TRỊNH PHƯƠNG ANH
GIẢI MÃ MÀU SẮC ĐỎ, VÀNG, XANH LAM
GIẢI MÃ MÀU SẮC ĐỎ - VÀNG - XANH LAM
Trịnh Phương Anh
“Màu sắc là nơi não bộ và vũ trụ gặp nhau.” - Paul Cezanne
Mục lục Chương I: Góc nhìn tổng quan Vật lý và màu sắc - Các mô hình màu sắc
7 9
Mô hình màu sắc thời Cổ đại, Trung cổ và Phục hưng
10
Mô hình màu sắc từ thế kỷ XVII
13
Cách thức não bộ nhận biết màu sắc
27
James Clerk Maxwell và triều đại điện từ
28
Não bộ với màu sắc
30
Bạn có thấy những gì tôi thấy
32
Hệ màu RGB và CMYK
35
Hệ màu RGB
38
Hệ màu CMYK
36
Chương II: Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam Đỏ
41 43
Màu đỏ gắn liền cùng văn hóa
44
Một số loại phẩm nhuộm đỏ
52
Các thông tin đáng chú ý khác
58
Vàng
69
Màu vàng gắn liền cùng văn hóa
70
Các thông tin đáng chú ý khác
79
Xanh lam Một số loại phẩm nhuộm xanh lam Màu lam và động vật Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
89 90 107 3
“Vì sao hai màu đặt cạnh nhau lại ngân lên thành tiếng hát? Liệu có thể thực sự giải thích điều đó? Không thể. Cũng như người ta không bao giờ có thể học được phải vẽ như thế nào.” - Pablo Picasso
4
Lời mở đầu Bắt nguồn từ ý tưởng mong muốn làm chủ tốt hơn cách sử dụng màu sắc để bản thiết kế đẹp hơn và truyền tải tốt hơn thông điệp mà nó đem lại, mình dần đi tìm hiểu sâu vào ý nghĩa mà các màu sắc biểu thị. Bởi vì chỉ khi tìm hiểu rõ nguyên nhân gắn liền với ý nghĩa đó - tức là nắm được căn nguyên bản chất của vấn đề - mới có thể sử dụng thành thạo mà không cần máy móc theo bất cứ một lý thuyết tổng quan có sẵn nào, rồi từ đó mới phát triển và sáng tạo theo hướng pha với chất riêng của mỗi người thiết kế. Càng tìm hiểu kỹ hơn thì mình càng nhận ra cách thức màu sắc nhuộm thắm thế giới này thật độc đáo, mỗi một màu sắc mang vô vàn ý nghĩa có thể bắt đầu từ những điều kiện sử dụng màu sắc đó trong cuộc sống hàng ngày mà nó mang trong mình sự quý phái hay tầm thường, hay sự ứng dựng của màu sắc trong thực tế không chỉ đơn thuần từ các ý nghĩa trừu tượng theo cảm nhận chung của mọi người mà hoàn toàn dựa trên những cơ sở tính toán rất khoa học. Hay sự tận dụng lợi thế về màu sắc của mỗi sinh vật dần hình thành nên các tập tính sống của chúng. Hoặc nếu không có đôi mắt thì thế giới vốn đầy màu sắc này có còn giữ nguyên được sự rực rỡ vốn có của nó? Chính vì những điều đó mà mình quyết định định hướng cuốn ebook này theo một trình tự thời gian từ khi màu sắc bắt đầu được chú trọng và để tâm nghiên cứu, gắn liền với các giải thích vật lý về cấu tạo mắt để hiểu rõ hơn về cách mà chúng ta nhận thức về màu ra sao. Cuối cùng là lời giải thích cho ý nghĩa của màu sắc cũng như cách mà chúng được vận dụng trong cuộc sống mà trước hết là ba màu cơ bản Đỏ - Vàng - Lam. Trong quá trình thực hiện quyển Ebook này cũng là lúc bản thân mình khám phá ra được rất nhiều điều mới mẻ, và nhận thấy được rằng kiến thức của bản thân còn rất nhiều thiếu sót. Vì vậy, quyển ebook này đối với mình cũng là vừa đi vừa khám phá và vừa trải nghiệm. Hy vọng mọi người khi đọc xong cũng có đồng quan điểm với mình. Đồng thời để hoàn thiện hơn quyển ebook này, mình rất mong nhận được ý kiến đóng góp và bổ sung kiến thức từ mọi người để quyển ebook này hoàn thiện hơn. Mình luôn sẵn sàng tiếp nhận để sửa đổi và bỏ sung. Rất mong nhận được sự góp ý của mọi người và xin chân thành cảm ơn.
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
5
Giải mã màu sắc Đỏ, vàng, xanh lam
Chương I: Góc nhìn tổng quan 1. Vật lý và màu sắc - Các mô hình màu sắc 2. Cách thức não bộ nhận biết màu sắc 3. Hệ màu RGB và CMYK
Vật lý và màu sắc Các mô hình màu sắc Mô hình màu sắc thời Cổ đại, Trung cổ và Phục hưng Mô hình màu sắc từ thế kỷ XVII
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
9
Mô hình màu sắc thời Cổ đại, Trung đại và Phục hưng Trước khi chữ viết ra đời, con người đã biết vẽ từ rất lâu trước đó. Bằng chứng cho điều này là những tranh vẽ hang động tại Altamira (Tây Ban Nha) và Lascaux (Pháp) đã xuất hiện từ hậu kỳ thời đồ đá cũ (Các tranh vẽ này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử mà còn thực sự mang giá trị nghệ thuật). Trong khi đó, lịch sử chữ viết bắt đầu khi hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người xuất hiện vào đầu thời kỳ đồ đồng (Cuối thiên niên kỷ IV trước công nguyên) từ các biểu tượng tiền ký tự của thời kỳ đồ đá mới.
Tranh vẽ tại hang động Altamira - Tây Ban Nha
Tranh vẽ tại hang động Lascaux - Pháp
Như vậy, thông qua giá trị nghệ thuật của các tranh vẽ hang động đem lại, có thể thấy ngay từ thuở sơ khai, con người đã biết tìm kiếm các vật liệu từ môi trường xung quanh để tô điểm cho cuộc sống cũng như các tác phẩm nghệ thuật họ tạo ra. “Lý thuyết màu đã có bề dày phát triển suốt 30.000 năm qua. Nó không phải là điều mọi người đột nhiên phát hiện ra. Tổ tiên chúng ta đã vẽ những bức tranh trong các hang động và bắt đầu cho ngôn ngữ thị giác. Và lý thuyết màu cũng đã được biết đến như thế” - Tiến sĩ tâm lý kiêm chuyên gia tư vấn màu thương hiệu Jill Morton chia sẻ.
Các nghiên cứu về màu sắc thời cổ đại Những nghiên cứu về màu sắc đã bắt đầu từ những năm trước công nguyên. Năm 800 trước công nguyên, những người Ấn Độ Upanishads đã tìm ra mối liên hệ giữa các màu. Năm 400 trước công nguyên, nhà triết học Plato cho rằng ánh sáng hay những tia lửa phát ra từ mắt người, cho nên con người mới thấy được sự vật. Epicurus cho rằng bản sao của sự vật sẽ tác động vào mắt người. Vào thiên niên kỷ thứ nhất, Abu Mohammed Ibn al Hazen cho rằng hình ảnh được tạo thành từ trong mắt người. Và còn rất nhiều các thí nghiệm, nghiên cứu khác về màu sắc trong thời kỳ này.
10
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Lý thuyết màu sắc của Aristotle Aristotle (384 - 322 trước Công nguyên) - nhà triết học và bác học thời Hy Lạp cổ đại, học trò của Platon và thầy dạy của Alexandros Đại đế - là người đầu tiên đã xây dựng lý thuyết về màu sắc. Aristotle cho rằng, tồn tại hai màu đen và trắng tạo thành các “phẩm chất cực đoan” mà ông đồng nhất với sáng và tối. Tất cả các màu khác bắt nguồn từ sự chuyển đổi sắc độ giữa đen và trắng và biểu hiện các “phẩm chất trung gian”. Tuy nhiên sự chuyển đổi sắc độ này không chỉ đơn thuần là sự xếp cạnh nhau của đen và trắng mà Aristotle còn viện đến vai trò của nhiệt. Cũng theo ông, ba màu đỏ, lục và lam-tím của cầu vồng là ba màu duy nhất mà các họa sĩ không thể nào pha ra được. Lý thuyết của ông sau này đã được nhà toán học D’Aguilon(1567-1617) tại Bruxelles kế thừa trong tác phẩm Opticorum libri sex. D’Aguilon coi đỏ, vàng và lam là ba sắc “cao quý” mà từ đó có thể tạo ra tất cả các màu khác. Aristotle (384 - 322 TCN)
Mô hình màu sắc của các họa sĩ từ thế kỷ XIV
Sơ đồ của Cennino Cennini về sắc độ trong tranh. Highlight: Phần sáng nhất Lit surface: Bề mặt được chiếu sáng Terminator: Imprimatura (Lớp màu mỏng và trong phủ lên toàn bộ bố cục, cùng với màu nền tạo nên hòa sắc chung cho cả bức tranh, và tạo “chân” cho sơn dầu bám chặt vào nền)
Shadow: Bóng tối W: trắng C: màu nguyên U: Màu vẽ lót Bk: Đen
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
Xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ XIV, Cennino Cennini (1370 - 1440) trong một tác phẩm của mình đã cho biết họa sĩ dùng bảy màu gồm bốn màu từ khoáng chất tự nhiên là đen, đỏ, vàng, lục và ba màu tự tạo là phấn trắng, lam ultramarine (từ đá lapis lazuli) hoặc lam azurite (khoáng vật đồng) và vàng. Các màu này được làm từ các chất màu (color pigments). Màu vàng khoáng chất thường là vàng đất (orche) tức hydrated oxide sắt (Fe2O3.H2O) (orche vàng kim) hay oxide sắt (Fe2O3) (orche đỏ). Màu vàng nhân tạo là phẩm nhuộm. Như vậy, đối với các họa sĩ, các màu sơ cấp là các chất màu. Sắc của chất màu chỉ được thể hiện trong màu tinh khiết hay màu nguyên khi màu ở dạng bão hòa về sắc. Họa sĩ pha màu trắng vào màu nguyên để làm sáng màu lên và pha màu đen vào để làm tối màu đi.
11
Các màu nguyên khi được trộn với nhau đều bị xỉn đi. Vì thế các họa sĩ thời Cổ đại, Trung cổ, Phục hưng và Baroque tránh pha trộn các màu nguyên với nhau. Tuy Leonardo Da Vinci (Một thiên tài toàn năng người Ý, 1452 - 1519) coi sáu màu trắng, vàng, đỏ, lục, lam và đen là sáu màu sơ cấp nhưng những màu này không bao giờ được coi là các màu cơ bản để pha ra các màu thứ cấp như trong mô hình hòa sắc sau này, mà chỉ được dùng để định vị trong hệ thống hòa sắc. Các bậc thầy cổ điển đã dùng kỹ thuật vẽ nhiều lớp để giảm thiểu sự pha trộn các màu nguyên trong hội họa sơn dầu.
Mona Lisa Tranh vẽ của Leonardo Da Vinci
Tiên tri Bileam và con lừa cái Tranh vẽ của Rembrandt van Rijn 12
Leonardo Da Vinci (1452 - 1519)
Đầu tiên họ vẽ lót để xây dựng không gian và hình khối chung chỉ dùng ba màu trắng, đen (hoặc nâu tối) và ochre (vàng đất). Sau đó họ láng màu lên lớp vẽ lót đã khô. Các màu trung gian được tạo bằng cách láng các màu nguyên lên nhau. Ví dụ màu lục được tạo bằng cách láng màu lam ultramarine (từ đá lapis lazuli) lên màu vàng chanh đã khô, chứ không trộn màu lam ultramarine với màu vàng chanh trên palette (khay trộn màu). Nhờ phương pháp này mà bóng tối trong các kiệt tác của Leonardo Da Vinci, Rembrandt van Rijn (Họa sĩ và nghệ sĩ khắc bản in nổi tiếng người Hà Lan) hay Jan Vermeer (Họa sĩ người Hà Lan thời Baroque nổi tiếng với các tác phẩm về đời sống hiện thực),... sau khi trải qua nhiều thế kỷ trông vẫn trong và sâu thẳm chứ không nông như các hòa sắc bóng tối được pha trộn từ các màu bù nhau (complementary colors) trên palette của nhiều họa sĩ trường phái Ấn tượng sau này. Nghệ thuật hòa sắc dựa trên kỹ thuật vẽ nhiều lớp của các bậc thầy cổ điển cho đến bây giờ vẫn được coi là tuyệt đỉnh của hội họa sơn dầu. Tuy nhiên thật đáng tiếc khi nó đã bị mai một kể từ trào lưu Ấn tượng trong hội họa cuối thế kỷ XIX - khi các họa sĩ bắt đầu hy sinh truyền thống để đánh đổi lấy cái “độc đáo”.
>> CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Mô hình màu sắc từ thế kỷ XVII Lý thuyết về màu sắc thực sự là một lĩnh vực nghiên cứu nghiêm túc từ thế kỷ XV khi các khái niệm cơ bản được các nhà vật lý, hóa học và toán học xây dựng và diễn giải đầy đủ. Sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật trong thế kỷ XVII và thời kỳ Khai sáng của thế kỷ XVIII đã thúc đẩy các ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn. Việc các nhà hoá học cuối thế kỷ XVII tập trung nghiên cứu các chất màu và thuốc nhuộm để ứng dụng trong kỹ nghệ dệt đã khiến khoa học chú ý tới các thực hành của hoạ sĩ. Năm 1666, để trình bày mối quan hệ giữa các màu sắc khác nhau một cách dễ dàng hơn, nhà bác học người Anh Sir Isaac Newton lần đầu tiên đã đưa ra một khái niệm gọi là bánh xe màu (The colour wheel). Đây được xem như những bước căn bản cho các nghiên cứu sau này và dần được các học giả thế kỷ XVII phát triển kĩ càng và ngày càng hoàn thiện hơn.
Lý thuyết màu sắc của Newton
Sir Isaac Newton thực hiện thí nghiệm về hiện tượng tán sắc ánh sáng
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
13
Toàn bộ lý thuyết trừu tượng và rắc rối về màu sắc của thời Baroque đã bị Isaac Newton (Nhà vật lý, thiên văn học, triết học, toán học, thần học và nhà giả kim thuật người Anh - nhà khoa học vĩ đại và có tầm ảnh hưởng lớn nhất, 1642 - 1721) lật nhào bằng thí nghiệm tán sắc ánh sáng vào năm 1671. Newton phát hiện ra rằng chùm ánh sáng trắng khi đi qua một lăng kính thì bị tách ra thành bảy chùm ánh sáng có màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím. Bảy chùm ánh sáng đơn sắc này sau khi đi qua một lăng kính lộn ngược thì lại hợp nhất thành chùm ánh sáng trắng. Để xây dựng lý thuyết chống lại trực giác và có tính cách mạng này là một việc không dễ dàng. Ngay cả những trí tuệ vĩ đại nhất lúc bấy giờ cũng khó chấp nhận lý thuyết này. Ý tưởng cho rằng màu trắng chứa tất cả các màu sắc đã khiến Goethe bối rối, do vậy ông đã chống lại và vận động những người khác từ bỏ ý tưởng này bất kể kết quả thí nghiệm của Newton.
Isaac Newton (1642 - 1721)
14
Newton cũng chứng minh được rằng các chùm ánh sáng có màu khác nhau trong quang phổ khi chiếu qua vật chất thì bị khúc xạ theo một góc khác nhau. Ông phát hiện ra rằng khi đi qua lăng kính, ánh sáng màu đỏ sẽ bị lệch ít hơn trong khi ánh sáng màu tím bị lệch nhiều hơn. Kết quả quan sát này đã khiến Newton tin rằng mỗi màu được tạo ra từ các thành phần thiết yếu duy nhất. Thành phần tạo nên sắc đỏ của màu đỏ khác với thành phần tạo nên sắc tím của màu tím. Mặc dù Newton đã chọn hướng đi đúng nhưng ông đã đưa ra giả thuyết sai rằng những ánh sáng gồm những hạt nhỏ di chuyển trên một đường thẳng xuyên qua một loại ether và hình thành nên “lý thuyết hạt”. Tuy nhiên cuối cùng, cái mà ông gọi là “lý thuyết hạt” sau đó được chấp nhận rộng rãi.
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Newton coi cả bảy màu đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm và tím là bảy màu sơ cấp bởi không có màu nào có thể bị đổi sang màu khác bằng khúc xạ và chúng có thể hoà trộn với nhau. Bên cạnh đó, Newton nhận thấy rằng một màu có thể là màu thuần túy hoặc do sự kết hợp của các tia sáng. Bạn có thể khẳng định một màu là hỗn hợp của ánh sáng hay là màu của quang phổ bằng cách truyền ánh sáng đó qua lăng kính. Ví dụ, ánh sáng màu cam tạo nên do sự phối trộn sau khi qua lăng kính sẽ bị tách thành các màu thành phần, nhưng điều này không xảy ra với ánh sáng màu cam thuần túy. Newton cũng phát hiện ra rằng khi chiếu ba hoặc bốn chùm ánh sáng đơn sắc chồng lên nhau, chúng có thể hoà thành màu trắng.
Vòng tròn màu sắc của Newton
Ngay khi Newton khẳng định rằng các màu quang phổ của ông không biến đổi, ông bắt đầu đặt tên cho chúng. Vào lúc khởi đầu các thí nghiệm, phổ màu theo ông gồm 11 màu sắc, tuy nhiên sau đó khi tạo ra bánh xe màu cùng với ý tưởng cầu vồng phản ánh thang âm, ông đã quyết định đặt tên cho các màu sắc của ông tương ứng với bảy cung trong âm nhạc như sau: Đỏ tương ứng với 1 cung giữa Re (D) và Mi (E), Cam tương ứng với 1/2 cung giữa Mi (E) và Fa (F), Vàng tương ứng với 1 cung giữa Fa (F) và Sol (G), Lục tương ứng với 1 cung giữa Sol (G) và La (A), Lam tương ứng với 1 cung giữa La (A) và Si (B), Chàm cung giữa Si (B) và Do (C), Tím tương ứng với 1 cung giữa Do (C) và Re (D), Trong đó diện tích các phần EF, hay BC chỉ bằng một nửa diện tích của một trong các phần CD, DE, FG, GA, AB, tương tự như trong gam Do trưởng (C major).
16
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Tuy vậy Newton đã nhầm lẫn khi đồng nhất cách hòa sắc của màu vẽ (theo luật trừ màu) với cách hòa sắc của ánh sáng (theo luật cộng màu). Mặc dù khi trộn các chất màu đỏ, vàng và lam với nhau thu được màu xám trong khi ba chùm ánh sáng đỏ, lục, lam hòa trộn với nhau thu được ánh sáng trắng, nhưng Newton đã đồng nhất các kết quả đó và cho rằng màu vẽ cũng có bảy màu sơ cấp: đỏ, cam, vàng, lục, làm, chàm, tím, và những màu này cũng hòa với nhau theo quy luật tương tự như bảy màu quang phổ của ông. Kết luận của Newton mâu thuẫn rõ ràng với thực tế bởi người ta nhanh chóng nhận thấy rằng khi trộn màu vẽ đỏ và lục với nhau không thu được màu vàng như Newton nói, mà chỉ thu được màu xám. Cuộc tranh cãi giữa những người ủng hộ lý thuyết hoà sắc của Newton và những người chống đối đã kéo dài hơn một thế kỷ.
Newton với ý tưởng cầu vồng phản ánh thang âm
>> Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
17
Mô hình màu sắc của Le Blon Năm 1710 hoạ sĩ đồng thời là thợ in khắc và doanh nhân người Đức Jacob Christoph Le Blon (1667 - 1741) đã phát minh ra phương pháp in màu dùng ba khuôn in lõm với ba màu sơ cấp đỏ, vàng và lam. Năm 1721, Le Blon xuất bản bức hình in màu với nhan đề “Préparation anatomique des parties de l’homme servant à la génération, faite sur les découvertes les plus modernes” (Chuẩn bị giải phẫu các bộ phận cơ thể người phục vụ cho sinh sản, thực hiện trên cơ sở các khám phá hiện đại nhất). Đây là một trong các bức in màu khắc lõm đầu tiên được xuất bản trong lịch sử.
Một trang trong cuốn “Coloritto” (1725) J.C. Le Blon ghi luật pha màu vẽ như sau: vàng + đỏ = cam, đỏ + lam = tím, lam + vàng = lục.
Jacob Christoph Le Blon (1667-1741)
Năm 1725, Le Blon xuất bản cuốn sách nhan đề “Coloritto: hay sự hài hòa của hòa sắc trong hộì hoạ quy về ứng dụng cơ học” (Coloritto: or the Harmony of Coloring in Painting Reduced to Mechanical Practice). Le Blon là một trong những người đầu tiên chỉ ra sự khác nhau giữa hòa sắc cộng màu và hòa sắc trừ màu. Ông viết: “Hội hoạ, với ba màu đỏ, vàng và lam, có thể biểu thị tất cả các vật nhìn thấy được, bởi lẽ tất cả các màu khác đều được tạo bởi ba màu đó, mà tôi gọi là ba màu sơ khai. Sự pha trộn của ba màu nguyên thủy này tạo ra màu đen, và tất cả các màu khác… Tôi chỉ nói về màu chất liệu, hay các màu mà hoạ sĩ dùng, bởi lẽ sự pha trộn tất cả các màu không sờ mó được (ánh sáng), mà ta không cảm thấy, sẽ không tạo ra màu đen mà, hoàn toàn ngược lại, tạo ra màu trắng, như ngài Isaac Newton vĩ đại đã chứng tỏ trong cuốn “Quang học”. Trắng là sự tập trung, hay dư thừa ánh sáng. Đen là sự che giấu sâu kín, hay không có ánh sáng.” Công trình của Le Blon là khởi đầu cho sự ra đời của một loạt mô hình hoà sắc trong thế kỷ XVIII.
>> 18
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Tam giác màu sắc cuả Mayer Vòng màu của Newton chỉ cho thấy sự thay đổi của sắc và độ bão hòa của từng màu chứ không cho thấy độ sáng tối của các màu thay đổi như thế nào. Các lý thuyết gia thế kỷ XVIII mong muốn xây dựng mô hình màu sắc đảm bảo bốn tiêu chuẩn: 1. Mô hình phải phân loại tất cả các màu sắc có thể được tạo bởi tổ hợp của các màu cơ bản, được gọi là các màu sơ cấp 2. Mô hình phải có một cấu trúc hình học chỉ rõ vị trí của các màu, mối tương quan giữ chúng với nhau và với các màu sơ cấp 3. Chuẩn hóa tên các màu 4. Công thức pha trộn màu để có thể tạo ra các màu giống màu của vật tự nhiên hoặc nhân tạo Hệ thống trật tự màu sắc toàn diện đầu tiên đã được nhà toán học và thiên văn học người Đức Tobias Mayer (1723 - 1762) đề xuất vào năn 1758. Tam giác màu sắc này dựa trên ba màu tinh khiết của hoạ sĩ là đỏ thần sa (cinnabar), vàng Cao Miên (gamboge) và lam azurite (khoáng vật đồng), nằm tại ba đỉnh, và được lấp đầy bởi các chuyển sắc giữa ba màu này. Mỗi cạnh tam giác có 12 chuyển sắc - con số chuyển sắc lớn nhất mà Mayer cho rằng mắt người có thể phân biệt được. Dùng tam giác màu sắc của Mayer người ta có thể đi từ các màu sơ cấp tại ba đỉnh sang các ô màu khác nhau và biết chính xác tỉ lệ đỏ, vàng và lam để pha được màu của mỗi ô. Ô ở tâm tam giác có tỉ lệ đỏ (R), vàng (Y), lam (B) bằng nhau, được Mayer ký hiệu là r4y4b4.
Tam giác hòa sắc của Tobias Mayer
Mayer còn mở rộng tam giác cho không gian 3 chiều bằng cách thêm trục đen trắng vuông góc với mặt phẳng tam giác. Theo trục này các màu sáng hơn do thêm trắng được xếp tại các tam giác nằm ở tầng trên so với tam giác màu cơ sở, tẩng càng cao có màu càng sáng, còn các màu tối hơn do thêm đen được xếp tại các tam giác nằm ở tầng “dưới đất” so với tam giác màu cơ sở, tầng càng sâu có màu càng tối. Toàn bộ không gian màu sắc của Mayer có 819 màu.
Tháp hòa sắc của Tobias Mayer
>> Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
19
Tuy là một bước tiến vượt bậc so với mô hình của Le Blon, song hệ thống màu sắc của Mayer có các nhược điểm như sau: Các tổ hợp bất kỳ của ba màu sơ cấp trong hệ thống của Mayer không thể tạo ra tất cả các màu sắc. Hệ thống hoà sắc của Mayer không thể áp dụng được cho cả chất màu và ánh sáng bất chấp khẳng định của ông. Không có một thang chuyển sắc độ liên tục từ đen sang trắng hoặc thiếu trục bão hòa do đó khó diễn giải chuyển đổi màu. Mô hình khó áp dụng trong thực tiễn vì các chất màu thực tế có độ nhuộm khác nhau nên tỉ lệ trên tam giác của Mayer có khi cho màu xám bẩn.
Tobias Mayer (1723 - 1762)
Mô hình màu sắc của Mayer
>> 20
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Bánh xe màu sắc của Harris Năm 1766 nhà nghiên cứu côn trùng và hoạ sĩ đồ hoạ người Anh Moses Harris (1730 - 1788) xuất bản cuốn sách nhan đề “Hệ thống tự nhiên của màu sắc”, trong đó ông xây dựng một bánh xe hòa sắc dựa trên ba màu sơ cấp đỏ, vàng và lam. Ông là người đầu tiên đề xuất ý tưởng về sự tương phản giữa các màu bù nhau, và đưa ý tưởng đó vào bánh xe hoà sắc của mình. Ông viết: “Nếu muốn một màu hay sắc độ tương phản trong bánh xe màu sắc, hãy nhìn vào màu đối diện. Chẳng hạn nếu muốn tìm màu nào là màu tương phản nhất với màu đỏ, hãy nhìn vào màu đối diện với nó trên bánh xe - đó là màu lục. Màu ngược nhất với Moses Harris lam là cam, và ngược nhất với vàng là tím.” Bánh xe hòa sắc của (1730-1788) Harrris đã gây ảnh hưởng rất lớn tới các hoạ sĩ, trong đó có Joseph Turner (1775 - 1851) - danh hoạ Anh với các bức hoạ dự báo sự ra đời của hội hoạ Ấn tượng Pháp vào thế kỷ XIX. Bánh xe hòa sắc của Harris cũng đã khởi xướng cho sự ra đời của một loạt các bánh xe hòa sắc của các tác giả khác như của James Sowerby năm 1809, George Field năm 1817 và Charles Hayter năm 1826. Những người chống đối lý thuyết hoà sắc của Newton dùng bánh xe hòa sắc của Harris như một bằng chứng rằng trên thực tế màu sắc hòa với nhau không tuân theo quy luật hòa sắc của ánh sáng.
Bánh xe hòa sắc của Moses Harris
>> Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
21
Quả cầu màu sắc của Runge Hoạ sĩ người Đức Philipp Otto Runge (1777 - 1810) là người đề xuất hệ thống hòa sắc hiện đại đầu tiên. Mô hình quả cầu hoà sắc của Runge (xuất bản năm 1810) dùng ba màu sơ cấp đỏ, vàng, lam cùng hai màu đen và trắng để tạo ra tất cả các màu còn lại. Trên quả cầu của Runge độ sáng được xếp theo đường vĩ tuyến, trong khi sắc được xếp theo kinh tuyến, còn độ bão hòa màu sắc được tính từ tâm ra mặt quả cầu. Đây là lần đầu tiên mỗi màu có vị trí chính xác trong tương quan với tất cả các màu nguyên cũng như các pha trộn. Tiếc rằng Runge đã mất năm 33 tuổi vì bệnh lao, trước khi ông kịp lập bảng đánh dấu phân loại màu sắc trên quả cầu của mình.
Philipp Otto Runge (1777 - 1810)
Quả cầu màu sắc của Runge
Bán cầu màu sắc của Chevreul Thừa kế quả cầu màu sắc của Runge, năm 1839 nhà hóa học Pháp Michel Eugène Chevreul (1786 - 1889) đã đề xuất mô hình bán cầu màu sắc. Ông chia đường xích đạo của mặt cầu thành sáu phần bằng nhau dành cho ba màu sơ cấp đỏ, vàng, lam và ba màu thứ cấp cam, lục, tím. Mỗi phần màu lại được chia thành 12 sắc, tổng cộng có 72 sắc được xếp quanh xích đạo. Độ sáng tối của mỗi sắc được xác định thông qua nhân tố đen (nero factor): đen nhất ở bề mặt bán cầu, càng vào tâm càng trắng dần. Trục vuông góc với mặt phẳng xích đạo (tức trục từ cực bắc tới tâm quả cầu) chỉ có hai màu đen trắng chuyển từ đen ở đỉnh tới trắng tại tâm.
22
Michel Eugène Chevreul (1786 - 1889)
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Chevreul còn nghiên cứu rất kỹ về hiệu ứng xảy ra khi các màu đặt cạnh nhau, về tương phản màu sắc, về sự xuất hiện của vệt sáng tại ranh giới giữa màu sáng và màu tối (ảo giác Chevreul). Các công trình nghiên cứu về màu sắc của Chevreul đã có ảnh hưởng lớn đối với các hoạ sĩ Ấn tượng, Tân Ấn tượng và Hậu Ấn tượng Pháp.
Couleurs d’un Spectre Solaire. 1864
<<< Bán cầu màu sắc và 72 sắc quanh xích đạo của Michel Eugène Chevreul
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
23
Bán cầu màu sắc của Chevreul Hệ thống màu sắc đầu tiên của thế kỷ XX đã được hoạ sĩ người Mỹ Albert Henry Munsell (1858 - 1918) đề xuất vào năm 1900. Munsell dùng một hình trụ để sắp xếp 1200 màu sắc. Trục đối xứng của hình trụ biểu thị độ sáng tối (value), trục bán kính biểu thị độ tinh khiết của màu (chroma), và trục vòng quanh tâm biểu thị các sắc màu (hue) đỏ, đỏ ngả vàng, vàng, lục ngả vàng, lục, lục ngả lam, lam, lam ngả tím, tím, tím ngả đỏ (tía). Mô hình màu sắc của Munsell vẫn còn được dùng tới ngày nay. Henry Munsell (1858 - 1918)
Hình trụ màu sắc của Munsell
24
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Cách thức não bộ nhận biết màu sắc James Clerk Maxwell và triều đại điện từ Não bộ với màu sắc Bạn có thấy những gì tôi thấy
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
27
James Clerk Maxwell và triều đại điện từ Trước khi có những thành quả của Jame Clerk Maxwell (nhà toán học, một nhà vật lý học người Scotland, 1831 - 1879), người ta tin rằng điện và từ là hai thành phần riêng biệt, nhưng Maxwell đã nhận thấy chúng có sự liên kết với nhau và ông gọi sự liên kết này là liên kết điện từ. Maxwell cho thấy cách thức các hạt tích điện hút hoặc đẩy lẫn nhau, cũng như cách chúng hành xử như sóng khi truyền qua không gian vũ trụ. Phần đặc biệt thú vị trong chuyên luận của Maxwell về chủ đề này cho thấy một nhóm đặc thù của các sóng điện từ chính là nguyên nhân tạo nên ánh sáng khả kiến - hay nói cách khác, là nguyên Jame Clerk Maxwell (1831 - 1879) nhân của màu sắc. Ông cũng đã định dạng các nhóm sóng điện từ khác mà hiện nay đã được công nhận như tia cực tím, sóng radio, tia X và vi sóng… Tất cả được ghi nhận trên phổ điện từ và được xác định bởi các đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau là bước sóng và tần số (Bước sóng càng nhỏ thì tần số càng lớn và ngược lại). Mỗi màu sắc có bước sóng và tần số khác nhau cũng như vi sóng, sóng radio và các bước sóng khác trên phổ điện từ, nhưng không có tính chất chủ yếu nào tách rời các bước sóng này ra khỏi nhau - ngoại trừ đôi mắt của chúng ta (hay nói chính xác hơn là sự phân tích của não) có thể cảm nhận chúng như màu sắc.
Phổ sóng điện từ
Tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất trong dãy ánh sáng khả kiến, khoảng 380 - 450 nm (1nm bằng một phần tỉ của m) nhưng có tần số cao nhất, khoảng 789 đến 668THz (terahertz là đơn vị của tần số). Trên phổ bức xạ điện từ, đây là sóng gần tia cực tím và tia X nhất. Màu đỏ có bước sóng dài nhất, trong khoảng 620 đến 740nm nhưng tần số là 480-400THz, thấp nhất trong dãy ánh sáng khả kiến, gần hồng ngoại và vi sóng. 28
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất trong dãy ánh sáng khả kiến, khoảng 380 - 450 nm (1nm bằng một phần tỉ của m) nhưng có tần số cao nhất, khoảng 789 đến 668THz (terahertz là đơn vị của tần số). Trên phổ bức xạ điện từ, đây là sóng gần tia cực tím và tia X nhất. Màu đỏ có bước sóng dài nhất, trong khoảng 620 đến 740nm nhưng tần số là 480-400THz, thấp nhất trong dãy ánh sáng khả kiến, gần hồng ngoại và vi sóng. Maxwell đã chỉ ra rằng ánh sáng khả kiến chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh ghép hình điện từ, những mảnh ghép khác của bức tranh ghép này hoặc đã bắt đầu vào đúng vị trí - hoặc hoàn toàn chệch hướng. Nhà khoa học Max Planck không hài lòng với lý thuyết của Maxwell cho rằng Bước sóng ánh sáng khả kiến ánh sáng chỉ là sóng. Thí nghiệm của ông đã cho thấy một khía cạnh khác của ánh sáng, mặc dù ông không thể chỉ ra điều đó. Và Albert Eistein cuối cùng đã giải quyết mọi thứ dựa trên ý tưởng cho rằng thực ra ánh sáng không chỉ là sóng, mà còn là hạt. Thực tế ánh sáng có thể đồng thời thể hiện cả tính chất sóng và tính chất hạt - cơ chế này được gọi là lưỡng tính sóng - hạt của tự nhiên - bất chấp các nhận thức thông thường, và đây là cách giải thích tốt nhất mà các nhà khoa học đã tìm ra. Lưỡng tính sóng - hạt đã dẫn đến cơ học lượng tử, lĩnh vực hầu như có liên quan trực tiếp đến tất cả các phân nhánh của vật lý, ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hiểu biết của chúng ta về nguồn gốc và sự vận hành của vũ trụ.
Bước sóng ánh sáng khả kiến
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
29
Não bộ với màu sắc Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím chỉ là những cái tên con người đặt ra để phân biệt cảm nhận của mình về sự tương tác của ánh sáng với vật chất. Không một màu nào tồn tại khách quan trong tự nhiên. Nếu không có mắt và não bộ, sẽ không có màu sắc. Sóng ánh sáng không màu cho đến khi truyền đến mắt chúng ta, sau đó nhờ sự phân tích của não bộ để đưa ra các khẳng định về màu sắc của mọi vật. Hầu hết các loài động vật - thậm chí một số người - không thể nhìn thấy bất kì màu sắc nào, điều đó càng nhấn mạnh cho việc các đối tượng vật chất về bản chất không mang màu sắc. Tất cả màu sắc xung quanh chúng ta là công trình của não bộ. Khi chúng ta nhìn xung quanh, ánh sáng đến đồng tử và truyền qua thủy tinh thể, nhờ đó các hình ảnh tập trung lên võng mạc của chúng ta. Bên trong võng mạc, tế bào cảm quang cảm nhận những bước sóng khác nhau của ánh sáng, các tế bào này là chìa khóa để xác định màu sắc và số lượng màu mà chúng ta có thể nhìn thấy. Võng mạc có chứa ba loại tế bào hình Tiết diện mắt người (trái) và tiết diện võng mạc (phải) nón, chính là các tế bào cảm quan cảm nhận màu sắc. Tại thời điểm ánh sáng đập vào mắt chúng ta và truyền đến các tế bào hình nón, màu sắc đơn thuần là một cảm nhận - một hiện tượng hoàn toàn vật lý, như khi chúng ta cảm nhận sóng âm đập vào tai trước khi chúng ta nghe và phân loại tiếng ồn thành các loại âm thanh thực. Một khi tế bào hình nón của chúng ta được kích thích, màu sắc dần trở thành nhận thức. Nhận thức xuất hiện sau khi trung tâm xử lí bậc cao của não lọc và giải thích các thông tin được cung cấp bởi sự cảm nhận. Về quá trình hoạt động khi ánh sáng truyền đến võng mạc, có hai loại tín hiệu thần kinh được tạo ra: một là do các tế bào hình que (tế bào cảm quang cảm nhận các mức ánh sáng yếu, cho phép nhìn sự vật trong điều kiện thiếu sáng) và còn lại là do các tế bào hình nón (tế bào cảm quang cảm nhận màu sắc, cho phép phân biệt các màu sắc). Các tín hiệu từ mắt theo dây thần kinh thị giác truyền đến vùng dây thần kinh giao nhau ở não gọi là vùng giao thoa thị giác. Não khi bị kích thích thị lực
30
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Tại đây, các tín hiệu thần kinh tách đôi, một nửa tín hiệu từ mỗi mắt truyền đến phía ngược lại của não bộ theo các sợi trục thần kinh gọi là ống thị giác. Thông tin từ thị trường trái (phía bên trái của nhãn cầu) đi đến não phải và ngược lại. Cuối cùng các dữ liệu được kết nối với nhau tại một vùng đặc biệt ở mặt bên của vùng đồi thị (trung tâm cảm nhận thông tin cảm giác) và được chuyển tiếp đến thùy chẩm - vùng vỏ não thị giác chính. Cho đến thời điểm này, các dữ liệu đang được xử lí rất hợp lý. Đó là khi các khu vực lân cận thùy chẩm được mời gọi vào nhiệm vụ, tại đó những mối dây liên kết phức tạp hơn bắt đầu hoạt động. Thay vì đơn giản là nhận biết một khối màu, não thêm vào các chi tiết về hình dáng, tên gọi của vật chất chứa khôi màu đó. Những loại tế bào hình nón được kích hoạt bởi ánh sáng, và tùy vào số lượng, chúng xác định màu sắc mà chúng ta nhìn thấy. Một loại cảm nhận các bước sóng ngắn (giúp chúng ta nhận biết sắc lam và sắc tím), một loại khác giúp chúng ta cảm nhận các bước sóng trung (nhận biết sắc lục và sắc vàng), và loại cuối cùng cảm nhận các bước sóng dài (nhận biết sắc đỏ, sắc cam và sắc vàng). Bản thân các tế bào hình nón thường được xem là “màu đỏ”, “màu lục” hay màu “lam” - và không phải ngẫu nhiên mà chúng giống với bộ ba màu cơ bản trong mô hình màu cộng. Bằng cách tổng hợp các hoạt động của mỗi loại tế bào hình nón, não bộ có thể cảm nhận được mười triệu màu sắc, từ tối nhất đến sáng nhất, từ rực rỡ nhất đến nhạt nhòa nhất.
Võng mạc đáp ứng trước ánh sáng
Các vật trong tự nhiên tự chúng không có màu sắc, mà chỉ hấp thụ, truyền tải và phản xạ ánh sáng chiếu vào chúng. Tính chất hấp thụ, truyền, và phản xạ ánh sáng của vật này khác với những vật khác. Vùng bước sóng ngắn hơn 380 nm nhưng dài hơn khoảng 10 nm (tia X) là vùng tia cực tím (ultraviolet, viết tắt UV). Vùng bước sóng dài hơn 750 nm nhưng ngắn hơn khoảng 3.3 mm là vùng tia hồng ngoại (infrared, viết tắt IR). Mắt người không nhìn được hai vùng ánh sáng này song một số động vật và côn trùng có thể nhìn thấy tia cực tím hoặc cảm nhận được nhiệt từ tia hồng ngoại. Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
31
Ánh sáng trắng là ánh sáng trong đó tất cả các bước sóng trong phổ mắt người nhìn thấy hoà với tỉ lệ bằng nhau. Nếu số bước sóng nào đó nhiều hơn, ánh sáng sẽ có màu ngả về phía bước sóng đó. Vì thế một vật có màu trắng (màu đen) khi nó phản chiếu (hấp thụ) toàn bộ hoặc phần lớn ánh sáng chiếu lên nó. Lá cây có màu lục vì chúng có các sắc tố hấp thụ phần bước sóng dài (đỏ) và ngắn (lam) trong phổ ánh sáng và chỉ phản xạ các bước sóng trong phần màu lục (495 - 570 nm) tới mắt người nhìn. Quá trình hấp thụ ánh sáng không chỉ xảy ra khi ánh sáng bị phản xạ từ các bề mặt, mà cả khi ánh sáng chiếu xuyên qua các chất bán trong như các kính lọc sắc (filter) hay qua không khí, ví dụ kính lọc sắc lam hấp thụ các tia đỏ và lục. Tương tự như vậy các tổ hợp khác nhau của các tia sáng khác nhau có thể tạo ra cùng một màu như nhau. Do đó các mô hình hoà sắc khác nhau vẫn có thể tạo ra kết quả như nhau từ các màu sơ cấp khác nhau.
Vật chất hấp thụ và phản xạ ánh sáng
Bạn có thấy những gì tôi thấy Bộ phận đảm nhận chức năng giúp con người cảm nhận màu sắc chính là các tế bào hình nón trong võng mạc, chúng gồm ba loại và nhạy cảm với ba loại khác nhau của ánh sáng trong quang phổ khả kiến. Một loại cảm nhận bước sóng ngắn, một loại cảm nhận bước sóng trung bình, loại còn lại cảm nhận bước sóng ngắn. Mỗi tế bào nón kết nối với não bộ thông qua các dây thần kinh quang riêng biệt để truyền các tín hiệu điện. Sau đó, não phân tích các dữ liệu nhận được và kết quả của quá trình này khiến chúng ta cảm nhận và phân biệt được màu sắc. Một điều tuyệt vời là chỉ với ba loại tế bào hình nón này, chúng ta thật sự có thể nhìn thấy mười triệu màu sắc. 32
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Tuy nhiên, thật không may, nhiều người mặc dù có thể nhìn rõ mọi vật nhưng lại không thể phân biệt được một số màu sắc. Đó chính là bệnh mù màu, hay còn gọi là rối loạn sắc giác chủ yếu do di truyền gây ra. Nguyên nhân của bệnh này là do đột biến gene chịu trách nhiệm cho sự phát triển của tế bào nón nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Vậy nên khả năng nam giới mắc bệnh này cao hơn nữ giới (phái nữ có cơ hội tốt hơn nếu có ít nhất một nhiễm sắc thể X khỏe mạnh). Mù màu xanh lá deuteranomalia - là dạng phổ biến nhất, ước tính có tới 4,63% nam giới mắc phải chứng mù màu này, người bệnh không nhìn thấy màu đỏ và xanh lá do thiếu tế bào hình nón nhạy cảm với ánh sáng xanh lá. Mù màu đỏ - protanopia - hiếm gặp hơn, chỉ 1% nam giới trên thế giới mắc phải, người bệnh cũng không nhìn thấy hai màu là đỏ và xanh lá, tuy nhiên nguyên nhân là bởi thiếu tế bào hình nón nhận diện ánh sáng đỏ. Mặt khác, mù màu lam - tritanopia - là chứng mù màu cực kỳ hiếm gặp, họ không nhìn thấy màu xanh dương và vàng do thiếu tế bào hình nón cảm nhận màu xanh dương. Mặc dù rất hiếm gặp, chỉ 0,00003% dân số mắc phải, tuy nhiên vẫn tồn tại chứng mù hoàn toàn vì không có bất kỳ tế bào hình nón nào và chỉ có thể cảm nhận màu đen trắng và các sắc thái khác nhau của màu xám.
<<< Những người mù màu nhìn thế giới như thế nào?
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
33
Hệ màu RGB và CMYK Hệ màu RGB Hệ màu CMYK
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
35
Hệ màu RGB Hơn 130 năm trôi qua, kể từ khi Newton khám phá rằng màu sắc không phải là thuộc tính của vật chất mà là do cảm nhận của mắt người, tới năm 1802 học giả người Anh Thomas Young (1773 - 1829) đưa ra gỉa thuyết về ba nhóm thụ quang trên võng mạc (ngày nay được gọi là các tế bào nón - cone cells - được phát hiện vào thế kỷ XX), mỗi nhóm chỉ nhạy cảm với một vùng phổ ánh sáng là đỏ, vàng và lam. Tới năm 1807 Young đổi ba màu sơ cấp đó thành đỏ, lục, và lam-tím. Giả thuyết của Young sau đó được nhà vật lý người Đức Hermann von Helmholtz (1821 - 1894) kiểm chứng bằng thí nghiệm và lý thuyết cảm thụ màu sắc năm 1850, nay mang tên lý thuyết ba màu Young - Helmholtz, về ba nhóm thụ quang, trong đó nhóm thứ nhất (sau này được biết là các tế bào nón dài) nhạy cảm với vùng sóng dài là đỏ, cam, vàng; nhóm thứ hai (các tế bào nón trung) nhạy cảm với vùng sóng trung là lục, vàng; còn nhóm thứ ba (các tế bào nón ngắn) nhạy cảm với vùng sóng ngắn là lam, tím.
Thomas Young (1773 - 1829)
Hermann Helmholtz (1821 - 1894)
<<< Sơ đồ 3 vùng ánh sáng của 3 nhóm tế bào thụ quang
36
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Khi quay đĩa thật nhanh, ba màu này hòa vào nhau theo nguyên tắc cộng màu của ánh sáng. Bằng cách thay đổi diện tích lộ ra trên đĩa ba màu sơ cấp, ông đã tìm ra tỉ số giữa ba màu sơ cấp để khi quay, màu được tạo ra trùng với màu của mẫu thử gắn tại tâm đĩa. Lần đầu tiên trong lịch sử, Maxwell đã chứng tỏ rằng dùng đỏ, lục, và lam làm ba màu sơ cấp thì có thể tạo ra các hòa sắc chính xác hơn cho cảm nhận ánh sáng của thị giác con người so với dùng đỏ, vàng và lam. Ông cũng là người đầu tiên phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa sắc màu (hue) tức là màu trên quang phổ, được xác định bởi bước sóng, độ đậm nhạt (value hay tint), và cường độ (chroma hay saturation) của màu sắc.
Sơ đồ con quay màu sắc của Maxwell.
Từ kết quả thí nghiệm, Maxwell đã lập ra tam giác hòa sắc cộng màu. Bất kỳ một màu nào nằm trong tam giác cũng có thể được tạo bởi pha trộn cộng màu theo một tỉ lệ nhất định ba màu sơ cấp đỏ, lục và lam nằm tại ba đỉnh của tam giác. Năm 1861 Maxwell nhờ thợ ảnh chụp hình một cái nơ có vạch màu ba lần, mỗi lần qua một kính lọc màu khác nhau là đỏ, lục, và lam. Sau đó thợ chế từ phim âm bản sang dương bản. Maxwell dùng đèn màu đỏ, lục và lam chiếu ba dương bản đó chồng lên nhau trên màn hình. Ông thu được bức ảnh màu của chiếc nơ. Nhờ các lý thuyết và thực nghiệm của mình mà ngày nay Maxwell được coi là cha đẻ của lý thuyết cộng màu và nhiếp ảnh màu. Song phải mất gần 90 năm sau bức hình màu của Maxwell, kỹ thuật chụp và in ảnh màu mới xuất hiện trên thị trường nhờ công nghệ của hãng Kodak vào năm 1950. Ngày nay màu ta nhìn thấy trên màn hình TV, PC, digital camera, màn ảnh khi xem phim là màu được tạo bởi các ánh sáng đơn sắc hòa với nhau theo luật cộng màu với ba màu sơ cấp đỏ (Red), lục (Green), và lam (Blue), được ký hiệu là RGB. Tất cả các ứng dụng đó đều bắt nguồn từ các lý thuyết nền tảng của Young, Helmholtz và Maxwell.
Tam giác cộng màu của Maxwell
Jame Clerk Maxwell tạo ra bức ảnh màu đầu tiên vào năm 1861
>> Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
37
Hệ màu CMYK Mô hình CMYK được Alexander Murray đề xuất áp dụng cho in ấn vào năm 1934. CMYK là từ viết tắt tiếng Anh của cơ chế hệ màu trừ, thường được sử dụng trong in ấn. Nó bao gồm các màu sau : C = Cyan (xanh) M = Magenta (hồng) Y = Yellow (vàng) K = Black (Đen) (sở dĩ dùng từ K để chỉ màu đen vì ký tự B đã được dùng để chỉ màu Blue rồi, ngoài ra K còn có nghĩa là Key, mang ý chỉ cái gì đó là chủ yếu, là then chốt).
Tam giác trừ màu
Nguyên lý làm việc của hệ CMYK là hấp thụ ánh sáng. Màu mà người ta nhìn thấy là từ phần của ánh sáng không bị hấp thụ, hay nói cách khác, chúng hoạt động trên cơ chế những vật không tự phát ra ánh sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng từ các nguồn khác chiếu tới. CMYK thường được dùng trong in ấn, nó là mô hình màu tiêu chuẩn được sử dụng trong in offset cho các tài liệu đầy đủ màu sắc. Vì in ấn sử dụng các loại mực của bốn màu cơ bản, nó thường được gọi là in bốn màu. Thực tế chỉ với ba màu C, M, Y khi pha trộn theo tỉ lệ 1:1:1 đã có thể tạo ra màu đen. Tuy nhiên nếu chỉ in một bức tranh trắng đen, người ta sẽ tiêu tốn rất nhiều 3 màu kia, do đó trong máy in mới bổ sung thêm màu K - đen - để tiết kiệm mực in. Từ đó mà hệ CMY có thêm màu K thành hệ màu CMYK.
Quy tắc trừ màu
38
Quy tắc cộng màu
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan
Giải mã màu sắc Đỏ, vàng, xanh lam
Chương II: Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam 1. Đỏ 2. Vàng 3. Xanh lam
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
41
Đỏ Màu đỏ gắn liền cùng văn hóa Một số loại phẩm nhuộm đỏ Các thông tin đáng chú ý khác
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
Màu đỏ là màu của lửa và máu. Đây là màu được cho là màu nóng nhất trong các màu, nó thể hiện tất cả những gì mạnh mẽ và say mê nhất đi liền với sức mạnh, quyền lực và sự quyết tâm. Nó cũng là biểu tượng của nguy hiểm và sự đe dọa đồng thời cũng là hiện thân cho những cuộc chiến tranh. Màu đỏ còn gắn liền với cảm xúc, tình yêu, sự dũng cảm và sự hy sinh.
43
Màu đỏ gắn liền cùng văn hóa Màu đỏ trong văn hóa Trung Quốc Theo truyền thống Trung Quốc, vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, người dân đều trang trí nhà cửa bằng những đồ vật màu đỏ để đem lại sự may mắn cho gia đình như treo đèn lồng làm từ giấy đỏ, câu đối hoặc thư pháp in trên giấy đỏ, sơn lại cửa hoặc khung cửa bằng màu đỏ,.. tạo nên sắc đỏ rực rỡ khắp mọi nơi. Vậy tại sao màu đỏ lại được yêu thích và sử dụng phổ biến đến như vậy?
Đón Trung thu tại Trung Quốc
Theo truyền thuyết, khởi đầu của Tết Nguyên Đán Trung Quốc llà một cuộc chiến chống lại một loài vật nguy hiểm thường đến vào dịp đầu năm mới để phá hoại gia súc, mùa màng và dân làng, đặc biệt là trẻ con. Do đó vào mỗi dịp đầu năm mới, dân làng thường đặt thức ăn trước cửa nhà để bảo vệ mình vì tin rằng sau khi ăn thức ăn đó nó sẽ không tấn công con người nữa. Tuy nhiên, vào một lần, người dân chứng kiến loài vật này rất sợ em bé mặc y phục màu đỏ. Chính vì vậy họ tin rằng loài vật này sợ màu đỏ. Dẫn đến sau này, vào những ngày đầu năm mới, dân làng đều treo đèn lồng đỏ, dán giấy đỏ trên cửa sổ, cửa ra vào, đồng thời đốt pháo hoa khiến cho con vật này khiếp sợ. Từ đó, nó không bao giờ tới làng nữa. Cuối cùng bị Hồng Quân Lão Tổ (Thầy dạy của Tam Thanh - ba vị thần tiên tối cao trong Đạo Giáo) thu phục và trở thành vật cưỡi của ngài.
44
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Tết Nguyên đán tại Trung Quốc
Theo tiến trình lịch sử, thật ra trước khi màu đỏ được yêu thích, người Trung Quốc có thời gian lại chuộng màu đen. Nguyên nhân là do màu đen tượng trưng cho “Thủy đức” - hành thủy trong ngũ hành. Mà người cai trị nước Tần bấy giờ lại mang mệnh thủy. Vì vậy mà từ thời Xuân Thu Chiến Quốc (770 - 221 TCN) màu đen đều được tôn sùng tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ cũng chọn đây là quốc sắc. Sang đến đời Hán, Hán Cao Tổ Lưu Bang từ phương Nam dấy binh chiếm được thiên hạ, ông tự cho rằng mình đã dựa vào “Hỏa đức” để giành thắng lợi, nên tự xưng là “Xích Đế Chi Tử” (Con của Hoàng đế Đỏ). Thế nên sau này đôi khi người ta gọi nhà Hán là “Viêm Hán”, trong đó chữ “viêm” ý chỉ nóng. Bên cạnh đó, những công thần thời Hán có công lao to lớn với triều đình thì cửa chính của gia phủ sẽ được sơn màu đỏ và được gọi là “chu môn” hay “chu hộ” (“chu” là cách gọi màu đỏ của người Trung Quốc kể từ thời Xuân Thu Chiến Quốc), và hai từ này còn trở thành cách nói đại diện cho tầng lớp quý tộc thời bấy giờ. Như vậy, từ thời nhà Hán màu đỏ được thịnh hành và được ưa chuộng kéo dài cho đến ngày nay.
Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN)
Tần Thủy Hoàng (256-195 TCN)
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
45
Vậy nên không chỉ trong dịp Tết nguyên đán mà vào những dịp đại hỷ, vui vẻ người Trung Quốc cũng có thói quen dùng màu đỏ. Chẳng hạn như khi tổ chức lễ cưới, trên cửa luôn dán những chữ “Hỷ” màu đỏ, các vật bài trí đều dùng những dải lụa đỏ để buộc và kết thành những nút hình bươm bướm, bình nước nóng và các chén trà buộc những dải đỏ tết nút đồng tâm, trên giường trải nệm đỏ, cô dâu cũng mang trang phục đỏ thắm,...
Đám cưới tập thể ở Tây An, Trung Quốc trong trang phục triều Hán
Màu đỏ trong văn hóa Ấn Độ Ở Ấn Độ, những người phụ nữ thường mặc trang phục màu đỏ vào ngày cưới. Những cô dâu không chỉ mặc sari màu đỏ mà còn sử dụng bindi màu đỏ (vật trang trí đính vào trán, giữa hai lông mày), xăm henna màu đỏ trên tay và bôi bột sindoor màu đỏ theo chân tóc. Đối với người Hindu, màu đỏ không chỉ biểu hiện quyền lực mà còn biểu hiện sức mạnh - bao gồm cả năng lực tình dục. Henna là thuốc nhuộm được sử dụng để xăm trên tay các cô dâu Ấn Độ, được chiết xuất từ lá của cây lá móng. Điều thú vị là bột làm từ lá cây này để sản xuất thuốc nhuộm lại có màu xanh lá thuần túy. Phải trộn vào với một số chất có tính acid (như nước chanh) để thu được màu đỏ. 46
Henna đỏ
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Bindi tượng trưng cho sức mạnh của phái nữ và người ta tin rằng nó sẽ bảo vệ phụ nữ và chồng của họ. Màu đỏ của bindi tượng trưng cho danh dự, tình yêu và sự thịnh vượng. Theo quan niệm của người Ấn Độ, khu vực giữa hai lông mày được coi là nơi tập trung mọi trí tuệ của con người. Phụ nữ Ấn Độ chấm dấu đỏ hoặc đá quý vào đây để được thông thái, minh mẫn hơn và tránh xa ma quỷ. Nhiều người còn quan niệm rằng dấu đỏ Bindi như con mắt thứ ba của người Ấn Độ và như một dấu hiệu để biết người phụ nữ đó đã yên bề gia thất. Dấu này chỉ được lau đi khi người chồng đã qua đời.
Cô dâu Ấn Độ mặc sari đỏ
Vạch đỏ Sindoor được làm từ một loại bột màu đỏ cũng là một dấu hiệu của người phụ nữ đã có chồng. Đây là một biểu tượng cực kỳ tốt lành mang ý nghĩa kể từ đó vợ chồng họ sẽ chăm sóc cho nhau cả đời. Khi mang dấu hiệu sindoor, người phụ nữ biểu lộ sự thủy chung với chồng cũng như mong ước sống lâu cho anh ấy. Màu đỏ tiếp tục là màu sắc quan trọng đối với phụ nữ Hindu đã lập gia đình thậm chí cho đến khi chết. Nếu một quả phụ qua đời, bà ấy được liệm bằng trang phục màu trắng trước khi được hỏa táng. Nếu chết trước khi chồng qua đời, bà được liệm bằng trang phục màu đỏ.
Dấu đỏ Bindi và vạch đỏ Sindoor của phụ nữ Ấn Độ
Màu của ngày chủ nhật Theo truyền thống của Thái Lan, mỗi ngày trong tuần được chỉ định một màu sắc cụ thể tương ứng với một vị thần đặc biệt. Màu đỏ là màu của chủ nhật, đại diện cho thần Mặt Trời Surya - người được sinh ra vào ngày cuối cùng trong tuần. Người Thái tin rằng màu sắc của ngày sinh nhật sẽ đem đến may mắn cho họ đồng thời để tỏ lòng kính trọng với các vị thần, họ sẽ mặc đồ với các màu tương ứng trong ngày. Trái lại mỗi ngày cũng sẽ có những màu sắc gây nên sự xui xẻo, vào chủ nhật đó sẽ là màu xanh dương. Màu đỏ được trân trọng vào chủ nhật nhưng lại bị tránh vào ngày thứ hai (đỏ) và tối thứ tư (đỏ cam). Du khách khi đi du lịch cần lưu ý đến những màu sắc của trang phục như là một cách để coi trọng văn hóa địa phương.
Thần mặt trời Surya
Phẩm phục của Đức Hồng y trong Giáo hội Công giáo Vào thế kỷ XIII, Giáo hoàng Boniface VIII đã cho các Đức Hồng y mặc phẩm phục màu đỏ để biểu lộ sự sẵn sàng cống hiến của họ cho nhà thờ, thậm chí dù phải hy sinh cuộc sống - máu của họ - giống như các vị tử đạo đã hy sinh cho Đức Kito. Chức vị Đức Hồng y trong tiếng Latinh là Cardinalis, có gốc từ danh từ cardo - nghĩa là “khớp nối”, “điểm mấu chốt”. Tuy nhiên trong tiếng Việt thì danh xưng “Hồng y” lại bắt nguồn từ màu của phẩm phục vì không có danh từ thích hợp để dịch sát nghĩa của từ gốc Latinh. Trên thực tế, có một loài chim là Cardinalis cardinalis thuộc họ Cardinalidae sống ở một số nơi tại Bắc Mỹ. Và người ta vẫn thường thắc mắc rằng danh xưng Cardinalis được dùng cho các Đức Hồng y trước hay cho loài chim trước. Dựa vào nghĩa của từ Cardinalis, hoàn toàn khẳng định được rằng tên của loài chim đã được đặt theo tên của các vị Hồng y và nguyên nhân là vì bộ lông màu đỏ của chúng (Chim trống có bộ lông đỏ rực trong khi chim mái có màu ô liu xen lẫn đỏ) Các Đức hồng y mặc trang phục đỏ giống với màu y phục của các Đức Hồng y.
48
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Loài chim Cardinalis cardinali
Ngoài ra, có một sự thật thú vị về màu lông đỏ của loài chim Cardinalis cardinalis. Các sắc tố - điển hình là melanin - không chỉ đóng vai trò như một tác nhân bảo vể chống lại bức xạ cực tím của mặt trời mà còn góp phần quyết định màu lông mao, lông vũ của động vật. Một số loài động vật bị ảnh hưởng màu sắc do các sắc tố có trong các loại thực vật mà chúng ăn mà tiêu biểu là chim Cardinalis cardinalis. Chúng ăn những quả mọng đỏ trong mùa hè và màu sắc của loại quả này lưu trữ trong các nang lông giúp chúng có màu đỏ tươi. Nếu bạn giam chúng lại và chỉ cho ăn các loại hạt, bạn sẽ thấy màu lông của chúng nhạt dần sau mỗi lần thay lông.
Xe bus hai tầng tại London Chiếc xe bus hai tầng màu đỏ bấy lâu nay vẫn là biểu tượng của London, chẳng khác gì tháp đồng hồ Big Ben như một phần hồn không thể thay thế của thủ đô nước Anh. Vậy điều gì đã khiến những chiếc xe bus này trở thành một phần tinh hoa của thành phố? Trước tiên, tại sao xe bus London chỉ có màu đỏ. Hãy cùng lật giở lại lịch sử thành phố để hiểu hơn về câu chuyện đằng sau đó. Vào thế kỷ XX, mỗi tuyến xe bus ở London được sơn một màu khác nhau. Hệ thông giao thông tại London do những công ty khác nhau cạnh tranh quản lý. Công ty London General Omnibus (LGOC) làm chủ hầu hết thiết kế xe bus. Năm 1907, LGOC đã sơn toàn bộ đội xe bus thành màu đỏ để phân biệt cạnh tranh và họ bắt đầu đánh số xe. Năm 1933, công ty giao thông London tiếp quản quản lí xe bus và kể từ đó màu đỏ của xe bus được sử dụng đến ngày nay để phân biệt với các phương tiện khác và đảm bảo rằng hành khách có thể dễ dàng nhìn thấy. Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
Xe bus hai tầng tại London
49
Bên cạnh đó hệ thống xe bus hai tầng Routemaster (Dừng hoạt động vào tháng 12 năm 2005 và quay trở lại vào năm 2011) có nhiều ưu điểm nổi trội đó là sự độc đáo về thiết kế, sự cải tiến về kết cấu, công nghệ, không gian trong xe cùng với thái độ phục vụ lịch sự của lái xe và phụ xe giúp nó trở nên tiện lợi và thân thiện hơn những loại xe trước đó. Chính vì vậy xe bus hai tầng Routemaster cùng với màu đỏ rực rỡ đã làm cho Routemaster trở thành một trong những điều đặc biệt tại London và được tôn vinh trên toàn thế giới.
Sơ đồ xe bus hai tầng kiểu truyền thống
>> 50
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Một số loại phẩm nhuộm đỏ Hoàng thổ và sienna - Bột màu đầu tiên được con người sử dụng Với chất liệu là oxit sắt, bột màu hoàng thổ (Mặc dù thường được gọi là màu mù tạc - tên của một loại cây có hoa màu vàng rực rỡ - nhưng đối với loại bột này, màu đỏ lại chiếm ưu thế hơn màu vàng) và bột sienna (màu hung đỏ) là những loại bột màu đầu tiên được con người sử dụng để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật được biết là cổ xưa nhất. Đó là các hình vẽ hang động tại Lascaux (thuộc miền Tây nước Pháp), vào khoảng 17.000 năm trước công nguyên. Không rõ các loại màu này được sử dụng từ bao giờ, nhưng hầu như tất cả các nghệ sĩ tên tuổi vẫn sử dụng chúng ít nhất là đến thế kỷ XIX. Rembrandt cũng như Van Gogh đã dùng màu sienna và hoàng thổ như các màu chuẩn trong bảng màu của mình.
Vẻ hùng vĩ của tranh vẽ hang động bằng bột sienna tại Lascaux
Đỏ yên chi Vào năm 2012, trang web của người ăn chay đã lên tiếng chỉ trích Starbucks - ông lớn trong ngành cà phê - rằng sản phẩm Frappuccino hương dâu thực ra không sử dụng màu thực vật như miêu tả của hãng. Thay vào đó, Starbucks đã sử dụng xác của những con bọ nghiền nát để tạo màu hồng cho thức uống.
52
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Đây quả là cơn ác mộng đối với công chúng. Các tổ chức như Tổ chức bảo vệ quyền lợi động vật khăng khăng đòi hãng phải sử dụng loại thuốc nhuộm khác thay thế. Những khách hàng thân thuộc của Frappuccino tròn mắt ngạc nhiên. Nhưng những phản ứng của các chuyên gia về màu sắc là sửng sốt, họ chỉ muốn biết có bao nhiêu sản phẩm được nhuộm màu từ những con bọ rệp son hay còn được gọi là sâu yên chi - một loại rệp chuyên sống trên lá cây xương rồng.
Con rệp son
Màu yên chi đã được sùng bái từ rất sớm trong nền văn minh Aztec (Dân tộc sinh sống tại Mexico và có nền văn minh phát triển rực rỡ từ khoảng giữa thế kỷ XIII đến khi bị người Tây Ban Nha tiêu diệt vào thế kỷ XVI). Suốt thời kỳ hậu thực dân ở Mexico, bên cạnh vàng, nước này còn có một mặt hàng xuất khẩu mạnh khác, đó là các sản phẩm được nhuộm từ màu yên chi. Người Aztec Bột yên chi là những người đầu tiên thu hoạch rệp son, họ sấy khô và nghiền mịn chúng để thu được loại bột tuyệt vời với màu sắc rất bền mà họ sử dụng trong nghệ thuật và quần áo. Khi người Tây Ban Nha đến và nhìn thấy màu đỏ rực rỡ trong sản phẩm may mặc của người Azec, họ đã rất kinh ngạc. Châu u không có loại thuốc nhuộm đỏ nào sánh được với sự rực rỡ và tràn đầy sức sống của màu yên chi. Mặc dù phải cần ít nhất 70.000 xác côn trùng để tạo ra khoảng 453 gram thuốc nhuộm màu đỏ, người Tây Ban Nha đã không nản lòng và họ bắt đầu xuất khẩu bột màu này sang châu u. Thuốc nhuộm này ngay lập tức trở thành nỗi đam mê của mọi người, mặc dù giá của nó rất cao. Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
53
Người Tây Ban Nha đã quản lý để giữ độc quyền buôn bán bột màu này trong 200 năm, nhưng sự độc quyền của họ đã kết thúc vào ngày một người Pháp thông minh đã mang lậu một nhánh xương rồng bán đầy những con rệp son đến Haiti và bắt đầu cơ sở sản xuất riêng của mình. Từ đó, kỹ thuật này phát triển rộng khắp với nhiều đất nước có thể buôn bán loại bột màu này. Vào những năm 1870, alizarin, một loại thuốc nhuộm tổng hợp được sản xuất. Dẫn đến nguyên liệu tạo màu yên chi đã rơi vào tình trạng bỏ đi trước màu đỏ rực rỡ của loại thuốc nhuộm mới với giá rẻ hơn nhiều này. Màu sắc mới rất dồi dào và có giá cả hợp lí này làm giới quý tộc giảm đi hứng thú sử dụng nó. Sở thích của họ quay sang các gam màu dịu hơn mà họ xem là một sự thay thế thanh lịch cho sự thô thiển của màu đỏ thẫm hào nhoáng.
Bột yên chi dùng để nhuộm đỏ cho thực phẩm
Ngày này, trong thế giới hiện đại chứa đầy thuốc nhuộm đỏ độc hại, một số trong đó đã được chứng minh là gây ra ung thư. Trong nỗ lực tìm kiếm một cái gì đó tự nhiên hơn, nhiều người đã trở lại với màu yên chi. Giờ đây thường được gọi bằng tên hóa học là thuốc nhuộm đỏ E120. Màu yên chi có thể tìm thấy trong rất nhiều sản phẩm, bao gồm son môi và các loại mỹ phẩm khác, xúc xích, mứt, sữa chua, nước trái cây, anh đào ngâm rượu và sợi nhuộm tự nhiên,...
54
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Trong hội họa, một ví dụ điển hình cho việc sử dụng màu yên chi là bức tranh Madame Leson Clapisson của danh họa nổi tiếng Renoir được vẽ cách đây 100 năm. Các nhà bảo tồn tại Viện Nghệ thuật Chicago (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu bức chân dung này và đưa ra kết luận rằng Renoir đã sử dụng các hạt màu đỏ yên chi cho tác phẩm nghệ thuật của mình bởi lẽ màu đỏ rực rỡ ấy cõ lẽ đã thu hút ánh nhìn của ông.
>>> Madame Leson Clapisson của danh họa nổi tiếng Renoir
Cỏ thiên thảo Rubia
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
Cây thiên thảo Rubia được trồng để chiết xuất ra phẩm nhuộm alizarin từ năm 1500 trước công nguyên ở Châu Á và Ai Cập. Những tấm vải nhuộm từ rễ cây thiên thảo được tìm thấy trong mộ Pharaon Tutankhamun và trong các thành cổ của Bombay (Ấn Độ). Nó cũng phát triển tốt ở vùng đất pha cát ở Hà Lan. Năm 1804, nhà sản xuất phẩm nhuộm người Anh George Field đã tinh lọc kỹ thuật cây thiên thảo bằng cách xử lí nó với phèn chua và một kim loại kiềm. Sau đó ông chuyển đổi chất màu lỏng trích từ cây thiên thảo sang dạng rắn thu được một chất màu không tan giữ màu được lâu hơn so với dạng ban đầu. Trong những năm tiếp theo, người ta cho thêm vào thành phần của phẩm nhuộm các muối của kim loại sắt, thiếc, crom thay cho phèn chua và thu được các màu sắc khác nhau từ chất màu ban đầu của cây thiên thảo. Đây là tiền đề cho sự tổng hợp ra phẩm nhuộm trong những thế kỷ sau.
55
Năm 1862, nhà hóa học Pháp Pierre - Jean Robi Quet tìm ra rễ cây thiên thảo có thể cho ra hai màu đỏ khác nhau: màu đỏ tươi alizarin và màu đỏ tía tyrian. Năm 1868, hai nhà hóa học Đức là Carl Grace và Carl Liebermann đã tổng hợp được phẩm nhuộm alizarin từ anthracene. Tuy nhiên, loại phẩm nhuộm màu đỏ alizarin tổng hợp lại gắn liền với tên tuổi của William Henry Perkin - người đã phát minh ra thuốc nhuộm màu hoa cà và tạo tiền đề cho hàng loạt các loại phẩm nhuộm tổng hợp sau đó. Nó mang đến cho Perkin sự giàu có còn hơn cả những gì màu tím hoa cà đem lại và được nhiều tầng lớp sử dụng bởi giá thành rẻ hơn so với các loại thuốc nhuộm có nguồn gốc từ thiên nhiên trước đó, chẳng hạn như đỏ yên chi chiết suất từ rệp son.
William Henry Perkin (1838-1907)
Thuốc nhuộm alizarin
>> 56
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Các thông tin đáng chú ý khác Đỏ - Dừng lại
Đèn giao thông
Theo quan điểm xã hội học, màu đỏ - màu của máu - ngay từ thời xa xưa đã được xem là một tín hiệu nguy hiểm. Một số nhà sử gia còn cho rằng, các binh đoàn La Mã đã sử dụng những lá cờ màu đỏ như biểu tượng của thần chiến tranh vào những trận chiến cách đây hơn 2000 năm. Chính vì vậy mà màu này gợi lên ấn tượng về những tình huống nguy hiểm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Sự gợi tưởng đặc trưng này góp phần nhắc nhở về những tai nạn có thể xảy ra nếu cố tình bỏ qua tín hiệu màu đỏ này. Đồng thời cũng nhờ sự khơi gợi cảm xúc này mà đèn giao thông và rất nhiều loại biển báo cấm khác (Đường cấm, cấm đi ngược chiều, cấm các loại phương tiện,...) đều sử dụng màu đỏ như lời cảnh báo. Cũng nhờ việc sử dụng đồng bộ màu đỏ với tác dụng như vậy mà các tài xế dễ dàng phân biệt được những màu riêng cho những nhóm cảnh báo riêng ngay cả khi chỉ nhìn thoáng qua, sau đó phản ứng lại một cách cẩn thận khi điều khiển phương tiện.
Giải thích khoa học hơn cho việc “Tại sao lại là màu đỏ? Tại sao đỏ lại hiệu quả hơn các màu khác và làm cho các tài xế phải chú ý khi đang trên giao lộ với vận tốc 88 dặm 1 giờ?”. Câu trả lời thỏa đáng nhất là màu đỏ không bị lẫn vào môi trường xung quanh như các màu khác. Mặt khác đỏ có bước sóng dài trong không khí, thuộc danh sách quang phổ ánh sáng trắng (Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím) nên con người có thể nhìn từ xa trong điều kiện ban ngày lẫn ban đêm.
Biển báo cấm
58
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Như vậy, đằng sau một nhận thức quen thuộc trong quá trình tham gia giao thông là những sự tính toán kỹ lượng của các nhà khoa học, góp phần không nhỏ tác động đến ý thức và thị giác để hạn chế tối đa việc xảy ra tai nạn giao thông. Vậy nên đừng bao giờ vượt đèn đỏ và hãy chú ý tới các biển báo cấm và cảnh báo nguy hiểm nhé.
Biển báo cấm
Màu sắc gây chú ý Sự bắt mắt của màu đỏ đóng vai trò quan trọng trọng việc gây chú ý. Trong một nghiên cứu, một số phụ nữ được yêu cầu nhìn vào hình ảnh của những người đàn ông với các màu sắc trang phục khác nhau hoặc đứng trước các nền màu khác nhau. Các đối tượng sau đó được hỏi về ấn tượng ban đầu của họ. Các kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều khả năng phụ nữ nghĩ rằng người đàn ông trông hấp dẫn hơn khi họ mặc áo đỏ hoặc chụp ảnh trên nền màu đỏ. Các tác giả của nghiên cứu kết luận rằng khuynh hướng này có liên quan đến quan niệm cho rằng màu đỏ biểu thị địa vị cao. Khuynh hướng màu đỏ này cũng đúng với nhiều loại động vật khác, bao gồm cả các loài chim, động vật linh trưởng và thậm chí là động vật giáp xác. Màu sắc gây chú ý
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
59
Màu sắc gây chú ý
Một thí nghiệm khác ở Pháp tiến hành đối với 64 phụ nữ. Trên các trang web mạng xã hội đã cùng đăng một hình ảnh với màu sắc của y phục được thay đổi. Kết quả là số lượng thư bình quân nhận được đối với màu đỏ tăng lên so với các màu còn lại. Hay trong bài nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí “Nhân cách và tâm lý xã hội” thuộc Hiệp hội tâm lý học Mỹ (APA) cho thấy các trang phục màu đỏ giúp phụ nữ dễ dàng thu hút sự chú ý từ nam giới hơn so với thông thường. 60
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Những con bò tót có thực sự giận dữ với màu đỏ Người ta thường nghĩ rằng màu đỏ trên tấm áo choàng của dũng sĩ đấu bò là một thách thức đối với con bò. Khi các dũng sĩ cầm tấm vải đỏ vung lên thì chúng phản ứng một cách dữ dội nhất và hộc tốc chạy đến lao vào tấm vải mà chiến đấu như với kẻ thù. Tuy nhiên những con bò không thực sự nhìn thấy màu đỏ. Bò bị rối loạn sắc giác và cụ thể là mù màu xanh lá (deuteranomalia) và mù màu đỏ (protanopia). Kết quả là, áo choàng đỏ của dũng sĩ đối với con bò dường như không phải màu đỏ, chính chuyển động của tấm áo choàng cùng với tiếng reo hò của đám đông làm con bò tức giận. Chúng phản ứng lại vì sự giận dữ một cách bản năng và chiến đấu để bảo vệ lãnh thổ. Áo choàng đấu bò thường có màu đỏ và hồng tươi. Các áo choàng màu hồng có màu vàng ở mặt sau. Áo choàng màu đỏ thì hoàn toàn đỏ và dành riêng cho màn đấu cuối. Và chính những màu sắc đó góp phần khiến người xem cảm thấy phấn khích hơn.
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
61
Hành tinh đỏ
Hỏa tinh
62
Hỏa tinh là hành tinh đứng thứ tư trong hệ mặt trời. Nó được đặt tên theo vị thần Chiến tranh Mars của thần thoại La Mã. Khi quan sát hành tinh này bằng mắt thường, những người La Mã cổ đã luôn hình dung thế giới xa xôi này với một sự thù địch và bất ổn do màu sắc giống như màu máu và cả những chuyển động khác thường của nó trên bầu trời. Trên thực tế, không phải tự nhiên mà nó được gọi là “Hành tinh đỏ”. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hỏa tinh được phủ đầy bởi sắt và các oxit sắt, chúng tồn tại ở dạng những hạt bụi do quá trình phong hóa, đồng thời nhờ bề mặt khô ráo, những hạt bụi này dễ bị gió thổi bùng lên dẫn đến phát triển thành lớp bụi đỏ thậm chí là bão bụi khổng lồ che phủ toàn bộ Hỏa tinh. Có thể thấy, hỏa tinh là một quả cầu gỉ sét xa xôi trên bầu trời đêm và luôn tạo nguồn cảm hứng nghiên cứu bất tận. Nó giống như một quả cầu đỏ tí hon trên bầu trời đêm của chúng ta, một người bạn hàng xóm trong vũ trụ đã luôn hấp dẫn con người trong hàng nhiều thế kỷ.
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Vàng Màu vàng gắn liền cùng văn hóa Các thông tin đáng chú ý khác
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
Màu vàng là màu của nắng mặt trời ấm áp. Một màu thể hiện trí tuệ, lòng tin, sự hào hiệp và tình bạn. Màu vàng cũng thể hiện sự tự tin, hạnh phúc, lý tưởng hóa và tưởng tượng phong phú. Không ngạc nhiên lắm nếu chúng ta biết rằng - cũng giống như mặt trời và kim loại vàng - màu vàng mang ý nghĩa lạc quan, vui tươi, ấm áp, giàu sang, sung túc và thịnh vượng.
69
Màu vàng gắn liền cùng văn hóa Màu sắc của vương quyền Theo truyền thuyết, Hoàng Đế (Chữ Hoàng - trong tên ông hàm nghĩa sắc vàng, khác với chữ hoàng - trong “hoàng đế” là danh xưng của các bậc quân chủ kể từ thời Tần) trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2699 TCN (Theo huyền sử Trung Quốc) là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc. Mà khởi nguồn của nền văn hóa Trung Hoa là cao nguyên hoàng thổ (cao nguyên đất vàng), cái nôi của dân tộc này là Hoàng Hà (sông vàng) và màu da người Trung Quốc cũng là da vàng. Màu vàng từ xưa đến nay dường như có duyên nợ kỳ lạ với văn hóa truyền thống Trung Quốc. Các vị hoàng đế tiếp thu thuyết âm dương ngũ hành, quân vương ngồi trấn Tranh vẽ Hoàng Đế trong một ngôi mộ thế kỷ II trung ương, chỉ huy tứ phương. Mà trung ương trong ngũ hành “kim - mộc - thủy - hỏa - thổ” chính là thổ và màu sắc tương ứng với hành thổ là màu vàng. Trong hệ thống này, màu vàng là màu sắc trung gian, làm cho âm dương cân bằng, một tính chất mà không màu sắc nào khác có được. Nó cũng là màu sắc liên quan đến vàng, sự giàu sang và thịnh vượng.
Đường Thái Tông Lý Thế Dân
70
Dưới triều đại nhà Đường, hoàng đế khai quốc nhà Đường - Lý Uyên - rất thích và đã mặc long bào màu vàng thẫm, đến đời cháu ông là Cao Tông Lý Trị tại vị thì ra chiếu yêu cầu quan lại và dân thường không được phép mặc y phục màu vàng. Ở thời này, màu vàng cũng được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm nghệ thuật. Hang động Đôn Hoàng là một trong ba hang động lớn ở Trung Quốc có hơn 10.000 bức bích họa quý giá trên khu vực trải dài khoảng 50.000 mét vuông. Trong đó, những bức bích họa vẽ trong những thời kỳ khác nhau thì sử dụng màu sắc khác nhau. Trong khi họa sĩ triều Bắc Ngụy chủ yếu sử dụng màu gỗ mahogany thì hầu hết các tác phẩm vẽ dưới triều đại nhà Đường sử dụng màu vàng là màu cơ bản để làm tác phẩm sáng và tinh tế hơn, trở thành những bức bích họa đẹp nhất trong số các tác phẩm ở hang đá Đôn Hoàng. CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Tranh vẽ trong hang Đôn Hoàng
Đời Tống, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn trong thời kỳ “Trần Kiều binh biến”, các tướng lĩnh dâng cho ông chiếc hoàng bào, rồi tôn ông làm vua. Từ đó có thể thấy màu vàng kim được nhân dân xem trọng như thế nào. Vào các triều nhà Minh và nhà Thanh, Bắc Kinh trở thành thủ phủ, màu vàng càng trở thành màu sắc chuyên dùng cho hoàng gia cùng với sự gia tăng của hoàng quyền thì chỉ có hoàng thượng, hoàng hậu và thái tử được phép mặc màu vàng. “Cửu ngũ chi tôn” mặc chính là “Hoàng bào”, chiếc xe vua ngồi là “Hoàng ốc”, đường vua đi là “Hoàng lộ”, vua đi vy hành thì dùng “Hoàng kỳ”. Con dấu của triều đại được bọc bằng vải màu vàng. Và chỉ có hoàng thân quốc Vua Khang Hy thích mới được ở trong các tòa nhà đặc biệt được xây dựng với những bức tường đỏ và gạch ngói màu vàng, tuy nhiên vẫn không được phép mặc màu vàng mà chỉ được sử dụng một số đồ dùng màu vàng để thể hiện sự tôn quý của họ. Nếu bạn leo lên đồi Cảnh Sơn ở Bắc Kinh và trông xuống, bạn sẽ thấy Tử Cấm Thành cùng mái ngói lấp lánh ánh vàng. Bao quanh khu vực là những chiếc bình đồng khổng lồ và những con thú đồng mạ vàng. Điều này khiến cung điện mang đầy vẻ huyền bí, rực rỡ và cực kỳ tôn nghiêm cao quý.
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
71
Tử Cấm Thành
Trên thực tế, màu vàng là màu phổ biến nhất được sử dụng trong Phật giáo. Thân của Phật được gọi là “Kim thân”, chùa miếu đều có màu vàng được gọi là “Kim sát”, áo choàng Phật giáo và hiện vật tôn giáo cũng có màu vàng. Tượng Phật được mạ vàng bởi màu vàng từ thời cổ đại đã được coi là màu sắc của “Trời”. Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc thì Trời đại biểu cho các vị thần trên các tầng thứ cao, hoàng đế sở dĩ có được thiên hạ là vì được Trời trao cho quyền lực ấy. Cho nên hoàng đế tuy là vua một nước, nhưng chỉ là “Thiên tử” tức là con của Trời, có Trời quản chế giám sát, nghĩa là hoàng đế chịu sự ràng buộc bởi đạo đức. Thiên tử chịu sự ràng buộc bởi đạo trời ấy, đó chính là thần quyền cao hơn vương quyền. “Phụng thiên thừa vận” cũng chính là tuân theo ý trời mà quản Đức Phật lý con người. Ai thuận theo ý Trời thì được tốt đẹp, đối nghịch với Trời thì tiêu vong, như vậy mới là “Minh quân có đạo”. Màu vàng là màu mà phần lớn các vị đế vương sử dụng, nó cũng đại biểu cho “Quân quyền thần thụ”, vô cùng thần thánh và tôn quý. Ngoài ra, trong tài liệu của Phật giáo Mật tông cũng cho biết màu vàng thường được sử dụng để tượng trưng cho những thứ tiếp tục phát triển, từ sự giàu có và sức khỏe đến kiến thức và sự thông thái (Ngoài ra, trong Phật giáo Mật tông cũng tồn tại các màu sắc khác với ý nghĩa nhất định như màu trắng tượng trưng cho hòa bình, màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh và màu xanh dương sẫm đại diện cho sự phẫn nộ). 72
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Lễ hội Vasant Panchami Lễ hội Vasant Panchami của Hindu giáo báo tin mùa xuân đã đến, đánh dấu sự chuyển mình của đất trời đồng thời để ca ngợi nữ thần trí tuệ và nghệ thuật Saraswati với màu vàng chủ đạo tràn ngập khắp mọi nơi. Vào khoảng tháng hai (Maagha), người dân bắt đầu trang trí nhà cửa thật đẹp với các sắc vàng rực rỡ - biểu thị cho mùa vụ bội thu và sự xinh tươi của cuộc sống - để ăn mừng thành quả lao động cuối năm và đón xuân, đón tết. Mọi người chạy ra đồng, vui chơi bên các luống hoa mù tạt nở vàng. Đặc biệt thiếu nữ, ai cũng diện áo vàng, cầm theo các bát hoa vàng tặng nhau hay đi lễ dâng lên nữ thần. Phụ nữ trong nhà chuẩn bị một bữa tiệc linh đình (gọi là Kesar halwaor kesar halva) với nhiều món ngọt làm từ bột mì, hạt đậu khấu, đường và nghệ vang thơm nức. Nữ thần Saraswati
Cánh đồng hoa mù tạt
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
73
Người ta cũng treo tranh, ảnh, tượng nữ thần Saraswati - người bảo hộ cho nhiều lĩnh vực từ mỹ thuật, khoa học đến các nghề nghiệp. Nữ thần thường được khắc họa trong chân dung một thiếu nữ có bốn tay, vừa chơi đàn vừa đọc sách, cầm hoa, tràng hạt, vận áo trắng đứng bên một con công xanh lộng lẫy và uyên bác. Tuy là một nữ thần tối cao song Saraswati thường xuất hiện trong từng sinh hoạt hàng ngày từ học tập đến sản xuất, vì thế ai cũng niệm danh và muốn bà ở bên để được phù hộ.
74
Thức ăn tại Vasant Panchami
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Sự đánh dấu màu vàng Trong khi Trung Quốc dành riêng màu vàng để tôn vinh những bậc vĩ nhân thì một số nền văn hóa khác lại xem màu này biểu trưng cho những điều tồi tệ. Trong nhiều thế kỷ, người Hồi giáo đánh dấu những người mà họ coi là “khác thường” bằng một màu vàng đặc trưng. Hủ tục này có nguồn gốc từ thế kỷ thứ IX, khi người Do Thái và Cơ Đốc ở Baghdad bị buộc phải đeo dấu hiệu màu vàng. Hành động này được thực hiện tại nhiều vùng khác trên khắp thế giới. Vào thế kỷ Một miếng thế này được may trên băng tay mà người Do Thái XIII, vua Edward I của Anh đã ban hành bị buộc phải đeo dưới thời Đức quốc xã một đạo luật yêu cầu tất cả những người Do Thái phải mang một miếng vá bằng nỉ màu vàng. Vào thế kỷ XVI, khi Ấn Độ đang dưới sự thống trị của Hồi giáo, một trong những đạo luật của Akbar là dùng băng tay màu vàng để phân biệt những người theo đạo Hindu. Và vào những năm 1930, phát xít Đức đã lăng nhục người Do Thái bằng cách dùng những băng tay hoặc những miếng vá có may ngôi sao David - Biểu tượng của người Do Thái và đạo Do Thái được đặt theo tên vị vua thứ hai của Vương quốc Israel - để đánh dấu họ. Thậm chí đến ngày nay, Taliban vẫn sử dụng băng tay màu vàng để đánh dấu người Hindu ở Afghanistan.
Chiếc mũ hòa bình Mặc dù màu vàng có thể được sử dụng làm biểu tượng tuyên chiến giữa các tộc người, nó cũng có thể được dùng để tuyên bố hòa bình dưới hình thức của một chiếc mũ. Trong các nghi lễ tôn giáo của dòng Gelug, một nhánh của Phật giáo Tây Tạng - một trong những tôn giáo hòa bình nhất trên thế giới - các vị lạt ma (đại sư) đội những chiếc mũ vàng đặc biệt. Dòng Gelug được thành lập vào thế kỷ XIV, nhưng đến thế kỷ XVI, dòng này trở thành dòng mạnh nhất so với các dòng khác nhờ Đức Đạt Lai Lạt Ma Đệ ngũ - Ngagwang Lobzang Gyatso. Vị lãnh tụ vĩ đại này đã hợp nhất các tỉnh ở Tây Tạng và đồng thời nắm giữ vai trò lãnh đạo tôn giáo và chính trị trên toàn đất nước. Tuy nhiên, thực ra dòng Gelug chọn màu sắc đặc biệt này cho mũ của họ không với một ý nghĩa tôn giáo hay biểu tượng đặc biệt nào cả. Màu vàng được dùng để phân biệt dòng Gelug với các dòng khác đội mũ đỏ. Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
Một tu sĩ Phật giáo của dòng Gelug ở Shigatse, Tây Tạng
75
Lời chào mừng vàng rực trên đường phố Với hàng ngàn chiếc xe len lỏi mọi ngóc ngách thành phố cùng với thâm niên hơn 100 năm phát triển, taxi vàng đã trở thành một biểu tượng khó quên tại New York. Nhiều du khách khi đến với thành phố hoa lệ này đều đặt câu hỏi: “Tại sao taxi vàng lại trở thành dấu ấn đặc trưng tại nơi này?” Thực ra, những chiếc taxi đầu tiên chạy trên đường phố New York có thể được sơn màu tuỳ ý. Nhà sử học chuyên nghiên cứu về taxi - Graham Hodges - cho biết, những chiếc taxi ban đầu có rất nhiều màu sắc như nâu, trắng, đỏ, vàng và thâm chí có những chiếc được sơn nhiều màu. Chúng chạy dọc hai tuyến phố của nhà hát Opera Metropolitan trên Đường 39 và BroadJohn Daniel Hertz (1879-1961) way với đối tượng phục vụ chủ yếu là những người khá giả. Sự thay đổi chỉ bắt đầu vào năm 1915, khi John Hertz - chủ một hãng cho thuê xe ô tô danh tiếng - quyết định khai trương công ty Yellow Cab ở Chicago. Từ đó ghi dấu ấn của mình với màu vàng bằng một đội xe có cửa màu vàng tươi. Nguyên nhân của việc lựa chọn màu sắc này là do sau khi trải qua một thời gian nghiên cứu, ông nhận thấy màu vàng dễ gây chú ý nhất từ một khoảng cách xa.
Taxi vàng
76
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Taxi màu vàng sau đó đã được coi như một ý tưởng đột phá trong kinh doanh, một xu hướng mới trong ngành vận tải và nhận được sự chú ý của đông đảo khách hàng. Theo ông Allan Fromberg - Phó ủy viên Các vấn đề công cộng tại Ủy ban taxi và limousine của thành phố New York lúc bấy giờ - màu vàng trở thành “xu hướng trong ngành taxi”. Xu hướng này càng lan rộng khi Hertz mở thêm các chi nhánh ở nhiều thành phố khác của nước Mỹ, bao gồm New York. Đến năm 1925, Hertz sở hữu 2.700 chiếc taxi và taxi vàng đã rất phổ biến trên khắp đường phố. Trong những năm tiếp theo, ngành công nghiệp taxi phát triển mạnh nên số lượng xe taxi cũng tăng vọt gây ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các tài xế. Đặc biệt, đến giai đoạn Đại suy thoái, sự cạnh tranh này càng căng thẳng hơn. Để giải quyết vấn đề này, vào năm 1937, New York thông qua đạo luật Haas nhằm mục đích thành lập hệ thống logo và siết chặt số lượng các xe taxi được cấp phép. Qua đó, chỉ có taxi được cấp phép với logo mới được quyền bắt khách. Tiếp đó, giới chức New York lại nhận thấy cần phải giúp người dân phân biệt giữa taxi được cấp phép và taxi lậu nên một đạo luật khác ra đời vào năm 1967 quy định tất cả các xe taxi đã được cấp phép và có logo đều phải được sơn màu vàng, những màu khác đều bị coi là phạm pháp. Trải qua hơn 100 năm phát triển, đến nay, màu vàng đã trở thành màu sắc chung của tất cả các hãng kinh doanh taxi hoạt động tại New York. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một điều rằng đội quân taxi đông đảo cũng là một phần gây nên tình trạng giao thông tồi tệ tại nơi đây. Thế nhưng, rất nhiều du khách và người dân địa phương cho rằng, nếu thiếu chúng New York dường như sẽ trở nên thật nhạt nhẽo.
>> Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
77
Các thông tin đáng chú ý khác Những chiếc bút chì màu vàng
Bút chì vàng
Một cây bút chì kích thước chuẩn có thể viết được khoảng 45.000 chữ - tương đương một quyển tiểu thuyết ngắn. Liệu bút chì có thể được sử dụng lâu hơn nếu nó mang màu vàng hay không? Theo một nghiên cứu không chính thức thì dường như người ta nghĩ vậy. Trong quyển sách “Bút chì: Một kiểu mẫu của thiết kế và chi tiết” (The Pencil: A design of design and circumstance) của Henry Petroski, ông đã thuật lại một thí nghiệm rằng một hãng sản xuất bút chì đã đặt một số lượng bằng nhau bút chì vàng và xanh lá ở văn phòng của họ. Khi các nhân viên được hỏi về chất lượng của bút chì, họ liên tục phàn nàn về bút chì xanh lá: chúng bị gãy thường xuyên, rất khó để vót nhọn và khó viết. Nhưng trên thực tế, ngoài màu sắc, chúng hoàn toàn giống nhau. Bút chì màu vàng đã in sâu vào ý thức của chúng ta rằng dường như nhãn hiệu màu vàng là một sự đảm bảo cho chất lượng bút chì.
Loại bút chì màu vàng nổi tiếng đầu tiên - Koh I Noor - thật sự vượt trội và đi trước thời đại. Nó được đặt theo tên viên kim cương nổi tiếng không phải chỉ như một phương thức kinh doanh mà cũng giống như kim cương, than chì chứa trong lõi bút chì cũng là một dạng thù hình của carbon. Được làm từ loại than chì graphite chất lượng tốt nhất của Trung Quốc, bút chì Koh I Noor có giá đắt gấp ba lần những mặt hàng cạnh tranh. Nguyên nhân của việc lựa chọn màu sơn vàng có thể là để tôn kính phần Trung Quốc của nó - màu của vua chúa đất nước này - hoặc có thể bởi vì nó được sản xuất bởi công ty của Áo - quốc kỳ Áo Hung mang màu vàng và đen - để thể hiện lòng yêu nước đặc biệt. Trước khi có bút chì Koh I Noor, bút chì sơn màu được coi là kém hơn so với bút chì không sơn (loại dùng vỏ gỗ chất lượng cao) vì cho rằng loại không sơn không cần một lớp sơn phủ để che khuyết điểm bên ngoài. Nhưng khi Koh I Noor được giới thiệu vào năm 1890 và sau đó xuất hiện tại Triển lãm thế giới Columbia ở Chicago vào năm 1893, các du khách đã rất ấn tượng bởi vẻ đẹp và độ bền của nó. Bút chì không sơn không thể cạnh tranh với nó và cho đến ngày nay, ba trong số bốn cây bút chì được bán ra có màu vàng.
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
79
Bút chì Koh I Noor
80
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
“Tạp chí vàng” Tạp chí vàng (yellow journalism) là một loại tạp chí được xác định qua sự phóng đại, bắt mắt và thường có những tiêu đề lố bịch và chỉ nhắm đến một mục đích là bán đước báo. Và đôi khi, nội dung của nó không đạt được một nửa tính chính xác trong tiêu đề của nó.
Vậy điều gì đã hình thành nên tạp chí vàng? Cụm từ này ra đời vào những năm 1890, khi loại báo chí thổi phồng bắt đầu có ảnh hưởng như hệ quả của công nghệ in nhanh và sự đối địch giữa những nhà tư bản báo chí như William Randolph Hearst và Joseph Pulitzer. Cụm từ này đã nảy sinh trong một cuộc tranh chấp giữa hai người. Pulitzer đã xuất bản trên tờ New York World loạt tranh biếm họa mang tên “Đứa trẻ vàng - Yellow Kid” (vàng ở đây ý chỉ màu vàng lá úa) của Robert Outcault - một trong những loạt tranh nổi tiếng vào thời bấy giờ. “Đứa trẻ vàng” được in bằng một loại mực mới màu vàng, loại mực này bám chặt vào mặt báo thay vì lem sang tay người đọc. Khi Hearst thuê Outcault làm việc cho tờ New York Journal của mình, Pulitzer rất tức giận nên đã thuê một họa sĩ tranh vui khác để tiếp tục duy trì trì mục tranh biếm họa trên New York World. Như vậy, không gì khác hơn sự cạnh tranh giữa Hearst và Pulitzer trong việc bán tạp chí, cùng với loại mực mới màu vàng William Randolph Hearst Joseph Pulitzer này, thuật ngữ “Tạp chí vàng” đã ra đời. (1863-1951) (1847-1911) Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
81
Yellow kid
82
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Xanh lam Một số loại phẩm nhuộm xanh lam Màu lam và động vật
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
Màu sắc mang trong nó sự hòa bình và tĩnh lặng, lòng trung thành cùng tính trung thực, sự hài hòa cân đối, niềm tin và độ tin cậy. Màu xanh trong bao la của bầu trời cũng như sự tĩnh lặng khi nhìn từ xa của đại dương như những điều tồn tại bất biến, có thể khiến con người ta thư thái và phản ánh bản chất thật trong tâm hồn mỗi con người.
89
Một số loại phẩm nhuộm xanh lam Sự xuất hiện hiếm hoi Màu xanh dương hiện diện rất ít trong thế giới cổ đại. Trái cây màu xanh dương hầu như không tồn tại, hoa màu xanh dương cũng hiếm thấy, quần áo màu xanh dương cũng khó sản xuất. Có lẽ vì vậy mà gần như tất cả các nền văn hóa, các vùng miền, đều mất khá nhiều thời gian để đặt tên cho màu sắc này. Bằng chứng về sự thiếu hụt màu sắc này có thể kể đến là t. Vào những năm 1800, học giả William Gladstone người sau này trở thành thủ tướng Vương quốc Anh - đã dành thời gian tìm hiểu tác phẩm này và nhận thấy rằng Homer không hề nhắc đến màu xanh dương, thâm chí nước biển được ông mô tả giống với một loại rượu vang tối màu. Trong khi đó, màu đen xuất hiện gần 200 lần, màu trắng khoảng 15 lần, màu Tác phẩm Odyssey của đại thi hào Homer đỏ chưa tới 15 lần, còn màu vàng và xanh lá cây dưới 10 lần. Một thời gian sau, nhà nghiên cứu triết học người Đức Lazarus Geiger đã tiến hành nghiên cứu các văn tự cổ của nhiều nền văn hóa khác nhau như kinh Koran, truyện dân gian Iceland, các bài thơ cổ Ấn Độ thời Vedic, truyện cổ Trung Hoa cũng không hề tìm thấy sự hiện diện liên quan đến màu xanh dương.
Khăn Tallit
Vào thế kỷ II sau công nguyên, học giả cổ đại Rabbi Me’ir khi viết về lí do tại sao trong kinh Torah yêu cầu đính những sợi “xanh dương” lên khăn Tallit - khăn choàng cầu nguyện của người Do Thái, ông đã dùng từ “Tekhelet” trong tiếng Do Thái - từ định nghĩa của nhiều thứ có màu sắc từ ngọc lam đến tía - để chỉ màu sắc này và miêu tả nó như sau: “Tekhelet giống với màu sắc của biển, và biển giống như màu sắc của bầu trời, và bầu trời giống như màu sắc của ngọc bích và ngọc bích giống với màu sắc của Vương quyền rực rỡ”.
Vậy còn màu sắc của bầu trời vào ban ngày thì sao? Dường như không hợp lí khi màu sắc này hiện diện khắp nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta - không hề thay đổi - lại vẫn không có tên. Nhưng có nhiều lí do để tin rằng điều này là sự thật. Một số học giả cho rằng đối với tổ tiên xa xưa của chúng ta, bầu trời là một trạng thái thuộc về tâm linh. Nó chỉ “ở đó” và vì vậy không được xem là một màu sắc. Ngoài ra, nếu người cổ đại không tiếp xúc nhiều với màu xanh dương ngoại trừ màu của bầu trời, đồng thời lại thiếu khái niệm về “bầu trời” thì có lẽ đó là lý do mà tổ tiên của chúng ta không cần đến một từ để cắt nghĩa khái niệm của màu sắc này.
90
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Có một trường hợp ngoại lệ với sự thiếu vắng màu xanh dương trong các nền văn minh cổ, đó chính là Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập cổ đại không chỉ chú ý đến bầu trời xung quanh mà họ còn đánh giá rất cao màu sắc của nó. Đá thiên thanh (Lapis lazuli) và quặng đồng lam (Azurite) rất hiếm nhưng vẫn tồn tại, và người Ai Cập đã sản xuất một loại chất liệu để phản ánh vẻ đẹp của các khoáng chất tự nhiên mà họ rất quý. Kết quả thu được là một trong những chất màu tổng hợp đầu tiên. Đó là màu xanh dương và người Ai Cập cảm thấy cần phải đặt tên cho màu sắc độc đáo và sinh đẹp này.
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
91
Ngày nay, vẫn tồn tại những bộ lạc không có định nghĩa về “màu xanh dương”, chẳng hạn như người Himba ở Namibia, trong khi người Nga lại có đến hai từ để miêu tả màu sắc này là goluboi (xanh dương sáng) và sinii (xanh dương sẫm). Cách đây không lâu, chuyên gia tâm lý học Jules Davidoff của đại học London đã thực hiện một nghiên cứu liên quan tới màu sắc đối với một số người trong bộ lạc Himba. Ông đưa ra một vòng tròn với mười hai ô vuông, trong đó mười một ô màu xanh lục và ô còn lại màu xanh dương. Kết quả đã khiến ông và Phụ nữ Himba các cộng sự bất ngờ khi những người trong bộ lạc này không thể phân biệt được ô màu xanh dương hoặc phải mất rất lâu mới cảm thấy có gì đó không đúng. Tuy nhiên, trong cùng bộ lạc lại có nhiều từ khác nhau để chỉ màu xanh lục. Và khi nghiên cứu được đảo lại, tức là trong mười hai ô có mười một ô xanh dương và một ô xanh lục, họ lập tức tìm được màu ô vuông “lạc loài” trên màn hình hiểu thị. Thêm vào đó, một nghiên cứu vào năm 2007 của Viện công nghệ Massachuset cho thấy những người Nga nói tiếng bản địa có tới hai từ chỉ “màu xanh dương”, chủ yếu là để phân biệt mức độ sáng tối. Điều đó cho thấy, tổ tiên của chúng ta không thể nhận biết “màu xanh dương” chỉ vì họ chưa có một từ trong ngôn ngữ cắt nghĩa được nó.
Màu xanh Ai Cập
92
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Một phần của bức họa trên tường mộ của nhà điêu khắc Nebamun có sử dụng màu xanh Ai Cập
Màu xanh của người Ai Cập hay đồng canxi silicat (CaCuSi4O10) là một trong những chất màu nhân tạo đầu tiên được con người sử dụng. Mẫu vật lâu đời nhất chứng minh cho việc sử dụng hợp chất này có niên đại khoảng 5.000 năm trước. Đó là một bức họa trên tường mộ thuộc triều đại của Ka-Sen, vị pharaoh cuối cùng của Triều đại Đầu tiên. Có nhiều ý kiến khác cho rằng thời gian “màu xanh Ai Cập” được sử dụng sớm nhất là trong giai đoạn từ Triều đại Thứ Tư đến Vương triều Trung (Middle Kingdom), khoảng 4.500 năm trước. Tuy nhiên, vào thời Vương triều Mới (New Kingdom), màu xanh Ai Cập đã được dùng phổ biến như một chất màu trong hội họa và có thể thấy trên các bức tượng, tranh vẽ ở lăng mộ và trên các áo quan. Ngoài ra, màu xanh Ai Cập còn được dùng để sản xuất đồ gốm tráng men hay còn gọi là đồ sứ Ai Cập. Màu xanh dương đặc trưng của chất màu này là do đồng - một trong những thành phần chính có trong hợp chất - thay đổi từ nhạt sang đậm tùy thuộc quá trình và cách pha trộn khác nhau. Nếu nghiền thô, sắc xanh sẽ đậm. Nếu nghiền thật mịn, màu xanh tạo ra sẽ nhạt và tao nhã. Chất màu này được chế tạo bằng cách nung nóng hợp chất của canxi (thường là canxi cacbonat), hợp chất chứa đồng (hợp chất kim loại hoặc khoáng chất malachite), cát silica và soda hoặc potash hòa trộn ở nhiệt độ khoảng 850 - 950 độ C.
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
93
Trong tín ngưỡng Ai Cập, màu xanh là màu của bầu trời và cũng là màu của vũ trụ, nó còn gợi đến màu nước và sông Nile. Vì vậy, màu xanh là sắc màu của cuộc sống, của sự màu mỡ và tái sinh. Một trong những hợp chất màu xanh tự nhiên được người Ai Cập sử dụng là lapis lazuli, loại đá màu xanh đậm, có thể nghiền thành bột. Vì lapis lazuli là một mặt hàng xa xỉ phải nhập từ Afghanistan nên không quá ngạc nhiên khi người Ai Cập tìm cách sản xuất một chất màu tổng hợp để sử dụng thay thế đá lapis lazuli. Việc sản xuất màu xanh Ai Cập cuối cùng đã phát triển ra khỏi biên giới nước này khi người ta có thể tìm thấy loại hợp chất màu này ở khắp vùng Địa Trung Hải. Màu xanh Ai Cập được tìm thấy rất nhiều ở Hy Lạp và La Mã, trên các bức tượng tại đền Parthenon ở Athens và những bức tranh tường ở Pompeii. Mặc dù được ứng dụng nhiều trong nghệ thuật nhưng màu xanh Ai Cập không còn được sử dụng và phương pháp sản xuất chất màu này bị quên lãng cùng với sự kết thúc của đế chế La Mã.
Một bức tượng bằng sứ với lớp men từ màu xanh Ai Cập
Thế kỷ XIX, màu xanh Ai Cập tái xuất hiện. Các cuộc khai quật tại Pompeii cho thấy nhiều bức tranh tường được vẽ bằng màu xanh Ai Cập và điều này đã thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu chính xác những thành phần chính tạo nên chất màu này. Kể từ đó, các nhà khoa học đã có một sự hiểu biết sâu rộng hơn về tính chất độc đáo của nó. Các thí nghiệm phát hiện, khi được ánh sáng đỏ chiếu vào, màu xanh Ai Cập mang đặc tính phát xạ ánh sáng hồng ngoại mạnh mẽ bất thường. Sự phát xạ này cực kỳ mãnh liệt và kéo dài khá lâu nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Ngoài ra, một khám phá bất ngờ khác là màu xanh Ai Cập sẽ phân tách thành các “tấm nano” (nanosheet) - mỏng hơn sợi tóc hàng ngàn lần - nếu được khuấy trong nước ấm vài ngày. Các nhà khoa học tin rằng, với đặc tính độc đáo này, màu xanh Ai Cập có thể phù hợp với nhiều ứng dụng hiện đại.
94
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Một ngày nào đó màu xanh Ai Cập có thể được dùng vào cho mục đích liên lạc khi những chùm ánh sáng của nó có thể ứng dụng vào các thiết bị điều khiển từ xa và viễn thông. Hơn nữa, màu xanh Ai Cập có thể được sử dụng trong kỹ thuật chụp ảnh sinh học tiên tiến vì tính chất phát xạ cận hồng ngoại giúp tia sáng xuyên qua các mô tốt hơn bước sóng khác. Với khả năng trở thành giải pháp trong lĩnh vực mực in, màu xanh Ai Cập mở ra những triển vọng kết hợp với các ứng dụng hiện đại, chẳng hạn như phát triển loại mực in an ninh mới hay thuốc nhuộm sinh học.
Đá thiên thanh Lapis lazuli - màu xanh hoàng gia Lapis lazuli được người xưa tin thờ nên công dụng và giá trị rất cao, người Ai Cập thường dùng Lapis lazuli trong những ngôi đền bởi họ tin đây là tinh thể đến từ thiên đường (màu xanh của nó gợi đến bầu trời và những đốm pyrite trắng nhỏ nhắc ta nhớ đến những vì sao). Văn hóa Ai Cập cổ đại thường dùng một con bọ hung bằng đá Lapis lazuli để chôn cất cùng với người chết và tin rằng người quá cố sẽ nhận được được sự che chở bảo vệ ở thế giói bên kia. Mặc dù trong nhiều thế kỷ, người Ai Cập thao túng thị trường chất tổng hợp màu xanh dương nhưng họ không phải là dân tộc duy nhất yêu mến màu sắc quyến rũ của đá thiên thanh. Đá Lapis lazuli
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
95
Lapis lazuli được nghiền làm bột màu sử dụng trong hội họa
Đối với các họa sĩ phong cách Phục Hưng, đá thiên thanh được sử dụng để tạo ra hợp chất màu xanh biếc đáng ao ước (khác với các chất màu tổng hợp bạn có thể tìm thấy trong các cửa hàng nghệ thuật). Đáng ước ao bởi vì đá thiên thanh được nhập khẩu từ những vùng rất xa xôi (nó được khai thác chủ yếu ở Afghanistan), đòi hỏi một quá trình chế tác kỳ công để biến thành chất bột màu, và nó tạo ra một sự cảm nhận khác biệt với tất cả những màu xanh dương khác. Leonardo da Vinci và các họa sĩ lớn khác cùng thời yêu cầu các khách hàng và nhà bảo trợ cung cấp chất màu quý giá này như một phần trong hợp đồng của họ, và màu sắc này quá đắt đỏ đến nỗi những người bán hàng vô đạo đức đôi khi dùng azurite để thay thế bột màu xanh biếc từ đá thiên thanh. Mặc dù nhìn giống nhau nhưng các khoáng chất này khác nhau về cấu tạo hóa học. Khi ra khỏi mặt đất, azurite trở nên xanh lá hơn và mờ hơn. Từ quan điểm thẩm mĩ, nó thiếu một tính chất được đánh giá cao của đá thiên thanh: màu xanh tím đậm đà. Azurite cũng chỉ có giá bằng Tượng Pharaoh Tutankhamun (1341-1323 TCN) một phần nhỏ giá của đá thiên thanh. với cặp lông mày bằng đá Lapis lazuli 96
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Để kiểm tra tính xác thực thật sự không dễ dàng: các khoáng sản phải được nung cho đến khi nóng đỏ. Azurite chuyển sang màu đen khi nó nguội đi, trong khi đá thiên thanh thì không. Dù vậy, đây là một quá trình quan trọng đối với các họa sĩ. Màu xanh biếc sẽ thay đổi tác phẩm của họ với khả năng phát quang mạnh, cường độ và độ tinh khiết của nó đồng thời đảm bảo giá trị tác phẩm. Những bức tranh của họ có giá tương đương với những viên đá quý. Đó là lí do vì sao các quý tộc sở hữu những bức tranh này và trưng bày chúng một cách tự hào như những chiếc nhẫn kim cương của họ.
Tác phẩm “Bữa tiệc ly - The last supper” (1495-1497) của Leonardo da Vinci
Trong một phần trong tác phẩm “Bữa tiệc ly - The last supper” (1495-1497) của Leonardo da Vinci, áo choàng của Judas có màu khác với áo choàng của những người khác. Sự cố chăng? Các nhà lịch sử nghệ thuật tin rằng không phải vậy. Leonardo đã sử dụng chất màu azurite rẻ hơn chứ không phải đá thiên thanh để tạo ra sắc tố màu cho quần áo của kẻ phản bội này. Cho đến ngày nay, lapis lazuli vẫn là loại màu vẽ đắt tiền nhất mặc dù trên thị trường có hàng nghìn màu vẽ tổng hợp công nghiệp phong phú và rẻ, thật khó hình dung thời xưa các họa sĩ đã phải sáng tác với một bảng màu giới hạn ra sao, bởi tất cả các màu đều phải được chiết xuất từ thiên nhiên. Ví dụ như màu indigo chế từ lá cây chàm, màu đỏ từ thần sa.
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
97
Thời Phục Hưng, lapis lazuli chỉ được sử dụng cho những nhân vật cao quý nhất, đặc biệt là những bộ trang phục của Đức Mẹ đồng trinh. Lapis lazuli đã từng đắt hơn cả vàng. Hiện nay, trái với nhiều loại màu vẽ đã mờ đi theo năm tháng và môi trường không thuận lợi, lapis lazuli vẫn giữ được màu thẫm và độ sáng hiếm có, khiến nó trở thành một công cụ không thể thiếu của những người làm nhiệm vụ khôi phục các tác phẩm hội họa bị hư hại.
Bức họa nổi tiếng “Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai” của danh họa Johannes Vermeer năm 1665 với màu xanh bột đá Lapis lazuli
98
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Xanh Prussian Đến đầu thế kỷ XVIII, họa sĩ người Đức Heinrich Diesbach đã tạo ra một màu xanh dương tổng hợp đầu tiên được ghi lại trong những cuốn sách lịch sử từ sau sự kiện màu xanh Ai Cập. Và loại này không phai màu như những hợp chất màu xanh biếc tự nhiên. Không giống như đá thiên thanh, màu xanh Prussian (hay xanh phổ) của Diesbach có giá thấp và dễ sản xuất. Thêm vào đó, nó không biến chất - một đặc điểm mà nhiều màu nhuộm tổng hợp tiếp theo không có được.
Heinrich Diesbach
Vào năm 1704, Diesbach trộn lẫn hỗn hợp của sắt sulfate và kali carbonat để tạo nên hợp chất gọi là màu đỏ tía. Nhưng những sử gia phỏng đoán rằng do để tiết kiệm tiền, Diesbach đã mua kali carbonat thứ phẩm bị nhiễm dầu động vật. Các hợp chất màu tạo ra quá nhạt, và trong sự cố gắng nhằm cải thiện màu sắc, ông đã phát minh ra một loại bôt màu hoàn toàn mới: một màu xanh dương mạnh mẽ, lôi cuốn mà tên của nó bắt nguồn từ việc nó được sử dụng như một loại thuốc nhuộm cho quân phục của quân đội Phổ.
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
99
Năm 1710, những mẫu sắc tố màu xanh đầu tiên từ Phổ đến Paris, và họa sĩ Jean-Antoine Watteau được biết đến là người đã chia sẻ màu mới này với những họa sĩ đồng nghiệp như Jean-Honoré Fragonard và Francois Boucher. Tất cả các nghệ sĩ đều bị mê hoặc với màu xanh mới này và dùng để sáng tác nên các tác phẩm của họ. Xanh prussian có tính chất độc đáo cho phép họa sĩ sáng tác ra các bức vẽ một cách tự nhiên hơn. Chỉ một lượng nhỏ prussian có thể truyền đạt một sắc thái mạnh mẽ so với các màu khác. Do đó, các họa sĩ có thể kết hợp một phổ màu sắc rộng hơn trên bảng màu của mình.
Prussian blue
100
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Loại phẩm nhuộm màu xanh này còn có thêm một lợi ích khác đó là giúp loại bỏ được một số chất phóng xạ ra khỏi cơ thể con người. Phải dùng chất này theo sự hướng dẫn của Trung Tâm/ Nơi Huấn Luyện Trợ Giúp Trong Trường Hợp Khẩn Cấp về Phóng Xạ (Radiation Emergency Assistance Center/Training Site - REAC/TS) thuộc Viện Oak Ridge. Khi nuốt hoặc hít thở chất cesium và thallium phóng xạ, các chất này sau cùng sẽ đi vào ruột. Xanh prussian bẫy các chất này trong ruột và giữ cho cơ thể không ngấm thấu các chất này. Xanh prussian giảm thiểu thời gian chất cesium và thallium phóng xạ ở trong cơ thể, chất này giúp giới hạn thời gian cơ thể bị tiếp xúc với phóng xạ.
Prussian blue
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
101
Nghệ sĩ trường phái Ukiyo-E - Katsushika Hokusai - đã sử dụng xanh Prussian trong tác phẩm nổi tiếng của ông: “The great wave off Kanagawa”
Xanh prussian chỉ được cho dùng khi bác sĩ xác định là người này bị nhiễm chất phóng xạ vào nội tạng qua việc tình cờ ăn nuốt hoặc hít vào. Và được dùng dưới dạng viên bọc 500 milligram, có thể nuốt trọn hoặc hoặc hòa với chất lỏng để cho trẻ em uống. Số lượng dùng phụ thuộc vào việc người này bị nhiễm phóng xạ tệ đến mức nào. Phải dùng xanh prussian từ 3-4 lần một ngày lên đến 150 ngày, tùy theo mức độ nhiễm, dưới sự chăm sóc của một bác sĩ. Các phản ứng phụ thường xảy ra nhất là cồn cào bao tử và táo bón. Tuy nhiên các phản ứng phụ này có thể được điều trị dễ dàng bằng các loại thuốc khác.
YInMn Blue - Vẫn là một sự tình cờ Hiện nay trên thế giới tồn tại hàng triệu màu sắc. Vì thế chuyện tìm ra màu mới có vẻ như chẳng có gì quan trọng. Nhưng với YInMn blue - tên sắc xanh mới nhất được tạo ra lại là một câu chuyện khác biệt. YInMn blue đã được khám phá từ năm 2009, bởi nhóm nghiên cứu của nhà hóa học Mas Subramanianand thuộc ĐH Oregon (Mỹ). Có điều, đến năm 2016 sắc màu này mới chính thức được cấp giấy phép thương mại, qua đó giúp những nghệ sĩ trên thế giới có cơ hội tiếp cận với nó.
102
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Còn màu sắc này vì sao khác biệt, trước hết phải kể đến hoàn cảnh ra đời của nó: Hoàn toàn tình cờ. Các chuyên gia lúc đó đang thực hiện thí nghiệm trộn oxit mangan đen cùng một số hóa chất, rồi nung tất cả ở nhiệt độ 1.000 độ C. Và kết quả như chúng ta đã thấy, YInMn Blue ra đời, với cái tên ghép từ ký hiệu hóa học của 3 nguyên tố thành phần Yttrium, Indi và Mangan. Nhưng như vậy vẫn chưa có gì đặc biệt. Vấn đề ở đây là màu sắc này có cấu trúc phân tử rất độc đáo, có thể nói là có một không hai, khiến cho nó không thể bị phai mờ, ngay cả khi tiếp xúc với dầu và nước. Subramanian cho biết: “Kể từ khi người Ai Cập cổ đại tạo ra những sắc xanh đầu tiên, ngành công nghiệp thuốc màu đã luôn phải tìm cách xử lý các vấn đề về độc tính và độ bền của màu sắc”.
YInMn Blue
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
103
Bột YInMn Blue
Hiện nay, các loại thuốc tạo màu xanh gồm xanh thiên thanh - được tạo từ ngọc lapis lazuli khá đắt tiền; xanh côban (cobalt blue) và xanh phổ (Prussian Blue) - đều có độc tính cao. Chính vì thế, phát hiện của Subramanian có ý nghĩa rất lớn. Không những bền, an toàn và dễ sử dụng, các chuyên gia đánh giá YInMn có thể là giải pháp tuyệt vời dành cho những mùa hè ác mộng, vì nó phản lại phần lớn sóng ánh sáng chiếu vào. Nếu ta sơn mái nhà bằng xanh YInMn, tòa nhà sẽ mát hơn rất nhiều. Chưa kể, ứng dụng của nó trong nghệ thuật cũng rất ấn tượng. Những nghệ sĩ sử dụng YInMn cho biết họ rất hài lòng với màu mới này, vì nó gần giống sắc xanh lapis lazuli, nhưng bền vững hơn rất nhiều.
Cấu tạo hóa học YInMn Blue
Những chiếc khăn tagelmoust Người Tuareg ở Bắc Phi chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi màu xanh dương - chính xác là màu chàm. Khác với nhiều nước Hồi giáo láng giềng, những người đàn ông Tuareg mang khăn trùm đầu - gọi là tagelmoust - che tất cả mọi thứ ngoại trừ đôi mắt. Lần đầu tiên các chàng trai mang khăn tagelmoust là trong buổi lễ trưởng thành của họ.
104
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Đối với những người đàn ông có của cải hay địa vị, khăn trùm đầu này có màu xanh dương. Màu sắc sẫm hơn chiết xuất từ cây chàm và khăn may càng cầu kỳ (thể hiện bằng nhiều vòng quấn xung quanh) càng thể hiện địa vị của người mang. Loại thuốc nhuộm nguồn gốc thực vật này - thuốc nhuộm màu chàm có truyền thống hàng trăm năm - là dấu hiệu chỉ rõ sự giàu có của người Tuareg cũng như ở các nơi khác của Tây Phi. Tuy nhiên, khoác lên người màu xanh không chỉ là vấn đề của sự giàu sang và địa vị, mà còn bởi vì họ tin rằng đó là màu sắc mang đến năng lực bảo vệ thiết yếu. Màu trắng không có ý nghĩa như vậy, những chiếc tagelmoust màu trắng dành cho những người có địa vị thấp.
>>> Khăn trùm Taglemoust
>> Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
105
Màu lam và động vật Máu sam màu xanh đem lại sự sống Theo CNN, các nhà khoa học đã phát hiện rằng dòng máu xanh của loài sam có tác dụng vô hiệu hóa những vi khuẩn độc hại. Sở dĩ máu sam có màu xanh bởi vì không như huyết tương chứa nhiều sắt của đa số sinh vật, máu của loài sam giàu kim loại đồng, khi kết hợp với oxy sẽ tạo nên màu xanh dương. Sinh vật có từ thời cổ đại này sống ở các vùng biển cạn, nơi có rất nhiều vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Sam không có hệ miễn dịch, nhưng lại có một cơ chế phòng vệ đặc biệt để chống vi khuẩn. Khi đối mặt với vi khuẩn độc hại, tế bào amip trong máu sam phát hiện và làm tê liệt chúng, không cho chúng lây lan. >>> Máu sam
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
107
Từ thập niên 1970, ngành y tế đã sử dụng máu sam để kiểm tra các loại thuốc chích, vacxin hay dụng cụ y tế có bị nhiễm vi khuẩn gram âm nguy hiểm hay không. Chỉ 45 phút tiếp xúc với chất LAL trong máu sam là đủ để phát hiện nội độc tố từ vi khuẩn gram âm rất khó quan sát này. LAL nhạy đến mức có thể cô lập mối đe dọa nhỏ như một hạt cát trong một bể bơi lớn. Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) luôn yêu cầu thuốc chích và các dụng cụ y tế tiếp xúc với cơ thể người bệnh phải qua kiểm tra bằng máu sam. Do đó, máu sam góp phần cứu sống hàng nghìn bệnh nhân mỗi ngày. Bác sĩ John Dubczak thuộc Phòng thí nghiệm Charles River (Mỹ) cho biết công nghệ phát hiện độc tố nhờ máu sam đang ngày càng trở nên nhạy và chính xác hơn. Vấn đề đặt ra là số lượng sam trên toàn cầu hiện nay đang sụt giảm mạnh. Chính vì vậy giới khoa học cần phải tìm ra một cơ chế hiệu quả để thay thế máu sam trong tương lai. “Chưa rõ sam sẽ tuyệt chủng khi nào, nhưng đến lúc đó ngành y tế thế giới sẽ đối mặt với một thời kỳ đen tối” - chuyên gia Chabot (một giáo sư sinh học tại Plymouth State) cảnh báo.
Cấu tạo hóa học YInMn Blue
Booby chân xanh Những chú chim booby chân xanh là điểm nổi bật của hòn đảo cổ xinh đẹp Galapagos - hòn đảo lạ lùng nằm ngoài khơi Thái Bình Dương, nơi còn nổi tiếng với những chú rùa nặng 400kg hay những chú hải âu cỡ khủng. Trong tiếng Tây Ban Nha, booby nghĩa là “chú hề” hay “kẻ ngốc nghếch” vì dáng đi ngô nghê của chúng luôn khiến người xem phải bật cười.
108
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Màu xanh lam của chân chim booby có được một phần nhờ các chất dinh dưỡng trong cá tươi. Đôi chân màu xanh này chính là điểm nổi bật và đáng tự hào nhất của loài chim booby. Đặc biệt đối với con trống, đôi chân được xem là báu vật quý giá để thu hút bạn tình. Những con booby mái thường to hơn và rất thích những con trống có đôi chân màu xanh sáng sủa. Bởi lẽ sắc xanh trên đôi chân càng sáng và sắc sảo sẽ càng cho thấy sự khỏe mạnh của booby trống, đồng thời biểu hiện cho một chất lượng gen tốt và từ đó sẽ mang lại cho chúng những đứa con đẹp đẽ hơn. Vào mùa sinh sản, từ tháng sáu đến tháng tám hằng năm, chúng có những nghi thức hết sức lí thú trước khi giao phối. Nếu con trống đã xác định một con mái nào đó, nó sẽ gắp một cục đá hoặc que ngắn mang đến cho con mái. Sau đó, con trống hướng mỏ, đuôi, đầu cánh lên trời rồi vừa kêu vừa dậm chân liên tục (hai chân luân phiên nhấc lên) với vũ điệu vui tươi đi vòng xung quanh con mái để khoe đôi chân của mình.
Cặp đôi booby chân xanh
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
109
Nếu con cái chấp nhận, chúng sẽ giao phối và sống chung thủy với nhau cả đời để chăm sóc con cái. Con mái đẻ ra khoảng hai đến ba trứng, sau đó chúng sẽ thay nhau bảo vệ tổ. Nhờ có đôi chân lớn nên thay vì dùng cánh và lông để ấp, chúng thường dùng đôi chân để sưởi ấm cho những quả trứng. Đúng 45 ngày, trứng sẽ nở, từ đó, chim bố mẹ thay nhau đi kiếm thêm thức ăn và mang về nhả lại cho booby con. Tuy nhiên, bố mẹ cũng chỉ chịu trách nhiệm nuôi con trong hai tháng, sau đó để các con ra sống tự lập. Và một điều đáng tiếc là màu sắc trên chân của loài booby bắt đầu mờ dần sau khi các cặp đôi đã sống với nhau một thời gian - khi mà cả hai không cần nhảy múa nữa. Không chỉ booby chân xanh biết sử dụng tối đa các đặc điểm nổi bật của mình để gây thu hút với bạn tình mà những chú chim trĩ trống Temminck cũng biết tận dụng bộ lông màu xanh lam khổng lồ từ cổ của mình để tạo ấn tượng. Bình thường, bộ lông này sẽ được giấu kín và chỉ khoe ra khi các chú trĩ trống muốn tán tỉnh các cô trĩ mái Temminck.
Booby chân xanh
>>> Gài Temminck
110
CHƯƠNG II | Giải mã Đỏ - Vàng - Xanh lam
Vẻ đẹp lộng lẫy của loài bướm Morpho Bướm Morpho sống ở vùng Trung và Nam Mỹ đã thu hút sự chú ý của con người từ hồi tiền sử. Mặc dù không phải tất cả các bướm Morpho đều có màu xanh dương, tuy nhiên thật đáng ngạc nhiên khi đôi cánh của những bướm Morpho xanh dương lại không phải “xanh dương” theo đúng nghĩa. Trước tiên, chúng ta cần phải nhận thức được rằng màu sắc da, vảy, lông mao và lông vũ của động vật không chỉ phụ thuộc bởi các sắc tố mà còn được quyết định bởi “màu cấu trúc” - tức nghĩa là sự phản xạ màu sắc thông qua cấu trúc của vảy, vỏ và cánh. Đối với loài bướm Morpho, khi chúng từ từ vỗ cánh, cường độ sắc lam thay đổi tùy theo góc độ của ánh sáng. Quan sát một cách kĩ lưỡng, hiện tượng màu cánh chuyển dần từ lam sang tím nếu tầm nhìn có hướng song song với cánh bướm. Như Bướm Morpho vậy, màu sắc trên cánh bướm Morpho có đặc trưng khuếch tán và bất đẳng hướng. Cụ thể nguyên nhân là do lớp màng mỏng óng ánh ngũ sắc. Giữa các lớp biểu bì mỏng trên đôi cánh bướm là các lớp không khí bị kẹp lại, số lượng các lớp này có thể lên đến từ mười đến mười hai lớp. Do không khí và biểu bì uốn cong ánh sáng khác nhau dẫn đến sự giao thoa ánh sáng giữa các màng mỏng, từ đó khúc xạ theo cách đặc biệt tạo nên sự tăng cường màu sắc. Khoảng 70% đến 75% các bước sóng ngắn của màu xanh dương sẽ phản xạ - vượt xa những gì có thể đạt được do chỉ bởi sắc tố đem lại - tạo nên những hình thái đặc biệt rực rỡ của loài Morpho.
Giải mã màu sắc - Đỏ, vàng, xanh lam
111
116
CHƯƠNG I | Góc nhìn tổng quan