4 báo cáo nckt tỉnh quảng ngãi 23 oct 2013

Page 1

UBND tỉnh Quảng Ngãi Bộ KH&ĐT Ngân hàng Thế giới

Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên tại Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi & Quảng Nam

Báo cáo Nghiên cứu Khả thi tỉnh Quảng Ngãi

Tháng 09/2013


Báo cáo Khả thi cấp tỉnh đƣợc xây dựng dựa trên các văn bản và tài liệu: 1. Một số văn bản quy phạm pháp luật: (i) Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ (đã đƣợc cập nhật bởi Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ); (ii) Quyết định 48/2008/QĐ-TTg ban hành kèm Hƣớng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhóm 5 Ngân hàng (Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, Cơ quan Phát triển Pháp - AFD, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JBIC, Ngân hàng Tái thiết Đức - KFW, Ngân hàng Thế giới - NHTG); 2. Báo cáo NCKT cấp trung ƣơng do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ thông báo; các công văn hƣớng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về triển khai xây dựng Báo cáo Nghiên cứu Khả thi cấp tỉnh; 3. Kết quả trao đổi tại các cuộc hội thảo cấp trung ƣơng và cấp tỉnh liên quan đến nội dung và quá trình xây dựng Báo cáo từ 06/2012 đến tháng 8/2013; các đợt làm việc cùng với Đoàn Công tác của NHTG vào 09/2012, 03/2013, 06/2013, và tháng 08/2013; 4. Hƣớng dẫn Xây dựng Báo cáo NCKT do tƣ vấn của NHTG lập để hỗ trợ cho quá trình xây dựng Báo cáo NCKT cấp tỉnh; 5. Nội dung Báo cáo NCKT của một số Dự án khác có cách tiếp cận, phạm vi và tính chất tƣơng tự hoặc có liên quan (nhƣ Dự án Giảm nghèo Miền núi phía Bắc - NMPRP-2).

2


Mục Lục Lời nói đầu ............................................................................................................ 11 Giới thiệu ............................................................................................................... 12 Thông tin khái quát ............................................................................................... 14 Chƣơng 1: Khái quát về Dự án ............................................................................ 15 I. Bối cảnh chung của Dự án........................................................................................................ 15 A. Bối cảnh quốc gia .................................................................................................................................. 15 B. Bối cảnh vùng Tây Nguyên ................................................................................................................... 16 C. Bối cảnh tỉnh Quảng Ngãi. .................................................................................................................... 16

II. Khung chính sách của Dự án .................................................................................................. 17 A. Khung chính sách quốc gia ................................................................................................................... 17 B. Khung chính sách của tỉnh .................................................................................................................... 20

III. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ ........................................................................................................ 20 IV. Vùng dự án và đối tƣợng hƣởng lợi của Dự án .................................................................. 22 V. Chính sách và Chƣơng trình giảm nghèo trong vùng dự án ............................................... 31

Chƣơng 2: Mô tả Dự án ........................................................................................ 33 I. Mục tiêu của Dự án .................................................................................................................... 33 A. Mục tiêu của Dự án ............................................................................................................................... 33 B. Thách thức chủ yếu và chiến lƣợc can thiệp của Dự án ....................................................................... 33 C. Kết cấu các hợp phần của Dự án ......................................................................................................... 34

II. Hợp phần 1: Phát triển Cơ sở Hạ tầng Cấp xã và Thôn bản ................................................ 36 A. Sự cần thiết ........................................................................................................................................... 36 B. Mô tả hợp phần ..................................................................................................................................... 36 C. Phƣơng pháp thực hiện ....................................................................................................................... 37 D. Kế hoạch thực hiện ............................................................................................................................... 39

III. Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững ............................................................................. 40 A. Sự cần thiết ........................................................................................................................................... 40 B. Mô tả hợp phần ..................................................................................................................................... 40 C. THP2.1: Tự chủ và Đa dạng hóa thu nhập............................................................................................ 44 D. THP2.2: Phát triển Kết nối thị trƣờng .................................................................................................... 45 E. Kế hoạch thực hiện ............................................................................................................................... 47

IV. Hợp phần 3: Phát triển Cơ sở Hạ tầng kết nối cấp huyện, Nâng cao Năng lực và Truyền thông ............................................................................................................................ 49 A. THP 3.1: Phát triển Cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện ........................................................................... 49 B. THP 3.2: Nâng cao năng lực ................................................................................................................. 50 C. THP 3.3: Truyền thông .......................................................................................................................... 53

V. Hợp phần 4: Quản lý Dự án ..................................................................................................... 55 VI. Tổng mức đầu tƣ, nguồn vốn và kế hoạch giải ngân .......................................................... 59 A. Tổng vốn đầu tƣ .................................................................................................................................... 59

3


B. Phân bổ vốn đầu tƣ ............................................................................................................................... 59 C. Kế hoạch giải ngân................................................................................................................................ 61

Chƣơng 3: Quản lý và Vận hành Dự án .............................................................. 62 I. Cơ sở pháp lý của Quản lý Dự án ............................................................................................ 62 II. Bộ máy tổ chức quản lý Dự án ................................................................................................ 62 III. Kế hoạch thực hiện Dự án ...................................................................................................... 69 IV. Quản lý tài chính ...................................................................................................................... 70 V. Quản lý đấu thầu ....................................................................................................................... 72 VI. Minh bạch và phòng chống tham nhũng .............................................................................. 74

Chƣơng 4: Giám sát và Đánh giá Dự án ............................................................. 75 I. Khung kết quả của Dự án.......................................................................................................... 75 II. Hệ thống Giám sát và Đánh giá ............................................................................................... 76 III. Đảm bảo An toàn xã hội .......................................................................................................... 77 IV. Đảm bảo an toàn về môi trƣờng ............................................................................................ 82 V. Khung chính sách tái định cƣ ................................................................................................. 83 VI. Hiệu suất của Dự án ................................................................................................................ 84 VII. Tính bền vững của Dự án ...................................................................................................... 86

Kết luận .................................................................................................................. 89 Phụ lục ................................................................................................................... 90

4


Danh Sách Phụ lục

Phụ lục 1: Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ............................................................... 90 Phụ lục 2: Khái quát vùng dự án Giảm nghèo tỉnh Quảng Ngãi ........................................................... 92 Phụ lục 3: Tổng hợp chƣơng trình chính sách giảm nghèo trên toàn vùng dự án ............................... 94 Phụ lục 4: Danh mục chi tiết các công trình CSHT cấp xã thôn bản trong 18 tháng đầu tại tỉnh Quảng Ngãi ....................................................................................................................................................... 98 Phụ lục 5: Kế hoạch đấu thầu cho 18 tháng đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi ......................................... 109 Phụ lục 6: Trọng tâm Nâng cao năng lực ........................................................................................... 113 Phụ lục 7: Các văn bản pháp lý và quy định hiện hành ...................................................................... 115 Phụ lục 8: Mô tả nhiệm vụ các vị trí quản lý Dự án các cấp và Khung năng lực ............................... 117 Phụ lục 9: Vai trò của các cơ quan hữu quan ..................................................................................... 127 Phụ lục 10: Sơ đồ thanh toán và giải ngân tại các cấp ....................................................................... 130 Phụ lục 11: Chi phí lƣơng và Phụ cấp cho cán bộ cấp tỉnh ................................................................ 132 Phụ lục 12: Kế hoạch Phòng chống Tham nhũng............................................................................... 134 Phụ lục 13: Khung kết quả và Khung logic của Dự án ....................................................................... 143 Phụ lục 14: Khung Chính sách Đền bù (RPF) .................................................................................... 147 Phụ lục 15: Hiệu quả tài chính và kinh tế các mô hình sinh kế........................................................... 168

5


Danh Mục Bảng Bảng 1.1: Sự phù hợp giữa Dự án với chiến lƣợc ƣu tiên của NHTG trong CPS 2012-2016 ............. 21 Bảng 1.2: Những điều kiện rằng buộc của NHTG và khả năng đáp ứng của Việt Nam ...................... 22 Bảng 1.3: Đặc điểm dân số tại vùng dự án năm 2011 .......................................................................... 24 Bảng 1.4: Quy mô sản suất các loại cây trồng quan trọng tại vùng dự án năm 2011 (ĐVT: ha) ......... 25 Bảng 1.5: Tình hình chăn nuôi vùng dự án, năm 2011 (ĐVT: con) ...................................................... 25 Bảng 1.6: Một số đặc điểm của hộ hƣởng lợi trong vùng dự án, năm 2011 ........................................ 27 Bảng 1.7: Tình trạng sở hữu tài sản xe máy, tivi và điện thoại di động, năm 2011 (ĐVT: %) .............. 28 Bảng 1.8: Tiếp cận điện lƣới quốc gia, nguồn nƣớc sạch, hố xí hợp vệ sinh, năm 2011 (ĐVT: %) .... 30 Bảng 1.9: Tỷ lệ các hộ đang có các khoản vay tại các NH ở thời điểm 1/7/2011 (ĐVT: %) ................ 31 Bảng 1.10: Các chƣơng trình/dự án khác trong vùng dự án ................................................................ 31 Bảng 2.1: Tổng hợp công trình CSHT cấp xã/thôn bản dự kiến đầu tƣ trong 18 tháng đầu ................ 39 Bảng 2.2: Phân loại các xã dự án ......................................................................................................... 41 Bảng 2.3: Danh mục các hoạt động sinh kế và hiệu quả tài chính ....................................................... 41 Bảng 2.4: Hạng mục đầu tƣ CSHT kết nối cấp huyện trong Kế hoạch 18 tháng ................................. 50 Bảng 2.5: Nội dung tập huấn trong 18 tháng đầu ................................................................................. 52 Bảng 2.6: Các hoạt động truyền thông chính của Dự án ...................................................................... 54 Bảng 2.7: Các hoạt động truyền thông chính của Dự án (ĐVT: triệu VND) ......................................... 55 Bảng 2.8: Tổng vốn phân bổ cho tỉnh Quảng Ngãi (ĐVT: USD và VNĐ) ............................................. 59 Bảng 2.9: Phân bổ 85% vốn vay của tỉnh Quảng Ngãi theo các hợp phần và huyện (ĐVT: USD) ...... 60 Bảng 2.10: Phân bổ vốn đối ứng theo hợp phần và huyện (ĐVT: USD) .............................................. 61 Bảng 2.11: Ƣớc tính giải ngân cho Dự án theo hợp phầncho hoạt động Dự án tại các tỉnh (ĐVT: USD) ............................................................................................................................................................... 61 Bảng 3.1: Trình tự xây dựng Kế hoạch Tài chính từ cấp xã đến cấp trung ƣơng ................................ 70 Bảng 3.2: Ngƣỡng đấu thầu với dịch vụ tƣ vấn, hàng hóa và xây lắp ................................................. 73 Bảng 3.3: Hình thức xét duyệt của NHTG ............................................................................................ 73

Bảng 4.1: Khung kết quả của Dự án ..................................................................................................... 75 Bảng 4.2: Hiệu quả tài chính các mô hình sinh kế ................................................................................ 84 Bảng 4.3: Hiệu suất đầu tƣ công trình đƣờng giao thông (ĐVT: VNĐ và %) ....................................... 85 Bảng 4.4: Hiệu suất đầu tƣ công trình thủy lợi (ĐVT: VNĐ và %) ........................................................ 86

6


Danh Mục Hình Hình 1.1: Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án năm 2011 (ĐVT: %) ......................................................... 17 Hình 1.2: Cơ cấu các loại đất vùng dự án năm 2011(ĐVT: %) ............................................................ 24 Hình 1.3: Cơ cấu thành phần dân tộc vùng dự án thuộc tỉnh Quảng Ngãi năm 2011 (ĐVT: %) .......... 24 Hình 1.4: Thu nhập bình quân đầu ngƣời vùng dự án, năm 2011 (ĐVT: Triệu đồng/ngƣời/năm) ....... 26 Hình 1.5: Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn tỉnh Quảng Ngãi và vùng dự án, năm 2010 (ĐVT: %) ................ 27 Hình 1.6: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo nhóm dân tộc và theo giới tính chủ hộ, năm 2010 ...................... 27 Hình 1.7: Diện tích đất trồng cây hàng năm, năm 2011 (ĐVT: ha) ....................................................... 29 Hình 1.8: Diện tích đất trồng cây lâu năm, năm 2011 (ĐVT: ha) .......................................................... 29 Hình 1.9: Diện tích lâm nghiệp, năm 2011 (ĐVT: ha) ........................................................................... 30

Hình 2.1: Mối quan hệ bổ trợ giữa các hợp phần của Dự án ............................................................... 35 Hình 2.2: Hỗ trợ của các bên liên quan cho các LEG kết nối thị trƣờng .............................................. 46 Hình 2.3: Các bƣớc của quy trình lập kế hoạch dự án hàng năm ........................................................ 57 Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý và thực hiện Dự án............................................................................. 64 Hình 3.2 Sơ đồ BQLDA tỉnh .................................................................................................................. 65 Hình 3.3 Sơ đồ BQLDA huyện .............................................................................................................. 66 Hình 3.4 Sơ đồ BPT xã ......................................................................................................................... 67 Hình 4.1 Khung của Hệ thống Giám sát và Đánh giá ........................................................................... 76 Hình 4.2: Đối tƣợng thụ hƣởng dễ bị tổn thƣơng trong vùng dự án 2011 (ĐVT: %) ........................... 78 Hình 4.3: Tỷ lệ hộ nghèo của các nhóm dân tộc trong vùng dự án (ĐVT:%) ....................................... 78

7


Danh Mục các từ viết tắt 30A

:

Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo

30B 3EM

: :

ADB

:

“Chƣơng trình 30B” theo Quyết định 293/QĐ-TTg Dự án Tăng cƣờng năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông Ngân hàng Phát triển Châu Á

AFD

:

Cơ quan Phát triển Pháp

AMT

:

Phần mềm Công cụ Theo dõi Thống nhất

AusAID

:

Cơ quan Phát triển Quốc tế Úc

BCB

:

Ban Chuẩn bị

BCBDA

:

Ban Chuẩn bị Dự án

BĐPDA

:

Ban Điều phối Dự án

BCĐGN

:

Ban Chỉ đạo Giảm nghèo

BDT

:

Ban Dân tộc

BGS

:

Ban Giám sát

BLS

:

Điều tra Đầu kỳ

Bộ GD&ĐT

:

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ/Sở KH&ĐT

:

Bộ/Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

Bộ/Sở LĐTB&XH

:

Bộ/Sở Lao động Thƣơng binh và Xã hội

BPT

:

Ban Phát triển

BQL

:

Ban Quản lý

BQLDA

:

Ban Quản lý Dự án

BTCT

:

Bê tông cốt thép

BTXM

:

Bê tông xi măng

BVTV

:

Bảo vệ thực vật

CBCC

:

Cán bộ các cấp

CBFM

:

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

CDD

:

Phát triển do cộng đồng định hƣớng

CĐT

:

Chủ đầu tƣ

CF

:

Hƣớng dẫn viên cộng đồng

CIG

:

Nhóm đồng sở thích

CSHT

:

Cơ sở hạ tầng

CT

:

Chủ tịch

CT 135-II

:

Chƣơng trình 135-II

CTr

:

Chuyên trách

DA

:

Dự án

Đài PT-TH

:

Đài Phát thanh Truyền hình

DTTS

:

Dân tộc thiểu số

ĐVT

:

Đơn vị tính

ELS

:

Điều tra Cuối kỳ

EMDP

:

Kế hoạch Phát triển Dân tộc Thiểu số

ESMF

:

Khung Quản lý Môi trƣờng và Xã hội

FA

:

Hiệp định Tài trợ

FFS

:

Tập huấn tại ruộng

FLITCH

:

Dự án Phát triển Lâm nghiệp Cải thiện Đời sống vùng Tây Nguyên

FS

:

Nghiên cứu Khả thi

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

8


GNKVTN

:

Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên

GTNT

:

Giao thông nông thôn

H

:

Chiều cao

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

Hội LHPN

:

Hội Liên hiệp Phụ nữ

HP

:

Hợp phần

HSMT

:

Hồ sơ mời thầu

HTKT

:

Hỗ trợ kỹ thuật

HTX

:

Hợp tác xã

IBRD

:

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế

IDA

:

Hiệp hội Phát triển Quốc tế

IFAD

:

Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế

IPM

:

Quản lý sâu bệnh hại tổng hợp

IRC

:

Công ty Nghiên cứu và Tƣ vấn Đông Dƣơng

IRR

:

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

ISP

:

Chƣơng trình Hỗ trợ Thực hiện Chƣơng trình 135-II tại Quảng Ngãi

JBIC

:

Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản

KBNN

:

Kho bạc Nhà nƣớc

KFW

:

Ngân hàng Tái thiết Đức

KN

:

Kiêm nhiệm

KTĐP&LT

:

Kinh tế Địa phƣơng và Lãnh thổ

KTXH

:

Kinh tế - Xã hội

L

:

Chiều dài

LEG

:

Tổ nhóm cải thiện sinh kế

LHQ

:

Liên Hợp Quốc

M&E

:

Theo dõi và Đánh giá

MIS

:

Hệ thống Thông tin Quản lý

MoU

:

Biên bản Ghi nhớ

NCKT

:

Nghiên cứu Khả thi

NCNL

:

Nâng cao năng lực

:

Nghị Định

NGO

:

Tổ chức phi chính phủ

NH

:

Ngân hàng

NH CSXH

:

Ngân hàng Chính sách xã hội

NH NN&PTNT

:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

NHTG

:

Ngân Hàng Thế Giới

NLN

:

Nông lâm nghiệp

NMPRP-2

:

Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2

NPV

:

Giá trị hiện tại ròng

NQ30A

:

Nghị Quyết 30A

NQ80

:

Nghị quyết 80/NQ-CP về định hƣớng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến 2020

NTFP

:

Các sản phẩm rừng phi gỗ

NTM

:

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới

NTP

:

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia

NTP-PR

:

Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo

ODA

:

Hỗ trợ phát triển chính thức

OP

:

Chính sách hoạt động

PCT

:

Phó chủ tịch

9


PCTN

:

Phòng chống tham nhũng

PDO

:

Mục tiêu phát triển của Dự án

Phòng KT-HT

:

Phòng Kinh tế - Hạ tầng

Phòng TC-KH

:

Phòng Tài chính - Kế hoạch

PIM

:

Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án

PMU

:

Ban Quản lý Dự án

PRA

:

Đánh giá nhanh

PTKTXH

:

Phát triển Kinh tế - Xã hội

PTSX

:

Phát triển sản xuất

QCBS

:

Đấu thầu lựa chọn dựa trên chất lƣợng và chi phí

RAP

:

Kế hoạch hành động tái định cƣ

RPF

:

Khung chính sách tái định cƣ

SA

:

Dự án Success Alliance

TA

:

Cố vấn Kỹ thuật

TCN

:

Tiêu chuẩn ngành

TCTK

:

Tổng cục Thống kê

TDA

:

Tiểu dự án

TĐC

:

Tái định cƣ

THCS

:

Trung học cơ sở

THP

:

Tiểu hợp phần

THPT

:

Trung học phổ thông

TK

:

Tài khoản

TNSP

:

Dự án Hỗ trợ Tam nông do IFAD tài trợ

ToR

:

Điều khoản giao việc

TOT

:

Tập huấn giáo viên

TT

:

Trung tâm

:

Trung Ƣơng

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNDP

:

Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc

USD

:

Đô la Mỹ

VHLSS 2010

:

Khảo sát Mức sống dân cƣ năm 2010

VH-TT

:

Văn hóa Thông tin

VNĐ

:

Đồng Việt Nam

Vùng BTB và DHMT

:

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

WB3

:

Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp

10


Lời nói đầu Báo cáo Nghiên cứu Khả thi này đƣợc BCBDA tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo thực hiện trên cơ sở các thông báo, hƣớng dẫn của BCBDA TƢ và của NHTG. Báo cáo đƣợc xây dựng từ tháng 06/2012 đến tháng 10/2013 dựa trên cơ sở dự thảo Báo cáo NCKT cấp TƢ đƣợc BCBDA TƢ chỉ đạo thực hiện, với mục tiêu xác định các chiến lƣợc và hoạt động can thiệp, cơ chế tổ chức và quản lý cho Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên. Trải qua quá trình tham vấn rộng rãi, các ý tƣởng thiết kế ban đầu đã đƣợc điều chỉnh, bổ sung một cách cơ bản để hoàn chỉnh bản Báo cáo này. Kể từ bản Dự thảo lần 1 hoàn thành vào tháng 10/2012 cho đến nay, Báo cáo NCKT cấp tỉnh đã điều chỉnh và bổ sung dự thảo Báo cáo qua 5 vòng khác nhau. Các vòng chỉnh sửa/bổ sung đƣợc thực hiện trên cơ sở tiếp thu các ý kiến góp ý của ngƣời dân, cán bộ xã, cán bộ huyện, BCBDA tỉnh và các sở/ngành cấp tỉnh, BCBDA TƢ và các bộ/ngành TƢ, và đặc biệt là các góp ý của chuyên gia/cán bộ NHTG. Vì vậy, Báo cáo NCKT cấp tỉnh là một sản phẩm nghiên cứu có sự tham gia sâu rộng của các bên liên quan. Trong suốt qua trình xây dựng và kiện toàn, Báo cáo NCKT cấp tỉnh này đã tích hợp ý kiến góp ý của các cơ quan/đơn vị/cá nhân sau: Cấp TƢ: Bộ KH&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Ủy ban Dân tộc, và đặc biệt là nhà tài trợ NHTG. Cấp tỉnh: UBND các tỉnh, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính, Sở NN&PTNT, Sở LĐTB&XH, Ban Dân tộc, Sở Giao thông, Sở TNMT, Sở Y tế, Sở KH&CN, Đài Phát thanh-Truyền hình các tỉnh dự án, Cơ quan Báo tỉnh, NHCSXH tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Hội Nông dân, Trung tâm Dạy nghề và Giới thiệu Việc làm, Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại và Đầu tƣ, Trung tâm Khuyến Nông tỉnh. Cấp huyện: UBND huyện, Phòng Kế hoạch-Tài chính, Phòng Kinh tế-Hạ Tầng, Phòng NN&PTNT, Phòng Dân tộc, Phòng LĐTB&XH, Phòng Y tế, Trạm Khuyến nông huyện, Trƣờng Dạy nghề huyện, Hội LHPN huyện, Hội Nông dân huyện. Cấp xã: UBND xã, các cán bộ công chức/viên chức xã, địa diện Chi hội LHPN xã, Hội Nông dân Xã, Trạm Y tế xã. Cấp thôn bản: trƣởng thôn, bí thƣ thôn, già làng, đại diện các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể thôn, các chức sắc tôn giáo và đặc biệt là ngƣời dân thuộc các thành phân dân tộc khác nhau. Các đối tƣợng khác: các doanh nghiệp xây lắp, doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản; BQL một số chƣơng trình/dự án trên địa bàn vùng dự án; các nhà nghiên cứu thuộc một số trƣờng đại học và viện nghiên cứu tại khu vực Tây Nguyên và Hà Nội Vì vậy, Báo cáo này thể hiện tiếng nói của tất cả các bên liên quan đối với Dự án GNKVTN. Báo cáo NCKT cũng thể hiện tính sẵn sàng của tỉnh và các huyện/xã dự án đối với triển khai thực hiện các chiến lƣợc và kế hoạch can thiệp của Dự án.

11


Giới thiệu 1. Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu to lớn và đƣợc thế giới công nhận về thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo trong hơn hai thập niên gần đây. Tăng trƣởng kinh tế khá nhanh và ổn định là tiền đề quan trọng để thúc đẩy giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Tuy nhiên, tăng trƣởng kinh tế mới chỉ là điều kiện cần. Quan trọng hơn là cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam đối với phát triển kinh tế-xã hội, phân phối các kết quả của tăng trƣởng để đảm bảo mọi tầng lớp dân cƣ đều có cơ hội và thực sự đƣợc hƣởng lợi từ tăng trƣởng kinh tế. Kể từ khi bắt đầu công cuộc Đổi Mới đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm từ gần 58% năm 1992 xuống còn 20,7% năm 2010. Bên cạnh cải thiện về thu nhập, tiếp cận của ngƣời dân đến dịch vụ y tế, giáo dục đã có những bƣớc tiến quan trọng; đời sống văn hóa-tinh thần của nhân dân đƣợc cải thiện, cả ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội đã đƣa Việt Nam ra khỏi danh sách các nƣớc kém phát triển nhất và trở thành quốc gia thu nhập trung bình từ 2010. 2. Tuy nhiên, quá trình phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng gặp phải những thách thức đáng kể. Tình trạng nghèo còn cao ở nhiều vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt là nông thôn và miền núi. Tốc độ giảm nghèo chung đã có xu hƣớng chậm lại và khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng tăng. Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số còn ở mức rất cao. Trong khi tỷ lệ hộ nghèo trung bình toàn quốc năm 2010 là 20,7% thì tỷ lệ hộ nghèo trung bình của đồng bào dân tộc thiểu số là gần 48% (tỷ lệ hộ nghèo của nhóm dân tộc Kinh là 7,5%). Nông nghiệp dù không phải là trụ cột của tăng trƣởng kinh tế nhƣng đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn và là sinh kế chính của hầu hết hộ nghèo. Tuy nhiên, ngoại trừ một số sản phẩm nông sản xuất khẩu quan trọng, hầu hết sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay mới ở dạng sản phẩm thô, nguồn cung ứng chƣa ổn định, chất lƣợng và giá trị gia tăng thấp nên khó có thể giúp ngƣời nghèo thoát nghèo bền vững. 3. Tây Nguyên là vùng có vị trí địa chính trị đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Là „điểm đến‟ của di cƣ theo chính sách kinh tế mới trong thập niên 1980, Tây Nguyên đã đón rất nhiều cƣ dân là dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số từ vùng núi Phía Bắc. Hiện nay, khoảng 74% dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang sống dƣới chuẩn nghèo. Cùng với vùng Tây Bắc, Tây Nguyên là vùng nghèo nhất cả nƣớc, với tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt cao. Bên cạnh đó, vùng Tây Nguyên có tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng về chiều cao so với tuổi và cân nặng so với tuổi đáng lo ngại nhất cả nƣớc. Khu vực này cũng có tỷ lệ nhập học tiểu học thấp nhất cả nƣớc và chỉ có ít hơn một nửa trẻ em trong độ tuổi đang học THCS. Thực tế này diễn ra trong bối cảnh Tây Nguyên có mức tăng trƣởng kinh tế cao gấp đôi mức trung bình toàn quốc (ở mức gần 12%) trong hơn 10 năm qua. Hệ quả là Tây Nguyên trở thành một khu vực địa lý có mức chênh lệch thu nhập cao nhất trong cả nƣớc. 4. Nâng cao đời sống cho ngƣời nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã là ƣu tiên của Chính phủ Việt Nam và cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế trong nhiều năm qua. Với đặc thù là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, Tây Nguyên là một vùng thụ hƣởng quan trọng của Chƣơng trình 135-II, các chƣơng trình mục tiêu quốc gia (về giảm nghèo, nƣớc sạch vệ sinh môi trƣờng, giáo dục v.v), Chƣơng trình Giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo (Chƣơng trình 30A), và gần đây nhất là Chƣơng trình Nông Thôn Mới. Tây Nguyên cũng nhận đƣợc một số hỗ trợ của các nhà tài trợ quốc tế nhƣ ADB (giảm nghèo cho một số tỉnh, phát triển lâm nghiệp), NHTG (giao thông nông thôn, tài chính nông thôn, năng lƣợng nông thôn) và nhiều tổ chức quốc tế khác. Mặc dù vậy, vùng Tây Nguyên mới chỉ chiếm khoảng 4% tổng vốn ODA trong hơn hai thập kỷ gần đây. Tỷ lệ hộ nghèo cao và dai dẳng, nhất là đối với các nhóm dân tộc thiểu số bản địa, vẫn tiếp tục là một thách thức đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên. 5. Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục có những chính sách, chƣơng trình/dự án thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên, nâng cao đời sống cho ngƣời nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số là rất cần thiết. Theo đó, từ năm 2010 đến nay, Bộ KH&ĐT đã có những trao đổi ở cấp độ kỹ thuật với Ngân hàng Thế giới (NHTG) về khả năng xây dựng một dự án giảm nghèo để giúp cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc Tây Nguyên, khơi dậy và phát huy có hiệu quả tiềm năng của Tây Nguyên. Đề xuất của Bộ KH&ĐT phù hợp với cam kết và chiến lƣợc của NHTG nên đƣợc phía Ngân hàng ủng hộ. Trên cơ sở đó, theo đề nghị của Bộ KH&ĐT, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt danh mục dự án theo Công văn 1440/TTg-HTQT ngày 18/9/2012. 6. Báo cáo Nghiên cứu Khả thi này đƣợc BCBDA tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo thực hiện trên cơ sở các thông báo, hƣớng dẫn của BCBDA TƢ và của NHTG. Các nội dung của Báo cáo NCKT của tỉnh 12


đƣợc cân nhắc và xây dựng dựa trên cơ sở dự thảo Báo cáo NCKT cấp TƢ đƣợc BCBDA TƢ chỉ đạo thực hiện. Báo cáo gồm 4 phần chính. Chƣơng 1 “Khái quát Dự án” phân tích bối cảnh chung của Dự án và vùng dự án dự kiến để chỉ ra tính cấp thiết cũng nhƣ xác định bối cảnh chung để thiết kế các hoạt động của Dự án cho phù hợp với điều kiện vùng án. Chƣơng 2 đƣa ra mô tả chi tiết về các hợp phần, mối quan hệ giữa các hợp phần/tiểu hợp phần và vốn phân bổ. Các vấn đề về thiết kế cơ chế tổ chức thực hiện đƣợc đƣa ra trong Chƣơng 3. Chƣơng 4 của Báo cáo chủ yếu đánh giá tác động xã hội, tác động môi trƣờng của Dự án trên cơ sở đó đƣa ra chính sách an toàn môi trƣờng và an toàn xã hội. Đồng thời, Chƣơng 4 cũng đƣa ra phân tích về hiệu suất tài chính và kinh tế của các hoạt động dự kiến của Dự án. 7. Báo cáo NCKT cấp tỉnh đƣợc lập trên cơ sở tham khảo Nghị định 131/2006/NĐ-CP về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ 1 (trong thời gian gần đây đƣợc cập nhật bởi Nghị định 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013); (ii) Quyết định 48/2008/QĐ-TTg ban hành kèm Hƣớng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử 2 dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhóm 5 Ngân hàng. Tuy nhiên, do đây là một dự án phát triển nông thôn tổng hợp với rất nhiều nội dung can thiệp từ phát triển CSHT, phát triển sản xuất, NCNL, truyền thông... lại thực hiện trong thời gian dài nên việc xây dựng Báo cáo NCKT phải vận dụng sáng tạo tinh thần hƣớng dẫn của các Nghị định/Quyết định nói trên. Ngoài ra, quá trình thiết kế cũng tham khảo Hƣớng dẫn do tƣ vấn của NHTG xây dựng để hỗ trợ cho Báo cáo NCKT của nhiều chƣơng trình/dự án tƣơng tự (trong đó có Dự án Giảm nghèo Núi Phía Bắc, giai đoạn 2 – cũng là dự án do NHTG tài trợ). Trong bản Báo cáo NCKT này, tất cả những đề mục yêu cầu phải có trong một báo cáo nghiên cứu khả thi nhƣ quy định trong Phụ lục 3a của Nghị định 38/2013/NĐ-CP đều đƣợc xây dựng. Tuy nhiên, các nội dung này đƣợc xếp sắp theo trình tự linh hoạt để đảm bảo phù hợp hơn với đặc thù của Dự án GNKNTN.

1

Từ khi xây dựng dự thảo đề cƣơng đến bản thảo số 4 của Báo cáo NCKT, quá trình xây dựng báo cáo tham chiếu theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP. Cho đến giữa tháng 4/2013, Nghị định 38/2013/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 131/2006/NĐ-CP mới đƣợc ban hành. Vì vậy, nhiều nội dung chính của Báo cáo vẫn tham chiếu trên cơ sở Nghị định 131/2006/NĐ-CP nếu không mâu thuẫn với nội dung của Nghị định 38/2013/NĐ-CP. 2 Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, Cơ quan Phát triển Pháp - AFD, Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JBIC, Ngân hàng Tái thiết Đức - KFW, Ngân hàng Thế giới - NHTG

13


Thông tin khái quát Tên dự án: Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên - Tỉnh Quảng Ngãi Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (NHTG) Cơ quan chủ quản: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và UBND tỉnh Quảng Ngãi. Địa chỉ liên lạc: Bộ KH&ĐT

Địa chỉ: 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 080 43358 - 04 38455298; Fax: 04 38234453

UBND tỉnh Quảng Ngãi

Địa chỉ: 52 Hùng Vƣơng, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Điện thoại: 055. 3822855; Fax: 055. 3822217

Chủ Dự án: Vụ Kinh tế Địa phƣơng và Lãnh thổ trực thuộc Bộ KH&ĐT; Sở KH&ĐT trực thuộc UBND tỉnh Quảng Ngãi. Địa chỉ liên lạc: Vụ Kinh tế Địa phƣơng và Lãnh thổ, Bộ KH&ĐT Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Ngãi

Địa chỉ: Phòng 401, Nhà A, 6B Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: 080.44427; Fax: 04 38234453 Địa chỉ: Số 96 Nguyễn Nghiêm, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi Điện thoại: 055.3822868; Fax: 055.3825701

Mục tiêu phát triển dự án (PDO): Nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế tại các xã nghèo trong vùng dự án. Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện Dự án dự kiến là 6 năm (từ 2014 đến 2019), với ngày kết 3 thúc thực hiện dự án là 30/06/2019 và ngày đóng cửa Dự án là 31/12/2019. Địa điểm thực hiện : Trong Báo cáo NCKT này, vùng dự án đƣợc xác định gồm 15 xã thuộc 3 huyện trong tỉnh, cụ thể: Huyện Sơn Tây

Xã Sơn Mùa, Xã Sơn Long, Xã Sơn Màu, Xã Sơn Liên, Xã Sơn Tinh

Huyện Ba Tơ

Xã Ba Khâm, Xã Ba Trang, Xã Ba Lế, Xã Ba Giang, Xã Ba Tô

Huyện Sơn Hà

Xã Sơn Nham, Xã Sơn Kỳ, Xã Sơn Linh, Xã Sơn Cao, Xã Sơn Thành

Dự trù kinh phí dự án: Theo thống nhất giữa Bộ KH&ĐT, NHTG, và các tỉnh Dự án, tại thời điểm lập Báo cáo NCKT thì tạm tính phân bổ vốn dựa trên 85% tổng vốn vay của NHTG và phần vối đối ứng tƣơng ứng. Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây nguyên tại tỉnh Quảng Ngãi có kinh phí dự kiến là hơn 16,1 triệu USD; trong đó vốn vay từ NHTG là hơn 15,2 triệu USD; tổng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam ƣớc tính là gần 880 ngàn USD (chiếm 5,8% tổng vốn vay của NHTG). Các hợp phần dự án và dự kiến cơ cấu vốn: Dự kiến các hợp phần của Dự án và phân bổ vốn cho các hợp phần nhƣ sau: Cơ cấu tổng vốn 30%

Hợp phần 1

Phát triển CSHT cấp xã và thôn/bản

Hợp phần 2

Phát triển sinh kế bền vững

20%

Hợp phần 3

Phát triển CSHT kết nối, Nâng cao năng lực và Truyền thông

30%

Hợp phần 4

Quản lý Dự án

5%

Vốn chƣa phân bổ

15%

Ghi chú: 15% vốn chưa phân bổ sẽ được phân bổ sau đánh giá giữa kỳ. Nguyên tắc phân bổ được phía NHTG đồng thuận với Bộ KH&ĐT là ưu tiên các hoạt động có triển vọng, các địa phương tích cực trong triển khai có hiệu quả hoạt động của Dự án.

3

Từ 1/1 đến 30/6/2019, Dự án không giải ngân mới mà chỉ thực hiện các hoạt động trong kế hoạch năm 2018 nhƣng chƣa hoàn thành. Từ 1/7 đến 31/12/2019, Dự án chỉ thực hiện những thủ tục cần thiết để đóng Dự án.

14


Chƣơng 1: Khái quát về Dự án I. Bối cảnh chung của Dự án A. Bối cảnh quốc gia 8. Việt Nam đã đạt đƣợc những thành tựu phát triển quan trọng trong hơn hai thập kỷ gần đây trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế-xã hội. Tăng trƣởng kinh tế nhanh và giảm nghèo trên diện rộng là kết quả của những chính sách phát triển kinh tế định hƣớng thị trƣờng giúp tạo ra các cơ hội cho ngƣời nghèo. Cải cách kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tƣ nhân, đóng góp quan trọng vào tốc độ tăng trƣởng GDP cao và liên tục (năm 1993: 8,08%, năm 2002: 7,08% và năm 2010 là 6,78% - theo số liệu của TCTK), đây là tiền đề tích cực cho giảm nghèo. Cơ hội tiếp cận nhiều hơn, đang dạng hơn với giáo dục và dịch vụ y tế của ngƣời dân cũng đƣợc cải thiện đáng kể khi so sánh với các nƣớc có mức độ phát triển tƣơng đƣơng. Tăng trƣởng kinh tế nhanh đi đôi với thực hiện nhiều chƣơng trình, chính sách can thiệp trực tiếp nhằm giảm nghèo đã cải thiện đời sống của ngƣời nghèo, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số. Trong vòng gần hai thập kỷ, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm liên tục 4 từ 58% năm 1992 xuống còn 23% năm 2002, và 20,7% vào năm 2010 . Thành tựu nổi bật này đã đƣa Việt Nam vào vị trí của các nƣớc dẫn đầu trong danh sách các nƣớc nghèo thành công trong tăng 5 trƣởng kinh tế và giảm nghèo. 9. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều, nghèo ngày càng tập trung vào một số khu vực nhất định. Mặc dù những thành tựu của Việt Nam trong công cuộc giảm nghèo là rất đáng ghi nhận, kết quả giảm nghèo lại không đồng đều giữa các nhóm đối tƣợng và giữa các khu vực. Số liệu gần đây chỉ ra rằng tốc độ giảm nghèo chung đã có xu hƣớng chậm lại và khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng tăng. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo trung bình chung cả nƣớc ở mức 20,7%, tỷ lệ hộ nghèo thành thị và tỷ lệ hộ nghèo của khu vực nông thôn chênh lệch khá lớn (lần lƣợt ở mức 6% và 27% theo số liệu năm 2010). Nghèo có xu hƣớng „co cụm‟ lại tại những „túi nghèo‟ – thƣờng là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn. Tiêu biểu nhƣ 62 huyện nghèo nhất trong phạm vi Chƣơng trình 30A, gần 2000 xã thuộc danh mục các xã đặc biệt khó khăn trong Chƣơng trình 135-II, giai đoạn 2006-2010. Với sự tập trung của ngƣời nghèo tại các „túi nghèo‟, nỗ lực giảm nghèo trong thời gian tới ở Việt Nam sẽ khó khăn và tốn kém nguồn lực hơn rất nhiều so với những nỗ lực giảm nghèo của Việt Nam trong hai thập kỷ trƣớc đây. 10. Nghèo đang có xu hƣớng tập trung nhiều hơn ở nhóm đồng bào dân tộc thiểu số. Trong khi tỷ lệ hộ nghèo của nhóm dân tộc Kinh, Hoa chỉ ở mức 7,5%, thì gần 48% các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số sống dƣới chuẩn nghèo năm 2010. Mặc dù chỉ chiếm chƣa đến 15% tổng dân số nhƣng dân tộc thiểu số chiếm gần 53% số ngƣời nghèo của Việt Nam. Thực trạng nghèo đồng bào dân tộc thiểu số cũng đƣợc thể hiện trong các thƣớc đo phi thu nhập khác. Mặc dù trình độ học vấn đƣợc cải thiện, theo số liệu của VHLSS 2010, 44% chủ hộ là ngƣời dân tộc thiểu số vẫn chƣa tốt nghiệp tiểu học (tỷ lệ này trong nhóm dân tộc Kinh là 25%), và chỉ khoảng 9% chủ hộ dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp THPT trở lên (tỷ lệ này với nhóm Kinh là 24%) (theo số liệu của Bộ GD&ĐT). Lao động dân tộc thiểu số chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và những công việc không đòi hỏi lao động có kỹ thuật cao. Trong thực tế, 84% ngƣời lao động dân tộc thiểu đang lao động chính trong nông nghiệp, trong khi tỷ lệ này trong nhóm dân tộc Kinh chỉ ở mức 46%. Các chỉ số về dinh dƣỡng trẻ em cũng phản ánh mức sống thấp của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong năm 2010, khoảng 37% trẻ em dân tộc thiểu số dƣới 5 tuổi bị suy dinh dƣỡng, so với tỷ lệ 22% của nhóm dân tộc Kinh. Do đó, nếu không có những cải thiện đáng kể trong thời gian tới, tình trạng nghèo tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ là một vấn đề gắn chặt với các nhóm dân tộc thiểu số. 11. Chính phủ tiếp tục cam kết mạnh mẽ đối với thúc đẩy tăng trƣởng và giảm nghèo. Những chính sách, chiến lƣợc và chƣơng trình giảm nghèo nói chung và các can thiệp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng đã và đang là ƣu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt

4

Các dữ liệu về nghèo ở phần này là phạm vi quốc gia nên Báo cáo sử dụng số liệu từ nguồn của các cuộc khảo sát Mức sống Hộ gia đình Việt Nam (VHLSS qua các năm). Chuẩn nghèo sử dụng là chuẩn của TCTK và NHTG (đƣợc tính theo chi tiêu hộ gia đình) thay vì chuẩn nghèo chính thức sử dụng trong đánh giá hộ nghèo hàng năm (đƣợc tính theo thu nhập hộ gia đình). 5 Glewwe, P; N. Agrawal; D. Dollar (2004) (biên soạn), „Economic Growth, Poverty, and Household Welfare in Vietnam”, Ngân hàng Thế giới, Washington DC.

15


6

Nam. Trƣớc năm 2010, thời điểm Việt Nam trở thành quốc gia thu nhập trung bình, đã có rất nhiều các chƣơng trình/dự án giảm nghèo với quy mô và phƣơng pháp can thiệp khác nhau. Đến cuối năm 2010, cũng đồng thời là năm kết thúc chu kỳ Chiến lƣợc PTKTXH 2001-2010 và Kế hoạch PTKTXH 2006-2010, một loạt các chƣơng trình/dự án giảm nghèo kết thúc. Nhƣng kể từ đó cho đến nay, cùng với sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, Chính phủ Việt Nam tiếp tục xây dựng một hệ thống các chƣơng trình, dự án giảm nghèo trong giai đoạn mới (chi tiết trong mục II.A dƣới đây). Những chƣơng trình/dự án giảm nghèo mới này thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam tiếp tục con đƣờng thúc đẩy tăng trƣởng và giảm nghèo nhƣ đã theo đuổi trong hơn hai thập kỷ gần đây. B. Bối cảnh vùng Tây Nguyên 12. Tình trạng nghèo vùng dự án: Với 4 tỉnh dự án thuộc vùng Tây Nguyên: Theo kết quả tính toán từ VHLSS 2010, khoảng 73,6% dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đang sống dƣới chuẩn nghèo, và Tây Nguyên là một trong hai khu vực có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất ở Việt Nam (32,8%) – xem Phụ lục 1. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng về chiều cao so với tuổi và cân nặng so với tuổi ở Tây Nguyên cũng ở mức đáng lo ngại (tƣơng ứng là trên 40% và trên 20% - cao hơn đáng kể so với mức trung bình toàn 7 quốc tƣơng ứng là 29,3% và 17,5%). Tỷ lệ nhập học cấp tiểu học ở Tây Nguyên thấp nhất cả nƣớc; 8 chỉ có ít hơn một nửa số trẻ em trong độ tuổi đang học THCS. Rất nhiều hộ gia đình dân tộc thiểu số tham gia thêm vào các công việc thời vụ hay làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc nhƣng vẫn không đủ thu nhập để trang trải cho những nhu cầu tối thiểu. Điều đáng lo ngại là tình trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đƣợc ghi nhận trong bối cảnh tốc độ tăng trƣởng của vùng đạt mức cao gần hai lần mức trung bình của cả nƣớc trong hơn một thập kỷ (ở mức 12% - theo số liệu của TCTK) với nhiều ngành kinh tế tăng trƣởng nhanh (du lịch, khai khoáng, các loại cây công nghiệp – đặc biệt là cà phê, cao su, tiêu). Điều đó gợi ý rằng, mặc dù tăng trƣởng kinh tế ở vùng Tây Nguyên đã giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình, nhƣng nhiều hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số chƣa đƣợc hƣởng cơ hội do tăng trƣởng kinh tế mang lại để thoát nghèo và cải thiện đời sống. Với 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi là hai tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Hầu hết các huyện vùng núi của hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi nằm trong số những huyện nghèo nhất cả nƣớc (theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP và Quyết định 293/2013/QĐ-TTg). Tính trung bình, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện dự án thuộc hai tỉnh này đều ở mức trên 60%. Bên cạnh đó, các chỉ số khác nhƣ tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, dinh dƣỡng trẻ em... ở những huyện này cũng thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nƣớc. 13. Tính cấp thiết của Dự án GNKVTN: Tây Nguyên cùng với Tây Bắc đang là hai vùng địa lý tập trung nhiều nhất đồng bào dân tộc thiểu số và cũng là hai vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất. Tuy nhiên, trái ngƣợc với vùng Tây Bắc – nơi tập trung rất nhiều các chƣơng trình/dự án giảm nghèo trong suốt hai thập kỷ gần đây, vùng Tây Nguyên không có nhiều các chƣơng trình/dự án giảm nghèo nhƣ vậy. Theo số liệu của Bộ KH&ĐT tính đến cuối 2012, Tây Nguyên mới chỉ thu hút đƣợc 193 triệu USD vốn ODA và giải ngân đƣợc khoảng 73 triệu USD (trong khi đó, riêng vùng Tây Bắc đã thu hút đƣợc 2,3 tỷ USD vốn ODA). Số vốn ODA thu hút vào vùng Tây Nguyên chỉ chiếm khoảng 4% tổng vốn ODA từ 1993 đến 2010 vào Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo tại khu vực Tây Nguyên thông qua tăng cƣờng thu hút các nguồn vốn cho phát triển kinh tế-xã hội của vùng. Cơ chế đặc thù riêng cho vùng Tây Nguyên đang trong quá trình xây dựng ở cấp TƢ. Dự án GNKVTN đƣợc mong đợi là một nguồn lực và khung chính sách hỗ trợ quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo ở các huyện dự án – vốn là những huyện khó khăn nhất của vùng Tây Nguyên. C. Bối cảnh tỉnh Quảng Ngãi. 14. Kinh tế Quảng Ngãi liên tục tăng trƣởng trong suốt những năm qua. Tốc độ tăng trƣởng 9 GDP bình quân của tỉnh trong giai đoạn 2005-2011 đạt xấp xỉ 16,5%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch đang theo hƣớng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp. Năm 2005, tỷ trọng nông lâm ngƣ nghiệp, công nghiệp xây dựng và dịch vụ tƣơng ứng

6

Nhƣ đƣợc trình bày trong rất nhiều Chƣơng trình can thiệp nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số mà tiêu biểu nhất là Chƣơng trình 135 (cả hai giai đoạn) 7 Số liệu của Viện Dinh dƣỡng và Tổng cục Thống kê năm 2010 8 Số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2010 9 Theo số liệu do BCBDA tỉnh Quảng Ngãi cung cấp.

16


là 37,7%; 28% và 34,2% thì đến năm 2011, các tỷ lệ này là 18,6%; 52,7% và 28,7%. Với tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhƣ vậy, thu nhập bình quân đầu ngƣời của tỉnh đã tăng lên đáng kể từ khoảng 228 USD/năm trong năm 2005 đến 612 USD/năm vào năm 2010. 15. Tăng trƣởng và giảm nghèo. Những kết quả tích cực trong tăng trƣởng kinh tế đã giúp Quảng Ngãi giảm đƣợc tỷ lệ hộ nghèo liên tục trong thời gian qua. Mặc dù vậy, theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo tính chung trong toàn tỉnh vẫn tƣơng đối cao (20%). Tỷ lệ này cao gần cấp 2 lần tỷ lệ hộ nghèo trung bình cả nƣớc (12,6%) - xem thêm Hình 1.1. Hình 1.1: Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án năm 2011 (ĐVT: %) 35 25

20,3

20 15

28,9

26,5

30

24,5 20,8

19,6

18,5

21,7

12,6

10 5 0 Cả nƣớc

Vùng Tây Vùng BTB Nguyên và DH miền Trung

Đắk Nông

Đắk Lắk

Gia Lai

Kon Tum Quảng Ngãi Quảng Nam

Nguồn: Niên giám Thống kê 2011

II. Khung chính sách của Dự án A. Khung chính sách quốc gia 16. Ở góc độ quốc gia, khung chính sách chủ chốt liên quan trực tiếp đến xây dựng Dự án gồm 10 một số chƣơng trình/chính sách chủ đạo sau đây: Chiến lƣợc Phát triển KTXH 2011-2020 (đi kèm là Kế hoạch 5 năm Phát triển KTXH 201111 2015) xác định: “Tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế-xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trƣờng, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Riêng đối với các vấn đề sinh kế, Chiến lƣợc xác định rõ: “Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa ngƣời sản xuất, ngƣời chế biến và ngƣời tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới. Đổi mới cơ bản phƣơng thức tổ chức kinh doanh nông sản [...]; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng [...]. Trên cơ sở quy hoạch vùng, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trƣờng và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh [...]. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản [...], tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác”. Đối với vùng miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, Chiến lƣợc nêu rõ:

10

Bên cạnh các chƣơng trình/chính sách chủ đạo liệt kê trong mục này còn có rất nhiều các chƣơng trình/dự án khác. Theo một kết quả rà soát gần đây của Bộ LĐ&TBXH, hiện có đến hơn 100 chƣơng trình/chính sách/dự án giảm nghèo lớn nhỏ khác nhau ở Việt Nam. So với kết quả rà soát của UNDP năm 2009 thì tăng đến gần 35%. Vì vậy, cần lƣu ý rằng ngoài các chƣơng trình/chính sách giới thiệu trong mục này nhƣ là khung chính sách giảm nghèo mà Dự án GNKVTN sẽ đóng góp vào, còn rất nhiều các chƣơng trình/dự án khác ở quy mô và phạm vi nhỏ hơn. 11 Theo Văn kiện Đại hội Đảng XI, công bố theo công văn 362-CV/VPTƢ, ngày 17/03/2011.

17


“Phát triển giao thông nông thôn, bảo đảm đƣờng ô tô tới các xã thông suốt bốn mùa và từng bƣớc có đƣờng ô tô đến thôn, bản. Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập, không ngừng cải thiện đời sống và chất lƣợng dân số của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đổi mới căn bản tổ chức quản lý nông, lâm trƣờng quốc doanh”. Chiến lƣợc Phát triển Bền vững của Việt Nam 2011-2020 quy định quan điểm phát triển nông 12 nghiệp và nông thôn bền vững: “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp [...], phát huy thế mạnh của từng vùng; phát triển sản xuất nông sản hàng hóa có chất lƣợng và hiệu quả; gắn sản xuất với thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên (đất đai, nƣớc, rừng, lao động và nguồn vốn); nâng cao thu nhập trên một đơn vị hecta đất canh tác, trên một ngày công lao động; cải thiện đời sống của nông dân; phát triển bền vững các làng nghề. Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản [...]. Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển nông, lâm, ngƣ nghiệp trong từng vùng kinh tế và liên vùng theo hƣớng phát triển bền vững, gắn sản xuất với thị trƣờng, gắn vùng nguyên liệu với công nghiệp chế biến”. 13 Nghị quyết 80/NQ-CP về Định hƣớng Giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 NQ80 hƣớng đến đối tƣợng là ngƣời nghèo, hộ nghèo trên cả nƣớc đang sinh sống ở huyện nghèo, xã nghèo, thôn bản đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc và miền núi. Theo NQ80, mục tiêu giảm nghèo đƣợc đặt ra là trong 10 năm tới, thu nhập bình quân đầu ngƣời của các hộ nghèo tăng 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nƣớc giảm 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm) theo chuẩn nghèo từng giai đoạn. Để đạt đƣợc mục tiêu nói trên, NQ80 quy định các chƣơng trình giảm nghèo sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung nhƣ hỗ trợ sản xuất, đào tạo nghề, tạo việc làm, giáo dục, y tế, dinh dƣỡng, nhà ở, hỗ trợ pháp lý... Các chính sách đặc thù về giảm nghèo sẽ đƣợc các Bộ, ngành rà soát và đƣa vào hệ thống chính sách thƣờng xuyên của mình để đảm bảo các hỗ trợ cần thiết và đƣợc thiết kế đồng bộ, đáp ứng đúng nhu cầu của ngƣời nghèo. Nguồn lực từ các chính sách, chƣơng trình giảm nghèo cũng nhƣ các Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia và các dự án sử dụng vốn ODA sẽ tập trung đầu tƣ cho các địa bàn nghèo nhất của cả nƣớc để đẩy nhanh tốc đôh giảm nghèo ở các khu vực này. 14,15 Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) về Giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2012-2015: Mục tiêu chung của Chương trình là: “Cải thiện và từng bƣớc nâng cao điều kiện sống của ngƣời nghèo, ƣu tiên ngƣời nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, ngƣời nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo của vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách và chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cƣ”. Với tổng kinh phí cho Chƣơng trình là 27.509 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ƣơng ƣớc chiếm gần 75% tổng vốn đầu tƣ, Chƣơng trình gồm bốn Dự án chính: Dự án 1: Hỗ trợ đầu tƣ CSHT các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo để thực hiện tinh thần của Nghị quyết 30A đến 2015; Dự án 2: Hỗ trợ đầu tƣ CSHT các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn (bao gồm chủ yếu các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn nhƣ đối tƣợng của Chƣơng trình 135-II); Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, và đa dạng hóa thu nhập cho ngƣời nghèo, hộ nghèo; tạo cho ngƣời nghèo, hộ nghèo đƣợc tiếp cận với các chính sách, nguồn lực thị trƣờng, hƣớng đến phát triển sản xuất và dịch vụ, tăng thu nhập.

12

Theo Quyết định 432/QĐ-TTg, ngày 12/4/2012. Theo Nghị Quyết 30/NQ-CP, ngày 19/5/2011. 14 Theo Quyết định 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012. 15 Theo Quyết định 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt danh sách 16 CTMQTG trong giai đoạn 2012-2015. Tuy nhiên, không phải tất cả các CTMTQG này đều liên quan đến Dự án GNKVTN nên chỉ có 3 CTMTQG đƣợc đề cập trong phần này của Báo cáo. 13

18


Dự án 4: Nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực hiện Chƣơng trình. Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) về xây dựng Nông thôn mới (NTM), giai đoạn 201216 2020 : Đây là NTP có tính chất bao trùm các lĩnh vực phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn của Việt Nam trong 10 năm tới và là chƣơng trình có ý nghĩa kinh tế-xã hội đặc biệt quan trọng nên có sự chỉ đạo trực tiếp từ Bộ Chính trị, Chính phủ, và sự tham gia của hầu hết các Bộ/ngành của Việt Nam. Với tính chất và phạm vi của Chƣơng trình NTM, hầu hết cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đều hƣớng các nỗ lực hỗ trợ phát triển cho Việt Nam trong thời gian tới để thúc đẩy thực hiện Chƣơng trình. Trong khuôn khổ của Dự án này, các nội dung số 2 “Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội”; nội dung 3 “Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập”, nội dung 4 “Giảm nghèo và an sinh xã hội”, nội dung 5 “Đổi mới và phát triển các hình thức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn” (trong số 11 nội dung của Chƣơng trình NTM) là những trọng tâm mà Dự án hƣớng đến hỗ trợ. Theo cách đó, Dự án GNKVTN sẽ tích cực hỗ trợ cho quá trình thực hiện Chƣơng trình NTM tại vùng dự án. 17 Chƣơng trình Mục tiêu Quốc gia (NTP) về Y tế, giai đoạn 2012-2020 : Mục tiêu chung của Chƣơng trình là: “Chủ động phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm. Phát hiện dịch sớm, dập tắt dịch kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Giảm tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết do một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm, góp phần thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ trung ƣơng đến cơ sở và nâng cao ý thức giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Dự án số 3 của Chƣơng trình là “Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dƣỡng trẻ em”18 đƣa ra rất nhiều mục tiêu quan trọng về chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dƣỡng cho trẻ em nhƣ: (i) Giảm suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dƣới 15%; (ii) Giảm suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi thể thấp còi xuống dƣới 26%; (iii) 90% trẻ suy dinh dƣỡng nặng dƣới 5 tuổi đƣợc nhận các can thiệp dinh dƣỡng khẩn cấp, giảm 17,3% số ca tử vong ở trẻ em dƣới 5 tuổi liên quan đến suy dinh dƣỡng nặng. Nghị quyết 30A về Chƣơng trình hỗ trợ Giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo 19 có mục tiêu tổng thể là: “Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo [...]. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hƣớng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phƣơng. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ”. Đối tƣợng của Nghị quyết 30A là 62 huyện nghèo nhất cả nƣớc, có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%. Ngày 05/2/2013, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định 293/QĐ-TTg về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách đầu tƣ CSHT theo quy định của NQ30A. Theo đó, các huyện mới đƣợc bổ sung sẽ đƣợc hỗ trợ từ ngân sách trung ƣơng bẳng 70% ngân sách của các huyện trong NQ30A (và vì vậy còn hay đƣợc gọi là „Chƣơng trình 30B‟) (chi tiết các huyện dự án thụ hƣởng Chƣơng trình 30A và 30B đƣợc liệt kê trong Bảng 1.4). Chƣơng trình 135 (Giai đoạn 2012-2015 và 2016-2020) về hỗ trợ đầu tƣ CSHT, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, an toàn khu, và các thôn bản đặc 20 biệt khó khăn:

16

Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010. Theo Quyết định 1208/QĐ-TTg ngày 04/9/2012. 18 Đây là Dự án có ý nghĩa quan trọng đối với Dự án GNKVTN (nhất là với Tiểu hợp phần 2.1). Chƣơng 2 sẽ trình bày cụ thể về hợp tác giữa Dự án và CTMTQG về Y tế (Dự án 3) 19 Theo 30A/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 (ban đầu áp dụng cho 61 huyện; sau đó huyện Than Uyên của Lai Châu tách thành huyện Than Uyên và huyện Tân Yên nên danh sách các huyện của NQ30A gồm 62 huyện). 17

19


Bên cạnh các chỉ tiêu về giảm nghèo trong giai đoạn 2012-2015 gắn với các mục tiêu của CTMTQT về Giảm nghèo bền vững (nhƣ trên), Chƣơng trình 135 xác định mục tiêu dài hạn đến năm 2020 là “tăng cƣờng CSHT thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, và dân sinh ở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống của ngƣời dân, giảm nghèo nhanh và bền vững. B. Khung chính sách của tỉnh 17. Khung chính sách cho xây dựng Dự án của tỉnh gồm: Kế hoạch Phát triển KTXH 20112015 của tỉnh và các chủ trƣơng của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh trong việc triển khai các khung chính 21 sách quốc gia (nêu ở trên) . Rà soát Kế hoạch PTKTXH của tỉnh cho thấy nhiều nội dung liên quan 22 trực tiếp đến trọng tâm can thiệp của Dự án GNKVTN. Cụ thể: Kế hoạch Phát triển KT-XH của tỉnh 2011-2015, trong đó xác định: Về mục tiêu phát triển chung:“Khai thác có hiệu quả các nguồn lực của địa phƣơng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, mở rộng quan hệ hợp tác với các tỉnh trong cả nƣớc và các nƣớc trong khu vực để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn [...]. Phấn đấu đạt nhịp độ tăng trƣởng kinh tế bình quân 14% giai đoạn 2011 - 2015; và khoảng 12 - 13%/năm giai đoạn 2016 – 2020” Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: “Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ đạt khoảng 85 - 90% vào năm 2015 và trên 90% năm 2020” Về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn:“Tập trung đầu tƣ xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng vùng nông thôn nhằm đảm bảo đến năm 2020 có 100% đƣờng giao thông đến các xã và đƣợc nhựa hoá, 20 - 30% đƣờng đến các thôn bản đƣợc kiên cố hóa. [...] 100% dân cƣ đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, 98% dân cƣ đƣợc dùng nƣớc sạch hợp vệ sinh [...] tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng giảm còn dƣới 5%.” Về xóa đói, giảm nghèo:“Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là công tác xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm. Triển khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo tại 6 huyện miền núi của tỉnh theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia, các chƣơng trình, dự án và các giải pháp, chính sách an sinh xã hội đã ban hành để hỗ trợ sản xuất, ổn định đời sống đối với ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, vùng bị thiên tai. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn Quốc gia còn dƣới 15% trên tổng số hộ dân cƣ.” Các chính sách, chƣơng trình, dự án của Chính phủ và các đối tác phát triển trong vùng dự án tại tỉnh Quảng Ngãi: Các huyện dự án cũng đang thuộc đối tƣợng thụ hƣởng của một số chƣơng trình, dự án giảm nghèo của Chính phủ và/hoặc các đối tác phát triển hỗ trợ. Chi tiết của các chƣơng trình và dự án này đƣợc đề cập trong phần dƣới đây.

III. Cơ sở đề xuất nhà tài trợ 18. Ngân hàng Thế giới (NHTG) là nhà tài trợ cho Dự án GNKVTN. Đề xuất nhà tài trợ là NHTG xuất phát từ (i) sự phù hợp giữa mục tiêu dự án với chính sách và định hƣớng ƣu tiên của nhà tài trợ; (ii) lợi thế của nhà tài trợ trong hỗ trợ các dự án giảm nghèo tƣơng tự; và (iii) Điều kiện rằng buộc của nhà tài trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng các điều kiện này của phía Việt Nam. 19. Sự phù hợp giữa mục tiêu của Dự án với chính sách và định hƣớng ƣu tiên của NHTG. NHTG vừa kết thúc thực hiện Chiến lƣợc Đối tác Quốc gia (CPS) 2007-2011 và đang trong quá trình thực hiện CPS 2012-2016. Chiến lƣợc CPS 2012-2016 sẽ hỗ trợ thực hiện Kế hoạch PTKT-XH 201120

Theo Quyết định 551/2013/QĐ-TTg ngày 4/4/2013 Trong thực tế, Tỉnh Ủy, UBND các tỉnh đều xây dựng các Chỉ thị/Quyết nghị/Quyết định để triển khai thực hiện nội dung của các chiến lƣợc/chƣơng trình giảm nghèo ở cấp quốc gia mà tỉnh đƣợc thụ hƣởng. Nội dung các văn bản này thông thƣờng là hƣớng dẫn thực hiện cụ thể các chiến lƣợc/chƣơng trình giảm nghèo đó trên địa bàn của tỉnh. 22 Trên cơ sở Chiến lƣợc Phát triển KTXH 2011-2020 và Kế hoạch 5 năm Phát triển KTXH 2011-2015 của quốc gia, các tỉnh đều triển khai xây dựng Kế hoạch 5 năm Phát triển KTXH 2011-2015 của tỉnh. 21

20


2015 của Việt Nam, trong đó NHTG xác định ba trụ cột chiến lƣợc gồm (i) tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu, (ii) tăng tính bền vững của quá trình phát triển, và (iii) mở rộng điều kiện tiếp cận các cơ hội kinh tế và xã hội. Ngoài ra, còn có ba chủ đề chiến lƣợc xuyên suốt cả ba trụ cột. CPS sẽ hỗ trợ các nỗ lực (i) tăng cƣờng quản trị; (ii) thúc đẩy bình đẳng giới; và (iii) nâng cao khả năng phục hồi khi phải đối mặt với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài và cú sốc khí hậu. Đối chiếu giữa các định hƣớng ƣu tiên của NHTG và mục tiêu của Dự án, có thể kết luận rằng Dự án GNKVTN phù hợp với chính sách và định hƣớng ƣu tiên của NHTG. Chi tiết đƣợc tóm tắt trong Bảng 1.1 dƣới đây: Bảng 1.1: Sự phù hợp giữa Dự án với chiến lƣợc ƣu tiên của NHTG trong CPS 2012-2016 Ƣu tiên của NHTG Trụ cột 1 – Khả năng cạnh tranh sẽ giải quyết những vấn đề sau: (a) tính dễ bị tổn thƣơng của Việt Nam trƣớc sự bất ổn kinh tế vĩ mô mà các nguyên nhân cơ cấu gồm có sự méo mó trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc và ngành tài chính, và sự yếu kém trong quản lý tài chính công; (b) các dịch vụ cơ sở hạ tầng chủ chốt có chất lƣợng thấp do sự thiếu hiệu quả trong các ngành truyền tải và phân phối điện, nƣớc và giao thông; (c) giá trị gia tăng thấp trong hoạt động sản xuất của Việt Nam; và (d) năng lực đổi mới và cơ sở kỹ năng hạn chế của lực lƣợng lao động Việt Nam. Trụ cột 2 – Tính bền vững sẽ tập trung vào quản lý tài nguyên nƣớc và đất; bảo tồn rừng và đa dạng sinh học; kiểm soát ô nhiễm và các vấn đề liên quan đến tỷ lệ kết nối thấp của các hộ gia đình với các hệ thống vệ sinh môi trƣờng; các biện pháp giảm thiểu và thích ứng trong bối cảnh Việt Nam rất dễ bị tổn thƣơng bởi biến đổi khí hậu; và quản lý rủi ro thiên tai trong bối cảnh đất nƣớc ngày càng dễ bị ảnh hƣởng bởi các sự kiện thời tiết cực đoan.

Trụ cột 3 - Cơ hội sẽ hỗ trợ Chính phủ xây dựng và thực hiện chính sách, sao cho ngày càng có nhiều ngƣời dân đƣợc hƣởng lợi ích từ quá trình phát triển của đất nƣớc, nhất là khi Việt Nam đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình.

Mục tiêu/chiến lƣợc can thiệp của Dự án Phát triển CSHT kết nối cấp huyện, CSHT cấp xã và thôn bản để cải thiện điều kiện sản xuất và sinh hoạt cho ngƣời hƣởng lợi (đóng góp vào 1b)

Thúc đẩy phát triển sản xuất, củng cố ANLT&DD, đa dạng hóa thu nhập và phát triển kết nối thị trƣờng (đóng góp vào 1c)

Phát triển CSHT kết nối cấp huyện, CSHT cấp xã và thôn bản để tăng tính kết nối giữa hộ gia đình và CSHT, dịch vụ công (trong đó có vệ sinh môi trƣờng). Dự án đƣa ra các quy định về an toàn xã hội và môi trƣờng để các can thiệp của Dự án không dẫn đến những hệ quả về môi trƣờng. Thúc đẩy củng cố ANLT&DD đa dạng hóa thu nhập và phát triển kết nối thị trƣờng để đa dạng hóa nguồn thu nhập hộ gia đình.

PDO của Dự án đặt ra mục tiêu nâng cao đời sống của ngƣời dân thông qua cải thiện cơ hội sinh kế tại các xã nghèo vùng dự án. Dự án chủ trƣơng đẩy mạnh phân cấp trong quản lý thực hiện Dự án và tăng cƣờng sự tham gia của các đối tƣợng hƣởng lợi trong các hoạt động của Dự án.

20. Lợi thế của NHTG trong tài trợ các chƣơng trình/dự án tƣơng tự tại Việt Nam thể hiện qua một số căn cứ sau: 21. Quan hệ hỗ trợ lâu dài của NHTG đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại Việt Nam. Trong hơn hai thập kỷ kể từ khi bắt đầu hỗ trợ cho công cuộc Đổi mới, NHTG luôn là một trong số ít các đối tác phát triển có tổng vốn ODA cam kết lớn nhất cho Việt Nam. Dù tập trung hỗ trợ đối với nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣng một ƣu tiên quan trọng của NHTG là thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, cải thiện năng lực cung cấp dịch vụ công và tiếp cận dịch vụ công của ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Với rất nhiều các chƣơng trình/dự án tài trợ trong hai thập kỷ gần đây, NHTG đã trở thành một trong những đối tác chính của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo. 22. Kinh nghiệm của NHTG trong các chương trình/dự án có tính chất tương tự. NHTG đã và đang hỗ trợ cho nhiều chƣơng trình, dự án giảm nghèo ở Việt Nam có tính chất tƣơng tự nhƣ Dự án GNKVTN. Giai đoạn 2006-2010, NHTG hỗ trợ ngân sách cho Chƣơng trình 135-II. Cũng trong giai đoạn này, NHTG tài trợ Dự án Giảm nghèo núi Phía Bắc, giai đoạn 1 (NMPRP-1). Hiện tại, NHTG cũng đang tài trợ cho Dự án Giảm nghèo núi Phía Bắc, giai đoạn 2 (NMPRP-2). So với Dự án 21


GNKVTN, đây đều là những dự án có quy mô vốn tƣơng đối lớn, và có nhiều điểm tƣơng đồng về chiến lƣợc hỗ trợ. Trong vùng dự án, NHTG cũng đang là nhà tài trợ cho Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp (ACP), Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp (WB3), Chƣơng trình Đảm bảo Chất lƣợng Giáo dục trƣờng học (SEQAP)… Dù phạm vi và chiến lƣợc hỗ trợ của những dự án này có sự khác biệt so với Dự án GNKVTN nhƣng đều có những điểm tƣơng đồng ở mức độ nhất định về phƣơng pháp tiếp cận và một số trọng tâm hỗ trợ. Kinh nghiệm của NHTG trong tài trợ những chƣơng trình/dự án tƣơng tự tại Việt Nam là nền tảng quan trọng để đảm bảo thành công của Dự án GNKVTN. 23. Kinh nghiệm và tri thức quốc tế của NHTG: Những kinh nghiệm từ các dự án tƣơng tự đƣợc tài trợ bởi NHTG trong khu vực Đông Nam Á (ví dụ nhƣ tại Indonesia), Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil là rất hữu ích cho quá trình thiết kế và thực hiện Dự án. Dù các quốc gia này có những điều kiện kinh tếxã hội đặc thù khác với Việt Nam nhƣng những bài học quốc tế về mô hình giảm nghèo trong các dự án mà NHTG tài trợ ở những quốc gia này sẽ cung cấp một nền tảng kinh nghiệm và tri thức quan 23 trọng và hữu ích đối với Dự án. 24. Những điều kiện rằng buộc của NHTG và khả năng đáp ứng của Chính phủ Việt Nam. Một số rằng buộc quy định của NHTG và khả năng đáp ứng từ phía Việt Nam đƣợc tóm tắt trong Bảng 1.2 dƣới đây: Bảng 1.2: Những điều kiện rằng buộc của NHTG và khả năng đáp ứng của Việt Nam Các điều kiện ràng buộc chủ yếu của NHTG

Khả năng đáp ứng của phía Việt Nam

Thực hiện công tác đấu thầu mua sắm (bao gồm tuyển dụng tƣ vấn và mua sắm hàng hóa, thiết bị) theo đúng thủ tục hiện hành của NHTG, đƣợc sửa đổi theo thời gian

Có thể đáp ứng tốt với điều kiện BQLDA các cấp đƣợc tập huấn đầy đủ về các thủ tục đấu thầu mua sắm của NHTG

Tuân thủ chính sách an toàn về tái định cƣ bắt buộc của NHTG

Có thể đáp ứng tốt nhƣng cần có sự tham gia của các bên liên quan để đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục quy định trong Khung PRR của Dự án

Tuân thủ chính sách an toàn về môi trƣờng của NHTG

Có thể đáp ứng tốt nhƣng cần có sự tham gia của các bên liên quan để đảm bảo thực hiện đúng các thủ tục quy định trong Khung ESMF của Dự án

Bố trí vốn đối ứng đầy đủ theo cam kết và đúng tiến độ

Có thể đáp ứng tốt vì tỷ lệ vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam chiếm tối đa là 10% vốn vay nên có thể bố trí đủ vốn cho quá trình thực hiện Dự án.

Thực hiện dự án đúng tiến độ đề ra

Có thể đáp ứng tốt với điều kiện cán bộ QLDA các cấp đƣợc tập huấn NCNL trong công tác quản lý dự án.

Thực hiện dự án theo đúng thiết kế, đảm bảo đúng các đầu ra và kết quả nhƣ đã thiết kế và sẽ đƣợc cam kết với NHTG thông qua Hiệp định tài trợ.

Có thể đáp ứng tốt với điều kiện công tác NCNL đƣợc thực hiện hiệu quả, hệ thống GS&ĐG giúp theo dõi tiến độ và các kết quả của Dự án.

Trả nợ và lãi vay của phần vốn vay đúng hạn

Có thể đáp ứng tốt trong điều kiện đây không phải là khoản vay lớn, lại là khoản đƣợc ƣu đãi hơn so với các điều kiện vay thƣơng mại.

IV. Vùng dự án và đối tƣợng hƣởng lợi của Dự án 25. Lựa chọn vùng dự án: quá trình lựa chọn vùng dự án đƣợc thực hiện dựa trên văn bản hƣớng dẫn của Bộ KH&ĐT (Công văn 10284/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 11/12/2012 và Công văn 10462/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 17/12/2012). Theo đó nguyên tắc lựa chọn đối tƣợng dựa trên tỷ lệ

23

Trong quá trình chuẩn bị Dƣ án, đại diện BCBDA TƢ, BCBDA các tỉnh đã đƣợc NHTG mời đi thăm quan học hỏi kinh nghiệm về một số mô hình giảm nghèo do NHTG hỗ trợ ở Brazil (Quý 4/2012). Kinh nghiệm của NHTG trong thực hiện Dự án NMPRP-2 tại Việt Nam và nhiều dự án khác tại Brazil, Ấn Độ... đã đƣợc chia sẻ với BCBDA TƢ, BCBDA tỉnh, đại diện các 26 huyện và một số xã dự án vào tháng 6/2013 tại Sa Pa, Lào Cai.

22


hộ nghèo của địa phƣơng và ƣu tiên hỗ trợ cho hộ nghèo, nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ. Số liệu đƣợc sử dụng để lựa chọn là số liệu chính thức cho năm 2011 do BCBDA tỉnh tổng hợp từ báo cáo của các huyện/xã dự án và báo cáo bằng văn bản gửi BCBDA TƢ và NHTG. Quy trình lựa chọn đƣợc thực hiện theo ba bƣớc: (i) lựa chọn huyện dự án; (ii) lựa chọn xã trong huyện dự án. Cụ thể: 26. Lựa chọn huyện dự án tại tỉnh Quảng Ngãi: các huyện dự án đƣợc chọn trên cơ sở tỷ lệ hộ nghèo trung bình huyện (trên 32%). Căn cứ theo tiêu chí đó, 03 huyện sau đây đƣợc chọn vào vùng dự án của Quảng Ngãi gồm: Sơn Tây, Ba Tơ, Sơn Hà. 27. Lựa chọn xã trong huyện dự án: Tại 3 huyện dự án đƣợc chọn, tổng số xã là 43 xã và thị trấn (trung tâm huyện). Mỗi huyện lựa chọn không quá 05 xã tham gia dự án. Số lƣợng tối đa 5 xã/huyện đƣợc sự đồng thuận giữa Bộ KH&ĐT, NHTG để đảm bảo tập trung nguồn lực đầu tƣ. Việc lựa chọn xã tham gia dự án dựa trên tổng số điểm của các xã xếp theo các tiêu chí sau: 

Xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 30% trở lên (xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất có số điểm tƣơng ứng cao nhất, xã có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất có số điểm tƣơng ứng thấp nhất);

Xã có số đồng bào dân tộc lớn nhất trong 05 xã (xã có số đồng bào dân tộc lớn nhất có số điểm tƣơng ứng cao nhất, xã có số đồng bào dân tộc nhỏ nhất có số điểm tƣơng ứng thấp nhất);

Xã không nằm trong vùng quy hoạch xây dựng thủy điện;

Tất cả các xã (05) đƣợc chọn phải có vị trí địa lý liền kề nhau; hoặc 03 xã liền kề nhau và có 02 xã còn lại liền kề nhau (các xã liền kề là xã có ranh giới chung với nhau).

28. Áp dụng các tiêu chí nói trên, 15 xã đƣợc chọn ra từ tổng số 43 xã và thị trấn trong 03 huyện vùng dự án. Thông tin cơ bản về các huyện, xã đƣợc hƣởng lợi từ Dự án và bản đồ vùng dự án đƣợc cung cấp chi tiết trong Phụ lục 2. 29. Điều kiện tự nhiên vùng dự án. Quảng Ngãi là tỉnh thuộc Duyên hải Trung Trung Bộ với đặc điểm chung là núi lấn sát biển, địa hình có tính chuyển tiếp từ địa hình đồng bằng ven biển ở phía Đông đến địa hình miền núi cao ở phía Tây. Địa hình Quảng Ngãi đƣợc chia thành bốn vùng rõ rệt: vùng rừng núi, vùng trung du, vùng đồng bằng và vùng bãi cát ven biển. Quảng Ngãi có nhiều núi cao, vùng rừng núi có diện tích 391.192 ha, chiếm 2/3 diện tích đất đai trong tỉnh. Do có lƣợng mƣa lớn, tập trung vào một vài tháng trong năm nên hàng năm diện tích bị xói mòn bởi các dòng chảy của các con sông lớn khó khắc phục đƣợc, gây khó khăn trong việc phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. Ba huyện vùng dự án đều nằm trong lƣu vực chảy của các con sông lớn nhƣ sông Rhe (huyện Sơn Hà và Ba Tơ), sông Rinh, sông Xà Lò (huyện Sơn Hà và Sơn Tây), và là thƣợng nguồn của các con sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi nhƣ sông Trà Khúc, sông Vệ, và sông Trà Cầu. Vào mùa mƣa (từ tháng 9 đến tháng 12), tình trạng mƣa lớn, nƣớc lũ từ sông dâng cao làm sạt lở đất đá nghiêm trọng, ngập úng hoa màu, gây hƣ hỏng hệ thống thủy lợi và giao thông, xảy ra khá phổ biến tại các huyện miền núi này. 30. Đất canh tác. Hình 1.2 cung cấp thông tin chi tiết về tổng diện tích đất tự nhiên và phân loại đất tại 3 huyện vùng dự án. Tổng diện tích đất tự nhiên tại 03 huyện dự án chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn trong tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh (218.541 ha - tƣơng ứng với 56% tổng quỹ đất tự nhiên của tỉnh). Tại các huyện dự án, tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông và lâm nghiệp trong tổng diện tích đất toàn huyện dao động từ 85 đến 94%; diện tích đất chƣa sử dụng chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp. So với đất lâm nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp (đất ruộng hàng năm và đất trồng cây lâu năm) chiếm tỷ lệ diện tích thấp hơn đáng kể. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chỉ bằng gần 1/10 diện tích đất lâm nghiệp tại huyện Ba Tơ, gần 1/3 tại huyện Sơn Tây và huyện Sơn Hà.

23


Hình 1.2: Cơ cấu các loại đất của tỉnh và tại các huyện dự án năm 2011 (ĐVT: %) 100% 80% 53%

71%

60%

67%

86% 40% 20%

37%

20%

18%

8%

0% Toàn tỉnh Đất nông nghiệp

Ba Tơ Đất lâm nghiệp

Sơn Hà Sơn Tây Đất thổ cƣ Đất chƣa sử dụng

Nguồn: tổng hợp từ số liệu do BCBDA tỉnh Quảng Ngãi cung cấp

31. Đặc điểm dân số vùng dự án. Dân số toàn tỉnh Quảng Ngãi tính đến năm 2011 là hơn 1,2 triệu, trong đó dân cƣ tập trung sinh sống tại khu vực nông thôn (ƣớc tính trên 85%). Tính chung toàn 2 tỉnh mật độ dân cƣ là 236 ngƣời/km , tƣơng đối cao so với mật độ trung bình các huyện dự án (dƣới 2 100 ngƣời/km - theo Bảng 1.3). Trong các huyện vùng dự án, huyện Sơn Hà có mật độ dân số cao 2 2 nhất (93 ngƣời/km ), huyện Ba Tơ và Sơn Tây có mật độ thấp hơn (tƣơng ứng là 45 ngƣời/km và 47 2 ngƣời/km ). Tổng số ngƣời trong độ tuổi lao động toàn tỉnh năm 2011 là 714,7 nghìn ngƣời (58%). Tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động khá đồng đều giữa các huyện trong vùng dự án (từ 54 đến 58%). Bảng 1.3: Đặc điểm dân số tại vùng dự án năm 2011 STT

Huyện

Tổng dân số (ngƣời)

Mật độ dân số (ngƣời/km2)

% ngƣời trong độ tuổi lao động

1.218.600

236

58

Ba Tơ

52.061

45

58

2

Sơn Hà

70.093

93

57

3

Sơn Tây

18.110

47

54

Toàn tỉnh 1

Nguồn: tổng hợp từ số liệu do UBND các huyện dự án cung cấp 24

32. Thành phần dân tộc. Theo dữ liệu từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011, tỉnh Quảng Ngãi có cơ cấu dân tộc khá đa dạng, gồm hơn 15 dân tộc sinh sống, trong đó ngƣời Kinh chiếm đa số (khoảng 86,7%), thứ hai là ngƣời Hrê, thứ ba là ngƣời Cor. Hình 1.3 mô tả thành phần các dân tộc trong vùng dự án, gồm 3 huyện. Tính riêng trong vùng dự án, ngƣời Hrê chiếm tỷ lệ phổ biến nhất (75,8%), tỷ lệ ngƣời Kinh đứng thứ 2 (12,4%), tỷ lệ ngƣời Ca Dong (Xơ Đăng) đứng thứ 3 (11,7%), 25 các nhóm dân tộc thiểu số khác chiếm tỷ lệ dƣới 1%. Hai nhóm dân tộc thiểu số bản địa vùng dự án là Hrê và Ca Dong. Hình 1.3: Cơ cấu thành phần dân tộc vùng dự án thuộc tỉnh Quảng Ngãi năm 2011 (ĐVT: %) Khác, 0,1 Kinh, 12,4

Ca Dong, 11,7

Hrê, 75,8

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

24

Thống kê của các huyện và xã dự án về thành phần dân tộc thƣờng không đồng nhất về cách thức phân loại và tính toán số liệu. Vì vậy, Tổng Điều tra Nông nghiệp (viết tắt của Tổng Điều tra Nông thôn, Nông nghiệp, và Thủy Sản) 2011 đƣợc sử dụng để tính toán thông tin này. 25 Các nhóm DTTS khác chiếm dƣới 1%, tỷ lệ khá nhỏ trong vùng dự án, vì vậy nhóm nghiên cứu sẽ không đề cập trong các phân tích sau đây.

24


Ghi chú: Ngoài ra còn một số nhóm DTTS khác (gồm cả bản địa và di cư) nhưng do chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dân số tại vùng dự án và được ghép vào cột “Dân tộc khác”.

33. Đặc điểm kinh tế vùng dự án. 03 huyện vùng dự án là những huyện có điều kiện kinh tế chậm phát triển, nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính, nhƣng chủ yếu là sản xuất ở quy mô nhỏ. 34. Nông nghiệp là hoạt động kinh tế chính. Hai loại hình sinh kế chủ yếu tại 03 huyện dự án là trồng trọt và chăn nuôi, trong đó trồng trọt chiếm tỷ trọng khoảng 60% còn chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoảng 30% - 40%. Về trồng trọt, keo, mỳ và lúa là các loại cây trồng phổ biến tại các huyện dự án, trong đó cây lúa vẫn là cây trồng chính. Tổng diện tích trồng lúa là lớn nhất (11.000 ha), đứng thứ 2 là cây keo (8563,7 ha), thứ 3 là cây mỳ (8215 ha) – xem thêm Bảng 1.4. Theo số liệu từ các huyện dự án, cây keo và cây mỳ mang lại thu nhập đáng kể cho các huyện trong vùng dự án. Bảng 1.4: Quy mô sản suất các loại cây trồng quan trọng tại vùng dự án năm 2011 (ĐVT: ha) STT

Huyện

Cây Keo

Cây Mỳ

Cây Lúa

Cây Lạc

Cây Mía

1

Ba Tơ

6.571,7*

1.953

4.304,5

318,3

795,4

2

Sơn Hà

1.900,0

5.382,0

5.618,5

273,0

1.033,0

3

Sơn Tây

92

880

911,5**

92

-

8.563,70

8.215,00

10.834,50

683,30

1.828,40

Tổng

Nguồn: BCBDA GNKVTN, tỉnh Quảng Ngãi Ghi chú: (-): Không có dữ liệu; (*): trong đó 2.171,1ha trồng tập trung, 4.400,6 ha trồng phân tán tại các hộ gia đình; (**) 791,5ha lúa rẫy, 120ha lúa nước.

35. Bảng 1.5: dƣới đây tóm tắt thông tin chung về tình hình chăn nuôi năm 2011 tại 03 huyện dự án. Tổng đàn gia súc tại huyện Ba Tơ và Sơn Hà khá lớn (từ 62.018 con tới 74.846 con), trong khi đó hoạt động chăn nuôi ở huyện Sơn Tây thấp hơn đáng kể (20.550 con, tƣơng đƣơng 1/3 tới 1/4 so với hai huyện còn lại). Trong 3 loại hình chăn nuôi gia súc chủ yếu tại các huyện dự án, chăn nuôi lợn là phổ biến nhất (chiếm khoảng 50% tổng đàn gia súc). Bảng 1.5: Tình hình chăn nuôi vùng dự án, năm 2011 (ĐVT: con) STT

Huyện

Tổng đàn*

Trâu

Lợn

1

Ba Tơ

62.018

9.551

21.525

30.942

2

Sơn Hà

74.846

25.558

12.706

36.582

3

Sơn Tây

20.550

8.100

1.950

10.500

Tổng

157.414

43.209

36.181

78.024

Nguồn: BCBDA GNKVTN, tỉnh Quảng Ngãi Ghi chú: * Tổng đàn không tính gia cầm; ---- Không có dữ liệu

36. Hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ phát triển sinh kế trong vùng dự án còn hạn chế. Tình trạng sử dụng giống tự để lại, giống không rõ nguồn gốc, giống chất lƣợng thấp tại địa phƣơng là phổ biến. Các huyện đều có Trạm Khuyến nông nhƣng khó khăn về kinh phí và nhân sự nên mức độ bao phủ của dịch vụ khuyến nông còn hạn chế. Tại các xã dự án đều có cán bộ khuyến nông nhƣng kinh phí cho hoạt động còn eo hẹp, trình độ và kỹ năng của cán bộ cơ sở còn hạn chế. Vì vậy, trong nhiều trƣờng hợp, chính các chủ cửa hàng bán giống, chủ các vƣờn ƣơm quy mô nhỏ, các hộ nông dân khác lại là những nguồn hƣớng dẫn kỹ thuật không chính thức cho ngƣời dân. Trong điều kiện đó, quan sát trong quá trình khảo sát tại hiện trƣờng cho thấy mức độ tiếp thu kiến thức kỹ thuật mới trong sản xuất của các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trong vùng dự án về cơ bản là rất thấp. Phần lớn hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số sử dụng tập quán canh tác đã có từ lâu. Ví dụ nhƣ trong canh tác cây lƣơng thực, rất nhiều hộ nghèo ở vùng dự án hoặc không bón phân, làm cỏ cho lúa. Khi phỏng vấn trực tiếp, nhiều hộ cho rằng họ có biết, đã nắm đƣợc những kỹ thuật đó nhƣng lại không áp dụng vì thói quen canh tác truyền thống. 37. Rất ít các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong vùng dự án. Thúc đẩy liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp là một chiến lƣợc để phát triển sinh kế bền vững đã đƣợc thử nghiệm và chứng tỏ tính khả thi ở nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc. Tuy nhiên, thực tế khảo sát tại vùng dự án cho thấy có rất ít các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp tại các huyện dự án. 25


Trong khi đó, tại các huyện có tiềm năng sinh kế tốt hơn, nhất là cho các loại cây công nghiệp dài ngày thì sự hiện diện của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến lại nhiều hơn. Nhƣ vậy, để có thể thúc đẩy liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thì việc tạo ra đƣợc một vùng sản xuất có quy mô thƣơng mại là rất quan trọng để thu hút các doanh nghiệp quan tâm và hợp tác với ngƣời dân trong vùng dự án. 38. Thu nhập trung bình trong vùng dự án. Trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2011 của 03 huyện dự án chỉ dao động ở mức trung bình 5,5 tới 7,5 triệu đồng/ngƣời/năm, tƣơng ứng 40-50% so với mức trung bình GDP toàn tỉnh (14 triệu đồng/ngƣời/năm). Đây là một con số phản ánh thực tế thực trạng nghèo phổ biến tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi. Trong khi trung bình một ngƣời dân ở tỉnh Quảng Ngãi có mức thu nhập khoảng 14 triệu đồng/năm thì tại các huyện miền núi, các hộ dân tộc thiểu số với hoạt động sinh kế chủ đạo là thuần nông chỉ kiếm chƣa đƣợc 1/2 thu nhập trên. Sự chênh lệch thu nhập khá lớn giữa các nhóm dân tộc và giữa các vùng tại Quảng Ngãi không những đặt ra thách thức với sự phát triển kinh tế của từng địa phƣơng mà còn tác động tới đời sống xã hội, giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cho những nhóm hộ nghèo này (xem Hình 1.4). Hình 1.4: Thu nhập bình quân đầu ngƣời vùng dự án, năm 2011 (ĐVT: Triệu VND/ngƣời/năm) 16 14 12 7,7

8

5,5

5,5

4 0 Toàn tỉnh

Sơn Tây

Ba Tơ

Sơn Hà

Nguồn: tổng hợp từ số liệu do BCBDA tỉnh Quảng Ngãi cung cấp

39. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng dự án. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong các xã dự án đƣợc 26 tóm tắt trong dƣới đây. Theo số liệu của Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh giảm nhanh nhƣng tình trạng nghèo vẫn còn rất cao tại các huyện dự án. Trên địa bàn các huyện dự án gồm Ba Tơ, Sơn Hà, và Sơn Tây tỷ lệ hộ nghèo và hộ cận nghèo cao gấp hơn 2 lần so với mức trung bình chung của tỉnh năm 2011. Nếu tính cả số hộ cận nghèo thì tỷ lệ hộ nghèo chung của 03 huyện gần chạm mức 70%. Nếu so tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong các huyện dự án của 06 tỉnh thuộc DA GNKVTN thì các huyện dự án thuộc tỉnh Quảng Ngãi có tỷ lệ hộ nghèo chỉ đứng sau các huyện dự án thuộc tỉnh Quảng Nam.

26

Trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT, các huyện dự án và BCBDA tỉnh cung cấp các dữ liệu cần thiết về tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên, Báo cáo này không sử dụng các dữ liệu đã cung cấp vì những lý do sau: (i) dữ liệu này không đƣợc phân tổ theo thành phần dân tộc và giới tính của chủ hộ; (ii) có rất ít các dữ liệu thống kê của địa phƣơng về đặc điểm hộ nghèo; (iii) dữ liệu chủ yếu ở cấp trung bình của huyện, trong khi không phải tất cả các xã của huyện đều đƣợc chọn vào vùng dự án; (iv) số liệu do các địa phƣơng cung cấp nhiều khi có sự khác nhau trong cách phân tổ dẫn khó khăn khi so sánh chéo giữa các tỉnh/huyện/xã dự án. Trong khi đó, dữ liệu từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 lại không gặp phải những hạn chế nói trên nên đƣợc sử dụng để phân tích ở phần còn lại của mục này. Cần lƣu ý rằng, với điều kiện nói trên, số liệu triết xuất từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 có thể sẽ khác với số liệu trong các báo cáo chính thức của tỉnh/huyện/xã dự án.

26


Hình 1.5: Tỷ lệ hộ nghèo nông thôn tỉnh Quảng Ngãi và vùng dự án, năm 2010 (ĐVT: %) 100 80

40 20

65

61

56

60

45 23

16

13

7

10

9

0 Toàn tỉnh

3 huyện dự án H. Sơn Hà H. Sơn Tây Tỷ lệ nghèo Tỷ lệ cận nghèo

H. Ba Tơ

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

40. Xét theo các yếu tố dân tộc và giới tính của chủ hộ, có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ hộ nghèo giữa các nhóm hộ này (Hình 1.6). Tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào DTTS bản địa trong vùng dự án còn rất cao (59,3%), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Kinh thấp hơn đáng kể (29,7%). Hộ có chủ hộ là nữ giới có tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn 10% so với hộ có chủ hộ nam giới (Hình 1.6). Hình 1.6: Tỷ lệ hộ nghèo phân theo nhóm dân tộc và theo giới tính chủ hộ, năm 2010 80.0 60.0 40.0

66,5

59,3

55,7

53,3

29,7

20.0

Nữ

Nam

DT bản địa

DT kinh

0.0

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

41. Đặc điểm chính của các hộ hƣởng lợi: Theo số liệu của Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011, số nhân khẩu bình quân vùng nông thôn của tỉnh Quảng Ngãi là 3,6 ngƣời/hộ, của 03 huyện dự án là 3,7 ngƣời/hộ (xem Bảng 1.6). Tỷ lệ này thấp hơn đáng kể so với mức trung bình chung các tỉnh dự án GNKVTN (hơn 4,2 ngƣời/hộ). Hầu hết các hộ gia đình đều có tỷ lệ tham gia lao động cao hơn tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động, đặc biệt là nhóm hộ nghèo. Điều này có thể là do điều kiện sống khó khăn nên buộc các thành viên của hộ phải tham gia lao động để kiếm kế sinh nhai. Xét trình độ chuyên môn cao nhất của chủ hộ, tính chung 03 huyện dự án, gần 90% chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật gì ngoài các bậc học phổ thông; chỉ có gần 4% có trình độ trung cấp và cao đẳng nghề; tỷ lệ chủ hộ đã tốt nghiệp cao đẳng và đại học trở lên chỉ bằng 1%. Đáng chú ý, đa số các hộ nghèo và hộ DTTS có trình độ chuyên môn của chủ hộ thấp hơn so với các hộ ngƣời Kinh và hộ không nghèo. Bảng 1.6: Một số đặc điểm của hộ hƣởng lợi trong vùng dự án, năm 2011

Toàn tỉnh

Số nhân khẩu trung bình (ngƣời)

Tỷ lệ số ngƣời trong tuổi lao động/quy mô hộ (%)

Tỷ lệ lao động thực tế/quy mô hộ (%)

3,6

55,1

69,3

Trình độ chuyên môn cao nhất của chủ hộ (%) Chƣa qua đào tạo chuyên môn hoặc không có chứng chỉ

Trung cấp và Cao đẳng nghề

Cao đẳng và đại học trở lên

92,4

5,5

2,1

27


3 huyện dự án

3,7

60,0

69,2

95,2

3,8

1,0

Nghèo

3,6

57,4

68,0

98,8

1,1

0,1

Cận nghèo

3,9

62,6

69,5

96,2

3,4

0,4

Không nghèo

3,8

63,4

71,1

88,4

8,6

3,0

Dân tộc Kinh

3,7

60,2

68,9

81,6

12,5

5,9

Dân tộc Bản địa

3,7

59,9

69,2

97,1

2,6

0,3

Nam

3,9

61,8

67,8

94,7

4,2

1,1

Nữ

2,9

51,7

75,4

97,3

2,0

0,7

Ba Tơ

3,7

59,2

68,5

95,4

3,6

1,0

Sơn Hà

3,8

57,9

66,1

94,4

3,7

1,9

Sơn Tây

3,7

61,7

71,1

95,1

4,0

0,8

Theo nhóm thu nhập27

Nhóm dân tộc

Giới tính của chủ hộ

Huyện Dự án

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

42. Tình trạng sở hữu tài sản. Bảng 1.7 đƣa ra số liệu về mức độ sở hữu một số tài sản có giá trị nhƣ xe máy, tivi, và điện thoại di động. Dễ dàng nhận thấy, tỷ lệ sở hữu 03 loại tài sản kể trên ở 03 huyện dự án thấp hơn đáng kể so với mức chung toàn tỉnh. Giữa các nhóm thu nhập, có sự chênh lệch khá lớn về tình trạng sở hữu tài sản. Tỷ lệ sở hữu các loại tài sản ở nhóm nghèo thấp hơn khoảng 1/3 so với nhóm không nghèo. Đặc biệt, tỷ lệ sở hữu xe máy, tivi và di động ở nhóm chủ hộ là nữ và DTTS bản địa chỉ bằng khoảng ½ so với mức của nhóm chủ hộ là nam và nhóm dân tộc Kinh. Kết quả cho thấy “sự bất lợi” nghiêng hẳn về các hộ nghèo, hộ DTTS bản địa trên phƣơng diện sở hữu các loại tài sản này. So sánh giữa các huyện thuộc vùng dự án, huyện Sơn Hà có các chỉ số sở hữu tài sản chênh lệch khá xa so với 02 huyện còn lại. Cụ thể, huyện Sơn Hà có khoảng 46% hộ có xe máy, 50% hộ có tivi và 37% sở hữu điện thoại di động trong khi các chỉ số tƣơng ứng ở 02 huyện còn lại là hơn 61%, hơn 59% và hơn 49%. Bảng 1.7: Tình trạng sở hữu tài sản xe máy, tivi và điện thoại di động, năm 2011 (ĐVT: %) Xe máy

Tivi

Di động

Toàn tỉnh

75,4

85,5

73,5

3 huyện dự án

62,5

62,6

51,8

Nghèo

53,5

53,5

43,4

Cận nghèo

74,7

75,5

60,6

Không nghèo

73,3

73,4

63,1

Dân tộc Kinh

84,7

88,0

82,9

DTTS bản địa

59,3

59,0

47,4

Nam

67,7

66,3

54,7

Nữ

38,6

46,1

38,6

Ba Tơ

67,5

68,1

57,3

Sơn Hà

46,4

49,6

37,2

Sơn Tây

61,3

59,8

49,6

Nhóm dân tộc

Giới tính của chủ hộ

Huyện Dự án

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

27

Hộ nghèo và cận nghèo đƣợc xác định bởi xã theo chuẩn nghèo mới của quốc gia

28


43. Sở hữu đất canh tác. Đất đai đƣợc xem là một trong những tài sản vật chất quan trọng nhất đối với hộ gia đình nông thôn vì có tính quyết định sinh kế hộ. Đối với đất trồng cây hàng năm, Hình 1.7 đƣa ra số liệu về mức độ sở hữu đất canh tác hàng năm của các hộ phân theo các nhóm khác nhau. Kết quả cho thấy các hộ tại 3 huyện vùng dự án có tỷ lệ sở hữu đất trồng cây hằng năm cao hơn ít nhất gần gấp 2 lần mức trung bình chung của tỉnh. Diện tích đất trồng cây hàng năm trung bình ở huyện Ba Tơ thấp nhất trong các huyện dự án (khoảng 0,34ha/hộ), chỉ bằng 50% diện tích đất trồng cây hàng năm trung bình tại huyện Sơn Hà. Xét theo các nhóm, các hộ nghèo và cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số có diện tích đất canh tác hàng năm lớn hơn các hộ không nghèo, hộ dân tộc Kinh. Đối với đất trồng cây lâu năm, Hình 1.8 cũng cho thấy 03 huyện dự án có mức trung bình đất trồng cây lâu năm cao hơn mức chung của toàn tỉnh. Ngoài ra, các hộ nghèo và cận nghèo có tỷ lệ sở hữu đất trồng cây lâu năm thấp hơn so với các hộ không nghèo. Chủ hộ nam giới có tỷ lệ sở hữu đất trồng cây lâu năm cao hơn chủ hộ nữ. Cá biệt, huyện Sơn Tây có tỷ lệ sở hữu đất trồng cây lâu năm gần 0,3ha/hộ, trong khi các hộ tại huyện Sơn Hà và Ba Tơ có tỷ lệ sở hữu đất trồng cây lâu năm không đáng kể. Đối với đất lâm nghiệp, cũng giống đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm, 03 huyện dự án có tỷ lệ sở hữu đất lâm nghiệp trung bình cao, gần gấp hơn 3 lần mức trung bình toàn tỉnh. Xét tƣơng quan giữa 03 huyện dự án, các hộ tại huyện Ba Tơ sở hữu nhiều nhất (1,48ha/hộ), thấp nhất là các hộ ở huyện Sơn Hà (0,46ha/hộ). Dễ dàng nhận thấy, các hộ nghèo sở hữu ít đất lâm nghiệp hơn các hộ khá giả hơn, các hộ có chủ hộ là nữ giới sở hữu ít hơn các hộ có chủ hộ là nam giới. Đặc biệt, các hộ DTTS bản địa sở hữu đất lâm nghiệp nhiều hơn gấp 2 lần các hộ ngƣời Kinh. Hình 1.7: Diện tích đất trồng cây hàng năm, năm 2011 (ĐVT: ha) 1.5 1.0 0.5 0.0 Chung 3 huyện Toàn tỉnh dự án

Nghèo

Cận nghèo

Không nghèo

Nhóm Thu nhập

DT Kinh

DT Bản địa

Dân tộc

Nam

Nữ

Giới tính chủ hộ

Sơn Hà

Sơn Tây

Ba Tơ

Huyện Dự án

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

Hình 1.8: Diện tích đất trồng cây lâu năm, năm 2011 (ĐVT: ha) 0.4 0.3 0.2 0.1 0.0 Chung 3 huyện Toàn tỉnh dự án

Nghèo

Cận nghèo

Không nghèo

Nhóm Thu nhập

DT Kinh

DT Bản địa

Dân tộc

Nam

Nữ

Giới tính chủ hộ

Sơn Hà

Sơn Tây

Ba Tơ

Huyện Dự án

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

29


Hình 1.9: Diện tích lâm nghiệp, năm 2011 (ĐVT: ha) 1.5 1.0 0.5 0.0 Chung 3 huyện Toàn tỉnh dự án

Nghèo

Cận nghèo

Không nghèo

DT Kinh

Nhóm Thu nhập

DT Bản địa

Dân tộc

Nam

Nữ

Giới tính chủ hộ

Sơn Hà

Sơn Tây

Ba Tơ

Huyện Dự án

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

44. Tiếp cận điện, nước và nhà vệ sinh trong sinh hoạt. Sử dụng điện, nƣớc sạch sinh hoạt, có nhà xí hợp vệ sinh là những khía cạnh quan trọng của mức sống hộ gia đình. Theo Bảng 1.8, tỷ lệ hộ sử dụng điện lƣới quốc gia, nƣớc sạch và có nhà vệ sinh ở khu vực nông thôn toàn tỉnh đạt lần lƣợt 98,5%, 91,6% và 56,5% trong khi 03 huyện vùng dự án đạt thấp hơn đáng kể (91,6%, 59,2% và 9,7%). Các chỉ tiêu này phản ánh mức sống của các huyện vùng dự án thấp hơn nhiều so với mức sống chung của tỉnh. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận điện lƣới quốc gia trong các huyện vùng dự án tốt hơn nhiều so với khả năng tiếp cận nƣớc sạch và sử dụng nhà vệ sinh. Nhóm hộ nghèo và DTTS có tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc sạch trong ăn uống và sử dụng hố xí hợp vệ sinh thấp hơn nhiều so với nhóm không nghèo và ngƣời Kinh. Đáng chú ý, huyện Sơn Hà có tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc sạch trong ăn uống rất thấp (0,8%). Chƣa đến ½ số hộ vùng nông thôn của tỉnh có nhà xí hợp vệ sinh. Đáng lo ngại là hơn 90% số hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số chƣa có hố xí hợp vệ sinh. Bảng 1.8: Tiếp cận điện lƣới quốc gia, nguồn nƣớc sạch, hố xí hợp vệ sinh, năm 2011 (ĐVT: %) Tỷ lệ hộ Sử dụng điện lƣới quốc gia

Dùng nguồn nƣớc sạch cho ăn uống28

Có hố xí hợp vệ sinh29

Toàn tỉnh

98,5

91,6

56,5

3 huyện dự án

91,6

59,2

9,7

Nghèo

89,5

55,4

3,5

Cận nghèo

95,1

66,7

8,7

Không nghèo

93,8

62,9

20,8

Kinh

99,6

87,9

48,8

DTTS bản địa

90,5

55,1

4,1

Nam

91,7

58,3

9,7

Nữ

91,3

63,4

9,5

Ba Tơ

94,7

76,4

8,5

Sơn Hà

93,3

0,8

8,9

Sơn Tây

86,9

56,6

11,5

Theo nhóm thu nhập

Nhóm Dân tộc

Giới tính chủ hộ

Huyện Dự án

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011

28

Báo cáo sử dụng định nghĩa chung về nƣớc sạch theo các báo cáo đói nghèo của Ngân hàng Thế giới và Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Theo đó, “nƣớc sạch” bao gồm các nguồn sau: nƣớc máy riêng, nƣớc máy công cộng, nƣớc mua (đựng trong chai, thùng...), nƣớc giếng khoan, nƣớc giếng đào/giếng khơi, nƣớc mƣa. 29

Áp dụng theo các nghiên cứu về đói nghèo của Ngân hàng Thế giới và Viện Khoa học xã hội Việt Nam hố xí “hợp vệ sinh” gồm: hố xí tự hoại/bán tự hoại, và hố xí 2 ngăn, hoặc hố xí thấm dội nƣớc”.

30


45. Tiếp cận tín dụng. Bảng 1.9: phản ánh tỷ lệ các hộ trong vùng dự án tiếp cận với tín dụng từ các nguồn chính là NH CSXH, NH NN&PTNT và các NH thƣơng mại khác. Kết quả phân tích cho thấy gần ½ số hộ hƣởng lợi của Dự án đang có các khoản vay từ NH CSXH tính tới thời điểm ngày 1/7/2011 (thời điểm thực hiện Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011); trong khi đó, tỷ lệ tƣơng ứng đối với NH NN&PTNT và NH thƣơng mại khác tƣơng đối thấp, chỉ chiếm 34% và 1%. Tỷ lệ tiếp cận với Quỹ hỗ trợ việc làm hầu nhƣ không có, so với mức 0,2% toàn tỉnh. Đáng chú ý nhất là tỷ lệ hộ nghèo có khoản vay tín dụng từ các ngân hàng đến thời điểm nói trên đều cao hơn nhiều so với tỷ lệ hộ không nghèo. Cụ thể, đối với các khoản vay từ NH CSXH, có hơn 44% hộ nghèo vay trong khi tỷ lệ hộ không nghèo vay là 30%; con số tƣơng ứng đối với các khoản vay từ NH NN&PTNT là 40% và hơn 23%. Xét trên khía cạnh dân tộc, tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số có các khoản vay từ NH CSXH là 39%, trong khi đó tỷ lệ hộ dân tộc Kinh vay từ ngân hàng này cao hơn hẳn (46%). Những kết quả trong bảng này gợi ý rằng tỷ lệ tiếp cận với các khoản tín dụng của các hộ trong vùng dự án còn hạn chế. Bảng 1.9: Tỷ lệ các hộ đang có các khoản vay tại các NH ở thời điểm 1/7/2011 (ĐVT: %) NH CSXH

NH NN & PTNT

NH thƣơng mại khác

Quỹ hỗ trợ việc làm

32,4

23,1

7,0

0,2

39

34

1

--

Nghèo

43,8

39,7

1,5

--

Cận nghèo

29,1

25,0

--

-

Không nghèo

30,5

23,1

--

--

Kinh

45,8

33,3

--

--

DTTS

38,5

34,1

1,1

--

Nam

40,8

36,3

1,2

--

Nữ

30,9

23,6

--

--

Toàn tỉnh 3 huyện dự án Theo nhóm thu nhập

Theo nhóm dân tộc

Theo giới tính chủ hộ

Nguồn: tính toán từ Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 Ghi chú: Kết quả tính toán chỉ dựa trên mẫu các hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; “--”: Không có dữ liệu

V. Chính sách và Chƣơng trình giảm nghèo trong vùng dự án 46. Vùng dự án đƣợc hỗ trợ bởi một số chƣơng trình/dự án giảm nghèo khác. Với tỷ lệ hộ nghèo cao, điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các huyện/xã dự án đã và đang là đối tƣợng hỗ trợ của một số chƣơng trình/dự án giảm nghèo khác. Tổng hợp các chƣơng trình/dự án có nhiều nét tƣơng đồng với các đặc điểm thiết kế của Dự án GNKVTN, đƣợc tóm tắt trong bảng dƣới đây (xem chi tiết ở Phụ lục 3). Bảng 1.10: Các chƣơng trình/dự án khác trong vùng dự án Tỉnh/Huyện Ba Tơ

Chƣơng trình/Dự án cấp huyện WB3, 30A

Các xã 135-II (hoặc có thôn CT135-II) (3) Ba Trang, Ba Lế, Ba Khâm

Sơn Hà

30A

(4) Sơn Nham, Sơn Cao, Sơn Linh, Sơn Kỳ

Sơn Tây

30A

(2) Sơn Mùa, Sơn Tinh

Nguồn: Tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau Ghi chú: - “CT135-II” là Chương trình 135-II tại các xã/thôn bản có điều kiện đặc biệt khó khăn; - “WB3” là Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp do NHTG tài trợ - “30A” là Nghị quyết 30A về Chương trình hỗ trợ Giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện nghèo) - Các xã CT135-II của Quảng Ngãi thì còn có sự hỗ trợ của ISP là Chương trình Hỗ trợ thực hiện CT135-II tại Quảng Ngãi do AusAID tài trợ

31


47. Khả năng hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm. Trong số các chƣơng trình/dự án ở trên, có những chƣơng trình/dự án hỗ trợ toàn diện cả về CSHT, sinh kế, và NCNL nhƣ P135-II; có chƣơng trình/dự án tập trung chủ yếu vào CSHT nhƣ 30A; và các chƣơng trình/dự án còn lại tập trung hỗ trợ phát triển sinh kế là chính nhƣ WB3. Điểm quan trọng là hầu hết các chƣơng trình/dự án này đều khuyến khích phi tập trung hóa, giao quyền làm chủ đầu tƣ cho cấp cơ sở, thực hiện lập kế hoạch kinh tế - xã hội có sự tham gia. Vì vậy, việc có những chƣơng trình/dự án nhƣ trên tại địa bàn các huyện/xã mục tiêu của Dự án GNKVTN đặt ra 3 vấn đề đáng lƣu tâm sau đây đối với việc hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm: 48. Thứ nhất, năng lực cán bộ các cấp, nhất là các cán bộ tham gia thực hiện các chƣơng trình/dự án ở trên, đã đƣợc củng cố ở mức độ nhất định thông qua đào tạo/tập huấn cũng nhƣ thông qua việc trực tiếp thực hiện các hoạt động của chƣơng trình/dự án. CT135-II là một ví dụ, với chủ trƣơng xã làm chủ đầu tƣ, đội ngũ cán bộ cấp huyện/xã đã đƣợc tập huấn nhiều nội dung về quản lý đấu thầu, giám sát, lập kế hoạch. Tuy vậy, kết quả khảo sát thực tế trong vùng dự án cho thấy năng lực của một số cán bộ cấp cơ sớ có đƣợc cải thiện, nhƣng chƣa thực sự đáp ứng đƣợc những yêu cầu của các hoạt động trong Dự án GNKVTN tại Quảng Ngãi. Một phần đáng kể đội ngũ cán bộ đƣợc đào tạo trong một số chƣơng trình/dự án trƣớc đây đã luân chuyển công tác, nhất là sau đợt bầu cử hội đồng nhân dân các cấp trong năm 2011. Trong điều kiện đó, Dự án một mặt ƣu tiên tận dụng các cán bộ này tham gia vào các đơn vị quản ly thực hiện Dự án các cấp, mặt khác lựa chọn các cán bộ tiềm năng để thực hiện các hoạt động NCNL. 49. Thứ hai, có nhiều chƣơng trình/dự án trên địa bàn có nội dung hỗ trợ phát triển sinh kế. Để tránh trùng lặp về phạm vi và đối tƣợng hỗ trợ, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực cần có sự phối hợp, chia sẻ thông tin, kế hoạch hoạt động giữa Dự án GNKVTN tại tỉnh Quảng Ngãi với các chƣơng trình/dự án khác tại các huyện/xã dự án. Để thực hiện đƣợc việc chia sẻ thông tin, kế hoạch và tăng cƣờng hợp tác, cần có cơ chế đánh giá, chia sẻ thông tin thƣờng xuyên giữa các chƣơng trình/dự án khác với Dự án GNKVTN. Trong quá trình hợp tác đó có thể xảy ra việc nhiều chƣơng trình/dự án cùng tập trung vào hỗ trợ một số sinh kế, khi đó cần đảm bảo không có tình trạng trùng lặp về đối tƣợng thụ hƣởng; đồng thời, cách thức và nội dung hỗ trợ nên có sự đồng nhất ở mức độ nhất định để tránh phức tạp cho cấp cơ sở trong triển khai thực hiện. 50. Thứ ba, có chƣơng trình/dự án trên địa bàn có nội dung hỗ trợ phát triển CSHT, đặc biệt là P135-II. Cần lƣu ý rằng tất cả các huyện/xã dự án đều đang thực hiện Chƣơng trình NTM, đây sẽ là cơ chế quan trọng để thúc đẩy phát triển CSHT trong vùng dự án. Nếu không có sự hợp tác trong quá trình lập kế hoạch và phƣơng án lồng ghép các nguồn vốn này thì có thể dẫn đến tình trạng nguồn vốn đầu tƣ dàn trải vào nhiều công trình quy mô nhỏ và không đƣợc sử dụng hiệu quả để giải quyết những nút thắt quan trọng về CSHT. Vì vậy, cần có sự tham vấn và lồng ghép giữa các chƣơng trình/dự án trong quá trình lập kế hoạch và tổ chức thực hiện để đảm bảo phát huy hiệu quả các nguồn lực của những chƣơng trình/dự án này.

32


Chƣơng 2: Mô tả Dự án I. Mục tiêu của Dự án A. Mục tiêu của Dự án 51. Mục tiêu phát triển của Dự án (PDO): Nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế tại các xã nghèo trong vùng dự án. 52.

Mục tiêu cụ thể của Dự án bao gồm: 

Cải thiện hệ thống CSHT cấp xã và thôn bản để hỗ trợ phát triển sinh kế, cải thiện điều kiện sinh hoạt, tăng cƣờng tiếp cận dịch vụ công và tạo việc làm trong xây dựng CSHT;

Tăng tự chủ về sinh kế thông qua củng cố an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng; đồng thời thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình sinh kế, phát triển sinh kế kết nối thị trƣờng để cải thiện thu nhập bền vững cho ngƣời dân;

Cải thiện điều kiện CSHT kết nối ở cấp huyện, kể cả CSHT kinh tế và xã hội, để tiếp thúc đẩy sản xuất, tăng cƣờng tiếp cận dịch vụ công cộng;

Nâng cao năng lực cán bộ các cấp để thực hiện hiệu quả các hoạt động của Dự án; đồng thời thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức của ngƣời dân để tăng cƣờng sự tham gia vào lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án; và

Đảm bảo quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết kế.

53. Các chỉ số kết quả chính của Dự án bao gồm (xem thêm Mục I, Chƣơng 4 về Khung Kết 30 quả của Dự án): 

35.830 ngƣời đƣợc hƣởng lợi tại tỉnh từ Dự án;

Ít nhất 20% số ngƣời hƣởng lợi hài lòng với các hỗ trợ của Dự án;

Tiêu dùng lƣơng thực và phi lƣơng thực của các hộ hƣởng lợi tăng tối thiểu 10%;

Ít nhất 20% hộ nghèo tăng đƣợc tiếp cận các loại hình dịch vụ, tiện ích và cơ sở hạ tầng B. Các thách thức chủ yếu và chiến lƣợc can thiệp.

B. Thách thức chủ yếu và chiến lƣợc can thiệp của Dự án 54. Đánh giá vùng dự án, dựa trên cơ sở kết quả khảo sát trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT và các nguồn tài liệu thứ cấp khác, cho thấy 03 thách thức chủ yếu nhất gồm (i) kết cấu hạ tầng yếu kém, (ii) thực trạng sinh kế hiệu quả thấp, kém đa dạng và hạn chế trong kết nối thị trƣờng; và (iii) năng lực cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế. Tƣơng ứng với từng thách thức này, Dự án đƣa ra những can thiệp phù hợp. 55. Kết cấu hạ tầng yếu kém trong vùng dự án đƣợc đánh giá bởi các bên liên quan nhƣ là một cản trở hữu hình lớn nhất. 

Về CSHT sản xuất „cứng‟ còn rất thiếu. Hệ thống giao thông kết nối từ huyện đến xã, từ xã đến các xã khác, và từ xã đến thôn bản còn rất khó khăn; kết nối giữa các khu vực dân cƣ, thƣơng mại với các khu sản xuất còn hạn chế. Không có hoặc không đủ nƣớc tƣới là cản trở lớn đối với phát triển sản xuất.

CSHT xã hội trong vùng dự án nhìn chung còn yếu kém. Mặc dù hầu hết các xã dự án đã đều đã có trạm y tế xã, trƣờng tiểu học, trƣờng THCS nhƣng về cơ bản cơ sở vật chất còn thiếu và trong điều kiện chất lƣợng rất kém. Tiếp cận với nƣớc sinh hoạt cũng là một thách thức đối với rất nhiều địa bàn, nhất là vào mùa khô. Bên cạnh đó, tiếp cận với thị trƣờng lao động, thông tin thị trƣờng của ngƣời dân trong vùng dự án còn rất hạn chế.

30

Khung Kết quả của Dự án gồm 13 chỉ số đƣợc sự đồng thuận của Bộ KH&ĐT và NHTG là khung để theo dõi kết quả của Dự án. Mục I, Chƣơng 4 mô tả chi tiết về các chỉ số này, nguồn thông tin, định kỳ thu thập thông tin, và trách nhiệm thu thập thông tin. Mục I của chƣơng 2 này chỉ nêu ra 4 chỉ số kết quả cốt yếu nhất của Dự án.

33


56. „Nút thắt‟ về CSHT là cản trở chính đối với các hoạt động sinh kế và đời sống sinh hoạt của ngƣời dân trong vùng dự án. Vì vậy, Dự án tập trung vào cải thiện CSHT cấp xã, thôn bản (HP1) và cải thiện CSHT kết nối cấp huyện (THP3.1) với ƣu tiên tập trung vào các hạng mục có tác dụng hỗ trợ cho phát triển sinh kế và cải thiện đời sống sinh hoạt của ngƣời dân. Trong quá trình thực hiện những can thiệp này, Dự án chủ trƣơng khuyến khích lao động địa phƣơng tham gia vào xây dựng các công trình CSHT, đặc biệt là hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng để tạo thu nhập cho ngƣời dân trong vùng dự án. 57. Thực trạng hoạt động sinh kế trong vùng dự án còn nghèo nàn so với các huyện ngoài dự án. Có rất nhiều yếu tố gây cản trở phát triển sinh kế trong vùng dự án, bao gồm: (i) Kết cấu hạ tầng yếu kém dẫn đến chi phí vận chuyển cao, giao thƣơng hàng hóa hạn chế. (ii) Thiếu tiếp cận với thủy lợi giảm hiệu quả sử dụng đất canh tác. (iii) Thời tiết phức tạp nên hoạt động sản xuất gặp rui ro thiên tai; ở nhiều địa phƣơng, địa hình chia cắt, đất canh tác phân tán dẫn đến quy mô sản xuất nông nghiệp manh mún. (iv) Hệ thống cung ứng đầu vào và dịch vụ (giống, vật tƣ nông nghiệp, khuyến nông, thú y) hạn chế nên khả năng tiếp cận với giống có chất lƣợng và đầu vào hạn chế. (v) Thiếu kết nối với thị trƣờng đầu ra đối với mặt hàng nông sản, chủ yếu phụ thuộc vào tƣ thƣơng nên ngƣời dân bị thua thiệt trong đàm phán xác định giá và điều kiện mua bán. (vi) Mức độ tiếp cận kỹ thuật mới trong sản xuất còn hạn chế, chủ yếu duy trì tập quán canh tác lâu đời, năng suất và chất lƣợng sản phẩm đầu ra thấp. 58. Trong điều kiện đó, Dự án đƣa ra ba trọng tâm can thiệp phát triển sinh kế chính gồm tăng cƣờng tự chủ thông qua (i) củng cố an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng; (ii) đa dạng hóa sinh kế (tập trung chính vào cải thiện một số sinh kế hiện có trong vùng dự án, hƣớng đến những thị trƣờng nhỏ, thƣờng là ở tại địa phƣơng hoặc vùng lân cận; và (iii) phát triển sinh kế kết nối thị trƣờng (thông qua hợp tác thúc đẩy quan hệ đối tác giữa dự án, các doanh nghiệp, các nhà cung ứng, các đơn vị cung cấp dịch vụ và các tổ nhóm nông dân). Dự án cung cấp hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật cho nông dân thông qua các tổ nhóm sản xuất đƣợc hình thành trên tinh thần tự nguyện của các hộ gia đình, đảm bảo sự tham gia của hộ nghèo, cận nghèo, phụ nữ đạt các tỷ lệ do Dự án quy định. Dự án huy động sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp (gồm các cơ quan ngành dọc của ngành nông nghiệp và hệ thống khuyến nông) để cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho các hoạt động sinh kế của Dự án. 59. Năng lực cán bộ cấp cơ sở hạn chế. Năng lực cán bộ, đặc biệt là cấp xã, còn yếu và không đồng đều là một cản trở lớn đối với thực hiện Dự án. Dù nhiều huyện/xã dự án đã là đối tƣợng thụ hƣởng một số chƣơng trình/dự án giảm nghèo khác nhƣng kết quả tham vấn cho thấy nhiều cán bộ đã luân chuyển công tác nên khó có thể huy động vào thực hiện công tác QLDA cho Dự án GNKVTN. Ngay cả với một số cán bộ đã có một số kinh nghiệm trong quản lý chƣơng trình/dự án giảm nghèo thì kết quả tham vấn cho thấy họ cũng chƣa có kinh nghiệm trong quản lý dự án theo các thủ tục của NHTG. 60. Trong điều kiện đó, Dự án đặt trọng tâm các hoạt động tập huấn NCNL cho đội ngũ cán bộ quản lý dự án các cấp, đặc biệt là cấp xã với mục tiêu đảm bảo rằng theo lộ trình NCNL của Dự án, 100% xã sẽ có đủ năng lực làm chủ đầu tƣ. Để thực hiện tốt công tác NCNL, BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh/huyện sẽ có cán bộ phụ trách công tác NCNL để lập kế hoạch và theo dõi công tác này. Bên cạnh đó, UBND tỉnh/huyện/xã dự án sẽ lƣu ý khả năng huy động các cán bộ đã có kinh nghiệm trong quản lý các chƣơng trình/dự án khác tham gia vào BQLDA các cấp của Dự án GNKVTN. Ngoài ra, Dự án sẽ biên soạn thống nhất hệ thống Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án (PIM) ngay khi khởi động Dự án để đào tạo cho đội ngũ cán bộ QLDA các cấp. C. Kết cấu các hợp phần của Dự án 61. Cơ cấu hợp phần của Dự án: Dự án gồm bốn hợp phần nhƣ sau:(i) Hợp phần 1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn/bản, (ii) Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững, (iii) Hợp phần 3: Phát triển CSHT kết nối cấp huyện; Nâng cao Năng lực và Truyền thông, (iv) Hợp phần 4: Quản lý Dự án. 

Hợp phần 1 gồm 02 tiểu hợp phần: (i) THP 1.1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản; và (ii) THP 1.2: Vận hành và Bảo trì (VH&BT);

Hợp phần 2 có 2 Tiểu hợp phần: (i) THP2.1: Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập, và (ii) THP 2.2: Phát triển liên kết thị trƣờng;

Hợp phần 3 gồm ba tiểu hợp phần: (i) THP3.1: Phát triển CSHT kết nối; (ii) THP3.2: Nâng cao năng lực (NCNL), và (iii) THP 3.3: Truyền thông. 34


Hợp phần 4 không chia thành các THP nhỏ nhƣ 3 hợp phần ở trên.

62. Mối quan hệ giữa các hợp phần: Các hợp phần của Dự án đƣợc thiết kế theo hƣớng bổ trợ lẫn nhau để cùng thúc đẩy quá trình đạt đƣợc PDO của Dự án. Cụ thể nhƣ sau: 

Cải thiện CSHT cấp xã và thôn bản (trong Hợp phần 1) đƣợc bổ trợ bởi một số công trình CSHT kết nối cấp huyện trong Hợp phần 3 (THP 3.1) để tăng cƣờng điều kiện tiếp cận CSHT sản xuất và xã hội trong vùng dự án;

Cải thiện của CSHT giúp giảm chi phí vận chuyển, tăng giao lƣu hàng hóa; từ đó tạo điều kiện để ngƣời dân có thể tiếp cận với các đầu vào thuận lợi hơn, tiếp cận với thị trƣờng với chi phí thấp hơn, qua đó thúc đẩy các hoạt động sinh kế (trong Hợp phần 2). Từ năm thứ 2 trong chu kỳ Dự án, một trong những căn cứ để đề xuất và lựa chọn về đầu tƣ CSHT của dự án ƣu tiên giải quyết nhu cầu hỗ trợ cho phát triển các hoạt động sinh kế đã đƣợc thực hiện trong năm trƣớc hoặc đƣợc xác định thực hiện trong thời gian tới trong khuôn khổ dự án.

NCNL là một yêu cầu xuyên suốt và có ý nghĩa quan trọng với kết quả thực hiện Dự án. Dự án chú ý đến NCNL cho cả cán bộ các cấp và ngƣời hƣởng lợi. Đối với đội ngũ cán bộ, Dự án thiết kế các hoạt động tập huấn NCNL cho đội ngũ cán bộ thuộc BQLDA các cấp (THP 3.2). Đối với ngƣời dân, các hoạt động NCNL sẽ là một nội dung bắt buộc trong các đề xuất tiểu dự án sinh kế. Dự án sẽ chỉ hỗ trợ đầu vào cho các tổ nhóm cải thiện sinh kế sau khi các thành viên tổ nhóm đã đƣợc tập huấn NCNL.

Dự án đƣa ra THP3.3 về truyền thông nhằm nhiều mục tiêu khác nhau. Thứ nhất là phổ biến thông tin cho ngƣời hƣởng lợi, khuyến khích sự thay đổi theo cách nghĩ và cách làm mới đối với các hoạt động sinh kế. Thứ hai là tăng cƣờng trao đổi và học hỏi kinh nghiệm với các chƣơng trình/dự án khác. Thứ ba là tăng cƣờng phổ biến thông tin về Dự án đối với khu vực doanh nghiệp để thúc đẩy hợp tác giữa khu vực doanh nghiệp với nông dân trong vùng dự án theo mô hình quan hệ đối tác do Dự án xây dựng.

63. Mối quan hệ hỗ trợ giữa các Hợp phần, Tiểu hợp phần của Dự án đƣợc thể hiện trong Hình 2.1 dƣới đây. Những hoạt động nhằm gián tiếp thúc đẩy đa dạng hóa và cải thiện sinh kế cho ngƣời hƣởng lợi (qua củng cố điều kiện CSHT từ huyện đến xã và thôn bản, NCNL các cấp...) đƣợc thể hiện bằng các hình vuông màu sẫm và các hoạt động trực tiếp cải thiện sinh kế của ngƣời dân thể hiện ở các hình tròn màu trắng. Hình 2.1: Mối quan hệ bổ trợ giữa các hợp phần của Dự án

Cải thiện về CSHT trong các xã/huyện dự án

Đảm bảo đủ ăn để tích cực phát triển sinh kế hàng hóa

Gia tăng giá trị từ các sinh kế hiện có tại địa phƣơng Phát triển sinh kế hàng hóa mới có triển vọng thị trƣờng

Tăng cƣờng kết nối giữa các xã trong huyện Cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống cho ngƣời dân Tập huấn NCNL cho BQLDA các cấp

Tập huấn nâng cao kiến thức sản xuất

Lồng ghép với các nguồn lực khác trên địa bàn

Thu hút đầu tƣ vào sản xuất và chế biến NLN

Nâng cao nhận thức để thay đổi tập quán sản xuất

35


II. Hợp phần 1: Phát triển Cơ sở Hạ tầng Cấp xã và Thôn bản A. Sự cần thiết 64. Trong khoảng hai thập kỷ gần đây, hệ thống CSHT của tỉnh Quảng Ngãi đã có những bƣớc phát triển quan trọng. Tại các huyện/xã khó khăn, nguồn vốn đầu tƣ phát triển kinh tế-xã hội hàng năm do ngân sách trung ƣơng hỗ trợ, một số chính sách/chƣơng trình phát triển kinh tế-xã hội và giảm nghèo, và ngân sách địa phƣơng đã giúp cải thiện hệ thống CSHT một cách rất đáng kể. Tuy nhiên, điều kiện CSHT trong vùng dự án còn ở mức độ hạn chế hơn rất nhiều so với mức trung bình vùng nông thôn của tỉnh. Đặc biệt, điều kiện CSHT ở cấp xã và thôn bản trong vùng dự án còn rất khó khăn. Yếu kém về CSHT gây khó khăn cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân trong các xã dự án. Dƣới đây mô tả một số khó khăn chính: 65. Hệ thống giao thông đường bộ. Xét chung trên toàn tỉnh, các công trình đƣờng giao thông ở cấp xã hiện nay chủ yếu vẫn là đƣờng cấp phối đá dăm hoặc đƣờng đất; các công trình đƣợc nhựa hóa vẫn ở mức khá thấp, chỉ đạt khoảng 45% trong tổng số các tuyến đƣờng cấp xã ở tỉnh. Bên cạnh đó, hầu hết các đƣờng kết nối từ xã xuống thôn, đƣờng giao thông liên thôn và nội thôn, đƣờng từ thôn đến các khu vực sản xuất chủ yếu đều là đƣờng đất hoặc lối mòn nên đi lại khó khăn vào mùa mƣa. Theo số liệu của huyện Ba Tơ, tỷ lệ đƣờng trục xã đƣợc bê tông hóa đạt chuẩn chỉ khoảng 14,9%; tỷ lệ đƣờng trục thôn đƣợc cứng hóa là 6,9%. Bên cạnh đó, nhiều tuyến đƣờng đã xuống cấp, hƣ hỏng nhƣng chƣa đƣợc đầu tƣ kiên cố nên công năng sử dụng hạn chế. 66. Hệ thống thủy lợi ở các xã/thôn. Trên toàn tỉnh có 469 công trình thủy lợi, nhƣng chỉ phát huy đƣợc 60,6% năng lực thiết kế, và đáp ứng 35% nhu cầu tƣới tiêu. Mặt khác, hệ thống thủy lợi trong vùng dự án hạn chế hơn nhiều so với mức trung bình của tỉnh. Các công trình thủy lợi tại xã/huyện dự án đều là những công trình nhỏ có quy mô và năng lực tƣới tiêu hạn chế. Cụ thể, tại huyện Sơn Tây, tỷ lệ kênh mƣơng đƣợc kiên cố hóa chỉ đạt 35%; hệ thống kênh nội đồng chủ yếu là kênh đất. Quan sát tại hiện trƣờng trong quá trình xây dựng báo cáo cho thấy nhiều công trình đang xuống cấp chủ yếu do công tác vận hành và bảo trì không đƣợc chú trọng đúng mức. 67. Các công trình cấp nước sinh hoạt. Một số công trình cấp nƣớc sinh hoạt miền núi tại các huyện vùng dự án còn chƣa phát huy đƣợc hiệu quả do ý thức ngƣời sử dụng chƣa tốt, công tác vận hành và bảo trì chƣa kịp thời, và năng lực quản lý đầu tƣ còn nhiều bất cập. Mặc dù tỷ lệ hộ dân đƣợc sử dụng nƣớc từ công trình cấp nƣớc tập trung là tƣơng đối cao (từ 75-80%), nhƣng tình trạng công trình bị hƣ hỏng, không đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng (khô hạn vào mùa khô) và chất lƣợng nƣớc không thực sự đạt tiêu chuẩn vệ sinh (nhiễm mặn, nhiễm phèn) còn khá phổ biến. Tỷ lệ hộ đƣợc sử dụng nƣớc sạch trong ăn uống trong vùng dự án chỉ đạt dƣới 60%, trong đó đặc biệt chỉ có chƣa đầy 1% dân số huyện Sơn Hà có điều kiện tiếp cận nƣớc sạch trong ăn uống (nhƣ phân tích trong Chƣơng 1). 68. Một số công trình CSHT khác. Các cơ sở giáo dục và y tế ở cấp xã và thôn bản đã đƣợc đầu tƣ để xây mới hoặc nâng cấp trong thời gian qua nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân. Các trạm y tế xã chủ yếu là nhà cấp bốn. Toàn tỉnh hiện nay mới chỉ có 40/91 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí NTM, chỉ chiếm 43,9%. Các trƣờng tiểu học và mầm non về cơ bản đảm bảo đủ phòng học cho học sinh, không xảy ra tình trạng học ca ba. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình và hạn chế nguồn vốn nên số trƣờng đƣợc kiên cố hóa chỉ ở mức thấp. B. Mô tả hợp phần 69. Khái quát về Hợp phần 1. Hợp phần 1 có tổng vốn đầu tƣ khoảng 6 triệu USD từ vốn vay 31 NHTG (tính theo 85% mức vốn vay). Các TDA thuộc HP1 đƣợc tài trợ 100% từ vốn vay của NHTG (trừ trƣờng hợp có phát sinh yêu cầu thu hồi đất, GPMB, tái định cƣ thì vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam sẽ tài trợ các chi phí này). Các TDA đầu tƣ trong HP1 dự kiến sẽ giúp giảm thời gian đi lại, giảm chi phí vận chuyển; gia tăng diện tích đất canh tác chủ động đƣợc tƣới tiêu, tăng khả năng tiếp cận với các vùng sản xuất, cải thiện tiếp cận và điều kiện sử dụng của ngƣời dân với dịch vụ công cộng và tiện ích thiết yếu.

31

Vào thời điểm lập Báo cáo NCKT, Bộ KH&ĐT và NHTG thống nhất về các tiêu chí phân bổ 85% vốn vay. 15% còn lại sẽ đƣợc phân bổ sau khi thực hiện đánh giá giữa kỳ. Vì vậy, giá trị vốn phân bổ cho các Hợp phần trong Báo cáo này là ƣớc tính trên cơ sở 85% vốn vay.

36


70. Dự án đẩy mạnh phân cấp cho xã làm chủ đầu tƣ đối với các tiểu dự án (TDA) trong HP này. Quá trình phân cấp cho xã làm chủ đầu tƣ đƣợc thực hiên theo lộ trình. Với các xã đáp ứng đủ các tiêu chí phù hợp thì sẽ đƣợc phân cấp làm chủ đầu tƣ ngay trong năm đầu tiên thực hiện Dự án. Với các xã chƣa đáp ứng đƣợc đủ các tiêu chí cần thiết thì sẽ đƣợc tập huấn NCNL trong 18 tháng đầu để có đủ năng lực thực hiện vai trò chủ đầu tƣ. Các tiêu chí để xã làm chủ đầu tƣ sẽ đƣợc quy định chi tiết trong Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án (PIM). 71. Dự án không khuyến khích đầu tƣ vào các công trình CSHT đòi hỏi phải thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cƣ. Nhƣng nếu cộng đồng đề xuất những công trình có ý nghĩa thiết thực, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội cao mà phát sinh yêu cầu thu hồi đất thì các TDA này vẫn đƣợc đề xuất cho kế hoạch của Dự án sau khi đã sàng lọc qua các thủ tục an toàn xã hội và môi trƣờng của Dự án. Dự án có Khung Đền bù và Tái định Cƣ (RPF), Khung Chính sách An toàn Môi trƣờng (ESMF) làm cơ sở cho việc sàng lọc TDA CSHT, xác định các chính sách liên quan, và thủ tục cần thiết để tiến hành công tác đền bù, hỗ trợ thu hồi đất, GPMB, tái định cƣ. Chi tiết về thủ tục sàng lọc đƣợc trình bày trong PIM. Đối với các TDA thuộc nhóm này, chi phí cho bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB, tái định cƣ sẽ đƣợc tài trợ từ nguồn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Để đảm bảo thực hiện tốt công tác bồi thƣờng thu hồi đất, GPMB, tái định cƣ, cấp huyện sẽ làm chủ đầu tƣ các TDA thuộc nhóm này. 72. Kết cấu của Hợp phần 1: Hợp phần bao gồm hai Tiểu hợp phần: (i) THP 1.1 Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản; và (ii) THP 1.2 Vận hành và Bảo trì và đƣợc đƣợc phép tài trợ đến 100% từ nguồn vốn vay của NHTG (IDA) nhƣng không bao gồm chi phí cho bồi thƣờng, hỗ trợ GPMB, tái định cƣ (nhƣ trên). Cụ thể: 73. THP 1.1 - Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản: THP này có vốn đầu tƣ bằng 90% tổng vốn dự kiến cho HP1. THP1.1 tập trung hỗ trợ đầu tƣ xây dựng các công trình CSHT theo đề xuất của cộng đồng để hỗ trợ phát triển sinh kế và cải thiện đời sống sinh hoạt cho ngƣời dân. Danh mục các TDA đƣợc đầu tƣ sẽ do cộng đồng tự xác định và đề xuất theo quy trình lập kế hoạch hàng năm của Dự án. Các TDA đƣợc đầu tƣ trong THP này phải không vi phạm Danh sách các hoạt động không hợp lệ của Dự án (quy định trong PIM). Để đảm bảo tính khả thi, các TDA trong THP1.1 có tổng vốn đầu tƣ không vƣợt quá 300 triệu VND đối với các TDA thực hiện đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng; và không quá 1 tỷ VND đối với các TDA thực hiện theo các hình thức đấu thầu khác. Sau khi kết thúc Kế hoạch 18 tháng (hoặc khi cần thiết), các ngƣỡng vốn đầu tƣ này có thể đƣợc xem xét thay đổi để phù hợp với thực tế triển khai hoạt động của Dự án. 74. THP 1.2 - Vận hành và Bảo trì: THP này có vốn đầu tƣ bằng 10% tổng vốn của HP1. THP1.1 nhằm nâng cao nhận thức về công tác vận hành và bảo trì (VH&BT) và tăng cƣờng công năng sử dụng của các công trình CSHT đã đƣợc xây dựng trên địa bàn xã, thôn bản (gồm cả các công trình không phải do Dự án đầu tƣ). Theo đó, các thôn bản sẽ thành lập Tổ Tự quản để quản lý, bảo vệ, và phát hiện những hỏng hóc đối với các công trình CSHT trên địa bàn. Các hạng mục sửa chữa nhỏ sẽ đƣợc xác định và đƣa vào kế hoạch hàng năm của Dự án. Các hạng mục sửa chữa nhỏ sẽ do các nhóm lao động tại địa phƣơng thực hiện. THP1.2 có tổng vốn dự kiến bằng 10% tổng vốn cho HP1. Để đảm bảo các hoạt động của THP1.2 đúng với tính chất sửa chữa nhỏ, các hạng mục bảo trì của THP1.1 có giá trị tối đa là 30 triệu VND với một TDA. Sau 18 tháng đầu (hoặc khi cần thiết), ngƣỡng giá trị vốn cho các TDA VH&BT có thể đƣợc xem xét thay đổi để phù hợp với thực tế thực hiện. C. Phƣơng pháp thực hiện 75. Thực hiện các TDA trong THP 1.1. Các TDA trong THP1.1 đƣợc thực hiện thông qua (i) đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng, và (ii) các hình thức đấu thầu khác (gồm đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp). Cụ thể: 76. Lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng: Hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng đƣợc khuyến khích để thực hiện trong Dự án để tạo việc làm cho lao động tại chỗ, đồng thời tăng tính „sở hữu‟ của cộng đồng đối với các công trình CSHT đƣợc xây dựng. Đây là hình thức đấu thầu đã đƣợc áp dụng trong nhiều chƣơng trình/dự án giảm nghèo tại Việt Nam trong đó có NMPRP-2, CTMTQG về NTM. Trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT, các tỉnh dự án đã đƣợc thăm quan mô hình của NMPRP-2, CTMTQG về NTM và đánh giá cao hiệu quả của hình thức đấu thầu này. Hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng đƣợc áp dụng đối với những công trình đáp ứng các tiêu chí sau đây: (i) quy mô nhỏ, vốn đầu tƣ không quá lớn (hạn mức 37


trong giai đoạn 18 tháng đầu là 300 triệu đồng/công trình); (ii) có yêu cầu đơn giản về kỹ thuật nên cộng đồng có thể tự thực hiện;và (iii) không phát sinh yêu cầu thu hồi đất, GPMB. 77. Việc thực hiện hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng sẽ gặp phải một số vƣớng mắc. Thứ nhất, hầu hết các xã trong vùng dự án đều chƣa có kinh nghiệm thực hiện hình thức đấu thầu này cho nên cán bộ BPT xã sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian đầu hƣớng dẫn và hỗ trợ các nhóm cộng đồng thực hiện. Thứ hai, các nhóm cộng đồng cần đƣợc hƣớng dẫn và hỗ trợ về nhiều khâu nhƣ: kỹ thuật thi công, tạm ứng, thủ tục hoàn công, thanh quyết toán. Để khắc phục những khó khăn này, Dự án đƣa ra các hoạt động NCNL trong THP3.2 để tập huấn cho đội ngũ cấp xã về đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. Dự án cũng đƣa ra quy trình, quy định và hƣớng dẫn chi tiết để các nhóm cộng đồng có thể thực hiện hình thức đầu tƣ này theo đúng quy định. Đồng thời, để tăng năng lực cho cộng đồng, Dự án hỗ trợ thành lập và NCNL cho các Tổ nhóm cải thiện sinh kế (LEG) về xây dựng. Mỗi tổ nhóm có thể gồm từ 10-20 lao động tại chỗ tự nguyện thành lập tổ nhóm và đề xuất Dự án hỗ trợ. Chi tiết về quy trình thành lập và những hỗ trợ của Dự án đƣợc mô tả trong Hợp phần 2. Các tổ nhóm này sau khi đƣợc Dự án hỗ trợ thành lập và tập huấn kỹ thuật để có đủ năng lực để thực hiện các công trình theo hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. 78. Lưa chọn nhà thầu theo các hình thức đấu thầu khác: Đối với các công trình không áp dụng hình thức đầu thầu có sự tham gia của cộng đồng, Dự án sẽ thực hiện lựa chọn nhà thầu theo các hình thức khác theo quy định của NHTG và Chính Phủ Việt Nam. Trong giai đoạn đầu thực hiện Dự án, các TDA trong HP1.1 sẽ có tổng vốn đầu tƣ không quá 1 tỷ VND. Ngƣỡng vốn đầu tƣ này sẽ đƣợc xem xét lại sau 18 tháng đầu của Dự án (hoặc khi cần thiết). Một số TDA thực hiện theo hình thức này sẽ đƣợc giao cho cấp huyện làm chủ đầu tƣ nếu (i) PBT xã không đáp ứng đƣợc các tiêu chí của Dự án về chủ đầu tƣ trong thời gian đầu thực hiện; hoặc (ii) TDA có phát sinh yêu cầu thu hồi đất, GPMB, và tái định cƣ (nhƣ trên). 79. „Phƣơng châm‟ trong phát triển CSHT của Dự án là „xã có công trình và dân có việc làm‟. Dự án khuyến khích nhà thầu sử dụng tối đa lao động tại chỗ. Về vấn đề này, kết quả khảo sát tại vùng dự án cho thấy nhiều nhà thầu xây lắp có mong muốn sử dụng lao động tại chỗ để tiết kiệm chi phí nhân công nhƣng lại gặp một số khó khăn nhất định. Thứ nhất, hầu hết lao động tại chỗ chƣa đƣợc đào tạo nên thƣờng chỉ thực hiện đƣợc các công việc đơn giản nhƣ san lấp mặt bằng, đào đắp các phần phụ trợ. Thứ hai, nhiều lao động tại chỗ, nhất là lao động đồng bào dân tộc thiểu số, ƣa làm công nhật, làm đến đâu nhận tiền đến đó, nên rất khó để huy động làm thêm ngoài giờ hay làm vào các ngày nghỉ khi tiến độ thi công gấp rút. Vì vậy, nhiều nhà thầu vẫn phải sử dụng lao động từ nơi khác đến. Với cân nhắc đó, đối với các công trình không theo hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng, tạo việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng đƣợc khuyến khích cách nhƣ sau: 80. Sử dụng lao động phổ thông: Trong hồ sơ mời thầu, bên mời thầu yêu cầu bên dự thầu xác định, tính toán khối lƣợng công việc cần phải sử dụng lao động phổ thông thực hiện các công việc đơn giản, đòi hỏi ít kỹ thuật, tay nghề chuyên môn nhƣ vận chuyển đất đá, hỗ trợ san mặt bằng v.v và yêu cầu bên dự thầu chào thầu sử dụng lao động tại chỗ để thực hiện tối thiểu 60% khối lƣợng công việc nêu trên. Bên dự thầu đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu sẽ đƣợc đánh giá để lựa chọn theo quy định. 81. Đào tạo nghề xây dựng cho lao động tại chỗ: Dự án hỗ trợ việc thành lập các tổ nhóm LEG về 32 xây dựng (nhƣ trên) và tập huấn NCNL kỹ thuật cho các tổ nhóm này. Thông qua đó, các thành viên tổ nhóm có thể từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu của những công việc thi công đòi hỏi kỹ năng và kiến thức kỹ thuật nhất định. Khi có phát sinh các công trình trên địa bàn, đại diện của tổ nhóm sẽ đàm phán với nhà thầu để thỏa thuận về sự tham gia của các thành viên nhóm vào quá trình thi công các TDA CSHT. Các tổ nhóm này cũng có thể là nòng cốt để hỗ trợ nhà thầu tuyển dụng thêm các lao động tại chỗ khác. 82. Thực hiện công tác VH&BT: THP1.2 của Dự án tập trung vào quản lý, vận hành và bảo trì nhỏ đối với các công trình CSHT trên địa bàn (gồm cả các công trình không do Dự án đầu tƣ). Tại mỗi thôn bản trong xã dự án sẽ thành lập một Tổ Tự quản (TTQ) đứng đầu là trƣởng thôn, thành viên là đại diện các tổ chức chính trị-xã hội trong thôn (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...). Tổ Tự quản có trách nhiệm theo dõi bảo vệ và phát hiện các hỏng hóc đối với các công trình CSHT trên địa bàn thôn bản. 32

Kinh nghiệm của Dự án Giao thông Nông thôn 3 cũng do NHTG tài trợ trong việc thành lập các tổ nhóm VH&BT gồm các thành viên là phụ nữ có thể đƣợc cân nhắc nhƣ là một mô hình có tính tham khảo cho các tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện THP1.2

38


Khi phát hiện hỏng hóc, TTQ báo cáo lên BPT xã để tổng hợp. Hàng năm, các hạng mục bảo trì sẽ đƣợc đƣa vào kế hoạch dự án tại xã. Trong quá trình triển khai thực hiện, BPT xã sẽ thực hiện hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng. Các nhóm LEG về xây dựng do Dự án hỗ trợ (nhƣ trên) sẽ là một nhóm đối tƣợng chính tham gia vào đấu thầu để thực hiện các hạng mục sửa chữa nhỏ của THP này. Cấp làm chủ đầu tƣ: phân cấp làm chủ đầu tƣ trong HP1 thực hiện nhƣ sau:

83. 

BPT xã: làm chủ đầu tƣ đối với: (i) các TDA thực hiện hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng; (ii) các TDA CSHT không thực hiện đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng và không phát sinh yêu cầu thu hồi đất, GPMB, và tái định cƣ; (iii) các hạng mục sửa chữa nhỏ trong THP1.2;

BQLDA huyện: làm chủ đầu tƣ với các TDA CSHT không thực hiện đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng và có phát sinh yêu cầu thu hồi đất, GPMB, và tái định cƣ.

D. Kế hoạch thực hiện 84. Kế hoạch 18 tháng đƣợc xây dựng trên cơ sở (i) mục tiêu và các nguyên tắc đầu tƣ của Dự án; (ii) thực trạng và nhu cầu phát triển CSHT cấp xã/thôn bản Dự án; (iii) Quy hoạch NTM các xã dự án; (iv) đề xuất và nguyện vọng của ngƣời dân; (v) hƣớng dẫn của Công văn 10284/BKHĐTKTĐP&LT ngày 11/12/2012, Công văn 10462/BKHĐT-KTĐP&LT ngày17/12/2012 và Công văn 3144/BKHĐT-KTĐP&LT ngày 15/05/2013. 85. Tính khả thi của kế hoạch 18 tháng. Các đề xuất trong Kế hoạch 18 tháng của Dự án có tính khả thi cao, thể hiện ở nhiều khía cạnh. (i) Các TDA áp dụng lựa chọn nhà thầu theo hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng chiếm 40% tổng số TDA nhƣng chỉ chiếm 21,7% tổng vốn đầu tƣ dự kiến; tất cả các TDA này đều có tổng vốn không vƣợt quá 300 triệu. (ii) Với các TDA không thực hiện đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng thì tổng vốn đầu tƣ cho từng TDA không vƣợt quá 1 tỷ VND. Đồng thời, các TDA này đã đƣợc sàng lọc để đảm bảo không phát sinh yêu cầu thu hồi đất, 33 GPMB, và tái định cƣ. 86. Danh mục các công trình dự kiến cho Kế hoạch 18 tháng. Theo đó, danh mục các công trình CSHT cấp xã/thôn bản dự kiến đầu tƣ trong 18 tháng đầu của Dự án đƣợc trình bày trong Bảng 2.1 dƣới đây. Mô tả chi tiết về danh mục công trình đề xuất cho Kế hoạch 18 tháng đƣợc trình bày trong Phụ lục 4. Lƣu ý rằng, các đề xuất này mới là dự kiến ban đầu, thể hiện tính chủ động và sẵn sàng của các xã dự án. Trong quá trình triển khai, cần tiếp tục rà soát và điều chỉnh nội dung của Kế hoạch. Khi Dự án có hiệu lực (dự kiến vào cuối Quý 1, 2014), quy trình lập kế hoạch năm của Dự án sẽ đƣợc khởi động vào tháng 6/2014 để lập Kế hoạch của Dự án năm 2015. Khi đó, danh mục các công trình trong Kế hoạch 18 tháng sẽ đƣợc đánh giá, rà soát lại và đƣa vào kế hoạch 2015. Bảng 2.1: Tổng hợp công trình CSHT cấp xã/thôn bản dự kiến đầu tƣ trong 18 tháng đầu STT

Huyện

Tổng số lƣợng công trình

Tổng giá trị đầu tƣ (tỷ VNĐ)

Đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng Số lƣợng công trình

Số vốn đầu tƣ (tỷ VNĐ)

1

Sơn Tây

10

6,5

5

1,5

2

Sơn Hà

10

6,5

5

1,5

Ba Tơ

10

6,5

5

1,5

Tổng

30

19,5

15

4,5

3

87. Kế hoạch sau 18 tháng sẽ đƣợc xây dựng trên cơ sở (i) kết quả đánh giá các hoạt động đƣợc triển khai trong 18 tháng đầu tiên, và (ii) quá trình lập kế hoạch có sự tham gia hàng năm của Dự án để ngƣời hƣởng lợi đề xuất các công trình CSHT cần thiết với họ và phù hợp với ƣu tiên của Dự án. 88. Đánh giá hoạt động được triển khai trong 18 tháng đầu tiên: Dự án sẽ đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động hỗ trợ thuộc THP1.1 để đánh giá hiệu quả của hình thức đấu thầu có sự tham gia 33

UBND tỉnh có văn bản chính thức gửi Bộ KH&ĐT cam kết về việc các TDA của HP1 trong Kế hoạch 18 tháng không phát sinh yêu cầu thu hồi đất, GPMB, tái định cƣ.

39


của cộng đồng, kết quả của thực hiện chủ trƣơng sử dụng lao động tại chỗ. Trên cơ sở đó, Dự án sẽ thực hiện những điều chỉnh về thiết kế, cơ chế thực hiện (nếu cần thiết) và nhân rộng các thí điểm thành công trong kế hoạch 18 tháng (nhƣ đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng, các nhóm LEG về xây dựng, mô hình TTQ...). Các ngƣỡng đối với tổng vốn đầu tƣ cho các TDA cũng đƣợc cân nhắc thay đổi sau khi kết thúc Kế hoạch 18 tháng (hoặc khi cần thiết) để phù hợp với thực tế tình hình triển khai Dự án. 89. Cách thức lựa chọn công trình CSHT sau 18 tháng: Căn cứ của lựa chọn công trình CSHT sau 18 tháng xuất phát từ đề xuất của ngƣời hƣởng lợi, điều kiện kinh tế-xã hội của địa bàn, nguồn vốn, và các quy định của Dự án. Việc lựa chọn các công trình CSHT trong HP1 sau kế hoạch 18 tháng sẽ đƣợc thực hiện theo quy trình lập kế hoạch của Dự án (xem HP4). Với quy trình này, các hộ hƣởng lợi sẽ tham gia các cuộc họp thôn có sự tham gia để thảo luận và xác định ƣu tiên đầu tƣ các TDA CSHT và hạng mục sửa chữa nhỏ.

III. Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững A. Sự cần thiết 90. An ninh lƣơng thực chƣa đƣợc đảm bảo. Tại các xã dự án, tình trạng thiếu đói, nhất là vào giai đoạn giáp hạt vẫn tồn tại. Tại một số xã đặc biệt khó khăn nhƣ xã Ba Giang ở huyện Ba Tơ, xã Sơn Cao ở huyện Sơn Hà, và xã Sơn Long ở huyện Sơn Tây có tỷ lệ hộ thiếu đói và thời gian đói tƣơng đối cao, trên dƣới 2 tháng. Tình trạng này xuất phát từ năng suất cây lƣơng thực thấp, do: (i) diện tích đƣợc tƣới tiêu thấp trong điều kiện thời tiết diễn biến bất lợi (khô hạn kéo dài), (ii) chất lƣợng giống không đảm bảo do ngƣời dân sử dụng giống tự để lại hoặc không rõ nguồn gốc; (iii) không sử dụng phân bón và áp dụng các kỹ thuật canh tác mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, vấn đề dinh dƣỡng của các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số vẫn còn chƣa tốt, chƣa kết hợp đầy đủ giữa các nguồn thực phẩm đa dạng dẫn đến hệ quả là tỷ lệ trẻ em suy dinh dƣỡng cao (tỷ lệ trẻ dƣới năm tuổi suy dinh dƣỡng chiều cân nặng/tuổi đều của toàn tỉnh Quảng Ngãi là 17,2% năm 2011, theo Viện Dinh dƣỡng Trung ƣơng). Can thiệp để đảm bảo an ninh lƣơng thực và cải thiện điều kiện dinh dƣỡng vì vậy là một hỗ trợ cấp thiết đến các hộ hƣởng lợi trong vùng dự án. 91. Một số loại hình sinh kế nhằm đa dạng hóa thu nhập còn tƣơng đối hạn chế. Nghiên cứu về một số sinh kế có tính đa dạng hóa thu nhập nhƣ trồng sa nhân, trồng bời lời thuần, bời lời xen mỳ, mây nƣớc, chăn nuôi bò, và trồng mía chỉ ra một số thách thức trong phát triển các sinh kế này ở địa phƣơng. Đặc điểm chung của các sinh kế này là có tiềm năng mở rộng phạm vi tiêu thụ (về mặt địa lý) nhƣng hiện tại vẫn đang tiêu thụ ở địa phƣơng (trong phạm vi huyện, tỉnh hoặc một số vùng lân cận gần với nơi sản xuất); quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không ổn định ở cấp hộ gia đình; kênh tiêu thụ chủ yếu là qua tƣ thƣơng/thƣơng lái (cá nhân thu mua nông sản). Với những sinh kế này, trƣớc khi có thể phát triển thành sinh kế thị trƣờng, Dự án sẽ coi các sinh kế này nhƣ phƣơng cách giúp đa dạng hóa thu nhập cho đối tƣợng thụ hƣởng của Dự án. Dự án hỗ trợ thông qua việc cải thiện chất lƣợng đầu vào, kiến thức kỹ thuật, tiếp cận thị trƣờng và dần hình thành cơ sở để tạo thành vùng nguyên liệu ổn định, gây dựng mối quan hệ hợp tác với doanh nghiệp để phát triển thành loại hình sinh kế liên kết thị trƣờng (nhƣ mô tả dƣới đây). 92. Tiềm năng sinh kế liên kết thị trƣờng còn hạn chế. Sinh kế liên kết thị trƣờng có các đặc điểm: (i) có vùng nguyên liệu ổn định và chất lƣợng, (ii) quy mô sản xuất đủ lớn đáp ứng nhu cầu nhu cầu thị trƣờng, (iii) cách thức tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo hƣớng thƣơng mại, có sự tham gia của các doanh nghiệp, và (iv) mức độ sẵn có của các sản phẩm/dịch vụ hỗ trợ dọc theo chuỗi giá trị (từ sản xuất, đến, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ). Kết quả khảo sát trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT này cho thấy chiến lƣợc phát triển các sinh kế mang tính kết nối thị trƣờng chƣa rõ nét trong vùng dự án tại tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, trƣớc khi triển khai Dự án cần một nghiên cứu sâu về các hoạt động sinh kế ở Tây Nguyên nói chung và Quảng Ngãi nói riêng để cung cấp thông tin phục vụ việc lựa chọn mô hình sinh kế mang tính kết nối thị trƣờng. Trong quá trình triển khai, trọng tâm hỗ trợ của Dự án sẽ là phát triển quan hệ đối tác giữa ngƣời dân (thông qua các tổ nhóm) với các doanh nghiệp, các đơn vị cung cấp dịch vụ. B. Mô tả hợp phần 93. Khái quát về Hợp phần 2. Hợp phần 2 có tống vốn đầu tƣ dự kiến khoảng hơn 3,3 triệu USD từ nguồn vốn vay của NHTG (tính theo mức phân bổ 85% tổng vốn vay. Các TDA trong HP2 đƣợc tài 40


trợ 100% từ nguồn vốn vay của NHTG và không yêu cầu vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Ngƣời dân tham gia vào các hoạt động của HP2 sẽ tự nguyện đóng góp một phần nguồn lực vào quá trình thực hiện các hoạt động sinh kế. 94. Hợp phần 2 nhằm tăng cƣờng tính tự lực, tự cƣờng của ngƣời dân trong các hoạt động sinh kế. Trọng tâm của HP2 là cải thiện an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng; phát triển sinh kế đa dạng hóa thu nhập; và thúc đẩy liên kết thị trƣờng để tạo thu nhập bền vững cho ngƣời dân. Thiết kế của HP2 thể hiện nguyên tắc của phƣơng pháp tiếp cận phát triển do cộng đồng định hƣớng (CDD). Theo đó, HP này đƣợc thiết kế đảm bảo tính mở và linh hoạt nhƣ một “thực đơn mở” để ngƣời hƣởng lợi cân nhắc và lựa chọn hoạt động phù hợp nhất với họ. 95. Hoạt động chính của Hợp phần 2. Hợp phần này bao gồm hai Tiểu hợp phần là (i) THP 2.1 Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập (Self-reliance and income diversification); và (ii) THP 2.2 Phát triển liên kết thị trƣờng (Market linkages). THP 2.1 chủ yếu gồm các hoạt động nhằm củng cố an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng (nhƣ lúa, ngô, vƣờn hộ, chăn nuôi gia cầm và gia súc nhỏ); đa dạng hóa thu nhập cho ngƣời hƣởng lợi thông qua cải thiện và thúc đẩy các loại hình sinh kế hiện có tại địa phƣơng nhằm vào các phân khúc thị trƣờng nhỏ. THP 2.2 tập trung vào phát triển liên kết thị trƣờng với một số loại hình sinh kế có tiềm năng, có khả năng thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác giữa nông dân, dƣới sự hỗ trợ của Dự án, với các doanh nghiệp. 96. Phân loại các xã theo tiềm năng sinh kế. Nếu phân loại các xã theo tiêu chí về (i) mức độ dễ tiếp cận (có đƣờng giao thông có thể di chuyển dễ dàng, gần trung tâm huyện) và (ii) tiềm năng sinh kế (mức độ sẵn có của đất canh tác, nƣớc tƣới…) thì 15 xã dự án có thể đƣợc phân thành ba loại. Tính tới thời điểm lập Báo cáo NCKT này, xã loại 1 gồm 1 xã, là xã có khả năng tiếp cận và tiềm năng sinh kế tƣơng đối tốt). Xã loại 2 gồm 8 xã, là những xã có mức độ tiếp cận và tiềm năng sinh kế trung bình. Xã loại 3 gồm 6 xã là các xã khó tiếp cận, hạn chế về đất canh tác, và thƣờng là những xã nghèo nhất trong số các xã dự án. Bảng 2.2 dƣới đây minh họa phân loại các xã theo các tiêu chí ở trên. Việc phân loại các xã theo tiềm năng sinh kế có ý nghĩa tham khảo để cộng đồng cân nhắc để lựa chọn các hoạt động sinh kế đề xuất với Dự án; và để cán bộ QLDA cấp xã và huyện thực hiện công việc thẩm định các đề xuất TDA sinh kế (sẽ đề cập dƣới đây). Bảng 2.2: Phân loại các xã dự án Xã dự án Huyện dự án Xã loại 1

Xã loại 2

Xã loại 3

Ba Tơ

-

Ba Tô

Ba Giang, Ba Lế, Ba Trang, Ba Khâm

Sơn Hà

Sơn Thành

Sơn Nham, Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Kỳ

-

Sơn Tây

-

Sơn Mùa, Sơn Liên, Sơn Màu

Sơn Tinh, Sơn Long

97. Tổ nhóm cải thiện sinh kế. Các hỗ trợ của Dự án cho ngƣời dân đƣợc thực hiện thông qua hình thức hỗ trợ cho các tổ nhóm cải thiện sinh kế (livelihood enhancement group - LEG). Có ba loại tổ nhóm: (i) LEG an ninh lƣơng thực (food security LEG); (ii) LEG đa dạng hóa sinh kế (income diversification LEG); và (iii) LEG kết nối thị trƣờng (market linkages LEG). Thông tin về hỗ trợ của Dự án đối với các hoạt động này đƣợc phổ biến rộng rãi cho tất cả đối tƣợng hƣởng lợi. Các thôn bản dự án sẽ tổ chức những cuộc họp thôn có sự tham gia để ngƣời hƣởng lợi thảo luận về những lựa chọn sinh kế thích hợp. Thông qua đó, các LEG đƣợc thành lập trên cơ sở tham gia tự nguyện của hộ thành viên. Mỗi nhóm có có quy mô từ 10 – 20 hộ. Các thành viên nhóm tự bầu 01 trƣởng nhóm và 01 phó trƣởng nhóm (không phải là thân nhân của nhau) là những thành viên tích cực, có uy tín và có kinh nghiệm sản xuất để điều hành hoạt động nhóm. Mỗi nhóm tự xây dựng và thống nhất Điều lệ hoạt động theo hƣớng dẫn của Dự án trên tinh thần tự nguyện, hợp tác. Cùng một thời điểm, 01 hộ gia đình chỉ tham gia 01 loại hình LEG. Dự án đặt mục tiêu đạt đƣợc tỷ lệ thành phần tham gia vào 34 LEG theo định hƣớng dự kiến nhƣ sau:

34

Những tiêu chí định hƣớng này không phải là những điều kiện mang tính „nguyên tắc‟ mà có tính „định hƣớng‟. Những tiêu chí sẽ đƣợc cân nhắc trong quá trình thẩm định các đề xuất TDA sinh kế. Khi thực hiện thẩm định, cán bộ chịu trách nhiệm thẩm định tham vấn với đại diện tổ nhóm, trƣởng thôn, và các cán bộ liên quan khác để xem xét khả năng có thể tăng cƣờng sự tham gia của hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, và phụ nữ.

41


LEG an ninh lƣơng thực: 100% thành viên là phụ nữ, trong đó 75% hộ nghèo và cận nghèo (trong đó hộ cận nghèo không quá 25%) và 50% hộ dân tộc thiểu số;

LEG đa dạng hóa sinh kế: 75% hộ nghèo và cận nghèo (trong đó hộ cận nghèo không quá 25%) và 50% hộ dân tộc thiểu số;

LEG kết nối thị trƣờng: 50% hộ nghèo và cận nghèo và 50% hộ dân tộc thiểu số.

98. Các nhóm LEG cần tổ chức các buổi họp nhóm tối thiểu 1 lần/tháng để các thành viên cập nhật tình hình hoạt động và chia sẻ kinh nghiệm. Riêng đối với các loại hình sinh kế có chu kỳ sản xuất dài hơn 1 năm thì các cuộc họp nhóm cần tổ chức vào những thời điểm quan trọng trong quy trình thực hiện các loại hình sinh kế đó. Tần suất và thời gian họp nhóm cần đƣợc quy định rõ trong Điều lệ của nhóm. Dự án khuyến khích các nhóm LEG tự nguyện hình thành các khoản tiền tiết kiệm quay vòng (RF) để các thành viên tổ nhóm tƣơng trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động sinh kế của tổ nhóm. Nếu tổ nhóm nào tự nguyện đóng góp để hình thành đƣợc các RF thì Dự án có thể hỗ trợ tập huấn để các thành viên tổ nhóm, trƣởng nhóm/phó trƣởng nhóm nắm đƣợc cách thức quản lý RF. 99. Các chính sách an toàn. Tất cả các hoạt động sinh kế do cộng đồng đề xuất, nếu không thuộc Danh sách các hoạt động không hợp lệ (negative list) đều có khả năng nhận đƣợc hỗ trợ của Dự án nếu đáp ứng đƣợc các tiêu chí về tính khả thi, hiệu quả, và bền vững. Về cơ bản, Danh sách các hoạt động không hợp lệ gồm sản xuất thuốc lá và sản phẩm liên quan tới thuốc lá, rƣợu, chất có cồn và các sản phẩm liên quan khác tới rƣợu, và một số sản phẩm khác có ảnh hƣởng tiêu cực tới môi trƣờng và xã hội (chi tiết sẽ quy định trong PIM). Đồng thời, các hoạt động sinh kế trong HP2 tuân thủ một số quy định sau đây của NHTG và Chính phủ Việt Nam về chính sách an toàn: 100. Quản lý sâu bệnh. Quá trình hỗ trợ các sinh kế của Dự án sẽ phát sinh việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón. Nội dung và chi tiết cụ thể của việc sử dụng các hóa chất sẽ thay đổi theo từng mô hình sinh kế do các LEG đề xuất. Từ phía NHTG, Quy định OP 4.09 về quản lý sâu bệnh sẽ áp dụng cho Dự án. Từ phía Chính phủ Việt Nam, chỉ những loại hóa chất đƣợc phép sử dụng theo quy định đƣợc cập nhật hằng năm của Bộ NN&PTNT mới đƣợc phép sử dụng. Trong quá trình xây dựng các đề xuất tiểu dự án sinh kế, các LEG cần lƣu ý xác định yêu cầu tập huấn quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) để đảm bảo quản lý sâu bệnh hại một cách hợp lý. 101. Quản lý rừng. Các can thiệp về sinh kế của Dự án nằm trong khu vực có tài nguyên rừng và đối tƣợng hƣởng lợi có những cộng đồng sống gần với rừng và có thực hiện các hoạt động sinh kế liên quan đến rừng. Dự án sử dụng cách tiếp cận CDD với cách tiếp cận theo “thực đơn mở” nên các hoạt động sinh kế lâm nghiệp có thể xuất hiện theo đề xuất của ngƣời hƣởng lợi trong quá trình lập kế hoạch dự án hàng năm. Vì vậy, OP4.36 của NHTG sẽ áp dụng cho Dự án. Ngoài ra, từ phía Chính Phủ Việt Nam, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan) sẽ áp dụng đối với những đề xuất về sinh kế lâm nghiệp. 102. Mô hình tổ hợp tác. Mô hình các tổ nhóm LEG của Dự án là một dạng của tổ hợp tác đƣợc Chính Phủ Việt Nam khuyến khích qua Nghị định 151/2007/NĐ-CP và Thông tƣ 04/2008/TT-BKH của Bộ KH&ĐT. Trong điều kiện đó, Dự án khuyến khích các LEG hình thành theo hƣớng dẫn và quy định của NĐ151 và Thông tƣ 04 để có địa vị pháp lý cao hơn, đồng thời đƣợc hƣởng những ƣu đãi của 35 Chính Phủ. Các LEG đƣợc thành lập và đi vào hoạt động theo mô hình hỗ trợ của Dự án đƣợc khuyến khích chuyển đổi theo NĐ151 sau khi các thành viên tổ nhóm đã đƣợc tập huấn NCNL và quen với hình thức hợp tác theo tổ nhóm. Đây là một biện pháp đảm bảo tính bền vững của các hộ trợ cho các tổ nhóm LEG. 103. Đề xuất TDA sinh kế. Sau khi thành lập, mỗi nhóm sẽ phải xây dựng một đề xuất TDA sinh kế. Nội dung của đề xuất phải nêu rõ đƣợc các hoạt động cụ thể của tổ nhóm dự kiến thực hiện, kế hoạch thực hiện các hoạt động theo trình tự thời gian, và yêu cầu hỗ trợ từ Dự án. Nội dung chi tiết của đề xuất TDA sinh kế đƣợc quy định trong PIM. Cán bộ CF, cán bộ khuyến nông, cán bộ nông nghiệp xã, và trƣởng thôn hỗ trợ các tổ nhóm xây dựng đề xuất TDA sinh kế. Đối với các TDA an ninh lƣơng thực và đa dạng hóa sinh kế thì BPT xã là cấp thẩm định và phê duyệt đề xuất. Đối với các TDA kết nối thị trƣờng thì BQLDA huyện là cấp thẩm định và phê duyệt đề xuất vì những TDA dạng

35

Theo tinh thần của Thông tƣ 04, sẽ áp dụng Thông tƣ số 66/2006/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tƣợng đào tạo, bồi dƣỡng của hợp tác xã.

42


này thƣờng phức tạp hơn về yêu cầu thẩm định. Chi tiết về công tác thẩm định các đề xuất TDA sẽ đƣợc quy định trong PIM. 104. Hỗ trợ kỹ thuật cho các LEG. Dự án có nguyên tắc chung của cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ nhóm LEG. Cụ thể: 

Dự án khuyến khích sự chủ động của các tổ nhóm trong xác định và đàm phán với đơn vị cung cấp dịch vụ để tập huấn cho các thành viên tổ nhóm.

Khi phù hợp và có thể, hình thức khuyến nông từ nông dân đến nông dân đƣợc khuyến khích sử dụng. Đây là hình thức khuyến nông đã đƣợc chứng minh trong thực tế là có hiệu quả cao, đặc biệt là với ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ học vấn không cao.

Khi phù hợp và có thể, hình thức FFS đƣợc khuyến khích để đảm bảo việc cung cấp kiến thức kỹ thuật đƣợc đi kèm với thực hành, „cầm tay chỉ việc‟, theo từng giai đoạn sinh trƣởng của cây/con cụ thể.

Ngành nông nghiệp (gồm các cơ quan trong hệ thống ngành dọc nông nghiệp và phát triển nông thôn, hệ thống khuyến nông các cấp) có vai trò quan trọng trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật. Vai trò này của ngành nông nghiệp tại tỉnh sẽ đƣợc thể chế hóa bằng một Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh giao nhiêm vụ cho ngành nông nghiệp hợp tác và thực hiện các hoạt động liên quan trong khuôn khổ Dự án.

Dự án khuyến khích đa dạng các thành phần cung cấp dịch vụ. Đặc biệt, Dự án thúc đẩy trao đổi thông tin và hợp tác với các trƣờng đại học, viện nghiên cứu trong vùng dự án hoặc lân cận, các doanh nghiệp có năng lực cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, và các đối tƣợng 36 khác có khả năng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật phù hợp cho LEG.

Dự án xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có đủ năng lực để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình thực hiện các hoạt động sinh kế; đồng thời Dự án tuyển dụng một Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật (HTKT) với nhiệm vụ trọng tâm là hỗ trợ tích cực cho các tỉnh, huyện dự án triển khai các hoạt động sinh kế.

Trong trƣờng hợp có nhiều nhóm LEG trong vùng dự án cùng có nguyện vọng tham gia thực hiện một hoạt động sinh kế nào đó thì vai trò điều phối của BQLDA các cấp, nhất là cấp huyện, là rất quan trọng để đảm bảo các tổ nhóm đƣợc cung cấp dịch vụ tập huấn NCNL, mua đầu vào một cách phù hợp và tiết kiệm nhất.

105. Thực hiện đề xuất tiểu dự án sinh kế. Sau khi đề xuất tiểu dự án sinh kế của LEG đƣợc phê duyệt và đƣa vào kế hoạch hoạt động hàng năm của Dự án, vốn sẽ đƣợc chuyển vào tài khoản của BPT xã tại một ngân hàng phục vụ. Căn cứ theo tổng dự toán đã đƣợc phê duyệt theo từng đề xuất TDA sinh kế, các LEG đề nghị BPT xã cho tạm ứng để thực hiện các hoạt động theo kế hoạch. Dự án quy định số vốn tạm ứng lần thứ nhất không quá 15% tổng vốn đầu tƣ cho từng TDA và phải đƣợc sử dụng để tập huấn kỹ thuật cho các thành viên tổ nhóm. Cán bộ CF phối hợp với cán bộ khuyến nông xã giám sát quá trình tập huấn của các tổ nhóm. Chỉ khi cán bộ CF có xác nhận rằng các thành viên của LEG đã tham gia và tiếp thu đƣợc các kỹ năng/kiến thức sản xuất cần thiết để thực hiện các hoạt động sinh kế thì LEG mới đƣợc tạm ứng các lần tiếp theo. Để giảm thời gian và số lần giao dịch, số lần tạm ứng còn lại là không quá 2 lần/năm. Thủ tục giải ngân chi tiết sẽ đƣợc quy định trong PIM. 106. Phát triển của LEG theo thời gian. Dự án khuyến khích sự chuyển dịch giữa các loại hình LEG theo hƣớng ngày càng gắn kết với thị trƣờng. Cụ thể nhóm LEG an ninh lƣơng thực có thể chuyển dịch theo 2 bƣớc: (i) Bƣớc 1: sau khi đạt đƣợc mục tiêu về an ninh lƣơng thực nhóm có thể chuyển thành LEG đa dạng hóa sinh kế; (ii) Bƣớc 2: sau khi hoàn thành bƣớc chuyển dịch 1, nhóm chuyển sang LEG kết nối thị trƣờng. Đồng thời, Dự án cũng khuyến khích nhóm LEG đa dạng hóa các hoạt động và (vì vậy) tăng thu nhập từ các hoạt động sinh kế. Ví dụ nhƣ nhóm LEG sau thời gian thực hiện thành công mô hình nuôi dê, có thể cân nhắc chuyển dịch sang mô hình nuôi bò sinh sản. Điều kiện để chuyển dịch là LEG phải chứng minh đƣợc thành công trong việc thực hiện các hoạt động hiện tại và có đủ năng lực để thực hiện các hoạt động sinh kế chuyển dịch/mở rộng. Đề xuất tiểu

36

Lƣu ý rằng các trƣờng đại học, viện nghiên cứu công lập cũng có thể tham gia đấu thầu các hoạt động cung cấp dịch vụ trong các gói thầu sử dụng vốn vay của NHTG. Đây là quy định đặc biệt của NHTG để cho phép huy động năng lực kỹ thuật của các đơn vị này.

43


dự án sinh kế chuyển dịch đƣợc lập theo thủ tục chi tiết đƣợc hƣớng dẫn trong PIM và trình BQLDA huyện để thẩm định và phê duyệt. C. THP2.1: Tự chủ và Đa dạng hóa thu nhập 107. THP2.1 – Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập. THP này có mục tiêu cụ thể là củng cố khả năng tự chủ, tự cƣờng về sinh kế thông qua (i) giảm tình trạng thiếu đói và cải thiện dinh dƣỡng cho các hộ nghèo; (ii) thúc đẩy đa dạng hóa thu nhập thông qua cải thiện các hoạt động sinh kế hiện có tại vùng dự án, hƣớng đến các thị trƣờng nhỏ địa phƣơng và khu vực lân cận. THP này hỗ trợ cho hai loại nhóm LEG gồm LEG an ninh lƣơng thực và LEG đang dạng hóa sinh kế. 108. Tổ nhóm LEG an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng: Dự án đƣa ra gói sinh kế an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng (ANLT&DD) cho đối tƣợng chính là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chƣa đảm bảo đƣợc đủ lƣơng thực. Các hộ có thể lựa chọn để thực hiện một hoặc một số trong gói ANLT&DD gồm (i) lúa; (ii) ngô lai; (iii) vƣờn hộ (gồm trồng rau, một số loại cây lƣơng thực khác); và (iv) chăn nuôi gia cầm và gia súc nhỏ. Để đảm bảo cải thiện ANLT bền vững, Dự án khuyến khích các LEG thực hiện kết hợp nhiều hơn một hoạt động trong gói sinh kế an ninh lƣơng thực. Với các nhóm lựa chọn hoạt động chăn nuôi gia cầm và gia súc nhỏ thì cần có kế hoạch kết hợp với tối thiểu một hoạt động trồng trọt khác trong gói sinh kế ANLT&DD của Dự án. Thành viên các tổ nhóm LEG thụ hƣởng hỗ trợ trong gói ANLT&DD của Dự án là phụ nữ. Vì vậy, Chi hội Hội LH Phụ nữ cấp cơ sở có vai trò quan trọng trong tuyên truyền và vận động phụ nữ thích cực tham gia vào các LEG ANLT&DD. 109. Nội dung dinh dưỡng trong các gói sinh kế ANLT&DD. Bên cạnh hỗ trợ các LEG thực hiện các hoạt động trong gói ANLT&DD, Dự án sẽ hợp tác với CTMTQG về Y tế (Dự án 3 về chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dƣỡng trẻ em). Theo kết quả trao đổi với Ban Chỉ đạo Chƣơng trình, hiện các hoạt động của Dự án 3 đang triển khai ở hầu hết các xã dự án với các hoạt động chính nhƣ tập huấn kiến thức dinh dƣỡng, cho trẻ em uống vitamin A, đào tạo kiến thức cho cán bộ trạm y tế xã, đào tạo kiến thức cho các cộng tác viên dinh dƣỡng cộng đồng để tăng cƣờng tuyên truyền thay đổi nhận thức về dinh dƣỡng, trình diễn cách chế biến và kết hợp thực phẩm trong bữa ăn, thực hiện việc cân và theo dõi tình trạng dinh dƣỡng của trẻ em theo định kỳ... Dự án sẽ hợp tác với CTMTQG về Y tế thông qua hỗ trợ (i) một số trang thiết bị phục vụ theo dõi và đo lƣờng tình trạng dinh dƣỡng; (ii) tổ chức trình diễn chế biến thực phẩm và cách kết hợp dinh dƣỡng; (iii) thúc đẩy tuyên truyền về dinh dƣỡng thông qua sử dụng đội ngũ cộng tác viên dinh dƣỡng cộng đồng và đội ngũ cán bộ y tế cơ sở. 110. Thời gian hỗ trợ cho các tổ nhóm LEG ANLT&DD. Dự án hỗ trợ đầy đủ các hạng mục trong đề xuất TDA của các tổ nhóm đƣợc duyệt tối đa là 02 năm để thực hiện đƣợc kết hợp ít nhất hai trong số các hoạt động trong gói sinh kế an ninh lƣơng thực. Kể từ năm thứ 3 trở đi, Dự án sẽ chỉ hỗ trợ tập huấn kỹ thuật để thúc đẩy tính bền vững của các hoạt động. 111. Tổ nhóm LEG đa dạng hóa sinh kế. Bên cạnh các gói ANLT&DD, THP2.1 hỗ trợ đối tƣợng hƣởng lợi cải thiện các hoạt động sinh kế hiện có trong vùng dự án. Đây là những hoạt động sinh kế mà ngƣời dân đã tƣơng đối quen thuộc, có quy mô hiện tại nhỏ, nhƣng có khả năng cải thiện đƣợc để nâng cao thu nhập cho ngƣời dân, chủ yếu hƣớng đến các thị trƣờng nhỏ tại địa phƣơng và khu vực lân cận. Chiến lƣợc can thiệp của Dự án hỗ trợ cho ngƣời dân “làm tốt hơn những hoạt động sinh kế mà họ đang hoặc đã thực hiện” nhằm đa dạng hóa và tăng thu nhập. Tại thời điểm lập Báo cáo NCKT, có khá nhiều lựa chọn sinh kế có thể đƣợc xếp vào nhóm này nhƣ trồng sâm, trồng mía, khoai lang Nhật Bản, chăn nuôi dê, chăn nuôi bò. Bên cạnh đó, các LEG về xây dựng (nhƣ mô tả trong HP1 ở trên) cũng thuộc loại nhóm LEG đa dạng hóa sinh kế. 112. Phương án tiêu thụ sản phẩm của LEG đa dạng hóa sinh kế. Sản phẩm đầu ra của các sinh kế này thƣờng là các thị trƣờng nhỏ tại địa phƣơng hoặc khu vực lân cận. Trong đề xuất TDA sinh kế, các tổ nhóm cần xác định rõ phƣơng án tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Dự án quy định các thành viên của tổ nhóm cần thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm theo nhóm để đạt đƣợc các điều kiện có lợi hơn về giá cả và chi phí vận chuyển. Có hai phƣơng án tiêu thụ sản phẩm đối với LEG. Thứ nhất, Dự án cũng khuyến khích mô hình các LEG có thành viên là những hộ kinh doanh, hộ làm đại lý thu mua, hộ chế biến, doanh nghiệp tại chỗ để hỗ trợ các thành viên khác của LEG về thông tin thị trƣờng, đồng thời đóng luôn vai trò với tƣ cách là bên mua. Thứ hai, với các LEG không có thành viên là các hộ có thể bao tiêu đƣợc sản phẩm thì trong đề xuất TDA cần xác định sơ bộ ai sẽ là đối tƣợng thu mua sản phẩm của nhóm. 44


113. Thời gian hỗ trợ cho các LEG đa dạng hóa sinh kế. Dự án hỗ trợ đầy đủ các chi phí cho hoạt động của LEG trong năm đầu tiên LEG đi vào hoạt động. Từ năm thứ hai trở đi, Dự án chỉ hỗ trợ về tập huấn kỹ thuật để NCNL cho các thành viên tổ nhóm nhằm tăng tính bền vững của tổ nhóm. Đối với các đầu vào từ năm thứ 2 trở đi, các thành viên tổ nhóm phải cam kết tự huy động đƣợc nguồn vốn để mua các loại đầu vào này theo đúng số lƣợng và quy cách nhƣ đã đề cập trong đề xuất TDA sinh kế đƣợc phê duyệt. 114. Cấp làm chủ đầu tƣ. Các hoạt động trong THP2.1 sẽ do BPT xã làm chủ đầu tƣ. Vì vậy, BPT xã sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ quá trình hỗ trợ các tổ nhóm LEG xây dựng đề xuất TDA, thẩm định, phê duyệt đề xuất. Đồng thời, BPT xã chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật và giám sát trong quá trình thực hiện các hoạt động sinh kế của tổ nhóm. Trong trƣờng hợp có nhiều tổ nhóm LEG trên địa bàn xã cũng thực hiện một loại hoạt động sinh kế thì BPT xã chủ động điều phối sự hợp tác giữa các tổ nhóm LEG đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho NCNL và đầu vào, tăng vị thể đàm phán cho các nhóm trong tiêu thụ sản phẩm. D. THP2.2: Phát triển Kết nối thị trƣờng 115. THP2.2 – Phát triển Kết nối thị trƣờng. THP này nhằm là thúc đẩy phát triển các hoạt động sinh kế định hƣớng thị trƣờng nhằm gia tăng thu nhập cho các hộ dân trong vùng dự án một cách bền vững. Phƣơng pháp thực hiện của THP này là thông qua phát triển quan hệ đối tác sản xuất giữa Dự án (hỗ trợ vốn đầu tƣ, tổ chức hoạt động của tổ nhóm LEG), các tổ nhóm (thực hiện hoạt động sản xuất), các doanh nghiệp (thu mua/bao tiêu sản phẩm), và các đơn vị cung ứng (cung cấp giống, đầu vào) và các tác nhân cung cấp dịch vụ (đào tạo kỹ thuật, chứng nhận chất lƣợng, hỗ trợ marketing). Bốn bên nói trên sẽ hình thành quan hệ đối tác sản xuất để thúc đẩy phát triển các loại hình sinh kế có tiềm năng kết nối thị trƣờng trong vùng dự án. 116. Tiếp cận dựa vào thị trƣờng. Khác với các tổ nhóm LEG ANLT&DD và LEG đa dạng hóa sinh kế, phƣơng pháp tiếp cận với các LEG kết nối thị trƣờng sẽ là dựa vào thị trƣờng (market-driven approach). Theo đó, Dự án sẽ xác định các loại hình sinh kế có tiềm năng thị trƣờng, phù hợp với điều kiện đặc thù trong vùng dự án và đặc điểm của đối tƣợng hƣởng lợi. Trên cơ sở đó, Dự án chủ động tìm kiểm và thảo luận với các doanh nghiệp chế biến hoặc các tổ chức thu mua, các nhà cung ứng, các đơn vị cung cấp dịch vụ tại địa phƣơng và vùng lân cận về khả năng phát triển các loại hình sinh kế đó. Trên cơ sở đống thuận của các bên về khả năng phát triển quan hệ đối tác sản xuất, Dự án sẽ hỗ trợ để các đối tƣợng hƣởng lợi thành lập các tổ nhóm LEG KNTT. Với cách tiếp cận này, Dự án sẽ là cầu nối để thúc đẩy thảo luận, đàm phán, và ký kết thỏa thuận về quan hệ đối tác giữa các bên liên quan. Hình 2.2 mô tả mô hình hợp tác giữa Dự án, doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng, đơn vị cung cấp dịch vụ, và các LEG kết nối thị trƣờng. Cụ thể: 117. Dự án: Dự án hỗ trợ xác định các hoạt động có tiềm năng phát triển kết nối thị trƣờng; làm việc với doanh nghiệp và các bên liên quan để xây dựng quan hệ đối tác. Với các LEG, Dự án hỗ trợ thành lập nhóm, xây dựng Điều lệ của nhóm; hỗ trợ xây dựng và thẩm định đề xuất TDA. Trên cơ sở đề xuất TDA đƣợc phê duyệt, Dự án cấp vốn đầu tƣ, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình vận hành tổ nhóm, và các hỗ trợ khác phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. 118. Doanh nghiệp: là bên tiêu thụ sản phẩm cho các LEG sau mỗi chu kỳ sản xuất đồng thời cũng là bên xác định yêu cầu về chất lƣợng, quy cách, và khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ. Dự án khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật và/hoặc hỗ trợ về tín dụng dƣới dạng ứng trƣớc vốn hoặc đầu vào sản xuất cho các tổ nhóm LEG. Các doanh nghiệp ở đây có thể thuộc mọi hình thức sở hữu (nhà nƣớc, tƣ nhân, đầu tƣ nƣớc ngoài), cũng có thể là những đơn vị thu mua sản phẩm để xuất khẩu hoặc cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất khác. 119. Đơn vị cung cấp dịch vụ: đây là các bên cung cấp dịch vụ tập huấn NCNL, các dịch vụ liên quan khác cho các LEG (nhƣ dịch vụ chứng nhận chất lƣợng, phát triển thƣơng hiệu...). Những tác nhân này có thể gồm nông dân sản xuất giỏi, hệ thống khuyến nông các cấp, các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, các đơn vị cung ứng đầu vào có năng lực khuyến nông, các tổ chức cung ứng dịch vụ tƣ 37 nhân tại địa phƣơng hoặc vùng lân cận.

37

Tại thời điểm xây dựng Báo cáo NCKT, một số đơn vị cung cấp dịch vụ có tiềm năng có thể gồm: Đại học Huế, Đại học Tây Nguyên, Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, Đại học Nông Lâm TP. HCM, Trung tâm

45


120. Đơn vị cung ứng đầu vào: đây là các bên cung ứng giống và các vật tƣ đầu vào khác cho hoạt động của tổ nhóm LEG. Những đơn vị này có thể gồm các doanh nghiệp, đại lý của các doanh nghiệp cung ứng đầu trên địa bàn, các cơ sở cung ứng tƣ nhân (ví dụ nhƣ vƣờn ƣơm, trại giống quy mô nhỏ), các cửa hàng có bán giống và các vật tƣ nông nghiệp cần thiết khác. 121. Ngành nông nghiệp: Tại cấp tỉnh, ngành nông nghiệp gồm Sở NN&PTNT và Trung tâm Khuyến nông, và các đơn vị khác thuộc Sở NN&PTNT cung cấp hỗ trợ kỹ thuật nói chung cho tổ chức thực hiện các hoạt động sinh kế của Dự án theo điều phối của BQLDA tỉnh. Tại cấp huyện, Phòng NN&PTNT và Trạm Khuyến nông cùng với BQLDA huyện hỗ trợ cho phát triển và hoạt động của các bên trong quan hệ đối tác sản xuất. Tại cấp xã, cán bộ nông nghiệp, cán bộ khuyến nông/thú y hỗ trợ các LEG trong xây dựng đề xuất tiểu dự án, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật thƣờng xuyên cho LEG trong quá trình thực hiện hoạt động. 122. Các tác nhân hỗ trợ khác: gồm (i) các sở ngành liên quan và (ii) các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức đoàn thể, các già làng, chức sắc tôn giáo, và ngƣời có uy tín trong cộng đồng. Với đối tƣợng thứ nhất, Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại và Đầu tƣ tỉnh là một đối tác quan trọng hỗ trợ phát triển quan hệ đối tác. Với đối tƣợng thứ hai, Dự án sẽ huy động sự ủng hộ về của đại diện các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể, các già làng, chức sắc tôn giáo có uy tín để vận động ngƣời dân tham gia tích cực vào thực hiện quan hệ đối tác sản xuất. Hình 2.2: Hỗ trợ của các bên liên quan cho các LEG kết nối thị trƣờng Dự án

Các tác nhân khác

Đơn vị cung câp dịch vụ

Ngành Nông nghiệp

Các LEG kết nối thị trƣờng

Doanh nghiệp

Đơn vị cung ứng đầu vào

Chú thích : Quan hệ trực tiếp có (i) tính chất hỗ trợ nếu là tƣ Dự án; (ii) tính chất quan hệ hợp đồng nếu là từ các tác nhân khác đến LEG : Quan hệ phối hợp/hợp tác

123. Thành lập LEG kết nối thị trƣờng. Với đặc thù nhƣ trên, các LEG kết nối thị trƣờng sẽ đƣợc thành lập theo quy trình sau: 

Trƣớc vòng lập kế hoạch hàng năm của Dự án, BQLDA huyện, dƣới sự hỗ trợ của BQLDA tỉnh và Nhóm HTKT (xem Phần 1, Chƣơng 3 về Nhóm HTKT) sẽ làm việc với các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng đầu vào, các đơn vị cung cấp dịch vụ để thảo luận về khả năng phát triển quan hệ đối tác với các tổ nhóm LEG của Dự án. Trên cơ sở đó, BQLDA huyện sẽ ký kết với các bên liên quan bản Ghi nhớ quan hệ đối tác với các nội dung chi tiết về yêu cầu sản phẩm đầu ra, cơ chế thu mua, và vai trò của các bên trong quan hệ đối tác cho từng loại hình sinh kế kết nối thị trƣờng tiềm năng.

Thông tin về quan hệ đối tác sau đó sẽ đƣợc phổ biến cho các xã và thôn bản để ngƣời hƣởng lợi nắm đƣợc thông tin về các quan hệ đối tác đó. Với thông tin đƣợc phổ biến (cùng với các nội dung thông tin khác phục vụ cho công tác lập kế hoạch), ngƣời dân sẽ thảo luận tại các cuộc họp thôn có sự tham gia để hình thành nên các tổ nhóm LEG kết nối thị trƣờng.

Khuyến nông các tỉnh; Trạm Khuyến Nông các huyện, một số tổ chức phi chính phủ quốc tế nhƣ Helvatas, SNV… và một số tổ chức phi chính phủ địa phƣơng nhƣ Trung tâm Phát triển Cộng đồng (CDC).

46


Các nhóm LEG sau đó sẽ xây dựng đề xuất TDA sinh kế với sự hỗ trợ của cán bộ CF, cán bộ nông nghiệp/khuyến nông xã, cán bộ phụ trách sinh kế trong BQLDA huyện. Đề xuất TDA sinh kế sau đó sẽ đƣợc trình BQLDA huyện để thẩm định và phê duyệt.

Trên cơ sở các đề xuất TDA sinh kế đƣợc phê duyệt, BQLDA huyện sẽ kết nối các tổ nhóm LEG đã có đề xuất đƣợc phê duyệt với các bên trong quan hệ đối tác để cùng đồng thời triển khai các hoạt động theo trách nhiệm của các bên đƣợc xác định trong quan hệ đối tác.

124. Phát triển quan hệ đối tác. Xây dựng mối quan hệ đối tác sản xuất để thúc đẩy phát triển kết nối thị trƣờng cho tổ nhóm LEG là một thách thức lớn đối với quá trình triển khai THP2.2. Để giải quyết thách thức này, Dự án sẽ bố trí một cán bộ chuyên trách về sinh kế tại BQLDA các tỉnh; và 01 cán bộ sinh kế tại BQLDA cấp huyện. Các cán bộ này có trách nhiệm thu thập thông tin thị trƣờng, xây dựng quan hệ với các doanh nghiệp, các nhà cung ứng, các đơn vị cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, Dự án sẽ tổ chức các sự kiện dƣới dạng các Hội chợ hoặc Diễn đàn để mời các doanh nghiệp, các đơn vị cung ứng dịch vụ cùng thảo luận về khả năng hợp tác với Dự án. Công tác truyền thông (trong THP3.3) cũng sẽ có một số hoạt động nhằm phổ biến thông tin về hỗ trợ phát triển sinh kế của Dự án để thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT đề nghị UBND các tỉnh dự án giao nhiệm vụ cho Trung tâm XTTM&ĐT, các sở ngành liên quan (dƣới dạng một Quyết định của UBND tỉnh) thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ tại các huyện dự án. Ngoài ra, Nhóm HTKT của Dự án sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật BQLDA tỉnh thúc đẩy phát triển kết nối thị trƣờng. 125. Cấp làm chủ đầu tƣ: Do tính chất phức tạp của việc phát triển quan hệ đối tác sản xuất (nhƣ mô tả ở trên) nên BQLDA huyện sẽ làm chủ đầu tƣ các TDA trong THP2.2. BQLDA tỉnh và Nhóm HTKT sẽ tích cực hỗ trợ BQLDA huyện trong tìm kiểm đối tác để hình thành quan hệ sản xuất với các tổ nhóm LEG KNTT. E. Kế hoạch thực hiện 126. Kế hoạch 18 tháng: Vào thời điểm xây dựng Báo cáo NCKT, chƣa có nhiều các đề xuất sinh kế đƣợc xây dựng vì hạn chế về thời gian và nguồn lực trong việc tham vấn cộng đồng tại 15 xã Dự án. Các đề xuất hiện tại trong 18 tháng đƣợc xác định trên cơ sở (i) tham khảo phân loại xã theo tiềm năng sinh kế; (ii) chi tiết Quy hoạch NTM của các huyện/xã dự án; và (iii) kết quả tham vấn với cán bộ từ TƢ đến cấp thôn bản và với ngƣời dân trong vùng dự án trong các đợt khảo sát 7-8/2012 và tháng 12/2012 đến tháng 1/2013. Cần nhấn mạnh rằng đây mới chỉ là các hoạt động đƣợc đề xuất để triển khai trong thời gian đầu khởi động Dự án. Khi Dự án có hiệu lực, các lựa chọn khác có thể đƣợc bổ sung trên cơ sở này sẽ đề xuất TDA sinh kế của các nhóm LEG. 127. Danh mục các hoạt động sinh kế trong Kế hoạch 18 tháng. Kế hoạch 18 tháng của HP2 gồm 05 mô hình sinh kế. Trong đó, gói ANLT&DD gồm: ngô lai, lúa, cải tạo vƣờn hộ (gồm trồng rau, cây ăn quả, và chăn nuôi gia cầm), chăn nuôi gia súc nhỏ (dê); các hoạt động đa dạng hóa sinh kế gồm: chăn nuôi bò và trồng mía. Chƣa có các sinh kế về kết nối thị trƣờng đƣợc đề xuất trong Kế hoạch 18 tháng. Trên cơ sở nghiên cứu đặc tính của từng loại sinh kế và thông tin về chi phí đầu vào, đầu ra, kết quả ƣớc tính về hiệu quả tài chính và chu kỳ sản xuất của từng hoạt động đƣợc tóm tắt trong Bảng 2.3 (xem chi tiết trong Phụ lục 4). Nhìn chung, các lựa chọn sinh kế đề xuất trong kế hoạch 18 tháng đều là các sinh kế ngắn và trung hạn (không quá 1 năm); chỉ riêng đề xuất về cải tạo giống bò là có chu kỳ sản xuất là 3 năm. Theo ƣớc tính, các sinh kế này đều có hiệu quả tài chính tốt (trừ các sinh kế trong gói ANLT&DD là để hỗ trợ hộ hƣởng lợi tăng tự chủ về lƣơng thực, thực phẩm). Bảng 2.3: Danh mục các hoạt động sinh kế và hiệu quả tài chính Tên các hoạt động sinh kế

Lợi nhuận dự kiến (VNĐ/năm/mô hình)

Thời điểm bắt đầu có thu nhập

Số hộ/LEG

Quy mô sản xuất/LEG

Phát triển lúa nƣớc

70.600.000

Sau 4 tháng

10

2 ha

Phát triển ngô lai

106.175.000

Sau 4 tháng

10

2,5 ha

Cải tạo vƣờn hộ*

55.872.000

Sau 4 tháng

20

0,1 ha

51.872.250

Sau 3 năm

10

11 con

An ninh lƣơng thực

Đa dạng hóa thu nhập Cải tạo đàn bò

47


Trồng mía

480.125.000

Sau 1 năm

10

10 ha

Ghi chú: Thông tin về các hoạt động sinh kế nêu trên được đề xuất từ các xã/huyện dự án. Lợi nhuận hàng năm được tính toán trên cơ sở tham khảo (i) các định mức kinh tế kỹ thuật do tỉnh và huyện quy định cho từng loại cây trồng và vật nuôi trong vùng dự án,(ii) thông tin đầu vào đối với các cây trồng có tính đặc thù cao được tham khảo từ nguồn của các Trung tâm khuyến nông tỉnh và tài liệu của Trung tâm khuyến nông quốc gia, và (iii) cơ sở dữ liệu về một số sinh kế nông/lâm nghiệp chính tại Việt Nam do đơn vị tư vấn thu thập từ năm 2010 tới nay. * Dữ liệu được tính cho mô hình vườn hộ ở đây gồm trồng rau và chăn nuôi gia cầm.

128. Một số lƣu ý về kế hoạch 18 tháng: Trong quá trình tham vấn xây dựng Báo cáo NCKT, một loại hình sinh kế khác chƣa đƣợc đƣa vào Kế hoạch 18 tháng nhƣng đã đƣợc thảo luận giữa một 38 39 số bên liên quan. Đặc biệt trong số đó có đề xuất về phát triển cây sa nhân, mây nƣớc, keo lai lấy 40 41 gỗ, bời lời thuần và bời lời xen mỳ. Theo kết quả phân tích sơ bộ, đây là lựa chọn sinh kế có tiềm năng và có các chỉ số kết quả tài chính hứa hẹn. Tuy nhiên, đây là loại hình sinh kế có liên quan đến lâm nghiệp (theo định nghĩa của NHTG) nên đòi hỏi cần đƣợc phân tích kỹ hơn theo các thủ tục của OP4.36 của NHTG về quản lý rừng. Vì vậy, lựa chọn này tạm thời chƣa đƣa vào Kế hoạch 18 tháng. Sau khi Dự án có hiệu lực, BĐPDA TƢ và các BQLDA tỉnh sẽ thực hiện các phân tích về tác động của lựa chọn sinh kế này đối với nguồn tài nguyên rừng trƣớc khi thực hiện các hỗ trợ. 129. Kế hoạch thực hiện sau 18 tháng. Các hoạt động sinh kế trong HP2 sau 18 tháng đƣợc xác định bởi cộng đồng hƣởng lợi đề xuất trong quá trình lập kế hoạch hàng năm của Dự án. Sau 18 tháng đầu, Dự án sẽ thực hiện một số hoạt động sau đây: 

Đánh giá kết quả thực hiện trong 18 tháng đầu. Đánh giá kết quả và những kinh nghiệm trong thực hiện HP2 trong 18 tháng đầu tiên là cơ sở quan trọng nhất cho việc xác định các hoạt động của Dự án sau đó. Công việc đánh giá có thể đƣợc thực hiện sau 12 tháng hoặc sau 18 tháng (tùy vào từng hoạt động cụ thể). Trọng tâm đánh giá sẽ tập trung vào những nội dung chính gồm (i) Đánh giá hoạt động của các LEG, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm về cách thức hỗ trợ cho các LEG; và (ii) Đánh giá lại vai trò và hiệu quả của các bên liên quan trong hỗ trợ các tổ nhóm LEG thực hiện các hoạt động sinh kế.

Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về hỗ trợ phát triển sinh kế. Dự án tổ chức nghiên cứu và các hoạt động trao đổi kinh nghiệm để học hỏi từ các chƣơng trình/dự án khác khác trong vùng dự án (nhƣ Dự án 3EM, Dự án TNSP, Dự án FLITCH); cũng nhƣ các dự án ở các vùng khác (đặc biệt là Dự án NMPRP-2). Bên cạnh đó, sau quá trình thực hiện 18 tháng, các kinh nghiệm thực hiện những mô hình sinh kế của Dự án cũng sẽ đƣợc tổng kết để chia sẻ kinh nghiệm cho các chƣơng trình và dự án khác.

Cân nhắc mở rộng phạm vi hỗ trợ nếu phù hợp. Trọng tâm của HP2 hiện nay trong phạm vi Báo cáo NCKT tập trung chính vào lĩnh vực nông nghiệp, chƣa tính đến khả năng hỗ trợ các sinh kế phi nông nghiệp. Sau 18 tháng, định hƣớng này cần đƣợc đánh giá lại và nếu phù hợp sẽ điều chỉnh để mở rộng sang cả các hoạt động phi nông nghiệp.

38

Sa nhân là một dạng cây dƣợc liệu sử dụng nhiều trong các bài thuốc nam và phù hợp với điều kiện vùng dự án. Cây sa nhân dễ trồng, dễ chăm sóc ở nhiều địa hình nhƣ thung lũng, ven suối, bờ nƣơng rẫy, rừng thứ sinh, rừng chân núi đá vôi. Sa nhân sinh trƣởng trong điều kiện có tán che độ ẩm không khí trung bình trên 80%. 39 Mây là cây bản địa khá phổ biến chủ yếu mọc xen kẽ trong các rừng cây gỗ. Mây nƣớc hiện nay đang đƣợc ƣa chuộng trên thị trƣờng địa phƣơng thay vì các loại mây khác nhƣ mây nếp, song mật, mái… mà ngƣời dân có thể khai thác tự nhiên trong rừng, hoặc có thể trồng một cách dễ dàng. Cây mây nƣớc hiện đang đƣợc phát triển tại một số huyên của Quảng Nam và Quảng Ngãi. 40 Keo lai - là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tƣợng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia auriculiformis) – là một cây trồng có giá trị kinh tế khá cao, không đòi hỏi chăm sóc nhiều (trừ năm đầu tiên) và có thể trồng trên các loại đất dốc, không chịu tác động bởi các loại sâu bệnh. Vì vậy, keo lai đã trở thành một cây hàng hóa phổ biến trong nhiều huyện dự án và vùng lân cận, đặc biệt là tại Quảng Nam và Quảng Ngãi. Nếu là trồng bằng giống keo nuôi cấy mô, cây keo có thể đƣợc thu hoạch trong thời gian từ 3-5 năm để làm răm gỗ, phục vụ cho công nghiệp giấy. Nếu để cây keo sinh trƣởng từ 5-7 năm thì gỗ keo có thể đáp ứng yêu cầu của gỗ nguyên liệu công nghiệp để làm ván sàn và các sản phẩm gỗ khác. 41 Bời lời là một cây bản địa, dễ trồng do không yêu cầu thâm canh trong quá trình chăm sóc và có khả năng tái sinh bằng chồi và hạt. Bời lời có thể trồng thuần hoặc trồng xen với cây khoai mỳ trên đất đốc (trong 2 – 3 năm đầu khi cây bời lời còn nhỏ). Đây là một hoạt động sinh kế mang lại nhiều lợi nhƣ (i) bổ sung thu nhập cho các hộ gia đinh, (ii) phủ xanh các đồi trọc và đất dốc, (iii) tiết kiệm chi phí chăn nuôi (sản phẩm từ bời lời khá đa dạng, thân gỗ làm nguyên liệu giấy, vỏ cây dùng làm chất phụ gia làm hƣơng, lá bời lời làm thức ăn cho gia súc).

48


IV. Hợp phần 3: Phát triển Cơ sở Hạ tầng kết nối cấp huyện, Nâng cao Năng lực và Truyền thông 130. Hợp phần 3 có tổng vốn đầu tƣ khoảng gần 5,1 triệu USD gồm ba tiểu hợp phần nhỏ gồm THP3.1: Phát triển CSHT kết nối cấp huyện, THP3.2: Nâng cao năng lực, và THP 3.3 Truyền thông. Vốn đối ứng chỉ dành cho THP3.1. A. THP 3.1: Phát triển Cơ sở hạ tầng kết nối cấp huyện Sự cần thiết 131. Hạn chế về kết nối CSHT. Hệ thống CSHT trong các huyện dự án đã có những bƣớc phát triển quan trọng trong thời gian qua nhƣng tính kết nối giữa hệ thống CSHT cấp huyện với các xã dự án còn thấp. Về giao thông, mạng lƣới giao thông liên huyện tại tỉnh Quãng Ngãi đã đƣợc đầu tƣ và đạt chất lƣợng tƣơng đối tốt (tỷ lệ nhựa hoá, cứng hóa đạt xấp xỉ 63%). Tuy nhiên, kết nối giữa hệ thống giao thông cấp huyện với các xã còn nhiều hạn chế. Trong thực tế, gần 60% đƣờng xã kết nối tới trung tâm huyện vẫn chƣa đƣợc cứng hóa nên việc đi lại và vận chuyển hàng hóa gặp nhiều khó khăn, chi phí cao. Về thủy lợi, tính kết nối giữa các hồ chứa và kênh mƣơng đầu mối với các kênh mƣơng nội đồng ở mức khá thấp, nên chƣa khai thác hết đƣợc hiệu quả đầu tƣ vào các công trình thủy lợi quy mô lớn để tƣới tiêu cho các vùng sản xuất có diện tích nhỏ tại các xã dự án. 132. Hạn chế kết nối khác. Thiếu thông tin về việc làm, thông tin giá cả thị trƣờng là một ví dụ của hạn chế về kết nối CSHT xã hội. Theo một nghiên cứu chuyên đề của nhóm tƣ vấn thực hiện theo yêu cầu của NHTG trong quá trình chuẩn bị Dự án GNKVTN chỉ ra rằng thông tin thị trƣờng lao động trong vùng dự án là rất hạn chế. Điều này dẫn đến khó khăn cho cả các doanh nghiệp trong tuyển dụng và ngƣời lao động trong tìm kiếm việc làm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, thông tin giá cả thị trƣờng (gồm cả đầu vào và đầu ra) thƣờng không sẵn có theo các kênh chính thống mà chủ yếu là ngƣời dân hỏi nhau hoặc hỏi từ thƣơng lái. Cải thiện cung cấp thông tin vì vậy có thể thúc đẩy cơ hội việc làm; tạo điều kiện cho nông dân có thể lựa chọn về các loại đầu vào và cách thức/thời điểm cho sản phẩm đầu ra theo hƣớng có lợi nhất cho họ. A. Mô tả THP 3.1: CSHT kết nối cấp huyện 133. THP 3.1 có vốn đầu tƣ khoảng 3 triệu USD từ nguồn vốn vay NHTG (tính theo 85% tổng vốn vay). Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam ƣớc tính bằng gần 10% tổng vốn vay của NHTG, sử dụng khi phát sinh yêu cầu đền bù thu hồi đất, hỗ trợ GPMB, tái định cƣ. THP3.1 nhằm tăng cƣờng tính kết nối của hệ thống CSHT kinh tế và xã hội trong phạm vi huyện để thúc đẩy các hoạt động sinh kế, cải thiện mức độ tiếp cận của ngƣời dân với CSHT kinh tế và xã hội cấp huyện. 134. Tính kết nối: Yêu cầu quan trọng nhất của các hạng mục CSHT đầu tƣ trong THP 3.1 là đảm bảo tính kết nối. “Kết nối” ở đây là một khái niệm rộng có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Thứ nhất, “kết nối” có thể đƣợc hiểu là sự kết nối giữa đối tƣợng hƣởng lợi với CSHT kinh tế (nhƣ đƣờng giao thông, thủy lợi...), CSHT xã hội (nhƣ giáo dục, y tế...). “Kết nối” cũng có thể hiểu là kết nối giữa nông dân với các cơ sở chế biến, các đơn vị thu mua, với thị trƣờng (thị trƣờng lao động, thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm). Tính “kết nối” cũng thể hiện trong cách lựa chọn các hạng mục CSHT đầu tƣ trong THP3.1 theo hƣớng kết nối với CSHT cấp huyện với CSHT cấp xã và thôn bản đƣợc đầu tƣ trong HP1, thúc đẩy các hoạt động sinh kế đƣợc hỗ trợ trong HP2 của Dự án. Dự án khuyến khích đầu tƣ cho các CSHT kết nối “mềm” (nhƣ thông tin thị trƣờng, thông tin việc làm, tiếp cận CSHT xã hội) thay vì tập trung vào CSHT kết nối “cứng” (nhƣ đƣờng giao thông, thủy lợi). Với cách tiếp cận rộng về tính kết nối, các huyện dự án có thể linh hoạt để lựa chọn các hạng mục đầu tƣ CSHT kết nối phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phƣơng. 135. Sử dụng lao động tại chỗ: Dự án khuyến khích sử dụng lao động tại chỗ cho các TDA trong THP3.1 tƣơng tự nhƣ cách thức khuyến khích sử dụng lao động tại chỗ trong thi công các TDA thuộc HP1 đƣợc mô tả ở trên. 136. An toàn xã hội và môi trƣờng. Tƣơng tự nhƣ trong HP1, chủ trƣơng của Dự án là hạn chế các công trình CSHT đòi hỏi phải thu hồi đất, GPMB, tái định cƣ. Trong trƣờng hợp phát sinh các yêu cầu này thì trình tự và thủ tục giải quyết đƣợc mô tả trong Khung RPF và ESMF của Dự án. Chi tiết về thủ tục thu hồi đất, GPMB, hỗ trợ bồi thƣờng đƣợc quy định trong PIM. Lƣu ý rằng, trong trƣờng hợp các huyện dự án lồng ghép nguồn vốn của Dự án với các nguồn vốn khác để cùng tập trung xây 49


dựng một công trình CSHT thì các yêu cầu và thủ tục về an toàn XH&MT của NHTG phải đƣợc tuân thủ đối với tất cả các hạng mục liên quan đến toàn bộ công trình (gồm cả các hạng mục do Dự án đầu tƣ và những hạng mục đầu tƣ bằng nguồn vốn khác). 137. Cấp làm chủ đầu tƣ: Chủ trƣơng của Dự án là đẩy mạnh phân cấp và trao quyền cho cấp huyện làm chủ đầu tƣ. Trong thực tế triển khai, tùy theo điều kiện đặc thù của từng địa phƣơng, BQLDA tỉnh sẽ quyết định cấp làm chủ đầu tƣ các TDA của THP3.1 sau khi đã tham khảo ý kiến của UBND huyện dự án và thông báo cho BĐPDA TƢ. 138. Kế hoạch 18 tháng của THP3.1 đƣợc xây dựng trên cơ sở (i) mục tiêu và các nguyên tắc đầu tƣ của Dự án; (ii) thực trạng và nhu cầu phát triển CSHT tại huyện dự án; (iii) Quy hoạch NTM các huyện/xã dự án; (iv) tổng hợp đề xuất và nguyện vọng của ngƣời dân tại các xã trong huyện dự án trong quá trình tham vấn xây dựng Báo cáo NCKT; (v) hƣớng dẫn của Công văn 10284/BKHĐTKTĐP&LT ngày 11/12/2012, Công văn 10462/BKHĐT-KTĐP&LT ngày17/12/2012 và Công văn 3144/BKHĐT-KTĐP&LT ngày 15/05/2013 về ngƣỡng vốn đầu tƣ và định nghĩa về tính “kết nối” áp dụng trong THP3.1. Trong giai đoạn đầu thực hiện Dự án, các TDA trong THP3.1 vốn đầu tƣ cho không quá 3 tỷ VND/công trình. Ngƣỡng vốn đầu tƣ này sẽ đƣợc xem xét và điều chỉnh sau khi kết thúc Kế hoạch 18 tháng của Dự án (hoặc khi cần thiết) để phù hợp với thực tế triển khai thực hiện. 139. Danh mục các công trình trong Kế hoạch 18 tháng. Bảng 2.4 dƣới đây đƣa ra danh mục gồm 03 công trình dự kiến đề xuất cho THP3.1 trong 18 tháng đầu tiên. Lƣu ý rằng đề xuất các hạng mục đầu tƣ trong Kế hoạch 18 tháng ở đây không có nghĩa là các huyện dự án chỉ thực hiện các hạng mục này trong thời gian 18 tháng đầu. Sau khi Dự án có hiệu lực, các huyện dự án có thể để xuất để bổ sung/thay đổi các hạng mục đầu tƣ. Chi tiết về số lƣợng và số vốn đầu tƣ cho từng loại công trình CSHT cấp huyện đƣợc trình bày trong Phụ lục 5. Đối với các công trình này, UBND tỉnh đã có công văn gửi Bộ KH&ĐT xác nhận không phát sinh yêu cầu thu hồi đất, GPMB, và tái định cƣ. Bảng 2.4: Hạng mục đầu tƣ CSHT kết nối cấp huyện trong Kế hoạch 18 tháng STT

Tỉnh

Tổng số lƣợng công trình

Tổng giá trị đầu tƣ (tỷ VNĐ)

1

Sơn Tây

1

2,93

2

Sơn Hà

1

2,93

3

Ba Tơ

1

2,93

3

8,78

Tổng

140. Các hoạt động sau 18 tháng: sau 18 tháng đầu, các công trình ƣu tiên đầu tƣ trong giai đoạn tiếp theo sẽ đƣợc BQLDA huyện xác định trên 3 căn cứ chính sau. (i) Kế hoạch PTKT-XH của huyện. (ii) Tổng hợp và lựa chọn từ đề xuất của ngƣời dân, các thôn bản và xã dự án trong quá trình lập kế hoạch hàng năm của Dự án (các tài liệu này đƣợc BPT xã/UBND xã gửi lên BQLDA huyện trong quy trình lập kế hoạch). (iii) Lƣu ý rằng, các hỗ trợ sinh kế của Dự án trong HP2 cũng đƣợc định hình từng bƣớc trong Kế hoạch 18 tháng. Đây cũng sẽ là một cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn các công trình CSHT mang tính kết nối để thúc đẩy sản xuất trong vùng dự án. B. THP 3.2: Nâng cao năng lực 141. Sự cần thiết. Năng lực hạn chế của cán bộ cấp cơ sở, đặc biệt ở cấp xã, là một cản trở lớn đối với việc thực hiện các chƣơng trình/chính sách/dự án giảm nghèo. Số liệu về trình độ chuyên môn, kỹ thuật của cán bộ xã từ Tổng điều tra nông nghiệp năm 2011 đƣợc tính toán cho 15 xã dự án, tỉnh Quảng Ngãi cho biết: tỷ lệ chủ tịch xã có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 26,7%, có chứng chỉ trung cấp nghề là 46,7% và 26,7% chƣa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật cao. Tƣơng tự, kết quả Điều tra Đánh giá cuối kỳ Chƣơng trình 135-II (công bố tháng 12/2012) cho thấy đội ngũ cán 42 bộ cấp xã có trình độ không đồng đều và còn rất thấp . 142. Với thực tế này, nâng cao năng lực (NCNL) là đặc biệt cần thiết đối với nhóm cán bộ quản lý dự án vì nhiều lý do khác nhau. (i) 03 huyện dự án và xã dự án đều có điều kiện kinh tế - xã hội khó

Theo kết quả điều tra chọn mẫu từ 400 xã thuộc Chƣơng trình 135-II do IRC thực hiện theo yêu cầu của UNDP và các nhà tài trợ quốc tế khác 42

50


khăn hơn các địa bàn khác (địa hình khó khăn, tập quán canh tác lạc hậu, ít áp dụng khoa học kỹ thuật của ngƣời dân) do đó, quá trình triển khai các hoạt động của Dự án tại các xã/huyện mục tiêu sẽ đặt ra nhiều thách thức hơn cho nhóm cán bộ quản lý dự án so với triển khai trên các địa bàn thuận lợi hơn; (ii) Dự án đƣợc thiết kế với một số đặc điểm chƣa có trong một số chƣơng trình/dự án giảm nghèo khác đã hoặc đang thực hiện trên địa bàn nhƣ áp dụng rộng rãi đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng, thúc đẩy tạo việc làm trong xây dựng CSHT, thúc đẩy phát triển quan hệ đối tác với các doanh nghiệp, thực hiện có hệ thống các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức... (iii) Các quy trình tổ chức và quản lý của Dự án tuân thủ song song quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và Nhà tài trợ, tạo nên một sức ép “đúp” về quản lý. 143. Khái quát về THP3.2: Hoạt động nâng cao năng lực (NCNL) đƣợc coi là hoạt động xuyên suốt đối với tất cả các HP và HP của Dự án. Trong HP1 và HP2 hỗ trợ NCNL cho tổ nhóm cải thiện sinh kế (LEG). Đối tƣợng của NCNL trong THP3.2 chủ yếu là đội ngũ cán bộ thuộc BQLDA các cấp và cán bộ thuộc một số cơ quan/tổ chức hữu quan khác. THP này có mục tiêu là đảm bảo cán bộ thuộc BQLDA các cấp có đủ kiến thức và kỹ năng để triển khai các hoạt động của Dự án. Ngoài ra, Dự án cũng hỗ trợ NCNL cho cán bộ của một số cơ quan/tổ chức hữu quan khác có vai trò phối hợp với BQLDA các cấp trong triển khai các hoạt động của Dự án. 144. Vốn đầu tƣ của THP3.2 sử dụng cho các hoạt động NCNL cho đội ngũ cán bộ các cấp. Ngoài ra, nguồn vốn này cũng sử dụng để trả lƣơng cho đội ngũ cán bộ CF – là cán bộ thuộc BQLDA huyện nhƣng đƣợc phân công hỗ trợ trực tiếp cho các BPT xã – và Nhóm HTKT của Dự án. Đây là hai hoạt động có tính hỗ trợ NCNL cho đội ngũ cán bộ QLDA các cấp nên kinh phí chi trả đƣợc phân bổ vào THP3.2 để quản lý thống nhất các nguồn lực cho công tác NCNL toàn Dự án. Vốn đầu tƣ dự kiến phân bổ cho THP3.2 là 1,75 triệu USD. Các hoạt động trong THP3.2 đƣợc tài trợ 100% bằng vốn vay 43 của NHTG. 145. Phƣơng pháp tiếp cận: Dự án áp dụng mô hình học tập của ngƣời trƣởng thành (Adult Learning Cycle) làm nguyên lý thiết kế và thực hiện các hoạt động NCNL. Theo đó các hoạt động NCNL sẽ đƣợc thực hiện dựa trên nhu cầu của cán bộ đối với công tác quản lý Dự án; học qua trải nghiệm và học tập đa phƣơng tiện, đa phƣơng pháp. Dự án áp dụng đa dạng và linh hoạt các hình thức NCNL khác nhau, gồm: tập huấn tập trung ngắn ngày; tập huấn qua công việc; tập huấn giáo viên (TOT); tham quan học tập mô hình và chia sẻ kinh nghiệm; phổ biến tài liệu tham; tập huấn bổ sung (trong điều kiện có sự thay đổi nhân sự tham gia Dự án); hoặc các hình thức tập huấn phù hợp khác. Hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo sẽ đƣợc triển khai với sự hỗ trợ của Tiểu Dự án Hỗ trợ kỹ 44 thuật cho chuẩn bị dự án (PPTAF) ngay sau khi BQLDA các cấp đƣợc thành lập. Kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo sẽ là cơ sở để rà soát và xây dựng kế hoạch NCNL của Dự án. 146. Cách thức thực hiện NCNL: Các hoạt động NCNL của Dự án sẽ thực hiện qua hai hình thức là (i) thuê tuyển tƣ vấn; và (ii) tự thực hiện. Cụ thể: 147. Thuê tuyển tư vấn. Hình thức này đƣợc thực hiện cho các khóa tập huấn trong trƣờng hợp việc thuê tuyển tƣ vấn là cần thiết vì yêu cầu tập huấn đòi hỏi kỹ năng của các tƣ vấn chuyên nghiệp, có chuyên môn sâu và kinh nghiệm phong phú. Một số ví dụ về hoạt động NCNL thực hiện theo hình thức thuê tuyển tƣ vấn có thể gồm: (i) BĐPDA TƢ thuê tuyển tƣ vấn để đào tạo cho các BQLDA tỉnh về những nội dung cơ bản trong quản lý dự án và kỹ năng giảng dạy (để đảm bảo cán bộ BQLDA tỉnh sau đó có thể đào tạo lại cho cán bộ BQLDA các huyện/xã dự án). (ii) BQLDA tỉnh thuê tuyển tƣ vấn thực hiện một số hoạt động NCNL mà BQLDA tỉnh không tự thực hiện đƣợc do không có đủ chuyên môn và kinh nghiệm cần thiết (ví dụ nhƣ các tập huấn về chính sách an toàn XH&MT). Với hình thức thuê tuyển tƣ vấn, Dự án khuyến khích đa dạng hóa các đối tƣợng cung cấp dịch vụ để có thể chọn đƣợc tƣ vấn có trình độ phù hợp, đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả cao của các hoạt động tập huấn. 148. Tự đào tạo. Tự đào tạo là hình thức NCNL trong đó BQLDA cấp trên thực hiện hoạt động NCNL cho cán bộ BQLDA cấp dƣới. Hình thức này chủ yếu sẽ đƣợc thực hiện đối với trƣờng hợp: (i) 43

Tiểu Dự án HTKT cho Chuẩn bị Dự án (PPTAF) có một số hoạt động hỗ trợ cho công tác NCNL gồm: (i) xây dựng hệ thống Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án (PIM); (ii) thực hiện một số khóa tập huấn NCNL cho đội ngũ cán bộ trong giai đoạn đầu triển khai thực hiện Dự án. 44 Để hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình chuẩn bị Dự án, Bộ KH&ĐT đã xây dựng Dự án PPTAF để thực hiện một số hoạt động hỗ trợ kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với công tác chuẩn bị dự án. Một phần của Dự án PPTAF là để đảm bảo tăng „tính sẵn sàng‟ của BQLDA các cấp. Vì vậy, một số hoạt động đào tạo, tập huấn NCNL trong giai đoạn đầu của Dự án sẽ đƣợc tài trợ bởi Dự án PPTAF.

51


các tập huấn mang tính nhắc lại; (ii) nội dung tập huấn là những vấn đề mang tính nghiệp vụ chi tiết có tính đặc thù (ví dụ nhƣ công tác kế toán); và (iii) cán bộ BQLDA cấp trên có đủ kiến thức và kỹ năng để tự đào tạo cho cán bộ BQLDA cấp dƣới. 149. Thời lƣợng và thành phần NCNL: thời lƣợng và thành phần tham gia các hoạt động NCNL của Dự án đƣợc xác định nhƣ sau: 150. Đối với các hoạt động tập huấn. Tùy vào nội dung và đối tƣợng mà thời lƣợng tập huấn sẽ khác nhau nhƣng không nên dài hơn 5 ngày (nếu là tập huấn tập trung). Các khóa tập huấn sẽ đƣợc tổ chức không trùng vào thời gian mà công việc quản lý nhà nƣớc bận rộn (nhƣ giai đoạn lập kế hoạch hàng năm, tổng kết cuối năm, triển khai nhiệm vụ đầu năm...) để đảm bảo đủ và đúng thành phần tập huấn. Với các khóa này, số lƣợng học viên không nên vƣợt quá 25 ngƣời nếu có 01 giảng viên và không quá 30 ngƣời nếu có 02 giảng viên trở lên cùng giảng. 151. Đối với các hoạt động NCNL khác. Với các hoạt động thăm quan học hỏi kinh nghiệm, thành phần và nội dung hoạt động có thể linh hoạt cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Tuy nhiên, số lƣợng cán bộ tham dự không nên vƣợt quá 20 ngƣời/hoạt động đảm bảo hiệu quả của các thảo luận trao đổi. Đối với hoạt động phổ biến kinh nghiệm/tài liệu tham khảo (qua các hội nghị, hội thảo), số lƣợng tham gia càng nhiều càng tốt, nhƣng cần đảm bảo đúng đối tƣợng cần phổ biến kinh nghiệm/kiến thức. 152. Nội dung NCNL: bộ Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án (PIM) là nền tảng cơ bản của nhiều hoạt động tập huấn NCNL cho đội ngũ cán bộ QLDA các cấp. Ngoài ra, một số nội dung khác nhƣ một số thủ tục hƣớng dẫn riêng của NHTG (mà không đƣợc đề cập trong PIM), và các nội dung có tính đặc thù đòi hỏi cần đƣợc tập huấn chi tiết về kỹ thuật (ví dụ nhƣ các thức thực hiện phân tích chuỗi giá trị để phục vụ cho triển khai các hoạt động của HP2). Trên cơ sở PIM, hệ thống các tài liệu giảng dạy trong những hoạt động NCNL của Dự án do BCBDA TƢ (và sau này là BĐPDA TƢ) chỉ đạo xây dựng và tập hợp một cách có hệ thống để phục vụ cho công tác NCNL của Dự án. Phụ lục 6 trình bày đề xuất trọng tâm NCNL tƣơng ứng cho từng nhóm đối tƣợng cụ thể. 153. Cấp chủ đầu tƣ: Phần lớn các hoạt động NCNL trong THP3.2 sẽ do BQLDA tỉnh làm chủ đầu tƣ. Việc không phân cấp chủ đầu tƣ cho cấp cơ sở là để đảm bảo kế hoạch, nội dung, tiến độ, và chất lƣợng của các hoạt động NCNL đƣợc thống nhất giữa các huyện/xã dự án. BQLDA tỉnh sẽ có một cán bộ theo dõi về công tác NCNL để điều phối kế hoạch và các hoạt động NCNL của Dự án (với sự hỗ trợ của cán bộ chuyên trách NCNL của BĐPDA TƢ và hợp tác của các cán bộ kiêm nhiệm về NCNL tại BQLDA các huyện). Đối với một số hoạt động cụ thể, BQLDA tỉnh có thể quyết định giao BQLDA huyện làm chủ đầu tƣ. 154. Kế hoạch NCNL 18 tháng: Theo dự kiến, PIM sẽ đƣợc xây dựng và hoàn thành trong quý 4/2013 để đảm bảo các hoạt động NCNL có thể đƣợc triển khai trong cuối quý 4/2013 (trƣớc khi Dự án có hiệu lực) và quý 1/2014 (ngay sau khi Dự án có hiệu lực thực hiện). Với kế hoạch này, đội ngũ BQLDA các cấp sẽ đƣợc đƣợc tập huấn để có thể sớm triển khai các hoạt động ngay sau khi Dự án có hiệu lực chính thức. Kế hoạch NCNL của Dự án trong 18 tháng đầu chỉ gồm các hoạt động tập huấn NCNL để đảm bảo đội ngũ cán bộ QLDA các cấp nắm đƣợc các thủ tục và quy định hƣớng dẫn thực hiện của Dự án. Nội dung tập huấn dựa vào PIM. 155. Nội dung tập huấn trong 18 tháng đầu: Nội dung đào tạo/tập huấn dự kiến đƣợc trình bày trong Bảng 2.5 dƣới đây. Nhƣ nêu ở cột “Cách thức thực hiện”, hầu hết các chủ chủ đề đƣợc tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh, huyện sẽ do đơn vị tƣ vấn, đƣợc BĐPDATƢ lựa chọn, để thực hiện chung cho các tỉnh dự án. Riêng đối với chủ đề quản lý tài chính cho cán bộ chuyên môn, các cán bộ chuyên trách về tài chính kế toán (kế toán trƣởng) sẽ hƣớng dẫn sau khi đƣợc tập huấn. Đối với cấp xã, hầu hết các chủ đề sẽ áp dụng phƣơng thức tự đào tạo (cấp tỉnh/huyện hƣớng dẫn/đạo tạo cho cấp xã). Riêng chủ đề về Xây dựng và vận hành tổ nhóm LEG và Giám sát cộng đồng đƣợc thực hiện với cách thức thuê tuyển tƣ vấn. Bảng 2.5: Nội dung tập huấn trong 18 tháng đầu Nội dung/chủ đề

Đối tƣợng/thành phần tham gia

Thời lƣợng (ngày)

Cách thức thực hiện

Cấp tỉnh, và huyện

52


Quản lý Dự án (Tổng quan Dự án/Lập kế hoạch Dự án/Hệ thống GS&ĐG; An toàn XH&MT)

Tất cả cán bộ BQLDA tỉnh, huyện

thuộc

3

Thuê tuyển tư vấn: Tƣ vấn do BDDPDATƢ lựa chọn để tập huấn cho toàn Dự án

Quản lý tài chính Dự án (chuyên sâu cho đội ngũ quản lý tài chính)

Các cán bộ liên quan đến quản lý tài chính (kế toán trƣởng, kế toán)

3

Thuê tuyển tư vấn: Tƣ vấn do BDDPDATƢ lựa chọn để tập huấn cho toàn Dự án

Thủ tục đấu thầu theo quy định của NHTG và đấu thầu cộng đồng

Tất cả cán bộ BQLDA tỉnh/huyện

3

Thuê tuyển tư vấn: Tƣ vấn do BDDPDATƢ lựa chọn để tập huấn cho toàn Dự án

Hƣớng dẫn lại về quản lý tài chính cho các cán bộ chuyên môn

Cán bộ BQLDA tỉnh, huyện mà không phải là cán bộ chuyên trách về tài chính

2

Tự đào tạo: Cán bộ tài chính sau khi đƣợc tập huấn sẽ hƣớng dẫn lại cho các cán bộ chuyên môn tại BQLDA cùng cấp

Quản lý Dự án (Tổng quan Dự án/Lập kế hoạch Dự án có sự tham gia của cộng đồng/ Công tác Giám sát Dự án tại cấp xã; an toàn XH&MT)

Tất cả các thành viên BPT xã và CF (không bao gồm thủ quỹ)

3

Tự đào tạo: Cán bộ BQLDA tỉnh/huyện phối hợp hƣớng dẫn cho cấp xã

Xã làm chủ đầu tƣ; đấu thầu theo thủ tục của NHTG và đấu thầu cộng đồng

Thành viên BPT xã và các CF (không gồm kế toán, thủ quỹ Ban)

4

Tự đào tạo: Cán bộ BQLDA tỉnh/huyện phối hợp hƣớng dẫn cho cấp xã

Xây dựng và vận hành tổ nhóm LEG

Thành viên BPT xã và các CF (không gồm kế toán, thủ quỹ Ban)

2

Tƣ vấn do cấp Tỉnh tuyển dụng để thực hiện; tại mỗi huyện tổ chức 01 lớp cho các xã trong huyện đó

Cấp xã

Giám sát cộng đồng Công tác tài chính/kế toán tại cấp xã

Thành viên Ban Giám sát xã

Kế toán/thủ quỹ/CF Trƣởng ban

0,5

Thuê tuyển tư vấn: Tƣ vấn do cấp Tỉnh tuyển dụng để thực hiện; tại mỗi huyện tổ chức 01 lớp cho các xã trong huyện đó

1

Tự đào tạo: Cán bộ BQLDA tỉnh/huyện phối hợp hƣớng dẫn cho cấp xã

C. THP 3.3: Truyền thông 156. Sự cần thiết. Kết quả thực hiện các hoạt động của Dự án phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tham gia của các đối tƣợng hƣởng lợi; sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các thể chế cộng đồng; sự hợp tác của các đối tƣợng cung ứng dịch vụ, các doanh nghiệp. Đặc biệt, sự tham gia tích cực của đối tƣợng hƣởng lợi trực tiếp, nhất là ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số là yếu tố quyết định. Do đó, công tác truyền thông về Dự án để tạo ra sự hiểu biết về Dự án (mục tiêu, phạm vi, đối tƣợng, chính sách, cơ chế hỗ trợ v.v.) chính là điều kiện tiền đề để đảm bảo sự tham gia của các nhóm đối tƣợng, nên đƣợc xác định là đặc biệt cần thiết. 157. Các xã dự án tại tỉnh Quảng Ngãi có cơ cấu tập trung rất đông đồng bào dân tộc thiểu số, cao nhất là ngƣời Hrê chiếm đến 75,7%. Phân tích trong Chƣơng 1 đã chỉ ra những bất lợi của nhóm hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số so với nhóm không nghèo, nhóm hộ dân tộc Kinh. Tỷ lệ hộ nghèo cao, trình độ dân trí thấp, cộng với điều kiện tự nhiên không thuận lợi so với các huyện ngoài dự án, phát triển sinh kế cho hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số trong vùng dự án gặp nhiều khó khăn. Phần lớn hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số duy trì các tập quán canh tác không phù hợp, cho năng suất thấp; cũng nhƣ tâm lý ngại thay đổi, khó khăn trong tiếp thu kiến thức kỹ thuật mới. Công tác truyền thông nâng cao nhận thức để khuyến khích sự thay đổi trong tập quán canh tác vì vậy có một ý nghĩa quan trọng. 158. Mặc dù tỷ lệ ngƣời dân tại các huyện dự án của Quảng Ngãi có tivi, điện thoại di động là khá 45 cao, lần lƣợt là 85,5% - 73,5% nhƣng mức độ tiếp cận thông tin của các hộ trong vùng dự án vẫn còn hạn chế. Các cơ quan truyền thông của tỉnh nhƣ Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi đã có các kênh phát thanh và truyền hình tiếng địa phƣơng, nhƣ ở huyện Sơn Hà năm 2011 đã thực hiện đƣợc 02 chƣơng trình tiếng Hrê mỗi tuần. Mặc dù đã có những nội dung về tuyên truyền sản xuất nông nghiệp nói chung nhƣng các phƣơng tiện truyền thông này chủ yếu là kênh cung cấp các chƣơng trình giải trí, sinh hoạt tinh thần. Vì vậy, khả năng tiếp cận thông tin về gƣơng sản xuất giỏi, kỹ thuật mới, cơ hội sinh kế mới còn rất hạn chế.

45

Theo số liệu Tổng Điều tra Nông nghiệp 2011 của Tổng cục Thống kê

53


159. Ngoài ra, hệ thống truyền thanh tại cơ sở ở Quảng Ngãi có độ bao phủ khá cao so với các tỉnh trong vùng dự án. Theo số liệu của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, có hơn 87% các thôn có hệ thống loa phát thanh. Tuy nhiên, thời lƣợng và nội dung phát thanh cấp thôn còn hạn chế; năng lực đội ngũ cán bộ văn hóa thông tin ở cơ sở còn yếu kém; nhiều hệ thống loa đã đƣợc đầu tƣ nhƣng không đƣợc duy tu và bảo dƣỡng kịp thời nên đã không còn hoạt động. Trong điều kiện đó, đối tƣợng cung cấp thông tin quan trọng về các chƣơng trình/chính sách đến với ngƣời dân là đội ngũ cán bộ cơ sở. Tuy nhiên, nhƣ đã nêu ra trong THP 3.2, năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu nên công tác truyền thông trong địa bàn các xã dự án gặp nhiều khó khăn. 160. Mục tiêu của THP 3.3: Với tổng vốn đầu tƣ dự kiến là 350,000 USD, THP 3.3 hƣớng đến các mục tiêu cụ thể gồm: 

Đảm bảo đối tƣợng hƣởng lợi của Dự án có thể tiếp cận đầy đủ các hoạt động của Dự án, qua đó tăng cƣờng sự tham gia đầy đủ của các đối tƣợng hƣởng lợi vào lập kế hoạch và tổ chức thực hiện Dự án;

Nâng cao nhận thức của ngƣời dân về tầm quan trọng của việc thực hiện các mô hình, kỹ thuật canh tác mới, phƣơng thức hợp tác sản xuất theo mô hình tổ nhóm LEG để khuyến khích ngƣời dân tự nguyện tham gia vào các LEG và áp dụng kỹ thuật mới;

Đảm bảo cơ chế cung cấp thông tin công khai, minh bạch về Dự án đến tất cả các đối tƣợng, chủ thể, cơ quan, đơn vị và công chúng nói chung. Đồng thời, xây dựng đƣợc kênh thông tin hai chiều giữa đối tƣợng hƣởng lợi và các đơn vị quản lý Dự án các cấp để đảm bảo ngƣời dân có thể đóng góp kịp thời thông tin phản hồi về hoạt động Dự án, nhằm tăng cƣờng vai trò giám sát của ngƣời dân và của cộng đồng.

161. Các nguyên tắc truyền thông trong Dự án. Các hoạt động truyền thông trong THP3.3 đáp ứng các nguyên tắc sau đây: 

Thông điệp truyền thông cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, tập trung vào tuyên truyền về các hỗ trự của Dự án;

Nội dung truyền thông phù hợp với văn hóa của đối tƣợng hƣởng lợi, đặc biệt là nhóm DTTS bản địa;

Các hoạt động truyền thông nên đƣợc thực hiện bằng cả tiếng phổ thông và ít nhất một ngôn ngữ của nhóm DTTS (tùy theo đặc điểm dân tộc của từng tỉnh để xác định ngôn ngữ dân tộc thiểu số sẽ sử dụng cho truyền thông);

Thay đổi nhận thức là một quá trình dài nên các hoạt động truyền thông đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và nhắc lại để đảm bảo phát huy tác động của truyền thông đến các đối tƣợng hƣởng lợi.

Kết hợp giữa các kênh truyền thông chính thức (hệ thống phát thanh, truyền hình, cơ quan báo chí) và các kênh truyền thông không chính thức (ví dụ: sử dụng pa-nô, ápphích, tờ rơi, bảng tin, biển hiện công trình; thực hiện tuyên truyền vận động thông qua các tổ chức chính trị-xã hội và đoàn thể, những ngƣời có uy tín nhƣ già làng, trƣởng bản, nông dân chủ chốt, chức sắc tôn giáo).

162. Phạm vi các hoạt động truyền thông: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, các hoạt động truyền thông của Dự án theo các cấp thực hiện gồm các hoạt động chính đƣợc tóm tắt trong Bảng 2.6 sau đây: Bảng 2.6: Các hoạt động truyền thông chính của Dự án Hoạt động truyền thông

BĐPDA TƢ

Xây dựng chiến lƣợc truyền thông của Dự án

x

Xây dựng và quản lý cổng thông tin điện tử (website)

x

Các sản phẩm truyền thông qua hệ thống Đài PT-TH, cơ quan báo chí của TƢ và tỉnh

x

NCNL cho cán bộ VH-TT cấp huyện/xã để thúc đẩy thực hiện truyền thông cơ sở Truyền thông qua Trạm PT-TH huyện; hệ thống truyền thông lƣu động của huyện

BQLDA tỉnh

BQLDA huyện

BPT xã

x

x

x x

x

54


Hệ thống phát thanh tại xã

x

Phát tờ rơi tại các cuộc họp với ngƣời hƣởng lợi

x

Trƣng bày pa-nô, áp-phích tại các điểm công cộng;

x x

Sử dụng hệ thống biển báo, biển hiệu tại các công trình CSHT do Dự án đầu tƣ

x

x

Công bố thông tin bảng tin tại UBND huyện/xã và Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn bản

x

x

Tổ chức tuyên truyền thông qua các đối tƣợng có uy tín trong cộng đồng (già làng, trƣởng bản, nông dân chủ chốt, chức sắc tôn giáo)

x

163. Triển khai thực hiện: BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh là những cơ quan chủ trì thực hiện các hoạt động truyền thông trong THP3.3. Đối với các hoạt động phải sử dụng các kênh truyền thông của Nhà nƣớc (các phóng sự PT-TH, các cơ quan báo chí của tỉnh dự án), chủ đầu tƣ sẽ thuê tuyển tƣ vấn có năng lực để xây dựng nội dung và chịu trách nhiệm làm việc với các đơn vị truyền thông để phổ biến thông điệp và nội dung truyền thông. 164. Cấp làm chủ đầu tƣ: BĐPDA TƢ sẽ xây dựng chiến lƣợc truyền thông tổng thể cho Dự án; phát triển và vận hành website của Dự án; và một số hoạt động truyền thông có ý nghĩa quan trọng, xuyên suốt toàn dự án và các cấp. Các hoạt động còn lại trong THP3.3 sẽ do BQLDA tỉnh làm chủ đầu tƣ. Việc không phân cấp chủ đầu tƣ cho cấp cơ sở là để đảm bảo sự nhất quán trong kế hoạch, nội dung, và tiến độ thực hiện các hoạt động truyền thông thông nhất tại mỗi tỉnh dự án. 165. Kế hoạch thực hiện: Kế hoạch 18 tháng của Dự án gồm một số hoạt động truyền thông chính đƣợc tóm tắt trong Bảng 2.7 dƣới đây. Chi tiết về các hoạt động truyền thông trong Kế hoạch 18 tháng sẽ đƣợc rà soát và cập nhật dựa trên kết quả làm việc của tƣ vấn xây dựng chiến lƣợc truyền thông cho toàn Dự án.: Bảng 2.7: Các hoạt động truyền thông chính của Dự án (ĐVT: triệu VND) Quảng Ngãi Xây dựng tờ rơi giới thiệu về Dự án tại tỉnh*

450

Xây dựng pa-nô áp phích tại trụ sở các huyện/xã Dự án**

900

Xây dựng phụ trang chuyên đề về Dự án trên Báo tỉnh***

450

Tổng vốn dự kiến

1.800

Ghi chú: * Trung bình 30 triệu/xã cho in ấn tờ rơi (phát cho xã và cho cả huyện); Trung bình 50 triệu/panô (chỉ đặt tại UBND các xã); *** Phụ trang báo tỉnh 25 triệu/xã (phát cho xã và cho cả huyện)

V. Hợp phần 4: Quản lý Dự án 166. Mục tiêu của Hợp phần. HP4 có tổng vốn đầu tƣ là hơn 1,12 triệu USD, trong đó vốn NHTG là 811 nghìn USD, chiếm 72,2 % tổng vốn; vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là hơn 311 nghìn USD (tƣơng đƣơng với 27,8% vốn vay). Khác với các HP khác có vốn phân bổ đƣợc tạm tính theo 85% vốn vay, vốn đầu tƣ của HP4 đƣợc tính đủ 100% cho các hạng mục chi tiêu cho công tác QLDA trong suốt vòng đời dự án. Mục tiêu cơ bản của HP4 đƣợc xác định là (i) đảm bảo quản lý hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết kế Dự án và (ii) hệ thống GS&ĐG cung cấp đƣợc thông tin đầy đủ về hoạt động, kết quả và tác động của Dự án. 167. Bộ máy QLDA các cấp: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, bộ máy tổ chức QLDA đƣợc thành lập ở tất cả các cấp: bao gồm Ban Điều phối Dự án cấp Trung Ƣơng (BĐPDA TƢ), Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh (BQLDA tỉnh), Ban Quản lý Dự án cấp huyện (BQLDA huyện) và Ban Phát triển xã (BPT xã). Nguyên tắc chung đối với tổ chức bộ máy là huy động tối đa cán bộ công chức/viên chức các cấp, đặc biệt là các cán bộ đã có kinh nghiệm trong quản lý các dự án khác, kiêm nhiệm hoặc chuyên trách công tác QLDA. Dự án chỉ tuyển mới một số lƣợng hạn chế cán bộ hợp đồng ở những vị trí mà Bộ KH&ĐT, UBND các cấp không bố trí đƣợc cán bộ công chức/viên chức đảm nhiệm trách nhiệm quản lý. Cụ thể: 

Ở cấp BĐPDA TƢ, số lƣợng nhân sự tối đa là 25 cán bộ; 55


Tại cấp tỉnh, số lƣợng nhân sự của BQLDA tỉnh tối đa là 12 cán bộ, trong đó tối thiểu là 04 cán bộ là công chức, viên chức của Sở KH&ĐT, Sở NN&PTNT, và các sở/ngành liên quan khác. Dự án cũng không thành lập Ban Chỉ đạo Dự án (BCĐDA) cấp tỉnh mà sử dụng Ban Chỉ đạo Giảm nghèo (BCĐGN) đã sẵn có của các tỉnh là cơ chế chỉ đạo của UBND tỉnh đối với các hoạt động của Dự án;

Tại cấp huyện, số lƣợng nhân sự của BQLDA huyện gồm tối đa là 10 cán bộ (chƣa tính 05 hƣớng dẫn viên cộng đồng – CF), trong đó tối thiểu là 04 cán bộ là công chức/viên chức đƣợc cử từ các phòng/ban gồm phòng TC-KH, KT-HT, NN&PTNT, BQL các dự án đầu tƣ xây dựng CSHT (trong đó tối thiểu phải có 01 cán bộ chuyên trách). Dự án cũng sử dụng BCĐGN cấp huyện là cơ chế chỉ đạo chung của UBND huyện đối với các hoạt động của Dự án;

Tại cấp xã, Dự án không thành lập thêm bộ máy tổ chức cho công tác quản lý dự án mà chỉ bố trí các thành viên chủ chốt của UBND xã (gồm 3 cán bộ UBND xã và 1 cán bộ là Chủ tịch/Phó Chủ tịch Hội LHPN cấp xã) kiêm nhiệm công tác quản lý dự án. Ngoài ra, mỗi thôn bản cử 02 đại diện (1 nam, 1 nữ) để tham gia họp, góp ý, và giám sát thực hiện các hoạt động của Dự án ở cấp thôn bản. Đội ngũ cán bộ ở cấp xã và thôn bản này hình thành lên BPT xã để tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án tại địa bàn xã dự án.

168. Để hỗ trợ cho BQLDA các cấp thực hiện nhiệm vụ, Dự án có Nhóm hỗ trợ kỹ thuật (Nhóm HTKT) do BĐPDA TƢ chỉ đạo để hỗ trợ cho triển khai hoạt động của Dự án tại các địa phƣơng. Nhóm HTKT sẽ có văn phòng tại một tỉnh dự án có vị trí thuận tiện và điều kiện giao thông thuận lợi (dự kiến là tỉnh Gia Lai) để Nhóm HTKT có thể thuận tiện trong việc hỗ trợ trực tiếp cho các BQLDA tỉnh/huyện. Chi tiết về bộ máy tổ chức QLDA đƣợc mô tả trong phần I của Chƣơng 3. . 169. Nhân sự QLDA: Nhân sự tham gia BQLDA các cấp gồm: (i) nhóm cán bộ công chức, viên chức kiêm nhiệm hoặc chuyên trách công tác QLDA; và (ii) nhóm cán bộ dự án tuyển mới. 

Nhóm cán bộ công chức, viên chức đƣợc giao trách nhiệm QLDA kiêm nhiệm hoặc chuyên trách: đây là nhóm cán bộ đƣợc Bộ KH&ĐT và UBND các cấp điều động để kiêm nhiệm (bán thời gian) hoặc chuyên trách (toàn thời gian) để thực hiện các nhiệm vụ trong BQLDA cấp tƣơng ứng. Bộ KH&ĐT đề nghị UBND các tỉnh dự án công nhận thời gian mà cán bộ công chức/viên chức tham gia bộ máy QLDA là thời gian làm việc tại cơ sở trong chính sách phát triển cán bộ công chức hiện hành.

Nhóm cán bộ dự án tuyển mới: là những cán bộ đƣợc Dự án tuyển dụng vào các vị trí công việc tại BQLDA các cấp TƢ, cấp tỉnh, và cấp huyện. Các cán bộ đƣợc tuyển dụng theo hợp đồng tƣ vấn và đƣợc tài trợ 100% từ nguồn vốn vay của NHTG. Đội ngũ cán bộ này phải có trình độ chuyên môn phù hợp theo các lĩnh vực đƣợc phân công, có nhiệt huyết hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo, có kinh nghiệm trong cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án tƣơng tự. Mức độ huy động cán bộ hợp đồng sẽ giảm dần trong quá trình thực hiện Dự án, nhất là trong năm 2017 và 2018.

Dự án ƣu tiên sử dụng các cán bộ đã có kinh nghiệm tham gia quản lý các dự án ODA trong BQLDA tỉnh và BQLDA huyện.

170. Chế độ tiền lương và phụ cấp lương: tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng cho BQLDA các cấp đƣợc áp dụng theo quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam áp dụng cho đội ngũ cán bộ làm việc cho các dự án có vốn ODA. Tại thời điểm xây dựng Báo cáo NCKT, Thông tƣ 219/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành đƣợc áp dụng. Chi phí tiền lƣơng và phụ cấp lƣơng cho cán bộ Dự án các cấp đƣợc cấp kinh phí từ nguồn kinh phí của HP4. Trên cơ sở nhân sự dự kiến cho BQLDA các cấp (xem chi tiết trong Chƣơng 3), tổng lƣơng và phụ cấp lƣơng cho bộ máy QLDA là gần USD 5,6 triệu, trong đó vốn đối ứng do Chính phủ Việt Nam chi trả dƣới dạng phụ cấp lƣơng chiếm 43,7% tƣơng đƣơng USD 2,45 triệu; tiền lƣơng của các cán bộ tuyển mới đƣợc tài trợ từ nguồn vốn vay của NHTG chiếm 56,3% tổng tiền lƣơng cho bộ máy QLDA. 171. Lập kế hoạch: Hoạt động lập kế hoạch sẽ bao gồm việc lập (i) Kế hoạch hoạt động của Dự án hàng năm, (ii) Kế hoạch tài chính, và (iii) Kế hoạch đấu thầu hàng năm. Kế hoạch tài chính và Kế hoạch đấu thầu là hai kế hoạch đƣợc lập dựa trên Kế hoạch hoạt động hàng năm của Dự án. Quy trình lập kế hoạch của Dự án sẽ đƣợc khởi động vào tháng 6 hàng năm và kết thúc vào tháng 12 cùng năm. Kế hoạch hàng năm của Dự án là một phần của Kế hoạch PTKT-XH năm tại các cấp xã, huyện, và tỉnh. Yêu cầu cơ bản trong lập kế hoạch gồm: 56


Đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các đối tƣợng hƣởng lợi;

Công khai thông tin: (i) các đối tƣợng hƣởng lợi đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin về các hỗ trợ của Dự án khi tham gia vào quy trình lập kế hoạch; đồng thời (ii) kế hoạch sau khi đƣợc phê duyệt phải đƣợc niêm yết công khai và thông báo rộng rãi;

Các hoạt động đề xuất trong kế hoạch Dự án phải phán ánh đúng nguyện vọng của ngƣời hƣởng lợi; thể hiện đƣợc ƣu tiên của Dự án trong hỗ trợ cho các nhóm yếu thế (nhóm hộ nghèo, hộ DTTS tại chỗ, phụ nữ) và phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phƣơng;

Các hoạt động đề xuất trong kế hoạch Dự án phù hợp với mục tiêu và chính sách của Dự án, phù hợp với nguồn vốn và cơ cấu phân bổ vốn dự kiến cho năm kế hoạch;

172. Quy trình lập kế hoạch hàng năm gồm các bƣớc từ cấp thôn bản đến cấp TƢ. Chi tiết các bƣớc công việc, trách nhiệm của các bên liên quan, kế hoạch thực hiện dự kiến sẽ đƣợc quy định trong PIM. Khi Dự án có hiệu lực, các hoạt động của Dự án đƣợc xác định trong Kế hoạch 18 tháng – là một phần của Báo cáo NCKT này – sẽ đƣợc thực hiện trong thời gian đầu. Quy trình lập kế hoạch dự án năm 2015 sẽ đƣợc khởi động từ tháng 6/2014 và kết thúc vào tháng 12/2014. Từ tháng 1/2015, Kế hoạch năm 2015 sẽ thay thế Kế hoạch 18 tháng của Dự án. 173. Hoạt động giám sát và đánh giá (GS&ĐG): theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, hệ thống GS&ĐG của Dự án gồm hai nhóm thông tin chính là Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) và các thông tin thu thập độc lập. Hệ thống MIS sẽ theo dõi các thông tin về đầu vào, đầu ra (input, output) của Dự án và một số thông tin về kết quả. Đây là những thông tin đƣợc thu thập chủ yếu qua hệ thống biểu mẫu báo cáo định kỳ. Trong khi đó, nhóm các thông tin thu thập độc lập chủ yếu tập trung vào kết quả (outcome) và tác động (impact) của Dự án. Các thông tin độc lập này sẽ đƣợc thu thập thông qua các cuộc khảo sát (nhƣ Điều tra Kỳ gốc, Đánh giá giữa kỳ, Điều tra Cuối kỳ), các Đoàn Giám sát hàng năm, và một số công cụ khác (nhƣ Sách ảnh, Sự Thay đổi Quan trọng nhất (Most Significant Changes), hoặc các nghiên cứu chuyên đề). Chi tiết về hoạt động giám sát và đánh giá đƣợc trình bày ở Phần 2 của Chƣơng 4. 174. Thu thập thông tin cho Hệ thống MIS. Đây là những thông tin đƣợc thu thập thƣờng xuyên, thông qua đội ngũ cán bộ phụ trách công tác GS&ĐG tại BQLDA các cấp. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, quá trình thu thập thông tin sử dụng các biểu mẫu do Dự án quy định. BQLDA cấp dƣới theo định kỳ có trách nhiệm tổng hợp các biểu mẫu thu thập thông tin và xây dựng các Báo cáo GS&ĐG để gửi BQLDA cấp trên theo sơ đồ tóm tắt nhƣ trong Hình 2.5. Chi tiết về hệ thống biểu mẫu thu thập thông tin và Báo cáo GS&ĐG đƣợc quy định cụ thể ở trong PIM. Hình 2.3: Các bƣớc của quy trình lập kế hoạch dự án hàng năm

BĐPDA TƢ

NHTG

BQLDA tỉnh

BĐPDA TƢ tổng hợp và cập nhật hệ thống MIS toàn dự án; BĐPDA TƢ lập Báo cáo GS&ĐG theo quý và năm; BĐPDA TƢ và NHTG đánh giá tiến độ/kết quả Dự án thông qua số liệu MIS và Báo cáo GS&ĐG. BQLDA tỉnh tổng hợp biểu mẫu của huyện vào hệ thống MIS cấp tỉnh; Triết suất biểu mẫu số liệu cấp tỉnh và xây dựng Báo cáo GS&ĐT cấp tỉnh gửi BĐPDA TƢ và NHTG theo quý và năm

BQLDA huyện

BQLDA huyện tổng hợp biểu mẫu của xã vào hệ thống MIS cấp huyện; Triết suất biểu mẫu số liệu cấp huyện và xây dựng Báo cáo GS&ĐT cấp huyện gửi BQLDA tỉnh theo quý và năm

BPT xã

Gửi biểu mẫu số liệu theo quý và năm Với một số hoạt động cần thiết, BQLDA huyện có thể yêu cầu BPT xã gửi báo cáo tháng

57


175. Thu thập thông tin độc lập. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, các thông tin thu thập ngoài hệ thống MIS gồm một số cuộc khảo sát và các hoạt động thu thập thông tin khác. Cụ thể: 

Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ: đây là những cuộc khảo sát có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác GS&ĐG. Khảo sát đầu kỳ cung cấp thông tin ban đầu về các chỉ số kết quả mà Dự án hƣớng tới. Khảo sát giữa kỳ giúp thu thập thông tin để đánh giá kết quả thực hiện Dự án sau ½ chu kỳ dự án, là cơ sở để điều chỉnh thiết kế Dự án (nếu cần thiết) để đảm bảo Dự án đạt đƣợc các mục tiêu đặt ra khi kết thúc. Khảo sát cuối kỳ cung cấp thông tin khi Dự án kết thúc để đánh giá những kết quả và tác động do Dự án mang lại. BĐPDA TƢ sẽ thuê tuyển đơn vị tƣ vấn để thực hiện độc lập các cuộc khảo sát này. Ngoài ra, tùy theo điều kiện cụ thể, BĐPDA TƢ có thể thuê tuyển tƣ vấn để thực hiện một số nghiên cứu sâu định tính khác (qualitative light study) nhằm thu thập bổ sung thông tin cho công tác GS&ĐG. BQLDA các cấp tại các tỉnh Dự án có trách nhiệm hỗ trợ quá trình thu thập thông tin theo kế hoạch của BĐPDA TƢ thông báo.

Các công cụ thu thập thông tin có sự tham gia nhƣ Sách ảnh (Photo Story Book), Thay đổi Quan trọng nhất (MSC): những công cụ này sẽ do đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp thực hiện. Chi tiết về quy trình thực hiện đƣợc mô tả trong PIM.

176. Hoạt động kiểm toán: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, Dự án thực hiện kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. 

Về kiểm toán bộ bộ: công tác kiểm toán nội bộ đƣợc thực hiện hàng năm. Ở cấp TƢ, Thanh tra của Bộ KH&ĐT thƣc hiện kiểm toán nội bộ hoạt động của Dự án. Ở cấp tỉnh, Thanh tra của Sở KH&ĐT tỉnh chủ trì với sự tham gia của các bên liên quan. Khi Dự án có hiệu lực, BĐPDA TƢ sẽ phối hợp với UBND các tỉnh đánh giá khả năng đáp ứng của thanh tra ngành kế hoạch với yêu cầu công tác kiểm toán nội bộ. Nếu cần thiết, BĐPDA TƢ sẽ xây dựng kế hoạch tăng cƣờng năng lực cho cán bộ thanh tra để đảm đƣơng nhiệm vụ này.

Về kiểm toán độc lập: trong năm đầu khi Dự án có hiệu lực, BĐPDA TƢ sẽ tổ chức đấu thầu để tuyển chọn đơn vị kiểm toán độc lập. Đơn vị này sẽ thực hiện kiểm toán hàng năm và cung cấp Báo cáo kiểm toán độc lập không muộn hơn tháng 6 của năm kế tiếp để trình BQLDA tỉnh, BĐPDA TƢ, và NHTG.

177. Trụ sở, phƣơng tiện đi lại, trang thiết bị phục vụ công việc: BQLDA các cấp đƣợc trang bị các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công việc. Các trang thiết bị phục vụ công việc gồm: phƣơng tiện đi lại (bao gồm ô-tô cho BQLDA cấp tỉnh và huyện, xe máy cho cán bộ CF), các trang thiết bị văn phòng cho văn phòng BQLDA từ cấp tỉnh đến cấp xã. Chi tiết về phƣơng tiện đi lại và trang thiết bị cho BQLDA các cấp đƣợc xác định trong Phụ lục 4. Cụ thể: 178. Phương tiện đi lại: Xét điều kiện vùng dự án gồm các huyện/xã có điều kiện giao thông khó khăn (nhƣ đã phân tích trong Chƣơng 1), việc đảm bảo phƣơng tiện đi lại để chỉ đạo, hỗ trợ, và triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án ở các cấp là cần thiết. Vì vậy, Dự án sẽ mua sắm xe ô-tô cho BQLDA tỉnh (01 chiếc/tỉnh), và các BQLDA huyện (01 chiếc/huyện) để phục vụ yêu cầu đi công tác của BQLDA. Ngoài ra, Dự án mua sắm xe máy cho cán bộ CF làm phƣơng tiện đi lại công tác. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, tổng vốn đầu tƣ cho mua sắm phƣơng tiện đi lại cho toàn Dự án dự kiến là 1,5 triệu USD, đƣợc tài trợ 100% từ nguồn vốn của NHTG (trừ thuế trƣớc bạ cho phƣơng tiện đi lại sẽ đƣợc tài trợ từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam). 179. Trang thiết bị phục vụ công việc: Dự án mua sắm một số trang thiết bị cơ bản phục vụ công việc của BQLDA các cấp. Các trang thiết bị cơ bản gồm: máy tính, máy in, máy chiếu projector, máy photocopy, lắp đặt internet, bàn ghế văn phòng, tủ tài liệu... Tùy theo các cấp khác nhau và yêu cầu về công việc mà số lƣợng trang thiết bị phục vụ công việc sẽ thay đổi. Trong năm đầu tiên, các trang thiết bị đƣợc mua sắm ngay sau khi Dự án triển khai thực hiện. Trong các năm tiếp theo, việc mua sắp trang thiết bị đƣợc xác định theo quy trình lập kế hoạch Dự án. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, tổng vốn đầu tƣ cho mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc của Dự án tối đa là 0,91 triệu USD, đƣợc tài trợ từ nguồn vốn vay của NHTG. Do ở cả cấp tỉnh và cấp huyện đều có khả năng tận dụng một số trang thiết bị phục vụ công việc từ các trang thiết bị sẵn có nên trƣớc khi thực hiện mua sắm, BQLDA các cấp cần có báo cáo rà soát về các trang thiết bị sẵn có để tiết kiệm chi phí.

58


180. Trụ sở BQLDA các cấp: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, Bộ KH&ĐT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi chịu trách nhiệm đảm bảo bố trí trụ sở (thuê hoặc sửa chữa, xây mới) với đủ diện tích làm việc theo quy định cho BQLDA các cấp, sử dụng vốn từ ngân sách nhà nƣớc do địa phƣơng quản lý.

VI. Tổng mức đầu tƣ, nguồn vốn và kế hoạch giải ngân A. Tổng vốn đầu tƣ 181. Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây nguyên tại tỉnh Quảng Ngãi có kinh phí dự kiến là hơn 16,2 triệu USD; trong đó vốn vay từ NHTG là hơn 15,1 triệu USD; tổng vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là gần 880 ngàn USD (chiếm 5,8% tổng vốn vay). 

Vốn vay của NHTG đƣợc cấp phát cho tỉnh Quảng Ngãi theo phƣơng thức Ngân sách TƢ cấp phát cho Ngân sách địa phƣơng;

Vốn đối ứng gồm Ngân sách TƢ cấp phát cho Bộ KH&ĐT và vốn Ngân sách TƢ hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phƣơng. Đối với các hoạt động ở cấp địa phƣơng, vốn đối ứng do Ngân sách TƢ hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phƣơng trong dự toán Ngân sách Nhà nƣớc và kế hoạch vốn đầu tƣ phát triển hàng năm theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tƣ phát triển bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc giai đoạn 2011 - 2015 và các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có);

 Bảng dƣới đây tóm tắt tổng vốn đầu tƣ của Dự án cho tỉnh Quảng Ngãi: Bảng 2.8: Tổng vốn phân bổ cho tỉnh Quảng Ngãi (ĐVT: USD và VNĐ) Nguồn vốn đầu tƣ Tiền tệ Tổng số

Vốn vay

Vốn đối ứng

Tính theo ngoại tệ

USD

16.086.618

15.206.725

879.893

Tính theo VNĐ

VNĐ

337.818.974.795

319.341.224.574

18.477.750.221

Ghi chú: tỷ giá sử dụng để quy đổi là ở mức 1USD = 21.000 VNĐ

B. Phân bổ vốn đầu tƣ 182. Định hƣớng phân bổ vốn: Theo dự kiến của Bộ KH&ĐT thể hiện trong Công văn 10284/BKH&ĐT-KTĐP&LT ngày 11/12/2012, về việc phân bổ vốn vay của Dự án sẽ thực hiện trên cơ sở: 

85% tổng vốn vay sẽ đƣợc phân bổ trƣớc theo các tiêu chí đƣợc thống nhất giữa BCBDA TƢ và Nhóm chuẩn bị dự án của NHTG, thể hiện trong Công văn 10284/BKH&ĐTKTĐP&LT ngày 11/12/2012;

15% vốn vay chƣa phân bổ vào thời điểm lập Báo cáo NCKT. Phần vốn này sẽ đƣợc phân bổ sau khi thực hiện đánh giá giữa kỳ để khuyến khích những địa phƣơng có cách tổ chức thực hiện hiệu quả và sáng tạo, và cho các mô hình can thiệp mới đƣợc thống nhất giữa các bên liên quan.

183. Tiêu chí phân bổ 85% vốn vay: Việc phân bổ vốn cho phần 85% vốn vay nói trên thực hiện theo các tiêu chí sau đây: 184. Đối với Hợp phần 1: Các xã đƣợc phân thành 6 nhóm dựa theo tỷ lệ hộ nghèo, tƣơng ứng với mỗi nhóm là mức phân bổ vốn đƣợc xác định tỷ lệ thuận với tỷ lệ hộ nghèo. Tổng số vốn của HP1 đƣợc tính bằng các định mức tƣơng ứng với tỷ lệ hộ nghèo nhân với dân số của xã. Mức đầu tƣ bình quân trên đầu ngƣời theo các loại xã đƣợc quy đinh cụ thể nhƣ sau: 

Nhóm 1: tỷ lệ hộ nghèo < 40%; mức phân bổ là 7,5 USD/ngƣời/năm;

Nhóm 2: 40% ≤ tỷ lệ hộ nghèo < 50%; mức phân bổ 9,5 USD/ngƣời/năm;

Nhóm 3: 50% ≤ tỷ lệ hộ nghèo < 60%; mức phân bổ là 11,5 USD/ngƣời/năm;

Nhóm 4: 60% ≤ tỷ lệ hộ nghèo < 70%; mức phân bổ là 13,5 USD/ngƣời/năm; 59


Nhóm 5: 70% ≤ tỷ lệ hộ nghèo < 80%; mức phân bổ là 15,5 USD/ngƣời/năm;

Nhóm 6: tỷ lệ hộ nghèo ≥ 80%; mức phân bổ là 17,5 USD/ngƣời/năm;

185. Đối với Hợp phần 2: Tiêu chí áp dụng là tổng số dân số theo xã dự án với mức đầu tƣ theo đầu ngƣời (6,0 USD/ngƣời/năm). Tổng số vốn HP2 đƣợc tính bằng tổng số vốn của từng xã trên cơ sở định mức nhân với dân số của xã đó. 186.

Đối với Hợp phần 3: Định mức đầu tƣ theo từng huyện dự án là 1.700.000 USD/huyện.

187. Hợp phần 4: (i) Chi phí lƣơng và phụ cấp lƣơng xác định theo quy định hiện hành (tại thời điểm lập Báo cáo NCKT là Thông tƣ 219/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính); (ii) mua sắm phƣơng tiện đi lại và trang thiết bị phục vụ công việc (theo giá thị trƣờng); và (iii) chi phí hoạt động gia tăng (chi phí đi lại, công tác phí, văn phòng phẩm, sử dụng điện, nƣớc...) tính theo quy định hiện hành và giá thị trƣờng (đối với một số hạng mục không có quy định chi tiết nhƣ văn phòng phẩm). 188. Chi tiết phân bổ vốn đầu tƣ của dự án (theo 85% vốn vay): Với các tiêu chí nói trên, dự kiến phân bổ vốn đầu tƣ của Dự án đƣợc đƣa ra trong bảng dƣới đây. Phân bổ vốn đầu tƣ cho các HP1, HP2, HP3 tuân thủ theo đúng 85% tổng vốn. Tuy nhiên, chi phí cho HP4 cần đƣợc tính đủ 100% vì vốn đầu tƣ cho HP này gồm tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng; mua sắm phƣơng tiện đi lại và trang thiết bị phục vụ công việc; chi phí hoạt động gia tăng; kiểm toán; đánh giá tác động. Những khoản chi phí này ít bị ảnh hƣởng bởi phƣơng án phân bổ 15% vốn vay còn lại. Theo đó, dự kiến phân bổ vốn theo nguồn vốn vay và nguồn vốn đối ứng nhƣ sau: 189. Phân bổ 85% vốn vay. Với các nguyên tắc nhƣ trên, phần 85% vốn vay đƣợc phân bổ cho cho các huyện dự án với chi tiết trong Bảng 2.9 dƣới đây: Bảng 2.9: Phân bổ 85% vốn vay của tỉnh Quảng Ngãi theo các hợp phần và huyện (ĐVT: USD) Mã HP/THP HP I

Hợp phần/Tiểu hợp phần

Số tiền từ nguồn IDA (USD)

Chi tiết cho huyện Sơn Tây

Ba Tơ

Sơn Hà

Phát triển CSHT thôn bản

5.956.802

872.727

1.945.307

3.138.768

THPI.1

CSHT thôn bản

5.361.122

785.455

1.750.776

2.824.891

THPI.2

Vận hành và bảo trì

595.680

87.273

194.531

313.877

HP II

Phát triển sinh kế

3.338.856

434.856

1.237.104

1.666.896

HPIII

Phát triển CSHT kết nối, NCNL và Truyền thông

5.100.000

1.700.000

1.700.000

1.700.000

THPIII.1

CSHT cấp huyện

3.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

THPIII.2

NCNL (gồm HTKT và CF)

1.800.000

600.000

600.000

600.000

THPIII.3

Truyền thông

300.000

100.000

100.000

100.000

Quản lý Dự án cấp huyện

540.447

193.482

193.482

193.482

Quản lý Dự án cấp tỉnh

230.620 3.201.066

5.075.893

6.699.146

HP IV

Tổng

15.206.725

Lưu ý: Một số hoạt động thuộc THP3.2 và 3.3 do BQLDA tỉnh làm chủ đầu tư thì phần vốn đầu tư dự kiến cho các hoạt động đó sẽ được phân bổ cho BQLDA tỉnh quản lý;

190. Phân bổ vốn đối ứng. Tổng vốn đối ứng của tỉnh Quảng Ngãi trong bảng dƣới đây là tƣơng đƣơng gân 880 ngàn USD. Đây là số tạm tính dựa trên cơ sở (1) các hoạt động trong HP1, HP2, HP3: chỉ ƣớc tính vốn đối ứng phần 85% vốn vay đƣợc phân bổ cho các HP này; (2) tính đủ 100% vốn đối ứng cho HP4 thì đây là HP về QLDA, vốn đối ứng đƣợc sử dụng để trang trải tiền lƣơng nên đƣợc tính đủ cho cán bộ BQLDA các cấp.

60


Bảng 2.10: Phân bổ vốn đối ứng theo hợp phần và huyện (ĐVT: USD) Mã HP/THP

Chi tiết cho huyện

Tổng nguồn đối ứng

Hợp phần/Tiểu hợp phần

Sơn Tây

Ba Tơ

Sơn Hà

Phát triển CSHT thôn bản

268.056

39.273

87.539

141.245

CSHT thôn bản

268.056

39.273

87.539

141.245

Vận hành và bảo trì

0

0

0

0

HP II

Phát triển sinh kế

0

0

0

0

HPIII

Phát triển CSHT kết nối, NCNL và Truyền thông

300.000

100.000

100.000

100.000

THPIII.1

CSHT cấp huyện

300.000

100.000

100.000

100.000

THPIII.2

NCNL (gồm HTKT và CF)

0

0

0

0

THPIII.3 HP IV

Truyền thông Quản lý Dự án cấp huyện

0

0

0

0

245.260

81.248

81.922

82.090

220.461

269.461

323.335

HP I THPI.1 THPI.2

Quản lý Dự án cấp tỉnh

66.577

Tổng

879.893

C. Kế hoạch giải ngân Theo nguồn vốn ƣớc tính phân bổ cho các HP và địa phƣơng nhƣ trong Bảng 2.9 và Bảng 2.10 ở trên, vốn giải ngân ƣớc tính cho 2014, 2015, và giai đoạn 2016-2018 của Dự án đƣợc trình bày trong bảng Bảng 2.11. Lƣu ý rằng đây là số vốn giải ngân ƣớc tính trên cơ sở tỷ lệ giải ngân của Dự án là 10% cho năm 2014, 15% cho năm 2015, và 75% cho các năm còn lại. Khi Dự án triển khai thực hiện, BĐPDA TƢ sẽ tính toán lại tỷ lệ giải ngân thực tế trong dự kiến kế hoạch tài chính để phổ biến đến các địa phƣơng trƣớc khi khởi động quy trình lập kế hoạch dự án hàng năm. Bảng 2.11: Ƣớc tính giải ngân cho Dự án theo hợp phần cho hoạt động Dự án tại các tỉnh (ĐVT: USD) Vốn Đối Ứng

Vốn Vay Hợp Phần

2014

2015 (6 tháng)

2015- 2018

Tổng vốn Vay (85%)

2014

2015 (6 tháng)

2015- 2018

Tổng vốn đối ứng

HP1

595.680

446.760

4.914.361

5.956.802

26.806

20.104

221.146

268.056

HP2

333.886

250.414

2.754.556

3.338.856

-

-

-

-

HP3

510.000

382.500

4.207.500

5.100.000

30.000

22.500

247.500

300.000

HP4

81.107

60.830

669.131

811.067

31.184

23.388

257.265

311.837

1.520.672

1.140.504

12.545.548

15.206.725

87.989

65.992

725.912

879.893

Tổng

61


Chƣơng 3: Quản lý và Vận hành Dự án I. Cơ sở pháp lý của Quản lý Dự án 191. Khung pháp lý đối với quản lý và vận hành Dự án gồm các văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) theo 4 nhóm: (i) văn bản về sử dụng vốn ODA, (ii) văn bản về quản lý đầu tƣ và xây dựng, (iii) văn bản về đấu thầu, mua sắm, và (iv) văn bản về công tác quản lý tài chính. Các VBQPPL hiện hành là cơ sở cho quản lý, vận hành Dự án đƣợc trình bày chi tiết trong Phụ lục 7. Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án (PIM) sẽ đƣợc xây dựng trên cơ sở các văn bản này, căn cứ vào thiết kế dự án đã đƣợc sự đồng thuận giữa các bên liên quan. PIM sẽ là một văn bản có tính pháp lý đối với Dự án và là văn bản “tất cả trong một” (All in One) để phục vụ cho đội ngũ cán bộ QLDA các cấp và các đối tƣợng liên quan tham chiếu trong quá trình vận hành Dự án. 192. Số tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án (PIM): Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, để đảm bảo Dự án đƣợc triển khai thuận lợi ngay sau khi có hiệu lực, việc xây dựng PIM sẽ đƣợc thực hiện bởi BCBDA TƢ song song với quá trình xây dựng Báo cáo NCKT; phù hợp với các quy định của Chính phủ Việt Nam và NHTG nên có giá trị pháp lý trong hƣớng dẫn thực hiện. Lƣu ý rằng, PIM của Dự án không thay thế cho các VBQPPL của Chính phủ Việt Nam; và cũng không thay thế cho các quy định của NHTG. Khi cần thiết, các nội dung từ những VBQPPL của Chính phủ Việt Nam và các quy định của NHTG đã đƣợc tóm tắt và giải thích trong bộ Sổ tay này. Vì vậy, bộ Sổ tay có giá trị hƣớng dẫn thực hiện cho Dự án GNKVTN. Hoạt động xây dựng PIM sử dụng nguồn vốn từ Dự án PPTAF. Theo dự kiến, PIM của Dự án sẽ đƣợc hoàn thành trong Quý 4/2013. Cuối Quý 4/2013 và trong Quý 1/2014, Dự án sẽ thực hiện các hoạt động tập huấn NCNL dựa trên PIM để đảm bảo tính sẵn sàng của BQLDA các cấp và thúc đẩy tiến độ triển khai Dự án ngay từ thời gian đầu thực hiện. Cấu trúc của PIM dự kiến gồm các tập sau:            

Tập 1: Thông tin chung về Dự án và QLDA Tập 2: Công tác lập kế hoạch Tập 3: Quản lý tài chính Tập 4: GS&ĐG Tập 5: Nâng cao năng lực Tập 6: Truyền thông Tập 7: Quản lý đấu thầu Tập 8: Xã làm chủ đầu tƣ Tập 9: Đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng Tập 10: Giám sát cộng đồng, VH&BT Tập 11: Phát triển sinh kế bền vững Tập 12: Chính sách an toàn và môi trƣờng xã hội

II. Bộ máy tổ chức quản lý Dự án 193. Bộ máy quản lý và thực hiện Dự án GNKVTN: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, bộ máy tổ chức QLDA ở các cấp bao gồm: Ban Điều phối Dự án cấp Trung Ƣơng (BĐPDA TƢ), Ban Quản lý Dự án cấp tỉnh (BQLDA tỉnh), Ban Quản lý Dự án cấp huyện (BQLDA huyện). Riêng tại cấp xã, Dự án không có mô hình BQLDA xã mà chỉ hình thành Ban Phát triển xã (BPT xã) trên cơ sở huy động 4 cán bộ chủ chốt của UBND xã kiêm nhiệm thêm các công việc tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án do cấp xã làm chủ đầu tƣ. Nguyên tắc chung của Dự án là huy động tối đa bộ máy và cán bộ các cấp để thực hiện công tác QLDA và chỉ tuyển thêm cán bộ mới theo cơ chế hợp đồng khi các cơ quan chủ dự án không bố trí đƣợc cán bộ kiêm nhiệm. 194. Trên cơ sở bố trí cán bộ và bộ máy theo đúng nguyên tắc của Dự án, Bộ KH&ĐT ra quyết định thành lập BĐPDA TƢ, trực thuộc Vụ Kinh tế Địa phƣơng và Lãnh thổ; UBND tỉnh ra quyết định thành lập BQLDA tỉnh trực thuộc Sở KH&ĐT; UBND huyện ra quyết định thành lập BQLDA huyện và BPT xã. Trong các quyết định này, Bộ KH&ĐT và UBND các cấp ủy quyền cho BĐPDA TƢ và

62


BQLDA các cấp thực hiện chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của chủ đầu tƣ. Hình 3.1 dƣới đây trình bày khái quát về sơ đồ tổ chức quản lý Dự án từ cấp TƢ đến cấp xã. 195. Chính sách nhân sự của Dự án: Thống nhất chung tại Báo cáo NCKT cấp TƢ, nhân sự tham gia bộ máy QLDA các cấp gồm (i) các công chức, viên chức đƣợc Bộ KH&ĐT và UBND các cấp phân công tham gia QLDA theo hình thức kiêm nhiệm (bán thời gian) hoặc chuyên trách (toàn thời gian); và (ii) nhân sự tuyển mới. Một số nguyên tắc chính trong bố trí nhân sự Dự án đƣợc xác định gồm: 

Bộ KH&ĐT, UBND các cấp bố trí tối đa số cán bộ công chức, viên chức để kiêm nhiệm hoặc chuyên trách cho công tác quản lý dự án. BĐPDA TƢ, BQLDA tỉnh, BQLDA huyện chỉ tuyển thêm nhân sự hợp đồng trong trƣờng hợp không bố trí đƣợc cán bộ công chức, viên chức tham gia vào bộ máy QLDA các cấp.

Bộ KH&ĐT, UBND các cấp bố sử dụng các thể chế quản lý dự án đã có tại từng cấp để tránh việc thành lập các thể chế quản lý mới khi đã có những thể chế quản lý hiện hành. Ví dụ ở cấp tỉnh, Đắk Nông là tỉnh đang xây dựng đề xuất thành lập BQL các dự án ODA. Nếu đƣợc UBND tỉnh phê duyệt, BQL các dự án ODA của tỉnh sau này sẽ đóng vai trò của BQLDA tỉnh. Tại cấp huyện, nhiều huyện dự án đều đang có BQL các dự án CSHT (có nơi gọi là BQL các dự án ĐT&XD). Vì vậy, UBND các huyện dự án cần cân nhắc khả năng huy động sự tham gia của cán bộ BQL các dự án CSHT huyện để kiêm nhiệm thêm các công viêc quản lý phù hợp trong BQLDA huyện.

Số lƣợng cán bộ huy động vào BĐPDA TƢ, BQLDA tỉnh, BQLDA huyện, BPT xã có thể thay đổi tùy theo tiến độ và yêu cầu công việc nhƣng không vƣợt quá số lƣợng tối đa quy định cho BQLDA các cấp (nhƣ dƣới đây). Tỷ trọng thời gian làm việc tại Dự án của các vị trí kiêm nhiệm và số tháng làm việc của các vị trí cán bộ tuyển dụng mới đƣợc dự tính chi tiết tại và là mức khuyến nghị. Tùy yêu cầu thực tiễn tại từng cấp, Cơ quan ra quyết định thành lập BQLDA các cấp sẽ quy định thời gian làm việc của từng vị trí trong Quyết định thành lập. Trong 3 năm đầu tiên của Dự án, số lƣợng cán bộ có thể nhƣ mức định suất xác định trong Báo cáo NCKT này. Nhƣng vào 2 năm cuối của chu kỳ dự án, khi BQLDA các cấp đã có đủ kinh nghiệm triển khai các hoạt động của Dự án thì số lƣợng nhân sự có thể giảm.

Căn cứ để cử cán bộ công chức tham gia vào BQLDA các cấp và tuyển dụng cán bộ hợp đồng là Khung năng lực cho từng vị trí cán bộ (xem Phụ lục 8), kế hoạch phát triển nguồn nhân lực các cấp, và điều kiện cụ thể về công tác nhân sự của từng cấp. Trong trƣờng hợp do điều kiện khan hiếm nhân lực có trình độ chuyên môn ở địa phƣơng, cán bộ theo hình thức hợp đồng chuyên gia tƣ vấn không đáp ứng đủ các tiêu chỉ theo Khung năng lực (tham chiếu theo quy đinh của Thông tƣ 219/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính) nhƣng vẫn đủ năng lực thực tế để thực hiện đƣợc nhiệm vụ thì vẫn có thể đƣợc tuyển dụng. Tuy nhiên, BQLDA tuyển dụng cần giải trình lý do tuyển dụng lên BQLDA cấp trên.

Đối với các công việc phát sinh để đóng Dự án trong năm 2019, Bộ KH&ĐT sẽ có kế hoạch cụ thể để đề nghị UBND các tỉnh dự án bố trí nhân sự và bổ sung phân công nhiệm vụ cho các vị trí với thời gian làm việc phù hợp. Khi đó, lƣơng và phụ cấp cho các vị trí này sẽ đƣợc tính toán bổ sung vào thời điểm có quyết định phân công nhiệm vụ và đƣợc chi trả từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam cho Dự án.

196. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ BQLDA các cấp: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, cán bộ tham gia vào BQLDA các cấp, bên cạnh các chính sách đãi ngộ theo quy định chung của Chính Phủ Việt Nam và NHTG dành cho đội ngũ cán bộ QLDA, có một số chính sách đặc thù sau: 

Cán bộ là công chức, viên chức nhà nƣớc đƣợc điều động sang làm việc tại BQLDA các cấp đƣợc hƣởng phụ cấp quản lý dự án theo quy định tại Thông tƣ 219/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính. Phụ cấp lƣơng cho cán bộ công chức, viên chức nhà nƣớc đƣợc chi trả từ nguồn vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Bộ KH&ĐT đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi công nhận thời gian làm việc trong BQLDA các cấp là thời gian cán bộ công chức luân chuyển công tác tại cấp cơ sở. Thời gian công tác tại cơ sở này sẽ đƣợc tính đến trong chính sách quy hoạch và phát triển cán bộ theo quy định. Ngoài ra, UBND các tỉnh trên cơ sở căn cứ vào điều kiện đặc thù của địa phƣơng và chính sách phát triển nguồn nhân lực của tỉnh có thể ban hành những quy định bổ sung về chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ tham gia vào công tác QLDA.

63


Các cán bộ đƣợc tuyển dụng để làm việc tại BQLDA các cấp theo hợp đồng chuyên gia tƣ vấn, mức chi chuyên gia tƣ vấn là mức chi trọn gói bao gồm cả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại thuế theo quy định hiện hành, nhƣ quy định tại Thông tƣ 219/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính. Tiền lƣơng của cán bộ hợp đồng tuyển dụng mới đƣợc tài trợ 100% từ nguồn vốn vay NHTG.

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý và thực hiện Dự án Ủy ban Nhân dân 6 Tỉnh tham gia DA

Bộ Kế hoạch & Đầu tƣ Ban Điều phối DA TƢ

Ngân hàng Thế giới

BQLDA 6 tỉnh

Ủy ban Nhân dân 26 huyện tham gia DA

BQLDA 26 huyện

Ủy ban Nhân dân 130 xã tham gia DA

Ban Phát triển xã 130 xã dự án

Chú thích

: Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ phối hợp : Cung cấp hƣớng dẫn/hỗ trợ kỹ thuật

BĐPDA TƢ. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, BĐPDA TƢ có chức năng:

197. 

Chỉ đạo toàn diện công tác quản lý dự án;

Làm đầu mối làm việc giữa nhà tài trợ và các Bộ, ngành liên quan để ban hành/sửa đổi những quy định áp dụng cho Dự án;

Chủ trì công tác lập kế hoạch hàng năm cho toàn Dự án;

Tuyển chọn, chỉ đạo và điều phối hoạt động của Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật (HTKT);

Chủ trì thực hiện công tác giám sát và đánh giá Dự án;

Chủ trì xây dựng chiến lƣợc truyền thông của toàn Dự án;

Thực hiện các hoạt động NCNL chung cho toàn Dự án;

Thuê tuyển kiểm toán độc lập hàng năm để kiểm toán báo cáo tài chính, đảm bảo cho công tác quản lý tài chính tuân thủ theo quy định của Chính phủ Việt Nam và NHTG;

Hỗ trợ các tỉnh về kỹ thuật, thể chế, tổ chức trong quá trình thực hiện Dự án;

Đánh giá tác động và hiệu quả Dự án;

Đóng góp vào quá trình xây dựng các chính sách chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn của Chính phủ, dựa trên kinh nghiệm/bài học của Dự án;

Xây dựng và vận hành website Dự án và thực hiện các nhiệm vụ khác.

198. Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật (Nhóm HTKT): Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, Nhóm này là đơn vị tƣ vấn đƣợc BĐPDA TƢ tuyển chọn theo hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế, sử dụng thủ tục lựa chọn dựa trên chất lƣợng và chi phí (QCBS). Nhóm HTKT sẽ hỗ trợ BĐPDA TƢ trong hỗ trợ thực hiện các hoạt động Dự án trên cả 6 tỉnh dự án trong suốt vòng đời Dự án. Thành phần của Nhóm HTKT sẽ gồm: 01 Tƣ vấn quốc tế làm trƣởng nhóm với 30 tháng làm việc; nhóm tƣ vấn trong nƣớc đƣợc cơ cấu tối đa là 12 ngƣời tƣơng đƣơng với tối đa là 440 tháng làm việc. Các tƣ vấn trong nƣớc này sẽ gồm những chuyên gia có chuyên môn phù hợp với các chức năng quản lý dự án nhƣ mô tả trong phần về BĐPDA TƢ. Nhóm HTKT sẽ có văn phòng dự kiến đặt tại Thành phố Pleiku thuộc tỉnh 64


Gia Lai(hoặc một địa điểm có vị trí phù hợp) để thuận lợi và tiết kiệm chi phí trong thực hiện các hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp cho các tỉnh dự án. Nhóm HTKT sẽ duy trì các cuộc họp kỹ thuật định kỳ với 46 BĐPDA TƢ (ít nhất là 1 tháng/lần). BQLDA tỉnh. BQLDA tỉnh có chức năng:

199. 

Trực tiếp quản lý, điều hành thực hiện, điều phối các hoạt động của Dự án tại tỉnh;

Lập kế hoạch Dự án ở cấp tỉnh;

Thực hiện chức năng giám sát và đánh giá theo thiết kế Dự án;

Thực hiện đồng bộ, thống nhất hoạt động NCNL, truyền thông, thu thập thông tin Dự án trong phạm vi tỉnh;

Lập báo cáo tình hình hoạt động của toàn Dự án theo định kỳ;

Quản lý về tổ chức thực hiện và hƣớng dẫn/hỗ trợ các BQLDA huyện, xã trong quá trình triển khai thực hiện Dự án;

Làm chủ đầu tƣ HP4, THP 3.2, THP 3.3; và một số TDA thuộc THP3.1 (khi cần thiết);

Làm đầu mối liên hệ với Nhà tài trợ, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh, các đơn vị có liên quan, các huyện, các xã về tất cả các vấn đề của Dự án; và

Thực hiện các nhiệm vụ khác.

200. Nhân sự của BQLDA tỉnh: Để thực hiện các chức năng trên, tổng số cán bộ của BQLDA cấp tỉnh tối đa là 12 cán bộ. Tùy theo điều kiện thực tế, UBND tỉnh quyết định về nhân sự của BQLDA tỉnh nhƣng đảm bảo tối thiểu 04 ví trí là cán bộ công chức, viên chức của các Sở KH&ĐT và các sở/ngành liên quan trong tỉnh kiêm nhiệm hoặc chuyên trách gồm: GĐ, PGĐ, Kế toán trƣởng, 01 cán bộ sinh kế (hoặc cán bộ đấu thầu – tùy theo đặc thù địa phƣơng). Hình 3.2 Sơ đồ BQLDA tỉnh Giám đốc BQLDA tỉnh (KN)

Phó giám đốc BQLDA tỉnh (CTr)

Cán bộ đấu thầu/CS an toàn XH&MT (HĐ)

Cán bộ sinh kế (CTr)

Cán bộ Kế hoạch/ NCNL & Truyền thông (HĐ)

Cán bộ GS&ĐG (HĐ)

Kế toán Trƣởng (CTr)

Cán bộ hành chính (kiêm biên/ phiên dịch/ thủ quỹ), lái xe (HĐ)

Chú thích : Quan hệ chỉ đạo : Hợp tác triển khai

201. Vai trò chỉ đạo của UBND tỉnh: Dự án không thành lập các BCĐ tại các tỉnh vì thực tế cho thấy đã có nhiều mô hình BCĐ các chƣơng trình/dự án giảm nghèo nhƣng trong nhiều trƣờng hợp chƣa phát huy đƣợc tác dụng. Bên cạnh đó, triển khai thực hiện Nghị quyết 80 về định hƣớng giảm nghèo bền vững thời gian 2011-2020, UBND tỉnh đã kiện toàn BCĐGN của tỉnh trong thời gian gần đây. Vì vậy, Dự án GNKVTN không thành lập thêm BCĐDA. Thay vào đó, UBND các tỉnh dự án sẽ phân công một đồng chí Phó Chủ tịch phụ trách trực tiếp việc chỉ đạo Dự án. BQLDA tỉnh báo cáo PCT phụ trách và BCĐGN của tỉnh khi có các vƣớng mắc vƣợt thẩm quyền giải quyết của BQLDA tỉnh. 46

Theo kinh nghiệm của Dự án NMPRP-2, việc thuê tuyển nhóm HTKT là một quá trình mất nhiều thời gian để lựa chọn đƣợc đơn vị tƣ vấn có đủ năng lực phù hợp. Vì vậy, BCBDA TƢ sẽ xây dựng kế hoạch tuyển dụng, ToR cho nhóm HTKT này trong quá trình chuẩn bị Dự án để công tác tuyển dụng tƣ vấn có thể bắt đầu trong Quý 1/2014. Theo dự kiến, Nhóm HTKT sẽ đi vào hoạt động từ Quý 4/2014.

65


BQLDA huyện. BQLDA huyện có chức năng:

202. 

Phối hợp với BQLDA tỉnh, theo thẩm quyền triển khai các THP trên phạm vi huyện;

Lập kế hoạch của Dự án cấp huyện;

Thực hiện công tác giám sát và đánh giá trên địa bàn huyện;

Báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Dự án trên địa bàn theo định kỳ;

Thực hiện vai trò làm chủ đầu tƣ THP 3.1 (khi đƣợc BQLDA tỉnh giao) và một số TDA trong THP1.1 (khi phát sinh yêu cầu thu hồi đất, GPMB, tái định cƣ); và THP2.2;

Kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ BPT các xã thực hiện các hợp phần của Dự án;

Nâng cao năng lực và hỗ trợ xã làm chủ đầu tƣ trong HP1 và HP2.

203. Nhân sự của BQLDA huyện gồm: Để thực hiện các chức năng trên, BQLDA huyện gồm tối đa là 15 cán bộ, gồm cả 5 cán bộ CF có nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện hoạt động của dự án tại các xã. Tùy theo điều kiện thực tế, UBND huyện quyết định nhân sự tham gia BQLDA huyện nhƣng đảm bảo bố trí tối thiểu 04 cán bộ công chức, viên chức tham gia vào các vị trí sau: GĐ (là Chủ tịch hoặc PCT UBND huyện), PGĐ (là lãnh đạo cấp phòng của một phòng ban thuộc UBND huyện), kế toán trƣởng, và cán bộ CSHT (hoặc cán bộ sinh kế). Các vị trí khác có thể tuyển mới nếu UBND huyện không cân đối đƣợc yêu cầu công việc hiện tại để bố trí đội ngũ cán bộ công chức, viên chức huyện kiêm nhiệm để tham gia vào BQLDA huyện. CF là cán bộ của BQLDA huyện nhƣng đƣợc phân công hỗ trợ trực tiếp và hàng ngày cho BPT xã, các thôn bản, nhóm cộng đồng, tổ nhóm LEG trong thực hiện các hoạt động. Mỗi xã dự án sẽ có một cán bộ CF. Các vị trí nhân sự, nhiệm vụ của từng vị trí và khung năng lực yêu cầu đƣợc quy định trong Phụ lục 8; chi phí lƣơng và phụ cấp lƣơng đƣợc cung cấp trong Phụ lục 11. BQLDA huyện đƣợc tổ chức nhƣ Hình 3.4: Hình 3.3 Sơ đồ BQLDA huyện Giám đốc BQLDA huyện (KN)

Phó giám đốc BQLDA huyện (CTr)

Cán bộ đấu thầu, CS an toàn XH&MT (HĐ)

Cán bộ sinh kế (hoặc CSHT) (KN & HĐ)

Cán bộ kế hoạch, NCNL & Truyền thông (HĐ)

Cán bộ GS&ĐG (HĐ)

Hƣớng dẫn viên cộng đồng - CF

Kế toán Trƣởng (CTr), Cán bộ hỗ trợ: Kế toán; hành chính kiêm thủ quỹ, lái xe (HĐ)

Chú thích : Quan hệ chỉ đạo : Hợp tác triển khai

204. Vai trò chỉ đạo của UBND huyện: Trong trƣờng hợp có những vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện Dự án nằm ngoài thẩm quyền của BQLDA huyện thì UBND huyện, BCĐGN cấp huyện sẽ chỉ đạo để tháo gỡ những vƣớng mắc trong quá trình triển khai. Trong trƣờng hợp cần thiết và có yêu cầu của GĐ BQLDA huyện, UBND huyện, BCĐGN cấp huyện sẽ chỉ đạo các phòng ban chức năng hợp tác và hỗ trợ cho BQLDA huyện thực hiện các hoạt động của Dự án. BPT xã. BPT xã có chức năng:

205. 

Lập kế hoạch các hoạt động của Dự án ở cấp xã;

Thực hiện chức năng giám sát (đảm bảo thu thập dữ liệu theo yêu cầu của Hệ thống M&E);

Thực hiện các THP1.1 (với các công trình không phát sinh thu hồi đất, GPMB, và tái định cƣ); THP2.1 do xã làm chủ đầu tƣ;

Chủ trì hƣớng dẫn thôn bản tham gia thực hiện quy trình lập kế hoạch (qua các cuộc họp thôn có sự tham gia), trên cơ sở đó tổng hợp và xây dựng kế hoạch hàng năm của xã; 66


Tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân ở các thôn bản tích cực tham gia xây dựng kế hoạch và thực hiện Dự án;

Hỗ trợ hoạt động của các tổ nhóm LEG (trong THP2.1), các LEG xây dựng (HP1).

206. Nhân sự của BPT xã gồm: Dự án không thành lập thêm bộ máy tổ chức cho công tác quản lý dự án mà chỉ bố trí 04 thành viên chủ chốt của UBND xã gồm: 01 Trƣởng ban (là Chủ tịch hoặc Phó 47 Chủ tịch UBND xã); 01 Phó Trƣởng ban (là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Hội LHPN xã); 01 kế toán 48 xã; và 01 cán bộ khuyến nông. Ngoài ra, mỗi thôn bản cử 2 đại diện (1 nam, 1 nữ) để tham gia góp ý và giám sát thực hiện các hoạt động của Dự án ở cấp thôn bản. Đội ngũ cán bộ ở cấp xã và thôn bản này hình thành lên BPT xã để tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án tại địa bàn dự án. Các vị trí nhân sự, nhiệm vụ của từng vị trí và khung năng lực yêu cầu đƣợc quy định trong Phụ lục 8; chi 49 phí lƣơng cho 04 cán bộ xã tham gia BPT xã đƣợc tính toán trong Phụ lục 11. Hình 3.4 Sơ đồ BPT xã Trƣởng BPT xã (CT/ PCT UBND xã)

Hƣớng dẫn viên cộng đồng - CF

Phó Trƣởng BPT xã (CT/PCT Hội LHPN xã)

Cán bộ khuyến nông

Kế toán xã (KN)

02 đại diện các thôn bản (*)

Chú thích : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ phối hợp : Cung cấp hƣớng dẫn/hỗ trợ kỹ thuật : Hợp tác triển khai (*)

: Mỗi thôn bản gồm 2 đại diện (1 nam + 1 nữ)

207. Các thể chế khác hỗ trợ cho BPT xã. Bên cạnh BPT xã, có một số thể chế khác hỗ trợ cho BPT xã trong quá trình quản lý và vận hành Dự án tại xã gồm: 208. Ban Giám Sát xã: tại hầu hết các xã dự án đều đã có Ban Giám sát (BGS) xã. Với các xã chƣa có BGS xã thì UBND xã sẽ thực hiện các thủ tục thành lập BGS xã (thủ tục này đƣợc quy định trong PIM). BGS xã không phải là một phần trong bộ máy tổ chức QLDA nhƣng có vai trò quan trọng trong triển khai các hoạt động của Dự án ở cấp xã. Trong Dự án GNKVTN, BGS xã có vai trò: (i) Thực hiện giám sát cộng đồng đối với các nội dung đầu tƣ do xã làm chủ đầu tƣ; (ii) Giám sát, kiểm tra việc triển khai của các đơn vị thi công các công trình đầu tƣ CSHT của Dự án trên địa bàn xã; (iii) Kiến

47

Có một số huyện/xã dự án đề xuất linh hoạt trong bố trí nhân sự ở vị trí Phó trƣởng BPT xã. Tuy nhiên, do vấn đề bình đẳng giới là một nguyên tắc xuyên suốt của Dự án nên việc bố trí đại diện của chi hội Hội LHPN xã trong BPT xã là cần thiết để đảm bảo tiếng nói của phụ nữ đƣợc phát huy trong công tác quản lý thực hiện các hoạt động của Dự án. 48

Trong quá trình tham vấn về các bản thảo của Báo cáo NCKT, đại diện của nhiều xã cho rằng nên linh hoạt trong bố trí vị trí cán bộ khuyến nông xã tùy theo điều kiện đặc thù của từng xã và thực tế năng lực cán bộ. Theo đó, vị trí này có thể viên chức khác thuộc UBND xã nhƣ cán bộ địa chính, hoặc cán bộ văn phòng. 49

Trong quá trình chuẩn bị Dự án, đƣợc đặc thù của THP2.1 về ANLT&DD nên có nhiều gợi ý về cơ cấu một cán bộ y tế thuộc trạm y tế xã vào BPT xã. Tuy nhiên, xét thấy (i) các hoạt động có nội dung về DD chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng vốn đầu tƣ của Dự án (vì chỉ là một phần trong hoạt động của các LEG ANLT&DD); (ii) quan điểm tiết kiệm chi phí quản lý dự án nên Báo cáo NCKT chỉ ghi nhận đề xuất này mà không đƣa vị trí cán bộ y tế vào cơ cấu BPT xã.

67


nghị với cấp có thẩm quyền giải quyết các kiến nghị, khiếu nại (nếu có) của cộng đồng thôn bản. Cách thức BGS xã triển khai giám sát cộng đồng đối với các hoạt động của Dự án đƣợc mô tả trong PIM. 209. Các thể chế cộng đồng khác: BPT xã đã có đại diện của các thôn bản trong thành phần của Ban. Đây là một cơ chế để hỗ trợ quá trình triển khai hoạt động của Dự án ở các thôn bản liên quan. Bên cạnh đó, Dự án chủ trƣơng huy động sự tham gia và hỗ trợ của các già làng, trƣởng bản, chức sắc tôn giáo – là những ngƣời có uy tín và đại diện cho các thể chế văn hóa truyền thống và đức tin của các hộ hƣởng lợi, nhất là trong công tác tuyên truyền và vận động ngƣời dân thay đổi cách nghĩ, cách làm mới do Dự án giới thiệu. 210. Các bên hữu quan trong quản lý và thực hiện Dự án. Bên cạnh các cơ quan thuộc hệ thống BQLDA các cấp, có nhiều bên hữu quan khác tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình quản lý và thực hiện Dự án. Các bên hữu quan chính gồm: 211. Nhà tài trợ NHTG: NHTG với vai trò là Nhà tài trợ sẽ có trách nhiệm (i) đảm bảo rằng các thủ tục, chính sách, quy định của NHTG đã đƣợc thống nhất áp dụng trong Dự án nhƣ sẽ đƣợc quy định trong Hiệp định tài trợ (FA) sẽ đƣợc Bên vay tuân thủ; (ii) cung cấp các hƣớng dẫn cần thiết cho Bên Vay (cụ thể là các cơ quan thực hiện Dự án) về các thủ tục của NHTG (ví dụ đấu thầu mua sắm, giải ngân, các chính sách an toàn về môi trƣờng và xã hội...). NHTG sẽ có các đoàn giám sát thực hiện Dự án 6 tháng/lần, tham gia đánh giá giữa kỳ và đánh giá kết thúc Dự án. 212. Các cơ quan hữu quan khác có vai trò quan trọng trong việc quản lý vận hành Dự án từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, các cơ quan hữu quan bao gồm (thông tin chi tiết về vai trò của các cơ quan hữu quan đƣợc trình bày trong Phụ lục 9): 

Cấp trung ƣơng: Bộ KH&ĐT (cơ quan chủ quản của toàn Dự án), Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nƣớc TƢ, Bộ NN&PTNT, Bộ LĐ&TBXH, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc, Ngân hàng Nhà nƣớc, Ngân hàng phục vụ ở cấp TƢ;

Cấp tỉnh: UBND tỉnh (là cơ quan chủ quản của Dự án tại các tỉnh dự án) Sở KH&ĐT (BQLDA Tỉnh đặt tại Sở KH&ĐT – trừ trƣờng hợp tỉnh Đắk Nông nhƣ đã lƣu ý ở trên); Sở Tài chính; Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh; Sở NN&PTNT (và các đơn vị trực thuộc); Ban Dân tộc tỉnh; Sở Xây dựng; Sở Giao thông; Sở Tài nguyên và Môi trƣờng; Trung tâm Xúc tiến Thƣơng mại và Đầu tƣ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội tại Tỉnh (Hội LH Phụ nữ, Hội Nông dân); các cơ quan truyền thông (Đài PT-TH Tỉnh, Báo tỉnh); các doanh nghiệp; các ngân hàng phục vụ tại tỉnh;

Cấp huyện: UBND các huyện; Phòng TC-KH huyện; Phòng KT-HT huyện; Phòng NN&PTNT; Trạm Khuyến nông huyện; Phòng Dân tộc; Phòng Y tế; Kho bạc Nhà nƣớc Huyện; Ban QLDA CSHT huyện.

Cấp xã: UBND xã; Trạm Y tế xã; các tổ chức chính trị-xã hội và đoàn thể ở cấp xã.

Các đơn vị khác gồm: các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn; các đơn vị tƣ vấn, cơ sở nghiên cứu khoa học; nhà thầu xây lắp; các tổ chức giám sát thực hiện.

213. Cơ chế phối hợp. Do quá trình triển khai thực hiện Dự án liên quan đến cơ quan hữu quan nên xây dựng một cơ chế đảm bảo sự phối hợp giữa các cấp QLDA, và sự hợp tác giữa các cấp QLDA với các cơ quan hữu quan khác có ý nghĩa quan trọng. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, cơ chế phối hợp của Dự án gồm những nội dung sau: 214. Phối hợp của các BQLDA tỉnh, BĐPDA TƯ với NHTG: Đối với các hoạt động, vấn đề có tính chất chung cho toàn Dự án, BĐPDA TƢ sẽ là đầu mối trao đổi với NHTG. Với các vấn đề nhƣ đấu thầu mua sắm và giải ngân, chính sách môi trƣờng và an toàn xã hội, tái định cƣ gắn với từng địa phƣơng, BQLDA tỉnh có thể trao đổi với BĐPDA TƢ hoặc NHTG nhƣng phải thông báo cho BĐPDA TƢ để nắm đƣợc thông tin. Trƣờng hợp NHTG có ý kiến thì thông báo và phối hợp thống nhất với BĐPDA TƢ để giải quyết, hƣớng dẫn thực hiện. 215. Họp định kỳ giữa BĐPDA TƯ và các tỉnh dự án: BĐPDA TƢ sẽ tổ chức các cuộc họp để thực hiện đánh giá công tác tổ chức thực hiện các hoạt động trên toàn vùng dự án. Các cuộc họp sẽ đƣợc tổ chức 6 tháng một lần, lần lƣợt tại các tỉnh dự án với sự tham gia của lãnh đạo 6 tỉnh dự án và các Giám đốc BQLDA tỉnh cùng các cán bộ có liên quan tại cấp TƢ, tỉnh, huyện và một số xã dự án.

68


216. Họp định kỳ giữa BQLDA tỉnh và các huyện/xã dự án: (i) Hàng quý, BQLDA tỉnh sẽ tổ chức họp giao ban tại văn phòng BQLDA tỉnh với sự tham gia của BQLDA tỉnh, các BQLDA huyện và BPT xã để kiểm điểm tình hình thực hiện Dự án, giải quyết các vấn đề còn tồn tại và triển khai công việc của quý tiếp theo. Đại diện của các Sở, ban ngành có liên quan trong tỉnh đƣợc mời tham gia vào các cuộc họp định kỳ này. Tại các cuộc họp giao ban quý này, nếu phát sinh các vƣớng mắc vƣợt khỏi phạm vi thẩm quyền thì BQLDA tỉnh báo cáo với lãnh đạo UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết. (ii) Hàng năm, UBND tỉnh sẽ triệu tập một cuộc họp tổng kết để đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của Dự án trong năm, tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện và xác định ƣu tiên cho hoạt động của Dự án trong năm tiếp theo. 217. Phối hợp giữa BQLDA tỉnh và ngành nông nghiệp tỉnh. Ngành nông nghiệp (gồm Sở NN&PTNT, các cơ quan trực thuộc Sở, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, các Phòng NN&PTNT huyện và Trạm Khuyến nông huyện, cán bộ nông nghiệp xã, cán bộ khuyến nông và thú y xã) có một vị trí quan trọng trong thực hiện các hoạt động trong HP2 của Dự án. Nguyên tắc và nội dung hợp tác giữa ngành nông nghiệp tỉnh với Dự án đã đƣợc đƣa ra trong HP2. Để đảm bảo hợp tác một cách hiệu quả, UBND tỉnh sẽ ra quyết định phân công nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT và các cơ quan thuộc ngành nông nghiệp thực hiện các hoạt động đã xác định theo đúng kế hoạch của Dự án. Cơ chế hợp tác giữa Dự án và ngành y tế tại các tỉnh trong khuôn khổ THP2.1 và CTMTQG về Y tế (Dự án 3) cũng đƣợc xác định tƣơng tự nhƣ mối quan hệ giữa Dự án và ngành nông nghiệp. 218. Phối hợp với các sở/ngành khác: Trong quá trình triển khai các Dự án, ngoài Sở NN&PTNT và các cơ quan ngành nông nghiệp, các sở/ngành khác (Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thƣơng, Sở TN&MT...) có trách nhiệm trợ giúp kỹ thuật cho BQLDA tỉnh, cho các huyện và cho các xã dự án. Sở Tài chính và Phòng KH-TC huyện có vai trò quan trọng trong việc phê duyệt dự toán một số hoạt động Dự án. Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh/huyện có vai trò quan trọng trong kiểm soát chi. BQLDA tỉnh sẽ làm việc để các đơn vị này cử cán bộ tham gia các hoạt động tập huấn về PIM để hiểu đƣợc các nội dung và nguyên tắc của Dự án cũng nhƣ thủ tục của NHTG áp dụng cho Dự án. Cơ chế hợp tác nhƣ đối với ngành nông nghiệp ở trên cũng đƣợc áp dụng với các Sở/Ngành khác trong khi cần thiết để đảm bảo điều phối có hiệu quả các bên tham gia vào thực hiện các hoạt động của Dự án.

III. Kế hoạch thực hiện Dự án 219. Một số hoạt động triển khai trƣớc khi Dự án có hiệu lực. Để hỗ trợ cho công tác chuẩn bị Dự án, đặc biệt là đảm bảo tính “sẵn sàng” của đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp để Dự án có thể triển khai ngay sau khi có hiệu lực, Bộ KH&ĐT và NHTG đã xây dựng và phê chuẩn Dự án PPTAF. Với sự hỗ trợ của Dự án PPTAF, một số hoạt động chuẩn bị cho thực hiện Dự án đƣợc thực hiện trƣớc và/hoặc ngay sau khi Dự án có hiệu lực (dự kiến vào Quý 1/2014). Theo đó, Bộ Sổ tay Hƣớng dẫn (PIM) đƣợc BCBDA TƢ chỉ đạo thực hiện và sẽ phê chuẩn trong Quý 4/2013. Các hoạt động NCNL cho BQLDA các cấp dựa trên cơ sở PIM sẽ đƣợc thực hiện ngay trong Quý 4/2013 và Quý 1/2014. Ngoài ra, một số hoạt động khác (nhƣ xây dựng thiết kế mẫu cho các công trình CHST, thực hiện một số nghiên cứu sâu để cung cấp thêm đầu vào cho tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế...) cũng sẽ đƣợc thực hiện trƣớc hoặc ngay sau khi Dự án có hiệu lực. 220. Kế hoạch thực hiện Dự án đƣợc chia làm ba giai đoạn chủ yếu (nhƣ trong Báo cáo NCKT cấp TƢ): (i) 18 tháng đầu tiên bao gồm 12 tháng của năm 2014 và 6 tháng đầu của năm 2015, (ii) 42 tháng còn lại bao gồm 6 tháng cuối của năm 2015, và 36 tháng của 3 năm 2016-2018; và (iii) năm 2019. 221. Đối với 18 tháng đầu tiên (dự kiến từ tháng 1/2014 đến tháng 6/2015), chi tiết về các hoạt động của Dự án đƣợc trình bày trong Kế hoạch 18 tháng (trong Phụ lục 4) và Kế hoạch Đấu thầu 18 tháng (trong Phụ lục 5). Lƣu ý rằng các nội dung của Kế hoạch 18 tháng sẽ đƣợc cập nhật vào tháng 12/2014 – khi quy trình lập kế hoạch cho năm 2015 kết thúc. 222. Đối với 42 tháng còn lại (từ tháng 7/2015 đến 12/2018): Đây là giai đoạn tập trung phần lớn công việc của Dự án. Theo dự kiến, số vốn đầu tƣ phân bổ cho giai đoạn này chiềm gần 80% tổng vốn của Dự án. Do Dự án sử dụng phƣơng pháp tiếp cận do cộng đồng định hƣớng (CDD) nên vào thời điểm lập Báo cáo NCKT thì chƣa xác định đƣợc các hoạt động cụ thể của Dự án sau 18 tháng. Chi tiết các hoạt động của Dự án sẽ đƣợc xác định hàng năm thông qua quy trình lập kế hoạch của Dự án. 69


223. Trong năm 2019: 6 tháng đầu năm 2019 sẽ thực hiện nốt các hoạt động trong Kế hoạch Dự án năm 2018 nhƣng chƣa hoàn thành. Từ 1/7/2019 đến 31/12/2019, Dự án dừng toàn bộ các hoạt động đầu tƣ và chỉ làm các thủ tục đóng Dự án. Bộ KH&ĐT sẽ có kế hoạch cụ thể để đề nghị UBND các tỉnh dự án bố trí nhân sự và phân công công việc bổ sung cho những hoạt động phát sinh trong năm 2019. Chi phí trang trải cho công tác quản lý dự án trong năm 2019 sẽ đƣợc chi trả từ nguồn vốn đối ứng.

IV. Quản lý tài chính 224. Cơ chế quản lý tài chính của Dự án: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, vốn vay của NHTG đƣợc cấp phát cho 6 tỉnh dự án theo phƣơng thức Ngân sách trung ƣơng (NSTƢ) cấp phát cho Ngân sách địa phƣơng (NSĐP) và cấp phát cho Bộ KH&ĐT. Vốn đối ứng: (1) Phần vốn do Bộ KH&ĐT thực hiện, do NSTƢ đảm bảo, bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ KH&ĐT; (2) phần vốn địa phƣơng thực hiện do NSTƢ hỗ trợ có mục tiêu cho NSĐP theo quy định tại Quyết định số 60/2010/QĐ-TTG ngày 30/09/2010 của TTCP về việc Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tƣ phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc giai đoạn 2011 – 2015. 225. Nguyên tắc quản lý tài chính của Dự án: Nguồn vốn vay của NHTG là nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đầu tƣ cho Dự án GNKVTN là nguồn vốn của Ngân sách Nhà nƣớc (NSNN), phải đƣợc hạch toán đầy đủ vào ngân sách và quản lý, sử dụng theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc và các văn bản hƣớng dẫn Luật hiện hành và các quy định của nhà tài trợ. Dự án GNKVTN đƣợc đầu tƣ bằng nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản (XDCB) và đƣợc quản lý theo chế độ hiện hành về quản lý đầu tƣ XDCB và các chính sách của nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo. Hàng tháng, căn cứ báo cáo giải ngân của BĐPDATƢ và BQLDA các tỉnh, Bộ Tài chính làm thủ tục ghi thu ngân sách nhà nƣớc nguồn vốn vay của NHTG cho Dự án và ghi chi NSTƢ bổ sung có mục tiêu cho NSĐP để thực hiện Dự án ở các tỉnh và ghi chi cho Bộ KH&ĐT để thực hiện dự án ở cấp TƢ. 226. Xây dựng kế hoạch tài chính. Kế hoạch tài chính Dự án là một phần của quan trọng trong hệ thống lập kế hoạch của Dự án. Kế hoạch này phải phù hợp với các quy định pháp lý hiện hành của Việt Nam, cam kết giữa Chính phủ Việt Nam và NHTG thể hiện trong Hiệp định vay vốn (FA). Chính phủ Việt Nam (thông qua cơ quan thực hiện Dự án là Bộ KH&ĐT) chịu trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn vốn vay và nguồn vốn đối ứng theo đúng mục đích và đảm bảo hiệu quả sử dụng. Kế hoạch tài chính đƣợc lập phải phù hợp với các hƣớng dẫn trong các Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN; Thông tƣ số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn NSNN; Thông tƣ số 88/2009/TT-BTC ngày 29/9/2009 sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007; và các văn bản liên quan khác. Kế hoạch tài chính sẽ đáp ứng đủ với nhu cầu thực tế của Dự án trong năm kế hoạch. Kế hoạch tài chính bao gồm kế hoạch về nguồn vốn vay của NHTG và nguồn vốn đối ứng. Bảng 3.1 Trình tự xây dựng Kế hoạch Tài chính từ cấp xã đến cấp trung ƣơng Xã

BPT xã căn cứ vào (i) Kế hoạch thực hiện hàng năm; (ii) Kế hoạch đấu thầu hàng năm; (iii) Khối lƣợng thực hiện hoàn thành của hoạt động do xã làm chủ đầu tƣ của năm liền trƣớc cần chi tiêu vào năm kế hoạch để xây dựng kế hoạch tài chính DA xã gửi cho BQLDA huyện.

Huyện

BQLDA huyện căn cứ vào (i) Kế hoạch thực hiện hàng năm của cấp huyện; (ii) Kế hoạch đấu thầu hàng năm cấp huyện; (iii) Khối lƣợng thực hiện hoàn thành của hoạt động do huyện làm chủ đầu tƣ của năm liền trƣớc cần chi tiêu vào năm kế hoạch; và (iv) Kế hoạch tài chính của các xã để xây dựng kế hoạch tài chính của BQLDA huyện và tổng hợp kế hoạch tài chính các xã thành kế hoạch Tài chính DA huyện gửi BQLDA tỉnh.

Tỉnh

BQLDA tỉnh căn cứ vào (i) Kế hoạch thực hiện hàng năm của cấp tỉnh; (ii) Kế hoạch đấu thầu hàng năm cấp tỉnh; (iii) Khối lƣợng thực hiện hoàn thành của hoạt động do tỉnh làm chủ đầu tƣ của năm liền trƣớc cần chi tiêu vào năm kế hoạch; và (iv) Kế hoạch tài chính của các Huyện để xây dựng kế hoạch tài chính Dự án tỉnh gửi BQLDA trung ƣơng, Bộ tài chính và NHTG.

Trung ƣơng

BĐPDA TƢ căn cứ vào (i) Kế hoạch thực hiện hàng năm của cấp TƢ; (ii) Kế hoạch đấu thầu hàng năm cấp TƢ; (iii) Khối lƣợng thực hiện hoàn thành của hoạt động do BĐPDA TƢ làm chủ đầu tƣ của năm liền trƣớc cần chi tiêu vào năm kế hoạch; và (iv) Kế hoạch tài chính của 6 tỉnh dự án để xây dựng kế hoạch tài chính Dự án TƢ gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và NHTG.

70


227. Tài khoản tại ngân hàng và kho bạc: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, BQLDA các cấp từ tỉnh đến xã mở các tài khoản sau: 

BQLDA tỉnh mở: (1) một Tài khoản Chỉ định bằng ngoại tệ tại chi nhánh của Ngân hàng phục vụ tại tỉnh tƣơng ứng để tiếp nhận vốn từ nguồn vốn vay IDA; (2) một Tài khoản cấp phát vốn đối ứng bằng VNĐ tại Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh để đƣợc cấp phát và thanh toán cho các nội dung dự án do tỉnh thực hiện.

Mỗi BQLDA huyện mở các tài khoản sau: (1) một Tài khoản dự án bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng phục vụ huyện để tiếp nhận vốn từ Tài khoản Chỉ định của tỉnh; (2) một Tài khoản cấp phát vốn đối ứng bằng Đồng Việt Nam tại Kho bạc Nhà nƣớc huyện để đƣợc cấp phát và thanh toán cho các nội dung dự án do huyện thực hiện.

Mỗi BPT xã mở: một Tài khoản dự án bằng Đồng Việt Nam tại Ngân hàng phục vụ huyện để tiếp nhận vốn từ Tài khoản dự án của huyện.

228. Mức trần tài khoản chỉ định: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, mức trần tài khoản chỉ định của BQLDA tỉnh Quảng Ngãi: 3.000.000 USD. 229. Cơ chế tài chính và chế độ kế toán áp dụng: Về cơ chế tài chính: Phần vốn vay NHTG đƣợc phân bổ theo cơ chế nhà nƣớc cấp phát toàn bộ từ NSTƢ, bổ sung có mục tiêu cho NSĐP. Phần vốn đối ứng của tỉnh bằng tiền thực hiện theo cơ chế NSTƢ hỗ trợ có mục tiêu cho tỉnh theo Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 và các văn bản có liên quan khác. Đối ứng bằng hiện vật gồm đóng góp của cộng đồng bằng nguyên vật liệu địa phƣơng và công lao động; của các thành viên tổ nhóm LEG về nguyên liệu tự tạo, một số khoản mục tự đầu tƣ cho đầu vào và công lao động. Về chế độ kế toán: Chế độ kế toán áp dụng chế độ hiện hành do Bộ Tài chính ban hành. Các thủ tục kế toán chi tiết sẽ đƣợc trình bày trong PIM. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, BĐPDA TƢ sẽ lựa chọn và sử dụng 1 phần mềm kế toán ngay trƣớc khi Dự án có hiệu lực để áp dụng thống nhất cho toàn Dự án. 230. Chế độ báo cáo tài chính: thực hiện theo Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ KH&ĐT về chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA; Thông tƣ số 27/2007/TT-BTC ngày 03/04/2007 hƣớng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc, và Thông tƣ số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án ODA, và các văn bản liên quan khác. 231. Cơ chế kiểm toán. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, Dự án áp dụng cơ chế kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. Nhƣ đã đề cập trong HP4 ở Chƣơng 2, kiểm toán nội bộ sẽ do Thanh tra Bộ KH&ĐT thực hiện ở cấp TƢ và Thanh tra Sở KH&ĐT thực hiện ở cấp địa phƣơng. Kiểm toán độc lập đƣợc thực hiên bởi một đơn vị tƣ vấn độc lập đƣợc BĐPDA TƢ tuyển chọn để cung cấp dịch vụ kiểm toán cho toàn Dự án. Kiểm soát chi: Các khoản chi tiêu của dự án sẽ đƣợc KBNN thực hiện kiểm soát chi trƣớc. Hồ sơ và thủ tục kiểm soát chi: thực hiện theo quy định tại Thông tƣ số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nƣớc hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung thay thế (nếu có). Chi tiết về quy trình kiểm soát chi đƣợc quy định trong PIM.

232.

Cơ chế giải ngân: Quy trình giải ngân sẽ đƣợc mô tả chi tiết PIM. Sơ đồ giải ngân theo các cấp đƣợc mô tả trong Phụ lục 10. Các nguyên tắc giải ngân của Dự án nhƣ sau:

233.

Tạm ứng theo kế hoạch từ Tài khoản chỉ định của tỉnh về Tài khoản dự án cấp huyện để huyện có thể chủ động trong kế hoạch chi tiêu và thanh toán ngay cho xã sau khi xã đã có hồ sơ đƣợc kiểm soát chi;

Tạm ứng vốn về Tài khoản dự án xã dựa trên kế hoạch đƣợc duyệt và hợp đồng đã ký. Vốn chuyển từ Tài khoản chỉ định BQLDA tỉnh về tài khoản BQLDA huyện và chuyển từ tài khoản BQLDA huyện về tài khoản BPT xã nhằm mục đích tạm ứng cho xã;

Thể chế hoá quy trình hoàn trả chứng từ từ huyện lên tỉnh nhằm không làm ảnh hƣởng đến tiến độ làm đơn xin bổ sung vốn;

Tăng cƣờng kiểm soát nội bộ nhằm đảm bảo việc tạm ứng theo hợp đồng đƣợc thực hiện đầy đủ; 71


Đối với hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng, quy định chi tiết về giải ngân sẽ đƣợc hƣớng dẫn trong PIM.

234. Cơ chế hoạt động trƣớc và tài trợ hồi tố: Về cơ chế hoạt động trước: do tiến độ làm các thủ tục tuyển chọn tƣ vấn quốc tế, tƣ vấn trong nƣớc trong nhiều dự án tại Việt Nam còn chậm so với yêu cầu chung cho nên tƣ vấn thƣờng vào làm việc muộn so với thiết kế dự án, dẫn tới tình trạng hiệu quả sử dụng tƣ vấn không cao, lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, nhiều hoạt động nhƣ đào tạo, tƣ vấn cá nhân cũng cần phải đƣợc thực hiện trƣớc để chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai dự án một cách hiệu quả ngay sau khi khoản vay có hiệu lực. Chính vì thế, theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, cơ chế „hoạt động trƣớc‟ đƣợc áp dụng trong Dự án cho một số hoạt động nhƣ sau: 

Làm thủ tục tuyển dụng tƣ vấn hỗ trợ thực hiện Dự án và tƣ vấn GS&ĐG theo quá trình.

Tập huấn NCNL cho đội ngũ cán bộ QLDA các cấp về thủ tục quản lý tài chính và giải ngân, thủ tục đấu thầu mua sắm của NHTG;

Cập nhật, cài đặt và hƣớng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm kế toán máy;

Một số dịch vụ tƣ vấn cá nhân (bao gồm cả chi phí cho Hƣớng dẫn viên cộng đồng).

235. Về tài trợ hồi tố: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, các vấn đề liên quan đến tài trợ hồi tố không phát sinh ở cấp tỉnh.

V. Quản lý đấu thầu 236. Các văn bản pháp lý liên quan đến việc đấu thầu các hoạt động của Dự án gồm: (i) Hiệp định tài trợ (FA); (ii) Các hƣớng dẫn hiện hành của NHTG về tuyển chọn tƣ vấn, mua sắm hàng hóa và xây lắp công trình; (iii) Luật Đấu thầu của Việt Nam và các văn bản hƣớng dẫn dƣới Luật của Chính phủ và các cơ quan thuộc Chính phủ; (iv) Kế hoạch thực hiện Dự án, kế hoạch tài chính và kế hoạch đấu thầu đã đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. 237. Việc tuyển chọn tƣ vấn và đấu thầu hàng hóa, dịch vụ tƣ vấn, xây lắp công trình liên quan nhiều thủ tục khác nhau về quy mô và đặc điểm. Đối với các hợp đồng sử dụng một phần vốn hoặc toàn bộ vốn tài trợ của NHTG, BQLDA các cấp phải sử dụng thủ tục đấu thầu thích hợp theo quy định của Hƣớng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA (5/2004, sửa đổi 10/2006, và 2011) và Hƣớng dẫn về tuyển chọn và sử dụng tƣ vấn bởi bên vay của NHTG (5/2004, sửa đổi 10/2006, và 2011). Các hợp đồng sử dụng 100% vố n đố i ƣ́ng của Chính phủ Việt Nam thì công tác đấ u thầ u các gói thầu thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam . Tuy nhiên, BQLDA các cấp vẫn phải tuân thủ theo các quy định về trình duyệt kế hoạch đấu thầu, báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và trình duyệt hợp đồng (nếu đấu thầu quốc tế) theo các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam đƣợc quy định tại Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005; Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Quy trình đấu thầu đƣợc tiến hành trong khuôn khổ Dự án cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: 

Kinh tế và hiệu quả

Minh bạch

Các nhà thầu/tƣ vấn hợp lệ sẽ có cơ hội cạnh tranh

Khuyến khích cộng đồng tham gia các gói thầu thuộc HP1

238. Xây dựng kế hoạch đấu thầu. Về Kế hoạch đấu thầu 18 tháng của Dự án: đƣợc xây dựng dựa trên Kế hoạch 18 tháng của Báo cáo NCKT này. Kế hoạch đấu thầu 18 tháng trong Phụ lục 5 phải đƣợc NHTG xem xét trƣớc và thông qua trong quá trình thẩm định Dự án và làm cơ sở cho triển khai các hoạt động của Dự án trong giai đoạn đầu tiên. Tháng 12/2014, sau khi kết thúc quy trình lập kế hoạch đầu tiên của Dự án, Kế hoạch đấu thầu 18 tháng sẽ đƣợc cập nhật và thay bằng Kế hoạch đấu thầu 2015. Về kế hoạch đấu thầu hàng năm: Kế hoạch đấu thầu hàng năm đƣợc xây dựng trên cơ sở Kế hoạch năm của Dự án đƣợc xây dựng theo quy trình lập kế hoạch. Kế hoạch đấu thầu hàng năm của từng tỉnh dự án và BĐPDA TƢ sẽ đƣợc NHTG thực hiện kiểm tra trƣớc và có thƣ không phản đối thì mới có hiệu lực. Kế hoạch đấu thầu đƣợc lập tuân thủ theo quy định của NHTG (hƣớng dẫn chi tiết sẽ đƣợc quy định tại PIM).

72


239. Ngƣỡng đấu thầu. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, trong quá trình chuẩn bị kế hoạch mua sắm đấu thầu, các ngƣỡng mua sắm đấu thầu dƣới đây sẽ đƣợc áp dụng để lập kế hoạch (xem Bảng 3.2). Lƣy ý rằng các ngƣỡng này là quy định vào thời điểm lập Báo cáo NCKT và có thể sẽ đƣợc sửa đổi trong quá trình đàm phán Hiệp định tài trợ hoặc trong quá trình triển khai thực hiện Dự án. Bảng 3.2 Ngƣỡng đấu thầu với dịch vụ tƣ vấn, hàng hóa và xây lắp Loại hình đấu thầu cho

Giá trị mỗi hợp đồng

Phƣơng thức đấu thầu Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng và chi phí (QCBS-Quality Cost Based Selection); Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng (QBS – Quality Based Selection);

< 300.000 USD

Tuyển chọn dựa theo ngân sách cố định (FBS – Fixed Budget Selection); Tuyển chọn dựa trên chi phí thấp nhất ( LCS - Least Cost Selection); Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng tƣ vấn (CQS- Selection Based on Consultant's Qualification)

Dịch vụ tƣ vấn

Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng và chi phí (QCBS-Quality Cost Based Selection); ≥300.000 USD

Tuyển chọn dựa trên chất lƣợng (QBS – Quality Based Selection); Tuyển chọn dựa theo ngân sách cố định (FBS – Fixed Budget Selection); Tuyển chọn dựa trên chi phí thấp nhất ( LCS - Least Cost Selection)

≥ 1.000.000 USD Mua sắm hàng hoá

Xây lắp

Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB – International Competitive Bidding)

< 1.000.000 USD

Đấu thầu cạnh tranh trong nƣớc (NCB-National Competitive Bidding)

< 100.000 USD

Mua sắm

≥ 10.000.000 USD

Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB – International Competitive Bidding)

< 10.000.000 USD

Đấu thầu cạnh tranh trong nƣớc (NCB-National Competitive Bidding)

< 200.000 USD

Mua sắm

240. Quản lý đấu thầu. Thủ tục đấu thầu thực hiện theo (i) Nội dung Hiệp định tài trợ Chính phủ Việt nam sẽ ký với NHTG, (ii) Hƣớng dẫn liên quan đến đấu thầu của NHTG, (iii) Luật đấu thầu của Chính phủ Việt Nam đối với những mục chƣa nêu trong Hiệp định tài trợ. Trong quá trình thực hiện, nếu một số gói thầu khi thực hiện khảo sát thiết kế kỹ thuật chi tiết có quy mô và dự toán vƣợt ngƣỡng thầu và hình thức đầu thầu đã đƣợc phê duyệt thì cần xây dựng lại Kế hoạch đấu thầu trình Bộ KH&ĐT và NHTG (đối với Kế hoạch Đấu thầu của BĐPDA TƢ); trình BĐPDA TƢ và NHTG (đối với Kế hoạch Đấu thầu cấp tỉnh) xin thƣ không phản đối trƣớc khi tiến hành tiến hành tổ chức các bƣớc tiếp theo. Chủ đầu tƣ có trách nhiệm phê duyệt kết quả đấu thầu trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đƣợc giao. 241. Kiểm tra của NHTG đối với các gói thầu: hình thức kiểm tra của NHTG tƣơng ứng với từng ngƣỡng đấu thầu đƣợc thể hiện chi tiết ở trong Bảng 3.3 dƣới đây. Bảng 3.3 Hình thức xét duyệt của NHTG Loại gói thầu

Giá trị mỗi hợp đồng < 300.000 USD

Dịch vụ tƣ vấn

Hình thức xét duyệt của NHTG Xét duyệt trước:Tất cả các HĐ đầu tiên với doanh nghiệp dƣới bất cứ phƣơng thức mua sắm cạnh tranh nào và giá trị bao nhiêu. Xét duyệt trước: Riêng HĐ với doanh nghiệp đề xuất phƣơng thức Lựa chọn nguồn duy nhất (SSS – Single Source Selection), mức giá trị xem xét là 50.000 USD

≥300.000 USD

Xét duyệt trước: HĐ với cá nhân đề xuất phƣơng thức Lựa chọn thầu Tƣ vấn Cá nhân (IC – Individual Consultant selection procedure), mức giá trị xem xét là 20.000 USD Kiểm toán toàn bộ các HĐ

73


Mua sắm hàng hoá

≥ 1.000.000 USD

Xét duyệt trước: Tất cả các HĐ

< 1.000.000 USD

Xét duyệt trước: HĐ đầu tiên

< 100.000 USD

Xét duyệt sau

-

Xây lắp

Xét duyệt trước: Tất cả các HĐ áp dụng phƣơng thức Hợp đồng chỉ định trực tiếp (DC – Direct Contracting)

≥ 10.000.000 USD

Xét duyệt trước: Tất cả các HĐ

< 10.000.000 USD

Xét duyệt trước: HĐ đầu tiên

< 200.000 USD

Xét duyệt sau

-

Xét duyệt trước: Tất cả các HĐ áp dụng phƣơng thức Hợp đồng chỉ định trực tiếp (DC – Direct Contracting)

VI. Minh bạch và phòng chống tham nhũng 242. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, Kế hoạch tăng cƣờng minh bạch và phòng chống tham nhũng (PCTN) trong Dự án bao gồm các nhóm biện pháp nhƣ sau (những hành động cụ thể thuộc từng nhóm giải pháp đƣợc chi tiết trong Phụ lục 12): 

Nhóm 1: Tăng cƣờng kiểm soát qui trình đặc thù cho các giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế, đấu thầu mua sắm và thực hiện bởi những giai đoạn này đều có các rủi ro tham nhũng điển hình nên cần có các biện pháp giảm thiểu rủi ro tƣơng ứng.

Nhóm 2: Tăng cƣờng các biện pháp kiểm tra, giám sát và thực thi nói chung nhƣ (i) đánh giá độc lập, (ii) kiểm toán độc lập, (iii) cơ chế báo cáo, khiếu nại và xử lý khiếu nại đáng tin cậy, (iv) hỗ trợ và giám sát của NHTG; (v) hỗ trợ của chính quyền địa phƣơng. Các biện pháp này sẽ bổ trợ cho các biện pháp thuộc Nhóm 1.

Nhóm 3: Là nhóm các biện pháp bổ trợ nhằm nâng cao nhận thức/năng lực và tăng cƣờng cam kết của các bên tham gia Dự án cũng nhƣ tăng cƣờng tính minh bạch trong QLDA

.

74


Chƣơng 4: Giám sát và Đánh giá Dự án I. Khung kết quả của Dự án 243. Khung kết quả của Dự án: Bảng 4.1 dƣới đây trình bày Khung Kết quả dự kiến của Dự án. Bên cạnh Mục tiêu Phát triển (PDO) của Dự án, từng Hợp phần của Dự án có các mục tiêu cụ thể (còn gọi là mục tiêu trung gian). Khung Kết của của Dự án đƣa ra các chỉ số đƣợc lựa chọn để có thể đo lƣờng kết quả thực hiện PDO và các mục tiêu trung gian của Dự án. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, căn cứ vào thống nhất giữa Bộ KH&ĐT, NHTG, và các tỉnh dự án, Khung Kết quả dự kiến của Dự án gồm 13 chỉ số. Để phục vụ cho việc theo dõi và đo lƣờng kế quả, thông tin cần thiết để tính toán các chỉ số này sẽ đƣợc thu thập trong hệ thống GS&ĐG của Dự án (thông tin đầy đủ về Khung Kết quả đƣợc đƣa ra trong Phụ lục 13). Bảng 4.1: Khung kết quả của Dự án Chỉ số/Chỉ tiêu

Chuỗi kết quả (các cấp mục tiêu) Mục tiêu phát triển của Dự án “Nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế ở các xã nghèo trong vùng dự án”.

Hợp phần 1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn/bản

Số ngƣời hƣởng lợi trực tiếp từ Dự án GNKVTN*

Tỷ lệ phần trăm ngƣời dân hài lòng với các hỗ trợ của Dự án

% thay đổi trong chi tiêu tiêu dùng lƣơng thực và phi lƣơng thực của các hộ nghèo

Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong tiếp cận các loại hình dịch vụ, tiện ích và cơ sở hạ tầng của các hộ nghèo.

Chỉ số so sánh giữa mục tiêu lập kế hoạch hàng năm và kết quả thực tế đạt đƣợc: o

Số Km đƣờng thực tệ đƣợc nâng cấp/sửa chữa

o

Chiều dài (mét) hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu đƣợc nâng cấp/sửa chữa

o

Số cây cầu đƣợc sửa chữa/xây mới;

o

Hệ thống nƣớc sạch đƣợc xây mới (giếng khoan, hệ thống nƣớc tự chảy, v.v);

o

Số lớp học (hoặc các công trình hạ tầng xã hội khác) đƣợc xây mới/nâng cấp.

Tỷ lệ phần trăm công trình cơ sở hạ tầng do ngƣời nghèo đề xuất đƣợc thực hiện;

Tỷ lệ phần trăm gia tăng sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định lựa chọn các công trình tại địa phƣơng.

Số nhóm LEGs đƣợc thành lập và đi vào hoạt động

Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong tài sản và công cụ phục vụ sản xuất của các hộ thành viên LEG

Tỷ lệ phần trăm thay đổi trong mức độ đa dạng hóa thức ăn của các hộ nghèo

Hợp phần 3: Phát triển CSHT kết nối cấp huyện, NCNL và truyền thông

Tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số cơ sở hạ tầng kết nối

Số lƣợt ngƣời đƣợc đào tạo từ dự án (và số ngày-ngƣời đào tạo từ dự án)

Hợp phần 4: Quản lý Dự án

Tỷ lệ phần trăm các hoạt động đấu thầu bị chậm so với kế hoạch đấu thầu đề ra

Hợp phần 2: Phát triển sinh kế bền vững

244. Đo lường các chỉ số của Khung kết quả. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, về cơ bản, Hệ thống GS&ĐG của Dự án sẽ theo dõi thông tin về hai loại chỉ số chính là (i) các chỉ số về đầu ra –thể hiện tiến độ các hoạt động của Dự án; và (ii) các chỉ số kết quả và tác động của Dự án – thể hiện những thay đổi mà các hoạt động của Dự án mang lại cho đối tƣợng hƣởng lợi. Khung Kết quả ở trên bao gồm một số chỉ số đầu ra (ví dụ: số nhóm LEG đƣợc thành lập và đi vào hoạt động) và các chỉ số kết quả (ví dụ: tỷ lệ % công trình CSHT do ngƣời nghèo đề xuất đƣợc thực hiện) và tác động (ví dụ: thay 50 đổi trong chi tiêu lƣơng thực và phi lƣơng thực của hộ nghèo). Các chỉ số trong Khung Kết quả ở

50

Việc đƣa các một số chỉ số đầu ra vào Khung Kết quả có thể là một vấn đề cân nhắc thêm vì rõ ràng chỉ số đầu ra không thể hiện kết quả của Dự án. Tuy nhiên, cách thức xây dựng Khung Kết quả có sự kết hợp cả giữa chỉ

75


trên chỉ là một phần trong số những chỉ số mà Hệ thống GS&ĐG của Dự án theo dõi thông tin. Chi tiết về nguồn thông tin và cách tính toán từng chỉ số đƣợc mô tả trong PIM. Lƣu ý rằng bên cạnh giá trị trung bình của những chỉ số tính trên toàn vùng dự án, các chỉ số trong Khung kết quả sẽ đƣợc tính toán theo nhóm dân tộc (các nhóm dân tộc so với nhóm Kinh), giới (nam so với nữ), và tình trạng nghèo (nghèo so với không nghèo) khi có thể. 245. Sử dụng Khung kết quả trong QLDA. Các chỉ số trong khung kết quả sẽ đƣợc thiết lập vào đầu kỳ (trƣớc khi thực hiện Dự án) và cập nhật vào thời điểm cuối quý 4 hàng năm. Các chỉ số này sẽ đƣợc giám sát để theo dõi kết quả thực hiện Dự án; so sánh với mục tiêu của Dự án để đánh giá kết quả thực hiện Dự án hàng năm và lũy kế. Nếu các chỉ số kết quả cho thấy một hoặc một số mục tiêu của Dự án có thể không đạt đƣợc thì BĐPDA TƢ sẽ chỉ đạo BQLDA các cấp cùng tìm nguyên nhân và các biện pháp để đảm bảo Dự án đạt đƣợc các mục tiêu đề ra. Đây cũng là những chỉ số mà BĐPDA TƢ báo cáo với NHTG và Bộ KH&ĐT về kết quả của Dự án. 246. Khung đánh giá tác động của Dự án: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, đánh giá tác động của Dự án đối với đối tƣợng hƣởng lợi là một công việc phức tạp vì những thay đổi trong điều kiện sống của các hộ hƣởng lợi là những biến số quan sát đƣợc thì liệu điều kiện sống của các hộ hƣởng lợi thay đổi nhƣ thế nào khi không có Dự án lại là những biến số không quan sát đƣợc. Trong khi đó, tại địa bàn vùng dự án còn có một số nhiều chƣơng trình/dự án khác đang thực hiện (và sẽ có thể còn có một số chƣơng trình/dự án đi vào thực hiện trong thời gian tới). Vì vậy, những cải thiện đối với đời sống các hộ hƣởng lợi có thể không phải chỉ là riêng Dự án mang lại mà còn do nhiều tác động khác nữa. Để giải quyết khó khăn này, Dự án sẽ xây dựng khung đánh giá tác động gồm hai nhóm xã là nhóm hƣởng lợi (treatment) và nhóm đối chứng (control). Nhóm đối chứng là nhóm đƣợc chọn từ các xã không thuộc phạm vi can thiệp của Dự án nhƣng có những đặc điểm tƣơng đồng nhất có thể so với các xã hƣởng lợi. Dự án sẽ theo dõi các chỉ số kết quả và tác động ở cả hai nhóm để tìm ra tác động của Dự án đối với các đối tƣợng hƣởng lợi. Khi BĐPDA TƢ thuê tuyển tƣ vấn để thực hiện Khảo sát Đầu kỳ, các vấn đề liên quan nhƣ cỡ mẫu, cách thức lựa chọn xã đối chứng sẽ đƣợc thống nhất để làm cơ sở cho việc thu thập thông tin tại Khảo sát Đầu kỳ. Khi Dự án kết thúc, Khảo sát Cuối kỳ sẽ đƣợc thực hiện lặp lại với mẫu khảo sát này để cung cấp thông tin cho đánh giá tác động cuối kỳ của Dự án.

II. Hệ thống Giám sát và Đánh giá 247. Hai nhóm thông tin của Hệ thống GS&ĐG: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, hệ thống GS&ĐG của Dự án có hai nhóm thông tin chính. (i) Hệ thống Thông tin Quản lý (Management Information System) gồm các thông tin đƣợc thu thập theo biểu mẫu định kỳ thu thập các thông tin về hoạt động của Dự án. (ii) Các thông tin đƣợc thu thập độc lập (externally collected data) gồm các cuộc Khảo sát Đầu kỳ, Giữa kỳ, và Cuối kỳ, các báo cáo của Đoàn Giám sát hàng năm, thông tin thu thập từ các công cụ khác nhƣ Sách Ảnh (Photo Story Book); Thay đổi Quan trọng nhất (Most Significant Changes); Các hoạt động đánh giá theo chủ đề (thematic light study) về vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với kết quả thực hiện Dự án nhƣng lại chƣa có nhiều thông tin để Dự án có chiến lƣợc giải quyết phù hợp. Khung cơ bản của Hệ thống GS&ĐG đƣợc mô tả trong Hình 4.1 dƣới đây. Hình 4.1 Khung của Hệ thống Giám sát và Đánh giá

Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS)

Dữ liệu thu thập độc lập

Các biểu mẫu thu thập thông tin định kỳ

Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ

Các báo cáo của Dự án

Sách Ảnh Thay đổi Quan trọng nhất Nghiên cứu theo chủ đề

số đầu ra và chỉ số kết quả là một thực hành phổ biến trong nhiều dự án tƣơng tự của NHTG. Vì vậy, Báo cáo này cũng sử dụng cách thức tiếp cận tƣơng tự.

76


248. Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS): Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, các thông tin thuộc hệ thống MIS đƣợc thu thập trên cơ sở hệ thống các mẫu biểu số liệu theo quy định của Dự án. 249. Các biểu mẫu GS&ĐG: gồm mẫu biểu cấp xã thu thập và gửi cấp huyện; cấp huyện tổng hợp và gửi cấp tỉnh; cấp tỉnh tổng hợp và gửi cấp TƢ. Hệ thống các biểu mẫu và định kỳ thu thập sẽ đƣợc xây dựng dựa trên Hệ thống AMT theo Quyết định 803/2007/QĐ-BKH, ngày 30/7/2007 của Bộ KH&ĐT về chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA. Chi tiết về hệ thống biểu mẫu báo cáo của Dự án sẽ đƣợc mô tả trong PIM kèm theo hƣớng dẫn cụ thể về thu thập số liệu đối với từng biểu mẫu. Theo dự kiến, hệ thống MIS của Dự án sẽ đƣợc máy tính hóa từ cấp huyện lên đến cấp TƢ. Riêng cấp xã thì phụ thuộc vào năng lực của cán bộ xã mà trong quá trình xây dựng hệ 51 thống MIS sẽ quyết định có máy tính hóa đến cấp xã hay không. 250. Các Báo cáo GS&ĐG định kỳ. Những Báo cáo GS&ĐG đƣợc BQLDA các cấp lập trên cơ sở khai thác các thông tin theo biểu mẫu báo cáo số liệu và các nguồn thông tin phù hợp khác. Các Báo cáo GS&ĐG đƣợc đƣợc BQLDA cấp dƣới lập và trình BQLDA cấp trên theo định kỳ hàng quý và năm. Riêng báo cáo do BĐPDA TƢ xây dựng và trình Bộ KH&ĐT và NHTG thì chỉ thực hiện theo năm. Mẫu báo cáo GS&ĐG đƣợc quy định trong PIM. 251. Thông tin thu thập độc lập: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, các cuộc Điều tra Đầu kỳ, Giữa kỳ, và Điều tra Cuối kỳ sẽ do BĐPDA TƢ thuê tuyển tƣ vấn để thực hiện để đảm bảo tính khách quan và chất lƣợng số liệu. Đối với các công cụ nhƣ Sách Ảnh và Thay đổi Quan trọng nhất thì đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp, dƣới sự chủ trì của cán bộ GS&ĐG chuyên trách và hỗ trợ của cán bộ CF có thể thực hiện sau khi đƣợc tập huấn để nắm vững về cách thức triển khai. Đối với các nghiên cứu theo chủ đề, tùy thuộc vào thực tế triển khai, BĐPDA TƢ sẽ xác định các chủ đề cần thiết phải nghiên cứu sâu. Ví dụ nhƣ nếu trong năm đầu tiên triển khai thực hiện, có một số dấu hiệu cho thấy nhóm các tổ nhóm LEG phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong tập hợp sự tham gia và triển khai các hoạt động trong gói ANLT&DD. Để tìm ra nguyên nhân và tháo gỡ khó khăn này, BĐPDA TƢ sẽ xây dựng Điều khoản Tham chiếu để thuê tuyển tƣ vấn thực hiện nghiên cứu sâu về chủ đề này để giúp cho quá trình ra quyết định. 252. Các hoạt động giám sát khác ngoài Hệ thống GS&ĐG. Ngoài Hệ thống GS&ĐG, theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, công tác quản lý dự án còn có một số nội dung cần giám sát khác nhƣ đấu thầu mua sắm, quản lý tài chính, các vấn đề về môi trƣờng, xã hội. Cụ thể: 253. Giám sát việc tuân thủ chính sách an toàn xã hội: BĐPDA TƢ sẽ có cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi chính sách an toàn xã hội và môi trƣờng. Nhóm HTKT cho BĐPDA TƢ sẽ có vị trí chuyên gia về an toàn xã hội và môi trƣờng để giám sát việc thực hiện công tác đền bù và phục hồi cuộc sống của những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi Dự án và kế hoạch quản lý môi trƣờng. Nếu cần thiết, BĐPDA TƢ có thể cân nhắc việc thuê tuyển thêm một đơn vị tƣ vấn độc lập thực hiện công tác này. 254. Giám sát của NHTG. NHTG sẽ tiến hành giám sát các hoạt động của Dự án trong suốt quá trình thực hiện Dự án thông qua: 

Các báo cáo của Dự án, báo cáo của tƣ vấn độc lập, báo cáo kiểm toán;

Thủ tục xem xét trƣớc hoặc sau đối với các gói thầu;

Tổ chức (chủ trì) các đoàn giám sát hàng năm đến các tỉnh dự án;

Phối hợp của với BĐPDA TƢ thực hiện đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ.

III. Đảm bảo An toàn xã hội 255. Song song với quá trình xây dựng Báo cáo NCKT này, BCB DA TƢ đã chỉ đạo hoạt động độc lập “Đánh giá Tác động Xã hội của Dự án GNKVTN”. Báo cáo này đƣợc phát triển theo chính sách của NHTG về Dân tộc thiểu số (OP4.10) và Tái định cƣ bắt buộc (OP4.12). Về cơ bản, Báo cáo này xác định đặc điểm của các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng có rủi ro bị “lề hóa” (marginalized) trong quá trình thực hiện Dự án; xác định các đối tƣợng liên quan ảnh hƣởng đến kết quả thực hiện Dự án; và

51

NHTG dự kiến hỗ trợ Dự án xây dựng hệ thống MIS thống nhất. Tại thời điểm lập Báo cáo NCKT, chƣa có các trao đổi chi tiết và thống nhất giữa BCBDA TƢ và NHTG nên tạm thời khả năng này chƣa đƣợc phân tích khi mô tả hệ thống GS&ĐG.

77


trên cơ sở đó, đƣa ra các khuyến nghị về chiến lƣợc, chính sách để đảm bảo các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng tham gia một cách đầy đủ, và hƣởng lợi một cách tích cực từ các hoạt động của Dự án (xem chi tiết trong Báo cáo “Đánh giá tác động Xã hội của Dự án GNKVTN”). Trong mục này, Báo cáo NCKT chỉ tổng kết một số nét khái quát về các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng, những rủi ro bị tác động từ các can thiệp của Dự án, và chiến lƣợc của Dự án nhằm đẩm bảo an toàn xã hội. 256. Các nhóm dễ bị tổn thƣơng trong vùng dự án. Dự án GNKVTN tại tỉnh Quảng Ngãi can thiệp vào vùng dự án gồm 3 huyện Ba Tơ, Sơn Hà, và Sơn Tây là những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình của tỉnh (xem thêm Chƣơng 1). Trong vùng dự án, Báo cáo “Đánh giá tác động Xã hội của Dự án GNKVTN” xác định đối tƣởng hƣởng lợi là nhóm dễ bị tổn thƣơng nên đƣợc ƣu tiên đầu tƣ (nhóm hộ thụ hƣởng ƣu tiên của Dự án). Nhóm ƣu tiên này gồm (i) các hộ nghèo nhất; (ii) hộ nghèo dân tộc thiểu số (cả bản địa và di cƣ đến); và (iii) phụ nữ, đặc biệt là các hộ có chủ hộ là nữ. Hình 4.2 dƣới đây mô tả tỷ trọng của nhóm hƣởng lợi ƣu tiên trong vùng dự án tại tỉnh Quảng Ngãi (so sánh với các tỉnh khác) trên tổng số đối tƣợng hƣởng lợi của Dự án. Các nhóm khác dù không là đối tƣợng ƣu tiên hỗ trợ (vì tính tổn thƣơng thấp hơn) tại Quảng Ngãi nhƣng vẫn hƣởng lợi từ Dự án chiếm 44% trên tổng đối tƣợng dự kiến hƣởng lợi. Nhóm này gồm những ngƣời dân vùng dự án nói chung, đƣợc hƣởng lợi từ các công trình CSHT cấp xã nhƣ đƣờng giao thông hay công trình CSHT kết nối cấp huyện. Ngoài ra, cũng nằm trong nhóm chiếm tỷ trọng 44% này là những đối tƣợng hộ có điều kiện kinh tế khá, có kinh nghiệm làm ăn, có thể hỗ trợ, hợp tác, chuyển giao kỹ thuật và hƣớng dẫn lại cho hộ nghèo, khó khăn hơn. Sự tham gia của nhóm này trong Dự án cũng là một giải pháp mang tính cộng đồng, phát huy tính tƣơng trợ giữa các hộ dân, nhằm tăng tác động tích cực đến 52 nhóm hộ dễ tổn thƣơng trong vùng Dự án tại Quảng Ngãi. Hình 4.2: Đối tƣợng thụ hƣởng dễ bị tổn thƣơng trong vùng dự án 2011 (ĐVT: %) 100% 22 80%

44

50

50

64

70

36

30

Đăk Lăk

Đăk Nông

60% 40%

78 56

50

20%

50

0% Quảng Nam

Quảng Ngãi

Kon Tum

Gia Lai

Hộ hƣởng lợi dễ bị tổn thƣơng

Hộ hƣởng lợi khác

Nguồn: theo Báo cáo NCKT cấp TƯ Ghi chú: số liệu của các tỉnh khác vẫn thể hiện trong đồ thị ở trên để tiện so sánh

Hình 4.3: Tỷ lệ hộ nghèo của các nhóm dân tộc trong vùng dự án (ĐVT:%) 100

85 77

80

61

57

60 40

73

71

68 59 51 48

48

51

37 30

24

25 17

11

20 0 Quảng Nam

Quảng Ngãi

Kon Tum Kinh

DT bản địa

Gia Lai

Đăk Lăk

Đăk Nông

DT khác

52

Lƣu ý rằng dữ liệu định lƣợng về đời sống hộ gia đình ở cấp huyện và xã thƣờng chỉ có dữ liệu chung chứ không phân chia chi tiết theo phân loại hộ nghèo, theo các nhóm dân tộc. Vì vậy, những đặc tính ở dƣới đây chủ yếu mang tính định tính trên cơ sở khảo sát tại vùng dự án trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT. Các phân tích chi tiết có thể tham khảo trong Báo cáo độc lập “Báo cáo Đánh giá Tác động Xã hội của Dự án GNKVTN”.

78


Nguồn: Báo cáo “Đánh giá Tác động Xã hội của Dự án GNKVTN” Ghi chú: thuật ngữ “DT bản địa” ở đây là thuật ngữ dùng chung để có tiện so sánh với các tỉnh dự án khác. Tại 3 huyện dự án của Quảng Ngãi, dân tộc thiểu số di cư đến là không đáng kể nên chủ yếu đồng bào dân tộc thiểu số đều là các nhóm đã cư trú lâu đời gồm nhóm H‟rê (chiếm 76%), nhóm Ca Dong (tên gọi khác của Xơ Đăng) chiếm 12%.

257. Nhóm hộ nghèo nhất: Đây là các nhóm có điều kiện kinh tế khó khăn nhất trong vùng dự án. Tại các huyện dự án, các hộ nghèo nhất này thuộc đủ thành phần dân tộc nhƣng chủ yếu vẫn là các hộ dân tộc thiểu số. Số liệu trong Hình 4.3 cho thấy tƣơng tự nhƣ vùng dự án ở các tỉnh khác, tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc thiểu số nói chung cao hơn rất đáng kể so với nhóm hộ dân tộc Kinh. Nhóm dân tộc H‟rê chiếm gần 76% tổng dân số vùng dự án là nhóm đã cƣ trú lâu đời tại các huyện dự án của Quảng Ngãi. Bên cạnh đó, nhóm Ca Dong chiếm khoảng 12% tổng dân số nhƣng có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn đáng kể (khoảng hơn 70%). Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo của các hộ dân tộc Kinh trong vùng dự án chỉ là 30%. 258. Nhóm phụ nữ: Phụ nữ trong các hộ nghèo là những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong vùng dự án, không kể đến thành phần dân tộc. Với phụ nữ, gánh nặng trong các công việc gia đình và sự tham gia hạn chế vào các hoạt động cộng đồng là những vấn đề phổ biến. Trong những năm qua, có nhiều can thiệp thông qua các chƣơng trình/dự án khác nhau nhằm giúp nâng cao vị thế và đảm bảo tiếng nói và cơ hội cho phụ nữ. Với phụ nữ thuộc nhóm dân tộc Ca Dong (tên gọi của ngƣời Xơ Đăng tại địa phƣơng) theo chế độ mẫu quyền thì phụ nữ vẫn có những thiệt thòi vì vừa phải gánh vác công việc nặng nhọc, vừa phải đảm đƣơng các công việc gia đình. 259. Những rủi ro đối với các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng. Với những nhóm hƣởng lợi thuộc diện dễ bị tổn thƣơng, có những rủi ro sau đây sẽ hạn chế khả năng tham gia và hƣởng lợi của họ từ những hoạt động của Dự án. Những rủi ro này có thể đƣợc mô tả sơ bộ dƣới đây. 260. Tham gia hạn chế vào quá trình tham vấn, lập kế hoạch Dự án: Ở khía cạnh này, kết quả khảo sát ghi nhận một số rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể: 

Thông tin về sự tham gia không được đầy đủ: họp thôn bản thƣờng đƣợc thông báo trƣớc nhƣng nội dung cụ thể thì không rõ ràng nên ngƣời dân thƣờng không có sự chuẩn bị khi đến tham gia. Các hoạt động chuẩn bị theo kiểu đánh giá nhanh (PRA) để xác định những khó khăn và thách thức không đƣợc chuẩn bị tốt ở cấp thôn bản nên thông tin để phục vụ thảo luận thƣờng không đƣợc chuẩn bị đầy đủ.

Ngôn ngữ sử dụng trong thảo luận: tại các cuộc họp thôn có sự tham gia, ngôn ngữ chính sử dụng thƣờng là tiếng phổ thông. Vì vậy, trong nhiều trƣờng hợp bà con thảo luận bằng tiếng dân tộc sau đó cử ngƣời tóm tắt nội dung thảo luận bằng tiếng Kinh. Điều này có thể do bà con không sử dụng thành thạo tiếng phổ thông hoặc do tập quán văn hóa. Việc này phần nào hạn chế kết quả của thảo luận trong các cuộc họp thôn bản có sự tham gia.

Năng lực thúc đẩy của cán bộ xã/thôn bản: họp thôn có sự tham gia đòi hỏi kỹ năng tổ chức, khả năng thúc đẩy và điều phối thảo luận nhƣng đây còn là điểm yếu của phần lớn đội ngũ cán bộ xã. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát ghi nhận khá nhiều ý kiến từ cán bộ xã cho rằng vì đồng bào dân tộc thiểu số thƣờng có trình độ học vấn thấp, tâm lý ngại giao tiếp, lại không thông thạo tiếng phổ thông khó có thể đóng góp đƣợc nhiều ý kiến trong các cuộc họp thôn. Những định kiến dạng này có thể ảnh hƣởng đến cách thức tổ chức và điều hành những cuộc họp thôn có thể sẽ theo hƣớng không coi trọng sự tham gia và ý kiến của các hộ nghèo dân tộc thiểu số.

Sự kết hợp của những yếu tố ở trên dẫn đến rủi ro là các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng có thể tham gia một cách hạn chế và/hoặc bị động trong quá trình lập kế hoạch dự án. Do đó, nếu Dự án không có chiến lƣợc can thiệp phù hợp thì có rủi ro là các ƣu tiên đầu tƣ và hoạt động đƣợc xác định trong kế hoạch sẽ không phản ánh đƣợc nguyện vọng của những đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng.

261. Khả năng hưởng lợi từ các can thiệp của Dự án: Mức độ hƣởng lợi của các đối tƣợng hƣởng lợi từ các hoạt động của Dự án phụ thuộc chủ yếu vào khả năng và sự tích cực tham gia của chính các hộ hƣởng lợi vào các hoạt động của Dự án. Ở khía cạnh này, có thể có một số rủi ro sau đây: 

Tham gia hạn chế trong các công việc được trả công từ các dự án đầu tư CSHT: theo thiết kế của Dự án, các công trình CSHT đƣợc đầu tƣ theo hƣớng ƣu tiên sự tham gia của lao động tại chỗ trong các công việc phù hợp. Tuy nhiên, ngay cả khi yêu cầu này đƣợc đảm bảo đầy đủ thì vẫn có khả năng các hộ dễ bị tổn thƣơng nhất không đƣợc tham gia/hoặc chỉ 79


tham gia hạn chế vì định kiến của một số nhà thầu cho rằng (i) thuê nhân công từ những hộ nghèo nhất, hộ dân tộc thiểu số bản địa sẽ khó khăn trong đào tạo vì e ngại trình độ học vấn thấp; (ii) quan ngại về tính kỷ luật của lao động dân tộc thiểu số (cho rằng họ thƣờng không đúng giờ, ít đúng hẹn, đang thi công nhƣng có việc nhà, việc thôn bản là bỏ...). Đây là những định kiến khá phổ biến ghi nhận đƣợc khi phỏng vấn một số nhà thầu xây lắp tại địa bàn 53 vùng dự án. 

Tham gia hạn chế trong các hoạt động hỗ trợ sinh kế: HP2 của Dự án đƣa ra các mô hình hỗ trợ sinh kế theo ba nhóm (ANLT&DD, đa dạng hóa thu nhập, và kết nối thị trƣờng) để cung cấp một danh mục “mở” với nhiều khả năng và lựa chọn cho các loại nhóm hộ hƣởng lợi. Kết quả khảo sát vùng dự án gợi ý một số rủi ro ảnh hƣởng đến khả năng hƣởng lợi của các hộ dễ bị tổn thƣơng, gồm: o Hộ thiếu đất sản xuất nên khó có thể áp dụng đƣợc mô hình canh tác của Dự án: nguy cơ này có thể xảy ra với các hộ nghèo nhất chỉ có diện tích đất canh tác nhỏ, kém mầu mỡ, không phù hợp với yêu cầu của nhiều loại cây trồng. Ngoài ra, một số hộ di cƣ tự do mới đến có khó khăn về tiếp cận đất sản xuất cũng sẽ gặp khó khăn trong áp dụng mô hình sinh kế của Dự án. o Các hộ dễ bị tổn thƣơng có thể sẽ „co cụm‟ lại ở các hoạt động ANLT&DD mà ít tham gia vào các lựa chọn sinh kế khác nhƣ đa dạng hóa thu nhập và kết nối thị trƣờng. Nguyên nhân là vì việc phát triển các mô hình sinh kế đa dạng hóa thu nhập và mô hình kết nối thị trƣờng đòi hỏi phải nắm đƣợc và áp dụng kiến thức kỹ thuật cần thiết, vốn đầu tƣ ban đầu thƣờng cũng lớn hơn các hoạt động ANLT&DD.

Chỉ thực hiện hạn chế, hoặc thậm chí là không thực hiện cam kết áp dụng tiến bộ kỹ thuật như đã cam kết: nguy cơ này xuất phát từ tập quán canh tác truyền thống, chậm thay đổi của hộ dân tộc thiểu số; tâm lý e ngại khi tiếp thu và áp dụng kiến thức kỹ thuật mới trong sản xuất. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp cũng có thể dẫn đến những khó khăn trong mức độ tiếp thu và nắm bắt tiến bộ kỹ thuật.

262. Bị ảnh hƣởng tiêu cực vì những định kiến: Định kiến về các nhóm dễ bị tổn thƣơng, đặc biệt là đối với các nhóm dân tộc thiểu số tại chỗ, là một cản trở với cơ hội phát triển của những nhóm này. Các phân tích chi tiết về định kiến là vấn đề đƣợc đề cập sâu trong Báo cáo “Đánh giá tác động xã hội của Dự án GNKVTN”. Trong khuôn khổ của Báo cáo NCKT, căn cứ vào những quan sát và ghi 54 nhận trong quá trình khảo sát, có thể tổng kết một số định kiến về dân tộc thiểu số bản địa nhƣ sau: 263. Từ góc độ nhóm dân tộc Kinh và các nhóm dân tộc thiểu số di cư đến, có một số định kiến tiêu cực phổ biến về nhóm dân tộc thiểu số bản địa nhƣ: “Không tích cực, không chịu khó, „lười‟ nên mới nghèo” “Không biết cách làm ăn, không muốn làm giầu” “Các hộ này không trồng được cây lâu năm” “Không biết tận dụng đất đai mầu mỡ để canh tác nên mới nghèo” “Dân trí thấp, giao tiếp trong cộng đồng là chính, không cởi mở với kiến thức/kinh nghiệm từ bên ngoài” “Nhìn thấy các hộ khá có cách làm ăn tốt nhưng không thi đua, học hỏi”

264. Từ góc độ đội ngũ cán bộ cơ sở. Quá trình khảo sát trong vùng dự án để xây dựng Báo cáo này ghi nhận nhiều nhận xét, ý kiến của đội ngũ cán bộ các cấp mang tính định kiến rập khuôn về dân tộc thiểu số bản địa trong vùng dự án: “Trình độ học vấn thấp, không biết cách làm ăn” “Được hỗ trợ rất nhiều, hỗ trợ cho không nên có thói quen ỷ lại vào hỗ trợ từ chính quyền” “Ngại áp dụng kiến thức kỹ thuật vào sản xuất” “Ý thức kỷ luật hạn chế khó phù hợp với môi trường lao động của các nhà máy” “Không có ý thức tiết kiệm, thói quen là tiêu sài hết tiền kiếm được nên không tích lũy cho đầu tư sản xuất” “Chỉ có vay chứ không muốn trả nên các khoản vay người nghèo từ NH CSXH rất khó thu hồi”

53

Báo cáo này không nhận định về tính đúng sai của những định kiến liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số; thay vào đó, Báo cáo chỉ đƣa ra những ghi nhận thu thập đƣợc đƣợc trong quá trình trao đổi với các bên liên quan trong vùng dự án. 54 Lƣu ý rằng những trích dẫn ở đây là ghi nhận từ thực tế khảo sát nhƣng có thể chƣa mang tính đại diện vì phạm vi đối tƣợng khảo sát còn chƣa nhiều. Các nhận xét này là phát biểu đƣợc ghi chép lại chính xác trong quá trình khảo sát và có tính định danh (nhƣng không công bố ở đây vì chính sách bảo vệ thông tin). Báo cáo này chỉ ghi nhận những nhận xét đó nhƣ một hiện tƣợng tồn tại mà không đƣa ra phán xét về tính đúng sai. Các nhận xét này không phản ánh quan điểm của BCB Dự án TƢ, UBND các tỉnh, BCB Dự án các tỉnh, các sở/ngành liên quan hay nhóm tƣ vấn thực hiện Báo cáo này.

80


265. Từ giác độ các nhóm dân tộc thiểu số bản địa, căn cứ vào kết quả khảo sát trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT thì đồng bào dân tộc thiểu số bản địa cho rằng vấn đề tiếp thu những kiến thức và cách làm mới không phải là trở ngại lớn đối với họ trong phát triển sản xuất mà quan trọng là thiếu đất canh tác và vốn sản xuất: “Không phải mình không muốn làm theo cái mới [sinh kế mới], nhưng vì không có đủ tiền mua giống và mua phân” “Bón phân không đúng thì không đạt, mình không nắm rõ cách bón bằng người Kinh” “Không phải là mình không chịu học hỏi từ người Kinh, từ các hộ biết làm ăn, nhưng học được mà không làm theo được vì thiếu vốn, thiếu đất” “Người Kinh để dành được tiền, mình không để dành được tiền vì tiền tiêu còn không đủ nên không làm sản xuất lớn được” “Người Kinh làm giầu được là vì họ biết cách làm ăn, họ làm việc có kế hoạch nhưng mình không học theo họ được”

266. Một số rủi ro do những định kiến nói trên đối với đồng bào dân tộc thiểu số bản địa. Báo cáo NCKT này không nhận định về tính đúng hay sai của các định kiến ở trên mà điều quan trọng là cần công nhận rằng những định kiến tiêu cực về các nhóm dân tộc thiểu số bản địa có tồn tại trong thực tế. Những định kiến này có thể dẫn đến ảnh hƣởng tiêu cực đối với khả năng tham gia và hƣởng lợi của các nhóm dân tộc thiểu số bản địa. Nếu không có các biện pháp can thiệp phù hợp thì một số rủi ro sau có thể xảy ra: 

Các hộ dân tộc thiểu số bản địa không tham gia nhiều vào cung cấp nhân công lao động cho các công trình CSHT;

Các hộ dân tộc thiểu số bản địa không tham gia tích cực vào các hoạt động sinh kế đòi hỏi đầu tƣ dài hạn, kỹ thuật canh tác mới, có tính liên kết thị trƣờng;

Do vậy các hộ dân tộc thiểu số bản địa có thể chỉ tập trung vào các hoạt động ANLT&DD trong THP2.1 mà ít có sự tham gia vào các cơ hội đa dạng hóa thu nhập và kết nối thị trƣờng;

Sự tồn tại của các định kiến có thể dẫn đến rủi ro các hộ dân tộc Kinh và hộ dân tộc thiểu số di cƣ không hợp tác đầy đủ với các hộ dân tộc thiểu số bản địa trong mô hình tổ nhóm LEG – vốn là cơ chế chủ chốt để thực hiện các hỗ trợ của Dự án trong HP2.

267. Chính sách đảm bảo an toàn xã hội của Dự án: Trong bối cảnh đó, Dự án tuân thủ các chính sách liên quan đến dân tộc bản địa OP 4.10 và OP 4.12, các chính sách và quy định của Chính Phủ Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy văn hóa của các dân tộc thiểu số (xem thêm trong Khung ESMF và Khung RPF của Dự án). Trên cơ sở đó, Dự án đƣa ra một số chính sách cụ thể để đảm bảo an toàn xã hội nhƣ sau: 268. Tăng cường sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương trong công tác lập kế hoạch: Quy trình lập kế hoạch có sự tham gia của Dự án sẽ đƣợc thực hiện theo quy trình từ cấp xã đến cấp trung ƣơng (nhƣ quy định trong HP4), với bƣớc đầu tiên bắt đầu từ họp thôn có sự tham gia. Dự án quy định các cuộc họp thôn bản cần có tối thiểu 51% các hộ trong thôn tham gia trong đó tối thiểu 30% là phụ nữ và có đại diện đầy đủ của các nhóm dân tộc thiểu số tại thôn bản. 269. Tăng cường tham gia của các nhóm dễ bị tổn thương trong thực hiện các can thiệp: Để tăng cƣờng sự tham gia của các nhóm dễ bị tổn thƣơng trong thực hiện các hoạt động can thiệp, Dự án quy định tỷ lệ tham gia tối thiếu của các nhóm dễ bị tổn thƣơng trong những hoạt động chính. Cụ thể: 

Đối với các TDA CSHT: Dự án khuyến khích các TDA sử dụng hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng; đồng thời giao toàn bộ các hạng mục sửa chữa nhỏ (trong THP1.2 về VH&BT) cho các tổ nhóm cộng đồng tự thực hiện. Với các TDA không sử dụng hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng thì Dự án đƣa ra một tiêu chí kỹ thuật trong lựa chọn nhà thầu là phải làm rõ kế hoạch dự kiến về sử dụng lao động và cam kết dành ít nhất 60% các công việc lao động phổ thông cho lao động tại chỗ. Ngoài ra, Dự án hỗ trợ các nhóm cộng đồng thành lập tổ nhóm LEG về xây dựng tạo „nguồn nhân lực‟ cho các TDA thực hiện đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng, thực hiện những hạng mục sửa chữa nhỏ;

Đối với mô hình tổ nhóm sản xuất, Dự án hƣớng tới tỷ lệ tham gia của một số đối tƣợng nhƣ sau: o LEG ANLT&DD: 100% thành viên là phụ nữ, trong đó 75% hộ nghèo và cận nghèo (trong đó hộ cận nghèo không quá 25%) và 50% hộ dân tộc thiểu số; o LEG đa dạng hóa sinh kế: 75% hộ nghèo và cận nghèo (trong đó hộ cận nghèo không quá 25%) và 50% hộ dân tộc thiểu số; o LEG KNTT: 50% hộ nghèo và cận nghèo, 50% hộ dân tộc thiểu số. 81


Đối với các hoạt động NCNL: tùy theo tính chất của từng hoạt động mà Dự án sẽ đƣa ra các tỷ lệ mục tiêu về sự tham gia của các loại đối tƣợng hƣởng lợi trong từng loại hoạt động NCNL. Các tỷ lệ cụ thể cho từng loại hình NCNL đƣợc xác định trong PIM.

270. Tăng cường công tác truyền thông: Dự án thiết kế riêng một THP3.3 về truyền thông với mục tiêu phổ biến thông tin về các hỗ trợ của Dự án và lợi ích mà các hỗ trợ này mang lại cho ngƣời dân. Các nội dung truyền thông đƣợc chuyển tải kết hợp nhiều kênh truyền thông, với ngôn ngữ sử dụng phù hợp với đối tƣợng nhận thông tin, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, tần suất truyền thông đƣợc lặp lại nhiều lần. Thông qua những hoạt động này, Dự án cung cấp thông tin về các hỗ trợ của Dự án tới tất cả các đối tƣợng hƣởng lợi và qua đó khuyến khích sự tham gia tích cực của ngƣời hƣởng lợi vào các hoạt động của Dự án. 271. Tập huấn nâng cao năng lực cho đối tượng hưởng lợi: NCNL cho các đối tƣợng hƣởng lợi là một ƣu trong HP1 (với mô hình tổ nhóm LEG xây dựng) và HP2 (trong khuôn khổ các LEG). Đối với các LEG do Dự án hỗ trợ, hoạt động NCNL nhƣ là một điều kiện bắt buộc trong đề xuất TDA sinh kế. Chỉ khi các thành viên của LEG đã đƣợc tập huấn NCNL và đƣợc xác nhận bởi cán bộ CF là đã nắm đƣợc yêu cầu về kỹ thuật thì LEG mới đƣợc tiếp tục thực hiện các hoạt động nhƣ trong đề xuất TDA sinh kế đƣợc phê duyệt. 272. Giám sát sự tham gia và mức độ thụ hưởng của các đối tượng hưởng lợi dễ bị tổn thương: Theo dõi sự tham gia của các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng là một trọng tâm trong xây dựng và vận hành hệ thống GS&ĐG của Dự án; đồng thời cũng sẽ là một trọng tâm của các đoàn đánh giá hàng năm của NHTG. Nhƣ đã phân tích ở trên, các chỉ số của Khung Kết quả, các chỉ số của Hệ thống GS&ĐG sẽ đƣợc thu thập theo mức độ chi tiết để cho phép tính toán đƣợc các chỉ số này theo giới, theo thành phần dân tộc, theo tình trạng nghèo. Thông qua đó, BQLDA các cấp, BĐPDA TƢ, NHTG sẽ có thông tin kịp thời để đánh giá mức độ bao phủ (targeting coverage) của Dự án đối với các đối tƣợng hƣởng lợi.

IV. Đảm bảo an toàn về môi trƣờng 273. Khái quát về các tác động môi trƣờng từ các hoạt động Dự án: Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, Dự án GNKVTN tác động không đáng kể đến môi trƣờng do quy mô các hoạt động của Dự án không lớn, lại đƣợc thiết kế để thực hiện trong khoảng thời gian gần 5 năm trên một địa bàn địa lý rộng. Bên cạnh đó, ngay từ khâu xây dựng Báo cáo NCKT, các hoạt động đƣợc thiết kế theo hƣớng không gây ra tác động tiêu cực đáng kể đối với môi trƣờng. Trong quá trình chuẩn bị Dự án, BCBDA TƢ, trong khuôn khổ của Tiểu Dự án PPTAF, đã thuê tuyển tƣ vấn để đánh giá tác động môi trƣờng của Dự án và xây dựng Khung ESMF. Trong Báo cáo NCKT này, căn cứ vào phát hiện đƣợc trình bày trong Báo cáo về Khung ESMF, một số hệ quả về môi trƣờng phát sinh từ hai nguồn chính là (i) quá trình thi công các công trình CSHT gây ra ảnh hƣởng về môi trƣờng nhƣ bụi, tiếng ồn, thoát nƣớc; và (ii) hệ quả môi trƣờng do sử dụng hóa chất, phân bón hóa học nhiều hơn trong canh tác. 274. Về hệ quả môi trƣờng từ quá trình thi công các công trình CSHT (không liên quan đến GPMB): quá trình thi công các công trình CSHT của Dự án sẽ phát sinh một số hệ quả nhƣ bụi đất, tiếng ồn, thoát nƣớc trong quá trình thi công. Tuy nhiên, do quy mô của các dự án đều là nhỏ (ví dụ 55 nhƣ trong kế hoạch 18 tháng thì các công trình CSHT cấp xã đều có giá trị dƣới 1 tỷ/công trình ), số lƣợng các công trình CSHT do Dự án hỗ trợ đƣợc lập kế hoạch trong thời gian hơn 5 năm là một khoảng thời gian thực hiện khá dài nên những tác động về môi trƣờng nói trên sẽ không lớn. Bên cạnh đó, do địa bàn vùng dự án có diện tích lớn, mật độ dân số thấp nên khó có khả năng bụi, tiếng ồn, và thoát nƣớc có thể ảnh hƣởng đáng kể đến đời sống của ngƣời dân. 275. Các hoạt động xây dựng CSHT đƣợc thiết kế ở HP1 và THP3.1, có một số loại công trình CSHT có khả năng gây ra nhiều ảnh hƣởng môi trƣờng nhất gồm (i) các công trình giao thông phục vụ sản xuất và dân sinh (kết nối giữa các thôn bản, giữa trung tâm xã với thôn bản, và với các vùng sản xuất); (ii) sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hóa kênh mƣơng thủy lợi; và (iii) một số công trình phục vụ

55

Cụ thể: với các công trình đấu thầu cộng đồng trong THP2.1 thì tổng mức đầu tƣ không quá 300 triệu/công trình; với công trình đấu thầu thông thƣởng thì tổng mức đầu tƣ không quá 1 tỷ/công trình; với các công trình trong THP3.1 thì tổng mức đầu tƣ không quá 3 tỷ/công trình.

82


nhu cầu thiết yếu của đối tƣợng hƣởng lợi nhƣ công trình nƣớc sinh hoạt. Đối với các công trình này, tác động với môi trƣờng là nhỏ vì những lý do sau đây: 

Với công trình đường giao thông: hầu hết đều là đƣờng đã có nền nhƣng là đƣờng đất hoặc đƣờng cấp phối và đƣợc đề xuất để nâng cấp thành đƣờng bê tông xi măng loại A (mặt đƣờng 3,5m) hoặc loại B (mặt đƣờng 3m).

Với công trình thủy lợi: với nguồn vốn đầu tƣ dự kiến, các công trình thủy lợi chủ yếu gồm các hạng mục nâng cấp, sửa chữa đập; xây mới, sửa chữa và kiên cố hóa kênh nội đồng. Do quy mô xây dựng nhỏ và tập trung vào nâng cấp, kiên cố hóa nên các hoạt động này không gây ảnh hƣởng tiêu cực đối với rừng đầu nguồn hay hệ sinh thái xung quanh.

Với công trình cầu qua suối: Làm cầu, hoặc tràn qua suối nằm trong phạm vi hỗ trợ của Dự án (có thể là một phần trong một dự án giao thông, có thể là một dự án riêng). Với công trình cầu, Dự án chỉ hỗ trợ các loại cầu quy mô nhỏ, trọng tải thấp để phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển của ngƣời dân. Với các loại tràn, Dự án khuyến khích các loại tràn có thiết kế phù hợp để không ảnh hƣởng đến dòng chảy tự nhiên của suối. Do đó, khả năng các công trình cầu, tràn ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc là rất nhỏ hoặc không xảy ra.

Với công trình nước sinh hoạt: trong điều kiện có thể thì loại công trình nƣớc sinh hoạt tự chảy đƣợc ƣu tiên vì chi phí đầu tƣ và vận hành thấp. Trong điều kiện địa hình không cho phép thì phƣơng án thay thế là sử dụng nƣớc ngầm và hệ thống lọc, chứa, dẫn nƣớc về các cụm nhóm hộ. Với cả hai phƣơng án đầu tƣ Dự án đều chỉ khuyến khích quy mô nhỏ nên không có khả năng gây ra ảnh hƣởng đến môi trƣờng tự nhiên.

276. Về hệ quả môi trƣờng trong các hoạt động sinh kế: HP2 của Dự án khuyến khích áp dụng kỹ thuật canh tác mới trong sản xuất để nâng cao sản lƣợng và thu nhập cho các thành viên tổ nhóm LEG. Quá trình này sẽ phát sinh việc sử dụng phân bón và một số đầu vào khác có khả năng gây ra tác động đối với môi trƣờng tự nhiên và sức khỏe con ngƣời. Nhƣ đã mô tả trong Chƣơng 2, OP4.09 của NHTG về quản lý sâu bệnh hại và các quy định hiện hành của Chính Phủ Việt Nam về quản lý sâu bệnh hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật... đƣợc áp dụng cho Dự án. Các nhóm LEG có phát sinh các đầu vào là phân bón, thuốc trừ sâu, thuộc BVTV cần đƣợc tập huấn về phòng trừ sâu hại tổng hợp (IPM) nhƣ là một nội dung bắt buộc trong hoạt động tập huấn NCNL. Trƣớc khi thực hiện các hoạt động sinh kế đăng ký của LEG, các thành viên LEG phải tham gia các hoạt động NCNL và phải đƣợc CF xác nhận đã nắm đƣợc đầy đủ các kiến thức cần thiết để thực hiện các hoạt động sinh kế đăng ký. 277. Một số lợi ích về môi trƣờng của Dự án: cần lƣu ý rằng các hoạt động của Dự án có thể mang lại một số lợi ích đáng kể về khía cạnh môi trƣờng. Những nỗ lực đa dạng hóa và nâng cao thu nhập của Dự án sẽ góp phần giảm sức ép khai thác tài nguyên rừng, đặc biệt là các sản phẩm rừng phi gỗ (NTFP); đồng thời giảm sức ép đối với khai thác và sử dụng đất rừng không đúng mục đích cho sản xuất nông/lâm nghiệp trong vùng dự án. 278. Đảm bảo an toàn môi trƣờng. Các kết quả phân tích ở phần này cho thấy Dự án sẽ không gây ra những hệ quả tiêu cực đáng kể về môi trƣờng và có thể tạo ra những lợi ích nhất định về mặt môi trƣờng. Mặc dù vậy, một số rủi ro dù không lớn về môi trƣờng cần đƣợc tính đến trong quá trình thực hiện Dự án. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, chính sách an toàn áp dụng về môi trƣờng của Dự án tuân theo những thủ tục và thiết kế để đảm bảo đúng các thủ tục của NHTG và quy định của luật pháp Việt Nam về quản lý môi trƣờng. Chi tiết về chính sách an toàn môi trƣờng của Dự án đƣợc trình bày trong Khung ESMF. Các thủ tục của chính sách an toàn môi trƣờng trong Khung ESMF đƣợc cụ thể hóa trong PIM.

V. Khung chính sách tái định cƣ 279. Theo Báo cáo NCKT cấp TƢ, mục tiêu cơ bản của Khung Chính sách tái định cƣ (RPF) là đảm bảo rằng tất cả những ngƣời bị ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất cho Dự án sẽ đƣợc nhận đền bù cho những tài sản bị thiệt hại và đƣợc cung cấp các biện pháp khôi phục kinh tế để giúp họ cải thiện, hoặc ít nhất cũng giữ nguyên đƣợc mức sống và khả năng tạo thu nhập nhƣ trƣớc khi có Dự án. Khung RPF đƣa ra các nguyên tắc và mục tiêu, các tiêu chuẩn hợp lệ để xác định đối tƣợng nào là ngƣời bị ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất cho Dự án. Khung RPF cũng xác định rõ các quyền lợi của ngƣời bị ảnh hƣởng; các khung thể chế và pháp lý cho công tác đền bù. Đồng thời, Khung RPF quy định rõ các dạng đền bù và khôi phục cuộc sống; quy trình tham khảo ý kiến; quy định về sự tham gia 83


của ngƣời dân; và thủ tục về khiếu nại. Khung RPF đƣợc đính kèm trong Phụ lục 14 của Báo cáo NCKT này. Các thủ tục chi tiết về hỗ trợ đền bù thu hồi đất, GPMB, tái định cƣ và chƣơng trình phục hồi thu nhập đƣợc quy định trong PIM của Dự án.

VI. Hiệu suất của Dự án 280. Khái quát về phân tích hiệu suất. Đối với một dự án có cách tiếp cận rộng nhƣ Dự án GNKVTN, việc tính toán hiệu quả tài chính và kinh tế của Dự án là một yêu cầu phức tạp do một số yếu tố chính sau đây: (i) thiết kế mở của Dự án trong đó cho phép các hoạt động cụ thể đƣợc xác định hàng năm khi Dự án chính thức đi vào hoạt động; (ii) rất nhiều lợi ích từ các can thiệp của Dự án không có giá tham khảo – trong khi việc xác định „giá bóng‟ (shadow prices) cho một số lớn các lợi ích nhƣ vậy là điều không khả thi. Trong điều kiện đó, phƣơng pháp phân tích hiệu suất đƣợc sử dụng trong Báo cáo này là tập trung vào những mô hình hỗ trợ của Dự án về sinh kế và hai loại hình công trình CSHT phổ biến nhất là đƣờng giao thông và công trình thủy lợi để đƣa ra một số chỉ số về hiệu suất cho các hoạt động chính của Dự án. 281. Hiệu suất của các hoạt động sinh kế. Với cách tiếp cận ở trên, phần này đƣa ra kết quả phân tích hiệu suất các mô hình sinh kế do Dự án hỗ trợ. Cần lƣu ý một số vấn đề sau: 

Việc phân tích hiệu suất các hoạt động sinh kế trong Báo cáo này chỉ thực hiện cho các mô hình đƣợc đề xuất trong Kế hoạch 18 tháng của Dự án. Các hoạt động sinh kế sau 18 tháng sẽ do cộng đồng đề xuất trong quy trình lập kế hoạch của Dự án nên chƣa có thông tin để tính toán hiệu suất trong Báo cáo NCKT.

Với mỗi mô hình sinh kế, đơn vị tƣ vấn xây dựng một “mô hình giả định” (standard model) với các thông số về quy mô, chi phí, thu nhập theo các mốc chính trong chu kỳ sản xuất. Những mô hình chuẩn đƣợc xây dựng dựa trên nhiều cơ sở khác nhau gồm: (i) Đặc điểm của từng loại sinh kế; (ii) ƣớc tính về chi phí sản xuất dựa trên các dữ liệu thu thập trong quá trình xây dựng Báo cáo NCKT (gồm đinh mức của các Trung tâm Khuyến Nông tỉnh/Trạm Khuyến nông huyện; quy định của một số tỉnh dự án về định mức kinh tế-kỹ thuật cho các loại cây trồng, vật nuôi; thông tin do một số doanh nghiệp cung cấp; và ý kiến thu thập từ ngƣời dân trong vùng dự án; và (iii) ƣớc tính về thu nhập từ các hoạt động sinh kế.

Báo cáo này đƣa ra kết quả về hiệu suất cả theo phân tích tài chính và phân tích kinh tế. Trong mô hình phân tích tài chính, các chi phí (và lợi ích) sau đây không đƣợc tính, cụ thể: (i) về chi phí: chi phí nhân công của hộ gia đình; chi phí đóng góp về phân chuồng, thức ăn gia súc mà hộ tự tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp, nguyên vật liệu làm chuồng trại do hộ tự khai thác; (ii) về lợi ích: các khoản lợi ích gián tiếp từ việc áp dụng mô hình (ví dụ nhƣ mô hình nuôi bò có thể tạo ra phân chuồng để sử dụng trong canh tác). Những chi phí và lợi ích này đƣợc tính trong các phân tích kinh tế (bên cạnh điều chỉnh về lạm phát và biến động của tỷ giá).

282. Với phƣơng pháp phân tích nhƣ trên, kết quả về hiệu quả tài chính các mô hình sinh kế trong Kế hoạch 18 tháng đƣợc tóm tắt ở dƣới bảng Bảng 4.2 (xem chi tiết về kết quả phân tích tài chính và kinh tế cho từng mô hình trong Phụ lục 14). Có thể kết luận rằng, tất cả các mô hình sinh kế của Dự án dự kiến hỗ trợ đều có hiệu quả tài chính ở mức cao. Bảng 4.2: Hiệu quả tài chính các mô hình sinh kế Hiệu quả tài chính (ĐV: %, VNĐ) STT

Tên mô hình

Tỷ suất lợi nhuận

Giá trị hiện tại ròng (NPV)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

An ninh lương thực 1

Lúa lai

49%

16.426.976

1381%

2

Ngô lai

53%

19.860.006

1965%

3

Cải tạo vƣờn hộ

58%

2.433.165

474%

Đa dạng hóa thu nhập 4

Cải tạo đàn bò*

51%

134.900.884

26%

5

Trồng mía

62%

79.743.304

120%

84


283. Hiᝇu suẼt cᝧa cĂĄc cĂ´ng trĂŹnh CSHT tiĂŞu biáťƒu. Phần dĆŁáť›i Ä‘ây cᝧa BĂĄo cĂĄo Ä‘ĆŁa ra káşżt quả phân tĂ­ch tĂ i chĂ­nh cho mĂ´ hĂŹnh cĂ´ng trĂŹnh Ä‘ĆŁáť?ng giao thĂ´ng, vĂ cĂ´ng trĂŹnh thᝧy lᝣi – lĂ hai loấi cĂ´ng trĂŹnh tiĂŞu biáťƒu trong Káşż hoấch 18 thĂĄng. Ä?áť‘i váť›i cĂĄc cĂ´ng trĂŹnh CSHT, BĂĄo cĂĄo NCKT nĂ y khĂ´ng tháťąc hiᝇn Ä‘ƣᝣc cĂĄc phân tĂ­ch hiᝇu suẼt kinh táşż do khĂł khăn trong xĂĄc Ä‘áť‹nh giĂĄ cᝧa nguyĂŞn váş­t liᝇu cĂł tháťƒ huy Ä‘áť™ng tấi Ä‘áť‹a bĂ n vĂ nhᝯng lᝣi Ă­ch xĂŁ háť™i mĂ cĂ´ng trĂŹnh mang lấi. Thay vĂ o Ä‘Ăł, BĂĄo cĂĄo trĂŹnh bĂ y káşżt quả phân tĂ­ch hiᝇu suẼt tĂ i chĂ­nh cᝧa cĂĄc loấi cĂ´ng trĂŹnh tiĂŞu biáťƒu. 284. Hiᝇu suẼt cᝧa cĂ´ng trĂŹnh Ä‘ĆŁáť?ng giao thĂ´ng. Phân tĂ­ch hiᝇu suẼt cĂ´ng trĂŹnh Ä‘ĆŁáť?ng giao thĂ´ng Ä‘ƣᝣc tháťąc hiᝇn Ä‘áť‘i váť›i máť™t mĂ´ hĂŹnh giả Ä‘áť‹nh váť›i cĂĄc giả thiáşżt c᝼ tháťƒ: Ä‘ĆŁáť?ng BTXM loấi B, chiáť u dĂ i 1km, khĂ´ng cĂł cầu hay cáť‘ng trĂŞn tuyáşżn; táť‘c Ä‘áť™ tăng lĆŁu lƣᝣng xe lĆŁu thĂ´ng hĂ ng năm lĂ 2,5% (vĂ 5%); tuáť•i tháť? cĂ´ng trĂŹnh lĂ 10 năm váť›i chi phĂ­ váş­n hĂ nh vĂ bảo trĂŹ báşąng 5% táť•ng váť‘n Ä‘ầu tĆŁ. 285. PhĆ°ĆĄng phĂĄp tiáşżp cáş­n: QuĂĄ trĂŹnh phân tĂ­ch hiᝇu suẼt cĂ´ng trĂŹnh Ä‘ĆŁáť?ng giao thĂ´ng dáťąa trĂŞn MĂ´ hĂŹnh Quản lĂ˝ vĂ PhĂĄt triáťƒn Ä?ĆŁáť?ng báť™ (HDM-4) cᝧa NHTG káşżt hᝣp PhĆŁĆĄng phĂĄp xĂĄc Ä‘áť‹nh Lᝣi Ă­ch kinh táşż xĂŁ háť™i dáťą ĂĄn Ä‘ầu tĆŁ xây dáťąng cĂ´ng trĂŹnh giao thĂ´ng Ä‘ƣᝣc ĂĄp d᝼ng ráť™ng rĂŁi tấi Viᝇt Nam.56 Máť™t sáť‘ thĂ´ng sáť‘ Ä‘ầu vĂ o Ä‘ƣᝣc tĂ­nh toĂĄn tᝍ cĂĄc nguáť“n sau: (i) Quyáşżt Ä‘áť‹nh 315/QÄ?-BGTVT ngĂ y 23/02/2011 cᝧa Báť™ Giao thĂ´ng Váş­n tải váť viᝇc HĆŁáť›ng dẍn láťąa cháť?n quy mĂ´ káťš thuáş­t cᝧa Ä?ĆŁáť?ng giao thĂ´ng nĂ´ng thĂ´n máť›i giai Ä‘oấn 2010-2020; (ii) TiĂŞu chuẊn Viᝇt Nam TCVN 4054:2005 váť Ä?ĆŁáť?ng Ă” tĂ´ – YĂŞu cầu thiáşżt káşż; (iii) Ngháť‹ Ä‘áť‹nh sáť‘ 209/2004/NÄ?-CP ngĂ y 16/12/2004 cᝧa ChĂ­nh phᝧ váť Quản lĂ˝ chẼt lƣᝣng cĂ´ng trĂŹnh vĂ (iv) Tham vẼn tᝍ cĂĄc chuyĂŞn gia cᝧa TrĆŁáť?ng Ä?ấi háť?c Xây dáťąng, TrĆŁáť?ng Ä?ấi háť?c Giao thĂ´ng váş­n tải tấi HĂ Náť™i. CĂĄc lᝣi Ă­ch chĂ­nh tᝍ cĂ´ng trĂŹnh giao thĂ´ng Ä‘ƣᝣc tĂ­nh toĂĄn trong phân tĂ­ch nĂ y gáť“m (i) Lᝣi Ă­ch do giảm thiáťƒu chi phĂ­ váť khai thĂĄc phĆŁĆĄng tiᝇn; vĂ (ii) lᝣi Ă­ch do tiáşżt kiᝇm tháť?i gian váş­n chuyáťƒn hĂ ng hĂła. 286. Káşżt quả phân tĂ­ch hiᝇu suẼt cĂ´ng trĂŹnh Ä‘Ć°áť?ng giao thĂ´ng: CĂ´ng trĂŹnh Ä‘ĆŁáť?ng giao thĂ´ng cᝧa Dáťą ĂĄn cĂł hiᝇu suẼt Ä‘ầu tĆŁ khĂ´ng cao. Váť›i giả Ä‘áť‹nh táť‘c Ä‘áť™ tăng trĆŁáť&#x;ng lƣᝣng phĆŁĆĄng tiᝇn lĆŁu thĂ´ng lĂ 5%, cĂ´ng trĂŹnh Ä‘ĆŁáť?ng giao thĂ´ng cᝧa Dáťą ĂĄn cĂł hiᝇu suẼt áť&#x; mᝊc trung bĂŹnh. Khi táť‘c Ä‘áť™ tăng trĆŁáť&#x;ng lƣᝣng phĆŁĆĄng tiᝇn lĆŁu thĂ´ng lĂ 2,5% thĂŹ giĂĄ tráť‹ hiᝇn ròng cᝧa cĂ´ng trĂŹnh (NPV) Ä‘ất giĂĄ tráť‹ âm vĂ hiᝇu suẼt cᝧa cĂ´ng trĂŹnh dĆŁáť›i mᝊc trung bĂŹnh. Bảng 4.3: Hiᝇu suẼt Ä‘ầu tĆŁ cĂ´ng trĂŹnh Ä‘ĆŁáť?ng giao thĂ´ng (Ä?VT: VNÄ? vĂ %) MĂ´ hĂŹnh 1

MĂ´ hĂŹnh 2

Lᝣi Ă­ch do giảm thiáťƒu chi phĂ­ khai thĂĄc phĆŁĆĄng tiᝇn

1.395.701.720

1.243.179.583

Lᝣi Ă­ch do tiáşżt kiᝇm tháť?i gian váş­n chuyáťƒn hĂ ng hĂła

176.090.495

156.847.345

Táť•ng chi phĂ­

897.750.000

897.750.000

Lᝣi nhuận

674.042.215

502.276.928

NPV (12%)

62.947.380

(12.726.008)

14,31%

11,5%

Năm 7

Năm 7

IRR Tháť?i gian hoĂ n váť‘n

Ghi chĂş: MĂ´ hĂŹnh 1 giả Ä‘áť‹nh táť‘c Ä‘áť™ tăng trĆ°áť&#x;ng phĆ°ĆĄng tiᝇn lĆ°u thĂ´ng hĂ ng năm lĂ 5%; MĂ´ hĂŹnh 2 giả Ä‘áť‹nh táť‘c Ä‘áť™ tăng trĆ°áť&#x;ng 2,5%; giĂĄ tráť‹ sáť‘ áť&#x; trong () tháťƒ hiᝇn giĂĄ tráť‹ âm.

287. Tuy nhiĂŞn, Ä‘áť‘i váť›i Ä‘iáť u kiᝇn Ä‘ạc thĂš cᝧa vĂšng dáťą ĂĄn, cĂĄc chᝉ sáť‘ hiᝇu quả tĂ i chĂ­nh thẼp khĂ´ng cĂł nghÄŠa lĂ Dáťą ĂĄn khĂ´ng Ä‘ầu tĆŁ cho cĂĄc hấng m᝼c cĂ´ng trĂŹnh nĂ y. CĂĄc chᝉ sáť‘ hiᝇu quả áť&#x; trĂŞn khĂ´ng tĂ­nh Ä‘áşżn nhᝯng lᝣi Ă­ch mĂ cĂ´ng trĂŹnh nĂ y mang lấi áť&#x; khĂ­a cấnh xĂŁ háť™i. VĂŹ váş­y, BĂĄo cĂĄo khuyáşżn ngháť‹ vẍn tiáşżp t᝼c Ä‘ầu tĆŁ cho cĂĄc cĂ´ng trĂŹnh ngay cả khi hiᝇu quả tĂ i chĂ­nh khĂ´ng cao nhĆŁ mᝊc phân tĂ­ch áť&#x; trĂŞn. Tuy nhiĂŞn, trong viᝇc láťąa cháť?n cĂ´ng trĂŹnh cần xáşżp hấng theo chᝉ sáť‘ BAR vĂ chᝉ sáť‘ mᝊc Ä‘áť™ cải thiᝇn (nhĆŁ trong Dáťą ĂĄn Giao thĂ´ng NĂ´ng thĂ´n 3 do NHTG tĂ i trᝣ). CĂĄc cĂ´ng trĂŹnh sáş˝ Ä‘ƣᝣc láťąa cháť?n trĂŞn cĆĄ sáť&#x; káşżt quả xáşżp hấng. CĂĄc chᝉ sáť‘ nĂ y Ä‘ƣᝣc tĂ­nh nhĆŁ sau: đ??śâ„Žáť‰ đ?‘ áť‘ đ??ľđ??´đ?‘… =

đ?‘ áť‘ đ?‘›đ?‘”ĆŁáť?đ?‘– đ?‘›đ?‘”â„Žèđ?‘œ + 0,2 đ?‘Ľ đ?‘ áť‘ đ?‘›đ?‘”ĆŁáť?đ?‘– đ?‘˜â„ŽĂ´đ?‘›đ?‘” đ?‘›đ?‘”â„Žèđ?‘œ đ?‘Ąáť•đ?‘›đ?‘” đ?‘šᝊđ?‘? Ä‘ầđ?‘˘ đ?‘ĄĆŁ đ?‘?ᝧđ?‘Ž đ?‘?Ă´đ?‘›đ?‘” đ?‘Ąđ?‘&#x;ĂŹđ?‘›â„Ž

56

Xem thĂŞm trong BĂši Ngáť?c ToĂ n (2006), Láş­p vĂ phân tĂ­ch dáťą ĂĄn Ä‘ầu tĆŁ xây dáťąng cĂ´ng trĂŹnh giao thĂ´ng. NXB GTVT

85


đ??śâ„Žáť‰ đ?‘ áť‘ đ?‘?ảđ?‘– đ?‘Ąâ„Žđ?‘–ᝇđ?‘› =

đ?‘ áť‘ đ?‘›đ?‘”Ć°áť?đ?‘– đ?‘›đ?‘”â„Žèđ?‘œ đ?‘Ąáť•đ?‘›đ?‘” đ?‘šᝊđ?‘? Ä‘ầđ?‘˘ đ?‘ĄĆ° đ?‘?ᝧđ?‘Ž đ?‘?Ă´đ?‘›đ?‘” đ?‘Ąđ?‘&#x;ĂŹđ?‘›â„Ž

288. Hiᝇu suẼt cᝧa cĂĄc cĂ´ng trĂŹnh thᝧy lᝣi. Trong BĂĄo cĂĄo NCKT nĂ y, phân tĂ­ch hiᝇu suẼt tĂ i chĂ­nh cᝧa cĂ´ng trĂŹnh thᝧy lᝣi Ä‘ƣᝣc tháťąc hiᝇn dáťąa trĂŞn mĂ´ hĂŹnh giả Ä‘áť‹nh lĂ cĂ´ng trĂŹnh quy mĂ´ nháť? váť›i năng láťąc tĆŁáť›i cho 10ha; xây máť›i kiĂŞn cáť‘ 0,5km kĂŞnh náť™i Ä‘áť“ng; xây máť›i Ä‘áş­p hoạc nâng cẼp Ä‘áş­p (báşąng 50% giĂĄ tráť‹ xây máť›i); tuáť•i tháť? cĂ´ng trĂŹnh lĂ 10 năm váť›i chi phĂ­ váş­n hĂ nh vĂ bảo trĂŹ báşąng 5% táť•ng váť‘n Ä‘ầu tĆŁ cho cĂ´ng trĂŹnh. 289. PhĆ°ĆĄng phĂĄp tiáşżp cáş­n: cĂĄc giả thiáşżt vĂ thĂ´ng sáť‘ Ä‘ầu vĂ o/Ä‘ầu ra cho cĂ´ng trĂŹnh thᝧy lᝣi Ä‘ƣᝣc xĂĄc Ä‘áť‹nh dáťąa trĂŞn cĆĄ sáť&#x; (i) TiĂŞu chuẊn xây dáťąng Viᝇt Nam 285:2002 “CĂ´ng trĂŹnh thᝧy lᝣi - CĂĄc qui Ä‘áť‹nh chᝧ yáşżu váť thiáşżt káşżâ€?; (ii) HĆŁáť›ng dẍn tĂ­nh toĂĄn vĂ Ä‘ĂĄnh giĂĄ hiᝇu quả kinh táşż dáťą ĂĄn thᝧy lᝣi ph᝼c v᝼ tĆŁáť›i tiĂŞu 14TCN 112-2006 vĂ TCN 8213:2009; vĂ (iii) tham vẼn tᝍ cĂĄc chuyĂŞn gia thuáť™c Viᝇn Quy hoấch Thᝧy lᝣi vĂ TrĆŁáť?ng Ä?ấi háť?c Thᝧy lᝣi. CĂĄc lᝣi Ă­ch chĂ­nh cᝧa cĂ´ng trĂŹnh thᝧy lᝣi Ä‘ƣᝣc tĂ­nh gáť“m tăng năng suẼt vĂ thu nháş­p tᝍ cây tráť“ng Ä‘ƣᝣc tĆŁáť›i tiĂŞu (do cĂ´ng trĂŹnh nháť? nĂŞn cĂĄc lᝣi Ă­ch váť Ä‘iáť u hòa lĹŠ vĂ lᝣi Ă­ch mĂ´i trĆŁáť?ng khĂĄc khĂ´ng Ä‘ƣᝣc tĂ­nh Ä‘áşżn). 290. Káşżt quả phân tĂ­ch hiᝇu suẼt cĂ´ng trĂŹnh thᝧy lᝣi: Káşżt quả phân tĂ­ch hiᝇu suẼt tĂ i chĂ­nh Ä‘ƣᝣc tĂłm tắt trong Bảng 4.4 dĆŁáť›i Ä‘ây. Theo Ä‘Ăł, trong trĆŁáť?ng hᝣp chᝉ Ä‘ầu tĆŁ máť›i kĂŞnh mĆŁĆĄng thĂŹ hiᝇu suẼt cᝧa cĂ´ng trĂŹnh áť&#x; mᝊc cao (mĂ´ hĂŹnh 1). Tuy nhiĂŞn, khi phấm vi cᝧa cĂ´ng trĂŹnh gáť“m cả Ä‘áş­p dâng (xây máť›i hoạc nâng cẼp) thĂŹ hiᝇu suẼt Ä‘ầu tĆŁ lĂ thẼp (NPV âm, IRR nháť? hĆĄn 12%). Mạc dĂš váş­y, cần lĆŁu Ă˝ ráşąng lᝣi Ă­ch xĂŁ háť™i cĹŠng nhĆŁ cĂĄc lᝣi Ă­ch kinh táşż dĂ i hấn khĂĄc cᝧa cĂĄc cĂ´ng trĂŹnh thᝧy lᝣi khĂ´ng Ä‘ƣᝣc Ä‘ĆŁa vĂ o trong phân tĂ­ch tĂ i chĂ­nh. VĂŹ váş­y, cĂĄc cĂ´ng trĂŹnh thᝧy lᝣi vẍn cĂł tháťƒ Ä‘ƣᝣc Ä‘ầu tĆŁ náşżu tĂ­nh Ä‘ầy Ä‘ᝧ cĂĄc lᝣi Ă­ch khĂ´ng lƣᝣng hĂła Ä‘ƣᝣc trong phân tĂ­ch tĂ i chĂ­nh nĂ y. Bảng 4.4: Hiᝇu suẼt Ä‘ầu tĆŁ cĂ´ng trĂŹnh thᝧy lᝣi (Ä?VT: VNÄ? vĂ %) MĂ´ hĂŹnh 1

MĂ´ hĂŹnh 2

Lᝣi ích công trÏnh

726.300.000

726.300.000

726.300.000

Táť•ng chi phĂ­

286.564.901

496.564.901

1.336.564.901

Lᝣi nhuận

439.735.099

229.735.099

(610.264.901)

NPV (12%)

134.673.495

(48.848.149)

(782.934.723)

25,58%

8,84%

11,48%

Năm 5

Năm 8

-

IRR Tháť?i gian hoĂ n váť‘n

MĂ´ hĂŹnh 3

Ghi chĂş: MĂ´ hĂŹnh 1: chᝉ gáť“m kĂŞnh thᝧy lᝣi; mĂ´ hĂŹnh 2 gáť“m kĂŞnh vĂ nâng cẼp Ä‘áş­p; mĂ´ hĂŹnh 3 lĂ gáť“m kĂŞnh vĂ Ä‘áş­p xây máť›i; giĂĄ tráť‹ sáť‘ áť&#x; trong () tháťƒ hiᝇn giĂĄ tráť‹ âm. LĆ°u Ă˝ ráşąng trong mĂ´ hĂŹnh 3, tháť?i gian hoĂ n váť‘n khĂ´ng Ä‘ưᝣc xĂĄc Ä‘áť‹nh vĂŹ náşżu Ä‘áťƒ hoĂ n váť‘n thĂŹ cần nhiáť u hĆĄn 10 năm – lĂ giáť›i hấn váť tuáť•i tháť? cĂ´ng trĂŹnh trong mĂ´ hĂŹnh chuẊn áť&#x; trĂŞn.

VII. TĂ­nh báť n vᝯng cᝧa Dáťą ĂĄn 291. Dáťą ĂĄn Ä‘ƣᝣc thiáşżt káşż theo trĂŞn cĆĄ sáť&#x; Ä‘ảm bảo cĂĄc can thiᝇp cᝧa Dáťą ĂĄn phĂš hᝣp váť›i Ä‘ạc Ä‘iáťƒm tĂŹnh hĂŹnh kinh táşż-xĂŁ háť™i trong vĂšng dáťą ĂĄn vĂ Ä‘áť‘i tƣᝣng hĆŁáť&#x;ng lᝣi. Quy trĂŹnh láş­p káşż hoấch hĂ ng năm cᝧa Dáťą ĂĄn lẼy Ă˝ kiáşżn ráť™ng rĂŁi cᝧa tẼt cả cĂĄc Ä‘áť‘i tƣᝣng hĆŁáť&#x;ng lᝣi Ä‘áťƒ xĂĄc Ä‘áť‹nh danh m᝼c cĂĄc hoất Ä‘áť™ng cᝧa Dáťą ĂĄn. Váť›i nhᝯng hoất Ä‘áť™ng khĂ´ng do ngĆŁáť?i hĆŁáť&#x;ng lᝣi cháť‹u trĂĄch nhiᝇm tháťąc hiᝇn (nhĆŁng thi cĂ´ng cĂĄc TDA CSHT khĂ´ng sáť­ d᝼ng hĂŹnh thᝊc Ä‘Ẽu thầu cĂł sáťą tham gia cᝧa cáť™ng Ä‘áť“ng), Dáťą ĂĄn khuyáşżn khĂ­ch vĂ Ä‘ĆŁa ra cĆĄ cháşż Ä‘áťƒ tăng cĆŁáť?ng mᝊc Ä‘áť™ tham gia Ä‘Ăłng gĂłp cᝧa ngĆŁáť?i dân vĂ o nhᝯng hoất Ä‘áť™ng nĂ y. Ä?ây lĂ nhᝯng Ä‘iáť u kiᝇn tiáť n Ä‘áť rẼt quan tráť?ng Ä‘áťƒ Ä‘ảm bảo ráşąng cáť™ng Ä‘áť“ng cĂł tĂ­nh „sáť&#x; hᝯuâ€&#x; cao váť›i máť?i hoất Ä‘áť™ng cᝧa Dáťą ĂĄn; qua Ä‘Ăł Ä‘ảm bảo tĂ­nh báť n vᝯng cᝧa cĂĄc hoất Ä‘áť™ng do Dáťą ĂĄn háť— trᝣ. 292. BĂŞn cấnh Ä‘Ăł, tĂ­nh báť n vᝯng cᝧa Dáťą ĂĄn còn Ä‘ƣᝣc quyáşżt Ä‘áť‹nh báť&#x;i cĂĄc yáşżu táť‘ sau: (i) VH&BT cĂĄc cĂ´ng trĂŹnh CSHT; (ii) khả năng vĂ cam káşżt cᝧa cĂĄc thĂ nh viĂŞn táť• nhĂłm LEG trong ĂĄp d᝼ng cĂĄc káťš thuáş­t máť›i sau cĂĄc láť›p táş­p huẼn; (iii) khả năng táť“n tấi vĂ phĂĄt triáťƒn lâu dĂ i cᝧa cĂĄc hoất Ä‘áť™ng sinh káşż sau khi Dáťą ĂĄn káşżt thĂşc; (iv) khả năng Ä‘áť™i ngĹŠ cĂĄn báť™ Dáťą ĂĄn Ä‘ƣᝣc tiáşżp t᝼c sáť­ d᝼ng vĂ phĂĄt triáťƒn phĂš hᝣp cho cĂĄc chĆŁĆĄng trĂŹnh/dáťą ĂĄn phĂĄt triáťƒn kinh táşż-xĂŁ háť™i Ä‘áť‹a phĆŁĆĄng. Váť váş­n hĂ nh vĂ bảo trĂŹ (VH&BT) cĂ´ng trĂŹnh CSHT: Ä?ây lĂ máť™t thĂĄch thᝊc láť›n Ä‘áť‘i váť›i Ä‘ảm bảo tĂ­nh báť n vᝯng cᝧa Dáťą ĂĄn. Káşżt quả khảo sĂĄt tấi vĂšng dáťą ĂĄn trong quĂĄ trĂŹnh xây dáťąng BĂĄo cĂĄo 293.

86


NCKT cho thấy công tác VH&BT thƣờng không đƣợc chú ý đúng mức, hoặc không đủ nguồn vốn nên nhiều công trình đã xuống cấp. Ví dụ rõ nhất là các công trình nƣớc sinh hoạt tự chảy với nhiều công trình bị hỏng đƣờng ống, hỏng các chi tiết ở đầu cuối (nhƣ vòi nƣớc, bể chứa nhỏ) nên hạn chế đáng kể công năng của công trình. 294. Can thiệp của Dự án để tăng cường công tác VH&BT. Dự án áp dụng một số biện pháp can thiệp nhƣ sau. Thứ nhất, Dự án có riêng một THP1.2 về VH&BT với tổng vốn bằng 10% tổng mức đầu tƣ trong HP1. Để thực hiện công tác VH&BT, Dự án thành lập các TTQ ở thôn bản; hỗ trợ thành lập các nhóm LEG xây dựng; và đƣa các hạng mục sửa chữa nhỏ vào nội dung kế hoạch dự án hàng năm. Thứ hai, tập huấn kỹ năng giám sát cho BGS xã để tăng cƣờng năng lực thực hiện chức năng giám sát, tăng hiệu lực của công tác giám sát cộng đồng. Chi tiết về vai trò của BGS xã và cách thức BGS xã tham gia vào giám sát các hoạt động của Dự án đƣợc quy định cụ thể trong PIM. 295. Về khả năng áp dụng các kiến thức kỹ thuật mới sau tập huấn: Đây là yếu tố quyết định khả năng các thành viên của tổ nhóm LEG có thể hƣởng lợi từ các can thiệp phát triển sinh kế. Về cơ bản, có ba yếu tố có thể cản trở khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật mới sau tập huấn gồm (i) mức độ thích hợp của mô hình sinh kế với trình độ và thói quen canh tác của ngƣời dân; (ii) chất lƣợng của hoạt động tập huấn NCNL cho các thành viên tổ nhóm; và (iii) khả năng huy động các nguồn lực ngoài những hỗ trợ của Dự án để đầu tƣ cho thực hiện kỹ thuật canh tác mới. 296. Can thiệp của Dự án để tăng cường khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật. Dự án áp dụng một số biện pháp nhƣ sau. Thứ nhất, mức độ phù hợp của các hoạt động sinh kế đối với đối tƣợng thực hiện đƣợc đảm bảo thông qua cơ chế tham vấn nhƣ đƣợc quy định trong quy trình lập kế hoạch Dự án. Thứ hai, khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật của các thành viên LEG (bên cạnh các tiêu chí thẩm định khác đƣợc quy định trong PIM) sẽ là một tiêu chí thẩm định các đề xuất TDA sinh kế. Thứ ba, các LEG chỉ thực hiện các hoạt động sinh kế đăng ký sau khi đã hoàn thành các hoạt động NCNL và đƣợc cán bộ CF xác nhận đã nắm bắt đƣợc các kiến thức kỹ thuật cần thiết. Bên cạnh đó, Dự án đẩy mạnh các hoạt động truyền thông trong THP3.3 để thúc đẩy quá trình áp dụng những kiến thức, kỹ thuật sản xuất mới. Về khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động sinh kế: Đây là một thách thức lớn và phổ biến với tất cả các chƣơng trình/dự án có mục tiêu hỗ trợ phát triển sinh kế cho ngƣời nghèo. Đảm bảo các hộ hƣởng lợi áp dụng kiến thức kỹ thuật mới trong sản xuất nhƣ trên là một tiền đề quan trọng nhƣng chƣa đủ để đảm bảo khả năng phát triển lâu dài của các hoạt động sinh kế sau khi Dự án kết thúc. 297.

Can thiệp của Dự án để tăng cường khả năng tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động sinh kế. Dự án sẽ đƣợc một số biện pháp cụ thể nhƣ sau. Thứ nhất, tất cả các can thiệp về sinh kế của Dự án đều thực hiện thông qua hỗ trợ cho các LEG, trong đó xác định rõ các ràng buộc về hợp tác và giám sát của tổ nhóm. Bên cạnh đó, do Dự án thúc đẩy sự hợp tác giữa các đối tƣợng hƣởng lợi trong thực hiện hoạt động nên „vốn xã hội‟ sẽ đƣợc củng cố thông qua tham gia vào tổ nhóm. Vốn xã hội này sẽ là một yếu tố quan trọng thúc đẩy khả năng các hộ tiếp tục hợp tác sau khi Dự án kết thúc.Thứ hai, Dự án khuyến khích tính phát triển (dynamics) của các tổ nhóm LEG trong thực hiện các hoạt động; đồng thời khuyến khích hỗ trợ các LEG thành lập (hoặc chuyển đổi) theo mô hình tổ hợp tác theo NĐ151 về mô hình tổ hợp tác. Những biện pháp này tăng cƣờng tính gắn kết giữa các thành viên LEG và địa vị pháp lý của LEG. Thứ ba, bên cạnh những hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật, Dự án khuyến khích các LEG tự nguyện hình thành các khoản tiết kiệm quay vòng RF. Đây là một biện pháp để tăng cƣờng tiết kiệm, bổ sung vốn đầu tƣ phát triển sản xuất cho các thành viên tổ nhóm LEG. Thứ tư, các can thiệp phát triển CSHT phục vụ sản xuất của Dự án sẽ phát huy đƣợc tác dụng hỗ trợ sản xuất, nhất là vào giai đoạn cuối của chu kỳ dự án và đặc biệt là thời kỳ khi Dự án kết thúc. Nhƣ vậy, tác dụng này sẽ tăng cƣờng khả năng tồn tại và phát triển tiếp của những mô hình sản xuất hiệu quả sau khi Dự án hết hiệu lực. 298.

Khả năng tiếp tục sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ QLDA các cấp: Năng lực cán bộ cấp cơ sở là một yếu tố quyết định đối với hiệu quả thực hiện các chƣơng trình, chính sách phát triển kinh tế-xã hội. Nhƣ đã xác định ngay trong Chƣơng 1 của Báo cáo này, năng lực cán bộ cơ sở là một thách thức đối với kết quả thực hiện Dự án. Chính vì vậy, Dự án dành ƣu tiên thích đáng để NCNL cho đội ngũ cán bộ các cấp (xem THP3.2). Năng lực cán bộ cấp cơ sở đƣợc nâng cao sẽ là một kết quả quan trọng của Dự án. 299.

87


Can thiệp của Dự án để sử dụng hiệu quả và phát triển đội ngũ cán bộ QLDA các cấp. Dự án thực hiện một số biện pháp sau đây. Thứ nhất, Bộ KH&ĐT đề nghị UBND tỉnh dự án có kế hoạch sử dụng và phát triển đội ngũ cán bộ đã đƣợc rèn luyện, NCNL trong khuôn khổ các hoạt động của Dự án. Thứ hai, Bộ KH&ĐT đề nghị UBND các tỉnh dự án quyết định công nhận về thời gian công tác BQLDA các cấp nhƣ là thời gian công tác cơ sở trong chính sách phát triển cán bộ công chức/viên chức nhà nƣớc. Đối với đội ngũ cán bộ hợp đồng, tùy theo điều kiện đặc thù của từng địa phƣơng, Bộ KH&ĐT đề nghị UBND các tỉnh có kế hoạch phát triển phù hợp. 300.

88


Kết luận 301. Những phân tích của Báo cáo NCKT đã chỉ ra sự cần thiết phải có một dự án can thiệp giảm nghèo tại Quảng Ngãi để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm nghèo cho các huyện/xã có điều kiện khó khăn hơn so với mức trung bình của tỉnh và của vùng. Điều này cũng phù hợp với khung chính sách của Việt Nam và của các tỉnh Quảng Ngãi về phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời phù hợp với chính sách của nhà tài trợ NHTG. Báo cáo cũng chỉ rõ ràng các huyện/xã mục tiêu của Dự án cũng đang là đối tƣợng thụ hƣởng của một số chƣơng trình/dự án can thiệp giảm nghèo khác, vì vậy quá trình thực hiện Dự án GNKVTN cần tính đến khả năng hợp tác và lồng ghép các nguồn lực trên địa bàn để thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo bền vững. 302. Báo cáo đề xuất nội dung Dự án gồm 4 hợp phần. HP1 có mục tiêu phát triển CSHT cấp xã và thôn bản để hỗ trợ cho phát triển sản xuất gồm xây mới/nâng cấp, VH&BT các công trình CSHT cấp xã, thôn bản. Hợp phần 2 của Dự án tập trung vào (i) Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập; (ii) phát triển liên kết thị trƣờng. Các hoạt động trong HP2 sẽ tăng tính tự lực, tự cƣờng về sinh kế của ngƣời dân thông qua củng cố ANLT&DD, đa dạng hóa thu nhập; đồng thời thúc đẩy kết nối thị trƣờng để cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập bền vững. Hợp phần 3 của Dự án gồm các hoạt động để thúc đẩy phát triển CSHT kết nối cấp huyện, NCNL, và truyền thông. Hợp phần 4 của Dự án là về QLDA. Dự án đƣợc thiết kế theo nguyên tắc phát triển do cộng đồng định hƣớng (CDD) và bổ trợ lẫn nhau để đạt đƣợc Mục tiêu Phát triển (PDO) của Dự án. 303. Quản lý dự án đảm bảo hai nguyên tắc quan trọng là tăng cƣờng phân cấp và sự tham gia. Theo đó, Dự án chủ trƣơng tăng cƣờng các hoạt động NCNL để thực hiện phân cấp cho cấp cơ sở (nhất là cấp xã) làm chủ đầu tƣ. Đồng thời, các hoạt động của Dự án đƣợc xác định trên cơ sở có sự tham gia, đảm bảo các ƣu tiên đầu tƣ của Dự án phản ánh thực tế tình hình kinh tế-xã hội và nguyện vọng của các đối tƣợng hƣởng lợi. Dự án đƣa ra chính sách để đảm bảo có sự tham gia của các hộ nghèo nhất, hộ dân tộc thiểu số, phụ nữ trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động. 304. Dự án thực hiện can thiệp trong vùng mà tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 88% tổng dân số nên toàn bộ Dự án là một chƣơng trình phát triển dân tộc thiểu số (EMDF). Dự án đƣa ra những chiến lƣợc can thiệp phù hợp để đảm bảo rằng đồng bào dân tộc thiểu số (đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số bản địa) và các nhóm dễ bị tổn thƣơng khác có thể tham gia tích cực và hƣởng lợi từ các hoạt động của Dự án. Với tính chất của các hoạt động thiết kế, Dự án không có tác động tiêu cực đến môi trƣờng. Dự án có các Khung ESMF, Khung RPF để đảm bảo an toàn xã hội và môi trƣờng. 305. Dự án đƣợc tổ chức quản lý thống nhất từ cấp TƢ đến địa phƣơng. Mô hình tổ chức của Dự án và cơ chế quản lý đƣợc xây dựng trên cơ sở tham khảo nhiều chƣơng trình/dự án giảm nghèo có quy mô và tính chất tƣơng tự nhƣ Dự án GNKVTN nên có tính thực tiễn và khả thi cao. Cần nhấn mạnh rằng đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp (nhất là cấp xã) sẽ đƣợc tập huấn, nâng cao năng lực để tăng cƣờng hiệu quả quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của Dự án. 306. Các phân tích tài chính và kinh tế của Dự án chỉ ra rằng các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế đang đƣợc đề xuất trong Kế hoạch 18 tháng đều có hiệu suất tƣơng đối cao. Tuy nhiên, phân tích tài chính cho các công trình CSHT tiêu biểu cho thấy đầu tƣ có hiệu suất tài chính thấp. Mặc dù vậy, do vùng dự án có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, yêu cầu phát triển CSHT là cấp thiết và mang lại nhiều lợi ích xã hội (không tính đƣợc trong các phân tích tài chính) nên Báo cáo vẫn khuyến nghị đầu tƣ củng cố CSHT thiết yếu, có tác dụng hỗ trợ cho phát triển sản xuất và cải thiện đời sống cho các hộ hƣởng lợi trong vùng dự án. Báo cáo cũng chỉ ra rằng dù có một số rủi ro nhất định nhƣng Dự án có thể thực hiện những chiến lƣợc và can thiệp để đảm bảo tính bền vững của Dự án.

89


Phụ lục Phụ lục 1: Thực trạng nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số Phụ lục này cung cấp một số dữ liệu bổ sung về tình trạng nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn 19932010. Đồng thời, tình trạng nghèo của các nhóm dân tộc thiểu số trong mối quan hệ so sánh với nhóm đa số và với mức trung bình toàn quốc cũng đƣợc đƣa ra dƣới dạng các đồ thị để minh họa cho sự chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân tộc thiểu số và nhóm đa số. Tỷ lệ hộ nghèo trong giai đoạn 1993 - 2010 Tỷ lệ hộ nghèo (%) sử dụng các chuẩn nghèo khác nhau Chuẩn nghèo của NHTG-TCTK

Chuẩn nghèo 1,25USD/ngƣời/ngày

Chuẩn nghèo 2USD/ngƣời/ngày

1993

58,1

63,7

85,7

1998

37,4

49,7

78,2

2002

28,9

40,1

68,7

2004

19,5

21,5

50,3

2006

15,9

16,8

42,4

2008

14,5

11,8

34,5

2010

20,7

--

--

Nguồn: (i) số liệu nghèo theo chuẩn nghèo của TCTK-NHTG là tính toán của nhóm tác giả dựa trên các cuộc Khảo sát Mức sống dân cư Việt Nam, 1992/93, 1997/98, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010; (ii) Các số liệu nghèo còn lại là từ ước tính của NHTG Lưu ý: Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 cao hơn hẳn so với năm 2008. Một lý do cơ bản là vì trong năm này, TCTK và NHTG áp dụng cách tính mới để tính chuẩn nghèo. Những thay đổi chính gồm giỏ hàng hóa tiêu biểu, cách đo lường giá cả và điều chỉnh giá theo khu vực. --: Không có dữ liệu

Tỷ lệ hộ nghèo giữa các vùng trong giai đoạn 2004-2010

Trung bình toàn quốc

2004

2006

2008

2010

19,5

15,9

14,5

20,7

Thành thị và nông thôn 

Trung bình ở nông thôn

24,4

16,6

16

27

Trung bình ở đô thị

4,4

3,6

2,5

6

Theo các vùng 

Đồng bằng Sông Hồng

10,9

7,5

6,5

11,4

Núi Đông Bắc

26,3

17,3

19

37,7

Núi Tây Bắc

59,5

51,4

58,4

60,1

Bắc Trung bộ

32,5

25,7

15,6

28,4

Nam Trung bộ

24

15,7

16

18,1

Tây Nguyên

31,8

27,9

22,2

32,8

Đông Nam bộ

8,2

6,2

4,5

8,6

Đồng bằng Sông Cửu Long

16,9

6,7

11,5

19,7

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả dựa trên các cuộc Khảo sát Mức sống dân cư Việt Nam, 2004, 2006, 2008, 2010;

90


100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0

50 45 40 35 30 25 20 15 10 5 0 1993

1998

Trung bình

2002

2004

Kinh

DTTS

2006

2008

2010

Tỷ lệ DTTS trong tổng dân số nghèo (%)

Tỷ lệ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ nghèo của nhóm DTTS và % DTTS trong tổng dân số nghèo

% DTTS trong tổng dân số nghèo

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả dựa trên các cuộc Khảo sát Mức sống dân cư Việt Nam Năm 1992/93, 1997/98, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010 Lưu ý: các điểm hình tròn ở trên là đồ thị mô tả tỷ lệ % DTTS trong tổng dân số nghèo. Các tỷ lệ này được biểu thị trên trục tung phụ ở phía bên phải (trong khi tỷ lệ hộ nghèo được biểu thị trên trục tung chính ở phía bên trái).

Chênh lệch mức sống giữa nhóm DTTS và nhóm dân tộc Kinh

Tỷ lệ nhập học THCS của trẻ em từ 11-14 tuổi

Tỷ lệ nhập học tiểu học của trẻ em từ 7-10 tuổi

Nghèo 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0

Nghèo lƣơng thực

Sử dụng nƣớc sạch sinh hoạt

Biết chữ

Có nhà kiên cố

Dân tộc Kinh

Các nhóm DTTS

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả dựa trên Khảo sát Mức sống dân cư Việt Nam 2010

Tỷ lệ hộ nghèo của DTTS ở Tây Nguyên, Tây Bắc so với tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc Kinh 100

80

60

40

20

0 1993

1998

2002

DTTS trên toàn quốc DTTS tại Tây Nguyên

2004

2006

2008

2010

DTTS tại Tây Bắc Dân tộc Kinh

Nguồn: tính toán của nhóm tác giả dựa trên các cuộc Khảo sát Mức sống dân cư Việt Nam, 1992/93, 1997/98, 2002, 2004, 2006, 2008, 2010

91


Phụ lục 2: Khái quát vùng dự án Giảm nghèo tỉnh Quảng Ngãi STT

Huyện/Xã Tổng 3 huyện

Tổng dân số

Tổng số hộ

(ngƣời)

(hộ)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số (%)

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

Tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số nghèo (%)

139.119

37.252

85

59,29

65

Tổng 15 xã

35.830

12.914

89,33

67,32

72

H. Ba Tơ

51.546

13.780

80,21

50,02

58

5 xã dự án

12.302

3.086

91,41

65,62

71

1

Xã Ba Tô

5.719

1.399

91,78

54,25

58,72

2

Xã Ba Giang

1.379

378

91,53

80,42

87,86

3

Xã Ba Lế

1.592

395

88,35

64,30

71,63

4

Xã Ba Trang

2.084

521

92,71

77,35

83,44

5

Xã Ba Khâm

1.528

393

91,35

77,61

84,68

II

H. Sơn Hà

69.454

18.787

85,89

64,11

68,15

5 xã dự án

26.196

7.341

86,09

67,88

72,34

I

1

Xã Sơn Thành

7.213

2.122

76,77

61,26

67,71

2

Xã Sơn Nham

3.872

1.133

89,85

72,55

72,89

3

Xã Sơn Cao

4.477

1.190

95,97

76,55

77,58

4

Xã Sơn Linh

4.512

1.348

87,17

66,32

69,96

5

Xã Sơn Kỳ

6.122

1.548

87,60

68,22

75,15

III

H. Sơn Tây

18.119

4.685

95,39

67,21

70,04

5 xã dự án

9.634

2.487

96,43

67,80

70,23

1

Xã Sơn Long

2.011

533

95,68

70,92

74,12

2

Xã Sơn Mùa

2.662

692

91,62

70,34

75,55

3

Xã Sơn Liên

1.552

343

97,08

61,13

58,56

4

Xã Sơn Màu

1.432

381

94,75

68,00

65,93

5

Xã Sơn Tinh

1.977

569

93,15

65,40

67,74

Nguồn: tổng hợp từ dữ liệu do BCBDA tỉnh cung cấp

92


Bản đồ Vùng dự án GNKVTN tại tỉnh Quảng Ngãi

Ghi chú: (i) các xã màu vàng là những xã trong huyện dự án được chọn vào vùng dự án; (ii) các xã màu xanh nhạt là các xã thuộc huyện dự án nhưng không được chọn vào danh sách các xã dự án; (iii) các con số thể hiện tại các xã là tỷ lệ hộ nghèo năm 2011; (iv) tên của các chương trình/dự án giảm nghèo tại huyện dự án được đưa vào phần có dấu “(…)” dưới trên các huyện; (v) các xã thuộc phạm vi của Chương trình 135-II có chủ thích bởi vòng tròn với ký hiệu P135-II.

93


Phụ lục 3: Tổng hợp chƣơng trình chính sách giảm nghèo trên toàn vùng dự án Chƣơng trình/ Chính sách Dự án Phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng Tây Nguyên (FLITCH) - ADB

Thời gian triển khai

Vốn đầu tƣ

Địa bàn

Mục tiêu

6/2007 - 31/12/2014

90,66 triệu USD

Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Phú Yên

Cải thiện điều kiện và giá trị của rừng nguồn (bao gồm cung cấp gỗ)

HP 1: Phát triển và quản lý tài nguyên rừng bền vững

Đảm bảo an ninh lƣơng thực cho 80.000 hộ dân nghèo nhất sống gần rừng

HP 3: Xây dựng năng lực

HP/hoạt động

HP 2: Cải thiện sinh kế

HP 4: Quản lý Dự án

Cải thiện nguồn nƣớc và đa dạng sinh học bằng cách bảo vệ hiệu quả Dự án Phát triển ngành Lâm nghiệp (WB3) World Bank

Success Alliance

7/2004 - 3/2015

10/2007 9/2011

58,60 triệu USD

835.033 USD

Thƣ̀a Thiên Huế , Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đinh, ̣ Thanh Hóa, Nghệ An

Quản lý bền vững rừng sản xuất

HP 1: Phát triển thể chế

Bảo tồn đa dạng sinh học của rừng đặc dụng

HP 2: Trồ ng rƣ̀ng tiể u điề n

Huyện Lắk, Eakar, EaHleo, tỉnh Đắk Lắk

Nâng cao đời sống cho các nông hộ trồng ca cao thông qua sự tăng trƣởng của ngành công nghiệp ca cao bền vững mặt kinh tế, xã hội, môi trƣờng

HP 3: Rƣ̀ng đặc dụng HP 4: Quản lý Dự án, giám sát và đánh giá

Hệ thống ca cao nông lâm kết hợp đƣợc ngƣời nghèo và dân tộc thiểu số chấp nhận, áp dụng thành công, nhờ đó giảm nghèo và thoái hóa đất; Tiến bộ kỹ thuật canh tác ca cao bền vững đƣợc áp dụng thành công; Xây dựng ngành công nghiệp sản xuất ca cao bền vững.

Tăng cƣờng năng lực kinh tế bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Nông (3EM) - IFAD

2010-2017

23,8 triệu USD

Đắk Nông

Phát triển sinh kế bền vững cho ngƣời nghèo sống ở khu vực nông thôn. Mục đích tăng thu nhập cho các hộ nông thôn nghèo, đặc biệt là các hộ thiểu số, thông qua phát triển kinh tế và quản lý tài nguyên môi trƣờng bền vững

HP 1: Phát triển sinh kế cho đồng bào thiểu số: nâng cao kỹ năng canh tác nông nghiệp cho các hộ nghèo; nâng cao kỹ năng thị trƣờng; tăng và đa dạng hóa thu nhập cho hộ; nâng cấp CSHT sản xuất hiện có HP2: Các dịch vụ tín dụng nông thôn

94


Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp (ACP) – NHTG

2/2009 - 12/2013

75 triệu USD, trong đó mức cam kết (commitment amount) là 59,8 triệu USD cho 8 tỉnh

Bình Thuận, Bình Định, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Nghệ An, và Thanh Hóa

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho nông dân sản xuất quy mô nhỏ thông qua các giải pháp hỗ trợ tiếp cận thị trƣờng, cung cấp và chuyển giao kỹ thuật ứng dụng các công nghệ sản xuất mới, tổ chức lại mô hình tổ, nhóm sản xuất, liên kết với các doanh nghiệp và hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng thiết yếu cho sản xuất.

HP A: Tăng cƣờng công nghệ nông nghiệp 

THPA1: Nghiên cứu và phát triển công nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh

THPA2: Phát triển các phƣơng thức canh tác bền vững

THPA3: Giám sát và kiểm soát dƣ lƣợng hóa chất.

HP B: Hỗ trợ liên minh sản xuất 

THP B1: Thành lập các liên minh sản xuất mới. (đã thành lập 7 liên minh ở GL, 13 ở ĐL); vốn hỗ trợ cho mỗi liên minh 100.000500.000$

THP B2: Nhân rộng các mô hình chuỗi giá trị thành công.

THP B3: Chiến dịch truyền thông, thông tin.

THP B4: Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ ngành nông nghiệp và cung cấp dịch vụ

HP C: Cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu HP D: Hỗ trợ Quản lý Dự án và Tăng cƣờng thể chế. Hỗ trợ Nông nghiệp, Nông dân và Nông thôn tỉnh Gia Lai, Ninh Thuận và Tuyên Quang (TNSP) IFAD

2011-2015

65,36 triệu USD (Gia Lai: 15,4 triệu USD)

Tuyên Quang, Ninh Thuận, Gia Lai

Cải thiện đời sống cho ngƣời dân nông thôn, đặc biệt là những hộ sống ở các vùng đặc biệt khó khăn; khuyến khích sự tham gia của các hộ nghèo nông thôn và hộ thiểu số vào các hoạt động kinh tế bền vững và đem lại lợi nhuận cao

HP1: Nâng cao năng lực thể chế để triển khai các sáng kiến vì ngƣời nghèo trong Tam Nông HP2: Phát trển các chuỗi giá trị vì ngƣời nghèo HP3: Hỗ trợ các xã trển khai và lên kế hoạch phát trển KTXH theo định hƣớng thị trƣờng

95


Nghị quyết 30 A về Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (nay là 62 huyện nghèo) (30A)

2009 - 2020

Quyết định về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách đầu tƣ cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30A (còn gọi là Huyện theo quyết định 293/QĐTTg)

2013 - 2017

Không xác định rõ trong NQ30A

Hỗ trợ vốn đầu tƣ phát triển cho mỗi huyện bằng 70% mức bình quân của các huyện theo Nghị quyết 30A từ ngân sách TƢ

62 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50%

23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao thuộc tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Lạng Sơn, Điện Biên, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Nam, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai

Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hƣớng sản xuất hàng hoá, khai thác tốt các thế mạnh của địa phƣơng. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập

Hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ƣơng cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao đƣợc áp dụng cơ chế, chính sách đầu tƣ CSHT theo quy định của Nghị quyết 30 a.

Đầu tƣ CSHT:

Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo Chính sách, cơ chế đầu tƣ cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện

Cấp huyện: trƣờng THPT, trƣờng dân tộc nội trú huyện, công trình thủy lợi quy mô cấp huyện, liên xã, đƣờng giao thông từ trung tâm huyện tới xã, liên xã

Cấp xã và dƣới xã: công trình hạ tầng cơ sở thiết yếu ở tất cả các xã trên địa bàn huyện (trừ thị trấn): trƣờng học, trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn, đƣờng giao thông liên thôn, bản, đƣờng vào các khu kinh tế, sản xuất tập trung, thủy lợi phục vụ tƣới và tiêu cho sản xuất nông nghiệp, điện phục vụ sản xuất và dân sinh, công trình nƣớc sinh hoạt.

96


Chƣơng trình Phát tnển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chƣơng trình 135 giai đoạn II)

2006-2010

27 nghìn tỷ VNĐ (6.200 tỷ từ nguồn tài trợ, 600 tỷ từ ngân sách huyện và hơn 20 nghìn tỷ nguồn vốn TƢ)

Tất cả các tỉnh miền núi, vùng cao; vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh Nam Bộ

Tạo sự chuyển biến nhanh về sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hƣớng sản xuất gắn với thị trƣờng; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nƣớc; Phấn đấu đến năm 2010, trên địa bàn cơ bản không còn hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dƣới 30% theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển địch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng. Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

Nguồn: tổng hợp từ các văn kiện dự án liên quan đến những chương trình/dự án trong bảng (từ nhiều nguồn khác nhau).

97


Phụ lục 4: Danh mục chi tiết các công trình CSHT cấp xã thôn bản trong 18 tháng đầu tại tỉnh Quảng Ngãi A. Tiểu Hợp phần 1.1: Danh mục các công trình Cơ sở hạ tầng cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi Tên công trình

Lý do đề xuất

Địa điểm xây dựng

Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật

Ƣớc tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hƣởng lợi

Nƣớc sinh hoạt KDC Huy Em

Tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân đƣợc sử dụng nƣớc sạch để sinh hoạt và đồng thời giảm bớt thời gian đi lấy nƣớc hằng ngày của phụ nữ và trẻ em mà nhất là trẻ em gái

Xã Sơn Mùa

Xây mới

BTCT

1

42 hộ

2

* Nâng cấp nhà văn hóa thôn Huy Em

Góp phần cải thiện đời sống văn hóa của ngƣời dân trong thôn, tạo điều kiện cho việc phổ biến những chủ trƣơng của đảng, chính sách pháp luật của nhà nƣớc đến với nhân dân đƣợc thuận lợi

Xã Sơn Mùa

Nâng cấp

Quét vôi, lát nền, thay mới một số lang can, cửa đi, cửa sổ bị hƣ hỏng…

0,3

182 hộ

3

Hệ thống nƣớc sinh hoạt Nƣớc Ố tập đoàn 20

Giải quyết nhu cầu nƣớc sinh hoạt cho 35 hộ dân tại KDC Tà Vay – thôn Tà Vay

Xã Sơn Long

Xây mới

BTCT

1

35 hộ

4

*Trƣờng Tiểu học Mang Hin, hạn mục: Sân nền, tƣờng rào - cổng ngõ

Tạo điều kiện tốt cho việc dạy và học, sinh hoạt ngoài giờ của điểm trƣờng Tiểu học Mang Hin

Xã Sơn Long

Xây mới

BTCT

0,3

58 em học sinh/46 hộ

5

Xây dựng Nhà văn hóa xã

Tạo điều kiện sinh hoạt cộng đồng, hội hộp cho ngƣời dân

Xã Sơn Liên

Xây mới

Kết cấu BTCT Khung chịu lực

1

100 hộ

6

* Nâng cấp Hệ thống Nƣớc sinh hoạt TĐ 14-Khu Ngọc Lên,Thôn Tang Tong

Cung cấp bổ sung nƣớc cho ngƣời dân bị thiếu nƣớc

Xã Sơn Liên

Nâng cấp

Nâng cấp Hệ thống ống Bệ vòi, Cụm đầu mối

0,3

70 hộ

7

Nhà văn hóa thôn Đăk Pao

Tạo điều kiện sinh hoạt cộng đồng, hội hộp cho ngƣời dân

Xã Sơn Màu

Xây mới

Kết cấu BTCT Khung chịu lực. Tổng diện tích xây dựng 500m2

1

90 hộ

8

* Nhà văn hóa thôn Tà Vinh

Tạo điều kiện sinh hoạt cộng đồng, hội hộp cho ngƣời dân

Xã Sơn Màu

Nâng cấp

Quét vôi, lát nền, thay mới một số

0,3

100 hộ

STT 1. Sơn Tây

1

98


STT

Tên công trình

Lý do đề xuất

Địa điểm xây dựng

Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật

Ƣớc tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hƣởng lợi

lang can, cửa đi, cửa sổ bị hƣ hỏng… 9

* Đập Ka Năng I

Cải thiện công trình cũ. Phục vụ tƣới thêm cho 5 ha đất canh tác và ruộng lúa nƣớc.

10

Đƣờng GTNT Xà Ruông Nƣớc Kỉa, thôn Tà Kin

Thôn Ka Năng - Xã Sơn Tinh

Nâng cấp

Sửa chữa công trình cũ, BTCT

0,3

108 hộ

Kết nối giao thông hai thôn Xà ruông và Tà Kin; phục vụ vận chuyển nông sản, hàng hóa

Thôn Xà Ruông Xã Sơn Tinh

Xây mới

BTXM loại A, L=500m

1

104 hộ

11

Đƣờng BT tuyến Gò Da - Gò Cung

Hiện trạng đƣờng đất, lầy lội vào mùa mƣa, gây khó khăn trong việc lƣu thông hàng hóa nông sản, phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùng

Thôn Gò Da, Xã Sơn Linh

Nâng cấp

Đƣờng BTXM Loại A; L=600 m

1

145 hộ

12

* Đƣờng ĐH72 - xóm Gò Răng

Hiện trạng đƣờng mòn, lầy lội vào mùa mƣa, ngƣời dân đi lại gây khó khăn, nâng cấp tuyến đƣờng này nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùng

Thôn Gò Da, Xã Sơn Linh

Nâng cấp

Đƣờng BTXM Loại B; L=200 m

0,3

120 hộ

13

* Kênh nội đồng Ba Tua

Hiện trạng kênh đất tạm bợ, dẫn đến không đủ nƣớc tƣới do bị thất thoát trên kênh. Bê tông hóa đoạn kênh này nhằm đảm bảo lƣợng nƣớc tƣới phục vụ sản xuất trên đồng Ba Tua

Thôn Làng Trăng, Xã Sơn Cao

Nâng cấp

Kiên cố hóa L=200 m

0.3

110 hộ

14

Đƣờng BT tuyến Ca Long Làng Gung

Hiện trạng đƣờng đất, lầy lội vào mùa mƣa, gây khó khăn trong việc lƣu thông hàng hóa nông sản, phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùng

Thôn Làng Gung, Xã Sơn Cao

Nâng cấp

Đƣờng BTXM Loại A; L=650 m

1

143 hộ

15

Đƣờng BT tuyến Xả Trạch Làng Vẹt

Hiện trạng đƣờng đất, lầy lội vào mùa mƣa, gây khó khăn trong việc lƣu thông hàng hóa nông sản, phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùng

Thôn Làng Vẹt và Gò Gạo, xã Sơn Thành

Nâng cấp

Đƣờng BTXM Loại A; L=650 m

1

310 hộ

2. Sơn Hà

99


Tên công trình

Lý do đề xuất

Địa điểm xây dựng

Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật

Ƣớc tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hƣởng lợi

16

* Đƣờng BT xóm Vạy - xóm Gò Phú, Thôn Hoăn Vạy.

Hiện trạng đƣờng đất, lầy lội vào mùa mƣa, gây khó khăn trong việc lƣu thông hàng hóa nông sản, phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùng

Thôn Hoăn Vạy, xã Sơn Thành

Nâng cấp

Đƣờng BTXM Loại B; L=200 m

0.3

90 hộ

17

* Đƣờng BT thôn Làng Dọc

Hiện trạng đƣờng mòn, lầy lội vào mùa mƣa, ngƣời dân đi lại gây khó khăn, nâng cấp tuyến đƣờng này nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùng

Thôn Làng Dọc, Xã Sơn Kỳ

Nâng cấp

Đƣờng BTXM Loại B; L=200 m

0.3

80 hộ

18

Đƣờng BT Tà Ma - Làng Rê

Hiện trạng đƣờng đất, lầy lội vào mùa mƣa, gây khó khăn trong việc lƣu thông hàng hóa nông sản, phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùng

Thôn Làng Rê, Xã Sơn Kỳ

Nâng cấp

Đƣờng BTXM Loại A; L=550 m

1

260 hộ

19

* Đƣờng BT xóm Gò Da, thôn Bầu Sơn

Hiện trạng đƣờng mòn, lầy lội vào mùa mƣa, ngƣời dân đi lại gây khó khăn, nâng cấp tuyến đƣờng này nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùn

Thôn Bầu Sơn, Xã Sơn Nham

Nâng cấp

Đƣờng BTXM Loại B; L=200 m

0.3

85 hộ

20

Đƣờng BT thôn Chàm Rao

Hiện trạng đƣờng đất, lầy lội vào mùa mƣa, gây khó khăn trong việc lƣu thông hàng hóa nông sản, phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùng

Thôn Chàm Rao, Xã Sơn Nham

Nâng cấp

Đƣờng BTXM Loại A; L=600 m

1

150 hộ

Thôn Gò Khôn - Xã Ba Giang

Nâng cấ p

BTXM, loại B, L=700m

1

127 hộ

Thôn Ba Nhà - Xã Ba Giang

Nâng cấp

BTXM, loại B, L=250m

0,3

127 hộ

Thôn Rộc Măng Xã Ba Tô

Nâng cấ p

BTXM, loại B, L=250m

0,3

134 hộ

STT

3. Ba Tơ

21

Nâng cấ p tuyế n đƣờng Nƣớc Lô đi Gò Khôn

22

* Đƣờng BTXM từ NVH thôn Ba Nhà - Nƣớc Tố

23

* Nối tiếp QL 24 (Km42)-:Rộc Măng

Phục vụ giao thông dân sinh, cải thiện giao thông cũ do khó đi lại vào mùa mƣa Ngoài ra khi công trình hoàn thành sẽ giáp ngƣời dân dễ dàng tiếp cận đất sản xuất, vận chuyển sản phẩm nơi sản xuất. Phục vụ việc trao đổi hàng hóa, giảm thời gian vận chuyển Phục vụ giao thông dân sinh Khi công trình đƣợc đầu tƣ sẽ tạo điều kiện trao đổi hàng hóa, giúp ngƣời dân, thầy trò trƣờng Trƣờng THCS đi lại thuận lợi

100


STT

Tên công trình

Lý do đề xuất Con đƣờng cũ mùa mùa mƣa đi lại rất khó khăn Khi công trình hoàn thành sẽ giảm 1/2 thời gian đi lại, 2/3 giá cƣớc vận chuyển đƣợc giảm, xe chở hàng hóa có thể lên 7 tấn. Đƣờng cũ đi lại khó khăn vào mùa mƣa vì đã xuống cấp

Địa điểm xây dựng

Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật

Ƣớc tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hƣởng lợi

Thôn Mang Lùng II Xã Ba Tô

Nâng cấp

BTXM, loại B, L=920m

1,0

162 hộ

Thôn Đồng Lâu, xã Ba Lế

Nâng cấp

BTXM, loại B, L=800m

1,0

395 hộ

24

Đƣờng BTXM QL24 (km45) :- Tập đoàn Tu Va Cơ

25

Đƣờng Bê tông xi măng tuyến UBND xã đi thôn Gòi Lế (km1+200 đến km2+00)

26

* Nối tiếp Đƣờng BTXM UBND xã đi Gòi Lế (km2+00 đến km 2+270)

Hiện trạng đƣờng đất, lầy lội vào mùa mƣa, gây khó khăn trong việc lƣu thông hàng hóa nông sản, phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùng

Thôn Đồng Lâu, xã Ba Lế

Nâng cấp

BTXM, loại B, L=270m

0,3

395 hộ

Nâng cấp đƣờng Đồng Răm đi Hố Sâu

Hiện trạng đƣờng mòn, lầy lội vào mùa mƣa, ngƣời dân đi lại gây khó khăn, nâng cấp tuyến đƣờng này nhằm mục đích phục vụ nhu cầu đi vận chuyển hàng hóa lại cho bà con trong vùngPhục vụ và cung cấp nƣớc tƣới cho cánh đồng hơn 10ha

thôn Đồng Răm và thôn Hố Sâu

Nâng cấp

Đập BTCT, dài 1km

1,0

250 hộ

29

Nƣớc sinh hoạt tự chảy làng Leo

Nhân dân trong vùng sử dụng nƣớc chƣa hợp vệ sinh, nhân dân thƣờng xuyên bị đau ốm do sử dụng nƣớc bẩn, thiếu nƣớc sinh hoạt vào mùa khô, nguồn nƣớc hiện tại không đảm bảo, cách quá xa khu dân cƣ

Thôn Con Dóc - Xã Ba Trang

Xây mới

BTCT

0,3

48 hộ

30

* Đƣờng BTXM GTNT tổ Nƣớc Tên

Cải thiện tuyến đƣờng giao thông cũ do vào mùa mƣa đƣờng bị xuống cấp nghiêm trọng Phục vụ vận chuyển nông sản và giao thông dân sinh.

Thôn Con Riêng Xã Ba Trang

Nâng cấp

0,275km đƣờng BTXM, rộng 3,5m

1,0

150 hộ

27

Khi công trình hoàn thành sẽ giảm 1/2 thời gian đi lại, 2/3 giá cƣớc vận chuyển đƣợc giảm và ngƣời dân có điều kiện ngƣời dân thay đổi phƣơng tiện đi lại từ đi bộ sang đi ôtô giảm đi rất nhiều thời gian.

Ghi chú: Các công trình có dấu (*) dự kiến được thực hiện theo phương pháp đấu thấu có sự tham gia của cộng đồng; Tất cả các công trình để xuất nêu trên không phát sinh thu hồi đất bởi vì diện tích xây dựng công trình được quy hoạch đất xây dựng công trình công cộng hoặc được người dân tự nguyện hiến đất.

101


B. Hợp phần 2: Danh mục các hoạt động sinh kế dự kiến thực hiện B1. Các mô hình sinh kế dự kiến thực hiện trong 18 tháng đầu tiên Trong khuôn khổ kế hoạch thực hiện Hợp phần 2 trong 18 tháng đầu tiên, quy mô và chi phí dự kiến cho các hoạt động sinh kế dự kiến đƣợc xây dựng trên cơ sở đề xuất của các xã/huyện dự án, ƣớc tính của Phòng NN&PTNT các huyện, và kết quả khảo sát của đơn vị tƣ vấn trong quá trình xây dựng Báo cáo. Lƣu ý rằng, các chi phí dự kiến cho các mô hình sinh kế dƣới đây chỉ là cơ sở tham khảo cho các LEG trong quá trình lựa chọn và xây dựng các tiểu dự án sinh kế; đồng thời là cơ sở để các cấp xã và huyện hỗ trợ xây dựng và thẩm định các đề xuất tiểu dự án sinh kế. Chi phí cuối cùng đƣợc tính toán cho từng hoạt động sinh của của mỗi tổ nhóm sẽ đƣợc tính toán và đề xuất bởi nhóm LEG trong quá trình xây dựng đề xuất chi tiết các tiểu dự án sinh kế. Các bảng dƣới đây thể hiện chi tiết các hoạt động sinh kế dự kiến thực hiện, cụ thể nhƣ sau: Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất lúa lai Huyện dự án

Xã dự án

Quảng Ngãi

Số tổ nhóm

Quy mô (ha)

Tổng mức chi phí dự kiến

52

104

1.908.400.000

Sơn Tây

Sơn Tinh, Sơn Long, Sơn Mùa, Sơn Liên

14

28

513.800.000

Sơn Hà

Sơn Nham, Sơn Linh, Sơn Cao, Sơn Kỳ, Sơn Thành

20

40

734.000.000

Ba Tơ

Ba Khâm, Ba Giang, Ba Lế, Ba Trang

18

36

660.600.000

Ghi chú: Tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 nhóm LEG trồng lúa nước (10 hộ/nhóm, 2 ha/nhóm) trong 01 chu kỳ sản xuất

102


Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất ngô lai Huyện dự án

Xã dự án

Số tổ nhóm

Quy mô (ha)

Tổng mức chi phí

Sơn Tây

Sơn Tinh

5

13

243.945.00

Sơn Hà

Sơn Nham

4

10

187.650.000

Ba Tơ

Ba Lế

4

10

187.650.000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế ngô lai (10 hộ/nhóm, 2.5 ha/nhóm) trong 01 chu kỳ sản xuất. Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế ngô lai.

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất mồ hình cải tạo vƣờn hộ Huyện dự án

Xã dự án

Quảng Ngãi

Số tổ nhóm

Quy mô (ha)

Tổng mức chi phí

54

5,4

2.188.512.000

Sơn Tây

Sơn Tinh, Sơn Long, Sơn Mùa, Sơn Liên

36

3,6

411.272.100

Ba Tơ

Ba Lế, Ba Trang

18

1,8

205.636.050

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế mô hình vườn hộ (20 hộ/nhóm, 0.1 ha/nhóm). Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế mô hình cải tạo vườn hộ.

Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất Mía Huyện dự án

Xã dự án

Quảng Ngãi Ba Tơ

Ba Tô

Sổ tổ nhóm

Quy mô (ha)

Tổng mức chi phí

4

40

2.399.000.000

4

40

2.399.000.000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế mía (10 hộ/nhóm, 10 ha/nhóm). Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế mía.

103


Quy mô và Chi phí dự kiến cho 01 chu kỳ sản xuất mô hình chăn nuôi bò Quy mô Huyện dự án

Xã dự án

Số tổ nhóm

Trồng cỏ nuôi bò (ha)

Chuồng trại (m2)

Giống (con)

Tổng mức chi phí

Sơn Hà

Sơn Nham, Sơn Linh, Sơn Thành, Sơn Cao, Sơn Kỳ

5

25

220

55

1.965.110.000

Ba Tơ

Ba Khâm, Ba Tô

5

25

220

55

1.965.110.000

Sơn Tây

Sơn Mùa, Sơn Liên, Sơn Màu

6

30

264

66

2.358.132.000

Ghi chú: tổng chi phí ước tính dự kiến ở trên được xây dựng trên cơ sở chi phí mô hình hỗ trợ cho 01 tổ nhóm cải thiện sinh kế chăn nuôi bò cái sinh sản (10 hộ/nhóm, 10 con bò cái/nhóm), và chi phí mô hình hỗ trợ 01 tô nhóm cải tạo đàn bò (10 hộ nhóm, 11 con bò gồm 01 bò đực/nhóm). Chi phí này chỉ mang tính tham khảo cho các LEG trong quá trình lập đề xuất tiểu dự án sinh kế chăn nuôi bò cái sinh sản, hoặc cải tạo đàn bò.

104


C.Tiểu hợp phần 3.1: Danh mục các công trình Cơ sở hạ tầng cấp huyện tại Quảng Ngãi STT

Huyện

Tên công trình

Lý do đề xuất

Sơn Tây

Nâng cấp, sửa chữa tuyến đƣờng Tập đoàn 3 - Ngã ba Sơn Mùa

Hiện tuyến đƣờng này là đƣờng bê tông, nay đã hƣ hỏng xuống cấp trầm trọng, ngƣời dân đi lại rất khó khăn, nhất là vào mùa mƣa.

Ba Tơ

Đƣờng liên xã Ba Trang - Ba Khâm (Điểm đầu UBND xã Ba Trang - điểm cuối giáp xã Phổ Ninh huyện Đức Phổ

Đây là đƣờng đất, trời mƣa đƣờng rất trơn, nhiều chỗ sình lầy, khó khăn trong đi lại, giao thƣơng mua bán hàng hóa của nhân dân 02 xã Ba Trang và Ba Khâm huyện Ba Tơ

Đƣờng liên xã Sơn Ba - xã Sơn Kỳ

Đƣờng đã xuống cấp, rất lầy lội, nhiều đoạn bị sạt lỡ nặng chỉ xe công nông và xe máy lƣu thông đƣợc, một số đoạn không đi lại đƣợc. Nếu đƣợc đầu tƣ thì đây là con đƣờng giao thông quan trọng kết nối các xã dự án, các huyện giáp ranh và kết nối quốc lộ 24B qua cầu Sơn Kỳ hoặc đến cuối tuyến Sơn Ba qua cầu Sông Re (đƣợc đầu tƣ năm 2013 bằng nguốn vốn ngân sách tỉnh)

Tính chất công trình

Đặc điểm kỹ thuật

Ƣớc tính chi phí (tỷ VND)

Quy mô hƣởng lợi

xã Sơn Mùa

Nâng cấp

Đƣờng cấp VI miền núi. Nâng cấp L=1Km, mở rộng lề đƣờng, làm mới hệ thống thoát nƣớc dọc.

3.0

80 hộ

Ba Trang, Ba Khâm Huyện Ba Tơ

Nâng cấp

Đƣờng cấp IV miền núi, L=2000m

3.0

952 hộ

Nâng cấp

Đƣờng cấp VI (TCVN 40542005) L=2000 m; Bm=3,5m

3.0

4000 hộ

Địa điểm xây dựng

Tỉnh Quảng Ngãi

1

2

3

Sơn Hà

Xã Sơn Ba và Sơn Kỳ

Ghi chú: Công trình CSHT - Đập thuỷ lợi Khe Tắm do huyện M‟Đrắk đề xuất sẽ cần phải thu hồi diện tích đất hoa màu

105


D. Tiểu hợp phần 3.3: Kế hoạch truyền thông trong 18 tháng đầu tiên STT

Nội dung

Mô tả hoạt động

Chi phí dự kiến (đơn vi:̣ nghìn VNĐ)

Điạ điể m thƣ̣c hiê ̣n, đố i tƣợng thụ hƣởng

1

Xây dựng tờ rơi giới thiệu về Dự án tại Quảng Ngãi

Tờ rơi giới thiệu về các hỗ trợ của Dự án với thông tin đầy đủ về các nội dung hỗ trợ

450

Quảng Ngãi

2

Xây dựng pa-nô tại trụ sở các huyện/xã Dự án

Pa-nô giới thiệu về Dự án sử dụng các hình ảnh, khẩu hiệu, và mô tả ngắn để tăng nhận biết về Dự án

900

Quảng Ngãi

3

Xây dựng phóng sự truyền hình/phát thanh tại Quảng Ngãi

Phóng sự bằng tiếng phổ thông và tiếng dân tộc về vùng dự án, các hỗ trợ của Dự án phát thanh và truyền hình rộng rãi, lặp lại để tăng nhận biết về Dự án + DVD để sử dụng làm tƣ liệu cho các hoạt động khác của Dự án

1.200

Quảng Ngãi

4

Xây dựng phụ trang chuyên đề về Dự án trên Báo tỉnh

Phụ trang giới thiệu chi tiết về các hỗ trợ của Dự án để phổ biến và lƣu trữ tại các huyện/xã/thôn bản Dự án

450

Quảng Ngãi

Ghi chú: (i) Chi phí cho xã in ấn tờ rơi (phát cho xã và cho cả huyện) trung bình là 30 triệu/xã; (ii) Chi phí cho pa-nô (chỉ đặt tại UBND các xã) trung bình là 50 triệu/pa-nô; (iii) các phóng sự truyền hinh gồm cả sản xuất, (iv) Chi phí cho phụ trang báo tỉnh (phát cho xã và cho cả huyện) trung bình là 25 triệu/xã.

106


E. Hợp phần 4: Chi phí mua sắm hàng hóa cho BQLDA tỉnh và huyện, và BPT xã Tổng số lƣợng hàng hóa phát sinh từng cấp quản lý Danh mục hàng hóa (đƣợc tài trợ từ nguồn IDA)

Máy tính để bàn

Định mức (VND)

Tỉnh

Huyện

1

3

15

Số tiền phát sinh ở từng cấp quản lý (VND) Tổng theo hạng mục (VND)

Xã Tỉnh (*)

Huyện

9.000.000

10

27

30

90.000.000

243.000.000

270.000.000

603.000.000

Máy in+fax+scan+copy

15.000.000

2

6

15

30.000.000

90.000.000

225.000.000

345.000.000

Máy photo

30.000.000

1

3

0

30.000.000

90.000.000

-

120.000.000

Máy chiếu projector

20.000.000

1

0

0

20.000.000

-

-

20.000.000

400.000

4

12

15

1.600.000

4.800.000

6.000.000

12.400.000

Lắp đặt Internet wifi, điện thoại

1.500.000

1

3

15

1.500.000

4.500.000

22.500.000

28.500.000

Máy ảnh (phục vụ M&E, bảo dƣỡng, duy tu tại cộng đồng)

3.000.000

0

0

15

-

-

45.000.000

45.000.000

0

0

0

-

-

-

-

Điện thoại bàn

Tủ đựng hồ sơ các phòng Phòng Giám đốc

5.000.000

1

3

0

5.000.000

15.000.000

-

20.000.000

Phòng Phó Giám đốc

5.000.000

1

3

0

5.000.000

15.000.000

-

20.000.000

Văn phòng

4.000.000

2

6

0

8.000.000

24.000.000

-

32.000.000

Phòng Kỹ thuật

4.000.000

1

3

0

4.000.000

12.000.000

-

16.000.000

0

0

0

-

-

-

-

Bộ bàn các phòng Phòng họp

20.000.000

1

0

0

20.000.000

-

-

20.000.000

Bàn Giám đốc

5.000.000

1

3

0

5.000.000

15.000.000

-

20.000.000

Bàn Phó Giám đốc

5.000.000

1

3

0

5.000.000

15.000.000

-

20.000.000

700.000

12

36

15

8.400.000

25.200.000

10.500.000

44.100.000

0

0

0

-

-

-

-

Văn phòng + Kỹ Thuật Ghế ngồi Ghế phòng họp

650.000

15

39

0

9.750.000

25.350.000

-

35.100.000

Ghế Giám đốc

3.500.000

1

3

0

3.500.000

10.500.000

-

14.000.000

Ghế Phó Giám đốc

3.500.000

1

3

0

3.500.000

10.500.000

-

14.000.000

650.000

10

30

15

6.500.000

19.500.000

9.750.000

35.750.000

Ghế chuyên môn Phƣơng tiện

-

107


Xe máy cho CF Ô tô

22.000.000

0

15

0

-

330.000.000

950.000.000

1

3

0

-

330.000.000

950.000.000

2.850.000.000

-

3.800.000.000

TỔNG (VNĐ)

256.750.000

949.350.000

588.750.000

1.794.850.000

TỔNG (USD)

12.296,46

45.466,95

28.196,84

85.960,25

Danh mục đƣợc chi trả bằng vốn đối ứng (**)

Tỷ lê trên giá mua

Tổng số tiền mua (VND)

Số tiền (VND) thuế trƣớc bạ

Số tiền trƣớc bạ

(USD)

thuế

Trƣớc bạ của xe máy của CF

5%

330.000.000

16.500.000

790,23

Trƣớc bạ của ô tô đăng ký tại tỉnh

10%

3.800.000.000

380.000.000

18.199,23

4.130,000.000

396.500.000

18.989

TỔNG

Ghi chú: (*) Cấp tỉnh sẽ phụ trách mua sắm tât cả các hành hóa phục vụ cho các BQLDA tỉnh, huyện, và BPT xã;

(**)Vốn đối ứng do cấp tỉnh phụ trách mua sắm sẽ chi trả cho (a) phí trước bạ của ôtô đăng ký tại tỉnh và (b) phí trước bạ của xe máy cho đội ngũ CF của tỉnh. (***)Định mức được dự kiến trên cơ sở mức giá tạm tính tại thời điểm lập Báo cáo NCKT, vì vậy có thể điều chỉnh tại thời điểm thực hiện việc mua sắm.

108


Phụ lục 5: Kế hoạch đấu thầu cho 18 tháng đầu tiên tại tỉnh Quảng Ngãi DỊCH VỤ TƢ VẤN

Nguồn vốn

Hình thức lựa chọn nhà thầu

Hình thức hợp đồng

Yêu cầu kiểm tra của NHTG (trƣớc hay sau)

NHTG

CQS

Trọn gói

Sau

NHTG

CQS

Trọn gói

Sau

Chi phí dự kiến Ký hiệu gói thầ u

Nội dung

Địa điểm thực hiện

VNĐ (nghìn đồ ng)

USD

Quảng Ngãi

3.000.000

142.857

Quảng Ngãi

599.042

28.526

Ban hành Yêu cầu quan tâm (REOI)

Ban hành Hồ sơ mời thầu (RFP)

Nộp hồ sơ dự thầu

Ký kết hợp đồng

Bắt đầu thực hiện hợp đồng

Thời gian thực hiện hợp đồng (tháng)

Đối tƣợng thụ hƣởng

TRUNG ƢƠNG TW.HP3.C.16

Xây dƣ̣ ng kế hoạch truyề n thông tại tỉnh Quảng Ngãi

4

Quảng Ngãi

CÁC TỈNH DỰ ÁN QNG.C.1

Tƣ vấ n giám sát CSHT tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi

HÀNG HÓA Chi phí dự kiến Ký hiệu gói thầ u

Nội dung

Điạ điể m thƣ̣c hiê ̣n

Đặc điểm kỹ thuâ ̣t

VNĐ (nghìn đồ ng)

USD

2.925.060

139.289

Nguồn vốn

Hình thức lựa chọn

Hình thức hợp đồng

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Yêu cầu kiểm tra của NHT G (trƣớ c hay sau)

Sau

Ban hành Hồ sơ yêu cầu (RFQ)

Tiếp nhận Hồ sơ dự thầu

Ký kết hợp đồng

TỈNH QUẢNG NGÃI Công trin ̀ h CSHT cấ p huyê ̣n

QNG.HP3.G.1

Nâng cấp , sửa chữa tuyến đƣờng Tập đoàn 3 - Ngã ba Sơn Mùa , Huyện Sơn Tây

Xã Sơn Mùa – huyện Sơn Tây

Đƣờng cấp VI miền núi. Sửa chữa, Nâng cấp và mở rộng lề

109

Thời gian hoàn thành


L=1Km

QNG.HP3.G.2

Nâng cấ p Đƣờng liên xã Ba Trang - Ba Khâm , Huyện Ba Tơ (Điểm đầu UBND xã Ba Trang Điểm cuối: Giáp Xã Phổ Ninh huyện Đức Phổ)

Ba Trang, Ba Khâm - Huyện Ba Tơ

Đƣờng cấp V miền núi, L=2000m

2.925.060

139.289

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP3.G.3

Xây mới Đƣờng liên xã Sơn Ba - xã Sơn Kỳ, Huyện Sơn Hà

Xã Sơn Ba và Sơn Kỳ - Huyện Sơn Hà

BTXM 250, L=3000m, W=3,5m

2.925.060

139.289

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

Thôn Huy Em - Xã Sơn Mùa

Công trình BTCT, gồm cụm đầu mối, ống dẫn nƣớc, bể chứa, bể lọc và các cụm vòi.

979.633

46.649

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

Xã Sơn Long

Công trình BTCT, gồm cụm đầu mối, ống dẫn nƣớc, bể chứa, bể lọc và các cụm vòi.

979.633

46.649

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

Xã Sơn Liên

Móng, cột, dầm, sàn BTCT. Tƣờng xây bao che, sơn 03 nƣớc. Mái lợp tôn. Cửa đi, cửa sổ bằng sắt kính. Nền lát gạch men. Sân nền.

974.393

46.400

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

Thôn Đăk Pao - Xã Sơn Màu

Quy mô công trình: Móng, cột, dầm, sàn BTCT. Tƣờng xây bao che, sơn 03 nƣớc. Mái lợp tôn. Cửa

974.393

46.400

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

Công trình CSHT cấ p xã Huyê ̣n Sơn Tây

QNG.HP1.G.1

Xây mới công trin ̀ h Nƣớc sinh hoạt KDC Huy Em

QNG.HP1.G.2

Xây mới công trình Hệ thống nƣớc sinh hoạt Nƣớc Ố tập đoàn 20

QNG.HP1.G.3

QNG.HP1.G.4

Xây mới Nhà văn hóa xã

Xây mới Nhà văn hóa thôn Đăk Pao

110


đi, cửa sổ bằng sắt kính. Nền lát gạch men. Tƣờng rào - cổng ngõ. Xây mới Đƣờng GTNT Xà Ruông - Nƣớc Kỉa, thôn Tà Kin

Thôn Xà Ruông Xã Sơn Tinh

Đƣờng giao thông nông thôn loại A, L = 500m.

975.020

46.430

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP1.G.6

Nâng cấ p Đƣ ờng BT tuyến Ca Long - Làng Gung

Xã Sơn Cao

Đƣờng BTXM Loại A; L=650 m

975.020

46.430

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP1.G.7

Nâng cấ p Đƣờng BT Tà Ma - Làng Rê

Xã Sơn Kỳ

BTXM Loại A; L=550 m

975.020

46.430

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP1.G.8

Nâng cấ p Đƣờng BT thôn Chàm Rao

Thôn Chàm Rao Xã Sơn Nham

BTXM Loại A; L=600 m

975.020

46.430

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP1.G.9

Nâng cấ p Đƣờng BT tuyến Gò Da - Gò Cung

Xã Sơn Linh

BTXM Loại A; L=600 m

975.020

46.430

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP1.G.10

Nâng cấ p Đƣờng BT tuyến Xả Trạch - Làng Vẹt

Xã Sơn Thành

BTXM Loại A; L=650 m

975.020

46.430

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP1.G.5 Huyê ̣n Sơn Hà

Huyê ̣n Ba Tơ QNG.HP1.G.11

Nâng cấ p tuyế n đƣờng Nƣớc Lô đi Gò Khôn

Thôn Gò Khôn - Xã Ba Giang

BTXM, loại B, L=700m

975.020

46.430

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP1.G.12

Nâng cấ p Đƣờng BTXM QL24 (km45) -:Tập đoàn Tu Va Cơ

Thôn Mang Lùng II - Xã Ba Tô

BTXM, loại B, L=920m

975.020

46.430

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP1.G.13

Nâng cấ p Đƣờng Bê tông xi măng tuyến UBND xã đi thôn Gòi Lế (km1+200 đến km2+00)

Thôn Đồng Lâu, xã Ba Lế

BTXM, loại B, L=800m

975.020

46.430

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

111


QNG.HP1.G.14

Nâng cấp đƣờng thôn Đồng Răm đi thôn Hố Sâu

Đồng Răm - Hố Sâu - Xã Ba Khâm

BTXM, loại B, L=1280m

1.267.526

60.358

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP1.G.15

Nâng cấ p Đƣờng BTXM GTNT tổ Nƣớc Tên

Thôn Con Riêng Xã Ba Trang

0,275km đƣờng BTXM, rộng 3,5m

975.020

46.430

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

Máy tính để bàn,Máy in+fax+scan+copy, Máy photo, Máy chiếu, Điện thoại bàn, Lắp đặt Internet wifi, điện thoại, Máy ảnh, Tủ đựng hồ sơ, Bộ bàn, Ghế ngồi

1.464.850

69.755

NHTG

Chào hàng cạnh tranh

Trọn gói

Sau

QNG.HP4.G

Hoạt động mua sắm trang thiết bị phục vụ công việc tỉnh Quảng Ngãi

112


Phụ lục 6: Trọng tâm Nâng cao năng lực Nhóm cán bộ trực tiếp tham gia quản lý, thực hiện Dự án ở cấp trung ƣơng, tỉnh và huyện: Nhóm kiến thức kỹ năng là trọng tâm NCNL

Điều phối, M&E

NCNL, truyền thông

CSHT, đấu thầu, giám sát xã hội

Sinh kế, thị trƣờng, nông nghiệp

Tài chính – Kế toán

Các kiến thức mang tính quy định đặc thù cho Dự án (bắt buộc) Lập kế hoạch Dự án

x

x

x

x

x

M&E và Báo cáo

x

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

x

Quản lý Tài chính Dự án

x

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

x

Đấu thầu theo thủ tục của NHTG và đấu thầu cộng đồng

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

x

x (chọn lọc)

x

Chính sách an toàn xã hội

x (chọn lọc)

-

x

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

Các kiến thức nâng cao, củng cố (gợi ý cho công tác đánh giá nhu cầu hàng năm, chỉ đưa vào kế hoạch NCNL hàng năm nếu cán bộ chưa đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ) Phát triển thị trƣờng/kết nối doanh nghiệp [chuỗi giá trị; nghiên cứu thị trƣờng; xây dựng thƣơng hiệu; kết nối kinh doanh]

-

-

Quản lý hoạt động NCNL

x (chọn lọc)

x

Xã làm chủ đầu tƣ

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

x

x

Kỹ năng sâu về thu thập, xử lý dữ liệu cho báo cáo và đánh giá, quản lý thông tin Kỹ năng xây dựng mô hình tổ chức sản xuất tập thể (tổ nhóm, HTX)

-

x

-

-

-

-

-

x (chọn lọc)

x

-

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

-

-

x

-

Đƣợc xác định thông qua việc đánh giá nhu cầu NCNL khi lập kế hoạch NCNL hàng năm

Khác

Nhóm cán bộ thuộc BPT xã (và CF đƣợc BQLDA huyện điều động làm việc trực tiếp tại xã): Nhóm kiến thức kỹ năng là trọng tâm NCNL

Lãnh đạo Ban

CF (thúc đẩy viên cộng đồng)

Địa chính/nôn g nghiệp

Khuyến nông viên

Y tế/cộng tác viên dinh dƣỡng

Kế toán – thủ quỹ

Các kiến thức mang tính quy định đặc thù cho Dự án (bắt buộc) x

x

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

x

x

x

-

-

-

x

x

x

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

-

Xã làm chủ đầu tƣ; Đấu thầu [theo thủ tục của NHTG và đấu thầu cộng đồng]

x

x

Chính sách an toàn xã hội

x

Vận hành tổ nhóm sinh kế LEG Vận hành và bảo trì công

Lập kế hoạch Dự án M&E và Báo cáo Quản lý Tài chính Dự án

x x

x (chọn lọc)

-

-

x

x (chọn lọc))

-

-

x (chọn lọc)

x

x

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

x (chọn lọc)

-

x

x

-

-

x

113


Nhóm kiến thức kỹ năng là trọng tâm NCNL

Lãnh đạo Ban

CF (thúc đẩy viên cộng đồng)

Địa chính/nôn g nghiệp

Khuyến nông viên

Y tế/cộng tác viên dinh dƣỡng

Các kiến thức mang tính quy định đặc thù cho Dự án (bắt buộc) trình CSHT (chọn lọc)

Kế toán – thủ quỹ

(chọn lọc)

Các kiến thức nâng cao, củng cố (gợi ý cho công tác đánh giá nhu cầu hàng năm, chỉ đưa vào kế hoạch NCNL hàng năm nếu cán bộ chưa đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ) Phát triển thị trƣờng/kết nối doanh nghiệp Dinh dƣỡng

x (chọn lọc)

x

-

-

x

-

x

-

-

-

-

Đƣợc xác định thông qua việc đánh giá nhu cầu NCNL khi lập kế hoạch NCNL hàng năm

Khác

Cán bộ của các tổ chức hỗ trợ triển khai Dự án Hội LH phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên

Già làng/Trƣởng bản

Tổ chức họp thôn (theo quy trình Lập kế hoạch có sự tham gia)

x

x

Giám sát cộng đồng (đầu tƣ CSHT và sinh kế)

x

x

Kỹ năng tổ chức nhóm và vận động tuyên truyền

x

x

x (chọn lọc)

x

-

-

Nhóm kiến thức kỹ năng là trọng tâm NCNL

Kiến thức dinh dƣỡng Kỹ thuật khuyến nông/chuyển giao khoa học kỹ thuật từ nông dân đến nông dân

Nông dân tiên tiến, sản xuất giỏi x

Đƣợc xác định thông qua việc đánh giá nhu cầu NCNL khi lập kế hoạch NCNL hàng năm

Khác

Cộng đồng/đối tƣợng hƣởng lợi Nhóm kiến thức và kỹ năng

Tổ nhóm LEG xây dựng

Tổ nhóm LEG Vận hành & Bảo trì công trình CSHT

Tổ nhóm LEG cải thiện sinh kế

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và/hoặc có con trong độ tuổi đi học

Đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng

x

x

-

-

Kỹ thuật Xây dựng, vận hành và bảo trì các công trình CSHT

x

x

Kiến thức về dinh dƣỡng và an ninh lƣơng thực

-

-

x

x

Kỹ năng quản lý và điều hành tổ nhóm

x

x

x

-

Lưu ý: Đối với các hoạt động NCNL cho người dân (cộng đồng): tùy vào tính chất của hoạt động tập huấn mà quy định tỷ lệ tối thiểu người tham gia là phụ nữ, người nghèo/cận nghèo và của hộ dân tộc thiểu số.

114


Phụ lục 7: Các văn bản pháp lý và quy định hiện hành Văn bản về sử dụng vốn ODA 

Nghị định số 131/2006/ND-CP ngày 09/11/2006 Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức.

Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 Về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ

Thông tƣ số 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức.

Thông tƣ số 108/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn quy chế quản lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức.

Thông tƣ số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài Chính hƣớng dẫn quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chƣơng trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thông tƣ số 40/2011/TT-BTC ngày 22/03/2011 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tƣ số 108/2007/TT-BTC ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các chƣơng trình, dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thông tƣ số 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 của Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 219/2011/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chƣơng trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Văn bản về quản lý đầu tƣ, xây dựng 

Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ban hành ngày 26/11/2003 của Quốc hội quy định về hoạt động xây dựng.

Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 18/4/2005 về Quy chế giám sát cộng đồng.

Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc Hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Thông tƣ liên tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ số 04/2006 hƣớng dẫn thực hiện quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy chế giám sát cộng đồng.

Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi, bố sung một số điều nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình.

Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về Quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

Thông tƣ số 05/2009/TT-BXD ngày 15/4/2009 của Bộ Xây dựng “Hƣớng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình”.

Thông tƣ 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 05 năm 2010 hƣớng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng công trình.

Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 về Quản lý chất lƣợng công trình xây dựng.

Đơn giá XDCB do UBND tỉnh ban hành, cập nhật (theo thực tế của tỉnh).

Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ Ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tƣ phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nƣớc áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015

Các văn bản về đấu thầu, mua sắm 

Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 của Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đén đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 Hƣớng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng.Sổ tay Hƣớng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA 5/2004 đã đƣợc sửa đổi 10/2006 (chỉnh sửa ngày 03/01/2011).

Hƣớng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA (5/2004, sửa đổi 10/2006, và 2011)

Hƣớng dẫn về tuyển chọn và sử dụng tƣ vấn bởi bên vay của NHTG (5/2004, sửa đổi 10/2006, và 2011)

Văn bản về công tác quản lý tài chính 

Luật Ngân sách Nhà nƣớc số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002

Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 về Ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ

Chế độ kế toán: thực hiện chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tƣ, ban hành kèm theo Quyết định

115


số 214/2000/QĐ-BTC ngày 28/12/2000 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính 

Chế độ báo cáo tình hình thực hiện các chƣơng trình, dự án ODA do Bộ KH&ĐT ban hành kèm theo Quyết định số 803/2007/QĐ-BKH ngày 30/7/2007

Đối ứng bằng tiền thực hiện theo cơ chế ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 và Quyết định số 27/2008/QĐ-TTg ngày 05/02/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ

Thông tƣ 219/2009/TT-BTC ngày 21/9/2010 quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chƣơng trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

Thông tƣ 19/2011/TT-BTC ngày 14/02/2011 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nƣớc.Thông tƣ 86/2011/TT-BTC ngày17/06/2011 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn Ngân sách nhà nƣớc.

Thông tƣ 192/2011/TT-BTC ngày 26/12/2011 hƣớng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tƣ 219/2009/TT-BTC.

116


Phụ lục 8: Mô tả nhiệm vụ các vị trí quản lý Dự án các cấp và Khung năng lực A. Mô tả nhiệm vụ các vị trí quản lý Dự án các cấp BĐPDA TƢ Ban Giám đốc: 

Điều hành toàn bộ hoạt động của BĐPDA Trung ƣơng;

Phối hợp với Nhà tài trợ, các Bộ/ngành trong giải quyết các vƣớng mắc phát sinh của Dự án;

Phối hợp với UBND các Tỉnh để chỉ đạo điều hành quá trình triển khai Dự án;

Chỉ đạo Nhóm HTKT để cung cấp giải pháp hỗ trợ kỹ thuật cho triển khai hoạt động của Dự án.

Cán bộ điều phối dự án: 

Trực tiếp giúp việc cho Ban Giám đốc Dự án;

Là đầu mối liên hệ giữa BĐPDA TƢ với NHTG và BQLDA cấp tỉnh;

Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác lập kế hoạch cho toàn Dự án;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ cấp tỉnh thực hiện công tác lập kế hoạch dự án;

Lên kế hoạch làm việc và triển khai công việc hàng tháng cùng với nhóm cán bộ dự án;

Xác định và đề xuất với Ban Giám đốc những công cụ, giải pháp hỗ trợ cần thiết cho dự án;

Đảm bảo tiến độ và chất lƣợng của hoạt động dự án theo đề xuất dự án và yêu cầu của cơ quan chủ quản;

Cùng với các đối tác phát triển kế hoạch làm việc phù hợp và đảm bảo triển khai các hoạt động của nhóm dự án theo đúng yêu cầu của cơ quan chủ quản, nhà tài trợ và quy định của pháp luật.

Cán bộ đấu thầu: 

Tham mƣu cho Ban giám đốc về các vấn đề quản lý chung về đầu tƣ CSHT;

Hƣớng dẫn BQLD cấp dƣới trong các thủ tục về đấu thầu theo Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện của Dự án;

Thực hiện việc tổ chức đấu thầu theo phân công của Ban Giám đốc với các gói thầu mua sắm hàng hóa mà BĐPDA TƢ thực hiện;

Lập kế hoạch đấu thầu cấp trung ƣơng và tổng hợp kế hoạc đấu thầu toàn Dự án;

Hỗ trợ công tác GS&ĐG đối với đầu tƣ CSHT theo Hệ thống GS&ĐG của Dự án;

Cán bộ CS an toàn xã hội & môi trường 

Giúp việc cho Ban Giám đốc về thực hiện chính sách an toàn của Dự án;

Theo dõi công tác lập Kế hoạch năm về Đền bù và Khôi phục thu nhập phát sinh từ tất cả các TDA xây dựng CSHT;

Theo dõi sự tuân thủ các quy định về an toàn xã hội và an toàn môi trƣờng;

Hƣớng dẫn BQLDA cấp dƣới về các thủ tục liên quan đến hỗ trợ bồi thƣờng, tái định cƣ; các thủ tục về an toàn xã hội, an toàn môi trƣờng theo quy định của Việt Nam và của NHTG;

Hỗ trợ công tác GS&ĐG đối với các vấn đề về an toàn xã hội và môi trƣờng theo Hệ thống GS&ĐG của Dự án.

Cán bộ sinh kế: 

Giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác phát triển sinh kế trên địa bàn Dự án;

Hỗ trợ BQLDA cấp dƣới trong thực hiện thực hiện các hoạt động trong HP2; nghiên cứu và thúc đẩy phát triển các sinh kế mới;

Thúc đẩy liên kết giữa các tổ nhóm LEG và doanh nghiệp;

Theo dõi sự phối hợp giữa Dự án và ngành nông nghiệp, các tác nhân liên quan khác trong cung cấp dịch vụ NCNL cho các tổ nhóm;

Hỗ trợ công tác GS&ĐG đối với các hoạt động phát triển sinh kế theo Hệ thống GS&ĐG của Dự án.

Cán bộ NCNL và truyền thông

117


Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác lập kế hoạch NCNL;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ BQLDA tỉnh trong việc triển khai hoạt động NCNL;

Theo dõi hoặc trực tiếp thực hiện (nếu là theo hình thức tự thực hiện) các hoạt động NCNL do BQLDA TƢ chịu trách nhiệm chung cho toàn Dự án;

Thực hiện việc tổ chức đấu thầu theo phân công của Ban Giám đốc với các gói thầu quốc tế cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án và các gói thầu tƣ vấn NCNL khác;

Hỗ trợ công tác GS&ĐG đối với các hoạt động NCNL theo Hệ thống GS&ĐG của Dự án;

Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác xây dựng chiến lƣợc truyền thông cho toàn Dự án;

Hỗ trợ cho BQLDA tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông và triển khai các hoạt động truyền thông;

Quản lý tri thức và chia sẻ/học hỏi kinh nghiệm trong toàn Dự án và giữa Dự án với các chƣơng trình giảm nghèo khác trên phạm vi cả nƣớc.

Cán bộ M&E 

Giúp việc cho Ban Giám đốc trong quản lý hệ thống GS&ĐG;

Theo dõi chung toàn hệ thống GS&ĐG của Dự án;

Hỗ trợ kỹ thuật cho BQLDA cấp dƣới về công tác GS&ĐG;

Chịu trách nhiệm về các báo cáo GS&ĐG (cả về nội dung và tiến độ);

Theo dõi và giám sát các hoạt động thu thập thông tin độc lập (các cuộc Khảo sát đánh giá tác động…);

Hƣớng dẫn cán bộ MIS (dƣới đây) trong quản lý và vận hành hệ thống thông tin quản lý của Dự án.

Cán bộ MIS 

Giúp việc cho Ban Giám đốc trong quản lý hệ thống MIS;

Phối hợp và hỗ trợ Cán bộ M&E trong quản lý hệ thống GS&ĐG của toàn dự án;

Hỗ trợ cho BQLDA cấp dƣới về vận hành hệ thống MIS tại địa phƣơng;

Chịu trách nhiệm duy trì, cập nhật, và khai thác hệ thống MIS để cung cấp kịp thời thông tin cho các Báo cáo GS&ĐG cũng nhƣ các yêu cầu quản lý khác.

Kế toán trưởng 

Lập kế hoạch vốn, giải ngân của BDPDA trung ƣơng và tổng hợp kế hoạch vốn, giải ngân toàn Dự án

Giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác kế toán, kiểm toán của Dự án;

Chịu trách nhiệm về hệ thống kế toán tại BĐPDA TƢ;

Hƣớng dẫn BQLDA cấp dƣới về quản lý hệ thống kế toán và các nghiệp vụ kế toán;

Lập báo cáo tài chính cấp trung ƣơng và báo cáo tài chính tổng hợp của toàn Dự án

Theo dõi công tác kiểm toán nội bộ;

Hỗ trợ công tác kiểm toán độc lập.

Kế toán tổng hợp 

Thực hiện chức năng kế toán tổng hợp cho Dự án;

Quản lý sổ sách, tài liệu chung về tài chính Dự án và báo cáo định kỳ về công tác quản lý tài chính Dự án theo quy định của Dự án;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ BQLDA các cấp về thủ tục giải ngân, thanh quyết toán trong đầu tƣ;

Thực hiện các công việc chuyên môn khác theo yêu cầu của Kế toán trƣởng.

Các cán bộ hỗ trợ khác 

Các cán bộ hỗ trợ khác thực hiện các hoạt động nhƣ: hành chính, văn thƣ, thủ quỹ, phiên dịch, lái xe tại BĐPDA TƢ.

Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật (Nhóm HTKT)

118


Cố vấn trưởng (Tư vấn quốc tế) 

Hỗ trợ kỹ thuật cho BĐPDA TƢ quản lý vận hành chung toàn bộ Dự án từ cấp TƢ đến địa phƣơng;

Điều hành Nhóm HTKT để cung cấp hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu của BĐPDA TƢ, BQLDA các cấp;

Thúc đẩy quá trình quản lý dựa trên kết quả áp dụng trong Dự án;

Tham mƣu cho BĐPDA TƢ và Bộ KH&ĐT các vấn đề ở cấp chính sách, quy định nhằm thúc đẩy thực hiện Dự án và chia sẻ kinh nghiệm/bài học cho các Chƣơng trình;

Tham gia (tất cả) các đoàn giám sát/đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG thực hiện;

Tư vấn sinh kế 

Hỗ trợ cho BQLDA các cấp (đặc biệt là BPTX và BQLDA huyện) thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế trong HP2;

Phối hợp với ngành nông nghiệp, các tác nhân khác để hỗ trợ NCNCL cho các tổ nhóm LEG;

Hỗ trợ NCNL cho cán bộ sinh kế tại BQLDA cấp tỉnh và huyện; hỗ trợ cán bộ NCNL cho cán bộ CF tại BQLDA huyện.

Hỗ trợ cho BQLDA huyện trong thẩm đinh các đề xuất TDA sinh kế có tính chất mới và/hoặc phức tạp;

Theo dõi chung về tiến độ và kết quả thực hiện các hoạt động sinh kế của Dự án để kịp thời đƣa ra những khuyến nghị cho BQLDA các cấp;

Hƣớng dẫn các địa phƣơng trong việc đánh giá, đo lƣờng hiệu quả, hiệu suất và tác động của các hoạt động phát triển sản xuất nông nghiệp;

Tham gia (chọn lọc) các đoàn giám sát, đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG;

Góp ý các Báo cáo Dự án đƣợc lập ở cấp Trung ƣơng và cấp tỉnh đối với nội dung về phát triển sinh kế.

Tư vấn Phát triển thị trường 

Cùng với Tƣ vấn sinh kế Hỗ trợ cho BQLDA các cấp (đặc biệt là BPTX và BQLDA huyện) thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế trong HP2;

Hỗ trợ BQLDA các cấp (đặc biệt là cấp huyện và tỉnh) trong thúc đẩy kết nối thị trƣờng, gắn các tổ nhóm LEG với doanh nghiệp;

Hỗ trợ NCNL cho cán bộ sinh kế tại BQLDA cấp tỉnh và huyện; hỗ trợ cán bộ NCNL cho cán bộ CF tại BQLDA huyện.

Phát triển quan hệ đối tác với các doanh nghiệp trong và ngoài vùng dự án để tìm kiếm và đề xuất khả năng xây dựng quan hệ đối tác với dự án;

Theo dõi thông tin thị trƣờng để kịp thời đƣa ra những cảnh báo về thời vụ và biến động giá cả của các sản phẩm đầu ra chính mà các tổ nhóm LEG thực hiện trong HP2;

Tham gia (chọn lọc) các đoàn giám sát, đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG;

Góp ý các Báo cáo Dự án đƣợc lập ở cấp Trung ƣơng và cấp tỉnh đối với nội dung về phát triển sinh kế.

Tư vấn phát triển cộng đồng 

Hỗ trợ BQLDA các cấp, nhất là ở cấp xã, về tham vấn cộng đồng trong lập kế hoạch hàng năm;

Hỗ trợ BQLDA các cấp, nhất là ở cấp xã, trong tuyên truyền vận động các đối tƣợng hƣởng lợi dễ bị tổn thƣơng tham gia tích cực vào công tác lập kế hoạch và các hỗ trợ của Dự án;

Hỗ trợ cán bộ chính sách an toàn XH&MT trong việc đảm bảo tiếng nói và quyền lợi của ngƣời BAH đƣợc tính đến một cách đầy đủ theo chính sách an toàn XH&MT của Dự án;

Hỗ trợ cán bộ truyền thông trong lập kế hoạch và triển khai thực hiện các hoạt động truyền thông với đối tƣợng tác động là ngƣời hƣởng lợi.

Tư vấn quản lý tài chính 

Hỗ trợ BQLDA các cấp trong công tác quản lý tài chính, kế toán, các thủ tục giải ngân;

Hỗ trợ BQLDA các cấp lập kế hoạch tài chính trên cơ sở kế hoạch năm và kế hoạch đấu thầu của Dự án;

Tham gia các đoàn giám sát/đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG;

Góp ý các Báo cáo Dự án đƣợc lập ở cấp Trung ƣơng và cấp Tỉnh đối với phần quản lý Tài chính

119


Tư vấn đấu thầu 

Hỗ trợ BQLDA các câos về thủ tục thực hiện các gói thầu cho cấp tƣơng ứng làm chủ đầu tƣ;

Hỗ trợ xây dựng quy trình lập kế hoạch và xây dựng kế hoạch đấu thầu hằng năm của Dự án;

Tham gia các đoàn giám sát/đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG;

Góp ý các Báo cáo Dự án đƣợc lập ở cấp Trung ƣơng và cấp Tỉnh đối với phần đấu thầu, CSHT.

Tư vấn chính sách an toàn XH&MT 

Hỗ trợ BQLDA các cấp trong việc đảm bảo tuân thủ theo các quy định và thủ tục của Chính phủ Việt Nam và NHTG về môi trƣờng và an toàn xã hội;

Hỗ trợ công tác lập Kế hoạch năm về Đền bù và Khôi phục thu nhập phát sinh từ tất cả các TDA xây dựng CSHT;

NCNL cho các cán bộ phụ trách chính sách an toàn XH&MT tại BQLDA các cấp;

Tham gia (chọn lọc) các đoàn giám sát, đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG;

Góp ý các Báo cáo Dự án đƣợc lập ở cấp Trung ƣơng và cấp Tỉnh đối với nội dung liên quan.

Tư vấn M&E/MIS 

Hỗ trợ BQLDA các cấp trong vận hành hệ thống GS&ĐG của Dự án;

Hỗ trợ và góp ý đối với các hoạt động thu thập thông tin độc lập (các cuộc Khảo sát đánh giá tác động…);

Hỗ trợ cán bộ M&E/MIS trong BQLDA các cấp trong duy trì, cập nhật, và khai thác thông tin MIS;

NCNL cho cán bộ M&E/MIS trong BQLDA các cấp;

Bình luận về các Báo cáo GS&ĐG theo hệ thống GS&ĐG của Dự án;

Tham gia (chọn lọc) các đoàn giám sát, đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG.

Tư vấn nâng cao năng lực 

Hỗ trợ BĐPDA TƢ trong việc công tác NCNL chung cho toàn Dự án;

Hỗ trợ cho BQLDA tỉnh và BQLDA huyện trong trong xây dựng và triển khai kế hoạch NCNL;

Phát triển quan hệ hợp tác với các đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ NCNL để khuyến nghị cho BQLDA các cấp khi đƣợc yêu cầu.

Hỗ trợ giám sát và đánh giá chất lƣợng của các nhà thầu cung cấp dịch vụ NCNL do BĐPDA TƢ tiến hành;

Góp ý vào các Báo cáo đƣợc lập về nội dung liên quan đến NCNL;

Tư vấn kỹ thuật xây dựng 

Hỗ trợ BQLDA các cấp trong rà soát công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định các TDA CSHT;

Hỗ trợ BQLDA các cấp liên quan trong kiểm soát chất lƣợng kỹ thuật các TDA CSHT của Dự án;

Hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ đấu thầu tại BQLDA huyện; hỗ trợ kỹ thuật cho BPTA về các khía cạnh kỹ thuật liên quan đến thi công và giảm sát thi công các TDA CSHT;

Tham gia (chọn lọc) các đoàn giám sát, đánh giá của Bộ KH&ĐT, BĐPDA TƢ và NHTG.

Cán bộ hỗ trợ 

Nhóm HTKT có cán bộ hỗ trợ thực hiện các chức năng hành chính, kế toán, phiên dịch, lái xe.

BQLDA Tỉnh Ban Giám đốc: 

Điều hành toàn bộ hoạt động của BQLDA tỉnh;

Phối hợp với các Sở/ngành trong triển khai các hoạt động của Dự án;

Báo cáo kịp thời với lãnh đạo UBND Tỉnh để chỉ đạo điều hành quá trình triển khai Dự án và giải quyết các vƣớng mắc phát sinh;

120


Hỗ trợ UBND các huyện chỉ đạo hoạt động của BQLDA huyện và BPTX.

Cán bộ đấu thầukiêm chính sách an toàn XH&MT: 

Tham mƣu cho Ban giám đốc về các vấn đề quản lý chung về đầu tƣ CSHT;

Hƣớng dẫn BQLD cấp dƣới trong các thủ tục về đấu thầu theo Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện của Dự án;

Thực hiện việc tổ chức đấu thầu theo phân công của Ban Giám đốc với các gói thầu mà BQLDA tỉnh thực hiện;

Giám sát và Đánh giá đối với đầu tƣ CSHT theo Hệ thống GS&ĐG của Dự án tại cấp tỉnh.

Hỗ trợ BQLDA cấp dƣới trong rà soát công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định các TDA CSHT;

Hỗ trợ BQLDA các dƣới liên quan trong kiểm soát chất lƣợng kỹ thuật các TDA CSHT của Dự án;

Hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ đấu thầu tại BQLDA huyện; hỗ trợ kỹ thuật cho BPTA về các khía cạnh kỹ thuật liên quan đến thi công và giảm sát thi công các TDA CSHT;

Chịu trách nhiệm lập Kế hoạch năm về Đền bù và Khôi phục thu nhập phát sinh từ tất cả các TDA xây dựng CSHT;

Theo dõi sự tuân thủ các quy định về an toàn xã hội và an toàn môi trƣờng;

Hƣớng dẫn BQLDA cấp dƣới về các thủ tục liên quan đến hỗ trợ bồi thƣờng, tái định cƣ; các thủ tục về an toàn xã hội, an toàn môi trƣờng theo quy định của Việt Nam và của NHTG;

Cán bộ sinh kế 

Giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác phát triển sinh kế trên địa bàn;

Hỗ trợ BQLDA cấp dƣới trong thực hiện thực hiện các hoạt động trong HP2; nghiên cứu và thúc đẩy phát triển các sinh kế mới;

Thúc đẩy liên kết giữa các tổ nhóm LEG và doanh nghiệp;

Theo dõi sự phối hợp giữa Dự án và ngành nông nghiệp, các tác nhân liên quan khác trong cung cấp dịch vụ NCNL cho các tổ nhóm;

Hỗ trợ công tác GS&ĐG đối với các hoạt động phát triển sinh kế theo Hệ thống GS&ĐG của Dự án.

Cán bộ Kế hoạch/NCNLvà truyền thông 

Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác lập kế hoạch chung của Dự án tại cấp tỉnh và tổng hợp kế hoạch của các huyện thành kế hoạch chung của tỉnh;

Lập kế hoạch cho các lĩnh vực NCNL và truyền thông và điều phối triển khai thực hiện;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ BQLDA huyện trong việc triển khai hoạt động NCNL;

Theo dõi hoặc trực tiếp thực hiện (nếu là theo hình thức tự thực hiện) các hoạt động NCNL do BQLDA tỉnh chịu trách nhiệm;

Phối hợp với các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh để triển khai các hoạt động truyền thông;

Chịu trách nhiệm công tác quản lý tri thức tại BQLDA tỉnh;

Thực hiện GS&ĐG đối với các hoạt động NCNL và truyền thông theo Hệ thống GS&ĐG của Dự án.

Cán bộ M&E 

Giúp việc cho Ban Giám đốc trong quản lý hệ thống GS&ĐG;

Theo dõi chung hệ thống GS&ĐG của Dự án tại cấp tỉnh;

Hỗ trợ kỹ thuật cho BQLDA cấp dƣới về công tác GS&ĐG;

Chịu trách nhiệm về các báo cáo GS&ĐG (cả về nội dung và tiến độ) ở cấp tỉnh;

Hỗ trợ các hoạt động thu thập thông tin độc lập (các cuộc Khảo sát đánh giá tác động…) thực hiện tại cấp tỉnh;

Duy trì, cập nhật hệ thống MIS tại cấp tỉnh;

NCNL cho cán bộ phụ trách công tác GS&ĐG cấp dƣới.

Kế toán trưởng 

Giúp việc cho Ban Giám đốc về công tác kế toán, kiểm toán của Dự án tại tỉnh;

121


Chịu trách nhiệm về hệ thống kế toán tại BQLDA tỉnh;

Chịu trách nhiệm về lập kế hoạch tài chính của Dự án tại tỉnh;

Hƣớng dẫn BQLDA cấp dƣới về quản lý hệ thống kế toán và các nghiệp vụ kế toán;

Theo dõi công tác kiểm toán nội bộ và hỗ trợ công tác kiểm toán độc lập tại tỉnh;

Thực hiện chức năng kế toán tổng hợp cho Dự án tại tỉnh;

Quản lý sổ sách, tài liệu chung về tài chính Dự án và báo cáo định kỳ về công tác quản lý tài chính Dự án theo quy định của Dự án;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ BQLDA cấp huyện và xã về thủ tục giải ngân, thanh quyết toán trong đầu tƣ;

Các cán bộ hỗ trợ khác 

Các cán bộ hỗ trợ khác thực hiện các hoạt động nhƣ: hành chính, văn thƣ, thủ quỹ, phiên dịch, lái xe tại BQLDA tỉnh.

BQLDA huyện Ban Giám đốc 

Điều hành toàn bộ hoạt động của BQLDA huyện;

Báo cáo kịp thời với UBND huyện, BQLDA Tỉnh trong trƣờng hợp có các vƣớng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện Dự án;

Phối hợp với các Phòng chức năng của Huyện trong triển khai Dự án;

Chỉ đạo và hỗ trợ BPT xã trong triển khai các hoạt động của Dự án tại xã;

Cán bộ đấu thầu kiêm chính sách an toàn XH&MT 

Chịu trách nhiệm quản lý các gói thầu trong THP 3.1;

Hƣớng dẫn/hỗ trợ xã khi xã thực hiện chức năng chủ đầu tƣ trong HP1 và HP2;

Theo dõi và giám sát công tác khảo sát, thiết kế, thẩm định, giám sát thi công các công trình CSHT trên địa bàn huyện và xã dự án;

Tham mƣu cho chủ đầu tƣ (BQLDA huyện, BPTX) về các khía cạnh kỹ thuật liên quan đến TDA CSHT;

Rà soát và cảnh báo Ban Giám đốc và các phòng ban liên quan về các thủ tục an toàn xã hội và môi trƣờng phát sinh từ các TDA;

Hỗ trợ công tác lập Kế hoạch năm về Đền bù và Khôi phục thu nhập cho các TDA trên địa bàn huyện và xã dự án;

Theo phân công của Giám đốc BQLDA huyện, tham gia vào Hội đồng HTBT&TĐC đối với các TDA phát sinh yêu cầu thu hồi đất, đền bù, tái định cƣ;

Tƣ vấn kỹ thuật cho BPTX, cán bộ CF trong đảm bảo các thủ tục an toàn môi trƣờng đƣợc tuân thủ bởi các tổ nhóm LEG.

Cán bộ sinh kế và phát triển thị trường 

Theo dõi và hỗ trợ cho cấp xã về phát triển các hoạt động sinh kế;

Phối hợp với Phòng NN&PTNT thẩm định các đề xuất tiểu dự án sinh kế;

Hỗ trợ tiếp cận các thị trƣờng (đầu vào và đầu ra) cho các sinh kế đƣợc lựa chọn hỗ trợ trong và ngoài phạm vi huyện;

Thúc đẩy phát triển liên kết giữa các tổ nhóm LEG và các doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn của huyện;

Cán bộ kế hoạch, NCNLvà truyền thông 

Chịu trách nhiệm về lập kế hoạch dự án hàng năm;

Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực do cấp huyện thực hiện cho cấp xã;

Phối hợp với BQLDA tỉnh trong triển khai các hoạt động NCNL do cấp tỉnh thực hiện cho cấp huyện và xã trên địa bàn huyện;

Phối hợp với BQLDA tỉnh thực hiện các hoạt động truyền thông tại huyện và các xã dự án;

122


Hỗ trợ cán bộ BPT xã thực hiện công tác tuyên truyền, vận động ngƣời hƣởng lợi tham gia vào quá trình lập kế hoạch và các hỗ trợ của Dự án.

Cán bộ M&E 

Vận hành Hệ thống Giám sát và Đánh giá của Dự án (ở cấp huyện);

Quản lý (và hƣớng dẫn/hỗ trợ) cấp xã vận hành hệ thống giám sát và đánh giá tại cấp xã;

Chịu trách nhiệm về các Báo cáo GS&ĐG ở cấp huyện theo yêu cầu báo cáo trong hệ thống GS&DG của BQLDA tỉnh.

Kế toán trưởng 

Chịu trách nhiệm về hệ thống kế toán tại BQLD huyện;

Hƣớng dẫn cho cán bộ kế toán BPTX về nghiệp vụ kế toán;

Hỗ trợ cho công tác kiểm toán nội bộ và độc lập liên quan đến các hoạt động của BQLDA huyện và BPTX.

Thực hiện nhiệm vụ kế toán/tài chính thƣờng xuyên cho BQLDA huyện;

Hƣớng dẫn cho cán bộ kế toán BPT xã về nghiệp vụ kế toán;

Hỗ trợ BPT xã về các thủ tục giải ngân, quyết toán.

Hướng dẫn viên cộng đồng (CF) 

Hỗ trợ BPT xã trong triển khai các công việc của Dự án tại cấp xã;

Hỗ trợ lập kế hoạch hàng năm của Dự án tại cấp xã gồm các hoạt động chuẩn bị, họp thôn có sự tham gia, lập kế hoạch xã;

Hỗ trợ các tổ nhóm LEG trong (i) lập Điều lệ hoạt động và đề xuất tiểu dự án sinh kế; (ii) tƣ vấn tổ nhóm LEG lựa chọn hình thức và nội dung NCNL; (iii) giám sát thực hiện NCNL và khả năng nắm bắt kiến thức kỹ thuật để chứng nhận các thành viên tổ nhóm đủ năng lực triển khai các hoạt động; (iv) các hỗ trợ liên quan khác.

Hỗ trợ cho các tổ nhóm xây dựng, bảo trì, các Tổ tự quản trong (i) tham gia thầu các TDA thực hiện đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng; (ii) cùng với BPTX giúp các tổ nhóm thực hiện các thủ tục giải ngân, thanh quyết toán.

Hỗ trợ cán bộ BPTX trong thu thập thông tin, xây dựng các biểu mẫu và báo cáo GS&ĐG theo yêu cầu của hệ thống GS&ĐG của Dự án.

Các cán bộ hỗ trợ khác 

Các cán bộ hỗ trợ khác thực hiện các hoạt động nhƣ: hành chính/văn thƣ/thủ quỹ/phiên dịch, lái xe tại BQLDA huyện.

BPT xã Trưởng ban 

Điều hành các hoạt động của Dự án tại xã;

Chủ động cân đối để thực hiện việc lồng ghép với các nguồn lực khác trên địa bàn xã để nâng cao tính thống nhất, hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho giảm nghèo tại xã;

Phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức đoàn thể-xã hội tại cấp xã và cấp thôn bản để triển khai các hoạt động của Dự án;

Thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tại thôn bản và xã;

Báo cáo kịp thời UBND xã và BQLDA huyện để giải quyết các vƣớng mắc phát sinh.

Phó Trưởng ban 

Giúp việc cho Trƣởng ban trong điều hành toàn bộ các hoạt động của BPTX;

Chịu trách nhiệm về các hoạt động lập kế hoạch, truyền thông, và phối hợp với Trạm Y tế xã thực hiện hỗ trợ cho các hoạt động về an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng;

Chịu trách nhiệm huy động sự tham gia của các hội đoàn thể vào triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án tại cấp xã;

123


Hỗ trợ các Tổ tự quản thực hiện theo dõi và phát hiện các yêu cầu vận hành và bảo trì nhỏ các công trình CSHT;

Hỗ trợ các tổ nhóm LEG khi có các yêu cầu liên quan, đặc biệt là các nhóm LEG ANLT&DD.

Cán bộ khuyến nông xã 

Hỗ trợ các tổ nhóm LEG trên các khía cạnh: (i) vận động ngƣời dân tham gia vào tổ nhóm; (ii) xây dựng Điều lệ hoạt động và đề xuất tiểu dự án sinh kế; (iii) hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình thực hiện các hoạt động sinh kế của tổ nhóm; (iv) các hỗ trợ khác trong quá trình vận hành tổ nhóm;

Các nhiệm vụ khác theo phân công của Trƣởng Ban, BPT xã.

Cán bộ kế toán 

Thực hiện nhiệm vụ kế toán/tài chính thƣờng xuyên cho Dự án;

Tham gia quá trình đấu thầu các công trình CSHT (và hoạt động khác) do xã làm chủ đầu tƣ;

Thực hiện thanh quyết toán các hoạt động của Dự án và các hoạt động do xã làm chủ đầu tƣ;

Tổng hợp thông tin để hoàn thành các biểu mẫu, báo cáo GS&ĐG mà cấp xã phải lập theo quy định báo cáo của hệ thống GS&ĐG;

Thực hiện các thủ tục đấu thầu các TDA do xã làm chủ đầu tƣ;

Đại diện thôn bản tham gia BPT xã 

Làm cầu nối giữa BPT xã và cộng đồng trong các hoạt động của Dự án;

Hỗ trợ tuyên truyền, vận động ngƣời dân tích cực tham gia vào quy trình lập kế hoạch, lập và vận hành các tổ nhóm LEG, vận hành và bảo trì các công trình CSHT trên địa bàn thôn bản;

Hỗ trợ các tổ nhóm LEG trong xây dựng Điều lệ, xây dựng đề xuất tiểu dự án sinh kế và các hỗ trợ khác trong quá trình hoạt động.

B. Khung năng lực của các vị trí trong BQLDA các cấp và của Nhóm HTKT BĐPDA TƢ Ban Giám đốc:

   

Các cán bộ nghiệp vụ:

     

Các cán bộ hỗ trợ:

  

Có kinh nghiệm trong chỉ đạo và quản lý các dự án ODA; Có hiểu biêt sâu rộng điều kiện chính trị, kinh tế-xã hội, an ninh quôc phòng trong vùng dự án; Nắm đƣợc các thủ tục của NHTG về quản lý dự án; Có năng lực và kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành ở cấp trung và cấp cao. Có bằng đại học và có từ 10 đến dƣới 15 năm kinh nghiệm hoặc có bằng cao học và có từ 5 đến 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn phụ trách; Có kinh nghiệm trong quản lý và thực hiện các dự án ODA; Có hiểu biết về điều kiện kinh tế-xã hội vùng dự án; Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh; Kinh nghiệm về các thủ tục của NHTG là một lợi thế; Tiêu chuẩn đặc thù liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của các vị trí (M&E, MIS, Kế toán, chính sách an toàn XH&MT) Có bằng đại học và có từ 3 đến dƣới 5 năm kinh nghiệm hoặc có bằng cao học và dƣới 3 năm kinh nghiệm; Có kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án; Có khă năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Nhóm HTKT Cố vấn trƣởng:

    

Có bằng sau đại học về lĩnh vực liên quan (kinh tế phát triển, nông nghiệp, quản trị công); Có kinh nghiệm tối thiểu là 15 năm thực hiện các vị trí trƣởng nhóm trong thực hiện và hỗ trợ kỹ thuật cho những dự án giảm nghèo; Có hiểu biết sâu rộng về đặc điểm kinh tế-xã hội tại Việt Nam và vùng Tây Nguyên; Có kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam; Có khả năng lãnh đạo để điểu hành hoạt động của Nhóm HTKT;

124


Các vị trí tƣ vấn chuyên môn:

 

Nắm đƣợc các thủ tục của NHTG; Khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Việt là một lợi thế.

Có bằng đại học và có từ 10 đến dƣới 15 năm kinh nghiệm hoặc có bằng cao học và có từ 5 đến 8 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn phụ trách; Có kinh nghiệm trong quản lý và thực hiện các dự án ODA; Có hiểu biết về điều kiện kinh tế-xã hội vùng dự án; Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh; Có kỹ năng trình bày, thuyết phục tốt; Kinh nghiệm về các thủ tục của NHTG là một lợi thế; Tiêu chuẩn đặc thù liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của các vị trí (M&E, MIS, Kế toán, chính sách an toàn XH&MT); Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của các nhóm dân tộc thiểu số chính trong vùng dự án là một lợi thế;

         

Có bằng đại học và có từ 3 đến dƣới 5 năm kinh nghiệm hoặc có bằng cao học và dƣới 3 năm kinh nghiệm; Có kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án; Có khă năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Ban Giám đốc:

  

Có kinh nghiệm trong chỉ đạo và quản lý các dự án ODA; Có kinh nghiệm chỉ đạo điều hành công việc tại các huyện dự án; Có năng lực và kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành;

Các cán bộ nghiệp vụ:

Có bằng đại học và có từ 5 đến dƣới 10 năm kinh nghiệm hoặc có bằng cao học và có từ 3 đến 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn; Có hiểu biết về điều kiện kinh tế-xã hội vùng dự án; Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh; Tiêu chuẩn đặc thù liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của các vị trí (M&E/MIS, Kế toán, chính sách an toàn XH&MT); Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của các nhóm dân tộc thiểu số chính trong vùng dự án là một lợi thế.

Các cán bộ hỗ trợ:

BQLDA Tỉnh

        

Có bằng đại học và có từ 3 đến dƣới 5 năm kinh nghiệm; Có kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án; Có hiểu biết về điều kiện kinh tế-xã hội vùng dự án; Có khă năng giao tiếp bằng tiếng Anh; Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của các nhóm dân tộc thiểu số chính trong vùng dự án là một lợi thế.

Ban Giám đốc:

 

Có kinh nghiệm trong chỉ đạo và quản lý các dự án ODA; Có năng lực và kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành;

Các cán bộ nghiệp vụ:

Có bằng đại học và có từ 3 đến dƣới 5 năm kinh nghiệm hoặc có bằng cao học và có dƣới 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn; Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng; Tiêu chuẩn đặc thù liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của các vị trí (M&E/MIS, Kế toán, chính sách an toàn XH&MT); Kinh nghiệm làm việc cho các dự án ODA là một lợi thế; Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của các nhóm dân tộc thiểu số chính trong vùng dự án là một lợi thế.

Các cán bộ hỗ trợ:

BQLDA huyện

    Các cán bộ hỗ trợ:

  

Có kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án; Có hiểu biết về điều kiện kinh tế-xã hội vùng dự án; Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của các nhóm dân tộc thiểu số chính trong vùng dự án là một lợi thế.

 

Có năng lực và kinh nghiệm chỉ đạo, điều hành; Có kinh nghiệm trong thực hiện các chính sách/dự án giảm nghèo.

BPTX Trƣởng ban/Phó trƣởng ban:

125


Các cán bộ nghiệp vụ:

  

Có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn; Có kinh nghiệm làm việc với cộng đồng; Khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ của các nhóm dân tộc thiểu số chính trong vùng dự án;

Ghi chú: (i) quy định về bằng cấp và kinh nghiệm là theo TT219; (ii) tùy theo tình hình thức tế tuyển dụng nhân sự và đặc điểm thị trường lao động, nếu nhân sự có đủ năng lực nhưng không đáp ứng hết được các tiêu chuẩn như trong TT219 thì BQLDA các cấp báo cáo và xin ý kiến BQLDA cấp trên để quyết định và điều chỉnh.

126


Phụ lục 9: Vai trò của các cơ quan hữu quan Cấp Trung ƣơng

Bộ KH&ĐT

Là Cơ quan chủ quản của Dự án Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của BĐPDA TƢ; Phối hợp với UBND các tỉnh tham gia Dự án để thúc đẩy quá trình thực hiện, đảm bảo mục tiêu của Dự án có thể đạt đƣợc; Phối hợp với NHTG trong quá trình triển khai Dự án về các vấn đề chính sách, quy định và giải quyết các vƣớng mắc phát sinh; Điều phối các cơ quan Bộ/ngành khác ở cấp Trung ƣơng để xây dựng các chính sách, quy định phù hợp cho Dự án đƣợc triển khai; Dựa trên bài học của Dự án, tham mƣu cho Chính phủ trong các Chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn khác;

Bộ Tài chính

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về các vấn đề liên quan đến nguồn vốn ODA đƣợc sử dụng trong Dự án theo quy định; Hƣớng dẫn cần thiết về quản lý tài chính cho Dự án; Thẩm tra dự toán nguồn vốn đối ứng của Dự án và phê duyệt quyết toán phần vốn đối ứng của Dự án; Phối hợp với Bộ KH&ĐT, Kho bạc Nhà nƣớc, và NHTG trong giải quyết các vƣớng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Dự án; Dựa trên bài học của Dự án, tham mƣu cho Chính phủ trong các Chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn khác;

Kho bạc Nhà nƣớc Trung ƣơng

Tham gia hƣớng dẫn về quản lý tài chính, đấu thầu cho Dự án; Chỉ đạo hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc cấp tỉnh, huyện trong việc phối hợp và hỗ trợ các BQLDA các cấp, các chủ đầu tƣ trong quá trình triển khai Dự án; Kiểm soát chi phí của Dự án tại cấp Trung ƣơng; Thay mặt chủ đầu tƣ thanh toán phần vốn đối ứng;

Bộ NN&PTNT

Phối hợp cùng với Bộ KH&ĐT và các cơ quan hữu quan khác trong việc xây dựng/góp ý về các chính sách, quy định cho phát triển nông nghiệp, hình thành các sinh kế mới tại các địa phƣơng tham gia Dự án; Chỉ đạo các Sở NN&PTNT và các đơn vị trực thuộc về việc cung cấp các hỗ trợ cần thiết để Dự án đƣợc triển khai, đặc biệt là trong HP2 của Dự án; Dựa trên bài học của Dự án, tham mƣu cho Chính phủ trong các Chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn khác;

Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội

Phối hợp cùng với Bộ KH&ĐT và các cơ quan hữu quan khác trong việc xây dựng/góp ý về các chính sách, quy định liên quan đến Dự án; Dựa trên bài học của Dự án, tham mƣu cho Chính phủ trong các Chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn khác.

Bộ Y tế (BCĐ CTMTQG về Y tế)

Chỉ đạo BCĐ CTMTQG về Y tế (Dự án 3) chỉ đạo các cấp thực hiện CTMTQG về Y tế tại các tỉnh/huyện/xã trong địa bàn dự án hợp tác với Dự án để thúc đẩy tăng cƣờng dinh dƣỡng.

Ủy Ban Dân tộc

Phối hợp cùng với Bộ KH&ĐT và các cơ quan hữu quan khác trong việc xây dựng/góp ý về các chính sách, quy định liên quan đến Dự án; Dựa trên bài học của Dự án, tham mƣu cho Chính phủ trong các Chƣơng trình giảm nghèo và phát triển nông thôn khác.

Ngân hàng Nhà nƣớc

Phối hợp với Bộ KH&ĐT và NHTG trong giải quyết các vƣớng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Dự án; Phối hợp với BĐPDA TƢ trong việc lựa chọn ngân hàng phục vụ cho Dự án ở các cấp.

Ngân hàng phục vụ cấp TƢ

Làm nhiệm vụ „ngân hàng phục vụ‟, hỗ trợ việc giải ngân phần vốn vay của NHTG và đƣợc hƣởng phí dịch vụ theo quy định hiện hành của Chính phủ

Tại cấp Tỉnh

UBND tỉnh

Là Cơ quan chủ quản của Dự án Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của BQLDA tỉnh; Ra quyết định thành lập BQLDA cấp tỉnh và ủy quyền cho UBND huyện ra quyết định thành lập BQLDA huyện và BPT xã; Chỉ đạo các Sở ngành trong giải quyết các vƣớng mắc phát sinh vƣợt ngoài thẩm quyền xử lý của BQLDA tỉnh; Giao kế hoạch cho UBND các huyện, nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc phối hợpthực

127


hiện Dự án

Sở KH&ĐT

Lãnh đạo của Sở KH&ĐT là Giám đốc của BQLDA cấp tỉnh; Hỗ trợ cho BQLDA tỉnh trong các vấn đề về đầu tƣ CSHT; Hỗ trợ BQLDA tỉnh trong hợp tác với các sở/ngành của tỉnh triển khai các hoạt động của Dự án; Thúc đẩy sự tham gia của khu vực doanh nghiệp hợp tác với Dự án;;

Sở Tài chính

Tham mƣu cho UBND tỉnh quản lý Nhà nƣớc về tài chính đối với nguồn kinh phí của Dự án; Thông báo kế hoạch vốn của Dự án qua Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh và phòng Tài chính-Kế hoạch huyện; Thẩm tra dự toán nguồn vốn đối ứng của Dự án thuộc các cơ quan cấp tỉnh sử dụng và Phê duyệt quyết toán phần vốn đối ứng do các đơn vị cấp tỉnh sử dụng; Phối hợp với Kho bạc và BQLDA chuẩn bị báo cáo tình hình tài chính hàng quý/6 tháng và năm của Dự án;

Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh

Theo dõi việc giải ngân nguồn kinh phí của Dự án; Lập báo cáo giải ngân theo qui định hiện hành; Hỗ trợ Sở Tài chính trong chuẩn bị các báo cáo tình hình tài chính hàng quý/6 tháng/năm; Giải ngân phần vốn đối ứng của Việt nam.

Sở NN&PTNT (và các cơ quan trực thuộc)

Phối hợp thực hiện các hoạt động thuộc HP 2 về củng cố an ninh lƣơng thực, sinh kế lâm nghiệp và phát triển sinh kế thị trƣờng; Thúc đẩy cung cấp các dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh nông, lâm sản, cung cấp dịch vụ khuyến nông, thú y, tập huấn đào tạo nông dân nòng cốt, tổ chức sản xuất theo tổ/nhóm/hợp tác xã;

Sở Y tế (BCĐ CTMTQG về Y tế)

Chỉ đạo các cấp thực hiện CTMTQG về Y tế tại các tỉnh/huyện/xã trong địa bàn dự án hợp tác với Dự án để thúc đẩy tăng cƣờng dinh dƣỡng (trong khuôn khổ THP2.1)

Ban Dân tộc tỉnh

Phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin về Dự án và vận động sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số trong các hoạt động của Dự án; Là cầu nối giữa Dự án với các Chƣơng trình/chính sách về dân tộc khác đƣợc triển khai tại địa phƣơng.

Sở Xây dựng và Sở Giao thông

Trợ giúp kỹ thuật cho BQLDA tỉnh trong các vấn đề liên quan đến đầu tƣ CSHT; Tham gia xây dựng hoặc hƣớng dẫn về đấu thầu/giám sát thi công/nghiệm thu các công trình CSHT do cấp Huyện và xã làm chủ đầu tƣ trong Dự án; Hƣớng dẫn và trợ giúp cho các huyện và xã trong các vấn đề liên quan đến đầu tƣ CSHT; Cung cấp các thông tin (chính sách, quy định của pháp luật, quy hoạch, v.v. ) liên quan đến lĩnh vực xây dựng, giao thông cho các huyện/xã/nhà thầu.

Sở Tài nguyên và Môi trƣờng

Trợ giúp kỹ thuật cho BQLDA tỉnh trong các vấn đề về môi trƣờng, quản lý tài nguyên trong các hoạt động của Dự án, đặc biệt là hoạt động đầu tƣ CSHT;

Mặt trận Tổ quốc Việt nam và tổ chức chính trị-xã hội

Phối hợp với BQLDA các cấp trong triển khai Dự án; Tuyên truyền, vận động sự tham gia của cộng đồng;

Các cơ quan truyền thông (Đài PT-TH Tỉnh, Báo tỉnh)

Thực hiện các hoạt động truyền thông cho Dự án trong khuôn khổ THP 3.3; Phối hợp với Dự án thực hiện việc đƣa các tin/bài về hoạt động giảm nghèo trong vùng dự án;

Các Doanh nghiệp

Phối hợp với BQLDA các cấp trong triển khai Dự án; Tham gia xây dựng các công trình CSHT các cấp gắn với dạy nghề xây dựng và tạo việc làm cho lao động địa phƣơng; Tham gia các hoạt động phát triển sinh kế hiện tại, sinh kế mới, phát triển lâm nghiệp bền vững; Liên kết với các tổ nhóm/HTX nông dân trong tổ chức sản xuất kinh doanh nông-lâm nghiệp;

Các thể chế tài chính

Tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận nguồn vốn tài chính cho ngƣời dân và doanh nghiệp trong việc triển khai các hoạt động của Dự án.

Ngân hàng phục vụ cấp tỉnh

Làm nhiệm vụ „ngân hàng phục vụ‟, hỗ trợ việc giải ngân phần vốn vay của NHTG và đƣợc hƣởng phí dịch vụ theo quy định hiện hành của Chính phủ

128


Tại cấp Huyện

UBND các huyện

Giao kế hoạch cho UBND các xã, nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc thực hiện Dự án theo kế hoạch đƣợc UBND tỉnh giao; Phối hợp với các Sở ban ngành của tỉnh triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án trên địa bàn; Theo dõi, giám sát, hỗ trợ các xã thực hiện và báo cáo định kì tiến độ, kết quả các hoạt động của Dự án;

Phòng TC-KH huyện

Tham mƣu cho UBND huyện quản lý Nhà nƣớc về tài chính đối với nguồn kinh phí của Dự án; Thông báo kế hoạch vốn của Dự án qua Kho bạc Nhà nƣớc huyện; Trình UBND huyện phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật của các công trình CSHT do các xã làm chủ đầu tƣ; Thẩm định dự toán vốn của các TDA trên địa bàn huyện và xã dự án;

Phòng KT-HT huyện

Thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật của các công trình CSHT của Dự án có yêu cầu lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật; Hỗ trợ kỹ thuật cho các xã trong thực hiện các hoạt động của HP1.

Phòng NN&PTNT

Lập các tiểu dự án về sinh kế với sự hƣớng dẫn/hỗ trợ của BQLDA tỉnh; Hỗ trợ thẩm định các TDA sinh kế; Hỗ trợ cấp xã thực hiện các hoạt động sinh kế.

Phòng Y tế

Cán bộ phụ trách CTMTQG về Y tế tại các huyện/xã trong địa bàn dự án hợp tác với Dự án để thúc đẩy tăng cƣờng dinh dƣỡng (trong khuôn khổ THP2.1)

Kho bạc Nhà nƣớc Huyện

Giám sát việc giải ngân nguồn kinh phí của Dự án tại địa bàn huyện; Lập báo cáo giải ngân theo qui định hiện hành.

Ngân hàng phục vụ cấp huyện

Làm nhiệm vụ „ngân hàng phục vụ‟, hỗ trợ việc giải ngân phần vốn vay của NHTG và đƣợc hƣởng phí dịch vụ theo quy định hiện hành của Chính phủ

Tại cấp xã

UBND xã

Trạm Y tế xã Các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn

Chủ trì xây dựng kế hoạch PTKTXH cho xã; Lập kế hoạch, thực hiện công tác giám sát cho các Hợp phần và THP đƣợc phân công; Chủ trì các hoạt động vận hành và bảo trì các công trình CSHT đƣợc đầu tƣ từ nguồn vốn Dự án. Hỗ trợ BPTX thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ THP2.1, lồng ghép với các hoạt động của CTMTQG về dinh dƣỡng (Dự án 3) tại xã. Phối hợp với BQLDA các cấp thực hiện các THP và hoạt động của Dự án do cấp xã làm chủ đầu tƣ; Tham gia Ban giám sát xã ;

Các cơ quan/tổ chức khác Các tổ chức quốc tế, NGO trên địa bàn

Phối hợp với BQLDA các cấp trong triển khai Dự án; Phối hợp các nguồn lực đầu tƣ cho các hoạt động chung.

Các đơn vị tƣ vấn, cơ sở nghiên cứu khoa học

Cung cấp dịch vụ tƣ vấn kỹ thuật cho các hoạt động của Dự án theo yêu cầu (đặc biệt là các hoạt động sinh kế và NCNL);

Nhà thầu

Thực hiện theo nhiệm vụ cụ thể đƣợc ghi trong hồ sơ mời thầu, Bố trí các cán bộ đƣợc tuyển chọn phù hợp để thực hiện theo điều khoản hợp đồng. Nhóm cộng đồng đấu thầu thực hiện các hợp đồng xây lắp thuộc HP1 tuyển chọn nhân lực và tay nghề phù hợp để thực hiện theo hợp đồng.

Các tổ chức giám sát thực hiện dự án

Các cơ quan: HĐND các cấp, các ban giám sát cấp huyện, cấp xã, tƣ vấn giám sát Dự án, chính quyền các cấp tại địa phƣơng, các tổ chức thanh tra, kiểm toán và ngƣời dân đều có quyền tham gia giám sát mọi hoạt động của Dự án.

129


Phụ lục 10: Sơ đồ thanh toán và giải ngân tại các cấp Mô hình giải ngân trong Dự án sẽ đƣợc hƣớng dẫn chi tiết trong Sổ tay Hƣớng dẫn Thực hiện Dự án, nhƣng cơ bản sẽ tuân thủ theo các nguyên tắc sau: 

Tạm ứng theo kế hoạch từ Tài khoản chỉ định của tỉnh về TK Dự án cấp huyện để huyện có thể chủ động trong kế hoạch chi tiêu và thanh toán ngay cho xã sau khi xã đã có hồ sơ đƣợc kiểm soát chi;

Tạm ứng vốn về Tài khoản Dự án xã dựa trên kế hoạch đƣợc duyệt và hợp đồng đã ký. Vốn chuyển ra khỏi Tài khoản chỉ định cấp tỉnh nhằm mục đích tạm ứng cho xã đƣợc coi là khoản giải ngân hợp lệ cho mục đích làm đơn xin bổ sung vốn;

Thể chế hoá quy trình hoàn trả chứng từ từ huyện lên tỉnh nhằm không làm ảnh hƣởng đến tiến độ làm đơn xin bổ sung vốn.

Để cụ thể hoá phƣơng án giải ngân, sơ đồ giải ngân theo các cấp Dự án Trung ƣơng, tỉnh, huyện và xã đƣợc mô tả tóm tắt nhƣ sau: Sơ đồ giải ngân từ NHTG tới cấp Trung Ƣơng và Tỉnh

NHTG (3) BộTàichính

(2)

(1) BĐPDA TƢ/ BQLDA tỉnh

TK tại NH phục vụ chỉ định của BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh

(1)

BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh làm đơn xin rút vốn gửi cho Bộ Tài chính và cùng ký;

(2)

BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh trình đơn xin rút vốn gửi lên NHTG;

(3)

NHTG xét duyệt, có thƣ không phản đối và giải ngân tiền vào TK chỉ định của BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh

Sơ đồ giải ngân từ cấp BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh cho các nhà thầu

TK tại NH phục vụ do BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh chỉ định

BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh

KBNN TƢ / Tỉnh

6)

5) 4)

Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị

7)

TK tại NH do Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị chỉ định

(4)

Các nhà thầu trình yêu cầu thanh toán, hóa đơn và các chứng từ khác cho BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh;

(5)

BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh chuyển bộ yêu cầu thanh toán cho Kho bạc Nhà nƣớc TƢ / Kho bạc Nhà nƣớc tỉnh kiểm soát chi;

(6)

BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh viết ủy nhiệm chi gửi NH phục vụ đề nghị thanh toán cho Nhà thầu;

(7)

NH phục vụ của BĐPDA TƢ / BQLDA tỉnh chuyển tiền thanh toán vào Tài khoản do Nhà thầu chỉ định

130


Sơ đồ giải ngân từ BQLDA huyện cho các nhà thầu TK tại NH phục vụ chỉ định của BQLDA tỉnh

BQLDA tỉnh (9) (8)

KBNN huyện

(10)

TK tại NH phục vụ chỉ định của BQLDA huyện

BQLDA huyện (12)

(13) (11)

(14)

TK tại NH do Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị chỉ định

Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị

(8)

BQLDA huyện trình BQLDA tỉnh yêu cầu tạm ứng / bổ sung vốn theo kế hoạch;

(9)

BQLDA tỉnh viết ủy nhiệm chi gửi NH phục vụ tỉnh chuyển tiền cho BQLDA huyện;

(10) NH phục vụ tỉnh chuyển tiền vào TK tại NH phục vụ chỉ định của BQLDA huyện; (11) Nhà thầu trình yêu cầu thanh toán, hóa đơn và các chứng từ liên quan lên BQLDA huyện; (12) BQLDA huyện chuyển bộ yêu cầu thanh toán của nhà thầu cho Kho bạc Nhà nƣớc huyện kiểm soát chi; (13) BQLDA huyện viết ủy nhiệm chi gửi NH phục vụ chuyển tiền cho Nhà thầu; (14) NH phục vụ huyện chuyển tiền vào TK NH do Nhà thầu chỉ định

Sơ đồ giải ngân từ BPT xã cho các nhà thầu /LEGs TK tại NH phụcvụchỉđịnhcủa BQLDA huyện

BQLDA huyện

(15)

(17)

(16) KBNN huyện

BPT xã (20)

(19)

TK tại NH phục vụ chỉ định của BPT xã

(18) (21)

Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị

LEGs

TK tại NH do Nhà thầu/ Nhà cung cấp dịch vụ, thiết bị chỉ định

LEGs rút tiền mặt

(15) BPT xã trình yêu cầu tạm ứng / bổ sung vốn lên BQLDA huyện; (16) BQLDA huyện viết ủy nhiệm chi cho NH phục vụ huyện; (17) NH phục vụ huyện chuyển khoản vào TK NH phục vụ xã; (18) Nhà thầu / LEGs gửi đề nghị thanh toán và các chứng từ liên quan cho BPT xã; (19) BPT xã chuyển bộ đề nghị thanh toán và chứng từ liên quan cho Kho bạc Nhà nƣớc huyện kiểm soát chi; (20) BPT xã viết ủy nhiệm chi cho NH phục vụ xã; (21) NH phục vụ xã chuyển tiền vào TK Nhà thầu chỉ định / Rút tiền mặt cho LEGs hoặc chuyển vào TK LEGs chỉ định.

131


Phụ lục 11: Chi phí lƣơng và Phụ cấp cho cán bộ cấp Tỉnh, Huyện và Xã A. Chi phí lƣơng/phụ cấp cho cán bộ BQLDA Tỉnh Vị trí

Hình thức tuyển dụng

Số cán bộ nắm giữ vị trí này

Định mức lƣơng/phụ cấp DA (tháng) (USD) theo Thông tƣ 219

Nguồn Ngân sách đối ứng

Tổng lƣơng/phụ cấp của vị trí (cho 5 năm) (USD)

Tổng lƣơng/phụ cấp của vị trí (cho 5 năm) (VND)

62.027

1.295.130.000

Giám đốc kiêm nhiệm

Công chức, viên chức NN

1

178

10.674

222.870.000

Phó giám đốc chuyên trách

Công chức, viên chức NN

1

307

18.440

385.020.000

Kế toán trƣởng chuyên trách

Công chức, viên chức NN

1

274

16.457

343.620.000

Cán bộ sinh kế chuyên trách

Công chức, viên chức NN (Sở NN&PTNT)

1

274

Nguồn Ngân hàng thế giới

16.457

343.620.000

101.925

2.128.194.000

Cán bộ đấu thầu (kiêm phụ trách chính sách an toàn)

HĐ tƣ vấn

1

450

24.300

507.384.000

Cán bộ Kế hoạch/NCNL và truyền thông

HĐ tƣ vấn

1

450

27.000

563.760.000

Cán bộ GS&ĐG

HĐ tƣ vấn

1

450

27.000

563.760.000

Cán bộ hành chính kiêm biên/phiên dịch/thủ quỹ

HĐ tƣ vấn

1

225

13.500

281.880.000

Lái xe

HĐ tƣ vấn

1

169

10.125

211.410.000

163.952

3.423.324.000

Tổng cho 01 tỉnh (USD)

9

Ghi chú: Mức phụ cấp lương/tiền lương được dự kiến trên cơ sở tham chiếu quy định của Thông tư 219/2009/TT-BTC

132


B. Chi phí lƣơng/phụ cấp cho cán bộ BQLDA Huyện Vị trí

Số cán bộ nắm giữ vị trí này

Hình thức tuyển dung

Định mức lƣơng/phụ cấp DA (tháng) (USD) theo Thông tƣ 219

Tổng lƣơng/phụ cấp của vị trí (cho 5 năm) (USD)

Nguồn Ngân sách đối ứng

Tổng lƣơng/phụ cấp của vị trí (cho 5 năm) (VND)

48.779

1.018.515.900

Giám đốc kiêm nhiệm

công chức, viên chức NN

1

178

10.674

222.870.000

Phó giám đốc chuyên trách

công chức, viên chức NN

1

307

18.440

385.020.000

Kế toán trƣởng chuyên trách

công chức, viên chức NN

1

274

16.457

343.620.000

Cán bộ sinh kế (hoặc CSHT) kiêm nhiệm

công chức, viên chức NN

1

82

3.209

67.005.900

81.720

1.706.313.600

Cán bộ đấu thầu (kiêm phụ trách chính sách an toàn)

HĐ tƣ vấn

1

300

16.200

338.256.000

Cán bộ sinh kế

HĐ tƣ vấn

1

300

16.200

338.256.000

Cán bộ kế hoạch, NCNL và truyền thông

HĐ tƣ vấn

1

300

13.500

281.880.000

Cán bộ GS&ĐG

HĐ tƣ vấn

1

300

18.000

375.840.000

Cán bộ hành chính kiêm thủ quỹ

HĐ tƣ vấn

1

165

9.900

206.712.000

Lái xe

HĐ tƣ vấn

1

132

Nguồn Ngân hàng thế giới

Tổng cho 01 huyện (USD)

7.920

10

130.499

165.369.600 2.724.829.500

Ghi chú: Mức phụ cấp lương/tiền lương được dự kiến trên cơ sở tham chiếu quy định của Thông tư 219/2009/TT-BTC

C. Chi phí lƣơng/phụ cấp cho các Hƣớng dẫn viên cộng đồng (CF) Vị trí

Tổng số tháng làm việc suốt Dự án

Định mức lƣơng/phụ cấp DA (tháng) (USD) theo Thông tƣ 219

60

250

Chi phí cho 01 cán bộ CF

Tổng lƣơng của vị trí (cho 5 năm) (USD)

Tổng lƣơng của vị trí (cho 5 năm) (VND)

15.000

313.200.000

Ghi chú: 100% chi phí lương cho cán bộ CF là từ nguồn vốn vay; Mức phụ cấp lương/tiền lương được dự kiến trên cơ sở tham chiếu quy định của Thông tư 219/2009/TT-BTC.

D. Phụ cấp cho cán bộ BPT Xã Tỉnh Quảng Ngãi

Phụ cấp cho tất cả các xã cho 5 năm (ĐVT:USD) 84.302

Phụ cấp cho tất cả các xã cho 5 năm (ĐVT:VND) 1.760.224.500

Ghi chú: Đây là mức phụ cấp lương cho các cán bộ CCVC cấp xã. Với đại diện của cấp thôn bản tham gia vào BPT xã thì không có phụ cấp. Dự án trích 3% tổng giá trị vốn đầu tư các TDA do xã làm chủ đầu tư để làm chi phí quản lý cho BPT xã

133


E. Chi phí cho Nhóm Hỗ trợ Kỹ thuật

Vị trí

Hình thức tuyển dụng

Số cán bộ nắm giữ vị trí này

Số tháng làm việc theo từng năm dự án

2015

2016

2017

2018

Tổng lƣơng cho nhóm HTKT

Tổng số tháng làm việc suốt Dự án

Định mức lƣơng DA (tháng) (USD) theo Thông tƣ 219

440

Tổng lƣơng của vị trí (USD)

Tổng lƣơng của vị trí (VND)

1,171,200

24,454,656,000

Tƣ vấn trƣởng

Tƣ vấn Quốc tế

1

12

12

12

12

48

13.200

633.600

13.229.568.000

Cán bộ phát triển sinh kế

Tƣ vấn trong nƣớc

1

12

12

12

12

48

1200

57.600

1.202.688.000

Cán bộ phát triển kết nối thị trƣờng/kinh doanh

Tƣ vấn trong nƣớc

1

12

6

3

3

24

1200

28.800

601.344.000

Cán bộ phát triển cộng đồng

Tƣ vấn trong nƣớc

1

12

9

9

6

36

1200

43.200

902.016.000

Cán bộ quản lý tài chính

Tƣ vấn trong nƣớc

1

12

9

9

6

36

1200

43.200

902.016.000

Cán bộ đấu thầu

Tƣ vấn trong nƣớc

1

12

9

9

6

36

1200

43.200

902.016.000

Cán bộ An toàn xã hội

Tƣ vấn trong nƣớc

1

12

6

3

3

24

1200

28.800

601.344.000

Cán bộ giám sát và đánh giá/ MIS

Tƣ vấn trong nƣớc

1

12

12

12

12

48

1200

57.600

1.202.688.000

Cán bộ nâng cao năng lực

Tƣ vấn trong nƣớc

1

12

6

3

3

24

1200

28.800

601.344.000

Kỹ sƣ

Tƣ vấn trong nƣớc

1

12

12

12

12

48

1200

57.600

1.202.688.000

Cán bộ hỗ trợ

Tƣ vấn trong nƣớc

2

12

12

12

12

48

600

28.800

601.344.000

Dự phòng

Tƣ vấn quốc tế

1

8

13.200

105.600

2.204.928.000

Dự phòng

Tƣ vấn trong nƣớc

1

12

1200

14.400

300.672.000

842.676

17.524.333.440

Các chi phí khác, bao gồm: Cơ sở vật chất

1

64.088

64.088

1.338.157.440

Thuê văn phòng

48

2.400

115.200

2.405.376.000

Chi phí hoạt động

440

1.500

660.000

13.780.800.000

2.013.876

42.049.730.880

Tổng chi phí cho nhóm HTKT

Ghi chú: 100% chi phí cho nhóm HTKT là từ nguồn vốn vay; chi phí cho Nhóm HTKT sẽ được phân bổ từ nguồn kinh phí cho THP3.2, chia đều cho 26 huyện của toàn vùng dự án;

134


Phụ lục 12: Kế hoạch Phòng chống Tham nhũng Năm 2005, Ban Nội chính Trung ƣơng Đảng đã chủ trì một nghiên cứu nhằm nắm bắt thực trạng mức độ, hình thái và bản chất tham nhũng ở Việt Nam. Nghiên cứu năm 2005 là công cụ để đƣa ra các định hƣớng cho việc xây dựng Luật PCTN năm 2005, trong đó giới thiệu những cách tiếp cận mới trong công tác PCTN nhƣ kê khai tài sản của CBCC, chuyển đổi vị trí công tác và nhấn mạnh hơn đến tính minh bạch. Nghiên cứu năm 2005 và Luật Phòng chống tham nhũng tháng 11 năm 2005 (55/2005/QH11) có hiệu lực từ năm 2006 đã tiên đoán về một giai đoạn mà xã hội sẽ quan tâm nhiều hơn đến hậu quả của tham nhũng và những thách thức trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị định, quyết định hƣớng dẫn thực hiện và củng cố Luật 57 Phòng chống tham nhũng (96 Nghị định, 49 Nghị quyết và 67 quyết định về quản lý, điều hành ) trong đó có thể kể đến: Nghị định số 120/2006/ND-CP quy định giải quyết về tính minh bạch và công khai, bảo vệ và khen thƣởng những ngƣời tố cáo và yêu cầu của công dân về thông tin; Nghị định số 37/2007/ND-CP qui định phải minh bạch trong kê khai tài sản và thu nhập của các quan chức trong chính phủ, đảng và quốc hội. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 về Thực hành dân chủ tại các làng xã, phƣờng và thị trấn qui định tính công khai và tham vấn cộng đồng về các vấn đề nhƣ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, công trình và Dự án đầu tƣ, quản lý và sử dụng ngân quỹ và cơ chế cho phép ngƣời dân nói lên quan điểm của mình và cơ chế thu nhận thông tin phản hồi. Nghị định số 47/2007/NĐ-CP và Nghị định số 107/2006/NĐ-CP qui định vai trò và trách nhiệm của xã hội dân sự cũng nhƣ lãnh đạo trong các cơ quan của chính phủ trong đấu tranh phòng chống tham nhũng. Nghị định số 11/2011/TT-TTCP ngày 09 tháng 11 năm 2011 Quy định tiêu chí nhận định tình hình tham nhũng và đánh giá công tác phòng chống tham nhũng. Chiến lƣợc quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ. Đến nay, tham nhũng vẫn tiếp tục thu hút sự quan tâm của tất cả các tầng lớp trong xã hội. Trong các cuộc Đối thoại về PCTN do TTCP và các đối tác phát triển đồng tổ chức định kỳ nửa năm một lần (và kể từ năm 2012 là một năm một lần), Chính phủ Việt Nam và các Nhà tài trợ, cũng nhƣ các bên hữu quan đã bàn đến nhiều biện pháp kỹ thuật và trao đổi ý tƣởng. Mặc dù quan điểm còn khác nhau nhƣng có một thực tế mà các bên đều công nhận: tham nhũng vẫn còn là một thách thức lớn đối với quá trình phát triển của Việt Nam. Ngân hàng Thế giới cùng nhiều Nhà tài trợ đa phƣơng nhƣ Chƣơng trình Phát triển LHQ (UNDP), Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, và song phƣơng nhƣ Chính phủ các quốc gia tài trợ (Thụy Điển, Thụy Sỹ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản…) đều đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy và hỗ trợ Việt nam xây dựng một nền quản trị công minh bạch, công khai và phi tham nhũng. Báo cáo số 226/BC-CP ngày 10/10/2012 của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) kết luận “Công tác PCTN chƣa đạt yêu cầu và mục tiêu là ngăn chặn, từng bƣớc đẩy lùi tham nhũng. Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý Nhà nƣớc”. Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Tƣ pháp Quốc hội về Báo cáo công tác PCTN của Chính phủ năm 2012 có nêu “một trong những nguyên nhân quan trọng của tệ nạn tham nhũng hiện nay là tình trạng suy thoái phẩm chất đạo đức của không ít cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, trong đó một số cán bộ là lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị. Bên cạnh đó là bệnh quan liêu, thành tích, hình thức vẫn còn nặng nề, nên không ít ngƣời đứng đầu vẫn còn có biểu hiện ngại đấu tranh với hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức do mình quản lý. Công tác nghiệp vụ cơ bản và phòng ngừa nghiệp vụ ở một số cơ quan điều tra chƣa đƣợc tăng cƣờng, thực hiện chƣa thƣờng xuyên, hiệu quả chƣa cao; công tác thanh tra, kiểm toán còn hạn chế; công tác tự kiểm tra, thanh tra tại các ngành, các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm, đề cao đúng mức, có nơi còn buông lỏng; chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ đối với mỗi vị trí công tác chƣa rõ ràng, cụ thể, nhất là ở những khâu, quy trình thủ tục liên quan tới công việc, quyền lợi của ngƣời dân, doanh nghiệp”. Trong bối cảnh đó, Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên sẽ tiến hành những hành động cần thiết để phòng chống tham nhũng hiệu quả, góp phần sử dụng tối ƣu nguồn vốn của Dự án, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển. Kế hoạch này bao gồm các nhóm giải pháp gồm: Nhóm 1: Tăng cƣờng kiểm soát qui trình đặc thù cho các giai đoạn lập kế hoạch, thiết kế, đấu thầu mua sắm và thực hiện bởi những giai đoạn này đều có các rủi ro tham nhũng điển hình. 57

Báo cáo của Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ

135


Nhóm 2: Tăng cƣờng các biện pháp kiểm tra, giám sát và thực thi nói chung nhƣ (i) đánh giá độc lập, (ii) kiểm toán độc lập, (iii) cơ chế báo cáo, khiếu nại và xử lý khiếu nại đáng tin cậy, (iv) hỗ trợ và giám sát của Nhà tài trợ, (v) hỗ trợ của Chính quyền địa phƣơng. Nhóm 3: Là nhóm các biện pháp bổ trợ nhằm nâng cao nhận thức/năng lực và tăng cƣờng cam kết của các bên tham gia Dự án cũng nhƣ tăng cƣờng tính minh bạch trong Quản lý Dự án.

136


Nhóm các biện pháp đặc thù phòng chống tham nhũng theo các giai đoạn của Dự án Giai đoạn Lập kế hoạch Dự án

Thiết kế

Rủi ro

Các hành động giảm thiểu rủi ro

Cơ quan thực hiện

Thời gian

Có sự thông đồng/gian lận trong quá trình lập kế hoạch dẫn đến việc Dự ánkhông tuân theo các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hoặc các tiêu chí hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trƣờng

Công bố tất cả các quyết định liên quan đến lựa chọn đầu tƣ, phạm vi, chi phí, ngƣời hƣởng lợi, các giải pháp thay thế, chính sách tái định cƣ, bảo vệ môi trƣờng

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Xác minh độc lập thiết kế

Các đơn vị quản lý thực hiện DA, các phòng ban chuyên môn

Trong suốt thời gian Dự án

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Xác định chi phí cao hơn thực tế (giá và/hoặc khối lƣợng) Thiết kế theo tiêu chuẩn cao hơn cần thiết

Kết hợp các yêu cầu đấu thầu nhỏ thành những gói thầu lớn hơn một cách hợp lý để có thể sử dụng các phƣơng pháp đấu thầu cạnh trạnh hơn. Đấu thầu

Kế hoạch đấu thầu: Chia thành các gói thầu nhỏ để có thể sử dụng phƣơng pháp đấu thầu ít cạnh tranh hơn hoặc tránh bị xét duyệt bắt buộc.

Khi xác định phƣơng pháp đầu thầu, ƣu tiên sử dụng phƣơng pháp đầu thầu cạnh tranh thích hợp. Gửi kế hoạch đấu thầu hàng năm để Ngân hàng Thế giới xem xét và phê duyệt trƣớc khi mời thầu theo kế hoạch đó Kế hoạch đấu thầu đã đƣợc phê duyệt phải đƣợc thông báo quảng cáo rộng rãi trên phƣơng tiện thông tin đại chúng khi mời thầu

Mời thầu: Che đậythông tin, không quảng cáo hoặc đƣa ra đủ các thông tin về nội dung, chi tiết và qui mô cho các nhà thầu liên quan, làm giảm tính cạnh tranh trong quá trình đấu thầu

Đấu thầu (quảng cáo, phát hành tài liệu thầu, mở thầu, thành viên Ban xét thầu và đề xuất đơn vị trúng thầu) Hồ sơ mời thầu bao gồm cảnh báo về hình thức xử lý đối với thông đồng, gian lận và tham nhũng. Không hạn chế bán hoặc phát hành tài liệu đấu thầu cho tới trƣớc khi hết hạn nộp hồ sơ đấu thầu và bất cứ ai trả tiền mua hồ sơ đấu thầu đều đƣợc quyền mua. Trong các quảng cáo/mời thầu, thêm một câu nêu rõ tên và địa chỉ liên lạc của cán bộ caocấp hơn để những ngƣời muốn tham gia đấu thầu có thể liên lạc trong trƣờng hợp gặp khó khăn khi mua tài liệu đấu thầu. Không yêu cầu đăng ký tiền thầu hoặc sơ tuyển Nhà thầu

Tài liệu đấu thầu: Chỉ một số nhà thầu biết giá dự tính. Quảng cáo mời thầu đƣa ra các tiêu chí kỹ thuật/tiêu chuẩn chỉ có lợi cho một số nhà thầu không cạnh tranh.

Đƣa vào hồ sơ mời thầu một điều khoản yêu cầu các nhà thầu không đƣợc dính dáng đến thông đồng/tham nhũng/gian lận. Tiêu chí đánh giá cần đƣợc qui định rõ ràng trong tài liệu mời thầu. Đƣa vào hồ sơ mời thầu điều khoản cho phép các nhà thầu khiếu nại.

137


Giai đoạn

Rủi ro

Các hành động giảm thiểu rủi ro

Cơ quan thực hiện

Thời gian

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Đảm bảo rằng các hồ sơ mời thầu có các điều khoản cập nhật về thông đồng, gian lận, tham nhũng và hình thức xử lý Nộp hồ sơ thầu và mở thầu: Kéo dài thời hạn nộp thầu hoặc đọc và ghi lại các thông tin sai trong quá trình mở thầu có lợi cho một số nhà thầu đƣợc ƣu đãi

Tất cả các hồ sơ thầu nộp trƣớc khi đóng thầu đều đƣợc chấp nhận, mở và đánh giá. Tất cả các hồ sơ thầu phải đƣợc mở ra ngay sau khi đóng thầu với sự có mặt của các đại diện nhà thầu và những ngƣời dân địa phƣơng hƣởng lợi từ Dự án muốn tham dự mở thầu. Trong quá trình mở thầu, tên nhà thầu, giá thầu và đề xuất giảm giá, đọc to và ghi chép lại khi có hay không có thƣ đảm bảo thầu. Đại diện ngƣời hƣởng lợi trong cộng đồng đƣợc phép tham dự mở thầu Tất cả những ngƣời tham dự sẽ ký vào biên bản mở thầu, bao gồm mọi thành viên trong ban mở thầu và đại diện các nhà thầu, dại diện cộng đồng, và sau đó sẽ đƣợc sao gửi ngay cho tất cả các nhà thầu đã nộp hồ sơ thầu và những ngƣời đại diện cho cộng đồng tham dự mở thầu. Một bản sao biên bản mở thầu có đủ các chữ ký sẽ đƣợc dán ở nơi công cộng dễ thấy ngay sau khi mở thầu cho tới 1 tháng sau khi công bố đơn vị trúng thầu.

Đánh giá thầu: Khả năng đánh giá kém của các thành viên Ban xét thầu sẽ dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực. Xây dựng tiêu chí lựa chọn có lợi cho một số nhà thầu và tƣ vấn Thành viên của ban xét thầu có quan hệ họ hàng hoặc tài chính với các nhà thầu. Qui trình bị trì hoãn dẫn đến sai sót trong giá trị hiệu lực của đơn dự thầu

Qui định thành phần ban xét thầu về mặt chuyên môn kỹ thuật và số lƣợng thành viên ban xét thầu. Trong Báo cáo xét thầu cần có một phần luận điểm về câu kết thông đồng/ tham nhũng/gian lận. Nếu có phát hiện thấy những chỉ số này, ban xét thầu có nghĩa vụ phải kèm theo báo cáo những bản sao của những thành phần thể hiện thông đồng, cấu kết đã nêu lấy từ các đơn dự thầu và chuyển báo cáo cho cơ quan cấp thẩm quyền cao hơn trong Dự án để thẩm định. Ban đánh giá thầu cần nêu rõ trong công văn đề nghị xem xét/phê duyệt đơn vị trúng thầu rằng với khả năng tốt nhất của mình, ban xét thầu không thấy có dấu hiệu thông đồng/tham nhũng/gian lận trong các hồ sơ thầu. Nếu thấy dấu hiệu, ban xét thầu phải ghi chép vào báo cáo xét thầu và đề xuất với chủ Dự án hình thức xử lý đối với những dấu hiệu vi phạm. Các thành viên ban xét thầu phải xác nhận mình không có liên quan với bất cứ nhà thầu nào và đã thực hiện công việc xét thầu theo đúng những tiêu chí xét thầu đã đƣợc xác lập trƣớc đó. Bất cứ thành viên nào của ban xét thầu có liên quan với một nhà thầu về tài chính hoặc kinh doanh hoặc có quan hệ họ hàng cho đến đời thứ ba, sẽ phải công bố mối quan hệ trƣớc khi bắt đầu xét thầu và rời khỏi ban xét thầu. Nếu thành viên đó không làm nhƣ vậy sẽ bị xử phạt hành chính, nhƣ quy định trong

138


Giai đoạn

Rủi ro

Các hành động giảm thiểu rủi ro

Cơ quan thực hiện

Thời gian

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

UBND tỉnh, huyện, xã và Các đơn vị quản lý thực hiện DA Ban giải phóng đền bù

Trong suốt thời gian Dự án Khi hoàn thành các hợp đồng thiết kế xây dựng chi tiết

Kế hoạch thực hiện Dự án. Trúng thầu: Rủi ro nhà thầu trúng thầu bị yêu cầu phải đƣa tiền cắt xén lại trong quá trình trong các cuộc Thƣơng thảo

Thông tin Trúng thầu (bao gồm cả thông tin về tên các nhà thầu không trúng và lý do bị loại) phải đƣợc công bố đƣợc đăng ở nơi công cộng mọi ngƣời dễ tiếp cận Làm rõ cơ chế khiếu nại đối với nhà thầu trúng thầu

Cơ chế tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của Nhà thầu:

Trong tài liệu đấu thầu, xây dựng một cơ chế tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của các nhà thầu mà không phải ngừng quá trình đấu thầu.

Cơ chế không hoạt động đúng

Quá trình Thực hiện

Trì hoãn trong việc giải quyết các khiếu nại dẫn đến chậm trễ tiến độ đấu thầu Quản lý Tài chính: Biển thủ Sử dụng tài sản sai mục đích

Hệ thống báo cáo và kế toán tích hợp: Dự áncó hệ thống kế toán vi tính hoá cho phép chỉ có duy nhất một bộ các báo cáo tài chính Kiểm soát nội bộ đạt yêu cầu: duy trì các tiêu chuẩn cao đối với kiểm soát nội bộ và các nhân viên có năng lực Quy trình kiểm toán nội bộ đạt yêu cầu: Chủ Dự án thực hiện quy trình kiểm toán nội bộ và báo cáo thƣờng xuyên cho các cơ quan chủ quản (UBND tỉnh, huyện) để theo dõi kết quả và thực hiện những bƣớc tiếp theo. Quy trình báo cáo: Công bố các Báo cáo tài chính giữa kỳ và Báo cáo Tài chính năm có những chỉ số nêu bật những điểm không nhất quán giữa tiến độ về tài chính và tiến độ thực hiện Dự án. Kiểm toán kỹ thuật: chú trọng trách nhiệm giải trình đối với việc sử dụng vốn, có kiểm toán cả tiến độ thực hiện, đấu thầu và bảo vệ môi trƣờng.

Chất lượng thực hiện: chất lƣợng công trình và hoặc dịch vụ kém

Định nghĩa rõ, có liên hệ, vai trò của các chủ Dự án, quản lý Dự ánBQLDA tỉnh, huyện, BPT xã) và tƣ vấn giám sát trong quá trình thực hiện Dự án. Kiểm toán kỹ thuật độc lập

Đền bù tái định cư: không đúng với vị trí và phần đất ban đầu dẫn đến thất thoát ngân sách nhà nƣớc và bất công trong đền bù

Công bố kế hoạch và khung chính sách tái định cƣ Công bố cơ chế đền bù và khiếu nại Xây dựng cơ chế cho phép ngƣời hƣởng lợi tham gia vào quá trình giám sát thanh toán đền bù Thành lập các ban tái định cƣ ở tất cả các huyện bị ảnh hƣởng bởi Dự án.

139


Giai đoạn

Rủi ro Tác động môi trường: Không theo kế hoạch quản lý môi trƣờng trong quá trình thực hiện

Các hành động giảm thiểu rủi ro

Cơ quan thực hiện

Thời gian

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Trong suốt thời gian Dự án

Công bố kế hoạch quản lý môi trƣờng cho những ngƣời hƣởng lợi và các cộng đồng bị ảnh hƣởng bởi Dự án Nâng cao nhận thức cho các nhà thầu và tƣ vấn giám sát về các điều kiện của Kế hoạch quản lý môi trƣờng Chủ đầu tƣ sử dụng những cán bộ có chuyên môn để đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch

140


Nhóm các biện pháp về giám sát, thực thi và nâng cao nhận thức, cam kết của các bên trong phòng chống tham nhũng Nhóm biện pháp Các hành động Tăng cƣờng kiểm tra giám sát, thực thi Quyết định kịp thời của lãnh đạo trong việc xác định hành động thông đồng/tham nhũng/gian lận Hỗ trợ của lãnh đạo Theo dõi kiểm tra do Bên vay thực hiện đối với các sự vụ vi phạm và các vấn đề về liêm minh với các địa phƣơng biện pháp chỉnh sửa phù hợp. Tham vấn Ngân hàng thế giới Cán bộ Dự án có thể tham vấn với nhân viên NHTG bất cứ khi nào Đối với những hợp đồng phải đƣợc NHTG xét duyệt trƣớc khi tiến hành, tài liệu liên quan đến hình thức Dự án sẽ xử lý các hoạt động thông đồng/tham nhũng/gian lận cũng phải đƣợc gửi trƣớc kèm với hợp đồng. Đối với những hợp đồng thuộc dạng soát lại sau, Dự án cần lƣu trữ những tài liệu nói trên. Ngân hàng Thế giới Xét duyệt bởi NHTG giám sát và hỗ trợ Việc xét duyệt trƣớc và xét lại của NHTG nhằm chú ý đặc biệt đến các hành động liên quan đến thông đồng/tham nhũng/gian lận Theo dõi/giám sát bởi Ngân hàng thế giới Ngân hàng thế giới theo dõi kiểm tra một cách có hệ thống về các vụ việc vi phạm và các vấn đề về liêm minh với các biện pháp chỉnh sửa phù hợp Thiết lập các cơ chế và thủ tục đối với báo cáo mật về các biểu hiện, khiếu nại hành động tham Cơ chế giải quyết nhũng, quản lý hồ sơ lƣu, xử lý công bằng, theo dõi kiểm tra và tính bảo mật. khiếu nại Các khóa tập huấn tuyên truyền dành cho các bên tham gia để nâng cao nhận thức và năng lực sẽ đƣa ra các chỉ dẫn và địa chỉ liên lạc cho việc khiếu nại và tiếp nhận phản hồi. Kế hoạch thực hiện Dự án cần bao gồm các thủ tục cho toàn Dự án về xác định, báo cáo và xử lý thông đồng/ tham nhũng/ gian lận, trong đó có qui định rõ trách nhiệm ở từng cấp/ từng đơn vị và phản ánh rõ hình thức giám sát cần thiết để giảm thiểu những rủi ro xảy ra thông đồng/ tham Biện pháp xử lý nhũng/gian lận. thƣởng, phạt và khắc Kế hoạch thực hiện Dự án cần có một điều khoản liên quan đến hình thức xử phạt/ đối với các phục BQLDA và các Nhà thầu tham gia việc thông đồng/tham nhũng/gian lận. Thông báo trên trang thông tin điện tử của Dự án và các báo địa phƣơng tất cả các hình thức xử lý đối với các nhà thầu thông đồng trong vòng hai tuần sau khi xác định sự việc. Kiểm toán thực hiện độc lập nhằm đặc biệt chú ý đến những hành động thông đồng/tham nhũng/gian Kiểm toán Thực hiện lận. hợp nhất do tƣ vấn Phạm vi Kiểm toán có các phƣơng diện kỹ thuật và tài khoá ở tất cả các giai đoạn của Dự án/của hợp độc lập tiến hành đồng: lập kế hoạch, thiết kế, đấu thầu, thực hiện (bao gồm quản lý tài chính, chất lƣợng và công tác bảo vệ môi trƣờng và xã hội).

Cơ quan thực hiện

Thời gian

UBND tỉnh, huyện

Trong suốt thời gian Dự án

Cán bộ Các đơn vị quản lý thực hiện DA, Ngân hàng Thế giới

Trong suốt thời gian Dự án

UBNDTỉnh, huyện, Xã

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Các đơn vị quản lý thực hiện DA/Tƣ vấn độc lập

Trong suốt thời gian Dự án

Trƣớc thời hạn hiệu lực và Trong suốt thời gian Dự án

Trong suốt thời gian Dự án

141


Nhóm các biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức, cam kết của các bên và công khai thông tin Nhóm biện pháp

Các hành động

Nâng cao nhận thức

Tuyên truyền về phòng chống tham nhũng: định nghĩa tham nhũng (theo Luật Chống tham nhũng); các chính sách và quy chế phòng chống tham nhũng trong Dự án đến các đối tƣợng tham gia Dự án

Cam kết và Trách nhiệm liêm chính của các bên tham gia

Chủ đầu tƣ và các bên tham gia hợp đồng áp dụng và cam kết thực hiện tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, biện pháp kiểm soát liêm chính của Dự án, thực hiện công bằng và báo cáo các trƣờng hợp xử lý: Chuẩn bị cam kết tiêu chuẩn đạo đức và tính minh bạch Dự án cho các cán bộ Dự án. Chuẩn bị và thông qua các tài liệu về tham nhũng và tính minh bạch để đƣa vào tài liệu Dự án một cánh phù hợp. Lấy các thông tin có giá trị hiệu lực về Chuẩn bị tính minh bạch và tiêu chuẩn đạo đức trong Dự án từ các lãnh đạo chủ chốt đến cán bộ trong Dự án Thông báo cho Nhà thầu và Tƣ vấn của Dự án về các yêu cầu của KHPCTN trƣớc khi ký hợp đồng. Công khai và cập nhật thƣờng xuyên thông tin Dự án cho các bên tham gia: Thiết lập và đƣa vào hoạt động các phƣơng tiện thông tin về Dự án (trang web) và sử dụng các phƣơng tiện khác (ấn phẩm, thông tin đại chúng) Cập nhật thông tin đấu thầu, đơn vị trúng thầu, quá trình triển khai các gói thầu trên trang web của Dự án Đƣa các thông tin cơ bản về Dự án (Phạm vi, chi phí và tổ chức (Tài liệu thẩm định Dự án, Hiệp định, Kế hoạch thực hiện Dự án, cán bộ Dự án…); Các tài liệu và sổ sách lƣu trữ có thể công khai (Kế hoạch tái định cƣ, Kế hoạch đấu thầu, …)  Ngân sách Dự án hàng năm và nguồn vốn của Dự án  Các chính sách Dự án: o Hƣớng dẫn về Đấu thầu, tài chính, giải ngân, bảo vệ môi trƣờng và xã hội và chống tham nhũng; o Các chính sách khác đƣợc áp dụng trong Dự án o Cơ chế khiếu nại và báo cáo  Cập nhật tiến độ Dự án hàng tháng (tình hình đấu thầu và giải ngân; giám sát và đánh giá kết quả thực hiện; tình hình thực hiện tái định cƣ; hàng quý công bố Báo cáo tài chính giữa kỳ và báo cáo tài chính năm đã đƣợc kiểm toán  Thông tin tham khảo và địa chỉ liên lạc của mỗi đơn vị tham gia hợp đồng với Dự án

Minh bạch và công khai

Cơ quan thực hiện BQLDA Tỉnh

UBND các cấp, Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Các đơn vị quản lý thực hiện DA

Thời gian Trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký Hiệp Định. Trong vòng 4 tháng sau khi Dự án có hiệu lực Là một phần việc trong quá trình thực hiện Dự án

Trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký Hiệp Định. Định kỳ (tháng, quý, năm) và khi phát sinh các thông tin mới, cập nhật.

142


Phụ lục 13: Khung kết quả và Khung logic của Dự án A. Khung kết quả Mục tiêu Phát triển của Dự án (PDO): Nâng cao mức sống thông qua cải thiện cơ hội sinh kế tại các xã nghèo trong vùng dự án Mục tiêu/Năm STT

Các kết quả và chỉ số

N1 2014

N2 2015

N3 2016

N4 2017

Thu thập thông tin và Báo cáo N6 2019

N5 2018

Tần suất báo cáo

Công cụ thu thập thông tin

Trách nhiệm thu thập và phân tích

MIS

BQLDA tỉnh

Khảo sát hộ gia đình Khảo sát hộ gia đình

Đánh giá tác động

Báo cáo tiến độ hàng năm

MIS

BQLDA tỉnh

Các kết quả tổng thể 1 2 3

Số hộ hƣởng lợi trực tiếp từ Dự án % hộ hƣởng lợi hài lòng với sự hỗ trợ của Dự án % tăng trong tiêu dùng lƣơng thực và phi lƣơng thực của các hộ nghèo

Mục tiêu đƣợc xác định hàng năm

540.472

0

-

10%

-

-

20%

0

-

5%

-

-

10%

Báo cáo tiến độ hàng năm Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ

Đánh giá tác động

Các kết quả trung gian và chỉ số đo lƣờng HP1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản 4

% thay đổi trong tiếp cận các loại hình dịch vụ, tiện ích và cơ sở hạ tầng của các hộ nghèo.

0

-

10%

-

-

20%

Chỉ số so sánh giữa mục tiêu lập kế hoạch hàng năm và kết quả thực tế đạt đƣợc: -

Số Km đƣờng thực tệ đƣợc nâng cấp/sửa chữa

-

Chiều dài (mét) hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu đƣợc nâng cấp/sửa chữa

5 -

Số cây cầu đƣợc sửa chữa/xây mới;

-

Hệ thống nƣớc sạch đƣợc xây mới (giếng khoan, hệ thống nƣớc tự chảy, v.v);

-

Số lớp học (hoặc các công trình hạ tầng xã hội khác) đƣợc xây mới/nâng cấp.

Mục tiêu đƣợc xác định hàng năm

0

6

% công trình CSHT do ngƣời nghèo đề xuất đƣợc thực hiện

0

-

10%

-

-

20%

Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ

Khảo sát hộ gia đình

Đánh giá tác động

7

% tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định lựa chọn các công trình tại địa phƣơng

0

5%

10%

15%

20%

25%

Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ

Khảo sát hộ gia đình

Đánh giá tác động

HP2: Phát triển Sinh kế Bền vững

143


8 9 10

Số nhóm LEGs đƣợc thành lập % thay đổi trong tài sản và công cụ phục vụ sản xuất của các hộ thành viên LEG % thay đổi trong đa dạng hóa thức ăn của ngƣời nghèo

Mục tiêu đƣợc xác định hàng năm

0 0

-

10%

-

-

20%

0

-

10%

-

-

20%

Báo cáo tiến độ hàng năm Báo cáo tiến độ hàng năm Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ

MIS

BQLDA tỉnh

MIS

BQLDA tỉnh

Khảo sát hộ gia đình

Đánh giá tác động

Khảo sát hộ gia đình

Đánh giá tác động

MIS

BQLDA tỉnh

MIS

BĐPDA TƢ, NHTG, BQLDA tỉnh

HP3: Cơ sở Hạ tầng Kết nối, NCNL, Truyền thông 11

% thay đổi của chỉ số kết nối

0

12

Số ngƣời đƣợc đào tạo từ Dự án (và số ngàyngƣời đào tạo)

0

-

10%

-

-

20%

Mục tiêu đƣợc xác định hàng năm

Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ Báo cáo tiến độ hàng năm

HP4: Quản lý Dự án 13

% các hoạt động đấu thầu bị chậm tiến độ so với kế hoạch

15%

10%

10%

5%

5%

5%

Báo cáo tiến độ hàng năm

Ghi chú: Đối với tất cả các chỉ số ở trên, nếu các chỉ số này cho phép có thể tính được theo giới, theo nhóm dân tộc, và theo tình trạng nghèo của hộ hưởng lợi thì ngoài giá trị trung bình, các chỉ số đó sẽ được tính theo từng nhóm, cụ thể (i) nhóm nam và nhóm nữ; (ii) theo các nhóm dân tộc chính (ít nhất là nhóm Kinh so với các nhóm dân tộc khác); và (iii) nhóm nghèo/cận nghèo và nhóm không nghèo.

144


B. Khung logic của Dự án Nguồn thông tin

Các giả định

% tăng trong tiêu dùng lƣơng thực và phi lƣơng thực của các hộ nghèo

Báo cáo tiến độ hàng năm Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ

Không có rủi ro lớn về thiên tai, tình hình kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên ổn định và Dự án đƣợc thực hiện theo đúng thiết kế

% thay đổi trong tiếp cận các loại hình dịch vụ, tiện ích và cơ sở hạ tầng của các hộ nghèo.

Khảo sát đầu kỳ, giữa kỳ, cuối kỳ

Tóm tắt

Các chỉ số theo dõi

Mục tiêu phát triển của Dự án Số hộ hƣởng lợi trực tiếp từ Dự án Nâng cao mức sống cho ngƣời dân thông qua cải thiện cơ hội sinh kế ở các xã nghèo trong vùng dự án

% hộ hƣởng lợi hài lòng với sự hỗ trợ của Dự án

Đầu ra và kết quả của Dự án

Chỉ số so sánh giữa mục tiêu lập kế hoạch hàng năm và kết quả thực tế đạt đƣợc: HP1: Phát triển CSHT cấp xã và thôn bản Cải thiện điều kiện CSHT cấp xã và thôn bản để hỗ trợ phát triển sinh kế và nâng cao đời sống sinh hoạt cho ngƣời dân. Tạo việc làm và thu nhập thông qua tham gia lao động trong các công trình CSHT Đảm bảo các công trình CSHT của Dự án đƣợc vận hành và bào trì phù hợp

HP2: Phát triển sinh kế bền vững

-

Số Km đƣờng thực tệ đƣợc nâng cấp/sửa chữa

-

Chiều dài (mét) hệ thống kênh mƣơng tƣới tiêu đƣợc nâng cấp/sửa chữa

-

Số cây cầu đƣợc sửa chữa/xây mới;

-

Hệ thống nƣớc sạch đƣợc xây mới (giếng khoan, hệ thống nƣớc tự chảy, v.v);

-

Số lớp học (hoặc các công trình hạ tầng xã hội khác) đƣợc xây mới/nâng cấp.

Báo cáo tiến độ hàng năm

% công trình CSHT do ngƣời nghèo đề xuất đƣợc thực hiện

Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ

% tăng cƣờng sự tham gia của phụ nữ vào quá trình ra quyết định lựa chọn các công trình tại địa phƣơng

Báo cáo tiến độ hàng năm

Số nhóm LEGs đƣợc thành lập

Báo cáo tiến độ hàng năm

% thay đổi trong tài sản và công cụ phục vụ sản xuất của các hộ thành viên LEG

Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ

Củng cố an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng; đa dạng hóa thu nhập; và phát triển kết nối thị trƣờng. Hỗ trợ cho các tổ nhóm cải thiện sinh kế (LEG) để thực hiện các hoạt động phát triển sinh kế của Dự án; thúc đẩy quan hệ đối tác giữa khu vực doanh nghiệp, các nhà cung ứng,

Các công trình sau khi đi vào hoạt động đƣợc vận hành và bảo trì đúng quy cách Không có các bất khả kháng xảy ra nhƣ lũ quét, sạt lở nghiêm trọng ảnh hƣởng đến chất lƣợng công trình Các hoạt động NCNL đƣợc thực hiện đầy đủ để cấp xã làm chủ đầu tƣ và hình thức đấu thầu có sự tham gia của cộng đồng đƣợc thực hiện thuận lợi

Không xảy ra các bất khả kháng nghiêm trọng làm mất mùa đối với cây lúa, ngô nhƣ lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh không thể kiểm soát Sau khi kết thúc hoạt động, hội phụ nữ xã vẫn tiếp tục vận động các hộ dân áp dụng

145


các đơn vị cung cấp dịch vụ và LEG

mô hình sinh kế an ninh lƣơng thực và dinh dƣỡng.

% thay đổi trong đa dạng hóa thức ăn của ngƣời nghèo

Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ MIS

Cán bộ BQLDA các cấp có đủ năng lực để thúc đẩy quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp và các LEG Giá các sản phẩm nông sản của những sinh kế kết nối thị trƣờng mà Dự án hỗ trợ không bị giảm mạnh

HP3: CSHT kết nối, NCNL và truyền thông

% thay đổi của chỉ số kết nối

Phát triển CSHT kết nối cấp huyện để thúc đẩy phát triển sinh kế, cải thiện hạ tầng kết nối về kinh tế-xã hội trong vùng dự án NCNL cho đội ngũ cán bộ BQLDA các cấp và các đối tƣợng liên quan để đáp ứng các yêu cầu quản lý và thực hiện Dự án

Khảo sát/đánh giá giữa kỳ và cuối kỳ Không xảy ra luân chuyển cán bộ tối thiểu trong 1 năm sau khi đƣợc đào tạo, tập huấn

Số ngƣời đƣợc đào tạo từ Dự án (và số ngày-ngƣời đào tạo)

Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ

Đội ngũ cán bộ CF đƣợc tuyển dụng và tập huấn NCNL để hỗ trợ trực tiếp và kịp thời cho cấp xã và cộng đồng

Truyền thông để tăng cƣờng hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, khuyến khích cách nghĩ-cách làm mới Không có các chậm trễ trong tiến độ giải ngân các nguồn vốn dự kiến của Dự án

HP4: Quản lý Dự án Đảm bảo quản lý hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết kế Dự án Hệ thống Giám sát và Đánh giá cung cấp đƣợc thông tin đầy đủ về hoạt động, kết quả và tác động của Dự án.

% các hoạt động đấu thầu bị chậm tiến độ so với kế hoạch

Khảo sát/đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ, và cuối kỳ

UBND các tỉnh dự án cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ về thể chế để đảm bảo sự hợp tác hiệu quả giữa Dự án và các ban ngành của tỉnh

146


Phụ lục 14: Khung Chính sách Đền bù (RPF)

Phần 1 Giới thiệu về Dự án A. Dự án Giảm nghèo cho vùng nông thôn là một trong những ƣu tiên hàng đầu của Chính Phủ và là chính sách tổng thể trong các nỗ lực của Chính phủ. Mục tiêu phát triển của Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên là “nâng cao cơ hội sinh kế cho các hộ gia đình và cộng đồng nghèo tại các xã và huyện khó khăn ở Tây Nguyên”, cụ thể mục tiêu của từng hợp phần dự án: 

Hợp phần 1 có mục tiêu cải thiện hệ thống CSHT cấp xã và thôn bản phục vụ trực tiếp cho sản xuất và tạo việc làm trong xây dựng CSHT.

Hợp phần 2 có mục tiêu củng cố an ninh lƣơng thực, đa dạng hóa và nâng cao thu nhập cho ngƣời dân thông qua cải thiện và đa dạng hóa sinh kế bền vững.

Hợp phần 3 có mục tiêu cải thiện điều kiện CSHT kết nối ở cấp huyện để thúc đẩy sản xuất; đồng thời nâng cao năng lực cán bộ; thúc đẩy truyền thông nâng cao nhận thức.

Hợp phần 4 có mục tiêu đảm bảo quản lý, giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động của Dự án theo đúng thiết kế Dự án.

B. Nguyên tắc và mục tiêu của khung chính sách Chính sách tái định cƣ của dự án cần tuân thủ những nguyên tắc và mục tiêu sau đây: 

Việc thu hồi đất và các tài sản khác sẽ đƣợc giảm thiểu tối đa trong khả năng có thể.

Một Kế hoạch tái định cƣ đầy đủ sẽ đƣợc chuẩn bị cho tiểu dự án có hơn 200 ngƣời bị ảnh hƣởng và bị mất trên 20% (hoặc 10% cho các hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) tổng diện tích đất/tài sản sản xuất hoặc phải tái định cƣ dựa trên hƣớng dẫn kỹ thuật trong RPF này. Ngƣợc lại, một bản Kế hoạch tái định cƣ ngắn sẽ đƣợc chuẩn bị theo các hƣớng dẫn kỹ thuật trong RPF này.

Tất cả những ngƣời và tài sản bị ảnh hƣởng đƣợc xác định có mặt trong các khu vực bị ảnh hƣởng bởi Dự án trƣớc ngày khóa sổ kiểm kê sẽ có quyền nhận bồi thƣờng và các biện pháp khôi phục, sau ngày đó sẽ không đƣợc bồi thƣờng. Việc thiếu các quyền hợp pháp đối với tài sản bị thiệt hại sẽ không ngăn cản ngƣời bị ảnh hƣởng khỏi việc đƣợc hƣởng các quyền lợi và các biện pháp khôi phục.

Những biện pháp bồi thƣờng và khôi phục sẽ đƣợc cung cấp là: (1) bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế cho các tài sản bị thiệt hại; (2) đất nông nghiệp đƣợc bồi thƣờng bằng đất có khả năng sản xuất tƣơng đƣơng với đầy đủ quyền sử dụng đất và đƣợc ngƣời bị ảnh hƣởng chấp nhận. Trƣờng hợp không có quỹ đất thì bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế; (3) đất ở và đất làm nơi kinh doanh bị ảnh hƣởng đƣợc bồi thƣờng bằng đất có cùng diện tích với đất bị thu hồi với đầy đủ quyền sử dụng đất và đƣợc ngƣời bị ảnh hƣởng chấp nhận. Trƣờng hợp địa phƣơng không có quỹ đất thì bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế; và (4) hỗ trợ ổn định cuộc sống và khôi phục sinh kế.

Các kế hoạch thu hồi đất và những tài sản khác cũng nhƣ việc cung cấp các biện pháp khôi phục sẽ đƣợc thực hiện với sự tham vấn của ngƣời bị ảnh hƣởng nhằm đáp ứng yêu cầu của họ.

Các hoạt động bồi thƣờng và khôi phục phải đƣợc hoàn thành một cách thỏa đáng trƣớc khi trao thầu bất cứ gói thầu xây lắp nào của tiểu dự án.

Việc bồi thƣờng bằng “đất đổi đất” đƣợc thực hiện ở những nơi còn quỹ đất công, nếu không có thì sẽ bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế. Nguồn vốn cho bồi thƣờng và khôi phục cuộc sống của ngƣời bị ảnh hƣởng sẽ đƣợc lấy từ vốn đối ứng của Chính phủ phân bổ cho Dự án.

Việc thực hiện Kế hoạch tái định cƣ sẽ đƣợc giám sát thƣờng xuyên bởi các cơ quan thực hiện dự án và định kỳ bởi cơ quan giám sát độc lập để đảm bảo công tác thiết kế, lập kế hoạch, tham vấn và thực hiện bồi thƣờng một cách hiệu quả.

147


Thu hồi đất, bồi thƣờng và di dời ngƣời bị ảnh hƣởng không thể bắt đầu cho đến khi NHTG đã xem xét và phê duyệt Kế hoạch tái định cƣ. Tất cả các hoạt động tái định cƣ sẽ đƣợc phối hợp với kế hoạch xây lắp.

Các khoản bồi thƣờng và hỗ trợ khôi phục phải đƣợc chi trả cho ngƣời bị ảnh hƣởng ít nhất 30 ngày trƣớc khi thu hồi tài sản của các hộ không phải tái định cƣ và 60 ngày đối với hộ phải tái định cƣ. Trƣờng hợp ngoại lệ có thể áp dụng cho các nhóm dễ bị tổn thƣơng vì họ có thể cần nhiều thời gian hơn.

Cần có các biện pháp để thu hút sự tham gia tích cực của phụ nữ vào việc lập kế hoạch và thực hiện chƣơng trình tái định cƣ cũng nhƣ các chƣơng trình khác của dự án. Các Hội đồng bồi thƣờng và chuyên gia tái định cƣ sẽ trực tiếp tham gia vào mọi khía cạnh của việc phát triển và thực hiện chiến lƣợc giới nhằm đảm bảo rằng những biện pháp này đã đƣợc thực hiện một cách thỏa đáng. Phần 2 Quy định chung

Định nghĩa thuật ngữ Tác động dự án

: là bất kỳ hệ quả nào liên quan trực tiếp tới việc thu hồi đất hoặc hạn chế việc sử dụng các khu vực đƣợc lựa chọn hợp pháp hoặc khu vực đƣợc bảo tồn. Những ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi việc thu hồi đất có thể bị mất nhà, đất trồng trọt /chăn nuôi, tài sản, hoạt động kinh doanh, hoặc các phƣơng tiện sinh kế khác. Nói một cách khác, họ có thể mất quyền sở hữu, quyền cƣ trú, hoặc các quyền sử dụng do thu hồi đất hay hạn chế tiếp cận. Tác động nhỏ đƣợc định nghĩa nhƣ sau: các hộ gia đình bị ảnh hƣởng không phải di chuyển chỗ ở và thiệt hại về tài sản sinh lời dƣới 10% Tác động lớn đƣợc định nghĩa nhƣ sau:  Các hộ bị ảnh hƣởng phải di chuyển chỗ ở và thiệt hại về tài sản sinh lời trên 10%; hoặc  Số ngƣời bị ảnh hƣởng trong mỗi tiểu dự án là từ 200 ngƣời trở lên (nêu trong OP4.12).

Người bị ảnh hưởng (DPs)

Ngày khóa sổ

Tái định cư

Nhóm dễ bị tổn thương

: là những cá nhân, tổ chức hay cơ sở kinh doanh bị ảnh hƣởng trực tiếp về mặt xã hội và kinh tế bởi việc thu hồi đất và các tài sản khác một cách bắt buộc do dự án mà NHTG tài trợ gây ra, dẫn đến (i) di dời hoặc mất chỗ ở; (ii) mất tài sản hoặc sự tiếp cận tài sản; hoặc (iii) mất các nguồn thu nhập hay những phƣơng tiện sinh kế, cho dù ngƣời bị ảnh hƣởng có phải di chuyển tới nơi khác hay không. Ngoài ra, ngƣời bị ảnh hƣởng là ngƣời có sinh kế bị ảnh hƣởng một cách tiêu cực bởi việc hạn chế một cách bắt buộc sự tiếp cận các khu vực đƣợc chọn hợp pháp và các khu vực đƣợc bảo vệ. : là ngày hoàn thành công tác kiểm kê thiệt hại trong quá trình chuẩn bị Kế hoạch hành động tái định cƣ. Những ngƣời bị ảnh hƣởng và các cộng đồng địa phƣơng sẽ đƣợc thông báo về ngày khóa sổ kiểm kê của từng hợp phần dự án, và bất kỳ ai chuyển tới vùng dự án sau ngày này sẽ không đƣợc quyền nhận đền bù và hỗ trợ từ dự án. : theo thuật ngữ của NHTG, tái định cƣ bao hàm tất cả những thiệt hại trực tiếp về kinh tế và xã hội gây ra bởi việc thu hồi đất và hạn chế sự tiếp cận, cùng với những biện pháp đền bù và sửa chữa. Tái định cƣ không hạn chế ở sự di dời về mặt vật chất. Tái định cƣ có thể, tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể, bao gồm (a) thu hồi đất và các công trình trên đất, bao gồm cả việc kinh doanh, buôn bán; (b) sự di dời về mặt vật chất; và (c) sự khôi phục kinh tế của những ngƣời bị ảnh hƣởng nhằm cải thiện (hoặc ít nhất là phục hồi) thu nhập và mức sống. : là các nhóm đối tƣợng đặc biệt có khả năng phải chịu tác động không tƣơng xứng hoặc có nguy cơ bị bần cùng hóa hơn nữa do tác động của tái định cƣ, bao gồm: (i) phụ nữ làm chủ hộ (không có chồng, góa hay chồng mất sức lao động) có ngƣời phụ thuộc, (ii) ngƣời tàn tật (không còn khả năng lao động), ngƣời già không nơi nƣơng tựa, (iii) ngƣời nghèo theo tiêu chí của Bộ LĐTB-XH, (iv) ngƣời không có đất đai, và (vi) ngƣời dân tộc thiểu số.

148


Nhóm dễ bị tổn thƣơng, giới và dân tộc thiểu số Kết quả khảo sát các hộ bị ảnh hƣởng cho thấy có những nhóm xã hội có thể có ít khả năng khôi phục điều kiện sống, sinh kế và mức thu nhập nhƣ nhóm phụ nữ làm chủ hộ, nhóm dân tộc thiểu số (dân tộc thiểu số), ngƣời già, nên Dự án đã lồng ghép vấn đề này vào các hoạt động chuẩn bị và thực hiện dự án thông qua việc áp dụng quy trình lập kế hoạch và ra quyết định có sự tham gia của ngƣời bị ảnh hƣởng. Phụ nữ sẽ đƣợc trao quyền để trở thành thành viên tích cực trong các hoạt động cộng đồng và trong việc hỗ trợ thực hiện và giám sát dự án. Trong quá trình thực hiện, Dự án sẽ chú ý đặc biệt tới nhóm phụ nữ và các hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ cũng nhƣ nhóm dân tộc thiểu số. Ngoài những khoản hỗ trợ đặc biệt cho họ, Phụ nữ sẽ tham gia một cách bình đẳng vào toàn bộ quá trình hoạt động dự án nhằm tăng khả năng bền vững của dự án. Sự tham gia tích cực của phụ nữ và các nhóm dân tộc thiểu số sẽ đảm bảo việc thiết kế các biện pháp khôi phục phù hợp với các nhu cầu hay mối quan tâm cụ thể của họ. Khung pháp lý Khung pháp lý của Chính phủ Việt Nam về thu hồi đất và tái định cƣ Khung pháp lý của Chính phủ Việt Nam: Các luật, nghị định và qui định chủ yếu của nhà nƣớc về việc thu hồi đất, đền bù và tái định cƣ ở Việt Nam bao gồm: a)

Hiến pháp của Việt Nam ban hành năm 1992 đã xác nhận quyền sở hữu nhà ở của công dân và bảo vệ quyền sở hữu nhà ở của họ.

b)

Luật Đất Đai số 13/2003/QH11 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003.

c)

Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 hƣớng dẫn thi hành Luật đất đai 2003 sửa đổi.

d)

Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về đền bù, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất. Nghị định này đƣợc coi là nghị định quan trọng về pháp lý và thay thế cho nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 24/4/1998 – là nghị định quy định cơ sở ban đầu cho các hoạt động bồi thƣờng và tái định cƣ.

e)

Nghị định 198/2004/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 3/12/2004 về việc thu tiền sử dụng đất.

f)

Thông tƣ 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/ND-CP ngày 3/12/2004 về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

g)

Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

h)

Nghị định 17/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 27/1/2006 về sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Nghị định 197/2004/NĐ-CP nêu trên.

i)

Thông tƣ 114/2004/TT-BTC ngày 16/11/2004 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP

j)

Thông tƣ 69/2006/RR-BTC ngày 2/8/2006 về sửa đổi và bổ sung một số điều của thông tƣ 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/ND-CP ngày 3/12/2004 về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

k)

Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.

l)

Thông tƣ 06/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, ban hành ngày 15/6/2007 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 84 của Chính phủ.

m)

Nghị định 123/2007/NĐ-CP ngày 27/7/2007 về sửa đổi và bổ sung một số điều trong Nghị định 188/2004/ND-CP ngày 16/11/2004 về phƣơng pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.

n)

Thông tƣ 145/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính, ban hành ngày 6/12/2007 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 123/2007/NĐ-CP nêu trên của Chính phủ và thay thế Thông tƣ 144/2004/TT-BTC ban hành ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 188 nêu trên.

149


o)

Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 13/8/2009 quy định quy hoạch bổ sung về sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ.

p)

Thông tƣ 14/2009/TT-TNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, ban hành ngày 16/11/2009 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ và thay thế Thông tƣ 116/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

q)

Pháp lệnh 34/2007/PL-UBTVQH11 của Quốc hội, ban hành ngày 20/4/2007 về thực hiện dân chủ ở cấp xã, phƣờng, thị trấn, quy định những vấn đề cần công khai, trong đó có việc công khai các “dự án, công trình đầu tƣ và thứ tự ƣu tiên, tiến độ thực hiện, phƣơng án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cƣ liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn cấp xã”.

Chính sách về tái định cƣ không tự nguyện của NHTG Chính sách an toàn xã hội của NHTG bao gồm Chính sách hoạt động (OP) 4.12 về Tái định cư không tự nguyện và OP 4.10 về Người bản địa. Những chính sách này mô tả mục tiêu và các hƣớng dẫn cần phải tuân thủ trong những trƣờng hợp có thu hồi đất không tự nguyện, hạn chế không tự nguyện việc tiếp cận hay sử dụng các nguồn tài nguyên, hoặc các khu vực đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt, và trƣờng hợp có liên quan tới ngƣời dân tộc thiểu số. Mục đích của Chính sách hoạt động OP 4.12 là nhằm tránh tái định cƣ không tự nguyện tới mức có thể, hoặc giảm thiểu những tác động bất lợi về xã hội và kinh tế do tái định cƣ không tự nguyện gây nên. OP 4.12 khuyến khích sự tham gia của những ngƣời bị ảnh hƣởng trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện tái định cƣ. Mục tiêu kinh tế chính của chính sách này là hỗ trợ những ngƣời bị ảnh hƣởng cùng với các nỗ lực của họ để cải thiện hoặc ít nhất khôi phục thu nhập và mức sống sau khi di dời. Chính sách còn quy định việc bồi thƣờng và những biện pháp tái định cƣ khác để đạt đƣợc các mục tiêu mà chính sách đề ra cũng nhƣ yêu cầu bên vay chuẩn bị các công cụ tái định cƣ phù hợp trƣớc khi NHTG thẩm định dự án đƣợc đề xuất. Để chuẩn bị và thực hiện các hoạt động thu hồi đất, bồi thƣờng và tái định cƣ, chính sách của NHTG yêu cầu thực hiện tham vấn chặt chẽ với ngƣời bị ảnh hƣởng và giảm thiểu những tác động tiêu cực tiềm tàng đến ngƣời dân, trong đó có chú ý tới các vấn đề về dân tộc thiểu số, giới và những nhóm dễ bị tổn thƣơng khác. Đồng thời, các chính sách cũng quy định việc phổ biến thông tin cho ngƣời bị ảnh hƣởng, giám sát và đánh giá việc thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ. Những điểm khác nhau giữa chính sách của Chính phủ Việt Nam và NHTG Chính sách về tái định cƣ của Việt Nam

Chính sách về tái định cƣ không tự nguyện của NHTG

Chính sách áp dụng cho Dự án

Bồi thƣờng đất theo giá thay thế. Cần thực hiện một cuộc điều tra giá thay thế ở thời điểm thu hồi đất.

Tại thời điểm thực hiện thu hồi đất, các Hội đồng bồi thƣờng huyện thực hiện điều tra giá thay thế nhằm đảm bảo rằng các đơn giá bồi thƣờng cho tất cả các tài sản bị thiệt hại là giá thay Nhà cửa giá và trị cácthịcông trình thế theo trƣờng trên không hợp lệ để nhận hiện đất hành. bồi thƣờng, nhƣng tại thời điểm xây dựng không vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc cấp có thẩm quyền công bố hoặc không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì sẽ đƣợc bồi thƣờng bằng 100% chi phí thay thế của nhà/công trình mới, không tính khấu hao các nguyên vật liệu có thể sử dụng lại.

Giá bồi thường: UBND tỉnh sẽ quyết định các đơn giá bồi thƣờng đất theo quy định của Chính phủ cho từng loại đất đƣợc sử dụng tại thời điểm thu hồi đất. Nếu đơn giá bồi thƣờng đất thấp hơn giá giao dịch thực tế trong các điều kiện thị trƣờng bình thƣờng, UBND tỉnh có Bồi chođịnh nhà/vật kiến tráchthường nhiệm xác giá bồi thƣờng đất phù hợp với giá thực tế. trúc trên đất không hợp lệ để được bồi thường đất: Nhà, công trình khác xây dựng trên đất không đủ điều kiện đƣợc bồi thƣờng theo quy định của pháp luật, nhƣng tại thời điểm xây dựng chƣa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc cấp có thẩm quyền công bố hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình thì đƣợc hỗ trợ tối đa bằng 100% mức bồi thƣờng cho nhà/vật kiến trúc.

Tất cả nhà cửa và công trình bị ảnh hƣởng, không xét tới tình trạng sử dụng đất, sẽ đƣợc bồi thƣờng theo giá thay thế.

150


Hỗ trợ kinh doanh: Chỉ những hộ có đăng ký kinh doanh mới đƣợc hỗ trợ Hỗ trợ hộ bị ảnh hưởng nặng: Ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp sản xuất bị mất hơn 30% đất sản xuất (ngoài đất ở), thì ngoài bồi thƣờng cho đất bị mất, sẽ đƣợc hỗ trợ khôi phục cuộc sống và đào tạo nghề/ tạo việc làm.

Không có quy định về giám sát độc lập.

Tất cả các hộ kinh doanh bị ảnh hƣởng đều có quyền đƣợc hỗ trợ, bất kể họ có đăng ký hay không.

Tất cả các hộ kinh doanh bị ảnh hƣởng đều hợp lệ để nhận hỗ trợ, bất kể họ có đăng ký hay không.

Đối với những hộ có sinh kế dựa vào đất, khi bị thu hồi 20% hoặc hơn tổng diện tích đất sản xuất thì đƣợc coi là bị ảnh hƣởng nghiêm trọng và đƣợc hƣởng gói hỗ trợ khôi phục.

Những ngƣời bị ảnh hƣởng mất từ 20% hoặc hơn (10% hoặc hơn đối với hộ nghèo và hộ dễ bị tổn thƣơng) tổng diện tích đất sản xuất sẽ đƣợc bồi thƣờng bằng “đất đổi đất” hoặc tiền mặt theo giá thay thế tùy theo yêu cầu của hộ và quỹ đất công của địa phƣơng. Ngoài bồi thƣờng cho đất bị mất, hộ còn đƣợc hỗ trợ khôi phụctuyển sinh kế và đào tạo giám Cần chọn cơ quan nghề/tạo việcquá làm. trình thực sát độc lập hiện tái định cƣ và khôi phục sinh kế.

Cần thực hiện giám sát độc lập quá trình tái định cƣ bởi một cơ quan độc lập và có năng lực về giám sát tái định cƣ.

Phần 3 Chính sách bồi thƣờng và tái định cƣ Quyền và quyền lợi đƣợc bồi thƣờng Quyền: Tất cả những ngƣời bị ảnh hƣởng đƣợc xác định trong khu vực bị ảnh hƣởng của Dự án trƣớc ngày khóa sổ kiểm kê sẽ có quyền đƣợc hƣởng bồi thƣờng cho những tài sản bị ảnh hƣởng và các biện pháp khôi phục đủ để giúp họ cải thiện hoặc ít nhất duy trì mức sống, khả năng thu nhập và sản xuất nhƣ trƣớc khi có dự án. Ngày khóa sổ kiểm kê sẽ là ngày cuối cùng của công tác kiểm kê chi tiết (DMS) tại từng tiểu dự án/ hợp phần đầu tư. Những ngƣời lấn chiếm khu vực đầu tƣ hoặc tạo lập tài sản mới (cải tạo, xây mới nhà/vật kiến trúc, trồng cây mới) sau ngày khóa sổ kiểm kê sẽ không có quyền nhận bồi thƣờng hay bất kỳ hỗ trợ nào khác, nếu bị ảnh hƣởng. Quyền lợi: Dựa vào các loại tác động, phân loại ngƣời bị ảnh hƣởng và quyền của họ, RPF thiết lập các quyền lợi cụ thể cho từng loại ngƣời bị ảnh hƣởng một cách thỏa đáng trong ma trận quyền lợi dƣới đây. Ma trận này đƣợc áp dụng cho tất cả các tiểu dự án trong khuôn khổ Dự án gi ảm nghèo k hu vự c T â y N g u yên và cho mọi đối tƣợng bị ảnh hƣởng bởi dự án, kể cả những ngƣời bị thu hồi đất để xây dựng các khu tái định cƣ. Kiểm kê chi tiết và các đánh giá tác động xã hội sẽ xác định những tác động thực tế và điều tra giá thay thế sẽ đƣợc thực hiện để xác định các đơn giá bồi thƣờng làm cơ sở cho việc lập phƣơng án bồi thƣờng cho ngƣời bị ảnh hƣởng.

151


Bảng 1. Ma trận quyền lợi Loại thiệt hại

Ngƣời hƣởng quyền lợi

Quyền lợi

Các vấn đề thực hiện

 Mất đất ít hơn 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) tổng diện tích đất sử dụng:

Hội động bồi thƣờng huyện thông báo cho ngƣời bị ảnh hƣởng ít nhất 3 tháng trƣớc khi thu hồi đất.

Quyền lợi về bồi thường

Mất vĩnh viễn đất sản xuất nông nghiệp

Chủ sử dụng đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), chủ sử dụng đất hợp lệ theo các quy định của pháp luật để đƣợc nhận GCNQSDĐ

 Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế, tƣơng đƣơng với giá trị hiện hành trên thị trƣờng của đất trong thôn/ấp, cùng loại, cùng hạng và cùng năng lực sản xuất, cộng với chi phí giao dịch (thuế, phí quản lý).  Mất từ 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) trở lên tổng diện tích đất sản xuất: Ƣu tiên bồi thƣờng bằng đất thay thế gần với khu đất bị thu hồi với năng suất sản xuất tƣơng đƣơng, đƣợc ngƣời bị ảnh hƣởng chấp thuận với đầy đủ quyền sử dụng hay giấy chứng nhận quyền sử dụng và không phải trả phí, HOẶC bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế trong trƣờng hợp không có đất thay thế; và đƣợc nhận gói hỗ trợ và khôi phục nhƣ xác định dƣới đây cho những ngƣời bị ảnh hƣởng nặng.  Bồi thƣờng cho đất theo chi phí thay thế nếu đất bị thu hồi không có tranh chấp, không lấn chiếm và không vi phạm quy hoạch đã công bố.

 Nếu diện tích đất còn lại không còn khả năng kinh tế, theo yêu cầu của ngƣời bị ảnh hƣởng, Dự án sẽ thu hồi toàn bộ diện tích đất còn lại và và bồi thƣờng theo giá thay thế.  Hội đồng bồi thƣờng huyện cần làm việc với UBND xã và cộng đồng bị ảnh hƣởng để xác định nguồn gốc đất bị ảnh hƣởng và thời điểm bắt đầu sử dụng đất để quyết định việc có bồi thƣờng hay không.

 Nếu hộ bị ảnh hƣởng không đáp ứng các điều kiện để nhận bồi thƣờng đất, thì tùy từng trƣờng hợp UBND tỉnh xem xét hỗ trợ. Ngƣời sử dụng đất tạm thời hoặc thuê đất công.

 Bồi thƣờng bằng tiền cho mùa màng/tài sản trên đất theo giá thị trƣờng, và  Bồi thƣờng bằng tiền cho chi phí đầu tƣ còn lại vào đất hoặc giá trị còn lại của Hợp đồng thuê đất.

Mất vĩnh viễn đất ở

Ngƣời sử dụng đất có GCNQSDĐ, hoặc hợp lệ để đƣợc cấp GCNQSDĐ

 Với diện tích đất còn lại đủ để xây lại nhà/công trình phù hợp với quy hoạch của địa phƣơng: (i) Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế cho đất bị thu hồi và (ii) hỗ trợ tiền mặt để cải tạo diện tích đất ở còn lại (ví dụ, san lấp và tạo mặt bằng) để ngƣời bị ảnh hƣởng có thể xây nhà trên phần đất còn lại, và (iii) Hỗ trợ ổn định đời sống và tiền thuê nhà.

 Hội động bồi thƣờng huyện thông báo cho ngƣời bị ảnh hƣởng ít nhất 6 tháng trƣớc khi thu hồi đất.  Các khoản bồi thƣờng và hỗ trợ phải đƣợc trả cho ngƣời bị ảnh hƣởng không phải di dời trƣớc khi thu hồi đất 30 ngày và 60 ngày nếu phải di dời.

152


 Với diện tích đất còn lại không đủ để xây lại nhà/công trình: (i) bồi thƣờng bằng đất/nhà thay thế tại các khu tái định cƣ hoặc đất trong xã có cùng loại, theo hạn mức đất ở tại địa phƣơng, không tính thuế, phí đăng ký và chuyển mục đích sử dụng đất, với đầy đủ quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận sử dụng đất /nhà. Trƣờng hợp diện tích đất đƣợc bồi thƣờng nhỏ hơn diện tích đất bị thu hồi thì phần chênh lệch sẽ đƣợc trả bằng tiền theo giá thay thế; nếu diện tích bồi thƣờng lớn hơn diện tích bị thu hồi thì ngƣời bị ảnh hƣởng không phải trả phần chênh lệch, và gói hỗ trợ cho hộ phải di dời HOẶC(ii) bồi thƣờng bằng tiền mặt theo chi phí thay thế tƣơng đƣơng với giá thị trƣờng hiện tại của đất cùng loại, cộng với các khoản hỗ trợ san lấp mặt bằng và phí đăng ký quyền sử dụng đất, và gói hỗ trợ cho hộ phải di dời.

Ngƣời sử dụng đất không có quyền hợp pháp hoặc không thể hợp pháp hóa quyền sử dụng đất

Mất quyền thuê đất/nhà

Ngƣời thuê đất/nhà hoặc ở nhờ (ở đợ)

Ngƣời thuê đất/nhà của Nhà nƣớc hay tổ chức

Mất đất tạm thời

Ngƣời có quyền sử dụng đất hợp pháp

 Bồi thƣờng cho đất bị ảnh hƣởng bằng đất đổi đất hoặc tiền mặt theo giá thay thế nếu không có tranh chấp, không lấn chiếm hay không vi phạm quy hoạch đã công bố; nếu có vi phạm thì không đƣợc bồi thƣờng đất nhƣng đƣợc bồi thƣờng cho các tài sản trên đất.

 Khu tái định cƣ đƣợc xây dựng với sự tham vấn của ngƣời bị ảnh hƣởng và phải đầy đủ cơ sở hạ tầng.

Các Hội đồng bồi thƣờng huyện kết hợp với UBND các xã và cộng đồng bị ảnh hƣởng để xác định tính hợp lệ của đất bị ảnh hƣởng để bồi thƣờng

 Nếu ngƣời bị ảnh hƣởng không có nơi ở khác, UBND tỉnh xem xét phân bổ đất ở hoặc nhà ở và các gói hỗ trợ và khôi phục cho ngƣời bị ảnh hƣởng.  Bồi thƣờng cho tất cả các tài sản có trên đất theo giá thay thế..  Hỗ trợ di chuyển

 Các Hội đồng bồi thƣờng huyện kết hợp với UBND các xã và chủ sử dụng đất bị ảnh hƣởng để xác định tính hợp lệ của tài sản để bồi thƣờng.  Hỗ trợ tìm nơi thuê mới

 Cung cấp nhà cho thuê mới, HOẶC  Hỗ trợ bằng tiền tƣơng đƣơng 60% giá trị đất hoặc nhà thuê  Đối với đất nông nghiệp: (i) bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thị trƣờng cho cây cối, hoa màu trên đất bị ảnh hƣởng và thu nhập thuần bị mất trong thời gian dự án sử dụng đất; và (ii) khôi phục phần đất sử dụng tạm thời theo nguyên trạng ban đầu sau khi hoàn thành thi công trong vòng 1 tháng.

Tƣ vấn giám sát thi công và Tƣ vấn giám sát độc lập tái định cƣ có trách nhiệm giám sát việc hoàn trả mặt bằng.

 Đối với đất ở: (i) bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế cho

153


các tài sản cố định bị ảnh hƣởng (ví dụ, công trình, vật kiến trúc); và (ii) khôi phục phần đất sử dụng tạm thời theo nguyên trạng ban đầu trƣớc khi trả lại cho chủ sử dụng đất. Nếu dự án không thể khôi phục phần đất sử dụng tạm thời, Hội động bồi thƣờng huyện sẽ thƣơng thảo với ngƣời bị ảnh hƣởng và trả chi phí cho ngƣời BAH tự khôi phục đất.  Trong trƣờng hợp nhà thầu sử dụng đất tạm thời để làm lán trại hay nơi tập kết nguyên vật liệu, nhà thầu cần thƣơng thảo với ngƣời bị ảnh hƣởng về việc bồi thƣờng và khôi phục sau khi sử dụng đất. Ngƣời sử dụng đất không hợp pháp

 Đối với đất nông nghiệp: bồi thƣờng theo giá thị trƣờng cho mùa màng hiện tại có trên đất.  Đối với đất ở: bồi thƣờng cho các tài sản có trên đất bị ảnh hƣởng và cung cấp khoản hỗ trợ di dời.

Nhà/cửa hàng và các công trình phụ (bếp, nhà kho, chuồng trại) bị ảnh hƣởng toàn bộ hoặc một phần nhƣng phần còn lại không sử dụng đƣợc.

Chủ sở hữu nhà/ cửa hàng/công trình bị ảnh hƣởng cho dù có quyền sử dụng đất hợp pháp hay không.

Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế để xây mới nhà ở/ cửa hàng, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tƣơng đƣơng mà không giảm trừ hay tính khấu hao công trình hay nguyên vật liệu có thể sử dụng lại; và cung cấp gói hỗ trợ và khôi phục cho ngƣời bị ảnh hƣởng, gồm cả hỗ trợ thuê nhà trong thời gian chờ xây nhà mới. Mức hỗ trợ thuê nhà do UBND tỉnh quy định phù hợp với thực tế ở mỗi địa phƣơng.

Ngƣời bị ảnh hƣởng cần có đủ thời gian để xây lại nhà/ công trình của họ.

Nhà/cửa hàng và các công trình phụ bị ảnh hƣởng một phần và phần còn lại vẫn có giá trị sử dụng

Chủ sở hữu nhà/ cửa hàng/công trình bị ảnh hƣởng cho dù có quyền sử dụng đất hợp pháp hay không.

Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế cho phần bị ảnh hƣởng và chi phí sửa chữa phần còn lại, không khấu trừ nguyên vật liệu có thể sử dụng lại.

Hội đồng bồi thƣờng huyện cần thƣơng thảo chi phí sửa chữa với ngƣời bị ảnh hƣởng

 Bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế cho cửa hàng phải phá dỡ và toàn bộ chi phí tháo dỡ, vận chuyển và lắp đặt máy móc (nếu có).

Thu nhập thuần trung bình hàng tháng đƣợc xác định thông qua cơ quan thuế.

Mất thu nhập từ hoạt động kinh doanh do thu hồi đất

Chủ sở hữu cửa hàng có đăng ký kinh doanh

 Hỗ trợ bằng thu nhập thuần trung bình một tháng cho ít nhất 6 tháng.

Nếu ngƣời bị ảnh hƣởng phải di dời thì ƣu tiên cấp nơi kinh doanh thay thế mà khách hàng có thể đến.

154


Chủ cửa hàng không có đăng ký kinh doanh.

Hỗ trợ bằng thu nhập trung bình/tháng của hộ cho ít nhất 3 tháng.

Mùa màng và cây cối

Các công trình công cộng bị ảnh hƣởng.

Chủ sở hữu mùa màng và cây cối cho dù có phải là chủ sử dụng đất hay không

Nếu cây trồng hàng năm đang trong thời gian chuẩn bị thu hoạch, thì bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thị trƣờng, tƣơng đƣơng với năng suất cao nhất của một vụ trong 3 năm liền kề trƣớc đó.

Đối với cây trồng lâu năm bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá trị thị trƣờng dựa trên loại, tuổi, và năng suất của loại cây trồng đó.

Đối với cây lấy gỗ, bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá trị thị trƣờng dựa trên loại, tuổi, và đƣờng kính của thân cây.

Thu nhập bình quân một tháng đƣợc xác định thông qua phỏng vấn với ngƣời bị ảnh hƣởng để có một ƣớc tính về mức lợi nhuận thuần hàng tháng

Hội đồng bồi thƣờng huyện cần thông báo cho ngƣời bị ảnh hƣởng ít nhất 1 tháng trƣớc khi thu hồi đất.

Chủ sử dụng công trình

Bồi thƣờng theo giá thay thế để xây dựng mới các công trình bị ảnh hƣởng với tiêu chuẩn kỹ thuật tƣơng đƣơng.

Chủ có mộ bị ảnh hƣởng

Bồi thƣờng cho việc di chuyển mồ mả sẽ đƣợc trả trực tiếp cho ngƣời bị ảnh hƣởng, bao gồm chi phí đào tạo, di chuyển, chôn lại, mua đất và nguyên vật liệu để xây cất (nếu là mộ xây) và tất cả các chi phí hợp lý khác theo phong tục địa phƣơng.

Bằng các biện pháp thiết kế hay lựa chọn vị trí thay thế để tránh di chuyển mồ mả. Trong trƣờng hợp không thể tránh, cơ quan thực hiện dự án cần tham vấn ngƣời bị ảnh hƣởng về tục lệ di chuyển mồ mả.

Hỗ trợ đất nông nghiệp bị thu hồi trong các khu dân cƣ

Hộ bị ảnh hƣởng hợp pháp có đất bị thu hồi nằm trong khu dân cƣ nông thôn hoặc đô thị.

Ngoài bồi thƣờng theo giá thay thế cho đất bị thu hồi còn đƣợc hỗ trợ bằng tiền, tƣơng đƣơng từ 20% đến 50% giá đất ở trung bình trong khu vực nhƣng không vƣợt quá 5 lần hạn mức đất ở của địa phƣơng. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ để áp dụng trên địa bàn tỉnh.

Chi trả hỗ trợ một lần cho hộ bị ảnh hƣởng ở thời điểm trả bồi thƣờng.

Hỗ trợ đất vƣờn ao bị ảnh hƣởng nhƣng không đƣợc coi là đất ở.

Hộ bị thu hồi đất vƣờn ao trong cùng thửa đất ở có nhà ở nhƣng không đƣợc coi là đất ở.

Ngoài bồi thƣờng cho đất bị thu hồi theo giá thay thế, hộ bị ảnh hƣởng còn đƣợc hỗ trợ tiền mặt, bằng từ 30% đến 70% giá đất ở liền kề. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ cho phù hợp.

Chi trả hỗ trợ một lần cho hộ bị ảnh hƣởng ở thời điểm trả bồi thƣờng.

Hỗ trợ bồi thƣờng chênh lệch đất ở/nhà ở

Ngƣời phải di dời

Ngƣời phải di dời nhận đất ở, nhà ở tái định cƣ mà số tiền đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ nhỏ hơn giá trị một suất tái định cƣ tối thiểu thì đƣợc hỗ trợ khoản chênh lệch đó; trƣờng hợp không nhận

Di chuyển mồ mả bị ảnh hƣởng Quyền lợi về hỗ trợ

155


đất ở, nhà ở tại khu tái định cƣ thì đƣợc nhận tiền tƣơng đƣơng với khoản chênh lệch đó. Hỗ trợ san lấp nền

Ngƣời phải di dời tự lo chỗ ở

Hỗ trợ chuyển đổi nghề/ tạo việc làm

Hộ bị ảnh hƣởng hợp pháp trực tiếp sản xuất trên đất bị thu hồi

Ngƣời phải di dời tự lo chỗ ở thì đƣợc hỗ trợ một khoản tiền bằng suất đầu tƣ hạ tầng tính cho một hộ gia đình tại khu tái định cƣ tập trung. Ngoài bồi thƣờng cho đất nông nghiệp bị thu hồi theo giá thay thế, hộ bị ảnh hƣởng còn đƣợc hỗ trợ theo một trong hai phƣơng án sau: (i) hỗ trợ chuyển nghề/ tạo việc làm bằng tiền mặt, tƣơng đƣơng từ 1,5 đến 5 lần giá trị bồi thƣờng cho toàn bộ diện tích đất bị thu hồi nhƣng không vƣợt quá hạn mức giao đất nông nghiệp của địa phƣơng; hoặc

Chi trả hỗ trợ một lần cho hộ bị ảnh hƣởng ở thời điểm trả bồi thƣờng.

(ii) cấp một suất đất ở hoặc một căn hộ hoặc một lô đất thƣơng mại, nếu địa phƣơng còn quỹ đất. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ để áp dụng trên địa bàn tỉnh. Nếu những ngƣời trong độ tuổi lao động của hộ bị ảnh hƣởng có nhu cầu đào tạo nghề thì sẽ đƣợc một khóa đào tạo nghề miễn phí. Hỗ trợ ổn định đời sống

Hộ gia đình phải di dời ngay trên đất ở còn lại hoặc tới nơi khác

Ngƣời bị ảnh hƣởng phải di dời sẽ đƣợc hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tƣơng đƣơng với 30 kg gạo/ngƣời/tháng theo giá thị trƣờng hiện hành trong thời gian 6 tháng cho từng thành viên hộ gia đình.

Ngƣời bị ảnh hƣởng nặng mất từ 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) đất sản xuất/tài sản tạo thu nhập trở lên

Ngƣời bị ảnh hƣởng trực tiếp canh tác trên đất bị ảnh hƣởng và mất:  từ 20% (10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) đến 30% đất sản xuất/ tài sản tạo thu nhập sẽ đƣợc hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật tƣơng đƣơng với 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên của hộ tính theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng cho thời gian 3 tháng nếu không phải di dời, cho 6 tháng nếu phải di dời, và cho 12 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.  từ hơn 30% - 70% đất sản xuất/ tài sản tạo thu nhập sẽ đƣợc hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tƣơng đƣơng 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên hộ theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng cho 6 tháng nếu không phải di dời, cho 12 tháng nếu phải di dời, và cho 24 tháng nếu phải di dời tới những khu vực

156


có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.  từ hơn 70% đất sản xuất/tài sản tạo thu nhập sẽ đƣợc hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật, tƣơng đƣơng 30 kg gạo/tháng/mỗi thành viên hộ theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng cho 12 tháng nếu không phải di dời, cho 24 tháng nếu phải di dời, và cho 36 tháng nếu phải di dời tới những khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Hỗ trợ chuyển

di

Hỗ trợ thuê nhà

Các hộ phải di dời chỗ ở đi nơi khác

Hỗ trợ bằng tiền mặt cho việc di chuyển tất cả các nguyên vật liệu xây dựng cũ và tài sản cá nhân với một khoản không ít hơn 2.000.000 đồng/ hộ di dời. Khoản hỗ trợ này không áp dụng cho các trƣờng hợp tái định cƣ tại chỗ. UBND tỉnh quy định mức hỗ trợ cụ thể cho phù hợp.

Các hộ phải di dời nhà ở tới nơi ở mới (kể cả tái định cƣ tại chỗ)

Hỗ trợ thuê nhà trong khoảng thời gian chờ xây nhà mới, cho thời gian tối thiểu là 6 tháng/hộ. UBND tỉnh quyết định mức hỗ trợ thuê nhà nhƣng không đƣợc thấp hơn 600.000 đồng/tháng/hộ tại khu vực nông thôn và một triệu đồng/tháng/hộ tại khu vực thành thị. Ngoài các khoản hỗ trợ nêu trên, ngƣời bị ảnh hƣởng có quyền nhận:

Hỗ trợ những ngƣời thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng

Những ngƣời thuộc nhóm dễ bị tổn thƣơng BAH, ví dụ, ngƣời nghèo (theo các tiêu chí của Bộ LĐ-TB-XH), hoặc các hộ gia đình có phụ nữ làm chủ hộ, ngƣời già cô đơn, hoặc ngƣời tàn tật, ngƣời không có đất và các nhóm dân tộc thiểu số

 Một khoản hỗ trợ tƣơng đƣơng 30kg gạo/ngƣời/tháng theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng cho 3 tháng đối với ngƣời không thuộc hộ nghèo.

Khoản hỗ trợ sẽ đƣợc cung cấp tại thời điểm bồi thƣờng. Hộ nghèo là những hộ đáp ứng các tiêu chí nghèo hiện hành của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội. Khoản hỗ trợ đƣợc trả một lần tại thời điểm trả bồi thƣờng.

 Một khoản hỗ trợ tƣơng đƣơng 30kg/ngƣời/tháng theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng trong thời gian không ít hơn 3 năm cho ngƣời thuộc hộ nghèo. UBND tỉnh quyết định số năm đƣợc hỗ trợ cho phù hợp.  Đƣợc quyền tham gia các chƣơng trình khuyến nông, tín dụng.  Nhà thầu sẽ ƣu tiên tuyển dụng những ngƣời bị ảnh hƣởng nghiêm trọng và dễ bị tổn thƣơng làm những công việc thích hợp trong dự án.

Thƣởng di dời đúng tiến độ

Hộ gia đình phải di dời

Ngoài tất cả các quyền lợi nêu trên, thƣởng bằng tiền mặt với giá trị không ít hơn 5.000.000/hộ cho những hộ tái định cƣ tháo dỡ công trình bị ảnh hƣởng đúng hạn.

Thanh toán trực tiếp cho hộ gia đình ngay khi di dời.

157


Di dời và chiến lƣợc khôi phục thu nhập Các hộ gia đình phải tái định cƣ sẽ tham gia xác định và lựa chọn những phƣơng án tái định cƣ trên mảnh đất còn lại (nếu đủ điều kiện để ở theo quy định của địa phƣơng), hoặc chuyển tới các khu tái định cƣ, hoặc nhận bồi thƣờng bằng tiền mặt và tự thu xếp nơi tái định cƣ. Trong trƣờng hợp cơ sở kinh doanh, buôn bán phải di chuyển, ngƣời bị ảnh hƣởng sẽ đƣợc hỗ trợ tìm nơi mới để có thể tiếp tục kinh doanh. Những hộ gia đình bị ảnh hƣởng nghiêm trọng nếu mất từ 20% (hoặc 10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng) tổng diện tích đất sản xuất hoặc hơn sẽ đƣợc quyền bồi thƣờng bằng đất thay thế hoặc bồi thƣờng bằng tiền mặt theo giá thay thế tùy theo lựa chọn của họ. Đồng thời, những ngƣời bị ảnh hƣởng nặng sẽ đƣợc cung cấp các khoản hỗ trợ để ổn định đời sống và sản xuất (Bảng 2). Các chƣơng trình khôi phục sinh kế phù hợp sẽ đƣợc thiết kế và thực hiện với sự tham vấn của ngƣời bị ảnh hƣởng trong quá trình triển khai dự án. Những ngƣời bị ảnh hƣởng sẽ không bị di dời cho tới khi họ đƣợc phân đất/nhà trong các khu tái định cƣ. Bảng 2. Các phƣơng án lựa chọn quyền lợi của ngƣời bị thiệt hại nặng Tỷ lệ thu hồi của tổng diện tích đất hiện có

Bồi thƣờng đất thay thế, HOẶC

Dƣới 20% (hoặc 10% đối với hộ nghèo và dễ bị tổn thƣơng)

Không

Không

Không

Không

Trên 70%

Tỷ lệ khác

Phần còn lại vẫn có khả năng Trên 20% (hoặc kinh tế 10% đối với hộ nghèo và hộ dễ bị tổn thƣơng)

Phần còn lại không có khả năng kinh tế

Gói hỗ trợ khôi Bồi thƣờng tiền mặt, phục, CỘNG VÀ VỚI

Thu hồi phần đất còn lại

Các nguồn kinh phí và quản lý phân bổ Nguồn kinh phí thực hiện bồi thƣờng và TĐC bao gồm kinh phí chi trả bồi thƣờng và hỗ trợ, xây dựng các khu tái định cƣ (nếu cần), khôi phục sinh kế và thu nhập, hỗ trợ ngƣời dân tộc thiểu số, và quản lý thực hiện tái định cƣ là nguồn vốn đối ứng của Chính phủ. Riêng kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cƣ và thực hiện các chƣơng trình khôi phục sinh kế có thể lấy từ nguồn vốn vay để giảm bớt khó khăn về vốn đối ứng của Chính phủ và của các tỉnh. Căn cứ vào nhu cầu và tiến độ thực hiện hàng năm, Ban QLDA tỉnh lập kế hoạch vốn cho thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và phân bổ. Việc phân bổ kinh phí bồi thƣờng và tái định cƣ cần đảm bảo kịp thời và đầy đủ theo yêu cầu. Sau khi phƣơng án bồi thƣờng đƣợc UBND huyện phê duyệt, Ban QLDA tỉnh sẽ rút tiền từ kho bạc Nhà nƣớc và phối hợp với Hội động bồi thƣờng huyện để chi trả bồi thƣờng cho ngƣời bị ảnh hƣởng. Trong trƣờng hợp ngƣời bị ảnh hƣởng từ chối nhận bồi thƣờng vì lý do nào đó thì khoản tiền bồi thƣờng của họ cần đƣợc gửi vào Kho bạc mà không đƣợc lƣu giữ ở Ban QLDA, Hội động bồi thƣờng hay bất kỳ cá nhân nào.

Phần 4 Tổ chức thực hiện A.Khung tổ chức thực hiện bồi thƣờng, tái định cƣ Cấp trung ƣơng Ban Điều phối Dự án TƯ đƣợc thành lập tại Bộ KT&ĐT và đƣợc Bộ giao làm chủ đầu tƣ quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm chung về công tác thu hồi đất và tái định cƣ của dự án, bao gồm:

158


(a) Phối hợp với UBND các tỉnh chỉ đạo việc thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ, đảm bảo tuân thủ các quy định trong Khung chính sách tái định cƣ và đảm bảo phù hợp với tiến độ xây lắp. (b) Đào tạo và tăng cƣờng năng lực cho các cơ quan thực hiện dự án (các Ban QLDA tỉnh và các Hội động bồi thƣờng huyện) về quy trình thực hiện Khung chính sách tái định cƣ và Kế hoạch tái định cƣ. (c) Phối hợp với các Ban QLDA tỉnh giám sát nội bộ việc thực hiện bồi thƣờng và TĐC của toàn dự án. (d) Tuyển chọn và điều phối đơn vị giám sát độc lập tái định cƣ cho toàn dự án. (e) Báo cáo định kỳ các vấn đề về tái định cƣ cho Bộ KH&ĐT và NHTG. Cấp tỉnh UBND tỉnh: UBND tỉnh chịu trách nhiệm toàn bộ về đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cƣ trong phạm vi tỉnh. UBND tỉnh có trách nhiệm: (a) Thông báo hoặc ủy quyền cho UBND các huyện thông báo về thu hồi đất ngay sau khi lựa chọn vị trí các tiểu dự án. (b) Ban hành quyết định thu hồi đất của các tổ chức. (c) Phê duyệt Kế hoạch hành động tái định cƣ (RAP) của các Tiểu Dự Án (TDA). (d) Phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng của các tiểu dự án nằm trong phạm vi từ 2 huyện/thành phố trực thuộc tỉnh. Trong trƣờng hợp đặc biệt cần phải UBND tỉnh phê duyệt phƣơng án bồi thƣờng thì UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định cấp tỉnh để thẩm định các phƣơng án bồi thƣờng do các Hội đồng bồi thƣờng huyện trình để tham mƣu cho UBND tỉnh phê duyệt theo đúng các quy định của Chính phủ về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ và chính sách tái định cƣ không tự nguyện (OP4.12) của NHTG. (e) Phê duyệt phƣơng án thu hồi đất tổng thể. (f) Chỉ đạo UBND các huyện thực hiện việc bồi thƣờng, tái định cƣ và giải phóng mặt bằng (g) Cấp đủ và kịp thời kinh phí chi trả bồi thƣờng. (h) Giải quyết khiếu nại và khiếu kiện của ngƣời bị ảnh hƣởng kịp thời và thỏa đáng. Hội động bồi thường tỉnh: Do phạm vi và mức độ ảnh hƣởng của dự án không lớn nên không cần thiết phải thành lập Hội động bồi thƣờng tỉnh. Ban QLDA tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện hợp phần xây lắp của dự án: Ban QLDA tỉnh sẽ quản lý việc thực hiện bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng của tiểu dự án, bao gồm: (a) Trình nộp Kế hoạch tái định cƣ của các tiểu dự án đƣợc chuẩn bị trong quá trình thực hiện dự án cho UBND tỉnh và NHTG phê duyệt trƣớc khi thực hiện chi trả bồi thƣờng. (b) Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và UBND các huyện dự án trong việc thực hiện tái định cƣ và giải phóng mặt bằng để đảm bảo việc thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ phù hợp với kế hoạch xây lắp. (c) Giám sát nội bộ về thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ của tiểu dự án, báo cáo định kỳ hàng quý về tiến độ thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ của tiểu dự án cho BĐPDA TƢ. Cấp huyện:

159


UBND huyện có các trách nhiệm sau: (a) UBND huyện trực tiếp chỉ đạo Hội đồng bồi thƣờng huyện, Trung tâm phát triển quỹ đất của huyện và UBND các xã bị ảnh hƣởng thực hiện công tác bồi thƣờng, hiện tái định cƣ và giải phóng mặt bằng (b) Phê duyệt các phƣơng án bồi thƣờng do Hội đồng bồi thƣờng huyện trình. (c) Ra quyết định thu hồi đất của các cá nhân, hộ gia đình. (d) Giải quyết các khiếu nại và khiếu kiện của ngƣời bị ảnh hƣởng trong phạm vi thẩm quyền. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện (gọi tắt là Hội đồng bồi thường-DRC) có trách nhiệm thực hiện công tác bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng cho các công trình trên địa bàn huyện, bao gồm: (a) Thực hiện điều tra giá thay thế trên địa bàn huyện (b) Phối hợp với UBND các xã phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng ngƣời bị ảnh hƣởng. Kiểm kê tài sản bị ảnh hƣởng của các hộ, lập phƣơng án bồi thƣờng trình UBND huyện/ tỉnh phê duyệt. (c) Phối hợp với Ban QLDA tỉnh và UBND các xã bị ảnh hƣởng thực hiện chi trả bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng. (d) Giải quyết các thắc mắc của ngƣời bị ảnh hƣởng và tham mƣu cho UBND huyện giải quyết khiếu nại của ngƣời bị ảnh hƣởng Cấp xã: UBND xã có trách nhiệm: (a) Cung cấp bản đồ dải thửa (cadastral map) cho Hội đồng bồi thƣờng và cử cán bộ tham gia vào tổ kiểm đếm tài sản bị ảnh hƣởng của các hộ. (b) Phối hợp với Hội động bồi thƣờng huyện tổ chức phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng. (c) Xác nhận nguồn gốc đất và tài sản bị ảnh hƣởng của các hộ. (d) Giải quyết những thắc mắc của ngƣời bị ảnh hƣởng liên quan đến kiểm kê tài sản của họ. (e) Tạo điều kiện và giúp đỡ các hộ bị ảnh hƣởng trong việc khôi phục sinh kế, thu nhập và ổn định cuộc sống. Cấp cộng đồng: Các cộng đồng bị ảnh hƣởng cử đại diện của mình tham gia vào Tổ kiểm kê tài sản bị ảnh hƣởng để giám sát quá trình thực hiện và ký vào Biên bản kiểm kê tài sản bị ảnh hƣởng của các hộ gia đình. B.Cơ chế tham gia và tham vấn Tham gia và tham vấn cộng đồng sẽ cung cấp cho những ngƣời hƣởng lợi và ngƣời bị ảnh hƣởng một cơ hội để đóng góp cho dự án. Tham vấn cộng đồng là một hoạt động thƣờng xuyên, đƣợc thực hiện trong suốt quá trình dự án, từ khi khởi đầu chuẩn bị dự án đến thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ, và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cộng đồng sau dự án. Tham gia và tham vấn cộng đồng đƣợc thực hiện thông qua các cuộc họp cộng đồng, họp thôn bản, các chƣơng trình phát thanh và truyền hình địa phƣơng, phân phát tờ thông tin, hoàn thiện các mẫu yêu cầu/bảng hỏi. Các nhóm dễ bị tổn thƣơng cần đƣợc tạo điều kiện thuận lợi để có thể đƣợc tham gia và tham vấn trong suốt quá trình dự án. Đặc biệt, các nhóm dân tộc thiểu số cần đƣợc tham vấn tự do (free), tham vấn trƣớc (prior) và tham vấn đầy đủ thông tin (informed). C.Quy trình thực hiện Quy trình thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ cần tuân thủ các quy định và thủ tục trong Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ và các quy định trong khung chính sách tái định cƣ (RPF). Các bƣớc và

160


thủ tục cụ thể nhƣ sau: (a) Căn cứ vào thiết kế kỹ thuật chi tiết của công trình, Tƣ vấn thiết kế và Ban QLDA tỉnh bàn giao mốc giới giải phóng mặt bằng cho Hội động bồi thƣờng để xác định các hộ bị ảnh hƣởng và đo đạc kiểm đếm các tài sản bị ảnh hƣởng (b) Họp các hộ bị ảnh hƣởng để phổ biến thông tin và chính sách bồi thƣờng, bao gồm mục tiêu và lợi ích của dự án, các tác động tích cực và tiêu cực của dự án, các biện pháp giảm thiểu, các phƣơng pháp đƣợc sử dụng để xác định giá các tài sản bị ảnh hƣởng, các khoản bồi thƣờng, hỗ trợ và khôi phục, và cơ chế giải quyết khiếu nại. (c) Thực hiện khảo sát các hộ bị ảnh hƣởng và kiểm đếm tài sản bị ảnh hƣởng của họ để thu thập các thông tin về ngƣời bị ảnh hƣởng, xác định số lƣợng các loại tài sản bị ảnh hƣởng, các quyền lợi về bồi thƣờng, tái định cƣ và hỗ trợ khôi phục của ngƣời bị ảnh hƣởng. Tham vấn ngƣời bị ảnh hƣởng về các biện pháp giảm thiểu tác động của dự án và các biện pháp hỗ trợ khôi phục sinh kế. (d) Điều tra giá thay thế và lập báo cáo trình UBND tỉnh phê duyệt. (e) Lập phƣơng án bồi thƣờng, công khai phƣơng án bồi thƣờng để lấy ý kiến của ngƣời bị ảnh hƣởng, hoàn chỉnh phƣơng án bồi thƣờng và trình UBND huyện phê duyệt. (f) Thực hiện chi trả bồi thƣờng và các khoản hỗ trợ khôi phục. (g) Thực hiện tái định cƣ (nếu có) và bàn giao mặt bằng cho thi công. (h) Các hoạt động giám sát nội bộ và độc lập sẽ đƣợc triển khai ngay từ khi bắt đầu các hoạt động phổ biến thông tin và trong suốt quá trình thực hiện bồi thƣờng tái định cƣ để đảm bảo rằng việc thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ tuân thủ RPF.

Phần 5 Cơ chế giải quyết khiếu nại và giám sát A.Cơ chế giải quyết khiếu nại Khiếu nại liên quan tới bất kỳ khía cạnh nào của dự án sẽ đƣợc xử lý thông qua thƣơng lƣợng nhằm đạt đƣợc sự đồng thuận. Khiếu nại sẽ qua 3 giai đoạn trƣớc khi đƣa lên tòa án nhƣ một phƣơng án cuối cùng. Các ban quản lý dự án sẽ chịu mọi chi phí hành chính và pháp lý phát sinh trong việc giải quyết khiếu nại và khiếu kiện của ngƣời bị ảnh hƣởng. Giai đoạn đầu, UBND xã: 

Một hộ bị ảnh hƣởng có khiếu nại sẽ gửi khiếu nại của họ tới bộ phận tiếp dân của UBND xã để đƣợc tiếp nhận và hƣớng dẫn các thủ tục cần thiết. UNBD xã sẽ làm việc riêng với hộ có khiếu nại và sẽ có 5 ngày để giải quyết sau khi nhận đƣợc khiếu nại (ở những vùng hẻo lánh hoặc miền núi, khiếu nại có thể giải quyết trong vòng 15 ngày). UBND xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lƣu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND xã ban hành quyết định giải quyết, nếu hộ khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc quyết định. Nếu quyết định lần hai đƣợc ban hành mà hộ vẫn chƣa thỏa mãn với quyết định đó thì hộ có thể khiếu nại lên UBND huyện.

Giai đoạn hai, UBND huyện: 

Khi nhận đƣợc khiếu nại của hộ, UBND huyện sẽ có 15 ngày (hoặc 30 ngày đối với vùng hẻo lánh và miền núi) kể từ khi nhận đƣợc khiếu nại để giải quyết. UBND huyện chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lƣu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND huyện ban hành quyết định, nếu hộ khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đƣợc quyết định. Nếu quyết định lần hai đã

161


đƣợc ban hành mà hộ vẫn chƣa thỏa mãn với quyết định đó thì họ có thể khiếu nại lên UBND tỉnh. Giai đoạn ba, UBND tỉnh: 

Khi nhận đƣợc khiếu nại của hộ, UBND tỉnh sẽ có 30 ngày (hoặc 45 ngày đối với vùng hẻo lánh và miền núi) kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết trƣờng hợp đó. UBND tỉnh chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lƣu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại đƣợc trình lên.

Khi UBND tỉnh ban hành quyết định, nếu hộ khiếu nại không đồng ý với quyết định đó thì có thể kháng cáo trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận đƣợc quyết định. Nếu quyết định lần hai đã đƣợc ban hành mà hộ vẫn chƣa thỏa mãn với quyết định đó thì hộ có thể khiếu nại lên tòa án trong vòng 45 ngày.

Giai đoạn cuối cùng, tòa án tỉnh: 

Nếu ngƣời khiếu nại nộp hồ sơ của vụ việc lên tòa án thì toàn án là cấp cuối cùng giải quyết khiếu nại của họ. Nếu tòa án ra quyết định đứng về phía ngƣời khiếu nại, khi đó chính quyền tỉnh sẽ phải tăng mức bồi thƣờng lên mức mà tòa án quyết định. Trong trƣờng hợp tòa án đứng về phía UBND tỉnh, ngƣời khiếu nại sẽ nhận đƣợc khoản tiền bồi thƣờng theo phƣơng án bồi thƣờng đã đƣợc duyệt và chấp hành các quy định về GPMB.

Để đảm bảo rằng cơ chế khiếu nại mô tả ở trên là thiết thực và chấp nhận đƣợc đối với ngƣời bị ảnh hƣởng, cần tổ chức các cuộc tham vấn với chính quyền địa phƣơng và cộng đồng ngƣời bị ảnh hƣởng về cơ chế này, đặc biệt là tham vấn với các nhóm dễ bị tổn thƣơng.

B.Cơ chế giám sát Giám sát nội bộ Công tác thực hiện RAP sẽ đƣợc thƣờng xuyên (hàng tháng/quý) giám sát và theo dõi bởi BĐPDA TƢ và BQLDA tỉnh. Những vấn đề đƣợc phát hiện và khuyến nghị sẽ đƣợc các Ban QLDA tỉnh đƣa vào báo cáo tiến độ hàng tháng để trình BĐPDA TƢ và NHTG xem xét. Mục tiêu của giám sát nội bộ là: (a) đảm bảo rằng việc chi trả bồi thƣờng cho ngƣời bị ảnh hƣởng bởi dự án đƣợc thực hiện dựa trên kết quả kiểm kê các tài sản bị thiệt hại của họ và giá thay thế của các tài sản đó theo giá thị trƣờng tại thời điểm bồi thƣờng. (b) đảm bảo rằng các hoạt động tái định cƣ đƣợc thực hiện theo chính sách bồi thƣờng nhƣ đã thống nhất trong Khung chính sách tái định cƣ và Kế hoạch tái định cƣ cho từng khu vực tiểu dự án. (c) xác định liệu các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và khôi phục thu nhập có đƣợc cung cấp kịp thời và đầy đủ không. (d) đánh giá liệu các khoản hỗ trợ khôi phục sinh kế và thu nhập đã đƣợc cung cấp có đủ để khôi phục thu nhập của các hộ gia đình không và đề xuất những biện pháp khắc phục nếu chƣa đạt đƣợc mục tiêu khôi phục. (e) việc thực hiện phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng (f) xác định quy trình khiếu nại có đƣợc tuân thủ không và đề xuất các biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại nếu có. (g) ƣu tiên giải quyết nhu cầu và mối quan tâm của những ngƣời phải di dời, đặc biệt của các hộ nghèo và hộ dễ bị tổn thƣơng. (h) sự phù hợp giữa hoạt động di dời và giải phóng mặt bằng với việc khởi công xây lắp để đảm bảo ngƣời bị ảnh hƣởng đã đƣợc bồi thƣờng, hỗ trợ và di dời thỏa đáng trƣớc khi triển khai thi công. Giám sát độc lập

162


Việc thực hiện bồi thƣờng và tái định cƣ cho toàn dự án sẽ đƣợc thực hiện bởi một cơ quan giám sát độc lập có đủ năng lực do BĐPDA TƢ tuyển chọn. Việc giám sát độc lập đƣợc yêu cầu cho những tiểu dự án gây ra các tác động nghiêm trọng với một Kế hoạch tái định cƣ đầy đủ, không áp dụng cho các tiểu dự án gây ra các tác động nhẹ với một Kế hoạch tái định cƣ tóm tắt, với các tiểu dự án này giám sát nội bộ cần đƣợc duy trì. Cơ quan Tƣ vấn giám sát độc lập đƣợc lựa chọn theo các quy định về tuyển chọn Tƣ vấn của NHTG với một đề cƣơng tham chiếu quy định rõ tần suất giám sát, phƣơng pháp giám sát, các chỉ báo giám sát và yêu cầu báo cáo. Báo cáo giám sát sẽ đƣợc trình nộp cho BĐPDA TƢ, Bộ KH&ĐT và NHTG sau khi kết thúc giám sát ở hiện trƣờng. Mục tiêu chính của giám sát độc lập là cung cấp các đánh giá và xem xét định kỳ về (i) mức độ đạt đƣợc các mục tiêu của tái định cƣ; (ii) những thay đổi về mức sống và sinh kế của ngƣời bị ảnh hƣởng; (iii) sự khôi phục và/hoặc cải thiện nền tảng kinh tế và xã hội của ngƣời bị ảnh hƣởng; (iv) hiệu quả và sự bền vững của các quyền lợi của ngƣời bị ảnh hƣởng; và (v) sự cần thiết phải có các biện pháp giảm thiểu hơn nữa. Giám sát độc lập việc thực hiện Kế hoạch tái định cƣ sẽ dựa trên việc xem xét công tác nội nghiệp và ngoại nghiệp (desk review and field visits), họp với các cơ quan liên quan, các cán bộ địa phƣơng và ngƣời bị ảnh hƣởng. Tổ chức những cuộc họp riêng rẽ với phụ nữ và những hộ dễ bị tổn thƣơng. Cơ quan giám sát độc lập sẽ tập trung giám sát những vấn đề cụ thể sau: (a) Việc tham vấn và nâng cao nhận thức của cộng đồng về chính sách và các quyền lợi tái định cƣ của ngƣời bị ảnh hƣởng; (b) Việc kiểm đếm các tài sản bị ảnh hƣởng và chi trả bồi thƣờng theo chính sách trong Kế hoạch tái định cƣ đã đƣợc phê duyệt; (c) Sự phối hợp các hoạt động tái định cƣ với kế hoạch thi công; (d) Quy trình thu hồi đất và bàn giao mặt bằng; (e) Xây dựng mới nhà ở và công trình trên phần đất còn lại hoặc tại nơi ở mới; (f) Mức độ hài lòng của ngƣời bị ảnh hƣởng với các quy định của Kế hoạch tái định cƣ và việc thực hiện Kế hoạch tái định cƣ; (g) Cơ chế giải quyết khiếu nại (hồ sơ, quy trình, kết quả giải quyết); (h) Hiệu quả và tính bền vững của các quyền lợi và biện pháp khôi phục sinh kế của ngƣời bị ảnh hƣởng; (i) Các tác động và chiến lƣợc giới; (j) Khả năng khôi phục/thiết lập lại sinh kế và mức sống của ngƣời bị ảnh hƣởng. Chú ý đặc biệt tới những hộ bị ảnh hƣởng nghiêm trọng hay hộ dễ bị tổn thƣơng; (k) Những tác động tái định cƣ gây ra trong quá trình thi công; (l) Sự tham gia của ngƣời bị ảnh hƣởng trong việc lập kế hoạch, cập nhật và thực hiện Kế hoạch tái định cƣ; (m) Năng lực thể chế, giám sát nội bộ và báo cáo; và (n) Các kênh vốn của chính phủ cho việc thanh toán bồi thƣờng và hỗ trợ cho những ngƣời bị ảnh hƣởng nặng hay phải di dời.

163


Mẫu 1: Cấu trúc của một Kế hoạch hành động Tái định cƣ

Tóm tắt thực hiện GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu dự án và tiểu dự án 1.2. Các biện pháp giảm thiểu các tác động bất lợi 1.3. Mục tiêu của Kế hoạch hành động tái định cƣ II. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN 2.1. Các phƣơng pháp và thủ tục đánh giá thiệt hại 2.2. Các tác động của dự án III. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KTXH 3.1. Khảo sát KTXH vùng bị ánh hƣởng bởi tiểu dự án 3.2. Các đặc điểm nhân khẩu của các hộ bị ảnh hƣởng 3.3. Các vấn đề về Giới IV. KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ QUYỀN LỢI 4.1. Các cơ sở pháp lý về thu hồi đất và tái định cƣ 4.2. Chính sách bồi thƣờng 4.3. Các thủ tục bồi thƣờng V. CÁC BIỆN PHÁP KHÔI PHỤC THU NHẬP VI. BỐ TRÍ TÁI ĐỊNH CƢ VII. PHỔ BIẾN THÔNG TIN, THAM VẤN CỘNG ĐỒNG VÀ THAM GIA 7.1. Phổ biến thông tin 7.2. Tham vấn cộng đồng 7.3. Cơ chế giải quyết khiếu nại VIII. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI IX. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 9.1. Cấp trung ƣơng 9.2. Trách nhiệm của các UBND (cấp tỉnh, huyện và xã) 9.3. Trách nhiệm của Hội đồng bồi thƣờng X. GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ 10.1. Giám sát nội bộ 10.2. Giám sát độc lập XI. NGUỒN KINH PHÍ VÀ CHI PHÍ BỒI THƢỜNG ƢỚC TÍNH 11.1. Các nguồn kinh phí cho các hoạt động tái định cƣ 11.2. Ƣớc tính kinh phí bồi thƣờng và hỗ trợ 11.3. Dự phòng PHÂN BỔ THỜI GIAN THỰC HIỆN TÁI ĐỊNH CƢ I.

164


Mẫu 2 Việt Nam: Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên Bảng kê tài sản thiệt hại của các hộ bị Dự án ảnh hƣởng Hợp phần: _________________ Tỉnh: _______________

STT

Tên chủ hộ

Huyện: _________________

Số nhân Tổng diện Diện tích khẩu tích đất sở đất bị mất trong hộ hữu - M2 (M2)

Loại đất *

Xã: ________________

% đất bị mất trên tổng diện tích

Tiểu Dự án: ________________

Mất về tài sản

Mất về mùa màng

Diện tích Diện tích Diện tích đất Loại & số xây cất cố xây cất thổ cƣ bị cây ăn định (m2) tạm (m2) mất quả bị mất (m2)

* Các loại đất đƣợc phân ra nhƣ sau: (điền vào các loại đất phù hợp ở Việt Nam) 1. Trồng lúa 4. Rừng 2. Đất nƣơng 5. Thổ cƣ 3. Vƣờn 6. Kinh doanh

7.

Diện tích trồng lúa (m2)

Các loại khác (Ghi cụ thể)

Mất các Các thiệt hại khác tài sản khác Ví dụ nhƣ Nơi cƣ trú Thiệt hại về Mất thu mồ mả, (phải thuê) kinh doanh nhập giếng nƣớc .. (Loại & số lƣợng)

Các loại khác

165


Mẫu 3 Việt Nam: Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên Bảng kê bồi thƣờng cho các hộ bị Dự án ảnh hƣởng

Tỉnh: _______________

Huyện: _________________

Stt

Bồi thƣờng về đất

Tên chủ hộ

Số nhân khầu Số lƣợng (m2)

Đơn giá (VNĐ/ m2

Đất đổi đất (m2)

Xã: ________________ Bồi thƣờng về công trình xây dựng

Tổng số tiền bồi thƣờng (VNĐ)

Số lƣợng (m2)

Đơn giá (VNĐ /m2)

Tổng số tiền bồi thƣờng (VNĐ)

Hợp phần: ________________ Tiểu Dự án: _______________ Bồi thƣờng về mùa màng và cây cối Số lƣợng từng loại

Đơn giá (VNĐ)

Tổng số tiền bồi thƣờng (VNĐ)

Bồi thƣờng về tài sản và các thiệt Tổng hại khác cộng (ví dụ nhƣ mồ mả, giếng nƣớc, kinh (VNĐ) doanh. . .) Số lƣợng Đơn giá Tổng số tiền từng loại (VNĐ) bồi thƣờng (VNĐ)

166


Mẫu 4 Việt Nam: Dự án Giảm nghèo Khu vực Tây Nguyên Bảng số liệu kinh tế - xã hội của hộ bị ảnh hƣởng Tỉnh: _______________

STT

Địa chỉ của hộ

Huyện: _________________

Xã: ________________

Tên chủ hộ và các thành viên trong hộ

Giới tính

Tuổi

Hợp phần: ________________ Tiểu Dự án: _______________

Dân tộc

Trình độ văn hoá

Nghề nghiệp và nguồn thu nhập

Tình trạng việc làm

Ƣớc lƣợng tổng thu nhập một năm (VNĐ)

167


Phụ lục 15: Hiệu quả tài chính và kinh tế các mô hình sinh kế THP 2.1: Tự chủ và đa dạng hóa thu nhập 1. Mô hình lúa lai Mô tả mô hình Diện tích: 1ha (35kg giống); Đầu vào: 115 ngày công/ha; phân bón, vật tƣ, đầu vào khác; Chu kỳ sản xuất: 3,5 tháng; thu hoạch 1 vụ. Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế Tổng doanh thu

36.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động)

18.350.000

Lợi nhuận (không có công lao động)

17.650.000

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ) Tỷ suất lợi nhuận Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)

49% 16.426.976 1381%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ) Chi phí lao động

20.849.861

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động

(3.199.861)

2. Hỗ trợ phát triển cây ngô Mô tả mô hình Diện tích: 1ha (16kg giống); Đầu vào: 105 ngày công/ha; phân bón, vật tƣ, đầu vào khác; Chu kỳ sản xuất: 3,5 tháng; thu hoạch 1 vụ. Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ) Tổng doanh thu

40.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động)

18.765.000

Lợi nhuận (không có công lao động)

21.235.000

Các chỉ số phân tích tài chính (VNĐ) Tỷ suất lợi nhuận Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)

53% 19.860.006 1965%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ) Chi phí lao động Lợi nhuận tính đến chi phí lao động

20.250.000 985.000

168


3.Cải tạo vƣờn hộ Mô tả mô hình Diện tích: 50m2 (50g hạt giống rau, 10 cây giống chuối tiêu, 30 con gà); Đầu vào: lao động chiếm 1/10 ngày công mỗi ngày; phân bón, cám ngô cho gà; vật tƣ, đầu vào khác; Chu kỳ sản xuất: 1 năm; thu hoạch 1 lần. Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ) Tổng doanh thu

4.820.000

Tổng chi phí (không có công lao động)

2.026.400

Lợi nhuận (không có công lao động)

2.793.600

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ) Tỷ suất lợi nhuận Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)

58% 2.433.165 474%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ) Chi phí lao động Lợi nhuận tính đến chi phí lao động

6.000.000 (3.206.400)

4. Phát triển trồng mía Mô tả mô hình Quy mô: 1 ha (9,000 kg giống); Đầu vào: Phân bón (NPK, phân chuồng, vôi bột), vật tƣ khác; Chu kỳ sản xuất: 2 năm; thu hoạch 2 vụ. Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ) Tổng doanh thu

156.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động)

59.975.000

Lợi nhuận (không có công lao động)

96.025.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm

48.012.500

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ) Tỷ suất lợi nhuận Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%)

62% 79.743.304

Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ) Chi phí lao động

61.200.000

Lợi nhuận tính đến chi phí lao động

34.825.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm

17.412.500

5. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò Mô tả mô hình Quy mô: 1 nhóm hộ (1 con bò đực, 10 con bò cái); 169


Đầu vào: thức ăn tinh, thú y; Chu kỳ sản xuất: 8 năm; sinh sản bò con từ năm thứ 3. Chỉ số hiệu quả tài chính và kinh tế Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận (VNĐ) Tổng doanh thu

808.000.000

Tổng chi phí (không có công lao động)

393.022.000

Lợi nhuận (không có công lao động)

414.978.000

Lợi nhuận trung bình hàng năm

51.872.250

Các chỉ số phân tích tài chính (%, VNĐ) Tỷ suất lợi nhuận Giá trị hiện tại ròng (NPV - 12%) Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR)

51% 134.900.884 26%

Các chỉ số phân tích kinh tế (VNĐ) Chi phí lao động Lợi nhuận tính đến chi phí lao động Lợi nhuận trung bình hàng năm

383.250.000 31.728.000 3.966.000

170


171


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.