Ban biên tập:
Lm Phan Văn Lợi. Lm Nguyễn Văn Lý. Nv Nguyễn Xuân Nghĩa
Tờ Việt Nam Thời Báo của Hội Nhà Báo Độc Lập vừa đăng chuyện cười “Công lý XHCN” của tác giả Trần Thế Kỷ: “Mấy người bạn trò chuyện bên ly trà đá: – Trong lời sau cùng trước ngày toà tuyên án, Trịnh Xuân Thanh nói: “Xin lỗi bác Tổng”. – Chắc là mong được bác Tổng tha thứ mà xử nhẹ. – Ủa, tòa xử chứ đâu phải bác Tổng xử. – Thế mới kỳ. Nói vậy thì hóa ra tòa chỉ là con rối của bác Tổng, bác Tổng giật dây thế nào thì tòa xử thế đó. – Chắc là vậy. Tay Thanh đểu thật, nói thế thì khác nào chửi tòa. – Nghe Thanh, hẳn tòa chửi thầm trong bụng: “Tiên sư thằng này. Biết thế không cho nó nói lời sau cùng”! Đó là chuyện cười dân gian. Nhưng chắc chắn lịch sử dân tộc sẽ ghi lại vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí VN (PVC)” vào giao thời 2017-2018 như một hài kịch tư pháp ngoạn mục hoành tráng, trò hề công lý vô tiền khoáng hậu, xứng danh với đảng CSVN, vừa xét theo kẻ xét xử, vừa xét theo kẻ bị xử. Một bên bất chấp công lý và một bên bất chấp liêm sỉ. 1- Bất chấp công lý Một cựu Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Giao thông-Vận tải, nguyên Bí thư Thành ủy HCM, nguyên chủ tịch tập đoàn PVN; và một cựu Chủ tịch tổng công ty PVC, cựu Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, mà đảng đã bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp quan hệ ngoại giao, đã tốn công bắt cóc từ Đức về; cả hai nay bị đưa ra xét xử, thì hiển nhiên là loại “tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng”. Vậy mà ngày 8-12-2017 khởi tố, bắt tạm giam. 12 ngày sau, hoàn tất hồ sơ kèm theo lệnh truy tố (20-12-2017) về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 BLHS; ngày 11-01-2018 xử tòa với hơn 18.000 bút lục nằm trên bàn công tố (mà chắc chắn các luật sư không thể đọc xong, cũng như đã không thể nghiền ngẫm hệ thống rừng luật tại VN để đưa ra lập luận nhằm bào chữa cho thân chủ của mình); và ngày 22-01-2018 thì tuyên án. Quả là một kỷ lục chưa từng có về tốc độ giải quyết vụ án trong lịch sử tố tụng của VN và có lẽ của cả hoàn cầu. Về số tiền do nhóm này làm thất thoát trong vụ án mà cáo trạng và báo lề đảng đưa ra rồi bản án cuối cùng khẳng định, cũng là một tấn hài kịch. Báo Tuổi Trẻ ra hôm tuyên án, ngày 22-01-2018, viết: “Chốt năm 2013: Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí VN PVC lỗ hơn 3.200 tỉ đồng”, trong thời gian “Ông Thanh làm chủ tịch Hội đồng Quản trị”. Nhưng cũng trên tờ Tuổi Trẻ ra cùng ngày, tòa đưa ra con số thất thoát lúc Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch PVC là: “Về thiệt hại do hành vi của các bị cáo gây ra, tại bản kết luận giám định, giám định viên tư pháp kết luận thiệt hại do PVN và ban quản lý dự án tạm ứng cho PVC trái quy định, gây thiệt hại 119 tỉ đồng”. Đối với Đinh La Thăng, trước đây báo chí lề đảng đã thay mặt tòa án kết cho ông đủ thứ tội và còn dự đoán: “Nếu theo cáo trạng truy tố thì ông Thăng có thể đối mặt với mức án khoảng 20 năm tù giam” (Baomoi.com ngày 08-01-2018). Nhưng rồi tại bản án tòa tuyên thì tội tham ô không còn. Và cái đuôi “gây hậu quả nghiêm trọng” trong cáo trạng cũng biến mất. Ông Thăng chỉ bị quy tội “cố ý làm trái”, do đó chịu bản án 13 năm tù. Đặc biệt bi hài nữa là số tiền 532 triệu USD mà khi còn làm Chủ tịch PVN, Đinh La Thăng đã đầu tư vào dự án đầu khí Junin-2 bên Venezuela (tức góp vốn 40%, mà với nó, PVN sẽ có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến sau 7 năm hoàn vốn), số tiền đó nay đã theo Hugo Chávez về địa ngục. Thế mà tại phiên tòa, món thiệt hại khổng lồ này, mồ hôi nước mắt của nhân dân lầm than đói khổ đóng thuế để nuôi đảng và được vị “đầy tớ nhân dân” làm mất đi, lại không được tòa nói đến. Người ta nhớ lại ngày 16-06-2017 tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, “chủ nhân đất nước” Nguyễn Văn Khang bị kết án 7 năm tù giam vì tội cướp một con vịt trị giá 174 ngàn đồng về làm mồi nhậu (báo Dân Trí). Ngày 20-07-2016 tại quận Thủ Đức thành Hồ, hai “chủ nhân đất nước” khác là Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân bị tuyên phạt 8-10 tháng tù vì tội cướp 2 ổ bánh 40 ngàn đồng vì quá đói (báo VnExpress). Ngày 27-08-2011 tại Lâm Đồng, ba “chủ nhân đất nước” Nguyễn Thanh Hà, Vi Kim Long và Vi Hoàng Bảo Hưng bị tuyên án 13 năm tù vì tội cướp hai con vịt giá 100 ngàn đồng về đánh tiết canh (báo Gia Đình). Đó là chưa kể những phiên tòa xử các công dân yêu nước, xây dựng xã hội, cổ vũ dân chủ nhân quyền trong 2 năm nay với những bản án nặng nề, mà có người còn dài hơn cả Đinh La Thăng. Ngoài ra, cả ông Thăng lẫn ông Thanh, trong lời nói sau cùng trước tòa hôm 17-01-2018, đã cùng xin lỗi “Tổng Bí thư”, xin lỗi “bác Trọng” (với giọng điệu nịnh bợ hay đôi mắt lệ tràn), đã cùng thản nhiên đưa ra những đề nghị hết sức tha thiết với thẩm phán nhưng thật ra là với lãnh tụ đảng: La Thăng xin được tại ngoại để ăn Tết với thân nhân và bạn bè trước khi vào tù thi hành bản án, còn Xuân Thanh thì xin xử nhẹ để sớm sang… Đức chăm sóc vợ dại và con thơ! Tất cả những nét trên đều cho thấy vụ án và phiên tòa là trò hề xét xử, vở tuồng pháp luật ngang nhiên bất chấp sự thật và chà đạp công lý vốn chỉ có dưới sự cai trị của đảng cộng sản độc tài toàn trị. Đặc biệt là tại VN hiện giờ, nơi mà thay vì phải “nhân danh công lý” để xét xử như các nước dân chủ, thì tòa lại “nhân danh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” để xét xử và tuyên phạt, nơi mà ngành tư pháp chỉ là con rối (vì được phân công chứ không phải phân lập) nhằm tô vẽ cho ra dáng tòa án xét xử độc lập, khách quan giống thiên hạ, song mọi tội danh đã được đảng chỉ đạo gọi tên tùy toan tính chính trị, mọi mức án đã được đảng xác định nặng nhẹ tùy đảng hay phe trong đảng ghét nhiều hay ghét ít. Đó là cái mà dân ta gọi là “án bỏ túi” hay đảng ta, nhà nước ta và dư luận viên ta gọi là “Pháp quyền xã hội chủ nghĩa”!!! 2- Bất chấp liêm sỉ: Là kẻ từng ngồi chót vót đỉnh cao quyền lực, hét một tiếng hàng triệu người phải tái mét; từng ở cương vị Bí thư thành Hồ, ghế Tứ trụ nằm trong tầm tay; từng ra lệnh đập nát chùa Liên Trì hàng trăm năm tuổi, để thực hiện dự án cướp đất t i kh đô thị Thủ Thiê hầ là ià h hó l i í h ủ ì h từ lệ h thẳ t đà á khố liệt đá h đậ tà hẫ
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
GIẢI NHÂN QUYỀN VIỆT NAM 2008 GIẢI TRUYỀN THÔNG LIÊN MẠNG 2011 TRONG SỐ NÀY Trg 01Bất chấp công lý&liêm sỉ !!! Trg 03Nhận định và Tuyên bố về nhân quyền đầu năm 2018. -50 tổ chức và 78 cá nhân. Trg 04Hơn 200 triệu tín đồ đạo TC bị hành hung, giết hại, bỏ tù… -Đài Á Châu Tự Do. Trg 06Công an mời CTS Hứa Phi làm việc vì “phát ngôn xúc… -Hàn Giang. Trg 07Lm Nguyễn Đình Thục bị điều tra viên vụ án Hoàng Đức Bình.. -Tin Mừng Cho Người Nghèo. Trg 08UBND xã Quỳnh Ngọc Nghệ An cản trở sinh hoạt tôn giáo. -Tin Mừng Cho Người Nghèo. Trg 09Cuộc xâm lăng âm thầm của Trung Cộng. -Ngô Nhân Dụng. Trg 10Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc: ngổn ngang bế tắc. -Trọng Thành. Trg 11Những kẻ bán nước. -Phạm Đình Trọng. Trg 13Đất nước tanh bành, vì đâu nên nỗi? -Bùi Tín. Trg 14CSVN tăng thuế để “bóc lột dân ta đến tận xương tủy”. -Phạm Chí Dũng. Trg 16Thủ tướng yêu cầu bộ công an xử lý các “đối tượng” kích động. -Đài Á Châu Tự Do. Trg 17Công khai hóa lực lượng tác chiến không gian mạng: Mục… -Đài Á Châu Tự Do. Trg 202017 là năm thành công nhất về đối ngoại của Việt Nam? -Phạm Chí Dũng. Trg 21Đại sứ Daniel Kritenbrink đã nói gì với BS Nguyễn Đan Quế? -Thiền Lâm. Trg 22Vụ án thầy Vũ Văn Hùng: Quy trình bắt người bạo ngược. -Nguyễn Tường Thụy. Trg 23Những lời thỏ thẻ. -Trân Văn. Trg 24Phong độ, Luật nước, Lệ đảng -Trần Thị Hải Ý. Trg 26Ai đáng phải đứng trước vành móng ngựa. -Hương Khê. Trg 28Vụ án Đinh La Thăng và “Khí tiết Cộng sản”. -Lê Trọng Hiệp. Và một số bài khác….
tại khu đô thị Thủ Thiêm hầu làm giàu cho nhóm lợi ích của mình; từng ra lệnh thẳng tay đàn áp khốc liệt, đánh đập tàn nhẫn những công dân yêu nước, tay không xuống đường phản đối bọn tội phạm Formosa gây ra thảm họa môi trường cho cả dân tộc… Đinh La Thăng đã nghẹn ngào nói lời sau hết là mong được về chăm sóc bố đẻ già yếu đang mắc bệnh hiểm nghèo và được ăn Tết vui vẻ với gia đình, bạn bè, thân thuộc trước khi vào tù chấp hành bản án; rồi cũng mong nếu có chết thì được làm ma tự do chứ chẳng phải ma tù! Đó là chưa kể trước đó, Thăng còn nịnh bợ lãnh đạo qua câu nói: “Cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư” với tuyên bố “xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được”. Bốn ngày sau, đến lượt Thanh ngọt xớt “cháu-bác” để “xin lỗi” Tổng bí thư trước khi òa khóc: “Bị cáo muốn xin lỗi các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bị cáo xin lỗi nhân dân trong cả nước. Những ngày ở trong trại, bị cáo có lúc 5 ngày không ngủ được, đang từ 70 kg xuống còn 59 kg. Nhân đây bị cáo muốn tỏ lòng rất ân hận những việc mình đã gây ra, đến giờ bị cáo không còn cơ hội chăm sóc bố mẹ nữa.… Cháu muốn gửi lời xin lỗi đến bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mong bác tha lỗi cho cháu, coi cháu như người con, người cháu trong gia đình”. Bên cạnh đó, vào ngày 17-01, khi được Hội đồng xét xử cho nói lời sau cùng, thì có rất nhiều kẻ vừa nói vừa khóc ngon lành như con trẻ. Tờ báo mạng Soha đã liệt kê một số hình ảnh như bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) vừa khóc vừa nói mình đã làm khổ vợ con, tỏ dấu rất ăn năn về những lỗi lầm đã gây ra, than kể con bị bệnh hiểm nghèo, vợ sức khỏe không tốt. Như bị cáo Phạm Tiến Đạt (nguyên kế toán trưởng PVC) và bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh (Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng Công ty CP Miền Trung - Công ty Cổ phần Đà Nẵng) cũng vừa khóc vừa nói mình thành thật nhận những sai phạm bản thân gây ra, xin lỗi và chịu trách nhiệm, mong được giảm hình phạt để trở về lo cho mẹ già và con thơ, tiếp tục đóng góp cho xã hội. Còn bị cáo Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng giám đốc PVC) khóc nỉ nón, than kể về hoàn cảnh khó khăn của gia đình, lo ngại mức án từ 18-19 năm tù thì sẽ không còn cơ hội trở về phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ, con cái sẽ không nhận ra cha. Bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng giám đốc PVC) đã khóc đến nổi nói không thành lời. Quả là tội nghiệp !?! Người ta nhân đây nhớ lại thái độ hiên ngang, không khóc lóc xin xỏ, không sám hối nhận tội của những tù nhân lương tâm trước tòa. Trái lại họ còn nói những lời can đảm dõng dạc, dù là trẻ tuổi, dù là nữ lưu: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đảng CS không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng!” (Nguyễn Phương Uyên); “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng CS. Mà chống đảng thì không phải là tội” (Đinh Nguyên Kha); “Tôi không chống lại nhà nước. Tôi không chống lại nhân dân. Tôi chỉ chống đảng CS! Tôi chỉ chống bất công, tham nhũng, tố cáo thảm họa môi trường!” (Trần Thị Nga); “Mỗi người chỉ có một cuộc đời nhưng dù được làm lại con vẫn sẽ làm như vậy và con tin mẹ và các con sẽ không bao giờ phải hối hận mà sẽ tự hào vì con…. Tôi mong rằng mọi người sẽ lên tiếng và đấu tranh, vượt qua nỗi sợ hãi của chính bản thân mình để xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn.” Đúng là khí phách dân tộc! Thái độ hèn nhát, quỵ lụy, vô liêm sỉ của các đảng viên CS cao cấp nói trên chẳng có gì khó hiểu. Được thấm nhuần chủ nghĩa duy vật vô thần (chỉ biết đời này, chẳng có đời sau, hưởng thụ là chính, không cần nhân nghĩa), được trang bị sức mạnh chính trị độc tài (tha hồ đàn áp hăm dọa, vơ vét cướp bóc) nên họ chỉ biết hai chuyện: quyền và tiền. Nay mất hết quyền và tiền do chẳng may thuộc về phe yếu trong đảng, nên họ trở lại bản chất đê hèn ti tiện. Sản phẩm của chế độ CS là vậy. BAN BIÊN TẬP
Hai thằng nài… nỉ (Babui-DCVonline) nhân
Số 284 Trang
2
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
1- Nhận định Việt Nam vừa bước vào năm 2018 nhưng không phải với nhiều dấu chỉ hy vọng và nhiều động lực phát triển, mà với một bức tranh u ám cho dân chủ và nhân quyền. - Trên phương diện luật pháp, các văn bản pháp lý bắt đầu có hiệu lực từ mồng 1 tháng 1 như Bộ luật Hình sự sửa đổi, Luật Tín ngưỡng Tôn giáo được biên soạn theo ý đảng chứ chẳng theo lòng dân tỏ ra khắt khe hơn các bộ luật cũ, với sự kiểm soát ngặt nghèo hơn đối với các hoạt động và sự chế tài vươn cả đến giai đoạn chuẩn bị cho các hành vi. Bên cạnh đó, việc nhà cầm quyền thiết lập các cơ quan của quân đội và công an nhằm theo dõi mạng và tác chiến mạng càng cho thấy ý định gia tăng khống chế và lèo lái tâm tình lẫn tư tưởng của nhân dân. - Trên phương diện xã hội, thảm họa do Formosa gây ra cách đây gần hai năm tiếp tục đe dọa cuộc sống của đồng bào, từ sinh thái đến kinh tế, từ sức khỏe đến nghề nghiệp. Việc gia tăng các loại thuế (như VAT) và các hình thức thu thuế (như BOT) tiếp tục đe dọa túi tiền của nhân dân, đang khi đồng bạc VN ngày càng mất giá còn vật giá thì leo thang chẳng ngừng. Việc quan chức cán bộ vận dụng nguyên tắc “đất đai thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước quản lý” ngày càng khiến nạn dân oan tăng số, gây cảnh dân oan đấu tranh, do đó cũng đẩy nhiều dân oan vào vòng lao lý với những án tù hay thậm chí án tử. - Trên phương diện chính trị, chiến dịch “nhóm lò đốt củi”, “đả hổ diệt ruồi” của đảng Cộng sản vốn đang diễn ra với cường độ tăng dần và với đảng viên cán bộ, quan chức lớn bé bị ra tòa ngày càng đông đảo, cho nhân dân thấy đảng cầm quyền và bộ máy cai trị là một ổ tham ô nhũng nhiễu, cướp bóc phá hoại từ thời này sang thời khác,
từ công sản đến tư sản, từ kinh tế đến thương mại, từ tài nguyên đất nước đến tiền thuế nhân dân. Chiến dịch đó cũng cho thấy đã từ bao lâu nay, đảng quan tâm đến việc củng cố quyền lực và giành giật quyền lợi hơn là phát triển đất nước và phục vụ đồng bào; và các phiên tòa kiểu ấy cũng chỉ là sự đấu đá nội bộ và thanh trừng phe nhóm, chứ không phải vì công lý và ích lợi nhân dân. - Trên phương diện văn hóa đạo đức, nền giáo dục nhắm đào tạo con người thành thần dân cho đảng hơn là công dân cho nước đã gieo gian dối và bạo lực thay vì tinh thần nhân bản vào lòng thế hệ trẻ, cấy tâm thức lụy phục thay vì ý chí tự do vào óc học sinh sinh viên. Các tôn giáo thay vì được tự do để thành nhà giáo dục lương tâm cho xã hội thì bị chế độ tìm mọi cách để bó buộc im tiếng hay biến thành công cụ. Quan chức cai trị coi thường ý kiến và nguyện vọng nhân dân, chỉ lo củng cố quyền lực và vơ vét quyền lợi. Nhân viên công lực mất hết tinh thần phục vụ và tôn trọng quần chúng để chỉ còn biết vâng phục mù quáng lệnh trên và đàn áp nhân dân thô bạo. Quan tòa và công tố chẳng còn ý thức bảo vệ lẽ phải, sự thật và luật pháp mà chỉ biết xét xử theo chỉ thị đã nhận. Hậu quả là toàn thể xã hội tràn ngập bạo hành và dối trá, bóc lột và lừa đảo. Trước tình cảnh nhiễu nhương ấy, vô số cá nhân và tập thể đã cất tiếng và hành động trong tinh thần thiện chí, với ước mong cảnh báo nhà nước, phục vụ cộng đồng và canh tân xã hội, với ý thức cổ vũ dân chủ, bảo vệ nhân quyền và thăng tiến tự do. Nhưng họ đã chỉ nhận được sự sách nhiễu, đe dọa, cấm cản, thậm chí đánh đập, giam nhốt, tù đày. Riêng trong năm 2017, trên 30 công dân tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ đã bị bắt giam và ít nhất 24 người đã bị kết án nặng nề. Số tù nhân lương tâm hiện bị
giam giữ là trên 160 người. 2- Tuyên bố Trước tình hình đó, chúng tôi ký tên dưới đây đồng phản đối: 1- Những bản án bất công dành cho 3 nông dân đấu tranh giữ đất đai tài sản trong phiên tòa ngày 0301-2017 tại Đắk Nông, nhất là án tử hình cho công dân Đặng Văn Hiến. Nguyên nhân đã đẩy họ đến chỗ phản ứng bằng bạo lực chính là nguyên tắc bất công và lừa gạt “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” cũng như hành vi dung túng của nhà cầm quyền địa phương cho thói lộng hành vô luật pháp của công ly Long Sơn. Chúng tôi cũng phản đối chuỗi hành vi đe dọa của nhà cầm quyền Hà Nội đối với các nông dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, trong mục đích cướp ruộng vườn của họ; phản đối thái độ dửng dưng của Quốc hội và tòa án trước đơn kêu oan đã hơn 10 năm trời của thân nhân các tử tù Hồ Duy Hải, Ng. Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh… 2- Việc sách nhiễu, vu khống, hăm dọa đan viện Thiên An tại Thừa Thiên-Huế, nhất là cuộc tấn công phá hủy Thánh giá, biểu tượng đức tin Công giáo, và hành hung các đan sĩ ngày 28 và 29-06-2017. Tất cả đều nhằm ý đồ tước đoạt đất đai của họ. Chúng tôi cũng phản đối việc tấn công nhiều Giáo xứ tại Giáo phận Vinh (như Phú Yên, Song Ngọc, Văn Thai, Đông Kiều, Kẻ Gai, Phúc Lộc) trong năm 2017; việc ngăn chận nhiều chức sắc Phật giáo Thống nhất và Công giáo cầu nguyện chung nhân Ngày Nhân quyền 10-12-2017, việc cản trở Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy cử hành đại lễ Đản sanh Đức Huỳnh Giáo chủ ngày 11-01-2018, việc bắt cóc Mục sư Đoàn Văn Diên từ ngày 24-12-2017, việc sách nhiễu chánh trị sự Hứa Phi tại Lâm Đồng từ hôm 12-01-2018… 3- Việc tấn công các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Đối với Hội Giáo chức Chu Văn An là tước quốc tịch và trục xuất vô luật pháp nhà giáo Phạm Minh Hoàng ngày 24-06-2017, cản phá cuộc hội họp của họ tại Hà Nội nhân kỷ niệm thành lập hội và thô bạo bắt bớ nhà giáo Vũ Văn Hùng ngày 04-01nhân
Số 284 Trang
3
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
2018. Đối với Hội Anh em Dân chủ là lần lượt bắt bớ từ tháng 12-2015 đến nay 8 thành viên của hội là luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thị Thu Hà, kỹ sư Phạm Văn Trội, nhà báo Trương Minh Đức, mục sư Nguyễn Trung Tôn, anh Nguyễn Trung Trực, anh Nguyễn Văn Túc và cô Trần Thị Xuân. Tất cả đều bị cáo buộc “tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79 Bộ luật Hình sự cũ. Những người này cho tới nay vẫn không được gặp luật sư của họ. 4- Những bản án bất công và nặng nề đối với những công dân hoạt động cho nhân quyền và dân chủ: Nguyễn Quang Thanh và Tạ Tấn Lộc 14 năm, Huỳnh Hữu Đạt 13 năm, Vương Văn Thả 12 năm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm, Trần Thị Nga 9 năm. Nguyễn Văn Hóa và Vương Văn Thuận 7 năm, Phan Kim Khánh, Nguyễn Nhật Trường và Nguyễn Văn Thượng 6 năm, Nguyễn Văn Oai 5 năm. Những bản án tập thể cũng nặng nề không kém. Nhóm 5 thanh niên ở An Giang 19 năm vì treo cờ vàng (xử 21-12-2017), Nhóm 9 người ở Bình Định 83 năm vì rải truyền đơn (xử hôm 28-12). Ngoài ra, các phiên tòa này còn bất chấp các thủ tụng tố tụng (như không nghe luật sư biện hộ) và đàn áp thô bạo thân nhân bằng hữu của bị cáo đứng bên ngoài. Mọi hành vi đàn áp nhân dân nói trên chẳng những không giúp giải quyết các vấn đề, bế tắc và khủng hoảng mọi mặt của xã hội, không giúp phát triển đất nước và thăng tiến dân sinh, trái lại chỉ gây thêm chia rẽ và đối kháng giữa nhân dân với nhà cầm quyền, làm cho Tổ quốc ngày càng thêm suy yếu, dễ trở thành miếng mồi ngon cho kế hoạch xâm lăng vốn đang tiến hành từng bước của Trung cộng. Tuyên bố tại Việt Nam ngày 2401-2018, trong bầu khí đàn áp qua những phiên tòa sắp xét xử nhiều công dân yêu nước. Kết thúc lấy chữ ký 29-01-2018 - 50 tổ chức chính trị và xã hội - 78 cá nhân trong và ngoài nước.
Tổ chức Open Doors, một tổ chức quốc tế bảo vệ Thiên Chúa giáo, ngày 10 tháng giêng đã công bố danh sách 50 quốc gia có tình trạng đàn áp tín đồ Kitô giáo tồi tệ nhất trên thế giới trong năm qua, trong đó Việt Nam xếp thứ 18. Hàng trăm triệu giáo dân là nạn nhân Danh sách 50 quốc gia được đánh giá là nguy hiểm cho người theo đạo Thiên Chúa được chia thành 3 cấp độ: cực kỳ nguy hiểm, rất nguy hiểm và nguy hiểm. Trong đó Việt Nam được thuộc top đầu của nhóm rất nguy hiểm. Bắc Hàn là quốc gia đứng đầu danh sách, trong nhóm cực kỳ nguy hiểm, tiếp đó là Afghanistan, Somalia, Sudan, Pakistan,… Danh sách này thể hiện mức độ ngược đãi đạo Kitô trong giai đoạn từ tháng 11 năm 2016 cho đến hết ngày 31 tháng 10 năm 2017. Open Doors cho biết trên thế giới trung bình cứ 12 người theo đạo Thiên Chúa thì lại có 1 người bị ngược đãi vì niềm tin tôn giáo của họ. Ở Châu Phi, cứ 8 người theo đạo Kitô lại có 1 người bị đàn áp và ở châu Á con số này còn cao hơn, cứ 4 người lại có 1 người là nạn nhân. Tổng cộng trong 50 quốc gia trong danh sách, có đến gần 215 triệu giáo dân Kitô giáo bị ngược đãi, trong số này có đến hơn 1 phân nửa (113 triệu) đang sống ở châu Á. Open Doors cũng cho biết hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 100 triệu người theo Kitô giáo bị quấy rầy, hành hung, giết hại, bỏ tù vì niềm tin vào Chúa Giê-su. Ông David Curry, Chủ tịch kiêm CEO của tổ chức Open Doors nói rằng năm 2017, tình trạng ngược đãi người theo đạo Thiên Chúa được chia thành 3 xu hướng khác nhau: Xu hướng đầu tiên, đó là các cơ quan chức năng có vẻ tiếp tục không quan tâm đến tình hình nhân quyền trên thế giới. Bắc Hàn là quốc gia đứng đầu danh sách về đàn áp Kitô giáo. Hãy tưởng tượng một nhà lãnh đạo quốc gia tự coi
ông ta như một vị Chúa nhưng lại hành động như một con vật. Người dân bị ép buộc phải tôn thờ bức tượng của ông Kim Jong-un và cúi lạy trước mặt ông ấy như một vị thần thánh. Ấy vậy mà ông ấy cử người đến canh gác tại các khu xóm hoặc cộng đồng, hay thuê người dân làm gián điệp hoặc trao phần thưởng cho những ai báo cáo người nào sở hữu sách Kinh thánh hay có dấu hiệu theo đạo Thiên Chúa. Xu hướng thứ hai đó là sự gia tăng đàn áp đối với phụ nữ theo đạo Thiên Chúa. Nhiều báo cáo cho thấy phụ nữ là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội ngày nay với các vấn nạn như quấy rối tình dục, hiếp dâm… Bình quân mỗi ngày có 6 phụ nữ Kitô giáo bị hiếp dâm, hành hung hoặc cưỡng hôn. Hãy thử tưởng tượng những người này là mẹ của bạn, chị em hay con gái của bạn để hiểu cảm giác như thế nào. Báo cáo của Open Doors cũng ghi nhận trong năm qua có 2.260 phụ nữ theo đạo Thiên Chúa bị cưỡng hiếp, quấy rối tình dục hoặc bị ép kết hôn với người Hồi giáo, và đây chỉ là những trường hợp đủ dũng cảm để báo cáo với cơ quan chức năng. Open Doors ước tính rằng con số này chỉ là một phần nhỏ trong tổng số những phụ nữ Kitô giáo bị ngược đãi tình dục. Và xu hướng thứ ba, theo ông David Curry, đó là sự phát triển của các nhóm Hồi giáo cực đoan tấn công những người theo đạo Thiên Chúa. Ông nhấn mạnh là ở các quốc gia Trung Đông, ngày càng nhiều bộ phận theo đạo Hồi sử dụng bạo lực để thống trị những tôn giáo khác, và để đạt được những điều họ muốn. Việt Nam gia tăng đàn áp Thiên Chúa giáo Nói về tình trạng bức hại đạo Thiên Chúa ở Việt Nam, bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) nói với RFA: Tình trạng đàn áp đạo Thiên nhân
Số 284 Trang
4
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Chúa ở Việt Nam đã gia tăng và thực tế Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế đã yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ phải đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt CPC vì những vi phạm đối với những người dân chỉ muốn được đi theo niềm tin tôn giáo của mình. Họ vừa áp dụng luật tôn giáo mới từ đầu năm 2018 nhưng chúng tôi không nghĩ là luật này sẽ giúp cải thiện tình hình tự do tôn giáo cũng như tình trạng đàn áp đạo Kitô ở Việt Nam. Thực sự chúng tôi cũng không hiểu một cách tường tận về luật tôn giáo mới này, nhưng chúng tôi hi vọng rằng với luật tôn giáo mới này người dân có thể xây dựng hay sửa chữa nhà thờ mà không phải chịu quá nhiều sự can thiệp của Nhà nước. Tuy nhiên cho đến giờ chúng tôi chưa thấy một biến chuyển nào ngoại trừ những diễn biến tiêu cực. Chúng tôi không thể hiểu được vì sao Chính phủ Việt Nam lại sợ tôn giáo đến vậy, nhưng chúng tôi nghĩ chắc chắn liên quan đến việc xây dựng xã hội dân sự. Ở Việt Nam, bạn phải theo sự sắp xếp và chỉ đạo của Nhà nước mà không được phép làm bất cứ chuyện gì ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ. Năm 2017, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ một lần nữa công bố danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tôn giáo và trong số này không có Việt Nam. Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế sau đó cho rằng danh sách này chưa đầy đủ vì thiếu tên Việt Nam. Việt Nam từng bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách CPC từ tháng 9-2004 đến tháng 11-2006. Kể từ khi Việt Nam được xoá tên khỏi CPC từ 2006 đến nay, mỗi năm Ủy hội USCIRF đều đề nghị đưa Việt Nam trở lại CPC vì các vi phạm về tự do tôn giáo. Buổi công bố danh sách của Open Doors cũng có sự tham gia của một người Việt theo đạo Kitô hiện đang là nạn nhân bị chính quyền ngược đãi vì lý do tôn giáo. Người này (xin giấu tên vì lý do an ninh) trao đổi với đài RFA rằng hiện tại tình hình bức hại tôn giáo ở
Việt Nam ngày càng trầm trọng, đặc biệt là ở những vùng quê hẻo lánh hoặc các dân tộc thiểu số. Ông yêu cầu Chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm trước những sự việc xảy ra đối với người Kitô giáo: Chính phủ Việt Nam luôn muốn khoe khoang với cả thế giới là ở Việt Nam có tự do tôn giáo nhưng họ chỉ chú trọng đến những thành phố lớn mà thôi. Trong khi đó những người dân tộc thiểu số vẫn phải đối mặt với sự ngược đãi. Họ yêu cầu chúng tôi phải cung cấp danh sách giáo dân thì họ mới công nhận cho xây nhà thờ. Nhưng vấn đề là nếu chúng tôi khai ra danh sách những người theo đạo thì họ sẽ gặp rắc rối. Chẳng hạn như nếu làm công ty thì sẽ gặp vấn đề với cấp trên, còn nếu làm giáo viên thì bị hiệu trưởng gây rắc rối. Chính phủ sẽ cho áp dụng luật tôn giáo mới trong tháng này và với luật mới này nếu giáo dân Kitô giáo muốn làm bất cứ chuyện gì đều phải được sự cho phép hoặc công nhận của Chính phủ. Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng mới được Việt Nam thông qua năm 2016 và dự tính được áp dụng từ đầu năm nay. Tuy nhiên, luật này vấp phải sự phản đối của nhiều tổ chức tôn giáo ở Việt Nam vì họ cho rằng theo luật mới này thì Nhà nước vẫn kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động của các tôn giáo và các tôn giáo phải đăng ký với Nhà nước và chỉ khi được cho phép mới có thể hoạt động. Hôm 22-12-2017, Ông Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Liên bang Mỹ đã gửi một bức thư đến ông Daniel Kritenbrink, tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói rằng hợp tác về an ninh Việt Mỹ không thể tiến triển nếu chính quyền Việt Nam lấy lý do an ninh quốc gia để đàn áp tôn giáo. Vị dân cử Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại khi theo luật tôn giáo mới thì các tổ chức tôn giáo phải đăng ký với nhà nước, cũng như báo cáo những hoạt động tôn giáo của họ cho nhà nước. Ngoài ra đạo luật này còn nói rằng các hoạt động tôn giáo sẽ bị cấm nếu những hoạt động đó làm phương hại tới an ninh quốc
gia. Ông Ed Royce cho rằng lời lẽ của đạo luật tôn giáo này rất mù mờ, và sẽ tạo điều kiện cho Chính quyền Việt Nam đàn áp tôn giáo. Trả lời phỏng vấn đài RFA, Chủ tịch Tổ chức Open Doors ông David Curry nhận định rằng Chính phủ VN cần tạo điều kiện để cộng đồng các tôn giáo được hoạt động một cách tự do và cần giảm thiểu sự can thiệp một cách thái quá đến các hoạt động của họ. Ông nhấn mạnh là Ch. phủ chỉ nên can thiệp khi cá nhân hay tổ chức tôn giáo nào có hành vi bạo lực hay vi phạm pháp luật: Người dân tộc thiểu số theo Kitô giáo ở Việt Nam luôn phải chịu áp lực và chúng tôi muốn chỉ ra điều đó trong báo cáo năm nay. Chúng tôi có nhìn thấy một vài sự tiến bộ trong cách đối xử với người Kitô giáo nhưng những áp lực họ phải chịu đựng vẫn chưa chấm dứt. Chúng tôi muốn người Kitô giáo ở Việt Nam có điều kiện được là những công dân tốt và được quyền có niềm tin tôn giáo của riêng mình và được quyền lựa chọn những điều mà họ tin tưởng. Nếu người dân không có quyền tự do để đọc một cuốn sách về tôn giáo, một cuốn Kinh thánh hay bất cứ cuốn sách nào để thể hiện niềm tin tôn giáo của họ thì thử hỏi quyền tự do ở đâu? Và chúng tôi tin rằng đây là một trong những quyền cơ bản nhất của con người. Chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ những người Thiên Chúa giáo ở vùng sâu vùng xa Việt Nam để đảm bảo là mọi người dân ai cũng được hưởng công lý, nhà thờ của họ không bị tấn công và giáo dân được tự do thờ phụng. Báo cáo của Open Doors chỉ ra rằng tình hình đàn áp đạo Kitô ở Việt Nam năm 2017 tồi tệ hơn năm 2016, mà nguyên nhân chủ yếu là do các vụ hành hung người theo đạo và 3 vụ người Thiên Chúa giáo bị giết hại. Tổ chức này cũng nêu rõ là trong năm qua chính quyền tiếp tục đàn áp giáo dân đạo Kitô thiểu số và người dân không nên kỳ vọng bất cứ sự tiến bộ nào từ luật tôn giáo mới. nhân
Số 284 Trang
5
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Liên tiếp mấy ngày qua, Công an huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã gởi giấy mời Chánh trị sự Hứa Phi lên trụ sở với nội dung: “làm việc vì đã có những phát ngôn xúc phạm dân tộc Việt Nam, cung cấp thông tin sai sự thật ra bên ngoài”. Ông Phi đã bác giấy mời và cho đây là hành vi sách nhiễu, vu khống của phía Công an đối với bản thân ông... Chánh trị sự Hứa Phi là người theo đạo Cao Đài đã chia sẻ vụ việc với Việt Nam Thời Báo: cụ thể vào ngày 12-01-2018 vừa qua, trưởng Công an huyện Đức Trọng đã ký giấy mời lần thứ I yêu cầu ông Phi đúng vào lúc 08g ngày 15-01-2018 phải có mặt tại trụ sở Ủy ban xã Hiệp Thạnh nơi ông Phi đang cư trú để làm việc với nội dung: “làm việc vì đã có những phát ngôn xúc phạm dân tộc Việt Nam, cung cấp thông tin sai sự thật ra bên ngoài”. Nhận giấy mời, ông Phi cho biết có yêu cầu phía Công an phải đưa chứng cứ chứng minh mình đã có hành vi đúng như giấy mời đã nêu, cụ thể là ông đã có những phát ngôn gì mà phía Công an cho là xúc phạm dân tộc VN? Phía Công an chưa đáp ứng, ông Phi bác giấy mời, không đi lên trụ sở Ủy ban làm việc nên liên tiếp mấy ngày sau Công an huyện Đức Trọng đã đánh giấy mời lần II và lần III tới gia đình. Ông Phi cho biết đây là hành vi sách nhiễu, khủng bố đối với bản thân ông: “Công an Đức Trọng họ nói tôi là phát ngôn xúc phạm tới dân tộc Việt Nam, đưa tin tức ra ngoài sai sự thật. Hôm nay (ngày 16-012018) họ đưa giấy mời lần thứ III rồi, rồi sáng hôm nay lúc 10g có tất cả 7 người trong đó có 2 công an tỉnh Lâm Đồng, 2 công an huyện Đức Trọng, 2 công an xã và 01 ông trưởng thôn Bồng Lai đi vào đưa cho tôi tờ giấy mời lần thứ III, yêu cầu tôi phải đi ra Ủy ban xã để làm việc. Tôi biết là hôm nay thế nào họ cũng vào đưa cho tôi giấy mời lần thứ III cho nên khi tối (15-01-2018) tôi có viết một lời phản bác. Tôi nói rằng: Điều thứ nhất, phải tôn trọng
Quyền con người, căn cứ theo bản Hiến chương Liên Hiệp Quốc năm 1948. Điều thứ hai, nếu nói tôi phát ngôn xúc phạm dân tộc Việt Nam, đưa tin ra nước ngoài sai sự thật thì phải có bằng chứng kèm theo và nếu như không có bằng chứng kèm theo mà vu khống cho tôi thì với tư cách người công dân tôi kiện quý vị. Việc kiện sẽ nhờ đến dư luận, truyền thông và các tổ chức quốc tế can thiệp, tại vì tôi là người nằm trong tổ chức Hội đồng Liên tôn Việt Nam, chức danh đồng Chủ tịch cho nên người ta căn cứ vào đây khủng bố tôi.” Ngay sau sự việc ông Phi bị giấy mời lần I của công an huyện Đức Trọng, một tổ chức có tên “Hội đồng Liên kết quốc nội hải ngoại Việt Nam” vào ngày 12-01-2018, đã ra thông cáo về vụ việc. Trong thông cáo, ông Phi cho rằng đây là sự chụp mũ của chính quyền đối với bản thân ông, vì ông chỉ đấu tranh cho dân tộc Việt Nam, tại sao lại nói ông xúc phạm đất nước VN? Thông cáo được rất nhiều cá nhân và tổ chức đấu tranh đồng ký tên. Ông Phi nói: “Tôi muốn yêu cầu họ (công an) phải đưa ra bằng chứng thì nó sẽ thuyết phục hơn.”. Ngoài ra, ông còn chia sẻ. “Tôi là người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và quyền tự do tôn giáo, vẹn toàn lãnh thổ VN. Tôi như vậy là lo cho dân tộc VN chứ tại sao tôi dám mạo hiểm xúc phạm dân tộc Việt Nam. Đây là tạo điều vu khống, không có một cái lý gì hết” Ông Phi cho biết, không riêng gì mấy ngày qua, vì công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo và vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam mà từ trước giờ bản thân ông và gia đình bị rất nhiều áp lực, sách nhiễu, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống do chính quyền các cấp ở Lâm Đồng đem lại: “Từ trước tới giờ tôi bị người ta cô lập, gây hấn, sách nhiễu rất là nhiều, hăm dọa đủ điều. Tôi hiện là Trưởng ban đại diện Khối Nhơn Sanh đạo Cao Đài, cho nên chúng
tôi có quy tụ một số đạo hữu từ các vùng NamTrungBắc để đấu tranh quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam. Tiếp nữa tôi và quý chức sắc tôn giáo thành lập Hội đồng Liên tôn Việt Nam, gần đây chúng tôi ở hải ngoại có thành lập ra Hội đồng Liên kết quốc nội-hải ngoại mục đích đấu tranh cho Việt Nam có đầy đủ quyền tự do dân chủ, nhân quyền, quyền tự do tôn giáo và vẹn toàn lãnh thổ. Đây là vấn đề tiêu biểu của cuộc đời tôi nhưng mà những lần qua họ áp lực rất là nhiều, họ gửi giấy mời liên tục như vậy tôi không có đi” Theo RFA Việt ngữ thông tin, vào ngày 16-01-2018 vừa qua, trong báo cáo thường niên của tổ chức theo dõi Tự do và dân chủ, Freedom House, có trụ sở tại Hoa Kỳ thì năm 2018, Việt Nam vẫn là quốc gia được xếp hạng không phải quốc gia có tự do. Theo tổ chức này, tại Việt Nam, quyền tự do được xếp hạng 6/7, trong đó hạng 7 là những quốc gia mất tự do nhất. Tương tự, quyền chính trị của người dân được xếp hạng 7/7 tức là không có quyền hạn chính trị nào. Lĩnh vực khá nhất của Việt Nam là các quyền dân sự được xếp hạng 5/7./.
TIN KHẨN: CTS HỨA PHI NHẬN GIẤY TRIỆU TẬP LẦN 2 Kính gửi Quí hiền huynh, hiền tỷ nam nữ quốc nội và hải ngoại. Kính gửi HĐLTNV và HĐLK QN&HN. Hôm nay ngày 22-01-2018 lúc 10 giờ, tôi CTS Hứa Phi Lâm Đồng, tiếp tục được CA huyện Đức Trọng gửi giấy triệu tập lần 2 với nội dung như lần 1 và 3 lần giấy mời trước. Lúc 8 giờ hôm nay tôi phản đối không đi. Khoảng 10 giờ họ đến đưa giấy trong lúc tôi đang chuyền nước và sức khỏe mấy ngày hôm nay không được khỏe. Vì những việc làm của tôi không hề sai trái đối với dân tộc và tổ quốc Việt Nam và không hổ thẹn lương tâm người đạo và trách nhiệm của một tín đồ Cao Đài là phụng sự nhơn sanh. Về công dân: Tôi lên tiếng phản đối những bất công chính nghĩa, mà nhân
Số 284 Trang
6
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
csVN dùng những thủ đoạn đê hèn dã man đối với công dân trong nước. Họ (csVN) bán rẻ lương tâm, tiếp tay đầu độc con em của mình bằng những thực phẩm từ cửa khẩu Trung Cộng và giết chết nguồn sống tài nguyên biển ở miền Trung... với những cái chết oan ức trông đồn côn an. Những điều tôi lên tiếng để họ (csVN) biết luật nhân quả không hề tránh khỏi bởi luật Thiên Điều. Về tín đồ của Đạo: luôn gìn giữ chánh truyền và bảo vệ nền Chánh pháp của Đức Chí Tôn, khuyên nhủ từng địa phương từ miền Nam,miền Trung và miền Bắc luôn tuân y luật Đạo làm tròn trách nhiệm của một vị tín đồ, và đề cao chính sách Hòa bình Chung sống của Đức Hộ Pháp để phổ truyền ra nhơn loại 5 châu trên thế giới. Biết thương yêu nhau là bạn đồng sanh trong một kiếp. Chính vì khi xâm chiếm miền Nam csVN dùng những chính sách tiêu diệt Tôn giáo, khống chế các nền Tôn giáo trong nước phải nằm trong sự kềm kẹp của họ bằng sự " xin- cho". Những ai đối kháng đều bị bỏ tù và bị trù dập mất tình người. Họ luôn gây khó khăn đời sống của những theo niềm tin tín ngưỡng. Với sự độc tài thống trị của họ làm cho dân tộc Việt Nam khổ sở luôn sống trong sự lo sợ, văn hóa đạo đức xuống cấp trầm trọng. Họ định hướng con người với con người dẫm đạp lên nhau mà sống. Đó chính là bản chất thực sự của cộng sản. Kính gửi Quí vị những tin tức Đạo nạn của Tôi và vận mệnh của dân tộc Việt Nam, mong quí vị cùng lên tiếng. Lâm Đồng ngày 22/01/2018 CTS Hứa Phi Tin giờ chót Trong một cuộc hội thoại trên diễn đàn paltalk sáng 31-01-2018, CTS Hứa Phi cho biết cách đây mấy ngày, ông đã bị công an cưỡng bức đến đồn khủng bố, hạch hỏi. CTS trả lời một cách rất hùng dũng, nhưng vì bị tra vấn liên tục nên huyết áp tăng cao, ngất xỉu, công an phải cho xe taxi chở về nhà. Nay CTS Hứa Phi bị liệt chân trái và có triệu chứng bị tai biến mạch máu não.
Linh mục Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Giáo xứ Song Ngọc, Giáo phận Vinh từ chối buổi làm việc với điều tra viên, cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Nghệ An trong ngày 23-012018 liên quan đến vụ án Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong. Cơ quan CSĐT tỉnh Nghệ An triệu tập cha Thục với lý do “làm việc theo yêu cầu của Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu, Nghệ An”. Vào ngày 19-01-2018, Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu gửi văn bản đến cơ quan CSĐT tỉnh Nghệ An yêu cầu: “Xét thấy, theo quy định tại Điều 185, Điều 186 BLTTH, việc lấy lời khai người làm chứng do điều tra viên của cơ quan điều tra tiến hành, khi cần thiết thì Kiểm sát viên của Viện kiểm sát tiến hành… Cơ quan CSĐT tỉnh Nghệ An lấy lời khai của ông Nguyễn Đình Thục theo quy định của pháp luật…” Tuy nhiên cha Thục đã từ chối làm việc với cơ quan điều tra tỉnh Nghệ An với hai lý do: Thứ nhất, tại Điều 185 và Điều 186 BLTTHS quy định cơ quan điều tra “triệu tập” người làm chứng để lấy lời khai trong giai đoạn “khởi tố và điều tra” vụ án; Khoản 2 Điều 232 BLTTHS quy định: “Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra”. Hiện, vụ án Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong đã được Tòa án lên lịch xét xử dự kiến ngày 25-01-2018. Thứ hai, cha Thục nhận được giấy mời của cơ quan điều tra vào lúc 16 giờ ngày 22-01-2018 và yêu cầu cha có mặt vào lúc 14 giờ ngày 23-01-2018, thời gian quá gấp, cha không thể thu xếp công việc. Trong thư hồi đáp, cha Thục đề nghị Tòa án gửi giấy “triệu tập” cha Thục vào tham dự phiên tòa với tư cách người làm chứng theo đúng quy định của pháp luật và cha sẽ nói rõ sự thật vụ án. Được biết, vào ngày 25/01/2018, nhà cầm quyền sẽ đưa vụ án Hoàng
Đức Bình và Nguyễn Nam Phong ra xét xử. Hoàng Đức Bình bị truy tố với tội danh gọi là “Chống người thi hành công vụ” và “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”; còn Nguyễn Nam Phong bị truy cứu về tội danh gọi là “Chống người thi hành công vụ” trong vụ án hai anh cùng với hàng ngàn người dân lên đường đi nộp đơn khởi kiện Formosa vào ngày 14-02-2017. Huyền Trang, GNsP
TIN TỨC BỔ TÚC TRÊN FB PHẠM ĐOAN TRANG 23-01-2018 - Sáng 21-1, linh mục Nguyễn Đình Thục công bố bài trả lời phỏng vấn “Vụ án Hoàng Bình phơi bày một nhà nước làm gì cũng… bí mật”, trong đó, ông Thục vạch rõ các khuất tất của vụ Hoàng BìnhNam Phong bị cáo buộc “chống người thi hành công vụ”. Bản chất của vụ việc là công an Nghệ An đàn áp người dân tuần hành ôn hoà đi kiện Formosa, và Hoàng Bình-Nam Phong buộc phải ngồi trong ô-tô, đóng chặt cửa xe để tự bảo vệ. Công an cho đó là hành vi “chống người thi hành công vụ” (!). - Chiều 22-1, Cơ quan CSĐT CA tỉnh Nghệ An bèn gửi linh mục Nguyễn Đình Thục “giấy triệu tập lần 1”, đòi ông Thục ngay hôm sau phải đến làm việc với Cơ quan này “theo yêu cầu của Toà án Nhân dân huyện Diễn Châu”. Không thấy CSĐT nêu rõ là làm việc về vấn đề gì, nhưng vì Toà án Nhân dân huyện Diễn Châu là nơi sẽ xét xử Hoàng Bình và Nam Phong vào ngày 25-1 tới nên… chắc là công an muốn làm việc với linh mục Thục xoay quanh vụ án. Hồ sơ vụ án thì đã chuyển cả về Viện Kiểm sát và Toà án, lại chỉ còn ba ngày là tới phiên xét xử, không hiểu Cơ quan CSĐT còn định làm việc gì mà gấp rút như vậy? Cái này gọi là “nước đến chân nhân
Số 284 Trang
7
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
mới nhảy” đây các đồng chí và các bạn ạ. Hay là các đồng chí muốn đối phó lại với bài trả lời phỏng vấn của linh mục Nguyễn Đình Thục và các thông tin “bất lợi cho phiên toà”? Trước đó, linh mục Thục đã có văn bản đề nghị được dự phiên toà với tư cách người làm chứng. Đơn của ông tất nhiên là không được cơ quan chính quyền nào hồi đáp – đúng như truyền thống im lặng, lì lợm cố hữu của các cơ quan hành pháp, tư pháp Việt Nam khi bị người dân dồn vào thế bí, không biết phải trả lời thế nào, hoặc đơn giản là khi người dân đòi hỏi quyền chính đáng của mình mà chính quyền thì không dám, không muốn chấp hành. Việc mời linh mục Nguyễn Đình Thục và hàng trăm nhân chứng khác đến toà là thẩm quyền của toà, công an chẳng có tư cách gì để “làm việc” (thẩm vấn kết hợp đe doạ) với họ ngay sát phiên toà. Nói cách khác, tự nhiên phát giấy triệu tập nhân chứng đến “làm việc” kiểu này đúng là hành vi mà trẻ con miền Bắc hay gọi là “nhận vơ (lấy vợ thằng Nhân, lêu lêu)”. https://www.facebook.com/pham.do an.trang/posts/10156333979493322
TỰ DO NGÔN LUẬN Bán nguyệt san có từ 15-04-2006 IN VÀ TẶNG TẠI VN
Địa chỉ liên lạc: witness2005@gmail.com Muốn đọc tờ báo trên mạng: http://www.tdngonluan.com www.tudodanchuvietnam.net http://tudongonluan.atspace.com http://khoi8406vn.blogspot.com https://www.facebook.com/T%E1 %BB%B1-Do-Ng%C3%B4nLu%E1%BA%ADn238293869580176/?ref=hl
Cương quyết phản đối Luật Tín ngưỡng Tôn giáo của đảng Cộng sản Việt Nam
Vào ngày 23-01-2018, UBND xã Quỳnh Ngọc đã gửi cho Lm JB Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Giáo xứ Song Ngọc và Hội đồng Mục vụ Giáo xứ văn bản số: 08/UBND.VP về việc “đăng ký sinh hoạt tôn giáo”. Văn bản số 08/UBND.VP có nội dung: “UBND xã Quỳnh Ngọc nhận được thông tin, chiều ngày 23-012018, Linh mục Quản xứ và Hội đồng mục vụ giáo xứ Song Ngọc tổ chức Lễ hiệp thông cầu nguyện tại nhà thờ giáo xứ với số lượng người tham gia đông và nhiều thành phần tham dự”. Tại văn bản này, UBND xã dẫn chứng Điều 43 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo quy định: “…Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được công nhận, chấp thuận hoặc được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo theo quy định…” Để cho rằng “Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có hiệu lực từ ngày 01-012018 nhưng đến nay giáo xứ Song Ngọc chưa thông báo chương trình hoạt động tôn giáo hằng năm với UBND xã Quỳnh Ngọc và cuộc lễ diễn ra chiều nay tại giáo xứ (nếu như đúng thông tin UBND xã nhận được), giáo xứ chưa thông báo bổ sung theo quy định tại Điều 43 nêu trên”. Điều này cản trở sinh hoạt tôn giáo của bà con giáo dân và Hội đồng Mục vụ giáo xứ Song Ngọc. Bởi lẽ: Văn bản số 08/UBND.VP, UBND xã căn cứ vào Điều 43 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để cho rằng “Giáo xứ Song Ngọc phải thông báo danh mục hoạt động tôn giáo hằng năm và cho rằng “cuộc lễ diễn ra chiều nay tại giáo xứ” là “hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm” chưa có
trong danh mục nên cần “thông báo bổ sung”. Cần xác định rõ: Khoản 10 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (LTNTG): “Sinh hoạt tôn giáo là việc bày tỏ niềm tin tôn giáo, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi tôn giáo.” Như vậy, Lễ hiệp thông cầu nguyện –đối với tín đồ– là những “sinh hoạt tôn giáo” diễn ra hàng giây hàng phút hàng giờ hàng ngày, không phải là “hoạt động tôn giáo diễn ra hàng năm” với “danh mục” để phải thông báo! Và trong Thánh lễ hàng ngày – như Thánh lễ chiều nay của Giáo xứ Song Ngọc – luôn có những ý chỉ, hiệp thông, cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ còn sống hay đã qua đời, kính nhớ tổ tiên, cầu cho quốc thái dân an, cầu cho những nhà lãnh đạo sáng suốt phục vụ quyền lợi của người dân, cho những người đang gặp hoạn nạn, bệnh tật, khó khăn, bị áp bức, đối xử bất công, bị chà đạp nhân phẩm, tước bỏ quyền sống, quyền con người… Điều đáng nói là tại văn bản số: 08/UBND.VP, UBND xã Quỳnh Ngọc chỉ “qua thông tin nhận được” đã tùy tiện suy diễn “số lượng người tham gia đông và nhiều thành phần tham dự”. Bao nhiêu người thì được gọi là tham gia đông? Nhiều thành phần tham dự là thành phần gì? LTN-TG không có quy định nào để “định lượng” đông hay không đông, cũng không quy định “tiêu chí” phân biệt “thành phần” tham dự. Càng không có quy định nào để phân biệt đối xử “cuộc lễ” đông người hay ít, ít hay nhiều thành phần tham dự. Ngoài ra, UBND xã Quỳnh Ngọc trích dẫn Điều 43 LTNTG cho rằng, “Luật TN-TG có hiệu lực từ ngày 01-01-2018 nhưng đến nay giáo xứ Song Ngọc chưa thông báo chương trình hoạt động Tôn giáo hằng năm với UBND xã Quỳnh Ngọc”, nhưng lại không đọc đến quy định “Điều khoản chuyển tiếp” tại Khoản 5 Điều 67 LTN-TG: “Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày Luật này có hiệu lực, tổ chức tôn nhân
Số 284 Trang
8
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
giáo… có trách nhiệm thông báo danh mục hoạt động tôn giáo diễn ra hằng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 43 của Luật này.” Giả định có phải “chấp hành” Luật TN-TG thì cũng “chưa đến hạn”. Điều buồn cười ở đây là UBND xã Song Ngọc xác định “Giáo xứ Song Ngọc chưa thông báo danh mục hoạt động Tôn giáo hàng năm”, nhưng lại đòi Giáo xứ “phải thông báo bổ sung…”! Hành vi của UBND xã Quỳnh Ngọc cản trở sinh hoạt tôn giáo của GX Song Ngọc cần phải bị lên án. Pv. GNsP
Sam Dastyari, một dân biểu Úc phải từ chức sau khi báo chí tiết lộ ông ta đã nhận được tiền trợ giúp của một doanh nhân Trung Hoa khiến ông ta kêu gọi chính phủ Úc phải “tôn trọng chủ quyền của Trung Quốc trong vùng biển Đông Nam Á.” Ông Dastyari còn tìm cách ngăn cản một một dân biểu đảng Lao Động không cho gặp các nhà tranh đấu dân chủ ở Hồng Kông. Báo chí Úc vạch ra rằng Hoàng Hướng Mặc (Huang Xiangmo, 黄向墨), một doanh nhân có quan hệ mật thiết với đảng Cộng sản Trung Quốc, đã góp khoảng $5 triệu cho Dastyari trong thập niên qua. Hoàng Hướng Mặc đã dọa ngưng ủng hộ tiền sau khi đảng Lao Động ủng hộ chính phủ Úc gia tăng cường tuần tiễu trong vùng Biển Đông Nam Á. Ngay sau đó, Sam Dastyari đã lên
Tuần trước, tạp chí Thế Giới Thời Báo (Global Times) ở Bắc Kinh đã nhận định về ảnh hưởng trong dư luận Mỹ của cuốn sách “Fire and Fury” của Michael Wolff. Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc viết rằng: “Mặc dù từ Thế chiến Thứ hai, các tổng thống Mỹ thường bị báo chí tấn công, Trump là người đầu tiên mà sức khỏe tinh thần bị đặt câu hỏi. Điều này cho thấy bản chất của chính trị nước Mỹ.” Tờ báo viết tiếp: “Khi người Mỹ đặt câu hỏi về tình trạng tâm thần của một tổng thống Mỹ thì không những ngôi vị này bị chế nhạo mà chính hệ thống bầu cử ở nước Mỹ trở thành trò cười.” Báo Global Times khen ngợi Tổng thống Trump trong năm qua đã làm được những điều các người tiền nhiệm không làm được, như việc công nhận Jerusalem là thủ đô Israel, mà trước đây không tổng thống Mỹ nào dám nghĩ tới. Nhưng họ cảnh cáo độc giả người Trung Hoa về “ám ảnh ma quái về chế độ dân chủ của nước Mỹ… mà chúng ta phải tránh xa” để rút ra một bài học, cho người Trung Hoa “thêm tin tưởng vào sức mạnh của chế độ độc đảng nước mình.” Đây chỉ là một cuộc tấn công của Cộng sản Trung Quốc trên chế độ dân chủ, với mục đích đề cao chế độ độc quyền độc đảng mà dân lục địa đang gánh chịu. Trong mấy năm qua, Trung Cộng còn thi hành một chiến dịch xâm lăng vào các định chế chính trị của các nước tự do dân chủ khắp thế giới, với các hành động cụ thể. Tháng trước, ngày 12-12-2017,
tiếng yêu cầu Úc phải tôn trọng Đường Lưỡi Bò của Trung Cộng! Giám đốc cơ quan tình báo Úc đã cảnh cáo nước ông đang bị ngoại quốc can thiệp tới mức nặng nề nhất. Thủ tướng Úc đề nghị ngay một dự luật cấm công dân nước ngoài không được đóng góp cho các quỹ tranh cử tại Úc, và ra lệnh những người vận động cho các chính phủ nước ngoài phải chính thức ghi tên, một điều luật nước Mỹ đã áp dụng từ lâu. Dự luật này bị chính phủ Bắc Kinh đả kích là có tính cách kỳ thị! Cuộc xâm lăng thầm lặng của Bắc Kinh diễn ra khắp thế giới. Tại nước Đức, cơ quan phản gián cho biết Trung Cộng đã dùng các mạng giao tiếp xã hội để quan hệ với 10,000 người Đức, trong đó có các đại biểu Quốc hội và công chức, với mục đích dò tìm tin tức và nuôi ảnh hưởng lâu dài. Chuyện này cũng diễn ra tại Anh, Trung Cộng nhắm vào những người có quyền lợi kinh doanh trong lục địa. Một mục tiêu Cộng sản Trung Quốc nhắm vào là khối người gốc Hoa sống trong các nước Tây phương. Họ xâm nhập các tổ chức của người Hoa, nhưng tiêu điểm quan trọng nhất là báo chí và các đài tivi dùng tiếng Trung Hoa. Trung Cộng chiêu dụ, mua chuộc và cưỡng ép các nhà báo để xoay chuyển họ theo đường lối của Bắc Kinh. Nhưng họ còn nhắm vào giới truyền thông bản xứ nữa. Hãng thông tấn Reuters điều tra, đã thấy đài Phát thanh Quốc tế của Trung Cộng đang yểm trợ 33 đài phát thanh trong 14 quốc gia,
trong đó có nước Mỹ và Úc. Phần lớn những đài này nói tiếng Tàu và tiếng Anh, nhưng cũng có đài nói tiếng Ý, tiếng Thái và Thổ Nhĩ Kỳ. Tháng 11 năm ngoái, một nhà xuất bản tại Úc đã ngưng không in cuốn sách mang tên “Silent Invasion” (Cuộc Xâm Lăng Thầm Lặng) vì sợ bị các tay chân của Trung Cộng kiện về tội phỉ báng. Một giáo sư đã viết về vụ này, với tựa đề là: “Làm cách nào Trung Quốc biến Úc thành một nước chư hầu?” (How China is turning Australia into a Puppet State?). Mùa hè năm ngoái, một đại hội phim ảnh ở Pháp đã bỏ không chiếu một phim tài liệu về Trung Quốc, sau khi bị áp lực của Trung Cộng. Giới đại học cũng bị Trung Cộng chiếu cố, để giảm bớt những công trình nghiên cứu khoa học phơi bầy tình trạng xấu ở nước Trung Hoa. Họ dùng tiền ủng hộ các đại học và rút tiền nếu không vừa ý. Thương gia Hoàng Hướng Mặc kể trên đây không những góp tiền cho các nhà chính trị mà còn bỏ ra 2 triệu đôla Úc để thành lập một Viện Quan hệ Trung-Úc ở Sydney. Một hoạt động được Trung Cộng mở rộng là 500 viện Khổng Tử và hàng ngàn lớp học tiếng Trung Hoa tại các trường từ trung học lên đại học. Nhiều trường học ở Mỹ nhận được các khoản trợ cấp lớn để thiết lập viện Khổng Tử, các giáo sư và sinh viên tham dự được mời đi du lịch Trung Quốc khỏi tốn tiền. Các sinh viên Trung Quốc du học ở các nước Tây phương là một mục tiêu tấn công khác. Hội Sinh viên và Nghiên Cứu sinh Trung Quốc (CSSA) là một công cụ của chế độ. Hội này làm công việc gián điệp, tình báo, tổ chức các sinh hoạt cho sinh viên, giúp đỡ họ khi tìm chỗ ở, và nhất là dò thám thái độ của sinh viên du học đối với Cộng sản. Họ hoạt động mạnh mẽ khiến nhiều sinh viên gốc Hoa phải tìm cách trốn tránh. Nhiều người không chịu tham dự các sinh hoạt vì sợ bị “bắt rễ” rồi cưỡng ép; một số còn xin giáo sư không xếp mình vào những nhóm có sinh viên gốc Hoa. Trong tháng 12 năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã nghe điều trần về nỗ lực của Trung Cộng tìm cách kiểm soát các du học sinh. Có sinh viên đã kể rằng phụ huynh họ ở trong nước Tàu được cảnh sát, công an tìm đến gây áp lực, sau khi con cái ở Mỹ phát biểu những ý kiến khác đường lối của nhà nước. Trung Cộng đã làm áp lực buộc các sinh viên không ghi tên vào Đại học California tại San Diego, sau khi trường này mời Đức Đạt Lai Lạt Ma đến giảng. Cuộc xâm lăng thầm lặng của nhân
Số 284 Trang
9
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San Trung Cộng đang bị lật tẩy khắp nơi. Hai nước khác đã phản ứng mạnh mẽ là New Zealand và Canada. Báo chí New Zealand kêu gọi phải kiểm soát chặt chẽ khối di dân từ Trung Cộng qua; có nhà báo tố cáo một dân biểu gốc Hoa đã từng là giáo sư dạy trong trường huấn luyện gián điệp của Bắc Kinh, nhưng đã che đậy không kê khai hoạt động đó khi xin nhập tịch. Cơ quan tình báo Canada tiết lộ nhiều công chức, trong đó có cả các bộ trưởng cấp tỉnh, đang giúp Trung Cộng gây ảnh hưởng. Trong tháng 12 năm ngoái, Quốc hội Mỹ nghe điều trần về âm mưu Bắc Kinh gây ảnh hưởng chính trị trong nước Mỹ. Nghị sĩ Marco Rubio đã cảnh cáo những người có trách nhiệm trong chính giới và thương trường, vì họ bỏ qua các âm mưu xâm nhập các xí nghiệp và đại học ở Mỹ của Trung Cộng, chỉ vì lóa mắt trước thị trường tiêu thụ rộng lớn. Người dân các nước bị Trung Cộng xâm lăng thầm lặng cũng phản ứng, nhiều khi đi quá đà. Tại nước Úc, sau khi vụ Sam Dastyari và Hoàng Hướng Mặc bị phanh phui, nhiều biểu ngữ xuất hiện trong các trường đại học yêu cầu trục xuất các du học sinh và di dân Trung Hoa từ lục địa. Tại Đại học Sydney, có người viết: “Giết người Trung Hoa” (Kill Chinese) trong nhà vệ sinh của sinh viên. Tại thủ đô Canberra, một học sinh gốc Hoa đã vô cớ bị đánh đập trong lúc chờ xe buýt! TQ hiện biết mình không đủ sức cạnh tranh với các nước dân chủ tự do trên mặt quân sự, kinh tế. Dù Bắc Kinh có bôi bác, chỉ trích chế độ dân chủ, mỗi lần xảy ra những mâu thuẫn nội bộ, nhưng người dân trên thế giới khó tin rằng chế độ độc quyền độc đảng của Tập Cận Bình có ưu thế hơn các thể chế ở Âu, Mỹ Châu. Nhưng người dân các nước cần thức tỉnh trước cuộc xâm lăng âm thầm phá hoại nếp sống tự do dân chủ đó. Trang Newsweek ngày 17.12.17 đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cáo buộc Trung Quốc “xâm lược kinh tế”, khi ông công bố chiến lược an ninh quốc gia đầu tiên của ông vào ngày 18.12 (giờ Mỹ). Theo Newsweek, cáo buộc này là dấu hiệu mạnh cho thấy mối quan hệ không thuận thảo giữa chủ nhân Nhà Trắng với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo Financial Times, đấy là vì ông Trump thất vọng về việc ông Tập không thể dùng quan hệ hữu hảo cá nhân để Bắc Kinh giải quyết những lo ngại của ông Trump về thương mại.
Kế hoạch Con Đường Tơ Lụa Mới, tức dự án “Một Vành Đai, Một Con Đường” (Nhất Đới, Nhất Lộ) của chính quyền Bắc Kinh, chiếm một vị trí quan trọng trong cương lĩnh hành động của ông Tập Cận Bình, được đặc biệt nhấn mạnh tại Đại jội đảng Cộng sản Trung Quốc hồi tháng trước, 10-2017. Kế hoạch này là một biểu tượng cho sức mạnh đang lên của Trung Quốc trên phạm vi toàn thế giới. Trên thực địa, việc triển khai dự án trên ra sao ? Một số quan sát gần đây cho thấy hàng loạt công trình khổng lồ của dự án, tại nhiều quốc gia, đang đình trệ. Bài nhận định của AFP mô tả : “Dự án đường sắt ở Indonesia đang hoàn toàn bất động, khu công nghiệp ở Kazakhstan trống rỗng phân nửa, nhiều công trình tại Pakistan bị đe dọa tấn công : tình trạng thực tế của “những Con đường Tơ lụa” mà Trung Quốc trông đợi còn rất xa với các tuyên bố đầy tham vọng của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình”. Dự án Một Vành Đai, Một Con Đường, được ông Tập Cận Bình khởi xướng từ năm 2013, đặt mục tiêu nối liền nền kinh tế thứ hai thế giới với Tây Âu, với ngả đường bộ qua Trung Á và Nga, tức dự án “Một Con Đường” và với đường biển nối liền với châu Phi và châu Âu qua Biển ĐôngẤn Độ Dương, tức dự án “Một Vành Đai”. Hàng loạt công trình đường xá, hải cảng, đường sắt, khu công nghiệp, được dự kiến xây dựng tại 65 quốc gia, với tổng đầu tư hơn 1.000 tỉ đôla. Tuy nhiên, thực tế tương phản hoàn toàn với những tuyên truyền hùng biện của các lãnh đạo Trung Quốc. Rất nhiều dự án trong số đó được tiến hành hoặc tại các quốc gia, với nền dân chủ đang bị chao đảo, hoặc tại các chế độ độc tài, hoặc tại những nơi các lực lượng nổi dậy thường xuyên đe dọa. Ví dụ như tại Indonesia, nơi Bắc Kinh đã giành được từ năm 2015 một hợp đồng xây dựng tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên của quốc
gia Đông Nam Á này, các công trình xây dựng chỉ vừa mới bắt đầu ít lâu, chủ yếu do các bất đồng chính trị trong nước. Tổng thống Indonesia đã cho khởi sự dự án vào tháng 1-2016, tại khu vực miền tây đảo Java. Tuy nhiên, theo chứng kiến của nhiều phóng viên AFP mới đây, chưa hề có dấu vết gì của tuyến đường sắt tương lai. Bộ trưởng Giao thông Indonesia và các công ty Indonesia và Trung Quốc tham gia dự án này, từ chối trả lời các câu hỏi của AFP. Một dự án đường sắt cao tốc khác nối liền Trung Quốc với Singapore, qua Lào, Thái Lan và Malaysia, cũng ở trong tình trạng tương tự. Đoạn đường qua Thái Lan bị chậm do các tranh chấp về tài chính, điều kiện vay tiền, cũng như quy định liên quan đến thi công. Chỉ đến tháng 7-2017, chính quyền quân sự Thái Lan mới phê chuẩn khoản kinh phí 5,2 tỉ đôla, để khởi sự công trình. Tại Lào, tuyến đường dự kiến dài khoảng 415 cây số. Tuy nhiên, tại quốc gia được coi là đồng minh ruột của Bắc Kinh, dự án gây rất nhiều phản đối, do giá đắt–khoảng 5 tỉ đôla, tương đương với một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Lào. Nhiều ý kiến lên án cho rằng dự án đường sắt này không có ích lợi gì cho “một quốc gia quá nghèo” như Lào. Bên cạnh các quốc gia Đông Nam Á nói trên, Trung Quốc cũng chọn đầu tư tại những nước nguy hiểm về an ninh, như Pakistan. Nhiều hợp đồng giữa Bắc Kinh và Islamabad, với tổng trị giá 46 tỉ đôla, được ký kết năm 2013, với mục tiêu xây dựng một hành lang đường bộ và đường ống năng lượng, nối liền khu vực viễn tây hẻo lánh của Trung Quốc với vùng biển Nam Á.. Tuy nhiên, tại tỉnh Balochistan (tây nam Pakistan), các lực lượng nổi dậy đã tấn công vào các công trình xây dựng đường ống dẫn dầu, một số đoàn tàu và kể cả các kỹ sư nhân
Số 284 Trang
10
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Trung Quốc. Nhìn chung, cho dù các dự án đường tàu cao tốc của Trung Quốc được giới lãnh đạo Trung Quốc và chính quyền các nước đối tác thường xuyên ca ngợi và cổ vũ, người dân thường tại các địa phương nơi tàu cao tốc dự tính sẽ đi qua, không hề hưởng ứng. Trả lời AFP, một dân làng Indonesia nhận xét: “Tàu cao tốc không phải cho chúng tôi… chỉ những nhà kinh doanh cỡ bự mới nghĩ rằng thời giờ là tiền bạc”. Biển Ấn ĐộThái Bình Dương : Bộ Tứ Ấn-Nhật-Mỹ-Úc lần đầu nhóm họp Trong lúc Trung Quốc nỗ lực quảng bá cho dự án Nhất Đới, Nhất Lộ nghìn tỉ đôla, một số quốc gia láng giềng lo ngại tham vọng của Bắc Kinh, đặc biệt là hai vùng biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đã tìm cách hợp sức. Hôm qua, 1211, đại diện bốn quốc gia Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ đã có cuộc họp chính thức lần đầu tiên, để thảo luận về một dự án bảo vệ “tự do” và “trật tự quốc tế mở dựa trên luật pháp” tại vùng biển Ấn Độ Thái Bình Dương. Cuộc họp quan chức Ngoại giao cấp bộ của bốn quốc gia nói trên, gọi tắt là cuộc họp Bộ Tứ, diễn ra tại Manila, bên lề thượng đỉnh Đông Á, và vào hôm trước cuộc thượng đỉnh của khối ASEAN. Theo thông báo của bộ Ngoại giao Ấn Độ, được đưa ra sau khi hội nghị kết thúc, được báo Ấn Độ The Economic Times trích lại, “các bên tham gia đang tìm cách thống nhất quan điểm, nhằm mục tiêu chung” là thúc đẩy “hòa bình, ổn định và thịnh vượng, bằng cách gia tăng hợp tác tại khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương”. Xây dựng một liên minh tại vùng Ấn Độ Thái Bình Dương là một dự án trùng với chiến lược Hướng Đông của New Delhi từ nhiều năm nay. Về phần mình, bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh tất cả các bên tham gia hội nghị Bộ Tứ đều “lo ngại trước các hoạt động đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, và các hoạt động nói trên của Trung Quốc
có thể đe dọa quyền tự do hàng hải ở khu vực này”. Nhật Bản và Hoa Kỳ đều ủng hộ việc Ấn Độ “có một vai trò chiến lược chủ chốt” tại vùng biển nói trên, mà Biển Đông là một bộ phận. Như vậy, sau 10 năm nhen nhúm, dự án thành lập một liên minh Bộ Tứ gồm ba quốc gia dân chủ ở châu Á–Thái Bình Dương và Hoa Kỳ, tại vùng biển Ấn ĐộThái Bình Dương đã bước đầu hình thành, nhờ nhiều nỗ lực ngoại giao dồn dập trong những tháng gần đây. Ý tưởng về một liên minh như vậy đã được thủ tướng Nhật Bản nêu lên lần đầu tiên vào năm 2007 (*). Tuy nhiên, vào thời điểm đó, do các áp lực của Trung Quốc, chính phủ Úc đã quyết định không tham gia. Chính phủ Ấn Độ lúc đó cũng giữ khoảng cách với dự án này. ---(*) Ngày 22-08-2007, thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có bài phát biểu trước Quốc hội Ấn Độ, với tựa đề “Confluence of the Two Seas/ Hợp lưu hai biển», trong đó ông Abe dẫn lại tác phẩm “Majma ulBrahrain/Confluence of the Two Seas” của Dara Shikoh (1615– 1659). Tác phẩm của nhà tư tưởng của Ấn Độ thời Mô-gôn được gợi ra như một biểu tượng cho khát vọng lâu đời, liên thông hai vùng biển Thái Bình và Ấn Độ Dương, thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa Nhật Bản và Ấn Độ.
quân và hỏa lực áp đảo đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do nhà nước Việt Nam Cộng hòa quản lí, giết chết 75 người lính Việt Nam Cộng hòa giữ đảo. 44 năm nay người dân Việt Nam nặng lòng với nước đều mang một vết thương rỉ máu trong tim. Từ nhiều năm nay, đến ngày 19-01, những trái tim đau đó ở Sài Gòn đều tự tìm đến Đức Trần Hưng Đạo uy nghiêm trên đài cao ở bến Bạch Đằng mắt dõi ra sông Sài Gòn, dõi ra biển Đông. Những trái tim đau thành kính thưa với anh linh người anh hùng đã viết lên trang chói lọi nhất trong pho sử vàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, thưa về nỗi niềm đinh ninh của những thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau rằng Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi trong trái tim người dân Việt Nam, mãi mãi trong lòng Tổ quốc Việt Nam và giành lại Hoàng Sa, Trường Sa là trách nhiệm công dân, trách nhiệm lịch sử của mọi người dân mang trong tim dòng máu Đại Việt. Thưa với hương hồn những người con yêu của dân tộc Việt Nam đã vùi xác ở Hoàng Sa trong cuộc chiến đấu giữ quần đảo ngày 19-11974 rằng những anh linh Việt Nam để lại thân xác ở Hoàng Sa, Trường Sa đã là hồn thiêng của Hoàng Sa, Trường Sa, hồn thiêng của núi sông Việt Nam, những anh linh đó sẽ sống mãi cùng non nước Việt Nam. Năm nào công an nhà nước
Kính gửi các anh bài viết về những kẻ rước đoàn nghệ thuật Nội Mông Tàu Cộng về diễn ở nhà hát lớn Hà Nội đúng ngày giỗ Hoàng Sa của ta, 19-1-2018. Dù ngày diễn đã phải lùi sau hôm 19-1, nhưng những vấn đề của buổi diễn ô nhục này vẫn cón nguyên đó. Kính, PĐT.
Cộng sản cũng hung hãn, quyết liệt phá lễ tưởng niệm Hoàng Sa của người dân Sài Gòn. Chặn cửa không cho người dân ra khỏi nhà đến với lễ tưởng niệm. Bắt những người dự lễ về giam giữ trong đồn công an. Lăn xả vào cướp giật và phá nát vòng hoa, băng chữ ngay bên chân tượng đài Trần Hưng Đạo. Chỉ những kẻ vô loài, không quê hương, cội nguồn, không lương tâm con người mới làm được những việc đó. Những kẻ vô loài đó lại trong biên chế công an nhà nước Cộng sản Việt Nam.
Từ 44 năm nay, ngày 19-01 đã đi vào lịch sử là ngày đau đớn của giống nòi Việt Nam, ngày đen tối của lịch sử Việt Nam. 19-1-1974 Tàu Cộng mang hạm đội lớn với số
nhân
Số 284 Trang
11
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Năm nay nhà nước Cộng sản Việt Nam còn làm những điều ô nhục hơn, tội lỗi hơn những năm trước. Đúng ngày đau lần thứ 44 Tàu Cộng cướp Hoàng Sa của tổ tiên, của lịch sử Việt Nam, 19-12018, nhà nước Cộng sản Việt Nam đã làm hai việc công khai bán nước, thú nhận việc dâng Hoàng Sa cho Tàu Cộng, xóa tên Hoàng Sa trong trái tim người Việt Nam, công khai chấp nhận là chư hầu, là phiên thuộc của Tàu Cộng. Sáng 19-1-2018 ở Sài Gòn, cũng như nhiều năm trước, an ninh nhà nước Cộng sản Việt Nam bủa vây chặn cửa trước nhà tất cả những người ngày này những năm trước đã tìm về tượng đài Trần Hưng Đạo bến Bạch Đằng, tìm về với lịch sử, khắc ghi món nợ lịch sử Hoàng Sa và làm giỗ 75 hương hồn Hoàng Sa. Trước cửa nhà mỗi người dân mang nỗi đau Hoàng Sa đều có hơn chục an ninh trẻ khỏe, lì lợm và nhâng nháo bủa vây, hung hăng làm cái việc phi pháp với pháp luật, thất đức với tổ tiên và tội đồ với lịch sử, xấc xược với nhân dân, ngăn không cho những trái tim mang nỗi đau Hoàng Sa đến với anh linh Trần Hưng Đạo nhận trách nhiệm với lịch sử, với tổ tiên về món nợ Hoàng Sa. Dùng công cụ bạo lực, nhà nước Cộng sản Việt Nam quyết xóa bỏ cái tên Hoàng Sa trong trái tim người dân Việt Nam. Tối 19-1-2018 ở Hà Nội, Bộ Văn hóa, Bộ Lễ của một nhà nước, tổ chức linh đình đêm hát xướng, nhảy múa của đoàn nghệ thuật Nội Mông Tàu Cộng! Đưa đoàn nghệ thuật Nội Mông Tàu Cộng sang Viêt Nam với cớ kỉ niệm 68 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Cộng–Tàu Cộng. Ngày 18-1-1950, Tàu Cộng công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ngày đó được lấy làm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao giữa hai nước. Nhưng đoàn nghệ thuật Nội Mông không khai diễn vào ngày 68 năm thiết lập quan hệ Ngoại giao mà lại chọn ngày Hoàng Sa, 19 tháng 01, ngày Tàu Cộng cướp được Hoàng Sa của Việt Nam để khai diễn đêm nhạc hội. Đây là một đòn chính trị thâm độc, nham
hiểm, một đòn chính trị chí tử đánh vào lòng tự trọng và ý thức dân tộc của đám lãnh đạo nhà nước Cộng sản Việt Nam. Bè lũ Tập Cận Bình lấy cớ kỉ niệm sự kiện chính trị của hai nước, ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao chỉ để buộc những kẻ tai to mặt lớn, những chính khách của triều đình Cộng sản Việt Nam phải có mặt trong đêm chúng tưng bừng nhảy múa ca hát ngay giữa kinh kì Thăng Long–Hà Nội mừng sự kiện chúng cướp được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 19 tháng 01 là ngày đen tối của lịch sử Việt Nam, ngày mất Hoàng Sa của Tổ quốc Việt, ngày quốc tang của giống nòi Việt Nam, ngày đau buồn 75 người con yêu của Mẹ Việt Nam bỏ xác ở Hoàng Sa. Vậy mà những khuôn mặt chóp bu của triều đình Cộng sản Việt Nam lại không hề có nỗi đau của nhân dân, của đất nước, vẫn nhơn nhơn tươi cười xem đám nghệ sĩ Nội Mông Tàu Cộng nhảy múa ca hát mừng ngày vui của bọn cướp 19 tháng 01, ngày cướp được trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Không biết đau nỗi đau mất đất đai của tổ tiên mà người dân đang đau, đám tai to mặt lớn của nhà nước Cộng sản Việt Nam lại công khai đồng cảm với nỗi hoan hỉ của lũ cướp nước. Đó là sự bán nước trong tâm hồn. Hoan hỉ cùng Tàu Cộng trong ngày chúng cướp được Hoàng Sa của Việt Nam, đám quan chức cấp cao được cho là đại diện của người dân Việt Nam đã chấp nhận sự ăn cướp đó, đã đứng về phía kẻ cướp, bán linh hồn cho kẻ dùng súng đạn phi pháp cướp dải cát vàng Hoàng Sa của tổ tiên người Việt. Nhưng những lãnh đạo cao cấp của nhà nước Cộng sản Việt Nam cũng chỉ được vui vầy hoan hỉ với đám nghệ sĩ Nội Mông mà thôi. Mượn cớ kỉ niệm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Cộng–Tàu Cộng, lễ kỉ niệm cấp quốc gia giữa hai nhà nước nhưng Tàu Cộng không đưa đoàn nghệ thuật quốc gia tham gia lễ kỉ niệm cấp nhà nước đó mà chỉ đưa đoàn nghệ thuật Nội Mông, một tộc người bị Đại Hán đô
hộ, đồng hóa. Vì với Đại Hán Tàu Cộng, thân phận Việt Nam cũng chỉ là thân phận chư hầu như Mãn, Tạng, Hồi, Mông và quan hệ Ngoại giao Việt Cộng–Tàu Cộng cũng giống như quan hệ giữa Mãn, Tạng, Hồi, Mông với Đại Hán mà thôi. Bị hạ nhục, bị nói thẳng vào mặt thân phận chư hầu như vậy, những kẻ tai to mặt lớn của nhà nước Cộng sản Việt Nam vẫn hớn hở chấp nhận vì họ đã bán linh hồn cho Tàu Cộng rồi, đã cam phận chư hầu như Mãn, Tạng, Hồi, Mông! Những kẻ đàm phán kí kết hiệp định biên giới phía Bắc năm 1999 dâng hàng trăm kilomet vuông đất biên cương cho Tàu Cộng là những kẻ bán nước. Bán mảnh đất hương hỏa của cha ông để lại. Bán nước trong không gian. Những kẻ đàn áp người dân tổ chức lễ tưởng niệm Hoàng Sa ở Sài Gòn sáng 19-1-2018, và những kẻ đón rước đoàn nghệ thuật Nội Mông Tàu Cộng vào Hà Nội hát múa đêm 19-1-2018, ăn mừng ngày chúng cướp được Hoàng Sa của tổ tiên người Việt cũng là những kẻ bán nước. Bán nước trong tâm hồn. Những Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Công Phụng, Vũ Dũng đàm phán với Tàu Cộng dâng đất Việt Nam ở biên cương cho Tàu Cộng; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm; Bộ trưởng Bộ Lễ Nguyễn Ngọc Thiện, đều bán nước trong tâm hồn cho Tàu Cộng. Đó là những cái tên mãi mãi ô nhục trong lịch sử Việt Nam như những cái tên Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Phạm Văn Đồng kí công hàm 14-9-1958 công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Tàu Cộng. Nguyễn Văn Linh kí biên bản cuộc gặp Thành Đô 4-9-1990 cột Việt Nam vào thân phận chư hầu của Tàu Cộng. Bốn ngàn năm mở nước và giữ nước, lịch sử Việt Nam chỉ có hai kẻ bán nước cho Đại Hán là Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Chỉ mấy chục năm dưới chế độ Cộng sản đã có quá nhiều kẻ bán đất đai của tổ tiên và bán linh hồn con người cho lòng tham của bành trướng Tàu Cộng. P.Đ.T. nhân
Số 284 Trang
12
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Những ngày đầu năm, tỉnh dậy là nhớ đến quê hương, đất nước, dân tộc ta, nhân dân ta. Càng ở xa, lại càng nhớ, da diết, thiết tha. Đất nước ta, quê hương ta tài nguyên, gia tài tổ tiên cha ông để lại gồm có những gì, nay ra sao, rất cần được cháu con ngày nay điểm lại, đánh giá tỷ mỷ kỹ càng. Hơn 20 vụ đại án đang được đưa ra xét xử cho thấy tiền của tài nguyên của đất nước đã được quản lý tùy tiện, vô trách nhiệm ra sao, khi hàng trăm ngàn tỷ đồng bị thất thoát một cách “nhẹ nhàng” trong một thời gian dài hàng chục năm, mà những người đứng đầu chính phủ, đứng đầu đảng, đứng đầu Nhà nước, đứng đầu Bộ Chính trị phải chịu trách nhiệm trước ai hết, nay mới đưa ra xét. Xét cho cùng, những Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh… cũng chỉ là những tội phạm kiêm nạn nhân của một chế độ chính trị lạc hậu quá mức mà ông Tổng bí thư đến nay vẫn không nhận ra, khi ông quyết định khai trừ mọi đảng viên đòi xây dựng chế độ Tam quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) phân lập và xây dựng các tổ chức xã hội dân sự. Ông định sẽ còn sống với ai trên đất nước và trên thế giới này? Nền độc lập là cấu thành đầu tiên của đất nước có chủ quyền, đã thu lại được từ tháng 03-1945 sau khi Nhật Bản hất cẳng thực dân Pháp qua đảo chính 9-3, tô đậm thêm qua “cướp chính quyền 19-81945” và sau đó với chiến thắng Điện Biên Phủ, đến nay còn gì? Còn ít, ít lắm, khi chính quyền độc đảng vừa cam kết với chính quyền bành trướng Trung Quốc “cùng có chung một tương lai gắn bó keo sơn, núi liền núi, sông liền sông”, lại còn cam kết hợp tác chặt chẽ “đào tạo cán bộ cao cấp các ngành, kể cả ngành quốc phòng và Ngoại giao”, cam kết hợp tác giữa 4 tỉnh biên giới Việt Nam với khu tự trị Choang tỉnh Quảng Tây/Trung quốc, cứ như trong một quốc gia thống nhất vậy! Vậy thì còn đâu là
độc lập? Rõ ràng là mang chất Bắc thuộc rồi! Lời thề gìn giữ độc lập 29-1945 đã tan biến. Độc lập kiểu gì mà từ Bắc chí Nam người Trung Quốc nhập cảnh đi về như trên đất nước họ; hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng độc lan tràn mọi ngả; các công ty Tàu giành mọi gói thầu béo bở nhất về khai khoáng, nhiệt điện, thủy điện, hóa chất, giao thông cầu đường, trồng rừng, gang thép, phân bón, bô-xít, thủy sản, không thiếu một ngành nào, một nơi nào. Đây là thuộc địa kiểu mới hoàn chỉnh mẫu mực của bọn bành trướng. Có người Việt nào không phẫn nộ và không cảm thấy nhục? Tài nguyên cơ bản đất nước là ruộng đồng, rừng, biển thì quyền sở hữu ruộng đất của tư nhân trong nông nghiệp từ ngàn đời bị đảng nghiễm nhiên tịch thu theo cái “quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước (của đảng) thay mặt quản lý” để nông thôn xơ xác, nông nghiệp lụn bại, nông dân thành tá điền nghèo khổ làm thuê cho đảng, đến mức em sinh viên luật Đỗ Thúy Hằng phải lên tiếng khóc cho một nền nông nghiệp bị đảng nhẫn tâm bức tử, với vô vàn nông dân bị các quan chức Cộng sản cướp đất, bị trắng tay. Tài nguyên rừng từ thời nguyên thủy vốn có hằng triệu hécta, hằng trăm loại gỗ quý, hàng ngàn động vật chim muông quý hiếm, đã bị thu hẹp hơn 2/3 diện tích chỉ trong 70 năm Cộng sản cầm quyền, thành địa bàn tàn phá chia chác của các quan chức kiểm lâm - chúa sơn lâm, bọn hải quan, công an - cảnh sát, hành chính địa phưong, xuất khẩu gỗ quý theo giá rẻ mạt, đua nhau làm các biệt thự biệt phủ lỗng lẫy kiểu của các vua chúa ngày xưa. Cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh đau lòng than rằng: “Đất nước mình buồn quá phải không anh? Rừng đã hết, và biển thì đang chết!” Cả đất Việt hướng mặt ra biển cả, đại dương, cá và muối nuôi sống dân tộc từ nghìn xưa, “cơm với cá
như mạ với con”, nay cá chết trắng khắp dọc bãi biển miền Trung, ô nhiễm lan rộng kéo dài do kẻ tội phạm Formosa đến từ đất Tàu, ngư dân bị ngăn chặn cấm đoán, tàn phá người và phương tiện làm nghề do tàu tuần dương từ đảo Hải Nam đổ xuống. Cho đến cát là sản phẩm tự nhiên rẻ nhất cũng bị bán đổ bán tháo đi rất nhanh, bị Tàu cho tàu hút cát khổng lồ, một giờ hút trộm 600 ngàn tấn cát để phun lên các đảo nhân tạo ở biển Đông, số cát này mỗi chuyến có thể chất đầy một sân vận động. Sau “địa tặc” – cướp đất, “lâm tặc” – cướp rừng, “hải tặc” – cuớp biển, “ngân tặc” – cướp tiền bạc, “đạo tặc” – cướp của, nay đến “sa tặc” – cướp cát, chúng vơ vét không trừ một thứ gì? Mang danh lãnh đạo chính trị, bảo vệ đất nước, đảng Cộng sản đã bảo vệ được những gì? Mang nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, đất đai, thì người Trung Quốc thả sức thâm nhập; chủ quyền quốc gia bị xem nhẹ dưới danh nghĩa hợp tác toàn diện cả về nội trị, quốc phòng, ngoại giao. Mang nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên rừng biển, thì cho họ vào hợp tác trồng rừng, đánh cá, tự do khai thác cướp phá mọi thứ trên rừng, ven biển, dưới biển. Lãnh đạo kinh tế là hướng dẫn chỉ đạo cuộc khởi nghiệp xây dựng kinh tế, phân chia thành quả phát triển cho công bằng, thu chi ngân sách hợp lý, không để rơi vãi thất thoát, thế nhưng thực tế tham nhũng lan tràn, ngân sách thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng, khi xử tham nhũng không thu hồi nổi 5%, nợ quốc gia vượt quá Tài sản quốc gia PNB một năm, vậy là thất bại hoàn toàn về kinh tế. Tài chính thu không đủ chi, không đủ tiền trả lãi nợ quốc gia hằng năm, ngân hàng phá sản hàng loạt, hiệu quả lãnh đạo kinh tế tài chính hầu như là con số âm. Lãnh đạo xã hội là xây dựng mối đoàn kết quốc gia keo sơn, cuộc sống dân chủ, tiến bộ, bình đẳng văn minh, nhưng họ nuốt lời hứa hòa giải hòa hợp dân tộc, họ cai trị miền Nam như cai trị kẻ thù theo kiểu ân oán tàn bạo ác độc nhất. nhân
Số 284 Trang
13
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Nền giáo dục quốc gia cực kỳ lạc hậu, giáo điều, nhồi sọ cổ lỗ, bằng giả bằng dỏm tràn ngập, không một trường đại học Việt nào được xếp trong số 300 trường khá nhất ở châu Á. Nền y tế suy đồi đi ngược với phương châm “thầy thuốc như mẹ hiền”, theo kiểu tiền thầy bỏ túi, thuốc giả tràn lan, thầy thuốc giết bệnh nhân. Xã hội đảo điên, người yêu nước chống bành trướng, bênh dân oan bị tuyên án nặng nề, trong khi các quan lớn có bồ nhí, có biệt phủ hàng vài chục tỷ đồng, tội rất nặng chỉ bị khiển trách như phủi bụi. Đạo đức lao dốc cùng cực, mất tính người, vợ chặt cổ chồng, ông và bố cưỡng hiếp cháu gái, con gái mới 5, 6 tuổi. Lãnh đạo đất nước mà lại hèn với giặc, ác với dân. Vậy mà còn huênh hoang khuyên dân ta “không nên ngủ quên trên vòng nguyệt quế”. Chuyên nói phét, nói không biết ngượng, vòng nguyệt quế ai cho? Bắc Kinh à? Có còn gì để mà “ngắm nhìn, rung đùi tự khen tự sướng đất nước ta chưa bao giờ đẹp như thế này!”. Khi ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên TƯ đứng trước mức án tử hình và tù chung thân, khi các đồng chí thù địch tìm cách hãm hại nhau, đuổi bắt nhau như những kẻ tử thù chỉ vì kèn cựa ngôi thứ và bổng lộc phi pháp. Cả xã hội đều nhìn thấy trước năm 2018 vừa khởi đầu sẽ là năm các đồng chí Cộng sản thù địch nhau sẽ làm thịt nhau không thương tiếc, không phải vì công bằng, vì lý tưởng gì cao siêu mà chỉ vì chức quyền, chiếc ghế quyền lực cùng những lợi ích vật chất phù phiếm nó mang lại. Đảng Cộng sản đến cuối năm 2017 và vào đầu năm 2018 đã lộ nguyên hình là kẻ đã tàn phá có hệ thống, tận gốc, tanh bành cuộc sống tinh thần và vật chất của xã hội ta, từ hạ tầng cơ sở –hiến pháp, pháp quyền đến thượng tầng kiến trúc – đạo đức xã hội của đất nước ta. Nhìn lại thảm cảnh đất nước mà căm giận, mà tủi nhục dâng tràn. Đảng Cộng sản cứ như có một cơn
đại hồng thủy bão quét Tsusami vừa đi qua tàn phá triệt để mọi giá trị vốn có, cứ như có một đạo quân ô hợp giặc ngoại xâm cùng giặc nội xâm hung hãn nhất trong lịch sử vừa tràn qua từ Bắc chí Nam, san bằng đất nước tươi đẹp từ ngàn xưa bỗng trở thành đất nước lụi tàn tan hoang và hấp hối. Vì ai nên nỗi? vì đâu có cảnh đất nước điêu tàn? Bi đát hơn thời phong kiến. Lạc hậu hơn thời thực dân. Cực nhục đau đớn hơn thời chiến tranh quyết liệt. Cả xã hội ta, trong và ngòai nước, xin bà con ta hãy bàn bạc tập thể về hiện tình đất nước tan nát tanh bành ra sao, xã hội tha hóa đến mức nào, đâu là nguyên nhân thật sự và cùng nhau hành động có trách nhiệm để cứu dân cứu nước, tự cứu mình ra khỏi cuộc trầm luân khổ ải này.
thuế bảo vệ môi trường với 8,000 đồng đánh vào 1 lít xăng. Một Thứ trưởng của Bộ này là Đỗ Hoàng Anh Tuấn còn trơ tráo đến mức tuyên bố về “thuế bảo vệ môi trường” là “được lòng dân hơn”! Vào giữa năm 2017, khi tung ra đề xuất tăng thuế VAT, hầu hết các lý do của Bộ Tài chính nêu ra như “thuế VAT ở Việt Nam còn thấp so với các nước”, “tăng thuế VAT để bảo đảm an toàn tài chính”, thậm chí “tăng thuế VAT để tạo công bằng” đã bị dư luận và giới chuyên gia mổ xẻ và phản bác dữ dội, cho đó chỉ là những ngụy biện cho một nền ngân sách “hành là chính”, đang mau chóng rỗng túi và do đó phải “thu cùng diệt tận”… Nhiều phân tích đã làm rõ rằng ngay mặt bằng thuế VAT hiện thời (khi chưa tăng) của Việt Nam đã thuộc loại cao nhất thế giới, còn “an toàn tài chính” thực chất chỉ là bảo đảm cho ngân sách có đủ tiền để trả cho đội ngũ 2,8 triệu công chức mà trong đó có ít nhất “30% không làm gì cả mà vẫn lãnh lương”, và tất nhiên không thể không nói tới việc Chính
Với tư cách là người đứng đầu Bộ Tài chính –cơ quan tham mưu chính cho Chính phủ CSVN về các sắc thuế đạp lên đầu dân trong ít nhất hai năm qua, ông Đinh Tiến Dũng phải bị cách chức ngay. Vẫn “cắm mặt” tăng thuế! Bất chấp rất nhiều phản ứng của người dân, doanh nghiệp, giới chuyên gia trong thời gian qua về âm mưu tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% lên 12%, điều quái gở và cực kỳ tàn nhẫn là Bộ Tài chính vẫn khăng khăng bảo lưu đề xuất này. Mới vào đầu năm 2018, Bộ Tài chính đã chuyển Bộ Tư pháp thẩm định dự thảo luật sửa đổi các luật về thuế trước khi báo cáo Thủ tướng xem xét trình Quốc hội vào năm 2018. Trong dự thảo mới vẫn lồ lộ hiện hình đề xuất tăng thuế VAT từ 10% lên 12% và tăng theo lộ trình, mỗi năm tăng thêm 1% cho tới khi bằng 12%. Còn nhớ vào đầu năm 2017, trong lúc nền kinh tế Việt Nam lao vào năm suy thoái thứ 9 liên tiếp khiến rất nhiều gia đình phải thắt lưng buộc bụng bởi thu nhập ngày càng eo hẹp và đồng tiền ngày càng mất giá, Bộ Tài chính lại tìm cách “móc túi” tuyệt đại đa số công dân và người nghèo bằng một bản dự thảo sửa đổi Luật
phủ và Bộ Tài chính chỉ “cắm mặt” nghĩ đến việc tăng thu mà hoàn toàn chẳng đoái hoài đến việc giảm chi, đặc biệt là mục chi thường xuyên… Còn vào đầu năm 2018, Bộ Tài chính viện ra lý do gì để tăng thuế VAT? Hụt thu FTA! Theo giải thích của cơ quan chuyên tìm cách “móc túi” dân này, tăng thuế trong nước là nhằm bù đắp hụt do cắt giảm thuế theo các cam kết mà Việt Nam đã ký trước đó. Theo Bộ Tài chính: “Hiện nay Việt Nam đã ký kết 10 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và sẽ có hiệu lực trong giai đoạn từ nay tới năm 2020. Việc thực hiện các cam kết FTA khiến hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, làm nguồn thu ngân sách nhà nước bị ảnh hưởng. Cụ thể, ngân sách nhà nước sẽ hụt thu do giảm thuế nhập khẩu trong năm 2018 khoảng 30,150 tỷ đồng; năm 2019 hụt thu khoảng 36,340 tỷ đồng; năm 2020 hụt thu 43,965 tỷ đồng. Ngoài ra, thuế suất bình quân của toàn bộ hàng hóa nhập khẩu cũng giảm dần hàng năm theo lộ trình: Năm 2015 giảm còn bình quân 4.75%, năm 2016 còn 3.74%, và năm 2018 giảm còn 2.98%”. Hàng loạt dấu hỏi lớn nổi lên là vì sao trước đây khi ồn ào khoe thành nhân
Số 284 Trang 14
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San tích chạy theo phong trào ký FTA, Bộ Tài chính –một thành viên chủ chốt trong hoạt động đàm phán với các đối tác nước ngoài– lại chỉ thuần túy vẽ vời những lợi ích mà các FTA sẽ mang lại, chứ không hề đề cập –ít nhất trên phương diện công khai– về thủ đoạn sẽ “hồi tố” vào chính người dân của mình bằng cách tróc thuế đầu dân một khi các FTA không mang lại hiệu quả như mong muốn? Vì sao chỉ đến lúc kết quả thực hiện các FTA bị “đổ nợ”, Bộ Tài chính mới vội vã tham mưu cho chính thể độc đảng đè đầu dân thu thuế để “bù đắp khó khăn ngân sách”? Vậy với vai trò là cơ quan tham mưu chủ chốt, Bộ Tài chính có vô trách nhiệm đến mức đã góp phần và hiện thực “đổ nợ” ấy? Trong thực tế đến cuối năm 2016, Việt Nam đã ký kết, thực thi và đang đàm phán 16 FTA. Trong số này, có 10 FTA đã thực thi (sáu FTA trong số này với tư cách là thành viên ASEAN, bốn FTA còn lại với Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, và EEC). Hai FTA đã kết thúc đàm phán là TPP và Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Bốn FTA đang đàm phán là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), FTA ASEAN– Hồng Kông, FTA với Israel và với Khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA). Trong đó, chỉ có hai FTA của Việt Nam với Mỹ và châu Âu là còn xuất siêu được –lần lượt là $25 tỷ và $20 tỷ mỗi năm. Còn thặng dư xuất siêu với Nhật bằng 0, trong khi ngay cả Hàn Quốc, tưởng là “dễ ăn”, nhưng Việt Nam lại phải nhập siêu đến $20 tỷ vào năm 2016 và có thể đến $25 tỷ vào năm 2017. Còn với Trung Quốc thì khỏi nói: con số nhập siêu chính ngạch lên đến $20–$30 tỷ/năm, chưa kể phần tiểu ngạch khoảng $20 tỷ nữa, tổng cộng đến $40–$50 tỷ nhập siêu mỗi năm dành cho Việt Nam. Thói quen phụ thuộc nhập khẩu từ Trung Quốc đã trở nên quá khó bỏ. Nó không chỉ cột chặt giới doanh nghiệp nhỏ và vừa, mà còn xiềng xích giới quan chức “ăn dày” của Việt Nam –những người có thẩm quyền ký hạn ngạch nhập hàng từ Trung Quốc. Tình thế càng trở nên nên khốn quẫn khi tại một số cuộc hội thảo về đầu tư, người ta cho biết giới doanh nghiệp Trung Quốc có thói quen chi dưới gầm bàn “thoáng nhất”! Không cần nhắc lại, ai cũng biết giới quan chức Việt thuộc loại “ăn đủ” nhất trên thế giới. Trong lịch sử buôn bán hai chiều với các quốc gia trên thế giới, Việt Nam lại bị phụ thuộc vào Trung Quốc
nhiều nhất. Từ nhiều năm qua, Việt Nam đã bị biến thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Trung Quốc, chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu VN. Phải chăng Bộ Tài chính, cùng với Bộ Công thương và một số bộ ngành và tỉnh thành khác, đã “ăn đủ” với doanh nghiệp Trung Quốc đến mức khiến FTA của Việt Nam với “người đồng chí tốt” này rơi vào thảm cảnh nhập siêu kinh hoàng như thế? Bắt dân uống “thuốc độc”! Nếu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang bị dư luận xã hội cáo buộc về liên đới trách nhiệm với vụ nhập hàng triệu viên thuốc ung thư giả mà có thể đã khiến nhiều bệnh nhân ung thư phải chết đến hai lần, hậu quả mà Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng gây ra khi đề xuất tăng thuế VAT (giá trị gia tăng) từ 10% lên 12% từ năm 2019 cũng có thể gây tác hại ghê gớm không kém tính độc dược của thuốc ung thư giả. Mưu đồ tăng thuế VAT lại xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 10 liên tiếp, một xã hội bị acid đậm đặc bởi căn bệnh tham nhũng không còn cách gì cứu chữa. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gầy guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết”, sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi… Thói vô tâm, vô cảm và vô trách nhiệm của giới quan chức Bộ Tài chính đã tích tụ từ nhiều năm qua và mang tính hệ thống. Ngay trước mưu đồ tăng thuế VAT, Bộ Tài chính đã tham mưu cho chính quyền âm thầm, hoặc lén lút tăng thuế sử dụng đất phi nông nghiệp gấp 3-4 lần mà không thông báo trước cho dân. Trong cơ cấu thu ngân sách quốc gia, tiền thuế sử dụng đất chiếm khoảng 9%, tương đương 100 ngàn tỷ đồng. Nếu đồng loạt tăng thuế sử dụng đất ở các tỉnh thành, ngân sách sẽ có thể “móc túi” dân ít ra gấp vài ba lần con số trăm ngàn tỷ đó. Trong hai năm 2016 và 2017, Chính phủ được tuyên xưng “liêm khiết, kiến tạo và hành động” của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải “mộng du” với những di họa tài chính khủng khiếp để lại từ thời “phá chưa từng có” của Thủ tướng đời trước là Nguyễn Tấn Dũng: Tháng 3-2016, một báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội thừa nhận: “Tổng thu ngân sách nhà nước không đủ bảo đảm nguồn
chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ. Nợ công tăng, áp lực trả nợ lớn”. Cũng là lúc mà số thu hơn một triệu tỷ đồng của ngân sách không thể nào bù đắp cho số chi còn hơn hẳn thế, hàng chục tỷ đôla phải trả nợ nước ngoài hàng năm, cùng cơn gào thét “đòi ăn” theo thói ăn quen nhịn không được của 63 “bao tử” ở các tỉnh thành… “Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy” Tăng giá và thuế má là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Sự tồn vong của đảng cầm quyền cũng lệ thuộc không khác hơn, nếu xét trên phương diện những thiệt hại về chính trị trên trường quốc tế và ngay trong lòng dân. Xã hội cùng dân chúng lâm vào cảnh thảm thương đọa đày – chẳng khác gì bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh cách đây 72 năm đã mô tả về thực dân Pháp: “chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy”. Một cán bộ thu thuế ở Sài Gòn nói toạc ra: “Cứ thu thế này thì chẳng mấy chốc dân sẽ bùng”. Nếu dân Sài Gòn mà còn “bùng”, dân các tỉnh khác, đặc biệt những tỉnh vùng sâu vùng xa và đầy rẫy đói nghèo – sẽ ra sao? Phản ánh từ nhiều người dân ở các tỉnh đói nghèo ấy đều cho biết: “Túi chẳng còn gì để nộp thuế nữa. Nếu nhà nước cứ tróc nã thì dân chỉ còn cách hoặc trốn đóng hoặc phản ứng tự vệ thôi”. Tác giả gửi BVN. Bài đã đăng trên Người Việt. TĂNG THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG LÊN 12%, HÀNG TRIỆU NGƯỜI BỊ ẢNH HƯỞNG Bộ Tài chính đề nghị nâng mức thuế suất 10% theo một trong hai phương án. Phương án 1: Tăng từ 10% lên 12% kể từ ngày 01/01/2019. Phương án 2: Tăng theo lộ trình lên 12% kể từ ngày 01/01/2019 và 14% từ ngày 01/01/2021. Bộ Tài chính đề nghị cân nhắc phương án 1, tức tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%. Thời gian thực hiện từ 1/1/2019. Dự kiến, hơn nửa triệu doanh nghiệp và hầu hết người dân sẽ chịu tác động từ việc tăng mức thuế GTGT này. Theo con số công bố mới nhất, hiện nợ công của Việt Nam ở mức gần 2,6 triệu tỷ đồng.
Theo Vietnamnet 16-08-2017 nhân
Số 284 Trang 15
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Vào tối ngày 18-1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi công điện yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải cung cấp cho Bộ Công an các hồ sơ, tài liệu về các đối tượng chống phá, gây rối tại các trạm thu phí BOT thời gian vừa qua. Trong công điện, người đứng đầu chính phủ Việt Nam bày tỏ lo ngại việc các tổ chức phản động lợi dụng những phản đối ở các trạm thu phí BOT để gây mất trật tự an ninh. Công điện của Thủ tướng có đoạn viết: “Tình hình phức tạp tại các trạm thu giá xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt các tỉnh phía Nam, nếu không được cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền ở các địa phương tập trung phối hợp xử lý thì có thể các đối tượng xấu càng lợi dụng, lấn tới, tiềm ẩn những hành vi gây mất an ninh trật tự, kể cả các tổ chức phản động lợi dụng phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thông qua việc phá hoại hình thức đầu tư BOT” BOT là từ viết tắt của xây dựng (Build), vận hành (Operate) và chuyển giao (Transfer). Các dự án BOT thời gian qua đã tiến hành mở nhiều trạm thu phí đường bộ trên khắp cả nước và gặp phải sự phản kháng của người dân, đặc biệt là các lái xe vì họ cho rằng những trạm thu phí này hoặc thu phí quá cao hoặc được lập ở vị trí không hợp lý. Công điện của Thủ tướng chính phủ xác định rằng việc thu hút đầu tư theo hình thức PPP (hợp đồng đối tác giữa nhà nước và tư nhân), trong đó có BOT, đã góp phần tạo những tay đổi tích cực cho hệ thống giao thông, góp phần tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập khu vực và thế giới, được nhân dân ủng hộ. Thủ tướng khẳng định việc thu hút đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT là chủ trương nhất quán cần tiếp tục triển khai trong thời gian tới để phát triển hệ thống
hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông vận tải. Tuy nhiên, người đứng đầu chính phủ cũng thừa nhận quá trình triển khai các dự án BOT đã có một số bất cập cần tập trung khắc phục. Ông cho rằng các bất cập này đang bị các đối tượng xấu lợi dụng, kích động, chống phá. Trước đó, vào ngày 16-1, báo Người Lao Động trích lời của một số lái xe ở tỉnh Vĩnh Long và Bình Dương cho biết họ đã bị công an mời lên làm việc trong tháng này để trả lời một số việc liên quan đến vụ gây rối trật tự. Theo thống kê của Vnexpress, một xe hơi đi tức Bắc vào Nam phải đi qua khoảng 40 trạm thu phí với chi phí trung bình khoảng 35,000 đồng một lượt một xe. Như vậy, chi phí cho các trạm BOT cho một xe đi từ Bắc vào nam là khoảng 1,3 triệu đồng.
ÔNG PHÚC CHỌN AI? Thiền Lâm, 19-01-2018 Rốt cuộc, Thủ tướng Phúc đã không chọn nhân dân trong cuộc chạm trán tóe máu ở các trạm BOT. Hơn một tháng sau khi BOT Cai Lậy ở Tiền Giang phải “hưu chiến” để chờ nghiên cứu và chỉ đạo của Chính phủ, vào ngày 18-1-2018, ông Nguyễn Xuân Phúc đã gửi công điện yêu cầu Bộ Giao thông vận tải cung cấp cho Bộ Công an hồ sơ, tài liệu về đối tượng kích động, chống phá, quấy rối tại các trạm BOT và Bộ Công an xử lý ngay những đối tượng cố tình vi phạm. Một bức công điện căng thẳng và “sắt máu” hiếm có. “Tình hình phức tạp tại các trạm thu giá xảy ra ở một số tỉnh, đặc biệt là các tỉnh phía Nam, nếu không được cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cấp chính quyền ở các địa phương tập trung phối hợp xử lý thì có thể các đối tượng xấu càng lợi dụng, lấn tới, tiềm ẩn những hành vi gây mất an ninh trật
tự, kể cả các tổ chức phản động lợi dụng phá hoại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự thông qua việc phá hoại hình thức đầu tư BOT” – công điện của Thủ tướng Phúc tỏ ra rất “kiên định phòng chống diễn biến hòa bình”. Ông Phúc đòi hỏi “cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là đồng chí bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cần trực tiếp chỉ đạo giải quyết triệt để tình hình mất an ninh trật tự trên địa bàn, lập tức có các biện pháp xử lý nghiêm đối với những đối tượng hành vi kích động, gây rối, cố tình phá hoại, gây mất trật tự xã hội theo đúng quy định của pháp luật” và “yêu cầu Bộ Công an chủ trì, cùng với Bộ Quốc phòng, công an các địa phương và UBND các tỉnh, thành phố xem xét, xử lý ngay những đối tượng cố tình vi phạm; nhất là những thành phần lái xe có hành vi cản trở giao thông (như quay đầu xe nhiều lần, cố tình dừng xe trước trạm thu giá rồi bỏ đi làm việc khác…), phá hoại trang thiết bị tại trạm thu giá; các tổ chức, cá nhân có hành vi gây rối, chống phá, phản động. Nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì khởi tố để điều tra, xử lý nghiêm minh trước pháp luật”. Hơn một tháng trước, vụ BOT Cai Lậy, cùng hàng loạt biến động có thể xảy ra ngày một ngày hai ở các trạm BOT khác, đã khiến Thủ tướng Phúc như bị kẹt giữa ba làn đạn: phản ứng từ người dân và ít nhất hai phe phái xung khắc nhau trong nội bộ đảng. Trong vụ BOT Cai Lậy, nhiều người đã nhận ra tình trạng phân hóa tung tóe giữa những cơ quan chấp pháp, đặc biệt giữa những người đứng đầu các cơ quan đó, về quan điểm và cách thức xử lý “khủng hoảng BOT”. Nếu phong trào biểu tình của giáo dân và ngư dân các tỉnh miền Trung phản kháng thảm họa xả thải của Formosa vào năm 2016 đã bị chính quyền và công an khá tương đồng quan điểm để tiến hành nhiều hành động trấn áp, đàn áp, thì rất đáng chú ý, phong trào phản kháng BOT lại làm lộ ra một khoảng khác nhân
Số 284 Trang 16
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
biệt, nếu không muốn nói là làm lộ ra cái hố phân cách giữa nhóm Bộ Giao thông Vận tải cùng chủ đầu tư BOT –nhóm bị dư luận xã hội từ lâu xem là trục lợi chính sách để “ăn BOT” với các bộ ngành khác có liên quan đến trách nhiệm “đổ vỏ BOT”. Trong khi giới lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải và giới chủ đầu tư các công trình BOT, kể cả chính quyền một số địa phương bị nhiều dư luận cho là có “ăn chịu” với trạm BOT như Đồng Nai, Tiền Giang luôn gào thét đòi “công an vào cuộc xử lý hành vi gây rối kích động, chống đối”, đồng thời “hợp đồng” với công an để dàn hàng trăm cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông, chưa kể cảnh sát trật tự ngay tại hai trạm BOT Biên Hòa và BOT Cai Lậy như một cách để răn đe và khủng bố tâm lý lái xe, hay một quan điểm trong Bộ Công an đòi “xử” những lái xe gây kích động, cụ thể là nêu danh sách 14 xe tải “chạy đi chạy lại trả tiền lẻ”.…, lại xuất hiện tình trạng “chểnh mảng chức trách” trong khối công an. Tiêu biểu là một quan chức công an –Thiếu tướng Bùi Bé Tư, Giám đốc Công an tỉnh An Giang, khi trả lời phỏng vấn của trang Zing.vn, đã cho rằng việc tài xế quay đầu nhiều vòng để qua lại BOT Cai Lậy không vi phạm gì cả, trừ khi họ tổ chức kích động gây rối. “Người ta thích thì người ta chạy, có xe thì người ta chạy thôi, miễn sao họ đi đúng luật”, ông Bùi Bé Tư nói huỵch toẹt. Chẳng mấy khó khăn để hình dung ra tâm trạng đương thời: “Ai ăn nấy chịu”. Nhiều cơ quan công an địa phương, mặc dù có thể đã được chủ đầu tư BOT tận tình “chăm sóc”, nhưng do chẳng hề dính phần với những khoản lợi nhuận khổng lồ đã được chia chác, nên không thể không “lăn tăn” trước trách nhiệm phải “đổ vỏ”. “Đổ vỏ” lại là bài học vừa kinh nghiệm vừa xương máu đã và đang hiện hình rõ mồn một. Một trong những nhân vật bị xem là “kẻ đổ vỏ vĩ đại” là Thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Xuân Phúc.
Bởi ông Phúc, không thể khác hơn nếu còn muốn ngồi ở ghế thủ tướng, là phải ngày đêm điên đầu tìm kế xử lý vô số hậu quả về nợ xấu, nợ công, ngân hàng, tham nhũng…, và chắc chắn không thiếu vô số đơn thư tố cáo để lại từ người tiền nhiệm là Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng cho đến lúc này và khi Nguyễn Xuân Phúc đã có tới hai năm chấp nhiệm và củng cố quyền lực ở ngôi thủ tướng, liệu thân phận ông còn đáng được một số người thương cảm là “đổ vỏ”? Hay Thủ tướng Phúc đang nổi lên như một thể quyền lực mới? Bức công điện “sắt máu” hiếm có về vụ BOT –như một lời khẳng định không chọn lựa nhân dân– vừa cho thấy sắc thái quyền lực nhóm và rạo rực toan tính lợi ích ấy. Cali Today News
vốn có từ lâu. Từ Đà Nẵng, blogger Trương Duy Nhất cũng cho biết các lực lượng an ninh mạng vốn đã được hình thành từ lâu, nhưng không công khai rộng rãi: “Trước đây trong khối Tuyên giáo thì người ta đã hình thành một lực lượng dư luận viên đông đảo rồi, thậm chí có hàng vạn dư luận viên, hàng vạn tuyên tuyền viên như thế trong toàn quốc. Đa phần những lực lượng đó không công khai.” Thêm vào đó, blogger Trương Duy Nhất cho rằng đây là những động thái rất tổng lực, huy động cả lực lượng trong hệ thống chính trị Việt Nam vào cuộc. “Trước Bộ Công an thành lập cục chiến mạng thì Bộ Quốc phòng thành lập Bộ tư lệnh, 1 binh chủng đàng hoàng. Cái đó cho thấy 1 cuộc huy động bắt đầu tổng lực. chính
Từ những ngày cuối của năm 2017 cho đến hai tuần lễ đầu tiên của tháng Giêng năm 2018, chính phủ Việt Nam công khai thừa nhận những đơn vị chuyên đối phó với không gian mạng. Đó là Cục An ninh mạng thuộc Bộ Công an, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng hay Lực lượng 47 thuộc Bộ Quốc phòng thành lập. Hiện thực hoá, công khai hoá Trả lời RFA từ Sài Gòn, bác sĩ, Trung tá Quân đội đã từ bỏ đảng, Đinh Đức Long cho rằng điều này thể hiện sự quan tâm và cần phải kiểm soát những cái gì họ cho rằng có nguy cơ đối với an ninh và chế độ: “Thể hiện sự quan tâm của chính quyền thấy rằng không gian mạng hiện nay là 1 mặt trận mới xưa nay chưa từng có, và nhà nước phải đối phó, không những với lực lượng dân chủ, phản biện, xã hội dân sự trong nước mà còn đối quốc tế nữa.” Nêu nhận xét về những diễn biến này, ông Đinh Đức Long cho rằng đó chỉ là 1 cách “hiện thực hoá và công khai hoá” hoạt động của các lực lượng tác chiến an ninh mạng
quyền đang lo lắng có sự bất an nào đó trong không gian mạng và huy động tổng lực không chỉ trên mặt trận tư tưởng trước đây mà kể cả Bộ Quốc phòng và Bộ Công an cũng vào cuộc để tấn công.” Vai trò của các lực lượng này Cho đến ngày 25-12-2017, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, thượng tướng phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Việt Nam cho biết về đơn vị có tên Lực lượng 47 gồm 10 ngàn người, “vừa hồng, vừa chuyên”, là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng. Tên gọi Lực lượng 47 được đặt theo chỉ thị 47 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm, trong đó có quy định về việc giám sát, quản lý việc cung cấp, sử dụng dịch vụ internet trong quân đội, quản lý báo chí, xuất bản. Đối với nhà hoạt động dân sự Nguyễn Chí Tuyến, quân đội, theo thông lệ là lực lượng bảo vệ đất nước, chủ quyền, người dân và quốc gia. Do đó, nếu nhiệm vụ của họ là bảo vệ Tổ quốc, sử dụng khí tài 1 cách thành thạo thì dưới góc độ là nhân
Số 284 Trang 17
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
người dân Việt Nam, ông nghĩ đó là một nhiệm vụ rất tốt. Thế nhưng, điều làm cho nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến ngạc nhiên chính từ lời phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa. “Nhưng điều làm tôi ngạc nhiên, theo lời ông Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Lực lượng 47 là lực lượng đấu tranh chống lại những quan điểm người ta gọi là sai trái trên mạng xã hội, với người dân Việt Nam là mạng Facebook, những bàn luận đi ngược lại với quan điểm của đảng Cộng sản. Với tư cách là 1 người dân tôi tự hỏi tại sao lực lượng quân đội lại làm 1 việc như vậy? Vì đó không phải là nhiệm vụ của 1 người lính.” Vào chiều ngày 15-1 vừa qua, tại buổi họp báo tình hình, kết quả công tác năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 của Bộ Công an, ông Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết Cục An ninh mạng A68, được thành lập với mục tiêu bảo vệ an ninh mạng và đấu tranh chống lại các thế lực chống Đảng và Nhà nước. Blogger Trương Duy Nhất cũng không phủ nhận sự quan trọng của việc thành lập Cục An ninh mạng đối với 1 chính phủ trong thế giới mạng hiện nay. Nhưng quan trọng hơn nữa, ông cho rằng đó là mục tiêu chính đáng của lực lượng này. “Cục An ninh mạng được hình thành với mục tiêu nhắm đến là gì? Bảo vệ bí mật quốc gia, kinh tế, quân sự chứ khong phải để chủ yếu tấn công những cá nhân có ý kiến trái chiều, như chúng tôi góp ý với chính phủ.” Nhấn mạnh vai trò của Bộ Công an? Thật ra, Cục An ninh mạng A68 đã được quyết định thành lập từ ngày 29-8-2014, do Chủ tịch nước Trần Đại Quang, khi đó là Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì lễ công bố, nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh và an toàn mạng trong thời kỳ mới. Bốn năm sau, tại buổi Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 73 diễn ra vào hôm 15/1, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng đã tái khẳng định nhiệm
vụ của Bộ Công an là làm sao để đảm bảo Đảng lãnh đạo lực lượng công an một cách trực tiếp và tuyệt đối. Thêm vào đó, là khẳng đinh của Thứ trưởng Bộ Công an về nhiệm vụ của Cục A 68 như chúng tôi đã đề cập, là thành lập với mục tiêu bảo vệ an ninh mạng và đấu tranh chống lại các thế lực chống Đảng và Nhà nước. Bác sĩ quân đội Đinh Đức Long bày tỏ sự đồng tình về ý kiến cho rằng Bộ Công an đang ngày càng chiếm nhiều vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam. Ông nêu cụ thể phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng còn Đảng là còn mình. “Hiện nay về mặt chính thức thì Việt Nam không có giặc ngoại xâm, chiến tranh lớn thì không có. Cái mà người ta lo nhất là đối đầu với người dân, người dân mất đất, người dân oan… của chế độ ngày càng nhiều. Họ phải chống với rất nhiều lực lượng, ngoài nhân dân ra, còn ngay trong nội bộ chính quyền cho nên họ tăng cường kiểm soát công an là chuyện bình thường.” Một ý kiến khác từ nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến; ông cho rằng lực lượng công an là công cụ của nhà cai trị: “Trong cuộc sống vô vàn những thông tin liên quan đến công an, vì lực lượng đó đại diện cho cơ quan công quyền, cầm nắm quyền lực, đối mặt với người dân hàng ngày hàng phút hàng giờ.” Ông Nguyễn Chí Tuyến khẳng định những cơ quan nào thành lập vì lợi ích quốc gia thì ông ủng hộ. Còn nếu những lực lượng được thành lập để đàn áp, bịt miệng dân thì không chỉ ông, mà tất cả nhân dân đều phản đối. Lời khẳng định này tương đồng với ý kiến của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng từng chia sẻ với RFA. Ông đặt câu hỏi rằng liệu vai trò chính của cái được gọi là tác chiến không gian mạng không phải là chống khủng bố hay chống những gì từ ngoài xâm nhập vào, mà là chống ngay từ bên trong, chống ngay cái mà thế giới gọi là Nhân quyền. Và ông khẳng định “điều này phản với đạo lý của dân tộc.”
TỔNG BÍ THƯ, QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG TUYÊN CHIẾN VỚI TOÀN DÂN? Bùi Tín 19/01/2018 Cuộc đấu tranh trên không gian mạng ngày càng mở rộng, mang dấu ấn tất yếu của thời đại kỹ thuật truyền tin hiện đại, bén nhạy. Các vụ xử đại án đang làm lu mờ một tin rất hệ trọng và nghiêm trọng. Đó là mở đầu năm mới 2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Quân ủy TƯ quyết định cử đại tá Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel, làm phó tư lệnh Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng, kèm theo thông tin lực lượng này có 10.000 tinh binh, mang tên “Lực lượng 47,” theo hình ảnh của AK47, khẩu súng lợi hại nhất của bộ binh trong chiến tranh. Quyết định trên mang ý nghĩa gì? Trước hết, cuộc đấu tranh trên không gian mạng ngày càng mở rộng, mang dấu ấn tất yếu của thời đại kỹ thuật truyền tin hiện đại, bén nhạy. Cuộc đấu tranh chính nghĩa chống độc đoán phi dân chủ, đòi nhân quyền và dân chủ của toàn thế giới lên cao. Trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, các nước Indonésia, Malaysia, Nam Hàn, Đài Loan… đều chuyển từ chế độ độc đoán sang dân chủ một cách sâu sắc, trong hòa bình, làm nên những thần kỳ về kinh tế. Ở Việt Nam, mấy năm nay phong trào đòi dân chủ và nhân quyền có bước phát triển rõ rệt. Đây là nét son tươi thắm đẹp nhất của tình hình chính trị nước ta, những thành tựu đáng trân trọng nhất. Người dân nước ta quen phục tùng trong thời chiến đã bắt đầu mở miệng, tự tin, nói lên suy nghĩ của chính mình. Chính quyền tỏ ra sợ Trung Quốc bành trướng, cả nể, phục tùng nhượng bộ chúng thì nhân dân càng tỏ ra khinh thường, chống đối và lên án mạnh mẽ, bằng những cuộc xuống đường đông đảo. Chưa bao giờ nước ta có đến hơn 40 tổ chức xã hội dân sự phong phú, tồn tại vững chắc, từ Hội cựu Tù nhân chính trị, Hội Nhà báo độc lập, nhân
Số 284 Trang
18
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Văn đoàn độc lập, hội Luật sư chuộng Công lý, Hội đồng Liên tôn (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo), các mạng Dân làm báo, Dân luận, Đối thoại, Đàn Chim Việt, Tiếng Dân…, các câu lạc bộ tự do, các blogger tự do. Nhiều cán bộ cao cấp, trung cấp và đảng viên thường thoát đảng, ra đảng, bỏ sinh hoạt đảng, lên tiếng chống lại đường lối và chính sách giáo điều cổ hủ. Vai trò chăn dắt dân chúng của Ban tuyên giáo TƯ bằng báo chí, loa đài ngày càng trở nên vô duyên, người dân tin ở các mạng truyền thông tự do lề trái hơn là 700 tờ báo và 60 đài lề phải của Nhà nước, nhạt nhẽo, chung một nội dung nhàm chán, nói theo công thức. Chính do bộ máy tuyên huấn của đảng tỏ ra bất lực một cách thê thảm và nguy hiểm cho đảng mà đầu năm nay, Tổng bí thư và Bộ Chính trị cùng Quân ủy TƯ giật mình, bỗng nảy ra sáng kiến thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến mạng, chuyển trách nhiệm lãnh đạo cuộc đấu tranh tư tưởng trong xã hội từ Ban Tuyên giáo sang cho Quân đội đảm nhận. Một thủ lĩnh của Viettel được giao nhiệm vụ này, khi Viettel hiện nguyên hình là một tổ chức cướp đất của dân Đồng Tâm/Mỹ Đức, một tổ chức viễn thông của bộ Quốc phòng, một ổ tham nhũng cực lớn, lấn át chức năng thông tin viễn thông của bộ Thông tin truyền thông để kiếm lợi lớn chia nhau. Đối tượng tác chiến của cái Bộ Tư lệnh mạng này là ai? là toàn dân đang khao khát dân chủ và tự do vì ngày càng thấy mối nhục thua kém xa các nước láng giềng về đủ mọi mặt là do chế độ độc đảng quá lỗi thời, do một tổng bí thư già nua, kiên định những điều lẽ ra phải từ bỏ từ lâu, như kiên định chủ nghĩa Mác–Lê, kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định lấy quốc doanh làm chủ đạo, kiên định chính sách “đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý”, những kiên định ấy chính là nguồn gốc của mọi bất công, đói nghèo, lạc hậu. Vậy cuộc chiến trên mạng sắp đến sẽ quyết liệt ra sao? Cuộc hỗn chiến sẽ diễn ra trên các bàn phím
máy điện toán ngày càng phổ cập. Quân đội Nhân dân, nay do đảng bắt phải cắt bỏ hai chữ Nhân dân, chỉ còn là quân đội của đảng, do đảng chỉ huy để chống lại khát vọng dân chủ nhân quyền của nhân dân. Trong thời gian tới, trọng điểm cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trên bàn phím, trên một mặt trận ảo, nhưng bên chính nghĩa, bảo vệ độc lập, tư do, dân chủ của nhân dân, dựa vào công lý, sự thật sẽ thắng to, thắng đậm, bên độc đảng, độc đoán, đi ngược lòng dân, lừa dối và tham nhũng giáo điều… sẽ thất bại hoàn toàn. Trong bế tắc, ông Tổng bí thư và Quân ủy trên thực tế đã xóa bỏ Mười lời thề danh dự của QĐND dân, quân đội của dân, do dân, vì dân, vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, cưỡng bức quân đội chống lại nhân dân, họ sẽ thất bại. Kết quả ra sao của chủ trương mới này, đã có thể thấy rõ, đó là qua cuộc đọ sức thực tế, quân đội sẽ ngày càng nhận ra lẽ phải và gắn bó hơn với nhân dân, với bà con quê hương mình, với các tổ chức xã hội dân sự, sẽ ngày càng nhận ra sự lừa dối phi nghĩa của đảng, vì 10.000 nghìn tên bộ đội tác chiến phá mạng của cái Lực lượng 47 chỉ là một lũ kiêu binh mù quáng; vì chống lại chúng, nhân dân có hàng triệu tay nam nữ thanh niên trí thức am hiểu sâu kỹ thuật, làm chủ máy tính hiện đại, hàng triệu email, hàng triệu Facebook, hàng vạn blogger tinh nhuệ. Lực lượng lành mạnh này dám thách thức lực lượng 47 mở cuộc điều tra công khai công luận xem trong nhân dân còn có bao nhiêu người còn tin ở chủ nghĩa MácLê, còn tin ở chủ nghĩa xã hội viển vông, ở chế độ độc đảng phi dân chủ? Họ không dám làm thì tự các tổ chức xã hội công dân sẽ có thể làm một cách công khai đàng hoàng, khoa học. Vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn. Số lượng và chất lượng đấu tranh trong cuộc chiến ảo lý thú và hệ trọng này thuộc về phía nhân dân. Không có gì liều và dại bằng tuyên chiến với toàn dân đang thức tỉnh đòi dân chủ, nhân quyền 1 cách kiên trì và quyết liệt.
TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ NÓI VỀ LỰC LƯỢNG 47 Trích BBC 27-12-2017 Hãng tin Anh Reuters ngày 26/12 có bài bình luận về lực lượng an ninh mạng với nhiệm vụ "chống lại quan điểm 'sai trái'" trên internet này trong bối cảnh "cuộc đàn áp những người chỉ trích nhà nước độc đảng ngày càng lan rộng. Nhà nước Cộng sản Việt Nam tăng cường nỗ lực kiểm soát Internet, kêu gọi kiểm soát chặt chẽ hơn các mạng xã hội và xóa bỏ nội dung có vẻ mang tính công kích, nhưng có rất ít dấu hiệu cho thấy những nỗ lực này khiến sự chỉ trích lắng xuống trong bối cảnh các công ty cung cấp dịch vụ mạng xã hội là công ty toàn cầu", bài báo của Reuters viết…. Số nhân lực 10.000 người của Lực lượng 47 được so sánh với con số 6.000 nhân viên của Bắc Hàn. Tuy nhiên, ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa gợi ý rằng lực lượng này tập trung chủ yếu vào người sử dụng internet trong nước, trong khi Bắc Hàn tập trung vào trên phạm vi quốc tế vì internet không được phổ biến cho người dân nước này, vẫn theo Reuters. Việt Nam, một trong 10 quốc gia hàng đầu về số người sử dụng Facebook, vừa qua đã soạn thảo một dự luật về an ninh mạng, yêu cầu đặt các máy chủ của Facebook và Google tại Việt Nam. Dự luật này được bàn luận sôi nổi tại Quốc hội và vẫn đang chờ được thông qua. Nhà văn Đoàn Bảo Châu viết trên trang Facebook của ông hôm 26/12: "Tôi tự hỏi lực lượng này có khác gì với đội ngũ dư luận viên (DLV) lương tháng 3 triệu mà sứ mệnh cao cả nhất của họ là chửi bới cục cằn, ngôn ngữ hạ cấp, lý luận cùn, thiếu não và có thể nói là ngu một cách "kiên định" và "bền vững" trong thời gian qua không? Nếu là một lực lượng mới thì đây là một tin rất buồn cho đất nước vốn đã xơ xác bởi nạn tham nhũng kinh hoàng, bởi môi trường ô nhiễm, giáo dục càng cải cách càng lạc hậu... Tôi nghĩ với tư tưởng lãnh đạo sáng suốt, con đường đi đúng đắn thì chừng 800 tờ báo đã là quá đủ cho công tác tuyên truyền rồi, tại sao lại khoác thêm một gánh nặng cho ngân sách vốn đã rất hạn hẹp?" Nhà báo Trương Huy San thì bình luận ngắn gọn trên Facebook: "Lâu nay, cứ đọc những tin nhắn tục tĩu, những cmts khiên cưỡng, ngờ nghệch mà không biết ở đâu ra." nhân
Số 284 Trang
19
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Làm thế nào lý giải được hiện tượng một quan chức cao cấp như Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh vẫn câng mặt lên giọng “2017 là năm thành công nhất về đối ngoại của Việt Nam” –trong Hội nghị Tổng kết công tác năm 2017 và xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác đối ngoại năm 2018– trong khi 2017 mới chính là năm mà chính thể độc đảng ở Việt Nam phải nhận ít nhất 3 thất bại từ vừa đến quá lớn liên quan đến Nhà nước Đức, Hunsen của Campuchia và Hội nghị thượng đỉnh APEC. Sau vụ “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về đầu thú” theo lối tuyên giáo của công an Việt Nam nhưng lại bị Nhà nước Đức cáo buộc là mật vụ Việt Nam đã bắt cóc Tịnh Xuân Thanh tại Berlin vào ngày 237-2017, người Đức đã ra thông báo tạm thời đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam –một cú giáng thẳng thừng điếng người vào thói dùng luật rừng với cả thế giới cùng thói “kiêu ngạo Cộng sản”. Sau đó, Chính phủ Đức đình chỉ luôn hiệp định Đức–Việt về miễn visa cho những người dùng hộ chiếu ngoại giao. Cử chỉ đặc biệt tế nhị này có nghĩa là kể cả Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và ngay cả Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có muốn đi Đức thì đều phải đến Đại sứ quán Đức tại Hà Nội để xin visa. 2017 cũng là năm mà bắt đầu là một số và tiếp tới có thể là hàng loạt quan chức ngoại giao của Đại sứ quán VN tại Đức đã bị trục xuất và có thể sẽ bị trục xuất, nhiều chương trình trao đổi kinh tế giữa Đức và VN bị đình trệ, kéo theo giai đoạn hai của khủng hoảng Ngoại giao Đức–Việt: đóng băng kéo dài. Khủng hoảng Đức–Việt lại kéo theo hệ quả không thể tránh khỏi về số phận Hiệp định thương mại tự do Việt NamChâu Âu (EVFTA). Cho dù đã hoàn tất đàm phán vào cuối năm 2015, nhưng cho tới giờ số
phận hiệp định này là hết sức mong manh. Chỉ cần một trong số 27 Quốc hội của các nước châu Âu bỏ phiếu chống thì EVFTA coi như tan vỡ. Đức đang rất có thể là quốc gia đầu tiên lắc đầu với Việt Nam về hiệp định này. Khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng Ngoại giao Đức–Việt khởi sự từ vụ “bắt cóc Trịnh Xuân Thanh” vào tháng 07-2017, cũng là tháng mà Tổng bí thư đảng cầm quyền ở Việt Nam là Nguyễn Phú Trọng thực hiện một cuộc “bình Tây”: chuyến công du mang sắc thái vội vã và cập rập của ông Trọng sang Campuchia khiến nhiều dư luận cho rằng Việt Nam muốn “ve vãn” quốc gia sát biên giới Tây Nam nhằm thoát khỏi sự chi phối của Trung Quốc, cũng là nhằm đo đếm xem vai trò và ảnh hưởng của Hà Nội đối với Thủ tướng Hunsen còn giữ được ở mức nào. Nhưng chỉ hơn hai tháng sau chuyến đi “tưng bừng đón tiếp” trên, “hình ảnh sinh động của hòa bình và hữu nghị” đã bị một cú giáng ngã ngửa: Bộ Nội vụ Campuchia tuyên bố bắt đầu xúc tiến kế hoạch thu hồi giấy tờ tùy thân, mà thực chất là thu hồi quyền công dân, của gần 70.000 người, đa phần là gốc Việt, đang sinh sống tại Campuchia. Cuộc khủng hoảng Việt Nam– Campuchia có thể đã khởi đi bằng một vấn đề xã hội chứ không phải ngoại giao hay kinh tế, quân sự, nhưng là mâu thuẫn xã hội với một tầm mức đủ gây xáo động mạnh trong dư luận, còn giới chóp bu Việt Nam ăn không ngon miệng. Khủng hoảng ngoại giao người Việt ở Campuchia lại kéo theo nguy cơ xung đột quân sự “Mặt trận Campuchia” đang có chiều hướng nóng rẫy. Bóng ma cuộc chiến biên giới Tây Nam những năm 1978– 1979 đang trở lại. Từ vị thế một quốc gia được xem là “anh cả” trong khối ba nước Đông Dương, giờ đây Việt Nam có
thể còn phải thật sự lo sợ sự thay đổi nhanh chóng của Hunsen –nhân vật đang có nhiều dấu hiệu đi theo khuynh hướng độc tài và độc trị của Tập Cận Bình. Cũng trong năm 2017, APEC Đà Nẵng –một hội nghị thượng đỉnh về kinh tế khu vực châu Á–Thái Bình Dương– đã thêm một thuyết minh về câu chuyện an ủi cho giới chóp bu Việt Nam ứng với tục ngữ dân gian “có tiếng, không có miếng”. Tuy thành công lớn nhất của APEC 2017 là không có… khủng bố, nhưng vào lúc kết thúc APEC và cũng chấm dứt các cuộc gặp đa phương lẫn song phương giữa chủ nhà Việt Nam với người Mỹ và lãnh đạo những quốc gia khác, ngoài một hiệp định khung về việc Hàn Quốc cung cấp khoảng 1,5 tỷ USD tín dụng trong giai đoạn 2016–2020 cho Việt Nam, ngoài con số 12 tỷ USD trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Mỹ mà chẳng ai biết có thực chất hay không, và dù có mặt của Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde… đã chẳng thấy hiện ra một lời hứa hẹn nào, càng không hiện ra lời cam kết nào nào từ người Mỹ hay các nước khác về cung cấp viện trợ hoàn lại hoặc tín dụng lãi suất ưu đãi cho Việt Nam –một đòi hỏi mà chưa bao giờ đảng lại gây sức ép lớn đến thế đối với phía chính phủ để ít ra phải “vay để đảo nợ”. Chưa kể việc Úc, Hàn Quốc, Đài Loan và có thể cả Nhật Bản, Mỹ dường như không còn muốn tiếp nhận lực lượng lao động thủ công và kể cả du học sinh Việt Nam. Một số thị trường nhập khẩu lao động đang dần đóng cửa. Có thể nhiều du học sinh VN sẽ phải về nước… Với những thực tồn trần trụi trên, làm thế nào để chính thể Việt Nam có được “2017 là năm thành công nhất về đối ngoại” như tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh –nhân vật đã gây ra một sự ồn ào bàn tán về vị thế chính trị sa sút của ông ta khi phải đứng ra đọc “chuyên đề về dân số và sức khỏe”, thay cho báo cáo Ngoại giao, tại Hội nghị trung ương 6 của đảng cầm quyền vào đầu tháng 10-2017? nhân
Số 284 Trang
20
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Vào buổi chiều ngày 18-1-2018, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam –ông Daniel Kritenbrink– đã đến thăm thân mật Bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại tư gia. Cùng đi với Đại sứ Daniel Kritenbrink là Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM –bà Mary Tarnowka và tùy viên chính trị –bà Pam Pontius. Dĩ nhiên có cả vệ sĩ. Một số nhà hoạt động xã hội dân sự và nhân quyền cùng dự buổi tiếp đoàn Mỹ: ông Phạm Bá Hải –điều phối viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, Luật sư Lê Công Định –điều phối viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, Nhà báo Phạm Chí Dũng –Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là một nhà đấu tranh nhân quyền nổi bật và thuộc lớp đầu tiên ở Việt Nam. Ông đã được trao Giải Nhân quyền Raoul Wallenberg năm 1994, Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy năm 1995, Giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) năm 2002, Giải Nhân quyền Heinz R. Pagels năm 2004, và Giải Nhân quyền VN 2004 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Nhiều lần ông được cử làm ứng viên cho Giải Nobel về hòa bình; gần đây nhất ông được Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ed Royce cùng bảy Thượng nghị sĩ đề cử cho giải Nobel này cho năm 2004. Tháng 4-2016 ông được Giải nhân quyền Gwangju (Hàn Quốc). Cùng với Linh mục Phan Văn Lợi, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế hiện là đồng chủ tịch Hội Cựu Tù nhân Lương tâm Việt Nam. Ấn tượng đầu tiên mà Đại sứ Daniel Kritenbrink tạo ra là khác với người tiền nhiệm Ted Osius, ông không tỏ vẻ quan cách ngoại giao hoặc vận dụng một cách thái quá thủ pháp lẫn ngôn từ ngoại giao trong những nội dung trao đổi về nhân quyền Việt Nam. Trong cuộc gặp với BS Nguyễn Đan Quế và những nhà hoạt động xã hội dân sự, Daniel Kritenbrink dành phần lớn thời gian để trao đổi
về chủ đề nhân quyền, về chiến dịch bắt bớ người hoạt động nhân quyền xảy ra trong suốt 16 tháng qua kể từ tháng 6-2016. Ông cũng bộc lộ mối quan tâm không che giấu về thảm họa ô nhiễm ở miền Trung do Formosa gây ra và số phận của hàng trăm ngàn nạn nhân nơi đây. Những câu hỏi và cách thức biểu cảm của Đại sứ Daniel Kritenbrink cho thấy ông là nhân vật ngoại giao duy lý và hành động, cùng vẻ hài hước lẫn mỉa mai kín đáo. Trước khi trở thành đại sứ ở VN, Kritenbrink là một quan chức thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, có bề dày và kinh nghiệm ứng phó với Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên lại là một quốc gia “đồng chí” với CH XHCN VN, trong quá khứ và ngay cả hiện tại. Cùng với lực lượng Hồi giáo IS, chế độ chính trị Bắc Triều Tiên đang bị dư luận quốc tế xem là cực đoan và tàn ác nhất thế giới, đồng thời là một trong những nguy cơ rất tiềm tàng mà có thể dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ ba. Daniel Kritenbrink hẳn đã có những triết lý riêng của ông về Bắc Triều Tiên và kinh nghiệm đối phó với chế độ này, bao gồm cả hành vi vi phạm nhân quyền. Những nguyên tắc và kinh nghiệm như thế phác ra hy vọng rằng Daniel Kritenbrink có thể trở thành một vị đại sứ quan tâm nhiều hơn đến nhân quyền và sẽ cứng rắn hơn trước các vụ vi phạm nhân quyền có hệ thống và ngày càng dày đặc của nhà cầm quyền Việt Nam, kể cả xem xét lại quá trình chính thể này lọt vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc từ tháng 11 năm 2013 và thường tỏ ra rất tự hào về điều đó. Vào tháng 5-2016, khi còn là Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Daniel Kritenbrink được VOA dẫn lời: “Nhân quyền vẫn luôn là một thành tố quan trọng, nếu không nói là trung tâm, trong việc đưa mối quan hệ song phương Mỹ– Việt tiến về phía trước” và “Việc xét tới yếu tố nhân quyền sẽ vẫn là
một điều quan trọng trong bất kỳ quyết định bán vũ khí nào với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào”. Tháng 5-2016 cũng là thời điểm mà nước Mỹ đã làm một cử chỉ đặc biệt kể từ năm 1995 khi Mỹ–Việt bình thường hóa quan hệ: dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Nhưng dù đã mở lòng dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội, Tổng thống Obama đã phải nhận một cú sốc chưa từng có: Có đến 6 trong tổng số 15 khách mời của Obama bị công an cấm cửa đến gặp ông. Bảy tháng sau vụ công an Việt Nam thẳng tay chặn khách mời của Tổng thống Obama tại Hà Nội, đến lượt ngoại trưởng của Obama là ông John Kerry cũng lâm vào tình trạng tương tự. Bầu không khí dân chủ mà giới quan chức chính phủ và Ngoại giao Hoa Kỳ cảm nhận được ở đất nước họ, lại đã bị biến thái một cách lộn ngược tại quốc gia cựu thù. Những gì mà chính quyền Obama đã hy vọng sẽ làm cho giới lãnh đạo VN thay đổi về não trạng nhân quyền lại chỉ nhận được kết quả hầu như công cốc sau hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ. Còn giờ đây là thời của Donald Trump và Daniel Kritenbrink. Không biết lời cảnh báo của Daniel Kritenbrink về mua bán vũ khí có “linh” hay không, chỉ biết rằng đã một năm rưỡi trôi qua kể từ tháng 5-2016, giới quân sự Việt Nam vẫn chưa mua được một thứ vũ khí mang hiệu quả sát thương đáng kể nào từ phía Mỹ. Rất có thể khác và khác hẳn với Ted Osius, Daniel Kritenbrink có nhiều việc phải xử lý tại Việt Nam. D. Kritenbrink –người có gương mặt và chiều cao khá giống với nhân vật Andy Dufresne, một nhân viên ngân hàng bị án oan và đã kiên nhẫn đến hàng chục năm để đào một đường hầm trong nhà tù ShawShank để đào thoát và tìm lại tự do cho mình– có thể trở thành một đại sứ thực tâm hơn với nhân quyền VN so với Ted Osius, và cũng chẳng luôn nở nụ cười cầu toàn như Ted trước tư thế ngả ngớn đu dây của Hà Nội giữa Washington và Bắc Kinh. nhân
Số 284 Trang
21
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Vài so sánh với vụ Bùi Thị Minh Hằng Quan sát vụ thầy Vũ Văn Hùng bị bắt và bị khởi tố, tôi lại nhớ đến vụ án Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh ở Đồng Tháp (gọi tắt là vụ BTMH) Đã tưởng vụ án Bùi Thị Minh Hằng (vụ BTMH) là đỉnh cao của sự vu khống ngang ngược trắng trợn, bắt người bỏ tù không cần bằng chứng thì vụ bắt thầy giáo Vũ Văn Hùng (vụ VH) cũng ngang ngược, trắng trợn không kém. Dư luận mỉa mai vụ BTMH là vụ án “hai xe đi hàng ba”. Nếu tính chất trắng trợn trong vụ BTMH xảy ra ở một tỉnh lẻ miền Tây thì vụ VH xảy ra ngay ở thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Trong vụ BTMT, 21 người đi đang đi trong trật tự trên hơn một chục xe máy thì đột nhiên bị công an phục kích tấn công, đánh đập hết sức dã man. Chúng bắt tất cả về đồn rồi tìm ra 3 người cần bỏ tù để qui chụp cho tội gây rối trật tự công cộng. Còn trong vụ VH, anh đang đi bộ thì bị hai tên mặc thường phục đánh, sau đó công an bắt anh về đồn và cũng qui cho tội gây rối trật tự công cộng. Đến khi hết 9 ngày tạm giữ thì khởi tố vụ án, tạm giam 2 tháng, thay đổi tội danh thành cố ý gây thương tích. Tạm giam, tạm giữ để điều tra. Làm cho ra vẻ thế thôi chứ trong vụ này, kịch bản do công an sắp xếp thì có gì mà phải điều tra. Công an muốn bắt BTMH nhưng không bắt chị ở Hà Nội, Sài Gòn hay Vũng Tàu mà chờ dịp để bắt chị ở Lấp Vò (Đồng Tháp). Tại sao phải chờ dịp? Điều này dễ hiểu vì ở đấy tỉnh lẻ, cư dân thưa thớt, ít người chứng kiến cảnh bạo ngược của họ. Còn vụ VH, họ bắt anh ngay tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Điều này nói lên bây giờ, họ trắng trợn ngang ngược hơn, bất chấp tất cả. Vụ BTMH nạn nhân bị phục kích, còn vụ VH, nạn nhân bị bám sát để bắt. Thầy Vũ Văn Hùng có bị gài bẫy? Cả hai vụ đều có ý kiến cho rằng, nạn nhân bị gài bẫy. Với vụ BTMH tôi đã viết bài: Không sa bẫy mà cũng chẳng cài bẫy Để hiểu Vũ Văn Hùng có bị cài bẫy hay không, trước hết cần hiểu thế nào là gài bẫy, thế nào là sa bẫy. Gài bẫy là tạo ra một hoàn cảnh,
tình huống nào đó để thúc đẩy đối tượng gài bẫy phạm tội. Đối tượng gài bẫy là người mà kẻ gài bẫy nhằm đến mong cho người này sa bẫy. Sa bẫy là đối tượng cài bẫy hành động đúng như người cài bẫy mong muốn. Ví dụ việc đặt lồng bẫy chim, nếu bắt được chim thì con chim sa bẫy. Nhưng nếu mang súng đi tìm chim để bắn thì không thể gọi là chim sa bẫy. Vũ Hùng là nạn nhân của việc tìm bắt. Nếu BTMH không phải bị công an lừa đến Lấp Vò thì Vũ Hùng ra xe bus để về nhà không phải anh bị chúng dụ đi đường ấy mà chúng đi theo anh gây sự rồi bắt. Việc anh ra xe bus không phải là mắc bẫy chúng. Những cái tát của hai tên côn đồ vào mặt anh không phải là để gài bẫy mà là nhằm vu vạ. Sự phản ứng trong giới hạn cho phép khi bị tấn công là lẽ tự nhiên nên không thể gọi là mắc bẫy. Chúng đánh anh, anh phản ứng lại cũng là điều bình thường, sự phản ứng ấy không phải là hành vi phạm tội mà là quyền tự vệ. Quyền tự vệ được pháp luật thừa nhận. Một người bản tính thiện, sức khỏe yếu như VVH, lại đang ở thế bị động, hoàn toàn không có khả năng tấn công hai tên côn đồ trẻ khỏe tới mức gây thương tích nặng được. Mọi tình tiết trong vụ này cho thấy không hề có việc hai tên côn đồ kia bị thương tích nặng do Vũ Hùng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Có gài bẫy và có mắc bẫy mới hoàn thành được âm mưu. Khi đó mới có thể nói nạn nhân bị gài bẫy. Trường hợp Vũ Hùng, nếu nói anh bị gài bẫy chẳng hóa ra anh đã vi phạm pháp luật. Chuyện gài bẫy của công an nếu có thì anh là đối tượng gài bẫy, chứ không nói anh bị gài bẫy. Hai kẻ đi theo Hùng đánh anh là ai. Việc này, luật sư và Vũ Hùng đều có quyền làm rõ. Là công an hay côn đồ do công an sai bảo? Thương tích như thế nào? Giám định thương tích bao nhiêu phần trăm? Tuy nhiên hồ sơ giả, nhân chứng giả, thậm chí giấy giám định thương tật là bao nhiêu lại do ý muốn của công an và họ hoàn toàn có thể làm được. Chỉ cần chúng quyết tâm bỏ tù VH cho bằng được. Còn dư luận lên án ư? Họ chà đạp lên pháp luật, ngồi lên dư luận và bất chấp danh dự từ lâu rồi. Pháp luật không cho phép gài bẫy tạo tình huống cho người khác
phạm tội Diễn giải như vậy để nói rằng không phải thầy giáo Vũ Hùng sa bẫy. Chỉ có thể nói anh bị gài bẫy khi anh vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, nhưng điều này chắc chắn là không có và không thể. Nếu có, chỉ là chuyện cơ quan điều tra dựng nên. Mà giả sử có chuyện anh sa bẫy thì sao? Thì kẻ gài bẫy phải chịu trách nhiệm. Gài bẫy ai đó là hành vi bị cấm. Tuy nhiên trên thực tế, công an gài bẫy thì không sao nhưng dân thường gài bẫy thì bị xử lý. Năm 2014, phóng viên Hoài Nam của báo Thanh Niên bị qui kết gài bẫy cảnh sát bằng cách bố trí đưa hối lộ. Quả nhiên viên cảnh sát này dính bẫy, bị đuổi khỏi ngành. Phóng viên Hoài Nam tuy không bị xử lý hình sự do được công luận bảo vệ nhưng cũng lao đao và cuối cùng bị sa thải. Vụ này đã ầm ỹ lên một dạo. Đấy là chuyện phóng viên gài bẫy công an. Chuyện ngược lại là giữa năm 2017 phóng viên Lê Duy Phong của báo Giáo Dục Việt Nam bị cáo buộc nhận hối lộ và bị khởi tố, bắt tạm giam. Vụ này Tổng biên tập báo Giáo Dục Việt Nam cho rằng nhà báo Lê Duy Phong bị gài bẫy. Tuy nhiên, trả lời câu hỏi có hay không việc công an gài bẫy thì phía công an Yên Bái không nói có hoặc không mà trả lời né tránh. Bản thân tôi, nhiều lần chúng cho phụ nữ canh cửa. Đồng thời chúng bắn tiếng cho tôi rằng, nếu đám đàn bà này có hành vi, lời nói gì sai đối với tôi mà tôi phản ứng thì tôi mất uy tín và như vậy mắc bẫy chúng. Tôi cũng bắn tiếng lại rằng, tôi sẽ phản ứng bất cứ việc làm, lời nói nào sai trái đối với tôi, dù là đàn ông hay đàn bà. Chính tôi không dám phản ứng mới là mắc mưu chúng. Qui trình bắt người bạo ngược Vụ bắt Vũ Văn Hùng rồi truy tố, thêm một lần nữa cho thấy nhà cầm quyền có thể bắt bỏ tù bất cứ ai mà họ muốn dù không có tội. Quy trình của họ trong hai vụ án nêu ra ở đây khá đơn giản: Tiếp cận đối tượng đánh cho một trận => bắt về đồn => cáo buộc tội danh nào đó => bỏ tù. Quy trình man rợ và trắng trợn như thế thì có ai dám chắc chắn sẽ không đến lượt mình? Đã có những vụ án thực chất vì lý do chính trị nhưng bị xử theo cáo buộc hoàn toàn bịa đặt theo tội danh thường phạm nhưng họ vẫn được coi là tù nhân lương tâm. Có thể nêu ra vài ví dụ như BTMH “gây rối trật tự công cộng”, Trương Minh Tam tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”, Lê Quốc Quân “trốn thuế” v.v… và bây giờ là thầy Vũ Văn Hùng “cố ý gây nhân
Số 284 Trang
22
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San thương tích”. Hay là chuyện 7 bà con nông dân Dương Nội đi tù về tội gây rối trật tự công cộng hoặc chống người thi hành công vụ nhưng thực chất “tội” của họ là giữ đất, phản ứng lại bọn cướp đất. Xin kể ra đây trường hợp chị Nguyễn Thị Tâm cũng là một dân oan Dương Nội. Chị bị truy tố về tội chống người thi hành công vụ. Chị kể trong những lần đi cung, điều tra viên Đỗ Xuân Quảng nói toạc ra với chị: “Bọn tao giữ mày làm đ gì. Chẳng qua chính quyền nhờ bên tao giữ hộ chứ mày tội tình đ gì, hôm nào xử sẽ xử án treo rồi về”. Đúng như điều tra viên nói, ra tòa chị bị án treo 1 năm. Câu chuyện của chị Tâm đã vạch ra bản chất của cái gọi là xét xử đúng pháp luật, đúng người đúng tội ở VN. Nó vừa hài, vừa hề lại vừa đau xót. Việc ban đầu qui cho thầy Vũ Văn Hùng tội “gây rối…” nhưng sau đó lại chuyển tội danh “cố ý gây thương tích” chỉ nhằm làm cho “tội” của thầy nặng hơn, chứ không phải là cho đúng với bản chất sự việc, vì thầy chẳng phạm vào tội gì. Bản chất của sự việc là bắt thầy đánh rồi cho vào tù. Ngoài xã hội, đã có rất nhiều vụ cố ý gây thương tích với những tình tiết tăng nặng như có tổ chức, mang tính côn đồ… nhưng không bị xử lý, mặc cho nạn nhân kêu kiện hết cửa này đến cửa khác, năm này qua năm khác. Ngay cả hai tên chủ động tấn công thầy Hùng, thủ phạm của việc gây rối hay cố ý gây thương tích cũng không bị bắt hay xử lý, tức là bỏ qua thủ phạm, xử nạn nhân. Nhưng ở đây là thầy Vũ Hùng, một người hoạt động dân chủ ôn hòa. Thầy chỉ có mỗi “tội” là việc làm của thầy hợp pháp nhưng bất lợi cho nhà cầm quyền. Nếu không phải là thầy Vũ Hùng thì sẽ chẳng có chuyện trong buổi trưa 4-1-2018 ở phường Thanh Xuân Bắc hôm ấy. Nhà cầm quyền ngày càng có xu hướng cai trị bằng bạo lực chứ không bằng nhân tâm. Việc chà đạp lên pháp luật nói lên họ đã khốn quẫn và không còn chính nghĩa. Vụ bắt thầy Vũ Hùng đã bôi thêm vết nhơ vốn đã quá nhơ nhuốc lên bộ mặt chế độ. Công luận cần lên tiếng mạnh mẽ phản đối, yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do ngay lập tức cho thầy giáo Vũ Văn Hùng. Việt Nam Thời Báo
Những “lời cuối cùng” mà ông Đinh La Thăng và ông Trịnh Xuân Thanh thỏ thẻ với Hội đồng xét xử vụ án “Cố ý làm trái qui định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô”, xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), trước khi các thẩm phán và hội thẩm nhân dân nghị án, giống như cáo trạng dành cho “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tại VN. *** Hiến pháp Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định, nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, vì nhân dân và cho nhân dân, do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” theo phương thức “phân công, phối hợp, kiểm soát các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Qua Hiến pháp, Đảng CSVN –lực lượng vẫn giành và cố giữ vai trò của “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”– cam kết “hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Nội dung những “lời cuối cùng” mà ông Thăng, rồi ông Thanh thỏ thẻ với Hội đồng xét xử họ cho thấy, dẫu khoác áo “cộng hòa” nhưng Việt Nam có… vua. Tuy không ngai song ông vua này chính là người điều khiển “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Hiến pháp, pháp luật chỉ là những cái “bánh vẽ”. Đó là lý do cả ông Thăng lẫn ông Thanh cùng xin lỗi “Tổng Bí thư”, “bác Trọng”… cùng đưa ra những đề nghị mà thiên hạ đang đàm tiếu là ngây ngô: Ông Thăng xin được tại ngoại để “ăn Tết” với thân nhân và bạn bè trước khi vào tù thi hành bản án mà Hội đồng xét xử sắp tuyên. Ông Thanh thì xin sang… Đức chăm sóc vợ dại và ba con thơ! Có bao nhiêu người hiểu bản chất “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam hơn ông Thăng –cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy TP.HCM và ông Thanh –
cựu Đại biểu Quốc hội, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang? Chắc là chẳng có bao nhiêu! Nếu đã hiểu tường tận bản chất “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam thì những lời xin lỗi và đề nghị của ông Thăng, ông Thanh hẳn có chủ đích: giúp “Tổng Bí thư”, “bác Trọng”, giúp đảng CSVN rửa… mặt. Không ít người đã so sánh phiên xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm “Cố ý làm trái qui định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô” với phiên xử những cá nhân tranh đấu cho tự do, dân chủ tại Việt Nam. Song xét cho đến cùng, sự khác biệt giữa những phiên xử này, kể cả sự lạ thường về tính chất, mức độ “công khai” trong tiến trình điều tra–truy tố–xét xử chỉ có một mục tiêu, bảo vệ thể diện của “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng CSVN, “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tại Việt Nam đã từng làm nhiều chuyện “kinh thiên, động địa”, thành ra cho ông Thăng tại ngoại để “ăn Tết” với thân nhân và bạn bè trước khi vào tù thi hành án, cho ông Thanh sang… Đức chăm sóc vợ dại và ba con thơ là… chuyện nhỏ! Tổng Bí thư, “bác Trọng”, “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” có thể làm tuốt. Nếu Hiến pháp và pháp luật nghiêm minh, làm gì có chuyện, năm 2011, dù Thanh tra Chính phủ phát giác PVN mắc hàng loạt sai phạm về tài chính, mức độ thất thoát lên tới 18.000 tỉ, ông Thăng vẫn có thể bước từ vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVN vào vị trí Bộ trưởng Giao thông–Vận tải, rồi vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN, bước thêm một bước nữa vào Bộ Chính trị, sau đó trở thành Bí thư Thành ủy TP.HCM? Nếu Hiến pháp và pháp luật nghiêm minh, làm gì có chuyện, sau khi khiến công quĩ thất thoát 3.200 tỉ, ông Thanh vẫn có thể ung dung bước từ vị trí Chủ tịch Hội đồng nhân
Số 284 Trang
23
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Quản trị Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), vào vị trí Trưởng Văn phòng đại diện của Bộ Công thương ở miền Trung, rồi trở về Hà Nội làm… Chánh văn phòng Ban cán sự Đảng của Bộ Công thương, vào Hậu Giang làm Phó Chủ tịch tỉnh, vô Quốc hội? Nếu “bác Trọng” đừng… buồn, những người đứng đầu “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” vẫn… vui, theo qui hoạch đã được phê duyệt, giờ này có thể ông Thanh đã là Thứ trưởng Bộ Công thương, Ủy viên Ban Chấp hành TW ĐCSVN, cùng với ông Trọng, ông Thăng “lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Dường như cả ông Thăng lẫn ông Thanh không vô tình khi cùng khai thác tận tình cơ hội “nói lời cuối cùng”. Họ hy vọng Tổng Bí thư, “bác Trọng”, cũng như “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” động lòng, trước tình cảnh ngặt nghèo của “đồng chí”, của “con cháu trong gia đình” (?). *** Tổng Bí thư, “bác Trọng” cũng như những người đại diện “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” đã, đang, có lẽ sẽ còn nói rất nhiều về xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, “cải tổ thể chế”, về “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, cam kết sẽ hướng tới hàng trăm thứ cao đẹp khác,… Tổng Bí thư, “bác Trọng” cũng như những người đại diện “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” đã, đang, có lẽ sẽ còn nói rất nhiều về nỗ lực chỉnh đốn Đảng, hạn chế tham nhũng, vô trách nhiệm bằng cách “xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị”… Thế nhưng TBT, “bác Trọng” cũng như những người đại diện “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” vừa cảnh cáo các thành viên của những người đại diện “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” rằng sẽ khai trừ tất cả những đảng viên đòi thực thi “tam quyền phân lập”. Nếu thực thi tam quyền phân lập, tách biệt rạch ròi giữa lập pháp (làm luật), hành pháp (quản lý, điều hành theo qui định pháp luật), tư
pháp (điều tra, truy tố, xét xử một cách độc lập, không bị chỉ đạo, chi phối bởi “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”) để cả ba giám sát lẫn nhau thì ai dám bảo Hội đồng xét xử vụ án “Cố ý làm trái qui định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tham ô”, xảy ra tại PVN, sẽ tha, không triệu tập “bác Trọng” cũng như nhiều “bác” khác ra tòa để bảo đám không “sót người, lọt tội”? Tổng Bí thư, “bác Trọng” cũng như những người đại diện “lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội” vẫn thế mà vẫn thế thì thôi, bàn về “công bằng, dân chủ, văn minh”, “sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” làm chi cho mệt! https://www.voatiengviet.com
Ngày 16-08-2013 tại tỉnh Long An. Trước bản án phúc thẩm 3 năm tù treo và 52 tháng thử thách, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên (năm 21 tuổi) không một lần nhắc tới gia đình và việc học còn dở dang, nói lời cuối trước toà, bình thản: – “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đảng Cộng sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng!”. * 2- Ngày 11-01-2018 trước Toà án nhân dân tại thủ đô Hà Nội. Nam thành viên lãnh đạo cao cấp cộng đảng Việt Nam quang vinh, anh hùng “đầy tớ nhân dân” Trịnh Xuân Thanh (52 tuổi) –cựu Chủ tịch PVC, cựu Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang, nhủn như con chi chi nói lời cuối cùng, dầm dề nước mắt Hối vì không may bị Lộ trong đại án PVC “đốt và ăn chia” rất
“Bấm tay mười mấy năm trường, Tuy quyền chức lớn nhưng phong độ hèn!” (Nhị Độ Mai) A-. Phong độ 1- Ngày 11-01-2018 trước Toà án nhân dân tại thủ đô Hà Nội. Nam thành viên lãnh đạo cao cấp cộng đảng Việt Nam quang vinh, anh hùng “đầy tớ nhân dân” Đinh La Thăng (58 tuổi) –nguyên Chủ tịch PVN, ĐBQH, Bộ trưởng GTVT, Bí thư thành Hồ nói lời cuối cùng, thút thít Hối vì không may bị Lộ trong đại án PVN-PVC “đốt và ăn chia” rất nhiều ngàn tỷ Hồ tệ: – “Bố bị cáo đã cao tuổi, mắc bệnh hiểm nghèo, bị cáo có 2 con gái thì cháu thứ 2 năm nay 22 tuổi, nhưng hoàn cảnh không bình thường, rất cần sự chăm sóc của bố. Bị cáo bị chịu trách nhiệm ở 2 vụ án khác nhau, khi bố bị cáo mất sẽ khó có khả năng gặp mặt trước khi mất.” Do đó “xin cho làm ma tự do chứ không phải là ma tù”. – "Một số bị cáo đã được tại ngoại rồi, những người như bị cáo không gây nguy hiểm cho xã hội", do đó “xin được ăn cái Tết cuối cùng với gia đình, bạn bè, người thân, sau đó sẽ chấp hành án phạt tù.”. Nguồn báo lề đảng 1: http://www.tinmoi.vn/ong-dinh-la-than g-neu-chet-muon-lam-ma-tu-do-khon g-mu on-lam-ma-tu-011472776.html Nguồn báo lề đảng 2: https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat /ong-dinh-la-thang-xin-duoc-tai-ngoai3699343.html#ctr=related_news_click Trả lời:
nhiều ngàn tỷ Hồ tệ: – “Bị cáo rất ân hận, rất hối hận. Cháu muốn gửi lời xin lỗi bác Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, rất mong bác tha thứ cho cháu cũng như người con, người cháu trong gia đình, tạo điều kiện để cháu được gặp bố mẹ, vợ con.” – “Vợ cùng hai con, bé út 6 tuổi, đang sống ở Đức. Thương vợ chăm con trong hoàn cảnh vất vả, ông mong HĐXX sau khi kết thúc vụ án cho sang bên đó để có điều kiện chăm sóc con”. Nguồn báo lề đảng 1: http://nld.com.vn/phap-luat/bi-cao-trin h-xuan-thanh-xin-loi-bac-tong-bi-thu-r oi-o a-khoc-20180117095127076.htm Nguồn báo lề đảng 2: https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat /bi-cao-trinh-xuan-thanh-xin-duoc-ranuoc-ngoai-cham-soc-con-3699879.h tml#ctr=box_topic_phapluat_env_4_cl ick Trả lời: Ngày 22-12-2017 tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Trước bản án 9 năm tù giam theo Điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam xã nghĩa “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nữ lưu đơn thân hoạt động xã hội Trần Thị Nga (40 tuổi) không một lần nhắc tới mẹ già và 2 con thơ, nói lời cuối cùng trước toà, khẳng khái: – “Tôi không chống lại nhà nước. Tôi không chống lại nhân dân. Tôi chỉ chống đảng Cộng sản! Tôi chỉ chống bất công, tham nhũng, tố cáo thảm nhân
Số 284 Trang 24
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San họa môi trường!” * 3- Ngày 24-10-2017 trước Toà án nhân dân tại Hà Nội. Nam thành viên lãnh đạo trung cấp cộng đảng Việt Nam quang vinh, anh hùng “đầy tớ nhân dân” Nguyễn Minh Hùng (39 tuổi) –Tổng Giám đốc công ty VN Pharma, nói lời cuối cùng trước tòa, oà khóc Hối vì chẳng may bị Lộ trong trọng án “Bán 9 ngàn hộp thuốc trị ung thư giả” (chứ không phải là buôn lậu), gây hại cho không biết bao nhiêu là bệnh nhân đang ở ngưỡng tuyệt vọng để làm giàu: – “Cuộc đời bị cáo không biết rồi sẽ như thế nào. Bị cáo mong được tại ngoại để chăm sóc cha mẹ già cùng người vợ đang mang thai”. Nguồn báo lề đảng: https://baomoi.com/xu-vn-pharma-cac -bi-cao-noi-loi-cuoi-cung-nguyen-minh -hung-bat-khoc/c/23686377.epi Trả lời: Ngày 30-11-2017 tại thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hoà. Trước bản án 10 năm tù giam theo Điều 88 Bộ luật hình sự Việt Nam xã nghĩa (như trên), nữ lưu đơn thân blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (38 tuổi) không một lần nhắc tới mẹ già và 2 con thơ, nói lời cuối trước toà, dứt khoát: – “Mẹ ơi, con rất xin lỗi mẹ. Nhưng nếu cho con làm lại từ đầu và lựa chọn, con vẫn đi con đường con đã đi!”. Tạm kết 1: Bao năm miệt mài “học tập đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh” là như thế này phải không các anh?! * B- Luật nước B1- Ngày 16-06-2017 tại huyện Châu Thành tỉnh Bến Tre, “chủ nhân đất nước” Nguyễn Văn Khang bị kết án 7 năm tù giam vì tội cướp một con vịt trị giá 174 ngàn Hồ tệ về làm mồi nhậu! Nguồn báo lề đảng: http://dantri.com.vn/phap-luat/mot-tha nh-nien-lanh-7-nam-tu-vi-bat-1-con-vit -ve-nhau-20170317120025005.htm B2- Ngày 20-07-2016 tại quận Thủ Đức thành Hồ. Hai “chủ nhân đất nước” Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân bị tuyên phạt 8-10 tháng tù vì tội cướp 2 ổ bánh mì vì quá đói ! Nguồn báo lề đảng: https://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat /cuop-banh-mi-khi-doi-2-thieu-nien-lin h-an-3439329.html B3- Ngày 27-08-2011 tại Lâm Đồng. Ba “chủ nhân đất nước” Ng. Thanh Hà, Vi Kim Long và Vi Hoàng Bảo Hưng bị tuyên án 13 năm tù vì tội cướp hai con vịt, đánh tiết canh!
Nguồn báo lề đảng: http://giadinh.net.vn/phap-luat/miengthit-vit-oan-nghiet-011082602551548 4.htm C- Lệ đảng C1- Tội “bán 9 ngàn hộp thuốc trị ung thư giả” của “đầy tớ nhân dân” Nguyễn Minh Hùng nói trên ít nhất cũng ngang bằng tội giết người hàng loạt, vậy mà đương sự chỉ bị tuyên án 12 năm tù giam! C2- Khi chưa bắt được Trịnh Xuân Thanh, báo lề đảng lu loa PVC làm thất thoát, thua lỗ hơn 3.300 tỷ Hồ tệ. Nguồn báo lề đảng 1, 13-06-2016: https://tuoitre.vn/pvc-lo-3200-ti-thoi-on g-trinh-xuan-thanh-lam-lanh-dao-1117 318 .htm Nguồn báo lề đảng 2, 17-09-2016: https://news.zing.vn/duong-thua-lo-33 00-ty-dong-cua-pvc-thoi-trinh-xuan-th anh-post682364.html * Bắt cóc được Trịnh Xuân Thanh từ Berlin (Đức quốc) về Hà Nội “đầu thú”, đưa đương sự ra toà: Cũng báo lề đảng đồng loạt đưa tin theo cái gậy định hướng của Thông tấn xã Việt Nam: PVC-Trịnh Xuân Thanh chỉ “đốt và ăn chia” 119 tỷ Hồ tệ thôi! Trịnh Xuân Thanh lãnh án sơ thẩm: Chung thân! Nguồn báo lề đảng, 10-01-2018: https://vnexpress.net/ong-dinh-lathang-hau-toa/topic-22738.html C3- Đến nay (21-01-2018), “Tư lệnh” Đinh La Thăng bị sơ thẩm “đề nghị 14-15 năm tù”. Đó chỉ mới xoay quanh thời đương sự nắm quyền Chủ tịch Hội đồng Quản trị PVN, cụ thể là tội “chỉ định thầu, ký hợp đồng, cấp tạm ứng trái luật của các lãnh đạo PVN với PVC tại Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, dẫn đến hơn 1.115 tỷ đồng bị sử dụng sai mục đích”. Nhắc lại: Đảng viên“đầy tớ nhân dân” Đinh La Thăng còn vung tay đốt 800 tỷ Hồ tệ trong ngân hàng Oceanbank (dưới thời đảng viên Hà Văn Thắm, hiện đang chung thân bóc lịch từ 29-09-2017), 2.000 tỷ Hồ tệ trong PVTex (dưới thời đảng viên Vũ Đình Duy, hiện đang lẩn trốn ở nước ngoài), 5.800 tỷ trong nhà máy sản xuất Xơ sợi Đình Vũ tại Hải Phòng, hiện đang 'đắp chiếu'... Ngoài ra, Đinh đồng chí còn vô tư “vất qua cửa sổ” 532 triệu USD đầu tư vào dự án đầu khí Junin-2 bên Venezuela và cả đống dự án ‘khủng’ thời đương sự làm Bộ trưởng Giao thông-Vận tải, trước khi được bồng vào Bộ chính trị, bế về làm Bí thư thành Hồ! Tạm kết 2: “Chủ nhân đất nước” cướp 1 con vịt, bóc 7 cuốn lịch. “Đầy tớ nhân dân” đốt, cướp và ăn chia hàng vạn tỷ Hồ tệ như Đinh La
Thăng, chỉ bị sơ thẩm “đề nghị 14-15 năm tù!” Tổng kết: Các nước trên thế giới có nền Tư pháp độc lập nghiêm minh, thiết diện vô tư, bất vị thân thì “không thể mang thành tích công việc để so sánh với những sai phạm đã gây ra” (1), thế nhưng trong đất nước “thượng tôn pháp luật” như CH xhcn Việt Nam, Luật nước và Lệ đảng là 2 phạm trù tách biệt như Trời với Đất: “Chủ nhân đất nước” phạm tiểu tội thì bị xử theo luật nước nghiêm minh; còn “đầy tớ nhân dân” phạm đại tội thì được thực tiễn xử theo Lệ đảng! – Nói cách khác, xã hội Việt Nam xã hội chủ nghĩa là “xã hội Nhà tuỳ cụ ạ. Tuỳ tiện, tuỳ thích, tuỳ ý, tuỳ quyền, tuỳ quan hệ... mà quyết hay không quyết mọi chuyện chứ không phải theo luật” (2). – Đương nhiên là phải-cần-nên như thế. Ấy vì “Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là Nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân, còn chúng ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ!” (3). – Thế cho nên, “luật của ta xử thế nào cũng được”. Nghĩa là tùy hứng. Xử đúng cũng được, Xử sai cũng được, Xử hoà cũng được, Xử thắng cũng được! (4). – “Thậm chí có những trường hợp lỡ bắt rồi, vẫn phải xử một tội nào đó, tuyên một hình phạt nào đó cho tương xứng!” (5). – Thảo nào, Ngân hàng Thế giới (World bank) đã thẳng thừng chỉ ra: “Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi luật pháp” (6). – Tóm lại, trong đại án đống đồng chí, đồng bọn Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm lần này, Hải Ý em cũng rất mong, rất muốn rằng Hiến và Luật pháp CH xhcn Việt Nam được một lần đứng Trước cương lĩnh đảng Cộng sản nắm quyền, nghĩa là những gì mình soạn ra trong bài này đều sai tuốt luốt để có dịp được nghiêm khắc tự sửa sai và nức nở khấu đầu từ xa xin lỗi Nhân dân, đảng và nhà nước! danlambaovn.blogspot.com
nhân
Số 284 Trang 25
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Vậy là sau 9 ngày “vừa thổi vừa húp” như người ăn cháo nóng, làm việc cả ngày nghỉ, và sau 5 ngày “nghị án”, cuối cùng thì vở tuồng xét xử Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử về tội “Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, cũng đã kết thúc sáng nay 22-01-2018. Theo đó: “TAND TP Hà Nội đã tuyên bản án đối với các bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm trong vụ án tham ô, cố ý làm trái xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu (khí PVC). Sau khi đánh giá toàn bộ nội dung vụ án, Hội đồng xét xử (HĐ XX) nhận định cáo trạng truy tố các bị cáo trong vụ án là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật. Tòa quyết định tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT (nay là hội đồng thành viên) PVN 13 năm tù về tội Cố ý làm trái. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh nguyên chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc PVN 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung bị cáo Thanh phải chấp hành là tù chung thân"(1). Nói vụ án này là vở tuồng, vì chúng ta đều biết mọi phiên tòa đã và đang diễn ra trên đất nước Việt Nam dưới sự cai trị của đảng độc tài toàn trị, thì ngành tư pháp chỉ là con rối nhằm tô vẽ cho ra dáng tòa án xét xử độc lập, khách quan mà thôi. Mọi bán án đã được đảng chỉ đạo và định sẵn, dân ta hay gọi là “án bỏ túi”. Do đó, thay vì tòa án phải “Nhân danh công lý” để xét xử như các nước dân chủ văn minh, thì tại VN, tòa án lại “Nhân danh nước CHXHCN VN” để đưa ra những bản án theo ý đảng. Đối với vụ án ông Đinh La Thăng, một cựu Ủy viên Bộ Chính trị ĐCSVN, nguyên Bí thư TP.
HCM, nay bị bắt và bị đưa ra xét xử, thì đương nhiên là loại “tội phạm rất nghiêm trọng, hoặc đặc biệt nghiêm trọng”. Vậy mà ngày 8-12-2017 khởi tố, bắt tạm giam. 12 ngày sau, hoàn tất hồ sơ kèm theo Lệnh Truy tố (2012-2017) về tội “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 BLHS. Nếu trừ đi mấy ngày nghỉ cuối tuần, thì thời gian hoàn tất hồ sơ chẳng còn là bao. Với hơn 18.000 bút lục, và chỉ hơn chục ngày để các luật sư nghiên cứu hồ sơ. Với chừng đó thời gian, chưa chắc các luật sư đã đọc xong đống tài liệu khổng lồ này. Chưa nói đến việc nghiền ngẫm so sánh với hệ thống rừng luật tại VN để đưa ra lập luận nhằm bào chữa cho thân chủ của mình. Có lẽ trong lịch sử tố tụng của Nước CHXHCN VN sẽ phải ghi nhận kỷ lục vô tiền khoáng hậu về tốc độ xử nhanh của vụ án này. Nói về số tiền do nhóm này làm thất thoát trong vụ án này theo cáo trạng, và báo lề đảng đưa ra, là một tấn hài kịch. Báo Tuổi Trẻ ra thứ 2, ngày 2201-2018 viết: “Chốt năm 2013: PVC lỗ hơn 3.200 tỉ đồng”. Theo đó: “Ông Thanh làm chủ tịch HĐQT Tổng công ty CP Xây lắp dầu khí VN (PVC), đơn vị này thua lỗ hàng ngàn tỉ đồng” (2). Nhưng đến nay, cũng trên tờ Tuổi Trẻ ra hôm nay, thứ 2 ngày 22-01-2018, tòa đưa ra con số thất thoát lúc Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch PVC là “Về thiệt hại do hành vi của các bị cáo gây ra, tại bản kết luận giám định, giám định viên tư pháp kết luận thiệt hại do PVN và ban quản lý dự án tạm ứng cho PVC trái quy định, gây thiệt hại 119 tỉ đồng”. Về Đinh La Thăng, trước đây báo chí lề đảng kết cho ông này đủ thứ tội. Theo đó: “TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng -nguyên Chủ tịch HĐTV PVN cùng các đồng phạm trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà
nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí VN (PVC). Và báo lề đảng cũng đã thay mặt tòa án để kết tội ông Đinh La Thăng là “Nếu theo cáo trạng truy tố thì ông Thăng có thể đối mặt với mức án khoảng 20 năm tù giam” (3). Nhưng đến nay, tại bản án tòa tuyên sáng này, thì tội tham ô không còn. Và cái đuôi “gây hậu quả nghiêm trọng” trong cáo trạng cũng biến mất. Ông Thăng chỉ bị kết tội “Cố ý làm trái”, do đó bị kết án 13 năm tù. Điều đặc biệt bi hài nữa là, số tiền 1.825 tỷ USD mà ông Đinh La Thăng khi còn làm Chủ tịch PVN, đã đầu tư vào đất nước Venezuela anh em, để cùng dắt tay nhau tiến lên thiên đường XHCN. Theo dự án trên giấy này, với tỷ lệ vốn góp 40%, PVN có thể thu về 4 triệu tấn dầu/năm, dự kiến hoàn vốn sau 7 năm. Con số này tương đương 70% sản lượng dầu của Vietsovpetro, liên doanh dầu khí đầu tiên và lớn nhất tại VN (4). Thì đến nay, số tiền này đã “cuốn theo chiều gió”, cùng giấc mơ của Hugo Chávez về cõi thiên đường. Thế mà tại phiên tòa này, số tiền thiệt hại khổng lồ này, là mồ hôi nước mắt của nhân dân lầm than đói khổ đóng thuế để nuôi đảng, lại không được tòa nói đến. Phải chăng vì đây là “chủ trương lớn của đảng”, cũng như hàng trăm “chủ trương lớn” khác của đảng, đã làm cho đất nước ngày càng kiệt quệ, nên tòa “há miệng mắc quai”? Cũng tại phiên tòa này, người ta còn chứng kiến một cảnh bi hài nữa là: Đinh La Thăng khóc sướt mướt trước tòa. Là đấng nam nhi đại trượng phu, đã từng ngồi trên chót vót đỉnh cao quyền lực, hét một tiếng có hàng triệu người xanh mặt. Với cương vị Bí thư thành Hồ, thì chiếc ghế Tứ trụ là trong tầm tay. Từ Ng. Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Khải, Ng. Minh Triết, Trương Tấn Sang cũng đi lên “Tứ trụ” từ ghế này. Là người đã từng dám ra lệnh đập nát chùa Liên Trì hàng trăm nhân
Số 284 Trang 26
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
năm tuổi, là điểm tựa tâm linh của hàng triệu người dân Phật giáo, để thực hiện dự án cướp đất tại khu đô thị Thủ Thiêm để làm giàu cho nhóm lợi ích. Là người đã từng ra lệnh thẳng tay đàn áp khốc liệt, đánh đập tàn nhẫn những người tay không, xuống đường nhằm phản đối bọn tội phạm Formosa gây ra thảm họa môi trường trên đất nước ta, làm cho hàng triệu người dân miền Trung phải điêu đứng. Vậy mà nay, những giọt nước mắt đê hèn ấy lại chảy ra nhằm cầu mong ai đó rủ lòng thương xót chăng? Sao mà nhục nhã thế? Đúng là không đáng xách dép cho Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, dù bị tra tấn uy hiếp và hành hạ, vẫn hiên ngang với tư thế của người chiến thắng. Có người nói rằng, các quan chức Cộng sản chỉ quen đi lên bằng đầu gối, bằng những đồng tiền dơ bẩn do họ cướp được, chứ không phải bằng tài năng, đức độ và bản lĩnh của mình. Cho nên nay bị thất sủng, họ khóc lóc thảm thiết để cầu mong đối thủ rủ lòng thương xót là điều dễ hiểu. Nhìn hình ảnh Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh cúi gằm mặt trước tòa, nó tương phản với hình ảnh Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hiên ngang ngạo nghễ giữa vòng vây an ninh, và nở nụ cười rạng rỡ, có người đã thốt lên: “Em đi giữa một bầy lang sói. Vẫn hiên ngang nở những nụ cười”. Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến trong bài “Gánh hát”, đã bình luận về việc Đinh La Thăng cúi gằm mặt và những giọt nước mắt của Thăng như sau: “Ngẩng mặt lên anh. Quệt nước mắt đi anh. Dừng thôi mấy trò “con hát. Đời vốn đủ đắng cay mặn chát. Nếm cả đi anh để thấu hiểu lẽ đời… “Hà tất ngán mặt sắt đen sì xét xử. Hà tất khiếp lòng người giận dữ. Chẳng sợ làm ma trong tù. Chẳng sợ tòa tuyên án tử. Ngẩng đầu lên để không thẹn sống hèn”. Theo cáo buộc của Viện KSND TP Hà Nội, vụ án này gây thất thoát cho PVN và PVC 132 tỉ đồng. Con số thiệt hại này chỉ là cái đinh so
với các đại án khác của các quan tham ngân hàng như Huỳnh Thị Huyền Như, Trầm Bê, Phạm Công Danh v.v... làm thất thoát hàng mấy chục ngàn tỷ đồng. Lại càng không thể so sánh với hàng ngàn tỷ đồng tại TP Hà Nội, trong lúc ông Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư Thành ủy Hà Nội có liên quan không? “Thanh tra CP chỉ thanh tra trong 38/204 dự án nhà ở, khu đô thị tại Hà Nội đã phát hiện hàng loạt sai phạm, làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Sai phạm làm thất thu khoảng 6.000 tỷ đồng Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố kết luận thanh tra về quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 6-122001 của UBND TP Hà Nội (giai đoạn 2002-2014)”(5). Vậy với con số thiệt hại như thế, có nên đưa một ủy viên BCT ra đứng trước tòa không? Trong khi Đinh La Thăng nói việc chỉ định thầu cho PVC tại nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 là chủ trương của Bộ Chính trị? Nếu so 132 tỷ mà nhóm này làm thiệt hại, so với những kẻ đã ký cho Formosa gây ra thảm họa môi trường, và còn bảo kê cho công ty này tiếp tục tàn phá môi trường, thì như thế nào? Tại sao những người như Võ Kim Cự và hàng loạt cán bộ khác bình an vô sự và hạ cánh an toàn? Tại sao lúc đó Nguyễn Thanh Bình còn làm Bí thư Hà Tĩnh, chẳng những không ai đụng đến cọng lông chân của ông ấy, mà sau đó còn được thăng chức, hiện nay là UV TƯĐ, Phó trưởng ban Tổ chức TƯ? Vẫn biết rằng bản chất của chế độ Cộng sản là ăn cướp. Từ cướp chính quyền từ chính phủ hợp pháp Trần Trọng Kim năm 1945, đến cướp của giết người qua vụ Cải cách Ruộng đất năm 1953-1955, cướp tài sản của các nhà tư bản qua cái gọi là Cải tạo Công Thương nghiệp. Cướp quyền tư hữu ruộng đất bằng luật đất đai phi pháp, từ đó
họ vẽ ra các dự án với những cái tên mỹ miều để cướp đất của dân và bồi thường với giá rẻ mạt, để rồi sau đó bán lại cho các nhóm lợi ích hoặc các nhà tư bản với giá cao gấp hàng ngàn lần, cướp mồ hôi xương máu của dân nghèo bằng việc lập ra hàng trăm trạm BOT rải rác trong cả nước trên các tuyến đường độc đạo, để ngày đêm hút máu nhân dân… Nhưng nay họ lại cướp các thành quả của các đồng chí mình với trò hề chống tham nhũng, qua việc đưa một Ủy viên Bộ Chính trị như Đinh La Thăng ra xét xử, đã chứng tỏ bộ mặt tởm lợm và gian manh, xảo trá của họ. Chứng tỏ họ đang nhục mạ chính cái đảng Cộng sản vốn đã nhuốm đầy máu của nhân dân ta trong mấy chục năm qua. Chính chế độ độc tài chuyên chế đã đẻ ra tất cả các tội lỗi nhơ bẩn, đã khích động và nuôi dưỡng lòng tham, thúc đẩy các hành động lạm quyền, và cuối cùng, làm cho các đảng viên mất hết cả tư cách con người. Chỉ trong một chế độ độc tài chuyên chế thì những vụ nhũng lạm khổng lồ như Vinashin, PVN, mới có cơ hội diễn ra và có thể kéo dài bao nhiêu năm. Cho đến khi tội lỗi bị đem ra ánh sáng thì cũng chỉ vì các phe cánh trong đảng tranh chấp, bới móc, để triệt hạ nhau; động cơ chính không phải vì công lý, không phải vì quyền lợi của đất nước. Hôm nay Nguyễn Phú Trọng đưa Đinh La Thăng và đồng bọn ra trước tòa để xét xử. Nhưng sẽ đến một ngày, nhân dân VN lại đưa Nguyễn Phú Trọng và đồng bọn ra trước vành móng ngựa để xét xử về những tội lỗi của họ và phe đảng trong hàng ngàn tội ác mà cái đảng cướp ấy đã gieo rắc cho nhân dân VN trong mấy chục năm qua. Trong vô số những tội trạng ấy, cái tội lớn nhất của họ là tội bán nước, tội rước voi về giày mả tổ, tội hèn với giặc ác với dân. Trong đó, tội làm tay sai cho ngoại bang để phát động cuộc chiến huynh đệ tương tàn, cướp đi sinh mạng hàng mấy triệu nhân dân VN, chỉ vì “ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”. Tội nào thì bọn chúng cũng đáng phải dựa cột. danlambaovn.blogspot.com nhân
Số 284 Trang 27
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Ấn tượng bao trùm và xuyên suốt trong vụ án Đinh La Thăng và đàn em hay đồng phạm chính là sự hèn hạ của những bị cáo. Việc này khiến chúng ta nghĩ đến “khí tiết cộng sản”. Đó là những đảng viên gộc, thuộc “thành phần cơ bản” hay “nhân thân cực kỳ tốt”, vạn nhất, nếu đường đời xuôi lọt, họ có thể nắm những trọng trách mang tầm cỡ quốc gia. Trước tòa do chính đồng chí của mình họ đã hèn như vậy, khi đối mặt với kẻ thù bên ngoài, họ sẽ hèn đến bao nhiêu? “Khí tiết cộng sản” đã mạt hạng đến mức không thể mạt hơn! Trong bài thơ “Hãy nhớ lấy lời tôi” ký ngày 23-10-1964, Tố Hữu đã vẽ ra cái “khí tiết” ấy trong giây phút cuối cùng của Nguyễn Văn Trỗi: Chúng trói Anh vào cọc mấy vòng dây. Mười họng súng. Một băng đen bịt mắt. Anh thét lên: "Chính Mỹ kia là giặc!" Và tay Anh giật phắt mảnh băng đen. Anh muốn thiêu, bằng mắt, lũ đê hèn. Với cái chết. Anh muốn nhìn giáp mặt. Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt! Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn. Đôi mắt Anh đã khô cháy căm hờn: Phải chiến đấu như một người cộng sản. Trái tim lớn không sợ gì súng đạn! Thật nực cười, mấy câu thơ này đã biến đặc công Nguyễn Văn Trỗi thành một người hùng lố bịch! Đã bị trói vào cọc “mấy vòng dây” rồi mà Nguyễn Văn Trỗi có thể vung tay “giật phắt mảnh băng đen”, nghe ra cũng “thần thoại” như việc Trịnh Xuân Thanh vượt biên từ Đức về nước đầu thú để làm cái đòn bẩy đánh bật thầy của mình là Đinh La Thăng. Thăng đã lãnh án 13 năm tù còn Thanh thì nhận án chung thân trong phiên xử sáng 22-1-2018 tại Tòa án ND Hà Nội. Án tù rồi sẽ qua mà qua “đợt” tấn công chính trị này, chắc chắn cả hai Thăng sẽ được đặc xá trước thời hạn nhưng cái vẫn còn lại là “khí tiết” mà hai đảng viên cộng sản gộc này –một từng là ủy viên Bộ chính trị, một từng là tỉnh ủy viên– đã thể hiện trước tòa. Hãy lật lại những trang sử để tìm những ví dụ tương tự. Khí tiết “ăn mày” Những lời nói sau cùng của cả hai thầy trò Thăng–Thanh gợi nhắc đến lời xin xỏ của Sở Thành Vương, ông vua thứ 23 của nước Sở từ năm 671 đến 626 BC. Đó là kẻ mà trên đời này không
thứ gì không dám làm: y giết anh để giành ngôi, y bắt cóc hai cháu ruột gọi mình bằng cậu về làm nô lệ tình dục v.v… Tên hôn quân này đã gây ra nghiệp và cuối cùng thì bị chính con trai mình cướp ngôi, ra lệnh phải tự treo cổ chết. Trong tình cảnh ấy Sở Thành Vương bình thản xin con trai cho sống nán thêm vài phút để thưởng thức món chân gấu đang hầm trong bếp. Bị con từ chối, không cho thỏa mãn nguyện vọng ăn ngon cuối đời nên ông vua này giận lắm, sau khi đã chết rồi mà vẫn mở mắt “trừng trừng”. Có vẻ như hai thầy trò Thăng– Thanh cũng đang trừng trừng khăn lê thân vào tù: họ đã tự hạ mình xuống đến mức không thể hèn thêm, thế mà vẫn không được chiếu cố. Khi nói lời sau cùng tại tòa, Thăng tha thiết nguyện vọng “muốn được về nhà ăn cái tết cuối cùng với gia đình trước khi chấp hành án”. Trịnh Xuân Thanh thì kể lể gia cảnh: vợ cùng 3 người con nhỏ đang sinh sống tại Đức, vợ không biết tiếng Đức rất vất vả nên có nguyện vọng được sang Đức để gần gũi và chăm sóc vợ con. Nghĩa là cả hai đã dùng chiêu khêu gợi lòng trắc ẩn và thương hại, điều mà khoa biện luận gọi là ngụy biện ad misericordiam. Vậy mà Tổng bí thư vẫn trơ trơ như đá, như đồng. Sở Thành Vương xin nán thêm vài phút để ăn chân gấu hầm nhưng không được. Thăng xin ăn Tết trước khi vào tù, Thanh xin được sang Đức chăm sóc vợ con. Đó là khí tiết của bọn ăn xin, ăn mày! Xin và tha Thăng và Thanh cùng tận dụng cơ hội phát biểu tại tòa án để lạy lục cá nhân Nguyễn Phú Trọng, cầu xin Tổng bí thư nương tay. Trong phiên xử ngày 13-1-2018 Thăng “nghẹn ngào” cho biết đã “cảm nhận được sự nhân văn sâu sắc của tổng bí thư” qua tuyên bố “xử lý cán bộ không phải dập cho người ta không ngóc lên được” trước khi kể lể gia cảnh: “Việc xử lý để tạo cơ hội cho cán bộ sửa chữa. Bản thân gia đình bị cáo, bố mắc bệnh hiểm nghèo, có 2 con gái, 1 cháu phát triển không bình thường, rất cần sự chăm sóc của bố mẹ. Khả năng, khi bố bị cáo mất, bị cáo khó có điều kiện gặp bố, cũng như chăm sóc gia đình và chăm sóc con gái. Nếu bị xử 2 vụ, bị cáo không biết có còn sống không để ra tù. Bị cáo chỉ mong muốn HĐXX
xem xét để tạo điều kiện cho bị cáo chấp hành hình phạt. Bản thân bị cáo bị rất nhiều bệnh. Bị cáo chỉ mong muốn làm sao chấp hành án, trước khi chết thì được ra tù để được chết tại nhà mình, trong vòng tay người thân. Bị cáo cũng mong muốn, nếu có chết thì là ma tự do, chứ không phải ma tù.” Bốn ngày sau khi Thăng “cảm nhận” Nguyễn Phú Trọng thì đến lượt Thanh ngọt xớt “cháu-bác” để “xin lỗi” ông tổng bí thư trước khi òa khóc: "Bị cáo muốn xin lỗi các lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bị cáo xin lỗi nhân dân trong cả nước. Những ngày ở trong trại, bị cáo có lúc 5 ngày không ngủ được, đang từ 70 kg xuống còn 59 kg. Nhân đây bị cáo muốn tỏ lòng rất ân hận những việc mình đã gây ra, đến giờ bị cáo không còn cơ hội chăm sóc bố mẹ nữa.… Cháu muốn gửi lời xin lỗi đến bác Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, mong bác tha lỗi cho cháu, coi cháu như người con, người cháu trong gia đình". Thăng từng là ủy viên Bộ chính trị, nghĩa là một đảng viên cộng sản với những phẩm chất tối ưu theo tiêu chí cộng sản. Tởm thay cho cái “phẩm chất cộng sản” khi ông cựu ủy viên này ta viện cớ cha mẹ già cần chăm sóc để xin làm “ma tự do” thay vì “ma tù”! Lời cầu xin “làm ma” hèn hạ của Thăng làm chúng ta nhớ đến phong cách anh hùng “thà làm quỷ” của Trần Bình Trọng. Trần Bình Trọng là danh tướng nhà Trần, đã bị quân Nguyên bắt sống vào năm 1285 khi chốt giữ Thiên Mạc để bảo vệ cuộc triệt thoái của đại quân, Sau mấy trận đánh mở màn thất bại, tổng chỉ huy Trần Hưng Đạo lui bình về Thiên Trường (Nam Định), giao Trần Bình Trọng nhiệm vụ ngăn chặn và cầm chân đối phương, bảo đảm cho đại quân và đầu não cuộc kháng chiến rút lui an toàn, không để lại dấu vết. Do chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị thua, bị bắt nhưng đã hoàn tất nhiệm vụ được giao: quân Nguyên hoàn toàn mất dấu, không thể lần ra tung tích của đại quân. Chính vì vậy quân Nguyên tìm mọi cách để moi móc thông tin, từ dọa nạt đến thuyết phục, dụ dỗ. Khi quân Nguyên mang danh vọng ra mồi chài, hứa hẹn sẽ phong vương đất bắc không, Trần Bình Trọng dứt khoát đáp trả: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, nhân
Số 284 Trang
28
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San can gì mà phải hỏi lôi thôi.” Không khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên đã hành hình ông, lúc đó Trần Bình Trọng mới có 26 tuổi. Đinh La Thăng sinh năm 1960, và khi “lôi thôi” trình bày trước tòa về ước nguyện “ma tự do”, số tuổi của ông ta cao hơn gấp hai lần số tuổi của Trần Bình Trọng! Xin làm vương đất Bắc Nếu Trần Bình Trọng dứt khoát đáp trả: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc” thì trong lịch sử có ai lôi tôi năn nỉ, cầu cạnh phương Bắc: “XIN làm vương đất Bắc chứ không cam lòng làm quỷ nước Nam” hay không? Câu trả lời là có, ngay trong thời hiện đại. Đó chính là Nguyễn Văn Linh, vị tổng bí thư chịu trách nhiệm cao nhất về những trò ngu dại trong Hội nghị Thành Đô năm 1990. Trong cuốn "Bên thắng cuộc" phần “Quyền bính”, Huy Đức đã diễn tả Nguyễn Văn Linh lăng xăng tìm cách “Cứu chủ nghĩa xã hội” như một con lật đật: "Tháng 10-1989, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh tới Berlin dự lễ kỷ niệm bốn mươi năm ngày thành lập Nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Theo ông Lê Đăng Doanh: Quyết định đi dự 40 năm Quốc khánh CHDC Đức là quyết định trực tiếp của cá nhân anh Linh. Anh Linh đã bàn với Bộ Chính trị về việc phải triệu tập một Hội nghị các đảng Cộng sản và Công nhân quốc tế để cứu phong trào Cộng sản, chống chủ nghĩa cơ hội. Anh sang Berlin là để gặp các đồng chí để bàn về việc ấy và gặp Gorbachev. Trong một cuộc họp, anh Linh nhận xét: Gorbachev là kẻ cơ hội nhất hành tinh này”. Ngày 4-10-1989, ông Linh và đoàn tùy tùng bay sang Đông Đức. Hãng hàng không Interflug của Đông Đức sắp ông Linh ngồi ghế business class, còn lại toàn bộ các thành viên của đoàn phải ngồi ghế hạng economic. Đến Đức, sự đón tiếp còn nhếch nhác hơn: "Một lễ đón đơn giản được tổ chức tại sân bay Berlin-Schronefeld rồi sau đó đoàn về khách sạn... Trong suốt chuyến thăm chính thức ấy, phía CHDC Đức không thu xếp cho ông Linh một buổi gặp chính thức nào với Honecker hay một nhà lãnh đạo khác. Thế nhưng, điều đó đã không làm ông Nguyễn Văn Linh từ bỏ ý đồ đóng vai trò trung tâm cứu nguy chủ nghĩa xã hội. [...] Trong ngày 6-10-1989, giữa Berlin rét mướt, ông Nguyễn Văn Linh đã tìm gặp các nhà lãnh đạo Cộng
sản đến dự lễ Quốc khánh để thảo luận về một sáng kiến mà ông đưa ra: triệu tập hội nghị các đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế. Ông Linh nói: “Phe ta đang diễn biến phức tạp. Hơn bao giờ hết, đòi hỏi quốc tế vô sản phải siết chặt hàng ngũ. Đảng Cộng sản Việt Nam thấy nên có một hội nghị để thống nhất tư tưởng và hành động, tăng cường tình đoàn kết”. Đa số các đảng Cộng sản làm ngơ đề nghị của ông Linh, chỉ có Tổng Bí thư Nicole Ceaucescu của Rumania là mặn mà nhất, thậm chí còn xung phong làm nước chủ nhà cho hội nghị. Nhưng nhân vật chính là Gorbachev thì không ủng hộ, thậm chí khinh thường Nguyễn Văn Linh: "Cuộc gặp Gorbachev dự kiến diễn ra lúc 10:30 sáng 8-10-1989, nhưng chờ đến 11 giờ cũng không thấy văn phòng ông ta gọi lại. Ông Linh rất sốt ruột. Theo ông Lê Đăng Doanh: Trong khi đó, sáng ngủ dậy, bệnh ông Linh càng nặng thêm. Khi ăn cơm, ông kêu tôi ra ngoài vì không muốn tôi chứng kiến cảnh ông ăn rất chật vật. Hàm bên trái của ông Linh cứng lại. Ông phải nhai ở phía bên phải, sau đó dùng hai ngón tay đẩy thức ăn vào họng, chiêu một ngụm nước mới nuốt được. Cuộc gặp Gorbachev được lùi lại 2:30 rồi 5:30 chiều cùng ngày. Gorbachev, khi ấy vẫn là nhà lãnh đạo của cả phe xã hội chủ nghĩa, được bố trí ở trong một tòa lâu đài. Nhưng, cuộc tiếp tổng bí thư Việt Nam đã không diễn ra trong phòng khách riêng mà ở ngay một phòng rộng mênh mông vừa dùng cho một tiệc chiêu đãi lớn, thức ăn thừa còn bề bộn trên các bàn. Nhân viên dọn một góc, kê bàn để Gorbachev tiếp ông Nguyễn Văn Linh. Gorbachev ra đón ông Linh ở sảnh và khi cửa xe mở, ông cúi đầu nói: “Kẻ cơ hội nhất hành tinh kính chào đồng chí Nguyễn Văn Linh”. Dù đang bệnh, ông Nguyễn Văn Linh vẫn trình bày rất nhiệt tình, nhưng theo ông Lê Đăng Doanh: Sáng kiến nào của ông Linh cũng được Gorbachev khen là “rất tốt” nhưng chỉ là những lời khen xã giao. Ông Linh nói: “Tôi đã gặp một số đảng Cộng sản anh em. Trong tình hình này, đảng Cộng sản Việt Nam muốn đồng chí đứng ra triệu tập hội nghị các đảng Cộng sản và phong trào công nhân quốc tế”. Gorbachev liền giơ hai tay lên tươi cười: “Ý này hay nhỉ. Để xem! Để xem! Rất tiếc là giờ tôi đang nhiều việc quá!” Ông Linh trân trọng mời Gorbachev đến thăm
Việt Nam. Gorbachev lại kêu lên: “Hay quá nhỉ! Cám ơn! Cám ơn! Nhưng, tôi đang có nhiều lời mời quá mà chưa biết thu xếp cái nào trước”. [..] Tối 8-10-1989, từ lâu đài của Gorbachev trở về, ông Nguyễn Văn Linh không dự chiêu đãi của Honecker mà đi thẳng vào bệnh viện Chính phủ ở Berlin-Buch. Ông được điều trị tại “Station 7” – nơi dành riêng cho Bộ Chính trị của CHDC Đức – mỗi khu cho một bệnh nhân có nhiều phòng cạnh nhau cho tuỳ tùng đi theo cùng ở. Trong “Station 7” được trang bị truyền hình có thể bắt được các kênh phát đi từ Tây Đức. Thời gian đó, hàng trăm nghìn người dân Đông Đức đã đổ xuống đường phố Leipzig và Đông Berlin đòi phế truất Honeckerí”. Nguyễn Văn Linh tức tốc quay về và sau đó một loạt diễn biến diễn ra khiến khối Cộng sản Đông Âu tan rã. Khoảng 6 tuần rưỡi sau khi tán đồng với Nguyễn Văn Linh về một hội nghị quốc tế cứu vãn phe xã hội chủ nghĩa, ngày 25-12-1989, Ceausescu và vợ bị người biểu tình đem ra xử bắn tại chỗ. Nguyễn Văn Linh thực sự hoảng sợ: Ceausescu đã bị quần chúng cho làm “quỷ Romania” thì ông ta cũng đối mặt với nguy cơ bị hóa kiếp làm một con “quỷ nước Nam”. Giải pháp cứu vãn phải là bám vào Trung Quốc. Theo cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ thì luận điểm mà Nguyễn Văn Linh dùng để thuyết phục Bộ Chính Trị nên nhượng bộ là: “Dù bành trướng thế nào, Trung Quốc vẫn là một nước xã hội chủ nghĩa”, dẫn đến thỏa thuận Thành Đô (3-4/9/1990), đẩy đất nước vào giai đoạn Bắc thuộc mới. Kể từ Nguyễn Văn Linh trở đi, giới lãnh đạo ĐCSVN đã cam lòng làm một thứ “vương hầu” của triều đình phương Bắc để đối phó với sự giận dữ của nhân dân, bảo vệ mình khỏi bị hóa thân thành một thứ “quỷ nước Nam”! Trong bài thơ “Hãy nhớ lấy lời tôi” nói trên, Tố Hữu hô hào “Phải chiến đấu như một người cộng sản”. Nay thì cái ĐCS này đang “chiến đấu” như thế. Để tránh làm quỷ nước Nam, nó đã và đang “chiến đấu” bằng trăm phương ngàn kế để tiếp tục làm “vương” đất Bắc. Nó, chiến đấu bằng công an, quân đội, bằng truyền thông. Thậm chí nó chiến đấu cả bằng những lọ mắm hôi thối, bằng phân bắc, bằng những đội quân ô hợp mệnh danh “dư luận viên” để khủng bố và bôi nhọ những người Việt dám lập lại lời của Trần Bình Trọng. Tác giả gửi tới Dân Luận nhân
Số 284 Trang
29
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Vừa là những đảng viên Cộng sản, vừa là những lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn, Tổng công ty quan trọng của Nhà nước nhưng rất nhiều trong số 22 bị cáo của vụ án “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN (PVN) và Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí (PVC) đã bật khóc “ngon lành” tại tòa án khiến không ít dư luận cho đây là những giọt nước mắt yếu mềm, nhục nhã và thật trái ngược khi đem so sánh hình ảnh họ với hình ảnh khí khái của những Tù nhân lương tâm (TNLT), cựu TNLT khi đối diện với bản án tù… Đối nghịch khí khái của những người cùng là bị cáo. Sau 10 ngày xét xử sơ thẩm vụ án Đ.L.Thăng, Tr. X.Thanh và cùng 20 bị cáo khác đã có hành vi “cố ý làm trái quy định của nhà nước về kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn PVN và Tổng Công ty PVC, Hội đồng xét xử Tòa án Hà Nội tuyên bố chấm dứt phần tranh luận chuyển sang phần nghị án. Trước khi nghị án và tuyên án vào ngày 22-01-2018 thì vào ngày 17-01 vừa qua, Hội đồng xét xử cho các bị cáo nói lời sau cùng. Theo ghi nhận của báo đài-truyền thông tường thuật phiên xử, có rất nhiều bị cáo vừa nói lời sau cùng vừa khóc “ngon lành”, nào là xin được tha tội, nào là ân hận và xin giảm hình phạt v.v… Tờ báo mạng Soha đã liệt kê một số hình ảnh như bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến vừa khóc vừa nói mình đã làm khổ vợ, khổ con, tỏ rất ăn năn về những lỗi lầm mình đã gây ra, than kể con bị bệnh hiểm nghèo, vợ sức khỏe không tốt. Như bị cáo Tiến, bị cáo Phạm Tiến Đạt và bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh cũng vừa khóc vừa nói lời sau cùng là thành thật nhận những sai phạm mà bản thân gây ra, xin lỗi và nhận trách nhiệm, mong được giảm hình phạt để trở về lo cho mẹ già và con thơ, tiếp tục đóng góp cho xã hội. Còn bị
cáo Nguyễn Anh Minh, nguyên Phó Tổng giám đốc PVC khóc nỉ nón, than kể về hoàn cảnh khó khăn của gia đình, lo ngại mức án từ 18–19 năm tù thì sẽ không còn cơ hội trở về để phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ, con cái không nhận ra cha. Bị cáo Vũ Đức Thuận -nguyên Tổng giám đốc PVC đã khóc đến nổi nói không thành lời. Trong khi bị cáo Trịnh Xuân Thanh, người bị Viện kiểm sát để mức án chung thân, đã khóc nhiều lần, nói lời xin lỗi đến Đảng và đặc biệt là đối với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuối cùng là bị cáo Đinh La Thăng, tuy không biểu lộ một khuôn mặt khóc lóc nhưng cũng nghẹn ngào nói lời sau hết là mong được thay đổi biện pháp ngăn chặn để bị cáo có thể chăm sóc bố bị cáo đang mắc bệnh hiểm nghèo và cho bị cáo được ăn Tết vui vẻ với gia đình, bạn bè, người thân rồi sau đó sẽ chấp hành án phạt tù. Đặc biệt vào ngày 13-01-2018, vào cuối buổi xét xử, ông Thăng đã nói nếu có chết thì được làm ma tự do chứ không phải ma tù. Những lời hối hận, xin lỗi có kèm theo những giọt nước mắt của các bị cáo được các phóng viên săn đón, đăng đầy trên các mặt báo đài Việt Nam, chắc chắn ít nhiều cũng làm nao lòng một số người. Bằng chứng là từ trang mạng xã hội Facebook có lời kêu gọi thu thập chữ ký để xin trả tự do cho Đinh La Thăng. Suy cho cùng đây cũng là cái tình người, người Việt Nam cũng có đặc tính dễ tha thứ, nhân hậu và hiền hòa, thậm chí có trường hợp đánh chết kẻ trộm chó lại đi tha thứ cho những kẻ hại dân hại nước. Âu đây cũng là diễm phúc cho những người lầm đường đã biết khóc trước khi nhận bản án phải trả. Tuy nhiên, cũng đông đảo dư luận Việt Nam cho rằng những giọt nước mắt của các bị cáo qua đó thể hiện sự yếu mềm và nhục nhã bởi vì dám gây tội thì nhận hình phạt chứ khóc lóc xin tha thứ làm gì? Là đảng viên Cộng sản tự hào đánh thắng đế quốc Pháp, Mĩ khi chưa bị
bắt thì có người từng hét ra”lửa” nay sao lại chảy nước mắt khi đứng trước tòa án? Chưa hết, hình ảnh của các bị cáo này còn được dư luận Việt Nam đem so sánh với hình ảnh khí khái của những cựu TNLT, TNLT đứng trước tòa, đối diện với cường quyền, đối diện với bản án mà vẫn toát lên nét hiên ngang: - Đầu tiên phải kể đến hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị nhà cầm quyền ở Long An kết án theo Điều 88 Bộ luật Hình sự là “Tuyên truyền chống nhà nước”. Đối diện với bản án tù, hai sinh viên đã thể hiện sự hiên ngang, dám làm dám nhận chứ không hề tỏ ra chút sợ hãi, đứng thẳng đáp: “Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm” -lời của Nguyễn Phương Uyên- “Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp, tươi sáng hơn” Còn lời của Đinh Nguyên Kha: “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng Cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội” Phương Uyên đã mãn án tù và hiện đang đi du học. Còn Đinh Nguyên Kha thì vẫn đang còn tiếp tục thụ án hình sự ở trại giam Xuyên Mộc. Hoặc mới đây nhất là trường hợp TNLT Trần Thị Nga. Bất chấp bản án 09 năm tù giam và 05 năm quản chế khi bị nhà cầm quyền Hà Nam tuyên y án sơ thẩm, bà Nga vẫn khẳng định mình chỉ chống đảng Cộng sản chứ không chống Nhà nước và dân tộc. Và một nhà hoạt động nữ khác, TNLT Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã nhân
Số 284 Trang
30
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
hiên ngang đối diện với bản án tù 10 năm chứ không thừa nhận những việc làm của mình là có tội hoặc xin khoan hồng. Hay các TNLT Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng dù biết phải mang bản án nặng nề vì hoạt động đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam nhưng trước tòa hai ông đều khẳng định sẵn sàng đón nhận cái chết vì đất nước. Phát ngôn trước tòa đanh thép, ngắn gọn nhất có lẽ là của blogger Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng. Ông Nhất đã nói: “Có loại tù làm người ta nhục nhã nhưng cũng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang” Cựu TNLT Trần Minh Nhật trong vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ nhà cầm quyền” cùng với những thanh niên công giáo ở Vinh cũng thể hiện một khí phách can trường trước tòa: “Tôi chấp nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén, chấp nhận tất cả những hình phạt miễn sao công lý và sự thật được hiện diện tại đất nước Việt Nam này!” Mãn án tù giam xong, Cựu TNLT Trần Minh Nhật tiếp tục con đường hoạt động và hiện đang đứng trước nguy cơ có thể bị bắt bỏ tù lần hai. Và cuối cùng là TNLT Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Trước vành móng ngựa tại Tòa án Hà Nội, ông Vinh dõng dạc tuyên bố mình vô tội, chứng minh những việc làm mình là đúng đắn và chấp nhận tù tội hoặc chết vì nó: “Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận”. Hầu hết những Cựu TNLT hoặc TNLT khi đứng trước vành móng ngựa Tòa án, ngoài vẻ mặt hiên ngang khí khái, hoàn toàn không có giọt nước mắt nào đã đổ hoặc ân hận, xin lỗi như các bị cáo trong vụ án PVN và PVC. Vì vậy khóc làm gì khi mà trên khắp đất nước Việt Nam mỗi một người dân dù mới sinh ra đều phải gánh một món nợ công gần 30 triệu đồng trong đó có phần tội lỗi của các anh (bị cáo)? Khóc làm gì khi mà trẻ em miền cao đi học phải đu dây đặng vượt sông suối để đến trường, mùa đông rét buốt không có
áo ấm để mặc và thiếu ăn trong khi các anh lại làm thất thoát đến hàng ngàn tỷ đồng hết sức lãng phí? Phận gánh mưu sinh của hàng triệu dân Việt để kiếm từng đồng cắc để đóng thuế lại không bằng tích tắc thời gian các anh “tham ô”. Các anh khóc có lẽ vì ân hận cho những tội lỗi của mình đã gây ra nhưng người dân sẽ khóc nhiều hơn các anh rất nhiều bởi phải gánh những hậu quả nghiêm trọng mà các anh đã để lại. Giọt nước mắt nào khi các anh chia chác bỏ tiền vào túi riêng, phủi đi niềm tin của người dân giao phó. Thôi đừng khóc nữa! Hãy giữ những giọt nước mắt này cho lương tâm có lẽ tốt cho người dân hơn./. Cali Today news
CÁC ANH ĐỀU LÀ NHỮNG NGHỆ SĨ TÀI NĂNG Mai Tú Ân 17-01-2018 Phiên tòa xử các quan tham nhũng đã đưa đến cho người dân đen chúng ta một vài sự bất ngờ ngạc nhiên nhưng hoàn toàn dễ hiểu và đúng với mọi qui trình đạo lý ở trên đời. Đó là vũ trụ mênh mông chứa hết cả mọi càn khôn nhưng có thể không chứa được cái chuồng gà nhỏ bé. Trong phiên tòa thì những quan anh CS vốn oai danh khét lèn lẹt nhưng lúc ra tòa thì run lẩy bẩy như muốn tè cả ra tòa. Đối diện với những năm tù dài đằng đẵng thì các bị cáo cán bộ cũng giống như mọi bị cáo đủ loại ở trên đời như bọn cướp của, giết người hay bọn lừa đảo, quân đàng điếm chơi rồi chạy, hiếp xong dong... Nghĩa là chối tội hay nhận tội thì cũng chỉ để cho một Đấng tối cao nào đó nghe thấy chứ còn mấy ông tòa này có giá trị bao nhiêu đâu. Dân tình theo dõi vụ án ngạc nhiên hỏi nhau: "Sao các ổng ra tòa hèn vậy?". Đúng là dân đen dốt chẳng biết gì cả. Cái hèn, thì cũng giống như cái đểu, cái xạo, cái vô cảm và nhiều cái khác nữa đều là những di sản phi vật thể của những người CS, và tùy theo thời tiết mà xài. Và đã xài cái hèn rồi thì các anh xài rất tài, diễn rất giỏi... Đầu tiên là tư lệnh Đinh La Thăng. Ban đầu thì đóng vai người anh can đảm sẵn sàng chịu đựng cho các bị cáo đàn em. Chỉ đến khi ra tự biện hộ thì anh cả Đinh lại đóng vai trò ngược lại. Là kể lể, khóc lóc và nịnh bợ nâng bi đủ cả, nhưng đồng chí Đinh La Thăng đã thực hiện việc đó một cách chuyên nghiệp và đầy bản lĩnh của
một người Cộng sản đẳng cấp. Mặc dù đang bị đồng chí TBT đốt lò ở tòa án nhưng đồng chí Đinh La Thăng vẫn giữ vững tinh thần cách mạng để nâng bi đồng chí TBT một cách khéo léo nhất. Trong bài phát biểu đọc trên giấy, và được chen lẫn vào những tiếng khóc của mình, được chêm vào trầm bổng một cách có chủ ý giống như ta phổ nhạc vào lời ca, thì tư lệnh Thăng đã thành công khi sáng tác một bài tổng phổ, với sự uyển chuyển khéo léo của ngôn từ. Trong nâng bi có nịnh, Trong nịnh có nâng bi... Cổ nhân có câu: "Nịnh là một nghệ thuật". Càng nịnh thằng to đầu nhiều càng tốt nên Thanh tư lệnh triệt để đi bài quyền sàng xê này ở tòa. Đầu tiên thì xin cám ơn tất cả mọi người ở tòa, rồi cuối cùng thì cám ơn nhiều nhất cho thằng to đầu nhất. Đấy là đồng chí TBT Nguyễn Phú Trọng mà oai danh rờn rợn quanh quẩn đâu đó trong toà. Trước tiên tư lệnh Đinh La Thăng ca ngợi công đức trời biển của bác Cả Trọng khi mở lò đốt các đàn em theo công thức Tàu: "Đả hổ diệt ruồi". Và nhiều lần anh Thăng đã khéo léo nâng bi bác Cả một cái thật nhẹ nhàng đầy nghệ thuật. Anh nói rằng đồng chí TBT hành động đốt lò đàn em như vậy là nhân văn... Nhưng đến vai trò của phó tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh thì cần phải xem xét lại để rút kinh nghiệm cho lần sau. Ai đời thằng này nó nịnh lãnh tụ mà như là nó đang nịnh nó vậy. Nó là con nhà nòi, được đào tạo để lãnh đạo quốc gia mà nó nói câu nào thì người ta cười câu đó. Mà nó khóc thì người ta còn cười hơn nữa : "Cháu muốn bác Cả Trọng tha thứ. Muốn bác Cả coi cháu như con cháu trong nhà". Rồi nó khóc tồ tồ, khóc như cha chết thì làm sao tha thứ cho nó được. Nó chạy nạn ra nước ngoài thì im đi nhưng lại không im. Lại kết hợp với người ngoài để chửi cha bác thì tha làm sao được, nhận con cháu làm sao được. Không biết khi tư lệnh Đinh La Thăng âu yếm nâng bi bác Cả Trọng từ xa thì bác Cả có thấy nhồn nhột tê tê ở phía dưới bộ hạ không, chớ còn khi thằng Trịnh Xuân Thanh nó đóng vai này thì khổ cho bác Cả quá. Đang ngồi coi TV vụ án mà khi nghe thấy thằng này nó nâng bi thì bác Cả phải nhẩy dựng cả lên, cứ y như bị ai cầm cu của mình nhúng vào nồi nước sôi, hay như bị chính thằng Trịnh Xuân Thăng nó bóp giái mình vậy... Hải Ngoại Phiếm Đàm nhân
Số 284 Trang
31
Tự Do Ngôn Luận * Bán Nguyệt San
Sáng ngày 31-1-2018, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 thành viên Phong Trào Chấn Hưng Nước Việt gồm các ông: Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước" theo điều 88 bộ luật hình sự cộng sản. Tham gia bào chữa cho 3 nhà hoạt động gồm có các luật sư: - Ông Vũ Quang Thuận: LS. Ngô Anh Tuấn, LS. Đặng Đình Mạnh, LS. Nguyễn Hà Luân, LS. Trần Thu Nam, LS. Hà Huy Sơn. - Ông Nguyễn Văn Điển: LS. Hà Huy Sơn. - Trần Hoàng Phúc: LS. Đặng Mạnh, LS. Nguyễn Văn Miếng, LS. Lê Văn Luân. Dù được thông báo là phiên tòa "công khai", nhưng cũng như bao nhiêu vụ xử những người yêu nước khác, sáng nay, tất cả người thân, bạn bè và người dân không một ai được vào bên trong tham dự phiên tòa. Bên ngoài tòa án, công an sắc phục, an ninh thường phục dàn đầy hai bên đường. chực chờ đánh đập, bắt bớ bất cứ ai giăng biểu ngữ. Một số đông những người hoạt động khấc muốn tham dự phiên tòa đều bị canh giữ và ngăn chặn tại nhà. Bên trong phiên tòa, do cả 3 nhà hoạt động đều không nhận tội nên đã bị tòa án cộng sản áp dụng tình tiết tăng nặng "phạm tội nhiều lần" để kết án nhiều năm tù. Kể lại diễn biến phiên tòa, luật sư Trần Thu Nam chia sẻ trên trang facebook cá nhân như sau: "Các Luật sư, bị cáo đề nghị Hội đồng xét xử trình chiếu các video là chứng cứ dùng để buộc tội các bị cáo ngay tại phiên toà. Hội đồng xét xử từ chối với lý do không đủ cơ sơ vật chất để thực hiện yêu cầu này. Bị cáo Vũ Quang Thuận liền đứng dậy, đề nghị tài trợ cho Toà án 50 triệu để mua 1 màn hình xịn, 1 bộ máy tính hiện đại để công khai các chứng cứ. Toà án Hà Nội đã
tuyên bị cáo 8 năm tù." Quá trưa, phiên tòa kết thúc chóng vánh với những bản án nặng nề. Ông Vũ Quang Thuận bị kết án 8 năm tù giam, 5 năm quản chế; ông Nguyễn Văn Điển bị kết án 6 năm 6 tháng tù giam, 4 năm quản chế, ông Trần Hoàng Phúc bị kết án 6 năm tù giam, 4 năm quản chế. Ông Vũ Quang Thuận sinh năm 1966 tại Thái Bình, còn có tên gọi khác là Võ Phù Đổng, là người sáng lập và Chủ tịch của Phong Trào Chấn Hưng Nước Việt. Ông Nguyễn Văn Điển sinh năm 1983, tại Nam Định, là thành viên Phong Trào Chấn Hưng Nước Việt. Ông Thuận và ông Điển bị bắt giam khẩn cấp vào ngày 2-3-2017 sau khi phổ biến các video ủng hộ lời kêu gọi Tổng biểu tình toàn quốc của Lm Nguyễn Văn Lý. Trần Hoàng Phúc, sinh năm 1994, sống tại Sài Gòn, tốt nghiệp Khoa Luật Quốc tế, trường Đại học Luật TP.HCM. Phúc còn là thành viên nhóm "Sáng kiến lãnh đạo trẻ Đông Nam Á - YSEALI". Ngày 3-7-2017, cơ quan an ninh điều tra công an TP. Hà Nội ra thông báo bắt tạm giam đối với Phúc vì đã đăng tải những video phản ánh thực trạng xã hội VN. Trước khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 29-1-2018 đã lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền CSVN cần ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích các nhà hoạt động nhân quyền Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc. Ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói: “Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển là ba người trong hàng ngũ đang lớn mạnh của các nhà hoạt động và blogger sử dụng internet để thúc đẩy nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam” .
“Bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến không ngăn cản được ngày càng có nhiều người Việt Nam lên tiếng.” “Chính quyền Việt Nam kiểm soát mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin đại chúng trong nước, để phục vụ cho chính sách như một cỗ máy tuyên truyền”. “Sao lại phải quá sợ hãi những người phê phán chính quyền đến như vậy trong khi kênh truyền thông của họ nhỏ bé hơn rất nhiều, chỉ nhờ vào mạng internet, và họ chỉ đơn thuần kêu gọi để cho người dân Việt Nam được lựa chọn những người lãnh đạo thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng?” Thông cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói. danlambaovn.blogspot.com
HRW KÊU GỌI TRẢ TỰ DO CHO 3 NHÀ HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ Theo Human Rights Watch, ông Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, là sinh viên Luật tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là thành viên nhóm Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI), thường xuyên tham gia các hoạt động ủng hộ nhân quyền tại Việt Nam. Trần Hoàng Phúc bị bắt vào tháng Sáu năm 2017 tại Hà Nội về tội lưu hành tài liệu tuyền truyền chống Nhà Nước theo điều 88 Luật Hình Sự Việt Nam. Cũng theo HRW, ông Vũ Quang Thuận, 51 tuổi, đã tham gia “hoạt động dân chủ” từ năm 2007, từng chạy trốn qua Malaysia xin tị nạn, và đã có nhiều hoạt động đấu tranh cho quyền lợi người lao động Việt Nam ở Malaysia. Ông đã bị chính quyền Kuala Lumpur trục xuất vào năm 2011, và bị bắt khi về đến Thành phố Hồ Chí Minh cũng với tội danh “tuyền truyền chống Nhà nước”. Được thả ra vào năm 2015, ông tiếp tục dùng mạng xã hội vận động cho chế độ dân chủ, đa đảng. Về ông Nguyễn Văn Điển, 34 tuổi, HRW ghi nhận việc ông hỗ trợ cho ông Vũ Quang Thuận trong thời gian ở Malaysia, và cũng bị chính quyền Kuala Lumpur trục xuất về Việt Nam vào năm 2011. Cả hai ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển đã bị bắt giam vào tháng Ba năm 2017 với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”. Theo RFI 30-01-2018
nhân
Số 284 Trang
32