ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM
KHOA KIẾN TRÚC
TUYỂN HỌA
NGUYÊN LÝ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
GVHD: HUỲNH ĐỨC THỪA SVTH: LÊ NGỌC PHƯƠNG DUYÊN MSSV: 20510101342 SĐT: 0765161957
1
MỤC LỤC
01 02 03 04
KIẾN TRÚC PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG 4 KIẾN TRÚC MANG TÍNH DÂN TỘC 10 YẾU CẦU THÍCH DỤNG TRONG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 16 YẾU CẦU BỀN VỮNG TRONG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 22
05
YẾU CẦU KINH TẾ TRONG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
06
CÁC Ý TƯỞNG THIẾT KẾ TỪ KHÁI NIỆM VÔ HÌNH
07
CÁC Ý TƯỞNG THIẾT KẾ TỪ KHÁI NIỆM HỮU HÌNH
08
HỒ SƠ THIẾT KẾ 2 BƯỚC VÀ 3 BƯỚC
24
28
34
40
09 10 11 12 13 14 15 16
KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG TRONG CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 42 DÂY CHUYỀN SỬ DỤNG TRONG KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 54 CÁC GIẢI PHÁP TỔ HỢP KHÔNG GIAN MẶT BẰNG KIẾN TRÚC 60 CÁC GIẢI PHÁP TỔ HỢP BỐ CỤC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC 72 QUY LUẬT TỔ HỢP HÌNH THỂ KHÔNG GIAN 80 CÁC CẶP QUY LUẬT TỔ HỢP HÌNH THỂ KHÔNG GIAN THẪM MỸ KIẾN TRÚC 100 NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THOÁT NGƯỜI 114 CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KẾT CẤU 118
CHUYÊN ĐỀ 01: KIẾN TRÚC PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
4
5
PHỐ CỔ HỘI AN
Ảnh: internet
Kiến trúc phù hợp với môi trường và cảnh quan xung quanh Vị trí công trình được thiết kế và xây dựng cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn giải pháp kiến trúc. Kiến trúc mới phải hài hoà với tổng thể cảnh quan của khu vực, tránh phô trương, kệch cỡm, hay lạc lõng kiểu cách.
6
Phố cổ Hội An nổi tiếng bởi vẻ đẹp kiến trúc truyền thống, hài hòa của những ngôi nhà, những bức tường vàng và cả những con đường. Các ngôi nhà ở đây phố thường có đặc điểm chiều ngang hẹp (4 – 8 m), chiều sâu rất dài (10 – 40 m) giống như hình ống. Thông thường, các ngôi nhà trong phố cổ sẽ có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, tường gạch hai bên ngăn cách. Bố cục mặt bằng gồm vỉa hè, hiên,
nhà chính, nhà phụ, nhà cầu, sân trong, nhà sau ba gian, vườn sau. Mỗi ngôi nhà dù nhỏ hay lớn hơn đều đảm bảo sự hài hòa về không gian và thiên nhiên với cây cảnh, hòn non bộ,… tạo nên nét đẹp tổng thể. Nhờ lối kiến trúc độc đáo mà không gian ngôi nhà luôn thoáng đãng và ngập tràn ánh nắng mặt trời. Và chính sự đồng điệu của kiến trúc đã tạo nên vẻ đẹp của những con phố.
Sự đồng điệu trong phong cách kiến trúc
...thể hiện qua cấu trúc, màu sắc, vật liệu.
CHUYÊN ĐỀ 01: Kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường
7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT HÀ NỘI
Kiến trúc thích nghi với điều kiện khí hậu tự nhiên Việt nam đang trải qua sự phát triển nhanh chóng về mặt, các thành phố phát triển quá nhanh khiến cho cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ và áp lực môi trường đang trở nên rõ ràng hơn thông qua tình trạng thiếu năng lượng thường xuyên, thiếu không gian xanh, gia tang ô nhiễm và nhiệt độ. Chính vì vậy, KTS Võ Trọng Nghĩa đã đưa ra các giải pháp kiến trúc để giải quyết những vấn đề trên.
Ảnh: internet
8
Giải pháp tổ hợp hình khối
Giải pháp bao che mặt đứng
Giải pháp kiến trúc xanh
Giải pháp thông gió tự nhiên
CHUYÊN ĐỀ 01: Kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên và môi trường
9
10
CHUYÊN ĐỀ 02:
KIẾN TRÚC MANG TÍNH DÂN TỘC
11
NHÀ HÀNG QUÊ DỪA - BẾN TRE KTS chủ trì: Tô Anh Dũng Nhà hàng tọa lạc trên vùng đất của những bãi dừa, nên được đặt cái tên Quê Dừa. quy hoạch tổng thể bao gồm một nhà hàng chính và tám căn lều riêng biệt âm thầm hiện ra với hình dáng bằng vật liệu hữu cơ. Tòa nhà xứng đáng là điểm dừng chân thích hợp cho mọi du khách bởi sự giao hòa tuyệt vời của gió và nước. Sự đơn giản trong việc sử dụng vật liệu và xây dựng tại khu đất này đã tạo nên một bầu không khí của quá khứ và hiện tại, truyền thống và hiện đại. Các cột bê tông hình khối nhẹ nhàng nâng đỡ hệ thống trần tre ba kích và mái lợp lá dừa, nâng cao tính kết hợp giữa tinh thần hiện đại và truyền thống trong thiết kế kiến trúc. Việc lựa chọn vật liệu như xơ dừa, đá tự nhiên và các vật thể hữu cơ khác đã góp phần tạo ra bầu không khí nhiệt đới. Đáng chú ý, những cây dừa được sử dụng nguyên bản để làm cổng vào và các lều riêng. Ý tưởng thiết kế này đã được các kiến trúc sư thể hiện tỉ xuyên suốt toàn bộ dự án, cụ thể trên từng chi tiết của công trình. Bên cạnh đó, những tảng đá thô có kích thước lớn vẫn giữ nguyên màu sắc và hình dạng tự nhiên tạo nên quầy bar độc đáo ở giữa nhà hàng. Tiếp nối tinh thần thiết kế, những bàn ăn được bố trí biệt lập dọc theo bờ sông, tựa như những chiếc xích đu, mang đến cảm giác như đang bồng bềnh trên mặt nước, còn những hàng cây xanh thì bao phủ khắp mặt đất rồi vươn lên trên giàn bầu cao hơn và những ngọn dừa xanh mướt.
12
CHUYÊN ĐỀ 02: Kiến trúc mang tính dân tộc
Ảnh: internet
Tính thẩm mỹ của kiến trúc đã đạt được khi công trình được chiếu sáng dưới nhiệt độ màu của vật liệu thô và các chi tiết tinh tế. Một trong những tạo hình tinh xảo nhất của công trình là những hoa văn tre trên cột bê tông; dưới ánh đèn ấm áp, các vật liệu nặng nề trở nên mềm mại, nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Tóm lại, nhà hàng như một mối liên kết giữa khu vườn xanh và dòng sông, đồng thời cũng kết nối giữa không khí và không gian từ đất liền với mặt nước thông qua lối kiến trúc mở.
13
CÁC VẬT LIỆU ĐỊA PHƯƠNG
XƠ DỪA
14
TRE
CHUYÊN ĐỀ 02: Kiến trúc mang tính dân tộc
ĐÁ TỰ NHIÊN
Có thể nói nhà hàng Quê Dừa là một trong những điển hình về kiến trúc xanh theo xu hướng bền vững, đổi mới không gian và phương thức sử dụng vật liệu truyền thống của địa phương.
15
PH 16
CHUYÊN ĐỀ 03, 04, 05:
TỪ HẦM CHỨA RƯỢU ERLANG LIQUOR HÂN TÍCH CÁC YÊU CẦU CỦA KIẾN TRÚC 17
Khái quát về các yêu cầu của kiến trúc 1 .Yêu cầu thích dụng:
Bảo đảm thỏa mãn yêu cầu sử dụng tiện nghi cho một công trình là đáp ứng được những nhu cầu thực tế do chức năng của công trình đề ra. Yêu cầu thích dụng tùy từng loại công trình cụ thể sẽ khác nhau. Yêu cầu thích dụng thay đổi trong từng giai đoạn hoàn cảnh lịch sử, không ngừng phát triển theo sự phát triển của cơ sở vật chất và tinh thần của xã hội. Để đảm bảo yêu cầu thích dụng khi thiết kế cần chú ý: - Chọn hình thức - kích thước các phòng theo đặc điểm và yêu cầu sử dụng của chúng, bố trí sắp xếp các phòng chặt chẽ, hợp lí. - Bố trí các thiết bị bên trong như máy móc, đồ đạc và các thiết bị kỹ thuật như ảnh sáng, thông hơi, cấp nhiệt, điện, vệ sinh một cách khoa học, thuận tiện cho quá trình sử dụng. - Giải quyết hợp lí cầu thang, hành lang và các phương tiện giao thông khác. - Tổ chức của đi, cửa sổ, các kết cấu bao che hợp lí để khắc phục các ảnh hưởng không tốt của điều kiện khí hậu thiên nhiên như cách nhiệt, thông thoáng, che mưa, nắng, chống ồn...
2. Yêu cầu bền vững:
Độ bền vững của công trình có nghĩa là kết cấu của công trình phải chịu được sức nặng của bản thân, tải trọng bên ngoài và sự xâm thực của môi trường tác động lên nó trong quá trình thi công và sử dụng. Độ bền vững của công trình bao gồm độ bền cấu kiện, độ ổn định của kết cấu, và độ bền lâu của công trình. - Độ bền của cấu kiện: là khả năng cấu kiện chịu được tải trọng bản thân, tải trong khi sử dụng mà không sinh ra biến dạng vượt quá giới hạn cho phép. - Độ ổn định của kết cấu: là khả năng chống lại được tác động của lực xô, lực xoắn, các biến dạng lớn mà không dẫn đến điều kiện làm việc nguy hiểm của cấu kiện hay công trình, đảm bảo sự ổn định của nền móng, độ cứng của cấu kiện, kết cấu chịu lực. - Độ bền lâu của công trình: là khả năng tính bằng thời gian mà kết cấu chịu lực chính của công trình cũng như hệ thống kết cấu chung của nó vẫn giữ được những điều kiện làm việc bình thường. Thời gian sử dụng an toàn và có lợi nhất gọi là niên hạn sử dụng quy định của công trình.
3.Yêu cầu kinh tế:
Yêu cầu kinh tế phải quán triệt ngay từ khâu thiết kế cho đến khi thi công và quản lí. Để đảm bảo yêu cầu này cần chú trọng: - Quy hoạch, kĩ thuật phục vụ trong quá trình thi công và sử dụng phải hợp lí. - Thiết kế công trình phải: + Có mặt bằng và hình khối kiến trúc phù hợp với yêu cầu sử dụng, hạn chế đến tối thiếu diện tích và không gian không cần thiết. + Giải pháp kết cấu phải hợp lí, cấu kiện làm việc sát thực tế, bằng các vật liệu có tính năng làm việc cao, rẻ tiền dễ kiếm, cấu kiện dễ thi công, dễ cấu tạo bằng phương pháp công nghiệp hóa. + Các mặt khác phải đảm bảo sau này sử dụng và bảo quản ít tốn kém.
18
Ảnh: internet
19
TÍNH THÍCH DỤNG Liquor Storehouse là một tòa nhà công nghiệp chứa rượu chưng cất trong các bình gốm truyền thống. Nhà kho ẩn mình trong một thung lũng có nhiều tầng. Để phù hợp với sự khác biệt về độ cao, các KTS đã phân bổ cẩn thận các chức năng trên các cấp độ khác nhau thông qua việc điều chỉnh tối thiểu vị trí ban đầu. Bằng cách này, nhà kho được hòa nhập một cách tự nhiên với môi trường xung quanh và trở thành một phần của nơi này. Bức tường gạch đục lỗ và lớp tôn đảm bảo không khí trong lành lưu thông tự do qua
20
tòa nhà, mang đến một môi trường vi sinh lý tưởng cần thiết cho việc bảo quản rượu và giữ cho nồng độ cồn trong không khí ở mức an toàn. Hồ nước trên mái phổ biến trong các nhà dân dụng tại địa phương nên đã được các KTS đưa vào dự án. Nó trở thành một phần của thiết kế cảnh quan và làm giảm nhiệt độ trong nhà vào mùa hè nóng bức. Bằng cách này, nhà kho cung cấp một môi trường lưu trữ lý tưởng cho rượu một cách tự nhiên và bền vững.
CHUYÊN ĐỀ 03: Yêu cầu thích dụng trong kiến trúc
ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: DCA
Chính cấu trúc và cách lựa chọn vật liệu đã tạo nên một công năng hoàn hảo cho yêu cầu của công trình.
21
TÍNH BỀN VỮNG “Mục tiêu của chúng tôi là nhận ra các thuộc tính hiện tượng học vĩ đại trong không gian và nâng kiến trúc lên một tầm tư tưởng mới”. - Steven Holl
22
CHUYÊN ĐỀ 04: Yêu cầu bền vững trong kiến trúc
Nhà kho là một biểu hiện đương đại của văn hóa phương Đông, văn hóa địa phương và văn hóa rượu, không chỉ đơn thuần là một công trình công nghiệp thông thường; do đó, gạch đất nung được sử dụng cho mặt tiền. Về cơ bản, gạch đất nung có mối liên hệ vốn có với bình gốm vì chúng được làm từ cùng một chất liệu. Màu đất và hoa văn mặt tiền của gạch cũng làm nổi bật tính cách hướng nội và thanh thản của nhà kho. Từ đó, một số yếu tố kiến trúc địa phương đã được các kts thể hiện tinh tế trong thiết kế mặt tiền. Ảnh: Archdaily
Hũ khổng lồ, được xây dựng bằng khoảng 150.000 viên gạch đất nung, là điểm đặc trưng và bắt mắt nhất của Nhà kho. Cấu trúc phức tạp của nó không chỉ là biểu hiện của tinh thần thủ công của Langjiu mà còn là ngôn ngữ kiến trúc giao tiếp với con người.
23
24
TÍNH KINH TẾ
Erlang Liquor không chỉ là không gian lưu trữ mà còn là nơi để tham quan và trải nghiệm. Do đó, các kts thiết kế một đường dẫn tham quan để kết nối các nút trải nghiệm đó trong nhà kho và đi xuyên suốt toàn bộ khu đất Langjiu ngay khi bắt đầu thiết kế. Để giải quyết sự chênh lệch độ cao quá lớn tại chỗ, họ đã thiết kế một lối đi bộ lát ván trên cao, thang máy tham quan, thang cuốn và mái nhà bậc thang dọc theo con đường uốn khúc, giúp du khách có thể đi bộ qua nhà kho mà không ảnh hưởng đến không gian lưu trữ.
CHUYÊN ĐỀ 05: Yêu cầu kinh tế trong kiến trúc
25
TÍNH THẨM MỸ
26
Công trình xây dựng lên ngoài mục đích để thỏa mãn nhu cầu sử dụng còn đòi hỏi phải đẹp, phải có sức truyền cảm nghệ thuật. Vẻ đẹp của Kiến trúc có thay đổi theo niệm của con người qua từng giai đoạn lịch sử. Vẻ đẹp của kiến trúc là ở chỗ tổ hợp hình khối không gian phong phú về biến hóa, tương phản. Giữa các bộ phận của nó phải đạt mức hoàn thiện về nhịp điệu, chính xác về tỷ lệ, có màu sắc chất liệu phong phú nhã nhặn, biết kết hợp khéo léo các phương tiện hội họa, điêu khắc tạo nên một sự nhịp nhàng giữa công trình kiến trúc và thiên nhiên xung quanh.
27
PHÂN TÍCH CÁC Ý TƯỞNG THIẾT K
Ảnh: internet
28
CHUYÊN ĐỀ 06:
KẾ KIẾN TRÚC TỪ KHÁI NIỆM VÔ HÌNH
29
30
Khái quát về khái niệm vô hình:
•Nghĩa là thông qua phương tiện mô tả gián tiếp, như: - Một luận thuyết - Một triết lý - Một án văn chương - Một bài thơ - Một bản nhạc - Một giấc mơ, câu chuyện, một ký ức -> Từ đó có thể gợi mở, nảy sinh ý tưởng kiến trúc •Một số ví dụ về ý tưởng xuất phát từ “khái niệm vô hình”: Thuyết âm dương: công trình có tính tương phản mạnh mẽ - Khối: lồi >< lõm - Mảng: đặc >< rỗng - Nét: thô đạm >< thanh mảnh - Vật liệu: xù xì >< bóng láng - Màu sắc: nóng >< lạnh , sáng >< tối
31
Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tri thức tổ tiên, công nghệ tiên tiến, tính bền vững trong ứng dụng, tâm linh và kinh nghiệm tập thể sẽ đạt đến đỉnh cao trong những cách thức mới để sáng tạo và trải nghiệm nghệ thuật như một dấu hiệu cho thấy tiềm năng của sự tiến hóa và tầm nhìn của con người. Ngày nay, con người hiện đại đi du lịch đến Tulum để cảm nhận nhịp điệu mãnh liệt của thiên nhiên vốn có cho vùng đất này và tiếp tục chu kỳ tôn thờ được yêu cầu bởi một nơi có sức mạnh và vẻ đẹp to lớn.
32
PHÒNG TRƯNG BÀY NGHỆ T
THUẬT VÀ SINH THÁI TULUM
ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: ROTH ARCHITECTURE
Để vào được mái vòm, du khách phải băng qua một con sông huyền bí trong rừng và đi bộ trên mặt nước. Lối vào hoạt động như một dòng xoáy, một đường hầm cong với một điểm đến không xác định. Việc đi bộ đến lối vào đòi hỏi một cảm giác thăng bằng và nhanh nhẹn. Về mặt trực quan, phối cảnh và quy mô bí ẩn của không gian tạo ra cảm giác vô cùng tuyệt vời trong khi các đường cong của nó gợi lên sự ấm áp và bảo vệ. Có một yếu tố gây ngạc nhiên khi người ta đi từ sự tương phản của bê tông nhẵn, lạnh, bóng sang sàn gỗ “Bejuco” ấm, thô. Các mái vòm hình học lớn được chiếu sáng một cách kỳ diệu bởi 2 cửa sổ tròn, hoặc cổng thông gió, tới khu rừng và bầu trời xung quanh. Không gian hùng vĩ này định nghĩa lại trải nghiệm tham quan phòng trưng bày màu trắng và khối lập phương màu trắng, vì nó củng cố mối quan hệ hữu cơ giữa nghệ thuật và môi trường vật chất của nó. Được thực hiện bởi những kts tài hoa, dự án có tầm nhìn xa này là một sự tôn vinh đối với đất của chúng ta, nhưng cũng là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng rằng con người chỉ được tạo ra bởi thiên nhiên.
33
PHÂN TÍCH CÁC Ý TƯỞNG THIẾT KẾ
34
CHUYÊN ĐỀ 07:
Ế KIẾN TRÚC TỪ KHÁI NIỆM HỮU HÌNH
35
NHÀ NGUYỆN BOSJES
ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: STEYN STUDIO
36
CHUYÊN ĐỀ 07: Các ý tưởng thiết kế từ khái niệm hữu hình
Khái quát về những khái niệm hữu hình: - Nghĩa là bằng trực giác cảm nhận những vật thể trong tự nhiên như đồi núi, sông hồ, phiến đá, biển cả - Sinh động vật trong tự nhiên: bông hoa, rừng cây, long, lân, quy, phung…. - Những vật mà con người tạo ra: lọ hoa, thuyền, cánh buồm, ngôi nhà…
Ảnh: internet
37
Nhà nguyện Bosjes nằm trong một vườn nho ở Nam Phi, được thiết kế bởi Coetzee Steyn, Steyn Studio. Hình thức tạo hình thanh bình của nó mô phỏng hình bóng của các dãy núi xung quanh, để tôn vinh các giai đoạn lịch sử Cape Dutch nằm rải rác trong cảnh quan nông thôn của Western Cape. Được xây dựng từ một lớp vỏ đúc bằng bê tông mỏng, mái nhà tự chống đỡ khi mỗi lần nhấp nhô rơi xuống đất một cách đột ngột. Nơi mỗi làn sóng của cấu trúc mái chạm đến đỉnh điểm, các mảng kính được gắn vào trung tâm bởi một cây thánh giá tô điểm cho mặt tiền. Lấy cảm hứng thi ca từ Psalm 36: 7, hình thức trắng mịn
38
được hình thành như một cấu trúc nhẹ và năng động, có vẻ như lơ lửng trong thung lũng. Một ao phản chiếu nhấn mạnh tính không trọng lượng rõ ràng của cấu trúc. Được nâng đỡ trên một cột, nhà nguyện mọc lên từ khu đất bằng phẳng mà nó tọa lạc, cung cấp một tiêu điểm thứ bậc trong môi trường xung quanh. Việc trồng mới bao gồm vườn nho và vườn lựu sẽ tạo ra một ốc đảo xanh tươi tốt trên khu đất còn trống này. Để giữ cho hình thức cấu trúc của mái nhà và không gian lắp ráp tinh khiết, các yếu tố công năng khác của tòa nhà hoặc được ẩn trong cột, hoặc nằm riêng trong các góc bên ngoài của khu vườn xung quanh.
39
CHUYÊN ĐỀ 08:
HỒ SƠ THIẾT KẾ 2 BƯỚC VÀ 3 BƯỚC
40
Điều 54, Luật xây dựng: 1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. 2. Tuỳ theo tính chất, quy mô của từng loại công trình, thiết kế xây dựng công trình có thể được lập một bước, hai bước hoặc ba bước như sau: a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật. b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình. c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án đầu tư xây dựng và có quy mô lớn, phức tạp. 3. Đối với công trình phải thực hiện thiết kế hai bước trở lên, các bước thiết kế tiếp theo chỉ được triển khai thực hiện trên cơ sở bước thiết kế trước đã được phê duyệt. Chính phủ quy định cụ thể các bước thiết kế đối với từng loại công trình và nội dung các bước thiết kế.
41
CHUYÊN ĐỀ 09:
CÁC KHÔNG GIAN CHỨC NĂNG
42
43
Ảnh: internet
FLORA RAIL STATION THIẾT KẾ: RÜBSAMEN+PARTNER
Ảnh: internet
Không gian chức năng đơn thuần:
- Là loại không gian đơn giản nhất, nhiều khi không xác định rõ, hoặc thể hiện một cách cụ thể: một chòi nghỉ chân trong công viên, nhà chờ xe bus, ban công, logia,… hoặc các phần nhô ra của các mái hắt, che mưa nắng,.. - Không gian đơn thuần thường có chức năng sử dụng cụ thể, đôi khi cũng không có chức năng rõ rang, việc rạo dựng các không gian này thường sinh động, phong phú về hình thức.
44
CHUYÊN ĐỀ 09: Các không gian chức năng
PALAFOLLS BUS STOP THIẾT KẾ: MIAS ARCHITECTS
SỞ HỮU BỞI KOOTSI
KNG BUS STATION THIẾT KẾ: A+D ARCHITECTURAL DESIGN & CONSTRUCTIONS
45
Không gian chức năng riêng:
- Là loại không gian đơn thuần, đơn giản, nhưng có chức năng sử dụng rất rõ rang: không gian lớp học, phòng ngủ, phòng khách, phòng làm việc, phòng thí nghiệm… - Loại không gian này khi cần có thể thay đổi chức năng sử dụng nhưng không phù hợp lắm vì các thông số kỹ thuật của mỗi không gian thiết kế có khác nhau như: đồ đạc và trang thiết bị sử dụng của mỗi loại không gian chức năng riêng có kích thước hoàn toàn khác nhau: chiều dài, rộng, cao, kích thước cửa sổ, cửa đi rất nhau.
Ảnh: internet
AIRBNB TOKYO ĐƠN VỊ THIẾT K
W HOUSE ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: IDIN ARCHITECTS
46
O KẾ: SUPPOSE DESIGN OFFICE
TONY FRUIT OFFICE ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: TAA DESIGN
47
1
2
48
3 CHUYÊN ĐỀ 09: Các không gian chức năng
4
Không gian chức năng đặc thù:
- Trong các công trình kiến trúc thường có các không gian rất đặc thù cả về kích thước, kiểu dáng và cách bố trí như: bếp, khu vệ sinh, cầu thang… - Các loại không gian này không thể thay đổi chức năng sử dụng được và chỉ sử dụng theo đúng chức năng đã được thiết kế.
Ảnh: internet
01
HUTCH & CO THIẾT KẾ : BIASOL
02
THE PARK HOUSE THIẾT KẾ: FORMWERKZ ARCHITECTS
03
CAMPANULES HOUSE THIẾT KẾ: EXAR ARCHITECTURE
04
OBLIQUE FIGURES APARTMENT THIẾT KẾ: J.DOC DESIGN
49
Không gian chức năng chuyên biệt:
- Là loại không gian có chức năng sử dụng rất đặc biệt, nhiều khi rất đa dạng, rất khác nhau cả về hình dạng, kích thước và nhất là các giải pháp kỹ thuật kết cấu, các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu sử dụng. - Các loại không gian này phổ biến trong các công trình công cộng như: các khán phòng biểu diễn, các khán đài công trình thể dục thể thao, không gian trưng bày, triễn lãm…
50
CHUYÊN ĐỀ 09: Các không gian chức năng
VOLGOGRAD-ARENA FOOTBALL STADIUM ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: PI ARENA
Ảnh: internet
WHITE CAVE GALLERY ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: 123 ARCHITECTS
51
Ảnh: internet
Không gian chức năng hỗn hợp:
- Thường là không gian lớn mà bên trong chứa đựng nhiều không gian nhỏ có các công năng sử dụng khác nhau như: nhà ga cảng hàng không, sảnh của các khách sạn, cao ốc văn phòng, các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, triễn lãm… - Trong không gian lớn đó chưa đựng nhiều không gian nhỏ: không gian đón tiếp, bar cà phê, không gian triễn lãm, các không gian đặt quầy lưu niệm, các không gian vui chơi giải trí…
52
VASTERAS TRAVEL CENTER ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: BJARKE INGELS GROUP
CHUYÊN ĐỀ 09: Các không gian chức năng
53
TRONG 54
CHUYÊN ĐỀ 10:
TỪ CÔNG VIÊN CẢNG SUZHOU SWAN PHÂN TÍCH DÂY CHUYỂN SỬ DỤNG KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG 55
Ảnh: internet Bất cứ công trình kiến trúc nào, dù nhỏ hay lớn, dù đơn giản hay phức tạp, cũng gồm nhiều không gian sử dụng với các chức năng khác nhau . Tính chất sử dụng của mỗi không gian lại có những đòi hỏi riêng khá phức tạp bởi nhiều yếu tố, và luôn có mối quan hệ mật thiết khi sử dụng; mối quan hệ này được diễn ra thường xuyên hoặc có tính độc lập tương đối với nhau. Vì vậy để dễ tổ hợp không gian cần thực hiện các bước:
1. Nhóm các không gian chức năng:
- Phân loại, nhóm các không gian có chức năng giống nhau, hoặc gần giống nhau thành từng khối chức năng. - Phân tích về quan hệ giữa các không gian trong khối chức năng sử dụng để có khái niệm sơ bộ về sự hoạt động của khối chức năng. 2. Lập sơ đồ quan hệ tổng thể: Diễn đạt tổng thể và khái quát các khối chức năng của công trình. Nhìn vào sơ đồ tổng quát, mặt bằng , mặt cắt, người kiến trúc sư dễ hình dung ra quan hệ giữa các khu vực để tìm ra vị trí phù hợp của nhiều phương án. 3. Lập sơ đồ quan hệ chi tiết: Diễn đạt bằng hình vẽ hay ký hiệu từ các không gian trong một khối chức năng . Nhìn vào sơ đồ chi tiết, mặt bằng, mặt cắt này người kiến trúc sư cũng hình dung được vị trí của các phòng, các không gian sử dụng và mối quan hệ của chúng với nhau.
56
ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: LACIME ARCHITECTS
CHUYÊN ĐỀ 10: Dây chuyền sử dụng trong công trình công cộng
57
VĂN PHÒNG
SHOWROOM
WC
TRIỄN LÃM
SẢNH
CAFE + HỌP
SƠ ĐỒ QUAN HỆ TỔNG THỂ
VĂN PHÒNG
SHOWROOM
WC
CAFE + HỌP KHU TRIỄN LÃM
SẢNH TRƯNG BÀY SẢN PHẨM
MẶT BẰNG VÍ DỤ
58
Nhân viên khách hàng hàng hóa
ĐÁNH GIÁ - Dây chuyền công năng đơn giản nhưng hợp lí, thích dụng. - Giao thông mạch lac, rõ ràng - Khu WC hơi khuất, chưa có WC riêng cho nhân viên nên hơi bất tiện. - Khu trưng bày bố trí rõ ràng, hợp lí.
CHUYÊN ĐỀ 10: Dây chuyền sử dụng trong công trình công cộng
59
UN CITY ĐƠN VỊ THIẾT KẾ:3XN ARCHITECTS
60
CHUYÊN ĐỀ 11:
CÁC GIẢI PHÁP TỔ HỢP KHÔNG GIAN MẶT BẰNG KIẾN TRÚC 61
Tổ hợp theo tuyến hành lang: Không gian sử dụng được bố trí, sắp xếp về một bên của hành lang giao thông (hành lang bên), hoặc hai bên của hành lang (hành lang giữa).
62
CHUYÊN ĐỀ 11: Tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc
CORTEX PARK ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: ADEPT + CREO ARKITEKTER A/S
63
Tổ hợp kiểu chùm tia, tán xạ:
Các không gian sử dụng được sắp xếp xung quanh không gian chính trung tâm, hoặc một không gian đệm, tạo sự gắn bó, ấm cúng trong quan hệ sử dụng giữa các không gian.
64
CHUYÊN ĐỀ 11: Tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc
RACV CAPE SCHANCK RESORT ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: WOOD MARSH
65
Ảnh: internet
66
Tổ hợp kiểu hỗn hợp:
Hay còn gọi là tổ hợp không gian trong không gian Nhiều không gian sử dụng được bố trí sắp xếp trong một không gian lớn, tuỳ theo yêu cầu và chức năng sử dụng mà ta có nhiều giải pháp bố trí, tổ chức không gian hỗn hợp khác nhau .
67
Tổ hợp hỗn hợp theo tầng cao:
Nhiều công trình công cộng có các không gian chuyên biệt (có nền dốc, hoặc có thiết diện mặt cắt phức tạp: Nhà hát, các công trình TDTT, triển lãm …). Khi tổ hợp không gian, không chỉ nghiên cứu trên mặt bằng mà còn cần nghiên cứu kết hợp với thiết diện mặt cắt để khai thác độ cao sử dụng.
68
CHUYÊN ĐỀ 11: Tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc
ADULT EDUCATIONAL CENTRE ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: CEBRA
Ảnh: internet
69
Ảnh: internet
70
SHENZHEN LIANHUASHAN PARK EXHIBITION CENTER ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: SHENZHEN HUAHUI DESIGN
Tổ hợp kiểu phòng thông nhau:
Loại này khi sử dụng phải rất chú ý, chỉ có các không gian thông nhau khi sử dụng không làm ảnh hưởng đến nhau thì mới tổ hợp theo kiểu này. Ví dụ: Liên thông giữa các phòng trưng bày của bảo tàng, triển lãm, phòng thư ký và giám đốc, phòng khám bệnh, phòng ngủ và vệ sinh.
CHUYÊN ĐỀ 11: Tổ hợp không gian mặt bằng kiến trúc
71
72
CHUYÊN ĐỀ 12: CÁC GIẢI PHÁP TỔ HỢP BỐ CỤC MẶT BẰNG KIẾN TRÚC
73
THIẾT KẾ: KTS FRANK GEHRY
74
Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung:
Tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung (hay hợp khối) là: Toàn bộ các khu chức năng, các không gian sử dụng được sắp xếp trong một khối hoặc một tổ hợp gồm nhiều khối liên kết với nhau chặt chẽ, tạo thành một khối lớn đồ sộ.
Ảnh: internet
Ưu điểm: - Mặt bằng gọn, giao thông ngắn, chiếm ít đất đai xây dựng . - Các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông gió ) ngắn gọn, tiết kịêm . - Hình khối, mặt nhà dễ biểu đạt hình đồ sộ, hoành tráng, gây được cảm xúc mạnh. -Dễ quản lý, bảo vệ công trình . Nhược điểm: - Nền móng, kết cấu phức tạp, nhất là công trình có nhiều loại không gian, hình dáng kích thước khác nhau . - Chế độ ánh sáng, thông gió tự nhiên kém, dễ gây ồn bởi các không gian gần nhau - Thi công xây dựng khó, khó phân đợt xây dựng Phạm vi áp dụng: - Thường được dùng ở các đô thị cũ đang phát triển, tại trung tâm thành phố vì đất đai xây dựng quý hiếm . - Dùng khi thiết kế, xây dựng xen cấy vào nơi có các công trình cũ được giữ lại . - Dùng cho các loại công trình đặc biệt cần hình khối đồ sộ, hoành tráng nhằm gây sự chú ý, nhấn mạnh, nhằm đóng góp cho thẩm mỹ của đô thị .
CHUYÊN ĐỀ 12: Tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc
75
Giải pháp tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán: Tổ hợp bố cục mặt bằng phân tán là các khối chức năng được phân bố cách xa nhau và liên hệ với nhau bằng hệ thống giao thông ( hành lang, cầu nối ..).
SENBO RESORT HANGZHOU TREE HOUSE ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: WH STUDIO Ưu điểm: - Các khu vực hoạt động được phân chia khu vực rõ ràng, tương đối độc lập. - Giao thông liên hệ mạch lạc, đơn giản, dễ thoát hiểm. - Nền móng, kết cấu dễ xử lý, dễ phân dợt xây dựng. - Chiếu sáng và thông gió tự nhiên tốt, có thể xen kẽ cây xanh, sân vườn vào các khu chức năng sử dụng, tạo cảnh quan quanh công trình đẹp. Nhược điểm: - Mặt bằng bị trải rộng, chiếm nhiều đất xây dựng. - Giao thông bị kéo dài, tốn dịên tích phụ, khó bảo vệ công trình. - Các hệ thống kỹ thuật ( điện, nước, thông hơi ..) bị kéo dài, gây tốn kém. - Hình khối, mặt đứng bị kéo dài, không cho hình khối đồ sộ, hoành tráng. Phạm vi áp dụng : - Thường được dùng ở những nơi đất đai rộng rãi như vùng ngoại ô thành phố, các đô thị đang mở rộng, nơi có quy hoạch đô thị mới . - Loại bố cục mặt bằng này rất thích hợp với một số loại công trình như : Trường học, Bệnh vịên , Nhà nghỉ mát , Nhà văn hoá . - Loại bố cục này rất phù hợp với những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, các vùng có địa hình phức tạp như trung du, miền núi có đường đồng mức, cao trình khác nhau .
76
Ảnh: internet
77
SERVICES BUILDING ON HEALTH SCIENCES CAMPUS ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: CRUZ Y ORTIZ ARQUITECTOR
Giải pháp hợp bố cục mặt bằng hỗn hợp:
Tổ hợp bố cục mặt bằng dạng hỗn hợp là dùng giải pháp hợp khối với các bộ phận chức năng sử dụng gắn bó chặt chẽ và thường xuyên, kết hợp với giải pháp phân tán với khối chức năng có tính độc lập tương đối hoặc quan hệ không thường xuyên với các khối khác .
78
CHUYÊN ĐỀ 12: Tổ hợp bố cục mặt bằng kiến trúc
Ảnh: internet
Ưu điểm: - Sử dụng đất đai xây dựng vừa phải, dễ áp dụng ở các nơi . - Giao thông rõ ràng, mạch lạc, ít tốn dịên tích phụ và đường ống kỹ thuật. - Giải quyết được một phần chủ yếu về ánh sáng, thông gió tự nhiên, sân trong cải tạo vi khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm như ở VN . - Hình khối, mặt đứng dễ đạt được hịêu quả thẩm mỹ vì bố cục thể hiện rõ khối chính, phụ .
Nhược điểm: - Giải quyết nền móng, kết cấu công trình còn phức tạp, nhất là chỗ tiếp giáp giữa các khối có không gian kích thước lớn nhỏ khác nhau . - Phân đợt xây dựng công trình phải tuỳ theo đặc thù về đất đai xây dựng, vốn đầu tư, và sự phát triển của công trình trước mắt và lâu dài . - Tổ hợp hình khối, mặt đứng công trình phải chú ý sự thống nhất, hài hoà giữa khối chính và khối phụ, tránh tình trạng chắp vá kiến trúc .
79
80
CHUYÊN ĐỀ 13: QUY LUẬT TỔ HỢP HÌNH THỂ KHÔNG GIAN
CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU THÀNH HÌNH THỂ KIẾN TRÚC: - Sự cải biến 3 kích thước tự than của hình thể cơ bản: hình dạng, lớn nhỏ, phương hướng. - Sự cải biến mối quan hệ tương đối giữa các hình thể cơ bản. - Sự cải biến phương thức tổ hợp hình thể cơ bản đơn nguyên.
81
1. SỰ BIẾN THỂ TỪ HÌNH THỂ CƠ BẢN: TĂNG THÊM Tổ hợp thêm một số hình thể phụ vào hình thể cơ bản. Những hình thể phụ tăng thêm này ở vị trí tùy thuộc. Hình thể phụ quá nhiều hoặc quá lớn sẽ ảnh hưởng tới tính chất của hình thể cơ bản.
STATOIL REGIONAL AND INTERNATIONAL OFFICES ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: A-LAB
82
GIẢM BỚT Cắt giảm một bộ phận của hình thể cơ bản, có thể sẽ ảnh hưởng đến tính hoang chỉnh của hình thể nguyên thủy. Vị trí bộ phận cắt giảm dù nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng tới đặc tính của hình nguyên thủy, có thể sẽ biến thành hình thể khác.
DUO TWIN TOWERS ĐƠN VỊ THIẾT KẾ:BURO OLE SCHEEREN
83
Tạo sự biến hóa trên tổ hợp thẩm mĩ mặt đứng bằng cách thay đổi chất liệu (chất cảm), hình dạng, lồi lõm,… hình thành những bộ hận có đặc tính khác nhau trên hình thể.
KLIMATORIUM CLIMATE CENTER THIẾT KẾ: 3XN ARCHITECTS + SLA ARCHITECTS
BIẾN DIỆN
Những diện thẳng đứng của hình thể thu dật cấp theo chiều cao, tạo cho hình khối kiến trúc biến hóa thu nhỏ dần, cũng có thể dật cấp theo chiều ngược lại, từ trên xuống thấp, tạo cho hình thể trở thành trên lớn dưới nhỏ, nảy sinh cảm nhận đảo nghịch.
84
CHUYÊN ĐỀ 13: Quy luật tổ hợp hình thể không gian
79&PARK THIẾT KẾ: BJARKE INGELS GROUP
DẬT CẤP
85
PHÂN LIỆT Sau khi phân biệt các hình thể cơ bản, hình thành sự đối lập của các bộ phận khác nhau, hấp dẫn lẫn nhau, cũng có thể triển khai phân liệt toàn bộ hình thể, cũng có thể chỉ thực hiện phân liệt cục bộ, nhưng phải đảm bảo tính thống nhất và cảm nhận hoàn chỉnh của tổng thể.
JW MARRIOTT HOTEL ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: GENSLER
86
CHUYÊN ĐỀ 13: Quy luật tổ hợp hình thể không gian
NGHIÊNG LỆCH Diện thẳng đứng của hình thể nghiêng một góc nhất định với diện chuyển (mặt đất). Cũng có thể xử lí nghiêng một bộ phận biên, cạnh hoặc tường bên, tạo thành một động thái nào đó nhưng vẫn giữ được những cảm nhận về sự ổn định của tổng thể.
PUERTA DE EUROPA ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: PHILIP JOHNSON & JOHN BURGEE
87
2. QUAN HỆ CẤU THÀNH GIỮA CÁC HÌNH THỂ (KHỐI): PHÂN LI - Quan hệ giữa các hình thể có thể thay đổi như sau: song song, đảo nghịch, phản chuyển, đối xứng… - Khoảng cách giữa hai hình thể không nên quá lớn. - Bảo đảm một khoảng cách li nhất định giữa các hình thể nhưng vẫn giữ được đặc tính thị giác cộng đồng.
CITY GATE ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: WESTFOURTH ARCHITECTURE
88
TIẾP XÚC - Hai hình thể giữ nguyên đặc tính thị giác độc lập của nó. - Cảm nhận tính liên tục trong thị giác mạnh hay mờ nhạt phụ thuộc vào phương thức tiếp xúc của hai hình thể. - Tiếp xúc diện cho tính liên tục mạnh nhất. Tiếp xúc cạnh và tiếp xúc điểm thì tính liên tục giảm yếu dần.
L VIII ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: ARCHIMATIKA
CHUYÊN ĐỀ 13: Quy luật tổ hợp hình thể không gian
89
GUANGZHOU LIBRARY ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: GZDI
TIẾP NỐI - Thông qua hình thể có tính quá độ liên kết hai hình thể cách rời thành một chỉnh thể thống nhất. - Hình thể quá độ có thể khác với hai hình thể liên tiếp, tạo thành sự biến hóa hình khối, làm nổi trội đặc điểm của hình thể.
90
CHUYÊN ĐỀ 13: Quy luật tổ hợp hình thể không gian
TƯƠNG GIAO Không yêu cầu hai hình thể có cùng tính cộng đồng thị giác, có thể là hai hình giống nhau, hình tương tự, cũng có thể là hình đối chọi,… quan hệ của hai hình có thể giao nhau, tương hợp, xuyên hợp, xoay chuyển, chồng xếp…
LINKED HYBRID ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: STEVEN HOLL ARCHITECTS
91
3. QUY TẮC CẤU THÀNH HÌNH THỂ ĐA NGUYÊN:
TƯƠNG TỰ
Hình thể cơ bản có thể cùng loại, có thể nhiều hơn 2 loại nhưng không nên quá nhiều để tránh phá vỡ cảm nhận hoàn chỉnh đối với tổng thể.
92
CHUYÊN ĐỀ 13: Quy luật tổ hợp hình thể không gian
ENTERPRISE PARK IN ARTE SACRO ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: SUAREZ SANTAS ARQUITECTOR
Hình thể cơ bản xuấ hiện trùng lặp, tính quy luật, tính trật tự xuất hiện sẽ nảy sinh cảm nhận về nhịp điệu của chúng (tiết tấu).
HOMES FOR ALL ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: BJARKE INGELS GROUP
TRÙNG LẶP
93
ĐẶC DỊ Trùng lặp có tính quy luật hình thể cơ bản, trong đó một số yếu tố hoặc hình thể cá biệt đột phá quy luật, làm thay đổi đáng kể về hình thể, kích cỡ, phương vị, chất cảm, màu sắc...dẫn tới những kích thích thị giác
HARIM GROUP HEADQUARTERS BUILDING ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: THE BECK GROUP
94
ĐỐI CHỌI Hình thể cơ bản có đặc tính thị giác riêng khác nhau, có tính đối chọi mạnh về hình thể. Cũng có thể đối chọi về màu sắc, chất cảm, kích cỡ, hình dạng...
Đối chọi về vật liệu
Đối chọi về hình dáng
95
96
CÂN BẰNG Trong cấu thành không đối xứng, hình khối lớn hơn đặt gần tâm cân bằng, hình khối nhỏ hơn đặt xa tâm cân bằng, tạo cảm nhận một hình thể hoàn chỉnh trong tâm lí thị giác. Khi cấu thành, lưu ý tính thống nhất của tỉ lệ và xích độ.
ỔN ĐỊNH Chỉ mối quan hệ nặng nhẹ, trên dưới trong cấu thành hình thể. Thông thường, càng lên cao hình khối càng thu nhỏ, nhằm hạ thấp tối đa trọng tâm. Áp dụng giải pháp cấu thành đối xứng qua trục để tạo cảm nhận ổn định.
CHUYÊN ĐỀ 13: Quy luật tổ hợp hình thể không gian
97
CHÍNH PHỤ Bằng thủ pháp đối chọi trong cấu thành hình thể để tạo quan hệ chính phụ. Có thể đặt hình khối chủ yếu ngay trên trục, các khối phụ thuộc đặt ở 2 phía hoặc ở chung quanh để làm nổi trội chủ thể.
JETBRAINS OFFICE ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: UNSTUDIO
98
Ảnh: internet
Khối chính của tòa nhà được đặt trên các khối phụ.
CHUYÊN ĐỀ 13: Quy luật tổ hợp hình thể không gian
99
100
CHUYÊN ĐỀ 14: CÁC CẶP QUY LUẬT TỔ HỢP HÌNH THỂ KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC
MADRID CITY
101
Ảnh: internet
NHÀ THỜ ĐỨC BÀ SÀI GÒN
NHÀ THỜ CHÍNH TÒA MILANO
102
CHUYÊN ĐỀ 14: Các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian
BƯU ĐIỆN SÀI G
GÒN
HÀI HÒA - TRẬT TỰ Trật tự là một trong những tiêu chí đầu tiên của thẩm mỹ. Dưới góc độ tổ chức không gian mở: trật tự là một sự cân bằng thị giác theo mọi hướng. Ngược lại với trật tự là hỗn loạn, thực tế cho thấy, không thể có cái đẹp trong hỗn loạn. Cần chú ý, một không gian được tổ chức trật tự thái quá dễ gây cảm giác nhàm chán. Trong những trường hợp như vậy có thể tạo sự thay đổi đột biến, kích hoạt hệ thần kinh bằng các điểm nhấn thị giác, có thể bằng sự thay đổi chất liệu, mầu sắc, một phân đoạn nào đó, hoặc dùng cây xanh, ánh sáng... Trong tổ chức không gian mở, trật tự và hài hòa diễn ra một cách toàn diện từ đường nét, hình khối, không gian cho đến màu sắc, chất liệu của các đối tượng thị giác. Ví dụ như màu sắc của các yếu tố tồn tại trong không gian mở như cây cỏ, bề mặt lát, các trang thiết bị như ghế đá, các tác phẩm kiến trúc nhỏ… có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một tổng thể hài hòa.
103
CÂN BẰNG - ỔN ĐỊNH Trong tác phẩm kiến trúc, sự cân bằng và ổn định thể hiện trên mặt bằng, mặt đứng và hình khối thông qua mối liên hệ nội tại giữa các thành phần của công trình, giữa công trình với môi trường xung quanh.Sự cân bằng và ổn định gắn bó mật thiết với khái niệm đối xứng, phi đối xứng và phản đối xứng; Trong kiến trúc đối xứng là sự lặp đi lặp lại các thành phần giống nhau qua một trục (đối với đối xứng trục) hoặc qua một tâm (đối xứng qua tâm). Đây là quy luật thường được dùng trong tổ hợp, bố cục và sắp xếp các hình khối không gian của công trình Cân bằng và ổn định trong kiến trúc thể hiện ớ các điểm sau: - Đối xứng hoàn toàn (cân bằng đối xứng): Các bộ phận trong một công trình hoặc các công trình trong tổng thể quy hoạch được bố cục đối xứng qua một hay nhiều trục đối xứng trên mặt bằng – hình khối mặt đứng. Đối xứng hoàn toàn gây cảm giác trang nghiêm, hoành tráng thường áp dụng trong kiến trúc cổ như đình, chùa, nhà thờ, trong kiến trúc mới như trụ sở chính quyền cơ quan pháp luật, nhà quốc hội, trụ sở các cơ quan, các tượng đài quảng trường. Trong đối xứng có sự xuất hiện của trục đối xứng, có thể là thẳng, cong hay gãy khúc và các trục này nhấn mạnh, các thành phần chủ yếu, định hướng tầm nhìn và điều kiện lưu tuyến. - Phi đối xứng ( cân bằng không đối xứng):Trong trường hợp này người ta dễ nhận ra sự cân bằng vẫn đạt được khi ta đạt được khi ta dời trục (hoặc tâm), không đối xứng đến vị trí cân bằng của một tổ hợp. Trong kiến trúc, thường thấy đối với các mặt bằng, mặt đứng, hình khối có thể không đối xứng, nhưng cảm giác cân bằng và hài hoà vẫn đạt được đó là người thiết kế đã tổ chức đối xứng ảo, chia các thành phần công trình có sự cân bằng về diện tích, hình khối… Thủ pháp này đòi hỏi sự nhạy cảm, linh cảm của người thiết kế kiến trúc.
104
CHUYÊN ĐỀ 14: Các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian
TÒA NHÀ QUỐC HỘI VIỆT NAM ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: GERKAN, MARG AND PARTNERS
MUSEUM OF ISLAMIC ART THIẾT KẾ: IEOH MING PEI
105
LIÊN HỆ - PHÂN CÁCH
Trong thiết kế tạo hình nói chung và trong thiết kế tạo hình kiến trúc nói riêng thường tổ hợp nhiều thành tố trong một bố cục, nhưng trong đó cũng có những nhóm thành phần chung quan hệ và những nhóm hoặc đơn lẻ hoặc không chung quan hệ, vì thế để tạo thành một tác phẩm có tính trật tự và tạo tính đa dạng trong một thể thống nhất, người ta kết hợp, liên hệ những yếu tố, thành phần không thể liên hệ được với nhau. - Liên hệ ở đây là lien hệ cấu trúc, lien hệ theo vần luật và phân cách nhịp điệu, cấu trúc, nhóm hình… - Liên hệ và phân cách giữa các thành phần trong bố cục tạo hình có tầm quan trọng trong việc hình thành hiệu quả thống nhất và biến hóa. - Liên hệ và phân cách bao giờ cũng đi đôi với nhau vì một tác phẩm tạo hình có rất nhiều thành phần. Sự liên hệ, phân cách ở đây chỉ đạt được tính hợp lý trên hai cơ sở:
106
DE ROTTERDAM ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: OMA
+ Mối liên hệ nội tại giữa các bộ phận với nhau tạo nên tính bền vững và chặt chẽ, phù hợp với quy luật thẩm mỹ. + Mối liên hệ giữa một bộ phận với tổng thể hợp thành một tác phẩm đạt được tính thống nhất trong một bố cục. - Phân cách những bộ phận không thể kết hợp thành một tập hợp hoặc bộ phận. Như quan hệ giữa chúng không có cùng tính chất, đặc tính, phong cách… Ví dụ như trong một căn hộ ở, với các không gian: sinh hoạt chung, các phòng ngủ, phòng ăn, phòng bếp và phòng vệ sinh vừa cần có một mối liên hệ hữu cơ mà lại vừa cần có một sự ngăn cách thích hợp xuất phát từ công năng sử dụng. Chẳng hạn phòng sinh hoạt chung phải đặt gần hiên sinh hoạt, đặt gần chỗ ăn, chỗ ăn lại phải đặt gần bếp, phòng ngủ phải đặt gần khối vệ sinh… CHUYÊN ĐỀ 14: Các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian
107
CHỦ YẾU - THỨ YẾU Trong không gian mở với số lượng các yếu tố tạo hình đáng kể khác nhau, cần xác định rõ chính phụ trong mỗi thị cảnh, để dẽ đạt hiệu quả thẩm mỹ, giống như xác định đối tượng chủ đạo trong một bức tranh, nhân vật chính trong một nhóm đối tượng.những không gian chức năng chủ đạo trong không gian mở thường có quy mô lớn, bao trùm và khả năng khống chế thị giác mạnh. Một vườn hoa cũng có những bộ phận chủ yếu và thứ yếu, bộ phận chủ yếu như bồn hoa, bế cảnh trung tâm với các cây hoa cảnh màu sắc có khả năng chi phối những bộ phận còn lại như đường dạo, ghế đá, đèn chiếu sáng… xung quanh nó.
108
TRUNG TÂM VĂN HÓA QUỐC TẾ OSCAR NIEMEYER THIẾT KẾ: OSCAR NIEMEYER
Các tòa nhà với khối chính và khối phụ được sắp xếp hài hòa với nhau.
109
LÈ ARCHITECTURE ĐƠN VỊ THIẾT KẾ: AEDAS
NHỊP ĐIỆU - VẦN LUẬT Vần luật trong kiến trúc và quy hoạch đô thị là một loạt hiện tượng của sự lắp đi lặp lại có quy luật, của sự biến hóa có tổ chức trong biếu hiện nghệ thuật kiến trúc của đơn thể công trình hay quần thể công trình, đem lại cho con người một ấn tượng mỹ cảm nhất định. Với tổng thế quy hoạch của một khu phố, sự sắp xếp các ngôi nhà với khối hình nhà cao - thấp, to - nhỏ, vuông - tròn góc cạnh ra sao để đạt được tính thống nhất, hài hòa - đó là vần luật. Với một công trình kiến trúc, sự sắp xếp các mảng đặc rỗng, đường nét, vật liệu, màu sắc cũng theo một quy luật nào thích ứng với chính nó và tồng thể nói chung. Muốn đạt được tính thống nhất hài hòa, đồng bộ cũng phải tôn trọng vần luật. Vần luật gắn bó với sự lặp đi lặp lại nhằm tạo ra sự thống nhất. Còn khi gắn bó với sự biến hóa có tồ chức nhắm tạo ra sự đa dạng. Qua thực tế, ta rút ra kết luận có tính nguyên tắc sau: Với hai đơn vị không đồi ta có chuỗi “lặp lại” buồn tẻ, đơn giản. Những nhịp điệu phức tạp hơn sẽ có tính hấp dẫn hơn. Áp dụng nguyên tắc này, người ta có thể gia thêm lượng nhất định vào “kích thước” hoặc “khoảng cách” hoặc cả hai. Ngoài ra còn có yếu tố phụ như: sắc độ, hình dạng, bề mặt của các thành tố cũng có thể được “gia giảm” tạo nên tính thống nhất đa dạng trong nhi.p điệu. Có thế nói trong tự nhiên ta thường gặp yếu tố nhịp điệu cấu thành bởi “lặp lại” + “phát triển” + “thay đồi” tạo nên dức hấp dẫn và tính hợp lý cao. Vần luật là phương tiện quan trọng trong nghệ thuật tổ hợp kiến trúc, thiếu nó, công trình kiến trúc sẽ trở nên câm lặng, thiếu sức sống, vô hồn, quần thể kiến trúc trở nên vô tổ chức.
110
CHUYÊN ĐỀ 14: Các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian
1. Vần luật liên tuc: Là nhịp điệu đều hay tiết điệu, là vần luật sinh ra do sự sắp xếp lặp lại một cách liên tục một hay một số loại thành phần cơ bản (đường nét, bề mặt, hình khối, không gian) trong bố cục tạo hình kiến trúc. vd: Dinh Độc Lập, KTS Ngô Viết Thụ 2. Vần luật tiệm biến: Vần luật tiệm biến là vần luật thay thế dần dần một cách có quy luật như là biến thiên tăng/ giảm về một hướng, hoặc biến thiên tăng giảm về một trục trung tâm vd: bảo tàng Guggenheim, KTS Frank Lloyd Wright
3. Vần luật lồi lõm: Nếu vần luật tiệm biến là biến thiên tăng giảm dần dần thì vần luật lồi lõm lại có biên độ tăng giảm khác nhau, tạo cảm xúc lên xuống rõ ràng. vd: Casa Milà, KTS Antoni Gaudí
4. Vần luật giao thoa: Vần luật giao thoa được tạo thành bởi các thành phần kiến trúc đan chéo nhau tạo nên. Sự đan chéo nhau này có thể là do hình khối, không gian hoặc các chi tiết đan chéo nhau tạo nên. vd: Vitra fire station, KTS Zaha Hadid
111
TƯƠNG PHẢN - VI BIẾN Tương phản-vi biến sự vận dụng các mức độ khác biệt của một nhân tố tổ hợp với một liều lượng nhiều hay ít để đạt được hiệu quả nghệ thuật. Tong nghệ thuật kiến trúc, tương phản vi biến là biểu hiện trên hình khối, mặt đứng kiến trúc, tạo những cảm xúc ở những mức độ khác nhau. Tương phản : +Là sự khác biệt nhau rất rõ ràng giữa hai vật thể, hai hình thể để làm nổi bật lên những đặc điểm của chúng. Tương phản dễ gây ra sự chú ý của mọi người.
DENVER ART MUSEUM THIẾT KẾ: STUDIO LIBESKIND
Chiều hướng của tòa nhà mạnh mẽ, dứt khoát tạo sự tương phản mạnh mẽ với công trình xung quanh.
112
Vi biến: +Là sự khác nhau không nhiều của hai hay nhiều vật thể, hình thể biến đổi dần dần từ đặc điểm này sang đặc điểm khác. Dị biến thường gây cảm xúc hài hoà. + Đây là sự chuyển dần dần, sự khác biệt nhau rất ít của các thành phần kiến trúc. +Việc vận dụng quy luật vi biến cáo tác dụng kéo các bộ phận của công trình kiến trúc gần nhau để tạo sự thống nhất.
DANCING HOUSE THIẾT KẾ:FRANK GEHRY
Tòa nhà tuy khác biệt nhưng các đường nét vẫn mềm mại, hòa vào các công trình xung quanh.
CHUYÊN ĐỀ 14: Các cặp quy luật tổ hợp hình thể không gian
113
114
Ảnh: internet
CHUYÊN ĐỀ 15:
NHỮNG VẤN ĐỀ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THOÁT NGƯỜI CHO THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
115
- Việc thiết kế kiến trúc, ngoài những yêu cầu chung về quy hoạch, về các giải pháp kiến trúc công trình, các giải pháp kỹ thuật công trình ..Một vấn đề rất quan trọng đặt ra cho người thiết kế là phải đảm bảo an toàn thoát người ra khỏi công trình kiến trúc khi có sự cố xảy ra, hoặc khi kết thúc các buổi trình diễn, hết giờ làm việc của các công sở, trường học, .. - Do đó cần phải tính toán khả năng thoát người ra khỏi công trình một cách dễ dàng và an toàn trong các trường hợp sau: +Thoát người bình thường. +Thoát người khi có sự cố. Khi thiết kế an toàn thoát người ra khỏi công trình công cộng, ta phân ra thành hai giai đoạn: 1 – Thoát người ra khỏi phòng. 2 – Thoát người ra khỏi công trình. 1. Thoát người ra khỏi phòng. - Trong các công trình kiến trúc công cộng, do chức năng sử dụng mà có những không gian, những phòng tập trung đông người .Những không gian, phòng này cần phải tính toán, bố trí hệ thống cửa thoát hiểm. a.Các nguyên tắc thoát người ra khỏi phòng: – Các phòng có số lượng người > 100 người, phải có ít nhất 2 cửa thoát ra, và các cửa phải có cánh mở ra phía ngoài. – Người ở vị trí xa nhất đến cửa thoát phải < 25m. – Nếu là các khán phòng, phải đảm bảo khoảng cách giữa các dãy ghế > 0.9m – Các lối thoát về phía cửa, cầu thang, hành lang phải rõ ràng, không chồng chéo; phải có tín hịêu, đèn báo, chi tiết ký hịêu bằng màu chỉ hướng. – Hành lang thoát phải đảm bảo đủ rộng (theo tính toán) . – Khoảng cách giữa các cầu thang phải < 50 m . – Nếu là các khán phòng, hoặc các khán đài TDTT phải phân chia thành các lô: (Mỗi lô khán phòng: < 200 chỗ, Mỗi lô khán đài : < 300 chỗ.) – Các hành lang, cầu thang, phải có kết cấu vật liệu bền chắc, có độ chống cháy cao hơn các khu vực khác. – Trong các công trình hiện đại ngày nay, thường thiết kế, bố trí các hệ thống báo động tự động, hoặc hệ thống tự động chữa cháy b. Tính toán thoát người: * Yêu cầu tính toán : – Xác định thời gian thoát người tổng cộng từ lúc bắt đầu thoát, tới lúc thoát hết người ra khỏi công trình. – Xác định thời gian dừng chân tạm thời, chờ đợi trong khi thoát người. * Cơ sở tính toán : – Số người thoát được ở lối đi hành lang tính cho một dòng: 25 người/ dòng/phút – Chiều rộng cho một dòng người thoát: 0,60m/1dòng. – Vận tốc di chuyển của dòng người: + Di chuyển trên mặt phẳng ngang: 16m/phút. + Lên cầu thang & mặt phẳng dốc: 8m/phút. + Xuống cầu thang & mặt phẳng dốc: 10 m/phút . + Thời gian yêu cầu để toàn bộ người thoát ra khỏi công trình: 6 – 7 phút. – Trong đó:Thời gian để toàn bộ người thoát ra khỏi phòng: 2 – 3 phút. – Diện tích dừng chân (ùn tắc người) tiêu chuẩn: 0,25 – 0,30 m2/người * Các bước tính toán: A. Tính thời gian thoát người ra khỏi phòng của người ngồi ở vị trí xa nhất. To min = S max / V ( phút ) Trong đó : To min là thời gian tối thiểu thoát người, Smax là khoảng cách xa nhất.
116
B. Tính chiều rộng của cửa cần thiết để thoát người trong thời gian Tomin. B yêu cầu = N / 25 To min = (số dòng người) Trong đó : - B yêu cầu :Chiều rộng cửa tính theo số dòng người (0,6 m/ dòng). - N Tính toán: Tổng số người trong phạm vi cần tính toán . - T o min : Thời gian thoát người tối thiểu . * Sau khi tính được chiều rộng cửa theo số dòng người, (sẽ là một số lẻ). Cần lựa chọn kích thước cửa sẽ thiết kế sao cho có tỷ lệ đẹp với không gian phòng. C. Kiểm tra lại khả năng thoát người thực tế : T Thực tế = N / 25 B Thực tế = ( phút ) Trong đó: - B Thực tế : Chiều rộng cửa thực tế quy ra kích thước số dòng người . - T Thực tế : Thời gian thoát người qua B Thực tế - N Tính toán: Tổng số người trong phạm vi cần tính toán . 2. Thoát người ra khỏi công trình. - Các công trình kiến trúc công cộng tùy theo từng thể loại mà có yêu cầu khác nhau về đất đai xây dựng, diện tích, số tầng cao, và số người hoạt động trong công trình. - Nó còn phụ thuộc vào vị trí quy hoạch các tuyến giao thông, cấp của công trình để thiết kế an toàn thoát người ra khỏi công trình. a. Thoát người bình thường: * Để thoát người ra khỏi công trình được thuận tịên, khi thiết kế cần chú ý: - Phân bố các cửa thoát người phù hợp với không gian, sức chứa, công suất sử dụng. - Tổ chức giao thông trong công trình đơn giản, thuận tịên di chuyển, đủ kích thước. - Phân bố vị trí cầu thang phù hợp với bán kính phục vụ . - Tại các nút giao thông phải tính toán, bố trí dịên tích chờ đợi, ùn người, cần bố trí quảng trường trước cửa công trình. Tiêu chuẩn : 0,15 – 0,25 m2/người . - Các tuyến thoát người phải có báo hiệu (hệ thống đèn về ban đêm ), không có vật cản, và phải bằng vật lịêu an toàn. - Có vành đai thoát người khi công trình có sức chứa > 5000 người .Vành đai thoát người góp phần điều hòa thoát người trước khi thoát người ra hệ thống giao thông chính của khu vực, (thường kết hợp bố trí bãi xe ). b. Thoát người khi có sự cố : * Trong trường hợp có sự cố như cháy, nổ xảy ra, tâm lý chung của mọi người là đều muốn thoát một cách nhanh nhất ra khỏi công trình . Lúc đó thường xảy ra tình trạng hoảng loạn, chen lấn, xô đẩy, lộn xộn, nhất là tại các cửa, đầu nút giao thông, hành lang, cầu thang, cầu thang cứu nạn, và các bộ phận thoát hiểm dự phòng,.. * Vì vậy khi thiết kế phải chú ý các vấn đề sau đây : - Phải tính toán lưu lượng người thoát, và tổ chức các tuyến thoát người ra khỏi công trình. - Phải tổ chức các tuyến người và phương tịên, xe cứu hỏa, cứu nạn vào công trình. - Cần bố trí sẵn các phương tịên cấp cứu trong công trình như các họng cấp nước cứu hỏa, cầu thang cứu nạn, ..- Các công trình cao tầng: + Ngoài hệ thống giao thông thông thường, cần nghiên cứu bố trí các cầu thang thoát hiểm (xem cấu tạo thang đặc biệt), có thể lên mái, hoặc xuống hầm. + Nếu bố trí thang máy thoát hiểm phải sử dụng thang đặc biệt .(Động cơ máy thang không dùng động cơ địên, mà dùng động cơ Diezell, bình Acquy 36v, ..
117
CHUYÊN ĐỀ 16:
CÁC GIẢI PHÁP KẾT CẤU
118
119
TƯỜNG CHỊU LỰC
Tường mang tải trọng bản thân và truyền tải của các cấu kiện bên trên và hoạt tải công trình. Đây là dạng kết cấu đơn giản nhất và cổ điển nhất, vật liệu chủ yếu là gạch, đá Đặc điểm chung : - Khẩu độ và không gian nhỏ, thường không quá 4m. - Thi công bằng phương pháp thủ công, tốc độ xây dựng chậm . - Quy mô không quá 5 tầng
Tường dọc chịu lực: - Khẩu độ phương linh hoạt (phương dọc lớn hơn phương còn lại) - Không gian linh hoạt - Độ lớn khẩu độ phụ thuốc vào độ dày tường.
120
Tường ngang chịu lực: - Khẩu độ phương chịu lực lớn hơn phương còn lại. - Không gian cố định - Độ lớn khẩu độ phụ thuộc vào độ dày tường
HỆ KẾT CẤU KHUNG - Là hệ cột gồm có cột, đà, sườn, bản sàn chịu lực. - Hệ kết cấu khung được phân loại theo vật liệu:
KHUNG GỖ Hệ thống khung gỗ được sử dụng phố biến ở khắp mọi nơi. Khung gỗ tuy nhẹ nhưng có sức chịu tải cao,cho phép xây dựng nhanh chóng. Tuy nhiên khung gỗ không chịu được lửa và các thiên tai như bão lốc, bão...
KHUNG ĐÁ
Khung đá tuy không phổ biến trong hiện tại như khung gỗ nhưng có sức chịu tải và giá trị thẩm mỹ cao.
Ảnh: internet
121
KHUNG THÉP
Là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép. Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, đặc biệt là trong công trình xây dựng có quy mô lớn (nhà thép tiền chế) bởi những đặc tính hữu ích của thép.
Ưu điểm: - Có khả năng chịu lực lớn và độ tin cậy cao: kết cấu thép khó biến dạng trong quá trình sử dụng. - Cấu trúc đơn giản, trọng lượng nhẹ - Dễ dàng trong vận chuyển, thi công và sửa chữa - Tính công nghiệp hóa cao. - Tính kín, không thấm nước. - Tiết kiệm chi phí: do kết cấu khung thép đơn giản nên giảm thời gian, chi phí thi công cũng như chi phí cho bảo dưỡng sửa chữa - Thi công nhanh
122
Nhược điểm: - Có thể bị xâm thực bởi tác động của môi trường, nhiệt độ... Do vậy, những công trình xây dựng có sử dụng kết cấu thép thường được bao phủ bởi lớp sơn bảo vệ, chống gỉ thép - Chịu lửa kém - Giá thành khá cao so với một số vật liệu thô khác như gỗ, sắt...
CHUYÊN ĐỀ 16: Các giải pháp kết cấu
KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP
Kết cấu khung là hệ thanh bất biến hình nối với nhau bằng các nút cứng hoặc sừng. Khung bê tông cốt thép hiện nay đang được sử dụng rộng rãi và là kết cấu chịu lực chủ yếu của nhiều loại công trình. Có nhiều cách phân loại khung bê tông cốt thép:
Khung toàn khối
Khung lắp ghép
Khung một tầng
Khung nhiều tầng
Landmark 81 với hệ khung bê tông cốt thép điển hình.
123
KHUNG COMPOSITE Composite bao gồm Com từ Complex và -posite từ position nghĩa là thành phần. Vật liệu Composite là vật liệu được chế tạo tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau nhằm mục đích tạo ra một vật liệu mới có đặc tính sức bền cơ lý hơn hẳn các vật liệu ban đầu, khi mà những vật liệu này làm việc riêng lẻ. Nói cách khác Composite là vật liệu đa thành phần. Vật liệu composite được phát triển trên quy trình công nghệ hiện đại, cấu thành từ 90% nguyên tử carbon và 10% nguyên liệu tổng hợp khác. Với các hạt carbon được sắp xếp theo cấu trúc mạng lưới hình sợi 2 chiều nhằm gia tăng độ bền và nén của vật liệu một cách tốt hơn, đồng thời đảm bảo độ linh hoạt giúp dễ dàng lắp đặt trên mọi công trình khác nhau.Loại vật liệu này được đánh giá là giữ vai trò then chốt trong cuộc cách mạng về vật liệu mới bởi chỉ có composite mới có thể đáp ứng những đòi hỏi khắt khe của kỹ thuật hiện đại (như nhẹ, lại chịu được nhiệt lên đến 3000oC,...)
Ảnh: internet
124
Ưu điểm của vật liệu trong xây dựng: - Độ bền tốt, khả năng chịu lực kéo và tải trọng cao gấp 15 lần so với thép. - Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển, dễ thi công, dễ lắp đặt. - Dễ dàng tạo hình phù hợp khi lắp đặt trên các kết cấu công trình đa dạng có kiến trúc phức tạp. - Thời gian ngắn, tiết kiệm chi phí hiệu quả. - Khả năng chống ăn mòn oxy hóa. Làm việc tốt trong môi trường ăn mòn và hóa chất. - Dễ dàng kiểm tra đánh giá lại chất lượng gia cố công trình bằng thiết bị đo chuyên dụng hiện đại.
LANDMARK 81 VỚI HỆ THỐNG LÕI ĐƯỢC SỬ DỤNG VÂT LIỆU COMPOSITE
CHUYÊN ĐỀ 16: Các giải pháp kết cấu
125
NGUỒN THAM KHẢO ARCHDAILY.COM PINTEREST.COM BEHANCE.NET ARCH2O.COM KIENVIET.NET WIKIPEDIA.ORG FACEBOOK.COM ISSUU.COM
128