Thời Kinh sáng tu online

Page 1

Nghi thức thời Kinh Sáng

 SÁM HỐI  CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM  CHÚ ĐẠI BI  THẬP CHÚ  PHẨM PHỔ MÔN  CHƯƠNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG

Shurangama – Thời Kinh Sáng

1


NGUYỆN HƯƠNG Nguyện đem lòng thành kính, Gởi theo đám mây hương. Phảng phất khắp mười phương. Cúng dường ngôi Tam Bảo, Thề trọn đời giữ đạo, Theo tự tánh làm lành, Cùng pháp giới chúng sinh, Cầu Phật từ gia hộ, Tâm Bồ Đề kiên cố, Chí tu học vững bền, Xa bể khổ nguồn mê, Chóng quay về bờ Giác. Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha tát. (3 lần)

KỲ NGUYỆN (Dành cho vị Chủ lễ) Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật, Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Tiêu tai diên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát. Tam bảo chứng minh, oai thần hộ niệm, Bồ tát, Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Tứ Thiên Vương, Chúng Thiên Long, Bát Bộ, Hộ Pháp, Thần Vương, Nhứt thiết Thiện Thần đồng quang giáng chứng minh, gia hộ, đệ tử chúng đẳng cung tựu Phật tiền, tuy thân cách xa nhưng đồng hướng tâm, một dạ chí thành, một lòng tha thiết tụng Kinh Chú, niệm danh hiệu Phật, cầu nguyện cho toàn thế giới, cho toàn nhân loại, hết thảy muôn loài tai qua nạn khỏi, thoát ly khổ ách được an vui kiết tường. Nguyện tất cả chúng sanh bỏ mê về giác, tinh tấn tu tập đúng Chánh Pháp, mãn báo thân này vãng sanh Cực Lạc. Nguyện tất cả oan gia trái chủ, âm hồn cô hồn tốc thoát u đồ siêu sanh Tịnh độ. Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát ma ha tát (3 lần).

Shurangama – Thời Kinh Sáng

2


TÁN PHẬT Đại từ đại bi mẫn chúng sanh, Đại hỷ đại xả tế hàm thức, Tướng hảo quang minh dĩ tự nghiêm, Chúng đẳng chí tâm qui mạng lễ.  Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tận hư không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị lai thập phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường trụ Tam-Bảo. (1 lạy)  Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta bà Giáo chủ Điều ngự Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Long Hoa Giáo Chủ Di Lặc Tôn Phật, Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh sơn hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)  Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ-Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

SÁM HỐI Tất cả chúng sanh tạo ác nghiệp, Đều do vô thỉ tham sân si, Từ thân miệng ý phát sanh ra, Hết thảy con nay xin sám hối. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (108 lạy).

CHÚ LĂNG NGHIÊM + CHÚ ĐẠI BI + THẬP CHÚ (Ngồi ngay ngắn tụng) NAM MÔ LĂNG NGHIÊM HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần) Diệu trạm tổng trì bất động tôn, Thủ Lăng Nghiêm Vương thế hy hữu, Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng. Bất lịch tăng kỳ hoạch Pháp thân, Nguyện kim đắc quả thành Bảo Vương, Hoàn độ như thị Hằng sa chúng, Shurangama – Thời Kinh Sáng

3


Tương thử thâm tâm phụng trần sát, Thị tắc danh vi báo Phật ân, Phụng thỉnh Thế Tôn vị chứng minh, Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, Như nhất chúng sanh vị thành Phật, Chung bất ư thử thủ Nê hoàn. Ðại hùng đại lực đại từ bi, Hi cánh thẩm trừ vi tế hoặc. Linh ngã tảo đăng Vô Thượng Giác, Ư thập phương giới tọa đạo tràng; Thuấn-nhã-đa tánh khả tiêu vong, Thước-ca-ra tâm vô động chuyển. Nam Mô thường trụ thập phương Phật. Nam Mô thường trụ thập phương Pháp. Nam Mô thường trụ thập phương Tăng. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm. Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát. Nam Mô Kim Cang Tạng Bồ tát. Nhĩ thời Thế Tôn, tùng nhục kế trung, dõng bá bảo quang, quang trung dõng xuất, thiên diệp bảo liên, hữu hóa Như Lai, tọa bảo hoa trung, đảnh phóng thập đạo, bá bảo quang minh, nhất nhất quang minh, giai biến thị hiện, thập Hằng Hà sa, Kim cang mật tích, kình sơn trì sử, biến hư không giới. Ðại chúng ngưỡng quán, úy ái kim bảo, cầu Phật ai hựu, nhất tâm thính Phật vô kiến đảnh tướng, phóng quang Như Lai, tuyên thuyết thần chú.

Đ Ệ NH ẤT Nam-mô tát đát tha, tô già đa da, a ra ha đế, tam-miệu tam bồ-đà tỏa. Tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni sam. Nam-mô tát bà bột đà bột địa tát đa bệ tệ. Nam-mô tát đa nẩm tam-miệu tam bồ đà, cu tri nẩm. Ta xá ra bà ca tăng già nẩm. Nam-mô lô kê A-La-Hán đa nẩm. Nam-mô tô lô đa ba na nẩm. Nam-mô ta yết rị đà dà di nẩm. Nam-mô lô kê tam-miệu dà đa nẩm. Tam-miệu dà ba ra để ba đa na nẩm. Nammô đề bà ly sắc nỏa. Nam-mô tất đà da tỳ địa da đà ra ly sắc nỏa. Xá ba noa yết ra ha, ta ha ta ra ma tha nẩm. Nam-mô bạt ra ha ma ni. Nam-mô nhơn dà ra da. Nammô bà dà bà đế. Lô đà ra da. Ô ma bát đế. Ta hê dạ da. Nam-mô bà dà bà đế. Na Shurangama – Thời Kinh Sáng

4


ra dả noa da. Bàn dá ma ha tam mộ đà da. Nam-mô tất yết rị đa da. Nam-mô bà dà bà đế. Ma ha ca ra da. Ðịa rị bác lặc na dà ra. Tỳ đà ra ba noa ca ra da. A địa mục đế. Thi ma xá na nê bà tất nê. Ma đát rị dà noa. Nam-mô tất yết rị đa da. Nammô bà dà bà đế. Ða tha dà đa câu ra da. Nam-mô bát đầu ma câu ra da. Nam-mô bạc xà ra câu ra da. Nam-mô ma ni câu ra da. Nam-mô dà xà câu ra da. Nam-mô bà dà bà đế. Ðế rị trà du ra tây na. Ba ra ha ra noa ra xà da. Ða tha dà đa da. Nammô bà dà bà đế. Nam-mô A di đa bà da. Ða tha dà đa da. A ra ha đế. Tam-miệu tam bồ đà da. Nam-mô bà dà bà đế. A sô bệ da. Ða tha dà đa da. A ra ha đế. Tammiệu tam-bồ đà da. Nam-mô bà dà bà đế. Bệ xa xà da, câu lô phệ trụ rị da. Bác ra bà ra xà da. Ða tha dà đa da. Nam-mô bà dà bà đế. Tam bổ sư bí đa. Tát lân nại ra lặc xà da. Ða tha dà đa da. A ra ha đế. Tam-miệu tam-bồ đà da. Nam-mô bà dà bà đế. Xá kê dã mẫu na duệ. Ða tha dà đa da. A ra ha đế. Tam-miệu tam-bồ đà da. Nam-mô bà dà bà đế. Lặc đát na kê đô ra xà da. Ða tha dà đa da. A ra ha đế. Tammiệu tam-bồ đà da. Ðế biều, nam-mô tát yết rị đa. Ế đàm bà dà bà đa. Tát đác tha dà đô sắc ni sam. Tát đác đa bát đác lam. Nam-mô a bà ra thị đam. Bác ra đế dương kỳ ra. Tát ra bà bộ đa yết ra ha. Ni yết ra ha yết ca ra ha ni. Bạt ra bí địa da sất đà nể. A ca ra mật rị trụ. Bát rị đác ra da nảnh yết rị. Tát ra bà bàn đà na mục xoa ni. Tát ra bà đột sắc tra. Ðột tất phạp bát na nể phạt ra ni. Giả đô ra thất đế nẩm. Yết ra ha ta ha tát ra nhã xà. Tỳ đa băng ta na yết rị. A sắc tra băng xá đế nẩm. Na xoa sát đác ra nhã xà. Ba ra tát đà na yết rị. A sắc tra nẩm. Ma ha yết ra ha nhã xà. Tỳ đa băng tát na yết rị. Tát bà xá đô lô nể bà ra nhã xà. Hô lam đột tất phạp, nan giá na xá ni. Bí sa xá tất đác ra. A kiết ni ô đà ca ra nhã xà. A bát ra thị đa câu ra. Ma ha bác ra chiến trì. Ma ha điệp đa. Ma ha đế xà. Ma ha thuế đa xà bà ra. Ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể. A rị da đa ra. Tỳ rị câu tri. Thệ bà tỳ xà da. Bạt xà ra ma lễ để. Tỳ xá lô đa. Bột đằng dõng ca. Bạt xà ra chế hắt na a giá. Ma ra chế bà bát ra chất đa. Bạt xà ra thiện trì. Tỳ xá ra giá. Phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa. Tô ma lô ba. Ma ha thuế đa. A rị da đa ra. Ma ha bà ra a bác ra. Bạt xà ra thương yết ra chế bà. Bạt xà ra câu ma rị. Câu lam đà rị. Bạt xà ra hắt tát đa giá. Tỳ địa da kiền dá na ma rị ca. Khuất tô mẫu bà yết ra đá na. Bệ lô giá na câu rị da. Dạ ra thố sắc ni sam. Tỳ chiếc lam bà ma ni giá. Bạt xà ra ca na ca ba ra bà. Lô xà na bạt xà ra đốn trỉ giá. Thuế đa giá ca ma ra. Sát sa thi ba ra bà. Ế đế di đế. Mẫu đà ra yết noa. Ta bệ ra sám. Quật phạm đô. Ấn thố na mạ mạ tỏa. Ð Ệ NH Ị Ô hồng. Rị sắc yết noa. Bác lặc xá tất đa. Tát đác tha già đô sắc ni sam. Hổ hồng. Đô lô ung. Chiêm bà na. Hổ hồng. Đô lô ung. Tất đam bà na. Hổ hồng. Đô lô ung. Shurangama – Thời Kinh Sáng

5


Ba ra sắc địa da tam bác xoa noa yết ra. Hổ hồng. Đô lô ung. Tát bà dược xoa hắt ra sát ta. Yết ra ha nhã xà. Tỳ đằng băng tát na yết ra. Hổ hồng. Đô lô ung. Giả đô ra thi đế nẩm. Yết ra ha ta ha tát ra nẩm. Tỳ đằng băng tát na ra. Hổ hồng. Đô lô ung. Ra xoa. Bà già phạm. Tát đác tha già đô sắc ni sam. Ba ra điểm xà kiết rị. Ma ha ta ha tát ra. Bột thọ ta ha tát ra thất rị sa. Câu tri ta ha tát nê đế lệ. A tệ đề thị bà rị đa. Tra tra anh ca. Ma ha bạt xà lô đà ra. Ðế rị bồ bà na. Man trà ra. Ô hồng. Ta tất đế bạt bà đô. Mạ mạ Ấn thố na mạ mạ tỏa.

Ð Ệ T AM Ra xà bà dạ. Chủ ra bạt dạ. A kỳ ni bà dạ. Ô đà ca bà dạ. Tỳ xa bà dạ. Xá tát đa ra bà dạ. Bà ra chước yết ra bà dạ. Ðột sắc xoa bà dạ. A xá nể bà dạ. A ca ra mật rị trụ bà dạ. Ðà ra ni bộ di kiếm, ba già ba đà bà dạ. Ô ra ca bà đa bà dạ. Lặc xà đàn trà bà dạ. Na dà bà dạ. Tỳ điều đát bà dạ. Tô ba ra noa bà dạ. Dược xoa yết ra ha. Ra xoa tư yết ra ha. Tất rị đa yết ra ha. Tỳ xá giá yết ra ha. Bộ đa yết ra ha. Cưu bàn trà yết ra ha. Bổ đơn na yết ra ha. Ca tra bổ đơn na yết ra ha. Tất kiền độ yết ra ha. A bá tất ma ra yết ra ha. Ô đàn ma đà yết ra ha. Xa dạ yết ra ha. Hê rị bà đế yết ra ha. Xả đa ha rị nẩm. Yết bà ha rị nẩm. Lô địa ra ha rị nẩm. Mang ta ha rị nẩm. Mê đà ha rị nẩm. Ma xà ha rị nẩm. Xà đa ha rị nữ. Thị tỷ đa ha rị nẩm. Tỳ đa ha rị nẩm. Bà đa ha rị nẩm. A du giá ha rị nữ. Chất đa ha rị nữ. Ðế sam tát bệ sam. Tát bà yết ra ha nẩm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ba rị bạt ra giả ca hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Trà diễn ni hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ma ha bát du bát đác dạ. Lô đà ra hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Na ra dạ noa hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ðát đỏa dà lô trà tây hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ma ha ca ra ma đác rị già noa hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ca ba rị ca hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Xà dạ yết ra ma độ yết ra. Tát bà ra tha ta đạt na hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Giả đốt ra bà kỳ nể hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Tỳ rị dương hất rị tri. Nan đà kê sa ra dà noa bác đế. Sách hê dạ hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Na yết na xá ra bà noa hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. A-la-hán hất rị đởm, Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Tỳ đa ra dà hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di, bạt xà ra ba nể. Câu hê dạ, câu hê dạ. Ca địa bát đế hất rị đởm. Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di. Kê ra dạ di. Ra xoa võng. Bà dà phạm. Ấn thố na mạ mạ tỏa.

Shurangama – Thời Kinh Sáng

6


ÐỆ TỨ Bà dà phạm. Tát đác đa bát đác ra. Nam-mô tý đô đế. A tất đa na ra lặc ca. Ba ra bà tất phổ tra. Tỳ ca tát đác đa bát đế rị. Thập Phật ra thập Phật ra. Ðà ra đà ra. Tần đà ra tần đà ra, sân đà sân đà. Hổ hồng. Hổ hồng. Phấn tra. Phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra. Ta ha. Hê hê phấn. A mâu ca da phấn. A ba ra đề ha da phấn. Ba ra bà ra đà phấn. A tố ra tỳ đà ra ba ca phấn. Tát bà đề bệ tệ phấn. Tát bà na dà tệ phấn. Tát bà dược xoa tệ phấn. Tát bà kiền thát bà tệ phấn. Tát bà bổ đơn na tệ phấn. Ca tra bổ đơn na tệ phấn. Tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn. Tát bà đột sáp tỷ lê hất sắc đế tệ phấn. Tát bà thập bà lê tệ phấn. Tát bà a bá tất ma lê tệ phấn. Tát bà xá ra bà noa tệ phấn. Tát bà địa đế kê tệ phấn. Tát bà đát ma đà kê tệ phấn. Tát bà tỳ đà da ra thệ giá lê tệ phấn. Xà dạ yết ra, ma độ yết ra. Tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn. Tỳ địa dạ giá lê tệ phấn. Giả đô ra phược kỳ nể tệ phấn. Bạt xà ra câu ma rị. Tỳ đà dạ, ra thệ tệ phấn. Ma ha ba ra đinh dương xoa kỳ rị tệ phấn. Bạt xà ra thương yết ra dạ. Ba ra trượng kỳ ra xà da phấn. Ma ha ca ra dạ. Ma ha mạt đát rị ca noa. Nam-mô ta yết rị đa da phấn. Tỷ sắc noa tỳ duệ phấn. Bột ra ha mâu ni duệ phấn. A kỳ ni duệ phấn. Ma ha yết rị duệ phấn. Yết ra đàn tri duệ phấn. Miệc đát rị duệ phấn. Lao đát rị duệ phấn. Giá văn trà duệ phấn. Yết la ra đác rị duệ phấn. Ca bát rị duệ phấn. A địa mục chất đa ca thi ma xá na. Bà tư nể duệ phấn. Diễn kiết chất. Tát đỏa bà tỏa. Mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa. Ð Ệ NG Ũ Ðột sắc tra chất đa. A mạt đác rị chất đa. Ô xà ha ra. Dà ba ha ra. Lô địa ra ha ra. Ta bà ha ra. Ma xà ha ra. Xà đa ha ra. Thị tỉ đa ha ra. Bạt lược dạ ha ra. Kiền đà ha ra. Bố sử ba ha ra. Phả ra ha ra. Bà tả ha ra. Bát ba chất đa. Ðột sắc tra chất đa. Lao đà ra chất đa. Dược xoa yết ra ha. Ra sát ta yết ra ha. Bế lệ đa yết ra ha. Tỳ xá giá yết ra ha. Bộ đa yết ra ha. Cưu bàn trà yết ra ha. Tất kiền đà yết ra ha. Ô đát ma đà yết ra ha. Xa dạ yết ra ha. A bá tất ma ra yết ra ha. Trạch khê cách trà kỳ ni yết ra ha. Rị Phật đế yết ra ha. Xà di ca yết ra ha. Xá câu ni yết ra ha. Lao đà ra nan địa ca yết ra ha. A lam bà yết ra ha. Kiền độ ba ni yết ra ha. Thập phạt ra yên ca hê ca. Trị đế dược ca. Ðát lệ đế dược ca. Giả đột thác ca. Ni đề thập phạt ra, tỉ sam ma thập phạt ra. Bạt đề ca. Tỷ để ca. Thất lệ sắc mật ca. Ta nể bát để ca. Tát bà thập phạt ra. Thất lô kiết đế. Mạt đà bệ đạt lô chế kiếm. A ỷ lô kiềm. Mục khê lô kiềm. Yết rị đột lô kiềm. Yết ra ha yết lam. Yết noa du lam. Ðản đa du lam. Hất rị dạ du lam. Mạt mạ du lam. Bạt rị thất bà du lam. Tỷ lật sắc tra du lam. Ô đà ra du lam. Yết tri du lam. Bạt tất đế du lam. Ô lô du lam. Thường dà du lam. Hắc tất đa du lam. Bạt đà du lam. Ta phòng án dà bát ra trượng dà du lam. Bộ đa tỷ đa trà. Shurangama – Thời Kinh Sáng

7


Trà kỳ ni thập bà ra. Ðà đột lô ca kiến đốt lô kiến tri, bà lộ đa tỳ. Tát bát lô ha lăng già. Du sa đát ra, ta na yết ra. Tỳ sa dụ ca. A kỳ ni ô đà ca. Mạt ra bệ ra kiến đa ra. A ca ra mật rị đốt, đát liểm bộ ca. Ðịa lật lặc tra. Tỷ rị sắc chất ca. Tát bà na câu ra. Tứ dẫn dà tệ, yết ra rị dược xoa đác ra sô. Mạt ra thị, phệ đế sam ta bệ sam. Tất đát đa bát đác ra. Ma ha bạt xà lô sắc ni sam. Ma ha bát lặc trượng kỳ lam. Dạ ba đột đà xá dụ xà na. Biện đát lệ noa. Tỳ đà da bàn đàm ca lô di. Ðế thù bàn đàm ca lô di. Bát ra tỳ đà bàn đàm ca lô di. “Ðát điệt tha. Án, A na lệ. Tỳ xá đề. Bệ ra bạt xà ra đà rị. Bàn đà bàn đà nể. Bạt xà ra bán ni phấn. Hổ hồng đô lô ung phấn. Ta bà ha”. (3 lần)

CHÚ ĐẠI-BI Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần). Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát toả. Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đá sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá na ma bà dà. Ma phạt đặc đậu. Đát điệt tha. Án a bà lô hê. Lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra. Ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế. Ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê. Thất na thất na. A ra sâm Phật ra xá lợi. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê rị. Ta ra ta ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ bồ đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn trì. Địa lị sắt ni na. Ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ, ta bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da. Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, ta bà ha. “Án, tất điện đô. Mạn đa ra. Bạt đa da, ta bà ha”.

Shurangama – Thời Kinh Sáng

(3 lần)

8


THẬP CHÚ 1 . NHƯ Ý BẢO LU ÂN VƯ ƠNG ĐÀ LA N I Nam mô Phật-Đà-Da. Nam mô Đạt-Ma-Da. Nam mô Tăng-Già-Da. Nam mô Quán-Tự-Tại Bồ-Tát Ma Ha Tát, cụ đại bi tâm giả, đát điệt tha. Án chước yết ra, phạt để, chấn đa mạt ni, ma ha bát đẳng mế, rô rô, rô rô, để sắc tra, thước ra a yết rị sa dạ, hồng, phấn toá ha. Án bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thước ra hồng. Án bát lặc bà, bát đẳng mế hồng. 2. T IÊ U TA I C ÁT T Ư ỜNG TH ẦN C HÚ Nẵng mồ tam mãn đa, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha. Án khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha. 3. C ÔNG Đ Ứ C BẢO S ƠN ĐÀ LA N I Nam mô Phật-Đà-Da. Nam mô Đạt-Ma-Da. Nam mô Tăng-Già-Da. Án, tất đế hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha. 4. P HẬT M ẪU C HU ẨN Đ Ề THẦ N C HÚ Khể thủ quy y Tô-tất đế, Đầu diện đảnh lễ thất cu chi. Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, Duy nguyện từ bi thùy gia hộ. Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đề, cu chi nẫm, đát điệt tha. Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề, ta bà ha. 5. THÁNH VÔ LƯ Ợ NG TH Ọ QU ANG M IN H VƯ ƠNG Đ À LA N I Án, nại ma ba cát ngoả đế, a ba ra mật đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tả ra tể dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp. Án tát rị ba, tang tư

Shurangama – Thời Kinh Sáng

9


cát rị, bót rị thuật đạp, đạt ra mã đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, tá ba ngoả, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt. 6 . DƯ ỢC S Ư QUÁN Đ ẢNH C HƠN N GÔ N Nam mô Bạc-già-phạt-đế, bệ sát xã lủ-rô, thích lưu-li, bát lặc bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra hắt đế, tam miệu tam bột đà da, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha. 7 . QUAN ÂM LIN H C ẢM C HƠN NGÔN Án ma ni bát di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát nạp, bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết, thuyết ra gia, tóa ha. 8 . THẤT P H ẬT D IỆ T T Ộ I C HƠN N GÔ N Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha. 9 . VÃNG S ANH T ỊNH Đ Ộ ĐÀ LA N I Nam mô a di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha. A di rị đô bà tỳ, A di rị đa tất đam bà tỳ, A di rị đa tì ca lan đế, A di rị đa tì ca lan đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha. 1 0 . TH IỆN N Ữ TH IÊN C HÚ Nam mô Phật-Đà. Nam mô Đạt-Ma. Nam mô Tăng-Già. Nam mô thất lị, ma ha đề tỷ gia, đát nễ dã tha, ba lị phú lầu na, giá lị, tam mạn đà, đạt xá ni, ma ha tỳ ha ra dà đế, tam mạn đà, tỳ ni dà đế, ma ha ca rị dã ba nễ, ba ra na nễ, tát rị phạ lặt tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na, A rị na, đạt mạ đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha Di lặc đế, lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế, tam mạn đà, a tha a nậu đà la ni.

Shurangama – Thời Kinh Sáng

10


PHẨM PHỔ MÔN KỆ KHAI KINH Phật Pháp rộng sâu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Con nay nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Phẩm "Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn" (Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch từ tiếng Phạn sang Hoa Văn Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch từ Hoa Văn sang tiếng Việt) Lúc bấy giờ ngài Vô Tận Ý Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy trịch áo bày vai hữu, chắp tay hướng Phật mà bạch rằng: "Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát do nhân duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?". Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử! Nếu có vô lượng trăm nghìn muôn ức chúng sinh chịu các khổ não, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một lòng xưng danh. Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm kia, đều được giải thoát. Nếu có người trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát này, dầu vào trong lửa lớn, lửa chẳng cháy được, vì do sức uy thần của Bồ Tát này được như vậy. Nếu bị nước lớn làm trôi, xưng danh hiệu Bồ Tát này liền được chỗ cạn. Nếu có trăm nghìn muôn ức chúng sanh vì tìm vàng, bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, trân châu các thứ báu, vào trong biển lớn, giả sử gió lớn thổi ghe thuyền của kia trôi tắp nơi nước quỉ La Sát, trong ấy nếu có nhẫn đến một người xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các người đó đều được thoát khỏi nạn quỉ La Sát. Do nhân duyên đó mà tên là Quán Thế Âm. Nếu lại có người sắp bị hại, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời dao gậy của người cầm liền gãy từng khúc, người ấy được thoát khỏi. Nếu quỉ Dạ Xoa cùng La Sát đầy trong cõi tam thiên đại thiên muốn đến hại người, nghe người xưng hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, thời các quỉ dữ đó còn không thể dùng mắt dữ mà nhìn người, huống lại làm hại được. Dầu lại có người hoặc có tội, hoặc không tội, gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát thảy đều đứt rã, liền được thoát khỏi.

Shurangama – Thời Kinh Sáng

11


Nếu kẻ oán tặc đầy trong cõi tam thiên đại thiên, có một vị thương chủ dắt các người buôn đem theo nhiều của báu, trải qua nơi đường hiểm trở, trong đó có một người xướng rằng: "Các thiện nam tử! Chớ nên sợ sệt, các ông nên phải một lòng xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Bồ Tát đó hay đem pháp vô úy thí cho chúng sinh, các ông nếu xưng danh hiệu thời sẽ được thoát khỏi oán tặc này". Các người buôn nghe rồi, đều lên tiếng xưng rằng: "Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát!", vì xưng danh hiệu Bồ Tát nên liền được thoát khỏi. Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát sức oai thần to lớn như thế. Nếu có chúng sinh nào nhiều lòng dâm dục, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được ly dục. Nếu người nhiều giận hờn, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa lòng giận. Nếu người nhiều ngu si, thường cung kính niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa ngu si. Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có những sức uy thần lớn, nhiều lợi ích như thế, cho nên chúng sinh thường phải một lòng tưởng nhớ. Nếu có người nữ, giả sử muốn cầu con trai, lễ lạy cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát, liền sinh con trai phúc đức trí tuệ; giả sử muốn cầu con gái, bèn sinh con gái có tướng xinh đẹp, trước đã trồng cội phúc đức, mọi người đều kính mến. Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần như thế. Nếu có chúng sinh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát, thời phúc đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sinh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát. Vô Tận Ý! Nếu có người thọ trì danh hiệu của sáu mươi hai ức hằng hà sa bồ tát lại trọn đời cúng dường đồ ăn uống, y phục, giường nằm thuốc thang. Ý ông nghĩ sao? Công đức của người thiện nam tử, thiện nữ nhân đó có nhiều chăng?" Vô Tận Ý thưa: "Bạch Thế Tôn! Rất nhiều". Phật nói: "Nếu lại có người thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, nhẫn đến một thời lễ lạy cúng dường, thời phúc của hai người đó bằng nhau không khác, trong trăm nghìn ức kiếp không thể cùng tận. Vô Tận Ý! Thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát được vô lượng vô biên phúc đức lợi ích như thế." Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng: "Thế Tôn, Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào? Nói pháp cho chúng sanh như thế nào? Sức phương tiện việc đó thế nào?”. Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát: "Thiện nam tử! Nếu có chúng sinh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật được độ thoát thời Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Duyên Giác được độ thoát, liền hiện thân Duyên Giác mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Thanh Văn được độ thoát, liền hiện thân Thanh Văn mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Phạm Vương được độ thoát, liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Ðế Thích được độ thoát, liền hiện thân Ðế Thích mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Tự Tại-Thiên mà vì đó nói pháp.

Shurangama – Thời Kinh Sáng

12


Người đáng dùng thân Ðại Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Ðại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Thiên Ðại Tướng Quân được độ thoát, liền hiện thân Thiên Ðại Tướng Quân mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tỳ Sa Môn được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Sa Môn mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tiểu Vương được độ thoát, liền hiện thân Tiểu Vương mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Trưởng Giả được độ thoát, liền hiện thân Trưởng Giả mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Cư Sĩ được độ thoát, liền hiện thân Cư Sĩ mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tể Quan được độ thoát, liền hiện thân Tể Quan mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân Bà La Môn mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di được độ thoát, liền hiện thân Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân phụ nữ của Trưởng Giả, Cư Sĩ, Tể Quan, Bà La Môn được độ thoát, liền hiện thân phụ nữ mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân đồng nam, đồng nữ được độ thoát, liền hiện thân đồng nam, đồng nữ mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Tròi, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân cùng phi nhân được độ thoát, liền đều hiện ra mà vì đó nói pháp. Người đáng dùng thân Chấp Kim Cang Thần được độ thoát, liền hiện thân Chấp Kim Cang Thần mà vì đó nói pháp. Vô Tận Ý ! Quán Thế Âm Bồ-Tát đó thành tựu công đức như thế, dùng các thân hình, dạo đi trong các cõi nước để độ thoát chúng sinh, cho nên các ông phải một lòng cúng dường Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Ðại Bồ-Tát đó ở trong chỗ nạn gấp sợ sệt hay ban sự vô úy, cho nên cõi Ta Bà này đều gọi Ngài là vị "Thí Vô Úy". Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật: "Thế-Tôn ! Con nay phải cúng dường Quán Thế Âm Bồ-Tát". Liền mở chuỗi ngọc bằng các châu báu nơi cổ giá trị trăm nghìn lạng vàng, đem trao cho ngài Quán Thế Âm mà nói rằng: "Xin Ngài nhận chuỗi trân bảo pháp thí này" Khi ấy Quán-Thế-Âm Bồ-tát chẳng chịu nhận chuỗi. Ngài Vô Tận Ý lại thưa cùng Quán Thế Âm Bồ Tát rằng: "Xin Ngài vì thương chúng tôi mà nhận chuỗi ngọc này". Bấy giờ Phật bảo Quán Thế Âm Bồ Tát: "Ông nên thương Vô Tận Ý Bồ Tát này và hàng tứ chúng cùng Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Dà, nhân và phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọc đó". Tức thời Quán Thế Âm Bồ-Tát thương hàng tứ chúng và Trời, Rồng, nhân, phi nhân v.v... mà nhận chuỗi ngọc đó chia làm hai phần: một phần dâng đức Thích Ca Mâu Ni Phật, một phần dâng tháp của Phật Ða Bảo. Vô Tận Ý! Quán Thế Âm Bồ Tát có sức thần tự tại như thế, dạo đi nơi cõi Ta Bà. Lúc đó, ngài Vô Tận Ý Bồ Tát nói kệ hỏi Phật rằng: Thế Tôn đủ tướng tốt! Con nay lại hỏi kia Shurangama – Thời Kinh Sáng

13


Phật Tử nhân duyên gì Tên là Quán Thế Âm? Ðấng đầy đủ tướng tốt Kệ đáp Vô Tận Ý: Ông nghe hạnh Quán Âm Khéo ứng các nơi chỗ Thệ rộng sâu như biển Nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn Hầu nhiều nghìn đức Phật Phát nguyện thanh tịnh lớn. Ta vì ông lược nói Nghe tên cùng thấy thân Tâm niệm chẳng luống qua Hay diệt khổ các cõi Giả sử sinh lòng hại Xô rớt hầm lửa lớn Do sức niệm Quán Âm Hầm lửa biến thành ao Hoặc trôi dạt biển lớn Các nạn quỉ, cá, rồng Do sức niệm Quán Âm Sóng mòi chẳng chìm được Hoặc ở chót Tu Di Bị người xô rớt xuống Do sức niệm Quán Âm Như mặt nhật treo không Hoặc bị người dữ rượt Shurangama – Thời Kinh Sáng

14


Rớt xuống núi Kim Cang Do sức niệm Quán Âm Chẳng tổn đến mảy lông Hoặc gặp oán tặc vây Ðều cầm dao làm hại Do sức niệm Quán Âm Ðều liền sinh lòng lành Hoặc bị khổ nạn vua Khi hành hình sắp chết Do sức niệm Quán Âm Dao liền gãy từng đoạn Hoặc tù cấm xiềng xích Tay chân bị gông cùm Do sức niệm Quán Âm Tháo rã được giải thoát Nguyền rủa các thuốc độc Muốn hại đến thân đó Do sức niệm Quán Âm Trở hại nơi bổn nhân Hoặc gặp La Sát dữ Rồng độc các loài quỉ Do sức niệm Quán Âm Liền đều không dám hại Hoặc thú dữ vây quanh Nanh vuốt nhọn đáng sợ Do sức niệm Quán Âm Vội vàng bỏ chạy thẳng

Shurangama – Thời Kinh Sáng

15


Rắn độc cùng bò cạp Hơi độc khói lửa đốt Do sức niệm Quán Âm Theo tiếng tự bỏ đi Mây sấm nổ sét đánh Tuôn giá, xối mưa lớn Do sức niệm Quán Âm Liền được tiêu tan cả Chúng sinh bị khổ ách Vô lượng khổ bức thân Quán Âm sức trí diệu Hay cứu khổ thế gian Ðầy đủ sức thần thông Rộng tu trí phương tiện Các cõi nước mười phương Không cõi nào chẳng hiện Các loài trong đường dữ: Ðịa ngục, quỉ, súc sanh Sinh, già, bịnh, chết khổ Lần đều khiến dứt hết Chân quán thanh tịnh quán Trí tuệ quán rộng lớn Bi quán và từ quán Thường nguyện thường chiêm ngưỡng Sáng thanh tịnh không nhơ Tuệ nhật phá các tối Hay phục tai khói lửa Khắp soi sáng thế gian Shurangama – Thời Kinh Sáng

16


Lòng bi ran như sấm Ý Từ diệu dường mây Xối mưa pháp cam lộ Dứt trừ lửa phiền não Cãi kiện qua chỗ quan Trong quân trận sợ sệt Do sức niệm Quán Âm Cừu oán đều lui tan Diệu Âm, Quán Thế Âm Phạm Âm, Hải Triều Âm Tiếng hơn thế gian kia Cho nên thường phải niệm Niệm niệm chớ sanh nghi Quán Âm bậc tịnh thánh Nơi khổ não nạn chết Hay vì làm nương cậy Ðủ tất cả công đức Mắt lành trông chúng sanh Biển phúc lớn không lường Cho nên phải đảnh lễ Bấy giờ, ngài Trì Ðịa Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy đến trước Phật bạch rằng: "Thế Tôn! Nếu có chúng sanh nào nghe phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát đạo nghiệp tự tại, Phổ môn thị hiện sức thần thông này, thời phải biết công đức người đó chẳng ít". Lúc Phật nói phẩm Phổ Môn này, trong chúng có tám muôn bốn nghìn chúng sanh đều phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.



Shurangama – Thời Kinh Sáng

17


KINH THỦ LĂNG NGHIÊM CHƯƠNG QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT - NHĨ CĂN VIÊN THÔNG Khi bấy-giờ, ngài Quán-thế-âm Bồ-tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh-lễ nơi chân Phật mà bạch Phật rằng: "Thưa Thế-tôn, tôi nhớ vô-số hằng-sa kiếp về trước, có đức Phật ra đời, hiệu là Quánthế-âm; từ đức Phật kia, tôi phát-tâm Bồ-đề. Đức Phật kia dạy tôi, do nghe, nghĩ và tu, mà vào Tam-ma-đề. Ban đầu, ở trong tính-nghe, vào được dòng viên-thông, không còn tướng sở-văn nữa. Trần-tướng đã vẳng-lặng, hai tướng động, tĩnh rõ thật không sinh. Như vậy thêm lần, các tướng năng-văn, sở-văn đều hết. Không dừng lại nơi chỗ dứt hết năng-văn, sở-văn mà tiến lên nữa, thì năng-giác, sở-giác, đều không. Không-giác tột bậc viên-mãn, các tướng năng-không, sở-không đều diệt. Sinh-diệt đã diệt, thì bản-tính tịch-diệt hiện-tiền. Bỗng nhiên, vượt ngoài thế-gian và xuất thếgian, sáng-suốt cùng khắp mười phương, được hai cái thù-thắng: Một là, trên hợp với bản-giácdiệu-tâm thập phương chư Phật, cùng với chư Phật Như-lai đồng một từ-lực; hai là, dưới hợp với tất-cả chúng-sinh lục-đạo mười phương, cùng với các chúng-sinh đồng một bi-ngưỡng. Chi 2. - Do từ-lực, hiện ra 32 ứng-thân Bạch Thế-tôn, do tôi cúng-dường đức Quán-âm Như-lai, nhờ Ngài truyền-thọ cho tôi Như-huyễn Văn-huân Văn-tu Kim-cương-tam-muội, được cùng chư Phật đồng một từ-lực, nên làm cho thân tôi thành-tựu 32 ứng-thân vào các cõi-nước. Bạch Thế-tôn, nếu các vị Bồ-tát vào Tam-ma-đề, tiến-tu pháp vô-lậu, thắng-giải hiện đã viênmãn, tôi hiện ra thân Phật, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát. Nếu các hàng hữu-học tu phép Diệu-minh vẳng-lặng, chỗ thắng-diệu đã viên-mãn. Tôi ở trước người kia, hiện ra thân Độc-giác, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát. Nếu các hàng hữu-học đoạn 12 Nhân-duyên; do các nhân-duyên đã đoạn mà phát ra thắng-tính và thắng-tính đó hiện đã viên-mãn, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Duyên-giác, vì họ mà thuyết-pháp khiến cho được giải-thoát. Nếu các hàng hữu-học được phép-không của Tứ-đế, tu đạo-đế vào diệt-đế, thắng-tính hiện viênmãn, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Thanh-văn, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giảithoát. Nếu chúng-sinh muốn tâm được tỏ-ngộ, không phạm vào cảnh ngũ-dục và muốn cho thân được thanh-tịnh, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Phạm-vương, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được giải-thoát. Nếu các chúng-sinh muốn làm Thiên-chúa, thống-lĩnh chư thiên, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Đế-thích, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Shurangama – Thời Kinh Sáng

18


Nếu các chúng-sinh muốn thân được tự-tại, đi khắp mười phương, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Tự-tại-thiên, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu các chúng-sinh muốn thân được tự-tại, bay đi trên hư-không, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Đại-tự-tại-thiên, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu các chúng-sinh muốn thống-lĩnh quỷ-thần, cứu-giúp cõi-nước, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Thiên-đại-tướng-quân, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu chúng-sinh muốn thống lĩnh thế giới, bảo hộ chúng sinh, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Tứ Thiên Vương, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành tựu. Nếu các chúng-sinh muốn sinh nơi thiên-cung, sai khiến quỷ-thần, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Thái-tử, con của Tứ-thiên-vương, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu các chúng-sinh muốn làm vua cõi người, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Vua, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu các chúng-sinh muốn làm chủ gia-đình danh-tiếng, thế-gian kính-nhường, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Trưởng-giả vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu các chúng-sinh thích đàm-luận những lời hay, giữ mình trong-sạch, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Cư-sĩ, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu các chúng-sinh muốn trị cõi-nước, chia-đoán các bang, các ấp, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Tể-quan, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu các chúng-sinh thích các số-thuật, tự-mình nhiếp-tâm giữ thân, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Bà-la-môn, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có người con trai muốn học phép xuất-gia, giữ các giới-luật, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Tỷ-khưu, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có người con gái muốn học phép xuất-gia, giữ các cấm-giới, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Tỷ-khưu-ni, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có người con trai thích giữ ngũ-giới, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Ưu-bà-tắc, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có người con gái tự giữ ngũ-giới, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Ưu-bà-di, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có người con gái lập-thân trong nội-chính, để tu-sửa nhà nước, tôi ở trước người kia, hiện ra thân Nữ-chúa hay thân Quốc-phu-nhân, mệnh-phụ, đại-gia, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có chúng-sinh không phá nam-căn, tôi ở trước người kia, hiện ra thân đồng-nam, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu.

Shurangama – Thời Kinh Sáng

19


Nếu có người xử-nữ, thích thân xử-nữ, không cầu sự xâm-bạo, tôi ở trước người kia, hiện ra thân đồng-nữ, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có chư-thiên muốn ra khỏi loài trời, tôi hiện ra thân chư-thiên, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có các con rồng muốn ra khỏi loài rồng, tôi hiện ra thân rồng, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có dược-xoa muốn thoát khỏi loài mình, tôi ở trước họ, hiện ra thân dược-xoa, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có Càn-thát-bà muốn thoát khỏi loài mình, tôi ở trước họ, hiện ra thân Càn-thát-bà, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có A-tu-la, muốn thoát khỏi loài mình, tôi ở trước họ, hiện ra thân A-tu-la, vì họ mà thuyếtpháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có khẩn-na-la muốn thoát khỏi loài mình, tôi ở trước họ, hiện ra thân khẩn-na-la, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có ma-hô-la-già muốn thoát khỏi loài mình; tôi ở trước họ, hiện ra thân ma-hô-la-già, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có chúng-sinh thích làm người, tu cho được thân người, tôi hiện ra thân người, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Nếu có loài phi-nhân, hoặc có hình, hoặc không hình, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, muốn thoát khỏi loài mình, tôi ở trước họ, hiện ra thân như họ, vì họ mà thuyết-pháp, khiến cho được thành-tựu. Ấy gọi là 32 ứng-thân diệu-tịnh, vào các cõi-nước. Những thân ấy đều do vô-tác-diệu-lực của Văn-huân Văn-tu Tam-muội, mà tự-tại thành tựu. Chi 3. - Do bi-ngưỡng, bố-thí 14 công-đức vô-úy. "Bạch Thế-tôn, do tôi lại dùng vô-tác-diệu-lực của Văn-huân Văn-tu Kim-cương-tam-muội ấy, cùng với tất-cả lục-đạo chúng-sinh trong mười phương ba đời, đồng một lòng bi-ngưỡng, nên khiến các chúng-sinh, nơi thân-tâm tôi, được 14 thứ công-đức vô-úy: Một, là do tôi không tự quán cái tiếng, mà quán cái tâm năng-quán, nên khiến cho chúng-sinh khổ-não thập phương kia, quán cái âm-thanh, thì liền được giải-thoát. Hai, là tri-kiến đã xoay trở lại, khiến cho các chúng-sinh, dầu vào đống lửa, lửa không thể đốt được. Ba, là quán cái nghe đã xoay trở lại, khiến cho các chúng-sinh bị nước lớn cuốn đi, mà không chết-đuối.

Shurangama – Thời Kinh Sáng

20


Bốn, là diệt hết vọng-tưởng, tâm không sát-hại, khiến các chúng-sinh vào những nước quỷ, quỷ không thể hại được. Năm, là huân-tập và thành-tựu được tính-nghe, cả sáu căn đều tiêu về bản-tính, đồng như cái nghe, cái tiếng, có thể khiến cho chúng-sinh, lúc đương bị hại, dao gãy từng đoạn, khiến cho các binh-khí chạm vào thân người như cắt dòng nước, như thổi ánh-sáng, bản-tính không hề lay-động. Sáu, là huân-tập tính-nghe sáng-suốt thấu khắp pháp-giới, thì các tính tối-tăm không thể toàn được, có thể khiến cho chúng-sinh, tuy các loài Dược-xoa, La-sát, Cưu-bàn-trà, Tỳ-xá-già, Phúdan-na, v.v ... ở gần một bên, con mắt chúng vẫn không thể thấy được. Bảy, là các tiếng đều viên-tiêu, thấy-nghe đã xoay vào tự-tính, rời các trần-cảnh hư-vọng, có thể khiến cho các chúng-sinh, những thứ cùm, dây, gông, xiềng không thể dính vào mình được. Tám, là diệt tướng âm-thanh, viên-thông tính-nghe, phát-sinh từ-lực cùng khắp, có thể khiến cho chúng-sinh đi qua đường hiểm, giặc không cướp được. Chín, là huân-tập phát ra tính-nghe, rời các trần-tướng, sắc-dục không lôi-kéo được, có thể khiến cho tất-cả chúng-sinh đa-dâm, xa rời lòng tham-dục. Mười, là thuần một thật-tướng của âm-thanh, không còn gì là tiền-trần, căn và cảnh đều viêndung, không có năng, sở đối-đãi, có thể khiến cho tất-cả chúng-sinh nóng-giận, rời-bỏ lòng thùghét. Mười một, là tiêu-diệt trần-tướng, xoay về tính bản-minh, thì pháp-giới, thân, tâm đều như ngọc lưu-ly, sáng-suốt không ngăn-ngại, có thể khiến cho những kẻ ngu-ngốc u-mê, xa-rời hẳn sự simê tối-tăm. Mười hai, là viên-dung các hình-tướng, xoay tính-nghe trở về đạo-trường bất-động, hòa vào thếgian mà không hủy-hoại thế-giới, cúng-dường được chư Phật Như-lai như số vi-trần, cùng khắp mười phương, ở bên mỗi mỗi Đức Phật, làm vị Pháp-vương-tử, có thể khiến cho trong pháp-giới, những chúng-sinh không con, cầu có con trai, sinh ra đứa con trai có phúc-đức trí-tuệ. Mười ba, là sáu căn viên-thông, soi-sáng không hai, trùm khắp thập phương thế-giới, thành-lập đại-viên-kính Không-như-lai-tạng, vâng-lĩnh pháp-môn bí-mật của thập-phương vi-trần Như-lai, không có thiếu-sót, có thể khiến cho trong pháp-giới, những chúng-sinh không con, cầu có con gái, sinh ra người con gái có tướng-tốt, đoan-chính, phúc-đức, dịu-dàng, được mọi người yêukính. Mười bốn, là trong tam-thiên đại-thiên thế-giới này, có trăm ức mặt trời, mặt trăng, các Phápvương-tử hiện ở trong thế-gian, số-lượng có đến 62 số cát sông Hằng, đều tu Phật-pháp, nêu gương-mẫu, giáo-hóa chúng-sinh, tùy-thuận chúng-sinh, phương-tiện trí-tuệ của mỗi mỗi vị không đồng nhau. Do tôi được tính viên-thông, phát ra diệu-tính của nhĩ-căn, cho đến thân-tâm nhiệm-mầu bao trùm khắp pháp-giới, nên có thể khiến cho chúng-sinh chấp-trì danh-hiệu của tôi,

Shurangama – Thời Kinh Sáng

21


so với những người chấp-trì danh-hiệu của tất-cả các vị Pháp-vương-tử số-lượng bằng 62 số cát sông Hằng kia, phúc-đức hai bên thật bằng bậc, không sai khác. Bạch Thế-tôn, một danh-hiệu của tôi cùng với rất nhiều danh-hiệu kia không khác, là do tôi tutập được tính viên-thông chân-thật. Ấy gọi là 14 sức thí-vô-úy, đem phúc khắp cho chúng-sinh. Chi 4. - Theo cơ-cảm hiện ra 4 diệu-đức không nghĩ-bàn. "Bạch Thế-tôn, do tôi đã được Đạo tu-chứng viên-thông vô-thượng đó, nên lại khéo được 4 vôtác-diệu-đức không nghĩ-bàn: Một, là do tôi chứng được tính-nghe chí-diệu, nơi tâm-tính không còn có tướng năng-văn, các sự thấy, nghe, hay, biết không còn cách-biệt và đều thành một bảo-giác viên-dung thanh-tịnh, nên tôi có thể hiện ra rất nhiều hình-dung nhiệm-mầu, nói ra vô-số thần-chú bí-mật. Trong đó, hoặc hiện ra một đầu, 3 đầu, 5 đầu, 7 đầu, 9 đầu, 11 đầu, như thế cho đến 108 đầu, 1.000 đầu, 10.000 đầu, 84.000 cái đầu, đầy-đủ các tướng; hoặc hiện ra hai tay, 4 tay, 6 tay, 12 tay, 14, 16, 18, 20, 24, như thế cho đến 108 tay, 1.000 tay, 10.000 tay, 84.000 cái tay bắt-ấn; hoặc hiện ra hai mắt, 3 mắt, 4 mắt, 9 mắt, như thế cho đến 108 mắt, 1.000 mắt, 10.000 mắt, 84.000 con mắt báu thanhtịnh; hoặc khi thì từ, hoặc khi thì oai, hoặc khi thì định, hoặc khi thì tuệ, cứu-giúp chúng-sinh được rất tự-tại. Hai, là do cái nghe, cái nghĩ của tôi, thoát ra ngoài sáu trần như cái tiếng qua bức tường, không thể bị ngăn-ngại, cho nên diệu-dụng của tôi có thể hiện mỗi mỗi hình, tụng mỗi mỗi chú, hình đó, chú đó đều có thể đem sức vô-úy mà bố-thí cho các chúng-sinh; vì thế, cõi nước thập phương như vi-trần đều gọi tôi là vị Thí-vô-úy. Ba, là tôi tu-tập, phát ra căn-tính bản-diệu viên-thông thanh-tịnh, nên đi qua thế-giới nào, đều khiến cho chúng-sinh xả-thân, xả đồ trân-bảo, cầu tôi thương-xót. Bốn, là do tôi được tâm Phật, chứng đến chỗ rốt-ráo, nên có thể đem các thứ quý-báu cúng-dường thập phương Như-lai, cả đến chúng-sinh lục-đạo trong pháp-giới, ai cầu vợ thì được vợ, cầu con thì được con, cầu Tam-muội thì được Tam-muội, cầu sống lâu thì được sống lâu, như thế, cho đến cầu Đại-niết-bàn thì được Đại-niết-bàn. Chi 5. - Kết-luận về viên-thông nhĩ-căn. "Phật hỏi về viên-thông, tôi do văn-chiếu Tam-muội nơi nhĩ-căn mà duyên-tâm được tự-tại; nhân tướng nhập-lưu, được Tam-ma-đề, thành tựu quả Bồ-đề, đó là thứ nhất. Bạch Thế-tôn, đức Phật Như-lai kia, khen tôi khéo được pháp-môn viên-thông, ở trong Đại-hội, thọ-ký cho tôi cái hiệu là Quan-thế-âm; do tôi thấy-nghe thấu-suốt mười phương, nên danh-tiếng Quan-âm cùng khắp thập phương thế-giới". MỤC V- CHỈ-ĐÍCH PHÉP VIÊN-TU ĐOẠN I- PHÓNG HÀO-QUANG, HIỆN ĐIỀM-LÀNH

Shurangama – Thời Kinh Sáng

22


Khi bấy giờ, đức Thế-tôn nơi sư-tử tọa, năm vóc đồng phóng ra hào-quang báu, rọi xa trên đỉnh thập phương Như-lai số như vi-trần và trên đỉnh các vị Pháp-vương-tử, các vị Bồ-tát. Các Đức Như-lai kia, năm vóc cũng đồng phóng ra hào-quang báu, từ các thế-giới số như vi-trần đến rọi trên đỉnh Phật và trên đỉnh các vị Đại-bồ-tát và A-la-hán trong Hội; rừng cây, ao hồ đều diễn ra pháp-âm; hào-quang giao-xen cùng nhau như lưới tơ báu. Cả trong đại-chúng được cái chưa từng có; tất-cả đều được Kim-cương-tam-muội. Liền khi ấy, trời mưa hoa sen bách-bảo màu xanh, màu vàng, màu đỏ, màu trắng xen-lộn lẫn nhau, thập phương hư-không hóa-thành sắc thất-bảo. Đất liền, núi sông của cõi Sa-bà nầy cùng một lúc không hiện ra, chỉ thấy vi-trần quốc-độ thậpphương hợp-thành một giới, tiếng hát ca-ngợi tự-nhiên nổi lên. ĐOẠN II - PHẬT BẢO NGÀI VĂN-THÙ LỰA-CHỌN CĂN VIÊN-THÔNG Khi bấy-giờ, Đức Như-lai bảo Ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp-vương-tử rằng: "Ông hãy xét trong 25 vị vô-học Đại-bồ-tát và A-la-hán, mỗi mỗi đều trình-bày phương-tiện hành-đạo lúc đầu, đều nói tu-tập tính viên-thông chân-thật; chỗ tu-hành của các vị kia, thật không có hơn, kém, trước, sau gì khác nhau. Nay tôi muốn khiến cho ông A-nan khai-ngộ, thì trong 25 phép tu, phép nào hợp với căn-cơ của ông ấy; lại, sau khi tôi diệt-độ rồi, chúng-sinh trong cõi nầy vào thừa Bồ-tát, cầu đạo vô-thượng, thì do pháp-môn phương-tiện gì, được dễ thành-tựu hơn?" ĐOẠN III- LỰA RA NHỮNG CĂN KHÔNG PHẢI VIÊN Chi 1. - Tán-thán tính-giác vốn diệu và chỉ rõ mê-vọng vốn không. Ngài Văn-thù-sư-lợi Pháp-vương-tử, vâng từ-chỉ của Phật, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đỉnh-lễ nơi chân Phật, dựa vào uy-thần của Phật, nói bài kệ đáp lại: "Bản-tính biển Giác khắp đứng-lặng, Tính khắp đứng-lặng vốn nhiệm-mầu, Bản-minh chiếu ra hình-như sở, Lập tướng sở, bỏ mất bản-minh. Do mê-vọng, mà có hư-không, Nương hư-không, lập-thành thế-giới; Tư-tưởng chăm-chú thành cõi-nước, Hay-biết mọi việc, là chúng-sinh. Hư-không sinh ra trong đại-giác, Như một bọt-nước sinh trong bể; Các nước hữu-lậu, như vi-trần Đều nương hư-không, mà phát-sinh; Bọt-nước diệt, vốn không hư-không, Huống nữa là, hình-tướng ba cõi. Chi 2. - Nêu rõ phương-tiện có mau chậm

Shurangama – Thời Kinh Sáng

23


"Bản-tính xoay về, vốn không hai, Phương-tiện tu-chứng có nhiều cách, Cách nào cũng thông vào bản-tính, Nói thuận, nghịch, chỉ là phương-tiện; Do hàng sơ-tâm vào Tam-muội, Bên mau, bên chậm không đồng nhau. Chi 3. - Lựa ra 6 trần "Vọng-tưởng kết-lại thành sắc-trần, Hay-biết không thể thông-suốt được; Làm sao, chính chỗ không thông-suốt, Tu-hành, lại được tính viên-thông? Âm-thanh xen-lộn với lời nói, Chỉ nương theo ý-vị danh-từ; Nếu một, không trùm được tất-cả, Thì làm sao, được tính viên-thông? Hương, chỉ lúc hợp, mới rõ-biết, Lúc rời-cách, thì vốn không có; Nếu sở-giác, không được thường-xuyên, Thì làm sao, được tính viên-thông? Vị, không phải bản-nhiên tự có, Cần phải nếm, mới biết có vị; Nếu giác-quan, không thường duy-nhất, Thì làm sao, được tính viên-thông? Xúc, do các vật chạm mà biết, Không vật chạm, thì không thành xúc; Khi hợp, khi ly, không nhất-định, Thì làm sao, được tính viên-thông? Pháp, cũng có tên là nội-trần, Nương theo trần, tất phải có sở; Năng sở, không viên-dung nhập một, Thì làm sao, được tính viên-thông? Chi 4. - Lựa-ra 5 căn "Cái thấy, tuy rỗng-suốt rất xa, Nhưng thấy trước, mà không thấy sau; Bốn-bề, còn thiếu mất một nửa, Thì làm sao, được tính viên-thông! Mũi, có thở ra và thở vào, Shurangama – Thời Kinh Sáng

24


Chặng giữa, hiện không có hơi-thở, Nếu không viên-dung sự cách-bức, Thì làm sao, được tính viên-thông? Ngoài sở-nhập, tính-nếm không thành, Nhân các vị, mới có hay-biết; Không có vị, rốt-ráo không có, Thì làm sao, được tính viên-thông? Thân biết-xúc với cảnh sở-xúc, Đều có hạn, không phải cùng khắp; Nếu không nhận tính không bờ-bến, Thì làm sao, được tính viên-thông? Ý-căn xen với các loạn-tưởng, Đứng-lặng, rốt-cuộc không thấy gì; Nếu không thoát được các tưởng-niệm, Thì làm sao, được tính viên-thông?" Chi 5. - Lựa-ra 6 thức. "Nhãn-thức, phát-khởi nhờ căn trần, Gạn-cùng, vốn không có tự-tướng; Cả tự-thể, còn không nhất-định, Thì làm sao, được tính viên-thông? Tâm nghe rỗng-thấu cả mười phương, Là do sức hoằng-thệ rộng-lớn; Sơ-tâm, không thể đến chỗ ấy Thì làm sao, được tính viên-thông? Quán đầu-mũi, vốn là duyên-cơ, Chỉ để nhiếp-tâm được an-trụ; Nếu cảnh-quán, lại thành sở-trụ, Thì làm sao, được tính viên-thông? Thuyết-pháp, diệu-dụng các danh-từ; Cốt phải đã được khai-ngộ trước; Nếu lời nói, không phải vô-lậu, Thì làm sao, được tính viên-thông? Giữ giới, chỉ câu-thúc cái thân, Ngoài cái thân, lấy gì câu-thúc; Vốn không phải cùng khắp tất-cả, Thì làm sao, được tính viên-thông? Thần-thông, do túc-tập từ trước, Nào dính gì ý-thức phân-biệt; Shurangama – Thời Kinh Sáng

25


Tưởng-niệm, không thoát-ly sự-vật, Thì làm sao, được tính viên-thông? Chi 6. - Lựa-ra 7 đại "Nếu quán cái tính của địa-đại, Thì nó ngăn-ngại, không thông-suốt; Pháp hữu-vi, không phải chân-tính, Thì làm sao, được tính viên-thông? Nếu quán cái tính của thủy-đại, Quán-tưởng, đâu phải là chân-thật, Nếu không đi đến Diệu-chân-như, Thì làm sao, được tính viên-thông? Nếu quán hỏa-đại, trừ dâm-dục, Chán cái có, không phải thật ly; Phương-tiện, không hợp với sơ-tâm, Thì làm sao, được tính viên-thông? Nếu quán cái tính của phong-đại, Động, tĩnh, đâu phải không đối-đãi; Đối-đãi, trái với vô-thượng-giác, Thì làm sao, được tính viên-thông? Nếu quán cái tính của không-đại, Hư-không vô-tri, không hay-biết; Không biết, khác hẳn với Bồ-đề, Thì làm sao, được tính viên-thông? Nếu quán cái tính của thức-đại, Thức sinh-diệt, đâu phải thường-trụ, Để tâm trong phân-biệt hư-vọng, Thì làm sao, được tính viên-thông? Tất-cả các hành đều vô-thường, Tưởng-niệm, vốn trong vòng sinh diệt, Nhân và quả, khác nhau như thế, Thì làm sao, được tính viên-thông?" ĐOẠN IV- CHỌN-LẤY CÁI CĂN VIÊN-THÔNG Chi 1. - Hợp với giáo-thể cõi Sa-bà "Tôi nay xin bạch đức Thế-tôn, Phật ra đời trong cõi Sa-bà, Trong cõi nầy, lối dạy chân-thật, Thanh-tịnh, do chỗ nói và nghe; Shurangama – Thời Kinh Sáng

26


Nay muốn tu-chứngTam-ma-đề, Thật nên do cái nghe mà vào." Chi 2. - Xưng-tán ngài Quán-thế-âm "Rời cái khổ và được giải-thoát, Hay thay cho ngài Quán-thế-âm; Trong kiếp số như cát sông Hằng, Vào cõi Phật như số vi-trần, Được sức tự-tại rất to-lớn, Bố-thí vô-úy cho chúng-sinh. Ngài Quán-thế-âm, tiếng nhiệm-mầu, Tiếng trong-sạch và tiếng hải-trào, Cứu đời, mọi việc được yên-lành, Xuất-thế-gian, được quả thường-trụ." Chi 3. - Xưng-tán nhĩ-căn. "Tôi nay kính bạch đức Như-lai, Như lời ngài Quán-âm vừa nói: Ví-như, có người trong yên-lặng, Chung-quanh mười phương đều đánh trống, Thì đồng-thời nghe khắp mười nơi, Như thế, mới là viên-chân-thật. Mắt bị ngăn-che, không thấy được, Thiệt-căn, tỷ-căn cũng như vậy, Thân-căn, lúc hợp mới biết-xúc, Ý-căn, phân-vân không manh-mối; Cách tường, nhĩ-căn vẫn nghe tiếng, Dầu xa, dầu gần, đều nghe được; Năm căn so-sánh thật không bằng, Như thế, mới là thông-chân-thật. Tính thanh-trần, có động, có tĩnh, Trong tính-nghe thành có, thành không; Khi không tiếng, gọi là không nghe, Đâu phải thật không còn tính-nghe; Không tiếng, tính-nghe đã không diệt, Có tiếng, tính-nghe đâu phải sinh; Trọn-rời cả hai thứ sinh-diệt, Như thế, mới là thường-chân-thật. Dầu cho, trong lúc đương ngủ mê, Shurangama – Thời Kinh Sáng

27


Không vì không nghĩ, mà không nghe; Tính-nghe ra ngoài sự suy-nghĩ, Thân, ý không thể so bằng được. Chi 4. - Chuyển mê thành ngộ “Hiện nay, trong cõi Ta-bà nầy, Các thứ thanh-luận được truyền-bá, Do chúng-sinh bỏ mất tính-nghe, Theo thanh-trần, nên bị lưu-chuyển; A-nan, tuy có tính nhớ dai, Vẫn không khỏi mắc các tà-niệm; Há không phải tùy chỗ chìm-đắm, Xoay ngược dòng, thoát khỏi hư-vọng. A-nan, ông hãy nghe cho chín, Nay tôi nương uy-lực của Phật, Tuyên-nói phép Tam-muội chân-thật, Chắc như Kim-cương-vương, như-huyễn, Không nghĩ-bàn, xuất-sinh chư Phật. Ông nghe tất-cả pháp bí-mật Của chư Phật, số như vi-trần, Nếu trước hết, không trừ dục-lậu, Nghe nhiều, chứa-chấp thành lầm-lỗi; Dùng cái nghe thọ-trì Phật-pháp, Sao lại không tự nghe cái nghe? Tính-nghe không phải tự-nhiên sinh, Nhân thanh-trần mà có danh-hiệu, Xoay cái nghe, thoát-ly thanh-trần, Cái thoát-ly ấy, gọi là gì? Một căn, đã trở về bản-tính, Thì cả sáu căn, được giải-thoát, Thấy, nghe như bệnh lòa huyễn-hóa, Ba cõi như hoa-đốm hư-không; Xoay tính-nghe, gốc lòa tiêu-trừ, Trần-tướng tiêu, giác-tính viên-tịnh. Tột thanh-tịnh, trí-quang thông-suốt, Thể tịch-chiếu trùm khắp hư-không, Trở lại xem các việc thế-gian Thật giống như chiêm-bao không khác. Nàng Ma-đăng-già là chiêm-bao Shurangama – Thời Kinh Sáng

28


Thì còn ai bắt ông được nữa? Như các huyễn-sư khéo trong đời, Làm trò, thành ra các trai, gái; Tuy thấy các căn đều cử-động, Cốt-yếu, do cái máy dật dây; Nghỉ máy, tất-cả đều yên-lặng, Các trò, trở thành không có tính. Cả sáu căn cũng giống như thế, Vốn đều nương một tính tinh-minh Chia ra thành sáu thứ hòa-hợp; Một nơi, đã rời-bỏ quay về, Thì cả sáu, đều không thành-lập; Trong một niệm, trần-cấu đều tiêu, Chuyển-thành tính Viên-minh tịnh-diệu, Còn sót trần-cấu là học-vị, Sáng-suốt cùng-tột, tức Như-lai. Hỡi đại-chúng và ông A-nan, Hãy xoay lại cái nghe điên-đảo, Xoay cái nghe về, nghe tự-tính, Nhận tự-tính, thành đạo vô-thượng; Thật-tính viên-thông là như thế." Chi 5. - Chọn lấy nhĩ-căn làm phương-tiện thích-hợp. "Đây thật là một đường thẳng tiến Vào Niết-bàn của vi-trần Phật; Các đức Như-lai trong quá-khứ Đều đã thành-tựu pháp-môn nầy; Các vị Bồ-tát trong hiện-tại Đều viên-minh vào pháp-môn ấy; Những người tu-học đời vị-lai Đều nên nương theo pháp-môn đó; Tôi cũng do pháp ấy mà chứng, Không phải chỉ ngài Quán-thế-âm. Thật như lời đức Phật Thế-tôn Đã hỏi tôi về các phương-tiện Để cứu-giúp, trong đời mạt-pháp, Những người cầu pháp xuất-thế-gian Thành-tựu được tâm-tính Niết-bàn Thì ngài Quán-âm là hơn cả. Shurangama – Thời Kinh Sáng

29


Còn tất-cả các phương-tiện khác Đều là nhờ uy-thần của Phật, Tức nơi sự, rời-bỏ trần-lao, Không phải phép tu-học thường-xuyên, Nông hay sâu cũng đồng nghe được. Chi 6. – Đảnh-lễ cầu gia-bị. "Xin đảnh-lễ tính Như-lai-tạng, Vô-lậu, không còn sự nghĩ-bàn, Nguyện gia-bị cho đời vị-lai, Nơi pháp-môn nầy, không lầm-lẫn. Đây là phương-tiện dễ thành-tựu, Nên đem dạy cho ông A-nan Cùng những kẻ trầm-luân mạt-kiếp, Chỉ dùng nhĩ-căn mà tu-tập, Thì viên-thông chóng hơn pháp khác; Tâm-tính chân-thật là như thế." ĐOẠN V- NGHE PHÁP ĐƯỢC CHỨNG Lúc ấy, ông A-nan cùng cả đại-chúng, thân tâm tỏ-rõ, nhận được sự khai-thị to-lớn, xem quả Bồđề và Đại-niết-bàn của Phật, cũng như có người nhân có việc phải đi xa, chưa trở về được, song đã biết rõ con đường về nhà. Trong Pháp-hội, cả đại-chúng, thiên-long bát-bộ, hàng Nhị-thừa hữu-học và tất-cả các Bồ-tát mới phát-tâm, số-lượng bằng mười số cát sông Hằng, đều được bảntâm xa trần-tướng, rời cấu-nhiễm, được pháp-nhãn thanh-tịnh. Bà Tính-tỷ-khưu-ni nghe nói bài kệ xong, thành quả A-la-hán; vô-lượng chúng-sinh đều phát-tâm Vô-đẳng-đẳng-vô-thượng Chánh-đẳng-chánh-giác. Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)



Shurangama – Thời Kinh Sáng

30


MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA MẬT-ĐA TÂM-KINH Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị. Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý. Vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới, vô vô minh diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận, vô khổ tập diệt đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đỏa y bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn, tam thế chư Phật y bát nhã ba la cố đắc a nậu đa la tam miệu tam bồ đề. Cố tri bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư, cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: “Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha”.

(03 lần)

Nguyện ngày an lành đêm an lành, Đêm ngày sáu thời đều an lành, Tất cả các thời đều an lành, Xin nguyện Từ Bi thường gia hộ. Nguyện ngày an lành đêm an lành, Đêm ngày sáu thời đều an lành, Tất cả các thời đều an lành, Xin nguyện Tam Bảo thường gia hộ. Nguyện ngày an lành đêm an lành, Đêm ngày sáu thời đều an lành, Tất cả các thời đều an lành, Xin nguyện Hộ Pháp thường ủng hộ. Nam mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát. (3 lần)

SÁM PHỔ HIỀN Đệ tử chúng đẳng, Tuỳ thuận tu tập Phổ Hiền Bồ-Tát, Thập chủng đại nguyện Nhứt giả lễ kính chư Phật Nhị giả xưng tán Như Lai Tam giả quảng tu cúng dường Shurangama – Thời Kinh Sáng

31


Tứ giả sám hối nghiệp chướng Ngũ giả tuỳ hỷ công đức Lục giả thỉnh chuyển Pháp luân Thất giả thỉnh Phật trụ thế Bát giả thường tuỳ Phật học Cửu giả hằng thuận chúng sinh Thập giả phổ giai hồi hướng.

TÁN HỘ PHÁP (phần nghĩa) Trời, A-tu-la, Dạ-xoa thảy Ðến nghe pháp đó nên chí tâm: Ủng-hộ Phật-Pháp khiến thường còn Mỗi vị siêng tu lời Phật dạy Bao nhiêu người nghe đến chốn này Hoặc trên đất liền hoặc hư-không Thường với người đời sinh lòng từ Ngày đêm tự mình nương pháp ở Nguyện các thế-giới thường an-ổn Phúc trí vô-biên lợi quần sinh Bao nhiêu tội-nghiệp thảy tiêu trừ Xa lìa các khổ về viên-tịch. Hằng dùng giới-hương xoa vóc sáng Thường trì định-phục để giúp thân Hoa mầu Bồ-đề khắp trang-nghiêm Tùy theo chỗ ở thường an-lạc. Nam mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 lần)

HỒI HƯỚNG Tụng niệm công đức thù thắng hạnh, Vô biên thắng phước giai hồi hướng. Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh, Tốc vãng vô lượng quang Phật sát. Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não, Nguyện đắc trí tuệ chơn minh liễu. Shurangama – Thời Kinh Sáng

32


Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ, Thế thế thường hành Bồ tát đạo. Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung, Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu, Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh. Bất thối Bồ tát vi bạn lữ, Nguyện dĩ thử công đức, Phổ cập ư nhứt thiết, Ngã đẳng dữ chúng sanh, Giai cộng thành Phật đạo.

PHỤC NGUYỆN (Dành cho vị Chủ lễ) Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật, Nam Mô Đông Phương Giáo Chủ Tiêu tai diên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật, Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát. Tam bảo chứng minh, oai thần hộ niệm, Bồ tát, Thanh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Tứ Thiên Vương, Chúng Thiên Long, Bát Bộ, Hộ Pháp, Thần Vương, Nhứt thiết Thiện Thần đồng quang giáng chứng minh, gia hộ, đệ tử chúng đẳng cung tựu Phật tiền, tuy thân cách xa nhưng đồng hướng tâm, một dạ chí thành, một lòng tha thiết tụng Kinh Chú, niệm danh hiệu Phật, cầu nguyện cho toàn thế giới, cho toàn nhân loại, hết thảy muôn loài tai qua nạn khỏi, thoát ly khổ ách được an vui kiết tường. Nguyện tất cả chúng sanh bỏ mê về giác, tinh tấn tu tập đúng Chánh Pháp, mãn báo thân này vãng sanh Cực Lạc. Nguyện tất cả oan gia trái chủ, âm hồn cô hồn tốc thoát u đồ siêu sanh Tịnh độ. Phổ nguyện âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh tình dữ vô tình giai cộng thành Phật đạo Nam Mô A Di Đà Phật.



Shurangama – Thời Kinh Sáng

33


TAM QUY Y Tự quy y Phật, Ðương nguyện chúng sanh, Thể giải đại đạo, Phát Vô thượng tâm. (1 lạy) Tự quy y Pháp, Ðương nguyện chúng sanh, Thâm nhập kinh tạng, Trí huệ như hải (1 lạy) Tự quy y Tăng, Ðương nguyện chúng sanh, Thống lý đại chúng, Nhứt thiết vô ngại (1 lạy)

NGUYỆN Nguyện A Di Đà Phật thường đến hộ trì, làm cho căn lành của đệ tử hiện tiền tăng tấn, chẳng mất nhân duyên Tịnh độ, đến giờ lâm chung, thân an lành, niệm chánh vững vàng, xem nghe đều rõ ràng, tận mặt thấy đức A Di Đà cùng các Thánh Chúng, tay cầm đài hoa tiếp dẫn đệ tử, trong khoảnh sát na sanh ra trước Phật, đủ đạo hạnh Bồ Tát, rộng độ khắp chúng sanh đồng thành Phật đạo.

Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây phương Cực lạc Thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật. (1 lạy) Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây phương Cực lạc Thế giới Đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại lực Đại Thế Chí Bồ Tát, Phước Trí nhị nghiêm thân Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy) Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây phương Cực lạc Thế giới Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát, Nhất thiết Hiền Thánh Chúng, Chư Thượng Thiện Nhơn.

(1 lạy)



Shurangama – Thời Kinh Sáng

34


VĂN TỤNG KINH SÁM HỐI HỒI HƯỚNG (Trích “Từ Bi Thuỷ Sám Pháp”) Đệ tử chúng con… Vì sức nghiệp ma, tâm thần rối loạn, căn tánh mê mờ, bỗng nhiên lại nghĩ, thay đổi lung tung, tráo trở chất chồng, xem văn mờ ý, nhầm chữ sai câu. Trái với chính âm trong đục, nệ vào tà kiến giãi bày. Hoặc vì việc đoạt mất chí tâm chẳng để vào Kinh, đương khi tụng niệm dậy ngồi bỏ dở câu cách quãng. Ngồi lâu trễ nải, nhân việc giận hờn, chốn nghiêm tịnh để vướng bụi nhơ, nơi kính cẩn hoặc làm cẩu thả. Thân, khẩu mặc dùng nhếch nhác, xiêm y, lễ mạo lôi thôi, cung chẳng như nghi, ngồi không đúng chỗ. Mở cuốn rối ren, rớt rơi dơ nát, pháp khí sử dụng không nhịp nhàng. Hết thảy chẳng chuyên chẳng thành, thật là đáng thẹn đáng sợ. Kính xin Chư Phật Bồ Tát, trong cõi pháp giới hư không, hết thảy Hiền Thánh, thiện Thần, Thiên, Long, Hộ pháp, từ bi thương xót, Sám rửa lỗi lầm, khiến cho công đức tụng Kinh, đều được chu viên thành tựu. Đệ tử chúng con nguyện tâm hồi hướng, còn e hoặc khi dịch nhuận lỗi lầm, hoặc lúc giải chua thiếu sót, truyền thọ sai thù, âm thích lẫn lộn. Những lỗi so sánh đổi thay, những lầm cắt, in, viết chép, dù thầy dù thợ, đều xin Sám hối. Nhờ sức thần của chư Phật, khiến cho tội lỗi tiêu tan. Thường quay xe pháp, cứu vớt hàm linh. Nguyện đem công đức trì chú tụng Kinh, hồi hướng về Hộ Pháp, Long thiên, Thánh chúng, thần núi, sông linh thiêng trong Tam giới, vị chủ tể thủ hộ chốn Già lam, cầu mong được hưởng phước thiện bình an, trang nghiêm quả Vô thượng Bồ-đề. Nguyện cho khắp cả pháp giới chúng sanh, cùng được vào bể Như Lai pháp tánh... Nam Mô Cầu Sám Hối Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần).  Nguyện đem công đức này, Hướng về khắp tất cả, Đệ tử và chúng sanh, Đều trọn thành Phật đạo.

Shurangama – Thời Kinh Sáng

35


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.