THE GRADUATION PROJECT - 2021

Page 1

1


LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS.KTS Lê Thị Bảo Thư đã luôn đồng hành, hỗ trợ và chỉ dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến khi lập đề cường tốt nghiệp. Người đã truyền cho tôi những cảm hứng, và động lực để tôi có thể hoàn thành thật tốt đồ án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô và thư ký của Bộ môn Kiến Trúc - Trường Đại Học Bách Khoa vì những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn quý báu mà bộ môn đã truyền đạt trong những năm học tập qua để tôi có điều kiện thực hiện tốt đồ án tốt nghiệp này. Cuối cùng, vì kiến thức còn nhiều hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận được sự quan tâm và chỉ bảo cùa các thầy cô. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

Phạm Lê Ái Quyên

2


LỜI CAM ĐOAN Công trình được hoàn thành tại trường đại học Bách Khoa - Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh Tác giả xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tác giả và được sự hướng dẫn của TS.KTS Lê Thị Bảo Thư. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kì hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong đề cương còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tác giả gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm

Tác giả

Phạm Lê Ái Quyên

3


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng Giáo viên hướng dẫn

TS. KTS Lê Thị Bảo Thư

4

năm


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm

Giáo viên phản biện

Ths.KTS Nguyễn Thị Hương Trung

5


MỤC LỤC Phần 1 Giới thiệu chung ....................................... 9 1.1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 10 1.2 Tổng quan về đề tài ........................................................................................... 11 1.3 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 14 1.4 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 14 1.5 Cấu trúc thuyết minh ........................................................................................ 15

Phần 2 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu ..... 17 2.1 Vị trí, quy mô nghiên cứu ................................................................................. 18 2.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 21 2.2.1 Khí hậu......................................................................................................... 21 2.2.2 Địa chất thủy văn ........................................................................................ 23 2.2.3 Động thực vật .............................................................................................. 23 2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................. 23 2.4 Hiện trạng sử dụng đất đai và kiến trúc khu vực thiết kế ............................ 23 2.4.1 Giao thông tiếp cận ..................................................................................... 24 2.4.2 Kiến trúc trong khu vực ............................................................................. 26 2.5 Phân tích và đánh giá hiện trạng (SWOT) ..................................................... 27 2.6 Giá trị, tiềm năng của địa điểm ....................................................................... 28

6


Phần 3 Cơ̛ sở và phương pháp nghiên cứu ........ 29 3.1 Cơ sở pháp lý ..................................................................................................... 30 3.2 Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 31 3.2.1 Phương pháp Montessori ........................................................................... 31 3.2.2 Giá trị của môi trường ngoài trời đối với học tập, sức khỏe và an toàn của học sinh. ......................................................................................................... 32 3.2.3 Vai trò của vận động đối với sự phát triển của trẻ. ................................. 33 3.3 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................... 35 3.3.1 Douglas Magnet Elementary School ......................................................... 35 3.3.2 Trường Omni Montessori .......................................................................... 38 3.3.3 Trường mầm non Thế giới Xanh Pou Chen ............................................. 39 3.4 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của khu đất ....................................................... 40 3.5 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu ........................................................................ 40 3.5.1 Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 40 3.5.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 40 3.6 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 40

Phần 4 Nguyên tắc và nhiệm vụ Thiết kế ........ 41 4.1 Nguyên tắc thiết kế tổng mặt bằng .................................................................. 42 4.2 Nguyên tắc thiết kế khối phòng học ................................................................ 42 4.3 Nguyên tắc thiết kế không gian vui chơi, khối phát triển thể chất, năng khiếu. ........................................................................................................................ 42 4.4 Nguyên tắc thiết kế khối phòng hành chính quản trị .................................... 42 4.5 Quy mô tính toán ............................................................................................... 43 4.6 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thiết kế trường Tiểu học sơ cấp (tham khảo từ chỉ tiêu thiết kế trường Tiểu học). ............................................................................... 44

7


Phần 5 Thiết kế cơ sở ......................................... 47 5.1 Ý tưởng hình khối ............................................................................................. 48 5.2 Phương án thiết kế kiến trúc ............................................................................ 50 5.2.1 Bubble diagram ........................................................................................... 50 5.2.2 Phương án so sánh ...................................................................................... 50 5.2.3 Ý tưởng không gian .................................................................................... 52 5.2.4 Hoạt động của không gian ......................................................................... 64 5.2.2 Mặt bằng ..................................................................................................... 65 5.2.3 Mặt cắt ......................................................................................................... 71 5.2.4 Mặt đứng ..................................................................................................... 72 5.2.5 Phối cảnh – Tiểu cảnh công trình .............................................................. 73 5.3 Thiết kế cảnh quan ............................................................................................ 80 5.3.1 Ý tưởng ........................................................................................................ 80 5.3.2 Mặt bằng ...................................................................................................... 81 5.3.3 Mặt cắt ......................................................................................................... 84 5.4 Phối cảnh – Tiểu cảnh cảnh quan ................................................................ 85

Phần 6 Kết luận và kiến nghị ............................. 89 6.1 Kết luận .............................................................................................................. 90 6.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 91 Danh mục hình ảnh .................................................................................................... 92 Danh mục sơ đồ, bảng biểu ........................................................................................ 94 Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................... 95

8


Phần 1 Giới thiệu chung

9


1.1 Lý do chọn đề tài -"Tôi cho con trai đi học từ khi 3 tuổi, nay cháu vào lớp 1 nhưng sáng nào cũng lằng nhằng không chịu đi học” Chị Hoàng Thị Hà (Bình Thạnh, TP.HCM) thì kể. -"Cứ sáng thức dậy con bé nhà tôi lại khóc không chịu đi học. Dỗ thế nào cũng không được, trừ khi cho ở nhà. Tối ngủ thì hay giật mình, thậm chí tè dầm ra giường", chị Thảo Nguyên (Thủ Đức, TP.HCM) than thở… Đó là vấn đề mà nhiều trẻ khi bước vào giai đoạn Tiểu học thường gặp phải. Và một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn đề này sự thay đổi đột ngột về môi trường học tập của trẻ khi chuyển từ mẫu giáo sang tiểu học. Thật vậy, môi trường mầm non với hoạt động chơi là chủ đạo, học thông qua chơi, không gian học tập linh động, trẻ được tự do hoạt động, trong khi trường tiểu học với hoạt động học là chủ đạo, trẻ ngồi học nghiêm túc, trong suốt giờ học tại lớp,… Dẫn tới trẻ bị hụt hẫng, bỡ ngỡ với sự thay đổi môi trường học tập mới,

Hình 1.1 Sự khác nhau giữ môi trường Mầm non và Tiểu học

được biểu hiện thông qua các hành vi: − Trẻ không thích đi học, tìm mọi lý do để trì hoãn việc đi học hoặc khóc lóc mỗi buổi sáng. −Trẻ sợ phải tập viết, thường kêu mỏi tay, đau tay khi phải viết; −Trẻ ngủ không yên giấc, hay giật mình; −Trẻ sợ phải đi vệ sinh ở trường. Chính những biểu hiện vụn vặt này khiến trẻ cảm thấy tự ti trước bạn bè, dẫn đến việc trẻ sợ đi học.[1] Trong khi đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, XII của Đảng luôn nhấn mạnh: “Con người là vốn quý nhất, phát triển con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng, của sự nghiệp đổi mới đất nước”[2]. Mà giai đoạn [1]. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (2016), “Giáo viên hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 17-21 [2].Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), tr.78.

10


chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời đứa trẻ, là điểm khởi đầu cho việc học tập có chủ đích. Sự khởi đầu thành công ở trường học có mối liên hệ chặt chẽ với kết quả học tập và nhận thức xã hội trong tương lai của trẻ. Những trải nghiệm của trẻ trong giai đoạn này sẽ có tác động lâu dài đến khả năng thích nghi đối với sự thay đổi của trẻ.[1] Vì vậy, cần có sự quan tâm đặc biệt tới môi trường học tập của trẻ ở giai đoạn này. Và với những bất cập giữa môi trường Mầm non và Tiểu học hiện nay, nhận thấy cần phải có một môi trường học tập chuyển tiếp giữa 2 bậc học để trẻ thích ứng một các nhẹ nhàng, tránh sự đột ngột, hụt hẫng đẫn đến tình trạng “sợ đi học”. “Sự thành công của quá trình chuyển tiếp cho trẻ từ mầm non lên tiểu học là trách nhiệm của toàn xã hội. Khi cộng đồng chung tay vì trẻ em, thì việc đến trường của trẻ sẽ là một trải nghiệm tích cực và thú vị” (Dockett và Perry, 2001).[2]. Đó cũng là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu.

1.2 Tổng quan về đề tài Trường Tiểu học sơ cấp là trường học dành cho trẻ trong độ tuổi từ 6-9 tuổi, là cấp học chuyển tiếp giữa Mần non và Tiểu học.

Sự đề xuất phân cấp trên được đưa ra dựa trên cơ sở Thuyết phát triển trí lực của Giáo sư Makoto Shichida: sự phát triển của não giống như hình tam giác cân, 0-2 tuổi (phía đáy của tam giác) là thời kỳ phát triển nhanh nhất, thời kỳ con người có thể học được nhiều nhất, là thời kỳ thiên tài, thần đồng trong học tập. Đến 8 tuổi trí lực không phát triển rõ rệt nữa, và sau đó con người chỉ có thể phát triển kỹ năng và tri thức.

[1]. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (2016), “Giáo viên hỗ trợ trẻ trong giai đoạn chuyển tiếp từ mầm non lên tiểu học”, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 14 [2].Starting school: effective transitions [Bắt đầu đi học: Giai đoạn chuyển tiếp hiệu quả]. Early Childhood Research & Practice [Tạp chí Nghiên cứu và thực hành giáo dục trẻ thơ], cuốn 3, số 2, 2001.

11


Theo nghiên cứu trên, sự phát triển trí tuệ của trẻ được chia thành 4 giai đoạn chính: -Trẻ từ 0-3 tuổi: Não phải đóng vai trò chủ đạo, não bộ phát triển rất nhanh. -Trẻ từ 3-6 tuổi: Não trái bắt đầu phát triển nhưng Não phải vẫn đóng vai trò chủ đạo, não bộ phát triển nhanh. -Trẻ từ 6-8 tuổi: Não trái đóng vai trò chủ đạo, não bộ phát triển chậm hơn. -Trẻ >8 tuổi: Não trái đóng vai trò chủ đạo, não bộ không còn phát triển nữa.

Hình 1.2 Sự phát triển của não bộ trẻ em theo Giáo sư Makoto Shichida Mỗi giai đoạn phát triển cần 1 phương pháp, môi trường giáo dục phù hợp để trí não của trẻ được phát triển 1 cách tốt nhất. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn Việt Nam, trẻ từ 0-8 tuổi chỉ được chia vào 2 cấp giáo dục là mầm non (từ 3 tháng đến 6 tuổi) và tiểu học (từ 6 đến 11 tuổi). Sự phân cấp dựa vào vai trò chủ đạo của não trái hay não phải này đã gộp chung thời kì não bộ vẫn còn phát triển với thời kì não bộ đã hết khả năng phát triển của trẻ vào chung một môi trường giáo dục sẽ làm hạn chế cơ hội, khả năng phát triển hơn nữa của trẻ, bởi trong giai đoạn phát triển não bộ của trẻ, chúng cần môi trường trải nghiệm, khám phá chứ không phải là lớp học truyền thống với 4 bức tường. Vì vậy, một môi trường học tập phù hợp hơn cho trẻ trong độ tuổi từ 6-9 tuổi là điều cần thiết.

12


Hình 1.3 So sánh môi trường giáo dục Việt Nam với các phương pháp, nghiên cứu khoa học về sự phát triển trí não của trẻ từ 0-11 tuổi Ngoài ra, kết quả thực nghiệm của GS. Jerome Bruner người Mỹ đã chỉ ra rằng, tác động từ ngoại cảnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của trẻ thơ. Căn phòng yên tĩnh không có tác động từ bên ngoài thì trí tuệ của trẻ phát triển chậm hơn. Thật vậy, phương pháp giáo dục tiểu học hiện nay với cường độ học tập ngày càng dày đặc, trẻ ít tiếp xúc với môi trường bên ngoài mà thay vào đó là giành hầu như toàn bộ thời gian học tập trong các lớp học truyền thống, nơi mà ánh sáng tự nhiên bị lép vế hoàn toàn trước ánh sáng của đèn điện là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới: có gần 5 triệu trẻ em trong độ tuổi đi học mắc tật khúc xạ, và đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi 7-9 tuổi và 12–14 tuổi.[1] Mặc khác, theo kết quả của cuộc điều tra trên 11.917 trẻ từ 0-15 tuổi ở các vùng nông thôn trong cả nước và 9.410 học sinh Hà nội: Chiều cao, cân nặng trẻ em Việt Nam luôn thấp hơn kích thước tham khảo theo khuyến nghị của WHO. Nghiên cứu gần đây theo dõi chiều sâu về sự phát triển trẻ em từ sơ sinh đến 18 tuổi của viện Dinh dưỡng trên

[1]. Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2017.

13


218 trẻ Hà Nội cho thấy: mức tăng cân của trẻ em Việt Nam trong 3 tháng đầu không khác với tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí còn cao hơn, nhưng sau đó kém dần. Có hai thời kỳ sự thua kém biểu hiện cao nhất: từ 6-12 tháng và 6-11 tuổi (lứa tuổi tiểu học).[1] Từ những nghiên cứu, so sánh trên, nhìn nhận về mô hình giáo dục trẻ em trong thời kì phát triển “vàng” ở Việt Nam có thể thấy vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần được cải thiện, và nổi bật nhất là vấn đề của trẻ trong độ tuổi từ 6-9 tuổi: Sự hạn chế, thay đổi quá lớn về môi trường học tập, hoạt động giáo dục chưa phù hợp với sự phát triển của trẻ…, là nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế đi khả năng phát triển hơn nữa của trẻ đồng thời gây ra những ảnh hưởng, tác động đến tâm lý, thể chất và cả trí tuệ của trẻ. Từ đó, đồ án trường “Tiểu học sơ cấp” dành cho trẻ 6-9 tuổi được đề xuất, là môi trường học tập chuyển tiếp giữa trường mầm non và trường tiểu học. Với mong muốn tạo ra môi trường học tập phù hợp với quá trình phát triển của trẻ ở độ tuổi 6-9 tuổi: môi trường năng động, gần gũi, giúp trẻ phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ, thúc đẩy những khả năng tiềm ẩn của trẻ, tạo tiền đề cho sự phát triển sau này. 1.3 Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về không gian học tập gần gũi, phù hợp với độ tuổi của trẻ, không chỉ thúc đẩy sự phát triển về thể chất mà còn phát triển cân bằng giữa 2 bán cầu não của trẻ: vừa có những không gian vui chơi kích thích, phát triển những năng lực tiềm ẩn trong trẻ, vừa tạo ra không gian học tập giúp trẻ từng bước làm quen với tri thức khoa học, từ đó giúp khai thác hết tiềm năng bản thân của trẻ một cách hiệu quả và tạo bước đệm để trẻ bước vào môi trường tiểu học. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đồ án được xác định là không gian học tập, vui chơi dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 6-9 tuổi, tương ứng với trẻ học từ lớp 1 đến 3 theo tiêu chuẩn giáo dục Việt Nam.

[1]. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (2017), Thực trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của trẻ học đường.

14


1.5 Cấu trúc thuyết minh

15


16


Phần 2 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu

17


Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam. Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội. Là một thành phố năng động, luôn phát triển không ngừng, với mong muốn tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nhanh và bền vững, Thành phố Hồ Chí Minh luôn đề cao những kế hoạch để thúc đẩy, phát triển nguồn nhân lực. Và đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, thành phố luôn chủ trương: đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và khu vực.[1] Với những tiềm lực, định hướng và chính sách phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh là khu vực lý tưởng để chọn lựa địa điểm xây dựng thử nghiệm mô hình trường tiền tiểu học. 2.1 Vị trí, quy mô nghiên cứu Với lợi thế là khu đô thị mới được UBND thành phố ưu ái phê duyệt quy hoạch trở thành trung tâm kinh tế tài chính thương mại thể thao mới của thành phố liền kề với khu trung tâm Quận 1, Quận 2, đặc biệt là khu đô thị mới Thủ Thiêm, với xu thế phát triển hiện đại, các công trình trọng điểm mang tính quy mô, đi đầu,… là bối cảnh phù hợp để triển khai đồ án.

Hình 2.1 Vị trí khu vực nghiên cứu [1]. Hochiminhcity.Gov.Vn, TPHCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên tất cả lĩnh vực.

18


Bên cạnh đó, các ô chức năng giáo dục được quy hoạch nhiều và liên tiếp, là điều kiện thuận lợi để xây dựng, hình thành và phát triển chuỗi giáo dục theo nghiên cứu của đồ án. Cụ thể, với 4 lô đất có chức năng giáo dục gần kề nhau, đây là khu vực cung cấp đủ không gian, phù hợp để có thể xây dựng trường tiểu học sơ cấp bên cạnh trường tiểu học, THCS và THPT. Đảm bảo có thể xây dựng môi Hình 2.2 Sơ đồ các không gian chức năng khu vực nghiên cứu

trường học tập theo nghiên cứu của đồ án.

Và trong phạm vi nghiên cứu là xây dựng trường “tiểu học sơ cấp”, các khu đất được xem xét để lựa chọn so sánh. Khu đất số 1 Khu đất số 2 Khu đất số 3 Khu đất số 4

Hình 2.3 Vị trí các khu đất so sánh

19


Bảng 2.1 Bảng so sánh, đánh giá các khu đất Tiêu chí

Khu đất 1

Khu đất 2

Khu đất 3

Khu đất 4

20.124,81 m2

9.474 m2

13.503,96 m2

20.992,26 m2

5

3

5

4

5

3

4

4

4

4

4

4

14

10

13

12

Các mặt của khu đất tiếp Tiếp cận

giáp với đường giao thông và không chung đụng với các công trình công cộng có lượng người sử dụng cao. Đối tượng sử dụng các công trình xung quanh không

Môi trường

phức tạp.

xung

Vị trí yên tĩnh, không bị ảnh

quanh

hưởng bởi tiếng ồn giao thông và xung quanh. Tổng

Đánh giá các tiêu chí trên thang điểm (1-5) trong đó: 1 điểm: Kém, 2 điểm: Khá kém, 3 điểm: Trung bình, 4 điểm: Khá, 5 điểm: Tốt Như vậy, khu đất số 1 là khu đất có nhiều ưu điểm hơn.  Lựa chọn khu đất số 1 là địa điểm thiết kế đồ án. Thông tin quy hoạch khu đất: -Vị trí: Ô chức năng 4-1, khu chức năng số 4, khu đất thuộc phường Bình Khánh, Quận 2, Tp. HCM. Phía Đông Nam tiếp giáp đường Ven hồ trung tâm, lộ giới 29.2m. Phía Tây Nam tiếp giáp đường N2 lộ giới 22.6m. Phía Tây Bắc tiếp giáp đường D2 lộ giới 22.6m. -Diện tích: 20.083,81 m2 Hình 2.4 Vị trí khu đất Trích từ Đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2 (19/06/2012)

20


2.2 Điều kiện tự nhiên 2.2.1 Khí hậu Đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TPHCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa - khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình 28°C. Tháng nóng nhất là tháng 4 với nhiệt độ tối đa trung bình là 35°C (95°F).Tháng lạnh nhất là tháng mười hai với nhiệt độ tối đa trung bình là 30°C (86°F). Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình các tháng trong năm

Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện số giờ nắng trung bình trong năm

Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam - Ðông Bắc. Ðại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam. 21


Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm

Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện số ngày mưa trung bình các tháng trong năm

Ðộ ẩm tương đối của không khí bình cao, bình quân tháng thấp nhất khoảng 60% (tháng 2) và tháng cao nhất khoảng 82% (tháng 7) Biểu đồ 2.5 Biểu đồ thể hiện độ ẩm trung bình các tháng trong năm

- Gió: Quận 2 có 3 hướng gió chủ yếu: Gió Đông Nam thịnh hành vào mùa khô với tần suất 30 – 40 %; gió Tây Nam mạnh nhất đạt 25 - 30 m/s và thịnh hành vào mùa mưa; riêng gió Tây Bắc thịnh hành vào giao thời giữa hai mùa. Hình 2.5 Hoa gió khu vực Thủ Thiêm 22


2.2.2 Địa chất thủy văn Về địa hình, quận 2 bao gồm cả gò và bưng, kênh rạch chiếm 24,7% tổng diện tích tự nhiên, địa chất yếu, phần lớn địa hình thấp trũng, có độ cao trung bình khoảng từ 1,5m đến 3m với mực nước biển, độ dốc theo hướng Bắc – Nam. Đây là vùng bưng trũng, bị nhiễm phèn, mặn, thường ngập nước lúc triều cường. 2.2.3 Động thực vật Đất phù sa màu mỡ tạo điều kiện cho thực vật phát triển mạnh. Hệ động thực vật nước ngọt như: Dừa nước, lục bình, một số loài thủy sản dưới nước.

2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội Toàn bộ Khu đô thị mới Thủ Thiêm được xây dựng trên diện tích 737ha, được quy hoạch phục vụ cho tổng số dân 145.400 người tại chỗ. Với định hướng phát triển, chuyển dịch từ Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp và Nông nghiệp sang Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp - Văn hóa - Thể dục thể thao và Du lịch, Thủ Thiêm sẽ thu hút một lương lớn là 219.200 người làm việc/ngày và khách vãng lai trên 1.000.000 người/ngày.[1]

2.4 Hiện trạng sử dụng đất đai và kiến trúc khu vực thiết kế Tổng thể Thủ Thiêm được chia làm 8 khu vực chính, trong đó, vị trí khu đất của đồ án thuộc khu vực số 4. Khu số 4 gồm các nhóm nhà ở chung cư cao tầng sử dụng hỗn hợp và một số công trình điểm nhấn, công cộng như trường học, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, cơ quan hành chính địa phương.

[1]. Ủy ban nhân dân thành phố HCM (2012), Quyết định về duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2

23


2.4.1 Giao thông tiếp cận 

Hiện trạng -Khu đất được tiếp cận trực tiếp bằng con đường Trần Não.

Hướng ra Quốc lộ 52

-Mật độ xe lưu thông ở mức trung bình. -Hệ thống hạ tầng kỹ thuật chưa hoàn thiện.

Hướng ra đường Mai Chí Thọ

Hình 2.7 Giao thông tiếp cận khu đất

Hình 2.8 Mật độ giao thông của các tuyến đường 24

Hình 2.6 Hiện trạng đường Trần Não


 Quy hoạch trong tương lai

Hình 2.9 Mạng lưới giao thông công cộng theo quy hoạch Hệ thống giao thông công cộng của Thủ Thiêm được quy hoạch tiếp cận đến toàn bộ khu vực thông qua sự kết hợp giữa tàu điện ngầm, hệ thống xe buýt đô thị kết nối Thủ Thiêm với các quận xung quanh và mạng lưới xe buýt nội bộ chạy vòng quanh phục vụ riêng cho Thủ Thiêm. Có thể thấy, khu đất được tiếp cận bằng tất cả các hệ thống giao thông công cộng của khu vực: Tàu điện ngầm (trong bán kính đi bộ 800m), xe buýt đô thị (trong bán kính đi bộ 200m), xe buýt nội bộ (trong bán kính đi bộ 200m). Như vậy, với chức năng là một công trình trường học, vị trí khu đất xây dựng đang có một điểm cộng rất lớn về mặt tiếp cận.

Hình 2.10 Mạng lưới giao thông công cộng khu vực số 4 25


2.4.2 Kiến trúc trong khu vực  Hiện trạng  Khu vực tiếp giáp ranh quy hoạch

Hình 2.11 Hiện trạng dân cư xung quanh khu đất Dân cư hiện hữu tập trung ven rìa ranh giới khu quy hoạch với mật độ cao, kiến trúc lộn xộn, nhà cấp 4 là chủ yếu.  Khu vực trong ranh quy hoạch Một số công trình đã triển khai xây dựng theo như quy hoạch với kiến trúc hiện đại

Hình 2.12 Trụ sở đội phòng cháy chữa cháy khu đô thị mới thủ thiêm 26

Hình 2.13 Trường Quốc tế Việt Úc


 Quy hoạch trong tương lai Khu chức năng số 4 với:

+ Dân số cư trú thường xuyên tại: 23.800 người. + Số người làm việc: 8.110 người

Các công trình kiến trúc trong khu vực đều mang phong cách thiết kế hiện đại, năng động, thể hiện đúng tính chất là khu đô thị mới, hiện đại, hàng đầu của Việt Nam.

Hình 2.15 Khu dân cư mới Đại Quang Minh

Hình 2.14 Trung tâm triển lãm quy hoạch TP.HCM 2.5 Phân tích và đánh giá hiện trạng (SWOT) S

W

-Nằm trên trục đường lớn, giao thông kết nối -Nằm gần nút giao thông, dễ bị ảnh thuận lợi, mật độ xe thấp, tiếp cận dễ dàng.

hưởng bởi tiếng ồn giao thông.

-Là khu vực có mật độ dân cư, người đi làm cao. -Nằm trong khu vực có mật độ trường -2 mặt khu đất tiếp giáp với môi trường tự học lớn, tỉ lệ cạnh tranh cao. nhiên, là môi trường thuận lợi cho học tập, phát -Là khu vực có địa hình thấp, dễ bị ngập triển của trẻ. Đồng thời cũng là điểm thuận lợi nước. cho việc bố trí giao thông đối ngoại. -Nằm ở vị trí thoáng, không bị che khuất tầm nhìn và gió. O

T

-Đáp ứng nhu cầu học tập lớn cho cư dân và -Đảm bảo vấn đề tiếng ồn cho môi người làm việc tại khu vực.

trường học tập của trẻ.

-Xây dựng môi trường học tập mang đặc trưng -Tạo ra khác biệt, đặc trưng so với những gắn liền với thiên nhiên, là đặc điểm mà hầu hết trường học tương đương trong khu vực. những ngôi trường trong TP không có được.

-Giảm tải áp lực thoát nước cho khu vực.

27


2.6 Giá trị, tiềm năng của địa điểm Khu đất được bao quanh bởi cây xanh và sông suối, tạo nên không gian yên tĩnh cực kì phù hợp cho môi trường giáo dục và đặc biệt là với nội dung nghiên cứu của đề tài: trường học dành cho trẻ em. Bởi, nhiều nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học còn chỉ ra rằng việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên, màu xanh của cây cối, dành thời gian nhìn ngắm những vật ở khoảng cách xa và hoạt động ngoài trời là các nhân tố chính để giảm nguy cơ cận thị, tăng khả năng phân biệt màu sắc ở trẻ, giảm nguy cơ rối loạn sức khỏe tâm thần và chứng bệnh béo phì. Việc gần gũi với thiên nhiên, môi trường xanh giúp trẻ cải thiện sự tập trung và tính kỷ luật, cải thiện tinh thần, tác dụng rất tốt trong giáo dục, hình thành trí tuệ và nhân cách của trẻ. Ngoài ra, giao thông thuận lơi, dễ dàng tiếp cận nhanh chóng, an toàn bằng nhiều loại phương tiện đặc biệt là phương tiện công cộng là một lợi thế, điểm cộng rất lớn của địa điểm, góp phần giúp công trình dễ dàng tiếp cận với mọi người hơn.

28


Phần 3 Cơ̛ sở và phương pháp nghiên cứu

29


3.1 Cơ sở pháp lý Quyết định 5190/QĐ-UBND về Ban hành kế hoạch đẩy mạnh thực hiện chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 – 2020, trong đó bổ sung thực hiện các giải pháp mới phù hợp nhằm tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, nhanh chóng chuẩn hóa, nâng cao mặt bằng chung về chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động trong nước và khu vực là một trong những mục tiêu được đặt ra. Đây là cơ sở để tác giả lựa chọn Thành phố Hồ chí Minh làm khu vực triển khai đồ án. Căn cứ theo Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2, vị trí khu đất để thiết kế đồ án được lựa chọn, vì vậy tính pháp lý của khu đất là hoàn toàn phù hợp.

Hình 3.1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2

30


3.2 Cơ sở lý luận 3.2.1 Phương pháp Montessori Là phương pháp giáo dục được TS.Bác sĩ Maria Montessori - nữ bác sĩ đầu tiên của Ý, đồng thời bà còn là nhà tâm lý giáo dục nổi tiếng thế giới, nghiên cứu và đưa ra. Phương pháp Montessori đã gặt hái được những thành công và phát triển không ngừng trong hơn 100 năm qua, đến nay đã có trên 110 quốc gia áp dụng phương pháp này, tất cả trường học ở các nước Tây Âu đều đã tiếp cận tinh thần của phương pháp Montessori. Điểm khác biệt của Montessori so với phương pháp giáo dục truyền thống:

Trong đó, các nhóm tuổi được chia theo phương pháp giáo dục Montessori là:

Có thể thấy rằng sự phân chia các nhóm lớp theo các đặc điểm phát triển não bộ của trẻ đã mang lại hiệu quả cao cho phương pháp giáo dục Montessori bởi từng giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có khả năng tư duy, năng lực khác nhau. Như vậy, phân chia và xây dựng không gian học tập phù hợp với từng nhóm tuổi giúp trẻ có điều kiện phát triển khả năng phù hợp với bản thân của mình hơn. Bên cạnh đó, sự khác biệt về không gian, hoạt động và môi trường học tập cũng là một trong những yếu tố dẫn đến sự thành công của phương pháp này. Trẻ không chỉ học tập 31


thụ động qua truyền đạt bằng lời mà “học tập luôn đi kèm với thực hành”, trẻ được dạy các kỹ năng sống bên cạnh kiến thức và có nhiều không gian tự do để vận dụng, khám phá những điều đã học. Hoạt động học tập không chỉ ở tại lớp học hoặc trong nhà mà diễn ra ngoài trời với không khí trong lành tạo ra các trãi nghiệm kỳ thú dành cho trẻ. Đây là những đặc điểm rất hay của phương pháp Montessori mà đồ án học hỏi và áp dụng. 3.2.2 Giá trị của môi trường ngoài trời đối với học tập, sức khỏe và an toàn của học sinh. Môi trường học đường đóng một vai trò quan trọng đối với khả năng học tập hiệu quả của học sinh. Không gian ngoài trời tại trường mang đến cho học sinh những cơ hội chính để học hỏi, giải quyết vấn đề và làm mới tinh thần - cuối cùng mang lại lợi ích cho cả giáo dục và sức khỏe tâm thần. Những lợi ích này xảy ra thông qua bốn lĩnh vực tương tác chính với môi trường tự nhiên: giáo dục ngoài trời, vui chơi ngoài trời, trải nghiệm ngoài trời và tiếp xúc ngoài trời. +Giáo dục ngoài trời Một dự án học tiếng Anh ngoài trời kéo dài 4 năm, đã đưa ra bằng chứng mạnh mẽ vào năm 2016 về lợi ích của việc giáo dục ngoài trời cho cả trẻ em và giáo viên. Những tác động tích cực làm cầu nối giữa học tập và hành vi, với 92% giáo viên cho biết học sinh tham gia nhiều hơn với hành vi tốt hơn. Các học sinh cũng tự báo cáo kết quả học tập và thành tích tốt hơn, với 92% chia sẻ rằng họ thích các bài học ngoài trời hơn và 90% cho biết cảm thấy hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. +Chơi ngoài trời: Giống như giáo dục ngoài trời, vui chơi ngoài trời mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Thời gian vui chơi ngoài trời hoặc “giải lao” có thể giải tỏa năng lượng bị dồn nén và giảm bớt sự hiếu động trong môi trường học tập. Vui chơi ngoài trời giúp học sinh phát triển các kỹ năng xã hội mạnh mẽ và tương tác phù hợp. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về các loại hình khu vui chơi có lợi nhất cho học sinh. Những loại có thiết bị cố định và khu vực lát đá là phổ biến nhất, nhưng ít có lợi hơn những loại có các bộ phận rời và các không gian xanh cảnh quan. Các khu vui chơi tự nhiên đã được chứng minh là có tác dụng thúc đẩy tâm trạng tích cực, 32


giảm căng thẳng và tức giận, đồng thời giảm tỷ lệ trầm cảm. Việc tự tìm tòi, vận dụng và khám phá trong quá trình chơi sẽ thúc đẩy trí tưởng tượng và tiến bộ theo độ tuổi. Kiểu chơi này rất quan trọng đối với khả năng điều hướng các tương tác xã hội của học sinh. +Trải nghiệm ngoài trời Căng thẳng ở học sinh nhỏ tuổi đã được chứng minh là dẫn đến bệnh tâm thần sau này trong cuộc sống; chỉ riêng điều này đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo ra nhiều trải nghiệm ngoài trời hơn cho học sinh. Trải nghiệm thiên nhiên theo nhiều cách khác nhau ngoài học tập và vui chơi có thể giảm bớt cảm giác căng thẳng, bao gồm cả những hành động đơn giản như đi dạo hoặc ngồi bên ngoài. Trong nghiên cứu 'Lợi ích của việc tiếp xúc với thiên nhiên đối với trẻ em' của Chawla, cô nói rằng, "Những người trẻ được xếp loại có hành vi kém đã có những năng lượng tích cực, hạnh phúc và ít căng thẳng hơn (do tiếp xúc với thiên nhiên)." Trải nghiệm thiên nhiên cũng có thể thúc đẩy hoạt động thể chất, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần tổng thể. Sân, lối đi, không gian vui chơi, và những cánh đồng mở có thể tiếp cận dễ dàng là chìa khóa để thúc đẩy trải nghiệm ngoài trời ở các trường học. Tiếp xúc ngoài trời Trong khi trải nghiệm trực tiếp ngoài trời đã được chứng minh là có lợi nhất, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bất kỳ sự tiếp xúc nào với thiên nhiên đều có thể thúc đẩy sức khỏe tinh thần tích cực. Nhìn chung, bạo lực giảm bớt ở những khu vực có nhiều yếu tố tự nhiên và môi trường xanh. 3.2.3 Vai trò của vận động đối với sự phát triển của trẻ. Vận động có thể khiến trẻ tập trung hơn, ít bốc đồng và ghi nhớ tốt hơn. Một thí nghiệm khác đã chỉ định ngẫu nhiên 56 học sinh đi học vào một trong ba buổi học buổi sáng: +Ngồi cả buổi sáng +Được nghỉ 20 phút hoạt động thể chất sau 90 phút +Có hai đợt hoạt động thể chất kéo dài 20 phút, một đợt khi bắt đầu và sau 90 phút

33


Những đứa trẻ được hai lần tập thể dục buổi sáng hoạt động tốt hơn trong một bài kiểm tra về sự chú ý, điều này đúng ngay cả sau khi các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh những khác biệt cơ bản về sự chú ý và sự tham gia của trẻ em trong thể thao (Altenburg 2015). Trong một nghiên cứu khác, trẻ em ghi nhớ các địa điểm mới trên bản đồ tốt như nhau, bất kể mức độ thể chất của chúng. Nhưng khi chúng được kiểm tra khả năng duy trì vào ngày hôm sau, những đứa trẻ có thể lực cao hơn sẽ hoạt động tốt hơn (Raine và cộng sự 2013). Vận động giúp trẻ có thành tích học tập tốt hơn. Một thí nghiệm cho thấy rằng một buổi đi bộ trong 20 phút giúp tăng hiệu suất sau đó của trẻ trong các bài kiểm tra về đọc, chính tả và số học (Hillman và cộng sự 2009a). Một nghiên cứu khác cho thấy những đứa trẻ tập thể dục 10-20 phút trước khi làm bài kiểm tra toán học tốt hơn những đứa trẻ trong nhóm kiểm soát ít vận động (Howie và cộng sự 2015). Và dài hạn, như đã đề cập ở trên, một nghiên cứu ngẫu nhiên cho thấy trẻ em đã cải thiện kỹ năng toán học sau chương trình tập thể dục kéo dài 13 tuần (Davis et al 2011), và nghiên cứu khác cho thấy những lợi ích tương tự. Hoạt động thể chất giúp trẻ phát triển cân đối và khỏe mạnh Trẻ em thường xuyên chơi đùa và vận động sẽ có những lợi ích: +Giúp tăng trưởng, phát triển chiều cao của trẻ. +Giúp trẻ duy trì cân bằng năng lượng và mức cân nặng cần có. +Giúp tăng cường sự rắn chắc của xương và cơ bắp. +Tăng cường lưu thông máu và giúp trẻ có trái tim khỏe mạnh. +Giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính: Hoạt động thể chất làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, béo phì và các hội chứng chuyển hóa. Đồng thời, nó cũng giúp xương, khớp và cơ bắp luôn được khỏe mạnh. +Giúp tâm trạng thư thái và giảm căng thẳng. +Giúp trẻ tự tin hơn. Như vậy, giáo dục không phải chỉ đề cao các hoạt động trong giờ lên lớp mà phải tăng cường các hoạt động bên ngoài lớp học nhiều hơn nhằm giúp học sinh hoàn thiện đồng thời kiến thức - thể chất - tinh thần, thay vì chỉ tập trung phát triển kiến thức đơn thuần.

34


3.3 Cơ sở thực tiễn 3.3.1 Douglas Magnet Elementary School Trường Tiểu học Douglas Magnet ở Quận Wake, NC, là trường học có khuôn viên nổi tiếng với nhiều không gian học tập, vui chơi và xã hội ngoài trời. Tận dụng khuôn viên rộng lớn của trường, nhiều môi trường ngoài trời của trường bao gồm giảng đường, lớp học ngoài trời, phòng thí nghiệm ngoài trời trong tương lai, gian học tập, khu vui chơi âm nhạc và rừng, vườn cộng đồng, vườn bướm, sân nghệ thuật và vườn hòa bình, ngoài các trò chơi điển hình và Khu vui chơi giải trí. Việc bao gồm các yếu tố như nhà chim, máy cho chim ăn, chuông gió và nghệ thuật, hầu hết đều do học sinh tự làm, làm cho hoạt động ngoài trời trở thành một trải nghiệm văn hóa hấp dẫn và phù hợp với vai trò của Douglas là trường tiểu học chuyên về nghệ thuật và khoa học sáng tạo.

Hình 3.2 Tổng mặt bằng trường tiểu học Douglas Magnet

35


Hình 3.3 Không gian học tập nghệ thuật ngoài trời của trường Douglas Magnet

36


Hình 3.4 Không gian học tập ngoài trời khác của trường Douglas Magnet

37


Như vậy, bên cạnh việc tạo ra không gian học tập kiến thức, thì việc hình thành các không gian phát triển trí thông minh cho trẻ chính là mục tiêu chiến lược của trường. Việc đem các không gian này ra ngoài trời giúp trẻ tiếp nhận và tư duy tốt hơn, đem lại nhiều lợi ích cho quá trình học tập của trẻ. 3.3.2 Trường Omni Montessori Tại Trường Omni Montessori (9536 Blakeney Heath Road Charlotte, NC 28277), chương trình giảng dạy sáu năm được chia thành Tiểu học dưới (Lower Elementary) cho trẻ từ lớp 1 đến lớp 3 (6-9 tuổi) và Tiểu học trên (Upper Elementary) cho trẻ từ lớp 4 đến lớp 6 (9-12 tuổi). Khi học sinh chuyển từ cấp mầm non sang cấp Tiểu học, dường như mọi thứ trở nên lớn hơn. Lớp học, nhà bếp, khu vườn - thậm chí cả không gian xanh, nơi học sinh vui chơi - đều rộng hơn đáng kể. Bản thân các em đã lớn và có nhu cầu tương tác theo nhóm nhiều hơn, vì vậy đồ đạc và vật liệu của các em cũng được thiết kế và kích thước phù hợp. Tuy nhiên, điều đã phát triển hơn bất cứ điều gì là năng lực và mong muốn khám phá thế giới và vị trí của học sinh trong đó. Trẻ em tiểu học sở hữu trí tuệ tò mò và trí tưởng tượng mạnh mẽ. Trẻ em ở độ tuổi này phát triển tốt nhất khi chúng được đưa ra một khuôn khổ rộng lớn để học hỏi chứ không phải là một lớp học trình bày các dữ kiện để ghi nhớ. Như vậy, có thể thấy rằng, đối với trẻ ở độ tuổi tiểu học, không gian vui chơi, hoạt động, khám phá giữ vai trò quan trọng, là không gian chủ yếu trong tổng thể trường học thay vì không gian lớp học truyền thống. Đây là yếu tố để thiết kế trường tiểu học phù hợp.

38

Hình 3.5 Tổng mặt bằng Trường Omni Montessori


3.3.3 Trường mầm non Thế giới Xanh Pou Chen Với khuôn viên trường rộng hơn 10,000m2, trường là nơi vui chơi, nghỉ ngơi và học tập cho 500 con em của nhân viên Công ty Pou Chen (từ 3-5 tuổi). Công trình gồm 2 tầng được thiết kế mô phỏng theo hình dang của cỏ ba lá: từ một đường chạy dài liên tục tạo ra ba sân trong vui chơi cho trẻ. Những sân trong này tạo sân chơi an toàn và thoải mái cho trẻ vui chơi, đồng thời mái nhà cũng kết nối với sân trong ở cả điểm đầu và điểm cuối, cho phép trẻ có thể trải nghiệm môi trường rất đặc biệt và thân thiện khi vui chơi tại đây.

Hình 3.6 Phối cảnh tổng thể trường mầm non Thế giới Xanh Pou Chen Là trường học đạt được chứng nhận Lotus bạc, các nguyên tắc thiết kế thụ động của công trình bao gồm mái xanh, lam chắn nắng, thông gió và chiếu sáng tự nhiên, là những giải pháp ý tưởng cần được học hỏi và áp dụng cho các loại hình công trình, đặc biệt là trường học. Hình 3.7 Mặt cắt giải pháp xanh của công trình 39


3.4 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của khu đất Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy hoạch chung STT 1 2 3 4 5

Hạng mục Diện tích Tầng cao Hệ số sử dụng đất Tổng diện tích sàn xây dựng Khoảng lùi +Đường ven hồ +Đường N2 +Đường D2

Đơn vị m2 Tầng Lần m2

Chỉ tiêu 20.083,81 5 0.5 10000

m

Linh hoạt

3.5 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 3.5.1 Mục đích nghiên cứu Với các nghiên cứu, so sánh về môi trường học tập của trẻ em như trên, đứng trên vai trò của một người kiến trúc sư, đồ án muốn hướng đến xây dựng một môi trường học tập mới phù hợp hơn với từng độ tuổi của trẻ để trẻ có thể hòa mình, phát triển một cách hoàn thiện nhất. Cụ thể là tạo ra mô hình trường học giúp trẻ có thể phát triển hơn nữa về năng khiếu, thể chất lẫn trí tuệ. 3.5.2 Mục tiêu nghiên cứu -Thiết kế các không gian học tập, phát triển năng khiếu, trí thông minh phù hợp cho trẻ bên cạnh các không gian học tập truyền thống. -Xây dựng môi trường học tập gắn liền với thiên nhiên, có sự tương tác, kết nối giữa không gian bên trong và bên ngoài lớp học. -Tạo ra nhiều không gian, sân chơi, hoạt động mang tính giao lưu, trải nghiệm, khám phá nhằm thúc đẩy cũng như đáp ứng nhu cầu vui chơi, vận động của trẻ, giúp trẻ phát triển thể chất, não bộ. 3.6 Phương pháp nghiên cứu Tìm hiểu thông tin, tài liệu từ các nghiên cứu, báo cáo khoa học; thực hiện khảo sát đánh giá hiện trạng; tham khảo, học hỏi các công trình có chức năng tượng tự, từ đó áp dụng vào đồ án, xây dựng phương án thiết kế.

40


Phần 4 Nguyên tắc và nhiệm vụ Thiết kế

41


4.1 Nguyên tắc thiết kế tổng mặt bằng -Lối tiếp cận bố trí tại tuyến đường có mật độ giao thông thấp nhất, đảm bảo an toàn, tránh xung đột, ùn tắc giao thông nhất là vào những giờ cao điểm. -Phân khu động – tĩnh, đảm bảo tính riêng tư của từng lớp học bên cạnh các không gian vui chơi, sinh hoạt, học tập chung mang tính năng động. -Khối học được bố trí cách xa các nguồn gây ồn xung quanh (như trục giao thông chính, các công trình phức hợp, công cộng,…), được đặt ở vị trí ưu tiên: trực tiếp nhận ánh sáng tự nhiên; đón gió mát về mùa hè, tránh gió lùa và hạn chế gió lạnh về mùa đông. 4.2 Nguyên tắc thiết kế khối phòng học -Khối phòng học có chiều cao không quá 3 tầng, các đường dốc bố trí phù hợp cho trẻ khuyết tật tiếp cận. -Các phòng chức năng học tập ưu tiên bố trí tại tầng trệt, thiết kế tránh các góc nhọn, góc chết. Đảm bảo chiếu sáng và thông gió tự nhiên cho mỗi lớp học nhưng vẫn có các biện pháp tránh mưa hắt, tránh bức xạ mặt trời hướng Tây. -Không gian mở, kết nối tốt với nhau và với môi trường tự nhiên bên ngoài. 4.3 Nguyên tắc thiết kế không gian vui chơi, khối phát triển thể chất, năng khiếu. -Không gian vui chơi đảm bảo an toàn, dễ dàng được quan sát, theo dõi. -Có sự phân chia chung và riêng trong không gian vui chơi ngoài trời. -Không gian năng động, linh hoạt, đa năng dễ dàng kết nối mở rộng. -Ưu tiên thiết kế các không gian mở, ngoài trời, bán ngoài trời, tiếp xúc tối đa với tự nhiên. 4.4 Nguyên tắc thiết kế khối phòng hành chính quản trị -Khối hành chính được bố trí, thiết kế dễ dàng tiếp cận, đối ngoại. - Phòng làm việc của Hiệu trưởng được đặt ở vị trí thuận tiện cho yêu cầu quản lý của nhà trường. -Không gian trang trọng, tuy nhiên vẫn có sự thống nhất, hài hòa với các khối lớp học.

42


4.5 Quy mô tính toán Bảng 4.1 Bảng thống kê tỉ lệ diện tích vui chơi và học tập của các dự án tham khảo

Magnolia Montessori For All

Diện tích vui chơi (m2) 7600

Diện tích học tập 3600

Tỉ lệ diện tích vui chơi và học tập 2.1

Douglas Magnet Elementary School

14700

7600

1.9

Trường Omni Montessori

5700

3000

1.9

Trường PTLC Gateway Tây Hồ Tây

12500

6300

2.0 2.0

Trung bình

Với mục tiêu tạo ra môi trường học tập - vui chơi phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ, tỉ lệ diện tích không gian vui chơi và học tập của các dự án tham khảo rơi vào khoảng 2:1. Trong đó, chỉ tiêu diện tích không gian học tập cho trẻ tiểu học tối thiểu 6m2/học sinh (theo tiêu chuẩn TCVN 8793 : 2011). Như vậy diện tích học tập, vui chơi bình quân mỗi trẻ theo đồ án đề xuất là 18m2/trẻ.

Bảng 4.2 Quy mô dự tính của công trình STT

Hạng mục

Quy mô

Đơn vị

tính toán

1

Diện tích khu đất

m2

20.124

2

Quy mô phục vụ

Trẻ

1000

3

Mật

độ

xây dựng

Công trình Giao thông

35 %

Cây xanh

10 55

4

Hệ số sử dụng đất

Lần

0.5

5

Tầng cao xây dựng

Tầng

3

43


4.6 Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thiết kế trường Tiểu học sơ cấp (tham khảo từ chỉ tiêu thiết kế trường Tiểu học). Bảng 4.3 Chỉ tiêu thiết kế kiến trúc công trình Chỉ tiêu

Tên phòng Phòng học văn hóa Phòng học chức năng Khối phòng học

Khối phát triển thể chất và năng khiếu

Khối phòng hành chính quản trị

Góc học tập Góc giữ đồ Phòng tin học Phòng ngoại ngữ Phòng thí nghiệm

Thư viện Phòng thiết bị Phòng truyền thống và phòng hoạt động Đội Phòng hỗ trợ học sinh khuyết tật Tiền sảnh Khu vệ sinh học sinh Phòng GD thể chất Phòng GD NT

1.25 >9m2 48 48 48 0,6 (≥ 54m2) 48 54 24 0.1 0.06 1.8 1.5 0.6 50% 24 0.3

Hội trường

Nhà đa năng

Sân khấu Sảnh

m2/lớp m2/lớp m2/lớp m2/hs m2 m3 m4 m2/hs m2/hs m2/hs m2/hs m2/chỗ Số hs m2 m2/chỗ

1 1 2 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

12m2-15m2 m2

1

Phòng Phó Hiệu trưởng

10m2-12m2 m2

1

Phòng khách Văn phòng phòng Hội đồng (Trường có quy mô ≥10 lớp) Phòng y tế Phòng bảo vệ Vệ sinh cho giáo viên

18 m2/phòng 6 m2/người 1.2 m2/gv 24 m2 9 m2/phòng 6 m2/phòng 0.75 m2/ chỗ 35% hs,nv 24 m2 0.3 m2/hs

Căng tin Nhà ăn Bếp

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

Kho lương thực

12m2-15m2

m2

1

kho thực phẩm

10m2-12m2

m2

1

Chú thích: 1. TCVN 8793 : 2011 44

m2/hs

Chú thích

Phòng Hiệu trưởng

Phòng ăn Khối phục vụ sinh hoạt

Đơn vị

2. TCVN 9210:2012


Bảng 4.4 Chỉ tiêu thiết kế chỗ để xe Chức năng Bãi xe

Chỗ để xe nhân viên và khách

Chỉ tiêu 60% - 90% số nv và 50% số hs 0,9 m2/xđ; 2,5 m2/xm; 25 m2/ôtô

Đơn vị

Diện tích

m2

1545.83

Bảng 4.5 - Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường tiểu học Kích thước tính bằng mét

Tên phòng

Chiều cao thông thuỷ

1. Các phòng khối học, khối phòng hành chính quản trị, khối phục vụ sinh hoạt

3,30 - 3,60

2. Các phòng khối phục vụ học tập

3,60 - 3,90

3. Phòng vệ sinh, kho

2,70

4. Hành lang, nhà cầu

2,40

CHÚ THÍCH: Chiều cao thông thủy là chiều cao tính từ sàn đến trần đã hoàn thiện. Đối với diện tích hạn chế cho phép lấy theo chiều cao từ sàn tới sàn.

Bảng 4.6 - Chiều rộng tối thiểu của các lối đi trên đường thoát nạn Kích thước tính bằng mét

Chiều rộng tối thiểu Lối đi

1,20

Hành lang

2,10

Cửa đi

1,20

Vế thang

1,80

45


46


Phần 5 Thiết kế cơ sở

47


5.1 Ý tưởng hình khối Với mục tiêu xây dựng môi trường học tập giúp trẻ phát triển toàn diện về cả năng khiếu, thể chất lẫn trí tuệ, vì vậy ý tưởng hình khối công trình cũng được bắt nguồn từ mục tiêu chung đó. Đi sâu phân tích “phát triển toàn diện” ta thấy: -Bản chất của sự phát triển là sự kế thừa những mặt tích cực của cái cũ, phát huy, cải tiến, nâng cấp nó thành cái mới. Vì vậy, theo Mác – Lênin, khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng diễn ra có tính chất chu kỳ theo hình thức “xoáy ốc”.[1] - Hình tròn không có bắt đầu hoặc kết thúc, là biểu trưng cho sự vô hạn, thống nhất và hài hòa. Hình tròn mang trong mình đặc tính bảo vệ, chịu đựng và giới hạn. Chúng tạo nên sự an toàn và kết nối. Vì vậy, hình tròn gợi lên hình ảnh cộng đồng, tính toàn vẹn và hoàn hảo.[2] Như vậy, ý tưởng hình khối công trình được xây dựng từ sự kết hợp giữa hình tròn và hình xoáy ốc.

Hình 5.1 Ý tưởng hình khối công trình Từ ý tưởng trên, phương án so sánh được hình thành theo 2 hướng khác nhau.

[1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2012), “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin”, nxb chính trị quốc gia, tr.102-104. [2]. Ngoisaoso.vn, “Tìm hiểu về ý nghĩa hình dạng”

48


Nguyên tắc thiết kế đề cao sự tương tác, kết nối giữa các không gian và tính an toàn của không gian vui chơi, vì vậy, phương án 2 là phương án được lựa chọn Mặt khác, ý tưởng hình khối của công trình cũng phù hợp với quy hoạch chung, không gian xung quanh, hướng nắng, hướng gió, tầm nhìn từ ngoài vào công trình. - Biến đổi hình khối cơ bản để tăng khả năng đón gió, đồng thời tạo ra góc nhìn điểm nhấn phù hợp trong cảnh quan đô thị.

- Hình khối được đục khoét tại những vị trí phù hợp để tạo ra những không gian rỗng: tăng hơn nữa khả năng lưu thông gió, sự tương tác và kết nối giữa các không gian.

- Tăng sự tương tác, kết nối giữa công trình với thiên nhiên. Ngoài ra, tạo thêm sự đa dạng, điểm nhấn thú vị cho không gian

Hình 5.2 Phương án hình khối công trình 49


5.2 Phương án thiết kế kiến trúc 5.2.1 Bubble diagram Phân khu chức năng được xác định dựa vào việc xem xét, đánh giá chức năng và tác động của các công trình xung quanh đến công trình. Không gian chức năng học tập mang tính riêng tư cần sự yên tĩnh được bố trí tại khu vực ít chịu ảnh hường từ xung quanh. Ngược lại, khu đối ngoại được bố trí ngay vị trí tập trung điểm nhìn lớn và tương tác nhiều với bên ngoài. Không gian bán riêng tư được bố trí để vừa tạo sự kết nối, chuyển tiếp giữa riêng tư và đối ngoại, vừa mang tính ngăn chia ước lệ, đảm bảo chất lượng từng không gian.

Hình 5.3 Phân khu không gian

5.2.2 Phương án so sánh Từ bubble diagram và ý tưởng hình khối, các phương án bố trí, tổ chức không gian chức năng được đưa ra lựa chọn, so sánh. Phương án 1

50


Phương án 2

Dựa vào các tiêu chí về chất lượng sử dụng từng không gian của 2 phương án, nhận thấy phương án 2 có nhiều ưu điểm hơn so với phương án 1.  Lựa chọn phương án 2 để tiếp tục triển khai.

Hình 5.4 Phân khu tổng mặt bằng phương án chọn 51


5.2.3 Ý tưởng không gian Lấy thành ngữ

“ALL ROADS

LEAD TO ROME” làm triết lý, đồ án với cách tổ chức đa dạng các hướng giao thông phụ bên cạnh các trục giao thông chính, hướng đến tạo ra hệ thống giao thông trong công trình đa dạng, kết nối liên tục với nhau, đem lại cho trẻ nhiều trãi nghiệm khác nhau khi sử dụng công trình, tạo sự hứng thú, kích thích tính khám phá, đổi mới, sáng tạo trong trẻ.

Hình 5.5 Các tuyến giao thông trong công trình

Nguyên tắc xây dựng, phát triển kỹ năng, năng khiếu của từng trẻ, “học tập luôn đi kèm với thực hành” và “tôn trọng, không áp đặt trẻ” của phương pháp Montessori được ứng dụng-phát triển trong không gian phát triển năng khiếu của công trình.

Hình 5.6 Các hoạt động chủ đạo của không gian phát triển năng khiếu Với các xưởng: mộc, thủ công, thảo mộc, vẽ, âm nhạc, nhà bếp, sân thể thao; sở thích của các bé sẽ được khám phá, đáp ứng một cách triệt để. Bằng việc được tự do tham gia 52


vào bất cứ xưởng nào mà các em muốn, để học những kỹ năng, nghề mà các em yêu thích. Trong lớp các bé với các độ tuổi khác nhau: bé lớn sẽ giúp đỡ các bé nhỏ làm việc và hướng dẫn lại cho các em những gì mình biết, còn các em nhỏ, khi quan sát các anh chị lớn "làm việc" sẽ tạo kích thích sự tìm tòi, học hỏi của bản thân. Đây cũng chính là không gian để các bé có thể phát triển khả năng giao tiếp cũng như làm việc nhóm hiệu quá, từ đó giúp các em phát triển bản thân một cách tốt nhất. Ngoài ra, bám sát theo “chiến lược bền vững” tại khu vực Thủ Thiêm, đồ án tạo ra hệ thống “mảng xanh kết nối” không chỉ theo phương ngang, mà còn được kết nối theo phương đứng, tạo nên một hệ sinh thái liên tục kết nối giữa công trình với môi trường xung quanh. Các khối đặc - rỗng xen kẽ liên tục không chỉ giúp không gian trở nên thông thoáng, mà còn giúp mảng xanh len lỏi, tiếp cận đến từng không gian, xóa nhòa ranh giới trong - ngoài công trình.

Hình 5.7 Sơ đồ kết nối mảng xanh của công trình và chi tiết mái Với độ dốc mái trung bình khoảng 3%, không gian mái xanh chính là vườn sinh họcnơi trẻ có thể vui chơi, học tập và khám phá thế giới thực vật với các hoạt động như: quan sát sự thay đổi của lá, sự lớn lên của cây, trồng và chăm sóc cây, nhổ cỏ, thu hoạch,…Và sản phẩm từ vườn sinh học chính là nguồn cung cấp cho xưởng thảo mộc chế biến ra các sản phẩm sử dụng trong sinh hoạt của các bé hằng ngày. 53


Lấy cảm hứng mạnh mẽ từ phương pháp Montessori “Thiên nhiên truyền cảm hứng cho trẻ”, các không gian vui chơi trải nghiệm đều là không gian mở, ngoài trời, gắn liền với tự nhiên.

Hình 5.8 Sơ đồ không gian vui chơi, giải trí của trẻ. Với đa dạng các không gian hoạt động từ: trò chơi thể chất, khám phá, quan sát, mô phỏng, sáng tạo, tự do,… Tất cả đem lại cho trẻ những trải nghiệm đa dạng mà không gian lớp học khó có khả năng mang lại. 

Thư viện - không gian khám phá tri thức

Với thiết kế thư viện mở, cao độ sàn khác nhau, tạo ra nhiều góc nhỏ, không gian trong ngoài khác nhau,… làm cho trải nghiệm khi đọc sách của trẻ cũng khác nhau.

Hình 5.9 Tiểu cảnh thư viện

54


Hình 5.10 Chi tiết kệ sách âm sàn của thư viện Tủ sách âm sàn là chi tiết độc đáo của thư viện, không những phù hợp với chiều cao của trẻ em, mà với thiết kế các ô sàn màu sắc-trong đục khác nhau, tạo ra vô vàn chiếc hộp bí mật, đáp ứng cũng như kích thích tối đa trí tò mò, sở thích khám phá của trẻ. Từ đó giúp không gian thư viện trở nên gần gũi, thân thiện, vui vẻ, thú vị và hấp dẫn hơn. 

Sân trượt ván – trò chơi thể chất

Với độ tuổi giàu năng lượng, sân trượt ván là không gian giúp trẻ đốt cháy calorie hiệu quả. Không những thế, nó còn giúp các em cải thiện khả năng phối hợp cơ thể linh hoạt, nhịp nhàng hơn.

Hình 5.11 Không gian trượt ván 55


Sân cát – không gian đa năng

Không chỉ đóng vai trò là sân trơi mở với các hoạt động như: cầu trượt, xích đu, đào xới, đong cát, làm bánh, xây dựng, thảy đá, cắp sỏi, trò chơi dân gian,…đây còn là không gian trưng bày, triễn lãm tranh ảnh, các sản phẩm nghệ thuật được làm từ các bé kết hợp với hội trường phía trên; là không gian trang trí của những dịp lễ hội, sự kiện như Tết, noel, 20/11,…;Và còn là không gian sinh hoạt chung, chào cờ,… mỗi khi thời tiết bất lợi

Hoạt động vui trơi – triển lãm

Hoạt động sinh hoạt chung Hình 5.12 Không gian sân chơi cát 56


Sân thể thao trong nhà

Không chỉ đóng vai trò là không gian cho các hoạt động thể dục thể thao, với thiết kế tầng lửng, khán đài rộng, không gian này cũng là một sân khấu biểu diễn lớn cho các tiết mục biểu diễn tập thể.

Hoạt động lúc bình thường của không gian

Là sân khấu biểu diễn lớn khi cần thiết Hình 5.13 Không gian sân thể thao trong nhà 57


Khu vườn bí mật

Với chiều cao các bụi cây bằng kích thước của các bé, khu vườn như một mê cung thu nhỏ cho các bé nhưng vẫn đảm bảo giáo viên có thể quan sát được, là nơi diễn ra các trò chơi trốn tìm, thám hiểm. Là không gian có thể giúp các bé vận dụng kỹ năng làm việc nhóm bằng Hình 5.14 Không gian vườn bí mật

cách phối hợp với đồng đội từ phía trên, hoàn thành nhiệm vụ thám hiểm “vườn bí mật”.

Vườn cảnh quan

Là không gian với diện tích lớn, vườn là nơi có thể tổ chức các lớp học kỹ năng, dựng lều, cắm trại; quan sát, học cách chăm sóc một số đông vật nhỏ (chim, hamster, thỏ,…)

Hình 5.15 Không gian vườn cảnh quan 58


Sân chơi nước

Sân khấu ngoài trời

Được bố trí ở vị trí đón gió, sân chơi

Với thiết kế rỗng, hòa mình vào bóng

nước là không gian có ý nghĩa trong việc

mát cây xanh, kết hợp với sân chơi nước

góp phần làm mát các không gian xung

tạo ra một không gian mát mẻ, trong

quanh. Với các vòi phun nước được bố

lành; Là nơi để trẻ được học những bài

trí âm sàn, phun nước ngẫu nhiên, đây

học về tự nhiên, được đắm mình vào

hứa hẹn là một không gian kích thích sự

những câu truyện cổ tích, hóa thân vào

tò mò của trẻ.

các nhân vật hay chỉ đơn giản là ngồi

Ngoài ra, đây còn là không gian để tổ

quan sát bầu trời, ngắm mây, cảm nhận

chức các hoạt động để trẻ vui chơi thỏa

nắng, gió.

thích với nước như đong nước, đổ nước vào chai, truyền nước mà không sợ rớt đổ.

Hình 5.16 Không gian sân chơi nước - sân khấu ngoài trời

59


Sân khấu ngoài trời âm

Sân khấu ngoài trời được thiết kế âm không chỉ tạo ra không gian thông thoáng, xuyên suốt giữa công trình, mà còn có vai trò như hồ điều tiết góp phần giảm thiểu lượng nước mặt xả ra đường hoặc hệ thống cống chung khi trời mưa. + Khi không chứa nước: Đây là không gian để chạy xe đạp, thả diều, chơi các trò chơi tự do hoặc là một lớp học mở, không

gian

sinh

hoạt chung

+Khi có nước: Không gian đóng vai trò là một cái hồ cảnh quan, nơi có thể diễn ra các hoạt động vui chơi cho trẻ như: làm thí nghiệm vật chìm nổi,

thả

thuyền,

chơi tạt nước, hoặc là một sân khấu biểu diễn thơ mộng.

Hình 5.17 Không gian sân khấu ngoài trời âm 60


Thu gom nước mưa cũng là một trong những vấn đề mà đồ án quan tâm, đóng góp giải quyết các vấn đề về phát triển bền vững, sinh thái của khu vực. +Tuyến đường xe đạp với các cao độ âm đóng vai trò như mương thoát, dẫn dắt nước về hồ điều tiết. +Bể thu nước mưa dự trữ được đặt dưới sân chơi nước, vừa cung cấp nước cho sân chơi vừa phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho cây.

Hình 5.18 Sơ đồ thu gom, lưu trữ nước mưa của công trình và mặt cắt tuyến đường xe đạp Không chỉ quan tâm không gian bên ngoài, mà chất lượng từng lớp cũng được chú trọng, nghiên cứu để đem lại không gian học tập tốt nhất. Với cách sắp xếp các khối dặc-rỗng xen kẽ, tạo ra sự thông thoáng, mọi không gian của công trình đều có thể đón gió, góp phần đảm bảo chất lượng, nhiệt độ không khí của từng lớp học

61


Hình 5.19 Mô phỏng thông gió của công trình

 Không gian của từng lớp học Theo Điều 17 Điều lệ trường Tiểu học: mỗi lớp học không quá 35 học sinh nên sỉ số lớp được lựa chọn là 24 học sinh/ lớp; vì 24 là bội số của 2,3,4,6,8,12 dễ dàng chia thành các nhóm khác nhau, đáp ứng nhu cầu học tập, làm việc nhóm.

62


Và để thõa mãn nhu cầu học tập và làm việc nhóm, kích

thước

lớp

học

(5400 x 7800) được tính toán, lựa chọn để tạo ra không gian linh hoạt, phù hợp với các cách sắp xếp bàn ghế khác nhau và vẫn đảm bảo tỉ lệ diện tích giữa học tập và hoạt động. Bên cạnh đó, diện tích lớp học cũng được tính toán để sau khi xếp gọn bàn ghế đảm bảo không gian để trẻ có thể ngủ trưa tại phòng (>1,2m2/trẻ).

Ngoài không gian học chính, module mỗi lớp học còn có thêm một không gian phụ. Không gian phụ này đóng vai trò là sảnh, không gian giải lao giữa giờ kết nối với thiên nhiên bên ngoài.

63


Bên cạnh đó, với thiết kế linh hoạt, không gian này có thể đáp ứng việc chuẩn bị và mở rộng cho các buổi học, sinh hoạt đặc biệt như: tổ chức sinh nhật, biểu diễn ảo thuật, talkshow, diễn kịch, hài,… mà không làm ảnh hưởng đến không gian cũng việc học của các em.

Ngoài ra, khi điều kiện thời tiết không thuận lợi để tổ chức các hoạt động ngoài trời, không gian lớp học vẫn có thể mở rộng hơn nữa, thậm chí là kết nối 2 lớp học để tổ chức các hoạt động vui chơi tại lớp.

5.2.4 Hoạt động của không gian Với mục tiêu cân bằng giữa học và chơi, giữa phát triển trí tuệ và phát triển năng khiếu, thời gian biểu của các bé được đề xuất.

Chơi tự do tại các không gian vui chơi trong nhà và ngoài trời được đề xuất vào đầu thời gian biểu tạo cảm giác cho các bé sự hứng khởi, phấn khích khi đến trường, Thời gian học văn hóa tại lớp kéo dài 4 tiếng theo quy đinh để các em học các môn toán, tiếng việt và tự nhiên – xã hội. Sau giờ nghỉ trưa, các em được rèn luyện thể thao hoặc tự do lựa chọn xưởng để tham gia. Vào cuối buổi, các em lại được tự do vui chơi thỏa thích, tổng kết, khép lại một ngày với nhiều trải nghiệm giữa học - khám phá - vui chơi. 64


5.2.2 Mặt bằng

MẶT BẰNG TỔNG THỂ TRỆT 65


Ngoài các không gian chức năng chính được đưa ra, các không gian khác cũng được tính toán, bố trí phù hợp trên tổng mặt bằng: - Lối tiếp cận chính bố trí tại tuyến đường có mật độ giao thông thấp, ít chung đụng giúp việc tiếp cận dễ dàng và an toàn hơn. Lối tiếp cận ở

cao độ [-2200]

không chỉ góp phần phân tán, giảm tải áp lực giao thông tại cổng chính mà còn là phương án tiếp cận tối ưu lúc trời mưa, đồng thời tạo ra sự đa dạng cho “con đường đến trường” của trẻ. Mặt bằng cao độ -2200

Phối cảnh không gian cao độ -2200 66


MẶT BẰNG CAO ĐỘ +100 67


MẶT BẰNG CAO ĐỘ +3700 68


MẶT BẰNG CAO ĐỘ +7300 69


MẶT BẰNG CAO ĐỘ +9850

70


5.2.3 Mặt cắt

MẶT CẮT SẢNH Lối tiếp cận đa dạng không chỉ góp phần giải quyết vấn đề giao thông mà còn làm cho “con đường đến trường” của trẻ đa dạng hơn.

MẶT CẮT KHỐI LỚP HỌC Hành lang được bố trí phía đông của khối lớp học góp phần giảm thiểu tác động của ánh nắng. Ngoài ra, các mảng xanh bên ngoài lớp học cũng có tác dụng ngăn cản một phần bức xạ trực tiếp của mặt trời, cản âm, góp phần nâng cao chất lượng không gian lớp học 71


MẶT CẮT HỘI TRƯỜNG Không gian mở phía dưới và sân bóng rổ không chỉ đóng vai trò là sân chơi cho trẻ mà còn có thể là không gian trưng bày, triển lãm kết hợp với hội trường phía trên. 5.2.4 Mặt đứng

MẶT ĐỨNG HƯỚNG TÂY

MẶT ĐỨNG HƯỚNG ĐÔNG NAM

72


5.2.5 Phối cảnh – Tiểu cảnh công trình

73


74


75


76


77


78


79


5.3 Thiết kế cảnh quan 5.3.1 Ý tưởng

Không gian vui chơi với đa dạng môi trường: cát, nước, cây xanh, bê tông cùng nhiều hoạt động mang tính vui chơi, khám phá nhằm kích thích cảm nhận của trẻ về môi trường xung quanh cũng như đáp ứng nhu cầu vui chơi, vận động của trẻ. Tuyến đường chạy xe đạp, đi dạo được tổ chức xuyên suốt trong công trình với các cao độ khác nhau liên kết các không gian vui chơi, tạo thành “vòng tròn” kết nối liên tục giữa các không gian, đảm bảo tối đa cho nhu cầu vận động của trẻ. Việc bố trí không gian vui chơi ở trung tâm tạo ra sự kết nối, tương tác giữa các không gian. Và để đảm bảo sự tiện nghi cho không gian học tập và vui chơi, các mảng xanh được bố trí xen kẽ, tạo ra sự chuyển tiếp về mặt tính chất không gian: Sơ đồ phân khu chức năng cảnh quan 80

“ngăn nhưng không chia”


5.3.2 Mặt bằng

Mặt bằng tổng thể cảnh quan 81


Bảng 5.1 Thống kê vật liệu ốp lát

Mặt bằng vật liệu ốp lát

82


Bảng 5.2 Thống kê cây xanh

Mặt bằng bố trí cây xanh

Bảng 5.3 Thống kê thiết bị

Mặt bằng bố trí thiết bị 83


5.3.3 Mặt cắt

Mặt cắt sân trượt ván

Mặt cắt trục cảnh quan

84


5.4 Phối cảnh – Tiểu cảnh cảnh quan

85


86


87


88


Phần 6 Kết luận và kiến nghị

89


6.1 Kết luận Bảng 6.1 Nhận định, so sánh về môi trường giáo dục cho trẻ từ 6-9 tuổi. Môi trường để trẻ 6-9

Môi trường giáo dục của

Môi trường giáo dục của

tuổi phát triển tốt

trường Tiểu học hiện nay

trường tiểu học sơ cấp

Không gian học tập thoải Không gian lớp học nghiêm Không gian lớp học năng động, mái, thân thiện kích thích túc, khô cứng, quy cũ.

linh hoạt, dễ dàng sắp xếp, thay

hứng thú học tập của trẻ.

đổi

Có các không gian giúp Lớp học chỉ đáp ứng việc dạy Có không gian phù hợp để trẻ tìm trẻ phát triển các loại trí và học kiến thức giáo khoa thụ tòi, học hỏi và phát triển những tuệ, năng khiếu.

động, chưa có không gian cho năng khiếu khác nhau. trẻ học tập, phát triển những khả năng nghệ thuật của mình.

Môi trường kết nối, Không gian học tập riêng lẻ, Bên cạnh các lớp học truyền tương tác đa dạng giữa không có môi trường học tập thống còn có các không gian học các nhóm tuổi, độ tuổi tương tác giữa các khối, các tập, giao lưu chung để trẻ có cơ khác nhau.

lớp học với nhau.

hội rèn luyện, phát triển khả năng giao tiếp, ứng xử với mọi người.

Không gian, hoạt động Chưa có không gian học tập Bố trí, thiết kế nhiều không gian tiếp xúc với môi trường ngoài trời, hầu hết các hoạt học tập, trải nghiệm ngoài trời, tự nhiên, không gian động học tập diễn ra trong nhà. bán ngoài trời, kết nối mảng xanh xanh.

vào từng lớp học.

Có các sân chơi, hoạt Không gian vui chơi, hoạt Không gian vui chơi đa dạng, động để kích thích, thúc động đơn điệu, kém hiệu quả.

mang tính khám phá, trải nghiệm,

đẩy trẻ vận động.

không giới hạn.

Từ bảng nhận định, so sánh trên, có thể thấy, việc đề xuất môi trường giáo dục trường tiểu học sơ cấp Butterfly school, sẽ góp phần đem lại môi trường học tập phù hợp hơn cho sự phát triển của trẻ ở độ tuổi 6-9 tuổi mà môi trường giáo dục Tiểu học hiên nay còn thiếu sót, chưa giải quyết, đáp ứng được. Công trình sẽ là biểu tượng, tiên phong hướng giáo dục đến phát triển toàn diện, xây dựng môi trường giáo dục phù hợp với từng độ tuổi, từng giai đoạn phát triển của trẻ.

90


6.2 Kiến nghị Với các kết quả tham khảo, nghiên cứu, so sánh trên, tác giả kiến nghị mô hình trường tiểu học sơ cấp sẽ được thử nghiệm, áp dụng, bổ sung vào mô hình giáo dục hiện nay, để góp phần hoàn thiện hơn nữa, nâng cao, phát triển hệ thống giáo dục của nước ta. Giúp cho nền giáo dục của Việt Nam ngày một tiến bộ, vươn tầm thế giới, đáp ứng được các mục tiêu, định hướng của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.

91


Danh mục hình ảnh Hình 1.1 Sự khác nhau giữ môi trường Mầm non và Tiểu học.............................. 10 Hình 1.2 Sự phát triển của não bộ trẻ em theo Giáo sư Makoto Shichida ........... 12 Hình 1.3 So sánh môi trường giáo dục Việt Nam với các phương pháp, nghiên cứu khoa học về sự phát triển trí não của trẻ từ 0-11 tuổi ..................................... 13 Hình 2.1 Vị trí khu vực nghiên cứu .......................................................................... 18 Hình 2.2 Sơ đồ các không gian chức năng khu vực nghiên cứu ............................ 19 Hình 2.3 Vị trí các khu đất so sánh ........................................................................... 19 Hình 2.4 Vị trí khu đất ............................................................................................... 20 Hình 2.5 Hoa gió khu vực Thủ Thiêm ...................................................................... 22 Hình 2.6 Hiện trạng đường Trần Não ...................................................................... 24 Hình 2.7 Giao thông tiếp cận khu đất ....................................................................... 24 Hình 2.8 Mật độ giao thông của các tuyến đường ................................................... 24 Hình 2.9 Mạng lưới giao thông công cộng theo quy hoạch..................................... 25 Hình 2.10 Mạng lưới giao thông công cộng khu vực số 4 ....................................... 25 Hình 2.11 Hiện trạng dân cư xung quanh khu đất .................................................. 26 Hình 2.12 Trụ sở đội phòng cháy chữa cháy khu đô thị mới thủ thiêm................ 26 Hình 2.13 Trường Quốc tế Việt Úc .......................................................................... 26 Hình 3.1 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1/2000 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Quận 2 .......................................................................................................................... 30 Hình 3.2 Tổng mặt bằng trường tiểu học Douglas Magnet .................................... 35 Hình 3.3 Không gian học tập nghệ thuật ngoài trời của trường Douglas Magnet ...................................................................................................................................... 36 Hình 3.4 Không gian học tập ngoài trời khác của trường Douglas Magnet ........ 37 Hình 3.5 Tổng mặt bằng Trường Omni Montessori ............................................... 38 Hình 3.6 Phối cảnh tổng thể trường mầm non Thế giới Xanh Pou Chen ............. 39 Hình 3.7 Mặt cắt giải pháp xanh của công trình ..................................................... 39 Hình 5.1 Ý tưởng hình khối công trình .................................................................... 48 Hình 5.2 Phương án hình khối công trình ................................................................ 49 Hình 5.3 Phân khu không gian .................................................................................. 50 Hình 5.4 Phân khu tổng mặt bằng phương án chọn ............................................... 51 Hình 5.5 Các tuyến giao thông trong công trình .................................................... 52 Hình 5.6 Các hoạt động chủ đạo của không gian phát triển năng khiếu .............. 52 92


Hình 5.7 Sơ đồ kết nối mảng xanh của công trình và chi tiết mái ......................... 53 Hình 5.8 Sơ đồ không gian vui chơi, giải trí của trẻ. ............................................... 54 Hình 5.9 Tiểu cảnh thư viện ...................................................................................... 54 Hình 5.10 Chi tiết kệ sách âm sàn của thư viện ....................................................... 55 Hình 5.11 Không gian trượt ván ............................................................................... 55 Hình 5.12 Không gian sân chơi cát ........................................................................... 56 Hình 5.13 Không gian sân thể thao trong nhà ......................................................... 57 Hình 5.14 Không gian vườn bí mật .......................................................................... 58 Hình 5.15 Không gian vườn cảnh quan .................................................................... 58 Hình 5.16 Không gian sân chơi nước - sân khấu ngoài trời ................................... 59 Hình 5.17 Không gian sân khấu ngoài trời âm ........................................................ 60 Hình 5.18 Sơ đồ thu gom, lưu trữ nước mưa của công trình và mặt cắt tuyến đường xe đạp ............................................................................................................... 61 Hình 5.19 Mô phỏng thông gió của công trình ........................................................ 62 Mặt bằng tổng thể trệt................................................................................................ 65 Mặt bằng cao độ -2200 ............................................................................................... 66 Phối cảnh không gian cao độ -2200 ........................................................................... 66 Mặt bằng cao độ +100 ................................................................................................ 67 Mặt bằng cao độ +3700 .............................................................................................. 68 Mặt bằng cao độ +7300 .............................................................................................. 69 Mặt bằng cao độ +9850 .............................................................................................. 70 Mặt cắt sảnh ................................................................................................................ 71 Mặt cắt khối lớp học ................................................................................................... 71 Mặt cắt hội trường ...................................................................................................... 72 Mặt đứng hướng tây ................................................................................................... 72 Mặt đứng hướng đông nam ....................................................................................... 72 Sơ đồ phân khu chức năng cảnh quan...................................................................... 80 Mặt bằng tổng thể cảnh quan .................................................................................... 81 Mặt bằng vật liệu ốp lát ............................................................................................. 82 Mặt bằng bố trí cây xanh ........................................................................................... 83 Mặt bằng bố trí thiết bị .............................................................................................. 83 Mặt cắt sân trượt ván ................................................................................................. 84 Mặt cắt trục cảnh quan .............................................................................................. 84 93


Danh mục sơ đồ, bảng biểu Bảng 2.1 Bảng so sánh, đánh giá các khu đất .............................................................. 20 Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ....................... 21 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ thể hiện số giờ nắng trung bình trong năm .................................. 21 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm................... 22 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ thể hiện số ngày mưa trung bình các tháng trong năm................ 22 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ thể hiện độ ẩm trung bình các tháng trong năm .......................... 22 Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật quy hoạch chung ............................................. 40 Bảng 4.1 Bảng thống kê tỉ lệ diện tích vui chơi và học tập của các dự án tham khảo 43 Bảng 4.2 Quy mô dự tính của công trình ..................................................................... 43 Bảng 4.3 Chỉ tiêu thiết kế kiến trúc công trình............................................................. 44 Bảng 4.4 Chỉ tiêu thiết kế chỗ để xe ............................................................................. 45 Bảng 4.5 - Chiều cao thông thuỷ của các phòng trong trường tiểu học ....................... 45 Bảng 4.6 - Chiều rộng tối thiểu của các lối đi trên đường thoát nạn............................ 45 Bảng 5.1 Thống kê vật liệu ốp lát................................................................................. 82 Bảng 5.2 Thống kê cây xanh ........................................................................................ 83 Bảng 5.3 Thống kê thiết bị ........................................................................................... 83 Bảng 6.1 Nhận định, so sánh về môi trường giáo dục cho trẻ từ 6-9 tuổi.................... 90

94


Danh mục tài liệu tham khảo [1] Architech, Nhà Trẻ Farming Kindergarten / Vo Trong Nghia Architects, truy cập tại địa chỉ: https://architech.vn/nha-tre-farming-kindergarten-vo-trong-nghiaarchitects/ [2] Becky Brady - Derek Burns, A Look at Integrating Outdoor Environments in K12 Education, clarknexsen.com, truy cập tại địa chỉ: https://www.clarknexsen.com/blog-integrating-outdoor-environments-in-k-12-education/

[3] Becky Brady, The Value of Outdoor Environments to K-12 Learning, Health, and Student Safety, clarknexsen.com, truy cập tại địa chỉ: https://www.clarknexsen.com/blog-value-of-outdoor-environments-to-k-12-learning-healthand-student-safety/

[4] Cfmoller.com, Montessori School Bali, truy cập tại địa chỉ: https://www.cfmoller.com/p/Montessori-School-Bali-i3090.html

[5] Clarknexsen.com, Omni Montessori Master Plan, truy cập tại địa chỉ: https://www.clarknexsen.com/project/omni-montessori-master-plan/

[6] Cwur.org, World University Rankings 2018-19, truy cập tại địa chỉ: https://cwur.org/2018-19.php

[7] Ph.D Gwen Dewar, Exercise for children: Why keeping kids physically fit is good for the brain and helpful in the classroom, Parenting Science, truy cập tại địa chỉ: https://www.parentingscience.com/exercise-for-children.html [8] TS. Hồ Văn Hoành (26/08/2014), “Giáo dục trong 6 năm đầu đời của con người”, Báo điện tử Chính Phủ Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, truy cập tại địa chỉ: http://baochinhphu.vn/Gop-y-Hien-ke/Giao-duc-trong-6-nam-dau-doi-cuacon-nguoi/207088.vgp

[9] Lệ Giang (24/09/2019), Hoạt động thể chất giúp trẻ phát triển cân đối và khỏe mạnh, Cổng thông tin điện tử sở y tế Nam Định, truy cập tại địa chỉ: http://soyte.namdinh.gov.vn/home/hoat-dong-nganh/giao-duc-suc-khoe/hoat-dong-the-chatgiup-tre-phat-trien-can-doi-va-khoe-manh-584

[10] Nguyễn Thị Thu (2013), “Phương pháp nuôi dạy con sớm (0-6 tuổi)”, truy cập tại địa chỉ: https://www.facebook.com/notes/nguyen-thi-thu/ph%C6%B0%C6%A1ngph%C3%A1p-nu%C3%B4i-d%E1%BA%A1y-con-s%E1%BB%9Bm-0-6tu%E1%BB%95i/10151318743701741/

[11] Phạm Thuần Việt, “Tổng quan về giáo dục sớm”, Shining Star academy, truy cập tại địa chỉ: http://shiningstars.edu.vn/blog/tong-quan-ve-giao-duc-som-104.html [12] Sasaki (12/2011), Hướng dẫn thiết kế đô thị Thủ Thiêm, truy cập tại địa chỉ: https://issuu.com/trnghubng/docs/thu_thiem_-_draft_urban_design_guid

95


[13] Starlake-hanoi.com, “Edufit khởi công dự án Trường PTLC Gateway”, truy cập tại địa chỉ: http://www.starlake-hanoi.com/news/edufit-khoi-cong-du-an-truongptlc-gateway/ [14] TCVN 7491 : 2005, ECGÔNÔMI - Bố trí bàn ghế học sinh trong phòng học [15] TCVN 8793 : 2011, Trường tiểu học – Yêu cầu thiết kế. [16] Texasschoolarchitecture.org, 2019-Magnolia Montessori For All, truy cập tại địa chỉ: http://texasschoolarchitecture.org/?page_id=9941 [17] Times Higher Education (THE) (2018), World University Rankings 2019, truy cập tại địa chỉ: https://www.timeshighereducation.com/world-universityrankings/2018/world-ranking#!/page/0/length/25/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/stats

[18] Times Higher Education (THE) (2019), World University Rankings 2019, truy cập tại đường link: https://www.timeshighereducation.com/world-universityrankings/2019/world-ranking#!/page/0/length/25/sort_by/rank/sort_order/asc/cols/stats

[19] U.S.New (2019), “Best Countries for Education”, truy cập tại địa chỉ: https://www.usnews.com/news/best-countries/best-education

[20] Vn.theasianparent.com, “Phương pháp Montessori – Tổng thể về phương pháp giáo dục độc đáo này”, truy cập tại địa chỉ: https://vn.theasianparent.com/phuong-phapmontessori

[21] Weatherandclimate.com, Climate in Ho Chi Minh City (Ho Chi Minh Municipality), Vietnam, truy cập tại địa chỉ: https://weather-and-climate.com/averagemonthly-Rainfall-Temperature-Sunshine,Ho-Chi-Minh-city,Vietnam

96


97


98


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.