2 minute read

13. HỌ ÁNH KIM (Chrysomelidae)

Kích thước cơ thể bé hoặc trung bình, có hình bầu dục hơi dài. Một số ít loài có hình bán cầu. Màu sắc lấp lánh ánh kim loại. Đầu rõ rệt (một số ít loài đầu bị mảnh lưng ngực trước che khuất một phần), râu đầu dạng sợi chỉ có 11 đốt nhưng không dài quá chiều dài thân, lúc sống thường duỗi ra phía trước (khác xén tóc). Mắt kép hình trứng tròn, không lõm như xén tóc. Bàn chân nguyên có 5-5-5 đốt nhưng đốt thứ 4 rất nhỏ nên thường chỉ thấy 4-4-4 đốt. Phía cuối đốt thứ 3 thường chẻ đôi. Bụng có thể thấy được 5 đốt.

Sâu non thường có nhiều thay đổi về hình dáng. Nói chung béo trắng hoặc vàng. Miệng nhai. Có 3 đôi chân ngực phát triển. Trẽn mình thường có những gai thịt hoặc u lồi. Đối với những loài đục lá hoặc cắn lá thì thân hơi dẹp.

Côn trùng họ này có tính ăn hại cây. Sâu trưởng thành phần lớn cắn hoặc ăn thủng lá. Sâu non có thể đục lá, cắn lá, đục rễ quả...

Một số giống và loài thường gặp là: Bọ nhảy sọc cong hại rau cải (Phylotreta vittata Fabr.), sâu nhớt hại cam (ỊClitea metallica Chen), sâu gai hại lúa (Hispa armigera Olivier), bọ bầu vàng (Aỉỉlacophora sp), sâu ba ba xanh hại khoai lang, rau muống (Cassida circumdata Herbst).

14. HỌ BỌ HUNG (Scarabaeidae)

Kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình - lớn. Màu sắc có nhiều loại: Đen, nâu, xanh. Hình bầu dục, lưng hơi vồng lên trơn tru và bóng láng. Râu đầu kiểu lá lợp hoặc hình dẻ quạt hơi cong, dạng gấp khúc đầu gối, có từ 8-11 đốt. Mép ngoài đốt chày chân trước có 2-3 mẫu răng cưa hoặc gai, cưa. Bàn chân có 5-5-5 đốt. Cánh thường không che khuất hết phần bụng.

Sâu non có hình cong chữ C, béo trắng hoặc vàng, mình mềm. Sâu non có từ 12-13 đốt. Da có nhiều nếp nhăn, mỗi đốt có 1-2 nếp (trừ 2 đốt cuối bụng). Phía cuối bụng hơi phình to và tròn. Đốt cuối cùng của mảnh bụng có nhiều lông, dạng móc câu. Khoảng giữa đốt thường có lông xếp thành hàng.

Họ Bọ hung có thể chia 2 nhóm lớn: Một nhóm có tính ăn phân và chất mục nát của cây, một nhóm ăn cây. Trưởng thành có thể cắn phá các phần của cây phía trên mặt đất như: Lá, hoa. Thường có tính ăn rộng. Sâu non ăn phần dưới đất của cây như: Rễ, gốc cây non.

Một số giống loài thường gặp là: Bọ hung đen đục gốc mía (Alissonotum imprcssicola Azron), bọ cánh cam (Anomata sp), bọ dừa (Holoỉríchia sp); Apogonìa, Auroccrica, Popillia....

15. HỌ BỌ RÙA (Coccinellidae)

Kích thước cơ thể nhỏ hoăc trung bình. Mặt lưng của cơ thể thường vổng lên hình mu rùa, mặt bụng bằng. Màu sắc rất phong phú, thường có màu đỏ, da cam bóng loáng với những vân, chấm màu đen hoặc có màu nâu tối được phủ một lớp lông mịn. Râu đầu hình dùi đục ngắn, có 11 đốt. Bàn chân có 4-4-4 đốt (vì đốt thứ 3 rất nhỏ nên thực tế chỉ thấy 3-3-3 đốt). Bụng thường thấy 5-6 đốt.

Một số loài thường gặp là: Bọ rùa đò Micraspis discolor Fabr., bọ rùa vằn chữ nhân Coccinclla transvcrsaỉis Fabr., bọ rùa 2 mảng đỏ Lemina biplagiam Swartz, bọ rùa 6 chấm Mcnochihts scxmaculatus Fabr.

Sâu non có dạng chân chạy. Râu đẩu ngắn. Mỗi bên đầu có 3 mắt đơn. Trên mình sâu có nhiều vật lồi mang đầy lông hoăc nếp nhăn, phẩn lớn có màu đen xám hoặc nâu nhạt pha lẫn đốm vân màu trắng, đỏ. Miệng ở phía trước. Râu đầu có 3 đốt, bụng có 10 đốt. Đa số côn trùng họ bọ rùa có tính ăn thịt, chuyên săn bắt các loài rệp muội, rệp sáp. nhện nhỏ để ăn (kể cả bọ rùa trưởng thành và bọ rùa non). Ngoài ra cùng có một số loài là sâu hại của cây trồng như giống bọ rùa nhiều chấm

(Epilachna).

This article is from: