7 minute read

Nghệ Thuật cơ khí

Những thiết kế xe hơi đỉnh cao góp phần định hình văn hóa và trí tưởng tượng.

Advertisement

Bài viết: BEN OLIVER

Xe hơi trong bảo tàng nghệ thuật

Liệu một chiếc xe hơi có thể được xem là nghệ thuật? Không, các giám tuyển của hai cuộc triển lãm mới về chủ đề này tại Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại (MoMA) ở New York và Viện nghệ thuật Detroit (DIA) không cho là vậy. Nhưng xe hơi được cho là vật biểu tượng nhất của thế kỷ 20, và thiết kế của chúng chắc chắn là vô cùng xuất sắc. Vượt khỏi vẻ bề ngoài, hay một tổ hợp các thành phần cơ học thông minh, những chiếc xe hơi có khả năng phản ánh và thậm chí đại diện cho nền văn hóa xung quanh chúng. Hãy nghĩ về phần đuôi xe và cách nó trở thành một hình tượng kinh điển của nước Mỹ thập niên 50.

Hẳn vậy mà xe hơi được xem là chủ đề thích hợp cho các cuộc triển lãm lớn, và quả là một sự trùng hợp thú vị với những tín đồ mê tốc độ khi hai triển lãm đã ra mắt vào năm ngoái. Mở cửa vào tháng 11 năm 2020 tại DIA, Triển lãm Detroit Style: Car Design in the Motor City, 1950–2020 là sự kiện đáng ngạc nhiên với bảo tàng lớn nhất thành phố khi thực hiện triển lãm xe hơi đầu tiên trong 35 năm qua, ngoại trừ triển lãm ảnh về xe vào năm 1996. Triển lãm lần này tập hợp 12 mẫu xe được thiết kế ở Detroit từ năm 1950 đến nay, cùng bản phác thảo ban đầu của các nhà thiết kế đến từ Motor City, kết hợp với điều mà giám tuyển Ben Colman mô tả là “một tuyển tập nhỏ đầy thận trọng” các bức tranh, tác phẩm điêu khắc và hiện vật minh họa cho tầm ảnh hưởng của các thiết kế xe Detroit đối với văn hóa đại chúng Mỹ.

Đâu là chiếc xe hoàn hảo mà một nhà thiết kế sẽ mơ về khi say giấc?

tác phẩm baboon & Young (picasso, 1951) tại momA.

Toronado Proposal 1968 (Roger Hughet thiết kế), tại DIA.

Phiên bản Volkswagen Type 1 Sedan 1959 do Ferdinand Porsche thiết kế năm 1938, tại MoMA.

Ông cho biết: “Việc chỉ chọn 12 mẫu xe trong suốt thời kỳ đó quả là một thách thức vô cùng lớn. Chúng tôi không định mang tới triển lãm một bách khoa toàn thư về Detroit, mà chọn ra những chiếc xe ghi dấu ấn và có tầm ảnh hưởng nhất”. Colman cho biết thêm: “Chúng tôi đã thảo luận với nhiều nhà thiết kế xe để có thể đưa ra đánh giá chuẩn xác. Điều chúng tôi quan tâm không phải là chiếc xe bán chạy nhất, mà là những gì một nhà thiết kế sẽ mơ về khi say giấc”. Để triển lãm xuyên suốt về mặt hình ảnh, Colman và nhóm của ông quyết định chỉ tập trung vào những chiếc coupé và sedan, chứ không phải xe bán tải và SUV. Tuy vậy, sự lựa chọn khắt khe này của Colman vẫn cho thấy một câu chuyện rất hấp dẫn. Chiếc Firebird III (1958) của General Motors phiên bản giới hạn chỉ vỏn vẹn 7 chiếc được thiết kế với dáng đuôi cá hình chóp, buồng lái và thân xe trông giống máy bay hơn là xe hơi. Vẻ tráng lệ của cỗ xe Firebird III phản ánh tinh thần lạc quan của thời đại và cả nỗi ám ảnh đương thời trong ngành hàng không cũng như cuộc chạy đua không gian. Ngược lại, mẫu xe Probe IV (1983) của Ford có thiết kế nhẵn bóng lấy cảm hứng từ việc cải thiện hiệu suất khí động học và khả năng cắt giảm mức nhiên liệu sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong những năm 1970. Brandon Faurote, Giám đốc Xưởng thiết kế chính xác và các chương trình đối tác của Fiat Chrysler Automobiles (hiện đã sáp nhập với Peugeot S.A.) khu vực Bắc Mỹ, cho biết: “Bạn có thể cảm nhận được hơi thở thời đại ở những chiếc xe này. Văn hóa đại chúng đã ảnh hưởng đến xe hơi, và bản thân những chiếc xe cũng là một phần của nền văn hóa. Đó là mối quan hệ tương hỗ”.

Hấp lực của các tuyệt tác bốn bánh

thuật và hiện vật liên quan đến xe hơi, từ các pít-tông cho đến bức Orange Car Crash Fourteen Times (1963) của Warhol, dựa trên bài báo về một tai nạn chết người, cùng ảnh chụp của Margaret Bourke-White, các chất liệu trong khoang lái của Anni Albers, bản vẽ của Frank Lloyd Wright, poster và cả biển báo trên đường đi. Và tất nhiên có cả xe hơi: tổng cộng 7 chiếc, gồm một chiếc Volkswagen Beetle, một chiếc Ferrari Formula 1,

General motors’ Firebird III,1958, tại DIA.

ấm poster bosch của Lucian bernhard, 1914, tại momA.

cùng năm chiếc khác trưng bày trong vườn điêu khắc của bảo tàng, nơi thường lưu trữ các tác phẩm của người nổi tiếng như Alexander Calder và Isa Genzken. Chúng được lấy ra từ 9 chiếc xe trong bộ sưu tập vĩnh viễn của MoMA, với Porsche 911 (1965) và Citroën DS (1973) xuất hiện lần đầu tại triển lãm.Giám tuyển Juliet Kinchin, người tổ chức triển lãm, cho biết: “Việc thể hiện đầy đủ mọi hình thức nghệ thuật luôn là sứ mệnh của MoMA. Chúng tôi đã có triển lãm xe hơi đầu tiên vào năm 1951 do kiến trúc sư Philip Johnson làm giám tuyển. Và năm 1934, chúng tôi từng có triển lãm Machine Art trưng bày chi tiết xe hơi như ốp mâm xe và đèn pha”.

Giám tuyển Juliet Kinchin, người tổ chức triển lãm, cho biết: “Việc thể hiện đầy đủ mọi hình thức nghệ thuật luôn là sứ mệnh của MoMA. Chúng tôi đã có triển lãm xe hơi đầu tiên vào năm 1951 do kiến trúc sư Philip Johnson làm giám tuyển. Và năm 1934, chúng tôi từng có triển lãm Machine Art trưng bày chi tiết xe hơi như ốp mâm xe và đèn pha”.

Bảy mẫu xe trên bao gồm những thiết kế vĩ đại nhất thế giới như chiếc Citroën DS. “Đó là chiếc xe của một nhà thiết kế thực thụ,” bà cho biết. Kitchin đã không bỏ qua tác động xã hội và môi trường của xe hơi, “Chúng tôi coi trọng vẻ hấp dẫn của xe hơi như một đối tượng của sự khao khát và bản sắc, nhưng cũng không bỏ qua mặt trái của nó”.

Lincoln XL-500, 1952 (Charles E. Balogh thiết kế), tại DIA.

Chrysler Corporation, 1932 (Margaret Bourke- White), tại MoMA;

Tương lai nào cho thiết kế xe hơi?

Liệu hai cuộc triển lãm này có phải là một bài điếu văn đối với thiết kế xe hơi hơn là một dịp ca tụng? Một số nhà thiết kế hiện đại phản đối những điều luật mà các nhà lập pháp áp đặt lên họ - quy định về an toàn, tầm nhìn và khí thải (và kết quả là hiệu quả khí động học) - vẫn nhìn nhận hình dáng xe hơi là một sự sáng tạo.

Trong kỷ nguyên của “xe hơi dịch vụ” hiện nay, khi chúng ta có xu hướng đặt xe (có thể là xe tự lái) nhiều hơn là sở hữu chúng, liệu xe hơi có còn sức hút như thập niên 50, khi chúng bao hàm tất cả từ tốc độ, quyền lực, sự lạc quan, hào nhoáng, quyến rũ, tiền bạc, sự trưởng thành và tự do trong một cỗ xe đuôi cá dài hơn

Ngay cả khi mối quan hệ của chúng ta với xe hơi thay đổi, thì con người vẫn không thay đổi.

Ferrari Formula 1, 1990 (John Barnard thiết kế), tại MoMA;

71 Barracuda Front End Facelift Concept, 1968 (Donald Hood), tại DIA

5 mét mang sắc kẹo ngọt ấn tượng? “Ngay cả khi mối quan hệ của chúng ta với xe hơi thay đổi, thì con người vẫn không thay đổi. Chúng ta vẫn muốn thứ gì đó thật hấp dẫn. Trên thực tế, việc chuyển sang xe tự lái với thiết kế cabin linh hoạt, khoang hành lý rộng rãi, cùng động cơ điện và pin nhỏ gọn đặt dưới sàn xe có thể mang đến cho chúng ta nhiều cơ hội hơn là hạn chế”, Faurote nói. Việc của nhà thiết kế xe hơi vẫn rất quan trọng, và chúng tôi vẫn tiếp tục được làm nghề”, ông tiếp lời.

This article is from: