Sakura
Biểu tượng đặc trưng của đất nước Mặt trời mọc
Giá: 49.000VND
kokoro
1
Haru and Mina’s Photobook Haru Hideaki & Mina Hideaki Photographer: Hideaki Hamada 2
kokoro
kokoro
3
Thư ngỏ Mùa xuân trong phong thủy có nghĩa là sự khởi đầu, sự đâm chồi, nảy lộc, và mùa xuân trong chúng ta là mùa vui bên bè bạn, là mùa yêu của lứa đôi, là mùa sum họp gia đình. Khí xuân về, điều đẹp đẽ và tuyệt vời hơn cả là được ngồi dưới tán cây anh đào, trên tay cầm tách trà ấm và hít thở không khí trong lành cùng người thân của mình. Liệu có ai trong các bạn đang cô độc? Đáp án cho câu hỏi ẩn dụ này chính là không ai trong chúng ta cô độc cả. Mượn lời từ văn phong của nhà văn Paolo Giordano trong cuốn sách “Nỗi cô đơn của các số nguyên tố” theo một tầng nghĩa tích cực đó là: “Chuyện gì sẽ xảy ra khi con người thực sự cô đơn? Rất có thể sẽ giống như mô hình cặp nguyên tố sinh đôi trong số học...”. Phải chăng dù có cô độc đến mấy ở trong một bảng các số nguyên tố dài bất tận thì đâu đó trong vô số các phương trình và thí nghiệm khác trên trái đất này vẫn còn tồn tại một nửa còn lại của chúng ta hay sao? Mùa xuân đến với từng trang giấy thơm và con chữ gửi gắm tất cả những tinh hoa của một nền văn minh đến với các bạn. Các bạn đang nghĩ gì lúc này nhỉ? Còn tôi thì đang nghĩ có phải Nhật Bản mùa này rất đẹp không? Với một trái tim yêu nền văn minh, giáo dục và con người Nhật Bản, tôi rất lấy làm tiếc khi không thể đưa một cách đầy đủ và chi tiết hết tất cả mọi thứ về họ trong một tập của cuốn tạp chí này, điều đó thực sự làm tôi rất buồn. Nhưng cũng chính vì thế mà chúng ta lại có thể gặp nhau vào các số sau và cùng ngồi trò chuyện với nhau như thế này nữa đúng không nào! Cứ mỗi tuần bận rộn trôi qua, bạn chắc hẳn đã rất vất vả rồi. Sao chúng ta không tự thưởng cho bạn thân đôi phút rảnh rỗi, ngồi tựa đầu vào chiếc gối êm ái và cùng trải lòng qua từng trang của cuốn tạp chí nhỉ, biết đâu bạn sẽ thấy mình như đang sống lại đấy.
Ban biên tập 4 4 kokoro kokoro
CONTENTS CULTURE
15/5/2018
TRAVEL
FESTIVAL
Sakura
06
Kyoto
20
Kodomo no Hi
14
Kimono
35
Osaka
40
Gion
31
Origami
58
Okinawa
52
Tsunan Yuki
46
CUISINE
DISCOVERY
PEOPLE
Taiyaki
51
Fujisan
11
Kakigori
56
Torii
26
Hideaki Hamada
kokoro
COVER PAGE
NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI/ THẾ GIỚI PUBLISHERS
TÒA SOẠN/ HEAD OFFICE
Chịu trách nhiệm xuất bản / Editor-in-chef Nguyễn Quang Minh
Banbientap@vnkokoro.com 57 Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, HN Tel: 0123456788 Fax: 0123456788
Biên tập / Editors Nguyễn Quang Minh Thiết kế mỹ thuật / Graphic design Nguyễn Quang Minh Quảng cáo / Advertising Hotline: 0123456788 Email: ads@vnkokoro.com Giấy phép xuất bản số: 04/GP-XBĐS. In xong nộp lưu chiểu tháng 06 - 2018 In tại Công ty TNHH MTV In và Thương mai TTXVN
ĐẶT BÁO ONLINE: http://vnkokoro.com/bookmagazine
16
VĂN PHÒNG TP.HCM/ HCM OFFICE 112 Võ Văn Tân, P.6, Q.3, TP. HCM Tel: 0123456789 Fax: 0123456789 Website: vnkokoro.com
Photographer: Yuichi Yokota
6
kokoro
culture
Sakura
Biểu tượng đặc trưng của đất nước Mặt trời mọc
Bài: Internet - Ảnh: Internet
Theo tiếng Nhật, Sakura là biệt danh cho cây và hoa anh đào. Trải qua nhiều thể kỷ, từ trên khắp các nẻo đường cuộc sống, ai ai cũng phải rung động trước sự mỹ lệ của các cây anh đào huyền diệu này.
kokoro
7
Biểu tượng của sức sống mãnh liệt
Biểu tượng của vẻ đẹp đặc trưng
Với Nhật Bản, sức sống trước hết chính là tinh thần võ sĩ đạo, thể hiện ngay khi họ đứng trước cái chết. Trong chiến tranh, những võ sĩ của xứ sở mặt trời mọc không bao giờ run sợ trước cái chết, mỗi khi thua trận, họ liền tự kết liễu để không khai ra đồng đội của mình.
Xuất hiện tại nhiều nước Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc và thậm chí là tại những vùng đất châu Mỹ xa xôi, nhưng nhắc đến hoa anh đào là mọi người nghĩ ngay đến Nhật Bản. Tại đây, hơn 200 loài hoa anh đào đã được phát hiện, từ loài cây dại mọc trên núi cho đến những giống cây được chăm chút cầu kì, tỉ mỉ.
Trong thế chiến thứ 2, sau khi trải qua những tổn thất nặng nề của chiến tranh, hoa anh đào càng được coi là biểu tượng của một Nhật Bản đau thương nhưng vững vàng với tinh thần đoàn kết, phấn đấu, không ngại gian khổ. Kết quả là từ một nước thảm bại trong chiến tranh, không có tài nguyên thiên nhiên, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc đứng hàng đầu trên thế giới. Nhiều người Nhật nói rằng, giữa cảnh hoang tàn, đói khát sau chiến tranh, họ tưởng chừng gục ngã. Nhưng vẻ đẹp rực rỡ của hoa anh đào lại tiếp cho họ thêm sức mạnh, và họ đồng lòng cùng nhau vực dậy một nước Nhật như ngày hôm nay. Người Nhật đã chứng minh cho thế giới rằng, nếu biết phát huy sức mạnh của từng cá nhân, biết liên kết vạn người như một thì sức sống mãnh liệt ấy sẽ trở thành tài sản vô cùng quý báu của bất kỳ quốc gia nào.
8
kokoro
Hoa anh đào đẹp đẽ như thế nhưng lại nở rồi tàn trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 1 tuần khiến nhiều người tiếc nuối. Chỉ cần 1 cơn gió thoảng qua là cánh hoa đã nhẹ nhàng lìa cành, vì vậy đối với người Nhật, hoa anh đào đồng nghĩa với bản chất mong manh, ngắn ngủi của vẻ đẹp thanh xuân và cuộc sống. Lúc hoa anh đào nở cũng là lúc sắc hoa vẫn còn tươi thắm. Vì lẽ đó nó đã trở thành biểu tượng của cái đẹp đối với bất cứ người Nhật nào.
Biểu tượng trong phong cách sống
Biểu tượng của một ý nghĩa sâu sắc
Hoa anh đào cũng thể hiện tính khiêm nhường trong giao tiếp của người Nhật. Truyền thống nước Nhật có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.
Hoa anh đào mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc, phản ánh trên toàn bộ văn hóa của người Nhật, từ trà đạo đến gốm sứ wabi sabi. Đời hoa ngắn ngủi nhắc người ta phải luôn trân trọng vẻ đẹp của tự nhiên.
Người Nhật rất chú trọng làm sao cho người đối thoại cảm thấy dễ chịu. Họ không bao giờ muốn làm phiền người khác bởi những cảm xúc riêng của mình, cho dù trong lòng họ đang có chuyện đau buồn nhưng khi giao tiếp với người khác họ vẫn mỉm cười. Đó chính là tính cách khiêm nhường như một bông hoa anh đào sẵn sàng rụng xuống dù đang ở độ xuân sắc nhất.
Hoa Anh Đào biểu trưng cho cuộc sống của con người: đối với người Nhật Bản, hoa Anh Đào đồng nghĩa với bản chất ngắn ngủi của cuộc sống. Hoa không héo như hoa hồng, có gắng bấu víu vào bầu hoa khi rụng xuống mà Anh Đào chỉ cần một cơn gió thoảng qua, cánh hoa sẽ nhẹ nhàng lìa cành. Loài hoa này nở rồi tàn ngay khi cánh hoa còn đương sắc nhất chẳng khác nào tuổi thanh xuân ngắn ngủi đã nhanh chóng qua đi.
kokoro
9
discovery
1 0 kokoro
FUJISAN Từ tâm thức đến nghệ thuật Bài: Internet - Ảnh: Internet
D
ù được ngợi ca trong thơ ca và hội họa Nhật Bản suốt nhiều thế kỷ nhưng Phú Sĩ chưa bao giờ là một cái đẹp của quá vãng. Sức sống vĩnh cửu của Phú Sĩ trong nền thơ ca và hội họa Nhật Bản được khơi nguồn bằng tình yêu và lòng tôn kính trong tiềm thức của người Nhật nối truyền qua nhiều thế hệ.
kokoro
11
Núi lửa hình thành cách đây hơn 600.000 năm Từ xa xưa, vẻ đẹp kỳ vĩ biến chuyển theo mùa của Phú Sĩ đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận trong thơ phú. Áng thơ cổ nhất về vẻ đẹp Phú Sĩ được sáng tác vào thế kỷ thứ 8, là đoản ca vịnh cảnh tuyết phủ đỉnh Phú Sĩ của Yamabe no Akahito (山 部赤人) nằm trong tuyển tập thơ cổ Vạn Diệp Tập (万葉集):
Trong thơ ca, Phú Sĩ không chỉ được khắc họa như một cái đẹp toàn bích của thiên nhiên mà còn là phần thân thuộc, giản dị của đời sống gắn với tâm tư con người. Trong ý thơ Yosa Buson, ngọn núi lại hiện diện như bất cứ hình hài thân thuộc nào của non nước quê nhà trong khung cảnh rất thế tục của những người hối hả đi phiên chợ cuối năm.
田子の浦ゆうち出でてみれば真白にぞ富士の高嶺 に雪は降りける
富士を見て通る人あり年の市
“Ngang vịnh Tago Trông đỉnh Phú Sĩ Tuyết trắng một màu” Bên cạnh bài đoản ca của Yamabe no Akahito, Phú Sĩ còn xuất hiện trong một bài trường ca (長 歌) chưa rõ danh tính tác giả, được sáng tác khi Phú Sĩ vẫn là ngọn núi lửa đang hoạt động: 燃ゆる火を 雪もち消ち 降る雪を 火もち消ちつつ “Lửa cháy, tuyết tan Tuyết rơi, lửa lại tàn” Dưới thời Edo, vẻ đẹp của cảnh sắc núi Phú Sĩ nở rộ trong thơ ca, trở thành chủ đề chính trong tác phẩm của những bậc thầy thơ Haiku điển hình như Matsuo Bashou: 霧しぐれ富士を見ぬ日ぞ面白き “Sương thu giấu Phú Sĩ Mắt tìm không thấy núi Núi vẫn làm lòng vui” (Matsuo Bashou)
1 2 kokoro
“Người đi phiên chợ cuối năm Tiện đường ngắm Phú Sĩ” Cùng với dòng văn học hàn lâm, Phú Sĩ còn xuất hiện trong áng văn học dân gian Taketori Monogatari (竹取物語) lý giải tên gọi núi Phú Sĩ từ câu chuyện tình yêu của một vị Thiên hoàng và nàng công chúa ống tre. Khi nàng công chúa trở về mặt trăng đã để lại cho Thiên hoàng thuốc bất tử. Thiên hoàng đau buồn cho binh lính đem thuốc đốt ở ngọn núi gần với trời nhất với hi vọng nàng công chúa sẽ thấu hiểu tình yêu của ngài. Tên gọi Fuji có nguồn gốc từ từ “bất tử” (fushi) hoặc Hán tự có nghĩa là 富士山 (Núi nhiều binh sĩ) bắt nguồn từ việc quân lính leo lên đỉnh núi để thực hiện lệnh của Thiên hoàng. Phú Sĩ còn là hình tượng gắn liền với cảm thức thời đại và nỗi buồn thế hệ sau thế chiến trong các tác phẩm văn học cận hiện đại. Những tác phẩm nổi bật đi cùng tên tuổi của các đại văn hào Nhật Bản, điển hình là tiểu thuyết Sanshiro của Natsume Soseki và truyện ngắn Một trăm cảnh núi Phú Sĩ của Dazai Osamu.
kokoro
13
festival
KODOMO NO HI Ngày thiếu nhi Nhật Bản
Nếu ở Việt Nam có ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 thì ở Nhật Bản, trẻ em cũng có một ngày lễ riêng, khi mà mọi nhà bắt đầu treo cờ cá chép bay phấp phới trong gió. Đó là ngày quốc lễ 5/5 - Ngày tết thiếu nhi (Kodomo no hi) là ngày cầu chúc cho tất cả trẻ em luôn được khỏe mạnh và hạnh phúc. Bài: Internet - Ảnh: Internet
1 4 kokoro
THỜI GIAN DIỄN RA
BIỂU TƯỢNG
Tết thiếu nhi ở Nhật Bản được gọi là Kodomo no hi, diễn ra vào ngày 5/5 hàng năm, là một trong những ngày Quốc lễ của Nhật và là một phần trong Tuần lễ vàng. Gọi là Tuần lễ vàng vì vào thời gian này ở Nhật có nhiều ngày lễ như Kỷ niệm Sinh nhật Nhật Hoàng (Showa no hi) 29/4, Kỷ niệm ngày thành lập Hiến Pháp (Kenpou Kinenbi) 3/5, Ngày Môi trường (Midori no hi) 4/5, và Ngày Tết thiếu nhi (Kodomo no hi) 5/5. Thời gian nghỉ của Tuần lễ vàng kéo dài từ 7 tới 10 ngày thực sự đã trở thành thời gian quý báu quây quần bên gia đình, cùng vui chơi bên lũ trẻ của người dân Nhật Bản trong cuộc sống hối hả ngày nay.
Ngày Tết thiếu nhi 5/5 gắn liền với hình ảnh cờ cá chép Koinobori đầy màu sắc bằng vải (trong tiếng Nhật, Koi nghĩa là cá chép, Nobori nghĩa là lá cờ, biểu ngữ) dài hơn 3m được treo trên các cột cao trước ban công hoặc ngoài sân nhà.
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA Ngày này trước kia được gọi là Tết Đoan Ngọ (tiếng Nhật là Tango no sekku), diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch. Sau khi Nhật Bản chuyển sang sử dụng Dương lịch, ngày này cũng được đổi sang ngày 5/5 Dương lịch. Tuy nhiên Tết Đoan Ngọ - 5/5 Âm lịch hiện nay vẫn là ngày lễ truyền thống ở các nước, khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Macau, Hàn Quốc và Việt Nam (dân gian ta còn gọi là Tết giết sâu bọ). Lúc trước ngày này cũng được xem là Ngày của các bé trai, trong khi Ngày của các bé gái (Hinamatsuri) được tổ chức vào ngày 3 tháng 3. Tuy nhiên ngày này đã trở thành lễ hội cho tất cả trẻ em trên toàn nước Nhật và được chính phủ Nhật công nhận là Quốc lễ vào năm 1948, đổi tên thành ngày Tết thiếu nhi (Kodomo no hi) để cầu chúc hạnh phúc cho tất cả trẻ em và thể hiện lòng biết ơn đến những người mẹ.
Nguồn gốc những lá cờ cá chép này xuất phát từ một truyền thuyết cổ xưa của Trung Quốc khi loài cá chép đã bơi vượt qua dòng sông Hoàng Hà hung dữ để hóa rồng. Vì thế, hình ảnh cá chép vượt vũ môn hóa rồng đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh, lòng dũng cảm vượt thác dữ, khó khăn để đạt được những thành công trong cuộc sống. Tục lệ treo cờ cá chép trong ngày Tết thiếu nhi của mỗi gia đình Nhật Bản cũng nhằm cầu mong cho các bé sự khỏe mạnh, thành công như cá chép vậy. Trong một số ngôi nhà, cá chép được treo tượng trưng cho mỗi thành viên trong gia đình, thông thường họ sẽ treo cá chép màu đen ở trên cùng tượng trưng cho người cha, tiếp đến là cá chép màu đỏ tượng trưng cho người mẹ, và cá chép màu xanh dương tượng trưng cho bé trai. Một số gia đình treo số lượng cá chép đủ theo số lượng thành viên gia đình mình, mỗi người một màu khác nhau nên rất rực rỡ, đặc biệt và đầy màu sắc.
kokoro
15
I n t e r v i e w
Hideaki Hamada Osaka - Japan - Photographer
Bà i: Internet - Ảnh: Internet
1 6 kokoro
people
H
ideaki Hamada là một nhiếp ảnh gia toàn thời gian hiện làm việc tại Osaka, Nhật Bản. Khi con trai đầu lòng của anh - Haru được sinh ra anh đã nhận thức được xu hướng chụp ảnh của mình và nó đã dần trở thành một phần quan trọng của cuộc đời anh. Mặc dù rất nhiều người biết về loạt bài của anh như "Haru và Mina, tài liệu về cuộc sống của hai đứa trẻ, anh cũng đã tham gia vào rất nhiều các dự án nhiếp ảnh khác cho các ấn phẩm như Kinfolk, Homeland China và The Big Issue Đài Loan. Tôi luôn bị thu hút bởi tác phẩm của Hideaki Hamada vì mỗi bức ảnh đều có cảm giác thật tự nhiên, ánh sáng đẹp và rất thơ mộng. Thông qua một khung ngắm, anh nắm bắt được sự đơn giản và kỳ diệu của cuộc sống hàng ngày, tạo ra những bức ảnh không bao giờ tạo ra cảm giác buồn chán được.
1
Bạn đã luôn luôn quan tâm đến nhiếp ảnh? Hay nó là thứ đến sau trong cuộc sống? Tôi đã bắt đầu chụp từ khi tôi còn học trung học. Một thời gian ngắn sau khi con trai lớn của tôi Haru được sinh ra, tôi đã trở nên ý thức hơn về nhiếp ảnh. Đặc biệt tác phẩm: “Haru và Mina” của tôi là những tài liệu ghi lại sự trưởng thành của chúng. Ngoài ra, tôi muốn chụp ảnh hai đứa để chúng có thể cảm nhận được một cái gì đó khi chúng lớn lên. Tôi nghĩ rằng những bức ảnh này sẽ như là những món quà tặng cho chúng trong tương lai.
2
Một trong những chủ đề ảnh chính và phổ biến nhất của anh là Haru và Mina, hai đứa con của mình. Anh nghĩ tại sao chúng truyền cảm hứng cho anh nhiều vậy và đã chiếm phần lớn trong những sản phẩm của anh cho đến nay? Các con tôi không chỉ là thiên thần đáng yêu bé nhỏ của tôi mà còn là một nhánh của bản thân tôi. Tôi có một cảm giác rất lạ khi nhìn vào chúng - như thể tôi đang xem bản thân sống lại cuộc sống của chính mình. Những gì tôi muốn trình bày là “cách sống” của chúng. Trẻ con luôn cho ta thấy nhiều hơn những gì ta mong đợi. Những cảm hứng cho nghệ thuật của tôi xuất phát từ những hành động như vậy.
3
Toàn bộ quá trình chụp ảnh có phải với anh là tự phát? Anh chủ yếu nắm bắt những khoảnh khắc xảy ra ngay trước mắt mình? Mặc dù tôi có đạo diễn một số shoot hình, nhưng hầu như tôi chụp ảnh của các con tôi một cách rất tự nhiên. Khi tôi chụp ảnh chúng điều quan trọng là duy trì một cái nhìn khách quan. Không quá gần, nhưng cũng không quá xa, như thể tôi đang quan sát chúng từ phía sau. Một cái gì đó gần giống với quan sát sơ bộ, tôi nghĩ vậy. Tuân thủ những quy
tắc này sẽ cho ra những bức ảnh chất lượng phổ quát. Tôi tin rằng tính phổ quát này là cần thiết để liên hệ cách sống của chúng với người khác. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ không nhận thấy nhiều thứ như vậy nếu tôi không phải cha của chúng.
4
Tôi không chắc đã có ai đã hỏi anh điều này trước đây chưa, nhưng tôi tự hỏi nếu con của anh có bao giờ trở nên cáu gắt khi anh cố gắng chụp chúng? Cả hai luôn có vẻ rất hạnh phúc ... Câu trả lời sẽ là tương tự như câu số 3. Chúng không cáu gắt vì tôi thường chụp chúng vào những lúc chúng sống vui vẻ và tự do như bao ngày khác. Nhưng chúng có hỏi những câu như “Bố chụp vẫn chưa xong hả?” khi tôi yêu cầu chúng di chuyển theo cách mà tôi có thể chụp được một bố cục nhất định. Sau đó tôi phải nói chuyện với chúng để kéo dài sự chịu đựng lâu hơn một chút bằng cách bảo: “Bố sẽ mua kẹo cho các con lát nữa nhé!”
5
Tôi tự hỏi chúng sẽ nghĩ gì khi chúng trưởng thành và nhìn lại tất cả những tấm ảnh đầy hoài niệm này. Anh có muốn khuyến khích những đứa trẻ của mình cũng học nhiếp ảnh ko? Thay vì ở đằng trước ống kính, mà là đứng đằng sau nó? Có vẻ như chính bản thân chúng cũng rất thích chụp ảnh. Thực ra, con trai lớn của tôi Haru có một tài khoản Instagram (@haruhamada), nơi nó thường xuyên tải lên những tấm hình nó tự chụp. Tôi cũng khuyến khích nó sử dụng máy ảnh phim cũng như iPhone bởi tôi tin rằng, khi nó chụp nhiều đến một mức nào đó nó sẽ có cái cảm xúc rất riêng biệt mà nó cần sau này. Và điều làm tôi rất ngạc nhiên đó là, Haru mới có tám tuổi mà đã nhận thức đầy đủ về cái cách những hình ảnh của mình được chia sẻ bởi cộng đồng trên toàn thế giới và cách mà họ đón nhận chúng. Đó là điều không tưởng với tôi hồi còn bé. Ngoài ra, tôi luôn ngạc nhiên bởi những quan điểm và ý kiến của trẻ em, và tôi thực sự học được rất nhiều từ chúng.
“Tôi hy vọng sẽ chia sẻ thông qua những bức ảnh như những kỷ niệm và cảm xúc mà tất cả chúng ta đều có chung”
kokoro
17
1 8 kokoro
kokoro
19
Kyoto
Các điểm thăm quan không thể bỏ qua Bài: Internet - Ảnh: Internet
Bạn có thể biết được nhiều điều về Nhật Bản nhưng bạn sẽ không thể không nhớ đến cố đô Kyoto. Đây là một thành phố cổ kính với những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản cùng với những chùa chiền lâu đài đẹp miễn chê. Nếu như chọn lựa đi du lịch ở đâu tại Nhật, mình khẳng định sẽ luôn ưu tiên chọn Kyoto làm điểm đến hàng đầu. Nào, giờ cùng xem cố đô Kyoto – di sản văn hóa thế giới được UNESSCO công nhận có gì hấp dẫn chúng ta nhé.
2 0 kokoro
travel
kokoro
21
RỪNG TRE SAGANO Rừng tre Sagano nằm ở quận Arashiyama – phía Tây Bắc Kyoto, là một trong những cảnh sắc thiên nhiên đẹp nhất ở Nhật Bản. Sagano không chỉ thu hút du khách vì vẻ đẹp hoành tráng của những rặng tre bạt ngàn thẳng tắp mà còn vì âm thanh của tiếng gió thổi qua những thân tre tạo nên những bản nhạc thiên nhiên du dương.
2 2 kokoro
ĐỀN TENRYU JI Bao bọc khuôn viên chùa là khu vườn Sogen Chiteien xinh đẹp. Đặc biệt vào mùa thu, khu vườn càng trở nên cuốn hút bởi sắc đỏ lãng mạn của lá phong. Điểm nổi bật của Chùa Tenyu Ji là trần nhà có bức họa “Vân Long Đồ” do họa sĩ tài ba Kayama Hatazo vẽ vào năm 1997.
kokoro
23
GION Gion là một quận của Geisha nổi tiếng nhất Kyoto, có bề dày lịch sử khá lâu đời. Đến Gion, bạn sẽ được tận mắt chứng kiến các geisha mặt trắng toát, môi đỏ tươi, uyển chuyển trong kimono truyền thống, rảo bước chậm rãi trên đường. Đi dọc các con phố chính, bạn dễ dàng bắt gặp các ochayas (phòng trà nơi các Geisha thư giãn), nhà hàng và khu mua sắm. Giá cả nhà hàng ở đây khá cao. Do đó, cách tốt nhất là các bạn chỉ nên thưởng lãm không gian nơi đây mà thôi, còn dùng bữa nên cân nhắc ở những nơi khác.
2 4 kokoro
FUSHIMI INARI Fushimi-Inari-taisha là đền thờ đứng đầu trong số 3 vạn đền thờ Inari-jinja trên toàn quốc, nó còn thường được gọi với tên gọi thân thuộc là Oinari-san. Tương truyền rằng ngôi đền này được xây dựng vào năm 711. Khu thánh địa rộng khoảng 870.000m2, có trung tâm là núi Inari-yama. Đền thờ Fushimi-Inari-taisha nổi tiếng với đường hầm “Zenbon Torii” với rất nhiều cổng Torii màu đỏ son nằm trong khuôn viên chùa.
kokoro
25
discovery
Torii Khám phá cổng trời thiêng liêng
Một cánh cổng, một biểu tượng truyền thống của Nhật Bản, thường được tìm thấy ở lối vào của các đền thờ Thần Đạo, đó chính là cổng Torii. Torii được coi là nơi chuyển tiếp giữa vùng đất linh thiêng của thần thánh và thế giới phàm tục của con người. Bài: Internet - Ảnh: Internet
T
orii (鳥居) (Điểu cư) là một loại cổng truyền thống của Nhật Bản, thường được thấy ở lối vào hoặc trong đền thờ Thần đạo, nơi chúng là vật được đánh dấu cho sự chuyển đổi từ những gì mang tính trần tục đến nơi thiêng liêng. Sự hiện diện của cổng torii tại lối vào là cách thường thấy nhất để nhận dạng đền thờ Thần đạo, một biểu tượng torii nhỏ cũng đại diện cho một đền thờ khi địa điểm được in trên bản đồ. Tuy nhiên, nó cũng được thấy phổ biến tại các ngôi chùa tại Nhật Bản, là nơi mà torii được xây tại lối vào của các ngôi đền - được gọi là trấn thủ xã (鎮 守社 chinjusha) - và thường rất nhỏ. Sự xuất hiện đầu tiên của torii có thể được xác định chính xác nhất ít nhất ở giữa Thời kỳ Heian, vì chúng được đề cập đến trong một văn bản viết vào năm 922. Cổng torii bằng đá xưa nhất còn tồn tại được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 nằm ở Đền Hachiman thuộc tỉnh Yamagata. Cổng torii bằng gỗ xưa nhất là một cổng ryõbu torii (両部鳥居) (lạng bộ điểu cư) tại một đền thờ ở tỉnh Yamanashi, được xây dựng vào năm 1535. Theo truyền thống thì torii được làm từ gỗ hoặc đá, nhưng hiện nay nó cũng có thể được làm bằng bê tông, đồng, thép không gỉ hoặc các loại vật liệu khác. Chúng thường được sơn hoặc không sơn đỏ với một cây ngang ở phía trên. Đền thờ thần Inari là thần xã điển hình
2 6 kokoro
với hàng loạt torii vì có những người khách viếng thành công trong kinh doanh đã tặng torii cho thần Inari, kami tượng trưng cho sự sinh sôi và sự chuyên cần, như một cử chỉ của lòng biết ơn. Fushimi Inari-taisha tại Kyoto có cả ngàn điểu cư, mỗi cổng đều có tên người tặng ở trên nó. Từ torii trong tiếng Nhật có thể có nguồn gốc từ từ trong tiếng Ấn Độ cổ Torana, từ này cũng là nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, bài phường. Chức năng của torii là để đánh dấu lối vào của một chốn linh thiêng. Cũng vì lẽ đó mà con đường dẫn vào đền thờ Thần đạo được gọi là sando (參道)(tham đạo), luôn được mở rộng ra bởi một hoặc nhiều torii, đó cũng là cách dễ nhất để phân biệt một ngôi đền với một ngôi chùa. Nếu sando đi qua nhiều torii thì cái ở ngoài gọi là ichi no torii (一之鳥居)(nhất chi điểu cư). Các cổng tiếp theo gần ngôi đền hơn, theo thứ tự, ni no torii (二之鳥居)(nhị chi điểu cư) và san no torii (三の鳥居)(tam chi điểu cư). Các torii khác nằm xa ngôi đền hơn đại diện cho mức độ nâng cao sự thiêng liêng của cổng gần honden (本殿)(bổn điện). Cũng nhờ mối quan hệ vững chắc giừa đền thờ Thần đạo và Hoàng thất Nhật Bản, nên một cổng torii luôn đứng trước lăng mộ của mỗi hoàng đế.
kokoro
27
2 8 kokoro
“Lối vào của sự linh thiêng” Nói về nguồn gốc của chữ “Torii”, có giả thuyết cho rằng Torii được xây dựng để cho chim về đậu do ẩn ý của 2 chữ kanji (鳥 tori: chim; 居 i: nơi chốn). Đó là bởi vì theo Thần Đạo, chim được cho là đối tượng truyền thông điệp của thần linh. Giả thuyết thứ hai lại bắt nguồn từ thuật ngữ tõri-iru (通り入る: thông qua và được bước vào). Ở Nhật Bản, những người làm ăn thành công thường quyên tặng xây dựng Torii nhằm thể hiện lòng biết ơn. Chính vì vậy ở Nhật có rất nhiều Torii. Ví dụ đền thờ Fushimi Inari ở Kyoto có hàng ngàn Torii như thế. Ở Nhật Bản, Torii là dấu hiệu chỉ lối vào nơi linh thiêng. Đi dưới các Torii chính là đang đi trên con đường viếng thăm thần linh. Vì thế khi đi dưới Torii, phải rửa tay thật sạch và ngậm nước trong miệng – hành động này biểu hiện sự thanh sạch và thánh hóa trước khi tiếp cận thần linh để cầu nguyện. Chính vì lý do này mà một người nếu ở trạng thái không “sạch” sẽ không được phép vào đền thờ cầu nguyện. Ví dụ về sự “không sạch” đó là những phụ nữ đang trong giai đoạn kinh nguyệt hay những người mà trong nhà có tang. Đối với những người mà trong nhà có tang thì họ được phép đến các đền thờ Phật giáo thay vì Thần Đạo để cầu nguyện trong 1 năm thậm chí cả việc đến đền thờ Thần Đạo trong dịp đầu năm mới (初詣) thì cũng không được phép. Cấu trúc cơ bản của Torii gồm 2 cột thẳng đứng, 2 thanh ngang đóng sát nhau ở trên đỉnh lần lượt là 笠木(kasaghi) và 島 木(shimaghi), phía dưới nữa là 1 thanh ngang 貫 (nuki), Torii thường được sơn
màu đỏ son. Một số Torii còn có những tấm bảng viết chữ được đóng ở giữa. Theo truyền thống, Torii được dựng từ gỗ hay đá, nhưng hiện nay người ta bắt đầu dùng các loại vật liệu khác như thép và thậm chí là thép không gỉ. Mê tín liên quan đến Torii: người ta tin rằng khi ném đá, nếu hòn đá đậu lại trên torii thì mọi ước nguyện của bạn đều trở thành sự thật. Phân loại: về cơ bản Torii có 2 loại 神明 鳥居(shinmeitorii) và 明神鳥居(myoujintori). Tuy nhiên phần nhiều tùy theo sở thích của người xây dựng mà Torii cũng rất sẽ trở nên đa dạng. Cổng thiêng Itsukushima được dựng để dành riêng cho ba người con gái của Susano-o no Mikoto - vị thần Shinto của biển và gió bão. Xưa kia, toàn bộ hòn đảo được coi là nơi linh thiêng nên không có dân thường nào được phép đặt chân lên đây. Chính vì vậy, cổng Torii được dựng trên mặt nước để cho những người hành hương đi qua trước khi lên đảo. Người ta cho rằng làm như vậy thì thường dân đã được cho phép bước vào cõi thiêng của các vị thần linh mà không bị trừng phạt. Ngoài ra, để giữ được sự thanh tịnh cho ngôi đền, từ năm 1878, tất cả các trường hợp tử vong hay sinh nở quanh khu vực này đều bị cấm. Thậm chí phụ nữ mang thai sắp đến ngày lâm bồn và người già ốm yếu cũng không được phép đến đây.
kokoro
29
festival
3 0 kokoro
Gion Lễ hội được giữ gìn qua năm tháng Bài: Internet - Ảnh: Internet
Đã từ lâu, Kyoto là vùng đất phải chịu nhiều thiên tai như động đất, lũ lụt, hỏa hoạn và dịch bệnh triền miên. Người Nhật tin rằng việc tổ chức lễ hội có thể cầu xin các vị phần phù hộ tránh khỏi thiên tai, giữ cho tinh thần được thanh thản, tránh mọi sợ hãi và phiền muộn. Lễ hội Gion được ra đời với lý do đó.
LỊCH SỬ LÂU ĐỜI CỦA LỄ HỘI GION
LỄ DIỄU HÀNH CÔNG PHU
Thường được gọi là “Gion-san”, lễ hội Gion được tổ chức tại đền Yasaka, Kyoto là một trong ba lễ hội lớn nhất tại Nhật Bản. Lễ hội diễn ra từ ngày 01/07 đến 31/07, kéo dài suốt một tháng với rất nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút rất nhiều du khách tham quan, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế du lịch ở Kyoto.
Một trong những nét văn hóa độc đáo của Lễ hội Gion chính là hoạt động lễ diễu hành Yamaboko Yunko được tổ chức vào ngày 17/07. Sẽ là một sự thiếu sót nếu nói đến lễ diễu hành mà không nói đến hai loại kiệu dùng trong buổi diễu hành này. Hai loại kiệu này chính là Hoko và Yama. Với cách lắp ráp, trang trí bằng nhiều món đồ thủ công tinh xảo cùng nhiều đồ vật mang đậm nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản, chiếc kiệu như một tác phẩm văn hóa đặc sắc được người dân bảo vệ và lưu giữ đến ngày nay.
Lễ hội Gion bắt đầu được tổ chức thường niên từ năm 970. Vào thời nội chiến Onin (1467-1477), lễ hội từng bị tạm ngưng những 33 năm và được đưa trở lại từ năm 1500. Đền Yasaka, cái nôi của lễ hội Gion, nằm ở phía đông thành phố Kyoto, vốn là một trong những thắng cảnh đẹp và nổi tiếng nhất của Kyoto cùng với chùa Vàng, chùa Bạc… Nơi đây thờ 3 vị thần của Thần đạo là Susanoo-no-mikoto, Kushiinadahime-no-mikoto và Yahashira-no-mikogami. Đền được bắt đầu xây dựng từ năm 656 và trở thành đối tượng được sự bảo trợ của Hoàng gia trong suốt thời kỳ Heian.
Hoko là loại kiệu hai tầng, trọng lượng khoảng từ 7 – 9 tấn (có khi lên đến 12 tấn), chiều cao lên đến 25 mét, kiệu có 4 bánh xe, đường kính khoảng 1,9 mét. Để di chuyển kiệu khổng lồ này, người ta cần đến 40 – 50 người kéo kiệu gọi là Hikiko, 4 người ngồi trên mái của kiệu để kiểm soát di chuyển gọi là Yanekata, 2 người đứng trước hô khẩu hiệu gọi là Ondori, ngoài ra tầng hai còn có đến 35 – 40 người đứng trên kiệu chơi nhạc cụ để lễ hội thêm phần khí thế. Khác với Hoko, kiệu Yama nhỏ hơn. Kiệu Yama
kokoro
31
được 14 - 24 người vác trên vai, tùy theo vật liệu, đồ trang trí trên kiệu như búp bê, dù giấy, cây trừ tà… mà kiệu có trọng lượng khác nhau, thường là vào khoảng từ 0,5 – 1 tấn. Buổi diễu hành sẽ có tất cả 32 kiệu, trong đó có 23 kiệu Yama và 9 kiệu Hoko. Chắc hẳn bạn sẽ phải trầm trồ về mức độ đầu tư của người dân tham gia lễ hội cũng như số lượng người tham gia buổi diễu hành này.
CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG PHÚ Ngoài lễ diễu hành Yamaboko Yunko, lễ hội Gion còn có rất nhiều hoạt động chuẩn bị, vui chơi, hội họp rất phong phú như Omukae-Chochin (nghi lễ đám rước được tổ chức để chào đón các Mikoshi – đền thờ di động), Mikoshi-Arai (nghi thức thanh tẩy Mikoshi), Lễ dựng kiệu Hoko và Yama, Gion Bayashi (các buổi lễ thử kéo kiệu Hoko và Yama)… Trong đó, nổi bật là 3 đêm trước lễ diễu hành (Yoiyama), gồm ngày 14 - Yoiyoiyoiyama, ngày 15 - Yoiyoiyama và ngày 16 - Yoiyama.
3 2 kokoro
Trong những ngày này, khu vực thương mại của Kyoto sẽ được dành riêng cho người đi bộ với một dãy phố dài gồm các quầy hàng bán thức ăn truyền thống của Nhật Bản như Yakitori (gà xiên nướng), Taiyaki (bánh cá nướng), Takoyaki (bạch tuộc viên), Okonomiyaki (bánh xèo Nhật Bản) và rất nhiều loại bánh ngọt đặc sắc khác. Bên cạnh đó, các buổi biểu diễn kịch Kyogen, nghi thức cắt dây, múa trừ tà Iwami Kagura, triển lãm các bảo vật gia truyền của người dân địa phương cũng được tổ chức. Như một hình thức gìn giữ truyền thống văn hóa, lễ hội Gion ở Kyoto đã trở thành một lễ hội cực quan trọng của người Nhật Bản. Mục đích ban đầu của lễ hội là cầu xin thần linh để tránh thiên tai, bệnh dịch và mãi đến ngày nay, mục đích này cũng không thay đổi. Lễ hội Gion ở Kyoto và rất nhiều lễ hội khác ở Nhật Bản là những nét đẹp văn hóa được lưu giữ, trân trọng và còn mãi với thời gian. Nếu có cơ hội đến Nhật vào dịp này, đừng quên ghé thăm Kyoto, hẳn bạn sẽ có những trải nghiệm tuyệt vời với lễ hội Gion đấy.
kokoro
33
culture
3 4 kokoro
Kimono Vẻ đẹp Kimono
Bài: Internet - Ảnh: Internet
B
uổi sáng ở Tokyo thật lạnh mát. Đêm hôm trước, tôi đến Nhật quá trễ nhưng sáng nay vẫn hăm hở dậy thật sớm. Sớm hơn cả mặt trời ở xứ Mặt trời mọc. Đã nghe tiếng rì rầm của đường phố dưới kia. Khu Ikebukuro tôi ở, nhà cao tầng không chất ngất như ở khu Shinjuku nên có thể thấy quang cảnh một góc phố nếu ở trên lầu cao. Đã lác đác người đi qua lại trên phố. Đàn ông Nhật có lẽ hơn 80 phần trăm bận com-ple khi ra đường. Và các cô gái – khá giống trong các truyện tranh Nhật – mặc váy ngắn khoe đôi chân dài mang giày ống cao. Mái tóc đen của họ che một phần da mặt trắng tuyết. Nước da chỉ có dân châu Á xứ lạnh mới có được. Mãi hai ngày sau, tôi mới tìm thấy được thứ mình muốn thấy. Đó là bộ áo Kimono. Trong ánh nắng thu buổi sáng ở công viên Viện Bảo tàng Hara, hai thiếu phụ chậm rãi đi trên con đường vào công viên. Bộ Kimono họ mặc trên người giản dị hơn áo các cô người mẫu trên lịch. Nhưng vẫn là vẻ đẹp ấy, kín đáo và mềm mại, cung cách nhưng không cứng nhắc trong dáng đi khoan thai của họ. Hình ảnh ấy – sau này tôi còn thấy nhiều lần – mang đến cho tôi những ấn tượng đầu tiên. Hình ảnh nước Nhật cổ xưa vẫn còn đó … một xã hội Nhật truyền thống, e lệ và kín đáo, trầm mặc và hãy tự soi rọi mình. Nước Nhật của các Shôgun, Samurai và Trà đạo. Nước Nhật với các thiếu nữ ngồi xếp chân, thấp thoáng sau chiếc cửa gỗ dán giấy… Tương phản với nước Nhật hiện đại đang bao quanh tôi.
kokoro
35
So với chiếc áo dài Việt Nam khá phổ biến mặc đi làm, đi chơi, đi học …Có lẽ chiếc Kimono ít phổ biến hơn trong xã hội Nhật Bản hiện nay. Đối với người nước ngoài đến Nhật, mỗi lần nó xuất hiện lại là một điểm nhấn. Trong ga điện ngầm, giữa bao người mặc Âu phục, vẫn thấy vài cặp vợ chồng mặc Kimono, đi lại tự nhiên hoặc lên tàu điện ngầm…Và nếu may mắn được chứng kiến một đám cưới, còn dễ thấy bộ Kimono nhiều hơn. Anh A., một Việt kiểu sống 15 năm ở Nhật cho biết trong ngày Lễ Thành nhân (15 tháng 1), bạn sẽ thấy nhiều cô gái trẻ bận bộ trang phục này trên đường phố. Có thể biết chắc đó là các cô đang tuổi 20, tuổi được xem là đủ độ trưởng thành. Trong đám cưới, lễ tiệc, Kimono không bị xem như áo dài khăn đóng của đàn ông xứ ta, không bị xem là lạc hậu. Các bà đứng tuổi vẫn thích mặc Kimono để thấy mình là quí phái, sang trọng. Kimono như mốt thời trang có thể sánh ngang nếu không muốn nói là sang hơn các loại soa-rê, đầm của Tây phương. Kimono vẫn có giá trị, hơn nữa là có giá trị rất lớn trong cái nhìn của người Nhật. Họ không giấu vẻ tự hào về nó. Riêng đối với người nước ngoài, mua quà tặng không có hình ảnh núi Phú Sĩ hay Kimono thì coi như chưa đến Nhật.
3 6 kokoro
Thế nhưng tại sao Kimono không còn phổ biến so với trước đây? Bạn thử hình dung đang đi trên đường phố Tokyo hay Osaka. Ở lòng đường xe cộ lao vun vút. Trên hè phố, dưới ga điện ngầm, rất đông người đi bộ qua lại. Nhiều người, trong đó có rất đông các cô gái trẻ, chạy đều như đang dự thi Marathon. Chân chạy, nét mặt họ vẫn bình thản. Họ cần phải bắt kịp chuyến tàu điện kế tiếp cho kịp giờ đến công ty, cơ quan. Buổi chiều trong giờ tan sở, tàu điện đông kinh khủng. Phải có những nhân viên chuyên đẩy hành khách vào toa tàu đang nghẹt cứng. Từ 1945 đến nay, nước Nhật lao động dữ dội để phát triền lấy đâu ra chỗ cho chiếc Kimono? Và còn những lý do khác. Cô bạn Asako bảo tôi: “Nó không phổ biến vì nhiều lý do. Công mặc không rẻ. Mỗi lần mặc phải trả số tiền tương đương 150 đô la Mỹ. Phải tốn cả tiền làm tóc. Khi mặc vào người, nó chật khít nên khó di chuyển. Vì may bằng tơ tằm, nó rất đắt”. Chính vì vậy, trong buổi Party cuối cùng trước khi về nước, tôi không được thấy cô gái Nhật nào mặc Kimono. Sau này Asako giải thích: “Hôm đó không phải là ngày nghỉ. Rời khỏi cơ quan, chúng tôi chỉ có một thời gian ngắn để chuẩn bị đi dự Party. Anh biết không, phải mất cả hai giờ để
mình một chiếc Kimono truyền thống.
mặc nó…Phải nhờ thợ mặc áo chuyên nghiệp. Những người ấy đã học xong khóa huấn luyện 3 tháng về cách mặc loại áo này…” Tôi nghe nói rằng Kimono có tới 12 lớp chồng chất bên nhau, chưa kể nội y. Vài người phương Tây cảm thấy như vậy là “ướp xác bằng vải” (?!). Và cả chiếc dây nịt Obi khi thắt vào hay mở ra rất phức tạp. Giải thích về chiếc áo của dân tộc mình, nhà văn Tanizaki cho rằng: “Tổ tiên chúng tôi coi người phụ nữ như một sinh vật không thể tách rời khỏi bóng tối, giống như những vật bằng sơn mài có bột vàng hoặc cẩn xà cừ và họ cố làm cho người phụ nữ chìm đắm hoàn toàn vào bóng tối, vì vậy mới có tay áo, đuôi áo dài thật dài che kín tay chân, để cho phần duy nhất thấy được, tức là đầu và cổ nổi bật lên …” Đó chính là nét hấp dẫn kỳ lạ của Kimono. Cảm nhận riêng của anh A. : “Kimono kín đáo như gói bên trong một điều gì đó ta muốn tìm hiểu. Áo dài Việt Nam tuyệt đẹp và gợi cảm, khi ngắm nhìn ta cảm thấy có điều gì ấm ức. Kimono lại không kêu gọi sự ấm ức đó. Nó rất kín đáo, buộc người ta phải tôn trọng e dè …”. Chính vì vậy, theo anh, chiếc Kimono lại gợi nhiều tưởng tượng hơn. Cái gì gói kín quá, chỉ hơi mở một tí đã thấy nhiều. Tranh xưa vẽ cô gái Phù Tang thò chút cánh tay trần, hay chiếc cổ áo hơi trễ đã thấy lộ liễu. Theo đúng tinh thần người Nhật, vài đường nét cũng đủ tượng trưng. Áo Kimono có vạt áo trái xếp lên vạt phải và
「
Cho dù ngày nay người Nhật không mặc áo 「 Kimono thường xuyên, các cô gái vẫn giữ cho
trùm lên một chiếc áo lót có cổ áo gọi là Han eri tháo ra được. Tất cả được nịt lại ở eo bằng dây thắt lưng (Obi) dài từ 3 đến 4 mét và được cột ở phía sau cùng với chiếc gối đệm. Người mặc Kimono phải có một bộ tóc đẹp và cầu kỳ được làm một cách công phu từ tay những người thợ chuyên nghiệp. Kimono được thực hiện rất công phu, qua nhiều khâu từ dệt, nhuộm, in, vẽ, thêu và cuối cùng khâu thành áo. Nguyên liệu để dệt vải là lụa tơ tằm Nhật không bị úa vàng và giữ được màu sắc rất tốt. Bất kỳ một bộ Kimono nào (trừ loại dành cho trẻ em) đều tốn 12 mét vải, khổ rộng 39cm. Các họa tiết, màu sắc trên chiếc Kimono được các nghệ nhân tài hoa thể hiện rất tỉ mỉ, đầy tính nghệ thuật và phù hợp với từng mùa, từng dịp lễ trong năm. Cho dù ngày nay người Nhật không mặc áo Kimono thường xuyên, các cô gái vẫn giữ cho mình một chiếc Kimono truyền thống. Ở cố đô Kyoto, người viết thấy nhiều phụ nữ mặc Kimono hơn cả. Ở đâu cũng vậy, có lẽ người dân cố đô khéo giữ truyền thống dân tộc nhất. Trong các gia đình, bà mẹ chắt chiu chiếc áo của mình (đã được hưởng thụ từ mẹ của bà) rồi tặng cho con gái. Anh A. cho biết giá một chiếc Kimono thấp nhất ở Nhật cũng đã 1500 đô Mỹ cho đến … vô giá. Nhân kỷ niệm 1200 năm thành lập Kyokokoro
37
Nếu có dịp đến Nhật, được thấy cô gái Nhật bới đầu cao mặc chiếc áo huyền thoại này, đi lướt chân trên đất tựa như thiên nga lướt trên mặt hồ, bạn dễ ngỡ rằng mình đang lạc vào một bức tranh.
to, người ta biết có bộ lên tới 200 ngàn đô la, đã được thực hiện suốt hai năm ròng… Và tất nhiên, chỉ có các nhà sưu tập Kimono cỡ bự mới mua nổi. Cô bạn Asako cho biết chiếc Kimono của cô độ 5000 đô la (lương trung bình ở Nhật là 3 ngàn đô) và chiếc thắt lưng Obi do mẹ cô truyền lại. Tất nhiên trên đây là các loại đúng tiêu chuẩn. Các loại rẻ hơn, dễ mặc hơn, được làm từ các xí nghiệp ở Việt Nam hay Trung Quốc rồi nhập khẩu vào Nhật Bản.
chiếc Kimono của chính cô”. Và cứ thế, Kimono truyền qua bao thế hệ phụ nư, luôn óng ả, kiêu sa, rất đặc trưng Nhật Bản, không thể lẫn vào đâu được.
Có lẽ cũng nên biết lịch mặc chiếc áo này ở Nhật: Ngày Tết (gantan), nhiều người Nhật mặc Kimono đến đền thờ. Ngày 15 tháng 1, lễ thành nhân của các cô gái 20 tuổi. Ngày 15 tháng 11 dương lịch, các bé gái lên 3, lên 7, bé trai lên 5 mặc Kimono đến đền thờ. Trong hơi thu lạnh mát, thật thích thú khi nhìn một bé gái Nhật Bản má đỏ hồng xúng xính trong chiếc áo mỹ miều này. Ngoài các đám cưới, lễ tết, người ta cũng mặc Kimono khi biểu diễn võ thuật (áo có cải tiến chút ít) và khi đến dự tiệc trà …
<Ghi chép trong sổ tay>
Và khi ngày lễ tết đã qua, các cô gái, các thiếu phụ đem cất chiếc Kimono quý giá. Nhà nào khá giả lại có nhiều Kimono (mười chiếc đã là nhiều), cố sắm cho được chiếc tủ bằng gỗ đồng (Kiri) trị giá khoảng 10 nghìn đô la. Nhìn bên ngoài, chiếc tủ ấy giống như chiếc tủ bình thường, có mùi hương thoảng nhẹ. Nhưng chỉ có tủ gỗ đồng mới giữ được bộ Kimono không bị biến dạng, khô cứng trong thời tiết khắc nghiệt trên đất đảo với mùa hè ẩm ướt, mùa đông khô qua mức… Ông Imamura Nobukatsu, nguyên là tùy viên văn hóa Tổng lãnh sự Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh kể thêm: “Ngày xưa nhà nào vừa sinh con gái liền trồng bên nhà cây Kiri để khi cô gái lớn lên, cây này sẽ được hạ xuống, lấy gỗ đóng tủ để cất giữ
3 8 kokoro
Nếu có dịp đến Nhật, được thấy cô gái Nhật bới đầu cao mặc chiếc áo huyền thoại này, đi lướt chân trên đất tựa như thiên nga lướt trên mặt hồ bạn dễ ngỡ rằng mình đang lạc vào một bức tranh.
Kimono được phụ nữ sử dụng không phải để thể hiện mà là dấu đi những đường nét thiên nhiên của mình. Thắt lưng rộng bản cùng với chiếc nơ trên lưng được buộc cao hơn eo làm cho cô gái Nhật bằng phẳng phía trước và gù ở đằng sau lưng. Cô gái Nhật có thể đi dạo phố trong bộ đồ Kimono của bà cố mình. Và bộ đồ đó chẳng ai coi là lạc hậu và không mốt, hơn nữa nó lại còn rất hợp nếu như cô gái cao hơn một cái đầu và mảnh mai hơn người chủ cũ của nó… Vạt áo không được cài lại bằng cúc mà là khép lại, Kimono bao giờ cũng dài cho nên mỗi khi mặc cô gái lại như mặc đồ mới. Không những hình dáng bên ngoài mà cả cách cư xử của người phụ nữ Nhật phụ thuộc vào cách ăn mặc của họ. Trong bộ Kimono, người phụ nữ Nhật bao giờ cũng tuân thủ theo những luật cư xử cổ điển. Còn trong bộ đồ hiện đại, họ chỉ tuân thủ theo lối cũ trong những lúc long trọng … (Vladimir Ovchinnikov - Cành Sakura)
kokoro
39
travel
Osaka Những điểm đến hấp dẫn
Bài: Internet - Ảnh: Internet
4 0 kokoro
Dù mang nét văn hóa độc đáo như thế nhưng Osaka lại là một đô thị sầm uất đứng thứ hai Nhật Bản, chỉ sau Tokyo.
Osaka là một thành phố lớn cách Tokyo khoảng 400km. Từ Tokyo các bạn có thể di chuyển bằng Shinkansen khoảng 1 tiếng 30 phút, đây là thành phố tiêu biểu của vùng Kansai.
Ngày nay, Osaka thu hút du khách bởi các món ăn ngon đặc thù của Osaka như takoyaki, okonomiyaki, teppanyaki,...và các điểm thăm quan như lâu đài Osaka, con phố Dotonbori,...
Tokyo đắt đỏ và sành điệu hơn, nhưng lại bận rộn và tập trung nhiều vào công việc, có ít thời gian để hưởng thụ cuộc sống. Trong khi đó, người Osaka lại làm những điều này tốt hơn.
Cách di chuyển từ Tokyo đến Osaka thuận tiện nhất là Shinkansen. Từ ga JR Tokyo đến ga JR ShinOsaka khoảng 2 giờ 30 phút, mức phí khoảng 15,000 Yên. Shinkansen cũng ít rung lắc hơn, ghế ngồi cũng khá đẹp nên các bạn có thể di chuyển khá thoải mái. Thời gian di chuyển cũng ngắn hơn so với các phương tiện khác.
Người dân Osaka rất cởi mở và thân thiện, bạn có thể dễ dang bắt chuyện hay kết bạn với bất kỳ ai. Không những thế nét phóng khoáng và “ăn chơi” cũng ghi đậm dấu ấn trong mỗi du khách, dù theo một cách bình dị và gần gũi chứ không quá “sang chảnh”. Cần nói thêm rằng chi phí sinh hoạt ở Osaka cũng phải chăng, rẻ hơn 26% so với Tokyo. Osaka phát triển thành 1 trong những đô thị lớn như ngày nay từ cách đây khoảng 500 năm trước. Võ sĩ đạo của Nhật Bản Toyotomi Hideyoshi đã xây lâu đài ở vùng đất này, lấy Osaka làm cứ điểm để phát triển văn hoá, lưu thông. Đây là đại đô thị lớn thứ 2 sau Tokyo. Xét về mặt ẩm thực, Osaka rất phát triển và còn được mệnh danh là “Nhà bếp quốc dân”. Đây là nơi tập trung các món ăn ngon của các địa phương trên cả nước.
Osaka có đầy đủ phương tiện giao thông công cộng vì vậy các bạn có thể di chuyển đến các địa điểm thăm quan bằng tàu điện, tàu điện ngầm, xe buýt,...Tại các ga chính có rất nhiều tuyến tàu chạy qua, vì vậy các bạn nên tìm hiểu kỹ trước về cách đi đến các địa điểm muốn đến. Osaka có thể chia thành các khu vực chính như khu vực phía Bắc với khu phố sầm uất nhất Osaka, khu vực phía Nam với nhiều địa điểm vui chơi và cửa hàng ăn uống,... Bạn có thể tới Osaka bất kì mùa nào trong năm đều rất đẹp. Sau đây là một số địa điểm bạn nên thăm quan nếu có dịp đến với Osaka.
kokoro
41
Osaka Castle Lâu đài Osaka được xem là biểu tượng của Osaka. Tenshukaku được phục dựng lại như ngày nay vào năm 1931 nhờ sự hỗ trợ của người dân thành phố Osaka. Trong suốt 1 năm lâu đài còn được thắp điện sáng vài lần vào các sự kiện ví dụ như mùa hoa anh đào,...Chi tiết các bạn có thể xem thêm tại bài viết “Lâu đài sáng lấp lánh huyền ảo! Tản bộ ở công viên lâu đài buổi tối”. Địa chỉ: 1-1 Osakajo, quận Chuo, thành phố Osaka Trang web: http://www.osakacastle.net/
4 2 kokoro
Tsutenkaku Tsutenkaku là đài quan sát có độ cao 103m. Ở đây có thể quan sát toàn thành phố Osaka. Các bạn có thể ngắm nhìn phong cảnh tại tầng viễn vọng, ngoài ra còn có thể nghỉ ngơi thư giãn ở quán cafe. Đặc sản “Tsutenkaku Parfait” là món ngọt chỉ có thể thưởng thức tại đây. Địa chỉ: 1-18-6 Ebisu Higashi, quận Naniwaku, thành phố Osaka Trang web: http://www.tsutenkaku.co.jp/
kokoro
43
Midosuji Midosuji là con đường cắt ngang khu trung tâm thành phố Osaka theo hướng Bắc Nam, đây cũng là địa điểm mua sắm tiêu biểu của Osaka. Dọc 2 bên đường có các trung tâm thương mại SOGO, Daimaru, cùng các cửa hàng của các thương hiệu nổi tiếng như Chanel, LV,... Địa chỉ: Quận Chuo, thành phố Osaka
4 4 kokoro
Dotonbori Dotonbori là khu phố sầm uất nằm ở quận Chuo của thành phố Osaka. Phía Nam của Dotonbori là các khu vui chơi giải trí, phía Bắc là các cửa hàng ăn uống. Ở đây có rất nhiều cửa hàng ăn uống như Okonomiyaki hay Takoyaki,...Nếu các bạn muốn thưởng thức hương vị của Osaka, đây sẽ là một sự lựa chọn chính xác. Địa chỉ: Dotonbori, quận Chuo, thành phố Osaka Trang web: http://www.dotonbori.or.jp/ja/
kokoro
45
Tsunan Yuki Lễ hội tuyết Tsunan Bài: Internet - Ảnh: Internet
4 6 kokoro
festival
kokoro
47
T
hị trấn Tsunan ở tỉnh Niigata là một trong những khu vực có tuyết nhiều nhất ở Nhật Bản. “Tsunan Yuki Matsuri” (Lễ hội tuyết Tsunan) được sinh ra từ mong muốn của mọi người khi phải đối mặt với mật độ rất dày đặc của tuyết tại đây, qua đó để mọi người cùng chung sống với tuyết và thay đổi những khó khăn của họ trở thành niềm vui. Lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 3 hằng năm và sẽ diễn ra trong vòng 2 ngày. Các địa điểm đặc biệt của lễ hội sẽ ở New Greenpia Tsunan và Owarino. Tại New Greenpia, cuộc thi nhảy trượt tuyết lớn nhất trong nước (SNOW WAVE) sẽ được tổ chức. Còn ở Owarino, tại đây sẽ có rất
4 8 kokoro
nhiều quầy hàng sẽ được bán trên đường phố, các khách mời sẽ biểu diễn trên sân khấu, và các sự kiện cho mọi người cùng tham gia. Tất cả sẽ tạo nên một bầu không khí rất sống động. Và vào ban đêm, sự kiện lớn nhất của lễ hội tuyết Tsunan, những chiếc đèn trời sẽ được thả lên tự do. Khung cảnh trở nên tuyệt đẹp như một bộ phim nổi tiếng của Disney “Tangled”. Khi đó, mọi người cầu nguyện cho sức khỏe, tình yêu và nhắn gửi những lời cầu nguyện lên thiêng đàng. Mọi người ai cũng đều có thể tham gia, vậy sao bạn không thả một chiếc đèn cùng những lời cầu nguyện của mình lên bầu trời chứ?
Đèn trời được sử dụng như một phương tiện để giao tiếp cách đây hơn 770 năm. Cho đến bây giờ, chúng đã trở thành một sứ giả ánh sáng để gửi những điều ước, hi vọng của mọi người lên bầu trời.
kokoro
49
cuisine
5 0 kokoro
Taiyaki “Bánh nướng hình cá” Bài: Internet - Ảnh: Internet
Đừng nhầm lẫn với Takoyaki.
Taiyaki (たい焼き trực dịch là “bánh nướng cá tráp biển”) là một loại bánh nướng truyền thống hình cá tráp biển của Nhật Bản. Nhân của bánh này thường là đậu Azuki, đôi khi có thể là kem trứng custard, sô-cô-la hay phô mai, matcha,... Một số cửa hàng còn bán taiyaki nhân okonomiyaki, gyoza hoặc xúc xích. Taiyaki thường được làm từ bột mì. Bột này được đổ vào hai mặt khuôn có hình con cá tráp. Sau đó, hai mặt khuôn được gắn lại, để lên khay và cho vào lò lướng. Cho đến khi cả hai mặt đã chuyển màu nâu vàng là dùng được. Taiyaki được nướng lần đầu tại một cửa hàng đồ ngọt tên là Naniwaya ở Azabu, Tokyo vào năm 1909, và ngay này ta có thể mua chúng ở bất cứ đâu trên nước Nhật, đặc biệt là tại khu thực phẩm nấu chín của siêu thị và trong các ngày lễ truyền thống (祭 matsuri). Loại bánh này tương tự như imagawayaki (今川焼き), một loại bánh nướng hình tròn cũng có nhân là đậu Azuki hoặc là kem trứng.
kokoro
51
travel
Okinawa Thiên đường của biển Bài: Internet - Ảnh: Internet
Bốn bề là biển, nhìn là thấy biển, đó chính là tỉnh Okinawa Nhật Bản. Đến Okinawa, các bạn sẽ được thoải mái lặn biển để chiêm ngưỡng hơn 400 loại san hô khách nhau cùng hàng chục loại cá không những đẹp mà còn lạ nữa. Du lịch biển có thể nói là ngành nghề chính ở Okinawa, nếu các bạn muốn đi biển hãy thử ghé qua những địa điểm này nhé!
5 2 kokoro
“
Okinawa là một địa điểm được thiên nhiên ban tặng nhiều bãi biển đẹp
Mũi đá Manzamo
Đảo Kumeshima
Đây là một trong những nơi đầu tiên cần phải check-in để chứng minh vẻ đẹp thiên đường ở Okinawa. Các du khách thường có hai lựa chọn khi chụp ảnh ở đây: chụp ngược nắng khi hoàng hôn buông nắng. Hình dạng đặc sắc của những phiến đá cũng là một ưu đãi mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này.
Nhắc đến du lịch Kumejima, không thể không nói tới những bãi biển đẹp và đa dạng. Bạn sẽ được thỏa thích vui đùa và bơi lội trong làn nước trong veo, lấp lánh ánh lục ngọc bảo ở Bãi biển Hatenohama hoặc Bãi biển Tokashiku, Bãi biển Furuzamami, Bãi biển Eef.
kokoro
53
Bãi biển Furu-zamami tại đảo Zamami
Bãi biển Nishibama thuộc đảo Aka
Từ bến cảng đi khoảng 1 cây số thì khách du lịch Okinawa Nhật Bản sẽ bắt gặp một nơi tuyệt đẹp với một dải cát trắng tinh cùng một bãi biển màu xanh pha lê tuyệt đẹp khá nông thích hợp để tắm hay chơi các trò chơi ở biển. Không những thế, Furu-zamami còn sở hữu các rặng san hô đầy màu sắc. Du khách hoàn toàn có thể thử trải nghiệm lặn sâu xuống biển và thưởng thức nét đẹp của san hô với giá khá phải chăng 1000 Yên để thuê dụng cụ lặn.
Với đường kính khá khiêm tốn, chỉ khoảng 2 cây số nhưng đảo Aka lại sở hữu nhiều bãi tắm đẹp và Nishibama là một trong số đó. Dài khoảng 1 cây số với các dải cát trắng tinh cùng nước biển màu xanh ngọc cực đẹp, Nishibama là một trong các địa điểm thu hút nhiều khách nhất ở Okinawa.
Có thể nói Furu-zamami là một địa điểm hoàn toàn lý tưởng các buổi cắm trại ngoài trời, các buổi dã ngoại ở biển cùng bạn bè và người thân. Đặc biệt, đừng quên thưởng thức hải sản từ các sạp bán hàng ở đây nhé!
5 4 kokoro
Tuy nhiên, nếu du lịch Okinawa Nhật Bản đến Nishibama khi cao điểm là mùa hè (theo lịch Nhật Bản là từ tháng 6 đến tháng 9) thì chắc chắn bạn sẽ bơi trong tình trạng nhích từng chút một nên một giải pháp an toàn là đến các bãi biển khác ở bờ bên kia đảo Aka. Tuy không đẹp bằng Nishibama nhưng nếu tắm ở cái bãi tắm này chắc chắn sẽ thoải mái, riêng tư hơn rất nhiều.
kokoro
55
Kakigori “Đá bào” Bài: Internet - Ảnh: Internet
[
Kakigori (か き 氷) là món ăn đặc trưng cho mùa hè tại Nhật.
]
Kakigori được làm từ đá lạnh được bào vụn rồi rưới sirup ngọt hoặc sữa đặc lên trên. Đây là món ăn vặt có vị ngọt, giá rẻ, mát lạnh, có thể ăn một cách dễ dàng tại các cửa hàng hoặc gia đình, là món ăn không thể thiếu để đi qua mùa hè nóng bức. Các bạn thường thấy đá bào tại các lễ hội mùa hè được tổ chức trước các đền chùa, hay tại ngôi nhà Uminoie cạnh các bãi tắm biển, thường phổ biến vào tháng 7~8 mùa hè. Nếu sớm thì khoảng từ tuần lễ vàng tháng 5 người ta đã bắt đầu bán đá bào tại các cửa hàng chuyên về đá bào, nơi bán đồ ăn vặt, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sân bóng chày,...
5 6 kokoro
cuisine
kokoro
57
Origami Nghệ thuật gấp giấy
Bài: Internet - Ảnh: Internet
Có một truyền thuyết cổ của Nhật Bản nói rằng nếu ai gấp được 1000 con hạc giấy thì người đó sẽ có được một điều ước. Hình ảnh những cánh hạc giấy đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Nhật Bản. Và sau câu chuyện về cô bé Sadako Sasaki, hình ảnh những cánh hạc giấy ấy đã trở thành biểu tượng của hòa bình.
5 8 kokoro
Câu chuyện của cô bé Sadako cũng như hình ảnh những cánh hạc giấy thật đẹp, và ẩn sau đó là cả một nét văn hóa, một bộ môn nghệ thuật độc đáo của Nhật Bản, đó chính là Origami.
culture
kokoro
59
O
rigami là nghệ thuật gấp giấy (hay nghệ thuật xếp giấy) độc đáo có xuất xứ từ Nhật Bản. Chữ Origami trong tiếng Nhật bắt nguồn từ hai chữ: Ori là gấp hay xếp và kami là giấy. Origami chỉ được dùng từ năm 1880, trước đó người Nhật dùng chữ Orikata. Origami kết hợp những cách gấp đơn giản để biến miếng giấy hình chữ nhật (2 chiều), mà thường là hình vuông thành những hình phức tạp (3 chiều), không cắt dán trong quá trình gấp, đây cũng là xu hướng của Origami hiện đại.
Có thể nói Origami cũng như nhiều từ tiếng Nhật khác như Sake, Shushi, Kimono… đã được quốc tế hóa, để khi nhắc đến ai cũng hiểu đó là một đặc trưng của văn hóa Nhật, không lẫn vào đâu được. Và ngày nay Origami đang mở rộng tầm ảnh hưởng ra tầm thế giới, không chỉ giới hạn là một thú vui mà còn được nghiên cứu phục vụ cho các mục đích khoa học khác bởi nhiều tổ chức và cá nhân khác. Nét đặc biệt của nghệ thuật Origami là ở chỗ người gấp chỉ sử dụng duy nhất một tờ giấý, mà không hề sử dụng thêm keo hay hồ dán. Điều này đồng nghĩa với việc, mỗi người gấp phải thật sự khéo léo và tỉ mẩn. Họ có thể sáng tạo ra nhiều cách gấp để tạo nên nhiều mẫu vật đa dạng. Hầu hết các mẫu gấp phức tạp đều dựa trên những mẫu cơ bản sau đó được sáng tạo thêm. Bốn mẫu cơ bản trong gấp giấy gồm có: gấp diều, gấp cá, gấp chim và gấp ếch.
6 0 kokoro
Người chơi nghệ thuật Origami còn phải tuân thủ quy tắc Thuần khiết (Pureland), tức là khi gấp một mẫu vật, bạn chỉ được chọn đúng một loại Origami. Người chơi không được phép kết hợp các loại Origami khác nhau khi gấp một mẫu vật. Vi phạm quy tắc này tức là chúng ta đã bước ra ngoài phạm vi ranh giới của nghệ thuật xếp giấy Origami. Gấp giấy Origami không đơn thuần chỉ là giải trí, làm đồ trang trí thông thường. Một trong số nguyên nhân giúp nghệ thuật gấp giấy Origami trở thành biểu tượng văn hóa Nhật Bản là bởi gấp giấy Origami còn có tác dụng như một liệu pháp tâm lý, giúp trấn an tinh thần, mang lại niềm vui và cảm hứng cho con người khi hoàn thành một tác phẩm. Ngoài ra, việc tạo ra một mẫu Origami sẽ phải áp dụng rất nhiều quy tắc hình học. Ở một vài nơi trên thế giới còn áp dụng dậy Origami trong các tiết học mỹ thuật, hình ảnh trực quan. Đặc biệt là ở các lớp mẫu giáo và cấp một, học Origami giúp trẻ tư duy hình ảnh, hình học trực quan, trừu tượng, không gian, các khối 3 chiều, các hình tam giác, hình vuông…. rất có lợi cho sự phát triển tư duy của trẻ. Rõ ràng, ngay từ khi ra đời, nghệ thuật gấp giấy Origami đã chiếm được cảm tình của đông đảo người dân Nhật Bản. Ngày nay, Origami đã trở thành một biểu tượng nghệ thuật, văn hóa đặc sắc của Nhật Bản được đông đảo người dân trên thế giới yêu thích. kokoro
61
6 2 kokoro
Taken by Takashi Yasui kokoro
63
Japanese Cuisine
MAKOTO JAPANESE RESTAURANT A: 1 Pham Ngu Lao Street, Hoan Kiem, HN T: +84 12 345 67890 | E: info@makotorestaurant.com | W: www.makoto-restaurant.com
6 4 kokoro