BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ***************
NGUYỄN NỮ PHƯƠNG THẢO
THIẾT KẾ CẢNH QUAN CÔNG VIÊN SUỐI HÀ GIANG NHÁNH 1, PHƯỜNG I THÀNH PHỐ BẢO LỘC, LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: Thiết kế cảnh quan
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. Đinh Quang Diệp
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 08/ 2018
i
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án này tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, chỉ dẫn và động viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm Khoa Môi trường và Tài Nguyên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án. Quý thầy, cô trong Bộ môn Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên đã tận tình hướng dẫn. Tôi đặc biệt bày tỏ lòng cảm ơn đến TS. Đinh Quang Diệp, người trực tiếp hướng dẫn, dạy bảo, động viên tạo mọi điều kiện để tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Tập thể lớp DH13TK đã cùng chia sẽ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đồ án. Xin chân thành cám ơn các thầy, cô trong hội đồng chấm luận văn đã đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh luận văn này. Chân thành cám ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 08 năm 2018
Nguyễn Nữ Phương Thảo
ii
TÓM TẮT Đề tài “Thiết kế cảnh quan công viên suối Hà Giang, nhánh 1, phường I, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng” được tiến hành tại Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, từ tháng 04/2018 đến tháng 07/2018. Kết quả đạt được: - Phân tích, đánh giá hiện trạng khu vực thiết kế. - Ý tưởng: Thiết kế công viên suối Hà Giang thành công viên trung tâm, sử dụng hình tượng ngành lụa tơ tằm của địa phương. - Hồ sơ thiết kế: Bản vẽ kỹ thuật triển khai thiết kế: 53 bản vẽ, trong đó: + 7 bản vẽ tổng hợp chung. + 4 bản vẽ tổng thể nhánh 1 suối Hà Giang. + 11 bản vẽ cảnh quan cụm khu 1. + 10 bản vẽ cảnh quan cụm khu 2. + 8 bản vẽ cảnh quan cụm khu 3. + 10 bản vẽ cảnh quan cụm khu 4. + 3 bản vẽ chi tiết cảnh quan điển hình. Bản vẽ phối cảnh thể hiện thiết kế: 35 bản vẽ, trong đó: + 2 bản vẽ phối cảnh tổng thể. + 3 bản vẽ phối cảnh cụm khu 1. + 11 bản vẽ phối cảnh cụm khu 2. + 4 bản vẽ phối cảnh cụm khu 3. + 15 bản vẽ phối cảnh cụm khu 4. - Danh mục cây xanh, vật liệu, vật dụng và thiết bị chiếu sáng sử dụng. - Thuyết minh thiết kế.
1
MỤC LỤC TRANG LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii TÓM TẮT .................................................................................................................. 1 DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................ 5 DANH SÁCH CÁC BẢNG........................................................................................ 8 DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 8 Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 9 Chương 2: TỔNG QUAN ........................................................................................ 10 2.1. Tổng quan tài liệu: ............................................................................................. 10 2.1.1. Các khái niệm chung:...................................................................................... 10 2.1.2. Cơ sở thực hiện đề tài: .................................................................................... 11 2.1.3. Một số công trình tiêu biểu liên quan đến thiết kế cảnh quan, công viên có liên quan đến yếu tố nước:................................................................................................ 15 2.2. Tổng quan khu vực thiết kế: .............................................................................. 24 2.2.1. Điều kiện thời tiết, khí hậu: ............................................................................. 24 2.2.2. Điều kiện địa hình, thủy văn:........................................................................... 24 2.2.3. Tổng quan kinh tế - xã hội:.............................................................................. 25 Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 26 3.1. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu: ........................................................................ 26 3.1.1. Mục tiêu của đồ án: ........................................................................................ 26 3.1.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: ...................................................................... 26 3.2. Nội dung nghiên cứu: ........................................................................................ 26 3.2.1. Khảo sát hiện trạng:........................................................................................ 26 3.2.2. Thu thập thông tin liên quan: .......................................................................... 26 3.2.3. Phương án thiết kế: ......................................................................................... 27 3.3. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................. 27 3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: ........................................................ 27
2
3.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa:...................................................................... 27 3.3.3. Phương pháp tổng hợp - thiết kế: .................................................................... 27 3.3.4. Các giai đoạn của thiết kế:.............................................................................. 28 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 29 4.1. Phân tích và đánh giá hiện trạng: ....................................................................... 29 4.1.1. Vị trí – tiếp giáp: ............................................................................................. 29 4.1.2. Hiện trạng khu vực thiết kế: ............................................................................ 32 4.1.3. Đánh giá hiện trạng: ....................................................................................... 33 4.2. Ý tưởng thiết kế: ................................................................................................ 34 4.3. Triển khai mục tiêu thiết kế: .............................................................................. 35 4.4. Đề xuất phân khu chức năng công viên suối Hà Giang: ..................................... 38 4.5. Đề xuất bố trí giao thông nhánh 1: ..................................................................... 42 4.6. Thuyết minh thiết kế: ......................................................................................... 46 4.6.1 Hệ thống lưới cấu trúc sử dụng: ...................................................................... 47 4.6.2 Những quy tắc áp dụng trong thiết kế: ............................................................ 47 4.6.3 Khu vực thác nước: ......................................................................................... 49 4.6.4 Khu thủy vọng: ................................................................................................ 51 4.6.5 Khu tự học: ..................................................................................................... 57 4.6.6 Khu học giả: ................................................................................................... 60 4.6.7 Cầu cảnh quan: ............................................................................................... 63 4.6.8 Khu leo núi thể thao: ....................................................................................... 64 4.6.9 Khu cộng đồng: ............................................................................................... 66 4.6.10 Khu vực mảng xanh tĩnh: ................................................................................ 68 4.6.11 Mặt nước suối: ................................................................................................ 69 4.7. Danh mục cây xanh sử dụng trong thiết kế: ....................................................... 70 4.8. Danh mục vật liệu sử dụng: ............................................................................... 78 4.9. Danh mục thiết bị - vật dụng:............................................................................. 82 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 86 5.1. Kết luận: ............................................................................................................ 86
3
5.2. Kiến nghị: .......................................................................................................... 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 88
4
DANH SÁCH CÁC HÌNH TRANG Hình 2. 1 Đồ án NetSong. .......................................................................................... 15 Hình 2. 2 Vườn Lurie, Chicago, bang Illinios, Hoa Kỳ .............................................. 16 Hình 2. 3 Tanner Springs Park, Portland, bang Oregon, Hoa Kỳ (http://greenworkspc.com) ......................................................................................... 17 Hình 2. 4 Suối cảnh quan công viên Chapultepec, Mexico (www.flickr.com) ............ 18 Hình 2. 5 Mặt bằng và mặt cắt suối cảnh quan công viên Chapultepec (www.asla.org) .................................................................................................................................. 19 Hình 2. 6 Mô hình đồ án Dream Valley Spa Resort (Thái Hà Như, 2017) .................. 21 Hình 2. 7 Lamero Làng Vân Resort (Phan Hoàng Quang Vinh, 2016). ...................... 22 Hình 2. 8 Phối cảnh tổng thể khu lịch sử công viên Đống Đa, Hà Nội. ...................... 23 Hình 4. 1 Ảnh vệ tinh khu vực suối Hà Giang. (Google map) .................................... 29 Hình 4. 2 Hình ảnh một số công trình phụ cận. .......................................................... 30 Hình 4. 3 Phân khu công viên suối Hà Giang. (Nguồn: Cty TNHH Kim Mộc) .......... 31 Hình 4. 4 Khu vực quy hoạch nhánh 1 là một vùng trũng chứa nước với các vườn cây cà phê bao quanh. ...................................................................................................... 32 Hình 4. 5 a) Một trong những ao nước hiện thuộc phần quy hoạch suối Hà Giang. .... 32 Hình 4. 6 Hình ảnh thực địa đất feralit trên đá bazan màu nâu vàng. .......................... 33 Hình 4. 7 Từ ý tưởng đến đường nét. ......................................................................... 36 Hình 4. 8 Sơ đồ phân khu chức năng công viên suối nhánh 1. .................................... 42 Hình 4. 9 Sơ đồ bố trí trục giao thông công viên suối nhánh 1. .................................. 43 Hình 4. 10 Sơ đồ bố trí cấp đường giao thông công viên suối nhánh 1. ...................... 45 Hình 4. 11 Mặt bằng tổng thể công viên nhánh 1 suối Hà Giang. ............................... 46 Hình 4. 12 Thác nước 3 tầng. ..................................................................................... 49 Hình 4. 13 Bãi sỏi bên cạnh thác nước. ...................................................................... 50 Hình 4. 14 Thác nước hình cung kéo dài trở nên huyền ảo về đêm bởi ánh đèn xanh tím. ............................................................................................................................ 50
5
Hình 4. 15 Phối cảnh mặt bằng Sân thủy vọng. .......................................................... 51 Hình 4. 16 Tầng trệt Sân thủy vọng – Bãi xe.............................................................. 52 Hình 4. 17 Tầng 1 Sân thủy vọng. .............................................................................. 52 Hình 4. 18 Tầng 2 Sân thủy vọng. .............................................................................. 53 Hình 4. 19 Góc nhìn hướng thác từ tầng 2 Sân thủy vọng. ......................................... 53 Hình 4. 20 Góc nhìn xuôi dòng hướng Nam từ tầng 2 Sân thủy vọng......................... 54 Hình 4. 21 Các xích đu như treo lơ lửng giữa tàn cây. ............................................... 54 Hình 4. 22 Chi tiết xích đu và lan can cầu thang. ....................................................... 55 Hình 4. 23 Chi tiết bộ ghế di động hình sỏi và lan can Sân thủy vọng. ....................... 55 Hình 4. 24 Chi tiết bộ đá trang trí dạng khúc gỗ. ........................................................ 56 Hình 4. 25 Khảm Mosaic trang trí sàn Sân thủy vọng. ............................................... 56 Hình 4. 26 Khu tự học. .............................................................................................. 57 Hình 4. 27 Một nhóm tự học với những nét phấn viết dưới sàn. ................................. 58 Hình 4. 28 Góc nhìn hướng thác từ khu tự học........................................................... 59 Hình 4. 29 Sân tự học về đêm. ................................................................................... 59 Hình 4. 30 Khu học giả. ............................................................................................. 60 Hình 4. 31 Ghế ngồi từ hình ảnh dải lụa..................................................................... 61 Hình 4. 32 “Mảnh sân nhỏ” mở rộng không gian. ...................................................... 62 Hình 4. 33 Khu học giả về đêm. ................................................................................. 62 Hình 4. 34 Cầu cảnh quan. ......................................................................................... 63 Hình 4. 35 Cầu cảnh quan về đêm.............................................................................. 64 Hình 4. 36 Khu leo núi thể thao. ................................................................................ 64 Hình 4. 37 Hoạt động leo núi thể thao. ....................................................................... 65 Hình 4. 38 Khu leo núi thể thao về đêm. .................................................................... 66 Hình 4. 39 Thềm tam cấp khu cộng đồng. .................................................................. 66 Hình 4. 40 Hoạt động trên đường giao thông cấp 2 khu Cộng đồng. .......................... 67 Hình 4. 41 Khảm Mosaic Thềm tam cấp. ................................................................... 68 Hình 4. 42 Cầu bộ hành. ............................................................................................ 68 Hình 4. 43 Góc nhìn dọc theo dòng suối từ cầu bộ hành. ........................................... 69
6
Hình 4. 44 Hồ chứa nước ở cực Bắc công viên nhánh 1. ............................................ 70 Hình 4. 45 Cụm khu chức năng trung tâm về đêm. .................................................... 70
7
DANH SÁCH CÁC BẢNG TRANG Bảng 4. 1 Phân khu chức năng công viên suối Hà Giang ........................................... 38 Bảng 4. 2 Phân khu chức năng khu vực nhánh 1 – công viên suối Hà Giang .............. 40 Bảng 4. 3 Bảng diện tích các cấp giao thông trong công viên..................................... 44 Bảng 4. 4 Danh mục cây bóng mát. ........................................................................... 71 Bảng 4. 5 Danh mục cây bụi – cây phủ nền. .............................................................. 73 Bảng 4. 6 Bảng danh mục vật liệu sử dụng. ............................................................... 78 Bảng 4. 7 Danh mục thiết bị - vật dụng. ..................................................................... 82
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt
Chữ nguyên nghĩa
UBND
Ủy Ban Nhân Dân
TP
Thành phố
ROS
Recreation Opportunity Spectrum
NCDs
Non-Communicable Disease Những căn bệnh mãn tính/ không truyền nhiễm
Ha
Hecta
M
Mét
Cty TNHH
Công ty trách nhiệm hữu hạn
TS
Tiến sĩ
8
Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bảo Lộc - thành phố trực thuộc tỉnh thứ 2 của Lâm Đồng bên cạnh Đà Lạt, nằm trên tuyến quốc lộ số 20, cách Đà Lạt 110km và thành phố Hồ Chí Minh 190km. Cũng giống như Đà Lạt, Bảo Lộc là một phố núi điển hình của cao nguyên Lâm Viên. Nằm ở độ cao trên 800m, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành, cùng với cảnh quan tự nhiên hiện hữu, nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai mong muốn có một cuộc sống thư giãn, yên tĩnh, tận hưởng thiên nhiên. Tháng 9/2016 UBND tỉnh Lâm Đồng cho phép lập điều chỉnh quy hoạch thành phố Bảo Lộc và vùng phụ cận đến năm 2035 và tầm nhìn đến năm 2050 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, Bảo Lộc được xác định là thành phố tỉnh lỵ tương lai của tỉnh Lâm Đồng sau khi Đà Lạt và vùng phụ cận trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trước chủ trương trên, UBND thành phố đã phối hợp với nhiều đơn vị kiến trúc để quy hoạch, xây dựng hạ tầng, cảnh quan của Bảo Lộc nhằm thu hút đầu tư vào một số dự án phát triển kinh tế du lịch có quy mô như dự án khu du lịch giải trí núi Sa Pung, khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Hồ Nam Phương, khu đô thị Bảo Lộc Capital… Ngoài ra còn có các dự án cảnh quan phục vụ cộng đồng trong đó có đề án quy hoạch, thiết kế cảnh quan công viên suối Hà Giang, một vị trí trọng điểm, nằm trong trung tâm thành phố, là nơi phục vụ cho các hoạt động của người dân cũng như tiếp đón lượng lớn khách tham quan du lịch. Nơi mà hiện tại là đất nông nghiệp thuần túy, chưa được khai thác và thiết kế cảnh quan. Do vậy, đồ án này được thực hiện nhằm đề ra phương án thiết kế đáp ứng chủ trương phát triển của thành phố. Đồng thời góp phần xây dựng tư liệu cho các đề tài thiết kế cảnh quan có yếu tố địa hình và dòng chảy về sau.
9
Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. Tổng quan tài liệu: 2.1.1.
Các khái niệm chung:
“Thiết kế cảnh quan là một hoạt động sáng tác tạo môi trường vật chất – không gian bao quanh con người. Đối tượng của thiết kế cảnh quan là tạo hình địa hình với bậc thang, tường chắn đất, bề mặt trang trí từ vật liệu xây dựng và cây xanh, các tác phẩm điêu khắc, hình thức kiến trúc, công trình nước… nghĩa là các thành phần của môi trường vật chất – không gian” (Hàn Tất Ngạn, 1999). “Công viên là khoảng trống lớn nhất trong đô thị và là khoảng trống quan trọng trong vùng miền dành cho các hoạt động nghỉ ngơi – giải trí mang tính cộng đồng và giao lưu quần chúng ở quy mô rộng lớn. Đồng thời công viên là tác phẩm nghệ thuật góp phần hình thành gương mặt đô thị. Công viên còn là không gian thiên nhiên quan trọng của đô thị trong việc hình thành và cải thiện môi sinh” (Hàn Tất Ngạn, 1999). “Công viên là không gian công cộng - là một thành phần vô cùng quan trọng của đô thị. Một thành phố phát triển thành công và bền vững phải là một thành phố có hệ thống không gian công cộng với chất lượng cao, cảnh quan đẹp, và bền vững về mặt môi trường” (Thái Lan Anh, 2012). “Công viên trung tâm là cảnh quan có quy mô, vị trí và những đặc tính thiên nhiên đảm bảo điều kiện tốt nhất cho nhân dân nghỉ ngơi và tổ chức các biện pháp văn hóa – giáo dục chính trị quần chúng, giải trí, thể dục thể thao” (Hàn Tất Ngạn, 1999). “Thiết kế phỏng sinh học (biomimetic design) hay còn có cách gọi khác là thiết kế lấy cảm hứng sinh học (bio-inspired design) là phương pháp tiếp cận thiết kế dựa trên cảm hứng, thước đo và sự sao chéo ngoại hình hoặc bản chất của một đối tượng sinh học” (Xanh Hồng Chuôi, 2018).
10
2.1.2.
Cơ sở thực hiện đề tài:
a. Cơ sở pháp lý: Quyết định số 1731/QĐ-UBND NGÀY 28/6/2012 của UBND Tp. Bảo Lộc v/v phê duyệt Quy hoạch phân khu Cụm Đô thị trung tâm một phần phường I, II, B'Lao. Bản đồ quy hoạch – sử dụng đất phân khu Cụm Đô thị trung tâm, một phần phường I, II, B'Lao, Tp. Bảo Lộc, phê duyệt năm 2012. Bản vẽ quy hoạch – sử dụng đất một phần phường I, Tp. Bảo Lộc, phê duyệt năm 2017. Bản vẽ hiện trạng khu vực suối Hà Giang, năm 2015. b. Cơ sở lý luận: Theo Grant W. Reid (2006) cách bố trí, phân khu chức năng phải hợp lí, thuận tiện, hệ thống giao thông mạch lạc, thông thoáng, kết nối các khu chức năng với nhau. Theo Lê Đàm Ngọc Tú (2006) trong thiết kế cảnh quan có bốn quy luật thiết kế cơ bản là quy luật hài hòa, quy luật cân đối và nhất quán, quy luật tương phản và quy luật tương đồng. Theo Sue Reed (2010), đề xuất một số phương pháp giảm thiểu năng lượng sử dụng trong thiết kế cảnh quan: - Sử dụng các loài thực vật bản địa. - Lựa chọn các loài thự vật phù hợp với thổ nhưỡng. - Thiết kế một cảnh quan không - cắt - cỏ. - Thiết kế cảnh quan dựa vào địa hình. “Sử dụng các loài thực vật bản địa trong cảnh quan là một cách để tiết kiệm năng lượng. Thực vật bản địa thường được đề cao vì ít phải bảo dưỡng và không gặp nhiều vấn đề về thích nghi. Một loài thực vật đã tiến hóa trong môi trường khí hậu và thổ nhưỡng bản địa sẽ trở nên cứng rắn và dễ thích nghi hơn so với những loài đến từ nơi khác” (Sue Reed, 2010). Theo Nick Robinson (1954), về cơ bản thiết kế cây xanh có 3 mục đích sau: - Thứ nhất, thiết kế cảnh quan giúp tạo ra một môi trường hữu dụng. Một cảnh quan có tổ chức là một cảnh quan cung cấp được dải công năng rộng lớn chứ không
11
phải chỉ khai thác được vài khía cạnh nhỏ hoặc gây cô lập không gian. Thiết kế cây xanh là một bước thiết yếu trong tạo dựng và quản lý những không gian có nhắm tới con người. Những khái niệm như năng động, phức tạp, tinh tế, tính đàn hồi, linh động và bền vững đều là những khía cạnh cần xem xét trong một thiết kế thông minh. - Thứ hai, thiết kế cây xanh giúp chúng ta phục hồi và duy trì mối quan hệ bền vững giữa con người với môi trường xung quanh trong bối cảnh có nhiều biến đổi, nhờ vào việc cải tạo các giá trị sinh sinh thái và tạo lập hay định hình lại cấu trúc môi trường sống. - Thứ ba, thiết kế cây xanh có những yêu cầu về mỹ thuật cũng phức tạp và nghiêm khắc như đối với các phòng trưng bày hay triển lãm nghệ thuật. Tính thẩm mỹ đó có thể kích thích tư duy, tạo ra cảm giác dễ chịu hoặc phấn khích v.v. Sự hiện diện của cấu trúc bề mặt, góc nhìn, mùi hương của cây cỏ, ngay cả âm thanh từ những cơn gió hay tiếng nước mưa từ những cành cây – tất cả đều tạo nên giá trị khi cảm thụ. Những giá trị về nghệ thuật này rất khó để định hình, nhưng tác động của nó đến cảm xúc của người thưởng ngoạn là thực tế không thể chối bỏ. Theo Gayle Souter-Brown (2015) về thiết kế cảnh quan vì sức khỏe và cảm xúc: một thiết kế cảnh quan có thể tác động đến cộng đồng, về tâm lý hay hành vi của cộng đồng, dẫn đến các tác động lên sức khỏe và cảm xúc. Sự gia tăng các căn bệnh mãn tính (NCDs), còn gọi là căn bệnh “lối sống” có liên quan mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng và thiết kế môi sinh. Phải đưa ra đề xuất để giảm thiểu các căn bệnh mãn tính này trong cộng đồng là một trong nhửng thách thức cơ bản nhất mà các nhà thiết kế và nhà quy hoạch phải dự phần. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa cảm xúc và tình trạng sức khỏe, vậy nên môi trường vật lý – nơi sinh hoạt của của chúng ta khi kết hợp với một không gian tốt có thể kích thích các cảm xúc tích cực. Sự liên kết với tự nhiên có thể phục hồi khả năng tập trung, tăng cường hệ tuần, giúp cải thiện sự tự tin, thúc đẩy thái độ tích cực đối với môi trường, tăng cường khả năng tự phục hồi của cộng đồng. Cây bóng mát, các loài thực vật nhỏ, động vật, côn trùng và thời tiết đều là thành tố của sự liên kết với tự nhiên này.
12
Cách chúng ta cảm thụ một không gian sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta. Do đó mỗi không gian cần được thiết kế dựa theo tỉ lệ con người. Cảnh quan có thể được thiết kế để kìm hãm hay kích thích cảm xúc, phụ thuộc vào thiết kế cây xanh và vật liệu sử dụng. Theo Simon Bell (1997), về thiết kế không gian ngoài trời: các không gian ngoài trời có thể chứa đựng nhiều công năng như phục vụ cho luyện tập thể thao, giải tỏa căng thẳng, nhu cầu về không khí trong lành, gần gũi với thiên nhiên, thưởng lãm phong cảnh v.v. Phân khu chức năng là cách để giải quyết xung đột giữa các nhu cầu sử dụng không gian khác nhau và giữa người sử dụng với cảnh quan. Phân khu chỉ ra cái gì thì được đặt ở đâu. Phân khu có thể được dựa trên bất kỳ điều kiện hay các yếu tố nào trong cảnh quan, từ đó giúp quản lý các hoạt động và quản lý cảnh quan một cách thích hợp. Phân khu có thể dựa trên diện tích, đường tuyến tính, thời gian. Recreation Opportunity Spectrum (ROS) là một phương pháp hỗ trợ cho phân khu chức năng, được phát triển bởi US Forest Service. Phương pháp này đề ra sáu phạm trù mô tả mức độ của các trải nghiệm có thể đạt được. Mỗi phạm trù có thể chia ra ba thành tố: hoạt động phù hợp nhất, cách thức tổ chức và những trải nghiệm kì vọng. Sáu phạm trù đó là: - Nguyên thủy. - Bán nguyên thủy và không cơ giới hóa. - Bán nguyên thủy và có cơ giới hóa. - Cơ giới hóa có giữ tính tự nhiên. - Nông thôn. - Đô thị. Các phạm trù này của ROS cho thấy có thể phân chia cảnh quan thành nhiều dạng khác nhau phụ thuộc vào mục đích sử dụng. ROS có thể giúp định lượng và phân loại các điều kiện hiện có hay giả thuyết trong mỗi phạm trù, là những thứ ảnh hưởng đến sự trải nghiệm. ROS có thể được dùng để đánh giá mức độ can thiệp cần thiết để giảm thiểu tác động từ người tham quan đến sinh cảnh và động vật hoang dã. Đối với
13
các nhà thiết kế, ROS có thể giúp xác định khuôn khổ cho phạm vi, phân loại và định lượng các điều kiện hiện có hay giả thuyết cho mỗi loại hình cảnh quan. Thiết kế cảnh quan nói chung và thiết kế công viên nói riêng đều phụ thuộc vào mục đích sử dụng và các điều kiện tự nhiên, các điều kiện nhân văn sẵn có tại thực địa. “Chức năng của công viên phụ thuộc vào thể loại, quy mô và tính chất của công viên” (Hàn Tất Ngạn, 1999).
14
2.1.3.
Một số công trình tiêu biểu liên quan đến thiết kế cảnh quan, công viên có
liên quan đến yếu tố nước: Đồ án thiết kế cảnh quan bờ sông Hàn – NetSong:
Hình 2. 1 Đồ án NetSong. (Báo cáo tiếng Việt dự án NetSong, đội thiết kế DN30) NetSong là đồ án thiết kế cảnh quan dành giải nhất trong cuộc thi thiết kế bờ sông Hàn, thành phố Đà Nẵng năm 2016, được thực hiện bởi các đơn vị tư vấn CPG, Consulus, Landscape Jardins Asia và Glopan, trong đó kiến trúc sư Nguyễn Đỗ Dũng là chủ trì. Cuộc thi được phát động từ ngày 14 tháng 8 năm 2016 với mục đích tìm kiếm những ý tưởng và giải pháp quy hoạch, thiết kế cảnh quan tốt nhất cho sông Hàn nhằm mang lại sức sống mới cho dòng sông, góp phần nâng tầm thương hiệu cho thành phố,
15
hướng đến những giá trị cốt lõi về một thành phố hoà hợp với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, có chất lượng sống tốt, giàu sức sống kinh tế và văn hóa. Dựa trên các khảo sát, phân tích chi tiết về thực trạng của TP Đà Nẵng, đội thiết kế đã đưa ra phương án đề xuất mang tính chiến lược và toàn diện, từ chiến lược phát triển kinh tế, quy hoạch, thiết kế cảnh quan đến xây dựng thương hiệu đôi bờ sông Hàn. Đồ án NetSong đã thể hiện được tầm nhìn là chuyển hoá hai bờ sông Hàn thành điểm đến độc đáo mang tầm quốc tế, đóng vai trò làm chất xúc tác cho công cuộc phát triển của thành phố thông qua thiết lập một hệ kinh tế sáng tạo của Cơ hội, Gắn kết và Sinh thái. Đồ án phân chia hai bờ sông Hàn thành 6 khu vực: khu Toàn cầu, khu Sáng tạo, khu Di sản, khu Công viên, khu Văn hóa và khu Khám phá với những chức năng và thiết kế riêng biệt. Vườn Lurie, Chicago, Illinois, Hoa Kỳ
Hình 2. 2 Vườn Lurie, Chicago, bang Illinios, Hoa Kỳ
16
(landscapeperformance.org) Vườn Lurie với tổng diện tích 10000m2 được thiết kế bởi đơn vị Gustafson Guthrie Nichol, trong đó kiến trúc sư Piet Oudoft làm chủ trì, hoàn thành năm 2004. Được xây dựng trên mái của một tầng hầm giữ xe và một đường ray cũ tại Chicago, vườn Lurie là trọng điểm của công viên Milennium, không gian mở kết nối trung tâm thành phố với hồ Michigan. Thiết kế đã khai thác lịch sử sinh thái của Chicago, sử dụng những loài thực vật bản địa và các loại đá địa phương để làm tư liệu và ý tưởng. Một lối đi lót ván được thiết kế với một dòng suối nhỏ cách điệu dọc theo nó, là nơi người đi bộ có thể ngồi nghỉ với ngâm chân mình vào trong dòng nước – một ý tưởng thú vị cho hoạt động ngoài trời (Elizabeth Boults & Chip Sullivan, 2009). Tanner Springs Park, Portland, Oregon, Hoa Kỳ
Hình 2. 3 Tanner Springs Park, Portland, bang Oregon, Hoa Kỳ (http://greenworkspc.com) Công viên Tanner Spring là công trình cảnh quan với diện tích 3723m2 được thiết kế bởi đơn vị Atelier Dreiseitl (hiện nay đổi tên thành Ramboll Studio Dreiseitl), hoàn thành năm 2005 tại bang Oregon, Hoa kỳ.
17
Portland là một thành phố thường được biết đến vì ngập úng, công viên Tanner Spring đã vượt qua vấn đề này bằng sự kết hợp giữa hệ thống thủy học thông minh cùng với hệ thống tạo hình kỹ lưỡng. Nước mưa được thu thập và lọc thông qua hệ thống đầm lầy nhân tạo. Một lối đi theo dạng hình học phía trên mặt đầm lầy, tạo ra một trải nghiệm thưởng ngoạn mới (Elizabeth Boults & Chip Sullivan, 2009). Suối cảnh quan công viên Chapultepec, thành phố Mexico, Mexico
Hình 2. 4 Suối cảnh quan công viên Chapultepec, Mexico (www.flickr.com)
18
Hình 2. 5 Mặt bằng và mặt cắt suối cảnh quan công viên Chapultepec (www.asla.org) Được thực hiện bởi Grupo de Diseno (Mario Schejetnan) vào năm 2006. Công trình đã được trao giải thiết kế danh dự bởi Cộng đồng cảnh quan Hoa Kỳ (ASLA) vào năm 2008. Công trình hiện tại là diện mạo mới của khu vực trước kia bị cô lập và bỏ hoang của công viên trung tâm. Thiết kế bao gồm khu thưởng lãm với những giàn leo bằng đá và sắt, khu vui chơi trẻ em được hợp nhất với hạ tầng xanh của công viên, nơi chứa đựng các kênh đào mới với mục tiêu cải thiện nguồn nước kết hợp chủ trương tái tạo rừng (Elizabeth Boults & Chip Sullivan, 2009). Các công trình thực tế kể trên là những công trình thiết kế tiêu biểu cho loại hình cảnh quan đô thị có yếu tố nước. Điểm đặc biệt của những công trình cảnh quan dạng này, là mục đích thiết kế nhắm tới và giải quyết được nhiều vấn đề khác nhau của đô thị. Trong đó bao gồm: giải quyết nhu cầu sử dụng của cư dân về nơi hoạt động ngoài trời, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển chung của đô thị (như mục đích kinh tế, văn hóa ở đồ án NetSong, mong muốn kết nối các khu vực trong đô thị ở công trình
19
Vườn Lurie), giải quyết các vấn đề sinh thái (như vấn đề ngập lụt ở công viên Tanner Springs, cải thiện nguồn nước ở suối cảnh quan công viên Chapultepec) từ đó cải thiện môi trường sống cho người dân. Và nhìn chung, các thiết kế đều hướng con người đến gần hơn với tự nhiên.
20
Các đồ án thiết kế cảnh quan tham khảo Đồ án Dream Valley Spa Resort – Thái Hà Như (2017)
Hình 2. 6 Mô hình đồ án Dream Valley Spa Resort (Thái Hà Như, 2017) Đồ án được thực hiện tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Địa hình sườn dốc cao xung quanh một thung lũng nhỏ với hồ là trung tâm cảnh quan, cùng với điều kiện tự nhiên chung của khu vực, đồ án này có nhiều nét tương đồng với đồ án thiết kế công viên suối Hà Giang. Đồ án đã nêu ra và thực hiện được các nguyên tắc thiết kế: dựa vào địa hình và cảnh quan tự nhiên để tổ chức công trình và các điểm nhìn, tổ chức cây xanh định hướng hướng nhìn, hài hòa giữa cảnh quan tự nhiên và nhân tạo, tôn trọng cảnh quan đặc trưng của khu vực.
21
Lamero Làng Vân Resort – Phan Hoàng Quang Vinh (2016)
Hình 2. 7 Lamero Làng Vân Resort (Phan Hoàng Quang Vinh, 2016). Đồ án được thực hiện tại làng Vân, phía Bắc vịnh Nam Chơn, phường Hòa HIệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Tổng diện tích 23,4 ha. Nằm trên khu vực địa hình giao thoa giữa núi, thung lũng và biển, đồ án đã đề ra phương án giải quyết phân khu và thiết kế dựa trên điểm đặc biệt này của địa hình, ngoài ra thiết kế còn được lấy cảm hứng từ thảm thực vật địa phương, tạo ra một dải liền mạch từ tầng thực vật rừng tự nhiên đi đến thực vật được thiết kế, từ đó giúp liên kết được các thành phần mới và cũ, tự nhiên và nhân tạo trong cảnh quan, khiến cảnh quan không bị cô lập mà hài hòa với một dải công năng được phân chia trong đó.
22
Thiết kế cải tạo khu lịch sử công viên Đống Đa, Hà Nội - Đặng Xuân Mạnh (chính), Phạm Thanh Nam và Lăng Văn Tuấn (2016)
Hình 2. 8 Phối cảnh tổng thể khu lịch sử công viên Đống Đa, Hà Nội. Được thực hiện tại Công viên Đống Đa, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội trong phạm vi khu Văn hóa lịch sử. Tổng diện tích 2,16 ha. Đồ án thiết kế giải quyết các mục tiêu: gìn giữ và phát huy các giá trị lịch sử, giải quyết nhu cầu xã hội, vấn đề cây xanh đô thị và phát triển đô thị xanh, đô thị bền vững. Đồ án này không phải là một thiết kế có yếu tố nước, nhưng lại tiêu biểu cho thiết kế công viên trung tâm thành phố. Trong đó, phương pháp thiết kế được sử dụng chặt chẽ và rõ ràng. Từ phân tích hiện trạng đến đi vào thiết kế, đồ án đã xác định được các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức thông qua ma trận SWOT, cũng như các vấn đề khi khảo sát hiện trạng (trong khu thiết kế và khu lân cận về các hoạt động của cư dân, cơ sở hạ tầng, vị trí - tiếp giáp v.v khá đầy đủ) để lên được các phương án giải quyết các vấn đề đặt ra cho khu vực. Tóm lại, mỗi công trình thực tế và các đồ án nêu trên đều là những thiết kế tiêu biểu và đặc sắc cho loại hình cảnh quan đô thị. Ở đó giá trị của công trình cảnh quan không chỉ nằm ở việc giải quyết các vấn đề về nhu cầu dân sinh, như tạo dựng một khu vực nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, cải thiện sức khỏe cùng đời sống tinh thần hay góp phần vào các mục tiêu kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị, mà còn đề ra và nhấn mạnh việc giải quyết các vấn đề về sinh thái, môi trường. Cùng với các phương pháp thiết kế mà các đồ án trên đã sử dụng, đã mở ra nền tảng cho tôi thực hiện đồ án Thiết kế cảnh quan công viên suối Hà Giang này.
23
2.2. Tổng quan khu vực thiết kế: 2.2.1.
Điều kiện thời tiết, khí hậu:
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng do độ cao trên 800m so với mực nước biển, cùng với sự tác động của địa hình, khu vực thiết kế mang kiểu thời tiết và khí hậu đặc trưng của thành phố cao nguyên Bảo Lộc, cụ thể như sau: - Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân trong năm: 21-22oC. Nhiệt độ cao trung bình trong năm: 27,4oC. Nhiệt độ thấp trung bình trong năm: 16,6oC. - Lượng mưa: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, lượng mưa trung bình vào khoảng 2513,0mm. - Độ ẩm trung bình hằng năm khá cao từ 80-90%. Nhiều sương mù. - Nắng: Giờ nắng trung bình trong năm: 1680 giờ/ năm, bình quân 4,6 giờ/ ngày. Giờ nắng trung bình từ tháng 4 đến tháng 11: 2-3 giờ/ ngày. Giờ nắng trung bình từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau: 6-7 giờ/ ngày. - Gió: hai hướng gió chính. Gió Đông Bắc từ tháng 1 đến tháng 4. Gió Tây Nam từ tháng 6 đến tháng 9. 2.2.2.
Điều kiện địa hình, thủy văn:
- Địa hình: thành phố Bảo Lộc thuộc cao nguyên Di Linh, có ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và thung lũng. Trong đó đồi dốc là dạng địa hình chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, bao gồm các khối bazan phong hóa bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800 đến 850 m. Địa hình khu vực suối Hà Giang cũng thuộc dạng đồi dốc này. - Thủy văn: nguồn nước cung cấp cho khu vực chủ yếu là từ nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn trên địa bàn thành phố và nguồn nước mưa.
24
2.2.3.
Tổng quan kinh tế - xã hội:
Bảo Lộc với điều kiện khí hậu và cảnh quan thiên nhiên hiện hữu, vốn đã có trong mình tiềm năng phát triển du lịch cao. Kết hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chủ trương của Nhà nước xây dựng thành phố tỉnh lỵ nói riêng, đã đem lại cho nơi đây cơ hội để phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư. Các dự án khu du lịch, khu đô thị, khu resort, khách sạn cao cấp… liên tục được thực hiện đã nói lên bước chuyển mình của thành phố này trong phát triển kinh tế, đặc biệt thiên về hướng du lịch, nghỉ dưỡng. Nhưng sự phát triển về thiết kế sáng tạo đang diễn ra không chỉ nhằm phục vụ cho du khách mà còn phục vụ cho chính người dân bản địa, thể hiện ở các quán ăn, quán cà phê với những thiết kế độc đáo. Nhu cầu thưởng thức cái đẹp của người dân càng ngày càng bộc lộ rõ hơn so với những năm về trước. Tuy nhiên, mặc dù được đánh giá cao về tiềm năng phát triển du lịch, nhưng hiện tại Bảo Lộc chưa thu hút được du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Nhắc đến du lịch Lâm Đồng, người ta chỉ biết đến Đà Lạt. Lý do bởi chưa có điểm nhấn thực sự khác biệt so với Đà Lạt và chưa có các dịch vụ phục vụ cho du lịch. Và dù cho các dự án hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư rất nhiều, nhưng hầu hết lại là các dự án tư nhân hoặc là các dự án kinh doanh, trên địa bàn thành phố thiếu các khu vực dành cho cộng đồng được đầu tư bài bản, khách du lịch ngoài tận hưởng trong các khu resort, khách sạn thì không còn nơi nào để thăm quan. Người dân cũng không có cơ hội cùng nhau thực hiện các hoạt động cộng đồng nhằm toát lên văn hóa bản địa. Nhìn chung, Bảo Lộc có đủ tiềm năng, đã và đang định hướng để phát triển kinh tế du lịch cho thành phố, nhưng vẫn chưa nêu lên được điểm đặc sắc riêng của vùng đất này để thu hút và giữ chân du khách.
25
Chương 3 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu, đối tượng nghiên cứu: 3.1.1.
Mục tiêu của đồ án:
- Đồ án được thực hiện với mục tiêu là thiết kế cảnh quan công viên suối Hà Giang trở thành công viên trung tâm, là điểm đến độc đáo cho khách du lịch, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống tinh thần của người dân bản địa. - Bên cạnh đó, nêu lên giá trị của các yếu tố tự nhiên trong thiết kế cảnh quan là: địa hình, dòng chảy, động – thực vật. 3.1.2.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: khu vực suối Hà Giang, phường 1, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Tổng diện tích 5,8 ha. - Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài: Do diện tích khu vực suối khá lớn và giới hạn thời gian thực hiện vì vậy trong khuôn khổ của một đồ án tốt nghiệp, đề tài chỉ chọn nhánh 1 suối Hà Giang với diện tích thiết kế là 1,54 ha. 3.2. Nội dung nghiên cứu: 3.2.1.
Khảo sát hiện trạng:
- Chụp hình hiện trạng, đánh giá địa hình, khảo sát hạ tầng trong và lân cận khu vực thiết kế. - Khảo sát giao thông, vị trí – kết nối của khu vực thiết kế. 3.2.2.
Thu thập thông tin liên quan:
- Điều kiện thời tiết, khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng. - Tổng quan điều kiện kinh tế, xã hội.
26
- Các bản cad: Bản đồ quy hoạch – sử dụng đất phân khu Cụm Đô thị trung tâm, bản vẽ quy hoạch – sử dụng đất một phần phường I, bản vẽ hiện trạng khu vực suối Hà Giang từ Công ty TNHH kiến trúc Kim Mộc, Bảo Lộc. 3.2.3.
Phương án thiết kế:
- Mục tiêu thiết kế. - Ý tưởng. - Phân khu chức năng. - Thiết kế tạo hình không gian. - Giải pháp cây xanh, vật liệu, vật dụng và bố trí ánh sáng. 3.3. Phương pháp nghiên cứu: 3.3.1.
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:
- Tìm kiếm, nghiên cứu thông tin đề án thông qua các cơ sở pháp lý (chương 2). - Nghiên cứu các nội dung thiết kế từ cơ sở thực tiễn (chương 2). - Thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội có liên quan đến khu vực thiết kế. 3.3.2.
Phương pháp khảo sát thực địa:
- Quan sát thực địa: địa hình, thực vật, công trình nội bộ và lân cận, sử dụng la bàn kiểm tra phương hướng. - Chụp ảnh: hiện trạng đất đai, thực vật, công trình nội bộ và lân cận. - Ghi chú thông tin: loại đất, loài thực vật, tính chất các công trình nội bộ và lân cận, hướng Bắc. 3.3.3.
Phương pháp tổng hợp - thiết kế:
- Tổng kết các tài liệu, thông tin đã tìm được, phân tích đánh giá để có nền tảng xây dựng đồ án: + Phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: phân loại tài liệu thu thập được thành những mảng khác nhau (về kiến trúc cảnh quan, thiết kế cây xanh…) nhằm hệ thống lại các lý thuyết để áp dụng vào những mảng khác nhau của đề tài.
27
+ Phân tích và tổng hợp lý thuyết: sau khi phân loại tài liệu, cần nghiên cứu phân tích để áp dụng những tri thức có liên quan đến đối tượng nghiên cứu để lưu lại và tổng hợp thành một hệ thống lý thuyết chặt chẽ làm nền tảng cho đề tài. - Phương pháp thiết kế: dựng hình 2D và 3D mô tả phương án thiết kế. Các phần mềm sử dụng: AutoCad, Sketchup, Lumion, Photoshop. 3.3.4.
Các giai đoạn của thiết kế:
- Phân tích, đánh giá hiện trạng khu vực thiết kế. - Đề ra mục tiêu thiết kế. - Lên ý tưởng giải quyết các mục tiêu. - Áp dụng các nguyên lý thiết kế để phân khu chức năng và thiết kế tạo hình. - Thiết kế chi tiết cho từng phân khu chức năng. - Phối kết cây xanh, phối kết vật liệu. - Bố trí vật dụng và chiếu sáng. - Dựng phối cảnh. - Thống kê cây xanh, vật liệu, vật dụng và thiết bị chiếu sáng.
28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân tích và đánh giá hiện trạng: 4.1.1.
Vị trí – tiếp giáp:
Hình 4. 1 Ảnh vệ tinh khu vực suối Hà Giang. (Google map) Suối Hà Giang thuộc địa phận phường I, nằm trong trung tâm thành phố Bảo Lộc với tổng diện tích 5,58ha. Vị trí tiếp giáp: - Phía Bắc giáp đường Lý Thường Kiệt, cách hồ Nam Phương I 810m. - Phía Nam giáp đường Nguyễn Công Trứ, cách Quốc lộ 20 775m. - Phia Tây giáp đường quy hoạch 2, hướng về trung tâm thành phố với UBND thành phố Bảo Lộc, trung tâm y tế, bệnh viện II Lâm Đồng. - Phía Đông giáp đường quy hoạch 1, hướng về chợ mới Bảo Lộc.
29
Dựa theo Bản đồ quy hoạch một phần phường I (xem phụ lục 1) và khảo sát thực tế cho thấy, vị trí khu vực kết nối nhiều loại hình công trình với những đặc tính khác nhau và công viên suối sẽ phục vụ cho những đối tượng nhân khẩu học khác nhau: bệnh viện – bệnh nhân, trường học – học sinh, đất thổ cư – người dân... và du khách.
Hình 4. 2 Hình ảnh một số công trình phụ cận.
30
Hình 4. 3 Phân khu công viên suối Hà Giang. (Nguồn: Cty TNHH Kim Mộc) Công viên suối Hà Giang được phân chia thành 4 phần: nhánh 1, nhánh 2, nhánh 3 và Hồ trung tâm.
31
4.1.2.
Hiện trạng khu vực thiết kế:
Hiện tại phần đất quy hoạch cho khu vực suối là đất ở, đất nông nghiệp bao gồm các ao nước và những dòng suối nhỏ.
b)
a)
Hình 4. 4 Khu vực quy hoạch nhánh 1 là một vùng trũng chứa nước với các vườn cây cà phê bao quanh.
a) b) Hình 4. 5 a) Một trong những ao nước hiện thuộc phần quy hoạch suối Hà Giang. b) Suối hiện trạng, xuôi dòng về phía Tây Nam (hướng về cầu Nguyễn Công Trứ).
32
- Mặt bằng khu vực thiết kế thuộc dạng mảnh trải dài, địa hình đồi dốc thấp dần theo hướng Bắc – Nam và Tây – Đông, với dải thung lũng trũng thấp (nơi các ao, bể và suối đi qua) nằm ở giữa dọc theo mặt bằng và hai bờ Đông Tây địa hình giật tầng cao hơn khoảng 5 – 10m so với vùng trũng ở giữa. - Thổ nhưỡng: đất feralit trên đá bazan màu nâu vàng chiếm tỉ lệ lớn.
Hình 4. 6 Hình ảnh thực địa đất feralit trên đá bazan màu nâu vàng. 4.1.3.
Đánh giá hiện trạng:
a) Thuận lợi: - Mật độ xây dựng hiện tại trong khu vực thiết kế tương đối thấp, vì chủ yếu là vườn tược và ao, suối, các công trình hiện hữu đều là công trình nhà ở cấp 4 hoặc nhà tạm, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khảo sát, xây dựng công trình mới mà không phải di dời, phá bỏ hay cải tạo vị trí các công trình cũ. - Địa hình vốn dĩ đã tạo điều kiện hình thành một dòng suối nhỏ tự nhiên, cộng với điều kiện thủy văn là cơ hội để phát triển xây dựng dòng nước thành suối nhân tạo lớn, là trung tâm của đồ án thiết kế này, mà không phải xử lý địa hình phức tạp hay tìm nguồn cấp nước mới. - Điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng tạo cơ hội lớn cho thiết kế về mặt sinh thái, thuận lợi cho nhiều loài sinh vật (thực vật – động vật) sinh sống và phát triển. Số lượng các loài thực vật bản địa cũng khá phong phú để áp dụng vào thiết kế. Cùng với
33
khí hậu mát mẻ dễ chịu, rất phù hợp cho một công viên trung tâm thành phố với những hoạt động ngoài trời đa dạng. - Vị trí của khu vực nằm trong trung tâm thành phố, là nút giao của nhiều trục đường chính nội thị, cũng như tiếp giáp với nhiều loại hình công trình phụ cận đang nằm trong quy hoạch phát triển đô thị mới, tạo ra điều kiện để công trình được tiếp cận dễ dàng hơn sau này, giúp công viên trung tâm suối Hà Giang thực hiện được đúng vai trò của nó. b) Khó khăn: Bên cạnh thuận lợi thì hiện trạng khu vực cũng có một vài khó khăn cho thiết kế: - Do địa hình phân tầng phức tạp với mặt bằng dạng mảnh trải dài gây khó khăn cho khảo sát cũng như lên thiết kế, phân khu cho toàn bộ khu vực. Bởi vì công viên suối sẽ xây dựng một suối nhân tạo, việc định hình đường biên cho suối gặp khá nhiều khó khăn do địa hình. - Điều kiện thủy văn tuy dồi dào, nhưng mực nước không ổn định mà lên xuống theo mùa, do đó để đảm bảo duy trì mực nước cho công trình, thiết kế đề xuất xây dựng những khu vực hồ trữ nước. - Khu vực phường I tuy đã được duyệt quy hoạch, song thực tế vẫn còn chưa thực hiện triệt để, việc giải phóng mặt bằng và xây dựng các đường quy hoạch mới vẫn chưa hoàn thiện, khiến việc tiếp cận với khu vực thiết kế hiện tại rất khó khăn. - Do điều kiện kinh tế xã hội tổng quan của thành phố còn hạn chế, nên việc xây dựng một khu công viên trung tâm với diện tích lớn và nhiều công năng, trong thực tế cần phải tính toán tới việc tiết kiệm năng lượng và chi phí bảo dưỡng, vận hành sau này. 4.2. Ý tưởng thiết kế: Chủ đề thiết kế: thiết kế công viên trung tâm mang bản sắc địa phương dựa trên hình ảnh ngành trồng dâu nuôi tằm truyền thống của Bảo Lộc. Đồ án được thực hiện nhằm xây dựng một công viên trung tâm thành phố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân với nhiều phân khu chức năng khác nhau, cũng như thực hiện chủ trương phát triển chung của thành phố Bảo Lộc, góp phần vào phát
34
triển kinh tế du lịch. Trong đó điểm độc đáo của công viên là tạo ra hình tượng mang bản sắc địa phương, trong đồ án này, sử dụng ngành dệt lụa tơ tằm làm ý tưởng chính, sử dụng đường nét, hình tượng tối giản từ nguyên liệu (cây dâu tằm, kén tằm) và vật dụng (sạp phơi), sản phẩm (lụa) của ngành dệt lụa tơ tằm truyền thống của Bảo Lộc. 4.3. Triển khai mục tiêu thiết kế: Mục tiêu đã trình bày ở chương 3 được triển khai thực hiện cụ thể như sau: - Kiến tạo điểm đến độc đáo: thiết kế làm nổi bật nét đặc trưng riêng của thành phố, kết hợp với phong cách thiết kế hiện đại. Bảo Lộc thường được mệnh danh là “xứ trà”, đủ để nói lên nét đặc trưng của vùng đất này là gì, bên cạnh đó còn có cà phê. Nhưng đó lại không phải là nét đặc trưng riêng chỉ có ở khu vực, trên cả nước còn có những thương hiệu trà, cà phê nổi tiếng khác như Trà Thái Nguyên, Cà phê Đak Lak. Nếu quay trở lại khoảng trước những năm 1990, cụm từ trứ danh về Bảo Lộc không phải là “xứ trà” mà là “trồng dâu nuôi tằm” hay “thủ phủ tơ lụa”. Đó mới chính là nghề truyền thống của vùng đất này hàng trăm năm qua. Đã có thời kỳ, diện tích trồng dâu của tỉnh Lâm Đồng lên tới hàng chục ngàn ha, riêng thành phố Bảo Lộc cũng có trên 3.000 ha, nghề trồng dâu nuôi tằm là nghề chính của hàng vạn hộ nông dân trên địa bàn. Sau một thời kì suy thoái, người dân phải chuyển qua các loại cây công nghiệp khác thì từ năm 2010 đến nay, nghề tơ lụa Bảo Lộc đã bắt đầu khởi sắc trở lại, sản xuất và xuất khẩu cho các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Ý, Mỹ… Do đó, đồ án này lựa chọn đưa hình ảnh ngành nghề này vào thiết kế nhằm tạo nét đặc trưng riêng, đặc sắc của Bảo Lộc. Từ ý tưởng tơ tằm, thiết kế lấy ra các hình ảnh về cây dâu tằm, kén tằm, giàn phơi kén và hình ảnh tơ lụa, kết hợp với phong cách thiết kế hiện đại để đưa ra những đường nét tối giản.
35
Hình 4. 7 Từ ý tưởng đến đường nét.
36
- Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân: xây dựng khu vực phủ xanh góp phần điều tiết khí hậu vi mô của vùng; cùng với cảnh quan đẹp là các khu vực hoạt động ngoài trời giúp kích thích sự năng động, sáng tạo và kéo mọi người lại gần nhau hơn. Ý nghĩa của cây xanh trong đô thị đối với khí hậu của đô thị đó là điều không cần phải bàn cãi thêm. Thiết kế chú trọng xây dựng các khu vực phủ xanh, cùng với mặt nước nhằm điều tiết nhiệt độ, thanh lọc không khí, tạo ra môi trường trong sạch, dễ chịu. Thiết kế các khu vực ngoài trời thú vị như leo lúi, sân khấu ngoài trời, khu tự học… để kích thích, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia các hoạt động ngoài trời miễn phí cùng nhau. Bên cạnh những không gian nghỉ nhỏ, được ngăn cách tương đối để tạo sự riêng tư, đồ án còn xây dựng các khu vực nghỉ lớn như thềm bậc thang, để hoạt động của cộng đồng không bị chia cắt, khiến mọi người gần lại bên nhau hơn. - Nêu lên giá trị của các yếu tố tự nhiên: lưu giữ tối đa địa hình hiện trạng; sử dụng các loại thực vật bản địa vào thiết kế; bố trí các góc nhìn cục bộ khai thác vẻ đẹp của tự nhiên, xây dựng khu ở cho các loài động vật hoang dã trong vùng. Thiết kế cảnh quan dựa theo địa hình là một cách để tiết kiệm chi phí, cũng nhờ đó mà tạo nét đặc sắc riêng cho công trình. Đồ án ngoài tạo ra các khu vực phục vụ cho con người, còn đề xuất một số khu vực tĩnh, chỉ phục vụ các đường dạo đơn giản và những khu vực không bố trí phục vụ con người, nhằm tạo ra môi trường cho các loài động vật hoang dã có sống trong địa bàn (chim chóc, sóc…). Điều này cùng với việc sử dụng các loài cây bản địa giúp cân bằng, giữ vững hệ sinh thái hiện hữu. Từ các phân khu cảnh quan trong đồ án, tạo ra các góc nhìn khai thác vẻ đẹp của cảnh quan. Trong thời đại công nghê, thế giới xích lại gần nhau hơn thông qua mạng xã hội, với đặc tính của “thế hệ Instagram” là nhu cầu chia sẻ hình ảnh, thì những góc đẹp này không chỉ được thưởng thức bởi người thưởng ngoạn mà còn được giới thiệu rộng khắp.
37
4.4. Đề xuất phân khu chức năng công viên suối Hà Giang: Từ phân tích, đánh giá tổng quan và các ý tưởng triển khai thiết kế, đề xuất bố trí các phân khu chức năng cho 4 khu vực của công viên suối Hà Giang như sau: Bảng 4. 1 Phân khu chức năng công viên suối Hà Giang Khu vực
Đánh giá chung
Mục tiêu thiết kế
Các khu vực chức năng
- Tiếp giáp: khu dân cư - Giải trí.
- Khu vực thác nước.
cao cấp - biệt thự.
- Khu thủy vọng.
- Học tập.
- Phụ cận: trường học, xí - Thưởng lãm.
- Khu tự học.
nghiệp.
- Khu học giả.
- Thể thao.
Nhánh 1
- Mặt bằng kéo dài - Khu vực trữ
- Khu cộng đồng.
(1,54ha)
hướng Tây Nam, hẹp nước.
- Khu vực cầu cảnh quan.
dần về phía hạ nguồn,
- Khu leo núi thể thao.
dòng chảy hướng về Hồ
- Mặt nước suối.
trung tâm.
- Mảng xanh cảnh quan tĩnh.
- Tiếp giáp: khu dân cư - - Ngoại khóa.
- Cầu cảnh quan.
biệt thự.
- Các sân nghỉ dựt cấp
- Thưởng lãm,
- Phụ cận: bệnh viện, nghỉ ngơi.
theo địa hình.
trạm y tế, chợ Bảo Lộc - Hoạt động cộng
- Các sân nghỉ lấn mặt
mới, UBND thành phố, đồng đặc sắc.
nước.
Nhánh 2
trung tâm phường I.
- Sân chơi trẻ em.
(2,45ha)
- Mặt bằng hẹp, kéo dài,
- Sân bàn cờ - khu vực
dòng chảy bắt đầu từ Hồ
cho lứa tuổi trung niên và
trung tâm, có một phần
lão niên.
hạ nguồn rộng tại khu
- Sân khấu ngoài trời kết
vực cầu Nguyễn Công
hợp quán cà phê đặt ở hạ
Trứ.
nguồn.
- Tiếp giáp: khu nhà phố - Thưởng lãm.
- Các khu vực đường dạo
Nhánh 3
38
(1,06ha)
liền kề, khu biệt thự.
- Nghỉ ngơi.
và cầu bộ hành.
- Phụ cận: bệnh viện, trạm y tế, xí nghiệp. - Mặt bằng hẹp kéo dài hướng Đông Nam, dòng chảy hướng về Hồ trung tâm. - Là nút giao của 3 - Biểu tượng đặc - Cầu chữ Y làm điểm Hồ trung nhánh suối, đồng thời sắc. tâm (0,5ha)
cũng là nút giao thông - Khu vực cho
các
trục
nhấn cảnh quan. trữ - Hồ trữ nước.
đường nước.
chính của khu vực. Do giới hạn thời lượng của đồ án, phần triển khai bản vẽ và thuyết minh chỉ tập trung vào khu vực nhánh 1. Trong đó, do mặt bằng dạng dải kéo dài với các đoạn rộng hẹp khác nhau, nên các phân khu chức năng chính được bố trí thành cụm ở trung tâm, nơi có diện tích lớn nhất và bề rộng phù hợp, những phân khu phụ với chức năng đi dạo đơn giản được bố trí dọc theo phần mặt bằng hẹp còn lại.
39
Phân khu chức năng nhánh 1 cụ thể như sau: Bảng 4. 2 Phân khu chức năng khu vực nhánh 1 – công viên suối Hà Giang STT
Phân khu
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%)
1
Khu vực thác nước
2487,31
16,16
2
Khu thủy vọng
1462,06
9,50
3
Khu cộng đồng
1902,46
12,36
4
Khu tự học
585,84
3,81
5
Khu học giả
500,57
3,25
6
Khu cầu cảnh quan
230,84
1,50
7
Khu leo núi thể thao
775,99
5,04
8
Khu mảng xanh tĩnh
2584,09
16,79
9
Mặt nước suối
4862,14
31,59
15391,30
100
Tổng:
40
41
Hình 4. 8 Sơ đồ phân khu chức năng công viên suối nhánh 1. 4.5. Đề xuất bố trí giao thông nhánh 1: Các phân khu chức năng được kết nối với nhau bởi các trục giao thông chính và phụ. Tuy nhiên, do mặt bằng tổng thể kéo dài, có một số vị trí diện tích quá hẹp không thể bố trí giao thông, nên các trục giao thông không thể liên kết với nhau xuyên suốt qua tất cả các khu vực trong công viên mà phải bố trí tập trung ở khu vực cụm các phân khu chính (2, 3, 4, 5, 6, 7) là nơi có nhu cầu giao thông cao. Đồng thời, ở những khu vực mảng xanh tĩnh (8) và cách xa trung tâm bố trí các trục giao thông phụ, phục vụ cho chứ năng dạo bộ đơn giản. Tại khu vực thác nước (1), nhằm mục đích tạo ra hình ảnh cảnh quan tự nhiên, nên khu vực này không bố trí giao thông đi qua để cảnh quan chung không bị ảnh hưởng bởi con người, đồng thời cũng đảm bảo an toàn, không tạo điều kiện để thu hút người thưởng ngoạn đi lại nơi thác nước nguy hiểm.
42
Hình 4. 9 Sơ đồ bố trí trục giao thông công viên suối nhánh 1. 43
Theo Quy chuẩn Việt Nam 01:2004/Bộ Xây Dựng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy hoạch xây dựng quy định kỹ thuật về hệ thống giao thông đô thị, đường giao thông đô thị được chia làm 3 cấp với các quy chuẩn bề rộng như sau: • Giao thông cấp 1: 5 - 8m. • Giao thông cấp 2: 3 - 5m. • Giao thông cấp 3: 1 - 2,5m. Do tính chất mặt bằng hẹp nên thiết kế chỉ bố trí 2 cấp đường 2 và 3 cho công viên nhánh 1. Trong đó, dựa theo các nguyên lý thiết kế tạo hình của từng phân khu để định hình hình dạng của giao thông khu vực, do đó bề rộng của đường giao thông có sự thay đổi xuyên suốt chiều dài, đặc biệt là giao thông cụm khu trung tâm. Bảng 4. 3 Bảng diện tích các cấp giao thông trong công viên STT
Cấp giao thông
Diện tích (m2)
Tỷ lệ (%)
1
Cấp 2
577,17
32,59
2
Cấp 3
1193,94
67,41
1771,11
100
Tổng:
44
Hình 4. 10 Sơ đồ bố trí cấp đường giao thông công viên suối nhánh 1. 45
4.6. Thuyết minh thiết kế:
Hình 4. 11 Mặt bằng tổng thể công viên nhánh 1 suối Hà Giang.
46
Toàn bộ bản vẽ kĩ thuật được thực hiện trong tập bản vẽ AutoCad ở danh mục bản vẽ. Bao gồm 53 bản vẽ, thể hiện 4 cụm khu cảnh quan chính, trong đó mỗi cụm khu bao gồm các phân khu như sau: Cụm khu 1: khu vực thác nước. Cụm khu 2: khu thủy vọng. Cụm khu 3: khu tự học. Cụm khu 4: khu cộng đồng, khu cầu cảnh quan, khu học giả, khu leo núi thể thao. 4.6.1 Hệ thống lưới cấu trúc sử dụng: Dựa theo Grant W. Reid (2006) về các hệ thống lưới cấu trúc trong tạo hình, đồ án sử dụng những hệ thống sau vào thiết kế: Hệ thống chính Lưới dạng 450/900: 3 tầng sân khu thủy vọng, 2 sân khu tự học. Lưới dạng ellipse: là dạng hình học dùng để mô tả hình ảnh kén tằm, từ đó tạo hình cầu cảnh quan, đường bao và lối đi khu học giả, khu leo núi thể thao, đường biên khu thác nước, các lối giao thông phụ. Lưới đa giác không quy tắc: lối đi và bậc thềm khu cộng đồng. Hệ thống phụ Lưới lục giác lệch tâm: chi tiết núi giả lập trong khu leo núi. Đường uốn lượn: chi tiết băng ghế khu học giả. 4.6.2 Những quy tắc áp dụng trong thiết kế: Theo Grant W. Reid (2006) về các nguyên tắc thiết kế chính, trong đó, đồ án này áp dụng 8 nguyên tắc, cụ thể như sau: Sự thống nhất: các phân khu trong thiết kế ngoài tuân theo ý nghĩa tạo hình trong ý tưởng chủ đạo còn tuân theo những hệ khung sườn là các lưới cấu trúc đã trình bày ở trên, tạo ra sự thống nhất về đường nét, bố trí các cây bụi tương tự thành từng nhóm rõ ràng, sử dụng vật liệu và bố trí vật dụng thống nhất theo chủ đề tạo ra hình ảnh tự nhiên trong thiết kế.
47
Sự hài hòa: các phân khu chức năng được xác định tính chất dựa theo phương pháp ROS (xem mục 2.1.2), trong đó mỗi phân khu sẽ có mức độ động – tĩnh và phương án triển khai thiết kế khác nhau, từ đó đưa ra sự sắp xếp các phân khu để tạo ra sự thay đổi nhẹ nhàng giữa chúng, giúp mạch cảnh quan được hòa trộn, ăp khớp, hài hòa với nhau. Tính đúng đắn và giá trị công năng: trong phân bổ giao thông và vật dụng, thiết kế nhắm đến mục đích giá trị sử dụng là chính, tránh đưa ra số lượng và chủng loại quá nhiều tạo ra sự đa dạng vô nghĩa. Sự thu hút: ở những khu vực chức năng trung tâm của công viên sử dụng đa dạng các loài thực vật, vật liệu với hình dạng và màu sắc khác nhau nhằm tạo ra sự thu hút đối với người sử dụng. Sự đóng khung: quy tắc sắp xếp bao cảnh để hướng tia nhìn đến một phần cụ thể của cảnh quan, quy tắc này áp dụng trong sân tự học. Tính đơn giản: giản lược chủng loại, số lượng thực vật và vật liệu ở những khu vực tĩnh hay khu vực có tính chất đặc thù để tránh gây ra sự hỗn loạn cũng như sự đa dạng vô nghĩa. Sự cân bằng: thể hiện sự ổn định và tạo ra cảm giác thanh bình. Xuyên suốt chiều dài của suối là sự cân bằng phi quy tắc, hai bên bờ suối là các phân khu với những hình dạng khác nhau, không đối xứng với nhau, ở những điểm nhìn khác nhau lại cho ra một trục cảnh quan ảo khác nhau, nhưng trên tổng thể lại tạo ra cảm giác cân bằng. Giá trị của tính cân bằng này được áp dụng vào các điểm nhìn tại khu vực sân thủy vọng và 2 cầu bộ hành trong khu mảng xanh tĩnh. Hướng nhìn từ đây vào dòng suối và cảnh quan dọc theo nó tạo ra sự lôi cuốn một cách nhẹ nhàng, thanh bình. Tính tỷ lệ: tỷ lệ con người được áp dụng trong xây dựng các chi tiết ghế ngồi, bậc thềm ngồi trong công viên.
48
4.6.3 Khu vực thác nước:
Hình 4. 12 Thác nước 3 tầng. Dựa vào địa hình đồi dốc theo hướng Bắc Nam, khu vực này với vị trí nằm ở cực Bắc của công viên, được tận dụng để xây dựng một thác nước 3 tầng thấp, mỗi bậc nước chênh lệch cao độ không quá 0.7m, tạo ra dòng thác chảy nhẹ không quá ồn ào. Thác nước là điểm nhấn sinh động cho dòng suối, sự kết hợp giữa các vật liệu tự nhiên và cây xanh đưa đến một không gian cảnh quan thuộc phạm trù Nguyên thủy (xem mục 2.1.2) làm nổi bật vẻ đẹp của dòng chảy cũng như giá trị của địa hình. Trong đó, không bố trí các lối đi được cơ giới hóa, phần hoạt động duy nhất của con người là một bãi sỏi dốc hướng về phía thác.
49
Hình 4. 13 Bãi sỏi bên cạnh thác nước. Hình dạng các bậc thác được thiết kế dựa trên hệ lưới cấu trúc Ellisp, tạo thành đường cong chéo theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, làm tăng chiều dài của bậc thác trong không gian nhỏ hẹp, giúp đảm bảo cảm nhận của người thưởng ngoạn khi các bậc thác có chênh lệch độ cao thấp.
Hình 4. 14 Thác nước hình cung kéo dài trở nên huyền ảo về đêm bởi ánh đèn xanh tím.
50
4.6.4 Khu thủy vọng:
Hình 4. 15 Phối cảnh mặt bằng Sân thủy vọng. Sân thủy vọng là công trình nổi bật, điểm nhấn chính của công viên. Được bố trí tại khu vực có cao độ cao nhất của cụm khu chức năng trung tâm nhánh 1, từ đây có thể quan sát cảnh quan của toàn công viên. Thiết kế sân thủy vọng lấy ý tưởng từ đường nét tối giản của hình ảnh chiếc lá dâu tằm kết hợp với hệ lưới cấu trúc 450/900, phân chia thành 3 tầng. Tầng trệt (245m2) có chức năng của một bãi đỗ xe lớn, phục vụ cho toàn bộ công viên nhánh 1. Trong khi đó, tầng 1 (245m2) và tầng 2 (550m2) được thiết kế trở thành những khu vực vọng cảnh với không gian mở, không bị hạn chế hướng nhìn. Các tầng vọng cảnh được xây dựng lấn ra mặt nước, tăng khả năng tiếp cận để thưởng lãm mặt nước và thác nước, do đó như đã trình bày về tính cần bằng trong mục 4.6.2, thiết kế có được những góc nhìn đắt giá dọc theo dòng nước, từ đây giữa độ cao của những tàn cây, tạo nên cảm giác trong lành, gần gũi với thiên nhiên.
51
Hình 4. 16 Tầng trệt Sân thủy vọng – Bãi xe.
Hình 4. 17 Tầng 1 Sân thủy vọng.
52
Hình 4. 18 Tầng 2 Sân thủy vọng.
Hình 4. 19 Góc nhìn hướng thác từ tầng 2 Sân thủy vọng.
53
Hình 4. 20 Góc nhìn xuôi dòng hướng Nam từ tầng 2 Sân thủy vọng.
Hình 4. 21 Các xích đu như treo lơ lửng giữa tàn cây. Từ vị trí này trở về phía Nam công viên là các phân khu chức năng thuộc phạm trù Đô thị. Do đó, để đảm bảo quy tắc hài hòa, phân khu với công trình xây dựng lớn như khu thủy vọng, tiếp giáp giữa khu thác nước và phần còn lại, được thiết kế với các
54
chi tiết (xích đu, bộ ghế trang trí, cụm đá tiểu cảnh, lan can) và bề mặt vật liệu hoàn thiện dựa trên phương pháp Thiết kế phỏng sinh học. Ngoài ra, phần sân thủy vọng với các đường tối giản mô tả gân lá, được thiết kế trang trí bằng mosaic, tạo điểm thu hút, đặc biệt riêng cho không gian rộng lớn này.
Hình 4. 22 Chi tiết xích đu và lan can cầu thang.
Hình 4. 23 Chi tiết bộ ghế di động hình sỏi và lan can Sân thủy vọng.
55
Hình 4. 24 Chi tiết bộ đá trang trí dạng khúc gỗ.
Hình 4. 25 Khảm Mosaic trang trí sàn Sân thủy vọng.
56
4.6.5 Khu tự học:
Hình 4. 26 Khu tự học. Theo như bản đồ quy hoạch (xem phụ lục 1), khu vực nhánh 1 này gần với khu vực trường học, với hệ quả là nhu cầu về các nơi học tập, ngoại khóa của học sinh. Do đó, đồ án thiết kế riêng một khu vực công cộng, nơi không chỉ có thể phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, mà còn có thể trở thành nơi học tập sáng tạo, thú vị. Chúng ta vẫn thường thấy những nét chữ nháp bài bám đầy trên các mảnh tường hay sân thượng trường học. Ý tưởng cho khu vực này là biến sân bê tông thành bảng viết, biến hàng ghế đá thành ghế giảng đường. Vẫn sử dụng hình ảnh tối giản của chiếc lá tằm và hệ lưới cấu trúc 450/900, xây dựng nên những hàng ghế bao quanh sân nghỉ, phía sau những hàng ghế này, phần hướng ra đường lộ sử dụng cây cẩm tú cầu trồng cao tạo thành “bức tường” ngăn cách khu học với phần ồn ào ngoài phố, từ đó tập trung hướng nhìn về phía “bảng đen” nằm dưới sân. Màu sắc sử dụng cho vật liệu trong khu vực là màu xanh lá cây nhạt của bê tông sỏi cho băng ghế, màu đen cho bê tông siêu thấm của “bảng đen”, tạo ra sự tương phản dịu nhẹ, vừa đủ để vẫn tạo ra sự thu hút cho bảng đen mà không gây chói mắt.
57
Hình 4. 27 Một nhóm tự học với những nét phấn viết dưới sàn. Phân khu này cũng là phân khu nối tiếp với thác nước về phía Nam, là một trong những vị trí thưởng ngoạn thác nước. Lối đi ven bờ suối được thiết kế dựa trên hệ lưới cấu trúc Ellisp, tạo ra những hình vòng cung, làm tăng chiều dài của lối đi uốn lượn, cùng với bề rộng 2m, chỉ đủ cho nhóm từ 2 – 3 người đi cùng lúc, giúp làm giảm tốc độ di chuyển trong khu vực này, vừa giúp thưởng ngoạn cảnh thác nước chậm rãi hơn, vừa giúp giảm tính náo nhiệt cho khu tự học.
58
Hình 4. 28 Góc nhìn hướng thác từ khu tự học.
Hình 4. 29 Sân tự học về đêm.
59
4.6.6 Khu học giả:
Hình 4. 30 Khu học giả. Trong xã hội ngày nay, việc đọc sách, trau dồi kiến thức là một nhu cầu tất yếu để phát triển, hay đơn giản khi nói đến nhu cầu học tập của học sinh, thì không chỉ có những đối tượng sử dụng là nhóm, mà còn có cả nhu cầu cho cá nhân riêng tư. Vì vậy, đồ án tiếp tục xây dựng một khu vực riêng phục vụ cho nhu cầu này. Ở đó, thiết kế nhắm đến tạo ra một “phòng đọc mở” giữa thiên nhiên. Chi tiết ghế ngồi được lấy ý tưởng từ hình ảnh dải lụa ở công đoạn phơi khô trong quy trình sản xuất lụa tơ tằm, giữa hai thanh sào, tấm lụa trũng xuống mềm mại như chiếc võng, từng dải lụa nhấp nhô đan xen lẫn nhau, toàn bộ được đưa vào thiết kế cho chi tiết ghế ngồi. Ở đó là sự kết hợp các đường cong đồ thị hình sin với tỷ lệ con người, mỗi nhịp là một ghế ngồi đơn, trong đó độ cao mê ngồi, độ ngả của mê tựa trong mỗi một nhịp ghế được căn chỉnh phù hợp để một người có thể ngồi thoải mái. Các đoạn băng ghế được sắp xếp so le với nhau, tạo ra sự ngăn cách giữa những băng ghế kế cận.
60
Hình 4. 31 Ghế ngồi từ hình ảnh dải lụa. Mặt bằng chung của phân khu này được thiết kế dựa trên hệ lưới cấu trúc Ellisp, trong đó phần lối đi trở nên phình to ra gần như trở thành 1 sân nhỏ, là nơi hướng đến của các góc nhìn từ các bậc băng ghế phía Đông nội khu. “Mảnh sân nhỏ” này có tác dụng mở rộng không gian, tạo cảm giác thoải mái hơn cho người thưởng ngoạn, khi mà các băng ghế được thiết kế mang tính cá nhân với những giới hạn không gian riêng chỉ dành cho 1 người sử dụng.
61
Hình 4. 32 “Mảnh sân nhỏ” mở rộng không gian.
Hình 4. 33 Khu học giả về đêm.
62
4.6.7 Cầu cảnh quan:
Hình 4. 34 Cầu cảnh quan. Giữa cảnh quan với mặt nước chiếm diện tích lớn, ai cũng sẽ có cảm giác mong muốn được tiếp cận vào giữa lòng nước để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó, nhưng khác với sân thủy vọng, cầu cảnh quan có cao độ thấp hơn, người thưởng ngoạn được tiếp cận gần với mặt nước hơn tạo ra một trải nghiệm cảnh quan thú vị, đây cũng là 1 vị trí áp dụng quy tắc cân bằng. Ngoài ra, mục đích kết nối giữa hai bờ cảnh quan cũng là lý do hình thành khu vực này. Trên mặt bằng tổng thể có thể thấy, thiết kế cho các phân khu của nhánh 1 sử dụng nhiều đườngg cong Ellisp, tối giản hóa của hình ảnh kén tằm. Ở đây, đường cong này tạo nên nét mới lạ thay cho những cây cầu “thẳng tắp”, điều đó cũng tạo nét mới mẻ hơn trong trải nghiệm thưởng ngoạn cảnh quan. Những lối đi uốn lượn kéo dài luôn giúp giảm tốc độ di chuyển, là một nhân tố quan trọng trong trải nghiệm.
63
Hình 4. 35 Cầu cảnh quan về đêm. 4.6.8 Khu leo núi thể thao:
Hình 4. 36 Khu leo núi thể thao. Hoạt động leo núi thể thao hiện nay đã không còn quá xa lạ. Ở một thành phố với những cư dân trẻ năng động và ngày càng ưa thích khám phá, việc có những hoạt động
64
này trong khu vực công cộng và được sử dụng miễn phí sẽ tạo nên điểm đến thú vị, công viên không còn chỉ là nơi ngắm cảnh. Như đã trình bày ở phần mục tiêu của đồ án, một khu vực hoạt động công cộng mở dành cho nhiều người cùng sử dụng có thể “khiến mọi người gần lại nhau hơn”. Là một khu vực nằm trong phạm trù Đô thị, với nội dung là một hoạt động hiện đại, ngoài mặt bằng chung vẫn đi theo hệ lưới Ellisp, thiết kế còn sử dụng hệ lưới cấu trúc Lục giác lệch tâm để tạo ra hình dạng của núi nhân tạo này. Những đường nét khỏe khoắn luôn được sử dụng trong các thiết kế hiện đại, hệ lưới Lục giác với các góc tù 1200 vừa đủ để tạo ra các góc cạnh hoàn chỉnh mà không gây phương hại đến người sử dụng công trình. Cùng với những màu sắc tươi sáng sử dụng cho sàn và các điểm nắm trên thân núi, thiết kế tạo ra không gian năng động, kích thích hoạt động cho người tham gia. Điều này cũng phù hợp với lý thuyết của Gayle Souter-Brown về thiết kế cảnh quan vì sức khỏe và cảm xúc (xem mục 2.1.2).
Hình 4. 37 Hoạt động leo núi thể thao.
65
Hình 4. 38 Khu leo núi thể thao về đêm. 4.6.9 Khu cộng đồng:
Hình 4. 39 Thềm tam cấp khu cộng đồng. Phân khu được thiết kế dựa trên hệ lưới cấu trúc đa giác không quy tắc, tạo hình cho lối đi và thềm tam cấp. Khu cộng đồng là phân khu thuộc phạm trù Đô thị, cũng
66
như khu leo núi đã trình bày ở trên, thiết kế đưa vào những đường nét dứt khoát, khỏe khoắn để đưa ra một thiết kế hiện đại, năng động, cùng với bề rộng 3m lối đi ở đây được thiết kế để có vận tốc di chuyển nhanh hơn so với những lối đi đã trình bày. Ngoài phục vụ nhu cầu đi dạo, chạy bộ còn có thể chạy xe đạp là các hoạt động rèn luyện thể lực, đó chính là chức năng chính của phân khu này.
Hình 4. 40 Hoạt động trên đường giao thông cấp 2 khu Cộng đồng. Khu cộng đồng cũng là một phân khu đáp ứng mục tiêu “khiến mọi người lại gần nhau hơn” của đồ án này, Thềm tam cấp là một khu vực được xây dựng để thực hiện mục tiêu đó. Nói về chức năng, Thềm tam cấp là những bậc thềm ngồi nghỉ và thưởng ngoạn khung cảnh. Tuy nhiên ở phân khu này, đồ án hạn chế phân bổ các loại ghế công viên rời, mà tích hợp ghế ngồi vào công trình, mục đích làm giảm sự rời rạc và dư thừa trong khung cảnh, đồng thời tập trung mọi người lại một khu vực có thể ngồi chung với nhau mà không có các khoảng ngăn cách. Đối với Thềm tam cấp, người sử dụng phải chia sẻ không gian, cho dù không ngồi cạnh nhau. Điểm nhấn cho Thềm tam cấp là các khảm Mosaic trên các mặt đứng của bậc thềm, vì là khu vực có diện tích nhỏ, lại tập trung đông người, nên thiết kế hạn chế đưa vào các chi tiết trang trí trên mặt bằng để không gây cảm giác chật chội, dư thừa.
67
Hình 4. 41 Khảm Mosaic Thềm tam cấp. 4.6.10 Khu vực mảng xanh tĩnh: Là những khu vực được thiết kế để tạo ra mảng xanh nhưng rất hạn chế hoạt động của con người. Bố trí các lối đi dạo đơn giản, nhỏ hẹp, phần cực Nam của công viên nhánh 1 với diện tích hẹp trải dài được bố trí 2 cây cầu bộ hành nhằm phục vụ nhu cầu kết nối 2 bên bờ suối và tạo ra góc nhìn áp dụng quy tắc cân bằng.
Hình 4. 42 Cầu bộ hành.
68
Hình 4. 43 Góc nhìn dọc theo dòng suối từ cầu bộ hành. Sự phối kết cây xanh ở đây cũng hạn chế đa dạng loài và hạn chế cây bụi, mục đích làm giảm công sức chăm sóc, cũng là một cách hạn chế hoạt động của con người đối với những khu vực này. Điều này nhằm phục vụ cho mục tiêu “xây dựng khu ở cho các loài động vật hoang dã trong vùng” đã trình bày ở mục 4.3. 4.6.11 Mặt nước suối: Là phần chiếm diện tích lớn nhất trong công viên và cũng là yếu tố cảnh quan chính của thiết kế. Dòng suối trải dài theo hướng Bắc Nam, hạ nguồn của nhánh 1 hướng về khu vực Hồ trung tâm của toàn bộ công viên suối Hà Giang. Dọc theo chiều dài của mình, mặt nước suối được bố trí 2 điểm xây dựng hồ chứa nước, với lòng suối sâu hơn các phần còn lại, nhằm giải quyết khó khăn về thủy văn như đã nêu ở mục 4.1.3. Vị trí thứ nhất nằm ở cực Bắc công viên, phía trên thác nước. Vị trí thứ hai là phần diện tích mặt nước có bề ngang rộng nhất của nhánh 1, nằm trong khu vực cụm phân khu trung tâm.
69
Hình 4. 44 Hồ chứa nước ở cực Bắc công viên nhánh 1.
Hình 4. 45 Cụm khu chức năng trung tâm về đêm. 4.7. Danh mục cây xanh sử dụng trong thiết kế: Sử dụng các loài cây bản địa và loài cây phù hợp với thổ nhưỡng địa phương là một cách tiết kiệm năng lượng (xem mục 2.1.2), hay nói cách khác là tiết kiệm chi phí bảo dưỡng. Đối với các công trình công cộng, việc tiết kiệm chi phí là điều cần thiết.
70
Bảng 4. 4 Danh mục cây bóng mát. STT Kí hiệu
Tên cây
Tên khoa học
Họ thực vật (*)
Cây bản địa
Muồng hoa 1
T-Cj
đào
Cassia javanica
Fabaceae
Pinus kesiya
Pinaceae
(08 cây)
2
T-Pk
Thông ba lá (22 cây)
Cây đặc biệt phù hợp khí hậu địa phương
3
T-Jm
Phượng tím
Jacaranda
(03 cây)
mimosifolia
71
Bignoniaceae
Hình ảnh
Kèn 4
T-Tr
hồng
Tabebuia rosea
Bignoniaceae
Cassia fistula
Fabaceae
Delonix regia
Fabaceae
(12 cây)
Muồng 5
T-Cf
hoàng yến (16 cây)
6
T-Dr
Phượng vĩ (1 cây)
Phượng 7
T-Se
vàng (2 cây)
Schigolobium excelsum
72
Fabaceae
Lộc 8
T-Ba
vừng (01 cây)
Ngọc lan 9
T-Mc
vàng (07 cây)
10
T-Ks
Sọ khỉ (03 cây)
Barringtonia acutangula
Michelia
Lecythidaceae
Magnoliaceae
champaca
Khaya senegalensis
Meliaceae
(*) Bảng thống kê được sắp xếp thứ tự abc theo họ thực vật. Bảng 4. 5 Danh mục cây bụi – cây phủ nền. STT
Kí hiệu
Tên cây
Tên khoa học
Họ thực vật (*)
Cây bản địa
1
S-Td
Dã quỳ
Tithonia
(122 m2)
diversifolia
73
Asteraceae
Hình ảnh
Bìm bìm 2
G-Ic
(197,32m2 )
3
S-Hs
Ipomoea cairica
Bụp giấm
Hibiscus
(18,5 m2)
sabdariffa
Convolvulaceae
Malvaceae
Dâu tằm 4
S-Ma
(196,558
Morus alba
Moraceae
m2)
5
S-Rt
6
S-Cb
Sim tím
Rhodomyrtus
(78,5 m2)
tomentosa
Cỏ mật lông
Chloris
(60,8 m2)
barbata
74
Myrtaceae
Poaceae
7
S-Si
Đuôi chuột
Stachytarpheta
(17,4 m2)
indica
Verbenaceae
Cây đặc biệt phù hợp khí hậu địa phương
8
S-Ap
9
S-Sm
10
S-Hv
11
S-Hf
Thanh anh
Agapanthus
(20,3 m2)
africanus
Hồng tú cầu
Scadoxus
(44,9m2)
multiflorus
Hoa huệ
Hippeastrum
(17,2 m2)
vittatum
Kim châm (50,3 m2)
Amaryllidaceae
Amaryllidaceae
Amaryllidaceae
Hermerocallis fulva
Asphodelaceae
aurantiaca
75
Thu hải 12
S-Bs
đường (72,9 m2)
13
S-Ea
S-Ar
Evovulus
(07 m2)
alsinoides
tượng (8 m2)
Cô tòng lá 15
S-Cv
đốm (41,227 m2)
16
S-Ep
semperflorens
Thanh tú
Cỏ tai 14
Begonia
Trạng nguyên (14,8 m2)
Acalypha radians
Codiaeum variegatum
Euphorbia pulcherrima
76
Begoniaceae
Convolvulaceae
Euphorbiaceae
Euphorbiaceae
Euphorbiaceae
17
S-Lc
18
S-Hm
19
S-Ss
20
S-Bv
21
G-Ot
Hồng phụng
Loropetalum
(11,2 m2)
chinense
Cẩm tú cầu
Hydrangea
(111,2 m2)
macrophylla
Tía tô cảnh
Solenostemon
(45,642 m2)
scutellarioides
Bông giấy
Bougainvillea
(136.07 m2)
spectabilis
Bướm đêm
Oxalis
(8 m2)
triangualaris
77
Hamamelidaceae
Hydrangeaceae
Lamiaceae
Nyctaginaceae
Oxalidaceae
22
G-Ac
23
S-Rs
24
S-Sr
Cỏ lá gừng
Axonopus
(1542,9m2)
compressus
Hoa hồng (15,2 m2)
Rosa sp.
Poaceae
Rosaceae
Thiên điểu
Strelitzia
(65 m2)
reginae
Strelitziaceae
4.8. Danh mục vật liệu sử dụng: Bảng 4. 6 Bảng danh mục vật liệu sử dụng. STT
Tên vật liệu
Mô tả
Số lượng (m2)
1
M-01
Đá trắng băm mặt
852
78
Hình ảnh minh họa
2
M-02
Khảm Mosaic
143,38
3
M-03
Sỏi trắng
36,7
4
M-04
Bê tông kéo sợi
22
5
M-06
Bê tông siêu thấm màu đen
50
6
M-07
Bê tông sỏi màu xanh lá cây
107,5
79
7
M-08
Gạch cubic xếp caro 2 màu xanh lá - đen
8
M-09
Đá tảng tự nhiên
120,8
9
M-10
Đá cuội xanh
19,5
10
M-11
Cát sông mịn
162,2
11
M-12
Nền vụn cao su màu vàng
68
80
10,3
12
M-13
Nền vụn cao su màu đỏ
43
13
M-14
Nền vụn cao su màu hồng
26,3
M-15
Nền vụn cao su màu xanh lá cây nhạt
31,5
15
M-16
Nền vụn cao su màu xanh lá cây đậm
59,5
16
M-17
Đá cubic màu trắng xám
522
14
81
17
M-18
Bê tông áp khuôn
460,3
18
M-19
Gỗ ngoài trời
210,5
19
M-20
Đá bó vỉa màu trắng xám
563m
4.9. Danh mục thiết bị - vật dụng: Bảng 4. 7 Danh mục thiết bị - vật dụng. STT Tên thiết bị
1
Bộ đá trang trí
Số lượng (cái)
Mô tả
Hình dạng khúc gỗ
05
82
Hình ảnh minh họa
2
Bộ trang trí di động
Hình dạng viên sỏi Màu hồng, xanh, đen
08
3
Đèn âm nước
Màu xanh tím
34
4
Đèn âm sàn
5
Đèn cao
6
Đèn cao áp năng lượng mặt trời
7
Đèn led dây
26
Kiểu cổ điển
19
05
Màu vàng
158 m
83
8
Đèn rọi cây
19
9
Đèn rọi lối đi
Đèn thấp
68
10
Đèn trang trí lan can bờ nước
Kiểu cổ điển
08
11
Đèn treo
Treo kèm xích đu Kiểu cổ điển
08
12
Ghế ngồi
Bằng gỗ màu nâu
14
13
Ghế ngồi
Bằng gỗ sơn màu trắng.
07
84
14
Sọt rác mẫu 1
Kiểu hiện đại đơn giản
32
15
Sọt rác mẫu 2
Kiểu cổ điển
37
16
Xích đu
08
85
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Đề tài “Thiết kế cảnh quan công viên suối Hà Giang, nhánh 1, phường I, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng” được tiến hành tại Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, từ tháng 04/2018 đến tháng 08/2018, kết quả đạt được như sau: - Khảo sát hiện trạng cho thấy điều kiện địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và thủy văn phù hợp để xây dựng một công viên suối, địa hình phân tầng phức tạp, mực nước thay đổi theo mùa là những khó khăn cần giải quyết để đảm bảo lượng nước cho cảnh quan. - Ý tưởng thiết kế: đồ án được thiết kế dựa trên hình tượng của nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa truyền thống của thành phố Bảo Lộc. - Kết quả của phương án thiết kế bao gồm: Hồ sơ thiết kế: 53 bản vẽ. Bản vẽ phối cảnh thể hiện thiết kế: 35 bản vẽ. Danh mục cây xanh, vật liệu, vật dụng và thiết bị chiếu sáng sử dụng. Thuyết minh thiết kế. 5.2. Kiến nghị: Đồ án thiết kế cảnh quan công viên suối Hà Giang, nhánh 1 đã hoàn tất tuy nhiên vẫn còn những hạng mục chưa thật sự hoàn chỉnh, cần có sự nghiên cứu, đóng góp để bản thiết kế được hoàn thiện hơn. Các mảng xanh phải được theo dõi để chăm sóc, bảo dưỡng, và giải quyết kịp thời khi có vấn đề dịch hại phát sinh để cây phát triển tốt, đảm bảo môi trường sống cho các loài động vật hoang dã. Một số vấn đề khác như:
86
Thiết kế cảnh quan bảo tồn được địa hình không chỉ là một khẩu hiệu mà còn là một định hướng cấp thiết cho lĩnh vực kiến trúc, xây dựng, cảnh quan trước những sự thay đổi gây tàn phá thiên thiên, cũng như sự tăng cao của nhu cầu hòa mình, trở lại với tự nhiên của con người. Các đề án nhằm bảo tồn thiên nhiên dù là những mảng khác nhau cũng cần được nhân rộng và phát triển. Việc áp dụng các loài cây tự nhiên đặc hữu thay vì những giống ngoại lai cũng là một sự thay đổi cần thiết trong các bản đề án thiết kế cảnh quan hiện tại. Do thị hiếu của người tiêu dùng, ưa chuộng các sản phẩm ngoại nhập, đồng thời ý thức và kiến thức về bảo vệ môi sinh trong cộng đồng còn kém, cộng với vấn nạn thu hẹp diện tích đất tự nhiên, dẫn đến các loài bản địa bị mất dần nơi ở, nghiêm trọng hơn là kéo theo những hậu quả lâu dài do mất cân bằng sinh thái. Vì vậy từ đề tài này kiến nghị các ngành có liên quan lưu tâm và thực hiện các nghiên cứu chuyên môn giúp đưa các giống nội địa trở lại vị trí vốn có, để từ đó thiết kế cảnh quan cũng có nguồn tư liệu để thực hiện tốt sứ mệnh này.
87
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Công ty TNHH Kim Mộc, 2012. Bản vẽ mặt bằng AutoCAD khu công viên văn hóa Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước Bản đồ quy hoạch – sử dụng đất phân khu Cụm Đô thị trung tâm, một phần phường I, II, B'Lao, Tp. Bảo Lộc. 2. Công ty TNHH Kim Mộc, 2017. Bản vẽ quy hoạch – sử dụng đất một phần phường I, Tp. Bảo Lộc. 3. Công ty TNHH Kim Mộc, 2015. Bản vẽ hiện trạng khu vực suối Hà Giang. 4. Bộ Xây Dựng, 2004. Quy chuẩn Việt Nam 01:2004/BXD, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng quy định kỹ thuật hệ thống giao thông đô thị. 5. Nguyễn Đỗ Dũng và cộng sự, 2015. Báo cáo tiếng Việt dự án NetSong. Cuộc thi thiết kế cảnh quan bờ sông Hàn, thành phố Đà Nẵng. 6. Grant W. Reid (Bản dịch của Hà Nhật Tân). Từ ý đến hình trong thiết kế cảnh quan, NXB Văn hóa thông tin, thành phố Hồ Chí Minh. 7. Đặng Xuân Mạnh và cộng sự. Thiết kế cải tạo khu lịch sử công viên Đống Đa, Hà Nội. Đồ án thiết kế cảnh quan, Bộ môn Kiến trúc cảnh quan, Đại học Xây dựng Hà Nội. 8. Thái Hà Như, 2017. Đồ án Dream Valley Spa Resort. Đồ án kiến trúc cảnh quan 5, Thiết kế cảnh quan khu chuyên dụng, Khoa Quy hoạch, Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh. 9. Hàn Tất Ngạn, 1999. Kiến trúc cảnh quan, NXB Xây Dựng, Hà Nội. 10. Lê Đàm Ngọc Tú, 2006. Bài giảng Quy hoạch xây dựng và phát triển đô thị, trường Đại học Xây dựng Miền Trung (lưu hành nội bộ). 11. Phan Hoàng Quang Vinh, 2016. Thiết kế cảnh quan resort Lamero Làng Vân. Đồ án kiến trúc cảnh quan 5, Thiết kế cảnh quan khu chuyên dụng, Khoa Quy hoạch, Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh.
88
12. Ủy ban nhân dân Thành phố Bảo Lộc, 2012. Quyết định số 1731/QĐ-UBND NGÀY 28/6/2012 của UBND Tp. Bảo Lộc v/v phê duyệt Quy hoạch phân khu Cụm Đô thị trung tâm một phần phường I, II, B'Lao.
TIẾNG ANH 13. Gayle Souter-Brown, 2015. Landscape and Urban design for Health and Wellbeing, Taylor & Francis Group, USA. 14. Sue Reed, 2010. Energy-Wise landscape design, New society Publishers, Canada. 15. Simon Bell, 1997. Design for outdoor recreation, Spon press, London. 16. Elizabeth Boults & Chip Sullivan, 2010. Illustrated history of Landscape design, John Wiley & Sons, Inc, Canada. 17. Nick Robinson, 2004. Planting desing handbook, Ashgate Publishing Limited, England.
WEBSITE 18. Thái Lan Anh, 2012. Không gian công cộng và phương pháp tiếp cận. Ngày truy cập: 06/03/2018. URL:
http://kienviet.net/2012/07/24/khong-gian-cong-cong-va-phuong-phap-
tiep-can 19. Xanh Hồng Chuôi, 2018. Thiết kế Phỏng Sinh học (Biomimetic Design) là gì. Ngày truy cập 01/08/2018. URL:
http://designs.vn/tin-tuc/thiet-ke-phong-sinh-hoc-biomimetic-design-la-
gi-_15598.html#.W3OzzOgzZaQ 20. Chu Quốc Hùng, 2017. Nghề dâu tằm truyền thống Bảo Lộc. Ngày truy cập 06/03/2018. URL:
https://bnews.vn/nghe-dau-tam-to-truyen-thong-bao-loc-da-hoi-
sinh/66617.html
89