Thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp khai khoáng tại Việt Nam

Page 1

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Thực trạng hoạt động của Doanh nghiệp khai khoáng tại Việt Nam Hà Nội, tháng 12/2014

Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của:


Nhóm tác giả Đậu Anh Tuấn Phạm Ngọc Thạch Lê Thanh Hà Bùi Linh Chi




MỤC LỤC BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

TổNG qUAN

8

Phương pháp nghiên cứu

10 11

Phạm vi của nghiên cứu

11

Sự cần thiết

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

12

Số lượng doanh nghiệp

14

quy mô doanh nghiệp

16

Năng lực công nghệ

24

Một số đặc điểm khác

28

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

34

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

36

Đóng góp vào xuất khẩu

40

Số thuế và các khoản nộp ngân sách Thực hiện trách nhiệm đối với người lao động

41 42 46

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

48

Tạo việc làm cho người lao động

Thành lập và đi vào hoạt động Mức độ thuận lợi trong tiếp cận đất đai Minh bạch và tiếp cận thông tin chính sách, pháp luật Thực hiện thủ tục hành chính Chi phí không chính thức KếT LUậN

50 53 59 66 72 76

Tài liệu tham khảo

89

Phụ lục

80


4 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Danh mục hình

Hình 1: Số lượng DNKK giai đoạn 2006-2011 Hình 2: Loại hình DNKK tham gia khảo sát PCI 2013 (%) Hình 3: Đặc điểm chủ DNKK theo giới (%) Hình 4: Triển vọng kinh doanh 2 năm tới (%) Hình 5: Số ngày chờ đợi nhận ĐKDN và sửa đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp Hình 6: Tỷ lệ doanh nghiệp theo thời gian nhận được tất cả giấy tờ cần thiết để đi vào hoạt động (%) Hình 7: Thời gian chờ đợi để được cấp GCNqSDĐ năm 2012 (số ngày trung vị) Hình 8: Đánh giá về tính ổn định của mặt bằng sản xuất kinh doanh Hình 9: Bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi Hình 10: Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi thực hiên TTHC về đất đai trong 2 năm qua (%) Hình 11: Khó khăn cụ thể khi thực hiên TTHC về đất đai trong 2 năm qua Hình 12: Tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn khi mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh Hình 13: Khó khăn cụ thể của doanh nghiệp khi mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh Hình 14: Khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu của cơ quan nhà nước (% khó hoặc không thể tiếp cận) Hình 15: Cần mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận thông tin, tài liệu Hình 16: Tìm hiểu thông tin gì trên website Hình 17: Từng tham gia góp ý kiến về các quy định, chính sách của Nhà nước Hình 18: Kênh hiệu quả đóng góp ý kiến Hình 19: Tỷ lệ doanh nghiệp thường xuyên hoặc luôn luôn dự đoán được những thay đổi trong quy định pháp luật của trung ương Hình 20: Tỷ lệ doanh nghiệp thường xuyên hoặc luôn luôn dự đoán được việc thực thi của tỉnh đối với các quy định pháp luật của trung ương Hình 21: Tỷ lệ doanh nghiệp phải dành trên 10% thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật Hình 22: Các cơ quan thường xuyên thanh kiểm tra DNKK Hình 23: Có biết doanh nghiệp nào trong tỉnh bị phạt do vi phạm các quy định về môi trường? Hình 24: Vấn đề ô nhiễm môi trường tại tỉnh có gây thiệt hại kinh tế đến doanh nghiệp không? (% Có) Hình 25: Lĩnh vực thực hiện TTHC phiền hà nhất (% lựa chọn) Hình 26: Đánh giá về cải cách hành chính Hình 27: Chi trả chi phí không chính thức là phổ biến (% đồng ý) Hình 28: Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến (% đồng ý) Hình 29: Tỷ lệ doanh nghiệp chi trả chi phí không chính thức

14 28 31 39 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74


5 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Danh mục bảng

Bảng 1: Chi tiết số DNKK đang hoạt động sản xuất kinh doanh 15 Bảng 2: Số DNKK lớn, vừa và nhỏ phân theo quy mô nguồn vốn 16 Bảng 3: Số DNKK phân theo qui mô nguồn vốn 17 Bảng 4: Số DNKK lớn, vừa và nhỏ phân theo quy mô lao động 18 Bảng 5: Số DNKK phân theo qui mô lao động 19 Bảng 6: Tỷ lệ doanh nghiệp khoáng sản tham gia khảo sát 20 Bảng 7: quy mô vốn của DNKK tham gia khảo sát (Tỷ lệ %) 21 Bảng 8: quy mô vốn của DNKK tham gia khảo sát (Tỷ lệ %) 22 Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh qui mô và hiệu quả kinh doanh của DNKK 23 Bảng 10: Nguồn gốc của DNKK 29 Bảng 11: Đặc điểm của chủ DNKK 30 Bảng 12: Khách hàng chính của DNKK 32 Bảng 13: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của DNKK 36 Bảng 14: Số DNKK sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ 37 Bảng 15: Số doanh nghiệp (chung) sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ 38 Bảng 16: Trị giá mặt hàng xuất khẩu theo danh mục SITC mã cấp 3 chữ số (1000 USD) 40 Bảng 17: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp 41 Bảng 18: Cơ cấu lao động của ngành kinh tế, năm 2013 42 Bảng 19: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo vùng và trong ngành khai khoáng năm 2013 44 Bảng 20: Tiền lương bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương chia theo giới tính và ngành kinh tế, năm 2013 45 Bảng 21: Số DNKK có đóng BHxH, BHYT, kinh phí công đoàn cho người lao động 46 Bảng 22: Số doanh nghiệp có đóng BHxH, BHYT, kinh phí công đoàn cho người lao động 47 Bảng 23: Tỷ lệ doanh nghiệp từng thực hiện TTHC về đất đai trong vòng 2 năm qua 54 Bảng 24: Tỷ lệ doanh nghiệp truy cập website của chính quyền địa phương 60


6 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Từ viết tắt

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

ĐKDN

Đăng ký doanh nghiệp

DNKK

Doanh nghiệp khai khoáng

EITI

Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng

GCNQSDĐ

Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất

TCTK

Tổng cục Thống kê

TNMT

Tài nguyên môi trường

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam


7 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Lời cảm ơn

Báo cáo nghiên cứu Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp khai khoáng tại Việt Nam do các chuyên gia của Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện trong khuôn khổ dự án “Vận động nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong cải thiện tính minh bạch ngành công nghiệp khai thác khoáng sản” của Liên minh Khoáng sản, bao gồm đại diện các cơ quản quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, báo chí – truyền thông, chính quyền và người dân ở các địa phương. Báo cáo được hoàn thành với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân. Chúng tôi trân trọng bày tỏ lời cảm ơn tới TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI đã ủng hộ tích cực sáng kiến nghiên cứu này và có những chỉ đạo sát sao trong quá trình thực hiện. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các chuyên gia đã đóng góp ý kiến cho việc bổ sung và hoàn thiện báo cáo: TS. Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế cao cấp, đã có những bình luận và chỉ dẫn rất có giá trị để nhóm nghiên cứu bổ sung thêm một số nội dung quan trọng khi đánh giá về doanh nghiệp khoáng sản đặt trong bối cảnh kinh tế nói chung; TS. Lại Hồng Thanh, Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Bắc, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài Nguyên và Môi trường, đã có những góp ý chuyên môn, và bổ sung giúp nhóm nghiên cứu nội dung về năng lực công nghệ của các doanh nghiệp khoáng sản hiện nay; LS. Nguyễn Hưng quang, Văn phòng Luật sư NH.quang & Cộng sự đã cung cấp thêm những luận giải sâu sắc liên quan tới một số khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp khoáng sản tại Việt Nam. Nhà báo Hoàng quốc Dũng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Diễn đàn nhà báo môi trường Việt Nam đã đưa ra những nhận xét sắc sảo và song cũng rất chi tiết về doanh nghiệp khai khoáng từ góc độ môi trường, cùng những đề xuất cấu trúc lại báo cáo cho phù hợp để công bố. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhà tài trợ Oxfam Việt Nam, DFID đã hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện báo cáo này. Cuối cùng, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên Liên minh Khoáng sản, đặc biệt là Viện Tư vấn Phát triển (CODE), Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature), những đơn vị đã đồng hành với chúng tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tập thể tác giả



TỔNG QUAN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM


10 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tổng quan

Sự cần thiết Trong những năm qua, ngành công nghiệp khai khoáng đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ngành công nghiệp khai khoáng đã góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhiều ngành công nghiệp khác. Bên cạnh đó, công tác quản trị tài nguyên khoáng sản ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, hệ thống văn bản pháp luật ngày càng được hoàn thiện. Tuy vậy, việc quản trị tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam trong thời gian qua còn nhiều hạn chế. xuất khẩu khoáng sản ở dạng nguyên liệu thô chưa chấm dứt, hiệu quả sử dụng khoáng sản sau khai thác thấp, tỷ lệ tổn thất khoáng sản trong khai thác, chế biến còn lớn và để lại nhiều hậu quả đối với môi trường và xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó là do sự thiếu minh bạch trong quá trình quản lý, cấp phép, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản; nhìn chung năng lực về vốn, công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp khai khoáng ở Việt Nam còn hạn chế, chưa được đánh giá đầy đủ, toàn diện. Những tồn tại, yếu kém này cần sớm được khắc phục nhằm đảm bảo ngành khai khoáng có đóng góp tích cực hơn đối với sự phát triển của đất nước trong tương lai. quản trị tài nguyên khoáng sản hiệu quả đang là một xu thế mà nhiều quốc gia trên thế giới đang nỗ lực thúc đẩy, thông qua việc thực hiện Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng. Sáng kiến minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng (viết tắt là EITI) được khởi xướng từ năm 2002 bởi cựu Thủ tướng Anh Tony Blair tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững Johannesburg, Nam Phi. Tính đến tháng 11/2014, trên thế giới đã có 48 quốc gia thực thi sáng kiến với sự tham gia của hàng trăm công ty khai khoáng hàng đầu. EITI đang được xem như là một trong những công cụ hữu ích để giúp các quốc gia giàu tài nguyên quản lý tốt hơn tài nguyên thiên nhiên và đảm bảo cho ngành khai khoáng có những đóng góp tích cực hơn trong quá trình phát triển. Ở Việt Nam, việc quản trị tài nguyên khoáng sản hiệu quả là chủ đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Gần đây đã có nhiều hoạt động được tổ chức nhằm thúc đẩy hiệu quả của quản trị tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam, như Hội thảo giới thiệu về sáng kiến EITI do Bộ Công thương và Đại sứ quán Na Uy tổ chức vào tháng 10/2010; Nghiên cứu “Sáng kiến EITI và khả năng tham gia của Việt Nam” do VCCI và Viện CODE thực hiện năm 2011; đối thoại phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực khai khoáng vào tháng 5/2011 và hoạt động giám sát của UB thường vụ quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường năm 2012, Hội thảo quốc tế “quản trị tài nguyên khoáng sản: Việt Nam đang ở đâu?” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tháng 10/2013. Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu do các thành viên trong Liên minh Khai khoáng thực hiện từ vài năm qua. Đó là nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến khả năng áp dụng Sáng kiến Minh bạch trong Công nghiệp Khai khoáng (EITI) tại hai tỉnh Thái Nguyên và Bình Định do Trung tâm Phát triển & Hội nhập (CDI), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Giới, Gia đình & Môi trường (CGFED), và Trung tâm Người & Thiên nhiên (PanNature) thực hiện. Kết quả của các Hội thảo nêu trên và trong nghiên cứu về quản trị tài nguyên khoáng sản của chúng tôi cho thấy, về cơ bản Việt Nam đang dần thiết lập một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy đang có khoảng cách khá lớn giữa những quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý, điển hình như vấn đề minh bạch tài chính trong lĩnh vực khai khoáng.


TổNG qUAN

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Trong bối cảnh đó, phần lớn các ý kiến đều cho rằng Việt Nam cần nâng cao hiệu quả của quản trị tài nguyên khoáng sản, thông qua việc cân nhắc tham gia EITI nhằm tạo ra một môi trường minh bạch hơn trong ngành khai khoáng. Kết quả nghiên cứu, rà soát văn bản quy phạm pháp luật cũng cho thấy việc thực thi EITI phù hợp với chính sách và pháp luật hiện nay của Nhà nước Việt Nam. Việc tham gia sáng kiến EITI sẽ mang lại lợi ích cho nhiều bên liên quan bao gồm Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khai thác khoáng sản. Trong nỗ lực chung nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khai khoáng đó, vị trí và vai trò của các doanh nghiệp khai khoáng là hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp khai khoáng là chủ thể trong việc thực thi, tuân thủ pháp luật và sẽ là một bên đối tác trong việc thực hiện EITI nếu Việt Nam gia nhập sáng kiến này. Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu về thực trạng hoạt động và năng lực của các doanh nghiệp khai khoáng (DNKK) còn chưa nhiều, chưa toàn diện. Nhận diện khoảng trống này, Liên minh Khoáng sản, được hợp thành bởi mạng lưới các tổ chức có quan tâm về khoáng sản tại Việt Nam, trong đó VCCI là một thành viên, đã xác định Chương trình hoạt động trong năm 2014 sẽ triển khai xây dựng Báo cáo nghiên cứu đánh giá thực trạng doanh nghiệp ngành khoáng sản. Mục tiêu tổng thể của báo cáo nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động của các DNKK là góp phần nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam nói chung và cải thiện tính minh bạch của ngành khoáng sản nói riêng. Mục tiêu cụ thể của báo cáo là phản ánh hiện trạng hoạt động của các DNKK tại Việt Nam, trên cơ sở đó cung cấp thông tin nền tảng cho việc hoạch định cũng như thực thi chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam nói chung và cải thiện tính minh bạch của ngành khoáng sản nói riêng.

Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu ngày sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích từ các nguồn dữ liệu sẵn có trong nhiều năm của VCCI cũng như thu thập từ nhiều nguồn số liệu do Tổng cục Thống kê công bố. Nghiên cứu này cũng sử dụng phương pháp tham vấn chuyên gia. Những kết quả nghiên cứu sơ bộ được gửi tới chuyên gia hàng đầu, các tổ chức trong khuôn khổ liên minh và các nhóm công tác chuyên về khoáng sản để tham vấn ý kiến. Trên cơ sở đó, nhóm nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện báo cáo trước khi công bố.

Phạm vi của nghiên cứu Nghiên cứu này tập trung vào các doanh nghiệp khai khoáng (DNKK), và đặt các doanh nghiệp khai khoáng trong tương quan các doanh nghiệp nói chung để so sánh. Thông tin, dữ liệu về các doanh nghiệp khai khoáng được tập hợp từ các dữ liệu công bố của Tổng cục Thống kê từ 2006 tới 2014, cũng như một số dữ liệu khảo sát có liên quan do VCCI thu thập thông qua Dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, từ năm 2010 đến 2013.

11



TìNH HìNH PHáT TrIểN CủA CáC DNKK BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM


14 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tình hình phát triển của các DNKK

Số lượng doanh nghiệp Theo Báo cáo Sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, số lượng các doanh nghiệp khai khoáng có xu hướng gia tăng liên tục. Năm 2006, cả nước chỉ có 1.109 DNKK. Đến cuối năm 2011, đã có 2.545 DNKK đang hoạt động, chiếm tỷ trọng 0,78% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước. Bình quân giai đoạn 2006-2011, tốc độ phát triển của DNKK là 18,1%, cao hơn mức chung của ngành Công nghiệp, xây dựng (17,8%), song thấp hơn mức bình quân của toàn bộ các doanh nghiệp trên cả nước trong cùng giai đoạn (21%). Số lượng các doanh nghiệp FDI trong tổng số doanh nghiệp khai khoáng khá thấp: năm 2011 chỉ có 54 doanh nghiệp FDI hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, tăng mạnh từ con số 21 doanh nghiệp năm 20061.

Hình 1: Số lượng DNKK giai đoạn 2006-2011

3000

40%

37%

35%

2500

2545 30%

25,9% 2191

2000

2224 25%

1912 1500

20% 14,4%

1396 1000

15% 1109 14,6%

500

10% 1,5%

5% 0%

0 2006

2006

2006

2006

2006

2006

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

1

Tổng cục Thống kê, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, năm 2014


TổNG qUAN

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

15

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Sự phát triển của các DNKK có sự khác biệt theo một số nhóm ngành. Theo Niên giám thống kê 2012, phần lớn các DNKK thuộc nhóm Khai khoáng khác và Khai thác quặng kim loại. Tính đến cuối năm 2011, các DNKK thuộc hai nhóm này chiếm tới 94,3% tổng số DNKK (các doanh nghiệp thuộc nhóm khai khoáng khác chiếm tỷ lệ 82%, các doanh nghiệp thuộc nhóm Khai thác quặng kim loại chiếm tỷ lệ 12,3%. Kế đến là các doanh nghiệp khai thác than cứng và than non (2,8%), doanh nghiệp hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng (2,5%). Số lượng các doanh nghiệp thuộc nhóm khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,5%).

Bảng 1: Chi tiết số DNKK đang hoạt động sản xuất kinh doanh

Nhóm ngành sản xuất

2005

2008

2009

2010

2011

Khai thác than cứng và than non

52

158

143

115

70

Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên

6

8

8

8

12

Khai thác quặng kim loại

77

174

189

202

312

Khai khoáng khác

761

1553

1819

1869

2087

Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng

1

19

32

30

64

Tổng số

897

1912

2191

2224

2545

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê năm 2012, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013


16 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tình hình phát triển của các DNKK

Quy mô doanh nghiệp Các DNKK chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa2. Dù là phân theo nguồn vốn hay phân theo lao động, phần lớn các DNKK đều thuộc hai nhóm này. Phần dưới đây sẽ phân tích chi tiết quy mô của các DNKK, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê công bố trong Báo cáo Sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011 cũng như Dữ liệu Điều tra Doanh nghiệp của VCCI trong dự án Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, giai đoạn 2010-2013. p DNKK qua điều tra của Tổng cục Thống kê Về quy mô nguồn vốn, qua các năm 2006 đến 2011, có trên 90% các DNKK nằm trong nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2006, 88% DNKK thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và 7% thuộc nhóm doanh nghiệp vừa. Năm 2011, các DNKK thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ 79% và các doanh nghiệp vừa là 14%. Về tổng thể, tỷ lệ các DNKK thuộc nhóm nhỏ và vừa đã giảm từ 96% năm 2006 xuống còn 93% năm 2011. Các DNKK thuộc nhóm lớn đã tăng từ 4% năm 2006 lên 7% vào năm 2011.

Bảng 2: Số DNKK lớn, vừa và nhỏ phân theo quy mô nguồn vốn

Phân theo quy mô nguồn vốn

Tỷ lệ

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp nhỏ

1109

978

83

48

88%

7%

4%

2007

1396

1231

108

57

88%

8%

4%

2008

1912

1672

170

70

87%

9%

4%

2009

2191

1770

333

88

81%

15%

4%

2010

2224

1713

378

133

77%

17%

6%

2011

2545

2023

353

169

79%

14%

7%

Năm

Tổng số

2006

Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp lớn

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

2

Theo phân loại của Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2009, những doanh nghiệp trong khu vực công nghiệp và xây dựng có mức vốn dưới 100 tỷ và dưới 300 lao động là những doanh nghiệp nhỏ và vừa.


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

17

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Bảng dưới thể hiện số lượng DNKK theo chi tiết quy mô nguồn vốn. Khai khoáng là ngành đòi hỏi đầu tư lớn, song thực tế vẫn có số lượng đáng kể các doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ. Tính đến cuối năm 2011, có tới 364 doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỷ đồng, và có tới 885 doanh nghiệp có số vốn từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ đồng. Riêng hai nhóm này đã chiếm tỷ lệ 49,1% tổng số DNKK năm 2011. Số doanh nghiệp có số vốn lớn trên 200 tỷ đồng còn khá khiêm tốn, chỉ là 90 đơn vị, chiếm tỷ lệ 3,5% tổng số DNKK năm 2011. Bảng 3: Số DNKK phân theo qui mô nguồn vốn

Phân theo quy mô nguồn vốn Dưới 0,5 tỷ đồng

Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ

Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ

Từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ

Từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ

1109

148

159

503

95

130

40

18

16

2007

1396

153

195

619

156

185

48

21

19

2008

1912

124

323

867

200

279

72

17

30

2009

2191

103

188

919

313

517

95

20

36

2010

2224

112

168

792

362

576

147

24

43

2011

2545

208

156

885

424

611

171

34

56

Năm

Tổng số

2006

Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ

Từ 200 tỷ đến dưới 500 tỷ

Từ 500 tỷ trở lên

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

Trong số 54 doanh nghiệp FDI đang hoạt động trong ngành khai khoáng, có 9% có vốn dưới 5 tỷ đồng. Cũng có khoảng 9% doanh nghiệp FDI có số vốn từ 5 đến dưới 10 tỷ động, 35% doanh nghiệp có số vốn từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng. Khoảng 28% doanh nghiệp F DI có số vốn từ 50 đến dưới 200 tỷ, và khoảng 20% doanh nghiệp FDI trong ngành khai khoáng có số vốn trên 200 tỷ đồng.


18 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tình hình phát triển của các DNKK Quy mô doanh nghiệp

xét về quy mô lao động, thì phần lớn các DNKK thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Nếu như năm 2006, có khoảng 95% doanh nghiệp có quy mô lao động thuộc nhóm siêu nhỏ, nhỏ và vừa, thì đến cuối năm 2011, có tới 97% DNKK thuộc các nhóm này. Năm 2005, chỉ có 29% DNKK thuộc nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, thì năm 2011 các doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm tỉ lệ 43%. Các DNKK thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ chiếm tỷ lệ 63% năm 2006, đã giảm xuống còn 54% năm 2011. Các nhóm doanh nghiệp vừa chỉ duy trì ở mức xung quanh 12%, và các doanh nghiệp lớn đã giảm từ tỷ lệ 5% năm 2006 xuống còn 3% vào cuối năm 2011. Bảng 4: Số DNKK lớn, vừa và nhỏ phân theo quy mô lao động

Phân theo quy mô lao động Doanh nghiệp Doanh siêu nhỏ nghiệp nhỏ

Tỷ lệ

Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp lớn

Doanh nghiệp siêu nhỏ

702

27

55

29%

63%

2%

5%

463

847

28

58

33%

61%

2%

4%

1912

826

1001

28

57

43%

52%

1%

3%

2009

2191

982

1121

34

54

45%

51%

2%

2%

2010

2224

878

1247

43

56

39%

56%

2%

3%

2011

2545

1083

1368

25

69

43%

54%

1%

3%

Năm

Tổng số

2006

1109

325

2007

1396

2008

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

Doanh nghiệp lớn

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

19

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy xu hướng đáng ngạc nhiên về mặt quy mô lao động của các DNKK. Số lượng các doanh nghiệp dưới 5 lao động tăng từ 72 năm 2006 (chiếm tỷ lệ 6,5%) lên tới 445 doanh nghiệp năm 2011(17,5%). Tỷ lệ các DNKK có số lao động từ 5 đến 9 người chỉ tăng nhẹ từ 19,2% năm 2006 lên 20% vào năm 2011, nhưng về con số tuyệt đối đã tăng từ 213 năm 2006 lên 509 doanh nghiệp năm 2011. Phần lớn các DNKK có số lao động từ 10 đến 49 lao động, tăng từ 449 doanh nghiệp năm 2006 lên 1.149 doanh nghiệp năm 2011, với tỷ lệ 45% qua các năm. Nhóm doanh nghiệp có số lao động từ 50 đến dưới 200 người là duy trì mức tăng từ 240 năm 2006 lên 348 doanh nghiệp vào năm 2011, nhưng tỷ trọng đã giảm từ 21,6% xuống còn 13,7% qua các năm tương ứng. Tỷ lệ các doanh nghiệp có trên 200 lao động đã giảm từ 7,7% năm 2006 xuống còn 3,7% năm 2011, với số tuyệt đối chỉ tăng nhẹ từ 85 lên 94 đơn vị qua các năm tương ứng. Bảng 5: Số DNKK phân theo qui mô lao động

Phân theo quy mô lao động Từ 5 đến 9

Từ 10 đến 49

Từ 50 đến 199

Từ 200 đến 299

Từ 300 đến 499

72

213

499

204

29

20

1396

100

299

641

267

30

2008

1912

167

561

810

286

2009

2191

205

691

882

2010

2224

238

518

2011

2545

445

509

Năm

Tổng số

2006

1109

2007

Dưới 5 người

Từ 500 đến 999

Từ 1000 đến 4999

Từ 5000 trở lên

6

21

9

23

8

20

8

31

18

10

23

6

320

39

17

9

21

7

1033

332

44

19

13

18

9

1149

348

25

22

17

23

7

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành khai khoáng, trong số 54 doanh nghiệp tính đến cuối năm 2011, cũng có tới 12 doanh nghiệp có dưới 5 lao động (22%), 7 doanh nghiệp có từ 5 đến 9 lao động (13%), 15 doanh nghiệp có từ 10 đến 49 lao động (28%), và 14 doanh nghiệp có từ 50 đến dưới 199 lao động(26%). Số doanh nghiệp FDI có trên 200 lao động chỉ chiếm khoảng 7% tổng số doanh nghiệp FDI trong ngành này.


20 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tình hình phát triển của các DNKK p DNKK qua điều tra của VCCI Trong Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), một khảo sát doanh nghiệp do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ từ năm 2005 trở lại đây, các doanh nghiệp dân doanh hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng là một đối tượng nghiên cứu quan trọng. Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản (DNKK) tham gia khảo sát PCI hàng năm khoảng 200 doanh nghiệp, có thể cung cấp thông tin hữu ích cho nghiên cứu này. Bảng 6: Tỷ lệ doanh nghiệp khoáng sản tham gia khảo sát

Năm

Số lượng

Tỷ lệ trong điều tra chung

2009

267

2.8%

2010

182

2.5%

2011

154

2.2%

2012

197

2.5%

2013

162

2.0%

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013


TổNG qUAN

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

21

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Kết quả khảo sát của VCCI trong dự án chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh qua các năm 2009-2013 cũng cho kết quả tương tự, với phần lớn các DNKK vẫn nằm trong nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Năm 2013, có khoảng 96% doanh nghiệp khoáng sản có mức vốn dưới 200 tỷ đồng. Những doanh nghiệp có quy mô vốn trên 200 tỷ đồng năm 2013 chỉ có khoảng 4% Bảng 7: Quy mô vốn của DNKK tham gia khảo sát (Tỷ lệ %)

Đặc điểm nguồn vốn Dưới 0,5 tỷ đồng

2009

2010

2011

2012

2013

5

4

3

4

2

Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ đồng

10

9

8

6

7

Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng

32

34

31

29

25

Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng

22

18

19

20

21

Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng

23

23

24

32

26

Từ 50 đến dưới 200 tỷ đồng

8

9

10

8

16

Từ 200 đến dưới 500 tỷ đồng

0

2

3

1

3

Trên 500 tỷ đồng

0

0

3

1

1

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013.


22 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tình hình phát triển của các DNKK

Phần lớn các DNKK là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, xét theo quy mô lao động theo khảo sát PCI. Năm 2013, có tới 95% các doanh nghiệp khoáng sản có số lao động dưới 300 người. Số liệu từ những năm trước đó cho thấy tỉ lệ DNKK có số lao động dưới 300 người cũng dao động khoảng 92-96%. Bảng 8: Quy mô vốn của DNKK tham gia khảo sát (Tỷ lệ %)

Quy mô lao động

2009

2010

2011

2012

2013

Ít hơn 5 lao động

6

4

5

8

6

Từ 5 đến 9 lao động

12

11

21

17

17

Từ 10 đến 49 lao động

43

53

41

44

44

Từ 50 đến 199 lao động

27

25

17

24

23

Từ 200 đến 299 lao động

6

5

7

5

6

Từ 300 đến 499 lao động

3

2

4

2

2

Từ 500 đến 1000 lao động

2

1

2

1

1

Trên 1000 lao động

0

0

2

1

2

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013.


TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

23

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

p quy mô của DNKK so với các doanh nghiệp nói chung quy mô của DNKK nói chung lớn hơn các doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế. Dù có số lao động bình quân giảm dần qua các năm 2006-2011, nhưng các DNKK vẫn có số lao động tương đối lớn so với các doanh nghiệp nói chung. Năm 2011, bình quân 1 DNKK có 77 lao động, trong khi 1 doanh nghiệp nói chung có khoảng 34 lao động.

Bảng 9: Một số chỉ tiêu phản ánh qui mô và hiệu quả kinh doanh của DNKK

Doanh nghiệp khai khoáng Năm

Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp (Người)

Nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp (Tỷ đồng)

2006

149

89,9

2007

124

2008

Doanh nghiệp chung TSCĐ và đầu tư dài hạn BQ 1 LĐ (Triệu đồng)

Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp (Người)

Nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp (Tỷ đồng)

TSCĐ và đầu tư dài hạn BQ 1 LĐ (Triệu đồng)

397

52

26,9

217

91,5

430

48

32,3

256

95

81,4

524

41

34,0

339

2009

86

112,5

941

37

38,0

425

2010

86

143,6

989

35

43,4

474

2011

77

162,3

1544

34

45,8

513

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

Nguồn vốn bình quân của DNKK đã gia tăng đáng kể qua các năm. Số liệu khảo sát của Tổng cục Thống kê công bố năm 2013 cho thấy nếu như năm 2006, bình quân 1 DNKK chỉ có nguồn vốn trung bình khoảng 89,9 tỷ đồng, thì năm 2011 số vốn bình quân của DNKK đã lên tới 162,3 tỷ đồng. Trong khi đó, nguồn vốn bình quân 1 doanh nghiệp nói chung chỉ đạt 45,8 tỷ đồng năm 2011. Về mặt tài sản cố định và đầu tư dài hạn bình quân trên 1 lao động, các DNKK cũng đã có sự gia tăng đáng kể từ năm 2006 đến năm 2011. Năm 2006, TSCĐ và đầu tư dài hạn bình quân 1 DNKK chỉ đạt 397 triệu đồng, đến năm 2011, con số này đã lên tới 1,54 tỷ đồng. TSCĐ và đầu tư dài hạn bình quân 1 lao động của DNKK lớn hơn đáng kể so với các doanh nghiệp nói chung.


24 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tình hình phát triển của các DNKK Năng lực công nghệ Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, trình độ khai thác của DNKK Việt Nam vẫn còn thấp. So với các nước có nền công nghiệp phát triển, trình độ công nghệ khai thác hầm lò của các DNKK Việt Nam còn chậm hơn vài thập niên. Thiết bị sử dụng ở các mỏ lộ thiên thường vẫn sử dụng máy móc thông thường như máy khoan, máy xúc, ô tô…; chỉ một số mỏ có thêm băng tải và máy ủi. Phần lớn dây chuyền công nghệ, kể cả ở các mỏ hầm lò, vẫn là thủ công, và số mỏ được vận tải bằng tàu điện và trục tải vẫn chưa nhiều3. Nhiều doanh nghiệp tư nhân vẫn chủ yếu sử dụng công nghệ thủ công, ít quan tâm tới các chỉ tiêu kỹ thuật. Trong khi đó, công tác quản lý và kiểm tra kỹ thuật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền lại chưa được chú ý đúng mức4. Dưới đây là một số đánh giá chi tiết về công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản: Về công nghệ khai thác khoáng sản: Đối với các mỏ khai thác bằng phương pháp lộ thiên So với những năm thập kỷ 90 của thế kỷ 20, công nghệ khai thác khoáng sản ở nước ta đã có những bước tiến bộ rõ rệt; các thiết bị lạc hậu đang dần được thay thế, nhất là đối với hoạt động khai thác đá, sét nguyên liệu xi măng, khai thác vàng gốc, quặng đồng ở quy mô lớn, khai thác than. Tuỳ thuộc vào điều kiện, đặc điểm địa chất hiện đang áp dụng công nghệ “khoan nổ mìn - xúc bốc -vận tải” hoặc “xúc bốc - vận tải” (không cần nổ mìn) hoặc “khai thác bằng sức nước”. Để làm tơi đất đá tại các mỏ trung bình và lớn hiện nay phần lớn sử dụng công nghệ nổ mìn phi điện, sử dụng thuốc nổ nhũ tương, kíp nổ vi sai qua hàng, qua lỗ cho hiệu quả phá vỡ đất đá cao, ít gây ô nhiễm tới môi trường. Công nghệ khai thác đá ốp lát theo kiểu truyền thống (khoan - nêm tách hoặc nổ mìn bằng dây nổ hoặc sử dụng lượng thuốc nổ nhỏ) hiện đã được thay thế bằng công nghệ khai thác hiện đại, sử dụng dây cắt kim cương hoặc cắt bằng cưa đĩa lớn cho phép nâng cao hệ số thu hồi, tăng chất lượng đá sau khai thác. Công nghệ khai thác quặng titan sa khoáng theo công nghệ khô (máy gạt - máy xúc) đã được chuyển sang khai thác công nghệ ướt, liên hoàn từ khâu phá vỡ cát quặng và khâu tuyển quặng thô ngay tại mỏ, nâng cao hệ số thu hồi quặng. Công nghệ xúc bốc, nhất là đối với các mỏ khai thác than đã được thay đổi. Các loại máy xúc tay gầu của Liên xô cũ như ЭΚΓ 4,6 - ЭΚΓ 5A, ЭΚΓ 8U có tính năng xúc chọn lọc kém hiện nay chủ yếu sử dụng xúc bốc đất đá. Các loại máy xúc thủy lực của các hãng nổi tiếng như CAT (Mỹ), KOMATSU (Nhật Bản),v.v... có dung tích gầu lớn, có khả năng xúc chọn lọc, năng xuất cao được sử dụng để xúc bốc than, quặng tại hầu hết các mỏ lớn, trung bình. Vận tải đất đá và quặng chủ yếu thực hiện bằng bằng ô tô (Belaz tải trọng 27-42 tấn, Volvo, Huyndai, Komatsu, CAT tải trọng 30-96 tấn); cá biệt một số mỏ có cung đoạn vận tải lớn (như mỏ sắt Trại Cau, apatit Lào Cai) sử dụng kết hợp phương tiện tàu hoả hoặc băng tải kín để vận chuyển khoáng sản từ mỏ về nơi chế biến (mỏ đá vôi xi măng ở Hoàng Mai - Nghệ An, ở Cẩm Phả - quảng Ninh).

3

Trung Nguyên, Cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, truy cập ngày 17/7/2014 tại http://congnghiepmovietbac.com.vn/?main=news&catid=12&id=744

4

Đổi mới công nghệ: Khâu đột phá cho ngành khai khoang, ngày 06/02/2011, http://baodatviet.vn/khoa-hoc/doi-moi-cong-nghe-khau-dot-pha-chonganh-khai-khoang-2267763/


TổNG qUAN

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Song song với hai loại hình khai thác cơ giới nêu trên, ở một số nơi, đặc biệt là tại các mỏ nhỏ hoặc rất nhỏ không nằm trong quy hoạch, khai thác tận thu do địa phương cấp phép vẫn tồn tại hình thức khai thác thủ công với công nghệ lạc hậu, gây tổn thất khoáng sản, phá vỡ cảnh quan, huỷ hoại môi trường và mất an toàn lao động. Đặc biệt việc khai thác theo lớp đứng không cắt tầng của phần lớn các mỏ đá làm VLxDTT quy mô nhỏ ở nhiều tỉnh trong cả nước, đặc biệt là khu vực miền Bắc như: Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Yên Bái, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, quảng Bình, Bình Định, Phú Yên, Lâm Đồng v.v… có nguy cơ cao về mất an toàn lao động, gây tổn thất khoáng sản trong quá trình khai thác. Hình thức khai thác này cần được hạn chế và về lâu dài phải loại bỏ hoặc phải được kiểm soát chặt chẽ. + Đối với các mỏ khai thác bằng phương pháp hầm lò Phương pháp khai thác hầm lò được áp dụng khá phổ biến tại các mỏ than ở quảng Ninh và một số ít ở các mỏ quặng như mỏ chì - kẽm ở Làng Hích (Thái Nguyên) và Chợ Điền (Bắc Kạn), thiếc gốc Suối Bắc - quỳ Hợp (Nghệ An) v.v.. Nhìn chung, khai thác hầm lò các mỏ khai thác quặng còn lạc hậu, mức độ cơ giới hóa rất thấp, chủ yếu là bán cơ giới và thủ công. Phá vỡ đá, quặng bằng khoan nổ mìn; xúc bốc thủ công; vận tải trong mỏ bằng tự chảy và goòng đẩy tay ở lò bằng và tời điện ở giếng đứng và nghiêng; thông gió cưỡng bức bằng quạt; thoát nước bằng bơm và tự chảy; vận tải ngoài mỏ bằng ôtô. Các thiết bị khai thác chủ yếu là máy khoan khí nén cầm tay, các thiết bị bơm, quạt, tời trục, ... của các nước Đông Âu (cũ), Trung quốc, Mỹ hoặc Việt Nam tự chế tạo. Trình độ công nghệ khai thác than hầm lò còn ở mức thấp và trung bình so với các nước trên thế giới. Trong đào lò chủ yếu bằng công nghệ khoan nổ mìn, dùng máy khoan cầm tay có chân đỡ chạy bằng khí nén như máy khoan PR - 24 PP -53 (Liên xô trước đây) hoặc YT-25 hoặc 7655 (Trung quốc), PLB-241K (Thụy Sĩ), v.v... Công nghệ xúc bốc bằng thủ công là chính, năng suất thấp, ảnh hưởng nhiều đến tốc độ đào lò, một số thiết bị bốc xúc của Liên xô cũ đã quá già cỗi, phần lớn đã hết khấu hao. Trong khai thác than, sử dụng công nghệ khai thác cột dài theo phương khấu một lớp toàn bộ chiều dày vỉa, cột dài theo phương hạ trần than, chia lớp nghiêng và chia lớp ngang - nghiêng; đã phổ cập sử dụng vì chống thuỷ lực (cột thuỷ lực đơn và giá thuỷ lực di động) tại hầu hết các lò chợ, nâng cao mức độ an toàn trong khai thác. Một vài mỏ như: Khe Chàm, Vàng Danh, Nam Mẫu đã sử dụng máy “combai” kết hợp với giá thuỷ lực di động/hoặc kết hợp với dàn chống tự hành đạt hiệu quả tốt. Ngoài ra, một số mỏ như: Mạo Khê, Uông Bí đã triển khai và đưa vào áp dụng có hiệu quả tổ hợp thiết bị cơ giới hoá giàn chống 2ANSH khai thác đối với vỉa dày trung bình, dốc đứng khấu than theo hướng dốc, vỉa dày trung bình dốc nghiêng v.v… Công nghệ chế biến/chế biến sâu khoáng sản Nhìn chung, công nghệ chế biến khoáng sản ở nước ta chủ yếu là công nghệ tuyển cơ học truyền thống như đập, nghiền, sàng (đối với đá VLxDTT, đá xi măng, đá hoa trắng v.v..), cưa, cắt, đánh bóng (đối với đá ốp lát); sử dụng công nghệ tuyển, gồm tuyển nổi, tuyển trọng lực, tuyển từ, tuyển điện và trong một số trường hợp là tuyển rửa, sàng phân loại khá đơn giản (chủ yếu đối với bôxit, than). Công nghệ tuyển nổi đang được áp dụng để tuyển các loại khoáng sản như apatit, đồng Sin quyền ở Lào Cai, chì kẽm ở Thái Nguyên, Bắc Kạn v.v… Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như trình độ khoa học kỹ thuật khi lắp đặt thiết bị, khó khăn về khả năng tài chính nên ở hầu hết các nhà máy tuyển nổi, tính đồng bộ thiết bị chưa cao, mức tiêu hao điện năng lớn; bố trí thiết bị chưa hợp lý,

25


26 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tình hình phát triển của các DNKK

mức độ tự động hoá thấp, dẫn đến các chỉ số về hiệu quả hoạt động của nhà máy đạt được thường thấp hơn so với thế giới. Công nghệ tuyển trọng lực kết hợp tuyển từ tuyển điện đang được áp dụng để tuyển quặng titan sa khoáng ven biển, quặng thiếc, vàng, đá quý, sắt, cromit v.v.. Đối với quặng titan sa khoáng, nhìn chung công nghệ tuyển đang áp dụng có hiệu quả, nhưng một số công đoạn mức độ tự động hoá chưa cao. Công nghệ rửa, sàng tuyển: Công nghệ rửa và sàng phân cấp được sử dụng để tuyển rửa quặng bauxit Tây Nguyên (quặng sau khi đánh tơi được rửa và sàng phân cấp để loại bỏ cấp hạt - 1mm, cấp hạt + 1mm sau đó nghiền và xử lý để sản xuất alumin). Công nghệ sàng tuyển than khá lạc hậu, hiệu suất sàng và hiệu suất thu hồi thấp. Có một số nhà máy tuyển được thiết kế và trang bị đồng bộ thiết bị để tuyển than trong môi trường huyền phù manhêtit hoặc sử dụng kết hợp máy lắng tuyển không phân cấp để hạ thấp độ sâu than vào tuyển, nâng cao chất lượng than sạch (tuyển than Cửa ông và Hòn Gai II). Nhìn chung, đầu tư công tác sàng tuyển than chưa tương xứng, mới ở mức độ cải tạo nâng công suất các nhà máy tuyển hiện có, xây dựng thêm các xưởng sàng rải rác ở các mỏ với công nghệ đơn giản, kết hợp thủ công; năng lực của các trung tâm sàng tuyển than hiện không đáp ứng được yêu cầu chế biến than; công nghệ tuyển lạc hậu, thiếu đồng bộ gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực biển. Công nghệ chế biến sâu khoáng sản ở nước ta hiện nay nhìn chung còn lạc hậu, chưa thân thiện với môi trường, chủ yếu sử dụng công nghệ sản xuất, thiết bị của Trung quốc (sản xuất feromangan tại Tuyên quang, Hà Giang, Cao Bằng; phôi phép, gang tại Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Tuyên quang, Hải Phòng v.v..; ferocrom tại Thanh Hóa, Ninh Bình; kẽm kim loại tại Thái Nguyên; ilmenit hoàn nguyên, xỉ titan tại Thái Nguyên, quảng Trị, Bình Định, Thừa Thiên - Huế; alumin tại Lâm Đồng, Đắc Nông; sản xuất đồng kim loại tại Lào Cai, Bắc Giang; thiếc kim loại tại Cao Bằng, Thái Nguyên, Tuyên quang, Nghệ An. Có một vài cơ sở sản xuất kim loại sử dụng công nghệ hiện đại, thiết bị tiên tiến như sản xuất vàng thỏi tại mỏ Bồng Miêu, Phước Sơn (quảng Nam). Việc đầu tư đổi mới công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản ở Việt Nam còn rất thấp. Một báo cáo gần đây đã chỉ ra: “Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, chỉ có khoảng 0,01% tổng doanh thu của các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản dành cho đầu tư đổi mới công nghệ. Mặc dù đã có khuyến cáo về ưu tiên nhập các thiết bị công nghệ từ các nước G7, song do nguồn đầu tư hạn hẹp, nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực cả về tài chính, thiết bị, công nghệ lẫn kinh nghiệm nhưng vẫn được cấp mỏ, khai thác và chế biến bằng công nghệ lạc hậu”5. Với trình độ công nghệ thấp, những tác động tiêu cực tới môi trường do khai thác khoáng sản ở Việt Nam là dễ thấy. Khai thác khoáng sản ở nhiều nơi hiện làm biến dạng địa mạo và cảnh quan khu vực, chiếm dụng nhiều diện

5

Khai thác khoáng sản tại Việt Nam: Đừng để “cốc mò, cò xơi”, Báo PetroTimes, ngày 9/8/2013., truy cập tại http://petrotimes.vn/news/vn/than-khoangsan/khai-thac-khoang-san-tai-viet-nam-dung-de-coc-mo-co-xoi.html


TổNG qUAN

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

tích trồng trọt và cây xanh để mở khai trường và đổ đất đá thải, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nhiều điểm sau khai thác chưa được phục hồi tốt, thậm chí để lại các dạng địa hình có tiềm năng sạt lở cao, ô nhiễm môi trường, gây nguy hiểm cho con người, súc vật, động vật hoang dã trong khu vực sau khai thác6. Trình độ công nghệ thấp tại nhiều DNKK cũng dẫn tới việc lãng phí tài nguyên trong khai thác khoáng sản. Tại nhiều nơi, việc khai thác khoáng sản do mức độ cơ giới hóa thấp và công nghệ khai thác lạc hậu nên chỉ khai thác được phần trữ lượng giàu nhất, bỏ đi toàn bộ quặng nghèo và khoáng sản khác đi kèm. Tỷ lệ thu hồi quặng trong chế biến trong nhiều loại khoáng sản hiện còn rất thấp. Việc tận thu các sản phẩm phụ và chất thải trong quá trình chế biến khoáng sản được rất ít doanh nghiệp chú ý. Cũng chưa có nhiều doanh nghiệp tận dụng giá trị của chất thải rắn, lỏng bị loại bỏ khỏi dây truyền chế biến quặng có giá trị kinh tế7. Ngay từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án "Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025". Theo đó, trong ngành khai khoáng cần “ưu tiên lựa chọn thiết bị, công nghệ mới theo hướng sản xuất sạch với các tiêu chí cao, ít tiêu hao nguyên, nhiên liệu, an toàn và thân thiện với môi trường sinh thái; áp dụng ngay từ đầu công nghệ hiện đại, có trình độ cơ giới hóa và tự động hóa cao đối với các mỏ mới xây dựng có quy mô lớn.” Đề án cũng đặt ra yêu cầu: “Đối với các mỏ, các nhà máy tuyển, chế biến hiện đang hoạt động, tùy điều kiện thực tế của từng mỏ để cải tạo, đổi mới công nghệ theo hướng thay thế dần các thiết bị cũ bằng các thiết bị mới tiên tiến đi đôi với đổi mới công nghệ cho phù hợp. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề; cố gắng tăng cường cơ giới hóa, giảm lao động thủ công trong các công đoạn sản xuất ở các mỏ, xưởng tuyển quy mô nhỏ; nâng cao mức độ tự động hóa ở các mỏ, nhà máy tuyển8.” Ngành khai khoáng nói chung, và các doanh nghiệp khai khoáng nói riêng rõ ràng đang cần phải nỗ lực rất nhiều để có thể đạt được những yêu cầu trong chính sách quan trọng này.

6

Trung Nguyên, Cải tạo và phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, truy cập ngày 17/7/2014 tại http://congnghiepmovietbac.com.vn/?main=news&catid=12&id=744

7

Khai thác khoáng sản tại Việt Nam: Đừng để “cốc mò, cò xơi”, Báo PetroTimes, ngày 9/8/2013., truy cập tại http://petrotimes.vn/news/vn/than-khoangsan/khai-thac-khoang-san-tai-viet-nam-dung-de-coc-mo-co-xoi.html

8 quyết định số 159/2008/qĐ-TTg ngày 4 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành khai khoáng đến năm 2015, tầm nhìn đến 2025”.

27


28 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tình hình phát triển của các DNKK Một số đặc điểm khác p Loại hình doanh nghiệp chiếm ưu thế là Công ty TNHH Trong khảo sát PCI gần nhất năm 2013 của VCCI, phần lớn các DNKK được thành lập có loại hình là các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Nhóm lớn thứ 2 là loại hình công ty cổ phần (CTCP), với 37%. Khoảng 18% các doanh nghiệp khoáng sản được thành lập dưới hình thức các doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Loại hình công ty TNHH phổ biến trong các DNKK có thể là do đây là loại hình doanh nghiệp có cấu trúc quản trị gọn nhẹ. Loại hình này cũng có thể được lựa chọn nhiều trong các DNKK vì cũng có thể đây là loại hình dễ chuyển nhượng vốn của các chủ sở hữu (liên quan đến việc mua bán giấy phép khai khoáng), hoặc loại hình này là sự phát triển tiệm tiến của các hộ kinh doanh cá thể vào thị trường.

Hình 2: Loại hình DNKK tham gia khảo sát PCI 2013 (%)

100% 80% 60% 40%

45%

37%

Công ty TNHH

Công ty cổ phần

20% 18% 0% DNTN

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013


TổNG qUAN

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

29

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

p Nhiều DNKK lớn lên từ mô hình hộ kinh doanh Kết quả khảo sát của VCCI phản ánh thực trạng là đa số các DNKK phát triển từ các hộ kinh doanh trước đây. Năm 2013, có tới 54% DNKK tham gia khảo sát cho biết họ vốn là các hộ kinh doanh. Chỉ có khoảng 7% DNKK là doanh nghiệp được cổ phần hóa từ DNNN địa phương, khoảng 2% được cổ phần hóa từ DNNN trung ương và chỉ khoảng 6% có một số cổ phần/phần vốn góp do CqNN hoặc DNNN nắm giữ. Đáng lưu ý, cũng có khoảng 1% là các doanh nghiệp có niêm yết trên sàn chứng khoán. Bảng 10: Nguồn gốc của DNKK

Đặc điểm DN

DN chung

DNKK

DN được cổ phần hóa từ DNNN địa phương

5

7

DN được cổ phần hóa từ DNNN trung ương

1

2

DN có một số cổ phần/phần vốn góp do CQNN hoặc DNNN nắm giữ

2

6

DN từng là hộ kinh doanh

53

54

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013


30 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tình hình phát triển của các DNKK p Nhiều chủ DNKK có trình độ học vấn cao và xuất thân từ khu vực công So với các doanh nghiệp nói cung, chủ các DNKK có trình độ khá cao. Có tới 47,5% DNKK có lãnh đạo tốt nghiệp đại học, trong khi tỷ lệ chung chủ đạt 41,8%. Tỷ lệ doanh nghiệp có lãnh đạo có trình độ thạc sĩ quản trị kinh doanh của DNKK cũng đạt 2,5%, trong khi tỷ lệ chung chỉ là 2,2%. Bảng 11: Đặc điểm của chủ DNKK

Đặc điểm chủ DN

DN chung

DNKK

Tổt nghiệp đại học

41.8

47.5

Tốt nghiệp thạc sỹ QTKD

2.2

2.5

Lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước

2.4

4.9

Là sỹ quan quân đội

3.3

6.8

Làm công tác quản lÝ tại DNNN

8.8

14.8

Là nhân viên tại DNNN

10.2

11.1

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Nhiều chủ DNKK có xuất thân từ khu vực công. Có tới 4,9% chủ DNKK trước đây là lãnh đạo trong các cơ quan nhà nước, gấp đôi tỉ lệ doanh nghiệp chung (2,4%). Cũng có tới 6,8% chủ DNKK từng là sỹ quan quân đội, trong khi với các doanh nghiệp nói chung thì chỉ là 3,3%. Đặc biệt có tới gần 15% DNKK có lãnh đạo từng làm công tác quản lý ở các DNNN (tỷ lệ doanh nghiệp chung chỉ là gần 9%). Tỷ lệ doanh nghiệp có lãnh đạo từng là nhân viên tại DNNN của các DNKK cũng cao hơn ở các doanh nghiệp nói chung.


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

p Tỷ lệ DNKK có chủ là nữ thấp Lĩnh vực khoáng sản có lẽ thể hiện đặc thù giới khá rõ, với công việc, lĩnh vực nặng nhọc phù hợp cho nam giới. Khảo sát năm 2013 cho thấy chỉ có khoảng 15% DNKK có chủ là nữ, trong khi tỉ lệ chung của các doanh nghiệp là 21%. Cũng có khoảng 8% DNKK có lãnh đạo gồm nhiều thành viên, trong khi tỉ lệ chung chỉ là 3%.

Hình 3: Đặc điểm chủ DNKK theo giới (%)

25 20 21 15 15 10 8

5 3 0 Doanh nghiệp chung Nữ

Doanh nghiệp Khai khoáng

Nhiều thành viên

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

31


32 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tình hình phát triển của các DNKK p DNKK chủ yếu có khách hàng nội địa Kết quả điều tra trong 3 năm gần đây cho thấy các DNKK chủ yếu có khách hàng nội địa. Nhóm khách hàng lớn nhất qua các năm vẫn là các cá nhân/doanh nghiệp tư nhân trong nước, tiếp đến là khối DNNN. Chỉ có khoảng 6% DNKK có khách hàng chủ yếu là các cá nhân/doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Và cũng chỉ khoảng 7% các DNKK có khách hàng là các cá nhân/doanh nghiệp ở nước ngoài (bán hàng trực tiếp). Cũng chỉ có một tỉ lệ khá nhỏ, 5% là bán cho các cá nhân, doanh nghiệp ở nước ngoài qua kênh gián tiếp, trung gian. Bảng 12: Khách hàng chính của DNKK

Khách hàng chính của DN

2010

2011

2012

DNNN

20

24

13

Cơ quan nhà nước

18

17

12

Cá nhân/DN tư nhân trong nước

64

61

81

Cá nhân/DN nước ngoài tại Việt Nam

7

6

6

Cá nhân/DN ở nước ngoài (trực tiếp)

11

5

7

Cá nhân, doanh nghiệp ở nước ngoài (gián tiếp, qua trung gian)

7

2

5

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013




KếT QUả HoạT ĐộNG Và ĐóNG GóP Vào KINH Tế-Xã HộI CủA DNKK BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM


36 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Kết quả hoạt động và đóng góp vào kinh tế-xã hội của DNKK

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Các DNKK có doanh thu thuần bình quân 1 lao động khá cao so với mức doanh thu thuần bình quân 1 lao động của các doanh nghiệp nói chung. Năm 2011, doanh thu thuần bình quân 1 lao động của DNKK là 1,5 tỷ đồng, trong khi đối với các doanh nghiệp nói chung là 971 triệu đồng. Tuy nhiên, mức doanh thu thuần bình quân 1 lao động của DNKK lại biến động khá lớn qua các năm, với năm 2009 giảm so với năm 2008 và năm 2011 giảm đáng kể so với năm 2010. Trong khi đó, mức doanh thu thuần bình quân 1 lao động của doanh nghiệp nói chung gia tăng liên tục qua các năm 2006-2011. Bảng 13: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của DNKK

Doanh nghiệp khai khoáng Năm

Doanh thu thuần bình quân 1 lao động (Triệu đồng)

Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận (%) Trên vốn sản xuất kinh doanh

Doanh nghiệp chung Trên doanh thu

Doanh thu thuần bình quân 1 lao động (Triệu đồng)

Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận (%) Trên vốn sản xuất kinh doanh

Trên doanh thu

2006

830

43,05

64,93

47,23

416

7,03

4,94

6,10

2007

840

27,51

47,67

41,74

492

6,18

4,62

6,26

2008

1083

36,65

48,29

38,07

694

5,61

3,40

4,02

2009

1027

36,05

31,29

40,03

696

6,03

3,64

5,39

2010

1724

10,79

25,38

24,48

799

5,36

2,94

4,53

2011

1507

27,65

11,66

16,25

971

4,88

2,25

3,16

Nguồn, Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu của DNKK là tương đối cao so với các doanh nghiệp nói chung. Năm 2011, tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu của DNKK đạt 27,65%, trong khi các doanh nghiệp nói chung chỉ đạt 4,88%. Trong các năm 2006-2011, tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu của DNKK thường là trên 10%, với năm thấp nhất là 2010 cũng là 10,8% và năm cao nhất là 2006 lên tới 43,1%. Tỷ suất lợi nhuận dù là trên vốn sản xuất kinh doanh hay trên doanh thu của DNKK cũng cao hơn so với các doanh nghiệp nói chung. Năm 2011, các DNKK có tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh đạt 11,7% và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đạt 16,25%. Trong khi đó, cũng trong năm 2011, tỷ suất lợi nhận trên vốn sản xuất kinh doanh và trên doanh thu của doanh nghiệp nói chung lần lượt chỉ đạt 2,25% và 3,16%.


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

37

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Số liệu của Tổng cục Thống kê công bố năm 2013 phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của 2 nhóm doanh nghiệp có lãi và lỗ của các DNKK qua các năm 2006-2011. Năm 2011, có khoảng 56,6% DNKK làm ăn có lãi (1440 đơn vị), tỷ lệ thấp nhất từ năm 2006; và 35,5% làm ăn thua lỗ (903 đơn vị), tỷ lệ cao nhất từ năm 2006. Với các doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh có lãi, tổng mức lãi đạt 53.589 tỷ đồng, và lãi bình quân 1 doanh nghiệp đạt 37,2 tỷ đồng. Đối với các doanh nghiệp bị thua lỗ, tổng mức lỗ của nhóm này lên tới 5.446 tỷ đồng, với mức lỗ bình quân 1 doanh nghiệp là khoảng 6,03 tỷ đồng. Về mặt xu hướng, có thể thấy tỷ lệ các DNKK có lãi đã giảm, và tỷ lệ DNKK bị thua lỗ đã tăng từ năm 2006 đến năm 2011.

Bảng 14: Số DNKK sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ

Doanh nghiệp có lãi Năm

Số doanh nghiệp

Tổng mức lãi (Tỷ đồng)

Doanh nghiệp lỗ

Lãi bình quân 1 doanh nghiệp (Triệu đồng)

Số doanh nghiệp

So với tổng số DN (%)

Tổng mức lỗ (Tỷ đồng)

Lỗ bình quân 1 doanh nghiệp (Triệu đồng)

Số DN lãi

Số DN lỗ

2006

841

64900

77170,4

209

-156,7

-749,6

75,83

18,85

2007

1029

60965

59247,3

279

-81,0

-290,4

73,71

19,99

2008

1479

75334

50935,8

329

-136,0

-413,3

77,35

17,21

2009

1303

78499

60244,5

681

-1389,2

-2039,9

59,47

31,08

2010

1518

82222

54164,4

502

-1168,8

-2328,3

68,26

22,57

2011

1440

53589

37214,6

903

-5445,8

-6030,7

56,58

35,48

Nguồn, Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.


38 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Kết quả hoạt động và đóng góp vào kinh tế-xã hội của DNKK

Kết quả sản xuất kinh doanh của các DNKK cũng khá tương đồng với các doanh nghiệp nói chung. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp báo lãi đã giảm kỷ lục từ trên 60% những năm trước xuống 54% năm 2011. Tỷ lệ doanh nghiệp báo lỗ cũng lên tới con số kỷ lục là khoảng 43% năm 2011. Bảng 15: Số doanh nghiệp (chung) sản xuất kinh doanh có lãi hoặc lỗ

Doanh nghiệp có lãi Năm

Số doanh nghiệp

Tổng mức lãi (Tỷ đồng)

Doanh nghiệp lỗ

Lãi bình quân 1 doanh nghiệp (Triệu đồng)

Số doanh nghiệp

Tổng mức lỗ (Tỷ đồng)

So với tổng số DN (%) Lỗ bình quân 1 doanh nghiệp (Triệu đồng)

Số DN lãi

Số DN lỗ

2006

82125

189181

2303,6

38930

-22629,5

-581,3

65,65

31,12

2007

100710

242024

2403,2

44211

-19532,6

-441,8

67,56

29,66

2008

133311

288307

2162,7

53228

-66471,9

-1248,8

69,37

27,70

2009

146348

395914

2705,3

62683

-68707,5

-1096,1

61,86

26,50

2010

179117

447486

2498,3

70225

-91184,6

-1298,5

64,12

25,14

2011

175104

489533

2795,7

139231

-155125,3

-1114,2

53,93

42,88

Nguồn, Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Theo kết quả khảo sát của VCCI, mặc dù có kết quả sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các DNKK dường như lạc quan hơn các doanh nghiệp nói chung. Năm 2010 trong khi có 62% doanh nghiệp nói chung cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh, thì có tới 76% DNKK lạc quan về triển vọng trong 2 năm tới. Năm 2013, khi chỉ có 32% doanh nghiệp nói chung lạc quan về triển vọng kinh doanh, thì vẫn có tới 41% DNKK cho biết họ sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. Tuy nhiên, các DNKK cũng không nằm ngoài xu hướng chung của các doanh nghiệp Việt Nam, khi thái độ lạc quan về triển vọng kinh doanh đã giảm liên tục từ năm 2010 trở lại đây. Hình 4: Triển vọng kinh doanh 2 năm tới (%)

80 76 60

64

62 48

40

44 34

41 32

20 0 2010 DN chung

2011

2012

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

2013

39


40 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Kết quả hoạt động và đóng góp vào kinh tế-xã hội của DNKK Đóng góp vào xuất khẩu Theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố năm 2014, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp khai khoáng cũng gia tăng qua các năm 2010-2012. Trừ mặt hàng than đá và dầu chế từ dầu mỏ hay khoáng chất có chứa bitum, đã có sự gia tăng đáng kể về giá trị xuất khẩu của các mặt hàng như quặng và quặng đã được làm giàu của kim loại thường khác, dầu thô thu từ dầu mỏ hay khoáng chất có chứa bitum, dầu chế từ dầu mỏ hay khoáng chất có chứa bitum, và sản phẩm chế biến từ khoáng sản khác . Bảng 16: Trị giá mặt hàng xuất khẩu theo danh mục SITC mã cấp 3 chữ số (1000 USD)

Khách hàng chính của DN

2010

2011

2012

Quặng và quặng đã được làm giàu của kim loại thường khác

77349

116256

164320

Than đá

1550252

1597555

1201462

Dầu thô thu từ dầu mỏ hay khoáng chất có chứa bitum

5023505

7241499

8397950

Dầu chế từ dầu mỏ hay khoáng chất có chứa bitum

1276084

2040114

1675867

Sản phẩm chế biến từ khoáng sản khác

156801

144922

180030

Nguồn: Tổng cục Thống kê, xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2012, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2014


TổNG qUAN

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Số thuế và các khoản nộp ngân sách Năm 2011, tổng số thuế và các khoản đã nộp ngân sách trong năm của các DNKK là 81.928 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số thuế và các khoản đã nộp ngân sách trong năm của toàn bộ khu vực doanh nghiệp năm 2011 là 515.827 tỷ. xét trong toàn bộ tương quan chung năm 2011, các DNKK chỉ chiếm 0,78% tổng số doanh nghiệp đã đóng góp 15,9% tổng số thuế và các khoản đã nộp ngân sách nhà nước. Bảng 17: Thuế và các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp (Đơn vị: Tỷ đồng)

Thuế và các khoản phát sinh phải nộp trong năm

Thuế và các khoản đã nộp trong năm

Năm

Tổng số

Trong đó: Thuế tiêu thụ

2006

59252,0

2723,5

59008,9

2007

41851,3

3026,5

40137,3

2008

72798,9

12058,7

72396,7

2009

69775,5

58424,9

69439,7

2010

38193,5

12450,1

35714,8

2011

83735,9

17267,6

81928,0

Nguồn, Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

41


42 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Kết quả hoạt động và đóng góp vào kinh tế-xã hội của DNKK Tạo việc làm cho người lao động Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2013 do Tổng cục Thống kê công bố, trong tổng số 52,2 triệu người có việc làm năm 2013, có 0,5% lao động đang làm việc trong ngành khai khoáng9. Trong đó, số lao động nam chiếm tỷ lệ 0,8% tổng số lao động nam và lao động nữ chiếm tỷ lệ 0,2% tổng số lao động nữ trong cơ cấu lao động của toàn bộ các ngành kinh tế. Trong ngành khai khoáng, số lao động nữ chỉ chiếm tỷ lệ 18,9% lao động toàn ngành. Bảng 18: Cơ cấu lao động của ngành kinh tế, năm 2013

9

Ngành kinh tế

Tổng số

Nam

Nữ

% Nữ

Tổng số

100,0

100,0

100,0

48,6

A. Nông, lâm, thuỷ sản

46,8

45,0

48,8

50,7

B. Khai khoáng

0,5

0,8

0,2

18,9

C. Công nghiệp chế biến, chế tạo

14,0

12,8

15,2

53,0

D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hoà không khí

0,3

0,4

0,1

17,7

E. Cung cấp nước, hoạt động quản lÝ và xử lÝ rác thải, nước thải

0,2

0,2

0,2

43,1

F. Xây dựng

6,2

10,9

1,3

9,9

G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

12,5

10,3

14,9

57,6

H. Vận tải kho bãi

2,9

5,1

0,5

9,2

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

4,2

2,4

6,2

71,0

J. Thông tin và truyền thông

0,5

0,6

0,4

36,1

K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

0,6

0,6

0,7

54,0

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản

0,3

0,3

0,3

47,5

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

0,5

0,6

0,3

31,1

N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

0,4

0,5

0,3

36,0

Tổng cục Thống kê, Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2014, trang 27.


TổNG qUAN

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Ngành kinh tế

Tổng số

Nam

Nữ

% Nữ

Tổng số

100,0

100,0

100,0

48,6

O. Hoạt động của ĐCS, tổ chức CT-XH, QLNN, ANQP, BĐXH bắt buộc

3,2

4,6

1,8

26,5

P. Giáo dục và đào tạo

3,5

1,9

5,1

71,1

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

1,0

0,7

1,3

64,4

R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

0,5

0,5

0,6

50,8

S. Hoạt động dịch vụ khác

1,5

1,6

1,4

44,2

T. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình

0,3

0,0

0,6

92,9

U. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế (*)

0,0

0,0

0,0

58,7

(*) Ngành này có số lao động chiếm trong mẫu nhỏ, độ tin cậy thấp.

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2014, trang 27.

43


44 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Kết quả hoạt động và đóng góp vào kinh tế-xã hội của DNKK

Cũng theo Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2013 của Tổng cục Thống kê, trong tổng số lao động 53,2 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2013, có 77,5% tham gia lực lượng lao động. Trong số đó, có 0,5% đang làm việc trong ngành khai khoáng, ước tính khoảng 206 nghìn lao động. Năm 2011, số lao động đang làm việc trong ngành khai khoáng là 196.570 lao động10. Bảng 19: : Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo vùng và trong ngành khai khoáng năm 201311

Vùng

Lực lượng lao động (nghìn người)

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%)

% lao động làm việc trong ngành khai khoáng

Cả nước

53.245,6

77,5

0,5

Trung du và miền núi phía Bắc

7.380,2

85,9

0,6

Đồng bằng sông Hồng

8.184,4

77,3

1,4

Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung

11.621,4

79,4

0,6

Tây Nguyên

3.249,4

83,4

0,1

Đông Nam Bộ

4.565,4

77,6

0,3

Đồng bằng Sông Cửu Long

10.322,9

77,2

0,1

Hà Nội

3.799,6

70,9

0,1

TP. Hồ Chí Minh

4.122,3

64,8

0,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê, Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2014.

Phân theo vùng kinh tế, thì vùng Đồng bằng Sông Hồng, Trung du miền núi phía Bắc và Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung có tỷ lệ lao động làm việc trong ngành khai khoang là lớn nhất (lần lượt là 1,4%, 0,6% và 0,6%). Một số vùng như Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ lao động làm việc trong ngành khai khoáng trong tổng số lao động thấp nhất (khoảng 0,1%).

10

Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

11 Do đặc thù về phát triển kinh tế - xã hội của 2 thành phố là Hà Nội và Hồ Chí Minh, nên trong báo cáo này đã sử dụng phân vùng kinh tế - xã hội cả nước thành 8 vùng, bao gồm 6 vùng kinh tế - xã hội, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trong đó Đồng bằng sông Hồng (không gồm Hà Nội) và Đông Nam Bộ (không gồm thành phố Hồ Chí Minh).


TổNG qUAN

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố năm 2014, tiền lương bình quân tháng năm 2013 của lao động trong ngành khai khoáng khá cao so với mức bình quân chung. Cụ thể, tiền lương bình quân tháng của lao động trong ngành khai khoáng là 5,7 triệu đồng, trong khi mức chung chỉ là 4,1 triệu đồng. Tính trong toàn bộ các ngành kinh tế, tiền lương bình quân tháng của lao động trong ngành khai khoáng đứng thứ 6, sau các ngành Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế, Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm, Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ, Hoạt động kinh doanh bất động sản và Thông tin và truyền thông. Bảng 20: Tiền lương bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương chia theo giới tính và ngành kinh tế, năm 2013

Ngành kinh tế

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

4120

4287

3884

A. Nông, lâm, thuỷ sản

2630

2875

2177

B. Khai khoáng

5709

5896

4838

C. Công nghiệp chế biến, chế tạo

3924

4335

3591

D. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi nước và điều hoà không khí

5635

5683

5384

E. Cung cấp nước, hoạt động quản lÝ và xử lÝ rác thải, nước thải

4215

4538

3715

F. Xây dựng

3632

3655

3413

G. Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

4077

4182

3894

H. Vận tải kho bãi

5184

5213

4999

I. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

3391

3893

3112

J. Thông tin và truyền thông

6262

6558

5736

K. Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

7230

7174

7278

L. Hoạt động kinh doanh bất động sản

6395

6587

6058

M. Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

6532

6451

6682

N. Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

4794

4746

4897

O. Hoạt động của ĐCS, tổ chức CT-XH, QLNN, ANQP, BĐXH bắt buộc

4638

4826

4114

P. Giáo dục và đào tạo

5000

5425

4828

Q. Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

5000

5483

4763

R. Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

4268

4547

3929

45


46 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Kết quả hoạt động và đóng góp vào kinh tế-xã hội của DNKK

Ngành kinh tế

Tổng số

Nam

Nữ

Tổng số

4120

4287

3884

S. Hoạt động dịch vụ khác

3109

3279

2909

T. Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình

2346

2278

2350

U. Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế (*)

11229

16751

7616

(*) Ngành này có số lao động chiếm trong mẫu nhỏ, độ tin cậy thấp.

Tổng cục Thống kê, Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2014, trang 35.

Thực hiện trách nhiệm đối với người lao động Theo Báo cáo Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011 của Tổng cục Thống kê, năm 2011 có 898 doanh nghiệp trong tổng số 2545 DNKK có đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn. Với số lượng này, tỷ lệ DNKK thực hiện việc đóng BHxH, BHYT và kinh phí công đoàn năm 2011 ước tính khoảng 35,3% tổng số DNKK. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp có đóng BHxH, BHYT và kinh phí công đoàn trên tổng tiền lương năm chỉ ở khoảng 35-53% tổng số DNKK. Tỷ lệ đóng BHxH, BHYT và kinh phí công đoàn trên tổng tiền lương và các khoản có tính chất lương trong giai đoạn 2006-2011 chỉ khoảng 7-9,5%. Bảng 21: Số DNKK có đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn cho người lao động

DN có đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn Tổng tiền lương và các khoản có tính chất lương (Tỷ đồng)

Tổng quỹ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn (Tỷ đồng)

So sánh (%)

Năm

Tổng số doanh nghiệp

Số doanh nghiệp (DN)

Số doanh nghiệp

Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, và kinh phí công đoàn

2006

1109

429

6053

424

38,68

7,00

2007

1396

541

6786

641

38,75

9,45

2008

1912

840

9454

748

43,93

7,91

2009

2191

947

11414

798

43,22

6,99

2010

2224

1181

14778

1268

53,10

8,58

2011

2545

898

15586

1180

35,28

7,57

Nguồn, Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.


TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

47

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Nếu so sánh với các doanh nghiệp nói chung trong nền kinh tế, thì trong các năm 2006-2010, tỷ lệ các doanh nghiệp có đóng BHxH, BHYT và kinh phí công đoàn trong tổng số DNKK thấp hơn tỷ lệ các doanh nghiệp có đóng BHxH, BHYT và kinh phí công đoàn trong tổng số doanh nghiệp nói chung. Riêng năm 2011, tỷ lệ các DNKK có thực hiện trách nhiệm với người lao động có cao hơn các doanh nghiệp nói chung. Tỷ lệ đóng BHxH, BHYT và kinh phí công đoàn trong tổng quỹ BHxH, BHYT và kinh phí công đoàn của doanh nghiệp nói chung năm 2011 cao hơn của DNKK. Bảng 22: Số doanh nghiệp có đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn

DN có đóng BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn Tổng tiền lương và các khoản có tính chất lương (Tỷ đồng)

Tổng quỹ BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn (Tỷ đồng)

So sánh (%)

Năm

Tổng số doanh nghiệp

Số doanh nghiệp (DN)

Số doanh nghiệp

Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, và kinh phí công đoàn

2006

125092

58168

123984

9377

46,50

7,56

2007

149069

73738

166767

12751

49,47

7,65

2008

192179

116768

237211

18183

60,76

7,67

2009

236584

150019

297255

24296

63,41

8,17

2010

279360

203265

415262

37148

72,76

8,95

2011

324691

101919

512737

56367

31,39

10,99

Nguồn, Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.



DNKK Và CảM NHậN Về MôI TrườNG KINH DoANH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM


50 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh Thành lập và đi vào hoạt động Khảo sát của VCCI qua các năm cho thấy với thủ tục ban đầu là đăng ký doanh nghiệp, các DNKK không gặp khó khăn hơn các doanh nghiệp nói chung khác. Riêng về việc đăng ký thành lập, thì số ngày chờ đợi (trung vị) để nhận Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp của DNKK là 10 ngày, tương đương mức chung của tất cả các loại hình doanh nghiệp (10 ngày). Con số này là tương tự qua các năm, từ 2009 trở lại đây. Bản thân việc sửa đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp của các DNKK cũng tương đối thuận lợi, khi số ngày chờ đợi (trung vị) để nhận kết quả sửa đổi nội dung ĐKDNcủa DNKK chỉ là 5 ngày, trong khi mức trung vị trung của tất cả các doanh nghiệp là 7 ngày, theo kết quả khảo sát PCI 2013. Hình 5: Số ngày chờ đợi nhận ĐKDN và sửa đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp

12 10 10

10

8 7

6

5 4 2 0 Thời gian chờ đợi để được cấp Giấy Chứng nhận Đăng kÝ doanh nghiệp DN chung

Thời gian chờ đợi để thay đổi nội dung đăng kÝ doanh nghiệp

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Tuy nhiên, để đi vào hoạt động chính thức, các DNKK còn cần phải có những giấy phép khác, và việc có được đầy đủ các giấy phép đó thường mất nhiều thời gian cho doanh nghiệp. Điều này thể hiện khá rõ qua tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ đợi trên 1 tháng hoặc trên 3 tháng mới có đủ các giây tờ cần thiết để đi vào hoạt động.


TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

51

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Cụ thể, năm 2013 có tới 26% DNKK cho biết họ phải chờ đợi trên 1 tháng mới nhận được tất cả các giấy tờ cần thiết để đi vào hoạt động. Trong khi đó, với tất cả các doanh nghiệp thì tỉ lệ phải chờ đợi trên 1 tháng chỉ là 13%. Dù vậy, cũng có xu hướng tích cực là tỷ lệ DNKK phải chờ đợi trên 1 tháng mới có đủ các loại giấy tờ cần thiết đã giảm nhanh qua các năm, từ 39% năm 2011 xuống còn 37% năm 2012 và 26% vào năm 2013. Năm 2013, cũng có 11% DNKK cho biết phải chờ đợi trên 3 tháng mới có đủ các giấy tờ cần thiết để đi vào hoạt động, cao hơn gần 4 lần so với tỷ lệ các doanh nghiệp nói chung (3%). Tương tự như tỷ lệ doanh nghiệp phải chờ trên 1 tháng, tỉ lệ DNKK phải chờ đợi trên 3 tháng thực tế đã giảm đáng kể từ con số 20% vào năm 2011. Hình 6: Tỷ lệ doanh nghiệp theo thời gian nhận được tất cả giấy tờ cần thiết để đi vào hoạt động (%)

Tỷ lệ DN phải chờ trên 1 tháng

Tỷ lệ DN phải chờ trên 3 tháng

50

25

40

20 20

39

37

30

15 26

20

10

21 15

10

13

11

11

5 5 3

0

3

0 2011

2012

2013

2011

DN chung

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

2012

2013


52 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh

Một chỉ báo khác đối với những khó khăn về hậu đăng ký doanh nghiệp mà các DNKK đang gặp phải là thời gian chờ đợi để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNqSDĐ). Khảo sát PCI 2013 cho thấy trong khi các doanh nghiệp khác phải đợi khoảng 40 ngày để nhận được, thì các DNKK phải đợi khoảng 60 ngày mới có được giấy tờ quan trọng này. Hình 7: Thời gian chờ đợi để được cấp GCNQSDĐ năm 2012 (số ngày trung vị)

80 60 60 40 40 20 0 DN chung

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

53

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Mức độ thuận lợi trong tiếp cận đất đai Tỷ lệ các DNKK có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNqSDĐ) là khá cao, so với mức chung. Điều tra PCI 2013 cho thấy có tới 68% DNKK có GCNqSDĐ, trong khi đối với các doanh nghiệp nói chung thì chỉ là 60%. Tuy nhiên, các DNKK đang cảm nhận những rủi ro lớn trong việc sử dụng đất. Điều tra PCI 2013 cho thấy, có tới 55% DNKK cho đánh giá tính ổn định trong mặt bằng sản xuất kinh doanh của họ là Rất thấp hoặc Thấp; đối với các doanh nghiệp nói chung thì chỉ là 39%. Tương tự, chỉ có chưa đến 1/4 các DNKK cho biết tính ổn định của mặt bằng sản xuất kinh doanh của họ là Cao hoặc Rất cao; trong khi có tới 37% doanh nghiệp nói chung đánh giá Cao hoặc Rất Cao về độ ổn định của mặt bằng nơi sản xuất kinh doanh của họ. Hình 8: Đánh giá về tính ổn định của mặt bằng sản xuất kinh doanh

40

33

30

25

24 22

20

23 21

15

14

10

12

10

0 Rất thấp DN chung

Thấp

Khá cao

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Cao

Rất cao


54 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh

Các DNKK cũng lo ngại nhiều về việc không được bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất. Trong khi chỉ có 17% doanh nghiệp nói chung cho biết họ sẽ không bao giờ hoặc hiếm khi được bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất, thì có tới 24% DNKK chia sẻ nhận định này. Tương tự, chỉ có 29% DNKK cho biết sẽ có nhiều khả năng hoặc luôn luôn được bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi đất, trong khi đó, tỷ lệ doanh nghiệp nói chung có cảm nhận này lên tới 42%. Hình 9: Bồi thường thỏa đáng nếu bị thu hồi

50 10 40

42

30 29 24

20 17 10 0

Không bao giờ/hiếm khi DN chung

Nhiều khả năng/luôn luôn

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Các DNKK là nhóm thực hiện các TTHC về đất đai khá thường xuyên so với các doanh nghiệp nói chung. Kết quả khảo sát doanh nghiệp của VCCI trong những năm gần đây đã phản ánh xu hướng này. Năm 2013, có tới 43% các DNKK cho biết họ từng thực hiện TTHC về đất đai trong vòng 2 năm qua, trong khi chỉ có 17% các doanh nghiệp nói chung có tiến hành. Bảng 23: Tỷ lệ DN từng thực hiện TTHC về đất đai trong vòng 2 năm qua

2011

2012

2013

DN chung

23

18

17

DNKK

42

34

43

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013


TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Dường như càng va chạm với việc thực hiện TTHC về đất đai, các DNKK lại càng nhận thấy những khó khăn khi thực hiện. Điều tra năm 2011 chỉ có 41% những DNKK có thực hiện TTHC về đất đai trong 2 năm qua cho biết có gặp khó khăn, thì đến năm 2013, tỉ lệ này lên tới 63%. Tỷ lệ DNKK gặp khó khăn khi thực hiện TTHC về đất đai cao hơn đáng kể so với tỷ lệ các DN nói chung qua các năm. Hình 10: Tỷ lệ DN gặp khó khăn khi thực hiên TTHC về đất đai trong 2 năm qua (%)

80 64

60 40

63 55

52 41 35 20 0 2011 DN chung

2012 DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

2013

55


56 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh

Vậy khó khăn cụ thể khi thực hiện TTHC về đất đai của các DNKK là gì? Trong khi các DNKK không hoặc ít quan ngại về sự chính xác của giá đất (đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định) và quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ, thì quan ngại lớn lại là Thời hạn giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với thời hạn được niêm yết hoặc văn bản quy định (61%). Mối quan ngại lớn thứ hai lại liên quan với việc chi trả chi phí không chính thức để đẩy nhanh việc giải quyết hồ sơ: gần ½ các DNKK có thực hiện các TTHC về đất đai trong 2 năm qua phải thực hiện điều này. Nhóm quan ngại lớn thứ ba liên quan tới việc cán bộ nhận hồ sơ và giải quyết TTHC không hướng dẫn chi tiết, đầy đủ (24%). Hình 11: Khó khăn cụ thể khi thực hiên TTHC về đất đai trong 2 năm qua

80 60 57

61 47

40 31

31

20

24 18 8

0 Thời hạn giải quyết hồ sơ đất đai dài hơn so với thời hạn được niêm yết hoặc văn bản được quy định DN chung

Quy trình, thủ tục giải quyết hồ sơ đất đai không đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định

7

0

Giá đất không đúng với nội dung được niêm yết hoặc văn bản quy định

Cán bộ nhận hồ sơ và giải quyết TTHC không hướng dẫn chi tiết, đầy đủ

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Doanh nghiệp trả thêm chi phí không chính thực để đẩy nhanh việc giải quyết hồ sơ


TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Từ việc cảm nhận rủi ro cao trong sự ổn định của việc sử dụng đất cùng những khó khăn trong việc thực hiện các TTHC về đất đai, các DNKK khá lo ngại trong việc mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh so với các doanh nghiệp khác. Điều tra doanh nghiệp của VCCI trong những năm gần đây đã phản ánh xu hướng này. Năm 2013, có với 36% DNKK cho biết họ gặp khó khăn khi mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh, trong khi tỉ lệ các doanh nghiệp nói chung chỉ là 26%. Dù vậy, con số này cũng đã giảm từ 39% của 2 năm trước đó.

Hình 12: Tỷ lệ DN gặp khó khăn khi mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh

50 40 39

39 36

30

30

28

26

20 10 0 2011 DN chung

2012 DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

2013

57


58 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh

Đối với các DNKK, mối lo ngại lớn nhất của họ liên quan tới thủ tục hành chính thuê mua đất đai phức tạp (44%), khá tương tự với các doanh nghiệp nói chung (43%). Các nhóm khó khăn lớn khác đối với các DNKK liên quan tới giải phóng mặt bằng chậm (42%), quy hoạch đất đai của tỉnh chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp (34%) và thiếu quỹ đất sạch (28%). Hình 13: Khó khăn cụ thể của DN khi mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh

50 40

42

43

44

34

30 29

28

27

20

24

16 10

10

10

8

6

10

0 Q/hoạch đất đai của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của DN DN chung

Thiếu quỹ đất sạch

Giá đất theo quy định của Nhà nước cao

Giải phóng mặt bằng chậm

Giá thuê mặt bằng Thủ tục hành chính thuê, kinh doanh trên thị trường cao mua đất đai phức tạp

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Giá đất theo quy định của Nhà nước tăng quá nhanh


TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

59

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Minh bạch và tiếp cận thông tin chính sách, pháp luật Các doanh nghiệp khi tiếp hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần nhiều loại thông tin đầu vào trong đó có những thông tin quan trọng từ phía cơ quan nhà nước. Đó có thể là các tài liệu kế hoạch, quy hoạch, các văn bản pháp luật, thông tin về thủ tục hành chính… Các kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được xây dựng và triển khai hiệu quả hơn, nếu các doanh nghiệp nắm bắt được những thông tin này. Khảo sát PCI 2013 cho thấy có tới 48% DNKK cho biết là khó hoặc không thể tiếp cận các bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất. Có tới 35% DNKK cho biết gặp khó khăn trong tiếp cận các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, và 33% doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương. Cũng có tới khoảng 1/5 DNKK cho biết khó tiếp cận các văn bản pháp luật của trung ương và địa phương. Hình 14: Khả năng tiếp cận thông tin, tài liệu của cơ quan nhà nước (% Khó hoặc không thể tiếp cận)

60 50 44

40 30

36

48 35 35

33

20

21

23 18 17

10

19

21

20 20 15 12

12 13

0 Các kế hoạch phát triển KTXH của tỉnh DN chung

Các luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định của TW

Các văn bản Các văn bản pháp luật hướng dẫn cấp tỉnh của các Bộ, nghành

Các bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất

Các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh

Các biểu mẫu thủ tục hành chính

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Thông tin về các thay đổi của các quy định về thuế

Công báo đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật


60 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh

Tiếp cận thông tin khó khăn như vậy buộc các doanh nghiệp phải nhờ cậy tới mối quan hệ với cán bộ các cơ quan nhà nước. Năm 2013, có tới 58% DNKK cho biết cần mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận thông tin, tài liệu, cao hơn mức của các doanh nghiệp nói chung (51%). Dù vậy, con số này cũng đã giảm so với năm 2012 , khi có tới 67% DNKK cho biết phải nhờ cậy mối quan hệ với cán bộ nhà nước để có được những thông tin, tài liệu kế hoạch, pháp luật cần thiết này. Hình 15: Cần mối quan hệ với cơ quan nhà nước để tiếp cận thông tin, tài liệu

80 20

67 60

61

58 51

40 20 0 2012 DN chung

2013

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Nhu cầu tìm hiểu thông tin của DNKK khá lớn, điều này thể hiện qua tỷ lệ doanh nghiệp truy cập website của chính quyền các địa phương. Khảo sát PCI 2013 cho thấy có khoảng 66% DNKK truy cập website của chính quyền các tỉnh, trong khi tỉ lệ các doanh nghiệp nói chung truy cập chỉ là 52%. Bảng 24: Tỷ lệ DN truy cập website của chính quyền địa phương

Tỷ lệ DN truy cập website của chính quyền địa phương

2013

DN chung

52.0

DNKK

65.8

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

61

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Khi tìm hiểu thông tin trên website của chính quyền các địa phương, các DNKK quan tâm nhiều tới các quy định về TTHC (81%), kế đến là các văn bản pháp luật của tỉnh (68%). Có khoảng 55% các DNKK truy cập website các tỉnh tìm hiểu về các văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh, và 54% tìm hiểu các ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Hình 16: Tìm hiểu thông tin gì trên website

100 80 81 73

68

60 40

50

55

54

60

48

20 0 Các ưu đãi/khuyến kích đầu tư của tỉnh

DN chung

Các quy định về Thủ tục hành chính

Các văn bản điều hành, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Các văn bản pháp luật của tỉnh


62 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh p Tham gia góp ý chính sách Điểm tích cực là nhiều DNKK từng tham gia góp ý chính sách. Khảo sát PCI năm 2013 cho thấy có tới 32% DNKK cho biết từng tham gia đóng góp ý kiến về các quy định, chính sách của nhà nước, cao hơn tỷ lệ các doanh nghiệp nói chung (19%). Có xu hướng gia tăng tham gia góp ý chính sách của DNKK qua các năm 2012 và 2013.

Hình 17: Từng tham gia góp ý kiến về các quy định, chính sách của Nhà nước

40 30

32 22

20

19 10

13

0 2012 DN chung

2013

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

63

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Đối với các DNKK, kênh hiệu quả đóng góp ý kiến vẫn là thông qua các cuộc đối thoại doanh nghiệp, chính quyền (64%). Một kênh khác hiệu quả với các DNKK là góp ý trực tiếp cho các cơ quan nhà nước có liên quan (14%), tiếp đến là thông qua website của tỉnh, diễn dàn đối thoại trên mạng (10%). Hình 18: Kênh hiệu quả đóng góp ý kiến

80 60

64 58

40 20 4

6 8

0 Thông qua các cuộc đối thoại doanh nghiệp chính quyền DN chung

Thông qua đại biểu Quốc hội của tỉnh

10

Thông qua website của tỉnh, diễn đàn đối thoại trên mạng

15

6

Thông qua các hiệp hội DN và hiệp hội ngành nghề

12

14

Góp Ý trực tiếp cho các cơ quan nhà nước có liên quan

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Việc tích cực tham gia góp ý chính sách, cùng với nhu cầu tiếp cận thông tin cao như đã phân tích ở trên, có thể góp phần vào việc các DNKK có thể nắm bắt định hướng chính sách cũng như việc thực thi của các địa phương tốt hơn các doanh nghiệp khác.


64 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh

Khảo sát PCI 2013 cho thấy, có tới 20% DNKK cho biết thường xuyên hoặc luôn luôn dự đoán được những thay đổi trong quy định pháp luật của trung ương. Trong khi đó, chỉ có 14% doanh nghiệp nói chung đồng ý với nhận định này. So với năm 2012, tỷ lệ DNKK có thể thường xuyên hoặc luôn luôn dự đoán được những thay đổi trong quy định pháp luật của Trung ương đã tăng nhẹ trong năm 2013.

Hình 19: Tỷ lệ DN thường xuyên hoặc luôn luôn dự đoán được những thay đổi trong quy định pháp luật của trung ương

25 20 20

19 15 14 10

11

5 0 2012 DN chung

2013

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Tương tự, các DNKK cũng có thể đoán định được việc thực thi của tỉnh đối với các quy định pháp luật trung ương cao hơn các doanh nghiệp nói chung. Kết quả khảo sát PCI 2013 cho thấy, có khoảng 14% DNKK cho biết họ thường xuyên hoặc luôn luôn dự đoán được việc thực thi của tỉnh, trong khi tỉ lệ các doanh nghiệp nói chung chỉ đạt 8%. Tỷ lệ DNKK có thể đoán định được việc thực thi này năm 2013 cũng tăng nhẹ so với năm 2012.

Hình 20: Tỷ lệ DN thường xuyên hoặc luôn luôn dự đoán được việc thực thi của tỉnh đối với các quy định pháp luật của trung ương

16 20 14 12 11 8

8

7 4 0 2012 DN chung

2013

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

65


66 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh Thực hiện thủ tục hành chính Các DNKK cũng đang mất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật. Khảo sát năm 2013 cho thấy có tới 20% các DNKK cho biết phải dành trên 10% quỹ thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật, dù vậy tỷ lệ này thấp hơn các doanh nghiệp nói chung (22%), và giảm nhẹ so với năm trước đó (20,7%).

Hình 21: Tỷ lệ DN phải dành trên 10% thời gian để tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật

25 20

20.7

19.3

22.1

20.0

15 10

12.7

11.4

5 0 2011 DN chung

2012

2013

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Khảo sát cho thấy các DNKK cũng là đối tượng thanh kiểm tra nhiều của các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi năm 2013, các doanh nghiệp nói chung thông thường bị thanh, kiểm tra 2 cuộc, thì các DNKK bị thanh kiểm tra 3 cuộc.


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

67

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Vậy cơ quan quản lý nhà nước nào thường xuyên kiểm tra DNKK? Không có gì ngạc nhiên, khi cơ quan Tài nguyên môi trường là đơn vị thường xuyên kiểm tra DNKK nhất. Kế đến, là các cơ quan Thuế, An toàn phòng chống cháy nổ. Đối với các doanh nghiệp nói chung, cơ quan thường xuyên thanh kiểm tra doanh nghiệp nhất là Thuế, quản lý thị trường và An toàn phòng chống cháy nổ.

Hình 22: Các cơ quan thường xuyên thanh kiểm tra DNKK

30 28%

23% 20 18%

10

6%

6% 5%

4% 3%

0 Tài nguyên môi trường

Thuế

An toàn Lao động Quản lÝ Cảnh sát phòng chống Thương binh thị trường giao thông cháy nổ Xã hội

Công an kinh tế

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Xây dựng

2%

0%

An toàn thực phẩm

Hải quan


68 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh

Khảo sát PCI có đặt câu hỏi liệu có biết doanh nghiệp nào trong tỉnh bị phạt do vi phạm các quy định về môi trường hay không, là một câu hỏi tránh sự nhạy cảm đối với người trả lời cho chính trường hợp của doanh nghiệp minh. Kết quả cho thấy, năm 2013 có tới 32% DNKK cho biết có doanh nghiệp trong tỉnh bị phạt do vi phạm các quy định về môi trường, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ 19% của các doanh nghiệp nói chung

Hình 23: Có biết DN nào trong tỉnh bị phạt do vi phạm các quy định về môi trường?

40 30 20

34

31

20

32

19

18

10 0 2011 DN chung

2012 DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

2013


TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Điểm đáng lưu ý là chính những DNKK lại là nhóm doanh nghiệp chịu thiệt hại nhiều của vấn đề ô nhiễm môi trường. Năm 2013, có tới 34% DNKK cho biết việc ô nhiễm môi trường có gây thiệt hại tới doanh nghiệp, trong khi tỉ lệ chung chỉ là 22%. Con số điều tra của những năm trước đều cho thấy tỷ lệ DNKK chịu thiệt hại bởi ô nhiễm môi trường cao hơn các doanh nghiệp nói chung. Hình 24: Vấn đề ô nhiễm môi trường tại tỉnh có gây thiệt hại kinh tế đến DN không? (% Có)

40 34

30

31

31 25

25

20

22

10 0 2011 DN chung

2012 DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

2013

69


70 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh

Phản ánh từ các DNKK cho biết một số lĩnh vực thực hiện TTHC phiền hà nhất. Lĩnh vực phiền hà nhất đối với các DNKK là đất đai (35%), tiếp đến là Thuế, phí, lệ phí (15%), Bảo hiểm xã hội (14%) và Bảo vệ môi trường (14%). Đăng ký thành lập doanh nghiệp và xây dựng cũng là 2 lĩnh vực mà các DNKK cho biết còn gặp nhiều khó khăn khi thực hiện.

Hình 25: Lĩnh vực thực hiện TTHC phiền hà nhất (% lựa chọn)

40 35

30

20

21 17 15

10

13

14

14 9 6

9

9

6

8 5

0 Đất đai

DN chung

Thuế, phí, lệ phí

Bảo hiểm xã hội

Bảo vệ môi trường

Đăng kÝ đầu tư, thành lập DN

Xây dựng

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Phòng cháy chữa cháy

3 2 Hải quan


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

71

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Các DNKK dường như chưa lạc quan nhiều về kết quả của cải cách hành chính, so với các doanh nghiệp nói chung. Khảo sát PCI 2013 cho thấy, tỷ lệ các DNKK nhận thấy những kết quả của cải cách hành chính liên quan tới hiệu quả giải quyết công việc của cán bộ nhà nước, giảm chi phí thời gian, đi lại, thủ tục giấy tờ… đều thấp hơn cảm nhận của các doanh nghiệp nói chung.

Hình 26: Đánh giá về cải cách hành chính

100 80 60

90 75

68

67

89

69 63

59

63

40

54

20 0 Cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả DN chung

Cán bộ nhà nước thân thiện

Doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ kÝ

Thủ tục giấy tờ đơn giản

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

Phí, lệ phí được công khai tại cơ quan nhà nước


72 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh Chi phí không chính thức Các DNKK đang phải đối mặt với hiện tượng chi trả chi phí không chính thức cao và phổ biến. Khảo sát PCI trong 3 năm gần đây cho thấy tỷ lệ DNKK đồng ý với nhận định về việc chi trả chi phí không chính thức là phổ biến đều cao hơn so với các doanh nghiệp nói chung. Năm 2013, có tới 64% DNKK đồng ý với nhận định này, trong khi tỉ lệ doanh nghiệp nói chung cho biết việc chi trả chi phí không chính thức là phổ biến chỉ là 52%.

Hình 27: Chi trả chi phí không chính thức là phổ biến (% đồng ý)

80 66 60

64

62 53

53

52

40 20 0 2011 DN chung

2012 DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

2013


TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Tương tự, các DNKK cũng nhận diện khá rõ về sự phổ biến của hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp. Điều tra qua các năm cho thấy tỉ lệ DNKK đồng ý với nhận định “hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp là phổ biến” là cao hơn mức chung của các doanh nghiệp. Năm 2013, có 47% DNKK đồng ý với nhận định này, trong khi tỉ lệ chung của doanh nghiệp chỉ là 42%. Dù vậy, con số này đã giảm dần từ năm 2011 trở lại đây. Hình 28: Hiện tượng nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục cho DN là phổ biến (% đồng ý)

60 55 40

51 45

42

47 42

20 0 2011 DN chung

2012 DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013

2013

73


74 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

DNKK và cảm nhận về môi trường kinh doanh

Nhiều DNKK phải chi trả chi phí không chính thức trong quá trình hoạt động. Theo kết quả khảo sát PCI 2013, có tới 78% DNKK cho biết có chi trả chi phí không chính thức, trong khi tỉ lệ chung các doanh nghiệp là 73%. Đáng lưu ý, có tới 10% các DNKK phải chi trả chi phí không chính thức trên 10% tổng thu nhập của doanh nghiệp, trong khi tỉ lệ chung của các doanh nghiệp là 7%.

Hình 29: Tỷ lệ DN chi trả chi phí không chính thức

100 80 78 73 60 40 20 7

0 Có chi trả DN chung

10

Chi trả trên 10%

DNKK

Nguồn: VCCI và USAID, Dữ liệu Khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009-2013




KếT LUậN BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM


78 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tổng kết

Báo cáo nghiên cứu này phác họa thực trạng hoạt động của các DNKK hiện nay. Từ năm 2006 trở lại đây, các DNKK đã có sự gia tăng về số lượng. Trong khi quy mô của DNKK lớn hơn các doanh nghiệp nói chung, thì phần lớn các doanh nghiệp này vẫn có quy mô nhỏ và vừa cả về vốn và lao động. Mặc dù các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thế mạnh là năng động, sáng tạo và góp phần vào việc tạo việc làm cho xã hội, nhưng hiện tượng phần lớn các DNKK có quy mô nhỏ và vừa cũng có thể phản ánh hiện trạng của một nền công nghiệp khai khoáng manh mún, nhỏ lẻ của Việt Nam hiện nay. Sự gia tăng về số lượng của các DNKK có quy mô lao động nhỏ cũng có thể do việc thay đổi công nghệ theo hướng tiên tiến hơn, do đó giảm số lượng lao động cần thiết, song lại có thể là do những nguyên nhân khác, như việc phân chia manh mún, sử dụng lao động không chính thức, thậm chí là “mua bán giấy phép khai khoáng”… Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng đáng quan ngại, vì với quy mô doanh nghiệp nhỏ cả về nguồn vốn, thì việc đầu tư của những doanh nghiệp này sẽ hạn chế để có thể đảm bảo những yêu cầu về việc bảo vệ môi trường, an toàn sản xuất theo quy định pháp luật hiện nay. Đây là những vấn đề cần có sự nghiên cứu sâu hơn, cũng như cần có sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp khai khoáng tại Việt Nam. Các DNKK có kết quả sản xuất kinh doanh khá, so với mặt bằng các doanh nghiệp nói chung trên cả nước. Với kết quả sản xuất kinh doanh này, các DNKK có số thuế và các khoản nộp ngân sách hàng năm tương đối cao, nếu xét về tỷ trọng số DNKK trong tổng thể các doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay. Các DNKK cũng đang tạo nhiều việc làm, với mức lương tương đối cao cho người lao động, trong tương quan so sánh với các ngành khác. Tuy nhiên, việc thực hiện trách nhiệm đối với người lao động, liên quan tới đóng BHxH, BHYT, và chi phí công đoàn là còn cần nhiều cải thiện. Trong những năm gần đây, các DNKK vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi môi trường kinh doanh còn chưa thuận lợi. Các DNKK còn gặp nhiều trở ngại để đi vào hoạt động chính thức, với những vấn đề liên quan tới hậu đăng ký doanh nghiệp. Nhiều DNKK có sự ổn định trong sử dụng đất đai là khá thấp, và đang gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các TTHC về đất đai. Các DNKK có nhu cầu cao về thông tin của môi trường kinh doanh đầu tư, nhưng họ lại đang khó tiếp cận thông tin về kế hoạch, chính sách và pháp luật từ các cơ quan nhà nước. Kết quả, các DNKK còn mất nhiều thời gian trong việc tìm hiểu và thực hiện các quy định pháp luật, đồng thời nhiều DNKK cũng phải đối mặt với việc chi trả chi phí không chính thức tương đối cao. Đây là hiện trạng đáng lưu ý: DNKK có tỷ lệ khá lớn chủ sở hữu xuất phát từ khu vực công so với các doanh nghiệp nói chung trên cả nước, đồng thời lại là nhóm có tỷ lệ cao cần phải dựa vào quan hệ với cán bộ chính quyền để tiếp cận thông tin về chính sách, pháp luật có liên quan. Bản thân DNKK lại là nhóm cho biết phải chi trả chi phí không chính thức cao hơn so với các doanh nghiệp nói chung tại Việt Nam. Đây có thể là gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo, nhằm lý giải những vấn đề này sâu hơn, nhằm đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm được sự cạnh tranh bình đẳng, minh bạch trong hoạt động khai khoáng và giảm đi những cơ hội tham nhũng.


TổNG qUAN

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Tài liệu tham khảo 1

Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

2

Tổng cục Thống kê, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2014.

3

Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê năm 2012, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013

4

Tổng cục Thống kê, Báo cáo Điều tra Lao động việc làm năm 2013, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2014

5

Nguồn: Tổng cục Thống kê, xuất Nhập khẩu hàng hóa Việt Nam năm 2012, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2014

6

VCCI và CODE: Báo cáo nghiên cứu: Sáng kiến Minh bạch ngành công nghiệp khai khoáng – EITI và khả năng tham gia của Việt Nam, Hà Nội năm 2011.

7

CODE, Thực trạng quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển bên vững, NxB Khoa học kỹ thuật, năm 2010

8

VCCI và USAID, Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2013, tháng 3/2014.

79


80 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG TẠI VIỆT NAM

Tổng kết

Phụ lục Một số chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp khai khoáng

Năm

Số doanh nghiệp (DN) có đến 31/12

Số lao động có đến 31/12

Nguồn vốn có đến 31/12 (Tỷ đồng)

TSCĐ và đầu tư dài hạn có đến 31/12 (Tỷ đồng)

Doanh thu thuần (Tỷ đồng)

Tổng số

Lợi nhuận trước thuế (Tỷ đồng)

Thuế và các khoản đã nộp ngân sách (Tỷ đồng)

Tr.đó: Doanh thu thuần SXKD

2006

1109

165083

99718

65500

137085

136261

64744

59009

2007

1396

173746

127716

74625

145875

143999

60884

40137

2008

1912

182407

155725

95573

197534

190211

75198

72397

2009

2191

187587

246429

176462

192620

190320

77109

69440

2010

2224

192040

319380

190021

331120

207799

81053

35715

2011

2545

196570

413082

303490

296282

291421

48143

81928

Nguồn, Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

Tài sản của các doanh nghiệp khoáng sản tại thời điểm 31/12 (Đơn vị, Tỷ đồng)

Năm

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

2006

34217,3

65500,5

2007

53091,0

74625,3

2008

60151,4

95573,3

2009

69966,4

176462,3

2010

129359,3

190021,1

2011

109592,0

303489,8

Nguồn, Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.


KếT qUả HOẠT ĐỘNG Và ĐóNG GóP VàO KINH Tế-xã HỘI CỦA DNKK

TìNH HìNH PHÁT TRIểN CỦA CÁC DNKK

TổNG qUAN

DNKK Và CảM NHậN Về MôI TRườNG KINH DOANH

KếT LUậN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU

Nguồn vốn của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12

Năm

Nợ phải trả

2006

23873

75845

2007

32174

95543

2008

47359

108366

2009

81822

164607

2010

120484

198896

2011

145650

267431

Nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn, Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

Nguồn vốn bình quân của các doanh nghiệp

Năm

Tổng số

Trong đó: Vốn chủ sở hữu

Tỷ lệ Vốn chủ sở hữu (%)

2006

94657,934

73205,28

6,44

2007

115564,27

86932,6

6,27

2008

142272

101729

5,96

2009

223703

151060

5,63

2010

289186

185400

5,34

2011

381027

245920

5,38

Nguồn, Tổng cục Thống kê, Sự phát triển của Doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2011, NxB Thống kê, Hà Nội, năm 2013.

81



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.