2 minute read

\u0110\u1ED3 \u00E1n t\u1ED1t nghi\u1EC7p Thi\u1EBFt k\u1EBF c\u1EA3nh quan (lu\u1EADn v\u0103n) - B\u1EA3o v\u1EC7 \u0111\u1ED3 \u00E1n th\u00E1ng 8/2018

4.6.3 Khu vực thác nước:

Advertisement

Dựa vào địa hình đồi dốc theo hướng Bắc Nam, khu vực này với vị trí nằm ở cực Bắc của công viên, được tận dụng để xây dựng một thác nước 3 tầng thấp, mỗi bậc nước chênh lệch cao độ không quá 0.7m, tạo ra dòng thác chảy nhẹ không quá ồn ào. Thác nước là điểm nhấn sinh động cho dòng suối, sự kết hợp giữa các vật liệu tự nhiên và cây xanh đưa đến một không gian cảnh quan thuộc phạm trù Nguyên thủy (xem mục 2.1.2) làm nổi bật vẻ đẹp của dòng chảy cũng như giá trị của địa hình. Trong đó, không bố trí các lối đi được cơ giới hóa, phần hoạt động duy nhất của con người là một bãi sỏi dốc hướng về phía thác.

4.6.4 Khu thủy vọng:

Thiết kế sân thủy vọng lấy ý tưởng từ đường nét tối giản của hình ảnh chiếc lá dâu tằm kết hợp với hệ lưới cấu trúc 45 0 /90 0 , phân chia thành 3 tầng. Tầng trệt (245m 2 ) có chức năng của một bãi đỗ xe lớn, phục vụ cho toàn bộ công viên nhánh 1. Trong khi đó, tầng 1 (245m 2 ) và tầng 2 (550m 2 ) được thiết kế trở thành những khu vực vọng cảnh với không gian mở, không bị hạn chế hướng nhìn. Các tầng vọng cảnh được xây dựng lấn ra mặt nước, tăng khả năng tiếp cận để thưởng lãm mặt nước và thác nước, do đó như đã trình bày về tính cần bằng trong mục 4.6.2, thiết kế có được những góc nhìn đắt giá dọc theo dòng nước, từ đây giữa độ cao của những tàn cây, tạo nên cảm giác trong lành, gần gũi với thiên nhiên.

4.6.5 Khu tự học:

Chúng ta vẫn thường thấy những nét chữ nháp bài bám đầy trên các mảnh tường hay sân thượng trường học. Ý tưởng cho khu vực này là biến sân bê tông thành bảng viết, biến hàng ghế đá thành ghế giảng đường. Vẫn sử dụng hình ảnh tối giản của chiếc lá tằm và hệ lưới cấu trúc 45 0 /90 0 , xây dựng nên những hàng ghế bao quanh sân nghỉ, phía sau những hàng ghế này, phần hướng ra đường lộ sử dụng cây cẩm tú cầu trồng cao tạo thành “bức tường” ngăn cách khu học với phần ồn ào ngoài phố, từ đó tập trung hướng nhìn về phía “bảng đen” nằm dưới sân. Màu sắc sử dụng cho vật liệu trong khu vực là màu xanh lá cây nhạt của bê tông sỏi cho băng ghế, màu đen cho bê tông siêu thấm của “bảng đen”, tạo ra sự tương phản dịu nhẹ, vừa đủ để vẫn tạo ra sự thu hút cho bảng đen mà không gây chói mắt.

4.6.6 Khu học giả:

Trong xã hội ngày nay, việc đọc sách, trau dồi kiến thức là một nhu cầu tất yếu để phát triển, hay đơn giản khi nói đến nhu cầu học tập của học sinh, thì không chỉ có những đối tượng sử dụng là nhóm, mà còn có cả nhu cầu cho cá nhân riêng tư. Vì vậy, đồ án tiếp tục xây dựng một khu vực riêng phục vụ cho nhu cầu này. Ở đó, thiết kế nhắm đến tạo ra một “phòng đọc mở” giữa thiên nhiên.

Chi tiết ghế ngồi được lấy ý tưởng từ hình ảnh dải lụa ở công đoạn phơi khô trong quy trình sản xuất lụa tơ tằm, giữa hai thanh sào, tấm lụa trũng xuống mềm mại như chiếc võng, từng dải lụa nhấp nhô đan xen lẫn nhau, toàn bộ được đưa vào thiết kế cho chi tiết ghế ngồi. Ở đó là sự kết hợp các đường cong đồ thị hình sin với tỷ lệ con người, mỗi nhịp là một ghế ngồi đơn, trong đó độ cao mê ngồi, độ ngả của mê tựa trong mỗi một nhịp ghế được căn chỉnh phù hợp để một người có thể ngồi thoải mái. Các đoạn băng ghế được sắp xếp so le với nhau, tạo ra sự ngăn cách giữa những băng ghế kế cận.

This article is from: