ARTDECO: Art Book

Page 1






ART DECO A R T b O O K

Đ

ến với nghê thuật phương Tây, chúng ta không khỏi choáng ngợp trước sự đồ sộ về lịch sử hình thành, được đắm chìm trong sự mê hoặc của nghệ thuật, khối lượng tác phẩm đồ sộ và thấy được tài hoa của những nhà danh hoạ lấy lừng của thế giới. Trải qua rất nhiều thập kỉ, rất nhiều phong cách nghệ thuật ra đời như PopArt, Retro, Abstration, Impression, ... Nhưng có những phong cách nghệ thuật có sức ảnh hưởng to lớn đến mức định hình cả một thời kì dài, một triều đại, thậm chí ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, triết lý của những con người thời kì đó. ARTDECO Artbook sẽ dẫn đường cho bạn đến với một phong cách nghệ thuật mà ở đó vẻ đẹp của đẹp của máy móc, của cơ khí được tôn vinh một cách hoàn mĩ nhất. Những ứng dụng của nó trong kiến trúc, nội thất, các tác phẩm nghệ thuật, thậm chí trong cả thời trang và điện ảnh. Cuốn sách còn là cuốn cẩm nang khái quát nhất về những điểm mạnh mà khiến cho phong cách nghệ thuật này trở thành một triết lý suy nghĩ về mặt duy mĩ, sự hoàn hảo, ngay ngắn ảnh hưởng đến lối sống của nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí đến bây giờ vẫn nó vẫn còn trường tồn và tạo tiền đề cho những thiết kế hiện đại. Chúc bạn có thể tìm được nhiều điều hữu ích nhất trong hành trình khám phá nghệ thuật của mình, hãy để cuốn sách dẫn đường cho bạn ...


MỤC LỤC 8

ART DECO - SỰ KẾ THỪA HOÀN HẢO TỪ ART NOUVEAU

18

ART DECO - SỰ HOÀN MĨ THAY ĐỔI CẢ THẾ GIỚI

28

ART DECO - NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY ĐẾN VỚI VIỆT NAM



ART DECO SỰ KẾ THỪA HOÀN HẢO TỪ ART NOUVEAU


ĐÔI NÉT VỀ ART NOUVEAU

Art Nouveau (Tân nghệ thuật) là một trường phái quốc tế, một phong cách nghệ thuật, kiến trúc, nghệ thuật ứng dung (đặc biệt là nghệ thuật trang trí) phổ biến vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX (1890–1905). Nghĩa của Art nouveau trong tiếng Pháp là nghệ thuật mới, nó còn được biết đến với cái tên Jugendstil, tức nghệ thuật trẻ trong tiếng Đức, hay một tên khác là Stile Liberty trong tiếng Anh tiếng Ý, theo tên cửa hàng Liberty & Co. tại Luân Đôn, một nơi khiến phòng trào nay trở nên nổi tiếng. Như một sự đối lập lại trường phái hàn lâm của thế kỷ 19, Art nouveau đặc biệt bởi tính kết cấu, đặc biệt bởi các họa tiết, cách điệu hóa, hay sử dụng các đường cong. Art Nouveau là một trong những trường phái nghệ thuật đề cao tính thẩm mĩ và sự tỉ mỉ cao. HH Art Nouveau là một trong những phong trào mỹ thuật khá thịnh, đại diện sự tuyệt hảo và hoàn mĩ. Giống như một trần kính theo phong cách Art Nouveau được trang trí cầu kì và tỉ mỉ.

Bắt đầu xuất hiện một số thiết kế sử dụng nét thẳng, tính trung thực, có sự cân bằng bố cục. Bắt đầu ảnh hưởng đến đến hội hoạ, kiến trúc, các thiết bị cơ khí, nội thất ... Ảnh hưởng đến các ngành trang trí kim hoàn, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật tạo hình và điện ảnh, thời trang.

“Nghệ thuật mới” bắt đầu xuất hiện, còn được gọi là Art Nouveau trên các tác phẩm, công trình kiến trúc, nội thất và kiến trúc tiêu biểu. Công trình Sagrada Família của kiến trúc sư Antoni Gaudí được xây dựng và trở thành một công trình tiêu biểu cho trường phái Art Nouveau.

1890 - 1905

1920 - 1930 10


SỰ RA ĐỜI CỦA ARTDECO

Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính triết trung được bắt đầu tại thành phố Paris vào thập niên 1920 và phát triển ra toàn thế giới trong thập niên 1930. Phong cách này ảnh hướng đến mọi lĩnh vực của thiết kế, bao gồm kiến trúc và thiết kế nội thất, thiết kế công nghiệp, thời trang và trang sức, và cả lĩnh nghệ thuật thị giác như hội họa, nghệ thuật tạo hình và điện ảnh. Khái niệm “art deco” được nhắc đến rộng rãi lần đầu tiên vào năm 1966 sau một cuộc triển lãm tại Paris mang tên ‘Les Années 25’ và đề dưới ‘Art Deco’, kỷ niệm Triển lãm thế giới về công nghiệp hiện đại và mỹ nghệ năm 1925. Nghệ thuật Art Deco tiêu biểu bởi tính thanh lịch, quyến rũ, công năng và hiện đại.

Khái niệm “Art Deco” bắt đầu được nhắc đến một cách rộng rãi, trở thành một trào lưu thịnh hành và lan rộng qua nhiều quốc gia và trở thành một triết lý trong suy nghĩ của một cộng đồng. Nghệ thuật Art Deco tiêu biểu bởi tính thanh lịch, công năng, hiện đại và triết lý về tính thực tế được để cao.

1966 - ... 11


A

rt Nouveau sử dụng chất liệu tạo hình chính từ tự nhiên như cây cỏ, đặc biệt là hoa lá được sử dụng triệt để. Những tác phẩm thường vẽ người phụ nữ làm tâm điểm, tôn lên vẻ quyến rũ, duyên dáng của người phụ nữ thời bấy giờ. Một số hình thức hoá thân người phụ nữ thành những nữ thần, những vị thần của sắc đẹp, của sự trẻ trung và tuổi thanh xuân. Được nhận ra bởi phong cách trang trí phức tạp, tỷ mỉ bằng cách sử dụng các đường thẳng không đối xứng, thường mô tả hoa lá hay các hình xoắn, Art Nouveau có sự sắp xếp bố cục không tuân theo một quy luật nhất định nào, và diễn đạt hết sức phức tạp. Art Nouveau sử dụng rất nhiều hình thức trang trí phức tạp nên nó dần trở nên không thực tế khi thời đại công nghiệp ngày càng lên ngôi, những đồ dùng, những vật dụng sử dụng ngôn ngữ Art Nouveau để thiết kế ngày càng khó chế tác vì đòi hỏi nhân công có tay nghề chất lượng cao. Đó là lý do khiến Art Deco ra đời và lên ngôi.

HH Không còn là những thứ từ tự nhiên nữa, Art Deco bắt đầu khai thác lối sống của những doanh nhân, những phu nhân sống trong sự sa hoa và giàu có, những đề tài về công nghệ đã bắt đầu được tận dụng.

10


HH Chủ đề những nữ thần của sắc đẹp, tuổi thanh xuân, với ngôn ngữ trang trí l lấy từ tự nhiên được các hoạ sĩ theo phong cách Art Nouveau khái thác triệt để.

Art Deco được xem như một sự thừa kế hoàn hảo nhất của trường phái Art Nouveau, khắc phục được những nhược điểm mà Art Nouveau gặp phải. Art Deco bắt đầu tập trung vào cuộc sống của giới thượng lưu, những hoạt động của tầng lớp quý tộc, các doanh nhân, nhà kinh doanh để làm đề tài sáng tác. Những người chồng thành đạt và những vị phu nhân quý phái. Với những đường thẳng, nét mảnh dày có sự điều tiết, những đường zig zag, hình tam giác , những hoa văn với tính lặp lại được sử dụng chủ yếu trong tạo hình và trang trí. Những quy luật trong bố cục được áp dụng như thăng bằng động, đối xứng, nhắc lại, tăng tiến, ... Tất cả được cân nhắc kĩ lưỡng, kết hợp một cách hoàn hảo để tạo nên được nét đặc trưng riêng của ngôn ngữ Art Deco.

13


ĐIỀU GÌ LÀM NÊN SỰ ĐẶC TRƯNG CỦA ART DECO ?

Dù là thừa hưởng những gì tốt nhất từ Art Nouveau nhưng Art Deco thậm chí còn nhiều ấn tượng hơn và dễ được người xem tiếp nhận hơn. Art Deco mang đến sự gọn gàng, rõ ràng và mạch lạc trong việc thể hiện được ý đồ của tác phẩm, người xem còn cảm nhận được một thời đại với tiến bộ khoa học công, thời đại của máy móc công nghiệp tham gia vào việc xây dựng cuộc sống cho con người.

HH Tạo hình rõ ràng, sử dụng nhiểu nét thẳng, mạch lạc, mà sắc rõ ràng là xu hướng chính của những hoạ sĩ Art Deco.

14


Trong khi Art Nouveau với bố cục tự do, bất đăng đối, không theo một quy ước nào rõ ràng, những đường lượn sóng, đường cong được đặt để tuỳ theo chủ thể chính của tác phẩm đó, thì bố cục trong Art Deco bắt đầu có sự tính toán và cân nhắc kĩ lưỡng hơn, có sự tính toán và quy ước rõ ràng, các hình thức đối xứng, cân bằng, tính mô típ và nhắc lại để hỗ trợ cho chủ thể chính của một tác phẩm. Chủ thể chính của Art Deco thường được phóng lớn, làm nổi bật bằng kích cỡ của chủ thể đó trên diện tích của một tác phẩm thể hiện một sự nâng tầm, gây chú ý, vĩ đại cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ thể đó. Thường đó là các toà nhà cao lớn, công trình kiến trúc thể hiện được sự bề thế, những nhân vật như siêu anh hùng, những quý ông lịch lãm hay những người nổi tiếng v.v...

HH Đồ hoạ máy tính đã xuất hiện và được những nhà thiết kế đồ hoạ tận dụng ngôn ngữ Art Deco vào thiết kế Poster, quảng cáo.

15


M

ột phần không thể không nhắc tới chính là Typography mang phong cách Art Deco. Những Font chữ nét đậm, cứng cáp, sử dụng kiểu tạo hình double line được ứng dụng rất nhiều trên các Poster, tạp chí, tiêu đề cho các bài báo cũng như khẩu hiệu, biển quảng cáo. Nhiều typeface cứng cáp và táo bạo ra đời, kiểu font San-Serif được sử dụng rộng rãi để tăng tính mạnh mẽ của những thông điệp, thay đi sự cổ điển bằng sự hiện đại, rõ ràng và mạch lạc.

HH Một số bộ font chữ được thiết kế theo phong cách Art Deco.

16


17



ART DECO SỰ HOÀN MĨ THAY ĐỔI CẢ THẾ GIỚI


ART DECO TRONG KIẾN TRÚC VÀ KHÔNG GIAN

Với vẻ đẹp hoàn mĩ và sức hấp dẫn lạ lùng, Art Deco đã được ứng dụng rất nhiều ngành công nghiệp như nội thất, kiến trúc, thời trang, điện ảnh, trang sức và những vật dụng thường ngày. Art Deoc như khiến thế giới trở lên quyến rũ hơn bao giờ hết. Do đặc tính dễ chế tác, cấu trúc đơn giản nhưng mạnh, Art Deco đã đưa những vật liệu như kim loại mạ bóng, đồng, thép không gỉ lên một tầm mới, được ứng dụng rộng rãi hơn và thể hiện được sự sang trọng và cao cấp. HH Toà nhà Empire State, được khởi công vào ngày 17 tháng 3 năm 1930, hoàn tất vào 01 tháng 5, 1931. Toà nhà cao 102 tầng nằm tại trung tâm thành phố New York. Toà nhà Empire State được xem là một trong những công trình kiến trúc vĩ đại và tiêu biểu nhất cho phong cách nghệ thuật Art Deco.

20


Art Deco thoát khỏi nền tảng cơ bản chấp nhận ảnh hưởng từ nhiều phong cách khác nhau từ đầu thế kỷ 20, trong đó có Tân cổ điển, Tạo dựng, Lập thể, Hiện đại và chủ nghĩa Vị lai phổ biến ở Châu Âu và Mỹ trong suốt những năm 20 và 30 cho đến ngày nay. Đặc điểm nhận dạng một công trình mang hơi hướng Art Deco là hình khối giản dị mang tính hiện đại, đại đa số là mái bằng, sử dụng với liều lượng vừa phải các họa tiết trang trí trên mặt đứng. Cấu trúc của Art Deco được dựa trên toán học và hình học, hình dạng. Nó được phổ biến rộng rãi và được coi là một hình thức chiết trung của sự tao nhã kết hợp phong cách hiện đại. Đặc trưng của những thiết kế nội thất theo kiểu Art Deco là hình dáng hình học và góc cạnh, sử dụng chất liệu bóng và các đường thẳng trong trang trí. Trông nó khá mạnh mẽ và rõ nét mà không có nhiều đường rối hay uốn lượn trong không gian.

HH Art Deco còn được ứng dụng rất nhiều vào trang trí nội thất, làm đẹp không gian sống, chính nét sang trọng mà Art Deco được các kiến trúc sư thời đó rất ưa chuộng.

21


ART DECO ỨNG DỤNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG

Những bộ trang phục thanh lịch, sang trọng được thiết kế dựa trên ngôn ngữ Art Deco đã tạo lên một làn sóng, một sức hút không thể cưỡng lại. Cho đến tận bây giờ rất nhiều nhà thiết kế vẫn chọn ngọn ngữ Art Deco làm cảm hững cho những bộ sưu tập thời trang,tạo ra những những làn sóng, cơ sốt trên những sàn diễn chuyên nghiệp, trong đời sống cũng như phong cách của những tín đồ thời trang. Những món trang sức, phụ kiện, trang phục được thiết kế đầy tinh tế, sang trọng, đa dạng về chất liệu và kiểu dáng.

HH Không gì cưỡng lại được những bộ trang phục, những trang sức Art Deco. Chúng vẫn được ưa chuộng và tạo cơn sốt trên toàn thế giới.

22


23


ART DECO - ĐIỆN ẢNH VÀ TRIẾT LÝ SỐNG HIỆN ĐẠI Art Deco không chỉ là hào nhoáng bên ngoài mà nó còn được những nhà thiết kế sử dụng thể hiện quan điểm sống của con người, xã hội, hoàn cảnh sống thời bấy giờ. Art Deco đã tạo lên một làn sóng ảnh huorng và lan rộng trên toàn thế giới. Những triết lý đó đã được thê hiện rõ qua những bộ phim, những cảnh phim, những câu chuyện về con người, về lối sống thời đó. Ý tứ toát lên từ mỗi đường nét của Art Deco là sự phản kháng của giới nghệ sỹ với thời

kỳ khắc khổ vừa mới kinh qua. Đồng thời đó cũng là niềm cảm khái trước một tương lai lạc quan nhờ sự phát triển như vũ bão của máy móc. Vì vậy mà ở Art Deco, sẽ khó tìm ra bóng dáng của những nét lượn uyển chuyển, cầu kỳ mềm mại và những màu sắc nhạt nhòa hư ảo. Con người lúc này chỉ quan tâm tới địa vị, chức quyền trong xã hội, họ mở rộng quan hệ với những nhà kinh doanh, chủ đầu tư để thể hiện được năng lực, thể hiện được “sức nặng” của họ trong xã hội. Bản chất của Art Deco cũng chính là thế, nó là không chỉ là một phong cánh nghệ thuật đơn thuần mà nó như đang “sống” giữa những con người, ăn sâu vào tư tưởng của họ. Họ đã tận dụng nó trong mọi ngõ ngách của cuộc sống.

HH Hai bộ phim The Great GASTBY và American Horror Story: Hotel là một trong những bộ phim thành công trong việc mượn bối cảnh Art Deco để truyền tải nội dung đến với khán giả. Hai bộ phim đã dành được nhiều giải thưởng và nhận được những nhận xét rất tích cực từ giới phê bình.

24


25


HH Một số phân cảnh trích từ hai bộ phim American Horror Story: Hotel (trái) và The Great GATSBY (phải). Cách setup ánh sáng, bối cảnh của hai bộ phim đã khắc hoạ được phần nào cuộc sống của người dân, tư tưởng, sự trịnh thượng, giàu sang, lối sống xa hoa của con người thời đó.

T

rong khi Art Nouveau ít tiện dụng, ít công nghiệp, nhiều chi tiết và phức tạp trong thiết kế và trang trí. Trong khi đó, Art Deco là đặt nặng về hình thức và chức năng. Đây cũng là một biểu hiện sớm nhất để phát triển thành Chủ nghĩa Hình thức, Chủ nghĩa Công năng về sau. Về bản chất, trong những năm 1920 và 1930, vật liệu có ý nghĩa biểu thị cho phong cách thiết kế “thời đại”; nơi mà Art Nouveau mới là sự khởi đầu, còn Art Deco đã dần bước gần đến đỉnh cao. Phong trào nghệ thuật Art Nouveau và Art Deco đều bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của xã hội công nghiệp, chủ yếu do cuộc Cách mạng Công nghiệp (cuối thế kỷ

26


18 - đầu thế kỷ 19 và nửa sau thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20); sau này là bởi Chiến tranh Thế giới I (1914 - 1918). Như đã nói ở trên, Art Deco là sự kế thừa từ Art Nouveau và bản thân sự kế thừa đó đã đổi thay khác biệt. Rõ ràng, Art Deco - một hệ quả gần như hoàn hảo của Art Nouveau - đã thực hiện một bước tiến xa hơn. Ý tứ toát lên từ mỗi đường nét của Art Deco là sự phản kháng của giới nghệ sỹ với thời kỳ khắc khổ vừa mới kinh qua. Đồng thời đó cũng là niềm cảm khái trước một tương lai lạc quan nhờ sự phát triển như vũ bão của máy móc. Vì vậy mà ở Art Deco, bạn sẽ khó tìm ra bóng dáng của những nét lượn uyển chuyển, cầu kỳ mềm mại và những màu sắc nhạt nhòa hư ảo.

27



ART DECO NGHỆ THUẬT PHƯƠNG TÂY ĐẾN VỚI VIỆT NAM


ART DECO ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỈ XX Phong cách trang trí Art Deco đã được các kiến trúc sư người Pháp mang vào Việt Nam vào những năm đầu của thế kỉ XX, khi mà chủ trương hiện đại hoá bối cảnh nước ta thời đó của những kiến trúc sư người Pháp. Những toà nhà được xây dựng được trang trí theo lối Art Deco, tuy nhiên những công trình này vẫn còn mang một chút hơi hướng trang trí hoa lá của thời kì Art Nouveau trước đó. Điển hình như chính là trụ sở báo l’Avenir du Tonkin (Tòa soạn báo Hà Nội mới ngày nay).

HH Art Deco đã được các kiến trúc sư người Pháp mang vào Việt Nam để cải cách hoá. Tuy nhiên, một số mẫu thiết kế không mang đậm nét Art Deco mà bị lai tạp một số thiết kế hoa văn, rồng truyền thống của nước ta. Chính vì thế Art Deco khi du nhập vào nước ta đã bị biến đổi đôi chút nhưng vẫn đủ nét đặc trưng để người ta vẫn nhận ra được đây chính là Art Deco.

30


31


32


A

rt Deco đến bây giờ vẫn được kiến trúc sư Việt Nam ứng dụng. Hà Nội những năm 1930 dưới thời thịnh trị của chủ nghĩa thực dân Pháp, bản qui hoạch đầu tiên của kiến trúc sư E. Hébrard đã bắt đầu hình thành trên thực địa với những với những đại lộ, những con phố mang đậm phong cách Pháp. Về tổ hợp hình khối không gian thì biệt thự Art Deco ở Hà Nội thường sử dụng các khối hình vuông hoặc chữ nhật cho các không gian ở kết hợp với các khối hình bán nguyệt là nơi bố trí lồng cầu thang tạo thành một hình thức kiến trúc mang tính hiện đại và giản dị. Ngôn ngữ trang trí chủ đạo của biệt thự Art Deco là sử dụng các đường cong làm bớt đi vẻ thô nặng của các khối hình hộp. Vật liệu trang trí chủ yếu là thép uốn với nhiều hình thức phong phú, đôi khi những mảng phù điêu bằng thạch cao hoặc xi măng cũng được sử dụng. Phần mái được tô điểm thêm bởi dàn cây bằng bê tông cốt thép và những hoạ tiết trang trí bằng vữa đắp.

HH Những ngôi biệ thự được xây dựng theo kiến trúc Art Deco. Những chi tiết trang trí theo hình khối, góc cạnh.Việc tìm tòi một hình thức nhà ở mới thích hợp với khí hậu địa phương trở nên cấp thiết, và những biệt thự theo phong cách Art Deco với những cải biên cho phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới Việt Nam tỏ ra rất thích hợp trong giai đoạn này.

33


B

iệt thự Art Deco ở Hà Nội là một phần của di sản kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc, tuy nhiên số lượng biệt thự còn giữ nguyên được dáng dấp ban đầu còn rất ít, chủ yếu là ở khu vực ngoại giao đoàn, đa phần các biệt thự do người Việt Nam ở đã biến dạng và xuống cấp trầm trọng. Do sự thiếu hiểu biết về các đặc trưng của Art Deco nên trong nhiều trường hợp cải tạo hoặc phục dựng một số biệt thự, các nhà thiết kế đã đưa vào những chi tiết kiến trúc rườm rà, xa lạ với phong cách Art Deco, làm hỏng những ngôn ngữ biểu cảm của loại biệt thự này. Thành phố cũng cần có những sách lược nhằm giữ cho di sản biệt thự Art Deco không “biến mất” trong tương lai gần vì đa số các biệt thự đều đã có tuổi thọ trên 70 năm.

34


35





art deco A

R

T

b

O

O

Nguồn: • Design.vn • 500px.com • Wikipedia.com • kgdcons.com

PHẠM QUỐC VIỆT - 2015 ĐẠI HỌC HOA SEN

K



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.