Thư viện khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
1
Cải tạo mở rộng
Thư viện khoa học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
2
Sinh viên thực hiện
Phạm Phú Vinh
Lớp
KT16/A3
Mã số sinh viên
16510201149
Giảng viên hướng dẫn
ThS. KTS Dương Trọng Bình
Hội đồng
VI
|
Thông tin đồ án + Dẫn nhập
Trong quá trình thực hiện đồ án này, sinh viên đã nhận được sự hướng dẫn từ quý thầy cô giảng dạy tại trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Dương Trọng Bình, Khoa Kiến trúc, Bộ môn Kỹ thuật công trình và cũng là người đã theo dõi và hướng dẫn sinh viên trong suốt quá trình phát triển đồ án. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu về di sản kiến trúc hiện đại và phát triển ý tưởng, sinh viên đã rất may mắn nhận được sự giúp đỡ, góp ý kiến vô cùng quan trọng từ nhiều cá nhân. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Thầy Trần Đình Nam - Giảng viên Khoa kiến trúc, Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM - vì những góp ý và động viên tích cực trong quá trình nghiên cứu di sản kiến trúc hiện đại. Ông Mel Schenck - Tác giả quyển: “Southern Vietnamese Modernist Architecture, Mid-Century Vernacular Modernism” - vì những đánh giá và nhận xét quan trọng về kiến trúc hiện đại giữa TK 20 và về đồ án. Thầy Đinh Trần Gia Hưng - Giảng viên đồng hướng dẫn, Trường Đại học Kiến trúc TP. HCM - vì những góp ý trong quá trình sửa bài. Trong quá trình hình thành, phát triển và thể hiện đồ án, không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được những ý kiến quý báu từ phía thầy cô và bạn bè.
3
Trong tiến trình lịch sử của huyết mạch văn hoá Việt Nam, kiến trúc Hiện đại là kiến trúc đánh dấu sự bắt đầu của lịch sử Việt Nam hiện đại. Trong đó, Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh là một trong những sự thể hiện tập trung nhất. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, đô thị hoá cưỡng bức, thì di sản văn hoá và di sản kiến trúc, thứ làm nên tính cách của thành phố, đang đối mặt với hiện thực bị phớt lờ hay phá huỷ. Cùng lúc đó, trong thời đại thông tin, nhu cầu tri thức ngày càng trở nên ngẫu nhiên, nhanh chóng và gắn chặt với đời sống thường ngày. Vì vậy, hình thức tiếp thu tri thức đã và sẽ thay đổi cấu trúc không gian thư viện. Trước bối cảnh đó, đồ án cải tạo, mở rộng Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Mình được đề xuất. Mục đích nhằm tìm ra cách liên kết 3 lĩnh vực Thư viện - Di sản - Đô thị với hy vọng nâng cao ý thức về di sản kiến trúc Hiện đại. Bằng cách tạo ra các di sản sống cho hiện tại và tương lai, TP. Hồ Chí Minh có thể cạnh tranh với các đô thị trên thế giới khi phát triển đô thị song hành nuôi dưỡng di sản văn hoá.
4
|
Thông tin đồ án + Dẫn nhập
5
6
|
Mục lục
PHẦN 1
Giới thiệu
9
Lý do và sự cần thiết Tính chất đồ án Mục tiêu Nguyên tắc chung
10 12 13 13
PHẦN 2
Phân tích khu đất Bối cảnh
Vị trí địa lý Vị trí lịch sử Tổng quan về di sản kiến trúc khu vực trung tâm
Tổng quan lịch sử đô thị Sài Gòn Hệ thống di sản kiến trúc Hiện đại Trung thế kỷ Vai trò lịch sử Ý nghĩa lịch sử Hiện trạng bảo tồn di sản kiến trúc Hiện đại Trung thế kỷ
Quy hoạch lõi đô thị lịch sử
Chức năng khu vực trung tâm Các đối tượng Vấn đề không gian công cộng ở TP. Hồ Chí Minh
Tổng quan về không gian đọc ở TP. Hồ Chí Minh Không gian đọc ở TP. Hồ Chí Minh Tiềm năng kinh tế Thư viện như hạ tầng văn hoá
Hiện trạng khu đất nghiên cứu Hiện trạng kiến trúc Ngôn ngữ kiến trúc Hiện trạng cảnh quan Mối quan hệ với các công trình lân cận Tầm nhìn Khí hậu Điều kiện giao thông tiếp cận
15 17 17 18 20 21 22 30 30 31 32 32 33 34 36 36 38 39 41 41 48 52 54 56 58 60
PHẦN 3
Số liệu thiết kế PHẦN 4
Số liệu tổng quát Số liệu chi tiết
Phương án thiết kế
PHẦN 5
Phụ lục
Định hướng tổ chức Phương án quy hoạch Phương án kiến trúc Giải pháp kỹ thuật Thiết kế nội thất
63 64 66
71 72 77 80 108 112
118
7
8
| Phần
1
Giới thiệu
PHẦN 1
Giới thiệu 10 12 13 13
Lý do và sự cần thiết Tính chất đồ án Mục tiêu Nguyên tắc chung
9
Lý do và sự cần thiết
Kiến trúc Việt Nam đã từng có bản sắc, liên kết chặt chẽ với văn hoá Việt Nam. Dân tộc Việt thuộc nhóm những dân tộc lâu đời và đã kịp hình thành nên một nền văn hoá riêng. Qua những cuộc ảnh hưởng từ phía Bắc hay từ châu Âu, văn hoá Việt Nam vẫn hiện ra là một nền văn hoá có linh hồn riêng. Và kiến trúc Việt Nam cũng mang một linh hồn riêng. Ở kiến trúc truyền thống và thời phong kiến, thời đại tự chủ về văn hoá lâu nhất của nước Việt Nam là gần 1 thiên niên kỉ từ TK 10 đến cuối TK 19, với khoảng 20 năm đô hộ bởi nhà Minh vào TK 15. Như vậy, từ sau TK 10, qua các thời kì phát triển và có những giai đoạn cực thịnh như đời Trần, đời Lê sơ hay đời Nguyễn, kiến trúc Việt Nam mang một dáng vẻ khiêm nhường, từ tốn, trầm lặng và sâu sắc, hài hoà với thiên nhiên và khung cảnh, cộng sinh với mưa gió và ánh nắng mặt trời. Ở kiến trúc hiện đại và thời hiện đại, không mắc phải cái bẫy Chủ nghĩa vùng miền (Regionalism) như ở Campuchia hay Thái Lan, kiến trúc hiện đại Việt Nam giữa thế kỉ 20, bằng một chủ nghĩa công năng thích ứng linh hoạt với điều kiện khí hậu, những người sinh thành nên thứ kiến trúc Việt mới đã thể hiện những trực giác thẩm mỹ vô cùng trừu tượng và khéo léo để đặt cái nhu cầu thực dụng và cái mỹ quan đầy nhạy cảm vào trong cùng một sự thể hiện vật chất. Nhưng điều thú vị hơn hết chính là người Việt đã đón chào kiến trúc hiện đại như là thứ kiến trúc mới của họ hơn nơi nào hết. Và kiến trúc hiện đại Việt Nam, không như những nghiên cứu điểm khác trên thế giới, lại được thực hành phần lới bởi chính người dân bản địa. Và kiến trúc nhà ở của
10
| Giới
thiệu Lí
do và sự cần thiết
người Việt giữa TK 20 đã được thực hành theo thói quen, bằng trí nhớ như là một tập quán, một thứ truyền thống làm nhà mới. Như vậy, có thể nói kiến trúc hiện đại và bản sắc người Việt đã phần nào nhập làm một vào giữa TK 20. Trong số các công trình nổi bật của giai đoạn lịch sử Việt Nam hiện đại này, bên cạnh Dinh Độc Lập hay Trường Đại học Kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học Tổng hợp là một đối tượng nghiên cứu đặc biệt vì một vài lí do sau đây. Trước hết là công trình có quy mô lớn, chủ đích thể hiện vốn liếng văn hoá dân tộc mà lại không bị ảnh hưởng bởi cái nguyên tắc đối xứng như Dinh Độc Lập do phải xây trên cái nền dinh Norodom cũ. Thứ hai là vì công trình có sự tham gia của 3 nhân vật quan trọng của kiến trúc hiện đại Việt Nam thời đó: bao gồm kiến trúc sư Bùi Quang Hanh, Nguyễn Hữu Thiện và Lê Văn Lắm. Cuối cùng là vì công trình này tổng hợp cả cái chủ nghĩa công năng nhiệt đới hoá để gắn liền toà nhà với cảnh quan chứ không như Phong cách Quốc tế đặt đâu cũng được, và cũng bởi vì nó mang đậm mỹ cảm của kiến trúc truyền thống nhưng không hoạch toẹt và lố đà. Những sự biểu hiện là những sự lồng ghép vào công năng để giữa nguyên, hay thậm chí cải thiện hiệu quả công trình. Như vậy, Thư viện Khoa học Tổng hợp là Di sản Kiến trúc Hiện đại Việt Nam, tiêu biểu cho kiến trúc Việt Nam đầu lịch sử hiện đại. Tuy nhiên, thực tế này hiện nay đang gặp phải một số vấn đề. Thứ nhất là ý thức về di sản kiến trúc Hiện đại. Nếu hiện trạng bảo tồn di sản đang chứng kiến nhiều tranh cãi trong việc các công trình có giá trị lịch sử-
văn hoá, đại diện cho cá tính của một thành phố, bị phá bỏ, thì ý thức về di sản kiến trúc hiện đại giữa TK 20 lại càng mờ nhạt. Nhắc đến di sản kiến trúc Việt Nam, người ta nghĩ ngay đến kiến trúc truyền thống hay kiến trúc thuộc địa, nhưng không nghĩ đến kiến trúc hiện đại. Trong khi đó, kiến trúc hiện đại lại là kiến trúc liên quan chặt chẽ nhất đến vấn đề bản sắc kiến trúc hiện nay. Để trả lời cho các câu hỏi này thì kiến trúc truyền thống đã không còn liên quan đến cơ sở kinh tế hiện nay, kiến trúc thuộc địa thì thực chất lại không phải kiến trúc Việt, vì nó không được thiết kế bởi người Việt. Chỉ có kiến trúc hiện đại giữa TK 20 là cơ sở rõ ràng nhất để nghiên cứu về đặc trưng kiến trúc Việt Nam hiện tại. Vấn đề thứ hai là thực trạng của chính thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM. Mặc dù tình trạng bảo tồn công trình đang ở mức khá, có nghĩa là gần với nguyên bản. Nhưng so với giá trị lịch sử và văn hoá của nó, thì công trình này chưa được quan tâm đúng mức. Đầu tiên là tình trạng mở rộng, xây dựng tạm bợ rồi bỏ hoang ở phía đường Nguyễn Trung Trực. Tiếp theo là tình trạng đập phá vô tội vạ một số dãy hàng rào. Cuối cùng là mục đích sử dụng của toàn bộ khu đất. Riêng phần sân sau vốn được kiến trúc sư dự trù làm một khu vườn cho độc giả thư giãn, thì bây giờ lại là bãi giữ xe, trước đây còn là nhà hàng lác đác vài bóng cây. Càng trở trêu thay khi mà vị trí của công trình này thực chất lại vô cùng nổi bật. Nằm trong hệ thống di sản kiến trúc từ nhiều giai đoạn lịch sử của quận 1, nằm tại điểm giao hai khu vực lõi văn hoá lịch sử và trung tâm tài chính - thương mại, công trình Thư viện Khoa học Tổng hợp
TP. Hồ Chí Minh đáng ra là một công trình đại diện cho lịch sử, văn hoá, và dân cư của thành phố. Hiện nay, trong quá trình mở rộng đô thị của TP. Hồ Chí Minh với các khu đô thị mới như khu đô thị Thủ Thiêm, các khu công nghệ cao, việc thành lập thành phố Thủ Đức, v.v thì vấn đề bảo tồn di sản là một mối quan tâm hàng đầu. Để phát triển đầu tàu kinh tế của cả nước và thu hút đầu tư, thì thành phố sẽ cần một sức hút riêng, một tính cách riêng so với các đô thị khác của các nước trong khu vực. Và chìa khoá để làm nên điều này là vốn liếng văn hoá - lịch sử tạo ra bởi các luồng văn hoá hoà quyện vào nhau ở mảnh đất này suốt hơn 3 thế kỉ. Và công trình thư viện Khoa học Tổng hợp là một trong những điểm dễ thấy đầu tiên khi nhìn vào thành phố. Trước những vấn đề về di sản kiến trúc mà thành phố đang gặp phải trong quá trình phát triển đô thị của chính nó, cộng với tiềm năng về một điểm đến văn hoá quan trọng cho cư dân thành phố và du khách, đồ án này đề xuất phương án mở rộng thư viện để phát huy tiềm năng của chính nó và thu hút sự quan tâm về di sản kiến trúc đầu lịch sử hiện đại Việt Nam.
11
Tính chất đồ án Tính chất của đồ án xoay quanh 3 đề tài chính là mở rộng thư viện, bảo tồn di sản và thiết kế đô thị. Đồ án đề xuất một thư viện trong hệ thống công trình dịch vụ công cộng cho khu vực trung tâm hiện hữu TP. Hồ Chí Minh, nhằm mở rộng công suất đọc tối đa, tăng các tiện ích cộng đồng cho khu trung tâm văn hoá - lịch sử và trung tâm hành chính - thương mại đang phát triển.
mở rộng thư viện khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh sẽ là một thử nghiệm về một cách ứng xử mới giữa bảo tồn di sản - văn hoá - lịch sử và phát triển kinh tế.
Thư viện tổng hợp bao gồm các đầu sách và dữ liệu điện tử phục vụ cho nhiều ngành khoa học khác nhau. Thư viện cung cấp nhiều hình thức tiếp cận khác nhau từ các nhà nghiên cứu cho đến người tham quan. Với sự phát triển khoa học kĩ thuật và quá trình đô thị hoá ở TP. Hồ Chí Minh, thư viện này không chỉ phục vụ các chức năng xoay quanh các không gian đọc, mà còn phục vụ các tiện ích cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hoá, trao đổi tri thức, các sự kiện văn hoá chính thống và đóng vai trò như một không gian công cộng của khu vực trung tâm. Đồ án lựa chọn khu đất với một công trình có giá trị văn hoá và lịch sử quan trọng. Vì thế, đây là một đồ án kết nỗi giữa cũ và mới, cải tạo mở rộng một kết cấu có sẵn. Với các tiềm năng kinh tế và giá trị văn hoá, khu đất là một điểm đến không chỉ của tri thức, mà còn là một điểm đến văn hoá của cộng đồng dân cư trong và ngoài nước, đặc biệt trong bối cảnh mở rộng và toàn cầu hoá của kinh tế thành phố. Ngoài ra, trước tình trạng phá huỷ di sản để xây dựng các dự án phát triển, việc cải tạo
12
| Giới
thiệu Tính
chất đồ án, Mục tiêu, Nguyên tắc
Mục tiêu
Nguyên tắc chung
Đồ án được nghiên cứu với 3 mục tiêu chính: mở rộng và trang bị các tiện ích của một thư viện thế kỉ 21; bảo tồn và khích lệ các giá trị trong di sản kiến trúc; tăng độ hiển thị và khả năng tiếp cận tới công trình. Qua đánh giá hiện trạng ở các phần sau, ba mục tiêu chính này có thể chia thành các mục tiêu cụ thể hơn nhưng chưa phải là tất cả:
1. Kết cấu mới cần đặt trong mối quan hệ thị giác với kết cấu cũ để không làm mất đi vẻ đẹp của công trình di sản.
1. Mở rộng tối đa công suất đọc theo chỉ tiêu quy hoạch cho phép. 2. Trang bị các tiện ích văn hoá phục vụ cộng đồng. 3. Tăng độ hiện thỉ của khu đất và công trình di sản. 4. Tăng khả năng tiếp cận vào khu đất bằng kết nối vào hệ thống không gian công cộng, không gian đi bộ trong khu vực.
2. Cần đặt công trình trong mối quan hệ với cảnh quan cây xanh và cảnh quan kiến trúc khu vực. 3. Như là một phần của hạ tầng văn hoá, thiết kế cần phát huy hết vai trò và chức năng của khu đất, kết nối chặt chẽ tới mọi đối tượng sử dụng trong khu vực. 4. Dây chuyền công năng cần liên kết được hai phần. Người từ toà nhà cũ có tiếp tiếp cận được khối nhà mới và ngược lại. 5. Tổ chức các hệ thống kĩ thuật hợp lý trong công trình cũ và mới.
5. Bảo tồn ngôn ngữ kiến trúc Hiện đại giữa TK 20 qua việc bảo tồn kết cấu di sản. 6. Tạo ra một “cuộc đối thoại” hợp lý giữa kết cấu mới và kết cấu di sản.
13
14
| Phần
2
Phân tích khu đất
PHẦN 2
Phân tích khu đất 17 41 54 56 58 60
Bối cảnh Hiện trạng khu đất nghiên cứu Mối quan hệ với các công trình lân cận Các hướng nhìn cần khai thác Khí hậu Điều kiện giao thông tiếp cận
15
2.1 Hoạ đồ vị trí 1 1:10000
khu văn hoá - Lịch sử khu thấp tầng khu CBD khu cận lõi trung tâm
ai
h
in
ịM
g
Tôn Đức Thắn iệu gD H
n oà
nh
n
Th
u
Ng Lê
õV ă
yễ n
Kh
Th á
n
Tô
ệt
Ki
Đinh Bộ Lĩnh
V
ạo
gĐ
ai
h
in
ịM
ám gT
3
n thá
g2
Th án ạng ch M
Ng
Th
Cá
n
uy ễ
Võ
Kh
áu
ịS
Th
cảnh
n
tích khu đất Bối
Tr ầ
| Phân
Hư n
16
Bối cảnh Vị trí địa lý
H
ai
Bà
Tr ư
Tôn Đức Thắng
Ng
uy ễ
n
Th ịM in h
Kh ai
ng
ch
Cá
Vị trí khu đất nằm tại trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kính tế phía Nam và của cả nước. Theo Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025: “Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị đặc biệt, trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước; đầu mối giao lưu quốc tế; trung tâm công nghiệp, dịch vụ đa lĩnh vực của khu vực và Đông Nam Á.”
ng
Mạ ám
gT
Đây là một vị trí lịch sử. Chức năng sớm nhất được ghi nhận ở khu đất là xưởng đúc tiền vào thời nhà Nguyễn. Tiếp đến là Khám lớn Sài Gòn vào thời kì thuộc địa. Sau cùng là Thư viện Quốc gia trong giai đoạn nội chiến. Công trình này hiện nay có tên thành Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh.
án
Th
Khu đất nghiên cứu nằm tại lõi văn hoá lịch sử của thành phố tại quận 1, bao quanh bởi bốn con đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực và Lý Tự Trọng. Trong đó, có đường Lý Tự Trọng và Nam Kỳ Khởi Nghĩa tồn tại từ thời nhà Nguyễn.
Võ
iệt
nK
Vă
khu văn hoá - Lịch sử khu thương mại khu ở cây xanh 2.2 Hoạ đồ vị trí 2 1:10000
Đây là khu vực vốn diễn ra hoạt động thương mại sầm uất, tập trung nhiều tháp văn phòng, là trung tâm tài chính của thành phố đồng thời là lõi văn hoá - lịch sử với nhiều công trình điểm nhấn đô thị như Dinh Độc Lập, Nhà Thờ Đức Bà, Hồ Con Rùa, Dinh Xã Tây, v.v. 17
KIẾN TRÚC VIỆT NAM
Kiến tr
KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG TK 10
1858
TK 10
1736
1805
Đại Thành điện Quốc tử giám Hà Nội
Đình làng Đình Bảng Từ Sơn, Bắc Ninh
Điện Thái Hoà Đại nội Huế
KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI THẾ GIỚI 2.3 Vị trí lịch sử của đồ án
Vị trí lịch sử Thư viện Khoa học Tổng hợp (tên gọi gốc: Thư viện Quốc gia) nằm trong chủ nghĩa hiện đại giữa thế kỉ 20. Sau khi giành lại độc lập, kiến trúc hiện đại (modernist architecture) là thể loại kiến trúc được lựa chọn ở cả 2 miền Bắc và Nam để thể hiện bộ mặt mới của nước Việt Nam như là một quốc gia hậu thuộc địa với nền tảng văn hoá truyền thống, bước ra khỏi văn minh nông nghiệp và chiến tranh để hiện đại hoá đất nước. Vì vậy, kiến trúc hiện đại Việt Nam giữa kỉ 20 là một giai đoạn quan trọng của lịch sử
18
| Phân
tích khu đất Bối
cảnh
kiến trúc Việt Nam vì nó tiếp tục kiến trúc truyền thống như là một nền kiến trúc tự chủ, làm bởi người Việt. Nếu so với phương Tây, thì thư viện Khoa học Tổng hợp nằm trong chủ nghĩa hiện modernism - là kiến trúc của nền văn minh công nghiệp phương Tây sau khi đã bước qua khỏi nền văn minh nông nghiệp, là thứ kiến trúc phản ánh tinh thần của thời đại này với vật liệu công nghiệp, thiết kế tự do, chối bỏ trang trí. Nếu so với Việt Nam, thì thư viện Khoa học Tổng hợp lại không hoàn toàn nằm trong triết lý kiến trúc của
rúc thuộc địa
KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI 1954
Thời điểm mở rộng
1959
Thư viện Khoa học Tổng hợp Thư viện Quốc gia vào năm 1959 Sài Gòn
người Việt nhưng cũng không hoàn toàn là thứ chủ nghĩa hiện đại của phương Tây. Lí do cho việc này là vì hoàn cảnh lịch sử của nước ta không như các nước bên Tây. Ta chọn lấy kiến trúc hiện đại như là một phương tiện thể hiện bộ mặt mới của nền văn hoá cổ xưa mà không trải qua những cuộc cách mạng công nghệ hay những cuộc tìm kiếm về cái gọi là tinh thần của thời đại như các nước phương Tây. Chính vì vậy mà chủ nghĩa hiện đại ở Việt Nam lại được thực hành bởi một ý thức rất khác biệt. Bởi lẽ, ta đi thẳng từ một dân tộc
làm nông vào thế giới hiện đại - modernity - mà không trải qua những sự tiến hoá tự thân, thay vào đó là sự cưỡng chế của hoàn cảnh thuộc địa. Chính vì vậy mà trong kiến trúc hiện đại Việt Nam luôn lấp ló những chiều hướng suy nghĩ của kiến trúc truyền thống, đặc biệt là trong mỹ cảm công trình. Điều này thật thú vị vì nó đem lại cho kiến trúc hiện đại Việt Nam một tính tâm linh spirituality - rất cao mà không phá bỏ lòng tin của chủ nghĩa hiện đại, không chối bỏ lịch sử và văn hoá như Le Corbusier, nhưng cũng không thể hiện hoạch toẹt vốn văn hoá truyền thống như Vann Molyvann.
19
Tổng quan về di sản kiến trúc khu vực trung tâm
Sài Gòn và vùng phụ cận - 1862
Thành bát quát và chợ lớn - Le Brun - 1795 - Chúa Nguyễn Ánh lệnh vẽ
1802
Làng chài Prey Nokor trước TK 17
Trước 1802
Sài Gòn - 1867
Sài Gòn - 1892
Dân số Sài Gòn tăng do dân trở về sau chiến tranh
Kênh Đôi (1905) và Kênh Tẻ (1912) được đào, bắt đầu xây dựng sân bay ở làng Tân Sơn Nhất
1859
1931
Từ 1859 - 1931
Trung tâm hành chính và thương mại của vùng Đồng Nai - Gia Định dưới thời chúa Nguyễn
Chợ Lớn mở rộng về phía Bắc, thành Bát Quái đã bị phá huỷ và Thành Phụng được xây.
Có kênh vành đai, các công trình kiến trúc tiêu biểu xuất hiện, hệ thống xe lửa, xe điện được xây
Từ 1931 - 1945 Sài Gòn-Chợ Lớn sáp nhập thành một
Sài Gòn - 1923
Gia Định Thành, chưa có kênh Tàu Hũ (1819) - Trần Văn Học - 1816
20
| Phân
tích khu đất Bối
cảnh
Dự án thành phố 500000 người - Coffyn - 1865
2.4 Tổng quan lịch sử đô thị Sài Gòn qua bản đồ
Tổng quan lịch sử đô thị Sài Gòn
Sài Gòn - 1942
Sài Gòn và vùng phụ cận
1945
1954
1975
Từ 1945 - 1954
Từ 1954 - 1975
Từ 1975 - nay
Tên đường đổi từ tiếng Pháp thành tiếng Việt, kênh vành đai bắt đầu bị lấp, dân số tăng vì di dân do chiến tranh ở vùng nông thôn. Đô thị hoá cưỡng bức lần đầu tiên
Đô thị hoá cưỡng bức lần 2, mở rộng nhanh về phía bắc, bắt đầu cư trú ở Thủ Thiêm
Công nghiệp hoá mạnh, dân số tăng nhanh mở rộng về hướng Bắc - Nam và hiện nay là Đông Bắc
Sài Gòn - 1958
TP. Hồ Chí Minh đến 2021
21
2.5 Mặt đứng chính Dinh Độc Lập
2.6 Mô hình bệnh viện Chợ Rẫy
2.7 Mặt đứng khách sạn Rex
Hệ thống di sản kiến trúc Hiện đại Trung thế kỷ Từ những năm 1950 đến những năm 1970, kiến trúc Việt Nam đã tìm ra cho mình một thân xác mới trong thế giới hiện đại. Nhưng lần này không chỉ là kiến trúc Việt Nam so với các nước Á Đông, mà là kiến trúc Việt Nam so với thế giới. Kiến trúc Việt Nam kể từ sau thời Bắc thuộc cho đến nay có thể chia thành hai phân loại lớn: kiến trúc cổ và kiến trúc hiện đại. Ở giữa 2 phân loại này là giai đoạn thuộc địa. Bước ra khỏi thời kỳ thuộc địa, cả miền Bắc và miền Nam đều đã được trang bị những cơ sở hạ tầng của một nền
22
| Phân
tích khu đất Tổng
công nghiệp thừa hưởng từ cơ sở hạ tầng thuộc địa. Đây là điều kiện đầu tiên làm cho kiến trúc hiện đại khả thi ở Việt Nam. Ngoài ra, cùng với sự ủng hộ của chính quyền, đặc biệt là ở miền Nam, để xây dựng một bộ mặt mới, trong một thời đại mới, với nền tảng văn hoá truyền thống, rất nhiều công trình kiến trúc hiện đại quy mô lớn đã được đầu tư. Dinh Độc Lập, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Hồ Con Rùa, Bệnh viện Vì Dân, v.v. Quy mô nhất có lẽ là đồ án sáp nhập Sài Gòn - Chợ Lớn của KTS Ngô Viết Thụ vào năm 1959. Tất cả những công trình này, thiết kế bởi các kiến trúc sư Việt Nam được đào tạo ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương hay trường Cao đẳng Quốc gia Mỹ thuật Ba Lê (Paris) trong những năm 30 và 40, đều mang một dáng dấp thật khác biệt so với
quan về di sản kiến trúc khu vực
2.8 Mặt bằng tổng thể đồ án sáp nhập Sài Gòn-Chợ Lớn - Ngô Viết Thụ - 1959
2.9 Mặt đứng bệnh viện Thống Nhất
kiến trúc hiện đại thế giới. Có lẽ cần phải nhắc lại rằng, đây là các công trình kiến trúc hiện đại, khởi nguồn từ chủ nghĩa hiện đại (modernism) từ đầu thế kỷ 20 bới những nhà tiên phong như kiến trúc sư người Đức Walter Gropius với phong trào Bauhaus, hay kiến trúc sư người Thuỵ Sĩ Le Corbusier với góc nhìn cơ khí về kiến trúc. Chủ nghĩa hiện đại không cổ xúy cho trang trí phù phiếm tốn kém, mà ngược lại, chối bỏ chúng để hướng đến một thứ kiến trúc mới thành thật, hiệu quả, tiện nghi, một thứ kiến trúc sinh ra từ tiến bộ công nghệ với bê tông, thép và kính. Tuy vậy, điều này không có nghĩa là họ chối bỏ thẩm mỹ. Sự thành thật và lý tính đã trở thành thứ thẩm mỹ mới. Kiến trúc hiện đại là kiến trúc của sự hợp lý.
Các kiến trúc sư hiện đại Việt Nam vào thời đó như Trần Văn Tải, Lê Văn Lắm, Nguyễn Văn Hoa, Phạm Văn Thâng, Nguyễn Quang Nhạc, Ngô Viết Thụ, v.v. đã thực hành kiến trúc hiện đại sôi nổi ở miền Nam. Thứ kiến trúc họ làm ra cũng xuất phát từ sự hợp lý. Các công trình kiến trúc hiện đại này được thiết kế tối ưu nhất, sử dụng vật liệu là bê tông, xi măng, thép và kính, v.v. với các đặc điểm vi khí hậu giúp làm dịu ảnh hưởng của ánh nắng gay gắt và mưa giông, trang bị hệ thống che nắng và thông gió tự nhiên một cách tài tình. Những công trình hiện đại do chính phủ và tư nhân xây dựng trong giai đoạn này là những bước đi đầu tiên của kiến trúc hiện đại Việt Nam như là một nền kiến trúc tự chủ, với những bài học từ kiến trúc truyền thống.
23
Bởi kiến trúc sư
NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN 79a Hàm Nghi, Quận 1 Nguyễn Văn Hoa, 1972
2.10 Một số công trình kiến trúc hiện đại giữa TK 20 thiết kể bởi kiến trúc sư
CÔNG TY ĐƯỜNG KHÁNH HỘI 147 Nguyễn Tất Thành, Quận 4 Công ty kiến trúc Hoa Thâng - Nhạc, 1960s CHỢ XÓM CHIẾU
1 Đinh Lễ, Quận 4 Trần Đình Quyền
ĐÀI TIẾNG NÓI TP. HCM 3 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1 Lê Văn Lắm, 1969-1976
CHUNG CƯ 12 VÕ VĂN KIỆT
12 Võ Văn Kiệt, Quận 1 Công ty kiến trúc Hoa Thâng - Nhạc, 1960s
VIỆN TRAO ĐỔI VĂN HOÁ VỚI PHÁP (IDECAF) 31 Thái Văn Lung, Quận 1 Nguyễn Quang Nhạc, 1966
V.A.R BUILDING
9 Hồ Tùng Mậu, Quận 1 Lê Văn Lắm, 1973
Nhưng một sự kiện bất ngờ đã xảy ra. Đó là với vốn từ vựng kiến trúc được tạo ra bởi các nhà tiên phong, cùng với một ý thức thẩm mỹ dày đặc, người dân Việt Nam đã tự thực hành kiến trúc hiện đại theo cách riêng của họ, sinh ra một nền kiến trúc mới với gần như không có sự can thiệp của kiến trúc sư, bẻ cong hướng đi của chủ nghĩa hiện đại để sáp nhập nó vào thế giới quan về kiến trúc của người Việt. Ngoài các công trình hạ tầng hay cơ sở hành chính, một lượng khôn tả các nhà phố hiện đại đã hình thành tại Sài Gòn từ những năm 50 đến những năm 70. Như vậy, hệ thống các công trình kiến trúc hiện đại Việt Nam giữa TK 20 có thể chia thành hai phân loại theo dân số là những công trình làm bởi kiến trúc sư và những công trình làm bởi dân cư. Những căn nhà này, tuy được coi là kiến trúc hiện đại bởi chúng được làm bằng vật liệu công nghiệp, lại không cho thấy những nguyên tắc của chủ nghĩa hiện đại vốn là sự hợp lý. Mà thay vào đó, chúng được tạo ra dựa trên những quyết định mang đầy cảm tính. Chính sự tương phản này đã để lộ ra đặc trưng văn hoá Việt Nam trong kiến trúc. Xuyên suốt các căn nhà phố này là một
24
| Phân
tích khu đất Tổng
quan về di sản kiến trúc khu vực
Bởi dân cư
96 Châu Văn Liêm, Quận 5
161-163 Võ Văn Kiệt, Quận 1
85 Hùng Vương, Quận 5
553 Trần Hưng Đạo, Quận 1
227 Trần Bình Trọng, Quận5
2 Tống Văn Trân, Quận 11
931 Nguyễn Trãi, Quận 5
2.11 Một số công trình kiến trúc hiện đại giữa TK 20 thiết kể bởi dân cư
trực giác thẩm mỹ vô cùng đậm đà, dày đặc nhưng cùng lúc cũng rất duyên dáng. Trên bộ khung công năng của một căn nhà phố, họ đã tạo khắc trên cái mặt tiền giới hạn của căn nhà, dấu ấn thẩm mỹ riêng của mình. Mỗi lần đi ngang qua một khu phố với những căn nhà phố hiện đại giữa thế kỉ 20, người xem cảm thấy như đang tham quan một buổi triễn lãm các tác phẩm điêu khắc. Bồn hoa, lam che nắng, hoa gió, khung cửa sắt, giàn leo, v.v. Tất cả đều được sáng tác. Tất cả đều được đặt để, được gọt giũa, được chăm chút cho tới khi không còn gì ngoài sự thoả mãn về thẩm mỹ hình khối. Chưa kể đến là vật liệu. Không chỉ là thứ vật liệu đầy gợi cảm của đá rửa, hay gạch mosaic, mà còn bóng đổ, một loại chất cảm kỳ lạ, vô hình nhưng đầy xúc cảm, vô cùng mặn mà và thật sâu sắc. Chỉ với bóng đổ, mà những vật thể vô tri vô giác như bay là là trong không trung. Chúng như những sinh vật trong một sinh cảnh, bình hoà giữa nặng và nhẹ, giữa trên và dưới, giữa dọc và ngang, giữa đặc và rỗng, giữa âm và dương, giữa vật chất và khoảng không. Tất cả nằm trọn trong ý thức thẩm mỹ của người dân.
25
10
THỦ ĐỨC COLLEGE OF TECHNOLOGY
4
THỦ ĐỨC WATER TREATMENT PLANT
LÝ CHÍNH THẮNG RESIDENCES
15 9
MUSEUM OF SOUTHERN VIETNAMESE WOMEN
7 UNIVERSITY OF ARCHITECTURE
13
16
SAIGON RADIO HEADQUARTER
INTERNATIONAL AID MONUMENT
8
INDEPENDENCE PALACE
12
GENERAL SCIENCES LIBRARY
2
TÔN ĐỨC THẮNG MUSEUM
V.A.R TOWER
ERNST THALMANN PRIMARY SCHOOL
14
UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
VIETNAM POST OFFICE
85 HÙNG VƯƠNG RESIDENCES
6
INSTITUTE OF CULTURAL EXCHANGE WITH FRANCE
12 VÕ VĂN KIỆT RESIDENCES
11
5 1
KHÁNH HỘI SUGAR COMPANY
17
18
3 Sài Gòn Modernist Map Publish date Creator Contact
2.12 Hoạ đồ vị trí một số công trình Kiến trúc Hiện đại giữa Thế kỉ 20 tiêu biểu
26
| Phân
tích khu đất Tổng
quan về di sản kiến trúc khu vực
27th July 2019 Phạm Phú Vinh ar.phamphuvinh@gmail.com
Modernist Map Đã từ lâu, Sài Gòn vẫn luôn là một thành phố rộng lượng và cởi mở, nơi mà ở đó, luôn có chỗ cho tất cả những ai tìm đến với một trái tim chân thành. Và không chỉ đối với con người, Sài Gòn còn là một xứ xở rộng mở cho những khái niệm và giá trị mới, và quả thực không lấy làm ngạc nhiên khi Kiến trúc Hiện đại, trào lưu kiến trúc đã tạo nên bộ mặt thế giới thế kỉ XX, lại không tạo ra một bộ sưu tập ngoạn mục những tác phẩm kiến trúc có giá trị khác biệt cho nơi đây cũng như cho thế giới. “Sài Gòn là một trong những trung tâm Kiến trúc Hiện đại của thế giới” - nhà nghiên cứu kiến trúc Mel Schenck. Đi qua những công trình kiến trúc hiện đại ở Sài Gòn là một cuộc dạo chơi kì lạ và đặt ra nhiều câu hỏi, khi mà những ý tưởng nung nấu trong từng công trình lần lượt được phơi bày trong một thế giới quan hết sức khác biệt về kiến trúc, với những đặc điểm không được chứng kiến ở kiến trúc hiện đại tại các trung tâm về kiến trúc khác trên thế giới.
For a long time, Sài Gòn has always been a benovolent and open city in which there would always be a place for everyone coming with an honest heart. And not only in relations with its inhabitants, Sài Gòn also has its place for new notions and values, and it is not such a surprise that Modernism, the architecture movement forming the physics of our world in the XX century, has created a magnificent collection of architecture pieces withholding different values for this place and for the world. “Sài Gòn is one of the centers of the world’s modernism.” - said architecture historian Mel Schenck. Walking through modernist buildings in Sài Gòn is pretty much a strange journey raising many questions, when the ideas nurtured in the very little details are gradually revealed in such a unique perspective, with their specificities ever witnessed in any modernist centers of the world. The difference of Vietnamese modernist architecture in general and of modernist architecture in Sài Gòn in specific is formed not only by the moonsoon climate conditions, which is the cause of architecture elements such as louvers, double walls, cantilevers, terraces, etc, but more significantly, with all the design opportunities, all the tools of architectural elements to form a perfect building in their hands, the XX century Vietnamese modernist architects had decided to practice such a thing that had not been seen anywhere else in the world.
Sài 3Gòn Gòn Map Modernist Map 1
s always been a benovolent would always be a place for est heart. And not only in reài Gòn also has its place for it is not such a surprise that movement forming the physntury, has created a magnifipieces withholding different he world.
s of the world’s modernism.” el Schenck. uildings in Sài Gòn is pretty g many questions, when the tle details are gradually reective, with their specificities ist centers of the world.
e modernist architecture in hitecture in Sài Gòn in spehe moonsoon climate condirchitecture elements such as vers, terraces, etc, but more gn opportunities, all the tools rm a perfect building in their amese modernist architects h a thing that had not been rld.
heir buildings. But it was not aments, sculptures, patterns tion, then now the materials and truths. The architectured from an idea of usability ns, they went with a distinct e sensations, a building was he experiencing process of ose emotional scales, forms, s and abstractions within the self has turned the entire arm.
Sự khác biệt ở Kiến trúc Hiện đại Việt Nam nói chung và Kiến trúc Hiện đại ở Sài Gòn nói riêng, được định hình không chỉ bởi môi trường nhiệt đới gió mùa, là nguyên nhân của những thành phần kiến trúc như lam gió, tường đôi, mái đua, hàng hiên,... , mà điều hay nhất đó là với những cơ hội thiết kế trong tay, với hàng loạt những công cụ là những thành phần kiến trúc để tạo ra một công trình hoàn hảo cho nhu cầu của những con người nhiệt đới, những kiến trúc sư hiện đại Việt Nam thế kỉ XX đã quyết định làm một việc chưa từng thấy trong lịch sử kiến trúc hiện đại thế giới.
2
They have been ‘decorating’ their buildings. But it was not frivolous decoration. As ornaments, sculptures, patterns Họ đã tiến hành trang trí công trình của mình. Nhưng không were the materials of decoration, then now the materials phải là trang trí phù phiếm. Nếu trước đây phù điêu, điêu that they used were functions and truths. The architecturkhắc, hoạ tiết là nguyên liệu của trang trí. Thì giờ đây nguyên al ingredients initially originated from an idea of usability liệu của trang trí họ dùng là công năng, là sự thật. Những were no longer mere functions, they went with a distinct thành phần kiến trúc vốn xuất hiện từ một ý tưởng công năng, sensation. And so as for these sensations, a building was thì nay công năng không còn đi một mình nữa, nó đi kèm với no longer a ‘machine’, but the experiencing process of một sự cảm thụ đặc biệt. Để công trình không còn là cái máy, our Sài human through those emotional scales, forms, mà quá trình trải nghiệm không gian khi con người đi qua For a long time, Gòn being has always been a benovolent Đã từ lâu, Sài Gòn vẫn luôn là một thành phố rộng lượng và and abstractions within the những cảm xúc của tỉ lệ, của hình khối và ánh sáng, của vật and open city shadows in which and therelights, wouldmaterials always be a place for cởi mở, nơi mà ở đó, luôn có chỗ cho tất cả những ai tìm đến functionality of the heart. building itself liệu và trừu tượng khiến chỉ ta dường đi tính sử dụng coming everyone with an honest And not has onlyturned in re- the entire arvới một trái tim chân thành. Và không đối vớinhư con quên người, subject into also a poem. đãxứ hoàn đểkhái toànniệm bộ thực trúcwith itschitecture lations inhabitants, Sài Gòn has its place for Sài Gòn còn làvốn một xở hảo rộngcủa mởtác chophẩm, những và thể kiến thực sự không trở thành thơ. new notions and values, and it is not such a surprise that giá trị mới, vàđã quả thực lấy một làm bài ngạc nhiên khi Kiến Modernism, the architecture movement forming the phystrúc Hiện đại, trào lưu kiến trúc đã tạo nên bộ mặt thế giới ics of our world in the XX century, has created a magnifithế kỉ XX, lại không tạo ra một bộ sưu tập ngoạn mục những cent collection of architecture pieces withholding different tác phẩm kiến trúc có giá trị khác biệt cho nơi đây cũng như values for this place and for the world. cho thế giới.
12 VÕ VĂN KIỆT
GENERAL SCIENCES
VIETNAM POST
4
5
6
“Sài Gòn is one of the centers of the world’s modernism.” “Sài Gòn là một trong những trung tâm Kiến trúc Hiện đại của LIBRARY - said architecture historian Mel Schenck. thế giới” - nhà nghiên cứu kiến trúc Mel Schenck. 3 Mạc Cửu, D5 69 Lý Tự Trọng, D1 Location Location Location 12 Võ Văn Kiệt, D1 Walking through modernist buildings in Sài Gòn is pretty Đi qua những công trình kiến trúc hiện đại ở Sài Gòn là một Unknown Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm Architect Architect Architect Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm Unknown 1972 1960s much a strange journeyY.O.C raising many questions, when the cuộcY.O.C dạo chơi kì lạ và đặt ra nhiều câu hỏi, khiY.O.C mà những ý Office Library Function Function Apartment Building ideas nurtured in the Function very little details are gradually retưởng nung nấu trong từng công trình lần lượt được phơi bày vealed in such a unique perspective, with their specificities trong một thế giới quan hết sức khác biệt về kiến trúc, với ever witnessed in any modernist centers of the world. những đặc điểm không được chứng kiến ở kiến trúc hiện đại tại các trung tâm về kiến trúc khác trên thế giới. The difference of Vietnamese modernist architecture in general and of modernist architecture in Sài Gòn in speSự khác biệt ở Kiến trúc Hiện đại Việt Nam nói chung và Kiến cific is formed not only by the moonsoon climate conditrúc Hiện đại ở Sài Gòn nói riêng, được định hình không chỉ tions, which is the cause of architecture elements such as bởi môi trường nhiệt đới gió mùa, là nguyên nhân của những louvers, double walls, cantilevers, terraces, etc, but more thành phần kiến trúc như lam gió, tường đôi, mái đua, hàng significantly, with all the design opportunities, all the tools hiên,... , mà điều hay nhất đó là với những cơ hội thiết kế of architectural elements to form a perfect building in their trong tay, với hàng loạt những công cụ là những thành phần hands, the XX century Vietnamese modernist architects kiến trúc để tạo ra một công trình hoàn hảo cho nhu cầu của had decided to practice such a thing that had not been những con người nhiệt đới, những kiến trúc sư hiện đại Việt seen anywhere else in the world. Nam thế kỉ XX đã quyết định làm một việc chưa từng thấy trong lịch sử kiến trúc hiện đại thế giới. They have been ‘decorating’ their buildings. But it was not frivolous decoration. As ornaments, sculptures, patterns Họ đã tiến hành trang trí công trình của mình. Nhưng không were the materials of decoration, then now the materials phải là trang trí phù phiếm. Nếu trước đây phù điêu, điêu that they used were functions and truths. The architecturkhắc, hoạ tiết là nguyên liệu của trang trí. Thì giờ đây nguyên al ingredients initially originated from an idea of usability liệu của trang trí họ dùng là công năng, là sự thật. Những were no longer mere functions, they went with a distinct thành phần kiến trúc vốn xuất hiện từ một ý tưởng công năng, sensation. And so as for these sensations, a building was thì nay công năng không còn đi một mình nữa, nó đi kèm với no longer a ‘machine’, but the experiencing process of một sự cảm thụ đặc biệt. Để công trình không còn là cái máy, our human being through those emotional scales, forms, mà quá trình trải nghiệm không gian khi con người đi qua shadows and lights, materials and abstractions within the những cảm xúc của tỉ lệ, của hình khối và ánh sáng, của vật functionality of the building itself has turned the entire arliệu và trừu tượng khiến ta dường như quên đi tính sử dụng chitecture subject into a poem. vốn đã hoàn hảo của tác phẩm, để toàn bộ thực thể kiến trúc đã thực sự trở thành một bài thơ.
7
mid-1960s Industry Location
Architect Y.O.C Function
202 Võ Thị Sáu, D3 Ngô Viết Thụ 1984 Museum
Y.O.C Function
Architect Y.O.C Function
10
135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, D1 Ngô Viết Thụ 1966 Presidential palace
Architect Y.O.C Function
V.A.R TOWER
ERNST THALMANN SCHOOL
Location Architect Y.O.C Function
Location Architect Y.O.C Function
Location Architect Y.O.C Function
2 Lê Văn Chí, Thủ Đức District Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm mid-1960s Industry
GENERAL SCIENCES LIBRARY
12 Võ Văn Kiệt, D1 Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm 1960s Apartment Building
4
Location Architect Y.O.C Function
9 Hồ Tùng Mậu, D1 Lê Văn Lắm 1973 Office Building
69 Lý Tự Trọng, D1 Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm 1972 Library
5 13
15
V.A.R TOWER
ERNST THALMANN SCHOOL
Location Architect Y.O.C Function
Location Architect Y.O.C Function
UNIVERSITY OF ARCHITECTURE Location Architect Y.O.C Function
196 Pasteur Trương Văn Long 1972 College
9 Hồ Tùng Mậu, D1 Lê Văn Lắm 1973 Office Building
85 HÙNG VƯƠNG Location Architect Y.O.C Function
17
INTERNATIONAL AID MONUMENT
KHÁNH HỘI SUGAR COMPANY
Location Architect Y.O.C Function
Location Architect Y.O.C Function
LÝ CHÍNHLêTHẮNG Architect Văn Lắm Y.O.C 1960s RESIDENCES Function Office Building
Location Architect Y.O.C Function
Location Architect Y.O.C Function
Location Architect Y.O.C Function
196 Pasteur Trương Văn Long 1972 College
Location 53 Võ Văn Ngân, Thủ Đức District INTERNATIONAL AID Architect Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm MONUMENT Y.O.C 1960s Apartment Building International Square Nguyễn Kỳ 1965 Monument
Location
31 Thái Văn Lung, D1
Y.O.C Function
1966 Office Building
11 17
85 Hùng Vương Unknown Unknown Residence
TÔN ĐỨC THẮNG MUSEUM Location 5 Tôn Đức Thắng KHÁNH HỘI Architect Trần Bảo Lộc SUGAR COMPANY Y.O.C 1978 Function Location Architect Y.O.C Function
Museum 147 Nguyễn Tất Thành, D4 Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm mid-1960s Industry
Location
12 18
3 Nguyễn Đình Chiểu, D1
Lý Chính Thắng Unknown Unknown Residence
INDEPENDENCE PALACE Location 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, D1 UNIVERSITY OF MEDICINE Architect Ngô Viết Thụ AND Y.O.C PHARMACY 1966 Function Location Architect Y.O.C Function
Presidential palace 217 Hồng Bàng, D5 Ngô Viết Thụ Unknown University
Location Architect Y.O.C Function
196 Pasteur Trương Văn Long 1972 College
85 HÙNG VƯƠNG Location Architect Y.O.C Function
UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
147 Nguyễn Tất Thành, D4 Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm mid-1960s Industry
85 Hùng Vương Unknown Unknown Residence
Hình n. Một số công trình tiêu biểu
16
Lý Chính Thắng Unknown Unknown Residence
15
Location Architect Y.O.C Function
UNIVERSITY OF ARCHITECTURE
LÝ CHÍNH THẮNG RESIDENCES
18
14
International Square Nguyễn Kỳ 1965 Monument
8 Trần Hưng Đạo, D1 Unknown Unknown Primary School
Location Architect Y.O.C Function
85 Hùng Vương Unknown Unknown Residence
INDEPENDENCE PALACE
SAIGON RADIO
3 Mạc Cửu, D5 Unknown Unknown Office
Location Architect Y.O.C Function
2 Lê Văn Chí, Thủ Đức District Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm mid-1960s Industry
8 Trần Hưng Đạo, D1 Unknown Unknown Primary School
6
Location Architect Y.O.C Function
INSTITUTE OF CULTURAL EXCHANGE WITH FRANCE
Location Architect Y.O.C Function
THỦ ĐỨC WATER TREATMENT PLANT
16
135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, D1 Ngô Viết Thụ 1966 Presidential palace
VIETNAM POST
14
13
85 HÙNG VƯƠNG Architect Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm
Function Location Architect Y.O.C Function
3
TÔN ĐỨC THẮNG MUSEUM 5 Tôn Đức Thắng Trần Bảo Lộc 1978 Museum
3 Mạc Cửu, D5 Unknown Unknown Office
6
Location Architect Y.O.C Function
53 Võ Văn Ngân, Thủ Đức District Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm 1960s Apartment Building
Location Architect Y.O.C Function
THỦ ĐỨC WATER TREATMENT PLANT 12 VÕ VĂN KIỆT
3 Nguyễn Đình Chiểu, D1 Lê Văn Lắm 1960s Office Building
9 15
Location 202 Võ Thị Sáu, D3 UNIVERSITY Architect Ngô Viết Thụ Y.O.C 1984 OF ARCHITECTURE Function Museum
10 16
5 2
Location Architect Y.O.C Function
VIETNAM POST
69 Lý Tự Trọng, D1 Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm 1972 Library
THỦ ĐỨC COLLEGE OF TECHNOLOGY
THỦ ĐỨC COLLEGE OF TECHNOLOGY
PENDENCE PALACE
Unknown Primary School Location
Location Architect Y.O.C Function
1
12
8 14
MUSEUM OF SOUTHERN VIETNAMESE WOMEN
2
Y.O.C Function 31 Thái Văn Lung, D1 Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm 1966 Office Building
11
7 13
3 Nguyễn Đình Chiểu, D1 Lê Văn Lắm 1960s Office Building
1973 Office Location Building
GENERAL SCIENCES LIBRARY
12 Võ Văn Kiệt, D1 Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm 1960s Apartment Building
4
9
THỦ ĐỨC V.A.R TOWER ERNST THALMANN WATER TREATMENT PLANT SCHOOL MUSEUM OF SOUTHERN INSTITUTE OF CULTURAL SAIGON RADIO Location Location Location 2 Lê Văn Chí, Thủ Đức District 9 Hồ Tùng Mậu, D1 8 Trần Hưng Đạo, D1 Architect Architect Hoa-Thâng-Ngạc architecture firmWOMEN Architect Lê VănEXCHANGE Lắm Unknown VIETNAMESE WITH FRANCE Y.O.C Function
ON RADIO
8
12 VÕ VĂN KIỆT Location Architect Y.O.C Function
17
Location Architect Y.O.C
Function LÝ CHÍNH THẮNG RESIDENCES
Location Architect Y.O.C Function
217 Hồng Bàng, D5 Ngô Viết Thụ Unknown University
Lý Chính Thắng Unknown Unknown Residence
18
INTERNATIONAL AID MONUMENT
KHÁNH HỘI SUGAR COMPANY
UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY
Location Architect Y.O.C Function
Location Architect Y.O.C Function
Location Architect Y.O.C Function
International Square Nguyễn Kỳ 1965 Monument
147 Nguyễn Tất Thành, D4 Hoa-Thâng-Ngạc architecture firm mid-1960s Industry
217 Hồng Bàng, D5 Ngô Viết Thụ Unknown University
27
Nhà phố Công trình công cộng Chung cư Biệt thự 2.13 Hoạ đồ phân loại kiến trúc Hiện đại Giữa TK 20 theo thể loại ở khu vực trung tâm TP. HCM
28
| Phân
tích khu đất Tổng
quan về di sản kiến trúc khu vực
29
Vai trò lịch sử Về trục thời gian, nền văn hoá Việt Nam có thể coi là không hoàn toàn liên tục do sự cắt quãng của thời thuộc địa đã làm cho văn hoá Việt Nam mất tự chủ và bước từ thời đại nông nghiệp, với lối sống nông nghiệp, vào thời đại công nghiệp, với lối sống hiện đại trong nháy mắt. Tuy nhiên, đây lại là điều kiện để khẩu vị và bản sắc nhảy vọt qua 2 thời đại và bộc lộ theo một cách đặc biệt trong hoàn cảnh mới. Chủ nghĩa Hiện đại nhiệt đới hoá Việt Nam là thành quả nghiên cứu và thử nghiệm của thế hệ kiến trúc sư đầu tiên của Việt Nam để đưa bản sắc Việt bước vào thời đại công nghiệp. Và sau đó, thứ ngôn ngữ mới này lan đầy trong tập quán xây cất nhà của người dân. Trong suốt quá trình di chuyển, ngôn ngữ này đã được rèn giũa để trở thành một lối làm nhà dân gian, không có sự can thiệp của kiến trúc. Và trong cái tập quán này là một khẩu vị đặc biệt, thể hiện rõ bản sắc kiến trúc Việt Nam. Khẩu vị đặc sắc của kiến trúc hiện đại Việt Nam, và cụ thể là ở nhà phố, không chỉ là một đối tượng nghệ thuật để nghiên cứu. Mà hơn hết, nó là dấu vết của huyết mạch văn hoá chảy dài trong suốt quá trình lịch sử, là hình dạng vật chất của đời sống tinh thần mà trong đó, thẩm mỹ phản ánh bản chất của một dân tộc. Cái duyên dáng của tỉ lệ, độ sâu và đậm của bóng đổ, sự dày đặc của tầng tầng lớp lớp các thành tố hay sự sắc sảo trong bố cục, tất cả là thành quả của quá trình tinh luyện lịch sử của nền văn hoá Việt Nam. Nó là bằng chứng cho sự xuất sắc của một nền văn minh. Cú đánh lửa của trào lưu kiến trúc hiện đại mới này từ Sài Gòn như là trung tâm
30
| Phân
tích khu đất Tổng
kinh tế và văn hoá vào giữa thế kỉ 20 đã trở thành một trào lưu nghệ thuật mang tính dân gian. Ngọn lửa kiến trúc hiện đại đã cháy lan từ thành phố này đến thành phố khác dọc bờ biển miền Trung và khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ trung tâm thành phố cho đến nhà vườn ở nông thôn. Người Việt đã dần dần coi nhà gạch cốt bê tông là kiến trúc của họ thay vì nhà tranh vách nứa. Sử gia kiến trúc Mel Schenck, người đã ở Việt Nam ngay tại cao trào của ngọn lửa này và đã giành nhiều năm nghiên cứu đã chứng minh trong quyển sách Southern Vietnamese Modernist Architecture - Mid-Century Vernacular Modernism của mình rằng kiến trúc hiện đại đã trở thành kiến trúc bản địa của người Việt. Đó là thứ kiến trúc mà người dân dựng nên để ở, và “cộng đồng địa phương và nền văn hoá được nhận dạng bởi loại kiến trúc này”. Kiến trúc Hiện đại Việt Nam giữa TK 20 là một khoảnh khắc trong lịch sử mà sự cởi mở của người Việt Nam trong một giai đoạn đã không chỉ tiếp nhận một thể loại kiến trúc mới một cách bị động, mà đáng ngưỡng mộ thay, người Việt Nam đã chủ động biến đổi kiến trúc của mình bằng cách thuần hoá những giá trị mới, với cá tính và bản lĩnh của riêng mình.
Ý nghĩa lịch sử Qua phần trình bày ở trên, có thể thấy kiến trúc Việt Nam sau thời thuộc địa vẫn là một loại kiến trúc dân gian, dù là được làm bằng vật liệu công nghiệp. Điều này vẫn đúng vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, điều khác biệt là vốn từ vựng chung đã thay đối. Nếu ngôn ngữ kiến trúc
quan về di sản kiến trúc khu vực
hiện đại giữa TK 20 của hàng lam, chậu cây, đá rửa, v.v. rất đồng nhất và toát lên một hơi thở chung, thì ngôn ngữ kiến trúc hiện nay lại không có được phẩm chất này. Điều có thể quan sát đầu tiên là sự xáo trộn rất nhiều ngôn ngữ và thể loại từ nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Hiện trạng bảo tồn di sản kiến trúc Hiện đại Trung thế kỷ
Vấn đề lớn nhất với bảo tồn kiến trúc Hiện đại Việt Nam hiện nay là ý thức về sự tồn tại của nó. Di sản này gần như không được biết đến. Chính vì không nhận thức được về giá trị các công trình, việc phá huỷ hay sửa chữa, tác động vô tội vạ đang diễn ra hàng ngày.
Kiến trúc Việt Nam hiện tại vì vậy mà gần như tách khỏi văn hoá Việt Nam, không cho thấy một sự liên quan đến hoàn cảnh và điều kiện môi sinh. Việc này dường như có phần ảnh hưởng trở lại các kiến trúc sư, và ảnh hưởng đến các công trình công cộng. Để giải quyết vấn đề này, thì một trong những việc làm đầu tiên đó là quan sát cách giải quyết đã được thực hành ngay vào giữa TK 20 khi mà người Việt đã áp dụng một ngôn ngữ kiến trúc không phải của mình để phục vụ cho nhu cầu nội tại của bản thân, và vì thế mà toát lên một hơi thở đặc biệt, phân biệt rõ ràng với các nước khác dù là ở châu Âu hay châu Á.
Một số biểu hiện dễ thấy đó là việc phá huỷ nhiều công trình tiêu biểu để xây các dự án phát triển như toà nhà ở góc đường Trần Văn Thủ và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã bị phá huỷ để xây khách sạn. Bên cạnh đó là việc phá huỷ không cần thiết, tức là kết cấu của công trình vẫn còn tốt nhưng vì bị xem là cũ kĩ vô giá trị nên quyết định đập bỏ vẫn được chọn. Và công trình thay thế vào đó thì lại có chất lượng thẩm mỹ và kết cấu thấp hơn hẳn. Biểu hiện dễ thấy thứ hai là việc sửa chữa cải tạo. Nhiều công trình với lớp đá rửa rất đẹp lại bị bóc ra và sơn lại bằng một màu rất chói và không có chất cảm.
Kiến trúc Hiện đại Việt Nam giữa TK 20 vì vậy mà có ý nghĩa quan trọng và gần như là viên đá chốt trong các vấn đề kiến trúc Việt Nam đương đại.
Nhìn chung, việc bảo tồn di sản kiến trúc Hiện đại ở Việt Nam chưa tồn tại. Trong khi đó, các nước Pháp, Đức, Ý, hay Nhật Bản đều có các di sản kiến trúc hiện đại được UNESCO công nhận vì chúng, cũng như Việt Nam, đại diện cho lịch sử hiện đại của một nước. Việt Nam cũng có những công trình có thể nộp đơn cho UNESCO như toà nhà V.A.R ở góc đường Hồ Tùng Mậu hay Thư viện Khoa học Tổng hợp. Nếu được quan tâm đúng mức, hệ thống di sản kiến trúc hiện đại ở Việt Nam và cụ thể là ở Sài Gòn sẽ thể hiện một tính cách rất đặc sắc của kiến trúc Việt Nam cũng như của các thành phố Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Nó thể hiện sức sống và sức thích nghi cùng gu thẩm mỹ đặc trưng của người dân Việt mà đã di chuyển từ thời phong kiến đến tận ngày nay.
31
Quy hoạch lõi đô thị lịch sử
Khu dân cư thấp tầng
Lõi văn hoá - lịch sử
Khu CBD - trung tâm tài chính, thương mại
Khu cận lõi trung tâm
2.14 Chức năng khu vực lõi đô thị lịch sử của TP. HCM theo đồ án của Nikken Sekkei
Chức năng khu vực trung tâm Định hướng phát triền không gian khu nội thành cũ: Tổng diện tích là 14.200 ha Trung tâm tổng hợp chính (quận 1, quận 3, một phần quận 4, Bình Thạnh): chức năng hành chính, văn hóa, lịch sử, du lịch và dịch vụ đa ngành có quy mô 930 ha. Quy mô dân số dự kiến đến năm 2025 khoảng 4,5 triệu người. Thiết kế đô thị khu trung tâm hiện hữu
32
| Phân
tích khu đất Bối
cảnh
thành phồ Hồ Chí Minh theo quy hoạch chung xây dựng: - Khu vực này hiện là trung tâm chính trị, thương mại dịch vụ, tài chính, văn hóa, lịch sử với những công trình được liệt vào danh mục bảo tồn và hàng cây bóng mát tạo nên cảnh quan đô thị thời kỳ Pháp thuộc. - Tăng cường cho khu vực này những chức năng của một trung tâm siêu đô thị trong tương lai gần. Nguyên tắc phát triển: - Cải tạo, chỉnh trang hiện trạng, xác định về tầng cao, hệ số sử dụng đất, mật độ xây
Khu thấp tầng Trung tâm văn hoá lịch sử
Khu đất
?
Khu lõi trung tâm Thương mại - Tài chính (CBD)
Khu lân cận lõi trung tâm 2.15 Phân khu chức năng khu vực lõi đô thị lịch sử của TP. HCM
dựng phù hợp với từng khu chức năng, từng khu vực - Giữ gìn, bảo vệ các di sản văn hóa và các công trình kiến trúc có giá trị, tổ chức sắp xếp lại mạng lưới giao thông, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, từng bước hạ ngầm các đường dây kỹ thuật (cáp điện, thông tin liên lạc) bố trí, sắp xếp vào trong
Phân khu
Tính chất
hào kỹ thuật - Xây dựng mạng lưới các công trình phúc lợi công cộng; giải tỏa các khu nhà lụp xụp trên kênh rạch và khu phố; di chuyển các xí nghiệp công nghiệp và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.
Các đối tượng
Theo quy hoạch chung xây dựng đến năm 2025, đây sẽ là một khu vực rất năng động vì chứa cả hai chức năng trung tâm văn hoá - lịch sử và trung tâm thương mại - tài chính. Cộng với việc khu đô thị Thủ Thiêm đang được xây dựng và sẽ kết nối trực tiếp vào khu lõi đô thị cũ, đây sẽ là một khu vực có sức hút rất mạnh và gần như là bộ mặt của thành phố. Vì vậy, đối tượng phục vụ trong khu vực này vô cùng đa dạng. Một điểm đặc biệt của khu vực này đó là không chỉ phục vụ người sống trong khu vực, mà còn phục người sống ở khu vực khác như giành nhiều thời gian tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, giáo dục ở khu vực này.
?
Cư dân
Sinh viên Học sinh
Nghiên cứu sinh
Du khách
Nhân viên văn phòng
2.16 Các đối tượng phục vụ trong khu vực lõi đô thị lịch sử
Những đối tượng có thể kể đến như cư dân, sinh viên học sinh, nghiên cứu sinh, du khách, nhân viên văn phòng, v.v. Thiết kế thư viện vì vậy cần khai thác yếu tố này để tận dụng hiệu quả lợi thế công trình di sản.
33
2.17 Phân bố cây xanh theo điều chỉnh quy hoạch xây dựng chung TP. HCM đến năm 2025
Vấn đề không gian công cộng ở TP. Hồ Chí Minh
Mục tiêu nghiên cứu của đồ án cũng nhằm cải thiện cách thiết kế một không gian công cộng ở TP. Hồ Chí Minh. Theo số liệu, diện tích cây xanh trên đầu người của TP. HCM là 1,5m2 /người (2007), it nhất châu Á. Ngoài ra, không gian công cộng, không gianh xanh còn thiếu sức hấp dẫn. Ngoại trừ một số công viên lâu đời với nhiều cây cổ thụ, phần lớn các công viên không có sức hấp dẫn về cảnh quan. Ngoài ra là sự thiếu vắng hoạt động. Các công viên dường như chỉ là nhóm cây trồng rải rác cộng với lối đi, máy tập thể dục. Một công viên có sức sống cần có hoạt động sống, gắn với hoạt động hàng ngày của người dân. Vì vậy, thiếu vắng dịch vụ là một thiếu sót. Điều này lại dẫn đến hiện tượng hàng rong tự phát. Để giải quyết vấn đề này, đồ án cần đề xuất giải pháp không gian cây xanh năng động, mời gọi và hấp dẫn
34
| Phân
tích khu đất Quy
hoạch lõi đô thị lịch sử
35
Tổng quan về không gian đọc ở TP. Hồ Chí Minh
Không gian đọc ở TP. Hồ Chí Minh Thư viện ở TP. HCM có thể chia làm 4 loại, các thư viện công, các thư viện của các tổ chức văn hoá, thư viện các trường đại học, các cafe sách, nhà sách có không gian đọc. Nhìn chung, TP. HCM thiếu không gian đọc, rải rác một vài thư viện công mở cửa cho cư dân không thể phục vụ như cầu đọc cho người dân, chưa kể đến là khuyến khích tìm tòi học hỏi. Bên cạnh đó, thư viện của các tổ chức có phần nào giải quyết vấn đề này nhưng chỉ là ở bề mặt. Các thư viện này thường được thiết kế kĩ lưỡng, nhiều đầu sách ngoại văn nhưng phí đọc cao hơn các thư viện công. Các thư viện các trường đại học cộng lại có thể tạm gọi là đáp ứng phần nào. Nhưng đây chỉ là trên con số. Trên thực tế, các thư viện này chỉ phục vụ sinh viên ở các trường đại học, vì vậy, không giải quyết vấn đề chỗ đọc. Một xu hướng gần đây xuất hiện đó là các cà phê sách hay nhà sách có không gian đọc kèm dịch vụ ăn uống. Các không gian này thường được thiết kế đẹp mặt, không gian rộng rãi, trang bị mạng wifi miễn phí, v.v. Các không gian này dường như đang giải quyết nhu cầu tìm không gian đọc, làm việc tốt nhất cho cư dân thành phố. Tóm lại, các thư viện công không đủ chỗ đọc, thư viện của các tổ chức văn hoá không thể xem như là một giải pháp, thư viện các trường đại học không có khả năng
36
| Phân
tích khu đất Bối
cảnh
tiếp cận rộng rãi, cùng lúc đó là xu hướng đọc sách ở các cafe sách đang tăng. Điều này chứng tỏ nhu cầu không gian đọc là có. Điều này được biểu lộ khi mà các hãng sách hay chuỗi cà phê nâng cao trải nghiệm đọc bằng các dịch vụ đi kèm và chất lượng thiết kế cao. Như vậy, thực trạng không gian đọc ở TP. HCM là trớ trêu. Thư viện công thì dư chỗ, trong khi người có nhu cầu đọc lại tìm đền các quán cafe sách. Vì vậy, cần có giải pháp để cải thiện điều kiện các thư viện công. Bên cạnh việc phát triển của các chuỗi cafe sách, các thư viện công cần được đầu tư xây mới hoặc mở rộng. Bên cạnh đó là nâng cao chất lượng thẩm mỹ, điều kiện vệ sinh và tiện ích. Cần tạo ra sức hút ở các công trình công cộng. Công trình công cộng nên là hình mẫu hoặc chí ít là sánh vai với các sáng kiến của khối tư nhân.
Các thư viện công
Thư viện Trung tâm thuộc Đại học Quốc gia TP. HCM - KP6 Linh Trung, Q.Thủ Đức Thư viện Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM - 69 Lý Tự Trọng, Q. 1
Thư viện của các tổ chức văn hoá
The American Center - Lầu 8, Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, Q. 1 IDECAF - 31 Thái Văn Lung, Q. 1
Thư viện các trường đại học
Các quán cafe sách, nhà sách có không gian đọc
Book Coffee, Nhà Văn hóa Thiếu Nhi Thành phố - 169 Nam Kì Khởi Nghĩa, P.7, Q.3 Cafe Nhà Sách Cá Chép - 211 – 213 Võ Văn Tần, Q. 3 Nhã Nam Books N’ Coffee - 24 Đường D5, P.25, Q. Bình Thạnh Cà phê Nhà sách Kim Đồng - 248 Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1
37
Tiềm năng kinh tế Các thư viện công thường nằm khu đất có khả năng tiếp cận cao tới nhiều đối tượng dân số khác nhau, đến từ nhiều nơi khác nhau trong thành phố, thậm chí ngoài thành phố. Vì vậy, các thư viện công không chỉ có lợi thế chào đón dân địa phương, mà còn dân cư khu vực khác của thành phố tham gia các hoạt động kinh tế trong khu vực. Nhu cầu công tiện ích công cộng Ngoài các chức năng thư viện truyền thống, cần phục vụ nhiều đối tượng không đọc đến đây. Ngoài người đọc, nghiên cứu, họ bao gồm người đến làm việc, người đến tìm hiểu, tham quan, người đến nghỉ ngơi, dừng chân tạm thời. Nhiều chức năng kể trên, mặc dù đã đang phục vụ, không nằm trong dự tính ban đầu của thiết kế thư viện. Ngoài ra là vấn đề không đủ diện tích vào giờ hay mùa cao điểm. Như vậy, đã đang tồn tại nhu cầu làm việc, tiện ích cộng đồng, như cầu tri thức, tìm hiểu chuyên sâu chưa được đáp ứng. . Vai trò điểm nhấn đô thị Thư viện công thường có vai trò của một điểm đến cuối cùng cho mọi sự tìm hiểu về văn hoá Việt Nam, thư viện có tính chất đại diện cho văn hoá và bản sắc của một nền văn minh trong khu vực và trên thế giới khi tương tác với các đối tượng sử dụng (trong nước và ngoài nước), là nơi diễn ra những sự kiện văn hoá chính thống và mang đậm tính cách văn hoá của cả nước. Vì vậy, thư viện công có độ hiển thị cao, vị trí điểm giao giữa các khu vực và vị trí trung tâm về tri thức. Như vậy, tiềm năng kinh tế của hoạt động thư viện hiện nay là rất lớn, thư viện có thể tăng cao giá trị bằng việc nâng cấp không gian đọc, trang bị tiện ích và dịch vụ để tạo nguồn thu, phục vụ ngược lại hoạt động phát triển thư viện.
38
| Phân
tích khu đất Tổng
quan về không gian đọc ở TP. Hồ Chí Minh
Thư viện như hạ tầng văn hoá
Vè hình thức của tri thức Đã từ rất lâu, tri thức không chỉ có trong sách. Với hàng loạt các phát minh về các phương tiện nghe nhìn mới như máy tính, máy tỉnh bảng, ti vi, máy quay, máy thây thanh, thực tế ảo, hologram, v.v. cách lưu trữ tri thức đã trở nên đã dạng hơn rất nhiều. Công trình thư viện, như vậy, không chỉ cần kho sách, mà còn cần nhiều loại kho khác nhau để chứa tri thức theo nhiều cách khác nhau. Vè cách tiếp cận tri thức Với sự thay đổi về cách nghe, nhìn và sự tiếp cận thông tin một cách tự nhiên hơn qua các thiết bị điện tự, con người không cần, và đôi khi là không nên, đọc sách để có được tri thức. Như vậy, như là một môi trường truyền đạt tri thức, thì thư viện sẽ có thể điều phối nhiều hoạt động tiếp thu tri thức cùng một lúc một cách hài hoà, tự nhiên nhất cho người sử dụng, theo cách mà họ muốn. Sự dẫn dắt tới tri thức Có thể sách không còn là cách tiếp cận tri thức duy nhất, hay đôi khi còn không phải là cách tốt nhất, thì tuy nhiên sách vẫn là một trong những cách lưu trữ và truyền đạt tri thức với hiệu quả và chiều sâu nhất định. Tuy nhiên, với thực trạng đọc nhanh, đọc lướt, cộng với lối sống thờ ơ hiện nay, thì một vấn đề quan trọng khác đó là tầm quan trọng của bản thân tri thức với mọi người. Như vậy, cách kết nối, dẫn dắt, hay “gạ gẫm” mọi người tới với niềm đam mê tri thức sẽ là một câu chuyện vô cùng thú vị cần giải quyết bằng các trải nghiệm tiếp thu khác nhau. Công trình thư viện và đô thị Với vai trò quan trọng trong phát triển văn hoá, thư viện là viên đá chốt trong sự phát triển của dân số, vốn là động lực phát triển của một quốc gia. Như vậy, thư viện
cần quan tâm đến dân cư xung quanh và lối sống của họ để đóng một vai trò quan trọng trong cộng đồng của họ. Thư viện cần gắn kết, cần liên hệ với ý thức của người dân một khu vực. Để làm được như vậy, thì thư viện sẽ cần góp phần diễn đạt, hỗ trợ và cộng sinh với hoạt động của thành phố. Thư viện sẽ gắn chặt với sự di chuyển và hoạt động hàng ngày của người dân để trở thành không phải một thư viện, mà trở thành một phần của lãnh thổ, một phần của cộng đồng nơi mà mọi người tìm tới. Quan điểm về thư viện Việt Nam Vẫn còn một quan điểm xem rằng tri thức luôn cần sự nghiêm túc và sự tiếp cận, tiếp thu tri thức là một việc gì đó không giành cho số đông và không có trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, tri thức giờ đây đã là một quá trình thường trực và có phần ngẫu hứng trong cuộc sống hàng ngày và trong mọi hành động của cuộc sống hiện đại. Tri thức giờ đấy đền từ mọi nơi và có thể được tiếp thu từ mọi phương tện. Và tri thức, giờ đây luôn cần thiết cho mọi vấn đề chứ không còn bị bó buộc trong những ngành khoa học chuyên sâu. Và dù là những người lao động chân tay, cũng có nhu cầu tri thức như là một thức ăn cho trí não để rèn luyện bản thân. Tri thức giờ đây trở thành quá tình tích luỹ thường trực trong cuộc sống. Vì vậy, với các phát minh khoa học công nghệ gần đây và sắp tới, cộng với bản năng ham học hỏi và tiếp thu nhanh của người Việt, thì thư viện nên là nơi khuyến khích sự tiếp thu ngẫu nhiên, năng động, tự phát và mang đậm tính tương tác giữa người với người, người với tri thức để kích thích quá trình tiếp thu tri thức qua cuộc sống hàng ngày. Thư viện, vì vậy, trở thành một sân chơi trao đổi và thao tác tri thức nhiều hơn là một kho tri thức.
39
Ảnh: Phạm Phú Vinh 40
| Phân
tích khu đất Hiện
trạng khu đất nghiên cứu
Hiện trạng khu đất nghiên cứu
Hiện trạng kiến trúc Xét về công trình di sản, thì công trình đang ở tình trạng tốt, gần như nguyên bản. Đôi chỗ có thể nhìn thấy vật liệu bong tróc nhưng không đáng kể. Tuy nhiên phần hàng rào đã bị đập phá nhiều chỗ và tác động khá nhiều. Nguyên một đoạn lớn ở phía đường Nguyễn Trung Trực đã bị đập bỏ. Vấn đề lớn nhất đó là các kết cấu hiện đang bỏ hoang hay đang bị đập phá giữa chừng ở phía đường nguyên trung trực. Các kết cấu này làm ảnh hưởng rất lớn đến tầm nhìn về công trình cũng như khả năng tiếp cận khu đất. Về cảnh quan, phần vườn trước vẫn được chăm sóc tốt. Tuy nhiên phần vườn phía sau đã bị đập bỏ hoàn toàn. Các kết cấu cảnh quan mặt như gốc đều đã biến mất. Hiện trạng sân sau phía đường Lê Thánh Tôn là một mất mát lớn. Cộng vào đó là việc sử dụng làm bãi giữ xe cho thư viện. Tuy không còn giải pháp khác, việc này làm mất đi khả năng khai thác khu đất để thay bằng các hoạt động văn hoá khác. Lượng cây xanh hiện trạng cũng đang rất thiếu, ở phần sân phía sau chỉ có lác đác vài bóng cây. Nhìn chung, kết câu di sản được bảo tồn tốt, nhưng chức năng khu đất bị lạm dụng rất thiếu toan tính và không phục vụ đúng chức năng cũng như tiềm năng khu đất.
41
S-01 5 994
Đường Lý Tự Trọng
134 801
1
2
4 000
3
4 000
4
4 000
5
4 000
6
4 000
7
4 000
8
4 000
9
4 000
10
4 000
11
4 000
12
4 000
13
4 000
14
4 000
15
4 000
16
4 000
17
4 000
18
4 000
4 000
A
Đường Nguyễn Trung Trực
4 000
B
C 4 000
Bán hầm A: 1 219 m2
D
S-02 4 000
S-02
4 000
E
4 800
F
Ng
4 800
hĩa
G
Đư
ờn
gN
am
Kỳ
Kh
ởi
111 190
H
LỐI VÀO XE Ô TÔ
5 660
84 677
Đường Lê Thánh Tôn
2.18 Mặt bằng tổng thể hiện trạng khu đất
42
| Phân
tích khu đất Hiện
trạng khu đất nghiên cứu
LỐI VÀO XE MÁY
Quan niệm tổng quát về kỹ thuật Thư viện của các Kiến sư thiết lập đồ của án 2.19 Quan niệm vềxâykỹcất thuật xây cấttrúc Thư viện các kiến trúc thiết lập đồ án - Trang 1
2.20 Quan niệm về kỹ thuật xây cất Thư viện của các kiến trúc thiết lập đồ án - Trang 2
Quan niệm tổng quát về kỹ thuật xây cất Thư viện của các Kiến trúc sư thiết lập đồ án
Quan niệm tổng quátniệm về kỹ thuậtvề xây kỹ cất Thư viện của xây các Kiếncất trúc sư thiết lậpviện đồ án của các 2.21 Quan thuật Thư kiến trúc thiết lập đồ án - Trang 3
43
2.22 Mặt
bằng lầu 2 công trình hiện trạng 1
2
4 000
3
4 000
4
4 000
5
4 000
6
4 000
7
4 000
8
4 000
9
4 000
10
4 000
11
4 000
12
4 000
13
4 000
14
4 000
15
4 000
16
4 000
17
4 000
18
4 000
4 000
A
B 4 000
WC A: 21 m2
KHO SÁCH NGOẠI VĂN A: 97 m2
4 000
C
D
S-02
Nội bộ A: 125 m2
4 000
S-02
Nội bộ A: 171 m2
Nội bộ A: 148 m2
Nội bộ A: 58 m2
E 4 000
Nội bộ A: 61 m2
F
4 800
KHO A: 262 m2
4 800
G
H
2.23
Mặt bằng lầu 1 công trình hiện trạng 1
2
4 000
3
4
4 000
4 000
5
4 000
6
4 000
7
8
4 000
9
4 000
4 000
10
4 000
11
4 000
12
4 000
13
4 000
14
4 000
15
4 000
16
4 000
17
4 000
18
4 000
4 000
A
B
WC A: 21 m2
4 000
GSPublisherVersion 0.3.100.100
C 4 000
P. ĐỌC DOANH NHÂN A: 156 m2 P. ĐỌC LỚN A: 475 m2
D
S-02
4 000
S-02
E 4 000
P. NỘI BỘ A: 121 m2
4 800
F
G
4 800
KHO A: 253 m2
H
2.24
Mặt bằn g tầng trệt công trình hiện trạng 1
2
4 000
3
4 000
4
4 000
5
4 000
6
4 000
7
4 000
8
4 000
9
4 000
10
4 000
11
4 000
12
4 000
13
4 000
14
4 000
15
4 000
16
4 000
17
4 000
18
4 000
4 000
A
B 4 000
GSPublisherVersion 0.3.100.100
WC A: 27 m2
C 4 000
P. ĐỌC THIẾU NHI A: 250 m2
TIỀN SẢNH A: 181 m2
D
P. HÀNH CHÍNH A: 58 m2
4 000
E
4 800
F
KHO A: 211 m2
4 800
G
H
44
| Phân
P. BÁO & TẠP CHÍ A: 247 m2 S-02
4 000
S-02
P. ĐỌC ĐIỆN TỬ A: 202 m2
tích khu đất Hiện
trạng khu đất nghiên cứu
2.25 Mặt
cắt ngang công trình công trình hiện trạng H
G
F
E
D
C
B
A
+41 600 16 Top Slap
18 400
+37 600 15 13F +35 300 14 12F +33 000 13 11F +30 700 12 10F +28 400 11 9F +26 100 10 8F
39 900
+23 800 9 7F +21 500 8 6F
27 899
+19 200 7 5F +16 900 +16 100 6 4F 5 Roof Level
14 965
+12 600 4 2F
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
+9 100 3 1F
17
+5 100 2 Ground Floor +3 350 1 Front Ground
18
±0 0 Back Ground
3 500 -1 Basement 1
+41 600 16 Top Slap
4 800
4 800
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
+37 600 15 13F +35 300 14 12F
H
G
F
E
D
C
B
A
+33 000 13 11F +30 700 12 10F +28 400 11 9F
2.26 Mặt
cắt dọc công trình công trình hiện trạng
+26 100 10 8F +23 800 9 7F
+21 500 8 6F GSPublisherVersion 0.3.100.100
+19 200 7 5F +16 900 6 4F +16 100 5 Roof Level
+12 600 4 2F
+9 100 3 1F
+5 100 2 Ground Floor +3 350 1 Front Ground
±0 0 Back Ground 4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
3 500 -1 Basement 1
1
S-02
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
Building Section
1:200
GSPublisherVersion 0.3.100.100
2.27 Hình chụp hiện trạng khu đất từ đường Lý Tự Trọng
Đường Lý Tự Trọng
45
2.28 Mặt
đứng hướng Bắc công trình hiện trạng
2.29 Mặt
đứng hướng Đông công trình hiện trạng
2.30 Hình chụp hiện trạng khu đất từ đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa
46
| Phân
tích khu đất Hiện
trạng khu đất nghiên cứu
2.31 Mặt
đứng hướng Nam công trình hiện trạng
2.32 Mặt
đứng hướng Tây công trình hiện trạng 2.33 Hình chụp hiện trạng khu đất từ đường Lê Thánh Tôn
Đường Lê Thánh Tôn 2.34 Hình chụp hiện trạng khu đất từ đường Nguyễn Trung Trực
Đường Nguyễn Trung Trực
47
Ngôn ngữ kiến trúc Toà nhà Thư viện khoa học Tổng hợp là nơi tập trung của nhiều thành tựu của kiến trúc hiện đại Việt Nam giữa TK 20. Đó là sự hình thảnh của một mỹ cảm riêng giành cho thứ kiến trúc vừa được thử nghiệm này. Chính việc thiết kế kết cấu để đáp ứng các thao tác vi khí hậu đã là nơi xuất hiện những nguyên liệu thẩm mỹ mới. Những nguyên liệu này là bóng đổ cần để che nắng, là nhịp điệu của hàng lam để cách nhiệt, là các khe hở nhỏ để thông gió, v.v. Những nguyên liệu này xuất phát trực tiếp từ môi trường khí hậu và đã được chụp lấy như là một thành phần sáng tác. Các kiến trúc sư đã hình thành những cảm nhận với các vật liệu này để, trong rất nhiều trường hợp, tạo ra chúng không còn vì mục đích công năng, mà vì mục đích thẩm mỹ. Những cảm nhận giành cho bóng đổ, độ vươn ra, và sự dày đặc của nhịp điệu các thành phần đã là những cảm nhận được nhìn thấy xuyên suốt các công trình kiến trúc hiện đại Việt Nam giữa TK 20 từ công trình công cộng cho đến nhà riêng. 2.35 Hiện trạng vật liệu hoàn thiện mặt đứng phía Đông
48
| Phân
tích khu đất Hiện
trạng khu đất nghiên cứu
2.36 Các thao tác vi khí hậu trong công trình
Mái đôi Mái đua
Hoa gió
Ao nước điều tiết
Vườn bao quanh
Khe thông gió xuyên phòng
2.37 Phân loại và hiện trạng vật liệu hoàn thiện bề mặt công trình
Đá rửa có tông
Đá mài
Gạch Mosaic
Vữa xi măng
Gạch men
Đá rửa lót sân
2.36 Hiện trạng vật liệu hoàn thiện mặt đứng phía Đông 2.38 Các sáng tác trừu tượng trong công trình
49
2.39 Thiết kế chi tiết hàng rào hiện trạng
2.40 Thiết kế chi tiết trần sảnh chính công trình hiện hữu
2.41 Thiết kế chi tiết trần phòng đọc chính hiện hữu
50
| Phân
tích khu đất Hiện
trạng khu đất nghiên cứu
2.43 Thiết kế chi tiết tường hoa gió mặt đứng sau hiện hữu
2.42 Thiết kế chi tiết tường hoa gió mặt đứng trước hiện hữu
2.44 Thiết kế chi tiết trần cạnh bên tường hoa gió mặt đứng chính hiện hữu
51
Hiện trạng cảnh quan
Cây bàng Đài Loan
52
| Phân
tích khu đất Hiện
Cây dừa
trạng khu đất nghiên cứu
Cây sứ
2.45 Hiện trạng cảnh quan vườn sân trước hiện hữu
Ao nước nông
Bãi cỏ
Lối đi bộ
53
Mối quan hệ với các công trình lân cận Về phía Tây Bắc khu đất là khu vực tập trung các cơ sở hành chính, văn hoá, giáo dục, các di tích lịch sử. Về phí Đông Nam khu đất là khu vực tập trung các cao ốc văn phòng và điểm du lịch. Như vậy, công trình có thể tiếp nhận 2 đối tượng với hai như cầu khác nhau đối với
54
| Phân
tích khu đất Mối
thư viện, một là học tập, nghiên cứu, hay là tham quan, thư giãn và tương tác. Vì vậy, công trình vừa hoà nhập vào hệ thống công trình điểm nhấn gồm DInh Độc Lập, Pháp Đình, Dinh Gia Long, v.v. vừa hoà nhập vào hệ thống công trình thương mại - dịch vụ.
quan hệ với các công trình lân cận
Công trình di sản
2.46 Mối quan hệ với cảnh quan kiến trúc khu vực xung quanh
Công trình cao tầng
Công trình hiện hữu là một cột mốc trong lịch sử kiến trúc Việt Nam. Nó thể hiện sự tiếp tục của bản sắc kiến trúc Việt Nam sau một giai đoạn ngắt quãng. Vì vậy, công trình là một mắc xích quan trọng trong thể hiện quá trình chuyển hoá của kiến trúc TP. Hồ Chí Minh, từ kiến trúc truyền thống, kiến trúc thuộc địa, đến kiến trúc hiện đại.
Công việc mở rộng cái cột mốc của kiến trúc Việt Nam này, vì vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng về tác động của nó đến cái bản sắc được lưu trữ trong công trình hiện hữu.
55
Công trình có giá trị lịch sử Tháp Công trình điểm nhấn đô thị Tuyến Trục cảnh quan Tuyến metro số 1 Biên khu vực Khu đất
2.47 Cấu trúc tầm nhìn đô thị khu vực xung quanh khu đất
Tầm nhìn Đặc điểm nổi bật của khu đất là điểm chuyển tiếp của hệ thống trục đô thị, từ hệ trục Đông Nam - Tây Bắc của đường Nguyễn Huệ, sang hệ trục gần như chính Bắc của đường Pasteur đoạn giữa đường Lý Tự Trọng và Võ Văn Kiệt. Điểm nổi bật thứ hai là vị trí điểm giao giữa nhiều khu vực với các tính chất khác nhau, từ khu trung tâm Văn hoá - Lịch sử, cho đến khu Thương mại - Tài chính, hay
56
| Phân
tích khu đất Tầm
nhìn
khu dân cư quanh chợ dọc đường Lý Tự Trọng. Đây là điểm thuận lợi khi mà công trình có vai trò đa năng, phục vụ như một trung trâm dịch vụ cộng đồng. Đặc điểm cuối cùng đó là khu đất được bao bọc bởi các trục cảnh quan chính Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Lê Thánh Tôn, Nguyễn Trung Trực và Lý Tự Trọng. Ngoài ra là vị trí cận 2 trục đường đi bộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi với rất nhiều hoạt động văn hoá, thương mại
3 1 4
2
2.48 Các trục và các hướng nhìn của khu đất
diễn ra. Cộng với 2 ga metro Nhà Hát Lớn và Chợ Bến Thành, khu vực xung quanh khu đất vô cùng đông đúc và tất bật với nhiều thành phần đến từ nhiều nơi trong thành phố. Vì vị trí điểm giao giữa 2 hệ thống trục trong cấu trúc đô thị khu vực trung tâm, trong khu đất cũng tồn tại 2 hệ thống trục này. Hệ trục 1 và 2 là hệ trục Tây Bắc Đông Nam, quy định phần lớn các ô phố
của khu vực trung tâm văn hoá - lịch sử và khu thấp tầng ở quận 1 và quận 3. Hệ trục 3 và 4 là hệ trục quy định bởi đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa sau khi chuyển hướng từ đường Lý Tự Trọng. Hệ trục này nối liền khu đất với khu trung tâm thương mại hành chính và khu vực ven rạch Thị Nghè. Để tận dụng tốt cấu trúc giao thông, bố cục công trình cần cân nhắc 2 hệ thống trục này để gắn chặt mình vào hoàn cảnh của khu lõi đô thị lịch sử.
57
2.49 Hoạ đồ biểu kiến mặt trời
2.50 Hoạ đồ gió cả năm và từng giai đoạn trong năm
Tháng 12 - 2
Tháng 3 - 5
Tháng 6 - 8
55+ kph 55 kph 40 kph 30 kph 19 kph 16 kph 12 kph 7 kph 2 kph
Tháng 9 - 11
Khí hậu Khí hậu TP. Hồ Chí Minh chia làm 2, mùa mưa và mùa khô. Khí hậu quanh năm ôn hoà, biên độ nhiệt thấp.
tháng 6 đến tháng 9. Gió Đông Nam mang hơi ẩm từ sông Sài Gòn. Gió Tây Nam xảy ra vào mùa mưa.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3.
Dự vào các dữ liệu trên, để tận dụng điều kiện khí hậu và thiết kiệm năng lượng cho công trình, cần chủ ý đến giảm bức xạ nhiệt trực tiếp, thông gió tự nhiên khi có thể, chắn mưa hắt.
Hai hướng gió chủ đạo là gió Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 3 và gió Tây Nam từ
58
| Phân
tích khu đất Khí
hậu
2.51 Phân tích các hướng khí hậu
Tháng 6
ngày
BẮC
dài
TÂY
ĐÔNG
Tháng 12
Gió Đông Nam Gió Tây Nam mùa mưa NAM Hướng có lợi tiện nghi nhiệt và không khí
Dựa vào hệ thống trục đô thị 1, 2, 3, 4 đã phân tích ở trên, điều kiện khi hậu của khu đất được chia thành 8 mảng nhỏ. Từ cạnh Tây của trục 2 đến cạnh Đông của trục 3, bao gồm 5 mảng nhỏ hướng Tây Bắc có khả năng nhận nhiều ánh sáng tán xạ vào mùa hè vì ngày dài và góc ánh sáng mặt trời cao, ít có gió thổi trực tiếp.
Ba mảng còn lại có thời gian chiếu sáng lâu hơn trong năm và góc chiếu mặt trời thấp. Ngoài ra là khả năng nhận trực tiếp 2 hướng gió chủ đạo Đông Nam và Tây Nam. Khu đất vì vậy chia làm 2 cực, một cực ít nắng, khô, ít gió và một cực nhiều nắng, mưa nhiều và có gió thổi quanh năm.
59
2.52 Điều kiện giao thông của khu đất
Nam Kỳ Khởi Nghĩa
Lý Tự Trọng
Lê Thánh Tôn
Nguyễn Trung Trực
Lê Lợi
Điều kiện giao thông tiếp cận 60
| Phân
tích khu đất Điều
kiện giao thông tiếp cận
Khu đất được bao bởi hai con đường có tần suất xe rất vào nhiều khung giờ trong ngày là đường Lý Tự Trọng và Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Đường Lê Thánh Tôn ở khúc này lại không có tần suất xe quá cao, có thể nói là vừa phải. Đường Nguyễn Trung Trực thì rất ít giao thông. Một có thể là do công trương thi công tuyến metro số 1 chặn đầu phía Nam của con đường này. Như bản thân
Đường một chiều Đường hai chiều Nguồn ồn Mảng xanh
đường Nguyễn Trung Trực là một đường rất ngắn, chỉ đi qua ba ô phố, nên lượng giao thông nhìn chung là ít.
Trung Trực nối với Lê Lợi và gần như trực tiếp đến 2 bến metro Nhà hát lớn và Bến Thành.
Tuy nhiên, đường Nguyễn Trung Trực là có vai trò kết nối quan trọng gần giống với đường Lê Thánh Tôn đó là kết nối với hệ thống đi bộ của khu vực. Đường Lê Thánh Tôn nói với Nguyễn Huệ, đường Nguyễn
Vì vậy, phía đường Nguyễn Trung Trực và Lê Thánh Tông là cơ hội tốt để mở rộng mà có thể tránh được nguồn ồn từ Nam Kỳ Khởi Nghĩa và bảo vệ tầm nhìn di sản của mặt đứng trước ở đường Lý Tự trọng.
61
62
| Phần
3 Số
liệu thiết kế
PHẦN 3
Số liệu thiết kế 64 66
Số liệu tổng quát Số liệu chi tiết
63
DÂN SỐ QUẬN 1, QUẬN 3
300000
người
DIỆN TÍCH THƯ VIỆN CẦN ĐÁP ỨNG
4200
QUY MÔ ĐỌC HIỆN HỮU
m2
2500
QUY MÔ ĐỌC MỞ RỘNG
m2
8700 m2
PHỤC VỤ
PHỤC VỤ
PHỤC VỤ
1500
độc giả
độc giả
3107
KHO ĐÓNG
KHO MỞ
893
2940 m2
độc giả
1305 m2
TIỆN ÍCH CỘNG ĐỒNG
3400
m2
3.1 Quy mô công trình Mở rộng tối đa, tăng tiện ích
Số liệu tổng quát
64
| Số
liệu thiết kế Số
liệu tổng quát
CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ THƯ VIỆN CHUNG • Diện tích lưu trữ: 110 quyển / m2. • Không gian người dùng: 5 chỗ/1000 đầu người, 2,8m2/chỗ. • Diện tích cho nhân viên: 16,3 m2/nhân viên (giả định 1 nhân viên/2000 dân). • Phòng đa năng: phụ thuộc vào dịch vụ cộng đồng và mục tiêu của chương trình. • Không gian không xếp loại (cầu thang, nhà vệ sinh, v.v.): 20% diện tích thực (= không gian được sử dụng bởi bốn loại đầu tiên).
CÁC CHỈ TIÊU XÂY DỰNG CỦA KHU ĐẤT • Diện tích khu đất xây dựng: 10602,88 m2 • Mật độ xây dựng: 40% • Diện tích xây dựng tối đa: 4241,2 m2 • Hệ số sử dụng đất: 2 • Tổng diện tích sàn xây dựng: 21205,76 m2 • Chiều cao tối đa: 20m
Zone List Tầng Cốt sân sau Tầng trệt
Lầu 1
QUY MÔ HIỆN HỮU • Mật độ xây dựng công trình hiện trạng: 14,7% • Diện tích xây dựng công trình hiện trạng: 1556 m2 • Tổng diện tích sàn sử dụng hiện tại: 5376 m2
Khu chức năng
Lầu 2
3.2 Thống kê diện tích sử dụng hiện hữu, chưa kể diện tích giao thông
Diện tích
Bán hầm
1 246,40 1 246,40 m²
KHO P. BÁO & TẠP CHÍ P. HÀNH CHÍNH P. ĐỌC THANH THIẾU NIÊN P. ĐỌC ĐIỆN TỬ TIỀN SẢNH WC
210,64 246,75 58,41 250,24 202,06 181,32 26,64 1 176,06 m²
KHO P. NỘI BỘ P. ĐỌC DOANH NHÂN P. ĐỌC LỚN WC
253,43 121,09 155,88 475,28 21,25 1 026,93 m²
KHO KHO SÁCH NGOẠI VĂN Nội bộ Nội bộ Nội bộ Nội bộ Nội bộ WC
261,95 96,60 57,73 60,78 124,84 147,56 170,68 21,25 941,39 m² 4 390,78 m²
Zone List
QUY MÔ MỞ RỘNG • Tổng diện tích sàn mở rộng tối đa: 16027 m2 ĐỀ XUẤT 1 diện tích • Quy Tổng mô sau khiđược mở rộng: 21205,76 m2 phép xây dựng 21206 • Chỉ tiêu phục vụ: 53 m2/1000 dân Chỉ tiêu 53m2/1000 dân • Dân Dân số phục vụ sau mở rộng: 400000 số phục vụ được 400000 người (Tổng dân số quận 1 và quận 3)
1:1
GSPublisherVersion 0.10.100.100
STT
NHÓM KHÔNG GIAN
1 Người dùng
CHỈ TIÊU Chỉ tiêu dân số
Chỉ tiêu diện tích
5 chỗ/ 1000 người
3m2/chỗ
2 Lưu trữ
3
Đa năng, dịch vụ cộng đồng 1 nhân viên/ 2000 người
4 Nhân viên Không xếp loại (KXL: 5 bao gồm WC, kỹ thuật, giao thông, v.v.)
15m2/chỗ
3.3 Bảng thống kê quy mô công trình dựa trên các chỉ tiêu quy hoạch CƠ CẤU 28.29%
DIỆN TÍCH
QUY MÔ HIỆN TRẠNG
6000
1329
4.77%
1012
968
27.79%
5892.5
0
14.15%
3000
740
5301.5
2339
Tổng diện tích sàn
21206
5376
Diện tích sàn mở rộng
16072
25%
GHI CHÚ
Giữ nguyên quy mô kho đóng của khối tháp 13 tầng (242m2/tầng, 4 tầng khối đế)
Diện tích KXL hiện trạng bao gồm 1 tầng bán hầm giữ xe.
65
Số liệu chi tiết 3.4 Bảng thống kê các hạng mục và diện tích sử dụng CÁC YÊU CẦU, CHỈ TIÊU VỀ KIẾN TRÚC
STT
CHỈ TIÊU
SỐ LƯỢNG
ĐƠN VỊ
TỔNG DIỆN TÍCH
CHIỀU CAO THÔNG THUỶ
GHI CHÚ
18581
66
I
NHÓM PHÒNG ĐỌC
1
Sảnh phòng đọc chính
2
Quầy gửi đồ
3
Reception
4
Khu trưng bày giới thiệu sách
5
7040
0.5
400
m2/người
200
3-3.6
0.05
400
m2/người
20
3
1
400
m2/người
400
3
0.5
400
m2/người
200
3
Khu đọc chính
2820
1
m2/khu
2820
3.6
6
Quầy thủ thư
40
1
m2/khu
40
3
7
Khu đọc ngoài trời
8
Khu tra cứu thư mục
9
Khu đọc tạp chí
Tuỳ mục tiêu thiết kế
0 60
1
10%
10 Khu đọc đa phương tiện 11 Khu đọc trên máy vi tính
m2/khu
60
3
6000
% tổng số chỗ
600
3
10%
6000
% tổng số chỗ
600
3
10%
6000
% tổng số chỗ
600
3
12 Khu vực in ấn - photocopy
24
4
m2/phòng
96
3
13 Phòng học nhóm, thảo luận (seminar)
30
6
m2/phòng
180
3
Phòng đọc nghiên cứu (Bàn đọc cho 14 thuê, Kho sách, In, Photocopy, Vệ sinh, Sảnh, Bếp, Phòng ăn riêng)
10%
6000
% tổng số chỗ
600
3-3.6
15 Phòng đọc cho người khiếm thính
5%
6000
% tổng số chỗ
300
3
16 Phòng đọc trẻ em
5%
6000
% tổng số chỗ
300
3
17 WC
24
1
m2/khu
24
2.8
II
NHÓM DỊCH VỤ CÔNG CỘNG
1
Khán phòng biểu diễn nghệ thuật
1.8
300
m2/chỗ
540
3.6
2
Sảnh nghỉ khán phòng
0.5
300
m2/người
150
3
3
Phòng chuẩn bị
16
1
m2/phòng
16
3
4
Kho phụ trợ
25
1
m2/phòng
25
2.8
5
WC cho khu khán phòng
24
2
m2/khu
48
2.8
6
Phòng triễn lãm ngắn hạn
0.07
3200
m2/người
224
3
| Số
liệu thiết kế Số
liệu chi tiết
Bố trí kho sách mở
Bao gồm VS người khuyết tật, nam, nữ
3387
Bao gồm VS người khuyết tật, nam, nữ
7
Văn phòng cho thuê
30
4
m2/phòng
120
3
8
Khu trạm làm việc cho thuê
120
2
m2/phòng
240
3
9
Phòng hội thảo
1.8
120
m2/chỗ
216
3.6
120
1
m2/phòng
120
3
11 Phòng câu lạc bộ
20
4
m2/phòng
80
3
12 Giải khát, ăn uống
1.2
300
m2/chỗ
360
3
Bao gồm bếp, kho phụ trợ
1200
1
m2/khu
1200
3
Không gian cộng đồng vào tự do
24
2
m2/khu
48
2.8
Bao gồm VS người khuyết tật, nam, nữ
Giữ nguyên diện tích kho đóng trong khối tháp hiện hữu
10 Phòng học
13 Không gian công cộng, đa năng 14 WC
III
NHÓM KHO
1
Kho sách đóng (compact shelves, sách ít dùng)
3630
1
m2/phòng
3630
2.5
2
Kho sách chưa phân loại
200
1
m2/phòng
200
3
3
Kho dữ liệu đa phương tiện (CD Room, DVD)
30
1
m2/phòng
30
3
4
Kho văn phòng phẩm
24
1
m2/phòng
24
3
5
Kho chứa và huỷ giấy thải
18
1
m2/phòng
18
3
6
Kho vật dụng
24
1
m2/phòng
24
3
7
WC
24
1
m2/khu
24
2.8
3950
IV NHÓM XỬ LÝ, BẢO QUẢN SÁCH
Bao gồm VS người khuyết tật, nam, nữ
420
1
Sảnh tiếp nhận sách
120
1
m2/phòng
120
3.6
2
Phòng chuyển tiếp, tiếp nhận, phân phối sách
60
1
m2/phòng
60
3
3
Phòng phân loại, số hoá, mã hoá sách
60
1
m2/phòng
60
3
4
Phòng sao chụp
60
1
m2/phòng
60
3
5
Phòng bảo quản, phục chế sách
60
1
m2/phòng
60
3
Phòng đóng bao bìa
36
1
m2/phòng
36
3
WC
24
1
m2/khu
24
2.8
6
2 phòng 60 chỗ
Bao gồm VS người khuyết tật, nam, nữ
67
V
NHÓM QUẢN LÝ
1
Sảnh chung
2
Phòng làm việc chung
3
3029
30
1
m2/phòng
30
3
2000
1
m2/phòng
2000
3
Phòng làm việc cá nhân
6
10
m2/phòng
60
3
4
Phòng họp
80
4
m2/phòng
320
3
5
Phòng tiếp khách
30
2
m2/phòng
60
3
6
Phòng chuyên viên
24
1
m2/phòng
24
3
7
Phòng quản lý kỹ thuật thông tin (Phòng IT)
36
1
m2/phòng
36
3
8
Phòng giám đốc
36
1
m2/phòng
36
3
9
Phòng phó giám đốc
24
1
m2/phòng
36
3
10 Phòng y tế
24
1
m2/phòng
30
3
11 Sảnh phòng ăn nhân viên
30
1
m2/phòng
30
3
12 Bếp
45
1
m2/phòng
45
3
13 Kho bếp
12
2
m2/phòng
24
3
100
1
m2/phòng
100
3
15 Phòng nghỉ nhân viên
50
2
m2/phòng
100
3
16 Phòng thay đồ nhân viên
25
2
m2/phòng
50
3
17 WC
24
2
m2/khu
48
2.8
14 Phòng ăn nhân viên
VI NHÓM KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH
68
755
1
Phòng trực kỹ thuật
12
1
m2/phòng
12
3
2
Phòng kỹ thuật điện
45
1
m2/phòng
45
3
3
Phòng máy phát điện
40
1
m2/phòng
40
5
4
Phòng điều hoà không khí trung tâm
36
1
m2/phòng
36
3
5
Phòng xử lý nước thải
30
1
m2/phòng
30
3
6
Bể chứa nước thải
40
1
m2/phòng
40
3
7
Phòng bơm
30
1
m2/phòng
30
3
8
Bể nước sinh hoạt
120
1
m2/phòng
120
3
9
Bể nước cứu hoả
300
1
m2/phòng
300
3
10 Phòng thu và xử lý rác
36
1
m2/phòng
36
3
11 Kho dụng cụ
30
1
m2/phòng
30
2.2
12 WC
24
2
m2/khu
48
2.8
13 Giữ xe
| Số
liệu thiết kế Số
15682
liệu chi tiết
Bao gồm VS người khuyết tật, nam, nữ
1
Bao gồm VS người khuyết tật, nam, nữ 70% công suất (dự kiến 3200 người), 20% ô tô, 80% xe máy, 25m2/ô tô, 2.5m2/xe máy
69
70
| Phần
4 Phương
án thiết kế
PHẦN 4
Phương án thiết kế 72 77 80 108 112
Định hướng tổ chức Phương án quy hoạch Phương án kiến trúc giải pháp kỹ thuật Thiết kế nội thất
71
Định hướng tổ chức
Tầng trệt tự do Chuyển tầng trệt ngang với cốt vỉa hè thành một không gian công cộng tự do ra vào nhằm tăng cường sự kết nối với các đối tượng trong khu vực. Sự tiếp nối của cảnh quan đô thị Bố cục và tổ chức công trình dựa trên bố cục và tổ chức của đô thị để trở thành một phần của cơ sở hạ tầng phục vụ đi lại. Các trục giao thông tiếp nối trôi chảy vào công trình. Dây chuyền nối liền kiến trúc cũ và mới Tổ chức các dịch vụ và giao thông buộc chặt và liên hệ kiến trúc cũ với mới thành một hệ thống khép kín. Không có sự phân tách khối tích giữa cũ và mới, mà tất cả là một khối tích. Hệ thống cây xanh liên tục giữa sân trước và sân sau Tiếp tục sự phối hợp kiến trúc - cảnh quan - khí hậu mà các kiến trúc sư đã thực hiện bằng việc tiếp nối hệ thống cây xanh, hồ nước, công viên, quảng trường. Tầm nhìn về công trình cũ Sự tương tác giữa công trình mới và công trình cũ về thị giác là một sự kết hợp thú vị. Chuyển diện tích đỗ xe vào hầm Xây dựng thêm hầm để tăng diện tích đỗ xe cho người sử dụng và chuyển bãi đỗ xe hiện hữu ở sân sau xuống hầm. Mối quan hệ về văn hoá Việt Nam Kiến trúc mới và cũ có thể khác nhau về ngôn ngữ nhưng cùng chia sẻ một bản sắc. Nếu kiến trúc cũ là sự tiếp nối kiến trúc truyền thống bằng khẩu vị, bằng tổ chức, bằng kỹ thuật của nó, thì kiến trúc mới là sự tiếp nối của cái “sự Việt Nam” này, của một bản sắc vô tư toát ra từ hoàn cảnh của nó. Phần mở rộng cũng nên mang tinh thần này.
72
| Phương
án thiết kế Định
hướng tổ chức
“Không gian ngầm của đô thị là chân trời địa ốc của thành phố thế kỉ 21.” “Nó giúp nhà đầu tư mở rộng cùng với sự tôn trọng cho bối cảnh...Nó mang lại cho chính quyền một khoản lợi nhất lớn bằng cách tạo ra những điểm đến mới ở các khu trung tâm.”
Mọi nghệ thuật đô thị như nghệ thuật kiến trúc là một sự thoả hiệp dai dẳng giữa những xu hướng đối nghịch
Biến đổi và cải tạo là cơ hội để làm nhiều hơn và tốt hơn với những gì đã có. Phá huỷ là ... lãng phí năng lượng, lãng phí vật liệu, và là một sự lãng phí của lịch sử.
Lê Văn Lắm - Kiến trúc sư, Đô thị gia - 1963
Dominique Pérrault - Kiến trúc sư Thư viện Quốc gia Pháp 2020
Anne Lacaton và Jean-Philippe Vassal - Giải Pritzker 2021 2021
73
Mở rộng trên mặt đất Giữ nguyên hiện trạng sân trước Kết nối vào mặt đứng khối nhà cũ View về di sản Ảnh hưởng đến kết cấu mặt đứng di sản Tối đa diện tích cây xanh Chống ồn Khả năng lấy sáng
74
| Phương
án thiết kế Định
hướng tổ chức
Mở rộng kết hợp trên và dưới mặt đất Giữ nguyên hiện trạng sân trước Kết nối vào hầm khối nhà cũ
Mở rộng dưới mặt đất Giữ nguyên hiện trạng sân trước và thêm lối tiếp cận xuống hầm Kết nối vào hầm khối nhà cũ View về di sản Ảnh hưởng đến kết cấu mặt đứng di sản Tối đa diện tích cây xanh Chống ồn Khả năng lấy sáng
4.1 Quá trính phát triển ý tưởng: So sánh các phương án mở rộng và tương tác với di sản
75
4.2 Tầm nhìn từ đô thị
CÁC TRỤC CỦA KHU ĐẤT
ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC
TRỤC VỀ DI SẢN
TRỤC TỪ ĐÔ THỊ
4.3 Các trục từ đô thị: Gắn chặt vào cảnh quan khu vực
76
| Phương
án thiết kế Phương
án quy hoạch
Phương án quy hoạch
4.4 Hình thành bố cục
CÔNG TRÌNH DI SẢN Bị che khuất Chưa khai thác vai trò khu đất
TỐI ĐA DIỆN TÍCH CÔNG VIÊN Tăng độ hiển thị của khu đất
TRỤC KHÔNG GIAN VỀ CÔNG TRÌNH DI SẢN
TRỤC GIAO THÔNG NGANG Kết nối với giao thông cơ giới và người đi bộ
KHÔNG GIAN NGẦM VÀ CÁC LỚP ÁNH SÁNG Bảo vệ tầm nhìn về công trình di sản Cách âm, tạo sự tĩnh lặng và thân mật
KẾT CẤU MÁI NHÔ LÊN TỪ LÒNG ĐẤT Đánh dấu lối vào công trình Gợi mở về không gian bên dưới
CẦU ĐI BỘ ĐI XUYÊN QUA KHU ĐẤT Gắn chặt vào không gian đô thị Tối đa khả năng tiếp cận của dân cư với hạ tầng văn hoá
77
GIỚI HẠN VIEW NHÌN
BỊ CHE KHUẤT GIỚI HẠN SỰ DI CHUYỂN
78
| Phương
án thiết kế Phương
án quy hoạch
BẢO VỆ TẦM NHÌN CUNG CẤP KHÔNG GIAN CÔNG CỘNG
4.5 Di sản kiến trúc - Không gian ngầm: Kết cấu di sản - Kết cấu mới, xây xuống để di sản nổi lên
CÁC LỚP KHÔNG GIAN CÁC LỚP ÁNH SÁNG ĐA DẠNG GÓC NHÌN
MỌC LÊN TỪ LÒNG ĐẤT HƯỚNG TẦM NHÌN VỀ DI SẢN ĐỊNH HƯỚNG CẢNH QUAN BỀ MẶT
79
Phương án kiến trúc
P. đọc Nghiên cứu sinh
Hành chính
Trung tâm học
P. Đọc cho người khiếm thị
Căn tin
4.6 Kết cấu mới - Kết cấu di sản và Tiện ích
80
| Phương
án thiết kế Phương
án kiến trúc
Kho đóng
Lối vào hội thảo
Các phòng đọc mới
Dịch vụ công cộng
Kĩ thuật
81
DỊCH VỤ CÔNG CỘNG DỊCH VỤ CÔNG CỘNG
CHỨC NĂNG ĐỌC
HỘI THẢO
QUẢN LÝ BẢO QUẢN, PHÂN LOẠI, PHỤC CHẾ SÁCH
CHỨC NĂNG ĐỌC
KỸ THUẬT KHO
HỘI THẢO
QUẢN LÝ BẢO QUẢN, PHÂN LOẠI, PHỤC CHẾ SÁCH
KỸ THUẬT KHO
4.7 Sơ đồ phân khu
82
| Phương
án thiết kế Phương
án kiến trúc
TRỆT 0000
B1 -3500
SẢNH DỊCH VỤ PHÒNG ĐỌC HỘI THẢO
B2 -7000
CẢNH QUAN KỸ THUẬT NÚT GIAO THÔNG
B3 -10500
B4 -14000
B5 -18000
B6 -23000
4.8 Sơ đồ tổ chức giao thông
83
TRỆT 0000
B1 -3500
NGƯỜI ĐỌC NGƯỜI ĐI HỘI THẢO ĐIỂM TẬP KẾT
B2 -7000
B3 -10500
B4 -14000
B5 -18000
B6 -23000
84
| Phương
án thiết kế Phương
án kiến trúc
TRỆT 0000
B1 -3500
LỐI THOÁT HIỂM
B2 -7000
B3 -10500
B4 -14000
B5 -18000
B6 -23000
85
1
2
3
ARN 1
ARN 1
ARN 2
ARN 2
ARN 3
ARN 3
cột BT chịu lực
dầm thép chính
hoa gió
hoa gió
tường, cửa sổ
1 4.9 Phân tích mẫu gen mặt đứng
86
| Phương
án thiết kế Phương
án kiến trúc
2
tường kính
3
F0 Hoa gió chữ Vạn - chữ Thọ gốc
F1 Loại bỏ phù điêu
F4 Cấu trúc một hoa gió
F0
F2 Các trục của một đơn vị hoa gió
F5 Tăng tương phản tỉ lệ
F3 Phát triển theo phương xiên 450
F6 Phi đối xứng
F6
4.10 Phân tích mẫu gen tạo hình
87
4.11 Mặt bằng mái tổng thể 1:1000
88
| Phương
án thiết kế Phương
án kiến trúc
1 P. Đọc nghiên cứu sinh 2 Lounge 3 P. phân loại 4 Quản lý 5 Kho Đóng
4.12 Mặt bằng tầng 2 1:250
1
2
3
5
4
89
1 P. Đọc nghiên cứu sinh 2 Khu học 3 P. Phân loại 4 Quản lý 5 Kho Đóng
4.13 Mặt bằng tầng 1 1:250
1
3 5 4
2
90
| Phương
án thiết kế Phương
án kiến trúc
1
P. Đọc người khiếm thị
2
P. Đọc sử liệu
3 4 5
Sảnh
P. Phân loại Kho Đóng
4.14 Mặt bằng G0 1:250
2
4
3
5
1
91
Triễn lãm Q. Trường P. Phân loại Mã hoá P. Bảo quản, phục chế P. Đóng gói Kho chưa phân loại p. Ăn nhân viên Máy phát điện P. thu rác
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Lối vào xe cơ giới lối vào công viên
4.15 Mặt bằng tầng G 1:200
9
4
5
10
3 6 7
2
LỐI VÀO
8
Q. TRƯỜNG
1
2
92
| Phương
án thiết kế Phương
án kiến trúc
2
4.16 Mặt bằng tầng B1 1:200
1 2 3 4 5 6 7
Triễn lãm P. Kỹ thuật thông gió Bể nước Gửi đồ Cà phê sách Lounge Nhà sách
4
2
6 5
6
3
6
1
4
2
7
4.17 Mặt bằng tầng B2 1:200
1 2 3 4 5 6 7
P. Đọc trẻ em P. Kỹ thuật thông gió Bể nước Sảnh hội nghị P. đọc tạp chí Lounge Khu đọc cá nhân
2 1
7
4
6
5
3 2
93
4.18 Mặt bằng tầng B3 1:200
1 2 3 4 5 6 7
P. đọc đa phương tiện P. đọc máy tính Sảnh hội nghị P. hội nghị 230 chỗ P. Kỹ thuật thông gió P. chuẩn bị Khu đọc cá nhân
5
1
7
6
3
4
2 5
4.19 Mặt bằng tầng B4 1:200
1 2 3 4
P. đọc lớn Khu đọc cá nhân P. Kỹ thuật thông gió Kho dụng cụ
1
3
2
4
94
| Phương
án thiết kế Phương
1
án kiến trúc
3
4.20 Mặt bằng tầng B5 1:200
1 2 3 4
P. đọc lớn Khu đọc sân vườn Khu đọc ngoài trờ Kỹ thuật thông gió
4
1
2
3
3
1 4
4.21 Mặt bằng tầng B6 1:200
1 2 3 4 5 6 7 8
P. Điều hoà không khí trung tâm P. Thu và xử lý rác Kho dụng cụ P. Trực kỹ thuật P. Kỹ thuật điện P. Thông tin liên lạc P. Kỹ thuật thông gió Buồng thang máy
7
1
3
2
6 5
4
8
8
7
95
4.22 Mặt cắt S1 1:200
4.23 Mặt cắt S2 1:200
96
| Phương
án thiết kế Phương
án kiến trúc
4.24 Mặt cắt S3 1:200
4.25 Mặt cắt S4 1:200
97
4.26 Mặt đứng hướng Bắc 1:200
4.27 Mặt đứng hướng Đông 1:200
98
| Phương
án thiết kế Phương
án kiến trúc
4.28 Mặt đứng hướng Nam 1:200
4.29 Mặt đứng hướng Tây 1:200
99
4.30 View người đi bộ từ đường Lê Thánh Tôn
100 | Phương án thiết kế Phương
án kiến trúc
101
4.31 Góc đường Lê Thánh Tôn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa
4.32 Góc đường Nguyễn Trung Trực - Lý Tự Trọng
4.33 Lối vào mới từ đường Lý Tự Trọng 102 | Phương án thiết kế Phương
án kiến trúc
4.34 Lối vào từ đường Lê Thánh Tôn
103
4.35 Trong công viên
104 | Phương án thiết kế Phương
án kiến trúc
Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh Library of General Sciences Bibliothèque des Sciences Générales
4.36 Cửa vào từ đường Nguyễn Trung Trực 4.37 Chuyển tiếp quá khứ - hiện tại Tính liên tục của huyết mạch văn hoá
105
4.38 Sảnh kính đánh dấu lối vào
106 | Phương án thiết kế Phương
án kiến trúc
4.39 Khu đọc trong vườn B5
4.40 Giếng trời trung tâm
4.41 Lối xuống hầm
107
Giải pháp kỹ thuật Cột và dầm gia cố, cản sức đạp của đất
Lớp tường đôi chống ẩm Vách hầm
Vách hầm
Vách hầm
Hình thành hành lang thoát hiểm
Tập trung đường ống thoát nước Tập trung đường ống thông gió
Vách hầm
4.42 Phương án thiết kế vách hầm Chắn đất, chống ẩm, tập trung đường ống, thoát hiểm
108 | Phương án thiết kế Giải
pháp kỹ thuật
Xuân phân
Đông chí
Thu phân
Hạ chí
4.43 Tổ chức lấy sáng kết hợp thông gió Sử dụng giếng trời làm nguồn khí tươi, bổ sung ẩm và lọc bụi bằng vườn cây xanh
109
4.44 Cấu tạo mái kết hợp tường kính
D6
D1
D9 D2 D5
D7
D8
D10
110 | Phương án thiết kế Giải
pháp kỹ thuật
198
63
52 89
703
30 172 199
54 59
8 060
54 59 198
30 1 3 95
89
703
172 52 89
199
703
298 30 172 199
53 6
52 703
53 6
199
298
172
4 030
3
82
2
25
30 172
1 3 30 6 53
1 3 8 30 4 9 81 30
30 6
199
53
4 000
4 000
56 000 41
300
103 297
697
22
22
84
88
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
20 26 26
2 000
518
300
290
113
113
808
86 30
130
50
980 5
88
4 000
95
113
1 3
800
20 26 26
113
50
300
82
2
39
114
290
80
262
800 4 030
518
30
300
300
30 6 53
1 3 8 30 4
3
81
9
285
30
30
550
325
300
6
53
99
300
25
138
30 6 53
382
30
35
3
25
375
30
139
3
199
4 000
22 285 84
45
70
1 3
84
135
25
130 150
30
550
22
42
4 000
868 195 1 3 84 384 30 53 30 25 6 3
4 030
4 000 678
845
175
84
903
8 060
4 000
4.55 Chi tiết D8 1:10
82
300
800
300
103 297
2 000
6
53
175
30
35
3
800
903
82
200
89
30
82 2
500 253
30 95
200
35
35
800 8 060 375
39
80 50
2 82 30 6 53
36
81 1 3 9 700 8 30 4 52 5 30 89 36 234
800
30
39 80
30 172
50 550
198
1 3 95
80 50 550
298
70 25
199
54 59 63
70 30 50
95 25
4 000
903
12 1 1
172
30
39
8 060
63
25
36 198 52 89
703 50
800 200
36 198
1 3
1 3 703 8 30 4 89 52 53 30 6 9 81
3 25
4 000
443
200
6
53
30
103 297
3
298
30
4 030
50
54 59
54 59 63
262 138 325 175 200
175
8 060
800 39
80 50 262 550
4 000
25
138
4 000
30
35
8 060
4 030
30
82 2
25 3
70
198 52 89
703
298 30 172 262
199 138 325
300 50 70 25
80
903
30
200
3
199
325
63
52
30
298
54 59 63
4 030
82 2
25 3
53 6
36 198
30
1 3 8 30 4 53 30 6 81 9 30
199
234 3552 89
700
500
172
1 3 95
1 3 8 30 4 53 30 6
81 9
30
36
130
86
130 80
500 199
200 300
80
199
200 30
80
50
550
35800
172 86
130 130 150 114
384
375
86
130
130
234 52
150 114
89
700
500
103 297
697
2 000
12 1 1
384
4 000
130
500
172 685
200
4 000
845
300
199
199
903
4 000
300
82
504
200
28
504
4 000
300
500
200
300
262
134 800
137
4 000
4 000
285
30
3
300
41
2
4 000
6
99
45
25
134 800
137
300
4 000
49
697
8
53
4 000
4 000
285
135
30
138
3
362
3
4 000
613 903
4 000
30
4 000 56 000
30
103 297
697
4 000
109
4 000
6
685
36
234 89 500 172 550
200
8 060 39
25
375
500 199
200
52
39 50
138 325
200
70
50
685 800 700 800 384 52 89 234
89
700 172
150 114
234 52
200
700
80
262
4 030 4 030
82 2 30 53 6
82 2 30
175 262 138 325 175
800 800 800
63
36 198 52 89
703
298 30 172
50 70 25
53 6
30
1 3 95
25 3
53 6
30
81 9 30 300
199
4 030
82 2 30
30
1 3 95
80
1 3 81 1 3 8 9 8 30 4 30 4 25 536 30 536 30 3
685
384
35
200
4 000
25
103 297
697
697
42
12 1 1
362
443
581
4 000
27
504
4 000
53
300
89
28
4 000
3
4 000 30
49
20
165
4 000
30
4 000
300
4 000
30
285
4 000
82
613
12 1 1
200
113 30
382 138
45
0
200
4 000
20 26 26
11399
4 000
3 82
199
382
4 000
56 000
41
4 000
808
500
84
4 000
0
300 4 000
4 000
3 25
88
4 000
2 00
30
200
504
109
4 000
500
300
84
300
49
88
581
2 00
4 000
49
504
109
285
135
500
300
300
134 800
45
4 000
4.54 Chi tiết D1 1:20
12 1 1
500
4 000
22
4 000
56 000
4 000
2 000
4 000
22
300
4 000 139
300 130 42
300
89
4 000
285
135
4 000
113
89
27 2 000
4 000
20 26 26
165
4 000
84
113
139
300
808
4 000
22 88
4 000
285
300
4.49 Chi tiết D5 1:10 4 000
4 000
49
28
42
518 613
138
45
500
300 137
443
300
22 84
300
135
20
200
362
200
300
845
300 49
35
27
500
518
0
903
678
GSPublisherVersion 0.0.100.100
325
89
28
109 42
300
103 297
697
2 000
290
175
4 000
300
4 000
88
89
903
41
199
300
285
30
103 297
697
504
285
99
109 300
808
300
382
30
4 000
500
27
300
290
27
300
134 800
137
130
99
109
808
2 00
300
300
443
285
30
845 28
903
49
678
362
99
678
28
200
109
113
500
382
2 000
109
20
4 000
200
88
300 20 26 26
20
49
103 297
697
2 000
138
0
49
4 000
88
138
504
4 000
88
134 800
137
4 000
199
300
109
903
41
6 53
2 00
2 000
139
300
109
504
84
113
103 297
697
30
4 000
382
4 000
300
22
88
113
139
30
0
4 000
3 25
84
113
300
2 000
581
4 000
3 82
581 518
300
4 000
30
88
20 26 26
130
300
4 000
134 800
113
22
22
518
49
4 000
137
20 26 26
113
30 300
290
139
4 000
362
84
4.47 Chi tiết D13 1:20 4.48 Chi tiết D10 1:10 84
504
504
4 000
56 000
22 88
84
165
2 00
4 000
199
4 000
300
109
300
22 84
45
300
165
300
4 000
4.53 Chi tiết D2 1:20 362
2 000
3 25
135
22
2 000
4 000
20
12 1 1
443
518
290
300
4 000
4 000
2 000
300
4 000
0
6 53
903
4 000
2 00
30
903
103 297
4 000
4 000
3 82
6 53
285
42
103 297
4 000
30
30
697 2 000
4 000
56 000
2 000
6 53
697
903
4 000
45
808
903
4 000
285
2 000
135
4 000 903
2 000
41
4 000
42
12 1 1
3 25
103 297
30
103 297 41
300
4 000
4 000
2 000
30
443 6 53
3 82
103 297
697
4 000
808
49
150 114
80
4 000
138
39
4 000
4 000
4.46 Chi tiết D12 1:20
3 25
30
697
3 82
903
41
697
290
298
199
200
30
25 3
678
4 000
678
300
36
234 52 500
172
703 234 52
89
700
500
172
199
200
1 3 95
1 3 8 30 4 53 30 6 81 9
130
386 0
130
56 000
30
50
4 000
4 000
56 000
4 000
4 000
54 59
63
700
89
89 172 528930 52 198
703
30 30172 172 199 199
8 060 8 060 8 060
39 80 50 550
4 000
200
39
4 000
4 000
4 000
103 297
697
4 000
27
200
4 000
4 000
199
50
4 000
28
4 000
500
4 000
4 000
504
80
4 000
4 000
4 000
300
4 000
4 000
12 1 1
35
4 000
4 000
4 000
500
4 000
300
4 000 130
12 1 1
550
4 000
4 000
134 800
4 000
3 82
550
4 000
89
4 000
49
4 000
137
45
4 000
138
4 000
4 000
4 000
285
135
4 000
4.52 Chi tiết D4 1:10
56 000
4 000
45 42
4 000
3 25
135
109
20 4 000
30
285
42
200
504
0
4 000
12 1 1
08
88
200
109
2 00
362
08
134 800
137
300
4.45 Chi tiết D11 1:20
45
300
199
200
300
199 200
135
500
200
504
4 000
285
42
27
300
362
298 199 298
20 28
500
200
300199
134 800 504
137 300
08
49
0
500
134
80 362 0 137
2 000
109
89
500 30 0
200
362
500
300
199
300
2 00
300
4 000
88
138
27
109
89
500
504
28
300
2 000
300
49
27 20
89
36 198298 36
4 000
20 28
200
2 000
49
0
54 63 59 54
0
300
2 00
138
0
134 800
137
2 00
113
4 000
4 000
165
113 36
234
20 300
518
28
198
845
4 000
300
4 030
113
703
300
375
300
800
30 6
200
53
845
300
30
2
800
3
81
9
82
199
25
504
30
298
6 53
300
1 3 8 30 4
800
200
30
800
113
30
581
89
30 500 1 3 172 95
375
50
20 26 26
27
290
3
199
84
200
25
200
49
697
2 000
300
134 800
137
30
199
139
88
500
504 550
504
290 52
25
4 000 20 26 26
4 000
54 59
4 000
10 903
300
39
4 000
12 1 1
80
4 000 300
103 297
41
500
298
56 000
362
300
30
4 000
63
4 000 518
0
52
50 70
4 000
2 00
89
52
4 000
697
300
22
89
89
4 000
200
134 800
137
172
109
49
500
703
4 000
300
375
500
362
262
285
30
88
84
2 000 4 000 300 285
45
GSPublisherVersion 0.0.100.100
109
22
30
290 135
300
325
382
4.56 Chi tiết D7 1:10
300
300
138
2 000
581 42
49
84
99
613
700
27
4 000
139
22 88
172
504
808
845
138
22 84
199
54 59 63
36
28
2 000
89
20 198
165
903
49
0
138
2 00
581
41
GSPublisherVersion 0.0.100.100
109
103 297
697
8 060
88
30
903
200
4.50 Chi tiết D3 1:10
300 109 504
103 297
697
382
285
6
30
300
49
800
139
99
53
300
199
30
35
3
82
613
382 99
613
285
30
300
300 139
903
41
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
382
903
4 000
4 000
56 000 130
4 000
613
4 000
808
504
22 84
22 88
84 4 000
4 000 86
50
130
70
150 114
113
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
4 000
262
30
39
2
95 1 3 30 3
30
82
2
25
30
550
53
6
6
53
325
800
30
800
81
300
3 300
9
82
4 030
1 3
8 30 4
53
6
6
138
3
25
30
30
82
50
4 030
384
685
4 000
4 000
113
80
6 53 3 25
4 000
12 1 1
9
20 26 26
300
25
95 1 3 30
518
443
1 3 8 30 4
45
3
81
135
290
25
30
300
30
375
4 000
56 000
80
30
39
80
12 1 1
0
4 000
285
42
845
4 000
GSPublisherVersion 0.0.100.100
678 130
30
300
53
4 000
103 297
2 000
GSPublisherVersion 0.0.100.100
285
4.51 Chi tiết D6 1:10 697
8 060
8 060
49
103 297
697
82
139
175
103 297
49
903
4.57 Chi tiết D9 1:10
382 200
697
2 000 613
99 30
300
285
300
697
103 297
903
41
22 84
6
903
53
103 297
41
30
35
3
697
697
103 297
903
2 000
22 88
84
165
504
300
518
300
30
22
20 26 26 113
84
22 88
84
113
581
845
300
518
300
20 26 26 113
113
375
290
800
800
300
800
800
300 139 49 382 99
300
30
285
300
139 49 382
111
Thiết kế nội thất
4.58 Mặt cắt ngang 1:100
Bê tông trần
4.59 Mặt cắt ngang 1:100
Mạ chrome
Bê tông trần
Mạ chrome
Bê tông trần
4.60 Mặt cắt ngang 1:100
MẠ CHROME
SÀN GỖ Gỗ công nghiệp Ốp pallet 250mm
4.61 Mặt cắt dọc 1:100
4.62 Mặt cắt dọc 1:100
112 | Phương án thiết kế Thiết
kế nội thất
BÊ TÔNG TRẦN
BÊ TÔNG MÀI
GẠCH ĐÁ XẺ LÀM NHẴN
Sàn gỗ Bê tông mài Gạch đá xẻ mài nhắn
4.63 Mặt bằng lót sàn B4 1:100
Sàn gỗ Bê tông mài Gạch đá xẻ mài nhắn
4.64 Mặt bằng lót sàn B5 1:100 Bê tông trần Khung trần mạ chrome Đèn ống huỳnh quang âm trần 50W Đèn hộp huỳnh quang 50W Đèn spotlight 30W
4.65 Mặt bằng trần B4 1:100 Bê tông trần Khung trần mạ chrome Đèn ống huỳnh quang âm trần 50W Đèn hộp huỳnh quang 50W Đèn spotlight 30W
4.66 Mặt bằng trần B5 1:100
113
-
LỚP PHỦ BỀ MẶT GỖ CÔNG NGHIỆP KEO BÊ TÔNG CỐT THÉP VỮA 20MM
1 2 3 4 5 6 7
Khung thép tiền chế Khung trần mạ chrome Đèn huỳnh quang 50W Cáp treo Tăng đơ Khung thép U Tấm acrylic xuyên sáng
4.68 Chi tiết cấu tạo trần 1:10
4.67 Chi tiết cấu tạo 1:10
4.72 View 2 đầu hồi 114 | Phương án thiết kế Thiết
kế nội thất
1 2 3 4
Khung thép tiền chế Khung trần mạ chrome Đèn huỳnh quang 50W Tấm acrylic xuyên sáng
Khung trần mạ chrome
Đèn ống huỳnh quang âm trần 50W
4.69 Chi tiết cấu tạo mép trần 1:10
4.70 Chi tiết hoàn thiện trần 1:10
Sàn gỗ công nghiệp
4.73 View nhìn ra vườn 1
4.74 View nhìn ra vườn 2
4.71 Chi tiết hoàn thiện sàn 1:10
4.75 Lối vào
115
4.76 View chính phòng đọc lớn
116 | Phương án thiết kế Thiết
kế nội thất
117
PHẦN 5
Phụ lục Tài liệu sách, báo chí, luận văn, kho lưu trữ Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025 Trung tâm lưu trư quốc gia II, Dự án Xây cất Thư viện Quốc gia, Quan niệm tổng quát về kỹ thuật xây cất thư viện của các kiến trúc sư thiết lập đồ án, TBVHXH/265 Trung tâm lưu trư quốc gia II, Conference de M. Le Van Lam, Architecte DPLGUrbaniste DIUP sur les grands problèmes d’urbanisme de Paris, ĐICU/17921, 1963 Biên tập Pamela Buxton, Metric Handbook-Planning and Design Data-Sixth Edition, chương 27 - Libraries, Phạm Phú Vinh dịch, Routledge, UK, 2018 Mel Schenck, Southern Vietnamese Modernist Architecture, Mid-Century Vernacular Mod- ernism, NXB Thế Giới, 2020 Tim Doling, Exploring Saigon-Chợ Lớn: Vanishing heritage of Hồ Chí Minh City, NXB Thế Giới, 2019
118 | Phần 5 Phụ
lục
Tài liệu internet
Viện Viễn Đông Bác Cổ - French School of Asian Studies. Lecture by Mrs Tôn Nu Quynh Trân: “A look at the evolution of Sai Gon’s urban area from its origin until 1954 through maps and plans of the city.”. https://www.youtube.com/ watch?v=cWVLRzn4PRU&list=PLsr9T9zUBSc_xHZ_sFgmlA_eICIriUlzs&index=62 Vũ Thị Thu Hà, Văn hoá đọc ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và phát triển, https:// nlv.gov.vn/nghiep-vu-thu-vien/van-hoa-doc-o-viet-nam-trong-boi-canh-hoi- nhap-va-phattrien.html Library, https://www.britannica.com/topic/library
Các tiêu chuẩn tham khảo TCVN 4319:2012 - NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG - NGUYÊN TẮC CƠ BẢN ĐỂ THIẾT KẾ TCVN 3981 : 1985 - TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ 119