SỐNG GIẢN DỊ

Page 1


TONY BUỔI SÁNG


TONY BUỔI SÁNG

SỐNG GIẢN DỊ

T

uổi trẻ bây giờ, cái thích nhất của tuổi trẻ chính là CÁ TÍNH. Ai không có, cứ bé khoẻ bé ngoan, vở sạch chữ đẹp, cái gì cũng ngại, sợ, không dám thử, không dám đi xa tới những vùng chưa ai khai thác để tạo dựng cơ đồ thì...chán hơn cả việc đập chết 1 con gián.

NÀY người bạn trẻ bạn là

MÈO HAY HỔ? CÙNG TR ÈO LÊN ĐỈ NH NÚI CAO VỜI VỢI ĐỂ TA KH Ắ C TÊN MÌ NH TRÊN ĐỜI DÙ TA B IẾT GI AN NAN ĐANG CHỜ ĐÓN CH Ặ NG ĐƯỜNG NÀO TRẢI B ƯỚC TRÊN HOA HỒ NG BÀ N CH Â N CŨNG THẤM ĐAU VÌ NHỮNG MŨI GA I ĐƯỜNG VINH QUANG ĐI QUA MUÔN NGÀN SÓNG GIÓ V Ì LỜI H ỨA GHI TRONG TI M MÌ NH V Ẫ N BƯỚC ĐI ...

6

Trên 1 con phố nhỏ ở tp Siem Reap (Campuchia) là 1 nhà hàng Pháp khá đông khách dù chỉ mới mở. Cô chủ nhà hàng là V, một cô gái Quảng Trị nhỏ xíu mới sinh năm 1993. V lên Huế học ĐH về du lịch, rồi cũng như bao bạn trẻ khác, khi tốt nghiệp, cô đi tìm cơ hội nghề nghiệp và Sài Gòn là địa chỉ cô nghĩ đến đầu tiên. Đón tàu vào Nam, cô xin vào làm ở một khách sạn 5 sao với vị trí nhân viên mở cửa, tức mặc áo dài rồi đứng mở cửa cho khách vô ra. Đất chật người đông như kiến cỏ, TP 12 triệu dân này không hề có chỗ đứng cho người có tài năng hay nhan sắc tầm tầm. Thế rồi cô nhận ra sứ mạng cuộc đời mình là ngành du lịch, cô sẽ phải có thành tựu về ngành này cho bõ công được sinh ra trên đời. Vừa đi làm vừa len lén đi xin việc khắp, nhưng những vị trí “ngon ngon” trong các công ty du lịch “ngon ngon” cô trượt cả. Cô nhận ra là học ĐH trong nước như cô bây giờ khó mà cạnh tranh được lượng du học sinh tốt nghiệp các trường hàng đầu thế giới trở về, và cả người nước ngoài sang VN làm việc.

7


TONY BUỔI SÁNG

Sau khi quan sát và cộng với óc tổng hợp, phân tích sắc sảo, cô thấy Sài Gòn không phải là thành phố phù hợp để phát triển du lịch trong tương lai vì không có bất cứ lợi thế gì. Khách đến Sài Gòn bây giờ chủ yếu là khách doanh nhân đầu tư và tài chính, không còn khách du lịch mấy. Những ai có mission cuộc đời là tài chính chứng khoán (điều kiện là giỏi giang cực kỳ, tốt nghiệp các ĐH lớn trên thế giới chứ các ĐH của VN hay các ĐH vô danh trên thế giới thì chỉ vào công ty làm chân sai vặt) thì mới phù hợp và có cửa phát triển. Cách đây chục năm, Sài Gòn có lợi thế là có sân bay đón được chuyến bay quốc tế (VN lúc đó chỉ có Tân Sơn Nhất và Nội Bài là sân bay quốc tế), nên khách đến ở 1 đêm sau đó trung chuyển để đi Cần Thơ, Nha Trang, Côn Đảo, Đà Nẵng, Huế.... Và gần đây, các sân bay khác cũng đã đón khách quốc tế, nên các công ty lữ hành bỏ qua luôn Sài Gòn, vì mất 1 ngày di chuyển lòng vòng từ sân bay về hotel và di chuyển ra khỏi thành phố trong tình trạng kẹt xe hỗn loạn trên đường, vì thế họ sắp xếp bay từ Băng Cốc hay Hàn Quốc Nhật Bản trực tiếp tới Nha Trang, Đà Nẵng, Hải Phòng luôn. Sài Gòn cũng không có resort nào để có thể học hỏi về quản trị resort, không có biển, không có núi, không có các loại hình du lịch giải trí gì. Shopping mua sắm thì chỉ là “cậu bé chợ huyện mới học đòi làm sang” so với Băng Cốc, Singapore, Hongkong...nên nơi đây chỉ là nơi mua sắm cho người không có điều kiện đi nước ngoài. Rồi một buổi chiều, V quyết định đi Siem Reap và làm cho 1 khách sạn lớn ở đó. Làm bồi bàn, rồi xin phụ bếp rồi tự học thêm lớp đào tạo nấu ăn quốc tế để trở thành bếp chính, rồi ra ngoài thuê riêng 1 biệt thự cũ để làm nhà hàng.

8

SỐNG GIẢN DỊ

Vì có kinh nghiệm làm từ vị trí thấp nhất, lại yêu thích đam mê món Pháp đến tột độ, cô mở ra và may mắn thành công ngay. Cách quảng bá của cô rất giỏi, cứ khách tới ăn là cô xin phép tới trò chuyện trong lúc đợi tính tiền, hỏi han, rồi “ép” khách review tốt trên các trang du lịch. Từ đó, khách đến nhà hàng cô phải đặt trước và cô cũng đã tích luỹ tư bản rất khá cho mình. Du lịch rất mênh mông, nếu yêu du lịch phải chọn 1 cái ngách nhỏ để bắt đầu, ví dụ như lữ hành cho khách Ta, lữ hành cho khách Tây, nhà hàng, khách sạn, du lịch MICE (hội thảo hội nghị), mạo hiểm, homestay, farmstay, văn hoá bản địa,...và cô chọn món “nhà hàng Pháp” để thành người giỏi nhất trong ngách nhỏ này. Dưới trướng cô còn có cả chục người vô cùng tâm huyết, 1 lòng 1 dạ theo con đường mà cô đã vạch ra cho cả nhóm đi theo, cô giờ chủ yếu là quản lý và marketing, làm thương hiệu cho nhà hàng sau khi truyền nghề được cho những đệ tử giỏi. Cô khoe là team em vừa mua được 1 cái nhà ở khu phố Tây Lê Lợi của Huế để mở nhà hàng Pháp, cùng tên. Và cô cũng đang khảo sát ở Luang Prabang, Tây An (Trung Quốc), Kyoto (Nhật), để thuê làm thành 1 chuỗi, vì tình cờ bữa cô nghe có 1 doanh nhân người Pháp tới quán cô ăn, họ nói dự định có 1 hãng hàng không lớn đang lên kế hoạch bay 1 đường bay nối liền các kinh đô cổ của châu Á. Máy bay sẽ từ Thái sang Sieam Reap, rồi bay đi Luang Prabang, rồi bay đi Huế, rồi đi Tây An (kinh đô nhà Tần, nhà Đường...) rồi Kyoto (kinh đô Nhật)... chuyên cho khách rất sang.

9


TONY BUỔI SÁNG

Hỏi V chia sẻ về du lịch, cô nói “em chỉ biết làm 1 chuỗi các nhà hàng ở các kinh đô cổ châu Á vậy thôi, còn sau đó thì phát triển nữa thành 1 tập đoàn lớn có resort ngàn tỷ này nọ...thì để dành cho chồng em làm. Em thân gái sức mọn, chỉ vậy thôi anh à. Nếu bạn trẻ nào đam mê du lịch và chọn du lịch là sứ mạng cuộc đời mình, hãy thử thách từ vị trí thấp nhất ở Phú Quốc, Nha Trang, Hội An, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Sapa, Bali, Siem Reap, Luang Prabang, Tây An, Hawaii, Maldives,... chứ đừng ở Sài Gòn hay Hà Nội. Chẳng có cơ hội nào ở đó cho mình đâu, chỉ tốn thời gian mà thôi. Sau 1-2 năm, nếu có đầu óc, bạn sẽ biết cách làm 1 cái gì đó rất riêng, đặc sắc mang dấu ấn của mình”. Nói xong thì cô xin phép được vào trong để thay đồ đi Nepal leo núi. Cô nói, “1-2 tháng mà sáng sáng không thức dậy ở 1 thị trấn xa lạ, thì em chịu không nổi. Hộ chiếu em đã thay 1 cái rồi vì hết chỗ đóng dấu xuất nhập cảnh”. Chảnh vậy mới dễ thương.

10

SỐNG GIẢN DỊ

Tuổi trẻ bây giờ, cái thích nhất của tuổi trẻ chính là CÁ TÍNH. Ai không có, cứ bé khoẻ bé ngoan, vở sạch chữ đẹp, cái gì cũng ngại, sợ, không dám thử, không dám đi xa tới những vùng chưa ai khai thác để tạo dựng cơ đồ thì...chán hơn cả việc đập chết 1 con gián. Nói chuyện với mấy bạn trẻ cái đầu đầy ắp nỗi sợ này, rất tốn thời gian vì họ không có tố chất. Ham muốn thành tựu chỉ là viển vông cho vui vậy thôi chứ đời nào làm được cái gì ra hồn đâu mà bàn bạc hay đào tạo hay hướng dẫn. Mèo chỉ để bắt chuột và ăn vụng. Đừng thấy hình dạng giống giống mà đi dạy các bài học chỉ dành cho hổ. Các trường ĐH tinh hoa, đừng tưởng cứ thấy trường chiên trường xào học hành chữ nghĩa toán lý hoá tiếng Anh giỏi giang mà nghĩ là tinh hoa mà tuyển vào, dạy cho triết học sâu xa hay quản lý vĩ mô này nọ. Người có gan mèo thì mãi mãi là mèo, làm sao mà nghĩ lớn làm lớn như chúa sơn lâm như hổ được. Có học trường Harvard hay qua Nhật qua Đức qua Israel qua Nga gì thì về “mèo vẫn hoàn mèo”, có ở bển cũng đi xin xỏ hết vịêc làm tới suất định cư, không có chút legacy nào, không giúp được người khác, chỉ vun vén thân mình. Đứng lầu 2 thì làm sao biết người đứng trên tháp 88 tầng thấy gì đâu, nên nói gì cũng cãi hết (ví dụ, sẽ nói câu chuyện trên là không có thật, để tự an ủi sự bất tài vô dụng của mình, với họ thì không ai tự tay trắng làm được cơ nghiệp cả). Mà thôi, kệ đám đó đi, sống 1 đời vô danh, âu cũng là sự lựa chọn của họ. Hoặc là số phận như thế, khỏi cãi mệnh trời. Chia tay cô, chợt vẳng vẳng câu hát của nhóm Bức Tường.

11


““ 12

SỐNG GIẢN DỊ

TONY BUỔI SÁNG

VÀ C O N T IM TA ĐÃ Ư Ớ C NGU Y Ệ N C Ù NG NH AU VA I K Ề VA I NIỀ M VINH QUA NG TA CH I A S Ẻ C Ù NG NH AU .

13


TONY BUỔI SÁNG

SỐNG GIẢN DỊ

T

inh hoa khác người thường duy nhất ở 1 điểm là tinh hoa luôn nghĩ cho người khác hơn là nghĩ về bản thân. Còn vĩ nhân thì quên lợi ích cá nhân mình mà nghĩ cho người khác.

ở h p t Bá mía Ly & ớc nư

14

Phở là món ăn ưa thích của Tony. Trưa trưa trời nóng là đi ăn phở. vTrưa nay, Tony vừa tới quán phở quen thì thấy có 2 mẹ con người bán vé số đang đứng ngoài nhìn vô quán qua ô cửa kính. Người mẹ khoảng 3 chục nhưng trông hốc hác, còn con bé con khoảng 4-5 tuổi, đội cái mũ rộng vành lụp xụp, hai mẹ con cứ thập thò miết. Người mẹ nhìn Tony có vẻ muốn hỏi gì đó nhưng e ngại không dám, nên Tony mới lên tiếng trước, hỏi hai mẹ con cần hỏi gì nè. Chị liền hỏi ở đây một bát phở chỉ có thật chỉ là 29 nghìn không anh (trước quán có bảng chỉ 29.000 đồng/ tô), ở khu này tôi thấy cái gì cũng đắt nên không dám vào, phải hỏi trước cho chắc. Tony nói ừa, phở tô nhỏ chỉ có 29 ngàn thôi. Chị mới hỏi thêm là “họ có tính thêm gì nữa không anh”, Tony nói không, không dùng khăn dùng nước thì chỉ có 29 ngàn. Cái chị mới mạnh dạn dắt con bé vào. Con bé nghe nói được ăn phở thì cười toe toét, hai mẹ con nói với nhau giọng địa phương đặc sệt.

15


TONY BUỔI SÁNG

Tony thấy chị kêu có 1 bát 29 nghìn cho con bé. Con bé đói quá nên phở còn nóng mà nó đã ăn từng muỗng to. Chị ngồi khép nép trong 1 góc, móc tiền lẻ ra đếm, đúng 29 ngàn thì cầm chặt bên tay trái, đợi con ăn xong thì trả. Con bé hỏi sao mẹ không ăn, chị lắc đầu nói mẹ no rồi, nói con ăn từ từ, kẻo nóng. Thấy chị tránh nhìn vào bát phở mà ngó trời ngó đất. Tony ăn xong, sẵn trả luôn tô phở kia. Một lúc sau, chị gọi cô phục vụ tới gửi tiền thì cô phục vụ nói “có chú kia trả rồi”, chị mới quay lại nhìn. Tony mới cười nói thôi để tui mời con bé. Chị cầm tiền qua đưa cho Tony, nói thôi, tiền cháu ăn ngại lắm. Tony nói không có nhiêu đâu chị, xua tay không lấy. Chị kêu con bé lại nói cám ơn bác đi con, xong móc trong giỏ ra xấp vé số. Tony mau mắn nói thôi cô, tui không biết chơi vé số. Cái chị nói không, tôi đưa anh 3 tờ, coi như tiền bát phở vừa rồi. Tony cũng từ chối nhưng cổ kiên quyết không chịu, nói tôi bán vé số cũng có lãi anh à, tôi không cho cháu lấy tiền người khác cho. Sợ ồn ào phiền quán nên Tony mới cầm, đưa cho cổ 1 ngàn cho đúng giá trị vì biết gặp người đẳng cấp cao rồi. Chị cám ơn rồi tất tả dắt con bé ra khỏi quán.

16

SỐNG GIẢN DỊ

Tony nhìn theo bóng hai mẹ con đi liêu xiêu trong nắng trưa gay gắt mà nhớ hồi xưa, hồi Tony học lớp 3, vừa chuyển ra thị trấn học. Lúc đó nhà Tony còn nghèo, nghèo đến mức Tony mặc chung cái quần xanh đồng phục với chị Ba đi học. Có lần má đạp xe lên trường đón Tony về, nắng nóng kinh khủng nên Tony nói con khát nước quá má à. Thấy má dừng xe lại đếm tiền trong giỏ, rồi đạp vô xe nước mía dốc đường lên ga xe lửa. Má gọi có 1 ly, Tony cũng hỏi sao má không uống, má lắc đầu. Tony khát quá nên uống cái rột hết ly, xong hai mẹ con đạp về. Tối ngồi học bài, nghe ở nhà dưới tiếng chị Hai cự nự, nói má chiều chuộng thằng Tèo quá đáng, tiền mai mua gạo mà đem đi mua nước mía uống, sang gì sang dữ vậy trời. Tony thấy ân hận, và nghĩ nước mía là xa xỉ phẩm, lẽ ra mình không nên uống. Giải khát sướng miệng mình mà mất phần cơm no bụng của bao nhiêu người, thấy hổ thẹn trong lòng. Sau này làm chủ, Tony thấy mình có nhà biệt thự có xe hơi mà để nhân viên liêu xiêu chạy xe máy ở nhà thuê, lòng thấy không đặng tí nào. Phải ra kế hoạch để ai theo mình cũng có nhà có xe như mình hết. Nhất định sẽ phải như vậy.

17


TONY BUỔI SÁNG

SỐNG GIẢN DỊ

Dạo này già cả, hay nhớ chuyện xưa. Ngậm ngùi thân phận đời người. Nhớ mãi lời thầy bên Mỹ dạy “các bạn vào được Ivy League, các bạn đã là giới tinh hoa của dân tộc các bạn, khi học xong về nước, phải thương dân mình. Tinh hoa khác người thường duy nhất ở 1 điểm là tinh hoa luôn nghĩ cho người khác hơn là nghĩ về bản thân. Còn vĩ nhân thì quên lợi ích cá nhân mình mà nghĩ cho người khác. Chỉ có vậy thôi, chia ra các đẳng cấp trong xã hội loài người từ xưa đến nay. Nếu chỉ nghĩ về mình, về gia đình mình thì chỉ có thể có 1 cơ nghiệp rất nhỏ. Đặt sai vị trí thì sẽ là bất hạnh. Còn nếu ai mà nghĩ cho người thì sẽ làm được quản lý, lãnh đạo. Nghĩ cho muôn người thì sẽ là doanh nhân lớn, đời đời được kính trọng, muôn thuở lưu danh. TẦM của 1 cá nhân được xác định bằng công thức “bạn nghĩ bạn chắc chắn sẽ giúp được bao nhiêu người?”. Mình định giúp cô bé con chị bán vé số 1 bát phở mà còn không được. Khóc.

18

19


TONY BUỔI SÁNG

SỐNG GIẢN DỊ

A

nh là tinh hoa, phải thương người khác, thương dân. Có trí óc thì phải nghĩ đến muôn người, nghĩ cho muôn người chứ không phải chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân hay gia đình mình như người thường.

20

21


TONY BUỔI SÁNG

Một bạn trẻ người Nghệ An đang theo học ĐH Tokyo Nhật Bản có lần trở về quê chơi vài hôm trong 1 kỳ nghỉ mùa hè. Về Vinh, cái nóng của xứ nhiệt đới khiến cậu ta mệt mỏi và thấy khó chịu. Lúc chat với thầy giáo hướng dẫn luận văn, cậu nói “em sẽ đổi vé máy bay để quay lại Nhật sớm, bên này nóng quá”, và đại loại là “sau khi tốt nghiệp, em sẽ cố gắng tìm việc ở Nhật vì quê nhà nghèo quá, Tp Vinh so với Tokyo thì chênh lệch quá xa về tiện nghi, nên em sẽ ở lại Tokyo tìm việc, tìm đường định cư”. Bất ngờ thầy nhắn lại, đại loại là “nếu quê nhà nóng như thế, mình phải thấy tự hào. Nóng là đặc sản của quê hương mình, tận dụng cái nóng để sản xuất kinh doanh những cái gì ưa nóng, ví dụ như sấy nông sản chẳng hạn. Phải đi vòng vòng quê nhà, xem cơ hội để xây dựng các toà nhà chọc trời, máy lạnh mát rượi để người dân họ tránh nóng vào đó mà vui chơi mua sắm. Những chỗ nào còn đất trống thì trồng cây xanh, nhân rộng mô hình, khuyến khích người thân trồng cây xanh. Singapore nằm ngay xích đạo, nhưng vì cây xanh nhiều nên luôn thấp hơn Bangkok hay Kuala Lumpur hay Sài Gòn 3-4 độ C, và các toà nhà đều set nhiệt độ máy lạnh mát rượi để người dân làm việc thoải mái. Phải thương dân mình.

SỐNG GIẢN DỊ

Anh chàng xấu hổ, chỉnh đốn tư duy, từ đó, cái nóng và cái gió Lào sao thấy mà thân thương đến thế. Chắc chắn rồi anh sẽ trở về, và Tp Vinh sẽ có những toà nhà mới mát rượi và cây xanh bóng mát như Singapore. Đó là lý tưởng sống, là ham muốn tột bậc của cuộc đời, chắc chắn anh sẽ không bao giờ rời xa lý tưởng đó. Anh là tinh hoa, phải thương người khác, thương dân. Có trí óc thì phải nghĩ đến muôn người, nghĩ cho muôn người chứ không phải chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân hay gia đình mình như người thường. Thật ra người bình thường, không đáng trách hay chê bai vì năng lực họ chỉ có vậy, tầm nhìn chỉ ở lầu 2 thì sao thấy bao quát được như người có tầm nhìn lầu 81. Vấn đề đáng nói ở đây là những người có đầu óc trí tuệ mà cũng nghĩ lợi ích con con thì thật đáng tiếc, uổng 1 đời tài hoa đi. P/S: Trong hình là thành phố Tel Aviv, nơi người Israel dù đi khắp thế giới, dù Harvard hay Boeing có giữ lại, họ vẫn từ chối mà trở về cố hương xây dựng, trồng cây xanh bóng mát, toà nhà cao tầng, xây dựng các nhà máy xí nghiệp để không còn ai thiếu việc làm, tiến tới tạo dựng 1 xã hội có nhiều việc làm và nhập khẩu nhân công từ các nước khác.

Nếu ai cũng chê quê nhà nóng, nghèo.... mà ra đi tìm chỗ tốt hơn, mát mẻ hơn, thì còn gì là tinh hoa nữa. Tinh hoa là phải biến không thành có, biến sỏi đá thành màu mỡ, biết hoang vu thành sầm uất, biến nghèo khó thành phồn vinh. Người Nhật chỉ nể trọng những người tốt nghiệp xong, trở về quê cũ, xây dựng cơ đồ. Còn ra đi tìm chỗ tốt hơn cho bản thân mình, thì trở thành người tầm thường mất rồi”.

22

23


TONY BUỔI SÁNG

SỐNG GIẢN DỊ

Tinh hoa người Nhật, Hàn, Đài, Sin, Do Thái, Du Bai....làm được điều này, họ đều xem việc ra đi là để học hỏi, không đeo bám nước người ta, không đeo bám thành phố lớn, học hỏi hiểu biết xong là lập tức trở về. Ở đâu cũng làm việc được trong thế giới internet ngày nay, chưa có thì mình làm cho có. Hãy bắt chước chú Nguyễn Thanh Mỹ ở Trà Vinh mà trở lại quê nhà, xây dựng công ty, nhà máy, để lại human legacy cho muôn đời sau. Các bạn search thêm về Nguyễn Thanh Mỹ, Trà Vinh...để thấy 1 người tinh hoa cần phải hành động như vậy, chú đã làm được thì mình cũng sẽ làm được. Người Trung Quốc có hàng ngàn chú Nguyễn Thanh Mỹ, người Hàn, Nhật, Dubai...cũng như thế nên họ đã phát triển kinh tế vượt bậc. Trở về với những nhà máy giúp hàng trăm hàng ngàn người có việc làm ngay trên thị trấn quê hương. Đó phải là mission của cuộc đời mình, là mục tiêu tối thượng của mình, nhất định sẽ đạt được.

24

25


TONY BUỔI SÁNG

SỐNG GIẢN DỊ

1

Chân Thiện

Mỹ Thư giãn cuối tuần

và bây giờ là

QUÊ H ƯƠNG ƠI , CÓ GÌ ĐẸP HƠN THẾ TÌNH Y ÊU B ẮT ĐẦU, TỪ ĐÔI MẮT NGÀ Y MAI B ẮT ĐẦU, TỪ HÔM NAY. ...

26

. Một bữa, Tony tung ra chính sách khuyến mãi, mua 1 số lượng phân bón nhất định của hãng Phượng Tím sẽ đưa đi Hàn Quốc giải phẫu thẩm mỹ. Đâu chừng 1 tháng sau, doanh số đạt được hết sức nhanh chóng. Nông dân cả nước hăng hái thi đua xài phân của Tony dưới sự giúp sức của hệ thống đại lý rộng khắp. Thiệt là bá đạo, đúng là đi hạc Ha Vợt về, các cty phân khác cạnh tranh sao lại. Thật ra thì các mẹ, các chị ấy thiếu gì tiền…để phẫu thuật thẩm mỹ, ở Sài Gòn hay Thái Lan là vô tư, nhưng đi tận Hàn Quốc và có người theo làm phiên dịch, lại có óc thẩm mỹ để tư vấn như Tony thì các mẹ các chị yên tâm. Cơ hội ngàn năm có 1. Đâu 2 tháng sau thì Tony dắt đoàn đi, khoảng 15 chị, Bắc Trung Nam đủ cả. À kể vụ làm visa trước đã. Vì các chị ấy đi Hàn Quốc lần đầu nên phải lên xếp hàng cho lãnh sự coi mặt phỏng vấn. Ké Tony dắt họ lên. Chu cha nó đông hết biết (Nó ở đây là cái lãnh sự quán). Tony cao lòng ngòng, đứng vượt trội giữa 1 hàng phía trước và 1 hàng dà i phía sau, toàn phụ nữ, phần lớn ở quê lên, mặc quần áo xanh đỏ tím hường, quánh kem Bông Lúa cái mặt trắng thiệt trắng nhưng cái cổ đen thui, tay cầm cái hộ chiếu vân vê. Một đoàn xếp hàng song song toàn thanh niên nam giới, gương mặt ngơ ngác, mặc áo đồng phục, đội mũ trắng có chữ Suco gì đó, chắc đi theo diện xuất khẩu lao động. Các khách hàng của Tony từ từ tiến vào khu vực làm visa.

27


TONY BUỔI SÁNG

Chị Năm ở Bạc Liêu xếp đầu tiên, chị ấy năm nay 70 tuổi, già cả nên ưu tiên xếp trước. Thấy nhân viên lãnh sự hỏi 2 3 lần mà chị vẫn không trả lời được, nên Tony mới nhảy lên trợ giúp. Cô nhân viên người Hàn Quốc hỏi bằng tiếng Việt lơ lớ, anh hỏi giùm bà ấy là động cơ nào khiến bà ấy tới tuổi này mà còn đi HQ? Tony nhìn lên trên mới thấy dòng chữ dán trên tấm kính “lấy chồng Hàn Quốc, nộp tại đây”.

2

. Rồi nửa đêm cũng ra sân bay để đi Hàn Quốc. Chuyến bay của Air Korea. Chu cha mấy tiếp viên nữ đẹp hết biết. Ăn nói vui vẻ, cả đêm cứ bưng cái khay nước đi qua đi lại, ai uống gì thì lấy uống. Đoàn Tony đến nơi thì trời đã sáng, lạnh teo bugi. Chiều thì cả đoàn đến bệnh viện thẩm mỹ để khám. Tới nơi mới thấy người Việt Nam, Trung Quốc, Philippines….quá trời, đứng ngồi lố nhố. Bác sĩ gọi vô chụp hình và họ sẽ chỉnh sửa qua máy vi tính trước. Hình người đẹp quốc tế treo khắp nơi, để khách chọn kiểu. Kiểu Triệu Vi, Kim Nam Joo và Phạm Băng Băng là các kiểu được thích nhứt. Cánh mũi người Việt ai cũng to, do đó thu gọn lại là rất phổ biến. Độn lên 1 chút. Mắt 2 mí rồi nên chỉ mở rộng và dài ra, cấy thêm lông mi và lông mày dài đến thái dương. Đôi môi phải chín mọng, bĩu ra cho nó khinh đời. Răng thì veneer 1 lớp để trắng sáng lấp lánh, 2 cái khểnh 2 bên. Hút mỡ để thu hẹp cái nọng dưới cằm. Da dày quá thì mài cho nó mỏng. Nếu bị mụn thì sẽ phải xử lý mụn 1 ngày với máy hút chân không. Mặt thịt chằm dằm hay ú nu sẽ được tùng xẻo bớt để thanh tú. Móc 1 cái hố bên má để lòi núm đồng tiền. Theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc, mặt càng nhỏ càng dài càng đẹp.

28

SỐNG GIẢN DỊ

Mấy chị nói thôi để mấy chị hùn tiền lại cho Tony vô làm cái gì đó, sẵn ngồi đợi làm luôn đi em. Tony nói ồ dé, vào kiểm tra, nó chụp hình ở cả chục góc độ, rồi vẽ đồ thị phân tích đạo hàm tích phân rồi nói thôi khỏi, gương mặt mày thanh tú quá rồi, các tỷ lệ hợp lý quá rồi, can thiệp bằng dao kéo sẽ hỏng vẻ đẹp trời cho. Đúng là trung tâm thẩm mỹ có lương tâm và mấy ụ pa này có trình độ thẩm mỹ cao. Nên chỉ ra ngồi chợ Dong Daemun mua sắm và ra Gang Nam nhậu với mấy thằng đệ, chờ mấy chị ấy xong thì dắt về. Xong về VN. Nhân viên hàng không bên sân bay Hàn Quốc hẻm cho lên máy bay, nói đoàn ca sĩ hải ngoại này đi về nước hát sao hem có giấy phép biểu diễn. Dân du lịch, du học sinh và lao động xuất khẩu bu lại xin chữ ký, nhưng thắc mắc vì thấy chị Năm Bạc Liêu gương mặt rõ ràng là Phạm Băng Băng, mà body hem phải? Nhân viên check in thì hem chịu làm thủ tục, nói hình trong hộ chiếu với ngoài đời khác nhau. Tony nói đây không phải là đoàn ca sĩ đâu, đại lý bán phân cả đấy. Có giấy của bệnh viện thẩm mỹ nè. Họ hẻm tin, nói bán phân sao đẹp vậy, còn bắt hát nghe thử. Các chị bèn hand-in-hand tốp ca bài “Hát về cây lúa hôm nay”. Rất tha thiết. Và cả sân bay Incheon, hành khách lẫn nhân viên hàng không, đều ói xanh mặt.

29


TONY BUỔI SÁNG

30

TÔ I H ÁT B ÀI CA NGỢI CA CÂY LÚA VÀ NGƯ ỜI TRỒNG LÚA, CHO QUÊ HƯƠNG QUÊ H Ư ƠNG ƠI , CÓ GÌ ĐẸP HƠN THẾ TÌNH YÊU B ẮT ĐẦU, TỪ ĐÔI MẮT NGÀ Y MAI B ẮT ĐẦU, TỪ HÔM NAY. ...

SỐNG GIẢN DỊ

31


TONY BUỔI SÁNG

giấc mơ rón rén

SỐNG GIẢN DỊ

những

Làm gì cũng phải xuất sắc, một lên mức xuất chúng, 2 là hạng xoàng. Mà hạng xoàng thì không có ý nghĩa gì, không ai biết và nhớ đến tên mình cả. Thua thì thôi, có sao, chứ sợ thua thì sao làm lớn?

32

C

húng ta từ bé đã bị cha mẹ thầy cô nhồi sọ về sự an toàn, chắc ăn, ổn định, rụt rè, thập thò...nên hình thành 1 tính cách có thể nói là kẻ thù của thành tựu. Có người còn bày ra những nỗi sợ để “Nhiêu đó được rồi, làm nhỏ thôi, chơi nhỏ thôi”... khiến dân tộc mình 100 triệu dân rồi, bằng dân số tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, mà GDP chỉ bằng 1/6 GDP của họ (họ đã có 1200 tỷ đô, riêng tỉnh Quảng Đông). Thi Ai là triệu phú, được có chục triệu là “xin dừng cuộc chơi để bảo toàn số tiền” bé mọn mang về. Thật đáng thương làm sao. Chơi thì chơi luôn. Tiền bạc lúc nào chả làm ra được, cơ hội xuất hiện thêm trên truyền hình, giải thêm các câu đố...mới là cảm giác mãi không thể mua được. Nhưng đám đông nào có chấp nhận tư duy này, vài đồng với họ là hạnh phúc lắm lắm.

33


TONY BUỔI SÁNG

Dân số ta gần bằng Nhật mà Nhật đã là 1 dân tộc lớn trên thế giới với hàng ngàn thương hiệu quốc tế, 1 tập đoàn kinh tế của họ mỗi năm đóng thuế cho ngân sách khoảng 1 tỷ đô, họ có 1000 tập đoàn, coi như nền kinh tế mỗi năm có 1000 tỷ đô, đầu tư lại mọi thứ cho xã hội. Cỡ như Thaco Trường Hải, mỗi năm cũng đóng thuế cho tỉnh Quảng Nam gần 1 tỷ đô la Mỹ. Nếu Quảng Nam có khoảng 1 chục Thaco, có phải tỉnh này có 10 tỷ đô mỗi năm không? Người Philippines, Ấn Độ, Băng La Đét, Indonesia...cũng nghĩ nhỏ, du học toàn tính chuyện trốn ở lại nên tốc độ phát triển kinh tế chẳng tương xứng với tốc độ sinh đẻ, đẻ nhiểu rồi đi làm thuê khắp nơi. Hiện có 120,000 người Việt đang ở Hàn Quốc chủ yếu là công nhân xuất khẩu, cô dâu và du học sinh và cũng khoảng 120,000 người Hàn đang sinh sống ở VN, chủ yếu là du học sinh, quản lý các công ty lớn, hoặc làm chủ, qua đây đầu tư làm ăn. Cứ lên Sài Gòn Hà Nội hay đi du học ở nước giàu, học xong ở lại xin việc, rồi định cư, nghĩ nhỏ làm nhỏ...thì các thành phố lớn này cứ phình to ra mãi, bất cập mãi mãi không giải quyết được....mà quê nhà thì thiếu người dựng xây. Cái Legacy của bạn ở đâu mà phải đi xin xỏ 1 cái thẻ xanh của người nước khác, phải ngồi chầu chực phỏng vấn công ty này công ty kia, phập phồng sợ nó đuổi. Bạn tài giỏi và là công dân của 1 dân tộc Việt tự cường, 1 quốc gia độc lập cơ mà?

34

SỐNG GIẢN DỊ

Người Quảng Đông ai ai cũng máu lửa, làm ăn và làm ăn, sản xuất kinh doanh đủ thứ, vay vốn làm, thua thì thôi, chịu nợ, mất hết thế chấp, rồi làm lại. Một là đậu vào Harvard, hai ở nhà tự học, tự làm giàu, không chấp nhận học trường làng nhàng, thầy làng nhàng, bạn làng nhàng, tốn thời gian cuộc đời vô cái làng nhàng vô bổ, ngồi 4-5 năm cuộc đời dưới những ngôi trường vô danh, những ông thầy nghĩ nhỏ, bày mình nghĩ nhỏ, nói tào lao. Cha mẹ bạn bè hoặc bất cứ ai mình nói chuyện cũng vậy, nói cái nhỏ hẹp là I am so sorry liền, lây nhiễm cái lặt vặt, kéo tầm mình xuống. Bỏ chục triệu đi học làm ăn là xuống tiền ngay, không cân nhắc đắn đo chi hết. Nói về là về. Nói làm là làm. Nói buông là buông. Nói đi là đi. Nói chơi là chơi. Nói là làm. Khô máu, tới cùng luôn. Làm gì cũng phải xuất sắc, một lên mức xuất chúng, 2 là hạng xoàng. Mà hạng xoàng thì không có ý nghĩa gì, không ai biết và nhớ đến tên mình cả. Thua thì thôi, có sao, chứ sợ thua thì sao làm lớn? Sợ nợ với sợ lỗ thì làm ăn gì. Nhưng đáng tiếc lại luôn đi tìm cách biện minh là x, y, z chứ hem lẽ nói EM SỢ? Mình nghĩ nhỏ, nghĩ chắc ăn thì mãi mãi không có gì lớn để lại cho nhân loại. KHI KHÔNG SỢ MẤT, ANH MỚI LÀM LỚN ĐƯỢC-LÝ GIA THÀNH. Mà ông cũng nói, 99% người ta sợ mất, nên người ta không có làm. 1% lập tức làm, không hỏi. Ai hỏi tới hỏi lui, thì sẽ rút lui. Người làm thì sẽ người được, người bại. Được hưởng, mất thôi. Tính cách phải vậy mới đáng để ý.

35


TONY BUỔI SÁNG

Người cá tính và tinh hoa sẽ thích anh Vũ Trung Nguyên, chú Dương Thaco, anh Quyết FLC, cô Thảo Vietjet, chú Đức HAGL, cô Thái Hương TH True Milk, chú Thản Mường Thanh, chú Mỹ Trà Vinh, chú Kiên Thiên Minh Group, Sungroup, BIM Group, PAN group.... Họ làm là làm lớn, bất chấp người ghét kẻ ghen, mà phần lớn chưa bao giờ gặp mặt và nói chuyện họ, chỉ nghe thông tin thứ cấp trên báo và người khác nói lại dưới dạng tin đồn. Ai đã gặp trực tiếp, nói chuyện hay làm ăn với họ, và thấy họ đúng như những gì mình nghĩ trong đầu, ai, chưa ai cả. Vậy là mình non bản lĩnh, bị tin đồn và truyền thông dắt mũi rồi. Mình đặc biệt trân trọng những người đã thất bại như chủ của hãng Air Mekong, Indochina Airlines, Vinaxuki, Dạ Lan,....dù thương hiệu không còn nhưng cũng đã 1 lần trong đời làm được điều mình muốn. Có trăm tỷ trở lên là lập tức đầu tư xây nhà máy ở quê nhà, chứ sao ở Sài Gòn mua siêu xe, rồi cặp với ca sĩ diễn viên, ăn sơn hào hải vị...và sướng cho bản thân mình theo 2 nấc đầu tiên của tháp nhu cầu Maslow vậy? Tinh hoa khắp thế giới rất thích tính cách độc đáo của các nhân vật lịch sử trong thập niên 40-50 như Stalin, Hitler, Roosevelt, Truman, Churchill,...và sự đấu trí hấp dẫn của họ để tạo ra trật tự thế giới mới, như trong cuốn “Ông già 100 tuổi trèo qua cửa sổ”. Thật thú vị làm sao.

36

SỐNG GIẢN DỊ

Tinh hoa khắp thế giới hiện đang cực thích phong thái lạ lùng của TT Trump chứ không thích kiểu nhàn nhạt nói hay hơn làm của Obama, Hilary Clinton. Về doanh nhân thì họ thích kiểu Elon Musk. Trump hay Elon Musk luôn coi thường người nghĩ nhỏ đến độ ông nói “đã mất công nghĩ, thì phải nghĩ lớn. Mất thôi, làm lại cái mới”. Họ tư duy vậy mới xuất chúng, dẫu người đời có nói gì nói nhưng những người phê phán này thì tỷ tỷ người đã chết đi, chả ai nhớ, chỉ có những người này còn mãi lưu danh sử sách, có cái để lại cho hậu thế, không thành tựu thì cũng có bài học. Còn những người trẻ, mình đi cà phê, nghe nói sự rụt rè, thận trọng, lo lắng, nghĩ ngợi đăm chiêu, cân nhắc tới lui, muốn mà không dám...thì thôi xin phép về, unfriend, tốn thời gian quá tốn. Muốn mà không dám thì muốn làm gì cho tốn thời gian? Comment “Hay là mình, bữa nào, mình cũng thích..” thì block hết. Người quyết đoán không nói về những dự định trong đầu họ. Mà hễ họ đã nói ra, thì LÀM NGAY. Như bạn gái này. Nói phát về quê mở doanh nghiệp du lịch ngay. Cũng có tiền đâu, chả ai cho tiền mình khởi nghiệp cả. Tự nghĩ ra cách quảng bá trên mạng, rồi có khách, rồi bỏ công bỏ sức đi dẫn tour, rồi có tiền dần. Rồi tích luỹ tư bản, xây resort, mở tour lữ hành đưa khách VN đi Thái đi Mã đi Sin đi Nhật, rồi sẽ tổ chức tour đón khách Tây khách Tàu về quê hương, cho đạp xe bắt cá cắt lúa cưỡi trâu, thu tiền đô la.

37


TONY BUỔI SÁNG

SỐNG GIẢN DỊ

Từ không, sẽ thành có, như bao doanh nhân tài giỏi khác. Hiện bạn chưa có gì, những các bạn theo dõi đi, và sẽ thấy.... Mơ là mơ lớn, lớn nữa. Cứ rón rén, nghĩ thôi đã không dám, thì vứt bỏ cả tương lai vô mấy cái tủn mủn lặt vặt....của cuộc sống thường nhật, vô cơm áo gạo tiền của cuộc đời. Sống đời tiếc gì mà tiếc. Đã mơ lớn thì bắt đầu từ cái nhỏ nhất đi. Mạnh dạn về quê mà làm ăn, khởi nghiệp, từ gánh bún nhỏ mà trở thành tập đoàn to. Think great, start small. Không chịu làm thì ngồi đó mà nghĩ, chỉ là tốn thời gian trong quỹ thời gian hạn hẹp của đời người. Đã có đầu óc hiểu biết, thì phải hiểu chữ “HUMAN LEGACY”, từ đó mà ra quyết định cuộc đời. Follow FB người dám làm như chị Thien Le này để mình bắt chước cách làm và làm theo.

38

39


TONY BUỔI SÁNG

Thắng

mình mới

Khó 40

SỐNG GIẢN DỊ

N

hững ai ngồi ngẫm lại bản thân mình, thấy đã có 1 và nhận biết là đã đủ cho 1 kiếp người, cố gắng làm cho người khác cũng được đầy đủ giống mình, thì tự dưng được đời kính trọng, phong thánh, phong bồ tát... Tương truyền Khổng Tử có lần gặp Lão Tử, xong về Khổng Tử biết mình kém mấy bậc mới đạt được tầm vóc tiêu dao tự tại như Lão đại nhân. Chân lý của Lão Tử có thể đọng trong 1 câu nói mà mấy ngàn năm qua, loài người đang vật lộn trong bể khổ nhân sinh không thấm được “Ham thắng người thì loạn trí, ham thắng mình thì bình tâm”. Một trong những cái khó nhất của “thắng mình” là thắng được lòng tham. Trong 3 cái độc nhất trần gian (tam độc) là tham, sân, si thì THAM dẫn đầu về độ kịch độc. Hám lợi ích vật chất, muốn lấy vào cho bản thân, tức tham lam, còn nghĩ nhiều cho người khác, muốn mọi người cùng hưởng lợi ích thì là tham vọng.

41


TONY BUỔI SÁNG

(Ví dụ có tiền trăm tỷ ngàn tỷ mà mua siêu xe, biệt thự, biệt phủ, cặp với chân dài, ăn của ngon vật lạ... chỉ cho bản thân mình sướng là tham lam, còn mình thì sống đơn giản, dùng tiền đó đầu tư mở nhà máy xí nghiệp cho muôn người ở quê có việc làm thì là tham vọng). Tham lam sẽ có nhiều của cải, tài sản còn tham vọng thì sẽ có được nhiều thành tựu để đời. Tham lam khiến loài người đau khổ từ cổ chí kim. Nhiều người nghĩ mình sẽ không bao giờ trở thành con người như thế, nhưng là do họ chưa có điều kiện tiếp xúc với lợi ích vật chất và 2 chữ kim-tiền. Có 1 cái nhà, đổi cái to hơn, thêm cái nữa, rồi thêm miếng đất, thêm miếng nữa. Có 1 đứa con rồi ráng thêm đứa nữa, ráng thêm đứa nữa. Ban đầu nghĩ là nếu làm được bao nhiêu tiền đó, tôi sẽ nghỉ, nhưng không mấy ai nghỉ khi đạt đến con số đó, vì lúc đó, lòng tham sẽ mở ra để người ta chặc lưỡi “thôi làm tiếp tí nữa, rồi sẽ buông”. Buông bỏ là đỉnh cao của đẳng cấp, muốn là buông ngay chứ không phải vì “làm hết nổi nên buông”. Con người làm để có vật chất cho bản thân và xã hội, nhưng xác định bản lĩnh, đẳng cấp, tâm, tầm....chính là SỐ LƯỢNG HỌ LẤY CHO MÌNH. TRI TÚC (biết đủ) là từ chỉ có người thanh cao trong xã hội mới hiểu và làm theo được. “Đủ” là một từ vô cùng khó, hiếm ai xác định được. TÔI ĐÃ ĐỦ CHO CÁ NHÂN TÔI, BÂY GIỜ TÔI LÀM, LÀ PHỤNG SỰ CHO NGƯỜI KHÁC, giúp người khác có việc làm, có áo ấm, có cơm ngon. Đời ai dám nói được câu này, thì lập tức thành đại nhân.

42

SỐNG GIẢN DỊ

Những ai ngồi ngẫm lại bản thân mình, thấy đã có 1 và nhận biết là đã đủ cho 1 kiếp người, cố gắng làm cho người khác cũng được đầy đủ giống mình, thì tự dưng được đời kính trọng, phong thánh, phong bồ tát...Mà thật ra, họ chẳng bao giờ cần danh hiệu này, trong lòng họ thấy hạnh phúc là được. Câu chuyện sáng nay khá hay trên báo Tuổi Trẻ, của tác giả Nguyễn Quang Thân, dẫu có mấy ý cũng không hợp lý vào thời nay (ví dụ nói người khác chứ không thấy nói mình, nhân sinh quan cũ của góc nhìn Á Châu), nhưng nhìn chung là rất đáng đọc. Khi nói về lòng tham, kỳ lạ là người tầm thường hay nghĩ về người khác, và chỉ trích người khác, không mấy ai chịu nhìn bản thân mình, tự chỉ trích chính mình, để từ đó sống tốt hơn, thoát ra khỏi vòng xoáy của sự đau khổ. Bạn đọc xong bài này, hãy nghĩ về mình, đừng nghĩ và bàn luận về người khác. Mình không đủ tư cách đâu, vì có đủ thanh cao mới dám nói người. Có bàn luận, thì bàn luận về chính mình thôi. Sự thanh cao của bản thân, thật ra, chỉ ONLY mình biết là “có” hay “không” mà thôi. Bạn tự trả lời câu hỏi này đi, bạn đang tham lam hay tham vọng vậy? Và lao động để có thành tựu đi, hơn chính mình ngày hôm qua.

43


TONY BUỔI SÁNG

SỐNG GIẢN DỊ

N

ếu mình nói “về già tôi sẽ khác”, thì ngay bây giờ, bạn đang sống trong thanh xuân của mình, bạn sẽ phải chọn sống khác cha mẹ ông bà thầy cô… Bạn có bao giờ tự hỏi, khi nào thì mình sẽ về hưu? Khi về hưu, mình sẽ chọn miền đất nào để sinh sống? Và sẽ đóng góp gì cho loài người đến khi không còn minh mẫn nữa? Và đây là câu trả lời của 1 trí thức Hàn Quốc. Họ đi rong ruổi khắp nơi trên trái đất, thấy vùng đất nào sơn thuỷ hữu tình thì họ ở lại, hoặc về hưu thì đến đó sống, làm việc....Trí thức người ta rất quý thời gian sống trên cõi đời và luôn làm cho nó nhiều màu sắc, đóng góp được nhiều nhất cho xã hội. Trái đất này quá nhỏ bé, khoảng cách địa lý chưa bao giờ là rào cả. Với người có đầu óc, không có chữ “xa” trong từ điển của họ.

44

45


TONY BUỔI SÁNG

SỐNG GIẢN DỊ

Bạn có thấy ông bà cha mẹ mình hiện nay có tư tưởng này và có thực hiện được điều này hay không? Lý do gì họ không thể có suy nghĩ đó? Và giả sử nếu có, cái gì đã ràng buộc họ không thực hiện được ước mơ của mình? Muốn đất nước được như Hàn Quốc, thì mỗi người Việt Nam phải có suy nghĩ và hành động giống như người Hàn Quốc, nhất là trong lối sống của chính mình mỗi ngày. Còn nghĩ nhỏ xíu, nghĩ cho mình và văn hoá gia tộc nặng nề ràng buộc níu kéo nhau thì sao phát triển được. Và mình sẽ khác hay giống những người mình thân của mình? Nếu mình nói “về già tôi sẽ khác”, thì ngay bây giờ, bạn đang sống trong thanh xuân của mình, bạn sẽ phải chọn sống khác cha mẹ ông bà thầy cô. Nếu mình muốn khác họ, thì mình phải nghĩ khác, làm khác,... Mình muốn đến Cà M au, Lai Châu hay Đăk Nông để sống thì mình đi thôi. Vì đời là của riêng mình. Sống giản dị, ở 1 thị trấn nhỏ miền biển hoặc miền núi nào đó, nhà cửa trang trí theo trường phái tối giản Minimalism, tại sao không?

46

47


TONY BUỔI SÁNG

M

SỐNG GIẢN DỊ

L

C

Ụ 48

6 14 20 26 32 40 44

Này người bạn trẻ, bạn là mèo hay hổ?

Bát phỏ là ly nước mía

Quê hương là để trở về

Thư giãn cuối tuần: chân, thiện và bây giờ là mỹ

Những giấc mơ rón rén

Thắng mình mới khó

Sống giản dị

49


SỐNG GIẢN DỊ

.

Đỗ Trung Quân

.

“.“

Trên đường băng là tập hợp những bài viết được ưa thích trên Facebook của Tony Buổi Sáng. Nhưng khác với một tập tản văn thông thường, nội dung các bài được chọn lọc có chủ đích, nhằm chuẩn bị về tinh thần, kiến thức…cho các bạn trẻ vào đời. Sách gồm 3 phần: “Chuẩn bị hành trang”, “Trong phòng chờ sân bay” và “Lên máy bay”, tương ứng với những quá trình một bạn trẻ phải trải qua trước khi “cất cánh” trên đường băng cuộc đời, bay vào bầu trời cao rộng. Những bài viết của Tony sinh động, thiết thực, hài hước và xuất phát từ cái tâm trong sáng của một người đi trước nhiều kinh nghiệm. Anh viết về thái độ với sự học và kiến thức nói chung, cách ứng phó với những trắc trở thử thách khi đi làm, cách sống hào sảng nghĩa tình văn minh…truyền cảm hứng cho các bạn trẻ sống hết mình, trọn vẹn từng phút giây. Tuy đối tượng độc giả chính mà cuốn sách hướng đến là các bạn trẻ, nhưng độc giả lớn tuổi hơn vẫn có thể đọc sách để hiểu và có cách hỗ trợ con em mình một cách đúng đắn, chứ không “ủ” con quá kỹ để rồi tạo ra một thế hệ yếu ớt, không biết tự lập. Những người đi làm nhiều năm đọc sách cũng có thể nhìn lại con đường đi của mình, tự ngẫm đó đã phải là con đường mình muốn đi chưa, bởi thay đổi không bao giờ là quá muộn.

51


NHỮNG GIẤC MƠ RÓN RÉN Tony buổi sáng

Chủ nhiệm xuất bản:

Giám đốc – Tổng biên tập: NGUYỄN MINH NHỰT Chịu trách nhiệm bản thảo : HUYỀN TÔN NỮ KIM TUYẾN Biên tập và sửa bản in : TRẦN NGỌC SINH Bìa: PHAN MAI LINH Trình bày : PHAN MAI LINH Nhà xuất bản trẻ 161B Lý Chính Thắng, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh. ĐT: 39316289 – 39316211 – 38456595 – 38465598 – 39350973 Fax: 84.8.8437450 Email: hopthubandoc@nxbtre.com.vn Website: www.nxbtre.com.vn Chi nhánh nhà xuất bản trẻ tại Hà Nội Số 21, Dãy a11, Khu Đầm Trấu, P.Bạch Đằng, Q. Hai Bà trưng. Hà nội. ĐT: (04)37734555 Fax: (04)35123395 Công ty TNHH SÁCH ĐIỆN TỬ TRẺ (YBOOK) 161B Lý Chính Thắng, Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh ĐT: 39316289 – 39316211 – 38456595 Fax: 84.8.8437450 Email: info@ybook.vn Website: www.ybook.vn Khổ A x B , Số 533-2019/CXBIPH/40-30/Tre Quyết định xuất bản số: 1611/QĐA-NXBT, ngày 1 tháng 7 năm 2019 In 30.000 cuốn, tại công ty cổ phần In Khuyến Học Phía Nam Trụ sở: 128/7/7 Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3, TP.HCM Nhà máy in: Lô B5-8 đường D4 (KCN Tân Phú Trung), Huyện Củ Chi, Tp.HCM In xong và nộp lưu chiểu quý III năm 2019.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.