Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chỉ số phát triển xanh trong Công nghiệp khai khoáng (Áp dụng đối với các Doanh nghiệp khai khoáng)
Nghiên cứu được thực hiện với sự hỗ trợ của:
MỤC LỤC CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
HIỆN TRạNG NGàNH KHAI THÁC KHOÁNG SảN Về HỆ luy
2
Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN XANH TRONG NGàNH KHAI KHOÁNG TRêN THế GIỚI
4
Về xu hướng phát triển bền vững
4
Quan niệm về nền Công nghiệp khai khoáng Xanh
5
Về mô hình tiêu chí đánh giá và thực hiện ngành khai khoáng xanh
6
PHÁP luậT Và Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NưỚC Về pháp luật và chính sách về phát triển bền vững Về pháp luật và chính sách phát triển xanh trong ngành khai khoáng Xây DựNG Bộ CHỈ TIêu ĐÁNH GIÁ
12 12 14 16
Hình dung ban đầu về mô hình Doanh nghiệp Khai khoáng Xanh
16
Về Bộ chỉ số khai khoáng xanh cho doanh nghiệp
17
Về nguồn dữ liệu Về phương pháp thiết kế câu hỏi
18 18
Về mức độ đánh giá
18
TàI lIỆu THAM KHảO
20
2 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
Hiện trạng ngành khai thác khoáng sản về hệ luy
Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với hơn 60 loại khoáng sản tại hơn 5.000 mỏ, điểm quặng. Trong đó, một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn ở qui mô thế giới như bauxit, titan, đất hiếm và đá vôi… Ngành công nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam đã được hình thành khá lâu, đặc biệt là khai thác than, được thực hiện trên 100 năm nay. Ngành dầu khí và khai thác khoáng sản thời gian qua đã phát triển nhanh, có đóng góp quan trọng đối với nguồn thu ngân sách và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay, đóng góp của ngành khai khoáng luôn chiếm từ 10% - 11% tổng GDP của cả nước. Chỉ tính riêng năm 2009, doanh thu từ xuất khẩu khoáng sản đạt khoảng 8,5 tỷ uSD, trong đó từ dầu thô đạt 6,2 tỉ uSD, chiếm tỷ trọng khá lớn trong thu ngân sách nhà nước (khoảng 25%). Ngành khai khoáng cũng tạo được nhiều việc làm ổn định cho người lao động, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác của đất nước. Tuy nhiên, trong giai đoạn tới ngành công nghiệp khai thác khoáng sản được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn do trữ lượng dầu khí và than đang ngày càng cạn kiệt. Trong khi đó, mặc dù Việt Nam có một số loại khoáng sản có trữ lượng cao, tầm cỡ thế giới như bôxít, titan, đá vôi… nhưng chưa thể đưa vào khai thác quy mô lớn do trên thế giới cũng có rất nhiều những loại khoáng sản này và nhu cầu hiện tại không cao. Những loại khoáng sản kim loại quý hiếm mà thế giới cần thì Việt Nam lại có ít (như vàng, bạc, chì, kẽm…), hoặc không có (như kim cương). Thực tiễn hoạt động, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản cũng đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, thiếu bền vững. Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra khá phổ biến ở nhiều địa phương, gây thất thoát khoáng sản và nguồn thu ngân sách. Khai thác khoáng sản theo kiểu “dễ làm - khó bỏ”, chưa sử dụng tổng hợp các loại khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến vẫn còn diễn ra khá phổ biến, gây tổn thất lớn. Nguồn lợi tài nguyên khoáng sản mà thiên nhiên “ban tặng” đôi khi rơi vào một số nhóm lợi ích thay vì cho cả một cộng đồng do cơ chế kiểm tra giám sát của các cơ quan nhà nước còn chưa chặt chẽ. Khai thác khoáng sản cũng đang để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực, khó khắc phục về môi trường và xã hội.
4 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
Xu hướng phát triển xanh trong ngành khai khoáng trên thế giới
Về xu hướng phát triển bền vững Ngành công nghiệp bắt đầu đề cập đến phát triển bền vững vào khoảng 1996 tại các cuộc họp của Hội đồng Kim loại và Môi trường Quốc tế (ICME), một tổ chức gồm 30 công ty khai khoáng quốc tế có trụ sở đóng tại Ottawa, Canada. Năm 2000, một Hiến chương Phát triển bền vững cho ngành khai khoáng được soạn thảo và được Hội đồng ICME thông qua Hiến chương này và là một công cụ thông tin xã hội nhưng lại không đủ để làm thay đổi những quan điểm chống đối trong ngành công nghiệp. Vào năm 1999, ICME quyết định tạo ra một hình ảnh mạnh mẽ cởi mở và sẵn sàng lắng nghe, và thành lập ra Sáng kiến Khai khoáng toàn cầu. Họ yêu cầu Hội đồng Doanh nghiệp Thế giới về Phát triển bền vững (WBCSD) có trụ sở ở Geneva xây dựng Hướng dẫn tổng thể và lập ra một nhóm các nhà tài trợ. Thông qua WBCSD, các giám đốc ký hợp đồng với Viện Phát triển và Môi trường Quốc tế đóng ở london tiến hành một dự án phát triển bền vững đối với ngành khai thác khoáng sản (MMSD) với 4 mục tiêu lớn của MMSD:
•
•
•
Đánh giá lĩnh vực khai thác khoáng sản toàn cầu với tinh thần chuyển đổi sang phát triển bền vững; Vạch ra các chiến lược để đảm bảo rằng toàn bộ khâu cung cấp khoáng sản cần gắn liền với phát triển bền vững; Kiến nghị những giải pháp lớn nhằm hoàn thiện hệ thống khai thác khoáng sản.
Tiếp sau đó, các tổ chức tài chính quốc tế (như WB, IFC, OECD…), khu vực và các quốc gia đã hoàn thiện các cơ chế - tiêu chuẩn, hướng dẫn thực hiện tính bền vững trong khai thác khoáng sản. Và các công ty khai khoáng cũng lập ra những qui định, hướng dẫn phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Khai thác bền vững gồm có 6 vấn đề chủ yếu: •
•
•
•
• •
Quản lý chất thải (đất đá thải, quặng đuôi, các chất thải độc hại); Quản lý năng lượng; Trao đổi thông tin khủng hoảng; Phối hợp với các tổ chức, cá nhân bên ngoài khu mỏ; Quan hệ với người dân bản địa; Đa dạng sinh học.
Để thực hiện những vấn đề trên, người ta xây dựng nên những công cụ như là hệ thống các biện pháp thực hiện, hệ thống kiểm tra, báo cáo thực hiện, hướng dẫn báo cáo, biên bản đánh giá và hướng dẫn kỹ thuật.
HIỆN TRạNG NGàNH KHAI THÁC KHOÁNG SảN Về HỆ luy
Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN XANH TRONG NGàNH KHAI KHOÁNG TRêN THế GIỚI
PHÁP luậT Và Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NưỚC
Xây DựNG Bộ CHỈ TIêu ĐÁNH GIÁ
TàI lIỆu THAM KHảO
Quan niệm về nền Công nghiệp khai khoáng Xanh Tuy vậy, phát triển bền vững là một quá trình liên tục và cân bằng trong việc đạt được các yếu tố phát triển kinh tế, nâng cao đời sống xã hội và bảo vệ môi trường, tuy là khái niệm được phát triển trong vòng gần 3 thập kỷ qua, nhưng việc thực hiện nó lại là một trở ngại lớn. Khoảng 6 năm gần đây, khái niệm về Kinh tế Xanh, Công nghiệp Xanh và Phát triển Xanh được ra đời nhằm ứng phó với việc cần tới những chiến lược hoặc con đường để đạt được mục tiêu phát triển bền vững và chuyển xu hướng sản xuất và tiêu dùng bền vững trong dài hạn, có tính tới sự hạn chế của các nguồn lực và năng lực. Chương trình Môi trường của liên hợp quốc (uNEP) năm 2011 đã định nghĩa rằng “Kinh tế xanh là kết quả của việc nâng cao đời sống của con người và công bằng xã hội, trong khi đó làm giảm một lượng lớn rủi ro về môi trường và tổn hại sinh thái. Ở một cách hiểu đơn giản nhất, nền kinh tế xanh được hiểu là một nền kinh tế có lượng khí thải carbon thấp, sử dụng tài nguyên hiệu quả và tính tới hiệu ứng xã hội”. Nền kinh tế Xanh là một mô hình phát triển kinh tế mới, hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống con người và công bằng xã hội, đồng thời làm giảm thiểu các rủi ro môi trường và tổn hại sinh thái. Như vậy, nếu như phát triển bền vững hướng về sự cân bằng giữa 3 khía cạnh như kinh tế, xã hội và môi trường, thì nền kinh tế xanh hướng sự tập trung vào khía cạnh môi trường của nền kinh tế. Hơn nữa, nền kinh tế xanh hướng tới sự cộng tác và cộng hưởng giữa nhà nước, doanh nghiệp và xã hội dân sự. Nhà nước có trách nhiệm xây dựng các tiêu chuẩn, ưu tiên, khung khổ pháp lý, tạo điều kiện, khuyến khích và hợp tác với các doanh nghiệp thực hiện, hướng tới nền sản xuất xanh. Doanh nghiệp và các ngành công nghiệp là trung tâm của phát triển kinh tế vì chúng là công cụ chủ yếu trong việc cung cấp thực phẩm, phương tiện giao thông, công nghệ, cơ sở hạ tầng, nhà ở và các hàng hóa, dịch vụ khác. Ngành công nghiệp Xanh vì lẽ đó là thành tố quan trọng của nền Kinh tế Xanh, và vì vậy nỗ lực đạt được nên Kinh tế Xanh phải bao gồm các thành tố của nền Công nghiệp Xanh. Trong các ngành công nghiệp, khai khoáng được coi là ngành có nhiều tác động và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường và ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững nhất. Hoạt động chính của ngành này là khác thác các nguồn tài nguyên không tái tạo được và quá trình khai thác sẽ tác động nghiêm trọng tới môi trường đất, nước và không khí. Nếu không có biện pháp xử lý thì tác động tới môi trường sẽ là lâu dài và khó khắc phục.
5
6 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
Xu hướng phát triển xanh trong ngành khai khoáng trên thế giới
Về mô hình tiêu chí đánh giá và thực hiện ngành khai khoáng xanh Từ khi khái niệm ngành công nghiệp xanh nói chung và ngành công nghiệp khai khoáng xanh ra đời, hiệu ứng của nó đã lan truyền ra cả thế giới. Ở cấp độ thế giới, Tổ chức Phát triển Công nghiệp thế giới đã đưa sáng kiến nền công nghiệp xanh. Ở cấp độ khu vực, các tổ chức liên chính phủ như Eu, Asian đã thông qua các thông điệp chính sách hoặc thực hiện các chương trình cụ thể để khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, ví dụ Tuyên bố Manila về nên công nghiệp xanh ở Châu á ngày 9/9/2009. Châu âu đã sáng lập ra mạng lưới “Khai khoáng xanh” tại 5 nước, bao gồm Anh, Ai len, Tây Ba Nha, Bồ Đào Nha và Pháp. Mục tiêu chính của các chương trình hay sáng kiến trên nhằm tạo lập khung khổ hợp tác, định hướng phát triển và đưa ra hệ chuẩn chung cho các quốc gia cùng xây dựng nền công nghiệp xanh. Ở cấp độ quốc gia và doanh nghiệp, có thể nói, trào lưu kinh tế xanh, công nghiệp xanh đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia. Hầu như các quốc gia đều đưa ra các khung khổ hoặc mục tiêu phát triển nền kinh tế xanh của mình. Tuy nhiên, mức độ phát triển, triển khai thực hiện mục tiêu này là không giống nhau, đặc biệt là đối với ngành khai thác khoáng sản. Nội dung trình bày sau đây sẽ trình bày sơ bộ về một số sáng kiến về nên công nghiệp xanh nói chung và sáng kiến nền khoáng xanh nói riêng: p Sáng kiến unido về nền công nghiệp xanh Như đã trình bày ở trên, unido đưa ra sáng kiến về nền công nghiệp xanh vì: Thứ nhất, việc hướng tới nền công nghiệp phát triển bền vững là tương đối khó khăn vì cùng một lúc mỗi quốc gia, doanh nghiệp phải đáp ứng được cả ba nhân tố kinh tế, môi trường và xã hội. Đặc biệt đối với các nền kinh tế đang phát triển, việc thiếu vắng các nguồn lực và công nghệ đã ngăn cản họ tiến tới nền công nghiệp bền vững. Thứ hai, việc xây dựng nền công nghiệp không thể không nói tới các chủ thể chính, đó là các doanh nghiệp. Sự hạn chế trong hợp tác giữa nhà nước và các doanh nghiệp đã khiến cho mục tiêu phát triển bền vững càng trở nên xa vời. Nhà nước chưa tìm ra tiếng nói chung giữa mục tiêu chính sách, lợi ích công và lợi ích dài hạn với nhu cầu kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, unido đã hướng tới xây dựng mô hình công nghiệp xanh với mục tiêu rõ ràng và tăng cường cơ chế hợp tác giữa nhà nước và các chủ thể khác, như doanh nghiệp và xã hội dân sự. Có 02 thành tố của nền công nghiệp xanh: Thành tố thứ nhất, xanh hóa nền công nghiệp, là giúp đỡ các doanh nghiệp tăng cường hiệu quả sản xuất và thực thi các tiêu chuẩn môi trường. Trong đó hướng tới 6 tiêu chí cụ thể: (1) Sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, năng lượng và nước; (2) Giảm chất và khí thải; (3) Quản lý các hóa chất an toàn và có trách nhiệm, phục hồi nguyên liệu thô; (4) lọc các tạp chất độc hại; (5) Thay thế dầu thô bằng các nguồn năng lượng khác; và (5) Tái thiết kế mô hình sản xuất, công nghiệp hóa học xanh.
HIỆN TRạNG NGàNH KHAI THÁC KHOÁNG SảN Về HỆ luy
Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN XANH TRONG NGàNH KHAI KHOÁNG TRêN THế GIỚI
PHÁP luậT Và Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NưỚC
Xây DựNG Bộ CHỈ TIêu ĐÁNH GIÁ
TàI lIỆu THAM KHảO
Thành tố thứ hai, tạo lập nền công nghiệp xanh mới, tạo lập các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm và dịch vụ môi trường, với 5 nội dung: (1) Nền công nghiệp có thể giảm, tái sử dụng và tái chế; (2) Các công nghệ và công cụ kiểm soát ô nhiễm; (3) Công nghệ mới và công nghệ hiệu quả về năng lượng; (4) Quản lý chất thải và nguồn nhiên liệu tái tạo; và (5) Dịch vụ tư vấn và phân tích về môi trường. Tuy mục tiêu chính của nền công nghiệp xanh là hướng tới môi trường, nhưng khi thực hiện, sáng kiến này sẽ mang lại những lợi ích cho cả 03 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, cụ thể: (1) Về kinh tế, nền công nghiệp xanh sẽ mang lại đổi mới và phát triển, tăng cường phục hồi, tăng cường cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp; (2) Về mặt xã hội, nền công nghiệp này tạo ra việc làm và thu nhập và giảm rủi ro tai nạn lao động, bảo đảm sức khỏe cho người lao động; và (3) Về mặt môi trường, nền công nghiệp sẽ tạo lập việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, giảm chất thải và ô nhiễm môi trường. p Về nền công nghiệp khai khoáng xanh ở các nước Tuy cùng mục tiêu xây dựng nền công nghiệp khai khoáng xanh hướng tới doanh nghiệp và tập trung vào chỉ tiêu môi trường, nhưng mỗi quốc gia tiếp cận và đưa ra các ưu tiên riêng, tùy thuộc vào điều kiện và khả năng của mình. Nội dung sau đây sẽ đưa ra mô hình công nghiệp khai khoáng xanh ở Canada, Phần lan, Trung Quốc và một số nước khác. Sáng kiến ngành công nghiệp khai khoáng xanh của Canada Canada là một trong những nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú và có nền công nghiệp khai khoáng lớn trên thế giới. Tài nguyên thiên nhiên được tìm thấy trong 12/13 vùng lãnh thổ của Canada, tuyển dụng số lượng 320.000 lao động và mang lại 35,6 tỉ đô la cho tổng sản phẩm quốc dân hàng năm. Nhận thức được những tác hại về môi trường và với mục tiêu hướng tới sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp này, năm 2009, Bộ Tài nguyên Canada (NRCan) đã xây dựng sáng kiến Nền công nghiệp Khai khoáng Xanh (GMI). Chương trình nghiên cứu này nhằm tìm ra các biện pháp để bảo vệ môi trường và thiết kế các công nghệ mới trong việc khai thác, chế biến và phục hồi mỏ. Chương trình này kết hợp với các công ty nghiên cứu về môi trường và các doanh nghiệp có chiến lược môi trường, cùng đưa ra 5 mục tiêu: (1) Xây dựng nền công nghiệp khai thác khoáng sản bền vững và có trách nhiệm với môi trường; (2) Góp phần xây dựng nền công nghiệp khai khoáng cạnh tranh về mặt kinh tế; (3) Tăng cường an toàn và năng suất lao động; (4) Khuyến khích sáng tạo trong nền công nghiệp khai khoáng; và (5) Tạo lập thị trường cho các công nghệ khai khoáng xanh. Để thực hiện 5 mục tiêu này, GMI hướng tới hai nhóm hành động chính: (1) Khuyến khích các hoạt động Nghiên cứu và Phát triển (R&D) các công nghệ khai khoáng xanh; (2) Triển khai các hoạt động nhằm tăng cường thực thi về môi trường và sáng kiến thông qua các phòng nghiên cứu và các công ty thành viên. Sáng kiến này nhằm vào toàn bộ quá trình vòng đời của khai khoáng với 4 trụ cột chính: (1) Giảm thiểu tác động môi trường bằng cách giảm tối đa chất thải và khối lượng chất gây ô nhiễm trong sản xuất và giảm việc sử dụng các nguồn năng lượng và nước trong sản xuất; (2) Đổi mới cách quản lý chất thải bằng cách thiết kế các công nghệ xử lý và quản lý chất thải trong quá trình chế biến, sử dụng và thải; (3) Đóng và Phục hồi mỏ, cải tiến cách xử lý, cải tạo vùng đất bị
7
8 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
Xu hướng phát triển xanh trong ngành khai khoáng trên thế giới
ảnh hưởng, khu vực mỏ và hệ sinh thái; và (4) Quản lý rủi ro sinh thái bằng cách phát triển và cải tạo công nghệ nhằm quản lý tác hại của kim loại và rủi ro; giám sát tác hại môi trường và đánh giá độc hại về kim loại. Ngành khai khoáng xanh theo quan niệm của Phần Lan Đối với Phần lan, chương trình thúc đẩy về phát triển bền vững của nền công nghiệp khai khoáng là Chương trình Công nghiệp Khai khoáng Xanh Tekes (Cơ quan tài trợ nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Phần lan). Mục tiêu của Chương trình là đưa Phần lan trở thành nền công nghiệp khai khoáng bền vững hàng đầu của thế giới năm 2020. Dự án dự kiến tài trợ cho khoảng 40-50 dự án trong giai đoạn 2011-2016 với mức chi phí khoảng 60 triệu Ơ-rô. Khoảng 2/3 nguồn tài trợ sẽ phân bổ cho các công ty và phần còn lại cho các tổ chức nghiên cứu. Mục tiêu của Chương trình là tăng cường hiệu quả sinh thái của công nghệ, tính chấp nhận được về xã hội và môi trường của hoạt động khai khoáng. Mỗi dự án được tài trợ sẽ phải xác định một trong những quan điểm và định hướng, như: hiệu quả về môi trường và năng lượng, nguồn khoáng sản mới cho thế hệ mai sau, giảm thiểu tác hại về môi trường và xã hội, hoạt động đóng mỏ hướng tới mục tiêu bền vững. Quan niệm về công nghiệp khoáng sản xanh của Phần lan tương đối rõ ràng, gồm 5 thành tố: (1) Khuyến khích sử dụng nguyên liệu và năng lượng hiệu quả; (2) Bảo đảm nguồn tài nguyên cho tương lai; (3) Giảm thiểu tác hại về môi trường và xã hội; (4) Nâng cao hoạt động và chất lượng lao động; và (5) Bảo đảm sự phát triển bền vững của khu mỏ sau khi đóng cửa. Như vậy, tuy có cùng mục tiêu nhưng có sự khác biệt tương đối gữa Canada và Phần lan ở quan niệm phát triển nền công nghiệp xanh. Thứ nhất, về nguồn kinh phí, Canada sử dụng nguồn kinh phí đóng góp của các thành viên Sáng kiến. Ngược lại, Phần lan sử dụng nguồn ngân sách nhà nước tài trợ trực tiếp cho các dự án được chấp nhận. Thứ hai, về mục tiêu, Canada định hướng tới sự hỗ trợ và tập trung vào các nguồn R&D, định hướng vào phát triển công nghệ xanh. Trong khi đó, Phần lan tính tới tính bền vững, lâu dài và bảo đảm khoáng sản cho thế hệ tiếp theo. Thứ ba, ngoài yếu tố môi trường, Phần lan còn tiếp cận sự đồng thuận của xã hội trong các hoạt động khoáng sản. Đây là yếu tố quyết định trước khi cho phép đưa mỏ vào hoạt động. Ngành khai khoáng xanh theo mô hình Trung quốc Trước năm 2010, các hoạt động khai thác mỏ, khoáng sản ở Trung Quốc hầu như không có nhiều quy định về yêu cầu nhận thức môi trường và hiệu quả. Sau đó, Chính phủ Trung Quốc đưa ra các chính sách mang tính hạn chế các mỏ bất hợp pháp và không quan tâm tới tiêu chí môi trường. Ví dụ, các chính sách hướng tới môi trường cụ thể về khai thác đất hiếm, như: (1) Từ 2009 -2015, Trung Quốc không cấp phép khai thác; (2) Đóng cửa các mỏ khai thác bất hợp pháp; (3) Tăng cường quản lý chặt chẽ nền công nghiệp khoáng sản thông qua Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin; (4) yêu cầu đưa ra định lượng cụ thể về mức năng lượng sử dụng tối đa trong việc sản xuất một tấn đất hiếm; (5) lượng nước được tái sử dụng trong xử lý quặng là 85%... Để giảm thiểu các tác hại về môi trường trong quá khứ do ngành khai khoáng, Chính phủ Trung Quốc đưa ra chiến lược mới để thiết lập và giúp phát triển một xã hội gìn giữ tài nguyên và bảo vệ môi trường. Bộ Đất đai và Tài nguyên đưa ra Hệ thống Tiêu chuẩn về Công nghiệp khai khoáng Xanh vào năm 2007. Năm tiếp sau đó, Chương trình Quốc gia về Khoáng sản được hình thành và Sổ tay hướng dẫn thực hiện Chương trình Khoáng sản Quốc gia, Phát triển và Xây dựng mỏ khai
HIỆN TRạNG NGàNH KHAI THÁC KHOÁNG SảN Về HỆ luy
Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN XANH TRONG NGàNH KHAI KHOÁNG TRêN THế GIỚI
PHÁP luậT Và Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NưỚC
Xây DựNG Bộ CHỈ TIêu ĐÁNH GIÁ
TàI lIỆu THAM KHảO
khoáng xanh được phát hành năm 2010, trong đó đưa ra các Tiêu chuẩn Khai khoáng Xanh. Bộ Tiêu chuẩn đánh giá 9 khía cạnh của hoạt động khai khoáng: tính hợp pháp, thực tiễn tốt, sử dụng nguồn lực hiệu quả, tiến bộ công nghệ, giảm thải, bảo vệ môi trường, tái tạo, mối quan hệ hữu hảo với cộng đồng dân cư và văn hóa công ty tốt. Để đạt được các tiêu chuẩn này, mỗi công ty khai khoáng thường phải tập trung vào 3 nhân tố chính: (1) Thiết kế hệ thống quản lý tốt; (2) Quan tâm tới phát triển công nghệ, kỹ thuật và công cụ hiện đại; và (3) Kiên định mục tiêu bảo vệ môi trường. Các công ty được khuyến khích đạt bộ tiêu chuẩn ISO 14001 về quản lý tiêu chuẩn môi trường. Ngoài ra, Trung Quốc đang thực hiện cấp Chứng chỉ Khai khoáng Xanh. Đây là chứng chỉ mang tính chất tự nguyện, các công ty được khuyến khích chứng nhận này. Dự kiến đến năm 2015, Trung Quốc có khoảng 500 doanh nghiệp sẽ được cấp Chứng chỉ Khai khoáng Xanh. Tuy vậy, mỗi địa phương khác nhau sẽ có những điều kiện và tiêu chuẩn không giống nhau. Do đó, ở mỗi địa phương thường đưa ra các chính sách riêng nhằm hỗ trợ về tài chính để giúp các doanh nghiệp khoáng sản tìm hiểu, thực hiện và đạt được Chứng chỉ Khai khoáng Xanh. Một số mô hình khác, hướng tới ngành công nghiệp xanh Ngoài các mô hình hướng trực tiếp tới ngành khoáng sản xanh, một số các quốc gia đã và đang đánh giá và thực hiện từng khía cạnh của phát triển bền vững, trong đó có khía cạnh môi trường. Mô hình Úc Vấn đề đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp xét về tác động tới môi trường. Tại Úc có một số giải thưởng như Banksia Awards, National Carbon Offset standard, Australia National World Environment Day Awards trong đó giải thưởng Banksia Awards của Banksia Environmental Foundation được đánh giá là có uy tín và có số lượng các giải thành phần lớn. Dưới đây là danh sách các giải thưởng thành phần của Banksia Awards: •
• •
•
•
•
• • •
Education Award - Raising the Bar: Giải thưởng giáo dục Small to Medium Business leading in Sustainability Award: Giải thưởng dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững large Organisation leading in Sustainability Award: Giải thưởng dành cho các tổ chức lớn phát triển bền vững Water Award – Our Most Precious Resource: Giải thưởng tài nguyên nước Agriculture & Food Award – From Paddock to Plate Sustainably: Giải thưởng nông nghiệp và thực phẩm Clean Technology Award – Harnessing Opportunities: Giải thưởng công nghệ sạch Indigenous Award – Caring for Country : Giải thưởng nội địa Built Environment Award – Harmonious Manmade landscapes: Giải thưởng xây dựng môi trường land & Biodiversity Award – Preserving Our Ecosystems: Giải thưởng đất đai và đa dạng sinh học.
Đây là mô hình riêng lẻ áp dụng cho từng nhóm doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh khác nhau.
9
10 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
Xu hướng phát triển xanh trong ngành khai khoáng trên thế giới
Mô hình Indonesia Từ năm 1995, Indonesia đã phát triển chương trình đánh giá hoạt động công khai việc thực hiện các yêu cầu về môi trường của các doanh nghiệp. Sáng kiến này được gọi là Chương trình về Quản lý, Đánh giá và Xếp hạng hoạt động Ô nhiễm môi trường (PROPER). Chương trình này nhằm tới 2 mục tiêu: •
•
Khuyến khích các doanh nghiệp tuân thủ các quy định về môi trường; và Trao giải thưởng cho các doanh nghiệp thực hiện tốt hơn tiêu chuẩn theo quy định pháp luật.
Theo chương trình này, có 5 mức độ đánh giá doanh nghiệp: (1) Mức Vàng – áp dụng cho các doanh nghiệp thực hiện xuất sắc các tiêu chuẩn về môi trường; (2) Mức Xanh lá cây – các doanh nghiệp thực hiện tốt các tiêu chuẩn môi trường; (3) Mức Xanh da trời – doanh nghiệp thực hiện đúng tiêu chuẩn; (4) Mức Đỏ - doanh nghiệp thực hiện kém; và (5) Mức Đen – doanh nghiệp thực hiện rất kém các tiêu chuẩn môi trường. Để đánh giá các doanh nghiệp, Indonesia dựa trên 3 nguồn tài liệu cơ bản: (1) Rà soát tất cả các tiêu chuẩn về môi trường mà các doanh nghiệp phải tuân thủ; (2) Hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động về môi trường của doanh nghiệp; và (3) Hoạt động tự đánh giá và báo cáo của các doanh nghiệp trên cơ sở quy định của pháp luật. Kết quả đánh giá đối với doanh nghiệp được chia làm 2 nhóm, tuân thủ và chưa tuân thủ các tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp chưa tuân thủ rời vào mức độ Đen, Đỏ và Xanh da trời; các doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu Xanh lá cây và Vàng được gọi là các doanh nghiệp tuân thủ. Tuy nhiên, đây là hoạt động đánh giá mang tính hệ thống, cần có kế hoạch và chương trình hành động cụ thể. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước cần có các công cụ phân tích đánh giá các tiêu chí môi trường cụ thể. Điều này chưa phù hợp với Việt Nam trong thời điểm hiện tại.
12 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
Pháp luật và xu hướng phát triển trong nước
Về pháp luật và chính sách về phát triển bền vững Quan điểm về phát triển ngành khai khoáng theo hướng bền vững mới được du nhập, thể chế hóa và dần được triển khai đồng bộ tại Việt Nam từ những năm 2010. Nghị quyết số 02-NQ/TW, ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Ngày 28/10/2011 Ban Tuyên giáo Trung ương có hướng dẫn số 20HD/BTGTW về triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW với 5 quan điểm cơ bản: Một là, khoáng sản là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phải được điều tra, thăm dò, đánh giá đúng trữ lượng và có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng hiệu quả, góp phần vào tăng trưởng chung và bền vững của nền kinh tế. là đại diện chủ sở hữu về khoáng sản, Nhà nước phải thể hiện đầy đủ quyền của chủ sở hữu, nhất là quyền định đoạt đối với khoáng sản khi giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác. Hai là, tài nguyên khoáng sản nước ta đa dạng về chủng loại; một số khoáng sản có tài nguyên, trữ lượng lớn, do vậy cần phải hình thành một số ngành công nghiệp khai thác, chế biến quy mô công nghiệp với thời gian lâu dài như: dầu khí, bô-xít, titan - zircon, đất hiếm, a-pa-tít, đá nguyên liệu xi măng, đá ốp lát, v.v.. Tuy nhiên, khoáng sản là tài nguyên không tái tạo nên phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hết sức hợp lý, triệt để tiết kiệm, thật sự có hiệu quả cao. Ba là, việc khai thác tài nguyên khoáng sản phải tính đến nhu cầu trước mắt cũng như lâu dài của đất nước, có tính đến xu hướng tiến bộ của khoa học công nghệ trong lĩnh vực sử dụng công nghệ mới và vật liệu thay thế. Bốn là, nhanh chóng đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề, từng bước làm chủ việc thăm dò và khai thác, chế biến khoáng sản, đầu tư thêm thiết bị và công nghệ tiên tiến cho công tác địa chất, khai khoáng và chế biến khoáng sản. Năm là, phát triển công nghiệp khai khoáng phải đi đôi với bảo đảm an ninh, quốc phòng, bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa; bảo đảm hài hòa lợi ích thu được từ khai thác và chế biến khoáng sản giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến. Ở văn bản này, quan điểm về phát triển bền vững đã được thể hiện rõ. Tuy nhiên, để thể chế hóa Nghị quyết 02, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/11/2011 về phê duyệt chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó nêu rõ: Chính sách phát triển ngành công nghiệp khai khoáng của nước ta là quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản, nhằm đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển bền vững kinh tế-xã hội trước mắt, lâu dài và đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường. Trên cơ sở Nghị quyết 02, Quyết định 2427/QĐ-TTg, các Bộ ngành và các Địa phương đã thực hiện triển khai đồng bộ các hoạt động từ xây dựng, phổ biến chính sách về khai thác khoáng sản, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
HIỆN TRạNG NGàNH KHAI THÁC KHOÁNG SảN Về HỆ luy
Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN XANH TRONG NGàNH KHAI KHOÁNG TRêN THế GIỚI
PHÁP luậT Và Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NưỚC
Xây DựNG Bộ CHỈ TIêu ĐÁNH GIÁ
TàI lIỆu THAM KHảO
Ngoài ra, nội dung về phát triển bền vững được đề cập tới ít nhiều trong rất nhiều các văn bản pháp luật hiện hành, như: luật khoáng sản 2010, luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2014, luật đất đai, luật tài nguyên nước năm 2012… và các văn bản hướng dẫn thi hành.
13
14 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
Pháp luật và xu hướng phát triển trong nước
Về pháp luật và chính sách phát triển xanh trong ngành khai khoáng Tiếp tục với xu hướng chung trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực xây dựng và thực hiện các khung chính sách về tăng trưởng xanh. Ngày 25 tháng 9 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ-TTg quyết định Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Quyết định này đưa ra quan điểm, mục tiêu, nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện đối với Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Mục tiêu chung của Chiến lược là tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
HIỆN TRạNG NGàNH KHAI THÁC KHOÁNG SảN Về HỆ luy
Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN XANH TRONG NGàNH KHAI KHOÁNG TRêN THế GIỚI
PHÁP luậT Và Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NưỚC
Xây DựNG Bộ CHỈ TIêu ĐÁNH GIÁ
TàI lIỆu THAM KHảO
Từ mục tiêu chung, Quyết định đưa ra 4 mục tiêu cụ thể: (1) Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị tăng cao; (2) Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; (3) Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh; và (4) Khuyến khích và chú trọng thu hút các nguồn vốn vay, ODA, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế và đội ngũ trí thức Việt Nam sinh sống ở nước ngoài tham gia thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Đối với ngành khai khoáng, Chiến lược mới đề cập tại điểm 7 Mục III về giải pháp thực hiện trong việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên. Quyết định đưa ra 3 giải pháp cụ thể: (1) Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, chính sách nhằm thực hiện kiên quyết và có hiệu quả luật tài nguyên nước, luật đất đai, luật khoáng sản, luật bảo vệ môi trường và những quy định liên quan, tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế, hành chính theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”; (2) Thiết lập các tổ chức quản lý hành chính hiệu quả, kiện toàn hệ thống quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Trung ương và các địa phương; và (3) Đẩy mạnh, phát triển, áp dụng rộng rãi những công nghệ và thực hành khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Về ngân sách và các nguồn lực thực hiện Chiến lược, Quyết định đưa ra 3 nội dung: (1) Nhà nước ưu tiên và dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đặc biệt cho nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và năng lượng tái tạo; (2) Ban hành cơ chế, chinh sách khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chí tăng trưởng xanh; và (3) Sử dụng hệ thống các công cụ tài chính, tín dụng, thị trường để khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, sản phẩm xanh. Tiến đến xây dựng hệ thống quản lý, giao dịch phát thải khí nhà kính, thuế, phí các-bon. Để triển khai thực hiện Chiến lược này, ngày 20 tháng 3 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg phê duyện kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Kế hoạch này gồm 4 chủ đề chính, 12 nhóm hoạt động và 66 nhiệm vụ hành động cụ thể. Đối với lĩnh vực khoáng sản, Quyết định trên đưa vào danh sách hoạt động số 41 về sử dụng tài nguyên khoáng sản hiệu quả và bền vững. Tuy vậy, hoạt động này chỉ giới hạn trong phạm vi hoàn thiện thể chế và thời gian từ 2013 đến 2014. Về cơ bản, hoạt động này chỉ giới hạn trong phạm vi chức năng và thẩm quyền hoạt động của các cơ quan nhà nước, mà chưa đề cập cụ thể tới doanh nghiệp, chủ thể chính của phát triển nền công nghiệp khai khoáng xanh. Như vậy, có thể nói, nền công nghiệp xanh ở Việt Nam hiện nay là tương đối mới mẻ, chỉ chủ yếu trên cơ sở chủ trương, chính sách. Chiến lược phát triển mới được ban hành cuối năm 2012 và Kế hoạch triển khai mới được ban hành đầu năm 2014. Hơn nữa, chiến lược cũng như kế hoạch phát triển xanh cho ngành khoáng sản còn chưa cụ thể và chưa rõ ràng. Muốn hướng tới nền công nghiệp khoáng sản xanh, Chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội cần mất nhiều thời gian và công sức hơn nữa.
15
16 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
Xây dựng Bộ chỉ tiêu đánh giá
Hình dung ban đầu về mô hình Doanh nghiệp Khai khoáng Xanh Có thể nói, từ việc phân tích cách tiếp cận cũng như kinh nghiệm, các quốc gia đều tập trung phát triển nền công nghiệp khai khoáng xanh trên cơ sở tăng cường yếu tố môi trường trong đó có tính tới yếu tố tác động xã hội. Các quốc gia đều coi đây là cơ sở để phát triển nền công nghiệp khai khoáng bền vững nói riêng và nền kinh tế bền vững nói riêng. Cùng một mục tiêu, nhưng mô hình phát triển của các quốc gia là tương đối không giống nhau. Canada chỉ tập trung vào một nhóm nhỏ cơ quan tổ chức để thành lập và vận hành Sáng kiến nền công nghiệp khai khoáng xanh. Sáng kiến này chủ yếu tập trung vào R&D và các hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành khai khoáng. Sáng kiến này có thể trở thành thực tiễn tốt cho các tổ chức khác thực hiện trong tương lai. Phần lan là áp dụng theo hướng khác, bằng cách dùng ngân sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện về môi trường để hướng tới nền công nghiệp khai khoáng xanh. Ngược lại, Trung Quốc triển khai theo hướng xây dựng bộ tiêu chuẩn về nền công nghiệp khai khoáng xanh và vận hành cơ chế Chứng nhận doanh nghiệp khai khoáng xanh tự nguyện. Khi đạt được các tiêu chí đề ra, các doanh nghiệp có thể được cấp Chứng nhận là doanh nghiệp khai khoáng xanh. Một số quốc gia như Úc và Indonesia lại theo hướng cụ thể hơn, các nước này để các doanh nghiệp tự vận hành và đưa ra các giải thưởng cho những doanh nghiệp đạt được các thành tựu trong bảo vệ môi trường. Nhìn chung, mỗi một mô hình đều có những điểm đáng quan tâm và học hỏi đối với việc phát triển mô hình doanh nghiệp khai khoáng xanh của Việt Nam trong thời gian tới. Có 3 bài học cơ bản cho Việt Nam trong việc xây dựng và vận hành nền công nghiệp khoáng sản xanh là: (1) Nhận biết được thực trạng phát triển của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản Việt Nam; (2) Dự định được các biện pháp, giải pháp về mặt chính sách, pháp luật nhằm tăng cường và thúc đẩy phát triền doanh nghiệp khai khoáng xanh; và (3) Định hướng phát triển bền vững đối với nền công nghiệp khai khoáng.
HIỆN TRạNG NGàNH KHAI THÁC KHOÁNG SảN Về HỆ luy
Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN XANH TRONG NGàNH KHAI KHOÁNG TRêN THế GIỚI
PHÁP luậT Và Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NưỚC
Xây DựNG Bộ CHỈ TIêu ĐÁNH GIÁ
TàI lIỆu THAM KHảO
Về Bộ chỉ số khai khoáng xanh cho doanh nghiệp Như đã phân tích, nói tới khai khoáng xanh là nói tới khía cạnh môi trường của ngành này, do đó, Bộ chỉ số khai khoáng xanh về cơ bản sẽ là bộ chỉ số về thực thi các yêu cầu về môi trường đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, do hiện tại các yêu cầu cụ thể về môi trường hướng tới nền công nghiệp khai khoáng xanh chưa được cụ thể hóa trong quy định pháp luật, nên nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra một mô hình mang tính chất khái quát về các khía cạnh về môi trường trong chu kỳ khai thác khoáng sản. Ngoài ra, bộ chỉ số sẽ tính đến một số khía cạnh khác của khai khoáng xanh đó là tác động tới lao động và cộng đồng dân cư để bảo đảm tính toàn diện của bộ Chỉ số. Đối tượng đánh giá là tất cả doanh nghiệp chuyên thực hiện hoạt động khai thác mỏ. Nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ đưa ra 3 chỉ số cơ bản: (1)
Chỉ số về nhận thức và khả năng của doanh nghiệp về việc tham gia nền công nghiệp khai khoáng xanh
(2)
Chí số về tuân thủ các yêu cầu về môi trường
•
•
•
•
• (3)
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và ISO về môi trường Sử dụng công nghệ trong khai khoáng Hiệu quả sử dụng năng lượng Quản lý và xử lý chất thải trong quá trình khai thác khoáng sản Đóng và phục hồi mỏ sau khi khai thác khoáng sản Chỉ số về mối quan hệ với người lao động và cộng đồng dân cư
(Nội dung cụ thể của Bộ chỉ số sẽ được làm thành bảng riêng) Thông qua 3 chỉ số và hoạt động đánh giá, người đánh giá có thể sử dụng kết quả đánh giá vào 3 mục đích sau: Thứ nhất, thông qua kết quả đánh giá, người đánh giá có thể tìm ra các thực tiễn tốt trong số các doanh nghiệp khai khoáng khi thực hiện chỉ số khai khoáng xanh; Thứ hai, thông qua kết quả đánh giá, người đánh giá có thể đưa ra các giải thưởng về môi trường cho các doanh nghiệp thực hiện tốt; và thứ ba, người đánh giá có thể xây dựng ra các bộ tiêu chuẩn chung về khai khoáng xanh, xây dựng mô hình Giấy chứng nhận cho doanh nghiệp khai khoáng xanh cho các doanh nghiệp tham gia (mô hình tự nguyện).
17
18 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
Xây dựng Bộ chỉ tiêu đánh giá
Về nguồn dữ liệu Bước đầu, người đánh giá có thể tiếp cận trên ba nguồn dữ liệu và thông tin đánh giá, cụ thể:
•
• •
Rà soát các quy định pháp luật hiện hành về tiêu chuẩn môi trường trong lĩnh vực khai khoáng. Khảo sát doanh nghiệp: Đây được coi như bộ công cụ quan trọng nhất để đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp trong hoạt động khai khoáng; và Các báo cáo của các doanh nghiệp: nguồn dữ liệu này sẽ giúp đánh giá về doanh nghiệp chính xác hơn.
Về phương pháp thiết kế câu hỏi Bộ câu hỏi này tập trung đánh giá mang tính chất định tính vì những lý do sau: Thứ nhất, hiện nay Việt Nam chưa có hệ thống đánh giá tuân thủ điều kiện môi trường đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp khoáng sản nói riêng. Do đó, việc đưa ra các câu hỏi định lượng sẽ không mang lại kết quả vì khó có thể đánh giá vì hệ thống các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam hiện nay là chưa đầy đủ. Thứ hai, hệ thống quản lý tiêu chuẩn về môi trường trong bản thân các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay hoặc chưa có hoặc nếu có thì chưa đạt tiêu chuẩn. Nếu đặt ra câu hỏi cho các doanh nghiệp này sẽ khó có câu trả lời chính xác.
Về mức độ đánh giá Về cơ bản, hệ thống câu hỏi khảo sát sẽ đưa ra 5 mức độ đánh giá: •
•
• •
•
Đáp ứng rất kém các tiêu chuẩn Đáp ứng kém các tiêu chuẩn Đáp ứng ở mức độ trung bình Đáp ứng tốt Đáp ứng rất tốt các yêu cầu, tiêu chuẩn. (Bộ câu hỏi được gửi kèm theo)
20
HIỆN TRạNG NGàNH KHAI THÁC KHOÁNG SảN Về HỆ luy
Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN XANH TRONG NGàNH KHAI KHOÁNG TRêN THế GIỚI
PHÁP luậT Và Xu HưỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NưỚC
Xây DựNG Bộ CHỈ TIêu ĐÁNH GIÁ
TàI lIỆu THAM KHảO
CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
Tài liệu tham khảo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21
22
luật dầu khí và luật dầu khí sửa đổi hợp nhất, văn bản số 18/VBHN-VPQH ngày 18/12/2013, http://thuvienphapluat.vn/archive/Van-ban-hop-nhat-18-VBHN-VPQH-nam-2013-hop-nhat-luat-dau-khi-vb219919.aspx. luật khoáng sản sửa đổi, luật số 60/2010/QH12. Nghị định số 15/2012/NĐ-CP 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật khoáng sản. Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Quyết định số 2427/QĐ-TTg, ngày 22/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoán sản đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Quyết định số 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25 tháng 9 năm 2012 Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh Quyết định số 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20 tháng 3 năm 2014 Phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020. Green industry flatform: Multi stakeholder partnership between business, government and civil society, unido (www.greenindustryflatform.org). Green Mining or Green Washing? Corporate Social Responsibility and the Mining Sector in Canad, Ramsey Hart, Mining Watch Canada. A Greener Footprint for Industry – Opportunities and challenges of sustainable industry development, united Nations Industrial Development Organization, Vienna, 2010. unido green industry – Policy for supporting green industry, united Nations Industrial Development Organization, Vienna, 2011. unido Green industry initiative for Sustainable Industrial Development, united Nations Industrial Development Organization, Vienna, 2011. Manila Declaration on Green Industry Asia, 2009. Finland’s Green Mining Concept, Pekka A.Nurmin, Ph.D., Prof, Research Director, 9th Fennoscandian Exploration & Mining, levi, 29-31, Octorber, 2013. Mining and sustainable developemtn II, Challenges and perspectives, ISSN 0378-9993, Industry and Environment, Volum 23, Special issue 2000. China’s green revolution – prioritizing technologies to achieve energy and environmental sustainability, McKinsey & Company. Environmental Impact Assessment in Australia, Theory and practice, Ian Thomas, The Federation Press 2001. Green growth, resources and resilience, Environmental Sustainability in Asia and the Pacific. united Nations and Asian Development Bank publication, Bangkok2012. VCCI (2014) “Báo cáo nghiên cứu thực trạng hoạt động của doanh nghiệp khai khoáng Việt Nam”, Ban Pháp chế, VCCI 2014. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010) “Báo cáo tổng kết 13 năm thực hiện luật khoáng sản”. Bản tin Chính sách Quý II/2014 – Trung tâm Con người và Thiên nhiên, Những bất cập của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam, http://reds.vn/index.php/phat-trien-ben-vung/7604-bat-cap-cua-congnghiep-khai-thac-khoang-san-o-viet-nam. Các thông tin liên quan tới các Tập đoàn, tổng công ty khoáng sản trên các trang web: www.vnsteel.vn; www.pvn.vn; www.vinacomin.vn; www.vinachem.com.vn; www.mitraco.com.vn; www.vicem.vn...
21
Chỉ số phát triển xanh trong Công nghiệp khai khoáng năm 2014 (GMI 2014) Mã
Tiêu chí
A
Nhận thức và khả năng của doanh nghiệp về việc tham gia nền công nghiệp khai khoáng xanh
15
Mức độ quan tâm của DN đối với việc tìm hiểu, tuân thủ và thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển xanh trong ngành công nghiệp khai khoáng
5
Phỏng vấn và Bộ câu hỏi
5
Phỏng vấn và Bộ câu hỏi
A1
Điểm tối đa
Ghi chú
A2
Mức độ sẵn sàng của DN trong việc thực hiện và triển khai các chính sách về phát triển xanh
A3
Khả năng sử dụng doanh nghiệp tư vấn trong việc thực hiện nền công nghiệp xanh
5
B
Tuân thủ và thực hiện các yêu cầu về môi trường
70
B1
Áp dụng hệ thống quản lÝ chất lượng
15
Phỏng vấn, Bộ câu hỏi và dữ liệu báo cáo của DN
B2
Sử dụng công nghệ trong khai khoáng
15
Phỏng vấn, Bộ câu hỏi và dữ liệu báo cáo của DN
B3
Hiệu quả sử dụng năng lượng
10
Phỏng vấn, Bộ câu hỏi và dữ liệu báo cáo của DN
B4
Quản lÝ và xử lÝ chất thải trong quá trình khai thác khoáng sản
20
Phỏng vấn, Bộ câu hỏi và dữ liệu báo cáo của DN
B5
Đóng và phục hồi mỏ sau khi khai thác khoáng sản
10
Phỏng vấn, Bộ câu hỏi và dữ liệu báo cáo của DN
C
Các yếu tố xã hội của doanh nghiệp khai khoáng xanh
15
C1
Bảo đảm an toàn cho người lao động
5
Phỏng vấn, Bộ câu hỏi và dữ liệu báo cáo của DN
C2
Bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực
5
Phỏng vấn, Bộ câu hỏi và dữ liệu báo cáo của DN
C3
Mối quan hệ của doanh nghiệp với cộng đồng dân cư
5
Phỏng vấn, Bộ câu hỏi và dữ liệu báo cáo của DN
22 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
PHIếu KHảO SÁT DOANH NGHIỆP Hướng tới mục tiêu phát triển xanh trong ngành khai thác khoáng sản ...........................................................
(tên tỉnh/thành phố) ngày
tháng
...........................................................
năm 2014
...........................................................
Tất cả thông tin trong Phiếu Điều tra này sẽ chỉ được sử dụng duy nhất vào mục đích thống kê và nghiên cứu. Chúng tôi cam kết không công khai các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.
Thông tin chung 1/ Tên doanh nghiệp:
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2/ Địa chỉ của doanh nghiệp:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3/ Số điện thoại:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4/ Số fax:
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5/ Địa chỉ e-mail (thư điện tử):
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
6/ Doanh nghiệp có là hội viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam không? o
Có
o
Không
7/ Họ tên người trả lời:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
8/ Chức vụ:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
23
A. Tổng quan về doanh nghiệp 1/ Doanh nghiệp được thành lập hoặc bắt đầu hoạt động từ năm nào?
.......................................................................................................................................
2/ Doanh nghiệp có Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh (ĐKKD) vào năm nào?
......................................................................................................
3/ Nếu doanh nghiệp của bạn còn hoạt động hoặc làm ăn ở bất kỳ tỉnh, thành phố nào khác, vui lòng nêu tên tỉnh, thành đó:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................
4/ Doanh nghiệp của bạn thuộc loại hình nào? (Đánh dấu m chọn một trong các loại hình sau) Doanh nghiệp tư nhân o
o o o
Công ty TNHH (nhiều hoặc một thành viên) Công ty cổ phần loại hình khác
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5/ Doanh nghiệp của bạn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nào? Thăm dò khoáng sản o
o o o o
Thăm dò, khai thác khoáng sản Khai thác và chế biến khoáng sản Thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản Khác (vui lòng nêu rõ):
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
6/ Doanh nghiệp của bạn hoạt động trong lĩnh vực thuộc sự quản lý của Bộ nào? Bộ Tài nguyên và Môi trường o
o o o
Bộ Công Thương Bộ Xây dựng Bộ khác (vui lòng nêu rõ):
....................................................................................................................................................................................................................................................................
7/ Tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp? (Vui lòng đánh dấu m đối với một lựa chọn đối với mỗi dòng)
Dưới 0,5 tỷ đồng Vào thời điểm thành lập? Năm 2012? Năm 2013?
Từ 0,5 đến dưới 1 tỷ
Từ 1 tỷ đến dưới 5 tỷ
Từ 5 tỷ đến dưới 10 tỷ
Từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ
Từ 50 tỷ đến dưới 200 tỷ
Từ 200 tỷ đến dưới 500 tỷ
Trên 500 tỷ đồng
24 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
PHIếu KHảO SÁT DOANH NGHIỆP Hướng tới mục tiêu phát triển xanh trong ngành khai thác khoáng sản 8/ Tổng số lao động của doanh nghiệp bạn? (Vui lòng đánh dấum đối với một lựa chọn đối với mỗi dòng)
Ít hơn 5 lao động
Từ 5 đến 9 lao động
Từ 10 đến 49 Từ 50 đến 199 Từ 200 đến Từ 300 đến Từ 500 đến Trên 1.000 lao động lao động 299 lao động 499 lao động 1.000 lao động lao động
Vào thời điểm thành lập? Năm 2012? Năm 2013?
9/ Đặc điểm của doanh nghiệp bạn? (Vui lòng đánh dấu m vào đặc điểm phù hợp) DNNN o
o o o o o
Doanh nghiệp được cổ phần hóa từ DNNN địa phương Doanh nghiệp được cổ phần hóa từ DNNN Trung ương Doanh nghiệp có một số cổ phần/phần vốn do cơ quan Nhà nước hoặc DNNN nắm giữ. Doanh nghiệp từng là hộ kinh doanh Cổ phiếu của doanh nghiệp bạn hiện nay đang được niêm yết tại Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội (HOSE hoặc HaSTC).
25
B. Nhận thức của doanh nghiệp về chính sách, pháp luật liên quan tới phát triển xanh trong ngành khai khoáng
1/ Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có biết hoặc đã từng nghe nói tới các chính sách, pháp luật về phát triển xanh trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản? Có (vui lòng trả lời các câu hỏi tiếp theo) o
o
Không
2/ Theo doanh nghiệp, muốn đạt được sự phát triển xanh trong ngành của mình, các doanh nghiệp cần đạt được những mục tiêu nào sau đây? (Vui lòng đánh dấu m vào một hoặc nhiều hình thức phù hợp) Có được công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản hiện đại, hiệu quả o
o o o o o o
Có hệ thống quản lý chất lượng khai thác khoáng sản tiên tiến Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Có hệ thống xử lý chất thải tốt và hiệu quả Hướng tới chế độ lao động an toàn; bảo vệ quyền lợi của người lao động Hướng tới mục tiêu khai thác khoáng sản lâu dài Mục tiêu khác (vui lòng nêu cụ thể)?
..............................................................................................................................................................................................................................
3/ Doanh nghiệp đã triển khai những hoạt động gì để hướng tới hoạt động khai thác khoáng sản theo hướng công nghiệp xanh? (Vui lòng đánh dấu m vào một hoặc nhiều hình thức phù hợp) Phân công trách nhiệm cho lãnh đạo doanh nghiệp phụ trách về lĩnh vực này o
o o o o o o o
Cử cán bộ, nhân viên nghiên cứu hoặc tham gia các khóa học, phổ biến về phát triển công nghiệp xanh Xây dựng chiến lược khai thác, sử dụng và chế biến khoáng sản Nghiên cứu nâng cao công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản theo hướng hiệu quả, thân thiện với môi trường Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong doanh nghiệp Xây dựng, vận hành chế độ an toàn lao động; bảo vệ quyền lợi của người lao động Xây dựng phương án khai thác khoảng sản trong lâu dài Mục tiêu khác (vui lòng nêu cụ thể)?
............................................................................................................................................................................................................................
26 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
PHIếu KHảO SÁT DOANH NGHIỆP Hướng tới mục tiêu phát triển xanh trong ngành khai thác khoáng sản 4/ Dể hướng tới mục tiêu khai khoáng xanh, doanh nghiệp có thể thực hiện theo cách thức nào? Tự doanh nghiệp thực hiện o
o o o o
Nhờ tổ chức tư vấn hỗ trợ, để doanh nghiệp tự thực hiện và đánh giá Nhờ tổ chức tư vấn hỗ trợ, giám sát thực hiện và đánh giá Nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ Cách thức khác (vui lòng nêu rõ):
.........................................................................................................................................................................................................................................
5/ Để đạt được mục tiêu phát triển xanh trong hoạt động khai thác khoáng sản, doanh nghiệp cần khoảng bao nhiêu thời gian? 10 năm o
o o o
15 năm 20 năm Khoản thời gian khác (vui lòng nêu rõ):
...................................................................................................................................................................................................................
6/ Nếu phải thực hiện mục tiêu phát triển xanh, doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn gì? (Vui lòng đánh dấu m vào một hoặc nhiều hình thức phù hợp) Khó khăn về kiến thức chuyên môn o
o o o o o
Về chất lượng hệ thống công nghệ phục vụ khai thác khoáng sản Về hạn chế của hệ thống xử lý môi trường Khó về cải tạo, khắc phục môi trường sau khi khai thác Nguồn vốn Khó khăn khác (vui lòng nêu rõ)
..............................................................................................................................................................................................................................................
27
C. Về tuân thủ và thực hiện các yêu cầu về môi trường
ÁP DỤNG Hệ THốNG QuảN Lý CHấT LượNG 1/ Doanh nghiệp có xây dựng và công bố các định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động khai thác khoáng sản? Có (nếu có, vui lòng trả lời câu hỏi 4) o
o
Không
2/ Doanh nghiệp có thường xuyên đánh giá, điều chỉnh định mức kỹ thuật? Hàng năm o
o o o
2 năm 1 lần 5 năm 1 lần Thời gian khác (vui lòng nêu rõ):
.......................................................................................................................................................................................................................................
3/ Để phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản, doanh nghiệp có áp dụng các tiêu chuẩn (như ISO) về môi trường? ISO 14001: 2004 o
o o o o
ISO 14006: 2004 ISO 14006: 2011 ISO hoặc tiêu chuẩn khác về môi trường (vui lòng nêu rõ):
..........................................................................................................................................
Sử dụng công nghệ trong khai khoáng
4/ Doanh nghiệp vui lòng cho biết hiện trạng về hệ thống thiết bị, công nghệ phục vụ hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản Hệ thống thiết bị, công nghệ tiên tiến của thế giới o
o o o o
Hệ thống thiết bị, công nghệ thông dụng Hệ thống thiết bị, công nghệ lạc hậu Hệ thống thiết bị, công nghệ thô sơ Hệ thống thiết bị, công nghệ khác (vui lòng nêu rõ):
.............................................................................................................................................................
28 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
PHIếu KHảO SÁT DOANH NGHIỆP Hướng tới mục tiêu phát triển xanh trong ngành khai thác khoáng sản 5/ Doanh nghiệp vui lòng cho biết về hiệu suất và năng xuất sử dụng thiết bị, công nghệ trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản Sử dụng tới 50% năng suất máy móc, thiết bị, công nghệ o
o o o o o
Sử dụng tới 60% năng suất máy móc, thiết bị, công nghệ Sử dụng tới 70% năng suất máy móc, thiết bị, công nghệ Sử dụng tới 80% năng suất máy móc, thiết bị, công nghệ Sử dụng tới 90% năng suất máy móc, thiết bị, công nghệ Số khác (vui lòng nêu rõ):
...................................................................................................................................................................................................................................................................
6/ Theo doanh nghiệp việc chưa sử dụng hết năng suất máy móc, thiết bị và công nghệ trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản là do những nguyên nhân nào sau đây? (Vui lòng đánh dấu m vào một hoặc nhiều hình thức phù hợp) Do chất lượng của máy móc, thiết bị, công nghệ o
o o o
Do năng lực vận hành của công nhân Do chất lượng mỏ hoặc chất lượng khoáng sản lý do khác (vu lòng nêu rõ):
.........................................................................................................................................................................................................................................................
7/ Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu % doanh thu hàng năm của mình để lập quỹ phát triển khoa học, công nghệ? 0% o
o o o o
1-5% 5-10% 10-20% Trên 20%
8/ Theo Doanh nghiệp, đâu là những khó khăn trong việc nâng cấp, thay thế thiết bị, công nghệ khai thác, chế biến khoán sản theo hướng công nghiệp xanh? (Vui lòng lòng đánh dấu m vào một hoặc nhiều hình thức phù hợp) Không có nguồn thiết bị, công nghệ phù hợp o
o o o
Khó khăn về nguồn vốn Khó khăn về nguồn nhân lực Khó khăn khác (vui lòng nêu rõ):
.......................................................................................................................................................................................................................................
29
C. Về tuân thủ và thực hiện các yêu cầu về môi trường
HIệu Quả Sử DỤNG NăNG LượNG 9/ Doanh nghiệp có xây dựng quy chế hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật về định mức, hiệu quả sử dụng năng lượng (dầu, than, điện….) trong hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản? Có o
o
Không
10/ Mức độ hiệu quả trong việc sử dụng năng lượng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của Doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Hiệu quả tốt o
o o o o
Tương đối hiệu quả Hiệu quả Chưa hiệu quả Khác (vui lòng nêu rõ):
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
11/ Theo Doanh nghiệp, việc không đạt được định mức sử dụng năng lượng trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản có thể vì những lý do nào sau đây? (Vui lòng đánh dấu m vào một hoặc nhiều hình thức phù hợp) Hệ thống thiết bị, máy móc, công nghệ lạc hậu, kém chất lượng o
o o o o
Chưa có hệ thống tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật trong việc sử dụng năng lượng Chưa có hệ thống công nghệ ứng dụng tiết kiệm năng lượng Chất lượng của công nhân vận hành còn hạn chế lý do khác (vui lòng nêu rõ):
............................................................................................................................................................................................................................................................
30 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
PHIếu KHảO SÁT DOANH NGHIỆP Hướng tới mục tiêu phát triển xanh trong ngành khai thác khoáng sản QuảN Lý Và Xử Lý CHấT THảI TroNG QuÁ TrìNH KHaI THÁC KHoÁNG SảN 12/ Hoạt động khai thác khoáng sản của Doanh nghiệp bạn có tác động đến? (Vui lòng đánh dấu m vào một hoặc nhiều hình thức phù hợp) Môi trường đất o
o o
Nước Không khí
13/ Trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, Doanh nghiệp bạn có thực hiện những hoạt động nào sau đây để tuân thủ các quy định pháp luật về xử lý chất thải? (Vui lòng đánh dấu m vào một hoặc nhiều hình thức phù hợp) Phân công, thành lập đơn vị phụ trách công tác về môi trường o
o o o o
Trang bị các phương tiện, công cụ, máy móc để xử lý chất thải Phân bổ ngân sách dự trù cho các hoạt động về môi trường Không thực hiện hoạt động nào Khác (vui lòng nêu rõ):
...........................................................................................................................................................................................................................................................................
14/ Doanh nghiệp bạn có xây dựng hoặc nhờ xây dựng các hệ tiêu chuẩn hoặc chỉ số về ô nhiễm môi trường? Vui lòng đánh dấu m vào một hoặc nhiều hình thức phù hợp) Đối với môi trường đất o
o o
Đối với môi trường nước Đối với môi trường không khí
Nếu có, doanh nghiệp dự kiến mức giảm thiểu ô nhiễm cho năm tiếp theo sẽ giảm được: <5% o
o o
< 10% Số khác (vui lòng nêu rõ)
.....................................................................................................................................................................................................................................................................
31
C. Về tuân thủ và thực hiện các yêu cầu về môi trường
ĐóNG Và PHỤC HồI Mỏ Sau KHI KHaI THÁC KHoÁNG SảN 15/ Sau quá trình khai thác, chế biến khoáng sản, doanh nghiệp ưu tiên những hoạt động nào sau đây? (Vui lòng đánh số thứ tự 1,2,3… theo thứ tự ưu tiên của Doanh nghiệp)
STT
Các hoạt động Tự tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường Thuê hoặc phối hợp với các tổ chức có khả năng tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường Nộp đầy đủ các khoản phí, lệ phí, thuế về môi trường Hoạt động khác (vui lòng nêu rõ)
16/ Trong hoạt động khai thác khoáng sản, doanh nghiệp đã xây dựng Đề án cải tạo, phục hồi môi trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt? Đã xây dựng và được phê duyệt o
o o o
Đã xây dựng nhưng chưa được phê duyệt Chưa xây dựng Ý kiến khác:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
17/ Doanh nghiệp có phải ký quỹ cải tạo, phụ hồi môi trường, nếu có thì đã thực hiện đầy đủ? Chưa ký quỹ o
o o o
Ký quỹ nhưng chưa đủ Ký quỹ đúng theo quy định Ý kiến khác:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
18/ Doanh nghiệp vui lòng cho biết những khó khăn trong việc tuân thủ các quy định xử lý chất thải, cải tạo, phục hồi môi trường? (Vui lòng đánh dấu m vào một hoặc nhiều hình thức phù hợp)
o o o o
Thiếu hệ thống máy móc, thiết bị xử lý môi trường Thiếu cán bộ, công nhân có đủ trình độ vận hành máy móc, thiết bị về môi trường Thiếu ngân sách Nguồn lực khác (vui lòng nêu rõ):
..................................................................................................................................................................................................................................
32 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN XANH TRONG CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG (ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP KHAI KHOÁNG)
PHIếu KHảO SÁT DOANH NGHIỆP Hướng tới mục tiêu phát triển xanh trong ngành khai thác khoáng sản 1/ Vui lòng cho biết mức độ đáp ứng dụng cụ bảo hộ lao động của doanh nghiệp trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản? Đáp ứng đầy đủ cho cán bộ, công nhân; có dụng cụ dự phòng o
o o o o
Đáp ứng đủ cho cán bộ, công nhân Đáp ứng một phần Chưa có dụng cụ bảo hộ trong quá trình làm việc cho công nhân Khác (vui lòng nêu rõ):
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
2/ Doanh nghiệp bạn có bộ phận (đơn vị) riêng biệt phụ trách an toàn lao động và vệ sinh lao động? Có, bộ phận hoạt động hiệu quả o
o o o o
Có, bộ phận này mới hoạt động bước đầu Chưa có khả năng thành lập Dự kiến sẽ thành lập Khác (vui lòng nêu rõ):
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
3/ Doanh nghiệp bạn có thường xuyên cử, hoặc thực hiện các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ, năng lực cán bộ, công nhân của mình, đặc biệt đối với lĩnh vực công nghiệp khai khoáng bền vững hoặc xanh? Có, thường xuyên o
o o o
Có, thi thoảng Không Khác (vui lòng nêu rõ)
............................................................................................................................................................................................................................................................................................
4/ Doanh nghiệp bạn có thường tham gia, hỗ trợ cho các hoạt động của địa phương hay không, mức độ tham gia cụ thể là gì? Hỗ trợ cho hoạt hoạt động khuyến học o
o o o o o
Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng Hỗ trợ xử lý sự cố môi trường Hỗ trợ đào tạo lao động địa phương Chưa có điều kiện hỗ trợ Hỗ trợ khác (vui lòng nêu rõ):
.................................................................................................................................................................................................................................................................
5/ Theo doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và cộng đồng địa phương hiện đang ở mức độ nào? Tốt, thân thiện o
o o
Bình thường Chưa được như ý
33
D. Vấn đề khác (Phần tùy chọn) (Những phản ánh của các doanh nghiệp trong phần này sẽ cung cấp những thông tin chân thực về những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải cũng như đưa ra các gợi ý chính sách rất có ý nghĩa đối với các tỉnh để giải quyết các khó khăn này). 1/ Doanh nghiệp vui lòng liệt kê 5 vấn đề khó khăn nhất (theo thứ tự quan trọng) để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu phát triển xanh trong hoạt động khai khoáng? 1.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2/ Theo doanh nghiệp, 5 giải pháp cụ thể mà nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp để đạt được mục tiêu phát triển xanh trong ngành khai thác khoáng sản (xếp theo thứ tự ưu tiên) trong thời gian tới là gì? 1.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
2.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
5.
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3/ Các vấn đề khác mà doanh nghiệp muốn đánh giá, kiến nghị về hệ thống chính sách, môi trường kinh doanh trong hoạt động khai khoáng hiện nay? ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................