Cách đặt tiêu đề cho bài viết hay và hiệu quả nhất 1. Mô tả và khái quát đúng đích nội dung bài viết Bằng cách nào để khi người khác đọc tiêu đề bài viết là họ có thể hiểu và khái quát được luôn bài viết đang nói về vấn đề gì? Nội dung có đúng với những gì họ đang tìm kiếm. Đó là điều quan trọng nhất! 2. Mục đích chính của bài viết Nêu nổi bật ngay mục đích chính chủ đạo mà bài viết hướng tới, đồng thời đó sẽ phải là mục đích mà độc giả đang muốn tìm hiểu 3. Đặt các từ khóa quan trọng và mấu chốt trong tiêu đề Đây là yếu tố bắt buộc không thể bỏ qua đối với bất kỳ một bài viết gì. Bạn cần chú ý hơn về SEO Tham khảo thế nào là một bài viết chuẩn seo nhé: - SEO Copywritinzg là gì, cách viết bải chuẩn SEO Google - Cách copy bài viết để SEO lên top Google 4. Dùng các con số Dùng các con số, số liệu trong tiêu đề như: 10 cách tối ưu tiêu đề bài viết, 10 theme wordpress đẹp nhất,…. Theo mình nghiên cứu và tự phân tích
thì khi có những con số tiêu đề sẽ nổi bật hơn trong mắt người
dùng 5. Dùng các từ ngữ so sánh ưu tiên Ví dụ như: “tốt nhất”, “hay nhất”, “đơn giản nhất”, “tiện lợi nhất”, “Bá Đạo nhất” , “Hot Nhất”, … Sẽ tăng phần hấp dẫn cho tiêu đề. Ai mà không muốn những thứ tốt nhất đúng không nào? 6. Lập một danh sách liệt kê “Top 30 Theme Blogger đẹp nhất 10/2013″, 10 Plugin tốt nhất cho WordPress”, “ 6 thủ thuật seo từ khóa lên top Google”, … . Thường ta sẽ thêm con số như mục số 4, làm tiêu đề rành mạch, mang tính tóm lược nhiều hơn. 7. Đặt một câu hỏi để gây tò mò hay một câu hỏi mở Người đọc sẽ phải tò mò và khơi mở hơn khi thấy một tiêu đề dạng câu hỏi với nhiều nghi vấn: “Website của bạn đã tối ưu SEO chưa?”, “Backlink là gì? Cách tạo Backlink chất lượng?”,… 8. Ngắn gọn (Theo chuẩn SEO của Google là tối đa 65 – 70 ký tự) Tiêu đề nên ngắn gọn và đầy đủ, không nên dài dòng vì Google và một số công cụ tìm kiếm khác chỉ cho phép hiện tối đa 65-70 ký tự trên trang kết quả tìm kiếm 9. Dùng các từ ngữ dạng chia sẻ Các từ ngữ như: “Bí mật đằng sau…”, “Sự thật là…”, “Phần mềm diệt virut miễn phí tốt nhất”, “Top hình nền Facebook đẹp nhất 11/2013″, “6 Cách đơn giản để có….”,…. 10. Dùng các từ ngữ, khái niệm lạ ít người biết đến vd: “SEO mũ xám”, “SEO xanh”, “SEO chính phái, SEO tà đạo”….
bạn có thể tự nghĩ ra rất nhiều các
từ ngữ, khái niệm khiến người khác nhìn thấy không thể không vào đọc. 11. Mượn tên, chế theo tên tác phẩm văn học, bài hát, phim nổi tiếng, khẩu ngữ hot.. Đặt tên bài viết theo một tác phẩm văn học hay một bộ phim, bài hát nổi tiếng mà nhiều người biết đến sẽ tạo cảm giác vừa lạ lẫm lại quen thuộc
vd: “Xin lỗi anh chỉ là SEOer”, “SEO mối tình đầu”, “Kim dung SEO pháp – SEO và tiểu thuyết võ thuật”…. 12. Tiêu đề trích dẫn Đặt tên người phát ngôn, người nổi tiếng lên đầu tiêu để sẽ tạo cảm giác tin tưởng, uy tín và quan trọng đối với người đọc hơn
SEO hình ảnh? Chỉ thẻ ALT thôi thì chưa đủ! Như vậy muốn SEO hình ảnh lên top 1 Google chỉ cần thẻ ALT thôi? Theo mình tìm hiểu, khảo sát và đánh giá về một số từ khoá cho những hình ảnh liên quan thì sự thật không như vậy. Có những hình ảnh có thẻ ALT nhưng lại có thứ hạng rất thấp, còn ảnh không có thẻ ALT thì lại có thứ hạng cao hơn. Vậy lý do là đâu? Các yếu tố quyết định thứ hạng một hình ảnh 1. Tên ảnh chứa từ khoá (iphone-5.jpg, smartphone-gia-re.jpg…) 2. Thẻ ALT trong hình ảnh chứa từ khoá cần SEO 3. Các thẻ Meta của trang Web chứa từ khoá cần SEO 4. URL chứa từ khoá 5. Thẻ Title của hình ảnh chứa từ khoá cần SEO 6. Các từ khoá bao quanh hình ảnh bởi những thẻ HTML khác 7. Các từ khoá được lặp lại tương đối trong nội dung bài viết 8. Hình ảnh đẹp, lạ, rõ nhét, load nhanh 9. Nội dung bài viết hay, độc đáo, bài viết chuẩn SEO…
SEO Copywriting là gi? Cách viết bài chuẩn SEO Google Kiến thức và tài liệu trên internet thì nhiều vô kể, nhưng ở blog này mình sẽ tổng hợp cả về lý thuyết lẫn kinh nghiệm bản thân và cố gắng trình bày thật ngắn gọn và đầy đủ nhất dành cho các bạn dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ. Vậy không dài dòng nữa, bỏ qua một số định nghĩa thiên về lý thuyết, mình vào đề bài luôn nhé. Ngay bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn SEO Copywritinghay gọi cách khác cơ bản hơn đó là “ Cách viết bài chuẩn SEO Google”- Yếu tố thiết yếu nhất trong SEO Onpage. •
SEO On Page là gì? Cách SEO OnPage & tối ưu hóa website
•
Quy trình SEO Onpage (tối ưu hóa HTML) cho 1 website
* Bước 1(Quan trọng nhất): Chuẩn bị nội dung muốn SEO Cho dù bạn có dùng thủ thuật seo nào đi chăng nữa thì cũng cần phải có nội dung. Vậy chắc chắn việc đầu tiên và không thể thiếu đó là chuẩn bị 1 nội dung, hình ảnh, video về bất kỳ lĩnh vực nào đó mà bạn muốn tối ưu để SEO, không cần biết là bạn tự viết ra, hay đi copy rồi spin(chỉnh sửa) lại thì không biết. Nhưng mình khuyên là nên tự viết ra hay nói cách khác là nội dung phải mới, chính chủ.
Các chú ý về nội dung trong SEO Copywriting
1. Nội dung trình bày sạch đẹp, gọn gàng, không sai chính tả, dễ đọc 2. Nội dung có từ khoá trải đều từ đầu đến cuối, tránh nhồi nhét quá nhiều từ khoá 3. Nội dung chứa những hình ảnh đẹp mắt, rõ, bố trí thông minh, không rối mắt 4. Nội dung chứa Smartlink (liên kết thông minh) đến các nội dung liên quan 5. Nội dung chứa các thẻ Heading, trong Heading phải chứa các từ khoá chủ đạo •
Cách copy bài viết của website khác để SEO lên Top Google
•
Cách để Google index nhanh nhất bài viết Website của bạn
•
Cách đặt thẻ heading( H1, H2..), thẻ heading trong Seo onpage
* Bước 2: Tối ưu các phần tử quan trọng Title: Chiều dài các bạn để khoảng 56 – 60 ký tự là đẹp nhất. Trong Title bạn viết thật khéo léo, vừa đảm bảo chứa từ khoá, vừa có ý nghĩa tránh gây phản cảm cho người đọc = > không muốn click. META Description: Chiều dài khoảng 156 – 160 ký tự. Đây là phẩn mô tả ngắn gọn cho bài viết của bạn, cũng tương tự như Title các bạn viết thật khéo léo, giật tit vô tư miễn sao đầy đủ từ khoá và không phản cảm = > thôi thúc người đọc click.
Quy trình SEO Onpage (tối ưu hóa HTML) cho 1 website I, Quy trình SEO tổng thể cho các site * Việc đầu tiên trước khi bắt tay vào SEO -Khai báo website với các công cụ tìm kiếm (Google, Bing) -Tạo SiteMap, robots.txt cho các website +Với Goolge: https://www.google.com/addurl +Với Ping: http://www.bing.com/toolbox/submit-site-url 1,Tối ưu hoá các thẻ meta (cơ bản và thiết yếu nhất) * Tối ưu thẻ meta Chuẩn SEO nhằm tăng khả năng hiện diện trên Google, tăng khả năng click của khách hàng -Meta Title: Tiêu đề của bài viết or (trang)
Độ dài không vượt quá 60-65 ký tự Chứa từ khoá cần SEO một cch khéo léo và phải có ý nghĩa để thu hút click vd: Clip BÀ TƯNG – THẢ RÔNG NGỰC – BA TUNG dạy cách “Sướng” Ở đây ta có thể bóc tách ra được rất nhiều từ khoá ngoài từ khoá chính “bà tưng” như: “ clip bà tưng, thả rông ngực, bà tưng thả rông ngực, ba tung…” -Meta Description: Mô tả nội dung bài viết or (trang) Độ dài không vượt quá 150 – 156 ký tự Chứa từ khoá cần SEO, có thể nên lặp lại 1 – 2 lần nhưng đảm bảo câu vẫn ý nghĩa không gây khó chịu cho người đọc. -Meta Keyword: Chứa những từ khoá chủ đạo của bài viết or (trang) Không nên nhồi nhét quá
(hình minh hoạ 1)
(hình minh hoạ 2) Tại sao phải chèn từ khoá vào thẻ Title và thẻ Meta Descrtiption? Nhìn kỹ vào 2 hình trên ta thấy khi ta Search từ khoá “Bà Tưng” và “Thủ thuật SEO” thì ngay lập tức Google nhận diện và bôi đậm luôn các từ khoá đó, cụm từ đó trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) => Đó là 1 trong những yếu tố cơ bản và thiết yếu nhất để Google xác định và sắp xếp thứ hạng từ khoá của mình. *Chú ý: Mỗi một bài viết , mỗi một category, trang chủ…..phải có các thẻ Meta riêng, tránh Duplicate Meta cho tất cả các page. 2, Tối ưu lại các thẻ Heading (H1, H2, H3, H4, H5, H6) *Các công cụ tìm kiếm rất coi trọng các tag này, nhất là ông lớn Google => Tối ưu và tận dụng tốt các thẻ Heading sẽ mang lại hiệu quả nhất định Cách tối ưu: Đặt theo thứ tự giảm dần, Thẻ H1: Có độ ưu tiên lớn nhất(Quan trọng nhất) Nên đặt vào tiêu đề của trang( trường hợp không đặt được vào phần text thì ta có thể đặt vào logo ảnh, rồi chèn từ khoá vào thẻ ALT của ảnh) Nên đặt ỏ trên đầu trang là hợp lý nhất
(ví dụ tham khảo) Thẻ H2, h3, h4, h5, h6: Có độ ưu tiên giảm dần H2 Đặt vào những tin tức chính và nổi bật nhất. H3, H4 đặt vào những tin tức phụ và kém nổi bật hơn Chú ý: Mỗi một trang ( từ trang chủ – chuyên mục – bài chi tiết) phải có duy nhất 1 thẻ H1 riêng và không nên trùng lặp Vd: khi ở trang chủ H1 đặt ở Logo nhưng sang trang chuyên mục hoặc bài viết sẽ không còn ở đó nữa mà chuyển đến nơi chứa từ khoá chủ đạo của trang. 3, Các thẻ Alt, nofollow, internalink -Thẻ alt là thẻ mô tả hình ảnh (chứa từ khoá) -Đảm bảo rằng tất cả các hình ảnh đều có đầy đủ các thẻ alt, bời vì Google chỉ hiểu được hình ảnh thông qua các từ khoá có trong thẻ alt Vd: <img src=”images/ba-tung.jpg” alt=”bà tưng”> Như vậy là Google sẽ hiểu được hình ảnh này mô tả về Bà Tưng => Lợi cho SEO. -Internalink (Liên kết nội bộ) Trong 1 bài viết nên chèn liên kết 1 số link vào từ khoá, vừa hướng Bot Google vừa điều hướng người dùng, vừa tạo baclink… -Nofollow: Đặt rel=”nofollow” với các link không quan trọng để Google tập trung index các nội dung chính. 4, Tổng kết Cho dù bạn đang làm một dịch vụ seo chuyên nghiệp với quy mô lớn cho nhiều khách hàng khác nhau hay quy mô nhỏ trên chính những sản phẩm của mình, thì đây là tài liệu tham khảo ngắn gọn nhất những điều thiết yếu và cơ bản trong SEO, nếu áp dụng tốt, mình tin chắc chắc chắn rằng bạn sẽ có được kết quả tích cực và rõ rệt!
Cách để Google index nhanh nhất bài viết Website của bạn
1.Submit lên Google : -Đầu tiên với một site mới: + Truy cập theo đường dẫn https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url?continue=/addurl + Sau đó bạn đăng nhập tài khoản và tiến hành nhập website của mình vào sau đó submit. Cái này là để khai báo cho Google biết Website của bạn. 2.Tạo sitemap để google index nhanh web của bạn mà ko mất công tìm kiếm : - Bạn có thể truy cập vào trang này để tạo sitemap miễn phí : http://www.xml-sitemaps.com/ hoặc nếu bạn dùng WordPress thì có rất nhiều Plugin WordPress hỗ trợ tạo sitemap tự động. Sau đó vào Google Webmastertool và gửi sitemap tới nó - Cái này không thể thiếu được nhé. 3.Ping lên các trang : - http://pingomatic.com/ - http://ping.in/ - https://pingler.com/ …… 4.Share web của mình lên Google +,Facebook,Twitter..Linkhay. - Thường cứ mỗi khi có bài viết mới là mình post lên Facebook, G+ ( duy nhất 1 lần cho mỗi url thôi nhé) 5.Tìm kiếm những blogs, forum uy tín và tin cậy comment để kiếm backlink dofollow hay nofollow và thu hút độc giả ghé thăm. 6. Ngoài những thủ thuật SEO trên thì Website của bạn nếu được SEO Onpage tốt hơn, đặc biệt tập trung và thật tinh tế và linh hoạt đối với các internal link thì sẽ khiến cho “bot tìm kiếm” ở lại web bạn lâu hơn > góp phần tăng tốc độ index nhanh * Với những ai sử dụng wordpress vì tốc độ index của nó khá nhanh. WordPress có cơ chế ping server rất tốt và càng tốt hơn nữa khi bạn thêm list danh sách dưới đây vào mục Settings -> Writing – > Update Services http://rpc.pingomatic.com http://rpc.twingly.com http://api.feedster.com/ping http://api.moreover.com/RPC2 http://api.moreover.com/ping http://www.blogdigger.com/RPC2 http://www.blogshares.com/rpc.php http://www.blogsnow.com/ping http://www.blogstreet.com/xrbin/xmlrpc.cgi http://bulkfeeds.net/rpc http://www.newsisfree.com/xmlrpctest.php http://ping.blo.gs/ http://ping.feedburner.com http://ping.syndic8.com/xmlrpc.php http://ping.weblogalot.com/rpc.php http://rpc.blogrolling.com/pinger/ http://rpc.technorati.com/rpc/ping http://rpc.weblogs.com/RPC2
http://www.feedsubmitter.com http://blo.gs/ping.php http://www.pingerati.net http://www.pingmyblog.com http://geourl.org/ping http://ipings.com http://www.weblogalot.com/ping http://blogsearch.google.com/ping/RPC2 http://1470.net/api/ping http://api.feedster.com/ping http://api.moreover.com/RPC2 http://api.moreover.com/ping http://api.my.yahoo.com/RPC2 http://api.my.yahoo.com/rss/ping http://bblog.com/ping.php http://bitacoras.net/ping http://blog.goo.ne.jp/XMLRPC http://blogdb.jp/xmlrpc http://blogmatcher.com/u.php http://bulkfeeds.net/rpc http://coreblog.org/ping/ http://mod-pubsub.org/kn_apps/blogchatt http://www.lasermemory.com/lsrpc/ http://ping.amagle.com/ http://ping.bitacoras.com http://ping.blo.gs/ http://ping.bloggers.jp/rpc/ http://ping.cocolog-nifty.com/xmlrpc http://ping.blogmura.jp/rpc/ http://ping.exblog.jp/xmlrpc http://ping.feedburner.com http://ping.myblog.jp http://ping.rootblog.com/rpc.php http://ping.syndic8.com/xmlrpc.php http://ping.weblogalot.com/rpc.php http://ping.weblogs.se/ http://pingoat.com/goat/RPC2 http://rcs.datashed.net/RPC2/ http://rpc.blogbuzzmachine.com/RPC2 http://rpc.blogrolling.com/pinger/ http://rpc.icerocket.com:10080/ http://rpc.newsgator.com/
http://rpc.pingomatic.com http://rpc.technorati.com/rpc/ping http://rpc.weblogs.com/RPC2 http://topicexchange.com/RPC2 http://trackback.bakeinu.jp/bakeping.php http://www.a2b.cc/setloc/bp.a2b http://www.bitacoles.net/ping.php http://www.blogdigger.com/RPC2 http://www.blogoole.com/ping/ http://www.blogoon.net/ping/ http://www.blogpeople.net/servlet/weblogUpdates http://www.blogroots.com/tb_populi.blog?id=1 http://www.blogshares.com/rpc.php http://www.blogsnow.com/ping http://www.blogstreet.com/xrbin/xmlrpc.cgi http://www.mod-pubsub.org/kn_apps/blogchatter/ping.php http://www.newsisfree.com/RPCCloud http://www.newsisfree.com/xmlrpctest.php http://www.popdex.com/addsite.php http://www.snipsnap.org/RPC2 http://www.weblogues.com/RPC/ http://xmlrpc.blogg.de http://xping.pubsub.com/ping/ Trên đây là những thủ thuật và cách mà mình đã sử dụng và cảm thấy hiệu quả. Nếu các bạn còn cách nào hay hơn, hot hơn để Google index website nhanh thì chia sẻ để cùng nhau phát triển nhé!
20 Thuật ngữ SEO thông dụng 1. SEM: viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing, có nghĩa là tiếp thị các dịch vụ hoặc sản phẩm trên các bộ máy tìm kiếm. SEM được chia làm 2 mảng chính: SEO và PPC. SEO (Search Engine Optimization) như đã giải thích ở bên trên. PPC (Pay-Per-Click) có nghĩa là bạn trả tiền cho các “click” đến từ các bộ máy tìm kếm, các click đến từ những liên kết trả tiền “sponsored” trong các kết quả tìm kiếm. 2. Backlink: là các siêu liên kết (hyperlink) từ các website khác trỏ đến website của bạn. Các “backlink” rất quan trọng cho SEO vì chúng tác động trực tiếp đến Google PageRank của bất kỳ một trang web nào và chúng cũng ảnh hưởng đến vị trí xếp hạng của bạn. 3. Google PageRank: PageRank là một thuật toán của Google dùng để đánh giá mức độ quan trọng tương đối của một trang web trên Internet. Ý nghĩa cơ bản của thuật toán này là việc một liên kết từ trang A trỏ đến trang B có thể được coi như là một bình chọn về chất lượng cho trang B. Càng có nhiều liên kết từ nhiều nơi đến trang B, trang B đó càng tăng thêm mức độ quan trọng. Để xem PageRank của một trang web bạn cài Google Toolbar vào trình duyệt. 4. Linkbait: là một phần nội dung hoặc một bài viết trên website hoặc blog có mục đích thu hút càng nhiều “backlink” càng tốt. Thường thường đó là một bài viết hay, một video, một bức ảnh đặc biệt hoặc một câu hỏi v.v.. Một ví dụ thường thấy về “linkbait” là các bài viết “Top 10…” “Làm thế nào để…” v.v..
5. Link Farm: Một “link farm” là một nhóm các website mà mọi website này liên kết đến các website còn lại, với mục đích làm tăng PageRank của các website trong “farm” theo cách không tự nhiên. Ngày xưa việc làm này rất có hiệu quả nhưng ngày nay kỹ thuật này bị coi là “spam”, thậm chí website sử dụng kỹ thuật này có thể bị một số bộ máy tìm kiếm phạt không cho phép được xếp hạng. 6. Anchor Text: “Anchor text” là phần chữ viết trong một liên kết ví dụ Code: < a href=”http://************/3361-thiet-ke-web-tai-ha-noi.html” title=”Thiết kế web tại Hà Nội” />Thiết kế web tại Hà Nội</a> thì từ “Thiết kế web tại Hà Nội” ở đây là một “Anchor text”. Việc có một từ khoá trong “Anchor text” sẽ giúp cho công việc làm SEO thêm hiệu quả vì Google sẽ kết hợp các từ khoá này với nội dung website của bạn. Ví dụ nếu bạn có một blog viết về các thủ thuật máy tính và nếu bạn để từ khoá “thủ thuật máy tính” trong “anchor text”. Nó sẽ giúp thứ hạng website của bạn tăng lên đối với từ khoá này. 7. NoFollow: “NoFollow” là một thuộc tính của liên kết được sử dụng nhiều để báo cho Google biết để không tiếp tục dò xét website từ liên kết đó. Đối với các bộ máy tìm kiếm một trang web không được có quá nhiều liên ra ngoài, như với Google cho phép một trang web có tối đa 100 liên kết đến các trang web khác. Việc thêm thuộc tính “nofollow” thường dùng cho các liên kết trong comment của blog (một bài viết có thể có đến hơn 100 comment và mỗi có comment thường có một liên kết của người comment bên cạnh), các liên kết trả tiền. Và “nofollow” dùng để nói với Google không tính điểm PageRank cho liên kết đó. 8. Link Sculpting: tạm dich là “điêu khắc liên kết”. Bằng cách sử dụng thuộc tính “nofollow”, các webmaster ngày xưa có thể làm tăng PageRank của các trang ngay trong website của mình mà không cần đến liên kết từ các website khác. Tuy nhiên việc làm này không còn có hiệu quả nữa vì gần đây Google đã thay đổi việc xem xét các thuộc tính “nofollow” trong các liên kết. 9. Title Tag: Thẻ <title></title> là thẻ để đặt tiều đều cho một trang web trên trình duyệt, nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với thuật toán xếp hạng của Google. Để đạt được hiệu quả nhất, thẻ tiêu đề của bạn nên độc đáo và chứa những từ khoá chính của trang web. 10. Meta Tags: Các thẻ <meta /> được sử dụng để cung cấp cho các search engine những thông tin liên quan đến các trang của bạn. Các thẻ <meta /> được đặt bên trọng thẻ <head></head> trong mã HTML. 11. Search Algorithm: Thuật toán tìm kiếm của Google được sử dụng để tìm những các web phù hợp nhất cho các từ khoá tìm kiếm trên Google Search. Theo Google thuật toán này thông qua hơn 200 nhân tố, bao gồm giá trị PageRank, thẻ <title></title>, các thẻ <meta /> và nội dung của website, tuổi thọ của tên miền v.v.. 12. SERP: Search Engine Results Page – là trang kết quả của bộ máy tìm kiếm web. Về cơ bản đó là trang bạn sẽ thấy khi tìm kiếm với một từ khoá nào đó trên Google hoặc trên các bộ máy tìm kiếm khác. Lượng traffic bạn kiếm được từ search engine tuỳ thuộc vào thứ hạng bạn được xếp trên các trang SERP này. 13. Sandbox: Có thể nhiều người không biết Google có một khu vực liệt kê (index) các trang web khác có tên là Sandbox để liệt kê các website mới được tìm thấy. Khi các website ở trong Sandbox, chúng sẽ không được hiển thị trên các kết quả tìm kiếm thông thường. Khi Google xác minh một website là hợp pháp, Google sẽ đưa ra khỏi Sandbox và website đó sẽ được xếp hạng theo cách thông thường. 14. Keyword Density: tạm dich là “mật độ từ khoá”. Mật độ từ khoá của một trang web nào đó được tính rất đơn giản bằng (số lần từ khoá được dùng trong một trang) / (tổng số từ trong trang đó). Mật độ từ khoá
được sử dụng như một nhân tố quan trọng trong SEO. Ngày trước các thuật toán đặt rất nặng vào nhân tố này nhưng ngày nay nhân tố này không còn quá quan trọng nữa. 15. Keyword Stuffing: tôi tạm dich thô là “nhồi nhét từ khóa”. Vì “Keyword Density” là một nhân tố quan trọng đối với thuật toán tìm kiếm, nhiều webmaster ngày xưa đánh lừa các bộ máy tìm kiếm nhằm làm tăng mật độ từ khoá bên trong website của họ. Ngày nay kỹ thuật này không còn mấy tác dụng nữa, mà website của họ có thể bị phạt không được xếp hạng. 16. Cloaking: Kỹ thuật này liên quan đến việc tạo một trang hiển thị các nội dung khác biệt nhằm mục đích để trang đó được xếp hạng cao và kiếm traffic từ search engine với nhiều từ khoá khác nhau. Việc làm này được coi là spam và bạn có thể bị phạt với hầu hết các bộ máy tìm kiếm. 17. Web Crawler: Thuật ngữ này cũng có thể được gọi theo cách khác là máy tìm kiếm (search bot) hoặc con nhện (spider), đó là một chương trình máy tính duyệt các trang web cho bộ tìm kiếm web. Web Crawler này luôn luôn sục sạo mọi liên kết, mọi trang web mới. Đây là khâu đầu tiên của quá trính xếp hạng các trang web. 18. Duplicate Content: tam dịch là “nội dung sao chép”, “duplicate content” được địch nghĩa là một nội dung hoặc một phần nội dung được sao chép giống hệt hoặc gần giống từ những website khác. Bạn nên tránh sao chép dữ liệu từ người khác vì bạn có thể bị các bộ máy tìm kiếm trừng phạt. 19. Canonical URL (hoặc Normalized URL) – Là kỹ thuật chuẩn mực hoá các URL (Uniform Resource Locator), hoặc có thể gọi đơn giản là các liên kết (link). Các bộ máy tìm kiếm sử dụng kỹ thuật chuẩn mực hoá URL để ấn định mức độ quan trọng của các trang web hoặc làm giảm thiểu việc liệt kê những trang giống nhau. Bạn có thể xem ví dụ dưới đây về chuẩn mực hoá URL. HTTP://www.Example.com/ → http://www.example.com/ http://www.example.com/~username/ → http://www.example.com/~username/ http://www.example.com/a/index.html → http://www.example.com/a/ 20. Robots.txt Đây là một file được đặt ở thư mục gốc trong tên miền của bạn (root folder), file này dùng để báo cho các “search bot” về cấu trúc của website. Ví dụ, thông qua robots.txt bạn có thể báo cho “search bot” không được phép truy cập vào những thư mục nhất định bên trong website của bạn.
Cách copy bài viết của website khác để SEO lên Top Google Phải thú thật là không phải bất cứ 1 Copywriter nào, một website nào cũng chỉ có những nội dung do chính mình tạo ra hay còn gọi là unique content. Chính vì thế tôi xin điểm một vài bước rewrite để chúng ta có thể tạo ra những content độc đáo và lên top hiệu quả. 1 – Chú ý đến title của bài viết - Việc thay đổi title của bài viết là điều đầu tiên chúng ta phải quan tâm và nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho việc lên top của bạn. Tôi đặt nó mức ưu tiên số 1 Ví dụ ta copy một bài viết với tiêu đề “Làm sao để copy bài viết mà vẫn lên top” Chúng ta có rất nhiều cách để thay đổi nó theo cách riêng của mình ví dụ như “Lên top cao hơi với những bài viết Copy” hoặc Đừng nghĩ copy là không lên được top v.v và v.v . Chịu khó google trước khi đặt title để chắc chắn rằng cái title của bạn là DUY NHẤT.
2 – Viết lại description. - Đây cũng được coi là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc phân biệt bài viết Unique trên Google search và tôi đặt nó ở mức ưu tiên số 2. - Viết lại description đôi khi khiến chúng ta bị “Bí” vì thông thường các biên tập viên đã cô đọng khá tốt nội dung bài viết đó để nhét vào 160 ký tự trong descrtion, tuy nhiên không phải là không thể. Tôi không biết các bạn rewrite thế nào trong hoàn cảnh này nhưng tôi thì đơn giản hơn là “Đọc lướt qua nội dung” và viết đôi nét về cảm nghĩ của mình về chính cái nội dung đó. Ví dụ ngay về bài này nhé: Vừa đọc một bài rất hay trên VOM “làm thế nào mà copy bài viết mà vẫn lên được TOP”. Một bài viết rất tuyệt vời và tôi xin phép copy về bog cho mọi người tham khảo… Hãy chú ý những nguyên tắc về việc soạn thảo description nhé. Chỉ nên chứa không quá 170 ký tự, description phải chứa những từ khóa và cụm từ khóa cần SEO. Viết hấp dẫn đề thu hút CLICK về website của bạn. 3 – Tấn công tới nội dung chính. Như chúng ta đã biết thì Google đọc các nội dung text trên trang khá chính sác. Tuy nhiên theo tôi thì google chỉ có thể “Nhận dạng text” chứ không thể “Hiểu content” một cách chính xác như con người. Đặc biệt là các ngôn ngữ được hỗ trợ kém như “Tiếng Việt”. Và đây chính là lợi thế của chúng ta. Hãy: Cô đọng lại bài viết cho ngắn hơn tuy nhiên đừng có ngắn quá 300words nhé Thêm các phần nhận xét của cá nhân cho từng nội dung nhỏ trong post Thay các từ, cụm từ nhất định với những từ “Đồng nghĩa” Ví dụ: Bố tôi -> Cha mình, Ba mình… Thay các hình ảnh tương tự và nên nhớ Ảnh cũng có chỗ để chứa Profile, hãy tìm cách thay lại nó trước khi đưa vào bài viết nhé Chèn từ khóa vào bài viết với mật độ thế nào? “Đừng quá 7%” là ok rồi Viết lại TAGs và các thẻ meta keywords cho an toàn. Với kinh nghiệm của bản thân tôi thì các “nội dung Text” của bài viết # với “nội dung Text” khoảng 70% là an toàn. Đừng quên xóa các thẻ HTML của bài viết gốc trước khi post lại về Blog của mình nhé. 4 – Thêm mới nội dung = Kết Luận. Tôi nhớ là tập làm văn luôn có 3 phần, mở bài, thân bài và kết luận. Ở trên chúng ta đã có “Đề bài”, Mở bài, Thân Bài rồi, và giờ là Kết Luận.
- Phần kết luận là phần để chúng ta có thể nêu những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân người rewrite về nội dung vừa được đăng tải. Cố gắng “Bôi” ra nhiều nhiều chút xíu và đừng quên câu View cho những bài viết # trên Blog có nội dung liên quan nhé. Đó là 4 bước cơ bản để chúng ta có thể dễ dàng thay đổi nội dung của một bài viết gốc thành nội dung “Độc nhất” với Google và cũng là nội dung “Độc nhất” với cả người đọc nữa. Có nhiều bạn hỏi rằng: Có nên đặt link về bài viết gốc? Link out bao nhiêu thì đủ? Tôi xin trả lời rằng: Link về nguồn là cần thiết để người đọc có thể hiểu rõ ràng nhất cái mà mình muốn diễn đạt trong bài đang đọc. Link out bao nhiêu cũng được, miễn là LINK CÓ ÍCH CHO NGƯỜI DÙNG. Google cũng đã từng khuyến cáo rằng “Đừng tạo ra các links rác trong bài viết của bạn, hãy để người dùng tới nơi mà họ muốn tới. Linkout của bạn thật sự hữu ích có thể đó cũng là 1 điểm + cho Blog của bạn”. “Copy cũng cần phải đầu tư chất xám, thời gian, tiền bạc. ”
Tăng PageRank lên được bao nhiêu nếu có bao nhiêu backlink Tuy trong thời gian gần đây chỉ số PageRank của Google có nhiều xáo trộn (có lẽ là Google đang thử nghiệm một số thuật toán mới), nhưng Google PageRank vẫn là một trong những tiêu chí đầu tiên để các webmasters và Google bots đánh giá chất lượng của một website. Trên mạng hiện nay có khá nhiều bài viết tư vấn về cách tăng Google PageRank, các webmasters thì ra sức đi build backlink và…chờ cho đến khi Google update PageRank để biết mình đạt thứ hạng bao nhiêu. 1. Tăng PageRank tối đa được bao nhiêu nếu có 1 backlink chất lượng? Tất nhiên là việc tăng PageRank lên được bao nhiêu còn tùy thuộc vào PageRank cũ của bạn trước đó. Việc tạo được 1 backlink có chất lượng thì website của bạn có thể đạt được tối đa như bảng sau:
Ví dụ: hiện tại PageRank của bạn đang là 0 (cột ngoài cùng bên trái), nếu có 1 backlink từ site có PageRank 10 thì trang của bạn có thể tăng PageRank lên tối đa là 7. Tuy nhiên nếu trang của bạn đang có PageRank là 4 thì kể cả bạn có tạo được backlink từ 1 trang có PageRank 6 cũng là vô nghĩa vì nó sẽ không giúp bạn tăng PageRank. 2. Để tăng PageRank tôi cần bao nhiêu backlink để tăng 1 bậc?
Theo như bảng 2, ví dụ trang của bạn đang có PageRank là 2 nếu muốn tăng PageRank lên 3 thì cần 3125 backlinks từ website có PageRank 0, hoặc 625 backlinks từ website có PageRank 1, hoặc 5 backlink từ website có PageRank 3…
3. Tăng PageRank từ N/A lên PageRank từ các website có PageRank N/A, 0, 1? Nếu bạn có tham vọng làm việc này thì quả là đáng khâm phục, chắc thời gian để bạn build backlink tương đương với thời gian Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Các bạn có thể tham khảo bảng sau: ^^
Như vậy nếu bạn muốn tăng PageRank từ N/A lên PageRank 8 với các backlinks cũng từ các site có PageRank giống mình (N/A) thì cần cỡ…12,207,000 backlinks @@. Các con số trên cũng chỉ mang tính tham khảo dựa trên kinh nghiệm của tác giả, có thể nó không được chính xác một cách tuyệt đối nhưng các bạn có thể dựa vào đó để có những tính toán cho riêng mình. Chúc các bạn thành công & đừng quên để lại ý kiến, quan điểm riêng của bản thân để chia sẻ với mọi người nhé ^^.
Lịch Google Update PageRank 2013 Một thực tế hiện nay, hầu hết các Webmaster đều ưu tiên và dành thời gian nhiều cho việc xây dựng hệ thống backlink. Dường như họ vẫn thích backlink hơn so với việc đầu tư thời gian, công sức cho việc phát triển nội dung của trang web.
Lịch cập nhật Pagerank 3 tháng 1 lần của Google
Một số webmaster chẳng buồn để ý đến chất lượng bài viết, seo nội dung, SEO OnPage web cho tốt, mà họ rình rình để đi đặt link, cũng như spam. Nhưng dù sao thì cũng có nhiểu webmaster đã thành công để có được pr cao. Nhưng các bạn biết rằng, nhiều webmaster họ xây dựng web, dồn dập link chỉ tập trung vào SEO OffPage, để chờ đợi đợt cập nhật pr, họ chỉ kỳ vọng pr cao rồi bán đi, do vậy các yếu tố quản trị đó chỉ mang tính nhất thời.
Nhưng để chống lại các thủ thuật SEO của các Webmaster như vậy thì Google luôn luôn và sẵn sàng thay đổi và cập nhật các thuật toán mới. Nếu điều đó xảy ra, thì toàn bộ hoạt động SEO sẽ thay đổi. Đặc biệt có nhiều bất ngờ lớn của Google trong năm 2013. Bằng chứng là sau cơn bão mang tên Penguin 4 (thế hệ 2) được Google gọi là Penguin 2.0 với công nghệ chống spam cực mạnh đã khiến cho rất nhiều SEOer cũng như các Website hàng đầu về SEO phải rớt hạng. Lịch Google cập nhật PR trong 2013 Mặc dù lịch và thời gian cập nhật pr trong 2013 không được phát ngôn chính thức từ Google. Nhưng dựa trên những đợt cập nhật trước đó và các dự đoán của các SEOer, thông thường Google sẽ 3 tháng update một lần. Và lịch dự kiến trong 2013 sẽ là: -Lần thứ nhất: Dự kiến từ ngày 28/01– 05/02 -Lần thứ hai: Dự kiến từ ngày 28/06 – 06/07 -Lần thứ ba: Dự kiến từ ngày 29/09 – 05/10 -Lần thứ tư: Là lần cập nhật cuối cùng trong năm, trong khoảng ngày 25/12 – 29/12 Lời kết: Nếu bạn vẫn tin rằng, nếu bạn không đủ khả năng để SEO trang web của bạn, thì bạn hãy cố gắng nhé, vẫn còn cơ hội đó, Bạn vẫn còn 20 – 30 ngày nữa tranh thủ và tập trung xây dựng nội dung, chất lượng cho trang web, cũng như xây dựng hệ thống backlink ở những site có pr cao và cũng lĩnh vực. Vì bạn biết rằng, Google vẫn chưa có thông báo chính thức việc “vô giá trị của backlink “. Chúc bạn gặp được nhiều điều may mắn nhất và tốt nhất trong những lần cập nhật PR của Google trong năm 2013
THUẬT TOÁN GOOGLE Penguin 4 chống spam mới cập nhật Thế hệ thứ 4 của thuật toán chống spam của google đã được cập nhật 22/5/2013. Penguin 4 có một sử thay đổi, Nó chứa Penguin 2.0 với công nghệ under-the-hood, mà Googlecho biết là một thế hệ mới cao hơn của công nghệ chống spam.
Thuật toán Penguin 4 được cập nhật với thế hệ chống spam Penguin 2.0
Quản trị web và SEO, mong đợi những thay đổi lớn đối với kết quả tìm kiếm. Matt đặc biệt cho biết, 2,3% các truy vấn tiếng Anh sẽ bị ảnh hưởng bởi bản cập nhật này. Matt Cutts sau đó được đăng trên blog của mình một số chi tiết về việc thay đổi này. Matt giải thích đó là một thay đổi tốt trên quốc tế, nói rằng sự thay đổi “cũng đã hoàn tất triển khai cho các ngôn ngữ khác trên toàn thế giới.” Sự ảnh hưởng thế nào phụ thuộc vào “ngôn ngữ với nhiều hơn webspam,” tức là nếu tiếng Pháp có webspam nhiều hơn thìGoogle Pháp sẽ thấy một tác động lớn hơn. Các bản cập nhật trước của Penguin •
Penguin 1 : 24/4/2012 (ảnh hưởng đến ~ 3,1% của các truy vấn)
•
Penguin 2: 26/5/2012 (ảnh hưởng ít hơn 0,1%)
•
Penguin 3: 5/10/2012 (ảnh hưởng đến ~ 0,3% của các truy vấn)
•
Penguin 4: 22/5/2013 (ảnh hưởng đến 2,3% các truy vấn)
Kể từ bản cập nhật đầu tiên, các phiên bản Penguin 2 và 3 chỉ có thay đổi nhỏ. Nhưng thuật toán Penguin 4 là một sự thay đổi lớn, quá lớn mà Google gọi là Penguin 2.0 (thế hệ 2). Đi sâu hơn Penguin 2.0, tác động đến nhiều quản trị web Trước đó, Matt cho biết trong một đoạn video lần cập nhậtPenguin này là một cập nhật lớn và sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến SEO và quản trị web so với phiên bản thế hệ đầu tiên. Đây là video: Video Matt cutts
Plugin tốt nhất cho WordPress! WordPress SEO by yoast Chuyện là mình cũng mới làm wordpress thôi, vì hiện tại đang SEO On Page cho site thì vướng mắc chỗ “Không biết vào đâu để đặt và viết lại các thẻ meta cho Categroy trong trang web”. Mình đã tìm hiểu và đã làm được nên hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn tham khảo.
Tất cả mọi người là người viết blog đã nghe một hoặc hai điều về SEO. Bạn biết rằng nó là rất quan trọng cho trang web của bạn để có SEO tốt. WordPress là rất tốt mã đó là lý do tại sao nhiều người gọi nó là SEO thân thiện. Nhưng lợi ích SEO thật sự đến từ WordPress plugin WordPress SEO by Yoast . Plugin này là bởi đến nay các giải pháp SEO hoàn chỉnh nhất đó là có sẵn cho WordPress. Nó đã nhận được hơn một triệu lượt tải về. Chúng tôi sử dụng WordPress plugin SEO để cải thiện SEO trên trang của chúng tôi. 1, Không giống như hầu hết các plugin khác plugin này là cách nhiều hơn đơn giản bổ sung thẻ meta. Chúng tôi sử dụng nó để thêm bài tùy chỉnh tiêu đề, mô tả meta, từ khóa meta và những bài viết, các trang của chúng tôi, và nguyên tắc phân loại (từ khóa, thể loại, vv). Khi viết các thông tin meta, WordPress SEO plugin cho bạn một kết quả tìm kiếm xem trước đoạn Google, do đó bạn có thể biết được chính xác nội dung của bạn sẽ xem xét khi một ai đó tìm kiếm nó trong Google. Nó thậm chí còn có khả năng giúp bạn có được xác minh tác giả google cho trang web của bạn .
2, Nó giúp chúng ta tạo ra bản đồ website XML rằng hình ảnh hỗ trợ. Nó cũng cung cấp cho chúng ta khả năng có cấu hình cao cấp như loại bỏ một bài cụ thể, trang, loại bài, hoặc một phân loại từ đồ. Nó thông báo cho công cụ tìm kiếm tự động sau khi nội dung của bạn được xuất bản. 3, Nó cho phép chúng tôi để thêm tùy chỉnh RSS chân cho WordPress bài viết của chúng tôi. 4, Nó có tích hợp xã hội cho phép bạn hiển thị cho bạn các tiêu đề chính xác, mô tả, và hình ảnh cho Facebook bằng cách sử dụng dữ liệu meta OpenGraph. Nó cũng cho phép chúng ta thêm thẻ twitter trong WordPress . 5, Nó có tấn các tính năng thú vị khác mà bạn có thể đọc về trong chúng tôi SEO WordPress bởi Yoast bài viết. * Trước kia tôi có dùng All In on SEO nhưng khi chuyển sangWordPress SEO by Yoast (được bạn Thachpham.com giới thiệu) tôi cảm thấy rất tiện ích và tuyệt vời, ngay sau đó thì tôi đã xóa luôn “bà già Plugin” All in On SEO
SEO On Page là gì? Cách SEO OnPage & tối ưu hóa website SEO On Page là gì ? “SEO On Page” là quá trình tối ưu hóa Website và nội dung các trang trong Website nhắm giúp trang web của bạn trở nên thân thiện hơn với các SE, Google. SEO On Page là cách SEO hướng đến nội dung của web bằng việc cải tiến lại code và nội dung cho trang web, để các search engine sẽ tìm đến website của bạn dễ dàng hơn. “SEO On Page” chủ yếu cải tiến HTML tags bao gồm thẻ Heading (Thẻ Title, thẻ description, các thẻ heading…) Những yếu tố cơ bản cần tối ưu của 1 website ?
[SEO On Page] tập trung vào các yếu tố HTML cơ bản: Thẻ Title (Tiêu đề) Thẻ này là thẻ quan trọng nhất vì nó nằm trên cùng kết quả tìm kiếm của bạn. Phải tối ưu thẻ title thật tốt để Google để mắt tới.
Cách tối ưu thẻ META: Bao gồm 2 thẻ được ưu tiên hàng đầu: Meta keywords: Đây là thẻ với mục đích cung cấp từ khóa liên quan của trang web với các cái Spider từ các SE Meta description: Đây là thẻ hết sức quan trọng chỉ sau thẻ Title. Bạn phải viết thật khéo léo vừa đảm bảo chứa từ khóa cho Google vừa đảm bảo hấp dẫn thu hút người dùng click. * Nội dung phần Body: Viết lại nội dung sao cho chứa những từ khóa. Điều này sẽ giúp các Spider dễ dàng xác định từ khóa mà trang web bạn muốn làm SEO. Tối ưu thẻ Heading (đề mục từ H1 – H6) Vì các SE xem các đề mục rất quan trọng này Liên kết: Các anchor text có chứa từ khóa rất quan trọng với những liên kết đến từ bên ngoài tên miền của bạn (outbound link) cũng như các liên kết nội bộ (inbound link) Thuộc tính ALT của thẻ IMG: Theo các chuyên gia SEO, việc chèn từ khóa vào nội dung của ALT sẽ làm gia tăng sự liên quan nội dung trang web với từ khóa. Đọc thêm về: SEO hình ảnh Ngoài ra SEO On Page còn chú trọng đến việc tối ưu lại bố cục trang web bằng cách hiệu chỉnh CSS và sửa lỗi cho đúng chuẩn của W3C đề ra. Các SE sẽ đánh giá cao các trang web không có lỗi và sẽ giúp trang web của bạn có vị trí cao trên SERPs * Hạn chế sử dụng các thủ thuật seo cần tránh như: Nhồi nhét từ khóa, đặt ẩn text ở bất kỳ nơi đâu trong body nhé. Các SE và Google rất thông manh để nhận ra các thủ thuật SEO Mũ Đen này.
Thủ thuật SEO VIDEO, hướng dẫn SEO VIDEO cho website Hôm nay mình xin chia sẻ một chút kinh nghiệm về seo, cụ thể là thủ thuật seo video. Thực ra việc seo video cũng không có gì đặc biệt lắm chỉ cần bạn nắm rõ được những yếu tố cơ bản và đã từng seo cho nội dung, hình ảnh..thì kỹ thuật seo video cũng tương tự như vậy thôi. Mỗi một bài video chi tiết cũng phải có đầy đủ các thẻ meta: Title, Description, keyword, tag, h1, h2(cách đặt thẻ Heading)… Đây là những yếu tố cơ bản(Seo onpage) nhất để cải thiện thứ hạng của video trên SERP (trang kết quả tìm kiếm). Cách đặt thẻ Title: Title chắc chắn phải đặt vào thẻ H1, có chứa từ khóa cần seo + từ khóa “video” hoặc “clip”(góp ý)…độ dài tối đa 65 ký tự là ok nhất. Meta Description: Meta Description: Bạn viết thật khéo léo vừa hay, thu hút người click vừa đảm bảo phải chứa từ khóa chủ đạo + từ khóa “video”….độ dài Meta Description khoảng 160 ký tự là ok nhất. Meta Keyword: Tương tự như các bài viết khác bào gồm từ khóa cần seo, từ khóa liên quan+ từ khóa “video“, “clip” (góp ý) Thumbnail: Lựa chọn một hình ảnh đại diện cho video đẹp sẽ thu hút được người xem click => tăng pageview. *Góp ý: Việc đặt từ khóa “video” ở đây có mục đích: Theo mình tìm hiểu thì không những Các Search engines đánh giá rất cao từ khóa này, nó dựa vào từ khóa “video” để hiểu và phân loại nội dung mà đây cũng là nhu cầu tìm kiếm của người dùng khi tìm kiếm 1 video nào đó…
Ngoài ra để có thứ hạng cao thì ta cũng phải tạo sitemap cho video, chia sẻ video lên các mạng xã hội… Tổng quan: Việc tối ưu video, seo video để có thứ hạng tốt trên SERP cũng tương tự như việc tối ưu,, seo nội dung bình thường chỉ khác một chút đó là: Google cũng như các bộ máy tìm kiếm khác rất kém hoặc có thể nói là không thể hiểu được nội dung của một video. Nó chỉ để ý đến các phần tử HTML xung quanh video. Vì vậy để video có thứ hạng tốt nhất ta nên tối ưu những phần tử này….Đi từ tổng quan (Trang Web) đến chi tiết (Chuyên mục => Chi tiết).
SEO từ khóa, công cụ nghiên cứu từ khóa, lựa chọn từ khóa Để SEO từ khóa “on-top” Google là cả một quá trình gian nan và phải vận dụng nhiều thủ thuật cũng như kết hợp nhiều công cụ hỗ trợ. Sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn những công cụ nghiên cứu từ khóa tốt nhất và thịnh hành nhất hiện nay, giúp bạn lựa chọn từ khóa, đánh giá, nghiên cứu từ khóa được tối ưu và chuẩn xác nhất!
SEO từ khóa, lựa chọn từ khóa, nghiên cứu từ khóa
1. Spacky Spacky SEO là công cụ về miễn phí Nghiên cứu từ khoá mà sẽ giúp bạn ước lượng các khoảng số khối lượng tìm kiếm cho một từ khóa trên Google, Yahoo và MSN. Hoạt động tốt, tuy nhiên bạn có thể có một số sự cố khi gõ trong những Captcha, là vì nó luôn luôn dài. 2. SEO Digger Một nghiên cứu từ khóa phổ biến công cụ mà sẽ giúp bạn tìm ra các từ khóa là có tiềm năng tốt cho các thứ hạng cao trên SERPs hay có thực sự xếp hạng cao trên SERPs. Tuyệt vời cho các phân tích cạnh tranh.
3. Submit Expresss Tôi tin rằng công cụ này sẽ giúp bạn tìm thấy trung bình khối lượng tìm kiếm của một từ khóa vào từ khoá Wordtracker và khám phá. 4. WordTracker Keywords Đây là một trang web tốt với các UI liệt kê ra rằng thông tin dữ liệu liên quan đến bất cứ từ khóa nào được quan tâm. Bạn có thể lưu được kết quả như XML, CSV, XLS hoặc TXT. 5. Word Tracker Bản phổ biến nhất về công cụ miễn phí từ khóa nghiên cứu có sẵn trên mạng Internet ngày nay. Mặc dù cơ sở dữ liệu phù hợp hơn cho Yahoo, nó là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhất. 6. Google AdWords Keyword Tool Đây là một trong những công cụ tôi yêu thích như sự đáng tin cậy của nó. Nó cho bạn thấy được cập nhật dữ liệu, nếu không phải là một trong những tinh chế hay nhất. Dữ liệu, một số nhu cầu sàng lọc và chế biến, và bạn đang có quyền lưu thông tin tại đây. 7. SEO Book Keyword Research Tool Một công cụ phổ biến nhất trên thế giới, một công cụ thu thập từ các nguồn như wordtracker, Google và Yahoo cùng một lúc. Có thể lưu các dats Xml vào tác phẩm, theo sluggish. 8. Niche Bot Keyword Research Công cụ này được dựa trên WordTracker, nhưng những gì tôi thích công cụ này là “mở rộng” công cụ thành pops lên một cửa sổ với các phương pháp để theo dõi các từ khóa. rất hữu ích trong khi đang làm nghiên cứu về tính cạnh tranh từ khóa. 9. Keyword Spy Đây là một công cụ tuyệt vời nếu bạn muốn tính toán chi phí trung bình cho mỗi nhấp chuột của một từ khóa. Ngoài ra danh sách các cạnh tranh, trung bình chi tiêu hàng ngày v.v.. – hữu ích cho mọi người tập trung vào thu nhập AdSense. 10. Good Keywords Các nghiên cứu về từ khóa tốt nhất là phần mềm phổ biến với seo. Mặc dù các dữ liệu tương tự như WordTracker, nó giúp bạn thu hẹp dữ liệu rất dễ dàng với các bộ lọc. Các công cụ được thiết kế dựa trên Softnik của Chennai.
Thủ thuật seo cần tránh – Đặt text ẩn (text-indent) trong seo Đặt text ẩn (text-indent) trong SEO? Google rất thông minh để phát hiện ra các thủ thuật seo này, sau đây là một số Thủ thuật SEO cần tránh trong seo onpage Lấy ví dụ so sánh: Dạng đúng. <a href=”http://kenh14.vn” class=”logo-iamge”><img alt=”kênh thông tin dành cho giới trẻ” src=”http://kenh14.vn/loggo.png” title=”Kênh thông tin dành cho giới trẻ”></a> Trong css code sẽ có dạng như sau: logo-image {
float: left; width:200px; height:200px; } Dạng sai. <a href=”http://kenh14.vn” class=”logo-image”>Kênh thông tin dành cho giới trẻ</a> Và code css có dạng như sau: logo-image { background: url(“http://kenh14.vn/logo.png”) no-repeat left top; width:200px; height:200px float: left; text-indent: -9999em; } Sự khác biệt trong css là 2 dòng css bôi đỏ ở trên. Thay vì image để trong css, hidden text “Kênh thông tin dành cho giới trẻ” trong logo, thì bạn nên show logo trực tiếp và chèn “Kênh thông tin dành cho giới trẻ” vào thẻ “ALT” của ảnh và Thẻ Title của <a> Ngoài ra: Việc chèn các từ khóa với font chữ cực nhỏ, cùng màu sắc với font chữ nền hay vượt khỏi cửa sổ của trình duyệt hay thậm chí sử dụng các kỹ xảo SEO CSS HTML cũng là nhữngthủ thuật SEO cần tránh. Các thuật toán của Google đã khá hoàn thiện trong việc phát hiện ra các kỹ xảo seo này. Và việc bị trừng phạt là khó tránh khỏi nhất là khi việc chống spam đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều máy tìm kiếm (Google, Yahoo).
Cách đặt thẻ heading( H1, H2..), thẻ heading trong Seo onpage Thẻ Heading đóng vai trò rất quan trọng trong SEO nói chung và SEO OnPage nói riêng. Tuy nhiên cách dùng như thế nào, sử dụng sao cho hợp lý thì chưa hẳn ai cũng biết. Sau đâySEO Bá Đạo xin gợi ý cho các bạn cách đăt thẻ Headingchuẩn để trang web của bạn tối ưu và thân thiện nhất với Google. Thẻ heading gồm (h1,h2,h3,h4,h5,h6) Cách đặt thẻ heading trong SEO OnPage Vd minh họa: <H1>THẾ GIỚI</H1> <H2>CHÂU Á</H2> <H3>VIỆT NAM</H3> <H4>HÀ NỘI</H4>
<H5>HAI BÀ TRƯNG</H5> <H6>18 TAM TRINH</H6> * Các thẻ trong mỗi page sẽ được đặt theo nguyên lý giảm dần như trên. *Tránh nhồi nhét nhiều từ khóa hay nhiều thứ vào các thẻ này. - H1 có độ ưu tiên số 1 thường mỗi trang nên chỉ xuất hiện 1 lần + H1 nên đặt ở tiêu đề trang hoặc ở logo(homepage), ở tiêu đề page trang chuyên mục, tiêu đề trang chi tiết(tiêu đề bài viết). + trường hợp ở trang chủ nếu không đặt được H1 vào title thì có thể đặt thay thế cho hình ảnh(logo). + Tất cả các thẻ và mọi thứ trong các thẻ không được đặt ẩn.
H1 Tags
*Tránh lạm dụng để nhồi nhét từ khóa - H2 có độ ưu tiên số 2, thẻ này có thể dùng nhiều lần trong trang. -H3 có độ ưu tiên thứ 3 sau H2 và H1, thẻ này có thể dùng nhiều lần trong trang. -H4 –H6 có độ ưu tiên cuối cùng thường ít được sử dụng và quan tâm.
* Đây chỉ là ý kiến của riêng mình, còn với mỗi loại website với các giao diện và nội dung khác nhau sẽ có các cách sử dụng và tối ưu khác nhau bởi vì “SEO thì không có một công thức chung nào hết!” Chúc các bạn SEO thật Bá Đạo!
Tối ưu hóa thẻ title, cách đặt thẻ title, meta description Hướng dẫn tối ưu hóa thẻ title, cách đặt thẻ title và cách viết meta description đúng chuẩn seo để có thứ hạng cao trên trang công cụ tìm kiếm Google. I, Tags Title(thẻ tiêu đề) - Nên để tiều đề khoảng 60 đến 70 ký tự vì google chỉ hiển thị tối đa được 70 ký tự nếu title dài hơn thì google sẽ cắt bớt bằng dấu … - Nên đặt từ khóa vào title, mật độ từ khóa có thể lặp lại từ 1 đến 2 lần, tối đa là 5 từ khóa nhưng vẫn đảm bảo title có nghĩa , dễ đọc, tự nhiên để hấp dẫn người dùng click. - Không để trùng lặp thẻ tiêu đề trong trang web. Mỗi trang nên có tiêu đề riêng của nó. - Không được để trống title như vậy sẽ không có giá trị seo nào. - Không nhồi nhét từ khóa vì cả người dùng và Google đều không thích.
II, Tags meta Description(thẻ mô tả) - Mỗi trang, bài viết đều phải có description khác nhau tránh trùng lặp description. - Description phải viết trung thực phản ánh đúng nội dung trang để tránh người dùng và máy tìm kiếm ghét. - Phải có những từ khóa của mình trong meta description, những từ khóa này sẽ được công cụ tìm kiếm bôi đậm làm nổi bật và thu hút click. - Độ dài của description khoảng tối ưu nhất là 70-160 ký tự. -Tránh nhồi nhét từ khóa (thủ thuật seo cần tránh). - Description càng hấp dẫn càng lôi cuốn người dùng click. Đọc thêm:
SEO LÀ GÌ? Nghề SEO phải làm những công việc gì? Nếu là webmaster, hẳn không ít lần bạn đã từng nghe đến SEO, nghề SEO, dịch vụ SEO. Vậy SEO là gì ? SEO là từ viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm). SEO được hiểu là phương pháp hay tập hợp những phương pháp tối ưu hóa website, làm cho website trở lên thân thiện với máy chủ tìm kiếm, nhằm nâng cao thứ hạng website của bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… khi người dùng tìm kiếm với các keyword (từ khóa) liên quan.
SEO cũng được coi là một lĩnh vực trong việc tiếp thị, truyền thông và quảng bá, là một ngành nghề tiếp thị hay dành cho những người làm công việc tối ưu hóa thiết bị tìm kiếm, người đưa ra phương pháp tối ưu cho website. Thông qua SEO, các quản trị có thể đưa trang web của họ lên vị trí cao trong SERP (Search engine result page – trang kết quả tìm kiếm) với những từ khóa liên quan nhằm tăng lượt truy cập và tính cạnh tranh với đối thủ. SEO là một công việc riêng, một việc rất độc lập nhưng đôi khi là một trong những chiến dịch quảng cáo của các quản trị. Nếu nhận thức được tầm quan trọng của SEO, người quản trị sẽ gặt hái được nhiều thành công, kiếm được nhiều nguồn khách hàng khổng lồ từ các công cụ tìm kiếm. Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, là những nhà tư vấn đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng. Hiện nay, việc làm SEO ở Việt Nam đang ngày càng phổ biến, nó được coi như một nghề hái ra tiền, một việc làm đầy tính tư duy hay một lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo độc đáo !
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng. Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nếu như một khách hàng đang tìm kiếm trang web của bạn, và bạn vô tình bị xếp ở trang thứ hai của kết quả tìm kiếm, sẽ ít có khả năng khách hàng ghé thăm trang của bạn.
SEO LÀ GÌ? Nghề SEO phải làm những công việc gì?
Google quyết định thứ tự trên trang kết quả tìm kiếm như thế nào? Google sử dụng hơn 200 tiêu chí để quyết định thứ tự của kết quả tìm kiếm và những thuật toán chính xác này là một bí mật – điều tương tự cũng xảy ra đối với các công cụ tìm kiếm của Yahoo hay Microsoft. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn được tách biệt giữa các yếu tố nằm trên trang web như văn bản thực tế và nội dung, và các yếu tố nằm ngoài trang web bao gồm số lượng các đường link từ bên ngoài đến các website đó.
Làm sao để trang web được các công cụ tìm kiếm để mắt tới? Google công khai các hướng dẫn SEO của mình. Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng trang web của bạn được công cụ tìm kiếm biết đến, điều này có nghĩa là có một “con nhện” tự động bò trên nội dung trang web của bạn và đưa nó vào trong bản đồ. Từ đó, việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật. Về cơ bản, nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng. Một số trang web có thể cố gắng để “lừa” Google, hoặc bằng cách tải các trang web với quá nhiều các từ khóa không liên quan, hoặc thông qua các trang trung gian có các đường link mà không mang nội dung nào cả.
Có phải trả tiền để được xếp hạng cao ở các trang tìm kiếm? Bạn có thể trả tiền cho các trang web tài trợ (sponsor link), nhưng đó là cách khá đắt đỏ để có được khách hàng, đặc biệt nếu như bạn có rất nhiều khách hàng ghé thăm. SEO tập trung vào việc tác động đến danh sách kết quả tìm kiếm có hệ thống. Bạn có thể trả tiền cho một chuyên gia SEO để khuyên mình làm thế nào để tăng thứ hạng của mình, nhưng bạn không thể trực tiếp trả tiền cho Google để được xuất hiện ở thứ hạng cao. Một phần quan trọng của SEO là xác định từ khóa và lặp lại chúng trong các đề mục, các đoạn mở đầu và trong địa chỉ trang web. Các đường link đến với những bài khác từ trang chủ cũng có tác dụng. Bởi vì trang chủ thường được các công cụ tìm kiếm biết đến nhiều hơn. Ảnh và video cần được đính kèm với các từ khóa liên quan để được công cụ tìm kiếm tìm thấy. Liệu việc quá phụ thuộc vào một công cụ tìm kiếm có quá nguy hiểm không? Mạo hiểm hơn là việc khi mà các công cụ tìm kiếm sửa đổi các tiêu chuẩn tìm kiếm của mình, giống như việc trang GoCompare đã phát hiện ra trong năm nay. Trang web so sánh giá bảo hiểm xe hơi chỉ trong một đêm đã rớt khỏi trang kết quả số 1 xuống trang số 7 với từ “bảo hiểm xe hơi”, điều này đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của họ. Có ý kiến cho rằng Google đã phạt GoCompare vì nghi ngờ hành động mua các đường link – một hành động mà Google luôn phản đối.
Tiết lộ bí quyết để có thứ hạng cao Top 10 Google năm 2013 Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì để đạt được thứ hạng cao trong việc tìm kiếm. Hoặc bạn đã bị rớt khỏi TOP sau khi đợt cập nhật Penguin. Do đó, bạn hãy đọc kỹ bài viết này và thực hiện theo lời khuyên của chúng tôi. Chúng tôi đã phân tích hàng trăm các trang web của khách hàng và chiến lược SEO của họ đều có kết quả tốt và có vị trí số 1 trên Google trong suốt 6 tháng qua. Còn những website khác thì không. Vậy tại sao?
Tôi xin được tiết lộ với các bạn, những lý do quan trọng nhất tại sao một số web không thành công để có mặt trong Top 10 của Google. Và những gì bạn cần phải làm để đạt được thành công, đạt được mục tiêu trong năm 2013. Chú ý: Bạn hãy làm theo thứ tự từng bước dưới đây. Nếu bạn thiếu 1 trong các bước thì sự thất bại sẽ dễ dàng đến với bạn. 1.
Lựa chọn
từ
khóa
Tôi đã gặp rất nhiều SEOer. Họ đã cố dành thời gian lớn cho những từ khóa khó, cạnh tranh cao. Thực sự điều đó
đã
phù
hợp?
Chính vì vậy, chúng tôi khuyên rằng, khi xây dựng chiến dịch Link Building. Bạn không nên chọn những từ khóa quá cạnh tranh. Hãy chọn những từ khóa vừa phải và phù hợp với khả năng của mình và có thể tăng được traffic
ngay,
Chúng
tôi
khuyên
cơ hội hiển bạn
nên
áp
thị
dụng
chiến
trên thuật
80/20.
TOP Vậy
nó
sớm.
như
thế
nào?
Bạn hãy dành 80% thời gian để tập trung xây dựng hệ thống link đối với những từ khóa vừa phải, còn 20% thời gian còn lai tập trung cho những từ khóa cạnh tranh cao. 2.
Có
được
backlinks
chất
lượng
từ
các
trang
web
có
nội
dung
liên
quan
và
PR
cao.
Bạn không nên quan tâm về số lượng nhé. Mà chúng ta cần quan tâm về chất lượng. Nếu như trước đây, nhiều website có nhiều backlink được trỏ về từ các website có pr thấp. Nhưng thứ hạng của họ vẫn tốt và cao trên Google. Và giờ đây điều đó đã thay đổi và ngược lại. Đặc biệt, sau khi Google cập nhật thuậ toán Penguin đã loại bỏ những link có chất lượng thấp. Do vậy các bạn cần tập trung xậy dựng hệ thống link cho site của mình vào những website có cùng liên quan, có pr bằng site của mình hoặc cao hơn. Cũng lưu ý rằng: Pagerank bây giờ cũng không quá quan trọng như trước nữa. Do vậy, ngay cả bạn xây dựng backlink từ những site có pr 1, nhưng có sự liên quan và nội dung tương đồng với site của bạn còn hơn là các site có PR 6,7 nhưng nó không có liên quan. Nếu 2013 Google cập nhật thêm 1 phiên bản mới của Pengium loại trừ những liên kết không cùng nội dụng liên quan,, thì điều gì sẽ xảy ra với website của bạn? Hãy loại bỏ các backlink đó ngay từ bây giờ, thay vì việc bạn dành thời gian tìm kiếm nhiều những backlink không liên quan, thì hãy tìm những site có cùng chủ đề, nội dung để xây dựng link. Chúng ta cần ít, nhưng chất lượng. 3. Tạo backlinks với các Anchor Text khác nhau. Chúng tôi đã nhận thấy rằng một trong những phổ biến nhất (và rất có hại). Đó là nhiều SEOer đã mắc sai lầm khi bỏ qua quy tắc này. Phân tích của riêng của chúng tôi, cũng như nghiên cứu SEOmoz đã chỉ ra rằng: Nhiều SEOer rất thành công để có thứ hạng trong TOP 10 của Google, và cả chỉ số SERPs khi họ áp dụng chuẩn công thứcphân
bổ
Anchor
Text hợp
lý,
ngay
cả
sau
khi
Penguin
cập
nhật.
Còn những SEOer khác thì sao? Những SEOer đã bỏ qua quy tắc này, họ đã rớt ngay, và không thể có được thứ hạng cao. Như các bạn biết. Google thường xuyên cải thiện và đưa ra các thuật toán mới. Đặc biệt, vào cuối tháng 3 năm 2012, Google đã đưa ra thuật toán Penguin. Sau khi cập nhật Penguin thì một số lượng lớn các trang web trong toàn bộ mạng Internet bị mất thứ hạng của họ. Lý do quan trọng nhất tại sao các thứ hạng đã giảm sau khi bản cập nhật này. Đó chính là sự không tự nhiên trong việc phân bổ từ khóa (anchor text) của các backlinks. SEOmoz đã thực hiện một nghiên cứu sâu, để cố gắng tìm ra là những gì được gọi là tự nhiên nhất “công thức phân bổ từ” mà SEOer phải tuân thủ theo để có thứ hạng cao trên Google. Họ đã lấy các trang web có thứ hạng cao và thấp trên Google và SEOMOZ đã so sánh sự phân bổ Anchor Text của các website đó với nhau. Và
điều
gì
đã
xảy
ra?
Các kết quả nghiên cứu rõ ràng đó đã chỉ ra rằng các trang web có thứ hạng cao, thì có sự phân bổ từ khóa như sau:
Nghĩa là: Ví dụ nếu tên miền của bạn và từ khóa mục tiêu chính của bạn mà bạn muốn vị trí số 1 trên Google làwww.kienthucmarketing.vn Kiến thức Marketing. Nhưng sau đó bạn cần có 18% backlinks của bạn có từ khoá kết hợp chính xác (ví dụ Kiến thức Marketing), 17% Anchor Text của bạn nên bao gồm từ khoá chính
xác (ví dụ như: Kiến thức marketing cho bạn, kiến thức marketing trực tuyến..), 31% lượng backlinks của bạn thì nên để như tên thương hiệu của bạn (kienthucmarketing), 18% Anchor Text của bạn nên để như của bạn, theo URL (www.kienthucmarketing.vn) và phần còn lại 16% các Anchor Text của bạn nên bao gồm các từ khóa như vậy khi bấm vào đây, xem chi tiết, tìm hiểu thêm,..vv Chúng tôi rất hiểu tâm trạng khó khăn của bạn, làm thế nào nó có thể được backlinks từ những từ khóa như vậy như: “nhấp vào đây” hoặc thậm chí chỉ cho một tên thương hiệu kinh doanh của bạn hoặc tên miền của trang web của bạn, và đó là lý do tại sao chúng tôi khuyến khích bạn để đọc bài này. Đó là những trường hợp mà SEOmoz nghiên cứu và chứng minh rằng điều này không phải là “có thể làm theo“, đó là việc “phải tuân thủ theo” những quy tắc SEO cơ bản. Đó là việc bạn nên làm theo để có được thứ hạng cao trên Google trong 2013. Tuy nhiên, nếu hiện nay việc phân bố các Anchor Text của bạn không trùng với đề cập ở trên, nhưng không có quá nhiều liên kết như vậy, thì bạn không nên quá bận tâm tháo gỡ chúng, mà bạn chỉ cần xây dựng các liên kết mới với những Anchor mà hiện tại bạn đã không có đủ. Vì vậy, khi các liên kết mới được xây dựng, việc phân bố Anchor Text mới của bạn trở nên tự nhiên hơn. 4. Xây dựng backlinks từ các trang có PR khác nhau. Có nhiều thảo luận đã đưa ra rằng: Làm thế nào, thế nào để xây dựng một chiến dịch Backlinks tự nhiên?. Và điều
đó
còn
tiếp
tục
được
tranh
luận
nhiều
hơn.
Theo quan điểm này, sự đa dạng của các backlink tại các site có PR khác nhau theo cấp độ từ Pr 0 – Pr cao hơn. Do đó, khi xây dựng hệ thống backlink, bạn nên đặt từ từ, từ những site có pr thấp đến các site có pr. Bạn nên hiểu rằng chỉ khi bạn xây dựng các backlink từ các site có PR cao rồi đến thấp PR thì đó mới là vẻ đáng ngờ để Google để ý bạn. Hoặc bạn backlink của bạn toàn ở những site có PR cao. Đó là lý do tại sao backlinks của bạn phải đến từ các trang web với PR khác nhau. Đặc biệt hơn nơn nữa, bạn cũng nên đặt một số các backlink của
bạn
ở
những
site
có
pr0
và
PR1,
vì
nhìn
nó
rất
tự
nhiên
cho
Google.
Ban nên chỉ có khoảng 5% – 8% các liên kết của bạn nên đến từ các trang có PR cao từ mức PR4 trở lên. Nếu hiện tại hồ sơ backlink của bạn không tương ứng với đề nghị này, bạn không muốn loại bỏ các backlink hiện có tại các site có PR cao, thì tốt hơn hết, bạn nên tăng cường và bổ sung thêm backlink từ các site có pr thấp. Do đó, Google sẽ nhìn bạn với ánh mắt tự nhiên hơn. 5.
Mua,
trao
đổi
backlinks
từ
từ
Có rất nhiều SEOer đã mắc phải sai lầm này. Họ đã ồ ạ mua với số lượng lớn backlink trong cùng một thời điểm. Thực
sự
đó
là
điều
không
tốt.
Do đó, chúng tôi khuyên bạn rằng, không nên không nên mua rất nhiều backlink trong cùng một ngày, hoặc cùng một thời điểm và chúng tôi nhấn mạnh rằng Bạn càng không nên mau hoặc trao đổi với các site có PR cao ngay! Như vậy, backlinks đến với website của bạn trông nó sẽ rất tự nhiên trong ánh mắt của Google Tôi xin đưa ra 1 ví dụ, nếu trang web của bạn có PR hiện tại của bạn là PR3 hay PR4 (chúng tôi lấy trung bình PR trên Internet để đưa ra ví dụ này), chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng kế hoạch Link Building sau đây: Bắt đầu từ việc mua hoặc trao đổi với 3 backlinks từ site có liên quan đến lĩnh vực của bạn trong tuần đầu tiên, mà các site đó chỉ có PR1-PR2. Nên mua, trao đổi backlink ở site có pr 1 nhiều hơn với site có PR2. Mua liên kết như
vậy
trong
thời
gian
3-4
tuần
đầu
tiên.
Sau đó bạn thêm một vài backlinks từ các site có pr 3. Và lưu ý rằng, tất cả các site đó đều phải có liên quan về nội
dung
với
trang
web
của
bạn.
Do đó, sau 1 đến 1,5 tháng đầu tiên, bạn đã có được một số lượng backlink từ các site có pr 1,2,3 rồi Sau 1,5 – 2 tháng của chiến dịch link building, mức độ an toàn và tự nhiên của bạn đã OK rồi, bạn có thể tiếp tục mua, trao đổi với vài site có pr 4, sau 2 tuần tiếp theo, bạn có thể bổ sung thêm vài backlinks từ các site có pr 5, rồi
pr
6
và
có
thể
hơn
nữa,
tùy
khả
năng
và
điều
kiện
của
bạn.
Đó là những lý do, tại sao chúng tôi khuyên bạn như vậy, tại sao lại không xây dựng các backlink từ các site có pr cao rồi xuống thấp, hay số lượng cụ thể. Đó chính là một yếu tố về phân bổ backlink tự nhiên. Các bạn có thể đọc thêm tại kienthucmarketing.vn Chúng tôi muốn nhắc lại 1 lần nữa. Bạn nên cố gắng để có được những backlink từ các site có PR4 và cao hơn mà phải liên quan đến lĩnh vực của bạn. Nếu bạn không thể có được baclink từ site có pr cao cùng lĩnh vực đến website của bạn thì nó không phải là một vấn đề đáng suy nghĩ, bạn hãy tập trung vào nhiều site có pr thấp, nhưng có cùng lĩnh vực liên quan. 6. Hãy kiên nhẫn, không nóng vội. Những từ khóa của bạn có mức độ cạnh tranh cao. Bạn cần 1 thời gian nhất định để có được thứ hạng cao trên. Nó có thể mất từ 1 đến 2 tháng đối với từ khóa cạnh tranh thấp, có thể từ 2 đến 4 tháng với các từ khóa cạnh tranh
cao,
và
từ
4
đến
6
hoặc
thậm
chí
12
tháng
cho
cụm
từ
khóa
cạnh
tranh
cao.
Tuy nhiên, hầu hết các SEOer đạt được Top 10 trên Google trung bình trong vòng 3 đến 6 tháng khi họ áp dụng các hướng dẫn trên của chúng tôi. Bạn hãy nhớ rằng Google luôn phát triển các thuật toán mới. Các thuật toán được sử dụng để tác động vào tâm lý của bạn – Như khi bạn nhận được backlinks mới, thì thứ hạng từ khóa của bạn bị rớt, và chỉ một thời gian sau thì từ khóa đó lại quay trở lại và nhận được vị trí hiển thị cao hơn trước đó. Các chuyên gia tại SEOmoz đã nhận thấy rõ điều này. Và hơn thế nữa, Google thậm chí còn nói về điều này trong bằng sáng chế của họ có số 8.244.722. Nên khi từ khóa của bạn tự nhiên biến mất, thì hãy bình tĩnh nhé. Và một lần nữa chúng tôi muốn khuyên bạn là: “hãy kiên nhẫn”. 7. Hãy loại bỏ tất cả các nội dung trùng lặp. Đây không phải là một lời khuyên. Đó là một điều cần thiết và bắt buộc bạn phải làm! Ngay sau khi Google cập nhật thuật toán Panda, phiên bản 3.6. Dường như Google đã loại bỏ hẳn những trang web có nội dụng trùng lặp ra khỏi Top 10. Vì vậy, bạn cần chú ý đến chất lượng của nội dung, bài viết trang web của bạn. Bởi vì tầm quan trọng của nội dung phát triển từ ngày này sang ngày khác. Có rất nhiều những công cụ kiểm tra nội dung trùng lặp, nó có thể giúp bạn tìm và loại bỏ tất cả. Cuối cùng: Đó là thời điểm bạn cần theo dõi kết quả Hãy nhớ theo dõi các thay đổi vị trí, thứ hạng website của bạn trên Google. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng CuteRank phiên bản miễn phí hoặc trả tiền để dễ dàng theo dõi chúng và biết được, làm thế nào để có hiệu quả đo lường kết quả chiến dịch của bạn Chúc bạn thành công trong 2013 !