Số
KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN HOÀN MỸ - TẤT CẢ VÌ BỆNH NHÂN CÁCH UỐNG THUỐC HẠ HUYẾT ÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO QUY TRÌNH PHÁT THUỐC BHYT NGOẠI TRÚ
P T1 há 1/ t H 20 àn 15 h
TIN TỨC DƯỢC & THÔNG TIN THUỐC
Giới thiệu NỘI DUNG Giới thiệu Khoa Dược bệnh viện Hoàn Mỹ Tất cả vì bệnh nhân Tư vấn Cách uống thuốc hạ huyết áp Tâm sự Bảo đảm an toàn sử dụng thuốc khi chia lẻ cho bệnh nhân Chia sẻ của thành viên mới Dược sĩ đồng hành với điều dưỡng trong công tác chăm sóc bệnh nhân Đào tạo Hộ chiếu đào tạo Dược liên tục Bản tin thuốc Thông tin thuốc mới: FDA chấp nhận thuốc "phối hợp" điều trị tăng áp động mạch phổi Thông tin Các thuốc bị đình chỉ và thu hồi và rút đăng ký tháng 9/2015 Thành tựu Ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình phát thuốc BHYT ngoại trú
Tr. 02
Tr. 03
Tr. 04 Tr. 05 Tr. 05
Tr. 06
Tr. 07 Tr. 07
Tr. 08
BAN BIÊN TẬP Tổng Biên tập Phạm Thị Minh Thu Ban Biên tập Ths.Ds Nguyễn Thị Thu Ba (HMĐN) Ds Trần Minh Nhựt (HMSG) Ds Hồ Quỳnh Bảo Trâm (HMĐL) Ds Nguyễn Thị Lệ Huyền (ĐNIH) Ds Trương Thị Kim Quyên (ĐNIH) Ds Trần Thị Thu Vân (HMMH) Ds Phan Khắc Xuân Vy (HMCL) Ths Vũ Thị Xuân Tuyền (DNIH) Thiết kế - trình bày Trương Quỳnh Anh Lương Minh Hưng
Văn phòng: 180-192 Nguyễn Công Trứ, P. Nguyễn Thái Bình Q. 1, Tp. HCM, Việt Nam Điện thoại: 84-8-38206001 Fax: 84-8-38207031 Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng liên hệ E-mail: bantinduoc@hoanmy.com
2
Khoa Dược Bệnh Viện Hoàn Mỹ: Tất cả vì bệnh nhân
Hoạt động theo giá trị cốt lõi “Tất cả vì bệnh nhân”, các dược sĩ (DS) Khoa dược Bệnh viện Hoàn Mỹ (BVHM) luôn nỗ lực phấn đấu mang lại cho bệnh nhân (BN) các dịch vụ hoàn hảo nhất trong quy trình chăm sóc điều trị bằng thuốc. Với lực lượng nhân sự gồm 12 DS đại học và sau đại học (bao gồm cả trưởng khoa dược) và 93 DS trung học, mỗi ngày các Khoa dược BVHM đã phục vụ cho gần 1.400 y lệnh thuốc nội trú, cấp cứu và gần 2.000 đơn thuốc bảo hiểm ngoại trú trong toàn Tập đoàn. Nhân viên Khoa dược đã làm việc liên tục 24/24 để hoàn thành nhiều công đoạn khác nhau trong tiến trình chăm sóc, điều trị bằng thuốc cho BN. Với cam kết phục vụ 100% thuốc và vật tư y tế (VTYT) cho BN đến khám và điều trị tại các BVHM, Khoa dược đã phải làm tốt công tác dự trù sẵn sàng các thuốc và VTYT, cung cấp đủ cho BN theo nhu cầu điều trị. Việc kiểm soát chất lượng cảm quan được thực hiện nghiêm ngặt trong quá trình nhập hàng. Nhằm bảo đảm chất lượng thuốc ổn định trong quá trình bảo quản, sử dụng, các DS thực hiện các quy trình giám sát chặt chẽ các điều kiện bảo quản thuốc từ khâu nhập hàng, bảo quản, cấp phát bảo đảm chất lượng thuốc tốt cho đến lúc đưa thuốc đến tận người bệnh, kho lưu trữ thuốc phải đạt tiêu chuẩn GSP (thực hành bảo quản thuốc tốt), được giám sát nhiệt độ, độ ẩm… liên tục và nhiều lần trong ngày, không chỉ ở kho chính của khoa Dược mà còn ở tại các tủ trực của khoa phòng. Khâu cấp phát thuốc được các DS thực hiện nghiêm túc từ khâu kiểm duyệt y lệnh thuốc, rà soát từng y lệnh/đơn thuốc của từng BN cụ thể, giúp phát hiện và ngăn chặn các sai sót thuốc do kê đơn và sao chép y lệnh, tránh gây ảnh hưởng đến người bệnh. Khi cấp phát thuốc viên lẻ, rời khỏi bao bì gốc (như cắt viên khỏi vỉ thuốc, lấy ra khỏi hộp thuốc…) các DS đều phải tỉ mỉ dán từng nhãn có ghi rõ tên thuốc, số lô, hạn dùng, ... vào từng viên thuốc lẻ, để giúp điều dưỡng và bệnh nhân kiểm soát, nhận diện được đúng thuốc khi bảo quản tại tủ trực cũng như trước khi sử dụng và giúp dễ nhận định ra lô thuốc nếu như không may xảy ra phản ứng bất lợi khi dùng thuốc, đây là một công việc đòi hỏi sự chính xác, thận trọng, tỉ mỉ, tốn nhều thời gian… nhưng bảo đảm sự an toàn cho người bệnh khi dùng thuốc. Bên cạnh đó, các DS còn phải tự học hỏi, cập nhật kiến thức liên tục để thực hiện tốt việc tư vấn sử dụng thuốc cho 100% bệnh nhân khám và nhận thuốc bảo hiểm y tế tại Khoa dược và từng bước triển khai giám sát và tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân tại các Khoa phòng nội trú, phấn đấu thực hiện trên 90% bệnh nhân nội trú. Việc theo dõi sử dụng thuốc, giám sát và báo cáo phản ứng bất lợi của thuốc trên người bệnh cũng đã được triển khai nghiêm túc ở các khoa dược… Mặc dù số lượng DS lâm sàng hiện đang còn thiếu, công việc phía trước còn nhiều thách thức, các Khoa dược Bệnh viện Hoàn Mỹ luôn đoàn kết, hổ trợ nhau cùng vượt qua thách thức, khó khăn để thực hiện đúng giá trị “Tất cả vì bệnh nhân”.
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng | Đà Lạt | Đồng Nai | Sài Gòn | Cần Thơ | Cà Mau
Tư vấn Tư vấn cách uống thuốc điều trị cao huyết áp Cao huyết áp (CHA) là bệnh lý tim mạch hay gặp nhất trên thế giới. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, số người mắc bệnh CHA hiện nay vào khoảng hơn 1 tỷ người. Đây cũng là bệnh có tỷ lệ tử vong cao, chiếm 13% tỷ lệ tử vong toàn thế giới (khoảng 7,1 triệu người chết hàng năm) và để lại nhiều gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Theo báo cáo của Hội đồng các thành viên của JNC 8 (the Eighth Joint National Committee), có bốn nhóm thuốc điều trị CHA cho người không thuộc chủng tộc da đen, gồm: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng thụ thể angiotensine II và thuốc ức chế calci.(1) Tùy theo lứa tuổi, mức độ HA và đặc điểm bệnh kèm theo mà HA mục tiêu cần đạt được sẽ khác nhau. Tuy nhiên, ở một số người việc điều trị CHA gần như không hiệu quả, dẫn đến các tai biến tim mạch đáng tiếc. Một trong những nguyên nhân điều trị không hiệu quả đó là do uống thuốc trị CHA không đúng cách. Bài viết này nhằm chia sẻ một số kiến thức về cách dùng thuốc điều trị CHA sao cho phát huy tác dụng cao nhất. Cần lưu ý một số điểm sau: •
Phải tuân thủ theo đúng đơn thuốc của bác sĩ, uống thuốc vào một giờ nhất định trong ngày (hầu hết vào buổi sáng nếu thuốc dùng 1 lần trong ngày), không tự ý bỏ thuốc hoặc thay thế thuốc.
•
Khi uống thuốc cần lưu ý(2) : - Với các thuốc mà sự hấp thu ở đường tiêu hóa và tác dụng của thuốc ít hoặc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn thì nên uống trước hoặc sau ăn như: các thuốc lợi tiểu như: hydrochlorothiazide, indapamide furosemide, verospirone..., hoặc các thuốc đối kháng thụ thể angiotensine II như telmisartan, losartan, irbesartan, valsartan, candesartan… - Với các thuốc nhóm ức chế men chuyển: cần chú ý chỉ vài thuốc ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn như enalapril, lisinopril, còn lại đa số các thuốc trong nhóm này như captopril, perindopril, imidapril… đều bị giảm hấp thu và giảm tác dụng bởi thức ăn, vì vậy phải uống lúc bụng đói (trước bữa ăn ít nhất 1 giờ hoặc sau bữa ăn ít nhất 2 giờ). - Đặc biệt với các thuốc chẹn kênh calci cần lưu ý về dạng bào chế. Với các thuốc dạng viên nén bình thường như amlodipin, lacidipin, lercanidipin, felodipin, isradipin… có thể uống thuốc trước hoặc sau bữa ăn đều được; với các thuốc được bào chế đặc biệt như viên nén phóng thích hoạt chất chậm như viên Adalat Retard 20 mg (chứa nifedipin) hoặc viên thuộc hệ trị liệu GITS (gastro-intestinal therapeutic system) có màng bao bán thấm, phóng thích hoạt chất có kiểm soát như viên Adalat LA 30 mg, 60 mg (chứa nifedipin) hoặc viên nang phóng thích hoạt chất kéo dài như viên nang Loxen (chứa nicardipin) thì phải nuốt nguyên viên, không nhai, không bẻ và thường uống vào bữa ăn, với một ít nước. Nhai hoặc bẻ viên sẽ làm phóng thích hoạt chất quá mức dẫn đến tai biến do tụt HA quá mức. - Đặc biệt dạng viên nang mềm chứa hoạt chất dạng lỏng như viên nang Adalat 10 mg (chứa nifedipin), phóng thích hoạt chất ngay lập tức, khuyến cáo không nên dùng để điều trị cấp cứu cơn CHA. Trước đây theo thói quen, thuốc này được dùng theo cách chích hoặc cắn thủng viên thuốc rồi bóp dung dịch thuốc vào dưới lưỡi để điều trị cơn CHA. Việc dùng này rất nguy hiểm vì không kiểm soát được mức hạ HA, dễ gây tại biến tụt HA quá mức.. Với những chỉ định khác, viên Adalat 10 mg cần phải nuốt nguyên viên, không được nhai viên thuốc, uống trong bữa ăn, với rất ít nước.
•
Khi uống thuốc hạ HA không được uống chung với rượu, bia và các sản phẩm chứa cồn. Đặc biệt, với tất cả các thuốc nhóm ức chế kênh calci đều không được uống chung với nước ép bưởi vì làm tăng quá mức tác dụng hạ HA của thuốc.
Tài liệu tham khảo: (1) JNC 8- Guideline. (2) Dorosz- Guide pratique des médicaments, 2015. (3) Dược thư quốc gia Việt Nam 2012. (4) Vidal Việt Nam 2015/2016. (5) Mims 2015
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng | Đà Lạt | Đồng Nai | Sài Gòn | Cần Thơ | Cà Mau
3
Tâm sự Khoa Dược BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng: Bảo đảm an toàn sử dụng thuốc khi chia thuốc lẻ cho bệnh nhân
-
Trong quy trình cấp phát thuốc chia lẻ, một số thuốc dạng viên sẽ được rời khỏi bao bì gốc như cắt rời khỏi vỉ thuốc, hoặc lấy ra khỏi hộp …. Việc thuốc bị rời khỏi bao bì gốc sẽ làm mất đi một số nội dung như tên thuốc, tên hoạt chất, hàm lượng, hãng sản xuất, nước sản xuất, số lô sản xuất, hạn dùng của thuốc… Thay đổi như thế sẽ vi phạm quy chế an toàn thuốc, gây khó khăn cho công tác bảo quản, thực hiện thuốc và giám sát sử dụng thuốc… Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng (BVHMĐN), kể từ hơn 10 năm nay, Khoa dược (KD) đã triển khai cấp phát và chia thuốc cho bệnh nhân theo từng cá thể riêng biệt. Để bảo đảm an toàn cho BN khi dùng thuốc, giúp điều dưỡng và BN bảo quản đúng thuốc, nhận diện đúng thuốc khi dùng thuốc và giúp cho BN cũng như nhân viên y tế xác định ngay loại thuốc, đặc điểm và nguồn gốc của thuốc một khi có xảy ra phản ứng bất lợi khi dùng thuốc hoặc khi BN chuyển viện hay nhập viện đến một cơ sở y tế khác thì vẫn biết được lịch sử dùng thuốc của người bệnh cách rõ ràng, hoặc trong trường hợp cần phải hoàn trả thuốc về lại cho Khoa dược thì chất lượng thuốc còn nguyên vẹn và an toàn để tiếp tục sử dụng. DS đã thực hiện dán nhãn lại trên từng viên thuốc lẻ, đối với thuốc viên rời trong hộp thì được đóng gói lại trong bao bì thích hợp và hàn kín trước khi dán nhãn. Nhãn thuốc lẻ có ghi đầy đủ các thông tin như: tên thuốc, hàm lượng, nơi sản xuất, số lô, hạn dùng, ngày ra lẻ, người ra lẻ… để có thể kiểm tra, đối chiếu khi cần. Với các viên thuốc dễ hỏng bởi độ ẩm như viên sủi, sẽ được đóng trong 2 lớp bao hàn kín, bảo đảm độ ẩm trong không khí không tiếp xúc với viên thuốc. Đối với các thuốc dạng lỏng dùng cho trẻ em như siro, hỗn dịch uống, dung dịch uống…, khi cấp phát các dược sĩ đều tư vấn kỹ cho điều dưỡng, hoặc
4
người nhà bệnh nhân về cách pha thuốc, cách bảo quản và cách dùng thuốc; ngoài ra trên mỗi chai, lọ thuốc đều có đính kèm tờ hướng dẫn cách dùng cụ thể và dễ hiểu. Những việc làm như trên thể hiện sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp và tinh thần trách nhiệm của DS đối với BN, bảo đảm an toàn cho BN khi dùng thuốc lĩnh từ Khoa dược BVHMĐN.
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng | Đà Lạt | Đồng Nai | Sài Gòn | Cần Thơ | Cà Mau
Tâm sự Chia sẻ của Thành viên mới: Bệnh Viện Quốc Tế Đồng Nai Chính thức gia nhập Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ từ tháng 11/2014, bệnh viện Quốc Tế Đồng Nai trở thành thành viên trẻ tuổi nhất của Tập đoàn. Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu bước phát triển đột phá về chuyên môn kỹ thuật và môi trường làm việc chuyên nghiệp. Cùng với sự phát triển chung của Bệnh viện, Khoa dược cũng trưởng thành lên rất nhiều, đã được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm từ các Khoa dược trong hệ thống về công tác quản lý, các quy trình chuyên môn dược và đặc biệt quan trọng là công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc, từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc thuốc cho bệnh nhân. Trải qua một năm hoạt động với vai trò thành viên mới của Tập đoàn, Khoa Dược Bệnh viện Quốc Tế Đồng Nai không ngừng học hỏi và cải tiến trong các lĩnh vực sau: 1. Về công tác dược lâm sàng và thông tin thuốc nhằm thực hiện mục tiêu “Tất cả vì bệnh nhân”: kiểm soát và hướng dẫn sử dụng thuốc cho tất cả bệnh nhân có dùng thuốc trong điều trị ngoại trú; trong điều trị nội trú kiểm soát 100% việc chỉ định thuốc và cung cấp thuốc cho khoa theo từng bệnh nhân cụ thể, hướng cải tiến tiếp theo Khoa Dược sẽ thực hiện cung cấp thuốc và tư vấn cách dùng thuốc cho tất cả bệnh nhân điều trị nội trú. 2. Về hoạt động quản lý kho: thống nhất áp dụng bộ quy trình đã được chuẩn hóa trong cả Tập đoàn vừa đáp ứng bộ 83 tiêu chí của Bộ Y tế, vừa giúp cải tiến công tác dự trù đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho điều trị và giảm thiểu thuốc tồn kho chậm sử dụng, đặc biệt lượng thuốc cận hạn dùng đã giảm đến mức tối thiểu nhờ có sự hợp tác, chia sẻ của các khoa dược trong tập đoàn thường xuyên luân chuyển những thuốc tồn kho từ bệnh viện này sang bệnh viện khác để sử dụng giúp giảm nguy cơ thuốc bị cận hạn dùng và tránh nguy cơ lãng phí do hủy thuốc… Kết quả cải tiến hoạt động trong năm vừa qua được ghi nhận bởi mức điểm đánh giá chất lượng hoạt động khoa dược theo bộ 83 tiêu chí của Bộ Y Tế đã được nâng lên rõ rệt: so với năm 2014 điểm chỉ đạt ở mức điểm 2,17 thì năm 2015 Khoa Dược tự đánh giá đạt mức điểm 3,83.
Dược Sĩ Hoàn Mỹ Minh Hải đồng hành với Điều Dưỡng trong công tác chăm sóc Bệnh Nhân Từ tháng 01 năm 2012, bệnh viện Hoàn Mỹ Minh Hải đã triển khai công tác chăm sóc dược tại các khoa lâm sàng. Hàng ngày các dược sĩ lâm sàng cùng đồng hành với Điều dưỡng chăm sóc dược tận giường bệnh, cụ thể như sau: •
•
•
Tư vấn sử dụng thuốc và giám sát việc dùng thuốc của bệnh nhân có hiệu quả, đảm bảo tuân thủ phác đồ điều trị về thuốc, tận mắt quan sát bệnh nhân dùng thuốc, theo dõi phản ứng có hại trong quá trình sử dụng thuốc. Đảm bảo giám sát sai sót trong thực hiện y lệnh nội trú của cán bộ y tế, giám sát hai chiều giữa điều dưỡng và dược sĩ cấp phát thuốc, đối chiếu y lệnh trên bệnh án tránh sai sót trong quá trình sao chép y lệnh của điều dưỡng. Giám sát chặt chẽ số lượng thuốc bệnh nhân sử dụng, tránh thất thoát thuốc, tránh tiêu cực trong sử dụng thuốc
• •
cho bệnh nhân, tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân. Nâng cao chất lượng chăm sóc dược, tạo sự gần gũi ân cần, giúp bệnh nhân cảm thấy an tâm khi điều trị tại bệnh viện. Trình độ dược sĩ được nâng cao, hiểu thêm về bệnh lý và cách điều trị, giám sát hiệu quả điều trị của thuốc, kịp thời nêu lên các khuyến cáo cho bác sĩ, điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
Các bước trong thực hiện trong chăm sóc dược tại khoa lâm sàng: 1. 2. 3. 4.
Kiểm tra thông tin bệnh nhân Xem xét các thuốc được kê đơn cho người bệnh Hướng đẫn sử dụng thuốc cho Điều dưỡng và Bệnh nhân Tư vấn sử dụng thuốc cho người bệnh
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng | Đà Lạt | Đồng Nai | Sài Gòn | Cần Thơ | Cà Mau
5
Đào tạo CME/CPE - Hộ chiếu đào tạo dược liên tục: Hoạt động bắt buộc tại khoa dược để nâng chất lượng chăm sóc dược và an toàn cho bệnh nhân trong sử dụng thuốc
-
Đào tạo y khoa liên tục (CME: Continuing Medical Education) và đào tạo dược khoa liên tục (CPE: Continuing Pharmacy Education) là nhiệm vụ không thể thiếu được ở một Khoa dược bệnh viện. Mục tiêu của CME/CPE để giúp nhân viên khoa dược được đào tạo và cập nhật liên tục các kiến thức mới trong điều trị và sử dụng thuốc, những thông tin về thuốc mới, về dược cảnh giác như độ an toàn thuốc, tác dụng bất lợi của thuốc, các hướng dẫn điều trị mới, các quy trình quản lý dược,.. để cải thiện về kiến thức, kỹ năng và thái độ của nhân viên nhằm phục vụ tốt nhất cho quy trình chăm sóc điều trị bằng thuốc cho bệnh nhân. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, các bệnh viện cần triển khai dược lâm sàng theo thông tư 31/2012/TT-BYT nhưng thực chất số dược sĩ đại học được đào tạo chuyên khoa dược lâm sàng còn quá ít, không thể đáp ứng yêu cầu của hoạt động dược lâm sàng. Trong quy trình giám sát sai sót thuốc ở khâu bác sĩ kê đơn và sao chép y lệnh/đơn thuốc, mục tiêu đặt ra: 1. Kiểm soát 100% y lệnh và đơn thuốc; 2. Trong quy trình giám sát sử dụng thuốc tại Khoa lâm sàng, nhân viên dược phải đến giường
6
bệnh để tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân; 3. Cần thực hiện tư vấn cho 100% bệnh nhân ngoại trú, do số lượng dược sĩ đại học, hoặc dược sĩ đủ năng lực để đáp ứng các mục tiêu trên còn hạn chế…vì vậy, hoạt động CME/CPE là vô cùng cần thiết và cấp bách triển khai ngay tại các Khoa dược BV, đặc biệt đào tạo cho các dược sĩ trung học để nâng cao kiến thức và năng lực của đội ngũ này. Trưởng khoa dược là người lập kế hoạch và xây dựng nội dung đào tạo. Hình thức đào tạo có thể giảng tập trung định kỳ hàng tuần, hoặc hàng ngày vào buổi sáng khoảng 15-20 phút, hoặc bình bệnh án, bình đơn thuốc, ca lâm sàng, hoặc qua thông tin trên email… Trưởng khoa dược là người trực tiếp thực hiện hoặc phân công cho dược sĩ chuyên khoa dược lâm sàng thực hiện đào tạo. Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, khoa dược đã triển khai hoạt động CME/CPE từ nhiều năm nay. Năm 2015, trong 8 tháng đầu năm nhân viên Khoa dược đã được đào tạo gần 45 nội dung CME/CPE.
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng | Đà Lạt | Đồng Nai | Sài Gòn | Cần Thơ | Cà Mau
Bản tin thuốc Thông tin thuốc mới: FDA chấp thuận thuốc “phối hợp” điều trị tăng áp động mạch phổi (PAH) Tăng áp động mạch phổi (PAH: pulmonary arterial hypertension) là sự thu hẹp của động mạch phổi dẫn đến tăng áp lực ở động mạch phổi. Người bị PAH thường có áp lực động mạch phổi trung bình (mPAP) từ 25mmHg trở lên (mPAP người bình thường khoảng 15mmHg), với các triệu chứng như khó thở, đau ngực (thường đau trước ngực), choáng váng và ngất xỉu. Ngày 02-10-2015 vừa qua, FDA đã chấp thuận việc kết hợp giữa ambrisentan (Letairis, Gilead Science) và tadalafil (Adcirca, Eli Lilly) trong điều trị PAH. Theo Gilead Sciences, đây được coi là thuốc giúp giảm tốc phát
triển của bệnh và cải thiện thể trạng ở các bệnh nhân. Ambrisentan là thuốc đối kháng chọn lọc trên thụ thể type A của endothelin, được FDA chấp thuận lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 2007 với tên biệt dược Letaritis, dùng cho bệnh nhân PHA cải thiện khả năng vận động. Hai năm sau, Tadalafil, một loại thuốc ức chế phosphodiester-5 được FDA chấp thuận với tên biệt dược Adcirca điều trị PHA. Sự phối hợp giữa ambrisentan và tadalafil trong điều trị PAH là kết quả dựa trên một thử nghiệm ngẫu nhiên gồm 605 bệnh nhân PHA nhóm II, loại III (theo phân loại của WHO). Theo báo cáo trên Medscape Medical News, điều trị với kết hợp ambrisentan và tadalafil làm giảm tới
50% nguy cơ thất bại trong điều trị, so sánh với việc dùng riêng từng loại thuốc. Ambrisentan chống chỉ định cho phụ nữ có thai vì có thể gây độc trên thai nhi. Theo: Medscape Medical News 02/10/2015 - FDA Clears Two-Drug Combo as First-Line Treatment for PAH
THÔNG TIN CÁC THUỐC BỊ ĐÌNH CHỈ LƯU HÀNH, THU HỒI VÀ RÚT SỐ ĐĂNG KÝ 9/2015 STT
SỐ CV
TÊN THUỐC
NHÀ SẢN XUẤT
STT
Methylprednisolone 40mg, SĐK: VN-12731-11
CSPC Zhongnuo Pharmaceutical
19
Hiloxin 1g, SĐK: VN-12358-11
20
Saxtel 1gm, SĐK: VN-12359-11
2
Nelabocin 500mg, SĐK: VN-14393-11
Famar S.A
21
Sefdin 1GM, SĐK: VN-14516-12
3
Greenpio 15mg, SĐK: VN-12733-11
4
Conemun 20mg, SĐK: VN-12732-11
1
5 6
Jinsino 10mg, SĐK: VN-12734-11
22 Jin Yang Pharm
493/QĐ-QLD (7/9/2015)
7
Lydocef, SĐK: VN-16090-12
Shandong Reyoung
8
Panmipe, SĐK: VN-14838-12
Shijiazhuang Peace
9
Lincomycin 500mg, SĐK: VN-10630-10
10
Neuvit B 5000, SĐK: VN- 11650-10
11
Seracop 1g, SĐK: VN-12743-11
12
Cacef-200, SĐK: VN-10153-10
13
Redcef-DT-1, SĐK: VN-10154-10
14
Trom 250, SĐK: VN-10155-10
15 16
494/QĐ-QLD (7/9/2015)
Wuhan Grand Pharmaceutical Group Laboratorios Atral S.A. Alkem Laboratories Baroque Pharmaceuticals
Biocid-MH, SĐK: VN-10021-10 Lifcin-500, SĐK: VN-10022-10
17
Biovit Drop, SĐK: VN-12262-11
18
Glucosamine sulfate 750mg, SĐK: VN-14550-12
23
Bravo Healthcare
494/QĐ-QLD (7/9/2015)
TÊN THUỐC
Nepotel-100, SĐK: VN-12954-11 Nepotel-200, SĐK: VN-12955-11
NHÀ SẢN XUẤT CSPC Zhongnuo Pharmaceutical
Necta Lifesciences
24
Metmin-500, SĐK: VN-10954-10
25
Syratid-10, SĐK: VN-10955-10
26
Prozink, SĐK: VN-15874-12
Vision Pharmaceuticals
27
Pantopep-Dol 40mg, SĐK: VN-12241-11
Zim Laboratories
Emlocin 5, SĐK: VN-14836-12
Aegen Bioteck Pharma
Asmin, SĐK: VD-17028-12
Công ty CP DP trung ương 25
28 29
515/QĐ-QLD (9/9/2015) 516/QĐ-QLD (9/9/2015)
30
No-spa, SĐK: VD-12043-10
31
Telfast BD, SĐK: VD-19727-13
32 33
Biopharma laboratories
SỐ CV
524/QĐ-QLD (11/9/2015)
Telfast HD, SĐK: VD-19728-13
Công ty TNHH
Amaryl 1mg, SĐK: VD-22045-14
Nam
34
Amaryl 2mg, SĐK: VD-22046-14
35
Amaryl 4mg, SĐK: VD-22047-14
36
17690/QLD-CL (17/9/2015)
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng | Đà Lạt | Đồng Nai | Sài Gòn | Cần Thơ | Cà Mau
Replica Remedies
Hadubaris, SĐK: VD-18438-13
Công ty CP Dược VTYT Hải Dương
7
Thành tựu Ứng Dụng công nghệ thông tin vào quy trình phát thuốc BHYT ngoại trú
Quản lý Chất lượng Bệnh Viện, quản lý an toàn cho người bệnh, trong đó tránh sai sót thuốc, cấp phát thuốc đúng, đủ, nhanh, chính xác là những yêu cầu tiên quyết mà nhân viên Khoa Dược phải luôn luôn quan tâm và thực hành tốt. Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đảm bảo an toàn trong khám chữa bệnh, trong đó có chương trình Ứng Dụng công nghệ thông tin vào quy trình phát thuốc BHYT ngoại trú. Tình hình chung thực tế trước đây tại quầy phát thuốc BHYT ngoại trú chưa có hệ thống xếp hàng và bấm số tự động, dẫn đến người bệnh tập trung đông, chen lấn, ồn ào; chưa có phần mềm quản lý tổng thể, bác sĩ viết đơn thuốc tay hoặc soạn thảo trên trên Office Winword, nhân viên dược còn làm thủ công, nhập đơn thuốc vào phần mềm thô sơ, tên thuốc trên đơn và thuốc trong kho dược có lúc không giống nhau, dễ gây nên nguy cơ nhầm lẫn thuốc, phát sai cho người bệnh. Nhân viên dược luôn phải chịu áp lực công việc rất cao, một mặt vì họ phải trực tiếp cấp phát thuốc cho hàng trăm bệnh nhân ngoại trú, mặt khác luôn phải đảm bảo tiêu chí: Nhanh chóng – Chính Xác – An Toàn.
tiếp với kho dược, thể thức đơn thuốc được cài đặt đúng theo yêu cầu của Bộ Y Tế, cảnh báo thuốc trùng hoạt chất, xem được chi phí của từng đơn thuốc, cảnh báo xuất nhập tồn kho dược, nhân viên dược kiểm tra đơn trực tiếp trên hệ thống: chẩn đoán, tên thuốc, hoạt chất, liều lượng, tương tác thuốc, cách dùng, liều dùng, số ngày dùng. Ngoài ra thời gian trong quy trình cấp phát thuốc được rút ngắn, thời gian chờ đợi của bệnh nhân giảm, hiệu suất làm việc của nhân viên Khoa Dược nâng cao, tránh sai sót, giảm than phiền từ phía người bệnh cũng như từ nhân viên y tế. Đặc biệt, mỗi loại thuốc trên đơn đều được in thêm một nhãn chi tiết, bao gồm: tên bệnh viện, mã nhận diện người bệnh, tên bác sĩ khám, ngày khám, giờ khám, tên thuốc, hàm lượng, hoạt chất, liều dùng, cách dùng, số lượng, nhãn này được in và dán vào từng gói thuốc, bảo đảm tốt hơn cho việc giám sát an toàn khi sử dụng thuốc. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình phát thuốc BHYT ngoại trú có những khó khăn nhất định như việc xây dựng, bồi dưỡng kỹ năng cho từng nhân viên hiểu rõ quy trình và thao tác trên HIS. Tuy nhiên, được sự ủng hộ của Ban giám đốc, sự quyết tâm của tập thể Khoa Dược, sự phối hợp nhiệt tình giữa các phòng ban đã giúp Khoa Dược ứng dụng thành công công nghệ thông tin vào quy trình phát thuốc BHYT ngoại trú, cải thiện chất lượng dịch vụ của Khoa.
Nhằm tổ chức quản lý việc cấp phát thuốc hiệu quả hơn, ngày 01/6/2014 Bệnh Viện Hoàn Mỹ Sài Gòn đã chính thức triển khai ứng dụng hệ thống xếp hàng tự động, cùng với phần mềm HIS. Kết quả bước đầu triển khai cho thấy, khi áp dụng hệ thống bắt số tự động thì người bệnh xếp hàng lấy thuốc theo thứ tự, giảm chen lấn, ồn ào. Khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin HIS, bác sĩ kê đơn thuốc trực tiếp trên phần mềm đồng thời kết nối trực
8
Mạng Lưới Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng | Đà Lạt | Đồng Nai | Sài Gòn | Cần Thơ | Cà Mau