Hạt gạo trời ban

Page 1


C O N T E N T S

MỤC LỤC 1. HẠT NGỌC ĐẤT VIỆT GẠO TRẮNG GẠO LỨT GẠO TẤM HẠT GẠO NGÀY XƯA

2. NGUỒN SỐNG ORGANIC 3. ẨM THỰC TINH HOA TỪ GẠO 4. MẸ ƠI! CON THÈM CƠM MẸ NẤU


2019


Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy...



hạt ngọc ĐẤT VIỆT

Mỗi nhà bếp ấm cúng của người Việt đều không thể thiếu mùi thơm nhẹ nhàng của bát cơm trắng. Gạo thân thiết với người Việt đến nỗi việc ăn uống đã được gọi là “ăn cơm”. Thân thiết đến độ nhàm chán. Vì thế mà có câu nói “chán cơm thèm phở”. Nhưng hạt gạo không hề nhàm chán. Hãy cùng tìm hiểu những điều thú vị về lúa gạo


T

ục truyền ngày x­ưa khi vua Hùng mới dựng nư­ớc, ven các con sông Thao, sông Đà, sông Lô đất đai màu mỡ, cây cối tốt t­ươi. Cư­dân Văn Lang vẽ chàm vào ng­ười xuống đồng bắt cá về ăn. Vùng đồng kẻ Gáp, kẻ Vầy cá nhiều vô kể, ăn cá mãi cũng chán. Các cụ già làng thư­ờng thấy trên những bãi bồi hàng năm nở lên những vạt cây tốt nhanh, lá giống lá mía, thân như­ thân lau, nở từng bụi sum suê, bông trĩu nặng, quả to, khi quả chín rụng xuống đất, chim sóc cứ mổ mà ăn không xuể.

như­tỉnh giấc mộng, nhìn thấy ngay tr­ước mắt mình một hạt lúa thần thật to bằng chiếc thuyền con.

Các già làng liền rủ nhau lấy rìu gặt ăn thử, ăn vào đến đâu thấy dễ chịu đến đấy, nếu đem cho vào ống nứa đốt như­nấu khoai mài, ăn thấy càng thơm ngon. Thấy vậy, dân làng rủ nhau đi nhặt về để dành ăn vào mùa đông rét m­ướt. Như­ng có năm cây vẫn tốt, lúc ra hoa trời nắng bông lại lép kẹp, bông thì to như­ng cứ giơ thẳng lên trời như­những mũi mác, cả làng cả bản tha hồ đốt cây trầm h­ương gọi là vía, gọi hồn hạt cũng không to, bông vàng không trĩu xuống.

Từ đó về sau năm nào cũng vậy, cứ khoảng tháng bảy, tháng tám khi n­ước các con sông rút đi là tất cả c­ư dân Văn Lang, cùng với vua Hùng nghe theo lời thần dạy, ra những bãi bồi ven sông cày bừa vun xới, nâng niu những cây lúa thần. Từ đấy năm nào lúa cũng về đều đặn, dân c­ư no lành, vui mừng ca hát. Như­ng bỗng một năm có hai vợ chồng nhà quan lang còn trẻ, chị vợ ngủ tr­ưa, khi mở mắt ra những tia sáng của thần trời đã le lói chiếu qua khe liếp nhà, mới vội vàng cầm chổi đi quét sân. Chị vợ đang quét thì lúa tới giờ đã lăn từ ngoài bãi bồi lăn về. Hạt lúa thật to, thật đẹp, nh­ ưng cổng nhà rác quá, lúa không vào đ­ược, chị vợ sợ chồng mắng mới quay ra mắng lúa: “Lúa gì mà chư­a đến giờ đã mò về”.Lúa giận rồi bỏ đi. Trư­ớc khi đi, lúa còn bảo: “Nhà chị l­ười quá, từ nay cứ lấy ngoèo tre, l­ưỡi sắt cắt từng bông chứ đừng hòng ta lăn về cho mà ăn nữa”.Chị vợ hối hận chạy theo van nài, nói thế nào cũng không đ­ược. Lúa thần bay đi, c­ư dân Văn Lang lại lao đao vì thiếu cái ăn.

Vua Hùng thấy vậy, cùng các già làng tìm một ngọn núi cao im lặng trèo lên trên đỉnh, đốt h­ương khấn vái bốn phư­ơng mong Long Quân về phù hộ. Vua Hùng cùng các già làng cầu khấn mãi từ sáng đến hết đêm. Sáng hôm sau, bỗng nhiên trời nổi sấm sét, mư­a từ đâu như­ trút n­ước xuống, rồi từ trong đám m­ưa có vị thần nói to lên rằng: “Từ nay trở đi cứ sáng mồng một Tết, nhà nào cũng phải quét sạch nhà cửa cổng ngõ sân bãi đến giờ “dần” sẽ có lúa thần về mới đ­ược ăn, bằng trái ý là lúa bay đi”. Tan cơn m­ưa, vua Hùng và các già làng

Vua Hùng lại phải cùng các già làng lên đỉnh núi cầu khấn trời đất, thắp hư­ơng suốt ngày đêm, gọi lúa thần vẫn không về. Còn những cây lúa hằng năm vẫn chăm sóc ở bãi bồi ven sông thì bông nhỏ lại chỉ bằng phần nghìn, phần vạn hạt lúa thần và phải lấy cái ngoèo tre, đóng một miếng sắt đi cắt từng bông mang về. Từ đó, hằng năm cứ sắp đến mùa lúa nở, c­ư dân Văn Lang và vua Hùng lại cầu khấn thần lúa. Và mỗi khi n­ước sông rút đi, lại ra sức chăm sóc những cây lúa ven sông rồi mang ngoèo tre, lưỡi sắt đi cắt từng bông lúa mang về.


CÙNG TÌM HIỂU NHIỀU HƠN VỀ CÂY LÚA NHÉ ! Lúa nước là cây lương thực chính của Việt Nam cũng như nhiều nước châu Á khác, trong khi châu Âu lại là lúa mì. Lúa thuộc loài thân thảo, có nhiều lóng và mắt. Chiều cao của thân được tính từ gốc đến cổ bông còn chiều cao của cây được tính từ gốc đến bông cao nhất. Lá lúa dài trông như lưỡi kiếm, khi lúa chín ngả sang vàng. Gân lá chạy song song với phiến lá, phiến lá mỏng và có nhiều lông ráp. Rễ lúa là rễ chùm, bám sâu xuống lòng đất để giữ cho cây khỏi đổ và hút dưỡng chất nuôi cây. Hoa lúa cũng chính là hạt lúa sau này. Lúa là loại cây tự thụ phấn, sau thụ tinh phôi nhũ phát triển thành hạt, chất tinh bột từ dạng lỏng qua một thời gian từ 2-3 tháng sẽ thành dạng đặc. Ở miền Bắc thường có hai vụ lúa chính là vụ chiêm và vụ mùa, còn ở miền Nam một năm có 3 vụ lúa. Trồng lúa có nhiều công đoạn. Đầu tiên, người nông dân phải ngâm cho hạt lúa nảy mầm, nhà nông có câu “tốt giống tốt má, tốt mạ tốt lúa”, hạt giống có tốt thì cây lúa sau này mới có năng suất cao. Tiếp theo là công đoạn gieo mạ. Những cây mạ non ban đầu yếu ớt hấp thụ những gì tinh túy nhất của đất trời dần trở nên cứng cáp và xanh tươi mơn mởn. Lúa lúc xanh còn được gọi là lúa đương thì con gái. Đây là giai đoạn người nông dân phải chăm sóc tốt cho lúa: bón phân, làm cỏ, diệt côn trùng gây hại. Rồi lúa đẻ nhánh, lúa làm đòng, hương lúa thoang thoảng khắp cả cánh đồng. Lúa chín, bông lúa vàng trĩu hạt làm cả cây oằn xuống. Giờ đã đến giai đoạn thu hoạch lúa, các bác nông dân gặt lúa, tuốt hạt, phơi cho khô và bảo quản

lúa ở nơi khô ráo, thoáng mát, chống ẩm mốc, tránh để phong phanh vì côn trùng dễ tàn phá. Lúa có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của chúng ta. Không chỉ cung cấp một lượng tinh bột lớn duy trì năng lượng cho con người, từ hạt gạo, người ta có thể chế biến ra vô vàn món ăn. Bánh chưng, bánh giày được Lang Liêu làm ra từ gạo nếp để dâng vua Hùng là hai loại bánh truyền thống trong ngày tết. Bánh giày tượng trưng cho trời còn bánh trưng tượng trưng cho đất. Lúa nếp non được rang thành cốm- là một thức quà quen thuộc của người Hà Nội mỗi khi mùa thu tới. Gạo nếp còn được nấu thành xôi- là món đồ không thể thiếu trong mâm cơm của người Việt vào ngày giỗ tổ tiên hay lễ, tết. Ngoài ra, chúng ta còn có biết bao loại bánh khác nhau được làm từ gạo: bánh cuốn, bánh đa, bánh nếp, bánh tẻ, bánh đúc.... Thân lúa sau khi thu hoạch được phơi khô có thể làm chất đốt hoặc thức ăn cho trâu, bò... Vỏ lúa được dùng làm trấu., còn cám là một sản phẩm sau khi người ta đã xát gạo, dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Hạt hạo đã in sâu trong tâm khảm người Việt Nam đi đến đâu, ăn cao lương mỹ vị gì rồi cũng chán, nhưng cơm thì không

Lúa có hai loại chính là lúa nếp và lúa tẻ. Ngày nay, nhờ sự phát triển của khoa học, người ta đã tạo ra nhiều loại lúa cho chất lượng và năng suất cao hơn. Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai vựa lúa lớn nhất nước ta. Việt Nam từ một đất nước đói nghèo đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới. Những cánh đồng lúa rộng bát ngát thẳng cánh cò bay là biểu tượng cho sự bình yên của làng quê, tô điểm cho vẻ đẹp của quê hương đất nước.


HẠT GẠO VỎ TRẤU

20%

70%

CÁM GẠO MẦM LÚA

1-2%

7-8%

Chúng ta đã có cái nhìn bao quát hơn về cây lúa thì bây giờ hãy cùng hiểu rõ hơn về nhiều loại gạo khác nhau nhé!


GẠO trắng

W H I T E R I C E

Gạo trắng là thóc đã được xay để tách bỏ trấu và xát để loại lớp cám và mầm. Sau khi xay xát, có thể đánh bóng để hạt gạo trắng và sáng hơn


GẠO TRẮNG, CÓ BAO GIỜ THIẾU TRONG MÂM CƠM VIỆT ? Chén cơm trắng từ bao đời nay là thứ không thể thiếu trong bữa cơm của mọi gia đình. Và hình ảnh cả gia đình quây quần bên nhau là một hình ảnh đẹp của ai cũng mong muốn gìn giữ trong ký ức và cả hiện tại, tương lai. Có lẽ vì vậy mà đôi khi chỉ cần một chén cơm trắng, chan một ít nước mắm, ăn với vài lát dưa leo, ta cũng cảm thấy ngon đến lạ thường Việc sử dụng gạo trắng đối với từng người không chỉ cung cấp một bữa ăn đủ no mà hơn thế nó lại mang về những lợi ích vô cùng tốt cho sức khoẻ . Thành phần của gạo trắng phụ thuộc vào giống, đất đai, khí hậu, phân bón, quá trình chế biến và thời gian bảo quản. Thông thường 100 g gạo trắng sẽ nấu được 240 đến 260 g cơm. Lượng cơm thay đổi do các loại gạo hấp thụ lượng nước khác nhau. Độ nở của gạo phụ thuộc vào giống lúa và thời gian bảo quản.

LỢI ÍCH BẤT NGỜ TỪ GẠO TRẮNG Gạo trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Magne, vitamin B6, sắt, calci, protein, kali và carbohydrate rất tốt cho cơ thể Đây là một loại thực phẩm mà không gây bất cứ một trường hợp dị ứng nào. Ngoài ra gạo trắng không chứa các kim loại độc hại như thạch tín, bởi thạch tín chỉ có nhiều trong các loại cám gạo Trong gạo trắng có chứa carbohydrate lành mạnh, giúp cân bằng nội tiết tố, ngoài ra còn cung cấp năng lượng: Một bát cơm bằng gạo trắng có thể cung cấp đủ cho bạn năng lượng trong suốt ngày dài.

Gạo trắng, hạt thon dài

Gạo trắng có gluten, giúp bạn ngăn ngừa chứng tiêu chảy hiệu quả, hơn nữa trong gạo trắng có chứa magie, đây là một loại khoáng chất giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt với phụ nữ ốm nghén, gạo trắng luôn là lựa chọn số một và an toàn.


GẠO lứt

B R O W N R I C E

Gạo lứt còn gọi là “gạo rằn, gạo lật”: là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng . Do trong phương ngôn tiếng Việt Nam Bộ “lứt” và “lức” đồng âm nên gạo lứt còn được viết là “gạo lức”


CÁC CÔNG DỤNG CỦA GẠO LỨT Cả đông và tây Y đều đánh giá cao những giá trị mà gạo lứt mang lại, quá trình chuyển từ gạo lứt sang gạo trắng làm mất đi đến 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6 và rất nhiều khoáng chất khác. - Gạo lứt giàu selenium làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh phổ biến như ung thư, bệnh tim và viêm khớp. - Hàm lượng mangan (1 loại chất khoáng) cao trong gạo lứt: Một chén gạo lứt cung cấp 80% nhu cầu mangan hàng ngày, có lợi cho hệ thống thần kinh. - Gạo lứt giàu dầu tự nhiên có lợi cho cơ thể như các chất béo lành mạnh giúp bình thường hóa nồng độ cholesterol, ngăn ngừa bệnh tim, giúp hạ huyết áp và làm giảm nguy cơ hình thành các mảng bám trong động mạch. - Gạo lứt giàu chất xơ: Gạo lứt có nhiều chất xơ và được xếp vào top đầu của danh sách các loại thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại tràng, ngăn ngừa táo bón, nhuận tràng, lợi tiểu.

CÁC LOẠI GẠO LỨT

Bạn có thể thấy nhiều loại gạo lứt khác nhau, nhưng chúng được chia thành 4 loại chính:

GẠO LỨT ĐỎ GẠO LỨT ĐEN

Gạo lứt đỏ cực kì tốt cho những người đang ăn chay, ăn kiêng, đồng thời hỗ trợ giảm cân, làm đẹp mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Vì thế, nhiều người thường ăn gạo lứt giảm cân để có vóc dáng như mong muốn.

Đây được xem như là siêu ngũ cốc vì những tính năng chữa bệnh mà nó mang lại cho con người. Loại này có hàm lượng đường thấp nhưng lại có rất nhiều chất xơ và hợp chất thực vật, rất tốt cho sức khoẻ, giúp hỗ trợ phòng chống bệnh tim mạch và ung thư.

Các loại gạo lứt khác nhau

GẠO LỨT TẺ

Bao gồm các loại gạo còn nguyên cám của gạo trắng thông thường (lúa của gạo trắng mà người ta chỉ xay bỏ lớp vỏ trấu).

GẠO LỨT NẾP

Gồm có gạo nếp than, gạo nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương, và đặc biệt là gạo nguyên cám của giống nếp cái hoa vàng. Đây cũng chính là nguyên liệu để làm nên món rượu nếp cái hoa vàng nổi tiếng.


GẠO TẤM

B R O K E N R I C E

Gạo tấm là những mảnh vụn của gạo bị vỡ trên đồng lúa, khi phơi khô, khi vận chuyển hoặc khi xay sàng gạo. Máy móc sau đó sẽ phân tách những hạt gạo tấm khỏi gạo nguyên hạt và phân loại theo kích cỡ. Gạo tấm là gạo bị vỡ, chứ không phải là gạo bị hỏng hay đột biến xấu


Gạo tấm bị vỡ với những hạt nhỏ li ti

NGUỒN GỐC CÂU CHUYỆN HẠT TẤM

Hoặc cũng theo cổ tục chốn làng xã VN, tấm thường được dành để nấu riêng cho các bậc hương chức, lý hộ…Tấm ngon vì đó là hột mầm gạo – kết tinh của cả hột gạo để tạo ra một chồi sống khác – làm sao mà không ngon được. “Thổi” (từ của người Bắc xưa Sau khi gặt cây lúa, phần gốc cây lúa còn lại ở ruộng gọi là gốc rạ. Người ta phải đập, tước cho hột lúa rụng đồng nghĩa với nấu) một lon tấm, mở niêu (nồi đất rất nhỏ) cơm tấm ra thơm ngát hơn cả một nồi tám cơm khỏi cây lúa. Thân cây lúa còn lại gọi là rơm. Lúa thường (cỡ nồi lớn nấu cho nhiều người ăn). Cái ngon sẽ được xay xát cho tróc vỏ, phần vỏ này gọi là trấu, chúng ta sẽ có gạo và hột gạo cũng như các loại hột đậu của tấm tương tự như mộng lúa – người ta ngâm nước khác như đậu đen, đậu xanh, đậu nành…đều có mang cho lúa nẩy mầm ra thành chồi non dài chừng 2 - 3 phân gọi là mộng – được dùng để nấu kẹo mạch nha. một chồi mầm nhỏ, thường là ở ngay chính giữa cạnh hai tép hột. Từ mầm sẽ nẩy cây con khi hột được gieo. Riêng gạo, chồi mầm này nằm ở một đầu hột, tròn trĩnh và lớn bằng chừng 1/10 hột gạo. Gạo còn phải giã bằng chày cối nếu làm theo lối cổ truyền hoặc xay xát bằng máy như bây giờ. Trong quá trình xay giã, hột mầm này tróc ra khỏi hột gạo được gọi là tấm, cùng với một thứ bột mịn gọi là cám. Rồi phải dùng những cỡ sàng khác nhau để tách riêng ba thứ gạo, tấm và cám. Sau cùng, gạo còn phải được xát, làm bóng đẹp hạt gạo lên. Một hột gạo không bao giờ còn nguyên dạng, trừ khi bị bể làm hai hoặc làm ba, vì ở một đầu hột gạo luôn bị khuyết đi một chút, đó là vị trí của hột tấm. Như vậy tấm không phải là một loại gạo mà có thể xem đó là một “phó sản” của gạo. Và trong quá trình giã, xát…ít nhiều gì phải có phần gạo ở dạng hột nguyên bị bể vụn ra thành những hột nhỏ. Phần gạo bể vụn này trộn lẫn với phần tấm “thứ thiệt” thường được gọi chung là tấm.


HẠT GẠO NGÀY XƯa Việc làm ra hột lúa với công phu một nắng hai sương, rõ ràng là “đắng cay muôn phần”. Thế nhưng từ hột lúa biến thành hột gạo cũng không phải là đơn giản. Ngày nay, với sự sản xuất gạo số lượng lớn của công nghiệp xay xát, với sự có mặt rộng rãi của các loại máy xay xát cở nhỏ khắp miền quê, việc làm ra hột gạo quá dễ dàng. Dễ dàng và tự nhiên cho tới nổi không ai hoài hơi để thử đặt một câu hỏi, đại loại như “không biết cái thời chưa có máy móc, ông bà mình ngày xưa làm sao để có gạo nấu cơm?”

Cối giã gạo : Giã gạo là một công việc nhờ vào sức người để làm cho hạt gạo được trắng và phần cám được tách ra khỏi hạt gạo. Để giã gạo, người ta dùng cối. Cối giã gạo thường có 2 loại : loại dùng cối giã (cối chế tạo bằng gỗ hay bằng đá), người ta cầm chày để giã và một loại cần đạp dùng sức đạp của chân để chuyển động hệ thống chày giã vào cối. Giã chày bằng cối thì dễ di động cối hơn, giã chỗ nào cũng được. Còn giã chày bằng cần đạp thì phải đặt vào một nơi quy định, phía sau hay bên chái nhà, chiếm cả một diện tích lớn.

Để trở thành “hột gạo trắng ngần”, hột lúa phải qua bốn lần lột xác để đi từ thô gạo lứt đến gạo trắng tinh,đó là xay , sàng , giả và giần . Mỗi giai đoạn cần một hai loại dụng cụ khác nhau mà nhà nông không nhà nào thiếu.

Cái nong và cái nia : có nhiều điểm giống nhau, cùng làm bằng nan tre, hình tròn, lòng cạn, cạp vành giống nhau, chúng chỉ khác nhau về độ to, nhỏ và một số công dụng. Tre làm nong nia phải là tre cái, tương đối già, dùng một vài đoạn ở phần giữa. Nan tre phải to, thẳng, ruột dày, được vót nhẵn. Nan đan nia thì mỏng và ngắn bằng nửa nan đan nong. Đan nong từ giữa rồi tiến dần ra bốn mặt. Vành nong nức bằng miếng tre dày, cao độ 6cm. Nong có kích thước lớn, đường kính từ 1,6 – 2,0m. Cái nong được sử dụng khi giê lúa, để phơi thóc. Cái nia có đường kính từ 1,0 – 1,2m, nhỏ hơn cái nong. Người ta đan nia bằng tre cật. Trước tiên đan xong, người ta xén mê thật tròn, để vành vào và lận đứng, kẹp vành trong vành ngoài cho tròn trịa, dùng dây mây nức vành cho thật chặt. Người ta dùng nia để sàng sảy trấu, hạt lép từ lúa , hứng thóc ở cối xay. Người ta còn dùng nia để đựng thịt làm cỗ, chia phần, đậy giếng nước. Cái nia có “tuổi thọ” dài hơn cái nong, hiện nay trong nhiều nhà ở trong tỉnh, cái nia vẫn còn lưu dụng lại.

Cối xay lúa : là một vật dụng rất cần thiết cho người nông dân sau thu hoạch vụ mùa, mang thóc về nhà để làm nên hạt gạo. Cối xay lúa được sử dụng để tác động lên hạt thóc, tách vỏ trấu ra khỏi hạt gạo. Cối xay lúa có cấu tạo hình trụ tròn, làm bằng các vật liệu : tre, gỗ và đất. Cối có 4 bộ phận chính : Bộ chân đế, thớt dưới, thớt trên và vòng xay. Người xay lúa đứng trong tư thế một chân trước một chân sau cách nhau 0,5 hay 0,6m, điều chỉnh sợi dây cột lên xà ngang cho vừa tầm, không cao hay thấp quá. Hai tay người xay cầm chắc tay nắm kéo vòng xay từ phải sang trái, khi đẩy thì chồm lưng tới trước, khi kéo lùi thì hơi ngả người về đằng sau. Người xay thóc có thể hai người cùng đứng xay vì cối xay khá nặng và cần tốn nhiều sức người.


䌀턞椀 砀愀礀 氀切愀 猀 搀渀最 戀넞渀最 猀挀 渀最뀁 椀

一漀渀最 瘀 渀椀愀 ᄁ쌞 最椀 氀切愀

䌀턞椀 最椀 最ꄞ漀 氀洀 戀넞渀最 ᄁ


nguồn sống Xu hướng sử dụng thực phẩm Organic hiện rất phổ biến tại các quốc gia tiên tiến trên thế giới nói chung và tại thị trường Việt Nam nói riêng. Và tôi muốn trước hết người tiêu dùng Việt Nam cũng phải được sử dụng những sản phẩm ưu việt đó để bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như cho gia đình và toàn xã hội. Chúng ta cần giúp họ hiểu rõ hơn về gạo siêu sạch, gạo hữu cơ để chọn lựa đúng những sản phẩm giàu dinh dưỡng từ thiên nhiên, có lợi cho sức khoẻ và môi trường

HIỂU ĐÚNG VỀ SẢN PHẨM HỮU CƠ Theo các quy định, định nghĩa của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (chứng nhận hữu cơ USDA), “tiêu chuẩn hữu cơ - organic” là từ được ghi trên nhãn những sản phẩm được sản xuất theo phương pháp và tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được chấp thuận. Các tiêu chuẩn hữu cơ này phải đạt những yêu cầu cụ thể được kiểm định bởi một đơn vị trung gian được chỉ định bởi Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ trước khi sản phẩm có thể dán nhãn USDA Organic (đạt chuẩn hữu cơ Hoa Kỳ). Sản xuất hữu cơ phải thể hiện việc bảo vệ hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học và chỉ sử dụng các chất hữu cơ đã được phê duyệt. Nguyên tắc chung của sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ là phải có đầu vào sạch gồm đất, nước, không khí, các

loại cây giống phải thuần không được sử dụng giống biến đổi gen (GMO), các chất sử dụng trong sản xuất phải hoàn toàn hữu cơ và được cho phép (nghĩa là phân bón và thuốc trừ sâu phải là chế phẩm sinh học hữu cơ), cuối cùng là sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn về dinh dưỡng. Các loại hóa chất độc hại đều bị cấm trong canh tác hữu cơ. Theo tiêu chí của chứng nhận hữu cơ USDA, hàm lượng các loại độc tố và kim loại nặng trong đất, nước phải ở mức cực nhỏ từ vài đơn vị đến dưới 100 ppm tùy loại theo mục quy định. Với những tỉ lệ nhỏ như vậy, hàm lượng các chất độc này gần như không đáng kể trong sản xuất hữu cơ. Chương trình hữu cơ quốc gia NOP đang phát triển các quy tắc và những quy định về sản xuất, xử lý, ghi nhãn, quản lý các sản phẩm theo chứng nhận hữu cơ của USDA. Chứng chỉ Organic là một quá trình làm việc bằng cả tâm huyết, sự đam mê và tuân thủ rất nghiêm ngặt với quan điểm vì sức khoẻ, vì môi trường là xanh - sạch - đẹp.


SẢN PHẨM GẠO VIỆT ĐƯỢC CHỨNG NHẬN HỮU CƠ Gạo hữu cơ được trồng theo phương pháp tự nhiên, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Tập trung theo từng vùng quy hoạch sản xuất để giảm thiểu sâu bệnh gây hại cho lúa. Lúa hữu cơ được trồng ở vùng đất sạch, không dư lượng hóa chất, không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn ô nhiễm khác, ruộng sử dụng phân bón hóa học lâu năm phải được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh ít nhất 03 vụ liên tiếp. Gạo hữu cơ là sản phẩm được Mỹ và Châu Âu cấp giấy chứng nhận là thực phẩm sạch 100% không bị biến đổi gen, không sử dụng các chất kích thích tăng

trưởng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất tẩy trắng, chất tạo màu – hương thơm, không sử dụng chất bảo quản và đặc biệt có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Do quy trình sản xuất gạo hữu cơ được tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các công đoạn, nên sản phẩm sản xuất ra có năng suất không quá cao, nhưng đổi lại hàm lượng dinh dưỡng trong gạo rất cao, chứa nhiều chất xơ và độ đường huyết trong gạo cũng thấp hơn nhiều so với gạo bình thường nên rất tốt cho tiêu hóa và có những công dụng khác như trị bệnh, suy dinh dưỡng, phụ nữ mang thai,... Không những thế gạo hữu cơ còn chứa vitamin B1 và các chất khoáng vi lượng giúp tăng cường sự đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ cho các tế bào thần kinh, hoạt động của tim và vị giác. Vì vậy, gạo hữu cơ rất được ưa chuộng, không chỉ người tiêu dùng Việt Nam mà có cả Hoa Kỳ và Châu Âu. Gạo hữu cơ đã được kiểm nghiệm và chứng nhận về mức độ an toàn tuyệt đối có lợi cho xuất khỏe đối với người tiêu dùng.


tinh hoa Từ xưa, gạo đã giữ vai trò quan trọng trong nét ẩm thực phong phú của người Việt. Chén cơm là kết tinh sự tinh túy của trời đất và con người tạo ra nó.

C

hén cơm trắng từ bao đời nay là thứ không thể thiếu trong bữa cơm của mọi gia đình. Và hình ảnh cả gia đình quây quần bên nhau là một hình ảnh đẹp của ai cũng mong muốn gìn giữ trong ký ức và cả hiện tại, tương lai. Có lẽ vì vậy mà đôi khi chỉ cần một chén cơm trắng, chan một ít nước mắm, ăn với vài lát dưa leo, ta cũng cảm thấy ngon đến lạ thường. Từ Bắc chí Nam, những món được làm từ gạo luôn có vai trò quan trọng trong văn hóa của mỗi vùng miền. Cơm là món chủ lực để ấm bụng trong các bữa ăn. Tùy vùng miền và cách chế biến, cơm có nhiều biến thể như cơm tấm Sài Gòn, cơm dừa Bến Tre, cơm hến xúc bánh đa trộn Huế, cơm cháy Ninh Bình… Trong đó cách nấu cơm trong cái niêu đất nâu sẫm, be bé là cách nấu được nhiều thế hệ ưa dùng. Ngày nay, cơm niêu đã trở thành

một đặc sản khi nhắc đến những món cơm người Việt. Nhưng gạo không chỉ được nấu thành cơm, nó có thể được dùng để làm nên những nguyên liệu khác trong món ăn Việt Nam. Ta không thể nào quên hương vị nồng nàn của những sợi phở miền Bắc nghi ngút khói với hương thơm làm nao lòng biết bao thực khách. Miền Trung đầy nắng gió đã gắn liền với mì Quảng, bún bò Huế làm bao người say mê. Miền Nam trù phú với hủ tíu, bánh tráng phơi sương…Đặc biệt, người Sài Gòn cũng không thể nào quên được dĩa cơm tấm sườn bì chả với mùi thơm có thể ngửi thấy từ xa. Hạt gạo sẽ luôn đóng vị trí độc tôn trong văn hóa ẩm thực của người Việt. Có thể nói, chính hạt gạo đã làm cho hình ảnh ẩm thực Việt Nam ngày càng nổi tiếng trong mắt bạn bè quốc tế. Vì thế trân trọng và gìn giữ được cái hồn của hạt gạo trong ẩm thực Việt là trách nhiệm cũng là vinh dự của mỗi con dân nước Việt.



Gạo là “linh hồn” của ẩm thực Việt. Tất cả mọi thứ chúng ta có bây giờ đều bắt nguồn từ những cánh đồng lúa, mọi đứa trẻ Việt Nam đều được nuôi dưỡng bởi hạt gạo ngọt thơm. Gạo là tinh tuý, và người nông dân Việt Nam đối xử với gạo hết sức quý trọng. Điều này đã được bếp trưởng Gordon Ramsay nhận ra, khiến ông cũng cảm thấy những hạt gạo này có giá trị lớn vô ngần. Khi lỡ tay làm vãi gạo ra sàn, ông đã phải thốt lên: “họ sẽ giết tôi mất”, vì làm rơi số gạo quý giá này.

“Ở Anh chúng tôi cũng có các món làm từ gạo, thế nhưng ở đây, người Việt đã cho gạo lên một tầm cao mới.”



Mẹ ơi!

Bữa cơm mẹ nấu – một hạnh phúc tưởng là đơn giản nhưng không phải ai cũng có diễm phúc nhận được. Bữa cơm mẹ nấu là kỷ niệm, nỗi nhớ nhà, nhớ bếp lửa ấm gia đình, nhớ vòng tay thương yêu của mẹ cha. Ở đó, nhiều khi, đơn giản thôi chỉ là nồi cá trê kho gừng, hay chén mắm ruốc kho thịt ba chỉ ăn với dưa leo, hay đơn giản nữa chỉ là chén mắm ớt tỏi mà chỉ có mẹ mới chế biến ngon đến vậy!

1. Mẹ già bên mâm cơm chờ con về 2. Người mẹ miền núi vừa địu con vừa làm rẫy 3. Ông bà và các cháu gói bánh trưng ngày Tết 4. Bàn tay lam lũ của người mẹ, cuả người nông


Con không hiểu sự quan trọng của bữa cơm gia đình con không hiểu được những bữa cơm mẹ nấu ngon ra sao. Chỉ ra ra ngoài kia nơi mà việc ăn cơm thôi cũng đã khó khăn. Nơi mà món cơm mẹ nấu không thể tìm ở đâu được.

Xa nhà, xa quê, xa cha mẹ là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta trưởng thành, rồi cuộc sống xô bồ, dễ làm người ta quên đi những hương vị của đồng quê, dễ làm cho những hạt ngọc thực chỉ là thứ phụ trong bữa ăn nhưng cho dù có thế nào thì cơm mẹ nấu cũng không gì thay thế được. Mẹ từng nói “Con đi đâu chớ quên đường về, sau có thành công chớ quên hạt gạo quê”. Còn nhớ những ngày mùa oi ả, cha mẹ và dân làng nô nức đi gặt, nụ cười rạng rỡ của người nông dân được mùa như cảm tạ ông trời ban cho mưa thuận gió hòa. Hồi thơ bé con chưa giúp được cha mẹ việc đồng áng, chỉ biết đuổi theo những cánh diều trong gió mùa lúa chín làm con say hương quê. Cả những con đường óng vàng thóc lúa, trải đầy đường như nắng thu len lỏi, mái nhà rơm khô che mưa nắng cho con, thân mẹ cha như thân cò lặn lội hy sinh tất cả vì nụ cười của con. Mẹ thường dặn phải biết quý hạt gạo vì hạt gạo là gốc con người, mẹ cặm cụi bưng nồi cơm nóng, xới cho con từng bát yêu thương. Mẹ thường nói con trai mẹ ăn khỏe, rồi ngày mai trưởng thành con sẽ làm được tất cả. Cha thì nói con đi đâu thì nhớ khoe quê hương, quê mình nghèo khó nhưng luôn rộn tiếng cười, mời các bạn về càng nhiều càng tốt. Cơm mẹ nấu chưa một lần con dám chê vì nó đâu chỉ ngon từ vị, bát cơm trắng đong đầy lòng mẹ, hạt cơm dẻo ấp ủ tình cha. Giờ con về không được dài lâu, thăm mẹ cha chỉ vỏn vẹn mấy ngày vì thuyền con lại phải ra khơi. Đi đến đâu con cũng nhớ đường về, xin mẹ cha yên tâm vì với con, cơm mẹ nấu vẫn là cơm ngon nhất, tình cha mẹ vẫn là tình bao la, và con sẽ về.


“Cậu tâm sự, mong ước lớn nhất sau kỳ thi này là được trở về nhà và ăn những bữa cơm mẹ nấu. Vì đối với cậu, cơm mẹ nấu bữa nào cũng… ngon!”.


“Dù có lam lũ, cực khổ cỡ nào mẹ cũng không than với chúng tôi nửa câu. Cứ thế xửng cơm mẹ bán qua năm tháng đã nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi trưởng thành đến ngần này”.


“Giờ tôi mới hiểu rằng, khi mẹ nằm bệnh, tôi mới biết rằng tôi thèm những bữa cơm mẹ nấu biết nhường nào, nhớ tiếng quát của mẹ, nhớ bữa cơm mẹ nấu ngọt bùi”.


DON’T WASTE A GRAIN OF RICE XIN ĐỪNG LÃNG PHÍ TỪNG HẠT GẠO! Chúng ta hẵn có nhiều người từng lãng phí không ít thức ăn, dở không ăn cũng bỏ, no quá không ăn hết cũng bỏ, v…v, rất nhiều lý do cho việc phí phạm đấy. Nhưng bạn có biết, để làm ra được một hạt gạo, người nông dân phải rất cực khổ trồng trọt, hay thậm chí bản thân những hạt gạo ấy tự nó cũng phải rất nỗ lực để phát triển thật tốt, để có thể đến và phục vụ con người.





HY VỌNG CUỐN SÁCH NÀY SẼ GIÚP CÁC BẠN HIỂU RÕ HƠN VỀ GIÁ TRỊ CỦA TỪNG HẠT GẠO VÀ BIẾT TRÂN TRỌNG PHÚC CĂN TRỜI BAN NÀY.


REFERENCE

WIKIPEDIA ORGANICFOOD NÔNG THÔN VIỆT

ILLUSTRATION AND LAYOUT BY RUN



Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.