này từ thời điểm 01/01/2016.
Báo cáo EITI nên bao gồm tất cả các thông tin đã được khuyến nghị trong mục §3.11(a) và §3.11(b). Báo cáo EITI nên bao gồm các thông tin về quyền sở hữu hợp pháp và cấu trúc kiểm soát của từng doanh nghiệp (ví dụ: quyền lực điều hành cơ bản, biên bản ghi nhớ và các điều khoản liên kết) cũng như danh sách các giám đốc/ cán bộ cao cấp. Báo cáo EITI nên bao gồm tên doanh nghiệp, giấy tờ thành lập và địa chỉ đăng ký của văn phòng. Báo cáo EITI nên bao gồm thông tin về hình thức và tình trạng pháp lý của mỗi công ty. Báo cáo EITI nên bao gồm một bản danh sách các cổ đông đăng ký bằng hoặc nhiều hơn 5% số cổ phần ứng với mỗi công ty, trong đó chứa tên và địa chỉ của các cổ đông; số lượng cổ phiếu nắm giữ; và loại cổ phiếu (bao gồm cả các quyền biểu quyết liên quan). Báo cáo EITI nên chỉ ra những cá nhân liên quan đến chính trị (PEPs) được hưởng lợi trong mỗi giấy phép hay hợp đồng, và các quy định hạn chế của quốc gia đối với các cá nhân này. PEPs, bao gồm các quan chức quản lý các quỹ tài nguyên thiên nhiên và làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước, cần phải được yêu cầu công khai các thông tin về lợi ích của họ tại các hoạt động hay dự án khai khoáng. VÍ DỤ Tại Nam Sudan, Luật Dầu khí quy định công khai các dữ liệu về quyền sở hữu lợi ích đối với các doanh nghiệp đã được cấp quyền thăm dò và khai thác. Cơ quan đăng ký kinh doanh và cấp phép tại Tanzania cung cấp thông tin về sở hữu lợi ích nếu có yêu cầu. THÔNG TIN BỔ SUNG Tổ chức hành động Tài chính (Financial Action Task Force - FATF) là cơ quan liên chính phủ được thành lập vào năm 1989. FATF đã xây dựng một loạt các khuyến nghị, bao gồm khuyến nghị cung cấp thông tin về sở hữu lợi ích cho các cơ quan giám sát thực thi pháp luật. Các khuyến nghị của FATF được áp dụng bởi hơn 180
18
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
quốc gia, trong đó có 29 quốc gia đang triển khai EITI, thông qua một mạng lưới toàn cầu của các cơ quan thành viên khu vực. “Các công ty ẩn danh: Vấn đề sở hữu lợi ích trong các công ty ẩn danh là rào cản lớn trong cuộc chiến chống lại đói nghèo như thế nào” Tổ chức Nhân chứng Toàn cầu (Global Witness), 2013, http://www.globalwitness.org/sites/default/files/library/Anonymous%20 Companies%20Global%20Witness%20briefing.pdf “Lợi nhuận ống”, Publish What You Pay Na Uy, http://www.publishwhatyoupay.org/sites/publishwhatyoupay.org/files/FINAL%20 pp%20norway.pdf “Các công ty dầu khí tại các thị trường mới nổi: Tình dục an toàn tại Nigeria”, The Economist, tháng 6 năm 2013, http://www.economist.com/news/business/21579469court-documents-shed-light-manoeuvrings-shell-and-eni-win-huge-nigerian-oilblock “Hội nghị thượng đỉnh G8: Chương trình Minh bạch”, The Economist, tháng 6 năm 2013, http://www.economist.com/news/international/21579452-britains-leaderenvisages-world-tax-compliance-and-clear-corporate-ownership
CÔNG KHAI HỢP ĐỒNG §3.12 Công khai hợp đồng và giấy phép là một trong những bước quan trọng nhất mà các quốc gia triển khai EITI có thể thực hiện để thúc đẩy trách nhiệm giải trình trong công tác quản lý lĩnh vực khai khoáng. Minh bạch các điều khoản hợp đồng sẽ thúc đẩy niềm tin và các mối quan hệ có tính xây dựng hơn giữa người dân, chính phủ và doanh nghiệp. Việc công khai mở rộng cơ hội để các bên liên quan tham gia vào quá trình giám sát và qua đó thúc đẩy triển khai dự án một cách hiệu quả và có trách nhiệm. Nội dung này cũng giúp tăng cường tính hữu dụng của toàn bộ thông tin khác trong EITI bằng cách cung cấp bối cảnh phục vụ việc tìm hiểu và phân tích về nguồn thu cũng như các dữ liệu khác. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.12(b) “Báo cáo EITI phải nêu rõ chính sách của chính phủ về công khai thông tin hợp đồng và giấy phép liên quan đến quản trị hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản. Phần thông tin này bao gồm các quy định pháp luật có liên quan, thông lệ công khai thông tin và bất kỳ nỗ lực cải cách nào nằm trong kế hoạch hoặc đang tiến hành.” Thuật ngữ “hợp đồng” có nghĩa là: “Văn bản đầy đủ của các hợp đồng, nhượng quyền, thỏa thuận phân chia sản phẩm hoặc thỏa thuận khác được cấp hoặc ký kết bởi chính phủ với các điều khoản gắn liền với việc khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản. Văn bản đầy đủ của các phụ lục, hợp đồng bổ sung, hoặc hợp đồng sửa đổi, trong đó thiết lập các chi tiết liên quan đến quyền khai thác được mô tả trong 3.12 (c) (i) hoặc việc thi hành của các quyền đó. Văn bản đầy đủ của những thay đổi hoặc sửa chữa bất kỳ đối với các tài liệu được mô tả trong 3.12 (c) (i) và 3.12 (c) (ii).”
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
19
Thuật ngữ “giấy phép” có nghĩa là: “Các văn bản đầy đủ của các giấy phép, hợp đồng cho thuê, chứng thư, văn bản cho phép theo đó chính phủ cấp cho một hoặc nhiều công ty hoặc cá nhân quyền khai thác dầu mỏ, khí đốt và/hoặc tài nguyên khoáng sản. Văn bản đầy đủ của các phụ lục, điều khoản bổ sung, hoặc điều khoản sửa đổi thiết lập các chi tiết liên quan đến quyền khai thác được mô tả trong 3.12 (d) (i) hoặc việc thi hành các quyền đó. Văn bản đầy đủ của những thay đổi hoặc sửa chữa bất kỳ cho các tài liệu được mô tả trong 3.12 (d) (i) và 3,12 (d) (ii).” “Trong trường hợp có thể, báo cáo EITI nên cung cấp tổng quan về các hợp đồng và giấy phép đã được công bố, bao gồm tham chiếu hoặc liên kết đến địa điểm các tài liệu này được công bố.” YÊU CẦU KHUYẾN KHÍCH §3.12(a) “Các quốc gia thực hiện EITI được khuyến khích công bố bất cứ hợp đồng và giấy phép cùng các điều khoản kèm theo hoạt động khai thác dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Các quốc gia đang triển khai sáng kiến nên công khai tất cả các thông tin được khuyến khích tại §3.12(a). Nên công khai các hợp đồng và giấy phép quy định các điều khoản đối với cả việc thăm dò và khai thác. Theo yêu cầu §3.12(c), các quốc gia đang triển khai EITI nên công khai văn bản đầy đủ và không chỉnh sửa của các hợp đồng. Tại hầu hết các quốc gia, các hợp đồng thăm dò và khai thác không chỉnh sửa được công khai từ phía chính phủ (như Afganistan, Congo - Brazzaville, Cộng hòa Congo, Ghana, Liberia, Mauritania, Peru và Hoa Kỳ) và bởi các công ty (ví dụ: Rio Tinto, BP, Tullow, Kosmos, …). Nghiên cứu (www. revenuewatch.org/contractsconfidential) về 150 hợp đồng dầu khí và khai khoáng cho thấy rằng những hợp đồng này thường không có các thông tin nhạy cảm về mặt thương mại. Nếu cho phép, việc chỉnh sửa hợp đồng chỉ nên áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt khi hợp đồng bao hàm điều khoản ngoài những điều khoản thông thường, có thể tiết lộ bí mật thương mại có thể gây hại cho lợi ích của các bên. Thậm chí trong trường hợp đó (và phản ánh hướng dẫn của IFC), việc chỉnh sửa không nên ảnh hưởng đến các thông tin cần thiết đảm bảo việc hiểu đầy đủ các điều khoản, điều kiện phục vụ khai thác tài nguyên. Các quốc gia đang triển khai EITI nên công khai tất cả các hợp đồng đang có hiệu lực và các hợp đồng mới ngay sau khi ký kết. Các quốc gia đang triển khai EITI nên xây dựng chiến lược giáo dục và đối thoại công khai song song với việc công bố hợp đồng. Các nước đang triển khai EITI có thể tổ chức các diễn đàn công khai để trình bày về các điểm chính trong các hợp đồng quan trọng và thu hút ý kiến công luận về các chiến lược giám sát. Các quốc gia cũng có thể tóm tắt và giải thích các điều khoản hợp đồng một cách dễ hiểu cho các bên không có chuyên môn, như chính phủ Guinea đã thực hiện. Các hợp đồng nên được công khai trên một trang thông tin ổn định, cho phép truy cập miễn phí và ẩn danh. Báo cáo EITI nên cung cấp đường dẫn đến trang tin đó. Như vậy, người dân có thể dễ dàng truy cập đến các hợp đồng mà không sợ bất cứ sự đe dọa nào.
20
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
VÍ DỤ Tại Afganistan, Bộ Khoáng sản và Dầu mỏ thực hiện công khai các hợp đồng trong các ngành dầu khí và khoáng sản.
Chính phủ Guinea thực hiện công khai bản tóm tắt và các văn bản đầy đủ dạng kỹ thuật số về các hợp đồng, công ước, phụ lục và các sửa đổi liên quan đến ngành khai khoáng. Mặc dù việc tiếp cận thông tin đã được quy định trong hiến pháp, bộ luật khai khoáng mới sẽ yêu cầu cụ thể hơn về tính minh bạch.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
21
EITI Liberia thực hiện xuất bản các tài liệu quan trọng trực tuyến, bao gồm các hợp đồng, chuyển nhượng và các thỏa thuận liên quan đến lĩnh vực khai khoáng, nông lâm nghiệp và dầu mỏ.
Chính phủ Peru thực hiện xuất bản trực tuyến các tài liệu gồm các hợp đồng dầu mỏ tại quốc gia này. THÔNG TIN BỔ SUNG Nguyên tắc 3 trong Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên nhấn mạnh tầm quan trọng của điều khoản hợp đồng trong việc đảm bảo lợi ích từ khai thác tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra, Nguyên tắc 4 nhấn mạnh tính cạnh tranh trong việc phân bổ các hợp đồng như một cơ chế hiệu quả để đảm bảo giá trị và tính toàn vẹn. “Bí mật Hợp đồng: Chấm dứt các thỏa thuận bí mật trong ngành công nghiệp khai thác”, RWI, 2009, http://www.revenuewatch.org/sites/default/files/RWI-Contracts-Confidential.pdf “Khuôn khổ bền vững IFC - Chính sách và các tiêu chuẩn bền vững về mặt môi trường và xã hội - Chính sách Tiếp cận Thông tin”, Tập Đoàn Tài chính Quốc tế, tháng 1 năm 2012, http://www.ifc.org/wps/wcm/connect/b9dacb004a73e7a8a273fff998895a12/ IFC_Sustainability_+Framework.pdf?MOD=AJPERES Các nguyên tắc ký kết hợp đồng công khai toàn cầu: Hiệp hội Ký kết Hợp đồng Công khai đã tạo điều kiện cho quá trình tư vấn toàn cầu nhằm tạo nên một bộ các nguyên tắc toàn cầu nhằm hướng dẫn các bên đang tìm kiếm để thúc đẩy ký kết hợp đồng công khai trên toàn thế giới. Các nguyên tắc này phản ánh các chuẩn mực và thực tiễn tốt nhất trên thế giới liên quan đến việc công khai và tham gia ký kết hợp đồng công khai. Hướng dẫn của IMF về Minh bạch nguồn thu từ tài nguyên, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, 2007
22
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Dữ liệu sản xuất
HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ §3.3 TỔNG SẢN LƯỢNG §3.5(a) & §3.4(e) TỔNG XUẤT KHẨU §3.5 (b)
Khối lượng và giá trị sản xuất là một yếu tố quan trọng quyết định mức thu chính phủ mà quốc gia nhận được từ hoạt động khai thác. Thiếu thông tin về sản lượng có thể dẫn đến việc chi trả thấp. Thông tin về tình trạng và vị trí của các hoạt động thăm dò là là điểm mấu chốt đối với công tác dự đoán dài hạn. Khối lượng và giá trị sản xuất đặt các số liệu nguồn thu có trong báo cáo EITI vào bối cảnh cụ thể. Thông tin về xuất khẩu có thể bổ sung một cách toàn diện hơn về bức tranh quy mô ngành. Báo cáo EITI về nội dung này này có thể góp phần hỗ trợ các nỗ lực cải cách như chính sách chống trốn thuế và cải thiện công tác dự báo thu ngân sách.
HOẠT ĐỘNG THĂM DÒ §3.3 Các dòng thu quan trọng và các vấn đề cộng đồng thường gắn liền với các hoạt động thăm dò. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.3 “Báo cáo EITI nên cung cấp thông tin tổng quan về ngành công nghiệp khai thác, kể cả các hoạt động thăm dò quy mô lớn.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Thông tin về các hoạt động thăm dò nên được phân tách theo loại quặng, công ty và dự án. Dữ liệu thăm dò nên được hiển thị cùng các thông tin liên quan như chi tiết về việc cấp giấy phép thăm dò và mọi nguồn thu liên quan đến các hoạt động thăm dò đó. VÍ DỤ Cơ sở Dữ liệu Ngân hàng Thế giới cung cấp thông tin về các hoạt động thăm dò tại Ghana.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
23
Zambia thực hiện công khai các bản đồ trực tuyến về các hoạt động thăm dò, bao gồm thông tin về loại khoáng sản và khu vực thăm dò.
THÔNG TIN BỔ SUNG Nguyên tắc 5 trong Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên cũng nhấn mạnh rằng các quyết định thăm dò hay phát triển cần được thông báo với những hiểu biết đầy đủ về các hệ lụy tiềm ẩn về mặt kinh tế, môi trường và xã hội, thường thông qua quá trình đánh giá tác động ở quy mô chiến lược hoặc quy mô dự án.
TỔNG SẢN LƯỢNG §3.5(a) & §3.4(e) Công khai thông tin về khối lượng và giá trị sản xuất giúp bối cảnh hóa các số liệu doanh thu có trong báo cáo EITI. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.5(a) & §3.4(e) §3.5(a) “Báo cáo EITI phải công khai dữ liệu sản xuất cho năm tài chính trong kỳ, bao gồm tổng khối lượng sản xuất và giá trị sản xuất theo loại mặt hàng, và trong trường hợp có thể, phân theo địa phương/khu vực.”
24
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
§3.4(e) “Báo cáo EITI phải công khai thông tin, nếu có, về đóng góp của ngành công nghiệp khai thác cho nền kinh tế trong năm tài chính trong kỳ báo cáo EITI. Thông tin này bao gồm … vùng / khu vực sản xuất tập trung chính.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Các báo cáo EITI cũng nên công khai tổng khối lượng ước tính của từng loại khoáng sản đối với các phần trữ lượng đã được phê duyệt. Thông tin về sản xuất nên được phân tách theo công ty và dự án, và theo các phân nhóm quặng chính (ví dụ: phân theo mức chất lượng đối với sản phẩm dầu thô). Để có thể so sánh, số liệu nên được công khai đối với năm báo cáo cùng với ít nhất một năm trước đó. Thông tin về từng giai đoạn khai thác mỏ ở từng khu vực cũng cần được cung cấp để có thể phân tích rõ hơn mối quan hệ giữa mức độ khai thác và mức thu. Nguồn thông tin về dữ liệu sản lượng nên được đưa vào Báo cáo EITI. Phương pháp và mức giá được sử dụng để tính toán giá trị sản xuất và khối lượng xuất khẩu cũng nên được giải thích một cách đầy đủ. Đặc biệt tại quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức trong việc giới hạn và kiểm soát mức độ khai thác, Báo cáo EITI nên công khai và đối chiếu các hạn mức vật lý. VÍ DỤ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nigeria công khai thông tin sản xuất theo từng công ty trong Bản tin Thống kê Hàng năm.
Tại Chile, Bộ Tài chính thường xuyên công bố các thông tin về khối lượng sản xuất, giá cả và giá trị xuất khẩu khoáng sản. Bộ Khai khoáng công bố các thông tin về trữ lượng khoáng sản, khối lượng sản xuất, giá cả và giá trị xuất khẩu. Ủy ban Khoáng sản Đồng của Chile công bố thông tin về trữ lượng, khối lượng sản xuất, giá cả, giá trị xuất khẩu khoáng sản, chi phí sản xuất, các công ty hoạt động trong nước, dữ liệu sản xuất của từng công ty, và các giá trị dòng sản xuất. Tại Mông Cổ, Bộ Tài nguyên Khoáng sản và Năng lượng công khai số liệu về khai thác khoáng sản theo từng tháng. Bộ Tài chính công bố số liệu về khai thác khoáng sản theo năm đối với từng công ty. Tại Đông Timo, báo cáo ngân sách của Bộ Tài chính bao gồm dữ liệu về khối lượng sản xuất, giá cả, giá trị xuất khẩu, và từng dòng thu tài chính. Cơ quan Dầu khí Quốc gia cũng xuất bản lượng thông tin đáng kể về ngành dầu khí, bao gồm trữ lượng, khối
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
25
lượng sản xuất và đầu tư. Tuy nhiên, những dữ liệu trên chưa được tổ chức một cách hệ thống. Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính công bố các khoản thu vào Quỹ Dầu khí. Bộ Tài chính cũng phân tách dòng thu từ dầu khí và các dòng thu từ các nguồn khác. THÔNG TIN BỔ SUNG Theo Nguyên tắc 3 trong Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên, việc xây dựng hệ thống tài chính tốt sẽ cho phép chính phủ chia sẻ lợi nhuận và đảm bảo các dòng thu tối thiểu trong tất cả các thời kỳ khai thác.
TỔNG XUẤT KHẨU §3.5(b) Tiêu chuẩn EITI yêu cầu công khai các thông tin cơ bản về khối lượng và giá trị xuất khẩu. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.5(b) Báo cáo EITI phải công khai “tổng khối lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu theo loại mặt hàng, và trong trường hợp có thể, phân theo địa phương/khu vực xuất xứ.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Để có thể so sánh, các số liệu nên được công khai trong năm báo cáo cùng với ít nhất một năm trước đó. Nguồn dữ liệu về xuất khẩu nên được đưa vào Báo cáo EITI cùng với công thức được sử dụng để tính toán giá trị xuất khẩu. Các báo cáo có thể bao gồm thông tin về thị trường xuất khẩu. Các báo cáo EITI nên nêu chi tiết về mục đích và bên mua các hàng hóa không xuất khẩu, ví dụ như các loại quặng sẽ được được chế biến trong nước. VÍ DỤ Bộ Tài nguyên khoáng sản và Năng lượng và Cơ quan Hải quan Mông cổ (đơn vị báo cáo lên Bộ Tài chính) công khai hàng tháng các số liệu thống kê về giá trị xuất khẩu khoáng sản theo từng loại. Bộ Tài chính công bố dữ liệu hàng năm về tổng lượng xuất khẩu, thuế và phí được chi trả bởi các doanh nghiệp khai thác tài nguyên. Báo cáo EITI của Iraq chứa dữ liệu về thị trường. Cơ quan thông tin Năng lượng Hoa Kỳ cung cấp các dữ liệu liên quan cho Hoa kỳ và các nước khác trên thế giới. THÔNG TIN BỔ SUNG Theo Nguyên tắc 9 trong Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên, việc tăng chi tiêu nguồn tài chính từ xuất khẩu tài nguyên có tác động ngược đối với kinh tế vĩ mô và gián tiếp ảnh hướng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của các ngành sản xuất khác.
26
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Thu ngân sách
KHUNG PHÁP LÝ & CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH §3.2 ĐÓNG GÓP KINH TẾ §3.4(a)-(c) THUẾ & CÁC NGUỒN THU CHÍNH §4.1(a)/(b) NGUỒN THU HIỆN VẬT §4.1(c) BỐ TRÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG/TRAO ĐỔI HÀNG HÓA §4.1(d) NGUỒN THU VẬN TẢI §4.1(f) PHÂN TÁCH DỮ LIỆU §5.2(e)
Các chính sách thu ngân sách có vai trò quyết định trong việc sử dụng nguồn lực để phục vụ mục tiêu phát triển của quốc gia. Các thách thức quản trị liên quan đến thu ngân sách gồm có yếu kém trong quản lý thuế, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ và các cơ quan giám sát, yếu kém trong việc giám sát các nguồn thu hiện vật và vấn nạn trốn thuế của doanh nghiệp. Khuôn khổ pháp lý và chế độ tài chính thiết lập các quy tắc để xác định mức độ đóng góp kinh tế từ tiền thuê mỏ, các loại thuế, các nguồn thu hiện vật, cơ sở hạ tầng hay thỏa thuận trao đổi hàng hóa, nguồn thu xuất khẩu và các khoản đóng góp khác vào nền kinh tế quốc gia. Việc công khai thông tin liên quan đến thu ngân sách theo yêu cầu hoặc khuyến khích của Bộ Tiêu chuẩn EITI nên được thực hiện theo hướng giải quyết các thách thức quản trị của quốc gia và từ đó có thể cải cách chính sách một cách hiệu quả. Trong nội dung này, những cơ hội cải cách chính sách bao gồm củng cố các chính sách tài chính và nâng cao năng lực kỹ thuật trong thu ngân sách, hợp nhất các dòng thu vào ngân sách, và xây dựng các cơ chế giám sát hiệu quả bao gồm kiểm toán và giám sát của quốc hội.
KHUNG PHÁP LÝ VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH §3.2 Các báo cáo EITI phải trình bày các thông tin cơ bản về chính sách pháp luật tài chính liên quan đến lĩnh vực công nghiệp khai thác. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.2 “Báo cáo EITI phải mô tả khuôn khổ pháp lý và chính sách tài chính quản lý ngành công nghiệp khai thác. Thông tin này phải gồm mô tả tóm tắt các chính sách tài chính, mức độ chuyển giao quyền quản lý tài chính, tổng quan về pháp luật và các quy định liên quan, các thông tin về vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chính phủ có liên quan. Trong trường hợp chính phủ đang tiến hành cải cách, hội đồng các bên liên quan được khuyến khích ghi nhận các tiến trình này trong Báo cáo EITI.”
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
27
KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Báo cáo EITI nên mô tả các loại hợp đồng được sử dụng trong ngành (ví dụ: thỏa thuận chuyển nhượng hay giấy phép, thỏa thuận hợp tác sản xuất, hợp đồng dịch vụ, hoặc một hệ thống hỗn hợp các loại hình trên) cùng với mô tả các đặc điểm chính. Báo cáo EITI nên cung cấp đường dẫn để truy cập đến các quy định pháp lý và tóm tắt các điều khoản liên quan. Báo cáo EITI nên chỉ rõ chế độ tài chính được quy định theo pháp luật về khoáng sản / dầu khí hay tại từng thỏa thuận riêng biệt, và đồng thời miêu tả các thành phần cốt lõi. Báo cáo EITI nên chỉ rõ cơ quan chức năng nào thu các khoản thanh toán từ các công ty khai khoáng cũng như các cơ quan có trách nhiệm xây dựng chính sách, cấp giấy phép, giấy tờ chuyển nhượng. VÍ DỤ Báo cáo EITI 2010 – 2011 của Ghana cung cấp thông tin tổng quan về khung pháp lý trong ngành dầu khí, bao gồm thông tin về pháp lý, các quy định tài chính và các cơ quan chức năng liên quan.
Báo cáo EITI 2010 của Albania mô tả các đặc điểm của khung thể chế lĩnh vực khai khoáng, bao gồm các quy định bắt buộc các công ty khai khoáng phải thực hiện công khai thông tin theo EITI.
THÔNG TIN BỔ SUNG “Đảm bảo hiệu quả trong khai thác dầu và khoáng sản”, RWI, tháng 12 năm 2011 (đánh giá nhiều cơ chế khác nhau để đảm bảo chất lượng chính sách và giám sát tốt ngành khai khoáng). http://www.revenuewatch.org/sites/default/files/RWI_Parliamentary_ Briefing_GettingaGoodDeal.pdf “Xây dựng một khung pháp lý để quản trị ngành khai khoáng tại Zimbabwe”, RWI, tháng 7 năm 2011, http://www.revenuewatch.org/sites/default/files/zimbabwebriefing.pdf
28
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
ĐÓNG GÓP KINH TẾ §3.4(a)-(c) Báo cáo EITI phải công khai thông tin về các đóng góp của ngành khai khoáng cho nền kinh tế, bao gồm tỉ lệ GDP, nguồn thu và xuất khẩu. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.4(a)-(c) “Báo cáo EITI phải công khai thông tin, nếu có, về đóng góp của ngành công nghiệp khai thác cho nền kinh tế trong năm tài chính trong kỳ báo cáo EITI. Thông tin này được dự kiến sẽ bao gồm: a) Quy mô ngành công nghiệp khai thác theo giá trị tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm đóng góp GDP, kể cả ước tính các hoạt động không chính thức. b) Tổng thu ngân sách được từ ngành công nghiệp khai thác (bao gồm thuế, thuế tài nguyên, hoa hồng, phí và các khoản thu khác) theo giá trị tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu ngân sách của chính phủ. c) Xuất khẩu của ngành công nghiệp khai thác theo giá trị tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm của tổng kim ngạch xuất khẩu. KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Thông tin về các đóng góp kinh tế được cung cấp trong các báo cáo EITI nên được phân tích trong bối cảnh kinh tế nội địa rộng hơn Cần phân tách các thông tin về đóng góp kinh tế ở một mức độ thích hợp để có thể hướng tới những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế vùng, các dòng thu riêng biệt và hàng hóa. Nếu có thể, thông tin về hoạt động không chính thức của ngành cũng nên được cung cấp. VÍ DỤ: Báo cáo EITI 2011của Kyrgyzstan chứa các thông tin về đóng góp của ngành khai khoáng cho GDP, sản xuất công nghiệp, tổng khối lượng xuất khẩu, tổng thuế và thu hải quan. NGÀNH CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG TRONG NỀN KINH TẾ CỦA KYRGYZSTAN Các chỉ số kinh tế vĩ mô của ngành khai khoáng của Nước Cộng hòa Kyrgyzstan trong những năm gần đây tăng đáng kể. Hơn một nửa sản lượng của ngành công nghiệp được tạo bởi các công ty khai khoáng. Ngành công nghiệp khai khoáng của Kyrgyzstan năm 2011 Tỷ lệ đóng góp GDP
14%
Tỷ lệ đóng góp tổng sản lượng sản xuất công nghiệp
58%
Tỷ lệ đóng góp tổng lượng xuất khẩu
53%
Tỷ lệ đóng góp tổng thu từ thuế và hải quan
15%
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
29
Báo cáo EITI năm 2010 của Burkina Faso cung cấp thông tin về đóng góp ngân sách của ngành khai khoáng tính theo phần trăm GDP.
THÔNG TIN BỔ SUNG Theo Nguyên tắc 1 trong Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên , tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia cần được sử dụng một cách hợp lý để đảm bảo mang lại lợi ích lớn nhất cho xã hội và người dân. “Đa dạng hóa tại các nước phụ thuộc tài nguyên: Động lực và các vấn đề chính sách”, RWI, tháng 6 năm 2012, http://www.revenuewatch.org/sites/default/files/RWI_Econ_ Diversification_Intro.pdf “Đa dạng hóa kinh tế: Động lực, các yếu tố quyết định và hàm ý chính sách”, RWI, tháng 6 năm 2012, http://www.revenuewatch.org/sites/default/files/RWI_Economic_ Diversification.pdf
THUẾ & CÁC KHOẢN THU CHÍNH §4.1(a)/(b) Các doanh nghiệp và các cơ quan chính phủ phải báo cáo về các loại thuế và nguồn thu quan trọng. YÊU CẦU BẮT BUỘC §4.1(a)/(b) §4.1(a) “Thuyết minh về từng nguồn thu, định nghĩa về tính thực chất liên quan và các ngưỡng số liệu cần được đưa vào trong báo cáo EITI. Hội đồng các bên liên quan nên ghi chép các lựa chọn đã xem xét và cơ sở pháp lý cho việc thiết lập các định nghĩa và các ngưỡng. Các khoản chi trả và các khoản thu được coi là trọng yếu nếu có thiếu sót hoặc sai sót đối với các khoản này có thể ảnh hưởng đáng kể đến tính toàn diện của báo cáo EITI. Trong việc thiết lập định nghĩa về tính thực chất và các ngưỡng, hội đồng các bên liên quan nên xem xét quy mô của các dòng nguồn thu so với tổng thu.” §4.1(b) “Dòng nguồn thu sau đây nên được đưa vào báo cáo: i. Quyền sản lượng của chính phủ (ví dụ như lợi nhuận dầu mỏ). ii. Quyền sản lượng của DNNN. iii. Thuế lợi nhuận. iv. Thuế tài nguyên. v. Cổ tức. vi. Các khoản hoa hồng, chẳng hạn như hoa hồng chữ ký, phát hiện và sản xuất. vii. Phí giấy phép, phí cho thuê, phí nhập cảnh và các loại hình khác khi cấp giấy phép và/hoặc nhượng quyền. viii. Các khoản thanh toán quan trọng khác và lợi ích vật chất cho chính phủ.
30
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Những nguồn thu hoặc lợi ích bất kỳ chỉ nên bị loại trừ ở những trường hợp không thể áp dụng hoặc trong trường hợp hội đồng các bên liên quan đồng ý rằng việc bỏ qua các khoản đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến tính toàn diện của báo cáo EITI.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Các ngưỡng quan trọng nên được xác định ở mức độ phù hợp để đảm bảo rằng ít nhất 90% tổng thu được đưa vào báo cáo. Chính phủ cần cho Hội đồng các bên liên quan biết tỷ lệ phần trăm tổng thu đã được được báo cáo và số lượng các doanh nghiệp bị loại ra khỏi báo cáo khi áp dụng ngưỡng quan trọng đã được thiết lập. Các ngưỡng quan trọng nên được rà soát thường xuyên để đảm bảo không bỏ sót các khoản thanh toán lớn và các doanh nghiệp mới. VÍ DỤ Báo cáo EITI 2011 của Liberia đặt ra các ngưỡng quan trọng cụ thể đối với từng ngành.
Báo cáo EITI 2011của Tanzania giải thích cách đặt ra các ngưỡng quan trọng và chỉ ra rằng ngưỡng đó bao gồm 99% tổng thu ngân sách.
Báo cáo EITI năm 2010 của Mozammbique vẽ sơ đồ các thành phần của hệ thống thuế cấp quốc gia và cấp thành phố, bao gồm việc lý giải đối với từng loại thuế và mức thuế.
THÔNG TIN BỔ SUNG Nguyên tắc 3 trong Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên cung cấp những điển hình tốt về chế độ tài chính và hệ thống thuê mỏ / thuế thu nhập.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
31
NGUỒN THU HIỆN VẬT §4.1(c) Nhiều chính phủ nhận được những phần phân chia sản phẩm từ khai thác tài nguyên. Phần phân chia này có thể là lợi nhuận từ việc góp vốn đầu tư của nhà nước hoặc do doanh nghiệp chia một lượng dầu, khí hay khoáng sản cho chính phủ thay vì việc đóng góp tài chính. Hình thức này khá điển hình ở các quốc gia sản xuất dầu mỏ. Sau khi nhận được khoản chi, nhà nước sẽ phải bán lượng sản phẩm này để lấy nguồn thu cho ngân sách. Thông thường, các doanh nghiệp nhà nước sẽ chịu trách nhiệm bán phần sản phẩm đã được phân chia. Tại nhiều nước sản xuất dầu mỏ và là thành viên EITI, những giao dịch này tạo ra phần lớn nguồn thu từ khai thác và do đó đòi hỏi có sự minh bạch và giám sát chặt chẽ. YÊU CẦU BẮT BUỘC §4.1(c) “Trường hợp bán cổ phần sản lượng của nhà nước, các khoản thu bằng hiện vật khác mang tính thực chất, chính phủ, kể cả DNNN, phải công khai khối lượng bán và nguồn thu nhận được.” YÊU CẦU KHUYẾN KHÍCH §4.1(c) “Báo cáo cũng có thể chia nhỏ dữ liệu công bố theo loại sản phẩm, giá cả, thị trường và lượng hàng bán.” “Nếu khả thi, hội đồng các bên liên quan được khuyến khích giao cho Quản trị viên độc lập nhiệm vụ đối chiếu khối lượng bán và khoản thu nhận được bằng cách bao hàm thêm dữ liệu từ các công ty mua vào quá trình báo cáo.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI §4.1(c) Các thông tin cần được phân tách “tương ứng” theo từng công ty và từng dự án như được quy định tại §5.2(e). Đối với việc bán hàng hóa, thông tin cần được công khai theo từng công ty và theo từng đợt bán. Dữ liệu theo từng đợt bán có ý nghĩa quan trọng do giá cả hàng hóa thay đổi rất nhanh trong một năm. Do đó, chỉ thực hiện đánh giá các thỏa thuận với nhà nước nếu báo cáo chỉ rõ ngày diễn ra các giao dịch. Trong quá trình đối chiếu, cần liệt kê bên mua hàng, ngày tháng, giá cả, khối lượng và phân loại đối với mỗi lần mua bán. Việc đối chiếu là một phần cốt lõi của báo cáo EITI. Và việc đối chiếu cũng cần được thực hiện một cách đầy đủ trong nội dung này. Đặc biệt, khi số thu từ việc bán các sản phần phân chia hoặc các đóng góp hiện vật lớn hơn 10% tổng thu từ lĩnh vực khai thác, các doanh nghiệp thu mua và các cơ quan chịu trách nhiệm bán đều cần cung cấp dữ liệu về giao dịch; và số liệu từ hai nơi cần được đối chiếu trong báo cáo EITI Các thông tin cần bổ sung trong Báo cáo EITI: Bản thân các doanh nghiệp nhà nước nên công bố kịp thời và chi tiết dữ liệu mua bán; các công ty nên công khai thông tin về mọi mua bán đối với các hàng hóa thuộc sở hữu nhà nước (do đó là nguồn lợi chung); và các chính phủ nên yêu cầu các nhà đầu tư và các bên mua phải đăng ký hoặc liệt kê các khoản thanh toán cho chính phủ tại quốc gia đó. VÍ DỤ Các báo cáo EITI của Iraq minh họa tính khả thi của việc thực hiện đối chiếu ở quy
32
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
mô lớn trong nội dung này. Báo cáo 2010 thực hiện đối chiếu việc bán 689 triệu thùng dầu (trị giá hơn 52 tỉ USD) bởi công ty dầu khí quốc gia SOMO cho hơn 35 công ty, hầu hết đều chưa tham gia EITI. Báo cáo cũng bao gồm giá cả trung bình hàng tháng và báo cáo theo từng công ty. Tuy nhiên, bên thực hiện đối chiếu đã thu thập nhưng không công bố dữ liệu theo từng lần mua bán. Báo cáo EITI 2009 – 2011 của Nigieria minh họa tính khả thi của việc phân tách theo từng thương vụ mua bán. Phụ lục B trong các bản danh sách kiểm toán vật lý, đối với mỗi lần xuất khẩu: bên mua, ngày chuyển hàng, loại dầu thô, số lượng, tên tàu, giá cả và tùy chọn giá cả, nơi đến. Trong năm 2011, dữ liệu này bao gồm 331 đơn hàng, tạo ra 36 tỉ doanh thu. Báo cáo EITI không thực hiện đối chiếu dữ liệu do tất cả dữ liệu cùng đến từ công ty dầu khí quốc gia.
THÔNG TIN BỔ SUNG Hồ sơ quốc gia RGI Đông Timo cung cấp thông tin tổng quan về hoạt động khai thác được bắt đầu như thế nào ở Đặc khu Đông Timo và về việc các công ty khai thác sẽ được yêu cầu đóng góp bằng sản phẩm cho chính phủ như thế nào.
BỐ TRÍ CƠ SỞ HẠ TẦNG/ TRAO ĐỔI HÀNG HÓA §4.1(d) Báo cáo EITI cần cung cấp thông tin về các thỏa thuận mà các công ty cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho chính phủ như các dự án cơ sở hạ tầng hay các khoản vay - để đổi lấy quyền khai thác tài nguyên. YÊU CẦU BẮT BUỘC §4.1(d) “Hội đồng các bên liên quan và Quản trị viên độc lập phải xem xét liệu có bất kỳ thỏa thuận, hay tập hợp các thỏa thuận, liên quan đến việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ (bao gồm cả các khoản vay, tài trợ và các công trình cơ sở hạ tầng) nằm trong toàn bộ hoặc một phần trao đổi lấy quyền thăm dò hoặc khai thác dầu mỏ, khí đốt hoặc khoáng sản hoặc cung cấp các mặt hàng đó. Trường hợp đi đến kết luận rằng các thỏa thuận này là thực chất, hội đồng các bên liên quan và Quản trị viên độc lập phải đảm bảo rằng báo cáo EITI có đề cập đến các thỏa thuận này, cung cấp thông tin chi tiết và minh bạch tương xứng với việc công bố và cân đối các khoản chi trả khác và các khoản thu khác. Trong trường hợp việc đối chiếu các giao dịch quan trọng là không khả thi, hội đồng các bên liên quan nên đồng ý cách tiếp cận cho phép các bên ký kết thỏa thuận đơn phương công bố thông tin để đưa vào báo cáo EITI.”
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
33
“Hội đồng các bên liên quan và Quản trị viên độc lập cần hiểu biết đầy đủ về các điều khoản của các thỏa thuận và hợp đồng liên quan, các bên tham gia, các nguồn tài nguyên đã được nhà nước cam kết, giá trị lợi ích cân đối (ví dụ: các công trình cơ sở hạ tầng) và tính thực chất của các thỏa thuận tương quan với các hợp đồng thông thường.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Thỏa thuận trao đổi hàng hóa (thường kéo theo nhiều thỏa thuận khác) nên được công khai. Các báo cáo EITI nên công bố giá trị ước tính của hàng hóa hay dịch vụ được cung cấp bởi các công ty cùng với phương pháp đã sử dụng để định giá. Việc định giá cơ sở hạ tầng và các thỏa thuận trao đổi hàng hóa không phải lúc nào cũng đơn giản và đôi khi có thể làm quá trình đối chiếu trở nên phức tạp hơn. Các yếu tố cần xem xét bao gồm: chất lượng tay nghề so với các tiêu chuẩn đã được thống nhất, tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng so với các thời hạn cam kết, phương pháp xác định mức độ dự trù (ví dụ: quy mô, khả năng tiếp cận, chất lượng) so với các thông số kỹ thuật thực tế, giá cả dự tính so với giá cả thực tế (và các tác động đến việc định giá giao dịch). Báo cáo EITI nên nêu rõ tình trạng của hàng hóa và dịch vụ liên quan (đã cung cấp, đang hoặc chưa cung cấp, cùng với mốc thời gian). Kết quả của bất kỳ hoạt động kiểm toán đánh giá mức độ tuân thủ đối với các điều khoản thỏa thuận cũng cần được công khai trong báo cáo. VÍ DỤ Báo cáo EITI 2010 của nước Cộng hòa Congo mô tả một hợp đồng ký giữa doanh nghiệp nhà nước Gecamines và các công ty khai khoáng Trung Quốc bao gồm các điều khoản về cơ sở hạ tầng. Theo đó, một danh sách các dự án hạ tầng được đưa vào báo cáo, bao gồm số liệu về chi phí cùng với các khoản hoa hồng và các khoản vay theo thỏa thuận. Tuy nhiên, các nguồn thu (giá trị của cơ sở hạ tầng và các dòng tiền) không được đưa vào mục đối chiếu của báo cáo. Báo cáo cũng nêu về sự không rõ ràng xung quanh các điều khoản hợp đồng đã giới hạn khả năng báo cáo về các khoản thanh toán.
THÔNG TIN BỔ SUNG “Cơn khát dầu châu Phi: Các công ty dầu khí quốc gia Châu Á tại Nigeria và Angola”, Chatham House, tháng 8 năm 2009, http://www.chathamhouse.org/sites/default/ files/r0809_africanoil.pdf Thông tin về cơ sở hạ tầng cộng hòa Congo dành cho các thỏa thuận đối với mỏ (Sicomines): từ 2008 đến 2012, có tại http://china.aiddata.org/projects/450
34
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
NGUỒN THU VẬN TẢI §4.1(f) Báo cáo EITI được yêu cầu công khai thông tin về những khoản thu từ vận chuyển dầu khí và khoáng sản, ví dụ: các nguồn thu liên quan đến việc cho thuê đường ống dẫn. YÊU CẦU BẮT BUỘC §4.1(f) “Trong trường hợp nguồn thu từ việc vận chuyển dầu, khí đốt và khoáng sản là một trong các dòng nguồn thu lớn nhất trong ngành công nghiệp khai thác, chính phủ và DNNN phải công bố các nguồn thu này. Dữ liệu công bố phải bóc tách đến mức tương xứng với báo cáo của các khoản chi trả và nguồn thu khác (Yêu cầu 5.2.e). Báo cáo EITI có thể bao gồm: Mô tả về các thỏa thuận vận tải, bao gồm sản phẩm, tuyến đường vận chuyển, các công ty và các cơ quan chính phủ, bao gồm cả DNNN, tham gia vào dịch vụ vận tải. Định nghĩa các loại thuế liên quan đến hoạt động vận tải, thuế hoặc các khoản chi trả khác có liên quan, và các phương pháp được sử dụng để tính toán những khoản này. Công bố mức thuế suất và khối lượng hàng hóa vận chuyển. Công bố các khoản thu của các cơ quan chính phủ và DNNN liên quan đến vận chuyển dầu, khí đốt và khoáng sản. Nếu có thể, hội đồng các bên liên quan được khuyến khích giao nhiệm vụ cho Quản trị viên độc lập đối chiếu các khoản chi trả bằng hiện vật cùng các khoản thu liên quan đến vận chuyển dầu, khí đốt và khoáng sản.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Các khoản thanh toán cho chính phủ liên quan đến việc vận chuyển dầu, khí và khoáng sản nên được phân tách theo từng công ty và từng dự án (ví dụ: theo từng doanh nghiệp vận tải). Các khoản thanh toán vận tải nên được thực hiện đối chiếu. VÍ DỤ Theo Báo cáo EITI 2011của Cameroon về nguồn thu vận tải từ Công ty Vận tải Dầu Cameroon qua đường ống dẫn dầu Chad-Cameroon, 42.461.979 thùng dầu đã được vận chuyển trong năm 2011 và đã đóng góp chi phí quá cảnh là 8.247.574.628 FCFA (194 FCFA đối với mỗi thùng dầu).
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
35
THÔNG TIN BỔ SUNG “Mức độ minh bạch trong hoạt động vận chuyển dầu và khí qua Bulgaria, Georgia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine”, RWI và Tổ chức Xã hội Mở Georgia, tháng 9 năm 2012 http://www. revenuewatch.org/sites/default/files/Transit%20Report%20Bulgaria,%20Georgia,%20 Turkey,%20Ukraine%20Sept2012.pdf “Q&A: Thực hiện minh bạch nguồn thu vận tải”, RWI, tháng 3 năm 2012, http://www. revenuewatch.org/news/qa-making-transit-revenues-transparent
PHÂN TÁCH DỮ LIỆU § 5.2 (e) Mức độ phân tách cũng là yếu tố quyết định tính hữu dụng và ý nghĩa của báo cáo EITI. Những ngành công nghiệp phức tạp không thể được đánh giá một cách toàn diện chỉ thông qua những con số đơn lẻ. Ở một mức độ đủ chi tiết, số liệu về nguồn thu sẽ có giá trị hơn đối với người sử dụng báo cáo EITI. Các thông tin mang tính tổng hợp sẽ ít có giá trị trong việc hỗ trợ công tác giám sát hay đánh giá đối với từng vấn đề cụ thể. YÊU CẦU BẮT BUỘC §5.2(e) “Hội đồng các bên liên quan phải thống nhất mức độ phân tách của dữ liệu công bố. Dữ liệu EITI phải được trình bày theo từng công ty, cơ quan chính phủ, và dòng nguồn thu. Báo cáo ở cấp độ dự án là yêu cầu bắt buộc, miễn là phù hợp với các quy định của Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ và các quy định của Liên minh châu Âu sắp được ban hành.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Theo bản Hướng dẫn sửa đổi về minh bạch và kế toán của Liên minh Châu Âu được thống nhất vào năm 2013, các công ty khai khoáng cần công khai các khoản đóng góp đối với từng dự án. Các khoản đóng góp chung, ví dụ như thuế thu nhập doanh nghiệp, sẽ không phải đưa vào báo cáo ở cấp độ dự án. Hướng dẫn Kế toán trên sẽ được đưa vào hệ thống luật pháp của các quốc gia là thành viên Liên minh châu Âu trước tháng 7 năm 2015. Theo dự kiến, Hướng dẫn Minh bạch sẽ chính thức được luật hóa vào tháng 10 năm 2013. Định nghĩa dự án của Liên minh châu Âu: Quy mô của các khoản thanh toán cấp dự án phần lớn được quy định tại các điều khoản tài chính áp dụng đối với khu vực đã được cấp giấy phép hoặc đã được chuyển nhượng. Đối với mỗi dự án khai khoáng, cần xác định rõ các vấn đề liên quan đến cho thuê, cấp phép hoặc các hình thức chuyển nhượng hợp pháp khác mà qua đó quyền và nghĩa vụ tài chính bị chi phối (trong khi tránh việc chia các khoản thanh toán chung như thuế thu nhập doanh nghiệp cho từng dự án). Điều này được thực hiện theo Hướng dẫn Kế toán của Liên minh châu Âu, mô tả một dự án là “các hoạt động được kiểm soát bởi một hợp đồng, giấy phép, cho thuê, nhượng quyền hoặc các thỏa thuận pháp lý tương tự và qua đó hình thành cơ sở cho các nghĩa vụ đóng góp đối với chính phủ.” Nhằm mang đến sự linh hoạt cho các doanh nghiệp, Hướng dẫn Kế toán cũng cho phép các công ty khai khoáng thực hiện báo cáo như một dự án riêng lẻ tuân theo “các thỏa thuận” được “liên kết chặt chẽ,” ví dụ: “một bộ các hợp đồng, giấy phép hợp nhất về mặt vận hành và về mặt địa lý hoặc các thỏa thuận liên quan với các điều khoản về cơ bản là giống nhau được ký với chính phủ” và “làm phát sinh nghĩa vụ phải trả”.
36
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Mục 1504 của Luật Cải cách phố Wall năm 2011 yêu cầu các công ty khai khoáng đã niêm yết của Hoa Kỳ báo cáo các khoản nộp cho chính phủ trên cơ sở phân tách từng dự án. Các quy định gắn với điều khoản này vẫn chưa được thống nhất: Ủy ban Chứng khoán đang thực hiện sửa đổi bản gốc sau một quyết định của tòa trong vụ kiện được thực hiện bởi nhóm vận động hành lang ngành dầu khí - Viện Dầu khí Hoa Kỳ. Theo yêu cầu §4.1(c), các nguồn thu ngoài tiền phải được phân tách theo một mức độ tương đương với yêu cầu §5.2(e). Mục hướng dẫn về các nguồn thu hiện vật sẽ hướng dẫn cụ thể hơn về nội dung này. Theo yêu cầu §4.1(c), các nguồn thu vận chuyển phải được phân tách ở mức độ tương đương với yêu cầu §5.2(e). Các khuyến nghị về nội dung này sẽ được phân tích cụ thể ở mục hướng dẫn về các nguồn thu vận tải. Tiêu chuẩn EITI không quy định rõ ràng về mức độ phân tách cần thiết đối với chi phí công của doanh nghiệp nhà nước (§3.6(b)), cơ sở hạ tầng và thỏa thuận trao đổi hàng hóa (§4.1(d)), và các chi tiêu xã hội (§4.1(d)). RWI khuyến nghị rằng dữ liệu được phân tách tới một mức độ tương ứng với yêu cầu trong §5.2(e) nhằm đạt được sự nhất quán. Hướng dẫn sẽ được trình bày cụ thể trong các chủ đề sau.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
37
Doanh nghiệp nhà nước
MỨC ĐỘ SỞ HỮU LỢI ÍCH CỦA DNNN §3.6(c) THANH TOÁN VÀ CHUYỂN KHOẢN CỦA DNNN §3.6(a) & §4.2(c) CHI TIÊU CỦA DNNN § 3.6 (b)
Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có thể đóng vai trò chi phối trong lĩnh vực khai khoáng, thường có tầm ảnh hưởng đối với môi trường thương mại, pháp lý và xây dựng chính sách. Tại những quốc gia có công ty khai khoáng hoặc dầu khí lớn, nguồn thu từ khai khoáng gần như luôn phụ thuộc vào việc công ty đó có được quản trị, hoạt động tốt và có trách nhiệm với lợi ích quốc gia hay không. Những thách thức quản trị liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước bao gồm vai trò trung gian lưu giữ các nguồn thu ngân sách; mua bán các tài sản nhà nước theo phương thức không tối đa hóa lợi nhuận cho quốc gia; và các doanh nghiệp nhà nước có thể được sử dụng như một phương tiện của tham nhũng và bao cấp. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước có thể bao gồm các bước để thương mại hóa công ty và cải thiện việc vận hành, như thông qua niêm yết, tăng cường giám sát từ chính phủ, quốc hội và/ hoặc người dân; xem xét lại tính phù hợp của các hoạt động mang tính ngân sách; và định nghĩa về các vai trò thể chế của các doanh nghiệp nhà nước nhằm hạn chế các xung đột lợi ích.
MỨC ĐỘ SỞ HỮU LỢI ÍCH CỦA DNNN §3.6(c) Các doanh nghiệp nhà nước thường sở hữu cổ phần ở nhiều đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng. Các đơn vị này có thể là các công ty có vốn sở hữu nhà nước toàn phần hoặc liên doanh với các công ty tư nhân. Do đó, việc mua bán và chi trả các khoản đầu tư liên quan hay các chi phí vận hành có thể được thực hiện ở nơi nào đó. Bởi vậy, các giao dịch này cần được giám sát một cách chặt chẽ. Tương tự như vậy, việc bán tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn thu của quốc gia. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.6(c) “Trong trường hợp có sự tham gia của nhà nước trong ngành công nghiệp khai thác làm tăng nguồn thu thực tế, báo cáo EITI phải bao gồm thông tin công bố của chính phủ và DNNN về mức độ sở hữu lợi nhuận trong các doanh nghiệp khai thác mỏ, dầu khí hoạt động trong lĩnh vực dầu mỏ, khí đốt và khai thác mỏ của quốc gia, kể cả sở hữu của các liên doanh và công ty con thuộc DNNN, và bất kỳ thay đổi nào về mức độ sở hữu trong kỳ báo cáo. Thông tin này nên có các chi tiết liên quan đến các điều khoản kèm theo cổ phần, bao gồm cả mức độ trách nhiệm của các tổ chức này trong việc trang trải chi phí tại các giai đoạn khác nhau theo chu kỳ dự án. Ví dụ như cổ phần trả đầy đủ, vốn cổ phần miễn phí, lãi suất thực hiện. Trong trường hợp có những thay đổi về mức độ sở hữu của chính phủ và DNNN trong kỳ báo cáo EITI, chính phủ và DNNN cần công khai các điều khoản giao dịch, bao gồm chi tiết về định giá và các khoản thu. Nếu chính phủ và DNNN có cung cấp các khoản vay hoặc bảo lãnh vốn vay cho các công ty khai thác mỏ, dầu khí hoạt động trong nước, chi tiết về các giao dịch cũng phải được công bố trong Báo cáo EITI.”
38
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Thuật ngữ “sở hữu lợi ích” có nghĩa là: “Chủ sở hữu lợi ích đối với một công ty có nghĩa là một hoặc nhiều cá nhân cụ thể trực tiếp hoặc gián tiếp có quyền sở hữu hoặc kiểm soát cao nhất của pháp nhân công ty. Trong trường hợp đề cập đến quyền sở hữu lợi ích, hội đồng các bên liên quan cần thống nhất định nghĩa phù hợp về chủ sở hữu lợi ích. Định nghĩa nên được gắn kết với các yêu cầu 3.11 (d) (i) ở trên và có tính đến các tiêu chuẩn quốc tế và luật pháp quốc gia. Các công ty niêm yết công khai, bao gồm các công ty con họ toàn quyền sở hữu, không phải công khai thông tin về chủ sở hữu lợi ích của họ. Đối với trường hợp các công ty liên doanh, mỗi thực thể trong liên doanh nên công bố chủ sở hữu lợi ích, trừ khi chủ sở hữu lợi ích đã niêm yết công khai hoặc là một công ty con đề cập ở 3.11 (d) (iii). Mỗi pháp nhân chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin cung cấp.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Đối với mỗi doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước một phần hay toàn phần, báo cáo nên mô tả các hoạt động, mục tiêu, cấu trúc quản trị, thu nhập, thông tin danh tính của các bên sở hữu khác (bao gồm quyền sở hữu lợi ích) và số cổ phần mỗi bên nắm giữ. Báo cáo cũng nên giải thích thu nhập được phân chia thể nào với công ty mẹ và với nhà nước, như khoản thu giữ lại, tiền thanh toán cổ tức, thanh toán chi phí đầu tư và chi phí vận hành, v.v. Việc mua và bán cổ phần được thực hiện bởi các doanh nghiệp nhà nước có tác động lớn đến nguồn thu ngân sách. Bởi vậy, các hoạt động này cần phải đảm bảo hoàn toàn minh bạch. Đối với việc bán, ngoài giá bán, báo cáo nên giải thích quá trình lựa chọn bên mua và số tiền thu được được sử dụng như thế nào. VÍ DỤ Báo cáo EITI năm 2011 của Zambia công khai số cổ phần thuộc Chính phủ tại các doanh nghiệp nhà nước (87.6%) và thuộc các nhà đầu tư tư nhân (12.4%). THÔNG TIN BỔ SUNG Nguyên tắc 6 trong Hiến chương Tài nguyên Thiên nhiên lưu ý rằng các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện yêu cầu minh bạch trong các hoạt động của mình để đảm bảo tồn tại một cách bền vững trong môi trường cạnh tranh. Ấn phẩm của RWI “Thiết kế tổ chức tại các điểm nóng về năng suất thấp” khảo sát các thách thức liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước ở các quốc gia sản xuất nhỏ/mới. Tổ chức Nhân chứng Toàn cầu và Ban Tiến bộ Châu Phi báo cáo về việc doanh nghiệp khai khoáng Cộng hòa dân chủ Congo đã bán tài sản dưới giá trị trường, gây ra thiệt hại cho ngân sách nhà nước ước tính khoảng 1,6 tỉ USD.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
39
THANH TOÁN VÀ CHUYỂN KHOẢN CỦA DNNN §3.6(a) & §4.2(c) Các DNNN tồn tại dưới nhiều hình thức, từ các công ty thương mại hoạt động giống đối tác tư nhân cho đến các đơn vị hoạt động giống các cơ quan chính phủ hơn là một doanh nghiệp. Các loại hình giao dịch giữa các DNNN và kho bạc quốc gia đa dạng, và các giao dịch này thường có quy mô lớn và phức tạp. Bởi vậy, việc giám sát chặt chẽ có vai trò rất quan trọng. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.6(a) & §4.2(c) §3.6(a) “Trong trường hợp có sự tham gia của nhà nước trong ngành công nghiệp khai thác làm tăng nguồn thu thực tế, báo cáo EITI phải bao gồm giải thích về các quy tắc và thông lệ hiện hành liên quan đến các mối quan hệ tài chính giữa chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Ví dụ: các quy tắc và thông lệ quản lý việc chuyển kinh phí giữa các DNNN và chính phủ, lợi nhuận giữ lại, tái đầu tư và tài trợ tài chính của bên thứ ba.” §4.2(c) “Hội đồng các bên liên quan phải đảm bảo rằng quy trình báo cáo đề cập một cách toàn diện đến vai trò của DNNN, bao gồm cả các khoản chi thực chất cho DNNN từ các công ty dầu mỏ, khí đốt và khoáng sản, cũng như các giao dịch chuyển khoản giữa DNNN với các cơ quan chính phủ khác.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Nhằm cung cấp cơ sở đầy đủ, đối với mỗi doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu một phần hay toàn bộ, Báo cáo EITI cần giải thích rõ ràng về các hoạt động, mục tiêu, các công ty con, cấu trúc quản trị của doanh nghiệp, thông tin về các chủ sở hữu (bao gồm các sở hữu lợi ích) và cổ phần nắm giữ bởi các bên, thu nhập và hệ thống mà các khoản thu nhập được chuyển đến công ty mẹ hoặc đến nhà nước. Ngoài các thông tin về mối quan hệ tài chính giữa DNNN với nhà nước, chú thích nêu trong yêu cầu §3.6(a) cần bao gồm các quy tắc và thông lệ liên quan đến: quản trị doanh nghiệp bao gồm các thành viên hội đồng quản trị và các thủ tục bổ nhiệm; danh tính và quyền của các cổ đông; và các cơ chế giám sát (bao gồm cả quốc hội) và các quy trình kiểm toán. Báo cáo EITI cũng cần hướng dẫn người đọc về các báo cáo thường niên của DNNN đã được công bố và các báo cáo kiểm toán độc lập - là các thành phần thiết yếu của quản trị doanh nghiệp mà các Báo cáo EITI không thể thay thế được. Hướng dẫn về các quy tắc và thông lệ hiện hành cần phải bao gồm các báo cáo thường niên và kiểm toán độc lập của các DNNN. Giải thích và báo cáo đối chiếu nên bao gồm các loại thanh toán cho các DNNN sau (không hoàn toàn áp dụng với mọi DNNN): Các khoản chi trả cổ tức cho DNNN từ các công ty liên doanh mà DNNN nắm cổ phần. Tiền thuê mỏ (Trong hầu hết các trường hợp tiền thuê mỏ không được thanh toán trực tiếp cho DNNN. Tuy nhiên ở một số trường hợp như Cộng hòa dân chủ Congo, tiền thuê mỏ theo hợp đồng được thanh toán cho DNNN). Phí khu vực/ tiền thuê mặt bằng. Dầu khí hay khoáng sản được chia cho các DNNN theo các thỏa thuận phân chia sản phẩm hoặc các điều khoản hợp đồng khác (bao gồm ngày tháng, khối lượng, chất lượng, tiền tệ tương đương). Dầu khí hay khoáng sản được chia cho các DNNN thay cho thuế hoặc các nghĩa
40
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
vụ tài chính khác (ngày tháng, khối lượng, chất lượng, tiền tệ tương đương). Số tiền thu được từ việc bán phần sản phẩm được chia cho DNNN. Phí đào tạo và phí dữ liệu. Đóng góp xã hội. Các thu nhập khác, đặc biệt từ các doanh nghiệp phi thương mại. Tiền chuyển từ doanh nghiệp nhà nước và chính phủ cũng phải được công khai để công chúng có thể nắm được phần tài chính mà DNNN giữ lại. Phần đó có thể bao gồm các khoản thanh toán mà DNNN phải trả như các công ty khác hoạt động trong ngành (ví dụ: thuế lợi nhuận, phí thuê mỏ, v.v.) và những khoản tiền chuyển đi do DNNN thay mặt chính phủ thu các khoản đóng góp, ví dụ: Cổ tức Tiền thuê mỏ Thuế thu nhập / lợi nhuận Các khoản thu bởi DNNN phải chuyển đi Thanh toán các khoản vay chính phủ Thanh toán các khoản hỗ trợ Tiền bán tài sản nhà nước Tiền hoa hồng Thanh toán cho việc mua cổ phẩn của DNNN hay cổ phẩn tại công ty liên doanh Chuyển các khoản thu từ việc bán phần dầu và khoáng sản của nhà nước Chuyển các nguồn thu được công ty dầu khí quốc gia thay mặt nhà nước thực hiện thu Báo cáo EITI cần bao gồm thông tin về mọi khoản tiền chuyển từ chính phủ đến các DNNN: Đóng góp cho chi phí hoạt động và chi phí vốn Cho vay Chuyển các khoản ngoài tiền Tiền trợ giá nhiên liệu VÍ DỤ Báo cáo EITI 2006 - 2008 của Cameroon bao gồm thông tin về khoản nhận phí thuê mỏ của công ty dầu khí quốc gia, hoa hồng ký kết, cổ tức và chi phí đào tạo, phần thùng dầu được chia và các khoản tiền chuyển vào kho bạc. Báo cáo EITI 2007 – 2008 của Bờ Biển Ngà thực hiện đối chiếu bản kê giá trị dầu khí được chuyển giữa các đối tác tư nhân và DNNN cũng như số tiền thanh toán thuế và cổ tức của DNNN cho nhà nước. Báo cáo EITI của Cộng hòa Dân chủ Congo cung cấp thông tin về nguồn thu mà chính phủ nhận được với vai trò là cổ đông riêng biệt so với phần thu nhận được với vai trò chính quyền. Khoảng 20% nguồn thu khoáng sản của chính phủ là từ cổ tức. THÔNG TIN BỔ SUNG Nguyên tắc 6 trong Hiến chương Tài nguyên thiên nhiên lưu ý rằng các doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện minh bạch trong các hoạt động của mình để có thể tồn tại bền vững trong môi trường cạnh tranh, và mô tả một số mô hình có sự tham gia của nhà nước và các thách thức quản trị liên quan. Việc giữ lại 32 tỉ USD của công ty dầu khí quốc gia Angola cho thấy những thách thức mà các DNNN cần giải quyết. RWI lý giải vì sao mối quan hệ tài chính giữa chính phủ Nigeria và công ty dầu khí quốc gia cần phải cải cách một cách cấp bách từ việc so sánh với các DNNN tại 12 quốc gia.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
41
CHI TIÊU CỦA DNNN §3.6(b) Do lợi thế dễ dàng tiếp cận nguồn vốn, các DNNN thường xuyên sử dụng tiền cho các mục đích khác ngoài công việc kinh doanh cốt lõi của họ, thường với vai trò đại diện cho chính phủ. Họ chi trả cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, trả nợ cho chính phủ, chi trợ cấp nhiên liệu, cung cấp nguồn lực cho các chương trình xã hội, và mua tài sản cho các cơ quan chính phủ khác. Các khoản chi tiêu này cần phải được giám sát chặt chẽ bởi vì chúng thường không được đưa vào báo cáo ngân sách trung ương và thường được sử dụng rất tùy tiện. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.6(b) Các DNNN được yêu cầu báo cáo về “chi phí ngân sách, chẳng hạn như thanh toán cho các dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng công cộng, trợ cấp nhiên liệu và trả nợ quốc gia. Hội đồng các bên liên quan phải thiết lập quy trình báo cáo với quan điểm hướng đến đạt được một mức độ minh bạch tương xứng với các dòng nguồn thu và khoản thanh toán khác, và nên bao gồm cả các liên doanh và công ty con của DNNN.” Các chi tiêu mang tính chất ngân sách bao gồm các khoản thanh toán cho “dịch vụ xã hội, cơ sở hạ tầng công cộng, trợ cấp nhiên liệu và trả nợ quốc gia.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Khái niệm chi tiêu mang tính ngân sách (quasi-fiscal expenditures - QFEs) cần phải được xác định một cách rộng rãi để bao gồm các trường hợp mà các DNNN sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động không cốt lõi của họ như đối với các công ty dầu khí và khai khoáng. Thông thường các giao dịch có sự tham gia của DNNN đều có thể được thực hiện bởi một cơ quan chính phủ. Bộ Tiêu chuẩn EITI yêu cầu báo cáo về QFEs phải đạt được một mức độ minh bạch tương đương với các khoản thanh toán và các dòng thu khác. Để phân tách đầy đủ báo cáo chi tiêu mang tính ngân sách, các doanh nghiệp nhà nước phải cung cấp thông tin về từng loại hình giao dịch mang tính ngân sách quan trọng. Ít nhất báo cáo cần phải được chia theo từng loại giao dịch và các giao dịch chính trong từng loại. Ví dụ, “Công ty X chi 250 triệu đô trả các khoản vay của chính phủ, trả 100 triệu USD trong tháng 5 cho khoản vay A và 150 triệu USD tháng 10 cho khoản vay B.” Nếu có thể, các khoản thanh toán cần được đối chiếu. VÍ DỤ Báo cáo EITI của Nigeria bao gồm các thông tin về chi tiêu mang tính ngân sách được sử dụng bởi công ty dầu khí quốc gia (NNPC) để phục vụ các chương trình an ninh. THÔNG TIN BỔ SUNG Báo cáo từ Hiệp hội Ngân sách Quốc tế lý giải vì sao cần sự giám sát của công chúng về các chi tiêu mang tính ngân sách và giải thích các phương thức tốt để công khai các khoản chi này. Hướng dẫn minh bạch nguồn thu tài nguyên của IMF nhận diện một số loại hình chi tiêu mang tính ngân sách và xác định các rủi ro kinh tế và quản trị liên quan.
42
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Nguồn thu địa phương
THU/CHI TRỰC TIẾP §4.2(d) CHUYỂN KHOẢN §4.2(e)
Các chính sách liên quan đến nguồn thu địa phương quyết định mức thu từ khai thác và phân bổ nguồn thu này tới một số khu vực cụ thể trong cả nước. Các thách thức quản trị chính liên quan đến nguồn thu địa phương gồm có việc hối lộ các quan chức địa phương để được cấp giấy phép hoạt động; chính quyền địa phương có nhiều hạn chế về năng lực kỹ thuật để có thể đàm phán và giám sát việc tuân thủ của công ty một cách hiệu quả; việc phân bổ nguồn thu không được thực hiện một cách đầy và rõ ràng theo đúng quy định từ chính quyền cấp Trung ương; căng thẳng và xung đột xã hội giữa các bên được chia sẻ nguồn thu; và chi tiêu không hiệu quả tại cấp địa phương. Trong nội dung này, các cơ hội cải cách tiềm năng gồm có củng cố hệ thống pháp lý và giám sát đối với việc phân bổ nguồn thu, cải thiện việc dự báo nguồn thu ở cấp địa phương; và định lượng để đảm bảo việc chi tiêu hướng tới các ưu tiên phát triển.
THU/ CHI TRỰC TIẾP §4.2(d) EITI yêu cầu các khoản đóng góp lớn của công ty cho chính quyền địa phương phải được công khai và đối chiếu trong Báo cáo EITI. Sự minh bạch về giá trị và nơi tiếp nhận các nguồn thu này sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình và giảm nguy cơ tham nhũng. YÊU CẦU BẮT BUỘC §4.2(d) “Hội đồng các bên liên quan phải xác định liệu các khoản chi trả trực tiếp, trong phạm vi các dòng lợi ích được thống nhất, từ các công ty cho chính quyền địa phương có thực chất hay không. Nếu thực chất, hội đồng các bên liên quan phải đảm bảo rằng các khoản chi trả của công ty cho chính quyền địa phương và chứng từ của các khoản chi trả được công khai và đối chiếu trong báo cáo EITI.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI
7. Triển khai Sáng kiến minh bạch ngành Khai khoáng ở cấp địa phương, Overseas Development Institute, tháng 5 năm 2006.
Cần xây dựng ngưỡng báo cáo riêng cho các khoản thanh toán trực tiếp cho địa phương vì một thanh toán không đáng kể ở cấp quốc gia có thể có vai trò rất quan trọng ở cấp địa phương. Các dòng thu sau đây nên được cân nhắc để đưa vào ngưỡng báo cáo cấp địa phương7: Chia sẻ nguồn thu: Trong trường hợp một số bên liên quan ở cấp địa phương (ví dụ: cơ quan chức năng, chủ sở hữu đất, người dân bản địa có quyền sở hữu tài sản) có quyền được chia tài sản, tiền thuê mỏ, tiền hoa hồng hay ký kết, hoặc các hình thức chia sẻ khác. Thu thuế cấp địa phương: Các quyền thu thuế cấp địa phương trong khi cơ sở tính thuế và mức thuế suất được xác định bởi các cơ quan quốc gia; hoặc trong trường hợp thuế thực sự là khoản thu thêm ngoài các loại thuế quốc gia và sử dụng cơ sở tính thuế được xác định bởi chính phủ.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
43
Phí, lệ phí và tiền phạt: Các khoản thu ngoài thuế khác được thu bởi cấp địa phương, ví dụ: phí cấp phép môi trường hay đăng ký kinh doanh. Cần công khai các hợp đồng trong đó phản ánh rõ khoản thu nào được dành cho chính quyền địa phương. Chính phủ cần thông báo cho Hội đồng các bên liên quan về tỷ lệ phần trăm thu trực tiếp tại địa phương và tỷ lệ phần trăm các công ty khai khoáng được đưa báo cáo nếu sử dụng ngưỡng báo báo đã thống nhất. Ngưỡng báo cáo cũng nên được đánh giá thường xuyên để đảm bảo không bỏ sót các khoản thanh toán hay các doanh nghiệp lớn. Báo cáo cấp địa phương cần được phân tách theo từng công ty, cơ quan, dòng thu và dự án. Báo cáo phải nhất quán và có sự so sánh giữa các khu vực. Các chính quyền địa phương cần công bố tỷ lệ đóng góp ngân sách từ công nghiệp khai thác và tình hình sử dụng nguồn thu này. Tại khu vực được nhận những khoản thu lớn từ khai khoáng, Hội đồng các bên liên quan ở cấp địa phương nên cải thiện mối liên kết với tiến trình EITI quốc gia; nâng cao trách nhiệm giải trình trong việc thu và sử dụng nguồn tiền; và xây dựng niềm tin với các bên liên quan.
VÍ DỤ Tại Nigeria, Sáng kiến minh bạch Chi tiêu và Thu nhập Bayelsa (BEITI) kiểm tra tất cả các nguồn thu của chính quyền địa phương và tình hình chi tiêu ngân sách, thay vì chỉ kiểm tra nguồn thu và các dòng thanh toán từ ngành khai khoáng. Đây có thể được coi là một mô hình tốt để theo dõi chi tiêu công ở các địa phương có những khoản thu lớn từ công nghiệp khai thác. Các thông tin bổ sung về quá trình thiết lập BEITI có tại http://www.revenuewatch.org/publications/nigeria-uphill-struggle. Ngày càng nhiều Báo cáo EITI công khai các khoản thanh toán và nguồn thu trực tiếp tại cấp địa phương; bao gồm các báo cáo của Mongolia, Tanzaniavà Zambia.
Indonesia cũng đang dành nhiều nỗ lực để lồng ghép các nội dung liên quan đến các khoản thanh toán trực tiếp như thuế và phí trong mẫu báo cáo EITI. Các mẫu báo cáo được thiết kế để đảm bảo thu thập được thông tin về các công ty hoạt động trong khu vực cũng như các khoản đóng góp từ tài nguyên cho chính quyền địa phương. Tại Ghana, Báo cáo EITI ghi lại tất cả các khoản nhận được và việc sử dụng nguồn quỹ ở cấp địa phương.
44
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
THÔNG TIN BỔ SUNG Kiểm tra các thông tin được cập nhật mới nhất http://www.revenuewatch.org/ issues/subnational “Cơ hội Vàng của Ghana”, RWI, 06/2012, http://www.revenuewatch.org/publications/ ghana%E2%80%99s-golden-opportunity “Indonesia - Thúc đẩy tương lai”, RWI, 02/2012, http://www.revenuewatch.org/ publications/indonesia-fueling-future “Nigeria - Một cuộc Đấu tranh vất vả”, RWI, 02/2012, http://www.revenuewatch.org/ publications/nigeria-uphill-struggle “Chi tiêu một cách khôn ngoan: Hỗ trợ Peru quản lý nguồn tài nguyên trù phú”, RWI, 10/ 2012, http://www.revenuewatch.org/publications/spending-wisely-helpingperuvians-manage-resource-wealth “Quản lý nguồn thu từ dầu, Khí và Khoáng sản của địa phương”, RWI, 07/2013, http://www.revenuewatch.org/publications/fact_sheets/subnational-oil-gas-andmineral-revenue-management “Triển khai EITI tại cấp địa phương”, Ngân hàng Thế giới, 10/2011, http://documents. worldbank.org/curated/en/2011/10/15443917/implementing-eiti-sub-national-levelemerging-experience-operational-framework “Triển khai Sáng kiến minh bạch ngành Khai khoáng ở cấp địa phương”, Overseas Development Institute, 05/2006, http://www.odi.org.uk/publications/5021-subnational-implementation-extractive-industries-transparency-initiative-eiti
CHUYỂN KHOẢN §4.2(e) EITI yêu cầu công khai những khoản chuyển ngân sách bắt buộc giữa chính quyền trung ương và địa phương trong báo cáo EITI, bao gồm sự khác biệt giữa con số chuyển thực tế và số nợ. EITI cũng khuyến khích thực hiện đối chiếu các số liệu cũng như công khai các khoản chuyển không bắt buộc. YÊU CẦU BẮT BUỘC §4.2(e) “Trong trường hợp các khoản về từ chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương có liên quan đến nguồn thu từ ngành công nghiệp khai thác và được quy định trong hiến pháp, luật hoặc cơ chế chia sẻ nguồn thu khác, hội đồng các bên liên quan phải đảm bảo việc các khoản chuyển thực chất được công bố trong báo cáo EITI. Báo cáo EITI nên công bố công thức chia sẻ nguồn thu, nếu có, cũng như sai lệch giữa số tiền được tính theo công thức chia sẻ nguồn thu có liên quan với số tiền thực tế đã được chuyển từ chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương.” YÊU CẦU KHUYẾN KHÍCH §4.2(e) “Hội đồng các bên liên quan được khuyến khích đối chiếu các khoản chuyển này. Hội đồng các bên liên quan được khuyến khích để đảm bảo bất kỳ khoản chuyển theo quy định hay ngoại lệ nào đều được công bố và nếu có thể được đối chiếu trong báo cáo EITI.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Các báo cáo EITI cần công khai các nội dung được khuyến khích tại yêu cầu §4.2(e).
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
45
Ngoài ra, cần thực hiện đối chiếu để xem xét chênh lệch giữa khoản chuyển dự kiến và khoản thực chuyển. Ngoài các khoản chuyển ngân sách bắt buộc theo hiến pháp hay luật pháp, báo cáo cũng nên bao gồm những chứng từ chuyển nhượng ủy quyền xuất phát từ việc ra quyết định hàng năm của các cơ quan chức năng cấp quốc gia (ví dụ: quốc hội hay các bên được ủy quyền thống nhất giải ngân từ quỹ tài nguyên thiên nhiên quốc gia) cũng như các khoản chuyển ngân sách tự nguyện. Ngưỡng báo cáo của các khoản chuyển ngân sách cần phải được đặt riêng cho mức địa phương. Một khoản chuyển ngân sách không đáng kể ở cấp quốc gia nhiều khi lại có tác động lớn đến chính quyền địa phương. Chính phủ nên thông báo cho Hội đồng các bên liên quan về tỉ lệ phần trăm chuyển ngân sách được công bố khi áp dụng ngưỡng báo cáo đã thống nhất so với tổng chuyển ngân sách địa phương. Các ngưỡng báo cáo nên được xem xét thường xuyên để đảm bảo không bỏ sót các khoản thanh toán lớn và các doanh nghiệp quan trọng. Bên cạnh công thức phân bổ nguồn thu, báo cáo cần phải thể hiện rõ việc tính toán được thực hiện như thế nào, ví dụ như việc lựa chọn cơ sở tính thuế và thuế suất để tính toán, hoặc mức giá được sử dụng để tính toán nếu khoản chuyển được tính dựa trên định giá sản phẩm.Thời điểm thực hiện chuyển ngân sách cũng nên được đưa vào Báo cáo EITI. Tất cả các quy định pháp luật và thể chế liên quan đến phân bổ nguồn thu cần được đưa vào Báo cáo EITI cùng với đường dẫn để truy cập đến các văn bản pháp luật.
VÍ DỤ Tại Brazil, Bộ Tài Chính hàng tháng công bố tất cả các khoản chuyển ngân sách được thực hiện giữa kho bạc quốc gia và các chính quyền địa phương. Banco do Brasil là cơ quan trung gian nhận các khoản thu từ kho bạc quốc gia và chuyển tiếp vào tài khoản của chính quyền địa phương. Cơ quan này cũng công khai các khoản chuyển ngân sách bao gồm giá trị chuyển và ngày thực hiện trên trang tin của Banco do Brasil. Tại Ghana, Báo cáo EITI 2010 – 2011 công bố các khoản chuyển từ cấp trung ương đến địa phương cũng như việc đánh giá sự khác biệt giữa khoản chuyển được tính toán theo công thức với thực tế. Dựa trên khuyến nghị của các báo cáo EITI trước đó, Văn phòng Quản trị Đất thổ cư đã hướng dẫn cán bộ cấp vùng và huyện công bố công thức tính phân bổ nguồn thu.
46
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Ở Peru, hệ thống báo cáo trực tuyến và cập nhật về chuyển ngân sách đến chính quyền địa phương là một công cụ tốt để Bộ Kinh tế và Tài chính và chính quyền địa phương cùng công khai các khoản chuyển ngân sách. Các quy tắc phân bổ nguồn thu được xác định theo pháp luật và được công bố. Báo cáo EITI 2008 – 2010 của Peru công khai các khoản chuyển ngân sách từ chính quyền trung ương đến các đơn vị địa phương và so sánh với các biên lai của chính quyền địa phương.
Tại Mông Cổ, EITI không thể thu thập được số liệu về phân bổ nguồn thu đến các chính quyền địa phương do thiếu sự minh bạch về việc phân bổ nguồn thu ở cấp trung ương. Theo luật khoáng sản, 30% các nguồn thu từ thuê mỏ và 50% nguồn thu từ phí giấy phép đặc biệt được chuyển cho các chính quyền địa phương. Các khoản chuyển đó được chính quyền trung ương công bố, nhưng không được phân tách theo từng đơn vị hay dòng thu. Thông tin duy nhất được công bố là số tiền được chuyển. Do đó, nơi nhận các khoản thanh toán có thể là ngân sách trung ương, địa phương hoặc một nơi nào khác và điều này không thể xác định thông qua dữ liệu EITI. Một số khoản thanh toán có thể xác định là được chuyển đến chính quyền địa phương, nhưng không thể xác định được số tiền thực chuyển cụ thể là bao nhiêu. Những thông tin này có thể sẽ hữu ích cho cộng đồng địa phương trong việc yêu cầu trách nhiệm giải trình từ phía chính quyền trung ương.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
47
Tại Malaysia, Chỉ số Quản trị Tài nguyên cho thấy sự thiếu minh bạch trong việc quản lý chuyển ngân sách. Bốn bang khai thác dầu khí của Malaysia (Kelantan, Sabah, Sarawak và Terengganu) đã ký thỏa thuận với PETRONAS về việc chia sẻ 5% lợi nhuận từ việc sản xuất dầu khí. Tuy nhiên, những thỏa thuận chi tiết lại không được công bố. Theo Chỉ số Quản trị Tài nguyên, Chính phủ không báo cáo về số tiền đã được phân bổ, và chỉ có 2 trong 4 bang đưa số liệu về các khoản chuyển vào báo cáo ngân sách. Đối tác REFSA của RWI sử dụng các thông tin này nhằm vận động các cơ quan chức năng Malaysia tham gia EITI. Các bang sản xuất dầu khí của Malaysia cũng là những bang nghèo nhất và các chính quyền địa phương yêu cầu được phân bổ nhiều hơn nguồn thu tài nguyên. Hơn nữa, việc phân bổ nguồn thu dường như đã được “chính trị hóa” khi bang Kelantan và Terengganu đã bị từ chối (một phần hoặc toàn bộ) phân bổ nguồn thu từ thuê mỏ dầu trong thời kỳ các bang này được quản lý bởi đảng đối lập. THÔNG TIN BỔ SUNG Chỉ số Quản trị Tài nguyên đánh giá mức độ minh bạch đối với việc phân bổ nguồn thu từ tài nguyên tại 30 quốc gia. “Chi tiêu một cách khôn ngoan: Hỗ trợ Peru quản lý nguồn tài nguyên”, RWI, 10/2012, http://www.revenuewatch.org/publications/spending-wisely-helping-peruviansmanage-resource-wealth “Quản lý nguồn thu từ dầu, Khí và Khoáng sản ở cấp địa phương”, RWI, 07/2013, http://www.revenuewatch.org/publications/fact_sheets/subnational-oil-gas-andmineral-revenue-management “Triển khai EITI tại cấp địa phương”, Ngân hàng Thế giới, 10/2011, http://documents. worldbank.org/curated/en/2011/10/15443917/implementing-eiti-sub-national-levelemerging-experience-operational-framework “Triển khai Sáng kiến minh bạch ngành Khai khoáng ở cấp địa phương, Overseas Development Institute, 05/2006, http://www.odi.org.uk/publications/5021-subnational-implementation-extractive-industries-transparency-initiative-eiti
48
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Tác động xã hội
VIỆC LÀM §3.4(d) CHI TIÊU XÃ HỘI §4.1(e)
Cùng với việc đóng góp cho ngân sách, các công ty khai khoáng còn tạo việc làm, thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và hướng đến các vấn đề xã hội như giáo dục, hạ tầng cộng đồng và phục hồi môi trường. Những thách thức quản trị chính trong nội dung này thường liên quan đến việc thực hiện thiếu hiệu quả các chính sách hỗ trợ địa phương và bất đồng của cộng đồng đối với các doanh nghiệp do không đáp ứng được kỳ vọng xung quanh việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội. Việc làm là một cơ chế quan trọng để đảm bảo cộng đồng khu vực khai thác được chia sẻ lợi ích kinh tế từ khai khoáng, mặc dù kỳ vọng của địa phương thường vượt quá khả năng đáp ứng của doanh nghiệp. Chi tiêu xã hội có thể giúp các công ty cải thiện hình ảnh về mặt xã hội để có thể hoạt động tốt. Việc công khai thông tin liên quan đến tác động xã hội như Bộ Tiêu chuẩn EITI yêu cầu và/hoặc khuyến khích nên được thực hiện theo hướng giải quyết các thách thức quản trị quốc gia và dẫn đến việc cải cách chính sách một cách hiệu quả. Những cơ hội cải cách chính sách tiềm năng trong nội dung này bao gồm phát triển và thực thi các yêu cầu hỗ trợ địa phương, mở rộng phạm vi tham vấn và giám sát của cộng đồng đối với các dự án xã hội, và nâng cấp các hệ thống đánh giá tác động môi trường và xã hội.
VIỆC LÀM §3.4(d) Báo cáo EITI được kỳ vọng sẽ bao hàm các thông tin về số lượng việc làm trong lĩnh vực khai khoáng và tỷ lệ phần trăm trên tổng số việc làm. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.4(d) “Báo cáo EITI phải công khai thông tin, nếu có, về đóng góp của ngành công nghiệp khai thác cho nền kinh tế trong năm tài chính trong kỳ báo cáo EITI. Thông tin này được dự kiến sẽ bao gồm ... việc làm trong ngành công nghiệp khai thác theo số tuyệt đối và tỷ lệ phần trăm của tổng số việc làm.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Các báo cáo cũng nên thể hiện tỉ lệ lao động trong nước và nước ngoài. Thông tin liên quan đến hỗ trợ địa phương ngoài vấn đề việc làm nên được đưa vào báo cáo EITI: Hội đồng các bên liên quan cần xây dựng một mẫu báo cáo về tình hình hợp tác giữa chính phủ, công ty và các nhà đại diện cung cấp. Các mẫu báo cáo này cần được thiết kế để thu thập các thông tin liên quan đến việc làm cũng như việc cung cấp các hàng hóa hay dịch vụ.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
49
Cùng với các chính sách và/ hoặc mục tiêu hỗ trợ địa phương, Báo cáo EITI nên cung cấp các thông tin đã được phân tách về chi tiêu xã hội của công ty cũng như các lao động gián tiếp hay trực tiếp. Ngoài ra, cần cân nhắc về việc báo cáo về các nhà cung cấp và nỗ lực phát triển của họ. Thông tin về hỗ trợ địa phương cần được công khai từ cả phía doanh nghiệp và cơ quan chính phủ. Các thông tin này nên được đối chiếu bởi một cơ quan độc lập. VÍ DỤ Quy định về Phát triển Tài nguyên Khoáng sản và Dầu khí của Nam Phi yêu cầu các doanh nghiệp dầu khí và khoáng sản hàng năm phải đệ trình bản kế hoạch phát triển nguồn nhân lực lên người quản lý khu vực - là một thành viên của Ủy ban Phát triển Khai khoáng và Môi trường (RMDEC). Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực không chỉ yêu cầu việc xác định, mà còn báo cáo cụ thể về số lượng, trình độ học vấn của người lao động cũng như những vị trí còn trống mà các công ty khai khoáng không thể tuyển dụng được trong hơn 12 tháng dù đã nỗ lực phối hợp để tuyển dụng các ứng viên phù hợp. Ngoài ra, các công ty còn phải nộp báo cáo về việc triển khai kế hoạch phát triển nghề nghiệp, kế hoạch đào tạo, kế hoạch thực tập và học bổng phù hợp với kế hoạch phát triển kỹ năng và nhu cầu với các nhóm lao động nhất định. THÔNG TIN BỔ SUNG Nguyên tắc 5 trong Hiến chương Tài nguyên Thiên nhiên nêu rằng các dự án tài nguyên có thể gây những tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với xã hội, kinh tế và môi trường ở cấp địa phương. Các tác động này có thể được xác định và giảm thiểu bằng nhiều biện pháp khác nhau như tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. “Các sáng kiến hỗ trợ địa phương”, RWI, 07/2013, http://www.revenuewatch.org/ publications/fact_sheets/local-content-initiatives-enhancing-subnationalbenefits-oil-gas-and-mining “Các chính sách hỗ trợ địa phương trong lĩnh vực Dầu khí”, Ngân hàng Thế giới, 2013, http://issuu.com/world.bank.publications/docs/local_content_policies_in_the_oil_ and_gas_sector “Tăng cường tiêu thụ hàng hóa địa phương bởi ngành công nghiệp khai khoáng tại Tây Phi”, Ngân hàng Thế giới, 01/2012, http://siteresources.worldbank.org/INTENERGY2/ Resources/8411-West_Africa.pdf “Hỗ trợ địa phương thông qua việc tiêu thụ hàng hóa”, Michael Warner, 2011, http:// www.greenleaf-publishing.com/productdetail.kmod?productid=3545
CHI TIÊU XÃ HỘI §4.1(e) Cần công khai các khoản chi tiêu xã hội được quy định bởi luật pháp hay được thỏa thuận trong các hợp đồng trong Báo cáo EITI và thực hiện đối chiếu trong trường hợp có thể. YÊU CẦU BẮT BUỘC §4.1(e) “Trong trường hợp công ty phải chịu trách nhiệm các chi phí xã hội theo quy định của luật pháp hoặc theo hợp đồng với chính phủ, báo cáo EITI phải công bố và, nếu có thể, đối chiếu các giao dịch này.
50
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
i. Nếu các lợi ích xã hội được cung cấp bằng hiện vật, báo cáo EITI phải công khai bản chất và giá trị được xem là giao dịch bằng hiện vật. Trường hợp người thụ hưởng của chi phí xã hội đó là một bên thứ ba, tức là không phải là một cơ quan chính phủ, tên và chức năng của người thụ hưởng phải được công bố. ii. Nếu không thể thực hiện đối chiếu, báo cáo EITI nên bao gồm thông tin công bố đơn phương của cả các công ty và/hoặc chính phủ. iii. Trường hợp có sự đồng thuận rằng các chi phí xã hội là hợp lý và có sự chuyển giao thực tế, hội đồng các bên liên quan được khuyến khích để xây dựng quy trình báo cáo với quan điểm đi đến mức độ minh bạch tương xứng với quy trình công bố các khoản chi và nguồn thu khác của các cơ quan chính phủ. Nếu không thể đối chiếu các giao dịch, ví dụ như khoản chi của công ty bằng hiện vật hoặc cho bên thứ ba không thuộc chính phủ, hội đồng các bên liên quan có thể đồng ý với cách tiếp cận cho phép công ty và/hoặc chính phủ đơn phương tự nguyện công bố thông tin và đưa vào Báo cáo EITI.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Ngoài các chi tiêu xã hội bắt buộc, báo cáo nên cung cấp thông tin về các chi tiêu xã hội tự nguyện. Việc đối chiếu nên được tiến hành bất cứ khi nào có thể, mặc dù các công ty có thể dùng nhiều cơ chế phân bổ tài chính khác nhau (yêu cầu các loại báo cáo khác nhau) và có thể có một số loại đối tượng thụ hưởng khác nhau. Báo cáo chi tiêu xã hội cần được phân tách theo từng công ty, bên tiếp nhận, loại hình và dự án khai khoáng liên quan. Việc công khai các hợp đồng là cần thiết nhằm xác định có hay không các chi tiêu xã hội bắt buộc cần đưa vào Báo cáo EITI. Các công ty cần công khai chi phí thực tế của các đóng góp bằng hiện vật, ví dụ như chi phí thanh toán cho nhà thầu để xây dựng đường sá cho cộng đồng. Nếu không có thông tin về số tiền thực tế, phương pháp gán giá trị cho các đóng góp bằng vật chất phải được giải thích đầy đủ. Ngưỡng giá trị đối với các chi tiêu xã hội cần phải được xem xét cùng với các nguồn thu khác nhằm đánh giá xem các chi tiêu xã hội có lớn hay không. Các cơ quan, tổ chức hay các đơn vị chịu trách nhiệm phân bổ tài nguyên cho cộng đồng cần phải được xác định rõ. Các công ty cần công khai mục tiêu của từng dự án. Thông tin này là rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả và tác động. Để đánh giá được các chi phí của hoạt động khai khoáng, thông tin đánh giá các tác động môi trường và xã hội cần phải được công khai: Các chính phủ cần công khai các đánh giá tác động môi trường cùng kế hoạch phục hồi và tái định cư. Các công ty cần công khai thông tin về tác động môi trường và xã hội trong quá trình hoạt động. VÍ DỤ Báo cáo EITI 2010 của Mông Cổ đã công khai các khoản tài trợ của các công ty cho các tổ chức phi chính phủ. Báo cáo cung cấp thông tin về các khoản tài trợ dưới dạng tiền và hiện vật dành cho mục đích bảo vệ môi trường. Theo quan điểm tăng giá khai thác mỏ, chính phủ Peru đã ký một thỏa thuận trong thời hạn 5 năm với 30 công ty khai khoáng nhằm kêu gọi đóng góp tự nguyện cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng lân cận khu vực khai thác. Vào năm 2006, các công ty tham gia vào Chương trình Đoàn kết với người dân khai khoáng (PMSP) đã thống nhất dành tặng một phần của các khoản chi tiêu xã hội trực tiếp vào các quỹ tự nguyện. Thỏa thuận được lựa chọn thông qua một đề xuất cạnh tranh nhằm áp dụng thuế thu nhập bất thường đối với các công ty khai khoáng. Báo cáo
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
51
EITI 2008 – 2010 của Peru chứa các thông tin về PMSP, các công ty tham gia, các nguồn lực được đầu tư vào các quỹ vùng và địa phương, và các nguồn lực được phân bổ cho Ủy ban Sự thật và Hòa giải quốc gia. Báo cáo EITI 2011của Cộng hòa Congo công khai các đóng góp hiện vật cho sự phát triển xã hội từ hai công ty ENI và Total. Các thông tin này bao gồm nguồn lực được phân bổ chứ không phải được chi tiêu, cùng với các đóng góp theo quy định cho các dự án giáo dục, xã hội và y tế. Tại Brazil, CSO IBASE đã xây dựng một mẫu báo cáo đơn giản về chi tiêu xã hội mà các công ty có thể dễ dàng hoàn thiện và đưa lên trang tin của mình. Các công ty đã công khai các thông tin cần thiết sẽ được công chúng công nhận nếu như được cấp tem kiểm toán xã hội của IBASE. Khuôn mẫu này mang đến cái nhìn về quy mô bằng cách so sánh các nỗ lực Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) của công ty với doanh thu thuần và cho phép so sánh giữa các thời điểm và giữa các công ty - tất cả các mục tiêu có thể được thực hiện bằng cách báo cáo EITI hiệu quả trong lĩnh vực này.
52
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Luật minh bạch tại Bojonegoro, một huyện tại tỉnh Đông Java của Indonesia, yêu cầu chính quyền huyện và các công ty công khai các thông tin về nguồn thu từ khai thác tài nguyên, các tác động xã hội và môi trường của nhữngdự án khai khoáng và các chi tiêu xã hội trực tiếp. Vấn đề minh bạch đã được thể chế hóa thông qua các luật của huyện nhằm đảm bảo tính bền vững. THÔNG TIN BỔ SUNG “Các chi tiêu Xã hội trực tiếp của Doanh nghiệp”, RWI, 01/2013, http://www.revenuewatch.org/publications/fact_sheets/monitoring-guide-civilsociety-organizations
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
53
Quản lý nguồn thu
PHÂN BỔ NGUỒN THU §3.7 & §3.8
Các chính sách quản lý nguồn thu sẽ có vai trò quyết định đối với việc tài nguyên thiên nhiên có thể được chuyển hóa thành phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo hay không. Các thách thức quản trị chính liên quan đến quản lý nguồn thu bao gồm việc sử dụng sai các nguồn thu trước khi được chuyển đến ngân sách quốc gia; thiếu các quy tắc tài chính dẫn đến biến động chi tiêu và các quyết định đầu tư kém hiệu quả; vấn đề gia đình trị và bảo kê dẫn đến việc phân bổ trực tiếp nguồn thu từ tài nguyên đến cho một số mục tiêu đặc biệt; hệ thống quản lý tài chính công yếu kém; dẫn tới các chiến lược đầu tư kém hiệu quả và chi tiêu lãng phí. Minh bạch các thông tin liên quan đến phân bổ nguồn thu là rất quan trọng để có thể đánh giá được thực trạng quản lý tài nguyên thiên nhiên. Việc thực hiện công khai thông tin liên quan đến quản lý nguồn thu theo Bộ Tiêu chuẩn EITI yêu cầu và /hoặc khuyến khích nên được thực hiện nhằm giải quyết những thách thức quản trị quốc gia và dẫn đến những cải cách chính sách hiệu quả. Những cơ hội cải cách chính sách tiềm năng trong nội dung này gồm việc cải cách chính sách tài chính nhằm thúc đẩy các quyết định chi tiêu khôn ngoan và có tính dài hạn; cải thiện các cơ chế tiết kiệm nguồn thu; chi tiêu phù hợp với các ưu tiên phát triển quốc gia; và tăng cường giám sát ngân sách và chi tiêu.
PHÂN BỔ NGUỒNTHU §3.7 & §3.8 Tiêu chuẩn EITI yêu cầu các báo cáo mô tả việc phân bổ các nguồn thu từ khai khoáng và giải thích rõ về những nguồn thu khai khoáng nào không được đưa vào ngân sách quốc gia. Ngoài ra, các thông tin khác về quản lý và chi tiêu nguồn thu được khuyến khích công khai. YÊU CẦU BẮT BUỘC §3.7(a) “Báo cáo EITI phải mô tả phân bổ nguồn thu từ ngành công nghiệp khai thác. Báo cáo EITI nên chỉ ra dòng nguồn thu từ ngành công nghiệp khai thác, bằng tiền mặt hoặc hiện vật, được ghi nhận trong ngân sách quốc gia. Trong trường hợp nguồn thu không được ghi nhận trong ngân sách quốc gia, việc phân bổ các khoản thu này phải được giải thích, có liên hệ đến các báo cáo tài chính liên quan nếu có thể. Ví dụ như các loại quỹ phát triển và quỹ đầu tư quốc gia, phân bổ cho chính quyền địa phương, các DNNN và các tổ chức ngoài ngân sách khác.” YÊU CẦU KHUYẾN KHÍCH §3.7(b) & §3.8 §3.7(b) “Hội đồng các bên liên quan được khuyến khích tham khảo hệ thống phân loại nguồn thu quốc gia và các tiêu chuẩn quốc tế như Hướng dẫn Thống kê Tài chính Chính phủ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF.”
54
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
§3.8 “Hội đồng các bên liên quan được khuyến khích đưa vào Báo cáo EITI những thông tin về quản lý nguồn thu và các khoản chi phí, bao gồm: Mô tả các loại nguồn thu từ công nghiệp khai thác được phân bổ riêng cho các chương trình cụ thể hoặc khu vực địa lý. Trong mô tả này cần nêu rõ phương thức đảm bảo trách nhiệm giải trình và hiệu quả sử dụng. Mô tả về ngân sách quốc gia, các quy trình kiểm toán và mối liên hệ với các thông tin công khai về lập ngân sách, chi tiêu và báo cáo kiểm toán. Thông tin cập nhật của chính phủ có thể giúp công chúng hiểu biết sâu sắc hơn và bàn luận xung quanh vấn đề tính bền vững của nguồn thu và mức độ phụ thuộc vào tài nguyên. Thông tin này có thể bao gồm các giả định làm cơ sở cho những năm tới trong việc lập chu kỳ ngân sách, sản lượng dự kiến, giá cả hàng hóa, dự báo doanh thu phát sinh từ ngành công nghiệp khai thác và tỷ lệ nguồn thu tài chính trong tương lai từ lĩnh vực khai thác.” KHUYẾN NGHỊ CỦA RWI Các báo cáo EITI nên bao hàm các thông tin được khuyến khích công khai tại yêu cầu §3.7(b) và §3.8. Báo cáo EITI về quản lý nguồn thu cần được lồng ghép tối đa vào quy trình dự thảo ngân sách quốc gia. Thông tin về việc phân bổ và sử dụng nguồn thu ở cấp địa phương cũng cần được đưa vào báo cáo EITI, đặc biệt đối với những sự phân bổ không thuộc hệ thống ngân sách trung ương. Các chính sách và thể chế liên quan đến phân bổ nguồn thu cần được lý giải trong Báo cáo EITI cùng với đường dẫn để truy cập đến văn bản luật đầy đủ. Nội dung này cũng bao gồm luật và quy định thiết lập các mục tiêu, quy tắc và thể chế đối với tất cả các quỹ tài nguyên thiên nhiên. Báo cáo EITI cần bao hàm hoặc cung cấp tham khảo đến các thông tin đầy đủ về tất cả các quỹ tài nguyên thiên nhiên. Các thành phần cơ bản của báo cáo quỹ bao gồm: số tiền gửi, rút, tiền vốn và lợi nhuận trong chu kỳ kế toán được báo cáo; các quy tắc chi phối việc gửi tiền, đầu tư và rút tiền; các công thức xác định tiền gửi và rút; và dữ liệu phân tách về các khoản đầu tư cụ thể. Với thực tế có nhiều nguy cơ bị lạm dụng, Báo cáo EITI cần bao gồm các lý giải chi tiết về các khoản chi tiêu ngoài ngân sách không theo quy định pháp luật đối với nguồn thu tài nguyên. Thông tin chi tiết về dự báo nguồn thu và các giả thiết được đặt ra để dự báo là rất quan trọng trong việc quản lý kỳ vọng của công chúng và thúc đẩy thảo luận về các chính sách chi tiêu bền vững.
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
55
VÍ DỤ Báo cáo EITI của Kyrgyzstan chỉ ra rằng đất nước đã phân bổ 11,7% nguồn thu về cho quỹ xã hội.
Bộ Tài chính Đông Timor công bố các thông tin đa dạng về quy mô của nguồn thu từ dầu mỏ trong Quỹ Xăng dầu, thông tin về việc rút quỹ và đầu tư, bao gồm việc phân tách theo từng khu vực địa lý và loại tài sản, và kèm theo một danh mục đầu tư cụ thể. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý khác nhau và đội ngũ nhân viên được quy định rõ trong luật và quy định, cũng như trong báo cáo hàng năm. Báo cáo của Hội đồng Tư vấn cũng được công bố rộng rãi.
56
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Ở cấp địa phương, Quỹ Ủy thác Khoáng sản Wyoming (Hoa Kỳ) cung cấp các thông tin toàn diện về dòng tiền vào, dòng tiền ra và các khoản đầu tư. Tuy nhiên thông tin này là không bắt buộc theo luật định. Sở Thuế Bang Alaska (Hoa Kỳ) thực hiện công khai các đề án nguồn thu từ dầu mỏ 2 lần trong năm. Phương pháp tính toán cũng được công bố.
THÔNG TIN BỔ SUNG Nguyên tắc 7 trong Hiến chương Tài nguyên Thiên nhiên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn thu tài nguyên để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững và toàn diện. Nguyên tắc 8 yêu cầu sử dụng hiệu quả các nguồn thu từ tài nguyên để quản lý tốt các biến động. Nguyên tắc 9 đề cập đến việc chính phủ sử dụng nguồn tài nguyên như là một cơ hội để tăng tính hiệu quả và công bằng trong chi tiêu công. “Đi theo dòng tiền: Hướng dẫn giám sát ngân sách và nguồn thu từ dầu khí”, Jim Shultz, 2004, http://www.revenuewatch.org/training/resource_center/followmoney-guide-monitoring-budgets-and-oil-and-gas-revenues “Hướng dẫn minh bạch nguồn thu tài nguyên”, IMF, 2007, http://www.imf.org/ external/np/pp/2007/eng/101907g.pdf “Giám sát độc lập các quỹ tài nguyên thiên nhiên”, Andrew Bauer, 11/2013. “Minh bạch quỹ tài nguyên thiên nhiên”, Andrew Bauer và Perrine Toledano, 11/2013 “Nguyên tắc Santiago”, Nhóm công tác Quốc tế về các Quỹ Thịnh vượng Quốc gia, 2008, http://www.iwg-swf.org/pubs/gapplist.htm “Bảng đánh giá Quỹ Thịnh vượng Quốc gia”, Edwin Truman và Allie Bagnall, 9/2013, http://piie.com/publications/pb/pb13-19.pdf Tại Malaysia, Chỉ số Quản trị Tài nguyên biểu hiện sự thiếu minh bạch trong việc phân bổ nguồn thu đến các địa phương. Bốn bang sản xuất dầu khí của Malaysia (Kelantan, Sabah, Sarawak và Terengganu) đã ký thỏa thuận với PETRONAS về chia
Viện Giám sát Nguồn thu - Tháng 3/2014
57
sẻ 5% lợi nhuận từ khai thác dầu khí. Tuy nhiên, chi tiết các thỏa thuận lại không được công bố. Theo chỉ số Quản trị Tài nguyên, Chính phủ không thực hiện báo cáo về số tiền được chuyển, và chỉ có 2 trong 4 bang đưa số tiền vào báo cáo ngân sách. Đối tác REFSA của RWI sử dụng các thông tin này nhằm vận động các cơ quan chức năng Malaysia tham gia vào EITI. Các bang sản xuất dầu khí của Malaysia cũng là những bang nghèo nhất, và các chính quyền địa phương yêu cầu được chia sẻ nhiều hơn nguồn thu tài nguyên. Hơn nữa, việc phân bổ nguồn thu dường như đã được “chính trị hóa” khi Kelantan và Terengganu đã bị từ chối được chia sẻ (một phần hoặc toàn bộ) phí thuê mỏ dầu trong thời kỳ các bang này thuộc sự quản lý của đảng đối lập.
58
Sử dụng EITI phục vụ cải cách chính sách: Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chuẩn EITI
Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) là tổ chức phi lợi nhuận, hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương thông qua tìm kiếm, quảng bá, thực hiện các giải pháp bền vững và thân thiện môi trường. Địa chỉ: Số 24H2, Khu đô thị mới Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Hòm thư 612, Bưu điện Hà Nội ĐT: (04) 3556-4001 Fax: (04) 3556-8941 Email: policy@nature.org.vn Website :www.nature.org.vn
Bản dịch tiếng Việt của tài liệu này được sự hỗ trợ của
75
YEARS
1939 2014