Color

Page 1

Color LÝ THUYẾT VỀ MÀU SẮC



Màu sắc là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống thực tế. Đối với lĩnh vực thiết kế, màu sắc có rất nhiều khía cạnh và ý nghĩa khác nhau. Cuốn ebook này sẽ cùng bạn đi sâu hơn để tìm hiểu về khái niệm và ứng dụng của màu sắc.



MỤC LỤC CÁC HỆ MÀU

06

YẾU TỐ MÀU HSB

24

LÝ THUYẾT MÀU SẮC

26

KẾT HỢP MÀU SẮC

28

Ý NGHĨA MÀU SẮC

36

ỨNG DỤNG CỦA MÀU SẮC

74

MÀU GRADIENT

92


Tổng quan

CÁC HỆ MÀU M

àu sắc tạo cho những hình ảnh hay đồ vật có độ tương phản, hấp dẫn và trở nên sống động. Con người nhận biết màu sắc là nhờ vào ánh sáng, hay nói cách khác là việc cảm nhận các thông tin quang phổ. Theo lý thuyết vật lý, ánh sáng trắng được kết hợp bởi ba bước sóng của màu đỏ (Red), màu xanh lá (Green), màu xanh dương (Blue). Ngoài ra còn tồn tại rất nhiều các bước sóng của các màu khác được hấp thụ hay phản chiếu bởi vật thể và truyền thông tin quang phổ đến mắt, từ đó giúp chúng ta nhận biết màu sắc.

6

Trong thiết kế, việc con người nhìn và cảm nhận màu sắc trên các thiết bị hiển thị khác nhau hay trên các vật liệu có sự khác biệt. Vì vậy, các hệ màu đã được tạo nên nhằm phục vụ nhiều mục đích, và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về các hệ màu phổ biến.


Hệ màu RGB Đây là một hệ màu phổ biến, được tạo bởi 3 màu chính Red, Green, Blue. Giá trị các màu của hệ RGB dao động từ 0 đến 255. Màu thuần đen khi tất cả các giá trị bằng 0, thuần trắng khi tất cả các giá trị bằng 255. RGB là một chế độ màu cộng – nghĩa là bạn thêm càng nhiều lượng màu của mỗi thành phần thì bạn càng tiến đến màu trắng. Hệ màu RGB được ứng dụng trong việc hiển thị trên các thiết bị điện tử như màn hình TV, máy tính, …

7


Hệ màu CMYK Màn hình phát ra nguồn sáng để tạo màu, tuy nhiên thì vật liệu in không phát ra nguồn sáng mà hấp thụ và phản xạ lại, vì vậy hệ màu CMYK được sinh ra để dành riêng cho việc in ấn. Trong in ấn, màu trắng không được tạo nên từ việc kết hợp các màu sắc mà là phần trống không in màu, vì vậy CMYK hoạt động trên nguyên tắc màu trừ (subtractive primaries) – trừ bớt màu từ màu trắng ban đầu. Ba màu chính của hệ màu này là Cyan – Magenta – Yellow. Trên lý thuyết, khi hòa trộn ban màu này ở cường độ cao nhất sẽ tạo nên màu đen, tuy nhiên trên thực tế thì không đạt được kết quả như vậy. Vì thế nên màu Black (kí hiệu là K – Key để tránh nhầm lẫn với màu xanh dương Blue) được bổ sung với vai trò tạo độ tối cho bản in.

8


9


Hệ màu lab Lab là một không gian màu độc lập và chỉnh sửa màu trong hệ của nó. Hệ màu Lab có 3 kênh để xử lý: L (Lightness - Luminance): là trục thẳng đứng, biểu diễn độ sáng của màu, có giá trị từ 0 (black) đến 100 (white). Kênh này chỉ chứa thông tin về độ sáng, không chứa giá trị màu thực sự. a: chứa giá trị màu từ Green (-) cho tới Red (+) b: chứa giá trị màu từ Blue (-) cho tới Yellow (+)

10


Do thông tin màu và thông tin về độ sáng của màu được lưu tách ra như vậy, chúng ta có thể làm được rất nhiều thao tác trên kênh L (Levels) mà không làm ảnh hưởng đến giá trị màu thực sự. Nói chung, các thao tác căn bản như Sharpen, Levels, … và phần lớn các filter của Photoshop cho kết quả tốt hơn nhiều khi sử dụng trong hệ màu LAB, và đặc biệt là không làm hỏng màu của tấm ảnh. Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng nhận thấy là vòng tròn màu trong sơ đồ của LAB đã thể hiện số lượng màu gần như tương đương với hệ màu RGB. Trong hệ màu LAB chúng ta còn thêm kênh Lightness bổ sung, giúp cho độ thể hiện màu sắc trong chế độ LAB lớn hơn rất nhiều. Tại sao phải có hệ màu LAB? Đơn giản là vì khi làm việc với màn hình, màn hình biểu diễn tấm ảnh của chúng ta bằng hệ màu RGB. Và như đã biết, mỗi một màn hình biểu diễn ảnh của một kiểu. Đó chính là đặc tính phụ thuộc thiết bị của RGB. Vì

thế người ta mới tạo ra sensor chỉnh màu (calibrate) để màu của màn hình được hiển thị cho chuẩn và để cho mọi màn hình đều hiển thị chuẩn giống nhau. Nhưng khi đem ảnh đi in, nó lại được in theo hệ màu CMYK, làm cho ảnh khác với những gì nhìn trên màn hình. Việc tinh chỉnh khi chuyển từ RGB sang CMYK không thể giúp bạn chọn màu chính xác hoàn toàn. Mà bạn cũng không thể chuyển CMYK ngay từ đầu, vì sẽ có rất nhiều bộ lọc (filter) của Photoshop không làm việc với hệ màu CMYK. Tất nhiên, người ta chỉ chuyển thẳng từ RGB sang CMYK khi chưa biết về LAB Color Mode. Khi đã biết LAB, bạn sẽ thấy trước khi chuyển CMYK, chúng ta có thể chuyển màu sang chế độ LAB, căn chỉnh thoải mái, rồi mới đưa sang CMYK. Ở chế độ LAB, tất cả các filter vẫn làm việc bình thường, và đặc biệt, khi chỉnh Levels của ảnh, ta không làm ảnh hưởng đến màu nguyên thủy của tấm ảnh.

11


Hệ màu HEX Đây là hệ đếm cơ số, là một chuỗi trong hệ thập lục phân có sáu chữ số hoặc hay dạng ghép của ba số dạng một byte. Các byte biểu diễn cho ba thành phần màu của các màu sắc khác nhau là màu đỏ, xanh lá cây và xanh lam. Mỗi byte đại diện cho một số trong khoảng 00 đến FF (hệ thập lục phân), tức 0 đến 255 trong hệ thập phân. Hệ màu Hex được dùng trong thiết kế Web sử dụng HTML hay CSS để biểu diễn giá trị màu dưới dạng RGB.

Hệ màu grayscale Grayscale là hệ màu trong photoshop sử dụng 256 sắc độ xám của hình ảnh. Tất cả các màu sắc đều được chuyển về trắng, đen, xám, độ đậm nhạt của màu xám phụ thuộc vào độ đậm nhạt của màu nguyên thủy. Với hệ màu Grayscale, màu xám chiếm diện tích nhiều hơn trắng và đen.

12


PANTONE Pantone Matching System, hay PMS, là một trong những hệ màu phổ biến nhất trong ngành công nghiệp in ấn, trở thành hệ quy chiếu chuẩn mực và ngôn ngữ giao tiếp chính thức trong thiết kế trên toàn cầu. Vậy màu Pantone là gì và có ứng dụng thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay bây giờ.

13


Pantone - Cơ quan toàn cầu về màu sắc Thuộc tập đoàn đa quốc gia X-Rite – Pantone LLC là một cơ quan màu sắc nổi tiếng thế giới. Trong hơn 50 năm cung cấp các sản phẩm dịch vụ và công nghệ trong khám phá màu sắc và biểu hiện sáng tạo, Pantone đã truyền cảm hứng cho vô số các nhà thiết kế trên toàn cầu từ lĩnh vực thời trang, nội thất cho đến đồ họa, thiết kế công nghiệp. Năm 1963, Lawrence Herbert, cha đẻ của Pantone, đã sáng tạo một hệ thống đột phá cho phép nhận diện, giao tiếp màu sắc một cách trùng khớp, chính xác nhằm giải quyết tình trạng diễn giải sai lệch trong cộng đồng nghệ thuật đồ họa. Hệ thống của Herbert đã tạo tiền đề cho từ điển tiêu chuẩn màu đầu tiên PANTONE® MATCHING SYSTEM®. Kể từ đó, Pantone đã phát triển ý tưởng về hệ thống tiêu chuẩn để khớp màu cho hàng loạt các ngành công

14

nghiệp mà sự chính xác về màu sắc trong từng giai đoạn (từ bước phác thảo đầu tiên trong thiết kế cho đến khâu sản xuất cuối cùng) là yếu tố sống còn như: kỹ thuật số, thời trang, sơn, nội thất, kiến trúc, thiết kế công nghiệp,… Ngày nay, hệ thống tiêu chuẩn màu The PANTONE® được ngầm công nhận như một ngôn ngữ chuẩn mực và chính thức trong giao tiếp bằng màu sắc bất kể đó là với các nhà thiết kế, các nhà sản xuất, phân phối hay người tiêu dùng. Mỗi năm, Pantone và hàng trăm đơn vị ủy quyền của Pantone cung cấp vô số các sản phẩm,dịch vụ ở hơn 100 quốc gia trên thế giới. Sản phẩm cốt lõi của Pantone là những bộ tiêu chuẩn so sánh và pha chế màu sắc vô cùng chi tiết, được đóng thành sách xòe dạng hình cánh quạt hoặc dạng sách từ điển, kích thước gần như tờ giấy A4 với nhiều trang màu lên đến hơn 2000 màu).


Các dòng sản phẩm chính của Pantone: - Graphic: Là dòng sản phẩm cho ngành in ấn, thiết kế bao bì, thiết kế đồ họa. - Fashion and Home: Là dòng sản phẩm dành cho ngành thời trang, dệt nhuộm vải, thuộc da. - Industry: Là dòng sản phẩm cho kim loại và nhựa. Bên cạnh cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn màu, công ty này còn thành lập PANTONE COLOR INSTITUTE® (Viện màu sắc Pantone) – cơ quan nghiên cứu ứng dụng và trung tâm thông tin về màu sắc, nơi đưa ra các dự báo và cung cấp các chuẩn màu cho giới thiết kế chuyên nghiệp. Các dự báo của viện bao gồm PANTONE Fashion Color Report (Báo cáo màu Pantone cho thời trang), PANTONE VIEW home + interiors (Góc nhìn của Pantone về bày trí và nội thất) và Color of the Year (Màu của năm)

15


16


17


Tìm hiểu về màu Pantone The Pantone Colour Matching System (PMS) - ngôn ngữ chuẩn mực của màu sắc The Pantone Colour Matching System (PMS) cơ bản là một hệ thống tái tạo màu tiêu chuẩn. Bằng việc tiêu chuẩn hóa màu sắc với tên gọi bằng các mã số, các nhà sản xuất ở các địa điểm khác nhau, các khâu khác nhau đều có thể tra cứu hệ thống Pantone và chắc chắn tạo ra hiệu ứng màu trùng khớp cho sản phẩm mà không cần bất kỳ một sự liên lạc trực tiếp nào. PMS là một không gian màu sắc độc quyền sử dụng trong một loạt các ngành công nghiệp, chủ yếu trong in ấn, hiện nay mở rộng thêm trong ngành nhuộm vải (phục vụ các thiết kế thời trang), chế tạo vật liệu nhựa cũng như sơn phun, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại (phục vụ thiết kế công nghiệp). Các hướng dẫn màu Pantone đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng bởi các nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà in, các nhà sản xuất, tiếp thị cũng như khách hàng trong tất cả các ngành công nghiệp trên toàn thế giới nhằm xác minh cụ thể màu sắc, đặc điểm kỹ thuật thiết kế, kiểm soát chất lượng và thông tin liên lạc. Màu Pantone là gì? Các màu đã được nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật trong pha chế, được đánh mã số cụ thể và đưa vào hệ thống PMS, là màu Pantone. Người trong giới in ấn thường định nghĩa màu Pantone là màu pha, hay màu thứ 5. Bởi lẽ, màu Pantone đã được tiêu chuẩn hóa với đặc điểm kỹ thuật rõ ràng, có thể coi như màu pha sẵn, khác hoàn toàn với “màu thường” – các màu tạo ra từ việc nhà in pha trộn từ các màu CMYK (là 4 màu cơ bản trong in ấn). Màu Pantone luôn có sắc độ tươi tắn, nổi bật hơn hẳn khi đặt cạnh những ấn phẩm được in offset từ 4 màu cơ bản (thường bị sai khác lớn với thiết kế). Trong tên gọi các màu Pantone, bên cạnh mã số riêng thể hiện sắc độ, đi sau các số thường có thêm các chữ cái C,M,U nhằm thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in. C (coated – giấy có lớp tráng phủ như giấy Couche), U (Uncoated – không tráng, như giấy Fort) và M (matte – mờ). Ví dụ, Pantone 199 Red có thể được xác định là Pantone 199C (C = giấy Coated), Pantone 199U (U = không tráng giấy) hoặc Pantone 199M (M = Matte Paper). Còn trong bảng tra cứu dành cho thiết kế vật liệu nhựa, các màu cũng được ký hiệu thêm bên cạnh mã số màu: chữ Q – opaque (thể hiện màu sắc được in trên bề mặt nhựa đục), chữ T - transparent (ký hiệu cho màu hiện lên trên bề mặt nhựa trong)

18


Phân loại các bộ mã Pantone Bảng màu Pantone được xây dựng với nhiều bộ mã ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau thậm chí là trong từng bộ phận khác nhau của một quy trình sản xuất. Ví dụ như, bộ phận tư vấn hoặc thiết kế mẫu mã thì dùng loại Pantone CMYK hay là Pantone Color Guide hoặc là Pantone Color Bridge…Còn bộ phận ở xưởng sản xuất hoặc bộ phận có nhu cầu cần công thức pha màu theo định lượng thì dùng bộ sản phẩm Pantone Formula Guide, Pantone Metallics.Các sản phẩm của Pantone có thể đưa phân loại theo một số tiêu chí như sau: Theo vật liệu tạo mẫu : ta có 2 sản phẩm tra cứu khác nhau: Pantone TPX (màu tra cứu được in trên chất liệu giấy, phục vụ ngành in ấn) và Pantone TCX (mẫu tra cứu trên chất liệu vải cotton, phục vụ ngành nhuộm vải cho các thiết kế thời trang, nội thất) Theo mục đích sử dụng : có 2 loại Pantone CMYK hay Pantone Color Bridge (bộ chuẩn màu sắc để thiết kế trên các phần mềm đồ họa) và Pantone Formula Guide (có các công thức pha mực dành cho xưởng sản xuất, in ấn) Theo đặc tính của vật liệu thiết kế: có loại chuyên dùng cho các thiết kế kim loại gọi là Pantone Metallics, và bảng màu dành cho thiết kế giấy decal, bảng hiệu, phấn gọi là Pantone Neon & Pastel.

19


Ứng dụn

PANT

20


ng của

TONE Có thể nói, hàng loạt ngành công nghiệp thiết kế mỗi năm lại bị hút về và xoay quanh màu sắc của năm Color of The Year - một kết luận của Viện màu Pantone. Và thế là cảm hứng từ màu sắc mới nhanh chóng lan tỏa. Và ta có thể gặp màu sắc Pantone trong mọi mặt của đời sống. Độ phủ sóng của màu Pantone không chỉ dừng lại ở những ngành công nghiệp thiết kế nổi bật như đồ họa,in ấn, nhuộm vải thiết kế thời trang mà các bảng màu của Pantone còn biểu lộ trong nhiều sản phẩm và vật mẫu độc đáo: như hệ thống hướng dẫn màu sắc với tông màu da người (cái được Pantone phát triển như một dự án nghệ thuật chống nạn phân biệt chủng tộc và màu da), tiêu chuẩn màu cho phấn mắt, hay thậm chí là tiêu chuẩn màu sô cô la.

21


22


23


YẾU TỐ MÀU HSB Hue (dải màu): là một trong những thuộc tính chính của màu sắc, hay hiểu đơn giản là màu thuần lấy từ vòng thuần sắc Saturation (độ bão hòa): đo bởi sắc thái cảm nhận về màu sắc Brightness (độ sáng): thể hiện sự sáng tối của màu sắc được hòa trộn thêm màu đen hoặc trắng.

24


Có thể thấy HSB có nét tương đồng với hệ màu Lab. Việc hiểu rõ các yếu tố sẽ giúp chọn lựa và xử lý màu sắc một cách hiệu quả hơn. Một chi tiết thú vị ở yếu tố HSB đó là màu đen và màu trắng không phải hai màu đối lập nhau. Để có màu đen thì Brightness chỉ cần đưa về 0% còn Hue và Saturation tùy ý, để có màu trắng thì Brightness là 100% và Saturation là 0%, Hue tùy ý. Trong thiết kế web sử dụng CSS, người ta còn sử dụng hệ thống màu HSL (Hue, Saturation, Lightness) về cơ bản khá giống HSB nhưng màu đen và màu trắng là đối lập nhau. Màu trắng và đen (và màu xám) cũng có thể coi là các sắc độ màu và không tinh là màu sắc.

25


LÝ THUYẾT MÀU SẮC Vòng thuần sắc Vòng thuần sắc là vòng tròn chứa tất cả các màu, có thứ tự như màu cầu vồng. Vòng thuần sắc bao gồm 3 màu chính, mỗi màu có 1 màu bậc nhất và 2 màu bậc 2. Ánh sáng trắng chứa tất cả màu chúng ta nhìn thấy được, tạo thành một quang phổ vô hạn mà luôn luôn xuất hiện trong chuỗi từ tím-tới-đỏ, bạn nhìn thấy được trong cầu vồng.

26


Màu bậc nhất Còn gọi là màu chính, màu cơ bản. Từ đó có thể pha ra các màu khác (trừ đen và trắng – không màu nào pha trộn ra nó). Màu bậc nhất bao gồm 3 màu: vàng, đỏ, lam.

Màu bậc hai Còn gọi là màu bổ túc, màu phụ. Màu bậc hai được tạo nên bằng cách pha trộn hai màu bậc nhất với nhau. Màu bậc hai gồm 3 màu: Tím (Đỏ + Lam), Lục (Vàng + Lam), Cam (Đỏ + Vàng)

Màu bậc ba Gồm các màu: Cam vàng, Cam đỏ, Tím lam, Tím đỏ, Lục lam, Lục vàng. Được pha với phân lượng bằng nhau từ màu bậc 1 với màu bậc 2 đứng cạnh nhau trên vòng thuần sắc. Bằng cách pha với phân lượng bằng nhau giữa các màu đứng cạnh nhau trên vòng thuần sắc ta tiếp tục có những màu bậc cao hơn.

27


PHỐI MÀU ĐƠN SẮC Cách phối màu chỉ sử dụng 1 màu Hue kết hợp với các yếu tố sắc độ khác nhau. Điểm mạnh của cách sử dụng màu này là dễ tạo được ấn tượng và điểm nhấn về màu sắc, cùng với đó là việc dễ dàng trong sử dụng màu khi khi không phải chọn lựa giữa quá nhiều màu sắc để kết hợp. Tuy nhiên, cách phối màu này có thể tạo cảm giác hơi đơn giản cho thiết kế, vì vậy cần lưu ý khi sử dụng.

28


29


PHỐI MÀU tương đồng Màu tương đồng là những màu đứng cạnh nhau trên vòng thuần sắc. Vì những màu này đứng gần nhau nên khi kết hợp sẽ có sự liên kết tốt. Cách phối màu này không quá đơn giản cũng không quá phức tạp hay rắc rối, và thường được sử dụng khá nhiều trong thiết kế.

30


31


PHỐI MÀU tương phản Sử dụng những cặp màu đối xứng nhau trên vòng thuần sắc. Đây là những màu tương phản nhau và sẽ làm nổi nhau trong thiết kế. Có 3 cặp màu tương phản cơ bản: Vàng + Tím: đây là cặp màu không quá phổ biến trong thiết kế. Ví dụ tiêu biểu nhất về việc sử dụng cặp màu này là hình ảnh Minion thiện - ác đối lập. Cam + Lam: cặp màu rất phổ biến vì tính tương phản cao và dễ kết hợp. Đỏ + Xanh lá: đây là cặp màu rất khó để kết hợp, cần có kinh nghiệm của designer. Thông thường khi sử dụng cặp màu này là màu chủ đạo sẽ kết hợp thêm màu trắng.

32


33


PHỐI MÀU BỘ BA Sử dụng 3 màu trên vòng thuần sắc tạo thành hình tam giác cân hoặc tam giác đều. Đây là cách phối màu an toàn vì dễ tạo được sự cân bằng, tuy nhiên cũng có thể tạo nên sự nhàm chán. Ngoài những cách kết hợp màu cơ bản trên, còn có những quy tắc khác như phối màu bộ 4 (Tetrad), bộ 5 (Pentagram), … Bạn cũng có thể tự sáng tạo và phối màu không dựa trên nguyên tắc nào để đem lại sự mới mẻ và dấu ấn cá nhân trong thiết kế.

34


35


36


Ý NGHĨA MÀU SẮC

37


M

Màu đỏ

àu đỏ là một màu nóng và nó thường liên hệ tới những nhu cầu cơ bản của con người. Đây là một màu mạnh và có khả năng kích thích cảm xúc, kêu gọi con người hành động. Đó là lý do khá nhiều các tổ chức hoạt động tình nguyện, tổ chức thanh thiếu niên sử dụng màu đỏ để thể hiện sức trẻ, năng lượng. Màu đỏ thể hiện sự khẩn trương, gấp rút hay nguy hiểm. Các biển cảnh báo giao thông sử dụng màu đỏ để giúp người điều khiển phương tiện có thể dễ dàng nhận biết, hoặc các poster/banner quảng cáo online hay sử dụng khung màu đỏ cùng với thông tin “Sales…” để thu hút người xem.

38


39


M

àu đỏ cũng có khả năng kích thích vị giác. Bằng chứng là việc rất nhiều hãng đồ ăn hay bao bì các sản phẩm thực phẩm sử dụng màu đỏ. Đối với văn hóa phương Đông, ví dụ ở Trung Quốc, màu đỏ tượng trưng cho may mắn và thường được sử dụng trong các đám cưới hay dịp tết.

40


Màu đỏ cũng dùng để thể hiện tình yêu, tuy nhiên thì nó thường gợi tới ham muốn nhiều hơn - tình yêu thường được thể hiện bằng màu hồng. Quá nhiều màu đỏ sẽ tạo cảm giác bạo lực và tức giận.

41


42


Màu vàng

43


Màu vàng thường gợi cảm giác tích cực, truyền cảm hứng, thể hiện hy vọng, hạnh phúc, vui vẻ và sự trẻ trung. Màu vàng cũng gây kích thích lên bán cầu não, truyền cảm hứng cho việc suy nghĩ và sáng tạo, đưa ra quyết định. Màu vàng cũng giúp tập trung hơn và gợi nhớ kí ức, rất hữu dụng trong các bài kiểm tra. Màu vàng có xu hướng khiến người ta thích phân tích và phản biện. Đây cũng là màu thu hút sự chú ý nhanh chóng vì mắt người nhìn thấy màu vàng trước. Điểm tiêu cực của màu vàng là nó có thể tạo cảm giác lo sợ, không tự tin, và thậm chí ám chỉ sự nguy hiểm nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Đôi khi màu vàng cũng tạo cảm giác soi mói, phân tích thái quá, không kiên nhẫn. Màu vàng cũng ám chỉ sự hèn nhát.

44


45


46


Màu xanh lá 47


M

àu xanh lá gợi nhắc tới sự cân bằng và hòa quyện. Đây là màu sắc tượng trưng cho sự phát triển, đâm chồi nảy lộc, gắn liền với thiên nhiên. Vì vậy màu xanh thường được sử dụng trong những thiết kế liên quan đến môi trường, tự nhiên. Màu xanh tạo cảm giác ổn định và sức chịu đựng cao, cùng với đó là sự thịnh vượng và dồi dào. Nhiều công ty liên quan đến lĩnh vực bất động sản thường sử dụng màu xanh lá để tạo niềm tin đối với khách hàng.

48


Trong điện ảnh, màu xanh cũng được sử dụng để thể hiện sự thơ ngây của trẻ con. Đặc biệt, màu xanh còn có khả năng thể hiện sự hủy diệt hay ma quái, được sử dụng khá nhiều cho những nhân vật như phù thủy, quái vật, … Màu xanh cũng thể hiện sự ghen tị, tham lam, đặc trưng nhất là hình tượng yêu quái goblin.

49


Màu xanh DƯƠNG 50


X

anh dương là màu của sự tin tưởng. Nó tạo nên cảm giác an toàn, tin cậy, chân thật và trách nhiệm, vì vậy đây là màu được sử dụng rất nhiều trong các ngân hàng hay các công ty về công nghệ, những nơi cần đảm bảo lòng tin nơi khách hàng. Màu xanh dương cũng có sự liên hệ tới bầu trời hay đại dương trong tự nhiên, vì vậy nó tạo cảm giác yên bình, tự do, hài hòa và thư giãn. Xanh dương là màu lạnh vì vậy nó cũng có những tính chất tương tự của gam màu này. Xanh dương trong một số trường hợp có thể gây cảm giác xa cách, cô lập. Xanh dương cũng gợi nên nỗi buồn, bản thân từ “Blue” trong tiếng Anh đã mang nghĩa là buồn. Nó có thể gợi cảm giác hoài cổ, liên tưởng tới quá khứ.

51


52


53


54


Màu tím Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm Violet và Purple. Violet là màu có thể nhìn thấy trong chùm ánh sáng trắng, trong khi đó Purple là sự kết hợp giữa hai màu Red và Blue. Tuy nhiên thì ý nghĩa của hai màu này khá tương đồng và có thể hoán đổi tên gọi.

55


56


M

àu tím nói chung thường liên hệ tới sự tưởng tượng hay tâm linh. Đây là màu gợi cảm giác mộng mơ, huyền ảo, thường được sử dụng khá nhiều trong các cảnh phim viễn tưởng. Màu tím thể hiện sự nhạy cảm, cảm tính, và sự hướng nội. Màu tím cũng thể hiện sự hoàng gia, sang trọng, dùng trong các thương hiệu sản phẩm cao cấp. Quá nhiều màu tím có thể gây nên cảm giác khó chịu, tức giận, hoặc sự ngông cuồng.

57


Màu cam Màu cam thể hiện sự ấm áp và hạnh phúc, kết hợp giữa năng lượng của màu đỏ và sự vui vẻ của màu vàng. Màu cam giúp người ta cảm thấy mạnh mẽ hơn về mặt cảm xúc, vượt qua nỗi đau và thất vọng. Với việc truyền cảm hứng, màu cam cũng tạo sự liên tưởng tới việc phiêu lưu mạo hiểm. Những người thích màu cam thường có xu hướng thích đi du lịch, hoặc thích cạnh tranh, thi đấu thể thao.

58


Màu cam tạo cảm giác cộng đồng. Nó kích thích cả về thể chất và tâm lý, giúp còn người dễ dàng cởi mở và trò chuyện với nhau hơn. Đồng thời, màu cam cũng có khả năng kích thích vị giác. Nhiều nhà hàng sử dụng màu cam thay vì màu đỏ, vì nó giúp khách hàng trò chuyện và tương tác với nhau hơn, tạo cảm giác hạnh phúc hơn cho bữa ăn. Nếu bạn muốn giảm cân, viêc có màu cam trong bếp sẽ là một ý tưởng tồi.

59


60


61


62


Màu hồng

Màu hồng là màu đặc trưng thể hiện tình yêu, cảm xúc. Nó tạo được cảm giác nhẹ nhàng, ân cần, an toàn. Màu hồng thường được liên tưởng tới sự nữ tính, sự ngọt ngào, vì vậy nó được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm dành cho phái đẹp, đặc biệt trong lĩnh vực thời trang. Màu hồng cũng thể hiện sự ngây thơ của trẻ con. Sử dụng quá nhiều màu hồng sẽ gây cảm giác không chín chắn, thiếu sức mạnh, hoặc lạc quan thái quá. Đây là lý do các sản phẩm hay thương hiệu dành cho nam thường không sử dụng màu hồng.

63


64


65


Màu đen 66


M

àu đen thể hiện sự không xác định, bí mật, tạo nên cảm giác bí ẩn. Màu đen cũng tạo cảm giác biệt lập, che giấu cảm xúc. Điều này cũng góp phần tạo nên sự sang trọng, quyền lực, sắc sảo cho màu đen, thể hiện rõ nhất trong ngành thời trang hoặc trong những thiết kế cần sự tinh tế. Vì có tính trung tính, nên màu đen có thể kết hợp tốt với những màu sắc khác trong bản thiết kế.

67


M

àu đen cũng là màu đại diện cho ác quỷ hay cái chết, mang lại cảm giác tiêu cực. Màu đen thường đối lập với những thứ mang tính chất tươi vui, hy vọng, vì vậy trong những thiết kế như vậy màu đen chỉ sử dụng ở chữ làm phần thông tin.

68


69


70


MÀU TRẮNG M

àu trắng là màu thuần khiết và và hoàn thiện nhất. Ánh sáng trắng trong tự nhiên là sự kết hợp của các ánh sáng màu khác. Màu trắng thể hiện sự tinh khiết, trong sáng, cùng với đó là sự đơn giản, tinh tế, sang trọng. Trong thiết kế tối giản, màu trắng được sử dụng rất thường xuyên vì nó gợi được cảm giác thoáng đạt cho không gian. Màu trắng cũng thể hiện sự bắt đầu. Nó gợi mở ra không gian để kích thích sự bắt đầu và sáng tạo. Trong văn hóa của một số quốc gia, màu trắng liên hệ tới cái chết và sự đau buồn. Đó là vì trong văn hóa những nơi đó, cái chết của một người được coi là sự khởi đầu của một cuộc sống khác, vì vậy ý nghĩa về sự khởi đầu của màu trắng vẫn được giữ nguyên. Quá nhiều màu trắng có thể tạo cảm giác lạnh lẽo, cô lập hoặc quá trống trải, nhàm chán.

71


72


73


ứng dụng của màu sắc Ở phần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ứng dụng của màu sắc trong một số lĩnh vực không phải thiết kế đồ họa, để có thể thấy được dù trong lĩnh vực nào thì việc nắm rõ nguyên lý và ý nghĩa của màu sắc cũng vô cùng quan trọng.

74


75


màu sắc trong phim ảnh

C

húng ta sẽ cùng đi theo chặng đường phát triển của ngành điện ảnh để phân tích sự thay đổi trong việc sử dụng màu sắc trong điện ảnh. Trước khi có phim màu thì đó là câu chuyện của hai màu đen và trắng. Tất nhiên, điều đó không khiến những bộ phim thời xưa thiếu đi cảm xúc hay sự sống động. Những bộ phim kinh điển nhất trong lịch sử điện ảnh Hollywood đã được thể hiện ở dạng đen trắng. Những nhà làm phim nổi tiếng thời xưa là những bậc thầy trong việc sử dụng ánh sáng để truyền tải các sắc độ phim thông qua hai màu đen và trắng. Hai màu đen trắng kết hợp với cường độ và sự tương phản khác

76

nhau giúp tạo nên chiều sâu cho bộ phim, và đôi khi là cả những cảm xúc mà chưa chắc phim màu đã truyền tải được. Trên thực tế, nhiều bộ phim kinh điển đã được phục chế màu, nhưng không phải bộ phim nào cũng được đón nhận. Bản phục chế màu của bộ phim kinh điển “Casablanca” đã không nhận được sự hưởng ứng của khán giả và là một trong những ví dụ điển hình chứng minh phim đen trắng vẫn có giá trị của nó.


Bộ phim kinh điển “Casablanca”

77


Năm 1939, cột mốc được tạo nên trong lịch sử điện ảnh với sự bùng nổ của phim màu. Những người nghệ sĩ sử dụng ánh sáng để kể chuyện giờ đây đã có nhiều công cụ hơn để thể hiện. Lúc này những lý thuyết về việc sử dụng màu sắc trong phim ảnh bắt đầu được chú trọng. Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải câu chuyện, và có tác động vô cùng lớn tới cảm xúc, tâm lý người xem mà không hề bị nhận ra. Những vai trò của màu sắc trong phim bao gồm: + Tạo nên những phản ứng về tâm lý + Hướng sự chú ý tới những chi tiết quan trọng + Tạo nên không khi của bộ phim + Đại diện cho hình ảnh của nhân vật + Thể hiện sự thay đổi trong mạch câu chuyện

78


79


Các kiểu sử dụng màu trong phim ảnh

80


Phim ảnh cũng tuân theo các nguyên lý phối màu

81


Rear Window (1954)

La La Land (2016)

82


Những bộ phim từ những năm 90s thường sử dụng tone màu nâu sáng nhẹ, màu sắc không quá gắt, tạo cảm giác cũ và đúng với không khí thời xưa. Phim hiện đại, với sự hỗ trợ của các thiết bị quay phim và chỉnh sửa màu sắc tiên tiến hơn, thường sử dụng màu sắc với độ tươi (vibrance) và sắc nét lớn hơn.

83


Màu sắc

trong nhiếp ảnh

84


Ánh sáng, bố cục, thông điệp, cảm xúc, màu sắc … đó là những yếu tố quan trọng của nhiếp ảnh. Chúng ta sẽ cùng phân tích một số kiểu blend màu để thấy được sự đa dạng của màu sắc sử dụng trong nhiếp ảnh.

85


Nhiếp ảnh đen trắng Trên thực tế việc chụp ảnh đen trắng sẽ yêu cầu nhiều hơn về sự làm chủ ánh sáng, tuy nhiên tác dụng của màu đen trắng với các sắc độ và sự tương phản khác nhau cũng chính là điều làm nên nét hấp dẫn riêng của thể loại này.

86


Blend màu vintage - retro

V

intage được dùng lần đầu vào thế kỷ 15, nó có lẽ được bắt nguồn từ từ “vendage” hoặc “vendenge” của người Anh- Pháp, và “vindemia” theo tiếng Latin. Ban đầu, Vintage có nghĩa nguyên thủy để dùng cho rượu hoặc dầu (oil), sau đó người ta sử dụng nó để chỉ một chiếc xe cũ, có tuổi đời ít nhất 50 năm – vintage car, và cuối cùng, những người buôn quần áo 2ndhand đã dùng từ Vintage để chỉ những bộ quần áo cũ thuộc về thời đại trước thường rất đẹp và công phu. Một số người sử dụng định nghĩa “Vintage” cho đồ cổ và đồ dùng đã được sử dụng dù chúng mới 5 năm tuổi hay đã 500 năm tuổi, nhưng thực ra Vintage là thuật ngữ dùng để chỉ những đồ dùng có thời gian cách đây 20 - 100 năm (hơn 100 năm gọi là antique).

để mô tả những xu hướng, những phong cách xuất hiện trong quá khứ. Phong cách Retro chủ yếu là mượn, sao chép hoặc thiết kế bắt chước. Nó là từ rút gọn của “retrospective” (hồi tưởng quá khứ) hoặc “retrospection” hay có nguồn gốc từ tiếng Latin “retrospectus” có nghĩa là “ngược trở lại”. Không hẳn dập khuôn toàn bộ hơi thở quá khứ, phong cách retro hòa trộn giữa những điều mới mẻ của hiện tại và hoài cổ của quá khứ. Phong cách retro biểu hiện cho sự chân thành, đơn giản, nhưng hiện đại và quyến rũ trong cuộc sống hiện đại. Có thể nói rằng, retro là một phong cách mang tính chất hoài cổ nhưng cũng không kém phần hiện đại.

Retro là thuật ngữ được sử dụng từ những năm 1960 của thế kỷ 20

87


Màu sắc vintage/retro trong nhiếp ảnh giúp đem lại cảm xúc hoài cổ, đậm chất trữ tình, đặc biệt gần đây xu hướng chụp ảnh cưới theo phong cách này đang được quan tâm.

88


Sử dụng tone màu nóng - lạnh trong nhiếp ảnh Tone màu của bức ảnh cũng đem lại cảm xúc khác nhau

89


Blend màu Hàn Quốc Phong cách blend màu Hàn Quốc cũng đã tạo được xu thế nhất định trong nhiếp ảnh. Thể loại này sử dụng những tone màu nhẹ, sáng, thường là màu pastel. Tone màu này cũng được sử dụng khá thường xuyên trong những MV ca nhạc.

90


91


92


MÀU GRADIENT Màu gradient được tạo nên bằng cách sử dụng 2 hay nhiều màu sắc khác nhau cho cùng một đối tượng, đồng thời làm giảm dần các giá trị màu để chúng hòa trộn vào nhau. Hiểu một cách đơn giản gradient là sự chuyển sắc từ màu này sang màu khác. Trong những năm gần đây, gradient đang trở thành xu hướng thiết kế vì nó thể hiện sự hiện đại, mới mẻ, khả năng gây chú ý cao.

93


M

ắt người sẽ dễ bị thu hút bởi màu gradient hơn. Chúng ta được bao quanh bởi nhiều màu đơn sắc và đã làm quen trong việc nhận biết chúng. Việc nhìn thấy một vật thể “bất thường” mà không thể gọi tên cụ thể ví dụ “xanh” hoặc “tím” sẽ giúp gây ấn tượng và ghi nhớ lâu hơn. Hơn nữa, sự chuyển từ màu này sang màu khác cũng tạo cảm giác chuyển động, một yếu tố khá quan trọng trong thiết kế. Trên thực tế, con người không thể nhận biết tất cả các màu sắc mà chỉ nhớ được những màu phổ biến. Trong khi đó, rất nhiều thương hiệu khác

94

nhau cố tìm cách tạo ra bộ nhận diện với màu sắc riêng của mình, và tất nhiên, không thể có đủ màu cho tất cả. Bạn thích màu xanh dương, nhưng rồi nhận ra hàng loạt kiểu màu xanh dương đã được sử dụng bởi các thương hiệu lớn như Facebook, Twitter, … Gradient cung cấp cho các designer nhiều lựa chọn hơn


95


Gradient hiện đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực thiết kế UI/UX, và tiềm năng phát triển trong các lĩnh vực khác là rất lớn.

96


97


98


99



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.